Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm ở xã Tân Phong Cai Lậy - Tiền Giang

Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm ở xã Tân Phong Cai Lậy - Tiền Giang: iTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGÔ MỸ TRÂN Tháng 05/2009 NGUYỄN THỊ THÚY AN Mã số SV : 4054039 Lớp: KTNN 1 K31 ii DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1: Tình hình thay đổi cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007 – 2008............ 15 Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn nhân lực trong các khu vực kinh tế năm 2008 ................ 17 Biểu đồ 3: Hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống trên cây ăn trái ......... 21 Biểu đồ 4: Tỷ trọng diện tích đất trồng cây ăn trái, 2008 ....................................... 24 Biểu đồ 5: Cơ cấu mẫu thu thập............................................................................. 26 Biểu đồ 6: Trình độ văn hoá của nông hộ .............................................................. 28 Biểu đồ 7: Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây con tương ứng ........................................ 31 Biểu...

pdf82 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm ở xã Tân Phong Cai Lậy - Tiền Giang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iTRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGÔ MỸ TRÂN Tháng 05/2009 NGUYỄN THỊ THÚY AN Mã số SV : 4054039 Lớp: KTNN 1 K31 ii DANH MỤC HÌNH Biểu đồ 1: Tình hình thay đổi cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007 – 2008............ 15 Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn nhân lực trong các khu vực kinh tế năm 2008 ................ 17 Biểu đồ 3: Hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống trên cây ăn trái ......... 21 Biểu đồ 4: Tỷ trọng diện tích đất trồng cây ăn trái, 2008 ....................................... 24 Biểu đồ 5: Cơ cấu mẫu thu thập............................................................................. 26 Biểu đồ 6: Trình độ văn hoá của nông hộ .............................................................. 28 Biểu đồ 7: Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây con tương ứng ........................................ 31 Biểu đồ 8: Nguồn vốn sản xuất bổ sung................................................................ 33 Biểu đồ 9: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ....................................................... 34 Biểu đồ 10: Tỷ lệ bán chôm chôm giữa các quý trong năm 2008........................... 35 Biểu đồ 11: Tình hình biến động giá 3 loại chôm chôm qua 4 quý......................... 35 Biểu đồ 12: Các đối tượng bán chôm chôm ........................................................... 37 Biểu đồ 13: Những lợi ích người dân mong muốn được mang lại từ HTX............. 38 Biểu đồ 14: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trên một công chôm chôm ................ 41 Sơ đồ 1: Kênh tiêu thụ chôm chôm........................................................................ 50 iii DANH MỤC BIỂU BẢNG Bảng 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIỐNG CHÔM CHÔM ................................. 20 Bảng 2: LIỀU LƯỢNG PHÂN KHUYẾN CÁO CHO CHÔM CHÔM................. 21 Bảng 3 : MÙA THU HOẠCH TỰ NHIÊN MỘT SỐ CÂY ĂN TRÁI................... 22 Bảng 4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHÔM CHÔM TẠI XÃ NĂM 2008 ................ 25 Bảng 5: SỐ LƯỢNG MẪU TẠI ĐỊA BÀN KHẢO SÁT ...................................... 26 Bảng 6: THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT................................ 27 Bảng 7: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN ........................................... 27 Bảng 8: CHỦ THỂ QUYẾT ĐỊNH LOẠI CÂY TRỒNG...................................... 28 Bảng 9: THỜI GIAN THAM GIA SẢN XUẤT .................................................... 29 Bảng 10: DIỆN TÍCH TRỒNG CÁC GIỐNG CHÔM CHÔM.............................. 29 Bảng 11: HÌNH THỨC TRỒNG CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ ...................... 30 Bảng 12: THÔNG TIN CHUNG VỀ GIỐNG CHÔM CHÔM .............................. 30 Bảng 13: NGUYÊN NHÂN HAO HỤT CÂY GIỐNG KHI TRỒNG ................... 32 Bảng 14: NGUYÊN NHÂN CHỌN GIỐNG CHÔM CHÔM................................ 32 Bảng 15: NGUỒN VỐN SẢN XUẤT BỔ SUNG ................................................. 32 Bảng 16:: NGUỒN THU NHẬP BỔ SUNG CỦA NÔNG HỘ.............................. 33 Bảng 17: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT ............................................................... 34 Bảng 18: THỜI GIAN VÀ CÁCH THỨC BÁN CHÔM CHÔM........................... 34 Bảng 19: GIÁ BÁN CHÔM CHÔM BÌNH QUÂN CÁC QUÝ, 2008 ................... 35 Bảng 20: HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG THU MUA ............... 36 Bảng 21: NĂNG SUẤT BA GIỐNG CHÔM CHÔM 2008................................... 37 Bảng 22: DƯ ĐỊNH THAM GIA VÀ LỢI ÍCH MONG MUỐN TỪ HTX CỦA NÔNG HỘ ....... .................................................................................................... 37 Bảng 23: DỰ ĐỊNH MỞ RỘNG QUY MÔ CỦA NÔNG HỘ............................... 38 iii Bảng 24: TỔNG HỢP CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN TRÊN MỘT CÔNG CHÔM CHÔM.......................................................................................... 39 Bảng 25: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ........................................... 41 Bảng 26: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM..................................................................... 44 Bảng 27: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH NHIỀU CHIỀU.. ............................................................................................................... 47 iv MỤC LỤC Chương 1: GIỚI THIỆU...................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 3 1.2.1. Mục tiêu chung...................................................................................... 3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................... 3 1.3. Câu hỏi nghiên cứu....................................................................................... 3 1.4. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 3 1.4.1. Phạm vi về không gian .......................................................................... 3 1.4.2. Phạm vi về thời gian.............................................................................. 3 1.4.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu............................................................ 4 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu............................................................................ 4 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 5 2.1. Phương pháp luận......................................................................................... 5 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ............................................................................. 5 2.1.2. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất .............................................................. 6 2.1.3. Khái niệm các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính..................... 7 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 8 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu...................................................... 8 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu ......................................................................... 9 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 10 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................... 10 Chương 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........... 13 3.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên của huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang........... 13 3.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................... 13 3.1.2. Địa hình, đất đai .................................................................................. 13 3.1.3. Thời tiết - Khí hậu ............................................................................... 14 3.2. Tình hình kinh tế xã hội.............................................................................. 14 v3.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................. 14 3.2.2. Tình hình văn hoá – xã hội .................................................................. 16 3.3. Tổng quan về cây chôm chôm .................................................................... 17 3.3.1. Đặc điểm thực vật học ......................................................................... 17 3.3.2. Đặc điểm sinh lý sinh thái ................................................................... 18 3.3.3. Giống .................................................................................................. 19 3.3.4. Qui trình trồng..................................................................................... 20 3.3.5. Tính thời vụ và giá trị kinh tế của cây chôm chôm............................... 22 3.4. Tình hình sản xuất chôm chôm tại địa bàn Xã ............................................ 23 3.4.1. Lịch sử hình thành cây chôm chôm ở địa bàn xã Tân Phong................ 23 3.4.2. Tổng quát các giống chôm chôm tại Xã............................................... 24 3.4.3. Tình hình canh tác của người dân ........................................................ 25 Chương 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM ........................................... 26 4.1. TỔNG QUÁT VỀ MẪU ĐIỀU TRA ........................................................ 26 4.1.1. Số lượng mẫu thu thập......................................................................... 26 4.1.2. Thông tin chung về nông hộ ................................................................ 27 4.1.3. Trình độ văn hoá ................................................................................. 27 4.1.4. Người quyết định loại cây trồng .......................................................... 28 4.1.5. Thời gian tham gia sản xuất................................................................. 29 4.1.6. Diện tích trồng .................................................................................... 29 4.1.7. Hình thức trồng ................................................................................... 30 4.1.8. Thông tin về giống chôm chôm ........................................................... 30 4.1.9. Nguồn vốn sản xuất ............................................................................. 32 4.1.10. Cơ cấu thu nhập của nông hộ............................................................. 33 4.1.11. Kỹ thuật sản xuất ............................................................................... 33 4.1.12. Thời gian tiêu thụ, giá cả và cách thức bán ........................................ 34 4.1.13. Hình thức thanh toán và đối tượng thu mua ....................................... 36 4.1.14. Sản lượng chôm chôm năm 2008....................................................... 37 vi 4.1.15. Phương hướng phát triển ................................................................... 37 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÂY CHÔM CHÔM ........... 39 4.2.1. Phân tích các loại chi phí sản xuất chôm chôm .................................... 39 4.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ thông qua các tỷ số tài chính .. 44 4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ ..... 46 4.3.1. Nhân tố làm giảm lợi nhuận ................................................................ 47 4.3.2. Nhân tố làm tăng lợi nhuận.................................................................. 49 4.4. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH TIÊU THỤ .......................... 50 4.4.1. Giới thiệu kênh phân phối chôm chôm tại địa phương ......................... 50 4.4.2. Phân tích khái quát tình hình thu mua của thương lái........................... 55 Chương 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA HỘ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM ............................................................. 59 5.1. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN TRONG VIỆC SẢN XUẤT CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ...................................................................... 59 5.1.1. Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm............................................................ 59 5.1.2. Thị trường tiêu thụ - vùng nguyên liệu ................................................ 61 5.1.3. Vốn ..................................................................................................... 61 5.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HỘ SẢN XUẤT .................... 61 5.2.1. Kỹ thuật chăm sóc chôm chôm – giá bán............................................. 61 5.2.2. Vùng nguyên liệu - thị trường đầu ra ................................................... 63 5.2.3. Vốn ..................................................................................................... 64 5.3. MỘT SỐ TỒN TẠI VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG THU MUA 64 Chương 6: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ .............................................................. 66 6.1. KẾT LUẬN................................................................................................ 66 6.2. KIẾN NGHỊ ............................................................................................... 68 6.2.1. Đối với người dân ............................................................................... 68 6.2.2. Đối với đối tượng thu mua................................................................... 68 6.2.3. Đối với cơ quan ban ngành huyện – xã ................................................ 68 Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 2 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam là nước nông nghiệp với hơn 75% dân số sống bằng nghề nông, dựa vào nông nghiệp để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội. Ngày xưa ông bà ta thường bảo: “Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Tuy nhiên, đi cùng sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con trâu, cái cày đã được thay bằng máy cày, máy xới… Hiện nay, nước ta đang chung vai xây dựng đất nước theo lời dạy của Bác: “Dân giàu, nước mạnh”. Để thực hiện mục tiêu trên, Nhà nước ta đang ra sức xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để công nghiệp được vững mạnh thì nông nghiệp không thể không phát triển vì nông nghiệp là tiền đề, là cơ sở cho công nghiệp. Chính vì thế, bên cạnh phát triển công nghiệp, Nhà nước ta có chính sách khuyến khích nông nghiệp. Đặc biệt, trong thời điểm hiện nay, nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới – WTO, bên cạnh những cơ hội cũng không ít thách thức. Nông nghiệp bao gồm trồng trọt và chăn nuôi. Thời gian gần đây, lĩnh vực chăn nuôi gặp không ít khó khăn với dịch cúm gà, heo tai xanh, thuỷ sản thì tôm, cá basa bị kiện bán phá giá… Tuy nhiên, lĩnh vực trồng trọt nước ta lại gặt hái khá nhiều thành công với việc cây lúa – cây truyền thống của nước ta sau một thời gian trôi nổi trên thị trường thế giới thì nay đã tạo được thương hiệu GlobalGAP do HTX Mỹ Thành Nam sản xuất và ngày càng nhân rộng ra cả nước… Đồng thời, nhiều loại trái cây chất lượng cao, phẩm chất tốt đã được xuất ra nước ngoài như: vú sữa Lò Rèn, thanh long, bưởi Năm Roi Hoàng Gia... Bên cạnh những mặt hàng trên, theo khảo sát của những chuyên gia Mỹ, sau trái thanh long được nhập khẩu vào thị trường Mỹ, thì trái nhãn và chôm chôm rất có tiềm năng. Nắm bắt được cơ hội này, nước ta đang quy hoạch phát triển hai loại trái cây ngon này. Cụ thể, tỉnh Tiền Giang, một trong những tỉnh nổi tiếng với nhiều loại trái cây ngon như xoài cát Hoà Lộc, quýt Cái Bè, sầu riêng Ngũ Hiệp, khóm Tân Phước, Vú sữa Lò Rèn, lúa sạch Mỹ Thành đã có nhiều chính sách đầu tư phát triển lĩnh vực này. Mỗi một loại trái ngon gắn liền với một địa danh của tỉnh như vú sữa lò rèn Vĩnh Kim, Quýt Cái Bè, xoài cát Hoà Lộc…Và thời Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 3 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An gian gần đây huyện Cai Lậy được nhắc đến kèm theo tên sản phẩm lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Trên đà phát triển đó, huyện đang chủ trương phát triển nhiều mặt hàng tiềm năng khác trong đó có cây nhãn và chôm chôm. Sau khi trao đổi với tiến sĩ Lê Hữu Hải - Trưởng phòng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn huyện Cai Lậy, ông cho biết: Nhãn và chôm chôm là hai mặt hàng có tiềm năng có thể xuất khẩu sang các nước Mỹ, Nhật… đây là những thị trường khó tính, chính vì thế để xuất sản phẩm vào các nước này, sản phẩm phải được sản xuất và kiểm tra theo một quy trình nghiêm ngặt. Chính vì thế, huyện đã chủ trương xây dựng vùng chuyên canh sản xuất sản phẩm sạch đạt tiêu chuẩn GlobalGAP. Nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, khí hậu nóng ẩm, rất thuận lợi để phát triển các loại cây ăn trái. Với đất phù sa màu mỡ được bồi đắp từ những nhánh của sông Cửu Long và hệ thống sông ngòi chằng chịt, Tiền Giang có khả năng phát triển lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt. Với điều kiện thuận lợi ở nước ta, không chỉ riêng Tiền Giang trồng được cây chôm chôm, cây này cũng sum xuê, trĩu quả ở những vùng đất khác như Long Khánh, Bến Tre… Tuy nhiên, dường như thiên nhiên đặc biệt ưu ái nơi đây; cũng đồng thời trồng một giống chôm chôm nhưng chôm chôm trồng ở đây chất lượng hơn những nơi khác. Cụ thể, chôm chôm khi bóc ra vỏ giòn hơn, ăn dễ tróc cùi hơn, vị ngọt hơn nơi khác. Sau khi khảo sát thực tế địa bàn huyện Cai Lậy thì trong 28 địa bàn hành chính của huyện chỉ có mỗi xã Tân Phong là có diện tích trồng chôm chôm nhiều, chất lượng ngon. Từ đó, huyện đã chủ trương thành lập hợp tác xã sản xuất chôm chôm GlobalGAP tại nơi đây, đưa cây chôm chôm vào quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn. Từ đó, tạo “giấy thông hành” mang loại trái cây ngon, bổ dưỡng này đến tay người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là các thị trường khó tính như Mỹ, Nhật.... Và để hiểu rõ hơn về cây chôm chôm, tình hình sản xuất của người dân cũng như những lợi ích mà nó mang lại cho người dân như thế nào? Tôi thực hiện đề tài: “Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Qua đây tôi có thể hiểu rõ hơn những vấn đề nêu trên, đồng thời từ những nghiên cứu của mình tôi hi vọng giúp cho huyện nhà có những chủ trương sát thực, phù hợp với thực tế sản xuất và đáp ứng được mong mỏi của người nông dân suốt ngày “bán mặt cho đất, bán Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 4 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An lưng cho trời”; giúp nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống của hộ dân sản xuất chôm chôm. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích thực trạng và hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của cây chôm chôm. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (1) Phân tích thực trạng sản xuất chôm chôm của xã. (2) Phân tích hiệu quả sản xuất cây chôm chôm. (3) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất chôm chôm. (4) Phân tích khái quát tình hình tiêu thụ chôm chôm. (5) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cây chôm chôm. 1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (1) Thực trạng sản xuất chôm chôm trên địa bàn nghiên cứu ra sao? (2) Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ ra sao? (3) Giải pháp nào để hoàn thiện hiệu quả sản xuất sản phẩm chôm chôm phù hợp với thực tiễn? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phạm vi về không gian Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất chôm chôm tại Xã Tân Phong. Theo kế hoạch của huyện sẽ tập trung trồng chôm chôm chuyên canh tại Xã này và định hướng bà con nơi đây tham gia hợp tác xã nông nghiệp, nhằm tìm đầu ra ổn định cho cây chôm chôm nơi đây. 1.4.2. Phạm vi về thời gian - Thông tin thu thập trong đề tài để làm luận văn từ 2007- 2008. - Thời gian thực hiện đề tài từ 2/2/2009 đến 25/4/2009. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 5 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 1.4.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu Vì thời gian thực tập không nhiều và kiến thức tích luỹ được chỉ dừng lại ở mức lý luận từ ghế nhà trường, mà kiến thức thực tế thì vô cùng vô tận, chính vì thế trong đề tài tôi tập trung nghiên cứu những vấn đề sau: - Phân tích tình hình sản xuất và các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất của nông hộ - Phân tích lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ trồng chôm chôm. 1.4.4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu lợi ích kinh tế của người dân thu được từ việc sản xuất chôm chôm. Hộ trồng chôm chôm tại địa bàn xã. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU Cây chôm chôm là một loại cây trồng đã xuất hiện từ lâu đời và khá phổ biến tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Đây được xem là loại cây có rất tiềm năng phát triển tại nhiều vùng ở khu vực ĐBSCL vì phù hợp với điều kiện tự nhiên, chất lượng trái ngon và hình dáng lạ mắt, thêm vào đó thị trường tiêu thụ rộng và phù hợp khẩu vị người tiêu dùng. Có nhiều nhà khoa học đã tìm hiểu về loại cây này như: Trần Văn Hâu (27/11/2007), “Điều khiển cho chôm chôm ra hoa rãi vụ”. Đề tài nghiên cứu về đặc điểm của cây chôm chôm, các giai đoạn phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của cây và cách xử lý chôm chôm ra hoa rãi vụ. Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích thống kê và mô tả, sau khi đã điều tra thực nghiệm tại địa bàn huyện Phong Điền – thành phố Cần Thơ và một số tỉnh khác như Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre…. Tiến Sĩ Trần Văn Hâu - giảng viên thuộc khoa nông nghiệp trường Đại học Cần Thơ đã đúc kết được một số kinh nghiệm về kỹ thuật trồng và cách thức xử lý chôm chôm ra hoa rãi vụ của bà con nông dân, kết hợp với hiểu biết của mình để đưa ra một kỹ thuật sản xuất khoa học, giúp chôm chôm cho trái rãi vụ. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 6 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Trương Thị Diễm Trinh (2008), “Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long”, luận văn tốt nghiệp khoá 30, khoa kinh tế và QTKD trường Đại học Cần Thơ. Với phương pháp phân tích thống kê mô tả, phương pháp phân tích hồi quy tương quan, phương pháp so sánh đề tài đã nêu bật được tình hình sản xuất và tiêu thụ bưởi tại huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đề tài phân tích yếu tố lợi nhuận của nông hộ trồng bưởi và các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ, bên cạnh đó, tác giả nêu lên được tình hình tiêu thụ và kênh phân phối bưởi tại địa bàn nghiên cứu. Từ cơ sở những nghiên cứu của các tác giả trước, tôi tiến hành tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang”. Trong đề tài của mình tôi tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất chôm chôm tại địa bàn xã Tân Phong và hiệu quả sản xuất của nông dân thông qua các phương pháp thống kê mô tả, hồi qui tương quan, các chỉ số và tỷ số tài chính. Đây là điểm mới chưa được nghiên cứu trong các đề tài trên. Bên cạnh việc phân tích sâu về tình hình sản xuất chôm chôm tôi có giới thiệu tổng quát về tình hình tiêu thụ chôm chôm tại địa bàn nghiên cứu. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 7 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về nông hộ 2.1.1.1. Khái niệm nông hộ Nông hộ là những hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp… hoặc kết hợp làm nhiều nghề, sử dụng lao động, tiền vốn của gia đình là chủ yếu để sản xuất kinh doanh. Nông hộ tiến hành sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp để phục vụ cuộc sống và được gọi là kinh tế hộ gia đình. 2.1.1.2. Đặc trưng của nông hộ Đặc trưng bao trùm của kinh tế nông hộ là các thành viên trong nông hộ làm việc một cách tự chủ, tự nguyện vì lợi ích kinh tế của bản thân và gia đình mình, đây là nền kinh tế sản xuất nhỏ, mang tính tự túc, tự cấp, hoặc sản xuất hàng hóa với năng suất lao động còn thấp, nhưng kinh tế nông hộ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp ở nước ta. a) Hình thức quản lý Phần lớn các hộ do mỗi gia đình trực tiếp quản lý. Người chủ hộ đồng thời là chủ gia đình cùng tham gia lao động, cùng sản xuất kinh doanh với các thành viên trong gia đình. Ở đây mỗi nông hộ là một chủ thể kinh tế. Ngoài ra, các nông hộ có thể kết hợp với kinh tế hợp tác xã để tiến hành sản xuất kinh doanh. Nông hộ thực hiện các khâu sản xuất, còn hợp tác xã thực hiện các khâu dịch vụ đầu ra, đầu vào. Nông hộ và hợp tác xã là 2 chủ thể kinh tế. b) Ruộng đất - Về sỡ hữu ruộng đất: ruộng đất thuộc sở hữu của Nhà nước và các hộ được giao sử dụng đất ổn định, lâu dài. Và các nông hộ phải nộp thuế cho Nhà nước. - Về quy mô ruộng đất: ở nước ta bình quân/nông hộ khoảng 0,59ha. Ở một số vùng có nhiều ruộng đất như ở miền Nam, một số vùng kinh tế mới quy mô ruộng đất bình quân/ hộ khoảng 1– 3ha. Nhìn chung ruộng đất ở các nông hộ bị Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 8 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An phân tán thành nhiều mảnh. Nhà nước hạn mức đất nông nghiệp cho mỗi hộ gia đình, đối với cây hàng năm không quá 3ha, đối với cây lâu năm không quá 10ha. c) Cơ cấu sản xuất Tùy theo điều kiện tự nhiên, kinh tế của từng vùng và từng hộ nông dân mà các nông hộ có cơ cấu sản xuất khác nhau. Cơ cấu sản xuất của nông hộ mang tính chất đặc trưng, đa dạng; có hộ mang tính chất độc canh, nặng về cây lương thực chủ yếu là cây lúa; có hộ ngoài cây lương thực còn trồng một số loại rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp; có hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi vừa có ngành nghề… d) Vốn và tài sản - Về vốn: Các nông hộ thường có một số vốn tự có để phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống. Tùy theo điều kiện và quy mô mà số vốn của các hộ khác nhau. Nhưng nhìn chung, các nông hộ thường thiếu vốn để sản xuất hoặc mở rộng sản xuất với mức độ khác nhau. - Về tài sản: Nhìn chung các hộ đã trang bị được những nông cụ thông thường. e) Lao động Lao động sản xuất của hộ chủ yếu là do các thành viên trong gia đình làm. Một số hộ giàu có nhiều đất đai, nhiều ngành nghề thì có thuê mướn thêm lao động ngoài. 2.1.2. Lý thuyết về hiệu quả sản xuất Trong kinh tế học tân cổ điển, hiệu quả ngụ ý sử dụng tối ưu kinh tế, tập hợp các nguồn lực để đạt được mức phúc lợi vật chất cao nhất cho người tiêu dùng của xã hội nói chung theo một tập hợp giá nguồn nhân lực và giá trị thị trường đầu ra nhất định. Trên đây là khái niệm về hiệu quả, thế hiệu quả sản xuất là gì? Nhà sản xuất thường phải đối mặt với các giới hạn trong việc sử dụng nguồn lực sản xuất. Do đó, họ cần phải xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các hoạt động cần thực hiện dựa vào các nguồn lực đó sao cho đạt kết quả cao nhất. Để đạt được hiệu quả thì nhà sản xuất phải biết cách sử dụng 3 yếu tố: Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 9 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An (1) Không sử dụng nguồn lực lãng phí; (2) Sản xuất với chi phí thấp nhất; (3) Sản xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Trong bất kỳ quá trình sản xuất nào khi tính đến hiệu quả sản xuất thì người sản xuất đề cập đến 3 nội dung: (1) Hiệu quả kinh tế. (2) Hiệu quả kỹ thuật. (3) Hiệu quả phân phối. 2.1.2.1. Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế được dùng như một tiêu chuẩn để xem xét các tài nguyên được thị trường phân phối như thế nào. [Theo từ điển thuật ngữ kinh tế học, trang 224 – NXB Từ điển Bách Khoa Hà Nội] Tiêu chí hiệu quả kinh tế thực ra là giá trị, có nghĩa là khi sự thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại. Hiệu quả kinh tế trong nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp. Trước hết là ruộng đất, đây là tư liệu sản xuất không thể thiếu, nó vừa là sản phẩm tự nhiên vừa là sản phẩm lao động. Đối tượng của sản xuất nông nghiệp là các cơ thể sống, chúng sinh trưởng, phát triển và diệt vong theo các quy luật sinh vật nhất định và chúng chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh (đất đai, thời tiết…). Con người chỉ tác động tạo ra các điều kiện thuận lợi để chúng phát triển tốt hơn theo các quy luật sinh vật, chứ không thể thay đổi chúng theo ý muốn chủ quan được. 2.1.2.2. Hiệu quả kỹ thuật Hiệu quả kỹ thuật đòi hỏi nhà sản xuất phải tạo ra một lượng sản phẩm nhất định xuất phát từ việc sử dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. [Kumbhaker and Lovell, 2000] 2.1.2.3. Hiệu quả phân phối Thể hiện mối quan hệ giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Có nghĩa là, nhà sản xuất phải cung cấp những sản phẩm và dịch vụ mà người tiêu dùng cần Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 10 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An hay nói cách khác các nguồn lực được phân phối sao cho lợi ích của người sử dụng nó đạt cao nhất. 2.1.3. Khái niệm các chỉ tiêu kinh tế và một số chỉ tiêu tài chính 2.1.3.1. Chi phí Chi phí sản xuất chôm chôm là tất cả những chi phí mà nông hộ đã bỏ ra để sản xuất chôm chôm. Cụ thể, có những loại chi phí: chi phí con giống, phân, thuốc, thuê nhân công, điện tưới tiêu, máy tưới tiêu và các khoản chi phí khác. 2.1.3.2. Thu nhập Thu nhập là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, tức là tổng số tiền mà các hộ trông chôm chôm nhận được khi bán trái. 2.1.3.3. Lợi nhuận Lợi nhuận là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng của hoạt động sản xuất chôm chôm. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận bao gồm nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Lợi nhuận chưa tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (chưa có lao động nhà). Lợi nhuận đã tính lao động nhà = Tổng doanh thu - Tổng chi phí (tính lao động nhà). Bên cạnh những chỉ tiêu trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế của hộ sản xuất, trong đề tài sử dụng một số chỉ tiêu sau: - Tỷ số giữa thu nhập và chi phí cho biết khi bỏ ra 1 đồng chi phí thu được bao nhiêu đồng thu nhập. - Tỷ số giữa lợi nhuận đã tính lao động nhà và thu nhập, cho ta biết trong một đồng thu nhập sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Sau khi trao đổi và được sự hướng dẫn của ông Lê Hữu Hải, Trưởng phòng Nông Nghiệp huyện Cai Lậy, tôi được biết huyện đang có kế hoạch phát triển cây chôm chôm nhằm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ mặt hàng chôm chôm. Và xã Tân Phong là cái nôi của loại trái cây ngon và giàu Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 11 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An tiềm năng này. Chính vì thế tôi đã chọn Cù Lao Tân Phong để tiến hành nghiên cứu. Xác định tổng thể: Xã Tân Phong bao gồm 7 ấp: Tân An, Tâm Luông A, Tân Luông B, Tân Bường A, Tân Bường B, Tân Thái, Tân Thiện. Trong số đó: - Tổng thể: tất cả những hộ gia đình trồng chôm chôm tại xã. - Đơn vị lấy mẫu: hộ sản xuất đã thu hoạch chôm chôm từ 2 năm trở lên. - Phạm vi lấy mẫu: Những hộ nông dân thường trú tại địa bàn xã. - Thu thập thông tin trong thời gian: năm 2008. - Số mẫu: 50 mẫu. 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu Trong đề tài tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, để tiến hành chọn mẫu và thu thập số liệu. Cụ thể như sau: Căn cứ vào tiêu thức vùng dân cư, tôi tiến hành phân nhỏ tổng thể nghiên cứu ra làm 7 nhóm nhỏ. Xã Tân Phong về mặt hành chánh bao gồm 7 ấp, mỗi ấp có số lượng hộ sản xuất và diện tích trồng khác nhau; để kết quả điều tra chính xác hơn tôi chia nhỏ tổng thể, mỗi ấp như một tổng thể riêng lẻ. Sau đó, tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên theo đơn vị mỗi ấp, rồi kết hợp kết quả với nhau. Do có sự khác biệt về số lượng hộ sản xuất của mỗi ấp nên tôi áp dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên không theo tỷ lệ với kích thước của mỗi nhóm phân tầng. Do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế nên tôi tiến hành phỏng vấn thử với số mẫu nhỏ trước. Những thông tin thu thập được khi phỏng vấn thử, được phân tích trước khi tiến hành cuộc điều tra chính thức. Sau khi phỏng vấn thử, tôi tiến hành điều chỉnh bảng câu hỏi trước khi tiến hành phỏng vấn, đồng thời ước lượng tỷ lệ không trả lời trước khi điều tra chính thức. Từ đó, đưa ra những điều chỉnh cần thiết nhằm nâng cao độ chính xác cho những thông tin thu thập. 2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp Thu thập số liệu từ sách, báo, đài phát thanh, tạp chí, internet, các báo cáo của UBND huyện, xã và các bài nghiên cứu có liên quan, bên cạnh việc tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm trong việc sản xuất chôm chôm. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 12 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 2.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp Số liệu sơ cấp có thể thu thập bằng 4 cách: quan sát, nhóm tập trung, điều tra và thực nghiệm. Trong đề tài nghiên cứu của mình tôi sử dụng phương pháp điều tra. Để thu thập số liệu sơ cấp tôi tiến hành thiết kế bảng câu hỏi và phỏng vấn trực tiếp người nông dân sản xuất tại nhà. Sau khi kết thúc bài phỏng vấn tại nhà thứ nhất tôi sẻ hỏi người dân về những hộ trồng chôm chôm xung quanh, để dễ dàng trong việc lấy mẫu và tiết kiệm thời gian và vật chất. Trong quá trình thiết kế bảng câu hỏi, tôi chia làm 2 loại câu hỏi: câu hỏi có sẵn câu trả lời và câu hỏi để ngõ. Những câu hỏi có trả lời sẵn là những câu hỏi có kèm theo những phương án trả lời có thể có và người được hỏi chỉ cần lựa chọn một trong những câu hỏi có trả lời sẵn. Câu hỏi để ngỏ là những câu hỏi để cho người được hỏi trả lời bằng những lời lẽ của mình. Để tạo thuận lợi cho đáp viên và tăng độ chính xác cho thông tin tôi kết hợp cả 2 dạng câu hỏi này với nhau. Phương pháp tiếp xúc: Phỏng vấn trực tiếp. 2.2.4. Phương pháp xử lý số liệu Đề tài sử dụng các hàm trong phần mềm Excel và phần mềm SPSS để xử lý số liệu sơ cấp thu thập được thông qua các phương pháp thống kê và hàm lợi nhuận để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của người dân. - Thống kê mô tả và phương pháp tần số: sử dụng trong nghiên cứu nhằm phân tích thực trạng của việc trồng chôm chôm trong năm 2008 ở địa phương. - Phương pháp phân tích hồi qui tương quan nhiều chiều để phân tích mối tương quan giữa chi phí và lợi nhuận của việc trồng chôm chôm, đồng thời phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất. - Việc thiết lập hàm lợi nhuận được thiết lập trên cơ sở hàm hồi qui tuyến tính. Mục đích của hàm thu nhập là nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Từ đó, biết được các nhân tố nào làm tăng hay giảm lợi nhuận để có thể phát huy những yếu tố tích cực, đồng thời khắc phục những yếu tố tiêu cực nhằm nâng cao hiệu quả việc sản xuất chôm chôm. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 13 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Phương trình hồi qui có dạng: Y = α0 + α1X1 + α2X2 + ….+ αkXk. Trong đó: Y: Lợi nhuận (Biến phụ thuộc) Xi: Các biến độc lập (i = 1, 2,…,k), bao gồm: - Chi phí cây con - Chi phí phân, thuốc - Chi phí thuê lao động - Chi phí lao động nhà - Nhiên liệu - Vận chuyển - Chi phí khác Giả thuyết: H0: αi = 0 hay các biến độc lập (X) không tác động đến biến phụ thuộc (Y). H1: Có ít nhất 1 tham số αi ≠ 0 hay có ít nhất 1 biến độc lập X tác động đến biến phụ thuộc Y. => Bác bỏ giả thuyết H0 ở bất kỳ mức ý nghĩa α > Sig (F). Từ bảng kết quả phân tích ANOVA ta có thể giải thích các hệ số: - Hệ số xác định (R2): Cho biết mức độ biến động của biến phụ thuộc Y được giải thích bởi các biến độc lập(Xi). Hay % biến động của Y được giải thích bởi Xi. - Mức ý nghĩa (α): Dùng để kiểm tra mức ý nghĩa của các biến độc lập. - Giá trị Sig (F): (Mức ý nghĩa của phương trình hồi qui) Giá trị này cho ta kết luận ngay mô hình hồi qui có ý nghĩa hay không khi nó nhỏ hơn mức ý nghĩa α. Sig (F) càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Sử dụng phần mềm SPSS để phân tích các số liệu thu thập được nhằm ước lượng các mối quan hệ, hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất cũng như lợi nhuận từ cây chôm chôm. Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình sản xuất chôm chôm. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 14 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU Tiền Giang nằm trong tọa độ 105°50’–106°45’ Đông và 10°35’-10°12’ Bắc. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh, phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp, phía Nam giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long, phía Đông giáp Biển Đông. Đây là đầu mối quan trọng nối các tỉnh miền Tây với trung tâm công nghiệp lớn TPHCM, thuận lợi để phát triển công nghiệp. Không chỉ thế, với điều kiện tự nhiên đất đai màu mỡ, hệ thống kênh rạch chằng chịt rất thuận lợi phát triển ngành nông nghiệp. 3.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA HUYỆN CAI LẬY 3.1.1. Vị trí địa lý Tiền Giang nằm trải dọc trên bờ bắc sông Tiền với chiều dài trên 120km, được chia thành: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 8 huyện: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Cái Bè, Cai Lậy, Châu Thành, Tân Phước, Tân Phú Đông. Nằm trên các trục đường giao thông chiến lược như Quốc lộ 1A, đường tỉnh 864; 865; 868 và sông Tiền; huyện Cai Lậy là địa bàn có một vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; là cửa ngõ giao lưu kinh tế - văn hóa với các tỉnh khu vực miền Tây và Đồng Tháp Mười. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính xã - thị trấn, với tổng diện tích 436 km2. Nguồn: [10] - Bắc giáp huyện Tân Phước và tỉnh Long An. - Nam giáp huyện Long Hồ của Vĩnh Long lấy sông Tiền làm ranh giới. - Tây giáp huyện Cái Bè. - Đông giáp huyện Châu Thành của Bến Tre ngăn cách bởi sông Tiền. 3.1.2. Địa hình, đất đai Địa hình tương đối bằng phẳng, với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 - 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m. Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1,0 m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ) và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Lonh Định). Do Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 15 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước đến 1,1 m. Nguồn: [10] Phía Nam được bao bọc với cụm cù lao Tân Phong, Ngũ Hiệp với hệ thống kênh rạch, chằng chịt thuận lợi cho giao thông vận tải đường thuỷ thông thương với những khu vực giáp ranh. Huyện Cai Lậy có tổng diện tích 41.127 ha, trong đó cơ cấu đất gồm có (kèm theo một số xã tiêu biểu): Đất phù sa ở các Xã: Tân Phong, Ngũ Hiệp, Cái Bè, Mỹ Long, Hiệp Đức… Đất phèn: Phú Cường, Mỹ Phước Tây, Thạnh Lộc… Đất cát giồng: Nhị Quý, Tân Hội, Nhị Mỹ… 3.1.3. Thời tiết - Khí hậu Khí hậu mang tính chất nội chí tuyến - cận xích đạo và khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ bình quân cao và nóng quanh năm. Nhiệt độ bình quân trong năm là 27 - 27,9 0C. Có 2 mùa: Mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11(thường có hạn Bà chằng vào tháng 7, tháng 8). Gió : có 2 hướng chính là Đông Bắc (mùa khô) và Tây Nam (mùa mưa); tốc độ trung bình 2,5 – 6 m/s. Nguồn: [10] 3.2. TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI 3.2.1. Tình hình kinh tế Nền kinh tế tiếp tục phát triển, GDP tăng bình quân 9,04%/năm. Cơ cấu kinh tế trong GDP có sự chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Cụ thể, tỷ trọng khu vực I (Nông nghiệp) giảm từ 61,09% xuống còn 55,76%; khu vực II (Công nghiệp) tăng từ 6,84% lên 11,02%; khu vực III (Thương mại - dịch vụ) tăng từ 32,07% lên 33,22%. Thu nhập bình quân đầu người đến nay đạt 6,809 triệu đồng/năm, tăng gần 2 lần so năm 2000. Nguồn: [10] Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 16 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 7 0 6 1 . 0 9 6 0 5 5 . 7 6 5 0 4 0 % 3 0 2 0 1 0 6 . 8 4 1 1 . 0 2 3 2 . 0 73 3 . 2 2 2 0 0 7 2 0 0 8 0 1 2 3 K h u v ự c (Nguồn: Nguyễn Thành Minh, huyện Cai Lậy) Biểu đồ 1: Tình hình thay đổi cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007 - 2008 3.2.1.1. Nông nghiệp Cai Lậy là huyện trọng điểm về lúa và cây ăn trái của tỉnh Tiền Giang, xác định sản xuất nông nghiệp là thế mạnh của huyện, do vậy trong thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nông nghiệp luôn được quan tâm đầu tư và có bước đi vững chắc, góp phần đưa nông nghiệp, nông thôn phát triển đúng hướng. Cụ thể, nông dân Cai Lậy đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa những cánh đồng lúa từ một vụ lên hai, ba vụ mỗi năm, chuyển những thửa ruộng trồng lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái, cây màu và nuôi trồng thuỷ sản mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay toàn huyện có hơn 70% diện tích trồng lúa được nông dân áp dụng chương trình 3 giảm, 3 tăng và 170 ha sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn. Trên cơ sở các chương trình và dự án vừa nêu, để đáp ứng nhu cầu của dự án và hoạt động bao tiêu sản phẩm cho xã viên, HTX Mỹ Thành, xã Mỹ Thành Nam được thành lập và đi vào hoạt động ổn định. Và đầu năm 2009 HTX đã đăng ký thương hiệu hàng hóa lúa an toàn để ổn định đầu ra cho người sản xuất. - Vùng kinh tế vườn tập trung ở các xã cặp Sông Tiền và đang phát triển ở các xã Nam lộ (Phú An, Bình Phú, Tân Phong, Hiệp Đức…). Huyện Cai Lậy đã đưa vào hoạt động Trung tâm Nông sản Phú Cường và chợ đầu mối kinh doanh trái cây Long Trung, nhằm giải quyết đầu ra những sản phẩm của nông dân ở phía Bắc cũng như ở phía Nam quốc lộ 1. - Kinh tế thuỷ sản đang phát triển ở bốn lĩnh vực: Khai thác, nuôi trồng, sản xuất cá giống và dịch vụ. Nguồn: [10] Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 17 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 3.2.1.2. Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp Hiện nay trên địa bàn huyện có 852 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Công nghiệp – TTCN tiếp tục phát triển, về số lượng cơ sở công nghiệp tăng 26% so năm 2000. Tổng giá trị sản xuất chiếm 19,33% trong cơ cấu nền kinh tế, tăng bình quân 17,93%/năm. Về phát triển làng nghề: hiện nay huyện đã được UBND tỉnh công nhận Làng nghề Đan lát Tân Phong tại ấp Tân Phong, xã Tân Hội (theo quyết định số 4.860/QĐ.UB ngày 01/12/2003) với 134 hộ tham gia, thu hút gần 300 lao động tại địa phương, sản xuất các sản phẩm tre trúc và gia công các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu. Nguồn: [10] 3.2.1.3. Thương mại dịch vụ Toàn huyện có 24/28 xã - thị trấn có chợ (4 xã chưa có chợ là Nhị Mỹ, Thanh Hòa, Phú Cường, Mỹ Thành Bắc). Ngành thương mại và dịch vụ có 4.045 cơ sở (thương mại 2.766; khách sạn, nhà hàng quán ăn 782 ; dịch vụ 497 cơ sở). Thương mại - dịch vụ phát triển nhanh trong những năm gần đây, tổng giá trị sản xuất chiếm 33,22% trong cơ cấu nền kinh tế, tăng bình quân 10,88%/năm. Nguồn: [10] 3.2.1.4. Cơ sở hạ tầng Hệ thống cơ sở hạ tầng, phục vụ sản xuất và cải thiện đời sống nhân dân trong các năm qua được đầu tư tích cực. Thành quả quan trọng trong lĩnh vực này là việc đầu tư 96,428 tỷ đồng nâng cấp và xây dựng mới 57 tuyến đê bao, 3 cụm và 16 tuyến dân cư bảo vệ toàn bộ diện tích sản xuất lúa... có được cuộc sống an toàn trong mùa lũ. Điều này đã giúp cho sản xuất nông nghiệp ngày càng phát triển bền vững; bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Nguồn: [10] 3.2.2. Tình hình văn hoá – xã hội 3.2.2.1. Nguồn nhân lực Tổng dân số toàn huyện là 324.264 người. Dân số tham gia lao động 203.973 người, trong đó dân số làm việc trong các thành phần kinh tế chiếm 89,11% nguồn lao động (khu vực I chiếm 78,68%; khu vực II chiếm 2,95%; khu vực III chiếm 12,78%). Nguồn: [10] Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 18 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An % 78,68 80 70 60 50 40 30 2,05 20 10 0 12,70 Khu vực 1 Khu vực 2 Khu vực 3 (Nguồn: Nguyễn Thành Minh, huyện Cai Lậy) Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn nhân lực trong các khu vực kinh tế năm 2008 3.2.2.2. Văn hoá thông tin Văn hoá thông tin đã tổ chức tốt các loại hình văn hoá, nghệ thuật, thông tin, tuyên truyền với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, thu hút đông đảo công chúng tham gia, phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị địa phương, các ngày lễ, kỷ niệm và những sự kiện quan trọng của đất nước. Nguồn: [4] 3.2.2.3. Giáo dục – Đào tạo Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học và sửa chữa, nâng cấp các phòng học bị hư hỏng, xuống cấp phục vụ việc dạy và học. Nhìn chung, ngành giáo dục đã thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Nguồn: [4] 3.2.2.4. Y tế Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng khám, điều trị bệnh ở các tuyến; triển khai thực hiện tốt các chương trình mục tiêu y tế quốc gia; thường xuyên tuyên truyền các biện pháp vệ sinh phòng bệnh và theo dõi, ngăn chặn, phòng trị kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh nhất là bệnh sốt xuất huyết. Nguồn: [4] 3.3. TỔNG QUAN VỀ CÂY CHÔM CHÔM Chôm chôm có tên khoa học là Nephelium lappaceum L. có vị ngọt, cung cấp nhiều đường và các loại vitamin. 3.3.1. Đặc điểm thực vật học 3.3.1.1. Thân Trong điều kiện bình thường cây cao khoảng 12 m – 25 m. Tán rộng khoảng 2/3 chiều cao, hình dạng tán thay đổi tùy theo giống. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 19 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 3.3.1.2. Lá Lá thuộc dạng lá kép, dài từ 7 – 30 cm. Mỗi lá có 2 - 4 cặp lá chét, xếp xen kẽ hoặc hơi đối diện trên trục. Lá chét dài 5 – 20 cm, rộng 3 -10 cm. 3.3.1.3. Hoa Mỗi chùm có từ 50 - 1.700 hoa tùy giống. Hoa lưỡng tính có 2 loại, một số có chức năng như hoa đực và một số có chức năng như hoa cái. Hoa có 5 - 8 nhị đực, bao phấn thì nhỏ và bất thụ. Có giống chỉ cho toàn hoa lưỡng tính cái trội trong mùa hoa nở, có giống cho cả 2 loại trên cùng một chùm hoa. Tuy nhiên, thường có trên 90% hoa lưỡng tính cái trội trên mỗi chùm hoa. 3.3.2. Đặc điểm sinh lý sinh thái 3.3.2.1. Thời tiết khí hậu a) Nhiệt độ Thích hợp cho cây phát triển từ trên 22 0C – 30 0C. b) Ánh sáng Chôm chôm là cây ưa ánh sáng trực xạ, ánh sáng ảnh hưởng đến màu sắc vỏ trái, vì chất Anthocyanies tạo màu đỏ của vỏ mẫn cảm với cường độ ánh sáng. Đối với chôm chôm những trái nằm ngoài tán có màu đẹp hơn những trái bên trong. Do vậy, ánh sáng đối với chôm chôm rất quan trọng c) Nước Cây cần nước giai đoạn cây con và lúc trái đang phát triển. Do đó, nếu thiếu nước, tỉ lệ đậu trái thường kém và chất lượng trái có thể giảm. d) Ẩm độ Ảnh hưởng đến gai trái, thường mỗi trái có khoảng 400 gai. Do đó, nếu không khí khô, gió nhiều vào giai đoạn trái đang phát triển sẽ làm gai trái bị thiếu nước, khô nhanh. e) Gió Trong điều kiện ẩm độ không khí thấp, gió nhiều, ngọn lá dễ bị khô. Do đó, chú ý trồng cây chắn gió khi thiết kế vườn. 3.3.2.2. Đất đai Chôm chôm thích hợp đất đồng bằng, tầng canh tác dày, giàu dinh dưỡng. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 20 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 3.3.3. Giống Các giống chôm chôm hiện nay được trồng nhiều và có nhiều triển vọng trên thị trường là: chôm chôm nhãn, chôm chôm Java, chôm chôm thái. 3.3.3.1. Chôm chôm Java Có nguồn gốc từ Indonesia, gồm 2 loại: gai ngắn và gai dài. Loại gai ngắn trái to, trồng phổ biến ở Đồng Nai và các tỉnh Miền Tây, màu vỏ đỏ, ngọt, nhiều nước, tróc. Loại gai dài có màu đỏ lợt, trái hơi dẹp, phẩm chất kém hơn. 3.3.3.2. Chôm chôm nhãn (chôm chôm cóc) Là giống chôm chôm chất lượng rất ngon, mùi thơm đặc trưng, bảo quản lâu hơn các giống khác. Đây là giống mới được chú ý trong thời gian gần đây, do có phẩm chất ngon, thị trường trong nước ưa chộng, giá bán cao hơn giống chôm chôm Java. Giống có đặc điểm phân cành ngắn hơn với giống chôm chôm Java, lá có kích thước nhỏ và màu xanh nhạt. Thời gian ra hoa và thu hoạch gần tương tự như giống Java, nhưng có thể kéo dài hơn do cây ra hoa ít đồng loạt. Đặc điểm dễ phân biệt của giống này là quả có kích thước trung bình, trọng lượng quả từ 20 – 23 g, vỏ quả màu vàng lúc vừa chín, màu vàng đỏ lúc chín, râu ngắn, vỏ dày, vỏ quả có rãnh dọc kéo dài từ đỉnh đến đáy quả, giống như 2 nửa vỏ quả ráp lại, nên còn được gọi là “chôm chôm quả ráp”, phẩm chất quả ngon, tróc rất tốt, thịt quả ráo, chắc, dòn, vị ngọt. 3.3.3.3. Chôm chôm Rongrien (Rông Riêng) Là giống chôm chôm ngon, năng suất cao, cơm dầy, tróc mày, hạt bé, thơm, ngọt. Du nhập và trồng ở nước ta từ năm 1996. Về hình thái lá, phân biệt với chôm chôm ta là khoảng giữa các gân phụ trên phiến lá hơi nhô lên, màu lá gần giống chôm chôm Java; năng suất trung bình là 30 - 40 kg/cây/năm (cây trên 4 tuổi) nếu thâm canh tốt. Trọng lượng trái 32 – 34 g, cơm rất dày 8 - 9,5 mm, tỉ lệ thịt trên 50 % (chôm chôm Java 36 - 49 %). Độ Brix 22 - 23 % (chôm chôm nhãn 21 - 24%). Từ những đặc điểm trên ta có thể tóm tắt ở bảng sau: Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 20 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Bảng 1: MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ GIỐNG CHÔM CHÔM Giống Đặc điểm Chôm chôm Java Chôm chôm Nhãn Chôm chôm Thái Kiểu nhân giống Ghép Ghép Ghép Tuổi vườn trung bình 15 - 20 8 - 15 6 - 12 Năng suất trung bình (kg/cây/năm) 300 - 400 200 - 300 320 - 420 Thời gian ra hoa Tháng 11 – 3 Tháng 11 – 5 Tháng 11– 4 Trọng lượng quả (g) 32 - 34 20 - 23 32 – 34 Màu khi chín Đỏ vàng, sậm Vàng, vàng đỏ Đỏ xanh, sậm Độ dày thịt (mm) 7,0 - 7,9 6,0 - 8,5 8,5 – 9,0 Tróc thịt Tốt Rất tốt Rất tốt Cấu trúc thịt Ráo, chắc Ráo, rất dòn Ráo, dòn, chắc Tỷ lệ thịt (%) 36 - 49 32 - 45 Trên 50 Độ Brix (%) 19 - 22 21 - 24 22 - 23 Mùi vị Ngon, ngọt Rất ngon ngọt, thơm Ngon, rất ngọt Độ dài râu trái (mm) 5,0 – 7,0 1,5 – 3,0 6,5 – 10,0 (Nguồn: một vài đặc điểm của sầu riêng chôm chôm và nhãn, 2007) 3.3.4. Qui trình trồng 3.3.4.1. Thiết kế vườn trồng: Thiết kế vườn chôm chôm phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Thoát nước tốt trong mùa mưa. - Hạn chế và ngăn chặn các sâu bệnh hại xâm nhiễm từ bên ngoài. - Chống xói mòn để giữ độ phì cho đất. - Đảm bảo vườn thông thoáng, hạn chế sâu bệnh gây hại. 3.3.4.2. Thời vụ Trồng đầu mùa mưa là tốt nhất vì cây con cần nhiều nước giai đoạn đầu. 3.3.4.3. Cách trồng Đào hố 60 cm x 60 cm x 60 cm, bón lót (10 - 20 kg phân chuồng hoai + 300g superlân)/hố. Khoảng cách trồng: Chôm chôm thường trồng kiểu hình vuông hay hình nanh sấu, với khoảng cách 8 m x 8 m hay 6 m x 6 m. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 21 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 3.3.4.4. Bón phân Các nghiên cứu cho thấy chôm chôm cần kali và đạm. Thiếu kali dễ làm cháy chóp lá (nhất là ở các phần nằm ngoài trảng). a) Liều lượng phân bón khuyến cáo cho cây chôm chôm Bảng 2: LIỀU LƯỢNG PHÂN KHUYẾN CÁO CHO CHÔM CHÔM ĐVT: kg/ha Loại phân Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm KD HC Vi sinh 1.000 1.000 1.000 1.000 Vôi bột 500 500 500 500 Ure 38 75 125 521 Lân Super 125 250 350 1.411 Kali clorua 44 75 175 200 b) Cách bón (Nguồn: kỹ thuật trồng chôm chôm công nghệ cao) Phân bón của mỗi đợt được hòa tan vào bồn, sau đó mở nước của hệ thống tưới tiết kiệm nước để phân chảy theo đến từng gốc cây. 3.3.4.5. Tưới nước Giai đoạn cây con và khi cây ra hoa, trái, lưu ý tưới đủ nước. Sau đây là mô hình về hệ thống tưới nước được khuyến cáo. (Nguồn: kỹ thuật trồng chôm chôm công nghệ cao) Biểu đồ 3: Hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống trên cây ăn trái Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 22 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 3.3.4.6. Cắt tỉa Cây chôm chôm có tán dày, rộng, để giúp cành lá phân phối đều, cần tạo khung tán khi cây còn nhỏ (cao khoảng 80 – 100 cm). Cắt chừa lại 2 - 3 cành có gốc phân cành lớn từ thân chính. Nguồn: [8] 3.3.5. Tính thời vụ và giá trị kinh tế của cây chôm chôm Mùa vụ quả: mùa thu hoạch tự nhiên của một số trái cây tiêu biểu tại vùng đồng bằng sông Cửu Long Bảng 3 : MÙA THU HOẠCH TỰ NHIÊN MỘT SỐ CÂY ĂN TRÁI Tháng Loại quả 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Quýt x x x x x Thanh Long x x x x x x x Sầu riêng x x x x x x Chôm chôm x x x x x Nhãn x x x x x x Xoài x x x x Bưởi x x x x x x x Cam x x x x x x x: Mùa thu hoạch (Nguồn: [2, tr35, cây ăn quả nhiệt đới]) Tuy nhiên, do tác động của khoa học kỹ thuật với nhiều biện pháp kích thích ra hoa đã có nhiều loại quả cho trái nghịch mùa. [2, tr. 35] Dựa vào bảng trên ta thấy, chôm chôm cho trái tự nhiên từ tháng 5 – 9 (âm lịch). Tuy nhiên, nhờ vào tiến bộ khoa học kỹ thuật, người dân đã biết cách áp dụng các kỹ thuật xử lý để điều khiển sự ra hoa của trái chôm chôm. Hiện nay, ta thấy tại các chợ loại trái này được bày bán vào mọi thời gian trong năm. Nhưng có một nghịch lý đã tồn tại khá lâu trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nói chung và đối với cây chôm chôm nói riêng; đó chính là việc giá sản phẩm thường không cao khi vào vụ chính, hay “trúng mùa rớt giá”. Việc điều khiển sự ra hoa của chôm chôm bên cạnh đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì nó cũng khắc phục phần nào việc giá chôm chôm “rớt” thê thảm vào vụ chính (tháng 5 - 9). Việc xử lý cho cây chôm chôm ra hoa rải vụ không đơn giản, thêm vào đó là điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên thông thường sản lượng những vườn chôm chôm này không cao nhưng bù lại người trồng bán giá khá cao. Giá chôm chôm Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 23 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An lúc rộ theo mùa vụ tự nhiên dao động từ 1.500 – 3.000 đồng/kg đối với chôm chôm Java và 5.000 – 9.000 đồng/kg đối với chôm chôm nhãn; còn khi cho ra hoa rải vụ giá tương đối cao hơn, cụ thể trung bình từ 4.000 – 6.000 đồng/kg chôm chôm Java và 11.000 – 16.000 đồng/kg chôm chôm nhãn. Đặc biệt, vào những tháng cuối năm 2008, giá chôm chôm Java tăng đột biến lên 20.000 – 21.000 đồng/kg, do loại chôm chôm này có vị chua chua, không ngọt lắm, có mùi hương hấp dẫn, hợp với khẩu vị thực khách nước ngoài đặc biệt là Đức, Trung Quốc, Campuchia…. nên lượng đặt hàng tăng mạnh, giúp đẩy giá chôm chôm lên cao. Do vào khoảng thời gian này, lượng chôm chôm trên thị trường không nhiều nên để đáp ứng được số lượng đặt hàng các thương lái cạnh tranh nhau mua khiến cho giá chôm chôm đã cao nay lại cao hơn. Theo thông tin thu thập được từ 50 hộ sản xuất chôm chôm tại Xã Tân Phong, vào chính vụ, trung bình mỗi hộ dân thu nhập dao động từ 3.000.000 - 6.000.000 đồng/công; vụ nghịch thu nhập dao động trong khoảng 10.000.000 đến 15.000.000 đồng/công, cá biệt có những hộ xử lý rải vụ thành công, trúng mùa, thu nhập đạt trên 20.000.000 đồng/công. Tuy nhiên số lượng những hộ này không nhiều, nếu không muốn nói là rất hiếm. Đây là một vấn đề cần quan tâm của người dân và các cấp chính quyền nhằm nâng cao đời sống của người dân. Chôm chôm là một loại trái “quý”, nó không chỉ mang lại cuộc sống ấm no cho hộ trồng, mà còn có giá trị dinh dưỡng rất cao đối với thực khách. Bên cạnh những tác dụng nêu trên chôm chôm còn có nhiều công dụng khác như đóng hộp, dưỡng da, làm mức… Những hộ sản xuất chôm chôm không những ham học hỏi mà còn rất sáng tạo. Từ những trái chôm chôm bị hư, bị sâu, bị rầy bán không được hay bán giá thấp; họ tách lấy cơm rồi đem chế biến thành mức chôm chôm - một loại thức ăn rất ngon và bổ dưỡng, thời gian bảo quản cũng khá lâu 1,5 – 2 tháng (điều kiện nhiệt độ bình thường) từ 6 – 12 tháng nếu được bảo quản trong tủ lạnh. 3.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CHÔM CHÔM TẠI ĐỊA BÀN XÃ 3.4.1. Lịch sử hình thành cây chôm chôm ở địa bàn xã Tân Phong Cây chôm chôm xuất hiện trên địa bàn xã rất sớm từ cuối thập niên 60, đi suốt những năm tháng chiến tranh cây chôm chôm vẫn xanh tươi, vẫn tồn tại và phát triển mạnh mẽ. Tuy vậy, chôm chôm vẫn không thoát khỏi tình trạng chung Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 24 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An của các loại sản phẩm nông nghiệp: “trúng mùa, rớt giá”. Rất nhiều nhà vườn đã giàu lên nhờ cây chôm chôm, và cũng không ít người điêu đứng vì nó. Vào giữa thập niên 80 của thế kỷ 20, cây chôm chôm rớt giá thảm hại, khoảng 1.300 - 1.800 đồng/ kg. Sau đợt rớt giá diện tích chôm chôm giảm khá nhiều, thay vào đó diện tích nhãn tăng lên. Sau nhiều lần thay đổi cây trồng, tiếp sau nhãn là cây có múi; nhưng cũng không tồn tại lâu, hiện nay cây chôm chôm lại lên ngôi. Theo khảo sát giá thị trường trong thời gian cuối tháng 12/2008 âm lịch, giá chôm chôm Java bình quân khoảng 12.000 -18.000 đồng/kg; chôm chôm nhãn 18.000 – 20.000 đồng/kg. Để giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp của người dân nói chung và cho cây chôm chôm nói riêng, theo sự chỉ đạo của Huyện, xã đã hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái chất lượng cao với tổng diện tích 1.510 ha (trong đó sầu riêng 46 ha, chôm chôm 431 ha, nhãn 575 ha, măng cụt 11 ha, cây có múi 447 ha), được thể hiện rõ nét trong sơ đồ dưới đây: Cây có múi 30% Sầu riêng 3% Chôm chôm 29% M ăng cụt 1% N hãn 37% (Nguồn: [Trần Chí Công, chương trình hành động của xã, 2008) Biểu đồ 4: Tỷ trọng diện tích đất trồng cây ăn trái, 2008 3.4.2. Tổng quát các giống chôm chôm tại Xã Hiện nay, trên địa bàn xã có các giống như: chôm chôm Java, chôm chôm nhãn, chôm chôm thái; các giống này được được trồng tại xã vào nhiều thời điểm khác nhau. Trong tổng diện tích 431,1 ha chôm chôm, phần nhiều là chôm chôm trưởng thành (trên 5 năm) chiếm 58,01% (250,1 ha chủ yếu là chôm chôm java). Còn lại, diện tích trồng mới (dưới 5 năm) chiếm 41,99% (181 ha) trong đó chôm chôm nhãn chiếm ưu thế với 117,8 ha. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 25 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Bảng 4: TỶ TRỌNG CÁC LOẠI CHÔM CHÔM TẠI XÃ NĂM 2008 DIỆN TÍCH TRỒNG (Ha) * Thời gian trồng Dưới 5 năm tuổi Trên 5 năm tuổi Giống Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái Chôm chôm nhãn Chôm chôm java Chôm chôm thái Tổng Diện tích 117,8 23,6 39,6 71,8 159,8 18,5 - Tổng 181,0 250,1 431,1 *: 1 ha = 10.000m2 ( Nguồn: Hội nông dân xã Tân Phong, 2009) 3.4.3. Tình hình canh tác của người dân Theo thông tin từ ông Xa Ngọc Minh, Chủ Tịch hội làm vườn của xã, xã mở những buổi tập huấn cho người dân về cách canh tác và kỹ thuật xử lý chôm chôm ra hoa rải vụ để tránh trường hợp “trúng mùa, rớt giá”. Và có không ít hộ đã áp dụng thành công, cụ thể, ông Nguyễn Thành Lượm nhờ áp dụng đúng kỹ thuật, chăm sóc cây chôm chôm đúng cách đã tạo ra trái chôm chôm ngon, màu sắc tươi đẹp, đạt giải nhất trong cuộc thi trái cây ngon của huyện. Bên cạnh kỹ thuật canh tác của người nông dân thì điều kiện thổ nhưỡng cũng không kém phần quan trọng. Cù lao Tân Phong thuộc nhóm đất phù sa, với hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt thuận lợi cho việc tưới tiêu rất thích hợp trồng chôm chôm. Chính vì thế, Huyện đang có chủ trương phát triển vùng nguyên liệu, hình thành HTX tại nơi đây nhằm tạo ra nguồn cung và tìm đầu ra ổn định cho mặt hàng này. Bên cạnh đó, một việc không kém quan trọng không chỉ riêng cây chôm chôm mà bất cứ loại trái ngon nào muốn tiến xa đến tay người tiêu dùng trong và ngoài nước, đó là thương hiệu. Huyện hướng người dân sản xuất chôm chôm sạch theo tiêu chuẩn Gobal Gold. Đây là một loại giấy thông hành để chôm chôm có thể vươn ra xa. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 26 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM 4.1. THÔNG TIN VỀ HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM 4.1.1. Số lượng mẫu thu thập Mẫu số liệu dùng cho việc xử lý và phân tích được thu thập từ việc phỏng vấn trực tiếp hộ dân trồng chôm chôm tại xã Tân Phong, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Trên địa bàn huyện diện tích chôm chôm được trồng rải rác khắp các xã như Phú An, Hiệp Đức, Hội Xuân… nhưng diện tích lớn và tập trung nhất là tại Tân Phong. Chính vì thế nên việc lấy mẫu được thực hiện trên địa bàn xã, số liệu thu thập được mang tính đại diện cao. Số lượng mẫu tại mỗi ấp như sau: Bảng 5: SỐ LƯỢNG MẪU TẠI ĐỊA BÀN KHẢO SÁT STT Địa bàn khảo sát Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%) 1 Tân An 3 6 2 Tân Bường A 14 28 3 Tân Bường B 5 10 4 Tân Luông A 15 30 5 Tân Luông B 4 8 6 Tân Thái 5 10 7 Tân Thiện 4 8 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) C ơ c ấ u m ẫ u t h u t h ậ p T â n T h á i 1 0 % T â n L u ô n g B 8 % T â n T h iệ n 8 % T â n A n 6 % T â n B ư ờ n g A 2 8 % T â n L u ô n g A 3 0 % T â n B ư ờ n g B 1 0 % Biểu đồ 5: Cơ cấu mẫu thu thập Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 27 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Từ bảng số liệu trên ta thấy, trên địa bàn xã, ấp Tân Luông A là địa bàn có số lượng hộ trồng nhiều nhất với 15 hộ (chiếm 30%), đứng thứ 2 là ấp Tân Bường A 14 hộ (chiếm 28%)… và Tân An là ấp trồng ít nhất (chiếm 6%). Theo ý kiến của người dân tại ấp này thì đất nơi đây chứa nhiều cát, không thích hợp trồng chôm chôm vì chôm chôm dễ bị cháy lá, nên người dân chủ yếu trồng mặt hàng nhãn suồng cơm vàng. 4.1.2. Thông tin chung về nông hộ Bảng 6: THÔNG TIN CHUNG VỀ NÔNG HỘ SẢN XUẤT STT Chỉ tiêu ĐVT Bình quân 1 Độ tuổi bình quân Tuổi 49,70 2 Thời gian làm vườn Năm 23,58 3 Tỷ lệ chủ hộ sản xuất là nữ % 2,00 4 Tỷ lệ chủ hộ sản xuất là nam % 98,00 5 Thành viên gia đình Người 5,00 6 Thành viên tham gia chăm sóc vườn Người 3,00 7 Diện tích đất nông nghiệp Công (*) 6,83 8 Diện tích đất trồng chôm chôm Công 5,54 (*) 1 công = 1000m2 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Theo số liệu điều tra, người dân địa bàn xã canh tác chôm chôm có độ tuổi trung bình là 50, trong đó chủ hộ sản xuất là nam chiếm đa số (98%); thời gian trồng loại cây này khá lâu 24 năm. Mỗi gia đình bình quân 5 thành viên thì có 3 thành viên tham gia làm vườn, số còn lại đang đi học hay đã đi làm. Bình quân mỗi hộ sở hữu 6,83 công đất nông nghiệp trong đó diện tích trồng chôm chôm chiếm 5,54 công. 4.1.3. Trình độ văn hoá Bảng 7: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA NGƯỜI DÂN Trình độ học vấn Nông hộ Tỷ trọng (%) Mù chữ 2 4 Tiểu học 23 46 Trung học cơ sở 20 40 Trung học phổ thông 2 4 Trên trung học phổ thông 3 6 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 28 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An T rình đ ộ h ọ c v ấ n T rê n trung họ c p hổ thô ng 6 % M ù c hữ 4 % T rung họ c p hổ thô ng 4 % T rung họ c c ơ sở 4 0 % T iể u họ c 4 6 % Biểu đồ 6: Trình độ văn hoá của nông hộ Trình độ văn hoá của người dân tại địa bàn nghiên cứu tương đối thấp, chủ yếu là bậc tiểu học 46%, bậc trung học cơ sở chiếm 40%, trung học phổ thông và trên trung học phổ thông chiếm 10% (chủ yếu là những hộ làm việc trong các cơ quan hành chính xã, hay làm giáo viên); đặc biệt, điều đáng quan tâm là tỷ lệ mù chữ trên địa xã khá cao 4%. Trình độ học vấn của người dân ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển sản xuất, khả năng tiếp cận với khoa học kỹ thuật và tiếp thu những thông tin mới cũng như việc áp dụng kỹ thuật tiến tiến vào sản xuất. 4.1.4. Người quyết định loại cây trồng Bảng 8: CHỦ THỂ QUYẾT ĐỊNH LOẠI CÂY TRỒNG Chủ thể quyết định Nông hộ Tỷ trọng (%) Chủ hộ 36 72 Vợ chủ hộ 1 2 Con chủ hộ 13 26 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Việc quyết định nên trồng cây gì nuôi con gì để mang lại lợi nhuận cao trên diện tích đất của mình cũng không kém phần quan trọng. Thêm vào đó, trong gia đình người chồng thường là người trực tiếp thăm nôm, coi sóc vườn, thường trao đổi với những chủ vườn khác về kỹ thuật chăm sóc, sâu bệnh hại cây, thị trường, giá cả nông sản như thế nào… Chính vì thế, việc quyết định nên trồng loại cây gì, hình thức trồng ra sao… chủ yếu là chủ hộ chiếm 72%; con chủ hộ chiếm 26%, và vợ chủ hộ chiếm 2%. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 29 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 4.1.5. Thời gian tham gia sản xuất Bảng 9: THỜI GIAN THAM GIA SẢN XUẤT Thời gian sản xuất (năm) Nông hộ (hộ) Tỷ trọng (%) >= 15 9 18 16 – 20 14 28 21 – 25 9 18 26 – 30 9 18 31 – 35 6 12 36 – 40 3 6 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Như đã giới thiệu khái quát ở trên, cây chôm chôm đã xuất hiện và phát triển ở Tân Phong một thời gian dài, có một số hộ trồng trên 35 năm tuy nhiên số lượng này không nhiều chiếm khoảng 6%. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, tuổi vườn trung bình của chôm chôm kéo dài từ 15 – 20 năm, qua thời gian này cây chôm chôm sẽ bị chết từ từ, hộ sản xuất thường xuyên quan sát, thăm nôm vườn để kịp thời phát hiện những cây có dấu hiệu già cổi, nhiễm bệnh để điều trị hay kịp thời thay cây mới. Theo số liệu điều tra, các vườn chôm chôm ở Tân Phong đa số đang trong giai đoạn phát triển sung mãn, có tuổi vườn từ 16 – 20 năm chiếm 28%, còn lại, những vườn có tuổi nhỏ hơn hay được 15 năm, hay từ 21 – 25 năm và 26 – 30 năm đều chiếm 18%, 31 – 35 năm chiếm 12%. 4.1.6. Diện tích trồng Bảng 10: DIỆN TÍCH TRỒNG CÁC GIỐNG CHÔM CHÔM ĐVT: Công Giống Giá trị nhỏ nhất Giá trị lớn nhất Bình quân Chôm chôm nhãn 0,5 7,0 2,84 Chôm chôm java 1,0 8,0 3,63 Chôm chôm thái 1,0 3,0 1,89 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Trên địa bàn xã, diện tích trồng chôm chôm còn manh mún, nhỏ lẻ tuy có thâm niên trồng cây nhưng diện tích đất/hộ/giống không nhiều. Cụ thể, bình quân mỗi hộ trồng 2,84 công chôm chôm nhãn, 3,63 công chôm chôm java, 1,89 công chôm chôm thái. Đây là một vấn đề cần quan tâm, vì sắp tới Huyện có chủ trương thành lập HTX chôm chôm tại xã. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 30 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 4.1.7. Hình thức trồng Bảng 11: HÌNH THỨC TRỒNG CHÔM CHÔM CỦA NÔNG HỘ Hình thức Giống Nông hộ(hộ) Tỷ trọng (%) 5 10 Chôm chôm nhãn - mận 1 2 Chôm chôm java – thái - cây có múi 1 2 Trồng xen với cây khác Chôm chôm nhãn – thái- cây có múi 3 6 18 36 Chôm chôm nhãn 2 4 Chôm chôm java 15 30 Trồng một loại chôm chôm Chôm chôm thái 1 2 27 54 Chôm chôm nhãn – java 19 38 Chôm chôm nhãn – thái 1 2 Chôm chôm java – thái 1 2 Trồng nhiều loại chôm chôm Cả 3 giống 6 12 Tổng 50 100 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Về hình thức trồng, phần lớn người dân nơi đây theo hình thức trồng nhiều loại chôm chôm trên diện tích đất canh tác (chiếm 54%), có hiện tượng này do người dân muốn tránh nghịch lý “trúng mùa mất giá” trong nông nghiệp. Theo người dân nơi đây, khi trồng nhiều giống cùng một lúc tuy sản lượng có giảm sút chút ít so với những vườn chuyên canh một giống nhưng bù lại, khi loại này mất giá còn loại khác cao hơn, như vậy thu nhập của người dân ổn định hơn. Với cùng suy nghĩ như trên nhưng một số hộ lại thấy trồng cây khác chôm chôm sẽ cho thu nhập cao hơn nên họ trồng theo hình thức xen với cây ăn trái khác (chiếm 10%) như cây có múi, mận … 4.1.8. Thông tin về giống chôm chôm Bảng 12: NƠI MUA VÀ TỶ LỆ HAO HỤT CÂY GIỐNG Chỉ tiêu Nơi mua Hao hụt cây con tương ứng tại mỗi nơi mua khi trồng Tần số Tỷ trọng Tần số Tỷ trọng Cơ sở sản xuất uy tín 32 62 20 62,50 Mua từ người quen 5 10 4 80,00 Mua từ chủ vườn khác 13 26 11 84,62 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 31 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 4.1.8.1. Nơi mua và tỷ lệ hao hụt % 140 120 100 80 60 40 20 0 62,5 62 Tỷ lệ hao hụt tương ứng mỗ i nơi mua Nơi mua giống 84,62 80 10 26 Cơ sở sản xuất uy tín Mua từ người quen Mua từ chủ vườn khác Biểu đồ 7: Nơi mua và tỷ lệ hao hụt cây con tương ứng Người dân tại xã chủ yếu mua giống từ các cơ sở sản xuất giống có uy tín chiếm 64% (phần lớn các cơ sở này ở Cái Mơn, Huyện Chợ Lách, Tỉnh Bến Tre). Và tuy mua cây giống tại các cơ sở uy tín nhưng khi trồng thì không tránh khỏi tình trạng cây con bị chết do nhiều nguyên nhân. Tỷ lệ hao hụt khi mua cây giống tại nơi đây cũng khá cao chiếm 62,5%. Phần còn lại, mua từ các chủ vườn khác (chiếm 26%) hay từ những người quen biết tại địa phương(chiếm 10%). Tỷ lệ hao hụt cây giống khi mua từ chủ vườn khác hay từ những người quen biết tại địa phương rất cao, tỷ lệ lần lượt là 80% và 84,62%. Qua việc phân tích về tình hình chọn nơi mua cây giống và tỷ lệ hao hụt tại mỗi nơi, ta thấy rằng, việc mua cây giống ngoài các cơ sở sản xuất uy tín có mức rủi ro rất cao. Có thể mua con giống tại những nơi này giá mua có thấp hơn cơ sở uy tín nhưng chất lượng cây giống không ổn định, cây con bị chết trong quá trình trồng, dẫn đến thiệt hại cho nông hộ. Chính vì thế, nông hộ nên chọn mua cây con tại những nơi cơ sở sản xuất có uy tín, chất lượng đảm bảo. Đồng thời khi mua giống tại cơ sỏ uy tín, người dân còn được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc chôm chôm đúng cách, bên cạnh đó người dân còn được tiếp cận vơi những kỹ thuật mới những thông tin về giống mới phù hợp với thị hiếu thị trường. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 32 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 4.1.8.2. Nguyên nhân hao hụt Bảng 13: NGUYÊN NHÂN HAO HỤT CÂY GIỐNG KHI TRỒNG Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Sâu, bệnh 14 40,00 Giống yếu 29 82,86 Điều kiện tư nhiên không thuận lợi 3 8,57 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Qua việc thu thập thông tin từ nông hộ, trong tổng số 37 hộ (chiếm 74%) có cây con bị chết trong quá trình trồng thì nguyên nhân chủ yếu là do giống yếu (chiếm 82,86%), bên cạnh đó cây con bị chết do bị sâu bệnh tấn công cũng khá nhiều (chiêm 40%), phần trăm còn lại do điều kiện tự nhiên không thuận lợi để cây giống phát triển như thời tiết quá nóng hay vùng đất trồng quá ẩm ướt khiến rễ cây bị thối, dẫn đến tình trạng chết cây con. 4.1.8.3. Nguyên nhân chọn giống Bảng 14: NGUYÊN NHÂN CHỌN GIỐNG CHÔM CHÔM Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Chi phí thấp 33 66 Phẩm chất ngon 28 56 Giá cao 28 56 Ít sâu bệnh 26 52 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Đa số người dân nơi đây trồng chôm chôm vì cho rằng cây chôm chôm tốn ít chi phí và công chăm sóc (chiếm 66%). Một số khác thì nghĩ đây là loại trái cây ngon (chiếm 58%) sẽ bán được giá cao (chiếm 58%), đồng thời giống cây này ít bị sâu bệnh hại cây ( chiếm 52%). 4.1.9. Nguồn vốn sản xuất Bảng 15: NGUỒN VỐN SẢN XUẤT BỔ SUNG Chỉ tiêu Hình thức vay Nơi vay Tần số Tỷ trọng (%) Vay người thân 24 48,00 Vay ngân hàng 11 22,00 NH nông nghiệp 7 63,64 NH chính sách(*) 4 36,36 Vay hiệu phân 21 42,00 Trả gối đầu 17 34,00 Trả cuối mùa 4 8,00 (*) NH: Ngân hàng (Nguồn: số liêu điều tra, 2009) Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 33 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Nhìn chung, nguồn vốn sản xuất của nông hộ là nguồn vốn tự có,bên cạnh đó, một số hộ không đủ vốn sản xuất nên có thể hỏi mượn bạn bè, người thân (chiếm 48,00%), hay đi vay tại ngân hàng (22%), hoặc mua phân trả sau tại các hiệu phân (chiếm 42,00%). 50% 48% 42% 40% 30% 22% 20% 10% 0% Vay người thân Vay ngân hàng Vay hiệu phân Biểu đồ 8: Nguồn vốn sản xuất bổ sung 4.1.10. Cơ cấu thu nhập của nông hộ Hầu hết nông hộ dành phần lớn thời gian của họ vào hoạt động canh tác các loại cây trồng. Cho nên thu nhập của họ cũng xuất phát từ hoạt động chính này. Bên cạnh, họ cũng dành thời gian và các nguồn nhân lực khác như đất đai, vốn, lao động…để tham gia vào các hoạt động sản xuất khác như chăn nuôi, làm thuê, kinh doanh buôn bán… Thực tế khảo sát, ngoài nguồn thu nhập chính từ chôm chôm, người dân còn thu từ những hoạt động khác. Bảng 16: NGUỒN THU NHẬP BỔ SUNG CỦA NÔNG HỘ Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%) Buôn bán 9 18 Trồng cây khác 30 60 Chăn nuôi 6 12 Làm thuê 10 20 Nghề khác 10 20 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Từ bảng số liệu thu thập ở bảng trên, một hình thức khá phổ biến để tăng thu nhập tại nơi đây là trồng cây ăn trái khác như nhãn, cây có múi, mận… (chiếm 60%). Ngoài thời gian tập trung chăm sóc vườn, thời gian còn lại, nông hộ có thể chăn nuôi heo, gà, vịt, dê… (chiếm 12%) hay đi làm thuê cho các chủ Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 34 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An vườn khác đang vào vụ hay cần nhân công (chiếm 20%); còn lại, nhà vườn có thể làm thêm những nghề khác như bóc cơm nhãn sấy, may gia công… 4.1.11. Kinh nghiệm sản xuất Bảng 17: KINH NGHIỆM SẢN XUẤT Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Tích luỹ qua nhiều năm sản xuất 49 98 Học từ người xung quanh 20 40 Học từ cán bộ khuyến nông 19 38 Học từ báo đài 18 36 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) 98% 100% 80% 60% 40% 38% 36% 40% 20% 0% Tích luỹ qua nhiều năm sản xuất Học từ người xung quanh Học từ cán bộ khuyến nông Học từ báo đài Biểu đồ 9: Kinh nghiệm sản xuất của nông hộ Nhìn chung, kinh nghiệm sản xuất của người dân nơi đây có được chủ yếu là do tích luỹ được qua nhiều năm sản xuất (chiếm 98%), kết hợp với việc học hỏi từ người xung quanh (chiếm 40%), học từ cán bộ khuyến nông (chiếm 38%) và học từ báo đài (chiếm 36%). 4.1.12. Thời gian tiêu thụ và giá bán chôm chôm 4.1.12.1. Thời gian tiêu thụ Bảng 18: THỜI GIAN BÁN CHÔM CHÔM Thời gian bán Tỷ lệ chọn Tỷ trọng (%) Quý 1 5 10 Quý 2 21 42 Quý 3 9 18 Quý 4 15 30 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 35 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Gi á bá n bì nh q Theo thông tin thu thập được, người trồng chôm chôm bán chôm chôm vào tất cả các quý trong năm, trong đó chủ yếu là quý 2 (tháng 5 – tháng 6) chiếm 42%, quý 4 chiếm 30%, quý 3 chiếm 18%, còn lại quý 2 chiếm 10%. 5 0 % 4 0 % 3 0 % 2 0 % 1 0 % 4 2 % 1 8 % 3 0 % 1 0 % 0 % Q uý 1 Q uý 2 Q uý 3 Q uý 4 Biểu đồ 10: Tỷ lệ bán chôm chôm giữa các quý trong năm 2008 4.1.12.2. Giá cả các loại chôm chôm Bảng 19: GIÁ BÁN CHÔM CHÔM BÌNH QUÂN CÁC QUÝ, 2008 ĐVT: Đồng/kg Giống Quý 1 Quý 2 Quý 3 Quý 4 Chôm chôm nhãn 10.500 6.911 7.250 10.788 Chôm chôm java 4.917 3.500 4.350 7.635 Chôm chôm thái - 10.117 8.000 10.975 Nguồn: số liệu điều tra, 2009 1 2 .0 0 0 1 0 .5 0 0 1 0 .1 1 7 1 0 .9 7 5 1 0 .7 8 8 8 .0 0 0 6 .0 0 0 4 .0 0 0 2 .0 0 0 0 4 .9 1 7 8 .0 0 0 6 .9 1 1 7 .2 5 0 4 .3 5 0 3 .5 0 0 7 .6 3 5 C hôm c hôm nhã n C hôm c hôm ja va C hôm c hôm thá i Q uý 1 Q uý 2 Q uý 3 Q uý 4 T hờ i g ia n bá n Biểu đồ 11: Tình hình biến động giá 3 loại chôm chôm qua 4 quý Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 36 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Nhìn chung, giá bán chôm chôm giữa các quý trong năm có sự chênh lệch khá lớn. Trong đó, vào quý 4 chôm chôm bán được giá nhất; cụ thể: chôm chôm nhãn có giá bán 10.788 đồng/kg, chôm chôm java 7.635 đồng/kg và chôm chôm thái đạt 10.975 đồng/kg. Và chôm chôm đạt mức giá thấp nhất vào: quý 2 đối với chôm chôm nhãn và java, giá bán lần lượt là 6.911 đồng/kg và 3.500 đồng/kg; quý 3 với chôm chôm thái là 8.000 đồng/kg. Hiện nay, trên thị trường chôm chôm thái là một mặt hàng mới, khá được ưa chuộng, nên giá bán cao nhất trong 3 loại chôm chôm. 4.1.13. Hình thức thanh toán và đối tượng thu mua Bảng 20: HÌNH THỨC THANH TOÁN VÀ ĐỐI TƯỢNG THU MUA Khoản mục Chỉ tiêu Tần số Tỷ trọng (%) Trả trước 17 34 Trả sau 7 14 Phương thức thanh toán Trả ngay 44 88 Người tiêu dùng 6 12 Thương lái: - Người thu gom 37 74 - Người bán lẻ 3 6 - Vựa lớn trong vùng 29 58 Đối tượng bán - Thương lái đường dài 26 52 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) 4.1.13.1. Hình thức thanh toán Về hình thức thanh toán, chủ yếu thanh toán bằng tiền mặt, tỷ lệ này chiếm 88%, còn lại hình thức trả trước chiếm 34% và trả sau (trả gối đầu) chiếm 14%. 4.1.13.2. Đối tượng bán Trên địa bàn xã, người dân chủ yếu bán chôm chôm cho người thu gom nhỏ lẻ chiếm 74%, các vựa lớn trong vùng và thương lái đường dài cũng được người dân tin tưởng chọn làm điểm đến cho sản phẩm mình chiếm tỷ lệ lần lượt là 58% và 52%, còn lại là bán cho người tiêu dùng và bán lẻ. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 37 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0% 74% 6% 12% 58% 52% Người thu gom nhỏ lẻ Người bán lẻ Người tiêu dùng Vựa lớn trong vùng Thương lái đường dài Biểu đồ 12: Các đối tượng bán chôm chôm 4.1.14. Năng suất chôm chôm Bảng 21: NĂNG SUẤT BA GIỐNG CHÔM CHÔM ĐVT: Tấn/Công Giống Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Chôm chôm nhãn 0,40 2,63 1,60 Chôm chôm java 1,28 3,73 2,74 Chôm chôm thái 0,36 1,50 0,85 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Nhìn chung, trong 3 giống chôm chôm thì chôm chôm java có năng suất lớn nhất bình quân đạt 2,74 tấn/công; tiếp đến là chôm chôm nhãn đạt 1,6 tấn/công; còn lại chôm chôm thái đạt 0,85 tấn/công. Trong đó, chôm chôm thái trồng trên địa bàn thời gian chưa lâu nên sản lượng chưa nhiều. 4.1.15. Phương hướng phát triển 4.1.15.1. Tham gia hợp tác xã (HTX) Bảng 22: DƯ ĐỊNH THAM GIA VÀ LỢI ÍCH MONG MUỐN TỪ HTX Khoản mục Tần số Tỷ trọng (%) Tham gia HTX 44 88,00 Tiêu thụ nhanh 11 25,00 Bán giá cao 16 36,36 Không bị ép giá 20 45,45 Đầu ra ổn định 21 47,73 Lợi ích mong muốn Hướng dẫn kỹ thuật 21 47,73 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 38 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Theo kế hoạch của huyện trong năm 2009 sẽ thành lập HTX tại địa bàn xã, hiện nay cán bộ xã đang ráo riết lên kế hoạch thực hiện. Theo thông tin điều tra được thì người dân rất hoan nghênh chủ trương của huyện, cụ thể 88% nông hộ có dự định tham gia HTX với mong muốn sản phẩm mình làm ra có được đầu ra ổn định đồng thời được cán bộ khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nhằm nâng cao chất lượng và sản lượng chôm chôm (chiếm đồng thời 47,73%). Do việc tiêu thụ chôm chôm phải thông qua khá nhiều khâu trung gian trước khi đến với người tiêu dùng, chính vì vậy không tránh khỏi trường hợp nông dân sẽ bị thương lái ép giá, và khi tham gia HTX người dân hi vọng tình trạng trên sẽ không còn tiếp diễn (chiếm 45,45%). Bên cạnh đó, việc tham gia HTX, với lượng hàng tập trung, sản lượng ổn định, người dân mong muốn sẽ bán được giá cao hơn và nhanh hơn (lần lượt chiếm 36,36% và 25%), tránh trường hợp cây chín đỏ trái, không thấy người mua. 50% 40% 30% 25% 36,36% 45,45% 47,73% 47,73% 20% 10% 0% Tiêu thụ nhanh Bán giá cao Không bị ép giá Đầu ra ổn định Hướng dẫn kỹ thuật Biểu đồ 13: Những lợi ích người dân mong muốn được mang lại từ HTX 4.1.15.2. Tình hình mở rộng quy mô sản xuất Bảng 23: DỰ ĐỊNH MỞ RỘNG QUY MÔ CỦA NÔNG HỘ Khoản mục Chỉ tiêu Tỷ lệ hộ chọn (hộ) Tỷ trọng (%) Mở rộng diện tích 20 40 Chôm chôm nhãn 5 25 Chôm chôm java 10 50 Giống Chôm chôm thái 5 25 Nguồn: số liệu điều tra, 2009 Từ những dữ liệu thu thập, trên địa bàn xã, số hộ dân có dự định mở rộng diện tích đất canh tác chôm chôm chiếm tỷ lệ khá cao 40%. Trong đó, người dân khi được hỏi về giống sẽ chọn để trồng thì 50% hộ dân chọn giống java vì đây là Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 39 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An giống có khả năng xuất khẩu cao, giá cả và thu nhập tương đối ổn định; còn lại chia đều cho 2 giống chôm chôm nhãn và chôm chôm thái 25%. 4.2. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÂY CHÔM CHÔM 4.2.1. Phân tích các chỉ số để đánh giá hiệu quả sản xuất chôm chôm Bảng 24: TỔNG HỢP CHI PHÍ, THU NHẬP, LỢI NHUẬN TRÊN MỘT CÔNG CHÔM CHÔM ĐVT: Đồng/công/năm Khoản mục Bình quân Chi phí giống 207.780 Chi phí thuê mướn lao động 810.517 Chi phí vận chuyển 136.805 Chi phí thuốc 430.080 Chi phí phân bón 1.750.800 Chi phí nhiên liệu tưới tiêu 349.320 Chi phí khấu hao 553.711 Chi phí lao động gia đình 2.804.869 Tổng chi phí chưa có lao động gia đình 4.389.970 Tổng chi phí có lao động gia đình 7.194.839 Giá bán (đồng/kg) 6.987 Năng suất (kg/công) 2.306 Thu nhập 13.992.977 Lợi nhuận chưa có lao động gia đình 9.603.007 Lợi nhuận có lao động gia đình 6.798.138 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 40 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Từ bảng kết quả tổng hợp trên cho thấy bình quân mỗi năm (chôm chôm thu hoạch 1 lần/năm) hộ trồng chôm chôm phải chi 4.389.970 đồng/công cho các khoản chi phí trồng chôm chôm. Khoản chi phí bỏ ra tương đối lớn, và tăng so với vụ trước do giá cả các yếu tố đầu vào như phân bón, thuốc nông dược, chi phí thuê lao động… trong thời gian qua tăng. Tuy nhiên, khi đầu tư cho các yếu tố đầu vào để sản xuất chôm chôm thì sẽ làm cho năng suất chôm chôm tăng lên, bình quân mỗi công chôm chôm hộ thu được 2.306kg. Và theo kết quả điều tra được bình quân vụ mùa 2008, nông hộ bán chôm chôm với giá 6.987 đồng/kg (giá bán bình quân cho chôm chôm nhãn, chôm chôm java và chôm chôm thái). Đây là một giá khá cao. Theo những thông tin khảo sát các hộ sản xuất thì vụ sản xuất năm 2008 giá chôm chôm biến động khá nhiều so với năm 2007, theo chiều hướng tăng nhanh vào cuối vụ. Chính vì thế, thu nhập của nông hộ có tăng so với các năm trước, trung bình mỗi hộ thu được 13.992.977 đồng/công. Đây là một mức thu nhập khá cao trong lĩnh vực trồng cây ăn trái, tuy nhiên với những hộ có diện tích trồng nhỏ thì phải nhờ những khoản thu khác như buôn bán, trồng cây khác, làm thuê… để đảm bảo các khoản chi cần thiết trong tình hình giá cả thị trường tăng như thời gian qua, đồng thời đầu tư cho vụ tới. Với mức thu nhập như trên, sau khi trừ đi các khoản chi phí đầu vào, bình quân mỗi hộ thu được 9.603.007 đồng/công. Tuy nhiên, trong lĩnh vực nông nghiệp, khi phân tích về lợi nhuận nông hộ thì một chi phí không thể không liệt kê, đó chính là chi phí lao động gia đình. Việc chăm sóc chôm chôm chủ yếu dựa vào lao động gia đình, lao động thuê mướn không nhiều, chủ yếu nông hộ thuê thêm lao động để cắt tỉa cành sau khi thu hoạch, bồi bùn, thu hoạch trái. Các việc còn lại như bón phân, xịt thuốc, tưới nước…nông hộ thường tự làm. Cá biệt, với những hộ có diện tích đất canh tác không nhiều (1 – 3 công), họ thường không thuê thêm lao động phụ giúp mà chỉ sử dụng lao động gia đình. Khi tổng hợp thêm chi phí lao động gia đình, bình quân mỗi vụ hộ trồng bỏ ra 7.194.839 đồng/công/năm. Khi đó, lợi nhuận của nông hộ giảm xuống còn 6.798.138 đồng/công/năm. Qua đây, ta thấy rằng các khoản mục chi phí có tác động rất nhiều đến lợi nhuận của nông hộ. Để tìm hiểu sâu hơn về chi phí sản xuất, ta phân tích về tỷ trọng các loại chi phí trong tổng chi phí để biết được các yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng ra sao trong tổng chi phí. Kết quả khảo sát được tổng hợp qua bảng sau: Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 41 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Bảng 25: TỶ TRỌNG CÁC KHOẢN MỤC CHI PHÍ ĐVT: Đồng/công/năm Khoản mục Nhỏ nhất Lớn nhất Bình quân Tỷ trọng(%) Chi phí giống 15.000 684.000 207.780 2,95 Chi phí thuê lao động 540.000 980.000 810.517 11,51 Chi phí vận chuyển 15.000 445.455 136.805 1,94 Chi phí thuốc 225.000 760.000 430.080 6,11 Chi phí phân bón 1.230.000 2.895.000 1.750.800 24,86 Chi phí nhiên liệu tưới tiêu 192.000 900.000 349.320 4,96 Chi phí khấu hao 28.846 1.605.556 553.711 7,86 Chi phí lao động gia đình 1.600.000 3.840.000 2.804.869 39,82 Tổng 3.845.846 12.110.011 7.043.882 100,00 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) 39,82% 2,95% 11,51% 1,94% 6,11% CP giống CP thuê mướn lao động CP vận chuyển Chi phí thuốc CP phân bón Chi phí nhiên liệu tưới tiêu 7,86% 4,96% 24,86% CP khấu hao CP lao động gia đình Biểu đồ 14: Tỷ trọng các khoản mục chi phí trên một công chôm chôm Theo kết quả tổng hợp được từ bảng trên, ta thấy, trong các khoản chi phí thì chi phí lao động gia đình chiếm tỷ trọng lớn nhất 39,82%. Bình quân mỗi hộ bỏ ra 90 – 120 ngày để chăm sóc chôm chôm, với mức giá lao động bình quân tại địa bàn nghiên cứu là 30.000/người/ngày. Sau khi tổng hợp trên 50 mẫu phân tích thì chi phí lao động trung bình mỗi hộ là 2.804.869 đồng, tuỳ theo qui mô và số lượng thành viên tham gia chăm sóc chôm chôm mà chi phí này dao động trong khoảng 1.600.000 – 3.840.000 đồng/công/năm. Qua đây ta thấy được trong việc trồng chôm chôm sự chăm sóc của lao động gia đình khá quan trọng. Sở dĩ, nhà vườn bỏ ra nhiều công lao động vì một số nguyên nhân như: Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 42 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An - Diện tích đất trồng chôm chôm nhỏ, không cần thuê thêm lao động. - Lao động gia đình nhiều. - Lao động tại địa phương khan hiếm, khó thuê mướn. - Giá lao động tăng cao, người dân muốn giảm bớt chi phí. - Lao động thuê mướn làm việc chưa đáp ứng được yêu cầu của nông hộ… Nông dân sản xuất nói chung luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất. Hộ trồng chôm chôm cũng vậy, họ muốn năng suất chôm chôm cao, bán được giá. Một trong những giải pháp giúp tăng năng suất chôm chôm mà người dân áp dụng chính là sử dụng các yếu tố phân bón nhằm bổ sung chất dinh dưỡng cho cây bên cạnh nguồn dinh dưỡng hấp phụ từ rễ, giúp cây phát triển tố, ra hoa đậu quả nhiều hơn. Chi phí này chiếm 24,86% trong tổng chi phí. Chi phí này bao gồm cả phân hữu cơ và phân hoá học, trong đó phân hoá học giữ vai trò chủ yếu. Hầu hết các hộ nông dân đều sử dụng phân NPK 30 – 30 – 0, URE, DAP, super lân… Theo thông tin điều tra từ nông hộ, các loại phân này được trộn đều với nhau sau đó rãi cho chôm chôm, trung bình khoản 550.000 đồng/bao. Chi phí phân bón trong 3 năm đầu không cao, chi phí sẽ cao dần theo tuổi lớn của chôm chôm và độ màu mỡ của đất canh tác. Cây chôm chôm càng lớn, lượng phân bón cho chôm chôm càng nhiều, vì sau nhiều năm trồng, lượng dinh dưỡng trong đất đã giảm đi, thêm vào đó cây chôm chôm lớn cần nhiều dưỡng chất nuôi nhánh nên việc bổ sung chất dinh dưỡng thông qua phân bón rất quan trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua, giá cả phân tăng cao có loại phân tăng gấp 2 lần như phân DAP… ảnh hưởng quyết định bón và số lượng phân bón của người dân. Vì nguồn vốn sản xuất hạn hẹp nên một số hộ dân chuyển sang dùng các loại phân hoá học khác hay dùng phân hữu cơ với giá rẽ hơn để thay thế. Điều này, có ảnh hưởng năng suất của chôm chôm, đồng thời ảnh hưởng đến tỷ trọng phân bón trong tổng chi phí. Đi liền với chi phí phân bón là chi phí nông dược, đây là một chi phí không thể thiếu trong việc sản xuất chôm chôm (chiếm 6,11%). Cây chôm chôm thường bị các loại sâu bệnh tấn công nên cần phun thuốc để phòng và trị. Bên cạnh đó, việc phun thuốc còn để dưỡng trái, tránh rụn trái non, hay để giúp màu trái đẹp hơn, hạn chế sự chín của trái… Bình quân hộ trồng chôm chôm chi 430.080 đồng/công/năm cho việc mua thuốc nông dược. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 43 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Tuỳ vào, tình hình thực tế mỗi vườn mà nông hộ đầu tư cho chi phí này. Nhìn chung, trên địa bàn khảo sát mỗi hộ chi cho việc mua thuốc dao động trong khoảng 225.000 – 760.000 đồng/công/năm. Đặc điểm chung của các sản phẩm nông nghiệp và cũng là của cây chôm chôm chính là tính thời vụ. Trong 1 vụ bên cạnh chi phí lao động nhà bỏ ra, nông hộ cần thuê mướn thêm lao động cho các việc như bồi bùn, cắt tỉa, thu hoạch. Trong đó, tính thời vụ thể hiện rõ nhất trong các công đoạn cắt tỉa và thu hoạch. Việc cắt tỉa cần phải đồng loạt trong một thời gian nhất định (thường dao đồng trong 5 – 7 ngày) nhằm đảm bảo cho cây chôm chôm ra hoa, đậu trái đồng loạt. Để thu hoạch chôm chôm, bình quân mỗi hộ tập trung thu hoạch trong thời gian dao động trong khoảng 15 – 30 ngày, mỗi ngày hái 4 – 5 giờ (vì thương lái phải chuyển chôm chôm đi các nơi khác nên phải nhà vườn phải giao chôm chôm sớm). Vì chôm chôm chín đồng loạt, nên phải thu hoạch trong thời gian ngắn nhưng số lượng nhiều. Để giải quyết vấn đề này, nông hộ phải thuê thêm lao động. Chi phí này chiếm 11,51% trong tổng chi phí, bình quân mỗi hộ phải chi 810.517 đồng/công/năm để thuê thêm lao động. Tuỳ theo, qui mô sản xuất, thành viên gia đình tham gia chăm sóc chôm chôm, độ chín rộ của chôm chôm, giá cả… mà chi phí thuê mướn lao động nhiều hay ít, dao động trong khoảng 540.000 – 980.000 đồng/công/năm. Vả lại, có một thực tế hiện nay, việc thuê mướn lao động không phải dễ. Có thể nêu lên một số nguyên nhân như: sản xuất chôm chôm mang tính thời vụ, nên chỉ cần lao động trong thời gian ngắn (khoảng 3 – 5 tháng) thời gian còn lại lao động thuê không tìm được việc ở địa phương, buộc họ phải đến nơi khác tìm việc. Chủ yếu lao động trẻ rủ nhau tìm việc tại các đô thị, khu công nghiệp.... Thêm vào đó, với điều kiện vật chất nơi thị thành rất ít lao động đã ra đi mà chịu quay về. Đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại, cần tìm biện pháp khắc phục, tránh trường hợp chôm chôm chín đỏ cây mà không tìm được nhân công hái, như cây lúa ở An Giang chín vàng đồng không tìm được người gặt. Đối với cây chôm chôm yếu tố nước rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất và chất lượng chôm chôm. Cho nên cần cung cấp đủ nước cho cây. Tuy có vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi với hệ thống kênh rạch nhiều thuận Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 44 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An lợi cho tưới tiêu nhưng vào mùa khô (tháng 3 – 5) lượng nước trong hệ thống mương líp và lượng nước ngầm giảm, lúc này phải bổ sung nước cho chôm chôm. Chi phí này chiếm 4,96% trong tổng chi phí. Bình quân mỗi hộ chi 349.320 đồng/công/năm để mua nhiên liệu cho việc tưới tiêu. Ngoài những chi phí trên, phần trăm tỷ trọng còn lại do các chi phí giống và chi phí khâu hao ảnh hưởng. Cụ thể chi phí giống chiếm 2,95% và chi phí khấu hao chiếm 7,86%. Bình quân mỗi hộ chi 207.780 đồng cho chi phí giống sản xuất và 553.711 đồng chi phí khấu hao máy tưới và nilông đậy gốc chôm chôm cho mỗi công. Qua việc phân tích tỷ trọng các chi phí ảnh hưởng đến việc sản xuất chôm chôm ta thấy được tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng đến tổng chi phí của từng chi phí. Việc phân tích các chỉ số về chi phí, thu nhập, lợi nhuận như trên chính là những tiền đề cho việc phân tích hiệu quả kinh tế của hộ trồng chôm chôm thông qua các tỷ số tài chính ở phần sau. 4.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ thông qua các tỷ số tài chính Để phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất chôm chôm, ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và một số chỉ tiêu tài chính của nông hộ sản xuất. Bảng 26: CÁC CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH ĐỂ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG CHÔM CHÔM ĐVT: Đồng/công/năm Khoản mục ĐVT Giá trị trung bình Tổng chi phí (đã tính lao động gia đình) Đồng 7.194.839,89 Thu nhập Đồng 13.989.176,68 Lợi nhuận Đồng 6.798.138,41 Thu nhập/tổng chi phí Lần 2,05 Lợi nhuận/tổng chi phí % 47,75 (Nguồn: số liệu điều tra, 2009) Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 45 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 4.2.2.1. Thu nhập/tổng chi phí Tỷ số này cho biết với 1 đồng chi phí đầu tư sản xuất chôm chôm, nhà vườn sẽ thu được 2,05 đồng thu nhập. Điều này cho thấy thu thập của người dân trồng chôm chôm trong năm 2008 khá cao, và việc sử dung các yếu tố đầu vào của nông hộ khá hợp lý, giúp nâng cao năng suất chôm chôm, đồng thời tăng thu nhập cho nông hộ và phần thu nhập này bù đắp được lượng chi phí họ đã bỏ ra. 4.2.2.4. Lợi nhuận/thu nhập Tỷ suất lợi nhuận thể hiện, nông hộ giữ lại được 47,75% trong tổng giá trị sản xuất nông hộ tạo ra. Tuy nông hộ sử dụng chi phí hợp lý, mang lại thu nhập, bù đắp được chi phí bỏ ra nhưng do nhiều yếu tố tác động như chi phí đầu vào tăng… nên phần lợi nhuận nông hộ giữ lại được không nhiều. Qua phân tích trên ta thấy rằng, trong thời điểm năm 2008, hộ trồng chôm chôm tại xã Tân Phong thu được lợi nhuận khá cao, trung bình mỗi hộ thu được 7.128.074,21 đồng/công/năm. Đây là số tiền thực thu sau khi đã trừ đi chi phí lao động nhà. Tuy nhiên, bên cạnh tình hình chung như trên thì theo thông tin điều tra được biết vào chính vụ (tháng 5 – tháng 6/2008, âm lịch), chôm chôm bị rớt giá “thê thảm”, nhiều nhà vườn sau khi trừ tất cả chi phí còn lãi hơn 2.000.000 đồng/công/năm. Với diện tích trồng bình quân 5,54 công, bình quân mỗi nhà chỉ thu được 10.000.000 đồng/năm. Tuy nhiên, sau thời gian đó, chôm chôm lại vươn lên với mặt bằng chung các loại trái cây cao cấp, khi được mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước bạn như Trung Quốc, Đức, Campuchia…và trong tương lai là Mỹ. Với thị trường mở rộng và đầy hứa hẹn như thế, chôm chôm không còn là trái cây khoái khẩu của dân sành ăn nội địa, mà ngày càng vươn xa ra thế giới. Bắt được nhịp phát triển chung đó, các thương lái ra sức tìm mua loại trái cây ngon này để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Các thương lái tranh nhau mua vì vào cuối vụ, chôm chôm rất khan hiếm trên thị trường, chính vì thế đã đẩy giá chôm chôm lên cao đột biến. Đỉnh điểm vào tháng 12/2008 (âm lịch), giá chôm chôm java đạt mức kỷ lục 21.000 đồng/kg. Đây là một thông tin rất đáng phấn khởi, nó giúp cây chôm chôm vực dậy, vì thời gian trước đây dường như cây chôm chôm bị quên lãng, khi bà con nơi đây đổ sô trồng cây có múi, trồng mận…. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 46 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Tóm lại, tuy cây chôm chôm có tiềm năng phát triển nhưng để phát huy được tiềm năng này người dân cần phải thu thập thông tin về những tiến bộ khoa học kỹ thuật, học hỏi từ cán bộ khuyến nông, những kỹ thuật canh tác mới như kỹ thuật bón phân đúng, kỹ thuật xử lý nghịch mùa… để sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn nhằm nâng cao năng suất, từ đó tiến đến nâng cao lợi nhuận. 4.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN CỦA NÔNG HỘ Để biết được các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ròng của hộ trồng chôm chôm ta tiến hành phân tích hàm thu nhập ròng từ đó tìm ra những nhân tố tích cực để phát huy và hạn chế những tiêu cực. Hàm lợi nhuận được khái quát như sau: Y = α0 + α 1X1 + α 2X2 + α 3X3 + α 4X4 + α 5X5 + α 6X6 + α 7X7. Trong đó: Y: Biến phụ thuộc (Lợi nhuận) Xi: Biến độc lập. Gồm có: (1) X1: Tham gia tập huấn (2) X2: Chi phí giống (Đồng/công) (3) X3: Chi phí vận chuyển (Đồng/công) (4) X4: Chi phí phân bón (Đồng/công) (5) X5: Chi phí lao động nhà (Đồng/công) (6) X6: Giá bán (Đồng) (7) X7: Năng suất (Kg) Bảng kết quả hàm hồi qui cho biết: Với Sig. F = 0,000 rất nhỏ so với mức ý nghĩa α = 5%, nên ta được quyền kết luận mô hình hồi qui có ý nghĩa. Hệ số xác định R2 = 86,1%, có nghĩa là 86,1% mức độ biến động của thu nhập ròng sẽ được giải thích bởi các biến đã liệt kê trong mô hình với mức ý nghĩa thống kê 1%, 5% và 10%; còn 13,9% còn lại được giải thích bởi các biến khác ngoài vào mô hình. Từ việc phân tích mô hình hồi qui tuyến tính nhiều chiều, ta có hàm thu nhập ròng như sau: Y = - 15.724.509,215 + 1.335.515,552X1 – 6,005X2 – 3,996 X3 + 2,733X4 – 0,789X5 + 1.574,140X6 + 4.657,363X7 Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 47 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An Bảng 27: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MÔ HÌNH HỒI QUI TUYẾN TÍNH Mô hình Hệ số Độ lệch chuẩn Giá trị t Hằng số -15.724.509,215 4.623.148,005 -3,401 Tham gia tập huấn 1.335.515,552** 621.122,171 2,150 Chi phí giống -6,005*** 2,075 -2,895 Chi phí vận chuyển -3,996* 2,142 -1,866 Chi phí phân bón 2,733* 1,334 2,048 Chi phí lao động nhà -0,789** 0,286 -2,762 Giá bán 1.574,140*** 165,297 9,523 Năng suất 4.657,363*** 953.039,123 4,887 Biến phụ thuộc Lợi nhuận Số mẫu 50 Hệ số xác định (R2) 0,861 Sig.F 0,000 s (Nguồn: kết quả xử lý mô hình hồi qui, 2009) Ghi chú: Với ***, **, * tương ứng lần lượt là mức ý nghĩa tại 1%, 5%, 10% Biến tập huấn là biến giả với giá trị X1 = 1: có tham gia lớp tập huấn, X1 = 0: không tham gia tập huấn Phương trình hồi qui được giải thích như sau: Hầu hết các yếu tố giải thích đều có quan hệ chặt chẻ và tỉ lệ thuận với thu nhập ròng của nông hộ, có nghĩa là nếu như nông hộ có khả năng tốt hơn về nguồn lực gồm tham gia tập huấn, chi phí phân bón, giá bán và năng suất thì họ có khả năng tăng thu nhập ròng. Bên cạnh đó, có một số biến sẽ làm giảm lợi nhuận của nông hộ như chi phí giống, chi phí vận chuyển, chi phí lao động nhà. Trong các yếu tố đưa vào mô hình, yếu tố chi phí giống, giá bán, năng suất, ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, tham gia tập huấn, chi phí lao động nhà ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê ở mức 5% và yếu tố chi phí phân bón và chi phí vận chuyển ảnh hưởng có ý nghĩa cao ở mức 10%. Cụ thể, sự ảnh hưởng của từng yếu tố đến lợi nhuận được thể hiện như sau: 4.4.1. Những yếu tố làm giảm lợi nhuận: Chi phí giống: Khi tăng 1 đồng chi phí giống sẽ làm giảm 6,005 đồng/công, các yếu tố còn lại cố định. Điều này có thể được giải thích là do việc Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 48 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An cây con bị trong quá trình trồng nhiều, nên khi tăng chi phí mua con giống dẫn đến việc làm giảm lợi nhuận của người dân. Theo thông tin từ các hộ được phỏng vấn thì có 36% nông hộ mua giống của người quen biết hay mùa từ những vườn khác, chất lượng cây giống không đảm bảo dẫn đến việc hao hụt trong quá trình trồng. Thêm vào đó, yếu tố thời tiết, sâu bệnh cũng góp phần ảnh hưởng đến việc hao hụt cây giống. Chi phí vận chuyển: Khi tăng 1 đồng chi phí vận chuyển làm cho lợi nhuận giảm 3,996 đồng, các yếu tố còn lại được cố định. Thông thường nông hộ thường bán cho thương lái đường dài và các vựa lớn trong vùng vì những nơi đây thu mua với giá cao hơn người thu gom nhỏ lẻ từ 200 – 500 đồng/kg, nhưng khi bán ở những nơi này thì nhà vườn phải chở chôm chôm lại tận nơi để bán (trừ những chủ vườn bán với số lượng lớn 500 – 1.000 kg thì thương lái lại tận nhà mua) và với việc xăng dầu trong thời gian qua tăng cao nên mức chênh lệch giá này không bù đắp được chi phí mua nhiên liệu vận chuyển chôm chôm đến nơi bán. Thêm vào đó, khi mang chôm chôm đến nơi bán nhà vườn còn mất thêm tiền cho chi phí bốc vát để vận chuyển chôm chôm từ ghe, xuồng đến nơi bán. Chính vì thế, nhà vườn nên cân nhắc việc chọn đối tượng bán sao cho hợp lý để không làm giảm lợi nhuận. Chi phí lao động nhà: Khi tăng 1 đồng chi phí lao động nhà làm cho lợi nhuận giảm 0,789 đồng, các yếu tố còn lại cố định. Trong quá trình trồng, việc chăm sóc chôm chôm chủ yếu do lực lượng lao động nhà đảm nhiệm, nông dân thường lấy công làm lời nên không thấy được sự ảnh hưởng của chi phí này. Trên thực tế chi phí lao động nhà có ảnh hưởng khá lớn đến lợi nhuận chủa nông hộ. Thật vậy, khi phân tích tỷ trọng các khoản chi phí sản xuất chôm chôm thì chi phí lao động nhà chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các khoản chi phí (chiếm 39,82%). Thêm vào đó, hiện nay trên thị trường giá thuê lao động tại địa phương tăng cao vì nguồn lao động tại địa phương giảm do việc dịch chuyển cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang nông nghiệp. Vì thế nên khi qui lao động gia đình ra tiền theo mức giá thuê mướn lao động tại địa phương thì đây là một khoản chi phí không hề nhỏ. Phân tích hiệu quả sản xuất chôm chôm tại xã Tân Phong - Cai Lậy - Tiền Giang GVHD: Ngô Mỹ Trân - 49 - SVTH: Nguyễn Thị Thúy An 4.3.2. Yếu tố làm tăng lợi nhuận: Chi phí phân bón: Khi tăng 1 đồng chi phí phân bón làm cho lợi nhuận của nông hộ trồng chôm chôm tăng 2,733 đồng, các yếu tố còn lại được cố định. Điều này chứng tỏ rằng việc sử dụng phân bón của người dân khá hợp lý, nông hộ biết cách sử dụng phân bón theo các khuyến cáo của cán bộ khuyến nông như nguyên tắc bón phân “4 đúng”, “1 phải, 5 giảm”… Từ việc sử dụng phân bón có hiệu quả giúp tăng năng suất từ đó tăng lợi nhuận của nông hộ. Năng suất: Khi năng suất tăng lên 1kg sẽ làm cho lợi nhuận tăng thêm 4.657,363 đồng, các yếu tố còn lại cố định. Qua đây ta thấy rằng, nông dân cần học hỏi thêm những kỹ thuật sản xuất mới thường xuyên tìm hiểu thông tin khuyến nông từ báo đài, cán bộ khuyến nông… nhằm nâng cao hiểu của bản thân về kỹ sản xuất, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng kỹ thuật mới vào sản xuất và cách thức sử dụng các yếu tố đầu vào đúng và hợp lý nhằm nâng cao nănâtsuất dẫn đến nâng cao lợi nhuận của nông hộ. Giá bán: Khi giá bán tăng lên 1 đồng làm cho lợi nhuận tăng 1.574,140 đồng, các yếu tố còn lại cố định. Thông thường giá bán chôm chôm không cao khi vào chính vụ, để khắc phục tình trạng này, một số hộ trồng chôm chôm đã sử dụng kỹ thuật xử lý cho chôm chôm ra hoa rãi vụ để bán được giá cao hơn. Vào cuối năm 2008, là vụ mùa bội thu đối với những hộ điều khiển chôm chôm ra hoa rãi vụ, bình quân mỗi kg chôm chôm bán với giá bình quân 18.000 đồng/kg, những hộ này thu lợi bình quân trên 15.000.000 đồng/công. Đây không phải là một con số nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp. Tuy nhiên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLUẬN VĂN TỐT NGHIỆP - PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CHÔM CHÔM Ở XÃ TÂN PHONG CAI LẬY - TIỀN GIANG.pdf
Tài liệu liên quan