Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ

Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LƯƠNG ĐẶNG THƯ TRÚC MSSV: 4054323 Lớp: KTNN1- K31 Tháng 05/2009 iLỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập, nghiên cứu, rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em có được ngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết sâu sắc trong học tập cũng như trong thực tiễn hàng ngày. Và khi hoàn thành được tốt luận văn này em xin chân thành cảm ơn đến: Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng những kiến thức ấy vào luận văn của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Lương đã tận ...

pdf83 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền, thành phố Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ LƯƠNG ĐẶNG THƯ TRÚC MSSV: 4054323 Lớp: KTNN1- K31 Tháng 05/2009 iLỜI CẢM TẠ Qua bốn năm học tập, nghiên cứu, rèn luyện ở trường nhờ có sự chỉ dạy tận tình của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ đặc biệt là quý thầy cô Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã giúp em có được ngày càng nhiều kiến thức và những hiểu biết sâu sắc trong học tập cũng như trong thực tiễn hàng ngày. Và khi hoàn thành được tốt luận văn này em xin chân thành cảm ơn đến: Trước hết em xin chân thành cảm ơn đến quí thầy cô Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh trường Đại học Cần Thơ đã truyền đạt những kiến thức quý báu để từ đó em có thể vận dụng những kiến thức ấy vào luận văn của mình. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Lương đã tận tình hướng dẫn, giải đáp những khó khăn, vướng mắc giúp em hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Bên cạnh, đó em cũng xin chân thành cảm ơn sâu sắc Ban Giám Đốc Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh huyện Phong Điền đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại ngân hàng. Xin cảm ơn đến các cô chú, anh chị tại phòng Kinh doanh, phòng Kế toán đã tận tình giúp đỡ, chỉ dẫn những kiến thức sơ khai trong thực tế và về nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Kính chúc quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ cùng quý thầy cô Khoa Kinh tế - Quản Trị Kinh Doanh lời chúc sức khoẻ và thành công trong công tác giảng dạy của mình. Kính chúc Ban Giám Đốc cùng tập thể cán bộ công nhân viên NHN0 & PTNT Phong Điền được dồi dào sức khoẻ và công tác tốt. Trân trọng! Sinh viên thực hiện Đặng Thư Trúc ii LỜI CAM ĐOAN Em cam đoan rằng đề tài này là do chính em thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Sinh viên thực hiện Đặng Thư Trúc iii NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Giám đốc chi nhánh iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Họ và tên Giáo viên hướng dẫn: NGUYỄN THỊ LƯƠNG Học vị: Thạc sĩ Chuyên ngành: Tài chính - ngân hàng Cơ quan công tác: Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh trường Đại Học Cần Thơ Họ và tên sinh viên: ĐẶNG THƯ TRÚC Mã số sinh viên: 4054323 Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp Tên đề tài: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền – Thành phố Cần Thơ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 2. Về hình thức: .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. v4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 5. Nội dung và các kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu,…) .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 6. Các nhận xét khác .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu cầu chỉnh sửa,…) .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày……. tháng ……năm 2009 Giáo viên hướng dẫn vi NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Cần Thơ, ngày …. tháng …. năm 2009 Giáo viên phản biện vii MỤC LỤC Trang Chương 1:GIỚI THIỆU....................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................... 2 1.3. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........ 3 2.1. Phương pháp luận......................................................................................... 3 2.1.1. Các vấn đề về tín dụng ......................................................................... 3 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng .............................................. 7 2.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ................................ 8 2.2. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 9 Chương 3: KHÁI QUÁT VỀ NHN0 & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN ............ 10 3.1. Lịch sử hình thành và phát triển.................................................................. 10 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHN0 & PTNT Việt Nam ................ 10 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển NHN0 & PTNT huyện Phong Điền .. 11 3.2. Cơ cấu tổ chức nhân sự và nhiệm vụ các bộ phận ....................................... 12 3.2.1. Sơ đồ tổ chức ..................................................................................... 12 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ các bộ phận ....................................................... 13 3.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh .............................................. 14 3.4. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của chi nhánh...................... 16 Chương 4: PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG..18 4.1. Nhìn chung về tình hình nguồn vốn ............................................................ 18 4.1.1. Tổng quát về nguồn vốn của chi nhánh .............................................. 18 4.1.2. Tình hình huy động vốn ..................................................................... 21 4.2. Phân tích tình hình doanh số cho vay.......................................................... 24 4.2.1. Doanh số cho vay theo thời hạn.......................................................... 24 4.2.2. Doanh số cho vay theo mục đích ........................................................ 27 4.2.3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế.......................................... 31 4.3. Phân tích tình hình thu nợ........................................................................... 33 4.3.1. Tình hình thu nợ theo thời hạn ........................................................... 33 4.3.2. Tình hình thu nợ theo mục đích .......................................................... 35 viii 4.3.3. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế ........................................... 39 4.4. Phân tích tình hình dư nợ............................................................................ 40 4.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn ............................................................ 40 4.4.2. Tình hình dư nợ theo mục đích........................................................... 42 4.4.3. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế ............................................ 45 4.5. Nợ xấu........................................................................................................ 46 4.5.1. Nợ xấu theo thời hạn .......................................................................... 46 4.5.2. Nợ xấu theo nhóm .............................................................................. 49 4.6. Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của chi nhánh ......................... 50 4.7. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của chi nhánh ........... 52 4.8. Kết quả hoạt động tín dụng của chi nhánh .................................................. 54 Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HĐTD ................. 57 5.1. Phân tích môi trường hoạt động của ngành ngân hàng hiện nay .................. 57 5.1.1. Yếu tố kinh tế..................................................................................... 57 5.1.2. Yếu tố chính trị pháp luật ................................................................... 57 5.1.3. Yếu tố cạnh tranh ............................................................................... 58 5.1.4. Yếu tố khách hàng.............................................................................. 59 5.2. Đánh giá về hoạt động tín dụng của chi nhánh............................................ 59 5.2.1. Những thuận lợi trong hoạt động tín dụng .......................................... 59 5.2.2. Những khó khăn trong hoạt động tín dụng.......................................... 60 5.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng .............................. 61 5.3.1. Về công tác huy động vốn .................................................................. 61 5.3.2. Về hoạt động tín dụng ........................................................................ 63 5.3.3. Giải pháp khác ................................................................................... 66 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................... 67 6.1. Kết luận...................................................................................................... 67 6.2. Kiến nghị.................................................................................................... 68 6.2.1. Đối với chính quyền địa phương ........................................................ 68 6.2.2. Đối với NHN0 & PTNT TP Cần Thơ.................................................. 69 6.2.3. Đối với NHN0 & PTNT huyện Phong Điền ........................................ 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 71 ix DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2006 – 2008.......................................... 14 Bảng 2: Tổng quát về nguồn vốn 2006 – 2008................................................... 19 Bảng 3: Tình hình huy động vốn theo kỳ hạn 2006 – 2008................................ 22 Bảng 4: Doanh số cho vay theo thời hạn 2006 – 2008 ....................................... 24 Bảng 5: Doanh số cho vay theo mục đích 2006 – 2008...................................... 28 Bảng 6: Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế 2006 – 2008 ....................... 32 Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn 2006 – 2008 ......................................... 33 Bảng 8: Doanh số thu nợ theo mục đích 2006 – 2008........................................ 36 Bảng 9: Doanh số thu nợ theo thành phần kinh tế 2006 – 2008......................... 39 Bảng 10: Doanh số dư nợ theo thời hạn 2006 – 2008 ........................................ 40 Bảng 11: Doanh số dư nợ theo mục đích 2006 – 2008....................................... 43 Bảng 12: Doanh số dư nợ theo thành phần kinh tế 2006 – 2008 ....................... 45 Bảng 13: Nợ xấu theo thời hạn 2006 – 2008...................................................... 46 Bảng 14: Nợ xấu theo nhóm 2006 – 2008.......................................................... 49 Bảng 15: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ............................................ 50 Bảng 16: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng .............................. 52 Bảng 17: Kết quả hoạt động tín dụng 2006 – 2008 ............................................ 54 xDANH MỤC HÌNH Hình 1: Sơ đồ tổ chức NHN0 & PTNT huyện Phong Điền................................. 12 Hình 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh (2006 – 2008) ................. 16 Hình 3: Tổng nguồn vốn của chi nhánh (2006 – 2008) ...................................... 19 Hình 4: Cơ cấu nguồn vốn................................................................................. 20 Hình 5: Doanh số cho vay theo thời hạn (2006 – 2008) ..................................... 25 Hình 6: Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn ................................................. 27 Hình 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn (2006 – 2008) ....................................... 34 Hình 8: Doanh số dư nợ theo thời hạn (2006 – 2008) ........................................ 41 Hình 9: Kết quả hoạt động tín dụng (2006 – 2008) ............................................ 56 xi CÁC TỪ VIẾT TẮT NHTM : Ngân hàng thương mại NHN0 & PTNT: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CP: Chính phủ TPCT: Thành phố Cần Thơ HĐTD: Hoạt động tín dụng VHĐ: Vốn huy động DN: dư nợ TND: Tổng dư nợ TMDV: Thương mại dịch vụ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 1 SVTH: Đặng Thư Trúc CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Với xu thế hội nhập và cạnh tranh, các Ngân hàng Thương mại (NHTM) đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung ứng vốn tín dụng cho các thành phần kinh tế trong nước nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội ngày càng cao. Để có nguồn vốn đủ đáp ứng cho nhu cầu ngày càng phát triển, các NHTM cần hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đồng thời cũng phải đạt được mục tiêu kinh tế xã hội đã đề ra.. Những năm vừa qua, ngành ngân hàng Việt Nam đã có nhiều đổi mới, gặt hái được nhiều thành tựu và từng bước hội nhập với nền kinh tế khu vực và kinh tế thế giới. Hiện nay, trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng, hoạt động nhận tiền gửi và cấp tín dụng vẫn là lĩnh vực kinh doanh chủ yếu, mang lại thu nhập đáng kể cho các ngân hàng thương mại. Do thị trường vốn của Việt Nam còn chậm phát triển nên nguồn vốn chủ yếu dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế vẫn là vốn vay ngân hàng. Các khoản tín dụng của ngân hàng tài trợ cho nhiều nhóm khách hàng trong nền kinh tế như: các nhà sản xuất, phân phối, nhà xây dựng, nông dân, người mua nhà ở, các nhà phát triển địa ốc, thương mại, dịch vụ và người tiêu dùng… tất cả đều phụ thuộc vào khoản tín dụng ngân hàng. Nói cách khác, hoạt động tín dụng ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế đất nước. Qua thực tế tại NHN0&PTNT huyện Phong Điền- TPCT, hoạt động tín dụng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của ngân hàng, là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Nó góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của Phong Điền nói riêng và của TP Cần Thơ nói chung. Nhận thấy được tầm quan trọng của hoạt động tín dụng của ngân hàng, đề tài: “Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền - Thành phố Cần Thơ ” đã được lựa chọn. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 2 SVTH: Đặng Thư Trúc 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung: Phân tích, đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng qua 3 năm (2006 – 2008), tìm ra những thuận lợi, những khó khăn, để từ đó đề ra nhũng giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích hiệu quả tín dụng qua tình hình nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ xấu, và các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động tín dụng. - Phân tích thu nhập, chi phí và lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Tìm ra những thuận lợi, khó khăn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. - Đề ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU: 1.3.1. Về không gian: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền – TPCT 1.3.2. Về thời gian - Thời gian thực hiện đề tài: từ 02/02/2009 – 01/05/2009 - Giá trị thời gian của các số liệu thứ cấp từ năm 2006 đến năm 2008 1.3.3. Về đồi tượng: hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 3 SVTH: Đặng Thư Trúc CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Các vấn đề về tín dụng 2.1.1.1. Các khái niệm cơ bản Tín dụng: là một hoạt động ra đời và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của sản xuất hàng hóa. Tín dụng là quan hệ kinh tế được biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hay hiện vật, trong đó người đi vay phải trả cho người cho vay cả gốc và lãi sau một thời gian nhất định. Rủi ro tín dụng: là rủi ro do một hoặc một nhóm khách hàng không thực hiện được các nghĩa vụ tài chính đối với ngân hàng. Hay nói cách khác, rủi ro tín dụng là rủi ro xảy ra khi xuất hiện những biến cố không lường trước được do nguyên nhân chủ quan hay khách quan mà khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng một cách đầy đủ cả gốc và lãi khi đến hạn, từ đó tác động xấu đến hoạt động của ngân hàng và có thể làm cho ngân hàng bị phá sản. Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng cho khách hàng vay không nói đến việc món vay đó thu được hay chưa trong một thời gian nhất định. Doanh số thu nợ: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà Ngân hàng thu về được khi đáo hạn vào một thời điểm nhất định nào đó. Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh số nợ mà Ngân hàng đã cho vay và chưa thu được vào một thời điểm nhất định. Để xác định đuợc dư nợ, Ngân hàng sẽ so sánh giữa hai chỉ tiêu doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Dư nợ bình quân: là số dư nợ trung bình trong một năm, nó được tính bằng công thức: Dư nợ bình quân = ( Dư nợ đầu năm + Dư nợ cuối năm) / 2 Thời hạn cho vay: Là khoản thời gian được tính từ khi khách hàng bắt đầu nhận vốn vay cho đến thời điểm trả hết nợ gốc và lãi vốn vay đã được thỏa thuận Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 4 SVTH: Đặng Thư Trúc trong hợp đồng tín dụng giữa Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với khách hàng Nợ quá hạn: Là số tiền gốc hoặc lãi của khoản vay, các khoản phí, lệ phí khác đã phát sinh nhưng chưa được trả sau ngày đến hạn phải trả. Vốn huy động: Là nguồn vốn chủ yếu chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngân hàng, gồm: + Vốn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, vốn nhàn rỗi của dân cư. + Vốn huy động qua các chứng từ có giá: kỳ phiếu, trái phiếu. + Vốn vay từ Ngân hàng Trung Ương, các tổ chức tín dụng khác Thu nhập lãi suất: là thu nhập từ các chứng từ có giá ngắn hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn, các khoản tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng dài hạn và các khoản tín dụng khác mà ngân hàng nhận được trên từng loại tài sản cụ thể này. Chi phí lãi suất: là khoản chi phí trả cho các khoản tiền gửi, các khoản vay ngắn hạn, khoản nợ dài hạn, các khoản nợ khác… trên từng loại nợ phải trả cụ thể. 2.1.1.2. Phân loại tín dụng * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn Là loại tín dụng có thời hạn đến một năm được xác định phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng, loại tín dụng này chiếm chủ yếu trong các ngân hàng thương mại. Tín dụng ngắn hạn thường được dùng để cho vay bổ sung thiếu hụt tạm thời vốn lưu động và cho vay phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân. - Tín dụng trung hạn Là loại tín dụng có thời hạn trên 1 đến 5 năm dùng để cho vay vốn mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng và xây dựng các công trình nhỏ có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn Là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, cải tiến và mở rộng sản xuất có quy mô lớn. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 5 SVTH: Đặng Thư Trúc * Căn cứ vào đối tượng tín dụng. - Tín dụng vốn lưu động Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn lưu động như cho vay để dự trữ hàng hóa, mua nguyên vật liệu cho sản xuất. - Tín dụng vốn cố định Là loại tín dụng cung cấp nhằm hình thành vốn cố định, loại tín dụng này được thực hiện dưới hình thức cho vay trung và dài hạn. Tín dụng vốn cố định thường được cấp phát phục vụ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn tín dụng - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa Là loại tín dụng cung cấp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân để tiến hành sản xuất kinh doanh. - Tín dụng tiêu dùng Là hình thức tín dụng cấp phát cho cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng 2.1.1.3. Điều kiện cấp tín dụng Tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau: 1. Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: 2. Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp. 3. Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết. 4. Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật. 5. Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 6 SVTH: Đặng Thư Trúc 2.1.1.4. Phân loại nợ tín dụng Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN và quyết định sửa đổi bổ sung số 18/2007/QĐ-NHNN, việc phân loại nợ và nợ xấu được xác định như sau: Nhóm 1: (Nợ đủ tiêu chuẩn) gồm có: - Các khoản nợ trong hạn và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn. - Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định (khoản 2 điều 6 quyết định 18/2007/QĐ–NHNN). Nhóm 2: (Nợ cần chú ý) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 10 đến 90 ngày. - Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì tổ chức tín dụng phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu). - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định (khoản 2 điều 6 quyết định 18/2007/QĐ–NHNN). Nhóm 3: (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 91 đến 180 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 10 ngày, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu tiên phân loại và nhóm 2 theo quy định. - Các khoản nợ được miễn giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định (khoản 2 điều 6 quyết định 18/2007/QĐ–NHNN). Nhóm 4: (Nợ nghi ngờ) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 7 SVTH: Đặng Thư Trúc - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 2. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định (khoản 2 điều 6 quyết định 18/2007/QĐ–NHNN). Nhóm 5: (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai. - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ 3 trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn. - Các khoản nợ khoanh, nợ chờ Chính phủ xử lý. - Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định (khoản 2 điều 6 quyết định 18/2007/QĐ–NHNN). Theo quy định của chi nhánh, nợ thông thường là các khoản nợ thuộc nhóm 2, nợ khó đòi là các khoản nợ thuộc nhóm 3 và 4, nợ chờ xử lý là các khoản nợ thuộc nhóm 5, các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 đều là các khoản nợ xấu. 2.1.2. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng 2.1.2.1. Tổng dư nợ / Nguồn vốn huy động (%, lần) Chỉ số này xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp ta so sánh khả năng cho vay của ngân hàng với nguồn vốn huy động. 2.1.2.2. Doanh số thu nợ / Dư nợ bình quân (vòng) Chỉ tiêu này còn được gọi là chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng. Nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ vay nhanh hay chậm. Doanh số thu nợ Vòng quay vốn tín dụng = Dư nợ bình quân 2.1.2.3. Hệ số thu nợ Đây là chỉ số dùng để đánh giá công tác thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này càng cao phản ánh hoạt động thu nợ của ngân hàng càng có hiệu quả, đồng thời Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 8 SVTH: Đặng Thư Trúc thể hiện ý thức trả nợ của người dân cao, đồng vốn cho vay được sử dụng đúng mục đích có hiệu quả. Doanh số thu nợ Hệ số thu nợ = Doanh số cho vay 2.1.2.4. Hệ số rủi ro tín dụng Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng tín dụng của Ngân hàng, chỉ số này càng nhỏ thì chất lượng tín dụng của Ngân hàng càng cao. Mức giới hạn do NHNN quy định về tỷ lệ nợ xấu là từ 5% trở xuống Nợ xấu Hệ số rủi ro tín dụng = x 100% Tổng dư nợ 2.1.3. Các chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng 2.1.3.1. Thu nhập lãi / Chi phí lãi ( lần ) Chỉ số thu nhập lãi trên chi phí lãi thể hiện một đồng chi phí trả lãi trong một thời gian nhất định tạo ra được bao nhiêu thu nhập từ lãi. Chỉ số này lớn hơn 1 thì hoạt động tín dụng mới đạt hiệu quả. Thu nhập lãi Thu nhập lãi/ Chi phí lãi = Chi phí lãi 2.1.3.2. Thu nhập lãi/ Tổng thu nhập (%) Đây là chỉ tiêu đo lường mức đóng góp của hoạt động tín dụng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Thu nhập lãi Thu nhập lãi/ Tổng thu nhập = Tổng thu nhập 2.1.3.3. Thu nhập lãi/ Tổng dư nợ (lần) Chỉ số này cho thấy khả năng tạo ra thu nhập từ một đồng dư nợ. Thu nhập lãi Thu nhập lãi/ Tổng dư nợ = Tổng dư nợ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 9 SVTH: Đặng Thư Trúc 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu Thu thập số liệu thứ cấp từ các báo cáo tài chính, bảng tổng kết số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, hoạt động tín dụng của chi nhánh qua 3 năm 2006 – 2008. Thu thập số liệu, thông tin liên quan đến đề tài từ sách, báo, tạp chí, Internet. Tham khảo những ý kiến cũng như sự góp ý từ các cô chú, anh chị trong ngân hàng để nắm rõ hơn những điều chưa rõ. 2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu - Sử dụng phương pháp so sánh liên hoàn giữa các năm để nghiên cứu tình hình biến động nhằm: + Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động tín dụng trong 3 năm 2006-2008. + Phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng thông qua tình hình nguồn vốn, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn trong 3 năm 2006-2008. - Sử dụng phương pháp tỷ số để phân tích các chỉ tiêu tài chính nhằm đánh giá hoạt động tín dụng và hiệu quả hoạt động tín dụng. - Dùng biểu đồ để làm nổi bật những vấn đề quan trọng cần phân tích. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 10 SVTH: Đặng Thư Trúc CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN TPCT 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN 3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển NHN0 & PTNT Việt Nam Thành lập ngày 26/3/1988, hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính nông thôn Việt Nam. NHN0 & PTNT Việt Nam là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về cả tài sản và mạng lưới hoạt động. Đến cuối năm 2006 vốn điều lệ đạt gần 12.373 tỷ đồng, tổng tài sản có trên 250.000 tỷ đồng, hơn 2.000 chi nhánh, điểm giao dịch trên toàn quốc và trên 29.429 cán bộ công nhân viên. NHN0 & PTNT Việt Nam luôn chú trọng đầu tư đổi mới và ứng dụng công nghệ ngân hàng hiện đại phục vụ công tác quản trị kinh doanh; phát triển sản phẩm và dịch vụ mới; mở rộng mạng lưới, đã kết nối mạng vi tính từ Trụ sở đến các chi nhánh trên cả nước; thực hiện thanh toán song biên với Ngân hàng Công thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát trển Việt Nam; thiết lập một hệ thống các dịch vụ ngân hàng gồm dịch vụ chuyển tiền điện tử, dịch vụ ATM, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT. Đến nay, NHN0 & PTNT Việt Nam hoàn toàn có đủ năng lực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tiên tiến, tiện ích cho mọi đối tượng khách hàng trong nước và ngoài nước. NHN0 & PTNT Việt Nam có quan hệ đại lý với 979 ngân hàng, 113 quốc gia và vùng lãnh thổ; là thành viên của nhiều tổ chức và hiệp hội tín dụng lớn, có uy tín trên thế giới như Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Nông thôn Châu Á Thái Bình Dương (APRACA), Hiệp hội Tín dụng Nông nghiệp Quốc tế (CICA), Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA). NHN0 & PTNT Việt Nam hiện là phó chủ tịch Hiệp hội APRACA. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 11 SVTH: Đặng Thư Trúc NHN0 & PTNT Việt Nam giữ vị trí hàng đầu tại Việt Nam trong việc tiếp cận và triển khai các dự án nước ngoài đăc biệt là các dự án của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp. Với vị thế là ngân hàng thương mại hàng đầu Việt nam, NHN0 & PTNT đã nỗ lực hết mình, đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ qua đó đóng góp to lớn vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế của đất nước, được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Với phương châm “Agribank mang phồn thịnh đến với khách hàng”, mục tiêu của NHNo vẫn là tiếp tục giữ vững vị trí NHTM hàng đầu Việt Nam và phấn đấu đến cuối năm 2010 trở thành một tập đoàn tài chính-ngân hàng tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế. 3.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển NHN0 & PTNT Phong Điền TPCT Huyện Phong Điền được thành lập theo Nghị định số 05/2004/NĐ-CP ngày 02/01/2004 của Chính phủ gồm có 06 xã và 1 thị trấn: xã Nhơn Ái, xã Nhơn Nghĩa, xã Tân Thới, xã Giai Xuân, xã Mỹ Khánh, xã Trường Long và thị trấn Phong Điền. Vị trí địa lý nằm cặp theo tuyến lộ vòng cung, diện tích tự nhiên 11.948 ha, tổng số hộ trên toàn huyện là 21.378 hộ trong đó 102.000 người. Trên cơ sở thành lập huyện, NHN0 & PTNT chi nhánh huyện Phong Điền được thành lập. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền là chi nhánh cấp 2 chịu sự điều hành của NHN0 & PTNT Việt Nam, là một doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức theo mô hình tổng công ty Nhà nước, có tư cách pháp nhân. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Điền được sự dụng con dấu riêng, chức năng và nhiệm vụ hoạt động theo quy chế số 169/QĐ/HĐQT-02 ngày 07/09/2002 của Chủ tịch hội đồng quản trị NHN0 & PTNT Việt Nam. NHN0 & PTNT Phong Điền là một chi nhánh trực thuộc NHN0 & PTNT TP Cần Thơ. Ngân hàng được thành lập vào tháng 3 năm 2004, chính thức đi vào hoạt động 12/10/2004. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 12 SVTH: Đặng Thư Trúc Trụ sở NHN0 & PTNT huyện Phong Điền: ấp Thị tứ, thị trấn Phong Điền, huyện Phong Điền, Thành phố Cần Thơ. Lĩnh vực hoạt động của NHNo & PTNT huyện Phong Điền  Huy động vốn của mọi tổ chức, các doanh nghiệp và dân cư dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn  Đầu tư tín dụng ngắn hạn, trung hạn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh cá thể thuộc mọi thành phần kinh tế của địa phương.  Cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống.  Kinh doanh tiền tệ, chi trả kiều hối, dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.  Làm dịch vụ thanh toán cho khách hàng, thanh toán chuyển tiền điện tử Trải qua hơn 4 năm hoạt động, chi nhánh đã góp phần không ít trong công cuộc phát triển kinh tế huyện Phong Điền nói riêng và thành phố Cần Thơ nói chung. 3.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC NHÂN SỰ VÀ NHIỆM VỤ CỦA CÁC BỘ PHẬN 3.2.1. Sơ đồ tổ chức Đối với bất cứ một tổ chức kinh tế hay chính trị nào thì cơ cấu tổ chức là vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ phản ánh được tính hợp lý, khả năng khai thác nguồn lực của tổ chức. Nguồn lực được đề cập ở đây chính là nguồn lực con người tại NHN0 & PTNT huyện Phong Điền, với cơ cấu tổ chức hợp lý, đúng người đúng việc, đã khai thác tối đa thế mạnh về nguồn lực của đơn vị. Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC NHN0 & PTNT HUYỆN PHONG ĐIỀN Giám Đốc Phó Giám Đốc P.Kế toán- Ngân quỹ P.Kế hoạch-KDPGD Giai Xuân Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 13 SVTH: Đặng Thư Trúc 3.2.2. Chức năng nhiệm vụ Ban giám đốc Ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc - Giám đốc là người được bổ nhiệm có nhiệm vụ tổ chức điều hành mọi hoạt động của chi nhánh, trực tiếp ký các hợp đồng tín dụng, hợp đồng cầm cố, thế chấp bảo lãnh theo quy định, quy trình nghiệp vụ tín dụng của NHN0 & PTNT Việt Nam. Được ủy quyền cho Phó giám đốc, Giám đốc chi nhánh cấp hai ký kết hợp đồng tín dụng, ký kết hợp đồng cầm cố, thế chấp và bảo lãnh bằng tài sản đối với các dự án vay vốn trong phạm vi được ủy quyền. - Phó giám đốc trực tiếp phụ trách phòng kế toán – ngân quỹ, là người thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc của đơn vị khi Giám đốc đi vắng. Điều hành công việc của đơn vị theo sự phân công, ủy quyền của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công. Phòng kế hoạch – kinh doanh Nhận và thực hiện chiến lược kinh doanh do NHN0 & PTNT thành phố Cần Thơ giao, tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế hoạch, tín dụng, lập các báo cáo nghiệp vụ kinh doanh. Thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh chủ yếu như: huy động vốn, cho vay và thực hiện các nghiệp vụ có liên quan đến kiểm tra sử dụng vốn vay, thu nợ, xư lý nợ tồn đọng… Phòng kế toán – ngân quỹ Nhiệm vụ tham mưu cho ban lãnh đạo về công tác kế toán tài chính, tổ chức hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổ chức và thực hiện các dịch vụ, thanh toán, chuyển tiền, thực hiện công tác điện toán và xử lý thông tin. Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tại chi nhánh, lập các thủ tục nhận và chi trả tiền gửi của các tổ chức, cá nhân. Chấp hành đầy đủ kịp thời nghĩa vụ tài chính đối với ngân sách Nhà nước và giải quyết các nghĩa vụ tài chính của chi nhánh. Tổng hợp lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán, giữ bí mật các tài liệu, số liệu quy định của Nhà nước và của ngành. Lập báo cáo quyết toán tháng, quý, năm theo đúng quy định Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 14 SVTH: Đặng Thư Trúc Phòng giao dịch Giai Xuân Phòng giao dịch Giai Xuân thuộc NHN0 & PTNT Phong Điền, thực hiện các mục tiêu kế hoạch do ngân hàng đề ra. 3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH QUA 3 NĂM 2006-2008 Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Nó cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, luôn có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Lợi nhuận là yếu tố then chốt nhất, cụ thể nhất, nói lên kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để tăng lợi nhuận ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư; giảm thiểu các chi phí trong đó tập trung quản lý chặt chẽ việc chi tiêu, mua sắm, công tác phí trên tinh thần tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả. BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 14.009 18.125 24.023 4.116 29,38 5.898 32,54 2. Chi phí 11.015 15.075 21.701 4.060 36,86 6.626 43,95 3. Lợi nhuận 2.994 3.050 2.322 56 1,87 -728 -23,87 Nguồn: Phòng kế toán NHN0 &PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Qua 3 năm ta thấy thu nhập, chi phí của chi nhánh đều tăng và tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước, tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng thu nhập. Tốc độ tăng trưởng trung bình của thu nhập giai đoạn này là 31% /năm, của chi phí là 40% /năm. Và nhìn chung, lợi nhuận của chi nhánh biến đổi không theo một chiều tăng hoặc giảm. Năm 2007, lợi nhuận chi nhánh đạt 3.050 triệu đồng, tăng gần 2% so với năm 2006. Nhưng đến năm 2008, lợi nhuận của chi nhánh chỉ đạt 2.322 triệu đồng, giảm gần 24% so với năm 2007. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 15 SVTH: Đặng Thư Trúc Về thu nhập Thu nhập của chi nhánh tăng liên tục qua các năm, tốc độ tăng trưởng trung bình là 31% /năm. Năm 2007, thu nhập đạt 18.125 triệu đồng, tăng 29,38 % so với năm 2006. Đến năm 2008, thu nhập của chi nhánh đạt 24.023 triệu đồng, tăng 32,54 % so với năm 2007 và gấp 1,7 lần so với năm 2006. Sở dĩ nguồn thu của ngân hàng liên tục tăng trong giai đoạn này chủ yếu là từ thu lãi cho vay – khoản thu chính của ngân hàng tăng lên. Cùng với việc tăng lên của thu từ lãi là sự tăng lên đáng kể của các khoản thu ngoài lãi. Điều này cho thấy ngoài hoạt động cho vay, ngân hàng ngày càng chú trọng đến việc phát triển thêm các dịch vụ có liên quan như: dịch vụ chuyển tiền, thanh toán, dịch vụ chi trả kiều hối, SMS Banking,…Để đạt được kết quả khả quan như vậy là nhờ sự nỗ lực của toàn thể nhân viên ngân hàng, sự năng động sáng tạo trong công tác huy động vốn, cho vay, do sự chủ động tìm kiếm mở rộng các sản phẩm, dịch vụ và do công tác quản lý chất lượng tín dụng tốt. Về chi phí Doanh thu tăng là một dấu hiệu tốt thể hiện hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên để đánh giá chính xác hơn hiệu quả hoạt động kinh doanh ta còn phải dựa vào một chỉ tiêu khá quan trọng đó là chi phí. Chỉ tiêu này thông thường tỷ lệ thuận với doanh thu nhưng luôn tỷ lệ nghịch với lợi nhuận. Bên cạnh gia tăng thu nhập thì chi phí cũng tăng đáng kể, tốc độ tăng chi phí luôn cao hơn tốc độ tăng thu nhập. Năm 2008, chi phí của chi nhánh là 21.701 triệu đồng, tăng 43,95 % so với năm 2007 và gấp 1,97 lần so với năm 2006. Chi phí chủ yếu là chi phí lãi vay do chi nhánh hoạt động chủ yếu là cho vay. Trong năm 2008, tình hình kinh tế xã hội có nhiều biến động, các ngân hàng đua nhau cạnh tranh lãi suất, huy động vốn với lãi suất rất cao, làm chi phí huy động vốn tăng đáng kể. Bên cạnh chi phí lãi vay, chi nhánh phải trả nhiều chi phí khác như thuế, lương nhân viên, chi phí xăng cho cán bộ tín dụng…và trong điều kiện lạm phát cao như năm 2008 thì các khoản chi phí này tăng lên là không tránh khỏi. Để thấy rõ sự biến động của thu nhập, chi phí và lợi nhuận của chi nhánh ta xem biểu đồ sau: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 16 SVTH: Đặng Thư Trúc 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CHI NHÁNH 3.4. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CHI NHÁNH 3.4.1. Thuận lợi Chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Phong Điền nằm ngay trung tâm huyện, thuận lợi cho việc giao dịch với khách hàng. NHN0 & PTNT huyện Phong Điền là ngân hàng lớn nhất huyện phong Điền. Chính trị xã hội ổn định. Nhân viên làm việc rất đoàn kêt, hết lòng vì công viêc và nghiệm chỉnh tuân thủ nội quy cũng như những quy định chung của hệ thống. Bố trí nhân viên tín dụng rất hợp lý: mỗi nhân viên phụ trách địa bàn và mục đích cho vay khác nhau giúp cho cán bộ tín dụng dễ dàng thực hiện công tác thẩm định để đưa ra quyết định về món vay một cách hiệu quả. 3.4.2. Khó khăn Cơ sở vật chất còn yếu kém Chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn vì đa số người dân trên địa bàn là nông dân. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 17 SVTH: Đặng Thư Trúc Khả năng tiếp cận của người dân với các dịch vụ của ngân hàng chưa cao, chưa có thói quen sử dụng thẻ… Hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh là hoạt động tín dụng nên rủi ro có thể xảy ra là rất cao. Hoạt động marketing chưa mạnh Hình thức huy động vốn chưa đa dạng, chủ yếu huy động bằng các hình thức truyền thống. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 18 SVTH: Đặng Thư Trúc CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHN0 & PTNT PHONG ĐIỀN TPCT 4.1. NHÌN CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN 4.1.1. Tổng quát về nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm (2006-2008) Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “ đi vay để cho vay”, do đó nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với bất cứ ngân hàng nào. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Vốn không những giúp cho ngân hàng tổ chức được mọi hoạt động kinh doanh, mà còn góp phần quan trọng trong việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh của mỗi thành phần kinh tế nói riêng cũng như sự phát triển của nền kinh tế nói chung. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Ngoài vốn huy động chi nhánh còn sử dụng vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên. Trong điều kiện tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu vốn của cá nhân cũng như các doanh nghiệp ngày càng cao và ngày càng trở nên bức thiết, thì việc ngân hàng phát huy tốt công tác huy động vốn không những góp phần mở rộng kinh doanh, tăng cường vốn cho nền kinh tế mà còn gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, ổn định nguồn vốn, giảm tối đa việc sử dụng vốn từ Hội sở đưa xuống. Nhìn chung trong giai đoạn 2006 – 2008 nguồn vốn của chi nhánh tăng lên liên tục: năm 2007 tổng nguồn vốn là 142.069 triệu đồng, tăng 36,52 % so với năm 2006. Đến năm 2008 tổn nguồn vốn đạt 155.620 triệu đồng, tăng 9,54 % so với năm 2007 và tăng gấp 1,5 lần so với năm 2006. Nguyên nhân là do các khoản mục vốn tăng, trong đó vốn huy động tăng rất nhanh, tốc độ tăng trung bình là 39,27 % /năm cao hơn tốc độ tăng chung của tổng nguồn vốn. Vốn điều chuyển mặc dù tăng cao vào năm 2007 nhưng đến năm 2008 tốc độ giảm. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 19 SVTH: Đặng Thư Trúc Bảng 2: TỔNG QUÁT VỀ NGUỒN VỐN 2006 - 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Số tiền % Vốn huy động 38.081 36,59 45.046 31,71 72.185 46,39 6.965 18,29 27.139 60,25 Vốn điều chuyển 65.981 63,41 97.023 68,29 83.435 53,61 31.042 47,05 -13.588 -14,00 Tổng 104.062 100,00 142.069 100,00 155.620 100,00 38.007 36,52 13.551 9,54 Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Tổng nguồn vốn tăng cho thấy quy mô hoạt động của chi nhánh càng tăng, đáp ứng được nhu cầu vốn ngày càng cao của các thành phần kinh tế. Là một chi nhánh cấp hai, hoạt động trên địa bàn đa số sống nhờ vào hoạt động nông nghiệp là chính, cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh bao gồm vốn huy động và vốn điều chuyển từ ngân hàng hội sở xuống. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng Vốn huy động Vốn điều chuyển Tổng nguồn vốn Hình 3: TỔNG NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH 2006 - 2008 Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 20 SVTH: Đặng Thư Trúc Về cơ cấu từng khoản mục vốn so với tổng nguồn vốn: ta quan sát biểu đồ sau đây Hình 4: CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA CHI NHÁNH QUA CÁC NĂM Vốn huy động Vốn huy động là nguồn vốn vô cùng quan trọng đối với bất kỳ ngân hàng nào vì đây là nguồn vốn có chi phí thấp. Qua bảng 2 ta thấy vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm và tăng với tốc độ năm sau cao hơn năm trước rất nhiều. Năm 2007 tổng vốn huy động đạt 45.046 triệu đồng, tăng 18,29 % so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng vốn huy động đạt 72.185 triệu đồng tăng 60,25 % so với năm 207 và tăng gấp 1,9 lần so với năm 2006. Mặt khác, vốn huy động ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh ( chiếm 46% vào năm 2008). Đây là kết quả khả quan vì chi nhánh hoạt động ngày càng dựa vào nguồn vốn do chính chi nhánh huy động. Nguyên nhân là do chi nhánh tập trung vào công tác huy động vốn, lãi suất huy động vốn hấp dẫn, thương hiệu “Agribank” mang đến cho khách hàng sự tin tưởng, mức độ hài lòng cao, phát hành thẻ cho cán bộ công nhân viên trên địa bàn. Bên cạnh đó, do quá trình đô thị hóa, phát triển cơ sở hạ tầng, thực hiện chiến lược phát triển huyện do thành phố đề ra, nên những năm gần đây công tác quy hoạch ở Phong Điền thực hiện nhanh chóng, đa số bà con nông dân được hưởng tiền đền bù giải tỏa, và đây là một khoảng tiền rất lớn trong tổng số nguồn vốn huy động của chi nhánh. Năm 2008, mặc dù lạm phát tăng cao, theo xu hướng người dân sẽ đầu tư vào những tài sản ít bị biến động của lạm phát, nhưng ở Phong Điền xu hướng ngược lại người dân gửi tiền nhiều hơn vì lãi suất tiền gửi rất cao. Năm 2006 37% 63% Vốn huy động Vốn điều chuyển Năm 2007 32% 68% Vốn huy động Vốn điều chuyển Năm 2008 46%54% Vốn huy động Vốn điều chuyển Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 21 SVTH: Đặng Thư Trúc Vốn điều chuyển Là chi nhánh ngân hàng cấp hai, hoạt động trên địa bàn hoạt động chủ yếu là nhờ vào nông nghiệp, các doanh nghiệp, công ty chưa phát triển mạnh nên hoạt động huy đông vốn còn nhỏ lẻ, chỉ huy động tiền nhàn rỗi là chủ yếu. Bên cạnh đó, do nhu cầu phát triển kinh tế xã hội rên địa bàn nên nhu cầu vốn là rất cao. Chi nhánh không đủ vốn để đáp ứng nhu cầu nên phải điều chuyển từ hội sở. Qua 3 năm ta thấy vốn điều chuyển của chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng cao và luôn chiếm trên 50%. Năm 2007 do nhu cầu vốn để phục vụ sản xuất, mở rộng kinh doanh tăng cao trong khi nguồn vốn huy động của chi nhánh không đủ đáp ứng nhu cầu nên chi nhánh phải điều chuyển một lượng tiền khá lớn từ hội sở là 97.023 triệu đồng, tăng 47% so với năm 2006. Đến năm 2008, chi nhánh chỉ phải điều chuyển 83.435 triệu đồng, giảm 14 % triệu đồng so với năm 2007. Vốn điều chuyển có xu hướng giảm là do chi nhánh đã phần nào cải thiện được tình hình huy động vốn. Tóm lại, nguồn vốn để hoạt động của chi nhánh phần lớn là vốn được điều chuyển từ Hôi sở nên chi phí sử dụng vốn của chi nhánh là rất cao. Trong thời gian gần đây là công tác huy động vốn được Ban quản lý của chi nhánh đặc biệt quan tâm nên nguồn vốn huy động của chi nhánh càng tăng dần và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nguồn vốn. Đây là kết quả sự nổ lực của toàn thể nhân viên chi nhánh, đẩy mạnh công tác tiệp thị, thực hiện tốt chính sách khách hàng, kiên trì với chủ trương khơi tăng nguồn vốn từ dân cư. Đó là kết quả tốt cần phát huy hơn nữa trong thời gian tới nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng vốn điều chuyển, gia tăng tỷ trọng vốn huy động trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. 4.1.2. Tình hình huy động vốn Vốn huy động của chi nhánh NHN0 & PTNT huyện Phong Điền có cơ cấu bao gồm: Tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, Tiền gửi tiết kiệm của dân cư và Tiền gửi khác, nhưng Tiền gửi khác chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn huy động nên ở đây ta không đề cập tới trong phần phân tích. Trong mỗi loại tiền gửi trên thì có các kỳ hạn khác nhau như: Tiền gửi không kỳ Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 22 SVTH: Đặng Thư Trúc hạn, tiền gửi có kỳ hạn. Trong tiền gửi có kỳ hạn phân ra làm 2 loại: kỳ hạn <12 tháng và kỳ hạn >12 tháng. Bảng 3: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN THEO KỲ HẠN ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TG Không kỳ hạn 4.087 10,73 6.922 15,37 8.341 11,56 2.835 69,37 1.419 20,50 TG có kỳ hạn 33.994 89,27 38.124 84,63 63.844 88,44 4.130 12,15 25.720 67,46 + Dưới 12 tháng 19.178 50,36 21.224 47,12 58.236 80,68 2.046 10,67 37.012 174,39 + Trên 12 tháng 14.816 38,91 16.900 37,52 5.608 7,77 2.084 14,07 -11.292 -66,82 Tổng 38.081 100,00 45.046 100,00 72.185 100,00 6.965 18,29 27.139 60,25 Nguồn: Phòng kế toán NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Qua bảng ta thấy tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm và tăng với tốc độ năm sau cao hơn rất nhiều lần so với năm trước. Cụ thể: năm 2007 tổng vốn huy động là 45.046 triệu đồng, tăng 18,29 % so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng vốn huy động đạt 72.185 triệu đồng tăng 60,25% so với năm 2007 và gấp 1,9 lần so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng đều tăng trong đó tăng mạnh nhất là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng và tăng mạnh nhất là vào năm 2008. Đạt được kết quả như vậy trong điều kiện kinh tế gặp nhiều khó khăn là nhờ sự nỗ lực của chi nhánh trong công tác huy động vốn, làm cho tất cả các khoản mục tiền gửi đều tăng. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 23 SVTH: Đặng Thư Trúc  Tiền gửi không kỳ hạn Tiền gửi không kỳ hạn được khách hàng gửi vào nhằm mục đích đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động kinh doanh hoặc giao dịch của khách hàng. Tiền gửi không kỳ hạn tăng liên tục qua các năm, năm 2007 tiền gửi không kỳ hạn đạt 6.922 triệu đồng, tăng 69,37% so với năm 2006. Đến năm 2008, tiền gửi này đạt 8.341 triệu đồng tăng 20,5% so với năm 2007. Tiền gửi không kỳ hạn chiếm tỷ trọng trên 10% trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh. Tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng ít là do trên địa bàn có ít doanh nghiệp và hoạt động thanh toán qua ngân hàng giữa các doanh nghiệp chưa phổ biến.  Tiền gửi có kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn gồm có tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng và tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Đây là khoản tiền chiếm trọng cao trong tổng nguồn vốn của chi nhánh. Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Đây là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn huy động. Và loại tiền gửi này cũng tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008. Cụ thể năm 2008 tiền gửi này đạt 58.236 triệu đồng tăng 174,39 % so với năm 2007 và gấp 3 lần so với năm 2006. Đây là loại tiền gửi đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh, chi nhánh có thể chủ động được thời hạn và được nguồn vốn. Sự gia tăng này là biểu hiện tốt cho chi nhánh. Nguyên nhân sự gia tăng đột biến trong năm 2008 là do 2 nguyên nhân sau: Thứ nhất, chi nhánh chủ động tích cực tìm kiếm nguồn vốn, thực hiện tốt chính sách khách hàng, đưa cán bộ đến từng hộ dân được đền bù giải tỏa để tiếp thị… Thứ hai là do biến động chung của thị trường tiền tệ, lãi suất tăng liên tục đặc biệt là lãi suất tiền gửi dưới 12 tháng, người gửi có xu hướng gửi với thời hạn ngắn, một mặt có thể chạy theo sự gia tăng của lãi suất, mặt khác có thể rút tiền ra khi cần thiết trong điều kiện lạm phát cao. Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng: không diễn ra theo một chiều tăng hoặc giảm mà diễn ra theo hai hướng: tăng vào năm 2007 với tốc độ tăng trên 14%. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 24 SVTH: Đặng Thư Trúc Đến năm 2008, loại tiền gửi này lại giảm rất mạnh chỉ còn 5.608 triệu đồng giảm 66,82 % so với năm 2007 và giảm hơn 2,6 lần so với năm 2006. Về tỷ trọng của loại tiền gửi này cũng giảm mạnh qua các năm: năm 2006 chiếm tỷ trọng 38,91% trong tổng nguồn vốn, đến năm 2008 tỷ trọng này chỉ còn 7,77%. Nguyên nhân là do khách hàng tập trung gửi ở kỳ hạn dưới 12 tháng. 4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY Hoạt động tín dụng là hình thức đầu tư chủ yếu và quan trọng của bất kỳ ngân hàng nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn đối với chính ngân hàng. Chi nhánh NHN0 & PTNT Phong Điền hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực tín dụng. Chi nhánh cung cấp tín dụng để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng vốn cho việc thành lập doanh nghiệp mới, mở rộng qui mô sản xuất … đồng thời đáp ứng nhu cầu cho tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân trên địa bàn. Cùng với sự phát triển kinh tế trong những năm gần đây của thành phố, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh và tiêu dùng cũng được nâng cao lên. 4.2.1. Tình hình doanh số cho vay theo thời hạn Bảng 4: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Số tiền % 1.Ngắn hạn 104.307 82,57 152.667 80,24 160.938 79,78 48.360 46,36 8.271 5,42 2.Trung hạn 22.020 17,43 37.589 19,76 40.786 20,22 15.569 70,70 3.197 8,51 Tổng 126.327 100,00 190.256 100,00 201.724 100,00 63.929 50,61 11.468 6,03 0Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Qua bảng 4 ta thấy doanh số cho vay của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 28 % / năm. Năm 2008 doanh số cho vay của chi nhánh đạt 201.724 triệu đồng, tăng 6,03 % so với năm Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 25 SVTH: Đặng Thư Trúc 2007 và gấp 1,6 lần so với năm 2006. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do cả doanh số cho vay ngắn hạn và doanh số cho vay trung hạn đều tăng, trong đó tốc độ tăng của doanh số cho vay trung hạn cao hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay ngắn hạn và cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân tổng doanh số cho vay. 0 50000 100000 150000 200000 250000 Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 1. Ngắn hạn 2. Trung hạn Tổng Hình 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN CỦA CHI NHÁNH  Doanh số cho vay ngắn hạn Chi nhánh cho vay ngắn hạn để bù đắp vốn tạm thời thiếu hụt của các hộ sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhu cầu vốn cho từng vụ trong sản xuất nông nghiệp, đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống của người dân trên địa bàn. Cùng với sự phát triển của huyện, đời sống của nhân dân cũng dần được cải thiện, nhu cầu vốn cho sản xuất cũng được nâng cao. Doanh số cho vay ngắn hạn tăng qua 3 năm. Năm 2007, doanh số cho vay ngắn hạn là 152.667 triệu đồng, tăng 46,36 % so với năm 2006. Đến năm 2008, nhu cầu vốn ngắn hạn cũng tăng nhưng tốc độ tăng không cao so với năm 2007, cụ thể doanh số cho vay năm này đạt 160.938 triệu đồng, tăng 5,42 % so với năm 2007. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do: - Các hộ vay vốn đã mạnh dạn mở rộng qui mô sản xuất, số hộ vay ngày càng tăng qua các năm. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 26 SVTH: Đặng Thư Trúc - Thủ tục cho vay được đơn giản hoá, đội ngũ cán bộ tín dụng nhiệt tình giúp đỡ người dân khi đến vay vốn. - Huyện Phong Điền là huyện có 80% là nông dân làm sản xuất nông nghiệp có chu kỳ sản xuất ngắn, nên cho vay ngắn hạn sẽ tạo cho ngân hàng thu hồi nợ được dễ dàng. - Có đủ vốn để kịp thời cung cấp cho khách hàng vì nguồn vốn của ngân hàng cũng huy động bằng hình thức ngắn hạn và vòng quay vốn cũng nhanh hơn. - Cho vay ngắn hạn phù hợp với loại hình cho vay nông thôn thu hút khách hàng ngày càng đông, món vay của nông dân thường nhỏ nhưng số lượng vay rất lớn. - Lãi suất cho vay ngắn hạn thấp hơn lãi suất cho vay trung hạn - Trong năm 2007 trên địa bàn huyện xuất hiện doanh nghiệp, đây là loại hình rất có tiềm năng phát triển nên nhu cầu vốn là rất cao. - Thêm vào đó trong năm 2007, 2008 giá đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, cho tiêu dùng và cho các hoạt động sản xuất khác cũng tăng cao, trong khi vốn tự có để phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh không đáp ứng đủ nên phải vay vốn của ngân hàng.  Doanh số cho vay trung hạn Chi nhánh cho vay trung hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển cơ sở hạ tầng, mua sắm thiết bị sản xuất. Doanh số cho vay trung hạn tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng trưởng rất cao, năm 2007 doanh số cho vay trung hạn đạt 37.589 triệu đồng, tăng 70,7 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này đạt 40.786 triệu đồng, tăng 8,51 % so với năm 2007 và hơn 1,85 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy chi nhánh tăng cường vốn cho hoạt động cấp tín dụng trung hạn. Theo công văn số 1143/NHNo ngày 24/8/95 của NHN0 & PTNT, ngân hàng khuyến khích nông dân mở rộng qui mô sản xuất ngày càng lớn hơn. Điều này làm cho tỷ trọng cho vay trung hạn tăng lên. Bên cạnh đó chi nhánh mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế như cho vay xây dựng cơ sở hạ tầng, cho vay các doanh nghiệp, thương mại dịch vụ, Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 27 SVTH: Đặng Thư Trúc các ngành công nghiệp xay xát, xà lang, v.v…góp phần làm gia tăng doanh số cho vay trung hạn. Về tỷ trọng từng khoản mục trong tổng doanh số cho vay: Hình 6 : CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO THỜI HẠN Qua hình 6 ta thấy cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh. Doanh số cho vay trung hạn ngày càng tăng trong tổng cơ cấu. Điều này cho thấy chi nhánh đang chuyển hướng đầu tư sang lĩnh vực trung hạn vì đây là lĩnh vực có nhiều tiềm năng, đem lại lợi nhuận cao cho chi nhánh. Đồng thời cho thấy chất lượng của cán bộ tín dụng được nâng cao, qua một thời gian không ngắn cũng không dài chi nhánh cũng hiểu rõ về tình hình cũng như nhu cầu vốn trên địa bàn. 4.2.2. Tình hình doanh số cho vay theo mục đích Năm 2006 83% 17% Ngắn hạn Trung hạn Năm 2007 20% 80% Ngắn hạn Trung hạn 2 Năm 2008 79% 21% Ngắn hạn Trung hạn Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 28 SVTH: Đặng Thư Trúc Bảng 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO MỤC ĐÍCH 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 51.970 41,14 81.353 42,76 88.597 43,92 29.383 56,54 7.244 8,90 2. Chăn nuôi 19.038 15,07 29.927 15,73 22.693 11,25 10.889 57,2 -7.234 -24,17 3. Tiêu dùng 21.900 17,34 26.769 14,07 29.572 14,66 4.869 22,23 2.803 10,47 5. TMDV 29.914 23,68 46.083 24,22 55.113 27,32 16.169 54,05 9.030 19,60 6. Khác 3.505 2,77 6.124 3,22 5.749 2,85 2.619 74,72 -375 -6,12 Tổng 126.327 100,00 190.256 100,00 201.724 100,00 63.929 50,61 11.468 6,03 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 29 SVTH: Đặng Thư Trúc Chi nhánh đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp vốn để phát triển kinh tế xã hội trong địa bàn. Do đó, hoạt động tín dụng của chi nhánh bao gồm nhiều lĩnh vực: phục vụ trồng trọt, chăn nuôi, tiêu dùng, thương mại dịch vụ, và nhiều lĩnh vực khác. Cho vay mục đích khác chiếm tỷ trọng rất ít trong tổng doanh số cho vay nên ta không xem xét trong phần phân tích.  Trồng trọt Phong Điền là một huyện vùng ven của thành phố Cần Thơ, địa bàn rộng lớn, hoạt động nông nghiệp có từ lâu đời và là hoạt động chủ yếu của người dân nơi đây. Đặc biệt, do có điều kiện thổ nhưỡng phù hợp, những vườn cây ăn quả của Phong Điền luôn sum suê tươi tốt. Người nông dân Phong Điền không chỉ có nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng trọt mà còn rất năng động tìm tòi, học hỏi lẫn nhau nhằm chuyển đổi nhanh cơ cấu cây trồng. Phát huy lợi thế này, trong thời gian qua, huyện Phong Điền đã chú trọng khôi phục, phát triển kinh tế vườn thông qua việc vận động nông dân trồng các loại cây ăn quả phù hợp; tổ chức nhiều lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật cho bà con để cải tạo các vườn cây ăn quả bị suy thoái do đó nhu cầu vốn cho trồng trọt cũng rất cao. Do đó, doanh số cho vay phục vụ trồng trọt tăng mạnh qua các năm. Năm 2007 doanh số cho vay phục vụ trồng trọt là 81.353 triệu đồng, tăng 56,54 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này đạt 88.597 triệu đồng tăng 8,9 % so với năm 2007 gấp 1,7 lần so với năm 2006. Bên cạnh đó huyện còn phát triển các vườn cây ăn quả ( cam mật, vú sữa, dâu Hạ Châu, sầu riêng…) gắn với du lịch sinh thái nên nhu cầu vốn cho trồng trọt là rất cao. Và trong năm 2007, 2008 giá vật tư nông nghiệp, xăng dầu đều tăng trong khi vốn tự có của nông dân không đáp ứng đủ. Về cơ cấu: cho vay phục vụ trồng trọt chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay, chiếm trên 41 % qua ba năm. Đây là hoạt động chủ yếu của người dân huyện Phong Điền và trong tương lai sẽ phát triển rất mạnh vì trồng trọt gắn liền với phát triển du lịch sinh thái đã tạo ra thu nhập đáng kể cho bà con nông dân, và là chủ trương mà thành phố đã và đang thực hiện và phát huy. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 30 SVTH: Đặng Thư Trúc  Chăn nuôi Chi nhánh cho vay chủ yếu chăn nuôi cá, chăn nuôi heo, chăn nuôi bò. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản cũng ngày càng tăng, đạt trên 280 ha, chủ yếu nuôi trồng các loài cá tra, sặc rằn, rô phi, trê vàng lai, lươn, ba ba và tôm càng xanh. Năm 2005, huyện đã hợp đồng với Công ty Mekong để tiêu thụ cá da trơn cho nông dân. Đây là thành công bước đầu của huyện trong việc tìm đầu ra cho nông sản, đồng thời phát triển kinh tế hợp tác, liên kết giữa hộ dân với nhà khoa học và doanh nghiệp. Doanh số cho vay của chi nhánh qua ba năm biến động theo 2 xu hướng: tăng rất mạnh ở năm 2007 và giảm vào năm 2008. Cụ thể năm 2007, doanh số cho vay chăn nuôi là 29.927 triệu đồng tăng 57,2 % so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số này chỉ còn 22.693 triệu đồng, giảm 24,17 % so với năm 2007. Chăn nuôi cá, chăn nuôi heo tạo ra thu nhập đáng kể cho người dân nên họ muốn mở rộng qui mô sản xuất do đó doanh số cho vay năm 2007 tăng lên, và trong năm 2007 giá xăng dầu, giá thức ăn tăng lên đáng kể nên nhu cầu vốn tăng cao. Sang năm 2008, tình hình biến động liên tục, lãi suất cho vay của ngân hàng tăng lên, giá nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất tăng vọt lên trong khi đầu ra bấp bênh, làm cho lợi nhuận của nông dân bị giảm sút. Do đó một số người dân không mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này. Cho vay chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay, nhưng tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống.  Cho vay tiêu dùng Trong điều kiện xã hội phát triển như hiện nay người dân không chỉ mong muốn một cuộc sống no ấm mà họ còn mong muốn được sống tốt hơn, ở nhà đẹp hơn. Cuộc sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp thì việc mua xe tốt, xây nhà đẹp là rất khó với nhiều hộ nông dân. Bên cạnh đó, ngày nay hệ thống đường giao thông nông thôn trên địa bàn đã phát triển nên nhu cầu mua xe cũng tăng cao. Mặt khác số lượng cán bộ công nhân viên trên địa bàn là những người có thu nhập ổn định, với đồng lương hàng tháng thì việc chi trả cho cuộc sống là vừa đủ. Tiền tiết kiệm của họ không đủ để góp nhà, mua xe, sắm vật dụng gia đình. Nhưng nếu có Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 31 SVTH: Đặng Thư Trúc một khoản tiền cho vay và họ trả dần hàng tháng thì nhu cầu đó thực hiện rất dễ dàng. Hiểu được nhu cầu của khách hàng chi nhánh đã đa dạng hóa hình thức cho vay: cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng, phục vụ cho cán bộ công nhân viên, phục vụ việc mua sắm và xây mới, sửa chữa nhà ở, mua xe… của người dân vì thế doanh số cho vay mục tiêu này không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng khá cao trong tống doanh số cho vay (trên 14 % qua ba năm). Mặt khác, trong năm 2007, và đặc biệt là trong năm 2008 chi phí cho cuộc sống tăng cao nên nhu cầu vốn cho tiêu dùng hàng ngày cũng tăng cao. Tất cả những nguyên nhân trên làm cho doanh số cho vay mục đích này tăng lên: năm 2007 doanh số cho vay là 26.769 triệu đồng tăng 22,23 % so với năm 2006, đến năm 2008 con số này lên tới 29.572 triệu đồng tăng 10,47 % so với năm 2007 và gấp 1,3 lần so với năm 2006.  Thương mại dịch vụ Đây là lĩnh vực này chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh (trên 24 % qua ba năm). Doanh số cho vay tăng liên tục qua các năm với tốc độ tăng trưởng rất cao. Tính đến cuối năm 2008, doanh số cho vay thương mại dịch vụ đạt 55.113 triệu đồng tăng 19,06 % so với năm 2007. Nguyên nhân đây là lĩnh vực hoạt động luôn được thành phố quan tâm đầu tư phát triển, nhằm tăng cường các dịch vụ, đa dạng hàng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt và đời sống nhân dân. Bên cạnh đó, với di tích lịch sử Vòng Cung, Chiến thắng Ông Hào, mộ cụ Phan Văn Trị cùng những vườn cây ăn quả bạt ngàn, Phong Điền có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch sinh thái miệt vườn và văn hoá truyền thống. Do đó, huyện chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành du lịch, lấy du lịch làm tiền đề cho phát triển thương mại - dịch vụ với phương châm "nhà nhà làm du lịch". Do đó nhu cầu vốn cho phát triển thương mại dịch vụ là rất cao. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 32 SVTH: Đặng Thư Trúc 4.2.3. Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế gồm cho vay đối với hộ sản xuất, cá nhân, và cho vay doanh nghiệp. Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Số tiền % 1.Hộ sản xuất, cá nhân 126.327 100,00 167.683 88,14 177.356 87,92 41.356 32,74 9.673 5,77 2.Doanh nghiệp - - 22.573 11,86 24.368 12,08 22.573 - 1.795 7,95 Tổng 126.327 100,00 190.256 100,00 201.724 100,00 63.929 50,61 11.468 6,03 .Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền  Hộ sản xuất, cá nhân Đây là thành phần luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh, chiếm trên 87 % qua ba năm. Doanh số cho vay thành phần này luôn tăng qua các năm và tăng với tốc độ khá cao. Năm 2007, doanh số cho vay đối với hộ sản xuất, cá nhân là 167.683 triệu đồng tăng 32,74 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số cho vay đạt 177.356 triệu đồng tăng 5,77 % so với năm 2007 và tăng gấp 1,4 lần so với năm 2006. Nguyên nhân: - Các hộ sản xuất bổ sung nhu cầu vốn lưu động cho sản xuất mua sắm vật tư nông nghiệp phục vụ cho trồng trọt, chăn nuôi, phát triển thương mại dịch vụ… - Cho vay phục vụ nhu cầu tiêu dùng, xây mới, sủa chữa nhà ở, mua sắm vật dụng gia đình cho cán bộ công nhân viên và người dân trên địa bàn. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 33 SVTH: Đặng Thư Trúc  Doanh nghiệp Năm 2006 trên địa bàn chưa có doanh nghiệp. Đến năm 2007 loại hình này mới ra đời và hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực xây dựng và thương mại dịch vụ. Do mới được thành lập nên cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong tổng doanh số cho vay. Năm 2007, cho vay doanh nghiệp đạt 22.573 triệu đồng, đến năm 2008 doanh số này lên tới 24.368 triệu đồng, tăng 7,95 % so với năm 2007. Doanh nghiệp vừa mới đi vào hoạt động nên nhu cầu vốn là rất cao, thêm vào đó trong năm 2008, tình trạng lạm phát, giá cả các mặt hàng đều tăng cao, do đó để duy trì và phát triển sản xuất kinh doanh thì phải có nguồn vốn lớn. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THU NỢ Thu nợ là một trong những vấn đề rất quan trọng đối với tất cả mọi ngân hàng. Doanh số thu nợ phản ánh khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng, đồng thời phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Vì vậy công tác thu hồi nợ đúng hạn và đầy đủ được ngân hàng đặt lên hàng đầu. Không chỉ nâng cao doanh số cho vay nhiều là tốt, mà ngân hàng muốn hoạt động hiệu quả vừa phải chú trọng đến chất lượng món vay, vừa phải quan tâm đến công tác thu nợ,…làm sao để đảm bảo đồng vốn bỏ ra và thu hồi lại nhanh chóng, tránh thất thoát và có hiệu quả cao. 4.3.1. Tình hình thu nợ theo thời hạn Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Ngắn hạn 85.645 84,39 125.226 80,83 144.875 78,66 39.581 46,22 19.649 15,69 2.Trung hạn 15.843 15,61 29.693 19,17 39.304 21,34 13.850 87,42 9.611 32,37 Tổng 101.488 100,00 154.919 100,00 184.179 100,00 53.431 52,65 29.260 18,89 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Nhìn chung doanh số thu nợ của chi nhánh tăng dần trong giai đoạn 2006 – 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình là 35,77 % / năm, trong đó cả Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 34 SVTH: Đặng Thư Trúc doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn đều tăng, tốc độ tăng của doanh số thu nợ trung hạn cao hơn tốc độ tăng của doanh số thu nợ ngắn hạn. 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 200000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng 1.Ngắn hạn 2.Trung hạn Tổng Hình 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN CỦA CHI NHÁNH  Tình hình thu nợ ngắn hạn Cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh do đó doanh số thu nợ ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng dần qua ba năm: năm 2007, doanh số thu nợ ngắn hạn là 125.226 triệu đồng tăng 46,22 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này đạt 144.875 triệu đồng tăng 15,69 % so với năm 2007. Chi nhánh đạt được kết quả khá khả quan như trên là do: - Cán bộ ngân hàng làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, theo dõi và đôn đốc khách hàng trả nợ khi đến hạn. - Các khoản cho cán bộ công nhân viên vay được trả góp hàng tháng nên việc thu hồi nợ không bị tồn đọng vì nguồn thu nhập của họ tương đối ổn định. - Trong năm 2007, người dân trúng mùa được giá nên có dủ khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. - Trong năm 2008, mặc dù kinh tế gặp rất nhiều khó khăn nhưng công tác thu hồi nợ của chi nhánh vẫn khá tốt là do các hộ nông dân trên địa bàn trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất kinh doanh với qui mô vừa và đa số là với qui mô nhỏ nên chịu ảnh hưởng không đáng kể. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 35 SVTH: Đặng Thư Trúc  Tình hình thu nợ trung hạn Giai đoạn 2006 – 2008 doanh số thu nợ trung hạn tăng với tốc độ bình quân gần 60 % / năm. Năm 2007, doanh số thu nợ trung hạn đạt 29.693 triệu đồng tăng 87,42 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này đạt 39.304 triệu đồng, tăng 32,37 % so với năm 2007 và tăng gấp 2,4 lần so với năm 2006. Doanh số thu nợ trung hạn tăng nguyên nhân chính là do các món vay trung hạn nhờ có sự lựa chọn đối với một số khách hàng truyền thống, khả năng trả nợ gốc và lãi cao; kết hợp đầu tư, giải ngân bằng hình thức nhận nợ nhiều lần theo tiến độ sử dụng vốn của người vay, nếu khách hàng không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình đối với ngân hàng thì ngân hàng sẽ không tiếp tục phát vay. Cho nên, vừa đảm bảo món vay đúng mục đích vay, tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn vay, đạt hiệu quả, mà còn thu hồi được nợ và lãi đúng hạn. Thêm vào đó, người vay muốn tạo uy tín đối với ngân hàng nên thực hiện nghĩa vụ trả nợ nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn để ngân hàng xem xét cho vay các khoản tiếp theo. Doanh số thu nợ trung hạn tăng cho thấy các khoản vay trung hạn đã được người vay sử dụng một cách hợp lý, tạo ra được lợi nhuận cho chính người vay và có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Đây là lĩnh vực có thể mở rộng trong tương lai, một mặt đáp ứng nhu cầu vốn để phát triển kinh tế trên địa bàn, mặt khác đem lại lợi nhuận cho chi nhánh. Tuy nhiên, cùng với mục tiêu mở rộng qui mô tín dụng trung hạn thì đòi hỏi chất lượng tín dụng phải được tăng cường và cải thiện tốt hơn nữa, chi nhánh phải đảm bảo thực hiện đúng qui trình tín dụng, đặc biệt là qui trình phân tích tín dụng, thẩm định khách hàng. Nhìn chung doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng là điều rất tốt. Để hoạt động tín dụng ngày càng đạt hiệu quả cao thì công tác thu hồi nợ phải được quan tâm đúng mức và nhiều hơn nữa trong thời gian tới. 4.3.2. Tình hình thu nợ theo mục đích Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 36 SVTH: Đặng Thư Trúc Bảng 8: DOANH SỐ THU NỢ THEO MỤC ĐÍCH ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 41.465 40,86 65.252 42,12 70.284 38,16 23.787 57,37 5.032 7,71 2. Chăn nuôi 15.932 15,70 20.584 13,29 29.531 16,03 4.652 29,20 8.947 43,47 3. Tiêu dùng 19.650 19,36 27.108 17,50 30.100 16,34 7.458 37,95 2.992 11,04 4. TMDV 22.394 22,07 38.200 24,66 45.906 24,92 15.806 70,58 7.706 20,17 5. Khác 2.047 2,02 3.775 2,44 8.358 4,54 1.728 84,42 4.583 121,40 Tổng 101.488 100,00 154.919 100,00 184.179 100,00 53.431 52,65 29.260 18,89 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 37 SVTH: Đặng Thư Trúc  Doanh số thu nợ trồng trọt Doanh số thu nợ trồng trọt tăng qua các năm , tốc độ tăng cao nhất là vào năm 2007. Năm 2007 doanh số thu nợ trồng trọt là 65.252 triệu đồng, tăng 57,37 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nợ đạt 70.284 triệu đồng tăng 7,71 % so với năm 2007 và gấp 1,7 lần so với năm 2006. Nguyên nhân của tình trạng trên là do năm 2007, giá cả nông sản tăng lên, nông dân được mùa nên thu nhập của họ cao, có khả năng trả nợ. Mặt khác việc trồng các loại cây ăn trái kết hợp với du lịch sinh thái miệt vườn góp phần cải thiện cuộc sống cho nông dân. Sang năm 2008, kinh tế gặp rất nhiều khó khăn, giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao, tình trạng lúa bội thu nhưng bị ứ động vì cung vượt cầu. Đến giữa năm lại bùng lên cơn “ sốt gạo”, nhà nước cấm xuất khẩu gạo, sau cơn sốt đó thị trường lại bị ứ động một lượng lúa gạo rất lớn làm cho giá lúa giảm, do đó đời sống người nông dân gặp rất nhiều khó khăn. Mặt dù gặp nhiều khó khăn nhưng người dân vẫn tìm cách trả nợ cho ngân hàng với mong muốn sẽ được xem xét cho vay lại để tiếp tục phát triển sản xuất. Bên cạnh đó, trên địa bàn có rất nhiều vườn cây ăn trái đang cho thu hoạch nên họ có nguồn tiền để trả nợ cho ngân hàng.  Doanh số thu nợ chăn nuôi Cũng theo xu hướng chung, doanh số này tăng liên tục qua các năm. Năm 2007, doanh số thu nợ là 20.584 triệu đồng tăng 29,2 % so với năm 2006. Đến năm 2008 doanh số này đạt 29.531 triệu đồng tăng 43,47 % so với năm 2007 và gấp 1,8 lần so với năm 2006. Nguyên nhân: - Chăn nuôi đạt năng suất cao và trúng giá vào năm 2007. - Sang năm 2008, do qui mô chăn nuôi trên địa bàn chủ yếu là vừa và đa số là nhỏ nên ít bị tác động bởi tình hình chung. Giá đầu vào tăng cao thì giá đầu ra cũng tăng lên không kém. Hơn thế nữa do huyện có những chính sách phòng ngừa và ngăn chặn dịch bệnh trên gia súc, gia cầm nên ít tổn thất cho người chăn nuôi. Việc chăn nuôi cá kết hợp trên ruộng lúa ít tốn kém chi phí đồng thời cho năng suất cao… Do đó người chăn nuôi có thể trả nợ vay cho ngân hàng. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 38 SVTH: Đặng Thư Trúc  Doanh số thu nợ tiêu dùng Doanh số thu nợ của đối tượng này tăng liên tục qua các năm: năm 2007, doanh số thu nợ tiêu dùng là 27.108 triệu đồng tăng 37,95 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này tăng lên đạt 31.100 triệu đồng, tăng 11,04 % so với năm 2007. Nguyên nhân: - Cho vay tiêu dùng phục vụ cho cán bộ công nhân viên và đây số tiền vay được trả góp hàng tháng nên khả năng thu hồi cao, mặt khác cán bộ công nhân viên là đối tượng có thu nhập tương đối ổn định nên khả năng trả nợ cao. - Cho vay mua xe, sửa nhà, xây nhà cũng thu hồi nợ tương đối tốt là do một số người dân được hưởng tiền đền bù, giải tỏa nên trả nợ cho ngân hàng. - Tạo uy tín với ngân hàng.  Thương mại dịch vụ Thương mại dịch vụ phát triển góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển. Huyện chủ trương phát triển thương mại dịch vụ gắn liền với phát triển du lịch. Năm 2007, doanh số thu nợ lĩnh vực này là 38.200 triệu đồng, tăng 70,58 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này đạt 45.906 triệu đồng, tăng 20,17 % so với năm 2007. Nguyên nhân: việc sản xuất tạo ra được lợi nhuận cho người dân, đồng thời trong những năm gần đây tiềm năng du lịch của huyện phát triển mạnh đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân hoạt động trong các dịch vụ du lịch nên có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 39 SVTH: Đặng Thư Trúc 4.3.3. Tình hình thu nợ theo thành phần kinh tế Bảng 9: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Số tiền % 1.Hộ sản xuất, cá nhân 101.488 100,00 146.071 94,29 164.245 89,18 44.583 43,93 18.174 12,44 2.Doanh nghiệp - 8.848 5,71 19.934 10,82 8.848 - 11.086 125,29 Tổng 101.488 100,00 154.919 100,00 184.179 100,00 53.431 52,65 29.260 18,89 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền  Doanh số thu nợ đối với hộ sản xuất, cá nhân Qua bảng 9 ta thấy doanh số thu nợ hộ sản xuất, cá nhân tăng qua các năm: năm 2007, doanh số thu nợ là 146.071 triệu đồng, tăng 43,93 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số thu nợ hộ sản xuất, cá nhân đạt 164.245 triệu đồng, tăng 12,44 % so với năm 2007. Nguyên nhân của kết quả trên là do công tác thu nợ của chi nhánh tốt, các khoản cho vay trồng trọt, chăn nuôi, tiêu dùng, thương mại dịch vụ đều thu hồi được.  Doanh số thu nợ đối với doanh nghiệp Do năm 2006 trên địa bàn chưa có doanh nghiệp ngoài quốc doanh nên ta chỉ xem xét trong năm 2007 và năm 2008. Năm 2008, doanh số thu nợ đạt 19.934 triệu đồng, tăng 125,29 % so với năm 2007. Mặc dù mới được thành lập trong điều kiện kinh tế gặp khó khăn nhưng các doanh nghiệp trên địa bàn đã lấy phương châm “chậm mà chắc”, “không thích rủi ro”, hoạt động với qui mô vừa, và nhỏ đáp ừng những nhu cầu thật cần thiết cho cuộc sống nên có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp muốn thiết lập mối quan hệ khăng khít với ngân hàng, tạo uy tín với ngân hàng nên việc thu hồi nợ doanh nghiệp khá tốt. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 40 SVTH: Đặng Thư Trúc 4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DƯ NỢ Chỉ tiêu dư nợ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc đánh giá kết quả hoạt động của ngân hàng. Nó phản ánh được khả năng hoạt động tín dụng của ngân hàng như thế nào. Dư nợ tỷ lệ nghịch với doanh số thu nợ và tỷ lệ thuận với doanh số cho vay. Điều đó có nghĩa là công tác thu nợ có hiệu quả bao nhiêu thì số dư nợ càng ít bấy nhiêu. Nhìn chung tổng dư nợ qua ba năm tăng: năm 2007 tổng dư nợ đạt 137.524 triêu đồng tăng 34,58 % so với năm 2006. Đến năm 2008 tổng dư nợ của chi nhánh là 155.069 triệu đồng tăng 12,76 % so với năm 2007. Để thấy rõ hơn sự gia tăng này, ta đi sâu phân tích theo 3 tiêu chí sau: dư nợ theo thời gian, dư nợ theo mục đích và dư nợ theo thành phần kinh tế. 4.4.1. Tình hình dư nợ theo thời hạn Bảng 10: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Số tiền % 1.Ngắn hạn 59.786 58,51 87.227 63,43 103.290 66,61 27.441 45,90 16.063 18,42 2.Trung hạn 42.401 41,49 50.297 36,57 51.779 33,39 7.896 18,62 1.482 2,95 Tổng 102.187 100,00 137.524 100,00 155.069 100,00 35.337 34,58 17.545 12,76 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Do kinh tế chủ yếu của huyện là hoạt động nông nghiệp và do đặc điểm của ngành nông nghiệp thường có chu kỳ hoạt động tối đa là 5 năm nên việc cho vay dài hạn (trên 5 năm) tại ngân hàng là không có. Vì thế, dư nợ theo thời hạn được phân thành dư nợ ngắn hạn và dư nợ trung hạn. Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 41 SVTH: Đặng Thư Trúc 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 140000 160000 180000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Triệu đồng 1.Ngắn hạn 2.Trung hạn Tổng Hình 8: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THỜI HẠN  Dư nợ ngắn hạn Dư nợ ngắn hạn luôn gia tăng, năm 2007 tổng dư nợ ngắn hạn là 87.227 triệu đồng tăng 45,90 % so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng dư nợ ngắn hạn đạt 103.290 triệu đồng tăng 18,42 % so với năm 2007. Dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và tỷ trọng này luôn tăng qua các năm. Năm 2008, dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng 66,61 % trong tổng dư nợ. Việc cho vay ngắn hạn giúp cho vòng quay vốn của ngân hàng sẽ nhanh hơn để ngân hàng đầu tư vào các lĩnh vực khác và rủi ro thấp hơn cho vay trung hạn. Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng là vì chi nhánh đã có chủ trương mở rộng cho vay đối với các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình với mục đích cho vay kinh doanh, làm kinh tế phụ gia đình, hoặc cho vay tiêu dùng, cán bộ công nhân viên.  Dư nợ trung hạn Nhìn chung, dư nợ trung hạn tăng liên tục từ năm 2006 đến năm 2008 nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng dư nợ ngắn hạn. Năm 2007, dư nợ trung hạn là 50.297 triệu đồng tăng 18,62 % so với năm 2006. Đến năm 2008, tổng dư nợ trung hạn của chi nhánh đạt 51.779 triệu đồng tăng 2,95 % so với năm 2007. Trong năm 2008, do lãi suất đầu vào tăng cao làm cho lãi suất đầu ra tăng đáng Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 42 SVTH: Đặng Thư Trúc kể. Người vay không dám đầu tư vào những dự án lớn vì thời gian thu hồi vốn chậm, rủi ro không thể lường trước nên làm cho tốc độ tăng của dư nợ trung hạn giảm so với năm 2007. Về tỷ trọng: dư nợ trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn dư nợ ngắn hạn và tỷ trọng này có xu hướng giảm xuống. Điều này cho thấy chi nhánh tập trung vào tín dụng ngắn hạn vì tín dụng ngắn hạn có thể thu hồi vốn nhanh, mức độ rủi ro thấp hơn và dễ xoay chuyển với sự biến đổi của thị trường. Qua việc phân tích trên cho thấy cơ cấu cho vay của NHN0 & PTNT huyện Phong Điền đang chiếm ưu thế ở cho vay ngắn hạn tài trợ vốn lưu động cho doanh nghiệp thu mua nguyên liệu chế biến nông sản, thuỷ sản, … đặc biệt là lúc vào vụ, tài trợ vốn ngắn hạn cho cá thể chủ yếu đầu tư vào chăn nuôi, phục vụ cho sản xuất nông nghiệp…Trong giai đoạn này, chi nhánh cần đẩy mạnh hơn nữa về việc chuyển dịch cơ cấu cho vay sang tăng dần tỷ trọng cho vay trung hạn các công trình, dự án lớn, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. 4.4.2. Tình hình dư nợ theo mục đích Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 43 SVTH: Đặng Thư Trúc Bảng 11: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO MỤC ĐÍCH ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1. Trồng trọt 44.081 43,14 60.182 43,76 78.495 50,62 16.101 36,53 18.313 30,43 2. Chăn nuôi 14.352 14,04 23.695 17,23 16.857 10,87 9.343 65,10 -6.838 -28,86 3. Tiêu dùng 17.584 17,21 17.245 12,54 16.717 10,78 -339 -1,93 -528 -3,06 4. TMDV 23.445 22,94 31.328 22,78 40.535 26,14 7.883 33,62 9.207 29,39 5. Khác 27.25 2,67 5.074 3,69 2.465 1,59 2.349 86,20 -2.609 -51,42 Tổng 102.187 100,00 137.524 100,00 155.069 100,00 35.337 34,58 17.545 12,76 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 44 SVTH: Đặng Thư Trúc  Trồng trọt Dư nợ theo mục đích trồng trọt luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ, chiếm trên 43 % qua 3 năm. Về số lượng: dư nợ luôn tăng qua các năm, năm 2007 dư nợ trồng trọt là 60.182 triệu đồng, tăng 36,53 % so với năm 2006 và đến năm 2008 dư nợ đạt 78.495 triệu đồng tăng 30,43 % so với năm 2007. Nguyên nhân dư nợ của ngành trồng trọt tăng là huyện luôn chú trọng đến ngành trồng trọt, đặc biệt lúa và các loại cây ăn trái. Huyện có chủ trương thực hiện một nền nông nghiệp phát triển bền vững, xây dựng các vườn cây ăn trái chất lượng gắn liền với phát triển du lịch sinh thái. Bên cạnh đó huyện luôn quan tâm đến việc nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật sản xuất, kỹ thuật thâm canh, thực hiện “ba giảm, ba tăng”, từng bước đẩy mạnh cơ giới hoá các khâu bơm nước, làm đất, tuốt lúa và sấy thóc sau thu hoạch,…nên chi nhánh luôn ưu tiên cho vay trong lĩnh vực này.  Chăn nuôi Về cơ cấu: dư nợ cho mục đích chăn nuôi chiếm tỷ trọng khá cao chiếm trên 10 % qua ba năm. Về số lượng: năm 2007, doanh số dư nợ chăn nuôi đạt 23.695 triệu đồng tăng 65,10 % so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ chăn nuôi chỉ còn 16.857 triệu đồng, giảm 28,86 % so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng trên là do người dân mở rộng đầu tư vào lĩnh vực này và do nhu cầu vốn cho đầu vào trong chăn nuôi tăng trong năm 2007 tăng cao nên dư nợ tăng cao. Đến năm 2008, công tác thu hồi nợ chăn nuôi khá tốt, tăng so với năm 2007 nhưng doanh số cho vay lại giảm do người dân không muốn mở rộng quy mô, điều này giải thích tại sao dư nợ chăn nuôi trong năm 2008.  Dư nợ cho tiêu dùng Dư nợ này giảm qua các năm. Năm 2007, dư nợ đạt 17.245 triệu đồng, giảm 1,93 % so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ cho mục đích này chỉ còn 16.717 triệu đồng giảm 3,06 % so với năm 2007. Nguyên nhân của tình trạng trên là do doanh số thu nợ tăng nhanh hơn doanh số cho vay: tốc độ tăng trưởng Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 45 SVTH: Đặng Thư Trúc doanh số cho vay bình quân giai đoạn này là 16,35 % / năm, doanh số thu nợ mục đích này tăng đáng kể, tốc độ tăng trưởng trung bình trên 24,50% / năm.  Thương mại dịch vụ Chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng cơ cấu và tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008. Năm 2007, dư nợ cho thương mại dịch vụ là 31.328 triệu đồng, tăng 33,63 % so với năm 2006. Đến năm 2008, dư nợ đạt 40.535 triệu đồng tăng 29,39 % so với năm 2007. Dư nợ thương mại dịch vụ tăng cao là do đây là lĩnh vực được quan tâm phát triển hàng đầu, nhằm rút ngắn dần khoảng cách giữa trồng trọt, chăn nuôi so với thương mại dịch vụ. 4.4.3. Tình hình dư nợ theo thành phần kinh tế Bảng 12: DOANH SỐ DƯ NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Sốtiền % Số tiền % 1. Hộ sản xuất, cá nhân 102.187 100,00 123.799 90,02 136.910 88,29 21.612 21,15 13.111 10,59 2. Doanh nghiệp - - 13.725 9,98 18.159 11,71 13.725 - 4.434 32,31 Tổng 102.187 100,00 137.524 100,00 155.069 100,00 35.337 34,58 17.545 12,76 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền  Hộ sản xuất, cá nhân Đây là thành phần chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ, chiếm trên 88 % qua ba năm. Doanh số dư nợ hộ sản xuất, cá nhân tăng qua các năm. Năm 2007, dư nợ là 123.799 triệu đồng, tăng 21,15 % so với năm 2006. Đến năm 2008, doanh số này đạt 136.910 triệu đồng, tăng 10,59 % so với năm 2007. Nguyên nhân là chi nhánh đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với nhu cầu của Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 46 SVTH: Đặng Thư Trúc người vay. Dư nợ hộ gia đình, cá nhân tăng dần cho thấy chính sách chi nhánh đã và đang thực hiện là phù hợp với thực tiễn tại địa phương. Trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa để mở rộng quy mô tín dụng đối với thành phần quan trọng này.  Doanh nghiệp Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp tăng qua các năm. Năm 2007, dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp là 13.725 triệu đồng. Đến năm 2008, dư nợ này đạt 18.159 triệu đồng, tăng 32,31 % so với năm 2007. Tỷ trọng dư nợ doanh nghiệp tăng dần lên. Điều này cho thấy các doanh nghiệp trên địa bàn ngày càng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, do đó trong tương lai nhu cầu vốn cho thành phần kinh tế này sẽ tăng cao. 4.5. NỢ XẤU Nợ xấu là một vấn đề mà hầu như ngân hàng thương mại nào cũng quan tâm phân tích, nó là chỉ số để đánh giá hiệu quả tín dụng mà ngân hàng đã đầu tư. Nếu nợ xấu lớn rất có thể rủi ro cho ngân hàng là đi đến phá sản. Bởi vì nguồn vốn tự có của ngân hàng không đủ đáp ứng đầu tư tín dụng do đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Vì thế nợ xấu là vấn đề cần được quan tâm hàng đầu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng 4.5.1. Nợ xấu theo thời hạn Bảng 13: NỢ XẤU THEO THỜI HẠN ĐVT: Triệu đồng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 2007/2006 2008/2007 Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1.Ngắn hạn 1.427 84,79 2.065 83,54 3.781 69,17 638 44,71 1.716 83,10 2.Trung hạn 256 15,21 407 16,46 1.685 30,83 151 58,98 1.278 314,00 Tổng 1.683 100,00 2.472 100,00 5.466 100,00 789 46,88 2.994 121,12 Nguồn: Phòng tín dụng NHN0&PTNT chi nhánh huyện Phong Điền Qua bảng trên ta thấy nợ xấu của chi nhánh tăng liên tục trong giai đoạn 2006 – 2008 với tốc độ tăng trưởng trung bình 84 % / năm, trong đó cả nợ xấu Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 47 SVTH: Đặng Thư Trúc ngắn hạn và trung hạn đều tăng cao, đặc biệt là nợ xấu trung hạn tăng với tốc độ trung bình là 186 % / năm.  Nợ xấu ngắn hạn Nhìn chung nợ xấu ngắn hạn tăng mạnh qua các năm với tốc độ tăng trung bình 64 % / năm. Năm 2006, nợ xấu ngắn hạn chỉ có 1.427 triệu đồng, sang năm 2007, con số này là 2.065 triệu đồng tăng 44,71 % so với năm 2006. Đến năm 2008, nợ xấu ngắn hạn lên tới 3.781 triệu đồng tăng 83,1 % so với năm 2007. Mặc dù chi nhánh có nhiều biện pháp để hạn chế nợ xấu nhưng số lượng vẫn tăng liên tục. Nguyên nhân là do: - Các món nợ tồn đọng do cho vay tín chấp đối với các hộ nông dân nghèo thông qua Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh. - Do người vay sử dụng vốn sai mục đích, sản xuất kinh doanh không có kế hoạch, mang tính tự phát nên khả năng thu hồi vốn là rất thấp. - Do chi nhánh cho vay đa số là vào mục đích sản xuất nông nghiệp nên phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Thiên tai, dịch bệnh xuất hiện cuối năm 2006, đặc biệt là trong năm 2007, 2008 nên ảnh hưởng đến thu nhập của nông dân. - Năm 2008, giá đầu vào cho sản xuất cũng như tiêu dùng tăng cao, bên cạnh một số khách hàng có khả năng trả nợ thì cũng có không ít khách hàng không tạo ra được lợi nhuận từ việc sản xuất, kinh doanh nên không có nguồn tiền trả nợ. - Vay tiêu dùng là khoản vay không tạo ra được lợi nhuận cho người đi vay nên khách hàng không có khả năng trả nợ. - Chi nhánh mở rộng cho vay trong khi số lượng cán bộ tín dụng còn thiếu nên chưa bám sát được địa bàn. - Do chủ quan của khách hàng là không muốn trả nợ.  Nợ xấu trung hạn Tốc độ tăng trung bình của nợ xấu trung hạn giai đoạn này là 186 % / năm. Năm 2006, nợ xấu trung hạn chỉ có 256 triệu đồng. Sang năm 2007, nợ xấu là 407 triệu đồng, tăng 58,98 % so với năm 2006. Đến năm 2008, nợ xấu lên đến 1685 triệu đồng, tăng 314 % so với năm 2007. Nợ xấu trung hạn tăng cao như vậy là do sự tác động của nhiều nguyên nhân: Phân tích hiệu quả hoạt động tín dụng tại NHN0&PTNT Phong Điền-TPCT GVHD: Nguyễn Thị Lương 48 SVTH: Đặng Thư Trúc - Chi nhánh cho vay để xây dựng nhà ở và đối tượng vay đa số là nông dân. Đây là những khoản vay không có khả năng sinh lời, nguồn tiền trả nợ dựa vào thu nhập rất ít từ hoạt động nông nghiệp nên rủi ro là rất cao. - Cuối năm 2007 và đầu năm 2008, lãi suất đầu vào tăng cao làm cho lãi suất cho vay tăng đáng kể, đặc biệt là lãi suất cho vay trung hạn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN PHONG ĐIỀN - THÀNH PHỐ CẦN THƠ.pdf
Tài liệu liên quan