Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG ĐẶNG NGỌC LAN
Mã số SV: 4053559
Lớp: KT0520A1
Cần Thơ - 2009
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang vi SVTH: Đặng Ngọc Lan
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................ ................................ ............ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................ ................................ ............... 1
1.2 Mục tiêu chọn đề tài ................................ ................................ .......... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................ ................................ .......... 2
1.2.2 Mục tiệu cụ thể ................................
65 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
HUỲNH THỊ TUYẾT SƯƠNG ĐẶNG NGỌC LAN
Mã số SV: 4053559
Lớp: KT0520A1
Cần Thơ - 2009
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang vi SVTH: Đặng Ngọc Lan
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................ ................................ ............ 1
1.1 Lý do chọn đề tài ................................ ................................ ............... 1
1.2 Mục tiêu chọn đề tài ................................ ................................ .......... 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................ ................................ .......... 2
1.2.2 Mục tiệu cụ thể ................................ ................................ .......... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ........... 2
1.3.1 Không gian nghiên cứu ................................ .............................. 2
1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu ................................ ................. 2
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu ................................ ................................ 2
1.4 Lược khảo tài liệu có liên quan ................................ .......................... 3
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
................................ ................................ ................................ ..................... 4
2.1 Phương pháp luận ................................ ................................ .............. 4
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ... 4
2.1.1.1 Khái niệm ................................ ................................ .......... 4
2.1.1.2 Đặc điểm ................................ ................................ ........... 5
2.1.2 Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
................................ ................................ ................................ ........... 6
2.2.1.1 Mục đích ................................ ................................ ............ 6
2.2.1.2 Vai trò ................................ ................................ ............... 6
2.1.3 Nguyên tắc và hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
................................ ................................ ................................ ........... 7
2.1.3.1 Các nguyên tắc của hình thức tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước ................................ ................................ ................................ ...... 7
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang vii SVTH: Đặng Ngọc
Lan
2.1.3.2 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước .... 10
2.1.4 Sự khác biệt giữa tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước với tín
dụng của Ngân hàng thương mại ................................ ................................ 10
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động đấu tư phát triển ................ 11
2.1.5.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 11
2.1.5.2 Doanh số thu nợ ................................ ............................... 11
2.1.5.3 Dư nợ tín dụng ................................ ................................ . 11
2.1.5.4 Tốc độ tăng dư nợ ................................ ............................ 11
2.1.5.5 Tổng dư nợ trên vốn huy động ................................ ......... 12
2.1.5.6 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ ................................ ............. 12
2.1.5.7 Hệ số thu nợ ................................ ................................ .... 12
2.1.5.8 Vòng quay vốn tín dụng ................................ ................... 12
2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ . 13
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................ ................... 13
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu ................................ ................. 13
Chương 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................ ................ 15
3.1 Sơ lược về tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Long ....................... 15
3.2 Giới thiệu về Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
................................ ................................ ................................ .............. 16
3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh .... 16
3.2.2 Vai trò và chức năng của chi nhánh ................................ ......... 17
3.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long ................................ ................................ ........................ 17
3.2.2.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long ................................ ................................ ........................ 17
3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh ................................ ...... 18
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang viii SVTH: Đặng Ngọc
Lan
3.3 Tổng quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long qua 3 năm 2006 – 2008 ................................ .................. 21
3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh ............................ 21
3.3.1.1 Những thuận lợi ................................ ............................... 21
3.3.1.2 Những hạn chế ................................ ................................ . 22
3.3.2 Kết quả đạt được................................ ................................ ...... 22
3.3.2.1 Công tác huy động vốn tại chi nhánh ............................... 22
3.3.2.2 Công tác cho vay, thu nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại
chi nhánh ................................ ................................ ................................ .... 22
Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ ......... 25
4.1 Phân tích tình hình huy động vốn ................................ .................... 25
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư ................................ ................. 27
4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực ................... 27
4.2.1.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 27
4.2.1.2 Tình hình thu nợ ................................ .............................. 30
4.2.1.3 Tình hình dư nợ tín dụng ................................ ................. 32
4.2.1.4 Tình hình nợ quá hạn ................................ ....................... 35
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo thành phần kinh tế ... 37
4.2.2.1 Doanh số cho vay ................................ ............................ 37
4.2.2.2 Tình hình thu nợ ................................ ............................. 40
4.2.2.3 Dư nợ tín dụng ................................ ................................ . 41
4.2.2.4 Tình hình nợ quá hạn ................................ ....................... 43
4.3 Đánh giá chung về hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 .............................. 45
4.4.1 Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ ................................ ........................ 45
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang ix SVTH: Đặng Ngọc Lan
4.4.2 Chỉ tiêu tổng dư nợ/Vốn huy động ................................ ........... 46
4.4.3 Chỉ tiêu hệ số thu nợ ................................ ................................ 46
4.4.4 Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng ................................ .............. 47
4.4.5 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn ................................ .......................... 47
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
VĨNH LONG ................................ ................................ ............................ 49
5.1 Đẩy mạnh công tác huy động vốn ................................ .................... 49
5.2 Đẩy mạnh công tác Marketing để thu hút khách hàng ...................... 50
5.3 Nâng cao chất lượng thẩm định các dự án ................................ ....... 50
5.4 Một số giải pháp nhằm hạn chế nợ quá hạn ................................ ..... 51
5.5 Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng Ngân hàng ................ 52
5.6 Một số giải pháp khác ................................ ................................ ...... 53
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ............... 55
6.1 Kết luận ................................ ................................ ........................... 55
6.2 Kiến nghị ................................ ................................ ......................... 56
6.2.1 Kiến nghị với Chính phủ ................................ ......................... 56
6.2.2 Kiến nghị với Ngân hàng Phát triển Việt Nam ......................... 57
6.2.3 Kiến nghị với các doanh nghiệp ................................ ............... 57
Tài liệu tham khảo ................................ ................................ ...................... 58
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang x SVTH: Đặng Ngọc Lan
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍN DỤNG NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI ..................................... 10
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC GIAI
ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 23
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2006 –
2008 …….. ........................................................................................................... 26
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ...................................................................................... 27
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI
ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 30
Bảng 6: DƯ NỢ CHO VAY THEO LĨNH VỰC CỦA VDB VĨNH LONG GIAI
ĐOẠN 2006 – 2008 ................................................................................................ 33
Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ...................................................................................... 35
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3 NĂM
................................................................................................................ 38
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 .......................................................................... 40
Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 .......................................................................... 41
Bảng 11: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG QUA 3 NĂM ................................................................................... 43
Bảng 12: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG ...................................................... 45
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang xi SVTH: Đặng Ngọc Lan
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH VĨNH LONG ................................ ................................ ....... 19
Hình 2:TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH GIAI ĐOẠN
2006 – 2008 ................................ ................................ ................................ 27
Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ................................ ................................ .......... 28
Hình 4: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ .......... 32
Hình 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ ................................ .......... 34
Hình 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ .............................. 37
Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................... 39
Hình 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ QUA 3
NĂM ................................ ................................ ................................ .... 41
Hình 9: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008 ................................ .................... 43
Hình 10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDV VĨNH
LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008 ................................ ............................... 44
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 1 SVTH: Đặng Ngọc Lan
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong sự nghiệp đổi mới về quản lý kinh tế của Đảng và Nhà nước, nền
kinh tế nước ta liên tục tăng trưởng và ổn định, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch
ngày càng hợp lý. Vì chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng đầu tư
xuất khẩu của nhà nước đã và đang đi cuộc sống, phát huy tác dụng, góp phần
quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Thông qua chính sách đầu
tư phát triển của nhà nước, Ngân hàng Phát Triển Việt Nam đã hỗ trợ nguồn vốn
để doanh nghiệp chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy những lợi thế
của vùng, phát triển các ngành công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ hải sản, cơ sở hạ
tầng, nâng cao chất lượng hàng hoá góp phần duy trì thị trường xuất khẩu truyền
thống và tiếp cận với thị trường mới.
Cùng với các chi nhánh ngân hàng phát triển trong hệ thống, Ngân hàng
Phát Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long (trước đây là chi nhánh Quỹ hỗ Phát
triển Vĩnh Long) đã từng bước trưởng thành và khẳng định vị trí của mình đối
với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là vựa
lúa lớn nhất trong cả nước vì vậy công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đáng kể
nhưng đến nay chi nhánh đã có nhiều cố gắng trong việc sử dụng đồng vốn đúng
mục đích góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển theo hướng công
nghiệp hoá - hiện đại hoá, góp phần đưa nền kinh tế của tỉnh ngang tầm khu vực.
Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với những thách thức
mới, đòi hỏi các chủ doanh nghiệp luôn phải đối mặt với việc cạnh tranh gay gắt
để tồn tại và phát triển. Chính vì vậy vấn đề huy động vốn và cho vay của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cũng gặp không ít khó khăn; vấn
đề đặt ra làm sao thu hút được huy động vốn và cho vay hợp lý nhằm khuyến
khích các thành phần kinh tế phát huy được tìm năng của mình đồng thời Ngân
hàng cũng hạn chế được rủi ro.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 2 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Việc phân tích hiệu quả tín dụng sẽ giúp cho ngân hàng thấy rõ thực trạng
tình hình vốn huy động và hiệu quả cho vay từ đó đề ra những giải pháp, biện
pháp phù hợp thực hiện để hoàn thành kế hoạch được giao. Đó là lý do tôi chọn
đề tài “Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư phát triển tại Ngân hàng Phát
Triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long” để nghiên cứu.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát Triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long qua 03 năm 2006, 2007, 2008 và từ kết quả phân
tích đó đề ra các giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng
đầu tư tại chi nhánh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu tổng quát, nội dung nghiên cứu của đề tài hướng
đến các mục tiêu sau:
- Hệ thống hoá lý luận về tín dụng đầu tư làm cơ sở cho vấn đề nghiên
cứu.
- Phân tích thực trạng tình hình hoạt động tín dụng đầu tư của ngân hàng
trong 03 năm (từ năm 2006 đến 2008).
- Phân tích tình hình huy động vốn, tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ tín
dụng và nợ quá hạn.
- Đưa ra một số giải pháp và những kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt
động tín dụng đầu tư.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng Phát Triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long.
1.3.2 Thời gian thực hiện nghiên cứu
Thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài từ ngày 02/02/2009 đến ngày
24/04/2009. Số liệu trong đề tài được thu thập từ năm 2006 - 2008.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 3 SVTH: Đặng Ngọc Lan
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích tín dụng đầu tư trung hạn và dài hạn tại Ngân hàng Phát Triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long.
1.4 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
- “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM CP Saigon
Thương tín chi nhánh An Giang” do tác giả Trần Thành Phú viết. Luận văn đã
phân tích tình hình hoạt động tín dụng của NHTM CP Saigon Thương tín chi
nhánh An Giang trong thời gian qua. Từ đó đánh giá kết quả hoạt động tín dụng
và đưa ra một số giải pháp từng bước hoàn thiện công tác hoạt động tín dụng, từ
đó hạn chế rủi ro phát sinh.
- “Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn huyện Cai Lậy” do tác giả Nguyễn Hoàng Phúc viết. Luận văn cũng
đã phân tích tình hình cho vay, thu nợ, dư nợ và nợ quá hạn từ đó thấy được
những điểm mạnh và điểm yếu của Ngân hàng. Trên cơ sở đó tác giả đề xuất một
số biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngày càng tốt
hơn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 4 SVTH: Đặng Ngọc Lan
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
2.1.1.1 Khái niệm
Tín dụng đầu tư phát triển là một hình thức nhằm thực hiện chính sách đầu
tư phát triển của Nhà nước, thể hiện mối quan hệ vay - trả giữa Nhà nước (hiện
nay là Ngân hàng Phát triển Việt Nam đại diện cho Nhà nước) với các pháp nhân
và thể nhân hoạt động trong nền kinh tế, được Nhà nước cho vay với lãi suất ưu
đãi cho từng đối tượng cụ thể nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong
từng thời kỳ nhất định theo định hướng của Nhà nước.
Khái niệm tín dụng đầu tư phát triển chỉ ra đời khi việc sử dụng vốn ngân
sách Nhà nước cho đầu tư phát triển chuyển từ việc cấp phát không hoàn lại sanh
hình thức cho vay có hoàn lại là chủ yếu. Giống như các hình thức tín dụng khác,
tín dụng đầu tư phát triển không chỉ giúp cho nền kinh tế tập trung được lượng
vốn cần thiết mà còn có tác dụng nâng cao hiệu quả sử dụng, bảo toàn và phát
triển được nguồn vốn cho đầu tư phát triển.
Nếu như lúc đầu, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước chỉ có một hình
thức duy nhất là cho vay dài hạn với lãi suất ưu đãi và nguồn vốn chủ yếu là do
ngân sách Nhà nước cấp. Đến nay, tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được
thực hiện thông qua hai chính sách lớn là chính sách tín dụng đầu tư phát triển
(bao gồm cho vay đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư)
và chính sách tín dụng xuất khẩu (bao gồm cho vay xuất khẩu, bảo lãnh tín dụng
xuất khẩu, bảo lãnh dự thầu và bảo lãnh thực hiện hợp đồng). Nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước ngoài ngân sách Nhà nước cấp phát hàng
năm còn được huy động bằng nhiều hình thức như phát hành trái phiếu, huy động
tiết kiệm trong dân cư, huy động từ các tổ chức kinh tế...
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 5 SVTH: Đặng Ngọc Lan
2.1.1.2 Đặc điểm
Tín dụng đầu tư phát triển có các đặc điểm chủ yếu sau:
- Là hình thức tín dụng trung và dài hạn, đầu tư nhằm mục đích hướng đến
việc xây dựng cơ sở vật chất, hạ tầng cho nền kinh tế.
- Tín dụng đầu tư phát triển có chức năng phân phối và phân bổ các nguồn
lực tài chính cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Tín dụng đầu tư phát triển gắn với việc điều tiết kinh tế vĩ mô và vấn đề
quản lý hành chính theo chủ trương của Nhà nước. Do đó tổ chức làm nhiệm vụ
quản lý, cho vay là các đơn vị, cơ quan chuyên môn của Nhà nước (hiện nay là
Ngân hàng Phát triển Việt Nam), được Nhà nước cấp vồn pháp định, cấp bù lãi
suất, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận nhưng phải đảm bảo thu hồi đủ vốn
đầu tư và phải tuân thủ theo những quy định của Nhà nước.
- Tính chất ưu đãi của tín dụng đầu tư phát triển thể hiện ở một số điểm cụ
thể như: lãi suất thấp hơn lãi suất thị trường, quy mô cho vay lớn, thời gian cho
vay dài, điều kiện đảm bảo nợ vay ưu đãi hơn...
- Các quy định về cơ chế, chính sách của tín dụng đầu tư phát triển:
+ Lãi suất cho vay do Chính phủ quy định phù hợp với yêu cầu, mục
tiêu và đặc điểm của phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ, từng giai đoạn
phát triển của đất nước.
+ Đối tượng cho vay: theo quy định của Chính phủ, giới hạn chủ yếu
tập trung vào các lĩnh vực the chốt, cần thiết có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh
tế - xã hội, hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế hoặc các lĩnh vực mà các thành phần
kinh tế tư nhân không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư do hiệu quả
thấp, vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài... Về nguyên tắc, tín dụng đầu
tư phát triển chỉ cho vay đối với các dự án đầu tư theo định hướng phát triển của
Nhà nước và phải nằm trong kế hoạch đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư
phát triển hàng năm của Nhà nước.
+ Nguồn vốn cho vay: là vốn ngân sách của Nhà nước được cân đối để
cho vay đầu tư; nguồn vốn huy động theo kế hoạch của Nhà nước để phục vụ cho
đầu tư phát triển theo chủ trương của Nhà nước.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 6 SVTH: Đặng Ngọc Lan
- Tín dụng đầu tư phát triển có tính lịch sử, nó chi tồn tại và phát triển
trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế đất nước. Khi nền kinh tế phát
triển, chuyển sang kinh tế thị trường, các nhà đầu tư quen với hoạt động trong
môi trường cạnh tranh... thì phạm vi của tín dụng đầu tư phát triển thu hẹp lại và
chuyển đổi sang các hình thức tín dụng khác.
2.1.2 Mục đích và vai trò của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
2.1.2.1 Mục đích
Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển là hỗ trợ các dự án đầu tư phát
triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành, lĩnh vực quan trọng, chương
trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
2.1.2.2 Vai trò
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng cho
việc thúc đẩy phát triển kinh tế đặc biệt đối với các nước đang phát triển, điều
này thể hiện ở các điểm như sau:
Thứ nhất, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hỗ trợ tích
cực cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại
hóa.
Thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đầu tư cho
những dự án trong lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng cơ sở, lĩnh vực kinh tế
trọng điểm quốc gia, lĩnh vực đòi hỏi công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại, sản xuất
vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao,... có tác dụng định hướng chuyển dịch cơ
cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ và quốc gia theo hướng tăng trưởng bền vững.
Đối với các loại dự án này nếu sử dụng hoàn toàn vào vốn vay thương mại là rất
khó thực hiện và nhiều dự án sẽ không thực hiện được.
Thứ hai, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước động viên
thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam tích cực tìm kiếm thị trường, đổi mới công
nghệ, nâng cao năng lực sản xuất để thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng kim ngạch
xuất khẩu hàng năm của Việt Nam, góp phần cải thiện cán cân thương mại quốc
tế, giảm bớt nhập siêu như hiện nay. Bởi trong lĩnh vực này đòi hỏi đầu tư cho
công nghệ cao với quy mô vốn lớn, thời gian thu hồi dài, rủi ro lớn nếu không có
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 7 SVTH: Đặng Ngọc Lan
sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà
nước thì rất khó khăn cho doanh nghiệp khi phải tiếp cận nguồn vốn tín dụng
thương mại.
Thứ ba, cung cấp một lượng vốn cho việc đầu tư phát triển các dự án ở
các khu vực, vùng, ngành khó khăn nhằm khai thác tài nguyên tại chỗ, giải quyết
việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế, chính trị, xã hội, tạo nên sự ổn định
tình hình chung của quốc gia, tạo môi trường cho sự phát triển.
Thứ tư, thông qua hệ thống tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước tạo
thêm một kênh huy động vốn cho đầu tư phát triển, phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế đất nước. Tuy còn những định chế ràng buộc nhưng là một định chế
tài chính Nhà nước nên dễ tạo nên niềm tin cho các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài
chính tiền tệ này.
2.1.3 Nguyên tắc và hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
2.1.3.1 Các nguyên tắc của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
a. Nguyên tắc lựa chọn đối tượng
Tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là một trong những công cụ
điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đối tượng của tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước có thể là một bộ phận dân cư, ngành, lĩnh vực kinh tế, hoặc là
những dự án đầu tư có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của cả
quốc gia. Do vậy tuỳ theo từng mặt hàng cần khuyến khích hỗ trợ mà Nhà nước
quy định đối tượng ưu tiên trong từng thời kỳ, từng năm. Điều này thể hiện một
quan điểm rất rõ ràng của Nhà nước là: do nguồn lực tài chính có hạn Nhà nước
không thể hỗ trợ cho tất cả các mặt hàng, nên chỉ nhằm hỗ trợ vào các mặt hàng
mới có thị trường chưa có sức cạnh tranh mạnh mẽ và những mặt hàng để duy trì
các thị trường truyền thống. Mặc khác, mục đích của Nhà nước hỗ trợ nhằm giúp
cho mặt hàng đó nhanh chóng đứng vững trên thị trường, nhanh chóng đủ sức
cạnh tranh khi bước vào hội nhập và lúc đó không cần sự trợ giúp của Nhà nước.
Một điểm nữa cần nói đến đó là trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới và khu
vực, khi đã cùng một sân chơi, các tổ chức thương mại quốc tế không cho phép
bất cứ một nước nào có hình thức bảo hộ cho các mặt hàng riêng của mình trong
thời gian quá dài.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 8 SVTH: Đặng Ngọc Lan
b. Nguyên tắc huy động vốn
Quy mô của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phụ thuộc rất lớn
vào quy mô vốn ngân sách Nhà nước dành cho tín dụng đầu tư phát triển, cũng
như quy mô huy động vốn từ nền kinh tế. Quy mô của nguồn vốn tín dụng tuỳ
thuộc vào yêu cầu nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ nhất định. Việc
huy động vốn phải bảo đảm hai nguyên tắc sau:
- Huy động vốn phải bảo đảm các cân đối của nền tài chính quốc gia,
đặc biệt là cân đối giữa nguồn vốn so với nhu cầu sử dụng vốn. Việc huy động
vốn phải được đặt trong quan hệ với các kênh huy động khác; phải bảo đảm chi
tiêu an toàn nợ nước ngoài; phải cân đối với nhu cầu sử dụng vốn thực tế và chỉ
được xem xét trong mối quan hệ điều tiết tiền – hàng nhằm ổn định và phát triển
thị trường tài chính.
- Huy động vốn phải tuân thủ theo các quy định của thị trường (cung
cầu về vốn) đảm bảo việc tập trung huy động nhanh, thời gian hợp lý và hỗ trợ
cho việc phát triển thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói
riêng.
c. Nguyên tắc sử dụng vốn
Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được sử dụng
đúng mục đích, đúng tiến độ đầu tư của dự án, hoặc các hợp đồng xuất khẩu
nhằm duy trì sự điều tiết vĩ mô và bảo đảm cho các dự án đầu tư có hiệu quả
mang lại lợi ích kinh tế của Nhà nước. Quản lý và sử dụng vốn tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước phải đi đôi với việc thẩm định tính hiệu quả phương án
kinh doanh của dự án đầu tư là phải kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn,
đây là một trong những vấn đề quan trọng quyết định đối với việc hoàn trả nợ
vay trong hoạt động tín dụng. Lãi suất linh hoạt theo khả năng sinh lời theo từng
dự án, diễn biến của thị trường nhưng luôn thấp hơn lãi suất thị trường cùng thời
kỳ. Vấn đề bảo toàn và phát triển vốn còn phải thông qua một cơ chế xử lý rủi ro
thích hợp.
d. Nguyên tắc bảo đảm tiền vay
Bảo đảm tiền vay là một nguyên tắc bắt buộc đối với hoạt động tín
dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước nói riêng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 9 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Xuất phát từ đặc điểm của hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là
lãi suất thấp, thời gian cho vay dài, do vậy rủi ro trong hoạt động tín dụng đầu tư
phát triển của Nhà nước là không nhỏ. Để bảo tồn nguồn vốn tín dụng của Nhà
nước buộc các đối tượng vay vốn phải có biện pháp bảo đảm tiền vay. Bảo đảm
tiền vay có thể gồm các hình thức chủ yếu như:
- Một là, bảo đảm bằng hình thức cầm cố thế chấp tài sản trước khi vay
vốn. Tuy nhiên việc bảo đảm tiền vay chỉ tối thiểu bằng 30% mức vốn vay.
- Hai là, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay, nghĩa là khi tài
sản được hình thành sau đầu tư thì chủ đầu tư không được phép chuyển nhượng
hoặc bán cho các chủ đầu tư khác mà phải làm thủ tục thế chấp với đơn vị cho
vay vốn theo quy định của Nhà nước.
- Ba là, bảo lãnh tín dụng bằng uy tín hoặc vật chất của người thứ ba.
Tuy nhiên tín dụng Nhà nước có tính chất hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước, nên đòi
hỏi về bảo đảm tiền vay cũng có tính hỗ trợ không khắt khe như các hoạt động
tín dụng khác.
e. Nguyên tắc hoàn trả vốn vay
Hoàn trả nợ vay là một trong những nguyên tắc bắt buộc trong hoạt
động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
nói riêng. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được nằm trong
nguồn Nhà nước phải huy động từ các kênh khác nhau đề hình thành nên nguồn
vốn đó. Do vậy các đối tượng được vay vốn ưu đãi của Nhà nước phải có trách
nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn này để hoàn trả cho Nhà nước. Sau một
quá trình hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh vốn được thu về hoàn trả cho
Nhà nước. Nguồn để trả cho Nhà nước gồm:
- Đối với sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu để thực hiện các hợp
đồng ngoài vốn gốc được hoàn trả từ nguồn doanh thu bán hàng và một phần lợi
nhuận thu được để hoàn trả lãi vay.
- Đối với dự án đầu tư: vốn gốc được dùng từ nguồn khấu hao cơ bản
trích hàng năm để hoàn trả và lãi vay được trích trong chi phí sản xuất. Tuy nhiên
Nhà nước cho phép chủ đầu tư có thể dùng nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả
vốn vay.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 10 SVTH: Đặng Ngọc Lan
2.1.4.2 Các hình thức tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
Căn cứ vào thời hạn cho vay, người ta có thể chia tín dụng đầu tư phát
triển ra thành:
- Tín dụng ngắn hạn: tín dụng ngắn hạn là loại tín dụng có thời hạn dưới 1
năm, thường được sử dụng cho vay vốn bổ sung, vốn lưu động phục vụ sản
xuất kinh doanh của các đơn vị; cho vay để mua nguyên vật liệu, vật tư máy móc,
để thu mua chế biến hàng xuất khẩu.
- Tín dụng trung và dài hạn: Thời hạn của tín dụng trung và dài hạn tùy
thuộc vào mỗi nước. Ở Việt Nam, tín dụng trung hạn có thời hạn từ 1 đến 5 năm,
tín dụng dài hạn từ 5 năm trở lên. Hình thức tín dụng này được cung cấp để đầu
tư xây dựng cớ sở hạ tầng, mua sắm tài sản cố định, xây dựng mới, cải tạo mở
rộng khôi phục, cải biến kỹ thuật, hiện đại hóa công nghệ.
2.1.4. Sự khác biệt giữa tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước với tín dụng
cuả ngân hàng thương mại
So với các hình thức tín dụng thương mại, tín dụng đầu tư phát triển của
Nhà nước cũng hoạt động với nguyên tắc vay trả. Tuy nhiên, tín dụng đầu tư phát
triển của Nhà nước với bản chất riêng nên có những đặc điểm riêng so với tín
dụng của Ngân hàng thương mại nên Ngân hàng Phát triển cũng có những đặc
điểm khác so với các Ngân hàng thương mại.
Bảng 1: SO SÁNH SỰ KHÁC NHAU GIỮA TÍN DỤNG NGÂN
HÀNG PHÁT TRIỂN VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chỉ tiêu so sánh Ngân hàng Phát triển Ngân hàng thương mại
1. Mục tiêu hoạt
động
Không vì lợi nhuận Vì lợi nhuận
2. Luật điều
chỉnh
- Luật về tín dụng đầu tư phát
triển (Hiện nay là Nghị định
151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 của Chính phủ về Tín
dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu
của Nhà nước).
- Luật các tổ chức tín dụng (tỷ lệ
- Luật các tổ chức tín
dụng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 11 SVTH: Đặng Ngọc Lan
không lớn).
3. Cơ quan quản
lý nhà nước
Chính phủ Ngân hàng Nhà nước
4. Can thiệp của
nhà nước
- Đảm bảo khả năng thanh toán - Giám sát thông qua luật
tổ chức tín dụng
5. Lãi suất Lãi suất cho vay thường cố định
và thấp hơn lãi suất thị trường.
Lãi suất thị trường
6. Mục tiêu cho
vay
Tập trung vào các lĩnh vực theo
chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn,
các vùng miền có điều kiện kinh
tế - xã hội khó khăn
Chủ yếu phục vụ hoạt
động sản xuất kinh doanh
7. Thời hạn cho
vay
Dài hạn Chủ yếu là cho vay ngắn
hạn
2.1.5 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng đầu tư
2.1.4.1 Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng cho khách hàng vay trong một thời gian nhất định bao gồm vốn đã thu hồi
hay chưa thu hồi.
2.1.4.2 Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân
hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó.
2.1.4.3 Dư nợ tín dụng và tốc độ tăng dư nợ
Dư nợ cho vay là số tiền mà Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho khách
hàng vay mà còn chưa thu được tại thời điểm nhất định. Tốc độ tăng dư nợ cho
vay được xác định bằng công thức:
Tốc độ tăng dư nợ (%) =
Dư nợ cho vay cuối kỳ này
- 1
x 100
Dư nợ cho vay cuối kỳ trước
Dư nợ cho vay ở một thời điểm nhất định thể hiện quy mô của hoạt động
tín dụng, còn tốc độ dư nợ cho vay thể hiện mức độ và khả năng mở rộng quy mô
và hình thức cho vay qua các thời kỳ. Dư nợ cho vay ngày càng cao và tốc độ dư
nợ cho vay tăng nhanh cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 12 SVTH: Đặng Ngọc Lan
2.1.4.4 Tổng dư nợ trên vốn huy động (lần, %)
Tổng dư nợ trên vốn huy động =
Tổng dư nợ
x 100%
Tổng vốn huy động
Ý nghĩa: Đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy
động. Nó giúp chúng ta thấy được khả năng sử dụng vốn huy động của ngân
hàng để cho vay. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì, nếu chỉ
tiêu này lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp, ngược lại chỉ tiêu
này nhỏ thì Ngân hàng sử dụng nguồn vốn huy động không hiệu quả.
2.1.4.5 Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Nợ quá hạn trên tổng dư nợ =
Nợ quá hạn
x 100%
Tổng dư nợ
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân
hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao.
2.1.4.6 Hệ số thu nợ (%)
Hệ số thu nợ =
Doanh số thu nợ
x 100%
Doanh số cho vay
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng
như khả năng trả nợ vay của khách hàng.
2.1.4.7 Vòng quay vốn tín dụng (vòng)
Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ
Dư nợ bình quân
Trong đó dư nợ bình quân được tính như sau:
Dư nợ bình quân =
Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ
2
Ý nghĩa: Vòng vay vốn tín dụng đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng
của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số
vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn của Ngân hàng quay càng nhanh
và sử dụng có hiệu quả.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 13 SVTH: Đặng Ngọc Lan
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập số liệu từ báo cáo tổng kết hoạt động của Ngân hàng qua 03 năm
2006, 2007, 2008.
- Tham khảo sách báo, tạp chí Ngân hàng và các bài viết có liên quan đến đề
tài phân tích.
- Thu thập số liệu thứ cấp từ Ngân hàng về doanh số cho vay, doanh số thu
nợ, dư nợ tín dụng và kết quả hoạt động của Ngân hàng qua 03 năm.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Dùng phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích đánh giá số liệu.
- Dùng phương pháp so sánh
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế
y = y1 – y0
Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm nay
y : là phần chêch lệch tăng, giảm của các chi tiêu kinh tế
Phương pháp này sử dụng để so sánh năm cần tính với số liệu năm trước
của các chỉ tiêu xem có biến động và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ
tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
y =
y1
x 100 - 100%
y0
Trong đó:
y0 : chỉ tiêu năm trước
y1 : chỉ tiêu năm nay
y : là biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 14 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ
tiêu kinh tế trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa
các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên
nhân và biện pháp khắc phục.
- Dùng phương pháp tỷ số: sử dụng các tỷ số tài chính để đánh giá hoạt
động tín dụng đầu tư.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 15 SVTH: Đặng Ngọc Lan
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG
3.1 SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH VĨNH LONG
Địa giới hành chính: Tỉnh Vĩnh Long giáp tỉnh Tiền Giang, Đồng Tháp,
Cần Thơ, Trà Vinh và tỉnh Bến Tre.
Vĩnh Long có 8 huyện, thị, dân số khoảng 1.057 triệu người.
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng song Cửu Long có khí
hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa (từ tháng 03 đến tháng 10) và
mùa nắng (từ tháng 11 đến tháng 03 năm sau), nhiệt độ trung bình trong năm
khoảng 270C.
Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long là một tỉnh Nông nghiệp,
nền sản xuất công nghiệp và dịch đang trong quá trình chuyển dịch và phát triển.
Vĩnh Long còn được biết đến với nhiều ngành nghề truyền thống nổi tiếng
như: sản xuất gạch ngói, gốm sứ, dệt chiếu… mà sản phẩm đã có mặt nhiều nước
trên thế giới, với lực lượng lao động dồi dào, trình độ tay nghề khéo léo, tiếp thu
nhanh những kiến thức khoa học công nghệ tiên tiến, người dân có truyền thống
đoàn kết, cần cù, sáng tạo.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2010 đã
hoạch định với phương châm là động viên mọi nguồn lực tạo tạo môi trường
thuận lợi đưa nền kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa
trên cơ sở phát huy và đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn liền phát
triển nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ, tăng cường tích lũy để
đầu tư phát triển sản xuất, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực, không
ngừng cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân.
Tạo bước chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chú trọng đầu tư cho
ngành then chốt, khai thác tốt lợi thế từng ngành, nghề nhằm tăng sản lượng hàng
hóa và chất lượng phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu.
Phát huy mạnh mẽ sức tổng hợp của các thành phần kinh tế, xây dựng cơ
sở hạ tầng xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư. Tích cực cải thiện đời
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 16 SVTH: Đặng Ngọc Lan
sống nhân dân trên cơ sở giải quyết lao động, thu hẹp các hộ nghèo thông quan
việc đầu tư các công trình, dự án phát triển kinh tế xã hội phù hợp với từng vùng
nhằm nâng cao đời sống văn hóa xã hội của người dân địa phương.
3.2 GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH VĨNH LONG
3.2.1 Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
Cùng với các chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại các tỉnh,
Thành phố (trực thuộc Trung ương) trong cả nước, Ngân hàng Phát triển Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Long chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số
108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức
lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ Phát triển Vĩnh Long (được thành lập và đi vào hoạt
động từ ngày 01/01/2000).
Chi nhánh Ngân hàng Phát triển Việt Nam Vĩnh Long là tổ chức tài chính
Nhà nước, giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiệc chính sách tín dụng đầu tư
phát triển, tín dụng đầu tư xuất khẩu và một số nhiệm vụ khác do Chính phủ
giao. Trong những năm qua, chính sách tín dụng đầu tư của Nhà nước thông qua
Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã đi vào cuộc sống và phát huy tác dụng, đã góp
phần quan trọng thúc đẩy chuyển dịch cơ cầu đầu tư; tiếp tục đổi mới, lành mạnh
hoá hệ thống tài chính tiền tệ, tăng trưởng kinh tế bền vững của đất nước.
Trong những năm qua Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh
Long với chức năng thực hiện tín dụng đầu tư của Nhà nước, đã tập trung nguồn
vốn hỗ trợ cho các huyện thị thuộc khu vực Tỉnh Vĩnh Long, góp phần chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng phát huy được lợi thế vùng, phát triển các ngành
sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ hải sản, cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội,
các vùng miền khó khăn mà ngân sách Nhà nước không đủ khả năng để hỗ trợ;
các tổ chức tín dụng thương mại không cho vay và các nhà đầu tư ngần ngại vì
vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài, dộ rủi ro cao,... Tuy nhiên bên cạnh
những kết quả đạt được, hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long ở khu vực Tĩnh Vĩnh Long cũng còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận
nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước của các đối tượng thuộc diện
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 17 SVTH: Đặng Ngọc Lan
được vay vốn tín dụng đầu tư ở khu vực đã bộc lộ một số tồn tại, bất cập cần
được bổ sung, hoàn thiện để nguồn vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước phát huy
hơn nữa hiệu quả và hỗ trợ nhiều hơn cho vùng còn nhiều khó khăn.
Tên giao dịch quốc tế của Ngân hàng Phát triển Việt Nam: The Vietnam
Development Bank (viết tắt:VDB). Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng
Phát triển Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số:
110/QĐ-TTg ngày 19/05/2006. Thời hạn hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Việt Nam là 99 năm.
3.2.2 Vai trò của chi nhánh
3.2.2.1 Nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long
- Nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước: vốn điều lệ của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam; vốn của Ngân sách Nhà nước cho các dự án theo kế hoạch hàng
năm; vốn ODA được Chính phủ giao.
- Vốn huy động: phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi theo quy định
của phát luật; vay của tiết kiệm bưu điện, Quỹ Bảo hiểm xã hội và các tổ chức tài
chính, tín dụng trong và ngoài nước.
- Nhận tiền gửi uỷ thác của các tổ chức trong và ngoài nước. Vốn đóng
góp tự nguyện không hoàn trả của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài
chính, tín dụng và các tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức
trong và ngoài nước.
- Nhận vốn uỷ thác cấp phát, cho vay của chính quyền địa phương, các tổ
chức kinh tế, tổ chức chính trị - xã hội, các hiệp hội, các hội, các tổ chức, các cá
nhân trong và ngoài nước.
- Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
3.2.2.2 Vai trò và chức năng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long
- Huy động, tiếp nhận vốn của các tổ chức trong và ngoài nước để thực
hiện tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước theo quy định
của Chính phủ.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 18 SVTH: Đặng Ngọc Lan
- Thực hiện chính sách tín dụng đầu tư phát triển: Cho vay đầu tư phát
triển; Hỗ trợ sau đầu tư; Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
- Thực hiện chính sách tín dụng xuất khẩu: Cho vay xuất khẩu; Bảo lãnh
tín dụng xuất khẩu; Bảo lãnh dự thầu và băo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Nhận uỷ thác quản lý nguồn vốn ODA được Chính phủ cho vay lại; nhận
uỷ thác, cấp phát cho vay đầu tư và thu hồi nợ của khách hàng từ các tổ chức
trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa Ngân hàng Phát triển
Việt Nam với các tổ chức uỷ thác.
- Uỷ thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống
thanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của Ngân hàng Phát
triển Việt Nam theo qui định của pháp luật.
- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư phát
triển và tín dụng xuất khẩu.
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long thực hiện một số
nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long với vai trò là công
cụ tài chính của Chính phủ, là đơn vị được tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao hơn,
bám sát những định hướng phát triển và các giải pháp lớn mà Chính phủ đã đề ra,
khai thác các nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để đầu tư cho phát triển và
thúc đẩy xuất khẩu theo đúng chính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng
xuất khẩu của Chính phủ phù hợp với thông lệ quốc tế.
3.2.3 Cơ cấu tổ chức quản lý của chi nhánh
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long gồm có Giám đốc, 1
Phó Giám đốc và 4 phòng. Bao gồm các phòng:
- Phòng tín dụng
- Phòng tổng hợp
- Phòng tài chính - kế toán
- Phòng hành chính - quản trị nhân sự
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 19 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Mỗi phòng có trưởng phòng và phó phòng có nhiệm vụ làm tham mưu
cho Ban Giám đốc trong công tác chuyên môn.
Hiện nay Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long gồm 28
các bộ công chức, trong đó:
- Ban Giám đốc: 02 người
- Phòng tín dụng: 10 người
- Phòng tổng hợp: 04 người
- Phòng tài chính - kế toán: 06 người
- Phòng hành chính - quản lý nhân sự: 06 người
Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH VĨNH LONG
Chức năng và nhiêm vụ của các phòng ban
Phòng tổng hợp:
- Nghiên cứu các chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của
trung ương và địa phương, các chính sách về tín dụng đầu tư phát triển và tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước.
- Thực hiện công tác huy động vốn tại chi nhánh. Tiếp nhận, quản lý và
điều hành nguồn vốn tại chi nhánh.
- Tổ chức thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ của khách
hàng.
Giám đốc
Phòng tín
dụng
Phòng hành chính
- quản lý nhân sự
Phòng
tổng hợp
Phòng tài chính
- kế toán
Phó Giám đốc
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 20 SVTH: Đặng Ngọc Lan
- Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín
dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu tại chi nhánh theo kế hoạch.
- Thực hiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật có liên quan đến
nghiệp vụ.
Phòng tín dụng
- Tổ chức thực hiện nghiệp vụ cho vay, thu nợ tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước, tín dụng xuất khẩu, quản lý hỗ trợ sau đầu tư và cấp phát uỷ thác,
bảo lãnh tín dụng đầu tư, quản lý vốn ODA.
- Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng trong các công tác: vay vốn, cấp hỗ
trợ sau đầu tư, cấp phát uỷ thác và quyết toán vốn đầu tư các dự án hoàn thành.
- Dự thảo các hợp đồng, khế ước của các dự án.
- Kiểm tra chặt chẽ các căn cứ, điều kiện pháp lý và các chứng từ thủ tục,
khối lượng thực hiện trước khi giải ngân vốn vay. Kiểm tra đánh giá và theo dõi
tài sản đảm bảo tiền vay đúng qui định, thực hiện công chứng, chứng thực và
đăng ký giao dịch đảm bảo cho các hợp đồng. Kiểm tra việc sử dụng vốn vay và
trả nợ của khách hàng, thu hồi nợ trước hạn đối với khách hàng sử dụng vốn vay
sai mục đích, vi phạm hợp đồng, vi phạm pháp luật.
- Xác định nhu cầu và kế hoạch sử dụng hạn mức cho vay dài hạn, ngắn
hạn, ODA và cấp hỗ trợ sau đầu tư, cấp pháp ủy thác.
Phòng tài chính - kế toán
- Thực hiện chế độ kế toán , thống kê tại chi nhánh; lập và gửi báo cáo kế
toán, quyết toán theo đúng hướng dẫn.
- Mở và quản lý sử dụng các tài khoản tiền gửi của chi nhánh tại Kho bạc
Nhà nước và các Ngân hàng thương mại trên địa bàn; Thực hiện việc mở tài
khoản cho khách hàng có giao dịch tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long.
- Cung cấp dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thống thanh
toán, chuyển tiền điện tử.
- Kiểm tra tính chất hợp lý, hợp pháp của chứng từ, hạch toán ghi chép
chính xác, theo dõi khế ước vay, thu nợ, thu lãi, hạn mức vốn, tính và quản lý thu
các loại phí trong hoạt động nghiệp vụ: phí huy động vốn, chuyển tiền,…
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 21 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Phòng Hành chính - Quản lý nhân sự
- Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý biên chế, tuyển dụng
công chức, bổ nhiệm, nâng lương, chuyển ngạch, khen thưởng, kỹ luật, hưu trí,
mất sức theo đúng chế độ.
- Lập kế hoạch quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, quản lý hồ sơ cán bộ theo
đúng quy định.
- Tiếp nhận, luân chuyển, bảo quản các công văn, hồ sơ.
- Quản lý sử dụng các loại con dấu của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long đúng quy định. Tổ chức kho lưu trữ công văn, tài liệu đảm bảo
an toàn.
- Tổ chức công tác lễ tân, công tác in ấn, photocopy, phân phối các công
văn, tài liệu.
- Tổ chức bảo vệ cơ quan an toàn tuyệt đối, phòng chống cháy, bảo vệ tài
sản, tài liệu của chi nhánh.
3.3 TỔNG QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT
TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG QUA 03 NĂM 2006 – 2008
3.3.1 Những thuận lợi và khó khăn của chi nhánh
3.3.1.1 Những thuận lợi
- Chi nhánh đã chủ động sáng tạo trong công tác quản lý điều hành, đẩy
mạnh công tác kiểm tra, từ đó thực hiện tốt các nhiêm vụ, chỉ tiêu được giao đặc
biệt là hoàn thành nhiệm vụ huy động vốn.
- Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên của chi nhánh
ngày càng có chiều sâu và kinh nghiệm hơn trong công tác tín dụng.
- Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong thời gian qua
đã dần đi vào thế ổn định góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: hỗ trợ một số lĩnh vực y tế, giáo
dục và văn hóa; các chương trình, dự án trọng điểm của trung ương và địa
phương, các vùng kinh tế địa bàn khó khăn. Vì vậy các doanh nghiệp có điều
kiện đổi mới công nghệ, hạ giá thành sản phẩm mở rộng hoạt động sản xuất,
nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 22 SVTH: Đặng Ngọc Lan
- Tranh thủ sự lãnh đạo của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Ủy ban Nhân
dân và sự hỗ trợ của các ngành, đoàn thể địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ
đúng mức dẫn đến thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ.
3.3.1.2 Những hạn chế
- Cơ chế huy động vốn hết sức khó khăn do hạn chế đối tượng huy động,
lãi suất thấp hơn lãi suất của các Ngân hàng thương mại, thị trường vốn trên địa
bàn cạnh tranh quyết liệt.
- Nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn từ nguồn vốn tín
dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thì rất lớn nhưng đối tượng cho vay bị thu
hẹp dần.
- Ngoài ra, một số công tác nghiệp vụ chưa đạt hiệu quả cao như: thu hồi
nợ của các dự án, tỷ lệ nợ quá hạn còn cao.
- Tình hình tài chính của các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát
triển trong nhiều lĩnh vực gặp nhiều khó khăn do tác động thị trường giá cả biến
động mạnh, ảnh hưởng đến đầu vào và đầu ra của sản phẩm.
3.2.2 Kết quả đạt được
VDB Vĩnh Long đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng đầu tư của Nhà
nước thông qua việc đánh giá các chỉ tiêu hoạt động nghiệp vụ chính trên cơ sở
đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ theo kế hoạch được cấp trên giao.
3.2.2.1 Công tác huy động vốn tại chi nhánh
Qua bảng số liệu ta thấy đây là chỉ tiêu duy nhất Ngân hàng Phát triển
Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch được giao.
Cụ thể năm 2006 tăng 102% so với kế hoạch được giao và tiếp tục tăng 113% so
với kế hoạch năm 2007. Tuy nhiên tình hình huy động vốn còn gặp nhiều khó
khăn do cơ chế lãi suất huy động vốn thấp hơn các Ngân hàng thương mại trên
địa bàn và chỉ huy động vốn trong các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp.
3.2.2.2 Công tác cho vay, thu nợ, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn tại
chi nhánh
- Doanh số cho vay: doanh số cho vay qua các năm đều tăng cao. Năm sau
cao hơn năm trước và hoàn thành khá tốt kế hoạch được giao.Với mục tiêu tạo
điều kiện phát triển và là đồng vốn “mồi” thúc đẩy các thành phần kinh tế trên
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 23 SVTH: Đặng Ngọc Lan
địa bàn phát huy tiềm năng nên doanh số cho vay của Ngân hàng tăng cao để đáp
ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ
thuật và kết cấu hạ tầng cho nền kinh tế xã hội thu hút và tạo ra việc làm cho
người lao động.
Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long )
(Chú thích: KH: Kế hoạch)
- Công tác thu nợ gốc và lãi của ngân hàng qua 3 năm tuy gặp nhiều khó
khăn do việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị tác động bởi giá cả, thị
trường tiêu thụ sản phẩm và doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính không có
nguồn bù đắp trả nợ. Nhưng chi nhánh đã cố gắng nỗ lực tập trung cao độ và có
nhiều biện pháp xử lý kịp thời đảm bảo thu vượt kế hoạch về nợ gốc và hoàn
thành kế hoạch thu nợ lãi ở mức khá tốt.
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
Số tiền
% so với
KH được
giao
Số tiền
% so với
KH được
giao
Số tiền
% so với
KH được
giao
Huy động
vốn
57.400 102 65.701 113 43.759
Không
giao KH
Doanh số
cho vay
37.075 95 92.700 101 114.990 120
Thu nợ gốc 53.824 96,5 93.302 118 70.616 101,8
Thu nợ lãi 12.564 129 8.513 90,9 8.420 95,7
Nợ quá
hạn
15.068 15.186 13.427
Tỷ lệ nợ
quá hạn
(%)
5,45 5,15 4,8
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 24 SVTH: Đặng Ngọc Lan
- Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Với đặc điểm là cho vay chính sách, vay
vốn tín dụng đầu tư do đó các hoạt động tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt
Nam chi nhánh Vĩnh Long khả năng gặp nhiều rủi ro nhiều hơn so với hoạt động
tín dụng của các Ngân hàng thương mại. Tình hình nợ quá hạn và % nợ quá hạn
của chi nhánh còn ở mức khá cao nhưng qua 3 năm có xu hướng giảm. Qua đó
thấy được sự nổ lực rất lớn của ngân hàng, từ giám đốc đến phòng tín dụng, tổng
hợp không ngừng học hỏi, bồi dưỡng kiến thức nâng cao chuyên môn để đáp ứng
nhu cầu công việc.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 25 SVTH: Đặng Ngọc Lan
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN
Trong quá trình hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn đóng một vai trò hết
sức quan trọng bởi vì nó quyết định đến khả năng và hiệu quả hoạt động của
ngân hàng. Cũng như các Ngân hàng thương mại trên địa bàn, Ngân hàng Phát
triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cũng thực hiện công tác huy động vốn tại
địa phương theo chủ trương của chính phủ. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng
chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính và nguồn vốn tự huy động tại
địa phương.
- Nguồn vốn điều chuyển từ Hội sở chính là nguồn vốn được nhà nước
cấp ban đầu (5.000 tỷ đồng khi mới thành lập) và bổ sung hàng năm cho đến khi
đủ vốn điều lệ, các nguồn vay vốn theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ và
nguồn vốn Hội sở chính tự huy động. Đối với nguồn vốn tự huy động chủ yếu là
vốn vay từ Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Quỹ tiết kiệm bưu điện là nguồn vốn
mang tính kế hoạch do Chính phủ ấn định về số vốn vay và mức lãi suất
- Nguồn vốn tự huy động từ địa phương được huy động theo hai hình thức
là tiền gởi kỳ hạn trên 1 năm và tiền gởi kỳ hạn dưới 1 năm.
Qua bảng số liệu (bảng 3) ta thấy tình hình huy động vốn tại chi nhánh
qua 3 năm tăng giảm không đều. Do ngân hàng huy động vốn với lãi suất thấp
hơn lãi suất thị trường (khoảng 70% lãi suất thị trường), đối tượng huy động vốn
giới hạn, không tập trung huy động trong tầng lớp dân cư, chỉ huy động vốn từ
các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp. Năm 2007 vốn huy động đạt 65.701 triệu
đồng tăng 14,5% so với năm 2006. Năm 2008 ngân hàng chỉ huy động được
43.759 triệu đồng, tương đương giảm 33,4% so với năm 2007.
Số liệu tình hình huy động vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi
nhánh Vĩnh Long trong giai đoạn 2006 – 2008 được thể hiện qua bảng 3 như sau:
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 26 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
QUA 3 NĂM 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Khoản mục 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
Kỳ hạn trên 1
năm
41.736 48.248 28.303 6.512 15,6 (19.945) (41,3)
Kỳ hạn dưới 1
năm
15.664 17.453 15.456 1.789 11,4 (1.997) (11,4)
Tổng cộng 57.400 65.701 43.759 8.301 14,5 (21.942) (33,4)
(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
- Huy động vốn kỳ hạn trên 1 năm: chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn
vốn huy động. Vì VDB Vĩnh Long được Chính phủ giao tập trung đầu tư vào các
lĩnh vực then chốt, các ngành kinh tế mũi nhọn, các vùng có điều kiện kinh tế -
xã hội khó khăn, thu hồi vốn trong thời gian dài. Năm 2007, Ngân hàng huy động
được 48.248 triệu đồng, tăng 15,6% so với năm 2006 do năm 2006 chi nhánh
chính thức được thành lập trên cơ sở Quỹ hỗ trợ phát triển nên còn gặp nhiều khó
khăn. Năm 2007, chi nhánh đã nổ lực và có những giải pháp hiệu quả nên số vốn
huy động tăng chủ yếu từ các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng qua lại với chi
nhánh. Nhưng năm 2008, chi nhánh chỉ huy động được 28.303 triệu đồng giảm
41,3% so với năm 2007 là do tình hình kinh tế có nhiều biến động, nên hầu hết
các doanh nghiệp trên địa bàn đều thiếu vốn; lãi suất ngân hàng thương mại cũng
thay đổi liên tục gây khó khăn cho công tác huy động vốn và một số tổ chức,
doanh nghiệp rút vốn ra và không gửi lại.
- Huy động vốn kỳ hạn dưới 1 năm: chiếm tỷ trọng không cao trong
tổng nguồn vốn huy động do chi nhánh chỉ tập trung huy động các nguồn vốn có
tính chất dài hạn.
Sơ đồ biểu diễn khả năng huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 2006 -
2008.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 27 SVTH: Đặng Ngọc Lan
41,736
48,248
28,303
15,664 17,453 15,456
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
T
ri
ệu
đ
ồ
n
g
Kỳ hạn trên 1 năm
Kỳ hạn dưới 1 năm
Hình 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CHI NHÁNH
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo lĩnh vực
Khác với Ngân hàng thương mại trên địa bàn, VDB Vĩnh Long cho vay
theo Nghị định của 151/2006/NĐ-CP nên chỉ tập trung cho vay vào một số ngành
về kết cấu cơ sở hạ tầng, nông nghiệp, công nghiệp và các dự án tại địa bàn kinh
tế - xã hội khó khăn mà các tổ chức tín dụng ngần ngại không cho vay vì vốn đầu
tư lớn, thời gian hoàn trả vốn dài và độ rủi ro cao.
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB
CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Hạ tầng KT-
XH
15.775 34.800 42.630 19.025 120,6 7.830 22,5
2. Nông nghiệp 10.200 30.500 36.000 20.300 199 5.500 18
3. Công nghiệp 7.500 22.000 30.800 14.500 193 8.800 40
4. Địa bàn khó
khăn
3.600 5.400 5.560 1.800 50 160 3,0
Tổng cộng 37.075 92.700 114.990 55.625 150 22.290 24
(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 28 SVTH: Đặng Ngọc Lan
15,775
34,800
42,630
10,200
30,500
36,000
7,500
22,000
30,800
3,600
5,400 5,560
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệu
đ
ồ
n
g Hạ tầng KT-XH
Nông nghiệp
Công nghiệp
Địa bàn khó khăn
Hình 3: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB CHI
NHÁNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
Qua bảng số liệu trên ta thấy doanh số cho vay qua 3 năm tăng khá cao.
Năm 2007 doanh số cho vay tăng mạnh đạt 92.700 triệu đồng tăng 150% so với
năm 2006 là do trong năm 2006 trong điều kiện chờ Chính phủ ban hành Nghị
định mới về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do vậy Ngân hàng chỉ tập
trung cho vay các dự án chuyển tiếp và dự án mới đã được thẩm định vào cuối
năm 2005. Năm 2007, khi Nghị định mới đã được ban hành với danh mục các dự
án được phép đầu tư nên thúc đẩy các doanh nghiệp vay vốn với lãi suất ưu đãi
để sản xuất. Năm 2008, doanh số cho vay tăng chậm lại đạt 114.990 triệu đồng
tăng 24% so với năm 2007. Nguyên nhân là do Ngân hàng thắt chặt chính sách
tiền tệ ưu tiên kiềm hạm lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ, nên doanh số cho
vay có tăng nhưng không nhiều.
- Cho vay đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội: doanh số cho vay qua 3
năm chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2007 doanh số cho vay theo kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội đạt 34.800 triệu đồng tăng, 120,6% so với năm 2006 và doanh
thu tiếp tục tăng lên đạt 42.630 triệu đồng năm 2008, tăng 22,5% so với năm
2007. Nguyên nhân là do trong những năm qua chi nhánh đã cố gắng nổ lực hỗ
trợ các ngành nghề, các dự án trọng điểm thúc đẩy cơ cấu kinh tế - xã hội địa
phương phát triển. Trong đó, ngân hàng đã cho vay nâng cấp quốc lộ 54, chương
trình kiên cố hóa kênh mương, xây dựng dự án hạ tầng khu tái định cư tôn nền
vượt lũ, chương trình giao thông nông thôn, chương trình điện khí hóa nông
thôn… góp phần nâng cao số hộ sử dụng điện trong toàn tỉnh. Ngoài ra, chi
nhánh còn đầu tư một số dự án cung cấp nước sạch sinh hoạt nhằm nâng cao
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 29 SVTH: Đặng Ngọc Lan
công suất sản xuất nước sạch sinh hoạt cho nông thôn, hỗ trợ các lĩnh vực y tế,
giáo dục (đầu tư xây dựng mở rộng qui mô trường Đại học Cửu Long, các cơ sở
khám và điều trị bệnh trong tỉnh)…
- Về nông nghiệp: đây là ngành có doanh số cho vay chiếm tỷ trọng lớn
thứ hai. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 30.500 triệu đồng, tăng
199% so với năm 2006 và đạt 36.000 triệu đồng năm 2008, tăng 18% so với năm
2007. Nguyên nhân là do trong những năm gần đây Việt Nam đã chính thức gia
nhập WTO nhưng những mặt hàng nông sản, thuỷ sản trong nước chưa thể cạnh
tranh với các nước về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, các doanh nghiệp tư nhân,
các cơ sở sản xuất trong tỉnh vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư mở rộng, sản
xuất phát triển giống cây ăn quả sạch bệnh (bưởi 5 roi, cam sành…) , giống thuỷ
hải sản không nhiễm vi sinh (cá tra, cá basa…) và đầu tư hạ tầng nuôi trồng thuỷ
hải sản để đưa chất lượng nông sản Việt Nam nói chung và Vĩnh Long nói riêng
có chỗ đứng trên thị trường thế giới.
- Về công nghiệp: doanh số cho vay ở ngành công nghiệp trong những
năm qua tăng khá cao. Năm 2007, doanh số cho vay của ngành đạt 22.000 triệu
đồng, tăng 193% so với năm 2005 và đạt 30.800 triệu đồng năm 2008, tăng 40%
so với năm 2007. Nguyên nhân là do chi nhánh cho các cơ sở sản xuất, các doanh
nghiệp vay vốn đầu tư xây dựng và mở rộng cở sở sản xuất chế biến thức ăn thuỷ
hải sản phục vụ cho nhu cầu trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Bên cạnh đó, Ngân
hàng còn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất tại điều kiện cho các làng nghề trong
tỉnh phát triển. Ngoài ra, chi nhánh còn đầu tư vào các dự án bào chế và sản xuất
thuốc kháng sinh.
- Về địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn: doanh số cho vay
chiếm tỷ trọng tương đối thấp so với tổng doanh số cho vay. Cụ thể năm 2007
doanh số cho vay ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn đạt 5.400 triệu
đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2008 doanh số đạt 5.560 triệu
đồng, tăng 3% so với năm 2007. Do trong những năm qua tỉnh Vĩnh Long chỉ có
huyện Trà Ôn là được xếp vào khu vực địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn nên
doanh số cho vay chủ yếu đầu tư để nuôi trồng thuỷ sản tạo ra sản phẩm phục vụ
cho sản xuất và chế biến xuất khẩu.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 30 SVTH: Đặng Ngọc Lan
4.2.1.2 Tình hình thu nợ
Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu hồi nợ cũng được Ngân hàng quan tâm
rất nhiều, làm sao để thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ vừa đảm bảo vốn hiện có
vừa hoàn thành kế hoạch cấp trên giao. Doanh số cho vay theo lĩnh vực của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long giai đoạn 2006 – 2008 cụ thể như
sau:
Bảng 5: DOANH SỐ THU NỢ THEO LĨNH VỰC CỦA VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Hạ tầng
KT-XH
28.248 39.348 29.301 11.100 39,3 (10.047) (25,5)
2. Nông
nghiệp
18.265 34.486 24.744 16.221 88,8 (9.742) (28,2)
3. Công
nghiệp
13.430 24.875 21.169 11.445 85,2 (3.706) (14,9)
4. Địa bàn
khó khăn
6.446 6.106 3.821 (340) (5,3) (2.285) (37,4)
Tổng cộng 66.389 104.815 79.035 38.426 57,9 (25.780) (26,6)
(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình thu nợ của chi nhánh qua 3 năm
tăng giảm không đều. Tổng doanh số thu nợ năm 2006 là 66.389 triệu đồng.
Nhưng đến năm 2007 doanh số này lên đến 104.815 triệu đồng tăng so với năm
2006 là 38.426 triệu đồng, tăng 57,9%. Nguyên nhân một phần là do nền kinh tế
ngày càng phát triển nên việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả,
mặc khác chi nhánh còn thu hồi nợ các công trình dự án cho vay từ các năm
trước. Tuy nhiên đến năm 2008 chỉ tiêu này giảm xuống còn 79.035 triệu đồng,
giảm 26,6% so với năm 2007. Trong năm này tình hình kinh doanh của các
doanh nghiệp trong tỉnh không gặp nhiều thuận lợi do: khủng hoảng kinh tế thế
giới, sản phẩm sản xuất ra cung nhiều hơn cầu…
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 31 SVTH: Đặng Ngọc Lan
- Cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: Đây là ngành có doanh số thu nợ cao nhất.
Năm 2007, doanh số cho vay đạt 39.348 triệu đồng, tăng 39,3% so với năm 2006
và giảm xuống còn 29.301 triệu đồng năm 2008, giảm 25,5% so với cùng kỳ năm
trước. Nguyên nhân năm 2007, nền kinh tế trong nước không có nhiều biến động,
các doanh nghiệp vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước làm ăn có
hiệu quả do được ưu đãi về lãi suất nên công tác thu nợ của ngân hàng không gặp
nhiều khó khăn. Nhưng đến năm 2008, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới, lạm phát tăng cao, các chủ đầu tư, khách hàng vay vốn của Ngân
hàng Phát triển Việt Nam đang phải chịu lãi suất vay vốn cao của Ngân hàng
thương mại, chiếm dụng vốn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam để không trả nợ
đúng hạn, kể cả phải chịu lãi suất nợ quá hạn. Do lãi suất phạt nợ quá hạn vẫn
thấp hơn lãi suất của thị trường. Mặc khác, đối với dự án đã hoàn thành và đưa
vào sản xuất bị giảm sút hiệu quả sản xuất kinh doanh do giá cả nguyên vật liệu,
chi phí sản xuất tăng cao nên gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc trả nợ.
Do đó cán bộ tín dụng cần phấn đấu hơn nữa trong việc quản lý những món vay
để trả nợ đúng hạn nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
- Về nông nghiệp: Doanh số thu nợ năm 2006 đạt 18.265 triệu đồng và
doanh số thu nợ tăng lên 34.486 triệu đồng năm 2007, tăng 88,8 % so với năm
2006. Nguyên nhân là do các cơ sở áp dụng biện pháp kỹ thuật làm tăng năng
suất thu hoạch cá tra cá basa và giá cá da trơn trên thị trường cao nên việc trả nợ
cho ngân hàng chủ động hơn. Hơn nữa do bán được giá nên các cơ sở tập trung
đầu tư mở rộng nuôi trồng thủy sản do đó doanh số cho vay và doanh số thu nợ
tăng cao. Sang năm 2008, doanh số thu nợ của ngành chỉ đạt 24.744 triệu đồng,
giảm 28,2% so với năm 2007. Sự sụt giảm này là do:
+ Sự phát triển nghề nuôi cá theo phong trào, không có sự liên kết giữa
người nuôi cá và nhà máy chế biến dẫn đến tình trạng người nuôi không biết về
nhu cầu thị trường, người chế biến không biết sản lượng thực tại ao, tạo nên sự
mất cân đối giữa quy hoạch, nuôi trồng và chế biến. Trong khi đó giá thức ăn leo
thang theo lạm phát. Hệ quả là nguồn cung cá nguyên liệu tăng cao khiến giá cá
nguyên liệu giảm.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 32 SVTH: Đặng Ngọc Lan
+ Mặc khác, tình trạng chất lượng cá nguyên liệu giảm, có nhiều lô
hàng bị cảnh báo và trả về vì không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Do đó
ảnh hưởng đến công tác thu nợ của Ngân hàng.
- Về công nghiệp: Doanh số thu nợ qua các năm tăng giảm không ổn
định. Năm 2007, doanh số thu nợ đạt 24.875 triệu đồng, tăng 85,2% so với năm
2006 và giảm xuống còn 21.169 triệu đồng năm 2008, giảm 14,9% so với năm
2007. Nguyên nhân có sự biến động này là do lạm phát cao dẫn đến giá nguyên
vật liệu đầu vào để sản xuất thức ăn tăng. Mà nông dân thì đang phải đối mặt với
tình trạng không bán được sản phẩm nên việc làm ăn của các cơ sở, doanh nghiệp
chế biến thức ăn gặp nhiều khó khăn. Do đó các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
không đủ khả năng trả nợ vay gây khó khăn cho Ngân hàng.
- Về địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn: Doanh số thu nợ qua các năm
giảm. Năm 2007, doanh số thu nợ giảm 6.106 triệu đồng, giảm 5,3% so với năm
2006 và tiếp tục giảm mạnh còn 3.821 triệu đồng năm 2008, giảm 37,4% so với
năm 2007. Nguyên nhân là do giá cả có biến động nên ảnh hưởng đến lợi nhuận
của người dân khiến họ đã khó khăn nay còn khó khăn hơn nên khách hàng
không thể trả nợ đúng thời hạn gây ảnh hưởng đến công tác thu hồi nợ của Ngân
hàng.
28,248
39,348
29,301
18,265
34,486
24,744
13,430
24,875
21,169
6,446 6,106
3,821
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Hạ tầng KT-XH
Nông nghiệp
Công nghiệp
Địa bàn khó khăn
Hình 4: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
4.2.1.3 Tình hình dư nợ tín dụng
Dư nợ là khoản vay của khách hàng qua các năm mà chưa đến thời điểm
thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả
nợ do nguyên nhân khách quan hoặc nguyên nhân chủ quan dư nợ bao gồm: nợ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 33 SVTH: Đặng Ngọc Lan
quá hạn, nợ chưa đến hạn, nợ được gia hạn. Đối với tín dụng đầu tư phát triển
của Nhà nước có đặc điểm là các dự án vay vốn thường được ân hạn 1 năm nên
các dự án vay vốn năm đầu tiên không phải trả nợ vay mà chỉ trả lãi tiền vay và
nợ gốc các chủ đầu tư phải trả được chia đều cho các năm. Dư nợ có ý nghĩa rất
lớn trong việc đánh giá hiệu quả và qui mô hoạt động của chi nhánh. Nó cho biết
tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào và đồng thời nó cho biết số nợ
mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.
Để phân tích cụ thể hơn về sự tăng trưởng của dư nợ, chúng ta xem xét tỷ
trọng và tốc độ tăng trưởng của từng lĩnh vực qua bảng số liệu sau:
Bảng 6: DƯ NỢ CHO VAY THEO LĨNH VỰC TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Hạ tầng
KT-XH
117.637 113.089 126.418 (4.548) (3,7) 13.329 11,8
2. Nông
nghiệp
76.063 72.077 83.333 (3.987) (5,4) 11.257 15,6
3. Công
nghiệp
55.929 53.054 62.685 (2.875) 5,1 9.630 18,2
4. Địa bàn
khó khăn
26.846 26.140 27.879 (706) (2,6) 1.739 6,7
Tổng cộng 276.475 264.360 300.315 (12.115) (4,4) 35.955 13,6
(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
Nhìn chung, dư nợ tín dụng qua 3 năm gần đây có biến động nhưng không
nhiều. Năm 2006, dư nợ 276.475 triệu đồng. Năm 2007, dư nợ giảm xuống
264.360 triệu đồng, giảm 6,7% so với năm 2006 và dư nợ năm 2008 tăng 13,6%
so với năm 2007, đạt 300.315 triệu đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số
cho vay trong năm 2008 tăng khá cao, có nhiều công trình, dự án được đưa vào
thi công và sử dụng nhưng chưa tới hạn trả nợ.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 34 SVTH: Đặng Ngọc Lan
117,637
113,089
126,418
76,063 72,077
83,333
55,929 53,054
62,685
26,846 26,140 27,879
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng
Hạ tầng KT-XH
Nông nghiệp
Công nghiệp
Địa bàn khó khăn
Hình 5: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO LĨNH VỰC TẠI VDB VĨNH LONG
GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
- Cơ cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn:
Qua 3 năm dư nợ tín dụng có xu hướng tăng giảm không đều. Năm 2007 dư nợ
tín dụng giảm nhẹ nguyên nhân chủ yếu là do các công trình dự án đã hoàn thành
và đưa vào sử dụng trong một thời gian nên đã trả hết nợ gốc và lãi cho Ngân
hàng mặc dù doanh số cho vay tăng. Đến năm 2008, dư nợ tín dụng tăng cao là
do doanh số cho vay trong năm tiếp tục tăng cao; đầu tư các công trình trọng
điểm và địa bàn kinh tế xã hội khó khăn theo chủ trương của Nhà nước tạo cơ sở
hạ tầng. Do đó quy mô tín dụng trong các lĩnh vực này càng được chi nhánh mở
rộng.
- Nông nghiệp: Dư nợ tín dụng qua 3 năm có nhiều biến động nhưng không
lớn lắm. Năm 2007, dư nợ tín dụng chỉ đạt 72.077 triệu đồng, giảm 5,4% so với
năm 2006 và tăng lên 83.333 triệu đồng năm 2008, tăng 15,6% so với năm 2007.
Trong những năm qua do chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh
ngày càng được đẩy mạnh, phát triển nông nghiệp theo hướng xuất khẩu, coi
trọng phát triển công nghệ sinh học và tạo giống mới; cơ cấu sản xuất nông
nghiệp và nông thôn chuyển dịch theo hướng tạo ra sản phẩm có năng suất, chất
lượng và đạt hiệu quả cao. Nên năm 2008 dư nợ tín dụng tăng cao.
- Công nghiệp: Cũng giống như dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp,
dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp qua 3 năm có nhiều biến động. Năm
2007, dư nợ tín dụng đạt 53.054 triệu đồng, giảm 5,1% so với năm 2006 và đến
năm 2008 dư nợ tăng lên đạt 62.685 triệu đồng, tăng 18,2% so với năm 2007.
Hiện nay, công nghiệp trên địa bàn tỉnh đang trên đà phát triển, nhu cầu vay vốn
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 35 SVTH: Đặng Ngọc Lan
để sản xuất kinh doanh của đơn vị và doanh nghiệp ngày càng tăng. Hướng đến
đưa thị xã Vĩnh Long thành TP Vĩnh Long trực thuộc tỉnh trong tương lai. Do đó
quy mô tín dụng trong lĩnh vực này ngày càng được chi nhánh quan tâm và mở
rộng nhiều hơn.
4.2.1.4 Tình hình nợ quá hạn
Đối với các khoản cho vay khi đến kỳ trả nợ mà khách hàng không trả
đúng hạn thì có thể chuyển sang nợ quá hạn. Nếu khách hàng vì những nguyên
nhân khách quan nên không trả được nợ đúng hạn thì có thể làm đơn xin gia hạn
nếu được ngân hàng đồng ý thì được gia hạn nợ .Sau khi hết thời gian gia hạn nợ
mà khách hàng trong trả được nợ cho Ngân hàng thì nợ đó được chuyển sang nợ
quá hạn. Còn nếu khách hàng không xin gia hạn nợ tất yếu Ngân hàng cũng
chuyển nợ đó sang nợ quá hạn ngay khi hết hạn.
Nợ quá hạn là biểu hiện rõ nét của chất lượng tín dụng. Vì vậy, Ngân hàng
cần tìm ra những nguyên nhân phát sinh nợ quá hạn đồng thời tìm ra những giải
pháp để hạn chế nợ quá hạn, nhằm giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.
Tình hình nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh
Long 3 năm qua như sau:
Bảng 7: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Hạ tầng
KT-XH
6.781 5.701 4.978 (1.080) (15,9) (723) (12,9)
2. Nông
nghiệp
4.145 4.996 4.204 851 20,5 (792) (15,9)
3. Công
nghiệp
3.048 3.604 3.596 556 18,2 (8) (0,2)
4. Địa bàn
khó khăn
1.094 885 649 (209) (19,1) (236) (26,7)
Tổng cộng 15.068 15.186 13.427 118 0,8 (1.759) (11,6)
(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 36 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Nhìn chung, nợ quá hạn chỉ tập trung ở một số ngành trọng điểm cũng như
ở các ngành có dư nợ cho vay cao nhất: hạ tầng kinh tế - xã hội, nông nghiệp
nông thôn, công nghiệp. Số lượng nợ quá hạn có xu hướng giảm qua các năm
chứng tỏ Ngân hàng đã có nhiều cố gắng trong công tác thu hồi nợ.
- Lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội: số lượng nợ quá hạn của
ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Năm 2007, nợ quá hạn giảm
15,9% so với năm 2006 và tiếp tục giảm 12,9% năm 2008 so với năm 2007.
Nguyên nhân chủ yếu là do cán bộ tín dụng đã hoàn thành khá nhiệm vụ được
giao nhưng vẫn còn nhiều hạn chế. Nhất là qua các năm ta thấy nợ quá hạn tuy có
giảm nhưng vẫn ở mức cao là do đối với những dự án theo chương trình chỉ định
của Chính phủ: chương trình kiên cố hóa kênh mương, chương trình tôn nền vượt
lũ… nguồn trả chủ yếu từ ngân sách địa phương nên việc trả nợ tùy thuộc vào kế
hoạch bố trí nguồn vốn trả nợ của các cơ quan thẩm quyền có liên quan. Chi
nhánh chỉ có thể đôn đốc, theo dõi, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền trả nợ.
- Lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp: Năm 2007, nợ quá hạn đối với
các ngành này tăng cao, tăng 20,5% so với năm 2006 đối với lĩnh vực nông
nghiệp nông thôn và tăng 18,2% so với năm 2008 đối với lĩnh vực công nghiệp .
Đối với Ngân hàng do địa bàn cho vay phân tán, thiếu cán bộ tín dụng nên việc
quản lý khó khăn dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng cao. Mặc khác, một số
khách hàng xin gia hạn nợ đã tới hạn trả nhưng không thể trả nợ, hoặc cố tình
chần chừ không trả cho Ngân hàng làm cho nợ quá hạn của Ngân hàng tăng lên.
Nhưng đến năm 2008, nợ quá hạn ở các ngành này giảm nhẹ. Do chi nhánh bám
sát các đối tượng này để đôn đốc và thu hồi nợ kịp thời ngay khi doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả bằng cách hằng năm các doanh nghiệp phải gởi các báo kết
quả hoạt động kinh doanh cho Ngân hàng.
- Địa bàn kinh tế - xã hội khó khăn: Tình hình nợ quá hạn qua các năm
giảm đáng kể mặc dù doanh số cho vay hằng năm vẫn tăng. Năm 2008, giảm
26,7% so với năm 2007 do các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn được ưu đãi
về lãi suất và được Ngân hàng tạo mọi điều kiện cho việc vay vốn. Nên từ những
khó khăn đó họ đã vươn lên làm ăn có hiệu quả và từng bước trả hết nợ quá hạn
của các năm trước.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 37 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Tóm lại: số lượng nợ quá hạn tại VDB Vĩnh Long là tương đối cao nên
Ngân hàng cần có nhiều biện pháp thiết thực để xử lý để hạn chế rủi ro tín dụng
này.
28,248
39,348
29,301
18,265
34,486
24,744
13,430
24,875
21,169
6,446 6,106
3,821
0
5,000
10,000
15,000
20,000
25,000
30,000
35,000
40,000
45,000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệ
u
đ
ồ
n
g Hạ tầng KT-XH
Nông nghiệp
Công nghiệp
Địa bàn khó khăn
Hình 6: TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO LĨNH VỰC TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
4.2.2 Phân tích hoạt động tín dụng đầu tư theo thành phần kinh tế
4.2.2.1 Doanh số cho vay
Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long cho vay tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước cho tất cả các thành phần kinh tế: quốc doanh và
ngoài quốc doanh có dự án thuộc diện vay vốn đầu tư theo Nghi định
151/2006/NĐ-CP. Tình hình doanh số cho vay tín dụng đầu tư phát triển theo
thành phần kinh tế được thể hiện qua bảng sau:
Qua bảng 8 ta thấy cùng với sự biến động doanh số cho vay theo lĩnh vực,
doanh số cho vay theo thành phần kinh tế cũng có sự biến động theo, đó là sự
tăng nhanh đột biến vào năm 2007 và tiếp tục tăng lên năm 2008. Vì sau khi gia
nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, các doanh nghiệp nước ngoài với công
nghệ kỹ thuật tiên tiến đang dần dần xâm nhập vào thị trường nước ta. Để có thể
cạnh tranh với họ, các doanh nghiệp trong nước phải tự đổi mới máy móc, trang
thiết bị tạo ra sản phẩm chất lượng để giữ chân khách hàng.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 38 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
QUA 3 NĂM 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh nghiệp
quốc doanh
15.775 34.800 52.630 19.025 120,6 17.830 51,2
2. Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
21.300 57.900 62.360 36.600 171.8 4.460 7,7
Tổng cộng 37.075 92.700 114.990 55.625 150 22.290 24
(Nguồn: Phòng tổng hợp - Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Doanh số cho vay qua 3 năm chiếm tỷ
trọng cao. Cụ thể năm 2007 việc giải ngân cho các doanh nghiệp Nhà nước đạt
34.800 triệu đồng, tăng 19.025 triệu đồng hay tăng 120,6% so với năm 2006.
Đến năm 2008, doanh số tiếp tục tăng lên 52.630 triệu đồng, tăng 17.830 triệu
đồng hay tăng 51,2 % so với năm 2007. Nguyên nhân chủ yếu Ngân hàng cho
các doanh nghiệp Nhà nước vay để thực hiện các công trình dự án trọng điểm của
trung ương như: nâng cấp và cải tạo quốc lộ 54, chương trình kiên cố hóa kênh
mương và giao thông nông thôn…, ở địa phương thực hiện các công trình dự án:
đầu tư xây dựng dự án cấp thoát nước cho các thị trấn trong tỉnh, đầu tư mở rộng
xây dựng trường Đại học Cửu Long…Những công trình này đòi hỏi số tiền vay
lớn và vay trong thời gian dài nên các Ngân hàng thương mại trong tỉnh ngần
ngại không cho vay. Qua đó ta thấy, Ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long đã góp phần không nhỏ trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng thúc đẩy nền
kinh tế địa phương phát triển theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất
nước.
Tóm lại: Trong 3 năm qua doanh số cho vay đối với khu vực này hằng năm
đều tăng. Điều này cho thấy các doanh nghiệp quốc doanh đang phát triển nên
nhu cầu về vốn ngày càng nhiều mà chỉ có Ngân hàng là nơi đáp ứng nhu cầu
vốn cho họ kịp thời và đúng lúc.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 39 SVTH: Đặng Ngọc Lan
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: bao gồm công ty trách nhiệm
hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã… Doanh số cho vay theo loại hình
doanh nghiệp này cũng chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, doanh số cho vay đạt
57.900 triệu đồng, tăng 36.600 triệu đồng hay tăng 171,8% so với năm 2006, và
sang năm 2008 doanh số cho vay tiếp tục tăng lên 62.360 triệu đồng, tăng 4.460
triệu đồng hay tăng 7,7% so với năm 2008. Sự gia tăng trên là do các doanh
nghiệp tư nhân và hợp tác xã được thành lập ngày càng nhiều, đa dạng, hoạt động
có hiệu quả, có tính khả thi nên Ngân hàng tiến hành giải ngân cho thành phần
kinh tế này nhiều. Ở loại hình này thì chủ yếu Ngân hàng cho các doanh nghiệp
vay: đầu tư mở rộng cơ sở khám chữa bệnh, đầu tư mở rộng xây dựng các nhà
máy chế biến thức ăn chăn nuôi thủy sản, đầu tư cơ sở vật chất để nuôi trồng
thủy hải sản và đầu tư sản xuất dịch vụ giống cây ăn trái sạch bệnh (bưởi 5 roi,
cam sành…) theo quy định chủ trương của Nhà nước về tín dụng đầu tư phát
triển.
Nhìn chung do tình hình kinh tế trong tỉnh tăng trưởng khá, nhu cầu sản xuất
phát triển, từ đó nhu cầu vay vốn để đầu tư sản xuất cũng tăng lên. Về phía Ngân
hàng do chủ động được nguồn vốn nên mạnh dạng đầu tư tín dụng đối với thành
phần kinh tế này nên doanh số cho vay tại chi nhánh trong khu vực ngoài quốc
doanh cũng tăng lên.
15,775
34,800
52,630
21,300
57,900
62,360
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệu
đ
ồ
n
g Doanh nghiệp quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
Hình 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI VDB VĨNH LONG QUA 3 NĂM 2006 - 2008
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 40 SVTH: Đặng Ngọc Lan
4.2.2.2 Tình hình thu nợ
Trong các thành phần kinh tế thì doanh số thu nợ doanh nghiệp quốc
doanh chiếm tỷ trọng cao nhất. Tình hình cụ thể được thể hiện ở bảng 9:
Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh nghiệp
quốc doanh
28.248 39.348 29.301 11.100 39,3 (10.047) (25,5)
2. Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
38.140 65.467 49.735 27.327 71,6 (15.732) (24,0)
Tổng cộng 66.389 104.815 79.035 38.426 57,9 (25.780) (26,6)
(Nguồn: Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Doanh số thu nợ năm 2007 đạt 39.348
triệu đồng, tăng 39,3% so với năm 2006. Nguyên nhân các doanh nghiệp trên địa
bàn hoạt động kinh doanh có hiệu quả trả nợ và lãi đúng hạn cho Ngân hàng từ
đó công tác thu nợ của chi nhánh thuận lợi hơn và doanh số thu nợ tăng lên đánh
kể. Nhưng năm 2008, doanh số thu nợ giảm còn 29.301 triệu đồng, giảm 25,5%
so với năm 2007. Trong thời gian này, một số dự án do các sở ban ngành trên địa
bàn làm chủ đầu tư vay vốn nhưng chưa có kế hoạch trả nợ cụ thể cho chi nhánh
gây khó khăn cho cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ vì họ chỉ có thể đôn
đốc, nhắn nhở chứ không sử dụng các biện pháp khác để thu nợ được.
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Năm 2007, doanh số thu nợ đạt
65.467 triệu đồng, tăng 71,6% so với năm 2006 và giảm xuống còn 49.735 triệu
đồng năm 2008, giảm 24% so với năm 2008. Nguyên nhân là do năm 2008 phần
lớn các dự án hoàn thành đưa vào sản xuất bị giảm suất hiệu quả sản xuất kinh
doanh do giá cả nguyên vật liệu, chi phí sản xuất tăng dẫn đến nguy cơ nợ quá
hạn.
Như vậy nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự biến động không ổn định này là do
tình hình kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới trong thời
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 41 SVTH: Đặng Ngọc Lan
gian qua. Các doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả nên có khả năng trả nợ cho
Ngân hàng là rất thấp gây khó khăn cho chi nhánh trong việc hoàn thành kế
hoạch được giao.
28,248
39,348
29,301
38,140
65,467
49,735
0
10,000
20,000
30,000
40,000
50,000
60,000
70,000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệ
u
đ
ồ
n
g Doanh nghiệp quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
Hình 8: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN
KINH TẾ QUA 3 NĂM
4.2.2.3 Tình hình dư nợ tín dụng
Để tìm hiểu rõ hơn về tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế, ta
nhìn vào bảng số liệu dưới đây:
Bảng 10: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI VDB VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh nghiệp
quốc doanh
117.637 113.089 126.418 (4.548) (3,7) 13.329 11,8
2. Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
158.838 151.271 173.897 (7.567) (4,8) 22.626 15,0
Tổng cộng 276.475 264.360 300.315 (12.115) (4,4) 35.955 13,6
(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, tình hình dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn qua các năm.
- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Năm 2006 dư nợ tín dụng của doanh
nghiệp quốc doanh là 117.637 triệu đồng. Đến năm 2007, dư nợ theo thành phần
này giảm xuống còn 113.089 triệu đồng với tốc độ giảm 3,7% so với năm 2006.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 42 SVTH: Đặng Ngọc Lan
Nguyên nhân do thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, các doanh nghiệp quốc
doanh đang từng bước thực hiện lộ trình cổ phần hóa nên dư nợ tín dụng của
doanh nghiệp quốc doanh chuyển sang loại hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh
làm cho dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế này giảm trong giai đoạn gần đây.
Mặc khác, có một số công trình dự án mà các doanh nghiệp này là chủ đầu tư đã
hoàn thành đưa vào sử dụng sau khi được ân hạn 1 năm đã dần dần từng bước trả
hết nợ mặc dù doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này luôn tăng qua các
năm. Sang năm 2008, dư nợ tín dụng theo thành phần này có xu hướng tăng lên
đạt 126.418 triệu đồng, tăng hơn 11,8% so với năm 2007. Trong năm 2008, có
nhiều dự án qua công tác thẩm định của chi nhánh có tính khả thi nên Ngân hàng
cho vay dẫn đến dư nợ tín dụng tăng.
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Dư nợ tín dụng qua 3 năm tăng
giảm không ổn định. Năm 2007, dư nợ tín dụng giảm 151.271 triệu đồng, giảm
4,8% so với năm 2006 là do doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả nên tranh thủ trả
nợ nên dư nợ tín dụng của chi nhánh giảm nhẹ và đến năm 2008, dư nợ tín dụng
tăng lên 173.897 triệu đồng, tăng 15,0% so với năm 2007.
Dư nợ tín dụng của thành phần kinh tế này năm 2008 tăng lên nhanh là do
hiện nay, tốc độ thành lập các doanh nghiệp ngoài quốc doanh rất nhanh, bên
cạnh đó mức sống của người dân khá cao, họ cần nhiều sản phẩm chất lượng cao.
Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có nhiều vốn để có thể đổi mới qui trình công
nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc
tế nên doanh số cho vay và dư nợ cũng tăng nhanh trong giai đoạn này. Vì vậy
chi nhánh đã đẩy mạnh cho vay đối với những đối tượng này nhằm tại điều kiện
cho họ đầu tư nên dư nợ tín dụng đối với thành phần này cũng có chiều hướng
tăng. Mặc khác, theo chủ trương của Nhà nước dần dần cổ phần hóa các doanh
nghiệp quốc doanh nên dư nợ tín dụng của loại hình doanh nghiệp ngoài quốc
doanh tăng.
Nhìn chung, hoạt động tín dụng của chi nhánh vẫn tiếp tục phát triển khá với
dư nợ ổn định. Để có được kết quả này thì ngoài sự lãnh đạo sáng suốt của Ban
Giám đốc, các trưởng phòng, phó phòng phải kể đến sự nỗ lực của các cán bộ tín
dụng. Đặc biệt là các các cán bộ tín dụng đã làm tốt công tác của mình, vì thái độ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 43 SVTH: Đặng Ngọc Lan
phục vụ của nhân viên ảnh hưởng rất lớn đến việc tạo nguồn vốn cũng như sử
dụng vốn của Ngân hàng.
117,637 113,089
126,418
158,838 151,271
173,897
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
180,000
200,000
2006 2007 2008
Năm
T
ri
ệ
u
đ
ồ
n
g Doanh nghiệp quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
Hình 9: DƯ NỢ TÍN DỤNG THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
4.2.2.4 Tình hình nợ quá hạn
Bảng 11:TÌNH HÌNH NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
TẠI VDB VĨNH LONG QUA 3 NĂM
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
2007/2006 2008/2007
Số tiền % Số tiền %
1. Doanh nghiệp
quốc doanh
6.781 5.701 4.978 (1.080) (15,9) (723) (12,7)
2. Doanh nghiệp
ngoài quốc doanh
8.287 9.485 8.449 1.198 14,5 (1.036) (10,9)
Tổng cộng 15.068 15.186 13.427 118 0,8 (1,759) (11,6)
(Nguồn: phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long)
Trong 3 năm, nợ quá hạn của Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh
Vĩnh Long có xu hướng giảm nhất là đối với khu vực doanh nghiệp quốc doanh.
- Đối với doanh nghiệp quốc doanh: Nợ quá hạn qua các năm có biến
động rất tích cực. Cụ thể năm 2007, nợ quá hạn giảm xuống chỉ còn 5.701 triệu
đồng, giảm 15,9% và tiếp tục giảm xuống còn 4.978 triệu đồng, giảm 12,7% so
với năm 2007. Nguyên nhân của tình hình biến động này là do nợ quá hạn của
doanh nghiệp quốc doanh chỉ tập trung vào một số khách hàng, các khách hàng
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 44 SVTH: Đặng Ngọc Lan
này đã trả số nợ quá hạn năm 2006 trong năm 2007 nên số nợ quá hạn giảm
xuống và tiếp tục trả được số nợ quá hạn đã tồn đọng năm 2007 nên nợ quá hạn
của thành phần kinh tế này giảm đáng kể trong năm 2008. Do những khách hàng
này là khách hàng lớn nên việc trả nợ được hay không ảnh hưởng nhiều đến tình
hình chung của thành phần kinh tế này.
- Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh: từ bảng số liệu trên ta thấy
tuy có giảm nhưng nợ quá hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ quá hạn. Cụ
thể, năm 2007 nợ quá hạn tăng 14,5% so với năm 2006. Nguyên nhân là do:
+ Công tác theo dõi nợ đến hạn của cán bộ tín dụng chưa kịp thời. Cán
bộ tín dụng chưa nắm bắt được khả năng trả nợ và xử lý nợ quá hạn chưa liên
tục, chưa bám sát món vay bị quá hạn.
+ Một số doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn tiền trả nợ, kinh
doanh gặp nhiều khó khăn, chưa có nguồn trả nợ vay Ngân hàng.
Năm 2008, nợ quá hạn lại giảm 10,9% so với năm 2007. Để hạn chế nợ
quá hạn phát sinh thêm nữa, chi nhánh đã áp dụng nhiều biện pháp như: theo dõi
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra doanh nghiệp có sử dụng đúng
mục đích đã đưa ra trong phương án vay nợ hay không, nhắc nhở khách hàng trả
nợ khi đến hạn nên tình hình nợ quá hạn của chi nhánh trong năm có xu hướng
giảm.
6781
5701
4978
8287
9485
8449
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
10000
2006 2007 2008
Năm
Tr
iệ
u
đồ
ng Doanh nghiệp quốc doanh
Doanh nghiệp ngoài quốc
doanh
Hình 10: NỢ QUÁ HẠN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI VDB
VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2006 – 2008
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 45 SVTH: Đặng Ngọc Lan
4.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐẦU TƯ TẠI
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH VĨNH LONG GIAI
ĐOẠN 2006 – 2008
Đánh giá hiệu quả hoạt động là một công việc hết sức quan trọng và cần
thiết cho mỗi các nhân và doanh nghiệp, Ngân hàng cũng vậy, từ kết quả đánh
giá đó để đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm và phương
hướng hoạt động tốt hơn. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, việc đánh
giá hiệu quả được thực hiện thông qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG
Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2006 2007 2008
1. Vốn huy động Triệu đồng 57.400 65.701 43.759
2. Doanh số cho vay Triệu đồng 37.075 92.700 114.990
3. Doanh số thu nợ Triệu đồng 66.389 104.815 79.035
4. Dư nợ tín dụng Triệu đồng 276.475 264.360 300.315
5. Nợ quá hạn Triệu đồng 15.068 15.186 13.427
6. Tốc độ tăng dư nợ % - 10,3 - 4,4 13,6
7. Tổng dư nợ/VHĐ Lần 4,82 4,04 6,86
8. Hệ số thu nợ % 179 113 68,7
9. Vòng quay vốn TD Vòng 0,48 0,79 0,53
10. Tỷ lệ nợ quá hạn % 5,45 5,15 4,8
(Nguồn Phòng tổng hợp – Ngân hàng Phát triển chi nhánh Vĩnh Long)
Chú thích:VHĐ: vốn huy động
TD: tín dụng
4.4.1 Chỉ tiêu tốc độ tăng dư nợ
Qua bảng số liệu phân tích ở trên, ta thấy tốc độ tăng dư nợ năm 2006,
2007 là âm và năm 2008 tốc độ tăng khá cao 13,6% do dư nợ cho vay năm nay
tăng mạnh. Nguyên nhân là do thay đổi chính sách đầu tư phát triển của Nhà
nước, Nghị định 151/2006/NĐ-CP ra đời đã thu hẹp đối tượng cho vay tín dụng
đầu tư của Nhà nước chuyển mạnh sang các hình thức khác như hỗ trợ gián tiếp
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chi nhánh Vĩnh Long
GVHD: Huỳnh Thị Tuyết Sương Trang 46 SVTH: Đặng Ngọc Lan
thông qua hỗ trợ lãi suất sau đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư. Vĩnh Long là
một tỉnh thuần nông nên các đối tượng thuộc diện vay vốn không nhiều dẫn đến
tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm đáng kể và tốc độ tăng dư nợ thấp. Nhưng năm
2008 tốc độ tăng dư nợ cao cho thấy khả năng mở rộng tín dụng của N
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053559 Dang Ngoc Lan .pdf