Luận văn Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chấn Thành

Tài liệu Luận văn Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chấn Thành: Luận văn PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH LỜI CÁM ƠN š&› Trong suốt thời gian học tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 2. Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp cho em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, và đặc biệt là thầy Nguyễn Bảo Lâm. Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi được thêm nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập. Đặc biệt là các anh, chị ở Phòng Kinh doanh đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chế...

doc60 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1027 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Chấn Thành, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH LỜI CÁM ƠN š&› Trong suốt thời gian học tập dưới sự hướng dẫn tận tâm của thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh của Học Viện Bưu Chính Viễn Thông 2. Cùng với sự chỉ bảo nhiệt tình của các cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành trong thời gian thực tập vừa qua đã giúp cho em hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn và chỉ bảo của quý thầy cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, và đặc biệt là thầy Nguyễn Bảo Lâm. Thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp em nhận ra những sai sót và học hỏi được thêm nhiều điều trong quá trình thực hiện đề tài. Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc cùng với các cô chú, anh chị trong công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập. Đặc biệt là các anh, chị ở Phòng Kinh doanh đã hết lòng giúp đỡ và cung cấp các tài liệu cần thiết để em có thể hoàn thành bài báo cáo. Tuy nhiên, do thời gian thực tập không dài và kiến thức bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót. Mong thầy cô có thể bỏ qua và góp ý chân thành để em nhận ra khuyết điểm và khắc phục. Kính chúc quý thầy cô trong Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, cũng như Ban giám đốc và cô chú, anh chị trong công ty Chấn Thành dồi dào sức khỏe và thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống! Em xin chân thành cảm ơn! LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay, tất cả các quốc gia trên thế giới đều hòa mình vào một nền kinh tế mở toàn cầu hóa. Xu hướng hội nhập kinh tế thế giới đã trở thành mục tiêu chung cho nhiều nước, do đó các nước nào nhanh nhạy, linh hoạt, nắm bắt nhanh cơ hội thì sẽ thu được lợi còn các nước nào hướng nội, tự cô lập mình thì sẽ bị đình trệ và nằm trong số nghèo nhất trên thế giới. Những năm gần đây thành tựu mà Việt Nam đạt được về xuất khẩu lúa gạo là sự khích lệ để bước tiếp vào tương lai, một tương lai tươi sáng rộng mở đón chào. Để tiếp tục theo đuổi mục đích đó, Việt Nam không ngừng đẩy mạnh việc sản xuất và xuất khẩu các ngành hàng có thế mạnh của mình, trong đó mặt hàng gạo chiếm phần quan trọng đưa Việt Nam lên đứng vị trí thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo. Vì nước Việt Nam ta có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp với đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, nhiều sông ngòi, khí hậu nhiệt đới gió mùa mưa nắng quanh năm thuận lợi cho việc sinh trưởng của các loài thực vật, là điều kiện tốt để xen canh tăng vụ, sản xuất quanh năm, bốn mùa thu hoạch, còn lượng nhiệt trung bình thì cao kết hợp với độ ẩm trung bình lớn là một thuận lợi cho sự phát triển các loại cây nhiệt đới vốn ưa nhiều ẩm như cao su, cà fê, chè, lúa… An Giang, một tỉnh nằm ở phía tây nam của nước Việt Nam, được hai con sông Tiền và sông Hậu chảy qua bồi đắp phù sa màu mỡ, có nhiều thuận lợi về phát triển khu vực, giao lưu quốc tế, có sản lượng lúa đứng đầu trong các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và có nhiều kinh nghiệm trong công nghệ nhân giống, lai giống và công tác khuyến nông, do đó lúa gạo là thế mạnh của tỉnh nói riêng và của cả Đồng bằng sông Cửu Long nói chung. Công ty TNHH Chấn Thành là một trong những công ty của tỉnh phát huy thế mạnh về nông sản thực phẩm với các hoạt động chính xuất khẩu gạo, nông sản với lĩnh vực này công ty đã thu được nhiều ngoại tệ, doanh số ngày càng tăng, kết quả hoạt động kinh doanh ngày càng được nâng cao và đặc biệt là xuất khẩu gạo chiếm gần 70% tổng doanh thu của công ty. Vì thế cho nên em đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao kết quả kinh doanh xuất khẩu gạo tại công ty TNHH Chấn Thành” để hiểu thêm về tình hình hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty, nâng cao sự hiểu biết của em về thực tiễn để phục vụ cho những lý thuyết đã học. CHƯƠNG I PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH 1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Chấn Thành: Để có được những thành tựu như ngày nay, tạo được sự tín nhiệm của các khách hàng trên thị trường trong nước lẫn ngoài nước, công ty đã phải trải qua gần 20 năm hoạt động. Trong thời gian này, đơn vị đã phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Nhưng nhờ có những chiến lược đúng đắn của các vị lãnh đạo và sự đoàn kết của toàn thể nhân viên mà công ty đã vượt qua những khó khăn và ngày càng phát triển hơn. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển của công ty có thể chia làm các giai đoạn như sau: a. Giai đoạn 1992 – 2009: Tiền thân của công ty TNHH Chấn Thành là “Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành” được thành lập theo Giấy phép đăng ký kinh doanh số : 5301001428 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Tỉnh An Giang cấp ngày 15/9/1992. Chủ doanh nghiệp là ông Nguyễn Chấn Thành. Do tình hình trong nước thay đổi và có những yêu cầu mới đặt ra nên doanh nghiệp đã thay đổi hình thức sản xuất kinh doanh của mình. Doanh nghiệp hoạt động được 17 năm. b. Giai đoạn 2009 đến nay Ngày 02/12/2008 doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Thành được đăng ký thay đổi giấy phép kinh doanh lần thứ 1 do phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư tỉnh An Giang cấp với số đăng ký kinh doanh là 1600589092 và đổi tên thành “Công ty TNHH Chần Thành”. Tên doanh nghiệp: Công ty TNHH Chấn Thành Tên giao dịch: CHANTHANH CO. Giấy phép thành lập: Quyết định thành lập số 2671/QĐ-UBND, ngày 20/11/2008 của UBND tỉnh An Giang Đăng ký kinh doanh: Giấy chứng nhận số 1600589092 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp ngày 02/12/2008 Vốn điều lệ: 25.265.100.000 đồng Mã số thuế: 1600197176 Trụ sở chính: ấp Long Định, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang Điện thoại: 076.3636348 Fax: 076.3636348 Email: chanthanhco@vnn.vn 1.2. Chức năng, nhiệm vụ, mục tiêu và định hướng phát triển của công ty: 1.2.1.Chức năng: Với lĩnh vực của công ty là xuất khẩu gạo nên chức năng chính là xay xát và chế biến lương thực xuất khẩu. Nói chung Công ty Chấn Thành có chức năng thu mua, chế biến, kinh doanh, xuất khẩu lương thực góp phần nâng cao đời sống cho nông dân. 1.2.2. Nhiệm vụ: - Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký. - Công ty phải chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trước khách hàng, trước pháp luật về sản phẩm và dịch vụ do công ty thực hiện. - Công ty có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản nộp Ngân sách Nhà Nước theo quy định của pháp luật. - Công ty còn thực hiện các quy định của Nhà Nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia. Theo cam kết của công ty, công ty sẽ cố gắng thực hiện tốt phương châm: “CHẤN THÀNH cung cấp những sản phẩm phục vụ cho cuộc sống chất lượng”. Công ty luôn đặt uy tín của mình và lợi ích của khách hàng lên trên hết vì thế công ty sẽ không ngừng cải tiến chất lượng của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. 1.2.3. Mục tiêu: Là một doanh nghiệp nằm trên địa bàn An Giang, trong vùng vựa lúa lớn nhất cả nước, giáp ranh nước bạn Campuchia đầy tiềm năng về lúa gạo, công ty Chấn Thành xác định: đa dạng hóa thị trường, gia tăng giá trị các mặt hàng có nguồn gốc từ lương thực là con đường kinh doanh chính của doanh nghiệp. Tất cả các hoạt động của Chấn Thành phải hướng về khách hàng và cộng đồng để không ngừng gia tăng giá trị công ty, nâng cao thu nhập cho người lao động, công ty thực hiện kinh doanh đúng pháp luật đã đề ra. 1.2.4. Định hướng phát triển của công ty Đầu tư thêm nhiều lĩnh vực như mở rộng kinh doanh sản phẩm mới, nâng dần tỷ trọng các ngành hàng dịch vụ ngoài mặt hàng gạo trong cơ cấu doanh thu của công ty, đặc biệt là ngành có công nghệ cao. Duy trì tốt ngành kinh doanh lương thực – thực phẩm, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, châu Á, tăng sản lượng ở thị trường châu Phi. Xuất khẩu gạo chất lượng cao sang những thị trường bán lẻ thích hợp, từng bước xây dựng thương hiệu cho gạo, để được là công ty hàng đầu Việt Nam về lương thực thực phẩm ở năm 2020. Tiếp tục duy trì và cải tiến hệ thống ISO 9001 – 2000. Nâng cao trình độ, tay nghề và thu nhập cho nhân viên, người lao động. 1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty: GIÁM ĐỐC Phòng tổ chức hành chính Phòng kế toán Phòng kinh doanh Nhà kho Xưởng sản xuất Hình 1 – Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Chấn Thành năm 2012 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2012 Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòngtrưởng bộ phận ở các phòng ban chức năng. Các trưởng phòng, trưởng bộ phận được quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình. Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng cường chuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp tăng hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhược điểm là Giám đốc phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Do vậy quyết định cần phải có thời gian. * Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty như sau: Giám đốc: Là người chỉ đạo, quản lý, điều hành trực tiếp các phòng ban, quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất khẩu và các mặt công tác khác trong công ty. Phòng tổ chức hành chính: Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chính như: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị… Phòng kế toán: - Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất khẩu, và sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuế đối với Nhà nước, theo dõi tỷ giá hối đoái…) quyết toán hàng quý, 6 tháng, 1 năm. - Tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư hoặc kịp thời báo cáo lãi lỗ hàng tháng. - Đảm nhận công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty và ghi chép các hợp đồng, tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ. Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: - Là bộ phận giúp việc cho Giám đốc trong các hoạt động mua bán hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu. - Thực hiện các giao dịch kinh doanh với khách hàng nước ngoài, hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu và theo dõi thanh toán của khách hàng nước ngoài. - Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình Giám đốc xem xét… Xưởng sản xuất: - Chế biến gạo chuyên thực hiện thu mua gạo từ các nơi trong huyện Chợ Mới và các huyện lân cận theo hình thức hợp đồng với người cung ứng, sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Nhận xét: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty tinh gọn, hoạt động khá linh hoạt và luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có phòng kế hoạch và phòng maketing - hai phòng ban quan trọng có nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu cho Giám đốc trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, tìm hiểu khách hàng và xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển công ty trong tương lai… Các nhiệm vụ cơ bản của hai phòng ban này, hiện tại, được phòng kinh doanh đảm nhận. Do đó, các chức năng của hai phòng này không được chuyên sâu, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của phòng kinh doanh. 1.4. Phân tích môi trường sản xuất kinh doanh của công ty Chấn Thành: 1.4.1. Phân tích môi trường bên ngoài: 1.4.1.1. Môi trường vĩ mô: 1.4.1.1.1 Kinh tế Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Nhất là khi nền kinh tế trong nước phải chịu ảnh của cuộc suy thoái toàn cầu. Đã gây không ít khó khăn cho công ty Chấn Thành nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung. Mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kỳ suy thoái đều trở nên khó khăn cả về thị trường, giá cả, và thanh toán. Tuy nhiên, các con số thống kê chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng quan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2012 cho thấy nền kinh tế phục hồi khá nhanh. Tất cả các ngành, các lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, khó khăn lớn nhất của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay vẫn là tiêu thụ và nhập siêu. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 6,81% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là xuất khẩu vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn. Một khó khăn khác là nguy cơ lạm phát. Mặc dù theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, mức lạm phát không còn đáng lo, nhưng vẫn có thể cao lên vào những tháng cuối năm nay và đầu năm sau, khi có sự tác động của nhiều yếu tố cùng lúc. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam năm nay là kiểm soát lạm phát ở mức 9%. Từ những thực tế trên cho thấy, Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn mới có thể phát triển trong nền kinh tế đầy thử thách như hiện nay. Tuy vậy, nền kinh tế trong nước và thế giới cũng đang phục hồi trở lại là một trong những cơ hội cần phải nắm bắt để vực dậy và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. 1.4.1.1.2 Chính trị - pháp luật: Tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định so với các nước khác trong khu vực. Với một Đảng cầm quyền, giảm thiểu được sự tranh giành quyền lực, các cuộc lật đổ chính quyền, mất ổn định chính trị. Việt Nam đã và đang tạo được sự tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đây được xem là một lợi thế của nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất khẩu, nên luật thuế trong nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển. Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO đến nay, chính phủ nước ta đang dần cải cách các thủ tục hành chính nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu, để phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tóm lại, tuy là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với chủ trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trongcộng đồng quốc tế”. Đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vươn xa hơn trong thị trường thế giới. 1.4.1.1.3. Công nghệ: Đối với gạo thì trên thế giới đã có các công nghệ như sau: * Đối với xay xát gạo thì: - Máy xay xát tự động. - Hệ thống điều hoà không khí. - Máy tách màu gạo. * Đối với thiết bị xấy khô: - Hệ thống sấy khô gạo. - Hệ thống dự trữ. - Bộ phận kiểm định chất lượng. * Đóng gói: - Thiết bị đóng gói tự động. - Hệ thống bảo đảm hạn sử dụng của gạo. * Chế biến gạo đặc biệt: - Máy chế biến bột gạo tự động. - Máy nhồi bột gạo thành bánh tự động. - Máy sấy chế biến gạo ăn liền. - Máy chế biến bánh snack gạo. * Chế biến sản phẩm phụ: - Hệ thống bảo quản cám. - Thiết bị ép dầu từ cám gạo để làm phân bón hay thức ăn gia súc. - Hệ thống đốt bằng vỏ gạo. - Hệ thống nghiền trấu. - Đặc biệt là hệ thống chế biến trấu thành các sản phẩm cứng có dạng khối (giống nguyên liệu gỗ) Ngoài ra, các nước tiên tiến còn xây dựng hệ thống quản trị sản xuất để quản lý tốt hơn chi phí, tăng lợi nhuận, … Trong khi đó, hệ thống công nghệ chế biến gạo của công ty cũng như hầu hết ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. chủ yếu là xay xát và đánh bóng, chỉ có năng lực bằng 67,5% năng lực xay xát gạo cả nước. Và các loại máy móc này đã có tuổi thọ cao. dần trở nên lạc hậu so với thế giới. Do đó, công nghệ thực sự là mối đe dọa đối với công ty. 1.4.1.1.4. Điều kiện tự nhiên: An Giang là một tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long, là một trong những tỉnh có diện tích đất canh tác lớn nhất trong vùng ĐBSCL. Tổng diện tích đất nông nghiệp là 246.821 ha , trong đó đất trồng lúa chiếm hơn 82%. Đất An Giang hình thành qua quá trình tranh chấp giữa biển và sông ngòi, nên rất đa dạng. Mỗi một vùng trầm tích trong môi trường khác nhau sẽ tạo nên một nhóm đất khác nhau, với những thay đổi về chất đất, địa hình, hệ sinh thái và tập quán canh tác. Chính vì thế mà An Giang có 2 dạng chính là đồng bằng và đồi núi. Ngoài các sông lớn, An Giang còn có một hệ thống rạch tự nhiên rải rác khắp địa bàn của tỉnh, với độ dài từ vài km đến 30km, độ rộng từ vài m đến 100m và độ uốn khúc quanh co khá lớn. Các rạch trong khu vực giữa sông Tiền và sông Hậu thường lấy nước từ sông Tiền chuyển sang sông Hậu. Các rạch nằm trong hữu ngạn sông Hậu thì lấy nước từ sông Hậu chuyển sâu vào nội đồng vùng trũng Tứ giác Long Xuyên. Đất phù sa màu mỡ. Khí hậu nhiệt đới gió mùa: mùa mưa và mùa khô, ôn hòa quanh năm. Điều kiện tự nhiên thuận lợi là một yếu tố quan trọng giúp An Giang có một nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh với sản lượng lúa và thủy sản nước ngọt cao nhất nước. Giao thông vận tải thủy tại An Giang đang có hướng phát triển thuận lợi. Với sự hợp sức của Tân Cảng và Cảng Mỹ Thới, sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí và rút ngắn thời gian vận chuyển hàng hóa.. Ngoài nông nghiệp và thủy sản, những lợi thế này đặc biệt phù hợp với các doanh nghiệp và các nhà đầu tư khi quyết định đầu tư vào các lĩnh vực khác như công nghiệp nhẹ, chế biến, sản xuất công nghiệp nặng, thương mại, du lịch, dịch vụ và các ngành có trị giá gia tăng cao. - Tuy nhiên, An Giang lại là một tỉnh nằm trong vùng lũ, đây là 1 trong những nguyên nhân gạo của An Giang không thể tồn trữ lâu, khó duy trì chất lượng ổn dịnh như các vùng khác. - Những năm gần đây khí hậu trên trái đất lại có xu hướng nóng lên gây tình trạng thiếu nước canh tác ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 1.4.1.1.5 Xã hội: An Giang có một thị trường tiêu dùng lớn với hơn 2,2 triệu dân và 3,9 triệu du khách trong và ngoài nước mỗi năm. Hàng năm, tổng mức bán lẻ dịch vụ đạt con số hơn 22 ngàn tỷ đồng. Đây là một thị trường không thể bỏ qua đối với các nhà đầu tư và các doanh nghiệp lớn. An Giang là vùng một vùng đất có mật độ dân cư cao, lao động đông đúc, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp không ngừng được mở rộng và ngày càng thu hút các nhà đầu tư. Các chính sách của tỉnh ngày càng phù hợp tạo sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư. Đây là điều kiện thuận lợi cho các ngành công nghiệp chế biến để sản xuất, xuất khẩu. Lượng tàu thủy và xe cơ giới lưu thông ngày càng nhiều thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa. Tóm lại, An Giang là một thị trường tiềm năng cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh sản xuất, xuất khẩu. 1.4.1.2. Môi trường vi mô: 1.4.1.2.1. Đối thủ cạnh tranh trong nước: - Xác định phạm vi của nghành: Ngành được xác định bao gồm các công ty thực hiện hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo, có tới 15 nhà xuất khẩu gạo lớn đóng góp 89% khối lượng gạo xuất khẩu của cả nước.Tình hình cạnh tranh gay gắt đặc biệt ở Đồng bằng Sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước. - Xác định đối thủ cạnh tranh: Đồng bằng Sông Cửu Long có nhiều công ty xuất khẩu lớn như: TIGIFOOD, AFEX, Công ty du lịch An Giang … đề này chỉ chọn 2 công ty làm đối thủ là Công ty xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) và Công ty Cổ phần Thương nghiệp Tổng hợp và chế biến lương thực Thốt Nốt(Gentraco). + Công ty Angimex: - Điểm mạnh: Có kinh nghiệm quan hệ kinh doanh tốt do công ty hoạt động lâu năm. Hợp tác với công ty Nhật thành công ty Angimex- Kitosu cung cấp giống lúa Nhật và ký hợp đồng bao tiêu chất lượng cao với nông dân Long Xuyên, các đường như Bình Khánh, Mỹ Thạnh, Mỹ Hòa, Mỹ Thới. Vì thế công ty này có thể kiểm soát về nguồn nguyên liệu về giống lúa, sản lượng, có kế hoạch xây dựng vùng nguyên liệu đáp ứng hoạt động chế biến xuất khẩu gạo. - Điểm yếu: Kho không đủ để chứa nguồn nguyên liệu đầu vào mùa cao điểm, nên phải mua nguồn nguyên liệu từ bên ngoài thêm. + Công ty Gentraco: Thành lập 1980, được cổ phần hóa 1998. Công ty đạt được chứng nhận về ISO 9001:2000 và HACCP vào tháng 11/2006. Công ty tham gia rất nhiều hoạt động đền ơn đáp nghĩa, uống nước nhớ nguồn…Hoạt động xã hội giúp cho hình ảnh công ty dễ đi vào lòng khách hàng. - Điểm mạnh: Thị phần xuất khẩu lớn, có nguồn nguyên liệu đầu vào khá tốt, đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm có khả năng chuyên môn cao trong kinh doanh và quản lý tốt. - Điểm yếu: Sức chứa kho nhỏ, nên phải thuê thêm bên ngoài nên chi phí cao. Công tác dự báo nghiên cứu thị trường chưa được đầu tư đúng mức. 1.4.1.2.2. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài: - Các nước xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới hiện nay vẫn là Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Mỹ , Pakitan… - Ấn độ: Xuất khẩu chủ yếu là gạo đồ và gạo Basmati. Theo như dự báo của chính phụ họ thì gạo Ấn sẽ đạt 129 triệu tấn vào năm 2012, khi đó chỉ cần nâng sản lượng lên 3.000 kg/hécta so với trung bình 1.930 kg/hécta hiện nay. Chính phủ đặt mục tiêu sản xuất 129 triệu tấn gạo năm 2011 và 2012. Năm 2007/2008 nước này tiêu thụ khoảng 88,35 tấn gạo. Chính phủ Ấn độ đang thực hiện dự trữ gạo lại để phục vụ nhu cầu trong nước. Nên nước ta cũng có nhiều cơ hội hơn tại thị trường Châu Phi. - Thái Lan: Nước này được xem như là nước đứng đầu cả về số lượng lẫn chất lượng gạo xuất khẩu. Gạo Thái Lan cạnh tranh với các nước chủ yếu dựa vào sự đa dạng về sản phẩm, chất lượng chế biến, vì công nghệ sản xuất của họ rất hiện đại và vùng nguyên liệu thì được quy định chặc chẽ. Nhưng hiện hay đồng Baht của Thái Lan tăng làm lợi nhuận từ xuất khẩu thấp. Làm gạo Thái đang giảm sức cạnh tranh so với gạo Việt Nam. Vì giá trị VND/USD vẫn ổn định. - Pakistan: Đây là nước đứng thứ tư trên thế giới về xuất khẩu gạo, gạo xuất khẩu chủ yếu ở Pakistan là gạo JRRT và Basmati. Hiện nay, nước này đang xây dựng chiến lược xuất khẩu sang Trung Quốc và Indonesia. Trong thời gian tới đây sẽ là một đối thủ cạnh tranh mạnh của Nước ta, trên thị trường gạo cấp thấp, giá gạo 25% tấm của Pakistan năm 2007 và năm 2008 đều thấp hơn giá gạo ở Việt Nam. - Mỹ: Là một nước xuất khẩu gạo mạnh trên thế giới. Tuy nhiên hiện nay thị trường gạo Mỹ xuất khẩu đã bớt sôi động, sản phẩm thị trường này xuất chủ yếu sang những thị trường khó tính: Nhật Bản, EU, Châu Âu …vì chất lượng gạo họ sản xuất ra luôn luôn đạt ở mức cao và đảm bảo đầy đủ những yêu cầu của khách hàng. 1.4.1.2.3. Sản phẩm thay thế: Hiện nay, gạo vẫn là nguồn lương thực chủ yếu ở Châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, con người ngày càng bận rộn với công việc, cộng thêm xu hướng đô thị hóa đang diễn ra ở nhiều nước Châu Á. Sự thâm nhập của lối sống phương Tây, đang dần thay thế các bữa ăn trưa với cơm gạo bằng các tiệm ăn nhanh ở nhiều nơi trong thành phố các nước, hoặc các sản phẩm ăn liền có nguồn gốc từ khoai, bắp, lúa mì. Ở Châu Phi cũng có nhiều loại lương thực thay thế khác như kê, khoai, sắn. Khi giá lúa gạo quá cao, người dân sẽ chuyển sang tiêu dùng các loại lương thực có giá rẻ hơn, vì thu nhập của họ tương đối thấp. Đây là các nguyên nhân chính, ảnh hưởng đến lượng gạo tiêu thụ trong tương lai mà các nhà xuất khẩu gạo cần xem xét. 1.4.2. Phân tích môi trường bên trong: 1.4.2.1. Marketing: Hiện nay, công ty chưa có phòng Marketing riêng biệt. Công tác marketing do phòng Kế Hoạch- Xuất nhập khẩu và chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh đảm trách. 1.4.2.1.1. Định giá: Hiện nay công ty định giá với khách hàng phụ thuộc vào giá cả trên thị trường và tham khảo giá do Hiệp Hội cung cấp. 1.4.2.1.2. Phân phối : Ở thị trường nội địa, công ty hiện nay chưa có hệ thống bán lẻ, còn khi xuất ra nước ngoài chủ yếu là cho các công ty nhập khẩu trung gian qua 3 hình thức: xuất khẩu trực tiếp, uỷ thác xuất khẩu và cung ứng xuất khẩu. Nhìn chung, công ty chỉ có hệ thống phân phối là các đầu mối trung gian và các nhà kinh doanh sỉ. Như vậy là công ty chưa đưa được sản phẩm đến người tiêu dùng trực tiếp. 1.4.2.1.3. Chiêu thị: Hằng năm công ty có đưa cán bộ- công nhân viên ra nước ngoài tìm hiểu thị trường và khách hàng và công tác cập nhật thông tin về khách hàng khá tốt. Công ty đang triển khai mạng luới thông tin toàn công ty để thuận tiện trong việc cập nhật thông tin mới về khách hàng, về đối thủ cạnh tranh, về thị trường, về chính sách mới,…Mạng lưới thông tin này luôn được cải thiện để bắt kịp nhịp độ thương mại. Công ty cũng thường xuyên tham gia các hội chợ quốc tế và trong nước nhưng chỉ ở mức độ tham khảo, chưa đưa ra hướng quảng cáo, khuếch trương công ty. Tóm lại, điều quan trọng nhất là sản phẩm của công ty đưa ra thị trường chưa có thương hiệu, gạo chỉ chứa trong những bao lớn, không in nhãn hiệu của công ty, chính vì vậy mà giá trị gạo của công ty chưa cao. Đây là vấn để cần giải quyết ngay trong bối cảnh hiện nay. 1.4.2.2. Nhân sự: Công ty rất chú trọng đến yếu tố nhân lực và xem đây là yếu tố quan trọng thành công. Trong các năm qua, công ty đã đưa nhiều cán bộ tham gia học tập theo chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn trong và ngoài tỉnh, khuyến khích tự học. Bên cạnh đó, công ty luôn quan tâm chăm lo đời sống cho cán bộ - công nhân viên được tốt hơn, động viên được lòng nhiệt tình, sự tân tụy và tinh thần đoàn kết nhân lực, gắn bó với công ty. Bảng 1-TRÌNH ĐỘ NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH NĂM 2012 Trình độ Số lượng Tỷ lệ (%) Thạc sĩ 1 1.45 Đại học 12 17.4 Cao đẳng 2 2.9 Trung cấp chuyên nghiệp 26 37.7 Trình độ khác 28 40.6 Tổng cộng: 69 100 Hiện nay tổng số lao động của toàn công ty là 69 người. Trong đó nhân viên quản lý công ty là 14 người, số còn lại là các công nhân và lao động phổ thông ở các xí nghiệp. Số nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm 60% trong tổng số nhân viên, có đủ năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh. CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Chấn Thành trong giai đoạn 2009 – 6th/2010 2.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2009 – 2011: Bảng 2 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH QUA 3 NĂM 2009 – 2011 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329 Giá vốn hàng bán 153.026 247.857 185.622 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 9.393 59.851 10.707 Doanh thu từ hoạt động tài chính 4.730 12.275 10.284 Chi phí tài chính 1.514 4.956 2.221 - Trong đó: Chi phí lãi vay 843 3.912 1.999 Chi phí bán hàng 4.331 7.124 4.073 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.802 12.349 5.511 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 4.476 47.696 9.187 Thu nhập khác 823 2.246 22 Chi phí khác 80 239 181 Lợi nhuận khác 743 2.007 (159) Tổng lợi nhuận trước thuế 5.220 49.703 8.868 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.053 12.378 2.071 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.167 37.325 6.797 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Doanh thu: Nhìn chung, doanh thu của công ty qua ba năm có xu hướng tăng, đạt trên 162 tỷ năm 2009 đã tăng lên 196 tỷ năm 2011. Đặc biệt có sự tăng vọt trong năm 2010, với doanh thu đạt gần 308 tỷ, tăng 90% so với năm 2009. Tổng doanh thu tăng trước hết là doanh thu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tăng cao trong thời gian này. Đến năm 2011, doanh thu của hoạt động xuất khẩu giảm mạnh trở lại nên tổng doanh thu cũng bị ảnh hưởng và giảm 36% so với năm 2010. Song giá cả các mặt hàng kinh doanh của công ty vẫn cao hơn năm 2009, nên doanh thu trong năm này vẫn cao hơn 162 tỷ đồng của năm 2009. Lợi nhuận trước thuế: Do ảnh hưởng từ khủng hoảng của kinh tế thế giới mà lợi nhuận công ty thu được trong thời gian này cũng bị ảnh hưởng. Năm 2009, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt trên 5 tỷ đồng. Sang đến năm 2010, tuy tình hình kinh tế vẫn chưa phục hồi nhưng do ảnh hưởng từ sự khan hiếm lương thực toàn cầu, mà giá thu mua lúa gạo trên thế giới tăng cao đột biến so với năm 2009. Đem về lợi nhuận khá cao cho công ty trong năm đạt gần 50 tỷ đồng, tăng 8,5 lần so với năm trước. Đến năm 2011, tình hình giá cả ổn định trở lại, trong khi tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn chưa phục hồi nên lợi nhuận trước thuế thu được vẫn thấp chỉ đạt gần 9 tỷ đồng, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009. 2.1.2. Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2012: Bảng 3 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TRONG 6th/2011 và 6th/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch +/- % Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ 129.267 90.720 (38.546) (30) Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 129.267 90.720 (38.546) (30) Giá vốn hàng bán 122.006 84.060 (37.946) (31) Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 7.261 6.660 (601) (8) Doanh thu từ hoạt động tài chính 6.513 9.803 3.290 51 Chi phí tài chính 1.407 1.553 147 10 - Trong đó: Chi phí lãi vay 1.266 1.426 160 13 Chi phí bán hàng 2.579 2.231 (348) (14) Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.490 3.353 (137) (4) Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 6.298 9.326 3.028 48 Thu nhập khác 14 3.314 3.301 24.239 Chi phí khác 115 118 3 3 Lợi nhuận khác (101) 3.196 3.297 3.267 Tổng lợi nhuận trước thuế 6.197 12.522 6.324 102 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.312 2.755 1.443 110 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 4.886 9.767 4.881 100 Nguồn: Phòng kế toán, 2012 Trong sáu tháng đầu năm 2012, tình hình xuất khẩu gạo của Công ty vẫn không khả quan, sản lượng xuất khẩu trong thời gian này giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang bước vào giai đoạn cuối trong việc cổ phần hóa. Nên phần nào ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2011, lợi nhuận gộp cũng giảm 8%. Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động khác của công ty đều tăng sau đợt khủng hoảng vừa qua, đã kéo lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 102% so với cùng kỳ năm trước. 2.2. Phân tích tình hình thu mua 2.2.1. Tình hình thu mua gạo thành phẩm 2.2.1.1. Sản lượng thu mua a) Biến động sản lượng Trong giai đoạn 2010 – 6th/2012, chiếm tỷ trọng lớn trong đơn đặt hàng của Công ty là các mặt hàng gạo 5% tấm, 15% tấm, và 25% tấm. Các mặt hàng còn lại như gạo 10%, gạo thơm… chỉ chiếm khoảng 2% tỷ trọng. Nên ở đây chỉ xét 3 mặt hàng chính của Công ty, tình hình cụ thể như sau: Bảng 4 – SẢN LƯỢNG GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6th/2012 Đơn vị tính: tấn Mặt hàng gạo 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Chênh lệch +/- 10/09 11/10 6th12/6th11 5% tấm 6.710 2.750 2.800 1.796 - -3960 50 -1.796 15% tấm 13.061 3.750 1.250 781 - -9.311 -2.500 -781 25% tấm 9.198 500 600 376 500 -8.698 100 124 Tổng: 28.969 7.000 4.650 2.953 500 -21.969 -2.350 -2.453 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Trong năm 2009, do chưa xây dựng xong hai nhà máy chế biến, nên công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các kênh ngoài. Sang năm 2010, hai phân xưởng bắt đầu đi vào hoạt động, lượng gạo thành phẩm thu mua giảm dần qua các năm. Cụ thể: Gạo 5% tấm đã giảm từ 6.710 tấn trong năm 2009 chỉ còn 2.750 tấn, ứng với mức giảm 59%. Gạo 15% tấm giảm 71%, ứng với mức 9.311 tấn, chỉ còn 3.750 trong năm 2010. Gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất, giảm 8.698 tấn ứng với 95%. Sang năm 2011, lượng gạo 5% tấm và 25% tấm thu mua tấm có xu hướng tăng nhẹ, do hợp đồng xuất khẩu của hai mặt hàng này tăng mạnh trong năm 2010, có thời điểm hai phân xưởng chế biến không đủ cung cấp, nên công ty phải thu mua thêm để giao hàng đúng thời hạn. Gạo 5% tăng 50 tấn với tỷ lệ 2% so với năm 2010. Gạo 25% tăng cao hơn với mức 100 tấn ứng với 20%. Riêng mặt hàng gạo 15% tấm lại tiếp tục giảm 67% ứng với mức 2500 tấn trong năm 2011. Vì hợp đồng xuất khẩu của mặt hàng trong năm này giảm so với năm 2008. Đến 6 tháng đầu năm 2012, các phân xưởng chế biến cung cấp xấp xỉ lượng gạo thành phẩm xuất khẩu nên công ty chỉ thu mua thêm 500 tấn của mặt hàng gạo 25%. Do các phân xưởng chế biến không đủ cung cấp sản lượng của mặt hàng này vào thời điểm giao hàng. b) Phân tích cơ cấu: Cơ cấu từng mặt hàng thu mua qua các năm có sự thay đổi tùy theo hợp đồng ký kết trong giai đoạn từ năm 2009 đến 2011. Trong đó: Mặt hàng gạo 5% tấm tuy có sản lượng thu mua giảm qua các năm nhưng mức giảm ít hơn so với 2 mặt hàng còn lại, nên cơ cấu của nó có xu hướng tăng. Chiếm 23% trong năm 2009 đã tăng lên 39% năm 2010. Và chiếm hơn phân nửa tổng sản lượng so với các mặt hàng còn lại trong năm 2011, với tỷ lệ 60%. Mặt hàng gạo 15% tấm tăng giảm không đều qua các năm. Tuy năm 2010 có sản lượng giảm khá mạnh nhưng có tỷ lệ giảm thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm. Nên về cơ cấu, mặt hàng này đã tăng từ 45% năm 2009 tăng lên 54% năm 2010, chiếm khoảng một nửa trong tổng số. Nhưng đến năm 2011, trong khi các mặt hàng khác có sản lượng thu mua tăng nhẹ, thì mặt hàng này lại giảm 67% về sản lượng, nên cơ cấu giảm xuống chỉ chiếm 27% trong tổng sản lượng. Mặt hàng gạo 25% thường chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tổng cơ cấu, do có sản lượng thu mua thấp nhất trong tổng các mặt hàng. Trong giai đoạn này lại tiếp tục giảm xuống từ 32% trong năm 2009 chỉ còn 7% năm 2010 do sản lượng chịu sự sụt giảm đến 95%. Đến năm 2011, sản lượng thu mua của nó tăng nhẹ nên cơ cấu cũng tăng 6% so với năm 2010 và đạt 13% năm 2009. Hình 2 – Cơ cấu sản lượng gạo thành phẩm thu mua của công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012 Trong 6 tháng đầu năm 2012, do có thể tự cung cấp đủ lượng gạo thành phẩm xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% và 15% tấm, nên Công ty chỉ thu mua thêm mặt hàng gạo 25% tấm. Vì vậy, mặt hàng này chiếm 100% trong tổng sản lượng, tăng 87% so với cùng kỳ năm 2011. Các mặt hàng còn lại vì không thu mua nên chiếm 0% trong cơ cấu 6 tháng đầu năm 2012. 2.2.1.2. Chi phí thu mua: Bảng 5 – CHI PHÍ THU MUA GẠO THÀNH PHẨM THU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Mặt hàng gạo 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Chênh lệch % 10/09 11/10 6th12/6th11 5% tấm 30.557 24.338 19.981 11.958 - -20 -18 15% tấm 56.606 29.813 8.188 5.160 - -47 -73 25% tấm 39.551 3.575 3.930 2.402 4.050 -91 10 69 Tổng: 126.715 57.725 32.009 19.521 4.050 -54 -45 -79 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Chi phí thu mua gạo thành phẩm qua các năm giảm dần, đặc biệt giảm mạnh trong năm 2010 với mức 54%, chủ yếu là do sản lượng gạo thu mua giảm dần qua các năm. Trong đó: - Gạo 5% tấm giảm từ 30.557 triệu đồng năm 2009 còn 24.338 triệu năm 2010, giảm 6.220 triệu, tương ứng với mức 20%. Năm 2011 tiếp tục giảm thêm 4.446 triệu đồng chỉ còn 19.891 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Công ty đã ngừng thu mua mặt hàng này, nên giảm được chi phí thu mua trong kỳ. - Gạo 15% tấm có chi phí thu mua cao nhất trong năm 2009 với 56.606 triệu đồng đã giảm 47% trong năm 2010. Đến năm 2011 lại tiếp tục giảm mạnh với mức 73% chỉ còn 8.188 triệu đồng. Sáu tháng đầu năm 2012, Công ty cũng đã ngừng thu mua mặt hàng này nên chi phí trong kỳ bằng 0. - Chi phí thu mua gạo 25% tấm có mức giảm cao nhất so với các mặt hàng còn lại, giảm đến 91% tương ứng 35.976 triệu đồng trong năm 2010, chỉ còn 3.575 triệu đồng. Đến năm 2011, mặt hàng này tăng nhẹ với mức 355 triệu là mặt hàng duy nhất Công ty thu mua trong 6 tháng đầu năm 2012, với chi phí 4.050 triệu đồng tăng 69% so với cùng kỳ năm 2011. 2.2.1.3. Tình hình giá cả thu mua: Bảng 6 – GIÁ GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 - 6TH/2012 Đơn vị tính: đồng/kg Mặt hàng gạo 2009 2010 2011 6 tháng 2011 6 tháng 2012 Chênh lệch % 10/09 11/10 6th12/6th11 5% tấm 4.554 8.850 7.104 6.658 - 94 -20 15% tấm 4.334 7.950 6.550 6.607 - 83 -18 25% tấm 4.300 7.150 6.550 6.389 8.100 66 -8 21 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Giá thu mua bình quân của các mặt hàng gạo đều có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2010, do ảnh hưởng của giá gạo trên thế giới nên giá thu mua ở năm này cũng tăng mạnh. Trong đó: Giá gạo 5% tấm có mức tăng cao nhất, từ 4.554 đồng/kg đã tăng lên 8850 đồng/kg, tăng đến 94%. Kế đến là giá gạo 15% tấm tăng 83% ứng với mức tăng 3616 đồng/kg. Gạo 25% có mức tăng giá thấp nhất 66%, do giá trị gia tăng của mặt hàng này không cao so với các mặt hàng còn lại. Đến năm 2011, giá gạo thế giới tăng do tình hình thiên tai ở các nước, nhưng giá trong nước giảm do người nông dân trúng mùa. Mức giảm trong năm 2011 không cao bằng mức tăng trong năm 2010 nên giá gạo thành phẩm thu mua vẫn cao hơn năm 2009. Chịu ảnh hưởng nhiều từ giá gạo thế giới, nên giá gạo 5% tấm biến động nhiều hơn so với hai mặt hàng gạo còn lại, cụ thể: Giá gạo 5% tấm đã giảm 1.746 đồng/kg ứng với 20% so với giá năm trước. Gạo 15% giảm 1400 đồng/kg ứng với 18% còn 6550 đồng/kg, mức giá này cũng tương đương với gạo 25% tấm sau khi giảm 8%. Sở dĩ gạo 25% tấm lại có giá thu mua bằng với gạo 15% tấm trong năm 2011 do đây chỉ là giá gạo trung bình của cả năm. Thực tế giá gạo trong nước còn có sự tăng giảm khác nhau qua từng thời điểm trong năm (như trái vụ hay sau thu hoạch) và phụ thuộc vào giá của từng nhà cung ứng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, Công ty chỉ thu mua thêm gạo 25% tấm với giá 8100 đồng/kg. Tăng 1550 đồng/kg ứng với 24% so với năm 2011. Tuy nhiên, giá gạo thu mua tăng còn do tác động của tình hình lạm phát trong nước, chỉ số giá tiêu dùng của năm sau luôn cao hơn năm trước. Do đó nếu giá gạo thị trường thế giới không biến động thì giá thu mua trong nước vẫn có xu hướng tăng qua các năm. 2.2.2. Tình hình thu mua gạo nguyên liệu: Từ năm 2009 trở về trước, Công ty chưa tham gia vào khâu chế biến gạo nên không thu mua gạo nguyên liệu. Nên các số liệu phân tích dưới đây chỉ nằm trong giai đoạn từ năm 2010 – 6th/2012. 2.2.2.1. Sản lượng thu mua: a) Biến động sản lượng: Do được đầu tư cao hơn nên công suất hoạt động của Xí nghiệp Thới Thạnh đều cao hơn phân xưởng An Bình qua các năm. Cụ thể năm 2008, xí nghiệp Thới Thạnh thu mua 18.224 tấn, cao hơn 3,8 lần so với phân xưởng An Bình. Sang năm 2009, khối lượng thu mua ở Thới Thạnh tăng thêm 755 tấn, trong khi đó An Bình lại giảm 1.548 tấn so với năm 2008. Tổng lượng thu mua ở cả hai phân xưởng đạt 22.179 tấn giảm 793 tấn, so với 22.972 tấn của năm 2008. Vì khối lượng gạo của hợp đồng xuất khẩu trong năm 2009 giảm so với 2008 nên lượng thu mua cũng giảm theo. Bảng 7 – SẢN LƯỢNG GẠO NGUYÊN LIỆU THU MUA CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 – 6TH/2012 Đơn vị tính: tấn Địa điểm thu mua Năm 2010 Năm 2011 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch +/- 2011/2010 6th2012/6th2011 PX An Long 18.224 18.979 12.030 6.100 753 -5.930 PX Long Thành 4.748 3.200 2.029 1.000 -1.548 -1.028 Tổng 22.972 22.179 14.059 7.100 -793 -6.959 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Trong 6 tháng đầu năm 2012, tổng sản lượng thu mua giảm 49% so với cùng kỳ năm 2011. Chỉ đạt 6.100 tấn ở An Long giảm 5.930 tấn. Đạt 1.000 tấn ở Long Thành giảm 1.028 tấn. Do lượng hợp đồng trong thời gian này giảm nên Công ty cũng hạn chế thu mua. b) Phân tích cơ cấu: Hình 3 - Cơ cấu sản lượng gạo nguyên liệu thu mua ở từng phân xưởng của công ty Chấn Thành từ năm 2010 – 6th/2012 Cơ cấu sản lượng thu mua gạo nguyên liệu ở hai phân xương trong thời gian vừa qua chỉ biến động nhẹ. Trong đó lượng gạo thu mua ở Xí nghiệp Thới Thạnh chiếm khoảng 79,3% năm 2008 tăng lên 85,6% năm 2009. Đến 6 tháng đầu năm 2010, chỉ tăng nhẹ đạt 85,9% cao hơn 0,08% so với cùng kỳ năm trước. Xí nghiệp An Bình có công suất thấp hơn nên chỉ thu mua 20,7% trong tổng lượng gạo thu mua năm 2008, và giảm còn 14,4% trong năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2010 lại tiếp tục giảm nhẹ còn 14,1%, giảm 0,08% so với 6 tháng đầu năm 2009. 2.2.2.2. Chi phí thu mua: Bảng 8 – CHI PHÍ THU MUA GẠO NGUYÊN LIỆU Ở HAI PHÂN XƯỞNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 – 6TH/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Địa điểm thu mua Năm 2010 Năm 2011 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch +/- 2011/2010 6th2012/6th2011 PX An Long 118.438 110.591 67.609 35.465 -7 -48 PX Long Thành 30.544 18.144 11.257 6.425 -41 -43 Tổng 148.982 128.735 78.865 41.890 -14 -47 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Do có sản lượng thu mua lớn hơn, nên chi phí thu mua ở Phân xưởng An Long cũng cao hơn Phân xưởng Long Thành. Tổng chi phí thu mua năm 2011 đạt 128.735 triệu, thấp hơn 14% so với năm 2010, do chịu ảnh hưởng lớn từ việc giá nguyên liệu thu mua giảm trong năm. Trong đó, chi phí ở phân xưởng An Bình giảm khá lớn với tỷ lệ 41%, từ 30.544 triệu trong năm 2010 chỉ còn 18.144 triệu đồng trong năm 2011. Phân xưởng Thới Thạnh giảm ít hơn với mức 7.847 triệu đồng, tỷ lệ 7% trong năm. Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí thu mua lại tiếp tục sụt giảm khá mạnh, trong đó phân xưởng An Long giảm nhiều hơn với tỷ lệ 48%, ứng với mức 32.143 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước. Phân xưởng Long Thành cũng giảm với tỷ lệ xấp xỉ 43%, đạt 11.257 triệu đồng trong 6 tháng 2011 chỉ còn 6.425 triệu đồng trong thời gian này. Trái ngược với nguyên nhân chi phí giảm do giá giảm trong năm 2011, nguyên nhân sụt giảm trong 6 tháng đầu năm 2012là do sản lượng thu mua gạo nguyên liệu sụt giảm ở cả hai phân xưởng. 2.2.2.3. Giá cả thu mua Bảng 9 – GIÁ GẠO NGUYÊN LIỆU THU MUA Ở HAI PHÂN XƯỞNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 – 6TH/2012 Đơn vị tính: đồng/kg Địa điểm thu mua Năm 2010 Năm 2011 6th/11 6th/12 Chênh lệch +/- Chênh lệch +/- +/- % +/- % PX An Long 6.499 5.827 5.620 5.814 -672 -10 194 3 PX Long Thành 6.433 5.670 5.548 6.425 -762 -12 877 16 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Do chịu ảnh hưởng của đợt sốt giá gạo vào năm 2010, tương tự như giá gạo thành phẩm thu mua, giá gạo nguyên liệu trong năm này khá cao. Sang năm 2011 giá gạo nguyên liệu thu mua bắt đầu giảm nhẹ trở lại. Tại Xí nghiệp An Long giá gạo thu mua giảm 672 đồng/kg ứng với 10% so với năm 2010. Ở phân xưởng Long Thành giá gạo giảm cao hơn với mức giảm 762 đồng/kg, còn 5670 đồng/kg. Trái lại năm 2011, trong 6 tháng đầu năm 2012, giá gạo trung bình ở cả hai phân xưởng đều tăng. Trong khi giá gạo ở Phân xưởng An Long chỉ tăng 194 đồng/kg, với tỷ lệ 3%, thì ở Phân xưởng Long Thành giá gạo lại tăng đến 877 đồng/kg, với tỷ lệ lên đến 16%. Tuy nhiên vẫn chưa thể đánh giá được tình hình trên. Do trong thời gian này, lượng gạo thu mua ở Phân xưởng Long Thành thấp, thời điểm thu mua lại vào đợt giá cao, trong khi ở Xí nghiệp An Long mua với số lượng nhiều, giá cả tương đối sát với thị trường. 2.3. Tình hình tiêu thụ 2.3.1. Sản lượng tiêu thụ Bảng 10 – SẢN LƯỢNG GẠO TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ 2009 ĐẾN 6TH/2012 Đơn vị tính: tấn Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6th/11 6th/12 Chênh lệch % 10/09 11/10 6th12/6th11 Trong nước - - 300 - 5.009 - - - Xuất khẩu 29.871 28.672 24.379 17.497 9.100 -4 -15 -48 Tổng cộng 29.871 28.672 24.679 17.497 14.109 -4 -14 -13 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Mỗi năm công ty tiêu thụ từ 30.000 đến 40.000 tấn gạo, nhưng trong giai đoạn 2009 – 6th/2012, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lượng tiêu thụ hằng năm của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này. Giảm từ 29.871 tấn trong năm 2009 xuống 28.672 tấn năm 2010. Đến năm 2011, lại tiếp tục giảm mạnh hơn với tỷ lệ 14% chỉ đạt 24.679 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2012, đạt 14.109 tấn, nhưng vẫn giảm 3.389 tấn so với cùng kỳ năm 2011, ứng với mức giảm 19%. F Tiêu thụ trong nước Những năm trước đây, Công ty chế biến gạo chủ yếu để xuất khẩu qua các thị trường nước ngoài và không bán gạo ở thị trường nội địa. Chỉ từ năm 2011 đến nay, đơn vị mới bắt đầu bán hàng trong nước. Nhưng kênh tiêu thụ chính vẫn là thị trường nước ngoài. Trong năm 2011, do mới xuất khẩu lần đầu tại thị trường nội địa nên khối lượng còn thấp chỉ đạt 300 tấn trong năm. Đến 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng bán ra trong nước đã tăng lên 5.009 tấn chiếm tỷ lệ 36% so với tổng lượng tiêu thụ, tăng 100% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2011. FXuất khẩu Xuất khẩu là kênh tiêu thụ sản phẩm chính, là lĩnh vực hoạt động chủ yếu từ khi Công ty mới thành lập cho đến nay. Nhìn chung sản lượng của Công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2009 - 2011. Năm 2009 xuất khẩu đạt 28.871 tấn, sang năm 2010 giảm 4% chỉ còn 28.672 tấn. Khối lượng xuất khẩu giảm trong năm 2010 là do sự ảnh hưởng của chính sách điều hành xuất khẩu từ chính phủ. Năm 2011 khối lượng xuất khẩu gạo của công ty chỉ còn 24.379 tấn, giảm 4.293 tấn với tỷ lệ 15% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2012, công ty xuất khẩu được 9.100 tấn, giảm 48% tương ứng với mức giảm 8.397 tấn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, dự báo sang năm sau tình hình kinh doanh của công ty sẽ hoạt động bình thường trở lại và có bước phát triển tốt hơn. Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu giảm còn do chính sách nâng giá sàn xuất khẩu gạo của Chính phủ trong thời gian gần đây. Trong khi chất lượng gạo của Công ty chưa thể nâng cao lên cùng lúc, nên việc ký kết hợp đồng với các đối tác gặp không ít khó khăn. 2.3.2. Doanh thu F Tiêu thụ trong nước Doanh thu từ tiêu thụ gạo trong nước chỉ đạt được từ cuối năm 2011, do những năm trước đây thị trường này còn bỏ ngõ. Năm 2011 doanh thu từ tiêu thụ gạo ở thị trường nội địa đạt 2.145 triệu đồng, chỉ chiếm 1% trong hoạt động mua bán gạo của Công ty. Bảng 11 – DOANH THU TỪ TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Trong nước Xuất khẩu Chênh lệch doanh thu xuất khẩu +/- % 2009 - 137.718 2010 - 278.366 140.648 102 2011 2.145 177.552 -100.814 -36 6th/2011 - 123.133 6th/2012 31.958 77.728 -45.405 -37 Nguồn: Phòng kinh doanh 2012 Trong 6 tháng đầu năm 2012, lượng gạo bán ra không chỉ tăng về sản lượng và giá trị, mà mặt hàng gạo bán ra cũng đa dạng hơn so với một mặt hàng gạo 5% tấm được bán trong năm 2011. Doanh thu đem về từ hoạt động này cũng tăng lên 31.958 triệu đồng, chiếm 29% trong tổng doanh thu, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2011. F Xuất khẩu Tuy sản lượng xuất khẩu của Công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011, nhưng doanh thu mang lại từ hoạt động này lại biến đổi không đều do chịu sự tác động từ giá bán. Năm 2009 doanh thu đạt 137.718 triệu đồng, sang năm 2010 tăng 102% đạt 278.366 triệu đồng. Do giá bán trong năm này tăng gấp đôi so với năm 2009, đã mang về lợi nhuận siêu ngạch cho công ty, tuy sản lượng có phần sụt giảm nhẹ. Năm 2011, do chịu tác động cùng lúc từ giá bán và sản lượng xuất khẩu mà doanh thu trong năm giảm 36% so với năm 2010, chỉ đạt 177.552 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu đạt 77.728 triệu đồng, giảm 37% so với 23.133 triệu đồng của cùng kỳ năm 2011, do sản lượng xuất khẩu trong thời gian này sụt giảm mạnh. 2.4. Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty qua 3 năm 2009 – 2011 và 6 tháng đầu năm 2012. 2.4.1. Phân tích theo thị trường 2.4.1.1. Khối lượng xuất khẩu a) Biến động sản lượng Thị trường xuất khẩu của công ty tương đối hẹp, số thị trường xuất khẩu dao động từ 3 đến 5 thị trường mỗi năm, bao gồm các nước ở khu vực châu Á và châu Phi. Nhìn chung các thị trường biến đổi qua từng năm. Trong đó, có một số thị trường ở Châu Phi chỉ nhập khẩu được một hoặc hai năm rồi dừng hẳn. Tuy nhiên, thay vào đó là sự tiếp cận của các khách hàng mới. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty vẫn được duy trì và phát triển trong các năm qua. Các thị trường đáng chú ý là Malaysia, Philippines, các thị trường này liên tục nhập khẩu gạo từ công ty trong giai đoạn 2009 – 6th/2012. { Malaysia Là một trong các thị trường truyền thống, khách hàng quen thuộc của công ty. Xuất khẩu gạo sang thị trường này thường là với hình thức xuất khẩu trực tiếp. Đây được xem là thị trường lớn của công ty trong nhiều năm qua, tuy nhiên từ năm 2011 trở lại đây, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này có sự sụt giảm đáng kể. Năm 2009 đạt 6.350 tấn sau đó tăng lên mức 7.100 tấn năm 2010, tăng 12% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011, thị trường này bắt đầu suy giảm, khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 685 tấn, giảm đến 90% so với năm trước. Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm mạnh này là do trong năm 2011, Chính phủ nước ta đã ban hành chính sách buộc các doanh nghiệp phải giảm lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này. Để tập trung gạo vào hợp đồng xuất khẩu cấp chính phủ thông qua hình thức đấu thầu. Mục tiêu là nhằm tăng giá xuất khẩu sang Malaysia, tránh tình trạng một số doanh nghiệp muốn nâng cao khối lượng xuất khẩu mà giảm giá, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác trong Hiệp hội. Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2012, lượng gạo được phép xuất khẩu sang thị trường này tăng lên. Tình hình bắt đầu có xu hướng phục hồi trở lại, khối lượng xuất khẩu đạt 800 tấn, cao hơn 115 tấn so với cùng kỳ năm 2011, tăng 17%. Bảng 12 – SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU ĐẾN CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6TH/2012 Đơn vị tính: tấn Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6th/11 6th/12 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 6th12/6th11 +/- % +/- % +/- % Malaysia 6.350 7.100 685 685 800 750 12 -6.415 -90 115 17 Philippines 9.322 19.322 7.115 6.490 4.800 10.000 107 -12.207 -63 -1.690 -26 Indonesia 5.990 250 - - - -5.740 -96 -250 -100 - - Singapore 1.680 - 11.800 9.550 - -1.680 -100 11.800 - - - Châu Phi 6.529 2.000 4.779 750 3.500 -4.529 -69 2.779 139 2.750 67 Tổng 29.871 28.672 24.379 17.475 9.100 -1.199 -4 -4.293 -15 -8.375 -48 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 { Philippines: Philippines là thị trường tập trung của chính phủ. Chủ yếu được xuất khẩu với hình thức ủy thác qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trực tiếp xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ lệ nhỏ. Đây là thị trường có hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn nhất trong giai đoạn này. Đặc biệt năm 2010, đạt tăng trưởng rất cao với sản lượng 19.322 tấn tăng 107% so với năm 2009 do nước này đẩy mạnh thu mua gạo để bù đắp tình trạng thiếu lương thực trầm trọng xảy ra trong năm. Sang năm 2011 tình hình ở Philippines ổn định trở lại, sản lượng xuất khẩu trong năm từ đó cũng giảm 63% chỉ còn 7.115 tấn, ứng với mức giảm 12.207 tấn. Sáu tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này đạt 4.800 tấn, giảm 26% so với 6.490 tấn của cùng kỳ năm 2011. { Thị trường Châu Phi Thị trường Châu Phi bắt đầu nhập khẩu gạo của Công ty từ năm 2009, sang các năm sau này càng có nhiều nước Châu Phi ký kết hợp đồng với công ty. Tuy nhiên, thị trường này mới phát triển nên khối lượng hợp đồng ký kết chưa cao, do khách hàng cẩn thận trong việc giao dịch lần đầu với công ty. Nhưng đây vẫn được xem là thị trường tiềm năng. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng giảm không đều trong giai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012. Trong năm 2009, sản lượng xuất sang thị trường này đạt 6.529 tấn, nhưng đến năm 2010 chỉ còn 2000 tấn, giảm 69% so với năm trước. Sang năm 2011, tình hình khả quan hơn với sản lượng xuất sang đạt 4.779 tấn, cao hơn năm 2010 là 2.779 tấn, tăng 139%. Cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai. Trong 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng lại tiếp tục tăng thêm 2.750 tấn, tăng 3.7 lần so với cùng kỳ năm 2011, đạt mức 3500 tấn. { Các thị trường còn lại: Thị trường Indonesia có khối lượng nhập khẩu trong năm 2009 khá cao đạt gần 6 ngàn tấn, tuy nhiên đến năm 2010 đã sụt giảm đáng kể, chỉ còn 250 tấn, giảm 96% so với năm trước. Đến năm 2011 thị trường này cũng đã ngừng nhập khẩu. Do từ năm 2010, chính phủ nước này bắt đầu thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nên đã có thể tự cung cấp lương thực cho cả nước và trở thành nước xuất khẩu gạo, nên không còn nhập khẩu gạo từ công ty. Thị trường Singapore có hợp đồng xuất khẩu không liên tục và bị gián đoạn qua từng năm. Trong đó năm 2009, có khối lượng xuất khẩu 1.680 tấn, nhưng đến năm 2010 thì không có hợp đồng xuất khẩu. Đến năm 2011, lại đạt khối lượng 11.800 tấn, cao nhất trong năm 2011. Nhưng trong 6 đầu năm 2012, vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu với thị trường này. Nguyên nhân là do thị trường này có khá nhiều nguồn cung cấp. Chỉ tìm đến công ty, khi giá của các đối thủ cạnh tranh quá cao, hoặc không đủ nguồn hàng cung cấp. b) Về cơ cấu { Malaysia Malaysia được xem là một trong những thị trường truyền thống của Công ty trong nhiều năm qua. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Malaysia mỗi năm tương đối cao so với các thị trường xuất khẩu còn lại, chỉ trừ thị trường Philippines. Năm 2007, đạt 21% trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu. Đến năm 2008, tăng lên 25% do sản lượng xuất khẩu trong năm tăng. Nhưng đến năm 2009, do chính phủ hạn chế các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này từ đó làm giảm mạnh cơ cấu của Malaysia, chỉ đạt 3%, giảm đến 22% trong tổng cơ cấu. Hình 4 - Cơ cấu sản lượng theo thị trường của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010 Đến 6 tháng đầu năm 2012, được sự cho phép gia tăng lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này. Sản lượng trong giai đoạn này đã tăng nhẹ, chiếm 9% trong tổng sảnh lượng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011. { Philippines: Cơ cấu sản lượng của thị trường Philippines trong giai đoạn này có xu hướng thay đổi qua từng năm. Tuy nhiên, thị trường này vẫn chiếm tỷ lệ cơ cấu cao nhất trong hầu hết các năm so với những thị trường còn lại. Năm 2009, chiếm 31% trong tổng sản lượng xuất khẩu của cả Công ty, đã tăng lên 67% trong năm 2010, do sản lượng xuất khẩu tăng mạnh trong năm. Đến năm 2011, sản lượng xuất khẩu giảm nên cơ cấu của thị trường này trong năm cũng giảm theo, chỉ chiếm 29%. Trong 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng xuất sang thị trường Philippines chiếm hơn phân nửa trong tổng sản lượng xuất khẩu đạt 53%, tăng 26% so với tỷ lệ 37% trong 6 tháng đầu năm 2011. { Thị trường Châu Phi: Cơ cấu của thị trường Châu Phi trong giai đoạn này có sự tăng giảm qua từng năm. Tuy chỉ mới giao dịch với Công ty trong thời gian gần đây nhưng thị trường Châu Phi chiếm đến 22% trong tổng sản lượng năm 2009. Sang năm 2010, sản lượng xuất khẩu giảm từ đó làm cơ cấu giảm theo chỉ đạt 7%, giảm 15% so với năm 2009. Đến năm 2011, cơ cấu tăng lên đạt 20%, tăng 13% so với năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng xuất khẩu sang thị trường tiếp tục tăng trưởng, chiếm 38%, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2011. { Các thị trường còn lại: Các thị trường còn lại bao gồm Indonesia và Singapore, có hợp đồng giao dịch với Công ty gián đoạn qua từng năm. Trong năm 2009, cả hai thị trường chiếm 26% trong tổng cơ cấu, trong đó sản lượng xuất sang thị trường Indonesia khá cao chiếm đến 20%, Singapore chiếm 6%. Sang năm 2010, thị trường Singapore tạm ngừng giao dịch với Công ty, còn Indonesia cũng chỉ nhập khẩu 250 tấn nên tổng cơ cấu của cả hai thị trường chỉ chiếm 1% trong năm. Đến năm 2011, Indonesia cũng đã ngừng nhập khẩu gạo của Công ty, nhưng do Singapore giao dịch trở lại với Công ty với số lượng lớn, làm tăng cơ cấu lên đến 48%, cao nhất so với các thị trường còn lại. Trong 6 tháng đầu năm 2012, cả hai thị trường trên đều không có giao dịch với Công ty. 2.4.1.2Kim ngạch xuất khẩu { Malaysia Là một trong các thị trường đem lại doanh thu không nhỏ cho công ty trong các năm qua. Năm 2009, kim ngạch đạt 1,844 ngàn USD sau đó tăng lên mức 2,884 ngàn USD, tăng 56% trong năm 2010. Nhưng đến năm 2011, khối lượng xuất khẩu giảm sút mạnh từ đó làm kim ngạch giảm theo chỉ đạt 299 ngàn USD giảm 2,654 ngàn USD, với tỷ lệ 92% so với năm 2010. Bảng 13 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ CÁC THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6TH/2012 Đơn vị tính: ngàn USD Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 6th2012/6th2011 +/- % +/- % +/- % Malaysia 1.844 2.884 229 229 305 1.040 56 -2.654 -92 76 33 Philippines 2.637 11.985 2.983 2.718 2.438 9.347 354 -9.002 -75 -280 -10 Indonesia 1.683 123 - - - -1.559 -93 -123 -100 - - Singapore 492 - 4.314 3.641 - -492 -100 4.314 - - - Châu Phi 1.893 943 1.887 315 1.498 -950 -50 944 100 1.183 375 Tổng 8.548 15.934 9.401 6.904 4.240 7.836 86 -6.533 -41 -2.664 -39 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng xuất khẩu gia tăng trở lại từ đó kim ngạch mang về cũng tăng theo đạt 305 ngàn USD, cao hơn 33% so với cùng kỳ năm 2011. { Philippines: Đây được xem là thị trường mang lại kim ngạch nhiều nhất cho công ty trong các năm qua. Do không chỉ sản lượng xuất sang thị trường này hằng năm khá cao, mà giá cả ở thị trường này cũng cao hơn so với các thị trường khác. Năm 2009, kim ngạch đạt 2.637 ngàn USD đã tăng mạnh trong năm 2010, tăng lên gấp 3.5 lần đạt 11.985 ngàn USD. Sang năm 2011, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm xuống nên kim ngạch xuất khẩu cũng giảm theo, chỉ đạt 2.983 ngàn USD, giảm 75% so với năm 2010. Sáu tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này đạt 2.438 ngàn USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm 2011. { Thị trường Châu Phi Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Phi cũng góp phần làm tăng doanh thu của Công ty trong những năm qua. Cao nhất là năm 2009, kim ngạch đạt 1.893 ngàn USD. Đến năm 2010, do sản lượng sụt giảm mạnh trong năm, làm kim ngạch giảm theo, chỉ còn 943 ngàn USD, giảm đến 50% so với năm 2009. Năm 2011, kim ngạch tăng trưởng mạnh trở lại đạt 1.887 ngàn USD, tăng 100% so với năm 2010, tuy nhiên vẫn thấp hơn so với kim ngạch năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2012, kim ngạch xuất sang thị trường này khá cao đạt 1.498 ngàn USD, cao hơn 1.183 ngàn USD so với cùng kỳ năm 2011. Đây được xem là một dấu hiệu tốt trong hoạt động xuất khẩu của Công ty sang thị trường này từ năm 2009 trở lại đây. { Các thị trường còn lại: Thị trường Indonesia có kim ngạch xuất khẩu trong năm 2009 khá cao đạt 1.683 ngàn USD, nhưng đến năm 2010 do sản lượng sụt giảm đang kể, nên kim ngạch thu được cũng giảm theo chỉ còn 123 ngàn USD giảm 93% so với năm 2009. Đến năm 2011 thị trường này cũng đã ngừng nhập khẩu, nên không có doanh thu từ thị trường này nữa. Thị trường Singapore giao dịch với Công ty không liên tục trong giai đoạn này nên kim ngạch thu được cũng bị ảnh hưởng theo. Trong đó năm 2009, kim ngạch xuất khẩu đạt 492 ngàn USD. Nhưng đến năm 2010 thì không có hợp đồng xuất nhập khẩu, nên kim ngạch trong năm này bằng không. Sang năm 2011, thị trường này nhập khẩu trở lại với khối lượng lớn đem về kim ngạch khá cao đạt 4.314 ngàn USD. Nhưng trong 6 đầu năm 2012, vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu với thị trường này. 2.4.1.3 Về giá cả xuất khẩu Nhìn chung giá xuất khẩu ở các thị trường đều có xu hướng tăng mạnh trong giai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012. Là do hiện tượng El Nino, gây mất mùa, thiếu lương thực ở nhiều nước, ảnh hưởng đến lượng cung lúa trên toàn cầu, từ đó đẩy giá gạo bán ra lên cao nhất từ trước đến nay. Bảng 14 – GIÁ XUẤT KHẨU THEO TỪNG THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012 Đơn vị tính: USD/tấn Thị trường Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 6th2012/6th2011 +/- % +/- % +/- % Malaysia 290 406 335 335 381 116 40 -71 -18 46 14 Philippines 283 620 419 419 508 337 119 -201 -32 89 21 Indonesia 281 493 - - - 212 75 - - - - Singapore 293 - 366 381 - - - - - - - Châu Phi 290 471 392 42 428 181 63 -79 -17 8 2 Tổng 286 556 386 395 466 554 194 -170 -31 71 18 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 { Philipppines: Trong đó, thị trường Philippines có giá xuất khẩu cao hơn so với các thị trường còn lại. Chiếm phần lớn trong lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này là gạo 25% tấm. Giá xuất khẩu đạt 283 USD/tấn trong năm 2009 đã tăng lên 620 USD/tấn trong năm 2010, với mức tăng 337 USD/tấn. Nguyên nhân là do nước này chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ thiên tai gây mất mùa trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến an ninh lương thực trong nước. Từ đó, Chính phủ Philippines đẩy mạnh thu mua gạo với khối lượng lớn nhất, giá cả khá cao so với các thị trường khác của công ty. Trong năm 2011, tình hình ổn định trở lại, giá cả cũng hạ xuống 32% so với năm 2010 còn 419 USD/tấn, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2012, giá cả ở thị trường này lại tiếp tục tăng cao đạt 508 USD/tấn, cao hơn 21% so với cùng kỳ năm 2011. Ngoài ra, thị trường này có giá cao còn do hình thức thu mua, chủ yếu giao dịch qua hình thức đầu thầu tập trung cấp chính phủ, với giá trả chậm từ 3 đến 4 tháng nên giá cả có phần cao hơn so với các thị trường tự do khác. { Malaysia: Gạo 15% tấm là mặt hàng xuất khẩu chủ yếu sang Malaysia, là thị trường có giá xuất khẩu tương đối thấp so với các thị trường xuất khẩu khác của Công ty từ năm 2010 – 6th/2012. Tuy nhiên, cũng bị ảnh hưởng từ giá gạo thế giới, nên giá xuất khẩu của thị trường này trong năm 2010 đã tăng thêm 40% so với năm 2009 và đạt mức 406 USD/tấn. Đến năm 2011, giá cả cũng sụt giảm trở lại chỉ còn 335 USD/tấn trong năm, giảm 18% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2012, giá cả tăng nhẹ trở lại đạt 381 USD/tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2011. { Thị trường Châu Phi Tuy các khách hàng ở thị trường này chủ yếu là các nước nghèo, khả năng chi trả cao của họ không cao, nhưng mặt hàng gạo xuất sang thị trường này chủ yếu là gạo 5% tấm. Vì vậy mà có giá xuất khẩu cao hơn cả thị trường Malaysia. Bên cạnh đó, giá gạo xuất khẩu còn tăng giảm theo từng thời điểm giao dịch, đầu năm hay cuối năm với biên độ giao động khá lớn từ 150 – 300 USD/năm. Cũng chịu ảnh hưởng từ giá gạo trên thị trường toàn cầu, giá gạo ở thị trường này trong giai đoạn vừa qua cũng có xu hướng tăng, đạt 290 USD/tấn năm 2009 đã tăng lên 471 USD/tấn vào năm 2010, tương ứng với mức tăng 63%. Sang năm 2011, giá cả có xu hướng giảm, chỉ đạt 392 USD/tấn, giảm 17% so với năm 2010. Trong 6 tháng đầu năm 2012, giá cả tăng trưởng trở lại đạt 428 USD/tấn, tăng 8 USD/tấn so với cùng kỳ năm trước. { Các thị trường còn lại Thị trường Indonesia có giá xuất khẩu thấp hơn so với các thị trường còn lại trong năm 2009, chỉ đạt 281 USD/tấn. Tuy nhiên đến năm 2010, giá xuất khẩu tăng 75%, có giá cao thứ 2 trong các thị trường xuất khẩu của Công ty, đạt 493 USD/tấn. Sang năm 2011, thị trường này cũng đã ngừng xuất khẩu. Thị trường Singapore có hợp đồng xuất khẩu gián đoạn, giá xuất khẩu năm 2007 đạt 293 USD/tấn, cao nhất trong các thị trường. Nhưng đến năm 2011, giá xuất khẩu chỉ đạt 366 USD/tấn, thấp hơn so với Philippines và Châu Phi. 2.4.2. Phân tích theo mặt hàng: Các mặt hàng xuất khẩu của công ty tương đối đa dạng, và tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2009 – 6th/2012, các mặt hàng chủ yếu của công ty theo yêu cầu của khách hàng chỉ bao gồm 3 mặt hàng: 5% tấm, 15% tấm và 25% tấm. 2.4.2.1. Về khối lượng xuất khẩu: a) Biến động sản lương Gạo 5% tấm Sản lượng của mặt hàng 5% có xu hướng tăng qua các năm, từ 2,805 tấn trong năm 2009 đã tăng lên 7.300 tấn trong năm 2010, tăng 160%. Và tiếp tục tăng thêm 9.279 tấn năm 2011 đạt mức 16.579 tấn, với tỷ lệ 127%. Sở dĩ đạt sự tăng trưởng liên tục qua các năm, là do nhu cầu tiêu dùng của khách hàng thay đổi, xu hướng tiêu dùng gạo có chất lượng cao ngày càng tăng. Trong khi đó, gạo 5% tấm là gạo có chất lượng khá tốt, gạo nguyên hạt nhiều, tấm ít hơn so với các loại gạo khác. Nên được khách hàng ưa chuộng hơn dẫn đến khối lượng đặt hàng tăng trong các năm qua. Đây cũng là một dấu hiệu tốt về tình hình xuất khẩu của Công ty. Vì mặt hàng này có giá trị gia tăng cao hơn so với các mặt hàng khác, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn. Sự tăng trưởng về khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này sẽ mang lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2012 đạt khối lượng 3.500 tấn, giảm 6.800 tấn so với cùng kỳ năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu của sự giảm sút này là do thị trường Singapore ngừng ký hợp đồng với khối lượng lớn như trong năm 2011, đã ảnh hưởng lớn đến tình hình xuất khẩu của gạo 5% tấm trong thời gian này. Gạo 15% tấm Trái ngược với mặt hàng gạo 5%, mặt hàng gạo 15% tấm chịu sự sụt giảm sản lượng liên tục qua các năm 2009 - 2011. Mặt hàng này đã giảm khá mạnh từ 17.868 tấn trong năm 2007, giảm xuống còn 7,100 tấn trong năm 2010, với mức giảm 10.768 tấn. Sang năm 2011, sản lượng lại tiếp tục giảm thêm 90% so với năm 2010, chỉ còn 685 tấn. Sự giảm sút này là do mặt hàng gạo 15% tấm chủ yếu được xuất sang thị trường Malaysia, nhưng trong giai đoạn từ năm 2009 – 2011, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này giảm mạnh. Từ đó, làm sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này tấm bị sụt giảm đáng kể. Nhưng đến 6 tháng đầu năm 2012, sản lượng xuất khẩu đạt 800 tấn tăng 17% so với cùng kỳ năm 2011, nguyên nhân là do sự gia tăng xuất khẩu trở lại của thị trường Malaysia. Bảng 15 – SẢN LƯỢNG GẠO XUẤT KHẨU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012 Đơn vị tính: tấn Mặt hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 6th2012/6th2011 +/- % +/- % +/- % 5% tấm 2.805 7.300 16.579 10.300 3.500 4.495 160 9.279 127 -6.800 -66 15% tấm 17.868 7.100 685 685 800 -10.768 -60 -6.415 -90 115 17 25% tấm 9.197 14.272 7.115 6.490 4.800 5.075 55 -7.157 -50 -1.690 -26 Tổng 29.871 28.672 24.379 17.475 9.100 -1.199 -4 -4293 -15 -8.375 -48 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Gạo 25% tấm Trái ngược với sự tăng giảm của hai mặt hàng trên, khối lượng xuất khẩu của mặt hàng gạo 25% tấm lại có sự biến động không đều qua các năm. Đạt 9.197 tấn năm 2009, tăng 55% và đạt mức 14.272 tấn trong năm 2010. Nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống một nửa so với năm 2010, chỉ còn 7.115 tấn. Đến 6 tháng đầu năm 2012 đạt 4.800 tấn, giảm 1690 tấn, với tỷ lệ 26% so với cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng này chủ yếu được xuất ủy thác theo sự điều hành của Hiệp hội lương thực Việt Nam, qua các hợp đồng cấp chính phủ. Nên biến động về khối lượng xuất khẩu của mặt hàng này chịu ảnh hưởng nhiều từ hoạt động của Hiệp hội, không phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh của công ty. b) Về cơ cấu Cũng như sản lượng, cơ cấu của mặt hàng gạo 5% tấm có xu hướng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng 9% trong năm 2009 đã tăng lên 25% năm 2010. Và tiếp tục tăng thêm 43% năm 2011, chiếm 68% hơn phẩn nửa trong tổng sản lượng xuất khẩu. Đến 6 tháng đầu năm 2012, cơ cấu của mặt hàng này giảm 21% so với cùng kỳ năm 2011, chỉ chiếm 38% trong tổng sản lượng. Mặt hàng gạo 15% tấm chịu sự sụt giảm về khối lượng, do đó cơ cấu đã giảm mạnh trong giai đoạn này. Năm 2009, chiếm hơn phân nửa trong tổng sản lượng, với tỷ lệ 60% đã sụt giảm mạnh chỉ còn 25% trong năm 2010. Đến năm 2011, lại tiếp tục giảm thêm 22% so với năm 2010, chỉ chiếm 3%. Đến 6 tháng đầu năm 2012, cơ cấu của mặt hàng này có phần tăng nhẹ trở lại và chiếm 9%, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2011. Hình 5 – Cơ cấu sản lượng theo mặt hàng gạo xuất khẩu của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012 Mặt hàng gạo 25% tấm chiếm 31% trong tổng sản lượng năm 2009, tăng thêm 14% trong năm 2010, chiếm một nửa sản lượng so với các mặt hàng còn lại. Đến năm 2011, mặt hàng này gặp phải sự sụt giảm về sản lượng, nên cơ cấu cũng giảm theo, chỉ đạt 29%, giảm 21% so với năm 2010. Đến 6 tháng đầu năm 2012, có sự tăng trưởng khá mạnh trở lại chiếm đến 53% trong tổng sản lượng, cao hơn 16% so với cùng kỳ năm 2011. 2.4.2.2 Về kim ngạch xuất khẩu Tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty trong giai đoạn này biến động qua từng năm. Đạt 8.549 ngàn USD trong năm 2009, tăng 86% trong năm 2010. Nhưng đến năm 2011 lại giảm 41% so với năm 2010. Và tiếp tục giảm trong 6 tháng đầu năm 2012, chỉ đạt 4.240 ngàn USD, giảm 39% so với cùng kỳ 2011. Gạo 5% tấm có khối lượng xuất khẩu tăng qua các năm nên kim ngạch cũng tăng trưởng qua từng năm. Đạt 815 ngàn USD năm 2009 đã tăng lên gấp 3 lần đạt 3.906 ngàn USD trong năm 2010. Và tiếp tục tăng thêm 58% trong năm 2011 đạt 6.189 ngàn USD. Riêng 6 tháng đầu năm 2012, khối lượng xuất khẩu mặt hàng này giảm nên kim ngạch cũng giảm 62% so với cùng kỳ năm 2011, đạt 1.498 ngàn USD. Kim ngạch mặt hàng gạo 15% tấm có xu hướng giảm khá mạnh trong giai đoạn này từ 5.134 ngàn USD năm 2009, giảm 2.250 ngàn USD xuống còn 2.884 ngàn USD năm 2010. Đến năm 2011 lại tiếp tục giảm thêm 92% so với năm 2010 chỉ còn 229 ngàn USD. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2012, do sản lượng tăng nên kim ngạch cũng tăng theo đạt 305 ngàn USD cao hơn 79 ngàn USD so với cùng kỳ năm 2011 với tỷ lệ 33%. Kim ngạch mặt hàng gạo 25% tấm, tăng giảm không đều trong giai đoạn 2009 – 6th/2012. Trong năm 2009 đạt 2600 ngàn USD đã tăng gấp 2,5 lần đạt 9.145 ngàn USD năm 2010. Có sự tăng mạnh trong năm 2010 là do khối lượng xuất khẩu của mặt hàng trong năm này tăng mạnh. Nhưng đến năm 2011, lại giảm 67% so với năm 2008 và đạt mức 2.983 ngàn USD. Đến 6 tháng đầu năm 2012, đạt 2.438 ngàn USD, giảm 10% so với cùng kỳ năm trước. Bảng 16 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 6TH/2012 Đơn vị tính: ngàn USD Mặt hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 6th2012/6th2011 +/- % +/- % +/- % 5% tấm 815 3.906 6.189 3.956 1.498 3.091 379 2.283 58 -2.459 -62 15% tấm 5.134 2.884 229 229 305 -2.250 -44 -2.654 -92 76 33 25% tấm 2.600 9.145 2.983 2.718 2.438 6.545 252 -6.162 -67 -280 -10 Tổng 8.549 15.934 9.401 6.904 4.240 7.386 86 -6.533 -41 -2.664 -39 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 2.4.2.3 Về giá xuất khẩu bình quân Hình 6 – Giá trung bình xuất khẩu theo từng mặt hàng của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010 Nhìn chung, giá xuất khẩu của các mặt hàng có xu hướng tăng trong giai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012, điều này phù hợp với tình hình chung của cả nước và trên thế giới. Do xu hướng đô thị hóa ở các nước trên thế giới, nên diện tích trồng lúa gạo đã bị thu hẹp ở nhiều nơi. Nguồn cung khan hiếm, nhưng cầu về lúa gạo thì không giảm. Từ đó, đẩy giá xuất khẩu gạo của công ty nói riêng, của thế giới nói chung có xu hướng tăng qua các năm. Mặt hàng gạo 5% tấm, với mức giá 290 USD/tấn năm 2009 tăng gần 2 lần đạt mức 535 USD/tấn năm 2010, sau đó giảm còn 373 USD/tấn năm 2011 nhưng vẫn cao hơn năm 2009. Về mặt hàng gạo 15% tấm, tuy giảm về số lượng và cơ cấu so với các mặt hàng khác, nhưng giá vẫn tăng qua các năm. Năm 2010 đạt mức 406 USD/tấn tăng gần 1,5 lần so với mức 287 USD/tấn năm 2009 và giảm xuống 335 USD/tấn năm 2011. Mặt hàng gạo 25% tấm là có mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại. Năm 2010 đạt mốc 641 USD/tấn tăng 2,27 lần so với năm 2009 và giảm xuống 419 USD/tấn năm 2011, tuy nhiên vẫn cao hơn giá năm 2009, 1,48 lần. Giá của các mặt hàng tăng mạnh trong năm 2010 là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu dẫn đến sự khan hiếm lương thực toàn cầu trong năm này, khiến giá gạo tăng đột biến. Sang năm 2011 tình hình thế giới bắt đầu bình ổn trở lại giá gạo có chiều hướng giảm xuống nhưng vẫn cao hơn so với năm 2009 và tiếp tục tăng trong 6 tháng đầu năm 2012. Trong thời gian này, gạo 5% tấm đã tăng lên 428 USD/tấn, gạo 15% tấm đạt 381 USD/tấn, gạo 25% tấm đạt 508 USD/tấn. Mặt hàng gạo 25% tấm vẫn đạt mức tăng cao nhất so với 2 mặt hàng còn lại. Điều đáng lưu ý ở đây là mặt hàng gạo 5% tấm có chất lượng cao hơn gạo 25% tấm nhưng lại có giá xuất khẩu trung bình thấp hơn so với mặt hàng gạo 25% tấm. Là do gạo 5% tấm được bán chủ yếu cho các khách hàng là nhà nhập khẩu trung gian. Những khách hàng này có vai trò như một đầu mối thu mua, sau đó phân phối lại cho các doanh nghiệp trong nước, phải trải qua nhiều kênh mới đến tay người tiêu dùng. Cộng thêm hợp đồng trả tiền ngay, vì vậy mà giá bán thường không cao. Trong khi đó gạo 25% tấm được bán qua hình thức đấu thầu tập trung cấp chính phủ. Với hình thức này thì các kênh phân phối trung gian ít hơn, lại hạn chế được sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước. Hơn nữa, các hợp đồng này thường xuất với đơn giá trả chậm từ 3 đến 4 tháng, rủi ro biến động giá cả cao hơn so với hình thức trả tiền ngay, cộng thêm chi phí lãi vay được tính vào giá bán. Vì vậy mà giá gạo 25% tấm lại cao hơn gạo 5% tấm. Ngoài ra, mặt hàng gạo 25% phần lớn được xuất qua thị trường Philippines. Giá cả xuất sang thị trường này thường cao hơn so với các thị trường còn lại của công ty. Đây được xem là những lý do chính trong việc giải thích tại sao mặt hàng gạo 25% tấm lại có giá cao hơn so với 5% và 15% tấm. 2.5. Phân tích tác động của sản lượng và giá cả đến hoạt động xuất khẩu của Công ty. 2.5.1. Tác động tới doanh thu trong hoạt động xuất khẩu gạo Bảng 17 – DOANH THU TỪ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 – 2011 Năm Sản lượng (Tấn) Đơn giá (USD/tấn) Doanh thu (1000 USD) 2009 29.870 286 8.548 2010 28.672 555 15.934 2011 24.379 386 9.401 6th/2011 17.475 395 6.904 6th/2012 9.100 466 4.240 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Trong giai đoạn từ năm 2009 đến 6th/2012, doanh thu có sự tăng giảm qua các năm là do chịu ảnh hưởng bởi sự tăng giảm khác nhau của hai nhân tố chủ yếu là sản lượng xuất khẩu và đơn giá xuất khẩu. Để hiểu rõ sự tác động của từng nhân tố đến doanh thu ta tiến hành phân tích như sau: Gọi Qi : Doanh thu xuất khẩu của năm thứ i (ngàn USD) qi : Sản lượng xuất khẩu năm thứ i (tấn) pi: Đơn giá xuất khẩu bình quân năm thứ i (USD/tấn) Ta có: Qi = qi x pi Đối tượng phân tích ở đây là sự thay đổi của doanh thu qua từng năm Qi = Qi - Qi-1 Do công ty có nhiều mặt hàng, mỗi mặt hàng lại xuất sang các thị trường khác nhau nên đơn giá cũng khác nhau. Để đơn giản cho việc nghiên cứu, đề tài sử dụng đơn giá bình quân theo từng mặt hàng gạo. 2.5.1.1. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2009 – 2010 Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là: rQ10 = Q10 – Q09 = 15.934 – 8.548 = 7.386 (nghìn USD) Doanh thu xuất khẩu gạo năm 2010 tăng thêm 7.386 nghìn USD so với năm 2007 là do sự ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện qua bảng sau: Bảng 18 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009-2010 Mặt hàng q09 P09 q10 p10 q10 - q09 p10 – p09 Ảnh hưởng của sản lượng Ảnh hưởng của giá 5% tấm 2.805 290 7.300 535 4.495 245 1.306 1.785 15% tấm 17.868 287 7.100 406 -10.768 119 -3.094 844 25% tấm 9.197 283 14.272 641 5.075 358 1.435 5.110 Tổng cộng 29.871 - 28.672 - -1.199 - -354 7.739 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 a) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng xuất khẩu Tổng sản lượng xuất khẩu năm 2010 giảm 1.199 tấn dẫn đến doanh thu xuất khẩu giảm 354 ngàn USD. Nguyên nhân chủ yếu là do sự sụt giảm mạnh của mặt hàng gạo 15% tấm, giảm 10.768 tấn so với năm 2009 dẫn đến doanh thu từ mặt hàng này giảm 3.094 ngàn USD. Nhưng do mặt hàng gạo 5% tấm và 25% tấm đều tăng về sản lượng, nên cả 3 mặt hàng chỉ làm doanh thu giảm 354 ngàn USD. Cụ thể: Gạo 5% tấm trong năm 2010 xuất khẩu tăng 4.495 tấn so với năm 2009, do đó doanh thu của mặt hàng này đã tăng thêm 1.306 USD trong năm này. Gạo 25% tấm xuất khẩu tăng 5075 tấn, dẫn đến doanh thu của mặt hàng này tăng 1435 ngàn USD. Như vậy, giá trị xuất khẩu trong năm 2010 giảm là do sự sụt giảm của mặt hàng gạo 15% tấm. Hai mặt hàng còn lại tuy tăng về sản lượng nhưng mức tăng không cao bằng mặt hàng gạo 15% tấm, nên giá trị xuất khẩu này vẫn sụt giảm. b) Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất khẩu Đơn giá xuất khẩu của cả ba mặt hàng đều tăng trong năm 2010, với tổng lượng tăng thêm là 721 USD/tấn, đã làm tổng doanh thu tăng thêm 7.739 ngàn USD. Trong đó: Đơn giá xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% tấm tăng 245 USD/tấn, góp phần tăng doanh thu của mặt hàng này thêm một lượng là 1.785 ngàn USD. Tuy giá xuất khẩu của gạo 15% tấm tăng ít hơn gạo 5% tấm, với mức tăng 119 USD/tấn, nhưng cũng giúp doanh thu của mặt hàng này tăng thêm 844 ngàn USD. Mặt hàng gạo 25% tấm có mức tăng cao nhất với mức tăng 358 USD, nên doanh thu của mặt hàng này cũng tăng cao nhất, với 5.110 ngàn USD. Như vậy, dù chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của sản lượng xuất khẩu, nhưng do đơn giá xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng cao trong năm 2010, nên tổng doanh thu của năm 2010 vẫn tăng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng = (-354) + 7.339 = 7.386 ngàn USD (đúng bằng đối tượng phân tích). 2.5.1.2. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 2010 – 2011 Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2011 là: rQ11 = Q11 – Q10 = 9.401 – 15.934 = - 6.533 (nghìn USD) Doanh thu xuất khẩu gạo năm 2011 giảm xuống 6.533 nghìn USD so với năm 2010 là do sự ảnh hưởng của các nhân tố được thể hiện qua bảng sau: Bảng 19 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010 - 2011 Mặt hàng q10 p10 q11 p11 q11 - q10 p11 - p10 Ảnh hưởng của sản lượng Ảnh hưởng của giá 5% tấm 7.300 535 16.579 373 9.279 -162 4.964 -2.681 15% tấm 7.100 406 685 335 -6.415 -71 -2.606 -49 25% tấm 14.272 641 7.115 419 -7.157 -222 -4.586 -1.577 Tổng cộng 28.672 - 24.379 - -4.293 -2.227 -4.306 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 a) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng xuất khẩu Sản lượng xuất khẩu trong năm 2011 vẫn tiếp tục giảm thêm 4.293 tấn, làm doanh thu trong năm giảm 2.227 ngàn USD. Tuy khối lượng xuất khẩu của mặt hàng gạo 5% tấm tăng 9.279 tấn, góp phần làm doanh thu tăng thêm 4.964 ngàn USD. Nhưng do, hai mặt hàng gạo còn lại đều giảm, tổng doanh thu giảm của hai mặt hàng này lại cao hơn so với lượng tăng của gạo 5% tấm nên làm doanh thu giảm theo. Cụ thể: Gạo 15% giảm 6.415 tấn về khối lượng xuất khẩu, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 2.607 ngàn USD. Gạo 25% giảm nhiều hơn gạo 15% tấm, với mức 7.157 tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 4.586 ngàn USD. Nếu giá không đổi, trung bình cứ giảm 1 tấn gạo xuất khẩu thì doanh thu trong năm giảm 519 USD. b) Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất khẩu Giá xuất khẩu của các mặt hàng trong năm 2011 đều giảm so với giá năm trước. Trong đó giá mặt hàng gạo 25% tấm là giảm nhiều nhất, với mức 222USD/tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 1.577 ngàn USD. Kế đến là mặt hàng gạo 5% tấm, giảm 162 USD/tấn, tuy có mức giảm thấp hơn gạo 25% tấm nhưng sản lượng trong năm cao hơn nên làm doanh thu giảm nhiều hơn với mức 2.861 ngàn USD. Sau cùng là mặt hàng gạo 15% tấm có mức giảm ít nhất với 62 USD/tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 49 ngàn USD.Tổng sự ảnh hưởng từ việc giảm giá của ba mặt hàng làm doanh thu giảmngàn USD. Trong năm 2011, do chịu sự tác động tổng hợp của hai yếu tố sản lượng và giá cả đều giảm nên doanh thu trong năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng =(-2.227) + (-4.306)= -6533(ngàn USD) (đúng bằng đối tượng phân tích). 2.5.1.3. Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và đơn giá đến doanh thu của công ty trong giai đoạn 6th/2012 Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn 6th/2012 là: rQ6th/12 = Q6th/12 – Q6th/11 = 4.240 - 6.904 = - 2.664 (nghìn USD) Doanh thu xuất khẩu gạo trong sáu tháng đầu năm 2012 giảm xuống 2.664 nghìn USD so với cùng kỳ năm trước là do sự ảnh hưởng của hai nhân tố sản lượng và đơn giá xuất khẩu được thể hiện qua bảng 24. a) Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng xuất khẩu Sản lượng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 8.375 tấn so với cùng kỳ năm 2011 làm doanh thu trong giai đoạn này giảm 3.281 ngàn USD. Sản lượng xuất khẩu giảm là do hai mặt hàng gạo 5% tấm và 25% đều giảm mạnh, làm doanh thu của hai mặt hàng này giảm theo. Cụ thể: Gạo 5% giảm 6.800 tấn về khối lượng xuất khẩu, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 2.612 ngàn USD. Gạo 25% giảm ít hơn so với gạo 5% tấm, với mức 1.690 tấn, làm doanh thu của mặt hàng này giảm 708 ngàn USD. Bảng 20- ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ ĐƠN GIÁ ĐẾN DOANH THU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX 6TH/2011 - 6TH/2012 Mặt hàng q6th11 p6th11 q6th12 p6th12 Dq Dp Ảnh hưởng của sản lượng Ảnh hưởng của giá 5% tấm 10.300 384 3.500 428 -6.800 44 -2.612 153 15% tấm 685 335 800 381 115 46 39 7 25% tấm 6.490 419 4.800 508 -1.690 89 -708 427 Tổng cộng 17.475 - 9.100 - -8.375 - -3.281 617 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Tuy khối lượng xuất khẩu của mặt hàng gạo 15% tấm tăng 115 tấn, làm doanh thu của mặt hàng này tăng 39 ngàn USD. Nhưng do mức tăng của mặt hàng này không cao bằng mức giảm khá mạnh của hai mặt hàng còn lại nên tổng doanh thu trong giai đoạn này vẫn bị ảnh hưởng sụt giảm. b) Ảnh hưởng của nhân tố đơn giá xuất khẩu Giá xuất khẩu của các mặt hàng trong sáu tháng đầu năm 2012 đều tăng so với giá của sáu tháng đầu năm 2011. Trong đó: Giá mặt hàng gạo 25% tấm là tăng nhiều nhất, với mức tăng 89 USD/tấn, đạt 508 USD/tấn, làm doanh thu của mặt hàng này tăng 427 ngàn USD. Kế đến là mặt hàng gạo 15% tấm, tăng từ 335 USD/tấn trong sáu tháng năm 2011 lên 381 USD/tấn trong sáu tháng đầu năm 2012, làm doanh thu tăng thêm 37 ngàn USD. Tuy gạo 5% có mức tăng giá thấp hơn gạo 15% tấm nhưng sản lượng trong thời gian này cao hơn nên làm doanh thu tăng nhiều hơn với mức 153 ngàn USD. Tổng hợp sự tăng giá của ba mặt hàng đã làm doanh thu tăng thêm 617 ngàn USD. Trong sáu tháng đầu năm 2012, tuy giá xuất khẩu của các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước làm tổng doanh thu tăng thêm, nhưng lại chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm mạnh của sản lượng nên doanh thu trong giai đoạn này vẫn giảm. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng = (-3.281) + 617 = -2664 (ngàn USD) (đúng bằng đối tượng phân tích). 2.5.2. Tác động đến chi phí sản xuất trong hoạt động xuất khẩu gạo 2.5.2.1 Tình hình chi phí sản xuất theo sản phẩm a) Phân tích biến động Bảng 21– CHI PHÍ SẢN XUẤT THEO MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2009 ĐẾN 6TH/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Mặt hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6th/2011 6th/2012 Chênh lệch 10/09 Chênh lệch 11/10 Chênh lệch 6th2012/6th2011 +/- % +/- % +/- % 5% tấm 12.774 64.212 117.929 71.585 28.035 51.438 403 53.715 84 -43.550 -61 15% tấm 77.450 56.057 4.631 4.531 6.152 -21.392 -28 -51.427 -92 1.621 36 25% tấm 39.546 100.386 45.503 40.465 38.280 60.840 154 -54.883 -55 -2.186 -5 Tổng 129.770 220.655 168.060 116.581 72.467 90.885 70 -52.595 -24 -44.115 -38 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 Tổng chi phí sản xuất qua các năm có sự biến đổi không đều là do ảnh hưởng từ sản lượng xuất khẩu và giá thành của từng sản phẩm. Tổng chi phí sản xuất là 129.770 triệu đồng năm 2009 đã tăng 70% trong năm 2010, đạt mốc cao nhất trong giai đoạn này với 220.655 triệu đồng. Đến năm 2011, chi phí sản xuất giảm xuống 24% chỉ còn 168.060 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí tiếp tục giảm thêm 38% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, mặt hàng gạo 5% tấm có chi phí tăng mạnh từ năm 2009 đến 2011. Từ 12.774 triệu năm 2009 đã tăng lên 4 lần trong năm 2010, lên mức 64.212 triệu đồng. Sang năm 2011, lại tiếp tục tăng thêm 53.715 triệu đồng, với tỷ lệ 84%, đạt mức 117.926 triệu đồng. Tuy nhiên trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí của mặt hàng này lại giảm mạnh chỉ còn 28.035 triệu đồng, giảm 61% so với cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng 15% tấm lại có phi phí sản xuất giảm dần trong giai đoạn này. Đạt 77.450 triệu đồng trong năm 2009, giảm 21.392 triệu đồng trong năm 2010, chỉ còn 56.057 triệu đồng. Đến năm 2011, tiếp tục giảm thêm 92% so với năm 2010, còn 4.631 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, do sản lượng tăng nên chi phí của mặt hàng này có phần thêm 36% so với cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng 25% tấm có chi phí sản xuất biến động không đều trong giai đoạn này, với mức 39.546 triệu đồng trong năm 2009 đã tăng 1,5 lần trong năm 2010, đạt mức 100.386 triệu đồng. Đến năm 2011, chi phí của mặt hàng này giảm ngược trở lại 55% so với năm 2010, chỉ còn 45.503 triệu đồng, tuy nhiên mức chi phí này vẫn cao hơn so với năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tiếp tục giảm nhẹ thêm 3% so với cùng kỳ năm 2011, còn 38.280 triệu đồng. b) Phân tích cơ cấu: Hình 7– Cơ cấu chi phí sản xuất theo mặt hàng của Công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012 Cơ cấu chi phí sản xuất của Công ty có thay đổi lớn trong giai đoạn này. Trong đó mặt hàng gạo 5% chỉ chiếm tỷ lệ thấp trong năm 2009 với 10%, đến năm 2010 đã tăng lên 29%. Đặc biệt tăng mạnh trong năm 2011, đến 70%, chiếm hơn phân nửa tổng chi phí sản xuất so với các mặt hàng còn lại. Trong 6 tháng đầu năm 2012, mặt hàng này có dấu hiệu sụt giảm trở lại với 39%, giảm 21% so với cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng gạo 15% tấm có sự biến đổi ngược lại so với gạo 5%. Trong năm 2009, chi phí của mặt hàng này có tỷ trọng cao nhất với 60%, là mặt hàng chủ lực của Công ty trong năm, thì đến năm 2010 bắt đầu giảm sút, chỉ còn 25%, giảm đến 35%. Sang năm 2011 lại tiếp tục giảm mạnh, chỉ chiếm 3% trong tổng chi phí sản xuất. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tuy chi phí có phần tăng trở lại nhưng cũng chỉ đạt 8% trong tổng chi phí, cao hơn 4% so với cùng kỳ năm 2011. Mặt hàng gạo 25% tấm, có chi phí sản xuất biến động ít hơn so với 2 mặt hàng trên. Trong năm 2009, chi phí của mặt hàng này chiếm 30% trong tổng chi phí sản xuất, đã tăng thêm 15% trong năm 2010, với tỷ lệ 45%. Sang năm 2011, lại giảm trở lại chỉ đạt 27%, thấp hơn cơ cấu trong năm 2009. Nhưng trong 6 tháng đầu năm 2012, chi phí lại tăng mạnh chiếm hơn một nửa tổng chi phí sản xuất với 53% , cao hơn 20% so với cùng kỳ năm 2011. 2.5.2.2. Phân tích tác động từ các nhân tố ảnh hưởng Chi phí sản xuất qua các năm có sự biến đổi không đều được trình bày ở phần trên là do sự tác động chủ yếu của hai yếu tố sản lượng và giá thành sản phẩm. Để biết rõ mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chí phí sản xuất ta tiến hành phân tích tương tự như phần doanh thu: Gọi Ci : Chi phí sản xuất của năm thứ i (triệu đồng) qi : Sản lượng xuất khẩu năm thứ i (tấn) zi: Giá thành sản phẩm bình quân năm thứ i (đồng/kg) Ta có: Ci = qi x zi Đối tượng phân tích ở đây là sự thay đổi của chi phí qua từng năm rCi = Ci - Ci-1 Giá thành ở mỗi mặt hàng khác nhau và ở mỗi kênh thu mua cũng khác nhau, nhưng để đơn giản cho việc nghiên cứu, đề tài sử dụng giá thành sản xuất bình quân theo từng mặt hàng gạo. a) Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 2009 – 2010 Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là: rC10 = C10 – C09 = 220.655 - 129.770 = 90.885 (triệu đồng) Chi phí năm 2010 tăng 90.885 triệu đồng so với năm 2009, chi phí tăng đến 70% so với năm 2009. Chí phí tăng là do sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành sản xuất. Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 22 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2009-2010 Mặt hàng q09 z09 q10 z10 q10 - q09 z10 – z09 Ảnh hưởng của sản lượng Ảnh hưởng của giá 5% tấm 2.805 4.554 7.300 8.796 4.495 4.242 20.471 30.967 15% tấm 17.868 4.334 7.100 7.895 -10.768 3.561 -46.675 25.283 25% tấm 9.197 4.300 14.272 7.034 5.075 2.734 21.820 39.019 Tổng cộng 29.871 - 28.672 - -1.199 - -4.384 95.269 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010 * Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng Sản lượng trong năm 2010 giảm 1.199 tấn so với năm 2009, làm chi phí giảm 4.384 triệu đồng. Chi phí giảm là do sản lượng của mặt hàng 15% tấm giảm mạnh với mức 10.768 tấn làm chi phí giảm 46.674 triệu đồng. Tuy nhiên, tổng chi phí giảm không nhiều là do hai mặt hàng gạo 5% tấm và 25% tấm tăng về sản lượng, cụ thể: Mặt hàng gạo 5% tấm tăng 4.495 tấn về sản lượng, làm chi phí tăng 20.471 triệu đồng. Mặt hàng gạo 25% tấm tăng cao hơn với mức 5.075 tấn, nên làm chi phí tăng cao hơn mặt hàng gạo 5% tấm với mức tăng là 21.820 triệu đồng. Tuy nhiên do mức tăng của hai mặt hàng trên không cao bằng mức giảm của mặt hàng gạo 15% tấm, nên chí phí vẫn giảm 4.384 triệu đồng. Chi phí giảm do sản lượng giảm không được xem là một dấu hiệu tốt, mà nguyên nhân là do sản lượng xuất khẩu giảm nên làm sản lượng sản xuất bị thu hẹp theo. Cần có những biện pháp để thúc đẩy tiêu thụ, nâng cao sản lượng sản xuất. * Ảnh hưởng của nhân tố giá thành Do các mặt hàng trong năm 2010 đều tăng giá so với năm 2009, nên chi phí trong năm này tăng cao so với năm 2009, với tỷ lệ 70%. Trong đó: Giá thành của mặt hàng gạo 5% tấm là tăng cao nhất, tăng 4.242 đồng/kg so với năm 2009, làm chi phí sản xuất tăng thêm 30.967 triệu đồng. Kế đến là mặt hàng gạo 15%, giá thành tăng 3.561 đồng/kg làm chi phí tăng thêm 25.283 triệu đồng. Giá thành của mặt hàng gạo 25% tấm là tăng thấp nhất với mức 2.734 đồng/kg. Tuy nhiên do sản lượng của mặt hàng này chiếm tỷ lệ lớn nên có mức tăng chi phí cao nhất với mức 39.019 triệu đồng. Việc giá thành của ba mặt hàng tăng đã làm tổng chi phí tăng thêm 95.269 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do nguyên liệu tăng giá theo tình hình thị trường, chứ không phải phát sinh từ nội bộ bên trong công ty. Để khắc phục tình trạng này, Công ty cần phải linh hoạt hơn trong việc nắm bắt tình hình thị trường, để kịp thời thu mua nguyên liệu trước đợt tăng giá, nhằm giảm một phần chi phí. Như vậy, dù chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của sản lượng, nhưng do giá thành của các mặt hàng đều tăng cao trong năm 2010, nên tổng chi phí của năm 2010 vẫn tăng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng = (-4.384) + 95.269 = 90.885(triệu đồng) b) Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 2010 – 2010 Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là: rC11 = C11 – C10 = 168.060 - 220.655 = - 52.595 (triệu đồng) Chi phí năm 2011 giảm 52.595 triệu đồng so với năm 2010, là do sự ảnh hưởng từ sự biến động của sản lượng và giá thành sản xuất trong năm. Được thể hiện qua bảng sau: Bảng 23 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ NĂM 2010-2011 Mặt hàng q10 z10 q11 z11 q11 - q10 z11 - z10 Ảnh hưởng của sản lượng Ảnh hưởng của giá 5% tấm 7.300 8.796 16.579 7.113 9.279 -1.683 81.618 -27.904 15% tấm 7.100 7.895 685 6.760 -6.415 -1.135 -50.649 -778 25% tấm 14.272 7.034 7.115 6.395 -7.157 -639 -50.338 -4.544 Tổng cộng 28.672 - 24.379 - -4.293 -3.457 -19.369 -33.226 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 * Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng Tổng sản lượng của năm 2011 giảm 4293 tấn, so với năm 2010 đã làm chi phí giảm 19.369 triệu đồng. Cụ thể là do tác động của từng mặt hàng như sau: Gạo 25% tấm có mức sản lượng giảm nhiều nhất với 7.157 tấn so với năm 2010, làm chi phí giảm 50.338 triệu đồng. Gạo 15% tấm giảm 6.415 tấn, tuy mức giảm ít hơn gạo 25% tấm nhưng do giá của mặt hàng này cao hơn nên làm chi phí giảm nhiều hơn với mức 50.649 triệu đồng. Nguyên nhân giảm sản lượng của hai mặt hàng trên vẫn là do sự giảm sút về khối lượng trong các hợp đồng xuất khẩu. Gạo 5% tấm thì lại tăng 9279 tấn, làm chi phí tăng thêm 81.618 triệu đồng. Do sản lượng xuất khẩu của mặt hàng này qua các thị trường trong năm 2009 tăng, nên công ty đẩy mạnh sản xuất phục vụ cho hợp đồng xuất khẩu. Mức giảm của hai mặt hàng gạo 25% tấm và 15% tấm cao hơn so với mức tăng của mặt hàng gạo 5% tấm nên tổng chi phí trong năm 2009 vẫn giảm 19.369 triệu đồng. * Ảnh hưởng của nhân tố giá thành Do giá thành của cả ba mặt hàng gạo trong năm 2011 đều giảm nên chi phí sản xuất cũng giảm theo. Cụ thể: Mặt hàng gạo 5% tấm giảm nhiều nhất với mức 1.683 đồng/kg đã làm chi phí sản xuất mặt hàng này giảm 27.904 triệu đồng. Mặt hàng gạo 15% tấm giảm 1.135 đồng/kg, nhưng do sản lượng của mặt hàng trong năm khá thấp nên chỉ làm chi phí giảm 778 triệu đồng. Mặt hàng gạo 25% tấm chỉ giảm 639 đồng/kg, nhưng lại có sản lượng cao nên làm chi phí giảm 4.544 triệu đồng. Giá thành của các mặt hàng giảm chủ yếu là do giá nguyên liệu thu mua ở thị trường trong nước đã giảm trở lại sau khi tăng giá vào năm 2010. Tổng chi phí cả năm chịu ảnh hưởng từ sự giảm giá cả ba mặt hàng, nên đã giảm 31.398 triệu đồng. Trong năm 2011, cả hai nhân tố sản lượng và giá thành đều giảm, nên làm chí phí trong năm này giảm mạnh. Tổng hợp các nhân tố = (-19.369) + (-33.226) = 52.595 (triệu đồng). c) Phân tích sự ảnh hưởng của sản lượng và giá thành đến chi phí sản xuất của công ty trong giai đoạn 6th/2011 – 6th/2012 Dựa vào công thức và nguồn số liệu thu được ta có đối tượng nghiên cứu trong giai đoạn này là: C6th/12 = C6th/12 – C6th/11= 72.466 – 116.581 = - 44.115 (triệu đồng) Chi phí trong 6 tháng đầu năm 2012 giảm 44.115 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2011, là do sự ảnh hưởng từ sự biến động của sản lượng và giá thành sản xuất trong thời gian qua. Tình hình cụ thể như sau: Bảng 24 - ẢNH HƯỞNG CỦA SẢN LƯỢNG VÀ GIÁ THÀNH ĐẾN CHI PHÍ XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TRONG 6TH/2011 - 6TH/2012 Mặt hàng q6th11 z6th11 q6th12 z6th12 Dq Dz Ảnh hưởng của sản lượng Ảnh hưởng của giá 5% tấm 10.300 6.950 3.500 8.010 -6.800 1.060 -47.260 3.710 15% tấm 685 6.615 800 7.690 115 1.075 761 860 25% tấm 6.490 6.235 4.800 7.975 -1.690 1.740 -10.537 8.352 Tổng cộng 17.475 - 9.100 - -8.375 - -57.037 12.922 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2012 * Ảnh hưởng của nhân tố sản lượng Tổng sản lượng của 6 tháng đầu năm 2012 giảm 48% so với cùng kỳ năm trước, với mức giảm 8.375 tấn, đã làm chi phí giảm 57.037 triệu đồng. Cụ thể là do tác động của hai mặt hàng sau: Gạo 5% tấm có mức sản lượng giảm nhiều nhất với 6800 tấn so với 6 tháng đầu năm 2011, làm chi phí giảm đến 47.260 triệu đồng. Gạo 25% tấm giảm 1.690 tấn, tuy mức giảm ít hơn gạo 5% tấm nhưng cũng góp phần làm doanh thu giảm thêm 10.537 triệu đồng. Tuy khối lượng xuất khẩu của gạo 15% tấm tăng 115 tấn, góp phần làm chi phí tăng thêm 761 triệu đồng. Nhưng mức tăng của mặt hàng này vẫn thấp hơn rất nhiều so với mức giảm của hai mặt hàng còn lại. Nên doanh thu trong thời gian này vẫn giảm mạnh với mức 57.037 triệu đồng. * Ảnh hưởng của nhân tố giá thành Do giá thành của cả ba mặt hàng gạo trong thời gian này đều tăng so với cùng kỳ năm trước nên chi phí sản xuất cũng bị ảnh hưởng và tăng theo. Cụ thể: Mặt hàng gạo 5% tấm tăng 1060 đồng/kg đã làm chi phí sản xuất mặt hàng này tăng 3.710 triệu đồng. Mặt hàng gạo 15% tấm tăng 1.075 đồng/kg, nhưng do sản lượng của mặt hàng trong năm tương đối thấp nên chỉ làm chi phí tăng 860 triệu đồng. Mặt hàng gạo 25% tấm tăng cao mạnh nhất với mức 1.740 đồng/kg, lại có khối lượng lớn nên làm chi phí tăng 4.392 triệu đồng. Giá thành của các mặt hàng đều tăng là do nguyên liệu thu mua trong giai đoạn này đa số rơi vào thời điểm tăng giá. Trong đó, mặt hàng 25% tấm có giá nguyên liệu thu mua vào thời điểm giá thị trường khá cao, so với 2 mặt hàng còn lại, có lúc giá lúa nguyên liệu lên đến 7.625 đồng/kg. Tổng chi phí cả năm chịu ảnh hưởng từ sự tăng giá cả ba mặt hàng, nên đã tăng 12.922 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2012, tuy giá cả tăng làm chi phí tăng theo, nhưng do chịu ảnh hưởng từ sự giảm mạnh của sản lượng nên chi phí trong thời gian này vẫn sụt giảm đáng kể. Tổng hợp các nhân tố = (-57.037) + 12.922 = - 44.115 (triệu đồng). 2.6. Phân tích lợi nhuận 2.6.1. Lợi nhuận gộp trong hoạt động xuất khẩu gạo Sau khi sản lượng và giá cả tác động đến doanh thu và chi phí. Hai chỉ tiêu này lại ảnh hưởng đến lợi nhuận gộp trong hoạt động xuất khẩu gạo như sau: Bảng 25 - ẢNH HƯỞNG CỦA DOANH THU VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT ĐẾN LỢI NHUẬN GỘP CỦA CÔNG TY CHẤN THÀNH TỪ 2009 - 6TH/2012 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2010/2009 2011/2010 6th2012/6th2011 Chênh lệch doanh thu 140.648 -100.814 -45.404 Chênh lệch chi phí 90.885 -52.595 -44.114 Chênh lệch lợi nhuận gộp 49.763 -48.219 -1.291 Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010 Lợi nhuận gộp qua từng năm có sự tăng giảm là do chịu ảnh hưởng từ thay đổi của doanh thu và chi phí. Trong năm 2010, lợi nhuận tăng gần 50.000 triệu đồng so với năm 2009, là do sự tăng mạnh của doanh thu trong năm với mức tăng 140.648 triệu đồng, vì chịu ảnh hưởng từ giá xuất khẩu tăng cao đột biến. Tuy chi phí trong năm này cũng tăng thêm 90.885 triệu đồng, nhưng mức tăng chi phí không cao bằng mức tăng doanh thu. Nên lợi nhuận gộp trong năm 2010 vẫn tăng so với năm 2009. Sang năm 2011, chịu ảnh hưởng từ sự sụt giảm của giá xuất khẩu lẫn giá nguyên liệu thu mua, nên doanh thu và chi phí đồng thời giảm mạnh. Trong đó, chi phí giảm 52.595 triệu đồng so với năm 2010, nhưng doanh thu giảm mạnh hơn, với mức 100.814 triệu đồng. Nên lợi nhuận trong năm này không tăng, mà còn giảm 48.219 triệu đồng. Trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2012, doanh thu tiếp tục giảm hơn 45 tỷ đồng so với sáu tháng đầu năm 2011. Do sản lượng xuất khẩu thấp hơn khá nhiều đã ảnh hưởng mạnh tới doanh thu. Nhưng cũng chính vì lý do đó nên chi phí trong thời gian này cũng giảm mạnh với mức 44.114 triệu đồng. Vì vậy, lợi nhuận gộp từ xuất khẩu gạo chỉ giảm 1.290 triệu đồng. 2.6.2. Tình hình tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 – 6th/2012 Hình 8 – Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty Chấn Thành từ năm 2009 – 6th/2012 Phụ thuộc nhiều vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo nên tổng lợi từ hoạt động kinh doanh của Công ty biến đổi không đều trong giai đoạn từ năm 2009 – 6th/2012. Mặt khác, lại chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu từ năm 2009 – 2012 đã làm lợi nhuận Công ty trong thời gian này giảm đến mức thấp nhất. Do đó trong năm 2009, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Công ty tương đối thấp chỉ đạt 4.476 triệu đồng. Năm 2010, lợi nhuận tăng mạnh đạt 47.696 triệu đồng, tăng 43.219 triệu đồng so với năm 2009. Là do sự tăng cao của lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo trong năm này. Góp phần mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho công ty. Đến năm 2011, do giá cả trong hoạt động xuất khẩu gạo ổn định trở lại, cộng thêm sản lượng xuất khẩu có phần sụt giảm nên tổng lợi nhuận cũng giảm theo, chỉ đạt 9.186 triệu đồng, giảm 81% so với năm trước. Đến 6 tháng đầu năm 2012, hoạt động xuất khẩu gạo lại chịu sự sụt giảm mạnh từ sản lượng và giá cả so với cùng kỳ năm trước, từ đó làm lợi nhuận trong thời gian này giảm theo. Tuy nhiên, do lượng gạo tiêu thụ trong nước tăng 4.700 tấn. Hơn nữa, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đã phục hồi trở lại, nên doanh thu các hoạt động khác đều tăng đáng kể. Vì vậy, tổng lợi nhuận không giảm mà còn tăng 48% so với cùng kỳ năm trước, đạt 9.326 triệu đồng. CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH 3.1. Nguồn nguyên liệu: Chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào quyết định chất lượng sản phẩm, ngay từ đầu đã định vị sản phẩm là gạo vì sức khỏe và cam kết cung cấp sản phẩm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng. Để có nguồn nguyên liệu tốt, không dư lượng thuốc trừ sâu bước đầu công ty nên tiến hành thu mua lúa nguyên liệu từ nông dân, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm trên cơ sở nông dân và doanh nghiệp cùng có lợi, kiểm tra chất lượng đảm bảo độ thuần nhất của lúa nguyên liệu. Về lâu dài, để đảm bảo chất lượng sản phẩm ổn định công ty nên xúc tiến qui hoạch vùng nguyên liệu chuyên trồng các loại lúa theo yêu cầu phát triển sản phẩm của công ty. Toàn bộ qui trình canh tác phải khép kín, tuân thủ nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật từ lúc gieo sạ cho đến thu hoạch, bảo quản,… để đảm bảo có được lúa đủ chất lượng phục vụ kinh doanh. Do ngày càng có nhiều doanh nghiệp tham gia trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nên tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn từ khâu thu mua nguyên liệu đến việc bán sản phẩm ra thị trường, để tránh được tình hình giá nguyên liệu ngày càng tăng cao công ty nên: thiết lập cho mình một hoặc nhiều hơn kênh thu mua nguyên liệu cho chính công ty mình. Vì khi làm như vậy công ty đã áp dụng mô hình sản xuất khép kín từ đầu vào cho đến đầu ra, dù giá nguyên liệu có biến động nhiều thì công ty cũng chỉ bị tác động nhẹ. Liên kết với nông dân thật thân thiết hơn, ta không nên bỏ họ khi giá nông sản bị sụt giảm. Hãy quan tâm đến họ nhiều hơn để lúc giá cá tăng cao thì nguồn nguyên liệu cung cấp cho công ty vẫn đảm bảo. Tạo thêm một số lợi ích khác để tạo sợi dây ràng buộc chặt chẽ giữa công ty và các nông dân. Hiện nay công ty đang có chính sách cho các hộ này vay để trang trải chi phí ban đầu sau đó họ bán nguyên liệu cho công ty, nhưng như vậy chưa có phần gắn kết sâu đậm. Để mối thâm giao này tốt hơn ta có thể lập ra các hợp đồng giao kèo về việc thu mua nguyên liệu. 3.2. Sản xuất, chế biến: Đầu tư, nâng cấp các thiết bị máy móc để đảm bảo năng lực sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Đầu tư, hiện đại hóa máy móc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận văn- PHÂN TÍCH KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH CHẤN THÀNH.doc
Tài liệu liên quan