Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Cần Thơ

Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Cần Thơ: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyên Ngô Thị Cẩm Giang MSSV: 4053528 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 Cần Thơ - 2009 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang i - i - LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, dưới sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô, em đã được học tập những kiến thức vô c ùng quý báu. Luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Phan Thị Ngọc Khuyên và sự giúp đỡ của các cán bộ tại cơ quan thực tập. Em xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Các cô,...

pdf68 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần thương mại Cần Thơ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện: Th.S Phan Thị Ngọc Khuyên Ngô Thị Cẩm Giang MSSV: 4053528 Lớp: Kế toán tổng hợp K31 Cần Thơ - 2009 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang i - i - LỜI CẢM TẠ Trong thời gian học tập tại trường Đại học Cần Thơ, dưới sự giảng dạy tận tình của quý thầy cô, em đã được học tập những kiến thức vô c ùng quý báu. Luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của cô Phan Thị Ngọc Khuyên và sự giúp đỡ của các cán bộ tại cơ quan thực tập. Em xin chân thành cảm ơn: Quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh trường Đại học Cần Thơ đã hướng dẫn, chỉ dạy em trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin cảm ơn cô Phan Thị Ngọc Khuyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ dạy để em hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp. Các cô, chú, anh, chị đang công tác tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong suốt quá tr ình thực tập tại công ty. Một lần nữa, em cũng xin cảm ơn các cô, chú phòng kế toán, những người trực tiếp hướng dẫn, giới thiệu và giúp đỡ em rất nhiều trong việc t ìm hiểu, nghiên cứu tài liệu ở công ty. Sau cùng em xin kính chúc tất cả quý thầy cô Khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh cùng các cô, chú, anh, ch ị tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công trong công tác và trong đ ời sống. Ngày 29 tháng 04 năm 2009 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Cẩm Giang www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang ii - ii - LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu nhập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …29. tháng...04… năm 2009 Sinh viên thực hiện Ngô Thị Cẩm Giang www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang iii - iii - NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Sinh viên Ngô Thị Cẩm Giang trong thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ đã chấp hành tốt nội quy, đãm bảo thời gian thực tập theo kế hoạch của nhà trường, có tinh thần học hỏi cũng như tích cực nghiên cứu để hoàn thiện đề tài. Qua đề tài “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ” đã phản ánh đúng tình hình thực tế hoạt động kinh doanh của Công ty và đề ra những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh rất thực tế. Cần Thơ, ngày 29 tháng 04 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị TL T ổng giám đốc K ế toán trưởng (Đã ký) Huỳnh Hữu Lộc www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang iv - iv - BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  Họ và tên : …….PHAN THỊ NGỌC KHUYÊN ................................ ..............  Học vị: ………….Thạc sĩ ................................ ................................ ................  Chuyên ngành: ……Quản trị kinh doanh ................................ .........................  Cơ quan công tác: ….Bộ môn kinh tế, Khoa kinh tế tr ường Đại học Cần Thơ..  Tên sinh viên: ……Ngô Thị Cẩm Giang ................................ ..........................  Mã số sinh viên: …..4053528 ................................ ................................ ..........  Chuyên ngành: ……Kế toán tổng hợp khóa 31 ................................ ................  Tên đề tài: …Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ p hần Thương mại Cần Thơ. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: Đề tài phù hợp với chuyên ngành của học viên 2. Về hình thức: Trình bày hợp lý, kết cấu chặt chẽ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: Đề tài nghiên cứu mang tính thực tiễn, đánh giá đ ược hiệu quả hoạt động kinh doanh từ năm 2006 đến 2008 và môi trường kinh doanh của đơn vị nơi tác giả đang thực tập tố nghiệp là Công ty Cổ phần thương mại Cần Thơ 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: Số liệu thứ cấp sử dụng trong luận văn theo báo cáo của Công ty cổ phần thương mại Cần Thơ mang tính hiện thực hoạt động 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) - Phân tích tình hình hoạt động, các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty từ năm 2006 đấn 2008. - Phân tích các yếu tố môi trường bên trong, bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của Công ty. - Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt đ ộng kinh doanh. 6. Các nhận xét khác: Trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp, tác giả luôn nổ lực để ho àn thành luận văn một cách tốt nhất. 7. Kết luận Đồng ý cho báo cáo tốt nghiệp tr ước hội đồng bảo vệ luận văn của Khoa Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 200 9 NGƯỜI NHẬN XÉT (Đ ã ký) www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang v - v - BẢN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN  Họ và tên người phản biện: ................................ ................................ .............  Học vị: ................................ ................................ ................................ ............  Chuyên ngành: ................................ ................................ ................................  Cơ quan công tác: ................................ ................................ ...........................  Tên sinh viên: ……Ngô Thị Cẩm Giang ................................ ..........................  Mã số sinh viên: …..4053528 ................................ ................................ ..........  Chuyên ngành: ……Kế toán tổng hợp khóa 31 ................................ ................  Tên đề tài: …Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ……………………………………………………………….. NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo: ................................ ................................ ................................ .............................. 2. Về hình thức: ................................ ................................ ................................ .............................. ................................ ................................ ................................ .............................. 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn và tính cấp thiết của đề tài: ................................ ................................ ................................ .............................. ................................ ................................ ................................ .............................. 4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn: ................................ ................................ ................................ .............................. ................................ ................................ ................................ .............................. 5. Nội dung và kết quả đạt được (theo mục tiêu nghiên cứu, …) ................................ ................................ ................................ .............................. ................................ ................................ ................................ .............................. 6. Các nhận xét khác: ................................ ................................ ................................ .............................. ................................ ................................ ................................ .............................. 7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề t ài và các yêu cầu chỉnh sửa, …) ................................ ................................ ................................ .............................. ................................ ................................ ................................ .............................. Cần Thơ, ngày …… tháng …… năm 2009 NGƯỜI NHẬN XÉT www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang vi - vi - MỤC LỤC Trang Chương 1: GIỚI THIỆU ................................ ................................ .................. 1 1.1 Sự cần thiết của đề tài ................................ ................................ .................. 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu ................................ ................................ ..................... 2 1.2.1 Mục tiêu chung ................................ ................................ .................... 2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể................................ ................................ ..................... 2 1.3 Phạm vi nghiên cứu ................................ ................................ ...................... 2 1.4.1 Không gian................................ ................................ ........................... 2 1.4.2 Thời gian................................ ................................ .............................. 2 1.4.3 Đối tượng ................................ ................................ ............................. 2 1.4 Lược khảo tài liệu................................ ................................ ......................... 2 Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU ................................ ................................ ................................ ........................... 4 2.1. Phương pháp luận ................................ ................................ ....................... 4 2.1.1 Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh ........................ 4 2.1.2 Mục đích ................................ ................................ .............................. 4 2.1.3 Vai trò ................................ ................................ ................................ .. 5 2.1.4 Ý nghĩa ................................ ................................ ................................ 6 2.1.5 Phương pháp xác định các khoản mục chủ yếu qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. ................................ ................................ ................... 6 2.2 Phương pháp nghiên cứu ................................ ................................ .............. 7 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................ ............................... 7 2.2.2 Phương pháp xử lý số liệu ................................ ................................ .... 7 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu................................ .............................. 7 2.2.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Công ty .......................... 11 Chương 3: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TH ƯƠNG MẠI CẦN THƠ ................................ ................................ ................................ ........... ….14 3.1 Lịch sử hình thành và phát triển................................ ................................ .. 14 3.2 Lọai hình tổ chức sản phẩm dịch vụ của công ty ................................ ......... 15 3.2.1 Loại hình tổ chức của công ty ................................ ............................. 15 3.2.2 Sản phẩm dịch vụ kinh doanh của công ty ................................ .......... 16 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang vii - vii - 3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. ................................ ............... 17 Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH D OANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ ................................ ...... 21 4.1 Phân tích tình hình doanh thu ................................ ................................ .... 21 4.1.1 Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu ................................ .......... 21 4.1.2 Phân tích cơ cấu các khoản doanh thu ................................ ................ 22 4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng doanh thu ................................ ....... 24 4.2 Phân tích tình hình Chi phí ................................ ................................ ........ 26 4.2.1 Phân tích tình hình tăng trưởng chi phí ................................ ........... …26 4.2.2 Phân tích cơ cấu các khoản chi phí ................................ ..................... 28 4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng chi phí................................ ............ 30 4.3 Phân tích tình hình lợi nhuận ................................ ................................ ..... 36 4.3.1 Phân tích tình hình tăng trưởng lợi nhuận ................................ ........... 36 4.3.2 Phân tích cơ cấu các khoản lợi nhuận ................................ ................. 37 4.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng lợi nhuận................................ ........ 39 4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty ............................... 41 Chương 5. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY ................................ ................................ ... 44 5.1. Đánh giá tổng hợp các yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................ ................................ ................................ ......................... 44 5.1.1. Tác động môi trường bên trong Công ty ................................ ............ 44 5.1.2. Tác động môi trường bên ngoài Công ty ................................ ........... 45 5.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ................................ ... 48 Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................ ..................... 49 6.1 Kết luận ................................ ................................ ................................ ..... 49 6.2 Kiến nghị................................ ................................ ................................ .... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................ ................................ .............. 51 PHỤ LỤC ................................ ................................ ................................ ....... 52 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang viii - viii - DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ 2006 – 2008................................ ........ 18 Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 ................................ ............... 21 Bảng 3: CƠ CẤU DOANH THU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 CỦA CÔNG TY ................................ ................................ ................................ ......................... 22 Bảng 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN DOANH THU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ ............... 24 Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TH ƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ . 26 Bảng 6: CƠ CẤU CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 CỦA CÔNG TY ......... 28 Bảng 7: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN GIÁ VỐN HÀNG BÁN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ ...... 31 Bảng 8: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TÀI CHÍNH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ .. 32 Bảng 9: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG CHI PHÍ BÁN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ ............... 33 Bảng 10: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG CHI PHÍ QLDN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ ........................... 34 Bảng 11: BẢNG TỔNG HỢP LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 ................................ ............... 36 Bảng 12: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ ........................... 39 Bảng 13: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2006 - 2008................................ ................................ ................................ 41 Bảng 14: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2007)................................ ................................ ................................ ...... 45 Bảng 15: GDP THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2005 – 2007)................................ .. 46 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang ix - ix - DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TH ƯƠNG MẠI CẦN THƠ ................................ ................................ ............................... 15 Hình 2: SỰ TĂNG TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008.............................. 19 Hình 3: CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ 2006 – 2008 ................ 23 Hình 4: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 ............... 29 Hình 5: CƠ CẤU CÁC KHOẢN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 ................................ ................................ ................................ ..... 38 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang x - x - DANH SÁCH NHỮNG TỪ VIẾT TẮT WTO: Tổ chức Thương mại Thế giới. UBND: Ủy ban Nhân dân. QLDN: Quản lý doanh nghiệp HĐKD : Hoạt động kinh doanh. TSCĐ: Tài sản cố định LN: Lợi nhuận ĐVT: Đơn vị tính TP: Thành phố www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 1 - CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. Ngày nay, với xu hướng thị trường ngày càng năng động các Công ty cũng như doanh nghiệp luôn cạnh tranh với nhau một cách gay gắt để tồn tại v à phát triển. Kể từ khi Việt Nam gia nhập Tổ chức th ương mại thế giới (WTO), các Công ty Việt Nam lại phải đối mặt với những thách thức cũng nh ư cơ hội mới. Điều này đặt ra một câu hỏi là các Công ty Việt Nam cần phải làm gì để đạt được hiệu quả kinh doanh. Một công ty có năng lực là công ty có kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả và lợi nhuận cao, do đó việc phân tích hiệu quả quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là một vấn đề cần thiết hiện nay. Kết quả phân tích không chỉ giúp cho doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hoạt động của công ty mà còn dùng để đánh giá dự án đầu tư, tính toán mức độ thành công trước khi bắt đầu ký kết hợp đồng. Ngoài ra, việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn là một trong những lĩnh vực không chỉ được quan tâm bởi các nhà quản trị mà còn nhiều đối tượng kinh tế khác liên quan đến Công ty và doanh nghiệp. Dựa trên những chỉ tiêu kế hoạch, doanh nghiệp có thể định tính trước khả năng sinh lời của hoạt động, từ đó phân tích và dự đoán trước mức độ thành công của kết quả kinh doanh. Qua đó, hoạt động kinh doanh không ch ỉ là việc đánh giá kết quả mà còn là việc kiểm tra, xem xét trước khi bắt đầu quá trình kinh doanh nhằm hoạch định chiến lược tối ưu. Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng, mục tiêu trong đầu tư, biện pháp sử dụng các điều kiện vốn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy, các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện được trên cơ sở của phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Từ những cơ sở về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh trên, em nhận thấy việc phân tích hiệu quả kinh doanh đối với Công ty Cổ phần thương mại Cần Thơ là một đề tài phù hợp. Nó góp phần giúp cho công ty hiểu được khả www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 2 - năng hoạt động và hiệu quả của việc kinh doanh, từ đó có kế hoạch định hướng chiến lược kinh doanh tốt nhất trong thời gian tới. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Dựa trên hệ thống cơ sở lý luận để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ phần thương mại Cần Thơ 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Mục tiêu 1: Phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động. - Mục tiêu 2: Đánh giá sự tác động của môi trường kinh doanh đến t ình hình hoạt động kinh doanh của công ty. - Mục tiêu 3: Đề xuất các chiến lược cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Không gian Đề tài được thực hiện tại Công ty Cổ phần th ương mại Cần Thơ, số 56 – 58 Nguyễn An Ninh, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ 1.3.2 Thời gian Thời gian thực hiện đề tài cũng chính là thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ bắt đầu từ 02/02/2009 đến 24/04/2009. 1.3.3. Đối tượng Các số liệu sử dụng để phân tích đề t ài được lấy chủ yếu trong ba năm từ 2006 đến 2008. 1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN.  Các chứng từ kế toán tại Công ty Cổ phần th ương mại Cần Thơ (Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các chứng từ li ên quan trong hoạt động mua bán….)  Luận văn: "Phân tích t ình hình tài chính cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh tỉnh Bến Tre" của sinh vi ên Nguyễn Thị Dũng Tâm (2008). Tác giả đã phân tích khái quát tình hình huy động vốn, cho vay trong 3 năm 2005 - 2007 của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 3 - Bến Tre. Thông qua việc phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, đánh giá khả năng quản lý chi phí, sinh l ời của Chi nhánh. Dựa vào các tỷ số tài chính phân tích báo cáo tài chính qua 3 năm 2005 - 2007. Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao t ình hình tài chính của Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam tỉnh Bến Tre.  Luận văn “Phân tích t ình hình hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH MỘT THÀNH VIÊN XNK HÀO PHÁT” c ủa sinh viên trường Đại học Bình Dương. Đề tài đã phân tích được tổng quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, nắm được thực trạng khó khăn, thuận lợi của Công ty, đánh giá đ ược năng lực kinh doanh cũng như phương hướng kinh doanh và đề ra các giải pháp kinh doanh hiệu quả.  Luận văn tốt nghiệp đề tài “Phân tích tình hình tài chính c ủa doanh nghiệp tư nhân Thu Loan II” của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Son (Năm 2008). Đề tài phân tích về tình hình tài chính của doanh nghiệp và sơ lượt về phân tích tình hình kinh doanh từ đó để thấy được mặt mạnh mặt yếu của doanh nghiệp v à có biện pháp cũng như phương hướng khắc phục. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 4 - CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1. Khái niệm về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh . Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nghiên cứu để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả của hoạt động kinh doanh; các nguồn tiềm năng cần khai thác ở doanh nghiệp , trên cơ sở đó đề ra các phương án và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh gắn liền với mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Ban đầu, trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, yêu cầu thông tin cho quản lý doanh nghiệp chưa nhiều, chưa phức tạp, công việc phân tích cũng được tiến hành chỉ là những phép tính cộng trừ đơn giản. Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý kinh tế không ngừng tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu quản lý kinh doanh ngày càng cao và phức tạp, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh được hình thành và ngày càng được hoàn thiện với hệ thống lý luận độc lập. Phân tích như là một hoạt động thực tiễn, v ì nó luôn đi trước quyết định và là cơ sở cho việc ra quyết định. Phân tích hiệu quả kinh doanh như là một ngành khoa học, nó nghiên cứu một cách có hệ thống toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh để từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu cho mỗi doanh nghiệp. Như vậy, Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là quá trình nhận biết bản chất và sự tác động của các mặt của hoạt động kinh doanh, l à quá trình nhận thức và cải tạo hoạt động kinh doanh một cách tự giác v à có ý thức, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp v à phù hợp với yêu cầu của các quy luật kinh tế khách quan nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao. 2.1.2. Mục đích Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm nghi ên cứu, phân tích, đánh giá tình hình kinh tế – tình hình tài chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả của tình hình đó. Kết quả phân tích là cơ sở dự báo, hoạch định chính sách v à ra quyết định hoạt động kinh doanh của tất cả các loại h ình doanh nghiệp trong nền kinh tế. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 5 - Trên cơ sở đó, phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá kết quả và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Hiệu quả tr ên góc độ nền kinh tế mà người ta nhận thấy được là năng lực sản xuất, tiềm lực kinh tế, khả năng phát triển kinh tế nhanh hay chậm, khả năng nâng cao mức sống của ng ười dân của đất nước trên cơ sở khai thác hết nguồn nhân lực và vật lực cũng như nguồn lực phát triển kinh tế của đất nước. Sau khi phân tích kết quả của hoạt động kinh doanh, việc gắn liền hiệu quả kinh doanh của Công ty với toàn xã hội giúp điều chỉnh mối quan hệ cung cầu – nhu cầu để có nhận biết cải tạo chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quy mô hoạt động tốt nhất. 2.1.3. Vai trò Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong kinh doanh mà còn là công c ụ cải tiến quy chế quản lý trong Công ty. Bất kỳ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện khác nhau nh ư thế nào đi nữa cũng có nhiều tiềm ẩn, khả năng tiềm t àng chờ được phát hiện. Chỉ có thể thông qua phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh mới có thể phát hiện đ ược và khai thác chúng để mang lại hiệu quả kinh tế cao h ơn. Thông qua phân tích , công ty thấy rõ nguyên nhân cũng như nguồn gốc của vấn đề phát sinh và có giải pháp cụ thể để cải tiến quản lý. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh cho phép các nh à Doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn về khả năng sức mạnh cũng nh ư hạn chế trong doanh nghiệp mình. Chính trên cơ sở này, doanh nghiệp sẽ xác định mục tiêu cùng chiến lược kinh doanh đúng đắn. Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là cơ số quan trọng để ra các quyết định kinh doanh. Phân tích hiệu quả họat động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của do anh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, l à cơ sở quan trọng của việc ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là chức năng kiểm tra đánh giá, điều hành hoạt động kinh doanh để đạt mục tiêu kinh doanh. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 6 - Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng trong đề phòng rủi ro. 2.1.4. Ý nghĩa Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng để phát hiện khả năng tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh. Thông qua phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp chúng ta mới thấy rõ được các nguyên nhân, nhân tố cũng như nguồn gốc phát sinh của các nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng, từ đó để có các giải pháp cụ thể và kịp thời trong công tác tổ chức và quản lý sản xuất. Do đó nó là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh. Phân tích kinh doanh là công cụ quan trọng trong chức năng quản trị, là cơ sở để đề ra các quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là trong các chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn những rủi ro có thể xảy ra. Tài liệu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh còn rất cần thiết cho các đối tượng bên ngoài, khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác, đầu tư, cho vay...đối với doanh nghiệp nữa hay không? 2.1.5. Phương pháp xác định các khoản mục chủ yếu qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Về doanh thu: Tổng doanh thu = Doanh thu thuần + Doanh thu t ài chính + Doanh thu khác. Trong đó: Doanh thu thuần = Doanh số bán hàng – Các khoản giảm trừ Doanh thu tài chính = Thu nhập từ các hoạt động tài chính Về chi phí: Tổng chi phí = GVHB + CPTC + CPBH + CPQL + CPK + T Trong đó: GVHB: Giá vốn hàng bán CPTC: Chi phí tài chính www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 7 - CPBH: Chi phí bán hàng CPQL: Chi phí quản lý doanh nghiệp CPK: Chi phí khác T: Thuế Về lợi nhuận: Tổng lợi nhuận = Lợi nhuận thuần từ HĐKD + Lợi nhận khác Lợi nhuận thuần từ HĐKD = Doanh thu thuần – GVHB + Doanh thu tài chính - CPTC – CPBH – CPQL Lợi nhuận khác = Thu nhập khác – Chi phí khác LN ròng = Tổng lợi nhuận trước thuế - Thuế 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN C ỨU 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu. Phân tích dựa trên các chỉ tiêu số liệu thứ cấp trong bảng cân đối kế toán, Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh , các số liệu, chứng từ kế toán tại Công ty Cổ Phần thương mại Cần Thơ. 2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu. Lý luận cơ bản là chủ yếu sau đó tiến hành phân tích các số liệu thứ cấp thông qua các báo cáo, tài liệu của cơ quan thực tập. So sánh phân tích tổng hợp các biến số biến động qua các năm, qua đó có thể thấy được hiệu quả hoạt động của Công ty trong những năm qua v à những đề xuất cho những năm tới. 2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu. 2.2.3.1. Đối với mục tiêu 1. Đối với mục tiêu 1 là Phân tích về tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, phân tích các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ta sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh bằng số tương đối và phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích làm rõ vấn đề:  Phương pháp số tương đối Phương pháp số tương đối hay phương pháp so sánh số tương đối là một trong những phương pháp so sánh được sử dụng rất rộng rãi trong phân tích kinh doanh. Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đ ối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ ti êu đó. Nó cho www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 8 - phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra được những nét riêng của các hiện tượng kinh tế đưa ra so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay các mặt kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để t ìm các giải pháp nhằm quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. V ì vậy, để tiến hành so sánh cần phải thực hiện những vấn đề c ơ bản sau đây:  Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh: Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu được lựa chọn để làm căn cứ so sánh, được gọi là kỳ gốc so sánh. Tuỳ theo mục đích nghi ên cứu mà lựa chọn kỳ gốc so sánh cho thích hợp. Các gốc so sánh có thể là: o Tài liệu của năm trước (kỳ trước hay kế hoạch) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu. o Các mục tiêu đã dự kiến (kế hoạch, dự đoán, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự đoán v à định mức. o Các chỉ tiêu trung bình của ngành, của khu vực kinh doanh; nhu cầu hoặc đơn đặt hàng của khách hàng... nhằm khẳng định vị trí của các doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu. Các chỉ tiêu của kỳ được chọn để so sánh với kỳ gốc đ ược gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả kinh doanh đã đạt được.  Ðiều kiện so sánh: Ðể thực hiện phương pháp này có ý nghĩa thì điều kiện tiên quyết là các chỉ tiêu được sử dụng trong so sánh phải đồng nhất. Trong thực tế, chúng ta cần quan tâm cả về thời gian và không gian của các chỉ tiêu và điều kiện có thể so sánh được giữa các chỉ tiêu kinh tế. Về thời gian: là các chỉ tiêu được tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán và phải thống nhất trên 3 mặt sau: o Phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. o Các chỉ tiêu phải cùng sử dụng một phương pháp tính toán. o Phải cùng một đơn vị đo lường. Khi so sánh về mặt không gian: yêu cầu các chỉ tiêu đưa ra phân tích cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tự như nhau. Kỹ thuật so sánh: Ðể đáp ứng mục tiêu 1 này ta sử dụng: www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 9 - So sánh bằng số tương đối: Có nhiều loại số tương đối, tuỳ theo yêu cầu phân tích mà sử dụng cho phù hợp. o Số tương đối hoàn thành kế hoạch tính theo tỷ lệ: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của chỉ tiêu kinh tế. Công thức: Số tương đối hoàn Chỉ tiêu kỳ phân tích (thực tế) thành kế hoạch = Chỉ tiêu kỳ gốc (kế hoạch) x 100% So sánh mức biến động có điều chỉnh: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc đ ã được điều chỉnh theo hệ số. Tăng (+), Giảm (-) = Chỉ tiêu thực tế - Chỉ tiêu kế hoạch x Hệ số điều chỉnh o Số tương đối kết cấu: So sánh số tương đối kết cấu thể hiện chênh lệch về tỷ trọng của từng bộ phận chiếm trong tổng số giữa kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu phân tích. Nó phản ánh biến động bên trong của chỉ tiêu. o Số bình quân động thái: Biểu hiện sự biến động về tỷ lệ của chỉ ti êu kinh tế qua một khoảng thời gian n ào đó. Nó được tính bằng cách so sánh chỉ ti êu kỳ phân tích với chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu kỳ gốc có thể cố định hoặc liên hoàn, tùy theo mục đích phân tích. Nếu kỳ gốc cố định sẽ phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế trong khoảng thời gian dài. Nếu kỳ gốc liên hoàn phản ánh sự phát triển của chỉ tiêu kinh tế qua 2 thời kỳ kế tiếp nhau.  Phương pháp thay thế liên hoàn Với phương pháp “thay thế liên hoàn”, chúng ta có thể xác định được ảnh hưởng của các nhân tố thông qua việc thay thế lần l ượt và liên tiếp các nhân tố để xác định trị số của chỉ tiêu khi nhân tố đó thay đổi. Khi thực hiện ph ương pháp này cần quán triệt các nguyên tắc: o Thiết lập mối quan hệ toán học của các nhân tố ả nh hưởng với chỉ tiêu phân tích theo một trình tự nhất định, từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng; trong trường hợp có nhiều nhân tố số l ượng hay chất lượng thì nhân tố chủ yếu xếp trước đến nhân tố thứ yếu. oLần lượt thay thế, nhân tố lượng được thay thế trước rồi đến nhân tố chất; nhân tố được thay thế thì lấy giá trị thực tế, nhân tố ch ưa được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc; nhân tố đã được thay thế thì lấy giá trị thực tế, cứ mỗi lần thay www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 10 - thế tính ra giá trị của lần thay thế đó; lấy kết quả tính đ ược trừ đi kết quả lần thay thế trước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc). oTổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố phải bằng đối t ượng phân tích (là số chênh lệch giữa kỳ phân tích và kỳ gốc). Có thể cụ thể các nguyên tắc trên thành các bước: oBước 1: Xác định đối tượng phân tích: là mức chênh lệch giữa chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu kỳ gốc. Nếu Gọi Q1 là chỉ tiêu kỳ phân tích và Q0 là chỉ tiêu kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là: ΔQ = Q1 - Q0 oBước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng với chỉ tiêu phân tích. Giả sử có 3 nhân tố ảnh hưởng là: a,b,c đều có quan hệ tích số với chỉ tiêu phân tích Q và nhân tố a phản ánh lượng tuần tự đến c phản ánh về chất theo nguyên tắc đã trình bày ta thiết lập được mối quan hệ như sau: Q = a.b.c Kỳ phân tích: Q1 = a1.b1.c1 và Kỳ gốc là: Q0 = a0.b0.c0 oBước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2.  Thế lần 1: a1.b0.c0  Thế lần 2: a1.b1. c0  Thế lần 3: a1.b1.c1  Thế lần cuối cùng chính là các nhân tố ở phân tích được thay thế toàn bộ nhân tố ở kỳ gốc. Như vậy có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế. oBước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối t ượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau trừ đi kết quả lần thay thế tr ước nó ta xác định được mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó (kết quả lần thay thế trước của lần thay thế đầu tiên là so với kỳ gốc) cụ thể:  Ảnh hưởng của nhân tố a: a1.b0.c0 - a0.b0.c0 = Δa  Ảnh hưởng của nhân tố b: a1.b1.c0 - a1.b0.c0 = Δb  Ảnh hưởng của nhân tố c: a1.b1.c1 - a1.b1.c0 = Δc Tổng đại số mức ảnh hưởng của các nhân tố: Δa + Δb + Δc = ΔQ www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 11 - 2.2.3.2. Đối với mục tiêu 2. Đối với mục tiêu 2 là đánh giá sự tác động của môi trường kinh doanh đến tình hình hoạt động kinh doanh của công ty ta sử dụng ph ương pháp so sánh. Phương pháp này dùng những tác động của t ình hình hoạt động kinh doanh bên trong so sánh với những tác động của môi tr ường bên ngoài thực tế nhằm đưa ra những nhận định thuận lợi khó khăn cụ thể. 2.2.3.3. Đối với mục tiêu 3. Đối với mục tiêu 3 là đề xuất các chiến lược cũng như giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ta sử dụng ph ương pháp so sánh và liên hệ cân đối để phân tích. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty hình thành nhiều mối liên hệ cân đối. Cân đối là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt, giữa các yếu tố của quá trình kinh doanh. Ví dụ như giữa tài sản và nguồn vốn kinh doanh, giữa các nguồn thu và chi, giữa nhu cầu sử dụng vốn và khả năng thanh toán, giữa nguồn huy động và sử dụng vật tư trong sản xuất kinh doanh. Phương pháp liên hệ cân đối được sử dụng nhiều trong công tác lập và xây dựng kế hoạch và ngay cả trong công tác hạch toán để nghi ên cứu các mối liên hệ về lượng của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Trên cơ sở đó có thể xác định ảnh hưởng của các nhân tố. 2.2.4. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động của Công ty . - Số vòng quay hàng tồn kho (còn gọi là số vòng quay kho hay số vòng luân chuyển hàng hoá): Là chỉ tiêu phản ánh quản lý hàng tồn kho của một công ty. Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý h àng tồn kho càng cao bởi vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp cho công ty giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. Được tính bằng công thức: Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho (lần) = Hàng tồn kho bình quân Hàng tồn kho đầu năm + Hàng tồn kho cuối năm Hàng tồn kho bình quân = 2 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 12 - - Kỳ thu tiền bình quân: Tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả và chất lượng quản lý khoản phải thu. Nó cho biết b ình quân khoản phải thu mất bao nhiêu ngày. Công thức xác định kỳ thu tiền b ình quân như sau: Giá trị khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân (ngày) = Doanh thu hàng năm / 360 - Vòng quay tài sản cố định: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như máy móc, thiết bị và nhà xưởng. Công thức xác định tỷ số này: Doanh thu Vòng quay tài sản cố định (lần) = Tài s ản cố định ròng => Tỷ số này càng cao càng tốt Trong đó, Tài sản cố định ròng = Tài sản cố định - khấu hao - Vòng quay tổng tài sản: Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Nó cho biết số doanh thu thực hiện được trên mỗi đồng tài sản. Công thức xác định tỷ số n ày: Doanh thu Vòng quay tổng tài sản (lần) = Giá tr ị tổng tài sản => Tỷ số này càng cao thể hiện hiệu quả sử dụng vốn càng cao - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu còn gọi là hệ số lãi ròng (ROS): Tỷ số này phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận r òng và doanh thu nhằm cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận dành cho cổ đông. Tỷ số này cao hay thấp không có nghĩa là tốt hay xấu mà nó còn phụ thuộc vào sự kết hợp giữa nó với số vòng quay tài sản. Công thức tính như sau: Lợi nhuận ròng ROS(%) = Doanh thu - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (hay suất sinh lợi của tài sản (ROA)): ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của Công ty, tức nó thể www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 13 - hiện 1 đồng tài sản trong thời gian nhất định tạo ra đ ược bao nhiêu lợi nhuận ròng . Công thức được xác định như sau: Lãi ròng ROA (%) = Tổng tài sản => ROA càng lớn càng tốt - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu còn gọi là suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số này rất quan trọng đối với các cổ đông. Nó đo l ường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường, nó cho biết trong 1 thời gian nhất định 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhi êu đồng lợi nhuận cho họ. Công thức được xác định như sau: Lãi ròng ROE (%) = Vốn chủ sở hữu => ROE càng lớn càng tốt www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 14 - CHƯƠNG 3 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ 3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN. - Tiền thân của Công Ty Cổ Phần Th ương Mại Cần Thơ là Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Hậu Giang đ ược UBND tỉnh Hậu Giang thành lập năm 1976 là một công ty cấp tỉnh. - Năm 1980 theo yêu cầu của Công Ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Hậu Giang tách ra làm hai công ty đó là Công Ty Nông Sản Hậu Giang và Công Ty Thực Phẩm Hậu Giang theo quyết định số 24/QĐUBT86 ng ày 21/06/1980 của UBND tỉnh Hậu Giang. - Năm 1986 theo quyết định số 92/ QĐUBT86 ngày 27/10/1980 của UBND tỉnh cho phép công ty Kinh Doanh T ổng Hợp sát nhập vào công ty Nông Sản Xuất Khẩu Hậu Giang. - Năm 1988 Công Ty Vật Liệu Chất Đốt được sát nhập vào công ty Nông Sản Thực Phẩm Xuất Khẩu Hậu Giang theo quyết định số 507/ QĐUBT88 ngày 01/12/1988 của UBND tỉnh. - Năm 1990 công ty Nông S ản Xuất Khẩu Hậu Giang được đổi tên thành Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Hậu Giang theo quyết định số230/QĐUBT90 ngày 30/07/1990 của UBND tỉnh. - Tháng 02 năm 1991 một bộ phận của Công ty Công Nghệ Thực Phẩm sát nhập vào Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Hậu Giang. - Ngày 20/04/1992 theo quyết định số 24/QĐUBT92 được UBND tỉnh Cần Thơ quyết định chuyển các cơ sở sản xuất kinh doanh về Sở Thương Mại và Du Lịch cần Thơ quản lý. - Ngày 20/12/1992 theo quyết định số 1386/QĐUBT92 của UBND tỉnh Cần Thơ quyết định đổi tên Công ty Thương Nghiệp Tổng Hợp Hậu Giang thành Công Ty Thương Mại Cần Thơ. - Công Ty Cổ Phần Thương Mại Cần Thơ được thành lập theo giấy chứng nhận ĐKKD số 5703000386 do Sở Kế hoạch v à Đầu tư Thành phố Cần Thơ cấp ngày 14/01/2008 và được thay đổi lần thứ 3 vào ngày 10/11/2008. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 15 - Tên giao dịch: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Cần Thơ Tên quốc tế: Can Tho Trading Joint Stock Compa ny Tên viết tắt: CATRACO Địa chỉ: Số 56 -58 đường Nguyễn An Ninh, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ. 3.2. LOẠI HÌNH TỔ CHỨC, SẢN PHẨM DỊCH VỤ KINH DOANH CỦA CÔNG TY. 3.2.1. Loại hình tổ chức của công ty. o Tổ chức bộ máy quản lý. Hình 1: SƠ ĐỒ BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ  Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị cao nhất của công ty giữa 02 kỳ Đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị có 03-11 thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu hoặc miễn nhiệm. Thành viên của Hội đồng quản trị được Đại hội đồng cổ đông bầu theo thể thức bầu cử trực tiếp và bỏ phiếu kín với hình thức bầu dồn phiếu theo điều 104 mục 3 khoản của Luật doanh nghiệp, kết quả trúng cử theo nguy ên tắc loại trừ tính theo tổng số phiếu được bầu từ cao xuống thấp. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG KINH DOANH PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÁNH PHÒNG KẾ TOÁN KHO NHIÊN LIỆU TPT CỬA HÀNG 56 – 58KHO 84 MẬU THÂN www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 16 - Hội đồng quản trị thông qua quyết định bằng h ình thức biểu quyết tại cuộc họp hay lấy ý kiến bằng văn bản. Mỗi thành viên Hội đồng quản trị có một phiếu biểu quyết. Hội đồng quản trị bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp bỏ phiếu kín; hoặc biểu quyết (nếu cần) cử Chủ tịch Hội đồng quản trị .  Tổng giám đốc: Là người đứng đầu công ty điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ động, linh hoạt có hiệu quả các nguồn vốn v à không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.  Phó Tổng Giám đốc: có nhiệm vụ giúp đỡ Tổng giám đốc những vấn đề thuộc lĩnh vực của mình. Đồng thời chỉ đạo phòng ban thuộc mình quản lý, giải quyết những công việc do Tổng giám đốc ủy quyền khi đi vắng.  Phòng kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là giúp cho tổng giám đốc theo dõi quá trình kinh doanh của công ty, tính xuất nhập hàng hóa điều chỉnh và cân đối kế hoạch kinh doanh. Phân bổ các chỉ ti êu kế hoạch và phát hiện kịp thời.  Phòng tổ chức hành chánh: quản lý công văn, tài liệu đi và đến. Có nhiệm vụ nhận và chuyển báo cho các phòng ban, các vấn đề nhân sự, tình hình trình độ, lực lượng lao động, tiền lương cho cán bộ - công nhân viên.  Phòng kế toán: quản lý chung việc hạch toán, theo d õi các khoản thu chi, các sổ sách, chứng từ, quan hệ với các tổ chức tín dụng, báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty.  Kho nhiên liệu TPT (Tân Phú Thạnh): là nơi công ty cho thuê thông qua hợp đồng có thời hạn.  Kho 84 Mậu Thân: là nơi lưu trữ hàng hóa, tài sản của công ty, là nơi nhập và xuất hàng, với diện tích khá lớn nên một phần đã được công ty cho các công ty, doanh nghiệp khác thuê hoạt động.  Cửa hàng 56 – 58: là cửa hàng chính của công ty tại Cần Thơ, địa điểm đặt tại trụ sở công ty, là nơi mua bán hàng hóa trực tiếp cũng như gián tiếp thông qua hợp đồng với các khách hàng. 3.2.2. Sản phẩm dịch vụ kinh doanh của công ty. o Trước khi lên Công ty cổ phần: www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 17 - - Công ty kinh doanh sản phẩm sữa Vinamilk, sản phẩm vỏ, ruột xe của Caosumina, sản phẩm Axít, bình Ắcquy của Pinaco. - Cho các Doanh nghiệp và các xưởng kinh doanh thuê các kho, TSCĐ và các hệ thống cửa hàng. o Sau khi lên Công ty cổ phần: Kinh doanh sản phẩm chính của công ty: - Kinh doanh tổng hợp chủ yếu là các sản phẩm vỏ, ruột xe của Caosumina, sản phẩm Axít, bình Ắcquy của Pinaco. - Ngoài ra còn kinh doanh mặt hàng Bia Hà Nội, bia Carlsberg. Dịch vụ kinh doanh: - Công ty cho thuê kho và các hệ thống các cửa hàng. o Hoạt động chính của Công ty. - Mua bán các loại vỏ xe, ruột xe của Honda và xe đạp.Các loại bình Ắcquy và Axit - Mua bán các loại Bia Hà Nội và Bia Carlsberg - Cho các Doanh nghiệp và các xưởng kinh doanh thuê các kho, TSCĐ và các hệ thống cửa hàng. 3.3. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì Công ty đều mong muốn kết quả cuối cùng là tốt nhất và lợi nhuận là một yếu tố để phản ánh điều đó. Lợi nhuận không chỉ là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty mà còn là chỉ tiêu chung nhất áp dụng cho mọi chủ thể kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Các Công ty luôn quan tâm đến vấn đề làm thế nào để có thể đạt lợi nhuận cao nhất và có chi phí thấp nhất, đồng thời vẫn thực hiệ n được kế hoạch kinh doanh của công ty. Tuy nhiên để đạt được con số lợi nhuận tối ưu không phải là một đều đơn giản mà qua suốt quá trình hoạt động kinh tế công ty phải luôn đối mặt với những thuận lợi và khó khăn và những yếu tố có thể làm thay đổi kết quả kinh doanh, thay đổi sự tăng trưởng cũng như cơ cấu của các khoản doanh thu hay lợi nhuận mang giá trị cao. Trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty Cổ phần Th ương mại Cần Thơ đã đạt được những thành tựu nhất định và sau khi lên cổ phần hóa Công ty đã chứng minh được hiệu quả trong việc kinh doanh của m ình là như thế nào, sự thay đổi sau khi chuyển www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 18 - đổi loại hình kinh doanh có mang về kết quả như mong muốn của công ty hay không. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua là biến động như thế nào ta xem xét bảng số liệu về các khoản mục hoạt động của công ty qua 3 năm 2006 – 2008 như sau: Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 2008 so với 2007Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh thu 38.626,130 42.263,66 48.626 3.637,53 9,41 6.362,34 15,05 Chi phí 39.728,033 42.483,52 48.227 2.755,487 6,94 5.743,48 13,52 LN ròng (1.101,903) (219,86) 399 882,043 80,05 618,86 281,48 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) Qua bảng số liệu trên ta thấy, trong thời gian qua t ình hình kinh doanh của Công ty đã từng bước được nâng cao đáng kể, lợi nhuận mỗi năm đều tăng mặc dù vẫn còn nằm trong khoản lỗ nhưng Công ty đã cải thiện được tình trạng trên cụ thể là lợi nhuận năm 2007 của Công ty tuy lỗ 219,86 triệu đồng nh ưng đã tăng 882,043 triệu đồng tức tăng 80,05% so với năm 2006. Tỷ lệ tăng lợi nhuận đáng chú ý nhất là vào năm 2008 sau khi công ty lên c ổ phần hóa tăng 618,86 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước có nghĩa là đã tăng vượt mức với tỷ lệ 281,48% con số này đã mang về cho Công ty một khoản lời là 399 triệu đồng. Ta xét hai khoản mục có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của Công ty đó là doanh thu và chi phí. Qua bảng 1 ta thấy sự biến động của chi phí ngày càng cao và có phần vượt trội hơn so với doanh thu đặc biệt là năm 2006 và 2007 nên đã làm cho lợi nhuận của công ty thấp và hậu quả là Công ty phải gánh những khoản lỗ cao. - Về doanh thu: Doanh thu của công ty tăng đều qua các năm , năm 2007 tăng 9,41% so với năm 2006 tức là tăng 3.637,53 triệu đồng, năm 2008 doanh thu tăng 6.362,34 triệu đồng tức tăng 15,05% con số n ày gần gấp đôi sự tăng trưởng của năm trước, doanh thu tăng cao chủ yếu do doanh thu bán h àng và doanh thu từ hoạt động đầu tư cho thuê tài sản tăng cao qua các năm. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 19 - - Về chi phí: Chi phí tăng trưởng tỷ lệ thuận với doanh thu là một khó khăn của công ty, chi phí tăng cao qua các năm v à tăng trưởng cao hơn doanh thu, năm 2007 tăng 2.755,487 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 6,94% và năm 2008 tăng 5.743,48 triệu đồng tương ứng 13,52% tăng gấp đôi t ình hình tăng trưởng của năm trước. Mặc dù phải gánh lấy những khoản chi phí quá cao qua các năm đặc biệt là năm 2006 vượt cao hơn rất nhiều so với doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận thấp và công ty bị lỗ với số tiền là 1.101,903 triệu đồng, sang các năm 2007, 2008 t ình hình chi phí vẫn tiếp tục tăng đáng kể nh ưng tỷ lệ so với doanh thu đã có phần giảm nên đã làm lợi nhuận từng bước được cải thiện, điều này thấy rõ ở năm 2008 sự biến động của doanh thu đã vượt trội hơn và mang về cho công ty một khoản lợi nhuận cao với số tiền lời 399 triệu đồng. Để thấy rõ hơn về thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty ta nh ìn vào hình 2 để xem xét các khoản mục chủ yếu của Công ty. -10000 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 2006 2007 2008 Tr iệ u đồ ng Doanh thu Chi phí Lợi nhuận ròng Hình 2: SỰ TĂNG TRƯỞNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 20 - Bây giờ ta có thể thấy rõ hơn sự tăng trưởng của Công ty, qua hình trên ta thấy khoản mục chi phí có phần phát triển v ượt trội hơn doanh thu nên đã làm cho lợi nhuận ròng thấp qua các năm. Tóm lại, hoạt động kinh doanh của công ty mặc d ù còn gặp nhiều khó khăn và chưa nhanh chóng kiểm soát được tình hình chi phí nhưng với những cố gắng nổ lực công ty đã từng bước nâng cao được doanh thu và hạ được tỷ lệ chi phí xuống mức thấp nhất để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất, với t ình hình doanh thu tăng cao như hiện nay là một kết quả tốt, công ty đang mong muốn tình hình trên ngày càng được phát huy và cải thiện nhằm có thể đứng vững tr ên thương trường và phát triển hơn nữa trong thị trường năng động hiện nay. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 21 - CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU C ỦA CÔNG TY. 4.1.1. Phân tích tình hình tăng trưởng doanh thu. Doanh thu là một nhân tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty, sự tăng trưởng của doanh thu phản ánh tình hình hoạt động tốt hay xấu thông qua những khoản thu nhập về bán hàng, về đầu tư, về hoạt động tài chính khác…Không chỉ là phản ánh về kết quả mà thông qua con số doanh thu nhằm giúp cho Công ty nắm được thực trạng kinh doanh của m ình và vị trí hoạt động trên thị trường kinh doanh nhằm đa dạng hóa sản phẩm v à mở rộng địa bàn kinh doanh. Để biết được doanh thu có ảnh hưởng như thế nào ta sẽ xem xét thông qua bảng sau: Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 2008 so với 2007Chỉ tiêu Năm2006 Năm 2007 Năm 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Doanh thu thuần 37.579 41.230 43.725 3.651 9,72 2.495 6,05 Doanh thu tài chính 864 610 1.376 -254 -29,4 766 125,57 Doanh thu khác 183,13 423,66 3.525 240,53 131,34 3.101,34 732,03 Tổng doanh thu 38.626,13 42.263,66 48.626 3.637,53 9,41 6.362,34 15,05 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) Qua bảng số liệu ta thấy được tổng doanh thu của Công ty ng ày càng tăng qua các năm, năm 2007 tăng 3.627,53 tri ệu đồng với tỷ lệ 9,41% so với năm 2006, năm 2008 tăng 6.362,34 tri ệu đồng tức tăng 15,05% so với năm 2007 v à tỷ lệ tăng này gần bằng 2 lần tỷ lệ tăng doanh thu của c ùng kỳ năm trước. Tỷ lệ tăng tổng doanh thu trên là do mỗi năm các khoản doanh thu đều tăng, năm 2007 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 22 - doanh thu thuần tăng 3.651 triệu đồng với tỷ lệ 9,72% so với năm tr ước và năm 2008 tăng 2.495 triệu đồng với tỷ lệ 6,05% so với năm 2007 . Doanh thu tài chính có biến động đáng kể năm 2007 giảm 254 triệu đ ồng tức giảm 29,4% nhưng tỷ lệ giảm này đã được khắc phục sang năm 2008 bằng chứng l à đã mang về một khoản doanh thu tài chính 1.376 triệu đồng và tăng 766 triệu đồng so với năm trước. Khoản doanh thu khác cũng đóng một phần không nhỏ bằng giá trị tăng của nó qua các năm, năm 2007 tăng 131,34% so với năm 2006 và năm 2008 vượt mức với tỷ lệ tăng 732,03% so với năm 2007, với số tiền tăng 3.101,34 triệu đồng, điều này đã làm cho doanh thu của Công ty tăng dần qua các năm. Với tình hình tăng doanh thu như trên là khá tốt đặc biệt là năm 2008 khi thực hiện cổ phần hóa điều này đã chứng minh được rằng hiệu quả kinh doanh khi thay đổi loại hình của Công ty, Công ty đang cố gắng và định hướng phát triển thị trường nhằm mang về doanh thu tối ưu. 4.1.2. Phân tích cơ cấu các khoản doanh thu. Mỗi một khoản doanh thu đều có những y êu cầu khác nhau về chi phí, về thu nhập. Do đó, Công ty cần phải quan sát, đánh giá chính xác từng loại doanh thu đó để kịp thời có những chiến lượt đầu tư cụ thể vào từng loại doanh thu. Để xem xét kỷ hơn ta thông qua bảng số liệu và đồ thị sau: Bảng 3: CƠ CẤU DOANH THU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 CỦA CÔNG TY ĐVT: Triệu đồng Năm % / Tổng doanh thu Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Doanh thu thuần 37.579 41.230 43.725 97,29 97,55 89,92 Doanh thu tài chính 864 610 1.376 2,24 1,44 2,83 Doanh thu khác 183,13 423,66 3.525 0,47 1,01 7,25 Tổng doanh thu 38.626,13 42.263,66 48.626 100 100 100 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 23 - 97.29 2.240.47 97.55 1.441.01 89.92 2.83 7.25 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Doanh thu thuần Doanh thu tài chính Doanh thu Khác Hình 3: CƠ CẤU DOANH THU CỦA CÔNG TY TỪ 2006 – 2008 Từ biểu đồ trên ta thấy, khoản mục doanh thu chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ là doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính và doanh thu khác ch ỉ chiếm một lượng nhỏ điều này thể hiện cơ cấu doanh thu của công ty phụ thuộc chủ yếu v ào doanh thu thuần, con số này cũng tăng dần qua các năm là một tín hiệu tốt cho hoạt động của Công ty. Cơ cấu doanh thu qua các năm đều có sự chuyển dịch khác nhau cụ thể v ào năm 2006 doanh thu thuần chiếm tỷ trọng 97,29% trong tổng doanh thu, trong khi đó doanh thu tài chính ch ỉ chiếm 2,24% và doanh thu khác chiếm 0,47% đều này cho ta thấy vào năm này Công ty chủ yếu đầu tư cho hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa chưa chú trọng vào các khoản doanh thu ngoài hoạt động kinh doanh, con số này cần được khắc phục hơn. Năm 2007 cơ cấu vẫn không thay thay đổi lớn so với năm 2006 bằng chứng l à doanh thu thuần chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với hai khoản mục doanh thu c òn lại, doanh thu thuần 2007 chiếm 97,55% trên tổng doanh thu trong khi đó doanh thu t ài chính chỉ chiếm 1,44% và giảm hơn so với cùng kỳ năm trước, doanh thu khác chiếm 1,01% tr ên tổng doanh thu và con số này đã được nâng lên so với năm trước tuy nhiên vẫn còn ở mức độ thấp. Cơ cấu doanh thu của Công ty thay đổi đáng kể nhất l à vào năm 2008 sau khi thực hiện cổ phần hóa tỷ lệ doanh thu thuần l à 89,92% con số này có giảm hơn so với năm trước nhưng vẫn còn cao là một dấu hiệu tốt, đáng chú ý là khoản mục www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 24 - doanh thu khác tăng nhanh và chi ếm tỷ trọng 7,25% và doanh thu tài chính chiếm 2,83% trên tổng doanh thu, con số này tăng cao và góp phần không nhỏ vào tổng doanh thu là do trong năm 2008 Công ty đ ã mang về những khoản thu nhập từ việc cho thuê tài sản hoạt động và doanh thu về góp vốn liên doanh tăng cao. Công ty đã gia tăng tỷ lệ doanh thu một cách đáng kể và bắt đầu có sự chuyển dịch theo chiều hướng tăng trưởng giữa các khoản doanh thu qua các năm. 4.1.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu. Như đã phân tích ở những phần trên ta đã thấy được thực trạng cũng như cơ cấu của doanh thu qua các năm, các thay đổi tăng nhanh hoặc giảm dần của các khoản mục doanh thu, và để xem xét xem lý do các khoản mục đó tăng hay giảm thế nào và do đâu ta thông qua các số liệu từ bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và phụ lục bảng 2 ta có bảng số liệu sao: Bảng 4: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN DOANH THU QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007Đối tượng phân tích Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh thu 3.637,53 9,41 6.362,34 15,05 Các nhân tố ảnh hưởng Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Doanh số bán hàng 3.745 9,70 3.546 8,39 Các khoản giảm trừ 94 0,24 1.051 2,48 Thu nhập từ cho thuê tài sản 286,53 0,73 1.615,34 3,81 Thu nhập góp vốn liên doanh (46) (0,12) 1.486 3,52 Thu nhập từ hoạt động tài chính (254) (0,66) 766 1,81 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng 3.637,53 9,41 6.362,34 15,05 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty, kèm phụ lục bảng 2 ) www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 25 - Qua kết quả phân tích ở bảng trên và những nguồn thông tin có liên quan cho phép chúng ta nhận xét tình hình doanh thu của công ty qua các năm như sau: - Phân tích năm 2007: Tình hình doanh thu năm 2007 so với năm 2006 là tăng 3.637,53 triệu đồng là do: + Doanh số bán hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.745 triệu đồng n ên đã làm doanh thu tăng lên 3.745 triệu đồng. + Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2007 so với 2006 tăng lên 94 triệu đồng nên đã làm doanh thu giảm xuống 94 triệu đồng + Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản năm 2007 so với 2006 tăng lên 286,53 triệu đồng nên đã làm doanh thu tăng lên 286,53 triệu đồng + Thu nhập từ góp vốn cổ phần năm 2007 so với 2006 giảm 46 triệu đồng nên đã làm cho doanh thu giảm đi 46 triệu đồng + Phần thu nhập từ hoạt động tài chính năm 2007 so với 2006 giảm 254 triệu đồng nên đã làm cho doanh thu giảm đi 254 triệu đồng.  Tổng hợp các nhân tố trên đã làm cho doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.637,53 triệu đồng. - Phân tích năm 2008: Tình hình doanh thu năm 2008 so với năm 2007 là tăng 6.362,34 triệu đồng là do: + Doanh số bán hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.546 triệu đồng n ên đã làm doanh thu tăng lên 3.546 tri ệu đồng. + Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2008 so với 2007 tăng lên 1.051 triệu đồng nên đã làm doanh thu giảm xuống 1.051 triệu đồng + Thu nhập từ hoạt động cho thuê tài sản tăng lên 1.615,34 triệu đồng nên đã làm doanh thu tăng lên 1.615,34 triệu đồng + Thu nhập từ góp vốn cổ phần tăng 1.486 triệu đồng nên đã làm cho doanh thu tăng 1.486 triệu đồng + Phần thu nhập từ hoạt động tài chính tăng 766 triệu đồng nên đã làm cho doanh thu tăng 766 triệu đồng.  Tổng hợp các nhân tố trên đã làm cho doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 6.362,34 triệu đồng. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 26 - Qua việc phân tích các nhân tố ảnh h ưởng đến doanh thu ta thấy phần lớn các nhân tố ảnh hưởng đều tăng qua các năm nên đã làm cho doanh thu của công ty tăng đều qua các năm, tuy nhiên cũng cần chú ý đến những nhân tố l àm giảm doanh thu nó cũng góp phần làm hao hụt một lượng không nhỏ doanh thu nên tình trạng các khoản giảm này cần được khắc phục hơn nữa để mang về doanh thu cao nhất cho Công ty. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ C ỦA CÔNG TY. 4.2.1. Phân tích tình hình tăng trưởng chi phí. Qua phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty th ì phụ thuộc rất lớn vào doanh thu tuy nhiên bên cạnh đó khoản mục chi phí là nhân tố không thể thiếu và cũng quan trọng không kém chính khoản mục n ày sẽ cho ta biết được kết quả hoạt động tăng trưởng theo chiều hướng tăng hay giảm như thế nào và hiệu quả hoạt động của công ty l à tiết kiệm chi phí hay là đẩy chi phí tăng cao, ta quan sát qua bảng số liệu và phân tích khoản mục này. Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 2008 so với 2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Giá vốn hàng bán 35.647 38.713 41.897 3.066 8,60 3.184 8,2 Chi phí tài chính 1.637 1.151 212 -486 -29,69 -939 -81,6 Chi phí bán hàng 1.616 1.811 1.613 195 12,06 -198 -10,9 Chi phí QLDN 828 807 2.488 -21 -2,54 1.681 208,3 Chi phí khác 0,033 1,52 1.895 1,487 4.506 1.893,48 124.571,1 Chi phí thuế thu nhập - - 122 - - 122 100 Tổng chi phí 39.728,033 42.483,52 48.227 2.755,487 6,94 5.743,48 13,52 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) Qua bảng tổng hợp chi phí trên ta thấy tình hình chi phí tăng trưởng theo chiều hướng cao qua các năm là một tín hiệu không tốt cần phải được chú ý hơn www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 27 - nữa, cụ thể là năm 2007 chi phí tăng 2.755,487 tri ệu đồng với tỷ lệ tăng 6,94% so với năm 2006 và năm 2008 tăng gần bằng 2 lần tỷ lệ tăng của n ăm 2007 với số tiền tăng 5.743,48 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 13,52%. Đây là một báo động lớn cần được khắc phục nhanh chóng . Ta có thể thấy lý do chi phí tăng quá nhanh là do các khoản mục chi phí thành phần cũng tăng nhanh chóng theo thờ i gian và đáng chú ý là chỉ tiêu giá vốn hàng bán, con số này cần được giảm tối ưu để có thể đem lại lợi nhuận mục ti êu, giá vốn hàng bán năm 2007 so với 2006 tăng 3.066 triệu đồng tương ứng 8,60% và năm 2008 so với 2007 tăng 3.184 triệu đồng tương ứng 8,2% tỷ lệ này đã được giảm đi so với cùng kỳ năm trước tuy nhiên vẫn là không đáng kể vẫn còn ở tình trạng cao. Về phần chi phí tài chính tuy có giảm nhẹ nhưng vẫn còn quá cao, với tỷ lệ này nó góp phần cùng với giá vốn hàng bán nâng cao tỷ lệ vượt trội hơn so với khoản mục doanh thu của Công ty là một dấu hiệu xấu, vào năm 2007 tốc độ của chi phí tài chính giảm xuống 486 triệu đồng so với năm 2006 và năm 2008 giảm 939 triệu đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm này đã góp phần tạo nên một khoản thu nhập đáng kể. Ngoài ra, các khoản mục chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí khác vẫn còn cao qua các năm, cụ thể chi phí bán hàng năm 2007 tăng 195 triệu đồng với tỷ lệ 12,06% so với năm 2006 v à đã được khắc phục sang năm 2008 là giảm 198 triệu đồng với tỷ lệ giảm 10,9% so với năm tr ước. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2007 giảm 21 triệu đồng tức giảm 2,54% so với năm 2006, tuy nhiên lại đột phá vượt mức vào năm 2008 với tỷ lệ tăng 1.681 trệu đồng tương ứng tỷ lệ 208,3% so với cùng kỳ năm trước.Chi phí khác cũng dao động không thua kém năm 2007 tăng 1,487 tri ệu đồng tức tăng 4.056% so với năm 2006 tỷ lệ này tăng rất nhiều so với năm trước, vào năm 2008 tốc độ tăng này càng vượt trội với tỷ lệ 124.571,1% với số tiền 1.893,48 triệu đồng. Nhờ vào các khoản chi phí năm 2008 giảm nên đã mang về cho công ty một khoản lời đáng kể nên làm cho chi phí thuế thu nhập tăng lên 122 triều đồng so với 2 năm trước đây. Qua những phân tích trên ta thấy tình hình chi phí của Công ty ngày càng tăng qua các năm, trong đó có nh ững khoản mục chi phí thành phần tăng với cường độ chóng mặt, tình trạng này là đáng lo ngại Công ty cần có những www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 28 - phương án để khắc phục nhược điểm này nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả kinh doanh mang về lợi nhuận tối ưu nhất cho Công ty. 4.2.2. Phân tích cơ cấu các khoản chi phí. Cũng giống như phần phân tích doanh thu trước đó để thấy được tỷ lệ tăng giảm chi phí như thế nào và tỷ lệ chi phí nào là cao nhất cần được chú ý nhất để có biện pháp cải thiện và khắc phục ta thông qua bảng phân tích c ơ cấu và đồ thị biểu diễn để xem xét t ình trạng chi phí của Công ty. Bảng 6: CƠ CẤU CHI PHÍ QUA 3 NĂM 2006 – 2008 CỦA CÔNG TY ĐVT: Triệu đồng Năm % / Tổng chi phí Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2006 2007 2008 Giá vốn hàng bán 35.647 38.713 41.897 89,73 91,12 86,87 Chi phí tài chính 1.637 1.151 212 4,12 2,71 0,44 Chi phí bán hàng 1.616 1.811 1.613 4,07 4,26 3,35 Chi phí QLDN 828 807 2.488 2,08 1,90 5,16 Chi phí khác 0,033 1,52 1.895 0,00 0,01 3,93 Chi phí thuế thu nhập - - 122 - - 0,25 Tổng chi phí 39.728,033 42.483,52 48.227 100 100 100 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) Qua việc tập hợp chi phí từ bảng 6 và tính toán tỷ trọng của các khoản chi phí của công ty ta thấy được tỷ trọng của từng loại chi phí trong tổng chi phí cụ thể và các tỷ trọng này thay đổi liên tục qua các năm theo chiều h ướng khác nhau, trong đó ta thấy tỷ trọng giá vốn hàng bán trên tổng chi phí là cao nhất, để thấy rõ hơn sự thay đổi tỷ trọng của các khoản mục chi phí tr ên ta tiến hành khảo sát trên hình 4 để thấy rõ thực tế cơ cấu các khoản chi phí của công ty qua các năm từ 2006 – 2008. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 29 - 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2006 2007 2008 Giá vốn hàng bán Chi phí tài chính Chi phí bán hàng Chi phí QLDN Chi phí khác Chi phí thuế thu nhập Hình 4: CƠ CẤU CHI PHÍ CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 Qua bảng cơ cấu và đồ thị cơ cấu chi phí của Công ty Cổ phần Thương mại Cần Thơ ta thấy rõ rằng chi phí chiếm tỷ trọng cao nhất chính l à chi phí giá vốn hàng bán, các loại chi phí khác chiếm tỷ lệ tương đối thấp trong tổng chi phí của Công ty, điều này cho ta thấy tổng chi phí phụ thuộc vào giá vốn hàng bán, và thông qua các năm phân tích con s ố này cũng tăng dần đáng kể cùng với sự gia tăng của doanh thu, là một dấu hiện không khả quan cần đ ược thay đổi trong những năm tới. Cơ cấu chi phí qua các năm đều có sự tăng tr ưởng và chuyển dịch khác nhau cụ thể như sau: - Năm 2006: Chi phí của công ty nghiêng về giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí bán hàng, với tỷ lệ giá vốn hàng bán 89,73% trên tổng chi phí, chi phí tài chính 4,12% và chi phí bán hàng 4,07 % trên tổng chi phí, còn lại chi phí QLDN chiếm 2,08% trên tổng chi phí, chi phi khác không làm thay đ ổi cơ cấu chi phí. Với xu hướng chi phí quá cao và vượt mức doanh thu nên năm 2006 công ty phải gánh lỗ, do đó chi phí thuế thu nhập l à bằng 0. - Tương tự năm 2006 thì năm 2007 công ty cũng phải đối mặt với những khoản chi phí khổng lồ chưa hạn chế được. Trong đó, chi phí giá vốn h àng bán chiếm tỷ trọng cao 91,12% trên tổng chi phí, chi phí tài chính là 2,71%, chi phí www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 30 - bán hàng chiếm 4,26% trên tổng chi phí, chi phí QLDN chiếm 1,90% và chi phí khác chiếm 0,01% tên tổng chi phí. Cơ cấu chi phí này vẫn còn chưa hợp lý, chi phí vẫn còn tập trung cao vào giá vốn hàng bán, chi phí tài chính và chi phí bán hàng vẫn biến động liên tục theo chiều hướng tăng, cần có những biện pháp thay đổi cơ cấu cho phù hợp nhằm giảm thiểu chi phí xuống thấp nhất. - Năm 2008: kết quả sau một năm đi vào cổ phần hóa ta đã thấy được sự chuyển đổi cơ cấu sang một bước mới, chi phí giá vốn hàng bán đã giảm được đáng kể và chiếm bằng 86,87% trên tổng chi phí của Công ty, đáng thấy r õ nhất là chi phí tài chính và chi phí bán hàng đ ã giảm xuống với tỷ lệ chi phí tài chính chiếm 0,44% trên tổng chi phí và chi phí bán hàng chiếm 3,35% trên tổng chi phí, chi phí QLDN bắt đầu gia tăng tỷ trọng của m ình lên với con số 5,16% trên tổng chi phí và chi phí khác là 3,93% trên tổng chi phí, một con số thay đổi khác biệt so với những năm trước đó là tỷ lệ chi phí thuế thu nhập đã bắt đầu xuất hiện trên tổng chi phí, con số này tăng cao tuy không tốt và sẽ làm mất đi một phần lợi nhuận tuy nhiên cũng thông qua con số chi phí thuế n ày ta biết được tình hình hoạt động có hiệu quả là lãi thu được cao hay thấp thông qua chi phí thuế cao hay thấp qua các năm. Cơ cấu chi phí của Công ty qua các năm c òn nhiều bất hợp lý và tỷ lệ này ngày càng gia tăng qua các năm, đ ể điều tiết được tỷ lệ đó và nhằm hạ chi phí xuống mức thấp nhức Công ty đang cố gắng phấn đấu nhằm giảm giá vốn h àng bán và các khoản chi phí nhằm tạo hiệu quả kinh doanh cao nhất. 4.2.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí. Tình hình chi phí của công ty còn gặp nhiều khó khăn và con số này luôn ở mức độ cao, chính vì vậy ta cần xem xét những nhân tố ảnh h ưởng đến chi phí nhằm nắm được cũng như khắc phục được những nhân tố đó để cải thiện chi phí được tốt hơn. Để phân tích các nhân tố ảnh h ưởng đến tổng chi phí của công ty ta xem xét một số khoản mục chi phí và các nhân tố ảnh hưởng của từng loại chi phí đó. Ta lần lượt phân tích các nhân tố ản h hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí qu ản lý doanh nghiệp và chi phí khác để thấy được sự ảnh hưởng của từng loại nhân tố đến các khoản mục chi phí n ày www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 31 - thay đổi như thế nào để đánh giá sự tác động đến tổng chi phí và có biện pháp cải thiện chi phí tốt nhất.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí giá vốn hàng bán. Bảng 7: PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN GIÁ VỐN HÀNG BÁN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Đối tượng phân tích Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Giá vốn hàng bán 3.066 8,60 3.184 8,22 Các nhân tố ảnh hưởng Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tiền mua hàng 2.141 6,00 3.664 9,46 Chi trả nhân công (12) (0,03) 360 0,93 Phải trả khác 937 2,63 (840) (2,17) Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng 3.066 8,60 3.184 8,22 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty, kèm phụ lục bảng 5 ) Qua kết quả phân tích trên ta nhận xét tình hình chi phí giá vốn hàng bán của công ty như sau: - Tình hình năm 2007: Giá vốn hàng bán năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.066 triệu đồng l à do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Tiền mua hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 2.141 triệu đồng n ên đã làm cho giá vốn hàng bán tăng 2.141 triệu đồng + Tiền chi trả công nhân năm 2007 so với năm 2006 giảm 12 triệu đồng n ên đã làm cho giá vốn hàng bán giảm 12 triệu đồng + Khoản phải trả khác năm 2007 so với năm 2006 tăng 937 triệu đồng n ên đã làm cho chi phí giá vốn hàng bán tăng 937 triệu đồng  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên đã làm cho chi phí giá vốn hàng bán năm 2007 so với 2006 tăng 3.066 triệu đồng www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 32 - - Tình hình năm 2008: Giá vốn hàng bán năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.184 triệu đồng là do ảnh hưởng của các nhân tố sau: + Tiền mua hàng năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.664 triệu đồng nên đã làm cho giá vốn hàng bán tăng 3.664 triệu đồng + Tiền chi trả công nhân năm 2008 so với năm 2007 tăng 360 triệu đồng nên đã làm cho giá vốn hàng bán tăng 360 triệu đồng + Khoản phải trả khác năm 2008 so với năm 2007 giảm 840 triệu đồng nên đã làm cho chi phí giá vốn hàng bán giảm 840 triệu đồng.  Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên đã làm cho chi phí giá vốn hàng bán năm 2008 so với 2007 tăng 3.184 triệu đồng.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí tài chính. Bảng 8: PHÂN TÍCH CÁC NHÂ N TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI PHÍ TÀI CHÍNH QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Đối tượng phân tích Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Chi phí tài chính (486) (29,69) (939) (81,58) Các nhân tố ảnh hưởng Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Lãi vay (373) (22,78) (933) (81,06) Phải trả khác (113) (6,91) (6) (0,52) Tổng hợp nhân tố (486) (29,69) (939) (81,58) ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty, kèm phụ lục bảng 6 ) Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình chi phí tài chính qua các n ăm biến động như sau: - Năm 2007: Chi phí tài chính năm 2007 so v ới 2006 giảm 486 triệu đồng con số giảm này là do nhân tố lãi vay năm 2007 so với 2006 giảm 373 triệu đồng và khoản phải trả khác giảm 113 triệu đồng tuy nhiên lãi vay năm 2006, 2007 vẫn còn ở con số cao, sở dĩ nguyên nhân chi phí lãi vay cao là do trong 2 n ăm này www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 33 - công ty phải gánh chịu mức lãi vay đối với các khoản phải thu theo bản án ch ưa thu hồi và không có khả năng thu hồi là 7.500 triệu đồng do hậu quả của vụ án Cơ sở lao gạo của Công ty những năm tr ước đây. - Năm 2008: Chi phí tài chính sang năm 2008 đ ã được cải thiện hiệu quả và đã làm giảm được 939 triệu đồng, Chi phí tài chính giảm là do Công ty đã cắt giảm được phần lãi vay Ngân hàng xuống bằng không, làm tỷ lệ này giảm xuống 933 triệu đồng so với năm trước, khoản phải trả khác cũng giảm xuống 6 triệu đồng, do đó đã làm Chi phí tài chính năm 2008 so với năm 2007 giảm 939 triệu đồng.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí bán hàng Bảng 9: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG CHI PHÍ BÁN HÀNG QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Đối tượng phân tích Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Chi phí bán hàng 195 12,07 (198) (10,93) Các nhân tố ảnh hưởng Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tiền lương bán hàng 156 9,66 (336) (18,55) Phải chi khác 39 2,41 138 7,62 Tổng hợp nhân tố 195 12,07 (198) (10,93) ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty, kèm phụ lục bảng 3 ) Xét đối tượng phân tích là chi phí bán hàng thì qua biểu bảng trên kèm theo phụ lục bảng 3 ta thấy được sự tác động của các nhân tố ảnh h ưởng đến đối tượng chi phí bán hàng như sau: - Phân tích năm 2007: Ta thấy chi phí bán hàng năm 2007 so với năm 2006 tăng 195 triệu đồng là do ảnh hưởng bởi tổng tiền lương bán hàng và khoản phải chi khác. Trong đó, tổng lương bán hàng tăng 156 triệu đồng là do lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 tăng 2(người) nên đã làm tổng lương bán hàng tăng 81 triệu đồng và tiền lương bình quân tăng 3 triệu đồng nên đã làm cho tổng www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 34 - lương bán hàng tăng 75 tri ệu đồng, tổng hợp hai nhân tố này đã làm cho tiền lương bán hàng năm 2007 so với 2006 tăng 156 triệu đồng, mặc khác khoản phải chi khác năm 2007 so với 2006 cũng tăng lên 39 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố trên đã làm cho chi phí bán hàng tăng lên 195 triệu đồng. - Phân tích năm 2008: Ta thấy chi phí bán hàng năm 2008 so với năm 2007 giảm 198 triệu đồng là do lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 giảm 10 (người) nên đã làm tổng lương bán hàng giảm 300 triệu đồng và tiền lương bình quân giảm 2,4 triệu đồng nên đã làm cho tổng lương bán hàng giảm 36 triệu đồng, tổng hợp hai nhân tố này đã làm cho tiền lương bán hàng năm 2008 so với 2007 giảm 336 triệu đồng, và khoản phải chi khác năm 2008 so với 2007 tăng lên 138 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố tr ên đã làm cho chi phí bán hàng giảm 198 triệu đồng. Tình hình chi phí chuyển biến trong năm 2008 là tương đối tốt, chính vì khoản chi phí được giảm này đã tạo ra một khoản lợi nhuận đán g kể cho Công ty, nếu tình hình như trên tiếp tục giảm chi phí th ì hiệu quả hoạt động của Công ty sẽ không ngừng tăng lên qua các năm sau.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí Quản lý doanh nghiệp. Tổng hợp số liệu kèm theo phụ lục tính toán bảng 4 ta có bảng số liệu. Bảng 10: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG CHI PHÍ QLDN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 Chênh lệch 2008 so với 2007 Đối tượng phân tích Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Chi phí QLDN (21) (2,54) 1.681 208,30 Các nhân tố ảnh hưởng Tuyệt đối Tương đối(%) Tuyệt đối Tương đối(%) Tiền lương QLDN (67,2) (8,12) (22,8) (2,83) Phải chi khác 46,2 5,58 1.703,8 211,13 Tổng hợp nhân tố (21) (2,54) 1.681 208,30 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty, kèm phụ lục bảng 4 ) www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 35 - Chi phí Quản lý doanh nghiệp cũng là một nhân tố quan trọng trong tổng chi phí hoạt động của Công ty, khoản mục chi phí n ày cũng khó có thể cắt giảm được vì có liên quan đến chi phí tiền lương cho bộ phận quản lý, nếu cắt giảm khoản mục này thì sẽ ảnh hưởng đến lượng lao động và tiền lương bình quân, vì vậy ta cần hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh h ưởng của nó. Về khoản mục chi phí QLDN ta cũng nhận xét t ình tình chi phí và các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí như sau: - Phân tích năm 2007 : Ta thấy chi phí QLDN năm 2007 so với năm 2006 giảm 21 triệu đồng là do ảnh hưởng bởi tổng lương QLDN và khoản phải chi khác. Trong đó, tổng lương QLDN giảm 67,2 triệu đồng là do lao động bình quân năm 2007 so với năm 2006 giảm 3 (người) nên đã làm tổng lương QLDN giảm 108 triệu đồng và tiền lương bình quân tăng 2,4 triệu đồng nên đã làm tổng lương QLDN tăng 40,8 triệu đồng, tổng hợp hai nhân tố n ày đã làm cho tổng lương QLDN năm 2007 so với 2006 giảm 67,2 triệu đồng, mặc khác khoản phải chi khác năm 2007 so với 2006 cũng tăng lên 46,2 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố trên đã làm cho chi phí QLDN giảm xuống 21 triệu đồng. - Phân tích năm 2008 : Chi phí QLDN năm 2008 so với năm 2007 tăng lên một lượng đáng để là 1.681 triệu đồng là do: + Tổng lương QLDN năm 2008 so với 2007 giảm 22,8 triệu đồng trong đó lao động bình quân năm 2008 so với năm 2007 giảm 2 (người) nên đã làm cho tổng lương QLDN giảm 76,8 triệu đồng và tiền lương bình quân năm 2008 so với năm 2007 tăng 3,6 triệu đồng nên đã làm cho tổng lương QLDN tăng 54 triệu đồng. + Khoản chi khác vào năm 2008 tăng 1.703,8 tri ệu đồng so với năm 2007 nên làm cho chi phí QLDN tăng 1.703,8 tri ệu đồng so với năm 2007. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên đã làm cho Chi phí Quản lý doanh nghiệp năm 2008 so với 2007 tăng lên 1.681 triệu đồng.  Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí khác. Về khoản mục chi phí khác ta ch ưa hoạch định ra nhu cầu ảnh hưởng cụ thể, tuy nhiên các khoản mục chi phí ngoài lề này cũng ảnh hưởng không nhỏ qua các năm. Theo thống kê của Công ty thì khoản mục chi phí này ảnh hưởng chủ yếu là do các các khoản chi về mục đích hoạt động của công ty, về h ành chính và các www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 36 - khoản chi phụ khác phục vụ nhu cầu quản lý v à kinh doanh của công ty, con số chi phí này vẫn còn nằm trong mức chưa thực sự an toàn cần phải được khắc phục hơn. 4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY. 4.3.1. Phân tích tình hình tăng trưởng lợi nhuận. Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của mọi hoạt động của công ty , qua tổng hợp phân tích trên ta đã thấy được thực trạng của t ình hình doanh thu và chi phí hoạt động của công ty, ta bắt đầu phân tích sự biến đổi của l ơi nhuận như thế nào thông qua các số liệu thu thập bảng sau: Bảng 11: BẢNG TỔNG HỢP LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI CẦN THƠ NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2007 so với 2006 2008 so với 2007Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền (%) Số tiền (%) Lợi nhuận gộp 1.932 2.517 1.828 585 30,28 -689 -27,37 Lợi nhuận thuần từ HĐKD (1.285) (642) (1.109) 643 50,04 -467 -72,74 Lợi nhuận khác 183,097 422,14 1.630 239,043 130,5 1.207,8 286,1 Lợi nhuận ròng (1.101,903) (219,86) 399 882,043 80,1 618,86 281,48 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) Qua bảng phân tích ta thấy t ình hình lợi nhuận của công ty chưa được tốt cu thể là khoản mục lợi nhuận thuần từ hoạ t động kinh doanh luôn thấp và ở con số âm điều này chứng tỏ rằng Công ty đang phải đối mặt với những khoản lỗ về hoạt động kinh doanh, và thu nhập chủ yếu là phần lợi nhuận khác bù đắp vào khoản lỗ khác cụ thể là năm 2008 Công ty đã bù đắp được khoản lỗ 1.109 triệu đồng bằng lợi nhuận ròng sau khi đã đóng thuế thu nhập và còn lãi với số tiền là 399 triệu đồng. Hoạt động kinh doanh của công ty tuy đem về phần lợi nhuận gộp cao v à luôn gia tăng qua các năm , năm 2007 so với năm 2006 tăng 585 triệu đồng t ương ứng 30,28% và sang năm 2008 thì tình hình tăng này đã xuống dốc và giảm 689 triệu đồng với tỷ lệ 27,37%. Tuy nhiên bên cạnh khoản lợi nhuận gộp cao cũng k èm những khoãn chi phí quá lớn đã phân tích ở phần trên nên đã làm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm quá lớn. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 37 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2007 so với năm 2006 tuy được cải thiện hơn năm trước tăng 643 triệu đồng với tỷ lệ 50,04 % nhưng vẫn còn ở khoản lỗ 642 triệu đồng. Sang năm 2008 tỷ lệ n ày lại tiếp tục gia tăng và làm cho doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh nằm trong tỷ lệ d ưới mức hòa vốn, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2008 so với năm 2007 giảm 467 triệu đồng với tỷ lệ giảm 72,74%. Đối với phần lợi nhuận khác tuy l à một yếu tố có tỷ lệ không cao tuy nhi ên nó đã đóng góp một phần vào lợi nhuận của Công ty và có ảnh hưởng làm thay đổi rất lớn đến kết quả lợi nhuận cuối c ùng. Ta thấy vào năm 2007 lợi nhuận khác này đã gia tăng 239,043 triệu đồng với tốc độ tăng 130,5% so với năm 2006. V à tỷ lệ lợi nhuận khác vào năm 2008 tăng 207,8 triệu đồng với tỷ lệ 286,1% so với năm trước. Qua tổng hợp phân tích các chỉ tiêu lợi nhuận trên ta đã thấy được kết quả lợi nhuận ròng cuối cùng tăng trưởng qua các năm như sau: - Năm 2007 so với năm 2006 lợi nhuận ròng tăng 882,043 triệu đồng với tốc độ tăng 80,1% là một bước khởi sắc ban đầu cho hoạt động kinh doanh của Công ty. - Vào năm 2008 lợi nhuận ròng tiếp tục tăng và lên đến con số 618,86 triệu đồng và tỷ lệ này làm cho lợi nhuận đã vượt mức hòa vốn mang về số tiền lãi là 399 triệu đồng với tỷ lệ tăng trưởng là 281,48% so với năm 2007. Mặc dù tình hình lợi nhuận của Công ty chưa được tốt, tỷ lệ lợi nhuận còn quá thấp tuy nhiên theo quan sát qua các năm t ỷ lệ tăng lợi nhuận đã dần dần được phát huy và có hiệu quả và móc quan trọng là năm 2008 đã làm cho lợi nhuận tăng cao mặc dù tình hình đó vẫn còn thấp và chưa hiệu quả. 4.3.2. Phân tích cơ cấu các khoản lợi nhuận. Sự tăng trưởng của lợi nhuận là một nhân tố quan trọng để xác định kết quả hoạt động kinh doanh, ngoài ra ta cần xem xét tình hình cơ cấu của các khoản lợi nhuận này thay đổi như thế nào để có kế hoạch thay đổi phù hợp.Qua hình 5 thì bây giờ ta có thể thấy rõ hơn tình hình lợi nhuận của Công ty qua đồ thị dưới đây, cơ cấu lợi nhuận của Công ty chủ yếu gồm lợi nhuận gộp và lợi nhuận khác, tuy nhiên phần lợi nhuận gộp này đã được chuyển hóa sang lợi nhuận thuần từ hoạ t động kinh doanh sau khi đã trừ đi các khoản chi phí hoạt động. Để thấy r õ sự thay đổi của từng khoản mục lợi nhuận ta xét từng năm cụ thể sau: www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 38 - - Năm 2006: Ta thấy lợi nhuận gộp khá cao tuy nhi ên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh th ì quá thấp là do phần chi phí hoạt động năm 2006 quá lớn v à lợi nhuận khác cũng không thể b ù đắp được khoản mục lợi nhuận thuần mất đi hậu quả là phải gánh chịu lợi nhuận ròng thấp nhất - Năm 2007: Khoản mục lợi nhuận khác đã gia tăng đáng kể trong lợi nhuận của Công ty, lợi nhuận gộp cũng gia tăng cao v à ở năm này tỷ trọng của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh đã được nâng lên một khoản đáng kể làm cho lợi nhuận ròng cũng gia tăng tỷ trọng và giảm tỷ lệ lỗ xuống mức thấp h ơn năm trước. - Năm 2008: Một dấu ngoặc quan trọng trong sự đột phá của khoản mục lợi nhuận khác và tỷ trọng của nó gần bằng với lợi nhuận gộp chính điều n ày đã tạo ra một khoản sinh lời của lợi nhuần r òng và tăng trưởng vượt mức so với 2 năm trước đây. -1500 -1000 -500 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 Triệu đồng 2006 2007 2008 Lợi nhuận gộp Lợi nhuận thuần từ HĐKD Lợi nhuận khác Lợi nhuận ròng Hình 5: CƠ CẤU CÁC KHOẢN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2006 – 2008 www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 39 - Tình hình cơ cấu lợi nhuận của Công ty mặc d ù có những bước chuyển biến mới nhưng vẫn còn thấp và cần có những phương hướng khắc phục tỷ lệ lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng cao hơn nữa bằng cách nâng cao lợi nhuận gộp và giảm chi phí hoạt động xuống mức thấp nhất. 4.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận. Bảng 12: TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG LỢI NHUẬN QUA 3 NĂM 2006 – 2008 ĐVT: Triệu đồng Đối tượng phân tích Chênh lệch 2007 so với 2006(Tuyệt đối) Chênh lệch 2008 so với 2007 (Tuyệt đối) Lợi nhuận 882,043 618,86 Các nhân tố ảnh hưởng Tuyệt đối Tuyệt đối Doanh thu 3.637,53 6.362,34 Giá vốn hàng bán 3.066 3.184 Chi phí bán hàng 195 -198 Chi phí QLDN -21 1.681 Chi phí tài chính -486 -939 Chi phí khác 1,487 1.893,48 Thuế - 122 Tổng hợp nhân tố 882,043 618,86 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty, kèm phụ lục bảng 7 ) Qua phân tích tình hình lợi nhuận thông qua bảng số liệu trên kèm theo phụ lục bảng 7 ta nhận xét lợi nhuận khi chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố như sau: - Phân tích tình hình năm 2007: Lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng 882,043 triệu đồng l à do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: + Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 3.637,53 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 3.637,53 triệu đồng www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 40 - + Giá vốn hàng bán năm 2007 so với 2006 tăng 3.066 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 3.066 triệu đồng + Chi phí bán hàng năm 2007 so với 2006 tăng 195 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 195 triệu đồng . + Chi phí QLDN năm 2007 so v ới 2006 giảm 21 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 21 triệu đồng + Chi phí tài chính năm 2007 so v ới năm 2006 giảm 486 triệu đồng n ên đã làm cho lợi nhuận tăng 486 triệu đồng . + Chi phí khác năm 2007 so v ới năm 2006 tăng 1,487 triệu đồng n ên đã làm cho lợi nhuận giảm 1,487 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên đã làm cho lợi nhuận năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 882,043 tri ệu đồng. - Phân tích tình hình năm 2008: Lợi nhuận năm 2008 so với năm 2007 tăng 618,86 triệu đồng l à do ảnh hưởng bởi các nhân tố sau: + Doanh thu năm 2008 so với năm 2007 tăng 6.362,34 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 6.362,34 triệu đồng + Giá vốn hàng bán năm 2008 so với năm 2007 tăng 3.184 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 3.184 triệu đồng + Chi phí bán hàng năm 2008 so v ới 2007 giảm 198 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 198 triệu đồng. + Chi phí QLDN năm 2008 so v ới 2007 tăng 1.681 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 1.681 triệu đồng + Chi phí tài chính năm 2008 so v ới 2007 giảm 939 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận tăng 939 triệu đồng. + Chi phí khác năm 2008 so v ới 2007 tăng 1.893,48 triệu đồng nên đã làm cho lợi nhuận giảm 1.893,48 triệu đồng. + Thuế thu nhập năm 2008 so với 2007 tăng 122 triệu đồng làm cho lợi nhuận giảm 122 triệu đồng. Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng trên đã làm cho lợi nhuận năm 2008 so với 2007 tăng lên 618,86 triệu đồng. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 41 - 4.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY. Ta đã nghiên cứu và tiến hành phân tích 3 khoản mục doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty, qua số liệu phân tích th ì tình trạng hoạt động của công ty chưa được hiệu quả cụ thể là sự tăng trưởng chi phí quá cao và vượt trội hơn so với doanh thu của công ty, năm 2 006 và năm 2007 sở dĩ có tình trạng khó khăn về kinh doanh là do hậu quả của vụ án nội bộ Công ty n ên đã làm mất đi một phần lợi nhuận do phải đóng các khoản vay từ Ngân h àng do Công ty vay trước đây, do đó mà ta thấy rõ là tỷ lệ chi phí lãi vay rất cao và ảnh hưởng đến chi phí tài chính của công ty cũng tăng cao. Tình hình hoạt động sang năm 2008 đã có chuyển biến hơn bằng chứng là lợi nhuận sau thuế là 399 triệu đồng, phần doanh thu chủ yếu là do phần bù đắp của thu nhập từ việc cho thu ê tài sản còn doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh ch ưa được khả quan. Để thấy rõ hơn hiệu quả hoạt động của Công ty ta tiến hành khảo sát một số chỉ tiêu cơ bản qua bảng 13. Bảng 13: PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TỪ 2006 - 2008 Chỉ tiêu ĐVT 2006 2007 2008 Vòng quay hàng tồn kho Lần 7,20 12,60 26,80 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 75,90 39,06 43,87 Vòng quay tài sản cố định Lần 8,45 5,63 9,13 Vòng quay tổng tài sản Lần 2,19 1,92 2,20 ROS % (2,8) (0,5) 0,8 ROA % (6,3) (1) 1,8 ROE % (29,3) (11,6) 3,12 ( Nguồn: Phòng Kế toán Công ty ) - Số vòng quay hàng tồn kho (còn gọi là số vòng quay kho hay số vòng luân chuyển hàng hoá): Tỷ số này tăng dần qua 3 năm là một tín hiệu tốt, điều này thể hiện hiệu quả quản lý hàng tồn kho ngày càng cao với số lượng vòng quay này công ty đã giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn đọng ở hàng tồn kho. - Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân qua 3 năm tuy có giảm nhưng tỷ số này vẫn còn cao điều này chứng tỏ hiệu quả quản lý các khoản phải thu chưa được cao, năm 2006 mất 75,90 ngày trong khi đó năm 2007 và 2008 l ại www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 42 - giảm xuống 39,06 ngày và 43,87 ngày, co số này chưa thực sự an toàn điều này cho ta thấy Công ty chưa kiểm soát được tình trạng nợ của khách hàng làm cho nguồn vốn của Công ty bị ứ đọng v à gặp khó khăn. - Vòng quay tài sản cố định: qua bảng số liệu ta thấy vòng quay tài sản cố định biến động liên tục cụ thể là năm 2006 là 8,45 lần, năm 2007 giảm xuống còn 5,63 lần và năm 2008 tăng với 9,13 lần, điều này cho thấy hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty mặc dù tăng trưởng nhưng vẫn còn ở mức thấp con số này cần phải được gia tăng để có thể phát huy nguồn tài sản vốn có này. - Vòng quay tổng tài sản: Tỷ số này cũng tăng dần qua các năm là một điều khá tốt, nó thể hiện hiệu quả của doanh thu khi sử dụn g 1 đồng tài sản. Năm 2006 thì ta thấy 1 đồng tài sản mang về doanh thu là 2,19 đồng, năm 2007 giảm xuống còn 1,92 đồng và năm 2008 tăng trưởng với tỷ lệ 2,20 đồng. Hiệu quả sử dụng tài sản của công ty chưa được cao cần được khắc phục hơn để mang về doanh thu tuyệt đối. Hiệu quả hoạt động của công ty c òn được đánh giá qua các chỉ tiêu sinh lợi: - Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu còn gọi là hệ số lãi ròng (ROS): tỷ số ROS của công ty là rất thấp mặc dù đã có sự gia tăng qua các năm nhưng đó vẫn là con số không đáng kể. Năm 2006 và năm 2007 thì 1 đồng doanh thu làm mất đi lợi nhuận tương ứng với 2,8% và 0,5%, điều này cho thấy hiệu quả tạo ra lợi nhuận là con số thấp và làm cho lợi nhuận dưới mức hòa vốn. Năm 2008 tỷ số ROS đã tăng trưởng hơn với tỷ lệ là 0,8% điều này đã chứng minh được là công ty đã mang về một khoản lời 399 triệu đồng trong năm 2008, tuy nhiên con số này còn thấp rất nhiều so với tỷ lệ doanh thu Công ty có đ ược, công ty cần đẩy mạnh hơn nữa những phương án để gia tăng con số sinh lợi này lên mức cao nhất. - Tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (hay suất sinh lợi của tài sản (ROA)): Tỷ lệ ROA qua các năm tăng với tỷ lệ nhỏ chưa có thể bù đắp cho phần tài sản mất đi, thực tế một đồng tài sản bỏ ra vào năm 2006 làm mất đi 6,3% đồng lợi nhuận và năm 2007 làm mất đi 1% đồng lợi nhuận, tài sản mất đi không thể mang về cho Công ty một khoản lợi nhuận t ương ứng mà còn làm giảm lợi nhuận ròng xuống mức thấp nhất. Năm 2008 thì 1 đồng tài sản bỏ ra đã mang về cho Công ty một khoản lợi nhuận tăng 1,8% tuy đây vẫn là con số nhỏ nhưng đã khắc www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 43 - phục được so với 2 năm trước đây, công ty đang cố gắng phấn đấu để đ ưa tỷ lệ này lên mức cao nhằm tạo ra lợi nhuận cao nhất. - Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sỡ hữu còn gọi là suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE): Tỷ số ROE vẫn còn thấp qua các năm, mặc dù đã có nhiều thay đổi nhưng với tốc độ như hiện nay con số này là đáng khích lệ, tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu càng gia tăng thể hiện hiệu quả sử dụng đồng vốn cố phần cao của Công ty. Phân tích tình hình qua các năm ta có nhận xét sau: - Năm 2006 tỷ lệ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu rất thấp làm giảm tới 29,3% vốn bỏ ra và tạo nên lợi nhuận thấp với số tiền lỗ 1.101,903 triệu đồng - Năm 2007 tổng nguồn vốn chủ sở hữu bỏ ra mang về lợi nhuận là lỗ 219,86 triệu đồng tức giảm 11,6% lợi nhuận ròng. - Năm 2008 ROE đã được tăng trưởng với con số 3,12% có nghĩa l à tổng vốn bỏ ra mang về lợi nhuận tăng 3,12%. Tóm lại, qua những phân tích nêu trên ta thấy các khoản mục doanh thu, lợi nhuận và các chỉ tiêu hiệu quả vẫn còn là một con số thấp, nên đã làm cho hiệu quả kinh doanh của công ty còn gặp nhiều khó khăn, suất sinh lời qua lợi nhuận qua nguồn vốn và lãi ròng vẫn là con số thấp. Năm 2008 là năm cổ phẩn hóa công ty đã làm thay đổi một diện mạo phát triển mới bằng tỷ l ệ tăng các khoản sinh lợi tuy vẩn còn là con số rất nhỏ nhưng hy vọng rằng trong những năm tới Công ty sẽ cố gắng phát huy hơn nữa và nâng tỷ lệ hiệu quả hoạt động kinh doanh lên con số cao nhất. www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 44 - CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT Đ ỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY 5.1. ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP CÁC NHÂN TỐ ẢNH H ƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. 5.1.1. Tác động môi trường bên trong Công ty:  Doanh thu hoạt động của công ty: Thuận lợi: Doanh thu công ty tăng qua các năm và ngày càng có s ố lượng lớn đặc biệt là doanh thu về bán hàng Các doanh thu khác đặc biệt là doanh thu hoạt động tài chính và đầu tư cũng tăng một con số đáng kể Khó khăn: Mặc dù doanh thu tăng cao nhưng tỷ lệ tăng trưởng đó vẫn còn thấp hơn sự tăng trưởng của chi phí điều này cho thấy công ty cần có phương hướng mở rộng thị trường và tìm kiếm nhiều khách hàng mới. Doanh thu hoạt động tài chính và đầu tư tăng nhưng vẫn chưa cao cần được chú ý nhằm tăng khả năng về nguồn vốn để tăng doanh thu hoạt động kinh doanh.  Chi phí hoạt động của công ty Chi phí của công ty ngày càng tăng qua các năm và con s ố này ngày càng lớn công ty chưa thể kiểm soát được, đặc biệt là giá vốn hàng bán do phải chịu nhiều khoản chi phí lớn làm tăng giá vốn do đó cần làm giảm tỷ lệ này xuống nhằm nâng cao hiệu quả tăng lợi nhuận cũng nh ư giữ và thu hút khách hàng. Mặc khác chi phí tăng cao qua các năm chủ yếu năm 2006, 2007 đó l à chi phí tài chính và khoản mục chi phí lãi vay Ngân hàng quá cao, con s ố này tăng cao là do hậu quả của vụ án Cơ sở lao gạo của Công ty nên phải gánh chịu lãi vay của Ngân hàng khó có khả năng thu hồi lại khoản chi phí n ày khi đã mất đi, công ty gặp nhiều khó khăn về mạng l ưới thị trường thu hẹp, trình độ công nhân viên chưa theo kịp nên đã tạo ra rất nhiều mặt bất lợi cho công ty và công ty đang cần có thời gian để phục hồi trong thời gian tới.  Các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động Các tỷ số chỉ tiêu hiệu quả hoạt động, các khoản suất sinh lời, các tỷ số v òng quay…đó là những yếu tố tạo nên hiệu quả của công ty, những con số n ày vẫn www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 45 - còn có những biến động không tốt do những tác động của nhiều yếu tố khác nhau nên vấn đề là điều chỉnh những yếu tố đó để gia tăng hay cắt giảm một cách hợp lý.  Yếu tố lao động: Thuận lợi: Đội ngũ công nhân viên có thời gian dày dặn hoạt động tại công ty nên có những hiểu biết rất lớn về tình hình hoạt động thực tế, bên cạnh đó còn nắm bắt được một số lượng lớn đối tác lâu dài. Khó khăn: Trình độ công nhân viên chưa theo kịp với yêu cầu đặc biệt là xu hướng hiện nay.  Môi trường làm việc Địa bàn hoạt động của Công ty nằm trên trung tâm thành phố thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa, tạo nên ưu thế tiếp cận và thu hút khách hàng. 5.1.2. Tác động môi trường bên ngoài Công ty:  Đối với kinh tế - xã hội. Bảng 14: DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ MẬT ĐỘ DÂN SỐ THÀNH PHỐ CẦN THƠ (2007) Quận, Huyện Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ DS (người/km2) Q. Ninh Kiều 29 214.379 7.392 Q.Bình Thuỷ 71 94.871 1.336 Q.Cái Răng 69 79.578 1.153 Q. Ô Môn 125 131.970 1.056 Tổng Các quận 294 520.798 1.771 H. Phong Điền 124 104.954 846 H. Cờ Đỏ 402 181.187 451 H. Thốt Nốt 171 197.853 1.157 H. Vĩnh Thạnh 410 154.225 378 Tổng các huyện 1.107 638.219 576 Thành phố 1.401 1.159.017 827 (Nguồn: Niên giám – Thống kê) Thành phố Cần Thơ có số dân cao và mật độ dân số phân bố dày đặc điều này rất thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm của Công ty đến người tiêu dùng và thu hút được số lượng khách hàng lớn, mặc khác qua bảng GDP của Th ành phố ta www.kinhtehoc.net Luận văn tốt nghiệp GVHD: Th.s Phan Thị Ngọc Khuyên SVTH: Ngô Thị Cẩm Giang - Trang 46 - thấy tốc độ tăng trưởng GDP càng tăng qua các năm thể hiện đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và thu nhập gia tăng nên việc kinh doanh của Công ty sẽ gặp rất nhiều thuận lợi . Tuy nhiên trong thời gian qua nền kinh tế cũng gặp rất nhiều khó khăn đặc biệt là năm 2008 nền kinh tế chịu tác động của thế giới biến động theo chiều hướng xấu, cụ thể hơn là vụ sập cầu Cần Thơ đã để lại rất nhiều hậu quả đối với nền kinh tế nên hoạt động của Công ty

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053528 Ngo Thi Cam Giang .pdf
Tài liệu liên quan