Luận văn Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn Sađéc

Tài liệu Luận văn Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn Sađéc: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN SAĐÉC Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện: TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG Mã số SV: 4053515 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 MSL: KT0520A1 Cần Thơ, 2009 www.kinhtehoc.net MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài .......................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ............................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu chung ............................................

pdf98 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1194 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn Sađéc, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -----  ----- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH KHÁCH SẠN SAĐÉC Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện: TS. LƯU THANH ĐỨC HẢI NGUYỄN THỊ BÍCH DUNG Mã số SV: 4053515 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 MSL: KT0520A1 Cần Thơ, 2009 www.kinhtehoc.net MỤC LỤC CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ............................................................................. 1 1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài .......................................................................... 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ............................................................... 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 4 1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................... 4 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................... 4 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ....................................................................................... 4 1.4 Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 4 1.4.1 Không gian ........................................................................................... 4 1.4.2 Thời gian .............................................................................................. 5 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu .......................................................................... 5 1.5 Lược khảo tài liệu có liên quan ................................................................... 5 CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................................ 8 2.1 Phương pháp luận ......................................................................................... 8 2.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh ...................................... 8 2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các bảng báo cáo tài chính ................................................................................................................... 9 2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 13 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh .................................. 16 2.2 Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 20 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 20 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ............................................................. 20 CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN SAĐÉC ............................... 21 3.1 Vài nét về thị xã SaĐéc, Đồng Tháp ............................................................ 21 3.1.1 Lịch sử hình thành ................................................................................ 21 3.1.2 Vị trí địa lý ........................................................................................... 21 3.1.3 Kinh tế .................................................................................................. 22 3.2 Lịch sử hình thành và phát triển khách sạn SaĐéc ....................................... 22 www.kinhtehoc.net 3.3 Chức năng, nhiệm vụ .................................................................................... 23 3.3.1 Chức năng ............................................................................................ 23 3.3.2 Nhiệm vụ .............................................................................................. 23 3.3 Công tác quản lý, tổ chức bộ máy của khách sạn ......................................... 24 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SAĐÉC ............................................................................................................... 27 4.1 Khái quát về kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn qua 3 năm (2006- 2008) ................................................................................................................... 27 4.2 Phân tích doanh thu khách sạn ..................................................................... 33 4.2.1 Phân tích chung tình hình doanh thu .................................................... 33 4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của khách sạn ........ 38 4.3 Phân tích chi phí ........................................................................................... 41 4.3.1 Phân tích chi phí theo các khoản mục .................................................. 41 4.3.2 Phân tích mức tiệt kiệm chi phí ........................................................... 44 4.4 Phân tích lợi nhuận ....................................................................................... 48 4.4.1 Phân tích lợi nhuận dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ....................................................................................................................... 48 4.4.2 Phân tích khả năng hoàn thành kế hoạch lợi nhuận của khách sạn ....................................................................................................................... 52 4.4.3 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh qua các năm ..................... 53 4.5 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh ........................... 55 4.5.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình doanh thu .................. 57 4.5.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh .................... 56 4.5.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận .................................. 64 4.5.4 Nhân tố khách quan .............................................................................. 77 CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SAĐÉC ............................................................ 80 5.1 Những kết quả đạt được và những hạn chế trong kinh doanh ...................... 80 5.1.1 Những kết quả đạt được ....................................................................... 80 5.1.2 Những hạn chế trong kinh doanh ......................................................... 81 5.2 Một số giải pháp nâng cao lợi nhuận và hiệu quả kinh doanh của Khách sạn SaĐéc .................................................................................................................. 82 www.kinhtehoc.net 5.2.1 Phát triển cơ sở vật chất, kỹ thuật .............................................................. 82 5.2.2 Về tổ chức hoạt động ................................................................................. 83 5.2.3 Phát triển công nghệ thông tin .................................................................. 84 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................. 84 6.1 Kết luận ......................................................................................................... 84 6.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 87 PHỤ LỤC 1 ........................................................................................................ 88 PHỤ LỤC 2 ........................................................................................................ 89 PHỤ LỤC 3 ........................................................................................................ 90 PHỤ LỤC 4 ........................................................................................................ 91 www.kinhtehoc.net DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 3 năm (2006-2008) .............................................................................................................................28 Bảng 4.2: Tình hình biến động doanh thu của khách sạn trong 3 năm (2006-2008) .............................................................................................................................33 Bảng 4.3: Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của khách sạn 2006-2008 .............................................................................................................................38 Bảng 4.4: Tình hình biến động chi phí của khách sạn trong 3 năm (2006-2008) .............................................................................................................................42 Bảng 4.5: Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí .................................................45 Bảng 4.6: Tình hình tiết kiệm chi phí của khách sạn trong 3 năm (2006-2008) ...................................................................................................................................... 47 Bảng 4.7: Lợi nhuận hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 3 năm (2006- 2008) ...................................................................................................................49 Bảng 4.8: Tình hình thực hiện lợi nhuận của khách sạn trong 3 năm (2006-2008) .............................................................................................................................52 Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của khách sạn trong 3 năm (2006- 2008) ...................................................................................................................54 Bảng 4.10: Kết quả kinh doanh chi tiết phần dịch vụ khách sạn 2006-2008 .....55 Bảng 4.11: Kết quả kinh doanh chi tiết phần dịch vụ nhận đặt tiệc cưới 2006- 2008 ....................................................................................................................56 Bảng 4.12: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 2006-2007 ..........................57 Bảng 4.13: Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu 2007-2008 ..........................58 Bảng 4.14: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh 2006-2007 ............59 Bảng 4.15: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh 2007-2008 ............62 Bảng 4.16: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dịch vụ khách sạn 2006-2007 .............................................................................................................................65 Bảng 4.17: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dịch vụ khách sạn 2007-2008 .............................................................................................................................69 Bảng 4.18: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận dịch vụ nhận đặt tiệc cưới 2006-2008 ...........................................................................................................72 www.kinhtehoc.net DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn ...................................................24 Hình 4.1: Tình hình biến động doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách sạn SaĐéc 2006-2008 ...........................................................................................................32 Hình 4.2: Tình hình thay đổi tỷ trọng của các khoản mục doanh thu 2006-2008 .............................................................................................................................36 Hình 4.3: Tình hình lợi nhuận của các lĩnh vực 2006-2008 ...............................51 www.kinhtehoc.net DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CP: chi phí CP BH: chi phí bán hàng DN: doanh nghiệp DT: doanh thu DV: dịch vụ HĐKD: hoạt động kinh doanh HĐTC: hoạt động tài chính KH: kế hoạch LN: lợi nhuận QLDN: quản lý doanh nghiệp TSCP: tỷ suất chi phí TCP: tổng chi phí TH: thực hiện VCSH: vốn chủ sở hữu www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết của đề tài Trong điều kiện kinh tế hiện nay, hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề được mọi doanh nghiệp cũng như toàn xã hội quan tâm. Khi các doanh nghiệp tham gia vào thương trường muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng cạnh tranh, không ngừng phát triển vì thế đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực phấn đấu, cải thiện tốt hơn về mọi mặt để phát triển bền vững. Một trong những tiêu chí để xác định vị thế đó là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quan trọng nhất trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp đó là lợi nhuận. Trong nền kinh tế thị trường, lợi nhuận quyết định sự tồn vong, khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả kinh doanh giúp doanh nghiệp không chỉ đánh giá kết quả kinh doanh mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Từ đó, doanh nghiệp tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt hạn chế để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mặt khác, qua phân tích giúp doanh nghiệp nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, vốn mà còn nắm chắc về cung cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh để khai thác hết mọi năng lực hiện có, tận dụng những cơ hội thị trường giúp doanh nghiệp ngày phát triển. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh. Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – Chi phí. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 2 Và người ta dùng phương pháp so sánh để so sánh lợi nhuận thực hiện năm nay so với năm trước nhằm biết được tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của công ty, hay nói cách khác là xem xét công ty hoạt động ngày càng có hiệu quả không? Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối. Trong đó: - Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc hay chung hơn so sánh số phân tích và số gốc. - Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy mô của chỉ tiêu phân tích. Mặt khác, nhà phân tích cũng sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn nhằm tìm ra nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực, nhân tố nào ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng thời để đánh giá tình hình tài chính, người ta còn xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân phối tài chính quan tâm. Chúng là cũng cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi bao gồm: - Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu: Tỷ số này phản ánh cứ một đồng doanh thu thuần thì mang lại bao nhiêu % lợi nhuận. Có thể sử dụng tỷ số này để so sánh với các tỷ số của các năm trước hay so sánh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành. Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận/vốn chủ sở hữu: Tỷ số này đo lường mức lợi nhuận trên vốn đầu tư của các chủ sở hữu. Công thức tính được thiết lập như sau : Lợi nhuận thuần Vốn chủ sở hữu Tỷ số này cho thấy cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào đầu tư thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận ROS = x 100% ROE = x 100% www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 3 - Tỷ suất lợi nhuận/tổng tài sản:Chỉ tiêu này cho thấy cứ 100 đồng vốn bỏ vào sản xuất thì mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. Lợi nhuận thuần Tổng tài sản Ngoài ra, người ta còn dùng một số chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn để đánh giá tổng quát về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn Nhà hàng – Khách sạn là loại hình kinh doanh nhằm cung cấp những dịch vụ tiện ích nhằm phục vụ nhưng nhu cầu thiết yếu cho một bộ phận người dân: ăn uống, lưu trú, tiệc…Ngoài việc mang lại nguồn thu cho doanh nghiệp mình thì loại hình dịch vụ này cũng góp phần đáng kể vào nền kinh tế tỉnh nhà cũng như của cả nước. Kinh doanh dịch vụ là ngành kinh doanh sản phẩm vô hình, chất lượng khó đánh giá vì chịu tác động từ nhiều phía: nhà cung cấp, người mua dịch vụ và thời điểm chuyển giao dịch vụ vì có nhiều loại hình dịch vụ phụ thuộc vào thời vụ. Mặt khác, sản phẩm dịch vụ là các sản phẩm vô hình nên các sản phẩm này có sự khác nhau về cơ cấu sản phẩm so với các sản phẩm vật chất khác. Quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm dịch vụ thường diễn ra đồng thời ngay cùng một địa điểm nên cung - cầu dịch vụ không thể tách rời nhau mà phải tiến hành đồng thời. Trong tình hình khủng hoảng kinh tế, tài chính hiện nay đã có tác động tiêu cực đến sự phát triển của hầu hết các ngành kinh doanh. Để đạt được hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật - tài chính của doanh nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, đánh ROA = x 100% www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 4 giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tài liệu của phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp. Không giống như những ngành kinh doanh khác, kinh doanh dịch vụ cụ thể là hoạt động nhà hàng, khách sạn là ngành kinh doanh sản phẩm vô hình, chất lượng khó đánh giá vì chịu nhiều yếu tố tác động từ phía người bán, người mua và thời điểm chuyển giao dịch vụ đó và còn phụ thuộc vào thời vụ. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề tôi chọn đề tài “ Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả khách sạn SaĐéc” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích thực trạng kết quả kinh doanh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Khách sạn SaĐéc qua 3 năm 2006, 2007, 2008. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích kết quả kinh doanh của khách sạn thông qua các chỉ tiêu: doanh thu, lợi nhuận và chi phí của khách sạn. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình kinh doanh khách sạn qua 3 năm 2006-2008 thay đổi như thế nào? Tăng, giảm ra sao? - Nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh khách sạn? Nhân tố nào tác động tích cực? Nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh? - Giải pháp khả thi nào để nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn? 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Không gian Luận văn được thực hiện tại Khách sạn SaĐéc, Thị xã SaĐéc - Đồng Tháp. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 5 1.4.2 Thời gian - Luận văn được thực hiện trong thời gian thực tập từ 02.02.2009 đến 25.04.2009. - Số liệu sử dụng trong luận văn từ năm 2006 đến năm 2008. 1.4.3 Đối tượng nghiên cứu Khách sạn kinh doanh nhiều loại hình dịch vụ: dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhà hàng nhưng chủ yếu là nhận tiệc cưới, kinh doanh rượu, bia, nước ngọt và một số dịch vụ khác: họp mặt, liên hoan, massage, karaoke, giặt, ủi…Nhưng nhìn tổng thể, khách sạn kinh doanh chủ yếu là dịch vụ lưu trú, kinh doanh nhận đặt tiệc cưới, do đó đề tài chủ yếu phân tích về các hoạt động này. - Phân tích doanh thu chung, chi phí và lợi nhuận khách sạn. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận, chi phí dịch vụ lưu trú và dịch vụ nhận đặt tiệc cưới của khách sạn. - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN 1. Luận văn tốt nghiệp của sinh viên Trần Tuấn An (2008) với đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Khách sạn Khánh Hưng”. Tác giả đề ra mục tiêu chung của nghiên cứu: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Khách sạn Khánh Hưng và từ đó đề ra một số giải pháp để góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua 3 năm 2005-2007. - Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. - Tìm ra những thuận lợi, khó khăn và những nguyên nhân tồn tại những khó khăn đó. - Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh tương đối và tuyệt đối để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Đồng thời sử dụng một số chỉ www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 6 tiêu tài chính: khả năng thu hồi nợ, tỷ số khả năng sinh lợi để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty. Sau khi phân tích, tác giả tổng hợp các kết quả trên đưa ra những thuận lợi, khó khăn của công ty từ đó đề ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, trong bài phân tích tác giả chưa nêu rõ nhân tố nào ảnh hưởng tích cực, nhân tố nào ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả kinh doanh của công ty. 2. Luận văn tốt nghiệp của Lý Thuỳ An (2008) với đề tài “ Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Việt Vĩnh Long”. Tác giả đề ra mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu chung: Phân tích và đánh giá kết quả kinh doanh của công ty trong 3 năm 2005-2007 trên sơ sở đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích thực trạng, hiệu quả kinh doanh của công ty qua 3 năm. - Đánh giá một số chỉ tiêu tài chính để thấy được hiệu quả kinh doanh của công ty. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty. - Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành chỉ tiêu, chi tiết theo thời gian, theo địa điểm và phạm vi kinh doanh để phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đồng thời dựa vào các tỷ số tài chính cơ bản để nhận xét tình hình tài chính cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Bài phân tích chưa làm rõ nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của công ty mà chỉ phân tích xem trong kết cấu doanh thu nghiệp vụ nào kinh doanh chiếm tỷ trọng doanh thu cao và có tỷ trọng chi phí thấp nhất để tăng cường phát triển. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 7 3. Luận văn tốt nghiệp của Hồ Thị Huỳnh Trang (2008) với đề tài “Phân tích hiệu quả kinh doanh tại Công ty Xây dựng 621 – QK9”. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn: Mục tiêu chung: Tìm hiểu tình hình hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2005 – 2007 từ đó đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty. Mục tiêu cụ thể: - Phân tích chung tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty. - Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty thông qua các chỉ số tài chính cơ bản. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tác giả sử dụng phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành chỉ tiêu để phân tích tình hình biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty. Và dùng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến động của doanh thu, chi phí, lợi nhuận. Đồng thời sử dụng một số chỉ tiêu tài chính: chỉ tiêu vòng quay hàng tồn kho, tỷ số khả năng sinh lợi, chỉ tiêu khả năng thanh toán để xem xét hiệu quả tài chính của công ty. Kết quả phân tích, tác giả cho thấy công ty hoạt động có hiệu quả chưa cao vì chịu ảnh hưởng của biến động chi phí là chủ yếu và khó khăn về tài chính do công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu là đi vay. Vì những lý do hạn chế của các đề tài trên, tôi chọn đề tài “Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc” làm đề tài tốt nghiệp. Tôi cũng dựa vào phương pháp so sánh để phân tích tình hình kinh doanh của khách sạn, tuy nhiên để tìm ra những nhân tố ảnh hưởng tích cực, ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh tôi sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn. Đồng thời dựa vào tình hình kinh tế hiện nay để đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhất cho hoạt động kinh doanh của khách sạn. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 8 Hiệu quả kinh doanh = CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện các mục tiêu đề ra. Hiệu quả là lợi ích tối đa thu được trên chi phí tối thiểu. Kết quả kinh doanh Chi phí kinh doanh Kết quả kinh doanh (kết quả đầu ra) được đo bằng các chỉ tiêu: giá trị sản xuất công nghiệp, doanh thu, lợi nhuận… Chi phí kinh doanh (yếu tố đầu vào): lao động, tiền lương, chi phí nguyên vật liệu, chi phí giá vốn, chi phí quản lý doanh nghiệp… Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí đầu vào trong kỳ phân tích thì thu được bao nhiêu đồng kết quả đầu ra. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn. Khi đánh giá Hiệu quả kinh doanh, chúng ta không chỉ dừng lại việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp quan trọng nhất là lợi nhuận. Tuy nhiên, chỉ tiêu lợi nhuận trong hiệu quả kinh doanh chỉ được coi là hiệu quả khi lợi nhuận thu được không ảnh hưởng đến lợi ích của nền kinh tế, của các đơn vị và của toàn xã hội. Do đó, hiệu quả mà đơn vị đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Để đạt được hiệu quả kinh doanh ngày càng cao và vững chắc, đòi hỏi các nhà kinh doanh không những phải nắm chắc các nguồn tiềm năng về lao động, vật tư, tiền vốn…mà còn phải nắm chắc cung cầu hàng hoá trên thị trường, các đối thủ cạnh tranh, hiểu được thế mạnh, thế yếu của doanh nghiệp để khai thác hết mọi năng lực hiện có. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 9 2.1.2 Khái niệm về doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các bảng báo cáo tài chính 2.1.2.1 Khái niệm về doanh thu Doanh thu của doanh nghiệp bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ Doanh thu bán hàng là toàn bộ số tiền bán hàng hoá, sản phẩm, dịch vụ, lao vụ đã được khách hàng chấp nhận thanh toán. Doanh thu cung cấp dịch vụ phản ánh số tiền đã nhận được và số tiền đã được người mua, người đặt hàng chấp nhận cam kết thanh toán về khối lượng dịch vụ, lao vụ đã cung cấp hoặc đã thực hiện. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ được xác định bằng công thức: M = ∑qipi Trong đó: M: Tổng doanh thu qi : khối lượng sản phẩm, hàng hoá và cung cấp dịch vụ loại i mà doanh nghiệp tiêu thụ trong kỳ, tính bằng đơn vị hiện vật. pi : giá bán đơn vị sản phẩm loại i. i = 1, n n: số lượng mặt hàng sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiêu thụ trong kỳ. Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ: phản ánh khoản tiền thực tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kinh doanh. Doanh thu thuần = Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ - Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ: chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu phải nộp, thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp. b. Doanh thu hoạt động tài chính Bao gồm các khoản thu nhập từ hoạt động liên doanh, liên kết, góp vốn cổ phần,cho thuê tài sản, hợp đồng mua bán chứng khoán ngắn và dài hạn, thu lãi tiền gửi, thu lãi tiền bán ngoại tệ, các hoạt động đầu tư khác. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 10 c. Thu nhập khác Là khoản thu từ hoạt động xảy ra không thường xuyên như: thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, thu tiền phạt vi phạm hợp đồng, thu các khoản nợ khó đòi đã xử lý xoá sổ, thu tiền bảo hiểm bồi thường… 2.1.2.2 Khái niệm về chi phí Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu thông hàng hoá. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ. Chi phí sản xuất kinh doanh rất đa dạng, phong phú bao gồm nhiều loại, mỗi loại có đặc điểm vận động, yêu cầu quản lý khác nhau. Chi phí sản xuất kinh doanh theo công dụng được chia thành các khoản mục chi phí trong khâu sản xuất và ngoài sản xuất. - Chi phí sản xuất gồm: + Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí nguyên liệu, vật liệu chính và vật lịeu khác trực tiếp sử dụng cho việc sản xuất ra sản phẩm dịch vụ. + Chi phí nhân công trực tiếp: phản ánh chi phí lao động trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, dịch vụ. Bao gồm tiền lương, các khoản phụ cấp theo lương phải trả cho công nhân sản xuất. + Chi phí sản xuất chung: là chi phí phát sinh tại nơi sản xuất hay phân xưởng của doanh nghiệp. - Chi phí ngoài khâu sản xuất gồm : + Chi phí bán hàng: phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá bao gồm: chi phí đóng gói, vận chuyển, giới thiệu, bảo quản sản phẩm… + Chi phí quản lý doanh nghiệp: phản ánh các chi phí quản lý chung của doanh nghiệp: chi phí quản lý kinh doanh, chi phí quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. + Chi phí hoạt động tài chính: là các khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: chi phí liên doanh, liên kết, chi www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 11 phí cho thuê tài sản, chi phí mua bán chứng khoán, chi phí nghiệp vụ tài chính khác. + Chi phí khác: là chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định và giá trị còn lại của tài sản cố định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định (nếu có), tiền phạt phạt do vi phạm hợp đồng, bị phạt thuế, các khoản chi phí do kế toán bị nhầm hoặc bỏ sót khi ghi sổ kế toán, các khoản chi phí khác còn lại. * Tỷ suất chi phí Là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu này được xác định qua công thức: ∑ CP KD ∑ DT Trong đó: Tsp : Tỷ suất chi phí ∑ CP KD : Tổng chi phí kinh doanh ∑ DT : Tổng doanh thu Tỷ suất chi phí càng thấp thì lợi nhuận doanh nghiệp càng cao. Doanh nghiệp có tỷ suất chi phí thấp thì sơ bộ có thể đánh giá doanh nghiệp đó kinh doanh có hiệu quả và ngược lại. Ta có thể xác định tình hình tiết liệm chi phí của doanh nghiệp qua công thức: Mức tiết kiệm (bội chi) = Doanh thu thực hiện x (Tsp thực hiện – Tsp kế họach) Chỉ tiêu này góp phần đánh giá tình hình tiết kiệm hay bội chi trong việc quản lý chi phí, từ đó giúp nhà quản trị có chiến lược kiểm soát chi phí tốt hơn. 2.1.2.3 Khái niệm về lợi nhuận Trong mỗi thời kỳ khác nhau người ta có những khái niệm khác nhau và từ đó có những cách tính khác nhau khác nhau về lợi nhuận. Ngày nay, lợi nhuận được hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp. Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tsp = www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 12 Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cấu thành sau: - Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ: là lợi nhuận thu được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, lao vụ từ các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: là phần chênh lệch giữa thu và chi về hoạt động tài chính của doanh nghiệp. - Lợi nhuận khác: là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt động khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2.4 Các bảng báo cáo tài chính Báo cáo tài chính phản ánh theo một cấu trúc chặt chẽ tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Mục đích của báo cáo tài chính là cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu hữu ích cho số đông những ng ười sử dụng trong việc đưa ra quyết định kinh tế. Các bảng báo cáo tài chính gồm: - Bảng cân đối kế toán. - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính. a. Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn hình thành các tài sản đó. Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán có thể nhận xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. b. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của doanh www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 13 nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh chính và các hoạt động khác, tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác. c. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình lưu chuyển tiền trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Báo cáo này cho biết tình hình dòng tiền tăng lên (đi vào) và giảm xuống (đi ra) liên quan đến các hoạt động khác nhau cũng như nhân tố tác động đến sự tăng giảm của dòng lưu chuyển. Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ, người sử dụng có thể đánh giá đựơc khả năng tạo ra tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp, khả năng thanh toán, khả năng đầu tư, khả năng tạo ra tiền cũng như việc giải quyết các mối quan hệ tài chính trong doanh nghiệp và dự đoán được luồng tiền trong kỳ tiếp theo. d. Thuyết minh báo cáo tài chính Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, được lập để giải thích và bổ sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi tiết được. 2.1.3 Phương pháp phân tích số liệu 2.1.3.1 Phương pháp so sánh a. Khái niệm Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa vào việc so sánh với các chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). b. Nguyên tắc so sánh - Tiêu chuẩn so sánh + Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. + Các thông số thị trường. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 14 - Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải: + Phù hợp về yếu tố không gian, thời gian. + Có cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. + Có cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. - Phân loại + Phương pháp so sánh cụ thể:  So sánh bằng số tuyệt đối: là một chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh qui mô, khối lượng của sự kiện. Tác dụng của so sánh phản ánh được tình hình thực hiện kế hoạch, sự biến động về qui mô khối lượng. Tăng (+) Giảm (-)  So sánh bằng số tương đối là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện bằng số lần (%), của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 2.1.3.2 Phương pháp thay thế liên hoàn a. Khái niệm Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lên chỉ tiêu phân tích bằng thay thế lần lượt và liên tiếp các nhân tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu khi chưa có biến đổi của nhân tố xác định sẽ tính được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó. b. Nguyên tắc so sánh - Xác định đầy đủ các nhân tố ảnh hưởng lên chỉ tiêu kinh tế phân tích và thể hiện mối quan hệ các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích bằng một công thức nhất định. - Sắp xếp các nhân tố ảnh hưởng trong công thức theo trình tự nhất định và chú ý: + Nhân tố lượng thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau. + Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau. + Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau. - Xác định ảnh hưởng của nhân tố nào thì lấy kết quả tính toán của bước trước để tính mức độ ảnh hưởng và cố định các nhân tố còn lại. Tuyệt đối = Thực tế - Kế hoạch www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 15 - Tổng đại số các mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đúng đối tượng phân tích. c. Mô hình chung của phương pháp thay thế liên hoàn * Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a.b.c.d Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1. c1 .d1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0 .d0  Q = Q1 – Q0: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích Q = Q1 - Q0 = a1 . b1. c1 .d1 - a0 . b0 . c0 .d0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Ảnh hưởng bởi nhân tố a a = a1 . b0 . c0 .d0 - a0 . b0 . c0 .d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố b b = a1 . b1. c0 .d0 - a1 . b0 . c0 .d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố c c = a1 . b1. c1 . d0 - a1 . b1. c0 .d0 - Ảnh hưởng bởi nhân tố d d = a1 . b1. c1 .d1 - a1 . b1. c1 . d0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: a + b + c + d = Q: đối tượng phân tích * Trường hợp các nhân tố quan hệ dạng thương số Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. a,b,c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích; thể hiện bằng phương trình: Q= b a x c Gọi Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1= x c1 Q0: chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0= 0 0 b a x c0 =>Q = Q1 – Q0: đối tượng phân tích. 1 1 b a www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 16 Q = x c1 - x c0 = a +b +c: tổng cộng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố a, b, c. a. Ảnh hưởng bởi nhân tố a Ta có: a = 0 1 b a x c0 - 0 0 b a x c0 b. Ảnh hưởng bởi nhân tố b Ta có: b = 1 1 b a x c0 - 0 1 b a x c0 c. Ảnh hưởng bởi nhân tố c c = 1 1 b a x c1 - 1 1 b a x c0 Tổng hợp các nhân tố: a +b +c =Q : đối tượng phân tích 2.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình và mỗi sự biến động của nó tác động trực tiếp đến độ lớn, tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Nhân tố tác động đến kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh rất nhiều, có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau: - Theo nội dung kinh tế của nhân tố: + Những nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh: Số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn,…thường ảnh hưởng đến qui mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. + Những nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: thường ảnh hưởng có tính chất dây chuyền, từ khâu cung ứng đến khâu sản xuất rồi khâu tiêu thụ và từ đó ảnh hưởng đến tình hình tài chính doanh nghiệp. - Theo tính tất yếu của nhân tố: + Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn như giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản xuất, tăng thời gian lao động…là tùy thuộc vào sự chủ quan của công ty. 1 1 b a 0 0 b a www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 17 + Nhân tố khách quan: phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của bản thân doanh nghiệp, chẳng hạn như: giả cả thị trường, thuế suất… - Theo tính chất của nhân tố: + Nhân tố số lượng: phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh: số lượng lao động, doanh thu bán hàng… + Nhân tố chất lượng: phản ánh hiệu suất kinh doanh: giá thành đơn vị sản phẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn. - Theo xu hướng tác động của nhân tố: + Nhân tố tích cực: có tác dụng làm tăng quy mô của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Nhân tố tiêu cực: phát sinh và tác động làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh. 2.1.4.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu Có 2 nhân tố tác động trực tiếp đến doanh thu bán hàng: khối lượng hàng hoá tiêu thụ và giá cả hàng hoá tiêu thụ. Gọi M là doanh thu bán hàng Ta có M = p.q ; M0 = p0.q0; M1 = p1.q1 Trong đó : p0 , p1 : Giá bán kỳ gốc, kỳ phân tích q0 , q1 : Khối lượng hàng bán kỳ gốc, kỳ phân tích Mức độ ảnh hưởng cụ thể của từng nhân tố: Đối tượng phân tích: M = M1 - M0 - Nhân tố số lượng hàng hoá tiêu thụ: Mq = p0. q1 - p0.q0 - Nhân tố giá cả hàng hoá tiêu thụ: Mp = p1.q1 - p0. q1 - Tổng hợp các nhân tố: Mq + Mp = M : Đối tượng phân tích Dựa vào mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, doanh nghiệp cần luôn theo sát sự biến động của thị trường, về giá, khả năng cung cầu, sức cạnh tranh của sản phẩm nhằm có những giải pháp ứng xử thích hợp kịp thời có lợi cho doanh nghiệp. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 18 2.1.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí Hoạt động của doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau, trong đó có các yếu tố khách quan và chủ quan. Chi phí hoạt đông của doanh nghiệp cũng chịu sự tác động của các nhân tố trên, có những trường hợp làm tăng chi phí, có những trường hợp làm giảm chi phí. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến chi phí kinh doanh nhưng tổng hợp lại có các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu sau: giá bán sản phẩm, giá thành sản phẩm và khối lượng sản phẩm. Bài phân tích sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của chi phí trên 1.000 đồng số lượng sản phẩm. Công thức tính: q.z q.p Trong đó: F: chi phí trên 1.000 đồng sản phẩm Q: số lượng sản phẩm tiêu thụ z: giá thành sản phẩm tiêu thụ p: Giá bán sản phẩm Qui ước: Kỳ gốc:0; Kỳ thực hiện: 1 q0.z 0 q0.p0 q1.z 1 q1.p1 Đối tượng phân tích: F =  F1 -  F0 a. Ảnh hưởng bởi nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ q1.z 0 q1.p0 b. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá thành đơn vị sản phẩm q1.z 1 q1.z0 q1.p0 q1.p0 F = x 1.000 F0 = x 1.000 F1 = x 1.000 Fq = x 1.000 - F0 Fz = x 1.000 - x 1.000 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 19 c. Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm q1.z1 q1.z 1 q1.p1 q1.p0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: Fq + Fz + Fp = F : đđối tuợng phân tích 2.1.4.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Ta có Lợi nhuận kinh doanh = Doanh thu bán hàng – Giá vốn hàng bán – Chi phí bán hàng – Chi phí quản lý doanh nghiệp Do đó, lợi nhuận kinh doanh chịu ảnh hưởng của các nhân tố: doanh thu hàng bán, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Công thức tính: L = q (p – z –cBH – cQL) Trong đó: L: lợi nhuận kinh doanh q: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ p: Giá bán đơn vị sản phẩm z: giá vốn đơn vị sản phẩm cBH: chi phí bán hàng cQL: chi phí quản lý doanh nghiệp Qui ước: Kỳ gốc: 0; Kỳ phân tích: 1 Ta có: L0= q0(p0 – z0 –c0BH – c0QL) L1= q1 (p1 – z1 –c1BH – c1QL) Đối tượng phân tích: L = L1 - L0 Các nhân tố ảnh hưởng: a. Nhân tố khối lượng hàng hoá q = (T – 1) L0 Ta có, T là tỷ lệ hoàn thành tiêu thụ sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc Fp= x 1.000 - x 1.000 %100 00 01 x zq zq T    www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 20 b. Nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm p = q1(p1 – p0) c. Nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm z = q1(z1 – z0) d. Nhân tố chi phí bán hàng  cBH = q1(c1BH – c0BH) e. Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp  cQL = q1(c1QL – c0QL) Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng q + p + z +  cBH +  cQL = L : đối tượng phân tích Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận để từ đó doanh nghiệp có sự điều chỉnh hợp lý trong kinh doanh nhằm mục đích doanh nghiệp mình hoạt động có hiệu quả hơn. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu là số liệu thứ cấp: Bảng báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, các báo cáo chi tiết về các dịch vụ của khách sạn từ phòng kế toán và một số thông tin từ báo, tạp chí, internet để phục vụ cho việc phân tích. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu Ứng với từng mục tiêu cụ thể đề ra số liệu được phân tích theo các phương pháp khác nhau: - Mục tiêu 1: Sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối để phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận của khách sạn. - Mục tiêu 2: Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách sạn chủ yếu là phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của dịch vụ lưu trú và dịch vụ nhận đặt tiệc cưới của khách sạn. - Mục tiêu 3: Phân tích những thuận lợi, khó khăn của khách sạn trong thời gian qua từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 21 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ KHÁCH SẠN SAĐÉC 3.1 VÀI NÉT VỀ THỊ XÃ SAĐÉC, ĐỒNG THÁP 3.1.1 Lịch sử hình thành Trước khi chúa Nguyễn khai phá miền đất phía Nam, SaĐéc thuộc phần đất Tầm Phong Long của Thủy Chân Lạp với tên gọi là Phsar Dek. Cuối thập niên 1750, chúa Nguyễn thành lập 5 đạo ở miền Tây Nam Bộ để bảo vệ Dinh Long Hồ, trong đó có Đông Khẩu Đạo là thị xã SaĐéc. Năm 1832, vua Minh Mạng chia miền Nam thành ngũ trấn lục tỉnh, SaĐéc thuộc phủ Tân Thành tỉnh An Giang. Năm 1867, tỉnh An Giang chia làm 3 hạt: Châu Đốc, SaĐéc, Ba Xuyên. Địa hạt SaĐéc gồm 3 huyện: An Xuyên, Vĩnh An, Phong Phú. Năm 1889, tỉnh SaĐéc được thành lập gồm: quận Châu Thành, quận Cao Lãnh, quận Lai Vung. Đến tháng 6/1951 SaĐéc thuộc tỉnh Long Châu Sa. Tháng 10/1954, tỉnh Long Châu Sa lại chia làm 3 tỉnh: SaĐéc, Châu Đốc, Long Xuyên. Năm 1956, chính quyền Việt Nam cộng hòa bỏ tỉnh SaĐéc. Nhưng đến năm 1966, tái lập tỉnh SaĐéc và thị xã SaĐéc là tỉnh lị. Tháng 2/1976 tỉnh SaĐéc được sáp nhập với tỉnh Kiến Phong thành tỉnh Đồng Tháp. Tháng 4/1994 SaĐéc trở thành thị xã của tỉnh Đồng Tháp. Thị xã SaĐéc là trung tâm kinh tế, tài chính của tỉnh, được công nhận là đô thị loại 3 vào quý I năm 2007 và đang phấn đấu trở thành Thành phố SaĐéc năm 2010. 3.1.2 Vị trí địa lý Thị xã SaĐéc cách Thành phố Hồ Chí Minh 140 km về phía Tây Nam. - Phía Đông giáp huyện Cao Lãnh. - Phía Nam giáp huyện Châu Thành. - Phía Bắc giáp sông Tiền. - Phía Tây Bắc giáp huyện Lấp Vò. - Phía Tây Nam giáp huyện Lai Vung. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 22 Thị xã SaĐéc có diện tích 5.785 hecta, dân số 103.000 người thuộc các dân tộc: Kinh, Hoa, Khmer (theo số liệu thống kê 2007). Về cơ quan hành chính: Thị xã có 6 phường và 3 xã: phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường An Hòa, phường Tân Quy Đông, xã Tân Quy Tây, Xã Tân Khánh Đông, xã Tân Phú Đông. 3.1.3 Kinh tế Thị xã SaĐéc có đất đai phì nhiêu, giao thông thủy tiện lợi, nối liền 2 miền Tiền Giang và Hậu Giang, vừa là trung tâm sản xuất vừa là trung tâm thu gom, tập kết lúa gạo, lâm thủy sản và hàng hóa khác của địa phương. Năm 2007 tốc độ tăng trưởng GDP của thị xã là 22%, thu nhập bình quân 20,88 triệu đồng/người/năm. Năm 2008 giá trị GDP đạt 11.440 tỷ đồng, tăng 16,56% so năm 2007. Trong cơ cấu kinh tế, ngành thương mại - dịch vụ chiếm 57,68% trong tổng cơ cấu GDP của thị xã, có tốc độ phát triển nhanh, phân bố rộng khắp trong nội thị. Thị xã SaĐéc nổi tiếng với làng hoa SaĐéc – một trong những làng hoa lớn nhất Việt Nam, với diện tích trồng hoa 250 hecta, khoảng 2.000 hộ làm nghề hoa, kiểng và có hơn 1.000 chủng loại hoa, kiểng. Thị xã SaĐéc là một thị xã có rất nhiều chùa miếu, nơi thờ tự, được mệnh danh là đô thị có nhiều chùa miếu nhất tỉnh Đồng Tháp như: chùa Kiến An Cung – di tích lịch sử cấp quốc gia, chùa Hương, chùa Bà Thiên Hậu, đình Vĩnh Phúc, tượng đài Trần Phú... Đây là nơi tập trung tín ngưỡng Phật giáo vào các ngày lễ, rằm lớn, Phật Đản. 3.2 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN KHÁCH SẠN SAĐÉC Địa chỉ khách sạn: 499 (108/5A), Hùng Vương, Phường 1, Thị xã SaĐéc, Đồng Tháp. Điện thoại: (0673) 862 828 – 862 430 Fax: (0673) 862 828 Email: sadechotel@yahoo.com.vn Mã số thuế: 1400 355 383 002 Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh Khách sạn, Nhà hàng, kinh doanh rượu bia, nước giải khát, Karaoke, Massage… www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 23 Khách sạn có 40 phòng ngủ, 3 nhà hàng có sức chứa khoảng 1.000 người. Khách sạn SaĐéc được xây dựng vào năm 1984 và được đưa vào sử dụng năm 1986. Năm 1992 khách sạn thuộc công ty Du lịch Đồng Tháp, sau chuyển thành công ty Du lịch Xuất nhập khẩu Đồng Tháp, trụ sở chính nằm ở Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Năm 1998 Công ty Du lịch Xuất nhập khẩu Đồng Tháp giải thể, khách sạn sáp nhập vào Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp và chịu sự quản lý của công ty này. Tháng 6 năm 2000 Công ty Du lịch Đồng Tháp thành lập. Tháng 3 năm 2006, Công ty Du lịch Đồng Tháp tiến hành cổ phần hóa với tên gọi mới là Công ty Cổ phần Du lịch Đồng Tháp. Từ đó, khách sạn SaĐéc cũng hoạt động theo công ty cổ phần chịu sự quản lý của công ty này. Nguồn vốn kinh doanh của đơn vị tại ngày 01.01.2007 là 3.204.188.391 đồng. 3.3 CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ 3.3.1 Chức năng Khách sạn hoạt động trên cơ sở Pháp luật Nhà nước, những quy định của ngành, những chức năng do cơ quan chủ quản giao cho khách sạn. Chức năng: kinh doanh khách sạn, nhà hàng chủ yếu nhận tiệc cưới, dịch vụ khác: massage. Karaoke… 3.3.2 Nhiệm vụ Kế hoạch sản xuất kinh doanh của khách sạn cũng như chỉ tiêu lợi nhuận do tổng công ty giao. Trên cơ sở đó, Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên chức phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Doanh thu ngày càng tăng, đồng thời giảm chi phí, tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Quản lý tài sản, nguồn vốn có hiệu quả. Tài sản của khách sạn gồm tài sản cố định và tài sản lưu động do trụ sở cấp và bổ sung, vì vậy phải sử dụng đúng mục đích, hạch toán chính xác và phải quyết toán hàng tháng để nộp về tổng công ty. - Quản lý các hoạt động kinh doanh và thực hiện đúng kế hoạch. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 24 - Xây dựng phương hướng kinh doanh ngắn hạn, dài hạn, căn cứ vào định hướng của trụ sở, đường lối, chính sách phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước, tỉnh theo từng giai đoạn. - Về công tác tài chính, khách sạn có trách nhiệm thực hiện đúng nghĩa vụ với Nhà nước theo đúng Pháp luật, tạo hiệu quả kinh tế nhằm phát triển ngày càng vững mạnh. - Tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp. 3.3 CÔNG TÁC QUẢN LÝ, TỔ CHỨC BỘ MÁY CỦA KHÁCH SẠN Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy của khách sạn Cơ cấu tổ chức: - Ban giám đốc: + Giám đốc là những lãnh đạo cao nhất của khách sạn do Tổng công ty quyết định và bổ nhiệm, có quyền hành tổ chức, quản lý mọi hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm trước đơn vị và Tổng công ty. Đồng thời báo cáo những thuận lợi, khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ mà Tổng công ty giao. + Phó Giám đốc là những người hỗ trợ đắc lực và trực tiếp giám đốc: + Phó Giám đốc phụ trách về lĩnh vực khách sạn và tổ bếp: là người điều hành về lĩnh vực khách sạn để nắm được các thông tin do tổ buồng và khách lưu trú phản ánh để kịp thời có phương án khắc phục tốt hơn, đồng thời quản lý ở bộ phận bếp nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cũng như an toàn vệ sinh thực phẩm, thu thập các ý kiến của thực khách để đảm bảo đơn vị phục vụ tốt hơn. Giám đốc Phó Giám đốc Phòng Kế toán Phòng Thị Trường Tổ Lễ tân Tổ bảo vệ, Điện nước Tổ Buồng Tổ Bếp Tổ Bàn www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 25 + Phó Giám đốc phụ trách về nhà hàng và sữa chữa nhỏ: trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của nhà hàng và nhân sự ở tổ bàn để phục vụ khách tốt nhất. Trong quá trình hoạt động của khách sạn nếu cơ sở vật chất bị xuống cấp và hư hỏng thì Phó Giám đốc quyết định hay tổng hợp báo cáo lên Giám đốc. - Phòng Kế toán + Xem xét các chế độ chính sách Nhà nước để tham mưu cho Ban Giám đốc, tìm và bổ sung các nguồn vốn có thể cho đơn vị. + Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phản ánh trung thực, hợp lý và cung cấp kịp thời các thông tin cho các bộ phận khi có yêu cầu. + Quản lý các thương vụ hợp đồng đảm bảo thu chi đúng thủ tục. + Theo dõi công nợ chi tiết của từng khách hàng. Do đặc thù của ngành kinh doanh nên phòng kế toán gồm: 1 kế toán tổng hợp, 1 kế toán theo dõi nguyên vật liệu, 1 kế toán theo dõi công cụ dụng cụ và thủ quỹ. - Phòng Thị trường: có nhiệm vụ nhận tiệc khách hàng, theo dõi chi tiết giá cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và lên kế hoạch tiệc. - Tổ Lễ tân: quản lý phần khách sạn, đón tiếp và phục vụ khách lưu trú, báo cáo hằng ngày cho phòng kế toán về doanh thu khách sạn cũng như tình trạng lưu trú của khách sạn. - Tổ Bảo vệ, điện nước: Bảo vệ và quản lý tài sản của khách sạn, sữa chữa những hư hỏng nhỏ trong khách sạn. - Tổ Buồng: phục vụ phòng khách sạn, lau quét dọn phòng nghỉ và cung cấp các dịch vụ khác khi khách có yêu cầu. - Tổ Bàn và Tổ Bếp: phục vụ thực khách trong đơn vị nhà hàng và chế biến các món ăn. Nhận xét Xây dựng cơ cấu tổ chức khách sạn tối ưu là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng góp phần quản lý khách sạn có hiệu quả hơn. Do đặc điểm kinh doanh của khách sạn SaĐéc là loại hình doanh nghiệp nhỏ nên đơn vị áp dụng cơ cấu tổ chức trực tuyến. Đây là cơ cấu quản lý lâu đời nhất trong lịch sử được vận dụng vào các đơn vị kinh doanh khách sạn với đặc điểm là mỗi bộ phận có một người www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 26 lãnh đạo trực tiếp và mỗi một người lãnh đạo có một số người dưới quyền nhất định. * Ưu điểm: - Mỗi người thực hiện hiểu được người lãnh đạo trực tiếp và duy nhất của mình. - Đảm bảo việc truyền đạt các mệnh lệnh một cách nhanh chóng từ trên xuống dưới và thu thập nhanh thông tin phản hồi. - Có khả năng xác định rõ ràng và đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi thành viên. * Nhược điểm: - Mỗi người lãnh đạo phải hiểu rất rõ và cụ thể bộ phận mà mình phụ trách nhưng đối với các thao tác qui trình kỹ thuật và kinh doanh phức tạp thì điều này rất khó thực hiện. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 27 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN SAĐÉC 4.1 KHÁI QUÁT VỀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA KHÁCH SẠN QUA 3 NĂM (2006-2008) Dựa vào bảng đánh giá kết quả kinh doanh của khách sạn đã khái quát toàn bộ tình hình kinh doanh của đơn vị trong kỳ phân tích, đồng thời phản ánh toàn bộ giá trị về sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp đã thực hiện được và phần chi phí tương ứng phát sinh. Nhìn vào bảng 1, ta tiến hành so sánh tổng quát tình hình kinh doanh của khách sạn sau đó phân tích chi tiết các chỉ ti êu trong báo cáo nhằm đánh giá xu hướng biến động về hoạt động kinh doanh của khách sạn. * Khoản mục doanh thu Nhìn chung, tổng doanh thu qua 3 năm đều tăng. Cụ thể, năm 2006 doanh thu đạt 3.763.479 ngàn đồng đến năm 2007 doanh thu là 4.700.352 ngàn đồng tăng 936.873 ngàn đồng với tỷ lệ là 24,89%. Sang năm 2008 doanh thu đạt 5.868.568 ngàn đồng tăng 1.168.216 ngàn đồng với tỷ lệ 24,85%. Với những con số đó, ta thấy khách sạn đã có những hướng đi đúng trong hoạt động của mình. - Khách sạn đã áp dụng chính sách quảng bá thương hiệu và tạo ấn tượng tốt cho khách hàng. - Không ngừng đổi mới phương thức kinh doanh: khuyến mãi vào các dịp lễ, giảm giá đối với khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, tư vấn miễn phí cho khách hàng có nhu cầu tổ chức tiệc cưới tại khách sạn. Trong tình hình giá cả, chi phí đều tăng cao để tồn tại hoạt động khách sạn phải tăng giá bán, đó cũng là lý do doanh thu của đơn vị tăng. Đối với doanh nghiệp tăng giá bán đồng nghĩa với giảm số lượng giao dịch đó là điều mà tất cả các nhà kinh doanh đều không muốn có, nếu muốn cạnh tranh trong môi trường kinh doanh ngày càng khó khăn đòi hỏi nhà quản lý cần có những hướng giải quyết khác thay vì tăng giá, nếu tăng giá bán thì chất lượng dịch vụ cung cấp phải được nâng cao như thì mới giữ chân được khách hàng. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 28 Bảng 4.1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối %) Tuyệt đối (%) 1. Tổng DT 3.763.479 4.700.352 5.868.568 936.873 24,89 1.168.216 24,85 DT HĐKD 3.760.808 4.692.512 5.855.141 931.704 24,77 1.162.629 24,78 DT HĐTC 2.671 7.216 2.995 4.545 170,20 (4.221) (58,49) DT khác 0 624 10.432 624 9.808 1571,79 2.Tổng chi phí 2.612.982 3.668.865 4.541.022 1.055.883 40,41 872.157 23,77 CP HĐKD 2.609.032 3.652.935 4.527.738 1.043.903 40,01 874.803 19,32 CP tài chính 3.950 15.615 11.956 11.665 295,32 (3.659) (23,43) CP khác 0 315 1.328 315 1.013 321,59 3.Tổng LN 1.150.497 1.031.487 1.321.547 (119.010) (10,34) 296.060 28,70 LN HĐKD 1.151.776 1.039.577 1.327.404 (112.199) (9,74) 287.827 27,69 LN HĐTC (1.280) (8.400) (8.961) (7.120) 556,48 (561) 6,68 LN khác 0 309 9.104 309 8.795 2.846,28 (Nguồn: Phòng kế toán) Chú thích: DT: doanh thu; CP: chi phí; LN: lợi nhuận HĐKD: hoạt động kinh doanh HĐTC: hoạt động tài chính www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 29 Tổng doanh thu tăng nhưng ta cần xét đến các khoản mục cấu thành nó. + Doanh thu hoạt động kinh doanh Khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là hoạt động chính của khách sạn. Doanh thu năm 2007 đạt 4.692.512 ngàn đồng tăng 931.704 ngàn đồng với tốc độ tăng là 24,77 % so với năm 2006 chỉ đạt đạt 3.760.808 ngàn đồng. Sang năm 2008 doanh thu đạt 5.855.141 ngàn đồng tăng 1.162.629 ngàn đồng với tỷ lệ 27,78% so năm 2007. + Doanh thu hoạt động tài chính Khoản mục này tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng cũng cần phải chú ý vì nó cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của đơn vị. Doanh thu tăng, giảm qua các năm, cụ thể như sau: năm 2006 doanh thu là 2.671 ngàn đồng, sang năm 2007 doanh thu tăng cao đạt 7.216 ngàn đồng tăng 4.545 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 170,20%. Khoản mục này chủ yếu là tiền lãi ngân hàng của đơn vị nên năm 2007 lãi suất ngân hàng tăng làm doanh thu khoản mục này tăng lên. Sang năm 2008 có sự điều chỉnh về lãi suất tiền gửi nên doanh thu chỉ còn 2.995 ngàn đồng giảm 4.221 ngàn đồng , tỷ lệ giảm là 58,49%. + Doanh thu khác: là những khoản thu bất thường của đơn vị, khoản thu này chủ yếu thu từ bán các phế liệu, thanh lý tài sản. Năm 2006 khoản thu không có, sang năm 2007 nguồn thu được là 315 ngàn đồng, năm 2008 nguồn thu rất cao 10.432 ngàn đồng, tăng 9.808 ngàn đồng. Nguyên nhân là do khách sạn mua mới một số thiết bị trang bị cho các phòng nghỉ, và cho nhà hàng nên các thiết bị cũ, hết giá trị hao mòn được thanh lý. * Khoản mục chi phí Doanh thu hoạt động tăng thì tất yếu chi phí cũng tăng theo, tuy nhiên chi phí phải tăng trong sự kiểm soát nếu không chi phí tăng cao sẽ giảm hiệu quả kinh doanh của đơn vị. Nhìn tổng quát, tổng chi phí của khách sạn tăng cao. Năm 2006 chi phí phát sinh là 2.612.982 ngàn đồng, đến năm 2007 chi phí là 3.668.865 ngàn đồng tăng 1.055.883 ngàn đồng, khoản tăng này khá cao với tỷ lệ là 40,41%. Tốc độ chi phí tăng đến 40,41% trong khi tốc độ tăng doanh thu năm 2007 chỉ đạt 24,89%, điều này có thể giải thích như sau: www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 30 - Năm 2007 tình hình kinh tế thế giới có những biến đổi xấu do ảnh hưởng của giá dầu thô, nó cũng tác động trực tiếp lên hầu hết giá cả các mặt hàng hoá. Khách sạn là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ nên hầu hết các nguyên liệu mua vào đều sử dụng ngay không để tồn kho như các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm khác. - Nguồn cung ứng nguyên liệu đầu vào chủ yếu từ chợ SaĐéc, những người cung cấp này chỉ có thể cung cấp một lượng nhỏ nguyên liệu và ở một số địa điểm khác như Metro (Cần Thơ), Thành phố Hồ Chí Minh, khách sạn phải mua nhiều nơi không tập trung nên chi chí vận chuyển, thu mua tăng. - Năm 2007 do khách sạn thiếu nhân viên phục nhà hàng chủ yếu là phục vụ tiệc cưới nên phải thuê nhân viên ngoài phục vụ, đồng thời trong năm đơn vị đã sửa chữa lại nhà hàng 2 nhằm phục vụ thực khách tốt hơn và mua một số thiết bị mới trang bị cho các phòng nghỉ. Năm 2008, chi phí phát sinh là 4.541.022 ngàn đồng, tăng 872.157 ngàn đồng với tỷ lệ là 23,77%. Với tình hình tăng chi phí quá cao, ban giám đốc cũng như toàn thể cán bộ công nhân khách sạn đã cố gắng giảm chi phí, sử dụng tiết kiệm nhất và tốc độ tăng chi phí giảm chỉ còn 23,77%. Chi phí giảm giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn tuy nhiên với tình giá cả nguyên liệu biến động bất ổn đòi hỏi đơn vị cần tìm các nhà cung cấp ổn định để hạ chi phí. + Chi phí hoạt động kinh doanh Trong khoản mục này, xét tình hình biến động của chi phí hoạt động kinh doanh. Chi phí kinh doanh qua 3 năm phân tích tăng cao, năm 2006: 2.609.032 ngàn đồng đến năm 2007 chi phí phát sinh là 3.652.935 ngàn đồng tăng 1.043.903 ngàn đồng với tỷ lệ tương ứng là 40,01%, đây cũng chính là nhân tố làm tổng chi phí tăng 40,41%. Năm 2008 chi phí là 4.527.378 ngàn đồng tăng 874.803 ngàn đồng về số tuyệt đối và tăng 19,32% về số tương đối. Nguyên nhân tăng cao là do chi phí chịu tác động trực tiếp của thị trường, và trong tình hình kinh tế hiện nay lạm phát còn cao, giá cả một số mặt hàng luôn tăng và ảnh hưởng của các dịch bệnh. + Chi phí tài chính Năm 2006 chi phí tài chính là 3.950 ngàn đồng, nhưng đến năm 2007 chi phát sinh là 15.615 ngàn đồng tăng 11.956 ngàn đồng, tỷ lệ 295,32% so năm www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 31 2006. Nguyên nhân chủ yếu làm cho chi phí này tăng là do năm 2007, khách sạn quyết định trả lương cho nhân viên qua hệ thống tài khoản ATM mở tại ngân hàng Công thương chi nhánh thị xã SaĐéc. Đến năm 2008 chi phí là 11.665 ngàn đồng giảm 3.659 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ giảm 23,43% so năm 2007. + Chi phí khác Năm 2006 chi phí này không phát sinh, đến năm 2007 chi phí phát sinh với số tiền là 315 ngàn đồng, năm 2008 chi phí là 1.328 ngàn đồng tăng 1.013 ngàn đồng, với tỷ lệ là 321,59%. Chi phí này tăng do trong năm 2008 đơn vị chi cho việc thanh lý, bán các thiết bị cũ, tài sản cố định hết giá trị hao mòn. * Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế Khoản mục này có nhiều biến động, năm 2006 lợi nhuận khách sạn đạt được là 1.150.497 ngàn đồng , năm 2007 đạt 1.031.487 ngàn đồng giảm 119.010 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 10,34% so năm 2006. Nguyên nhân lợi nhuận giảm là do doanh thu năm 2007 có tăng nhưng không đủ bù đắp phần chi phí tăng của năm 2007 vì khoản chi phí tăng quá cao. Năm 2008, tình hình lợi nhuận của khách sạn có hướng khả quan hơn, trong năm lợi nhuận đạt là 1.321.547 ngàn đồng tăng 296.060 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 28,70% so năm 2007. Kết quả này cho thấy khách sạn đã cố gắng không ngừng và chứng minh rằng dù trong điều kiện kinh doanh nào đơn vị cũng cố gắng hoạt động tốt. + Lợi nhuận hoạt động kinh doanh Khoản mục này chiếm tỷ trọng lớn nhất và có tác động trực tiếp đến sự biến động của tổng lợi nhuận của đơn vị. Năm 2006 lợi nhuận kinh doanh đạt 1.151.776 ngàn đồng, năm 2007 lợi nhuận là 1.039.577 ngàn đồng giảm 112.199 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 9,74% so năm 2006. Nguyên nhân giảm do tốc độ tăng chi phí của khoản mục này cao mặc dù doanh thu tăng đáng kể nhưng không bù đắp được khoản chi phí tăng lên. Đến năm 2008, lợi nhuận kinh doanh đã tăng lên đạt 1.327.404 ngàn đồng tăng 287.826 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 27,69% so năm 2007, lợi nhuận tăng giúp đơn vị có thêm nguồn để bổ sung vốn kinh doanh, trang bị thêm các thiết bị cần thiết phục vụ cho hoạt động kinh doanh đồng thời tăng khả năng cạnh tranh cũng như tăng thị phần trong thị trường. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 32 - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 2006 2007 2008 Năm Tổng Doanh thu Tổng Chi phí Tổng Lợi nhuận + Lợi nhuận tài chính Khoản mục này mang lại lợi nhuận âm trong 3 năm phân tích, dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn bộ tổng lợi nhuận nhưng nó góp phần làm giảm lợi nhuận của đơn vị. Năm 2006 lợi nhuận âm 1.280 ngàn đồng đến năm 2007 lợi nhuận là âm 8.400 ngàn đồng tăng 7.120 ngàn đồng với tỷ lệ là 556,48% so năm 2006, đến năm 2008 lợi nhuận là âm 8.961 ngàn đồng. Trong tình hình đơn vị cần đầu tư thêm lĩnh vực tài chính: mua trái phiếu chính phủ,…để tránh tình trạng lợi nhuận âm. + Lợi nhuận khác Khoản lợi nhuận này năm 2006 không phát sinh, đến năm 2007 lợi nhuận là 309 ngàn đồng, năm 2008 lợi nhuận là 9.104 ngàn đồng tăng 8.795 ngàn đồng chủ yếu là do đơn vị bán phế liệu, thanh lý các thiết bị cũ. Hình 4.1: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA KHÁCH SẠN SAĐÉC 2006-2008 Nhìn vào hình 1, ta thấy doanh thu khách sạn tăng nhanh qua các năm, bên cạnh đó tổng chi phí cũng tăng khá nhanh và cao, nhưng lợi nhuận trước thuế của khách sạn tăng giảm không đều. Doanh thu tăng, chi phí tăng nhưng lợi Số t iề n www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 33 nhuận trước thuế tăng không tương xứng với 2 khoản tăng doanh thu và chi phí. Qua đây ta có thể nhận xét khái quát rằng hiệu quả kinh doanh của khách sạn chưa cao cần có những biện pháp phù hợp cho từng giai đoạn kinh doanh vì hoạt động trong lĩnh vực này đôi khi còn tuỳ thuộc vào thời điểm: lễ hội, các tháng cuối năm và đầu năm, các sự kiện diễn ra trong tỉnh…Tuy nhiên, ta cần phân tích chi tiết các khoản mục cấu thành trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn. Trong điều kiện kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt để đứng vững trên thương trường cũng như mở rộng qui mô kinh doanh, khách sạn cần tăng cường thêm vốn kinh doanh cũng như bổ sung thêm các dịch vụ đi kèm nhằm đa dạng hoá lĩnh vực kinh doanh của mình. Nhân lực cũng rất quan trọng đối với doanh nghiệp, vì thế cần có những chiến lược giữ chân nhân viên giỏi. 4.2 PHÂN TÍCH DOANH THU KHÁCH SẠN 4.2.1 Phân tích chung tình hình doanh thu Bảng 4.2: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG DOANH THU CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) DT bán hàng hoá 270.560 252.235 332.362 (18.325) (6,77) 80.127 31,77 DT hàng tự chế 3.083.451 3.959.996 4.939.998 876.545 28,43 980.002 24,75 DT khách sạn 307.863 376.635 438.962 68.772 22,34 62.327 16,55 DT dịch vụ khác 98.934 103.646 143.819 4.712 4,76 40.172 38,76 DT HĐKD 3.760.808 4.692.512 5.855.141 931.704 24,77 1.162.629 24,78 (Nguồn: Phòng kế toán) Phần này ta phân tích doanh thu hoạt động kinh doanh của khách sạn vì khoản mục này chiếm tỷ trọng cao nhất và cũng là hoạt động chủ yếu của khách sạn. Ta sẽ đi phân tích sâu tình hình biến động doanh thu cũng như thay đổi kết cấu của các thành phần chi tiết trong khoản mục này. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 34 + Doanh thu bán hàng Hoạt động bán hàng của khách sạn là bán rượu, bia, nước giải khát chủ yếu cung cấp cho hoạt động đãi tiệc, nó có quan hệ phụ thuộc vào lĩnh vực kinh doanh hàng tự chế. Doanh thu của hoạt động này có những thay đổi sau, năm 2007 doanh thu đạt 252.235 ngàn đồng, giảm 18.325 ngàn đồng với tỷ lệ giảm là 6,77% so với năm 2006 doanh thu đạt 270.560 ngàn đồng. Nguyên nhân giảm vì khách sạn phải cạnh tranh với nhiều đại lý, nhà phân phối khác. Bên cạnh đó, hoạt động lĩnh vực này đơn vị còn phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Tuy nhiên, năm 2008 doanh thu hoạt động này đạt 332.362 ngàn đồng tăng đáng chú ý, về tuyệt đối tăng 80.127 ngàn đồng tương ứng tăng 31,77%. Điều này chủ yếu là do khi khách hàng tổ chức tiệc cưới tại đây thường sử dụng thức uống của khách sạn cho thuận tiện. Đồng thời, khách sạn tính giá bán của sản phẩm thấp hơn của các đại lý khác nhằm tăng doanh thu. Theo hướng này, đơn vị cần đưa ra các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng mua hàng hoá nhiều hơn góp phần tăng tổng doanh thu của khách sạn. + Doanh thu hàng tự chế Doanh thu này thu từ nguồn nhận đặt tiệc cưới của khách hàng. Đây là lĩnh vực mang lại nguồn thu lớn nhất và chủ yếu của khách sạn. Tình hình thu nhập của khoản mục này như sau: năm 2006 doanh thu là 3.083.451 ngàn đồng , năm 2007 doanh thu đạt 3.959.996 ngàn đồng tăng 876.545 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 28,43% so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh thu tăng cao đạt 4.939.998 ngàn đồng tăng 980.002 ngàn đồng so với năm 2007 và tỷ lệ tăng là 24,75%. Doanh thu khoản mục này qua các năm đều tăng cao, điều này cho thấy lợi thế kinh doanh ở lĩnh vực này của đơn vị khá tốt. Một vấn đề quan trọng là trong điều kiện kinh tế, xã hội phát triển ngày càng hiện đại nhu cầu tổ chức ở các địa điểm sang trọng là cần thiết, thêm vào đó cuộc sống ở thành thị không đủ không gian để tổ chức tiệc tại nhà như những năm về trước. Nắm được nhu cầu này cũng như với điều kiện thuận lợi là không gian tổ chức tiệc thoáng mát, sang trọng, khách sạn có 3 nhà hàng để khách hàng có thể chọn tổ chức tiệc tuỳ vào số bàn tiệc mà mình đặt. Bên cạnh đó, nhiều món ăn ngon, hấp dẫn cũng là cách để thu hút khách đãi tiệc tại đây, phong cách phục vụ cũng rất quan trọng vì mỗi www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 35 buổi tiệc phải phục vụ trên trăm khách nếu tạo ấn tượng thì đây là cơ hội đơn vị có thêm khách hàng mới trong tương lai. Đây là dấu hiệu khả quan cho việc kinh doanh trong lĩnh vực này, tuy nhiên lĩnh vực này phải cạnh tranh gay gắt vì hiện nay có nhiều dịch vụ nhận tổ chức cưới hỏi cho khách hàng có nhu cầu và linh hoạt hơn so với ở khách sạn. Thêm vào đó, khách sạn có lợi thế trong hoạt động này vì có không gian rộng rãi với 3 nhà hàng mà khách có thể chọn lựa tổ chức tiệc, có kinh nghiệm tổ chức cũng như uy tín hoạt động của mình. Nguyên nhân tăng doanh thu của khoản mục này là do chi phí đầu vào tăng cao buộc đơn vị phải tăng giá bán để bù đắp chi phí, do đó doanh thu tăng nhưng số lượng bàn tiệc được đãi không cao. + Doanh thu khách sạn: Khoản mục này có nguồn thu tương đối ổn định, năm 2006 doanh thu đạt 307.863 ngàn đồng đếm 2007 khoản mục này thu về 376.635 ngàn đồng tăng 68.772 ngàn đồng về tuyệt đối với tỷ lệ tăng 22,34% so năm 2006, năm 2008 doanh thu đạt 438.962 ngàn đồng tăng 62.327 ngàn đồng tăng 16,55% so năm 2007. Khách sạn có lợi thế trong hoạt động này là được xây dựng từ rất sớm nên khi ghé thị xã SaĐéc ai cũng biết đến khách sạn. Tuy vậy, hoạt động trong lĩnh vực này đơn vị gặp nhiều khó khăn về khách quan và chủ quan. Về chủ quan: khách sạn được xây dựng từ rất lâu (năm 1984) nên trang thiết bị cũng đã cũ, diện tích phòng nghỉ nhỏ hơn so với các khách sạn được xây dựng sau này, các dịch vụ đi kèm còn ít và chất lượng chưa cao. Về khách quan, địa điểm khách sạn được đặt tại trung tâm thị xã nhưng không nằm trên tuyến đường giao thông chính nên khó khăn cho việc khách lưu trú tìm chỗ nghỉ, them vào đó địa thế du lịch ở đây cũng không phong phú nên khách tham quan cũng không nhiều. Khách nghỉ tại khách sạn chủ yếu lưu trú qua đêm, hoặc đi công tác xa…. + Doanh thu dịch vụ khác: Dịch vụ khác mà đơn vị cung cấp bao gồm: massage, karaoke, cho thuê phòng hội nghị, họp mặt, giữ xe, giặt ủi…Khoản doanh thu này tuy hằng năm không cao nhưng có chiều hướng phát triển tốt thể hiện là qua 3 năm phân tích doanh thu tăng cao. Năm 2006 doanh thu đạt 98.934 ngàn đồng, năm 2007 doanh www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 36 Năm 2006 2,63% 7,19%8,19% 81,99% DT bán hàng hoá DT hàng tự chế DT khách sạn DT dịch vụ khác Năm 2007 5,38% 2,21% 8,03% 84,39% DT bán hàng hoá DT hàng tự chế DT khách sạn DT dịch vụ khác Năm 2008 7.50% 2.46% 5.68% 84,37% DT bán hàng hoá DT hàng tự chế DT khách sạn DT dịch vụ khác thu là 103.646 ngàn đồng tăng 4.712 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 4,76%, sang năm 2008 khoản mục này tăng cao là 143.819 ngàn đồng tăng 40.173 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ tăng 38,76%. Kết quả này đạt được là do nhu cầu phục vụ các dịch vụ tiện ích khác của khách hàng ngày càng cao. Vì thế khách sạn cần nâng cao chất lượng dịch vụ, này nhằm góp phần tăng tổng doanh thu hoạt động. Biểu đồ thể hiện tình hình thay đổi tỷ trọng của các thành phần cấu thành doanh thu hoạt động kinh doanh của khách sạn trong 3 năm 2006-2008 Hình 4.2: TÌNH HÌNH THAY ĐỔI TỶ TRỌNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC DOANH THU 2006-2008 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 37 Dựa vào hình 2 ta thấy có sự thay đổi tỷ trọng giữa các khoản mục và sự thay đổi đó tăng giảm không đồng đều. Trong đó, doanh thu hàng tự chế chiếm tỷ trọng cao nhất và có xu thế tăng qua các năm. Năm 2006 chiếm 81,99%, đến năm 2007 chiếm tỷ trọng là 84,39% tăng 2,4%, khoản mục này đem lại nguồn thu lớn cho đơn vị và nhận thấy lĩnh vực này có thể cạnh tranh với các đơn vị khác và khách sạn đã xác định đây là lĩnh vực cần được đầu tư và ưu tiên phát triển hơn. Đến năm 2008 tỷ trọng chiếm 84,37% chỉ giảm 0,02% so năm 2007, nguyên nhân là năm 2008 nhiều dịch vụ nhận tiệc cưới được mở ra, đa dạng và phong phú về hình thức. Về tỷ trọng doanh thu khách sạn đang có xu thế giảm dần dù doanh thu hằng năm đều tăng, năm 2006 tỷ trọng là 8,19%, năm 2007 là 8,03% giảm 0,16%, năm 2008 chỉ trọng giảm thấp chỉ chiếm 7,50% trong tổng doanh thu hoạt động kinh doanh và giảm 0,53%. Có thể nói kinh doanh dịch vụ khách sạn mang lại lợi nhuận cao vì chi phí bỏ ra rất thấp so với các loại dịch vụ khác tuy nhiên do điều kiện cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị còn nhiều hạn chế, thêm vào đó địa điểm đặt khách sạn đặt ở vị trí không thuận tiện về mặt đi lại. Khoản mục doanh thu bán hàng hoá và dịch vụ khác còn nhiều biến đổi. Tỷ trọng doanh thu bán hàng hoá năm 2006 chiếm 7,19% đến năm 2007 còn 5,38% giảm 1,81% so năm 2006, nhưng đến năm 2008 tỷ trọng tăng lên chiếm 5,68% tăng 0,3% so năm 2007. Tình hình kinh doanh hàng hoá phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường cũng như vốn mà đơn vị chi ra để kinh doanh loại dịch vụ này. Dù năm 2008 doanh thu tăng cao nhưng trong tình hình cạnh tranh hiện tại để tồn tại và phát triển thì cần đầu tư vào lĩnh vực tiềm năng nhất nên đơn vị xác định hoạt động này là thứ yếu. Trong hoạt động cung cấp các dịch vụ khác, dù chiếm tỷ trọng thấp nhất nhưng có những điều kiện để phát triển và mang lại doanh thu đáng kể cho khách sạn. Năm 2006 chiếm 2,63% đến năm 2007 tỷ trọng còn 2,21% giảm 0,42% so năm 2006. Tỷ trọng giảm này do tỷ trọng của kinh doanh hàng tự chế tăng cao và năm 2008 tỷ trọng là 2,46% tăng 0,25% so năm 2007. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 38 4.2.2 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu của khách sạn Phần phân tích trên ta đã nắm được tình hình biến động của doanh thu cũng như những thay đổi tỷ trọng của các khoản mục, ở phần này sẽ phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thực hiện doanh thu. Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu khách sạn SaĐéc 2006 - 2008 được thể hiện ở bảng sau: Bảng 4.3: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH DOANH THU CỦA KHÁCH SẠN 2006-2008 ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU 2006 Kế hoạch Thực hiện TH/KH % DT bán hàng hóa 300.000 270.560 (29.440) (9,81) DT hàng tự chế 3.000.000 3.083.451 83.451 2,78 DT khách sạn 360.000 307.863 (52.137) (14,48) DT dịch vụ khác 100.000 98.934 (1.066) (1,07) Tổng doanh thu 3.760.000 3.760.808 808 0,02 Tổng chi phí kinh doanh 2.521.000 2.609.032 88.032 3,49 CHỈ TIÊU 2007 Kế hoạch Thực hiện TH/KH % DT bán hàng hóa 250.000 252.345 2.235 0,89 DT hàng tự chế 3.800.000 3.959.996 159.996 4,21 DT khách sạn 360.000 376.635 16.635 4,62 DT dịch vụ khác 100.000 103.646 3.646 3,65 Tổng doanh thu 4.510.000 4.692.512 182.5112 4,05 Tổng chi phí kinh doanh 3.065.600 3.652.935 587.335 19,16 CHỈ TIÊU 2008 Kế hoạch Thực hiện TH/KH % DT bán hàng hóa 280.000 332.362 52.362 18,70 DT hàng tự chế 4.500.000 4.939.998 439.998 9,78 DT khách sạn 400.000 438.962 38.962 9,74 DT dịch vụ khác 120.000 143.819 23.819 19,85 Tổng doanh thu 5.300.000 5.855.141 555.141 10,47 Tổng chi phí kinh doanh 3.532.000 4.527.738 995.738 28,19 Theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra thì nhìn khát quát tổng doanh thu đều đạt chỉ tiêu. Cụ thể: năm 2006 doanh thu đạt 3.760.808 ngàn đồng so kế hoạch đề ra là 3.760.000 ngàn đồng vượt chỉ tiêu 808 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 0,02%. Năm 2006 đơn vị mới thật sự ổn định hoạt động và bước đầu hoạt động theo hình thức www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 39 cơ quan Nhà nước được cổ phần hoá nhưng đơn vị cố gắng hoàn thành chỉ tiêu đề ra. Năm 2007 kế hoạch kinh doanh đề ra là đạt 4.510.000 ngàn đồng nhưng thực tế đơn vị đạt 4.692.512 ngàn đồng tăng 182.512 ngàn đồng so với kế hoạch và đạt 104,05% tức tăng 4,05% so kế hoạch, khoản tăng này chủ yếu do doanh thu hàng tự chế tăng đáng kể (tăng 159.996 ngàn đồng so kế hoạch). Năm 2007 được xem là năm khó khăn nhất (tình hình lạm phát tăng cao, giá cả các nguyên vật liệu đầu vào đều tăng) ảnh hưởng xấu đối với hầu hết các doanh nghiệp và đơn vị cũng gặp ít khó khăn nhưng khách sạn đã hoàn thành tốt chỉ tiêu đề ra, đây là điều kiện để đơn vị có thể mở rộng qui mô kinh doanh của mình hơn và có động lực kinh doanh tốt hơn. Theo hướng phát triển đó, năm 2008 đơn vị đề ra chỉ tiêu doanh thu là 5.300.000 ngàn đồng và doanh thu thực hiện của đơn vị đạt 5.855.141 ngàn đồng tăng 555.141 ngàn đồng vượt kế hoạch 10,47%. Bên cạnh doanh thu tăng thì tổng chi phí thực hiện trong năm vượt kế hoạch khá cao là 995.738 ngàn đồng tương ứng 28,19%. Mặc dù doanh thu tăng nhưng tốc độ chi phí tăng cao hơn tốc độ tăng doanh thu nên đơn vị cần có những giải pháp sử dụng chi phí hiệu quả nhất. Tổng doanh thu hoạt động kinh doanh đều đạt chỉ tiêu nhưng các khoản mục cấu thành doanh thu có đạt chỉ tiêu không? + Doanh thu bán hàng hoá Năm 2006 chỉ tiêu đề ra là 300.000 ngàn đồng nhưng thực tế khoản mục này chỉ đạt 270.560 ngàn đồng giảm 29.440 ngàn đồng và chỉ đạt 90,19% so kế hoạch. Đến năm 2007 chỉ tiêu giảm còn 250.000 ngàn đồng và nhờ cố gắng của các nhân viên bán hàng cũng như sự kết hợp kinh doanh với các hoạt động khác nên doanh thu đạt 252.235 ngàn đồng vượt chỉ tiêu 2.235 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ là 100,89%. Nhờ sự kết hợp đó đã mang lại kết quả rất khả quan, năm 2008 doanh thu đạt 332.362 ngàn đồng tăng 52.362 ngàn đồng so với kế hoạch đề ra là 280.000 ngàn đồng đạt tỷ lệ 118,78%. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 40 + Doanh thu hàng tự chế Khoản mục này mang lại kết quả rất khả quan trong kinh doanh, cả 3 năm phân tích đều đạt chỉ tiêu đề ra. Năm 2006 doanh thu đạt 3.083.451 ngàn đồng tăng 83.451 ngàn đồng so với kế hoạch là 3.000.000 ngàn đồng vượt chỉ tiêu 2,78%. Năm 2007, đơn vị sửa lại nhà hàng 2 nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, nên đơn vị đề ra kế hoạch là 3.800.000 ngàn đồng tăng 800.000 ngàn đồng so kế hoạch năm 2006, doanh thu thực tế thu về là 3.959.996 ngàn đồng tăng 159.996 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 4,21% so với kế hoạch. Năm 2008 doanh thu thực hiện đạt 4.939.998 ngàn đồng tăng 439.998 ngàn đồng so kế hoạch là 4.500.000 ngàn đồng với tỷ lệ tăng 9,78%. + Doanh thu khách sạn Năm 2006 khoản thu này chỉ đạt 307.863 ngàn đồng so với chỉ tiêu là 360.000 ngàn đồng, hoàn thành 85,52% so chỉ tiêu, đây thật sự khó khăn trong việc hoạch định cho kế hoạch kinh doanh năm sau vì điều kiện cơ sở vật chất cũng như lượt khách nghỉ giảm. Trước tình hình đó nhằm kích thích khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao chất lượng các phòng nghỉ, kế hoạch doanh thu vẫn được giữ nguyên và thực tế đạt 376.635 ngàn đồng tăng 16.635 ngàn đồng so kế hoạch, tỷ lệ đạt kế hoạch là 104,62%. Năm 2008 doanh thu thực tế đạt 438.962 ngàn đồng vượt 38.962 ngàn đồng so với kế hoạch là 400.000 đồng, tỷ lệ hoàn thành 109,74%. + Doanh thu dịch vụ khác Năm 2006 doanh thu chỉ đạt 98.934 ngàn đồng trong khi kế hoạch là 100.000 ngàn đồng , chỉ đạt 98,93% so kế hoạch. Năm 2007 kế hoạch được giữ lại và thực hiện đạt 103.646 ngàn đồng tăng 3.646 ngàn đồng, đến năm 2008 doanh thu thực hiện lên đến 143.819 ngàn đồng tăng 23.819 ngàn đồng so với kế hoạch là 120.000 ngàn đồng. Tóm lại, phân tích tình hình thực hiện doanh thu của khách sạn SaĐéc trong 3 năm 2006-2008 đều đạt chỉ tiêu đề ra nhưng khi phân tích chi tiết các khoản mục cấu thành thì bên cạnh có những khoản mục đạt kế hoạch còn có các khoản mục chưa hoàn thành kế hoạch. Đơn vị cần có những phương hướng cũng như giải pháp ứng xử khéo léo, linh hoạt để tăng doanh thu cũng như tăng khả năng cạnh tranh đối với các doanh nghiệp cùng ngành. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 41 4.3 PHÂN TÍCH CHI PHÍ 4.3.1 Phân tích chi phí theo các khoản mục Trong những năm gần đây, tình hình chi phí càng diễn biến phức tạp nhất là đối với các mặt hàng thực phẩm, nhiên liệu, lao động…từ đó làm chi phí đầu vào tăng đáng kể, để thấy rõ tình hình thay đổi chi phí kinh doanh của đơn vị, ta đi vào phân tích tình hình biến động chi phí của khách sạn SaĐéc qua 3 năm 2006-2008. Nếu trong kinh doanh, doanh thu hoạt động tăng lên là một dấu hiệu khả quan nhưng khi doanh thu tăng thì chi phí tăng bao nhiêu là phù hợp? Dựa vào bảng 4.4: tình hình biến động chi phí của khách sạn qua 3 năm 2006-2008 ta sẽ thấy rõ. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 42 Bảng 4.4: TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG CHI PHÍ CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng (Nguồn: Phòng kế toán) CHỈ TIÊU NĂM CHÊNH LỆCH 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Tuyệt đối % Tuyệt đối % 1.Giá vốn kinh doanh 2.457.232 3.432.018 4.146.231 974.786 39,67 714.213 20,81 Giá vốn bán hàng hoá 221.859 216.922 278.187 (4.938) (2,23) 61.265 28,24 Giá vốn hàng tự chế 2.084.413 3.021.477 3.629.416 937.064 44,96 607.939 20,12 Giá vốn khách sạn 98.525 135.577 139.393 37.052 37,61 3.816 2,81 Giá vốn dịch vụ khác 52.435 58.042 99.235 5.607 10,69 41.193 70,97 2.CP bán hàng 12.064 56.269 165.502 44.205 366,44 109.233 194,13 3. CP quản lý doanh nghiệp 139.737 164.648 216.004 24.911 17,83 51.356 31,19 Tổng chi phí 2.609.033 3.652.935 4.527.738 1.043.902 40,01 874.803 19,32 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 43 Trong năm 2006 tổng chi phí kinh doanh phát sinh là 2.609.033 ngàn đồng thì đến năm 2007 chi phí là 3.652.935 ngàn đồng tăng 1.043.902 ngàn đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 40,01% so năm 2007. Chi phí năm 2007 tăng quá cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của đơn vị. Năm 2008 chi phí là 4.527.378 ngàn đồng tăng 874.803 ngàn đồng về số tuyệt đối và tăng 19,32% về số tương đối. Nguyên nhân tăng cao là do chi phí chịu tác động trực tiếp của thị trường, và trong tình hình kinh tế hiện nay lạm phát còn cao, giá cả một số mặt hàng luôn tăng và ảnh hưởng của các dịch bệnh: dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng ở heo, bò… Để thấy rõ biến động của chi phí kinh doanh ta sẽ phân tích chi tiết hơn. + Khoản mục giá vốn kinh doanh Đây là chi phí chủ yếu tạo ra thành phẩm và chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2006 chi phí phát sinh ở khoản mục này là 2.457.232 ngàn đồng đến năm 2007 chi phí phát sinh là 3.432.018 ngàn đồng tăng 974.786 ngàn đồng về tuyệt đối và tăng 39,67% về tương đối so với năm 2006. Nguyên nhân tăng: - Chi phí nguyên liệu đầu vào tăng cao và luôn thay đổi, trong khi đó các nguyên liệu sử dụng cho kinh doanh chủ yếu là thực phẩm tươi, sống không thể để tồn kho lâu như các loại nguyên liệu khác nên khi cần là đơn vị mua về dùng ngay nên giá mua tuỳ thuộc vào giá thị trường. - Trong năm đơn vị phải mua thêm một số công cụ, dụng cụ cho việc kinh doanh ở nhà hàng nhằm phục phục khách hàng tốt hơn. Đồng thời mua thêm một số thiết bị cung cấp cho tổ bếp phục vụ cho chế biến các món ăn. Năm 2008 khoản chi này là 4.146.231 ngàn đồng tăng 714.213 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 20,81% so năm 2007. Tuy khoản chi phí này tăng nhưng đã giảm hơn so với năm 2007. Năm 2008, đơn vị đã ký một số hợp đồng thương mại mua hàng cố định của các bạn hàng tại chợ SaĐéc nhằm giảm chi phí mua hàng và của các nhà cung cấp về công cụ, dụng cụ: chén, đũa, bàn, ghế…phục vụ cho bộ phận nhà hàng. + Khoản mục Chi phí bán hàng Chi phí này chủ yếu phát sinh ở dịch vụ tiệc cưới (hàng tự chế), do đó chi phí này tăng theo tỷ lệ thuận với doanh thu hàng tự chế. www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 44 Năm 2006 chi phí bán hàng là 12.064 ngàn đồng, năm 2007 chi phí phát sinh là 56.269 ngàn đồng tăng 44.205 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 366,44%. Chi phí này chủ yếu là khuyến mãi, tặng quà cho mỗi tiệc cưới, đãi tiệc ngoài (tại nhà khách hàng) nếu khách yêu cầu. Năm 2008 chi phí là 165.502 ngàn đồng tăng 109.233 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 194,13% so năm 2007. Nguyên nhân tăng trong 2 năm 2007 và 2008 nhiều dịch vụ nhận tiệc cưới được thành lập và với nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng. Tuy có uy tín cũng như kinh nghiệm trong hoạt động này nhưng để giữ chân khách hàng đơn vị cũng như cạnh tranh với các dịch vụ đó đơn vị phải tăng cường khuyến mãi với các hình thức khuyến mãi mà khách hàng có thể lựa chọn: tặng bánh kem, pháo, kim tuyến; dịch vụ rước dâu từ cổng vào nhà hàng đãi tiệc, hoặc tặng một đêm nghỉ tại khách sạn cho đôi tân hôn… + Khoản mục chi phí quản lý doanh nghiệp Cùng với giá vốn kinh doanh, chi phí bán hàng thì chi phí quản lý doanh nghiệp tăng tương đối cao. Cụ thể, năm 2006 chi phí phát sinh là 139.737 ngàn đồng, năm 2007 chi phí ở khoản mục này là 164.648 ngàn đồng tăng 24.911 ngàn đồng với tỷ lệ tăng là 17,83%. Chi phí này tăng phát sinh ở phần tiếp khách của ban giám đốc trong việc tìm đối tác kinh doanh, khách hàng, năm 2007 để giảm chi phí đầu vào khách sạn phải chủ động đi tìm bạn hàng cung cấp một số thực phẩm ổn định. Đến năm 2008 chi phí sử dụng là 216.004 ngàn đồng tăng 51.356 ngàn đồng, tỷ lệ tăng là 31,19%. Trong năm 2008, đơn vị đã mua thêm một số thiết bị ở bộ phận thị trường và phòng kế toán để quản lý tốt hơn, đồng thời cử một số cán bộ bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Khoản chi này hoàn toàn có ý nghĩa vì nó giúp đơn vị nâng cao doanh thu tuy nhiên tốc độ tăng của khoản mục này qua cao không tương ứng với tốc độ tăng doanh thu của đơn vị, vì thế cần xem xét để sử dụng chi phí đúng mục đích hơn. 4.3.2 Phân tích mức tiệt kiệm chi phí Với những biến động khá phức tạp của chi phí thì tình hình thực hiện chi phí cũng khá khó khăn đối với doanh nghiệp, điều này sẽ được thể hiện ở bảng sau: www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 45 Bảng 4.5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH CHI PHÍ 2006 - 2008 ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU 2006 Kế hoạch Thực hiện TH/KH % 1.Giá vốn kinh doanh 2.401.000 2.457.232 56.232 2,34 Giá vốn hàng hoá 221.000 221.859 859 0,39 Giá vốn hàng tự chế 2.010.000 2.084.413 74.413 3,70 Giá vốn khách sạn 144.000 98.525 (45.475) (31,58) Giá vốn dịch vụ khác 26.000 52.435 26.435 101,67 2.CP bán hàng 25.000 12.064 (12.936) (51,74) 3. CP QLDN 95.000 139.737 44.747 47,09 Tổng chi phí 2.521.000 2.609.033 88.033 3,49 CHỈ TIÊU 2007 Kế hoạch Thực hiện TH/KH % 1.Giá vốn kinh doanh 2.865.600 3.432.018 566.418 19,77 Giá vốn hàng hoá 200.000 216.922 16.922 8,46 Giá vốn hàng tự chế 2.470.000 3.021.477 551.477 22,33 Giá vốn khách sạn 165.600 135.577 30.023 (18,13) Giá vốn dịch vụ khác 30.000 58.042 28.042 93,47 2.CP bán hàng 20.000 56.269 36.269 181,35 3. CP QLDN 180.000 164.648 (15.352) (8,53) Tổng chi phí 3.065.600 3.652.935 587.335 19,16 CHỈ TIÊU 2008 Kế hoạch Thực hiện TH/KH % 1.Giá vốn kinh doanh 3.272.000 4.146.231 874.231 26,72 Giá vốn hàng hoá 224.000 278.187 54.187 24,19 Giá vốn hàng tự chế 2.835.000 3.629.416 794.416 28,02 Giá vốn khách sạn 165.000 139.393 (25.607) (15,52) Giá vốn dịch vụ khác 48.000 99.235 51.235 106,74 2.CP bán hàng 80.000 165.502 85.502 106,88 3. CP QLDN 180.000 216.004 36.004 20,00 Tổng chi phí 3.532.000 4.527.738 995.738 28,19 (Nguồn: Phòng kế toán) Dựa vào bảng trên, ta thấy tổng chi phí thực hiện ở các năm đều vượt kế hoạch, đây là điều không tốt. Năm 2006 chi phí thực hiện là 2.609.033 ngàn đồng trong khi kế hoạch là 2.521.000 ngàn đồng, về tuyệt đối vượt 88.033 ngàn đồng, tỷ lệ là 3,49%. Đơn vị không hoàn thành kế hoạch là do chi phí giá vốn kinh doanh và chi phí quản lý doanh nghiệp thực hiện vượt chỉ tiêu đề ra. Cụ thể, chi phí giá vốn thực hiện là 2.457.232 ngàn đồng so kế hoạch 2.401.000 ngàn đồng, tăng 2,34%, nguyên nhân khoản mục này không hoàn thành kế hoạch do tác động của sự biến www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 46 động giá nguyên vật liệu đầu vào tăng, chi phí nhân công trực tiếp tăng…Đối với chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh là 139.737 ngàn đồng tăng 44.747 ngàn đồng so với kế hoạch với tỷ lệ tăng 47,09% tỷ lệ vượt quá cao do trong năm đơn vị phải bổ sung thêm nhân viên trong tổ thị trường để thực hiện tốt hơn công tác thăm dò thị trường cũng như tìm đối tác kinh doanh. Bên cạnh các khoản mục chưa hoàn thành kế hoạch thì khoản mục chi phí bán hàng hoàn thành tốt kế hoạch đề ra, trong năm chi phí phát sinh là 12.064 ngàn đồng tiết kiệm 12.936 ngàn đồng so với kế hoạch,tương ứng tỷ lệ là 51,74%. Năm 2006, đơn vị chưa hoàn thành kế hoạch đề ra nhưng tỷ lệ vượt kế hoạch thấp, năm 2007 và 2008 là 2 năm mà đơn vị khó kiểm soát chi phí và chi phí thực tế tăng cao gây khó khăn trong việc kinh doanh. Năm 2007 chi phí kế hoạch đề ra là 3.065.600 ngàn đồng, chi phí thực hiện là 3.652.935 ngàn đồng, vượt kế hoạch 587.335 ngàn đồng về số tuyệt đối, tỷ lệ tăng 19,16%, với tỷ lệ vượt quá cao chủ yếu là nguồn nguyên liệu, nhiên liệu đầu vào đơn vị không chủ động được, phụ thuộc vào thị trường cũng như theo mùa vụ mà loại sản phẩm đó mới có nhiều nên khi mua các sản phẩm trái mùa thì giá cao hơn. Trong năm này chi phí giá vốn kinh doanh vẫn bội chi với chi phí thực hiện 3.432.018 ngàn đồng tăng 566.418 ngàn đồng, tỷ lệ 19,77% so với kế hoạch là 2.865.600 ngàn đồng, khoản mục này là lý do làm tổng chi phí kinh doanh tăng cao. Thêm vào vào đó, khoản mục chi phí bán hàng tăng khá cao kế hoạch đặt ra là 20.000 ngàn đồng nhưng khi thực hiện đơn vị đã chi 56.269 ngàn đồng bội chi 36.269 ngàn đồng, tỷ lệ vượt 181,35% so với kế hoạch. Nguyên nhân do trong năm để tăng nguồn thu cho đơn vị cũng như cạnh trạnh với các đơn vị cùng ngành, khách sạn đã nhận các tiệc ngoài nên chi phí tăng và phải thuê thêm nhân viên phục vụ ngoài. Sau khi đã ổn định được nhân lực nên chi phí quản lý doanh nghiệp đã hoàn thành tốt kế hoạch với chi phí thực hiện là 164.648 ngàn đồng tiết kiệm cho đơn vị 15.352 ngàn đồng, tỷ lệ 8,53% so với kế hoạch đề ra là 180.000 ngàn đồng. Năm 2008 chi phí kinh doanh cao của đơn vị khá cao, với chi phí thực tế phát sinh là 4.527.738 ngàn đồng tương ứng doanh thu năm 2008 là 5.855.141 ngàn đồng nhưng khoản chi này vượt kế hoạch quá lớn, vượt 995.738 ngàn đồng so với kế hoạch là 3.532.000 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 28,19%. Trong năm này, 3 www.kinhtehoc.net Phân tích kết quả kinh doanh và giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh khách sạn SaĐéc GVHD: TS. Lưu Thanh Đức Hải SVTH: Nguyễn Thị Bích Dung 47 khoản mục cấu thành chi phí kinh doanh đều vượt kế hoạch, chi phí giá vốn kinh doanh phát sinh thực tế là 4.146.231 ngàn đồng trong khi kế hoạch là 3.272.000 ngàn đồng bội chi 874.231 ngàn đồng tương ứng tỷ lệ 26,72%, theo hướng tăng chi phí như thế này thì hiệu quả kinh doanh của đơn vị không khả quan vì sẽ làm giảm tỷ suất lợi nhuận kinh doanh từ đó giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành khác. Đối với chi phí bán hàng, chi phí thực hiện là 165.502 ngàn đồng tăng 85.502 ngàn đồng so với kế hoạch là 80.000 ngàn đồng, tỷ lệ tăng 106,88%, chi phí tăng chủ yếu là chi phí phát sinh ở các chương trình khuyến mãi, thuê nhân viên phục vụ tiệc vì vào những tháng cao điểm (chủ yếu là vào 3 tháng cuối năm) có nhiều tiệc thì đơn vị không đủ nhân viên phục vụ. Về chi phí quản lý doanh nghiệp cũng vượt kế hoạch, chi phí thực tế là 216.004 ngàn đồng trong khi kế hoạch là 180.000 ngàn đồng bội chi 36.004 ngàn đồng, tỷ lệ là 20,00%. Tình hình thực hiện chi phí qua 3 năm phân tích đều tăng và bội chi càng cao, đây là nguyên nhân làm lợi nhuận đơn vị giảm, tuy nhiên để nhận xét chính xác hơn cũng như xem doanh nghiệp có quản lý tốt khoản mục chi phí không? ta phân tích mức tiết kiệm chi phí dựa vào tỷ suất chi phí. Bảng 4.6: TÌNH HÌNH TIẾT KIỆM CHI PHÍ CỦA KHÁCH SẠN TRONG 3 NĂM (2006-2008) ĐVT: 1.000 đồng CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 DT thực hiện 3.760.808 4.692.512 5.855.141 CP thực hiện 2.609.032 3.652.935 4.527.738 TSCP thực hiện (%) 69,3

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053515 Nguyen Thi Bich Dung www.kinhtehoc.net.pdf
Tài liệu liên quan