Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VSMT
NÔNG THÔN VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
HUỲNH TRÚC CHI
Mã số sinh viên: 4053505
ĐỖ THỊ TUYẾT Lớp: Kế toán tổng hợp khóa 31
Cần Thơ, 2009
www.kinhtehoc.net
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................1
1.1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu...........................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn....................................................................2
1.1.2.1 Căn cứ khoa học ....................................................................................2
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn.....................................................................................3
1.2 M...
82 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1223 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VSMT
NÔNG THÔN VĨNH LONG
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
HUỲNH TRÚC CHI
Mã số sinh viên: 4053505
ĐỖ THỊ TUYẾT Lớp: Kế toán tổng hợp khóa 31
Cần Thơ, 2009
www.kinhtehoc.net
MỤC LỤC
CHƯƠNG I:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU........................................1
1.1 Đặt vấn đề nghiên cứu ................................................................................1
1.1.1 Sự cần thiết của việc nghiên cứu...........................................................1
1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn....................................................................2
1.1.2.1 Căn cứ khoa học ....................................................................................2
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn.....................................................................................3
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu chung..........................................................................................4
1.2.2 Mục tiêu cụ thể..........................................................................................4
1.3 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................4
1.3.1 Về không gian...........................................................................................4
1.3.2 Về thời gian...............................................................................................4
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu...............................................................................5
1.4 Câu hỏi nghiên cứu......................................................................................5
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.........6
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh..........6
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh.......................................6
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh...........................................6
2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh.................7
2.1.2 Nhân tố doanh thu......................................................................................8
2.1.2.1 Khái niệm, nội dung về doanh thu..........................................................8
2.1.2.2 Vai trò của doanh thu..............................................................................8
2.1.3 Nhân tố chi phí...........................................................................................9
2.1.4 Nhân tố lợi nhuận.......................................................................................9
2.1.4.1Các bộ phận cấu thành lợi nhuận...........................................................10
www.kinhtehoc.net
a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh...............................................10
b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính .................................................................10
c. Lợi nhuận từ hoạt động khác.........................................................................10
2.1.4.2 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận....................................................11
2.1.4.3 Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình lợi nhuận.................................12
2.1.4.4 Khái niệm báo cáo tài chính..................................................................12
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung
tâm.....................................................................................................................13
2.1.5.1 Phân tích tình hình thanh toán...............................................................13
2.1.5.2 Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh...............................14
a. Kỳ thu tiền bình quân....................................................................................14
b. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn.......................................................................14
c. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động....................................................................14
d. Hiệu quả sử dụng vốn cố định......................................................................14
2.1.5.3 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi....................................................15
a. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Retun on sales – ROS)......................16
b. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets – ROA)........16
c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity – ROE)..........16
2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích tình hình lợi nhuận...............................................16
2.1.6.1 Phương pháp phân tích.........................................................................16
2.1.6.2 Công thức tính lợi nhuận......................................................................16
2.1.6.3 Đối tượng phân tích..............................................................................16
2.1.6.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng..........................................................16
2.1.7 Các chỉ tiêu phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu.................17
2.2 Phương pháp nghiên cứu............................................................................17
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu.........17
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu........17
2.2.2.1 Phương pháp so sánh giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua lại giữa kỳ
phân tích so với kỳ gốc.....................................................................................17
www.kinhtehoc.net
2.2.2.2 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đối với phân tích nhân tố lợi
nhuận.................................................................................................................18
2.2.2.3 Sử dụng ma trận SWOT để đề ra những biện pháp tăng hiệu quả hoạt động
kinh doanh ........................................................................................................18
CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG THÔN VĨNH
LONG.................................................................................................................21
3.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm...............................................................21
3.1.1 Lịch sử hình thành.....................................................................................21
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm...................................21
3.1.2.1 Chức năng...............................................................................................21
3.1.2.2 Nhiệm vụ...............................................................................................22
3.1.2.3 Quyền hạn...............................................................................................22
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh...................................................23
3.1.4 Cơ cấu tổ chức ..........................................................................................23
a. Cơ cấu tổ chức................................................................................................23
b Nhiệm vụ của các phòng ban...........................................................................24
3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm cung cấp nước sạch
và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long qua 3 năm ( 2006 – 2008).........27
3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm qua 3 năm ( 2006 –
2008 )................................................................................................................31
3.2.1 Phân tích tình hình biến động của doanh thu...........................................31
3.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần.....................................32
3.2.1.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo sản lượng tiêu thụ.........36
3.2.2 Phân tích chung tình hình biến động chi phí............................................38
3.2.2.1 Chi phí hoạt động..................................................................................39
3.2.1.2 Giá vốn.................................................................................................40
3.2.3 Phân tích tình hình biến động của lợi nhuận...........................................41
3.2.3.1 Phân tích chung....................................................................................41
www.kinhtehoc.net
3.2.3.2 Lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm vừa mang tính kinh tế vừa mang tính
xã hội..............................................................................................................43
3.2.3.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính qua 3 năm ( 2006 – 2008
).......................................................................................................................44
3.2.3.4 Lợi nhuận từ hoạt động khác..............................................................45
3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính............................................................47
3.3.1 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán ......................................47
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về quản trị tài sản..........................................................48
3.3.2.1 Kỳ thu tiền bình quân (DSO)..............................................................49
3.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động..........................................................49
3.3.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định............................................................50
3.3.2.4 Hiệu quả sử dụng toàn bộ số vốn.......................................................50
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi.......................................................48
3.3.3.1 Lợi nhuận trên doanh thu....................................................................51
3.3.3.2 Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)................................................52
3.3.3.3 Lợi nhuận trên tổng tài sản..................................................................52
3.4 Phương hướng phát triển của Trung tâm trong thời gian tới.....................53
CHƯƠNG IV: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA TRUNG TÂM CUNG SẠCH & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
NÔNG THÔN VĨNH LONG ....................................................................... 54
4.1 Sự ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức đến hoạt động của Trung tâm.............54
4.2 Yếu tố tài chính.........................................................................................53
4.2.1 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu....................................53
4.2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận.....................................53
4.3 Môi trường luật pháp.................................................................................58
4.4 Giá cả.........................................................................................................58
4.5 Các đối thủ cạnh tranh...............................................................................59
www.kinhtehoc.net
4.6 Sự ảnh hưởng của tình hình nhân sự đến hiệu quả hoạt động của Trung
tâm....................................................................................................................59
CHƯƠNG V: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH ĐỐI VỚI TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VỆ SINH MÔI
TRƯỜNG NÔNG THÔN VĨNH LONG........................................................62
5.1 Tăng khối lượng tiêu thụ trên cơ sở tăng mạng lưới phân phối và có những
chính sách nâng cao sản lượng sử dụng sản phẩm..........................................64
5.2 Xây dựng chiến lược kinh tế để thu hút các nguồn vốn hỗ trợ..................65
5.3 Mở rộng quan hệ cầu nối giữa đơn vị với khách hàng..............................65
5.4 Quản lý tốt các chi phí...............................................................................66
5.5 Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ...........................................................67
5.5 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.................................................................68
5.6 Nâng cao trình độ đội ngũ lao động và tạo động lực cho tập thể và cá nhân
người lao động.................................................................................................69
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................71
6.1 KẾT LUẬN...............................................................................................71
6.2 KIẾN NGHỊ...............................................................................................71
6.2.1 Đề xuất đối với Trung tâm......................................................................72
6.2.2 Kiến nghị đối với nhà nước.....................................................................73
www.kinhtehoc.net
DANH MỤC BIỂU BẢNG
1. Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm giai đoạn (2006 -
2008)...............................................................................................................28
2. Bảng 2: Số trạm nước phân phối giai đoạn 2006 - 2008.............................29
3. Bảng 3: Doanh thu theo thành phần của Trung tâm nước sạch...................32
4. Bảng 4: Sản lượng nước tiêu thụ qua các năm 2006 - 2008........................36
5. Bảng 5: Chi phí quản lý của Trung tâm giai đoạn 2006 - 2008...................39
6. Bảng 6: Lợi nhuận của Trung tâm giai đoạn 2006 - 2008...........................42
7. Bảng 7: Lợi nhuận từ hoạt động khác giai đoạn 2006 - 2008.....................46
8. Bảng 8: các chỉ số về khả năng thanh toán..................................................47
9. Bảng 9: Các tỷ số về quản trị tài sản...........................................................48
10. Bảng 10: Các chỉ số về khả năng sinh lợi.................................................50
11. Bảng 11: Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2006 - 2007...........56
12. Bảng 12:Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận năm 2007 – 2008………57
13. Bảng 13: Tình hình số lượng lao động tại Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi
trường nông thôn Vĩnh Long năm 2008..........................................................60
14. Bảng 14:Tình hình chất lượng lao động tại Trung tâm năm 2008………60
www.kinhtehoc.net
DANH MỤC HÌNH
1. Hình 1: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu giai đoạn 2006 - 2008..................33
2. Hình 2: Biểu đồ biểu hiện sản lượng nước tiêu thụ giai đoạn 2006 - 2008 ...37
3. Hình 3: Biểu đồ biểu hiện lợi nhuận sau thuế của Trung tâm giai đoạn ( 2006 -
2008)....................................................................................................................43
4. Hình 4: Biểu đồ biểu diễn một số tỷ số về quản trị tài sản giai đoạn (2006 -
2008)....................................................................................................................49
5. Hình 5: Biểu đồ biểu diễn các tỷ số về khả năng sinh lợi qua 3 năm (2006 -
2008)....................................................................................................................51
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1. Đặt vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Một khi đã bước vào lĩnh vực kinh doanh, các nhà lãnh đạo hay các chủ
doanh nghiệp đều mong muốn doanh nghiệp mình được tồn tại trên thương
trường và không ngừng phát triển. Để đạt những mong muốn đó họ luôn luôn đặt
ra cho mình những mục tiêu ngày càng cao hơn và phải nổ lực, phấn đấu, quyết
tâm để đạt được những mục tiêu này. Đây có lẽ là một quy luật mà ai đã bước
chân vào làm kinh tế cũng phải biết. Đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa nền kinh
tế khu vực và thế giới. Ngày nay quy luật trên càng đúng hơn nữa để các doanh
nghiệp cạnh tranh nhau phát triển. Nước Việt Nam đang trên đà công nghiệp hóa
và hiện đại hóa nền kinh tế đất nước, từng bước hoàn thiện hơn về cơ chế pháp lý
mới, hệ thống pháp lý và luật đầu tư kinh tế ngày càng hoàn chỉnh hơn. Nhà nước
đã tạo mọi điều kiện thông thoáng cho các thành phần kinh tế hoạt động trong
khuôn khổ pháp luật, đã cải tổ nền kinh tế như hình thành cơ chế quản lý trong
sản xuất kinh doanh.
Thực tế đã đặt ra cho các nhà sản xuất kinh doanh đứng trước những cơ
hội và thách thức nên đòi hỏi các nhà sản xuất kinh doanh muốn thắng được phải
có đủ trình độ và khả năng tiếp thu để vận dụng một cách sáng tạo nhất, có hiệu
quả nhất. Điều đó cho thấy phân tích hoạt động kinh doanh là việc làm hết sức
cần thiết đối với mỗi doanh nghiệp, doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra,
đánh giá đầy đủ chính xác mọi diễn biến kết quả hoạt động kinh doanh của m ình,
tìm ra những mặt mạnh để phát huy và những mặt còn yếu kém để khắc phục,
trong mối quan hệ với môi trường xung quanh để tìm ra những biện pháp không
ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Mặt khác, qua phân
tích kinh doanh giúp cho các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp xác thực để tăng
cường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi khả
năng về tiền vốn, lao động, đất đai… vào quá trình sản xuất kinh doanh, nâng cao
kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, phân tích kinh doanh còn là
những căn cứ quan trọng phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu thế phát triển sản
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 2
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó, các nhà quản trị sẽ đưa ra những quyết
định về chiến lược kinh doanh có hiệu quả hơn.
Để đóng góp một phần làm tăng trưởng nền kinh tế tỉnh nhà nói riêng và
đất nước nói chung, Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường Vĩnh Long đã nỗ
lực hết mình và ngày càng phát triển, tạo được thế đứng cho mình, tích lũy mở
rộng kinh doanh đảm bảo cho người lao động. Để làm được điều đó Trung tâm
hết sức chú ý đến tình hình hoạt động của mình. Nhận thấy được tầm quan trọng
của việc phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh nên tôi chọn đề tài: “ Phân
tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm nước sạch & vệ sinh môi
trường nông thôn Vĩnh Long” làm đề tài tốt nghiệp.
1.1.2 Căn cứ khoa học thực tiễn
1.1.2.1 Căn cứ khoa học
Hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng, phản ánh thực
trạng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn là vấn
đề sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Để đánh giá một doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hay không người ta
dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp đạt được vào cuối kỳ kinh doanh.
Ta có: Lợi nhuận = Doanh thu – chi phí.
Mà Doanh thu = Sản lượng hàng hóa x Giá bán
Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức biến động
tuyệt đối và mức biến động tương đối. Trong đó:
- Mức biến động tuyệt đối: được xác định trên cơ sở so sánh trị số của chỉ tiêu
giữa hai thời kỳ, đó là kỳ phân tích và kỳ gốc, hay chung hơn so sánh số phân
tích và số gốc.
- Mức biến động tương đối: là kết quả so sánh giữa số thực tế với số gốc đã
được chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan theo hướng quyết định quy
mô của chỉ tiêu phân tích.
Mặt khác, để đánh giá doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, người ta còn
xem xét một số chỉ tiêu về tài chính, đặc biệt là chỉ tiêu về khả năng sinh lợi. Các
tỷ số về khả năng sinh lợi được các nhà quản trị, các nhà đầu tư, các nhà phân
phối tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Chính vì thế mà luận văn mang tính khoa học.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 3
1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn
Hiệu quả hoạt động kinh doanh là một chỉ tiêu được nhiều người quan tâm
vì nó là căn cứ để các nhà quản trị ra quyết định, các nhà đầu tư hay các nhà cho
vay xem xét có nên đầu tư hay cho vay không? Trong điều kiện sản xuất và kinh
doanh trong nền kinh tế thị trường để tồn tại và phát triển đòi hỏi doanh nghiệp
kinh doanh phải có lãi. Để đạt được hiệu quả cao nhất trong sản xuất và kinh
doanh, các doanh nghiệp cần phải xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư,
biện pháp sử dụng các điều kiện sẵn có về các nguồn nhân tài, vật lực. Muốn vậy,
các doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác
động của từng nhân tố đến kết quả hoạt động kinh doanh. Điều này chỉ thực hiện
trên cơ sở của phân tích hoạt động kinh doanh.
Với tư cách một công cụ đánh giá và phân tích kinh tế, phạm trù hiệu quả
không chỉ được sử dụng ở giác độ tổng hợp, đánh giá chung trình độ sử dụng
tổng hợp các nguồn lực đầu vào trong phạm vi hoạt động của toàn doanh nghiệp,
mà còn được sử dụng để đánh giá trình độ sử dụng từng yếu tố đầu vào ở phạm
vi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như ở từng bộ phận cấu thành.
Như chúng ta đã biết: mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trong thế
tác động liên hoàn với nhau. Bởi vậy, chỉ có thể tiến hành phân tích hoạt động
kinh doanh mới giúp các nhà doanh nghiệp đánh giá đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt
động kinh tế trong trạng thái thực của chúng.
Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổng hợp về trình độ hoàn thành các mục
tiêu - biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh tế - kĩ thuật - tài chính của doanh
nghiệp. Đồng thời, phân tích sâu sắc các nguyên nhân hoàn thành hay không
hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Từ đó, đánh
giá đầy đủ mặt mạnh, mặt yếu trong công tác quản lý doanh nghiệp để nhằm phát
huy hay khắc phục, cải tiến quản lý. Mặt khác, nó còn giúp doanh nghiệp phát
huy mọi tiềm năng thị trường, khai thác tối đa những nguồn lực của doanh
nghiệp nhằm đạt đến hiệu quả cao nhất trong kinh doanh. Tài liệu của phân tích
kinh doanh còn là những căn cứ quan trọng, phục vụ cho việc dự đoán, dự báo xu
thế phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 4
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của luận văn là tìm hiểu, phân tích và đánh giá hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn
Vĩnh Long để phát hiện và khai thác những khả năng tiềm tàng, các nhân tố ảnh
hưởng đến kết quả kinh doanh của Trung tâm. Thông qua đó sẽ đề ra một số
biện pháp khắc phục giúp Trung tâm hoạt động hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
– Mục tiêu 1: Phân tích tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
– Mục tiêu 2: Phân tích một số chỉ tiêu về tài chính để thấy rõ hiệu quả
hoạt động kinh doanh của Trung tâm.
– Mục tiêu 3: Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh.
– Mục tiêu 4: Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Về không gian
Chuyên đề nghiên cứu tổng quát một số mặt hoạt động tại Trung tâm có
ảnh hưởng đến kết quả doanh thu và lợi nhuận của Trung tâm như:
Tình hình biến động về tình hình tiêu thụ, doanh thu, chi phí, lợi nhuận.
Phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài là những nhân tố làm ảnh
hưởng đến hiệu quả kinh doanh của Trung tâm.
Thông tin thu thập để hoàn thành đề tài từ nguồn số liệu xin được ở Trung
tâm, các đề tài nghiên cứu về trung tâm để tham khảo và các tài liệu khác lấy từ
sách, báo và thông tin từ những trang web có liên quan đến đề tài này.
1.3.2 Về thời gian
Nhằm đảm bảo đề tài mang tính thực tế khi phân tích, các số liệu được lấy
trong 3 năm 2006 – 2008.
- Đề tài được thực hiện từ ngày 3/2/2008 đến ngày 25/4/2008.
- Số liệu sử dụng để phân tích trong đề tài là số liệu của Trung tâm nước sạch & vệ
sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long từ năm 2006-2008.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 5
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu
Phân tích hiệu quả kinh doanh của Trung tâm là rất rộng nhưng do thời
gian thực tập có hạn nên em chỉ thực hiện nghiên cứu:
- Nghiên cứu những lý luận có liên quan đến phương pháp phân tích hiệu
quả hoạt động kinh doanh.
- Phân tích thực trạng của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường
nông thôn Vĩnh Long thông qua phân tích doanh thu, chi phí, lợi nhuận và các
chỉ tiêu tài chính.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
– Tình hình hoạt động kinh doanh của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi
trường Vĩnh Long biến động qua các năm từ 2006 – 2008 như thế nào?
– Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của trung tâm?
– Những giải pháp nào góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh
cho trung tâm?
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 6
CHƯƠNG II
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp luận
2.1.1 Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh
2.1.1.1 Khái niệm về phân tích hoạt động kinh doanh
Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là nghiên cứu
quá trình kinh doanh của doanh nghiêp, bao gồm những hoạt động cụ thể như:
hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính. Quá
trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng tức
là sự việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông
tin số liệu, làm cơ sở quyết định hiện tại, những dự báo và hoạch định chính sách
tương lai
Cùng với kế toán và các khoa học kinh tế khác, phân tích hoạt động kinh
doanh được coi là một công cụ đắc lực để quản lý và điều hành có hiệu quả các
hoạt động của doanh nghiệp.
2.1.1.2 Vai trò của phân tích hoạt động kinh doanh
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ để phát hiện những khả năng
tiềm tàng trong hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý
trong kinh doanh.
- Trong bất cứ hoạt động kinh doanh trong các điều kiện hoạt động khác
nhau mà đặc biệt kinh doanh theo cơ chế kinh tế thị trường như hiện nay, môi
trường cạnh tranh luôn gay gắt .Những rủi ro tiềm ẩn cũng như những khả năng
tiềm tàng chưa được phát hiện, chỉ thông qua phân tích doanh nghiệp mới có thể
phát hiện được những nguyên nhân cùng với những mấu chốt cốt lõi để xoáy sâu
vào khai thác cùng với những giải pháp cụ thể để mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn.
- Phân tích hoạt động kinh doanh cho phép các nhà doanh nghiệp nhìn
nhận đúng đắn về khả năng, sức mạnh cũng như những hạn chế trong doanh
nghiệp của mình. Chính trên cơ sở này các doanh nghiệp sẽ xác định đúng đắn
mục tiêu cùng các chiến lược kinh doanh có hiệu quả.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 7
- Phân tích hoạt động kinh doanh là cơ sở quan trọng để đề ra các quyết
định kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là công cụ quan trọng trong những chức
năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp.
- Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho việc
ra quyết định đúng đắn trong chức năng quản lý, nhất là các chức năng kiểm tra,
đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh.
- Phân tích hoạt động kinh doanh là biện pháp quan trọng để phòng ngừa
rủi ro.
Để kinh doanh đạt hiệu quả mong muốn, hạn chế rủi ro xảy ra. Doanh
nghiệp phải tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh của mình, đồng thời dự
đoán các điều kiện kinh doanh trong thời gian tới, để vạch ra các chiến lược kinh
doanh cho phù hợp. Ngoài việc phân tích các điều kiện bên trong doanh nghiệp
về tài chính, lao động, vật tư… Doanh nghiệp còn phải quan tâm phân tích các
điều kiện tác động ở bên ngoài như thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh…
trên cơ sở phân tích trên, doanh nghiệp dự đoán các rủi ro có thể xảy ra và có kế
hoạch phòng ngừa trước khi xảy ra.
- Tài liệu phân tích hoạt động kinh doanh không chỉ cần thiết cho các nhà
quản trị ở bên trong doanh nghiệp mà còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài
khác, khi họ có mối quan hệ về nguồn lợi với doanh nghiệp, vì thông qua phân
tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc hợp tác đầu tư, cho vay…
với doanh nghiệp nữa hay không.
2.1.1.3 Đối tượng và mục đích của phân tích hoạt động kinh doanh
Đối tượng của phân tích hoạt động kinh doanh suy đến cùng là kết quả
kinh doanh.
- Nội dung phân tích chính là quá trình tìm cách lượng hóa những yếu tố
đã tác động đến kết quả kinh doanh. Đó là những yếu tố của quá trình cung cấp,
sản xuất, tiêu thụ và mua bán hàng hóa, thuộc các lĩnh vực sản xuất, thương mại,
dịch vụ.
- Phân tích hoạt động kinh doanh còn nghiên cứu tình hình sử dụng các
nguồn lực: vốn, vật tư, lao động và đất đai; những nhân tố nội tại của doanh
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 8
nghiệp hoặc khách quan từ phía thị trường và môi trường kinh doanh, đã trực tiếp
ảnh hưởng đến hiệu quả của các mặt hoạt động doanh nghiệp.
- Phân tích hoạt động kinh doanh đi vào những kết quả đã đạt được, những
hoạt động hiện hành và dựa trên kết quả phân tích đó để ra các quyết định quản
trị kịp thời trước mắt - ngắn hạn hoặc xây dựng kế hoạch chiến lược - dài hạn.
- Có thể nói theo cách ngắn gọn, đối tượng của phân tích là quá trình kinh
doanh và kết quả kinh doanh- tức sự việc đã xảy ra ở quá khứ; phân tích, mà mục
đích cuối cùng là đúc kết chúng thành qui luật để nhận thức hiện tại và nhắm đến
tương lai cho tất cả các mặt hoạt động của một doanh nghiệp.
2.1.2 Nhân tố doanh thu
2.1.2.1 Khái niệm, nội dung về doanh thu
Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của vòng chu chuyển vốn ở tất cả các
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, sản phẩm hàng hóa chỉ được coi là tiêu thụ
khi doanh nghiệp đã nhận được tiền bán hàng.
Vậy doanh thu là thu nhập của doanh nghiệp, đó là toàn bộ số tiền thu
được khi doanh nghiệp đã nhận được toàn bộ số tiền bán hàng.
Doanh thu bao gồm:
- Doanh thu bán hàng: là doanh thu về bán sản phẩm hàng hóa thuộc những
hoạt động sản xuất kinh doanh chính, doanh thu về cung cấp lao vụ, dịch vụ cho
khách hàng theo chức năng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Doanh thu bán hàng thuần: Doanh thu bán hàng thuần bằng doanh thu bán
hàng trừ các khoản giảm trừ, các khoản thuế, chỉ tiêu này phản ánh thuần giá trị
hàng bán của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo.
2.1.2.2 Vai trò của doanh thu
Doanh thu là chỉ tiêu tài chính quan trọng của doanh nghiệp, chỉ tiêu này
không những có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan
trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Doanh thu bán hàng là chỉ tiêu tổng hợp bằng tiền về tiêu thụ hàng hóa
kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn bộ
thu nhập của doanh nghiệp.
Doanh thu bán hàng phản ánh khối lượng công tác của doanh nghiệp,
phản ánh quy mô của quá trình tái sản xuất và trình độ tổ chức chỉ đạo sản xuất
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 9
kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là chỉ tiêu tài chính chủ yếu để doanh nghiệp
dùng làm cơ sở tính toán các chỉ tiêu trong kế hoạch tài chính. Doanh thu bán
hàng là nguồn tài chính, nguồn vốn quan trọng để doanh nghiệp trang trải các
khoản chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm thu được
những khoản lãi nhất định.
Thực hiện được doanh thu bán hàng có ý nghĩa là kết thúc được giai
đoạn cuối cùng của quá trình luân chuyển vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho quá
trình sản xuất sau. Nếu doanh nghiệp không thực hiện được doanh thu bán hàng
hoặc thực hiện chậm sẽ làm cho tình hình tài chính của doanh nghiệp gặp khó
khăn và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp.
2.1.3 Nhân tố chi phí
Chi phí là một nhân tố rất cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh
doanh.
Giá vốn hàng bán: là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí của doanh nghiệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một loại sản phẩm nhất định.
Chi phí bán hàng: Gồm các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản
phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên
bán hàng, tiếp thị, đóng gói sản phẩm, bảo quản, khấu hao TSCĐ, bao bì, chi phí
vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bảo quản, quảng cáo…
Chi phí quản lý doanh nghiệp: Là những chi phí chi ra có liên quan đến
việc tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Chi phí quản lý
gồm nhiều loại: chi phí nhân viên quản lý, chi phí vật liệu, dụng cụ, khấu hao.
Đây là những khoản chi phí mang tính chất cố định.
2.1.4 Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả cuối cùng của doanh nghiệp, là chỉ tiêu chất lượng,
tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền khoản chênh lệch giữa doanh thu thuần
với giá thành tiêu thụ của toàn bộ số lượng hàng hóa.
Bất kì một tổ chức nào cũng có mục tiêu để hướng tới, mục tiêu sẽ khác
nhau giữa các tổ chức mang tính chất khác nhau. Mục tiêu của tổ chức phi lợi
nhuận là công tác hành chính, xã hội, là mục đích nhân đạo, không mang tính
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 10
chất kinh doanh. Mục tiêu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường nói đến
cùng là lợi nhuận. Mọi hoạt động của doanh nghiệp đều xoay quanh mục tiêu lợi
nhuận, hướng đến lợi nhuận và tất cả vì lợi nhuận.
2.1.4.1Các bộ phận cấu thành lợi nhuận
a. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Là lợi nhuận thu được do tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Chỉ tiêu này phản
ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kì báo cáo. Chỉ tiêu
này được tính toán dựa trên cơ sở lợi nhuận gộp từ doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ trừ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ cho
hàng hóa, dịch vụ đã cung cấp trong kì báo cáo.
Trong đó:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là toàn bộ tiền bán sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ sau khi trừ đi các khoản chiết khấu thanh toán, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại.
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa dịch vụ bao gồm:
Giá thành sản phẩm dịch vụ tiêu thụ (giá vốn hàng bán).
Chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp.
Lợi nhuận từ hoạt động bán hàng và cung ứng dịch vụ được xác định như
sau:
Lợi nhuận = Doanh thu – Giá thành sản xuất – CPBH – CPQLDN
Lợi nhuận này thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong lợi nhuận của doanh
nghiệp. Nó là điều kiện tiền đề cho việc tái sản xuất kinh doanh mở rộng. Đồng
thời cũng là điều kiện tiền đề để lập ra các quỹ của doanh nghiệp như: quỹ dự
phòng mất việc làm, quỹ khen thưởng hay phúc lợi…là điều kiện để nâng cao đời
sống công nhân viên.
b. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: phản ánh hiệu quả của hoạt động tài
chính của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được tính bằng cách lấy thu nhập hoạt động
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 11
tài chính trừ đi các chi phí phát sinh từ hoạt động n ày. Lợi nhuận từ hoạt động tài
chính bao gồm:
+ Lợi nhuận từ hoạt động góp vốn liên doanh.
+ Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư, mua bán chứng khoán ngắn hạn, dài hạn.
+ Lợi nhuận về cho thuê tài sản.
+ Lợi nhuận về chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng và lãi tiền vay ngân
hàng.
+ Lợi nhuận thu được do vay vốn.
+ Lợi nhuận thu được do bán ngoại tệ.
+ Lợi nhuận về các hoạt động đầu tư khác.
c. Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch giữa thu và chi từ các
hoạt động bất thường của doanh nghiệp, là những khoản lợi nhuận doanh nghiệp
không dự tính trước hoặc có dự tính trước nhưng ít có khả năng xảy ra. Những
khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan đơn vị hoặc do khách quan đưa tới, bao
gồm:
+ Thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định.
+ Thu tiền phạt vi phạm hợp đồng.
+ Thu từ các khoản nợ khó đòi đã xử lý, xóa sổ.
+ Thu các khoản nợ không xác định được chủ.
+ Các khoản thu nhập kinh doanh của những năm trước bị bỏ sót hay lãng
quên ghi sổ kế toán năm nay mới phát hiện ra…
Các khoản thu trên sau khi trừ đi các khoản chi như: chi về thanh lý hợp
đồng, chi về việc vi phạm hợp đồng …..sẽ là lợi nhuận khác của doanh nghiệp.
2.1.4.2 Ý nghĩa của việc phân tích lợi nhuận
– Lợi nhuận là biểu hiện bằng tiền của sản phẩm thặng dư do kết quả lao
động của công nhân mang lại.
– Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích
doanh nghiệp ngày càng phát huy tinh thần trách nhiệm và ý thức làm chủ của
doanh nghiệp, góp phần động viên mọi người lao động trong doanh nghiệp phát
huy sáng kiến, cải thiện kỹ thuật nâng cao sức lao động để không ngừng phát
triển sản xuất kinh doanh trên cơ sở của các chính sách phân phối đúng đắn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 12
– Lợi nhuận là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất, đầu tư mở rộng nền
kinh tế quốc dân của đơn vị.
– Lợi nhuận là nguồn thu điều tiết quan trọng của ngân sách Nhà nước,
giúp Nhà nước thực hiện các chương trình kinh tế, các hoạt động hỗ trợ xã hội,
phát triển đất nước.
– Lợi nhuận được giữ lại được đưa vào các quỹ tạo điều kiện mở rộng quy
mô sản xuất, nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.
– Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp của quá trình sản xuất kinh doanh. Nó
phản ánh đầy đủ các mặt số lượng, chất lượng hoạt động của đơn vị kinh doanh,
phản ánh kết quả của việc sử dụng các yếu tố cơ bản sản xuất, kết quả của các
chính sách, biện pháp hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
2.1.4.3 Nhiệm vụ của việc phân tích tình hình lợi nhuận
Với những ý nghĩa nêu trên cho thấy tầm quan trọng của lợi nhuận. Do đó
nhiệm vụ của phân tích tình hình lợi nhuận bao gồm:
Đánh giá tình hình lợi nhuận của từng bộ phận và từng doanh nghiệp.
Đánh giá những nguyên nhân, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến sự biến động về lợi nhuận.
Đề ra các biện pháp khai thác khả năng tiềm tàng của đơn vị nhằm không
ngừng nâng cao lợi nhuận.
2.1.4.4 Khái niệm báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế
toán tổng hợp số liệu từ sổ sách kế toán theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại
những thời điểm hay thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách
hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh
doanh và tình hình sử dụng vốn trong những thời kỳ nhất định. Đồng thời giải
trình giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực
trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị đề ra các quyết định phù
hợp.
- Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài sản
và nguồn vốn của công ty tại một thời điểm nhất định, thường là cuối quý hoặc
cuối năm. Bảng cân đối kế toán được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 13
Tài sản được trình bày phía bên trái bảng cân đối kế toán và bao gồm nhóm hai
loại tài sản chính: tài sản lưu động và tài sản cố định. Nguồn vốn bao gồm nợ và
vốn chủ sở hữu, được trình bày phần bên phải của bảng cân đối kế toán. Về mặt
nguyên tắc, giá trị tổng tài sản phải bằng giá trị tổng nguồn vốn.
Bảng cân đối kế toán là nguồn thông tin tài chính hết sức quan trọng
trong công tác quản lý của bản thân công ty cũng như nhiều đối tượng ở bên
ngoài, trong đó có các cơ quan chức năng của Nhà Nước. Người ta ví bảng cân
đối tài sản như một bức ảnh chụp nhanh, bởi vì nó báo cáo tình hình tài chính vào
một thời điểm nào đó ( thời điểm cuối năm chẳng hạn).
- Bảng cáo báo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh
tổng hợp về doanh thu, chi phí và kết quả lãi lỗ của các hoạt động kinh doanh
khác nhau trong công ty. Ngoài ra, báo cáo này còn phản ánh tình hình thực hiện
nhiệm vụ đối với Nhà Nước. Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cũng là
nguồn thông tin tài chính quan trọng cho nhiều đối tượng khác nhau, nhằm phục
vụ cho công việc đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh và khả năng sinh lời
của công ty.
2.1.5 Một số chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
của Trung tâm
2.1.5.1 Phân tích tình hình thanh toán
Hệ số thanh toán ngắn hạn (Current ratio)
Hệ số thanh toán ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn. Hệ số này tăng lên có thể tình hình tài chính được thực hiện tốt hơn.
2.1.5.2 Các tỷ số đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh
a. Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu (các
khoản bán chịu) của một công ty. Tỷ số này cho biết bình quân mất bao nhiêu
ngày để thu hồi một khoản phải thu.
Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán
ngắn hạn
= (lần)
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 14
Hệ số này trên nguyên tắc càng thấp càng tốt, tuy nhiên phải căn cứ vào
chiến lược kinh doanh trong từng thời điểm cụ thể.
(lần)
b. Hiệu quả sử dụng tổng số vốn
Để phân tích hiệu quả sử dụng tổng số vốn ta sử dụng chỉ tiêu:
(lần)
c. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ta sử dụng chỉ tiêu:
(lần)
Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng
tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.
d. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
(lần)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định bình quân đem lại mấy đồng
doanh thu và cho biết vốn cố định quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng
tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng và ngược lại.
2.1.5.3 Phân tích các tỷ số khả năng sinh lợi
a. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Retun on sales – ROS)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách
khác, tỷ số này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng. Chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh càng lớn.Tỷ số
lợi nhuận ròng trên doanh thu được xác định như sau:
=
Các khoản phải thu bình quân
Doanh thu bình quân mỗi ngày
DSO
Doanh thu
Tổng số vốn
Số vòng quay toàn bộ số vốn =
Doanh thu
Vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động =
Số vòng quay vốn lưu động
Doanh thu
Vốn cố định
Số vòng quay vốn cố định =
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 15
(lần)
b. Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (Return on total assets –
ROA)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi của tài
sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận ròng.
Tỷ số lợi nhuận ròng được tính bằng công thức sau:
(%)
c. Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on equity –
ROE)
Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của
vốn chủ sở hữu, nó phản ánh cứ một đồng vốn chủ sở hữu dùng vào sản xuất
kinh doanh trong kỳ thì tạo ra được bao nhiêu đồng về lợi nhuận.
(%)
2.1.6 Các chỉ tiêu phân tích tình hình lợi nhuận
2.1.6.1 Phương pháp phân tích
– Sử dụng phương pháp so sánh:
Lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận kế hoạch để xem xét tình hình hoàn
thành kế hoạch.
Lợi nhuận thực hiện với lợi nhuận năm trước để xem xét tốc độ tăng
trưởng tình hình lợi nhuận.
– Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến tình hình lợi nhuận.
Lợi nhuận ròng
Doanh thu thuần
ROS =
Lợi nhuận ròng
Tổng tài sản bình quân
ROA =
Lợi nhuận ròng
Vốn chủ sở hữu bình quân
ROE
=
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 16
2.1.6.2 Công thức tính lợi nhuận
L = ∑Q1 (Pi – Zi – CBHi – CQLi – Ti)
2.1.6.3 Đối tượng phân tích
∆L= L1– L0
2.1.6.4 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng
– Ảnh hưởng bởi các nhân tố khối lượng hàng hóa
∆Q=Lk x % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ - Lk
Mà:
% hoàn thành
kế hoạch tiêu thụ
– Ảnh hưởng bởi nhân tố kết cấu khối lượng sản phẩm
∆K = ﴾∑(Q1i –Qki ) (Pki – Zki – CBHki – CQLki- Tki)﴿ - ∆Q
– Ảnh hưởng bởi nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm
∆P = ∑ Q1i(P1i – Pki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố giá vốn đơn vị sản phẩm
∆Z = ∑ Q1i(Z1i - Zki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí bán hàng
∆CBH= ∑ Q1i(CBH1i–CBHki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố thuế suất đơn vị sản phẩm
∆T= ∑ Q1i(T1i–Tki)
– Ảnh hưởng bởi nhân tố chi phí quản lý
∆CQL= ∑ Q1i(CQL1i–CQLki)
Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu lợi nhuận
∆L = ∆Q + ∆K + ∆P + ∆Z + ∆CBH + ∆CQL + ∆T
Dựa vào mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu lợi nhuận từ đó
đưa ra những giải pháp nâng cao lợi nhuận của đơn vị.
2.1.7 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu
Nhân tố phản ánh về lượng
Biến động về lượng = Giá kỳ gốc x ( lượng kỳ thực hiện - lượng kỳ gốc)
Nhân tố phản ánh về giá
Biến động về giá = Lượng kỳ thực hiện x (giá kỳ thực hiện - gái kỳ gốc)
∑ Q1P1
∑Q1 P0
=
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 17
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu
Thu thập số liệu phục vụ cho việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, phân
tích tình hình chi phí, doanh thu và lợi nhuận đạt được thông qua những số liệu
có thể thu thập ở Trung tâm như những báo cáo có liên quan phục vụ cho quá
trình phân tích trong 3 năm 2006 – 2008.
Ngoài ra thu thập thông tin thông qua việc quan sát, tìm hiểu tình hình của
Trung tâm để có thể định hướng những giải pháp cũng như những phương hướng
phát triển trong thời gian tới.
Đồng thời thu thập nguồn thông tin từ một số trang Web, từ sách có liên
quan đến nội dung phân tích.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu trình bày cụ thể theo từng mục tiêu
2.2.2.1 Phương pháp so sánh giữa chi phí, doanh thu, lợi nhuận qua
lại giữa kỳ phân tích so với kỳ gốc
Phương pháp so sánh: đây là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích
bằng cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Phương
pháp này được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ
biến động của chỉ tiêu phân tích. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là
xác định xem chỉ tiêu phân tích biến động như thế nào? Tốc độ tăng hay giảm
như thế nào để có hướng khắc phục.
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của
kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
F = Ft– F0
Trong đó: Ft là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ phân tích
F0 là chỉ tiêu kinh tế ở kỳ gốc
+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số
kì phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế.
2.2.2.2 Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn đối với phân tích
nhân tố lợi nhuận
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp mà ở đó các nhân tố được
thay thế theo một trình tự nhất định chính xác nhằm xác định các nhân tố ảnh
hưởng đến lợi nhuận. Các nhân tố đó tác động tích cực hay tiêu cực đến kết quả
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 18
hoạt động kinh doanh của đơn vị kinh doanh. Từ đó xem xét để có biện pháp
nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.2.2.3 Sử dụng ma trận SWOT để đề ra những biện pháp tăng hiệu
quả hoạt động kinh doanh
Mỗi doanh nghiệp hay mỗi tổ chức, kinh doanh cá nhân đều có một số cơ
hội và mối đe dọa bên ngoài và các điểm mạnh, điểm yếu bên trong có thể được
sắp xếp để hình thành các chiến lược khả thi có thể lựa chọn.
Các bước lập ma trận SWOT:
Liệt kê cơ hội lớn bên ngoài .
Liệt kê các mối đe dọa quan trọng bên ngoài .
Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu .
Liệt kê các điểm yếu bên trong .
Kết hợp điểm mạnh bên trong với cơ hội bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược SO vào ô thích hợp.
Kết hợp những điểm yếu bên trong với những cơ hội bên ngoài và ghi kết
quả của chiến lược WO.
Kết hợp điểm mạnh bên trong với mối đe dọa bên ngoài và ghi kết quả của
chiến lược ST.
Kết hợp điểm yếu bên trong với nguy cơ bên ngoài và ghi kết quả chiến
lược WT.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 19
Chiến lược SO sử dụng các điểm mạnh bên trong của công ty để tận
dụng những cơ hội tổ chức của họ ở vào vị trí mà những điểm mạnh bên trong có
thể được sử dụng để lợi dụng những xu hướng và biến cố của môi trường bên
ngoài. Thông thường các tổ chức sẽ theo đuổi chiến lược WO, ST hay WT để tổ
chức có thể đứng vào vị trí mà họ có thể áp dụng các chiến lược SO. Khi một
công ty có những điểm yếu lớn thì nó sẽ cố gắng vượt qua, làm cho chúng trở
thành điểm mạnh. Khi một tổ chức phải đối đầu với những mối đe dọa quan
trọng thì nó sẽ tìm cách tránh chúng để có thể tập trung vào những cơ hội.
Chiến lược WO Nhằm cải thiện những điểm yếu bên trong bằng cách
tận dụng những cơ hội bên ngoài. Đôi khi những cơ hội lớn bên ngoài đang tồn
BÊN TRONG
Những điểm mạnh ( S )
Liệt kê điểm mạnh
Cơ hội thứ nhất
Cơ hội thứ nhì
……….
Những điểm yếu
Liệt kê điểm yếu ( W )
Cơ hội thứ nhất
Cơ hội thứ nhì
……….
Các cơ hội(O)
Liệt kê cơ hội
Cơ hội thứ nhất
Cơ hội thứ nhì
……..
Kết hợp S – O
PHÁT TRIỂN, ĐẦU
TƯ
Kết hợp W – O
TẬN DỤNG, KHẮC
PHỤC
Các mối đe dọa (T)
Đe dọa thứ nhất
Đe dọa thứ nhì
………..
Kết hợp S – T
DUY TRÌ, KHỐNG
CHẾ
Kết hợp W – T
KHẮC PHỤC, NÉ
TRÁNH
B
Ê
N
N
G
O
À
I
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 20
tại, nhưng công ty có những điểm yếu bên trong ngăn cản nó khai thác những cơ
hội này.
Chiến lược ST: Sử dụng điểm mạnh để tránh khỏi hay giảm đi ảnh
hưởng của những mối đe dọa bên ngoài. Điều này không có nghĩa là một tổ chức
hùng mạnh luôn luôn gặp phải những mối đe dọa từ môi trường bên ngoài.
Chiến lược WT: Là những chiến lược phòng thủ nhằm giảm đi những
điểm yếu bên trong và tránh khỏi đe dọa từ môi trường bên ngoài. Một tổ chức
đối đầu với vô số những mối đe dọa bên ngoài và những điểm yếu bên trong có
thể lâm vào tình trạng không an toàn chút nào. Trong thực tế, một công ty như
vậy thường phải đấu tranh để tồn tại, liên kết, hạn chế chi tiêu, tuyên bố phá sản
hay phải chịu vỡ nợ.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 21
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
TRUNG TÂM NƯỚC SẠCH & VỆ SINH MÔI TRƯỜNG NÔNG
THÔN VĨNH LONG
3.1 Giới thiệu khái quát về Trung tâm
3.1.1 Lịch sử hình thành
Căn cứ quyết định số 2281/QĐ.UBT ngày 24 tháng 11 năm 1996 của Ủy Ban
Nhân Dân tỉnh Vĩnh Long v/v thành lập Trung tâm nước sinh hoạt & vệ sinh môi
trường nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
Ngày 30 tháng 11 năm 2004 căn cứ vào Quyết định số 4381/QĐ.UB của UBND
tỉnh Vĩnh Long V/v thay đổi tên gọi Trung tâm nước sinh hoạt & VSMTNT Vĩnh
Long thành Trung tâm nước sạch & VSMTNT .
Trụ sở chính đặt tại:63 Trần Phú Phường 4, thị xã Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh
Long.
Đơn vị chủ quản: Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Vĩnh Long.
Số điện thoại: 070.382835 - 3825954 - 3852721 -3827346
Fax: 070.825954
3.1.2 Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Trung tâm
3.1.2.1 Chức năng
Trung tâm là đơn vị trực thuộc Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, có
chức năng giúp Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện
chức năng quản lý Nhà nước về khai thác tài nguyên nước sinh hoạt về vệ sinh
môi trường nông thôn trên địa bàn tỉnh (trừ nước nguyên liệu khoáng và nước địa
nhiệt).
Ngoài các chức năng trên Trung tâm vừa là đơn vị chủ quản, quản lý trực
tiếp đầu tư thực hiện các dự án.
Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, được mở tài khoản tại kho bạc nhà
nước, có con dấu riêng để giao dịch công tác.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 22
3.1.2.2 Nhiệm vụ
– Xây dựng quy hoạch, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm về các
Dự án, loại hình cung cấp nước sinh hoạt vệ sinh môi trường nông thôn thôn qua
Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn trình Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh phê duyệt
và tổ chức thực hiện khi phê duyệt.
– Tổ chức tiếp nhận, quản lý vật tư, thiết bị và tiền vốn được phân bổ cho
Chương trình nước sạch & VSMT nông thôn, tiến hành thi công xây dựng khai
thác các loại hình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường theo chỉ tiêu kế
hoạch được giao, đưa công trình vào sử dụng đúng mục đích đúng đối tượng.
– Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu chất lượng công trình, chất lượng nước, tổ
chức các mạng lưới bảo dưỡng công trình, hướng dẫn cho người sử dụng biết
cách vận hành, sửa chữa khi cần thiết.
– Phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức xã hội trong công
tác truyền thông, tuyên truyền vận động nhân dân nhận thức được về nước sạch
và đảm bảo vệ sinh môi trường.
– Phối hợp lồng ghép Chương trình nước sinh hoạt nông thôn do UNICEF
tài trợ với các Chương trình di dân phát triển kinh tế mới, xóa đói giảm nghèo và
các Chương trình kinh tế xã hội của ngành y tế, giáo dục, Xây dựng, Hội liên
hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên.
– Thực hiện quản lý, tài chính, tài sản, đất công và các nguồn lực khác
được giao theo các quy định của pháp luật.
– Thực hiện các nhiệm khác do Giám đốc sở Nông nghiệp & PTNT giao.
3.1.2.3 Quyền hạn
Theo yêu cầu của nhiệm vụ Trung tâm được tổ chức các Phòng nghiệp vụ,
Đội thi công các công trình nước và vệ sinh môi trường nước & VSMT và được
hợp đồng lao động có kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
Được phép thi công, nâng cấp mở rộng, sửa chữa, lắp đặt đồng hồ đến hộ
sử dụng nước.
Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho tổ chức quản lý
các trạm cấp nước.
Được phép kiểm nghiệm và phân tích mẫu nước theo một số chỉ tiêu cơ
bản về nước sạch nông thôn theo đề án được duyệt.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 23
Quản lý tổ chức bộ máy, quản lý lao động theo phân cấp, thực hiện các
chế độ chính sách đối với cán bộ công nhân viên chức theo quy định.
3.1.3 Lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh
Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Trung tâm là mặt hàng nước, lu
ximăng, bể chứa nước, giếng khoan bơm tay và các phụ kiện phục vụ cho việc
cung cấp nước sạch như: đồng hồ nước, hóa chất xử lý, đường ống…Ngoài ra
Trung tâm còn là đơn vị chủ quản, quản lý trực tiếp đầu tư thực hiện các dự án
cấp nước nông thôn.
Địa bàn hoạt động chính của Trung tâm là trong tỉnh Vĩnh Long, khách
hàng là tất cả những người dân có nhu cầu sử dụng nước sạch.
3.1.4 Cơ cấu tổ chức
a. Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ tổ chức
BAN GIÁM ĐỐC
PHÒNG KH - KT PHÒNG HC - TC PHÒNG KT - TV
TỔ CHỨC QUẢN
LÝ CÁC TRẠM
CẤP
TRẠM CẤP
NƯỚC 1
TRẠM CẤP
NƯỚC 2
TRẠM CẤP
NƯỚC 3…
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 24
SƠ ĐỒ 1: MÔ HÌNH QUẢN LÝ TRẠM CẤP NƯỚC
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Ghi chú:
Chỉ đạo từ cấp trên
Thông tin phản hồi từ cơ sở
Thông tin qua lại giữa các trạm
Mô hình của Trung tâm nước sạch & vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh
Long là mô hình tham mưu – trực tuyến, đứng đầu là Giám đốc Trung tâm phụ
trách chung chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành về các lĩnh vực hoạt
động cung cấp nước sạch & VSMT nông thôn trên địa bàn tỉnh thuộc chức năng,
nhiệm vụ, và thẩm quyền của Trung tâm nước sạch & VSMT nông thôn do
UBND tỉnh, sở Nông nghiệp & PTNT giao. Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành
các nhiệm vụ phụ trách tại đơn vị được quy định trong quy chế làm việc của
Trung tâm.. Dưới Giám đốc là hai phó Giám đốc giúp cho Giám đốc Trung tâm
chỉ đạo nghiệp vụ chuyên môn của đơn vị theo chức năng, thẩm quyền và theo
quy chế làm việc của Trung tâm quy định.
b Nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng tổ chức hành chính
۞Chức năng: Tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị trong việc xây dựng,
cũng cố quản lý tổ chức bộ máy cán bộ công chức.
۞Nhiệm vụ:
– Theo dõi tổ chức thực hiện các chế độ chính sách của cán bộ công chức
như thi đua, khen thưởng, nâng lương. Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm
lao động.
– Quản lý hành chính đơn vị bao gồm: tiếp nhận, xử lý, phát hành các loại
văn bản đúng quy trình quy định, đảm bảo thực hiện hiệu quả trong hoạt động.
– Tham mưu, theo dõi tổ chức thực hiện chương trình công tác của đơn vị.
– Quản lý tài sản cơ quan, kiểm kê định kỳ theo quy định, quản lý bảo vệ
trụ sở bảo đảm an toàn an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ, môi trường cơ quan.
– Giúp lãnh đạo thu thập thông tin hai chiều, quản lý nhân sự đơn vị.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 25
– Phụ trách biên soạn dịch thuật tài liệu Anh ngữ, báo cáo tuần theo yêu
cầu thực hiện tiến độ dự án.
Phòng kế hoạch kỹ thuật và đầu tư
۞ Chức năng: Tham mưu cho ban giám đốc. Xây dựng các kế hoạch đầu
tư dài hạn, trung hạn và ngắn hạn về các Dự án cấp nước và vệ sinh Môi trường
Nông thôn trong tỉnh theo chức năng và nhiệm vụ của đơn vị dựa trên cơ sở chủ
trương và mục tiêu của tỉnh.
۞ Nhiệm vụ:
– Lập kế hoạch tiến độ thi công về các tình hoạt động thi công của đơn vị
theo từng tháng, quý, năm của từng mô hình, định mức các tài sản trang thiết bị
cho Đội thi công phù hợp với từng công việc.
– Chịu trách nhiệm về kỹ thuật của tất cả các công trình, theo dõi giám sát
thi công, kiểm tra chất lượng công trình, chất lượng nguồn nước.
– Kiểm tra chất lượng công trình theo quy định hiện hành, chất lượng
nguồn nước đối với các loại hình cấp nước được thi công trên địa bàn tỉnh theo
định kỳ; đề xuất Ban giám đốc các biện pháp giải quyết nhằm bảo đảm chất
lượng nguồn nước cấp cho người sử dụng.
– Lập kế hoạch cung ứng vật tư hàng tháng, đảm bảo cung cấp kịp thời vật
tư trang thiết bị cho Đội thi công theo kế hoạch đề ra.
– Theo dõi lập kế hoạch sữa chữa bảo trì các dụng cụ trang thiết bị cho đội
thi công trên cơ sở định mức đã lập.
– Phối hợp với ban quản lý Chương trình nước các huyện lập kế hoạch
theo dõi thi công và quản lý Chương trình cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi
trường nông thôn. Vận động người dân tham gia sử dụng và bảo vệ các nguồn
nước sạch, các công trình Cấp nước sạch nông thôn.
– Quan hệ với các cơ quan chức năng để thẩm định các hồ sơ thiết kế dự
toán các công trình cấp nước.
– Thực hiện công tác kiểm kê, báo cáo với Sở nông nghiệp & PTNT,
UBND tỉnh, văn phòng Chương trình mục tiêu Quốc gia, văn phòng Unicef,
Trung tâm nước sinh hoạt & VSMT nông thôn Trung ương.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 26
– Kết hợp Phòng kế toán Tài vụ đẻ quyết toán vốn đầu tư xây dựng căn
bản hoàn thành theo quy định của Nhà nước.
– Kiểm tra các thủ tục về xây dựng cơ bản theo chế độ hiện hành.
Phòng tài vụ
۞ Chức năng: Làm tham mưu cho Giám đốc về các nguyên tắc, chế độ
trong mọi hoạt động tài cính của đơn vị đúng quy định của Nhà nước ban hành.
Trên cơ sở vận dụng các nguyên tắc, chế độ về quản lý hành chính để xác nhận
các khoản chi phí phát sinh trong hoạt động của đơn vị nhằm làm cơ sở cho Giám
đốc duyệt chi.
۞ Nhiệm vụ:
– Báo cáo quyết toán theo quy định của nhà nước.
– Hàng quý, năm lập dự toán kinh phí trên cơ sở theo từng Dự án, kế
hoạch. Khi được tiếp nhận vốn hoặc có thông báo vốn (bao gồm nhiều nguồn
vốn).
– Theo dõi chặt chẽ tình hình thu chi tài chính, vật tư tiền vốn trong tất cả
các hoạt động các hoạt động của đơn vị theo từng nguồn vốn đúng chế chính
sách của Nhà nước.
Phòng quản lý khai thác
۞ Chức năng: Giúp ban giám đốc tổ chức quản lý, duy tu bảo dưỡng, vận
hành khai thác có hiệu quả các công trình cấp nước tập trung Nông thôn đã được
đầu tư xây dựng và đảm bảo yêu cầu phục vụ Nước sạch trong sinh hoạt nhân
dân.
۞ Nhiệm vụ:
– Tiếp nhận các công trình đầu tư xây dựng cấp nước tập trung nông thôn
sau khi nghiệm thu đưa vào sử dụng theo đúng hồ sơ thiết kế và quy trình công
nghệ chuyên ngành.
– Lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng các công trình đưa vào sử dụng mang
tính chất lâu dài, mở rộng đường ống tại các khu vực trọng điểm và xây dựng kế
hoạch tái đầu tư mở rộng và đầu tư mới. trang bị phương tiện và vật tư sửa chữa
các Trạm cấp nước theo định kỳ.
– Xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng nước, theo dõi thu chi các Trạm
cấp nước đánh giá hiệu quả hoạt động và báo cáo kịp thời theo quy định.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 27
– Lập kế hoạch huấn luyện bồi dưỡng Tổ quản lý Trạm cấp nước trong
công tác tổ chức quản lý duy tu bảo dưỡng vận hành khai thác sử dụng theo đúng
quy định công nghệ.
– Quản lý kiểm tra và theo dõi chất lượng cung cấp theo kế hoạch và đề
xuất các biện pháp xử lý có liên quan đến chất lượng nguồn nước.
– Lập kế hoạch truyền thông, tuyên truyền vận động người dân đăng ký
tham gia sử dụng Nước sạch và giữ vệ sinh môi trường.
– Theo dõi quản lý hồ sơ sơ đồ quản lý đường ống kỹ thuật của các Trạm
cấp nước, tiếp nhận thông tin xử lý, sữa chữa những hỏng hóc nhỏ thường gặp ở
các Trạm cấp nước.
3.1.5 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm cung
cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn Vĩnh Long qua 3 năm (
2006 – 2008)
Kết quả kinh doanh là những gì mà đơn vị kinh doanh đạt được sau một
quá trình sản xuất kinh doanh nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần
thiết . Kết quả kinh doanh có thể là những đại lượng cân đo đếm được như số sản
phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, lợi nhuận, thị phần…
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 28
C
hê
nh
lệ
ch
20
08
/2
00
7 T
ỷ
lệ
(%
)
10
,5
10
,5
-
5,
54
44
,4
-1
6
-
25
,2
-
3,
5
16
0,
6
77
,8
5
19
5,
8
52
,4
52
,4
51
,9
Số
t
iề
n
71
2.
84
5
71
2.
84
5
-2
54
.7
52
96
7.
59
8
-
38
0.
35
7
-
34
4.
11
5
-
36
.2
42
1.
20
1.
84
1
20
7.
09
1
94
4.
75
1
1.
92
6.
10
7
53
9.
31
0
1.
37
7.
79
7
C
hê
nh
lệ
ch
2
00
7
/2
00
6 T
ỷ
lệ
(%
)
10
1,
4
10
1,
4
17
8,
1
27
,3
43
,4
57
,2
5
28
,2
-1
9,
5
13
,4
-3
0,
6
14
,9
19
,2
15
,3
Số
t
iề
n
3.
41
3.
24
6
3.
41
3.
24
6
2.
94
6.
17
2
46
7.
07
4
72
0.
58
0
49
7.
71
6
22
2.
86
5
-
18
1.
01
7
31
.4
78
-
21
2.
49
5
47
7.
44
4
16
5.
65
6
35
2.
76
0
20
08
7.
49
1.
21
9
7.
49
1.
21
9
4.
34
5.
76
2
3.
14
5.
45
7
2.
00
1.
12
4
1.
02
2.
94
3
97
8.
18
1
1.
95
0.
25
4
47
3.
10
2
1.
47
7.
15
2
5.
60
0.
79
0
1.
56
8.
22
1
4.
03
2.
56
9
20
07
6.
77
8.
37
3
6.
77
8.
37
3
4.
60
0.
51
4
2.
17
7.
85
9
2.
38
1.
48
1
1.
36
7.
05
8
1.
01
4.
42
3
74
8.
41
2
26
6.
01
1
48
2.
40
1
3.
67
4.
68
3
1.
02
8.
91
1
2.
65
4.
77
2
20
06
3.
36
5.
12
7
3.
36
5.
12
7
1.
65
4.
34
2
1.
71
0.
78
5
1.
66
0.
90
1
86
9.
34
2
79
1.
55
8
92
9.
42
9
23
4.
53
3
69
4.
89
6
3.
19
7.
23
9
89
5.
22
6
2.
30
2.
01
2
T
ên
c
hỉ
t
iê
u
1.
T
ổn
g
do
an
h
th
u
2.
C
ác
k
ho
ản
g
iả
m
tr
ừ
3.
D
oa
nh
th
u
th
uầ
n
4.
G
iá
v
ốn
h
àn
g
bá
n
5.
L
ợi
n
hu
ận
g
ộp
6.
D
oa
nh
th
u
tà
i c
hí
nh
7.
C
hi
p
hí
tà
i c
hí
nh
+
ch
i p
hí
q
uả
n
lý
8.
L
ợi
n
hu
ận
tà
i c
hí
nh
9.
T
hu
n
hậ
p
kh
ác
10
. C
hi
p
hí
k
há
c
11
. L
ợi
n
hu
ận
k
há
c
12
. T
ổn
g
lợ
i n
hu
ận
tr
ướ
c
th
uế
13
. T
hu
ế
th
u
nh
ập
d
oa
nh
n
gh
iệ
p
14
. L
ợi
n
hu
ận
s
au
th
uế
B
Ả
N
G
1
:
K
Ế
T
Q
U
Ả
H
O
Ạ
T
Đ
Ộ
N
G
K
IN
H
D
O
A
N
H
2
00
6
-
20
08
N
gu
ồn
:
P
hò
ng
k
ế
to
án
-
tà
i c
hí
nh
Đ
V
T
: 1
00
0đ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 29
Phân tích kết quả kinh doanh qua chỉ tiêu doanh thu
Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy doanh thu của 3
năm tăng liên tục. Năm 2007 với tốc độ tăng 101,4% đã đưa doanh thu tăng lên
đến 3.413.247 ngàn đồng so với năm 2006. Nguyên nhân dẫn dến sự gia tăng
như vậy là do Trung tâm đã mở rộng mạng lưới phân phối nước ở các huyện nên
làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể như: Ở huyện Trà Ôn năm 2006 có 12
trạm phân phối nước thì đến 2007 đã mở rộng thêm 2 trạm, Tam Bình năm 2006
chỉ có 18 trạm nhưng sau một năm con số này đã là 22 trạm, Bình Minh năm
2007 là 18 trạm so với năm 2006 là 14 trạm tức đã mở rộng thêm tuyến phân
phối là 4 trạm, đặc biệt là ở huyện Măng Thít năm 2006 chỉ có 10 trạm phân phối
nhưng đến năm 2007 tăng lên 17 trạm, tức tăng gần gấp đôi so với năm 2006. Sở
dĩ trong năm 2007 Trung tâm có thể mở rộng được nhiều mạng lưới phân phối
như vậy là do có sự xây dựng kế hoạch trung hạn và hàng năm đặc biệt là kêu gọi
được các nguồn vốn hỗ trợ trong đó có nguồn vốn của ODA. Đến năm 2008
doanh thu tăng 712.845 ngàn đồng, tăng với tốc độ 10,5%. Trong năm này Trung
tâm chỉ mở rộng hệ thống phân phối ở 2 huyện đó là Bình Minh và Long Hồ; ở
mỗi huyện tăng 2 trạm so với năm 2007. So về tốc độ xây dựng mạng lưới phân
phối thì năm nay tuy có tăng nhưng không thể bằng so với năm 2007. Trung tâm
cần xem xét xây dựng những kế hoạch dài hạn bên cạnh những kế hoạch đã xây
dựng hàng năm nhằm có thể thu hút được các nguồn vốn với mục đích mở rộng
thêm năng lực hoạt động của mình.
BẢNG 2: SỐ TRẠM NƯỚC PHÂN PHỐI GIAI ĐOẠN 2006 - 2008
Huyện 2006 2007 2008
Trà Ôn 12 trạm 14 trạm 14 trạm
Tam Bình 18 trạm 22 trạm 22 trạm
Bình Minh 14 trạm 18 trạm 20 trạm
Long Hồ 15 trạm 15 trạm 17 trạm
Măng Thít 10 trạm 17 trạm 17 trạm
Vũng Liêm 16 trạm 16 trạm 16 trạm
Thị xã Vĩnh Long 2 trạm 2 trạm 2 trạm
Nguồn: Phòng kế toán - tài chính
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 30
Qua chỉ tiêu giá vốn hàng bán và các khoản chi phí
Giá vốn hàng bán trong giai đoạn này cũng có sự biến động. Cụ thể, năm
2006 giá vốn hàng bán là 1.654.342 ngàn đồng, năm 2007 giá vốn hàng bán là
4.600.514 ngàn đồng tăng 178,1% so với 2006. Sang năm 2008 giá vốn hàng bán
có chiều hướng giảm so với 2007, giảm 5,54% so với năm 2007. Một trong
những nguyên nhân góp phần làm cho giá vốn hàng bán năm 2007 tăng cao như
vậy chủ yếu là do sản lượng tiêu thụ của Trung tâm tăng cao. Nhưng Trung tâm
cũng nên chú ý về tốc độ tăng của giá vốn hàng bán để có những biện pháp như
thế nào để có thể hạn chế sự gia tăng đến mức thấp nhất nhằm góp phần đưa lợi
nhuận tăng lên.
Cùng với sự biến động của giá vốn hàng bán thì chi phí tài chính và chi
phí quản lý của Trung tâm cũng biểu hiện sự biến động qua các năm. Năm 2006
chi phí của Trung tâm là 869.342 ngàn đồng. Đến năm 2007 mức chi phí tăng với
tốc độ 57,25 % tức tăng với mức tuyệt đối 497.716 ngàn đồng so với năm 2006.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến chi phí năm này tăng là do Trung tâm
tăng đầu tư vào lĩnh vực này nhiều hơn. Đến năm 2008 tổng số tiền chi cho hoạt
động tài chính và chi cho việc quản lý đơn vị giảm 344.115 ngàn đồng tức giảm
25,2% so với 2007. Nguyên nhân là do trong năm 2008 ảnh hưởng bởi sự khó
khăn của nền kinh tế nên việc đầu tư vào hoạt động tài chính có phần giảm so với
năm 2007, ngoài ra Trung tâm có sự quản lý tốt về chi phí trong đơn vị, và không
có sự đầu tư mới trang thiết bị văn phòng, sửa chữa và nâng cấp các trạm cung
cấp nên chi phí trong năm này giảm.
Qua chỉ tiêu lợi nhuận
Năm 2006 lợi nhuận của Trung tâm đạt 2.302.012 ngàn đồng. Đến năm
2007 con số này lên tới 2.654.772 ngàn đồng tức tăng 15,3% so với năm 2006.
Trong năm 2008 lợi nhuận đạt 4.032.569 ngàn đồng tức tăng 1.377.797 ngàn
đồng , tăng với tốc độ 51,9% so với 2007. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm
này tăng là do tiết kiệm được những khoản chi phí và tăng những nguồn thu
khác.
Qua bảng phân tích trên ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Trung
tâm giai đoạn 2006 - 2008 là khá hiệu quả. Biểu hiện là lợi nhuận sau thuế tăng
qua các năm. Nhưng để biết thật sự một đơn vị làm ăn có hiệu quả hay không thì
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 31
phải biết sự biến động cụ thể của từng chỉ tiêu. Do đó nội dung bài viết dưới đây
sẽ tập trung đi sâu phân tích ở từng khoản mục xem thật sự Trung tâm hoạt động
có hiệu quả hay không?
3.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của trung tâm qua 3 năm (
2006 – 2008 )
3.2.1 Phân tích tình hình biến động của doanh thu
Trong kinh doanh các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu
đặc biệt là doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ, đây là nguồn doanh thu
chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu, là nguồn vốn để tái sản xuất, trang trải
các chi phí.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 32
3.2.1.1 Phân tích tình hình doanh thu theo thành phần
C
hê
nh
lệ
ch
20
08
/2
00
7 T
ỷ
lệ
(%
)
10
,5
-
16
16
0,
6
15
,5
Số
t
iề
n
71
2.
84
6
-
38
0.
35
7
1.
20
1.
84
1
1.
53
4.
33
1
20
07
/2
00
6 T
ỷ
lệ
(%
)
10
1,
4
43
,3
-1
9,
5
66
,4
Số
t
iề
n
3.
41
3.
24
6
72
0.
58
0
-
18
1.
01
7
3.
95
2.
80
9
N
ăm
20
08
7.
49
1.
21
9
2.
00
1.
12
4
1.
95
0.
25
4
11
.4
42
.5
96
20
07
6.
77
8.
37
3
2.
38
1.
48
1
74
8.
41
2
9.
90
8.
26
6
20
06
3.
36
5.
12
7
1.
66
0.
90
1
92
9.
42
9
5.
95
5.
45
7
C
hỉ
t
iê
u
1.
D
T
t
hu
ần
b
án
h
àn
g
2.
D
T
h
oạ
t đ
ộn
g
tà
i
ch
ín
h
3.
D
T
k
há
c
T
ổn
g
do
an
h
th
u
N
gu
ồn
:
ph
òn
g
kế
to
án
-
tà
i c
hí
nh
B
Ả
N
G
3
:
D
O
A
N
H
T
H
U
T
H
E
O
T
H
À
N
H
P
H
Ầ
N
C
Ủ
A
T
R
U
N
G
T
Â
M
N
Ư
Ớ
C
S
Ạ
C
H
2
00
6
-
20
08
Đ
V
T
: 1
00
0đ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 33
2006
5.955.457
2007
9.908.266
2008
11.442.596
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
Hình 1: Biểu đồ biểu diễn tổng doanh thu giai đoạn 2006 - 2008
Từ bảng 3, ta thấy tổng doanh thu của Trung tâm tăng qua các năm, đặc
biệt là vào năm 2007, tăng rất nhanh so với năm 2006.
- Tổng doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 một lượng là 3.952.809
ngàn đồng tức tăng với tốc độ 66,4%. Cụ thể:
+ Doanh thu thuần tăng 101,4%, tương ứng với mức tuyệt đối là
3.413.247 ngàn đồng. Sự tăng lên đáng kể của doanh thu thuần là do trong năm
2007 Trung tâm có sự đầu tư mở rộng thêm nhiều mạng lưới phân phối dẫn đến
sản lượng tiêu thụ tăng lên, một nhân tố nữa góp phần làm cho sản lượng tiêu thụ
sản phẩm năm này tăng là Trung tâm không ngừng nâng cao chất lượng nguồn
nước bằng việc thường xuyên kiểm tra về độ trong và vệ sinh của nguồn nước tạo
được niềm tin đối với người sử dụng. Bên cạnh đó Trung tâm còn chú trọng nâng
cao chất lượng phục vụ bằng việc trợ giá đối với những hộ sử dụng thuộc những
nơi đặc biệt khó khăn với mức giá để họ có thể chấp nhận được (2.200 đồng/m3).
Sản phẩm tạo được lòng tin đối với người tiêu dùng cùng với chất lượng phục vụ
là điều kiện dể dàng để tăng nguồn thu bán hàng.
+ Doanh thu hoạt động tài chính tăng 720.580 ngàn đồng so với năm
2006, tương ứng tăng với 43,3%. Nguyên nhân sự tăng lên là do Trung tâm đẩy
mạnh vào đầu tư các chương trình cơ bản. Thấy rằng khoản thu này là tương đối
lớn do đó Trung tâm cần chú ý quan tâm hơn nữa bên cạnh khoản thu từ cung
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 34
ứng sản phẩm. Vì nó góp phần không nhỏ từng bước đưa lợi nhuận của Trung
tâm tăng lên.
+ Doanh thu khác tại Trung tâm đây là khoản thu được từ việc nhượng
bán, thanh lý tài sản cố định, thu từ các khoản nợ khó đòi. Năm 2007 doanh thu
khác của Trung tâm giảm 181.017 ngàn đồng so với năm 2006, với tỷ lệ 19,5%.
Nguyên nhân dẫn đến doanh thu khác năm này giảm là do khoản thu từ những
khoản nợ khó đòi từ những năm trước giảm.
Như vậy, do doanh thu thuần và doanh thu tài chính tăng mạnh nên làm
cho tổng doanh thu tăng mạnh, đặc biệt là sự tăng nhanh từ doanh thu bán hàng
tăng gấp đôi so với 2006. Do Trung tâm tìm được môi trường tiêu thụ nhiều hơn
chính vì vậy mà Trung tâm đã đẩy mạnh sản lượng nước tiêu thụ so với năm
2006. Bên cạnh đó doanh thu tài chính cũng đặt nhiều hứa hẹn góp phần đưa hoạt
động của Trung tâm ngày càng hiệu quả.
- Đến năm 2008, tổng doanh thu của Trung tâm tiếp tục tăng nhưng với
mức tăng nhẹ là 1.534.331 ngàn đồng, tương ứng với tỷ lệ 15,5 % so với năm
2007. Cụ thể:
+ Doanh thu thuần bán hàng tăng 712.846 ngàn đồng, tương đương 10,5
%. Trung tâm cần quan tâm về khoản tiêu thụ sản phẩm cũng như chú ý trong kế
hoạch mở rộng thêm mạng lưới phân phối.
+ Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 380.357 ngàn đồng, tương đương
với tỷ lệ 16% so với năm 2007. Nguyên nhân là do sự suy thoái nền kinh tế dẫn
đến việc đầu tư vào những chương trình, hạng mục giảm. Mặc khác cũng do bản
thân của Trung tâm còn ái ngại vì lý do sự suy thoái kinh tế, do đó giảm đầu tư
vào hoạt động tài chính để hạn chế những rủi ro có thể xảy ra . Đây cũng có thể
là chiến lược kinh doanh đối với Trung tâm. Nhưng tôi nhận thấy rằng tỷ trong từ
hoạt động tài chính là khá tiềm năng, Trung tâm cần có những kế hoạch, chiến
lược phát triển hơn nữa điều này cũng đồng nghĩa với việc Trung tâm cần bồi
dưỡng, nâng cao đội ngũ chuyên gia trong hoạt động này để có thể đưa ra những
phương pháp phù hợp với tình hình thực tế nhằm vượt qua khó khăn, thúc đẩy
hoạt động tài chính phát triển bình ổn, góp phần đưa thu nhập của Trung tâm
tăng lên.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 35
+ Doanh thu từ hoạt động khác tăng 1.201.841 ngàn đồng so với năm
2007, tức tăng với tốc độ 160,6%. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do
khoản thu từ thanh lý tài sản tăng và khoản thu từ những khoản nợ khó đòi từ
những năm trước tồn động lại.
Như vậy, nhờ việc tăng lên của doanh thu từ hoạt động khác và doanh thu
bán hàng đã góp phần chủ yếu đưa tổng doanh thu năm 2008 tăng so với năm
2007.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 36
3.2.1.2 Phân tích tình hình biến động doanh thu theo sản lượng tiêu
thụ
C
hê
nh
lệ
ch
20
08
/ 2
00
7
T
ỷ
lệ
(%
)
78
,2
21
29
,2
2,
9
8,
3
36
,3
13
,6
29
,1
5
Sả
n
lư
ợn
g
27
9,
11
2
59
.2
62
16
3.
28
5
10
.9
27
27
.5
14
81
.0
58
1.
93
9
62
3.
09
7
C
hê
nh
lệ
ch
20
07
/2
00
6 T
ỷ
lệ
(%
)
19
,7
6,
2
19
,2
10
3,
1
24
,6
44
,6
17
,5
29
,7
Sả
n
lư
ợn
g
58
.6
92
16
.3
31
90
.5
11
18
8.
36
7
65
.0
77
68
.9
53
2.
12
7
49
0.
05
8
20
08
Sả
n
lư
ợn
g
63
5.
99
9
34
0.
85
8
72
4.
01
8
38
2.
03
7
35
7.
16
8
30
4.
47
9
16
.2
46
2.
76
0.
80
5
20
07
Sả
n
lư
ợn
g
35
6.
88
7
28
1.
59
6
56
0.
73
3
37
1.
11
0
32
9.
65
4
22
3.
42
1
14
.3
07
2.
13
7.
70
8
20
06
Sả
n
lư
ợn
g
29
8.
19
5
26
5.
26
5
47
0.
22
2
18
2.
74
3
26
4.
57
7
15
4.
46
8
12
.1
80
1.
64
7.
65
0
C
hỉ
t
iê
u
T
A
M
B
ÌN
H
B
ÌN
H
M
IN
H
L
O
N
G
H
Ồ
M
Ă
N
G
T
H
ÍT
V
Ũ
N
G
L
IÊ
M
T
R
À
Ô
N
T
X
V
ĨN
H
L
O
N
G
T
Ổ
N
G
B
Ả
N
G
4
:
SẢ
N
L
Ư
Ợ
N
G
N
Ư
Ớ
C
T
IÊ
U
T
H
Ụ
Q
U
A
C
Á
C
N
Ă
M
2
00
6
-
20
08
N
gu
ồn
:
P
hò
ng
k
ế
to
án
-
tà
i c
hí
nh
Đ
V
T
: m
3
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 37
2006
1.647.650
2007
2.137.708
2008
2.760.805
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
Hình 2: Biểu đồ biểu hiện sản lượng nước tiêu thụ giai đoạn 2006 - 2008
Nhìn chung sản lượng nước tiêu thụ qua các năm đều tăng. Cụ thể, sản
lượng nước tiêu thụ năm 2006 là 1.647.650 m3, năm 2007 là 2.137.708 m3, tức
tăng 490.058 m3 so với năm 2006, tương đương 29,7%. Sở dĩ có sự tăng lên đột
biến như vậy là do trong năm 2007, Trung tâm đã có sự đầu tư mở rộng mạng
lưới phân phối sản phẩm. Chẳng hạn như, Măng Thít năm 2006 chỉ có 10 trạm
thì đến năm 2007 đã là 17 trạm dẫn đến tình hình tiêu thụ nước tăng với mức
tuyệt đối 188.367 m3 so với năm 2006 tương đương tăng 103,1%, Trà ôn 2006
sản lượng là 154.468 m3 sang năm 2007 sản lượng đạt 223.421 m3, tức tăng với
tốc độ 44,6%.....Cùng với sự tăng lên của sản lượng do mở rộng thêm các trạm
cấp nước, thì mức sống của người dân được nâng lên nên nhu cầu về việc sử
dụng nguồn nước sạch cũng tăng lên, góp phần vào một trong những nguyên
nhân thúc đẩy việc tăng sản lượng tiêu thụ. Sang năm 2008 sản lượng tiêu thụ lại
tăng, thể hiện ở tổng sản lượng tiêu thụ năm 2008 sản lượng tiêu thụ là 2.760.805
m3, tức tăng với tốc độ 29,15% so với năm 2007.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 38
3.2.2 Phân tích chung tình hình biến động chi phí
Chi phí là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của Trung tâm. Mỗi một sự tăng, giảm của chi phí sẽ dẫn đến sự tăng, giảm của
lợi nhuận. Do đó, chúng ta cần xem xét tình hình thực hiện chi phí một cách hết
sức cẩn thận để hạn chế sự gia tăng và có thể giảm các loại chi phí đến mức thấp
nhất.
Đối với Trung tâm nước sạch hoạt động trong lĩnh vực cung cấp nước
sạch thì các khoản chi phí có khác hơn đối với những loại hình kinh doanh khác.
Tổng chi phí của Trung tâm gồm: giá vốn và chi phí hoạt động (chi phí quản lý)
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 39
3.2.2.1 Chi phí hoạt động
Chi phí quản lý
Tốc độ tăng của chi phí quản lý trong năm 2007 là cao nhất so với các
năm, tăng 23,4% so với năm 2006. Sở dĩ chi phí quản lý trong năm 2007 cao như
vậy là do Trung tâm có sự đầu tư nâng cao chất lượng quản lý: cử cán bộ công
nhân viên tham gia các chương trình đào tạo, tổ chức các lớp trang bị kiến thức
C
hê
nh
lệ
ch
20
08
/2
00
7 T
ỷ
lệ
(%
)
-2
2,
3
-2
6,
7
Số
t
iề
n
-1
04
.2
25
-2
39
.8
91
20
07
/2
00
6 T
ỷ
lệ
(%
)
23
,4
83
,5
Số
t
iề
n
88
.8
33
40
8.
88
3
N
ăm
20
08
36
4.
03
8
65
8.
90
5
20
07
46
8.
26
2
89
8.
79
6
20
06
37
9.
42
9
48
9.
91
3
C
hỉ
t
iê
u
C
hi
p
hí
q
uả
n
lý
C
hi
p
hí
tà
i c
hí
nh
B
Ả
N
G
5
:
C
H
I
P
H
Í
Q
U
Ả
N
L
Ý
C
Ủ
A
T
R
U
N
G
T
Â
M
G
IA
I
Đ
O
Ạ
N
2
00
6
-
20
08
N
gu
ồn
:
ph
òn
g
kế
to
án
-
T
ài
c
hí
nh
Đ
V
T
:
10
00
đ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 40
vận hành máy... Đến năm 2008 chi phí quản lý là 364.038 ngàn đồng, giảm
104.225 ngàn đồng (22,4%), so với năm 2007 thì tốc độ này giảm khá nhiều. Để
đạt được như vậy Trung tâm đã có sự quản lý tốt hơn về chi phí quản lý ở từng
bộ phận, tiêu biểu như chi phí tiếp khách, công tác phí,.... Nhận thấy rằng chi phí
quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc làm tăng lợi nhuận. Vì vậy, Trung tâm
cần phải quan tâm điều chỉnh sử dụng các khoản mục chi phí trong công tác quản
lý một cách hợp lý nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Muốn thực hiện điều này một cách tốt nhất, Trung tâm phải xem xét việc sử dụng
chi phí ở từng bộ phận, tiêu biểu như các chi phí tiếp khách, chi phí văn phòng
phẩm, chi phí điện thoại, fax, công tác phí,... đồng thời Trung tâm cũng phải có
những kế hoạch, những chiến lược và giải pháp hợp lý hơn.
Chi phí tài chính
Nhìn chung chi phí tài chính biến động qua các năm . Năm 2007 chi phí tài
chính là 898.796 ngàn đồng, tăng với mức tuyệt đối 408.883 ngàn đồng, tương
đương 83,5 % so với năm 2007. Một trong những nguyên nhân làm cho chi phí
tài chính năm này tăng cao như vậy là do Trung tâm có những khoản vay lớn để
đầu tư cho những dự án lớn, mua mới trang thiết bị, sữa chữa xây dựng nhà máy,
bồn bể...Sang năm 2008 chi phí từ hoạt động tài chính giảm 26,7% so với năm
2007. Mặc dù chi phí tài chính chiếm tỷ trọng không lớn lắm trong tổng doanh
thu. Nhưng nó cũng đã ảnh hưởng ít nhiều đến lợi nhuận của Trung tâm.
3.2.2.2 Giá vốn
Năm 2007 cùng với sự tăng lên của sản phẩm đầu ra giá vốn hàng bán
cũng tăng lên, tăng một lượng 2.946.172 ngàn đồng, tương đương với tốc độ
178,1% so với năm 2006, so với tốc độ tăng của doanh thu thì tốc độ này lớn
hơn. Nguyên nhân dẫn đến giá vốn hàng bán trong năm 2007 tăng là do giá xăng,
dầu, điện tăng. Sang năm 2008 giá vốn hàng bán của Trung tâm giảm 5,54% so
với năm 2007. Chứng tỏ Trung tâm đã sử dụng tốt hơn nguồn nguyên liệu, giảm
được những thất thoát trong quá trình hoạt động. Nhận thấy rằng giá vốn hàng
bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm của Trung tâm. Mặc dù
giá vốn càng tăng là biểu hiện sự tăng lên của sản lượng tiêu thụ. Nhưng ta thấy
rằng đây là một khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng chi phí hàng năm,
do đó Trung tâm cũng nên chú ý nhằm có những giải pháp nào vừa có thể tăng
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 41
sản lượng sản phẩm mà vừa có thể hạn chế sự tăng lên của giá vốn đến mức thấp
nhất.
3.2.3 Phân tích tình hình biến động của lợi nhuận
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của của mọi đơn vị sản xuất kinh
doanh, là chỉ tiêu chất lượng, tổng hợp phản ánh kết quả kinh tế của mọi hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Lợi nhuận là cơ sở để tính ra các chỉ tiêu chất lượng khác, nhằm đánh giá
hiệu quả của các quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy việc phân tích tình hình
lợi nhuận là vô cùng quan trọng giúp những đơn vị kinh doanh có những biện
pháp khai thác khả năng tiềm tàng của mình nhằm không ngừng nâng cao lợi
nhuận.
3.2.3.1 Phân tích chung
Phân tích chung về tình hình lợi nhuận giúp đánh giá được sự biến động
của lợi nhuận năm nay so với năm trước, đánh giá mức độ hoàn thành hay vượt
kế hoạch so với mục tiêu đề ra để từ đó có những biện pháp kịp thời và hữu hiệu
giúp đơn vị hoạt động tốt hơn trong những năm tiếp theo.
Sau đây là bảng trình bày lợi nhuận của Trung tâm nước sạch & vệ sinh
môi trường nông thôn Vĩnh Long giai đoạn 2006 - 2008:
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 42
C
hê
nh
lệ
ch
20
08
/2
00
7 T
ỷ
lệ
(%
)
52
,4
44
,8
51
,9
Số
t
iề
n
1.
92
6.
10
6
48
5.
31
0
1.
37
7.
79
7
C
hê
nh
lệ
ch
20
07
/2
00
6 T
ỷ
lệ
(%
)
14
,9
21
15
,3
Số
t
iề
n
47
7.
44
4
18
7.
68
4
35
2.
76
0
20
08
5.
60
0.
78
9
1.
56
8.
22
1
4.
03
2.
56
9
20
07
3.
67
4.
68
3
1.
08
2.
91
1
2.
65
4.
77
2
20
06
3.
19
7.
23
9
89
5.
22
6
2.
30
2.
01
2
C
hỉ
t
iê
u
T
ổn
g
lợ
i n
hu
ận
tr
ướ
c
th
uế
T
hu
ế
th
u
nh
ập
L
ợi
n
hu
ận
s
au
th
uế
N
gu
ồn
:
P
hò
ng
k
ế
to
án
t
ài
c
hí
nh
B
Ả
N
G
6
:
L
Ợ
I
N
H
U
Ậ
N
C
Ủ
A
T
R
U
N
G
T
Â
M
G
IA
I
Đ
O
Ạ
N
2
00
6
-
20
08
Đ
V
T
: 1
00
0đ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 43
2006
2.302.012
2007
2.591.772
2008
4.032.580
0
500000
1000000
1500000
2000000
2500000
3000000
3500000
4000000
4500000
Hình 3: Biểu đồ biểu hiện lợi nhuận sau thuế của Trung tâm giai đoạn
2006 - 2008
Dựa vào bảng phân tích trên ta thấy lợi nhuận ròng của Trung tâm qua các
năm đều tăng. Cụ thể, năm 2006 là 2.302.012 ngàn đồng. Năm 2007 lợi nhuận
ròng của Trung tâm là 2.654.772 ngàn đồng tức tăng với tốc độ 15,3 % so với
năm 2006. Nguyên nhân làm cho lợi nhuận năm 2007 tăng nhẹ như vậy là do chi
phí cao trong khi sản lượng bán ra tăng đáng kể. Theo quan điểm của các nhà
kinh tế thì sự gia tăng của chi phí sẽ làm cho lợi nhuận bán hàng giảm. Năm 2008
là năm Trung tâm đạt mức lợi nhuận khá cao, lợi nhuận ròng đạt 4.032.569 ngàn
đồng, tăng với mức tuyệt đối 1.377.797 ngàn đồng, tương đương 51,9 % so với
năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do doanh thu thuần tăng và
các khoản thu nhập khác tăng, đồng thời giảm được các khoản chi phí không cần
thiết trong quá trình hoạt động.
3.2.3.2 Lợi nhuận từ việc tiêu thụ sản phẩm vừa mang tính chất kinh
tế vừa mang tính chất xã hội
Qua bảng phân tích ta thấy lợi nhuận gộp tăng qua các năm, cụ thể lợi
nhuận năm 2006 là 1.710.785 đồng. Năm 2007 lợi nhuận từ bán hàng đạt
2.177.860 ngàn đồng, tức tăng với mức tuyệt đối 467.075 ngàn đồng, tương
đương 27,3 % so với năm 2006. Mặc dù lợi nhuận gộp trong 2007 có tăng hơn so
với năm 2006 nhưng khi xét về tốc độ tăng doanh thu thuần lại có sự thấp hơn so
với tốc độ tăng lên của giá vốn hàng bán ( 101,4% so với 178,1%). Sang năm
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 44
2008 lãi gộp đạt 3.145.456 ngàn đồng, tăng 967.586 ngàn đồng, tương đương
44,4% so với năm 2007. Nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận năm này tăng là do tốc
độ tăng của doanh thu thuần cao hơn so với tốc độ của giá vốn hàng bán ( 10,5%
so với âm 5,54%). Thực tế cho thấy rằng với việc hàng năm mở rộng mạng lưới
tiêu thụ đã dẫn tới mức sản lượng tiêu thụ qua các năm đều tăng dẫn đến doanh
thu từ họat động cũng gia tăng, nhưng khoản thu này lại không cao so với các
công ty cấp nước khác. Nguyên nhân là do đặc thù của Trung tâm là mặc dù kinh
doanh nhưng mang tính chất xã hội cao, mục tiêu là đưa nguồn nước sạch về
phục vụ cho người dân nông thôn nhằm cải thiện về mặc sinh hoạt, góp phần đưa
đời sống nông thôn ngày càng tiến gần với thành thị, đó là có một nguồn nước
trong và đảm bảo vệ sinh, hạn chế bệnh tật cho người dân.Việc Trung tâm ấn
định mức giá thấp (2.700 đồng/m3) để khuyến khích những hộ dân sử dụng, riêng
đối với những hộ dân ở các tuyến vượt lũ áp dụng với mức giá 2.200 đồng/m3 là
nguyên nhân làm cho doanh thu thuần của Trung tâm thấp, so với những công ty
cấp nước khác ấn định với mức giá cao 3.500 đồng/m3, 4000 đồng/m3 thì khoản
thu của Trung tâm là thấp hơn nhiều cùng với giá vốn khá cao làm cho lợi nhuận
tăng nhưng không cao lắm. Do đó lợi nhuận của Trung tâm từ hoạt động này vừa
mang tính hiệu quả về mặt kinh tế vừa mang hiệu quả về xã hội là vậy.
3.2.3.3 Phân tích lợi nhuận từ hoạt động tài chính qua 3 năm (2006 –
2008)
Hoạt động tài chính của Trung tâm chủ yếu là đầu tư vào các công trình
hạng mục cơ bản, hoạt động cho thuê tài sản và thu tiền lãi tiền gửi ngân hàng.
Dựa vào bảng phân tích lợi nhuận cho thấy qua 3 năm hoạt động thì lợi nhuận từ
hoạt động tài chính có sự biến động như sau: năm 2007 so với năm 2006 thu
nhập từ hoạt động này tăng 222.865 đồng so với năm 2006, tương đương 28,2 %.
Nhưng đến năm 2008, thu nhập từ hoạt động tài chính giảm 36.245 ngàn đồng,
tức giảm với tốc độ 3,5% so với năm 2007. Sở dĩ năm 2008 lợi nhuận có sự
giảm xuống là do trong năm 2008 ảnh hưởng của kinh tế khó khăn nên việc đầu
tư cho hoạt động này gặp nhiều hạn chế, ngoài ra Trung tâm có những khoản vay
để đầu tư mua mới trang thiết bị văn phòng, sữa chữa bồn bể, trong khi đó những
khoản thu nhập từ tiền gửi ngân hàng, thu từ cho thuê tài sản không bù đắp nổi
các khoản chi phí nói trên.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 45
3.2.3.4 Lợi nhuận từ hoạt động khác
Lợi nhuận từ hoạt động khác là khoản chênh lệch từ thu nhập hoạt động
khác với chi phí hoạt động khác. Thu nhập từ hoạt động khác của Trung tâm chủ
yếu là thu nhập từ thanh lý tài sản, nhượng bán tài sản cố định, thu từ các khoản
nợ khó đòi, còn về chi phí khác là số tiền chi cho việc bán tài sản cố định, vi
phạm hợp đồng, thanh lý hợp đồng. Lợi nhuận từ hoạt động khác cũng là một
khoản lợi nhuận góp phần làm cho tổng lợi nhuận tăng qua các năm. Năm 2008,
lợi nhuận từ hoạt động khác của Trung tâm là 1.477.152 ngàn đồng cao nhất
trong 3 năm, nguyên nhân thu nhập khác trong năm này tăng là do Trung tâm
thanh lý những trang thiết bị văn phòng và nhà máy, thu từ những khoản nợ khó
đòi ở các năm trước tồn đọng lại. Năm 2007, lợi nhuận từ hoạt động khác là
482.401 ngàn đồng, giảm 212.496 ngàn đồng, tương đương 30,6% so với năm
2006.
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 46
Tóm lại: lợi nhuận là cái mà tất cả các đơn vị hay tổ chức cá nhân nào
bước vào kinh doanh đều mong muốn đạt được dù ít hay nhiều vì nó là nhân tố
cực kỳ quan trọng quyết định sự tồn tại của chính đơn vị đó.
C
hê
nh
lệ
ch
20
08
/2
00
7 T
ỷ
lệ
(%
)
16
0,
6
77
,8
5
19
5,
8
Số
t
iề
n
1.
20
1.
84
1
20
7.
09
0
94
4.
75
1
C
hê
nh
lệ
ch
20
07
/2
00
6 T
ỷ
lệ
(%
)
-1
9,
5
13
,4
-3
0,
6
Số
t
iề
n
-
18
1.
01
7
31
.4
78
-
21
2.
49
5
20
08
1.
95
0.
25
4
47
3.
10
2
1.
47
7.
15
2
20
07
74
8.
41
2
26
6.
01
1
48
2.
40
1
20
06
92
9.
42
9
23
4.
53
3
69
4.
89
6
C
hỉ
t
iê
u
T
hu
n
hậ
p
kh
ác
C
hi
p
hí
k
há
c
L
ợi
n
hu
ận
k
há
c
B
Ả
N
G
7
:
L
Ợ
I
N
H
U
Ậ
N
T
Ừ
H
O
Ạ
T
Đ
Ộ
N
G
K
H
Á
C
G
IA
I
Đ
O
Ạ
N
2
00
6
-
20
08
N
gu
ồn
:
p
hò
ng
k
ế
to
án
-
t
ài
c
hí
nh
Đ
V
T
: 1
00
0đ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 47
Nhìn chung hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm qua 3 năm đạt
hiệu quả tương đối cao, biểu hiện là lợi nhuận sau thuế qua các năm. Tuy nhiên
sự gia tăng này chưa đồng đều giữa các khoản mục lợi nhuận. Tuy nhiên, sự đánh
giá tình hình lợi nhuận thông qua sự so sánh như thế thì không thể đánh giá chính
xác hiệu quả hoạt động kinh doanh của Trung tâm, vì kết quả cuối cùng chịu ảnh
hưởng của nhiều nhân tố. Chính vì vậy mà trong việc phân tích lợi nhuận, chúng
ta phải sử dụng các chỉ tiêu đánh giá lợi nhuận để thấy được qui mô kinh doanh,
hiệu quả sử dụng vốn của Trung tâm.
3.3 Phân tích một số chỉ tiêu tài chính
3.3.1 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Phân tích khả năng thanh toán là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của
Trung tâm là tốt hay xấu. Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là xem xét
tài sản có đủ trang trải các khoản nợ trong ngắn hạn hay không? Để từ đó biện
pháp điều chỉnh kịp thời.
Từ số liệu bảng cân đối kế toán, ta tính toán ra được bảng sau:
BẢNG 8: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN
ĐVT: 1000 đồng
Năm
Chỉ tiêu
2006 2007 2008
(1) Tài sản lưu động 11.121.661 14.731.526 16.775.658
(2) Nợ ngắn hạn 15.315.821 12.513.748 23.204.730
Tỷ số lưu động (1)/(2) (lần) 0,73 1,18 0,72
Nguồn: phòng kế toán - tài chính
Tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn là công cụ đo lường khả năng thanh toán
hiện thời của Trung tâm là cao hay thấp.
Ở thời điểm 2006 vốn lưu động của Trung tâm có khả năng thanh toán
thấp tức một đồng nợ chỉ có 0,73 đồng vốn đảm bảo. Chỉ tiêu thanh toán hiện
thời của Trung tâm năm 2007 là 1,18 lần tăng 0,45 lần so với năm 2006. Sang
năm 2008, chỉ tiêu này là 0,72, tức một đồng nợ có 0,72 đồng vốn đảm bảo.
Nguyên nhân là do nợ ngắn hạn của Trung tâm tăng quá nhanh, nhanh hơn sự
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 48
tăng lên của tài sản lưu động. Hệ số này cho thấy tình hình thanh toán nợ của
Trung tâm không được tốt lắm.
3.3.2. Nhóm chỉ tiêu về quản trị tài sản
Nhóm chỉ tiêu này cho biết hiệu quả đem lại của các khoản mục mà Trung
tâm đã đầu tư vào đó, nó đã được đầu tư đúng đắn hay chưa và hiệu quả như thế
nào?
Từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của Trung tâm, ta
tính được các tỷ số về quản trị tài sản như sau:
BẢNG 9: CÁC TỶ SỐ VỀ QUẢN TRỊ TÀI SẢN
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
1. Doanh thu thuần 3.365.127 6.778.373 7.491.219
2. Vốn lưu động 11.121.661 14.731.526 16.775.658
3.Tài sản cố định 16.557.301 17.740.188 21.008.148
4.Tổng tài sản 27.681.962 32.495.375 37.793.806
5. Giá vốn hàng bán 1.654.342 4.600.514 4.345.762
6. Khoản phải thu 265.127 337.035 451.220
7. Doanh thu bình quân / ngày 9.348 18.829 20.809
Kỳ thu tiền bình quân (6)/(7) (ngày) 28,4 17,9 21,7
Vòng quay vốn lưu động (1)/(2) (lần) 0,3 0,5 0,5
Vòng quay vốn cố định (1)/(3) (lần) 0,2 0,4 0,4
Vòng quay tổng tài sản (1)/(4) 0,12 0,21 0,19
Nguồn: Phòng kế toán - tài chính
ĐVT:1000 đ
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 49
0,3
0,5 0,5
0,2
0,4 0,4
0,12
0,21 0,19
0
0,1
0,2
0,3
0,4
0,5
0,6
2006 2007 2008
Vòng quay vốn
lưu động
Vòng quay vốn
cố định
Vòng quay tổng
tài sản
Hình 4: Biểu đồ biểu diễn một số tỷ số về quản trị tài sản giai đoạn 2006 - 2008
3.3.2.1 Kỳ thu tiền bình quân (DSO)
Tỷ số này đo lường khả năng thu hồi các khoản phải thu là nhanh hay
chậm. Nhìn vào bảng ta thấy kỳ thu tiền bình quân của khách hàng biến động qua
các năm, năm 2006 kỳ thu tiền bình quân là cao nhất trong 3 năm tới 28,4 ngày,
tức bình quân phải mất 28,4 ngày để thu hồi một khoản phải thu, sang năm 2007
tỷ số này giảm còn 17,9 ngày, năm 2008 là 21,7 ngày. Điều này cho thấy Trung
tâm quản lý khá tốt về việc thu hồi các khoản nợ của mình. Mặc dù tỷ số này
không đều qua các năm nhưng đối với hình thức kinh doanh như Trung tâm thì
cũng được coi là khá hiệu quả.
3.3.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tỷ số này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, đẩy mạnh tốc độ
luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu về vốn, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn là vấn đề then chốt gắn liền với sự tồn tại
và phát triển của chính đơn vị kinh doanh, phân tích hiệu quả sử dụng vốn có tác
dụng đánh giá chất lượng công tác quản lý vốn, chất lượng công tác sản xuất kinh
doanh.
Qua bảng phân tích ta thấy tốc độ luân chuyển vốn tăng nhẹ qua các năm.
Năm 2007 vòng quay vốn lưu động là 0,5 tăng 0,2 so với năm 2006. Năm 2008
www.kinhtehoc.net
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Trung tâm cung cấp nước Vĩnh Long
GVHD: Đỗ Thị Tuyết SVTH: Huỳnh Trúc Chi 50
tốc độ lưu chuyển vốn lưu động là 0,5 không đổi so với năm 2007, tức một đồng
vốn lưu động chỉ tạo ra 0,5 đồng doanh thu.
3.3.2.3 Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy vòng quay tài sản cố định năm 2007 tăng
0,2 vòng so với năm 2006. Năm 2008 tỷ số này vẫn giữ mức so với năm 2007 tức
0,4 vòng, tức một đồng vốn tài sản cố định chỉ đem lại 0,4 đồng doanh thu.
3.3.2.4 Hiệu quả sử dụng toàn bộ số vốn
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy ta thấy vòng quay tổng tài sản biến động qua
các năm. Cụ thể, năm 2006 vòng quay tổng tài sản là 0,12; sang năm 2007 là
0,21. Tức năm 2007 vòng quay tổng tài sản tăng 0,09 lần so với năm 2006. Năm
2008, ta thấy vòng quay tổng tài sản giảm nhẹ còn 0,19 vòng, tức một đồng vốn
tạo ra 0,19 đồng doanh thu.
Tóm lại: Nhìn vào hiệu quả sử dụng các nguồn vốn có thể cho thấy một
đồng vốn tạo ra không đủ để tạo ra một đồng doanh thu nhưng ở đây cũng không
thể kết luận rằng Trung tâm làm ăn không hiệu quả. Vì đề tài chỉ nghiên cứu về
lĩnh vực cung cấp nước, trong khi đó tài sản cố định, và lưu động này đã sử dụng
luôn cho hoạt động như: làm lu ximăng, giếng khoan bơm tay.....nên thông qua
các chỉ tiêu này chưa thể đánh giá chính xác được.
3.3.3 Nhóm chỉ tiêu về khả năng sinh lợi
BẢNG 10: CÁC CHỈ SỐ VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI
Chỉ tiêu 2006 2007 2008
Lợi nhuận sau thuế 2.302.012 2.654.772 4.032.568
Doanh thu thuần 3.365.127 6.778.373 7.491.219
Vốn chủ sở hữu 5.600.000 7.300.000 9.780.000
Tổng tài sản 27.681.962 32.495.375 37.793.806
Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu (%) (ROS) 68,4 38,2 53,8
Tỷ suất lợi nhuận/VCSHỮU (ROE) 41,1 35,5 41,2
Tỷ suất lợi nhuận/ tổng tài sản (ROA) %) 8,3 7,97
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KTH2009 4053505 Huynh Truc Chi www.kinhtehoc.net.pdf