Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Tiền Tiến: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH
FGFGFGFGFG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY TIỀN TIẾN
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.s. NGUYỄN THUÝ HẰNG LÊ THU VÂN PHƯƠNG
Mã số SV: 4031080
Lớp: Kế toán 01- K29
Cần Thơ -2007
LỜI CẢM TẠ
Những năm tháng trên giảng đường đại học là những năm tháng vô cùng
quý báu và quan trọng đối với em. Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói
chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm
giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để em có đủ tự tin bước vào đời. Với
tấm lòng biết ơn chân thành, em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại
học Cần Thơ và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Đặc biệt, em xin
cảm ơn cô Ngyễn Thuý Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này.
Đồng thời, em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
cùng toàn thể các ...
93 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần may Tiền Tiến, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ- QUẢN TRỊ KINH DOANH
FGFGFGFGFG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY TIỀN TIẾN
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.s. NGUYỄN THUÝ HẰNG LÊ THU VÂN PHƯƠNG
Mã số SV: 4031080
Lớp: Kế toán 01- K29
Cần Thơ -2007
LỜI CẢM TẠ
Những năm tháng trên giảng đường đại học là những năm tháng vô cùng
quý báu và quan trọng đối với em. Quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ nói
chung và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh nói riêng đã tận tâm
giảng dạy, trang bị hành trang kiến thức để em có đủ tự tin bước vào đời. Với
tấm lòng biết ơn chân thành, em xin gởi lời cảm ơn đến quý thầy cô trường Đại
học Cần Thơ và quý thầy cô Khoa Kinh tế- Quản trị kinh doanh. Đặc biệt, em xin
cảm ơn cô Ngyễn Thuý Hằng đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt
thời gian thực hiện đề tài này.
Đồng thời, em xin được gởi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
cùng toàn thể các cô, chú, anh, chị trong Công ty cổ phần may Tiền Tiến đặc biệt
là cô Đỗ Thu Liễu đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em học
hỏi công việc thực tế giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.
Cuối cùng, em xin kính chúc quý thầy cô, Ban lãnh đạo công ty và tất cả
các cô, chú, anh, chị ở các phòng ban trong công ty nhiều sức khoẻ, thành công
và hạnh phúc.
Ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu
thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất cứ
đề tài nghiên cứu khoa học nào.
Ngày … tháng … năm …
Sinh viên thực hiện
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….
Ngày … tháng … năm 2007
Thủ trưởng đơn vị
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….
Ngày … tháng … năm …
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
…………………………….
Ngày … tháng … năm …
Giáo viên phản biện
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU......................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu .....................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................1
1.2.1. Mục tiêu chung .........................................................................................1
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .........................................................................................2
1.3.1. Không gian................................................................................................2
1.3.2. Thời gian...................................................................................................2
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................2
1.4. Lược khảo tài liệu có liên quan đến đề tài .......................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..4
2.1. Phương pháp luận ............................................................................................4
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích hiệu quả kinh doanh...........4
2.1.2. Đối tượng sử dụng để đánh giá, phân tích hiệu quả kinh doanh. .............5
2.1.3. Một số chỉ tiêu phân tích ..........................................................................7
2.1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích kết quả kinh doanh ...............................9
2.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................9
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................9
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu..................................................................9
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN
TIẾN.....................................................................................................................11
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển ....................................................................11
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty..............................................................11
3.1.2. Lịch sử hình thành ..................................................................................11
3.2. Chức năng và mục tiêu hoạt động .................................................................12
3.2.1. Chức năng ...............................................................................................12
3.2.2. Mục tiêu hoạt động .................................................................................12
3.3. Cơ cấu tổ chức quản lí ...................................................................................13
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ..............................................................................14
3.3.2. Chức năng của các phòng, ban trong công ty.........................................15
3.3.3. Nguồn nhân lực.......................................................................................17
3.4. Tổ chức công tác kế toán ...............................................................................18
3.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán ..............................................................18
3.4.2. Chức năng ...............................................................................................18
3.5. Thuận lợi, khó khăn và hướng phát triển.......................................................19
3.5.1. Thuận lợi .................................................................................................19
3.5.2. Khó khăn.................................................................................................20
3.5.3. Hướng phát triển .....................................................................................21
Chương 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN ........................................................22
4.1. Khái quát tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua
ba năm...................................................................................................................22
4.2. Phân tích tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2006 ..................23
4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty qua ba năm ..............23
4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................27
4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh .......................................28
4.3. Phân tích tình hình chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006 .......................48
4.3.1. Phân tích tổng chi phí của công ty qua ba năm ......................................50
4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng chi phí của công ty .......50
4.4. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004-2006 ...................53
4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty qua ba năm .........55
4.4.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến lợi nhuận của công ty. ..........55
4.4.3. Phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty qua
ba năm...................................................................................................................57
4.5. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu ...................................................58
4.5.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư ..............................................................58
4.5.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán ...................................................60
4.5.3. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận.....................................................................62
4.6. Đánh giá sơ lược tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................65
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY MAY TIỀN TIẾN....................................................68
5.1. Những kết quả đạt được và những tồn tại......................................................68
5.1.1. Những kết quả đạt được..........................................................................68
5.1.2. Những tồn tại ..........................................................................................68
5.2. Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty may Tiền
Tiến .......................................................................................................................69
5.2.1. Giải pháp về thị trường...........................................................................69
5.2.2. Giải pháp về sản phẩm............................................................................70
5.2.3. Giải pháp về Marketing ..........................................................................71
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.........................................................73
6.1. Kết luận..........................................................................................................73
6.2. Kiến nghị........................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................75
PHỤ LỤC .............................................................................................................76
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Bảng tổng hợp doanh thu, chi phí, lợi nhuận qua ba năm.......................22
Bảng 2: Bảng tổng hợp tình hình doanh thu của công ty giai đoạn 2004-2006 ...24
Bảng 3: Bảng tổng hợp tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................27
Bảng 4: Bảng tổng hợp doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh ...............................28
Bảng 5: Bảng tổng hợp doanh thu gia công xuất khẩu theo thị trường giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................31
Bảng 6: Bảng tổng hợp doanh thu gia công xuất khẩu theo mặt hàng giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................35
Bảng 7: Bảng tổng hợp số lượng hàng gia công của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................38
Bảng 8: Bảng tổng hợp giá gia công các mặt hàng của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................49
Bảng 9: Bảng tổng hợp doanh thu kinh doanh xuất khẩu theo thị trường giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................41
Bảng 10: Bảng tổng hợp doanh thu kinh doanh xuất khẩu theo mặt hàng giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................44
Bảng 11: Bảng tổng hợp số lượng hàng kinh doanh của công ty giai đoạn
2004-2006 ............................................................................................................47
Bảng 12: Bảng tổng hợp giá cả hàng FOB của công ty giai đoạn 2004-2006 .....48
Bảng 13: Bảng tổng hợp tình tình chi phí của công ty giai đoạn 2004-2006.......49
Bảng 14: Bảng tổng hợp tình hình lợi nhuận của công ty giai đoạn 2004-2006..54
Bảng 15: Bảng phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty qua
ba năm...................................................................................................................57
Bảng 16: Bảng phân tích tỉ suất đầu tư tổng quát của công ty giai đoạn
2004-2006 ............................................................................................................58
Bảng 17: Bảng phân tích tỉ suất tự tài trợ của công ty giai đoạn 2004-2006 .......59
Bảng 18: Bảng phân tích hệ số khái quát tình hình công nợ của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................60
Bảng 19: Bảng phân tích hệ số thanh toán hiện hành của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................61
Bảng 20: Bảng phân tích hệ số thanh toán nhanh của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................61
Bảng 21: Bảng phân tích tỉ suất lợi nhuận ròng của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................62
Bảng 22: Bảng phân tích suất sinh lời của tài sản của công ty giai đoạn
2004-2006 ............................................................................................................63
Bảng 23: Bảng phân tích suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của công ty giai đoạn
2004-2006 .............................................................................................................64
Bảng 24: Bảng tổng hợp một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty ............................................................................................................65
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty may Tiền Tiến....................................14
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty ..............................................18
Hình 3: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận .....22
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty
giai đoạn 2004-2006 .............................................................................................27
Hình 5: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ gữa doanh thu kinh doanh và doanh thu
gia công của công ty .............................................................................................29
Hình 6: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện lợi nhuận kế hoạch của công ty giai
đoạn 2004-2006 ....................................................................................................57
TÓM TẮT
Nội dung của đề tài tập trung phân tích tình hình sản xuất kinh doanh
của Công ty cổ phần may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006. Số liệu sử
dụng trong đề tài chủ yếu được thu thập từ các báo cáo tài chính kết hợp với việc
quan sát, tìm hiểu và trực tiếp trao đổi với các nhân viên của phòng kế toán và
phòng kế hoạch kinh doanh. Các số liệu thu thập được xử lí bằng phần mềm
Excel và sử dụng phương pháp so sánh để phân tích, đánh giá biến động của các
chỉ tiêu qua từng năm. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chi tiết theo
các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân
tố đến chỉ tiêu phân tích.
Hoạt động chính của công ty là sản xuất gia công và sản xuất kinh doanh
hàng may mặc xuất khẩu. Trong ba năm qua, doanh thu từ lĩnh vực gia công
hàng may mặc xuất khẩu ngày càng tăng. Trong khi đó, doanh thu từ lĩnh vực
kinh doanh lại liên tục giảm sút làm cho tổng doanh thu của công ty giảm liên tục
qua ba năm. Tổng chi phí cũng biến động tương tự như doanh thu. Sở dĩ, tổng chi
phí liên tục giảm là do biến động giảm của giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng.
Về lợi nhuận, lợi nhuận của công ty tăng giảm không ổn định qua ba năm. Lợi
nhuận trước thuế giảm đáng kể vào năm 2005 và tăng nhẹ ở năm 2006. Qua đó,
đề tài còn đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.
Nội dung của đề tài gồm 6 chương:
¾ Chương 1: Giới thiệu.
¾ Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
¾ Chương 3: Giới thiệu chung về Công ty cổ phần may Tiền Tiến.
¾ Chương 4: Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần
may Tiền Tiến.
¾ Chương 5: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ
phần may Tiền Tiến.
¾ Chương 6: Kết luận và kiến nghị
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn
tại và phát triển. Môi trường cạnh tranh này ngày càng gay gắt. Trong cuộc cạnh
tranh đó, có nhiều doanh nghiệp trụ vững và phát triển sản xuất nhưng cũng
không ít doanh nghiệp đã thua lỗ, giải thể và phá sản. Để có thể trụ lại trong cơ
chế thị trường, các doanh nghiệp phải luôn nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm
chi phí sản xuất, nâng cao uy tín của doanh nghiệp mình trên thương trường,…
Do đó, kinh doanh có hiệu quả và nâng cao hiệu quả kinh doanh luôn là vấn đề
được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu và trở thành điều kiện sống còn để
doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Chính vì vậy, việc phân tích thường xuyên
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sẽ giúp cho các nhà quản trị đánh giá
đầy đủ, chính xác mọi diễn biến và kết quả của hoạt động sản xuất kinh doanh,
biết được những mặt mạnh cần phát huy và những yếu kém cần khắc phục trong
mối quan hệ với môi trường xung quanh. Đồng thời biết được các nhân tố ảnh
hưởng, mức độ ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, tìm ra những giải pháp thích hợp để không
ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thấy được tầm quan trọng cũng như lợi ích mà việc phân tích hiệu quả
kinh doanh mang lại cho doanh nghiệp, sau một thời gian tìm hiểu tình hình hoạt
động sản xuất kinh doanh thực tế tại công ty, em đã chọn đề tài “ Phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần may Tiền Tiến” làm nội dung
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty cổ phần may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006. Trên
cơ sở đó, đề ra những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty qua ba năm
2004-2006.
- Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến doanh thu, chi phí, lợi
nhuận của công ty.
- Đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty thông qua các chỉ
tiêu tài chính cơ bản.
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
của công ty trong thời gian tới.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Không gian
Đề tài được thực hiện tại Công ty cổ phần may xuất khẩu Tiền Tiến.
1.3.2. Thời gian
Đề tài được thực hiện trong thời gian ba tháng thực tập từ ngày
05/03/2007 đến ngày 11/06/2007.
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tình hình sản xuất kinh doanh của
Công ty may Tiền Tiến qua ba năm 2004, 2005, 2006.
1.4. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
Nguyễn Thị Ánh Nga, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
tại Công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long, lớp kế toán 01, khoá 28, trường Đại học
Cần Thơ.
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các chỉ tiêu
doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng và
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty thông qua việc phân tích các
chỉ tiêu tài chính. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thuỷ sản Cửu Long.
Lương Thị Hữu Duyên, (2006). Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh và một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế tại bưu điện tỉnh Vĩnh
Long, lớp kế toán 01, khoá 28, trường Đại học Cần Thơ.
Đề tài này cũng sử dụng phương pháp so sánh để phân tích doanh thu,
chi phí, lợi nhuận của công ty. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp chi
tiết theo các bộ phận cấu thành của chỉ tiêu để đánh giá doanh thu và lợi nhuận
của công ty theo từng loại hình dịch vụ để từ đó xác định hoạt động nào là thế
mạnh chủ lực của bưu điện, hoạt động nào có khả năng phát triển thêm. Đồng
thời, đề tài cũng phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của
bưu điện và các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế của bưu điện tỉnh Vĩnh
Long.
Nguyễn Năng Phúc (2003). Phân tích kinh tế doanh nghiệp, NXB Tài
chính.
Chương 6: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá và lợi nhuận
của doanh nghiệp.
- Khái niệm lợi nhuận.
- Nguồn hình thành lợi nhuận.
Phạm Văn Dược, Đặng Thị Kim Cương (2004). Phân tích hoạt động kinh
doanh, NXB Tổng hợp, TP.HCM.
Chương 1: Lí luận chung
- Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của phân tích hiệu quả kinh doanh.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân tích chi tiết.
Chương 8: Phân tích các báo cáo tài chính.
Ý nghĩa và công thức tính một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
Nguyễn Tấn Bình. Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống kê.
Chương 5: Phân tích tình hình tài chính.
Ý nghĩa và công thức tính của một số chỉ tiêu tài chính cơ bản.
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN
2.1.1. Khái niệm, ý nghĩa và mục đích của phân tích hiệu quả kinh
doanh
2.1.1.1. Khái niệm
- Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ
sử dụng các nguồn lực sẵn có của đơn vị cũng như của nền kinh tế để thực hiện
các mục tiêu đã đề ra.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh là quá trình nghiên cứu toàn bộ quá trình
sản xuất kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đánh giá tình
hình kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh. Trên
cơ sở đó, đề ra các phương án và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất
kinh doanh ở doanh nghiệp.
2.1.1.2. Ý nghĩa
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh thông qua những chỉ tiêu kinh tế
đã xây dựng.
- Giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng đắn khả năng, sức mạnh và hạn chế
của doanh nghiệp.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng chưa được phát hiện.
- Là cơ sở quan trọng để ra các quyết định kinh doanh.
- Là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả ở
doanh nghiệp.
- Phân tích kinh doanh giúp dự báo, đề phòng và hạn chế những rủi ro nhất
định trong kinh doanh.
- Hữu dụng cho cả đối tượng bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
2.1.1.3. Mục đích
- Nhằm đánh giá và kiểm tra khái quát giữa kết quả đạt được so với mục
tiêu, kế hoạch đề ra để xem trong quá trình hoạt động doanh nghiệp đã có cố
gắng trong việc hoàn thành mục tiêu đề ra hay không, từ đó tìm ra nguyên nhân
và biện pháp khắc phục.
- Bên cạnh đó, việc phân tích cũng giúp cho doanh nghiệp thấy được những
mặt hàng ưu thế của mình trên thị trường, từ đó xây dựng cơ cấu mặt hàng kinh
doanh có hiệu quả, góp phần nâng cao tổng mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả kinh doanh cũng giúp ta nhìn ra các nhân tố bên trong
và bên ngoài ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và tìm ra các nguyên nhân gây
nên mức độ ảnh hưởng đó, từ đó giúp đề ra các biện pháp khai thác khả năng
tiềm tàng và khắc phục những yếu kém, tồn tại của quá trình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp.
2.1.2. Đối tượng sử dụng để đánh giá, phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh
2.1.2.1. Doanh thu
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đã thu
được hoặc sẽ thu được trong kỳ kinh doanh phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh
doanh, hoạt động tài chính và các hoạt động không thường xuyên khác của doanh
nghiệp góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
Theo nguồn hình thành, doanh thu của doanh nghiệp bao gồm các bộ
phận cấu thành sau:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
+ Bán hàng: bán sản phẩm do doanh nghiệp sản xuất ra, bán hàng hoá
mua vào,…
+ Cung cấp dịch vụ: Thực hiện công việc đã thoả thuận theo hợp đồng
trong một hoặc nhiều kỳ kinh doanh như: dịch vụ vận tải, dịch vụ gia công, cho
thuê tài sản cố định,…
- Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh các khoản doanh thu phát sinh từ
hoạt động tài chính như: tiền lãi cho vay, lãi tiền gửi ngân hàng, cổ tức, lợi nhuận
được chia, thu nhập từ hoạt động đầu tư chứng khoán, lãi do chênh lệch tỷ giá
hối đoái, lãi do bán ngoại tệ.
- Thu nhập khác: Phản ánh các khoản thu nhập, doanh thu ngoài hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: thanh lý, nhượng bán tài sản cố định,
tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, các khoản được ngân sách Nhà nước
hoàn lại,…
2.1.2.2. Chi phí
Chi phí là một phạm trù kinh tế quan trọng gắn liền với sản xuất và lưu
thông hàng hoá. Đó là những hao phí lao động xã hội được biểu hiện bằng tiền
trong quá trình hoạt động kinh doanh. Chi phí của doanh nghiệp là tất cả những
chi phí phát sinh gắn liền với doanh nghiệp trong quá trình hình thành, tồn tại và
hoạt động từ khâu mua nguyên vật liệu, tạo ra sản phẩm đến khi tiêu thụ nó.
Có nhiều loại chi phí, tuy nhiên trong phạm vi của đề tài chỉ xem xét sự
biến động của các loại chi phí sau:
- Giá vốn hàng bán: Phản ánh trị giá vốn (giá nhập kho) của sản phẩm, hàng
hoá, dịch vụ sản xuất.
- Chi phí bán hàng: Phản ánh các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình
bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ như: chi phí nhân viên bán hàng, chi
phí vật liệu bao bì,…
- Chi phí quản lí doanh nghiệp: Phản ánh các chi phí quản lý chung của
toàn doanh nghiệp gồm các chi phí như: chi phí nhân viên bộ phận quản lý doanh
nghiệp, chi phí vật liệu văn phòng,…
- Chi phí tài chính: Chi phí tài chính bao gồm các khoản chi phí hoặc lỗ
phát sinh liên quan đến hoạt động đầu tư tài chính như: chi phí đi vay, lỗ phát
sinh khi bán ngoại tệ, lỗ chênh lệch tỷ giá,…
- Chi phí khác: Chi phí khác là những chi phí phát sinh do các sự kiện riêng
biệt với các hoạt động thông thường của doanh nghiệp như : chi phí thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định, tiền phạt do vi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt
thuế,…
2.1.2.3. Lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp là số chênh lệch giữa các khoản doanh thu
thu về so với các khoản chi phí bỏ ra. Lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc vào
chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh và trình độ quản lí của doanh nghiệp.
Theo nguồn hình thành, lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm các bộ
phận cấu thành sau đây:
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là lợi nhuận thu
được do tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ từ các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ hoạt động tài chính: Là phần chênh lệch giữa thu
và chi trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
- Lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác: Là khoản lợi nhuận mà doanh
nghiệp thu được ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh, mang tính chất không
thường xuyên hay nói cách khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các hoạt
động khác của doanh nghiệp.
2.1.3. Một số chỉ tiêu phân tích
2.1.3.1. Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư
Tỉ suất đầu tư nói lên kết cấu tài sản (kết cấu vốn), là tỉ lệ giữa tài sản cố
định và đầu tư dài hạn so với tổng tài sản. Tỉ suất đầu tư cũng là chỉ tiêu thể hiện
sự khác nhau của bảng cân đối kế toán giữa các doanh nghiệp khác nhau về đặc
điểm, ngành nghề kinh doanh.
a. Tỉ suất đầu tư tổng quát
Đầu tư tổng quát gồm: tài sản cố định và tất cả các đầu tư dài hạn của
doanh nghiệp.
Trị giá TSCĐ và các khoản đầu tư dài hạn
Tỉ suất đầu tư tổng quát = * 100%
Tổng tài sản
b. Tỉ suất vốn chủ sở hữu
Tỉ suất vốn chủ sở hữu hay còn gọi là tỉ suất tự tài trợ cho thấy mức độ
tự chủ về vốn và tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn.
Vốn chủ sở hữu
Tỉ suất tự tài trợ = * 100%
Nguồn vốn
2.1.3.2. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán
a. Hệ số khái quát tình hình công nợ
Hệ số này dùng để xem xét sự chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa doanh
nghiệp và các đối tác của mình.
Khoản phải thu ngắn hạn
Hệ số khái quát tình hình công nợ =
Khoản phải trả ngắn hạn
b. Hệ số thanh toán ngắn hạn
Hệ số thanh toán ngắn hạn còn gọi là hệ số thanh toán hiện hành. Hệ số
này biểu thị sự cân bằng giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn hay nói
cách khác là hiện trạng của tài sản lưu động trong kỳ kinh doanh hiện tại. Ý
nghĩa của hệ số là mức độ trang trải của tài sản lưu động đối với nợ ngắn hạn mà
không cần tới một khoản vay mượn thêm.
Tài sản lưu động
Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
c. Hệ số thanh toán nhanh
Hệ số này đo lường mức độ đáp ứng nhanh của vốn lưu động trước các
khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ đến hạn là tiền
và các khoản tương đương tiền.
Tiền và các khoản tương đương tiền
Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
2.1.3.3. Nhóm chỉ tiêu về lợi nhuận
Lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp. Lợi nhuận luôn được
mọi người quan tâm và cố gắng tìm hiểu. Khi phân tích, lợi nhuận được đặt trong
tất cả các mối quan hệ có thể, mỗi góc độ nhìn đều cung cấp cho nhà phân tích
một ý nghĩa cụ thể để phục vụ cho các quyết định quản trị.
a. Tỉ suất lợi nhuận ròng
Lãi ròng ở đây là lợi nhuận sau thuế. Tỉ suất lợi nhuận ròng hay còn goại
là suất sinh lời của doanh thu thuần, mang ý nghĩa một đồng doanh thu thuần tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Lãi ròng
Tỉ suất lợi nhuận ròng = * 100%
Doanh thu thuần
b. Suất sinh lời của tài sản (ROA)
Hệ số suất sinh lời của tài sản ROA mang ý nghĩa một đồng tài sản tạo
ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. Hệ số càng cao thể hiện sự sắp xếp, phân bổ và
quản lý tài sản càng hợp lý và hiệu quả.
Lãi ròng
ROA = * 100%
Tổng tài sản
c. Suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Hệ số suất sinh lời của vốn chủ sở hữu mang ý nghĩa một đồng vốn chủ
sở hữu tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu.
Lãi ròng
ROE = * 100%
Vốn chủ sở hữu
2.1.4. Tài liệu sử dụng trong phân tích hiệu quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp
- Bảng cân đối kế toán: là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát
toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn vốn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là báo cáo tài chính tổng hợp tình
hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kinh doanh của doanh nghiệp, chi tiết
theo hoạt động sản xuất kinh doanh chính và hoạt động khác, tình hình thực hiện
nghĩa vụ với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu sử dụng trong bài chủ yếu được thu thập qua các báo cáo tài chính
của công ty như: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo tổng
kết của phòng kế hoạch- kinh doanh.
- Trực tiếp phỏng vấn nhân viên phòng kế toán, phòng kế hoạch- kinh
doanh xuất nhập khẩu.
- Quan sát, tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty trong thời gian thực tập.
2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu
Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá tình hình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp qua ba năm 2004-2006. Đồng thời, đề tài còn
sử dụng phương pháp chi tiết theo từng yếu tố cấu thành để đánh giá mức độ ảnh
hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.
U Phương pháp so sánh
Khái niệm
Phương pháp so sánh là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây la phương
pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích kết quả kinh doanh.
Tiêu chuẩn so sánh
Tiêu chuẩn so sánh thường là:
- Tài liệu năm trước nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu.
- Các chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch.
Điều kiện so sánh
Các chỉ tiêu được so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian,
cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán,…
Kỹ thuật so sánh
- So sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân
tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện khối lượng qui
mô của các hiện tượng kinh tế.
- So sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ
phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh biểu hiện kết
cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức phổ biến của các hiện tượng kinh tế.
U Phương pháp chi tiết theo bộ phận cấu thành của chỉ tiêu
Các chỉ tiêu kinh tế thường được chi tiết thành các yếu tố cấu thành.
Nghiên cứu chi tiết giúp ta đánh giá chính xác các yếu tố cấu thành của chỉ tiêu
phân tích.
CHƯƠNG 3
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN
3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
3.1.1. Giới thiệu tổng quan về công ty
- Tên công ty: Công ty cổ phần may Tiền Tiến.
- Tên giao dịch quốc tế: Tien Tien Garment Import Export Company.
- Tên viết tắt: TIVITEC.Co. Ldt.
- Trụ sở công ty: số 234, đường Đinh Bộ Lĩnh, khu phố 6, phường 9, Thành
phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
- Điện thoại: 073- 851201, 073- 851202.
- Fax: 073- 851205.
- Email: tientien@hcm.vnn.vn.
- Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
- Vốn điều lệ: 7.673 triệu đồng
- Lĩnh vực kinh doanh: sản xuất kinh doanh hàng may mặc
3.1.2. Lịch sử hình thành
Công ty được thành lập từ liên doanh giữa Công ty thương nghiệp tổng
hợp Tiền Giang và công ty may Việt Tiến thuộc Tổng công ty dệt may Việt Nam
theo quyết định số 547/QĐ/UB của Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Tiền Giang ngày
01/11/1993.
Sau thời gian chuẩn bị về nhân lực và cơ sở hạ tầng, tháng 04/1994 công
ty chính thức đi vào hoạt động với 1 xí nghiệp may và 200 công nhân. Ngày
28/10/1994 công ty được Bộ Thương Mại cấp giấy phép xuất khẩu số
4143010/GP. Do làm ăn ngày càng hiệu quả nên tháng 11/1997 công ty đã mở
thêm xí nghiệp 2 ở khu B và vào tháng 4/2004 công ty tiếp tục mở thêm xí
nghiệp 3 và 4 ở ấp Phong Thuận A, xã Tân Mỹ Chánh, Thành phố Mỹ Tho, tỉnh
Tiền Giang.
Như vậy, đến nay công ty đã có 4 xí nghiệp với 28 chuyền may cùng các
bộ phận quản lý và phục vụ sản xuất, có trên 2.000 công nhân sản xuất trên tổng
diện tích mặt bằng 15.489 m2.
- Nhà xưởng: 5.121 m2
- Văn phòng: 1.803 m2
- Xưởng cắt: 1.504 m2
- Xưởng ủi: 1.039 m2
- Đóng gói: 1.191 m2
- Kho: 2.094 m2
Lĩnh vực hoạt động chính của công ty là gia công hàng may mặc xuất
khẩu. Ngoài ra, công ty còn sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu và tiêu
thụ nội địa. Sản phẩm chính của công ty là quần áo thời trang phụ nữ và trẻ em
như: jacket, chemise, trouse, veston, short, đầm, váy, blouse. Năng lực sản xuất
khoảng 5 triệu sản phẩm/ năm. Phần lớn sản phẩm của công ty được xuất sang
Mỹ, Châu Âu, Đài Loan, …
3.2. CHỨC NĂNG VÀ MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG
3.2.1. Chức năng
Hiện nay, công ty may Tiền Tiến có các hoạt động chủ yếu sau:
- Sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu.
- Sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu.
- Sản xuất hàng may mặc để tiêu thụ nội địa.
- Gia công hàng may mặc cho các đối tác trong nước.
3.2.2. Mục tiêu
- Đầu tư cho việc thiết kế mẫu mã, đa dạng hoá sản phẩm, nắm bắt kịp thời
xu thế thời trang quốc tế đảm bảo đáp ứng nhu cầu mặc đẹp ngày càng cao của
xã hội.
- Tạo chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo uy tín với các nhà đầu tư
trong và ngoài nước.
- Mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa.
- Đầu tư xây dựng nhà xưởng hiện đại, đổi mới thiết bị, công nghệ theo
hướng tiếp cận với công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng
năng suất, hạ giá thành.
- Nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề cho cán bộ quản lý sản
xuất, thiết kế, kinh doanh và công nhân may.
3.3. CƠ CẤU TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao, nhiều
kinh nghiệm, cùng với cơ sở vật chất kỹ thật không ngừng được cải tiến đã làm
cho công việc tổ chức thực hiện và quản lý hoạt động của công ty ngày một ổn
định và hoàn thiện.
Cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình trực tuyến- chức năng. Các
phòng ban, xí nghiệp được quyền chủ động trong phạm vi chức năng mà bộ phận
đó đảm nhiệm để đảm bảo công việc được tiến hành thuận lợi, dễ kiểm soát trong
quá trình thực hiện.
Các phòng ban, xí nghiệp thông qua cuộc họp giao ban hàng tuần nắm
chủ trương và kế hoạch của công ty để có sự phối hợp nhịp nhàng.
3.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng
kho
vận- vô
bao
đóng
gói
Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty may Tiền Tiến
Tổng
kho
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH SẢN XUẤT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHỤ TRÁCH NỘI CHÍNH
Phòng kế
hoạch
kinh
doanh-
xuất nhập
khẩu
Phòng
kế
toán-
tài vụ
BAN
ĐIỀU
HÀNH
KHU B
Phòng
KCS
Phòng
sơ đồ
Phòng
cơ điện
Phòng
tổ
chức
hành
chính
Phòng
thiết kế
Xí
nghiệp
1
Xí
nghiệp
2
Xí
nghiệp
3
Xí
nghiệp
4
Trạm
giao
dịch
TP.HCM
Điều hành trực tiếp
Phối hợp điều hành
3.3.2. Chức năng của các phòng, ban trong công ty
Hệ thống các phòng ban chức năng điều phối toàn bộ hoạt động của các
xưởng sản xuất gồm có: 8 phòng nghiệp vụ, ban điều hành xí nghiệp 1, ban điều
hành khu B.
* Ban giám đốc
• Tổng giám đốc
- Là người đại diện theo pháp luật của công ty, có thẩm quyền cao nhất
trong lãnh đạo, quản lý điều hành mọi hoạt động của công ty.
- Tổ chức thực hiện các quyết định của Hội đồng thành viên, quyết định tất
cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
- Ký kết hợp đồng, tổ chức chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh
doanh, kế hoạch đầu tư của công ty.
• Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất
- Là người phụ trách hoạt động sản xuất của toàn công ty và chịu trách
nhiệm về năng suất, chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất, kế hoạch giao hàng
theo cam kết với khách hàng.
- Trên cơ sở chỉ tiêu kế hoạch sản xuất đề ra cho các xí nghiệp, phó tổng
giám đốc có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra công tác triển khai thực hiện của các
xí nghiệp. Khi cần thiết được quyền điều phối các phòng chức năng, chỉ đạo ban
điều hành khu B, xử lý các sự cố xảy ra để đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ
được giao.
- Phó tổng giám đốc được tổng giám đốc uỷ quyền giải quyết công việc khi
tổng giám đốc đi công tác xa. Đồng thời, phó tổng giám đốc là trưởng ban chỉ
đạo thực hiện ISO và SA của công ty.
• Phó tổng giám đốc phụ trách nội chính
Là người phụ trách toàn bộ công tác nội chính của công ty bao gồm: tổ
chức, nhân sự, hành chính, quản trị, y tế, nhà ăn, các chính sách chế độ đối với
người lao động, công tác an toàn của cơ quan, phòng cháy chữa cháy, phát ngôn
báo chí, đào tạo, thi đua , khen thưởng, kỷ luật,… Phó giám đốc nội chính trực
tiếp phụ trách phòng tổ chức hành chính của công ty.
* Phòng tổ chức hành chính
Tham mưu giúp việc cho tổng giám đốc về công tác tổ chức nhân sự,
tiền lương, chính sách, chế độ đối với người lao động hành chính quản trị, tuyển
dụng, thôi việc, đào tạo, thi đua, khen thưởng, kỷ luật, y tế, nhà ăn, tạp vụ vệ
sinh, công tác an ninh trật tự, phòng cháy chữa cháy trong toàn bộ công ty.
* Phòng kế toán- tài vụ
Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc giải quyết các hoạt động thuộc
lĩnh vực tài chính kế toán, quản lý nguồn vốn và lập kế hoạch vốn kinh doanh
theo chế độ hạch toán kế toán hiện hành.
- Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh toán
Kế toán vật tư
Kế toán tài sản cố định
* Phòng kế hoạch kinh doanh xuất nhập khẩu
Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về việc lập kế hoạch kinh doanh,
thống kê kế hoạch, quản lý xuất nhập khẩu nguyên phụ liệu- hàng hoá, hoạt động
marketing, điều phối mạng lưới kinh doanh, đàm phán ký kết hợp đồng với
khách hàng.
* Phòng thiết kế
Chuyên trách công tác thiết kế sản phẩm, mẫu mã mới phù hợp với thị
hiếu của khách hàng.
* Phòng KCS
Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về công tác kiểm tra chất lượng
sản phẩm, thoã mãn những cam kết về chất lượng sản phẩm đã ký kết với khách
hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công
tác kiểm tra chất lượng sản phẩm trong toàn công ty.
* Phòng cơ điện
Quản lý toàn bộ hệ thống điện, máy móc thiết bị, phương tiện phục vụ
sản xuất của công ty. Tổ chức kiểm tra định kỳ để bảo trì, sửa chữa hoặc đề xuất
mua sắm trang thiết bị phục vụ sản xuất, thực hiện việc điều phối máy móc giữa
các xí nghiệp hoặc giữa các bộ phận khi có chỉ đạo của ban lãnh đạo công ty.
* Phòng sơ đồ
Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc về những vấn đề liên quan đến
định mức và sơ đồ cắt theo hợp đồng đã ký với khách hàng , đồng thời chịu trách
nhiệm tổ chức bộ máy và thực hiện công việc trong công ty theo chỉ đạo của tổng
giám đốc.
* Phòng kho vận- vô bao đóng gói
Tham mưu giúp việc cho ban giám đốc các vấn đề có liên quan đến vận
chuyển, áp tải, xếp dở hàng hoá, quản lí kho bãi, giám định và cấp phát nguyên
phụ liệu đáp ứng sản xuất, hoàn tất đóng gói hàng hoá, đồng thời chịu trách
nhiệm về tổ chức bộ máy và thực hiện nội dung công việc theo chỉ đạo của tổng
giám đốc.
* Ban điều hành khu B
- Giám đốc điều hành khu B được lãnh đạo công ty uỷ nhiệm chỉ đạo toàn
bộ hoạt động của khu B và chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc về những quyết
định của mình.
- Mỗi xí nghiệp có 1 giám đốc trực tiếp quản lý. Giúp việc cho giám đốc xí
nghiệp có 2 phó giám đốc: phó giám đốc phụ trách sản xuất và phó giám đốc phụ
trách kỹ thuật.
- Đối với các tổ sản xuất, điều hành trực tiếp có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó, 1
nhân viên phụ trách kỹ thuật.
3.3.3. Nguồn nhân lực
Tổng số lao động hiện nay của công ty là 2.041 người trong đó lao động
nữ là 1.560 người chiếm tỷ lệ 76%, lao động nam là 481 người chiếm tỷ lệ 24%.
Bộ phận trực tiếp sản xuất có 1.606 người sử dụng hơn 2.000 máy chuyên
dùng, bình quân có tay nghề bậc 3 trở lên được tổ chức làm việc ở các phân
xưởng cắt, kỹ thuật, may, kho nguyên vật liệu và kho thành phẩm. Công nhân
làm việc 8- 10 giờ/ ngày, thời gian làm sẽ thay đổi, tăng ca tuỳ theo thời vụ để
đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Công ty luôn hạn chế tối đa việc tăng ca nhưng
vẫn đảm bảo tiến độ giao hàng.
Bộ phận chuyên môn và quản lý có 133 người được phân công ở các
phòng nghiệp vụ có trình độ chuyên môn khá cao. Trong đó có 54 người có trình
độ đại học và cao đẳng, 79 người có trình độ trung học và trung học chuyên
nghiệp.
3.4. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
3.4.1. Sơ đồ tổ chức công tác kế toán
Mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty áp dụng là mô hình kế toán
tập trung.
3.4.2. Chức năng
Tổng số cán bộ, nhân viên phòng kế toán- tài vụ của công ty hiện nay là
5 người tương ứng với 5 phần hành trên.
* Kế toán trưởng: Tổ chức, điều hành toàn bộ hoạt động kế toán tài chính
trong công ty. Kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính, xử lí các vấn đề phát
sinh trong kế toán. Báo cáo ban giám đốc hoạt động tài chính và các hoạt động
sản xuất kinh doanh của đơn vị.
* Kế toán tổng hợp: Tổng hợp các số liệu từ các kế toán phần hành khác để
xác định kết quả kinh doanh của công ty. Lập báo cáo tài chính định kỳ (quí,
năm) gởi đến các cơ quan chức năng. Ngoài ra, kế toán tổng hợp còn theo dõi
công nợ các khoản phải thu khách hàng.
* Kế toán thanh toán: Chịu trách nhiệm giám sát, theo dõi các khoản thu chi
vốn bằng tiền, các khoản thu chi tạm ứng, tiền gởi ngân hàng, tiền vay, thanh
toán vốn vay và trả lãi tiền vay. Theo dõi tình hình xuất nhập kho hàng hoá và
thanh toán thu chi của cửa hàng trực thuộc công ty.
Kế toán tổng hợp
Kế toán trưởng
Kế toán vật tư Kế toán TSCĐ Kế toán thanh toán
Hình 2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
* Kế toán tài sản cố định: Tổ chức ghi chép, phản ánh tình hình tăng giảm tài
sản cố định, tính toán và phân bổ chi phí khấu hao tài sản cố định trong kỳ. Chịu
trách nhiệm theo dõi tình hình xuất, nhập nguyên vật liệu. Theo dõi các khoản
thu chi của nhà ăn.
* Kế toán vật tư: Theo dõi tình hình xuất nhập nguyên phụ liệu gia công cho
khách hàng. Bên cạnh đó, kế toán vật tư còn phải theo dõi các công nợ phải trả
cho khách hàng và người bán.
3.5. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG
TY
3.5.1. Thuận lợi
- Nằm trong khu vực thành phố Mỹ Tho gần trục lộ giao thông chính nên
rất thuận lợi về cơ sở hạ tầng như: mạng lưới giao thông , điện, nước, thông tin
liên lạc,…
- Được sự quan tâm của uỷ ban nhân dân tỉnh, sở chủ quản, các ban ngành
liên quan và sự giúp đỡ của khách hàng trong hợp tác cũng như trong nghiệp vụ
chuyên môn.
- Nguồn lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao, nhiệt tình, năng nổ trong
công việc.
- Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, được trang bị máy móc thiết bị hiện đại
phục vụ cho sản xuất.
- Có kinh nghiệm tích luỹ nhiều năm trong lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu.
Ban lãnh đạo và tập thể công nhân viên có tinh thần đoàn kết nhất trí cao cùng
nhau phấn đấu đưa doanh nghiệp ngày một tiến lên.
- Với chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước, mối quan hệ của
công ty với khách hàng ngày càng mở rộng, tạo được uy tín và tên tuổi trên thị
trường. Đây là thế mạnh rất lớn của công ty.
- Ngành hàng chuyên sản xuất của công ty là trang phục cho phụ nữ và trẻ
em, đây cũng là thế mạnh độc quyền trên thị trường may mặc Việt Nam cũng
như nước ngoài. Chính điều này đã giúp công ty thu hút được nhiều khách hàng
hơn.
- Về phía công ty cũng chủ động nắm bắt thời cơ, phát huy nội lực, không
ngừng cải tiến lề lối làm việc, qui trình kỹ thuật, mạnh dạn đầu tư trang thiết bị
hiện đại. Tổ chức học tập và thực hiện tốt hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001: 2000 và được công ty SGS cấp chứng chỉ ISO vào tháng
2/2002. Trên cơ sở đó, giám đốc công ty cũng cam kết thực hiện những yêu cầu
của hệ thống trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000: 2001 và cũng đã được
SGS cấp chứng chỉ công nhận vào tháng 4/2005.
- Những thuận lợi trên đã giúp cho công ty đạt được nhiều thành tựu như:
năm 2003 công ty được chính phủ và uỷ ban nhân dân tặng cờ thi đua hoàn thành
xuất sắc nhiện vụ, đồng thời trong năm đó công ty được chính phủ trao tặng huy
chương lao động hạng 3. Đạt được những thành tựu trên là nhờ sự quan tâm giúp
đỡ của tỉnh uỷ, uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, Tổng công ty dệt may Việt
Nam, công ty may Việt Tiến và sự nỗ lực làm việc của ban lãnh đạo và toàn thể
cán bộ công nhân viên của công ty.
3.5.2. Khó khăn
- Sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng gay gắt, tỷ giá hối đoái không ổn
định gây khó khăn cho việc định giá đầu ra.
- Việc lựa chọn đối tác gia công ngày càng phải thận trọng và khắc khe hơn.
Các công ty may mặc trong nước và một số quốc gia lân cận ngày càng phát triển
mạnh. Điều đó tuy có kích thích cạnh tranh nhưng đồng thời cũng làm phát sinh
tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong nội bộ ngành, lợi dụng yếu điểm
này mà khách hàng ép giá.
- Trình độ tay nghề công nhân không đồng đều, năng suất lao động chưa đạt
mức chuẩn theo quy định của ngành may.
- Thị trường Mỹ tuy lớn nhưng đòi hỏi về chất lượng sản phẩm rất khắc khe
đòi hỏi cán bộ lao động trong toàn công ty phải cố gắng nhiều hơn nữa.
- Công ty có khả năng để mở rộng sản xuất kinh doanh nhưng khả năng tiếp
cận nguồn vốn còn rất hạn chế do lãi suất cho vay của ngân hàng hiện nay còn
cao nên không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, thủ tục
vay vốn còn phức tạp, khó khăn.
3.5.3. Hướng phát triển
- Phát triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh theo xu hướng hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới.
- Đa dạng hoá mẫu mã, chủng loại sản phẩm với chất lượng tốt nhất để đáp
ứng nhu cầu của thị trường.
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với các khách hàng truyền thống đồng thời tìm
kiếm thêm nhiều khách hàng mới.
- Nâng tỷ trọng hàng kinh doanh xuất khẩu (hàng FOB) lên 40- 50% tổng
sản lượng xuất khẩu, phấn đấu đạt doanh thu 130- 170 tỷ đồng/ năm.
- Thực hiện đầy đủ chính sách với người lao động, nâng cao mức sống cho
cán bộ công nhân viên của công ty đạt từ 1,4- 1,5 triệu đồng/ người/ tháng.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN
4.1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
CỦA CÔNG TY QUA BA NĂM
Bảng 1: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN CỦA
CÔNG TY QUA BA NĂM
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng doanh thu 130.120 119.798 119.770
Tổng chi phí 125.531 117.796 117.275
Tổng lợi nhuận trước thuế 3.154 2.002 2.495
(Nguồn: Phòng kế toán)
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Tổng lợi nhuận
Hình 3: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận
Qua biểu đồ ta thấy tổng doanh thu và tổng chi phí của công ty liên tục
giảm qua ba năm. Năm 2005, cả tổng doanh thu và tổng chi phí đều giảm mạnh
so với năm 2004 làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty cũng giảm mạnh so
với năm 2004. Sang năm 2006, tổng doanh thu và tổng chi phí tiếp tục giảm so
với năm 2005. Tuy nhiên, do tốc độ giảm của tổng doanh thu nhỏ hơn tốc độ
giảm của tổng chi phí nên đã làm cho lợi nhuận trước thuế của công ty năm 2006
tăng so với năm 2005. Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
qua ba năm khá hiệu quả, kinh doanh hàng năm đều có lãi.
Để có cái nhìn chi tiết hơn về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty trong thời gian gần đây, ta đi vào phân tích cụ thể tình hình doanh
thu, chi phí và lợi nhuận của công ty trong giai đoạn 2004-2006.
4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2004-2006
4.2.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty qua ba năm
Bảng 2: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
( Nguồn: Phòng kế toán)
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ 128.985 99,13 118.885 99,24 117.272 97,91 -10.100 -7,83 -1.613 -1,36
Doanh thu hoạt động tài chính 781 0,60 548 0,46 726 0,61 -233 -29,83 178 32,48
Thu nhập khác 354 0,27 365 0,30 1.772 1,48 11 3,11 1.407 385,48
Tổng doanh thu 130.120 100,00 119.798 100,00 119.770 100,00 -10.322 -7,93 -28 -0,02
4.2.1.1. Phân tích tổng doanh thu
Tổng doanh thu của công ty bao gồm: doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh thu. Tỷ trọng doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2004 là 99,13%, năm 2005 là 99,24% và năm
2006 là 97,91%. Điều đó chứng tỏ doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh là
nguồn doanh thu chủ yếu của công ty. Doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập
khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh thu.
Qua bảng phân tích ta thấy tổng doanh thu của công ty giai đoạn 2004-
2006 liên tục giảm. Năm 2005 tổng doanh thu của công ty giảm đáng kể so với
năm 2004. Tổng doanh thu của công ty năm 2005 là 119.798 triệu đồng, giảm
đến 10.322 triệu đồng tức giảm 7,93% so với năm 2004. Nguyên nhân là do
doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm này giảm mạnh. Năm 2006
tổng doanh thu của công ty tiếp tục giảm nhưng giảm không đáng kể. Tổng
doanh thu của công ty năm 2006 giảm 28 triệu đồng, tức chỉ giảm 0,02% so với
năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu cũng là do biến động giảm của doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ.
Để hiểu rõ hơn tình hình biến động của doanh thu trong ba năm qua ta
phân tích ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của công ty.
4.2.1.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng doanh thu của
công ty
a. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn doanh thu chính,
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của công ty. Hoạt động sản xuất
kinh doanh chính của công ty là hoạt động sản xuất gia công hàng may mặc xuất
khẩu và sản xuất kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu. Bên cạnh đó, công ty còn
sản xuất kinh doanh hàng may mặc trong nước, gia công cho các đối tác cùng
ngành và bán vật tư nguyên phụ liệu dệt may.
Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của
công ty liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ của công ty là 128.985 triệu đồng. Đến năm 2005 doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh cụ thể là giảm 10.100 triệu đồng tức
giảm 7,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là do doanh thu từ hoạt động kinh
doanh hàng may mặc xuất khẩu giảm mạnh. Sang năm 2006 doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2005 cụ thể là giảm 1.613 triệu
đồng, tức giảm 1,36% so với năm 2005. Tuy doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh
của công ty năm 2006 tiếp tục giảm mạnh nhưng do doanh thu gia công và doanh
thu từ các lĩnh vực kinh doanh khác của công ty cũng tăng lên đáng kể nên doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2006 chỉ giảm nhẹ so với năm 2005.
b. Doanh thu hoạt động tài chính
Doanh thu hoạt động tài chính của công ty gồm: lãi tiền gửi, tiền cho
vay, lãi bán ngoại tệ, lãi chênh lệch tỷ giá. Do hoạt động chính của công ty là sản
xuất gia công và kinh doanh hàng xuất khẩu nên sự biến động của doanh thu hoạt
động tài chính chủ yếu là do sự thay đổi của tỷ giá trên thị trường.
Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu hoạt động tài chính của công ty
tăng giảm không đều qua ba năm. Năm 2005 doanh thu hoạt động tài chính của
công ty giảm 233 triệu đồng, tức giảm 29,83% so với năm 2004. Nguyên nhân là
do lãi chênh lệch tỷ giá của công ty giảm. Năm 2006 doanh thu hoạt động tài
chính của công ty tăng 178 triệu đồng tức tăng 32,48% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do công ty thu được một khoản tiền lãi do bán ngoại tệ.
c. Thu nhập khác
Thu nhập khác của công ty chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh
thu của công ty bao gồm thu nhập từ các hoạt động sau: thu từ thanh lý, nhượng
bán tài sản cố định, thu từ các khoản nợ đã xoá sổ và thu tiền phạt do khách hàng
vi phạm hợp đồng.
Nhìn chung, thu nhập khác của công ty có xu hướng tăng. Năm 2005 thu
nhập khác của công ty tăng 11 triệu đồng, tức tăng 3,11% so với năm 2004. Năm
2006 thu nhập khác tăng lên đáng kể cụ thể là tăng 1.407 triệu đồng, tăng tới
385,48% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty thu được một khoản tiền
từ việc thanh lý các máy may công nghiệp và một số máy móc thiết bị đã hư
hỏng không còn sử dụng được. Đồng thời, trước đó công ty có trích trước một
khoản tiền để trả tiền phạt do trả lãi chậm nhưng do ngân hàng không tính tiền
phạt nên số tiền này được đưa vào thu nhập khác của công ty. Chính vì vậy mà
thu nhập khác năm 2006 mới tăng lên đáng kể.
4.2.2. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của
công ty giai đoạn 2004-2006
Bảng 3: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU KẾ
HOẠCH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Tổng doanh thu Kế hoạch Thực hiện So sánh
Năm 2004 135.000 130.120 96,39%
Năm 2005 140.000 119.798 85,57%
Năm 2006 160.000 119.770 74,86%
( Nguồn: Phòng kế toán)
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
140.000
160.000
180.000
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006
Kế hoạch
Thực hiện
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty
giai đoạn 2004-2006
Nhìn chung, tình hình thực hiện doanh thu kế hoạch của công ty liên tục
giảm qua ba năm. Năm 2004 tổng doanh thu thực hiện của công ty đạt 96,39% kế
hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2005 và năm 2006 mức hoàn thành kế hoạch của
doanh thu liên tục giảm sút. Năm 2005 tổng doanh thu thực hiện chỉ bằng
85,57% kế hoạch và sang năm 2006 chỉ bằng 74,86% kế hoạch. Nguyên nhân là
do tình hình sản xuất kinh doanh ngày càng khó khăn, sự cạnh tranh gay gắt trên
thị trường đã làm tổng doanh thu của công ty hàng năm liên tục giảm trong khi
đó công ty lại đặt ra mức doanh thu kế hoạch tương đối cao, năm sau đều cao
hơn năm trước. Chính vì vậy mà tỷ lệ hoàn thành doanh thu kế hoạch của công ty
liên tục giảm. Do đó, trong thời gian tới công ty cần nỗ lực hơn nữa để hoàn
thành các chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, công ty cần căn cứ vào thực trạng
sản xuất để đưa ra chỉ tiêu kế hoạch phù hợp với năng lực sản xuất và tình hình
kinh doanh của công ty mình.
4.2.3. Phân tích doanh thu theo lĩnh vực kinh doanh
Doanh nghiệp sản xuất và hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực
kinh doanh khác nhau như: sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, sản xuất
kinh doanh hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh hàng may mặc ở thị trường nội
địa, gia công cho các đối tác trong nước cùng ngành, bán vật tư nguyên phụ liệu
dệt may. Tuy nhiên, trong phạm vi của đề tài chỉ phân tích doanh thu của hai hoạt
động kinh doanh chính của công ty là gia công và kinh doanh hàng may mặc xuất
khẩu.
Bảng 4: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU THEO LĨNH VỰC KINH
DOANH CHÍNH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005
Doanh thu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền %
Số
tiền %
Gia công 4.677 57,98 5.027 66,83 5.547 78,27 350 7,48 520 10,34
Kinh doanh 3.390 42,02 2.495 33,17 1.540 21,73 -895 -26,40 -955 -38,28
Tổng cộng 8.067 100,00 7.522 100,00 7.087 100,00 -545 -6,76 -435 5,78
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Năm 2004
Gia
công
57,98%
Kinh
doanh
42,02%
Hình 5: Biểu đồ biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu gia công và doanh thu
kinh doanh của công ty
Qua biểu đồ ta thấy tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công luôn lớn
hơn tỷ trọng doanh thu của hoạt động kinh doanh. Điều đó cho thấy hoạt động
sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu là hoạt động kinh doanh chính của
công ty. Tỷ trọng doanh thu của hoạt động gia công liên tục tăng qua ba năm.
Năm 2004 tỷ trọng này là 57,98%, sang năm 2005 tỷ trọng này tăng lên 66,83%
và năm 2006 là 78,27%. Nguyên nhân là do doanh thu của lĩnh vực gia công liên
tục tăng qua ba năm. Trong khi đó, sự sụt giảm liên tục của doanh thu kinh doanh
đã làm cho tỷ trọng doanh thu từ hoạt động kinh doanh này giảm liên tục qua ba
năm. Tỷ trọng doanh thu của lĩnh vực kinh doanh năm 2004 là 42,02%, năm
2005 là 33,17% và đến năm 2006 giảm còn 21,73%.
Qua bảng phân tích ta thấy doanh thu gia công của công ty liên tục tăng
qua ba năm. Năm 2005 doanh thu gia công của công ty tăng 350 ngàn USD tức
tăng 7,48% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu gia công của công ty tiếp tục
tăng cụ thể là tăng 520 ngàn USD tức tăng 10,34% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do số lượng hàng gia công của công ty liên tục tăng qua các năm.
Năm 2005
Gia
công
66,83%
Kinh
doanh
33,17%
Năm 2006
Gia công
78,27%
Kinh
doanh
21,73%
Trong khi doanh thu gia công của công ty liên tục tăng thì doanh thu từ
lĩnh vực kinh doanh của công ty lại giảm liên tục với tốc độ giảm ngày càng cao.
Năm 2005 doanh thu từ lĩnh vực kinh doanh giảm 26,4% so với năm 2004 và
năm 2006 giảm 38,28% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ lĩnh vực gia công
của công ty giảm là do xu thế thời trang thế giới ngày càng hướng tới các sản
phẩm hợp mode, độc đáo với giá cả hợp lý trong khi đó phần lớn các doanh
nghiệp dệt may nói chung và công ty may Tiền Tiến nói riêng chưa có một đội
ngũ thiết kế thật sự chuyên nghiệp nên sản phẩm của công ty chưa thực sự thu
hút được sự chú ý của khách hàng. Bên cạnh đó, do máy móc thiết bị, công nghệ
sản xuất chưa tiên tiến nên năng suất lao động thấp, giá thành cao. Trong khi đó
sản phẩm từ các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn như Trung Quốc, Ấn Độ lại có
ưu thế về sản phẩm đẹp, giá rẻ và sản phẩm của các quốc gia này lại được xuất
khẩu tự do sang thị trường Mỹ sau khi Mỹ dỡ bỏ hạn ngạch dệt may đối với các
quốc gia WTO còn sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn phải áp dụng chế độ hạn
ngạch. Vì vậy mà sức cạnh tranh của hàng may mặc nước ta trên thị trường vẫn
còn tương đối thấp. Đồng thời, hoạt động sản xuất hàng FOB cần vốn kinh doanh
khá lớn do nguyên phụ liệu chủ yếu phải nhập từ nước ngoài với giá khá cao
trong khi đó công ty lại thiếu vốn để sản xuất nên hoạt động sản xuất hàng FOB
cũng giảm dần.
Tuy doanh thu từ hoạt động gia công liên tục tăng nhưng do doanh thu
kinh doanh của công ty hàng năm đều giảm mạnh nên tổng cộng doanh thu từ hai
lĩnh vực này liên tục giảm sút.
4.2.3.1. Hoạt động gia công
Hoạt động sản xuất gia công hàng xuất khẩu là hoạt động chính của
công ty. Doanh thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng rất cao. Với hoạt động này
khách hàng sẽ cung cấp nguyên phụ liệu và mẫu mã sản phẩm cho công ty. Công
ty sẽ sản xuất theo mẫu có sẵn, giao trả sản phẩm đúng thời gian qui định và thu
phí gia công. Doanh thu gia công của công ty bao gồm doanh thu xuất khẩu trực
tiếp và doanh thu uỷ thác xuất khẩu, trong đó doanh thu từ lĩnh vực uỷ thác chỉ
chiếm tỷ trọng nhỏ.
a. Phân tích doanh thu gia công theo thị trường
Bảng 5: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Thị
trường Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Trực tiếp 4.423 94,57 4.904 97,55 5.049 91,02 481 10,87 145 2,96
Anh 361 7,72 1.495 29,74 2.682 48,35 1.134 314,13 1.187 79,40
Mỹ 4.026 86,08 3.112 61,91 1.713 30,88 -914 -22,70 -1.399 -44,96
Đức - - 167 3,32 542 9,77 167 - 375 224,55
Hà Lan 30 0,64 43 0,86 - - 13 43,33 -43 -100,00
Đài Loan 5 0,11 2 0,04 2 0,04 -3 -60,00 0 0,00
Canada 1 0,02 30 0,60 65 1,17 29 2.900,00 35 116,67
HôngKông - - - - 13 0,23 - - 13 -
Nhật Bản - - - - 31 0,56 - - 31 -
Pháp - - 12 0,24 1 0,02 12 - -11 -91,67
Bỉ - - 43 0,86 - - 43 - -43 -100,00
Uỷ thác 254 5,43 123 2,45 498 8,98 -131 -51,57 375 304,88
Tổng cộng 4.677 100,00 5.027 100,00 5.547 100,00 350 7,48 520 10,34
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích tình hình hình doanh thu gia công theo thị trường ta
thấy thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty khá đa dạng trong đó Mỹ và
Anh là hai thị trường mũi nhọn. Đồng thời, công ty cũng đã phát triển thị trường
sang một số nước châu Á như: HôngKông, Nhật Bản, Đài Loan.
U Mỹ
Doanh thu gia công từ thị trường Mỹ chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng
doanh thu gia công của công ty. Sản phẩm gia công cho thị trường Mỹ khá đa
dạng chủ yếu là: quần, đầm, áo kiểu, áo vest,… Năm 2004 phần lớn các đơn
hàng gia công của công ty đều xuất sang Mỹ, tỷ trọng doanh thu từ thị trường
này chiếm đến 86,08%. Điều đó chứng tỏ đây là thị trường mũi nhọn của công ty
trong năm 2004. Tuy nhiên, tỷ trọng cũng như doanh thu từ thị trường này lại có
xu hướng giảm qua các năm. Năm 2005, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Mỹ
giảm còn 61,91% và năm 2006 là 30,88%. Điều đó chứng tỏ công ty đã thực hiện
chiến lược đa dạng hoá thị trường để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
Năm 2005 doanh thu từ thị trường Mỹ giảm 914 ngàn USD tức giảm
22,7% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu từ thị trường này lại tiếp tục giảm
mạnh cụ thể là giảm 1.399 ngàn USD tức giảm 44,96% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do Mỹ là một thị trường khổng lồ mà bất cứ quốc gia xuất khẩu
nào cũng hướng tới. Do đó, các khách hàng Mỹ có nhiều cơ hội để chọn lựa đối
tác cho mình chính vì vậy sự cạnh tranh trên thị trường này rất gay gắt. Với ưu
thế giá rẻ và kỹ thuật khá tốt, các doanh nghiệp dệt may Trung Quốc đã tranh thủ
được phần lớn đơn hàng từ Mỹ. Bên cạnh đó, cuộc cạnh tranh để được nhiều hạn
ngạch xuất khẩu giữa các doanh nghiệp Việt Nam cũng diễn ra rất gay gắt, số
lượng doanh nghiệp ngày càng nhiều nên hạn ngạch phân bổ cho mỗi doanh
nghiệp hàng năm cũng ít đi. Điều này cũng góp phần làm giảm doanh thu gia
công xuất khẩu sang thị trường Mỹ.
U Anh
Anh cũng là một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của công ty
trong lĩnh vực gia công. Sản phẩm gia công chủ yếu cũng là: quần, đầm, áo
vest,… Nhìn chung, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Anh liên tục tăng qua ba
năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu gia công từ thị trường Anh chỉ chiếm 7,72%
tổng doanh thu gia công của công ty nhưng sang năm 2005 tỷ trọng này đã tăng
lên khá cao 29,74% và năm 2006 lên đến 48,35%. Điều đó cho thấy Anh là thị
trường đang được chú trọng phát triển trong những năm gần đây.
Trong khi doanh thu gia công từ thị trường Mỹ liên tục giảm thì doanh
thu gia công từ thị trường Anh lại liên tục tăng với tốc độ khá cao. Năm 2005
doanh thu gia công từ thị trường Anh tăng 1.134 ngàn USD, tăng tới 314,13% so
với năm 2004. Doanh thu từ thị trường này năm 2006 tăng 1.187 ngàn USD, tức
tăng 79,4 % so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu từ thị trường này liên tục tăng cao
là do trước đây công ty đã tạo được mối quan hệ tốt và uy tín với khách hàng nên
trong năm 2005 và 2006 họ đã đặt hàng với số lượng lớn và bằng các hợp đồng
dài hạn.
U Đức
Phần lớn đơn hàng từ thị trường Đức là hàng FOB nên doanh thu gia
công chỉ chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Từ năm 2005, công ty mới nhận được
những đơn hàng gia công từ thị trường này. Nhìn chung, doanh thu gia công từ
thị trường này có xu hướng tăng. Năm 2005 doanh thu gia công từ thị trường này
là 167 ngàn USD đến năm 2006 là 542 ngàn USD tức tăng 375 ngàn USD
(224,55%). Nguyên nhân là do các đơn hàng gia công của các sản phẩm quần,
váy, suits tăng lên đáng kể.
U Hà Lan
Hà Lan cũng là thị trường chủ yếu chỉ đặt hàng FOB nên tỷ trọng và
doanh thu gia công từ thị trường này rất nhỏ và không ổn định qua ba năm.
U Canada
Doanh thu từ thị trường này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng lại có tốc độ
tăng trưởng cao nhất trong các thị trường xuất khẩu hàng gia công của công ty.
Năm 2005, doanh thu từ thị trường này tăng đến 2.900% so với năm 2004 và
năm 2006 tăng 116,67% so với năm 2005. Nguyên nhân là do các đơn hàng gia
công của các sản phẩm quần, áo kiểu và áo sơ mi tăng lên đáng kể. Điều đó
chứng tỏ đây là thị trường có nhiều cơ hội phát triển trong những năm sắp tới.
U HôngKông và Nhật Bản
Đây là hai thị trường mà công ty mới phát triển trong năm 2006 nên tỷ
trọng và doanh thu chưa cao. Tuy nhiên, đây là hai thị trường đầy tiềm năng
trong những năm sắp tới. Nhật Bản là thị trường tương đối khó tính do yêu cầu
về kỹ thuật cao và mẫu mã đẹp tuy nhiên, hàng xuất sang thị trường này có giá
khá cao nên lợi nhuận sẽ nhiều hơn. HôngKông là một trong những thị trường
tương đối dễ tính không đòi hỏi nhiều về kỹ thuật và cũng không kén chọn mẫu
mã, thương hiệu nên hàng xuất sang quốc gia này sẽ dễ dàng hơn.
Các thị trường khác ( Pháp, Bỉ, Đài Loan): Doanh thu từ các thị trường
này hầu như không đáng kể và tăng giảm không ổn định qua các năm.
Tóm lại, tình hình doanh thu gia công của các thị trường có nhiều biến
động nhưng nhìn chung doanh thu gia công tăng hàng năm là do sự gia tăng
doanh thu của hai thị trường Anh và Đức.
b. Phân tích doanh thu gia công theo mặt hàng
Bảng 6: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU GIA CÔNG XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt hàng
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Áo choàng 6 0,13 - - - - -6 -100,00 - -
Đầm 995 21,27 811 16,13 683 12,31 -184 -18,49 -128 -15,78
Quần 1.169 24,99 1.226 24,39 1.879 33,87 57 4,88 653 53,26
Áo kiểu 515 11,01 611 12,15 453 8,17 96 18,64 -158 -25,86
Áo vest 1.007 21,53 1.617 32,17 1.504 27,11 610 60,58 -113 -6,99
Váy 194 4,15 454 9,03 627 11,30 260 134,02 173 38,11
Áo sơ mi 248 5,30 169 3,36 184 3,32 -79 -31,85 15 8,88
Suits 543 11,61 139 2,77 217 3,91 -404 -74,40 78 56,12
Tổng cộng 4.677 100,00 5.027 100,00 5.547 100,00 350 7,48 520 10,34
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy các mặt hàng gia công của công ty khá
phong phú trong đó quần là mặt hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu mặt
hàng của công ty, kế đó là áo vest, đầm và áo kiểu. Tuy các mặt hàng này đều
tăng giảm không ổn định qua các năm nhưng doanh thu gia công của công ty vẫn
liên tục tăng.
U Quần
Quần là mặt hàng có tỷ trọng doanh thu cao nhất trong cơ cấu các mặt
hàng gia công của công ty. Tỷ trọng của mặt hàng này năm 2004 là 24,99%, năm
2005 là 24,39% và năm 2006 là 33,87%.
Tuy tỷ trọng của mặt hàng này có giảm nhưng doanh thu lại liên tục tăng
qua ba năm và đặc biệt tăng nhanh vào năm 2006. Doanh thu của quần năm 2005
tăng 57 ngàn USD, tức tăng 4,88% so với năm 2004. Năm 2006 doanh thu của
quần tăng mạnh cụ thể là tăng 653 ngàn USD tức tăng 53,26% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do lượng đặt hàng từ các thị trường Mỹ, Canada và Đức đều
tăng. Bên cạnh đó, việc công ty mở rộng gia công mặt hàng này sang các thị
trường mới như: Pháp, Nhật Bản cũng góp phần làm cho doanh thu của mặt hàng
này tăng nhanh.
U Đầm
Đầm cũng là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu
doanh thu theo mặt hàng của công ty. Tuy nhiên, tỷ trọng của mặt hàng này lại
liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004 tỷ trọng của đầm là 21,27%, sang năm 2005
là 16,13% và đến năm 2006 giảm còn 12,31%.
Về doanh thu, doanh thu năm 2005 của mặt hàng này giảm 184 ngàn
USD, tức giảm 18,49% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 128 ngàn USD, tức
giảm 15,78% so với năm 2005. Nguyên nhân là do doanh thu của mặt hàng này
từ hai thị trường lớn là Anh và Mỹ trong hai năm 2005 và 2006 đều giảm.
Áo kiểu
Về tỷ trọng, tỷ trọng của mặt hàng này tăng giảm không ổn định qua các
năm. Tỷ trọng của áo kiểu năm 2004 là 11,01%, năm 2005 tăng lên 12,15% và
đến năm 2006 giảm còn 8,17%.
Về doanh thu, doanh thu của áo kiểu năm 2005 tăng 96 ngàn USD, tức
tăng 18,64% so với năm 2004. Nguyên nhân là do công ty nhận được một số đơn
hàng gia công từ hai thị trường mới là Đức và Bỉ. Sang năm 2006, doanh thu của
đầm giảm 158 ngàn USD, tức giảm 25,86% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu
của áo kiểu năm 2006 giảm là do nhu cầu về mặt hàng này ở thị trường Anh và
Mỹ năm 2006 đều giảm.
U Áo vest
Áo vest cũng là mặt hàng gia công chủ lực của công ty. Tuy có nhiều
biến động qua ba năm nhưng nhìn chung tỷ trọng của mặt hàng này vẫn giữ ở
mức cao chỉ đứng sau mặt hàng quần. Tỷ trọng doanh thu của áo vest năm 2004
là 21,53%, năm 2005 tăng lên 32,17% nhưng sang năm 2006 lại giảm còn
27,11%.
Doanh thu năm 2005 của mặt hàng này là 1.617 ngàn USD, tăng tới
60,58% so với năm 2004. Nguyên nhân là do lượng đặt hàng từ thị trường Anh
tăng lên đáng kể. Sang năm 2006 doanh thu của mặt hàng này giảm nhẹ so với
năm 2005 cụ thể là giảm 113 ngàn USD, tức giảm 6,99% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do doanh thu cũng như lượng đặt hàng của mặt hàng này từ thị
trường Mỹ giảm.
U Váy
Mặt hàng này tuy chiếm tỷ trọng không cao lắm trong tổng doanh thu
gia công của công ty nhưng là mặt hàng duy nhất có tỷ trọng tăng liên tục trong
ba năm. Điều đó chứng tỏ đây là mặt hàng có nhiều cơ hội phát triển trong thời
gian tới.
Doanh thu từ mặt hàng này cũng liên tục tăng qua ba năm. Năm 2004
doanh thu của mặt hàng này là 194 ngàn USD, sang năm 2005 doanh thu này
tăng lên đáng kể cụ thể là tăng 260 ngàn USD, tức tăng 134,02% so với năm
2004. Nguyên nhân là do doanh thu của mặt hàng này từ thị trường Anh và Mỹ
tăng đáng kể. Bên cạnh đó, việc công ty nhận được một số đơn hàng từ Canada
tuy số lượng không nhiều nhưng cũng đã góp phần làm cho doanh thu của mặt
hàng này tăng lên. Năm 2006 doanh thu của váy tiếp tục tăng 173 ngàn USD hay
tăng 38,11% so với năm 2005. Sở dĩ doanh thu của mặt hàng này năm 2006 tăng
lên là do công ty tìm được một số khách hàng mới từ thị trường Nhật Bản.
U Áo sơ mi và Suits
Hai mặt hàng này có tỷ trọng doanh thu tương đối nhỏ và tăng giảm
không ổn định qua các năm.
Qua việc phân tích biến động doanh thu của các mặt hàng cho thấy
doanh thu gia công của công ty liên tục tăng chủ yếu là do sự tăng doanh thu của
mặt hàng quần và váy.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu gia công của công ty
U Số lượng
Bảng 7 : BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HÀNG GIA CÔNG CỦA CÔNG
TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: cái
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt hàng Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006 Số
lượng % Số lượng %
Áo choàng 3.047 - - -3.047 -100,00 - -
Đầm 627.669 462.612 345.505 -165.057 -26,30 -117.107 -25,31
Quần 1.002.028 1.068.766 1.551.881 66.738 6,66 483.115 45,20
Áo kiểu 462.547 612.306 407.878 149.759 32,38 -204.428 -33,39
Áo vest 585.488 796.782 656.392 211.294 36,09 -140.390 -17,62
Váy 303.468 423.288 533.196 119.820 39,48 109.908 25,97
Áo sơ mi 277.731 189.068 108.239 -88.663 -31,92 -80.829 -42,75
Suits 237.319 45.932 116.115 -191.387 -80,65 70.183 152,80
Tổng cộng 3.499.297 3.598.754 3.719.206 99.457 2,84 120.452 3,35
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy số lượng hàng gia công của công ty liên tục
tăng qua ba năm. Năm 2005 số lượng hàng gia công của công ty tăng 99.457 cái,
tức tăng 2,84% so với năm 2004. Số lượng hàng gia công năm 2006 tăng 120.452
cái tức tăng 3,35% so với năm 2005.
Trong tất cả các mặt hàng trên thì quần và váy là hai mặt hàng có số
lượng liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 số lượng quần tăng 6,66% so với năm
2004 và năm 2006 tăng 45,2% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lượng đặt
hàng từ các thị trường Anh, Canada và Đức tăng lên đáng kể. Váy cũng là mặt
hàng có số lượng xuất khẩu liên tục tăng qua ba năm. Năm 2005 số lượng váy
tăng 39,48% so với năm 2004 và năm 2006 tăng 25,97% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do lượng đặt hàng từ thị trường Đức và Anh tăng đáng kể, đồng
thời trong năm 2006 công ty đã xuất được mặt hàng này sang Nhật Bản.
Trong khi quần và váy có sản lượng tiêu thụ tương đối cao và liên tục
tăng thì đầm và áo sơ mi lại có sản lượng tiêu thụ liên tục giảm qua ba năm. Với
đầm, sản lượng tiêu thụ của đầm năm 2005 giảm 26,3% so với năm 2004 và năm
2006 giảm 25,31% so với năm 2005. Tình hình tiêu thụ áo sơ mi cũng diễn ra
tương tự. Sản lượng tiêu thụ áo sơ mi năm 2005 giảm 31,92% so với năm 2004
và năm 2006 giảm 42,75% so với năm 2005. Nguyên nhân là do lượng đặt hàng
của các mặt hàng này từ các thị trường đều giảm.
Các mặt hàng còn lại đều tăng giảm không ổn định nhưng nhìn chung có
xu hướng giảm nhiều vào năm 2006.
U Giá cả
Bảng 8: BẢNG TỔNG HỢP GIÁ GIA CÔNG CÁC MẶT HÀNG CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: USD
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt
hàng
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006 Số tiền % Số tiền %
Đầm 1,59 1,75 1,98 0,16 10,06 0,23 13,14
Quần 1,17 1,15 1,21 -0,02 -1,71 0,06 5,22
Áo kiểu 1,11 1,00 1,11 -0,11 -9,91 0,11 11,00
Áo vest 1,72 2,03 2,29 0,31 18,02 0,26 12,81
Váy 0,64 1,07 1,38 0,43 67,19 0,31 28,97
Áo sơ mi 0,89 0,89 1,70 0 0,00 0,81 91,01
Suits 2,29 3,04 1,87 0,75 32,75 -1,17 -38,49
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Tuỳ theo mặt hàng, thị trường và độ phức tạp của sản phẩm giá công mà
từng đơn hàng gia công sẽ có giá cả khác nhau. Bảng tổng hợp giá trên đây được
thu thập từ một số đơn hàng sản xuất trong quý IV hàng năm của công ty nên
chưa phản ánh hết được tình tình biến động của giá gia công qua ba năm. Qua
bảng phân tích ta thấy, giá gia công của các sản phẩm đều tăng. Riêng giá gia
công của mặt hàng quần và áo kiểu giảm nhẹ vào năm 2005 nhưng đến năm 2006
đã tăng trở lại. Giá gia công của mặt hàng suits giảm mạnh vào năm 2006. Nhìn
chung, độ tăng giảm giá của các sản phẩm không nhiều. Các sản phẩm có sự thay
đổi giá lớn như: váy, đầm chủ yếu là do độ phức tạp của sản phẩm gia công.
4.1.3.2. Hoạt động kinh doanh
Đối với hoạt động kinh doanh, công ty sẽ tự thiết kế mẫu mã và chào
hàng với khách hàng. Sau khi thống nhất mẫu mã sẽ tiến hành ký hợp đồng bán
sản phẩm theo giá FOB.
a. Phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường
Bảng 9: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU KINH DOANH XUẤT KHẨU THEO THỊ TRƯÒNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Thị trường
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Mỹ 1.236 36,46 1.199 48,06 778 50,52 -37 -2,99 -421 -35,11
Anh 15 0,44 18 0,72 - - 3 20,00 -18 -100,00
Đức 2.056 60,65 1.241 49,74 589 38,25 -815 -39,64 -652 -52,54
Hà Lan 78 2,30 37 1,48 78 5,06 -41 -52,56 41 110,81
Pháp - - - - 81 5,26 - - 81 -
Bỉ 5 0,15 - - - - -5 -100,00 - -
Nhật Bản - - - - 14 0,91 - - 14 -
Tổng cộng 3.390 100,00 2.495 100,00 1.540 100,00 -895 -26,40 -955 -38,28
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích doanh thu kinh doanh theo thị trường ta thấy hàng
FOB của công ty chủ yếu xuất sang thị trường Đức chứng tỏ đây là thị trường
chủ lực của công ty trong lĩnh vực kinh doanh, kế đến là Mỹ và Hà Lan. Năm
2006, công ty đã phát triển thị trường của mình sang thị trường Nhật Bản, tuy
doanh thu chưa cao nhưng lại là thị trường hứa hẹn nhiều tiềm năng trong những
năm tới.
U Mỹ
Mỹ là thị trường có doanh thu rất cao chỉ đứng sau thị trường Đức. Về
tỷ trọng, tỷ trọng doanh thu từ thị trường Mỹ liên tục tăng qua ba năm. Năm 2004
tỷ trọng doanh thu của thị trường Mỹ là 36,46%, năm 2005 tăng lên 48,06% và
sang năm 2006 là 50,52%.
Tuy có tỷ trọng liên tục tăng nhưng doanh thu từ thị trường Mỹ lại liên
tục giảm qua ba năm. Doanh thu từ thị trường này năm 2005 giảm 37 ngàn USD,
tức giảm 2,99% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 421 ngàn USD, tức giảm tới
35,11% so với năm 2005. Nguyên nhân là do một số mặt hàng không còn khả
năng xuất khẩu sang thị trường Mỹ như: đầm, áo vest, váy.
U Đức
Đức là thị trường kinh doanh chủ lực của công ty vì vậy doanh thu từ thị
trường này chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2004 tỷ trọng doanh thu của thị trường
Đức chiếm đến 60,65% tổng doanh thu kinh doanh của công ty. Các năm sau tuy
tỷ trọng có giảm nhưng nhìn chung vẫn giữ ở mức cao.
Về doanh thu, do công ty đang mở rộng xuất khẩu sang một số thị
trường mới trong những năm gần đây nên doanh thu từ thị trường Đức có xu
hướng giảm dần qua ba năm. Năm 2005 doanh thu từ thị trường này giảm
39,64% so với năm 2004 và năm 2006 giảm 52,54% so với năm 2005. Nguyên
nhân là do một số mặt hàng như: đầm, áo vest, áo sơ mi mất khả năng xuất khẩu
sang thị trường này.
U Hà Lan
Doanh thu từ thị trường Hà Lan có tỷ trọng tương đối nhỏ và tăng giảm
không ổn định qua ba năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu từ thị trường này là
2,3%, sang năm 2005 giảm còn 1,48% nhưng sang năm 2006 lại tăng lên 5,06%.
Doanh thu từ thị trường Hà Lan năm 2005 giảm 52,56% so với năm
2004. Đến năm 2006 doanh thu từ thị trường này tăng 110,81% so với năm 2005.
Nguyên nhân là do trong khi một số mặt hàng như: đầm, áo vest, áo sơ mi mất
khả năng kinh doanh trên thị trường Mỹ và Đức thì doanh thu của các mặt hàng
này tại thị trường Hà Lan lại tăng lên nhanh chóng. Vì thị trường Hà Lan tương
đối dễ tính so với Mỹ và Đức, đồng thời giá xuất khẩu sang thị trường Hà Lan
cũng không cao lắm nên không hấp dẫn các quốc gia xuất khẩu dệt may lớn,
chính vì vậy mà hàng dệt may của ta có điều kiện xâm nhập nhiều hơn vào thị
trường này.
U Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường mới được công ty quan tâm phát triển trong năm
2006. Đây là thị trường có yêu cầu khá cao về chất lượng cũng như kiểu dáng
thời trang. Tỷ trọng và doanh thu từ thị trường này trong năm 2006 vẫn còn
tương đối thấp.
U Pháp
Pháp cũng một trong những thị trường mới của công ty. Việc EU ký
hiệp định cho hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu tự do vào thị trường này đã tạo
điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam nói chung và công ty
may Tiền Tiến nói riêng xuất khẩu sang sang Pháp và các quốc gia EU khác.
Các thị trường khác như Anh, Bỉ có doanh thu thấp và tăng giảm không
ổn định qua các năm.
Qua việc phân tích doanh thu kinh doanh từ các thị trường cho thấy
doanh thu kinh doanh của công ty liên tục giảm là do sự sụt giảm doanh thu từ
hai thị trường kinh doanh lớn của công ty là Đức và Mỹ.
b. Phân tích doanh thu kinh doanh theo mặt hàng
Bảng 10: BẢNG TỔNG HỢP DOANH THU KINH DOANH XUẤT KHẨU THEO MẶT HÀNG GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: 1.000 USD
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt hàng
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Áo choàng 43 1,27 - - - - -43 -100,00 - -
Đầm 36 1,06 25 1,00 40 2,60 -11 -30,56 15 60,00
Quần 1.979 58,38 1.650 66,13 1.244 80,78 -329 -16,62 -406 -24,61
Áo kiểu 1.170 34,51 218 8,74 189 12,27 -952 -81,37 -29 -13,30
Áo vest 5 0,15 7 0,28 22 1,43 2 40,00 15 214,29
Váy 99 2,92 70 2,81 2 0,13 -29 -29,29 -68 -97,14
Áo sơ mi 23 0,68 525 21,04 24 1,56 502 2.182,61 -501 -95,43
Suits 35 1,03 - - 19 1,23 -35 -100,00 -19 -100,00
Tổng cộng 3.390 100,00 2.495 100,00 1.540 100,00 -895 -26,40 -955 -38,28
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy quần là sản phẩm kinh doanh chủ lực của
công ty, kế đến là áo kiểu. Các mặt hàng khác có tỷ trọng không đáng kể và tăng
giảm không ổn định qua ba năm.
U Đầm
Đầm là mặt hàng có tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh thu kinh
doanh của công ty. Nhìn chung, doanh thu của mặt hàng này tăng giảm không
đều qua ba năm. Năm 2005 doanh thu của đầm giảm 11 ngàn USD, tức giảm
30,56% so với năm 2004. Nguyên nhân là do năm 2005 mặt hàng đầm không còn
khả năng xuất khẩu sang Mỹ. Nhưng sang năm 2006 doanh thu của đầm lại tăng
lên cụ thể là tăng 15 ngàn USD, tức tăng 60% so với năm 2005. Nguyên nhân là
do trong năm 2006 mặt hàng này tiêu thụ khá mạnh ở thị trường Hà Lan.
U Quần
Quần là mặt hàng chủ lực không chỉ trong lĩnh vực gia công mà cả trong
lĩnh vực kinh doanh của công ty. Tỷ trọng doanh thu của quần liên tục tăng qua
ba năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu của mặt hàng này là 58,38%, năm 2005
tăng lên 66,13% và sang năm 2006 là 80,78%.
Tuy tỷ trọng của quần có xu hướng tăng nhưng doanh thu của mặt hàng
này lại liên tục giảm. Năm 2005 doanh thu của mặt hàng này giảm 329 ngàn
USD, tức giảm 16,62% so với năm 2004 và năm 2005 giảm 406 ngàn USD, tức
giảm 24,61% so với năm 2005. Nguyên nhân là do sức tiêu thụ của mặt hàng này
tại hai thị trường Đức và Hà Lan giảm.
U Áo kiểu
Áo kiểu cũng là mặt hàng có tỷ trọng doanh thu lớn trong tổng doanh
thu kinh doanh của công ty. Tỷ trọng doanh thu của mặt hàng này biến động
không đều qua ba năm. Năm 2004, tỷ trọng doanh thu của áo kiểu là 34,51%,
sang năm 2005 tỷ trọng này giảm mạnh chỉ còn 8,74% và đến năm 2006 tăng lên
12,27%.
Về doanh thu, doanh thu của mặt hàng này liên tục giảm qua ba năm.
Doanh thu của áo kiểu năm 2005 giảm 952 ngàn USD, tức giảm đến 81,37% so
với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2005 mặt hàng này không còn được xuất
sang Mỹ nữa. Năm 2006 doanh thu của áo kiểu tiếp tục giảm nhưng với tỷ lệ
thấp hơn năm 2005, cụ thể là giảm 29 ngàn USD, tức giảm 13,3% so với năm
2005.
U Áo vest
Đây là mặt hàng có doanh thu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu
kinh doanh của công ty nhưng tỷ trọng và doanh thu của nó lại tăng liên tục qua
ba năm. Năm 2005 doanh thu của áo vest tăng 2 ngàn USD, tức tăng 40% so với
năm 2004 và năm 2006 tăng 15 ngàn USD, tức tăng đến 214,29% so với năm
2005. Nguyên nhân là do doanh thu xuất khẩu của mặt hàng này sang Hà Lan
tăng cao. Đồng thời, việc mở rộng thị phần xuất khẩu của mặt hàng này sang
Pháp cũng làm cho doanh thu của mặt hàng này tăng lên nhanh chóng.
U Váy
Mặt hàng này có tỷ trọng tương đối nhỏ. Doanh thu của váy liên tục
giảm qua các năm và đặc biệt giảm mạnh ở năm 2006. Năm 2005 doanh thu của
váy giảm 29 ngàn USD, tức giảm 29,29% so với năm 2004 và năm 2005 giảm 68
ngàn USD, tức giảm đến 97,14% so với năm 2005. Nguyên nhân là do năm 2006
công ty không nhận được đơn hàng nào về mặt hàng này từ thị trường Mỹ và
Đức.
U Áo sơ mi
Đây là mặt hàng có nhiều biến động nhất trong ba năm. Năm 2005
doanh thu của áo sơ mi tăng đáng kể cụ thể là tăng 502 ngàn USD, tức tăng tới
2.182,61% so với năm 2004. Nguyên nhân là do số lượng áo sơ mi tiêu thụ tại thị
trường Mỹ tăng đáng kể. Nhưng đến năm 2006 doanh thu của mặt hàng này lại
giảm mạnh cụ thể là giảm 501 ngàn USD, tức giảm 95,43% so với năm 2005.
Nguyên nhân cũng xuất phát từ thị trường Mỹ, trong năm này công ty không
nhận được đơn hàng áo sơ mi nào từ thị trường Mỹ. Bên cạnh đó, thị trường Đức
cũng không đặt hàng sản phẩm này. Tuy áo sơ mi được mở rộng thị phần xuất
khẩu sang Pháp nhưng việc sụt giảm doanh thu của mặt hàng này từ thị trường
Đức và Mỹ đã làm cho doanh thu của áo sơ mi năm 2006 giảm mạnh.
U Suits
Suits chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu doanh thu của công ty. Mặt
hàng này chỉ xuất sang Hà Lan nên tuỳ theo nhu cầu của thị trường này mà doanh
thu của suits cũng biến động theo. Năm 2004 doanh thu của suits là 35 ngàn
USD. Năm 2005 Hà Lan không đặt hàng sản phẩm này. Năm 2006 doanh thu của
mặt hàng này là 19 ngàn USD.
Qua việc phân tích doanh thu của từng mặt hàng qua ba năm cho thấy
doanh thu kinh doanh của công ty giảm chủ yếu là do sự sụt giảm doanh thu của
các mặt hàng: quần, áo kiểu, váy, áo sơ mi.
c. Các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu kinh doanh của công ty
U Số lượng
Bảng 11 :BẢNG TỔNG HỢP SỐ LƯỢNG HÀNG KINH DOANH CỦA
CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: cái
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt hàng Năm 2004
Năm
2005
Năm
2006 Số
lượng %
Số
lượng %
Áo choàng 18.549 - - -18.549 -100,00 - -
Đầm 5.779 4.751 7.803 -1.028 -17,79 3.052 64,24
Quần 406.737 353.906 307.178 -52.831 -12,99 -46.728 -13,20
Áo kiểu 261.179 87.037 46.401 -174.142 -66,68 -40.636 -46,69
Áo vest 858 1.411 3.781 553 64,45 2.370 167,97
Váy 26.406 18.072 970 -8.334 -31,56 -17.102 -94,63
Áo sơ mi 5.716 103.181 4.112 97.465 1.705,13 -99.069 -96,01
Suit 5.745 - 2.716 -5.745 -100,00 -2.716 -
Tổng cộng 730.969 568.358 372.961 -162.611 -22,25 -195.397 -34,38
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng tiêu thụ của hàng kinh doanh liên
tục giảm qua các năm. Năm 2005 sản lượng tiêu thụ giảm 22,25% so với năm
2004 và năm 2006 giảm 34,38% so với năm 2005. Nguyên nhân là do sản lượng
tiêu thụ của phần lớn các mặt hàng đều giảm. Quần, áo kiểu và váy có sản lượng
tiêu thụ liên tục giảm qua các năm. Sản lượng tiêu thụ áo sơ mi tuy có tăng mạnh
vào năm 2005 (tăng đến 1.705,13% so với năm 2004) nhưng đến năm 2006 lại
giảm mạnh. Chỉ có sản lượng tiêu thụ áo vest là liên tục tăng qua các năm . Như
vậy, do sản lượng tiêu thụ hàng năm đều giảm đã làm cho doanh thu của công ty
liên tục giảm qua ba năm.
U Giá cả
Bảng 12: BẢNG TỔNG HỢP GIÁ CẢ CỦA HÀNG FOB CỦA CÔNG TY
GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: USD
Chênh lệch
2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Mặt
hàng
Năm
2004
Năm
2005
Năm
2006 Số tiền % Số tiền %
Đầm 6,23 5,18 5,06 -1,05 -16,85 -0,12 -2,32
Quần 4,87 4,66 4,05 -0,21 -4,31 -0,61 -13,09
Áo kiểu 4,48 2,50 4,08 -1,98 -44,20 1,58 63,20
Áo vest 5,52 5,20 5,82 -0,32 -5,80 0,62 11,92
Váy 3,75 3,90 2,20 0,15 4,00 -1,7 -43,59
Áo sơ mi 3,96 5,09 5,89 1,13 28,54 0,80 15,72
Suits 6,12 9,12 7,13 3,00 49,02 -1,99 -21,82
( Nguồn: Phòng kế hoạch- kinh doanh)
Giá cả của hàng FOB phụ thuộc rất nhiều yếu tố như: chất liệu vải, độ
phức tạp của sản phẩm, thị trường tiêu thụ sản phẩm và một số nhân tố khác.
Bảng tổng hợp giá trên được thu thập từ một số đơn hàng trong quý IV hàng năm
của công ty nên chưa phản ánh được hết tình hình niến động giá của các mặt
hàng qua ba năm. Nhìn chung, giá FOB có nhiều biến động hơn so với giá gia
công. Giá FOB của quần và đầm liên tục giảm qua ba năm nhưng nhìn chung vẫn
ở mức cao. Mặt hàng quần và áo kiểu có những năm giá giảm xuống rất thấp là
do chất liệu vải thay đổi.
4.3. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN
2004-2006
Bảng 13: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH CHI PHÍ CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Giá vốn hàng bán 108.753 86,63 100.761 85,54 99.446 84,80 -7.992 -7,35 -1.315 -1,31
Chi phí tài chính 2.531 2,02 2.611 2,22 2.811 2,40 80 3,16 200 7,66
Chi phí bán hàng 8.363 6,66 7.014 5,95 6.834 5,83 -1.349 -16,13 -180 -2,57
Chi phí quản lý doanh nghiệp 5.731 4,57 7.278 6,18 7.694 6,56 1.547 26,99 416 5,72
Chi phí khác 153 0,12 132 0,11 490 0,42 -21 -13,73 358 271,21
Tổng chi phí 125.531 100,00 117.796 100,00 117.275 100,00 -7.735 -6,16 -521 -0,44
( Nguồn: Phòng kế toán)
4.3.1. Phân tích tổng chi phí của công ty qua 3 năm
Tổng chi phí của công ty bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng,
chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi phí khác. Trong các loại chi
phí trên thì giá vốn hàng bán có tỷ trọng cao nhất kế đến là chi phí bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính còn chi phí khác chỉ chiếm tỷ trọng
rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty.
Nhìn chung, tổng chi phí của công ty liên tục giảm qua ba năm. Tổng
chi phí của công ty chỉ giảm mạnh trong năm 2005 còn năm 2006 tuy tổng chi
phí có giảm nhưng với tỷ lệ không đáng kể. Năm 2004 tổng chi phí của công ty
là 125.531 triệu đồng, đến năm 2005 tổng chi phí là 117.796 triệu đồng giảm
7.735 triệu đồng tức giảm 6,16% so với năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu làm
cho tổng chi phí giảm là do giá vốn hàng bán giảm đáng kể so với năm 2004.
Đồng thời, sự sụt giảm của chi phí bán hàng cũng góp phần làm cho tổng chi phí
giảm. Năm 2006 tổng chi phí của công ty tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2005.
Tổng chi phí năm 2006 giảm 521 triệu đồng hay giảm 0,44% so với năm 2005.
Nguyên nhân chủ yếu cũng là do biến động giảm của giá vốn hàng bán và chi phí
bán hàng.
Để hiểu rõ hơn các nguyên nhân làm giảm tổng chi phí của công ty ta
phân tích các yếu tố cấu thành nên tổng chi phí để thấy được sự ảnh hưởng của
các yếu tố cấu thành đến những biến động của tổng chi phí.
4.3.2. Ảnh hưởng của các yếu tố cấu thành đến tổng chi phí
Các yếu tố cấu thành nên tổng chi phí của công ty bao gồm: giá vốn
hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính và chi
phí từ các hoạt động khác của công ty.
4.3.2.1. Giá vốn hàng bán
Giá vốn hàng bán là yếu tố có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí của
công ty và có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự biến động của tổng chi phí. Tỷ trọng
của giá vốn hàng bán liên tục giảm qua ba năm. Năm 2004, tỷ trọng giá vốn hàng
bán là 86,63%, năm 2005 là 85,54% và năm 2006 là 84,8%.
Giá vốn hàng bán của công ty liên tục giảm trong giai đoạn 2004-2006.
Năm 2004 giá vốn hàng bán của công ty là 108.753 triệu đồng. Năm 2005 giá
vốn hàng bán của công ty giảm 7.992 triệu đồng tức giảm 7,35% so với năm
2004. Điều đó cho thấy đây là nhân tố chính làm cho tổng chi phí của công ty
năm 2005 giảm mạnh. Nguyên nhân làm cho giá vốn hàng bán của công ty giảm
là do lượng hàng FOB xuất khẩu trong năm 2005 giảm nhiều so với năm 2004
mà đây lại là mặt hàng có giá vốn tương đối cao. Bên cạnh đó, giá nguyên liệu
nhập khẩu trong năm 2005 giảm mạnh cũng đã góp phần làm giảm giá vốn của
hàng FOB. Sang năm 2006, tổng chi phí của công ty tiếp tục giảm, cụ thể là giảm
1.315 triệu đồng hay giảm 1,31% so với năm 2005. Nguyên nhân cũng là do số
lượng hàng FOB tiếp tục giảm so với năm 2005.
4.3.2.2. Chi phí bán hàng
Chi phí bán hàng của công ty bao gồm: chi phí nhân viên bán hàng, chi
phí vật liệu bao bì, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và
một số chi phí khác bằng tiền. Trong tất cả các yếu tố trên thì chi phí vật liệu bao
bì là yếu tố chính tạo nên chi phí bán hàng của công ty.
Chi phí bán hàng chiếm tỷ trọng tương đối trong tổng chi phí của công
ty. Tỷ trọng chi phí bán hàng biến động không đều qua ba năm. Năm 2004, tỷ
trọng này là 6,66%, sang năm 2005 giảm còn 5,95% và đến năm 2006 tăng nhẹ
trở lại chiếm 5,83% tổng chi phí của công ty.
Nhìn chung, chi phí bán hàng của công ty liên tục giảm qua 3 năm. Điều
đó cho thấy đây cũng là một trong những yếu tố làm giảm tổng chi phí của công
ty. Chi phí bán hàng của công ty năm 2005 giảm 1.349 triệu đồng tức giảm
16,13% so với năm 2004. Năm 2006 chi phí bán hàng của công ty tiếp tục giảm
180 triệu đồng tức giảm 2,57% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu làm cho
chi phí bán hàng giảm là do lượng hàng FOB giảm và giá mua vật liệu bao bì
cũng giảm.
4.3.2.3. Chi phí quản lý doanh nghiệp
Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty bao gồm: lương của bộ phận
quản lý, chi phí đồ dùng văn phòng, chi phí khấu hao, chi phí đào tạo,…
Tỷ trọng chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty liên tục tăng qua ba
năm. Năm 2004, tỷ trọng này là 4,57%, đến năm 2005 là 6,18% và sang năm
2006 là 6,56%.
Trong khi giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng có xu hướng giảm thì
chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty lại liên tục tăng trong giai đoạn 2004-
2006. Chi phí quản lý doanh nghiệp đặc biệt tăng nhanh trong năm 2005. Năm
2005 chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đến 26,99% ( 1.547 triệu đồng) so với
năm 2004. Sở dĩ chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2005 tăng cao là
do công ty phải chi một khoản tiền khá lớn để cho nhân viên của công ty tham
gia các lớp đào tạo, nâng cao chuyên môn. Đồng thời công ty phải tuyển thêm
nhân viên quản lý cho hai phân xưởng mới xây dựng ở khu B và mua sắm một số
đồ dùng văn phòng, văn phòng phẩm cho hai phân xưởng mới này. Năm 2006
chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nhẹ so với năm 2005 cụ thể là tăng 416 triệu
đồng, tức tăng 5,72% so với năm 2005. Nguyên nhân là do công ty đã tuyển thêm
một số nhân viên mới cho bộ phận kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty.
4.3.2.4. Chi phí hoạt động tài chính
Chi phí tài chính của công ty bao gồm: chi phí lãi vay, lỗ do chênh lệch
tỷ giá và lỗ do bán ngoại tệ trong đó chi phí lãi vay chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng chi phí hoạt động tài chính của công ty.
Chi phí tài chính chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng chi phí của
công ty và khá ổn định. Năm 2004, tỷ trọng của chi phí tài chính là 2,02%, sang
năm 2005 tăng nhẹ đạt mức 2,22% và đến năm 2006 là 2,4%.
Năm 2005 chi phí hoạt động tài chính của công ty tăng 80 triệu đồng,
tức tăng 3,16% so với năm 2004. Nguyên nhân là do trong năm này công ty đã
vay ngắn hạn một số tiền lớn để thanh toán tiền mua nguyên liệu cho khách hàng
nên chi phí lãi vay trong năm này tăng. Chi phí lãi vay tăng làm cho chi phí hoạt
động tài chính cũng tăng lên theo. Năm 2006 chi phí hoạt động tài chính tiếp tục
tăng cụ thể là tăng 200 triệu đồng tức tăng 7,66% so với năm 2005. Tuy chi phí
lãi vay trong năm 2006 có giảm nhưng do khoản lỗ do chênh lệch tỷ giá tăng nên
đã làm cho chi phí tài chính của công ty năm 2006 tăng.
4.3.2.5. Chi phí khác
Chi phí khác của công ty bao gồm các chi phí sau: chi phí thanh lý,
nhượng bán tài sản cố định, chi phí nộp phạt và một số chi phí bằng tiền khác.
Chi phí khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí của công ty.
Chi phí khác của công ty năm 2004 là 153 triệu đồng, đến năm 2005 chi
phí này giảm 21 triệu đồng, tức giảm 13,73% so với năm 2004. Sang năm 2006
chi phí khác tăng lên khá cao cụ thể là tăng 358 triệu đồng, tăng đến 271,21% so
với năm 2005. Nguyên nhân là do trong năm 2006 công ty tiến hành thanh lý một
số lượng lớn máy may công nghiệp và một số máy móc khác đã hư hỏng không
còn sử dụng được nên chi phí thanh lý tài sản cố định tăng cao. Bên cạnh đó,
công ty phải chi một số tiền để nộp phạt cho khách hàng do giao hàng trễ hẹn.
4.4. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG
GIAI ĐOẠN 2004-2006
Bảng 14: BẢNG TỔNG HỢP TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2004-2006
ĐVT: triệu đồng
Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Chênh lệch 2005/2004
Chênh lệch
2006/2005 Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền
Tỷ trọng
(%) Số tiền % Số tiền %
Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 4.703 149,11 3.832 191,41 3.298 132,18 -871 -18,52 -534 -13,94
Lợi nhuận từ hoạt động tài chính -1.750 -55,49 -2.063 -103,05 -2.085 -83,57 -313 -17,89 -22 -1,07
Lợi nhuận từ hoạt động khác 201 6,37 233 11,64 1.282 51,38 32 15,92 1.049 450,21
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3.154 100,00 2.002 100,00 2.495 100,00 -1.152 -36,53 493 24,63
( Nguồn: Phòng kế toán)
4.4.1. Phân tích tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty qua ba năm
Lợi nhuận của công ty bao gồm: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi
nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ các hoạt động khác. Trong đó, lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng rất lớn và là nguồn hình thành lợi
nhuận chủ yếu của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận trước thuế của công ty tăng giảm
không đều qua ba năm. Năm 2004 lợi nhuận trước thuế của công ty là 3.154 triệu
đồng. Đến năm 2005 lợi nhuận trước thuế của công ty giảm còn 2.002 triệu đồng
tức giảm 1.152 triệu đồng (36,53%) so với năm 2004. Sở dĩ lợi nhuận trước thuế
của công ty năm 2005 giảm mạnh là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của
công ty giảm mạnh trong khi đó lỗ từ hoạt động tài chính lại tăng lên đáng kể.
Năm 2006 tình hình lợi nhuận của công ty được cải thiện so với năm 2005. Lợi
nhuận trước thuế của công ty năm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY TIỀN TIẾN.pdf