Tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
………Z Y………
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH TIỀN GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN NGUYỄN THỊ NGỌC QUẾ
MSSV: 4031082
Lớp: Kế toán 01-K29
`
1
Cần Thơ-2007
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực
không ngừng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè, em còn được sự chỉ bảo tận
tình của quý thầy cô. Đồng thời Ban Giám Hiệu trường cũng đã tạo mọi điều
kiện cần thiết để chúng em có thể học tập, nghiên cứu và phát huy khả năng của
mình. Thêm vào đó, qua hơn ba tháng thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển Tiền Giang, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc và
toàn thể nhân viên trong chi nhánh, và với sự hướng dẫn tận tình của cô Trương
Thị Bích Liên, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành...
74 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1206 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Tiền Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
………Z Y………
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CHI NHÁNH TIỀN GIANG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TRƯƠNG THỊ BÍCH LIÊN NGUYỄN THỊ NGỌC QUẾ
MSSV: 4031082
Lớp: Kế toán 01-K29
`
1
Cần Thơ-2007
LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, bên cạnh sự nỗ lực
không ngừng của bản thân, sự giúp đỡ của bạn bè, em còn được sự chỉ bảo tận
tình của quý thầy cô. Đồng thời Ban Giám Hiệu trường cũng đã tạo mọi điều
kiện cần thiết để chúng em có thể học tập, nghiên cứu và phát huy khả năng của
mình. Thêm vào đó, qua hơn ba tháng thực tập tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển Tiền Giang, cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban Giám Đốc và
toàn thể nhân viên trong chi nhánh, và với sự hướng dẫn tận tình của cô Trương
Thị Bích Liên, đến nay em đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Em xin chân thành cảm ơn ban Giám Hiệu trường ĐHCT đã tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng em học tập, nghiên cứu, cảm ơn quý thầy cô trường ĐHCT
đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh Tế-Quản Trị Kinh Doanh đã truyền đạt cho
chúng em những kiến thức quý báu sẽ trở thành nền tảng vững chắc cho chúng
em về sau này.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc chi nhánh NHĐT&PT Tiền Giang
cùng toàn thể cán bộ công nhân viên trong chi nhánh đã chỉ bảo và hỗ trợ cho
em, xin chân thành cảm ơn cô Trương Thị Bích Liên đã hướng dẫn tận tình để
em có thể hoàn thành luận văn này.
Tuy nhiên, do thời gian thực tập và kiến thức còn hạn chế nên không thể
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp tận tình của quý thầy
cô, cơ quan thực tập và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Em kính chúc quý thầy cô, Ban Giám Đốc và toàn thể cán bộ công nhân
viên trong chi nhánh dồi dào sức khỏe, gặt hái được nhiều thành công và ngân
hàng ngày càng phát triển.
Xin trân trọng cảm ơn!
Ngày ... tháng ... năm ...
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Quế
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày ... tháng ... năm ...
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Ngọc Quế
3
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.....................................................................................
Ngày .... tháng ... năm ....
Thủ trưởng đơn vị
4
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.....................................................................................
Ngày .... tháng ... năm ....
Giáo viên hướng dẫn
5
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
.....................................................................................
Ngày .... tháng ... năm ....
Giáo viên phản biện
6
MỤC LỤC
Trang
Chương1: GIỚI THIỆU .............................................................................1
1.1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu....................................................................... ....1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 2
1.3.1. Không gian......................................................................................................... 3
1.3.2. Thời gian ............................................................................................................ 3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3
1.3.4. Lược khảo tài liệu .............................................................................................. 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU..............................................................................................................4
2.1. Phương pháp luận...................................................................................................... 4
2.1.1. Tổng quan về tín dụng ....................................................................................... 4
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng................................... 8
2.2. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................... 9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu............................................................................. 9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................... 9
Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH TIỀN GIANG ............................................................................................... 11
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu Tư
và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang .............................................................................. 11
3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh
Tiền Giang..................................................................................................................... 12
3.3. Cơ cấu tổ chức của ngân hàng đầu tư và phát triển Tiền Giang ............................. 13
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ........................................................................................ 13
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban....................................................... 15
3.4. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh
qua ba năm (2004-2006) ................................................................................................ 16
3.4.1. Về thu nhập ...................................................................................................... 17
3.4.2. Về chi phí ......................................................................................................... 18
7
3.4.3. Về lợi nhuận..................................................................................................... 18
Chương 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH TIỀN GIANG .............................................................................................. 19
4.1. Phân tích tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)............ 19
4.1.1. Sơ lược về tình hình huy động vốn của chi nhánh........................................... 19
4.1.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm (2004-2006) ................... 21
4.2. Sơ lược tình hình cho vay của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)........................ 30
4.3. Phân tích doanh số cho vay của chi nhánh qua ba năm (2004-2006) ..................... 31
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay theo kỳ hạn qua ba năm (2004-2006).................. 31
4.3.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
qua ba năm (2004-2006) ................................................................................................ 33
4.4. Phân tích tình hình thu nợ của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)........................ 35
4.4.1. Phân tích tình hình thu nợ theo kỳ hạn qua ba năm (2004-2006) .................... 35
4.4.2. Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế
qua ba năm (2004-2006) ................................................................................................ 37
4.5. Phân tích tình hình dư nợ của chi nhánh qua ba năm (2004-2006) ........................ 38
4.5.1. Phân tích tình hình dư nợ theo kỳ hạn qua ba năm (2004-2006) ..................... 39
4.5.2. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế
qua ba năm (2004-2006) ................................................................................................ 40
4.6. Phân tích chất lượng tín dụng thông qua nợ xấu của chi nhánh
qua ba năm (2004-2006) ................................................................................................ 42
4.6.1. phân tích nợ xấu theo kỳ hạn qua ba năm (2004-2006) ................................... 42
4.6.2. Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế qua ba năm (2004-2006)................ 44
4.7. Phân tích hoạt động tín dụng dựa vào các tỷ số tài chính ....................................... 46
4.7.1. Vốn huy động trên tổng nguồn vốn ................................................................. 47
4.7.2. Doanh số cho vay trên tổng nguồn vốn............................................................ 48
4.7.3. Tổng dư nợ trên tổng vốn huy động................................................................. 48
4.7.4. Nợ xấu trên tổng dư nợ .................................................................................... 48
4.7.5. Vòng quay vốn tín dụng................................................................................... 49
4.8. Đánh giá hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền
Giang.............................................................................................................................. 50
4.8.1. Những mặt đạt được của chi nhánh.................................................................. 50
4.8.2. Những vấn đề còn tồn đọng trong hoạt động tín dụng của chi nhánh ............ 52
8
Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG ........... 56
5.1. Đối với công tác huy động vốn ............................................................................... 56
5.2. Đối với công tác cho vay ........................................................................................ 57
5.3. Đối với việc thu nợ và xử lý nợ xấu........................................................................ 59
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................60
6.1. Kết luận ................................................................................................................... 60
6.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................. 62
9
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua
ba năm (2004-2006) ....................................................................................................... 17
Bảng 2: Tình hình huy động vốn tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006)..................... 22
Bảng 3: Tình hình cho vay tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006) .............................. 30
Bảng 4: Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn tại chi nhánh qua
ba năm (2004-2006) ....................................................................................................... 31
Bảng 5: Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại chi nhánh qua
ba năm (2004-2006) ....................................................................................................... 33
Bảng 6: Tình hình doanh số thu nợ theo thời hạn tại chi nhánh qua
ba năm (2004-2006) ....................................................................................................... 36
Bảng 7: Tình hình doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế tại chi nhánh qua
ba năm (2004-2006) ....................................................................................................... 37
Bảng 8: Tình hình dư nợ theo thời hạn tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006) .......... 39
Bảng 9: Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế tại chi nhánh qua
ba năm (2004-2006) ....................................................................................................... 40
Bảng 10: Tình hình nợ xấu tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006).............................. 42
Bảng 11: Tình hình nợ xấu theo thời hạn tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006)........ 43
Bảng 12: Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế tại chi nhánh qua
ba năm (2004-2006) ....................................................................................................... 44
Bảng 13: Hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006)............ 47
10
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang ........................... 14
Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm (04-06).................. 17
Hình 3: Kết cấu nguồn vốn của chi nhánh qua ba năm (04-06).................................... 20
Hình 4: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại chi nhánh qua ba năm (04-06) ................ 24
Hình 5: Kết cấu tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại chi nhánh qua ba năm (04-06) .... 25
Hình 6: Tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh qua ba năm (04-06)....................................... 27
Hình 7: Kỳ phiếu, trái phiếu của chi nhánh qua ba năm (04-06) .................................. 28
Hình 8: Tiền gửi của các TCTD khác tại chi nhánh qua ba năm (04-06) ..................... 29
Hình 9: Nợ xấu trên tổng dư nợ tại chi nhánh qua ba năm (04-06) .............................. 49
Hình 10: Vòng quay vốn tín dụng tại chi nhánh qua ba năm (04-06)........................... 50
11
TÓM TẮT
Nội dung của đề tài tập trung phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang qua ba năm 2004, 2005, 2006. Số
liệu sử dụng trong đề tài chủ yếu được thu thập từ các báo cáo tổng kết, bên cạnh
đó, kết hợp với việc quan sát tìm hiểu và trực tiếp trao đổi với các nhân viên
trong đơn vị, và đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá
biến động của các chỉ tiêu qua từng năm. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng
phương pháp chi tiết theo các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu để phân tích mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
Hoạt động chính của ngân hàng là quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng
cơ bản và tín dụng đầu tư xây dựng cơ bản, cho vay vốn lưu động các đơn vị xây
lắp. Và thông qua việc đánh giá tình hình huy động vốn để thấy được khả năng
thu hút vốn từ nền kinh tế, và các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ,
dư nợ để thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, đảm bảo cho ngân
hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay, ngoài ra việc phân
tích nợ xấu để thấy được chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Nội dung của đề tài gồm 6 chương:
♦ Chương 1: Giới thiệu.
♦ Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
♦ Chương 3: Khái quát về ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền
Giang.
♦ Chương 4: Phân tích hoạt động tín dụng và đánh giá hiệu quả hoạt động tín
dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang.
♦ Chương 5: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang.
♦ Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
12
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Từ khi thực hiện đường lối đổi mới nền kinh tế của Đảng và Nhà nước,
trong những năm vừa qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về
kinh tế, và hơn hết trong lĩnh vực ngân hàng đã có nhiều chuyển biến, hoạt động
của ngành ngân hàng không ngừng đổi mới và hoàn thiện từng bước. Và đến nay,
Việt Nam đã là thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới (WTO),
cùng với sự hội nhập này ngành ngân hàng Việt Nam hiện nay càng thể hiện vị
thế chiến lược trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Với vai trò là một trong những ngân hàng thương mại quốc doanh lớn nhất
hiện nay, ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam nói chung và ngân hàng
Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang nói riêng hoạt động một cách có
hiệu quả và đang giữ thị phần tín dụng lớn trong nước và khu vực. Hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng vô cùng rộng lớn với đa chức năng: tạo
tiền, cơ chế thanh toán, huy động vốn, mở rộng tín dụng, dịch vụ uỷ thác…Tuy
nhiên, trong lĩnh vực hoạt động của ngân hàng, tính đến nay, hoạt động nhận tiền
gửi và cấp tín dụng vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu mang lại trên 80% thu
nhập của các Ngân hàng thương mại và nguồn thu từ hoạt động dịch vụ chỉ
chiếm rất nhỏ. Do thị trường vốn của Việt Nam còn chậm phát triển nên nguồn
vốn chủ yếu dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn là
vốn vay ngân hàng. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt
động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển toàn bộ
nền kinh tế quốc dân nói chung. Các khoản tín dụng của ngân hàng tài trợ cho
nhiều nhóm khách hàng trong nền kinh tế như: các nhà sản xuất, phân phối, nhà
xây dựng, nông dân, người mua nhà ở, các nhà phát triển địa ốc, thương mại,
dịch vụ và người tiêu dùng…tất cả đều phụ thuộc vào khoản tín dụng của ngân
hàng. Vì vậy, hoạt động tín dụng của ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc
13
cung ứng vốn cho nền kinh tế đất nước, và đó cũng là khoản lợi nhuận mang về
cho các ngân hàng thương mại.
Xuất phát từ những vấn đề này nên em đã chọn đề tài: “Phân tích hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang” để làm đề
tài cho luận văn tốt nghiệp của mình và để được hiểu rõ hơn về hoạt động tín
dụng của ngân hàng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài này là: phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân
hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang, tìm ra những mặt mạnh, điểm
yếu, từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
của chi nhánh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Trên cơ sở tìm hiểu hoạt động tín dụng của chi nhánh qua ba năm (2004-
2006) thông qua mục tiêu chung, ta tiến hành phân tích những mục tiêu cụ thể
như sau:
- Đánh giá tình hình huy động vốn của ngân hàng để thấy được khả năng và
quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế của ngân hàng.
- Thông qua việc phân tích các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ để thấy được khả năng sử dụng vốn của ngân hàng, đảm bảo cho ngân
hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay tránh tình trạng ứ
đọng vốn.
- Bên cạnh đó, việc phân tích nợ xấu để thấy được chất lượng tín dụng của
ngân hàng.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Hoạt động tín dụng của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tiền
Giang rất phong phú và đa dạng với nhiều sản phẩm dịch vụ khác nhau. Tuy
nhiên, do thời gian thực tập thực tế có hạn, lượng kiến thức thực tế thật sự có
được về lĩnh vực khảo sát chưa sâu sắc, lượng thông tin tiếp nhận còn nhiều hạn
chế, số liệu thu thập chưa hoàn thiện lắm nên đề tài chỉ nghiên cứu ngắn gọn
trong phạm vi sau:
14
1.3.1. Không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện tại chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát
Triển Tiền Giang.
1.3.2. Thời gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện hơn 3 tháng kể từ ngày 05/03/2007 đến
ngày 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu xung quanh những vấn đề của hoạt động tín dụng như:
huy động vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và đề ra
biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng.
1.3.4. Lược khảo tài liệu
Trước khi nghiên cứu đề tài phân tích hoạt động tín dụng này đã có nhiều
tác giả nghiên cứu như:
- Phân tích thực trạng và giải pháp đối với hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
Phát triển Nhà Đồng bằng sông Cửu Long chi nhánh Cần Thơ (2002-2004), tác
giả: Hứa Thị Hồng Hạnh.
- Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi
nhánh Tiền Giang (1998-2000), tác giả: Nguyễn Văn Thôn.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để phân tích và đánh giá hoạt
động tín dụng của chi nhánh thông qua việc phân tích doanh số cho vay, doanh
số thu nợ, dư nợ và nợ xấu. Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng dựa vào các tỷ
số tài chính. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động tín dụng của chi nhánh.
Tuy nhiên, đề tài này khác so với những đề tài trước đó là:
- Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại chi nhánh ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Tiền Giang.
- Về thời gian: nghiên cứu từ năm 2004-2006.
15
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Tổng quan về tín dụng
2.1.1.1. Khái niệm tín dụng
Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện
vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời
gian nhất định. Quan hệ tín dụng được mô tả theo mô hình sau:
Người đi vay
Giá trị vốn
Giá trị vốn + lãi
Người cho vay
a. Bản chất của tín dụng.
Bản chất của tín dụng được biểu hiện như sau:
- Phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay:
Vốn tiền tệ hay giá trị vật tư hàng hóa được chuyển từ người cho vay sang
người đi vay. Như vậy khi cho vay giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người
đi vay.
- Sử dụng vốn tín dụng trong quá trình tái sản xuất.
Sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, người đi vay được quyền sử dụng
giá trị đó để thỏa mãn một mục đích nhất định. Tuy nhiên, người đi vay không có
quyền sở hữu về giá trị đó mà chỉ tạm thời sử dụng trong một thời gian nhất định.
- Hoàn vốn tín dụng: sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kỳ sản
xuất để trở về hình thái tiền tệ thì người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay.
b. Chức năng của tín dụng.
- Tập trung phân phối lại vốn tiền tệ trên cơ sở hoàn trả.
- Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông:
16
+ Tín dụng tạo điều kiện thay thế kim loại bằng các phương tiện chi trả
như: kỳ phiếu, séc, giấy bạc ngân hàng…
+ Tín dụng tạo điều kiện ra đời của tiền ghi sổ (bút tệ) thông qua việc
thanh toán không dùng tiền mặt và thanh toán bù trừ lẫn nhau của các doanh
nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân qua hệ thống ngân hàng. Từ đó làm giảm
khối lượng tiền mặt phát hành và lưu thông, giảm chi phí bảo quản và cất giữ tiền
mặt trong các doanh nghiệp.
+ Tín dụng tạo điều kiện tăng tốc độ lưu thông tiền tệ.
- Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế:
+ Thông qua quá trình huy động và cho vay, tín dụng góp phần phản ánh
mức độ phát triển kinh tế.
+ Thông qua quá trình cho vay ngân hàng có điều kiện xem xét tình hình
tài chính của đơn vị vay vốn, tình hình sử dụng vốn và khả năng thu hồi nợ của
đơn vị.
c. Vai trò của tín dụng.
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất được liên tục góp phần
đầu tư phát triển kinh tế.
Việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền
kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra, tín dụng còn
là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Nó là động lực kích thích tiết kiệm, đồng thời
là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển.
Trong nền sản xuất hàng hóa, tín dụng là một trong những nguồn hình
thành vốn lưu động và vốn cố định của xí nghiệp. Vì vậy, tín dụng đã góp phần
động viên vật tư hàng hóa đi vào sản xuất thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ
thuật, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất xã hội.
- Thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.
Hoạt động của ngân hàng là tập trung vốn tiền tệ tạm thời chưa sử dụng.
Trên cơ sở đó, cho vay các đơn vị kinh tế. Tuy nhiên, quá trình đầu tư tín dụng
không phải rải đều cho mọi chủ thể có nhu cầu mà việc đầu tư được thực hiện
một cách tập trung chủ yếu là cho các xí nghiệp lớn, những xí nghiệp kinh doanh
có hiệu quả.
17
- Tín dụng là công cụ tài trợ cho các ngành kinh tế kém phát triển và ngành
kinh tế mũi nhọn.
Trong thời gian tập trung phát triển nông nghiệp và ưu tiên cho xuất
khẩu…Nhà nước đã tập trung tín dụng để tài trợ phát triển các ngành đó, từ đó
tạo điều kiện phát triển các ngành khác.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hoạch toán kinh tế của
các doanh nghiệp.
- Tạo điều kiện để phát triển các quan hệ kinh tế với nước ngoài.
Trong điều kiện nền kinh tế mở, tín dụng đã trở thành một trong những
phương tiện nối liền nền kinh tế các nước với nhau.
d. Phân loại tín dụng.
Trong nền kinh tế thị trường tín dụng hoạt động rất phong phú, đa dạng.
Tuỳ theo tiêu thức phân loại mà tín dụng được phân thành nhiều loại khác nhau.
- Căn cứ vào thời hạn:
+ Tín dụng ngắn hạn: có thời hạn dưới 1 năm, nhằm đáp ứng nhu cầu bổ
sung vốn lưu động, vốn thanh toán của các tổ chức kinh tế và nhu cầu tiêu dùng
của dân cư, vai trò của nó là đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất
được liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển nền kinh tế.
+ Tín dụng trung hạn: có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Tín dụng trung hạn bổ
sung vốn cho nhu cầu mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, công
nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng những công trình phục vụ
sản xuất có qui mô vừa và nhỏ, thời hạn thu hồi vốn nhanh.
+ Tín dụng dài hạn: có thời hạn trên 5 năm. Tín dụng dài hạn cung cấp
vốn cho công trình đầu tư xây dựng cơ bản, qui trình kỹ thuật và công nghệ có
thời hạn dài và quy mô lớn.
- Căn cứ vào bảo đảm tín dụng:
+ Tín dụng không có bảo đảm: là tín dụng không có tài sản cầm cố, thế
chấp hay có bảo lãnh của nguời thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của
bản thân khách hàng.
+ Tín dụng có bảo đảm: là tín dụng có tài sản cầm cố, thế chấp hay có bảo
đảm của người thứ ba. Đối với khách hàng không có uy tín cao, đối với ngân
hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có đảm bảo. Sự đảm bảo này là căn cứ pháp lý để
18
ngân hàng có thêm nguồn thu nợ thứ hai, bổ sung cho nguồn thu nợ thứ nhất
thiếu chắc chắn.
- Căn cứ vào mục đích tín dụng:
+ Tín dụng bất động sản, bao gồm:
Tín dụng ngắn hạn cho xây dựng và mở rộng đất đai.
Tín dụng dài hạn để mua đất đai, nhà cửa, cơ sở dịch vụ, trang trại và
bất động sản ở nước ngoài.
+ Tín dụng công thương nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các
doanh nghiệp để trang trải các chi phí như: mua nguyên liệu, trả thuế và chi trả
lương.
+ Tín dụng nông nghiệp: đây là các khoản tín dụng cấp cho các hoạt động
nông nghiệp, nhằm trợ giúp cho các hoạt động trồng trọt, thu hoạch mùa màng và
chăn nuôi gia súc.
+ Tín dụng cá nhân: đây là các khoản tín dụng cấp cho cá nhân để mua
sắm hàng hoá tiêu dùng đắt tiền như xe hơi, trang thiết bị trong nhà…Ngày nay,
ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay để trang trải các chi phí thông
thường của đời sống thông qua phát hành thẻ tín dụng.
+ Tín dụng cho các tổ chức tài chính: đây là khoản tín dụng cấp cho các
ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty tài chính và các tổ chức tài chính khác.
+ Cho thuê tài chính: là việc ngân hàng mua trang thiết bị, máy móc và
cho thuê đại chúng.
- Căn cứ vào phương pháp hoàn trả:
+ Cho vay trả góp: là loại cho vay mà khách hàng phải trả vốn gốc và lãi
theo định kỳ. Loại cho vay này chủ yếu được áp dụng cho vay bất động sản, nhà
ở, cho vay tiêu dùng, cho vay đối với những người kinh doanh nhỏ…
+ Cho vay chi trả góp: là loại cho vay được thanh toán một lần theo thời
hạn đã thoả thuận.
2.1.1.2. Các khái niệm liên quan
a. Doanh số cho vay.
Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng đã giải ngân dưới hình
thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoảng thời gian nhất định.
19
b. Doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền cho vay mà ngân hàng đã thu hồi trong một
khoảng thời gian nhất định.
c. Dư nợ.
Dư nợ là số tiền ngân hàng cho vay đến một thời điểm nhất định.
d. Nợ quá hạn.
Nợ quá hạn là những khoản nợ tín dụng bao gồm cả lãi và gốc, hoặc lãi
không thu được khi đến hạn.
e. Nợ xấu.
Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày hay được xếp từ nhóm 3
đến nhóm 5.
2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của ngân hàng
2.1.2.1. Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn
Vốn huy động
Tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho biết được thế mạnh của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng cao
cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng dồi dào. Ngược lại, nếu chỉ tiêu
này thấp cho thấy công tác huy động vốn chưa đạt hiệu quả.
2.1.2.2. Tỷ lệ doanh số cho vay trên tổng nguồn vốn
Doanh số cho vay
Tỷ lệ doanh số cho vay trên tổng nguồn vốn =
Tổng nguồn vốn
Chỉ tiêu này cho thấy được khả năng cho vay của ngân hàng trong một kỳ
phân tích.
2.1.2.3. Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động
Tổng dư nợ
Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động =
Nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, đồng
thời giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn
huy động.
20
2.1.2.4. Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân
Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân =
Dư nợ bình quân
Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay vốn tín dụng. Chỉ số này đo lường
tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm.
2.1.2.5. Nợ xấu trên tổng dư nợ
Nợ xấu
Nợ xấu trên tổng dư nợ =
Tổng dư nợ
Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng. Những
ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng
này cao.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng tín dụng, phòng kế hoạch-nguồn vốn,
phòng thẩm định và quản lý tín dụng và phòng hành chính.
- Tham khảo sách, trang web, giáo trình có liên quan đến đề tài nghiên cứu,
đồng thời tham khảo ý kiến những người trực tiếp công tác tại đơn vị để làm dữ
liệu phân tích.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Dựa vào số liệu đã thu thập được, ta tiến hành tổng hợp, phân tích để làm
rõ hơn các chỉ tiêu kinh tế của đơn vị bằng các phương pháp sau:
2.2.2.1. Phương pháp so sánh
- Khái niệm: Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu
phân tích bằng cách dựa trên so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là
phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong quá trình phân tích.
- Tiêu chuẩn so sánh: tiêu chuẩn so sánh thường là:
+ Tài liệu năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
+ Các chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch.
- Điều kiện so sánh:
21
+ Các chỉ tiêu được so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian,
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán,…
+ Kỹ thuật so sánh:
So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng quy
mô của các hiện tượng kinh tế.
So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
2.2.2.2. Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành của chi tiết
Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành.
Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu
phân tích.
22
CHƯƠNG 3
KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI
NHÁNH TIỀN GIANG
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU
TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tiền Giang là một trong 99 chi
nhánh của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam được thành lập theo quyết
định số 105/NH-QĐ ngày 26/11/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam. Tổ chức và hoạt động theo điều lệ và quy chế của Ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển Việt Nam và phương án của chi nhánh được Trung ương phê duyệt.
Chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Tiền Giang sau 29 năm xây dựng,
trưởng thành đã không ngừng lớn mạnh cả về quy mô lẫn chất lượng tín dụng,
chất lượng hoạt động ngân hàng.
Ngay từ khi được thành lập với vai trò, vị trí là ngân hàng đi đầu trong việc
phục vụ đầu tư phát triển, chi nhánh Tiền Giang luôn bám sát các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước, của ngành, của tỉnh, của UBND tỉnh, các
chương trình, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, để tổ chức thực hiện thắng lợi
nhiệm vụ chính trị, kinh doanh và đạt được những thành quả, đóng góp to lớn
vào công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh nhà trong mỗi giai
đoạn phát triển.
Từ ngày 01/01/1995, sau khi chuyển giao nhiệm vụ cấp phát và cho vay ưu
đãi theo quyết định 654/TTg của Thủ tướng Chính phủ sang cục Đầu tư-Phát
triển, chi nhánh chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp theo quyết định
293QĐ/NH9 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và đã đạt được những thành
quả, những đóng góp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và phát triển xã hội của địa
phương, tạo dựng vốn tăng trưởng cao, ổn định, đáp ứng yêu cầu vốn phục vụ
đầu tư phát triển và tăng trưởng tín dụng trên địa bàn.
Trong giai đoạn từ năm 1995-2000, chi nhánh Tiền Giang đã thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhà nước và đem lại
hiệu quả cao như: hệ thống cấp nước Gò Công-Tân Hòa, hệ thống cấp nước
23
Thành phố Mỹ Tho, đầu tư đổi mới thiết bị nhà máy sản xuất bao bì của công ty
Lương thực Tiền Giang, đầu tư đổi mới thiết bị đông lạnh của công ty Thủy sản
Tiền Giang…
Từ năm 2000 đến nay thực hiện đổi mới cơ chế tín dụng đầu tư phát triển
phục vụ các chương trình phát triển kinh tế của Chính phủ và địa phương, không
ngừng phát triển và mở rộng các sản phẩm dịch vụ theo hướng kinh doanh đa
năng tổng hợp.
Với những thành quả đạt được và đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương, Ngân hàng Đầu Tư và
Phát Triển chi nhánh Tiền Giang đã đạt được những phần thưởng cao quý: Huân
chương lao động hạng III, đơn vị xuất sắc dẫn đầu khu vực Đồng Bằng Sông Cửu
Long…và tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, BIDV Tiền Giang quyết tâm,
nỗ lực phấn đấu cao nhất để giữ vững vị thế và xứng đáng là ngân hàng chủ lực
đi đầu trong phục vụ đầu tư phát triển, phục vụ đắc lực cho phát triển của địa
phương, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hiện nay trụ sở chính đặt tại 208A, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.4, TP. Mỹ Tho.
Ngoài trụ sở chính còn có các phòng giao dịch:
- Phòng giao dịch 79 Trưng Trắc.
- Phòng giao dịch khu công nghiệp Mỹ Tho.
3.2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT
TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
Là một chi nhánh ngân hàng nằm trong hệ thống NHĐT&PT Việt Nam, vì
thế chức năng và nhiệm vụ kinh doanh cũng giống như những ngân hàng khác.
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang thực hiện nhiệm vụ
quản lý và cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản và tín dụng đầu tư xây dựng cơ
bản theo kế hoạch Nhà nước với lãi suất ưu đãi, cho vay vốn lưu động các đơn vị
xây lắp. Từng bước thực hiện chiến lược tự lo nguồn vốn để phục vụ đầu tư phát
triển, huy động vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn.
Từ ngày 01/01/1995, NHĐT&PT Tiền Giang chuyển hướng sang kinh
doanh đa năng tổng hợp, ngoài chức năng huy động vốn trung dài hạn thì được
phép kinh doanh đa năng tổng hợp theo pháp lệnh ngân hàng.
24
25
Chi nhánh NHĐT&PT Tiền Giang đã tăng cường mở rộng cho vay các dự
án trung- dài hạn thương mại tự tìm kiếm như: đầu tư hệ thống thiết bị cho công
ty Dược Vật tư Y Tế, đầu tư hệ thống máy đào cho công ty xây dựng Thủy lợi
Tiền Giang, cho vay đổi mới thiết bị nhà xưởng các doanh nghiệp thuộc khu
công nghiệp Bình Đức-Tiền Giang.
Ngoài ra chi nhánh còn tiếp nhận các nguồn vốn ưu đãi theo các chương
trình của Chính phủ như: cho vay đầu tư phân bón đến hộ nông dân, cho vay thực
hiện chương trình nước sạch nông thôn, cho vay đẩy mạnh phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh, triển khai thực hiện tốt chương trình cho
vay từ nguồn vốn Quỹ phát triển nông thôn (RDF), cho vay khắc phục hậu quả lũ
lụt…các chương trình cho vay này đã góp phần không nhỏ vào việc phục vụ kịp
thời nhu cầu cấp thiết về vốn cho các doanh nghiệp, góp phần phát triển quy mô,
kỹ thuật, năng lực sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm và góp phần đẩy
mạnh phát triển kinh tế địa phương.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
TIỀN GIANG
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Ban Giám Đốc
Khối phục vụ
khách hàng
Khối hỗ trợ
kinh doanh
Khối quản lý
nội bộ
Khối đơn vị
trực thuộc
Phòng
Tín
dụng
Phòng
Tài
chính
kế toán
Phòng
Tổ
chức
hành
chính
Phòng
Kế
hoạch-
Nguồn
vốn
Phòng
Thẩm
định và
QLTD
Tổ
ngân
quỹ
Tổ
Kiểm
tra nội
bộ
Phòng
Thanh
toán
quốc tế
PGD
79
Trưng
Trắc
PGD
KCN
Mỹ
Tho
Phòng
Dịch
vụ
khách
hàng
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang.
25
3.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
3.3.2.1. Phòng Tín dụng
- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với mỗi khách hàng, hướng
dẫn khách hàng trong mọi quan hệ, xem xét quyết định cho vay theo phân cấp ủy
quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định cho vay.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của đơn vị, kiểm
tra tài sản, đảm bảo nợ vay, mở sổ theo dõi thu nợ, thu lãi, cấp phát vốn và cấp
phát tín dụng.
- Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng như: bảo lãnh thực hiện hợp đồng,
bảo lãnh ứng trước, bảo lãnh dự thầu…
3.3.2.2. Phòng Thẩm định và Quản lý tín dụng
- Trực tiếp thực hiện công tác thẩm định, tái thẩm định đối với các dự án,
các khoản vay, bảo lãnh; quyết định cấp tín dụng, phê duyệt khoản vay, bảo lãnh
cho khách hàng.
- Trực tiếp thực hiện yêu cầu nghiệp vụ về quản lý tín dụng, quản lý rủi ro
tín dụng, xác định hạn mức tín dụng, giới hạn tín dụng, xếp loại khách hàng,
phân loại nợ.
- Chịu trách nhiệm về việc thiết lập, vận hành hệ thống quản lý rủi ro và an
toàn pháp lý trong hoạt động tín dụng của chi nhánh.
3.3.2.3. Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn
- Chăm lo phát triển nguồn vốn huy động, quản lý cân đối nguồn vốn huy
động để đáp ứng yêu cầu và đảm bảo hiệu quả.
- Tổ chức xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổ chức thực hiện và theo dõi
tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh.
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ đảm bảo đúng pháp luật và kinh
doanh có lãi.
- Thực hiện chức năng thống kê, tổng hợp và thông tin tín dụng.
3.3.2.4. Phòng Thanh toán quốc tế
- Thực hiện chức năng dịch vụ thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng,
thực hiện nghiệp vụ phát hành bảo lãnh đối ứng theo đề nghị của ngân hàng nước
ngoài, chuyển tiền quốc tế, phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh
đối ngoại của chi nhánh.
27
- Hướng dẫn, tư vấn cho khách hàng về các giao dịch đối ngoại, hợp đồng
thương mại quốc tế…
3.3.2.5. Phòng Tài chính-Kế toán, Dịch vụ khách hàng và Tổ điện toán
- Phòng Tài chính- Kế toán: tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác hạch
toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp và chế độ báo cáo kế toán.
- Phòng Dịch vụ khách hàng: phụ trách tiếp thị, giao dịch và quản lý tài
khoản của khách hàng, thực hiện thanh toán theo chế độ, thu đổi ngoại tệ, chuyển
tiền…
- Tổ điện toán: phụ trách quản lý mạng máy vi tính, tổng hợp dữ liệu, vận
hành và điều hành công tác điện toán toàn chi nhánh.
3.3.2.6. Phòng Tổ chức hành chính, Tổ ngân quỹ và Tổ kiểm tra nội bộ
- Phòng Tổ chức hành chính: thực hiện tổ chức bộ máy, quy hoạch, đào
tạo, bổ nhiệm, tuyển dụng, nâng lương, thi đua khen thưởng…Thực hiện công tác
quản lý hành chính văn phòng, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh.
- Tổ ngân quỹ: quản lý kho, quản lý tiền mặt và các loại tài sản thế chấp,
cầm cố của khách hàng và các công việc liên quan đến kho và quỹ tiền mặt tại
chi nhánh.
- Tổ kiểm tra nội bộ: phụ trách kiểm soát toàn bộ hoạt động của chi nhánh
theo quy chế, quy trình tổng kiểm soát. Tham mưu cho Giám đốc trong công tác
kiểm tra, kiểm soát nội bộ.
3.4. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN TIỀN GIANG QUA
BA NĂM (2004-2006)
Mục tiêu kinh doanh tiền tệ của các ngân hàng thương mại là tối đa hoá lợi
nhuận và giảm thiểu rủi ro. Vì vậy, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
ngân hàng để thấy được tình hình thu, chi và mức độ lãi lỗ trong kinh doanh của
ngân hàng, qua đó giúp cho nhà phân tích hạn chế được những khoản chi bất hợp
lý và từ đó có biện pháp tăng cường các khoản thu nhằm nâng cao lợi nhuận cho
ngân hàng.
28
Bảng 1: TÌNH HÌNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI
NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
21.252
12.744
8.508
85.332
68.886
16.446
100.058
82.684
17.376
64.080
56.142
7.938
301,52
440,54
93,30
14.726
13.798
930
17,26
20,03
5,65
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Qua bảng 1 ta thấy lợi nhuận của chi nhánh tăng lên đồng bộ với thu nhập
và chi phí qua ba năm, điều này thể hiện rõ qua hình sau:
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
Triệu đồng
2004 2005 2006
Năm
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua ba năm (04-06)
3.4.1. Về thu nhập: tăng qua ba năm, năm 2005 tăng 301,52% hay tăng
64.080 triệu đồng so với năm 2004 với thu nhập là 21.252 triệu đồng. Năm 2006
thu nhập mà ngân hàng đạt được là 100.058 triệu đồng tăng thêm 14.726 triệu
đồng hay tăng 17,26% so với năm 2005. Nguồn thu nhập của ngân hàng tăng qua
ba năm chủ yếu là do thu từ lãi cho vay tương ứng với việc cho vay của ngân
hàng tăng qua ba năm. Ngoài ra, do ngân hàng đã dùng nhiều biện pháp đã hạn
29
chế được việc thu nợ kéo dài như chủ động nhắc nhở khách hàng trả nợ khi đến
hạn từ đó phát huy được vòng vay của vốn.
3.4.2. Về chi phí: năm 2004 chi phí mà ngân hàng phải chi ra là 12.744 triệu
đồng, năm 2005 tăng thêm 56.142 triệu đồng tức tăng 440,54% với chi phí là
68.886 triệu đồng. Sở dĩ chi phí tăng cao như vậy là do trong năm chi nhánh đã
phải trích dự phòng rủi ro với số tiền trích hơn 15 tỷ đồng. Đến năm 2006 chi phí
là 82.684 triệu đồng, tăng 13.798 triệu đồng hay tăng 20.03%. Chi phí tăng chủ
yếu là chi từ hoạt động tín dụng và tiền gửi, chi cho việc mua sắm máy móc, thiết
bị, thêm vào đó là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng đóng trên địa bàn đã
làm cho chi phí của ngân hàng tăng cao do phải tăng lãi suất huy động.
3.4.3. Về lợi nhuận
Bất kỳ một ngân hàng, một tổ chức kinh tế hay tổ chức tín dụng nào muốn
tồn tại và phát triển đều bắt buộc phải làm ăn có hiệu quả và lợi nhuận luôn là
mục tiêu hàng đầu. Trong nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt thì việc
tạo ra lợi nhuận tối đa với chi phí thấp nhất là vấn đề quyết định và đây chính là
điều phản ánh rõ nét nhất hiệu quả sử dụng vốn.
Trong ba năm qua lợi nhuận của chi nhánh Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển
Tiền Giang tương đối cao và ổn định. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của cán
bộ công nhân viên ngân hàng. Tính đến cuối năm 2006 sau khi thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế ngân sách Nhà nước hơn 4,8 tỷ đồng thì lợi nhuận của ngân hàng là
17.376 triệu đồng.
Tóm lại: qua ba năm tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có biểu
hiện ngày càng tốt, càng cho thấy sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên
ngân hàng.
30
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG
4.1. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA
BA NĂM (2004-2006)
4.1.1. Sơ lược về tình hình nguồn vốn của chi nhánh
Bản chất của hoạt động ngân hàng là kinh doanh quyền sử dụng vốn do đó
nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng là một vấn đề được các ngân hàng quan
tâm hàng đầu. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt
động kinh doanh mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản
xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp nói riêng cũng như sự phát triển của toàn
bộ nền kinh tế quốc dân nói chung. Vì vậy, nguồn vốn không những đóng vai trò
quan trọng trong việc cung cấp vốn để thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng
công nghiệp hoá-hiện đại hoá mà còn mang tính quyết định đối với hiệu quả kinh
doanh của ngân hàng.
Việc phân tích các nguồn vốn và việc sử dụng vốn có thể giúp các nhà quản
lý tài chính xác định xem liệu việc huy động và phân phối các khoản vốn có rơi
vào tình trạng mất cân bằng hay không. Hoạt động này cho phép ngân hàng biết
nên dựa vào các nguồn vốn nội bộ hay huy động các nguồn vốn bên ngoài để tài
trợ việc kinh doanh của mình. Trong đó, mỗi một khoản mục nguồn vốn có
những yêu cầu khác nhau về chi phí, tính thanh khoản, thời hạn hoàn trả khác
nhau...Do đó, phân tích các khoản mục trong nguồn vốn cho ta thấy được một
cách tổng quát tình hình nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng và thấy được
xu hướng biến động của nó, từ đó có thể đánh giá mức độ hợp lý đối với chi phí
vốn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng để kịp thời có những chiến lược
huy động tốt nhất trong từng thời kỳ nhất định.
31
Hình 3: Kết cấu nguồn vốn của chi nhánh qua ba năm (04-06)
97.86
2.14
98.18
1.82
VỐN HUY ĐỘNG
VỐN TỰ CÓ
Năm 2006
Năm 2005
98.44
1.56
Năm 2004
Trong cơ cấu nguồn vốn thì tỷ trọng vốn huy động chiếm phần lớn trong
tổng nguồn vốn của ngân hàng. Qua ba năm tỷ trọng vốn huy động chiếm trên
97% điều này chứng tỏ chi nhánh đã thực hiện rất tốt công tác huy động vốn và
cũng đồng nghĩa với uy tín của chi nhánh ngày càng được nâng lên đối với khách
hàng.
Nguồn vốn của ngân hàng ngoài vốn huy động là nguồn vốn chính thì vốn
tự có của ngân hàng cũng là yếu tố tài chính quan trọng nhất trong việc đảm bảo
đối với các khoản nợ của khách hàng.
Dựa vào biểu đồ kết cấu nguồn vốn ta thấy vốn tự có của ngân hàng chiếm
tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn. Mặc dù vốn tự có chiếm tỉ trọng nhỏ trong
32
Tuy nhiên, xét về tỷ lệ vốn huy động trên vốn tự có thì ta thấy rằng chỉ số
vốn huy động trên vốn tự có khá lớn, ngân hàng đã huy động gấp 62,93 lần vào
cuối năm 2004, gấp 45,72 lần vào cuối năm 2005 và gấp 53,83 lần vào cuối năm
2006, so với mức quy định của Ngân hàng Nhà nước (20 lần) thì ngân hàng đã
huy động vượt mức cho phép, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ an toàn trong
hoạt động kinh doanh của ngân hàng bởi vì khi vốn huy động trên vốn tự có tăng
vượt mức cho phép sẽ dẫn đến tình trạng không cân đối vốn, khi ngân hàng dùng
vốn huy động cho vay nhiều mà không thu hồi kịp thì ngân hàng sẽ dùng vốn tự
có để đáp ứng yêu cầu thanh toán cho khách hàng vì vốn tự có có chức năng bảo
vệ cho khách hàng. Tuy nhiên, vốn tự có quá ít nên không đáp ứng được khả
năng thanh khoản của ngân hàng dẫn đến rủi ro tiềm ẩn. Do đó ngân hàng cần có
biện pháp tăng vốn tự có hơn nữa để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Tóm lại: Nguồn vốn của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm, đã góp
phần vào việc mở rộng, đầu tư tín dụng nhằm đa dạng hóa, đa phương hóa các
khách hàng, phù hợp với chiến lược phát triển của cả ngành.
4.1.2. Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân
hàng tạo lập và huy động được để đầu tư cho vay và đáp ứng các nhu cầu khác
trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Trong đó, vốn huy động là nguồn
vốn chủ yếu để các ngân hàng thương mại hoạt động, ngân hàng huy động bằng
nhiều hình thức như tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, kỳ phiếu, trái
phiếu…có thể huy động từ tiền nhàn rỗi nằm trong dân chúng và các doanh
nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và đồng thời mở rộng các nghiệp vụ
có liên quan.
Hay nói cách khác, ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn
vốn huy động từ nền kinh tế, điều này cũng cho ta thấy sự khác nhau giữa ngành
tiền tệ với các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, khi huy động vốn các ngân hàng
thương mại có trách nhiệm phải hoàn trả cho khách hàng đúng hạn và đầy đủ cả
gốc và lãi. Vì vậy, để có thể thoả mãn nhu cầu vay vốn của nền kinh tế đồng thời
33
Bảng 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM
(2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
1.TG của các
TCKT
-Không kỳ hạn
-Có kỳ hạn
2.TG tiết kiệm
-Không kỳ hạn
-Có kỳ hạn
3.Phát hành
KP,TP
4.TG của các
TCTD khác
Tổng VHĐ
235.073
224.272
10.801
324.917
9.501
315.416
110.820
1.207
672.017
229.689
197.366
32.323
496.812
1.955
494.857
42.947
1.317
770.765
279.091
254.561
24.530
602.175
2.417
599.758
6.408
47.777
935.451
-5.384
-26.906
21.522
171.895
-7.546
179.441
-67.873
110
98.748
-2,3
-12
199,3
52,9
-79,4
56,9
-61,3
9,1
14,69
49.402
57.195
-7.793
105.363
462
104.901
-36.539
46.460
164.686
21,5
28,9
-24,1
21,2
23,6
21,2
-85,1
3528
21,4
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Trước đây nguồn vốn hoạt động của ngân hàng là do ngân sách nhà nước
cấp phát cho vay nên huy động vốn không nhiều. Tuy nhiên, từ năm 1995 ngân
hàng chuyển hướng sang kinh doanh đa năng tổng hợp, hoạt động như một ngân
hàng thương mại thì đã mở rộng mạng lưới huy động thích hợp, đảm bảo cho
việc kinh doanh đa năng tổng hợp. Việc phát triển theo chiều sâu, đa dạng hóa
các hoạt động của ngân hàng ngày càng giúp cho ngân hàng hoạt động có kết quả
hơn trong việc huy động vốn cũng như cho vay vốn.
Qua bảng 2 cho thấy nguồn vốn huy động của ngân hàng qua các năm tăng
trưởng tốt. Vốn huy động chủ yếu của ngân hàng là từ tiền gửi của các tổ chức
34
kinh tế và tiền gửi tiết kiệm. Trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao
trong tổng nguồn vốn huy động, mặc dù trong năm các ngân hàng trên địa bàn đã
thực hiện nhiều chính sách huy động vốn hấp dẫn nhằm thu hút nhiều khách
hàng, làm sôi động thị trường huy động vốn, nhưng với sự nỗ lực rất lớn của toàn
thể cán bộ công nhân viên của chi nhánh, tiếp tục phát huy những ưu điểm trong
huy động vốn nên vẫn giữ được nguồn vốn và tăng trưởng ổn định, thực hiện cân
đối, điều hành nguồn vốn có hiệu quả, đáp ứng kịp thời cho nhu cầu sử dụng vốn
và thanh toán cho khách hàng.
- Tiền gửi của các tổ chức kinh tế:
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong
quá trình sản xuất kinh doanh của họ được gửi tại ngân hàng. Loại tiền gửi này
bao gồm một bộ phận vốn tiền tạm thời nhàn rỗi được giải phóng ra khỏi quá
trình luân chuyển vốn nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc sử dụng cho những
nục tiêu định sẵn vào một thời điểm nhất định.
Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đa phần là tiền gửi không kỳ hạn, loại tiền
gửi này không nhằm mục đích lãi suất mà nhằm mục đích thanh toán, chi trả
trong kinh doanh do đó lãi suất của hình thức huy động này thường thấp hơn các
hình thức huy động khác nên nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế là nguồn
vốn có chi phí thấp. Những năm qua Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh
Tiền Giang đã đẩy mạnh huy động vốn từ tiền gửi này, mặt khác ngân hàng có
quan hệ với rất nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, từ doanh nghiệp Nhà nước đến
doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên ngân hàng có một lợi thế rất lớn trong việc
huy động vốn. Vì vậy, ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn huy động này để cho
vay ngắn hạn, thu lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất, bên cạnh đó còn được hưởng
một khoản tiền từ việc cung cấp dịch vụ thanh toán. Tuy nhiên, vì là tiền gửi
không kỳ hạn nên nó không ổn định, ngân hàng không xác định được khách hàng
gửi tiền trong thời gian bao lâu và rút ra khi nào.
Qua ba năm tiền gửi của các tổ chức kinh tế có sự biến động không đồng
nhất, giảm vào năm 2005 và tăng mạnh vào năm 2006 thể hiện qua hình sau:
35
0
50
100
150
200
250
300
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 4: Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Nguyên nhân dẫn đến tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm vào năm 2005 là
do sự tăng cường công tác huy động vốn của Ngân hàng Phát Triển Nhà Đồng
Bằng Sông Cửu Long cùng với sự khai trương hoạt động của Ngân hàng Thương
mại Cổ Phần Phương Nam vào cuối năm 2004 đã thu hút một lượng lớn khách
hàng sang các ngân hàng này làm cho số tiền huy động từ tổ chức kinh tế của chi
nhánh giảm xuống vào năm 2005 nhưng sự sụt giảm này không đáng kể. Mặc dù
có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các ngân hàng thương mại trên địa bàn. Với chi
nhánh, tiếp tục phát huy những ưu điểm trong huy động vốn, áp dụng lãi suất
thỏa thuận giữa các ngân hàng thương mại quốc doanh trên địa bàn, đa dạng hoá
các hình thức thanh toán kết quả là chi nhánh đã thu hút được tiền gửi từ một số
khách hàng lớn là các đơn vị sản xuất kinh doanh như Công ty cổ phần Đầu tư
xây dựng, Công ty Dược vật tư y tế Tiền Giang, ngoài ra chi nhánh còn thu hút
được một số khách hàng truyền thống có số dư tiền gửi bình quân lớn như: Công
ty Xổ số Kiến Thiết, Kho bạc Nhà nước, Điện lực…Bên cạnh đó, ngân hàng
cũng nỗ lực hết mình từ việc đơn giản hóa các thủ tục đã tạo ra sự tiện lợi nhanh
chóng trong việc mở tài khoản tiền gửi, làm cho lượng tiền gửi thanh toán của
ngân hàng tăng lên vào cuối năm 2006.
Trong tiền gửi của các tổ chức kinh tế thì tiền gửi không kỳ hạn luôn chiếm
tỉ trọng cao trong tổng số tiền gửi của các tổ chức kinh tế điều này thể hiện rõ
qua hình sau:
36
95.41
4.59
Năm 2004
85.93
14.07
Năm 2005
91.21
8.79
KHÔNG KỲ HẠN
CÓ KỲ HẠN
Năm 2006
Hình 5: Kết cấu tiền gửi của các TCKT tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Qua hình 5 ta thấy có sự chênh lệch rất lớn về tỷ trọng giữa tiền gửi có kỳ
hạn và tiền gửi không kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong
tiền gửi của các tổ chức kinh tế là do số tiền dư ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh đợi đầu tư vào một hạng mục hay đầu tư mở rộng sản xuất nhưng chưa sử
dụng đến nên gửi vào ngân hàng để hưởng lãi.
Đối với tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 90%, tuy nhiên, loại
tiền gửi không kỳ hạn này có chi phí thấp khoảng 0,2%/tháng, khách hàng có thể
rút ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, đối với loại tiền gửi này thì ngân hàng sẽ không chủ
37
động được trong cho vay và đầu tư đặc biệt là đầu tư trung và dài hạn sẽ gặp khó
khăn. Do vậy, ngân hàng cần có chính sách đẩy mạnh nguồn vốn thu hút từ tiền
gửi có kỳ hạn đặc biệt trên 12 tháng nhằm cân đối vốn trong việc cho vay tín
dụng trung-dài hạn, tránh hiện tượng sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung-dài
hạn.
- Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là một phần nhàn rỗi của người dân, lượng tiền nhàn rỗi
này nằm rải rác khắp nơi trong dân chúng. Nhiệm vụ của các ngân hàng nói
chung và của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển chi nhánh Tiền Giang nói riêng là
phải có biện pháp tích cực để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi này, một mặt gia tăng
nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, mặt khác đáp ứng nhu cầu
về vốn cho các thành phần kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần xây
dựng nền kinh tế tỉnh nhà. Bên cạnh đó, khai thác được nguồn sinh lợi của đồng
vốn nhàn rỗi, không gây lãng phí, giúp cho người dân có thêm một khoản thu
nhập từ lãi suất nâng cao mức sống cho người dân.
Trong tiền gửi tiết kiệm, chiếm phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn trên 97%,
phần còn lại là tiền gửi không kỳ hạn chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, năm 2004 là
2,92%, sang năm 2005 loại tiền gửi này chiếm 0,39% và đến năm 2006 chiếm
0,4% trong tổng tiền gửi tiết kiệm.
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn mà ngân hàng tập trung huy động
mạnh nhất vì nguồn vốn này mang tính ổn định và có vai trò vô cùng quan trọng
đối với ngân hàng trong kinh doanh mặc dù nguồn vốn này có lãi suất phải trả
cao hơn lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn. Đối với loại tiền này ngân hàng có
thể đem cho vay một cách chủ động.
Cùng với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn thì tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn
cũng góp phần làm cho lượng tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh tăng lên qua ba
năm, và điều này được thể hiện qua hình sau:
38
0
100
200
300
400
500
600
700
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 6: Tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Sở dĩ có sự tăng nhanh chóng như vậy là do trong những năm qua chi nhánh
đã đẩy mạnh các hình thức, các kênh huy động vốn như trả lãi trước, tiết kiệm rút
dần, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm dự thưởng kết hợp với các hình thức khuyến
mãi tặng phiếu mua hàng của chi nhánh vào cuối năm, điều chỉnh mức lãi suất
linh hoạt phù hợp với người gửi tiền và mặt bằng lãi suất thị trường. Đặc biệt là
giữa tháng 06/2006 chi nhánh đã tăng lãi suất tiết kiệm 13 tháng từ 0,76%/tháng
lên 0,8-0,82%/tháng nhằm thu hút các khách hàng lớn và thu hút thêm nhiều
khách hàng mới. Bên cạnh đó, do điều kiện kinh tế ổn định đời sống của người
dân được cải thiện, thu nhập của người dân tăng lên do đó họ gửi tiền vào ngân
hàng vừa tạo cho ngân hàng có một nguồn vốn quan trọng trong kinh doanh, vừa
tạo cho người gửi tiền có được một khoản thu nhập từ lãi suất và giảm tối thiểu
rủi ro khi người dân để tiền trong nhà.
- Kỳ phiếu, trái phiếu:
Đây là những chứng chỉ nợ, có thời hạn, ngân hàng phát hành giấy tờ có giá
để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế. Việc phát
hành kỳ phiếu và trái phiếu có ý nghĩa rất lớn trong việc thực hiện có hiệu quả
chính sách tiền tệ quốc gia, ổn định tiền tệ, phát triển kinh tế-xã hội, kiềm chế
lạm phát và ổn định mặt bằng lãi suất huy động.
39
0
20
40
60
80
100
120
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 7: Kỳ phiếu, trái phiếu của chi nhánh qua ba năm (04-06)
Qua hình 7 cho thấy nguồn vốn huy động được từ việc phát hành kỳ phiếu
và trái phiếu liên tục giảm qua ba năm và giảm rất nhanh. Nguyên nhân của sự
giảm liên tục này là do những kỳ phiếu, trái phiếu của ngân hàng phát hành từ
những năm trước đã đến hạn thanh toán, hơn nữa, do số tiền huy động từ các loại
tiền gửi khác tăng lên đáng kể nên ngân hàng đã hạn chế mức huy động từ các
loại kỳ phiếu ngắn hạn.
- Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác:
Ngoài tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi tiết kiệm thì nguồn vốn
còn được huy động từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác nhưng loại tiền này
trong tổng nguồn vốn chiếm tỷ trọng không đáng kể.
40
0
10
20
30
40
50
60
2004 2005 2006
Năm
Triệu đồng
Hình 8: Tiền gửi của các TCTD khác tại chi nhánh qua ba năm (04-06)
Nhìn ở đây ta thấy tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác tăng liên tục qua
ba năm, nhưng đặc biệt là năm 2006 lượng tiền gửi này tăng với một số lượng
đáng kể, cụ thể là tăng 46.460 triệu đồng so với năm 2005. Số tăng này là do
trong năm 2006 chi nhánh đã tiếp thị, vận động và thu hút được nguồn gởi thanh
toán của Kho bạc Nhà nước với số dư bình quân gần 85 tỷ đồng, làm giảm đáng
kể mức lãi suất huy động vốn bình quân bởi vì khi tăng lãi suất huy động thì
ngân hàng sẽ thu hút thêm một lượng tiền ồ ạt gửi vào ngân hàng từ các tổ chức
kinh tế cũng như của dân cư. Và khi ngân hàng sử dụng nguồn tiền này không
hết sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn và khi đó ngân hàng sẽ gửi tiền này ở Trung
Ương để tăng thêm lợi nhuận cho chi nhánh mặc dù phải trả một khoản phí. Do
đó, ngân hàng giảm mức lãi suất huy động vốn bình quân nhằm hạn chế bớt tiền
gửi của khách hàng tránh tình trạng ứ đọng vốn.
Tóm lại: Tình hình huy động vốn của chi nhánh qua ba năm 2004, 2005,
2006 có bước tăng trưởng đáng kể, chứng tỏ sự nỗ lực rất lớn của chi nhánh. Bên
cạnh uy tín, thương hiệu, phong cách phục vụ khách hàng thì chi nhánh luôn bám
sát mặt bằng lãi suất huy động trên địa bàn để giữ vững và tăng trưởng nguồn
vốn. Ngoài ra, việc triển khai có hiệu quả nhiều sản phẩm huy động vốn phong
41
phú và đa dạng đã góp phần làm cho công tác huy động vốn của chi nhánh ngày
càng có hiệu quả.
4.2. Sơ lược tình hình cho vay của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Cho vay là nghiệp vụ sinh lời chủ yếu của ngân hàng, nguồn vốn hoạt động
cho vay chiếm tỷ lệ lớn trong tổng đầu tư của ngân hàng. Tuy nhiên, nghiệp vụ
này vẫn là nghiệp vụ có mức độ rủi ro lớn nhất vì đây là nghiệp vụ rất nhạy cảm
với môi trường kinh tế-xã hội-chính trị.
Bảng 3: TÌNH HÌNH CHO VAY TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM
(2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
DSCV
DSTN
Dư nợ
279.479
274.212
337.412
348.130
262.345
423.197
195.463
130.862
487.798
68.651
-11.867
85.785
24,56
-4,33
25,42
-152.667
-131.483
64.601
-43,85
-50,12
15,26
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
- Doanh số cho vay của ngân hàng qua ba năm không ổn định, đặc biệt là
năm 2006 doanh số cho vay này giảm xuống rất nhiều. Sự tăng, giảm của doanh
số cho vay là do ngân hàng thực hiện theo chỉ đạo của trung ương về cơ cấu lại
dư nợ tín dụng.
- Đi đôi với công tác cho vay điều cũng cần quan tâm của tất cả các ngân
hàng thương mại đó chính là công tác thu nợ. Việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho
ngân hàng có thể duy trì, bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Qua bảng 2 ta
thấy doanh số thu nợ của ngân hàng giảm liên tục qua ba năm đặc biệt là năm
2006 giảm đáng kể. Sự sụt giảm này là do khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn
đến tình trạng ngân hàng không thu hồi được nợ.
- Về tình hình dư nợ: dư nợ của ngân hàng liên tục tăng qua ba năm và dư
nợ luôn lớn hơn doanh số cho vay vì doanh số cho vay chỉ tính cho kỳ phân tích
còn dư nợ bao gồm cả dư nợ của kỳ trước. Sự tăng trưởng này là phù hợp với tốc
độ gia tăng của doanh số cho vay và sự sụt giảm của doanh số thu nợ.
42
Tình hình cho vay của chi nhánh đã phản ánh khái quát hoạt động tín dụng
của ngân hàng. Tuy nhiên, do bản chất của hoạt động tín dụng ngân hàng là đi
vay để cho vay vì thế với nguồn vốn huy động được trong mỗi năm ngân hàng
cần có những biện pháp hữu hiệu để sử dụng nguồn vốn đó thật hiệu quả nhằm
tránh tình trạng ứ đọng vốn, để hiểu rõ hơn ta đi vào phân tích chi tiết tình hình
cho vay của chi nhánh.
4.3. Phân tích doanh số cho vay tại chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Các doanh nghiệp sau khi sản xuất sản phẩm thì phải tìm thị trường tiêu thụ
hay nói cách khác hơn là tìm đầu ra cho sản phẩm. Ngân hàng cũng vậy sau khi
huy động vốn cũng phải tìm “thị trường” để cho nguồn vốn lưu thông, vấn đề là
cho vay như thế nào để đồng vốn lưu thông có hiệu quả.
4.3.1. Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Xét về kết cấu thì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao, tỷ
trọng trung bình của khoản vay ngắn hạn qua ba năm chiếm gần 90% trong tổng
doanh số cho vay, điều này cho thấy chi nhánh rất chú trọng vào khoản vay ngắn
hạn. Còn đối với khoản cho vay trung-dài hạn chiếm tỷ trọng không nhiều, chủ
yếu là khách hàng vay để mua đất xây nhà, mua nhà, sửa chữa nhà, đóng xà lan
nên chiếm tỷ trọng không nhiều trong tổng doanh số cho vay. Thực tế cho thấy
rằng tín dụng ngắn hạn đã và đang được mở rộng và đóng vai trò chủ yếu trong
quá trình sử dụng vốn của ngân hàng.
Bảng 4: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN TẠI CHI
NHÁNH QUA BA NĂM(2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn
TDH
DSCV
256.137
23.342
279.479
300.915
47.215
310.915
177.373
18.090
195.463
44.778
23.873
68.651
17,48
102,27
24,56
-123.542
-29.125
-152.667
-41,06
-61,67
-43,85
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
43
Nhìn chung doanh số cho vay của chi nhánh NHĐT&PT Tiền Giang qua
ba năm có sự biến động không đồng nhất, tăng vào năm 2005 và giảm vào năm
2006. Trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế hơn doanh số cho vay
trung-dài hạn, đặc biệt là vào năm 2005 doanh số cho vay tăng rất nhanh trong đó
tốc độ tăng của khoản vay trung-dài hạn tăng rất nhanh, tăng 102,27% so với
năm trước đó là do ngân hàng tích cực tìm kiếm khách hàng và giải quyết tốt đầu
ra, cho vay những dự án mang tính hiệu quả cao, có khả năng hoàn vốn nhanh,
nhưng sự tăng lên của khoản vay trung-dài hạn không đáng kể so với sự tăng
trưởng của khoản vay ngắn hạn.
Doanh số cho vay tăng do trong những năm qua ngân hàng đã tập trung
nguồn vốn duy trì tín dụng đối với những khách hàng lớn, truyền thống của chi
nhánh như cho vay xuất nhập khẩu trong đó có xuất khẩu gạo, thủy sản, ngân
hàng cho vay với số lượng nhiều và với mức lãi suất hợp lý. Đồng thời, ngân
hàng giải ngân kịp thời cho các dự án đã ký hợp đồng tín dụng với khách hàng
nhằm đảm bảo phục vụ đủ vốn giúp cho các dự án cho vay sớm đi vào hoạt động.
Bên cạnh đó, ngân hàng còn chủ động tìm kiếm khách hàng đủ điều kiện vay
vốn, có khả năng cạnh tranh và phát triển trong cơ chế thị trường, những dự án có
hiệu quả, có khả năng trả nợ tốt. Đồng thời, mở rộng dịch vụ tín dụng đến với
khách hàng là cá nhân để đáp ứng nhu cầu về sản phẩm dịch vụ đa dạng của
khách hàng. Tuy nhiên, từ bảng số liệu ta thấy ngân hàng tập trung nhiều vào
khoản vay ngắn hạn hơn là khoản vay trung-dài hạn bởi vì ngân hàng mong
muốn hoạt động trong môi trường ít rủi ro, từ đó tỷ trọng khoản đầu tư trung-dài
hạn giảm đi nhiều và chú trọng đến khoản cho vay ngắn hạn như: cho vay cán bộ
công nhân viên, cho vay du lịch, cho vay cải tạo vườn tạp, mua phân bón, hóa
chất phục vụ cho nông nghiệp, và trong thời gian này các doanh nghiệp vay vào
mục đích ngắn hạn như: sản xuất bánh kẹo, kinh doanh tạp hóa, nuôi tôm, nuôi
heo, nuôi cá bè, trả lương cán bộ công nhân viên…và ngoài ra cho vay ngắn hạn
thì hồ sơ, thủ tục đơn giản, lãi suất phù hợp với từng món vay nên dễ dàng thu
hút được nhiều khách hàng.
Sang năm 2006, do cả doanh số cho vay ngắn hạn và trung-dài hạn đều
giảm nên làm cho tổng doanh số cho vay của ngân hàng giảm xuống đáng kể,
trong đó cho vay ngắn hạn giảm 41,06% và cho vay trung-dài hạn giảm 61,67%.
44
Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2006 chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của
Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam về việc thực hiện cơ cấu lại khách
hàng, dư nợ tín dụng đặc biệt là đối với khoản cho vay trung và dài hạn với cơ
cấu trung dài hạn trên tổng dư nợ nhỏ hơn 40%, điều này làm cho doanh số cho
vay trung và dài hạn giảm xuống nhằm hạn chế rủi ro đến mức thấp nhất
4.3.2. Phân tích doanh số cho vay theo thành phần kinh tế qua ba năm
(2004-2006)
Nhằm đa dạng hóa tối đa khách hàng vay vốn của mình, NHĐT&PT chi
nhánh Tiền Giang luôn mở rộng cho vay đến nhiều thành phần kinh tế để vừa
đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế, vừa có thể phân tán rủi
ro.
Về cơ cấu, trong ba năm qua tỷ trọng các khoản cho vay đối với các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh khá lớn trong tổng doanh số cho vay năm 2004 là
55,4%, đến năm 2005 chiếm tỷ trọng là 71,63% và đến năm 2006 thành phần này
chiếm 62,89%, trong khi đó thành phần kinh tế quốc doanh là thành phần giữ vai
trò chủ đạo trong nền kinh tế và là khách hàng truyền thống của ngân hàng lại
chiếm tỷ trọng nhỏ hơn khoảng 37% trong tổng doanh số cho vay. Nhận thấy
rằng, trong ba năm qua tỷ trọng các khoản cho vay đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh đều tăng, đạt được điều này là do thực hiện chủ trương đẩy
mạnh cho vay đối với thành phần ngoài quốc doanh đặc biệt là các doanh nghiệp
vừa và nhỏ.
Bảng 5:TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM(2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Quốc doanh
Ngoài QD
DSCV
124.646
154.833
279.479
98.764
249.366
348.130
72.528
122.935
195.463
-25.882
94.533
68.651
-20,76
61,05
24,56
-26.236
-126.431
-152.667
-26,56
-50,70
-43,85
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
45
Qua bảng 5 cho thấy doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế quốc
doanh giảm liên tục qua ba năm. Bởi vì các doanh nghiệp quốc doanh ngày càng
ít đi do thực hiện cổ phần hóa nên ngân hàng phải xem xét lựa chọn những khách
hàng có uy tín, làm ăn có hiệu quả và cho vay đối với những khách hàng lớn và
thường xuyên của ngân hàng như Công ty chăn nuôi Tiền Giang, Công ty Dược
và vật tư y tế Tiền Giang, Công ty khai thác và cung cấp nước sinh hoạt nông
thôn Tiền Giang…mặt khác, thành phần này còn hạn chế về khả năng thế chấp
tài sản.
Ngược lại, đối với thành phần ngoài quốc doanh thì doanh số cho vay lại
tăng vào năm 2005. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do chi nhánh đã tăng
cường tiếp thị mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có
thể nói trong thời gian này các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu
quả nên nhận được sự ưu ái đầu tư của ngân hàng. Ngoài ra, đối tượng này đa số
là các công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần điển hình là Công ty cổ phần
Nhựa Mêkông, Công ty cổ phần Dược phẩm Tipharco, Công ty cổ phần Thủy
sản Vinh Quang đều là những khách hàng lớn của ngân hàng. Hơn nữa, phần lớn
thành phần này có năng lực tài chính và vốn tự có cao, có tài sản thế chấp, cầm
cố có giá trị lớn, mà theo quy định của ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì mức
cho vay tối đa đối với một khách hàng không được vượt quá 70% giá trị tài sản
thế chấp, cầm cố. Vì thế, với mức vốn tự có cao và giá trị tài sản thế chấp, cầm
cố của thành phần này tham gia càng lớn điều đó chứng tỏ họ quan tâm nhiều
hơn đến mục tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó ngân
hàng cho vay đối với thành phần này nhiều dẫn đến doanh số cho vay tăng. Bên
cạnh đó, doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể cũng được ngân hàng chú
ý vì cho vay đối với đối tượng này khá an toàn vì có tài sản thế chấp, tài sản đảm
bảo mới được vay với điều kiện giá trị tài sản thế chấp, tài sản đảm bảo của họ
lớn hơn nhiều so với số tiền mà họ được vay. Trái lại, đến năm 2006 doanh số
cho vay giảm là do thực hiện cơ cấu giảm cho vay trung và dài hạn, trong khi đó
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa số là vay trung và dài hạn.
Tóm lại: Trong những năm qua, cơ cấu cho vay của NHĐT&PT Tiền
Giang có nhiều thay đổi, đặc biệt chú trọng đối với cho vay ngắn hạn hơn là cho
vay trung và dài hạn. Đối với thành phần kinh tế cũng có nhiều thay đổi, tỉ trọng
46
doanh số cho vay thiên về thành phần ngoài quốc doanh hơn. Điều này cho thấy
việc chuyển dịch cơ cấu theo chính sách tín dụng mở là mở rộng cho vay đối với
thành kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay với mọi loại hình kinh tế, chú trọng các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy nhiên, ngân hàng vẫn luôn quan tâm đến thành
phần kinh tế quốc doanh vì đây là những khách hàng truyền thống của ngân
hàng.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM
(2004-2006)
Nếu như doanh số cho vay phản ánh qui mô tín dụng của ngân hàng thì
doanh số thu nợ là chỉ tiêu để thể hiện khả năng đánh giá, kiểm tra, đôn đốc
khách hàng trong công tác thu nợ của cán bộ tín dụng, doanh số cho vay cao
chưa hẳn là tốt mà phải xem xét đến việc thu nợ, chính vì vậy doanh số thu nợ là
nhân tố phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng.
4.4.1. Phân tích tình hình thu nợ theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Ta biết rằng việc thu hồi nợ tốt sẽ đảm bảo cho ngân hàng có thể duy trì,
bảo tồn và mở rộng nguồn vốn cho vay. Vì vậy, xem xét việc thu hồi nợ của ngân
hàng thông qua tỷ trọng cũng sẽ phản ánh được phần nào khả năng thu nợ của
ngân hàng.
Như đã phân tích ở trên, doanh số cho vay ngắn hạn qua các năm luôn
chiếm tỷ trọng khá cao cho nên doanh số thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng
cao trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng, hơn nữa do thời gian cho vay
ngắn và sự hấp dẫn từ lợi nhuận làm cho tín dụng ngắn hạn có ưu thế hơn do đó
thu nợ ngắn hạn cũng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ. Năm 2004
tỉ trọng thu nợ ngắn hạn chiếm 86,27% trong tổng doanh số thu nợ, tiếp tục đến
năm 2005 thì tỷ trọng thu nợ ngắn hạn lại giảm xuống chỉ còn 85,45% trong tổng
doanh số thu nợ của ngân hàng, đến năm 2006 tỷ trọng này lại tăng lên là 92,4%.
Không giống như tỷ trọng đối với doanh số thu nợ ngắn hạn, đối với doanh
số thu nợ trung-dài hạn thì tỷ trọng chiếm rất nhỏ, tỷ trọng trung bình của khoản
vay này qua ba năm chỉ khoảng 12% trong cơ cấu thu nợ của ngân hàng.
Nhìn chung, doanh số thu nợ của ngân hàng giảm đều qua ba năm đặc biệt
giảm mạnh vào năm 2006, giảm 131.483 triệu đồng là do doanh số thu nợ ngắn
47
hạn và trung-dài hạn đều giảm. Và tình hình thu nợ của ngân hàng được thể hiện
qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI
NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn
TDH
DSTN
236.554
37.658
274.212
224.168
38.177
262.345
120.913
9.949
130.862
-12.386
519
-11.867
-8,84
17,14
-4,33
-103.255
-28.228
-131.483
-43,06
-73,94
-50,12
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Qua bảng 6, doanh số thu nợ ngắn hạn giảm đều qua ba năm trong đó giảm
nhiều nhất là vào năm 2006, giảm 103.255 triệu đồng là vì trong thời gian này,
ngân hàng cho vay đa số là các hộ sản xuất kinh doanh phục vụ đời sống như:
nuôi heo, nuôi gà, sản xuất hoa màu, nuôi cá bè, sản xuất những mặt hàng thiết
yếu…tuy nhiên, do những điều kiện khách quan cũng đã ảnh hưởng đến việc thu
nợ của ngân hàng. Dịch cúm gia cầm kéo dài, thời tiết khắc nghiệt làm cho việc
sản xuất kinh doanh bị đình trệ, hơn nữa giá cả một số mặt hàng thiết yếu gia
tăng nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn, lợi nhuận mang lại không cao
thậm chí bị lỗ dẫn đến không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên việc thu hồi
nợ của ngân hàng đối với các đơn vị sản xuất này không đạt được hiệu quả.
Ngược lại, đối với khoản thu nợ trung-dài hạn lại tăng vào năm 2005.
Khoản thu nợ trung-dài hạn tăng là do trong thời gian này có nhiều chính sách ưu
đãi của Nhà nước cho các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
dẫn đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả hơn
nên phần lớn các khách hàng của chi nhánh trả nợ đúng và trước thời hạn cho
ngân hàng do đó doanh số thu nợ của ngân hàng tăng lên, thêm vào đó trong năm
này tình hình kinh tế của tỉnh nhà có bước phát triển khá hơn so với cùng kỳ năm
trước. Tuy nhiên, đến năm 2006, tình hình thu nợ đối với khoản vay trung-dài
hạn lại giảm trầm trọng, giảm 41.877 triệu đồng so với năm 2005. Sự sụt giảm
48
này nguyên nhân cũng một phần là do trong năm doanh số cho vay trung-dài hạn
giảm xuống rất nhanh kéo theo doanh số thu nợ trung-dài hạn giảm xuống, mặt
khác, do chi nhánh thu hẹp dần khoản đầu tư vào cho vay trung-dài hạn nhất là
đối với thành phần quốc doanh.
4.4.2. Phân tích tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm
(2004-2006)
Doanh số thu nợ là một trong những yếu tố thể hiện hiệu quả hoạt động kinh
doanh của ngân hàng cũng như của khách hàng. Do đó ta cũng cần phân tích
doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế để phần nào thấy được hiệu quả kinh
doanh của hai thành phần kinh tế hiện nay.
Về cơ cấu thì doanh số thu nợ của thành phần quốc doanh qua ba năm tại chi
nhánh chiếm tỷ lệ nhỏ, còn đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tỷ
trọng khá lớn trên 65% trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng bởi vì doanh
số cho vay đối với thành phần này chiếm tỷ trọng cao do đó doanh số thu nợ
cũng chiếm tỷ trọng cao, còn đối với thành phần kinh tế quốc doanh do doanh số
cho vay bị thu hẹp lại nên chiếm tỷ trọng nhỏ do đó doanh số thu nợ cũng chiếm
tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số thu nợ của ngân hàng.
Bảng 7: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH
TẾ TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Quốc doanh
Ngoài QD
DSTN
98.074
176.138
274.212
88.241
174.104
262.345
43.169
87.693
130.862
-9.833
-2.034
-11.867
-10,03
-1,15
-4,33
-45.072
-86.411
-131.483
-51,08
-49,63
-50,12
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Qua bảng 7 ta thấy, khoản thu đối với thành phần ngoài quốc doanh giảm
đều qua ba năm. Đặc biệt năm 2006 khoản thu nợ giảm xuống khá nhiều giảm
49,63% so với năm 2005. Nguyên nhân dẫn đến doanh số thu nợ của ngân hàng
đối với thành phần ngoài quốc doanh giảm đều qua ba năm là vì một phần doanh
49
số cho vay của năm 2006 giảm so với năm 2005, bên cạnh đó một phần là do các
món vay trong năm đã đến hạn thanh toán nhưng khách hàng xin gia hạn nợ làm
cho tình hình thu nợ giảm đi. Đa số thành phần ngoài quốc doanh làm ăn có hiệu
quả nên ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với thành phần này, tuy nhiên vẫn có
một số doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ cũng làm cho doanh số
thu nợ của ngân hàng giảm đi.
Đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì tình hình thu nợ cũng diễn ra
tương tự thành phần ngoài quốc doanh đó là khoản thu nợ giảm đều qua các năm.
Và cũng giống như thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, năm 2006, tình hình
thu nợ của ngân hàng lại giảm khá nhanh, giảm 45.072 triệu đồng so với năm
2005. Đối với thành phần quốc doanh mặc dù được sự tín nhiệm của ngân hàng
trong quá trình cho vay nhưng các thành phần này vẫn còn hạn chế về mặt tài sản
thế chấp vì vậy khi các công ty này kinh doanh không hiệu quả sẽ rất khó khăn
cho ngân hàng trong quá trình giải quyết tài sản thế chấp. Ngoài ra do các công
ty vay vốn kinh doanh không hiệu quả, làm cho nợ quá hạn kéo dài khó thu hồi
như Công ty Công trình Giao thông 5, Công ty Xây dựng Công trình Giao thông
586…Mặt khác, các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thủy sản gặp khó
khăn do các ngành đánh bắt xa bờ có năng suất thấp, giá cả bất lợi, hiệu quả khai
thác kém nên cũng ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của khách đối với
ngân hàng làm cho doanh số thu nợ của ngân hàng giảm xuống.
Tóm lại: Tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh được thể hiện từ
doanh lợi thu được từ phương án, dự án đó. Hoạt động của ngân hàng cũng vậy,
thường gắn liền với hoạt động của khách hàng vay vốn. Tính hiệu quả của việc
sử dụng vốn cao thì việc trả nợ cho ngân hàng sẽ trôi chảy, lợi nhuận của ngân
hàng sẽ tăng lên, ngược lại thì lợi nhuận của ngân hàng sẽ bị giảm xuống. Đối
với tình hình thu nợ của NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang trong ba năm qua còn
thấp vì vậy các cán bộ tín dụng cần đẩy mạnh công tác thẩm định vốn vay, lựa
chọn sàng lọc khách hàng cho vay nhất là những khách hàng có nguồn trả nợ
thực hiện tốt việc trả nợ vốn vay.
4.5. Phân tích tình hình dư nợ của chi nhánh qua ba năm (2004-2006)
Dư nợ là kết quả có được từ diễn biến tình hình cho vay và thu nợ với mức
độ lặp đi lặp lại nhiều lần. Trong chu kỳ này nếu thu nợ bị đứt đoạn thì công việc
50
cho vay khó mà thực hiện được, nếu dư nợ cao gần bằng doanh số cho vay thì
ngân hàng sẽ không đủ tiền để phát vay cho chu kỳ tiếp theo, hay nói cách khác
vòng vay vốn bị chậm lại, dễ dàng gây ra sự tắc nghẽn trong việc sử dụng vốn
của ngân hàng. Vì vậy, dư nợ tín dụng phản ánh một cách thực tế và chính xác
hơn về tốc độ tăng trưởng của tín dụng, về tình hình cho vay, thu nợ đạt kết quả
như thế nào đến thời điểm quyết toán cuối năm. Dư nợ cho vay còn phản ánh
mức đầu tư vốn của ngân hàng vào hoạt động tín dụng và liên quan trực tiếp đến
việc tạo ra lợi nhuận của ngân hàng.
4.5.1. Phân tích tình hình dư nợ theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Về cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn của NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang qua ba
năm đối với dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung-dài hạn.
Năm 2004, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 62,94% trong tổng dư nợ, ngược
lại tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng chiếm tỷ trọng
thấp hơn dư nợ ngắn hạn chiếm 37,06%. Sang năm 2005, tỷ trọng dư nợ ngắn
hạn lại tiếp tục tăng chiếm 66,47% trong tổng dư nợ, nếu như tỷ trọng dư nợ
ngắn hạn tăng thì trong năm này tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn lại giảm xuống
chiếm 33,53%. Đến năm 2006, tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 68,37% trong tổng
dư nợ, trái lại, tỷ trọng dư nợ trung-dài hạn lại vẫn tiếp tục giảm nhẹ chiếm
31,63% trong tổng dư nợ của ngân hàng.
Tuy nhiên, tổng dư nợ tăng đều đặn qua các năm, điều này thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 8: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH QUA
BA NĂM (2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn
TDH
Dư nợ
212.353
125.059
337.412
281.282
141.915
423.197
333.520
154.278
487.798
68.929
16.856
85.785
32,46
13,48
25,42
52.230
12.363
64.601
18,57
8,71
15,26
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
51
Yếu tố làm tăng tổng dư nợ là dư nợ ngắn hạn, mặc dù dư nợ trung và dài
hạn cũng tăng qua ba năm nhưng chiếm phần lớn vẫn là dư nợ ngắn hạn.
Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng của tổng dư nợ là do doanh số cho vay gia
tăng trong khi đó doanh số thu nợ lại giảm xuống. Ngoài ra chi nhánh đã huy
động được nhiều khách hàng lớn, có uy tín nên ngân hàng đầu tư vào những dự
án có hiệu quả, đặc biệt là những khoản vay ngắn hạn, mở rộng quy mô hoạt
động sản xuất kinh doanh, đồng thời chi nhánh mở thêm thị phần hoạt động cho
những khoản đầu tư như: công trình xây dựng cơ bản, xây lắp…với lãi suất ưu
đãi. Mặt khác, ngân hàng cũng đáp ứng kịp thời những khoản đầu tư chi tiêu
ngắn hạn, tạm thời của các hộ kinh doanh, các trang trại… từ đó làm tăng tổng
dư nợ của ngân hàng.
4.5.2. Phân tích tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế qua ba năm
(2004-2006)
Xét về kết cấu, nhìn chung, dư nợ theo thành phần kinh tế của ngân hàng
đối với thành phần ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ đối với thành
phần quốc doanh. Đây là thành phần kinh tế có dư nợ cao nhất tại ngân hàng
chiếm tỷ trọng trên 80% tổng dư nợ qua ba năm.
Bảng 9: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI
NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Quốc doanh
Ngoài QD
Dư nợ
103.740
233.672
337.412
68.927
354.270
423.197
41.778
446.020
487.798
-34.813
120.598
85.785
-33,56
51,61
25,36
-27.149
91.750
64.601
-39,39
25,90
15,26
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Dư nợ theo thành phần kinh tế tăng qua ba năm trong đó dư nợ đối với
thành phần ngoài quốc doanh chiếm đa số. Sự tăng trưởng này chứng tỏ ngân
hàng có quy mô hoạt động rộng, nguồn vốn mạnh và đa dạng.
52
Qua ba năm dư nợ đối với thành phần kinh tế quốc doanh đều giảm. Sự sụt
giảm này là bởi vì thực hiện chủ trương cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước
nên số lượng các doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn ngày càng ít đi. Ngoài ra,
việc tuân thủ nghiêm chỉnh giới hạn dư nợ trung ương giao và chú trọng dư nợ có
tài sản đảm bảo cũng đã làm cho dư nợ đối với thành phần quốc doanh giảm đi.
Khác với thành phần doanh nghiệp quốc doanh thì dư nợ đối với thành phần
ngoài quốc doanh tăng rất nhanh. Dư nợ ngoài quốc doanh tăng nhanh chóng như
vậy là do chính sách phát triển kinh tế của đất nước, triển khai thực hiện mô hình
theo dự án hiện đại hóa đất nước, mở rộng cho vay đối với các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, các cơ sở kinh doanh thuộc ngành công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, chế biến phục vụ xuất khẩu, chủ động liên hệ, tiếp xúc, đàm phán và đi
đến thiết lập quan hệ với doanh nghiệp đã và đang đầu tư vào khu công nghiệp
Mỹ Tho, khu công nghiệp Tân Hương, mở rộng cho đến các hộ tư nhân cá thể
ngoài quốc doanh. Hơn nữa, hiện nay thành phố Mỹ Tho là đô thị loại II nên
doanh nghiệp ngoài quốc doanh đa số là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, từ đó nhu
cầu vốn cũng tăng theo, mặt khác, các doanh nghiệp tư nhân và kinh tế cá thể
cũng chiếm đa số trong thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, và do thời điểm
cuối năm, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp thương mại dịch vụ, doanh nghiệp
sản xuất mặt hàng phục vụ Tết khá lớn. Tuy nhiên, ngân hàng cũng cần phải tăng
cường quản lý các món vay này vì đầu tư vào thành phần này rủi ro thường cao
do đa phần họ sản xuất tự phát, theo mùa vụ, ít có kế hoạch sản xuất kinh doanh
cụ thể và sổ sách thường không đầy đủ, minh bạch nên ngân hàng khó mà đánh
giá chính xác hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp này.
Tóm lại: Tổng dư nợ của chi nhánh qua ba năm 2004, 2005, 2006 tăng
trưởng cao chứng tỏ rằng quy mô hoạt động của ngân hàng khá rộng, đăc biệt là
dư nợ ngoài quốc doanh cao gấp nhiều lần so với dư nợ quốc doanh điều này
tương ứng với việc chi nhánh đã nỗ lực rất lớn trong việc tăng trưởng dư nợ tín
dụng ngoài quốc doanh nhằm bù đắp sự giảm dư nợ các doanh nghiệp quốc
doanh.
53
4.6. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG THÔNG QUA NỢ XẤU
CỦA CHI NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)
Vấn đề giải quyết nợ xấu làm lành mạnh hóa tài chính của các ngân hàng
thương mại từ lâu đã được Chính phủ, ngành ngân hàng cũng như các đơn vị hữu
quan xem là một trọng tâm lớn trong tiến trình cơ cấu hệ thống ngân hàng hiện
nay. Bởi vì sự yếu kém của các ngân hàng thương mại sẽ có tác động tiêu cực
đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế trong thời gian tới, nhất là khi nước ta đã
gia nhập vào Tổ chức Thương Mại thế giới.
Trong dư nợ của ngân hàng thì nợ quá hạn rất quan trọng đặc biệt là nợ xấu,
nợ quá hạn hay nợ xấu và rủi ro có mối quan hệ mật thiết với nhau, nợ quá hạn
càng cao càng thể hiện nguy cơ rủi ro càng rõ ràng. Vì vậy, việc xem xét nợ xấu
tại NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang là điều cần thiết vì nợ xấu phản ánh hiệu
quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng.
Bảng 10: TÌNH HÌNH NỢ XẤU TẠI CHI NHÁNH QUA BA NĂM
(2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Nợ xấu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Từ 90-180 ngày
Từ 181-360 ngày
Trên 360 ngày
3.255
-
-
21.978
-
-
1.694
-
-
18.723
-
-
575,21
-
-
-20.284
-
-
-92,29
-
-
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Theo quyết định 493/QĐ-NHNN thì nợ xấu được xếp loại từ nhóm 3 đến
nhóm 5 tức là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày. Từ bảng số liệu ta thấy, nợ
xấu của ngân hàng chỉ rơi vào nhóm 3 tức là từ 91 đến 180 ngày, còn đối với nợ
xấu từ 181 đến 360 ngày và trên 360 ngày không có. Điều đó cho thấy chất lượng
tín dụng của chi nhánh tương đối tốt và được thể hiện cụ thể ở phần sau.
4.6.1. Phân tích nợ xấu theo thời hạn qua ba năm (2004-2006)
Xét về kết cấu thì liên tiếp trong ba năm nợ xấu của chi nhánh đối với khoản
trung-dài hạn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với nợ xấu ngắn hạn khoảng
54
74% trong tổng nợ xấu. Có thể nói đây là vấn đề mà chi nhánh cần đặc biệt quan
tâm để tìm ra giải pháp khắc phục hữu hiệu nhất.
Tuy nhiên, để chi tiết hơn ta xem xét bảng tình hình nợ xấu của chi nhánh
qua ba năm.
Bảng 11:TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TẠI CHI NHÁNH
QUA BA NĂM (2004-2006)
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn
TDH
Nợ xấu
388
2.867
3.255
11.937
10.041
21.978
223
1.471
1.694
11.549
7.174
18.723
2976,55
250,23
575,21
-11.714
-8.570
-20.284
-98,13
-85,35
-92,29
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
Nhìn chung, tình hình nợ xấu của chi nhánh qua ba năm có sự biến động
không đồng đều, nợ xấu thấp ở năm 2004 và cao nhất ở năm 2005 rồi sau đó lại
giảm xuống vào năm 2006.
Qua bảng 11 cho thấy, tín dụng trung-dài hạn có nợ xấu cao hơn rất nhiều so
với các khoản tín dụng ngắn hạn và đặc biệt là vào năm 2005 nợ xấu tăng lên rất
nhanh so với năm 2004 là 2976,55% đối với nợ xấu ngắn hạn và 250,23% đối
với nợ xấu trung-dài hạn. Sở dĩ nợ xấu tăng nhanh chóng như vậy là do trong
những năm qua dịch cúm gia cầm xảy ra trên diện rộng, giá cả các mặt hàng thiết
yếu phục vụ sản xuất và đời sống như xăng, dầu, sắt, thép, phân bón…liên tục
biến động đã ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành các chỉ tiêu của các đơn vị
sản xuất do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng đối với ngân hàng,
làm cho nợ quá hạn tăng cao dẫn đến nợ xấu tăng lên. Bên cạnh đó, việc mở rộng
các khoản cho vay ngắn hạn đối với khách hàng là cá nhân cũng ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng vì số lượng khách hàng đông, thu nhập đôi khi không ổn
định nên khó kiểm tra, đôn đốc thu nợ kịp thời. Và nợ xấu tăng lên cũng một
phần là do việc cải tạo vườn không hiệu quả, kinh tế tạm thời khó khăn, thu nhập
của gia đình từ làm nghề biển không hiệu quả, và do của một bộ phận dân cư và
55
công trình thi công của các đơn vị chưa có nguồn thanh toán, do xà lan của khách
hàng không có nguồn hàng hoạt động nên làm nợ quá hạn phát sinh và kéo dài.
Trái lại, bước sang năm 2006 thì tình hình nợ xấu của chi nhánh có bước
tiến triển tốt, đối với nợ xấu ngắn hạn giảm xuống đáng kể giảm 98,13% so với
năm 2005. Song song với việc nợ xấu ngắn hạn giảm thì nợ xấu đối với món vay
trung-dài hạn cũng giảm mạnh 85,35% so với năm 2005. Để có được sự tiến triển
tốt về nợ xấu này là do chi nhánh tích cực đôn đốc khách hàng trả nợ, thu dần từ
hiệu quả kinh doanh đối với khách hàng kinh doanh quán ăn không hiệu quả do
mùa mưa làm hiệu quả thấp, và trong năm chi nhánh đã tiến hành xử lý các
khoản nợ quá hạn mà khách hàng không có khả năng trả nợ và không có thiện chí
trả nợ như doanh nghiệp tư nhân Quang Tân Trường bằng cách phát mãi tài sản.
Bên cạnh đó, do chi nhánh thực hiện phân loại nợ theo quyết định 493/QĐ-
NHNN nên có kế hoạch xử lý nợ xấu kịp thời, tích cực thu lãi treo hạn chế tối đa
nợ quá hạn mới phát sinh, đồng thời phân giao chỉ tiêu thu nợ xấu cho từng cán
bộ chuyên quản góp phần hạn chế được nợ xấu phát sinh.
4.6.2. Phân tích nợ xấu theo thành phần kinh tế qua ba năm (2004-2006)
Xét về cơ cấu thì tỷ trọng nợ xấu đối với thành phần ngoài quốc doanh
chiếm khá cao trên 60%, mà đa số thành phần này là các doanh nghiệp vừa và
nhỏ nguồn vốn không nhiều lại vay dài hạn nên làm cho nợ xấu tập trung nhiều,
nợ xấu đối với thành phần kinh tế quốc doanh chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu
nợ xấu bởi vì thành phần này ít và chi nhánh giảm cho vay trung-dài hạn nên hạn
chế được rủi ro, do đó nợ xấu chiếm tỷ trọng thấp.
Bảng 12: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI CHI
NHÁNH QUA BA NĂM (2004-2006)
ĐVT: Triệu đồng
Chênh lệch Năm
2005/2004 2006/2005
Chỉ tiêu
2004 2005 2006 Số tiền % Số tiền %
Quốc doanh
Ngoài QD
Nợ xấu
1.504
1.751
3.255
7.384
14.594
21.978
608
1.086
1.694
5.880
12.843
18.723
390,96
733,47
575,21
-6.776
-13.508
-20.284
-91,77
-92,56
-92,29
(Nguồn: Phòng Kế hoạch-Nguồn vốn)
56
Qua bảng 12 ta thấy, đối với thành phần kinh tế quốc doanh thì nợ xấu tăng
đột phá vào năm 2005 với tỷ lệ là 390,96% so với năm 2004. Cùng với sự tăng
lên về nợ xấu của thành phần kinh tế quốc doanh thì nợ xấu của thành phần kinh
tế ngoài quốc doanh cũng tăng lên đáng kể là 735,47% so với năm 2004. Nguyên
nhân của sự gia tăng này là do nợ xấu tại NHĐT&PT chi nhánh Tiền Giang chỉ
tập trung vào một số ít khách hàng nhưng là những khách hàng lớn nên nợ quá
hạn khá nhiều lại kéo dài vì phần lớn các khách hàng của ngân hàng là các đơn vị
xây lắp lại hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Nợ xấu tăng vào năm 2005 chủ
yếu là của các công ty như: Tổng công ty Xây dựng số 1 do dự án sau khi tái
thẩm định bị lỗ, của Xí nghiệp Xây dựng công trình 4 vì công trình thi công phải
sửa chữa lại nhiều lần làm giảm tiến độ dẫn đến kinh doanh thua lỗ, ngân sách
chậm thanh toán. Và chiếm phần lớn trong nợ xấu là của Công ty Xây dựng
Công trình giao thông 586 và Công ty Công trình giao thông 518 bởi vì do các
công ty này nhận sáp nhập các đơn vị kinh doanh thua lỗ thuộc Tổng công ty
Xây dựng công trình giao thông 5 nên thiếu vốn thi công, tiến độ chậm, ngân
sách chậm thanh toán kết quả là kinh doanh thua lỗ không trả được nợ cho ngân
hàng. Ngoài ra do thực hiện chương trình hiện đại hóa nên bước đầu đổi mới phát
sinh ra nợ quá hạn, khả năng trả nợ của khách hàng gặp nhiều khó khăn, địa bàn
cho vay rộng nên công tác kiểm tra, kiểm soát rủi ro còn nhiều hạn chế dẫn đến
nợ quá hạn và nhất là nợ xấu sau hiện đại hóa dâng lên.
Đến năm 2006, tình hình nợ xấu diễn ra ngược lại, đối với thành phần kinh
tế quốc doanh nợ xấu giảm xuống đáng kể, giảm 91,77% so với năm 2005. Mặc
dù thành phần kinh tế này chiếm thiểu số nhưng đây là những khách hàng truyền
thống của ngân hàng, có quan hệ tín dụng tương đối ổn định nên dễ kiểm soát các
món vay, vì vậy việc thu nợ có hiệu quả hơn dẫn đến nợ xấu phát sinh ít. Cũng
giống như nợ xấu đối với thành phần quốc doanh thì nợ xấu đối với thành phần
ngoài quốc doanh giảm rất nhiều chỉ còn 1.086 triệu đồng tức giảm 92,56% so
với năm 2005. Để đạt được kết quả này là do thành phần này sử dụng đúng mục
tiêu vay vốn làm cho dự án sinh lời đúng theo kế hoạch, do đó họ trả được nợ
cho ngân hàng đúng hạn để không chịu lãi suất nợ quá hạn. Hơn nữa, do chi
nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH TIỀN GIANG.pdf