Luận văn Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản

Tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản: Luận văn Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó không chỉ góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhu cầu trong nước mà còn đóng góp vào mức độ phát triển chung của đất nước, đem lại nguồn thu nhập lớp cho những nước đang phát triển như nước ta. Ngành than đã dần khẳng định được vai trò và vị trí xứng đáng cuả mình. Than không những được dùng để phục vụ cho sản xuất, cho đời sống dân sinh mà còn xuất khẩu để trao đổi hàng hóa và thu đổi ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, những ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng là một ngành đầu tư dài hạn và rủi ro, các dự án luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Đó là những rủi ro về kinh tế, chính trị, kỹ thuật và điều kiện địa chất - tự nhiên. Đứng trên góc độ nhà đầu tư, khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một dự án nào đó bao giờ họ cũng mong tránh được ...

doc67 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1131 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản là một trong những ngành công nghiệp quan trọng đối với mỗi quốc gia. Nó không chỉ góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu ổn định cho các nhu cầu trong nước mà còn đóng góp vào mức độ phát triển chung của đất nước, đem lại nguồn thu nhập lớp cho những nước đang phát triển như nước ta. Ngành than đã dần khẳng định được vai trò và vị trí xứng đáng cuả mình. Than không những được dùng để phục vụ cho sản xuất, cho đời sống dân sinh mà còn xuất khẩu để trao đổi hàng hóa và thu đổi ngoại tệ về cho đất nước. Tuy nhiên, những ngành công nghiệp khai khoáng, xây dựng là một ngành đầu tư dài hạn và rủi ro, các dự án luôn chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro. Đó là những rủi ro về kinh tế, chính trị, kỹ thuật và điều kiện địa chất - tự nhiên. Đứng trên góc độ nhà đầu tư, khi quyết định bỏ vốn đầu tư vào một dự án nào đó bao giờ họ cũng mong tránh được rủi ro hoặc những rủi ro họ gặp phải là thấp nhất nhưng lợi nhuận thu được lại là cao nhất. Khả năng sinh lợi của dự án chính là thước đo chủ yếu giúp nhà đầu tư ra quyết định xem có thể chấp nhận được mức độ mạo hiểm mà dự án mang lại hay không. Chính vì vậy, xu hướng phổ biến hiệu quả nhất hiện nay là đầu tư theo dự án. Dự án đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt với sự nghiệp phát triển kinh tế nói chung và đối với từng doanh nghiệp nói riêng. Sự thành bại của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc đầu tư dự án có hiệu quả hay không. Với những kiến thức được trang bị em đã thực hiện bản đồ án môn học Quản trị dự án đầu tư: “Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản”. Nội dung của đồ án môn học gồm 3 phần: Lời mở đầu Chương I: Cở sở lý thuyết về phân tích hiệu quả dự án đầu tư Chương II: Tính toán và phân tích hiệu quả của DA ĐT Kết luận chung Sau đây là nội dung chi tiết: Chương I: Cơ sở lý thuyết Để có thể ra quyết định đầu tư, lựa chọn một dự án tốt nhất trong số các dự án đưa ra, người ta phải xem xét dự án theo hai phương diện cơ bản là: - Phương diện kỹ thuật: Nhằm xác định ngay từ đầu cấu hình kỹ thuật cũng như các phương diện cốt yếu khác định hình nên dự án. Công việc này thường do các chuyên gia hiểu biết tốt về lĩnh vực chuyên môn tiến hành. - Phương diện kinh tế - tài chính: Nhằm đánh giá lợi ích thu được của mỗi cá nhân, tổ chức tham gia đầu tư và đánh giá những đóng góp của dự án đối với toàn bộ nên kinh tế đất nước có dự án thực thi. Công việc này thường do các chuyên gia kinh tế tiến hành. Hiện nay trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá khác nhau gợi cho chúng ta một số cách tiếp cận toàn diện, tinh tế với việc phân tích hiệu quả thương mại (hay hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế xí nghiệp, hiệu quả mang lại cho chủ đầu tư) và hiệu quả kinh tế quốc dân, song trong điều kiện của nước ta hiện nay mới chuyển từ cơ chế quản lý tập chung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý vĩ mô của nhà nước, việc vận dụng các lý luận vào thực tiễn còn phải gặp nhiều khó khăn do trình độ quản lý kinh tế còn thấp kém, khả năng của người làm công tác đánh giá dự án chưa cao, nguồn thông tin dữ liệu cần thiết cho việc xây dựng một dự án còn thiếu nhiều và độ tin cậy chưa cao... Vì vậy, vấn đề đặt ra với chúng ta là phải lựa chọn một phương pháp đánh giá hợp lý, giảm bớt khoảng cách giữa lý luận với thực tiễn, đơn giản, dễ hiểu, đánh giá được sức sống của dự án đầu tư với độ chính xác chấp nhận được và mang tính phổ cập rộng rãi. Và như vậy phân tích hiệu quả của dự án theo phương pháp UNIDO là hợp lý nhất. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THEO UNIDO Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân Phân tích tài chính Phân tích hiệu quả thương mại Phân tích các hiệu quả xã hội khác Phân tích giá trị gia tăng Hình 1.1: Hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư phát triển theo quan điểm của UNIDO Dưới đây sẽ trình bày cụ thể từng phương pháp trong hệ thống phương pháp phân tích hiệu quả dự án đầu tư phát triển theo quan điểm của UNIDO. 1.1. Phân tích hiệu quả thương mại dự án đầu tư Ý nghĩa của việc phân tích hiệu quả thương mại DAĐT Phân tích hiệu quả thương mại là bước đầu tiên trong việc đánh giá dự án. Nó đề cập đến việc đánh giá tính khả thi của dự án từ góc độ tài chính, kinh tế của doanh nghiệp hay của người chủ đầu tư. Bởi vậy, thu nhập và chi phí của dự án được tính bằng tiền theo giá thị trường thực tế của các sản phẩm đầu ra và yếu tố đầu vào. Nội dung của phân tích hiệu quả thương mại gồm: - Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư: Là xác định hiệu quả của các tiềm lực đưa vào dự án hay nói rõ hơn là người ta xác định thu được bao nhiêu khi người ta bỏ một số tiền cho dự án. - Phân tích tài chính: Là xem xét các đặc điểm về tài chính của dự án nhằm đảm bảo rằng các nguồn tài chính sẵn có sẽ cho phép xây dựng và vận hành dự án một cách trôi chảy. Ngoài ra, tùy theo đặc điểm của dự án và môi trường đầu tư của dự án mà người ta có thể tiến hành thêm phân tích vô hình. Các phương pháp phân tích hiệu quả thương mại DAĐT 1.1.2.1. Phân tích hiệu quả vốn đầu tư 1) Nhóm phương pháp giản đơn Đặc trưng của phương pháp giản đơn là: Không tính đến giá trị thời gian của đồng tiền Chỉ tính cho 1 năm hoặc 1 vài năm trong đời dự án Chỉ tiêu được xác định ở năm bình thường Việc lựa chọn năm bình thường trong đời hoạt động của dự án có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc đánh giá dự án theo phương pháp này. Năm bình thường phải là năm đại diện một cách chung nhất cho đời hoạt động của dự án, tại đó dự án đạt công suất thiết kế và việc trả vốn vay, lãi vay (nếu có) vẫn còn tiếp tục, lợi nhuận ròng đạt mức trung bình. Nhóm phương pháp này bao gồm 3 chỉ tiêu: +) Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (R hoặc Re). +) Thời hạn thu hồi vốn (T). +) Điểm hoạt động hòa vốn (BEP). a. Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn (Simple Rate – R) hoặc (Rate equity Re) *) Khái niệm. Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (hay tỉ lệ lãi giản đơn) là chỉ tiêu đánh giá lượng tiền có thể bồi hoàn lại là bao nhiêu trong một năm khi bỏ ra một đồng vốn đầu tư. *) Công thức xác định. R = % (1-1) Re = % (1-2) Trong đó: +) R: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên tổng vốn đầu tư. +) Re: Tỷ lệ hoàn vốn giản đơn trên vốn cổ phần. +) P: Lợi nhuận thực (lợi nhuận ròng) năm bình thường. +) Y: lãi vay trong năm bình thường. +) I: Tổng vốn đầu tư. +) E: Vốn cổ phần. *) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu. - Theo chỉ tiêu này nếu R, Re > lãi vay trên thị trường thì dự án được coi là tốt. - Nếu như có nhiều dự án mang so sánh mà dự án nào có R hoặc Re lớn nhất và lớn hơn lãi vay trên thị trường sẽ được lựa chọn Chú ý: - Nếu dự án không đi vay vốn, tức là toàn bộ là vốn chủ sở hữu thì r được lấy theo chi phí cơ hội của vốn đầu tư. - Trong thực tế, nếu vốn vay từ nhiều nguồn khác nhau với các điều kiện vay, trả và các mức lãi suất khác nhau thì lãi suất được lấy là lãi suất tính theo phương pháp bình quân gia quyền theo các khoản vốn vay. - Nếu mức lãi vay vốn tính theo kì (tháng, quý..) thì cần quy đổi ra mức lãi suất tính theo năm để làm tiêu chuẩn so sánh theo công thức: rn = (1 + rk )m – 1 (1-3) Trong đó: +) rn: lãi suất theo kỳ hạn năm. +) rk: Lãi suất theo kỳ hạn k (tháng, quý, 6 tháng,...) tính theo hệ số. +) m: Số kỳ hạn k trong năm. *) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu. - Ưu điểm: Chỉ tiêu này là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính toán. Là một chỉ tiêu đánh giá tương đối nó tiên lợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của dự án. - Nhược điểm: Là một chỉ tiêu gần đúng vì nó chỉ dựa vào số liệu của một năm mà không xem xét các năm khác của dự án. Trong thực tế rất khó tìm được một năm bình thường đại diện một cách thoả đáng cho toàn bộ thời gian hoạt động của dự án. Chỉ tiêu này không xem xét tới yếu tố thời gian tác động đến giá trị đồng tiền trong quá trình hoạt động của dự án. + không xét đến giá trị thời gian của đồng tiền + không tính cho cả đời dự án Như vậy, tỷ lệ hoàn vốn giản đơn là một chỉ tiêu đánh giá tương đối. Nó rất tiện lợi để đánh giá nhanh hiệu quả kinh tế vốn đầu tư của những dự án có thời gian hoạt động tương đối ngắn hoặc để đánh giá sơ bộ trong bước lập báo cáo đầu tư. Ngoài ra có thể sử dụng chỉ tiêu này trong các trường hợp không có đủ thông tin cần thiết cho việc phân tích một cách tổng hợp theo chỉ tiêu khác. b. Thời hạn thu hồi vốn (T) *) Khái niệm. Thời hạn thu hồi vốn (hay thời hạn hoàn vốn) là số năm mà dự án hoàn trả hết vốn đầu tư đã bỏ ra bằng lãi ròng và khấu hao *) Công thức xác định. T là nghiệm của phương trình (1-4) Trong đó: +) I: Tổng vốn đầu tư. +) T: Thời hạn thu hồi vốn. +) Pt : Lợi nhuận ròng tại năm t. +) Dt: Khấu hao tại năm t. - Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm t tính bằng nhau thì thời hạn thu hồi vốn được xác định: (năm) (1-5) - Trong trường hợp lượng tiền mặt trong các năm không bằng nhau ta phải xác định theo 3 bước: +) Bước 1: Tính toán chênh lêch giữa vốn đầu tư bỏ ra cuối mỗi năm lũy kế với (Pt + Dt) xem số tiền vốn đầu tư còn phải trả năm sau là bao nhiêu. +) Bước 2: Khi số tiền vốn đầu tư còn phải trả ở năm sau (I) nhỏ hơn lãi ròng cộng khấu hao năm đó (Pt + Dt) ta làm phép tính: (1-6) +) Bước 3: T= (X-1) năm t tháng. X: năm có I- (Pt + Dt ) < 0 *) Nguyên tắc sử dụng sử dụng chỉ tiêu. - Dự án sẽ được chấp nhận khi T ≤ Tgiới hạn. Tgiới hạn thường được xác định trên cơ sở kết hợp thời hạn khấu hao tài sản cố định kinh nghiệm đã qua và các cơ hội đầu tư khác của chủ đầu tư. - Trong số các dự án đem so sánh, dự án nào có T thỏa mãn nguyên tắc trên và ngắn nhất sẽ được lựa chọn *) Ưu nhược điểm. - Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu - Nhược điểm: Là chỉ tiêu tương đối, không xem xét đến lợi nhuận sau khi thu hồi vốn. + Có thể có sự sai lệch khi 2 hay nhiều dự án có thời gian phát sinh các khoản lãi ròng lệch pha nhau. + Khi chọn cùng một thời hạn hoàn vốn sẽ có thể chấp nhận quá nhiều dự án ngắn hạn, ít chấp nhận dự án dài hạn. Như vậy, chỉ tiêu thời hạn thu hồi vốn (T) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối. Mặc dù có rất nhiều tồn tại song nó vẫn là một chỉ tiêu thích hợp đối với các dự án đầu tư trong trường hợp có nhiều rủi ro, khan hiếm vốn hoặc cần coi trọng hơn khả năng thanh toán lâu dài của dự án. c. Điểm hoạt động hòa vốn (BEP) *) Khái niệm. Điểm hòa vốn của dự án là điểm mà tại đó doanh thu vừa bằng chi phí. Điểm hoạt động hòa vốn là tỉ lệ giữa sản lượng hòa vốn trên tổng sản lượng hay doanh thu hòa vốn trên tổng doanh thu. *) Công thức xác định. Có 3 loại điểm hòa vốn: +) Điểm hòa vốn lý thuyết (BEP1). +) Điểm hòa vốn tiền tệ (BEP2). +) Điểm hòa vốn trả nợ (BEP3). - Điểm hòa vốn lý thuyết: Gọi Y1 là hàm doanh thu : Y1 =ax Gọi Y2 là hàm chi phí : Y2 = bx + C1 Trong đó: +) a: Giá bán đơn vị sản phẩm. +) x: Sản lượng tiêu thụ. +) b: Biến phí đơn vị sản phẩm. +) C1: Tổng chi phí cố định. Cho Y1 = Y2 ta có: ax = bx + C1 Sản lượng hòa vốn lý thuyết: Doanh thu hòa vốn lý thuyết: (1-7) Hoặc (1-8) - Điểm hòa vốn tiền tệ) (BEP2): Xác đinh mức mà từ đó dự án có tiền để trả nợ. Chính vì vậy trong định phí cần trừ đi khấu hao TSCĐ. Gọi C2 là định phí tiền tệ: C2 = C1 – Khấu hao TSCĐ Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C2 Cho Y1 = Y2 ta có : ax = bx + C2 Sản lượng hòa vốn tiền tệ: Doanh thu hòa vốn tiền tệ: (1-9) Hoặc (1-10) - Điểm hòa vốn trả nợ (BEP3): Cho biết khi nào dự án trả nợ hết và bắt đầu có lãi. Nợ bao gồm: số nợ vay phải trả trong năm và thuế TNDN trong năm. Chính vì vậy, nợ vay và thuế TNDN của năm đó được xem là chi phí cố định. Gọi C3 là định phí trả nợ: C3 = C2 + Nợ vay + Thuế TNDN Gọi Y1 là hàm doanh thu: Y1 = ax Gọi Y2 là hàm chi phí: Y2 = bx + C3 Cho Y1 = Y2 ta có: ax = bx + C3 Sản lượng hòa vốn trả nợ: Doanh thu hòa vốn trả nợ: (1-11) Hoặc (1-12) *) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu. - Một dự án được đánh giá là có hiệu quả khi BEP BEPgh (thường được chọn bằng 50%). - Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án thì dự án được chọn có BEP thỏa mãn nguyên tắc trên và là nhỏ nhất. *) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu. - Ưu điểm: Đơn giản, dễ hiểu. - Nhược điểm: Là 1 chỉ tiêu đánh giá tương đối, phụ thuộc vào cách tính khấu hao TSCĐ nên việc lựa chọn dự án có thể bị sai lệch khi 2 dự án có cùng tiềm lực đem so sánh nhưng sử dụng cách tính khấu hao khác nhau hoặc quan điểm về cách tính chi phí trên phương diện kế toán khác nhau. Số liệu đưa vào tính toán lấy của 1 năm nên mang những nhược điểm chung của nhóm phương pháp giản đơn. Như vậy, chỉ tiêu điểm hòa vốn (BEP) là một chỉ tiêu đánh giá tương đối, ít được sử dụng trong đánh giá dự án thức tế. 2) Nhóm phương pháp chiết khấu Đặc điểm chung của nhóm phương pháp này là người ta quan tâm tới yếu tố thời gian của đồng tiền, tức là xuất phát từ quan điểm đồng tiền sống và có khả năng sinh sôi theo thời gian do lãi vay. Do ảnh hưởng của lãi vay, đồng tiền bỏ ra thời điểm khác nhau sẽ có giá trị khác nhau. Giá trị tương lai của đồng tiền được xác định Tính theo lãi đơn: FVt = PV(1 + txr) (1-13) Trong đó: +) FVt: Giá trị đồng tiền tại năm t. +) PV: Giá trị đồng tiền tại năm gốc t = 0 (năm bắt đầu gửi tiền hoặc cho vay…). +) r: Mức lãi ngân hàng, còn gọi là tỷ suất chiết khấu. +) t: Năm cần tính toán. Tính theo lãi kép (lãi phức): FVt = PV( 1 + r)t (1-14) Hiện tượng trên được gọi là “chiết khấu thuận” hay “tương lai hóa” đồng tiền. Trong thực tế đánh giá dự án, các khoản thu nhập hay chi phí sẽ diễn ra trong tương lai nhưng ta lại bỏ vốn đầu tư ở thời điểm hiện tại và cần đánh giá lợi nhuận tại thời điểm đó như thế nào, cần phải thực hiện quá trình ngược trên tức là quy đổi giá trị của đồng tiền thu được trong tương lai về hiện tại và so sánh vốn đầu tư đã bỏ ra. Quá trình đó được gọi là chiết khấu nghịch, hay hiện tại hóa đồng tiền. Công thức có dạng: (1-15) Đặt Trong đó: +) a: Được gọi là hệ số chiết khấu. Ta có: PV = FVt..a Khi : +) t = 0 thì a = 1 +) t = 1 thì a < 1 . . . +) t = thì a = 0. Do vậy : 0 a1 và khi t tăng thì a giảm. Khi một dự án để quá dài thi a PV tiến tới giá trị = 0. Đây là hiện tượng không hóa của đồng tiền. Vì vậy, đứng về mặt kinh tế cho thấy một dự án không được phép tồn tại quá dài. Trong nhóm phương pháp này bao gồm 4 chỉ tiêu: +) Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (NPV). +) Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (IRR). +) Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (B/C). +) Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR). a. Giá trị hiện tại ròng (hiện giá thuần) (NPV) *) Khái niệm. Giá trị hiện tại ròng là giá trị hiện tại của luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi hoặc có thể định nghĩa là hiệu số giữa giá trị của các luồng tiền mặt thu và chi trong tương lai đã quy đổi về hiện tại theo tỷ suất chiết khấu đã biết trước. *) Công thức xác định. NPV == (1-16) Hay: NPV = (1-17) Trong đó: +) n: Số năm hoạt động của dự án. +) t =0: Năm được chọn là năm gốc (thường là năm bắt đầu thực hiện đầu tư dự án). +) CIt: lượng tiền thu tại năm t gồm doanh thu tiêu thụ sản phẩm, thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ, thu từ giá trị còn lại ở năm cuối khi kết thúc hoạt động của dự án và các khoản thu nhập khác. +) COt: Lượng tiền chi tại năm t gồm chi phí đầu tư và chi phí vận hành hàng năm của dự án như chi phí lương và bảo hiểm xã hội của người lao động, chi phí mua sắm các nguyên - nhiên - vật liệu, động lực đầu vào cho sản xuất kinh doanh, các loại thuế phải nộp và các khoản chi khác. Đặc biệt lưu ý là không được tính chi phí khấu hao TSCĐ. +) NCFt = CIt – COt: Giá trị luồng tiền mặt có sau cân bằng thu chi (số dư thu chi) tại năm t. +) at: Hay hệ số chiết khấu +) r: Tỉ suất chiết khấu, thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình quân trên thị trường vốn trong 1 năm. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể người ta định ra một tỷ lệ trên cơ sở tỉ lệ lãi vay kết hợp với xem xét các điều kiện kinh tế, xã hội, chính trị,… của quốc gia. Về mặt bản chất, NPV chính là tổng giá trị hiện tại của các khoản lãi ròng của dự án theo mức lãi suất chiết khấu đã biết. *) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu. - Một dự án được chấp nhận được khi có NPV 0. Tức là một dự án có khả năng sinh lời hoặc ít nhất lá không bị lỗ. - Khi cần lựa chọn dự án tốt nhất là dự án có NPV dương lớn nhất. *) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu. - Ưu điểm: +) Xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án thông qua việc tính tổng cả đời dự án. +) Loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới đồng tiền bằng cách triết khấu các khoản thu chi trong tương lai về giá trị tai thời điểm gốc thông qua hệ số a. +) Thông qua việc sử dụng các tỷ suất chiết khấu đã định người ta có thể so sánh các chi phí vốn của các phương án sử dụng vốn khác nhau. +) Vì NPV thể hiện lợi nhuận của dự án dã được chiết khấu về hiện tại nên nó chỉ là chỉ tiêu tốt nhất để lựa chọn các dự án loại trừ nhau theo nguyên tắc dự án được lựa chọn có NPV dương lớn nhất. - Nhược điểm: Do là chỉ tiêu đánh giá tuyệt đối nên NPV không thể hiện được mức độ hiệu quả của dự án là một điều rất quan trọng khi so sánh các dự án khác nhau. Nhiều khi một dự án có mức doanh lợi cao nhưng quy mô sx nhỏ thời gian hoạt động ngắn thì NPV nhỏ hơn dự án khác có quy mô lớn thời gian hoạt động dài nhưng mức doanh lợi chỉ trung bình hoăc nhỏ lúc đó ta phải kết hợp chỉ tiêu này với chỉ tiêu khác và điều kiện thực tế để xem xét hoặc để đảm bảo tính so sánh hợp lí ta phải giả thiết điều chỉnh dự án có quy mô nhỏ phải tái đầu tư nhiều lần. Để có vốn đầu tư và thời gian hoạt động tương ứng với dự án lớn rồi tính NPV đã điều chỉnh để so sánh. b. Tỉ suất hoàn vốn nội bộ (suất thu hồi nội tại) (IRR) *) Khái niệm. Tỉ suất hoàn vốn nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng của dự án bằng 0. IRR là lãi suất tối đa mà dự án có thể chấp nhận được trong điều kiện vay vốn. *) Công thức xác định: IRR là nghiệm của phương trình NPV = = 0 (1-18) Hay = (1-19) Trong thực tế người ta không thể tính toán trực tiếp mà phải qua một trong 2 phương pháp sau: - Phương pháp hình học: Dùng đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa NPV với tỉ suất chiết khấu và tìm điểm giao nhau giữa đường biểu diễn NPV với trục hoành chính là giá trị IRR. - Phương pháp nội suy toán học: Theo phương pháp này người ta tìm ra 2 tỷ suất chiết khấu r1 và r2 sao cho: + Ứng với tỷ suất nhỏ hơn r1 ta có giá trị hiện tại ròng NPVr1 dương sát 0. + Ứng với tỷ suất lớn hơn r2 ta có giá trị hiện tại ròng NPVr2 âm sát 0. IRR sẽ được xác định IRR = r + (r - r) (1-20) Chú ý: Vì hàm NPV là hàm mũ, nên nếu khoảng cách giữa r1 và r2 lớn quá thì giá trị nội suy sẽ sai lệch. Do vậy ta cần tiếp tục nội suy sao cho khoảng cách giữa r1 và r2 càng nhỏ thì phép nội suy IRR càng chính xác (thường chọn r2 – r1 0,5%). *) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu. - Một dự án được chấp nhận khi có IRR r. - Trong đó: r là chi phí cơ hội của vốn (tức là tỉ lệ lãi tối thiểu có thể chấp nhận mà tại đó vốn đầu tư được đưa vào, thông thường chọn bằng tỉ lệ lãi vay vốn bình quân trên thị trường của dự án). Trong trường hợp so sánh dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có IRR thỏa mãn nguyên tắc trên và cao nhất sẽ là dự án tốt nhất. *) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu. - Ưu điểm: +) Là chỉ tiêu được sử dụng để mô tả tính hấp dẫn của dự án vì IRR là chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án. Một mặt nó thể hiện lãi suất mà dự án mang lại trên vốn đầu tư, phản ánh mức tăng trưởng của dự án trong tương lai; mặt khác nó phản ánh tỉ lệ lãi vay vốn tối đa mà dự án có thể chấp nhận được - đây là ưu điểm quan trọng nhất. +) Việc sử dụng chỉ tiêu này thích hợp đối với trường hợp vì lý do nào đó mà người đánh giá muốn tránh việc xác định tỉ suất chiết khấu cụ thể dùng cho việc tính giá trị hiện tại ròng của dự án. - Nhược điểm: +) Việc áp dụng chỉ tiêu này có thể sẽ không chính xác nếu tồn tại các khoản cân bằng thu chi (NCF) âm đáng kể trong giai đoạn vận hành dự án, tức là vào những năm có sự đầu tư thay thế lớn. Lúc đó NPV của dự án sẽ đổi dấu nhiều lần khi chiết khấu khác nhau và ứng với mỗi lần đổi dấu là một lần xác định được IRR khác nhau mà ta không biết giá trị nào là thích hợp cho việc đánh giá dự án. +) Trong trường hợp tổng NCFt cả đời dự án nhỏ hơn 0 thì IRR không xác định vì mang dấu âm. +) Chỉ tiêu này sẽ cho kết quả sai lệch trong trường hợp so sánh các phương án loại trừ nhau. Xuất phát từ những lý do trên, có thể nói rằng, chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ được coi là chỉ tiêu thích hợp để áp dụng trong trường hợp gặp khó khăn trong việc tìm tỉ suất chiết khấu thích hợp để tính NPV của dự án hoặc người ta muốn biết mức sinh lời của vốn đầu tư trong toàn bộ thời gian hoạt động của dự án là bao nhiêu. Trong thực tế đánh giá các dự án đầu tư xây dựng công trình thông thường hiện nay thì hai chỉ tiêu NPV và IRR là hai chỉ tiêu bắt buộc. c. Tỉ lệ lợi ích trên chi phí (B/C) *) Khái niệm. Tỉ lệ lợi ích trên chi phí là tỉ lệ đánh giá 1 đồng chi phí bỏ vào đầu tư cho dự án sẽ thu được bao nhiêu, được xác định khi chia giá trị hiện tại của luồng tiền thu cho giá trị hiện tại của luồng tiền chi. *) Công thức xác định. B/C = (1-21) *) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu. - Một dự án dược chấp nhận khi B/C 1. Tức là thu nhập của dự án đủ bù đắp các chi phí bỏ ra và có khả năng sinh lợi. - Trong trường hợp phải so sánh nhiều dự án độc lập để lựa chọn dự án thì dự án có B/C thỏa mãn nguyên tắc nguyên tắc trên và lớn nhất là dự án tốt nhất. *) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu. - Ưu điểm: +) Có ưu điểm giống chỉ tiêu NPV vì nó xem xét toàn bộ thời gian hoạt động của dự án, nó đề cập đến ảnh hưởng của yếu tố thời gian tới giá trị đồng tiền. +) Là chỉ tiêu thể hiện tính lợi nhuận của dự án, nó xem xét hiệu quả của sản xuất kinh doanh, nó cho biết 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi ích. - Nhược điểm: Chỉ tiêu này đặc biệt nhạy cảm với định nghĩa về chi phí trên phương diện kế toán. Tức là khi ta quan niệm xác định các chi phí khác nhau thì tỉ lệ này có kết quả khác nhau. Điều đó có thể dẫn đến sai lầm khi xếp hạng dự án nếu không có sự thống nhất trong cách xếp hạng các chi phí. Trên thực tế chỉ tiêu này thường là một chỉ tiêu bổ sung cho hai chỉ tiêu NPV và IRR khi so sánh lựa chọn dự án (nếu cần). d. Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng (PVR) *) Khái niệm. Tỉ lệ giá trị hiện tại ròng là chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn lại số vốn đầu tư ban đầu của dự án đã dược chiết khấu, được xác định bằng tỉ số giữa giá trị hiện tại ròng trên giá trị hiện tại của vốn đầu tư. *) Công thức xác định. PVR = (1-22) Trong đó: +) NPV: Giá trị hiện tại ròng. +) PV(I): Giá trị hiện tại của vốn đầu tư. Nếu thời gian xây dựng dự án không dài hơn 1 năm thi PV(I) = 1 và nếu thời gian xây dựng lớn hơn 1 năm thì lượng vốn đầu tư ở các năm sau phải quy đổi về hiện tại. *) Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu. - Một dự án được chấp nhận khi PVR 0. Khi đó tổng lợi nhuận ròng mà dự án thu được có thể bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu. - Khi phải so sánh các dự án độc lập để lựa chọn thì dự án có PVR dương lớn nhất là dự án tốt nhất. *) Ưu, nhược điểm của chỉ tiêu. - Ưu điểm: +) Kế thừa các ưu điểm chỉ tiêu NPV. +) Là chỉ tiêu xem xét hiệu quả của dự án, nó cho biết giá trị hiện tại ròng là bao nhiêu trên một đơn vị của tổng vốn đầu tư đã được quy đổi về hiện tại. Hơn nữa chỉ tiêu này luôn cho một kết quả ngay cả khi dòng tiền thuần túy có sau cân bằng thu chi (NCF) đổi dấu nhiều lần. - Nhược điểm: Chỉ tiêu này bị ảnh hưởng nhiều bởi việc xác định tỉ suất chiết khấu r giống như chỉ tiêu giá trị hiện tại thực . Tương tự như chỉ tiêu B/C, chỉ tiêu này được dùng bổ sung cho NPV, IRR khi so sánh lựa chọn dự án (nếu cần). 1.1.2.2. Phân tích tài chính DAĐT Các kết quả phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư trên có thể được đánh giá là tốt nhưng lại xảy ra đồng thời với sự thiếu hụt trầm trọng tiền mặt tại một số năm của quá trình thực hiện dự án, đặc biệt là trong các năm phải trả các khoản vốn vay, thì dự án vẫn không thể chấp nhận được theo góc độ hiệu quả thương mại, điều đó đòi hỏi rằng các khoản tiền mặt bổ sung có liên quan đến dịch vụ tài chính phải được đưa vào xét trong việc phân tích tài chính. 1) Phân tích khả năng thanh toán Để tiến hành phân tích khả năng thanh toán cần phải lập bảng thanh toán tài chính gồm các loại tiền phải thanh toán như: Các khoản nợ cả gốc lẫn lãi, trả lãi cổ phần, trả lãi bảo hiểm và tái bảo hiểm (nếu có). Tiến hành so sánh các khoản phải thanh toán với số tiền dùng để thanh toán thông qua bảng cân đối thu chi để x`em xét vấn đề: - Vốn cổ phần và vốn dài hạn có đủ đáp ứng cho yêu cầu của dự án hay không. - Các điều kiện vay vốn có thích hợp không. - Các khoản thiếu hụt trong tiền mặt trong các năm có giới hạn ở mức có thể trang trải bằng vay tín dụng ngân hàng ngắn hạn không hoặc có thể loại trừ bằng cách điều chỉnh một số khoản thu hoặc chi không. - Lãi cổ phần như chủ đầu tư tính có đạt được không. Số liệu hàng năm được đưa vào xem xét theo giá trị danh nghĩa. Nếu chúng giải quyết thỏa đáng các câu hỏi đặt ra trên thì dự án coi như là tốt từ phương diện này. 2) Phân tích cơ cấu vốn Việc giải quyết các nhu cầu về vốn của dự án không những quyết định đến khả năng thanh toán của dự án trong tương lai mà còn quy định cả bảng cân đối kế toán và hiệu quả kinh tế của dự án. Về nguyên tắc các khoản tài chính dài hạn phải trang trải đủ các chi phí của dự án về vốn đầu tư cố định và các nhu cầu về vốn lưu động cần thiết cho quá trình vận hành bình thường. Chúng có thể được huy động dưới dạng vốn cổ phần hay vốn tín dụng dài hạn mà không nên vay tín dụng ngắn hạn bởi các khoản thu để bù đắp các khoản vay trải dài trong suốt thời gian hoạt động dự án. Cơ cấu nguồn vốn của dự án là tỷ lệ phần trăm từng loại hình thành từ các nguồn khác nhau so với tổng vốn đầu tư. Trong quá trình xây dựng dự án cơ cấu nguồn vốn do chủ đầu tư dự tính trên cơ sở xét đoán các khả năng đứng vững về mặt tài chính trong tương lai của dự án. Rất khó đưa ra quy định chung về cơ cấu nguồn vốn hợp lý đối với các dự án khác nhau mà phải căn cứ vào kết quả phân tích khả năng thanh toán của dự án. Một cơ cấu nguồn vốn được coi là hợp lý khi các khoản tiền trả lãi vay cũng như trả vốn gốc không gây ra việc vay vốn ngắn hạn trong bất kỳ giai đoạn hoạt động nào của dự án. 1.2. Phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội 1.2.1. Một số vấn đề chung về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dự án đầu tư Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân về mặt hình thức cũng như phân tích hiệu quả thương mại, tức là bằng mọi cách phải chỉ các khoản chi phí, các khoản thu nhập và thông qua việc so sánh chúng để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư trên góc độ toàn bộ nền kinh tế. Hiểu về phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân trên các phương diện: - Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân chỉ ra sự đóng góp của dự án vào tất cả các mục tiêu phát triển cơ bản của đất nước. - Phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân xem xét thêm các hiệu quả gián tiếp có thể đo được và không đo được khác. - Trong phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân việc loại trừ ảnh hưởng của yếu tố thời gian giá trị đồng tiền bằng việc áp dụng tỉ suất chiết khấu lấy bằng tỉ lệ lãi hiện hành trên thị trường vốn được áp dụng bằng tỉ suất chiết khấu xã hội. Tỉ suất này được xác định một cách đơn giản nhất là bằng giá trị bình quân của các tỉ suất cá biệt của các loại dự án đầu tư phát triển trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế. - Việc phân tích hiệu quả kinh tế quốc dân dựa vào giá thị trường đã điều chỉnh và chúng được coi là tiệm cận với giá của xã hội. 1.2.2. Giá trị gia tăng (VA) Giá trị gia tăng được coi là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả kinh tế quốc dân các dự án đầu tư hiện nay. 1.2.2.1. Khái niệm Giá trị gia tăng theo khái niệm tổng quát nhất là phần giá trị tăng thêm của hàng hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình luân chuyển từ sản xuất đến tiêu dùng (hay là phần chênh lệch giữa các giá trị đầu ra và giá trị đầu vào mua ngoài). khi xét tại một năm bất kì nào đó của quá trình sản xuất kinh doanh ta thấy giá trị gia tăng của một doanh nghiệp bao gồm các chi phí: khấu hoa TSCĐ, tiền lương và BHXH, các chi phí hợp lý khác và thuế được tính vào giá thành và lợi nhuận hoạt động. Giá trị gia tăng do dự án tạo ra là mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra với giá trị đầu vào gồm giá trị vật chất đầu vào thường xuyên, các dịch vụ bên ngoài và tổng chi phí đầu tư. Biểu diễn thuế giá trị gia tăng dưới dạng tổng quát tại một năm t nào đó: VAt = Ot – ( MIt + Dt ) (1-23) Trong đó: +) VAt: Giá trị gia tăng dự kiến do dự án mang lại tại năm t. +) Ot:: Giá trị đầu ra dự kiến của dự án mang lại tại năm t, thường là doanh thu bán hàng. +) MIt: Giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và các dịch vụ mua ngoài theo yêu cầu để đạt được đầu ra trên tại năm t, gồm: nguyên – nhiên – vật liệu, năng lượng, chi phí vận chuyển, bảo dưỡng, các dịch vụ thuê ngoài… +) Dt : Khấu hao TSC Đ tại năm t. Khi tính giá trị gia tăng của toàn bộ đời dự án: VA = (1-24) Tính theo toàn bộ đời dự án có tính đến giá trị thời gian của đồng tiền: PV (VA) = - (1-25) Chú ý: Cần phân biệt Ot và CI t . Chúng khác nhau về cách nhìn trong đó Ot là đứng ở góc độ nền kinh tế quốc dân còn CIt đứng ở góc độ người chủ đầu tư của dự án, đồng thời chúng còn khác nhau về mặt nội dung như sau: - Ot : Giá trị đầu ra của dự án tại năm t, thường là doanh thu bán hàng. - CIt: Giá trị luồng tiền mặt thu tại năm t bao gồm: doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vụ, thu từ thanh lý, nhượng bán TSC Đ, thu từ giá trị còn lại của năm cuối cùng khi kết thúc hoạt động của đời dự án và các khoản thu nhập khác. 1.2.2.2. Phân tích giá trị gia tăng - Khi xét theo nội dung, giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần: VAt = Wt + SSt (1-26) Trong đó: +) Wt: Chi phí lao động sống tại năm t, bao gồm: tiền lương và BHXH (biểu thị bằng số lao động nhân với số tiền lương và BHXH bình quân). +) SSt : Giá trị thặng dư xã hội (hay còn gọi là thu nhập quốc dân thuần) tại năm t. Biểu thị khả năng sinh lãi gộp của dự án, gồm: các loại thuế, lãi tiền vay, lợi tức cổ phần, tiền bảo hiểm và tái bảo hiểm, lợi nhuận để lại doanh nghiệp. - Khi xét theo đối tượng giá trị gia tăng tại năm t gồm 2 phần: +) Giá trị gia tăng chuyển trả nước ngoài là RPt, gồm lương của công nhân nước ngoài, lợi nhuận phân chia cho phần vốn nước ngoài, tiền trả lãi vay, tiền trả bảo hiểm, tiền thuê… của nước ngoài. +) Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy được phân phối trong nước NVAt. NVAt = Ot - ( MI t + Dt + RPt ) (1-27) Để đánh giá thực sự đóng góp của dự án vào nền kinh tế quốc dân phải căn cứ vào giá trị gia tăng quốc dân thuần túy NVA. Bởi vậy , trong thực tế đánh giá dự án chỉ tiêu này được coi và viết là giá trị gia tăng (NVA VA). - Khi xét theo tổ hợp công nghiệp, giá trị gia tăng của toàn bộ dự án tạo ra gồm 2 phần: +) Giá trị gia tăng trực tiếp do dự án tạo ra (như công thức tính toán ở phần trên). +) Giá trị gia tăng gián tiếp do các dự án có liên quan mang lại. 1.2.2.3. Áp dụng chỉ tiêu giá trị gia tăng để đánh giá dự án Vận dụng chỉ tiêu này vào việc xem xét dự án đầu tư phát triển, người ta tiến hành theo 2 cách sau: 1) Đánh giá theo hiệu quả tuyệt đối Một dự án đầu tư phát triển được xã hội chấp nhận khi nó thực sự mang lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn nền kinh tế quốc dân thông qua giá trị thặng dư (SS). a. Công thức giản đơn SSt = VAt - Wt = (Ot - (MIt + Dt )) - Wt (1-28) Số liệu đưa vào tính lấy của năm bình thường t đại diện cho đời hoạt động của án (năm được chọn để lấy số liệu đánh giá hiệu quả thương mại). Khi có vốn đầu tư của nước ngoài: SSt = VAt - Wt = (Ot - (MIt + Dt + RPt )) - Wt (1-29) Trong đó: các ký hiệu giống các công thức trên, song trong tiển lương Wt không có tiền lương của công nhân nước ngoài. Công thức này thường được áp dụng đối với các dự án nhỏ, thời gian tồn tại ngắn, có luồng giá trị gia tăng các năm như nhau hoặc trong bước lập báo cáo đầu tư. b. Công thức chiết khấu = - (1-30) - (1-31) Số liệu đưa vào tính toán trong suốt đời dự án chiết khấu về hiện tại. Công thức trên thường được sử dụng để đánh giá dự án có vốn đầu tư lớn hoặc giá trị gia tăng các năm không bằng nhau hoặc trong các bước lập dự án đầu tư. c. Nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu - Nếu SSt > 0 hoặc . at > 0 là tín hiệu tốt cho việc tiếp tục triển khai dự án vì nó chứng tỏ rằng sau khi đã trang trải đủ tiền lương, dự án còn tạo ra một khoản giá trị thặng dư hay còn nói là dự án có hiệu quả kinh tế quốc dân. Trong trường hợp so sánh nhiếu dự án để lựa chọn theo chỉ tiêu này thì dự án sẽ được lựa chọn có hiệu quả xã hội dương cao nhất. - Nếu SSt 0 hoặc . at 0 cũng không loại bỏ dự án ngay mà cần thận trọng xem xét đến ảnh hưởng theo các khía cạnh khác đối với nền kinh tế của dự án. d. Phạm vi áp dụng của phân tích hiệu quả tuyệt đối Chỉ tiêu hiệu quả tuyệt đối được áp dụng để đánh giá và lựa chọn dự án trong trường hợp chỉ có rất ít dự án và không có những hạn chế về các yếu tố sản xuất kinh doanh của nền kinh tế nổi lên rõ rệt tác động đến dự án và đến nền kinh tế. 2) Đánh giá theo hiệu quả tương đối Trên thực tế, việc lựa chọn trong nhiều dự án thay thế có khi không thể căn cứ vào hiệu quả tuyệt đối được vì thường có những hạn chế về yếu tố sản xuất kinh doanh xuất hiện và ảnh hưởng ở mức độ khác nhau tới chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của đất nước và các dự án đầu tư. Vì vậy cần phải xác định rõ yếu tố khan hiếm nào có ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc xây dựng và vận hành dự án, cũng như tới toàn bộ nền kinh tế và xác định mối quan hệ với giá trị gia tăng mà dự án tạo ra để lựa chọn dự án tối ưu. Trong điều kiện nước ta hiện nay nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thì thường xảy ra một số khan hiếm về các yếu tố sản xuất kinh doanh: vốn, ngoại tệ, lao động lành nghề… Dưới đây trình bày về việc lựa chọn dự án trong ba tình huống khan hiếm phổ biến ở nước ta. a. Lựa chọn dự án trong tình huống khan hiếm vốn Mục tiêu của việc lựa chọn này là chỉ tiêu xem dự án nào có giá trị gia tăng cao nhất trên đơn vị vốn đầu tư. Công thức biểu diễn: Ei = (đ/đ) (1-32) Tỷ số Ei càng lớn thể hiện giá trị gia tăng một đồng vốn đầu tư của dự án càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có Ei lớn nhất. b. Lựa chọn dự án trong tình huống khan hiếm ngoại tệ Mục tiêu của việc lựa chọn này là tìm xem dự án nào có giá trị gia tăng cao nhất trên 1 đơn vị chi phí ngoại tệ. Công thức biểu diễn: Efe = (đ/đ) (1-33) Trong đó: P(FE) là giá trị hiện tại của chi phí ngoại tệ thực của dự án, xác định bằng cách lấy chi phí ngoại tệ - thu nhập ngoại tệ. Tỷ số Efe càng lớn thể hiện giá trị gia tăng của tạo ra trên một đơn vị chi phí ngoại tệ thực của dự án càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có Efe lớn nhất. c. Lựa chọn dự án trong tình huống thiếu lao động lành nghề Mục tiêu của việc lựa chọn này là tìm được dự án nào tạo ra giá trị gia tăng cao nhất trên 1 đơn vị chi phí lao động lành nghề. Công thức biểu diễn: El = (đ/đ) (1-34) Trong đó: PV(Ls) là giá trị hiện tại của toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp đã trả cho lao động lành nghề. Tỷ số El càng lớn thể hiện giá trị gia tăng tạo ra trên 1 đơn vị chi phí lao động lành nghề càng lớn nên dự án được lựa chọn trong tình huống này có El lớn nhất. 1.2.3. Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế xã hội khác Các hiệu quả kinh tế xã hội khác được coi là chỉ tiêu bổ sung phản ánh sự đáp ứng những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội khác ngoài mục tiêu tăng trưởng kinh tế đã được đề cập. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa các chỉ tiêu cơ bản và bổ sung chỉ là tương đối. Trong những điều kiện nhất định tùy thuộc vào chiến lược phát triển đất nước trong từng thời kỳ, một số chỉ tiêu được gọi là bổ sung có thể trở nên quan trọng như chỉ tiêu cơ bản. Các chỉ tiêu bổ sung thường được đưa ra để đánh giá dự án bao gồm: 1.2.3.1. Hiệu quả tạo công ăn việc làm Trong dự án phải chỉ ra được số lao động có công ăn việc làm khi dự án thực thi là bao nhiêu gồm công ăn việc làm với cả lao động lành nghề và không lành nghề, cả trực tiếp và gián tiếp, thậm chí tính đến cả lao động phụ, lao động gia đình. Nó góp phần hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp trong nền kình tế. 1.2.3.2. Đóng góp cho nguồn thu ngân sách Mặc dù nguồn thu ngân sách là một bộ phận của thặng dư xã hội SS song dự án cần nêu được cụ thể phần đóng góp cho nguồn thu ngân sách qua các loại thuế khi dự án được thực thi, góp phần giảm thâm hụt ngân sách. 1.2.3.3. Hiệu quả ngoại tệ thực Trong dự án cần chỉ ra kết quả tác động đối với tình hình ngoại tệ của đất nước góp phần làm giảm thâm hụt ngân cán cân thanh toán thông qua việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu hoặc bằng các hình thức thu hút ngoại tệ khác. 1.2.3.4. Quan hệ đến kết cấu hạ tầng Dự án cần chứng tỏ vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng như: điện, nước, giao thông, thông tin liên lạc... tạo cơ hội phát triển địa phương trong tương lai như là được bao nhiêu km cầu, đường; tăng được bao nhiêu KW điện; cung cấp được bao nhiêu m3 nước sạch; hệ thống thông tin liên lạc được cải tạo hay xây dựng mới... 1.2.3.5. Quan hệ đến trình độ kỹ thuật Dự án cần đánh giá được dây chuyền công nghệm kỹ thuật đã lựa chọn đạt ở trình độ nào so với khu vực và quốc tế. Qua đó chỉ ra được vai trò của dự án đến việc nâng cao trình độ kỹ thuật của đất nước nói chung và lĩnh vực đầu tư nói riêng. 1.2.3.6. Quan hệ đến môi trương sinh thái Dự án cần nêu lên được những tác động tích cực và tiêu cực đến môi trường khi được thực thi và giải pháp bảo vệ mội trường đã khắc phục được mặt tiêu cực ra sao. - Tác động tích cực: Làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của địa phương do phát triển các dịch vụ, thương mại và ngành nghề kahcs, do hình thành các khu công nghiệp, đô thị hóa khu vực, đóng góp vào việc nâng cao trình độ dân trí, đổi mới điều kiện sống, tăng giá trị sản lượng hàng hóa sản xuất tại địa phương... - Tác động tiêu cực: Ảnh hưởng của chất thải, tiếng ồn đối với môi trường... 1.2.3.7. Quan hệ đến việc thu hút lao động và định cư Dự án chỉ ra vai trò của mình trong việc thu hút lao động và định cư như thế nào khi được thực thi nhất là các dự án đặt ở cùng đất nghèo, dân cư thưa thớt. 1.3. Phân tích hiệu quả dự án đầu tư trong điều kiện bất ổn 1.3.1. Khái quát chung về các bất trắc, rủi ro tác động đến dự án Trong công tác lập, phân tích và lựa chọn các dự án đầu tư, các chỉ tiêu được dùng để đánh giá dự án như: NPV, IRR, PVR… tính toán trên đều được coi là thực hiện trong điều kiện tương lai ổn định tức là không có những bất trắc, rủi ro hay nói cách khác đều coi xác suất thành công của dự án là bằng 1. Song các nhà đầu tư đều nhận thấy rằng mình không thể và sẽ không luôn đúng, cho dù việc đánh giá đầu tư toàn diện hay tinh vi đến đâu thì vẫn có yếu tố bất trắc, rủi ro trong đó. Các loại bất trắc, rủi ro liên quan đến các dự án trong ngành mỏ có thể phân làm các loại sau: - Các bất trắc về kinh tế. - Các bất trắc, rủi ro về chính trị. - Các bất trắc, rủi ro về kỹ thuật. - Các bất trắc, rủi ro về điều kiện địa chất - tự nhiên. Để khắc phục nhưng thiệt hại có thể xảy ra do các nguyên nhân bất trắc, rủi ro, người ta đưa ra một số phương pháp đánh giá dự án trong điều kiện có bất trắc và rủi ro như sau: 1.3.2. Các phương pháp đánh giá dự án trong điều kiện có bất trắc rủi ro 1.3.2.1. Phương pháp ước lượng Theo phương pháp này, trong một số dự án các nhà đầu tư đưa ra một “ngưỡng” của các chỉ tiêu, thường chọn chỉ tiêu tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR. Ngưỡng này (rmin) thường được tính bằng mức lãi suất bình quân vay vốn trên thị trường vốn cộng thêm một lượng khoảng từ 4%;5%... 10% tùy thuộc vào kinh nghiệm của nhà đầu tư làm biên độ an toàn cho dự án. rmin = r + r’ (r’ = 4% ; 5% … 10%) (1-35) Nếu dự án nào có IRR rmin mới được chấp nhận. Chú ý: Trường hợp đặc biệt của phương pháp này là khi dự báo khá chắc chắn nền kinh tế có lạm phát xảy ra thì tiến hành tính toán ngưỡng rmin theo công thức: rmin = (1 + f) x (1 + r) – 1 (1-36) Trong đó: +) f: Mức lạm phát (hệ số). +) r: Mức lãi vay vốn bình quân trên thị trường của dự án (hệ số). Hoặc cách xử lý khác là cho các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án có liên quan đến trượt giá theo thời gian đúng bằng tỉ lệ lạm phát dự kiến. Tiến hành tính toán chỉ tiêu NPV và IRR theo dòng tiền đã điều chỉnh này và đánh giá theo đúng nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu. 1.3.2.2. Phương pháp phân tích độ nhạy Là phương pháp đánh giá tác động của sự bất trắc đối với các khoản đầu tư bằng cách xác định các chỉ tiêu đánh giá dự án thay đổi thế nào khi các biến số đầu vào và đầu ra bị thay đổi. Các tham số điển hình thường được dùng làm biến số thay đổi trong đánh giá dự án gồm: khoản đầu tư ban đầu, giá bán, chi phí vận hành, thời gian hoạt động dự án... Các biến số này thay đổi bất kỳ, ảnh hưởng đến kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá. Tỉ lệ thay đổi của chỉ tiêu đánh giá lớn hay nhỏ khi có sự thay đổi tỉ lệ giá trị của từng biến số thể hiện mức độ ảnh hưởng của biến số đó mạnh hay yếu hay thể hiện biến số đó quan trọng hay không quan trọng khi đánh giá dự án. Có 2 cách phân tích độ nhạu như sau: 1) Phân tích độ nhạy đơn giản Để phân tích cần tiền hành qua 4 bước sau: - Bước 1: Chọn các biến số điển hình (tác động mạnh đến dự án) để phân tích. - Bước 2: Tiến hành tăng giảm các yếu tố cùng 1 tỷ lệ nhất định. Kết quả tính toán cho phép nhận định được mức độ ảnh hưởng khác nhau của từng biến số tới chỉ tiêu đánh giá. - Bước 3: Tiến hành tập hợp tất cả các biến số ảnh hưởng đến các chỉ tiêu đánh giá thành dãy các số liệu theo thứ tự nhân tố ảnh hưởng mạnh đến nhân tố ảnh hưởng yếu và ước đoán mức độ biến thiên của từng biến ở mức nhiều nhất là bao nhiêu % (thường dựa vào số liệu thống kê và dự báo). - Bước 4: Kết hợp tình huống đồng thời các biến số biến thiên sẽ cho kết quả tốt nhất hoặc tồi nhất so với giá trị mong đợi dự kiến để tiến hành tính các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án tương ứng. Phương pháp này sẽ làm cho việc quyết định đầu tư dễ dàng hơn đối với các trường hợp khi: - Một dự án tỏ ra thỏa đáng thậm chí cả khi gặp phải tình huống bi quan thì hoàn toàn được chấp nhận. - Một dự án tỏ ra không thỏa đáng cả khi gặp tình huống lạc quan thì không chấp nhận được. - Một dự án tỏ ra tốt đối với tình huống lạc quan và mong đợi dự kiến, nhưng tồi với tình huống bi quan thì nên để nghiên cứu thêm về xác xuất xảy ra các rủi ro bất trắc liên quan để đưa ra một quyết định có ý nghĩa. 2) Phân tích độ nhạy xác suất Việc phân tích độ nhạy xác suất được dựa theo mổ phỏng Monte Carlo. So với phương pháp trên, các giá trị để mô tả các biến số không định lượng chính xác bằng các ước tính đơn giá trị mà là một miền giá trị và các kết quả tính toán các chỉ tiêu đánh giá thu được cũng là một miền giá trị trong đó các kết quả biến thiên như là một hàm về xác suất xảy ra xung quanh một kết quả mong đợi nhất. Việc phân tích này giúp cho các nhà đầu tư có được cảm giác chắc chắn hơn, chính xác hơn về tác động của rủi ro và bất trắc đến kết quả phân tích kinh tế. 1.3.2.3. Phương pháp phân tích giá trị kỳ vọng (EV) Là phương pháp được áp dụng để phân tích độ rủi ro của dự án bằng việc tính kỳ vọng toán học của các biến số, người ta có thể cân nhắc chọn phương án tối ưu trong số các phương án có thể có. Nó giúp cho các nhà đầu tư có được cái nhìn tổng quát hơn trong việc quyết định bỏ chi phí đầu tư vào các đối tượng nào, mức đầu tư nào sao cho khi rủi ro xảy ra nhà đầu tư không bị phá sản. Kỳ vọng (EV) của 1 biến cố nào đó được xác định theo công thức: (1-37) Trong đó: +) m: Số lượng biến cố. +) pi: Xác suất xảy ra biến cố i; = 1 (pi được xác định trên cơ sở thống kê tập hợp số lớn các trương hợp đầu tư vào đối tượng có điều kiện tương tự trong các thời điểm khác nhau). +) Qi: Giá trị của biến cố i. EV ở đây được hiểu là thế cân bằng tin cậy hoặc mức độ trung bình của giá trị biến cố có tính tới xác suất xảy ra biến cố. Chương II: Tính toán và phân tích hiệu quả của DAĐT 2.1.1. Cơ sở dữ liệu Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản (n=56). 2.1.1.1. Thời gian của dự án +) Thời gian xây dựng là 2 năm: 2011 – 2012. +) Thời gian hoạt động 10 năm (kể cả 2 năm xây dựng cơ bản là 12 năm). 2.1.1.2. Tổng vốn đầu tư 1) Vốn đầu tư theo thiết kế cơ sở a. Chi phí xây dựng Chi phí trực tiếp: T = (VL+NC+M)*1.02= (5+2+2)*1,02= 9,18 tỷ đ Chi phí chung: C= T*5,5%= 9,18*5,5%= 0,505 tỷ đ Thu nhập chịu thuế: TL= (T+C)*6%= (9,18+0,505)*6%= 0,581 tỷ đ Thuế GTGT: GTGT= (T+C+TL)*10%= (9,18+0,505+0,581)*10%= 1,027 tỷ đ Chi phí xây dựng nhà tạm: Gxdnt= (T+C+TL+GTGT)*1%= 0,113 tỷ đ ð Chi phí xây dựng = T+C+TL+GTGT+ Gxdnt = 11,406 tỷ đ b. Chi phí thiết bị Chi phí thiết bị trước thuế = (25+n/10) = 30,6 (tỷ đồng) Thuế GTGT = chi phí thiết bị trước thuế x thuế suất thuế GTGT = 30,6 x 10% = 3,06 (tỷ đồng) ð Chi phí thiết bị = chi phí mua sắm thiết bị trước thuế + thuế GTGT Gtb = 30,6+3,06 = 33,66 (tỷ đồng) c. Chi phí quản lý dự án Chi phí xây dựng trước thuế + chi phí thiết bị trước thuế = 9,18+0,505+0,581+30,6 = 40,866 (tỷ đồng) Tỷ lệ quy định = 2,013 + (2,254 – 2,013) x (50 – 41,766)/(50 – 20) = 2,086 (%) ð Chi phí quản lý dự án = 40,86666 x 2,086% = 0,853 (tỷ đồng) d. Chi phí tư vấn và chi phí khác: 1 (tỷ đồng). e. Chi phí dự phòng: Gdp= Gdp1+ Gdp2 Gdp1 = (chi phí XD + chi phí TB + chi phí QLDA + chi phí tư vấn + chi phí khác) x 10% = (11,406 + 33,66 + 0,853 + 1) x 10% = 4,692 (tỷ đồng) Gdp2= 0 ð Tổng dự toán XDCT = chi phí XD + chi phí TB + chi phí QLDA + chi phí tư vấn + chi phí khác + chi phí DP = 11,406 + 33,66 + 0,853 + 1+4,692= 51,610 (tỷ đồng) 2) Vốn lưu động ban đầu cho dự án hoạt động: 1 (tỷ đồng). 2.1.1.3. Vốn đầu tư, nguồn vốn đầu tư, thời điểm cấp Vốn đầu tư được cấp vào đầu mỗi năm với cơ cấu mỗi năm như sau: Bảng cơ cấu cấp vốn đầu tư ĐVT: % Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 A. VĐT 1. VĐT theo thiết kế cơ sở 50 50 2. Vốn lưu động ban đầu 100 B. Nguồn vốn đầu tư 1. Vốn tự có 50 30 100 2. Vốn vay 50 70 Dự án vay vốn với lãi suất r = 15 %/năm, vốn gốc được trả đều trong vòng 5 năm từ khi đi vào vận hành. 2.1.1.4. Phương pháp và thời gian khấu hao +) Phương pháp khấu hao: khâu hao theo đường thẳng. +) Thời gian khấu hao: 10 năm (từ khi dự án đi vào vận hành). 2.1.1.5. Sản lượng và giá bán dự kiến +) Sản lượng tiêu thụ năm 2013 là 200 nghìn tấn, năm sau tăng so với năm trước 5%. +) Sản lượng xuất khẩu chiếm 35% tổng sản lượng tiêu thụ. +) Gía bán dự kiến năm 2013: - Nội địa: 550.000 đ/t; năm sau tăng so với năm trước n/10(65/10)=6,5%. - Xuất khẩu: 650.000 đ/t; năm sau tăng so với năm trước 6,5 %. 2.1.1.6. Chi phí vận hành Chi phí vận hành dự kiến năm 2013 là 100 tỷ đồng, năm sau tăng so với năm trước 6,5%. Trong đó: +) Chi phí nhân công: 35%. +) Thuế và phí được tính vào giá thành: 15%. +) Chi phí vật chất đầu vào: 50%. 2.1.1.7. Thuế suất các loại thuế khác +) Thuế suất thuế GTGT: 5%. +) Thuế suất thuế TNDN: 25%. +) Thuế suất thuế xuất khẩu: 2% doanh thu xuất khẩu. 2.1: TẬP HỢP VĐT VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA DỰ ÁN THEO THỜI GIAN ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm xây dựng Năm bắt đầu Tổng hoạt động 2011 2012 2013 A Vốn đầu tư 1 Vốn đầu tư theo thiết kế cơ sở - Xây dựng công trình 5.702.759.667 5.702.759.667 11.405.519.334 - Chi phí thiết bị 16.830.000.000 16.830.000.000 33.660.000.000 - Chi phí quản lý dự án 426.309.251 426.309.251 852.618.501 - Chi phí tư vấn và chi phí khác 500.000.000 500.000.000 1.000.000.000 - Chi phí dự phòng 2.345.906.892 2.345.906.892 4.691.813.784 Tổng vốn đầu tư XDCB 25.804.975.809 25.804.975.809 51.609.951.619 2 Vốn lưu động ban đầu cho dự án hoạt động 1.000.000.000 1.000.000.000 Tổng vốn đầu tư cần huy động 25.804.975.809 25.804.975.809 1.000.000.000 52.609.951.619 3 Lãi vay vốn trong thời kỳ XDCB 1.935.373.186 4.935.201.624 Tổng mức vốn đầu tư ban đầu 27.740.348.995 30.740.177.433 1.000.000.000 59.480.526.428 B Nguồn vốn cần huy động để đầu tư 25.804.975.809 25.804.975.809 1.000.000.000 52.609.951.619 1 Vốn tự có 12.902.487.905 7.741.492.743 1.000.000.000 21.643.980.648 - Tỉ lệ (%) 41,14 2 Vốn vay 12.902.487.905 18.063.483.067 30.965.970.971 - Tỉ lệ (%) 58,86 Bảng 2.2: KHẤU HAO, VỐN THAY THẾ, GIÁ TRỊ CÒN LẠI TT Khoản mục Vốn đầu tư (Đồng) Tuổi thọ dự kiến (Năm) Thời gian khấu hao (Năm) Mức khấu hao hàng năm (Đồng) Vốn thay thế (Đồng) Giá trị còn lại ở năm cuối (Đồng) 1 Tài sản cố định hữu hình 51.609.951.619 10 10 4.691.813.784 2 Lãi vay vốn trong thời kỳ XDCB (TSCĐ vô hình) 6.870.574.809 10 687.057.481 3 Vốn lưu động ban đầu cho DA hoạt động 1.000.000.000 1.000.000.000 4 Chi phí dự phòng 4.691.813.784 Tổng cộng 59.480.526.428 5.378.871.264 5.691.813.784 Bảng 2.3: GIÁ TRỊ THU NHẬP HÀNG NĂM ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 I Sản lượng tiêu thụ (Tấn) 200.000 210.000 220.500 231.525 243.101 - Trong nước 130.000 136.500 143.325 150.491 158.016 - Xuất khẩu 70.000 73.500 77.175 81.034 85.085 II Giá bán sản phẩm (Đồng/Tấn) - Nội địa 550.000 580.800 613.325 647.671 683.941 - Xuất khẩu 650.000 686.400 724.838 765.429 808.293 III Doanh thu gộp (Đồng) 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 176.847.421.008 - Sản lượng trong nước 71.500.000.000 79.279.200.000 87.904.776.960 97.468.816.693 108.073.423.949 - Sản lượng xuất khẩu 45.500.000.000 50.450.400.000 55.939.403.520 62.025.610.623 68.773.997.059 IV Giá trị còn lại ở năm cuối V Thu nhập hàng năm chưa trừ thuế 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 176.847.421.008 VI Thuế xuất khẩu (Đồng) 910.000.000 1.009.008.000 1.118.788.070 1.240.512.212 1.375.479.941 Bảng 2.3: GIÁ TRỊ THU NHẬP HÀNG NĂM ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2018 2019 2020 2021 2022 I Sản lượng tiêu thụ (Tấn) 255.256 268.019 281.420 295.491 310.266 - Trong nước 165.917 174.212 182.923 192.069 201.673 - Xuất khẩu 89.340 93.807 98.497 103.422 108.593 II Giá bán sản phẩm (Đồng/Tấn) - Nội địa 722.241 762.687 805.397 850.499 898.127 - Xuất khẩu 853.558 901.357 951.833 1.005.136 1.061.423 III Doanh thu gộp (Đồng) 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 267.307.780.489 296.390.861.574 - Sản lượng trong nước 119.831.812.475 132.869.513.672 147.325.716.760 163.354.754.744 181.127.752.060 - Sản lượng xuất khẩu 76.256.607.939 84.553.331.530 93.752.728.847 103.953.025.746 115.263.109.514 IV Giá trị còn lại ở năm cuối 5.691.813.784 V Thu nhập hàng năm chưa trừ thuế 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 267.307.780.489 302.082.675.357 VI Thuế xuất khẩu (Đồng) 1.525.132.159 1.691.066.631 1.875.054.577 2.079.060.515 2.305.262.190 Bảng 2.4: CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC NĂM ĐVT: Đồng TT Khoản mục Năm hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 1 Chi phí vận hành dự kiến - Chi phí nhân công 35.000.000.000 36.960.000.000 39.029.760.000 41.215.426.560 43.523.490.447 - Thuế và phí 15.000.000.000 15.840.000.000 16.727.040.000 17.663.754.240 18.652.924.477 - Chi phí vật chất đầu vào 50.000.000.000 52.800.000.000 55.756.800.000 58.879.180.800 62.176.414.925 Tổng chi phí vận hành 100.000.000.000 105.600.000.000 111.513.600.000 117.758.361.600 124.352.829.850 2 Khấu hao TSCĐ 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 Tổng giá thành sản phẩm 105.378.871.264 110.978.871.264 116.892.471.264 123.137.232.864 129.731.701.114 Bảng 2.4: CHI PHÍ VẬN HÀNH VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC NĂM ĐVT: Đồng TT Khoản mục Năm hoạt động 2018 2019 2020 2021 2022 1 Chi phí vận hành dự kiến - Chi phí nhân công 45.960.805.912 48.534.611.044 51.252.549.262 54.122.692.021 57.153.562.774 - Thuế và phí 19.697.488.248 20.800.547.590 21.965.378.255 23.195.439.437 24.494.384.046 - Chi phí vật chất đầu vào 65.658.294.161 69.335.158.634 73.217.927.517 77.318.131.458 81.647.946.820 Tổng chi phí vận hành 131.316.588.321 138.670.317.267 146.435.855.034 154.636.262.916 163.295.893.639 2 Khấu hao TSCĐ 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 Tổng giá thành sản phẩm 136.695.459.586 144.049.188.532 151.814.726.299 160.015.134.181 168.674.764.904 Bảng 2.5: CÁC KHOẢN THANH TOÁN TÀI CHÍNH ĐVT: Đồng TT Khoản mục Năm thực hiện 2013 2014 2015 2016 2017 I Tổng số vốn đầu tư ban đầu 59.480.526.428 II Vốn tự có 21.643.980.648 III Số dư nợ đầu kỳ 37.836.545.781 30.269.236.624 22.701.927.468 15.134.618.312 7.567.309.156 1 Trả vốn gốc trong kỳ 7.567.309.156 7.567.309.156 7.567.309.156 7.567.309.156 7.567.309.156 2 Trả lãi vay trong kỳ (r = 15%) 5.675.481.867 4.540.385.494 3.405.289.120 2.270.192.747 1.135.096.373 Tổng số tiền phải thanh toán 13.242.791.023 12.107.694.650 10.972.598.276 9.837.501.903 8.702.405.530 Bảng 2.6: TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GTGT ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 1 Giá trị đầu ra 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 176.847.421.008 - Doanh thu gộp 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 176.847.421.008 2 Giá trị vật chất đầu vào 50.000.000.000 52.800.000.000 55.756.800.000 58.879.180.800 62.176.414.925 3 Khấu hao 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 4 Giá trị gia tăng 61.621.128.736 71.550.728.736 82.708.509.216 95.236.375.252 109.292.134.819 Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 61.621.128.736 71.550.728.736 82.708.509.216 95.236.375.252 109.292.134.819 - Lương 35.000.000.000 36.960.000.000 39.029.760.000 41.215.426.560 43.523.490.447 - Thặng dư xã hội 26.621.128.736 34.590.728.736 43.678.749.216 54.020.948.692 65.768.644.372 Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 1.244.625.415.133 6 Thuế giá trị gia tăng 3.081.056.437 3.577.536.437 4.135.425.461 4.761.818.763 5.464.606.741 Bảng 2.6: TÍNH GIÁ TRỊ GIA TĂNG VÀ THUẾ GTGT ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2018 2019 2020 2021 2022 1 Giá trị đầu ra 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 267.307.780.489 296.390.861.574 - Doanh thu gộp 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 267.307.780.489 296.390.861.574 2 Giá trị vật chất đầu vào 65.658.294.161 69.335.158.634 73.217.927.517 77.318.131.458 81.647.946.820 3 Khấu hao 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 4 Giá trị gia tăng 125.051.254.989 142.708.815.305 162.481.646.826 184.610.777.767 209.364.043.490 Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 125.051.254.989 142.708.815.305 162.481.646.826 184.610.777.767 209.364.043.490 - Lương 45.960.805.912 48.534.611.044 51.252.549.262 54.122.692.021 57.153.562.774 - Thặng dư xã hội 79.090.449.076 94.174.204.261 111.229.097.564 130.488.085.746 152.210.480.716 Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 6 Thuế giá trị gia tăng 6.252.562.749 7.135.440.765 8.124.082.341 9.230.538.888 10.468.202.174 Bảng 2.7: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ VÀ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐVT: Đồng TT Các chỉ tiêu Năm thực hiện 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng doanh thu 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 176.847.421.008 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3.991.056.437 4.586.544.437 5.254.213.531 6.002.330.975 6.840.086.682 - Thuế giá trị gia tăng 3.081.056.437 3.577.536.437 4.135.425.461 4.761.818.763 5.464.606.741 - Thuế xuất khẩu 910.000.000 1.009.008.000 1.118.788.070 1.240.512.212 1.375.479.941 3 Doanh thu thuần 113.008.943.563 125.143.055.563 138.589.966.949 153.492.096.341 170.007.334.326 4 Giá trị thu hồi năm cuối 5 Thu nhập thuần 113.008.943.563 125.143.055.563 138.589.966.949 153.492.096.341 170.007.334.326 6 Tổng giá thành 105.378.871.264 110.978.871.264 116.892.471.264 123.137.232.864 129.731.701.114 7 Trả lãi vốn vay 5.675.481.867 4.540.385.494 3.405.289.120 2.270.192.747 1.135.096.373 8 Lợi nhuận chịu thuế 1.954.590.432 9.623.798.805 18.292.206.564 28.084.670.730 39.140.536.839 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 488.647.608 2.405.949.701 4.573.051.641 7.021.167.682 9.785.134.210 10 Lợi nhuận ròng 1.465.942.824 7.217.849.104 13.719.154.923 21.063.503.047 29.355.402.629 Bảng 2.7: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ VÀ TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐVT: Đồng TT Các chỉ tiêu Năm thực hiện 2018 2019 2020 2021 2022 1 Tổng doanh thu 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 267.307.780.489 296.390.861.574 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 7.777.694.908 8.826.507.396 9.999.136.918 11.309.599.403 12.773.464.365 - Thuế giá trị gia tăng 6.252.562.749 7.135.440.765 8.124.082.341 9.230.538.888 10.468.202.174 - Thuế xuất khẩu 1.525.132.159 1.691.066.631 1.875.054.577 2.079.060.515 2.305.262.190 3 Doanh thu thuần 188.310.725.506 208.596.337.807 231.079.308.689 255.998.181.086 283.617.397.209 4 Giá trị thu hồi năm cuối 5.691.813.784 5 Thu nhập thuần 188.310.725.506 208.596.337.807 231.079.308.689 255.998.181.086 289.309.210.993 6 Tổng giá thành 136.695.459.586 144.049.188.532 151.814.726.299 160.015.134.181 168.674.764.904 7 Trả lãi vốn vay 0 0 0 0 0 8 Lợi nhuận chịu thuế 51.615.265.920 64.547.149.275 79.264.582.391 95.983.046.906 120.634.446.089 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 12.903.816.480 16.136.787.319 19.816.145.598 23.995.761.726 30.158.611.522 10 Lợi nhuận ròng 38.711.449.440 48.410.361.956 59.448.436.793 71.987.285.179 90.475.834.567 Bảng 2.8: DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2011 2012 2013 2014 2015 2016 A Số tiền có thể dùng để thanh toán 25.804.975.809 25.804.975.809 118.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 1 Tổng doanh thu 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 2 Vốn huy động 25.804.975.809 25.804.975.809 1.000.000.000 3 Giá trị thu hồi tại năm cuối B Số tiền phải thanh toán 27.740.348.995 30.740.177.433 117.812.495.068 123.691.180.788 131.194.675.378 139.378.849.948 1 Vốn đầu tư 25.804.975.809 25.804.975.809 1.000.000.000 2 Chi phí vận hành sản xuất 100.000.000.000 105.600.000.000 111.513.600.000 117.758.361.600 3 Hoàn trả nợ gốc 7.567.309.156 7.567.309.156 7.567.309.156 7.567.309.156 4 Trả lãi vay vốn 1.935.373.186 4.935.201.624 5.675.481.867 4.540.385.494 3.405.289.120 2.270.192.747 5 Thuế giá trị gia tăng 3.081.056.437 3.577.536.437 4.135.425.461 4.761.818.763 6 Thuế TNDN phải nộp 488.647.608 2.405.949.701 4.573.051.641 7.021.167.682 Số tiền cân đối thu chi trong từng năm (A-B) -1.935.373.186 -4.935.201.624 187.504.932 6.038.419.212 12.649.505.102 20.115.577.368 Cộng dồn -1.935.373.186 -6.870.574.809 -6.683.069.877 -644.650.665 12.004.854.437 32.120.431.805 Bảng 2.8: DỰ TRÙ CÂN ĐỐI THU CHI ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021 2022 A Số tiền có thể dùng để thanh toán 176.847.421.008 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 267.307.780.489 302.082.675.357 1 Tổng doanh thu 176.847.421.008 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 267.307.780.489 296.390.861.574 2 Vốn huy động 3 Giá trị thu hồi tại năm cuối 5.691.813.784 B Số tiền phải thanh toán 148.304.976.330 150.472.967.551 161.942.545.351 174.376.082.973 187.862.563.531 203.922.707.336 1 Vốn đầu tư 2 Chi phí vận hành sản xuất 124.352.829.850 131.316.588.321 138.670.317.267 146.435.855.034 154.636.262.916 163.295.893.639 3 Hoàn trả nợ gốc 7.567.309.156 0 0 0 0 0 4 Trả lãi vay vốn 1.135.096.373 0 0 0 0 0 5 Thuế giá trị gia tăng 5.464.606.741 6.252.562.749 7.135.440.765 8.124.082.341 9.230.538.888 10.468.202.174 6 Thuế TNDN phải nộp 9.785.134.210 12.903.816.480 16.136.787.319 19.816.145.598 23.995.761.726 30.158.611.522 Số tiền cân đối thu chi trong từng năm (A-B) 28.542.444.678 45.615.452.863 55.480.299.851 66.702.362.634 79.445.216.959 98.159.968.021 Cộng dồn 60.662.876.483 106.278.329.347 161.758.629.198 228.460.991.832 307.906.208.791 406.066.176.812 Bảng 2.9: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Giá trị của t 0 1 2 3 4 5 I Các khoản thu (CI) 0 0 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 1 Doanh thu bán hàng 117.000.000.000 129.729.600.000 143.844.180.480 159.494.427.316 2 Thu hồi cuối năm II Các khoản chi (CO) 27.740.348.995 30.740.177.433 105.479.704.045 112.592.494.138 121.340.865.172 130.781.860.258 1 Tổng vốn đầu tư ban đầu 27.740.348.995 30.740.177.433 1.000.000.000 2 Chi phí vận hành 100.000.000.000 105.600.000.000 111.513.600.000 117.758.361.600 3 Thuế giá trị gia tăng 3.081.056.437 3.577.536.437 4.135.425.461 4.761.818.763 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 488.647.608 2.405.949.701 4.573.051.641 7.021.167.682 5 Thuế xuất khẩu 910.000.000 1.009.008.000 1.118.788.070 1.240.512.212 NCFt = CIt-COt -27.740.348.995 -30.740.177.433 11.520.295.955 17.137.105.862 22.503.315.308 28.712.567.059 Hệ số chiết khấu at (r = 15%) 1 0,870 0,756 0,658 0,572 0,497 NPVt -27.740.348.995 -26.730.589.072 8.710.998.832 11.267.925.281 12.866.343.564 14.275.220.352 NPV (r = 15%) 100.470.865.967 Hệ số chiết khấu at (r = 20%) 1 0,833 0,694 0,579 0,482 0,402 NPVt -27.740.348.995 -25.616.814.528 8.000.205.525 9.917.306.633 10.852.293.262 11.538.936.736 NPV (r = 20%) 61.738.538.582 Hệ số chiết khấu at (r = 40%) 1 0,714 0,510 0,364 0,260 0,186 NPVt -27.740.348.995 -21.957.269.595 5.877.702.018 6.245.300.970 5.857.797.612 5.338.654.850 NPV (r = 40%) -5.607.588.342 IRR (%) 36,86 Bảng 2.9: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021 2022 Giá trị của t 6 7 8 9 10 11 I Các khoản thu (CI) 159.494.427.316 176.847.421.008 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 302.082.675.357 1 Doanh thu bán hàng 159.494.427.316 176.847.421.008 196.088.420.414 217.422.845.203 241.078.445.607 296.390.861.574 2 Thu hồi cuối năm 5.691.813.784 II Các khoản chi (CO) 130.781.860.258 140.978.050.741 151.998.099.709 163.633.611.982 176.251.137.550 206.227.969.526 1 Tổng vốn đầu tư ban đầu 2 Chi phí vận hành 117.758.361.600 124.352.829.850 131.316.588.321 138.670.317.267 146.435.855.034 163.295.893.639 3 Thuế giá trị gia tăng 4.761.818.763 5.464.606.741 6.252.562.749 7.135.440.765 8.124.082.341 10.468.202.174 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 7.021.167.682 9.785.134.210 12.903.816.480 16.136.787.319 19.816.145.598 30.158.611.522 5 Thuế xuất khẩu 1.240.512.212 1.375.479.941 1.525.132.159 1.691.066.631 1.875.054.577 2.305.262.190 NCFt = CIt-COt 35.869.370.267 44.090.320.705 53.789.233.221 64.827.308.057 77.366.156.444 95.854.705.831 Hệ số chiết khấu at (r = 15%) 0,432 0,376 0,327 0,284 0,247 0,215 NPVt 14.275.220.352 15.507.318.614 16.575.184.655 17.583.795.754 18.427.966.954 20.603.319.384 NPV (r = 15%) Hệ số chiết khấu at (r = 20%) 0,335 0,279 0,233 0,194 0,162 0,135 NPVt 11.538.936.736 12.012.579.527 12.304.799.329 12.509.656.509 12.563.966.610 12.900.891.782 NPV (r = 20%) Hệ số chiết khấu at (r = 40%) 0,133 0,095 0,068 0,048 0,035 0,025 NPVt 4.763.822.136 4.182.606.500 3.644.777.890 3.137.658.451 2.674.672.822 2.367.036.998 NPV (r = 40%) IRR (%) Bảng 2.10: TÍNH GTGT, THUẾ GTGT, THUẾ XUẤT KHẨU KHI DOANH THU GIẢM 10% và CHI PHÍ TĂNG 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 1 Giá trị đầu ra 105.300.000.000 116.756.640.000 129.459.762.432 143.544.984.585 159.162.678.907 - Doanh thu gộp 105.300.000.000 116.756.640.000 129.459.762.432 143.544.984.585 159.162.678.907 2 Giá trị vật chất đầu vào 55.000.000.000 58.080.000.000 61.332.480.000 64.767.098.880 68.394.056.417 3 Khấu hao 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 4 Giá trị gia tăng 44.921.128.736 53.297.768.736 62.748.411.168 73.399.014.440 85.389.751.226 5 Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 44.921.128.736 53.297.768.736 62.748.411.168 73.399.014.440 85.389.751.226 - Lương 38.500.000.000 40.656.000.000 42.932.736.000 45.336.969.216 47.875.839.492 - Thặng dư xã hội 6.421.128.736 12.641.768.736 19.815.675.168 28.062.045.224 37.513.911.734 Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 985.426.031.493 6 Thuế giá trị gia tăng 2.246.056.437 2.664.888.437 3.137.420.558 3.669.950.722 4.269.487.561 7 Thuế xuất khẩu 819.000.000 908.107.200 1.006.909.263 1.116.460.991 1.237.931.947 Bảng 2.10: TÍNH GTGT, THUẾ GTGT, THUẾ XUẤT KHẨU KHI DOANH THU GIẢM 10% và CHI PHÍ TĂNG 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2018 2019 2020 2021 2022 1 Giá trị đầu ra 176.479.578.373 195.680.560.682 216.970.601.047 240.577.002.440 266.751.775.416 - Doanh thu gộp 176.479.578.373 195.680.560.682 216.970.601.047 240.577.002.440 266.751.775.416 2 Giá trị vật chất đầu vào 72.224.123.577 76.268.674.497 80.539.720.269 85.049.944.604 89.812.741.502 3 Khấu hao 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 4 Giá trị gia tăng 98.876.583.531 114.033.014.921 131.052.009.513 150.148.186.572 171.560.162.650 5 Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 98.876.583.531 114.033.014.921 131.052.009.513 150.148.186.572 171.560.162.650 - Lương 50.556.886.504 53.388.072.148 56.377.804.188 59.534.961.223 62.868.919.051 - Thặng dư xã hội 48.319.697.028 60.644.942.773 74.674.205.325 90.613.225.350 108.691.243.599 Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 6 Thuế giá trị gia tăng 4.943.829.177 5.701.650.746 6.552.600.476 7.507.409.329 8.578.008.133 7 Thuế xuất khẩu 1.372.618.943 1.521.959.968 1.687.549.119 1.871.154.463 2.074.735.971 Bảng 2.11: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ, LÃI VÀ TÍNH THUẾ TNDN KHI DOANH THU GIẢM 10% VÀ CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% ĐVT: Đồng TT Các chỉ tiêu Năm thực hiện 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng doanh thu 105.300.000.000 116.756.640.000 129.459.762.432 143.544.984.585 159.162.678.907 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 3.065.056.437 3.572.995.637 4.144.329.822 4.786.411.713 5.507.419.508 - Thuế giá trị gia tăng 2.246.056.437 2.664.888.437 3.137.420.558 3.669.950.722 4.269.487.561 - Thuế xuất khẩu 819.000.000 908.107.200 1.006.909.263 1.116.460.991 1.237.931.947 3 Doanh thu thuần 102.234.943.563 113.183.644.363 125.315.432.610 138.758.572.871 153.655.259.399 4 Giá trị thu hồi năm cuối 5 Thu nhập thuần 102.234.943.563 113.183.644.363 125.315.432.610 138.758.572.871 153.655.259.399 6 Tổng giá thành 115.378.871.264 121.538.871.264 128.043.831.264 134.913.069.024 142.166.984.099 7 Trả lãi vốn vay 5.675.481.867 4.540.385.494 3.405.289.120 2.270.192.747 1.135.096.373 8 Lợi nhuận chịu thuế -18.819.409.568 -12.895.612.395 -6.133.687.774 1.575.311.100 10.353.178.927 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 0 0 0 0 2.588.294.732 10 Lợi nhuận ròng -18.819.409.568 -12.895.612.395 -6.133.687.774 1.575.311.100 7.764.884.195 Bảng 2.11: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ, LÃI VÀ TÍNH THUẾ TNDN KHI DOANH THU GIẢM 10% VÀ CHI PHÍ VẬN HÀNH TĂNG 10% ĐVT: Đồng TT Các chỉ tiêu Năm thực hiện 2018 2019 2020 2021 2022 1 Tổng doanh thu 176.479.578.373 195.680.560.682 216.970.601.047 240.577.002.440 266.751.775.416 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 6.316.448.119 7.223.610.714 8.240.149.595 9.378.563.792 10.652.744.104 - Thuế giá trị gia tăng 4.943.829.177 5.701.650.746 6.552.600.476 7.507.409.329 8.578.008.133 - Thuế xuất khẩu 1.372.618.943 1.521.959.968 1.687.549.119 1.871.154.463 2.074.735.971 3 Doanh thu thuần 170.163.130.253 188.456.949.969 208.730.451.452 231.198.438.648 256.099.031.313 4 Giá trị thu hồi năm cuối 5.691.813.784 5 Thu nhập thuần 170.163.130.253 188.456.949.969 208.730.451.452 231.198.438.648 261.790.845.096 6 Tổng giá thành 149.827.118.418 157.916.220.258 166.458.311.802 175.478.760.472 185.004.354.268 7 Trả lãi vốn vay 0 0 0 0 0 8 Lợi nhuận chịu thuế 20.336.011.835 30.540.729.710 42.272.139.650 55.719.678.176 76.786.490.828 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 5.084.002.959 7.635.182.428 10.568.034.912 13.929.919.544 19.196.622.707 10 Lợi nhuận ròng 15.252.008.876 22.905.547.283 31.704.104.737 41.789.758.632 57.589.868.121 Bảng 2.12: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ TĂNG 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2011 2012 2013 2014 2015 2016 I Các khoản thu (CI) 0 0 105.300.000.000 116.756.640.000 129.459.762.432 143.544.984.585 1 Doanh thu bán hàng 105.300.000.000 116.756.640.000 129.459.762.432 143.544.984.585 2 Thu hồi năm cuối II Các khoản chi (CO) 27.740.348.995 30.740.177.433 114.065.056.437 119.732.995.637 126.809.289.822 134.320.609.473 1 Tổng vốn đầu tư ban đầu 27.740.348.995 30.740.177.433 1.000.000.000 2 Chi phí vận hành 110.000.000.000 116.160.000.000 122.664.960.000 129.534.197.760 3 Thuế giá trị gia tăng 2.246.056.437 2.664.888.437 3.137.420.558 3.669.950.722 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 0 0 0 0 5 Thuế xuất khẩu 819.000.000 908.107.200 1.006.909.263 1.116.460.991 Cân bằng thu chi (NCFt = CIt-COt) -27.740.348.995 -30.740.177.433 -8.765.056.437 -2.976.355.637 2.650.472.610 9.224.375.111 Hệ số chiết khấu at (r = 15%) 1,00 0,87 0,76 0,66 0,57 0,50 NPVt -27.740.348.995 -26.730.589.072 -6.627.641.918 -1.957.002.145 1.515.416.317 4.586.144.703 NPV (r = 15%) 1.956.623.079 Hệ số chiết khấu at (r = 5%) 1,00 0,95 0,91 0,86 0,82 0,78 NPVt -27.740.348.995 -29.276.359.460 -7.950.164.569 -2.571.087.906 2.180.550.376 7.227.539.269 NPV (r = 5%) 76.009.198.739 IRR (%) 15,45 Bảng 2.12: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN KHI DOANH THU GIẢM 10%, CHI PHÍ TĂNG 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021 2022 I Các khoản thu (CI) 159.162.678.907 176.479.578.373 195.680.560.682 216.970.601.047 240577002440 272443589200 1 Doanh thu bán hàng 159.162.678.907 176.479.578.373 195.680.560.682 216.970.601.047 240577002440 266751775416 2 Thu hồi năm cuối 5691813784 II Các khoản chi (CO) 144.883.827.075 155.848.698.232 167.396.142.135 179.887.625.045 193408372544 209474849814 1 Tổng vốn đầu tư ban đầu 2 Chi phí vận hành 136.788.112.835 144.448.247.153 152.537.348.994 161.079.440.538 170099889208 179625483003 3 Thuế giá trị gia tăng 4.269.487.561 4.943.829.177 5.701.650.746 6.552.600.476 7507409329 8578008133 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 2.588.294.732 5.084.002.959 7.635.182.428 10.568.034.912 13929919544 19196622707 5 Thuế xuất khẩu 1.237.931.947 1.372.618.943 1.521.959.968 1.687.549.119 1871154463 2074735971 Cân bằng thu chi (NCFt = CIt-COt) 14.278.851.833 20.630.880.141 28.284.418.547 37.082.976.002 47168629897 62968739386 Hệ số chiết khấu at (r = 15%) 0,43 0,38 0,33 0,28 0,25 0,21 NPVt 6.173.141.685 7.755.912.011 9.246.226.595 10.541.296.204 11659363919 13534703774 NPV (r = 15%) Hệ số chiết khấu at (r = 5%) 0,75 0,71 0,68 0,64 0,61 0,58 NPVt 10.655.099.084 14.661.981.340 19.144.007.805 23.904.016.971 28957447045 36816517779 NPV (r = 5%) IRR (%) Bảng 2.13: TÍNH GTGT, THUẾ GTGT, THUẾ XUẤT KHẨU KHI DOANH THU TĂNG 10% và CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2013 2014 2015 2016 2017 1 Giá trị đầu ra 128.700.000.000 142.702.560.000 158.228.598.528 175.443.870.048 194.532.163.109 - Doanh thu gộp 128.700.000.000 142.702.560.000 158.228.598.528 175.443.870.048 194.532.163.109 2 Giá trị vật chất đầu vào 45.000.000.000 47.520.000.000 50.181.120.000 52.991.262.720 55.958.773.432 3 Khấu hao 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 4 Giá trị gia tăng 78.321.128.736 89.803.688.736 102.668.607.264 117.073.736.063 133.194.518.412 5 Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 78.321.128.736 89.803.688.736 102.668.607.264 117.073.736.063 133.194.518.412 - Lương 31.500.000.000 33.264.000.000 35.126.784.000 37.093.883.904 39.171.141.403 - Thặng dư xã hội 46.821.128.736 56.539.688.736 67.541.823.264 79.979.852.159 94.023.377.010 Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 1.503.824.798.774 6 Thuế giá trị gia tăng 3.916.056.437 4.490.184.437 5.133.430.363 5.853.686.803 6.659.725.921 7 Thuế xuất khẩu 1.001.000.000 1.109.908.800 1.230.666.877 1.364.563.434 1.513.027.935 Bảng 2.13: TÍNH GTGT, THUẾ GTGT, THUẾ XUẤT KHẨU KHI DOANH THU TĂNG 10% và CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2018 2019 2020 2021 2022 1 Giá trị đầu ra 215.697.262.455 239.165.129.723 265.186.290.168 294.038.558.538 326.029.947.731 - Doanh thu gộp 215.697.262.455 239.165.129.723 265.186.290.168 294.038.558.538 326.029.947.731 2 Giá trị vật chất đầu vào 59.092.464.745 62.401.642.770 65.896.134.765 69.586.318.312 73.483.152.138 3 Khấu hao 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 5.378.871.264 4 Giá trị gia tăng 151.225.926.446 171.384.615.688 193.911.284.138 219.073.368.962 247.167.924.329 5 Giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 151.225.926.446 171.384.615.688 193.911.284.138 219.073.368.962 247.167.924.329 - Lương 41.364.725.321 43.681.149.939 46.127.294.336 48.710.422.819 51.438.206.496 - Thặng dư xã hội 109.861.201.125 127.703.465.749 147.783.989.803 170.362.946.143 195.729.717.833 Tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy 6 Thuế giá trị gia tăng 7.561.296.322 8.569.230.784 9.695.564.207 10.953.668.448 12.358.396.216 7 Thuế xuất khẩu 1.677.645.375 1.860.173.294 2.062.560.035 2.286.966.566 2.535.788.409 Bảng 2.14: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ, LÃI VÀ TÍNH THUẾ TNDN KHI DOANH THU TĂNG 10% VÀ CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% ĐVT: Đồng TT Các chỉ tiêu Năm thực hiện 2013 2014 2015 2016 2017 1 Tổng doanh thu 128.700.000.000 142.702.560.000 158.228.598.528 175.443.870.048 194.532.163.109 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 4.917.056.437 5.600.093.237 6.364.097.241 7.218.250.237 8.172.753.856 - Thuế giá trị gia tăng 3.916.056.437 4.490.184.437 5.133.430.363 5.853.686.803 6.659.725.921 - Thuế xuất khẩu 1.001.000.000 1.109.908.800 1.230.666.877 1.364.563.434 1.513.027.935 3 Doanh thu thuần 123.782.943.563 137.102.466.763 151.864.501.287 168.225.619.811 186.359.409.253 4 Giá trị thu hồi năm cuối 5 Thu nhập thuần 123.782.943.563 137.102.466.763 151.864.501.287 168.225.619.811 186.359.409.253 6 Tổng giá thành 95.378.871.264 100.418.871.264 105.741.111.264 111.361.396.704 117.296.418.129 7 Trả lãi vốn vay 5.675.481.867 4.540.385.494 3.405.289.120 2.270.192.747 1.135.096.373 8 Lợi nhuận chịu thuế 22.728.590.432 32.143.210.005 42.718.100.903 54.594.030.360 67.927.894.751 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 5.682.147.608 8.035.802.501 10.679.525.226 13.648.507.590 16.981.973.688 10 Lợi nhuận ròng 17.046.442.824 24.107.407.504 32.038.575.677 40.945.522.770 50.945.921.063 Bảng 2.14: DỰ TRÙ CÁC KHOẢN LỖ, LÃI VÀ TÍNH THUẾ TNDN KHI DOANH THU TĂNG 10% VÀ CHI PHÍ VẬN HÀNH GIẢM 10% ĐVT: Đồng TT Các chỉ tiêu Năm thực hiện 2018 2019 2020 2021 2022 1 Tổng doanh thu 215.697.262.455 239.165.129.723 265.186.290.168 294.038.558.538 326.029.947.731 2 Các khoản giảm trừ doanh thu 9.238.941.697 10.429.404.078 11.758.124.242 13.240.635.014 14.894.184.626 - Thuế giá trị gia tăng 7.561.296.322 8.569.230.784 9.695.564.207 10.953.668.448 12.358.396.216 - Thuế xuất khẩu 1.677.645.375 1.860.173.294 2.062.560.035 2.286.966.566 2.535.788.409 3 Doanh thu thuần 206.458.320.758 228.735.725.645 253.428.165.927 280.797.923.524 311.135.763.105 4 Giá trị thu hồi năm cuối 5.691.813.784 5 Thu nhập thuần 206.458.320.758 228.735.725.645 253.428.165.927 280.797.923.524 316.827.576.889 6 Tổng giá thành 123.563.800.754 130.182.156.805 137.171.140.795 144.551.507.889 152.345.175.540 7 Trả lãi vốn vay 0 0 0 0 0 8 Lợi nhuận chịu thuế 82.894.520.005 98.553.568.840 116.257.025.131 136.246.415.635 164.482.401.349 9 Thuế thu nhập doanh nghiệp (25%) 20.723.630.001 24.638.392.210 29.064.256.283 34.061.603.909 41.120.600.337 10 Lợi nhuận ròng 62.170.890.004 73.915.176.630 87.192.768.849 102.184.811.726 123.361.801.012 Bảng 2.15: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN KHI DOANH THU TĂNG 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2011 2012 2013 2014 2015 2016 I Các khoản thu (CI) 0 0 128.700.000.000 142.702.560.000 158.228.598.528 175.443.870.048 1 Doanh thu bán hàng 128.700.000.000 142.702.560.000 158.228.598.528 175.443.870.048 2 Thu hồi năm cuối II Các khoản chi (CO) 27.740.348.995 30.740.177.433 101.599.204.045 108.675.895.738 117.405.862.466 126.849.283.267 1 Tổng vốn đầu tư ban đầu 27.740.348.995 30.740.177.433 1.000.000.000 2 Chi phí vận hành 90.000.000.000 95.040.000.000 100.362.240.000 105.982.525.440 3 Thuế giá trị gia tăng 3.916.056.437 4.490.184.437 5.133.430.363 5.853.686.803 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 5.682.147.608 8.035.802.501 10.679.525.226 13.648.507.590 5 Thuế xuất khẩu 1.001.000.000 1.109.908.800 1.230.666.877 1.364.563.434 Cân bằng thu chi (NCFt = CIt-COt) -27.740.348.995 -30.740.177.433 27.100.795.955 34.026.664.262 40.822.736.062 48.594.586.781 Hệ số chiết khấu at (r = 15%) 1,00 0,870 0,756 0,658 0,572 0,497 NPVt -27.740.348.995 -26.730.589.072 20.492.095.240 22.373.084.088 23.340.531.837 24.160.098.009 NPV (r = 15%) 192.626.858.929 Hệ số chiết khấu at (r = 60%) 1,00 0,625 0,391 0,244 0,153 0,095 NPVt -27.740.348.995 -19.212.610.896 10.586.248.420 8.307.291.080 6.229.055.185 4.634.340.933 NPV (r = 60%) -6.351.328.241 IRR (%) 54,36 Bảng 2.15: TÍNH TOÁN GIÁ TRỊ HIỆN TẠI RÒNG CỦA DỰ ÁN KHI DOANH THU TĂNG 10%, CHI PHÍ VẬN HÀNH 10% ĐVT: Đồng TT Chỉ tiêu Năm hoạt động 2017 2018 2019 2020 2021 2022 I Các khoản thu (CI) 194.532.163.109 215.697.262.455 239.165.129.723 265.186.290.168 294.038.558.538 331.721.761.515 1 Doanh thu bán hàng 194.532.163.109 215.697.262.455 239.165.129.723 265.186.290.168 294.038.558.538 326.029.947.731 2 Thu hồi năm cuối 5.691.813.784 II Các khoản chi (CO) 137.072.274.408 148.147.501.187 159.871.081.828 172.614.650.055 186.474.875.548 202.981.089.238 1 Tổng vốn đầu tư ban đầu 2 Chi phí vận hành 111.917.546.865 118.184.929.489 124.803.285.540 131.792.269.531 139.172.636.624 146.966.304.275 3 Thuế giá trị gia tăng 6.659.725.921 7.561.296.322 8.569.230.784 9.695.564.207 10.953.668.448 12.358.396.216 4 Thuế thu nhập doanh nghiệp 16.981.973.688 20.723.630.001 24.638.392.210 29.064.256.283 34.061.603.909 41.120.600.337 5 Thuế xuất khẩu 1.513.027.935 1.677.645.375 1.860.173.294 2.062.560.035 2.286.966.566 2.535.788.409 Cân bằng thu chi (NCFt = CIt-COt) 57.459.888.701 67.549.761.268 79.294.047.894 92.571.640.113 107.563.682.991 128.740.672.276 Hệ số chiết khấu at (r = 15%) 0,432 0,376 0,327 0,284 0,247 0,215 NPVt 24.841.495.543 25.394.457.299 25.921.364.912 26.314.637.705 26.588.097.369 27.671.934.994 NPV (r = 15%) Hệ số chiết khấu at (r = 60%) 0,060 0,037 0,023 0,015 0,009 0,006 NPVt 3.424.876.255 2.516.424.703 1.846.208.421 1.347.094.659 978.285.998 731.805.996 NPV (r = 60%) IRR (%) 2.2. Phân tích và kết luận dựa trên các kết quả tính toán được 2.2.1. Phân tích hiệu quả kinh tế vốn đầu tư 2.2.1.1 Nhóm phương pháp giản đơn 1. Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn (R) Chọn năm 2017 là năm bình thường của dự án vì năm này là năm dự án đạt công suất thiết kế của dự án, có điều kiện khai thác ổn định, ít biến động, việc trả lãi vay vẫn còn tiếp tục và lợi nhuận ròng đạt mức trung bình. Khi đó, sử dụng số liệu trong bảng 1, bảng 7 và công thức 1-1 ta có: Sau khi khấu hao xong thì dự án có lợi nhuận ròng và có tỉ lệ lãi giản đơn (R=52,26%) lớn hơn tỉ lệ lãi vay vốn (r = 15%). Do vậy, theo nguyên tắc sử dụng chỉ tiêu này thì dự án được chấp nhận. 2. Thời hạn thu hồi vốn Dựa vào các số liệu của bảng 1, bảng 2, bảng 7 và công thức 1-4 ta có bảng số liệu sau: Năm Pt Dt Pt + Dt Vốn đầu tư còn lại ở năm cuối 2011 2012 52.609.951.619 2013 1.465.942.824 5.378.871.264 6.844.814.088 45.765.137.531 2014 7.217.849.104 5.378.871.264 12.596.720.368 33.168.417.162 2015 13.719.154.923 5.378.871.264 19.098.026.188 14.070.390.975 2016 6,39 tháng 21.063.503.047 5.378.871.264 26.442.374.312 Như vậy, thời hạn thu hồi vốn là 3 năm 6 tháng tính từ khi dự án bắt đầu hoạt động so sánh với thời hạn thu hồi vốn tiêu chuẩn của một số ngành công nghiệp khác là 8 năm và thời hạn khấu hao TSCĐ của dự án là 10 năm thì dự án chấp nhận được theo phương diện này. 2.2.1.2. Nhóm phương pháp chiết khấu luồng tiền mặt 1. Giá trị hiện tại thực (NPV) Vận dụng các công thức 1-16, 1-17 áp dụng cho bảng số 9 ta có giá trị hiện tại ròng của dự án với lãi suất 15% là: NPV(r=15%) = 100.470.865.967 (đồng) > 0, dự án có thu lớn hơn chi và như vậy thì việc đầu tư khai thác vào dự án mang lại lợi nhuận cao cho chủ đầu tư. Do đó, dự án có thể chấp nhận theo phương diện này. 2. Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR Theo kết quả tính toán bảng 9, tỉ suất hoàn vốn nội bộ IRR = 36,86%, lớn hơn gấp 2,46 lần so với lãi vay vốn của dự án là r = 15% . Vậy với lãi suất mà dự án mang lại với tỷ lệ cao hơn so với lãi vay vốn và mang lại lợi nhuận cho dự án, nên dự án hoàn toàn chấp nhận và đầu tư vào dự án. 3. Tỷ lệ lợi ích trên chi phí (B/C) Theo kết quả tính toán ở bảng 9 và áp dụng công thức 1-21 ta được: (đồng ) (đồng) Tỉ lệ lợi ích trên chi phí: Ta thấy tỉ lệ B/C = 1,15 > 1, do đó thu nhập của dự án có thể bù đắp được chi phí bỏ ra. Và cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thì dự án sẽ mang lại 1,15 đồng thu nhập. Vậy có thể chấp nhận được dự án theo phương diện này và nên đầu tư vào dự án. 4. Tỷ lệ giá trị hiện tại ròng PV Căn cứ vào kết quả tính toán bảng số liệu 9 và công thức 1-22, ta có: Kết quả cho thấy PVR = 1,82 > 0, điều này chứng tỏ lợi nhuận ròng của dự án mang lại có thể bù đắp lại vốn đầu tư ban đầu. Ở thời điểm hiện tại năm 2011 thì cứ 1 đồng vốn đầu tư sau cân bằng thu chi thì mang lại lợi nhuận là 2 đồng. Do đó dự án có thể chấp nhận theo phương diện này. 2.2.2. Phân tích tài chính 2.2.2.1. Phân tích cơ cấu nguồn vốn đầu tư Căn cứ vào bảng 1, cơ cấu nguồn vốn của dự án được phân bổ như sau: - Tỉ lệ nguồn vốn chủ sở hữu so với tổng vốn đầu tư: 41,14 %. - Tỉ lệ nguồn vốn vay so với tổng vốn đầu từ: 58,86 %. Qua bảng này ta thấy, cơ cấu nguồn vốn của công ty là khá hợp lý trong điều kiện đầu. Tỷ lệ vốn vay/vốn chủ sở là không cao, ít ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh vì lãi vay phải trả không nhiều, ít ảnh hưởng tới tính chủ động về tài chính của công ty, đồng thời công ty cũng vẫn có thể lợi dụng được lá chắn thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty theo luật thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành. 2.2.2.2. Phân tích khả năng thanh toán Kết hợp bảng 5 và bảng 8 ta thấy: trong thời gian từ khi bắt đầu xây dựng đến hết thời gian cần phải hoàn trả vốn đầu tư, giai đoạn từ năm 2011 đến hết năm 2014 dự án rất căng thẳng về tiền vì đều bội chi. Tuy nhiên, trong các năm sau dự án tạo ra lợi nhuận lớn, thu nhập của dự án có thể bù đắp được các chi phí phải trả và tạo ra lãi cho dự án. Vì vậy, nếu dự án thuyết minh được phương hướng khắc phục tình hình tài chính trên như vay ở nguồn nào để bù vào lượng tiền bội chi trong các năm đó thì dự án có thể dễ dàng chấp nhận được trên phương diện này. 2.2.3. Phân tích độ nhạy của dự án Với kết quả tính toán và phân tích các chỉ tiêu kinh tế thì ta có thể thấy dự án hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nhưng để có thể đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhất để tránh những rủi ro sẽ gặp phải trong quá trình đầu tư cũng như hoạt động để mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất thì ta tiến hành phân tích độ nhạy của dự án. Trong dự án này, khi nhìn vào phần cơ sở dữ liệu thì ta có thể thấy là các nhân tố như vốn đầu tư vào dự án, thời gian xây dựng, các chính sách thuế và quy định về lãi suất là những nhân tố hầu như ít biến đổi và ta có thể coi chúng là những nhân tố ổn định. Các nhân tố như doanh thu, chi phí vận hành dự án là những nhân tố mà chịu tác động của nhiều nhân tố bên ngoài khác, khi những nhân tố này thay đổi thì cũng làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu kinh tế để phân tích dự án. Vì vậy, ta coi 2 nhân tố này là các biến số ảnh hưởng tới tính toán các chỉ tiêu kinh tế của dự án. Qua việc cho thay đổi các biến số này ta được kết quả như sau: Chỉ tiêu Mức độ biến động dự kiến và kết quả tính các chỉ tiêu tương ứng Doanh thu Tăng 10 % NPV= 154,695,579,344 đ IRR= 47 % Giảm 10 % NPV= 44.985.066.401 đ IRR= 25,30 % Chi phí vận hành Giảm 10 % NPV= 139,723,165,253 đ IRR= 44,86 % Tăng 10 % NPV= 60,548,926,535 đ IRR= 28,29 % Qua kết quả tính toán ở bảng trên ta thấy doanh thu là nhân tố ảnh hưởng mạnh hơn so với chi phí vận hành đến các chỉ tiêu tính toán. Giả sử các nhân tố này chỉ có thể biến động tới mức 10%, do đó ta chọn mức tăng giảm 10% làm các mức xảy ra các trường hợp tốt nhất và xấu nhất để phân tích độ nhạy của dự án. Kết quả tính toán ở các bảng 9, bảng 12, bảng 15 được tập hợp trong bảng sau : Trường hợp tốt nhất Doanh thu tăng 10% Chi phí vận hành giảm 10% NPV= 192.626.858.929 đồng IRR = 54,36 % Trường hợp dự kiến Các nhân tố không thay đổi NPV= 100.470.865.967 đồng IRR = 36,86 % Trường hợp xấu nhất Doanh thu giảm 10% Chi phí vận hành tăng 10% NPV= 1.956.623.079 đồng IRR = 15,45 % Các kết quả phân tích độ nhạy cho thấy dự án thoả đáng với trường hợp tốt nhất và thỏa đáng đối với trường hợp xấu nhất. Vì vậy, đầu tư dự án này sẽ rất hiệu quả cho chủ đầu tư. 2.2.4. Phân tích đóng góp của dự án vào GDP quốc dân Qua số liệu tính toán trong bảng 6, tổng giá trị gia tăng quốc dân thuần túy trong suốt quá trình hoạt động của dự án đạt được là 1.244.625.415.133 đồng. Đây chính là khoản đóng góp của dự án vào nền kinh tế quốc dân thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Có thể nói đây là dự án mang lại hiệu quả xã hội cao. Xét trên các phương diện trên thì dự án hoàn toàn được chấp nhận. KẾT LUẬN CHUNG Qua việc phân tích hiệu quả kinh tế của dự án cho thấy đây là dự án có lợi nhuận cao. Tỉ lệ hoàn vốn giản đơn cao hơn tỉ lệ lãi vay trên thị trường vốn hiện hành đó là một điều tốt. Thời gian hoàn trả vốn vay ngắn chứng tỏ việc kinh doanh sẽ có lãi lớn. Tỉ lệ hoàn vốn nội bộ IRR của dự án khá cao lên tới 33,16 % lớn hơn so với chi phí cơ hội của vốn đầu tư là 15 %. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại cho các nhà đầu tư một doanh thu lớn hơn nhiều so với lượng vốn mà các nhà đầu tư phải bỏ ra, đồng thời nó cũng mang lại cho xã hội một khoản giá trị gia tăng quốc dân thuần túy là 995.348.290.938,10 đồng. Vì vậy, việc đầu tư vào dự án là hợp lý vì nó mang lại cho các nhà đầu tư và xã hội những khoản lợi nhuận cao. Kiến nghị: Ta thấy dự án về cơ bản đã đạt hiệu quả trên các chỉ tiêu xem xét ngay cả trong trường hợp xấu nhất thì dự án vẫn mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, tuy nhiên để đảm bảo dự động có hiệu quả và liên tục của dự án, qua đó có một số kiến nghị sau: + Cần phải giải trình rõ ràng về chi phí cho các hoạt động tại những năm đầu tư như chi phí cho quản lý, các chi phí cho dự án đi vào hoạt động sản để từ đó có những phương án toàn diện và hiệu quả nhất. Trên đây là 1 số ý kiến riêng của tác giả khi làm đồ án, rất mong sự giúp đỡ của các thầy cô và các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 18 tháng 12 năm 2011. Sinh viên Nguyễn Văn Thưởng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLuận Văn- Phân tích hiệu quả dự án đầu tư khai thác mỏ khoáng sản.doc
Tài liệu liên quan