Luận văn Phân tích giá thành phân phối điện tại điện lực Trà Vinh

Tài liệu Luận văn Phân tích giá thành phân phối điện tại điện lực Trà Vinh: Cần Thơ - 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ______  ______ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH  Giáo viên hướng dẫn  Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGUYỄN THỊ KIM THOA MSSV: 4053638 Lớp : KT 0520A1 www.kinhtehoc.net 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Đặt vấn đề Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị phản ánh bên trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó,...

pdf88 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích giá thành phân phối điện tại điện lực Trà Vinh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cần Thơ - 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH ______  ______ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐIỆN LỰC TRÀ VINH  Giáo viên hướng dẫn  Sinh viên thực hiện NGUYỄN THỊ KIM PHƯỢNG NGUYỄN THỊ KIM THOA MSSV: 4053638 Lớp : KT 0520A1 www.kinhtehoc.net 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Đặt vấn đề Ngày nay khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, chúng ta chấp nhận sự chi phối của các quy luật kinh tế khách quan như quy luật giá trị phản ánh bên trong doanh nghiệp có tính chất quyết định đến phương hướng sản xuất và trao đổi trên thị trường. Do đó, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh muốn đứng vững, tồn tại và phát triển phải phấn đấu đổi mới tự hoàn thiện mình. Muốn vậy, không có con đường nào khác là doanh nghiệp phải tổ chức quản lý chặt chẽ các yếu tố của quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó, việc hạ thấp giá thành đóng vai trò quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời giá thành cũng thể hiện một phần hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hạ thấp giá thành là biện pháp chủ yếu cơ bản để không ngừng nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng nguồn tích lũy cho doanh nghiệp, từ đó mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động. Và nó ngày càng có ý nghĩa quyết định khi thị trường đang thay đổi, mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt như hiện nay, khi mà các biện pháp nhằm tăng lợi nhuận bằng cách gia tăng khối lượng bán ra hay gia tăng giá bán là vô cùng khó khăn và rất ít khả thi. Chính vì vậy, giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng. Từ đó, phải thường xuyên kiểm tra đánh giá công tác quản lý giá thành để có hướng hoạt động của doanh nghiệp mình theo kế hoạch dựng sẵn cũng như có thể khắc phục nhanh chóng những tình huống, những nhân tố gây bất lợi, trong đó công tác phân tích giá thành giữ vai trò quan trọng. Phân tích giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. Việc tính toán đúng, đủ những chi phí bỏ ra sẽ giúp cho nhà quản trị doanh nghiệp hình dung được bức tranh thực về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. www.kinhtehoc.net 2 Nước ta là nước có nền kinh tế nhiều thành phần, mỗi thành phần kinh tế đóng góp cho xã hội theo mỗi cách khác nhau tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của mình, trong đó một trong nhữnh ngành quan trọng không thể thiếu trong đời sống xã hội đó là ngành điện. Đối với ngành điện Việt Nam, mặc dù đã được chuyển đổi theo mô hình Tập đoàn, được kinh doanh đa ngành nhưng nhiệm vụ chính vẫn là đảm bảo cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, do công tác quy hoạch nhu cầu điện không lường được tốc độ phát triển quá nhanh của nền kinh tế nên ngành điện đang đứng trước tình hình thiếu điện. Để đảm bảo mục tiêu cung cấp đủ điện cho nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội, Tập đoàn đang tập trung vốn, huy động mọi nguồn lực đầu tư phát triển nguồn điện. Trước mắt, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải mua điện thêm bên ngoài với giá thành cao. ĐLTV (gọi tắt là đơn vị) là một doanh nghiệp nhà nước trực thuộc Công ty Điện lực 2 (PC2-thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam) một trong những đơn vị quản lý đầu cuối của quá trình sản xuất là phân phối điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Với những nét đặc thù của một ngành công nghiệp đặc biệt lại trong điều kiện hạch toán phụ thuộc PC2, công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh phân phối điện đặc biệt là công tác quản lý giá thành tại ĐLTV luôn được ban lãnh đạo quan tâm, chú trọng hàng đầu. Nhận thức được tầm quan trọng của giá thành trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong quá trình học tập tại trường Đại học Cần Thơ và thấy được ý nghĩa thực tiễn của giá thành khi thực tập tại ĐLTV nên em đã chọn đề tài “phân tích giá thành phân phối điện tại Điện lực Trà Vinh” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn. Ngày 12.2.2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg, phê duyệt giá bán điện năm 2009 và các năm 2010-2012 theo cơ chế thị trường.Theo đó, từ 1.3.2009, mức giá bán lẻ điện bình quân 948,5 đồng/kWh (chưa gồm VAT) được áp dụng thống nhất toàn quốc cho các đối tượng www.kinhtehoc.net 3 khách hàng tại những vùng nối lưới điện quốc gia. Mục đích của việc tăng giá bán điện là để tăng nguồn vốn đầu tư để đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện quốc gia để hạn chế tình trạng thiếu điện xảy ra ảnh hưởng đến sinh hoạt sản xuất và an ninh quốc phòng của đất nước. Do đó, vấn đề cấp thiết hiện nay của Điện lực các tỉnh là thực hiện tốt công quản lý giá thành phân phối điện (chi phí phân phối điện) và đề ra những biện pháp để hạ giá thành phân phối. Từ đó góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngành điện ngày càng hiệu quả hơn nâng cao nguồn vốn đầu tư của toàn ngành để đầu tư cho hệ thống lưới điện quốc gia phục vụ công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa của đất nước. Toàn thể cán bộ - công nhân viên của ĐLTV đã và đang phấn đấu để góp phần hoàn thành nhiệm vụ đó. Nội dung của đề tài nhằm phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV từ đó đưa ra một số kiến nghị và giải pháp để hạ giá thành phân phối điện của đơn vị. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích giá thành phân phối điện tại ĐLTV giai đoạn 2006-2008. Từ đó đề xuất một số giải pháp và kiến nghị để góp phần hạ giá thành phân phối điện tại đơn vị. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể Xuất phát từ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của đề tài là: - Nghiên cứu sự biến động giá thành đơn vị sản phẩm, nhằm thấy khái quát sự biến động về giá thành phân phối điện thương phẩm tại ĐLTV. - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng làm tăng, giảm giá thành phân phối điện. - Tìm ra những tồn tại về tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện trong ba năm 2006-2008 tại ĐLTV và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó. - Đề ra một số biện pháp khắc phục để giảm giá thành, tăng lợi nhuận. www.kinhtehoc.net 4 1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1 Phạm vi không gian - Đề tài được thực hiện trong quá trình thực tập tại ĐLTV, trụ sở tại số 02 Hùng Vương – Phường 4 – TX. Trà Vinh – Tỉnh Trà Vinh. 1.3.2 Phạm vi thời gian - Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 02/02/2009 đến ngày 25/ 04/ 2009. - Thời gian nghiên cứu: số liệu trong giai đoạn 2006- 2008. 1.3.3 Đối tượng nghiên cứu - Tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện tại ĐLTV. - Một số giải pháp và kiến nghị để giảm giá thành phân phối điện. www.kinhtehoc.net 5 CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Các vấn đề chung về giá thành sản phẩm 2.1.1.1 Khái niệm Giá thành là toàn bộ hao phí lao động vật hóa (nguyên vật liệu, nhiên liệu, động lực, khấu hao TSCĐ và công cụ nhỏ) và lao động sống trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, quản lý kinh doanh, được tính bằng tiền cho một sản phẩm, một đơn vị công việc, hoặc một dịch vụ sau một thời kỳ, thường là đến ngày cuối tháng. 2.1.1.2 Phân loại giá thành - Căn cứ vào phạm vi nội dung các chi phí cấu thành gồm có: giá thành sản xuất sản phẩm và giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ + Giá thành sản xuất (hay giá thành công xưởng): là toàn bộ chi phí liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm hoàn thành. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Giá thành sản xuất của sản phẩm được sử dụng ghi sổ cho những sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc giao cho khách hàng, đồng thời là căn cứ tính giá vốn hàng bán và lãi gộp của doanh nghiệp sản xuất. + Giá thành toàn bộ sản phẩm tiêu thụ: là toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến một khối lượng sản phẩm hoàn thành từ khi sản xuất đến khi tiêu thụ xong sản phẩm. Giá thành sản xuất sản phẩm Chi phí bán hàng Chi phí quản lý doanh nghiệp www.kinhtehoc.net 6 Giá thành toàn bộ còn được gọi là giá thành đầy đủ và được tính như sau : Giá thành toàn bộ = giá thành sản xuất + chi phí ngoài sản xuất Giá thành toàn bộ sản phẩm được xác định khi sản phẩm tiêu thụ, là căn cứ để tính toán xác định lãi trước thuế và lợi tức của doanh nghiệp. - Căn cứ vào thời điểm xác định và số liệu nguồn để tính giá thành + Giá thành kế hoạch: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho tổng sản phẩm kế hoach dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. + Giá thành định mức: là giá thành được tính trước khi bắt đầu sản xuất kinh doanh cho 1 đơn vị sản phẩm dựa trên chi phí định mức của kỳ kế hoạch. Giữa giá thành kế hoạch và giá thành định mức có mối quan hệ với nhau như sau: Giá thành kế hoạch = giá thành định mức x tổng sản phẩm theo kế hoạch + Giá thành thực tế: là giá thành được xác định sau khi đã hoàn thành việc chế tạo sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh và kết quả sản xuất kinh doanh thực tế đạt được. Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí xác định được nguyên nhân vượt (hụt) định mức trong kỳ hạch toán. Từ đó điều chỉnh kế hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp. Giá thành được xác định là mục tiêu để phấn đấu tiết kiệm chi phí sản xuất và chi phí tiêu thụ, đồng thời là căn cứ thúc đẩy doanh nghiệp cải tiến việc tổ chức quản lý kinh doanh, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả trong sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. 2.1.2 Phân tích giá thành sản phẩm 2.1.2.1 Ý nghĩa, mục đích, nhiệm vụ của việc phân tích giá thành ● Ý nghĩa Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu chất lượng phản ánh và đo lường hiệu quả kinh tế của hoạt động kinh doanh. Đồng thời chỉ tiêu giá thành còn có chức năng www.kinhtehoc.net 7 thông tin và kiểm tra về chi phí, giúp cho người quản lý có cơ sở để đề ra quyết định kinh doanh đúng đắn, kịp thời. Vì vậy việc tiết kiệm chi phí và hạ giá thành sản phẩm là một trong những công tác trọng yếu trong việc quản lý giá thành. Muốn hạ giá thành sản phẩm phải nâng cao chất lượng công tác (chất lượng công nghệ sản xuất sản phẩm, tổ chức, quản lý, điều hành sản xuất,...). Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết rõ nguyên nhân và các nhân tố làm ảnh hưởng đến giá thành giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh, từ đó giúp cho doanh nghiệp ra các quyết định tối ưu. ● Mục đích - Phân tích tình hình giá thành là cơ sở để doanh nghiệp đề ra biện pháp hữu hiệu nhằm hạ thấp giá thành, đề ra phương hướng cải tiến công tác quản lý giá thành. - Qua phân tích giá thành nhằm mục đích đánh giá tình hình thực hiện chế độ chính sách của nhà nước liên quan đến giá thành như: chế độ khấu hao, chính sách thuế, chính sách tiền lương,... trên cơ sở đó có phương pháp giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ chính sách. - Tài liệu phân tích giá thành là cơ sở để đưa ra những dự đoán chính xác khoa học giá thành ở kỳ sau. ● Nhiệm vụ Phân tích giá thành có những nhiệm vụ sau đây: - Đánh giá khái quát tình hình giá thành. Xác định các nhân tố làm ảnh hưởng đến tình hình đó. - Đề ra các biện pháp nhằm không ngừng hạ thấp giá thành sản phẩm, trên cơ sở nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất, giảm bớt các khoản tổn thất và lãng phí trong quá trình sản xuất kinh doanh. www.kinhtehoc.net 8 2.1.2.2 Phân tích tình hình hoàn thành kế hoạch giá thành Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch giá thành nhằm cung cấp cho nhà quản lý thông tin tổng quát về tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Để đánh giá chung, cần tính ra và so sánh giữa kết quả đạt được với nhiệm vụ kế hoạch đề ra trên cả 2 chỉ tiêu: mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành. Nếu cả 2 chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm, ngược lại nếu 1 trong 2 chỉ tiêu đơn vị không hoàn thành thì kết luận hoàn thành không toàn diện. + Mức hạ giá thành (ký hiệu là M): biểu hiện số tuyệt đối về mức giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh khả năng tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. + Tỷ lệ hạ giá thành (ký hiệu là T): biểu hiện bằng số tương đối kết quả giảm của giá thành năm nay so với năm trước, nó phản ánh tốc độ giảm giá thành nhanh hay chậm và mức phấn đấu hạ giá thành. Qui ước một số ký hiệu sau: Qk: sản lượng kỳ kế hoạch Qt: sản lượng kỳ thực tế Zk : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ kế hoạch Ztt : giá thành đơn vị sản phẩm kỳ thực tế Znt : giá thành đơn vị sản phẩm năm trước Mức hạ giá thành: M =   )( QtZttQkZk Tỷ lệ hạ giá thành: T= (M ÷  )QkZk x 100% 2.1.2.3 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được. Mục tiêu của tất cả các doanh nghiệp là phải phấn đấu hạ giá thành, mức hạ càng nhiều khả năng tăng lợi tức càng cao. Hạ thấp giá thành trong điều kiện chất www.kinhtehoc.net 9 lượng sản phẩm không đổi là phương hướng phấn đấu cho tất cả các ngành sản xuất, cho tất cả các loại sản phẩm, dịch vụ cung cấp, nhất là những sản phẩm so sánh được. Việc phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được tiến hành trên 2 chỉ tiêu là mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành. Bước1: Xác định nhiệm vụ hạ giá thành kế hoạch + Mức hạ giá thành kế hoạch Mk =   )( ZntZkQk + Tỷ lệ hạ giá thành kế hoạch Tk = QkxZnt Mk x100% Bước 2: Xác định kết quả thực tế hạ giá thành + Mức hạ giá thành thực tế Mt =   )( ZntZttQt + Tỷ lệ hạ giá thành thực tế Tt = QtxZnt Mt x 100% Bước 3: So sánh giữa thực tế với kế hoạch + Mức hạ (M) = Mt – Mk Nếu kết quả là số âm (-): mức hạ đã hạ thêm, đây là biểu hiện tốt, tăng khả năng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nếu kết quả là số dương (+): biểu hiện không tốt, giá thành tăng. + Tỷ lệ hạ: (T) = Tt - Tk www.kinhtehoc.net 10 Nếu kết quả là số âm (-): biểu hiện tốt, doanh nghiệp có nhiều cố gắng trong công tác quản lý giá thành, hạ được giá thành sản phẩm. Nếu kết quả là số dương (+): không tốt, doanh nghiệp cần phải xem xét lại trong công tác quản lý giá thành. Bước 4: Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến việc thực hiện kế hoạch hạ giá thành Nguyên nhân làm cho giá thành sản phẩm tăng hay giảm có thể có nhiều nguyên nhân nhưng ta dễ dàng nhận thấy ảnh hưởng bởi 3 nhân tố: - Sản lượng sản phẩm - Kết cấu mặt hàng - Giá thành đơn vị Dùng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định lần lượt mức độ ảnh hưởng bởi 3 nhân tố trên đến chỉ tiêu mức hạ và tỉ lệ hạ giá thành. + Nhân tố sản lượng sản phẩm: giả định rằng chỉ có sản lượng thay đổi, các nhân tố khác không đổi (kết cấu mặt hàng, giá thành đơn vị sản phẩm). Mức hạ giá thành (Msl) = Mk x R (với R là tỉ lệ hoàn thành kế hoạch sản lượng chung) R =   QkxZnt QtxZnt x 100% Mức độ ảnh hưởng: Msl = Msl- Mk (với Mk mức hạ giá thành kỳ kế hoạch) Tỷ lệ hạ, do sản lượng phản ánh qui mô còn tỷ lệ hạ phản ánh tốc độ hạ nên khi sản lượng sản xuất thay đổi không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ hạ chung. Tsl = QtxZnt Msl x 100% Tỷ lệ ảnh hưởng : Tsl = Tsl – Tk = 0 (với Tk tỉ lệ hạ kỳ kế hoạch) www.kinhtehoc.net 11 + Kết cấu mặt hàng : do mỗi loại sản phẩm khác nhau đều có mức hạ và tốc độ hạ giá thành khác nhau nên khi thay đổi kết cấu mặt hàng, mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành chung cũng sẽ bị ảnh hưởng. Mức hạ giá thành (Mkc) = QtZk - QtZnt Mức độ ảnh hưởng: Mkc = Mkc - Msl Tỷ lệ hạ Tkc = QtZnt Mkc x 100% Tỷ lệ ảnh hưởng: Tkc = Tkc – Tsl + Nhân tố giá thành đơn vị: đây là nhân tố quyết định, phản ánh thành tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận. Mức hạ giá thành (Mz) = tQtZt - QtZnt = Mt (đây cũng chính là mức hạ giá thành thực tế) Mức ảnh hưởng: Mz = Mz - Mkc Tỷ lệ hạ (Tz) = QtZnt Mt x 100% Tỷ lệ ảnh hưởng: Tz = Tz – Tkc Tổng hợp 3 nhân tố đánh giá: mức hạ và tỷ lệ hạ giá thành từ đó rút ra nhận xét: Mt - Mk = Msl + Mkc + Mz Tt - Tk = Tsl + Tkc + Tz Ngoài ra, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật, việc tăng năng suất lao động,... cũng có ảnh hưởng nhất định đến giá thành sản phẩm. Như vậy, phân tích giá thành sản phẩm vô cùng quan trọng và cần thiết nhằm giúp cho doanh nghiệp đánh giá chính xác thực trạng về chi phí của đơn vị. Cho nên công tác này phải cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục mới kịp thời phát hiện những vướng mắc và tìm www.kinhtehoc.net 12 biện pháp hữu hiệu để khắc phục, góp phần hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo hiệu quả kinh doanh ngày càng cao hơn. 2.1.2.4 Phân tích, đánh giá khoản mục ( hoặc yếu tố ) giá thành Trong bước này cần so sánh từng khoản mục (hoặc yếu tố) chi phí thực tế với kế hoạch, phân tích nội dung, nguyên nhân làm ảnh hưởng đến sự biến động của giá thành. Cụ thể phải đi sâu vào phân tích từng khoản mục chính (hoặc yếu tố): * Chi phí chia theo khoản mục: - Nguyên vật liệu trực tiếp - Nhân công trực tiếp - Chi phí sản xuất chung - Chi phí bán hàng - Chi phí quản lý * Chi phí chia theo yếu tố: - Nguyên vật liệu - Nhân công - CCDC - Khấu hao TSCĐ - Chi phí dịch vụ thuê ngoài - Chi phí khác bằng tiền 2.1.3 Khái quát về giá thành phân phối điện Theo quy định của PC2, hàng năm đơn vị phải lập kế hoạch giá thành vào giữa quí 4 năm báo cáo và trình Công ty duyệt. Kế hoạch giá thành phân phối điện của năm sau được xây dựng dựa trên: - Tình hình thực hiện giá thành quí 3 và ước thực hiện quý 4 năm trước. - Tốc độ phát triển kế hoạch của các chỉ tiêu như: kế hoạch phát triển lưới điện, kế hoạch sản lượng tiêu thụ, kế hoạch phát triển khách hàng,… www.kinhtehoc.net 13 - Các yếu tố khác có liên quan, ảnh hưởng đến chỉ tiêu giá thành phân phối điện như: tỷ lệ điện tổn thất, suất sự cố, kế hoạch sửa chữa lớn, kế hoạch lao động và tiền lương,… - Mức phấn đấu hạ giá thành năm kế hoạch. Như đã nói ở phần trên, do đặc điểm hạch toán tập trung trên máy tính và đặc thù của sản phẩm điện, chi phí sản xuất kinh doanh điện được hạch toán thẳng vào tài khoản 154.1 (chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang) mà không hạch toán vào tài khoản (621, 622), chi phí bán hàng và chi phí quản lý được hạch toán vào tài khoản (641, 642). Nếu chia chi phí phân phối điện theo khoản mục tính giá thành, căn cứ vào mã số chi phí của PC2, ta có 7 khoản mục: 1. Nhiên liệu dùng trong sản xuất. 2. Vật liệu dùng trong sản xuất 3. Tiền lương công nhân 4. Chi phí điện mua 5. Chi phí điện vô công 6. Chi phí giải quyết sự cố 7. Chi phí sản xuất chung Nếu chia theo yếu tố chi phí, chi phí giá thành sẽ gồm 6 yếu tố: 1. Vật liệu 2. Tiền lương và BHXH 3. Khấu hao cơ bản TSCĐ 4. Chi phí sửa chữa lớn 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 6. Chi phí bằng tiền Hai cách phân loại trên được ĐLTV sử dụng đồng thời, bổ sung cho nhau giúp đơn vị quản lý đầy đủ nhất nội dung của chi phí. 2.1.4 Phương pháp trích khấu hao TSCĐ trong đơn vị Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh trong thời gian sử dụng của TSCĐ. www.kinhtehoc.net 14 Khấu hao TSCĐ là yếu tố chi phí cơ bản và thường chiếm tỷ trọng đáng kể trong giá thành. Đối với ngành điện, chi phí này chiếm tỷ trọng cao trong tổng giá thành hiện nay. Đối với các Điện lực, TSCĐ chủ yếu là khối lượng máy móc thiết bị sản xuất, hệ thống truyền tải và phân phối cấp điện áp từ 15-22kV trở xuống. Điều lưu ý ở đây là khối lượng máy móc thiết bị sản xuất đa phần đã được sử dụng lâu đời cũ kỷ lạc hậu nhưng lại có giá trị lớn, chi phí khấu hao đưa vào giá thành phân phối chiếm tỷ trọng rất cao. Tất cả các TSCĐ khi được hạch toán tăng hoặc điều chỉnh tăng (giảm) trên máy tính và trích khấu hao theo quyết định 206/2003/QĐ của Bộ tài chính ngày 12/12/2003, tài sản được đăng ký vào danh mục tài sản của chương trình Fmis, khi máy tính khai thác thì chương trình tự động chọn số năm trích khấu hao theo đúng danh mục đã đăng ký. Mức trích khấu hao tháng = (Nguyên giá x tỷ lệ khấu hao (năm)) ÷ 12 tháng 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu - Số liệu được thu thập từ phòng tài chính - kế toán và các phòng ban, nghiên cứu tài liệu, các báo cáo như: báo cáo tổng kết công tác sản xuất kinh doanh (SXKD) năm 2006, 2007, 2008; báo cáo phân tích hoạt động kinh tế năm 2006, 2007, 2008 và báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 của ĐLTV. 2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu - Phương pháp so sánh + Phương pháp so sánh số tuyệt đối + Phương pháp so sánh số tương đối Hai phương pháp so sánh trên được sử dụng để phân tích các số liệu trong các biểu bảng. - Phương pháp thay thế liên hoàn (sử dụng trong phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm so sánh được) www.kinhtehoc.net 15 CHƯƠNG 3 KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI ĐLTV 3.1 TỔNG QUAN VỀ ĐLTV 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển Sở Điện lực Trà Vinh được thành lập từ tháng 4 năm 1992 trên cơ sở tách tỉnh Cửu Long thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. Đầu năm 1995, Chính phủ thành lập Tổng công ty Điện Lực Việt Nam. Đến năm 1996, Chính phủ sáp nhập Bộ năng lượng và Bộ công nghiệp nhẹ thành Bộ Công Nghiệp và giao chức năng quản lý nhà nước về điện cho Sở Công Nghiệp, ngành điện chỉ đảm nhận nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Vì vậy Sở Điện Lực Trà Vinh được đổi tên là ĐLTV đến ngày nay. Trụ sở của ĐLTV tại số 02 - Đường Hùng Vương - Phường 4 - Thị xã Trà Vinh - Tỉnh Trà Vinh. Trước năm 1990, điện lưới được kéo về chỉ phủ ở một số nơi, còn lại được cung cấp điện qua cụm máy phát điện đặt tại Chi nhánh điện Thị xã Trà Vinh. Đến khi tách tỉnh năm 1992, cơ sở hạ tầng về điện còn thấp, toàn tỉnh chỉ có 01 trạm biến áp trung gian 6MVA với 191Km đường dây trung thế, 41Km đường dây hạ thế. Số xã có điện chỉ đạt 48% (37/76 xã), hầu hết lưới điện chỉ kéo đến trung tâm xã. Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ, chỉ đạt 8,6%. Điện thương phẩm năm 1992 chưa đến 18 triệu kWh, bình quân 20kWh/người/năm. Tính đến 31 tháng 12 năm 2007, ĐLTV đã phát triển và quản lý trên 1.900Km đường dây trung thế và trên 1.500Km đường dây hạ thế. Số xã có điện đạt 100% (84/84 xã). Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh 204.005 hộ, đạt 91,33%. Sản lượng điện thương phẩm đạt trên 237 triệu kWh, bình quân 236kWh/người/năm. Từ khi thành lập đến nay ĐLTV đã có những bước tiến vững chắc, qui mô quản lý ngày càng được mở rộng; sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng với tốc độ khá, số lượng khách hàng tăng, thị phần được mở rộng, đời sống người lao động được nâng cao, tình hình sản xuất kinh doanh phát triển và ổn định, tạo tiền đề vững www.kinhtehoc.net 16 chắc cho việc phát triển mở rộng mạng lưới kinh doanh trên địa bàn tỉnh Trà Vinh năm 2009 và những năm tiếp sau. 3.1.2 Vị trí, vai trò của ĐLTV ĐLTV là một trong 20 điện lực tỉnh phía nam từ tỉnh Ninh Thuận đến tỉnh Cà Mau (trừ Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai) trực thuộc PC2, nhiệm vụ chính của ĐLTV hiện nay là xây dựng, quản lý và phân phối kinh doanh điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, với diện tích tự nhiên 2.225,7 km2, dân số khoảng hơn một triệu người. Là doanh nghiệp Nhà nước thuộc thành phần kinh tế Nhà nước, đóng vai trò quan trọng trong cung cấp nguồn năng lượng điện quan trọng thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển tại địa phương. ĐLTV ngoài việc thực hiện SXKD có hiệu quả, đảm bảo quản lý và sử dụng tốt tài sản và nguồn vốn do PC2 giao, còn phải thực hiện tốt những chủ trương và định hướng phát triển của Đảng và Nhà nước tại địa phương trong từng thời kỳ. Đặc biệt hơn đối với vai trò là doanh nghiệp Nhà nước SXKD mặt hàng độc quyền thì còn phải thực hiện nhiệm vụ phục vụ cho nền kinh tế phát triển, phục vụ vì mục tiêu chính trị xã hội. Tỉnh Trà Vinh, trước đây nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, dân số khoảng một triệu người trong đó 30% người dân tộc Khơmer, nền kinh tế phát triển rất chậm, đời sống đa số người dân là nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Trước những năm 1990 khi Thị xã Trà Vinh chưa có điện lưới quốc gia, hầu như toàn bộ khu vực nội ô của Thị xã Trà Vinh chỉ được cung cấp điện qua cụm các máy phát điện đặt tại Chi nhánh điện (CNĐ) Trà Vinh. Sau năm 1990 khi lưới điện quốc gia được kéo về Thị Xã Trà Vinh và khi tỉnh được tách vào năm 1992 cơ sở hạ tầng về điện còn rất thấp: Toàn tỉnh số xã có điện chỉ đạt 48% và hầu hết điện lưới chỉ kéo về tập trung ở trung tâm các xã; Số hộ sử dụng điện toàn tỉnh là 13.330 hộ chỉ đạt 8,6% và điện thương phẩm cả năm 1992 là 17.900.000 Kwh, bình quân đầu người là: 20 Kwh/người/năm. Tính đến 31/12/2008, trên địa bàn tỉnh Trà Vinh số xã, phường, thị trấn có điện là 104/104, đạt tỷ lệ 100%. Số hộ dân có điện là 211.083/237.663, đạt tỷ lệ 88,82%, trong đó số hộ dân nông thôn có điện là 178.076/203.748 hộ, đạt tỷ lệ 87,40. Năm www.kinhtehoc.net 17 2008 toàn đơn vị phát triển mới được 6.318 khách hàng (ánh sáng sinh hoạt 5.238 khách hàng, khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt 1.080 khách hàng), trung bình phát triển 256 khách hàng/tháng. Nâng tổng số khách hàng toàn đơn vị đến cuối tháng 12/2008 là 87.801 khách hàng, trong đó có 80.431 khách hàng ánh sáng sinh hoạt (chiếm 91,6%) và 7.370 khách hàng ngoài ánh sáng sinh hoạt (chiếm 8.4%). Hiện nay, ngoài ĐLTV còn có 07 đơn vị thuộc mô hình tổ chức quản lý Điện nông thôn (02 Công ty cổ phần và 05 hợp tác xã ) thực hiện chức năng kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Trà Vinh với sản lượng điện thương phẩm chiếm trên 37% tổng điện thương phẩm bán ra của toàn Điện lực. Cùng với cả nước, Trà Vinh đã và đang tập trung phấn đấu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã và đang hình thành và phát triển, nhu cầu dùng điện ngày càng tăng. Vì thế, để đáp ứng nhu cầu SXKD và tiêu dùng sinh hoạt, việc sản xuất và phân phối điện một cách ổn định, kịp thời, đầy đủ là nhu cầu rất lớn. Hơn nữa, ngoài nhiệm vụ chính trị phát triển kinh tế xã hội của địa phương ĐLTV còn là doanh nghiệp, hoạt động SXKD theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam và đảm bảo có hiệu quả. Vì vậy, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của mình, ĐLTV phải nỗ lực rất nhiều từ đầu tư trang thiết bị, thiết kế, sửa chữa, quản lý vận hành... để hệ thống lưới điện luôn vận hành được ổn định, an toàn và liên tục. 3.1.3 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động 3.1.3.1 Chức năng - Quản lý, vận hành, xây dựng, cải tạo, sửa chữa lưới điện, nguồn điện trong tỉnh theo kế hoạch của PC2 giao. - Quản lý kinh doanh điện năng, cung ứng điện an toàn liên tục và đảm bảo chất lượng. - Tham gia với địa phương trong việc quy hoạch, kế hoạch phát triển phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tại địa phương. - Quản lý sử dụng toàn bộ tài sản lưới điện, nguồn điện, vốn do PC2 giao. www.kinhtehoc.net 18 - Thiết kế lưới điện phân phối, tổ chức và họat động sản xuất kinh doanh dịch vụ khác theo giấy phép hành nghề. 3.1.3.2 Nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện công tác kinh doanh điện năng, có biện pháp chống thất thu tiền điện, giảm tổn thất điện năng, thực hiện tốt chỉ tiêu tài chính kế toán PC2 giao. - Tổ chức thực hiện công tác quản lý vận hành, mua bán điện theo kế hoạch của Công ty, hiệu chỉnh sửa chữa các loại điện kế. - Cải tạo mở rộng phát triển lưới điện nông thôn thuộc phạm vi quản lý. - Khảo sát thiết kế, nhận thầu thi công xây dựng đường dây và trạm theo phân cấp. - Tham gia quy hoạch phát triển lưới điện địa phương. - Quản lý chặt chẽ và có hiệu quả lực lượng lao động. Thực hiện chế độ hợp đồng lao động và thỏa ước lao động. Quản lý kho, tài chính, tài sản, tiền vốn và kế hoạch khai thác theo đúng chế độ chính sách hiện hành của nhà nước. - Quan hệ tốt với chính quyền và nhân dân địa phương về công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho nguồn điện và lưới điện. - Tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất ở các đơn vị trực thuộc, chấp hành pháp lệnh thanh tra nhà nước. Tổ chức tiếp dân theo quy định của PC2. Tham gia xét và giải quyết khiếu nại của khách hàng dùng điện theo đúng quy định hiện hành. - Thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo thống kê. - Tổ chức và thực hiện pháp lệnh, quy trình quy phạm an toàn lao động trong sản xuất kinh doanh. 3.1.3.3 Lĩnh vực hoạt động * Sản xuất chính: - Sản xuất điện năng (bằng máy phát điện diesel) - Kinh doanh điện năng (phân phối và tiêu thụ điện năng) www.kinhtehoc.net 19 * Sản xuất khác: - Khảo sát, thiết kế, giám sát thi công các công trình điện - Thi công xây lắp công trình điện - Nhận thực hiện các dịch vụ theo yêu cầu của khách hàng như : lắp điện kế mới, sửa chữa điện,... * Tổng đại lý cung cấp các dịch vụ viễn thông công cộng : - Kinh doanh thiết bị viễn thông và internet, truyền thông, quảng cáo,... 3.1.4 Cơ cấu tổ chức 3.1.4.1 Ban lãnh đạo Điện Lực - Giám đốc. - Phó giám đốc kỹ thuật. - Phó giám đốc kinh doanh. ĐLTV làm việc theo chế độ thủ trưởng, giám đốc điện lực do EVN bổ nhiệm, giám đốc là người đại diện pháp nhân của ĐLTV, là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm toàn diện các hoạt động của đơn vị trước PC2, EVN, Nhà nước và trước pháp luật về việc chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của ĐLTV. Các phó giám đốc do PC2 bổ nhiệm, là người giúp việc cho giám đốc, được giám đốc phân công quản lý một số lĩnh vực cụ thể và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước giám đốc điện lực và trước giám đốc PC2. 3.1.4.2 Các đơn vị trực thuộc ĐLTV có 09 phòng, ban tham mưu và 09 đơn vị sản xuất trực thuộc  Các phòng, ban chức năng - Phòng TCLĐ-TTBV. - Phòng KH – KT. - Phòng TC-KT. - Phòng KDĐN. - Phòng Điều độ. www.kinhtehoc.net 20 - Phòng KTAT&BHLĐ. - Phòng VT. - Phòng VT&CNTT. - Ban QLDA.  Đơn vị sản xuất - Tổ vận hành máy Diesel. - Tổ Kiểm định Phương tiện đo. - CNĐ Thị xã Trà Vinh. - CNĐ Càng Long. - CNĐ Cầu Ngang. - CNĐ Duyên Hải. - CNĐ Trà Cú. - CNĐ Tiểu Cần. - CNĐ Cầu Kè. (Chức năng nhiệm vụ các phòng, ban, đơn vị trực thuộc, theo Phụ lục 1 đính kèm ) 3.1.4.3 Tổ chức bộ máy ĐLTV www.kinhtehoc.net 21 Hình 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy ĐLTV 3.1.4.4 Tổ chức công tác kế toán a. Tổ chức bộ máy kế toán * Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán Lãnh đạo phòng gồm có: ●Trưởng phòng: giúp Giám đốc tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác tài chính kế toán, thống kê, thông tin kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh GIÁM ĐỐC PGĐ KINH DOANH PHÒNG ĐIỀU ĐỘ PHÒNG KTAT& BHLĐ PHÒNG VẬT TƯ PHÒNG VT&CN TT PHÒNG TCLĐ& TTBV PHÒNG KH - KT PHÒNG TC-KT PHÒNG KD BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN CNĐ CẦU NGANG CNĐ DUYÊN HẢI TỔ MÁY DIESEL TỔ KIỂM ĐỊNH CNĐ THỊ XÃ TRÀ VINH CNĐ TIỂU CẦN CNĐ CẦU KÈ CNĐ TRÀ CÚ CNĐ CÀNG LONG PGĐ KỸ THUẬT www.kinhtehoc.net 22 tế - tài chính của nhà nước trong việc kiểm tra chấp hành chế độ quản lý và sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn tại đơn vị, trực tiếp tổ chức và điều hành công tác tài chính kế toán, phân tích hoạt động kinh tế, đề xuất các biện pháp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. ● Phó phòng : Thay mặt Trưởng phòng giải quyết các công việc có liên quan tại phòng tài chính kế toán theo sự ủy quyền, trực tiếp phụ trách công tác thu tiền điện, sửa chữa lớn, công tác sản xuất khác, kiểm tra việc thực hiện quỹ lương, chi lương, tham gia các hội đồng tư vấn do đơn vị thành lập. Các bộ phận nghiệp vụ gồm có: ● Kế toán quỹ tiền mặt : theo dõi, ghi chép vào sổ theo dõi tiền mặt và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi tiền mặt, cập nhật và phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác số tiền mặt hiện có, tình hình luân chuyển vốn bằng tiền, theo dõi số dư trên sổ quỹ tiền mặt, đối chiếu với thủ quỹ số dư tiền mặt thực tế, lập bảng phân bổ và hạch toán phân bổ tiền lương, bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế, theo dõi sử dụng các quỹ, lập báo cáo thu, chi hàng tháng theo qui định. ● Kế toán ngân hàng : theo dõi, ghi chép và hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến việc thu chi ngân hàng, kiểm tra đối chiếu chứng từ nộp tiền ở ngân hàng với sổ phụ ngân hàng, chuyển tiền về Công ty các khoản nợ phải trả về tiền điện, tiền thuế GTGT Công ty phân bổ đầu vào và hạch toán các khoản bù trừ theo thông báo Công ty. ● Kế toán vật tư: Định kỳ ký, nhận phiếu nhập xuất kho từ thủ kho (phòng vật tư) để hạch toán kế toán vào đúng đối tượng giá thành, công trình (nhận thầu thi công, sửa chữa lớn, xây dựng cơ bản), quyết toán các khoản vật tư tạm ứng, tiến hành hạch toán, phân bổ chi phí vào giá thành, đối chiếu biến động và tồn kho với thủ kho ký xác nhận tồn kho trên thẻ kho, mở sổ theo dõi thẻ kho, lập báo cáo định kỳ. ● Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ: theo dõi quản lý và hạch toán tình hình biến động của tài sản cố định (TSCĐ), công cụ dụng cụ (CCDC) và www.kinhtehoc.net 23 tình hình điều động TSCĐ để phản ánh vào sổ tổng hợp và sổ chi tiết, phân bổ CCDC, trích khấu khao TSCĐ, thường xuyên đối chiếu sổ, thẻ, sổ chi tiết và sổ tổng hợp, tham gia công tác kiểm kê, thanh lý tài sản, báo cáo tình hình mua sắm, công nợ phải trả người bán, người nhận thầu. ● Kế toán xây dựng cơ bản: theo dõi tình hình nhận vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ các nguồn (địa phương, Công ty, vay tín dụng) để đầu tư cho các công trình xây dựng cơ bản, theo dõi thực hiện vốn, dự toán chi phí, khối lượng và các thủ tục pháp lý về đầu tư xây dựng cơ bản, lập quyết toán vốn đầu tư, báo cáo tài chính theo qui định. ● Kế toán thuế: lập tờ khai thuế: thuế GTGT, thuế thu nhập Doanh nghiệp (sản xuất khác) và tổng hợp thuế thu nhập cá nhân, quyết toán thuế và báo cáo thuế các loại gởi Cục thuế địa phương và Công ty, theo dõi việc in ấn cấp phát các loại hóa đơn và quyết toán hóa đơn với cơ quan thuế theo qui định. ● Kế toán tổng hợp: Theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh điện, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch giá thành sản xuất kinh doanh điện và các định mức chi phí của đơn vị, phân bổ chi phí nhân công, khấu hao sản xuất kinh doanh khác và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khác toàn đơn vị, trích lập, hoàn nhập các khoản dự phòng, lập báo cáo tài chính quí, năm và các báo cáo khác theo yêu cầu quản lý của Công ty và các cơ quan nhà nước theo qui định, phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. ● Thủ quỹ: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Trưởng phòng, có trách nhiệm bảo quản, thu chi tiền mặt khi đã kiểm tra đủ các chúng từ hợp lệ theo qui định, ghi chép sổ quỹ, đối chiếu số dư quỹ và báo cáo quỹ hằng ngày, liên hệ với ngân hàng trong việc rút và nộp tiền mặt. ● Nhân viên kế toán tại các Chi nhánh điện: theo dõi hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh điện, viễn thông và sản xuất khác tại Chi nhánh điện; lập phiếu nhập xuất chuyển các khoản thu tiền điện, viễn thông, sản xuất khác về Điện lực, quản lý và quyết toán việc sử dụng các loại hóa đơn GTGT với phòng tài chính kế toán, căn cứ vào chứng từ gốc kế toán để www.kinhtehoc.net 24 hạch toán chi phí, quản lý vật tư, TSCĐ, CCDC tại các Chi nhánh, báo cáo các biến động về tài sản, CCDC,... kịp thời về Điện lực để điều chỉnh, lập phiếu theo dõi tài sản, vật tư, công cụ theo qui định của Điện lực và Công ty cuối tháng khóa sổ kế toán truyền dữ liệu về Điện lực. Hình 2: Sơ đồ tổ chức Phòng Tài chính kế toán b. Chính sách kế toán - Niên độ kế toán được áp dụng từ ngày 01/01 năm báo cáo đến 31/12 năm báo cáo. - Đơn vị tiền tệ được sử dụng trong ghi chép tính là VNĐ. * Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho theo giá gốc. TRƯỞNG PHÒNG TCKT THỦ QUỸ TRƯỞNG PHÒNG KẾ TOÁN NGÂN HÀNG KẾ TOÁN XDCB KẾ TOÁN VẬT TƯ KẾ TOÁN QUỸ TM KẾ TOÁN TSCĐ & CCDC KẾ TOÁN THUẾ THỦ QUỸ PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN TỔNG HỢP www.kinhtehoc.net 25 - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: bình quân gia quyền - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: kê khai thường xuyên. * Nguyên tắc ghi nhận và khấu hao TSCĐ - Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: theo nguyên giá. - Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình : sử dụng phương pháp đường thẳng. c. Hệ thống tài khoản Quá trình sản xuất điện, trãi qua các giai đoạn: sản xuất, truyền tải và phân phối điện. Năng lượng điện được sản xuất từ nhiều nhà máy phát điện và được truyền tải phân phối trên khắp lưới điện quốc gia. Do đó việc tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm điện đòi hỏi sự tổng hợp rất cao và nhiệm vụ của PC2 đảm nhiệm. Giá thành phân phối điện của mỗi điện lực chỉ là một phần chi phí giá thành chiếm trong tổng giá thành sản phẩm điện. Tài khoản (TK) sử dụng: - TK 154 “ chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” - TK 627 “chi phí sản xuất chung” - TK 641 “ chi phí bán hàng” - TK 642 “chi phí quản lý doanh nghiệp” - TK 136 “ Phải thu nội bộ” Toàn bộ khâu phân phối điện thuộc loại chi phí trực tiếp và không sử dụng tài khoản 621 “nguyên vật liệu trực tiếp” và tài khoản 622 “ chi phí nhân công trực tiếp”. Do đặc thù của sản phẩm điện không có sản phẩm dở dang cuối kỳ, nên chi phí phát sinh cũng chính là giá thành sản phẩm. * Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” tập hợp tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành. Tài khoản 154 mở chi tiết theo đối tượng hạch toán. Chi tiết tài khoản 154 gồm: www.kinhtehoc.net 26 - TK 1541 : chi phí sản xuất điện - TK 1542 : chi phí kinh doanh viễn thông và công nghệ thông tin - TK 1543 : chi phí sản xuất sản phẩm khác - TK 1544 : chi phí về dịch vụ Chi tiết 1541 gồm: TK15411 : chi phí sản xuất điện – phát điện diesel TK15413 : chi phí sản xuất điện – phân phối điện - TK 1361 : phải thu nội bộ - vốn kinh doanh các đơn vị trực thuộc - TK 1362 : phải thu nội bộ - vãng lai đơn vị và Tổng công ty - TK 1363 : phải thu nội bộ - vãng lai nội bộ Công ty - TK 1364 : phải thu nội bộ - vãng lai nội bộ đơn vị cơ sở Hàng tháng số dư nợ của TK 1541 được kết chuỵển sang TK 1363 (đối các điện lực và các đơn vị phụ trợ) và (đối với Công ty và các đơn vị sản xuất) thì TK1541 kết chuyển sang TK 632 “ giá vốn hàng bán” trước khi chuyển sang TK911 “ xác định kết quả kinh doanh” để xác định kết quả kinh doanh trong kỳ. * TK 627 “chi phí sản xuất chung” tập hợp các chi phí chung liên quan sản xuất điện và cuối tháng tài khoản này được kết chuyển vào TK 1541 * TK 641 “ chi phí bán hàng “ phản ánh các chi phí tiêu thụ điện * TK 642 “ Chi phí quản lý doanh nghiệp” phản ánh các chi phí quản lý chung của Doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính, chi phí chung khác liên quan đến các hoạt động khác của Doanh nghiệp. Việc hạch toán kế toán được thực hiện trên máy tính bằng chương trình phần mềm Fmis, hệ thống tài khoản kế toán được áp dụng thống nhất trong ngành điện và phù hợp với hệ thống kế toán hiện hành. www.kinhtehoc.net 27 d. Hình thức kế toán - Hình thức kế toán mà Doanh nghiệp áp dụng là hình thức chứng từ ghi sổ. Hình 3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Hằng ngày, căn cứ vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, các phần hành tiến hành lập chứng từ kế toán trên chương trình Fmis. Tất cả các chứng từ đều phải có sự ký duyệt của lãnh đạo phòng và lãnh đạo Doanh nghiệp. Mẫu chứng từ kế toán trên Chứng từ kế toán Sổ quỹ CHỨNG TỪ GHI SỔ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chi tiết Sổ Cái Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh số phát sinh BÁO CÁO TÀI CHÍNH www.kinhtehoc.net 28 chương trình Fmis có đầy đủ nội dung, kết cấu của mẫu biểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Cuối tháng các sổ chi tiết và tổng hợp đều được in ra từ máy và ký duyệt để đưa vào lưu trữ. Các báo cáo liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được thực hiện đúng quy định. 3.1.5 Báo cáo tài chính ĐLTV áp dụng báo cáo tài chính giữa niên độ, báo cáo tài chính năm gồm có: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Thuyết minh báo cáo tài chính 3.2 KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA ĐLTV GIAI ĐOẠN 2006- 2008 3.2.1 Khái quát kết quả hoạt động của ĐLTV giai đoạn 2006-2008 ĐLTV là đơn vị trực thuộc PC2 nên doanh thu bán điện được tập hợp về Công ty để xác định kết quả kinh doanh, đơn vị chỉ tính toán lợi nhuận để xác định mức độ hoàn thành kế hoạch do Công ty giao. Do đó, trong bảng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 (bảng 1, trang 29) chỉ có kết quả SXKD của hoạt động viễn thông và hoạt động SXKD khác không bao gồm kết quả hoạt động SXKD điện. * So sánh 2007 so 2006: Qua bảng kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 (bảng 1, trang 29) ta thấy doanh thu của đơn vị tăng rất nhanh trong năm 2007, với số tiền tăng 13.439.369.149 đồng so với năm 2006, tương ứng tỷ lệ tăng là 162,86 %. Đó là do doanh thu từ hoạt động viễn thông của đơn vị tăng khá cao so với năm 2006. Nguyên nhân là do đến tháng 6 năm 2006 đơn vị mới bắt đầu triển khai công tác kinh doanh viễn thông nên phát triển thuê bao, doanh thu còn hạn chế và www.kinhtehoc.net 29 Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2007 so 2006 Chênh lệch 2008 so 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Tổng doanh thu 8.251.915.642 21.691.284.791 17.391.616.027 13.439.369.149 162,86 -4.299.668.764 -19,82 2. Tổng chi phí hoạt động 6.780.479.522 19.872.497.839 16.951.900.824 13.092.018.317 193,08 -2.920.597.025 -14,70 3. Tổng lợi nhuận trước thuế 1.471.736.120 1.818.786.952 439.715.203 347.050.832 23,58 -1.379.071.749 75,82 www.kinhtehoc.net 30 không hiệu quả. Đến năm 2007, công tác phát triển thuê bao có một số thuận lợi hơn do khách hàng đã biết đến dịch vụ viễn thông ngành điện và EVNTelecom ban hành nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng.Vì vậy doanh thu hoạt động viễn thông năm 2007 tăng cao so với năm 2006. Do đó, nếu so sánh với năm 2006 thì chưa đánh giá được kết quả hoạt động của đơn vị trong lĩnh vực này. Nếu so với kế hoạch đề ra thì doanh thu hoạt động viễn thông năm 2007 chưa đạt kế hoạch Công ty giao. Tuy nhiên, đơn vị vẫn đảm bảo kế hoạch lợi nhuận Công ty giao (2% doanh thu hoa hồng) sau khi đã trích chi phí nhân công theo đơn giá 240 đồng/1.000 đồng doanh thu hoa hồng. Kết quả đó cho thấy đơn vị cũng đã có nỗ lực trong việc hoạt động kinh doanh lĩnh vực mới này. Doanh thu của hoạt động SXKD khác năm 2007 cũng tăng so với năm 2006. Đó l à do năm 2007 hoạt động nhượng bán vật tư chiếm tỷ trọng đáng kể (doanh thu nhượng bán vật tư chiếm tỷ trọng trên 70%) nhưng lợi nhuận không đáng kể (do bán đúng giá quy định của EVNTelecom ). Cùng với tốc độ tăng của doanh thu thì tổng chi phí năm 2007 cũng tăng với tốc độ khá cao so với năm 2006, với mức tăng là 13.092.018.317, với tỷ lệ tăng 193,08%. Nguyên nhân là do trong năm 2007 chi phí giá vốn hàng bán khá cao, chiếm 78,81% trong tổng chi phí. Như đã nói ở trên, trong năm 2007 hoạt động kinh doanh viễn thông mới được phát triển và mở rộng. Vì vậy khoản chi phí cho hoạt động này khá cao nên tổng chi phí hoạt động của đơn vị trong năm này tăng cao và tốc độ tăng của chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu là hợp lý. Ta thấy, mặc dù doanh thu năm 2007 tăng rất cao so với năm 2006 nhưng chi phí cũng tăng theo nên lợi nhuận năm 2007 chỉ tăng 23,58% so với năm 2006 với mức tăng là 347.050.832 đồng. * So sánh 2008/2007: Đến năm 2008 thì tổng doanh thu của đơn vị giảm 4.299.668.764 đồng so với năm 2007 tương ứng tỷ lệ giảm là 19,82%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 các khoản doanh thu từ hoạt động SXKD khác đều giảm mạnh (trừ doanh thu từ dịch vụ (giám sát và cho thuê tài sản)) nên tổng doanh thu từ hoạt động này giảm so với năm 2007. www.kinhtehoc.net 31 Tổng chi phí hoạt động năm 2008 giảm 2.920.597.025 đồng so với năm 2007 với tỷ lệ giảm là 14,70%. Do trong năm 2008 chi phí giá vốn hàng bán giảm so với năm 2007, khoản chi phí này chỉ chiếm 63,13% trong tổng chi phí. Nguyên nhân chủ yếu là vì trong năm 2008 chi phí của hoạt động SXKD khác giảm so với năm 2007. Cho thấy đơn vị cố gắng trong việc giảm dần chi phí hoạt động của năm sau so với năm trước. Như vậy, mặc dù tổng chi phí cho hoạt động SXKD khác có giảm nhưng doanh thu từ hoạt động này cũng giảm mạnh nên tổng lợi nhuận của đơn vị năm 2008 giảm 1.379.071.749 đồng với tỷ lệ giảm 75,82%. Từ phân tích trên ta có nhận xét tổng quát là: tổng doanh thu của đơn vị năm 2008 giảm mạnh so với năm 2007 chủ yếu là do doanh thu từ hoạt động SXKD giảm mạnh. Chi phí của đơn vị trong năm 2008 giảm so với năm trước cho thấy đơn vị cũng đã có cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí trong kinh doanh.Tuy nhiên, mức giảm chưa lớn nên tổng lợi nhuận của đơn vị vẫn giảm mạnh trong năm 2008 (hình 4). 0 5000000000 10000000000 15000000000 20000000000 25000000000 Đồng 2006 2007 2008 Năm Tổng doanh thu Tổng chi phí hoạt động Tổng lợi nhuận trước thuế Hình 4: Tổng doanh thu, chi phí, lợi nhuận của đơn vị trong ba năm 2006, 2007,2008 www.kinhtehoc.net 32 3.2.2 Tình hình hoạt động SXKD điện trong giai đoạn 2006-2008 Qua bảng số liệu về tình hình hoạt động SXKD điện (bảng 2, trang 33) ta thấy : * Chỉ tiêu sản lượng và doanh thu: sản lượng điện thương phẩm và doanh thu bán điện đều tăng trong ba năm, mức tăng năm sau luôn cao hơn năm trước. Sản lượng điện thương phẩm năm 2007 tăng lên so với năm 2006, năm 2008 sản lương điện tiếp tục tăng lên với tốc độ tăng cao hơn năm trước. Qua đó cho thấy quy mô phát triển lưới điện và nhu cầu phụ tải tăng cao, kéo theo tổng doanh thu tăng. Doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng 16,39% trong khi đó năm 2008 doanh thu 15,72% so với năm 2007. Liên hệ với chỉ tiêu sản lượng năm 2008 so với năm 2007 cho thấy doanh thu tăng là hợp lý. Giá bán điện bình quân năm 2008 tăng so với năm 2007 và cao hơn kế hoạch công ty giao (kế hoạch Công ty giao là 714 đ/Kwh), đạt được kết quả đó là do sự cố gắng nổ lực của đơn vị và các Chi nhánh điện trong các mặt công tác: - Các Chi nhánh điện thực hiện tốt công tác kiểm tra và áp giá điện khách hàng đảm bảo đúng giá, đúng mục đích sử dụng theo quy định đặc biệt các Chi nhánh điện thường xuyên tăng cường kiểm tra đối với các tổ chức điện nông thôn mua đi, bán lại. - Đơn vị đã thực hiện tốt công tác điều hòa phụ tải, cấp điện an toàn liên tục cho các công ty, xí nghiệp tại các khu công nghiệp Long Đức, các khách hàng sản xuất kinh doanh, dịch vụ, giảm sản lượng bán điện ở các khu vực bán tổng nhờ vậy giá bán điện bình quân được nâng cao. * Chỉ tiêu tỷ lệ điện tổn thất: nhờ sự cố gắng nỗ lực của các Chi nhánh điện trực thuộc trong việc triển khai công tác tổn thất điện năng nên tỷ lệ điện tổn thất của đơn vị giảm dần trong ba năm với tỷ lệ giảm năm sau cao hơn năm trước. Tỷ lệ điện tổn thất năm 2007 giảm 0,13% so với năm 2006, đến năm 2008 tỷ lệ này giảm 1,9% so với năm 2007. Đó là do trong năm 2008 đơn vị và các Chi nhánh điện đã có nhiều cố gắng thực hiện tốt các biện pháp, giải pháp khâu kỹ thuật và kinh doanh như: cải thiện chất lượng điện áp, xử lý điều phối các máy biến áp non tải; xử lý mối nối phi kỹ thuật, lêch pha; sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để tính tổn thất điện, tính toán www.kinhtehoc.net 33 Bảng 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH ĐIỆN CỦA ĐƠN VỊ TRONG 3 NĂM 2006, 2007, 2008 ĐVT: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Chỉ tiêu ĐVT Năm Chênh lệch 2007 so 2006 Chênh lệch 2008 so 2007 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Sản lượng điện thương phẩm Kwh 216.603.816 237.040.815 270.675.662 20.436.999 9,44 33.634.847 14,19 Doanh thu bán điện Đồng 143.651.274.164 167.198.807.230 193.484.560.841 23.547.533.066 16,39 26.285.753.611 15,72 Giá bán điện bình quân Đồng 663,20 705,36 714,82 42,16 6,36 9,46 1,34 Tỷ lệ điện tổn thất % 6,84 6,71 6,52 -0,13 -0,19 Tổng giá thành phân phối điện Đồng 60.105.816.973 64.397.534.247 62.240.387.207 4.291.717.274 7,14 -2.157.147.040 -3,35 Giá thành phân phối đơn vị Đồng/Kwh 277,49 271,67 229,94 -5,82 -2,10 -41,73 -15,36 Lợi nhuận Đồng 1.452.000.000 5.725.000.000 -63.315.000.000 4.273.000.000 294,28 -69.040.000.000 -1.205,94 www.kinhtehoc.net 34 phân bổ lại vị trí điểm dừng tối ưu, tính toán lắp đặt, bố trí lại tù bù trên lưới điện, tăng cường kiểm tra chống câu điện bất hợp pháp… * Chỉ tiêu lợi nhuận: ta thấy lợi nhuận năm 2007 (sau khi loại trừ chi phí lắp điện kế theo Luật Điện lực) tăng cao so với lợi nhuận năm 2006, đến năm 2008 lợi nhuận của hoạt động SXKD điện giảm xuống với mức khá cao. Nhưng vì ĐLTV là đơn vị trực thuộc nên phần lớn lợi nhuận của Công ty phụ thuộc nhiều vào chi phí điện nhận nội bộ từ Công ty nếu Công ty giao chi phí điện nhận nội bộ cao thì lợi nhuận của đơn vị thấp. Vì vậy nếu so sánh lợi nhuận qua các năm để đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD điện của đơn vị thì chưa hợp lý. Để đánh giá được chính xác phải xem xét mức độ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao. Trong năm 2006 do không hoàn thành định mức chi phí do Công ty giao, nên đơn vị không hoàn thành được kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao. Đến năm 2007 và năm 2008 nhờ sản lượng điện thương phẩm và giá bán điện bình quân tăng lên, đồng thời đơn vị cũng tiết kiệm được định mức chi phí Công ty giao. Có thể nói đơn vị hoàn thành tốt kế hoạch lợi nhuận do Công ty giao trong hai năm qua. * Chỉ tiêu tổng giá thành phân phối điện và giá thành phân phối đơn vị: trong năm 2007 tổng giá thành phân phối của đơn vị tăng 4.291.717.274 đồng, tỷ lệ tăng 7,14% so với năm 2006. Đó là do sản lượng điện thương phẩm trong năm 2007 tăng nhưng tốc độ tăng của tổng giá thành thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu cho nên hoạt động sản xuất kinh doanh điện của đơn vị vẫn được xem là hiệu quả; đến năm 2008 sản lượng điện thương phẩm tiếp tục tăng nhưng tổng giá thành giảm xuống 2.157.147.040 đồng tương ứng tỷ lệ giảm 3,35% so với năm 2007. Giá thành phân phối đơn vị giảm dần trong ba năm với tỷ lệ giảm tăng cao dần. Cụ thể giá thành đơn vị năm 2007 so với năm 2006 giảm 2,10%, với mức giảm là 5,82 đồng/Kwh, năm 2008 mức giảm này cao hơn năm 2007 là 41,73 đồng/Kwh tương ứng tỷ lệ giảm là 15,36%. Từ hai chỉ tiêu: tổng giá thành phân phối điện và giá thành phân phối đơn vị cho thấy đơn vị đã có cố gắng trong việc giảm chi phí trong quá trình phân phối điện. www.kinhtehoc.net 35 Nhìn chung, tình hình hoạt động SXKD điện của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 khá tốt. Doanh thu bán điện và sản lượng điện thương phẩm tăng dần trong ba năm, mặc dù năm 2007 tổng giá thành phân phối điện tăng lên nhưng tốc độ tăng thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu, đến năm 2008 thì chỉ tiêu này đã giảm xuống, còn giá thành phân phối đơn vị giảm dần từ năm 2006 đến 2008 (hình 5). Để biết được nguyên nhân tăng giảm của tổng giá thành phân phối điện và giá thành phân phối đơn vị, ta sẽ đi vào phân tích tình hình thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện của đơn vị trong ba năm. Hình 5: Giá thành phân phối đơn vị của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008 G iá th à n h p h â n p h ố i đ ơ n v ị 0 . 0 0 1 0 0 .0 0 2 0 0 .0 0 3 0 0 .0 0 2 0 0 6 2 0 0 7 2 0 0 8 N ă m Đ ồn g G iá th à n h p h â n p h ố i đ ơ n v ị www.kinhtehoc.net 36 CHƯƠNG 4 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐLTV 4.1 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN TẠI ĐLTV GIAI ĐOẠN 2006-2008 4.1.1 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành phân phối điện năm 2006 Đầu tiên đề tài sẽ đi phân tích đánh giá chung tình hình thực hiện giá thành năm 2006 tại ĐLTV so với kế hoạch năm 2006. Mục đích là so sánh giá thành thực tế năm 2006 với kế hoạch nhằm đánh giá khái quát về tình hình thực hiện chỉ tiêu giá thành, từ đó chọn ra những chỉ tiêu nào có ảnh hưởng lớn đến tình hình biến động giá thành để làm đối tượng phân tích. Qua bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2006 (bảng 3, phụ lục 2) ta thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2006 so với kế hoạch, xét về số tiền tăng 7.676.569.641 đồng, xét về tỷ lệ phần trăm tăng 13,00%, trong đó các nhân tố làm tăng giảm giá thành cụ thể như sau: - Tiền lương và BHXH: -148.046.843 đồng - Chi phí dịch vụ mua ngoài khác: -24.907.969 đồng Tổng cộng các nhân tố làm giảm giá thành so với kế hoạch là 172.954.812 đồng. Các nhân tố làm tăng giá thành: - Vật liệu: 7.474.122.121 đồng - Chí phí bằng tiền: 375.402.332 đồng Tổng các nhân tố làm tăng giá thành so kế hoạch: 7.849.524.453 đồng. Qua phân tích ta thấy, mặc dù chi phí tiền lương và BHXH, và chi phí dịch vụ mua ngoài đều giảm so với kế hoạch nhưng do các chi phí vật liệu và chi phí bằng tiền tăng mạnh nên tác động làm cho giá thành thực hiện năm 2006 so với kế hoạch tăng lên 7.536.570.631 đồng. Ta lần lượt phân tích các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến việc tăng giảm giá thành. * Tiền lương và BHXH www.kinhtehoc.net 37 Tổng chi phí lương giảm so với kế hoạch 148.046.843 đồng, tỷ lệ giảm 0,97%. Đó là do tiền lương giảm 136.436.129 đồng, BHXH giảm 11.610.719 đồng so với kế hoạch. Để hiểu rõ nguyên nhân tăng giảm này, ta sẽ đi sâu phân tích từng khoản mục trong chi phí tiền lương và BHXH. Bảng 4: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH NĂM 2006 ĐVT: Đồng Nội dung Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) Chênh lệch TH so KH 1. Tiền lương theo đơn giá 12.469.619.100 12.333.187.330 -136.436.081 2. Tiền lương bổ sung chung 650.803.276 650.803.276 0 3. Thưởng vận hành an toàn 991.300.000 991.300.000 0 4. Khoản BHXH 1.116.548.315 1.104.937.601 -11.610.762 Tổng cộng 15.228.275.050 15.080.228.207 -148.046.843 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Từ bảng tổng hợp tiền lương và BHXH năm 2006 ta thấy, nguyên nhân dẫn đến tổng quỹ lương năm 2006 giảm là do tiền lương theo đơn giá và BHXH giảm. Tiền lương theo đơn giá được tính theo sản lượng điện thương phẩm (hình thức trả lương năm 2006: trả lương thời gian kết hợp với lương sản phẩm và hoàn thành một số chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật). Quỹ lương năm 2006 giao cho đơn vị: - 60% quỹ lương tính theo đơn giá tiền lương với sản lượng điện thương phẩm. - 40% gắn với hiệu quả thực hiện 11 chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Lương bổ sung chung thưởng vận hành an toàn không dựa trên đơn giá tiền lương. www.kinhtehoc.net 38 Từ cách tính lương của đơn vị cho ta thấy nguyên nhân làm cho tiền lương theo đơn giá năm 2006 giảm 136.436.081 đồng là do sản lượng điện thương phẩm giảm 2.396.184 Kwh so kế hoạch. Như vậy, tổng chi phí tiền lương và BHXH năm 2006 giảm so với kế hoạch chủ yếu là do sản lượng điện thương phẩm thực hiện năm 2006 giảm so với kế hoạch. Vì vậy, nhân tố làm giảm giá thành này không đáng khuyến khích vì mức giảm đó không phải là do đơn vị thực hiện tốt tình hình tiết kiệm chi phí sản xuất. * Các chi phí sửa chữa lớn, khấu hao TSCĐ: đã được điều chỉnh kế hoạch theo thực tế nên các chỉ tiêu này được xem là đơn vị đã hoàn thành kế hoạch. * Các khoản chi phí: vật liệu, chi phí bằng tiền khác đều tăng so với kế hoạch điều chỉnh, riêng chi phí dịch vụ mua ngoài giảm so với kế hoạch. Đây là những khoản chi phí được PC2 giao định mức hàng năm. Vì vậy, tình hình thực hiện các khoản chi phí này có đạt so với kế hoạch hay không phần lớn còn phụ thuộc vào định mức Công ty giao có phù hợp hay không. Ta sẽ xem xét tình hình thực hiện định mức chi phí của đơn vị trong năm 2006. Qua bảng phân tích chỉ tiêu theo định mức (bảng 5, trang 39) ta thấy, tình hình thực hiện định mức năm 2006 tăng 7.824.296.789 đồng, tỷ lệ tăng 83,54%. Đây là khoản tăng khá lớn so với định mức Công ty giao. Nguyên nhân là do trong năm 2006 giá thành của sản phẩm điện phải gánh chịu khoản chi phí mà Công ty giao đó là vật tư lắp đặt điện kế, chi phí khác thuê ngoài lắp điện kế, phân bổ nhân công thuê ngoài không thu tiền khách hàng theo Luật Điện lực với số tiền 6.627.727.994 đồng. Trong đó vật tư lắp điện kế là 5.682.133.837 đồng, chi phí bằng tiền khác 945.594.157 đồng (chi phí thuê ngoài lắp điện kế: 121.959.675 đồng, chi phí phân bổ nhân công lắp điện kế: 823.634.482 đồng). www.kinhtehoc.net 39 Bảng 5: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2006 ĐVT: Đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) Chênh lệch KH so TH Số tiền Tỷ lệ % 1.Vật liệu cho phân phối điện 5.729.170.933 13.202.973.359 7.473.802.426 130,45 2.Chi phí dịch vụ mua ngoài khác 976.883.210 951.975.241 -24.907.969 -2,50 3.Chi phí bằng tiền khác 2.659.894.860 3.035.297.192 375.402.332 14,11 Tổng cộng 9.365.949.003 17.190.245.792 7.824.296.789 83,54 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) www.kinhtehoc.net 40 PC2 đã điều chỉnh giá thành kế hoạch theo sản lượng thực tế và khi phân tích loại trừ yếu tố khách quan giúp cho việc phân tích, đánh giá chính xác hơn, thực chất hơn, có cơ sở kết luận đúng đắn hơn (bảng phân tích chỉ tiêu theo định mức năm 2006 (sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan), bảng 6, trang 42) Kết quả thực hiện định mức chi phí năm 2006 (sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan) cho thấy chi phí vật liệu dùng cho phân phối điện tăng lên 8,272 đồng/Kwh. Đối với hai khoản mục còn lại là chi phí dịch vụ thuê ngoài và chi phí bằng tiền khác giảm tương ứng là 0,115 đồng/Kwh và 2,633 đồng/Kwh. Vì hai khoản mục này chiếm tỷ trọng không đáng kể nên dù có phấn đấu hạ cũng không làm giảm nhiều tổng giá thành đơn vị. Do đó, tổng giá thành đơn vị vẫn tăng với mức tăng 5,524 đồng/Kwh, tỷ lệ tăng 12,78%. Như vậy, tình hình quản lý giá thành chưa được tốt đơn vị cần xem xét các yếu tố tác động đến giá thành. Khi giá thành đơn vị thay đổi sẽ ảnh hưởng đến tổng giá thành ta xem xét tổng giá thành theo sản lượng thực tế. Do đơn vị không hoàn thành định mức chi phí Công ty giao, tăng 5,524 đồng/Kwh làm cho tổng chi phí tăng 1.196.568.795 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 12,78%, trong đó chi phí vật liệu tăng cao với mức tăng là 1.791.988.284 đồng, tỷ lệ tăng 31,27%. Nhưng nhờ chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác giảm với mức tương ứng là 24.907.969 đồng và 570.191.490 đồng, tỷ lệ giảm 2,55% và 21,44% đã góp phần làm giảm giá thành. Tuy nhiên, do tỷ trọng vật liệu chiếm cao 71,20% nên ảnh hưởng mạnh đến tổng giá thành tăng cao, đơn vị không hoàn thành lợi nhuận Công ty giao. Để thấy rõ chi phí vật liệu tăng do yếu tố nào cần phải phân tích rõ hơn, nhưng do việc giao kế hoạch chi phí chỉ được thực hiện từ năm 2005 nên chỉ có thể phân tích tình hình thực hiện chi phí vật liệu năm 2006 so với năm 2005. Ta thấy trong năm 2006 chi phí vật liệu tăng cao là do các nguyên nhân: - Chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh nhiều: trong năm toàn đơn vị chi phí sửa chữa thường xuyên phát sinh tổng cộng là 1.466.000.000 đồng, tập chung ở một số công tác chính như: cấy thêm, nâng công suất và di dời, hoán chuyển tụ bù trung và hạ thế; thay toàn bộ chì trung thế không phù hợp… www.kinhtehoc.net 41 Bảng 6: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2006 (ĐÃ LOẠI TRỪ YẾU TỐ KHÁCH QUAN) ĐVT: Đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) Chênh lệch TH so KH Định mức (đ/kWh) Số tiền Định mức (đ/kWh) Số tiền Định mức (đ/kWh) Số tiền 1.Vật liệu cho phân phối điện 26,450 5.729.170.933 34,722 7.520.839.522 8,272 1.791.668.589 2.Chi phí dịch vụ mua ngoài khác 4,510 976.883.210 4,395 951.975.241 -0,115 -24.907.969 3.Chi phí bằng tiền khác 12,280 2.659.894.860 9,647 2.089.703.035 -2,633 -570.191.825 Tổng cộng 43,240 9.365.949.003 48,764 10.562.517.798 5,524 1.196.568.795 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) www.kinhtehoc.net 42 - Chi phí điện kế và công cụ dụng cụ (CCDC), đồ dùng văn phòng phân bổ vào giá thành nhiều. Chi phí phân bổ điện kế và CCDC vào giá thành trong năm 2006 là 3.733.000.000 đồng, trong đó chi phí phân bổ điện kế và CCDC trước năm 2006 là 2.900.000.000 đồng, chi phí phân bổ điện kế và CCDC năm 2006 là 833.000.000 đồng. Mặc dù đã loại trừ yếu tố khách quan nhưng đơn vị vẫn thực hiện vượt định mức công ty giao. Nguyên nhân chủ yếu là do chi phí vật liệu năm 2006 tăng cao so với kế hoạch chủ yếu là do chi phí sửa chữa thường xuyên, chi phí mua sắm trang bị phát sinh nhiều và chi phí phân bổ điện kế, CCDC các năm trước. Qua đó cho thấy định mức chi phí Công ty giao chưa phù hợp. Các năm qua, đơn vị luôn thực hiện vượt định mức chi phí nhưng nhờ cuối năm Công ty điều chỉnh kế hoạch điện thương phẩm và xem xét loại trừ chi phí phát sinh khách quan nên đều đạt kế hoạch lợi nhuận. 4.1.2 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành phân phối điện năm 2007 Từ bảng tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2007 (bảng 7, phụ lục 2) ta thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2007 tăng so với kế hoạch điều chỉnh theo sản lượng thực tế với số tiền tăng là 4.791.290.784 đồng, tỷ lệ tăng là 7,34%. Đó là do chi phí vật liệu tăng lên 3.429.217.434 đồng, tiền lương và BHXH tăng 63.914.815 đồng, chi phí bằng tiền khác tăng 181.315.010 đồng, chi phí dịch mua ngoài khác cũng tăng 116.843.489 đồng làm cho tổng giá thành năm 2007 tăng lên so với kế hoạch. Ta nhận thấy các khoản mục tăng năm 2006 thì năm 2007 vẫn tiếp tục tăng, các chi phí định mức như: vật liệu, chi phí mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều tăng so với kế hoạch đều chỉnh. Cũng như năm 2006, khoản chi phí lắp điện kế theo luật Điện lực nếu đơn vị không được loại trừ yếu tố này thì không hoàn thành định mức Công ty giao. Khoản chi phí phải gánh chịu khi gắn điện kế cho khách hàng không thu tiền với chi phí trong năm 2007 là 5.937.957.037 đồng (trong đó, vật tư lắp điện kế là 4.819.426.681 đồng, nhân công lắp điện kế là 1.118.530.356 đồng). www.kinhtehoc.net 43 Để thấy rõ các nguyên nhân làm ảnh hưởng đến giá thành phân phối điện năm 2007, ta sẽ phân tích lần lượt các nhân tố ảnh hưởng. * Các khoản chi phí vật liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều tăng so với kế hoạch. Chi phí vật liệu năm 2007 tăng khá cao với số tiền tăng là 3.429.217.434 đồng, tỷ lệ tăng 41,05% so với kế hoạch. Trong đó chi phí lắp điện kế mới là 4.819.426.681 đồng, chiếm 40,9% trong tổng chi phí vật liệu, đây l à nguyên nhân chủ yếu làm tăng chi phí SXKD điện trong kỳ thực hiện. Chi phí vật liệu nếu loại trừ chi phí lắp đặt điện kế (bảng 8, trang 44), thực hiện năm 2007 giảm 8,64% so kế hoạch, tương đương giảm 963.669.353 đồng. Đây là nỗ lực của đơn vị trong việc thực hiện tiết kiệm chi phí vật liệu làm cho giá thành giảm đáng kể. Tuy nhiên, chi phí dịch vụ mua ngoài lại tăng so với kế hoạch. Và chi phí bằng tiền khác sau khi đã loại trừ chi phí nhân công lắp đặt điện kế đã giảm hơn một nửa so với trước loại trừ nhưng vẫn tăng so với kế hoạch 62.784.654 đồng. Nhưng do hai khoản chi này chiếm tỷ trọng nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến tổng giá thành định mức. Tuy nhiên đơn vị cần xem xét lại khắc phục cho kỳ sau. www.kinhtehoc.net 44 Bảng 8: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2007 (ĐÃ LOẠI TRỪ YẾU TỐ KHÁCH QUAN) ĐVT: Đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) Chênh lệch TH so KH Định mức (đ/kWh) Số tiền Định mức (đ/kWh) Số tiền Định mức (đ/kWh) Số tiền 1.Vật liệu cho phân phối điện 35,241 8.353.438.341 30,417 7.210.140.845 -4,824 -1.143.297.496 2.CP dịch vụ mua ngoài khác 2,633 624.107.462 3,126 740.950.951 0,493 116.843.489 3.Chi phí bằng tiền khác 9,194 2.179.375.257 9,459 2.242.159.911 0,265 62.784.654 Tổng cộng 47,068 11.156.921.060 43,002 10.193.251.707 -4,066 -963.669.353 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) www.kinhtehoc.net 45 * Tiền lương và BHXH Trong năm 2007, việc thực hiện quỹ lương sẽ căn cứ vào đơn giá tiền lương được giao và tình hình thực hiện 2 chỉ tiêu là việc hoàn thành lợi nhuận và năng suất lao động. Bảng 9: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH NĂM 2007 ĐVT: Đồng Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch TH so KH 1. Tiền lương theo đơn giá 15.598.223.730 15.600.909.981 2.686.251 2. Tiền lương bổ sung chung 746.430.881 746.430.881 0 3. Thưởng vận hành an toàn 1.555.024.000 1.555.024.000 0 4. Thưởng hoàn thành nhiệm vụ 0 61.000.000 61.000.000 5. Khoản BHXH 1.390.930.107 1.391.158.707 228.600 Tổng cộng 19.290.608.718 19.354.523.569 63.914.851 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Tổng quỹ lương so với kế hoạch tăng 63.914.851 đồng, tỷ lệ tăng 0,33% do sản lượng điện thương phẩm tăng 40.815 Kwh. Đồng thời còn do trong năm có điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu theo quy định mới của Nhà nước. Khoản thưởng nhiệm vụ và thưởng vận hành an toàn sẽ được tính riêng chứ không đưa vào đơn giá. * Như năm 2006 các khoản sửa chữa lớn, khấu hao đã điều chỉnh theo thực tế và xem như hoàn thành kế hoạch. 4.1.3 Phân tích tình hình thực hiện so với kế hoạch và quản lý giá thành phân phối điện năm 2008 Tình hình thực hiện kế hoạch giá thành phân phối điện năm 2008 (bảng 10, phụ lục 2) cho thấy, tổng giá thành thực hiện năm 2008 giảm 3.598.574.830 đồng, tỷ lệ www.kinhtehoc.net 46 giảm 5,11% so với kế hoạch. Các khoản chi phí như: tiền lương và BHXH, chi phí bằng tiền đều tăng so với kế hoạch với mức tăng là 2.272.229.663 đồng. Tuy nhiên, nhờ một số khoản chi phí như: vật liệu, chi phí sửa chữa lớn, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm mạnh so với kế hoạch (mức giảm 5.142.303.667 đồng) nên tổng giá thành phân phối điện năm 2008 giảm so với kế hoạch. Cụ thể mức tăng giảm và nguyên nhân tăng giảm của các khoản mục chi phí là: * Tiền lương và BHXH Chi phí tiền lương và BHXH năm 2008 tăng cao hơn kế hoạch với mức tăng 738.039.124 đồng, tỷ lệ tăng tương ứng là 3,47%. Đó là do lương và BHXH tăng. Tiền lương năm 2008 vẫn được tính theo lương đơn giá và lương ngoài đơn giá. Bảng 11: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH NĂM 2008 ĐVT: Đồng Nội dung Kế hoạch Thực hiện Chênh lệch TH so KH 1. Tiền lương theo đơn giá 17.355.489.720 17.528.763.691 173.273.971 2. Tiền lương bổ sung chung 675.304.939 675.304.939 0 3. Thưởng vận hành an toàn 1.689.637.793 1.689.637.793 0 4. Thưởng hoàn thành nhiệm vụ 0 438.219.092 438.219.092 5. Khoản BHXH 1.532.617.546 1.659.163.607 126.546.061 Tổng cộng 21.253.049.998 21.991.089.122 738.039.124 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Ta thấy, tiền lương thực hiện theo đơn giá tăng cao hơn kế hoạch 173.273.971 đồng. Nguyên nhân cũng giống các năm trước là do sản lượng điện thương phẩm kỳ thực hiện tăng lên 2.675.662 Kwh so với kế hoạch. Bên cạnh đó, trong năm 2008, đơn vị đã hoàn thành được 02 chỉ tiêu mà Công ty giao (chỉ tiêu năng suất lao động và chỉ tiêu lợi nhuận) nên nhận được khoản thưởng hoàn thành nhiệm vụ là www.kinhtehoc.net 47 438.219.092 đồng, khoản BHXH cũng tăng cao so với kế hoạch. Do đó, các khoản tăng trong khoản mục chi phí tiền lương và BHXH là hợp lý. * Các khoản chi phí thực hiện theo định mức Công ty giao thì chỉ có chi phí bằng tiền khác tăng lên 28,67%, còn chi phí vật liệu phân phối điện và chi phí dịch vụ mua ngoài đều giảm với tỷ lệ giảm tương ứng là: 33,72% và 17,43%. Trong năm 2008 đơn vị vẫn thực hiện việc lắp đặt điện kế theo Luật Điện lực. Do đó chi phí vật liệu phân phối điện và chi phí bằng tiền khác bao gồm cả chi phí vật liệu lắp điện kế và chi phí nhân công lắp điện kế. Vì vậy để chính xác hơn ta sẽ phân tích các khoản chi phí thực hiện theo định mức (sau khi đã loại trừ yếu tố khách quan) (bảng 12, trang 48). Từ bảng số liệu (bảng 12, trang 48) ta thấy, sau khi loại trừ chi phí vật liệu lắp điện kế chi phí vật liệu (chi phí vật liệu lắp đặt điện kế năm 2008 là 3.701.430.798 đồng) giảm với mức tương đối cao, giảm đến 7.817.746.019 đồng so với kế hoạch. Còn chi phí bằng tiền khác sau khi đã loại trừ chi phí nhân công lắp điện kế (chi phí nhân công lắp điện kế năm 2008 là 950.648.503 đồng) thì đã giảm so với kế hoạch với mức giảm 144.958.970 đồng. Qua đó cho thấy, đơn vị đã quản lý và sử dụng các chi phí mà Công ty giao định mức khá tốt và tiết kiệm. * Chi phí sửa chữa lớn: trong năm 2008 kế hoach sửa chữa lớn Công ty giao là 13 công trình với giá trị là 4.000.600.000 đồng. Đơn vị đã hoàn thành 13/13 công trình với giá trị 3.702.000.000 đồng, đạt 92,53% kế hoạch. Do đó, chi phí sửa chữa lớn trong năm 2008 đã giảm 878.468.977 đồng, với tỷ lệ giảm 19,2% so với kế hoạch. Có được kết quả này là do đơn vị đã thực hiện tốt việc chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong hoạt động sửa chữa lớn theo quy định của Nhà nước, EVN, và Công ty, tận dụng tối đa các vật tư thiết bị thu hồi. * Như các năm trước khoản chi phí khấu hao TSCĐ đã điều chỉnh theo thực tế và xem như đã hoàn thành kế hoạch. www.kinhtehoc.net 48 Bảng 12: BẢNG PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU THEO ĐỊNH MỨC NĂM 2008 (ĐÃ LOẠI TRỪ YẾU TỐ KHÁCH QUAN) ĐVT: Đồng Khoản mục chi phí Kế hoạch (KH) Thực hiện (TH) Chênh lệch TH so KH Định mức (đ/kWh) Số tiền Định mức (đ/kWh) Số tiền Định mức (đ/kWh) Số tiền 1.Vật liệu cho phân phối điện 45,096 12.206.510.532 16,214 4.388.764.513 -28,882 -7.817.746.019 2.CP dịch vụ mua ngoài khác 3,126 846.242.540 2,548 689.723.071 -0,578 -156.519.469 3.Chi phí bằng tiền khác 10,384 2.810.612.773 9,848 2.665.653.983 -0,536 -144.958.790 Tổng cộng 59,607 15.863.365.845 28,610 7.744.141.567 -29,996 -8.119.224.278 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) www.kinhtehoc.net 49 Nhìn chung, việc thực hiện và quản lý giá thành phân phối điện năm 2008 của đơn vị tương đối tốt. Đơn vị đã có nhiều nổ lực trong việc sử dụng tiết kiệm các chi phí để góp phần làm giảm giá thành phân phối so với kế hoạch Công ty giao. Tuy nhiên, đơn vị phải có nhiều nổ lực hơn nữa trong việc thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí để chi phí giá thành giảm với mức cao hơn. Thực chất, kế hoạch giá thành phân phối điện chỉ là mục tiêu phấn đấu của đơn vị trong kỳ, do đó để đánh giá cụ thể tình hình quản lý giá thành có tiết kiệm hay lãng phí, hợp lý hay chưa hợp lý, sau đây sẽ đi sâu phân tích cụ thể tình hình biến động, nguyên nhân ảnh hưởng từng nhân tố, cũng như từng nhân tố trong các yếu tố nói trên, trên cơ sở so sánh tình hình thực hiện giá thành phân phối điện giữa các năm 2006, 2007, 2008. 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN GIAI ĐOẠN 2006-2008 Bảng 13, trang 49 thể hiện tình hình thực hiện giá thành phân phối điện của đơn vị trong ba năm 2006, 2007, 2008. Trong 6 yếu tố ở bảng 13 đã loại trừ chi phí lắp điện kế theo Luật Điện luật. Trong tổng giá thành thực hiện năm 2007, mặc dù có nhiều yếu tố chi phí giảm (4 yếu tố chi phí giảm) nhưng mức giảm không lớn tổng mức chi phí giảm chỉ có 611.577.829 đồng trong khi tổng số chi phí tăng là 4.903.295.103 đồng nên làm cho tổng giá thành phân phối điện năm 2007 tăng 4.291.717.274 đồng so với năm 2006, tỷ lệ tăng 7,14%. Đến năm 2008 có thêm một yếu tố chi phí tăng lên (chi phí vật liệu) nhưng yếu tố chi phí tăng cao trong năm 2007 (tiền lương và BHXH) đã giảm gần một nửa và mức giảm của các yếu tố chi phí giảm năm 2007 cao hơn, do đó tổng giá thành phân phối điện năm 2008 giảm đến 2.157.147.040 đồng so với năm 2007. Để tìm ra nguyên nhân tăng giảm thì phải xét từng yếu tố chi phí. www.kinhtehoc.net 50 Bảng 13: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN GIÁ THÀNH PHÂN PHỐI ĐIỆN QUA 3 NĂM 2006-2008 ĐVT: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Yếu tố chi phí Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Vật liệu 7.522.014.310 7.219.740.845 4.388.764.513 -302.273.465 -4,02 -2.830.976.332 -39,21 2. Tiền lương và BHXH 15.080.228.207 19.354.523.569 21.991.089.122 4.274.295.362 28,34 2.636.565.553 13,62 3. Khấu hao TSCĐ 27.852.810.324 27.831.581.033 26.011.245.942 -21.229.291 -0,08 -1.820.335.091 -6,54 4. Chi phí sửa chữa lớn 4.620.546.864 4.543.496.081 3.697.531.023 -77.050.783 -1,67 -845.965.058 -18,62 5. Chi phí dịch vụ mua ngoài khác 951.975.241 740.950.951 698.723.071 -211.024.290 -22,17 -42.227.880 -5,70 6. Chi phí bằng tiền 4.078.242.027 4.707.241.768 5.453.033.536 628.999.741 15,42 745.791.768 15,84 Tổng giá thành phân phối điện 60.105.816.973 64.397.534.247 62.240.387.207 4.291.717.274 7,14 -2.157.147.040 -3,35 Giá thành phân phối đơn vị 277,49 271,67 229,94 -5,82 -2,10 -41,73 -15,36 www.kinhtehoc.net 51 4.2.1 Vật liệu Bảng chi tiết vật liệu (bảng 14, trang 52) cho thấy, chi phí vật liệu năm 2007 giảm 302.273.465 đồng, tỷ lệ giảm 4,02% so với năm 2006 (đ ã loại trừ yếu tố khách quan là chi phí lắp đặt điện kế cho khách hàng theo Luật Điện luật). Năm 2008 chi phí này giảm mạnh so với năm 2007, mức giảm đến 2.830.976.332 đồng, tỷ lệ giảm khá lớn 39,21%. Như vậy, có thể nói đơn vị đã hoàn thành tốt trong việc hạ giá thành theo yếu tố vật liệu. Chúng ta cần xét yếu tố nào tác động làm giảm giá thành: - Vật liệu phụ: Chủ yếu là dầu mỡ bôi trơn, dầu máy biến thế. Khoản chi phí này phát sinh không đáng kể. - Vật liệu: Trong năm 2007, so với năm 2006 chi phí vật liệu giảm mạnh, mức giảm 522.374.845 đồng, tỷ lệ giảm 18,51% là do vật liệu dùng trong phân xưởng, kinh doanh, quản lý đều giảm. Riêng chỉ có vật liệu dùng giải quyết sự cố tăng lên là 32.175.381 đồng, tỷ lệ giảm 21,42% do trong năm sự cố xảy ra nhiều hơn so năm 2006. Đến năm 2008 chi phí vật liệu tăng mạnh với mức tăng 1.243.115.493 đồng, tỷ lệ tăng 54,04% do trong năm 2008 chỉ có chi phí vật liệu dùng trong phân xưởng giảm, còn các khoản chi phí khác trong chi phí vật liệu đều tăng. www.kinhtehoc.net 52 Bảng 14: BẢNG CHI PHÍ VẬT LIỆU ĐVT: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Chi tiết vật liệu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Vật liệu phụ 4.328.819 11.238.000 12.702.065 6.909.181 159,61 1.464.065 13,03 2.Vật liệu 2.822.544.712 2.300.169.867 3.543.285.360 -522.374.845 -18,51 1.243.115.493 54,04 -Dùng phân xưởng 1.465.573.217 929.008.002 708.237.232 -536.565.215 -36,61 -220.770.770 -23,76 - Dùng giải quyết sự cố 150.224.443 182.399.824 316.566.565 32.175.381 21,42 134.166.741 73,56 - Dùng trong kinh doanh 111.292.791 97.833.879 215.757.751 -13.458.912 -12,09 117.923.872 120,53 - Dùng trong quản lý 1.095.454.261 1.090.928.162 2.302.363.811 -4.526.099 -0,41 1.211.435.649 111,05 3.Phân bổ CCDC, đồ dùng 4.695.140.779 4.908.332.978 832.777.088 213.192.199 4,56 -4.075.555.890 -83,03 - Phân xưởng 834.149.378 1.073.626.495 291.026.388 239.477.117 28,71 -782.600.107 -72,89 - Bảo hộ, an toàn 439.646.164 626.947.255 137.603.953 187.301.091 42,60 -489.343.302 -78,05 - Bán hàng 2.094.053.145 2.493.979.537 137.605.260 399.926.392 19,10 -2.356.374.277 -94,48 - Quản lý 1.327.292.092 713.779.691 266.541.486 -613.512.401 -46,22 -447.238.205 -62,66 Tổng cộng 7.522.014.310 7.219.740.845 4.388.764.513 -302.273.465 -4,02 -2.830.976.332 -39,21 www.kinhtehoc.net 53 + Vật liệu dùng cho phân xưởng: Các loại vật liệu xuất dùng cho phân xưởng như: dây, kềm, vít, ống nhựa, thước dây, khóa bi, sơn đen, miếng cước,… Các loại vật liệu này có giá trị nhỏ nên khi xuất dùng đã tính hết vào giá thành. Khi sử dụng đơn vị đã tận dụng để sử dụng nhiều lần khi chưa bị hư hỏng nên tiết kiệm được khoản chi phí khá lớn. Thể hiện năm 2007 giảm so với năm trước là 536.565.215 đồng, tỷ lệ 36,61%. Đến năm 2008 mặc dù mức giảm so với năm 2007 có thấp hơn (mức giảm là 220.770.770 đồng, tỷ lệ giảm là 23,76%) nhưng cũng thấy được sự quản lý chặt chẽ trong việc sử dụng các vật liệu dùng trong phân xưởng, đơn vị nên phát huy cách sử dụng này cho các năm tiếp theo. + Vật liệu dùng giải quyết sự cố: Thực tế năm 2007 so với 2006 tăng 32.175.381 đồng tỷ lệ tăng 21,42%. Nguyên nhân do trong năm 2007 suất sự cố đường dây (đứt dây, cây đổ, rắn bò, …) và sự cố lưới trạm (quá tải, cháy, …) tăng lên nên vật liệu xuất dùng để xử lý sự cố cũng tăng làm cho giá thành tăng. Trong năm 2008 chi phí vật liệu dùng giải quyết sự cố tăng cao với mức tăng 134.166.741 đồng, tỷ lệ tăng 73,56%, do trong năm 2008 số suất sự cố đường dây tăng cao so với năm trước. Số liệu thống kê cho thấy tổng sự cố năm 2007 so với năm 2006 tăng lên 36 lần, trong năm 2008 tiếp tục tăng cao hơn (tổng số lần sự cố năm 2008 so với năm 2007 tăng lên 78 lần). Đây là hạn chế của đơn vị trong khâu quản lý kỹ thuật (giám sát, kiểm tra thường xuyên, định kỳ lưới trạm). Về mặt chi phí, số sự cố tăng 40,91% (năm 2007 so với năm 2006) và 62,9% (năm 2008 so với năm 2007) chi phí vật liệu giải quyết sự cố tăng làm tăng chi phí 32.175.381 đồng, tỷ lệ tăng 21,42 trong năm 2007 và 134.166.741 đồng, tỷ lệ tăng 73,56% trong năm 2008. Về mặt hiệu quả kinh doanh, suất sự cố tăng làm cho điện tổn thất tăng, sản lượng điện thương phẩm bán ra giảm. Như vậy tỷ lệ tổn thất tăng đồng thời làm cho doanh thu giảm kéo theo lợi nhuận giảm. Cụ thể số sự cố năm 2006 làm thiệt hại trên 65 triệu đồng, năm 2007 thiệt hại trên 113 triệu đồng, đến năm 2008 mức thiệt hại này cao hơn nhiều với mức 187.711.732 đồng. Điều này cho thấy tầm quan trọng của công tác quản lý kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ tiêu chi phí, doanh thu và lợi nhuận, đơn vị www.kinhtehoc.net 54 cần thường xuyên kiểm tra lưới trạm phát hiện kịp thời đường dây hư hỏng, mất cắp, hành lang tuyến còn canh xanh, còn nhiều trường hợp dây chằng chịt, có nhiều mối nối gây đứt dây, dây leo trụ điện, … Cần có sự quan tâm hơn nữa của đơn vị để giảm bớt sự cố. + Vật liệu dùng trong kinh doanh và quản lý: Vật liệu dùng trong công tác kinh doanh như: dây chì niêm điện kế, cáp điện, vật tư điện, hóa đơn in tiền điện, … Vật liệu dùng trong quản lý như: xuất vật liệu dùng sửa chữa (cáp đồng bọc, ống nhựa, keo dán, băng keo,…), nhớt, văn phòng phẩm, xăng dầu công tác, phục vụ tập huấn câu điện bất hợp pháp, … Trong năm 2007 đơn vị đã tiết kiệm được so với năm 2006 làm cho giá thành hạ 17.985.011 đồng. Đến năm 2008 cả hai khoản chi phí này đều tăng rất cao với tổng mức tăng là 1.329.359.522 đồng, trong đó khoản chi phí dùng trong quản lý tăng mạnh nhất. Đây khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí vật liệu trong phân phối điện (trong năm 2008 khoản chi phí này chiếm tỷ trọng 52,46% trong tổng chi phí vật liệu phân phối điện). Trong khoản chi phí vật liệu dùng trong quản lý, xăng dầu phục vụ công tác và văn phòng phẩm chiếm tỷ trọng khá lớn. Nguyên nhân là do trong năm 2008 tình hình lạm phát tăng cao làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng mạnh nên khoản chi phí này tăng cao so với năm trước. Trong năm 2007 để quản lý và tiết kiệm khoản chi phí này, đơn vị đã ban hành qui định định mức xăng dầu cho từng loại xe, ngoài ra đơn vị đã triển khai chương trình quản lý công văn trên máy tính nên tiết kiệm được các khoản giấy, mực in photo hơn so với năm 2006. Trong năm 2008 những qui định và chương trình quản lý trên vẫn được thực hiện nhưng hiệu quả mang lại không cao do tình hình biến động giá cả nguyên vật liệu trong năm. Do đó, đơn vị cần bổ sung thêm một số qui định mới cho phù hợp với tình hình hiện nay. - Phân bổ CCDC, đồ dùng văn phòng: CCDC là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng quy định như đối với TSCĐ, nhưng nó có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh của đơn vị. Khi xuất CCDC cho hoạt động, kế toán www.kinhtehoc.net 55 theo dõi cả hiện vật và giá trị trên sổ kế toán chi tiết. Tuỳ theo CCDC xuất dùng có giá trị nhỏ dưới 500.000 đồng phân bổ 1 lần và đối với các loại CCDC, đồ dùng văn phòng có giá trị trên 500.000 đồng thì phân bổ theo quí (thời gian phân bổ là 2 năm). Mức phân bổ CCDC = nguyên giá ÷ 8 lần. Trong năm 2007, việc trang bị CCDC, đồ dùng văn phòng nhiều nên việc phân bổ khoản chi phí này chiếm tỷ trọng cao nhất trong chi phí vật liệu 67,98%. Mức phân bổ tăng so với năm trước là 213.192.199 đ với tỷ lệ tăng 4,56%, trong đó phân bổ cho phân xưởng, kinh doanh, bảo hộ an toàn đều tăng, riêng đồ dùng văn phòng giảm. Do CCDC, đồ dùng văn phòng vừa được trang bị trong năm 2007 nên trong năm 2008 khoản phân bổ chi phí này giảm mạnh so với năm 2007 với mức giảm khá cao 4.075.555.890 đồng, tỷ lệ giảm 83,03%. Việc mua sắm trang bị CCDC, đồ dùng thực hiện cho bộ phận công nhân trực tiếp là chủ yếu (mỏ leo, sào, thang, cầu dao, kèm bấm, quần áo bảo hộ, ủng, găng tay). Điều này cho thấy Doanh nghiệp rất chú trọng đến công tác an toàn, bởi công tác này rất quan trọng đối với công nhân ngành điện, nó phản ánh sự quan tâm của ngành đối với sức khỏe và tính mạng của người lao động. Trong khâu kinh doanh, việc phân bổ CCDC chủ yếu là phân bổ điện kế. Mặc dù điện kế có giá trị không lớn, nhưng do điện kế có thời gian sử dụng lớn hơn 1 năm nên phải thực hiện công việc phân bổ. Cuối năm 2006 đã hoàn thành 18 công trình điện khí hóa (thuộc nguồn vốn VFB) và 9 công trình (thuộc nguồn vốn AFD) đưa vào vận hành ở những vùng nông thôn sâu. Chi phí cho việc trang bị điện kế cho khách hàng mượn là rất lớn. Nên năm 2007 phân bổ CCDC cho bộ phận kinh doanh so với năm trước mức tăng 399.926.392 đồng, tỷ lệ tăng 19,10%. Trong năm 2007, đối với đồ dùng văn phòng (máy in, máy tính, bàn ghế...), đơn vị không mua sắm mới để trang bị mà chủ yếu là tận dụng, điều động những nơi thừa sang nơi thiếu. Đã làm giảm 613.512.401 đồng với tỷ lệ 46,22%. Đến năm 2008 khoản chi phí này cũng giảm nhưng mức giảm thấp hơn năm 2007. Nhìn chung www.kinhtehoc.net 56 công tác quản lý CCDC, đồ dùng văn phòng là tốt, chủ yếu phục vụ cho công tác trực tiếp là chính. Qua phân tích cho thấy công tác quản lý chi phí vật liệu tại đơn vị đã được quan tâm hết sức chặt chẽ. Tuy nhiên đơn vị cần quan tâm đến yếu tố chi phí vật liệu dùng giải quyết sự cố, chi phí vật liệu dùng trong kinh doanh và đặc biệt là chi phí vật liệu dùng trong quản lý để có biện pháp quản lý tốt hơn. 4.2.2 Tiền lương và BHXH Đây là yếu tố chi phí chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng giá thành phân phối điện, nó thể hiện giá trị sức lao động mà toàn thể Cán bộ công nhân viên đơn vị đã bỏ ra trong kỳ, đồng thời là đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng kích thích tăng năng suất lao động và chất lượng công tác. Trong giá thành phân phối điện, chi phí tiền lương bao gồm các yếu tố: - Tiền lương công nhân – nhân viên phân xưởng - Tiền lương bộ phận bán hàng - Tiền lương bộ phận quản lý doanh nghiệp Chi phí tiền lương thực hiện trong kỳ bao gồm cả lương bổ sung năm trước, thưởng vận hành an toàn. Trong kế hoạch tiền lương hàng năm do PC2 duyệt chưa tính đến yếu tố này. Bảng tổng hợp tiền lương và BHXH qua ba năm (bảng 15, trang 57) cho thấy tổng quỹ lương thực hiện năm 2007 tăng so với năm 2006, mức tăng 4.274.295.362 đồng với tỷ lệ tăng 28,34%. Trong năm 2008 mức tăng này giảm xuống còn 2.636.565.553 đồng, tỷ lệ tăng cũng giảm còn 13,62%. Qua ba năm ta thấy tỷ trọng tiền lương của công nhân, nhân viên phân xưởng luôn chiếm tỷ trọng cao nhất (năm 2007 tỷ trọng này là 40,03%, năm 2008 là 39,8%), kế đến là lương của bộ phận bán hàng, tỷ trọng tiền lương của bộ phận này năm 2008 chiếm 36,15%, và sau cùng là bộ phận quản lý (năm 2007 tiền lưong của bộ phận quản lý chiếm tỷ trọng là 23,23%, năm 2008 là 24,05%). Nó phản ánh lên nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị đó là kinh doanh điện. www.kinhtehoc.net 57 Bảng 15: TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG VÀ BHXH QUA BA NĂM 2006-2008 ĐVT: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Chi tiết lương & BHXH Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1. Lương công nhân-nhân viên phân xưởng 6.433.522.299 7.748.440.843 8.752.382.271 1.314.918.544 20,44 1.003.941.428 12,96 2. Lương bộ phận bán hàng 5.097.098.100 7.105.481.315 7.950.328.216 2.008.383.215 39,40 844.846.901 11,89 3. Lương bộ phận quản lý 3.549.607.808 4.500.601.411 5.288.378.634 950.993.603 26,79 787.777.223 17,50 Tổng cộng 15.080.228.207 19.354.523.569 21.991.089.122 4.274.295.362 28,34 2.636.565.553 13,62 www.kinhtehoc.net 58 Để biết được nguyên nhân tăng giảm tiền lương qua ba năm ta sẽ phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương trong đơn vị. Từ bảng tổng hợp sản lượng điện và số lương lao động qua ba năm (bảng 16, trang 59), ta có: - Về lao động Tổng số lao động năm 2007 là 473 người trong đó lao động trực tiếp là 273 người chiếm tỷ trọng 57,72%, còn lại là lao động gián tiếp chiếm 42,28%. Tổng số lao động của đơn vị trong năm 2008 tăng lên với tổng số là 483 người trong đó lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng cao nhất 57,35%, lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng 42,65%. Như vậy từ năm 2006 đến năm 2008 có sự sắp xếp lại lao động, số lao động gián tiếp chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng số lao động của đơn vị, số lao động trực tiếp ngày càng giảm là do giải quyết dôi dư theo chế độ và theo quyết định của PC2 về việc chuyển cán bộ - công nhân viên của trạm 110 Kv về trực thuộc Xí nghiệp điện cao thế Miền Nam. Tuy lao động gián tiếp tăng lên nhưng quỹ lương năm 2008 chỉ chiếm 24,05% cho thấy lao động gián tiếp tăng nhiều do một số lao động phục vụ công tác khác, dịch vụ viễn thông. - Về sản lượng thực hiện Năm 2007 tăng 20.436.999 Kwh so với năm 2006, tỷ lệ tăng 9,44%. Đến năm 2008 sản lượng tăng hơn 33 triệu Kwh, tỷ lệ tăng 14,19%. Ta thấy qua ba năm sản lượng điện thương phẩm của đơn vị tăng ngày càng cao chứng tỏ qui mô sản xuất tăng. Ta sẽ xét về năng suất lao động của đơn vị trong ba năm (bảng 17, trang 60) www.kinhtehoc.net 59 Bảng 16: BẢNG TỔNG HỢP SẢN LƯỢNG ĐIỆN VÀ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % Sản lượng điện thương phẩm (kWh) 216.603.816 237.040.815 270.675.662 20.436.999 9,44 33,634,847 14,19 Tổng số lao động có mặt đến 31/12 (người) 457 473 483 16 3,50 10 2,11 - Trực tiếp 320 273 206 -47 -14,69 -67 -24,54 - Gián tiếp 137 200 277 63 45,99 77 38,50 www.kinhtehoc.net 60 Bảng 17: BẢNG TỔNG HỢP TIỀN LƯƠNG BÌNH QUÂN VÀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG BÌNH QUÂN Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tổng số lao động bình quân điện (người) 410 426 445 Tiền lương bình quân (người/tháng) 2.634.859 3.513.960 3.617.515 Năng suất lao động bình quân (kWh/người/năm) 490.054 556.434 608.260 Nguồn: (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Qua bảng số liệu ta thấy, số lao động b ình quân sản xuất điện tăng hàng năm rất ít năm 2007 chỉ tăng 16 người, tỷ lệ tăng 3,62%; năm 2008 mức tăng cao hơn năm 2007 nhưng không đáng kể chỉ tăng 19 người với tỷ lệ tăng cũng rất ít 4,46%. Năng suất lao động bình quân năm 2007 tăng với tỷ lệ 13,55% kéo theo tiền lương tăng cao hơn năng suất lao động là 33,36%. Trong năm 2008 năng suất lao động bình quân có tăng nhưng tỷ lệ tăng không cao 9,31% nên tiền lương bình quân năm này tăng với tỷ lệ rất ít 2,95%. Kết hợp hai chỉ tiêu : số lao động và sản lượng cho thấy năng suất lao động tăng là hợp lý. Đối với bộ phận gián tiếp tại đơn vị, số lao động tăng chủ yếu phục vụ công tác kinh doanh viễn thông và xuất kinh doanh khác. Điều này cho thấy đơn vị đã bố trí sắp xếp khá hợp lý nguồn lao động để đảm bảo công việc được giao và tạo việc làm cho lao động có thêm nguồn thu nhập từ sản xuất khác. Tuy là đơn vị hạch toán phụ thuộc nhưng đơn vị được quyền sắp xếp lại lực lượng lao động cho phù hợp với yêu cầu sản xuất của đơn vị. Đơn vị được quyền tuyển dụng lao động và cho thôi việc theo đúng qui định của nhà nước và của PC2. Đây là mặt thuận lợi của đơn vị, tuy nhiên việc tuyển dụng chỉ được giải quyết trong phạm vị chỉ tiêu Công ty giao. Hàng năm Công ty căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh đã được duyệt để phân bổ chỉ tiêu lao động cho đơn vị.Việc tuyển dụng ngoài chỉ tiêu, đơn vị tự cân đối, sắp xếp và trả lương bằng nguồn thu sản xuất khác. Mặt khác, việc tính toán tiền lương do đơn vị trực tiếp tính dựa vào bảng chấm công từ www.kinhtehoc.net 61 các đơn vị gởi đến và dựa trên qui định, tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, chức vụ, phục cấp của nhà nước và của ngành điện. Nhìn chung quỹ lương năm 2007 tăng hơn 2006 là 28,34% và năm 2008 tăng cao hơn năm 2007 13,62% là do lao động tăng, sản lượng tăng. Đơn vị cần phải quan tâm công tác quản lý lao động, hợp lý hóa sản xuất tại đơn vị chặt chẽ hơn, để nâng cao năng suất lao động và tiết kiệm chi phí. Muốn có thu nhập cao (ổn định) cho công nhân, ngoài việc đẩy mạnh tăng năng suất lao động để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất chính còn phải tham gia tăng thu nhập từ hoạt động sản xuất khác. 4.2.3 Khấu hao TSCĐ Tại ĐLTV tình hình TSCĐ và chi phí khấu hao hàng năm được phản ánh trong bảng TSCĐ và trích khấu hao (bảng 18, trang 62). Qua bảng TSCĐ và trích khấu hao ta thấy, nguyên giá TSCĐ tăng dần trong ba năm với mức tăng năm 2007 so với năm 2006 là 10.287.166.447 đồng, mức tăng năm 2008 so với năm 2007 là 15.314.048.403 đồng nhưng mức khấu hao tính vào giá thành lại giảm, cụ thể tỷ lệ giảm năm 2007 là 0,08%, trong đó khấu hao TSCĐ phục vụ cho quản lý giảm 82.192.433 đồng, tỷ lệ khấu hao giảm 5,81%. Trong năm 2008 mức khấu hao tính vào giá thành giảm rất lớn so với năm 2007, với mức giảm đến 1.820.335.091 đồng tương ứng tỷ lệ giảm khá cao so với năm trước là 6,54%, trong đó khấu hao TSCĐ cho bộ phận phân xưởng giảm mạnh nhất với mức giảm 1.578.544.674 đồng. Cụ thể ta xét biến động TSCĐ và tỷ lệ khấu hao năm 2008 so với năm 2007: So với năm 2007 tỷ lệ khấu hao bình quân giảm 0,84% làm cho mức khấu hao bình quân năm 2008 giảm -3.047.335.397 đồng. Nguyên giá bình quân TSCĐ năm 2008 so với năm 2007 tăng 1.227.000.306 đồng. www.kinhtehoc.net 62 Bảng 18: TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ TRÍCH KHẤU HAO ĐVT: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % 1.Nguyên giá TSCĐ 337.075.566.181 347.362.732.628 362.676.781.031 10.287.166.447 3,05 15.314.048.403 4,41 2.Khấu hao luỹ kế 147.333.237.699 170.515.855.924 197.723.976.297 23.182.618.225 15,73 27.208.120.373 15,96 3.Hệ số hao mòn (%) 43,71 49,09 54,52 5,38 12,31 5,43 11,06 4.Mức khấu hao năm 27.852.810.324 27.831.581.033 26.011.245.942 -21.229.291 -0,08 -1.820.335.091 -6,54 -Khấu hao TSCĐ quản lý 1.414.553.750 1.332.361.317 1.090.570.900 -82.192.433 -5,81 -241.790.417 -18,15 -Khấu hao TSCĐ phân xưởng 26.438.256.574 26.499.219.716 24.920.675.042 60.963.142 0,23 -1.578.544.674 -5,96 5. Tỷ lệ khấu hao (%) 8,26 8,01 7,17 -0,25 -3,06 -0,84 -10,49 www.kinhtehoc.net 63 Tổng hợp 2 nhân tố trên làm cho mức khấu hao năm 2008 giảm 1.820.335.091 đồng. Nguyên nhân làm cho mức khấu hao năm 2008 giảm chủ yếu là do một số TSCĐ đã khấu hao đủ 100%, còn sử dụng nhưng không trích khấu hao hoặc chuyển sang TSCĐ chờ thanh lý. 4.2.4 Chi phí sửa chữa lớn Chi phí sửa chữa lớn hàng năm bao gồm: sửa chữa máy móc thiết bị, nhà xưởng, phương tiện vận tải; sửa chữa máy biến thế các loại, thay sứ chống nhiễm nặm 35kV và phụ kiện; sửa chữa tuyến trạm 110kV, và chiếm tỷ trọng cao nhất là chi phí sửa chữa lưới điện trung thế và hạ thế. Trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2008 nhờ đơn vị thực hiện có hiệu quả chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong công tác sửa chữa lớn nên chi phí này giảm dần trong ba với mức giảm năm 2007 so với năm 2006 là 77.050.783 đồng, tỷ lệ giảm 1,67%, năm 2008 khoản chi phí sửa chữa lớn giảm mạnh với mức giảm so với năm 2007 đến 845.965.058 đồng với tỷ lệ giảm khá cao 18,62%. Đây là kết quả sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của lãnh đạo Điện lực cũng như sự nổ lực của các phòng ban, Chi nhánh từ khâu chuẩn bị vật tư, đến khâu tổ chức thi công, quyết toán công trình. 4.2.5 Chi phí dịch vụ mua ngoài Bảng 19: BẢNG CHI PHÍ DỊCH VỤ MUA NGOÀI ĐVT: Đồng Chi tiết DV mua ngoài khác Thực hiện 2006 Thực hiện 2007 Thực hiện 2008 1.Điện thoại, bưu phí 428.058.164 355.353.574 328,210,084 2. Điện, nước 318.168.615 282.849.273 296,947,518 3. Dịch vụ khác 205.748.462 95.705.604 69,457,932 4. Bảo hiểm tài sản - 7.042.500 4,107,537 Tổng cộng 951.975.241 740.950.951 698,723,071 (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) www.kinhtehoc.net 64 Qua bảng số liệu trên ta thấy, chi phí dịch vụ mua ngoài giảm dần từ năm 2006 đến năm 2008, cụ thể trong năm 2007 chi phí dịch vụ mua ngoài giảm 211.024.290 đồng với tỷ lệ giảm là 22,17%, năm 2008 mức giảm thấp hơn so với năm 2007 chỉ giảm 42.227.880 đồng với tỷ lệ giảm 5,7%. Nguyên nhân là do trong năm 2008 chi phí điện, nước tăng lên 14.098.245 đồng, tỷ lệ tăng 4,98% trong khi năm 2007 chi phí này giảm 11,1%. Trong năm qua đơn vị cũng đã có cố gắng trong việc tiết kiệm chi phí điện nước trong đơn vị nhưng công tác này chưa đạt hiệu quả cao. Trong khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, khoản chi phí điện thoại, bưu phí chiếm tỷ trọng khá lớn (khoản 50%). Việc giảm khoản chi phí này sẽ góp phần đáng kể vào việc giảm giá thành sản phẩm. Nhìn chung, đơn vị đã có phấn đấu tiết kiệm chi phí dịch vụ mua ngoài so với năm trước, có thể nói công tác quản lý chi phí này của đơn vị tương đối chặt chẽ hầu hết các khoản chi phi trong chi phí dịch vụ mua ngoài đều giảm so với năm trước (ngoại trừ chi phí điện nước vẫn còn tăng). 4.2.7 Chí phí bằng tiền Chi tiết các khoản mục tăng giảm trong chi phí bằng tiền của đơn vị trong ba năm được thể hiện trong bảng chi phí bằng tiền (bảng 20, trang 65). Trong năm tổng giá thành thực hiện năm 2008, khoản chi phí bằng tiền chiếm tỷ trọng 8,76%, so với năm 2007 tăng lên 745.791.768 đồng, tỷ lệ tăng 15,84%. Ta thấy các khoản chi phí này rất đa dạng, khó kiểm soát, kế hoạch tiết kiệm đề ra thường dựa vào thực hiện năm trước, kinh nghiệm là chủ yếu. Tất cả các khoản chi phí này đều tham gia trực tiếp và không thể thiếu trong quá trình phân phối, tiêu thụ điện. Cụ thể sau đây sẽ đi vào phân tích từng nội dung chi phí này. www.kinhtehoc.net 65 Bảng 20: BẢNG CHI PHÍ BẰNG TIỀN ĐVT: Đồng (Nguồn: Phòng tài chính – kế toán của ĐLTV) Chi tiết chi phí bằng tiền Năm Chênh lệch 2006 2007 2008 2007 so 2006 2008 so 2007 Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1.Thuế đất, thuê đất 61.862.992 308.053.151 216.440.182 246.190.159 397,96 -91.612.969 -29,74 2.Tiền ăn giữa ca 1.926.676.000 2.157.028.706 2.349.610.000 230.352.706 11,96 192.581.294 8,93 3.Hội nghị, tiếp khách 184.078.084 224.622.070 273.423.027 40.543.986 22,03 48.800.957 21,73 4.Thuê dịch vụ bán lẻ nông thôn 555.563.179 665.485.485 1.023.253.312 109.922.306 19,79 357.767.836 53,76 5.Dự phòng nợ khó đòi, trợ cấp mất việc làm 145.745.046 185.560.365 221.329.371 39.815.319 27,32 35.769.006 19,28 6.Chi phí bằng tiền khác 1.204.316.726 1.166.491.991 1.368.977.635 -37.824.735 -3,14 202.485.644 17,36 - Thuê ngoài sửa chữa thường xuyên 174.239.334 151.624.809 96.193.349 -22.614.525 -12,98 -55.431.460 -36,56 -Công tác phí, tàu xe 153.734.704 147.841.558 191.470.253 -5.893.146 -3,83 43.628.695 29,51 - Chi phí KTAT-BHLĐ 72.661.947 56.613.199 80.725.160 -16.048.748 -22,09 24.111.961 42,59 -An toàn, bảo vệ, phòng cháy 25.487.455 27.629.293 23.882.163 2.141.838 8,40 -3.747.130 -13,56 -Quảng cáo, tuyên truyền, thông báo 138.924.367 191.557.544 138.764.000 52.633.177 37,89 -52.793.544 -27,56 -Thí nghiệm, thử nghiệm, hiệu chỉnh 227.846.192 196.917.092 321.865.004 -30.929.100 -13,57 124.947.912 63,45 -Chi phí khác bằng tiền 411.422.727 394.308.496 516.077.706 -17.114.231 -4,16 121.769.210 30,88 Tổng cộng 4.078.242.027 4.707.241.768 5.453.033.536 628.999.741 15,42 745.791.768 15,84 www.kinhtehoc.net 66 - Thuế đất, thuê đất Chi phí thuế đất, thuê đất năm 2007 và năm 2008 tăng rất cao so với năm 2006 với mức tăng năm 2007 là 246.190.159 đồng, tỷ lệ tăng khá cao 397,96% là do từ năm 2007 Ủy Ban tỉnh quyết định tăng giá đất các tuyến đường làm cho giá thuê đất cao. - Tiền ăn giữa ca. Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành, chi phí tiền ăn giữa ca tính theo ngày công thực tế làm việc trong tháng của 1 người lao động tối đa không quá mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định. Ta thấy, chi phí tiền ăn giữa ca qua các năm tăng dần, năm 2007 khoản chi phí nằy tăng lên 230.352.706 đồng với tỷ lệ tăng là 11,96%. Đến năm 2008 khoản chi phí này tăng lên 192.581.294 đồng với tỷ lệ tăng 8,93%, tuy tỷ lệ tăng này thấp hơn năm 2007 nhưng nếu tính theo số lao động bình quân (tổng số lao động trong SXKD điện năm 2007 là 426 người, năm 2008 là 445 người) thì chi phí này bình quân trên mỗi lao động tăng. Đều đó cho thấy đơn vị rất quan tâm đến đời sống người lao động, kích thích người lao động hạn chế nghỉ ngày làm việc làm gián đoạn công việc không mang lại hiệu quả cao. Đây là khoản qui định chung nên đơn vị không giảm được khoản chi phí này. - Hội nghị, tiếp khách: Năm 2007 tăng 40.543.986 đồng, tỷ lệ tăng 22,03% so với năm 2006; năm 2008 tăng cao hơn năm 2007 với mức tăng 48.800.957 đồng, tỷ lệ tăng 21,73%. Qua đó cho thấy đơn vị chưa thực hiện tốt việc tiết kiệm chi phí này. Việc tổ chức hội nghị còn nhiều, cần tiết kiệm trong việc tiếp khách. Phải thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc tiết kiệm, chống lãng phí trong bộ máy quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương. - Thuê dịch vụ bán lẻ điện nông thôn Đây là khoản chi phí trả cho lao động thuê ngoài để ghi, thu tiền điện ở một số xã nông thôn. Khoản chi phí này tăng dần trong ba năm cụ thể: năm 2007 tăng 109.922.306 đồng, tỷ lệ tăng 19,79% so với năm 2006; đến năm 2008 mức tăng của khoản chi phí này cao hơn: tăng lên 357.767.836 đồng so với năm 2007 với tỷ lệ www.kinhtehoc.net 67 tăng khá cao 53,76%. Nguyên nhân chủ yếu là do đơn vị phát triển rộng dịch vụ bán lẻ điện nông thôn ở nhiều xã nông thôn khác. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu làm cho định mức chi phí của đơn vị tăng cao so với định mức Công ty giao. - Chi phí bằng tiền khác: Đây là khoản chi phí rất khó kiểm soát, trong năm 2007 đơn vị đã tiết kiệm được 37.824.735 đồng so với năm 2006, tỷ lệ giảm 3,14%. Đến năm 2008 khoản chi phí này tăng lên 202.485.644 đồng, với tỷ lệ tăng 17,36%. Nguyên nhân là do chi phí công tác phí, tàu xe; chi phí kỹ thuật an toàn - bảo hộ lao động; chi phí thí nghiệm, thử nghiệm, hiệu chỉnh và chi phí khác bằng tiền tăng lên so với năm trước. Ta sẽ phân tích các khoản mục chi phí tăng này. + Công tác phí, tàu xe: Trong năm 2007 giảm 5.893.146 đồng tỷ lệ giảm 3,83%, đến năm 2008 khoản chi phí này tăng lên 43.628.695 đồng với tỷ lệ tăng 29,51%. Từ đó cho thấy do thực hiện chế độ công tác phí, tàu xe đúng với qui định và đúng thực tế nên năm 2007 đơn vị đã tiết kiệm được khoản công tác phí, tàu xe so với năm 2006. Trong năm 2008 công tác toàn đơn vị có tăng nhưng không nhiều nhưng khoản chi phí này tăn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfKTH2009 4053638 Nguyen Thi Kim Thoa .pdf
Tài liệu liên quan