Luận văn Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế thành phố Cần Thơ

Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế thành phố Cần Thơ: HUỲNH THANH PHƯƠNG Mã số SV : 4054221 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH CÁI KHẾ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: THÁI VĂN ĐẠI Tháng 05/2009 Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Là một nước đang phát triển như nước ta, việc mở cửa hội nhập vào nền kinh tế quốc tế sẽ tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bên cạnh những thuận lợi đó là sự khó khăn trong cạnh tranh về nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý của khối doanh nghiệp và nhiều thành kinh tế khác so với các nhà đầu tư bên ngoài khi đầ...

pdf56 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1261 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng thương mại cổ phần xuất nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HUỲNH THANH PHƯƠNG Mã số SV : 4054221 Lớp: KTNN 1 K31 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI EXIMBANK CHI NHÁNH CÁI KHẾ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: THÁI VĂN ĐẠI Tháng 05/2009 Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đã trở thành một xu thế tất yếu của thời đại. Là một nước đang phát triển như nước ta, việc mở cửa hội nhập vào nền kinh tế quốc tế sẽ tăng cường khả năng thu hút các nguồn lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý…góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước. Bên cạnh những thuận lợi đó là sự khó khăn trong cạnh tranh về nguồn vốn, công nghệ và trình độ quản lý của khối doanh nghiệp và nhiều thành kinh tế khác so với các nhà đầu tư bên ngoài khi đầu tư vào Việt Nam. Trước những thuận lợi và khó khăn đó, thì ngành ngân hàng là trung tâm tài chính, có vai trò trung gian để nguồn vốn trong nền kinh tế được sử dụng một cách hiệu quả thông qua hai nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay vốn. Thông qua hai nghiệp vụ này, các ngân hàng là nơi huy động và cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế đất nước phát triển và hạn chế những khó khăn về nhu cầu nguồn vốn của khối doanh nghiệp và các thành phần kinh tế khác trong quốc gia. Trong thời kỳ hội nhập thì lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng nằm trong xu thế chung đó. Do có vai trò quan trọng trong nền kinh tế nên việc phát triển ngành ngân hàng là nhiệm vụ chiến lược để phát triển nền kinh tế. Việc phát triển ngân hàng trên cơ sở phát triển hai nghiệp vụ chính là huy động vốn và cho vay vốn để tạo sự lớn mạnh của ngành ngân hàng nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế và để tăng tính cạnh tranh của ngân hàng đối với các ngân hàng bên ngoài khi vào nước ta. Trong thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay có ảnh hưởng lớn đến nước ta. Do đó, để vựt dậy nền kinh tế đất nước trong giai đoạn khó khăn, giải pháp hàng đầu mà Chính phủ thực hiện là điều tiết nền kinh tế thông qua hệ thống ngân hàng với chính sách tiền tệ linh hoạt trước những biến động kinh tế. Các chính sách này phải được thực hiện đồng bộ trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam dưới sự quản lý của ngân hàng Nhà nước. Trong đó, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế TP.Cần Thơ là một bộ phận trong hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam, nên cũng có vai trò và nhiệm vụ đặt biệt trong nền kinh tế. Mặt khác, với vị trí nằm ở trung tâm thương mại của Thành phố bậc nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long và Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương2 là Chi nhánh của một trong những ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, nên có vai trò rất lớn trong sự phát triển kinh tế khu vực và quốc gia trong xu thế hội nhập và đây cũng là lý do em chọn đề tài “Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế TP. Cần Thơ” để làm luận văn tốt nghiệp. 1.1.2. Căn cứ thức tiễn Hoạt động chủ yếu của Ngân hàng thương mại là huy động vốn và cho vay vốn là nhân tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Trong thời kỳ hội nhập nhiều Ngân hàng bên ngoài tràn vào Việt Nam với số vốn rất lớn, trình độ quản lý về nhân sự và công nghệ tiên tiến hệ quả là hàng loạt những khó khăn thách thức cho các Ngân hàng trong nước. Bên cạnh đó là suy thoái kinh tế toàn cầu gây suy giảm trong nền kinh tế là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Cho nên phải có cơ cấu thay đổi và phát triển trong hoạt động của Ngân hàng, thông qua hình thức huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các Ngân hàng ở nước ta nói chung và Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế nói riêng. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng, qua đó đánh giá những điểm mạnh những mặt còn hạn chế trong Ngân hàng, từ đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế TP. Cần Thơ. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, đánh giá tình hình huy động vốn tại ngân hàng. - Phân tích, đánh giá tình hình cho vay vốn tại ngân hàng. - Đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại ngân hàng - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn của ngân hàng. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương3 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Không gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế TP. Cần Thơ. Số liệu được cung cấp từ phòng kế toán tổng hợp của Ngân hàng và qua các phương tiện thông tin đại chúng. 1.3.2. Thời gian nghiên cứu Đề tài được thực hiện từ ngày 2/2/2009-24/4/2009, số liệu làm đề tài được tổng hợp trong ba năm 2006, 2007, 2008. 1.3.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tương nghiên cứu của đề tài là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn, những điểm mạnh và những mặt còn hạn chế trong Ngân hàng, những thách thức và cơ hội từ môi trường bên ngoài Ngân hàng trong giai đoạn hiện tại và trong thời gian tới. Đề tài nghiên cứu, phân tích và đưa ra những nguyên nhân gây biến động trong huy động vốn và cho vay vốn của Eximbank Cái Khế, trên cơ sở những nguyên nhân bắt nguồn từ những biến động nổi bật của nền kinh tế trong 3 năm, cũng như những chính sách của Chính phủ tác động đến nền kinh tế thông qua ngành ngân hàng cụ thể là ngân hàng Nhà nước. Từ đó ngân hàng Nhà nước đưa ra những chính sách làm thay đổi chính sách của các ngân hàng thương mại nói chung và Eximbank Cái Khế nói riêng. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU  Tiểu luận tốt nghiệp, Phân tích tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. (Nguyễn Thị Nhã Phương – 2007). Trong đề tài này, tác giả đã cung cấp một số thông tin giới thiệu về ngân hàng như quá trình thành lập, cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của từng phòng. Từ đó giúp chúng ta hiểu hơn về hoạt động của ngân hàng. Tuy đề tài còn hạn chế trong phân tích, nhưng đó cũng là cơ sở, là hướng đi giúp chúng ta tìm ra ý tưởng mới để khai thác phân tích đề tài.  Luận văn tốt nghiệp, Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. (Nguyễn Thị Như – 2008). Trong đề tài này, nhìn chung hướng phân tích khai thác đề tài là khá tốt, nhưng đề tài chỉ phân tích ở số liệu, chưa đưa ra được nhiều những nguyên nhân từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của ngân Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương4 hàng nên chưa mang lại tính thuyết phục cho người đọc. Từ đó, giúp chúng ta tìm hiểu những nguyên nhân tác động từ môi trường bên ngoài đến kết quả của ngân hàng trong 3 năm.  Luận văn tốt nghiệp, Rủi ro tín dụng và các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Xuât Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế. (Nguyễn Hoàng Thành – 2007). Trong đề tài này, cung cấp thông tin hoạt động tín dụng của ngân hàng về rủi ro và các biện pháp phòng ngừa. Từ đó, giúp chúng ta có kiến thức trong phân tích hoạt động cho vay vốn và đưa ra các giải pháp nâng cao hiêu quả cho vay vốn trong đề tài. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Lý thuyết về nguồn vốn 2.1.1.1. Khái niệm Nguồn vốn của ngân hàng thương mại là toàn bộ các nguồn tiền tệ mà ngân hàng tạo lập, huy động được để cho vay, đầu tư và thực thi các dịch vụ của ngân hàng. Nguồn vốn của ngân hàng thương mại bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động và vốn vay. 2.1.1.2. Vai trò của nguồn vốn a. Vốn chủ sỡ hữu Vốn chủ sở hữu, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, thế nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng. Nó đảm bảo an toàn cho hoạt động của ngân hàng, trích lập các quỹ dự phòng rủi ro, ... b. Vốn huy động - Nguồn vốn mà ngân hàng huy động được, chiếm tỷ lệ lớn, hầu như ngân hàng hoạt động kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn này. Trong đó nguồn lớn nhất là vốn huy động tiền gửi từ các thành phần kinh tế, trong hoạt động huy động vốn nhàn rỗi để cho vay lại. c. Vốn vay - Các khoản vay của NHTM: Có lúc ngân hàng thiếu vốn vì nguồn vốn huy động vào thấp, không đáp ứng được nhu cầu thanh khoản của ngân hàng buộc ngân hàng phải đi vay từ các ngân hàng khác. - Các khoản vay của NHNN: NHNN thường cho các NHTM vay để bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng công cụ tái chiết khấu, chiết khấu giấy tờ có giá, và nguồn vay này chỉ có ý nghĩa nâng cao khả năng thanh khoản cho ngân hàng, tăng thêm nguồn vốn cho vay ra nền kinh tế. Ngoài ra, khi ngân hàng thương mại gặp khó khăn thanh khoản, có nguy cơ sụp đổ, NHNN cũng buộc phải đứng ra cấp vốn để bù đắp cho ngân hàng thương mại, tránh gây ra khủng hoảng tài chính từ sụp đổ của một ngân hàng. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương6 2.1.2. Lý thuyết về huy động vốn 2.1.2.1. Khái niêm huy động vốn Huy động vốn là nghiệp vụ chủ yếu của các ngân hàng thương mại, các ngân hàng sử dụng các công cụ mà pháp luật cho phép với nhiều hình thức nhằm thu hút lượng vốn nhàn rỗi từ bên ngoài của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vào nguồn vốn của ngân hàng nhằm phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh. 2.1.2.2. Vai trò của công tác huy động vốn Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng. Ngân hàng thực hiện tốt công tác huy động vốn thì sẽ có nguồn vốn dồi dào, giúp ngân hàng thực hiện hiệu quả các công tác sử dụng vốn góp phần cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế thông qua hoạt động tín dụng. 2.1.2.3. Các hình thức huy động vốn a. Huy động vốn tiền gởi Tiền gởi là khoản tiền của khác hàng tại ngân hàng với hình thức tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn , tiền gởi tiết kiệm và các hình thức khác. Tiền gởi được hưởng lãi hoặc không hương lãi và phải được hoàn trả cho người gởi tiền, tiền gởi của khác hàng được chia theo nhóm khách hàng như sau: - Tiền gởi của nhóm khách hàng là tổ chức kinh tế Là khoản tiền gởi của các doanh nghiệp hoặc từ các đơn vị kinh tế, khoản tiền gởi này nhằm thuận tiện cho việc cho việc kinh doanh và giao dịch với các hình thức: + Tiền gởi thanh toán Là khoản tiền mà khách hàng gởi vào với mục đích thanh toán trong kinh doanh nên khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào, do đó lãi suất của khoản tiền này là thấp. + Tiền gởi theo kỳ hạn Là khoản tiền khách hàng gởi vào ngân hàng với kỳ hạn rút cố định. Tuy nhiên, khách hàng cũng có thể rút trước thời hạn và phải hưởng mức lãi suất của tiền gởi không kỳ hạn. - Tiền gởi của nhóm khách hàng cá nhân và hộ gia đình Tiền gởi của nhóm khách hàng này bao gồm các hình thức sau: + Tiền gởi tiết kiệm Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương7 Là khoản tiền của các cá nhân và hộ gia đình được gởi vào tài khoản tiền gởi tiết kiệm được xác nhận trên thẻ tiết kiệm và được hưởng lãi suất theo quy định của ngân hàng. + Tài khoản tiền gởi cá nhân Là hình thức tiền gởi mà từng cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng để sử dụng cho việc thanh toán không dùng tiền mặt như séc hoặc sử dụng cho các hình thức thanh toán khác. + Tiền gởi khác Ngoài ra ngân hàng còn có các khoản tiền gởi sau:  Tiền gởi chuyên dùng  Tiền gởi của các tổ chức tín dụng khác  Tiền gởi của Kho bạc Nhà nước b. Vốn huy động bằng các chứng từ có giá Ngân hàng phát hành giấy tờ có giá là chứng nhận của ngân hàng để huy động vốn trong đó có xác nhận nghĩa vụ trả nợ, trả lãi trong một thời gian nhất định và những cam kết khác của ngân hàng. c. Nguồn vốn đi vay Trong những trương hợp ngân hàng cần vốn gấp với số lượng lớn hoặc để bù đắp thiếu hụt tạm thời thì buộc ngân hàng phải đi vay của các ngân hàng khác với các hình thức sau: - Vay của các tổ chức tín dụng Ngân hàng thương mại đi vay một lượng vốn lớn từ ngân hàng khác khi thiếu vốn trong một lúc nào đó để sử dụng do huy động ít. - Vay từ ngân hàng Trung ương Ngân hàng Trung ương cho ngân hàng thương mại vay để bổ sung thanh toán bù trừ giữa các ngân hàng, cho các ngân hàng thương mại vay với vai trò điều tiếc lượng cung ứng tiền tệ. - Nguồn vốn hình thành trong tín dụng Trong quá trình thanh toán ngân hàng cũng huy động được một lượng vốn đáng kể từ quy định ký quỹ trong thanh toán, huy động vốn nhàn rỗi do trên lệch giữa thời trích tài khoản của người phải trả và người thụ hưởng. - Nguồn vốn khác Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương8 Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn tận dụng các nguồn vốn do ủy thác đầu tư, tài trợ của Chính phủ hoặc của nước ngoài để đầu tư cho các chương trình dự án kinh tế. 2.1.2.4. Các chỉ số phân tích huy động vốn a. Chỉ số 1: Cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng Tỷ trọng % từng khoản Số dư từng khoản mục nguồn vốn mục nguồn vốn = x 100% Tổng nguồn vốn Chỉ số này cho biết tỷ trọng từng khoản mục nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng, qua đó ta có thể xác định được cơ cấu nguồn vốn như thế nào là hợp lý nhằm đạt hiệu quả trong kinh doanh của ngân hàng. b. Chỉ số 2: Cơ cấu vốn huy động của Ngân hàng Tỷ trọng % từng Số dư từng loại tiền gửi loại tiền gửi = x 100% Tổng vốn huy động Qua chỉ số này xác định được cơ cấu vốn huy động phù hợp vào từng thời kỳ để từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn. 2.1.3. Lý thuyết về tín dụng 2.1.3.1. Khái niệm về tín dụng Là sự chuyển nhượng tạm thời quyền sử dụng một lượng giá trị dưới hình thức hiện vật hay tiền tệ, từ người sỡ hữu sang người sử dụng sau đó hoàn trả lại một lượng giá trị lớn hơn, thể hiện ở ba mặt: - Có sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị từ người này sang người khác (từ Ngân hàng cho khách hàng) - Sự chuyển giao này mang tính chất tạm thời - Khi đến thời hạn, người sử dụng này hoàn lại cho người sỡ hữu một lượng giá trị lớn hơn, khoản trên lệch này gọi là lợi tức. 2.1.3.2. Các hình thức tín dụng Tín dụng rất đa dạng với nhiều hình thức nhưng có thể quy chung về hai hình thức cơ bản sau: a. Tín dụng theo thời hạn Là khoản tín dụng mà ngân hàng cho khách hàng vay được tính từ khi ngân hàng giải ngân đến khi kết thúc hợp đồng tín dụng. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương9 - Tín dụng ngắn hạn: Có thời hạn vay dưới một năm, thường nhằm mục đích bổ sung thiếu hụt tạm thời về vốn của các đơn vị sản xuất kinh doanh và phục vụ cho nhu cầu chi tiêu trong xã hội. - Tín dụng trung hạn: Thời hạn từ 1 đến 5 năm, khách hàng thường vay để mua sắm tài sản cố định, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ. - Tín dụng dài hạn: Thời hạn cho vay trên 5 năm, thường để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. b. Tín dụng theo thành phần kinh tế Là hình thức tín dụng cho các chủ thể là các thành phần kinh tế khác nhau trong nền kinh tế, có thể chia ra thành 3 nhóm chủ thể trong nền kinh tế như sau: Các doanh nghiệp Nhà nước: Là các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của Nhà nước với 100% vốn của Nhà nước hoặc Nhà nước nắm giữ trên 50% cổ phần. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh: Là các doanh nghiệp do tư nhân thành lập và quản lý với các hình thức như: công ty TNHH, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp doanh. Cá nhân, hộ gia đình, thành phần khác: là các chủ thể trong nền kinh tế chiếm số lượng tương đối đông, trong quá trình kinh doanh có nhu cầu về vốn thường trong ngắn hạn. 2.1.3.3. Các chỉ số phân tích tín dụng a. Chỉ số 1: Tổng dư nợ trên nguồn vốn huy động (%) Tổng dư nợ x 100% Tổng nguồn vốn huy động Chỉ số này xác định khả năng sử dụng vốn huy động vào cho vay, giúp phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hang với nguồn vốn huy động. b. Chỉ số 2: Hệ số thu nợ (%) Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = x 100% Doanh số cho vay Chỉ số này đánh giá công tác thu hồi nợ cho vay của Ngân hàng, hệ số này càng lớn càng tốt. c. Chỉ số 3: Doanh số thu nợ trên dư nợ bình quân (vòng) Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương10 Doanh số thu nợ Vòng quay vốn = tín dụng Dư nợ bình quân Chỉ số này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. d. Chỉ số 4: Nợ xấu trên tổng dư nợ (%) Nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu = x 100% Tổng dư nợ Chỉ số này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân hàng. Những Ngân hàng có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của ngân hàng này cao. 2.1.3.4. Các chỉ số phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn a. Chỉ số 1: Thu nhập lãi trên chi phí lãi Chỉ số này thể hiện khả năng sinh lời từ tín dụng so với chi phí trả lãi trong huy động vốn. Chỉ số này lớn thể hiện chi phí trả lãi trong huy động thấp hay ngân hàng hiệu quả trong cộng tác huy động. b. Chỉ số 2: Thu nhập lãi trên vốn huy động Chỉ số này cho biết lãi suất nhận được từ tín dụng so với vốn huy động, qua đó thể hiện quy mô vốn huy động của ngân hàng. c. Chỉ số 3: Thu nhập lãi trên tổng thu nhập Thể hiện thu nhập từ lãi qua công tác tín dụng mang lại so với các thu nhập khác trong tổng thu nhập của ngân hàng. Chỉ số này cao thể hiện hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt, quá cao sẽ chứa đựng những rũi ro vì ngân hàng đã tập trung nguồn vốn lớn vào tín dụng. d. Chỉ số 4: Thu nhập lãi trên dư nợ Chỉ số này cho biết lợi nhuận mang lại trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, chỉ số này lớn là tốt vì nó thể hiện hiệu quả tín dụng của ngân hàng. e. Chỉ số 5: Thu nhập lãi trên doanh số cho vay Chỉ số này cho biết thu nhập lãi từ cho vay trên tổng doanh số cho vay ở mỗi năm, thể hiện hiệu quả tín dụng của Chi nhánh. Chỉ số này càng lớn càng tốt, vì khi Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương11 đó Chi nhánh đã cho vay đúng đối tượng nên việc thu lãi đạt kết quả cao trong tổng doanh số cho vay. f. Chỉ số 6: Chi phí lãi trên tổng chi phí Chỉ số thể hiện tổng chi phí trả lãi trong vốn huy động so với tổng chi phí của các nghiệp vụ trong hoạt động của ngân hàng. Chỉ số này cao thì hiệu quả tín dụng sẽ thấp và ngược lại, vì khi huy động vốn với lãi suất cao thì ngân hàng phải cho vay với lãi suất cao, khi đó doanh số cho vay sẽ thấp và chứa đựng rủi ro nợ xấu cao. g. Chỉ số 7: Chi phí lãi trên vốn huy động Chỉ số thể hiện hiệu quả huy động vốn ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng. Nếu chỉ số càng lớn thì hiệu quả tín dụng sẽ càng thấp và ngược lại. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được thu thập tại Ngân hàng Eximbank Cái Khế qua các bảng cân đối tài khoản, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng thuyết minh báo cáo tài chính được lưu tại phòng Kế toán tổng hợp và phòng Tín dụng. - Số liệu còn được thu thập qua sách báo, internet và các văn bản pháp luật. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu Số liệu được phân tích theo phương pháp: So sánh tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số kỳ sau so với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu. So sánh tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số kỳ phân tích so với kỳ gốc của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ kết quả biến động của năm sau so với năm trước, từ đó đánh giá được hiệu quả công tác huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng, qua đó đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương12 CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU EXIMBANK CHI NHÁNH CÁI KHẾ 3.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÀNH CÁI KHẾ 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển. - Eximbank được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ Tịch Hội Đồng Bộ Trưởng với tên gọi đầu tiên là Ngân Hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank), là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam. - Ngân hàng đã chính thức đi vào hoạt động ngày 17/01/1990. Ngày 06/04/1992, Thống Đốc Ngân Hàng Nhà nước Việt Nam ký giấy phép số 11/NH-GP cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng VN tương đương 12,5 triệu USD với tên mới là Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Commercial Joint - Stock Bank), gọi tắt là Vietnam Eximbank. Đến 30/09/2008 vốn điều lệ của Eximbank đạt 4.249 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu đạt 13.627 tỷ đồng. Eximbank hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ sở hữu lớn nhất trong khối ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước với Trụ Sở Chính đặt tại TP. Hồ Chí Minh và 77 Chi nhánh, phòng giao dịch được đặt tại Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ, Quảng Ngãi, Vinh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang, An Giang, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đắc Lắc, Lâm Đồng và TP.HCM. Đã thiết lập quan hệ đại lý với hơn 735 ngân hàng ở tại 72 quốc gia trên thế giới. - Ngân hàng Eximbank Chi nhánh Cái Khế được thành lập vào ngày 10/4/2002, ban đầu là chi nhánh cấp II, sau hơn bốn năm hoạt động với những thuận lợi đã đạt được và tiềm năng lớn về vị trí địa lý nên ngày 30/04/2006 Eximbank Chi nhánh Cái Khế được nâng lên thành chi nhánh cấp I. Với việc được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp I và thuận lợi về vị trí địa lý thì trong tương lai Eximbank Cái Khế sẽ rất phát triển, tạo điều kiện phát triển kinh tế vùng trong góp phần phát triển kinh tế quốc gia. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương13 3.1.2. Cơ cấu tổ chức 3.1.2.1.Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức bao gồm: Ban Giám Đốc và năm phòng ban Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC 3.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng phòng a. Ban giám đốc Gồm có Giám đốc và Phó Giám đốc - Tổ chức chỉ đạo thực hiện các chính sách chế độ nghiệp vụ và kế hoạch kinh doanh theo chỉ đạo của Tổng Giám đốc. - Chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành của nhân viên tín dụng của chi nhánh. - Quyết định việc đầu tư, bảo lãnh trong giới hạn được Tổng Giám đốc ủy quyền. - Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của chi nhánh và việc chi tiêu tài chính, trích lập quỹ theo quy định của Nhà nước. b. Phòng thanh toán quốc tế Gồm 4 thành viên: thực hiện công tác hàng xuất nhập khẩu, công tác quan hệ quốc tế, công tác phát hàng, thanh toán thẻ tín dụng quốc tế c. Phòng tín dụng đầu tư Gồm 8 thành viên thưc hiện các nghiệp vụ: Giám đốc Phó giám đốc Phòng Tín dụng đầu tư Phòng Hành chính nhân sự Phòng Thanh toán quốc tế Phòng Kế toán tổng hợp Phòng Ngân quỹ Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương14 - Nghiên cứu, thẩm định và ký kết hợp đồng vay tín dụng - Lập kế hoạch, giám sát, theo dõi các khoản vay, thu lãi và nợ của khách hàng. - Thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh khi có nhu cầu. - Xét bảo lãnh cho các L/C hàng nhập và tài trợ cho L/C hàng xuất. - Thực hiện các khoản cho vay bằng ngoại tệ. - Thực hiện bảo lãnh khi được Giám đốc ủy quyền. d. Phòng hành chính nhân sự Gồm 7 thành viên: thực hiện công tác văn thư, lễ tân, quản trị, bảo vệ, lao vụ… e. Phòng kế toán tổng hợp Gồm 13 thành viên thưc hiện các nghiệp vụ: - Thực hiện công tác kế toán giao dịch - Thực hiện công tác kế toán tập trung - Thực hiện công tác thống kê kế hoạch - Thực hiện công tác kiều hối - Thực hiện công tác kế toán tài vụ f. Phòng ngân quỹ Gồm 10 thành viên thưc hiện các nghiệp vụ: - Thực hiện công tác thu chi tiền mặt bằng VND và ngoại tệ - Thực hiện công tác chuyển ngân và giữ kho - Thức hiện công tác thu chi chính xác, kịp thời và quản lý chặt chẽ tiền mặt bằng VND, các loại ngoại tệ, séc và các giấy tờ có giá. 3.1.3. Nghiệp vụ kinh doanh của Ngân hàng Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng với nhiều nghiệp vụ rất đa dạng như sau: - Huy động các loại tiền gởi và tiết kiệm của các tổ chức, cá nhân. - Cho vay theo đối tượng và thời gian tương ứng - Mua bán, chuyển đổi ngoại tệ - Một số nghiệp vụ khác 3.1.4. Quy trình cho vay Chi nhánh phải tự tìm kiếm khách hàng để cho vay và tự chịu trách nhiệm về các khoản cho vay. Khi đã tìm được khách hàng thì tiến hành theo trình từ trong hợp đồng tín dụng được áp dụng chung trong toàn hệ thống và do ngân hàng Nhà nước Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương15 quy định. Nhìn chung trong hợp đồng tín dụng của Chi nhánh thì gồm các bước cơ bản sau: Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ của khách hàng Bước 2: Thẩm định dự án tín dụng Bước 3: Xét duyệt hợp đồng tín dụng Bước 4: Giải ngân, kiểm tra tiến trình sử dụng vốn Bước 5: Thu hồi nợ và lãi Bước 6: Thanh lý hợp đồng 3.2. KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Bảng 1: KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG Đvt: triệu đồng 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ(%) Thu nhập Thu nhập lãi Thu nhập ngoài lãi 20.346 20.110 236 41.286 40.731 555 59.678 58.271 1.407 20.940 20.621 319 102,9 102,5 135,2 18.392 17.540 852 44,5 43,1 153,5 Chi phí Chi phí lãi Chi phí ngoài lãi 17.223 13.858 3.365 34.295 28.201 6.094 53.762 45.685 8.077 17.072 14.343 2.729 99,1 103,5 81,1 19.467 17.484 1.983 56,7 62 32,5 Lợi nhuận từ lãi Lợi nhuận ngoài lãi 6.252 (3.129) 12.530 (5.539) 12.586 (6.670) 6.278 (2.410) 100,4 (77) 56 (1.131) 0,4 (20,4) Lợi nhuận 3.123 6.991 5.916 3.868 123,8 (1.075) (15,4) (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng Kế toán Eximbank Cái Khế) Từ bảng số liệu trên, ta có thể phân tích những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh thể hiện ở một số mặt như sau: - Thu nhập, nhìn chung đều tăng trong 3 năm. Do năm 2007 nước ta đã hơn một năm gia nhập WTO, nhiều rào cản đã được hạn chế hoặc vở bỏ nên làng sóng đầu tư mạnh mẽ từ nước ngoài vào, tạo cơ hội cho doanh nghiệp và các thành phần Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương16 kinh tế trong và ngoài nước hợp tác kinh doanh. Nhu cầu nguồn vốn và sản phẩm dịch vụ ngân hàng phải đa dạng là điều kiện rất cần thiết cho nền kinh tế trong thời kỳ này. Từ đó mở ra cơ hội cho hoạt đông kinh doanh của Chi nhánh trong lĩnh vực huy động vốn và sử dụng vốn đặt biệt là trong lĩnh vực cho vay, đi kèm với các nghiệp vụ thanh toán. Trước những cơ hội đó và Chi nhánh đã biết tận dụng và làm tốt nên thu nhập tăng nhanh qua từng năm, đặt biệt là trong công tác cho vay thể hiện qua lợi nhuận từ lãi chiếm tỷ trọng cao. Trong năm 2008, nền kinh tế trong nước bị lạm phát cao do hệ quả của lượng vốn đầu tư lớn từ bên ngoài (21 tỷ USD trong năm 2007), nên Chính phủ áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, vì thế Chi nhánh gặp khó khăn trong công tác huy động vốn và cho vay vốn nên thu nhập của Chi nhánh tăng chậm hơn năm 2007. - Chi phí, đều tăng trong 3 năm. Chi phí của Chi nhánh chủ yếu là chi phí trả lãi vì phần lớn nguồn vốn của Chi nhánh là nguồn vốn huy động và nguồn vốn vay từ Hội sở. Ta thấy, chi phí trả lãi trong năm 2007 thấp hơn nhiều so với năm 2008, vì nguồn vốn huy động trong năm 2007 là tương đối dễ do Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để khuyến khích đầu tư nên lãi suất huy động không cao. Ngược lại, trong năm 2008 vì Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn 6 tháng đầu năm nên ngân hàng Nhà nước đã tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc thêm 1% và bắt buộc các ngân hàng thương mại mua 20300 tỷ tín phiếu, nên việc cạnh tranh lãi suất huy động đã làm cho lãi suất huy động tăng dẫn đến chi phí lãi tăng mạnh trong năm. - Lợi nhuận, lợi nhuận đạt được là kết quả của thu nhập và chi phí. Nhìn chung lợi nhuận của Chi nhánh có sự biến động qua 3 năm theo chiều hướng khác nhau. Qua phân tích ở trên giữa thu nhập và chi phí biến động là do tình hình kinh tế biến động ở từng thời điểm qua từng năm, nên ta có thể thấy được vì sao lợi nhuận năm 2007 tăng mạnh trong khi năm 2008 lại giảm so với năm 2007. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương17 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CÁI KHẾ 4.1. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 4.1.1. Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm Nguồn vốn của Chi nhánh bao gồm vốn huy động, vốn tự có và vốn điều chuyển. Mỗi nguồn vốn thì có sự khác nhau về cơ cấu hình thành, vai trò và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng và được thể hiện trong bảng sau: Bảng 2: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Triệu đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn huy động 80.905 31,7 239.716 59,7 300.534 67,3 158.811 196,3 60.818 25,4 Vốn tự có 3.240 1,3 7.550 1,9 5.922 1,3 4.310 133,1 (1.628) (21,5) Vốn điều chuyển 170.579 67 153.916 38,4 140.216 31,4 (16.663) (9,7) (13.700) (8,9) Tổng nguồn vốn 254.724 100 401.182 100 446.672 100 146.458 57,5 45.490 11,3 (Nguồn: Phòng Kế toán Eximbank Cái Khế) Nguồn vốn của Chi nhánh qua 3 năm đều tăng về tương đối và tuyệt đối nhưng có sự biến động trong cơ cấu nguồn vốn thể hiện ở một số mặt với một số nguyên nhân như sau: - Vốn huy động, chiếm tỷ trọng lớn trong 3 năm và có chiều hướng tăng qua từng năm. Vốn huy động tăng mạnh trong năm 2007 là do Chi nhánh đã nâng lên thành Chi nhánh cấp I vào năm 2006, cùng với việc mở thêm 2 phòng giao dịch ở Bình Thủy và Thốt Nốt vào đầu năm 2007 nên mạng lưới hoạt động rộng hơn và có thêm nhiều khách hàng mới, nên một lượng vốn lớn được huy động vì ở 2 địa bàn Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương18 này có rất ít ngân hàng hoạt động. Trong năm 2008, vốn huy động có tăng nhưng chậm hơn năm 2007, vì trong năm tình hình kinh tế trong nước khó khăn nên nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cũng như hoạt động giao dịch của khối doanh nghiệp trong vùng hoạt động là thấp, ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động. - Vốn tự có, tăng mạnh trong năm 2007 và giảm xuống trong năm 2008. Vốn tự có của Chi nhánh chiếm tỷ trọng rất thấp, thấp hơn mức quy định của ngân hàng Nhà nước ở tối thiểu là 8% trong tổng nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng đến mức độ an toàn tính thanh khoản trong hoạt động, hạn chế mở rộng cơ sở, trích lập các quỹ dự phòng rủi ro…nguồn vốn này phải phải đảm bảo ở mức an toàn thì Chi nhánh mới phát triển bền vững. Nguồn vốn này tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng nguồn vốn nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu vốn của Chi nhánh.. Do đó phải đảm bảo lượng vốn tự có phát triển bền đều năm sau cao hơn năm trước, muốn vậy thì đòi hỏi thu nhập của chi nhánh phải tăng đều qua các năm. - Vốn điều chuyển, vốn điều chuyển từ Hội sở theo chiều hướng giảm dần đều qua các năm nhưng nguồn vốn vẫn tăng. Vốn điều chuyển thì giảm dần trong khi vốn huy động tăng dần vì Chi nhánh đã nâng cấp cơ sở và mở rộng mạng lưới hoạt động nên lượng vốn huy động từ tiết kiệm tăng. Từ sự tăng mạnh vốn huy động nên lượng vốn điều chuyển giảm dần là hợp lý, vì chi phí lãi cho vốn huy động thấp hơn chi phí lãi cho vốn điều chuyển nên việc tăng vốn huy động và giảm vốn điều chuyển là giảm chi phí lãi, góp phần tăng thu nhập cho Chi nhánh. 4.1.2. Phân tích tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm 4.1.2.1. Phân tích nguồn vốn huy động qua 3 năm Nhìn chung vốn huy động của Chi nhánh tăng qua các năm, năm 2007 tăng 196,3. %, năm 2008 tăng 25,4%. Vốn huy động có xu hướng tăng nhưng không đều, năm 2007 thì quá cao trong khi năm 2008 thì quá thấp. Năm 2007 tăng cao là do lượng vốn đầu tư FDI từ bên ngoài vào nước ta rất lớn nên nhu cầu VND rất cao, để tận dụng nguồn vốn FDI Chính phủ đã thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ để giải ngân thông qua việc tăng lượng dữ trữ ngoại tệ. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng trong vùng tăng cao, trong khi tiền nhàn rỗi trong dân rất lớn nên nhu cầu tiết kiệm tăng. Trước những diễn biến kinh tế như trên, Chi nhánh đã nhân cơ hội để thu hút lượng tiền nhàn rỗi bằng việc đa dạng các loại hình tiết kiệm với việc linh động lãi Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương19 suất và nhiều hình thức khuyến mãi, cải tiến dịch vụ nghiệp vụ nên lượng vốn huy động trong năm tăng mạnh. Hình 2: DIỄN BIẾN TÌNH HÌNH LẠM PHÁT VIỆT NAM (Nguồn: GSO, BVSC_Economy.com.vn) Ngược lại, trong năm 2008 thì Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kìm chế lạm phát trong giai đoạn những tháng đầu năm, do việc đầu tư quá lớn trong năm 2007 trong khi lạm phát cao trong cả nguyên năm. Trước diễn biến kinh tế còn nhiều biến động ở phạm vi thế giới và ảnh hưởng đến quốc gia, cùng với lạm phát cao trong năm. Từ đó, niềm tin của khách hàng vào mức lãi suất thực dương là rất thấp, nên nhu cầu tiết kiệm thấp làm giảm đáng kể lượng vốn huy động trong năm. Tóm lại, vốn huy động là lượng vốn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của của ngân hàng nói chung và của Chi nhánh vói riêng, chi phí huy động vốn là thấp so với các nguồn vốn khác nên cần huy động vốn một cách hiệu quả. Sức mạnh của ngân hàng thể hiện qua nguồn vốn tự có, trong khi nguồn vốn tự có của ngân hàng được hình thành từ lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh chủ yếu dưới hình thức cho vay vốn thông qua nguồn vốn huy động. Do đó, huy động vốn hiệu quả là cơ sở hình thành nguồn vốn tốt cho Chi nhánh phát triển nghiệp cho vay vốn và các nghiệp vụ sử dụng vốn làm tăng thu nhập cho Chi nhánh. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương20 4.1.2.2. Phân tích nguồn vốn huy động biến động theo cơ cấu Bảng 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Đvt: Triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1.Tiền gởi TCKT 39.949 49,4 99.518 41,5 274.134 91,2 Không kỳ hạn 38.949 97,5 45.125 45,3 120.312 43,9 Kỳ hạn <12 tháng - - 29.251 29,4 110.232 40,2 Kỳ hạn >12 tháng 1000 2,5 25.142 25,3 43.590 15,9 2.Tiền gởi tiết kiệm 39.252 48,5 140.135 58,5 26.400 8,8 Không kỳ hạn 676 1,7 1.145 0,8 1.125 4,2 Kỳ hạn <12 tháng 27.353 69,7 96.223 68,6 20.216 76,5 Kỳ hạn >12 tháng 11.223 28,6 42.767 30,6 5.059 19,3 3. Kỳ phiếu 1.704 1,1 - - - - Ngắn hạn(<12 tháng) 1.704 100 - - - - Dài hạn (>12 tháng) - - - - - - Tổng 80.905 100 239.716 100 300.534 100 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán – Phòng Kế toán Eximbank Cái Khế) Hình 3: CƠ CẤU VỐN HUY ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 1.10% 49.40%48.50% Tien goi TCKT Tien goi TK Ky phieu 58.50% 41.50% Tien goi TCKT Tien goi TK 91.20% 8.80% Tien goi TCKT Tien goi TK 2006 2007 2008 Trong năm 2006, cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh bao gồm: TGTCKT, TGTK và kỳ phiếu. Khoản TGTCKT chiếm 49,4%, TGTK chiếm 48,5%, ta thấy không có sự trên lệch lớn giữa hai loại tiền này trong cơ cấu vốn huy động. Nguồn vốn do phát hành kỳ phiếu chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu vốn huy động và chỉ có trong năm 2006, vì khi đó Chi nhánh mới nâng cấp từ phòng giao dịch vào ngày Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương21 30/4/2006 nên trong giai đoạn đầu thành lập Chi nhánh cần nguồn vốn hoạt động và xây dựng cơ sở nên phát hành kỳ phiếu. Trong khoản TGTCKT có sự trên lệch lớn về tỷ trọng, tiền gởi không kỳ hạn chiếm 97,5%, điều này nói lên: + Lòng tin của khách hàng vào Chi nhánh trong giai đoạn đầu thành lập là chưa cao, nên khách hàng chủ yếu gởi tiền vào để phục vụ cho việc thanh toán chứ không vì lợi nhuận. + Tiền gởi không kỳ hạn là khoản tiền khách hàng có thể rút ra bất kỳ lúc nào nên rủi ro biến động nguồn vốn của Chi nhánh là rất lớn. Do đó Chi nhánh phải đảo bảo quỹ dự phòng hoạt động trên cơ sở tăng nguồn vốn tự có nhằm đối phó với trường hợp khách hàng rút tiền với số lượng lớn. Trong khoản TGTK, tiền gởi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ, khoản này khách hàng gởi vào với mục đích tiêu dùng là chính, đối với Chi nhánh khoản này giữ tỷ trọng nhỏ là tốt. Trong tiền gởi kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng cao 69,7%, khoản này lớn là không tôt lắm đối với Chi nhánh, vì khi đó Chi nhánh sẽ thiếu lượng vốn để cho vay các dự án trung và dài hạn mà khả năng sinh lợi từ các dự án này là khá cao. Năm 2007 là một năm nền kinh tế nước ta mở cửa hội nhập, hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế phát triển tốt nên ngành tài chính gặp nhiều thuận lợi, ta có thể thấy điều đó qua sự thay đổi lớn trong cơ cấu vốn huy động năm 2007. Sự thay đổi này rất khả quan cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh so với năm 2006. Nhìn chung cơ cấu vồn huy động của Chi nhánh thay đổi trong năm 2007 là theo hướng có lợi cho kinh doanh của Chi nhánh. Sỡ dĩ có được kết quả như vậy với một số lý do sau: + Thứ nhất, do thời kỳ mở cửa hội nhập hoạt động kinh doanh của các tổ chức kinh tế diễn ra mạnh mẽ, do đó nền kinh tế đòi hỏi một lượng vốn lớn từ đó kích thích nhu cầu tiết kiệm của người dân. + Thứ hai, nắm bắt được thời cơ nên Hội sở quyết định nâng cấp Chi nhánh lên Chi nhánh cấp I. Mặt khác Chi nhánh mở cửa thêm 2 phòng giao dịch ở Bình Thủy và Thốt Nốt, bên cạnh đó Chi nhánh còn áp dụng chương trình khuyến mãi trong hệ thống Eximbank và do Chi nhánh tự đưa ra để huy động vốn như: chương Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương22 trình tiết kiệm dự thưởng từ ngày 5/5 – 2/8/07, tăng lãi suất tiết kiệm hỗn hợp ngày 27/9/07, chương trình “phát hành thẻ MasterCard tặng mũ bảo hiểm” ngày 26/11 – 31/12/07 và một số chương trình khác. Năm 2008 nền kinh tế nước ta bị lạm phát cao, Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, ta có thể thấy được vấn đề này thể hiện ở một số thay đổi trong cơ cấu vốn huy động trong năm 2008 như sau: + Trong cơ cấu thì TGTCKT chiếm 91.2% tăng 175,4% so với năm 2007, TGTK chiếm 8,8% giảm 81,2% so với năm 2007. Sỡ dĩ có sự thay đổi lớn như vậy bởi vì nền kinh tế bị lạm phát cao nên kỳ vọng nhận lãi suất thực dương của khách hàng là thấp nên khách hàng chuyển hướng đầu tư khác thay vì gởi tiết kiệm như trước đây, do đó lượng tiền tiết kiệm giảm đáng kể. TGTCKT chiếm tỷ trọng lớn 91,2% nhưng chủ yếu là tiền gởi để thanh toán trong trao đổi mua bán, khoản này chiếm 43,9%. + Kỳ hạn < 12 tháng đều chiếm tỷ trọng lớn trong từng loại tiền gởi, chiếm 29,4% và 68,6% trong 2007 tăng lên chiếm 40,2% và 76,5% năm 2008, những diễn biến này có một số lý do sau:  Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách linh hoạt và thắt chặt tiền tệ từ nữa đầu năm 2008. Trong chính sách đó, NHNN tăng thêm 1% tỷ lệ dự trữ bắt buộc vào tháng 2, ngày 17/3 NHNN phát hành 20.300 tỷ tín phiều bắt buộc cho các ngân hàng thương mại.  Từ chính sách trên, một mặt bằng lãi suất huy động mới được thành lập. Cuộc chạy đua lãi suất bùng phát trong tháng 5 và tạo những điểm nóng sốt trong tháng 6, do các ngân hàng cần lượng vốn lớn trong huy động để thực hiện chính sách mà Chính phủ đưa ra, nên các ngân hàng chỉ huy động lãi suất cao cho vốn trong ngắn hạn và Chi nhánh cũng thực hiện chính sách đó trong ngắn hạn. Lúc này lãi suất huy động của Chi nhánh là 19%/năm ở kỳ hạn 3 tháng mới có thể huy động vốn nhằm góp đủ vốn cho Hội sở thực hiện chính sách mà ngân hàng Nhà nước đặt ra. Từ nguyên nhân trên có thể lý giải khoản tiền gởi kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng cao. Từ đó ta cũng dễ dàng nhận thấy tiền gởi kỳ hạn >12 tháng chiếm tỷ trọng thấp 15,9% và 19,3% trong năm 2008. Do Chi nhánh chỉ cần vốn trong ngắn hạn nên huy động ở mức lãi suất cao nên vốn trong dài hạn (>12 tháng) thì huy động ở mức lãi suất thấp hơn, vì nếu lãi suất cao cho vốn huy động trong dài hạn thì lãi suất cho Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương23 vay phải cao, khi đó tổng dư nợ cho vay sẽ thấp, tỷ lệ nợ xấu tăng ảnh hưởng đến thu nhập của Chi nhánh. Mặc dù có sự biến động lớn về lãi suất huy động trong 2 quý đầu năm 2008 nên khó khăn trong huy động vốn của Chi nhánh là rất lớn, nhưng tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn tăng trong năm 2008 là 25,4% bằng 12,9% tốc độ tăng của năm 2007. Do trong năm Chi nhánh đã có thêm khách hàng từ việc mở rộng mạng lưới hoạt động đầu năm 2007 và cuối năm 2008. Bên cạnh đó là việc nâng cao công nghệ trong nghiệp vụ huy động vốn, đơn giản hóa thủ tục gởi tiền cho khách hàng. Mặt khác, Chi nhánh còn thực hiện các đợt tăng lãi suất huy động ở từng kỳ hạn khác nhau với các chương trình khuyến mãi như: chương trình “gởi tiền lãi suất cao kèm quà tặng” vào ngày 4/8/08, chương trình “tiết kiệm vàng lãi suất bậc thang” vào 31/1/08, chương trình khuyến mãi “gởi USD nhận ngay quà tặng” vào 19/11/08 và nhiều chương trình khác. 4.1.3. Đánh giá tình hình huy động vốn Trong cơ cấu huy động vốn với những kết quả đã đạt được, ta cần xem xét và đánh giá lại những khoản vốn nào cần tăng, những khoản nào cần giảm sau cho cơ cấu vốn hợp lý, góp phần thuận lợi trong công tác sử dụng vốn tăng thu nhập. Trong phân tích dưới đây có một số điểm thay đổi trong các khoản mục nguồn vốn với lý do đã được nêu lên ở phần trước, nên trong phần này không nhắc lại mà chỉ tập trung vào phân tích tính hợp lý của cơ cấu vốn và đưa ra một số giải pháp cần thiết. Bảng 4: ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM Đvt: triệu đồng 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Số tiền Số tiền Số tiền Vốn huy động 80.905 239.716 300.534 Tổng nguồn vốn 254.724 401.182 446.672 Tiền gởi không kỳ hạn 39.625 46.270 121.437 Tiền gởi có kỳ hạn 39.576 193.383 179.097 TG tổ chức kinh tế 39.949 99.518 274.134 TG tiết kiệm 39.252 140.135 26.400 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn 31,7 59,7 67,3 Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương24 Tiền gởi không kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn 15,55 11,5 27,2 Tiền gởi có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn 15,53 48,2 40,1 Tiền gởi tổ chức kinh tế/ Vốn huy động 49,4 41,5 91,2 Tiền gởi tiết kiệm/ Vốn huy động 48,5 58,5 8,8 (Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) 4.1.3.1. Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn Nghiệp vụ huy động và cho vay vốn chiếm hơn 70% doanh thu của các ngân hàng thương mại, do đó đối với ngân hàng để tăng thu nhập thì phải làm tốt công tác huy động vốn. Đối với một ngân hàng, tỷ lệ vốn huy động chiếm từ 70% trở lên là tốt, với tỷ lệ này ngân hàng có thể có đủ nguồn vốn trong công tác sử dụng vốn. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh đều chiếm tỷ trọng tăng dần trong tổng nguồn vốn qua các năm. Về tốc độ tăng tương đối thì khác nhau và theo chiều giảm, năm 2007 tăng 196,3% và năm 2008 tăng 25,4% Nhìn chung, vốn huy động của Chi nhánh đều tăng qua các năm nhưng với mức độ không đều vì do ảnh hưởng tác động từ môi trường bên ngoài. Để đạt được kết quả như vậy là do Chi nhánh đã rất nổ lực trong việc sử dụng linh hoạt công cụ lãi suất trong huy động vốn, tăng cường mở rộng mạng lưới hoạt động ở những địa bàn tiềm năng, thực hiện nhiều công cụ cạnh tranh khác nhau như khuyến mãi, quảng cáo… 4.1.3.2. Tiền gởi không kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn Tiền gởi không kỳ hạn là loại tiền mà khách hàng gởi vào ngân hàng với mục đích tiện ích trong thanh toán và tiêu dùng là chủ yếu, khoản tiền này có thể được rút ra bất kỳ lúc nào. Đối với ngân hàng thì khoản vốn này ngân hàng không nên sử dụng vào mục đích cho vay có kỳ hạn vì rủi ro rất cao, do đó khoản này cần duy trì ở mức tỷ trọng thấp trong tổng nguồn vốn. Trong hai năm 2006, 2007 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng nguồn vốn, đặc biệt trong năm 2008 thì khoản này chiếm tỷ trọng cao 27,2% và tăng rất cao 162,4%. Có sự tăng mạnh như vậy là do tác động của xu hướng kinh tế từ bên ngoài. Đối với Chi nhánh nên giữ tỷ trọng của loại tiền này ở mức thấp. Mặc dù lãi suất của khoản vốn này là thấp và có thể thu phí của loại tiền này thông qua các Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương25 nghiệp vụ thanh toán liên ngân hàng, nhưng lại ảnh hưởng đến lượng vốn ổn định trong tổng nguồn vốn ảnh hưởng đến an toàn sử dụng vốn của Chi nhánh. 4.1.3.3. Tiền gởi có kỳ hạn/ Tổng nguồn vốn Khác với tiền gởi không kỳ hạn, tiền gởi có kỳ hạn là khách hàng gởi tiền vì mục đích lợi nhuận, khoản tiền này đóng góp vào nguồn vốn ổn định trong tổng nguồn vốn của Chi nhánh. Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng lớn cao trong năm 2007 là 48,2% với tốc độ tăng 388,6% và có xu hướng giảm nhẹ trong năm 2008 chiếm 40,1% giảm 7,3%. Chi nhánh cần tăng tỷ trọng khoản vốn này qua các năm, vì đây là nguồn vốn với chi phí lãi thấp so với các nguồn vốn vay khác, có tính ổn định nên có thể sử dụng khoản này để cho vay các dự án dài hạn thu được lợi nhuận cao. Nguồn vốn này tăng hay giảm phụ thuộc vào 3 yếu tố chính sau: + Lãi suất huy động của loại tiền này + Lãi suất của các chứng chỉ trên thị trường + Thu nhập của người dân Từ cơ sở trên, Chi nhánh có thể tăng nguồn vốn này bằng cách điều chỉnh lãi suất hợp lý, áp dụng các chương trình tiết kiệm dự thưởng để thu hút tiền nhàn rỗi trên địa bàn người dân có thu nhập cao. 4.1.3.4. Tiền gởi TCKT/ Vốn huy động Khoản tiền này khách hàng gởi vào với mục đích thanh toán (TGKKH) hoặc lợi nhuận (TGCKH). Đối với ngân hàng khoản tiền này vừa bổ sung vào nguồn vốn không ổn định và nguồn vốn ổn định trong tổng nguồn vốn. Trong 3 năm thì nguồn vốn này chiếm tỷ trọng rất lớn 49,4% năm 2006, 41,2% tăng 149,1% năm 2007 và 91,2% tăng 175,4% năm 2008. Nhìn chung khoản tiền này chiếm tỷ trọng cao trong vốn huy động, đạt được kết quả này là rất tốt trong cơ cấu vốn huy động cũng như trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Tăng tỷ trọng trong khoản tiền này thì làm tăng tổng nguồn vốn, nhưng Chi nhánh cần chú trọng tăng khoản tiền gởi có kỳ hạn so với tiền gởi không kỳ hạn để tăng tính ổn định trong tổng nguồn vốn, hạn chế rủi ro sử dụng vốn. 4.1.3.5. Tiền gởi tiết kiệm/ Vốn huy động Đặc điểm của loại tiền này là khách hàng gởi tiền vào với mục đích lợi nhuận là chính. Đối với Chi nhánh thì nguồn vốn này góp phần tăng nguồn vốn ổn định, làm Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương26 tăng thu nhập trong quá trình sử dụng vốn, đặc biệt là qua nghiệp vụ cho vay trung và dài hạn của Chi nhánh. Do đó Chi nhánh cần có những chính sách kích thích khách hàng gởi tiết kiệm trong việc điều chỉnh lãi suất linh hoạt, đi kèm với các loại hình tiết kiệm mới phù hợp với từng nhu cầu tiết kiệm của khách hàng. Tóm lại, trong công tác huy động vốn của Chi nhánh, mức độ hiệu quả chịu ảnh hưởng lớn đến tác động của nền kinh tế bên ngoài. Tùy theo từng thời kỳ mà có những chính sách linh hoạt để tăng hiệu quả huy động vốn, phải có chính sách cân đối nguồn vốn trước khi huy động vốn để lượng vốn huy động sử dụng một cách hiệu quả, tránh việc thừa vốn hoặc thiếu vốn trong công tác huy động. Tuy nhiên, trong công tác huy động vốn thì việc thừa vốn hoặc thiếu vốn là khó tránh khỏi, khi đó Chi nhánh phải linh động trong từng trường hợp. Nếu thừa vốn hoặc thiếu vốn thì có thể cho vay hoặc vay mượn trên thị trường liên ngân hàng, nhằm tránh lãng phí khi thừa vốn và mất khách hàng khi Chi nhánh thiếu vốn để cho vay. Trong cơ cấu vốn huy động của Chi nhánh cần điều chỉnh từng khoản mục nguồn vốn theo hướng tối ưu nhất nhằm tối đa hóa thu nhập. 4.2. PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM 4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng của Ngân hàng qua 3 năm Bảng 5: HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Doanh số cho vay 336.842 491.208 579.625 Doanh số thu nợ 283.867 461.341 510.070 Tình hình dư nợ 94.500 124.367 173.887 Tình hình nợ xấu 661 932 5.564 (Nguồn: Phòng Kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng trên cơ sở phân tích các mặt chính như doanh số cho vay, doanh số thu nơ, dư nợ và nợ xấu. Mỗi chỉ tiêu thể hiện một khía cạnh khác nhau về tín dụng nhưng tất cả mỗi chỉ tiêu đều thể hiện chất lượng tín dụng. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương27 4.2.2. Phân tích hoạt động tín dụng 4.2.2.1. Doanh số cho vay Doanh số cho vay là khoản tiền mà ngân hàng cung ra nền kinh tế được tính trong một năm. Cho vay là nghiệp vụ lớn nhất trong hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng, thể hiện quy mô hoạt động và uy tín của ngân hàng. Trước khi phân tích doanh số cho vay của Chi nhánh, ta hãy xem tình hình biến động tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng Việt Nam, hệ thống Eximbank trong 3 năm so với Chi nhánh. Vì chỉ nhìn ở phạm vi Chi nhánh thì khó có thể phân tích những nguyên nhân tác động đến, nên khi xem ở phạm vi toàn ngành và hệ thống thì ta sẽ thấy được những tác động của kinh tế ảnh hưởng đến ngân hàng, cũng như những biến động trong doanh số cho vay của Chi nhánh cụ thể như sau: Bảng 6: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG, EXIMBANK VÀ EXIMBANK – CÁI KHẾ Đvt: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Ngành ngân hàng VN 56,00 37,80 21 Hệ thống Eximbank 124 81 15 Eximbank – Cái Khế 72,30 45,80 18 (Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động Eximbank, phòng Kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) Phần trăm 124% 21%37.80% 56.00% 15% 81% 18% 45.80% 72.30% 0.00% 20.00% 40.00% 60.00% 80.00% 100.00% 120.00% 140.00% 2006 2007 2008 Ngành ngân hàng VN Hệ thống Eximbank Eximbank - Cái Khế Năm Hình 4: TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG, EXIMBANK VÀ EXIMBANK – CÁI KHẾ Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương28 Doanh số cho vay của Chi nhánh nhìn chung cao hơn toàn ngành nhưng thấp hơn toàn hệ thống. Trong 3 năm, doanh số cho vay của toàn ngành, hệ thống và Chi nhánh đều giảm dần đặc biệt là trong năm 2008. Một số lý do cơ bản diễn ra trong nền kinh tế tác động đến tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh qua từng năm như sau: Năm 2007, việc mở rộng các dự án đầu tư trong nước thông qua chính sách nới lỏng tiền tệ của Chính phủ. Trong giai đoạn những tháng đầu năm tăng trưởng của toàn ngành là khá cao nhưng có hướng giảm nhẹ vào giai đoạn cuối năm do Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ vì lạm phát tăng cao (12,63%) vào cuối năm. Từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của toàn ngành cũng như của Chi nhánh trong địa bàn, vì khi đó việc tiếp cận nguồn vốn của khách hàng sẽ rất hạn chế trước tình hình lạm phát cao và lãi suất cho vay tăng khi đó doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay với lãi suất cao sẽ kinh doanh không hiệu quả, làm giảm doanh số cho vay. Trong năm 2008, là năm tăng trưởng tín dụng Chi nhánh xuống thấp cũng như của toàn ngành và toàn hệ thống, với những biến động kinh tế đã trình bài ở phần trước và thể hiện ở một số mặt cơ bản trong toàn ngành cũng như ở Chi nhánh như sau: Thứ nhất, căng thẳng vốn khả dụng và thanh khoản. Từ đầu năm, hoạt động của các ngân hàng thương mại bắt đầu xuất hiện hiện tượng khan hiếm tiền VND, nhiều ngân hàng đồng loạt hạn chế (thậm chí ngừng hẳn có thời hạn) cho vay ra do khó khăn thanh khoản và căng thẳng vốn khả dụng làm giảm doanh số cho vay. Thứ hai, rào cản lãi suất cao. Từ tháng 4, lãi suất huy động của các ngân hàng bắt đầu bước vào cuộc đua nóng sốt nhất trong lịch sử. Lãi suất cho vay đầu ra được điều chỉnh tăng theo cân đối. Nhưng mức lãi suất 24% - 25% đối với VND trở thành một thách thức lớn đối với khả năng sinh lời của các doanh nghiệp vay vốn, cũng như hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của người dân. Về sau lãi suất cho vay đã thực hiện theo cơ chế mới nhưng mức tối đa 21%/năm vẫn là một chi phí lớn nên các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Từ những nguyên nhân trên, đó là diễn biến chung của toàn ngành cũng như của Chi nhánh dưới tác động của nền kinh tế, sau đây là những biến động cụ thể trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương29 a. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Bảng 7: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Sốtiền Tỷ lệ (%) DN NN 13.250 3,9 25.315 5,1 19.516 3,3 12.065 91,1 (5.799) (22,9) DN ngoài quốc doanh 198.253 58,8 310.122 63,1 350.711 51,2 111.869 56,4 40.589 13,1 Thành phần khác 125.374 37,3 155.771 31,8 209.398 45,5 30.397 24,2 53.627 34,4 Tổng 336.842 100 491.208 100 579.625 100 154.366 45,82 88.417 17,9 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Nhìn chung trong 3 năm, doanh số cho vay có sự trên lệch tỷ trọng lớn giữa các thành phần kinh tế. Có sự biến động chung theo hướng tăng mạnh doanh số năm 2007 và tăng chậm trong năm 2008 là do sự thay đổi chính sách của Chi nhánh dưới sự biến động của nền kinh tế. Trong năm 2006, doanh số cho vay của DNNN chiếm tỷ trọng thấp và cả hai năm sau. Do DNNN thường hoạt động kém hiệu quả nên cho vay rủi ro sẽ cao, do đó Chi nhánh hạn chế cho vay trong thành phần này. Khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh (DNNQD) chiếm tỷ trọng cao nhất 58.8%. Vì khối doanh nghiệp này hoạt động kinh doanh với số lượng lớn, có cơ chế kinh doanh hiệu quả nên đây là đối tượng khách hàng chính của Chi nhánh nên Chi nhánh rất thông thoáng và đơn giản thủ tục trong quá trình cho vay. Mặt khác, giai đoạn cuối năm 2006, nước ta gia nhập WTO tạo cơ hội tốt cho kinh doanh của các doanh nghiệp do đó các doanh nghiệp mở rộng cơ sở sản xuất nên nhu cầu nguồn vốn rất lớn. Trong năm 2007, doanh số cho vay đều tăng ở cả 3 thành phần: DNNN tăng 91.1%. DNNQD tăng 56.4% và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ, tiêu dùng tăng 24.2%. Có được kết quả này là do Chính phủ thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ bằng việc tăng tỷ lệ dự trữ ngoại tệ để thu hút lượng FDI, FII và lượng kiều hối chuyển về…Với việc Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương30 trao đổi mua bán ngoại tệ được dễ dàng làm kích thích nhu cầu đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Kết quả là trong năm doanh số cho vay của Chi nhánh tăng 45.8%. hệ thống 81% và toành ngành là 37.8%. Năm 2008 là năm được nhìn nhận có nhiều biến động chưa từng có trong ngành ngân hàng trong hơn 20 năm. Lạm phát tăng cao trong 6 tháng đầu năm tăng 21.6% so với cuối 2007 là 12.63%. Trong giai đoạn này Chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ bằng việc tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lên 11%, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn thể hiện ở sơ đồ sau: Hình 5: DIỄN BIẾN LÃI SUẤT CỦA NHTW NĂM 2008 (Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam) Giai đoạn này hoạt động tín dụng của Chi nhánh gặp nhiều hạn chế vì khi tăng các loại lãi suất trên đặc biệt là lãi suất cơ bản, do đó lãi suất huy động cao nên lãi suất cho vay cao, khi đó doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn của Chi nhánh làm doanh số cho vay của Chi nhánh giảm đáng kể so với năm 2007. Cụ thể, doanh số cho vay cả năm chỉ tăng 17.9%, trong khi cả năm 2007 tăng 45.8%, khối DNNN giảm 22.9%, DNNQD chiếm tỷ trọng lớn trong năm 51.2% nhưng chỉ tăng 13.1%. Doanh số cả năm tăng 17.9% là do hoạt động tín dụng của Chi nhánh thuận lợi hơn trong 2 quý cuối năm, do Chính phủ nới lỏng tiền tệ chóng suy thoái kinh tế bằng việc giảm tỷ lệ dữ trữ bắt buộc, tăng lãi suất dữ trữ đồng thời giảm các loại lãi suất. Mặt khác, sự sụt giảm doanh số cho vay đối với DNNN và DNNQD mà phần lớn là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nguyên nhân ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế nên khối Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương31 doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ vì nguồn vốn hạn hẹp, ứ đọng sản phẩm nên doanh nghiệp cắt giảm sản xuất, từ đó nhu cầu nguồn vốn giảm. Trong giai đoạn cuối năm lãi suất cho vay của Chi nhánh giảm mạnh còn 11% - 12% do lãi suất cơ bản giảm, nên nhu cầu vốn của doanh nghiệp tăng nhẹ nhưng chủ yếu để trang trãi chi phí và sản xuất cầm chừng. b. Doanh số cho vay theo thời hạn Doanh số cho vay theo thời gian thể hiện phần cho vay theo các khoản thời gian ngắn hạn, trung và dài hạn. Với mỗi loại thì có thu nhập và độ rũi ro khác nhau. Bảng 8: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 195.427 58 310.612 63 425.129 73,4 115.1 58,9 114.517 36,8 Trung và dài hạn 141.415 42 180.596 37 154.496 26,6 39.1 27,7 (26.100) (14,4) Tổng 336.842 100 491.208 100 579.625 100 154.366 45,8 88.417 17,9 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Doanh số cho vay ngắn hạn luôn tăng trong 3 năm, chiếm tỷ trọng cao hơn doanh số cho vay theo thời gian trung và dài hạn, vì thành phần này chiếm số lượng lớn bao gồm các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và tiêu dùng, các doanh nghiệp có nhu cầu nguồn vốn trong ngắn hạn cho hoạt động xuất nhập khẩu, chi phí nguyên liệu đầu vào…Ngược lại, doanh số cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn, tăng trong năm 2007 và giảm trong năm 2008. Trong năm 2006, doanh số cho vay dài hạn chiếm tỷ trọng tương đối cao 42%, cao nhất trong 3 năm. Vì trong thời gian này các doanh nghiệp cần nguồn vốn trung và dài hạn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh chuẩn bị trong giai đoạn hội nhập. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương32 Năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn tăng 58.9% và chiếm tỷ trọng cao 63% so với 58% trong năm 2006. Vì lúc này nước ta đã là thành viên của WTO, các doanh nghiệp có nhiều đối tác trong kinh doanh nên nhu cầu nguồn vốn trong ngắn hạn rất cao, vì thế doanh số cho vay của Chi nhánh tăng cao trong năm 2007. Năm 2008, doanh số cho vay tăng nhẹ nhưng có sự thay đổi lớn trong cơ cấu, doanh số cho vay trung – dài hạn giảm mạnh 14.4%. Vì trong năm, nền kinh tế gặp khó khăn tác động đến ngành ngân hàng và Chi nhánh cũng không ngoại lệ với những lý do chi tiết đã trình bài ở trên. Lúc này, các doanh nghiệp vay vốn chủ yếu để tran trải chi phí và sản xuất cầm chừng nên nhu cầu vốn chỉ trong ngắn hạn. Do đó, doanh số cho vay của Chi nhánh trong năm 2008 tăng tỷ trọng ngắn hạn và giảm tỷ trọng trung và dài hạn. Tóm lại, doanh số cho vay của Chi nhánh đều tăng qua các năm nhưng tốc độ tăng có xu hướng chậm lại trong năm 2008. Ta có thể thấy doanh số cho vay của Chi nhánh chịu ảnh hưởng rất lớn từ môi trường vĩ mô, đó là sự tăng trưởng trong năm 2007 và lạm phát tăng cao rồi suy giảm kinh tế trong năm 2008. Nhưng những kết quả đạt được của Chi nhánh là khá tốt, vì Chi nhánh đã biết tận dụng những tác động khách quan từ môi trường bên ngoài nhưng cũng không thể phủ nhận những kết quả có được cũng xuất phát từ việc Chi nhánh được nâng cấp vào đầu năm 2006, mở rộng mạng lưới hoạt động ở 3 phòng giao dịch ở Bình Thủy , Thốt Nốt, Cái Răng trong năm 2007 và 2008. 4.2.2.2. Doanh số thu nợ Doanh số thu nợ là khoản tiền mà ngân hàng thu hồi về từ hoạt động cho vay khi hợp đồng vay đã hết hạn. Doanh số thu nợ là kết quả từ công tác cho vay của ngân hàng, nó thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng trong cả một quy trình cho vay thể hiện ở các khâu chính như thẩm định dự án, kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn, công tác thu hồi nợ và kể cả những ảnh hưởng của các biến động kinh tế. Trong đó, yếu tố chính ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động trong công tác thu nợ là các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô từ bên ngoài đó là các biến đổi của nền kinh tế mà Chính phủ đã dùng những chính sách để điều tiếc làm ảnh hưởng đến công tác thu nợ, đây cũng là xu thế chung của toàn ngành và của Chi nhánh. a. Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương33 Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DN NN 8.212 2,8 20.125 5 15.718 3,1 11.913 145,1 (4.407) (21,8) DN ngoài quốc doanh 160.311 56,4 301.216 65 292.314 45,1 140.905 87,8 (8.902) (2,9) Thành phần khác 115.344 40,8 140.000 30 202.038 51,8 24.656 21,3 62.038 44,3 Tổng 283.867 100 461.341 100 510.070 100 177.474 62,5 48.729 10,5 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế phụ thuộc vào đối tượng cho vay, hoạt động kinh doanh của đối tượng đó trong nền kinh tế và diễn biến kinh tế trong thời gian sử dụng vốn vay. Trong 2 năm 2006 và 2007 thì doanh số thu nợ của Chi nhánh là tương đối tốt, cụ thể trong năm 2007 doanh số thu nợ đều tăng theo cơ cấu, thu từ DNNN tăng 145.1%, DNNQD tăng 87.8%, các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và tiêu dùng tăng 21.3%. Đều này thể hiện chất lượng tín dụng của Chi nhánh là khá tôt, công tác thẩm định, kiểm tra sử dụng vốn vay của khách hàng là khá tốt. Bên cạnh đó còn nói lên tình hình kinh tế trong hai năm là ổn định theo hướng tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2008, công tác thu nợ của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn, doanh số thu nợ của 2 khối doanh nghiệp đều giảm, khối DNNN giảm 21.8%, DNNQD giảm 23.5%. Kết quả này với nguyên nhân chính là do nền kinh tế trong nước có nhiều biến đổi. Trong tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì tỷ lệ nợ quá hạn cũng như nợ xấu tăng nhanh là khó tránh khỏi. Trong khi đó, thành phần vay tiêu dùng và kinh doanh nhỏ lẻ thì việc thu nợ xem ra thuận lợi hơn đối với Chi nhánh. Vì thành phần này tương đối đông và doanh số cho vay trên mỗi hợp đồng là không lớn, trong nguồn vốn kinh doanh thì một phần là nguồn vốn tự có nên việc hoàn nợ cho Chi nhánh là không khó mặc dù có biến động trong kinh tế. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương34 b. Doanh số thu nợ theo thời hạn Bảng 10: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 160.336 30,2 302.813 65,6 405.236 79,5 142.477 88,9 102.423 33,8 Trung và dài hạn 123.531 43,5 158.528 34,4 104.834 20,5 34.997 28,3 (53.694) (35,7) Tổng 283.867 100 461.341 100 510.070 100 177.474 62,5 48.729 10,5 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Doanh số thu nợ của Chi nhánh nhìn chung thuận lợi trong nguồn vốn cho vay ngắn hạn và có phần khó khăn trong nguồn vốn cho vay dài hạn. Vì cho vay dài hạn tuy lãi suất cao hơn cho vay ngắn hạn nhưng phải chịu rủi ro cao khách hang sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Trong năm 2007, doanh số thu nợ trong ngắn hạn tăng 88.9% với 142477 triệu và dài hạn tăng 28.3% với 34997 triệu. Kết quả đó có thể lý giải như sau: trong năm 2007 là năm chuyển dịch tín dụng sang lĩnh vực phi sản xuất việc mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động sản trong nước cũng như trong địa bàn phát triển hiệu quả. Từ đó, doanh số cho vay và doanh số thu nợ ngắn hạn trong năm của Chi nhánh gặp nhiều thuận lợi. Trong năm 2008, sự sụt giảm của thị trường nhà đất trong vùng do biến động kinh tế làm giới đầu tư vào bất động sản bị thua lỗ dẫn đến công tác thu nợ ngắn hạn cuối năm chỉ tăng 33.8% với 102423 triệu. Doanh số thu nợ dài hạn giảm mạnh 35.7% với 53649 triệu. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, thị trương bất động sản đóng băng trong năm 2007 nên nguồn vốn đầu tư trong lĩnh vực này khó thu hồi. Mặt khác, các hợp đồng tín dụng có thời hạn dài thường với số vốn cho vay lớn nên các doanh nghiệp chưa thể hoàn trả đúng theo tiến độ trong hợp đồng tín dụng, dẫn đến doanh số thu nợ dài hạn trong năm 2008 giảm mạnh. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương35 4.2.2.3. Tình hình dư nợ a. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DN NN 4.215 4,4 7.617 6 10.735 6,1 3.402 80,71 3.118 40,9 DN ngoài quốc doanh 50.786 53,7 80.913 65 135.689 78,1 30.127 59,3 54.776 67,6 Thành phần khác 39.499 41,9 35.837 29 27.463 15,8 (3.662) (9,2) (8.374) (23,3) Tổng 94.50 100 124.836 100 173.887 100 29.867 31,6 49.520 39,8 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Dư nợ của Chi nhánh đều tăng trong 3 năm, có được kết quả đó là do Chi nhánh đã được thành lập vào năm 2006 và việc mở rộng mạng lưới hoạt động cùng với việc tung ra các loại hình tín dụng mới nên có thêm khách hàng làm tăng doanh số cho vay. Nhưng lại có sự thay đổi lớn trong cơ cấu như sau: Trong 3 thành phần thì dư nợ của khối DNNQD vẫn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trong 3 năm. Dư nợ của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và tiên dùng có xu hướng giảm. Những sự biến đổi đó do một số nguyên nhân sau: Trong năm 2007, nhu cầu nguồn vốn kinh doanh của khối doanh nghiệp tăng cao, vì các khoản tín dụng cho các hộ lẻ và tiêu dùng thường không lớn, trong khi các khoản tín dụng cho doanh nghiệp thì lớn và thời hạn dài hơn. Mặt khác, chi phí và thời gian kí kết hợp đồng cho toàn khối doanh nghiệp thường nhỏ hơn các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và tiêu dùng do số lượng lớn. Từ đó, Chi nhánh chỉ ưu tiên cho khối doanh nghiệp nên doanh số cho vay tăng làm tăng dư nợ. Trong năm 2008, dư nợ khối DNNQD chiếm tỷ trọng cao 78.1% và tăng mạnh 67.6%, trong khi khối DNNN chỉ tăng 40.9% và các hộ kinh doanh nhỏ lẻ và tiêu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương36 dùng giảm 8.3%. Nguyên nhân là trong giai đoạn cuối năm 2008 nhu cầu nguồn vốn của khối doanh nghiệp tăng cao mà phần lớn hoạt động tín dụng là khối DNNQD. Nhu cầu nguồn vốn để tái sản xuất của khối doanh nghiệp này là rất lớn. cùng với sự giảm lãi suất cơ bản nên việc tiếp cận nguồn vốn của doanh nghiệp cũng dễ dàng hơn. Từ đó, Chi nhánh đã tăng cường công tác cho vay khối doanh nghiệp bằng việc đơn giản thủ tục trong hợp đồng và kết hợp tung ra các loại hình tín dụng mới. c. Tình hình dư nợ theo thời hạn Bảng 12: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 23.569 24,9 68.671 55 108.166 62,2 45.102 191,3 39.495 57,5 Trung và dài hạn 70.931 75,1 55.696 45 65.721 37,8 (15.235) (21,4) 10.025 17,9 Tổng 94.500 100 124.367 100 173.887 100 29.867 31,6 49.520 39,8 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Tình hình dư nợ của Chi nhánh đều tăng trong 3 năm nhưng có sự thay đổi tỷ trọng trong cơ cấu ở mỗi năm. Năm 2006, dư nợ tín dụng trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao 75.1%. Vì trong năm nhu cầu nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất của các doanh nghiệp tăng. mà nguồn vốn này chủ yếu là thuộc vào khoản tín dụng trung và dài hạn. Trước những cơ hội đó, Chi nhánh đã tăng cường công tác cho vay trung và dài hạn để thu lợi nhuận cao. Vì doanh số cho vay tăng nên dư nợ trung và dài hạn năm 2006 chiếm tỷ trọng cao, cao nhất trong 3 năm. Năm 2007, dư nợ ngắn hạn dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trong hơn chiếm 55% tăng 191.3%, dư nợ trung và dài hạn giảm mạnh giảm 21.4%. Vì trong năm việc mở rộng sản xuất đã cơ bản hoàn thành nên nhu cầu nguồn vốn của doanh nghiệp chủ yếu là ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn tăng làm tăng dư nợ ngắn hạn. Trong năm 2008, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao 62.2% tăng 57.5% so với năm 2007. Nguyên nhân là trong năm tính hình kinh tế biến động, doanh nghiệp kinh Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương37 doanh thua lỗ. Trước những khó khăn đó nên Chi nhánh chỉ tập trung cho vay ngắn hạn để tránh rủi ro nợ quá hạn và nợ xấu tăng. 4.2.2.4. Tình hình nợ xấu Trong tín dụng ngân hàng cần hạn chế khoản nợ này đến mức thấp nhất và tối đa là 5% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ xấu còn thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng cũng như hiệu quả sử dụng vốn của khách hàng. Trước khi phân tích ta hãy xem tình hình biến động của tỷ lệ nợ xấu trong tổng dư nợ của Chi nhánh trong 3 năm so với hệ thống và ngành ngân hang trong nước. Bảng 13: TÌNH HÌNH NỢ XẤU NGÀNH NGÂN HÀNG, EXIMBANK VÀ EXIMBANK CÁI KHẾ Đvt: % Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Ngành ngân hàng VN 3,2 3 3,5 Hệ thống Eximbank 0,8 0,87 4,7 Eximbank – Cái Khế 0,7 0,75 3,2 (Nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, báo cáo kết quả hoạt động Eximbank, phòng Kế toán tổng hợp Eximbank Cái Khế) 4.70% 3.20% 3.20% 3% 3.50% 0.80% 0.87% 0.75% 0.70%0.00% 0.50% 1.00% 1.50% 2.00% 2.50% 3.00% 3.50% 4.00% 4.50% 5.00% 2006 2007 2008 Ngành ngân hàng VN Hệ thống Eximbank Eximbank Cái Khế Hình 6: TỶ LỆ NỢ XẤU CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG, EXIMBANK VÀ EXIMBANK – CÁI KHẾ Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương38 Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu có sự biến động theo hướng tăng dần trong 3 năm của cả 3 thành phần, tăng nhẹ trong năm 2007 và tăng mạnh trong năm 2008. Trong đó, tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh và hệ thống Eximbank là rất thấp so với toàn ngành trong năm 2006 và 2007 và có hướng tăng mạnh trong năm 2008. Với kết quả đạt được phần nào thể hiện chất lượng tín dụng của Chi nhánh là khá tốt, tỷ lệ này thấp hơn trong hệ thống, điều đó nói lên Chi nhánh đã biết tận dụng những yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý và nguồn lực khách hàng trong địa bàn. Trong năm 2008 thì tỷ lệ này tăng cao, ta hãy tìm hiểu những nguyên nhân làm tăng tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh ở phần sau: a. Tình hình nợ xấu theo thành phần kinh tế Bảng 14:TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) DN NN 80 12,1 103 6 760 13,6 23 28,7 657 637,8 DN ngoài quốc doanh 375 56,7 583 63 4.457 80,1 208 55,4 3.874 664 Thành phần khác 206 31,2 246 32 347 6,3 40 19,4 101 41,1 Tổng 661 100 932 100 5.564 100 271 40,9 4.632 496,9 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Qua số liệu ta thấy, nợ xấu của Chi nhánh đều tăng qua 3 năm trong từng thành phần. Trong cơ cấu, thì nợ xấu của khối DNNQD chiếm tỷ trọng cao và tăng nhanh qua từng năm. Nguyên nhân là khoản tín dụng của Chi nhánh cho khối doanh nghiệp này lớn, với thời gian tín dụng thường là trung hạn hoặc dài hạn nên rủi ro cao làm tăng nợ xấu. Năm 2007, nợ xấu có xu hướng tăng cao ở cả 3 thành phần. Việc tăng trưởng nóng của nền kinh tế với nhiều dự án đầu tư một cách ồ ạt trong nền kinh tế. Với xu Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương39 hướng chung đó, nhu cầu nguồn vốn tín dụng của khối doanh nghiệp mở rộng sản xuất và nhu cầu kinh doanh của các thành phần khác trong vùng tăng cao làm tăng lượng vốn cho vay nên tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng trong năm. Trong năm 2008, nợ xấu của khối DNNQD lại chiếm tỷ trọng cao 81.1% và tăng 664% là kết quả không tốt cho Chi nhánh. Điều này thể hiện tín dụng của Chi nhánh là chưa tốt, do khâu thẩm định, giám sát nợ và xử lý nợ xấu chưa được làm tốt. Mặt khác. trong năm 2008 thì tình hình kinh tế khó khăn nên khối doanh nghiệp chịu ảnh hưởng lớn, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ phải sản xuất cầm chừng vì sản phẩm tồn đọng thiếu vốn hoặc phải đóng cửa, ảnh hưởng đến công tác thu nợ và làm tăng nợ xấu. c. Tình hình nợ xấu theo thời gian Bảng 15: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN CỦA NGÂN HÀNG Đvt: Tr.đồng 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 381 57,6 476 51 3.768 67,7 95 24,9 3.292 6 Trung và dài hạn 280 42,4 456 49 1.796 32,3 176 62,8 1.340 239,8 Tổng 661 100 932 100 5.564 100 271 40,9 4.632 496,9 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế) Nợ xấu của Chi nhánh đều tăng qua mỗi năm nhưng có sự thay đổi lớn tỷ trọng trong từng khoản thời gian. Trong 3 năm, khoản tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao, vì trong thời kỳ kinh tế có nhiều biến động nên chính sách Chi nhánh là hạn chế cho vay các dự án trung và dài hạn để hạn chế rủi ro nợ xấu và yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến sự giảm giá đồng tiền. Mặt khác, khách hàng cũng e ngại trong các hợp đồng tín dụng trung và dài hạn trong thời kỳ kinh tế được dự báo là khó khăn và có nhiều biến động. Với những lý do trên, Chi nhánh đã tập trung cho vay trong những hợp đồng tín dụng ngắn hạn, điều này thể hiện qua doanh số cho vay trong Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương40 thời gian ngắn hạn, vì cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên nợ xấu chiếm tỷ trọng cao. Năm 2007, nợ xấu của tín dụng trung và dài hạn tăng cao vì Chi nhánh đã cho vay trung và dài hạn cho khối doanh nghiệp quá nhiều, mặc dù trong năm 2007 các doanh nghiệp kinh doanh tương đối thuận lợi nhưng tín dụng thời hạn lớn và nhiều thì chứa đựng rủi ro cao. Đến năm 2008, thị trường bất động sản đóng băng nhiều nhà đầu tư đã sử dụng nguồn vốn vay từ Chi nhánh để đầu tư và bị thua lỗ nên không khả năng trả. Bên cạnh đó là khối doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn vay từ Chi nhánh trong giai đoạn 2 tháng đầu năm với lãi suất cao, kinh doanh không hiệu quả dẫn đến tăng lượng nợ xấu trong năm. 4.2.3. Đánh giá tình hình tín dụng của Ngân hàng Bảng 16: ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Tổng nguồn vốn Tr. đồng 254.724 401.182 446.672 Vốn huy động Tr. đồng 80.905 239.716 300.534 Doanh số cho vay Tr. đồng 336.842 491.208 579.625 Doanh số thu nợ Tr. đồng 283.867 461.341 510.070 Dư nợ Tr. đồng 94.500 124.367 173.887 Nợ xấu Tr. đồng 661 932 5.564 Dư nợ bình quân Tr. đồng 58.013 109.433 149.127 Dư nợ/ vốn huy động % 116,8 51,8 57,8 Hệ số thu nợ % 84,2 93,9 88 Tỷ lệ nợ xấu % 0,7 0,74 3,2 Vòng quay vốn tín dụng vòng 4,9 4,2 3,42 (Nguồn: Phòng tín dụng Eximbank Cái Khế)  Dư nợ/ Vốn huy động Trong 3 năm thì chỉ số này biến động theo chiều hướng giảm trong năm 2007 và tăng nhẹ trong năm 2008. Trong năm 2006, cho vay vượt nguồn vốn huy động và Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương41 điều này là không tốt. Vì khi đó Chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn tự có để cho vay làm ảnh hưởng đến khả năng thanh khoản và mức độ an toàn hoặc nếu sử dụng nguồn vốn vay thì chi phí lãi là khá cao ảnh hưởng đến thu nhập và tăng rủi ro tín dụng. Ngược lại, trong năm 2007 và 2008 thì Chi nhánh đã không sử dụng hết nguồn vốn huy động để cho vay, điều này làm tăng chi phí lãi vốn huy động nếu Chi nhánh không sử dụng nguồn vốn này để cho vay trên thị trường liên ngân hàng.  Hệ số thu nợ Trong năm 2006. hệ số này đạt 84.2%. tăng lên 93.9% trong năm2007 và giảm xuống 88% trong năm 2008. Như vậy. trong 3 năm thì năm 2007 là năm Chi nhánh thực hiện công tác thu nợ tốt. Điều này nói lên hoạt động tín dụng của Chi nhánh là khá hiệu quả. vì Chi nhánh đã cho vay đúng đối tượng khách hàng. giám sát nợ chặt chẽ. giảm thiểu rủi ro cho Chi nhánh. giúp quay nhanh đồng vốn.  Tỷ lệ nợ xấu Tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng qua từng năm. Mặc dù chỉ số này vẫn còn thấp so với mức cho phép tối đa là 5% trên tổng dư nợ, nhưng cần hạn chế tăng chỉ số này và cần giữ ở mức thấp. Chỉ số này tăng làm tăng nguy cơ mất vốn của Chi nhánh, khi đó ảnh hưởng đến khả năng hoàn vốn vay, thu nhập và ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng tín dụng của Chi nhánh.  Vòng quay vốn tín dụng Vòng quay vốn tín dụng của Chi nhánh đều giảm trong 3 năm, đây là dấu hiệu tốt và Chi nhánh cần giảm chỉ số này hơn nữa. Dư nợ của Chi nhánh đều tăng trong 3 năm, năm 2007 tăng 31,6%, năm 2008 tăng 39,8%. Dư nợ tăng qua các năm nhưng vòng quay vốn giảm vì doanh số thu nợ của Chi nhánh đều tăng về tỷ trọng và tuyệt đối. Cụ thể, năm 2007 tăng 62,8% tương ứng 177474 triệu, năm 2008 tăng 105% tương đương 48729 triệu. Như vậy, vòng quay vốn của Chi nhánh biến động theo chiều hướng giảm, là điều kiện tốt cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh, vì vòng vốn quay nhanh sẽ giúp Chi nhánh có nguồn vốn để tiếp tục thực hiện hợp đồng tín dụng mới hạn chế rủi ro, tăng thu nhập. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương42 4.2.4. Đánh giá hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn của Ngân hàng Bảng 17: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Vốn huy động Tr. đồng 80.905 239.716 300.534 Chi phí lãi Tr. đồng 13.858 28.201 45.685 Tổng chi phí Tr. đồng 17.223 34.295 53.762 Thu nhập lãi Tr. đồng 20.110 40.731 58.271 Doanh số cho vay Tr. đồng 336.842 491.208 579.625 Dư nợ Tr. đồng 94.500 124.367 173.887 Tổng thu nhập Tr. đồng 20.346 41.286 59.678 Thu nhập lãi/ chi phí lãi % 145,1 144,4 127,5 Thu nhập lãi/ vốn huy động % 24,8 16,9 19,4 Chi phí lãi/ vốn huy động % 17,1 11,7 15,2 Chi phí lãi/ tổng chi phí % 80,5 80,2 80,9 Thu nhập lãi/ dư nợ % 21,3 32,7 33,5 Thu nhập lãi/ tổng thu nhập % 98,8 98,6 97,6 Thu nhập lãi/ doanh số cho vay % 5,9 8,3 10,1 (Nguồn: Phòng kế toán, tín dụng Eximbank Cái Khế)  Thu nhập lãi/chi phí lãi Chỉ số này thể hiện tỷ lệ (%) giữa thu nhập lãi từ doanh số cho vay trên chi phí trả lãi huy động vốn. Chỉ số này càng cao thể hiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh càng hiệu quả, vì khi đó Chi nhánh huy động vốn với chi phí lãi thấp, lãi suất cho vay phù hợp, doanh số cho vay tăng làm tăng thu nhập. Qua 3 năm chỉ số này giảm dần và giảm mạnh trong năm 2008. Điều này thể hiện sự khó khăn của Chi nhánh trong tín dụng ngày càng tăng lên, lãi suất huy động tăng dần, khoản cách giữa giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động vốn càng gần qua từng năm. Nguyên nhân thì có rất nhiều nhưng ta hãy xem xét từ 2 nguyên nhân chính: Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương43 + Thứ nhất: Do sự xuất hiện quá nhiều ngân hàng cùng hoạt động trong địa bàn làm tăng tính cạnh tranh thị phần. Từ đó, Chi nhánh phải tăng lãi suất huy động và giảm lãi suất cho vay để tăng thu nhập nên chỉ số này giảm qua từng năm. + Thứ hai: Những tác động của chính sách từ ngân hàng Nhà nước đặc biệt là trong năm 2008, với những chính sách đã trình bài ở trên làm thay đổi chính sách của Chi nhánh nên chỉ số này trong năm 2008 giảm mạnh, giảm còn 127,5% thấp hơn 145,1% và 144,4% năm 2006 và 2007.  Thu nhập lãi/vốn huy động Chỉ số này là tỷ lệ giữa thu nhập lãi mỗi năm từ cho vay trên tổng vốn huy động được tính ở từng năm. Chỉ số thể hiện hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh. Chi nhánh huy động vốn hiệu quả khi chỉ số này tăng dần qua từng năm với các điều kiện sau: + Vốn huy động tăng dần qua từng năm + Tỷ lệ (%) doanh số cho vay trên vốn huy động ở từng năm là bằng nhau + Lãi suất cho vay ở từng năm là bằng nhau Qua bảng số liệu thì chỉ số này giảm trong năm 2007 và có xu hướng tăng nhẹ trong năm 2008 nhưng vẫn thấp hơn năm 2006, trong khi vốn huy động tăng dần. Giả sử tỷ lệ (%) doanh số cho vay trên vốn huy động và lãi suất cho vay ở mỗi năm là bằng nhau, thì chỉ số này giảm chứng tỏ Chi nhánh đã huy động vốn không hiệu quả trong hai năm 2007 và 2008, vì huy động với lãi suất cao. Ta hãy xem xét để thấy rõ vấn đề này ở chỉ số chi phí lãi/vốn huy động.  Chi phí lãi/vốn huy động Chỉ số này là tỷ lệ (%) giữa tổng lãi suất huy động trên tổng vốn huy động, chỉ số này nhỏ là tốt cho Chi nhánh, vì khi đó Chi nhánh đã huy động vốn với mức lãi suất thấp. Trong 3 năm thì chỉ số này có sự biến đổi lớn, năm 2006 là 17,1%, giảm còn 11,7% năm 2007 và tăng lên 15,2% năm 2008. Trong 3 năm thì Chi nhánh huy động vốn hiệu quả nhất. Huy động vốn hiệu quả cũng là nhân tố quan trọng quyết định thu nhập trong năm của Chi nhánh, ta có thể thấy điều đó trong 3 năm như sau: Năm 2006, Chi nhánh huy động vốn kém hiệu quả vì tổng lãi suất huy động cao 17,1%, kết quả thu nhập thấp nhất trong 3 năm đạt 3123 triệu. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương44 Năm 2007, Chi nhánh huy động vốn hiệu quả nhất vì tổng lãi suất chỉ 11,7% và kết quả thu nhập cả năm là cao nhất đạt 6991 triệu. Đến năm 2008, huy động vốn kém hiệu quả hơn năm 2007, do tổng lãi suất huy động 15,2% và thu nhập cả năm thấp hơn 200 và đạt 5916 triệu.  Chi phí lãi/tổng chi phí Chỉ số này thể hiện hiệu quả huy động vốn nhưng nó lại ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng, vì nếu chỉ số này cao khi đó Chi nhánh cho vay ra với lãi suất phải cao làm giảm hiệu quả tín dụng và tăng rủi ro nợ xấu. Chỉ số này của Chi nhánh là khá cao, như vậy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh chủ yếu là hoạt động huy động vốn và cho vay vốn nên chi phí phần lớn là chi phí trả lãi. Chỉ số này cao điều đó thể hiện Chi nhánh đã huy động vốn lớn với lãi suất cao nên chi phí lãi cao, việc này sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả tín dụng, vì khi đó Chi nhánh phải sử dụng nguồn vốn này chủ yếu để cho vay thì mới có thể có thu nhập để trả lãi, việc cho vay quá nhiều và với lãi suất cao sẽ làm tăng rủi ro tín dụng.  Thu nhập lãi/dư nợ Chỉ số này cao khi Chi nhánh cho vay đúng đối tượng, khách hàng sử dụng nguồn vốn vay có hiệu quả, khi đó thu nhập lãi từ dư nợ cho vay sẽ tăng. Qua số liệu trong bảng ta thấy chỉ số này tăng cao trong năm 2007, điều đó thể hiện hoạt động tín dụng của Chi nhánh trong năm là có hiệu quả, thu nhập lãi ổn định. Ngược lại, trong năm 2008 thì chỉ số này tăng chậm, điều đó nói lên trong năm 2008, hoạt đông tín dụng của Chi nhánh là không thuận lợi do nền kinh tế có nhiều biến động nên công tác thu lãi trên dư nợ cho vay gặp nhiều khó khăn.  Thu nhập lãi/doanh số cho vay Chỉ số này là tỷ lệ (%) giữa thu nhập lãi từ cho vay trên tổng doanh số cho vay ở mỗi năm. Chỉ số phần nào thể hiện hiệu quả tín dụng của Chi nhánh vì nó là kết quả đo lường các khâu trong tín dụng. Thu nhập lãi là khoản mà Chi nhánh nhận được từ kết quả cho vay trong đó có doanh số cho vay, thu nơ, dư nợ, nợ quá hạn và nợ xấu trong doanh số cho vay. Tỷ lệ này càng lớn chứng tỏ Chi nhánh đã đạt hiệu quả trong công tác cho vay. Qua bảng số liệu, ta có thể khẳn định năm 2007 là năm Chi nhánh đạt hiệu quả cho vay cao, với tốc độ tăng nhanh nhất trong 3 năm và cũng là năm Chi nhánh đạt lợi nhuận cao nhất 6991 triệu. Trong năm 2008 thì chỉ số này cao hơn năm 2007 Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương45 nhưng với tốc độ tăng chậm hơn, điều này có thể cho thấy trong năm hiệu quả cho vay của Chi nhánh gặp nhiều khó khăn dưới sự ảnh hưởng của kinh tế bên ngoài.  Thu nhập lãi/tổng thu nhập Chỉ số này thể hiện hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn, vì hai chỉ số này chiếm hơn 70% thu nhập của ngân hàng cũng như của Chi nhánh. Chỉ số này càng lớn càng tốt, vì khi đó Chi nhánh đã đạt hiệu quả trong huy động vốn và cho vay vốn vì: + Chi nhánh huy động vốn với nguồn vốn lớn, lãi suất thấp làm giảm tổng chi phí lãi huy động. + Chi phí lãi thấp nên cho vay dễ dàng hơn, khoản cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động xa hơn nên thu nhập lãi sẽ tăng. Nếu đạt được những chỉ tiêu trên sẽ làm tăng thu nhập lãi và để tăng thu nhập thì Chi nhánh phải cân đối nguồn vốn thật tốt. Trong 3 năm chỉ số này biến động theo chiều hướng giảm dần, điều này nói lên công tác cho vay của Chi nhánh qua từng năm gặp nhiều khó khăn nên ảnh hưởng đến thu nhập lãi giảm theo.Trong 3 năm, ta thấy năm 2008 chỉ số này thấp nhất, vì trong năm công tác cho vay của Chi nhánh được thực hiện không tốt nên Chi nhánh đã chuyển sang hướng tăng thu nhập ngoài lãi qua các hình thức trung gian thanh toán, nhưng khoản thu nhập này không lớn vì thu nhập chính của Chi nhánh là cho vay nên lợi nhuận cả năm giảm so với năm 2007. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương46 CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG EXIMBANK CHI NHÁNH CÁI KHẾ 5.1. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA NGÂN HÀNG 5.1.1. Thuận lợi 5.1.1.1. Vị trí thuận lợi Chi nhánh nằm trong trung tâm thương mại của thành phố bậc nhất khu vực, là nơi có nhiều thành phần kinh tế nên nhu cầu về giao dịch và tiết kiệm rất cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của Chi nhánh. Với dự án cầu Cần Thơ và sân bay quốc tế Trà Nóc sắp hoàn thành thì trong tương lai Cần Thơ sẽ phát triển cao, tạo điều tốt cho Chi nhánh phát triển. 5.1.1.2. Am hiểu thị trường hoạt động trong khu vực và quốc gia Với mạng lưới hoạt động thông qua các phòng giao dịch và Chi nhánh trong khu vực và cả nước là thuận lợi lớn của Chi nhánh trong giao dịch nội bộ, Bên cạnh đó là các giao dịch bên ngoài trên thị trường liên ngân hàng trong phạm vi khu vực và cả nước, là điều kiện thuận lợi lớn trong các nghiệp vụ huy động vốn và cho vay vốn tạm thời giữa Chi nhánh và các ngân hàng. Mặt khác, còn có sự bảo hộ của quốc gia trong ngành ngân hàng so với các ngân hàng bên ngoài, mặc dù theo cam kết WTO trong tiến trình bình thường hoá các giao dịch trong thời gian 5 năm từ khi gia nhập. Trong thời gian này Chi nhánh nên làm tốt các nghiệp vụ thế mạnh để có đủ sự chuẩn bị khi các ngân hàng mạnh từ bên ngoài vào. 5.1.1.3. Đội ngủ nhân viên trẻ tận tuỵ. ham học hỏi Ngoài ra, chất lượng nguồn nhân lực là rất quan trọng, nó quyết định đến hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh. Với việc sỡ hữu lực lượng nhân viên có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn, đây là sự thuận lợi rất lớn, là điều kiện tất yếu để triển khai áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến trong giai đoạn hiện nay. 5.1.1.4. Được hỗ trợ từ Hội sỡ, Ngân hàng Nhà nước, chính quyền sỡ tại Trong quá trình hoạt động thì Chi nhánh được sự hỗ trợ lớn từ Hội sỡ về nguồn vốn điều chuyển, Chi nhánh có thể sử dụng nguồn vốn này để xây dựng cơ sở, cho nghiệp vụ sử dụng vốn, bảo đảm tính thanh khoản. Chi nhánh còn được sự hỗ trợ từ ngân hàng Nhà nước, gần đây với chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm cho Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương47 các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong giai đoạn đầu áp dụng, nhìn chung dư nợ cho vay có xu hướng tăng, là dấu hiệu tốt cho Chi nhánh và các ngân hàng thương mại nói chung trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay. Ngoài ra, Chi nhánh còn được sự hỗ trợ từ Chính quyền sỡ tại trong quá trình thành lập và hoạt động trên địa bàn trong giai đoạn thành lập và trong quá trình kinh doanh. 5.1.2. Khó khăn 5.1.2.1. Năng lực quản lý, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế Chất lượng nguồn nhân lực nhìn chung còn nhiều hạn chế từ công tác quản trị điều hành, trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn thấp, do Chi nhánh còn sử dụng mô hình ngân hàng theo kiểu truyền thống với công cụ cạnh tranh chủ yếu là lãi suất. Do đó trong thời kỳ hội nhập với sự xâm nhập của ngân hàng bên ngoài theo kiểu ngân hàng hiện đại, với sản phẩm dịch vụ đa dạng trình độ chuyên nghiệp cao. Khi đó, Chi nhánh sẽ gặp khó khăn khi ứng dụng các công nghệ mới. 5.1.2.2. Quy mô vốn nhỏ Ngoài khó khăn về nguồn nhân lực thì nguồn vốn của Chi nhánh còn nhiều hạn chế. Trong cơ cấu nguồn vốn, vốn huy động có tăng trong 3 năm nhưng còn ở mức thấp, vốn tự có trong tổng nguồn vốn còn rất nhỏ chỉ chiếm bình quân 1.4%/năm nhưng theo thông lệ quốc tế thì tỷ trọng này tối thiểu là 8%/năm. Theo thống kê ngành ngân hàng, thì tổng mức vốn tự có của 5 NHTMNN chỉ tương đương với một ngân hàng cở trung bình trong khu vực, mà hệ thống NHTMNN chiếm 75% thị trường huy động vốn và 73% thị trường tín dụng (nguồn: Hiệp hội ngân hàng Việt Nam). Từ đó ta thấy vốn tự có là rất quan trọng, thể hiện sức chịu đựng, sự an toàn của Chi nhánh khi có biến động xảy ra và tạo lòng tin cho khách hàng. Theo số liệu trên thì việc Chi nhánh gặp khó khăn trong huy động vốn và cho vay vốn trong thời kỳ hội nhập là rất lớn, vì các NHTMNN chiếm thị phần lớn trong huy động vốn và cho vay vốn và được cấp ngân sách hoạt động nhưng so về năng lức tài chính với ngân hàng bên ngoài thì còn thấp. 5.1.2.3. Sản phẩm dịch vụ chưa đa dạng Sản phẩm dịch vụ của Chi nhánh chưa đa dạng trong công tác huy động vốn, tín dụng và thanh toán. Vấn đề chưa đa dạng là ở mức độ ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại thông qua hình thức ứng dụng tin học trong giao dịch còn hạn chế. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương48 Nhìn chung, hoạt động cạnh tranh của Chi nhánh trong huy động vốn và cho vay vốn còn ở hình thức cạnh tranh lãi suất. Việc huy động vốn qua hình thức phát hành thẻ còn hạn chế do Chi nhánh chưa kết nối rộng rãi hệ thống thanh toán thẻ với các tổ chức thẻ trong và ngoài nước, chưa thực sự tiện ích cho khách hàng trong giao dịch thẻ, từ đó hạn chế huy động loại tiền này trong khi lãi suất cho nó gần như không có. Mặt khác, huy động vốn của Chi nhánh còn chủ yếu ở hình thức huy động vốn ngắn hạn, chưa phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn. Về tín dụng, hoạt động cấp tín dụng của Chi nhánh thông qua đơn xin vay, phương án sản xuất kinh doanh và tài sản thế chấp cầm cố. Trong khi đó các hình thức tín dụng mới chưa được mở rộng như: tín dụng thấu chi, chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá, cho vay trả góp, bao thanh toán và cho vay mua cổ phần tín dụng dự án…,các hình thức tín dụng như cho thuê tài chính, bảo lãnh chưa được áp dụng ở Chi nhánh, nên chưa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. 5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN 5.2.1.Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn Trong cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng thì nguồn vốn huy động phải chiếm tỷ trọng lớn từ 70% trở lên thì nguồn vốn của ngân hàng được xem là lý tưởng. Bởi vì, chi phí cho nguồn vốn huy động là thấp so với nguồn vốn khác, từ đó ngân hàng tận dụng nguồn vốn này cho các nghiệp vụ sử dụng vốn tăng thu nhập. Đối với từng ngân hàng mà công tác huy động vốn được vận dụng dưới nhiều hình thức khác nhau, riêng Eximbank Cái Khế với đặc thù riêng về cơ cấu hoạt động và vị trí địa lý, để đạt được hiệu quả trong công tác huy động vốn Chi nhánh cần thực hiện những giải pháp sau: 5.2.1.1. Mở rộng mạng lưới hoạt động để tăng quy mô nguồn vốn huy động Được đặt tại trung tâm thương mại Cái Khế thuộc Thành phố bậc nhất khu vực, với những lợi thế về lượng khác hàng lớn nên nhu cầu giao dịch và tiết kiệm nhiều, nhưng lại có nhiều ngân hàng khác cùng hoạt động, do đó Chi nhánh gặp không ít khó khăn trong cạnh tranh thị phần. Cho nên việc mở rộng mạng lưới hoạt động ra những địa bàn lân cận giàu tiềm năng để khai thác lượng khách hàng mới là việc Chi nhánh đã từng làm và cần làm tốt hơn. Những địa bàn mà Chi nhánh cần tìm Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương49 đến là các khu công nghiệp ở các tỉnh có lợi thế cạnh tranh cao. Vì nơi đây nhu cần về thanh toán và tiết kiệm của doanh nghiệp và cư dân cao, từ đó thu hút được nguồn tiền gởi thanh toán và tiền gởi tiết kiệm. Để thực hiện được điều này Chi nhánh cần có nguồn vốn trong giai đoạn đầu thành lập phòng giao dịch, nguồn vốn này có thể được trích lập từ nguồn vốn tự có của Chi nhánh khi đã đảm bảo nguồn quỹ dự phòng đảm bảo thanh khoản và phần nguồn vốn huy động trong dài hạn. 5.2.1.2. Đa dạng hóa sản phẩm trong nghiệp vụ huy động vốn Theo nhìn nhận của các chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng ở nước ta và Chi nhánh cũng không ngoại lệ cho rằng nước ta thừa ngân hàng nhưng thiếu sản phẩm, sản phẩm ở đây là các sản phẩm tiện ích trong huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán. Xét trong lĩnh vực huy động vôn, thì các ngân hàng thương mại cũng như Chi nhánh cạnh tranh theo kiểu truyền thống với hình thức lãi suất, do đó chi phí lãi tăng. Lượng vốn huy động còn thấp so với lượng vốn tiềm tàng trong nền kinh tế mặc dù trong thời gian qua các ngân hàng đã “chạy đua” trong việc tăng lãi suất huy động vốn. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn Chi nhánh chưa hợp lý, số vốn huy động được phần lớn là vốn ngắn hạn, chưa phù hợp với kỳ hạn sử dụng vốn, nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong 3 năm. Trong xu thế hội nhập hiện nay, do tính cạnh tranh từ các ngân hàng nước ngoài, thì nhu cầu về tiện ích của sản phẩm là rất lớn. Từ những cơ sở trên, đòi hỏi Chi nhánh phải có giảp pháp đa dạng hoá sản phẩm mang tính tiện ích trong công tác huy động vốn, để từng khách hàng tìm được sản phẩm tiện lợi nhất đối với họ. Do đó Chi nhánh phải đa dạng hoá các hình thức huy động vốn bao gồm: - Mở rộng đối tượng gửi tiền đến các tầng lớp dân cư chứ không chỉ ở phạm vi các doanh nghiệp hoặc các khách hàng cá nhân có nhu cầu tiết kiệm khi họ có thu nhập cao. - Mở rộng hình thức các loại tiền gửi trung và dài hạn để người sở hữu có thể chuyển đổi linh hoạt khi cần thiết. Mở rộng các hình thức gởi tiết kiệm trong dân bao gồm cả tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu. Đa dạng hoá kỳ hạn tiền gởi tiết kiệm: không chỉ dừng lại việc chỉ có tiền gởi không kỳ hạn và có kỳ hạn theo kiều 3 tháng, 6 tháng, 1 năm…Chi nhánh cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gởi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho khách hàng. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương50 - Áp dụng hình thức gởi tiền nhiều lần lấy một lần, tiết kiệm gửi góp, lãi suất tính theo từng lần gửi. Thực hiện cách này Chi nhánh có thể giúp khách hàng tích luỹ tiền, hoặc gửi tiền một lần dài hạn nhưng rút ra nhiều kỳ. - Mở rộng các hình thức trọn gói như: thu hộ, chi hộ, home banking, internet banking…Với việc đa dạng hoá sản phẩm và để khách hàng biết đến sản phẩm Chi nhánh cần kết hợp với hình thức quảng cáo, tuyên truyền, giới thiệu để tạo điều kiện cho khách hàng làm quen và nhận thức được tiện ích của các sản phẩm. Các hình thức nên giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng dưới hình thức tài trợ các chương trình mang tính phúc lợi xã hội, tác động vào tâm lý khách hàng nhằm giữ chân khách hàng cũ thu hút khách hàng mới.Các giải pháp này sẽ giúp huy động vốn trong dân đáp ứng nhu cầu vay của nền kinh tế. 5.2.1.3. Công khai, minh bạch tình hình tài chính Ngoài các giải pháp trên, để khách hàng yên tâm gửi tiền Chi nhánh phải có chính sách công khai tình hình tài chính hàng quý và cả năm. Chi nhánh nên xây dựng một trang web riêng chứa đựng nội dung về kết quả kinh doanh hàng năm, tình hình biến động tài sản Nợ và tài sản Có hàng quý. Từ đó khách hàng có cơ sở tìm hiểu, xâu dựng lòng tin cho khách hàng vì tâm lý của khách hàng là chỉ gửi tiền vào ngân hàng hoạt động kinh doanh hiệu quả để tránh rủi ro trong thanh khoản. Ta có thể thấy được điều đó trong khi mới thành lập thì lòng tin của khách hàng với Chi nhánh còn thấp nên nguồn vốn huy động của Chi nhánh trong năm 2006 là 80905 triệu và sau một năm hoạt động lượng vốn huy động tăng lên 239716 triệu gấp và tăng lên 300534 triệu gấp 2,9 lần và 3,7 lần năm 2006. Những kết quả đạt được do Chi nhánh đã làm tốt công tác huy động vốn nhưng không thêt phủ nhận của lòng tin của khách hàng vào Chi nhánh do thời gian xây dựng nên. Việc công khai tình hình tài chính giúp Chi nhánh tránh được việc khách hàng rút tiền qua ngân hàng khác do những tin đồn thất thiệt và cũng để thu hút lượng khách hàng mới.Hiện nay, Eximbank chỉ có một trang web chung cho cả hệ thống nên còn mang tính chung chung cho, chỉ đưa ra chính sách chung cho cả hệ thống chứ chưa thể hiện tính đặc thù riêng của Chi nhánh. Do đó, việc xây dựng một trang web riêng giới thiệu về Chi nhánh là rất cần thiết trong tình hình cạnh tranh như hiện nay. Trang web chứa đựng những chính sách riêng của Chi nhánh trên cơ sở tuân thủ theo nguyên tắc chung của cả hệ thống. Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Eximbank – Chi nhánh Cái Khế GVHD: Thái Văn Đại SVTH: Huỳnh Thanh Phương51 5.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn 5.2.2.1. Hiện đại hóa công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng Trong xu thế hội nhập, để ngành ngân hàng ta nói chung và Chi nhánh nói riêng được tồn tại và phát triển, việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng phải được xem là mục tiêu chiến lược để cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài, nâng cao hiệu quả kinh doanh và thu hút khách hàng. Đối với Chi nhánh hiện đại công nghệ, sử dụng tin học vào các phương thức thanh toán phải nhanh chóng, an toàn, là cơ sở để tăng tính cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn. Đầu tư vào công nghệ có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng sẽ giảm chi phí nghiệp vụ trong dài hạn, thu hút nhiều khách hàng, quản trị được rủi ro do thông tin nhanh chóng nhằm hạn chế được rủi ro trong tín dung. Bên cạnh hiện đại hóa công nghệ, Chi nhánh cần kết hợp đa dạng hóa sản phẩm trong tín dụng, nên thay đổi hình thức cho vay theo kiểu truyền thống và kém hiệu quả như các hình thức cấp tín dụng chủ yếu thông qua đơn xin vay, phương thức sản xuất kinh doanh và tài sản thế chấp, cầm cố. Trong khi đó, các hình thức, phương thức cho vay mới chưa được phát triển như: tín dụng thấu chi, chiết khấu thương phiếu, chứng từ có giá, cho vay trả góp, bao thanh toán, cho vay mua cổ phần, tín dụng theo dự án… để đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà phần lớn là các doanh nghiệp. Mặt khác, các hình thức tín dụng như cho thuê tài chính, bảo lãnh… chưa thực sự phát triển, doanh số hoạt đông thấp. Thủ tục cho vay còn rườm rà gây tâm lý e ngại cho khách hàng. Do đó, Chi nhánh cần phát triển các phương thức trên để tăng tính cạnh tranh, tăng hiệu quả tín dụng. Các phương thức cho vay dưới hình thức chiết khấu cần phải được làm tốt, vì rủi ro trong phương thức này rất thấp và tính thanh khoản của loại hình này cao. Để thực hiện tốt công tác cho vay theo các

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Phân tích hiệu quả huy động vốn và cho vay vốn tại Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Cái Khế TP. Cần Thơ.pdf
Tài liệu liên quan