Tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Vĩnh Long: Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 1 SVTH: Huỳnh Kim An
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỊ XÃ VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN PHẠM THANH NAM HUỲNH KIM AN
Mã số SV: 4031041
Lớp: Kế toán 01-K29
Cần Thơ 2007
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 2 SVTH: Huỳnh Kim An
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày ..... tháng ....... năm
.......
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Kim An
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị ...
88 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1065 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn thị xã Vĩnh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 1 SVTH: Huỳnh Kim An
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH
------------------------
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
THỊ XÃ VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
ThS. NGUYỄN PHẠM THANH NAM HUỲNH KIM AN
Mã số SV: 4031041
Lớp: Kế toán 01-K29
Cần Thơ 2007
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 2 SVTH: Huỳnh Kim An
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày ..... tháng ....... năm
.......
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Kim An
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 3 SVTH: Huỳnh Kim An
LỜI CẢM TẠ
Sau bốn năm học tập và nghiên cứu, được sự dẫn dắt và hướng dẫn tận
tình của quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ cùng với sự nỗ lực của bản thân
nay tôi chính thức kết thúc khóa học bằng cuốn luận văn tốt nghiệp này.
Được sự chấp nhận của Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Ban
Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long,
tôi đã được phép thực tập tại ngân hàng.
Dù thời gian thực tập có hạn nhưng tôi đã nhận được sự hướng dẫn và
giúp đỡ tận tình của Ban lãnh đạo, của cô chú, anh chị trong ngân hàng, đặc biệt
là sự giúp đỡ của anh chị Phòng Tín dụng đã làm cho kiến thức tôi rộng hơn
và tôi đã nắm bắt phần nào thực tế của các nghiệp vụ ngân hàng. Điều đó đã
giúp tôi có đủ kiến thức, đủ tự tin để bước vào công việc chính thức của mình ở
tương lai.
Tôi xin chân thành biết ơn quý thầy cô Trường Đại học Cần Thơ đã bỏ
nhiều thời gian quý báu giảng dạy chúng tôi trong suốt khóa học. Xin chân
thành ghi ơn thầy Nguyễn Phạm Thanh Nam đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn
thành quyển luận văn này.
Ngày .........tháng ........năm ........
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Kim An
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 4 SVTH: Huỳnh Kim An
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
Vĩnh Long, ngày .........tháng ......... năm
.......
Thủ trưởng đơn vị
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 5 SVTH: Huỳnh Kim An
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
.......................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
........................................................................................................
Ngày .......... tháng ....... năm .......
Giáo viên hướng dẫn
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 6 SVTH: Huỳnh Kim An
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
.....................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
......................................................................................................
Ngày ........tháng ........năm .......
Giáo viên phản biện
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 7 SVTH: Huỳnh Kim An
MỤC LỤC
FFÎGG
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU............................................................................... 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ........................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu......................... 2
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU4
2.1. Phương pháp luận ................................................................................. 4
2.1.1. Các khái niệm ................................................................................ 4
2.1.1.1. Hiệu quả tín dụng .................................................................... 4
2.1.1.2. Doanh số cho vay .................................................................... 4
2.1.1.3. Doanh số thu nợ ...................................................................... 4
2.1.1.4. Dư nợ....................................................................................... 4
2.1.1.5. Nợ quá hạn .............................................................................. 4
2.1.1.6. Nợ xấu ..................................................................................... 4
2.1.1.7. Vốn huy động .......................................................................... 5
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng......................................... 5
2.1.2.1. Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động ................................................ 5
2.1.2.2. Hệ số thu nợ ............................................................................ 5
2.1.2.3. Vòng quay vốn tín dụng.......................................................... 6
2.1.2.4. Tỷ lệ nợ xấu............................................................................. 6
2.1.2.5. Lợi nhuận trên tổng tài sản...................................................... 6
2.1.2.6. Lợi nhuận trên thu nhập .......................................................... 7
2.1.2.7. Khả năng sử dụng tài sản ........................................................ 7
2.1.2.8. Tổng chi phí trên tổng tài sản.................................................. 7
2.1.2.9. Tổng chi phí trên tổng thu nhập .............................................. 8
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 8
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ VĨNH LONG................................................. 9
3.1. Lịch sử hình thành ................................................................................ 9
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 8 SVTH: Huỳnh Kim An
3.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................10
3.3. Chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng..............................................12
3.3.1. Chức năng của ngân hàng ............................................................12
3.3.2. Nhiệm vụ của ngân hàng..............................................................12
3.4. Các hoạt động chủ yếu của ngân hàng ...............................................13
3.4.1. Huy động vốn...............................................................................13
3.4.2. Thanh toán không dùng tiền mặt .................................................13
3.4.3. Nghiệp vụ ngân quỹ .....................................................................14
3.4.4. Nghiệp vụ tín dụng.......................................................................14
3.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm..................15
3.5.1. Tổng thu nhập và tổng chi phí .....................................................17
3.5.2. Lợi nhuận ....................................................................................18
3.6. Mục tiêu kinh doanh năm 2007 ..........................................................19
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ VĨNH LONG 20
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn.......................................................20
4.1.1. Tình hình nguồn vốn....................................................................20
4.1.1.1. Vốn huy động ........................................................................23
4.1.1.2. Vốn điều chuyển....................................................................28
4.2. Phân tích hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm 2004-2006...30
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay..........................................................31
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng...............31
4.2.1.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ............34
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ ............................................................37
4.2.2.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn tín dụng.................37
4.2.2.2. Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế...............40
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ .............................................................43
4.2.3.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng..................43
4.2.3.2. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế................45
4.2.4. Phân tích tình hình nợ xấu ...........................................................48
4.2.4.1. Phân tích tình hình nợ xấu theo nhóm nợ .............................49
4.2.4.2. Phân tích tình hình nợ xấu theo thời hạn tín dụng ................50
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 9 SVTH: Huỳnh Kim An
4.2.4.3. Phân tích tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế ..............52
4.3. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng .....................53
4.3.1. Đánh giá về hiệu quả tín dụng của ngân hàng .............................53
4.3.1.1. Dư nợ trên vốn huy động ......................................................54
4.3.1.2. Doanh số thu nợ trên doanh số cho vay ................................55
4.3.1.3. Vòng quay vốn tín dụng........................................................55
4.3.1.4. Nợ xấu trên dư nợ..................................................................55
4.3.2. Đánh giá các chỉ tiêu về kết quả hoạt động của ngân hàng .........56
4.3.2.1. Tổng thu nhập trên tổng tài sản.............................................57
4.3.2.2. Chi phí trên tổng tài sản ........................................................57
4.3.2.3. Lợi nhuận trên tổng tài sản....................................................57
4.3.2.4. Lợi nhuận trên thu nhập ........................................................57
4.3.2.5. Chi phí trên thu nhập.............................................................58
CHƯƠNG 5: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT
ĐỘNG TÍN DỤNG .........................................................................................59
5.1. Yếu tố khách quan ..............................................................................59
5.1.1. Sự phát triển của nền kinh tế........................................................59
5.1.2. Ảnh hưởng của giá cả nông sản đối với hộ vay...........................61
5.2. Yếu tố chủ quan ..................................................................................61
5.2.1. Sự cạnh tranh lãi suất giữa các ngân hàng...................................61
5.2.2. Vai trò của cán bộ tín dụng ..........................................................65
CHƯƠNG 6: MỘT SỐ GIẢI PHÁP...............................................................66
6.1. Ưu điểm và tồn tại ..............................................................................66
6.1.1. Những ưu điểm ............................................................................66
6.1.2. Những tồn tại ...............................................................................66
6.2. Giải pháp.............................................................................................67
6.2.1. Giải pháp nâng cao hoạt động huy động vốn...............................67
6.2.2. Giải pháp nâng cao hoạt động tín dụng .......................................68
CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................71
7.1. Kết luận...............................................................................................71
7.2. Kiến nghị ............................................................................................72
7.2.1. Đối với ngân hàng........................................................................72
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 10 SVTH: Huỳnh Kim An
7.2.2. Đối với Tỉnh.................................................................................73
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 11 SVTH: Huỳnh Kim An
DANH MỤC BIỂU BẢNG
F G
Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh qua 3 năm.....................................16
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng...........................................22
Bảng 3: Lãi suất huy động tiền gửi tiết kiệm ................................................26
Bảng 4: Nguồn vốn huy động........................................................................29
Bảng 5: Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng ........................................31
Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ......................................34
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng...........................................37
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế ........................................40
Bảng 9: Dư nợ theo thời hạn tín dụng ...........................................................43
Bảng 10: Dư nợ theo thành phần kinh tế.......................................................45
Bảng 11: Dư nợ xấu theo nhóm nợ ...............................................................49
Bảng 12: Dư nợ xấu theo thời hạn tín dụng ..................................................50
Bảng 13: Dư nợ xấu theo hộ kinh doanh cá thể ............................................52
Bảng 14: Bảng chỉ tiêu về hiệu quả tín dụng ................................................54
Bảng 15: Bảng chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động......................................56
Bảng 16: Bảng lãi suất huy động & cho vay
giữa các ngân hàng năm 2004 ........................................................62
Bảng 17: Bảng lãi suất huy động & cho vay
giữa các ngân hàng năm 2005 ........................................................63
Bảng 18: Bảng lãi suất huy động & cho vay
giữa các ngân hàng năm 2006 ........................................................64
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 12 SVTH: Huỳnh Kim An
DANH MỤC HÌNH
JÐ K
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................12
Đồ thị 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm......................................19
ự thay đổi lãi suất của một số kỳ hạn ..........................................27 Đồ thị 2: S
Đồ thị 3: Tình hình nguồn vốn qua 3 năm ....................................................29
Đồ thị 4: Tình hình hoạt động tín dụng qua 3 năm .......................................31
Đồ thị 5: Doanh số cho vay theo thời hạn.....................................................33
Đồ thị 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế ....................................37
Đồ thị 7: Tình hình thu nợ theo thời hạn.......................................................40
Đồ thị 8: Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế ......................................43
Đồ thị 9: Tình hình dư nợ theo thời hạn........................................................45
Đồ thị 10: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế .....................................48
Đồ thị 11: Nợ xấu theo nhóm nợ..................................................................50
Đồ thị 12: Nợ xấu theo thời hạn...................................................................52
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 13 SVTH: Huỳnh Kim An
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
NHN0 & PTNT TXVL Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Thị xã Vĩnh Long
TCKT Tổ chức kinh tế
GTCG Giấy tờ có giá
TG Tiền gửi
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TPKT Thành phần kinh tế
Cty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn
DNTN Doanh nghiệp tư nhân
HTX Hợp tác xã
Hộ SXKD Hộ sản xuất kinh doanh
VAC Mô hình Vườn ao chuồng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 14 SVTH: Huỳnh Kim An
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường, cung cấp tín dụng là chức năng cơ bản của
ngân hàng. Đối với hầu hết các ngân hàng, dư nợ tín dụng thường chiếm hơn 1/2
tổng tài sản có và thu nhập từ tín dụng chiếm khoảng từ 1/2 đến 2/3 tổng thu
nhập của ngân hàng.
Những năm gần đây, nhu cầu về vốn của nền kinh tế là rất lớn thì ngân
hàng ngày càng thể hiện vai trò vô cùng quan trọng của mình thông qua hai chức
năng là: huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế và trong dân cư,
sau đó phân phối lại nguồn vốn này cho tất cả các thành phần kinh tế có nhu cầu
sản xuất kinh doanh một cách hợp lý để sử dụng vốn có hiệu quả.
Vĩnh Long, một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long, sản xuất nông
nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp, dịch vụ,
xuất nhập khẩu,...thì việc đẩy mạnh một nền nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết
sức quan trọng, nó là cơ sở cho sự phát triển của một nền kinh tế ổn định. Khi đó
đời sống của người dân được nâng cao, xã hội càng tiến bộ, đất nước từng bước
theo kịp với sự phát triển của toàn cầu. Để làm được điều đó thì ngoài các yếu tố
cần thiết như: chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước thì vai trò
của các Ngân hàng, đặc biệt là Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn là hết sức to lớn.
Nhằm thực hiện chức năng chung của các ngân hàng thương mại, Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long cũng không ngoài
hai chức năng trên. Với chức năng là huy động vốn và cho vay những năm qua
ngân hàng đã giải quyết được nhiều vấn đề về nhu cầu vốn cho các doanh nghiệp,
hộ kinh doanh cá thể… tạo được ưu thế trên địa bàn tỉnh và được nhiều khách
hàng tin cậy, tín nhiệm. Với kết quả như sau:
Mức tăng vốn huy động bình quân giữa ba năm từ 2004 - 2006 là trên
14%. Đây là điều đáng mừng đối với ngân hàng, chứng tỏ qua các năm ngân
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 15 SVTH: Huỳnh Kim An
hàng đều có những biện pháp tích cực để nâng cao nguồn vốn huy động đáp ứng
nhu cầu cho vay tốt hơn. Về kết quả hoạt động kinh doanh, lợi nhuận cũng tăng
nhanh bình quân tăng 83% tổng thu nhập qua ba năm. Tuy vậy, để biết rõ hơn về
những mặt tốt đã đạt được cũng như những mặt còn tồn tại, chúng ta cần đi sâu
vào nghiên cứu. Và đó chính là lý do để tôi chọn đề tài: “Phân tích hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thị xã Vĩnh
Long” để nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
% Mục tiêu chung:
Phân tích hiệu quả về tình hình huy động vốn và cho vay tại Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long.
% Mục tiêu cụ thể:
(1) Đánh giá thực trạng về hoạt động kinh doanh tại ngân hàng những năm
qua
(2) Phân tích hiệu quả tín dụng tại ngân hàng qua ba năm từ 2004-2006
(3) Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài sẽ phân tích sự thay đổi về hoạt động tín dụng của ngân hàng qua ba
năm 2004 - 2006. Với dữ liệu ba năm về kết quả, có thể cung cấp cho chúng ta
một bức tranh rõ nét về xu hướng biến động cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến
kết quả. Từ đó việc đề xuất các giải pháp sẽ tốt hơn.
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu:
Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài gồm có:
- Nguyễn Thị Ngọc Thủy, Trường Đại học Dân lập Cửu Long (tháng 06
năm 2004), “Phân tích hoạt động tín dụng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh
Long”. Trong đề tài này tác giả đã đánh giá: Hoạt động tín dụng tại ngân hàng
đạt kết quả khá tốt từ năm 2002-2004, khách hàng đến vay vốn ngày càng nhiều,
song song đó là sự tăng lên về lãi suất của các kỳ hạn tiền gửi đã thu hút lượng
đông đảo khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Ngân hàng đã bắt đầu mở
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 16 SVTH: Huỳnh Kim An
rộng cho vay đến các thành phần kinh tế khác nhau, tăng khoản cho vay trung và
dài hạn.
- Nguyễn Thị Ngọc Hân, Trường Đại học Dân lập Cửu Long ( tháng 06
năm 2005), “Phân tích tình hình cho vay và huy động vốn tại Ngân hàng Nông
nghiệp & Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long”. Tác giả đã dựa vào sự linh
hoạt của công tác huy động vốn với nhiều mức lãi suất khác nhau mà chi nhánh
đã thu hút được tiền gửi của dân cư và các tổ chức kinh tế ngày một tăng. Vốn
huy động luôn tăng qua các năm. Còn đối với công tác cấp tín dụng thì mức dư
nợ năm sau luôn tăng so với năm trước. Từ đó cho thấy ngân hàng đã có nhiều
biện pháp tích cực trong công tác huy động vốn cũng như cho vay.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 17 SVTH: Huỳnh Kim An
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN:
2.1.1. Các khái niệm:
2.1.1.1. Hiệu quả tín dụng:
Hiệu quả tín dụng được định nghĩa là hoạt động kinh doanh tiền tệ của
ngân hàng đạt kết quả tốt về gia tăng doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ
được duy trì ở mức tăng trưởng và ổn định, trong đó nợ quá hạn, nợ xấu chiếm
một tỷ lệ chấp nhận được, đảm bảo thu nhập, lợi nhuận, giữ thế đứng vững trong
khi cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng.[2, tr.105].
2.1.1.2. Doanh số cho vay:
Doanh số cho vay: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà
Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay
chưa trong một thời gian nhất định [2, tr.61].
2.1.1.3. Doanh số thu nợ:
Doanh số thu nợ: Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó [2, tr.61].
2.1.1.4. Dư nợ:
Dư nợ: Là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu
được vào một thời điểm nhất định. Để xác định được dư nợ, Ngân hàng sẽ so
sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ [2, tr.61].
2.1.1.5. Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng
không có khả năng trả nợ cho Ngân hàng mà không có lý do chính đáng. Khi đó
Ngân hàng chuyển từ tài khoản dư nợ sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá
hạn. Nợ quá hạn được tính từ nhóm 2 đến nhóm 5 [2, tr.99].
2.1.1.6. Nợ xấu:
Nợ xấu là những khoản nợ được tính từ nhóm 3 trở lên. Đây là những
khoản nợ có thể gây rủi ro cho ngân hàng [2, tr.99].
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 18 SVTH: Huỳnh Kim An
2.1.1.7. Vốn huy động:
Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các
ngân hàng, gồm:
+ Vốn tiền gửi: từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư .....
+ Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu.
+ Vốn vay: từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác [2, tr.8].
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng:
Để đánh giá hoạt động tín dụng, các chỉ tiêu thường được sử dụng bao gồm:
Dư nợ/vốn huy động
Hệ số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng
Tỷ lệ nợ xấu
Lợi nhuận/tổng tài sản
Lợi nhuận/thu nhập
Khả năng sử dụng tài sản
Chi phí/tổng tài sản
Chi phí/tổng thu nhập
Phần dưới đây sẽ trình bày cách tính các chỉ tiêu và ý nghĩa của từng chỉ tiêu:
2.1.2.1. Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động:
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của Ngân hàng, cho biết
ngân hàng cho vay được bao nhiêu trong tổng vốn huy động. Tỷ lệ này càng cao
cho thấy vốn huy động ít trong khi đó nhu cầu vay vốn càng tăng [2, tr.150].
Chỉ tiêu này được tính như sau:
Tổng dư nợ
Dư nợ/tổng vốn huy động = x 100%
Tổng vốn huy động
2.1.2.2. Hệ số thu nợ:
Hệ số thu nợ đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ của Ngân
hàng, nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định. Hệ
số này càng cao được đánh giá càng tốt [2, tr.150].
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 19 SVTH: Huỳnh Kim An
Cách tính chỉ tiêu trên:
Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =
Doanh số cho vay
2.1.2.3. Vòng quay vốn tín dụng
Công thức:
Doanh số thu nợ
Vòng quay vốn tín dụng =
Dư nợ bình quân
Trong đó:
Dư nợ bình quân = (Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ)/ 2
Chỉ tiêu trên có ý nghĩa đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của
Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số
vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh,
đạt hiệu quả cao [2, tr.150].
2.1.2.4. Tỷ lệ nợ xấu:
Tỷ lệ nợ xấu được tính bằng công thức:
Dư nợ xấu
Tỷ lệ nợ xấu = x 100%
Tổng dư nợ
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình kinh doanh, mức độ rủi ro cho vay cũng
như hiệu quả tín dụng của Ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín
dụng càng kém và ngược lại [2, tr.150].
2.1.2.5. Lợi nhuận trên Tổng tài sản:
Chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản của Ngân
hàng. Hệ số này càng cao thì tính sinh lời của tài sản càng lớn. 2, tr.159]
Lợi nhuận ròng
ROA = x 100%
Tổng tài sản
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 20 SVTH: Huỳnh Kim An
2.1.2.6. Lợi nhuận trên thu nhập:
Lợi nhuận trên thu nhập là chỉ tiêu được tính bằng công thức:
Lợi nhuận
LN/ TN = x 100%
Tổng thu nhập
Với ý nghĩa:
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của một đồng thu nhập, đồng thời đánh giá
hiệu quả quản lý thu nhập của ngân hàng. Cụ thể, chỉ số này cao chứng tỏ ngân
hàng đã có những biện pháp tích cực trong việc giảm chi phí và tăng thu nhập
của ngân hàng. [2, tr.160]
2.1.2.7. Khả năng sử dụng tài sản:
Công thức:
Thu nhập
Khả năng sử dụng tài sản =
Tổng Tài sản
Ý nghĩa:
Chỉ tiêu này đo lường sự luân chuyển của tổng tài sản, đánh giá Ngân
hàng sử dụng tài sản của mình như thế nào. [2, tr.160]
2.1.2.8. Tổng chi phí trên Tổng tài sản:
Đây là chỉ số xác định chi phí phải bỏ ra cho việc sử dụng tài sản để đầu
tư. Chỉ số này cao cho nhà phân tích thấy được ngân hàng đang yếu kém trong
khâu quản lý chi phí của mình và từ đó nên có những thay đổi thích hợp để có thể
nâng cao lợi nhuận ngân hàng trong tương lai. [2, tr.160]
Tổng chi phí
CP/ TTS = x 100%
Tổng tài sản
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 21 SVTH: Huỳnh Kim An
2.1.2.9. Tổng chi phí trên Tổng thu nhập:
ới công thức tính: V
Tổng chi phí
CP/ TN = x 100%
Tổng thu nhập
Chỉ tiêu này tính toán khả năng bù đắp chi phí của một đồng thu nhập.
Đây cũng là chỉ số đo lường hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Thông thường
chỉ số này phải nhỏ hơn 1, nếu nó lớn hơn 1 chứng tỏ ngân hàng hoạt động kém
hiệu quả, đang có nguy cơ phá sản trong tương lai. [2, tr.160]
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Nhằm làm rõ đề tài chủ yếu là sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Thu thập số liệu trực tiếp tại ngân hàng.
- Áp dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối và tương đối qua các năm.
- Thống kê, tổng hợp, phân tích các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả huy
động vốn và cho vay của Ngân hàng.
- Phương pháp đánh giá cá biệt: thực hiện sâu theo từng vấn đề, từng chỉ
tiêu, từng hiện tượng như: phân tích doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ,
nợ xấu theo thời hạn tín dụng và theo thành phần kinh tế.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 22 SVTH: Huỳnh Kim An
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN THỊ XÃ VĨNH LONG
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH
Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam được thành lập ngày 26/03/1988, theo
Nghị định số 53/HĐBT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Thủ tướng
Chính phủ). Điều 1 của quyết định này là chỉ rõ Ngân hàng Nông nghiệp Việt
Nam theo nghị định số 33-HĐBT ngày 26/03/1988, Chủ Tịch Hội Đồng Bộ
Trưởng thành lập Ngân hàng thương mại Quốc doanh, lấy tên là Ngân hàng
Nông nghiệp, viết tắt là NHN0 & PTNT Việt Nam bổ nhiệm quản lý.
Qua đó NHN0 & PTNT Chi Nhánh Tỉnh Vĩnh Long được thành lập theo
quyết định thành lập số 280/QĐNH-5 ngày 15/10/1996 và là một trong những chi
nhánh của Ngân hàng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn Việt Nam. Trụ sở
đặt tại 28 Hưng Đạo Vương, phường 1, Thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long. Điện
thoại: (070) 822193. NHN0 & PTNT chi nhánh tỉnh Vĩnh Long có tất cả 8 chi
nhánh trực thuộc, bao gồm 6 chi nhánh cấp II ở các huyện, đó là: Long Hồ, Mang
Thít, Vũng Liêm, Trà Ôn, Tam Bình, Bình Minh và 2 chi nhánh cấp II là Ngân
hàng Nông nghiệp Thị xã Vĩnh Long và Ngân Hàng Nông nghiệp Chi nhánh
Long Châu trực thuộc tỉnh đóng trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long. Mọi hoạt động
của tất cả các chi nhánh đều chịu sự quản lý và chỉ đạo của Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Vĩnh Long.
Một trong hai chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp đóng trên địa bàn Thị xã
Vĩnh Long là chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã
Vĩnh Long, trụ sở đặt tại số 14 Hùng Vương, Phường 1, Thị xã Vĩnh Long, được
thành lập theo số 14/QĐNH – TCCB ngày 01 tháng 05 năm 1995 với tên gọi ban
đầu là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Long Châu.
Nhưng từ tháng 10 năm 2002 đựơc đổi tên thành: Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn chi nhánh Thị xã Vĩnh Long theo quyết định 170/QĐ
HĐQT ngày 13/08/2002 của Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long có:
- Tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 23 SVTH: Huỳnh Kim An
- Tên giao dịch: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thị
xã Vĩnh Long.
- Con dấu riêng, tài sản mở tại Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng
trong, ngoài nước theo quy định pháp luật.
- Bảng Cân đối kế toán theo quy định pháp luật Việt Nam.
- Chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ trong phạm vi số vốn và tài
sản thuộc sở hữu Nhà nước do Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Thị xã Vĩnh Long quản lý.
- Tổ chức hoạt động theo quy chế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam với nhiệm vụ huy động tiền gửi của các tổ chức kinh
tế, doanh nghiệp, hộ dân cư…cho vay vốn các thành phần kinh tế ngoài quốc
doanh, hộ sản xuất, thương nghiệp, dịch vụ…thu, chi tiền mặt và các nhiệm vụ
khác do Giám Đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh giao.
3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC
Tổng số nhân viên của NHN0 & PTNT chi nhánh TXVL hiện nay có 43
người trong đó có 25 người trong biên chế.
@ Ban Giám Đốc: có 02 người
Gồm 01 Giám Đốc và Phó Giám Đốc. Có thể nói đây là đầu não quản lý
mọi hoạt động của Ngân hàng. Ban lãnh đạo là trung tâm điều hành ra quyết định
thực hiện thiết lập các chính sách, đề ra chiến lược hoạt động của đơn vị. Ban
Giám Đốc thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh của đơn vị.
@ Phòng Kế toán Ngân quỹ:
Gồm 01 Trưởng phòng phụ trách chung, phòng này chiếm vị trí trung tâm
của Ngân hàng, làm nhiệm vụ kế toán thanh toán và theo dõi từng tài khoản phát
sinh từ hoạt động hằng ngày, kiểm tra chặt chẽ sự hoạt động của nguồn vốn. Bên
cạnh đó còn có nhiệm vụ thu chi tiền mặt, bảo quản tiền và thu chi đúng chế độ,
bảo quản an toàn kho quỹ.
@ Phòng nghiệp vụ kinh doanh:có 09 người
Gồm một trưởng phòng và các nhân viên. Đây là phòng ban quan trọng
chuyên sâu về nghiệp vụ tín dụng và cũng là phòng kinh doanh lãi lỗ của Ngân
hàng. Nhiệm vụ của Trưởng phòng là trực tiếp chỉ đạo, quản lý toàn bộ hoạt
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 24 SVTH: Huỳnh Kim An
động của phòng tín dụng. Chỉ đạo các chi nhánh trực thuộc như: Mỹ Thuận,
Phòng Giao Dịch Số 1. Căn cứ vào kế hoạch được giao hằng quý thường xuyên
kiểm tra các công tác tín dụng kịp thời, phát hiện kịp thời các sai sót trong việc
sử dụng vốn của khách hàng. Mỗi nhân viên được phân công phụ trách một khu
vực trong Thị xã, cụ thể là một hoặc hai phường. Trong phạm vi của mình ở mỗi
nhân viên phải đảm trách quản lý được cơ cấu tiền vay mà Ngân hàng đã quy
định với từng loại khách hàng thông qua Ban Giám Đốc. Trong từng khu vực phụ
trách của mình, mỗi nhân viên sẽ thực hiện các nghiệp vụ Ngân hàng, giải quyết
cho vay vốn hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, giải quyết cho vay ưu đãi với nông dân,
thực hiện thẩm định các dự án kinh doanh và nghiên cứu các đơn xin vay để
thông qua đó làm cơ sở cho Ngân hàng thực hiện các nghiệp vụ của mình nhằm
tích lũy vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
@ Phòng Hành chánh: chịu trách nhiệm quản lý cấp phát lương cho cán
bộ nhân viên, nắm bắt thông tin trong nội bộ cũng như từ trên xuống, đồng thời
chịu trách nhiệm quản lý tài sản chung của Ngân hàng.
@ Tổ kiểm tra một thành viên: chịu sự chỉ đạo của phòng kiểm tra kiểm
toán NHN0 & PTNT Tỉnh và của Giám Đốc NHN0 & PTNT Thị Xã, chức năng
kiểm tra chứng từ kế toán, chứng từ tín dụng, lập báo cáo hằng quý gửi cấp trên
theo quy định.
Giúp Giám Đốc khởi kiện các vụ án dân sự, hình sự đối với các hộ vay cố
tình chay ỳ không trả, có hành vi lừa đảo trong quan hệ vay vốn Ngân hàng.
Tham gia vào việc xem xét giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân liên quan
đến hoạt động Ngân hàng.
@ Tổ thẩm định: Một thành viên, chịu sự chỉ đạo của phòng thẩm định
Ngân hàng Tỉnh, Giám Đốc NHN0 & PTNT Thị xã, phối hợp với cán bộ tín dụng
hoặc độc lập tiến hành thẩm định lại các dự án cho vay từ 50 triệu trở lên trước
khi trình Giám Đốc phê duyệt.
Địa bàn hoạt động của NHNo & PTNT chi nhánh Thị Xã Vĩnh Long:
gồm 7 phường F1; F2; F3; F4; F5; F8; F9 và 4 xã: xã Tân Hội, xã Tân Hòa, xã
Tân Ngãi, Trường An. Riêng địa bàn phường 4 giao cho Phòng giao dịch số 1
quản lý; Phường 9 và 4 xã nêu trên thuộc địa bàn quản lý của Chi nhánh Mỹ
Thuận.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 25 SVTH: Huỳnh Kim An
GIÁM ĐỐC
Phòng Giao
dịch số 1
P. GIÁM ĐỐC NHN0 & PTNT
Chi nhánh Mỹ Thuận
Phòng
Tín dụng
Phòng
Kế toán –
Ngân quỹ
Tổ
Tín dụng
Tổ
Kế toán –
Ngân quỹ
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức
3.3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG
3.3.1.Chức năng của Ngân hàng:
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Thị xã Vĩnh Long
hoạt động với chức năng một Ngân hàng thương mại như sau:
- Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn của các thành
phần kinh tế trong mọi lĩnh vực và dân cư trên địa bàn hoạt động.
- Phát hành các loại kỳ phiếu theo thời gian với lãi suất do Ngân
hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quy định.
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các thành phần
kinh tế, sản xuất nông – công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại,
du lịch…bằng đồng Việt Nam.
- Nhận chuyển tiền nhanh đi các nơi trong toàn quốc.
- Dịch vụ cầm cố, thanh toán, chuyển tiền nhanh qua mạng vi tính.
Ngoài ra còn nhận ủy thác cho vay xóa đói giảm nghèo với Ngân
hàng phục vụ người nghèo.
3.3.2. Nhiệm vụ của Ngân hàng:
Yêu cầu khách hàng cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư, phương
án sản xuất kinh doanh, dịch vụ hoặc dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 26 SVTH: Huỳnh Kim An
mang tính khả thi, khả năng tài chính của đối tượng xin vay và của người bảo
lãnh trước khi quyết định cho vay.
- Từ chối yêu cầu vay vốn của khách hàng nếu thấy không đủ điều
kiện vay, các dự án hoặc phương án vay nếu không hiệu quả, không phù hợp với
quy định của pháp luật.
- Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng và trả nợ của khách
hàng, chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn khi phát hiện khách hàng cung
cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng.
- Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo
lãnh theo quy định của pháp luật.
- Khi đến hạn trả nợ mà khách hàng không trả nợ, nếu giữa Ngân
hàng và khách hàng không có thỏa thuận gì khác ngoài hợp đồng tín dụng thì
Ngân hàng có quyền xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ theo quy định
của pháp luật hoặc yêu cầu người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh của mình
đối với Ngân hàng.
3.4. CÁC HOẠT ĐỘNG CHỦ YẾU CỦA NGÂN HÀNG
3.4.1. Huy động vốn:
Huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong nước, các tổ chức và
cá nhân, người nước ngoài ở Việt Nam. Bao gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn,
không kỳ hạn (việc huy động tiền gửi bằng ngoại tệ phải chấp hành đúng quy
định của Nhà nước về quản lý ngoại tệ).
Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, tín phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn
(khi được Ngân hàng cấp trên cho phép) theo kế hoạch được Tổng Giám Đốc
giao.
Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác để đầu tư cho
các chương trình phát triển nông thôn và phát triển kinh tế xã hội, các ngành
nghề theo quy định.
3.4.2. Thanh toán không dùng tiền mặt:
Việc thanh tóan không dùng tiền mặt chủ yếu là các nghiệp vụ thanh toán
bằng séc, ủy nhiệm chi thanh toán qua liên ngân hàng cho các đơn vị thuộc hệ
thống ngân hàng thương mại khác ngoài hệ thống.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 27 SVTH: Huỳnh Kim An
Ngoài việc thanh toán không dùng tiền mặt, chi nhánh Ngân hàng còn
thực hiện thêm công việc ủy nhiệm thu các đơn vị khác trên địa bàn như :Công ty
bảo hiểm, Công ty cấp nước, Công ty điện báo điện thoại và đặc biệt là nghiệp vụ
chuyển tiền nhanh trong nước.
3.4.3. Nghiệp vụ ngân quỹ:
Thực hiện chức năng kiểm điếm và thu tiền mặt cho những khách hàng
gửi tiền tiết kiệm hoặc khách hàng vay… việc thu tiền mặt được thực hiện tại chi
nhánh Ngân hàng hoặc tại các cơ sở theo yêu cầu của khách hàng (trong phạm vi
cho phép).
ởThực hiện các chức năng chi xuất các khoản tiền mặt cho khách hàng m
tài khoản tiền gửi và cho khách hàng vay tiền tại chi nhánh Ngân hàng Thị xã
Vĩnh Long.
Thực hiện công việc chuyển tiền mặt từ chi nhánh Ngân hàng Nông
nghiệp Tỉnh và ngược lại .
3.4.4. Nghiệp vụ tín dụng:
Trong phạm vi được ủy quyền ,chi nhánh được thực hiện:
- Thực hiện đầy đủ các thể loại cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài
hạn nhằm đáp ứng yêu cầu vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục
vụ cho đời sống và các dự án đầu tư phát triển.
- Thực hiện cho vay các thành phần kinh tế, cơ sở sản xuất kinh
doanh, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long và
các huyện lân cận.
- Thực hiện cho vay các hộ nghèo bằng nguồn vốn ủy thác của
Chính Phủ.
- Cho vay phát triển sản xuất kinh doanh, ưu tiên đầu tư vốn cho các
doanh nghiệp sản xuất, thu mua chế biến hàng hóa…
- Cho vay chiết khấu chứng từ có giá, vay tiêu dùng và các nghiệp
vụ kinh doanh khác.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 28 SVTH: Huỳnh Kim An
3.5. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM (2004 – 2006)
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là một báo cáo tài
chính cho biết tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của ngân
hàng. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giúp nhà phân tích
hạn chế được những khoản chi phí bất hợp lý, và từ đó có biện pháp nhằm khắc
phục những mặt yếu, phát huy những mặt mạnh trong kinh doanh góp phần nâng
cao lợi nhuận cho ngân hàng, làm cho ngân hàng ngày càng phát triển.
Bảng kết quả hoạt động kinh doanh thể hiện qua ba nét chính là: Tổng
thu nhập, Tổng chi phí và Lợi nhuận.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 29 SVTH: Huỳnh Kim An
Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (2004 – 2006)
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền Tăng giảm (%) Số tiền Tăng giảm (%)
I. TỔNG THU NHẬP 16.839 29.872 39.839 13.033 77,40 9.967 33,37
1. Thu từ HĐTD 16.615 29.400 39.085 12.785 76,95 9.685 32,94
2. Thu từ HĐ DVTT & ngân quỹ 97 175 271 78 80,41 96 54,86
3. TN từ HĐKD N.Hối 4 10 10 6 150 0 0
4. TN từ HĐKD khác 0 2 2 (2) (50) 0 0
5. TN khác 123 285 471 162 131,71 186 65,26
II. TỔNG CHI PHÍ 14.245 23.817 31.812 9.572 67,20 7.995 33,57
1. CP HĐTD 10.417 20.337 27.078 9.884 94,56 6.741 33,15
2. CP HĐ DV 55 73 90 18 32,73 17 23,29
3. CP HĐKD ngoại hối 37 28 2 (9) (24,32) (26) (92,86)
4. Chi nộp thuế & các khoản phí, lệ phí 3 10 7 7 233,33 (3) (30)
5. CP cho Nhân viên 1.083 1.107 1.541 23 2,12 434 39,20
6. Chi HĐQL & công vụ 905 1.045 1.361 140 15,47 316 30,24
7. Chi về TS 671 651 660 (20) (2,98) 9 1,38
8. CP dự phòng, BTBH TGKH 1.074 566 1.073 (508) (47,30) 507 89,58
LỢI NHUẬN 2.594 6.055 8.027 3.461 133,42 1.972 32,57
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 30 SVTH: Huỳnh Kim An
Xét một cách tổng quát ta thấy mức tăng tổng thu nhập bình quân là 55%,
còn mức tăng bình quân của tổng chi phí là 50%. Như vậy nhìn chung thu nhập
đã tăng nhanh hơn tổng chi phí qua các năm, có thể nói đây là một dấu hiệu tích
cực. Tuy nhiên nếu phân tích một cách chi tiết thì ta thấy mức tăng tổng chi phí
năm 2006 tăng nhanh hơn tổng thu nhập. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của
Cùng với sự gia tăng của thu nhập thì các khoản chi phí của Ngân hàng
cũng tăng tương ứng qua các năm. Cụ thể, năm 2005 tổng chi phí của Ngân hàng
là 23.817 triệu đồng tăng 9.572 triệu đồng so với năm 2004 hay tăng 67,20%,
sang năm 2006 do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển nên chí phí
hoạt động cũng tăng lên đáng kể đạt 31.812 triệu đồng tăng 7.995 triệu đồng hay
tăng 33,57% so với năm 2005.
Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm
(2004-2006) ta thấy tổng thu nhập đều tăng. Cụ thể, năm 2004 tổng thu nhập của
Ngân hàng đạt 16.839 triệu đồng thì đến năm 2005 tổng thu nhập của Ngân hàng
là 29.872 triệu đồng, tăng lên 13.033 triệu đồng hay tăng 77,40% so với năm
2004. Đến năm 2006 tổng thu nhập của Ngân hàng đạt 39.839 triệu đồng tăng lên
9.967 triệu đồng hay tăng 33,37% so với năm 2005. Sở dĩ, tổng thu nhập của
Ngân hàng tăng qua các năm, đặc biệt năm 2006 nguyên nhân là Ngân hàng đã
ngày càng thu hút các khách hàng có uy tín làm cho hoạt động tín dụng thu từ lãi
cho vay của Ngân hàng ngày càng tăng, từ đó làm tăng tổng thu nhập, vì thu từ
lãi vay là khoản thu luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu nhập của Ngân
hàng. Cụ thể, năm 2004 thu từ lãi vay đạt 16.615 triệu đồng chiếm khoảng 98,7%
so với tổng thu nhập, năm 2005 đạt 29.400 triệu đồng chiếm khoảng 98,4% so
với tổng thu nhập của ngân hàng, năm 2006 thì thu từ lãi vay đạt 39.085 triệu
đồng chiếm 98,1% so với tổng thu nhập.`
Nguồn thu của Ngân hàng bao gồm: Thu từ hoạt động tín dụng, thu từ
hoạt động dịch vụ và ngân quỹ, thu phí bảo lãnh, thu lãi tiền gửi, kinh doanh
ngoại hối và các khoản thu khác, trong đó thu từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ
trọng cao nhất trong tổng thu nhập của Ngân hàng.
3.5.1. Tổng thu nhập và tổng chi phí:
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 31 SVTH: Huỳnh Kim An
3.5.2. Lợi nhuận:
Ta biết lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí.
Từ bảng trên ta thấy do hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có những dấu hiệu
khả quan cùng với việc chú trọng quản lý chi phí nên lợi nhuận của Ngân hàng
cũng tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2005 lợi nhuận đạt 6.055 triệu đồng
tăng 3.461 triệu đồng hay tăng 133,42% so với năm 2004, sang năm 2006 do có
chính sách kinh doanh hợp lý như mở rộng thị phần, tìm những biện pháp cải
thiện đáng kể nhằm giảm chi phí hoạt động bên cạnh các biện pháp làm tăng thu
nhập làm cho lợi nhuận của ngân hàng đạt 8.027 triệu đồng tăng 32,57% hay
tăng 1.972 triệu đồng so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của Ngân
hàng cho thấy Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả hơn, mặc dù song
song đó là sự tăng lên của chi phí.
Qua việc phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng ta
thấy Ngân hàng cần mở rộng thêm các dịch vụ tiện ích nhằm thu hút ngày càng
nhiều khách hàng có uy tín, quản lý chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ, đa
dạng hoá dịch vụ và trang bị tốt các thiết bị Ngân hàng, đặc biệt là văn hoá phục
vụ của các nhân viên vì họ chính là những người trực tiếp tạo nên chất lượng
dịch vụ của Ngân hàng nhằm tăng sức cạnh tranh so với các Ngân hàng khác và
làm cho Ngân hàng hoạt động ngày càng có hiệu quả trong quá trình hội nhập
như hiện nay.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 32 SVTH: Huỳnh Kim An
0
10,000
20,000
30,000
40,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Tổng thu nhập
Tổng chi phí
Lợi nhuận
: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2004 - 2006 Đồ thị 1
3.6. MỤC TIÊU KINH DOANH NĂM 2007
Trên cơ sở mục tiêu và định hướng kinh doanh của NHN0 & PTNT Việt
Nam, của NHN0 & PTNT tỉnh Vĩnh Long, cũng như mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội của Thị xã Vĩnh Long mà Chi nhánh NHN0 & PTNT TXVL sẽ xây dựng
mục tiêu phấn đấu cho năm 2007 với phương châm: “năm sau phải cao hơn năm
trước”, đặc biệt là huy động vốn, dư nợ, doanh thu, dịch vụ, còn về nợ xấu thì
phải duy trì dưới 1%.
Trước mắt chi nhánh NHN0 & PTNT TXVL đề ra mục tiêu chủ yếu về
hoạt động kinh doanh và tài chính năm 2007 như sau:
& Nguồn vốn huy động đến 31/12/2007 là 268 tỷ đồng với tốc độ tăng
trưởng 12% so với đầu năm, trong đó:
+ Vốn huy động nội tệ 253 tỷ đồng, tăng 12% so với đầu năm.
+ Vốn huy động ngoại tệ (đã qui đổi) 15 tỷ đồng, tăng 15% so với đầu
năm.
Tổng dư nợ đến 31/12/2007 là 248 tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 11%. &
+ Tỷ lệ nợ xấu: dưới 1%
Thu nợ đã xử lý rủi ro: Thu đủ 100% theo kế hoạch tỉnh giao. &
Tài chính: tăng 10% so với kế hoạch tỉnh giao năm 2006 &
Thu ngoài tín dụng: 320 triệu đồng &
Thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động. &
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 33 SVTH: Huỳnh Kim An
Đến năm 2006 thì ngân hàng đã khắc phục được điều vừa nêu trên. Nguồn
vốn năm 2006 là 246.192 triệu đồng. Như vậy nguồn vốn đã tăng khá cao so với
năm 2005 là 39.222 triệu đồng và trong con số này phần lớn là sự tăng của nguồn
Năm 2004 tổng nguồn vốn huy động là 176.226 triệu đồng, sang năm
2005 nguồn vốn là 206.970 triệu đồng, tức là nguồn vốn năm 2005 tuy có tăng so
với năm 2004 nhưng trong tổng số tăng là 30.744 triệu đồng thì vốn điều chuyển
đã là 11.529 triệu đồng tức là chiếm 37,50%, con số này cũng khá lớn, điều này
cho thấy hoạt động huy động vốn tuy có hiệu quả nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ
nhu cầu cho hoạt động tín dụng, phải xin điều chuyển vốn.
Ba năm qua NHNo & PTNT TXVL đã triển khai nhiều biện pháp tích cực
để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn thị xã như tuyên truyền quảng bá trên
báo, treo bangon, tiếp cận các khách hàng uy tín và truyền thống…NHN0 &
PTNT TXVL đã thực hiện huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau bao gồm
tiền gửi của tổ chức tín dụng, tiền gửi của tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm, phát
hành GTCG… Những năm qua ngân hàng đã đạt được những kết quả khả quan
như sau:
Nguồn vốn của các ngân hàng là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy
động, tạo lập được, dùng để đưa vào thực hiện các các nghiệp vụ kinh doanh
khác. Muốn duy trì hoạt động của ngân hàng thì việc đầu tiên là phải tạo nguồn
vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được trôi chảy và thuận lợi. Do đó, việc
chăm lo công tác huy động vốn làm cho nguồn vốn ổn định và tăng trưởng sẽ góp
phần rất lớn trong hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, bởi lẻ hoạt động tín dụng
của ngân hàng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động được để tiến hành phân bố
đến những người có nhu cầu sử dụng vốn và sinh lợi từ hoạt động này.
4.1.1. Tình hình nguồn vốn:
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
THỊ XÃ VĨNH LONG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
CHƯƠNG 4
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 34 SVTH: Huỳnh Kim An
Ba năm qua sở dĩ nguồn vốn đạt được kết quả tốt như vậy là do toàn thể
cán bộ công chức của ngân hàng đã nỗ lực hết mình, Ban Giám đốc không ngừng
nâng cao phong cách quản trị, điều hành, quản lý tốt nhân viên, đề ra những biện
pháp khả thi tăng cường công tác huy động vốn như điều chỉnh mức lãi suất. Các
bộ phận, phòng ban đoàn kết cùng hỗ trợ nhau, có mối quan hệ mắc xích nhau
như Phòng Kế toán Ngân quỹ chăm lo huy động vốn để cung cấp nguồn vốn này
cho Phòng Tín dụng tiến hành cho vay và nguồn thu chủ yếu của ngân hàng là từ
thu lãi cho vay. Chính vì vậy ngân hàng đã tạo được ưu thế trên địa bàn, tạo được
quan hệ rộng rãi giúp nguồn vốn của ngân hàng tăng trưởng và ổn định, tránh
được tình trạng thiếu vốn, giảm vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, đáp ứng
nhu cầu vay vốn trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, cạnh
tranh được với các ngân hàng khác đang ngày càng nhiều trên địa bàn thị xã.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 35 SVTH: Huỳnh Kim An
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG
QUA 3 NĂM (2004 – 2006)
ĐVT: triệu đồng
2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
I. Vốn huy động 172.332 100,00 191.547 100,00 226.766 100,00 19.215 11,71 35.219 18,39
1. TG TCTD 956 0,55 6.938 3,62 150 0,07 5.982 625,73 (6.788) (97,84)
2. TG TCKT 28.956 16,80 18.840 9,84 51.982 22,92 (10.116) (34,94) 33.142 175,91
3. Tiền gửi cá nhân 1.825 1,06 4.982 2,60 10.235 4,51 3.157 172,99 5.253 105,44
4. Tiền gửi tiết kiệm 135.105 78,40 150.428 78,53 118.281 52,16 15.323 11,34 (32.147) (21,37)
5. Phát hành GTCG 5.490 3,19 10.359 5,41 46.118 20,34 4.869 88,69 35.759 345,20
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
TG TCTD: Tiền gửi của Tổ chức tín dụng
TG TCKT: Tiền gửi của Tổ chức kinh tế
GTCG: Giấy tờ có giá, NV: Nguồn vốn
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 36 SVTH: Huỳnh Kim An
4.1.1.1. Vốn huy động:
Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng rất lớn trong các
ngân hàng, nếu ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những mở
rộng công tác cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn mang đến cho
ngân hàng nhiều lợi nhuận. Do ý thức được tầm quan trọng của nguồn vốn huy
động trong quá trình kinh doanh nên NHN0 & PTNT TXVL đã rất nỗ lực để huy
động nguồn vốn nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, trong dân cư để bổ sung
nguồn vốn cho ngân hàng, đảm bảo nguồn vốn ổn định để đáp ứng ngày càng tốt
hơn nhu cầu vốn vay hiện nay.
Chính vì nhận thức được tầm quan trọng của vốn huy động nên từ năm
2004 - 2006 NHN0 & PTNT TXVL đã cố gắng giữ vốn huy động luôn ổn định và
tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 vốn huy động đạt 172.332 triệu đồng, đến năm
2005 vốn huy động là 191.547 triệu đồng nghĩa là vốn huy động năm 2005 đã
tăng 19.215 triệu đồng hay tăng 11,15%. Công tác huy động vốn ngày càng có
hiệu quả thể hiện vào năm 2006, vốn huy động đã tăng cao hơn đạt 226.766 triệu
đồng tức là đã tăng 35.219 triệu đồng hay tăng 18,39% so với năm 2005. Trong
nguồn vốn huy động thì chủ yếu là huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư trên
địa bàn thị xã và các hộ ven ngoại ô Thị xã Vĩnh Long. Bên cạnh đó thì cũng có
từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng và phát hành GTCG.
Để hiểu một cách rõ ràng hơn về nguồn vốn huy động ta hãy đi vào phân
tích từng phần cụ thể:
* Tiền gửi của Tổ chức tín dụng:
Nguồn vốn đi vay của các ngân hàng khác là nguồn vốn được hình thành
bởi các mối quan hệ giữa các tổ chức tín dụng với nhau hoặc giữa các tổ chức tín
dụng với Ngân hàng Nhà nước. Nhưng ở đây NHN0 & PTNT TXVL là ngân
hàng cấp 2 trực thuộc chi nhánh cấp 1 là NHNo & PTNT Tỉnh Vĩnh Long. Chính
vì là ngân hàng cấp 2 nên ngân hàng không có khoản vay từ Ngân hàng Nhà
nước cũng như tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước. Ta biết rằng trong quá trình
kinh doanh bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có lúc phát sinh tình trạng tạm
thời thừa vốn hoặc thiếu vốn. Và hoạt động kinh doanh tiền tệ của ngân hàng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 37 SVTH: Huỳnh Kim An
cũng không ngoài tình trạng đó. Đối với ngân hàng, cũng có lúc ngân hàng tập
trung huy động được vốn nhưng lại không cho vay hết, trong khi đó lãi tiền gửi
vẫn phải trả, cũng có khi nhu cầu vay vốn lớn mà khả năng ngân hàng không thể
đáp ứng được. Vì vậy, trong những trường hợp trên ngân hàng cũng có thể tiếp
tục gửi vốn tạm thời chưa sử dụng vào ngân hàng khác để lấy lãi hoặc đi vay của
các ngân hàng khác có phát sinh tình trạng thừa vốn nhằm khôi phục khả năng
thanh toán của ngân hàng.
Trong 3 năm qua NHN0 & PTNT TXVL huy động từ tiền gửi của các tổ
chức tín dụng với mức lãi suất không đổi duy trì ở mức 0,20%/tháng. Năm 2004
với số tiền là 956 triệu đồng, sang năm 2005 tiền gửi của tổ chức tín dụng tại
NHN0 & PTNT TXVL đã tăng lên rất cao so với năm 2004 là 6.938 triệu đồng
tức là đã tăng 625,73%. Nhưng đến năm 2006 con số này đã giảm đáng kể với số
tiền là 150 triệu đồng tức đã giảm 97,84% so với năm 2005. Cũng như đã nêu ở
phần trên đây là loại tiền gửi tạm thời của các tổ chức tín dụng nên có những biến
động như trên là điều bình thường.
* Tiền gửi của các Tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của TCKT là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình
sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Trong xu thế phát triển của
xã hội, các TCKT thường có mối quan hệ rộng, do vậy mà quan hệ thanh toán
cũng thường phổ biến và phải giao dịch với khách hàng của các TCKT với số
tiền khá lớn. Ngày nay đa số các TCKT đều mở TKTG tại các ngân hàng nơi mà
họ tín nhiệm, tin tưởng nhất, mà thường là tiền gửi không kỳ hạn để trả lương
cho công nhân qua máy ATM, làm giảm một phần chi phí trong việc phát lương,
làm công tác phí khi đi xa không cần mang theo nhiều tiền mà chỉ cần có tấm thẻ
ATM là có thể rút tiền được, đảm bảo sự an toàn, thuận tiện và giảm nhiều chi
phí.
Lượng tiền gửi thanh toán của các TCKT 3 năm qua có mức lãi suất
không đổi (0,20%/tháng), tuy nhiên lượng tiền gửi này cũng có nhiều biến động.
Cụ thể như sau:
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 38 SVTH: Huỳnh Kim An
Năm 2004 tiền gửi của TCKT tại ngân hàng là 28.956 triệu đồng nhưng
đến năm 2005 lại giảm còn 18.840 triệu đồng, tức là trong năm 2005 vốn huy
động từ TCKT đã giảm 10.116 triệu đồng tương đương giảm 34,94%. Nhưng đến
năm 2006 con số này lại tăng lên đột biến là 51.982 triệu đồng, tức là đã tăng
175,91% hay tăng 33.142 triệu đồng so với năm 2005. Tuy nhiên, phần lớn lượng
tiền gửi của TCKT là tiền gửi không kỳ hạn, vì vậy hiệu quả mà nó đem lại cho
ngân hàng cũng không lớn lắm. Bởi lẽ với lượng tiền gửi không kỳ hạn thì ngân
hàng không thể chủ động trong khâu sử dụng số tiền này vào hoạt động cho vay.
Năm 2005 số tiền huy động từ TCKT có giảm là do có sự cạnh tranh gay gắt về
thị phần của các ngân hàng.
* Tiền gửi của cá nhân:
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ
thông tin, các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng được mở rộng
và đa dạng, vì vậy đã kích thích các cá nhân mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng,
đó là khoản tiền gửi không kỳ hạn, để thực hiện các giao dịch và thanh toán qua
ngân hàng.
Ta thấy lãi suất tiền gửi của tổ chức tín dụng và tổ chức kinh tế không có
sự thay đổi với mức huy động là 0,20%/tháng. Tuy vậy, để thu hút tiền gửi cá
nhân thì lãi suất này đã có sự thay đổi tăng lên từ 0,20%/tháng ở năm 2004 lên
mức 0,25%/tháng ở năm 2005 và 2006.
ửQua bảng số liệu ta thấy: loại tiền g i này chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ
trong tổng vốn huy động. Nguyên nhân có thể là do vì đây là loại tiền gửi không
kỳ hạn nó được dự trữ một lượng lớn trong kho quỹ nên lãi suất thấp. Cụ thể tình
hình huy động vốn từ loại tiền gửi này như sau: Năm 2004 tiền gửi cá nhân là
1.825 triệu đồng sang năm 2005 con số này tăng lên đáng kể là 4.982 triệu đồng
tức là tăng 3.157 triệu đồng hay tăng 172,99%. Sang năm 2006 con số này lại
tăng lên đạt 10.235 triệu đồng, như vậy tiền gửi cá nhân năm 2006 đã tăng tương
đương 105,44%. Mặc dù về số tương đối thì tiền gửi cá nhân có tăng lên khá cao
nhưng xét về mặt tuyệt đối thì vẫn chưa đáng kể.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 39 SVTH: Huỳnh Kim An
* Tiền gửi tiết kiệm:
Bảng 3: LÃI SUẤT HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TỪ 2004 - 2006
ĐVT: %/tháng
Thời hạn 2004 2005 2006 2005/2004 2006/2005
1 tháng 0,35 0,40 0,45 0,05 0,05
2 tháng 0,40 0,45 0,50 0,05 0,05
3 tháng 0,52 0,60 0,65 0,08 0,05
4 tháng - 0,62 0,64 - 0,02
6 tháng 0,60 0,63 0,65 0,03 0,02
7 tháng 0,60 0,67 0,69 0,07 0,02
9 tháng 0,65 0,67 0,69 0,02 0,02
11 tháng - 0,69 0,70 - 0,01
12 tháng 0,70 0,70 0,73 0,02 0,02
13 tháng 0,72 0,73 0,76 0,01 0,03
24 tháng 0,73 0,74 0,78 0,01 0,04
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Đây là hình thức huy động truyền thống của ngân hàng, trong hình thức
huy động này người gửi tiền được cấp một thẻ tiết kiệm, đây được coi như là một
giấy chứng nhận có tiền gửi của khách hàng vào quỹ tài khoản của ngân hàng.
TGTK bao gồm TGTK có kỳ hạn và không kỳ hạn, là nguồn vốn khá quan
trọng đối với ngân hàng, nó chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy
động. Bởi lẽ loại tiền gửi không kỳ hạn thì khách hàng muốn rút tiền lúc nào
cũng được, nên ngân hàng không thể chủ động được nguồn vốn này vả lại phải
tốn phí trong việc kiểm, đếm. Do đó mức lãi suất cũng thấp và lượng gửi vào
không lớn. Song song đó là TGTK có kỳ hạn. Ta thấy rằng ngân hàng đã đa dạng
về các kỳ hạn gửi tiền cho khách hàng như: năm 2004 có các kỳ hạn: 1 tháng, 2,
3, 6, 7, 9, 12, 13, 24, gửi góp và gửi bậc thang. Sang năm 2005, 2006 ngoài các
kỳ hạn đã có ở năm 2004 còn thêm kỳ hạn 4 và 11 tháng. Trong đó có tiết kiệm
gửi góp hay còn gọi là tiết kiệm tích lũy để cho những người có thu nhập thấp
cũng có thể gửi vào ngân hàng. Vì vậy có rất nhiều kỳ hạn để thỏa mãn nhu cầu
lựa chọn của khách hàng. Nhưng về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi
đến hạn, nếu rút trước hạn phải được sự đồng ý của ngân hàng và lúc này từ lãi
suất có kỳ hạn đã chuyển sang hưởng lãi suất không kỳ hạn hoặc không được
hưởng lãi suất nếu gửi có kỳ hạn mà rút dưới một tháng.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 40 SVTH: Huỳnh Kim An
Từ bảng 2: ta thấy TGTK chiếm lượng cao nhất trong tổng vốn huy động.
Năm 2004 TGTK là 135.105 triệu đồng chiếm 78,40% trong vốn huy động, sang
năm 2005 là 150.428 triệu đồng chiếm 78,53% trong tổng vốn huy động của
ngân hàng, và TGTK năm 2005 đã tăng so với năm 2004 là 15.323 triệu đồng
hay tăng 11,34%. Nguyên nhân của sự tăng này là năm 2005 đã có thêm 2 kỳ hạn
gửi tiết kiệm là kỳ hạn 4 tháng và 11 tháng, thêm nữa là do năm nay mức lãi suất
TGTK đều tăng so với năm 2004 ở mức từ 0,05 - 0,08%/tháng, đặc biệt là kỳ hạn
3 tháng và 7 tháng vì mức lãi suất đã tăng thêm 0,07 - 0,08%/tháng. Đến năm
2006 loại TGTK đạt 118.281 triệu đồng chỉ chiếm 52,16% so với tổng vốn huy
động, như vậy đã giảm hơn năm 2005 là 32.147 triệu đồng. Nguyên nhân của sự
giảm này là do vào năm 2006 ngân hàng chỉ tăng mức lãi suất cho loại tiền gửi
có kỳ hạn ngắn 1, 2, 3 tháng và kỳ hạn dài 24 tháng. Mặc dù có sự tăng lãi suất
cho các tháng trên nhưng lượng tiền gửi vào các kỳ hạn này lại chiếm tỷ trọng
thấp. Chứng tỏ việc tăng lãi suất cho các kỳ hạn quá ngắn hoặc quá dài là không
hiệu quả. Nên tăng các kỳ hạn vừa, vì các kỳ hạn vừa thì khách hàng sẽ thích
hơn, lý do là người ta có thể rút khi cần thiết mà không sợ chưa đến hạn sẽ hưởng
lãi suất không kỳ hạn, thêm nữa kỳ hạn vừa sẽ có lãi suất cao hơn các kỳ hạn
ngắn. Ngoài nguyên nhân trên còn do Chi nhánh phải chia sẻ thị phần bởi các
ngân hàng khác mở rộng chi nhánh về địa bàn tỉnh. Vì thế ngân hàng đã có
những biện pháp hợp lý, phù hợp để huy động vốn nhiều hơn, giữ chân khách
hàng truyền thống, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới, vì đây là loại tiền gửi
đem lại hiệu quả và sự ổn định cho ngân hàng.
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
0.7
0.8
%/tháng
2004 2005 2006 Năm
3 tháng
7 tháng
13 tháng
24 tháng
Đồ thị 2: Sự thay đổi lãi suất của một số kỳ hạn
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 41 SVTH: Huỳnh Kim An
* Phát hành GTCG:
Cùng góp một phần khá quan trọng trong việc huy động vốn cho ngân
hàng là việc phát hành các GTCG, 3 năm qua NHN0 & PTNT TXVL đã phát
hành kỳ phiếu ngân hàng, trái phiếu ngân hàng nhằm mục đích kinh doanh trong
thời kỳ nhất định. Kỳ phiếu là công cụ huy động vốn ngắn hạn, ngân hàng phát
hành kỳ phiếu khi có nhu cầu vốn khẩn cấp do đó nó có mức lãi suất huy động
cao hơn tiền gửi tiết kiệm. Còn trái phiếu là những công cụ huy động vốn trung
và dài hạn, loại GTCG này phải bán qua sàn giao dịch chứng khoán tốn nhiều chi
phí giao dịch, cần chuyển thành tiền mặt rất khó, do đó nó rất khó huy động, vì
vậy nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ.
Lượng tiền huy động từ việc phát hành trái phiếu và kỳ phiếu trong 3 năm
qua đã có những biến động tích cực như sau: Năm 2004 tiền huy động được từ
GTCG là 5.490 triệu đồng nhưng sang năm 2005 con số này đã tăng lên đáng kể
10.359 triệu đồng tức là đã tăng 4.869 triệu đồng hay tăng 88,69%. Đến năm
2006 tăng lên đột biến đạt 46.118 triệu đồng hay tăng hơn so với năm 2005 là
35.759 triệu đồng tương đương với mức tăng rất cao 345,20%. Sở dĩ có sự tăng
lên đáng kể như vậy là do ngân hàng đã tăng cường công tác tuyên truyền quảng
bá, khuyến khích hướng dẫn khách hàng đến giao dịch và mua các loại giấy tờ
này để hưởng lãi trong tương lai khi đến ngày đáo hạn.
4.1.1.2. Vốn điều chuyển:
Chúng ta biết rằng đối với hầu hết các ngân hàng, nếu có sử dụng đến vốn
điều chuyển thì có thể hiểu theo 2 mặt: Mặt tích cực là do nguồn vốn huy động
cũng khá lớn nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng mà cần
phải xin vốn điều chuyển của ngân hàng cấp trên; Còn mặt tiêu cực là nguồn vốn
huy động không đủ đáp ứng nhu cầu vay vốn và cũng cần xin được điều chuyển.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 42 SVTH: Huỳnh Kim An
Bảng 4: NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG
ĐVT: triệu đồng
2005/2004
2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Vốn huy
động 172.332 191.547 226.766 19.215 11,15 35.219 18,39
Vốn điều
chuyển 3.894 15.423 19.426 11.529 296,00 4.003 25,95
Tổng Vốn 176.226 206.970 246.192 30.744 17,45 39.222 18,95
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
NHN0 & PTNT TXVL nằm trong thế tích cực vừa nêu trên, 3 năm qua
ngân hàng đã huy động vốn và cho vay vốn với hiệu quả cao và nguồn vốn xin
điều chuyển từ NHN0 & PTNT Tỉnh Vĩnh Long cũng tương đối thấp. Năm 2004
là 3.894 triệu đồng sang năm 2005 là 15.423 triệu đồng tức là đã tăng so với năm
2004 là 11.529 triệu đồng hay tăng 296%, đến năm 2006 vốn điều chuyển là
19.426 triệu đồng nghĩa là đã tăng hơn so với năm 2005 tương đương với mức
tăng 25,95%.
Nói chung, qua việc phân tích tình hình nguồn vốn tại NHN0 & PTNT
TXVL ta thấy ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, đã đa dạng hóa các
kỳ hạn cho TGTK, TGTCKT và cá nhân gia tăng đáng kể, đây là tín hiệu rất tốt
cho ngân hàng, góp phần tích cực cho hoạt động tín dụng đạt hiệu quả hơn.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Vốn huy động
Vốn điều chuyển
Tổng NV
Đồ thị 3: Tình hình nguồn vốn qua ba năm
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 43 SVTH: Huỳnh Kim An
4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG QUA 3
NĂM 2004 - 2006
Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn
trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ hình thành từ huy động
vốn trong khách hàng, do vậy ngân hàng phải sử dụng có hiệu quả, nghĩa là cho
vay phải thu hồi được nợ để trả cho người gửi tiền và thu lãi để bù đắp chi phí.
Là một ngân hàng địa phương phục vụ chính sách nông nghiệp nông thôn
nằm trên địa bàn Thị xã Vĩnh Long, NHN0 & PTNT TXVL đang chịu sự cạnh
tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác cùng đóng trên địa bàn như:
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Vĩnh Long, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân
hàng Công thương, Ngân hàng Thương mại Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng
Đông Á…Vì vậy NHN0 & PTNT TXVL đã có những nỗ lực rất lớn trong hoạt
động kinh doanh tiền tệ của mình. Ngoài nghiệp vụ huy động vốn nhằm chủ
động được nguồn vốn hoạt động, thì hoạt động tín dụng ngắn, trung - dài hạn vẫn
là vấn đề then chốt trong hoạt động của NHN0 & PTNT TXVL đó là điều cần
quan tâm nhằm đem lại nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Nhu cầu vốn để phát triển hiện nay là rất lớn, đặc biệt tỉnh Vĩnh Long
đang trên đà phát triển, bên cạnh hình thành nhiều khu công nghiệp mới thì nhu
cầu vốn vay của các nhà đầu tư như: Công ty trách nhiệm hữu hạn, Doanh nghiệp
tư nhân, Hộ sản xuất kinh doanh, hợp tác xã,… NHN0 & PTNT TXVL cần tạo
hơn nữa uy tín cho ngân hàng, thu hút ngày càng nhiều khách hàng truyền thống
cũng như các khách hàng tiềm năng đến gửi tiền và vay vốn để ngày càng nâng
cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Để làm được điều đó ngân
hàng cần có chính sách hợp lý để mở rộng quy mô hoạt động nhằm tăng sức cạnh
tranh, đảm bảo nguồn thu nhập cho ngân hàng.
Sau đây là đồ thị biểu diễn tình hình cho vay tại NHN0 & PTNT TXVL
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 44 SVTH: Huỳnh Kim An
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Doanh số cho
vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ
Nợ xấu
Đồ thị 4: Tình hình hoạt động tín dụng ba năm qua
Để biết rõ tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm với hiệu
quả và những vấn đề còn vướng mắc như thế nào? Chúng ta cần đi cụ thể vào
từng hoạt động, phân tích từng chỉ tiêu theo thời hạn tín dụng và theo thành phần
kinh tế.
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Ngắn hạn 108.443 147.803 161.824 39.360 36,30 14.021 9,49
Trung - dài hạn 75.243 99.315 123.496 24.072 31,99 24.181 24,35
Tổng 183.686 247.118 285.320 63.432 34,53 38.202 15,46
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Phương châm của hầu hết các ngân hàng là đi vay (huy động vốn) để cấp
tín dụng (cho vay) thì NHN0 & PTNT TXVL ngoài việc huy động vốn thì cũng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 45 SVTH: Huỳnh Kim An
chú ý đến việc sử dụng nguồn vốn đó như thế nào để có hiệu quả, hạn chế tối đa
rủi ro và đem lại nhiều lợi nhuận.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã cho khách hàng vay.
Cho vay theo các thời hạn tín dụng của khoản vay gồm ngắn hạn, trung và dài
hạn.
Với chức năng chính của mình là cho vay để hỗ trợ vốn cho các tổ chức
kinh tế, các hộ sản xuất kinh doanh, điều này làm cho doanh số cho vay của
Ngân hàng đều tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2004 doanh số cho vay là 183.686
triệu đồng trong đó doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong
tổng doanh số cho vay đạt 108.443 triệu đồng, phần còn lại là doanh số cho vay
trung và dài hạn chỉ đạt 75.243 triệu đồng, ta thấy Ngân hàng chủ yếu là cho vay
ngắn hạn, ít cho vay các phương án với nhu cầu vốn lớn vì vậy đã thu hút được
nhiều khách hàng khi cần vốn để tiến hành chăn nuôi, trồng trọt, xây dựng nhà ở
hay sửa chữa nhà…
Sang năm 2005 là 247.118 triệu đồng, nghĩa là doanh số cho vay năm
2005 đã tăng khá cao so với năm 2004 là 63.432 triệu đồng hay tăng 34,53%.
Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn năm 2005 vẫn tiếp tục chiếm tỷ
trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay đạt 147.803 triệu đồng tăng 39.360
triệu đồng so với năm 2004. Còn doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2005 thì
tiếp tục tăng nhưng với tốc độ thấp hơn doanh số cho vay ngắn hạn đạt 99.315
triệu đồng tăng 24.072 triệu đồng hay tăng 31,99% so với năm 2004. Ở đây ta
thấy có sự phân phối không đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn và trung - dài hạn
vì Ngân hàng chủ yếu chỉ cho vay sửa chữa, xây dựng nhà và các dự án nhỏ nên
nhu cầu cho vay ngắn hạn quá lớn, mà nguồn vốn của Ngân hàng thì có hạn nên
không đủ sức tài trợ cho các dự án lớn làm doanh số cho vay trung và dài hạn
giảm, nhưng nó không làm ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay.
Đến năm 2006, doanh số cho vay của Ngân hàng lại tiếp tục tăng và tăng
khá lớn đạt 285.320 triệu đồng tăng 38.202 triệu đồng so với năm 2005. Cũng
như trên lại không có sự phân phối đồng đều giữa tín dụng ngắn hạn và trung dài
hạn, doanh số cho vay ngắn hạn vẫn tiếp tục tăng đạt 161.824 triệu đồng tăng
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 46 SVTH: Huỳnh Kim An
Tóm lại, qua việc phân tích tình hình cho vay tại NHN0 & PTNT TXVL ta
thấy Ngân hàng đang có những dấu hiệu tích cực về hoạt động tín dụng của mình
nhưng nhìn chung vẫn là tín dụng ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong
tổng doanh số cho vay vì ngắn hạn thì thời gian quay đồng vốn nhanh, ít rủi ro
mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng, mặt khác ta thấy tín dụng trung và dài hạn
cũng có sự tăng trưởng, Ngân hàng đã mở rộng thị phần chú trọng những dự án
lớn nhằm làm tăng nguồn thu nhập cho Chi nhánh.
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Doanh số cho
vay
Đồ thị 5: Doanh số cho vay theo thời hạn
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 47 SVTH: Huỳnh Kim An
Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TỪ 2004 – 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Cty CP, TNHH 3.460 12.853 21.937 9.393 271,47 9.084 70,68
DNTN 24.939 33.930 31.803 8.991 36,05 (2.127) (6,27)
Hộ KD cá thể 128.796 160.443 195.634 31.647 24,57 35.191 21,93
HTX - 180 250 180 - 70 38,89
CV khác 26.491 39.712 35.696 13.221 49,91 (4.016) (10,11)
Tổng 183.686 247.118 285.320 63.432 34,53 38.202 15,46
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
HTX: Hợp tác xã
Cty CP, TNHH: Công ty cổ phần, trách nhiệm hữu hạn
DNTN: Doanh nghiệp tư nhân; SXKD: Sản xuất kinh doanh
Qua bảng số liệu, doanh số cho vay theo TPKT 3 năm qua của NHN0 &
PTNT TXVL cho thấy hoạt động cho vay của ngân hàng là khá tốt, ngân hàng đã
mở rộng phạm vi tín dụng đến tất cả các TPKT làm cho doanh số cho vay liên
tục tăng.
NHN0 & PTNT TXVL đã cho vay các TPKT sau: Công ty cổ phần,
TNHH, DNTN, hộ KD cá thể, HTX và cho vay khác gồm cho vay cầm cố ngắn
hạn và cho vay dự án trung hạn. Để hiểu một cách đầy đủ và chi tiết hơn về từng
đối tượng này ta tiến hành phân tích cụ thể:
* Đối với Cty cổ phần, TNHH: đây là thành phần kinh tế chiếm tỷ trọng
tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay và 3 năm qua việc cho vay cho Công
ty cổ phần, TNHH có nhiều biến động. Năm 2004 doanh số cho vay của Công ty
cổ phần, TNHH là 3.460 triệu đồng, đến năm 2005 con số này tăng lên ở mức
khá cao 12.853 triệu đồng hay tăng 9.393 triệu đồng tương đương ở mức tăng
271,47%. Nguyên nhân của sự tăng này là do ngân hàng đã bắt đầu đầu tư vào
cho vay đối tượng này để phân bổ lại cơ cấu cho vay trong tổng doanh số cho
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 48 SVTH: Huỳnh Kim An
vay, thêm nữa là loại hình này được cổ phần ngày càng nhiều và hoạt động có
hiệu quả. Sang năm 2006, doanh số cho vay lại tăng lên đạt 21.937 triệu đồng, do
vậy đã tăng hơn năm 2005 là 9.084 triệu đồng hay tăng 70,68%. Đến đây, tuy về
mặt tỷ trọng thì doanh số cho vay đối với TPKT có thấp hơn so với năm 2004 và
2005 nhưng xét về mặt số lượng thì vẫn tăng ở mức cao. Điều này cho thấy ngân
hàng ngày càng tin tưởng đầu tư cho đối tượng này cũng nhằm thực hiện chính
sách của Nhà nước là góp phần hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp trong việc cổ
phần hóa. Đối với NHN0 & PTNT TXVL 3 năm qua xét về số Công ty cổ phần,
TNHH đến vay vốn của ngân hàng thì có sự tăng lên rõ rệt, năm 2004 là 3, năm
2005 là 11 và năm 2006 là 12 công ty, trong đó đơn vị vay có doanh số cao là
Công ty TNHH Du Lịch Trường An - F9 - TXVL.
* Đối với DNTN: loại hình này cũng khá đông đảo trên địa bàn tỉnh và
cũng chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh số cho vay.
Nhìn chung 3 năm qua doanh số cho vay đối với DNTN đã có sự tăng
trưởng ổn định với mức tăng lên khá đồng đều, cụ thể: Năm 2004 doanh số cho
vay của DNTN là 24.939 triệu đồng, năm 2005 là 33.930 triệu đồng, do đó năm
2005 doanh số cho vay đối với DNTN đã tăng 36,05%. Đối với thành phần kinh
tế này thì món vay thường là tương đối lớn vì đa số các doanh nghiệp vay là để
đầu tư thêm trang thiết bị hiện đại nhằm giảm chi phí trong sản xuất và đem lại
hiệu quả cao nhất. Tuy món vay là tương đối lớn nhưng NHN0 & PTNT TXVL
đã cố gắng không để xảy ra rủi ro. Vì là món vay lớn nên các dự án, phương án
vay vốn được xem xét rõ ràng, điều tra thẩm định cụ thể giữa tổ thẩm định và cán
bộ tín dụng phụ trách này. Tất cả các bước đều phải được xác định một cách
chính xác. Vì vậy mà 3 năm qua dư nợ xấu không hề có thành phần này.
Tuy nhiên sang năm 2006 doanh số cho vay của DNTN lại giảm xuống
chút ít nhưng không làm ảnh hưởng đến tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2006
doanh số cho vay là 31.803 triệu đồng tức là đã giảm 2.127 triệu đồng. Năm này
về doanh số cho vay tuy có giảm là do đa số đối tượng này vay trung hạn, do đó
một phần dư nợ gốc đã được trả làm cho doanh số cho vay năm sau có giảm hơn.
Những năm qua ngân hàng đã giải ngân cho nhiều DNTN cụ thể năm 2004 là 19
doanh nghiệp, năm 2005 là 20 doanh nghiệp và năm 2006 là 23 doanh nghiệp, số
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 49 SVTH: Huỳnh Kim An
doanh nghiệp đến vay càng đông thì hoạt động tín dụng ngày càng tăng trưởng
hơn.
* Hộ kinh doanh cá thể:
Năm 2004 doanh số cho vay hộ kinh doanh cá thể là 128.796 triệu đồng,
sang năm 2005 đã tăng lên đạt 160.443 triệu đồng, tức là đã tăng 31.647 triệu
đồng hay tăng 24,57%. Đến năm 2006 doanh số cho vay tăng hơn khá nhiều đạt
195.634 triệu đồng, nghĩa là tăng hơn so với năm 2005 là 35.191 triệu đồng
tương đương mức tăng 21,93%. Các hộ kinh doanh cá thể này bao gồm những
người nông dân là chủ yếu hoặc là những người làm công việc mua bán, họ vay
vốn của ngân hàng với mục đích là: chăn nuôi heo, bò, VAC, mua máy nông
nghiệp, tiêu dùng, kinh doanh, xây dựng và sửa chữa nhà… hầu hết các món vay
này có số tiền nằm trong khoảng từ 5 triệu đồng đến 20 triệu đồng, cũng có một
số món lớn hơn 50 triệu đồng hay 1 tỷ nhưng thường chiếm tỷ lệ rất ít. Các khách
hàng đến vay phải mang theo sổ đỏ là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay
giấy sở hữu nhà, giấy chứng minh nhân dân, nếu kinh doanh thì phải có giấy
phép kinh doanh, đây chính là điều kiện tiên quyết cho món vay, đảm bảo món
vay đó có được xét duyệt và kế đến là xem xét khả năng trả nợ của khách hàng,
thái độ của khách hàng thông qua thẩm định, tiếp xúc.
* Hợp tác xã: Thành phần kinh tế này ngày càng ít trong nền kinh tế, do
đó việc giải ngân cho thành phần này cũng ít vì vậy chiếm một tỷ trọng rất nhỏ
trong tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2005 là 180 triệu đồng đến năm 2006 là
250 triệu đồng. Như vậy doanh số cho vay hợp tác xã năm 2006 đã tăng hơn so
với năm 2005 là 70 triệu đồng hay tăng 38,89%.
* Cho vay khác: bao gồm hình thức cho vay cầm cố ngắn hạn và cho vay
dự án trung hạn. Năm 2004 doanh số cho vay này là 26.491 triệu đồng, năm 2005
là 39.712 triệu đồng, do đó mức cho vay đã tăng thêm 13.221 triệu đồng so với
năm 2004 hay tương đương 49,91%. Đến năm 2006 thì đạt 35.696 triệu đồng.
Như vậy đã giảm so với năm 2005 là 4.016 triệu đồng hay giảm 10,11%.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 50 SVTH: Huỳnh Kim An
0
50,000
100,000
150,000
200,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Cty CP,
TNHH
DNTN
Hộ KD cá thể
CV khác
Đồ thị 6: Doanh số cho vay theo TPKT
4.2.2. Phân tích tình hình thu nợ:
Từ năm 2004 đến 2006 doanh số cho vay của ngân hàng theo thời hạn tín
dụng và theo thành phần kinh tế đều có sự tiến triển khá tốt. Doanh số cho vay đã
tăng trưởng khá ổn định, nhưng để biết được việc tăng này là có hiệu quả hay
không lại còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trước hết ta hãy xét doanh số thu nợ
của ngân hàng.
4.2.2.1. Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Ngắn hạn 102.923 130.703 148.576 27.780 26,99 17.873 13,67
Trung - dài
hạn 51.299 102.113 98.010 50.814 99,05 (4.103) (4,02)
Tổng 154.222 232.816 246.586 78.594 50,96 13.770 5,91
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Doanh số thu nợ là số tiền mà ngân hàng thu hồi được sau khi cho vay.
Qua bảng số liệu ta thấy rằng: do doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm,
điều đó cũng thúc đẩy doanh số thu nợ cũng tăng đều từ năm 2004 đến năm
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 51 SVTH: Huỳnh Kim An
2006, chứng tỏ công tác thu hồi nợ của ngân hàng rất tốt. Đây là tín hiệu đáng
mừng đối với hầu hết các ngân hàng, bởi lẽ cho vay mà thu hồi được nợ, nếu
không sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.
Với phương châm “chất lượng - hiệu quả - an toàn” trong công tác điều
hành thì ngoài việc huy động vốn, vấn đề sử dụng vốn cũng không kém phần
quan trọng nhưng sử dụng vốn đó như thế nào? Đồng vốn vay có được sử dụng
đúng mục đích hay không? Là vấn đề cần thiết mà Ngân hàng cần phải quan tâm.
Vì nếu sử dụng vốn không đúng mục đích sẽ không mang lại hiệu quả và thậm
chí rủi ro không thu hồi được nợ là rất lớn. Mặt khác, nếu doanh số cho vay thể
hiện quy mô tín dụng của Ngân hàng thì doanh số thu nợ biểu thị hiệu quả hoạt
động tín dụng của Ngân hàng, vì từ doanh số thu nợ có thể đánh giá được tình
hình thu hồi vốn của Chi nhánh cũng như thấy được mức độ hoạt động tín dụng
của Ngân hàng.
Để đánh giá được hiệu quả hoạt động của Ngân hàng, ta đi vào tìm hiểu
và phân tích số liệu cụ thể sau đây:
Nhìn từ bảng 7, ta thấy tình hình thu nợ của Ngân hàng Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn Thị xã Vĩnh Long qua 3 năm gần đây diễn biến khá tốt. Cụ
thể, năm 2004 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 154.222 triệu đồng sang năm
2005 là 232.816 triệu đồng, như vậy doanh số thu nợ năm 2005 đã tăng so với
năm 2004 là 78.594 triệu đồng tương đương với mức tăng 50,96%. Năm 2006
doanh số thu nợ đạt 246.586 triệu đồng tăng so với năm 2005 là 13.770 triệu
đồng hay tăng 5,91%. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã làm tốt công tác giám
sát, theo dõi và thu hồi nợ đối với các khoản vay đã đến hạn, mặt khác là do các
dự án đầu tư của khách hàng đều khả thi và làm ăn có hiệu quả nên khách hàng
đến trả nợ đúng hạn.
So với doanh số cho vay, ta thấy doanh số thu nợ đã chiếm tỷ trọng khá
lớn, cụ thể năm 2004 ta thu được 84%, năm 2005 là 94% và năm 2006 là 86%
trên tổng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ NHN0 & PTNT chi nhánh TXVL
trong vấn đề kinh doanh tiền tệ đã có hiệu quả khá tốt, điều đó cũng có nghĩa là
các đối tượng vay vốn của ngân hàng đã sử dụng đồng vốn đúng mục đích, công
việc kinh doanh mua bán, chăn nuôi đem lại hiệu quả khá tốt.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 52 SVTH: Huỳnh Kim An
Tóm lại, ta thấy doanh số cho vay của Ngân hàng liên tục tăng và doanh số
thu nợ của Ngân hàng là khá tốt và luôn tăng qua 3 năm, đặc biệt là doanh số thu
nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, đảm bảo nguồn vốn cho Ngân hàng tái đầu
tư mở rộng hoạt động cho vay đến các đối tượng khách hàng khác nhau. Ngoài
ra, Ngân hàng cần chú trọng công tác thẩm định, phân loại tín dụng, đôn đốc cán
bộ tích cực theo dõi các món nợ để thu hồi kịp thời, đặc biệt là các món nợ trung
và dài hạn để tránh phát sinh nợ quá hạn, hạn chế rủi ro ở mức có thể chấp nhận.
Nhưng đến năm 2006 doanh số thu nợ có giảm nhưng không đáng kể:
4,02% hay 4.103 triệu đồng.
Vì doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm phần lớn, do đó đã kéo theo
doanh số thu nợ ngắn hạn cũng tăng đều qua 3 năm. Năm 2004 doanh số thu nợ
ngắn hạn là 102.923 triệu đồng, năm 2005 là 130.703 triệu đồng, tức là năm 2005
đã tăng so với năm 2004 là 27.780 triệu đồng hay tăng 26,99%. Đến năm 2006
con số này là 148.576 triệu đồng. Vậy doanh số thu nợ năm 2006 đã tăng so với
năm 2005 là 17.873 triệu đồng. Bên cạnh đó ta thấy doanh số cho vay trung và
dài hạn thường dành cho những dự án có món vay lớn, khách hàng vay thường là
DNTN, Cty TNHH…. Nhưng theo quy định một khách hàng vay luôn luôn cần
phải có nguồn vốn tự có trong nhu cầu vay của mình, và ngân hàng lúc này với
chức năng hỗ trợ vốn chứ không đầu tư hoàn toàn vào dự án đó của người vay.
Mức quy định là: Cho vay một khách hàng <= 15% vốn tự có của ngân hàng hay
chỉ đáp ứng tối đa khoảng 70% nhu cầu vốn vay cảu khách hàng. Tình hình thu
hồi nợ của món vay trung và dài hạn như sau: năm 2005 tăng so với năm 2004 là
50.814 triệu đồng, và số tương đối là 99,05%, đây là kết quả rất tốt đối với công
tác thu hồi nợ của ngân hàng, từ đây các khách hàng cũng đã nâng cao uy tín của
mình đối với ngân hàng nơi mình vay vốn.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 53 SVTH: Huỳnh Kim An
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Doanh số thu nợ
Đồ thị 7: Tình hình thu nợ theo thời hạn
4.2.2.2. Phân tích doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TỪ 2004 – 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 Số
tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Cty CP, TNHH 4.330 7.550 13.805 3.220 74,36 6.255 82,85
DNTN 10.661 23.834 25.514 13.173 123,56 1.680 7,05
Hộ KD cá thể 114.399 164.663 167.791 50.264 43,94 3.128 1,90
HTX 100 0 180 (100) - 180 -
CV khác 24.732 36.769 39.296 12.037 48,67 2.527 6,87
Tổng 154.222 232.816 246.586 78.594 50,96 13.770 5,91
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Cùng với sự mở rộng quy mô hoạt động của ngân hàng đến các thành
phần kinh tế đã làm cho doanh số cho vay tăng và cùng với sự gia tăng của
doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của
ngân hàng ngày càng cao. Sau đây ta phân tích cụ thể tình hình thu nợ của từng
thành phần kinh tế qua 3 năm.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 54 SVTH: Huỳnh Kim An
Năm 2005 doanh số cho vay của DNTN là 33.930 triệu đồng. Khi đó thì
doanh số thu nợ đạt 23.834 triệu đồng như vậy DSTN đã chiếm >70% trong tổng
doanh số cho vay của năm. Như vậy công tác thu nợ đã đạt hiệu quả tốt hơn, lúc
này do tình hình cúm gia cầm đã có sự giảm rõ rệt, tình hình kinh tế phát triển
tốt. Đối với năm 2006 doanh số thu nợ của thành phần kinh tế này đạt 25.514
triệu đồng như vậy đã tăng so với năm 2005 là 1.680 triệu đồng hay tương đương
với mức tăng 7,05% . Ta đã biết năm 2006 doanh số cho vay đối với DNTN là
DNTN là thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả trên địa bàn tỉnh, do đó 3
năm qua hầu hết các doanh nghiệp đều thực hiện tốt công tác trả nợ gốc và lãi
đúng hạn. Từ đó thúc đẩy doanh số thu nợ đạt kết quả khá tốt, tăng đều qua 3
năm. Năm 2005 doanh số thu nợ là 23.834 triệu đồng trong khi đó doanh số thu
nợ năm 2004 là 10.661 triệu đồng tức là doanh thu nợ của DNTN năm 2005 đã
tăng rất cao so với năm 2004 là 13.173 triệu đồng tương đương mức tăng
123,56% đạt một tỷ lệ rất cao. Mặc dù ta thấy có sự tăng đột biến như vậy nhưng
xét kỹ thì lại có vấn đề. Năm 2004 doanh số cho vay của DNTN là 24.939 triệu
đồng nhưng trong năm 2004 chỉ thu được 10.661 triệu đồng như vậy chỉ thu
được 43%/tổng doanh số cho vay của DNTN. Năm 2004 xảy ra tình trạng như
trên là do giá xăng, vật tư tăng, dịch cúm gia cầm tràn lan, ảnh hưởng lớn đến các
doanh nghiệp từ đó làm giảm công tác thu nợ của ngân hàng.
* Doanh nghiệp tư nhân:
Năm 2004 doanh số thu nợ đạt 4.330 triệu đồng, đến năm 2005 doanh số
thu nợ tăng khá cao đạt 7.550 triệu đồng tức là tăng 3.220 triệu đồng hay tăng
74,36%. Sang năm 2006 doanh số thu nợ của thành phần này là 13.805 triệu
đồng, tương đương với mức 6.255 triệu đồng hay tăng 82,85%. Doanh số thu nợ
đối với Công ty cổ phần, Công ty TNHH có diễn biến rất tốt, các công ty đã
chứng tỏ được năng lực của mình, các dự án đề ra rất khả thi, công việc làm ăn
đạt hiệu quả tốt ngày càng tạo thêm uy tín của công ty đối với ngân hàng. Song
song đó một phần rất quan trọng nữa là cán bộ của ngân hàng làm việc rất tích
cực, có kinh nghiệm để xem xét các dự án có khả thi hay không, thường xuyên
theo dõi, kiểm tra và giám sát nên công tác thu nợ mới có kết quả tốt như vậy.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 55 SVTH: Huỳnh Kim An
Qua việc phân tích công tác thu nợ của NHN0 & PTNT TXVL ta thấy việc
thu hồi vốn của ngân hàng diễn ra khá tốt từ đó khẳng định được hiệu quả tín
dụng của ngân hàng, qua đó cũng cho thấy hầu hết các công ty, doanh nghiệp và
hộ kinh doanh đã chứng tỏ được khả năng của họ, làm tốt công việc, mang lại
hiệu quả, thanh toán nợ cho ngân hàng đúng hạn, điều này không những tác động
tích cực đến hoạt động của công ty, doanh nghiệp, hộ nông dân…mà còn có tác
động rất tốt cho nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng.
Hình thức cho vay này cũng mang lại kết quả khá tốt. Năm 2004 doanh số
thu nợ đạt 24.732 triệu đồng, năm 2005 là 36.769 triệu đồng, do đó doanh số thu
nợ của thành phần này năm 2005 tăng 12.037 triệu đồng hay tăng 48,67%. Đến
năm 2006 doanh số thu nợ của cho vay khác đạt 39.296 triệu đồng và con số này
đã tăng thêm 2.527 triệu đồng tức tăng 6,87%.
* Cho vay khác:
Doanh số cho vay đối với hợp tác xã chiếm rất ít trong tổng doanh số cho
vay tại chi nhánh TXVL, số HTX đến vay là 1 HTX. Năm 2004 thực hiện tốt
công tác thu hồi nên đã hoàn thành 100% số dư nợ của năm 2004. Đến năm 2006
doanh số cho vay là 250 triệu đồng, như vậy mức tăng này so với năm 2005 là 70
triệu đồng và ngân hàng đã thu được 180 triệu đồng.
* HTX:
Năm 2004 doanh số thu nợ là 114.399 triệu đồng, sang năm 2005 tăng
thêm 43,94% tức là đạt 164.663 triệu đồng, năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục
tăng lên đạt 167.791 triệu đồng, do đó mức tăng này đối với năm 2005 là 3.128
triệu đồng hay tăng 1,90%.
Như ta đã phân tích ở phần doanh số cho vay thì thành phần hộ kinh
doanh cá thể chiếm một tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh số cho vay tại ngân
hàng. Vì vậy doanh số thu nợ của hộ sản xuất kinh doanh cũng chiếm tỷ trọng
cao nhất và có sự tăng đều qua 3 năm.
* Hộ kinh doanh cá thể:
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 56 SVTH: Huỳnh Kim An
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Cty CP, TNHH
DNTN
Hộ KD cá thể
CV khác
Đồ thị 8: Tình hình thu nợ theo TPKT
4.2.3. Phân tích tình hình dư nợ
Dư nợ cho vay phản ánh mức đầu tư vốn và liên quan trực tiếp đến việc
tạo ra lợi nhuận cho Ngân hàng, mặt khác dư nợ sẽ phản ánh chính xác hơn về
tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng. Để hiểu sâu hơn về vấn đề này ta cần
đi vào phân tích các số liệu cụ thể sau đây.
4.2.3.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn tín dụng
Bảng 9: DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TỪ 2004 - 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Ngắn hạn 63.437 80.536 93.784 17.099 26,95 13.248 16,45
Trung - dài
hạn 106.388 103.591 129.077 (2.797) (2,63) 25.486 24,60
Tổng 169.825 184.127 222.861 14.302 8,42 38.734 21,04
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Dư nợ là số tiền còn lại mà ngân hàng đã cho khách hàng vay sau khi đã
lấy dư nợ đầu kỳ cộng số cấp tín dụng trừ đi doanh số thu về trong một kỳ nhất
định.
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 57 SVTH: Huỳnh Kim An
Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ của NHN0 & PTNT TXVL vẫn luôn duy
trì ở mức ổn định và tăng trưởng. Cụ thể như sau: năm 2004 tổng dư nợ của ngân
hàng là 169.825 triệu đồng, sang năm 2005 tổng dư nợ tăng lên tương đối
184.127 triệu đồng, nghĩa là tổng dư nợ năm 2005 tăng 14.302 triệu đồng hay
tăng 8,42% so với năm 2004. Năm 2006 con số này đã tăng lên ở mức cao hơn
222.861 triệu đồng, tương đương với mức tăng ở năm 2005 là 38.734 triệu đồng
tức là tăng 21,04%. Mức tổng dư nợ đều tăng khá tốt qua 3 năm, điều này cho
thấy NHN0 & PTNT TXVL đã mạnh dạn hơn trong việc cho vay, xem xét các dự
án vay vốn một cách chính xác, tiến hành giải ngân làm doanh số cho vay, dư nợ
đều tăng, dẫn đến dư nợ cũng tăng và đây được coi là mức dư nợ khá tốt đối với
một chi nhánh ngân hàng cấp 2 trên địa bàn Tỉnh, khi mà hiện nay ngành ngân
hàng đang bị cạnh tranh quyết liệt với nhiều hệ thống ngân hàng ngày càng được
xây dựng tại đây, các ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn TXVL
hiện nay nhất là: NHN0 & PTNT Tỉnh VL, Ngân Hàng Công Thương Chi nhánh
Vĩnh Long, Ngân hàng Đầu Tư & Phát triển Vĩnh Long, tương lai gần là Ngân
hàng Phương Nam, Ngân hàng quốc tế VIPBANK. Vì vậy toàn thể cán bộ công
nhân viên của NHN0 & PTNT TXVL phải nỗ lực hơn nữa tạo thế vững mạnh cho
hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp.
Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2004 là 63.437 triệu đồng, đến năm 2005 dư
nợ ngắn hạn là 80.536 triệu đồng. Như vậy mức dư nợ của năm 2005 đã tăng so
với năm 2004 là 17.099 triệu đồng hay tăng 26,95%. Sang năm 2006 dư nợ ngắn
hạn của ngân hàng tiếp tục tăng đạt 93.784 triệu đồng, như vậy đã tăng hơn so
với năm 2005 là 13.248 triệu đồng tương đương tăng 16,45%.
Nếu nhìn vào số tương đối thì dư nợ qua 3 năm đều tăng nhưng nếu xét về
số tuyệt đối thì mức tăng năm 2005/2004 là cao hơn so với mức tăng 2006/2005,
nguyên nhân của việc này là do có một số khách hàng vay ngắn hạn trong năm
2005 đến năm 2006 họ đến trả nợ gốc có khi là vay tiếp, đôi khi cũng không hoặc
là vay nhưng số tiền gốc thấp hơn so với năm 2005 vì khoản vay năm 2005 đã
tạo cho họ thêm một phần lợi nhuận làm vốn đầu tư kinh doanh, chăn nuôi… Bên
cạnh cho vay ngắn hạn thì cho vay trung và dài hạn cũng chiếm một tỷ trọng khá
lớn về số món vay. Cụ thể, năm 2004 dư nợ trung và dài hạn là 106.388 triệu
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 58 SVTH: Huỳnh Kim An
đồng. Sang năm 2005 mức dư nợ này là 103.591 triệu đồng, như vậy mức dư nợ
trung và dài hạn năm 2005 đã giảm nhưng chiếm một phần nhỏ với mức giảm là
2.797 triệu đồng hay giảm 2,63%. Sang năm 2006 thì dư nợ trung, dài hạn đã
tăng lên 129.077 triệu đồng tức là đã tăng hơn so với năm 2005 là 25.486 triệu
đồng hay tăng 24,60%. Số tiền của món vay trung và dài hạn tăng là do đa số các
khách hàng vay vốn trung và dài hạn thường có số tiền lớn vì đây là khoản vay
để đầu tư, xây dựng mới…
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
Triệu đồng
2004 2005 2006 Năm
Ngắn hạn
Trung - dài hạn
Tổng Dư nợ
Đồ thị 9: Tình hình dư nợ theo thời hạn
4.2.3.2. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
Bảng 10: DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TỪ 2004 – 2006
ĐVT: triệu đồng
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu 2004 2005 2006
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Số tiền
Tăng
giảm
(%)
Cty CP,
TNHH 5.167 10.470 18.602 5.303 102,63 8.132 77,67
DNTN 17.940 28.037 34.326 10.097 56,28 6.289 22,43
Hộ KD cá thể 139.395 135.174 163.017 (4.221) (3,03) 27.843 20,60
HTX 0 180 250 180 - 70 38,89
CV khác 7.323 10.266 6.666 2.943 40,19 (3.600) (35,07)
Tổng 169.825 184.127 222.861 14.302 8,42 38.734 21,04
Nguồn: Phòng Kế toán NHN0 & PTNT TXVL
Luận văn tốt nghiệp: Phân tích hoạt động tín dụng tại NHN0 & PTNT Thị xã Vĩnh Long
GVHD: Nguyễn Phạm Thanh Nam 59 SVTH: Huỳnh Kim An
Những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế xã hội ở địa phương thì
NHN0 & PTNT TXVL đã mở rộng giải ngân cho nhiều thành phần kinh tế khác
giúp họ có đủ nguồn vốn để tiến hành sản xuất, từ đó thúc đẩy dư nợ cho vay cho
các thành phần kinh tế tăng đều qua 3 năm.
* Đối với Công ty cổ p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THỊ XÃ VĨNH LONG.pdf