Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thanh Đoàn

Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thanh Đoàn: LỜI CAM ĐOAN ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày ..... tháng .......năm ...... Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Vũ Châu Khoa LỜI CẢM TẠ Sau bốn năm dưới giảng đường Đại Học Cần Thơ với những kiến thức được tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt của quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá, Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này và với gần ba tháng thực tập, tìm hiểu tại Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ, nhằm củng cố kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Qua đây, em xin chân t...

doc78 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1306 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu Thanh Đoàn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN ¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾¾ Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày ..... tháng .......năm ...... Sinh viên thực hiện (ký và ghi họ tên) Vũ Châu Khoa LỜI CẢM TẠ Sau bốn năm dưới giảng đường Đại Học Cần Thơ với những kiến thức được tích lũy từ sự giảng dạy, chỉ dẫn nhiệt của quý Thầy Cô của trường nói chung và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản Trị Kinh Doanh nói riêng truyền đạt những kiến thức xã hội và kiến thức chuyên môn vô cùng quý giá, Những kiến thức hữu ích đó sẽ trở thành hành trang giúp em có thể vượt qua những khó khăn, thử thách trong công việc cũng như trong cuộc sống sau này và với gần ba tháng thực tập, tìm hiểu tại Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ, nhằm củng cố kiến thức đã học và rút ra những kinh nghiệm thực tiễn bổ sung cho lý luận, đến nay em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp của mình. Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo của Với tất cả lòng tôn kính, em xin gửi đến quý Thầy Cô Trường Đại học Cần Thơ và quý Thầy Cô Khoa Kinh tế & Quản trị kinh doanh lòng biết ơn sâu sắc, đặc biệt là Cô Nguyễn Phạm Tuyết Anh đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành luận văn “Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty CPCB và XNK Thanh Đoàn” Em cũng xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các anh chị trong công ty chỉ dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua, đặc biệt là các anh, chị trong phòng kinh doanh đã nhiệt tình hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, truyền đạt những kiến thức thực tế bổ ích cho em hoàn thành luận văn này. Em xin kính chúc các thầy, cô trong Khoa kinh tế - Quản trị kinh doanh; Ban giám đốc, các anh, chị trong Công ty Xăng dầu Tây Nam Bộ dồi dào sức khoẻ, vui tươi, hạnh phúc và thành công trong công việc cũng như cuộc sống. Chân thành cảm ơn Vũ Châu Khoa NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ................................................................................................................................................................................................................................................................... .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. .................................................................................................................................. Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO 25 (2005-2007) 25 Bảng 2: TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA CÔNG TY (2005-2007) 26 Bảng 3:TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) 27 Bảng 4:TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) 29 Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) 31 Bảng 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) 35 Bảng 7: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 37 Bảng 8:CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN 38 Bảng 9: PHẦN TÍCH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) 41 Bảng 10: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN – SẢN LƯỢNG – GIÁ MUA (2005-2007) 44 Bảng 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO. 49 Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY THADIMEXCO 52 Bảng 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 55 CỦA CÔNG TY THADIMEXCO. 55 Bảng 14: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 58 Bảng 15: TỶ SỐ (ROA) VÀ (ROE) CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM 59 Chương 1 GIỚI THIỆU 1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Sự cần thiết nghiên cứu Trong bất kỳ một quốc gia, một vùng lãnh thổ hay một địa phương nào, khi nói đến phát triển kinh tế không thể không nói tới vai trò của các doanh nghiệp. Muốn có một nền kinh tế mạnh thì phải có khu vực doanh nghiệp phát triển và có sức cạnh tranh mạnh. Vì vậy trên phạm vi cả nước nói chung, các tỉnh, thành phố nói riêng cần phải nhanh chóng nâng cao vai trò của các doanh nghiệp trong tiến trình phát triển. Đặc biệt trong nền kinh tế hiện nay, cạnh tranh là để tồn tại và phát triển thì vai trò của các doanh nghiệp ngày càng quan trọng hơn. Trong nền kinh tế thị trường các doanh nghiệp phải tự điều hành, quản lý các hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hiệu quả để doanh nghiệp có thể tự đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển. Muốn như vậy các doanh nghiệp phải tạo được doanh thu và có lợi nhuận, đồng thời phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá mọi diễn biến của quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vì thách thức hiện nay không chỉ là tăng đầu tư hay tăng sản lượng mà là tăng hiệu quả kinh doanh. Như vậy, thường xuyên quan tâm phân tích hiệu quả kinh doanh nói chung, doanh thu, lợi nhuận nói riêng trở thành nhu cầu thực tế cần cần thiết với bất kỳ doanh nghiệp nào. Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra, đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến việc tăng giảm doanh thu, lợi nhuận, tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục, trong mối quan hệ với môi trường xung quanh tìm ra những biện pháp để không ngừng nâng cao doanh thu, lợi nhuận của mình. Mặt khác, qua phân tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăng cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích còn là những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn. Chính vì tầm quan trọng của vấn đề, em đã chọn đề tài “ Phân tích doanh thu lợi nhuận tại Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn ” làm đề tài tốt nghiệp. 1.1.2. Căn cứ khoa học và thực tiễn Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh. Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí. Lợi nhuận là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển, bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào khi tham gia hoạt động kinh tế đều hướng mục đích vào lợi nhuận, có được lợi nhuận doanh nghiệp mới chứng tỏ được sự tồn tại của mình. Lợi nhuận dương là tốt, chỉ cần xem là cao hoặc thấp để phát huy hơn nữa, nhưng khi lợi nhuận là âm thì khác, nếu không có biện pháp khả thi bù lỗ kịp thời, chấn chỉnh hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp tiến đến bờ vực phá sản là tất yếu không thể tránh khỏi. Ngoài ra, lợi nhuận còn là tiền đề cơ bản khi doanh nghiệp muốn tái sản xuất mở rộng để trụ vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Trên cơ sở phân tích nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân làm tăng giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được lợi nhuận cao nhất. Tài liệu của phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển kinh doanh của công ty trong thời gian tới. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu chung - Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm 2005 - 2007. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tình hình biến động doanh thu, lợi nhuận của công ty. - Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. - Đề ra một số giải pháp và kiến nghị nâng cao doanh thu, lợi nhuận nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tốc độ tăng của doanh thu như thế nào? - Tốc độ tăng của lợi nhuận? - Tốc độ tăng lợi nhuận như thế nào trong mối quan hệ với doanh thu và chi phí? - Nhân tố nào làm ảnh hưởng đến lợi nhuận? Nhân tố nào làm ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến lợi nhuận? 1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1. Không gian Luận văn được thực hiện tại Công ty CPCB & XNK Thành Đoàn 1.4.2. Thời gian - Luận văn này được thực hiện trong thời gian từ ngày 11/02/2008 đến ngày 09/05/2008. - Số liệu sử dụng trong luận văn là số liệu từ năm 2005 đến năm 2007. 1.4.3. Đối tượng nghiên cứu Do thời gian thực tập có hạn và do hạn chế của người viết nên em chỉ thực hiện nghiên cứu: - Những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích tình hình doanh thu, lợi nhuận. - Phân tích doanh thu lợi nhuận của công ty trong 3 năm từ năm 2005-2007 - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh. - Đề xuất giải pháp để nâng cao tình hình doanh thu, lợi nhuận của công ty. 1.5. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU LIÊN QUAN ĐẾN NGHIÊN CỨU - Các tài liệu tham khảo như: Phùng Thị Thanh Thủy. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2000. Huỳnh Đức Lộng. Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Thông kê, 1997. Th.s Võ Thành Danh, Th.s Bùi Văn Trịnh, Th.s La Xuân Đào. Giáo trình kế toán phân tích, NXB Thống kê, 2000. Chương 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Cơ sở lý luận về doanh thu 2.1.1.1. Khái niệm, nội dung, vai trò của doanh thu - Khái niệm doanh thu Mục đích cuối cùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tiêu thụ được sản phẩm do mình sản xuất ra và có lãi. Tiêu thụ sản phẩm là quá trình doanh nghiệp xuất giao hàng cho bên mua và nhận tiền bán hàng theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên mua bán. Kết thúc quá trình tiêu thụ doanh nghiệp có doanh thu bán hàng. Doanh thu hay còn gọi là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp. - Nội dung của doanh thu Doanh thu bán hàng: Doanh thu bán hàng là tổng giá trị sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đã bán ra trong kỳ. Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Doanh thu từ tiêu thụ khác, bao gồm + Doanh thu do liên doanh liên kết mang lại + Thu nhập từ các hoạt động tài chính thu nhập từ tiền lãi gởi ngân hàng, thu nhập từ đầu tư cổ phiếu trái phiếu. + Thu nhập bất thường như: Thu từ nợ khó đòi đã chuyển vào thiệt hại, tiền phạt, tiền bồi thường. + Thu nhập từ các hoạt dộng khác như: Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định, tài sản thừa trong sản xuất, thu từ quyền phát minh, sáng chế, tiêu thụ những sản phẩm chế biến từ phế liệu. - Vai trò của doanh thu Doanh thu là một chỉ tiêu quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ doanh thu của doanh nghiệp. nó phản ánh quy mô của quá trình sản xuất, phản ánh trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất của doanh nghiệp. Bởi lẽ có được doanh thu bán hàng chứng tỏ doanh nghiệp sản xuất sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận: rằng sản phẩm đó về mặt khối lượng, giá trị sử dụng, chất lượng và giá cả đã phù hợp với nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Doanh thu bán hàng còn là nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các khoản chi phí về tư liệu lao động, đối tượng lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, để trả lương, thưởng cho người lao động…. Thực hiện doanh thu bán hàng là kết thúc giai đoạn cuối cùng của quá trình chu chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất sau. Vì vậy thực hiện doanh thu bán hàng có ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính và quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp. Nếu vì lý do nào đó mà doanh nghiệp không thực hiện được doanh thu bán hàng hoặc thực hiện chậm đều làm tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó khăn và ảnh hưởng đến qúa trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2.1.1.2 Phương pháp lập kế hoạch doanh thu bán hàng. Để lập doanh thu bán hàng có 2 phương pháp: + Phương pháp lập doanh thu bán hàng theo đơn đặt hàng của khách hàng. Phương pháp này căn cứ vào hợp đồng đặt hàng của khách hàng để lập kế hoạch doanh thu bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ của công ty. Lợi thế của phương pháp này là đảm bảo các sản phẩm của công ty được sản xuất ra sẽ được tiêu thụ hết. Phương pháp này sẽ khó thực hiện nếu như không có đơn đặt hàng trước của khách hàng. + Phương pháp lập doanh thu bán hàng căn cứ theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.1.3 Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu - Doanh thu phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau, do đó để có thể khai thác các tiềm năng làm tăng doanh thu, cần tiến hành phân tích thường xuyên và đều đặn. Việc đánh giá đúng đắn tình hình doanh thu về mặt số lượng, chất lượng, giá cả mặt hàng. Đánh giá kịp thời của tiêu thụ giúp cho những nhà quản lý thấy được những ưu, khuyết điểm của quá trình thực hiện doanh thu, để có thể đề ra những nhân tố làm tăng, làm giảm doanh thu. Từ đó có biện pháp nhằm hạn chế, loại bỏ những nhân tố làm giảm doanh thu, nâng cao lợi nhuận vì doanh thu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận. - Doanh thu đóng vai trò quan trọng trong suốt quá trình sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu càng lớn, lợi nhuận càng cao. Bởi vậy chỉ tiêu này là cơ sở quyết định lãi, lỗ sau một quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó doanh nghiệp muốn tăng lợi nhuận vấn đề quan trọng trước tiên là phải quan tâm đến doanh thu. 2.1.2 Cơ sở lý luận về lợi nhuận 2.1.2.1.Khái niệm, nội dung, vai trò của lợi nhuận. - Khái niệm về lợi nhuận Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. Nói cách khác lợi nhuận là khoản tiền chênh lệch giữa doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán, chi phí hoạt động, thuế. Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận. - Nội dung của lợi nhuận. Lợi nhuận của doanh nghiệp gồm có: - Lợi nhuận gộp: là lợi nhuận thu được của công ty sau khi lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, và trừ giá vốn hàng bán. - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh: là lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo. - Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động này. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính bao gồm: + Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh. + Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. + Lợi nhuận về cho thuê tài sản. + Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác. + Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân hàng. + Lợi nhuận cho vay vốn. + Lợi nhuận do bán ngoại tệ. - Lợi nhuận khác: là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới. Thu nhập bất thường của doanh nghiệp bao gồm: + Thu về nhượng bán, thanh lý tài sản cố định. + Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng. + Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ. + Thu các khoản nợ không xác định được chủ. + Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra… Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản tổn thất có liên quan sẽ là lợi nhuận bất thường. - Vai trò của lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó phản ánh đầy đủ về mặt số lượng, chất lượng hoạt động của doanh nghiệp, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của sản xuất như lao động, vật tư, tài sản cố định… Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của Ngân sách Nhà nước, giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế xã hội, phát triển đất nước. Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất và mở rộng quy mô sản xuất của doanh nghiệp, thành lập các Quỹ,nâng cao đời sống công nhân viên. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động và các đơn vị ra sức phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của doanh nghiệp trên trên cơ có chính sách phân phối lợi nhuận một cách hợp lý. Mục đích cuối cùng của bất kỳ doanh nghiệp nào là sản xuất kinh doanh thật nhiều sản phẩm, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của Nhà nước với gía thành thấp nhất và mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho doanh nghiệp, tăng tích lũy mở rộng sản xuất, là điều kiện cải thiện đời sống vật chất của người lao động trong doanh nghiệp, góp phần làm giàu mạnh đất nước. Ngược lại doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ sẽ dẫn tới tình hình tài chính của doanh nghiệp khó khăn, thiếu khả năng thanh toán, tình hình này kéo dài sẽ dẫn tới doanh nghiệp bị phá sản. 2.1.2.2. Phương pháp phân tích lợi nhuận a) Phương pháp phân tích Phương pháp so sánh * Khái niệm và nguyên tắc Khái niệm Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Đây là phương pháp đơn giản và được sử dụng nhiều nhất trong phân tích hoạt động kinh doanh cũng như trong phân tích và dự báo các chỉ tiêu kinh tế - xã hội thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô. Nguyên tắc so sánh - Tiêu chuẩn so sánh: + Chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh. + Tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua. + Chỉ tiêu của các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. + Chỉ tiêu bình quân của nội ngành. + Các thông số thị trường. + Các chỉ tiêu có thể so sánh khác. - Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu so sánh được phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian; cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán; quy mô và điều kiện kinh doanh. * Phương pháp so sánh Phương pháp số tuyệt đối Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước. Phương pháp số tương đối Là tỉ lệ phần trăm % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. Phương pháp thay thế liên hoàn Là phương pháp mà ở đó các nhân tố lần lượt được thay thế theo một trình tự nhất định để xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu cần phân tích (đối tượng phân tích) bằng cách cố định các nhân tố khác trong mỗi lần thay thế. Gọi Q là chỉ tiêu phân tích. Gọi a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích. Thể hiện bằng phương trình: Q = a . b . c Đặt Q1: kết quả kỳ phân tích, Q1 = a1 . b1 . c1 Q0: Chỉ tiêu kỳ kế hoạch, Q0 = a0 . b0 . c0 Q1 – Q0 = rQ: mức chênh lệch giữa thực hiện so với kế hoạch, là đối tượng phân tích rQ = Q1 – Q0 = a1b1c1 – a0b0c0 Thực hiện phương pháp thay thế liên hoàn: - Thay thế bước 1 (cho nhân tố a): a0b0c0 được thay thế bằng a1b0c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “a” sẽ là: ra = a1b0c0 – a0b0c0 - Thay thế bước 2 (cho nhân tố b): a1b0c0 được thay thế bằng a1b1c0 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “b” sẽ là: rb = a1b1c0 – a1b0c0 - Thay thế bước 3 (cho nhân tố c): a1b1c0 được thay thế bằng a1b1c1 Mức độ ảnh hưởng của nhân tố “c” sẽ là: rc = a1b1c1 – a1b1c0 Tổng hợp mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, ta có: ra + rb + rc = (a1b0c0 – a0b0c0) + (a1b1c0 – a1b0c0) + (a1b1c1 – a1b1c0) = a1b1c1 – a0b0c0 = rQ: đối tượng phân tích Trong đó: Nhân tố đã thay ở bước trước phải được giữ nguyên cho các bước thay thế sau. b) Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động sản xuất kinh doanh Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh tế mà doanh nghiệp đạt được từ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận là xác định mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá vốn hàng bán, giá bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận. Phương pháp phân tích: vận dụng bản chất của phương pháp thay thế liên hoàn. Để vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn cần xác định rõ nhân tố số lượng và chất lượng để có trình tự thay thế hợp lý. Muốn vậy cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu phân tích trong phương trình sau : L = Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti) L: Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Qi: Khối lượng sản phẩm hàng hóa loại i. Pi: Giá bán sản phẩm hàng hóa loại i. Zi: Giá vốn hàng bán sản phẩm hàng hóa loại i. CBHi: Chi phí bán hàng đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. CQLi: Chi phí quản lý doanh nghiệp đơn vị sản phẩm hàng hóa loại i. Ti: Thuế của sản phẩm hàng hóa loại i. Quá trình vận dụng phương pháp thay thế liên hoàn được thực hiện như sau: Xác định đối tượng phân tích: ∆L = L1 – L0 L1: lợi nhuận năm nay (kỳ phân tích). L0: lợi nhuận năm trước (kỳ gốc). 1: kỳ phân tích 0: kỳ gốc Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố (1) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố sản lượng đến lợi nhuận = LNnăm trước * % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ năm trước – LN năm trước Q Q là mức biến động khối lượng tiêu thụ % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc = (Qthực tế * Pnăm trước)/(Qnăm trước * Pnăm trước) (2) Mức độ ảnh hưởng của kết cấu mặt hàng đến lợi nhuận ∆k = (Q1i – Q0i)(P0i – Z0i – CBH0i – CQL0i – T0i) - ∆Q (3) Mức độ ảnh hưởng của giá vốn hàng bán ∆Z=Q1i (Z1i – Z0i) (4) Mức độ ảnh hưởng của chi phí bán hàng đến lợi nhuận. ∆CBH= Q1i ( CBH1i – CBH0i) (5) Mức độ ảnh hưởng của chi phí quản lý doanh nghiệp đến lợi nhuận ∆ = Q1i (CQL1i – CQL0i) (6) Mức độ ảnh hưởng của giá bán đến lợi nhuận ∆P = Q1i (P1i – P0i ) (7) Mức độ ảnh hưởng của thuế đến lợi nhuận ∆T = Q1i ( T1i – T0i) Tổng hợp sự ảnh hưởng của tất cả các loại nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp: L =∆Q + ∆k + ∆P + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL + ∆T Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu tổng mức lợi nhuận, cần kiến nghị những biện pháp nhằm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. 2.1.2.3.Phân tích tỷ suất lợi nhuận a) Lợi nhuận trên tài sản (ROA) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận Tài sản = (%) Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng tài sản dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn. b) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Lợi nhuận Vốn chủ sở hữu = (%) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. c) Lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận trên doanh thu Lợi nhuận Doanh thu = (%) Chỉ tiêu này được xác định bằng công thức Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng doanh thu trong kỳ phân tích thì có bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. 2.1.2.4. Chính sách phân phối lợi nhuận của công ty. Lợi nhuận là đòn bẩy quan trọng cho nên phân phối lợi nhuận hợp lý có tác dụng khuyến khích doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người trong doanh nghiệp vì lợi ích của bản thân mình, của doanh nghiệp và của xã hội mà phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động để không ngừng phát triển sản xuất kinh doanh. Chính sách phân phối lợi nhuận có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp có chính sách riêng nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên phải theo quy định của Bộ Tài chính: Lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp được phân phối như sau: - Nộp Thuế cho Ngân sách Nhà nước - Nộp tiền thu về sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước - Khấu trừ chi phí hợp lệ và các khoản tiền phạt khác - Trừ vào các khoản lỗ không được khấu trừ vào lợi tức trước thuế. - Phần còn lại được trích lập các quỹ như: Quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính…. 2.1.2.5. Ý nghĩa của phân tích lợi nhuận Quá trình hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đan xen giữa thu nhập và chi phí. Để thấy được thực chất của qúa trình hoạt động sản xuất kinh doanh là cao hay thấp, đòi hỏi sau một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải tiến hành phân tích mối quan hệ giữa tổng thu nhập với tổng chi phí và mức lợi nhuận đạt được của doanh nghiệp. Lợi nhuận là tiêu chuẩn để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá hiệu quả của quá trình hoạt động kinh doanh, đánh giá hiệu qủa sử dụng các yếu tố sản xuất vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Qua việc phân tích lợi nhuận có thể tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng chủ yếu đến doanh lợi của doanh nghiệp, từ đó có biện pháp khai thác được khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp trong việc phấn đấu nâng cao lợi nhuận, tăng tich lũy cho Nhà nước và cho nhân viên của doanh nghiệp. Trong điều kiện sản xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, mức ảnh hưởng và xu thế tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế, trên cơ sở đó đề ra các quyết định đầu tư, phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanh. 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp chọn vùng nghiên cứu Chủ yếu em thu thập số liệu từ phòng kế toán. Bên cạnh đó, thu thập thêm một số thông tin về thị trường xuất khẩu từ phòng kinh doanh. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu Các số liệu và dữ liệu liên quan đến quá trình phân tích được thu thập chủ yếu trong các báo cáo tài chính, báo cáo xuất khẩu của công ty, tạp chí thủy sản, từ nguồn internet, đồng thời, thông qua việc ghi nhận các nhận xét, các đánh giá về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty do các phòng ban cung cấp. 2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu - Để thực hiện đề tài nghiên cứu em chủ yếu sử dụng một số phương pháp sau: +Phương pháp so sánh +Phương pháp thay thế liên hoàn Chương 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY CPCB & XNK THANH ĐOÀN 3.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH TỈNH CÀ MAU 3.1.1 Đặc điểm tự nhiên - Cà Mau là tỉnh ven biển ở cực nam của Việt Nam, phía bắc giáp tỉnh Kiên Giang, phía đông giáp tỉnh Bạc Liêu và biển Đông, phía nam giáp biển Đông và phía tây giáp vịnh Thái Lan. Trước 1975, tỉnh có tên là An Xuyên. - Tổng diện tích đất tự nhiên của Cà Mau là 5.211 km². Trong đó: + Diện tích rừng: 100.600 ha + Diện tích ruộng lúa: 130.513 ha + Diện tích cây công nghiệp: 33.591 ha + Diện tích vườn: 8.334 ha + Diện tích nuôi thủy sản: 204.381 ha - Bờ biển: Bờ tây giáp vịnh Thái Lan dài 145 km; bờ phía đông giáp biển Đông dài 104 km. - Hệ thống sông ngòi chằng chịt, gồm nhiều sông lớn như: Sông Bảy Háp, Sông Cửa Lớn, Sông Ông Đốc, Sông Cái Tàu, Sông Trẹm, Sông Đầm Cùng, Sông Bạch Ngưu, Sông Mương Điều…. - Về khí hậu: Cà Mau là tỉnh có khí hậu tiêu biểu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa nóng ẩm. Mặt khác, Cà Mau là một tỉnh nằm sát biển nên khí hậu còn mang tính chất hải dương, hàng năm có 2 mùa khí hậu tương phản một cách rõ rệt (mùa khô và mùa mưa). Nhìn chung đất đai và khí hậu của Tỉnh Cà Mau rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. 3.1.2 Đặc điểm xã hội - Dân số Cà Mau khoảng 1.200.000 người. Mật độ dân số trung bình của tỉnh Cà Mau là 230 người/km2 trong đó: tỷ lệ nữ giới chiếm 50,9% dân số. Tốc độ tăng dân số trung bình 1,6%/năm. Khu vực thành thị: 20% dân số; khu vực nông thôn: 80% dân số. - Cà Mau có khoảng 20 dân tộc khác nhau sinh sống, gồm người Kinh chiếm 97,16%, người Khơ Me chiếm 1,86%, còn lại là người Hoa và các dân tộc ít người khác. - Số người trong độ tuổi lao động là 730.000 người, chiếm 60% dân số; trong đó lực lượng lao động hoạt động trong nền kinh tế có 610.000 người, chiếm 50,83% dân số và chiếm 83,56% lao động trong độ tuổi. Lao động giản đơn chiếm 82% lực lượng lao động. - Giao thông + Đường bộ: quốc lộ 1A và quốc lộ 63 cách Thành phố Hồ Chí Minh 380 km và thành phố Cần Thơ 180 km. Từ Thành phố Cà Mau có thể đi lại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long dễ dàng. + Đường thủy: Cà Mau có các sông lớn như: sông Bảy Háp, sông Gành Hào, sông Đốc, sông Trẹm... rất thuận tiện cho giao thông đường thủy đi lại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và TP Hồ Chí Minh. + Đường không: đường bay từ sân bay Cà Mau đi Thành phố Hồ Chí Minh đã được mở rộng và nâng cấp, rút ngắn thời gian đi lại giữa Cà Mau, các tỉnh và Thành phố Hồ Chí Minh. Các sân bay cũ ở Năm Căn, Hòn Khoai khi có nhu cầu và điều kiện có thể khôi phục và đưa vào sử dụng. + Cảng biển: Cà Mau có cảng Năm Căn là cảng quan trọng trong hệ thống cảng ở đồng bằng sông Cửu Long được đầu tư xây dựng ở vị trí vòng cung đường biển của vùng Đông Nam Á. Cảng Năm Căn có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao thương với các nước trong vùng như: Singapore, Indonesia, Malaysia... Hiện nay, năng lực hàng hóa thông qua cảng trên 10.000 tấn/năm. - Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 11,9% (năm 2006) GDP đạt 12.664 tỷ đồng. GDP đầu người 10,240 triệu đồng (năm 2006). Tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2002 còn 13,7%; tỷ lệ nhân dân sử dụng điện: 55% (năm 2002). Kim ngạch xuất khẩu 590 triệu USD (năm 2006). Sản lượng thủy sản: 277.500 tấn (năm 2006) đạt 580 triệu USD. Sản lượng lúa: 390.000 tấn (năm 2006). - Các khu công nghiệp và chế xuất Cà Mau đang xây dựng tổ hợp công nghiệp khí – điện – đạm có tổng số vốn dự kiến trong giai đoạn 1 lên đến 1,4 tỉ USD. Tổ hợp công nghiệp này gồm một đường ống dẫn khí dài 289 km trên biển và 43 km trên bờ nối từ mỏ PM–3/CAA có công suất vận chuyển 2 tỷ m³ khí/năm vào khu nhà máy; hai nhà máy điện có tổng công suất 1500 MW và một nhà máy phân đạm với công suất 800.000 tấn/năm. - Định hướng phát triển thuỷ sản của Cà Mau tới năm 2010 Tỉnh Cà Mau xác định: thủy sản tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn, con tôm vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Tỉnh phấn đấu đến năm 2010, sản lượng thủy sản khai thác đạt 390.000 tấn, sản lượng chế biến và xuất khẩu trên 100.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu chiếm 25% chỉ tiêu của cả nước. - Bên cạnh việc chế biến tôm sú là mặt hàng chủ lực, Cà Mau đẩy mạnh sản xuất các mặt hàng thủy sản khác mà thị trường có yêu cầu, theo hướng tăng cường chế biến hàng giá trị gia tăng, nhằm tăng sản lượng và giá trị trên một đơn vị sản phẩm. Đưa cơ cấu sản phẩm tôm sú từ 68% trong tổng lượng hàng xuất khẩu hiện nay lên 80% và đưa tỷ lệ hàng giá trị gia tăng chiếm trên dưới 70% vào năm 2010. - Tạo mọi điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng nhà máy, nâng tổng công suất chế biến hàng xuất khẩu thủy sản lên 157.000 tấn/năm vào năm 2009. Tăng cường quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm; bắt buộc áp dụng các chương trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế vào chế biến thủy sản. Coi việc bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm là khâu quyết định để nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững. 3.2 MỘT SỐ TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA CÔNG TY CPCB & XNK THANH ĐOÀN 3.2.1. Lịch sử hình thành của công ty. - Tên công ty: Công ty CPCB và XNK thủy sản Thanh Đoàn. - Hình thức kinh doanh: Công ty cổ phần. - Địa chỉ: 01A, đường Trương Phùng Xuân, khóm 7, phường 8, Thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau, Việt Nam . - Điện thoại : (+84) 780 828953 - Fax   : (+84) 780 815166 - Email         : thadimexco@hcm.vnn.vn - Website : www.thadimexco.com.vn - Lịch sử hình thành: Tiền thân Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Đoàn là doanh nghiệp tư nhân chuyên mua bán tôm nguyên liệu cho các xí nghiệp trong tỉnh. Đến ngày 25 tháng 12 năm 2000 được sự chấp thuận của UBND tỉnh Cà Mau ra quyết định thành lập Công ty Cổ phần chế biến và xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Đoàn. Tên giao dịch tiếng Anh là THADIMEXCO. Từ đó Công ty chính thức ra đời và hoạt động cho đến nay. - Giám đốc Công ty: ông Nguyễn Thanh Đoàn. 3.2.2. Hoạt động và thị trường của công ty - Hoạt động: Từ lúc thành lập đến nay, Công ty không ngừng phát triển và đã là một trong những doanh nghiệp làm ăn hiệu quả nhất Cà Mau cũng như cả nước. Công ty Thadimexco luôn đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại và sở hữu đội ngũ công nhân có trình độ, tay nghề cao nên sản phẩm Công ty có chất lượng cao và luôn được khách hàng ưa chuộng. Được UBND tỉnh Cà Mau, Trung Ương khen thưởng vượt kim ngạch xuất khẩu so với kế hoạch được giao 2005,2006. - Thị trường chính: Châu Âu, Nhật, Hong Kong, Đài Loan, Úc, Canada, ... 3.2.3. Mô tả sản phẩm/ dịch vụ của công ty. Ngành nghề kinh doanh: - Kinh doanh và chế biến hàng thủy sản xuất khẩu. + Tôm tươi các loại đông IQF, tôm sú hấp các loại đông IQF. + Tôm sú tươi đông block, tôm thẻ, chì thịt đông block. - Nhập khẩu sát thép, ngư lưới cụ, hóa chất, máy móc và thiết bị lạnh phục vụ cho ngành chế biến thủy sản. Sản phẩm chủ yếu: - Tôm sú bỏ đầu - Tôm sú bốc vỏ chừa đuôi hấp - Tôm sú bốc vỏ hấp - Tôm sú nguyên con 3.2.4. Cơ cấu tổ chức 3.2.4.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ GIÁM ĐỐC PGĐ. KINH DOANH PGĐ. SẢN XUẤT PGĐ. TỔ CHỨC PQL. CHẤT LƯỢNG (Ban điều hành sản xuất) P. KINH DOANH TH TỔ BẢO VỆ TỔ VỆ SINH TỔ KỸ THUẬT & XDCB TỔ TNNL TỔ CHẾ BIẾN TỔ PHÂN CỞ TỔ XẾP HỘP TỔ IQF TỔ CẤP ĐÔNG TỔ BỐC XẾP (Nguồn: Công ty CPCB & XNK Thanh Đoàn năm 2007). Sơ đồ: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY THANH ĐOÀNBottom of Form 3.2.4.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận - Phó giám đốc phụ trách kinh doanh: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, tiếp thị, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả ngày càng tăng cho công ty. Đồng thời hướng dẫn bộ phận tài vụ công ty tính toán và báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh cho giám đốc. - Phó giám đốc phụ trách tổ chức: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trong việc tổ chức bộ máy quản lý, quan hệ với các cơ quan hữu quan nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. - Phó giám đốc phụ trách sản xuất: có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc trên các lĩnh vực liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm, định mức chế biến, qui trình sản xuất các mặt hàng. - Phòng kinh doanh tổng hợp: là sự hợp nhất bộ phận tổ chức hành chính, kinh doanh xuất nhập khẩu và kế toán tài vụ. Cho nên chịu sự chỉ đạo chung của các phó giám đốc công ty. Kế toán trưởng là người kim trưởng phòng kinh doanh tổng hợp. Có chức năng bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm khách hàng, mỡ rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích sinh lợi cao nhất cho cônh ty. Đồng thời quản lý vốn, tài sản và tổ chức hạch toán kế toán theo đúng chuẩn mực kế toán, chế độ hiện hành của nhà nước. - Phòng quản lý chất lượng (ban điều hành sản xuất): có chức năng quản lý chất lượng sản phẩm, định mức chế biến, qui trình sản xuất các mặt hàng mới, các mặt hàng có giá trị gia tăng trong công ty. Xây dựng, triển khai, giám sát và kiểm tra việc thực hiện qui trình sản xuất, qui định sản xuất, điều khiển sản xuất của phân xưởng. Tham gia đánh giá và lựa chọn các nhà thầu, cung cấp hàng hóa và nguyên vật liệu cho công ty. Kiểm tra việc thực hiện chương trình quản lý chất lượng theo HACCP và BRC. Tổ chức điều hành mọi hoạt động sản xuất trong phân xưởng. Với cơ cấu tổ chức trên cho thấy từng bộ phận của công ty điều có vai trò và chức năng riêng biệt tuy có sự phân chia theo từng bộ phận chức năng nhưng vẫn đảm bảo mức độ tập trung hóa cao và kiểm soát chặt chẽ các hoạt động khác nhau của một dây chuyền sản xuất trong công ty. 3.2.5. Tình hình nhân sự của công ty. Lực lượng lao động toàn công ty là 600 người.Trong đó: Đại học có 15 người, trung cấp có 43 người.Còn lại là lao động phổ thông. Trong đó có khoảng 400 lao động lành nghề. Công ty Thadimexco chủ yếu là hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới nên việc bố trí các phòng ban theo từng chức năng của Công ty như hiện nay là rất phù hợp. Đồng thời, việc nhóm các hoạt động chuyên môn hoá theo chức năng của Công ty cho phép các bộ phận hoạt động, phát huy và sử dụng hiệu quả tài năng chuyên môn rất hợp lý. Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu thực tế từ thị trường thì Công ty đang xem xét quá trình tuyển dụng và lựa chọn nhân viên một cách tích cực hơn. Ngoài ra, việc đề bạt nhân viên giữ chức vụ quản lý trong Công ty là hợp lý vì nó sẽ tạo động lực đối với từng nhân viên khác, tuy nhiên, cũng rất dễ phát sinh mâu thuẫn và ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, trong quá trình hoạt động sắp tới Công ty có hướng lựa chọn nhân viên, mà vấn đề chủ yếu Công ty đang đặt ra đó chính là năng lực thật sự của từng nhân viên. Điều đó sẽ đem lại sự phù hợp với công việc hơn và đẩy nhanh tiến độ hoạt động của Công ty. Tất cả các quá trình tuyển dụng lao động và đào tạo lao động sẽ góp phần rất lớn đến sự thành công hay thất bại của Công ty. Chương 4 PHÂN TÍCH DOANH THU VÀ LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY TRONG 3 NĂM 2005-2007 4.1. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA DOANH THU, LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THADIMEXCO. Ta có lợi nhuận = doanh thu – chi phí Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong 3 năm (2005-2007) ta có thể đánh giá chung tình hình lợi nhuận của Công ty Thadimexco. - Năm 2006: Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty kém hiệu quả hơn so với năm 2005, tình hình tăng trưởng về lợi nhuận sản xuất kinh doanh của Công ty đã giảm đáng kể. Lợi nhuận giảm là do chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tăng nhiều cụ thể là do giá vốn hàng bán tăng. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty giảm là do: Năm 2006 là năm không riêng gì công ty mà là toàn ngành Thủy sản Cà Mau gặp nhiều khó khăn trong xuất khẩu, đó là vụ kiện bán phá giá của Mỹ và việc kiểm duyệt kháng sinh 100% lô hàng khi xuất vào Nhật. - Năm 2007: Từ bảng số liệu 1 ta thấy rằng hiệu quả kinh doanh của Công ty khởi sắc hơn năm 2006. Điều này thể hiện ở chỗ là lợi nhuận Công ty đã tăng đáng kể so với năm 2006, ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân: Trong năm 2007, thu nhập khác của công ty tăng lên rất cao so với năm 2006.Chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản và thu nhập từ bán đầu vỏ tôm. Chính những điều này đã làm lợi nhuận của Công ty tăng đáng kể. Mặc dù, năm 2007 là năm thủy sản Cà Mau gặp nhiều khó khăn do việc kiểm duyệt kháng sinh 100% lô hàng khi xuất vào Nhật làm cho nhiều doanh nghiệp trong ngành phải điêu đứng nhưng riêng Công ty Thadimexco thì doanh thu và lợi nhuận vẫn tăng, nguyên nhân là do Ban Giám đốc của Công ty đã có phương pháp nhạy bén, linh hoạt và rất hiệu quả trong kinh doanh khi đưa hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu trong điều kiện rất khó khăn. Ngoài ra, còn có những lý do khác đưa đến việc tăng doanh thu và lợi nhuận của Công ty, đó là do Công ty trong thời gian này đã gia tăng các mặt hàng có giá trị tăng cao, mở rộng sản xuất với nhiều mặt hàng và đồng thời, Công ty tìm được một số thị trường tiêu thụ mới là Châu Âu thay thế cho thị trường Nhật và thị trường trong nước cũng được mở rộng. Nguồn nguyên liệu đầu vào đã được ổn định và Công ty sử dụng chi phí một cách có hiệu quả. Do đó, lợi nhuận của Công ty đã tăng vào năm 2007. Bảng 1: BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) Đơn vị tính: 1000VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu thuần 245.275.214 334.744.257 366.432.578 89.469.043 36,48 31.688.321 9,47 2. Giá vốn hàng bán 232.436.303 317.840.058 342.901.510 85.403.755 36,74 25.061.452 7,88 3. Lợi nhuận gộp 12.838.911 16.904.199 23.531.068 4.065.288 31,66 6.626.869 39,20 4. Doanh thu hoạt động tài chính 0 46.368 21.636 46.368 - -24.732 -53,34 5. Chi phí tài chính 5.621.375 9.158.037 11.361.387 3.536.661 62,91 2.203.350 24,06 6. Chi phí bán hàng 3.255.309 4.397.139 7.161.111 1.141.830 35,08 2.763.972 62,86 7. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.445.006 2.281.090 2.911.016 836.084 57,86 629.926 27,62 8. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2.517.221 1.114.301 2.119.190 - 1.402.920 - 55,73 1.004.889 90,18 9. Thu nhập khác 97.396 0 784.375 -97.396 0 784.375 - 10. Chi phí khác 27.063 87.481 186.699 60.418 223,25 99.218 113,42 11. Lợi nhuận khác 70.333 - 87.481 597.676 12. Tổng lợi nhuận trước thuế 2.587.554 1.026.819 2.716.865 -1.560.735 -60,32 1.690.046 164,59 13. Thuế thu nhập DN phải nộp 0 189.966 35.525 189.966 - - 154.441 - 81,3 14. Lợi nhuận sau thuế 2.587.554 836.853 2.681.340 -1.750.701 -67,66 1.844.487 220,41 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) Để thấy rõ hơn tình hình kinh doanh của Công ty qua ba năm, ta phân tích từng yếu tố doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. 4.1.1. Phân tích chung tình hình doanh thu của công ty Thadimexco Qua bảng 2 phân tích chung tình hình doanh thu, ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính và doanh thu từ hoạt động khác chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với tổng doanh thu của cả Công ty. Thể hiện cụ thể là Công ty không tham gia góp vốn liên doanh, cũng không đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn hay dài hạn, do đó, đã làm hạn chế phần nào thu nhập của Công ty. Còn về doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì có tỷ trọng rất lớn trong tổng thu nhập của Công ty. Năm 2006 tăng 89.469.043 (ngàn đồng) so với năm 2005 tương đương tăng 36,48 %. Năm 2007 doanh thu này tăng khoảng 31.688.321 (ngàn đồng) so với năm 2006 tức là tăng 9,47 %. Bảng 2: TÌNH HÌNH DOANH THU CHUNG CỦA CÔNG TY (2005-2007) Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % 1. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh 245.275.214 334.744.257 366.432.578 89.469.043 36,48 31.688.321 9,47 2. Doanh thu hoạt động tài chính 0 46.368 21.636 46.368 - -24.732 -53,34 3. Doanh thu khác 97.396 0 784.375 -97.396 0 784.375 - Tổng doanh thu 245.372.610 334.790.625 367.238.589 89.418.015 36,44 32.447.964 9,69 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công tyThadimexco) Để hiểu rỏ sự tăng lên của doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty ta đi vào phân tích doanh thu từ buôn bán thành phẩm và doanh thu từ bán phế liệu. Doanh thu hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm doanh thu từ buôn bán thành phẩm và doanh thu từ bán phế liệu. Trong doanh thu từ hoạt động kinh doanh thì doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 99% còn lại 1% là doanh thu từ buôn bán phế liệu. Cụ thể: Bảng 3:TÌNH HÌNH DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Doanh thu từ hoạt động kinh doanh 245.275.214 100 334.744.257 100 366.432.578 100 89.469.043 36,48 31.688.321 9,47 - Doanh thu thành phẩm 242.717.838 98,96 332.853.934 99,44 364.778.754 99,55 90.136.096 37,14 31.924.820 9,59 + Doanh thu trong nước 68.565.010 27,95 41.183.820 12,31 17.641534 4,81 - 27.381.190 -39,93 - 23.542.286 - 57,16 + Doanh thu ngoài nước 174.152.828 71,01 291.670.114 87,13 347.137.220 94,74 117.517.286 67,48 55.467.106 19,02 - Doanh thu bán phế liệu 2.557.376 1,04 1.890.323 0,56 1.655.434 0,45 - 667.053 - 26,08 - 234.889 -12,43 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) - Năm 2005: Doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 98,96% trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Còn lại 1,04% là doanh thu từ bán phế liệu. Trong doanh thu từ bán thành phẩm thì doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩm ngoài nước chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 71,01% tương đương 174.152.828 (ngàn đồng) còn lại là doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩm trong nước chiếm khoảng 27,95% tương đương khoảng 68.565.010 (ngàn đồng). - Năm 2006: Doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 99,44% trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Còn lại 0,56% là doanh thu từ bán phế liệu. Trong doanh thu từ bán thành phẩm thì doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩm ngoài nước chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 87,13% tương đương 291.670.114 (ngàn đồng) còn lại là doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩm trong nước chiếm khoảng 12,31% tương đương khoảng 41.183.820 (ngàn đồng). - Năm 2007: Doanh thu từ buôn bán thành phẩm chiếm khoảng 99,55% trong tổng doanh thu từ hoạt động kinh doanh. Còn lại 0,45% là doanh thu từ bán phế liệu. Trong doanh thu từ bán thành phẩm thì doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩm ngoài nước chiếm tỷ lệ rất cao khoảng 94,74% tương đương 347.137.220 (ngàn đồng) còn lại là doanh thu từ bán hàng hóa và thành phẩm trong nước chiếm khoảng 4,81% tương đương khoảng 17.641.534 (ngàn đồng). Từ bảng 3 ta thấy doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty đều tăng lên trong 3 năm 2005 – 2007. Cụ thể doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2006 tăng khoảng 36,48% doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu từ buôn bán thành phẩm. Năm 2006 tăng 37,14% so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu từ buôn bán hàng hóa và thành phẩm ngoài nước. Cụ thể là doanh thu từ buôn bán hàng hóa và thành phẩm nước ngoài năm 2006 tăng lên tới 67,48% so với năm 2005 tương đương với khoảng 117.517.286 ( ngàn đồng). Đến năm 2007, doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2007 tăng khoảng 9,47% doanh thu từ hoạt động kinh doanh trong năm 2006. Nguyên nhân chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu từ buôn bán thành phẩm. Năm 2006 tăng 9,59% so với năm 2005. Trong đó chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu từ buôn bán hàng hóa và thành phẩm ngoài nước. Cụ thể là doanh thu từ buôn bán hàng hóa và thành phẩm nước ngoài năm 2007 tăng 19,02% so với năm 2006 tương đương với khoảng 55.467.106 ( ngàn đồng). Bảng 4:TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY (2005 – 2007) Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Nhật 139.322.262,4 80 175.002.068,4 60 Châu Âu 219.859.546,8 60 Đài Loan 26.122.924,2 15 29.167.011,4 10 54.964.886,7 15 Úc 58.334.022,8 20 Cannada 36.643.257,8 10 Khác 8.707.641,4 5 29.167.011,4 10 54.964.886,7 15 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công tyThadimexco) Thị trường chủ yếu của công ty trong năm 2005,2006 là Nhật Bản.Trong năm 2005 công ty chủ yếu xuất khẩu sang Nhật chiếm khoảng 80% tương đương 139.322.262,4 (ngàn đồng). Đến năm 2006 công ty xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật chiếm 60% tương đương với 175.002.068,4 (ngàn đồng) và Úc chiếm 20% tương đương với 58.334.022,8 (ngàn đồng) còn lại là thị trương Đài Loan và các nước khác chiếm 20%. Nhưng đến năm 2007 thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là Châu Âu với khoảng 60% tương đương với 219.859.546,8 (ngàn đồng). Nguyên nhân của sự thay đổi thị trường xuất khẩu của công ty vào thị trường Nhật ngày càng giảm xuống là do trong năm 2006, 2007 hàng hóa xuất khẩu không riêng gì của công ty mà các công ty khác vào thị trường Nhật bị kiểm tra kháng sinh rất nghiêm ngặt. Làm cho hàng hóa của công ty không dám xuất khẩu vào Nhật sợ bị trả lại làm ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của công ty nên công ty đã tìm thị trường mới đỡ nghiêm ngặt hơn thị trường Nhật như vậy đảm bảo hàng hóa xuất đi không bị trả lại. Và công ty đã chọn thị trường Châu Âu là một thị trường lớn đầy tiềm năng. 4.1.2. Phân tích chung tình chi phí của công ty Thadimexco Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của công ty. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp nhất. Điều này đồng nghĩa với việc làm tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. Bảng 5: TÌNH HÌNH CHI PHÍ CHUNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % 1. Giá vốn hàng bán 232.436.303 317.840.058 342.901.510 85.403.755 36,74 25.061.452 7,88 2. Chi phí từ HĐ tài chính 5.621.375 9.158.037 11.361.387 3.536.661 62,91 2.203.350 24,06 3.Chi phí BH và QLDN 4.700.315 6.678.230 10.072.127 1.977.915 42,08 3.393.897 50,82 4. Chi phí từ HĐ khác 27.063 87.481 186.699 60.418 223,25 99.218 113,42 Tổng chi phí 242.785.057 333.763.806 364.521.723 90.978.749 37,47 30.757.917 9,22 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) Qua số liệu của bảng trên cho thấy tình hình thực hiện chi phí của Công ty trong ba năm qua có nhiều sự thay đổi.Tổng chi phí thực hiện năm 2006 là 333.763.806 (ngàn đồng) tăng so với năm 2005 một khoảng 90.978.749 (ngàn đồng) tương đương 37,47 % và tổng chi phí năm 2007 là 364.521.723 (ngàn đồng) cao hơn so với năm 2006 một khoảng 30.757.917 (ngàn đồng) tức là tăng 9,22 %. Trong đó: - Giá vốn hàng bán: Giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Công ty. Năm 2006, giá vốn hàng bán của Công ty là 317.840.058 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2005 một khoảng 85.403.755 (ngàn đồng) tương đương 36,74% và năm 2007, Công ty có giá vốn hàng bán là 342.901.510 (ngàn đồng) so với năm 2006 thì giá vốn này đã tăng 25.061.452 (ngàn đồng) tức là tăng 7,88%. Nguyên nhân giá vốn tăng là do chi phí nguyên liệu đầu vào cao. Ngoài ra, giá vốn hàng bán là nhân tố mà Công ty khó có thể chủ động, vì nhiều lý do như là đơn đặt hàng nhiều hoặc ít, nguyên liệu đầu vào mà Công ty mua được. Do đó, Công ty cần phải tính toán thật kỹ về thời điểm, sản lượng đặt hàng, chi phí vận chuyển như thế nào cho hợp lý để không làm chi phí này tăng cao làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. - Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp qua các năm có sự thay đổi theo hướng tăng dần. Cụ thể là hai loại chí phí này vào năm 2006 tăng 42,08 % tương đương 1.977.915 (ngàn đồng) so với năm 2005 và năm 2007 thì chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã tăng rất cao so với năm 2006 là 3.393.897 (ngàn đồng) tương đương với 50,82%. Nguyên nhân mà hai loại chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh là có nhiều lý do, cụ thể là: Thứ nhất, chi phí vận chuyển, phí bốc xếp, phí bán hàng tăng cao.Vì tại thời điểm này giá xăng, dầu gia tăng ở nước ta và cả trên toàn thế giới mà Công ty Thadimexco chủ yếu là xuất khẩu hàng thủy sản ra nước ngoài rất nhiều nên dẫn đến tình trạng chi phí vận chuyển nước ngoài và cả trong nước đã vượt qua mức bình thường so với những năm trước. Thứ hai, là chi phí quản lý của Công ty gồm rất nhiều phần như là lương nhân viên quản lý, bảo hiểm, chi phí điện thoại, chi phí sửa chữa,... tất cả các chi phí này đều biến động khá mạnh theo chiều hướng tăng dần qua từng năm. Đặc biệt, nước ta ngày càng phát triển mạnh nên người dân đòi hỏi nhiều hơn về mặt vật chất và giá cả của các mặt hàng tiêu dùng trong xã hội cũng tăng cao, vì vậy, nếu Công ty muốn nhân viên của mình làm việc năng động hơn, có hiệu quả hơn thì chắc chắn một điều là lương công nhân phải tăng lên nhằm kích thích đội ngũ nhân viên của Công ty làm việc hăng say hơn và tốt hơn nữa. Do đó, phần chi phí về lương nhân viên của Công ty đã tăng lên rất nhiều so với trước đây. Ngoài ra, trong thời gian này Công ty cũng đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị nên chi phí quảng cáo cũng tăng lên kéo theo sự gia tăng của chi phí bán hàng. - Chi phí hoạt động tài chính qua các năm cũng có sự biến động theo hướng tăng dần. Năm 2006 chi phí từ hoạt động tài chính là 9.158.037 (ngàn đồng) tăng hơn so với năm 2005 là 3.536.661 (ngàn đồng) tức là tăng 62,91%. Năm 2007 chi phí từ hoạt động tài chính là 11.361.387 (ngàn đồng) tăng hơn so với năm 2006 là 2.203.350 (ngàn đồng) tức là tăng 24,06%. Nguyên nhân dẩn đến chi phí từ hoạt động tài chính của công ty tăng qua các năm là do: Công ty ngày càng phát triển mạnh nên đòi hỏi nguồn vốn phải đầu tư vào Công ty ngày càng nhiều, từ đó, nhiều chi phí bắt đầu phát sinh nên bắt buộc Công ty phải vay ngân hàng một phần vốn nào đó để đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, các khoản trả tiền lãi vay ngân hàng của Công ty cũng tăng dần theo từng năm, cụ thể như năm 2005 chi phí trả tiền lãi vay ngân hàng là 5.413.081 (ngàn đồng), đến năm 2006 là 8.585.456 (ngàn đồng) tăng so với năm 2005 là 3.172.375 (ngàn đồng) tăng tương đương 58,61 % và năm 2007 thì chi phí chi trả cho lãi vay là 10.808.229 (ngàn đồng) lại tăng so với năm 2006 tương đương một số tiền 2.222.773 (ngàn đồng) tức là tăng 25,89 %. Ngoài ra, Chi phí bất thường khác cũng góp phần làm tăng chi phí trong tổng chi phí của Công ty. Ø Nhìn chung, tình hình chi phí của công ty Thadimexco trong ba năm vừa qua (2005-2007) có khá nhiều biến động. Tuy sự biến động này theo chiều hướng gia tăng nhưng không ảnh hưởng quá nhiều đến tình hình lợi nhuận của Công ty. Mặc dù là ảnh hưởng không nhiều nhưng để Công ty ngày càng đi lên thì sự tăng trưởng của chi phí trong thời gian qua vẫn là một điều đáng lo ngại. Công ty cần phải dùng nhiều biện pháp hơn như cố gắng phấn đấu trong việc tiết kiệm các khoản chi phí, hạn chế những phí tổn để giảm phần nào sự tăng lên của tổng chi phí nhằm gia tăng mức lợi nhuận để Công ty kinh doanh có hiệu quả hơn nữa. Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất Công ty phải xem xét việc sử dụng chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời, Công ty cũng phải có những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn. 4.1.3. Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Thadimexco Lợi nhuận là một yếu tố có vai trò hết sức quan trọng trong việc phân tích đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh, lợi nhuận phản ánh đầy đủ về mặt số lượng và chất lượng của công ty, phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất như nguyên liệu, lao động, tài sản cố định,... Vì vậy, để có thể phân tích đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty, chúng ta cần phân tích tình hình lợi nhuận trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 4.1.3.1. Phân tích tình hình lợi nhuận chung của Công ty Thadimexco Phân tích tình hình lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình lợi nhuận để thấy được các nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng đến việc tăng, giảm lợi nhuận của công ty. Từ đó, Công ty cần đề ra các biện pháp khai thác khả năng kinh doanh tốt hơn nhằm nâng cao lợi nhuận và giúp hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả tối đa trong tương lai. Để hiểu rõ hơn về tình hình lợi nhuận của công ty Thadimexco, ta tìm hiểu bảng sau: Bảng 6: TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Doanh thu thuần 245.275.214 334.744.257 366.432.578 89.469.043 36,48 31.688.321 9,47 Giá vốn hàng bán 232.436.303 317.840.058 342.901.510 85.403.755 36,74 25.061.452 7,88 Lợi nhuận gộp 12.838.911 16.904.199 23.531.068 4.065.288 31,66 6.626.869 39,20 Lợi nhuận từ HĐKD 2.517.221 1.114.300 2.119.189 -1.402.921 -55,73 1.004.889 90,18 Lợi nhuận khác 27.063 87.481 597.676 -157.814 -224,38 685.157 783,21 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.587.554 1.026.819 2.716.865 -1.560.735 -60,32 1.690.046 164,59 Lợi nhuận sau thuế 2.587.554 836.853 2.681.340 -1.750.701 -67,66 1.844.487 220,41 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) Nhìn chung, qua ba năm (2005-2007) tình hình lợi nhuận của công ty Thadimexco có nhiều biến động tương đối. Qua số liệu của bảng 6 ta thấy rằng lợi nhuận sau thuế của Công ty năm 2006 giảm xuống đáng kể so với năm 2005 nhưng sang năm 2007 tăng mạnh so với năm 2006. Cụ thể là mức lợi nhuận sau thuế năm 2005 đạt 2.587.554 (ngàn đồng) và năm 2006 đạt 836.853(ngàn đồng) tức là năm 2006 giảm 1.750.701 (ngàn đồng) so với năm 2005, ta thấy năm 2006 Công ty hoạt động kém hiệu quả hơn so với năm 2005, tuy nhiên, đến năm 2007 lợi nhuận của Công ty đạt ở mức 2.681.340 (ngàn đồng) tăng đến 1.844.487 (ngàn đồng) so với năm 2006. Lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng lên rất nhiều so với năm 2006. Điều này cho thấy năm 2007 hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty rất cao.Trong đó: Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2006 giảm đi rất nhiều so với năm 2005 tương đương với giảm 1.402.921 (ngàn đồng), nhưng đến năm 2007 thì lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty tăng lên đáng kể tương đương với tăng 1.004.889 (ngàn đồng) so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận của Công ty năm 2006 thấp hơn so với năm 2005. Đó là vì, tại một số khu vực nuôi tôm ở trong tỉnh Cà Mau, các hộ nuôi đang gặp khó khăn trong việc quản lý bệnh tôm và có hiện tượng tôm nuôi bị chết là do thời tiết thay đổi làm các yếu tố môi trường như nhiệt độ, pH, độ mặn thường xuyên dao động lớn giữa ngày và đêm dẫn đến tình trạng tôm bị chết. Trong khi đó Công ty Thadimexco thu mua nguyên liệu chủ yếu từ các doanh nghiệp trong tỉnh Cà Mau. Mà trong tỉnh ở một số địa phương có diện tích tôm nuôi bị chết khá lớn.Từ đó, đã gây tâm lý hoang mang, không yên tâm sản xuất cho các doanh nghiệp và người nuôi tôm, nên các sự kiện này đã kéo theo giá thủy sản trong nước không ổn định, người nuôi lo ngại về giá cả và đầu ra, ảnh hưởng đến thị trường nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Chính vì vậy, công ty Thadimexco gặp không ít những khó khăn về vấn đề nguồn nguyên liệu đầu vào. Khoản mục lợi nhuận khác của Công ty qua ba năm (2005-2007) lại có sự biến động khá lớn, Năm 2005 phần lợi nhuận khác của công ty là 70.333 (ngàn đồng) đến năm 2006 lợi nhuận khác của công ty là – 87.481 (ngàn đồng). Như vậy năm 2006 lợi nhuận khác của công ty đã giảm khỏang 224,38% tương đương với giảm khoảng 157.814 (ngàn đồng). Nhưng đến năm 2007 lợi nhuận này lại tăng rất cao, tăng một khoảng là 685.157 (ngàn đồng) so với năm 2006 tức là tăng khoảng 783,21%, chính nhờ điều đó mà lợi nhuận sau thuế của Công ty trong năm 2007 tăng rất cao so với các năm khác. Nguyên nhân lợi nhụân khác của công ty tăng là do thu nhập khác tăng cao. Trong năm 2007 thu nhập khác của công ty tăng lên rất cao chủ yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản cố định, gia công, thu nhập từ bán đầu vỏ tôm.. Để hiểu rõ lợi nhuận của công ty tăng giảm là do đâu ta đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng chủ yếu đến lợi nhuận: 4.1.3.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động kinh doanh của Công ty Bảng 7: TÌNH HÌNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (tấn) 1.675 2.132 2.396 Doanh thu 245.275.214 334.744.257 366.432.577 Giá vốn hàng bán 232.436.303 317.840.058 342.901.510 Chi phí BH và QLDN 4.700.315 6.678.230 10.072.127 Thuế 0 189.966 35.525 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) Khối lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và thuế là những nhân tố ảnh hưởng nhiều đến lợi nhuận, sau đây ta đánh giá xem các nhân tố này ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty: Ta có công thức: Lợi nhuận = Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti) Hay Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN – Thuế Với Q là khối lượng hàng hoá P là giá bán sản phẩm CBH và CQL là chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp T là thuế của sản phẩm, i là loại mặt hàng Bảng 8:CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LỢI NHUẬN Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Khối lượng sản phẩm tiêu thụ (tấn) 1.675 2.132 2.396 Giá bán trung bình/ sản phẩm 146,43 157,01 152,94 Giá vốn trung bình/ sản phẩm 138,77 149,08 143,11 Chi phí BH trung bình/ sản phẩm 1,94 2,06 2,99 Chi phí QL trung bình/ sản phẩm 0,86 1,07 1,21 Thuế/ sản phẩm 0 0,09 0,01 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) Ø So sánh năm 2006/năm 2005: Ta có: Lợi nhuận = Qi*(Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti) Năm 2005: LN2005 =1.675(146,43 – 138,77 – 1,94 – 0,86) ð LN2005 = 8.140,5 (triệu đồng) Năm 2006: LN2006 = 2.132(157,01 – 149,08 – 2,06 – 1,07 – 0,09) ð LN2006= 10.041,72 (triệu đồng) ð Lợi nhuận = LN2006 – LN2005 Lợi nhuận = 10.041,72 – 8.140,5 = 1.901,22 (triệu đồng) Qua số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty Thadimexco năm 2006 tăng hơn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty năm 2005 là 1.901,22 (triệu đồng). Nguyên nhân của sự tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh của công ty là do: trong năm 2006 khối lượng sản phẩm tiêu thụ, giá bán trung bình của công ty tăng lên rất nhiều so với năm 2005. Ngoài ra, Công ty còn xuất khẩu được rất nhiều sản phẩm sang các thị trường nước ngoài nên đã gia tăng doanh thu và dẫn đến sự tăng lợi nhuận của Công ty. Nhưng vì chi phí tài chính trong năm 2006 cũng tăng cao so với năm 2005 làm cho lợi nhuận của công ty trong năm 2006 giảm đi nhiều so với năm 2005. Ø So sánh năm 2007/năm 2006: Năm 2006: LN2006 = 2.132(157,01 – 149,08 – 2,06 – 1,07 – 0,09) ð LN2006= 10.041,72 (triệu đồng) Năm 2007: LN2007 = 2.396 (152,94 – 143,11 – 2,99 – 1,21 – 0,01) ð LN2007 = 13. 465,52(triệu đồng) Lợi nhuận = LN2007 – LN2006 Lợi nhuận = = 13. 465,52 - 10.041,72 = 3.423,8 (triệu đồng) Qua số liệu trên ta thấy rằng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của Công ty Thadimexco năm 2007 tăng hơn lợi nhuận từ họat động kinh doanh của công ty năm 2006 là 3.423,8 (triệu đồng), điều đó chứng tỏ là Công ty làm ăn có hiệu quả trong năm 2007.Vì năm 2007 tình hình thị trường xuất khẩu thủy sản của công ty gặp nhiều thuận lợi, khối lượng mặt hàng xuất khẩu tăng, giá vốn hàng bán giảm dẩn đến doanh thu của công ty tăng. Vì vậy, lợi nhuận của Công ty cao hơn so với năm 2006. a) Ảnh hưởng của nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ Khối lượng tiêu thụ là toàn bộ khối lượng hàng hoá đã được xuất bán tiêu thụ theo các phương thức khác nhau và khối lượng sản phẩm của công ty có tiêu thụ được mới xác định được lãi hay lỗ và lỗ, lãi ở mức độ nào của một công ty. Đây là nhân tố chủ quan của doanh nghiệp nói lên quy mô sản xuất kinh doanh. Khi giá cả ổn định, khối lượng hàng hoá trở thành nhân tố quan trọng nhất để tăng lợi nhuận, lợi nhuận tăng hay giảm tỷ lệ với khối lượng hàng hoá tiêu thụ. Doanh thu = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Đơn giá = Để phân tích nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng đến lợi nhuận như thế nào ta có công thức sau: LNnăm trước * % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ năm trước – LN năm trước Q Q là mức biến động khối lượng tiêu thụ % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ ở năm gốc = (Qthực tế * Pnăm trước)/(Qnăm trước * Pnăm trước) Ø So sánh năm 2006/2005: Ta có: % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2006 = (Q2006 * P2005)/(Q2005* P2005) = (2.132*146,43)/(1.675*146,43) = 1,27 % ð ∆Q2006 = LN2005 (% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2006 – 1) = 8.140,5 (1,27 - 1) = 2.197,94 (triệu đồng) Nhận xét:Với mức biến động khối lượng tiêu thụ tăng 457 (tấn) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 tăng so với năm 2005 một khoảng là 2.197,94 (triệu đồng) Ø So sánh năm 2007/2006: Ta có: % hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2007 = (Q2007 * P2006)/(Q2006* P2006) = (2.396*157,01)/(2.132*157,01) = 1,12 % ð ∆Q2007 = LN2006 (% hoàn thành sản phẩm tiêu thụ 2007 – 1) = 10.041,72 (1,12 – 1) = 1.205 (triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động khối lượng tiêu thụ tăng 264 (tấn) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một khoảng là 1.205 (triệu đồng). Bảng 9: PHẦN TÍCH KHỐI LƯỢNG TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY THADIMEXCO (2005-2007) Đơn vị tính:1000 VNĐ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tấn 1.675 2.132 2.396 457 27,28 264 12,38 Đơn giá trung bình 1000 VNĐ 146,43 157,01 152,94 10,58 7,23 -4,07 -2,59 Doanh thu 1000 VNĐ 245.275.214 334.744.257 366.432.577 89.469.043 36,48 31.688.321 9,47 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) Ø Tóm lại, nhân tố khối lượng sản phẩm tiêu thụ ảnh hưởng rất lớn đến tình hình lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty phải dùng nhiều cách, nhiều phương pháp hợp lý như quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, tăng cường cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng,… để đẩy mạnh lượng sản phẩm tiêu thụ từ thị trường nội địa đến thị trường xuất khẩu của Công ty. b) Ảnh hưởng của nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm Ta có ∆k = (Q1i – Q0i)(P0i – Z0i – CBH0i – CQL0i – T0i) - ∆Q So sánh năm 2006/2005 ∆k = (Q2006 – Q2005)(P2005 – Z2005– CBH2005 – CQL2005 – T2005) - ∆Q2006 = (2.132 -1.675)(146,43 – 138,77 – 1,94 – 0,86) – 2.197,94 = 23,08 (triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm tăng lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 một khoảng là 23,08 (triệu đồng) So sánh năm 2007/2006 ∆k = (Q2007 – Q2006)(P2006 – Z2006 – CBH2006 – CQL2006 – T2006) - ∆Q2007 = (2.396 -2.132)(157,01 – 149,08 – 2,06 – 1,07 – 0,09) – 1.205 = 38,44 (triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động kết cấu khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã làm tăng lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 một khoảng là 38,44 (triệu đồng). c) Ảnh hưởng của nhân tố giá bán Ta có: ∆P = Q1i (P1i – P0i ) So sánh năm 2006/2005 ∆P = Q2006(P2006 – P2005) = 2.132 (157,01 – 146,43) = 22.556,56 ( triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động giá bán sản phẩm tiêu thụ tăng 10,58 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm tăng lợi nhuận của Công ty năm 2006 so với năm 2005 một khoảng là 22.556,56 (triệu đồng) So sánh năm 2007/2006 ∆P = Q2007 (P2007 – P2006) = 2.396 (152,94 – 157,01) = - 9.751,72 ( triệu đồng) Nhận xét:Với mức biến động giá bán sản phẩm giảm 4,07 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm cho lợi nhuận của công ty giảm một khoảng 9.751,72 ( triệu đồng) nhưng lợi nhuận của Công ty năm 2007 so với năm 2006 vẩn tăng một khoảng là 3.423,8 (triệu đồng). d) Ảnh hưởng của nhân tố giá vốn hàng bán Ta có: ∆Z = Q1i (Z1i – Z0i) So sánh năm 2006/ năm 2005: ∆Z = Q2006 (Z2006 – Z2005) = 2.132 (149,08 – 138,77) = 21.980,92 ( triệu đồng) Nhận xét:Với mức biến động giá vốn hàng bán tăng 10,31 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 một khoảng là 21.980,92 (triệu đồng) So sánh năm 2007/ năm 2006: ∆Z = Q2007 (Z2007 – Z2006) = 2.396 (143,11 – 149,08) = - 14.304,12 ( triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động giá vốn hàng bán giảm 5,97 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một khoảng là 14.304,12 (triệu đồng) Để hiểu rõ nguyên nhân làm giá vốn hàng bán tăng ta đi vào phân tích tình hình giá vốn, sản lượng và giá mua. Bảng 10: TÌNH HÌNH GIÁ VỐN – SẢN LƯỢNG – GIÁ MUA (2005-2007) Đơn vị tính:1000 VNĐ Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Khối lượng sản phẩm tiêu thụ tấn 1.675 2.132 2.396 457 27,28 264 12,38 Giá mua trung bình 1000 VNĐ 146,43 157,01 152,94 10,58 7,23 -4,07 -2,59 Giá vốn hàng bán 1000 VNĐ 138,77 149,08 143,11 10,31 7,43 -5,97 - 4,00 (Nguồn: Báo cáo Xuất khẩu của Công ty Thadimexco) Ta có công thức: Lợi nhuận = Doanh thu – Giá vốn hàng bán – Chi phí BH và QLDN - Thuế Giá vốn hàng bán = Khối lượng sản phẩm tiêu thụ * Giá mua nguyên liệu Z2005 = a0b0, Z2006 = a1b1, Z2007 = a2b2 Z = Z2006 – Z2005= a1b1 – a0b0 Z = Z2007– Z2006 = a2b2 - a0b0 a là khối lượng sản phẩm tiêu thụ, a0 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2005, a1 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2006, a2 là khối lượng sản phẩm tiêu thụ năm 2007. b là giá mua nguyên liệu bình quân, b0 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2005, b1 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2006, b2 là giá mua nguyên liệu bình quân năm 2007. Ø So sánh năm 2006/ năm 2005: - So sánh chênh lệch tuyệt đối: a1b0 =2.132 * 138,77 = 295.857,64 (triệu đồng) Z2006/2005 = a1b1 - a0b0 = (a1b1 – a1b0) + (a1b0 - a0b0) = (317.838,56 – 295.857,64) + ( 295.857,64 - 232.436,30) = 21.980,92 + 60.421,34 = 82.402,26 (ngàn đồng) - So sánh tương đối năm 2006/2005: (a1b1/a0b0) = (a1b1/a1b0) * (a1b0/a0b0) ó (317.838,56 /232.436,30) = (317.838,56 /295.857,64) * (295.857,64/ 232.436,30) ó 136,74 = 107,43 * 127,29 (tăng 36,74%) (tăng 7,43 %) (tăng 27,29 %) - So sánh chênh lệch tương đối (a1b1 - a0b0)/a0b0 = [(a1b1 – a1b0)/a0b0] + [(a1b0 - a0b0)/a0b0] (317.838,56 - 232.436,30) /232.436,30 = (317.838,56 - 295.857,64) /232.436,30 + (295.857,64 - 232.436,30) / 232.436,30 Hay 36,74% = 7,43 % + 27,29 % Nhận xét: Khi giá vốn hàng bán năm 2006 so với năm 2005 tăng 36,74% tương đương 82.402,26 (ngàn đồng) là do - Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 27,29 % so với năm 2005. - Do giá mua bình quân tăng 7,43 % so với năm 2005. Trong 16,50% tăng lên của giá vốn hàng bán thì nhân tố giá mua làm giá vốn hàng bán tăng 7,43 % và nhân tố sản lượng tiêu thụ làm giá vốn tăng 27,29 %. Giá vốn hàng bán tăng dẫn đến lợi nhuận giảm xuống. Nhưng do khối lượng sản phẩm xuất khẩu của công ty tăng nhiều nên cũng bù đắp được sự tăng lên của giá vốn hàng bán. Do đó, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2006 tăng 1.901,22 (triệu đồng) lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của công ty trong năm 2005. Ø So sánh năm 2007/ năm 2006: - So sánh chênh lệch tuyệt đối: a2b1 = 2.396 * 149,08 = 357.195,68 (ngàn đồng) Z2007/2006 = a2b2 – a1b1= (a2b2 – a2b1) + (a2b1 – a1b1) = ( 342.891,56 – 357.195,68 ) + (357.195,68 – 317.838,56) = -14.304,12 + 39.357,12 = 25.053 (ngàn đồng) - So sánh tương đối năm 2007/2006: (a2b2/a1b1) = (a2b2/a2b1) * (a2b1/a1b1) ó (342.891,56/317.838,56) = (342.891,56/357.195,68)*(357.195,68/317.838,56) ó 107,88 = 96,00% * 112,38% (tăng 7,88 %) (giảm 4,00%) (tăng 12,38%) - So sánh chênh lệch tương đối: ( a2b2 – a1b1)/a1b1 = [(a2b2 – a2b1)/a1b1] + [(a2b1 – a1b1)/a1b1] (342.891,56 - 317.838,56)/317.838,56 = (342.891,56 - 357.195,68)/ 317.838,56 + (357.195,68 - 317.838,56) / 317.838,56 Hay 7,88 %= - 4,00% + 12,38% Nhận xét: Giá vốn hàng bán năm 2007 tăng 7,88 % so với năm 2006 tương đương là giảm một khoảng 25.053 (ngàn đồng) là do: - Do giá mua bình quân giảm 4,00% so với năm 2006. - Do khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng 12,38% so với năm 2006. Ø Nhìn chung, nhân tố giá vốn hàng bán là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty và với nhân tố này thì Công ty có thể chủ động điều chỉnh được. Do đó, Công ty cần phải có nhiều biện pháp để hạn chế sự tăng lên của giá vốn hàng bán nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều. e) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng Ta có: ∆CBH=Q1i ( CBH1i – CBH0i) So sánh năm 2006/2005 ∆CBH= Q2006( CBH2006 – CBH2005) = 2.132(2,06 – 1,94) = 255,84 (triệu đồng) Nhận xét:Với mức biến động chi phí bán hàng tăng 0,12 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 một khoảng là 255,84 (triệu đồng) So sánh năm 2007/2006 ∆CBH= Q2007( CBH2007 – CBH2006) = 2.396(2,99 – 2,06) = 2.228,28 (triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động chi phí bán hàng tăng 0,93 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 một khoảng là 2.228,28 (triệu đồng) Trong chi phí bán hàng bao gồm chi phí vận chuyển, chi phí tiếp thị, quảng cáo, chi phí hoa hồng, bốc xếp,… Mỗi một nhân tố chi phí này chiếm một vai trò quan trọng và nó có ảnh hưởng đến lợi nhuận của Công ty. - Chí phí vận chuyển: Đây là khoản chi phí có tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty. Chi phí vận chuyển này bao gồm chi phí vận chuyển thuê ngoài và tự vận chuyển trong nước và nước ngoài như xe, tàu hay máy bay. Vào năm 2005, Công ty có chi phí vận chuyển là 2.928.802 (ngàn đồng), năm 2006 là 3.396.332 (ngàn đồng) và năm 2007 thì chi phí này là 5.123.959 (ngàn đồng), qua đó ta thấy rõ là chi phí vận chuyển của Công ty có xu hướng tăng dần qua ba năm.Năm 2006, chi phí vận chuyển của Công ty tăng 467.530 (ngàn đồng) so với năm 2005 và tỷ lệ tăng là 15,96%, còn năm 2007 thì chi phí này tiếp tục tăng cao hơn nữa vượt lên mức 1.727.627 (ngàn đồng) với tỷ lệ là 50,87%, tỷ lệ chi phí từ năm 2005 đến năm 2007 này tương đối tăng khá cao và nhanh. Có nhiều nguyên nhân làm cho chi phí vận chuyển này tăng cao là vì hiện nay các loại xăng, dầu, nhớt dùng chủ yếu cho các phương tiện vận chuyển lại luôn tăng giá mà Công ty Thadimexco lại chủ yếu xuất khẩu thủy sản sang các thị trường nước ngoài như Nhật,Châu Âu, Đài Loan, Úc, Cannada,…nên chi phí mà Công ty chi trả cho phần này quá cao và cứ tăng dần qua từng năm như vậy đã làm giảm phần lớn lợi nhuận của Công ty và ảnh hưởng khá nhiều đến tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty. Do đó, Công ty cần phải có những giải pháp hợp lý để giảm tối thiểu phần nào chi phí này nhằm làm tăng lợi nhuận của Công ty. - Chi phí lưu kho: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí bán hàng của công ty.Chi phí lưu kho của công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2006 chi phí lưu kho thấp hơn năm 2005 là 13.552 (ngàn đồng) tương đương 40,72%. Nhưng đến năm 2007 thì chi phí lưu kho của công ty tăng lên rất nhanh so với năm 2006 tăng 355.566 (ngàn đồng) tương đương 1.877,92%. Nguyên nhân làm cho chi phí lưu kho năm 2007 tăng nhanh là do trong năm 2007 lượng hàng hóa tồn kho nhiều công ty phải thuê nhiều kho để chứa hàng hóa. Năm 2007 công ty nhận định thị trường cần nhiều hàng hóa nên công ty sản xuất nhiều hàng hóa nhưng do thị trường xuất khẩu có nhiều biến động theo hướng xấu, giá bán hàng hóa xuất khẩu giảm. Thị trường giảm giá ảnh hưởng rất lớn đến hàng hóa xuất khẩu của công ty nên lượng hàng tồn kho nhiều. Bảng 11: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG CỦA CÔNG TY THADIMEXCO. Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí bán hàng 3.255.309 100 4.397.139 100 7.161.111 100 1.141.830 35,08 2.763.972 62,86 1. Chi phí vận chuyển 2.928.802 89,97 3.396.332 77,24 5.123.959 71,56 467.530 15,96 1.727.627 50,87 2. Chi phí lưu kho 32.486 1,00 18.934 0,43 374.500 5,23 -13.552 - 40,72 355.566 1877,92 3. Chi phí hàng kiểm vi sinh 133.816 4,11 481.105 10,94 886.177 12,37 347.289 259,53 405.072 84,20 4. Các chi phí khác (bốc xếp, hoa hồng,.…) 160.205 4,92 500.768 11,39 776.475 10,84 340.563 212,58 275.707 35,51 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) - Chi phí hàng kiểm vi sinh: Vào năm 2005, Công ty có hàng kiểm vi sinh là 133.816 (ngàn đồng), năm 2006 là 481.105 (ngàn đồng) và năm 2007 thì chi phí này là 886.177 (ngàn đồng), qua đó ta thấy rõ là hàng kiểm vi sinh của Công ty có xu hướng tăng dần qua ba năm. Cụ thể năm 2006 chi phí hàng kiểm vi sinh tăng 347.289 (ngàn đồng) tương đương tăng khoảng 259,53% năm 2005. Năm 2007 tăng 405.072 (ngàn đồng) tương đương tăng 84,20% năm 2006. Nguyên nhân trong năm 2006 công ty xuất khẩu chủ yếu sang Nhật mà trong năm đó 100% hàng hóa xuất khẩu của công ty vào Nhật đều kiểm tra kháng sinh nên công ty cần nhiều chi phí để kiểm tra vi sinh làm chi phí hàng kiểm vi sinh của công ty trong năm 2006 tăng lên rất cao. - Các chi phí khác: bao gồm các chi phí như chi phí bốc xếp, chi phí chiếu xạ, phí ngân hàng, chi phí hoa hồng, môi giới,… chiếm tỷ trọng không nhỏ trong tổng chi phí bán hàng của Công ty, nếu Công ty tiết kiệm các chi phí này sẽ làm tăng phần nào lợi nhuận của Công ty. f) Ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp Ta có ∆CQL = Q1i(CQL1i – CQL0i) So sánh năm 2006/2005 ∆CQL = Q2006(CQL2006 – CQL2005) = 2.132 (1,07 – 0,86) = 447,72 (triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động chi phí quản lý tăng 0,21(ngàn đồng) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 một khoảng là 447,72 (triệu đồng) So sánh năm 2007/2006 ∆CQL = Q2007(CQL2007 – CQL2006) = 2.396 (1,21 – 1,07) = 335,44 (triệu đồng) Nhận xét:Với mức biến động chi phí quản lý tăng 0,14 (ngàn đồng) đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 giảm so với năm 2006 một khoảng là 335,44 (triệu đồng) Chi phí quản lý doanh nghiệp này bao gồm nhiều loại chi phí như tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí sửa chữa tài sản cố định…Tất cả các chi phí này sẽ tăng lên hay làm giảm xuống phần lớn lợi nhuận của Công ty nếu không biết sử dụng đúng cách, hạn chế và tiết kiệm loại chi phí này. Để hiểu rõ hơn ta đánh giá từng chi phí trong tổng chi phí quản lý doanh nghiệp này qua bảng 12 sau: Bảng 12: TÌNH HÌNH CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY THADIMEXCO Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Chi phí quản lý 1.445.007 100 2.281.090 100 2.911.017 100 836.083 57,86 629.927 27,62 Lương nhân viên 463.002 32,04 726.203 31,84 1.321.118 45,39 263.201 56,85 594.915 81,92 Chi phí điện thoại, fax 153.348 10,61 163.700 7,18 141.622 4,87 10.352 6.75 - 22.078 - 13,49 Chi phí văn phòng, đồ dùng văn phòng 26.750 1,85 53.409 2,34 71.755 2,46 26.659 99.66 18.346 34,35 Chi phí tiếp khách 239.457 16,57 203.099 8,90 221.487 7,61 - 36.358 - 15,18 18.388 9,05 Khấu hao TSCĐ 36.382 2,52 362.998 15,91 145.345 4,99 326.616 897,74 - 217.653 -59,96 Chi phí quản lý khác 526.068 36,41 771.681 33,83 1.009.540 34,68 245.613 46,69 237.859 30,82 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) - Tiền lương nhân viên: là các khoản chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí quản lý, do có sự thay đổi về số cán bộ công nhân viên nên tiền lương và bảo hiểm tăng đều qua các năm. Năm 2006 tiền lương trả cho cán bộ công nhân là 726.203 (ngàn đồng) tăng hơn năm 2005 và tăng cao hơn một khoảng 263.201 (ngàn đồng) chiếm tỷ lệ là 56,85%, với tỷ lệ như vậy chứng tỏ rằng tiền lương năm 2006 mà Công ty phải trả đã tăng rất cao. Đến năm 2007, mức tiền lương chi trả là 1.321.118 (ngàn đồng) tăng 594.915 (ngàn đồng) so với năm 2006 với mức tỷ lệ tăng lên là 81,92 %, ta thấy rằng tình hình tiền lương của Công ty chi trả cho nhân viên ngày càng tăng cao. Ngoài ra, thì khoản chi phí về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn cũng đã tăng theo mức tiền lương, chính từ hai khoản chi phí mà Công ty trả cho nhân viên tăng qua từng năm đã chứng minh được rằng Công ty ngày một quan tâm nhiều hơn đến đời sống cán bộ công nhân viên. Điều đó đã khuyến khích rất nhiều đến quá trình làm việc của từng nhân viên, từ đó, dẫn đến tình hình kinh doanh của Công ty ngày một hiệu quả hơn. - Chi phí điện thoại, fax: chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí quản lý của Công ty, nhưng một điều đáng mừng đó là các khoản chi phí này đang có xu hướng giảm dần về tỷ trọng. Các khoản chi phí này có thể cắt giảm được bằng cách Công ty nên có các quy định về khoản định mức, khen thưởng các bộ phận sử dụng tiết kiệm và ngược lại, Công ty cũng nên phê bình đối với những bộ phận sử dụng lãng phí chi phí này. Tuy chi phí này chỉ là một phần nhỏ nhưng nếu Công ty tiết kiệm được thì nó cũng góp phần quan trọng trong việc tăng lợi nhuận của Công ty. - Chi phí văn phòng phẩm: Chiếm tỷ trọng nhỏ trong chi phí quản lý của công ty và chi phí này có xu hướng tăng dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 chi phí văn phòng phẩm của công ty là 53.409 ( ngàn đồng) tăng hơn năm 2005 và tăng một khoảng 26.659 ( ngàn đồng) tăng gần gấp đôi so với năm 2005 tương đương tăng 99.66%. Năm 2007 chi phí này là 71.755 ( ngàn đồng) tăng hơn năm 2006 và tăng một khoảng 18.346 ( ngàn đồng) tương đương tăng 34,35 % so với năm 2006. - Chi phí tiếp khách: chi phí này có xu hướng tăng, giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2006 chi phí tiếp khách của công ty là 203.099 ( ngàn đồng) giảm so với năm 2005 một khoảng là 36.358 ( ngàn đồng) tương đương giảm 15,18 %. Nhưng đến năm 2007 thì chi phí này là 221.487( ngàn đồng) tăng so với năm 2006 một khoảng là 18.388 ( ngàn đồng) tương đương tăng 9,05%. Đây là loại chi phí nếu công ty có thể tiết kiệm nó sẽ mang lại cho công ty một khoảng lợi nhuận tương đối lớn trong tổng lợi nhuận của công ty. - Chi phí khấu hao tài sản cố định: Năm 2005 chi phí khấu hao tài sản cố định là 36.382 (ngàn đồng), năm 2006 có chi phí là 362.998 (ngàn đồng) và năm 2007 là 145.345 (ngàn đồng), qua ba năm (2005-2007) ta thấy thì tình hình chi phí khấu hao tài sản cố định của Công ty tăng giảm không ổn định. Năm 2006 chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 326.616 (ngàn đồng) so với năm 2005 và tỷ lệ tăng rất cao là 897,74% , sở dĩ chi phí này tăng là vì năm 2006 Công ty xây dựng thêm nhiều phòng, mua sắm thêm các trang thiết bị, máy móc hiện đại…Đến năm 2007 thì chi phí khấu hao tài sản cố định giảm xuống khá nhiều so với năm 2006, giảm xuống 217.653 (ngàn đồng) tức là giảm đến 59,96 %, đó cũng là một tỷ lệ khá cao. Nguyên nhân mà chi phí khấu hao của Công ty năm 2007 giảm là vì Công ty đã thanh lý và nhượng bán một số máy móc kém hiện đại và không cần thiết lắm cho khâu sản xuất sản phẩm của Công ty.Ngoài ra, cần chú ý là trong Công ty thì chi phí này đóng vai trò khá quan trọng, do đó, Công ty nên có những biện pháp tiết kiệm hơn về loại chi phí này vì nó chính là cơ sở để làm tăng lợi nhuận cho Công ty. - Chi phí khác: Chí phí khác là khoảng chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong chi phí quản lý của công ty. Chiếm khoảng từ 33-36% trong chi phí quản lý của công ty. chi phí khác bao gồm các khoản chi phí còn lại như chi phí đào tạo, chi phí tuyển dụng, chi phí bảo quản, chi phí công tác,…Nhìn chung chi phí khác của công ty tăng dần qua các năm. Cụ thể chi phí khác của công ty trong năm 2006 là 771.681 (ngàn đồng) tăng so với năm 2005 một khoảng 245.613 (ngàn đồng) tương đương với tăng 46,69%. Năm 2007 chi phí này là 1.009.540 (ngàn đồng) tăng so với năm 2006 một khoảng 237.859 (ngàn đồng), tương đương với tăng 30,82%.Công ty cần có những biện pháp để tiết kiệm khoản chi phí này như là hạn chế các phần công tác phí, tính toán hợp lý khi thuê nhân công bảo quản, ngoài ra, Công ty định kỳ tổ chức các buổi tổng vệ sinh để cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty tham gia và tự bảo quản lấy tài sản trong Công ty. Bảng 13: TÌNH HÌNH CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP CỦA CÔNG TY THADIMEXCO. Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006/2005 Chênh lệch 2007/2006 2005 2006 2007 Giá trị % Giá trị % Chi phí BH 3.255.309 4.397.139 7.161.111 1.141.830 35,08 2.763.972 62,86 Chi phí QLDN 1.445.007 2.281.090 2.911.017 836.083 57,86 629.927 27,62 Tổng chi phí 4.700.316 6.678.229 10.072.128 1.977.913 42,08 3.393.899 50,82 (Nguồn: Báo cáo Tài chính của Công ty Thadimexco) Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi phí của Công ty. Thông thường, chi phí bán hàng luôn chiếm từ 77% đến 82% so với tổng chi phí bán hàng và quản lý, còn phần còn lại là chi phí quản lý phân bổ cho rất nhiều khoản mục khác nhau của Công ty. Qua bảng 15, ta thấy rõ chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng tăng đều qua từng năm. Phân tích chi tiết về chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp để có thể thấy rõ nguyên nhân tăng hay giảm các khoản mục chi phí này. Ø Tóm lại, nhân tố chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp là một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến lợi nhuận. Vì vậy, Công ty cần có những giải pháp cần thiết để tiết kiệm tối đa khoản chi phí này nhằm đem lại lợi nhuận cho Công ty ngày càng nhiều hơn nữa và đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai. g) Ảnh hưởng của nhân tố thuế Ta có: ∆T = Q1i ( T1i – T0i) So sánh năm 2006/2005 ∆T = Q1i ( T1i – T0i) = 2.132 (0,09 – 0) = 191,88 (triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động của thuế phải nộp tăng 0,09 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2006 giảm so với năm 2005 một khoảng là 191,88 (triệu đồng) So sánh năm 2007/2006 ∆T = Q1i ( T1i – T0i) = 2.396 (0,01 – 0,09) = -191,68 (triệu đồng) Nhận xét: Với mức biến động của thuế phải nộp giảm 0,08 (ngàn đồng)/sản phẩm đã làm lợi nhuận của Công ty năm 2007 tăng so với năm 2006 một khoảng là 191,68 (triệu đồng). Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty So sánh năm 2006/2005 Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 24.777,58 (triệu đồng) Khối lượng hàng hóa: 2.197,94 (triệu đồng) Kết cấu khối lượng sản phẩm: 23,08 (triệu đồng) Giá bán sản phẩm: 22.556,56 (triệu đồng) Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: 22.876,36 (triệu đồng) Giá vốn hàng bán: 21.980,92(triệu đồng) Chi phí bán hàng: 255,84(triệu đồng) Chi phí quản lý: 447,72(triệu đồng) Thuế: 191,88(triệu đồng) Tổng cộng: 1.901,22 (triệu đồng) (Đúng bằng đối tượng phân tích) So sánh năm 2007/2006 Các nhân tố làm tăng lợi nhuận: 15.739,24 (triệu đồng) Khối lượng hàng hóa: 1.205,00 (triệu đồng) Kết cấu khối lượng sản phẩm: 38,44 (triệu đồng) Giá vốn hàng bán: 14.304,12 (triệu đồng) Thuế: 191,68(triệu đồng) Các nhân tố làm giảm lợi nhuận: 12.315,44 (triệu đồng) Giá bán sản phẩm: 9.751,72 (triệu đồng) Chi phí bán hàng: 2.228,28 (triệu đồng) Chi phí quản lý: 335,44 (triệu đồng) Tổng cộng: 3.423,8 (triệu đồng) (Đúng bằng đối tượng phân tích) Ngoài ra, để biết chính xác hơn mức lợi nhuận mà Công ty đạt được thì ta hãy so sánh mức độ biến động của các khoản mục với doanh thu thuần sẽ biết được rằng trong một đồng doanh thu sẽ có bao nhiêu đồng giá vốn, chi phí và được bao nhiêu đồng lợi nhuận. 4.2. CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY THADIMEXCO Để hiểu rõ các chỉ tiêu tài chính ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận và hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty, ta sẽ phân tích một vài chỉ tiêu có liên quan nhiều nhất từ bảng cân đối kế toán của Công ty. 4.2.1. Lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận ròng Mức lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần Bảng 14: MỨC LỢI NHUẬN TRÊN DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Doanh thu thuần 245.275.214 334.744.257 366.432.578 Lợi nhuận ròng 2.587.554 836.853 2.681.340 Lợi nhuận/doanh thu (%) 1,05 0,25 0,73 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Thadimexco) Qua phân tích bảng số liệu trên, thấy tình hình doanh thu của công ty qua 3 năm có sự tăng lên. Còn lợi nhuận của Công ty qua ba năm (2005-2007) tăng, giảm không ổn định . Cụ thể như tình hình lợi nhuận trên doanh thu của năm 2005 có tỷ số là 1,05%, đến năm 2006 có tỷ số này lại giảm xuống còn có 0,25% và sang năm 2007 chỉ tiêu này lại tăng lên 0,73%. Năm 2005 Công ty hoạt động có hiệu quả nhất trong 3 năm. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty năm này đạt được1,05%, có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty sẽ thu được 1,05 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên, đến năm 2006 thì chỉ tiêu này của Công ty không còn như năm trước mà chỉ còn 0,25%, cũng có nghĩa là với 100 đồng doanh thu Công ty chỉ thu được 0,25 đồng lợi nhuận, đã giảm rất nhiều so với năm trước. Nguyên nhân của việc sụt giảm này là do tổng chi phí tăng rất nhanh vì các thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty không được ổn định, đặc biệt là thị trường Nhật nhập khẩu thủy sản của Công ty giảm nhiều. Nhưng đến năm 2007 thì chỉ số này lại tăng lên đạt 0,73%.là do công ty dã có những điều chỉnh hợp lý cũng như công ty đã có chính sách làm giảm chi phí. 4.2.2. Lợi nhuận trên tài sản có Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên tài sản có = Tổng tài sản có Lợi nhuận ròng Lợi nhuận trên vốn tự có = Tổng vốn tự có chung Bảng 15: TỶ SỐ (ROA) VÀ (ROE) CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM Đơn vị tính: 1000 VNĐ Chỉ tiêu Năm 2005 2006 2007 Tổng tài sản 79.013.718 113.271.979 170.383.352 Vốn chủ sở hữu 12.616.446 15.865.746 17.767.070 Lợi nhuận ròng 2.587.554 836.853 2.681.340 ROA (%) 3,27 0,74 1,57 ROE (%) 20,51 5,27 15,09 (Nguồn: Bảng cân đối kế toán của Công ty Thadimexco) 4.2.2.1. Tỷ số lợi nhuận trên tài sản có: Đây là tỷ số đo lường khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty. Qua số liệu về tỷ số (ROA) ở bảng trên, cho thấy năm 2005 tỷ số này của Công ty là 3,27% và năm 2006 có tỷ số là 0,74%, điều này chứng tỏ rằng trong năm 2006 hoạt động của Công ty kém hiệu quả hơn rất nhiều so với năm 2005. Nghĩa là trong năm 2006 cứ 100 đồng tài sản có Công ty sẽ thu được 0,74 đồng lợi nhuận giảm đi 2,53 đồng lợi nhuận so với năm 2005. Tuy nhiên, đến năm 2007 thì tỷ số này lại tăng lên đạt được 1,57% tức là năm 2007 cũng 100 đồng tài sản có Công ty thu được 1,57 đồng lợi nhuận tăng lên khoảng 0,83 đồng so với năm 2006. Nhìn chung khả năng sinh lợi ròng của tổng tài sản có trong quá trình hoạt động của Công ty tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2005 khả năng sinh lợi ròng của công ty là cao nhất trong 3 năm (2005-2007) sau đó đến năm 2006 thì khả năng sinh lợi ròng trên tài sản có của công ty lại giảm đáng kể, sang năm 2007 lại tăng lên. 4.2.2.2. Tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có: Tỷ số (ROE) là tỷ số đo lường khả năng sinh lời của vốn tự có trong quá trình hoạt động kinh doanh của Công ty. Tương tự như tỉ số lợi nhuận trên tài sản có (ROA), tỷ số lợi nhuận trên vốn tự có (ROE) của Công ty trong 3 năm cũng có sự biến động đáng kể. Trong thời gian ba năm (2005-2007) do tình hình hoạt động của Công ty tuy không ổn định nhưng vẫn đạt hiệu quả cao so với các doanh nghiệp khác nên khả năng sinh lời của vốn tự có của Công ty đạt tỷ lệ khá cao. Năm 2005, tỷ số này rất cao, điều đó có thể hiểu là cứ 100 đồng vốn tự có của mình, Công ty sẽ thu được 20,51 đồng lợi nhuận ròng. Nhưng đến năm 2006 thì do tổng chi phí của Công ty tăng nhanh nên lợi nhuận của Công ty cũng thấp hơn so với năm 2005. Chính vì vậy, tỷ số (ROE) của Công ty trong năm 2006 giảm xuống chỉ còn 5,27%, có nghĩa là với 100 đồng vốn tự có trong năm 2006 Công ty chỉ thu được 5,27 đồng lợi nhuận ròng, đã giảm rất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquantri17quantri34.co.cc.doc
Tài liệu liên quan