Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm Việt Minh

Tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm Việt Minh: NGUYỄN THỊ DIỄM TRANG Mã số SV : 4054313 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢN HIỂM VIỆT MINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: VÕ THÀNH DANH Tháng 05/2009 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế phát triển hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp kinh doanh những dịch vụ khác nhau. Do đó, việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là vấn đề được các nhà quản trị chú ý quan tâm. Đặc biệt hơn là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của nước ta trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có...

pdf79 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2048 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm Việt Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYỄN THỊ DIỄM TRANG Mã số SV : 4054313 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢN HIỂM VIỆT MINH Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: VÕ THÀNH DANH Tháng 05/2009 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài Trong nền kinh tế phát triển hiện nay có rất nhiều loại hình doanh nghiệp kinh doanh những dịch vụ khác nhau. Do đó, việc cạnh tranh để tồn tại và phát triển là vấn đề được các nhà quản trị chú ý quan tâm. Đặc biệt hơn là ngày nay, cùng với nhịp độ phát triển của thế giới, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Chính sự kiện đó đã làm cho môi trường kinh doanh của nước ta trở nên náo nhiệt và sôi động hơn nữa. Sự cạnh tranh ngày càng diễn ra gay gắt, nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tự nổ lực, phấn đấu, cải thiện tốt hơn để có thể phát triển bền vững. Trong xu thế hội nhập kinh tế thế giới như vậy nên các doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình hoạt động của chính doanh nghiệp mình, đặc biệt là doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH). DNBH là một loại hình kinh doanh đặc biệt, nó góp phần quan trọng trong việc khắc phục hậu quả của rủi ro; tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, gia đình khắc phục khó khăn về tài chính khi gặp rủi ro. Và cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, hoạt động bảo hiểm ngày càng đa dạng và không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế và cơ cấu thị trường. Hiện nay ở nước ta mạng lưới kinh doanh bảo hiểm được phát triển mạnh mẽ, rộng khắp từ thành phố đến nông thôn trong phạm vi cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu của người tham gia bảo hiểm. Về quy mô hoạt động, kinh doanh bảo hiểm không chỉ giới hạn trong phạm vi quốc gia mà còn hoạt động rộng khắp, vượt ra ngoài phạm vi quốc gia các nghiệp vụ tái bảo hiểm và nhận tái bảo hiểm cho tất cả các đối tượng trên thế giới. Bởi vì hoạt động bảo hiểm đang phát triển ở nước ta nên vấn đề phân tích hoạt động kinh doanh đối với mỗi doanh nghiệp là hết sức cần thiết. Doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của mình, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục. Từ đó đề ra những giải pháp để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, thông qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế, quản lý doanh nghiệp, thu hút khách hàng, đầu Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 2 tư có hiệu quả,… Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của những vấn đề trên nên em chọn đề tài: “Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ” làm đề tài tốt nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Tìm hiểu, phân tích và đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006-2008. Từ đó, có thể thấy được những điểm mạnh, điểm yếu và đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh. 1.3 Phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Không gian Luận văn được thực hiện tại Công ty Bảo Minh Cần Thơ. 1.3.2 Thời gian - Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/04/2009. - Số liệu sử dụng phân tích được thu thập trong 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008. 1.4 Lược khảo tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu Tưởng Ngọc Quỳnh Giao (2003), luận văn tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả chiến lược kinh doanh Công ty bảo hiểm Cần Thơ. Bài viết phân tích tác động của môi trường kinh doanh đến hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2001 đến năm 2003, từ đó đề ra các biện pháp về chiến lược kinh doanh cho công ty. Đề tài sử dụng phương pháp: so sánh, quy nạp, phân tích SWOT, phân tích thông qua ma trận SPACE, chiến lược ma trận chính, phân tích bằng ma trận QSPM. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 3 Điểm giống nhau giữa đề tài này và đề tài đang thực hiện là cả hai đều phân tích kinh doanh của công ty bảo hiểm. Nhưng điểm khác biệt là đề tài của sinh viên Tưởng Ngọc Quỳnh Giao tập trung vào phân tích môi trường kinh doanh và sử dụng phương pháp phân tích bằng ma trận chủ yếu để đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty bảo hiểm Cần Thơ. Còn đề tài đang thực hiện phân tích tổng quát tình hình kinh doanh của công ty Bảo Minh Cần Thơ như doanh thu, chi phí, lợi nhuận; từ đó đề ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho công ty. Và điểm khác biệt quan trọng giữa hai đề tài này là phân tích hai công ty khác nhau vào hai thời điểm khác nhau. Đỗ Thị Thanh Mai (2008), thu hoạch thực tập tốt nghiệp Tình hình thực hiện bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Công ty Bảo Minh Cần Thơ, Trường Đại học ngoại thương, Cơ sở II tại TP. Hồ Chí Minh. Bài viết phân tích tình hình bảo hiểm xuất nhập khẩu của công ty trong năm 2006 và năm 2007. Điểm giống nhau giữa đề tài này và đề tài đang thực hiện là đều phân tích kinh doanh bảo hiểm của công ty Bảo Minh Cần Thơ. Nhưng điểm khác nhau là đề tài của sinh viên Đỗ Thị Thanh Mai tập trung phân tích tình hình kinh doanh bảo hiểm xuất nhập khẩu và từ đó đề ra giải pháp cho việc kinh doanh bảo hiểm xuất nhập khẩu của công ty. Còn đề tài đang thực hiện phân tích tập trung vào doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty từ đó đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 4 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp luận 2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hoạt động kinh doanh 2.1.1.1 Khái niệm phân tích hoạt động kinh doanh Hoạt động kinh doanh là hoạt động bao gồm tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nó tuân thủ theo các quy luật kinh tế của sản xuất hàng hóa và chịu ảnh hưởng bởi sự tác động của các nhân tố bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là việc đi sâu nghiên cứu theo yêu cầu của hoạt động quản lý kinh doanh căn cứ vào tài liệu hạch toán và các thông tin kinh tế. Bằng những phương pháp riêng kết hợp với những phương pháp kĩ thuật khác nhằm đến việc phân tích, đánh giá tình hình kinh doanh để thấy được chất lượng hoạt động, nguồn năng lực sản xuất tiềm tàng. Trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp. 2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh * Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát triển những khả năng tiềm ẩn trong kinh doanh và còn là công cụ để cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Bất kì hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau như thế nào đi nữa cũng còn những tiềm ẩn, còn những khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp mới phát hiện được. Từ đó ta sẽ có cách khai thác để mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, thông qua phân tích hoạt động doanh nghiệp ta mới thấy rõ những nguyên nhân và nguồn gốc của các vấn đề phát sinh từ đó có những giải pháp thích hợp cải tiến trong hoạt động quản lý để mang lại hiệu quả cao hơn. * Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp để điều hành hoạt động kinh doanh. Trong điều kiện hoạt động kinh doanh đơn giản với quy mô nhỏ, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý chưa nhiều thì quá trình phân tích cũng được tiến hành đơn giản, có thể được thực hiện ngay trong công tác hạch toán. Khi Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 5 hoạt động kinh doanh ngày càng phát triển với quy mô lớn, nhu cầu thông tin cho các nhà quản lý ngày càng nhiều, đa dạng và phức tạp. Những thông tin có giá trị và thích hợp cần thiết này thường không có sẵn trong các báo cáo tài chính hoặc trong bất cứ tài liệu nào ở doanh nghiệp. Để có được những thông tin này phải thông qua quá trình phân tích, vì vậy phân tích hoạt động kinh doanh hình thành và phát triển không ngừng. * Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để có thể đề ra các quyết định kinh doanh. Thông qua các tài liệu phân tích cho phép các nhà doanh nghiệp nhận thức đúng đắn về khả năng, mặt mạnh cũng như mặt yếu của doanh nghiệp mình. Dựa vào cơ sở đó để doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác cho các mục tiêu, chiến lược kinh doanh. Do đó, người ta xem phân tích như là một hoạt động thực tiễn, bởi vì phân tích hoạt động kinh doanh luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho các quyết định kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh như một ngành khoa học, nó nghiên cứu các phương pháp có hệ thống và tìm ra các giải pháp áp dụng chúng vào mỗi doanh nghiệp. * Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng rủi ro trong kinh doanh. Một doanh nghiệp hoạt động đều bị ảnh hưởng bởi các điều kiện bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp. Vì vậy, ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp như về tài chính, lao động, vật tư,… doanh nghiệp còn quan tâm phân tích các điều kiện tác động ở bên ngoài như khách hàng, thị trường, đối thủ cạnh tranh… Trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán được các rủi ro trong kinh doanh có thể xảy ra và có các phương án phòng ngừa trước khi chúng xảy ra. Để có những dự đoán chính xác thì doanh nghiệp phải thường xuyên phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích dựa trên các tài liệu có được thì doanh nghiệp có thể dự đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian sắp tới, từ đó đề ra các chiến lược kinh doanh thật phù hợp. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 6 2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh * Đối tượng: Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh là quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh cùng với sự tác động của các nhân tố ảnh hưởng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Phân tích nhằm nghiên cứu quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các kết quả do hoạt động kinh doanh mang lại, có thể là kết quả của quá khứ hoặc các kết quả dự kiến có thể đạt được trong tương lai. Dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn. Kết quả hoạt động kinh doanh mà phân tích nghiên cứu có thể là kết quả tổng hợp của nhiều quá trình hình thành, do đó kết quả phải là riêng biệt và đạt được trong khoảng thời gian nhất định. Các kết quả hoạt động kinh doanh phải được định hướng theo các mục tiêu trong kinh doanh. Quá trình định hướng này phải được lượng hóa cụ thể thành các chỉ tiêu kinh tế và phân tích cần hướng đến các kết quả của các chỉ tiêu để đánh giá. Các chỉ tiêu kinh tế phải được xây dựng hoàn chỉnh và không ngừng được hoàn thiện. * Mục đích: Mục đích cuối cùng của phân tích hoạt động kinh doanh là đúc kết quá trình và kết quả hoạt động kinh doanh thành quy luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp. 2.1.1.4 Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh Nội dung của phân tích hoạt động kinh doanh là đánh giá các quá trình hướng đến kết quả hoạt động kinh doanh với tác động của các yếu tố ảnh hưởng được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu kinh tế. Phân tích hoạt động kinh doanh cần xác định các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh (số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ lệ…) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 7 Phân tích kinh doanh không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu kinh tế mà còn đi sâu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu đó. Các nhân tố ảnh hưởng có thể là nhân tố chủ quan hoặc khách quan. 2.1.2 Khái niệm doanh thu, chi phí, lợi nhuận 2.1.2.1 Doanh thu Bởi vì DNBH là một loại hình kinh doanh đặc biệt nên phạm vi hoạt động kinh doanh của DNBH không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Chính vì vậy, hoạt động của DNBH có thể được xếp thành 3 loại: - Hoạt động kinh doanh bảo hiểm. - Hoạt động đầu tư tài chính. - Hoạt động khác. Theo đó, doanh thu của DNBH là doanh thu từ hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm và cung cấp dịch vụ, tiền lãi từ hoạt động đầu tư và các khoản thu nhập khác ngoài các hoạt động bán sản phẩm bảo hiểm và đầu tư. Tuy nhiên, bởi vì loại hình của công ty tôi đang phân tích là công ty cổ phần và là đơn vị phụ thuộc của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh nên Bảo Minh Cần Thơ chỉ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. * Doanh thu kinh doanh bảo hiểm: Doanh thu kinh doanh bảo hiểm là toàn bộ các khoản tiền thu không bao gồm thuế giá trị gia tăng (GTGT) từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm và cung cấp dịch vụ bảo hiểm. Doanh thu kinh doanh bảo hiểm bao gồm các khoản thu sau: - Tiền thu phí bảo hiểm gốc là toàn bộ phí bảo hiểm thu từ các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết. - Tiền thu nhận tái bảo hiểm là toàn bộ tiền phí nhận tái bảo hiểm thu từ các hợp đồng tái bảo hiểm. - Tiền thu nhượng tái bảo hiểm là toàn bộ các khoản tiền thu về hoa hồng nhượng tái và các khoản thu khác từ hợp đồng tái bảo hiểm. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 8 - Tiền thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ khác là các khoản tiền thu về dịch vụ đại lý giám định, tư vấn, đại lý xét bồi thường và đòi với người thứ ba, xử lý hàng đã bồi thường tổn thất toàn bộ. 2.1.2.2 Chi phí Như đã phân tích ở trên thì DNBH phải bỏ ra những khoản chi phí cho ba loại hoạt động là: - Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. - Chi phí hoạt động tài chính. - Chi phí hoạt động khác. Theo tính chất hoạt động của Bảo Minh Cần Thơ nên chỉ có chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm. * Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm: Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm là toàn bộ các khoản chi tiền, khoản trích nảy sinh trong quy trình hoạt động kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm của DNBH. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm: chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm: Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm là các khoản chi bằng tiền và khoản trích để trực tiếp thực hiện sản xuất dịch vụ bảo hiểm, tái bảo hiểm trong kỳ kinh doanh của DNBH. Theo mục đích và công dụng của chi phí, chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm bao gồm: chi bồi thường trong bảo hiểm phi nhân thọ, chi trả tiền bảo hiểm trong bảo hiểm nhân thọ, chi giám định, chi hoa hồng, chi trích lập dự phòng kỹ thuật, chi xử lý hàng bồi thường 100%, chi đòi người thứ ba, chi bồi thường trách nhiệm nhận tái bảo hiểm và chi phí để phòng hạn chế tổn thất. - Chi phí bán hàng trong bảo hiểm: Chi phí bán hàng trong bảo hiểm là những khoản chi ra trong quá trình bán các sản phẩm bảo hiểm. Chi phí bán hàng trong bảo hiểm bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi quảng cáo thương mại hóa sản phẩm bảo hiểm, chi giao dịch, chi khấu hao tài sản cố định dùng trong các bộ phận bán hàng, chi phí dịch vụ mua ngoài Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 9 khác. Đối với nhiều công ty, họ sẽ đưa chi phí bán hàng vào chung với chi phí quản lý doanh nghiệp. - Chi phí quản lý doanh nghiệp: Chi phí quản lý doanh nghiệp là những khoản chi phí cho việc quản lý điều hành, quản lý kinh doanh chung, quản lý hành chính và phục vụ chung khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý; chi phí vật tư quản lý; chi phí đồ dùng văn phòng; chi phí khấu hao tài sản cố định dùng trong quản lý; chi trích dự phòng giảm giá hàng hóa tồn kho, nợ phải thu khó đòi; chi phí dịch vụ mua ngoài; chi phí bằng tiền khác; thuế và các khoản phí, lệ phí, lãi vay,… Tóm lại, chi phí của doanh nghiệp là tất cả những chi phí phát sinh gắn liền với quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, việc nhận định và phân loại chi phí là rất cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh. Hơn nữa, chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Muốn đạt lợi nhuận cao thì một trong những biện pháp chủ yếu là giảm chi phí sản xuất kinh doanh. Do đó, vấn đề được đặt ra là làm sao kiểm soát được các khoản chi phí. Cho nên các nhà quản lý cần phải nhận diện, phân tích các hoạt động sinh ra chi phí để có thể quản lý chi phí; từ đó có những quyết định đúng đắn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.2.3 Lợi nhuận Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của doanh nghiệp, hiểu một cách đơn giản là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp hoặc có thể hiểu là phần dôi ra của một hoạt động sau khi đã trừ đi mọi chi phí dùng cho hoạt động đó. Lợi nhuận kinh doanh của DNBH bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Tuy nhiên, đối với Bảo Minh Cần Thơ chỉ có một lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. * Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bảo hiểm là số chênh lệch giữa doanh thu bảo hiểm (doanh thu thuần hoạt động kinh doanh bảo hiểm) với chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 10 = Lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận cũng là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý rất quan tâm đến chỉ tiêu này nhằm nâng cao hiệu quả lợi nhuận của doanh nghiệp. Trong cơ chế thị trường phân tích các nhân tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác cho việc kinh doanh, để thích ứng với thị trường. 2.2 Phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu Số liệu thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006, 2007, 2008. Đồng thời, thu thập một số thông tin từ tạp chí, từ nguồn internet để phục vụ thêm cho việc phân tích. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1 Phương pháp so sánh Đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. - Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là hiệu số của chỉ tiêu kinh tế kỳ phân tích và chỉ tiêu kinh tế kỳ cơ sở. F = Ft – F0 Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh bảo hiểm Chi phí quản lý doanh nghiệp Chi phí bán hàng Doanh thu bán hàng thuần Chi phí trực tiếp kinh doanh bảo hiểm = - - - Các khoản giảm doanh thu Doanh thu bán hàng thuần Doanh thu bán hàng= - Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 11 - Phương pháp so sánh số tương đối: là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng hay thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích, nó phản ánh xu hướng biến động bên trong của chỉ tiêu. 100 Fo FtF 2.2.2.2 Phương pháp số chênh lệch Đây là phương pháp có cách tính đơn giản và cho phép tính ngay được kết quả cuối cùng bằng cách xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị của năm này so với giá trị của năm trước. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY BẢO MINH CẦN THƠ 3.1 Vài nét về Tổng công ty cổ phần Bảo Minh Công ty bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh gọi tắt là Bảo Minh (Ho Chi Minh City Insurance Company - Bao Minh) được thành lập vào ngày 28/11/1994, hoạt động chính thức vào ngày 01/01/1995 theo Quyết định số 1164/TC/QĐ/TCCB của Bộ trưởng Bộ tài chính, được phép kinh doanh mọi dịch vụ bảo hiểm trên toàn lãnh thổ Việt Nam và quốc tế. Từ khi thành lập đến nay Bảo Minh không ngừng phấn đấu để đạt những thành tựu to lớn về mọi mặt, xứng đáng với sự tin cậy của Bộ tài chính và sự ủng hộ của khách hàng trong và ngoài nước. Bảo Minh kinh doanh bảo hiểm, tái bảo hiểm phi nhân thọ và đầu tư tài chính; chuyên tư vấn, cung cấp khoảng 20 nhóm sản phẩm bảo hiểm thương mại cho hàng không, hàng hải, tài sản, trách nhiệm, con người và xe cơ giới. Mạng lưới hoạt động của Bảo Minh đã triển khai rộng khắp lãnh thổ Việt Nam bao gồm: - Trụ sở chính: 26 Tôn Thất Đạm, Q.1, TP. Hồ Chí Minh. - 59 Công ty đặt tại các tỉnh thành lớn trong nước. - 11 Ban chức năng thuộc Trụ sở chính Tổng công ty . - Hơn 1.800 nhân viên. Hơn 8.000 đại lý và công tác viên hoạt động trên toàn quốc. Bảo Minh đang tiến hành trên 100 loại hình dịch vụ bảo hiểm tài sản, con người và trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Công ty luôn chú trọng đến việc cải tiến, hoàn thiện các sản phẩm bảo hiểm; đồng thời nghiên cứu, xây dựng và phát triển các mối quan hệ hợp tác với hầu hết các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giới. Để phát triển mạnh mẽ và toàn diện hoạt động kinh doanh của mình, Bảo Minh đã thành lập hai công ty liên doanh bảo hiểm (công ty bảo hiểm Liên hiệp - UIC, công ty bảo hiểm nhân thọ Bảo Minh - CMG) và một công ty cổ phần Bảo Minh bưu điện (PTI). Bảo Minh đã có những bước phát triển rất mạnh tạo ra lực đẩy để gia tăng lợi thế cạnh tranh và phục vụ tăng trưởng. Bảo Minh là DNBH đầu tiên vinh dự Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 13 được Bộ tài chính lựa chọn để thực hiện cổ phần hóa vào tháng 10/2004. Đến tháng 11/2008 Bảo Minh đã chiếm 18% thị phần trong thị trường bảo hiểm cả nước, xếp vị trí 205 trong top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam 2008 theo bảng xếp hạng VNR 500 của Công ty cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố vào 05/05/2007. Tháng 01/2009, Bảo Minh được Bộ Công Thương trao tặng giải thưởng “Doanh nghiệp phát triển bền vững” dành cho các đơn vị tiêu biểu có những đóng góp xuất sắc vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế cho đất nước. Đồng thời, Bảo Minh cũng được trao Cúp vàng “Sản phẩm, dịch vụ xuất sắc 2008” do Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam bảo trợ. Các giải thưởng này là động lực để giúp Bảo Minh tiếp tục phát huy thế mạnh của mình trong quá trình cạnh tranh, phấn đấu tiếp tục thực hiện tốt phương châm “Bảo Minh - Tận tình phục vụ”. 3.2 Giới thiệu về Công ty Bảo Minh Cần Thơ 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Quyết định số 175/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2010” đã tạo ra hành lang pháp lý để thị trường bảo hiểm Việt Nam phát triển và từng bước cho phép các DNBH hoạt động với sự cạnh tranh lành mạnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm. Trên cơ sở đó Bộ tài chính đã chọn Bảo Minh thực hiện cổ phần hóa theo hình thức huy động tập trung vốn từ các công ty nắm giữ những ngành nghề chủ yếu của đất nước như ngành: hàng không, hàng hải, lương thực, phân bón, hóa chất,… nhằm phát triển Bảo Minh thành doanh nghiệp bảo hiểm hàng đầu trong thời kỳ đổi mới. Ngày 31/08/2004 tại Hà Nội diễn ra Đại hội đồng cổ đông thành lập Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. Ngày 31/08/2004 Bộ Tài Chính đã cấp giấy phép số 27/GT/KDBH cho phép Bảo Minh hoạt động với tư cách là Tổng công ty cổ phần và các đơn vị trực thuộc trở thành công ty thành viên của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh. Ngày chính thức đi vào hoạt động của Tổng công ty là ngày 01/10/2004. Tiềm thân của Công ty Bảo Minh là Chi nhánh Bảo Minh miền Tây. Bảo Minh miền Tây là chi nhánh lớn của công ty được thành lập theo quyết định số 1147/TC/QĐ/TCCB ngày 03/11/1995 của Bộ Tài Chính. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 14 - Tên gọi: Công ty Bảo hiểm TP. Hồ Chí Minh - chi nhánh Miền Tây. - Tên gọi tắt: Bảo Minh miền Tây. - Trụ sở chính: 27 Hùng Vương, P. Thới Bình, TP. Cần Thơ. - Điện thoại: 0710. 826436 - 827938 - Fax: 0710. 826858 Đây là chi nhánh đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được thành lập và xây dựng hệ thống đại lý tại các tỉnh miền Tây như: Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Tiền Giang. Chi nhánh còn quản lý 3 tỉnh là TP. Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng và lần lượt các tỉnh sẽ thành lập chi nhánh khi đã lớn mạnh. Từ khi thành lập chi nhánh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của cấp trên giao, uy tín, ngày càng được nâng cao, đời sống cán bộ công nhân viên (CNV) đã đuợc cải thiện rõ rệt. Ngày 01/01/2004 theo quyết định của Tổng công ty thì chi nhánh Bảo Minh miền Tây đổi tên thành Bảo Minh Cần Thơ, có trụ sở mới đặt tại số 107A Mậu Thân, P. Xuân Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. Bảo Minh Cần Thơ là đơn vị trực thuộc của Tổng công ty Bảo Minh kinh doanh các loại hình bảo hiểm theo sự quản lý của Tổng công ty. 3.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Bảo Minh Cần Thơ 3.2.2.1 Chức năng - Khai thác và xét nhận bảo hiểm theo phân cấp đối với các nghiệp vụ được Tổng công ty cho phép triển khai. - Thu xếp giám định các tổn thất và các đối tượng bảo hiểm. - Trực tiếp xét và bồi thường theo phân cấp. 3.2.2.2 Nhiệm vụ - Làm đầy đủ các thủ tục đăng ký kinh doanh và hoạt động theo đúng pháp luật, quy định của Nhà nước và Bộ tài chính. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà nước và Tổng công ty thực hiện tốt chính sách, chế độ quản lý tài sản, lao động tiền lương, đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo đời sống cán bộ CNV trong công ty, thiết kế bộ máy và mạng lưới hoạt động của công ty, bao gồm thành lập sáp nhập, giải thể các phòng ban trực thuộc công ty hoặc các bộ phận trực thuộc Ban giám đốc và Tổng đại lý. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 15 3.2.2.3 Quyền hạn - Được quyền kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm thuộc lĩnh vực phi nhân thọ trong và ngoài nước. Được quyết định một cách độc lập các hoạt động kinh doanh của đơn vị, được quyền trực tiếp ký kết hợp đồng với các đơn vị, các cá nhân trong và ngoài nước. - Được quyền mở rộng và phát triển mô hình hoạt động kinh doanh của đơn vị hay thu hẹp lại nếu cần. Được tuyên truyền quảng cáo các dịch vụ bảo hiểm phi nhân thọ của mình trong và ngoài nước theo quy định Nhà nước. 3.2.3 Cơ cấu tổ chức Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, công ty đã tuyển dụng và bố trí lao động phù hợp với từng khâu. Hiện nay công ty đang tổ chức quản lý theo cơ cấu sau: - Giám đốc. - Phó Giám đốc. - Phòng tổng hợp. - Phòng kế toán - thống kê. - Phòng bồi thường. - Các phòng bảo hiểm (hàng hải và tài sản, phi hàng hải, Ninh Kiều, Bình Thủy, Cái Răng, Vị Thanh). - Các tổng đại lý (Ô Môn, Thốt Nốt, Tân Hiệp). 3.2.3.1 Giám đốc công ty - Là người đứng đầu công ty, vừa đại diện cho nhà nước, vừa đại diện cho toàn thể cán bộ công ty, thực hiện quản lý công ty theo đúng đường lối chính sách của Nhà nước và của Tổng công ty. - Chức danh giám đốc do Tổng giám đốc công ty bổ nhiệm, là người chịu trách nhiệm trước nhà nước và tập thể cán bộ CNV công ty về kết quả kinh doanh của công ty. Giám đốc điều khiển hệ thống quản lý trên cơ sở kết hợp đồng bộ phương pháp quản lý hành chánh và quản lý kinh tế tài chính. Thể hiện cụ thể qua các chức năng: + Tổ chức điều hành hoạt động công ty theo đúng định hướng và kế hoạch của Tổng công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 16 + Ban hành quy chế tổ chức hoạt động của các phòng bảo hiểm trực thuộc và quy định chức năng, nhiệm vụ của các phòng quản lý và nghiệp vụ. + Giám đốc có quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm trưởng, phó phòng các phòng quản lý, nghiệp vụ công ty (trừ phòng kế toán) và các phòng bảo hiểm trực thuộc. + Giải quyết bồi thường, quyền lợi bảo hiểm và tranh chấp bảo hiểm trước pháp luật trên mức ủy nhiệm cho Phó giám đốc. 3.2.3.2 Phó giám đốc công ty Có chức năng tham mưu, giúp cho giám đốc công ty trong những lĩnh vực được phân công, đề xuất với giám đốc các phương án, chương trình kế hoạch kinh doanh thuộc phạm vi phụ trách. Điều hành chung khi giám đốc vắng mặt. 3.2.3.3 Phòng tổng hợp a. Vị trí chức năng: - Là một bộ phận thuộc khối quản lý nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty Bảo Minh Cần Thơ, chịu sự quản lý của Giám đốc công ty. - Thực hiện các công việc tổ chức hành chính của công ty. - Quản lý công tác đào tạo cho nhân viên và các đại lý. b. Nhiệm vụ: Tham mưu cho Ban giám đốc các công việc: - Xây dựng cơ cấu tổ chức và mạng lưới hoạt động của công ty. - Xây dựng nội quy, quy định của công ty, mối quan hệ làm việc trong công ty, quản lý công tác tính công, ngày giờ làm việc cho cán bộ CNV; nâng, hạ mức lương, đề xuất khen thưởng, kỷ luật. - Tiếp nhận, tuyển dụng hoặc chấm dứt hợp đồng, bố trí nhân sự, tổ chức đào tạo bồi dưỡng, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ, khuyến khích nâng cao trình độ học vấn và chuyên môn nghiệp vụ. - Định kỳ thực hiện việc nhận xét, đánh giá phẩm chất, năng lực cán bộ CNV, giám sát việc thực hiện các quy định của công ty, tham mưu cho giám đốc việc thành lập các tổ kiểm tra trong quá trình hoạt động của công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 17 - Quản lý hồ sơ cán bộ CNV, báo cáo tổ chức nhân sự, thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động. Phối hợp với công đoàn tổ chức các phong trào đoàn thể. - Phối hợp với các phòng chức năng theo dõi, tổng hợp, xây dựng, thực hiện kế hoạch đào tạo hàng quý, hàng năm. - Lưu trữ văn thư và hệ thống hóa các văn bản pháp lý của Nhà nước cũng như các cơ quan chức năng, liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và công tác quản lý khác có liên quan. - Quản lý công tác bảo vệ tài sản công ty. - Quản lý xe công, định mức nhiên liệu, giám sát việc sử dụng xe công theo quy định của Tổng công ty. - Mua sắm, sữa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định, công cụ dụng cụ, in ấn sau khi phòng kế toán thống kê thẩm định chi phí và giám đốc công ty duyệt. 3.2.3.4 Phòng kế toán - thống kê a. Vị trí và chức năng: - Là một bộ phận thuộc khối quản lý nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty, chịu sự quản lý của giám đốc công ty. - Tổ chức thực hiện công tác kế toán và thống kê theo đúng các quy định của Nhà nước và Tổng công ty, phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. - Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực tài chính - kế toán và thống kê. b. Nhiệm vụ: - Tổ chức hạch toán theo chế độ kế toán nhà nước và thực hiện báo cáo kịp thời cho các cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Tổng công ty. - Lập báo cáo tài chính, quý, năm đầy đủ, chính xác theo đúng thời gian quy định. - Quản lý chặt chẽ nguồn vốn, sử dụng vốn, tài sản theo chế độ nhà nước và quy định của Tổng công ty, phân tích và tham mưu cho giám đốc tình hình sử dụng vốn, quỹ, khấu hao, mua sắm sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định của công ty. - Quản lý tình hình chi tiêu kinh doanh, công nợ phí bảo hiểm và nợ tạm ứng trong công ty. Quản lý tình hình thu chi hộ giữa công ty thành viên khác, tình hình chi trả lương cán bộ CNV công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 18 - Theo dõi các khoản chi bồi thường, hoa hồng, quản lý, trích lập các quỹ dự phòng đúng quy định. - Quyết toán thu chi tài chính đối với các đại lý và thường xuyên báo cáo cho giám đốc, đề xuất biện pháp xử lý cần thiết đối với các trường hợp sai phạm chế độ quản lý tài chính. - Quản lý công tác thủ quỹ, thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng của công ty. - Quản lý và lưu trữ chứng từ kế toán theo pháp lệnh kế toán - thống kê của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước Giám đốc công ty nếu để xảy ra tình trạng thất lạc chứng từ kế toán, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước. 3.2.3.5 Phòng nghiệp vụ a. Vị trí và chức năng: - Là bộ phận quản lý nằm trong cơ cấu tổ chức của công ty, chịu sự quản lý của Giám đốc công ty. - Quản lý, hướng dẫn công tác khai thác giám định - bồi thường trong toàn công ty. Thụ lý hoặc trực tiếp giải quyết các hồ sơ bồi thường trên phân cấp của các phòng hoặc bồi thường hộ theo ủy quyền của các công ty thành viên. - Thực hiện công tác có liên quan đến bồi thường và đòi người thứ ba. b. Nhiệm vụ: Quản lý nghiệp vụ - Giám định - Bồi thường: - Triển khai quy trình khai thác, giám định, bồi thường của Tổng Công ty cho các phòng và thực hiện lưu trữ hồ sơ bồi thường theo quy định. - Tổng hợp và phân tích số liệu bồi thường theo từng nghiệp vụ và đơn vị, theo định kỳ hoặc theo yêu cầu phát sinh toàn công ty. - Đề xuất sửa đổi bổ sung quy trình khai thác - giám định - bồi thường khi có yêu cầu. Thực hiện công tác có liên quan đến bồi thường và đòi người thứ ba. * Giám định và giải quyết hồ sơ bồi thường: - Trực tiếp giám định và giải quyết các hồ sơ bồi thường trên phân cấp của các phòng trực thuộc công ty hoặc các hồ sơ bồi thường hộ. - Phối hợp với các phòng chuyên môn của Tổng công ty giám định và giải quyết hồ sơ bồi thường trên phân cấp của công ty. - Giải quyết khiếu nại của khách hàng về quyết định giải quyết bồi thường vụ việc của các phòng trực thuộc công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 19 - Tham mưu cho giám đốc cách giải quyết hồ sơ theo chính sách khách hàng. 3.2.3.6 Các phòng bảo hiểm và các tổng đại lý trực thuộc công ty a. Vị trí - chức năng: - Là các phòng bảo hiểm và các tổng đại lý trực thuộc công ty chịu sự quản lý của ban giám đốc và các phòng ban có liên quan. - Khai thác bảo hiểm theo phân cấp đối với các nghiệp vụ bảo hiểm được Tổng Công ty cho phép triển khai. Giám định và giải quyết bồi thường theo phân cấp đối với các tổn thất xảy ra trên địa bàn được phân công. b. Nhiệm vụ: - Trực tiếp khai thác bảo hiểm, thu xếp giám định và xét giải quyết bồi thường theo phân cấp của công ty, tư vấn và tạo mối quan hệ với khách hàng, cũng như chính quyền địa phương trong địa bàn giao để nâng cao thương hiệu cho công ty. - Chủ động xây dựng kế hoạch kinh doanh và các biện pháp thực hiện kế hoạch xây dựng mạng lưới đại lý - cộng tác viên nhằm mở rộng địa bàn hoạt động, tham mưu cho giám đốc chính sách đối với mạng lưới đại lý và cộng tác viên của phòng. Tham mưu cho Ban Giám đốc quyết định các chính sách cạnh tranh, chăm sóc khách hàng, khuyến mãi phù hợp với thực tiễn. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 20 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY BẢO MINH CẦN THƠ PHÒNG BỒI THƯỜNG PHÒNG KẾ TOÁN THỐNG KÊ CÁC TỔNG ĐẠI LÝCÁC PHÒNG BẢO HIỂM PHÓ GIÁM ĐỐCPHÒNG TỔNG HỢPPHÓ GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC PHÒNG BẢO HIỂM VỊ THANH PHÒNG BẢO HIỂM CÁI RĂNG PHÒNG BẢO HIỂM BÌNH THỦY PHÒNG BẢO HIỂM NINH KIỀU PHÒNG BẢO HIỂM PHI HÀNG HẢI PHÒNG BẢO HIỂM HÀNG HẢI TÀI SẢN PHÒNG BẢO HIỂM THỐT NỐT PHÒNG BẢO HIỂM ÔMÔN PHÒNG BẢO HIỂM TÂN HIỆP Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 21 3.3 Thuận lợi, khó khăn của công ty trong thời gian qua và phương hướng phát triển 3.3.1 Thuận lợi - Việc phân công, phân cấp dựa trên trình độ chuyên môn và năng lực thực tế, dần dần phát huy được tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng suất lao động ứng với công việc được giao. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo có trình độ chuyên môn cao, đảm đương được nhiệm vụ quản lý cũng như nắm bắt, phân tích được sự biến động của thị trường. - Xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phù hợp, khả thi, chấn chỉnh, định hướng có hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Lớn thứ hai sau Bảo Việt trong thị trường bảo hiểm Việt Nam, và là doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam đầu tiên được chứng nhận ISO 9001:2000. - Được sự quan tâm, giúp đỡ của Tổng Công ty, Bảo Minh Cần Thơ đã tạo được mối quan hệ tốt đẹp với chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể cũng như tạo được sự tin cậy và uy tín với khách hàng tại địa phương, các tỉnh lân cận. 3.3.2 Khó khăn - Một số cán bộ CNV chưa được đào tạo chính quy về chuyên môn nghiệp vụ hoặc chưa được bồi dưỡng nghiệp vụ kịp thời theo xu hướng mới của ngành bảo hiểm, khả năng quản lý chưa sâu rộng khắp ở cấp phòng. - Cạnh tranh doanh thu nội bộ vẫn còn tồn tại và do sức ép của kế hoạch nên đôi khi còn chạy theo doanh thu, vẫn chưa vận dụng tốt quy chế, chính sách khách hàng. - Một số địa bàn hoạt động còn yếu vì mối quan hệ địa phương còn hạn chế và một số nguyên nhân chủ quan khác. - Hạn chế doanh thu do những công ty khác đưa ra tỷ lệ hoa hồng cao hơn so với quy định của Bộ tài chính. 3.3.3 Phương hướng phát triển - Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong năm tới. Tập trung đẩy mạnh doanh thu tại các huyện, từng bước phát triển và có thể tách phòng Vị Thanh ra để lập Công ty Bảo Minh Hậu Giang. - Kiểm soát chặt chẽ quy trình từ khâu khai thác đến giám định, bồi thường. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 22 - Tiếp tục triển khai đào tạo đại lý bảo hiểm, sàn lọc mạng lưới để họ có tính chuyên nghiệp hơn, để đào tạo sâu và nâng cao chất lượng cho các đại lý. Tăng cường quản lý chi phí kinh doanh trên tinh thần “tiết kiệm, hiệu quả”. - Thành lập phòng quản lý đại lý để dễ dàng quản lý hơn và nâng cao hiệu quả trong chiến lược kinh doanh của công ty. - Nâng cao chất lượng đời sống cho cán bộ CNV, tạo tình đoàn kết trong nội bộ. 3.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2006-2008 Qua quá trình cố gắng phấn đấu trong mọi lĩnh vực từ hoạt động kinh doanh cho đến các phong trào đoàn thể do thành phố tổ chức, công ty Bảo Minh Cần Thơ đã đạt được nhiều thành tựu và hoàn thành xuất sắc nhiều mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động công ty không tránh khỏi những khó khăn vướng mắc còn tồn đọng và biểu lộ một vài điểm yếu. Để có cái nhìn tổng quát, đầu tiên tôi sẽ đánh giá khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm qua bảng số liệu sau: Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, ta nhận thấy rằng doanh thu của công ty tăng từ 11.276.609 ngàn đồng năm 2006 lên 12.037.152 ngàn đồng năm 2007, tức tăng 760.543 ngàn đồng, tương đương 6,74%. Sang năm 2008, doanh thu tăng lên 13.908.495 ngàn đồng, vượt hơn năm 2007 là 15,55%. Từ năm 2006 - 2008, doanh thu phí bảo hiểm tăng là do sự phát triển của nền kinh tế tại địa phương, sự phối hợp chặt chẽ giữa công ty với các cơ quan chức năng, với các tổ chức tại địa phương. Đồng thời là do xu hướng tiêu dùng sản phẩm bảo hiểm ngày càng tăng vì người dân ngày càng ý thức được Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Doanh thu 11.276.609 12.037.152 13.908.495 760.543 6,74 1.871.343 15,55 Chi phí 10.994.144 9.691.001 12.006.469 -1.303.143 -11,85 2.315.468 23,89 Lợi nhuận 282.465 2.346.151 1.902.026 2.063.686 730,60 -444.125 -18,93 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 23 quyền lợi của họ khi tham gia bảo hiểm. Và cuối cùng là do sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ CNV của công ty. Tuy doanh thu tăng cao nhưng tình hình chi phí của công ty tăng giảm không đều qua các năm. Năm 2007, chi phí của công ty là 9.691.001 ngàn đồng, giảm 1.303.143 ngàn đồng với tỷ lệ 11,85% so với năm 2006. Nhưng năm 2008 chi phí của công ty là 12.006.469 ngàn đồng, tăng 2.315.468 ngàn đồng với tỷ lệ 23,89% so với năm 2007. Nguyên nhân chi phí tăng giảm không ổn định là do sự biến động chủ yếu của chi bồi thường. Chúng ta thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh bảo hiểm phụ thuộc vào chi bồi thường. Tôi sẽ phân tích kỹ vấn đề này ở phần tiếp theo của chương này. Chính vì chi phí thay đổi không ổn định nên lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cũng biến động theo mặc dù doanh thu đều tăng qua các năm. Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tăng 2.063.686 ngàn đồng, tương đương 730,60% so với năm 2006 và năm 2008, lợi nhuận giảm 444.125 ngàn đồng với tỷ lệ 18,93% so với năm 2007. Ta thấy tốc độ tăng của lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh rất nhanh và biến động không đồng đều. Lợi nhuận của công ty là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Vì vậy, lợi nhuận phụ thuộc vào doanh thu và chi phí của hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Ta sẽ thấy rõ điều này qua biểu đồ sau: 13.908.495 12.037.15211.276.609 12.006.469 9.691.001 10.994.144 1.902.0262.346.151 282.465 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Hình 1: Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty (2006-2008) Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 24 Qua biểu đồ trên ta thấy rõ mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận. Lợi nhuận sẽ thay đổi khi doanh thu và chi phí thay đổi. Doanh thu của công ty qua 3 năm đều tăng nhưng do chi phí biến động tăng giảm không đều nên làm cho lợi nhuận thay đổi theo. Vì vậy, lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua phụ thuộc vào chi phí của công ty. Do đó, công ty nên chú ý vào việc giảm chi phí để tăng lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh của mình vào các năm tới. Qua khái quát kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty Bảo Minh Cần Thơ trong 3 năm 2006, 2007, 2008 ta nhận thấy công ty không ngừng cố gắng phấn đấu tìm kiếm thị trường nhằm tăng lợi nhuận. Biểu hiện cho việc kinh doanh ngày càng tiến triển thuận lợi là sự tăng nhanh về tổng doanh thu và lợi nhuận. Căn cứ vào chỉ tiêu lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, ta thấy vẫn còn biến động không đều qua các năm là dấu hiệu chứng tỏ công ty hoạt động còn nhiều khó khăn và cần phải tìm ra những nguyên nhân chủ quan, khách quan và nhanh chóng đề xuất cách giải quyết. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 25 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY BẢO MINH CẦN THƠ 4.1 Phân tích doanh thu Công ty Bảo Minh Cần Thơ là công ty phụ thuộc vào Tổng công ty Bảo Minh. Bảo Minh Cần Thơ chỉ kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm theo sự chỉ đạo của Tổng công ty. * Các sản phẩm bảo hiểm của Bảo Minh nói chung và Bảo Minh Cần Thơ nói riêng: - Bảo hiểm hàng hoá xuất nhập khẩu. - Bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa. - Bảo hiểm tàu sông, ven biển. - Bảo hiểm tàu cá. - Bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện. - Bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc. - Bảo hiểm xây dựng, lắp đặt. - Bảo hiểm kỹ thuật. - Bảo hiểm tài sản và rủi ro đặc biệt. - Bảo hiểm trách nhiệm chủ với người lao động. - Bảo hiểm trách nhiệm. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe hai bánh. - Bảo hiểm thân xe ôtô. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự xe ôtô bắt buộc. - Bảo hiểm học sinh. - Bảo hiểm tai nạn con người. - Bảo hiểm tai nạn con người và y tế. Như đã phân tích ở trên, doanh thu của công ty đều tăng qua các năm. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2007 là 6,74% chậm hơn năm 2008 là 15,55%, đó là do doanh thu của các sản phẩm bảo hiểm biến động. Vì vậy, chúng ta sẽ phân tích tình hình biến động doanh thu theo sản phẩm bảo hiểm. Việc phân tích này sẽ giúp cho các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện hơn về tình hình doanh thu của công ty, biết được sản phẩm nào có doanh thu cao, sản phẩm nào có nhu cầu cao Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 26 trên thị trường, sản phẩm nào có nguy cơ cạnh tranh để từ đó đưa ra kế hoạch kinh doanh phù hợp đem lại hiệu quả cao nhất cho công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 27 Bảng 2: Doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007STT Nghiệp vụ Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 BH hàng hoá XNK 805.538 7,14 531.567 4,42 594.117 4,27 -273.971 -34,01 62.550 11,77 2 BH hàng VC nội địa 99.172 0,88 165.178 1,37 317.352 2,28 66.006 66,56 152.174 92,13 3 BH tàu sông, ven biển 815.775 7,23 772.609 6,42 889.245 6,39 -43.166 -5,29 116.636 15,10 4 BH tàu cá 33.168 0,29 6.610 0,05 9.508 0,07 -26.558 -80,07 2.898 43,84 5 BH cháy, nổ tự nguyện 1.080.667 9,58 955.509 7,94 1.615.595 11,62 -125.158 -11,58 660.086 69,08 6 BH cháy, nổ bắt buộc 0 0,00 0 0,00 83.912 0,60 0 83.912 7 BH xây dựng, lắp đặt 429.759 3,81 450.894 3,75 853.941 6,14 21.135 4,92 403.047 89,39 8 BH kỹ thuật 0 0,00 0 0,00 26.701 0,19 0 26.701 9 BH TS và RR đặc biệt 6.310 0,06 14.677 0,12 20.545 0,15 8.367 132,60 5.868 39,98 10 BH TN chủ với NLĐ 13.730 0,12 0 0,00 4.369 0,03 -13.730 -100,00 4.369 11 BH trách nhiệm 28.289 0,25 94.731 0,79 289.757 2,08 66.442 234,87 195.026 205,87 12 BH TNDS xe hai bánh 988.663 8,77 1.149.563 9,55 403.463 2,90 160.900 16,27 -746.100 -64,90 13 BH thân xe ôtô 3.863.616 34,26 4.481.067 37,23 5.593.095 40,21 617.451 15,98 1.112.028 24,82 14 BH TNDS xe ôtô BB 1.171.619 10,39 1.563.690 12,99 1.642.106 11,81 392.071 33,46 78.416 5,01 15 BH học sinh 415.043 3,68 264.265 2,20 173.836 1,25 -150.778 -36,33 -90.429 -34,22 16 BH tai nạn con người 1.390.426 12,33 1.405.863 11,68 1.213.334 8,72 15.437 1,11 -192.529 -13,69 17 BH TNCN và y tế 134.834 1,20 180.929 1,50 177.619 1,28 46.095 34,19 -3.310 -1,83 Tổng 11.276.609 100 12.037.152 100 13.908.495 100 760.543 6,74 1.871.343 15,55 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 28 Qua bảng tổng hợp doanh thu các sản phẩm bảo hiểm, ta thấy doanh thu của các sản phẩm bảo hiểm đều biến động tăng giảm qua 3 năm. Nhìn chung, các sản phẩm như bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa, bảo hiểm xây dựng - lắp đặt, bảo hiểm tài sản và rủi ro đặc biệt, bảo hiểm trách nhiệm, bảo hiểm thân xe ôtô, bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc có doanh thu đều tăng qua các năm. Trong đó, sản phẩm chủ lực đó chính là bảo hiểm thân xe ôtô. Đây là sản phẩm có tỷ trọng cao nhất là 40,21% trong doanh số bán của công ty vào năm 2008. Bảo hiểm thân xe ôtô rất phổ biến với mọi người nên công ty luôn tập trung khai thác tốt để tăng doanh thu. Do đó, tỷ trọng bảo hiểm thân xe ôtô luôn tăng qua các năm; cụ thể là tăng từ 34,26% năm 2006 đến 37,23% năm 2007 và tiếp tục tăng 40,21% năm 2008. Nhìn vào tỷ trọng doanh thu các nghiệp vụ bảo hiểm, ta thấy công ty đã tập trung vào khai thác các nghiệp vụ bảo hiểm sau: bảo hiểm tàu sông, ven biển; bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện; bảo hiểm xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm thân xe ôtô; bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc; bảo hiểm tai nạn con người. Đây là những nghiệp vụ có tỷ trọng doanh thu trên 5% và tương đối ổn định qua các năm. Tuy nhiên, để có cái nhìn rõ ràng và chính xác hơn về sự biến động của doanh thu bảo hiểm, tôi sẽ đi vào phân tích doanh thu theo các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm. 4.1.1 Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa Bảng 3: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Doanh thu Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Nghiệp vụ Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) BH HH XNK 805.538 89,04 531.567 76,29 594.117 65,18 -273.971 -34,01 62.550 11,77 BH hàng VC nội địa 99.172 10,96 165.178 23,71 317.352 34,82 66.006 66,56 152.174 92,13 Tổng 904.710 100 696.745 100 911.469 100 -207.965 -22,99 214.724 30,82 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 29 805.538 531.567 594.117 99.172 165.178 317.352 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Hàng VC nội địa Hàng hóa XNK Hình 2: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa (2006-2008) Nghiệp vụ bảo hiểm này bao gồm bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và hàng hóa vận chuyển nội địa. Qua 3 năm hoạt động thì doanh thu phí bảo hiểm của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa ở năm 2007 là thấp nhất. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính của thế giới làm cho khối lượng hàng hóa giảm dẫn đến doanh thu bảo hiểm hàng hóa biến động theo. Bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu có doanh thu lớn hơn và chiếm tỷ trọng cao hơn bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa trong tổng doanh thu của nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa. Điều này là do tâm lý của con người, họ không nghĩ đến sự cần thiết khi mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa. Chính vì họ đã có sự phòng ngừa rủi ro trong khâu vận chuyển và đoạn đường vận chuyển ngắn. Năm 2007, doanh thu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giảm 273.971 ngàn đồng với tỷ lệ 34,01% so với năm 2006. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu của nước ta sang thị trường Mỹ, Nhật Bản và các nước châu Âu nên doanh thu bảo hiểm đã giảm mạnh. So với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của TP. Cần Thơ năm 2008 là trên 900 triệu USD thì doanh thu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu của công ty còn quá nhỏ. Nguyên nhân của việc khai thác chưa triệt để nhóm mặt hàng này là do các doanh nghiệp có tập quán xuất hàng theo giá FOB nhập hàng theo giá CIF, không muốn tăng thêm phần trách nhiệm sau khi giao hàng; điều này còn do công ty chưa tạo được niềm tin cho khách hàng khi tham gia loại hình bảo hiểm hàng hóa. Chính vì điều này cũng đã làm Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 30 cho tỷ trọng doanh thu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu đã giảm qua các năm. Năm 2007, tỷ trọng doanh thu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giảm từ 89,04% xuống 76,29% so với năm 2006 và đến năm 2008 lại tiếp tục giảm từ 76,29% xuống còn 65,18%. Ta thấy vì tỷ trọng doanh thu bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu giảm mạnh nên công ty đã có những chiến lược khai thác tăng doanh thu bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa để doanh thu của nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa ít biến động. Do đó, tỷ trọng doanh thu bảo hiểm hàng vận chuyển nội địa tăng từ 10,96% năm 2006 đến 23,71% năm 2007 và tiếp tục tăng 34,82% năm 2008. Từ đó, ta thấy nhóm nghiệp vụ bảo hiểm này còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai. Cho nên, công ty cần cố gắng khai thác loại hình bảo hiểm này càng nhiều càng tốt. 4.1.2 Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy Bảng 4: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 815.775 772.609 889.245 33.168 6.610 9.508 700.000 720.000 740.000 760.000 780.000 800.000 820.000 840.000 860.000 880.000 900.000 920.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Tàu cá Tàu sông, ven biển Hình 3: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy (2006-2008) Doanh thu Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Nghiệp vụ Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) BH tàu sông 815.775 96,09 772.609 99,15 889.245 98,94 -43.166 -5,29 116.636 15,10 BH tàu cá 33.168 3,91 6.610 0,85 9.508 1,06 -26.558 -80,07 2.898 43,84 Tổng 848.943 100 779.219 100 898.753 100 -69.724 -8,21 119.534 15,34 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 31 Nhóm này bao gồm các loại bảo hiểm tàu cá và bảo hiểm tàu sông, ven biển. TP. Cần Thơ nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL nên số lượng tàu sông là chiếm tỷ trọng lớn và bảo hiểm tàu sông là một trong những mặt mạnh của Bảo Minh Cần Thơ. Doanh thu bảo hiểm tàu sông, ven biển chiếm tỷ trọng chủ yếu 98,94% vào năm 2008 và khá ổn định trong doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm tàu thủy. Doanh thu bảo hiểm tàu sông có biến động, cụ thể là năm 2007, doanh thu bảo hiểm tàu sông giảm 43.166 ngàn đồng, tương đương 5,29% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008 lại tăng 116.636 ngàn đồng với tỷ lệ 15,10% so với năm 2007. Nguyên nhân là do vận chuyển hàng hóa của thành phố giảm xuống vì ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế trong năm 2007. Trái lại với bảo hiểm tàu sông, bảo hiểm tàu cá có doanh thu thấp và tỷ trọng nhỏ có chiều hướng giảm xuống. Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm tàu cá giảm từ 3,91% năm 2006 xuống 0,85% năm 2007 và đến năm 2008 lại tăng lên 1,06%. Nguyên nhân là công ty không quan tâm đến việc khai thác bảo hiểm tàu cá vì số lượng tàu cá ngày càng thu hẹp do phát triển kinh tế của địa phương. Cụ thể, năm 2007 doanh thu bảo hiểm tàu cá chỉ có 6.610 ngàn đồng giảm đi 26.558 ngàn đồng so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh thu bảo hiểm tàu cá có tăng lên là 9.508 ngàn đồng nhưng rất nhỏ so với năm 2006. Nguyên nhân là do công ty khai thác chưa tốt nghiệp vụ bảo hiểm này và do cạnh tranh gay gắt về mức phí bảo hiểm đối với các công ty bảo hiểm khác. Thông qua số liệu 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 ta thấy rõ là doanh thu phí bảo hiểm của nhóm nghiệp vụ tàu thủy đang tăng trưởng vì thế công ty nên chú ý khai thác nhóm nghiệp vụ này một cách hợp lý. 4.1.3 Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn Bảng 5: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Doanh thu Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Nghiệp vụ Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) BH cháy, nổ tự nguyện 1.080.667 100 955.509 100 1.615.595 95,06 -125.158 -11,58 660.086 69,08 BH cháy, nổ BB 0 0 0 0 83.912 4,94 0 83.912 Tổng 1.080.667 100 955.509 100 1.699.507 100 -125.158 -11,58 713.998 74,72 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 32 1.615.5951.080.667 955.509 83.912 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 1.800.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Cháy, nổ BB Cháy, nổ tự nguyện Hình 4: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm hỏa hoạn (2006-2008) Doanh thu bảo hiểm hỏa hoạn từ năm 2006 đến năm 2008 tăng giảm không đều. Doanh thu bảo hiểm hỏa hoạn chủ yếu là doanh thu bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện và doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc; riêng doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc chỉ phát sinh trong năm 2008. Bởi vì Theo Nghị định 130, Thông tư liên tịch 41 và Quyết định 28 về bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc có hiệu lực từ 28/06/2007 nên chỉ phát sinh doanh thu trong năm 2008 là 83.912 ngàn đồng. Chính vì là nghiệp vụ bảo hiểm mới phát sinh nên tỷ trọng doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thấp 4,94% vào năm 2008. Cụ thể, doanh thu bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc thấp là do việc bán bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đi liền với điều kiện cơ sở phải có giấy chứng nhận an toàn phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã hạn chế việc tham gia bảo hiểm nên công ty buộc phải bán bảo hiểm tự nguyện. Thêm vào đó, một đối tượng khách hàng với số lượng không nhỏ là các cơ sở hoạt động từ nguồn ngân sách Nhà nước như: bệnh viện, trường học, công sở … vẫn chưa được duyệt kinh phí mua bảo hiểm nên không mua bảo hiểm được. Năm 2008, doanh thu bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện rất cao 1.615.595 ngàn đồng tăng 660.086 ngàn đồng với tỷ lệ 69,08% so với năm 2007. Nguyên nhân là nhiều công trình, dự án xây dựng trong năm 2008 nhằm phát triển thành phố. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng khai thác để tăng doanh thu phí bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện để các doanh nghiệp phòng ngừa rủi ro. Như vậy, công ty đã có biện pháp hiệu quả để tăng doanh thu cũng như giữ vững tỷ trọng doanh thu bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện qua các năm. Tuy nhiên, ta thấy hiện nay Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 33 bảo hiểm hỏa hoạn chỉ được khai thác tập trung vào các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị kinh doanh phải vay vốn qua ngân hàng, công ty cho thuê tài chính. Chính vì người ta chưa thấy được sự cần thiết của loại hình bảo hiểm này. Do đó, trong xu hướng phát triển thì công ty nên có những biện pháp để khai thác hết tiềm năng của nghiệp vụ bảo hiểm này. 4.1.4 Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt và kỹ thuật Bảng 6: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt và kỹ thuật (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 429.759 450.894 853.941 26.701 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Kỹ thuật XD, lắp đặt Hình 5: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt và kỹ thuật (2006-2008) Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xây dựng, lắp đặt có doanh thu tăng nhanh. Năm 2008 doanh thu bảo hiểm xây dựng, lắp đặt là 853.941 ngàn đồng, tăng 403.047 ngàn đồng với tỷ lệ 89,39% so với năm 2007. Nguyên nhân là TP. Cần Thơ đang phát triển nên có nhiều dự án đầu tư và xây dựng cơ bản trên địa bàn. Do đó, loại Doanh thu Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Nghiệp vụ Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) BH xây dựng, lắp đặt 429.759 100 450.894 100 853.941 96,97 21.135 4,92 403.047 89,93 BH kỹ thuật 0 0 0 0 26.701 3,03 0 26.701 Tổng 429.759 100 450.894 100 880.642 100 21.135 4,92 429.748 95,31 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 34 hình bảo hiểm xây dựng, lắp đặt đã có bước tăng trưởng nhanh chóng như vậy. Tuy nhiên, doanh số của nhóm nghiệp vụ này chỉ chiếm 6,14% trên tổng doanh thu của công ty. Trong tương lai tiềm năng về xây dựng và lắp đặt là rất lớn vì thế công ty cần tập trung khai thác lĩnh vực nghiệp vụ này nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, bù đắp cho các nhóm nghiệp vụ không đạt hiệu quả của công ty. Nhóm nghiệp vụ kỹ thuật bao gồm các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm máy móc xây dựng, bảo hiểm đổ vỡ máy móc... Đây là nhóm nghiệp vụ mới phát triển nên doanh thu chỉ mới phát sinh vào năm 2008 là 26.701 ngàn đồng. Do đó, công ty cần mở rộng khai thác để tăng doanh số đối với nghiệp vụ này. 4.1.5 Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm tài sản - trách nhiệm Bảng 7: Doanh thu nhóm nghiệp vụ BH tài sản - trách nhiệm (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 28.289 94.731 289.757 20.545 14.677 6.310 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 350.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng TS và rủi ro ĐB Trách nhiệm Hình 6: Doanh thu nhóm nghiệp vụ BH tài sản - trách nhiệm(2006-2008) Doanh thu Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Nghiệp vụ Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) BH TS & RRĐB 6.310 18,24 14.677 13,41 20.545 6,62 8.367 132,60 5.868 39,98 BH trách nhiệm 28.289 81,76 94.731 86,59 289.757 93,38 66.442 234,87 195.026 205,87 Tổng 34.599 100 109.408 100 310.302 100 74.809 216,22 200.894 183,62 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 35 Doanh thu bảo hiểm trách nhiệm năm 2008 rất cao 289.757 ngàn đồng tăng 195.026 ngàn đồng với tỷ lệ 205,87% so với năm 2007. Nguyên nhân là do việc khai thác có hiệu quả của các đại lý bảo hiểm của công ty. Ta thấy tỷ trọng doanh thu bảo hiểm trách nhiệm đều tăng qua các năm; cụ thể là tăng từ 81,76% năm 2006 đến 86,59% năm 2007 và tiếp tục tăng 93,38% năm 2008. Chính vì thấy được sự cần thiết của bảo hiểm trách nhiệm trong nền kinh tế phát triển nên công ty đã đầu tư vào khâu khai thác bảo hiểm thông qua các đại lý. Điều này đã làm cho tỷ trọng doanh thu bảo hiểm trách nhiệm tăng. Bên cạnh đó, nghiệp vụ bảo hiểm tài sản và rủi ro đặc biệt có doanh thu thấp nhưng có chiều hướng tăng. Năm 2008 doanh thu là 20.545 ngàn đồng tăng 5.868 ngàn đồng tương đương với tỷ lệ 39,98% so với năm 2007. Bởi vì năm 2008 là năm chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính nên mọi người lo sợ nhiều rủi ro xảy ra. Do đó, việc mua bảo hiểm sẽ giúp họ phòng ngừa những rủi ro có thể xảy ra mà họ không đoán được. Qua thống kê số liệu doanh thu của nhóm nghiệp vụ này qua 3 năm, ta thấy công ty cần phải có những biện pháp tăng cường khai thác để doanh thu tăng trưởng trong các năm tới. 4.1.6 Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới Bảng 8: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Doanh thu Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Nghiệp vụ Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) BH TNDS xe 2 bánh 988.663 16,41 1.149.563 15,98 403.463 5,28 160.900 16,27 -746.100 -64,90 BH thân xe ôtô 3.863.616 64,14 4.481.067 62,29 5.593.095 73,22 617.451 15,98 1.112.028 24,82 BH TNDS xe ôtô BB 1.171.619 19,45 1.563.690 21,73 1.642.106 21,50 392.071 33,46 78.416 5,01 Tổng 6.023.898 100 7.194.320 100 7.638.664 100 1.170.422 19,43 444.344 6,18 Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 36 3.863.616 4.481.067 5.593.095 1.171.619 1.563.690 1.642.106 403.4631.149.563 988.663 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 9.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng TNDS xe 2 bánh TNDS xe ôtô BB Thân xe ôtô Hình 7: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới (2006-2008) Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của công ty bao gồm bảo hiểm TNDS xe 2 bánh, bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc, bảo hiểm thân xe ôtô. Qua biểu đồ, ta thấy doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới tăng qua các năm. Doanh thu của bảo hiểm thân xe ôtô cao nhất và chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tỷ trọng doanh thu bảo hiểm thân xe ôtô giảm từ 64,14% năm 2006 xuống 62,29% năm 2007 và lại tăng 73,22% năm 2008. Từ đó cho thấy công ty đã khai thác có hiệu quả doanh thu bảo hiểm thân xe ôtô. Năm 2008 là năm thắng lợi đối với nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới của Bảo Minh Cần Thơ với doanh thu rất cao 7.638.664 ngàn đồng. Nguyên nhân chính là sự ra đời của Quyết định số 23 của Bộ tài chính ngày 29/4/2007 về chế độ BHBB TNDS chủ xe cơ giới và Thông tư liên tịch của Bộ tài chính - Bộ công an số 16/2007 ngày 07/11/2007 hướng dẫn việc phối hợp thực hiện chế độ bảo hiểm TNDS của chủ xe cơ giới đã tạo điều kiện pháp lý để bảo hiểm phát triển. Hơn nữa, công ty đã tăng mức phí bảo hiểm tự nguyện xe cơ giới kể từ tháng 10/2008. Tuy nhiên, xét riêng về chỉ tiêu doanh thu của bảo hiểm TNDS xe 2 bánh trong năm 2008 là 403.463 ngàn đồng đã giảm 764.100 ngàn đồng tương đương 64,90% so với năm 2007. Hơn nữa, tỷ trọng của doanh thu bảo hiểm TNDS xe 2 bánh đã giảm mạnh từ 15,98% năm 2007 xuống 5,28% năm 2008. Bởi vì việc cạnh tranh quyết liệt của các công ty bảo hiểm trên địa bàn như Bảo Việt, PJICO, Viễn Đông,… Như vậy ta thấy thị trường về bảo hiểm xe cơ giới là còn rất lớn, cần tìm các biện pháp để khai thác thêm, để gia tăng doanh số trong nhóm nghiệp vụ này. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 37 4.1.7 Nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người Bảng 9: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 1.390.426 1.405.863 1.213.334 415.043 264.265 173.836 177.619 180.929134.834 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng TNCN và y tế Học sinh TNCN Hình 8: Doanh thu nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người (2006-2008) Doanh thu phí bảo hiểm từ nghiệp vụ bảo hiểm con người giảm qua các năm. Doanh thu bảo hiểm tai nạn con người cao nhất trong nhóm nghiệp vụ này 1.213.334 ngàn đồng trong năm 2008 và đã giảm đi 192.529 ngàn đồng tương đương 13,69% so với năm 2007. Chính vì tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho mức thu nhập thực tế của người dân đã giảm đi cả về mặt tương đối và tuyệt đối; từ đó, người dân phải thắt chặt chi tiêu. Điều này đã tác động trực tiếp Doanh thu Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Nghiệp vụ Số tiền TT(%) Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%) BH TNCN và y tế 134.834 6,95 180.929 9,77 177.619 11,35 46.095 34,19 -3.310 -1,83 BH học sinh 415.043 21,39 264.265 14,28 173.836 11,11 -150.778 -36,33 -90.429 -34,22 BH TNCN 1.390.426 71,66 1.405.863 75,95 1.213.334 77,54 15.437 1,11 -192.529 -13,69 Tổng 1.940.303 100 1.851.057 100 1.564.789 100 -89.246 -4,60 -286.268 -15,47 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 38 đến nhu cầu tham gia bảo hiểm tai nạn và sức khỏe. Thêm vào đó, do việc cạnh tranh gay gắt nên các công ty bảo hiểm đã đưa ra sản phẩm bảo hiểm y tế chất lượng cao, có thể khám bệnh và điều trị tại bệnh viện với đội ngũ bác sĩ nổi tiếng đã thu hút được nhiều người tham gia bảo hiểm. Tuy nhiên, tỷ trọng doanh thu bảo hiểm tai nạn con người vẫn tăng qua các năm; cụ thể là năm 2007 tăng từ 71,66% đến 75,95% so với năm 2006 và tiếp tục tăng 77,54% trong năm 2008. Qua đó, ta thấy công ty vẫn tiếp tục giữ vững việc đầu tư để khai thác hiệu quả đối với bảo hiểm con người. Doanh thu bảo hiểm học sinh đã giảm mạnh qua 3 năm với tỷ lệ trên 30%. Đó là do cạnh tranh nên các công ty bảo hiểm đã trợ cấp thêm cho đại lý bảo hiểm và tăng phần để lại cho nhà trường. Qua phân tích trên, ta thấy công ty nên có những biện pháp khai thác và bám sát các đối tượng bảo hiểm để tăng doanh thu nghiệp vụ này. Tóm lại, doanh thu phí bảo hiểm của công ty đều tăng trưởng qua các năm. Điều này cho thấy được sự phát triển không ngừng của công ty. Công ty đã thực hiện tốt công tác quảng cáo hình ảnh, thương hiệu Bảo Minh cũng như các nghiệp vụ bảo hiểm và xây dựng hệ thống thông tin để quản lý chặt chẽ các nghiệp vụ bảo hiểm. Đặc biệt, công ty đã chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ CNV và những chính sách khuyến khích các đại lý bảo hiểm nhằm nâng cao doanh thu. Tuy nhiên, do nền kinh tế phát triển và tính cạnh tranh gay gắt của thị trường nên công ty không tránh khỏi việc biến động doanh thu của từng nhóm nghiệp vụ qua các năm. Vì vậy, tùy theo những thời điểm biến động của thị trường mà công ty có những biện pháp và chiến lược để nâng cao hoạt động kinh doanh của mình. 4.2 Phân tích chi phí Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 39 Bảng 10: Chi phí hoạt động kinh doanh của công ty (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí bồi thường 7.308.302 66,47 5.595.070 57,73 6.742.952 56,16 -1.713.232 -0,23 1.147.882 20,52 Chi phí quản lý DN 2.837.861 25,81 3.213.399 33,16 3.868.282 32,22 375.538 0,13 654.883 20,38 Chi phí hoa hồng 847.981 7,71 882.532 9,11 1.395.235 11,62 34.551 0,04 512.703 58,09 Tổng 10.994.144 100 9.691.001 100 12.006.469 100 -1.303.143 -0,12 2.315.468 23,89 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 40 10.994.144 12.006.469 9.691.001 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Chi phí Hình 9: Tổng chi phí của công ty (2006-2008) Qua biểu đồ ta thấy tổng chi phí biến động tăng giảm qua các năm. Sự biến động này là do từng loại chi phí hoạt động kinh doanh của công ty thay đổi liên tục. Hơn nữa, tổng chi phí của công ty thay đổi mạnh là do chi phí bồi thường thay đổi được thể hiện rõ qua bảng. Bởi vì chi phí bồi thường chiếm tỷ trọng cao trên 55% trong tổng chi phí hoạt động của công ty qua mỗi năm. Công ty bảo hiểm là loại hình kinh doanh đặc biệt nên có những khoản chi phí đặc trưng riêng. Chi phí hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm chi phí bồi thường, chi phí quản lý doanh nhiệp và chi phí hoa hồng. Ta thấy, tỷ trọng chi phí bồi thường đã giảm từ 66,47% năm 2006 xuống 57,73% năm 2007 và tiếp tục giảm xuống 56,16% năm 2008. Điều này chứng tỏ công ty đã thực hiện tốt khâu đánh giá, giám sát bồi thường giúp hạ thấp chi phí bồi thường. Trái lại, tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 25,81% năm 2006 đến 33,16% năm 2007 và tăng 32,22% năm 2008. Nguyên nhân là công ty đã đầu tư trang thiết bị cho nhân viên hoạt động có hiệu quả để gia tăng lợi nhuận. Thêm vào đó, tỷ trọng chi phí hoa hồng cũng tăng lên từ 7,71% năm 2006 đến 9,11% năm 2007 và tiếp tục tăng 11,62% năm 2008. Chính vì gia tăng doanh thu nên chi phí hoa hồng cũng tăng theo để khuyến khích các đại lý khai thác hiệu quả các nghiệp vụ bảo hiểm. Hơn nữa, chính vì cạnh tranh nên công ty đã tăng tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý. Nhìn chung, ta thấy các khoản chi phí biến động qua các năm. Do đó, tôi sẽ đi vào Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 41 phân tích từng loại chi phí để thấy được những thuận lợi, khó khăn của công ty trong 3 năm qua. 4.2.1 Chi phí bồi thường Năm 2006, Việt Nam gia nhập WTO làm cho hàng hóa của Việt Nam có một thị trường rộng lớn, đồng thời hàng hóa nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam thúc đẩy kinh tế phát triển tạo tiền đề cho các ngành nghề phát triển. Vì vậy, nền kinh tế tăng trưởng cao đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu cầu bảo hiểm, từ đó tạo cơ hội cho ngành bảo hiểm, tín dụng ngân hàng, chứng khoán phát triển. Do đó, số lượng công ty tham gia vào hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng lên. Tuy nhiên, doanh thu của Bảo Minh Cần Thơ vẫn tăng lên đã chứng tỏ rằng thị trường bảo hiểm tại Cần Thơ là còn rất lớn. Do đó để có thể khai thác triệt để thị trường, giữ vững và gia tăng doanh số, công ty cần phải có những chính sách cạnh tranh phù hợp. Muốn vậy công ty cần phải tìm hiểu về những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với các loại sản phẩm bảo hiểm. Và một trong những vấn đề mà khách hàng thường quan tâm nhất là việc giải quyết quyền lợi khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra, nghĩa là công tác chăm sóc khách hàng sau khi bán sản phẩm. Do đó công ty thường dành cho tỷ lệ chi bồi thường một con số không nhỏ. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 42 Bảng 11: Chi phí bồi thường theo các nghiệp vụ bảo hiểm (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007STT Nghiệp vụ Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 BH hàng hoá XNK 1.011.369 13,84 39.081 0,70 0 0,00 -972.288 -96,14 -39.081 -100,00 2 BH tàu sông, ven biển 124.722 1,70 247.078 4,42 218.890 3,25 122.356 98,10 -28.188 -11,41 3 BH cháy, nổ tự nguyện 6.450 0,09 12.735 0,23 56.526 0,84 6.285 97,44 43.791 343,86 4 BH xây dựng, lắp đặt 0 0,00 16.133 0,29 960.729 14,25 16.133 944.596 5855,05 5 BH trách nhiệm 0 0,00 1.599 0,03 34.268 0,51 1.599 32.669 2043,09 6 BH TNDS xe hai bánh 392.156 5,37 246.877 4,41 114.271 1,69 -145.279 -37,05 -132.606 -53,71 7 BH thân xe ôtô 3.321.695 45,45 3.098.676 55,38 3.236.660 48,00 -223.019 -6,71 137.984 4,45 8 BH TNDS xe ôtô BB 1.009.754 13,82 882.709 15,78 1.056.237 15,66 -127.045 -12,58 173.528 19,66 9 BH học sinh 179.301 2,45 129.471 2,31 100.646 1,49 -49.830 -27,79 -28.825 -22,26 10 BH tai nạn con người 1.009.766 13,82 668.276 11,94 859.814 12,75 -341.490 -33,82 191.538 28,66 11 BH TNCN và y tế 253.089 3,46 252.435 4,51 104.911 1,56 -654 -0,26 -147.524 -58,44 Tổng 7.308.302 100 5.595.070 100 6.742.952 100 -1.713.232 -23,44 1.147.882 20,52 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 43 6.742.952 5.595.070 7.308.302 0 1.000.000 2.000.000 3.000.000 4.000.000 5.000.000 6.000.000 7.000.000 8.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Chi phí BT Hình 10: Chi phí bồi thường của công ty (2006-2008) Qua bảng và biểu đồ ta thấy số tiền bồi thường dao động thường xuyên và các nghiệp vụ bảo hiểm có tỷ trọng bồi thường cao và chủ yếu là bảo hiểm thân xe ôtô, bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc và bảo hiểm tai nạn con người. Năm 2007 số tiền bồi thường giảm 1.713.232 ngàn đồng tương đương với 23,44% so với năm 2006. Đến năm 2008, số tiền bồi thường lại tăng so với năm 2007 với tuyệt đối là 1.147.882 ngàn đồng với tỷ lệ là 20,52%. Năm 2006, tỷ lệ chi bồi thường cao nhất 7.308.302 ngàn đồng trong vòng 3 năm qua. Nguyên nhân chủ yếu là do tình trạng gia tăng tai nạn giao thông nên chi bồi thường cho bảo hiểm thân xe ôtô năm 2006 là 3.321.695 ngàn đồng. Và cũng chính vì tình trạng tai nạn giao thông đáng báo động như thế nên đến năm 2007 Quyết định số 23 của Bộ tài chính và Số 16/2007 của Thông tư liên tịch - Bộ Tài chính và Bộ công an ra đời nhằm làm giảm số lượng tai nạn giao thông xuống mức thấp nhất có thể. Điều này cũng đã chứng tỏ được vì sao chi phí bồi thường của năm 2007 giảm xuống chỉ còn là 5.595.070 ngàn đồng, biểu hiện rõ nhất là chi bồi thường thân xe ôtô giảm 223.019 ngàn đồng với tỷ lệ 6,71% so với năm 2006. Nguyên nhân tăng giảm của tai nạn giao thông không những tác động trực tiếp đến sự biến động chi phí bồi thường của bảo hiểm thân xe ôtô mà còn ảnh hưởng đến các loại hình bảo hiểm khác như: bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc và bảo hiểm tai nạn con người. Cụ thể là chi phí bồi thường của bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc năm 2007 là Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 44 882.709 ngàn đồng, giảm 127.045 ngàn đồng tương đương 12,58% so với năm 2006. Chi phí bồi thường của bảo hiểm tai nạn con người năm 2007 là 668.276 ngàn đồng, giảm 341.490 ngàn đồng với tỷ lệ 33,82% so với năm 2006. Tuy nhiên xét về tỷ trọng, năm 2007 tỷ trọng chi bồi thường bảo hiểm thân xe ôtô tăng từ 45,45% lên 55,38% so với năm 2006. Tỷ trọng chi bồi thường bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc tăng từ 13,82% năm 2006 đến 15,78% năm 2007. Điều này cho thấy công ty vẫn chưa kiểm soát được khoản chi bồi thường của nhóm nghiệp vụ xe cơ giới. Nhóm nghiệp vụ này vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong chi phí bồi thường của công ty. Đến năm 2008 theo số liệu Cục thống kê, toàn thành phố đang quản lý 347.849 xe môtô, 11.708 xe ôtô các loại có đăng ký. Với số lượng xe lớn như vậy nên tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông đã tăng lên so với năm 2007. Và điều này đã làm cho chi bồi thường của bảo hiểm thân xe ôtô năm 2008 là 3.236.660 ngàn đồng, tăng 137.984 ngàn đồng tương đương 4,45% so với năm 2007. Chính vì ảnh hưởng tai nạn giao thông nên chi bồi thường của bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc tăng lên 173.528 ngàn đồng với tỷ lệ 19,66% và chi bồi thường của bảo hiểm tai nạn con người cũng tăng lên 191.538 ngàn đồng tương đương 28,66%. Tỷ lệ bồi thường của nhóm nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới đã gia tăng đáng kể. Vì vậy, để hạn chế tỷ lệ bồi thường này thì công tác kiểm tra, giám sát tài sản trước khi bán bảo hiểm cũng như sau khi xảy ra tổn thất luôn được thực hiện chặt chẽ. Tuy nhiên, rủi ro và tổn thất là những yếu tố khách quan chỉ có thể hạn chế một phần chứ không thể hạn chế hoàn toàn. Do đó, chi bồi thường được xem là khoản chi phí tất yếu và có tỷ trọng lớn trong tổng chi phí hoạt động kinh doanh của các công ty bảo hiểm. Vì vậy, chi bồi thường có ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động kinh doanh. Nếu chi bồi thường ngày càng tăng lên thì hiệu quả kinh doanh sẽ ngày càng giảm xuống. 4.2.2 Chi phí quản lý doanh nghiệp Một chỉ tiêu nữa ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận của công ty là chi phí quản lý. Chi phí quản lý doanh nghiệp bao gồm: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao tài sản cố định, thuế, phí, lệ phí, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí khác. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 45 Bảng 12: Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Chi phí nhân viên quản lý 901.194 31,76 1.323.336 41,18 1.564.624 40,45 422.142 46,84 241.288 18,23 Chi phí vật liệu quản lý 126.124 4,44 203.365 6,33 169.093 4,37 77.241 61,24 -34.272 -16,85 Chi phí đồ dùng văn phòng 52.694 1,86 48.971 1,52 76.294 1,97 -3.723 -7,07 27.323 55,79 Chi phí khấu hao TSCĐ 294.922 10,39 170.217 5,30 133.911 3,46 -124.705 -42,28 -36.306 -21,33 Thuế, phí và lệ phí 1.241 0,04 12.173 0,38 15.452 0,40 10.932 880,90 3.279 26,94 Chi phí dịch vụ mua ngoài 471.035 16,60 413.508 12,87 648.419 16,76 -57.527 -12,21 234.911 56,81 Chi phí khác 990.651 34,91 1.041.829 32,42 1.260.489 32,59 51.178 5,17 218.660 20,99 Tổng 2.837.861 100 3.213.399 100 3.868.282 100 375.538 13,23 654.883 20,38 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 46 3.868.282 3.213.399 2.837.861 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000 3.500.000 4.000.000 4.500.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Chi phí QLDN Hình 11: Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty (2006-2008) Qua bảng và biểu đồ ta thấy năm 2007, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 375.538 ngàn đồng tương đương 13,23% so với năm 2006. Năm 2008, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 654.883 ngàn đồng với tỷ lệ 20,38%. Như vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng qua các năm. Vấn đề này ta cần xem xét kỹ vì khi chi phí tăng sẽ làm cho công ty phát triển hay làm giảm đi lợi nhuận của công ty. Chính vì điều này tôi sẽ phân tích từng khoản mục của chi phí quản lý doanh nghiệp. Cụ thể: - Chi phí nhân viên quản lý chiếm tỷ trọng lớn trong chi phí quản lý doanh nghiệp. Tỷ trọng chi phí nhân viên quản lý tăng từ 31,76% năm 2006 đến 41,18% năm 2007. Nguyên nhân là do có sự thay đổi về số lượng cán bộ CNV trong công ty. Năm 2007, chi phí nhân viên quản lý tăng 422.142 ngàn đồng với tỷ lệ 46,84% so với năm 2006 và năm 2008 chi phí này tăng 241.288 ngàn đồng tương đương 18,23% so với năm 2007. Mức chi trả cho cán bộ công nhân viên tăng qua các năm chứng tỏ công ty đã ngày càng quan tâm đến đời sống cán bộ CNV. Đồng thời khuyến khích họ làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn nhằm nâng cao lợi nhuận của công ty. - Chi phí vật liệu quản lý bao gồm chi ấn chỉ, nhiên liệu - năng lượng, chi văn phòng phẩm và vật dụng vệ sinh. Chi phí này không ổn định, tăng giảm qua các năm. Cụ thể là năm 2007, chi phí vật liệu quản lý là 203.365 ngàn đồng, tăng 77.241 ngàn đồng với tỷ lệ 61,24% so với năm 2006. Và năm 2008, chi phí này Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 47 giảm 34.272 ngàn đồng tương đương 16,85% so với năm 2007. Nguyên nhân là năm 2007 công ty đã nâng cấp, mở rộng phần mềm quản lý ấn chỉ nên chi ấn chỉ đã gia tăng gấp đôi và chi văn phòng phẩm cũng tăng lên để phục vụ cho các nhân viên và khách hàng một cách tốt nhất. Đến năm 2008, chi phí này đã giảm xuống thể hiện công ty đã sử dụng tiết kiệm. Xét về tỷ trọng, chi phí vật liệu quản lý có tỷ trọng tương đối ổn định. Năm 2007, tỷ trọng chi phí vật liệu quản lý tăng từ 4,44% đến 6,33% so với năm 2006 và đến năm 2008 lại giảm xuống còn 4,37%. Ta thấy tỷ trọng chi phí vật liệu quản lý có tăng giảm qua các năm nhưng với con số nhỏ. Điều này cho thấy các nhà quản trị đã có những biện pháp hạn chế chi phí này để góp phần tăng lợi nhuận cho công ty. - Chi phí đồ dùng văn phòng: chi phí này bao gồm công cụ - dụng cụ văn phòng. Tỷ trọng chi phí đồ dùng văn phòng năm 2007 đã giảm từ 1,86% xuống 1,52% so với năm 2006 và đến năm 2008 tăng lên 1,97%. Ta thấy chi phí đồ dùng văn phòng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí của công ty. Bởi vì công ty bảo hiểm là loại hình công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ nên việc đầu tư mua sắm thiết bị, công cụ dụng cụ tương đối thấp. Cụ thể, năm 2007, chí phí đồ dùng văn phòng là 48.971 ngàn đồng, giảm 3.723 ngàn đồng với tỷ lệ 7,07% so với năm 2006. Nguyên nhân giảm chi phí này là do các công cụ - dụng cụ phục vụ cho nhân viên đã bị hư hỏng. Cho nên đến năm 2008 chi phí này đã tăng lên 27.323 ngàn đồng tương đương 55,79% để đáp ứng đầy đủ công cụ - dụng cụ cho cán bộ CNV làm việc có hiệu quả. - Chi phí khấu hao tài sản cố định giảm qua các năm. Năm 2007, chi phí khấu hao giảm 124.705 ngàn đồng tương đương 42,28% so với 2006 và năm 2008, chi phí này giảm 36.306 ngàn đồng với tỷ lệ 21,33% so với năm 2007. Nguyên nhân là do công ty đã thay đổi một số máy móc, thiết bị để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. - Thuế, phí, lệ phí: Chi phí này chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp khoảng dưới 0,4%. Do đó, việc tăng giảm của chi phí này ít ảnh hưởng đến tổng chi phí quản lý. Nhìn chung, khoản thuế, phí, lệ phí tăng qua các năm. - Chi phí dịch vụ mua ngoài biến động qua các năm. Năm 2007, chi phí này giảm 57.527 ngàn đồng tương đương 12,21% so với 2006 và năm 2008, chi phí Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 48 này tăng 234.911 ngàn đồng với tỷ lệ 56,81% so với năm 2007. Sự biến động này thể hiện sự phát triển của công ty vì nó phục vụ cho hoạt động kinh doanh của công ty như chi phí bưu chính, chi phí internet, thuê văn phòng, sữa chữa nhỏ tài sản cố định,… - Chi phí khác bao gồm chi phí quảng cáo, chi phí tiếp khách - giao dịch, chi phí hội nghị và các khoản chi phí khác. Chi phí khác này tăng qua các năm; cụ thể là năm 2007 chi phí khác là 1.041.829 ngàn đồng, tăng 51.178 ngàn đồng với tỷ lệ 5,17% so với năm 2006. Đến năm 2008, chi phí này tiếp tục tăng 218.660 ngàn đồng tương đương 20,99% so với năm 2007. Chi phí này phục vụ cho việc quảng cáo sản phẩm và mở rộng thị trường của công ty. Do đó, chi phí này tăng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc bán sản phẩm bảo hiểm của công ty. Tuy nhiên, công ty phải sử dụng tiết kiệm khoản chi phí này để tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh vì nó chiếm một tỷ trọng lớn trên 30% trong tổng chi phí của công ty. Việc sử dụng tiết kiệm của công ty đối với chi phí này đã thể hiện rõ qua tỷ trọng giảm từ 34,91% năm 2006 xuống 32,42% năm 2007. Tóm lại, chi phí quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Bởi vì chi phí này chiếm tỷ trọng cũng tương đối trên 25% trong tổng chi phí qua mỗi năm. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí này một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 4.2.3 Chi phí hoa hồng cho các đại lý Tất cả các hoạt động của công ty đều hướng tới tăng trưởng lợi nhuận. Các nhà quản lý phải suy nghĩ những chiến lược tốt nhất để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty tùy vào từng thời điểm hoạt động của công ty. Do đó, một loại chi phí đã phát sinh nhằm kích thích người bán hàng cho công ty, đó là chi phí hoa hồng cho các đại lý. Chính vì khoản hoa hồng được giữ lại của các đại lý mà công ty đã khuyến khích các đại lý có những biện pháp để gia tăng doanh số bán bảo hiểm theo từng thị trường khác nhau. Tùy theo sự cạnh tranh của thị trường công ty sẽ có tỷ lệ hoa hồng khác nhau nhưng phải tuân theo quy định của Bộ tài chính. Như vậy, chi phí hoa hồng có ảnh hưởng đến hoạt động bán sản phẩm và Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 49 tăng doanh thu của công ty. Do đó, chúng ta sẽ phân tích chi phí hoa hồng của công ty qua 3 năm để thấy được sự phát triển của công ty. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 50 Bảng 13: Chi phí hoa hồng của công ty (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007STT Nghiệp vụ Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) 1 BH hàng hoá XNK 22.016 2,60 52.438 5,94 54.830 3,93 30.422 138,18 2.392 4,56 2 BH hàng VC nội địa 5.180 0,61 8.971 1,02 29.933 2,15 3.791 73,19 20.962 233,66 3 BH tàu sông, ven biển 85.251 10,05 76.466 8,66 128.259 9,19 -8.785 -10,30 51.793 67,73 4 BH tàu cá 992 0,12 0 0,00 2.903 0,21 -992 -100,00 2.903 5 BH cháy, nổ tự nguyện 68.724 8,10 81.340 9,22 100.484 7,20 12.616 18,36 19.144 23,54 6 BH cháy, nổ bắt buộc 0 0,00 0 0,00 12.220 0,88 0 12.220 7 BH xây dựng, lắp đặt 31.368 3,70 16.721 1,89 35.988 2,58 -14.647 -46,69 19.267 115,23 8 BH kỹ thuật 0 0,00 0 0,00 530 0,04 0 530 9 BH TS và RR đặc biệt 820 0,10 786 0,09 26.333 1,89 -34 -4,15 25.547 3250,25 10 BH TN chủ với NLĐ 40 0,00 0 0,00 490 0,04 -40 -100,00 490 11 BH trách nhiệm 910 0,11 6.425 0,73 23.151 1,66 5.515 606,04 16.726 260,33 12 BH TNDS xe hai bánh 122.233 14,41 129.980 14,73 74.551 5,34 7.747 6,34 -55.429 -42,64 13 BH thân xe ôtô 198.730 23,44 223.451 25,32 523.379 37,51 24.721 12,44 299.928 134,23 14 BH TNDS xe ôtô BB 83.966 9,90 74.670 8,46 88.725 6,36 -9.296 -11,07 14.055 18,82 15 BH học sinh 51.485 6,07 31.342 3,55 22.319 1,60 -20.143 -39,12 -9.023 -28,79 16 BH tai nạn con người 151.793 17,90 157.704 17,87 242.204 17,36 5.911 3,89 84.500 53,58 17 BH TNCN và y tế 24.473 2,89 22.238 2,52 28.936 2,07 -2.235 -9,13 6.698 30,12 Tổng 847.981 100 882.532 100 1.395.235 100 34.551 4,07 512.703 58,09 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 51 847.981 882.532 1.395.235 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 1.400.000 1.600.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Chi HH Hình 12: Chi phí hoa hồng của công ty (2006-2008) Qua biểu đồ và bảng số liệu, ta thấy chi phí hoa hồng đều tăng qua các năm. Chi phí hoa hồng năm 2007 là 882.532 ngàn đồng, tăng 34.551 ngàn đồng với tỷ lệ 4,07% so với năm 2006. Đến năm 2008, chi phí hoa hồng là 1.395.235 ngàn đồng, tăng 512.703 ngàn đồng tương đương 58,09% so với năm 2007. Nguyên nhân chi phí hoa hồng tăng là do doanh số bán các sản phẩm bảo hiểm đã tăng lên. Do đó, chi phí hoa hồng cho các đại lý tăng lên vì kênh phân phối của công ty chủ yếu từ các đại lý. Các nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng chi phí hoa hồng cao trong tổng chi phí hoa hồng là bảo hiểm tàu sông, ven biển; bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện; bảo hiểm TNDS xe hai bánh; bảo hiểm thân xe ôtô; bảo hiểm TNDS xe ôtô bắt buộc; bảo hiểm tai nạn con người. Các nghiệp vụ bảo hiểm này chiếm tỷ trọng chi phí hoa hồng trên 5% trong tổng chi phí hoa hồng. Điều này chúng ta dễ dàng thấy được nguyên nhân là vì các nghiệp vụ bảo hiểm này đều chiếm doanh thu cao trong tổng doanh thu của công ty. Năm 2008 tỷ lệ hoa hồng cho các đại lý đã thay đổi theo Thông tư số 155/2007/TT-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ tài chính nên đã làm cho chi phí hoa hồng tăng lên. Chúng ta sẽ thấy rõ qua bảng tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa sau đây: Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 52 Bảng 14: Tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm tối đa cho các nghiệp vụ BH phi nhân thọ ĐVT: % STT Nghiệp vụ Tỷ lệ HHmới Tỷ lệ HH cũ Chênh lệch 1 BH sức khỏe và BH TNCN 20 12 +8 2 BH tài sản và BH thiệt hại 5 5 0 3 BH xây dựng và lắp đặt 5 5 0 4 BH hàng hóa VC 10 6 +4 5 BH thân tàu và TNDS chủ tàu đối vớitàu biển và tàu pha sông biển 5 5 0 6 BH thân tàu và TNDS chủ tàu đối vớitàu sông và tàu cá 15 10 +5 7 BH trách nhiệm chung 5 4 +1 8 BH xe cơ giới 10 5 +5 9 BH cháy nổ tự nguyện 10 8 +2 10 BH TNDS của chủ xe ôtô BB 5 5 0 11 BH TNDS của chủ mô tô, xe máy BB 20 12 +8 12 BH cháy nổ bắt buộc 5 8 -3 Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ Qua bảng, ta thấy nhìn chung tỷ lệ hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm đều tăng lên so với tỷ lệ hoa hồng cũ, ngoại trừ nghiệp vụ bảo hiểm tài sản; bảo hiểm xây dựng, lắp đặt; bảo hiểm tàu sông, ven biển; bảo hiểm TNDS bắt buộc của chủ xe ôtô. Đặc biệt, đối với tỷ lệ hoa hồng bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc đã giảm xuống còn 5%. Bởi vì nghiệp vụ bảo hiểm này có rủi ro rất cao dẫn đến chi phí bồi thường cho nghiệp vụ này lớn. Do đó, giảm tỷ lệ hoa hồng để bù đắp qua khoản tổn thất khi sự kiện của bảo hiểm này xảy ra. Tóm lại, tỷ lệ hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm tăng lên đã thể hiện sự phát triển của thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm ở TP. Cần Thơ nói riêng. Qua đó, sự cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm này ngày càng gay gắt. Tùy theo tình hình hoạt động kinh doanh mà công ty sẽ có tỷ lệ hoa hồng của các nghiệp vụ bảo hiểm cho các đại lý thích hợp để tăng doanh số bán bảo hiểm của công ty. Nhìn chung, tình hình chi phí của Bảo Minh Cần Thơ trong ba năm vừa qua (2006-2008) có khá nhiều biến động. Sự biến động này theo chiều hướng gia tăng và có ảnh hưởng đến tình hình lợi nhuận của công ty. Đặc biệt, chi phí bồi thường có tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Do đó, để công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 53 gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, đặc biệt hạn chế chi phí bồi thường. Muốn vậy công ty phải có công tác giám sát, quản lý, phòng ngừa rủi ro để giảm tổn thất khi sự kiện bảo hiểm xảy ra nhằm gia tăng mức lợi nhuận để công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Bên cạnh đó, công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... Đồng thời, công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn. Tóm lại, một vấn đề cần quan tâm là để công ty có thể tồn tại và phát triển, ngoài việc tăng doanh thu, tăng thị phần, tăng cường quản lý rủi ro, công ty còn phải sử dụng chi phí như thế nào để đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất. 4.3 Phân tích lợi nhuận 282.465 2.346.151 1.902.026 0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Lợi nhuận Hình 13: Lợi nhuận của công ty (2006-2008) Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của công ty, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của các quá trình kinh doanh của công ty. Vì vậy việc phân tích tình hình lợi nhuận là vô cùng quan trọng giúp công ty có những biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của mình nhằm không ngừng nâng cao lợi nhuận. Phân tích tình hình lợi nhuận giúp chúng ta đánh giá được sự biến động của lợi nhuận năm nay so với năm trước của công ty nhằm thấy được khái quát tình Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 54 hình lợi nhuận. Bảo Minh Cần Thơ chỉ kinh doanh bảo hiểm nên lợi nhuận của công ty cũng xuất phát từ việc kinh doanh bảo hiểm. Dựa vào biểu đồ ta thấy lợi nhuận của công ty biến động qua 3 năm. Năm 2007 lợi nhuận của công ty là 2.346.151 ngàn đồng, tăng 2.063.686 ngàn đồng với tỷ lệ rất cao 730,60% với năm 2006. Đến năm 2008 lợi nhuận của công ty giảm 444.125 ngàn đồng tương đương 18,93% so với năm 2007. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận giảm chủ yếu là do chi phí tăng lên. Tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của chi phí nên đã dẫn đến sự sụt giảm của lợi nhuận. Tóm lại, lợi nhuận của công ty bị ảnh hưởng của doanh thu và chi phí. Mặc dù doanh thu tăng qua các năm nhưng chi phí lại tăng giảm không đều nên lợi nhuận đã biến động theo. Cụ thể ở công ty bảo hiểm thì sự thay đổi chi phí chủ yếu là do sự biến động của chi phí bồi thường. Do đó, muốn đạt được mức lợi nhuận cao thì công ty cần phải có những giải pháp để giảm chi phí bồi thường xuống mức thấp nhất. 4.4 Phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và bồi thường Bảng 15: Doanh thu, bồi thường và tỷ lệ bồi thường của công ty (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 13.908.495 12.037.15211.276.609 7.308.302 5.595.070 6.742.952 0 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 14.000.000 16.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Doanh thu Bồi thường Hình 14: So sánh doanh thu và bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm (2006-2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu 11.276.609 12.037.152 13.908.495 Bồi thường 7.308.302 5.595.070 6.742.952 Tỷ lệ bồi thường (%) 64,81 46,48 48,48 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 55 Như đã phân tích ở trên, lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào doanh thu và chi phí bồi thường. Do đó, tôi sẽ phân tích mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí bồi thường để thấy được những ảnh hưởng của nó đến lợi nhuận của công ty. Từ đó, công ty có những biện pháp để tăng doanh thu và hạn chế chi phí bồi thường. Qua bảng và biểu đồ, ta thấy tỷ lệ bồi thường biến động qua các năm. Năm 2007 tỷ lệ bồi thường là 46,48%, giảm đi 18,33% so với năm 2006. Đến năm 2008 tỷ lệ bồi thường lại tăng lên 2% so với năm 2007. Chúng ta thấy mặc dù doanh thu đều tăng qua các năm nhưng do biến động không ổn định của chi phí bồi thường đã tác động đến tình hình kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty phải có những biện pháp để giảm thiểu chi phí bồi thường để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Để thấy rõ mối liên hệ giữa doanh thu và chi phí bồi thường của các nghiệp vụ bảo hiểm của công ty. Tôi sẽ đi vào phân tích mối liên hệ này của những nghiệp vụ bảo hiểm chủ yếu của công ty. Từ đó, công ty nên phát triển sản phẩm bảo hiểm nào và thu hẹp thị trường của sản phẩm bảo hiểm nào. Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 56 Bảng 16: Doanh thu, chi bồi thường và tỷ lệ bồi thường theo các nghiệp vụ bảo hiểm (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 2006 2007 2008 STT Nghiệp vụ Doanh thu Chi BT Tỷ lệ BT(%) Doanh thu Chi BT Tỷ lệ BT (%) Doanh thu Chi BT Tỷ lệ BT (%) 1 BH hàng hoá XNK 805.538 1.011.369 125,55 531.567 39.081 7,35 594.117 0 0,00 2 BH hàng VC nội địa 99.172 0 0,00 165.178 0 0,00 317.352 0 0,00 3 BH tàu sông, ven biển 815.775 124.722 15,29 772.609 247.078 31,98 889.245 218.890 24,62 4 BH tàu cá 33.168 0 0,00 6.610 0 0,00 9.508 0 0,00 5 BH cháy, nổ tự nguyện 1.080.667 6.450 0,60 955.509 12.735 1,33 1.615.595 56.526 3,50 6 BH cháy, nổ bắt buộc 0 0 0 0 83.912 0 0,00 7 BH xây dựng, lắp đặt 429.759 0 0,00 450.894 16.133 3,58 853.941 960.729 112,51 8 BH kỹ thuật 0 0 0 0 26.701 0 0,00 9 BH TS và RR đặc biệt 6.310 0 0,00 14.677 0 0,00 20.545 0 0,00 10 BH TN chủ với NLĐ 13.730 0 0,00 0 0 4.369 0 0,00 11 BH trách nhiệm 28.289 0 0,00 94.731 1.599 1,69 289.757 34.268 11,83 12 BH TNDS xe hai bánh 988.663 392.156 39,67 1.149.563 246.877 21,48 403.463 114.271 28,32 13 BH thân xe ôtô 3.863.616 3.321.695 85,97 4.481.067 3.098.676 69,15 5.593.095 3.236.660 57,87 14 BH TNDS xe ôtô BB 1.171.619 1.009.754 86,18 1.563.690 882.709 56,45 1.642.106 1.056.237 64,32 15 BH học sinh 415.043 179.301 43,20 264.265 129.471 48,99 173.836 100.646 57,90 16 BH tai nạn con người 1.390.426 1.009.766 72,62 1.405.863 668.276 47,53 1.213.334 859.814 70,86 17 BH TNCN và y tế 134.834 253.089 187,70 180.929 252.435 139,52 177.619 104.911 59,07 Tổng 11.276.609 7.308.302 64,81 12.037.152 5.595.070 46,48 13.908.495 6.742.952 48,48 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 57 4.4.1 Nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu Bảng 17: Doanh thu, bồi thường và tỷ lệ bồi thường của BH hàng hóa xuất nhập khẩu (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 0 594.117531.567 805.538 1.011.369 39.081 0 200.000 400.000 600.000 800.000 1.000.000 1.200.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Doanh thu Bồi thường Hình 15: So sánh doanh thu và bồi thường của BH hàng hóa xuất nhập khẩu (2006-2008) Đây là nghiệp vụ bảo hiểm chiếm tỷ trọng 4% trên tổng doanh thu của công ty. Ta thấy chi phí bồi thường đã giảm qua các năm. Tuy nhiên, chi phí bồi thường năm 2006 đã vượt qua doanh thu tới 205.831 ngàn đồng với tỷ lệ chi bồi thường 125,55%. Do đó, công ty đã kinh doanh không có hiệu quả cho nghiệp vụ bảo hiểm này trong năm 2006. Chính vì vậy đến năm 2007 công ty đã hạn chế phát triển loại bảo hiểm này nên doanh thu đã giảm xuống còn 531.567 ngàn đồng. Điều này làm cho chi phí bồi thường cũng giảm xuống chỉ còn 39.081 ngàn đồng. Từ đó ta thấy công ty đã có biện pháp hợp lý để nâng cao lợi nhuận của nghiệp vụ bảo hiểm này. Ta càng thấy rõ khi đến năm 2008, doanh thu tiếp NămChỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu 805.538 531.567 594.117 Bồi thường 1.011.369 39.081 0 Tỉ lệ bồi thường (%) 125,55 7,35 0 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 58 tục tăng lên so với năm 2007 nhưng lại không phát sinh chi phí bồi thường. Đây là điều rất tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty. Qua phân tích trên, ta thấy công ty đã không ngừng nâng cao các biện pháp quản lý, giám sát rủi ro để giảm chi phí bồi thường đến mức thấp nhất, cụ thể là vào năm 2008. Tuy nhiên, doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm này còn khiêm tốn. Do đó, công ty phải có những chiến lược để khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này trong thời gian tới. 4.4.2 Nghiệp vụ bảo hiểm tàu sông, ven biển Bảng 18: Doanh thu, bồi thường và tỷ lệ bồi thường của BH tàu sông, ven biển (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 815.775 889.245 772.609 218.890247.078 124.722 0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 800.000 900.000 1.000.000 2006 2007 2008 Năm Ngàn đồng Doanh thu Bồi thường Hình 16: So sánh doanh thu và bồi thường của bảo hiểm tàu sông, ven biển (2006-2008) Qua biểu đồ ta thấy chi phí bồi thường chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ so với doanh thu của nghiệp vụ bảo hiểm tàu sông, ven biển này. Như vậy, lợi nhuận từ NămChỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh thu 815.775 772.609 889.245 Bồi thường 124.722 247.078 218.890 Tỉ lệ bồi thường (%) 15,29 31,98 24,62 Phân tích hoạt động kinh doanh của Công ty Bảo Minh Cần Thơ GVHD: TS. Võ Thành Danh 59 hoạt động kinh doanh nghiệp vụ này tương đối cao. Mặc dù chi phí bồi thường không ổn định nhưng không ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận. Tuy nhiên, doanh thu của bảo hiểm tàu sông, ven biển còn thấp chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 6% trên tổng doanh thu qua các năm. Do đó, công ty nên khai thác tốt nghiệp vụ bảo hiểm này trong thời gian tới. Bên cạnh đó, cần phải quản lý tốt công tác giám sát, phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu tổn thất đối với nghiệp vụ bảo hiểm này. 4.4.3 Nghiệp vụ bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện Bảng 19: Doanh thu, bồi thường và tỷ lệ bồi thường của bảo hiểm cháy, nổ tự nguyện (2006-2008) ĐVT: Ngàn đồng Nguồn: Phòng kế toán của công ty Bảo Minh Cần Thơ 1.080.667 1.615.595 955.509 6

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢN HIỂM VIỆT MINH.pdf
Tài liệu liên quan