Tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ THẺ ATM
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S TRƯƠNG HÒA BÌNH NGUYỄN HOÀNG MINH TUẤN
MSSV: 4053669
Lớp: Kế toán tổng hợp K31
Cần Thơ – 2009
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
i
LỜI CẢM TẠ
Sau bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ và qua một thời gian thực
tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ, em đã tích luỹ được
một số kiến thức và kinh nghiệm để có thể hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp của
mình. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn được sự giúp đỡ của nhiều
người, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh đã dành cho em tình cảm quý báu và truyền đạt cho em những kiến
thức, những kinh nghiệm trong thời gian còn học tập tạ...
105 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1361 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương chi nhánh Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DỊCH VỤ THẺ ATM
TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Th.S TRƯƠNG HÒA BÌNH NGUYỄN HOÀNG MINH TUẤN
MSSV: 4053669
Lớp: Kế toán tổng hợp K31
Cần Thơ – 2009
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
i
LỜI CẢM TẠ
Sau bốn năm học tại trường Đại Học Cần Thơ và qua một thời gian thực
tập tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương chi nhánh Cần Thơ, em đã tích luỹ được
một số kiến thức và kinh nghiệm để có thể hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp của
mình. Ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, em còn được sự giúp đỡ của nhiều
người, em xin gửi lời chân thành cảm ơn đến:
Quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh đã dành cho em tình cảm quý báu và truyền đạt cho em những kiến
thức, những kinh nghiệm trong thời gian còn học tập tại trường.
Đặc biệt là thầy Trương Hòa Bình đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo em trong
suốt quá trình viết bài để em có thể hoàn thành được luận văn này.
Ban lãnh đạo, các cô chú anh chị trong Ngân hàng TMCP Ngoại Thương
chi nhánh Cần Thơ đã chỉ dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành
luận văn này.
Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Võ Thị Cẩm Nhung
đã dành nhiều thời gian giúp đỡ em tìm hiểu về các hoạt động của Ngân hàng
cũng như thu thập các số liệu có liên quan.
Chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ đề tài
nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày… tháng …năm 2009
Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
iii
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Ngày… tháng… năm 2009
Thủ trưởng đơn vị
(ký tên và đóng dấu)
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
iv
BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Họ và tên người hướng dẫn: ....................................................................................
Học vị: ......................................................................................................................
Chuyên ngành: .........................................................................................................
Cơ quan công tác: ....................................................................................................
Tên học viên: ...........................................................................................................
Mã số sinh viên: .......................................................................................................
Chuyên ngành: .........................................................................................................
Tên đề tài: ................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
NỘI DUNG NHẬN XÉT
1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
2. Về hình thức
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
v
5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
6. Các nhận xét khác
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa)
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
..................................................................................................................................
Cần thơ, ngày …. tháng …. năm 2009
Người nhận xét
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
vi
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI .................................................................. 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu chung ........................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ........................................................................................ 2
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.3.1. Không gian .................................................................................................................. 2
1.3.2. Thời gian.................................................................................................. 2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 3
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ............................................................................... 3
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 4
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ................................................................................ 4
2.1.1 Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng ................................................... 4
2.1.1.1 Khái niệm về thẻ ngân hàng .............................................................. 4
2.1.1.2 Đặc điểm cấu tạo thẻ ......................................................................... 4
2.1.1.3 Phân loại thẻ ...................................................................................... 4
2.1.1.3.1 Theo đặc tính kỹ thuật ................................................................. 4
2.1.1.3.2 Phân loại theo tính chất thanh toán của thẻ ................................. 5
2.1.1.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ .... 6
2.1.1.4.1 Ngân hàng phát hành thẻ ............................................................. 6
2.1.1.4.2 Chủ thẻ ......................................................................................... 7
2.1.1.4.3 Ngân hàng thanh toán .................................................................. 8
2.1.1.4.4 Đơn vị chấp nhận thẻ ................................................................... 8
2.1.2 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán ...................................... 9
2.1.2.1 Quy trình phát hành thẻ ..................................................................... 9
2.1.2.1 Quy trình thanh toán thẻ .................................................................. 12
2.1.3 Khái quát về thẻ ATM ........................................................................... 15
2.1.3.1 Khái niệm ........................................................................................ 15
2.1.3.2 Một số loại thẻ thanh toán thông dụng ở Vietcombank Việt Nam.. 16
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
vii
2.1.3.2.1 Thẻ ghi nợ nội địa ......................................................................... 16
2.1.3.2.2 Thẻ ghi nợ quốc tế ........................................................................ 17
2.1.3.2.3 Thẻ tín dụng quốc tế ..................................................................... 18
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................ 20
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................... 20
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................ 20
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ ......................................................................... 23
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN ............................................... 23
3.1.1 Giới thiệu Vietcombank Việt Nam ....................................................... 23
3.1.1.1 Lịch sử hình thành ........................................................................... 23
3.1.1.2 Những thành tựu .............................................................................. 24
3.1.2 Giới thiệu Vietcombank chi nhánh Cần Thơ ........................................ 26
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ .................................................................. 27
3.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý ......................................................................... 27
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ..................................... 30
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB
CẦN THƠ ..................................................................................................... 32
3.3.1 Nguồn vốn .............................................................................................. 33
3.3.2 Sử dụng vốn ............................................................................................ 33
3.3.3 Kinh doanh ngoại tệ ............................................................................... 34
3.3.4 Kinh doanh thẻ ....................................................................................... 34
3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VCB
CẦN THƠ ...................................................................................................... 35
3.4.1 Thu nhập ................................................................................................. 36
3.4.2 Chi phí .................................................................................................... 37
3.4.3 Lợi nhuận ................................................................................................ 37
3.5 QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN
ATM TẠI VCB CẦN THƠ ........................................................................... 38
3.5.1 Quy trình phát hành thẻ .......................................................................... 38
3.5.2 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ ...................................................... 40
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
viii
3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG .......................... 41
3.6.1 Thuận lợi................................................................................................. 41
3.6.2 Khó khăn ................................................................................................ 42
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH KINH DOANH CỦA DỊCH VỤ
THẺ ATM TẠI VIETCOMBANK CẦN THƠ .......................................... 44
4.1 TÌNH HÌNH PHÁT HÀNH THẺ ATM TẠI VCB CẦN THƠ .................... 44
4.1.1 Công tác phát hành thẻ ........................................................................... 44
4.1.2 Tình hình phát hành thẻ theo địa bàn ..................................................... 46
4.1.3 Tình hình phát hành thẻ của các Ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ ....... 47
4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN THẺ ATM
TẠI VCB CẦN THƠ ..................................................................................... 48
4.2.1 Tình hình thanh toán qua máy ATM ..................................................... 48
4.2.2 So sánh doanh số thanh toán thẻ Connect 24 và tín dụng quốc tế ........ 51
4.2.3 Số lượng giao dịch thực hiện qua hệ thống ........................................... 52
4.2.4 Số phí thu từ dịch vụ thẻ ....................................................................... 54
4.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
THẺ ATM TẠI VCB CẦN THƠ .................................................................... 55
4.3.1 Yếu tố môi trường vĩ mô ....................................................................... 55
4.3.1.1 Môi trường quốc tế .......................................................................... 55
4.3.1.2 Môi trường kinh tế .......................................................................... 56
4.3.1.3 Môi trường pháp lý .......................................................................... 56
4.3.1.4 Hạ tầng công nghệ - khoa học kỹ thuật ........................................... 57
4.3.2 Yếu tố môi trường vi mô ....................................................................... 57
4.3.2.1 Khách hàng ...................................................................................... 57
4.3.2.2 Ngân hàng ........................................................................................ 58
4.3.2.3 Đối thủ cạnh tranh ........................................................................... 61
4.4 PHÂN TÍCH SWOT VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
NGÂN HÀNG TRONG TƯƠNG LAI ......................................................... 62
4.4.1 Phân tích SWOT.................................................................................... 62
4.4.1.1 Điểm mạnh ...................................................................................... 62
4.4.1.2 Điểm yếu ......................................................................................... 62
4.4.1.3 Cơ hội .............................................................................................. 63
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
ix
4.4.1.4 Thách thức ....................................................................................... 63
4.4.1.5 Ma trận SWOT ................................................................................ 64
4.4.2 Định hướng phát triển dịch vụ thẻ của Ngân hàng trong tương lai ...... 65
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ ATM ................................................ 67
5.1 HẠN CHẾ - NGUYÊN NHÂN ..................................................................... 67
5.2 GIẢI PHÁP .................................................................................................... 69
5.2.1 Tăng số lượng máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ ........................ 69
5.2.2 Tăng các dịch vụ tiện ích trên máy ATM ............................................ 69
5.2.3 Phát triển các liên minh thẻ và thành lập hệ thống chuyển mạch thẻ
thống nhất ........................................................................................................... 70
5.2.4 Tăng tính bảo mật và an toàn cho thẻ thanh toán ................................. 71
5.2.5 Thực hiện tốt công tác khách hàng ...................................................... 72
5.2.6 Nâng cao nghiệp vụ của nhân viên ...................................................... 73
5.2.7 Tăng cường công tác quảng cáo, tiếp thị .............................................. 74
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................... 76
6.1 KẾT LUẬN .................................................................................................... 76
6.2 KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 77
6.2.1 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước ....................................................... 77
6.2.2 Kiến nghị với VCB cần thơ ................................................................... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 79
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
x
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ (2006-2008) ........ 32
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ (2006-2008) ........... 36
Bảng 3: Tình hình phát hành thẻ tại VCB Cần Thơ (2006-2008) ....................... 44
Bảng 4: Tình hình phát hành thẻ Connect 24 theo địa điểm giao dịch
(2006-2008) ............................................................................................ 47
Bảng 5: Tình hình phát hành thẻ của các Ngân hàng trên địa bàn Cần Thơ
năm 2008 ................................................................................................ 48
Bảng 6: Tình hình thanh toán thẻ tín dụng tại VCB Cần Thơ (2006-2008) ........ 49
Bảng 7: Tình hình thanh toán thẻ Connect 24 tại VCB Cần Thơ
(2006-2008) ............................................................................................ 49
Bảng 8: Chênh lệch doanh số thanh toán thẻ qua các năm (2006-2008)............. 49
Bảng 9: So sánh doanh số thanh toán thẻ tín dụng và thẻ Connect 24
(2006-2008) ............................................................................... 52
Bảng 10: Số lượng giao dịch thực hiện (2006-2008) .......................................... 53
Bảng 11: Phí thu từ hoạt động thanh toán thẻ tín dụng (2006-2008) .................. 54
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
xi
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Quy trình phát hành thẻ.......................................................................... 10
Hình 2: Quy trình thanh toán thẻ ........................................................................ 12
Hình 3: Cơ cấu bộ máy tổ chức và quản lý của VCB Cần Thơ năm 2009 ......... 29
Hình 4: Kết quả hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ (2006-2008) ........... 36
Hình 5: Quy trình phát hành thẻ tại VCB Cần Thơ ............................................ 38
Hình 6: Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ tại VCB Cần Thơ......................... 40
Hình 7: Tình hình phát hành thẻ tín dụng (2006-2008) ...................................... 44
Hình 8: Tình hình phát hành thẻ Connect 24 (2006-2008) ................................. 45
Hình 9: Số lượng giao dịch rút tiền mặt và chuyển khoản qua hệ thống
(2006-2008) ............................................................................................ 53
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
xii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
VCB: Vietcombank
ĐVCNT: Đơn vị chấp nhận thẻ
EDC: Máy ứng tiền mặt
ATM: Máy rút tiền tự động
NHNT: Ngân hàng Ngoại thương
NHNN: Ngân hàng Trung ương – Ngân hàng Nhà nước
PIN: Mã số cá nhân
CIF: Số hồ sơ khách hàng
Banknetvn: Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam
Smartkink: Công ty cổ phần dịch vụ thẻ
ĐVT: Đơn vị tính
CL: Chênh lệch
WTO: Tổ chức thương mại thế giới
Tr: Triệu
SL: Số lượng
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
1
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ, Việt Nam trở
thành thành viên thứ 150 của WTO. Sự kiện này đã đưa nước ta vào một sân chơi
chung mang tính toàn cầu và nước ta đang từng bước hòa mình vào dòng chảy
kinh tế thế giới đó, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại. Khi thương mại phát
triển cũng đồng nghĩa với các mối quan hệ mua bán, trao đổi giao dịch ng ày càng
nhiều. Các mối quan hệ này không chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia mà rộng
khắp thế giới, nó tạo nên sự giao thương, hội nhập kinh tế giữa các quốc gia, các
vùng, các khu vực và thế giới. Chính vì vậy, việc thanh toán sẽ ngày càng đa
dạng và phức tạp hơn, khi đó vai trò trung gian thanh toán của các Ngân hàng
Thương mại là hết sức quan trọng và cần thiết. Việc ra đời của các dịch vụ thanh
toán không dùng tiền mặt (điển hình là thẻ thanh toán) đã góp phần cải thiện khả
năng thanh toán giữa các doanh nghiệp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung.
Trong nền kinh tế thị trường sôi động như hiện nay, việc sử dụng thẻ thanh toán
là một điều tất yếu, vì đây là một loại hình dịch vụ đa tiện ích giúp các chủ thể
tham gia có thể tiết kiệm được chi phí và thời gian. Mặc dù thẻ thanh toán là một
dịch vụ rất phổ biến trên thế giới nhưng nó chỉ mới được phát triển ở nước ta
trong khoảng hơn chục năm trở lại đây và bắt đầu phát triển mạnh trong thời gian
gần đây. Cùng với sự phát triển ốn định của nền kinh tế nước ta, thẻ thanh toán
dần được người dân chấp nhận và sử dụng ngày càng nhiều bởi những tiện ích
mà nó mang lại.
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam đã không ngừng phát triển các dịch vụ
hiện có, đồng thời đưa vào sử dụng các dịch vụ thanh toán mới, hiện đại, tiện ích
nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán. Dịch
vụ thanh toán thẻ (ATM) là một trong những dịch vụ sẽ được Ngân hàng ưu tiên
phát triển trong những năm tới, bởi tiềm năng và xu hướng sử dụng thẻ ATM của
người tiêu dùng ngày càng nhiều. Việc phát hành thẻ ATM không những đem lại
nhiều lợi ích cho người sử dụng mà còn giúp ngân hàng huy động được nguồn
vốn nhàn rỗi dồi dào, làm tăng khả năng kinh doanh của chính ngân hàng. Do đó,
“Phân tích hiệu quả kinh doanh của dịch vụ thẻ ATM tại ngân h àng ngoại thương
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
2
chi nhánh Cần Thơ” là một việc cực kỳ quan trọng, nó giúp ta tìm ra những điểm
mạnh cũng như những mặt còn hạn chế của hoạt động kinh doanh thẻ ATM tại
ngân hàng. Bên cạnh đó, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng, đồng thời đưa ra các
giải pháp hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của dịch vụ thẻ ATM nói
riêng và của cả ngân hàng nói chung trong thời kỳ hội nhập kinh tế như hiện nay.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
- Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh thẻ ATM tại Vietcombank chi
nhánh Cần Thơ trong 3 năm 2006-2008. Từ đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu
của dịch vụ thẻ ATM và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh
doanh của dịch vụ thẻ ATM tại Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Khái quát hoạt động kinh doanh của ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần
Thơ
- Đánh giá thực trạng kinh doanh của dịch vụ thẻ ATM tại Vietcombank chi
nhánh Cần Thơ
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng thẻ ATM.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các dịch vụ hiện có, nâng cao
hiệu quả kinh doanh của dịch vụ thẻ ATM nói riêng và của cả ngân hàng nói
chung.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian
- Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
1.3.2 Thời gian
- Thời gian thực tâp tại ngân hàng là khoảng 3 tháng, từ ngày 02/02/2009 đến
ngày 22/04/2009. Số liệu sử dụng phân tích trong đề tài là kết quả hoạt động kinh
doanh của dịch vụ thẻ ATM tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Cần Thơ
trong 3 năm từ 2006-2008.
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
- Do giới hạn về không gian cũng như thời gian thực tập, tôi chỉ tiến hành
phân tích hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ kinh doanh thẻ tại Ngân hàng
Vietcombank chi nhánh Cần Thơ.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
3
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
- Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại (Thạc Sĩ Thái Văn Đại), trình
bày phần phương pháp luận về “Quy trình thanh toán thẻ ATM”.
- Bài giảng Kế toán Ngân hàng (Thạc Sĩ Trần Quốc Dũng), trình bày sơ lược
về thẻ Ngân hàng, quy trình phát hành thẻ ATM.
- Bài giảng môn quản trị học trình bày “Ảnh hưởng của môi trường đối với
Ngân hàng”, các yếu tố môi trường vi mô, vĩ mô. Từ đó, đưa ra những điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hôi và thách thức nhằm hình thành ma trận SWOT.
- Luận văn tốt nghiệp với đề tài “ Nghiên cứu nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh thẻ ghi nợ tại Vietcombank Cần Thơ", sinh viên thực hiện: Nguyễn
Trung Việt lớp Ngân hàng 6A2. Tác giả đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh thẻ tại VCB Cần Thơ.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
4
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Những vấn đề chung về thẻ ngân hàng
2.1.1.1 Khái niệm về thẻ ngân hàng
Thẻ ngân hàng là một phương thức thanh toán không dùng tiền mặt do ngân
hàng phát hành cho khách hàng, theo đó người sử dụng thẻ có thể dùng để thanh
toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ hay rút tiền mặt tại các
ngân hàng đại lý thanh toán thẻ hoặc tại các máy rút tiền tự động ATM.
2.1.1.2 Đặc điểm cấu tạo thẻ
* Mặt trước của thẻ gồm:
- Nhãn hiệu thương mại của thẻ
- Tên và logo của ngân hàng phát hành thẻ
- Số thẻ, tên chủ thẻ được in nổi
* Mặt sau thẻ gồm:
- Dải băng từ chứa các thông tin đã được mã hóa theo một chuẩn thống nhất
như: số thẻ, ngày hết hạn, các yếu tố kiểm tra an toàn khác
- Ô chữ ký dành cho chủ thẻ
2.1.1.3 Phân loại thẻ
2.1.1.3.1 Theo đặc tính kỹ thuật
Thẻ băng từ: được sản xuất dựa trên kỹ thuật từ tính với một dải băng từ chứa
2 rãnh thông tin ở mặt sau của thẻ.
Thẻ điện tử có bộ xử lý chíp (thẻ thông minh): là thế hệ mới nhất của thẻ
thanh toán, thẻ thông minh dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ
“chip” điện tử có cấu trúc như một máy tính hoàn hảo. Thẻ thông minh có nhiều
nhóm với dung lượng nhớ của “chip” điện tử khác nhau.
Thông thường, một tấm thẻ thông minh được gắn chíp điện tử thay thế cho
dải băng từ sau thẻ. Cũng có trường hợp thẻ thông minh được gắn cả chíp điện tử
và băng từ. Thẻ thông minh gắn chip xử lý dữ liệu có khả năng vừa lưu trữ các
thông tin về chủ thẻ, điểm thưởng tích lũy đồng thời lưu giữ số liệu về những lần
giao dịch tại đơn vị chấp nhận thẻ. Tính năng vượt trội này của thẻ thông minh
giúp cắt giảm chi phí xử lý đối với ngân hàng và các trung gian thanh toán bởi
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
5
việc đối chiếu thông tin tài khoản và thông tin của chủ thẻ cũng như việc cập
nhật thông tin liên quan tới thẻ giờ đây được thực hiện ngay tại đơn vị chấp nhận
thẻ.
2.1.1.3.2 Phân loại theo tính chất thanh toán (nội dung kinh tế) của
thẻ
* Thẻ ghi nợ (Debit card) – thẻ loai A
Là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn với tài khoản tiền gửi thanh toán của
chủ thẻ. Để sử dụng loại thẻ này, chủ thẻ phải có tài khoản hoạt động thường
xuyên tại ngân hàng. Loại thẻ này khi rút tiền tại các máy rút tiền tự động (ATM)
hay mua hàng hóa dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ, giá trị những giao dịch sẽ
được trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ. Như vậy người sử dụng thẻ này
không phải lưu ký tiền vào tài khoản đảm bảo thanh toán thẻ, căn cứ để thanh
toán là số dư tài khoản tiền gửi của chủ sở hữu thẻ tại ngân hàng và hạn mức
thanh toán tối đa của thẻ do ngân hàng quy định.
Trong số các loại thẻ ghi nợ, thẻ ATM là hình thức phát triển đầu tiên, nó cho
phép chủ thẻ tiếp cận trực tiếp với tài khoản của mình tại ngân hàng bằng máy rút
tiền tự động. Chủ thẻ có thể thực hiện nhiều giao dịch khác nhau tại máy rút tiền
tự động ATM, bao gồm: xem số dư tài khoản, chuyển khoản, rút tiền, in sao kê,
xem các thông tin quảng cáo… hệ thống máy ATM hiện đại còn cho phép chủ
thẻ gửi tiền vào tài khoản của mình từ những máy rút tiền tự động. Đây là một
hạn chế bởi tài khoản cá nhân chưa được tận dụng triệt để trong thanh toán hàng
hóa, dịch vụ tại các đơn vị chấp nhận thẻ.
Sự tiện lợi là đặc điểm quan trọng nhất của thẻ ATM. Bằng cách nhập mã số
cá nhân PIN, chủ thẻ có thể tiếp cận tài khoản cá nhân của mình tại các máy rút
tiền tự động 24/24h một ngày và 7 ngày trong tuần. Điều này có nghĩa là nhiều
giao dịch được thực hiện ngoài giờ làm việc của ngân hàng và các ngày nghỉ.
* Thẻ trả trước (Prepaid card) – thẻ loại B
Đây là loại thẻ mới được phát triển trên thế giới, khách hàng không cần phải
thực hiện các thủ tục phát hành thẻ theo yêu cầu của ngân hàng như điền vào yêu
cầu phát hành thẻ, chứng minh tài chính… họ chỉ cần trả cho ngân hàng một số
tiền sẽ được ngân hàng bán cho một tấm thẻ với mệnh giá tương đương. Đặc tính
của loại thẻ này giống như mọi thẻ bình thường khác, chỉ có điều thẻ này chỉ
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
6
được giới hạn trong số tiền có trong thẻ và chi tiêu trong một khoảng thời gian
nhất định tủy thuộc vào quy định của mỗi ngân hàng, tức là hạn mức thẻ không
có tính chất tuần hoàn.
* Thẻ tín dụng (Credit card) – thẻ loại C
Đây là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất, theo đó người chủ thẻ được sử
dụng một hạn mức tín dụng quy định không phải trả lãi (nếu chủ thẻ hoàn trả số
tiền đã sử dụng đúng kỳ hạn) để mua sắm hàng hóa, dịch vụ tại những cơ sở chấp
nhận loại thẻ này. Thẻ tín dụng là một phương thức thanh toán không dùng tiền
mặt cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Khoảng thời
gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ phải trả
tiền cho ngân hàng có độ dài phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức
khác nhau. Thời gian này chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi đối với số tiền phát
sinh. Nếu hết thời gian miễn lãi này mà toàn bộ số tiền phát sinh chưa được thanh
toán cho ngân hàng thì chủ thẻ sẽ chịu những khoản phí và lãi chậm trả. Khi toàn
bộ số tiền phát sinh được hoàn trả cho ngân hàng, hạn mức tín dụng của chủ thẻ
được khôi phục như ban đầu. Đây gọi là tính chất “tuần hoàn” (revolving) của
thẻ tín dụng.
Các tổ chức tài chính như ngân hàng hay các công ty tài chính phát hành thẻ
tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng
khách hàng. Khả năng đảm bảo chi trả được xác định dựa trên tổng hợp nhiều
thông tin khác nhau như: thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ sẵn có đối với
các tổ chức tài chính, địa vị xã hội… của khách hàng. Do đó, mỗi khách hàng có
hạn mức tín dụng khác nhau.
2.1.1.4 Các chủ thể tham gia vào hoạt động phát hành và thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng có sự tham gia
chặt chẽ của 4 chủ thể là: ngân hàng phát hành thẻ, ngân hàng thanh toán thẻ, chủ
thẻ và các đơn vị chấp nhận thẻ. Từng chủ thể đóng vai trò quan trọng khác nhau
trong việc phát huy tối đa vai trò làm phương tiện thanh toán hiện đại của thẻ
ngân hàng.
2.1.1.4.1 Ngân hàng phát hành thẻ: là ngân hàng thực hiện việc
- Thẩm định tính năng pháp lý và khả năng tài chính khách hàng.
- Phát hành thẻ cho các khách hàng có kết quả thẩm định đạt yêu cầu.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
7
- Tạo sao kê cho chủ thẻ và quyết toán với chủ thẻ.
Ngoài ra, ngân hàng phát hành còn có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên
thứ ba, là một ngân hàng hoặc một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc
phát hành thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, ngân hàng phát hành tận dụng
được ưu thế của bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và
những ưu việt về vị trí địa lý; tuy nhiên, cũng phải chỉ rủi ro về tài chính bởi bên
thứ ba lúc này hoạt động dưới danh nghĩa là ngân hàng phát hành. Bên thứ ba khi
ký kết hợp đồng đại lý với ngân hàng phát hành được gọi là ngân hàng phát hành
đại lý (ngân hàng đại lý). Các ngân hàng này không tham gia toàn bộ vào quá
trình phát hành thẻ mà chủ yếu có nhiệm vụ phân phát các tờ rơi tại hệ thống chi
nhánh của mình và nhận những đơn xin phát hành thẻ của khách hàng và trong
một số trường hợp tham gia vào quá trình thẩm định khả năng tài chính của
khách hàng dựa trên kinh nghiệm và mối quan hệ sẵn có. Ngân hàng phát hành là
tổ chức thực hiện các công việc còn lại như quyết định hạn mức tín dụng cho
khách hàng, ký kết hợp đồng và in thẻ.
Để phục vụ việc phát hành thẻ, các ngân hàng phải đầu tư lớn vào trang thiết
bị bởi công tác phát hành đòi hỏi cần phải có những công nghệ hiện đại. Trong
đó, ngân hàng phát hành phải trang bị hệ thống in thẻ, hệ thống quản lý và cập
nhật dữ liệu liên quan đến chủ thẻ và tình hình chi tiêu của chủ thẻ… Chính vì
vậy, thông thường, để trở thành ngân hàng phát hành thẻ, ngoài uy tín, những
ngân hàng và các tổ chức tài chính tín dụng nói chung phải đáp ứng được những
yêu cầu nhất định về khả năng tài chính, đầu tư công nghệ và chất xám.
2.1.1.4.2 Chủ thẻ
Là những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền
sử dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo
những điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với ngân hàng phát hành.
Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính thường có thể phát hành thêm một thẻ phụ.
Như vậy, phát sinh hai khái niệm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Tuy nhiên, chủ
thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng chi tiêu chung một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có
trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ nhưng chủ thẻ chính là
người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng đối với ngân hàng.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
8
Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các đơn vị
chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng
hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động ATM. Trong
trường hợp thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tùy theo quy định
của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê (statement) là bản
sao thông báo số tiền mà chủ thẻ phải thanh toán với ngân hàng và thời điểm
thanh toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu bắt buộc. Nếu là thẻ ghi nợ, ngân
hàng sẽ tự động trích nợ tài khoản của chủ thẻ theo giá trị giao dịch được thực
hiện bằng thẻ.
2.1.1.4.3 Ngân hàng thanh toán
Là ngân hàng chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông
qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hóa dịch vụ
trên địa bàn. Trong hợp đồng chấp nhận thẻ ký kết với các đơn vị cung ứng hàng
hóa, dịch vụ ngân hàng thanh toán thẻ cam kết:
Chấp nhận các đơn vị này vào hệ thống thanh toán thẻ của ngân hàng.
Cung cấp các thiết bị đọc thẻ tự động cho các đơn vị này kèm theo những
hướng dẫn sử dụng hoặc chương trình đào tạo nhân viên cách thức vận hành
cùng với dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng đi kèm trong suốt thời gian hoạt động.
Quản lý và xử lý những giao dịch có sử dụng thẻ tại những đơn vị này.
Thông thường ngân hàng thanh toán thu từ các đơn vị cung ứng hàng hóa,
dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với họ một mức phí chiết khấu
(discount rate) cho việc xử lý các giao dịch có sử dụng thẻ tại đây. Mức phí này
cao hay thấp phụ thuộc vào từng ngân hàng và mối quan hệ chiến lược đối tác
với các đơn vị khác nhau.
Trên thực tế, rất nhiều ngân hàng vừa là ngân hàng phát hành vừa là ngân
hàng thanh toán thẻ. Với tư cách là ngân hàng phát hành, khách hàng của họ là
chủ thẻ còn với tư cách là ngân hàng thanh toán, khách hàng của họ là các đơn vị
cung ứng hàng hóa, dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.
2.1.1.4.4 Đơn vị chấp nhận thẻ
Là các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ như
một phương tiện thanh toán được gọi là đơn vị chấp nhận thẻ. Các ngành kinh
doanh của các đơn vị chấp nhận thẻ trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ, những
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
9
ngành ăn uống, đến các khách sạn, sân bay… tại nhiều nước trên thế giới, khi thẻ
ngân hàng đã trở thành một phương tiện thanh toán thông dụng, chúng ta có thể
nhìn thấy những biểu trưng của thẻ xuất hiện thường tại các cửa hàng. Ở Việt
Nam, các đơn vị chấp nhận thẻ tập trung chủ yếu tại những ngành hàng, dịch vụ
có thu hút nhiều khách hàng nước ngoài như những cửa hàng bán đồ thủ công mỹ
nghệ, lưu niệm tại các trung tâm thương mại, những nhà hàng, khách sạn lớn, các
đại lý bán vé máy bay…
Để trở thành đơn vị chấp nhận thẻ đối với một loại thẻ ngân hàng nào đó, nhất
thiết là đơn vị này phải có tình hình tài chính tốt và có năng lực kinh doanh.
Cũng như việc ngân hàng phát hành thẩm định khách hàng trước khi phát hành
thẻ cho họ, các ngân hàng thanh toán cũng sẽ chỉ quyết định ký kết hợp đồng
chấp nhận thẻ với những đơn vị kinh doanh hiệu quả, có khả năng thu hút nhiều
giao dịch sử dụng thẻ.
Mặc dù phải trả cho ngân hàng thanh toán một tỷ lệ phí chiết khấu theo số
tiền trong mỗi giao dịch, các đơn vị chấp nhận thẻ vẫn có được lợi thế cạnh tranh
bởi việc chấp nhận thanh toán bằng thẻ ngân hàng sẽ giúp các đơn vị này thu hút
được một lượng khách hàng lớn, nâng cao số lượng các giao dịch thực hiện, giảm
chi phí quản lý tiền mặt, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh.
2.1.2 Quy trình phát hành và sử dụng thẻ thanh toán
2.1.2.1 Quy trình phát hành thẻ
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
10
(1) Khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, ngân hàng hướng dẫn khách hàng
làm đơn theo mẫu và nộp cho ngân hàng.
(2) Xét duyệt yêu cầu phát hành thẻ: cán bộ thẩm định thực hiện thẩm định
hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ và phân loại khách hàng theo các hạng đặc biệt
(VIP), hạng 1 hoặc thường trình cấp trên có thẩm quyền phê duyệt.
(3) Sau khi thẩm định hồ sơ khách hàng, nếu hồ sơ đảm bảo yêu cầu thì
ngân hàng gửi hồ sơ về trung tâm phát hành thẻ (phải có xác nhận của Giám đốc
hoặc trưởng phòng nghiệp vụ).
(4),(5),(6),(7),)(8) Tại trung tâm, các thông tin về khách hàng sẽ được cá
nhân hóa, sau đó gửi kèm theo số PIN cho chủ thẻ thông qua ngân hàng phát
hành.
(9) Nhận được thẻ từ trung tâm, ngân hàng phát hành xác nhận bằng văn
bản có chữ ký của trưởng phòng nghiệp vụ hoặc người được ủy quyền cho trung
tâm thẻ.
Khi được trao quyền sở hữu thẻ, khách hàng được gọi là chủ thẻ, ngân hàng
được gọi là ngân hàng phát hành trong quá trình sử dụng thẻ, chủ thẻ có quyền sử
dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ hoặc rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự
Nhận yêu cầu
Nhận từ
trung tâm thẻ
Thẩm định/ quyết
định phát hành
Nhập dữ liệu
phát hành
Chạy Batch
(xử lý)
NH phát hành
Mã hóa, in nổi
Mailing
Nhận yêu cầu
Tại chi nhánh Tại trung tâm thẻ
Chuyển về
trung tâm thẻ
Khách hàng
(3) (4)
(9)
(2)
(1)
(5)
(6)
(7)
(8)
HÌNH 1: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
11
động (ATM), yêu cầu được giải trình khi có thắc mắc đối với bảng kê giao dịch
do ngân hàng phát hành gửi. Ngân hàng phát hành có nghĩa vụ phải giải quyết
thấu đáo các thắc mắc của khách hàng, phải kịp thời thanh toán cho các cơ sở
chấp nhận thẻ, ngân hàng thanh toán, hướng dẫn họ thực hiện đúng quy trình
nghiệp vụ trong thanh toán thẻ đảm bảo an toàn cho khách hàng và ngân hàng.
Tùy từng điều kiện trình độ hoàn cảnh của mỗi ngân hàng mà có sự điều
chỉnh cho phù hợp. Cụ thể như có ngân hàng thì chi nhánh phát hành và hội sở
chính là một sẽ không có các bước (3) và (9); có hệ thống ngân hàng giao cho hội
sở chính phát hành thì “công ty thẻ” được thay bằng “trung ương” và sẽ phát
hành một số luân chuyển khác.
* Ngân hàng thương mại muốn được cung ứng dịch vụ thẻ phải thỏa mãn các
điều kiện theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước như:
- Có năng lực tài chính.
- Đàm bảo hệ thống trang thiết bị cần thiết phù hợp với tiêu chuẩn và đảm bảo
an toàn cho hoạt động phát hành, thanh toán thẻ.
- Có đội ngũ cán bộ đủ năng lực chuyên môn để vận hành và quản lý hệ thống
này theo thông lệ quốc tế.
- Chứng minh được tính hiệu quả, sự cần thiết và tính khả thi của việc đầu tư
vào hệ thống phát hành và thanh toán thẻ.
- Báo cáo và cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin tài liệu có liên quan
theo yêu cầu của ngân hàng nhà nước khi xem xét đơn xin phát hành thẻ.
- Khi được sự đồng ý của ngân hàng nhà nước, ngân hàng thương mại bắt đầu
triển khai các nghiệp vụ cần thiết, nghiệp vụ kinh doanh bắt đầu khi khách hàng
có nhu cầu muốn sử dụng thẻ ngân hàng.
* Quy trình phát hành, thay thế, in loại thẻ, nâng cấp thẻ
Tại chi nhánh phát hành, khi nhận được yêu cầu in lại thẻ, thay thế thẻ và
nâng cấp thẻ của khách hàng thì phải kiểm tra lại các điều kiện đảm bảo như tiền
ký quỹ, tài sản thế chấp (nếu cần) trong trường hợp nâng cấp thẻ, tạo dữ liệu thay
thế gửi nơi in thẻ để thực hiện. Sau khi in xong, chi nhánh phát hành kiểm tra
tình trạng thẻ như trong trường hợp nhận thẻ mới.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
12
* Quy trình in thẻ kỳ hạn mới
Hàng tháng nơi in thẻ in ra danh sách các chủ thẻ sẽ hết hạn vào tháng sau để
các chi nhánh phát hành thông báo cho chủ thẻ và chủ thẻ sẽ có ý kiến về việc
tiếp tục sử dụng hay chấm dứt. Nếu không có ý kiến gì của chủ thẻ thì việc sử
dụng mặc nhiên chấm dứt. Trong trường hợp tiếp tục sử dụng thì xử lý tương tự
như phát hành lại.
2.1.2.2 Quy trình thanh toán thẻ
Quy trình nghiệp vụ thanh toán thẻ tổng quát được xác định từ khi chủ thẻ bắt
đầu sử dụng thẻ cho đến khi hoàn thành nghĩa vụ đối với ngân hàng và các bên
liên quan.
(1) Khách hàng lập và gửi đến ngân hàng phát hành thẻ giấy đề nghị phát
hành thẻ thanh toán (nếu là thẻ ký quỹ thanh toán, khách hàng nộp thêm ủy
nhiệm chi trích tài khoản tiền gửi của mình hoặc nộp tiền mặt để lưu ký tiền vào
tài khoản thẻ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ).
(2) Ngân hàng căn cứ giấy đề nghị phát hành thẻ của khách hàng, sau khi
kiểm tra thủ tục lập chứng từ và các điều kiện sử dụng thẻ của khách hàng, nếu
đủ điều kiện ngân hàng phát hành thẻ làm thủ tục để cấp thẻ cho khách hàng và
hướng dẫn khách hàng sử dụng khi thanh toán.
(3) Chủ sở hữu thẻ giao thẻ cho đơn vị chấp nhận thẻ để kiểm tra, đưa vào
máy thanh toán thẻ, máy tự động ghi số tiền thanh toán và in biên lai thanh toán
(3 liên).
(4) Đơn vị chấp nhận thẻ đưa biên lai thanh toán cho chủ sở hữu thẻ.
(5) Đơn vị chấp nhận thẻ lập bảng kê biên lai thanh toán và gửi cho ngân
hàng đại lý thanh toán để thanh toán.
(1)
Chủ thẻ
NH phát hành
ĐVCNT
(Điểm ứng tiền mặt)
NH thanh toán
HÌNH 2: QUY TRÌNH THANH TOÁN THẺ
(5)
(4)
(6)
(2)
(3)
(7)
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
13
(6) Nhận được biên lai thanh toán kèm theo bảng kê biên lai thanh toán do
đơn vị chấp nhận thẻ gửi đến sau khi kiểm tra đủ điều kiện thanh toán, ngân h àng
đại lý thanh toán thẻ có trách nhiệm thanh toán ngay cho đơn vị chấp nhận thẻ.
(7) Ngân hàng phát hành thẻ thanh toán tiền với ngân hàng đại lý thanh toán
qua thủ tục thanh toán giữa các ngân hàng.
* Nghiệp vụ thanh toán thẻ tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt
Đơn vị chấp nhận thẻ phải kiểm tra thẻ, thông tin chủ thẻ trước khi giao dịch
theo các yếu tố quy định về bảo mật của thẻ theo quy định.
Giao dịch thực hiện tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc tại điểm ứng tiền mặt được
trang bị máy EDC (Electronic Data Cupture).
Khi chủ thẻ sử dụng thẻ tại cơ sở chấp nhận thẻ hoặc tại điểm ứng tiền mặt
được trang bị máy EDC, máy sẽ tự động xin cấp phép giao dịch. Nếu giao dịch bị
từ chối cấp phép, đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt có thể tiếp tục
thực hiện giao dịch cấp phép với số tiền nhỏ hơn hoặc liên hệ với nơi cấp phép để
được hướng dẫn. Sau khi việc cấp phép hoàn thành hoặc giao dịch dưới hạn mức
quy định, đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện việc in hóa đơn, lấy chữ ký của chủ thẻ
(phải khớp chữ ký mẫu trên thẻ).
Giao dịch thực hiện tại đơn vị chấp nhận thẻ hoặc tại điểm ứng tiền mặt trang
bị máy cà tay (Imprinter).
Nếu giá trị giao dịch hàng hóa, dịch vụ nhỏ hơn hạn mức thanh toán: Đơn vị
chấp nhận thẻ có thể không phải xin cấp phép. Đơn vị chấp nhận thẻ có thể tiến
hành kiểm tra, đối chiếu số thẻ với danh sách thẻ cấm lưu hành mới nhất và các
thông tin bổ sung, khác do ngân hàng phát hành cung cấp để tránh thanh toán
những thẻ giả mạo hoặc mất cắp.
Nếu giá trị giao dịch thẻ lớn hơn hoặc bằng hạn mức thanh toán, đơn vị chấp
nhận thẻ phải liên hệ với ngân hàng phát hành để xin cấp phép giao dịch bằng
các phương tiện có thể như điện thoại, telex…
Tất cả các giao dịch ứng tiền mặt đều phải liên hệ để in cấp phép tại ngân
hàng phát hành trước khi tiến hành giao dịch.
* Nghiệp vụ thanh toán tại ngân hàng thanh toán thẻ
Ngân hàng thanh toán thực hiện thanh toán thẻ với đơn vị chấp nhận thẻ và
ngân hàng phát hành.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
14
Nghiệp vụ thanh toán với đơn vị chấp nhận thẻ
Sau khi thực hiện giao dịch với chủ thẻ xong, đơn vị chấp nhận thẻ thực hiện
thanh toán với ngân hàng thanh toán.
Đối với các đơn vị chấp hoặc các điểm ứng tiền mặt được trang bị máy EDC
kiểm tra lại và xử lý các giao dịch đã thực hiện trước khi thanh toán với ngân
hàng, cần chú ý là nếu sau thời gian quy định kể từ ngày giao dịch nếu đơn vị
chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt không nhận được báo có từ ngân hàng
thanh toán thì phải liên lạc ngay với ngân hàng thanh toán để kiểm soát.
Đối với các đơn vị chấp nhận thẻ hoặc điểm ứng tiền mặt được trang bị máy
cà tay thực hiện thanh toán với ngân hàng như sau: Đơn vị chấp nhận thẻ tập hợp
hóa đơn và lập bảng kê theo từng loại thẻ. Bảng kê ghi rõ họ tên, số hiệu đơn vị
chấp nhận thẻ, tổng số tiền của các hóa đơn, số lượng hóa đơn, ngày nộp bảng kê,
tên và chữ ký người nộp. Tên và chữ ký của nhân viên ngân hàng nhận theo mẫu
do ngân hàng thanh toán quy định.
Ngân hàng thanh toán thực hiện ứng tiền trả cho đơn vị chấp nhận thẻ hoặc
điểm ứng tiền mặt trước. Sau đó báo cáo sang ngân hàng phát hành để đòi tiền.
Nghiệp vụ thanh toán với ngân hàng phát hành:
Ngân hàng thanh toán gửi dữ liệu thanh toán thẻ tới ngân hàng phát hành.
Hàng ngày, ngân hàng thanh toán cập nhật và tập hợp toàn bộ các giao dịch thẻ,
tra soát từng loại thẻ theo mẫu quy định bao gồm các khoản phí cũng như các
thông tin về thẻ bị thu hồi và truyền cho ngân hàng phát hành.
Thanh toán với ngân hàng phát hành: ngân hàng thanh toán nhận được lệnh
chuyển có hay báo cáo số tiền và số giao dịch được thanh toán từ các ngân hàng
phát hành gửi về, tiến hành đối chiếu báo cáo thanh toán thẻ gửi đi và báo cáo
nhận về.
* Nghiệp vụ thanh toán tại ngân hàng phát hành thẻ:
Ngân hàng phát hành có trách nhiệm tiếp nhận các thông tin yêu cầu thanh
toán liên quan từ ngân hàng thanh toán, xử lý tổng hợp, ghi nợ cho chủ thẻ vào
các tài khoản thích hợp tùy thuộc đó là thẻ loại A, B hay C và thanh toán tiền cho
các ngân hàng thanh toán.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
15
2.1.3 Khái quát về thẻ ATM
2.1.3.1 Khái niệm
Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (còn được gọi là ATM, viết
tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine trong tiếng
Anh) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc
nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết
bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển
khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.
Thẻ ATM là một loại thẻ theo chuẩn ISO 7810, bao gồm thẻ ghi nợ và thẻ tín
dụng, dùng để thực hiện các giao dịch tự động như kiểm tra tài khoản, rút tiền
hoặc chuyển khoản, thanh toán hóa đơn, mua thẻ điện thoại… từ máy rút tiền tự
động (ATM). Loại thẻ này cũng được chấp nhận như một phương thức thanh
toán không dùng tiền mặt tại các điểm thanh toán có chấp nhận thẻ.
Thẻ thường thiết kế với kích thước chữ nhật tiêu chuẩn để phù hợp với khe
đọc thẻ, có kích thước thông thường là 8,5cm x 5,5cm. Trên bề mặt thẻ dập nổi
tên chủ thẻ, số thẻ, băng giấy để chủ thẻ ký tên, và băng từ (thẻ từ) hoặc chip (thẻ
chip) lưu trữ thông tin về tài khoản đã được khách hàng đăng ký tại ngân hàng
nào đó.
Tại Việt Nam thẻ ATM thường được hiểu là thẻ ghi nợ, hay còn gọi là thẻ ghi
nợ nội địa, là loại thẻ có chức năng rút tiền dựa trên cơ sở ghi nợ vào tài khoản.
Chủ tài khoản phải có sẵn tiền trong tài khoản từ trước và chỉ được rút trong giới
hạn tiền có trong tài khoản của mình. Một số ngân hàng cho phép rút đến mức 0,
tuy có một số ngân hàng khác yêu cầu bắt buộc phải để lại một số tiền tối thiểu
trong tài khoản.
Tuy nhiên, trong thực tế thẻ ghi nợ vẫn có thể rút tiền ở mức âm, hay rút thấu
chi, như một dịch vụ tín dụng giá trị gia tăng mà các ngân hàng triển khai cho các
chủ tài khoản dựa trên cơ sở có tài sản thế chấp, có sự tin cậy nhất định, hoặc
thực hiện phương thức trả lương qua tài khoản.
Thẻ ATM trong thực tế còn là tên gọi khái quát, chung nhất cho các loại thẻ
sử dụng được trên máy giao dịch tự động (ATM), bao gồm trong nó cả các loại
thẻ tín dụng (như thẻ Visa, MasterCard, thẻ American Express…). Thẻ tín dụng
dựa trên yếu tố hạn mức tín dụng, theo đó tùy loại thẻ và tùy khách hàng, ngân
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
16
hàng sẽ cấp cho khách hàng một hạn mức tín dụng nhất định. Hạn mức tín dụng
là số tiền tối đa chủ thẻ được chi tiêu trong một khoảng thời gian nào đó (1 tháng,
45 ngày hay hơn). Khách hàng có thể rút số tiền được ngân hàng cấp đó trong
thời hạn nhất định và buộc phải thanh toán khi đáo hạn. Nếu quá hạn mức tín
dụng chưa thanh toán kịp ngân hàng sẽ tính lãi suất cao.
Điểm khác biệt của loại thẻ tín dụng này so với thẻ ghi nợ nói trên, ngoài
yếu tố tín dụng như một đặc điểm ngày càng mờ nhòe (vì trong thực tế thẻ ghi nợ
vẫn có thể chấp nhận tín dụng, và thẻ tín dụng vẫn có thể rút tiền dựa trên yếu tố
ghi nợ vào tài khoản), là thẻ tín dụng thường có thể thực hiện tại các điểm chấp
nhận giao dịch bằng thẻ trên toàn cầu, khác biệt với loại thẻ ghi nợ nội địa chỉ
chấp nhận giao dịch trong nước (hoặc hạn chế ở vùng mậu biên các quốc gia lân
cận).
2.1.3.2 Một số loại thẻ thanh toán thông dụng ở Vietcombank Việt Nam
2.1.3.2.1 Thẻ ghi nợ nội địa
Vietcombank là Ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ ghi nợ nội địa, đến nay
Vietcombank đã có hơn 3 triệu khách hàng tin tưởng sử dụng. Không chỉ dừng
lại ở các tiện ích cơ bản của một chiếc thẻ ghi nợ như rút tiền mặt, chuyển khoản,
thanh toán hàng hóa dịch vụ tại các ĐVCNT, các dịch vụ tiện ích dành cho chủ
thẻ ghi nợ của Vietcombank ngày càng phong phú và đa dạng đáp ứng tối đa nhu
cầu của khách hàng.
Tại máy ATM của Vietcombank, chủ thẻ có thể sử dụng thẻ ghi nợ mang
thương hiệu Vietcombank để:
- Rút tiền mặt từ tài khoản cá nhân tiền VNĐ hoặc USD.
- Kiểm tra số dư tài khoản.
- In sao kê các giao dịch gần nhất.
- Chuyển khoản trong hệ thống Vietcombank
- Thanh toán hoá đơn dịch vụ:
+ Điện, nước
+ Điện thoại trả trước và cước thuê bao trả sau của Vinaphone, Mobifone,
Viettel và EVN
+ Phí bảo hiểm
+ Dịch vụ trả tiền trước …
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
17
+ Một số các dịch vụ khác
* Vietcombank Connect24
Ra đời năm 2002, thẻ Vietcombank Connect 24 là sản phẩm thẻ ghi nợ nội
địa đầu tiên được phát hành tại Việt Nam và hiện đang được sử dụng rộng rãi
trên toàn quốc. Với nhiều giải thưởng có uy tín như giải thưởng “Sao Vàng Đất
Việt”, “Thương hiệu quốc gia”, thẻ Vietcombank Connect24 đã và đang mang lại
những thay đổi lớn lao trong thói quen cũng như cách suy nghĩ của một bộ phận
không nhỏ người dân đối với dịch vụ ngân hàng và hình thức thanh toán không
dùng tiền mặt.
* Vietcombank SG24
Được phát triển dựa trên nền tảng của thẻ Vietcombank Connect24, thêm vào
đó là nhiều tính năng bổ sung mang tính đột phá và ưu việt hơn:
Thoả mãn nhu cầu mua sắm, chăm sóc sức khoẻ, giải trí… một cách nhanh
chóng và tiện lợi nhất với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc. Mạng lưới ưu đãi
tại hàng trăm khu spa, nhà hàng, khách sạn, rạp chiếu phim…cao cấp và sang
trọng.
Thực hiện các giao dịch tại hệ thống ATM của Vietcombank và các ngân
hàng đại lý liên kết với Vietcombank.
Hạn mức sử dụng thẻ linh hoạt dựa trên số dư tài khoản.
Đem lại giá trị thặng dư qua giá trị bảo hiểm tai nạn được đảm bảo bởi hãng
bảo hiểm uy tín.
2.1.3.2.2 Thẻ ghi nợ quốc tế
Bên cạnh những tính năng của một thẻ ghi nợ nội địa, Thẻ ghi nợ quốc tế
Vietcombank MTV MasterCard hay Vietcombank Connect24 Visa còn có những
ưu việt như:
- Thanh toán tại hàng chục triệu Đơn vị chấp nhận thẻ và rút tiền tại hàng
triệu máy ATM trên toàn cầu có biểu tượng của các Tổ chức thẻ quốc tế.
- Thanh toán qua mạng Internet
- Được giảm giá và hưởng các dịch vụ ưu đãi tại rất nhiều ĐVCNT của
Vietcombank.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
18
* Vietcombank MTV
Thẻ thanh toán Vietcombank MTV MasterCard là dòng sản phẩm thẻ thanh
toán mang thương hiệu MasterCard do Vietcombank liên kết với Kênh truyền
hình nổi tiếng MTV và là một trong số những sản phẩm MasterCard
Unembossed liên kết đầu tiên trên thế giới.
Bên cạnh những tính năng cơ bản của thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ Vietcombank
MTV Mastercard được hưởng những chương trình ưu đãi như giảm giá, hưởng
các dịch vụ tiện ích…tại những địa điểm mà giới trẻ ưa chuộng như các cửa hàng
thời trang, trung tâm đào tạo, các cửa hàng mỹ phẩm…
* Vietcombank Connect24 Visa
Thẻ Vietcombank Connect24 Visa là tấm thẻ nội địa khoác trên mình thương
hiệu quốc tế với các tiện ích sẵn có của 1 chiếc thẻ ghi nợ nội địa và nổi bật với
các tiện ích ngày càng được nâng cao cùng hệ thống xử lý giao dịch tiên tiến và
được bảo mật theo tiêu chuẩn quốc tế đã và đang mang lại cho khách hàng những
tiện ích bất ngờ trong cuộc sống:
Chủ thẻ Vietcombank Connect24 Visa được chào đón và phục vụ với chất
lượng tốt nhất không chỉ tại Vietcombank mà tại bất cứ nơi nào có biểu tượng
của Visa và Connect24 trên toàn cầu.
Được hưởng các ưu đãi đặc biệt về giá khi mua hàng tại các cửa hàng, siêu
thị, khách sạn, nhà hàng… mang biểu trưng của thẻ Vietcombank Connect24
Visa.
Trong năm đầu tiên, khách hàng sẽ được các hãng bảo hiểm uy tín bảo vệ cho
sự an toàn của mình trên toàn lãnh thổ Việt Nam
2.1.3.2.3 Thẻ tín dụng quốc tế
Với đặc trưng “chi tiêu trước, trả tiền sau”, thẻ tín dụng quốc tế là một
phương thức thanh toán không dùng tiền mặt rất tiện dụng được sử dụng rộng rãi
trên toàn thế giới, ưu điểm cùa thẻ là có thể:
- Thanh toán hàng hoá, dịch vụ hoặc rút tiền tại hàng chục triệu điểm bán
hàng hoặc hàng triệu máy ATM có biểu tượng chấp nhận thẻ tại 230 quốc gia
trên toàn thế giới.
- Sử dụng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ qua mạng Internet.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
19
- Dễ dàng quản lý và kiểm soát được toàn bộ những giao dịch chi tiêu của
mình thông qua bản sao kê chi tiết mà chủ thẻ nhận được hàng tháng.
* Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard
Thẻ Vietcombank Visa và Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” là hai dòng
sản phẩm thẻ tín dụng được khách hàng ưa chuộng và sử dụng rộng rãi tại Việt
Nam bởi tính an toàn, bảo mật và tiện lợi. Chủ thẻ Vietcombank Visa/
Vietcombank MasterCard “Cội Nguồn” được hưởng những quyền lợi sau :
- Hạn mức tín dụng tuần hoàn từ 10 triệu đến 90 triệu VNĐ
- “Chi tiêu trước, trả tiền sau” với thời hạn ưu đãi miễn lãi lên đến 45 ngày.
- Mỗi chủ thẻ chính được phát hành thêm 2 thẻ phụ cho người thân
- Được cung cấp sao kê hàng tháng miễn phí
- Đến kỳ thanh toán, chủ thẻ có thể lựa chọn thanh toán hết hoặc thanh toán
một phần dư nợ cuối kỳ.
* Vietcombank Express
Hiện nay, tại Việt Nam Vietcombank là ngân hàng độc quyền phát hành thẻ
Vietcombank American Express- sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế cao cấp, sang
trọng bậc nhất và với dịch vụ đẳng cấp thượng hạng trên toàn thế giới. Chủ sở
hữu thẻ Vietcombank American Express sẽ được Vietcombank cung cấp các dịch
vụ vượt trội sau:
- Được chấp nhận tại hàng triệu điểm cung cấp hàng hoá, dịch vụ và rút tiền
mặt tại hàng triệu máy ATM có biểu tượng American Express trên toàn thế giới.
- Sử dụng hạn mức chi tiêu cao nhất (có thể lên tới 250 triệuVNĐ/tháng)
- Được yêu cầu cung cấp dịch vụ du lịch từ các văn phòng dịch vụ du lịch của
American Express trên khắp thế giới, bao gồm:
+ Thông tin về du lịch
+ Tiện ích thanh toán (séc du lịch, đổi tiền, ứng tiền mặt khẩn cấp…)
+ Dịch vụ trợ giúp khẩn cấp toàn cầu, thay thế thẻ khẩn cấp
- Miễn phí dịch vụ bảo hiểm y tế du lịch quốc tế với mức tối đa là 5.000 USD,
miễn phí bảo hiểm mất mát, thất lạc hành lý lên tới 1.000 USD (áp dụng với sản
phẩm thẻ Vietcombank American Express hạng vàng).
- Chủ thẻ có nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán sao kê hàng tháng bằng
cách nộp tiền mặt hoặc tự động trích nợ tài khoản theo ngày hoặc theo tháng.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
20
* Vietcombank VietnamAirlines American Express
Là sản phẩm kết hợp của hai thương hiệu lớn tại Việt Nam là Vietcombank và
Vietnam Airlines với thương hiệu thẻ tín dụng nổi tiếng trên thế giới American
Express, sản phẩm thẻ Bông Sen Vàng mang các tính năng cao cấp nhất của thẻ
tín dụng quốc tế American Express bao gồm:
- Được bảo hiểm với số tiền bảo hiểm tối da dành cho chủ thẻ tín dụng quốc
tế.
- Được hưởng các chương trình ưu đãi điểm thưởng dành cho khách hàng
thường xuyên Bông Sen Vàng (GLP) của Vietnam Airlines.
- Với hạn mức tín dụng linh hoạt nhất, từ 10 đến 200 triệu VNĐ/tháng, thẻ
Bông Sen vàng chính là sản phẩm thẻ đáp ứng được hầu hết các nhu cầu đa dạng
của các chủ thẻ tín dụng trong và ngoài nước.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Các số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo của Ngân hàng trong thời
gian 2006-2008.
- Các số liệu thu thập từ báo, đài, internet, các luận văn và do các cán bộ
Ngân hàng cung cấp.
- Các tạp chí ngân hàng, tài liệu phát hành nội bộ của Vietcombank và các
quy chế, thông tư về việc hướng dẫn phát hành và thanh toán và sử dụng thẻ
ATM của Vietcombank.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, tổng hợp.
Phương pháp so sánh: là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng
cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chi tiêu gốc).
+ So sánh số tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và
chỉ tiêu kỳ gốc.
∆y = y1 - yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm sau
∆y : là phần chệnh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
21
Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm tính với số liệu năm
trước của các chỉ tiêu xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động
của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa
trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y1 - yo
∆y = * 100%
yo
Trong đó:
yo : chỉ tiêu năm trước.
y1 : chỉ tiêu năm sau.
∆y : biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế.
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động của mức độ của các
chỉ tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu
giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
- Phương pháp thống kê bằng biểu bảng, thể hiện sự tăng giảm của các chỉ
tiêu phân tích qua các năm.
- Dùng đồ thị minh họa.
- Phương pháp phân tích bằng ma trận SWOT.
Ma trận SWOT là một công cụ giúp cho nhà quản trị trong việc tổng hợp các
kết quả nghiên cứu của môi trường làm cơ sở cho việc đề ra kế hoạch chiến lược.
Tìm ra điểm mạnh điểm yếu bên trong ngân hàng, cơ hội và nguy cơ bên ngoài
ngân hàng.
SWOT Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)
Cơ hội (O) Các chiến lược SO Các chiến lược WO
Nguy cơ (T) Các chiến lược ST Các chiến lược WT
SO (Strengths Opportunities): Sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội.
ST (Strengths Threats): Sử dụng các điểm mạnh bên trong để tránh các nguy
cơ.
WO (Weaknesses Opportunities): Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục điểm
yếu.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
22
WT (Weaknesses Threats): Giảm thiểu tối đa những điểm yếu để tránh được
nguy cơ.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
23
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
CHI NHÁNH CẦN THƠ
3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1 Giới thiệu Vietcombank Việt Nam
3.1.1.1 Lịch sử hình thành
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, NHNT chính thức được thành lập theo Quyết
định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962
trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương
(nay là NHNN). Theo Quyết định nói trên, NHNT đóng vai trò là ngân hàng
chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động
trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các
dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh
doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại
lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã
hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, NHNT còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về
các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và
về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ
quốc tế.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ,
Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại
NHNT theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số
90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ.
Năm 2008 chuyển đổi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam từ Ngân hàng
thương mại Nhà nước sang Ngân hàng thương mại cổ phần theo quyết định số
138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước và giấy
chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 ngày
02/06/2008.
Trải qua hơn 45 năm xây dựng và trưởng thành, tính đến thời điểm cuối năm
2008, NHNT đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 63 chi
nhánh và 205 phòng giao dịch ở các tỉnh và thành phố trên cả nước, 1 Hội sở
chính, 1 sở giao dịch, , 1 công ty con ở nước ngoài, 4 công ty liên doanh, 3 công
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
24
ty liên kết và 2 văn phòng đại diện tại Singapore và Paris, với đội ngũ cán bộ gần
9.000 người. Ngoài ra, NHNT còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các
đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh
doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư... Tổng tài sản của NHNT tại thời điểm
cuối năm 2008 lên tới xấp xỉ 220 nghìn tỷ VND (tương đương 12,6 tỷ USD),
tổng dư nợ đạt gần 112 nghìn tỷ VND (6,4 tỷ USD), tăng trưởng dư nợ tín dụng
đạt 16%, vốn chủ sở hữu đạt hơn 13.100 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn theo
chuẩn quốc tế.
3.1.1.2 Những thành tựu
Ngày 30 tháng 10 năm 1962, NHNT được thành lập theo Quyết định số
115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại
hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN).
Ngày 01 tháng 04 năm 1963, chính thức khai trương hoạt động NHNT như là
một ngân hàng đối ngoại độc quyền.
Năm 1978, NHNT thành lập Công ty Tài chính ở Hồng Kông – Vinafico
Hong Kong.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, NHNT chính thức chuyển từ một ngân hàng
chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang một NHTM NN
hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Năm 1993, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động hạng
Hai.
Năm 1993, NHNT thành lập ngân hàng liên doanh với đối tác Hàn Quốc
(First Vina Bank) nay là ShinhanVina Bank.
Năm 1994, NHNT thành lập Công ty Thuê mua và Đầu tư trực thuộc NHNT
nay là Công ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản.
Năm 1995, NHNT được tạp chí Asia Money – tạp chí tiền tệ uy tín ở Châu Á
bình chọn là Ngân hàng hạng nhất tại Việt Nam năm 1995.
Ngày 21 tháng 09 năm 1996, Thống đốc NHNN ra Quyết định số 286/QĐ-
NH5 về việc thành lập lại NHNT trên cơ sở Quyết định số 68/QĐ-NH5 ngày 27
tháng 3 năm 1993 của Thống đốc NHNN. Theo đó, NHNT được hoạt động theo
mô hình Tổng công ty 90, 91 quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
25
tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ với tên giao dịch quốc tế: Bank for
Foreign Trade of Viet Nam, tên viết tắt là Vietcombank.
Năm 1996, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Paris – Cộng hòa Pháp,
tại Moscow – Cộng hòa liên bang Nga.
Năm 1996, NHNT khai trương Công ty liên doanh Vietcombank Tower 198
với đối tác Singapore.
Năm 1997, NHNT thành lập Văn phòng đại diện tại Singapore.
Năm 1997, NHNT đăng ký nhãn hiệu kinh doanh độc quyền tại Cục sở hữu
Công Nghiệp, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường.
Năm 1998, NHNT thành lập Công ty cho thuê tài chính NHNT – VCB
Leasing.
Năm 2002, NHNT thành lập Công ty TNHH Chứng khoán NHNT – VCBS.
Năm 2003, NHNT được Nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.
Năm 2003, NHNT được tạp chí EUROMONEY bình chọn là ngân hàng tốt
nhất năm 2003 tại Việt Nam.
Năm 2003, sản phẩm thẻ Connect 24 của NHNT là sản phẩm ngân hàng duy
nhất được trao giải thưởng "Sao vàng Đất Việt".
Năm 2004: NHNT được tạp chí The Banker bình chọn là "Ngân hàng tốt nhất
Việt Nam" năm thứ 5 liên tiếp.
Năm 2005: NHNT được trao giải thưởng Sao Khuê 2005 – do Hiệp hội doanh
nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) tổ chức dưới sự bảo trợ của Ban chỉ đạo
quốc gia về công nghệ thông tin và Bộ Bưu chính Viễn thông. NHNT là đơn vị
ngân hàng duy nhất được nhận giải thưởng này.
Năm 2005: NHNT chi nhánh Đồng Nai vinh dự là chi nhánh đầu tiên của hệ
thống NHNT được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lao
động" vì đã có thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới từ năm 1995-
2004, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Năm 2005, NHNT góp vốn thành lập Công ty liên doanh quản lý Quỹ đầu tư
Chứng khoán – VCBF.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT nhận giải thưởng "Nhà lãnh đạo ngân
hàng châu Á tiêu biểu".
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
26
Năm 2006: NHNT vinh dự là 1 trong 4 đơn vị được trao danh hiệu "Điển hình
sáng tạo" trong Hội nghị quốc gia về thúc đẩy sáng tạo cho Việt Nam.
Năm 2006: Tổng Giám đốc NHNT được bầu giữ chức Phó Chủ tịch Hiệp hội
Ngân hàng Châu Á.
Năm 2007, NHNT được trao tặng giải thưởng Thương hiệu mạnh Việt Nam
2006 do Thời báo Kinh tế và Cục xúc tiến Bộ Thương mại tổ chức. Đặc biệt
thương hiệu Vietcombank lọt vào Top Ten (mười thương hiệu mạnh nhất) trong
số 98 thương hiệu đạt giải. Đây là lần thứ 3 liên tiếp Vietcombank được trao tặng
giải thưởng này.
Năm 2007, NHNT được bầu chọn là "Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối
cho doanh nghiệp tốt nhất năm 2007" do tạp chí Asia Money bình chọn.
Năm 2008 chuyển đổi từ Ngân hàng thương mại Nhà nước sang Ngân hàng
thương mại cổ phẩn.
Năm 2008, NHNT nhận giải thưởng “Quản lý tiền mặt” tốt nhất tại Việt Nam.
Năm 2008, NHNT được trao tặng giải thưởng Cúp Vàng “Thương hiệu chứng
khoản uy tín và công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam” do hiệp hội kinh doanh
chứng khoán Việt Nam bình chọn.
Năm 2008, Tổng Giám Đốc NHNT nhận giải thưởng “Nhà lãnh đạo xuất sắc
trong lĩnh vực bán lẻ năm 2008”.
3.1.2 Giới thiệu Vietcombank chi nhánh Cần Thơ
Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ có tiền thân ban đầu
là phòng ngoại hối Hậu Giang, trực thuộc và có cùng trụ sở với Ngân hàng Nhà
nước chi nhánh Hậu Giang, số 2 Ngô Gia Tự, Thành phố Cần Thơ.
Ngày 25/01/1989 Tổng Giám Đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ra
quyết định số 16/NH-QĐ về việc thành lập Doanh nghiệp Nhà nước Ngân hàng
Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ, chuyển từ phòng ngoại hối Hậu Giang đại
diện pháp nhân của Ngân Hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ.
Ngày 01/10/1989 Ngân hàng Ngoại thương chi nhánh Cần Thơ chính thức
được thành lập, chịu sự quản lý trực tiếp của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Cần
Thơ và Hội sở chính Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam.
Tên đầy đủ: Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ.
Tên tiếng Anh: Bank for Foreign Trade of VietNam, CanTho Branch.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
27
Tên giao dịch: Vietcombank Cần Thơ.
Trụ sở: Số 7 Đại lộ Hòa Bình, Thành phố Cần Thơ.
Website: http:// www.vietcombankcantho.com
Vietcombank Cần Thơ được xem là một trong những chi nhánh lớn của vùng
Đồng bằng sông Cửu Long. Với chức năng là một Ngân hàng thương mại chuyên
ngành, phạm vi kinh doanh chủ yếu của Vietcombank Cần Thơ là thực hiện tín
dụng xuất nhập khẩu, tổ chức thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ v à các dịch
vụ ngoại hối khác.
Nhân sự ban đầu chỉ có 18 người với 5 phòng nghiệp vụ: phòng Kế hoạch và
Tín dụng, phòng Thanh toán quốc tế, phòng Kế toán tài vụ, phòng Ngân quỹ và
phòng Hành chính nhân sự. Khi mới thành lập phương tiện còn thiếu thốn so với
các Ngân hàng hoạt động trên địa bàn. Vietcombank Cần Thơ đã phải đương đầu
với không ít những khó khăn thách thức của cơ chế thị trường. Sau hơn 19 năm
hoạt động, Vietcombank Cần Thơ đã không ngừng phát triển vươn lên, nâng cao
uy tín, mở rộng phạm vi hoạt động trong và ngoài nước với chức năng nhiệm vụ
của mình, chi nhánh đã thể hiện vai trò của một Ngân hàng chủ lực góp phần tích
cực thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long
nói chung.
3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ
3.2.1 Cơ cấu tổ chức, quản lý
Năm 2008, Ngân hàng có 1 trụ sở chính và 6 phòng giao dịch trực thuộc với
tổng số cán bộ là 200 người.
Tại trụ sở chính bao gồm 1 Giám Đốc, 4 Phó Giám Đốc và 10 phòng nghiệp
vụ.
- Giám Đốc:
+ Tổ chức và điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng, phạm vi
hoạt động của đơn vị và chịu trách nhiệm toàn diện trước Nhà nước và cơ quan
chủ quản cấp trên.
+ Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận và nhận thông tin phản hồi
từ cấp dưới.
+ Ký kết các văn bản tín dụng, tiền tệ, thanh toán trong phạm vi hoạt động
của chi nhánh.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
28
+ Có quyền quyết định tổ chức, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỉ luật
cán bộ công nhân viên trong đơn vị
- Phó Giám Đốc:
+ Hỗ trợ Giám Đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt động.
+ Tham gia với Giám Đốc trong việc chuẩn bị, xây dựng và quyết định về
chương trình công tác, kế hoạch kinh doanh và các phương hướng hoạt động.
+ Giải quyết và ký các văn bản thuộc lĩnh vực được phân công.
- Các phòng nghiệp vụ: là những bộ phận tham mưu giúp việc cho Giám Đốc
trong việc quản lý và điều hành kinh doanh, có trách nhiệm thực hiện tốt từng
lĩnh vực công tác được giao, đưa mọi hoạt động của Ngân hàng vào nề nếp.
- Các phòng giao dịch: tạo điều kiện cho khách hàng trên địa bàn Thành phố,
đặc biệt là các hộ tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ thuận lợi trong việc vay
vốn, tiếp cận với các sản phẩm ngân hàng hiện đại và các dịch vụ tiện ích.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
29
Giám Đốc
P.KTNB Tổ chức Chi bộ
Phó Giám Đốc
Phòng
QL nợ
Phòng
vốn
Phòng
TTQT
PGD
Hậu
Giang
PGD
Ninh
Kiều
Phòng
KD
DV
PGD
An
Hòa
PGD
Cái
Răng
PGD
Vĩnh
Long
PGD
Nam
CT
Phòng
hành
chính
Phòng
ngân
quỹ
Phòng
vi
tính
Phòng
kế
toán
Phó Giám Đốc
Thi đua Công đoàn
Phó Giám Đốc
P.Khách hàng
Phó Giám Đốc
XDCB Phát triển
mạng lưới
Đoàn
thanh niên
: Phụ trách chỉ đạo
: Phụ trách trực tiếp
HÌNH 3: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ CỦA
VIETCOMBANK CẦN THƠ NĂM 2009
Chú thích
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự – VCB Cần Thơ )
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
30
3.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng nghiệp vụ
3.2.2.1 Phòng thanh toán quốc tế
Thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến quá trình thanh toán xuất nhập khẩu
với các đơn vị nước ngoài bằng các phương thức thanh toán: tín dụng, chứng từ,
nhờ thu, chuyển tiền…với các công việc chủ yếu:
- Thanh toán tiền hàng xuất, nhập khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam
với các công ty doanh nghiệp nước ngoài.
- Phát hành và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến thư tín dụng.
- Thực hiện chuyển tiền ra nước ngoài, mở L/C, bảo lãnh… theo yêu cầu
của khách hàng nhanh chóng, bảo mật và tiết kiệm được phần lớn chi phí.
- Thực hiện phương thức nhờ thu, ủy nhiệm chi.
3.2.2.2 Phòng vốn
- Theo dõi, thường xuyên bám sát tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn hàng
ngày của toàn chi nhánh.
- Kết hợp với phòng kế toán, phòng thanh toán quốc tế, phòng tín dụng và
các chi nhánh cấp II để thực hiện việc điều chuyển vốn, lập điện điều chuyển.
- Gởi hoặc trả nợ một cách kịp thời đảm bảo khả năng thanh toán cũng như
tăng nhanh vòng quay vốn.
- Thực hiện chương trình lãi suất bình quân để biết chênh lệch giá vốn đầu
ra và đầu vào.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo về lãi suất cho vay.
- Phòng còn thực hiện một số chức năng khác: kế toán vốn, kinh doanh
ngoại tệ…
3.2.2.3 Phòng kế toán
Thực hiện các bút toán có liên quan đến quá trình thanh toán như:
- Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi.
- Kế toán các khoản thu chi trong ngày.
- Mở tài khoản mới cho khách hàng.
- Thực hiện các bút toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa
ngân hàng với các ngân hàng khác và giữa ngân hàng với ngân hàng trung ương.
3.2.2.4 Phòng quản lý nợ
- Thu nợ và theo dõi các khoản tiền của các đơn vị nhập khẩu để thu nợ.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
31
3.2.2.5 Phòng hành chính nhân sự
- Tổ chức sắp xếp, bố trí nhân sự giữa các phòng ban.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo công tác tuyển dụng, đề bạt, khen thưởng cán
bộ, giải quyết các chế độ chính sách có liên quan đến cán bộ, công nhân viên.
- Tổ chức điều chỉnh lương, bảo hiểm, trợ cấp hưu trí.
3.2.2.6 Phòng kiểm tra nội bộ
- Kiểm tra, giám sát hoạt động các phòng ban trong việc thực hiện các quy
định của Ngân hàng Nhà nước.
- Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về tiền tệ tín dụng ngân hàng.
- Đôn đốc, nhắc nhở cán bộ, công nhân viên làm đúng nguyên tắc.
- Phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu ngân hàng
ngoại thương trung ương, hoặc các đoàn thanh tra cùng cấp để kiểm tra chéo kho
ngân hàng bạn có yêu cầu.
3.2.2.7 Phòng vi tính
- Thực hiện việc quản lý toàn bộ hệ thống vi tính của Ngân hàng, đảm bảo
cho hoạt động của Ngân hàng thực hiện một cách thông suốt thông qua hệ thống
máy tính.
3.2.2.8 Phòng ngân quỹ
- Là nơi thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt, ngoại tệ và các phương
tiện thanh toán có giá trị khi có nhu cầu và có xác nhận của phòng kế toán hay
phòng kinh doanh dịch vụ.
3.2.2.9 Phòng kinh doanh dịch vụ
- Kinh doanh ngoại tệ
- Chi trả kiều hối
- Chuyển tiền nhanh
- Phát hành và thanh toán các loại thẻ nội địa và thẻ tín dụng quốc tế
- Thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán.
3.2.2.10 Phòng quan hệ khách hàng
-Thực hiện các chiến lược tiếp thị rộng rãi đến từng khách hàng, đảm nhận
việc tiếp thị và bán sản phẩm, cung cấp các dịch vụ tổng thể cho khách hàng.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
32
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA VCB
CẦN THƠ
Từ khi thành lập đến nay, VCB Cần Thơ đã có nhiều đóng góp tích cực cho
nền kinh tế của Thành phố nói riêng cũng như cho cả vùng Đồng bằng sông Cửu
Long nói chung. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện trên nhiều
khía cạnh, từ những khó khăn khi mới thành lập cho đến những thách thức trong
quá trình tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Tuy nhiên, VCB Cần Thơ luôn đạt
được những kết quả khả quan và luôn tự hào là một Ngân hàng hàng đầu của
Thành phố và của cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
BẢNG 1: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VCB CẦN THƠ (2006-2008)
Khoản mục ĐVT 2006 2007 2008
Chênh lệch
2007/2006 2008/2007
1. Nguồn vốn
Tổng nguồn vốn
Vốn huy động
tỷ đồng
tỷ đồng
2.336
1.245
791
2.080
1.162
918
4.423
2.338
2.085
- 256
- 83
127
2.343
1.176
1.167
2. Sử dụng vốn
Doanh số cho vay
Doanh số thu nợ
Dư nợ cho vay
Tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng nguồn vốn
tỷ đồng
tỷ đồng
tỷ đồng
%
15.261
15.119
2.282
0,13
10.787
10.339
2.730
0,68
17.532
17.926
2.336
0,46
- 4.474
- 4.780
448
-
6.745
7.587
- 394
-
3. Kinh doanh ngoại tệ
Doanh số mua
Doanh số bán
USD
USD
8.359.000
8.362.000
4.761.000
4.763.000
7.757.000
7.763.000
- 3.598
- 3.599
2.996
3.000
4. Kinh doanh thẻ
Số lượng phát hành
Doanh số thanh toán
thẻ
tr đồng
14.727
913.837
20.246
1.224.791
23.161
1.575.724
5.519
310.954
2.915
350.933
( Nguồn: Phòng Kế Toán VCB - Cần Thơ )
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
33
3.3.1 Nguồn vốn
Nguồn vốn giữ một vai trò rất quan trọng đối với tất cả các hoạt động của
Ngân hàng nói chung, nó là nền tảng cơ bản để Ngân hàng hoạt động và phát
triển. Với nguồn vốn lớn thì Ngân hàng sẽ mở rộng được quy mô hoạt động kinh
doanh cũng như trang bị thêm các cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho
các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Tổng nguồn vốn của VCB Cần Thơ qua các năm có tăng và có giảm. Cụ thể,
tổng nguồn vốn vào năm 2007 đạt 2.080 tỷ đồng giảm 256 tỷ đồng so với năm
2006, năm 2008 tổng nguồn vốn đạt 4.423 tỷ đồng tăng 2.343 tỷ đồng so với năm
2007. Năm 2007 tổng nguồn vốn của VCB Cần Thơ giảm nhẹ là do vào cuối
năm 2006 Ngân hàng thực hiện việc tách các chi nhánh cấp II nên phải tốn khá
nhiều chi phí trong công tác đầu tư trang thiết bị, cơ sở hạ tầng cũng như Ngân
hàng phải chia sẻ nguồn vốn với các chi nhánh mới tách ra này.
3.3.2 Sử dụng vốn
Tình hình cho vay và thu nợ của VCB Cần Thơ qua các năm là rất tốt, do có
được nguồn vốn kinh doanh lớn nên qua qua các năm Ngân hàng luôn đẩy mạnh
công tác cho vay nhất là các đối tượng doanh nghiệp. Các đối tượng cho vay chủ
yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
như: xăng dầu, lương thực thực phẩm, xi măng, phân bón, hóa chất…
Doanh số cho vay của VCB Cần Thơ qua các năm (2006-2008) đều khá lớn.
Cụ thể là năm 2006 doanh số cho vay đạt 15.261 tỷ đồng, năm 2007 là 10.787 tỷ
đồng và năm 2008 đạt 17.532 tỷ đồng. Doanh số thu nợ qua các năm đều đạt tr ên
95% tổng doanh số cho vay, năm 2006 doanh số thu nợ đạt 15.119 tỷ đồng, năm
2007 là 10.339 tỷ đồng và năm 2008 đạt 17.926 tỷ đồng.
Dư nợ cho vay qua các năm cụ thể như sau: năm 2006 là 2.282 tỷ đồng năm
2007 là 2.730 tỷ đồng và năm 2008 là 2.336 tỷ đồng. Năm 2007 tỷ lệ dư nợ cho
vay của Ngân hàng cao hơn các năm khác là do trong năm này nền kinh tế Việt
Nam gặp nhiều khó khăn, biến động gây tác động trực tiếp đến tình hình kinh
doanh của các doanh nghiệp. Mặt khác, trong năm 2007 có sự thay đổi lớn về cơ
cấu của Ngân hàng cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình
hình cho vay.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
34
Chất lượng hoạt động tín dụng của Ngân hàng còn phụ thuộc vào tỷ lệ nợ quá
hạn cao hay thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn vào các năm 2006 và 2008 đạt tỷ lệ an toàn
(dưới mức 0,5%), còn vào năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn lên đến 0,68%. Nguyên
nhân chủ yếu là do tình hình kinh tế gặp nhiều biến động cùng với lạm phát, giá
cả hàng hóa tăng cao tác động không nhỏ đến hoạt động tín dụng của các Ngân
hàng nói chung và VCB Cần Thơ nói riêng. Tỷ lệ quá hạn đang dần được cải
thiện (năm 2008 đạt mức 0,46%), tuy vẫn còn ở mức cao nhưng với tình hình
kinh tế thế giới đang dần được phục hồi bởi các gói cứu trợ thì tình hình nợ quá
hạn sẽ có chiều hướng giảm dần trong thời gian sắp tới.
3.3.3 Kinh doanh ngoại tệ
Tiền thân của VCB Cần Thơ là phòng ngoại hối trực thuộc NHNT Việt Nam,
do đó kinh doanh ngoại tệ luôn là một lĩnh vực hoạt động khá mạnh của Ngân
hàng trong những năm qua. Tình hình mua bán ngoại tệ năm 2007 đạt 4,76 triệu
USD giảm hơn so với năm 2006 là 3,6 triệu USD, năm 2008 kinh doanh ngoại tệ
đạt 7,76 triệu USD tăng 3 triệu USD so với năm 2007. Trong những năm qua,
một mặt là do sự cạnh tranh rất gay gắt từ các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn,
một mặt do tình hình kinh tế thế giới biến động làm cho tình hình kinh doanh của
các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ngày càng khó khăn nên lĩnh vực kinh doanh
ngoại tệ của VCB Cần Thơ cũng ngày một giảm. Cụ thể là vào năm 2007 kinh
doanh ngoại giảm xuống mức thấp nhất trong những năm qua (4,76 triệu USD).
Tuy nhiên, năm 2008 tình hình kinh doanh ngoại tệ của VCB Cần Thơ đã tăng
mạnh trở lại và có xu hướng tăng hơn nữa trong những năm tới do sau khi nước
ta gia nhập WTO thì các doanh nghiệp sẽ mở rộng kinh doanh, hợp tác là điều tất
yếu cùng với sự phục hồi của nền kinh tế thế giới sau thời kỳ khủng hoảng trầm
trọng. Đây sẽ là tiền đề để lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ của VCB Cần Thơ phát
triển hơn nữa.
3.3.4 Kinh doanh thẻ
Một trong những dịch vụ ngân hàng bán lẻ có tình hình khả quan nhất trong
các lĩnh vực kinh doanh của VCB Cần Thơ là dịch vụ kinh doanh thẻ. VCB Cần
Thơ là ngân hàng đi tiên phong trong việc đưa thẻ thanh toán vào sử dụng rộng
rãi trong cộng đồng dân cư. Ngân hàng luôn tự hào với vị trí dẫn đầu về thị phần
phát hành và thanh toán thẻ trên thị trường, đến nay thẻ thanh toán của VCB chấp
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
35
nhận thanh toán cho cả 6 loại thẻ nổi tiếng trên thế giới là: VisaCard,
MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China UnionPay.
Mặc dù các dịch vụ kinh doanh khác của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn
trong thời gian qua nhưng dịch vụ thanh toán thẻ lại không ngừng phát triển và
luôn đạt mức tăng trưởng cao qua các năm. Cụ thể, số lượng thẻ phát hành năm
2006 là 14.727 thẻ, năm 2007 đạt 20.246 thẻ tăng 5.519 thẻ so với năm 2006,
năm 2008 số lượng thẻ phắt hành đạt 23.161 thẻ tăng 2.915 thẻ so với năm 2007.
Doanh số thanh toán qua máy ATM cũng không ngừng tăng qua các năm, năm
2006 doanh số thanh toán đạt 913.837 triệu đồng, năm 2007 doanh số thanh toán
đạt 1.224.791 triệu đồng tăng 310.954 triệu đồng so với năm 2006, năm 2008
doanh số thanh toán đạt 1.575.724 triệu đồng tăng 350.933 triệu đồng so với năm
2007.
Số lượng thẻ phát hành và doanh số thanh toán luôn tăng trong các năm qua
là do thẻ thanh toán ATM thực sự đã mang lại những lợi ích nhất định cho các
khách hàng sử dụng. Bên cạnh đó, với chất lượng phục vụ của Ngân hàng ngày
càng cao cùng với các hình thức quảng cáo khuyến mãi đã thu hút được sự quan
tâm từ khách hàng nhiều hơn.
3.4 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI VCB CẦN
THƠ
Cũng giống như các loại hình sản xuất, kinh doanh khác, các hoạt động kinh
doanh, dịch vụ của Ngân hàng cũng đi đến mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Lợi
nhuận là tiêu chí chính xác nhất để đánh giá kết quả kinh doanh của Ngân hàng.
Lợi nhuận của VCB Cần Thơ được thể hiện qua bảng số liệu sau:
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
36
BẢNG 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
VCB CẦN THƠ (2006-2008)
ĐVT: tỷ đồng
Khoản mục 2006 2007 2008
Chênh lệch
2007 so 2006
Chênh lệch
2008 so 2007
Số tiền TL % Số tiền TL %
Thu nhập 273 202 357 - 71 - 26,01 155 76,73
Chi phí 241 147 339 - 94 - 39,00 192 130,61
Lợi nhuận 32 55 18 23 71,86 - 37 - 67,27
( Nguồn: Phòng Kế Toán - VCB Cần Thơ )
HÌNH 4: BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA VCB CẦN THƠ
3.4.1 Thu nhập
Nguồn thu nhập chủ yếu của VCB Cần Thơ là từ lãi của hoạt động cho vay
với các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân, bên cạnh đó còn bao gồm thêm các
khoản thu nhập khác như tiền lãi từ tiền gửi ở các tổ chức tín dụng, kinh doanh
dịch vụ thẻ, ngoại tệ, và các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu…Theo biểu
đồ, ta có thể thấy thu nhập của VCB Cần Thơ từ 2006-2008 tăng giảm rõ rệt qua
các năm. Năm 2007 thu nhập là 202 tỷ đồng giảm 71 tỷ đồng so với năm 2006
(giảm 26,01%), còn năm 2008 thu nhập là 357 tỷ đồng tăng 155 tỷ đồng so với
0
50
100
150
200
250
300
350
400
2006 2007 2008
Thu nhập
Chi phí
Lợi nhuận
Tỷ đồng
Năm
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
37
năm 2007 (tăng 76,73%). Sở dĩ thu nhập tăng giảm đột biến như vậy là do vào
cuối năm 2006 Ngân hàng thực hiện việc tách các chi nhánh cấp II thành các chi
nhánh độc lập nên làm cho tổng thu nhập của VCB Cần Thơ năm 2007 giảm đột
biến so với năm 2006, mặt khác thu nhập năm 2007 giảm là do vào năm này
Ngân hàng cũng hạn chế cho vay để hạn chế rủi ro do nền kinh tế có biến động.
Năm 2008, Ngân hàng áp dụng các chính sách hợp lý nhằm mở rộng cho vay và
thu nợ có hiệu quả, thêm vào đó là các nguồn thu nhập đáng kể từ các dịch vụ
như kinh doanh thẻ, ngoại tệ, thanh toán xuất nhập khẩu và từ hoạt động kinh
doanh, môi giới chứng khoán làm cho tổng thu nhập năm này tăng lên 155 tỷ
đồng so với năm 2007.
3.4.2 Chi phí
Các khoản chi phí của Ngân hàng chủ yếu là chi trả lãi tiền gửi của khách
hàng, chi phí tiền vay các tổ chức tín dụng khác và Ngân hàng trung ương, bên
cạnh đó là các chi phí hoạt động của Ngân hàng như: trả lương cho cán bộ công
nhân viên, thuế thu nhập, các chi phí thanh toán, chi phí hoạt động dịch vụ, điện,
nước… Chi phí của VCB Cần Thơ từ 2006-2008 cũng tăng mạnh và giảm mạnh.
Cụ thể, chi phí năm 2007 giảm 94 tỷ đồng (giảm 34%) so với năm 2006, do vào
cuối năm 2006 Ngân hàng tách các chi nhánh cấp II, làm cho chi phí năm 2007
giảm mạnh. Năm 2008 chi phí của Ngân hàng tăng mạnh tăng 192 tỷ đồng
(130,61%) so với năm 2007 do trong năm 2008 Ngân hàng đẩy mạnh việc huy
động vốn từ dân chúng và cũng trong năm này do lạm phát nên Ngân hàng phải
chi trả lãi suất tiền gửi với mức lãi suất rất cao. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng
đầu tư khá lớn vào các trang thiết bị cũng như những các máy móc công nghệ
mới, hiện đại làm cho chi phí năm 2008 tăng 192 tỷ đồng so với năm 2007.
3.4.3 Lợi nhuận
Hoạt động kinh doanh của VCB Cần Thơ qua các năm 2006-2008 nhìn chung
là tốt do kết quả kinh doanh qua các năm đều có lợi nhuận. Theo bản số liệu có
thể nhận thấy rằng cả 3 năm vừa qua, lợi nhuận kinh doanh đều dương, có nghĩa
là kinh doanh có lời. Tuy nhiên lợi nhuận qua các năm cũng tăng giảm rõ rệt,
năm 2007 lợi nhuận của Ngân hàng là 55 tỷ đồng tăng 23 tỷ đồng (71,86%) so
với năm 2006, do năm 2007 so 2006 thì thu nhập giảm ít nhưng chi phí lại giảm
mạnh làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng so với 2006. Năm 2008 lợi nhuận của
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
38
Ngân hàng có xu hướng giảm mạnh, cụ thể là lợi nhuận trong năm này là 18 tỷ
giảm 37 tỷ đồng (67,27%) so với năm 2007. Năm 2008 tốc độ tăng thu nhập
không bằng tốc độ tăng chi phí làm cho lợi nhuận của Ngân hàng giảm. Việc lợi
nhuận của Ngân hàng giảm mạnh là do hiện nay trên địa bàn có nhiều Ngân hàng
được thành lập và cạnh tranh rất gay gắt với VCB Cần Thơ, thêm vào đó là
khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng xảy ra vào năm này.
3.5 QUY TRÌNH PHÁT HÀNH VÀ SỬ DỤNG THẺ THANH TOÁN ATM
TẠI VCB CẦN THƠ
3.5.1 Quy trình phát hành thẻ
HÌNH 5: QUY TRÌNH PHÁT HÀNH THẺ TẠI VCB CẦN THƠ
3.5.1.1 Nhận hồ sơ xin phát hành thẻ
Đơn đăng ký mở tài khoản cá nhân tại Ngân hàng (đối với khách hàng chưa
có tài khoản cá nhân).
Đơn đăng ký phát hành thẻ kèm theo tài khoản sử dụng thẻ.
Bản sao giấy chứng minh nhân dân.
3.5.1.2 Xét duyệt yêu cầu xin phát hành thẻ
Khi khách hàng hoàn thành và nộp hồ sơ phát hành thẻ vào Ngân hàng thì
Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ.
Trong quá trình xét duyệt, Ngân hàng cũng tiến hành phân hạng thẻ: hạng
chuẩn, hạng vàng và hạng đặc biệt.
Nhận hồ sơ xin phát hành thẻ
Xét duyệt yêu cầu xin phát hành thẻ
Lập hồ sơ khách hàng
Gửi danh sách KH đến trung tâm thẻ
Nhận lại thẻ và số PIN và giao cho KH
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
39
3.5.1.3 Lập hồ sơ khách hàng
Đối với khách hàng đã có tài khoản cá nhân tại Ngân hàng, thì Ngân hàng sẽ
kiểm tra để xác định xem khách hàng có phải là chủ tài khoản mở tại Ngân hàng
không.
Đối với khách hàng chưa có tài khoản tại Ngân hàng thì bộ phận thẻ sẽ trực
tiếp mở tài khoản cho khách hàng. Sau đó bộ phận thẻ sẽ chuyển hồ sơ khách
hàng và tài khoản sang phòng kế toán giao dịch để lưu, theo dõi và quản lý.
3.5.1.4 Gửi danh sách khách hàng đến trung tâm thẻ
Ngân hàng lập và gửi danh sách khách hàng phát hành thẻ ATM tới trung tâm
thẻ để phát hành. Danh sách bao gồm các thông tin sau:
- Họ tên khách hàng
- Số tài khoản cá nhân
- Số CIF
- Hạng thẻ của khách hàng
- Tại trung tâm thẻ sẽ tiến hành các bước:
+ Tạo thẻ và dữ liệu in thẻ
+ In thẻ
+ Gửi thẻ và số PIN cho Ngân hàng phát hành
3.5.1.5 Nhận thẻ và PIN từ trung tâm và giao cho khách hàng
Sau khi nhận thẻ từ trung tâm, Ngân hàng phát hành sẽ tiến hành:
- Kiểm tra các thông tin trên thẻ để đảm bảo đầy đủ và chính xác.
- Giao thẻ và số PIN cho khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng sử dụng và bảo quản thẻ.
- Thu phí phát hành thẻ (nếu có).
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
40
3.5.2 Quy trình sử dụng và thanh toán thẻ
HÌNH 6: QUY TRÌNH SỬ DỤNG VÀ THANH TOÁN THẺ
TẠI VCB CẦN THƠ
* Tại các máy rút tiền tự động ATM
- Chủ thẻ đưa thẻ vào khe đọc thẻ của máy ATM theo đúng chiều đã được
hướng dẫn.
- Số PIN là chìa khóa để thẻ hoạt động và chỉ có chủ thẻ mới biết được mã số
PIN này. Sau khi đưa thẻ vào máy chủ thẻ phải nhập đúng mã số PIN nếu được
chấp nhận thì chủ thẻ mới thực hiện được các giao dịch trên máy ATM. Nếu 3
lần liên tiếp nhập mã số PIN không chính xác thì thẻ ATM sẽ tự động bị khóa
không sử dụng được. Để tiếp tục sử dụng lại thẻ chủ thẻ phải liên hệ với ngân
hàng để làm thẻ mới hoặc nhận lại thẻ cũ nhưng phải chịu một khoản phí nhất
định.
- Khách hàng không phải trả phí đối với các giao dịch. Các giao dịch mà
khách hàng có thể thực hiện: rút tiền mặt, xem số dư, thanh toán dịch vụ, chuyển
khoản, các giao dịch khác…
- Sau khi thực hiện xong giao dịch, khách hàng nhận tiền, hóa đơn và nhận lại
thẻ từ máy ATM.
* Tại các đơn vị chấp nhận thẻ
- Khách hàng đưa thẻ cho nhân viên thu ngân, sau đó nhân viên thu ngân
kiểm tra các thông tin trên thẻ và liên hệ với ngân hàng để được cấp phép.
- Nếu các thông tin trên thẻ khớp đúng, ngân hàng sẽ đồng ý cấp phép, sau đó
khách hàng sẽ nhập số PIN.
- Sau khi mã số PIN được nhập chính xác nhân viên thu ngân sẽ in hóa đơn
(gồm 3 liên) thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Chủ thẻ
Đưa thẻ vào máy ATM
Nhập số PIN
Thực hiện các giao
dịch trên máy ATM
Nhận tiền, hóa đơn
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
41
- Khách hàng nhận lại thẻ, ký vào phần chữ ký dành cho chủ thẻ trên hóa đơn,
chủ thẻ sẽ nhận được 1 liên hóa đơn và kết thúc giao dịch.
3.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG
3.6.1 Thuận lợi
Nằm trong hệ thống VCB Việt Nam, VCB Cần Thơ có những điều kiện rất
thuận lợi để phát triển hoạt động kinh doanh của mình nhờ những lợi thế nhất
định của VCB Việt Nam.
+ Hệ thống VCB Việt Nam đi đầu trong lĩnh vực thanh toán thẻ
Với vị thế là Ngân hàng đi tiên phong trong lĩnh vực thẻ ở Việt Nam, VCB
luôn là một thương hiệu lớn trong phát hành và thanh toán thẻ. Là Ngân hàng đầu
tiên được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận thực hiện đại lý thanh toán thẻ tín
dụng quốc tế cho các Ngân hàng và các tổ chức tài chính nước ngoài, VCB có
thể chấp nhận thanh toán cho cả 6 loại thẻ tín dụng thông dụng nhất hiện nay l à:
VisaCard, MasterCard, JCB, American Express, Diners Club và China
UnionPay. Bên cạnh đó, VCB cũng là Ngân hàng thực hiện việc phát hành thẻ
thanh toán nội địa đầu tiên trên địa bàn Việt Nam nên luôn chiếm được thị phần
lớn trong lĩnh vực kinh doanh thẻ và có được nhiều khách hàng truyền thống.
+ VCB Cần Thơ là một Ngân hàng lớn và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh
vực thanh toán, dịch vụ
VCB Cần Thơ được biết đến là một Ngân hàng hoạt động trên lĩnh vực đối
ngoại, vì vậy trong lĩnh vực thanh toán quốc tế VCB Cần Thơ luôn là Ngân hàng
đi đầu, VCB Cần Thơ có nhiều kinh nghiệm và tạo được nhiều mối quan hệ kinh
doanh với các tổ chức lớn trong nước cũng như nước ngoài. Trong công tác
thanh toán thẻ, chủ yếu là thanh toán quốc tế, với các mối quan hệ sẵn có với các
tổ chức thanh toán quốc tế, VCB có một lợi thế to lớn khi tham gia lĩnh vực thẻ.
Bên cạnh đó, VCB sẵn có những trang thiết bị phục vụ cho công tác thanh toán,
điều này giúp cho hệ thống VCB nói chung và VCB Cần Thơ nói riêng bước vào
thanh toán thẻ mà không cần đầu tư quá nhiều cho cơ sở hạ tầng.
+ Công nghệ thông tin trong những năm gần đây ở Việt Nam có những bước
tiến bộ nhanh chóng
Ngày nay, tốc độ phát triển của tin học trên thế giới được ví như vũ bão và ở
Việt Nam công nghệ thông tin là một ngành đang có những tiến bộ vượt bậc.
www.kinhtehoc.net
GVHD: Th.S Trương Hòa Bình SVTH: Nguyễn Hoàng Minh Tuấn
42
Những bước phát triển vượt bậc trong công nghệ thông tin là một thuận lợi cho
các Ngân hàng nói chung và VCB Cần Thơ nói riêng trong hoạt động kinh doanh
thẻ. Ngân hàng có thể áp dụng những thành tựu trên thế giới cũng như những
phần mềm, phần cứng và sử dụng đội ngũ nhân lực trong nước để đáp ứng những
đòi hỏi về mặt tin học trong công nghệ thẻ. Đây là một yếu tố quan trọng giúp
Ngân hàng phát triển tốt công tác phát hành và thanh toán thẻ.
+ Vị trí thuận lợi, quy mô hoạt động rộng lớn
VCB Cần Thơ có vị trí địa lý thuận lợi nằm trên trục đường chính của Thành
phố cùng với cơ sở vật chất hiện đại, quy mô hoạt động rộng lớn với mạng lưới 6
phòng giao dịch trực thuộc. Ngân hàng luôn chiếm ưu thế so với các Ngân hàng
khác về số lượng máy ATM và các đơn vị chấp nhận thẻ, mặc dù nguồn vốn để
đầu tư lắp đặt và bảo trì các trang thiết bị này là khá lớn khoảng vài trăm triệu
trên một máy ATM. Đó cũng là một bước đi đúng đắn nhằm khuyến khích khách
hàng sử dụng thẻ ATM do Ngân hàng phát hành trong điều kiện cạnh tranh khó
khăn như hiện nay.
+ Bên cạnh đó, VCB Cần Thơ còn có những thuận lợi khác như:
- Có nguồn vốn hoạt động rất lớn
- Có đội ngũ cán bộ hơn 200 người và có
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053669 Nguyen Hoang Minh Tuan .pdf