Luận văn Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ 了 trong tiếng Hán hiện đại

Tài liệu Luận văn Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ 了 trong tiếng Hán hiện đại: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA HỌC SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÂU CHỮ “了” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Mã số: N.08.04 Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Lê Kim Anh Hà Nội tháng 1 năm 2010 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu ..........................

pdf70 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2226 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ 了 trong tiếng Hán hiện đại, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA HỌC SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÂU CHỮ “了” TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI Mã số: N.08.04 Chuyên ngành: Lý luận ngôn ngữ Chủ nhiệm đề tài: TS. Hà Lê Kim Anh Hà Nội tháng 1 năm 2010 1 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................................ 1 2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................................... 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................. 2 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................... 2 6. Bố cục nội dung ............................................................................................................. 3 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN.......................... 4 1.1 Giới thiệu trợ từ “了” và câu chữ “了” ........................................................................ 4 1.1.1 Trợ từ “了”........................................................................................................... 4 1.1.2 Câu chữ “了”........................................................................................................ 5 1.2. Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và phân tích lỗi sai ........................................... 6 1.2.1 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai ................................................................... 6 1.2.2 Lý luận về phân tích lỗi sai .................................................................................. 8 1.3 Những thành quả nghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “了” .................................. 11 Tiểu kết ............................................................................................................................ 14 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỖI SAI VỀ ....................... 15 CÂU CHỮ “了”.............................................................................................. 15 2.1 Kết quả điều tra.......................................................................................................... 15 2.1.1 Điều tra diện rộng .............................................................................................. 15 2.1.2 Điều tra cá thể .................................................................................................... 16 2.2 Phân loại lỗi sai......................................................................................................... 18 2.2.1 Các loại hình lỗi sai............................................................................................. 18 2.2.2 Sự phân bố lỗi sai trong các cấu trúc câu dùng“了”................................ 20 2.2.3 Khảo sát lỗi sai thiếu trợ từ“了”trong các cấu trúc câu.................................. 27 2.2.4 Khảo sát lỗi sai thừa“了” trong các cấu trúc câu..................................... 32 Tiểu kết ............................................................................................................................ 35 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỖI SAI TỪNG MẪU CÂU CHỮ “了” VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC DẠY HỌC CÂU CHỮ “了” 37 3.1 Phân tích lỗi sai từng mẫu câu chữ “了”.............................................................. 37 3.1.1 S1“V+了+O” .................................................................................................... 37 3.1.2 S2“V+了+O+分句” .......................................................................................... 39 3.1.3 Câu liên động S3............................................................................................... 41 3.1.4 S4“V+了+趋向” ............................................................................................. 42 3.1.5 S5“V+了+V” .................................................................................................... 43 3.1.6 S6“V+了+动量” ............................................................................................. 43 3.1.7 S7“V+了+数量” ............................................................................................... 44 3.1.8 S8 “V+了+时量” ............................................................................................ 45 3.1.9 Câu tồn hiện S9................................................................................................. 47 3.1.10 S10“过+了+时量+分句”............................................................................... 47 3.1.11 S11“V+了”....................................................................................................... 47 3.1.12 S12 “V+O+了”............................................................................................ 49 2 3.1.13 S13“V(+O)+了+分句” ............................................................................... 51 3.1.14 S14“V+了+O/时量+了” .................................................................................. 51 3.1.15 S15“V(+O)+时量+了”.................................................................................. 53 3.1.16 S16“V+O+V+了+时量(+了)”.................................................................. 53 3.1.17 S17“时量+没+V+了” ...................................................................................... 54 3.1.18 S18“不+V+了” ............................................................................................ 54 3.1.19 S19 “没有+了” ................................................................................................ 56 3.1.20 S20 “别+V+了” ............................................................................................... 57 3.1.21 S21 “数量+了” ................................................................................................ 57 3.1.22 S22 “快要/要/就要+V+了” ............................................................................. 57 3.1.23 S23“太+Adj+了”和 S24“Adj+极了” ............................................................ 58 3.1.24 S25 câu có ngữ khí khẳng định ................................................................... 58 3.1.25 S26 câu có ngữ khí thông báo.......................................................................... 59 3.1.26 S27 câu có ngữ khí đề nghị.............................................................................. 59 3.2 Một vài kiến nghị trong việc dạy - học câu chữ “了”.............................................. 59 Tiểu kết ............................................................................................................................ 61 KẾT LUẬN..................................................................................................... 63 Tài liệu tham khảo ......................................................................................... 65 Các bài viết liên quan đến đề tài .................................................................. 67 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cho đến nay, việc nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai đã trải qua bốn giai đoạn, đó là so sánh đối chiếu; phân tích lỗi sai; phân tích việc vận dụng ngôn ngữ và phân tích diễn ngôn. So sánh đối chiếu là giai đoạn mở đầu cho cả quá trình nghiên cứu, trên thực tế nó không thuộc phạm vi của việc nghiên cứu vấn đề tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai. Vì đối tượng nghiên cứu của so sánh đối chiếu không nhằm vào người học hay quá trình học tập của người học, mà chủ yếu nhằm vào sự tương đồng và dị biệt trong ngôn ngữ mẹ đẻ của người học với ngôn ngữ đích, từ đó dự đoán những khó khăn mà người học có thể sẽ gặp phải, hi vọng giúp người học tránh hoặc giảm thiểu được những lỗi sai trong quá trình học. Tuy nhiên, cùng với việc đi sâu nghiên cứu, người ta nhận ra rằng những dự đoán của so sánh đối chiếu đôi khi rất có hạn và không chính xác. Đôi khi dự đoán người học sẽ phát sinh lỗi ở một phương diện hay nội dung ngôn ngữ nào đó, nhưng thực tế người học lại không hề mắc lỗi như dự đoán. Ngược lại, có những nội dung mà so sánh đối chiếu dự đoán sẽ không xuất hiện lỗi sai thì người học lại bị mắc lỗi sai. Chính vì thế, những nhà nghiên cứu quá trình thụ đắc ngôn ngữ nhận ra rằng, điều đầu tiên là phải chú ý đến lỗi sai của người học, vì lỗi sai phản ánh quá trình thử nghiệm ngôn ngữ thứ hai của người học, từ đó người ta có thể phát hiện ra quy luật diễn biến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học. Xuất phát từ thực tế này, lý luận ngôn ngữ quá độ (interlanguage) đã xuất hiện. Hiện nay, lý luận ngôn ngữ quá độ là cơ sở lý luận để giải thích và phân tích lỗi sai của người học trong quá trình dạy ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ quá độ là một hệ thống ngôn ngữ được tạo thành do người học suy luận và quy nạp các quy tắc của ngôn ngữ đích trong quá trình học tập. Hệ thống ngôn ngữ này có những biểu hiện khác với hệ thống ngôn ngữ mẹ đẻ và hệ thống ngôn ngữ đích ở cả các bình diện ngữ âm, từ vựng và ngữ pháp. Có một điều đáng chú ý là hệ thống ngôn ngữ quá độ không phải là bất biến, cùng với thời gian và trình độ tăng lên của người học, nó sẽ chuyển dịch tiến dần về với hệ thống ngôn ngữ đích. Có thể thấy, việc tìm ra và phân tích lỗi sai của người học là một mắt xích vô cùng quan trọng trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ. 2 Chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một hư từ có tần suất sử dụng cao, có cách dùng khá phức tạp, và là điểm khó đối với người học tiếng Hán nói chung và người học Việt Nam nói riêng. Chính vì những lý do trên, chúng tôi quyết định đi sâu tìm hiểu vấn đề lỗi sai của học sinh Việt Nam và xác định tên đề tài nghiên cứu là “Phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ ‘了’ trong tiếng Hán hiện đại” . 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài mong muốn thông qua việc thu thập và phân tích lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng câu chữ “了” để tìm hiểu về mức độ phát sinh lỗi sai và các loại hình lỗi sai của học sinh khi sử dụng hư từ này, đồng thời tìm ra được nguyên nhân gây ra lỗi sai. Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục nhằm giảm thiểu tỉ lệ lỗi sai của học sinh. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung khảo sát 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại. Trên cơ sở thu thập gần 2000 câu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại, đề tài tập trung nghiên cứu các loại hình câu sai của học sinh thể hiện trong 28 cấu trúc câu cơ bản của chữ “了”. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Thu thập ngữ liệu của học sinh Việt Nam liên quan đến câu chữ “了”. - Phân loại câu sai, tiến hành phân tích, miêu tả lỗi sai. - Chỉ ra nguyên nhân gây ra lỗi sai. - Đưa ra những giải pháp có tính khả thi để giảm thiểu lỗi sai câu chữ “了” của học sinh 5. Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như thống kê, điều tra khảo sát, phân tích, miêu tả. Trong đó phần điều tra khảo sát dùng cả phương pháp điều tra tại một thời điểm theo diện rộng (cross-sectional) và phương pháp điều tra theo thời gian (longitudinal). 3 6. Bố cục đề tài Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận liên quan Chương 2: Khảo sát và phân loại lỗi sai về câu chữ “了” Chương 3: Phân tích lỗi sai của từng mẫu câu chữ “了” và một vài kiến nghị trong việc dạy học câu chữ “了” 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN LIÊN QUAN 1.1 Giới thiệu trợ từ “了” và câu chữ “了” 1.1.1 Trợ từ “了” Từ “了” trong tiếng Hán hiện đại là một trợ từ được sử dụng với tần số rất cao. Căn cứ vào ý nghĩa ngữ pháp và vị trí của từ “了” ở trong câu, các nhà ngữ pháp học tiếng Hán chia trợ từ “了” thành hai loại: trợ từ động thái “了 1” và trợ từ ngữ khí “了 2”. Thông thường, “了 1” đứng ngay sau động từ, nếu có tân ngữ thì “了 1” đứng trước tân ngữ. Trợ từ động thái “了 1” thường biểu thị một hành động đã xảy ra, đã kết thúc hoặc đôi khi là đã hoàn thành. Còn trợ từ ngữ khí “了 2” thì luôn đứng ở cuối câu biểu thị một sự thay đổi nào đó, một hành động đã hoàn thành hoặc đơn thuần chỉ là để hoàn chỉnh câu. Tuy có sự khác biệt rõ rệt về vị trí trong câu nhưng hai trợ từ này lại có sự đan xen về mặt ý nghĩa ngữ pháp, đặc biệt là khi sau động từ không có tân ngữ. Có thể nói, “sự đan xen về ý nghĩa ngữ pháp của hai trợ từ này phụ thuộc vào vị từ mà nó kết hợp và phụ thuộc vào cả ngữ cảnh giao tiếp cụ thể.” [1] Chúng ta cùng xem những ví dụ sau: (1)他跟妻子结婚不久妻子就抛弃了他。(刘月华《实用汉语语法, p364》) (2)我买了一本书。 (3)小王走了。 (4)我付了钱了。 Ví dụ (1) biểu thị một sự việc đã xảy ra, đã hoàn thành trong quá khứ nên bắt buộc phải dùng “了 1” , nếu lược bỏ “了 1” câu sẽ không hoàn chỉnh. Ví dụ (2) cũng biểu thị một hành động đã xảy ra, đã hoàn thành, tân ngữ trong câu là một danh từ thường nên cần có cụm số lượng từ làm định ngữ. Ý nghĩa hoàn thành của câu do trợ từ “了 1” tạo nên, nếu lược bỏ “了 1” câu có thể có ý nghĩa là hành động sẽ xảy ra trong tương lai gần, biểu thị một kế hoạch, dự định nào đó của người nói. 1 Nguyễn Hoàng Anh, Hà Lê Kim Anh . Nghiên cứu trợ từ “了” trong tiếng Hán hiện đại và những hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. Tr. 7 5 Ví dụ (3) xuất hiện trợ từ “了” ở cuối câu, câu này có vị ngữ là một động từ. Trợ từ “了” ở cuối câu vừa biểu thị hành động đã xảy ra, vừa có tác dụng ngữ khí làm hoàn chỉnh câu. Thông thường ở những câu như thế này “了” được coi là “了 1+2”. Ví dụ (4) cùng lúc xuất hiện hai trợ từ “了”, trong đó “了 1” đứng sau động từ “付” trước tân ngữ“钱”, biểu thị hành động đã xảy ra, đã hoàn thành, còn “了 2” đứng ở cuối câu. Trong câu này, tân ngữ cũng là một danh từ thường như ví dụ (2), có điều khác là trước tân ngữ không có định ngữ đi kèm. Nếu không có sự xuất hiện của “了 2” thì câu sẽ không tồn tại. Từ ví dụ này chúng ta có thể thấy tác dụng làm hoàn chỉnh câu của trợ từ ngữ khí “了 2”. 1.1.2 Câu chữ “了” Câu chữ “了” là những cấu trúc câu xuất hiện trợ từ “了”. Chưa có một thống kê chính thức cho biết có tổng cộng bao nhiêu cấu trúc dùng chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại. Chúng tôi đã làm một công việc khảo sát các cấu trúc dùng chữ “了” trong tác phẩm văn học “四世同堂” (老舍) và chọn ra 28 cấu trúc có tần suất sử dụng cao nhất. Cụ thể xin mời xem bảng dưới đây. Bảng 1-1: 28 cấu trúc câu chữ “了” trong tiếng Hán hiện đại Mã số Cấu trúc câu Mã số Cấu trúc câu S1 V+了+O S15 V(+O)+时量+了 S2 V+了+O+分句 S16 V+O+V+了+时量(+了) S3 连动句 S17 时量+没+V+了 S4 V+了+趋向 S18 不+V+了 S5 V+了+V S19 没有+了 S6 V+了+动量 S20 别+V+了 S7 V+了+数量 S21 数量+了 S8 V+了+时量 S22 快要/要/就要+V+了 S9 存现句 S23 太+Adj+了 S10 过+了+时量+分句 S24 Adj+极了 6 S11 V+了2 S25 肯定语气 S12 V+O+了 S26 通报语气 S13 V(+O)+了+分句 S27 提议语气 S14 V+了+O/时量+了 S28 V+了+没有? Từ S1 đến S10 là những cấu trúc dùng trợ từ động thái “了 1”. S14 cùng lúc xuất hiện trợ từ động thái “了 1” và trợ từ ngữ khí “了 2”. Các cấu trúc còn lại dùng trợ từ ngữ khí “了 2”. 28 cấu trúc câu chữ “了” trên đây chính là phạm vi để chúng tôi khảo sát lỗi sai của học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng những cấu trúc câu này. 1.2. Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai và phân tích lỗi sai 1.2.1 Lý luận về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai Thụ đắc ngôn ngữ thứ hai là một chuyên ngành nghiên cứu về những phương thức và quá trình thụ đắc một ngôn ngữ ngoài tiếng mẹ đẻ của người học. Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chuyên ngành này là đặc điểm và sự biến hóa phát triển ngôn ngữ thứ hai của người học, tập trung miêu tả những điểm chung và những khác biệt cá thể trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học, đồng thời phân tích những nhân tố bên trong và nhân tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Quá trình thụ đắc tiếng mẹ đẻ của trẻ em, đặc biệt là về ngữ âm và ngữ pháp thường tuân thủ theo một trình tự nhất định. Ví dụ khi thụ đắc ngữ âm tiếng Anh, trẻ em sẽ biết đọc những âm môi như /p/, /b/, /m/ trước, rồi đến các âm răng như /t/, /d/, và sau đó mới đến các âm ngạc mềm như /k/, /g/. Hoặc như khi thụ đắc các quy tắc ngữ pháp thì trẻ em sẽ nắm bắt cách dùng của hậu tố thời tiếp diễn “–ing” trước cả quán từ “the” và “a”. Các nhà nghiên cứu đã đặt ra một câu hỏi, trong môi trường học tập trên lớp học, người học ngôn ngữ thứ hai liệu có tuân thủ theo một trình tự giống như trẻ em thụ đắc tiếng mẹ đẻ trong môi trường ngôn ngữ tự nhiên hay không. Felix và Hahn (1985, xem黄冰《第二语言习得 入门》, tr.1) đã dùng phương pháp quan sát lâu dài để theo dõi quá trình học tập tiếng Anh của 34 học sinh người Đức trong vòng 8 tháng. Cuộc khảo sát cho một kết quả khá bất ngờ, lỗi sai mà những người học này mắc phải rất giống với những lỗi sai của trẻ em thụ đắc 2 Chúng tôi quy“động từ + 了”và“hình dung từ + 了”thành một cấu trúc S11“V+了” 7 tiếng Anh trong môi trường ngôn ngữ tự nhiên. Nhóm nghiên cứu còn phát hiện ra rằng, những cấu trúc ngôn ngữ được thụ đắc sớm trong môi trường tự nhiên cũng được nắm bắt rất nhanh trong môi trường học tập trên lớp, còn những cấu trúc ngôn ngữ được thụ đắc muộn trong môi trường tự nhiên thì trong môi trường học tập trên lớp cũng rất khó nắm bắt. Điều này thể hiện quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai cũng tuân theo một trình tự gần giống với quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, những chiến lược mà người học sử dụng cũng giống với chiến lược được dùng khi học ngôn ngữ thứ nhất. Đó chính là đặc điểm chung của người học ngôn ngữ thứ hai. Các nhà nghiên cứu còn tập trung tìm hiểu những nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Các nhân tố bên trong được các nhà nghiên cứu chú ý đến bao gồm 3 phương diện: (1) Cơ chế thụ đắc ngôn ngữ (language acquisition device, LAD); (2) Chuyển di ngôn ngữ (language transfer); (3) Đặc điểm tri nhận của người học. Các nhà nghiên cứu phát hiện, ai cũng thành công trong việc thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, trừ khi bạn bị chứng mất khả năng ngôn ngữ hoặc trung khu thần kinh kiểm soát và điều khiển ngôn ngữ của bạn bị tổn thương. Chomsky (xem 黄冰《第二语言 习得入门》) cho rằng sở dĩ như vậy là vì trong bộ não của mỗi người đều có cơ chế thụ đắc ngôn ngữ mang tính di truyền, cơ chế này giúp chúng ta có một kiến thức cơ bản về cấu trúc và đặc điểm của ngôn ngữ loài người, giúp chúng ta có thể học tiếng mẹ đẻ một cách thuận lợi. Tuy nhiên đến giai đoạn thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, cơ chế thụ đắc ngôn ngữ này liệu có còn hay không, hoặc có còn phát huy tác dụng nữa hay không? Đây là một trong những vấn đề nóng hổi trong lĩnh vực nghiên cứu về thụ đắc ngôn ngữ thứ hai hiện nay. Ngoài ra, khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học đã có kiến thức nhất định về ngôn ngữ thứ nhất, những kiến thức này liệu có ảnh hưởng đến việc tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai hay không? Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học sẽ dùng những quy tắc của ngôn ngữ thứ nhất để lý giải và vận dụng vào ngôn ngữ thứ hai một cách rất tự nhiên không chủ ý, gây ra hiện tượng chuyển di ngôn ngữ, trong đó có những chuyển di tích cực có tác động tốt, đồng thời cũng có những chuyển di tiêu cực có tác động xấu ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ học tâm lý, người ta cũng chú ý đến ảnh hưởng của đặc điểm tri nhận của người học đối với việc thụ đắc ngôn ngữ và bắt đầu đứng từ góc độ tri nhận để nghiên cứu quá trình tâm lý của người học trong việc lý giải, thu nhận ngôn ngữ và sản sinh ngôn ngữ. 8 Nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ chủ yếu bao gồm hai phương diện, đó là nhân tố xã hội và việc thu nạp ngôn ngữ. Việc thành bại của việc thụ đắc ngôn ngữ ở một chừng mực nào đó sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố xã hội. Môi trường ngôn ngữ tự nhiên và môi trường ngôn ngữ chính quy trên lớp chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng không giống nhau đến việc thụ đắc ngôn ngữ của người học. Ngoài ra, tầng lớp xã hội của người học, chính sách của nhà nước đối với ngôn ngữ thứ hai đều là những nhân tố ảnh hưởng đến cơ hội, điều kiện và thái độ của người học. Mặt khác, ngôn ngữ mà người học tiếp xúc để dung nạp cũng có những ảnh hưởng nhất định đối với việc tiếp thụ ngôn ngữ thứ hai của người học. Nhìn từ góc độ chất, khi trẻ em thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, chúng được tiếp xúc với thứ ngôn ngữ đã qua gọt dũa, chỉnh sửa, đơn giản hóa tối đa cho trẻ em dễ hiểu, điều đó phần nào giúp trẻ em thụ đắc ngôn ngữ thuận lợi hơn. Còn người học ngôn ngữ thứ hai thì thực tế rất ít được tiếp xúc với loại ngôn ngữ tương tự như trẻ em được tiếp xúc, vì đương nhiên họ không được coi là trẻ em, trong khi đó thụ đắc ngôn ngữ thứ hai cũng cần phải dung nạp loại ngôn ngữ dễ hiểu. Nhìn từ góc độ lượng, khi trẻ em thụ đắc ngôn ngữ thứ nhất, chúng được ngập chìm trong biển ngôn ngữ, chúng có cơ hội tiếp xúc với lượng lớn ngôn ngữ tự nhiên từng giờ từng phút. Trong khi đó quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, đặc biệt là trong môi trường ngoại ngữ, thì người học chủ yếu chỉ được dung nạp ngôn ngữ thông qua việc học tập trên lớp, lượng ngôn ngữ có hạn, và thông thường là ngôn ngữ phi tự nhiên. Những nhân tố này đều ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai. 1.2.2 Lý luận về phân tích lỗi sai Những nhà nghiên cứu theo chủ nghĩa hành vi cho rằng học tập ngôn ngữ là việc tạo thói quen hành vi ngôn từ tốt. Người học xuất hiện lỗi sai chứng tỏ họ chưa tạo được thói quen hành vi ngôn từ tốt cho mình, vì thế lỗi sai của người học cần phải được xóa bỏ triệt để. Sau này quan niệm về học tập ngôn ngữ của chủ nghĩa hành vi bị phê phán gay gắt, và thái độ của các nhà nghiên cứu đối với lỗi sai cũng được cải thiện hơn rất nhiều, họ không còn coi lỗi sai là biểu hiện thất bại của việc học ngôn ngữ nữa, mà coi lỗi sai là tượng trưng cho sự phát triển ngôn ngữ của người học. Chính vì thế, việc nghiên cứu ngôn ngữ của người học không thể tách rời việc nghiên cứu lỗi sai và nguyên nhân lỗi sai của người học. Và thế là đầu những năm 70 của thế kỷ 20 bắt đầu nổi lên trào lưu nghiên cứu lỗi sai của người học, và lý luận về phân tích lỗi sai cũng ra đời từ đó. 9 Corder (1967, xem黄冰《第二语言习得入门》, tr.21) cho rằng, việc nghiên cứu lỗi sai có tính quan trọng nhất định đối với người dạy, người học và người nghiên cứu. Có ba lý do chính, thứ nhất, lỗi sai có thể giúp người dạy hiểu được tình hình ngôn ngữ của người học; thứ hai, lỗi sai có thể giúp người nghiên cứu hiểu được người học học ngôn ngữ như thế nào; thứ ba, lỗi sai là công cụ để người học phát hiện những quy tắc của ngôn ngữ đích. Như vậy chúng ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc nghiên cứu phân tích lỗi sai của người học. Nghiên cứu phân tích lỗi sai thường được tiến hành theo năm bước sau: (1) Thu thập lỗi sai; (2) Nhận biết lỗi sai; (3) Miêu tả lỗi sai; (4) Giải thích lỗi sai; (5) Đánh giá lỗi sai. ™ Thu thập lỗi sai Đây là một khâu không thể thiếu trong việc nghiên cứu phân tích lỗi sai. Thông thường có hai kiểu thu thập lỗi sai, đó là thu thập tại một thời điểm theo diện rộng (cross- sectional) và thu thập theo thời gian (longitudinal). Kiểu thứ nhất thu thập các loại lỗi sai của người học vào một thời điểm nhất định, kiểu thứ hai thu thập lỗi sai của người học trong một khoảng thời gian tương đối dài. Vào những thập kỷ 60, 70 của thế kỷ 20 lỗi sai của người học chủ yếu được thu thập theo kiểu thứ nhất, nhược điểm của kiểu thu thập này là khó có thể phát hiện sự thay đổi và phát triển ngôn ngữ của người học. ™ Nhận biết lỗi sai Sau khi thu thập lỗi sai thì công việc tiếp theo là phải nhận biết lỗi sai. Đây là một công việc không hề đơn giản, vì đôi khi chúng ta không thể phán đoán được là người học sai ở chỗ nào. Ngoài ra, đôi khi chúng ta cũng rất khó phân biệt cái mà người học mắc phải là lỗi sai (error) hay chỉ là sự nhầm lẫn (mistake). Lỗi sai được gây ra do người học không hay chưa nắm vững quy tắc ngôn ngữ, và họ không thể tự mình sửa đúng được, còn nhầm lẫn chỉ do người học đôi khi quá căng thẳng hay mệt mỏi mà nói sai hay viết sai, bản thân họ đã nắm vững quy tắc ngôn ngữ và tự mình có thể nhận biết và sửa đúng sự nhầm lẫn do mình gây ra. ™ Miêu tả lỗi sai Sau khi đã nhận biết lỗi sai thì bước tiếp theo sẽ là miêu tả những đặc trưng bên ngoài của lỗi sai. Có thể phân loại lỗi sai theo phạm trù ngữ pháp, như lỗi sai về danh từ, động từ, tính từ. Cũng có thể phân loại lỗi sai dựa vào so sánh ngôn ngữ của người học với hình thức chuẩn mực trong ngôn ngữ đích để tìm ra sự khác biệt, cách này thường chia ra những loại lỗi sai như thiếu hình thức ngôn ngữ (omission error); thừa hình thức ngôn ngữ (addition error); sai vị trí (sequential error). 10 ™ Giải thích lỗi sai Miêu tả lỗi sai thường chỉ dừng ở những đặc trưng bên ngoài của lỗi sai, sau khi miêu tả còn cần phải giải thích nguyên nhân lỗi sai. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguyên nhân của lỗi sai có rất nhiều, trong đó có 4 nguyên nhân chính: (1) Chuyển di ngôn ngữ (Transfer); (2) Suy luận quy tắc ngôn ngữ một cách thái quá, hay còn gọi là vượt tuyến (Overgeneralization); (3) Ảnh hưởng của quá trình dạy học (Transfer of training); (4) Chiến lược giao tiếp (Communication strategies). Khi thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học đã có những kiến thức nhất định về ngôn ngữ thứ nhất, những kiến thức này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, người học thường xuyên dựa vào ngôn ngữ thứ nhất để lý giải và vận dụng ngôn ngữ thứ hai. Ví dụ người học Việt Nam khi học tiếng Hán sẽ có những câu sai như “我学习汉语在 北京”, nguyên nhân là do người học đã chuyển di quy tắc trạng ngữ nơi chốn đặt sau động từ trong tiếng mẹ đẻ sang tiếng Hán, mà không biết rằng trạng ngữ trong tiếng Hán phải đặt trước động từ. Những lỗi sai do ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ được gọi là lỗi sai giữa hai ngôn ngữ (interlingual error), những lỗi sai do chưa hiểu hết các quy tắc của ngôn ngữ đích được gọi là lỗi sai trong ngôn ngữ (intralingual error). Trong quá trình thụ đắc ngôn ngữ, người học đôi khi còn suy luận quy tắc ngôn ngữ một cách thái quá, gây ra lỗi sai. Ví dụ như “tooths” , “foots” là lỗi sai do suy luận quy tắc danh từ số nhiều tiếng Anh cần thêm ‘s’, hay như “taked”, “breaked” là do suy luận quy tắc thời quá khứ của động từ thì thêm ‘ed’. Việc người học suy luận các quy tắc ngôn ngữ cho thấy họ không hề học tập một cách thụ động, mà ngược lại, họ sử dụng các quy tắc rất chủ động và có tính sáng tạo. Tuy nhiên có những quy tắc có ngoại lệ, người học chưa chú ý đến những ngoại lệ đó nên dẫn đến việc gây ra lỗi sai. Đôi khi lỗi sai của người học bắt nguồn từ ảnh hưởng của quá trình dạy học. Có thể do sự giảng giải của người dạy không đúng, hoặc người dạy mong muốn người học nói hoặc viết những câu hoàn chỉnh về cấu trúc dẫn đến lỗi sai, đặc biệt là lỗi sai về ngữ dụng. Ví dụ: A: How are you? B: I’m fine. Thank you, and you? Đây gần như là một đối thoại chuẩn mực được người dạy tiếng Anh luyện cho người học. Tuy nhiên, ngôn ngữ thực tế của người nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ thực ra không cứng nhắc như đối thoại trên. Cách tốt nhất để B trả lời sẽ là “How are you” hoặc chỉ đơn giản là “Fine”. Chính vì sự cứng nhắc của giáo trình và người dạy nên người học sẽ nói hoặc viết những câu rất đúng quy tắc nhưng lại đầy màu sắc sách vở, thiếu tính sinh động thực tế. Đây cũng là vấn đề đáng để người dạy quan tâm lưu ý. 11 ™ Đánh giá lỗi sai Sau khi giải thích lỗi sai, chúng ta cần đánh giá xem đâu là lỗi sai nghiêm trọng, đâu lỗi sai nhẹ nhàng, đâu là lỗi sai mang tính toàn diện và đâu là lỗi sai mang tính cục bộ. Thông thường có 3 tiêu chuẩn để đánh giá lỗi sai: (1) Mức độ có thể lý giải (intelligibility); (2) Mức độ có thể chấp nhận (acceptability); (3) Mức độ mạo phạm (irritation). Khi đánh giá lỗi sai cần xem xét lỗi sai có ảnh hưởng đến ý nghĩa biểu đạt hay không, mức độ có thể lý giải cao hay thấp. Ngoài ra, nếu một số câu có thể lý giải, nhưng ngôn ngữ đích chuẩn mực không biểu đạt như vậy thì sẽ liên quan đến vấn đề mức độ có thể chấp nhận. Còn mức độ mạo phạm thường liên quan đến vấn đề ngữ dụng. Ví dụ như khi bạn hỏi thẳng một người phụ nữ châu Âu không thân quen là “How old are you” thì chính là một sự mạo phạm đối với người phụ nữ này, mặc dù câu của bạn hoàn toàn đúng về mặt ngữ pháp, nhưng bạn lại phạm lỗi sai về ngữ dụng. Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy, người dạy không nên chỉ chú trọng đến lỗi sai về ngữ pháp của người học. Vì trong quá trình giao tiếp, lỗi sai về ngữ dụng đôi khi nghiêm trọng hơn lỗi sai ngữ pháp rất nhiều, thậm chí còn làm cho giao tiếp thất bại. Người dạy cần giúp người học nắm được các quy tắc ngữ dụng của ngôn ngữ đích, tránh mắc lỗi sai về ngữ dụng. Tóm lại, nghiên cứu phân tích lỗi sai có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, việc nghiên cứu phân tích lỗi sai cho chúng ta thấy rằng học tập ngoại ngữ là một quá trình sáng tạo. Người học không hề thụ đắc kiến thức một cách máy móc thụ động mà họ luôn chủ động vận dụng những kiến thức đã có về tiếng mẹ đẻ hay về chính ngôn ngữ đích để sử dụng ngôn ngữ đích một cách sáng tạo. Lỗi sai của người học không hề đáng sợ, lỗi sai thể hiện sự phát triển ngôn ngữ của người học. Trong quá trình học ngôn ngữ thứ hai, phát sinh lỗi sai là chuyện hoàn toàn bình thường, người học sẽ trải qua quá trình “không hiểu------xuất hiện lỗi sai-------sử dụng đúng”. Nghiên cứu lỗi sai của người học sẽ giúp người dạy hiểu tốt hơn quá trình phát triển ngôn ngữ của người học, từ đó có những giải pháp hữu hiệu cho việc dạy học. 1.3 Những thành quả nghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “了” Trợ từ “了” được giới ngôn ngữ Trung Quốc chú ý nghiên cứu từ rất lâu và đã đạt được những thành quả khả quan. Nổi bật nhất là những nghiên cứu của 吕叔湘(Lv Shuxiang,1980), 朱德熙(Zhu Dexi,1982), Li and Thompson (1983). Các tác giả này đều chia “了” thành hai từ khác biệt, tuy mỗi người có cách đặt tên khác nhau cho hai trợ 12 từ “了”, nhưng nhìn chung họ đều công nhận trợ từ “了” đứng sau động từ trước tân ngữ dùng để biểu thị thể hoàn thành của hành động, còn trợ từ “了” đứng ở cuối câu thường biểu thị ngữ khí. Sau này, một số học giả như刘勋宁(Liu Xunning,1990) , 竟成(Jing Cheng,1993), 郑怀德(Zheng Huaide,1993), 刘月华(Liu Yuehua,2001) tiếp tục nghiên cứu về trợ từ “了” và một số cấu trúc câu chữ “了”. Các học giả đều có một nhận định chung là từ “了” đứng sau động từ và từ “了” đứng ở cuối câu có mối liên hệ sâu sắc về ý nghĩa và chức năng ngữ pháp. Trong đề tài “Nghiên cứu trợ từ “了” trong tiếng Hán hiện đại (đối chiếu với một vài hình thức tương đương trong tiếng Việt)”, chúng tôi đã có những tổng kết khá chi tiết về thành quả nghiên cứu trợ từ “了” của các học giả Trung Quốc. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi muốn chú trọng giới thiệu những thành quả nghiên cứu về vấn đề thụ đắc câu chữ “了” trong tiếng Hán. Kong Lingda (孔令达, 1994)tiến hành miêu tả và phân tích quá trình phát triển câu chữ “了” của trẻ em Trung Quốc thông qua phương pháp điều tra quan sát và hội thoại. Tác giả chọn 90 đối tượng bất kỳ từ 1 đến 5 tuổi và chia làm 9 giai đoạn tuổi tác, mỗi giai đoạn 10 đối tượng. Tác giả gọi hư từ “了” xuất hiện giữa câu trong lời nói của đối tượng là “了 a”, gọi hư từ “了” xuất hiện cuối câu trong lời nói của đối tượng là “了 b”. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trẻ em Trung Quốc thụ đắc “了 b”trước, thụ đắc “了 a”sau. Tác giả đã xuất phát từ nội dung ngữ nghĩa và kết cấu ngữ pháp để giải thích hiện tượng này. Đứng về mặt ngữ nghĩa mà nói, câu dùng“了 b”thường để nhận xét hoặc miêu tả một sự việc trước mắt, thời gian xảy ra hành động trong câu cách thời điểm nói không xa. Còn câu dùng “了 a”thường dùng để trần thuật lại một sự việc đã xảy ra trong quá khứ, thời gian xảy ra hành động trong câu thường cách thời điểm nói tương đối dài. Như vậy là câu “了 a”có một yêu cầu nhất định đối với trí nhớ của trẻ em. Có thể thấy là trẻ em thụ đắc câu “了 b”trước câu “了 a”là phù hợp với sự phát triển hệ thống trí nhớ của các em. Đứng về mặt kết cấu ngữ pháp mà nói, câu “了 b”có thể rất ngắn, thậm chí chỉ gồm 2 từ, ví dụ như “吃了”(ăn rồi), còn câu “了 a”ít nhất phải có 3 từ. Tác giả còn chỉ ra, rất nhiều từ “了”trong các câu nói đầu tiên dùng “了”của trẻ có thể hiểu là “了 1+2”như nhiều nhà ngữ pháp học Trung Quốc vẫn nhận định. Nếu “了 1+2”kiêm chức năng của cả “了 1”và“了 2”thì về lý thuyết nó phải khó hiểu hơn và khó dùng hơn “了 1”và“了 2”, và đáng ra nó phải được thụ đắc sau “了 1”và“了 2”. Nhưng trên thực tế, trong các câu 13 nói của trẻ em thì“了 1+2”không những xuất hiện cùng lúc với “了 2”mà còn xuất hiện trước cả “了 1”. Chính vì lý do này, tác giả chủ trương bỏ cách phân chia thành “了 1+2”như các học giả khác mà quy cách phân chia này thành “了 2”. Sun Dekun (孙德坤, 1993)phân tích quá trình thụ đắc trợ từ “了” của học sinh nước ngoài thông qua phương pháp khảo sát theo thời gian. Đối tượng khảo sát là hai sinh viên có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, một nam một nữ, thời gian khảo sát kéo dài khoảng một năm. Kết quả cho thấy, hai sinh viên này thụ đắc “了 2”trước, thụ đắc “了 1”sau. Tác giả căn cứ vào sự chuyển di từ tiếng mẹ đẻ và những đặc điểm của đối tượng khảo sát để giải thích sự khác nhau trong quá trình thụ đắc trợ từ “了”. Zhao Lijiang (赵立江, 1997)cũng nghiên cứu việc sử dụng trợ từ “了”của sinh viên nước ngoài thông qua việc khảo sát theo đuổi cá thể. Đối tượng khảo sát là một người học tiếng Hán có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh, thời gian khảo sát khoảng 2 năm. Kết quả cho thấy, đối tượng khảo sát phải trải qua một quá trình rất khó khăn, vất vả mới có thể thụ đắc và nắm bắt trợ từ “了”. Vấn đề nằm ở chỗ, rất nhiều chỗ có thể không cần dùng “了” thì đối tượng luôn cố gắng dùng“了”, còn những chỗ không nên dùng “了”thì đối tượng luôn cố gắng dùng thêm “了”. Ngoài ra, đối tượng khảo sát cũng thường xuyên không nắm được vị trí chính xác của “ 了 1 ” và “了 2”. Tỷ lệ câu sai tuy có giảm dần cùng với sự tăng lên của thời gian học, nhưng khi đạt đến một trình độ tiếng Hán nhất định thì tỉ lệ lỗi sai về trợ từ “ 了 ”vẫn lớn hơn nhiều so với các lỗi sai ngữ pháp khác. Điều này một lần nữa khẳng định trợ từ “ 了 ”là một điểm khó đối với người học. Deng Shouxin (邓守信, 1999)đã tiến hành nghiên cứu khảo sát tình hình thụ đắc các cấu trúc ngữ pháp của người học tiếng Hán có tiếng mẹ đẻ là tiếng Anh dựa trên kho ngữ liệu tiếng Hán với tư cách là ngôn ngữ thứ hai của trường Đại học Sư phạm Đài Loan. Kết quả khảo sát cho thấy, người học thụ đắc “了 2”tương đối sớm, còn “了 1”phải trải qua thời gian vài năm với tỉ lệ sai tương đối lớn mới dần được thụ đắc. Yu Youlan (余又兰) đã thảo luận phương pháp giảng dạy tiếng Hán tại nước Anh dựa trên một đặc điểm nổi bật của giảng dạy tiếng Hán ở bậc đại học tại nước Anh là thông qua phương pháp phiên dịch để giới thiệu điểm ngữ pháp, đồng thời tác giả cũng thu thập ngữ liệu ngữ liệu nói và bài viết của người học để phân tích việc học hư từ “了” của người học tại nước Anh. Kết quả khảo sát cho thấy, người học nắm bắt các thực từ và các hư từ khác 14 tốt hơn hư từ “了”. Tác giả chỉ ra việc người học không nắm vững cách sử dụng hư từ “了” cho thấy những nhược điểm của phương pháp phiên dịch. Han Zaijun (韩在均,2003) phân tích các loại hình lỗi sai của sinh viên Hàn Quốc trong quá trình học tập hư từ “了” tiếng Hán. Tác giả cũng thông qua việc đối chiếu những nét tương đồng và khác biệt giữa “了” và những hình thức tương đương trong tiếng Hàn để tìm ra nguyên nhân lỗi sai của người học, đồng thời đưa ra những giải pháp sửa lỗi sai cho học sinh. Tóm lại, những nghiên cứu về việc thụ đắc trợ từ “了” bất kể đối tượng là trẻ em Trung Quốc hay người nước ngoài đều có một kết quả chung là người học thụ đắc “了 2” trước “了 1” sau. Điều này chứng tỏ độ khó của “了 2” ít hơn “了 1” . Tiểu kết Trợ từ “了” trong tiếng Hán có tần suất sử dụng cao đồng thời cũng là điểm khó đối với người học tiếng Hán nói chung và người Việt Nam học tiếng Việt nói riêng. Các cấu trúc câu dùng chữ “了” rất phong phú, đa dạng, trong đó “了” có thể đứng ở sau động từ trước tân ngữ hoặc đứng ở cuối câu và có thể biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau. Nghiên cứu phân tích lỗi sai có một vai trò vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu ngôn ngữ qúa độ của người học cũng như quá trình thụ đắc ngôn ngữ thứ hai của người học. Những nghiên cứu trước đây về thụ đắc chữ “了” đã chỉ ra rằng người học bất kể là trẻ em Trung Quốc hay người nước ngoài học tiếng Trung thì đều thụ đắc “了 2” trước “了 1” sau. Tuy nhiên những nghiên cứu trước đây chưa đi sâu vào phân tích miêu tả lỗi sai của người học trong từng cấu trúc câu chữ “了”, và cũng chưa có một nghiên cứu nào lấy người học Việt Nam làm đối tượng khảo sát. Chính vì thế, chúng tôi đã lựa chọn 28 mẫu câu dùng “了” có tần suất sử dụng cao để làm đối tượng nghiên cứu cho đề tài này, đồng thời lấy đối tượng khảo sát là người học Việt Nam ở các trình độ tiếng Hán khác nhau. 15 CHƯƠNG 2: KHẢO SÁT VÀ PHÂN LOẠI LỖI SAI VỀ CÂU CHỮ “了” Chúng tôi kết hợp hai hình thức điều tra là điều tra tại một thời điểm theo diện rộng (cross-sectional) và điều tra theo thời gian (longitudinal) một vài cá thể, thông qua việc thu thập ngữ liệu nói và bài viết của người học ở các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Trên cơ sở ngữ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành phân loại lỗi sai liên quan đến trợ từ “了” của người học Việt Nam, đồng thời tiến hành phân tích và giải thích nguyên nhân lỗi sai dựa trên lý luận về so sánh đối chiếu, thụ đắc ngôn ngữ thứ hai, ngôn ngữ quá độ của người học và lý luận tính phổ biến của ngôn ngữ. 2.1 Kết quả điều tra 2.1.1 Điều tra diện rộng Chúng tôi tiến hành thu thập bài viết và bài phiên dịch tiếng Hán từ tháng 2 năm 2003 đến tháng 1 năm 2005 của người học Việt Nam tại trường Đại học Trung Sơn các bậc tiến tu, cử nhân và cao học; bài viết và bài thi môn phiên dịch học kỳ 2 năm học 2003-2004 của sinh viên năm thứ 3 Khoa Ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc trường Đại học Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội. Tập hợp các câu liên quan đến trợ từ “了”, đơn vị tính là câu, tuy nhiên có những câu “了” cùng lúc xuất hiện không chỉ một lần, vì thế chúng tôi coi mỗi lần “了” xuất hiện được tính là một ví dụ. Chúng tôi căn cứ vào lớp học của người học chia trình độ đối tượng làm 3 loại là sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Kết quả điều tra được thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2-1:Bảng tỉ lệ lỗi sai về “了” trong bài viết của người học3 Trình độ Số lượng đối tượng điều tra Số ví dụ “了” Số lỗi sai Tỉ lệ lỗi sai Sơ cấp 15 245 65 26.53% Trung cấp 51 563 83 14.74% Cao cấp 80 1004 175 17.43% Tổng 146 1812 323 17.83% 3:Tỉ lệ lỗi sai của “了” được tính trên tổng số ví dụ có dùng “了”. 16 2.1.2 Điều tra cá thể Công việc điều tra cá thể chủ yếu thông qua hình thức ghi âm hội thoại, một phần nhỏ cũng có khảo sát bài viết của đối tượng điều tra. Đối tượng điều tra bao gồm 6 người, trong đó có 2 người đang ở giai đoạn đầu của trình độ sơ cấp, thời gian điều tra từ tháng 10 năm 2004 đến tháng 12 năm 2004; 2 người đang ở giai đoạn giữa của trình độ trung cấp, thời gian điều tra từ tháng 11 năm 2004 đến tháng 4 năm 2005; 2 người đang ở giai đoạn sau của trình độ sơ cấp, thời gian điều tra từ tháng 3 năm 2005 đến tháng 7 năm 2005. Nội dung hội thoại chủ yếu là nói chuyện tự do, kể chuyện, có sự tham gia của người điều tra, đôi khi người điều tra dẫn dắt để đối tượng điều tra sử dụng trợ từ “了”. Hai đối tượng đầu chỉ là người học ở giai đoạn đầu của trình độ sơ cấp, mới học rất ít cấu trúc câu về “了”, chính vì thế những ví dụ có “了” của hai đối tượng này rất ít. Bốn đối tượng sau được chia làm hai nhóm, các nhóm tiến hành hội thoại và ghi âm riêng. Có lúc có đối tượng vắng mặt không tham gia nên xuất hiện tình trạng cùng một nhóm nhưng số lần và thời gian ghi âm của các đối tượng không hoàn toàn giống nhau. Ngoài ra, có đối tượng rất tích cực tham gia hội thoại, có đối tượng thì ngược lại, không chủ động nói, thậm chí khi trả lời câu hỏi cũng dùng câu giản lược hoặc cử chỉ để biểu thị. Chính vì thế, cùng một thời gian ghi âm nhưng có đối tượng thì số lượng ví dụ liên quan đến “了” nhiều, có đối tượng ít. Kết quả điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây: Bảng 2-2:Bảng tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói của người học Việt Nam Đối tượng điều tra Trình độ tiếng Hán Số lần ghi âm Thời gian ghi âm Ví dụ về “了” Số lỗi sai Tỉ lệ lỗi sai F Sơ cấp 1 4 360 phút 16 10 62.50% L Sơ cấp 1 2 120 phút 28 21 75.00% E Sơ cấp 2 5 320 phút 64 40 62.50% S Sơ cấp 2 4 235 phút 28 18 64.30% H Trung cấp 4 420 phút 85 36 42.40% Z Trung cấp 4 420 phút 28 14 50.00% Tổng 24 1960 phút 249 139 55.80% So sánh bảng 2-1 và bảng 2-2 có thể thấy rằng tỉ lệ lỗi sai liên quan đến chữ “了” trong ngữ liệu nói của người học Việt Nam cao hơn rất nhiều so với tỉ lệ lỗi sai trong bài 17 viết. Đây cũng là điều dễ hiểu, vì trong ngữ liệu nói người nói không có nhiều thời gian giám sát lời nói của mình, người nói chú trọng đến hiệu quả giao tiếp mà không coi trọng độ chính xác của các cấu trúc ngữ pháp và cách dùng từ. Điều này ngược lại với những câu văn được viết ra. Ngoài nguồn ngữ liệu ngữ liệu nói thu thập được, chúng tôi còn thu thập ngữ liệu bài viết của ba đối tượng E, S, H và lựa chọn những câu liên quan đến “了”. Mục đích của việc thu thập ngữ liệu này là muốn so sánh tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói và trong bài viết của những đối tượng này. Kết quả khảo sát thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2-3:Bảng tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói và bài viết của đối tượng khảo sát cá thể Bài viết Ngữ liệu nói Đối tượng khảo sát Số lượng ví dụ về “了” Số lượng lỗi sai Tỉ lệ lỗi sai Số lượng ví dụ về “了” Số lượng lỗi sai Tỉ lệ lỗi sai E 111 41 36.94% 64 40 62.50% S 57 8 14.04% 28 18 64.29% H 17 3 17.65% 85 36 42.35% Bảng 2-3 cho chúng ta thấy tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong ngữ liệu nói của các đối tượng cao hơn tỉ lệ lỗi sai trong bài viết từ 1 lần (cá thể E) đến 4 lần (cá thể S). Tỉ lệ lỗi sai về “了” trong ngữ liệu nói và bài viết của E, S, H được thể hiện bằng biểu đồ dưới đây: Hình 2-1:Hình so sánh tỉ lệ lỗi sai trong bài viết và ngữ liệu nói của đối tượng các thể 个别学生口语书面语偏误率对比图 0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% 60.00% 70.00% 学生E 学生S 学生H 口语 书面语 Kết quả điều tra diện rộng và điều tra theo thời gian cho thấy tỉ lệ lỗi sai liên quan đến “了” trong tiếng Hán của người học Việt Nam tương đối cao. Điều này liên quan mật 18 thiết đến tần suất sử dụng và độ khó thụ đắc của trợ từ “了” trong tiếng Hán. Bảng 2-1 cho thấy tỉ lệ lỗi sai của người có trình độ tiếng Hán trung cấp thấp hơn người có trình độ tiếng Hán cao cấp. Nguyên nhân tỉ lệ câu sai ở đối tượng cao cấp cao hơn đối tượng trung cấp có thể có hai cách giải thích. Thứ nhất, số lượng câu liên quan đến trợ từ “了” thu thập được ở đối tượng cao cấp cao hơn nhiều so với đối tượng trung cấp, vì vậy số lượng câu sai cũng nhiều hơn. Thứ hai, rất nhiều cấu trúc câu của trợ từ “了” người học được học ở giai đoạn trung cấp, vì thế ở giai đoạn này họ dễ dàng mô phỏng và sử dụng những cấu trúc câu này, hơn nữa, giai đoạn trung cấp người học sử dụng những cấu trúc câu biểu đạt đơn giản hơn giai đoạn cao cấp, vì thế lỗi sai ít hơn giai đoạn cao cấp. 2.2 Phân loại lỗi sai 2.2.1 Các loại hình lỗi sai Căn cứ vào nguồn ngữ liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy lỗi sai của người học Việt Nam liên quan đến “了” chủ yếu bao gồm 4 loại chính như sau: (1) Thiếu trợ từ “了” (2) Thừa trợ từ “了” (3) Sử dụng nhầm trợ từ “了” với các từ khác (4) Sử dụng trợ từ “了” sai vị trí Ngoài ra còn có một số lỗi sai xen kẽ kết hợp vài loại hình lỗi sai khác nhau, chúng tôi liệt kê vào một loại thứ 5, gọi chung là loại hình lỗi sai khác. Trong các loại hình lỗi sai, tỉ lệ lỗi sai thiếu chữ “了” chiếm tỉ lệ cao hơn hẳn so với các loại lỗi sai khác. Kết quả khảo sát các loại hình lỗi sai thể hiện dưới bảng sau: Bảng 2-4:Bảng phân bố các loại hình lỗi sai về “了”của người học Việt Nam 19 Thiếu Thừa Chọn sai Sai vị trí Lỗi khác Loại ngữ liệu Ví dụ “了” Ví dụ Tỉ lệ Ví dụ Tỉ lệ Ví dụ Tỉ lệ Ví dụ Tỉ lệ Ví dụ Tỉ lệ Sơ cấp 132 74 56.06% 7 5.30% 4 3.00% 0 0.00% 0 0.00% Trung cấp 113 45 39.82% 3 2.65% 2 1.80% 0 0.00% 0 0.0% Ngữ liệu nói Tổng 245 119 48.57% 10 4.08% 6 2.50% 0 0.00% 0 0.00% Sơ cấp 245 41 16.73% 11 4.50% 7 2.90% 6 2.40% 0 0.00% Trung cấp 563 56 9.95% 12 2.10% 9 1.60% 5 0.90% 1 0.20% Cao cấp 1004 103 10.26% 31 3.10% 22 2.20% 11 1.10% 8 0.80% Ngữ liệu viết Tổng 1812 200 11.04% 54 2.98% 38 2.09% 22 1.21% 9 0.49% Tỉ lệ câu đúng và các loại hình câu sai liên quan đến “了” được thể hiện dưới hình sau: Hình 2-2:Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu nói Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu nói 48.6 4.12.5 44.8 遗漏 添加 误选 正确 Hình 2-3:Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu viết Loại lỗi sai 20 Sơ đồ phân bố câu đúng và lỗi sai của “了” trong ngữ liệu viết 11.04 2.98 2.09 1.21 0.49 82.19 遗漏 添加 误选 错位 其他 正确 Kết quả thống kê cho thấy, bất kể là trong ngữ liệu nói hay trong ngữ liệu viết, tỉ lệ lỗi sai thiếu chữ “了” đều cao hơn nhiều các loại lỗi sai khác. Điều này liên quan mật thiết đến sự khác biệt giữa “了” và các hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. Đề tài “Nghiên cứu trợ từ ‘了’ trong tiếng Hán và một vài hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt” của tác giả Nguyễn Hoàng Anh và Hà Lê Kim Anh đã khảo sát việc chuyển dịch 810 câu tiếng Hán có dùng “了” sang tiếng Việt. Kết quả khảo sát trên cho thấy, số lượng trợ từ “了” được dịch sang “đã”, “rồi” hoặc “đã…rồi” trong tiếng Việt là rất có hạn, chỉ chiếm tỷ lệ 20,13%. Trong khi đó có đến 79,87% các câu không được dịch sang “đã”, “rồi” hoặc “đã…rồi”. Xem xét các câu này của bản dịch tiếng Việt, các tác giả nhận thấy nếu trong câu tiếng Việt xuất hiện các từ ngữ hay có ngữ cảnh biểu thị kết thúc hoặc báo hiệu sự hoàn thành của động tác thì hoàn toàn có thể không cần, thậm chí là không thể có sự xuất hiện của “đã”, “rồi”. Điều này chứng tỏ “了” trong tiếng Hán có một phần tương ứng với “đã”, “rồi”, và phần lớn là tương ứng với các từ ngữ khác hoặc khoảng trống từ ngữ trong tiếng Việt. Đây chính là nguyên nhân vì sao trong khi nói và viết tiếng Hán, người học Việt Nam lại xuất hiện nhiều lỗi sai thiếu trợ từ “了” đến vậy. 2.2.2 Sự phân bố lỗi sai trong các cấu trúc câu dùng“了” Chúng tôi khảo sát 28 cấu trúc câu dùng “了” của người học Việt Nam trong ngữ liệu viết và ngữ liệu nói. Vì loại hình lỗi sai vị trí và dùng sai từ đôi khi rất khó quy về một cấu 21 trúc câu cụ thể, nên chúng tôi chỉ khảo sát các cấu trúc câu có xuất hiện hai loại hình lỗi sai là thiếu “了” và thừa “了”. Kết quả khảo sát xin mời xem bảng 2-5 và bảng 2-6. Bảng 2-5:Tỉ lệ sử dụng và tỉ lệ lỗi sai các câu chữ “了” trong ngữ liệu viết Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Lỗi sai Lỗi sai Lỗi sai Số hiệu cấu trúc câu Loại lỗi sai Cấu trúc câu Số Ví dụ Thiếu Thừa Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai Số Ví dụ Thiếu Thừa Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai Số Ví dụ Thiếu Thừa Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai S1 V+了+O 28 10 2 12.07% 5.17% 80 16 4 14.60% 3.65% 181 38 13 18.80% 5.30% S2 V+了+O+分句 6 2.59% 0.00% 26 1 1 4.74% 0.36% 90 4 9.35% 0.42% S3 连动句 4 1 1.72% 0.43% 2 1 0.36% 0.18% 5 0.52% 0.00% S4 V+了+趋向 1 1 0.43% 0.43% 10 2 1.82% 0.36% 8 3 0.83% 0.31% S5 V+了+V 1 0.43% 0.00% 7 1 1.28% 0.18% 3 0.31% 0.00% S6 V+了+动量 5 3 2.16% 1.29% 9 1 1.64% 0.18% 10 1 1.04% 0.10% S7 V+了+数量 18 2 7.76% 0.86% 21 5 1 3.83% 1.09% 80 18 3 8.31% 2.18% S8 V+了+时量 7 2 3.02% 0.86% 19 4 3.47% 0.73% 24 7 1 2.49% 0.83% S9 存现句 1 1 0.43% 0.43% 4 0.73% 0.00% 4 2 0.42% 0.21% S10 过+了+时量+分句 5 2.16% 0.00% 20 3.65% 0.00% 18 1.87% 0.00% S11 V+了 74 9 3 31.90% 5.17% 171 16 3 31.20% 3.47% 257 20 8 26.69% 2.91% S12 V+O+了 17 5 2 7.33% 3.02% 32 3 5.84% 0.55% 53 2 5.50% 0.21% S13 V(+O)+了+分句 12 1 5.17% 0.43% 23 2 4.20% 0.36% 69 1 7.17% 0.10% S14 V+了+O/时量+了 4 1 1 1.72% 0.86% 7 2 2 1.28% 0.73% 4 2 0.42% 0.21% S15 V(+O)+时量+了 4 1.72% 0.00% 20 3.65% 0.00% 22 1 2.28% 0.10% S16 V+O+V+了+时量 2 0.86% 0.00% 0.00% 0.00% 1 1 0.10% 0.10% S17 时量+没+V+了 1 0.43% 0.00% 7 1 1.28% 0.18% 5 0.52% 0.00% S18 不+V+了 10 1 2 4.31% 1.29% 28 1 1 5.11% 0.36% 39 3 2 4.05% 0.52% S19 没有+了 5 1 1 2.16% 0.86% 6 1.09% 0.00% 17 1 1.77% 0.10% S20 别+V+了 1 0.43% 0.00% 2 0.36% 0.00% 2 0.21% 0.00% S21 数量+了 2 1 0.86% 0.43% 7 1.28% 0.00% 6 0.62% 0.00% S22 快要/要/就要+V+了 5 1 2.16% 0.43% 10 1.82% 0.00% 20 1 2.08% 0.10% S23 太+Adj+了 8 1 3.45% 0.43% 12 2.19% 0.00% 16 1.66% 0.00% S24 Adj+极了 2 0.86% 0.00% 8 1.46% 0.00% 15 1.56% 0.00% S25 肯定语气 3 1.29% 0.00% 11 2.01% 0.00% 7 2 0.73% 0.21% S26 通报语气 1 0.43% 0.00% 1 0.18% 0.00% 2 0.21% 0.00% S27 提议语气 2 0.86% 0.00% 4 0.73% 0.00% 3 0.31% 0.00% S28 V+了+没有? 3 1.29% 0.00% 1 0.18% 0.00% 2 0.21% 0.00% Tổng 232 41 11 548 56 12 963 103 31 22 Bảng 2-6: Tỉ lệ dùng và tỉ lệ lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu nói Sơ cấp Trung cấp Lỗi sai Lỗi sai Số hiệu cấu trúc câu Loại lỗi sai Cấu trúc câu Số ví dụ Thiếu Thừa Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai Số ví dụ Thiếu Thừa Tỉ lệ dùng Tỉ lệ sai S1 V+了+O 31 25 2 24.20% 21.10% 16 13 1 14.40% 10.90% S2 V+了+O+分句 1 1 0 0.80% 0.80% 4 4 0 3.60% 3.60% S4 V+了+趋向 0 0 0 0.00% 0.00% 2 2 0 1.80% 1.80% S6 V+了+动量 1 1 0 0.80% 0.80% 0 0 0 0.00% 0.00% S7 V+了+数量 12 7 1 9.38% 6.25% 11 5 1 9.90% 5.41% S10 过+了+时量+分句 5 3 0 3.90% 2.30% 3 2 0 2.70% 1.80% S11 V+了 41 14 2 32.03% 12.50% 54 10 0 48.65% 9.00% S12 V+O+了 9 6 0 7.00% 4.7% 4 1 0 3.60% 0.90% S13 V(+O)+了+分句 0 0 0 0.00% 0.00% 1 1 0 0.90% 0.90% S14 V+了+时量+了 1 1 0 0.80% 0.80% 1 0 0 0.90% 0.00% S15 V(+O)+时量+了 1 1 0 0.80% 0.80% 1 1 0 0.90% 0.90% S17 时量+不/没+V+了 1 1 0 0.80% 0.80% 1 0 0 0.90% 0.00% S18 不+V+了 9 7 1 7.03% 6.25% 5 2 1 4.50% 2.70% S19 没有+了 5 2 1 3.91% 2.34% 2 2 0 1.80% 1.80% S21 数量+了 1 0 0 0.80% 0.00% 3 1 0 2.70% 0.90% S22 快要/要/就要+V+了 5 5 0 3.90% 3.90% 2 1 0 1.80% 0.90% S23 太+Adj+了 5 0 0 3.90% 0.00% 0 0 0 0.00% 0.0% S25 肯定语气 0 0 0 0.00% 0.00% 1 0 0 0.90% 0.0% Tổng 128 74 7 111 45 3 Từ kết quả khảo sát trên, chúng tôi đã liệt kê thứ tự tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu viết và trong ngữ liệu nói của người học Việt Nam. Cụ thể xin mời xem bảng sau: 23 Bảng 2-7:Thứ tự tỉ lệ dùng và tỉ lệ lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu viết Số hiệu cấu trúc câu Cấu trúc câu Tỉ lệ dùng Số hiệu cấu trúc câu Cấu trúc câu Tỉ lệ sai S11 V+了 29.93% S1 V+了+O 4.71% S1 V+了+O 15.16% S11 V+了 3.85% S7 V+了+数量 6.60% S7 V+了+数量 1.38% S12 V+O+了 6.22% S12 V+O+了 1.26% S2 V+了+O+分句 5.56% S18 不+V+了 0.72% S13 V(+O)+了+分句 5.51% S8/ S14 V+了+时量; V+了+O/时量+了 0.60% S18 不+V+了 4.49% S6 V+了+动量 0.52% S8 V+了+时量 2.99% S2 V+了+O+分句 0.39% S10/ S15 过+了+时量+分句; V(+O)+时量+了 2.56% S4 V+了+趋向 0.37% S23 太+Adj+了 2.43% S19 没有+了 0.32% S22 快要/要/就要+V+了 2.02% S13 V(+O)+了+分句; 0.29% S19 没有+了 1.67% S9 存现句 0.21% S6 V+了+动量 1.61% S3 连动句 0.20% S25 肯定语气 1.34% S22 快要/要/就要+V+了 0.18% S24 Adj+极了 1.29% S21/ S23 数量+了; 太+Adj+了 0.14% S14 V+了+O/时量+了 1.14% S25 肯定语气 0.07% S4 V+了+趋向 1.03% S5/ S17 V+了+V; 时量+没+V+了 0.06% S21 数量+了 0.92% S15/ S16 V(+O)+时量+了; V+O+V+了+时量 0.03% S3 连动句 0.87% S20/ S10/ S24/ 别+V+了; 过+了+时量+分句; Adj+极了; 0.00% 24 S26/ S27/ S28 通报语气; 提议语气; V+了+没有; S17 时量+没+V+了 0.74% S5 V+了+V 0.67% S27 提议语气 0.63% S28 V+了+没有 0.56% S9 存现句 0.53% S20 别+V+了 0.33% S16 V+O+V+了+时量 0.32% S26 通报语气 0.27% Bảng 2-8:Thứ tự tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai các cấu trúc câu dùng “了” trong ngữ liệu nói Số hiệu cấu trúc câu Cấu trúc câu Tỉ lệ dùng Số hiệu cấu trúc câu Cấu trúc câu Tỉ lệ sai S11 V+了 40.34% S1 V+了+O 16% S1 V+了+O 19.3% S11 V+了 10.75% S7 V+了+数量 9.64% S7 V+了+数量 5.83% S18 不+V+了 5.77% S18 不+V+了 4.45% S12 V+O+了 5.3% S12 V+O+了 2.8% S10 过+了+时量+分句 3.3% S22 快要/要/就要+V+了 2.4% S19 没有+了 2.86% S2 V+了+O+分句 2.2% S22 快要/要/就要+V+了 2.85% S10 过+了+时量+分句 2.05% S2 V+了+O+分句 2.2% S19 没有+了 2.07% S23 太+Adj+了 1.95% S4 V+了+趋向 0.9% S21 数量+了 1.75% S15 S21 V(+O)+时量+了; 数量+了 0.85% S4 V+了+趋向 0.9% S13 V+了+分句; 0.45% 25 S15/ S14/ S17 V(+O)+时量+了; V+了+时量+了; 时量+不/没+V+了; 0.85% S6/ S14/ S17 V+了+动量; V+了+时量+了; 时量+不/没+V+了; 0.4% S25/ S13 肯定语气; V+了+分句 0.45% S23/ S25 太+Adj+了; 肯定语气 0.00% S6 V+了+动量 0.4% Từ hai bảng biểu thứ tự trên có thể rút ra những nhận định sau: 1.Năm cấu trúc câu là S11“V+了”, S1“V+了+O”, S7“V+了+数量”, S18“不 +V+了”có tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai khá cao cả trong ngữ liệu nói và trong ngữ liệu viết. Điều này chứng tỏ đây là những cấu trúc câu người học thường dùng, và cũng là những cấu trúc câu có độ khó cao, tương đối khó nắm bắt và khó sử dụng. Từ bảng thứ tự có thể thấy, S11“V+了”có tần suất sử dụng cao hơn S1“V+了+O”nhưng tần suất lỗi sai lại thấp hơn S1, chứng tỏ độ khó của S11 thấp hơn S1. 2. Những cấu trúc câu mang theo phân câu phía sau có tần suất sử dụng trong ngữ liệu viết nhiều hơn ngữ liệu nói. Ví dụ trong ngữ liệu viết, S2“V+了+O+分句”có tần suất xuất hiện đứng thứ 5, trong khi đó thì thứ tự tần suất xuất hiện của cấu trúc câu này trong ngữ liệu nói là thứ 9. Hay như S13“V(+O)+了+分句”trong ngữ liệu viết có tần suất xuất hiện đứng thứ 6, trong ngữ liệu nói thì tần suất xuất hiện của cấu trúc câu này đứng thứ 14. Điều này chứng tỏ trong ngữ liệu nói người học ít dùng những cấu trúc câu này. Nguyên nhân có thể là do câu mang theo phân câu phía sau thường tương đối dài, nội dung biểu đạt tương đối phức tạp. Ngoài ra, trong ngữ liệu viết, tần suất sử dụng cấu trúc câu S2 “V+了+O+分句”có xu hướng tăng rõ rệt qua các cấp bậc trình độ của người học; cấu trúc câu S13“V(+O)+了+分句” ở trình độ trung cấp và cao cấp cũng có xu hướng tăng tần suất xuất hiện. 3. Trong ngữ liệu viết, hai cấu trúc câu S15“V(+O)+时量+了”và S10“过+了+ 时量+分句”có thứ tự tần suất xuất hiện đứng thứ 9, tuy nhiên tần suất lỗi sai chỉ là 0.03% và 0.00%, đứng cuối về tần suất lỗi sai. Điều này chứng tỏ người học nắm bắt hai cấu trúc câu này tương đối tốt, mặc dù dùng nhiều nhưng rất ít xuất hiện lỗi sai. 26 4.Trong ngữ liệu viết, tần suất xuất hiện của câu liên động S3 và câu tồn hiện S9 lần lượt xếp thứ 19 và 24, tuy nhiên tần suất lỗi sai lại xếp thứ 13 và 12. Điều này chứng tỏ người học tương đối khó khăn khi nắm bắt và sử dụng hai cấu trúc câu này. Dưới đây chúng tôi liệt kê bảng phân bố tần suất sử dụng và tần suất lỗi sai trong ngữ liệu viết và ngữ liệu nói của các cấu trúc câu “了” thường dùng. Bảng 2-9:Bảng phân bố tần suất sử dụng và tần suất lỗi sai các cấu trúc câu“了”thường dùng Tỉ lệ dùng Tỉ lệ lỗi sai Số hiệu cấu trúc câu Cấu trúc câu Ngữ liệu nói Ngữ liệu viết Ngữ liệu nói Ngữ liệu viết S1 V+ 了+O 19.3% 15.01% 16.00% 4.66% S2 V+了+O+分句 2.20% 5.56% 2.20% 0.39% S4 V+了+趋向 0.90% 1.03% 0.90% 0.37% S7 V+了+数量 8.80% 6.60% 5.00% 1.38% S8 过+了+时量+分句 3.30% 2.55% 2.05% 0.00% S11 V+了 36.45% 28.68% 10.35% 3.59% S12 V+O+了 5.30% 6.22% 2.80% 1.26% S13 V(+O)+了+分句 0.45% 5.51% 0.45% 0.29% S15 V(+O)+时量+了 0.85% 2.55% 0.85% 0.03% S18 不+V+了 4.95% 4.49% 3.65% 0.72% S19 没有+了 2.45% 1.67% 1.70% 0.32% S22 快+了 2.85% 2.02% 2.40% 0.18% S23 太+了 1.95% 2.43% 0.00% 0.14% 27 Hình 2-6:Sơ đồ tần suất xuất hiện của các cấu trúc câu“了”thường dùng trong ngữ liệu nói và ngữ liệu viết “了”字常用句型口语书面语出现率对比图 0 5 10 15 20 25 30 35 40 口语 书面语 Hình 2-7:Sơ đồ tần suất lỗi sai của các cấu trúc câu“了”thường dùng trong ngữ liệu nói và ngữ liệu viết “了”字常用句型口语书面语偏误率对比图 0 2 4 6 8 10 12 14 16 18 口语 书面语 2.2.3 Khảo sát lỗi sai thiếu trợ từ“了”trong các cấu trúc câu Trước hết chúng ta cùng xem tình hình lỗi sai thiếu trợ từ “了” trong các loại cấu trúc câu, cụ thể ở bảng 2-10. 28 Bảng 2-10:Số lượng và tần suất lỗi sai thiếu “了” trong các cấu trúc câu ngữ liệu viết Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Số hiệu mẫu câu Mẫu câu Số lần Tần suất Số lần Tần suất Số lần Tần suất S1 V+了+O 10 4.31% 16 2.92% 38 3.95% S2 V+了+O+分句 0 0.00% 1 0.18% 4 0.42% S3 连动句 1 0.43% 1 0.18% 0 0.00% S4 V+了+趋向 1 0.43% 2 0.36% 3 0.31% S5 V+了+V 0 0.00% 1 0.18% 0 0.00% S6 V+了+动量 3 1.29% 1 0.18% 1 0.10% S7 V+了+数量 2 0.86% 5 0.91% 18 1.87% S8 V+了+时量 2 0.86% 4 0.73% 7 0.73% S9 存现句 1 0.43% 0 0.00% 2 0.21% S11 V+了 9 3.88% 16 2.92% 20 2.08% S12 V+O+了 5 2.16% 3 0.55% 0 0.00% S13 V(+O)+了+分句 1 0.43% 2 0.36% 1 0.10% S14 V+了+O/时量+了 1 0.43% 2 0.36% 2 0.21% S15 V(+O)+时量+了 0 0.00% 0 0.00% 1 0.10% S17 时量+没+V+了 0 0.00% 1 0.18% 0 0.00% S18 不+V+了 1 0.43% 1 0.18% 3 0.31% S19 没有+了 1 0.43% 0 0.00% 0 0.00% S21 数量+了 1 0.43% 0 0.00% 0 0.00% S22 快要/要/就要+V+了 1 0.43% 0 0.00% 1 0.10% S23 太+Adj+了 1 0.43% 0 0.00% 0 0.00% S25 肯定语气 0 0.00% 0 0.00% 2 0.21% Lỗi sai thiếu “了”/tổng lỗi sai 41/232 17.67% 56/548 10.22% 103/963 10.70% Kết quả thống kê ở bảng 2-10 cho thấy, lỗi sai thiếu trợ từ “了” xuất hiện trong 22 cấu trúc câu, phạm vi xuất hiện khá rộng, tần số lỗi sai tương đối cao. Tỉ lệ lỗi sai ở giai đoạn cơ sở cao hơn hẳn hai giai đoạn trung cấp cao cấp. Giai đoạn trung cấp và cao cấp có tỉ lệ lỗi sai tương đương nhau. Điều này cho thấy có những cấu trúc câu trong giai đoạn sơ cấp xuất hiệnn khá nhiều lỗi sai, đến giai đoạn trung cấp và sau trung cấp thì lỗi sai giảm đáng kể, chứng tỏ độ khó tương đối thấp; có những cấu trúc câu từ giai đoạn sơ cấp đến trung cấp và thậm chí giai đoạn cao cấp vẫn tồn tại lỗi sai, chứng tỏ độ khó cao. 29 Tiếp tục đi sâu phân tích chúng tôi thấy, ngoài hai cấu trúc câu có tỉ lệ lỗi sai cao nhất là S1 và S11, thì tỉ lệ lỗi sai của các cấu trúc câu từ S2 đến S9 cao hơn các cấu trúc câu từ S12 đến S22. Tỉ lệ lỗi sai của S1 cao nhất, sau đó là S11, lỗi sai xuất hiện ở cả ba giai đoạn là sơ trung và cao cấp. Chỉ có điều khác biệt là lệ lỗi sai của S11 có xu hướng giảm dần, trong khi tỉ lệ lỗi sai của S1 lại có biểu đồ phát triển gấp khúc, từ giai đoạn sơ cấp đến giai đoạn trung cấp có chiều hướng giảm, nhưng đến giai đoạn cao cấp lại có xu hướng tăng. Điều này chứng tỏ tuy tỉ lệ lỗi sai của S1 và S11 đều cao, nhưng độ khó của S1 lớn hơn S11. Có những cấu trúc câu xuất hiện lỗi sai thiếu “了” trong cả ba giai đoạn, tỉ lệ lỗi sai cũng không hề thấp, ví dụ như S4“V+了+趋向”、S6“V+了+动量”、S7“V+了+数 量”、S8“V+了+时量”、S13“V(+O)+了+分句”、S14“V+了+O/时量+了”、 S18“不+V+了”. Điều này chứng tỏ những cấu trúc câu này tương đối khó thụ đắc. Có những cấu trúc câu giai đoạn sơ trung cấp xuất hiện lỗi sai thiếu “了”, đến giai đoạn cao cấp thì không còn lỗi sai nữa. Ví dụ S3 câu liên động、S12“V+O+了”. Trong đó cấu trúc câu S12 ở giai đoạn sơ cấp có tỉ lệ lỗi sai tương đối cao, đến giai đoạn trung cấp giảm đáng kể, đến giai đoạn cao cấp thì không còn lỗi sai nữa. Chứng tỏ hai cấu trúc câu này có độ khó tương đối thấp. Có những cấu trúc câu chỉ xuất hiện lỗi sai thiếu “了” ở giai đoạn sơ cấp, ví dụ như S19“没有+了”, S21“数量+了”, S23“太+Adj+了”. Chứng tỏ những cấu trúc câu này có độ khó thấp, đến giai đoạn trung cấp hầu hết đều được người học thụ đắc. Về hình thức kết cấu, trong các cấu trúc câu từ S1 đến S9 “了” đều dùng sau động từ và trước thành phần kết hợp với động từ. Trong tiếng Việt, phó từ “đã” đứng trước động từ, còn phó từ “rồi” đứng ở cuối câu. Vì thế, từ góc độ tri nhận mà nói, người học Việt Nam thụ đắc trợ từ động thái “了” đứng giữa động từ và các thành phần khác sẽ khó hơn là thụ đắc trợ từ ngữ khí đứng ở cuối câu “了”. Kết quả nghiên cứu đối chiếu trợ từ “了” trong tiếng Hán với một số hình thức tương đương trong tiếng Việt của Nguyễn Hoàng Anh cho thấy, trong rất nhiều cấu trúc câu “了” không có hình thức từ vựng tương đương trong tiếng Việt, ví dụ S4“V+了+趋向”, S5“V+了+V”, S6“V+了+动量”, S9 存现句, S18 “不+V+了. Chính vì lý do này, người học dễ chịu ảnh hưởng chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ dẫn đến việc xuất hiện hàng loạt lỗi sai thiếu trợ từ “了”. 30 Hình 2-8:Biểu đồ phân bố lỗi sai thiếu “了” từ S1 đến S9 trong ngữ liệu viết Tình hình lỗi sai thiếu“了” từ S1 đến S9 trong ngữ liệu viết 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 5.00% S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Hình 2-9:Biểu đồ phân bố lỗi sai thiếu “了” từ S11 đến S25 trong ngữ liệu viết Tình hình lỗi sai thiếu“了” từ S11 đến S25 trong ngữ liệu viết 0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% S11 S12 S13 S14 S15 S16 S17 S18 S19 S20 S21 S25 Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Tình hình phân bố lỗi sai thiếu “了” trong các cấu trúc câu thuộc ngữ liệu ngữ liệu nói được thể hiện trong bảng 2-11: 31 Bảng 2-11:Số lượng và tần suất lỗi sai thiếu “了” trong các cấu trúc câu ngữ liệu nói Sơ cấp Trung cấp Số hiệu cấu trúc câu Cấu trúc câu Số lần Tần suất Số lần Tần suất S1 V+了+O 25 19.53% 13 11.71% S2 V+了+O+分句 1 0.78% 4 3.60% S4 V+了+趋向 0 0.00% 2 1.80% S6 V+了+动量 1 0.78% 0 0.00% S7 V+了+数量 7 5.47% 5 4.50% S10 过+了+时量+分句 3 2.34% 2 1.80% S11 V+了 14 10.94% 10 9.01% S12 V+O+了 6 4.69% 1 0.90% S13 V(+O)+了+分句 0 0.00% 1 0.90% S14 V+了+时量+了 1 0.78% 0 0.00% S15 V(+O)+时量+了 1 0.78% 1 0.90% S17 时量+不/没+V+了 1 0.78% 0 0.00% S18 不+V+了 7 5.47% 2 1.80% S19 没有+了 2 1.56% 2 1.80% S21 数量+了 0 0.00% 1 0.90% S22 快要/要/就要+V+了 5 3.91% 1 0.90% Lỗi thiếu “了”/Tổng số câu “了” 74/128 57.81% 45/111 40.54% Kết quả thống kê ở bảng 2-11 cho thấy, trong ngữ liệu nói lỗi sai thiếu chữ “了” xuất hiện ở 16 cấu trúc câu, phạm vi nhỏ hơn ngữ liệu viết, nhưng tần suất lỗi sai lại cao hơn hẳn trong ngữ liệu viết. Tần suất lỗi sai cao nhất vẫn là cấu trúc câu S1, đứng thứ hai là S11. Tuy nhiên, khác với ngữ liệu viết, trong ngữ liệu nói lỗi sai thiếu “了” của hai cấu trúc câu này đều có xu hướng giảm dần. Trong đó, cấu trúc câu S1 đến giai đoạn trung cấp giảm rõ rệt, còn cấu trúc câu S11 từ giai đoạn sơ cấp đến giai đoạn trung cấp giảm vừa phải. Bảng 2-11 còn thể hiện, trong ngữ liệu ngữ liệu nói, tần suất lỗi sai thiếu “了” ở một số cấu trúc câu có sự chênh lệch khá lớn giữa giai đoạn sơ cấp và trung cấp. Ví dụ như những cấu trúc câu S1“V+了+O”, S2“V+了+O+分句”, S4“V+了+趋向”, S12 32 “V+O+了”, S18“不+V+了”, S22“快要/要/就要+V+了”. Trong đó, tần suất lỗi sai thiếu “了” từ giai đoạn sơ cấp đến trung cấp của S2 và S4 có xu hướng tăng dần. Còn S1, S12, S18, S22 tuy có tần suất lỗi sai thiếu “了” khá lớn nhưng từ giai đoạn sơ cấp đến trung cấp thì lại có xu hướng giảm rõ rệt. Ngoài ra, một số cấu trúc câu ở cả giai đoạn sơ cấp và trung cấp đều có tần suất lỗi sai thiếu “了” rất cao, ví dụ như S7“V+了+数量”, S10“过 +了+时量+分句”, S18“不+V+了”, S19“没有+了”. Hình 2-10:Hình phân bố lỗi sai thiếu “了” ở các cấu trúc câu trong ngữ liệu nói Hình lỗi sai thiếu “了” trong ngữ liệu nói 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% 25.00% S1 S2 S4 S6 S7 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S17 S18 S19 S21 S22 Sơ cấp Trung cấp 2.2.4 Khảo sát lỗi sai thừa“了” trong các cấu trúc câu Tình hình lỗi sai thừa “了” ở các cấu trúc câu trong ngữ liệu ngữ liệu nói và ngữ liệu viết được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây: Bảng 2-12:Số luợng và tỉ lệ lỗi sai thừa “了” ở các cấu trúc câu trong ngữ liệu viết Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Số hiệu cấu trúc câu Cấu trúc câu Số lần Tỉ lệ Số lần Tỉ lệ Số lần Tỉ lệ S1 V+了+O 2 0.86% 4 0.73% 13 1.35% S2 V+了+O+分句 0 0.00% 1 0.18% 0 0.00% S7 V+了+数量 0 0.00% 1 0.18% 3 0.31% S8 V+了+时量 0 0.00% 0 0.00% 1 0.10% S11 V+了 3 1.29% 3 0.55% 8 0.83% 33 S12 V+O+了 2 0.86% 0 0.00% 2 0.21% S14 V+了+O/时量+了 1 0.43% 2 0.36% 0 0.00% S16 V+O+V+了+时量 0 0.00% 0 0.00% 1 0.10% S18 不+V+了 2 0.86% 1 0.18% 2 0.21% S19 没有+了 1 0.43% 0 0.00% 1 0.10% Lỗi thừa “了”/ Tổng số câu “了” 11/232 4.74% 12/548 2.19% 31/963 3.22% Bảng 2-12 cho thấy, trong ngữ liệu viết, lỗi sai thừa “了” xuất hiện ở 10 cấu trúc câu, phạm vi và tần suất lỗi sai đều nhỏ hơn lỗi sai thiếu “了” rất nhiều. Có một điều đáng chú ý là trong một số cấu trúc câu, lỗi sai thừa “了” có đường phát triển gấp khúc qua các giai đoạn. Tức là từ giai đoạn sơ cấp đến trung cấp có xu hướng giảm, đến giai đoạn cao cấp lại có xu hướng tăng lên, ví dụ như S1, S11, S18, S19. Cấu trúc câu S7 ở giai đoạn sơ cấp không thấy xuất hiện lỗi sai thừa “了”, đến giai đoạn trung cấp và cao cấp thì lại có xu hướng tăng dần. Cấu trúc câu S2 chỉ xuất hiện lỗi sai thừa “了” ở giai đoạn trung cấp. Còn cấu trúc câu S8 và S16 chỉ xuất hiện lỗi sai thừa “了” ở giai đoạn cao cấp. Hình 4-11:Hình phân bố lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu viết Hình phân bố lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu viết 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% S1 S2 S7 S8 S11 S12 S14 S16 S18 S19 Sơ cấp Trung cấp Cao cấp Tình hình phân bố lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu nói được thể hiện trong bảng thống kê dưới đây: 34 Bảng 4-13:Số lần và tần suất lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu nói Sơ cấp Trung cấp Mã câu Cấu trúc câu Số lần Tần suất Số lần Tần suất S1 V+了+O 2 1.56% 1 0.90% S7 V+了+数量 1 0.78% 1 0.90% S11 V+了 2 1.56% 0 0.00% S18 不+V+了 1 0.78% 1 0.90% S19 没有+了 1 0.78% 0 0.00% 误加偏误/“了”字句总数 7/128 5.47% 3/111 2.70% Từ bảng 2-13 có thể thấy rằng, trong ngữ liệu nói lỗi sai thừa “了” xuất hiện ở 5 cấu trúc câu, đồng thời 5 cấu trúc câu này trong ngữ liệu viết cũng xuất hiện lỗi sai thừa “了”. Khác với lỗi sai thiếu chữ “了”, lỗi sai thừa chữ “了” trong ngữ liệu nói chỉ cao hơn trong ngữ liệu viết một chút. Trong ngữ liệu nói, lỗi sai thừa “了” trong các cấu trúc câu S1、 S11、S19 giai đoạn sơ cấp đến giai đoạn trung cấp giảm rõ rệt, trong đó S11 và S19 đến giai đoạn trung cấp không còn xuất hiện lỗi sai thừa “了”. Hình 2-12:Hình phân bố lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu ngữ liệu nói Hình phân bố lỗi sai thừa “了” trong ngữ liệu nói 0.00% 0.20% 0.40% 0.60% 0.80% 1.00% 1.20% 1.40% 1.60% 1.80% S1 S7 S11 S18 S19 Sơ cấp Trung cấp 35 Tiểu kết Trên cơ sở ngữ liệu nói và ngữ liệu viết thu thập được thông qua hình thức điều tra diện rộng và điều tra cá thể đối tượng người học Việt Nam sử dụng câu chữ “了”, chương này chúng tôi đã tiến hành khảo sát và phân tích các loại hình lỗi sai của người học Việt Nam liên quan đến chữ “了”. Kết quả điều tra cho thấy, tần suất lỗi sai liên quan đến “了” của người học Việt Nam tương đối cao, trong đó tỉ lệ lỗi sai trong ngữ liệu nói lớn hơn ngữ liệu viết rất nhiều. Điều này có liên quan chặt chẽ đến độ khó của câu chữ “了” và sự khác biệt giữa “了” và những hình thức biểu đạt tương đương trong tiếng Việt. Đứng ở góc độ loại hình lỗi sai, chúng tôi chủ yếu thu thập được bốn loại hình lỗi sai, đó là lỗi sai thiếu chữ “了”, lỗi sai thừa chữ “了”, lỗi sai dùng nhầm từ, lỗi sai về vị trí của “了”. Trong đó tỉ lệ lỗi sai thiếu chữ “了” cao hơn cả, sau đó là lỗi sai thừa chữ “了”, lỗi sai vị trí của “了” có tỉ lệ thấp hơn cả. Trong ngữ liệu nói chúng tôi không phát hiện lỗi sai về vị trí của “了”. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng lỗi sai thiếu“了” có tỉ lệ cao hơn hẳn các loại hình lỗi sai khác là vì khá nhiều cách dùng của “了” trong tiếng Việt không dùng phó từ tương đương “đã” hoặc “rồi”. Người học dễ chịu ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ mà gây ra lỗi sai thiếu “了”. Phân tích tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai của 28 mẫu câu dùng “了” chúng tôi phát hiện, bất kể là ngữ liệu viết hay ngữ liệu nói, năm mẫu câu là S1“V+了+O”, S7 “V+了+数量”, S11“V+了”, S12“V+O+了”, S18“不+V+了”đều có tần suất xuất hiện và tần suất lỗi sai cao. Điều này cho thấy những mẫu câu này là những mẫu câu mà người học thường dùng, tuy nhiên độ khó thụ đắc cũng tương đối cao. S15“V(+O)+时量+了”、S10“过+了+时量+分句”và S23“太+Adj+了” có tần suất xuất hiện tương đối cao nhưng tần suất lỗi sai lại rất nhỏ, điều này cho thấy người học nắm bắt những mẫu câu này tương đối tốt. Trong ngữ liệu viết chúng tôi không thu thập được câu tồn hiện và câu liên động. Trong ngữ liệu viết, hai mẫu câu này lại có tần suất lỗi sai cao hơn hẳn tần suất xuất hiện. Điều này cho thấy độ khó của những mẫu câu này tương đối cao, người học tương đối khó nắm bắt. Phân tích loại hình lỗi sai thiếu “了” và loại hình lỗi sai thừa “了” cho thấy, phạm vi xuất hiện lỗi sai thiếu “了” tương đối rộng, cụ thể là trong ngữ liệu viết loại lỗi sai này xuất hiện ở 22 mẫu câu, trong ngữ liệu nói là 16 mẫu câu, hơn nữa tần suất lỗi sai cũng tương đối cao, đặc biệt tỉ lệ lỗi sai trong ngữ liệu nói cao hơn hẳn trong ngữ liệu viết. Trong khi 36 đó, phạm vi xuất hiện lỗi sai thừa “了” nhỏ hơn lỗi sai thiếu “了”, cụ thể trong ngữ liệu viết là 10 mẫu câu, trong ngữ liệu nói thì có khoảng 5 câu, tần suất lỗi sai thừa “了” ở trong ngữ liệu viết và ngữ liệu nói tương đương nhau. 37 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH LỖI SAI TỪNG MẪU CÂU CHỮ “了” VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ TRONG VIỆC DẠY HỌC CÂU CHỮ “了” Trong phần này chúng tôi dựa trên cơ sở ngữ liệu viết và ngữ liệu ngữ liệu nói thu thập được để miêu tả và phân tích lỗi sai của người học thể hiện ở từng cấu trúc câu, đồng thời chúng tôi cũng căn cứ vào lý luận ngôn ngữ quá độ (interlanguage), lý luận về so sánh đối chiếu và phân tích lỗi sai để giải thích nguyên nhân lỗi sai của người học. 3.1 Phân tích lỗi sai từng mẫu câu chữ “了” 3.1.1 S1“V+了+O” Theo kết quả thống kê ngữ liệu tự nhiên của người học mà chúng tôi thu thập được, cấu trúc câu S1 có tỉ lệ lỗi sai cao nhất trong 28 cấu trúc câu được khảo sát, hơn nữa lỗi sai còn duy trì ở cả ba cấp độ sơ trung cao cấp. Trong tiếng Việt, từ biểu thị hành động hoàn thành là từ “rồi” luôn đứng sau tân ngữ, không xuất hiện giữa động từ và tân ngữ như vị trí của trợ từ động thái 了. Trong nhiều trường hợp, để biểu thị hành động đã hoàn thành, tiếng Việt không dùng “đã” hay “rồi” mà có xu hướng dùng bổ ngữ kết quả để biểu thị, như “xong”, hoặc thậm chí nếu câu hoặc đoạn đã thể hiện được thể hoàn thành của hành động thì cũng không cần có sự xuất hiện của các trợ từ hay phó từ hoặc bổ ngữ. Chính vì thế, người học Việt Nam sẽ thường xuất hiện lỗi sai trong cấu trúc câu này, đặc biệt là lỗi sai thiếu trợ từ “了”. Trong ngữ liệu mà chúng tôi thu thập được, cấu trúc câu S1 xuất hiện cả bốn loại hình lỗi sai, đó là thiếu “了”, thừa “了”, dùng sai từ và dùng sai vị trí. 3.1.1.1 Lỗi sai thiếu “了” Ví dụ: (5)*去年,在越南,我跟我们一二 A 五班一起去(了)外面的河内(河内郊 外)。(初级一作文) (6)*我们去(了)一个地方,我觉得样式很像博物馆,但是老师说不是博物 馆,现在我还没知道(是什么),很漂亮的地方,有展览很多的东西的 中国(很多中国的东西)。班主任带(了)照相机,给我们拍(了)很 多照片,很好看。(初级口语) 38 Ví dụ (5) có từ “去年” đứng ở đầu câu làm trạng ngữ thời gian cho cả câu, biểu thị hành động xảy ra trong một thời điểm của quá khứ. Trong tiếng Việt, câu tường thuật đơn thuần khi đã xuất hiện từ thời gian biểu thị quá khứ thì thường không dùng “đã” hay “rồi”. Nguyên nhân lỗi sai dạng này là do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Như trên đã phân tích, nếu đoạn văn đã thể hiện được là hành động xảy ra trong quá khứ thì tiếng Việt thường không sử dụng “đã”. Trong ví dụ (6), người học chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên khi tường thuật lại một loạt các sự việc xảy ra trong quá khứ đều không dùng “了”, gây ra lỗi sai thiếu trợ từ “了”. 3.1.1.2 Lỗi sai thừa “了” Ví dụ: (7)*生活和工作只有一个唯一的目的是给祖国和人民带来了幸福饱暖和平 安。(中级作文) (8)*自我批评就是每次自己做错了一件事情进行验讨自己,责备自己,认出 了自己的错误然后下了决心以后不可犯照样的错误。(高级作文) (9)*她还在考虑,她说如果她坐飞机她可以回国快一点,如果她坐汽车她可 以买了很多东西,她可以买了两个,两个……um, cái gì nhỉ(什么呢)? Lò vi sóng(微波炉)(初级口语) Trong tiếng Hán, trợ từ động thái “了” đứng sau động từ, trước tân ngữ biểu thị hành động đã được thực hiện, đã hoàn thành, hoặc biểu thị kết quả của hành động. Ở các ví dụ trên, người học muốn nhấn mạnh kết quả của hành động nên đã đều dùng “了” để biểu thị, gây ra lỗi sai thừa “了”. Như ở ví dụ “3”, người học muốn biểu đạt mục đích là “带来 了”chứ không phải là“带来”.“带来了”biểu thị hành động đã hoàn thành, nổi bật kết quả của hành động, còn“带来”biểu thị hành động chưa xảy ra, vì thế không biểu thị được ý nghĩa kết quả của hành động. Trong ví dụ (9), từ “了”có thể được hiểu như là bổ ngữ kết quả “到”, người học muốn nhấn mạnh kết quả của hành động nên dùng thừa “了”. 3.1.1.3 Lỗi dùng sai từ Ví dụ: (10)*但我认为,凡是人,生活之中或多或少也会犯了(过)错误。不管这种 错误是由自己的自私或自己的什么不好性格造成也要勇敢地面对并且承 认。(中级作文)。 39 (11)*另一方面,在这里我有机会跟中国人说话所以我觉得我的汉语水平提高 了(得)很快。(高级作文) (12)*贵校的教师队伍均从国内外有名各所大学毕业,有了(着)丰富经验, 对工作有很多心血。(高级作文) Ví dụ(10)đáng ra phải dùng “过” nhưng người học lại dùng nhầm thành “了”。 Dựa vào phân câu sau có thể thấy rằng, người học dùng “了” ở phân câu đầu là muốn biểu đạt “犯错误” là sự việc đã xảy ra hoặc đã từng xảy ra. Phân câu đầu nên đổi thành “生活之 中或多或少都曾犯过错误”。 Ví dụ (11) người học muốn biểu đạt trạng thái của hành động, đáng lý phải dùng trợ từ kết cấu biểu thị bổ ngữ “得” nhưng lại dùng nhầm thành “了”. Trong tiếng Trung, nếu như bổ ngữ là những từ ngữ biểu thị tốc độ, như “快、慢” thì sau động từ chỉ có thể dùng trợ từ “得” biểu thị bổ ngữ trạng thái mà không dùng được “了”. Ví dụ: 提高得很快 走得很慢 看得很快 *提高了很快 *走了很慢 *看了很快 Ví dụ (12) biểu thị có một tính chất gì đó, sau động từ không dùng được “了” mà cần dùng trợ từ “着”. 3.1.1.4 Lỗi sai vị trí Đôi khi người học có thể mắc những lỗi sai về vị trí dùng “了”, ví dụ như đáng ra phải dùng sau động từ trước tân ngữ thì lại nhầm thành sau tân ngữ. Ví dụ: (13)*到今天我国虽然不能说是很富强,但人民的生活方面已有巨大改变 了。(已有了巨大改变)(高级作文) 3.1.2 S2“V+了+O+分句” Cấu trúc câu S2 cũng là một cấu trúc câu tương đối phức tạp, chúng tôi dự đoán người học sẽ mắc nhiều lỗi sai ở cấu trúc câu này. Theo kết quả thống kê ngữ liệu của chúng tôi, ở trình độ sơ cấp S2 xuất hiện 6 lần, không có lỗi sai. Nhưng ở trình độ trung cấp và cao cấp thì đều có lỗi sai. Điều này chứng tỏ dự đoán của chúng tôi đã được kiểm nghiệm. Cấu trúc câu S2 xuất hiện bốn loại hình lỗi sai là thiếu “了”, thừa “了”, dùng sai từ và dùng sai vị trí. 3.1.2.1 Lỗi sai thiếu “了” 40 Ví dụ: (14)*听(了)神仙的话,种类都很开心,从明天开始每个种类都有名字了。 (中级作文) (15)*听(了)我的话后她笑(了)和(并)跟我说:“那可是检票员啊。” (中级作文) Hai câu trên đều biểu thị sau khi hành động thứ nhất xảy ra có một hành động thứ hai tiếp nối theo. Để biểu đạt ý nghĩa tương đương, tiếng Việt thường dùng từ “sau khi ” mà không dùng “đã” hay “rồi”. Người học có thể do chịu ảnh hưởng chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ mà gây ra lỗi sai thiếu “了” tương tự như trên. 3.1.2.2 Lỗi sai thừa “了” Trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi chỉ phát hiện có một lỗi sai dùng thừa “了”: (16)刚到了中国最难受是我的习惯和语言。(中级作文) Ví dụ (16) sau động từ “到” không cần dùng “了” nhưng người học lại dùng, gây ra lỗi sai thừa “了”. Ở đây người học muốn biểu thị hành động “到中国” đã xảy ra và đã hoàn thành trong quá khứ, vì thế đã dùng trợ từ động thái 了. Trong câu này thực chất không cần dùng 了, vì“刚到中国” là một cụm từ chỉ thời gian tham chiếu cho sự việc phía sau nên sau động từ 到 không được dùng 了. 3.1.2.3 Lỗi sai dùng nhầm 了 Loại hình lỗi sai này chủ yếu thể hiện ở việc đáng ra phải dùng “了”thì lại dùng nhầm thành “过”. Ví dụ: (17)*我听过她的话,我脸都红了。(高级作文) (18)七月初我到了广州,留过几天然后跟姐姐去北京。(初级作文) Trợ từ “过” trong hai ví dụ trên phải đổi thành “了” mới phù hợp với quy tắc ngữ pháp tiếng Hán. Người học đã học qua những câu mà trong đó “了” có thể đổi thành “过” và đều biểu thị hành động hoàn thành, ví dụ câu“我吃了饭了”có thể nói thành“我吃过 饭了”. Người học có thể nhầm tưởng trong tất cả các trường hợp hai từ này đều có thể thay thế cho nhau, vì thế tạo ra lỗi sai dùng nhầm “过” thay cho “了” giống như hai ví dụ trên. Thực ra trong ví dụ (17), cấu trúc “听了某某的话+分句”chỉ có thể dùng “了”mà không dùng được “过”. Lỗi sai này do người học không nắm vững quy tắc ngữ pháp mà 41 gây ra. Ví dụ (18) có từ “留”dùng không thích hợp, câu này cần đổi thành“呆了几天然 后跟姐姐去北京”。 3.1.2.4 Lỗi sai vị trí của “了” Ở một vài ví dụ, đáng ra “了” phải được đặt sau động từ và trước tân ngữ, nhưng người học lại đặt “了” sau tân ngữ, gây ra lỗi dùng sai vị trí của “了”. Ví dụ: (19)*装满肚子了以后(装满了肚子以后),我们走路散步回宿舍。(中级作 文) (20)*离开他家了(离开了他家),我们一起坐公共汽车回宿舍。(中级作 文) (21)*另外,今天下午,吃中午饭了以后(吃了中午饭以后),一个中国朋友 陪我去北京路参观,买东西。 (高级作文) Chúng tôi phát hiện, dạng lỗi sai như ở các ví dụ trên, tức là đáng ra phải đặt “了” sau động từ trước tân ngữ nhưng người học lại dùng “了” sau tân ngữ, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số lỗi sai nhầm vị trí “了”. Trong số 22 câu sai về vị trí, thì có đến 11 câu thuộc loại này, chiếm 50%. Nguyên nhân của tình trạng này là trong nhiều trường hợp, “了” dùng sau tân ngữ hoặc dùng ở cuối câu tương đương với “rồi” trong tiếng Việt. Trong khi đó, “了” dùng sau động từ trước tân ngữ trong rất nhiều trường hợp không có hình thức từ vựng tương đương trong tiếng Việt, đặc biệt là không có sự tương đương về vị trí cấu trúc, vì “đã” và “rồi” trong tiếng Việt đều không thấy xuất hiện giữa động từ và tân ngữ. Những hình thức ngữ pháp tương đương giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ đích luôn làm người học cảm thấy quen thuộc và dễ thụ đắc, dễ nắm bắt, đồng thời có xu hướng sử dụng những hình thức tương đương này để thay thế cho những hình thức không tương đương với tiếng mẹ đẻ. Chính vì lý do trên, người học Việt Nam thường gây ra những lỗi sai vị trí của “了”, đáng ra phải dùng sau động từ trước tân ngữ thì lại dùng “了” sau tân ngữ. 3.1.3 Câu liên động S3 Trong số ngữ liệu thu thập được, S3 chỉ xuất hiện ở ngữ liệu viết, không xuất hiện ở ngữ liệu nói. Tần suất xuất hiện của S3 trong ngữ liệu viết tương đối thấp (sơ cấp 4 ví dụ; trung cấp 2 ví dụ; cao cấp 5 ví dụ). Tuy nhiên ở trình độ sơ cấp và trung cấp đều xuất hiện lỗi sai, tần suất xuất hiện đứng ở vị trí 19 nhưng tần suất lỗi sai lại đứng ở vị trí 13. Người 42 học dùng ít mà lại xuất hiện nhiều lỗi sai, điều này chứng tỏ cấu trúc câu này có một độ khó nhất định. Xin mời xem các ví dụ sau: (22)* 然后他买(了)一束很美丽的花到一号点灯杆下等着小燕。(中级作 文) (23)*想了就做,他出(了)门向理发店走(去)。(初级作文) Hai ví dụ trên đều là lỗi sai thiếu “了”, người học dùng thiếu “了” sau động từ “买”và“出”。Cấu trúc câu tương ứng với câu liên động S3 tiếng Hán của tiếng Việt không dùng “đã” hoặc “rồi”,người học chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên gây ra những lỗi sai tương tự hai ví dụ trên. 3.1.4 S4“V+了+趋向” Trong số ngữ liệu thu thập được có thấy xuất hiện lỗi sai của cấu trúc câu này, hơn nữa lỗi sai duy trì ở cả 3 trình độ sơ cấp, trung cấp và cao cấp. Những lỗi sai của cấu trúc S4 mà chúng tôi thu thập được đều là lỗi sai thiếu “了”. Ví dụ: (24)*这两句诗虽然简短,但是把越南人们(人民)对胡伯伯的自豪感完全表 现(了)出来。(高级作文) Câu này trong tiếng Việt có thể dùng “đã”, tuy nhiên trật tự câu sẽ là “đã+动词+宾 语”, không xuất hiện bổ ngữ xu hướng, đồng thời “đã” có thể lược bỏ mà không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu. Xin mời xem câu tiếng Việt sau: (24’)Hai câu thơ này tuy ngắn gọn nhưng đã thể hiện rõ niềm tự hào 词译: 两 句 诗 这 虽然 简短 但 đã 表现 清楚 自豪感 của người dân Việt Nam đối với Bác Hồ. 的 人民 越南 对 胡伯伯 义译:这两句诗虽然简短,但是把越南人民对胡伯伯的自豪感完全表现了出 来。 Ở đây người học không dùng cấu trúc“动词+了+宾语”là cấu trúc tương đương với “đã+动词+宾语”trong tiếng mẹ đẻ (ví dụ có thể nói “这两句诗虽然简短,但是完全 表现了越南人民对胡伯伯的自豪感”), mà lại chuyển thành câu chữ “把”, một cấu trúc không có cấu trúc tương đương hoàn toàn về trật tự từ trong tiếng mẹ đẻ, và lại có thể làm nổi bật tổ hợp động bổ của câu. Điều này chứng tỏ người học có trình độ tiếng Hán khá cao. Tuy nhiên người học nhầm tưởng sau động từ đã dùng bổ ngữ xu hướng thì trước bổ 43 ngữ không cần có “了” nữa, gây ra lỗi sai thiếu “了”. Thực ra tính chất lỗi sai này không nghiêm trọng, đây là một lỗi sai mang tính tích cực và phát triển, thể hiện sự quá độ trong ngôn ngữ của người học. 3.1.5 S5“V+了+V” Chúng tôi chỉ thu thập được ngữ liệu viết của cấu trúc câu này, tần suất sử dụng không cao, chỉ xuất hiện 11 lần. Chúng tôi không thu thập được lỗi sai ở trình độ sơ cấp và cao cấp, chỉ có 2 lỗi sai ở trình độ trung cấp. Mặc dù xuất hiện không nhiều nhưng vì lỗi sai chỉ xuất hiện ở một cấp bậc nên có thể sơ bộ khẳng định rằng cấu trúc câu này không quá khó đối với người học. Xin mời xem các ví dụ sau: (25)他手里拿着一束鲜花来电灯柱(旁)站着,等(了)很久。看手表(看 了看),与(还)说:“怎么还不来?”(中级作文) (26)*那时我弟弟不知道已经发生了什么事并要我打开豆豆先生的电影看。我 也随他而做了。看了看(看着看着)我不知不觉把自己和弟弟被雪包围 的事给忘了。(中级作文) Ví dụ(25)đáng ra phải dùng cấu trúc “V+了+V” để biểu thị hành động hoàn thành trogn khoảng thời gian ngắn nhưng người học lại sử dụng cấu trúc “看+宾语”。 Ví dụ (26) nhìn từ góc độ chỉnh thể ý nghĩa của toàn câu, người học muốn biểu đạt hành động “看”kéo dài trong một khoảng thời gian tương đối dài, đáng ra phải dùng cấu trúc“V着 V着”, nhưng người học lại sử dụng nhầm thành một cấu trúc biểu thị hành động xảy ra trong khoảng thời gian ngắn là“V+了+V”. 3.1.6 S6“V+了+动量” Trong số ngữ liệu thu thập được, tần suất sử dụng của cấu trúc này đứng ở vị trí 12, trong khi đó tần suất lỗi sai đứng ở vị trí thứ 7, lỗi sai duy trì ở cả ba cấp độ sơ, trung và cao cấp. Ví dụ: (27)*这次我气得瞪(了)他一眼。(高级作文) Trong tiếng Việt, những câu xuất hiện động lượng từ thường không dùng “đã” hoặc “rồi”,người học chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên xuất hiện lỗi sai thiếu trợ từ “了”. 44 3.1.7 S7“V+了+数量” Từ kết quả thống kê ngữ liệu có thể thấy rằng tần suất sử dụng của S7 khá cao, đồng thời tỉ lệ lỗi sai cũng không hề thấp, lỗi sai duy trì ở cả ba cấp độ sơ trung và cao cấp, hơn nữa có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ S7 có độ khó tương đối cao đối với người học. 3.1.7.1 Lỗi sai thiếu “了” Xin mời xem các ví dụ sau: (28)*拔苗完,他回头看看,都苗高(了)一点。(初级口语) (29)*这位先生刚才讲(了)一个很有趣的笑话,请大家笑一笑。(中级作 文) (30)*但是我觉得我的语法有点,还是有点问题。还有我也买(了)一本书, HSK 的,在那里有些,很明显的句子,所以… …。(中级口语) Cả ba ví dụ trên đều có tân ngữ là số lượng từ hoặc tân ngữ mang định ngữ là số lượng từ. Những câu tương đương trong tiếng Việt đều không dùng “đã” hay “rồi”. Nguyên nhân lỗi sai là do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. 3.1.7.2 Lỗi sai thừa “了” Ví dụ: (31)*我每天吃了很多东西,半年的功夫我比以前胖了很多。(初级口语) (32)*这年冬天我们不怕没有米钱了,也可能还买了一块布送给老伴儿。(高 级作文) (33)*他希望:“天冷一些,天再冷一些",为了他卖了多炭,得到很多钱。 (高级作文) (34)*如果是这样他们的生活会可以好了一点儿啊。(高级作文) Trong tiếng Hán, những câu biểu thị một thói quen thường không dùng“了”sau vị ngữ. Ví dụ những câu như “他每天都看新闻”/“他往往星期一迟到十分钟”đều không thể thêm “了” vào sau động từ. Ngoài ra, đứng ở góc độ kết hợp từ ngữ thì câu dùng “每天” sẽ không thể xuất hiện “了” sau động từ vị ngữ. Người học do chưa nắm bắt hết các quy tắc ngữ pháp tương ứng của tiếng Hán nên đã dùng thừa “了” trong câu biểu thị thói quen, gây ra lỗi sai như ví dụ (31). 45 Ví dụ (32)và(33), người học muốn nhấn mạnh kết qủa của hành động, vì thế dùng thừa “了” sau động từ. Hai ví dụ này đều biểu thị sự việc trong tương lai, đều là những hành động chưa hoàn thành, vì thế cần bỏ “了”, hoặc có thể lần lượt thay “了” thành bổ ngữ kết quả “到” và “出”. Ví dụ (34) người học muốn biểu đạt một sự thay đổi, vì thế đã dùng “了” sau hình dung từ “好”. Người học đã bỏ qua một quy tắc là cấu trúc “Adj+了+数量词” chỉ có thể biểu thị một sự thay đổi nào đó đã xảy ra và mức độ của sự thay đổi đó, cấu trúc này không thể dùng để biểu đạt sự thay đổi trong giả thiết hay trong suy đoán. Chính vì lý do này nên người học đã gây ra lỗi sai dùng thừa “了”, ở đây cần lược bỏ “了” thì câu mới phù hợp với ý nghĩa cần biểu đạt. Trong tiếng Hán có thể nói“可以+形容词+一点+了” nhưng lại không thể nói“可以+形容词+了+一点”, vì “了 2” biểu thị sự thay đổi, có thể dùng được, còn“了 1” biểu thị hành động đã xảy ra hay đã hoàn thành trong thực tế, bị xung đột với “可以” nên không dùng được. 3.1.7.3 Lỗi sai dùng nhầm từ Lỗi sai dùng nhầm từ của cấu trúc S7 chủ yếu thể hiện ở việc người học dùng cấu trúc khác thay thế cho cấu trúc chữ “了”. Xin mời xem các ví dụ sau: (35)*虽然男女还没有完全平等,但女性的社会位置提高多得多。(中级作 文) (36)*妻子很可怜,她已为她丈夫吃苦得多了。(高级作文)。 Hai ví dụ trên đáng lẽ phải dùng cấu trúc “V+了+数量(+宾)”, nhưng người học lại dùng cấu trúc “V+程度补语”.Hai ví dụ này cần lần lượt sửa thành “提高了很多”和“吃了 很多苦了”. Trong tiếng Việt có thể dùng “nâng cao rất nhiều/nâng cao nhiều”(提高很多/ 提高多)và “chịu khổ nhiều rồi”(吃苦多了)để biểu thị ý nghĩa của cấu trúc “V+了+数 量(+宾)” trong tiếng Hán. Người học chịu ảnh hưởng chuyển di tiêu cực của tiếng mẹ đẻ mà gây ra lỗi sai. 3.1.8 S8 “V+了+时量” Đối với cấu trúc câu S8 chúng tôi dự đoán người học Việt Nam sẽ xuất hiện những lỗi sai như thiếu “了”hoặc dùng “了”sai vị trí. Căn cứ vào ngữ liệu thu thập được của người học, có thể nhận thấy lỗi sai trong cấu trúc câu này duy trì ở cả ba cấp độ sơ, trung 46 và cao cấp, trong đó chủ yếu là lỗi thiếu “了”và dùng “了”sai vị trí. Điều này chứng tỏ dự đoán của chúng tôi được nghiệm chứng 3.1.8.1 Lỗi sai thiếu “了” Xin mời xem các ví dụ sau: (37)*老人辛苦地追赶到皇宫,太累了,他坐在外面休息(了)一会儿。(高 级作文) (38)*他不知道怎么帮禾苗快(点)长大。他想(了)很久,终于他想出一个 好办法。(中级作文) (39)何:听说中医药大学那边 HSK 成绩以后可以补交。 E:*可是我听说从去年来他不让我们可以补,有些男同学有四级 HSK, 他学(了)几个月但是以后他不能在那边学习。(初级口语) Trong ví dụ (37) sau động từ có thời lượng từ “一会儿” biểu thị hành động diễn ra trong thời gian ngắn. Cấu trúc tương đương trong tiếng Việt không dùng được “đã” và “rồi” vì khi dùng hai từ này câu thường biểu thị ý nghĩa người nói nhận thấy thời gian diễn ra hành động là dài. Người học chịu ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ nên gây ra lỗi sai thiếu “了”. Ví dụ (38) và (39) có thời lượng từ biểu thị thời gian diễn ra hành động dài. Cấu trúc tương đương trong tiếng Việt có thể dùng “đã” biểu thị ý nghĩa này, tuy nhiên “đã” đứng trước động từ, còn “了”trong tiếng Hán đứng sau động từ trước thời lượng từ. Chính vì lý do đó mà người học vẫn rất dễ mắc lỗi sai thiếu trợ từ “了”. 3.1.8.2 Lỗi sai nhầm vị trí Ví dụ: (40)A:你刚才的舞跳得真好。*B:哪啊,我刚学一年了(我刚学了一年)。 (初级作文) Trong ví dụ (40) người học muốn biểu đạt thời gian “一年”là tương đối ngắn, đáng lẽ “了”phải được dùng sau động từ trước thời lượng từ, nhưng người học lại dùng nhầm vị trí thành sau thời lượng từ. Nếu không xuất hiện phó từ biểu thị thời gian dài hay ngắn, cấu trúc“V+O+时量+了”khi là câu đơn thường biểu thị người nói nhận thấy khoảng thời gian đó là tương đối dài (周小兵,1997). Người học vì không nắm bắt được quy tắc này nên đã gây ra lỗi sai về biểu đạt. 47 3.1.9 Câu tồn hiện S9 Trong số ngữ liệu chúng tôi thu thập được, câu tồn hiện S9 chỉ xuất hiện trong ngữ liệu viết, ngữ liệu ngữ liệu nói không thu thập được ví dụ về cấu trúc câu này. Tần suất xuất hiện của S9 không cao, nhưng trong giai đoạn sơ cấp và cao cấp đều xuất hiện lỗi sai. Tần suất xuất hiện đứng ở vị trí 24, tần suất lỗi sai đứng ở vị trí 12, có thể nói tỉ lệ lỗi sai tương đối cao. Xin mời xem các ví dụ: (41)*一年以后,又来(了)一个胖和尚。(初级作文) (42)*城门开了,忽然出现(了)两位宫使,骑马向前走。(高级作文) Hai ví dụ trên biểu thị sự vật nào đó xuất hiện, để biểu đạt ý nghĩa này trong tiếng Việt không dùng được “đã” và “rồi”. Nguyên nhân gây lỗi sai của người học là chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. 3.1.10 S10“过+了+时量+分句” Cấu trúc câu S10“过+了+时量+分句” có cấu trúc tương đương trong tiếng Việt là “时量+sau+分句”(时量+以后+分句), cấu trúc này của tiếng Việt không dùng được “đã” hoặc “rồi”。 Trong số ngữ liệu thu thập được, S10 xuất hiện ở cả ngữ liệu viết và ngữ liệu nói, đặc biệt tần suất xuất hiện trong ngữ liệu viết tương đối cao mà không xuất hiện lỗi sai nào, tỉ lệ lỗi sai trong ngữ liệu nói cũng tương đối thấp. Người học sử dụng nhiều mà ít lỗi, chứng tỏ độ khó của cấu trúc câu này không cao. 3.1.11 S11“V+了” S11 là một cấu trúc câu có trợ từ “了” đứng sau động từ, không có tân ngữ đi kèm. Trong cấu trúc câu này “了” có vị trí và cách dùng gần tương đương với “rồi” trong tiếng Việt, tuy nhiên cũng có những điểm khác biệt nhất định. Trong số ngữ liệu mà chúng tôi thu thập được, tần suất xuất hiện và tỉ lệ lỗi sai của cấu trúc câu này đều tương đối cao. Ngoài ra, có một điều đáng chú ý là tần suất xuất hiện của S11 cao hơn S1 nhưng tỉ lệ lỗi sai lại thấp hơn S1. Điều này chứng tỏ, S1 và S11 tuy cùng là hai cấu trúc câu có tần suất sử dụng cao, nhưng S1 có độ khó cao hơn S11. 3.1. 11.1 Lỗi sai thiếu “了” Ví dụ: (43)*不料,再一次,那个人把我的票撕掉(了)。(高级作文) 48 (44)*人力车正在大道奔跑时,车把不小心地把一个从马路边冲横过来的一位 老妇女碰倒(了)。(高级作文) (45)*他也在中山大学学习,我觉得他其实比我小一岁但是很聪明,我教 (了)他几个越南语,他记住(了),还有以后他跟我说。(中级口 语) (46)*他喝到醉(了)也不知道,因为他以为做朋友一定要这样。(中级作 文) Ví dụ(43)、(44)、(45)đều tường thuật một sự việc xảy ra trong quá khứ, sau (46) còn có một phân câu. Những câu này trong tiếng Việt đều không thể dùng “rồi”. Nguyên nhân gây ra lỗi sai thiếu “了” của người học là do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, cả bốn ví dụ trên sau động từ đều có bổ ngữ, có thể người học nhầm tưởng có bổ ngữ sẽ không cần dùng “了”, vì thế gây ra lỗi sai thiếu “了”. Xin mời xem tiếp các ví dụ sau: (47)*天渐渐亮(了),阳光出现让天气慢(慢慢)暖(暖和了)起来。(高 级作文) (48)*天还没亮卖炭翁已经起床(了)。(高级作文) (49)*过了一会儿他的车马终于也回来(了),但在马头上有一件很薄的黄 布,那是炭的钱。(高级作文) Trong ba ví dụ trên trước động từ lần lượt xuất hiện các phó từ “渐渐、已经、终 于” làm trạng ngữ。Trong tiếng Việt, khi phó từ “dần dần” (渐渐) làm trạng ngữ thì sau động từ không dùng được “rồi”. Trong tiếng Việt, những câu tương đương với ví dụ(48), (49 )cũng có thể không cần dùng đến “rồi” còn tiếng Hán thì bắt buộc phải có . Người học chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ nên gây ra lỗi sai thiếu “了”. 3.1.11.2 Lỗi sai thừa “了” Ví dụ: (50)*这个(上个)周末我们的学校跟老师一起去肇庆旅游。我们有两天一起 玩,看风景。可是那个两天的天气不好,一直下雨了。(初级作文) Ví dụ(50)dùng phó từ “一直”,vì thế không được dùng “了”. Trong tiếng Trung, nếu trước động từ dùng “一直” thì sau động từ không được dùng “了”. Vì “一直” biểu thị 49 hành động hay trạng thái tiếp diễn, còn “了” thì lại biểu thị hành động hoàn thành, ngữ nghĩa của hai từ có sự xung đột. Mặc dù trợ từ “了” trong tiếng Hán không phải là tiêu chí của thời quá khứ, nhưng “了” thường xuyên xuất hiện cùng từ chỉ thời gian quá khứ. Người học thường liên hệ khái niệm thời gian quá khứ với trợ từ “了”, đặc biệt khi câu xuất hiện những từ chỉ thời gian quá khứ thì càng dễ tạo cho người học tâm lý cần phải dùng “了”, từ đó gây ra lỗi sai thừa “了”. Ví dụ (50) tường thuật một sự việc xảy ra trong quá khứ, câu có dùng từ chỉ thời gian trong quá khứ “那两天”, những nhân tố này đã dẫn dắt người học sử dụng “了” ở cuối câu. Đồng thời, vì người học chưa nắm vững được quy tắc trước động từ dùng “一直” thì sau động từ không được dùng “了”, gây ra lỗi sai dùng thừa “了”. 3.1.11.3 Lỗi sai dùng nhầm từ Ví dụ: (51)何:你们是哪一年来的? *T:我是去年来了(的)。(中级口语) (52)*一只大狼,你怎么能看不见了(呢)?(初级作文) (53)但不料放假前两天我才知道只有我买的,他们三个人都没买。(中级 作文) Ví dụ(51)cần dùng kết cấu“是… …的” để nhấn mạnh thời gian, người học lại dùng “了” thay thế cho “的”。Trong ví dụ này trước động từ có từ chỉ thời gian quá khứ “去年”, đây là một nhân tố dẫn dắt người học sử dụng “了”。 Ví dụ(52)là câu phản vấn, người học chưa nắm vững quy tắc câu phản vấn thường kết hợp trợ từ ngữ khí “呢”, vì thế dùng nhầm thành “了”。 Ví dụ(53)người học dùng nhầm “的” thay thế cho “了”。 3.1.12 S12 “V+O+了” Đây là một cấu trúc câu hoàn toàn giống với “V+O+ rồi” trong tiếng Việt. Chúng tôi dự đoán người học sẽ có những chuyển di tích cực từ tiếng mẹ đẻ và dễ dàng nắm bắt cấu trúc câu này, và sẽ không có lỗi sai. Tuy nhiên, thực tế ngữ liệu cho thấy S12 có xuất hiện lỗi sai, điều này đi ngược với dự đoán của chúng tôi. Phân tích thêm một bước nữa chúng tôi phát hiện, tần suất sử dụng của S12 tương đối cao, tỉ lệ lỗi sai tương đối thấp và 50 có xu hướng giảm rõ rệt từ sơ cấp đến trung cấp rồi đến cao cấp. Điều này chứng tỏ độ khó của cấu trúc câu này không cao. Xin mời xem các ví dụ sau: (54)*我觉得在五班我可以明白地上课,上课时候我听懂,但是我的姐姐让我 回四班可以有好的考试,所以我回四班(了)。(初级口语) (55)*现在我明白中国国庆的假期这么长的原因(了)。(中级作文) Ví dụ (54)trong tiếng Việt “rồi” có thể dùng cũng có thể không dùng, người học nhầm tưởng trong tiếng Hán cũng có quy tắc hoàn toàn giống như trong tiếng mẹ đẻ, nên gây ra lỗi sai thiếu “了” ở cuối câu. Ví dụ (55) biểu thị một sự thay đổi, một tình huống mới xuất hiện, trong tiếng Hán bắt buộc phải dùng “了”, trong tiếng Việt cũng bắt buộc phải dùng “rồi”. Vì thế nguyên nhân người học gây lỗi sai thiếu “了”không phải do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ, cũng không phải do suy luận sai những quy tắc của ngôn ngữ đích. Trong ngữ liệu viết thu thập được của học sinh này, có những câu biểu thị sự thay đổi là câu đúng, vì thế lúc đầu chúng tôi nhận định câu (55)chỉ là một sự nhầm lẫn(mistake) mà không phải là lỗi sai mang tính hệ thống(error). Ellis(1994)cho rằng, nếu một sai sót cùng loại của người học có tần số xuất hiện cao thì sẽ là lỗi sai, còn nếu sai sót này chỉ đôi khi xuất hiện, còn tỉ lệ dùng đúng vẫn nhiều hơn thì chỉ là sự nhầm lẫn tạm thời chứ không phải lỗi sai mang tính hệ thống. Ngoài ra, nếu người học không thể tự mình chỉnh sửa sai sót đó, thì là lỗi sai; nếu người học có thể tự mình chỉnh sửa sai sót đó, thì đó là sự nhầm lẫn. Để kiểm chứng xem đây là lỗi sai hay là sự nhầm lẫn của người học, chúng tôi đã chọn một vài câu trong bài luận của người học này mà chúng tôi cho là nhầm lẫn và yêu cầu người học sửa. Tuy nhiên, người học đã không tự mình sửa được những câu đó. Điều này chứng tỏ đây là lỗi sai chứ không phải đơn thuần chỉ là sự nhầm lẫn. Khảo sát thêm một bước chúng tôi nhận thấy, những câu đúng biểu thị sự thay đổi trong bài luận của học sinh này đều là những câu có cấu trúc tương đối đơn giản. Ví dụ như“我不能去了,你自己去吧”;“那 时候我决定不回国了,在这儿去玩”;“我把我的事跟他说,要他帮我一个忙。他答 应(了)我,十几分钟以后,我可以开车了”. Còn trong ví dụ(55), tân ngữ có một kết cấu chủ vị làm định ngữ, câu tương đối dài, nội dung biểu đạt cũng khá phức tạp, nhìn từ góc độ tri nhận thì độ khó tương đối cao. Người đọc tập trung chú ý biểu đạt tân ngữ mà bỏ qua quy tắc cuối câu cần dùng“了”, gây ra lỗi sai thiếu “了”. Ngoài ra, trong ngữ 51 liệu của học sinh này, đều là biểu thị sự thay đổi nhưng câu phủ định nhiều hơn câu khẳng định rất nhiều. Trong tiếng Hán, để biểu đạt sự thay đổi một kế hoạch mà trước đó đã vạch định sẵn, vốn định thực hiện bây giờ lại không muốn thực hiện nữa, thì thường xuyên dùng cấu trúc “不+动词+了” mà trong đó“了”là trợ từ ngữ khí “了 2”. Có thể ngay từ giai đoạn đầu trong quá trình giảng dạy, cấu trúc “不+动词+了”đã được nhắc đến nhiều lần để biểu thị sự thay đổi, nên nó dễ dàng nắm bắt hơn. Đứng ở góc độ quá trình nhận biết và nắm bắt các loại cấu trúc câu thì câu khẳng định dễ nhận biết và nắm bắt hơn câu phủ định. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp đặc biệt, ví dụ như biểu thị sự thay đổi một tình hình hay thay đổi một kế hoạch thì câu phủ định dễ học hơn, dễ nắm bắt hơn câu khẳng định. 3.1.13 S13“V(+O)+了+分句” Qua khảo sát ngữ liệu của học sinh cho thấy, S13 có tần số xuất hiện tương đối cao ở cả ba cấp độ sơ trung và cao cấp, tuy nhiên tỉ lệ lỗi sai lại tương đối thấp, đồng thời có chiều hướng giảm dần. Chúng tôi thu thập được 105 câu S13 trong tổng số ngữ liệu, trong đó chỉ có 5 câu sai thiếu “了” . Ví dụ: (56)还有我的朋友他说如果你读高中毕业以后你想做生意的话,你一直走出 去,成功(了)才回来,所以他们多去,多看,多做。(中级口语) Nếu dùng tiếng Việt để biểu đạt thì ví dụ (56) hoàn toàn có thể không dùng “rồi” sau động từ, người học gây ra lỗi sai thiếu “了”là do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. 3.1.14 S14“V+了+O/时量+了” S14 chia thành “V+了+O+了”và“V+了+时量+了”。Tuy nhiên trong số ngữ liệu thu thập được, chúng tôi không tìm được ngữ liệu của cấu trúc câu 14“V+了+O+ 了”. Còn S14“V+了+时量+了 có tần số xuất hiện tương đối thấp, tỉ lệ lỗi sai lại tương đối cao. Trong số 15 ví dụ thu thập được thì có đến 8 câu là lỗi sai, đồng thời lỗi sai còn duy trì ở cả ba giai đoạn là sơ trung và cao cấp. Người học dùng ít mà lỗi sai lại nhiều, chứng tỏ cấu trúc câu này có độ khó nhất định. Xin mời xem những ví dụ sau: 52 (57)*在这里我很放心,因为我哥哥在中大已经学了八年(了)。(中级作 文) Ví dụ(57)trong bài viết của người học thể hiện rõ là “我哥哥” hiện nay vẫn đang “在中大学习”, vì thế ví dụ này cần phải dùng “了” sau từ chỉ thời lượng để biểu thị hành động hay trạng thái vẫn đang tiếp diễn. Câu tương ứng trong tiếng Việt cũng cần phải dùng “rồi”. Nguyên nhân lỗi sai không phải do chuyển di tiêu cực từ tiếng mẹ đẻ. Người học có thể nhầm tưởng “了” sau động từ đã biểu thị thời lượng mà hành động diễn ra, và không nắm được quy tắc trong cấu trúc “V+了 1+时量+了 2” việc dùng hay không dùng “了 2 ” ở cuối cấu trúc sẽ ảnh hưởng đến ý nghĩa là hành động có tiếp diễn đến thời điểm nói hay không. Xin mời xem tiếp ví dụ sau: (58)*在广州留学了不知不觉已经快两年了。(中级作文) Người học đã học cấu trúc“V+了+时量+了”biểu thị thời lượng của hành động xảy ra trong quá khứ kéo dài tới thời điểm nói, hành động có thể còn tiếp diễn, ví dụ:“我在广州 住了两年了”. Người học nhầm tưởng rằng tất cả các động từ đều có thể dùng trong cấu trúc này, vì thế gây ra lỗi sai như ví dụ(58). Nguyên nhân lỗi sai là do suy luận sai các quy tắc của ngôn ngữ đích. Thực ra, trong tiếng Hán, động từ li hợp mang tính tiếp diễn không thể dùng trực tiếp trong cấu trúc câu“V+了+时量+了”mà cần phải chia tách ra và lặp lại ngữ tố động từ mới có thể biểu đạt được ý nghĩa thời lượng của hành động bắt đầu từ quá khứ tiếp diễn đến thời điểm nói. Ví dụ những câu dưới đây đều không đúng: (59)*他洗澡了一个钟头了。 (60)*他跑步了三十分钟了。 Chúng ta cần chuyển chúng thành: (59’)他洗了一个钟头澡了。/他洗澡洗了一个钟头了。 (60’)他跑了三十分钟步了。/他跑步跑了三十分钟了。 Trong ví dụ (58)động từ “留学” là một động từ li hợp, cần tách ra mới có thể dùng trong cấu trúc “V+了+时量+了”,ví dụ:“他在日本留了两年学了,打算回国后 自己开公司”. Ví dụ(58)người học dùng “不知不觉” và “已经” làm trạng ngữ, trọng tâm của câu là biểu thị thời gian trôi rất nhanh. Phương án hay nhất để chỉnh sửa câu này là bỏ “了” sau động từ “留学”. Như vậy vừa có thể giữ nguyên ý người học muốn biểu đạt, 53 vừa không thay đổi cấu trúc câu, có thể biểu đạt thời lượng của hành động, đồng thời còn thể hiện hành động này có thể tiếp diễn 3.1.15 S15“V(+O)+时量+了” Cấu trúc câu S15“V(+O)+时量+了”có cấu trúc hoàn toàn giống với cấu trúc câu ““V(+O)+ thời lượng + rồi”trong tiếng Việt.Chúng tôi dự đoán người học về cơ bản sẽ không có lỗi sai trong cấu trúc câu này. Qua khảo sát ngữ liệu của người học cho thấy, tần suất sử dụng của cấu trúc câu này trong ngữ liệu viết tương đối cao, tuy nhiên giai đoạn sơ cấp và trung cấp không tìm thấy lỗi sai, giai đoạn cao cấp thì trong 22 câu S15 chỉ có một lỗi sai, tỉ lệ rất thấp. Trong ngữ liệu nói S15 xuất hiện hai lần, đều là lỗi sai thiếu trợ từ “了”. Điều này cho thấy S15 có tỉ lệ lỗi sai tương đối thấp, đúng với những gì chúng tôi dự đoán. Xin mời xem những ví dụ sau: (61)*我到广州已经两个月(了)。(高级作文) (62)何:你学习汉语多久了?F:*我学习汉语三个月(了)。(初级口语) Trong ví dụ(61)trước động từ có phó từ“已经”,người học có thể nhầm tưởng quy tắc giống với tiếng Việt là trước động từ dùng “đã” thì sau bổ ngữ thời lượng có thể không dùng“了”, vì thế gây ra lỗi sai thiếu“了”. Ví dụ(62)là ngữ liệu nói của một người học trình độ sơ cấp. Trong cuộc đối thoại này, người điều tra đã dùng trợ từ“了”ở cuối câu hỏi,nhưng người được điều tra vẫn thiếu “了”trong câu trả lời của mình. Trong trường hợp đã có sự gợi ý của người điều tra mà người nói vẫn không diễn đạt đúng cách biểu đạt khoảng thời gian diễn ra hành động. Điều này chứng tỏ người học chưa nắm vững được quy tắc ngữ pháp này. 3.1.16 S16“V+O+V+了+时量(+了)” S16 chia thành“V+O+V+了+时量+了”và“V+O+V+了+时量”.Trong ngữ liệu thu thập được chúng tôi không tìm được ngữ liệu của “V+O+V+了+时量+了”. S16“V+O+V+了+时量”dùng trợ từ động thái “了” sau động từ trước bổ ngữ thời lượng. Chúng tôi dự đoán người học sẽ dễ dàng mắc lỗi sai trong cấu trúc câu này. Qua khảo sát ngữ liệu thực tế cho thấy, S16 xuất hiện hai lần trong ngữ liệu của giai đoạn sơ cấp,và đều là câu đúng. Giai đoạn trung cấp không thu thập được ngữ liệu của S16. Đến 54 giai đoạn cao cấp S16 xuất hiện một lần và là lỗi sai. Mặc dù có thu thập được lỗi sai S16 của người học, nhưng vì số lượng ngữ liệu của S16 quá ít, nê

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN-PHÂN TÍCH LỖI SAI CỦA HỌC SINH VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG CÂU CHỮ 了 TRONG TIẾNG HÁN HIỆN ĐẠI.pdf
Tài liệu liên quan