Tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá và xếp hạng các hệ nền phục vụviệc xây dựng cổng thông tin điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
HỒ VĂN CHÍNH
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC
HỆ NỀN PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG CỔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRONG CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Cần Thơ - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
HỒ VĂN CHÍNH
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC
HỆ NỀN PORTAL PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRONG CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN
Mã số: 60 48 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGÔ BÁ HÙNG
Cần Thơ – 2010
LỜI BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân.
Ngoài việc sử dụng lại kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như được
trích dẫn, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vấn đề được trình bày
trong quyển luận văn này.
Người cam đoan
Hồ Văn Chính
LỜI CẢM ƠN
ZY
Xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông,
Trường Đạ...
133 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1386 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích đánh giá và xếp hạng các hệ nền phục vụviệc xây dựng cổng thông tin điện tử trong cơ quan hành chính nhà nước, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
HỒ VĂN CHÍNH
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC
HỆ NỀN PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG CỔNG
THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRONG CƠ QUAN
HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Cần Thơ - 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
HỒ VĂN CHÍNH
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VÀ XẾP HẠNG CÁC
HỆ NỀN PORTAL PHỤC VỤ VIỆC XÂY DỰNG
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TRONG CƠ
QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Chuyên ngành: HỆ THỐNG THÔNG TIN
Mã số: 60 48 05
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Người hướng dẫn khoa học
TS. NGÔ BÁ HÙNG
Cần Thơ – 2010
LỜI BẢN QUYỀN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính bản thân.
Ngoài việc sử dụng lại kết quả nghiên cứu của các tác giả khác như được
trích dẫn, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về những vấn đề được trình bày
trong quyển luận văn này.
Người cam đoan
Hồ Văn Chính
LỜI CẢM ƠN
ZY
Xin chân thành cảm ơn Khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông,
Trường Đại học Cần Thơ đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá
trình học tập, cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Xin cảm ơn quý thầy cô khoa Công nghệ Thông tin và Truyền thông đã
tận tình giảng dạy và cung cấp cho em những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại khoa.
Xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến thầy Ngô Bá Hùng,
người đã tạo mọi điều kiện để em tham gia thực hiện đề tài “Phân tích,
đánh giá và xếp hạng các hệ nền phục vụ việc xây dựng Cổng thông tin
điện tử cho cơ quan hành chính Nhà nước” làm đề tài cho luận văn tốt
nghiệp.
Xin nhớ mãi công ơn gia đình đã chăm sóc, động viên và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến toàn thể bạn bè, những người đã quan tâm,
giúp đỡ và chia sẽ những kiến thức cần thiết cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện đề tài.
Một lần nữa xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến gia
đình, thầy cô và bạn bè.
Trân trọng.
Cần Thơ, tháng 10 năm 2010
Hồ Văn Chính
MỤC LỤC
---WX---
TÓM TẮT ........................................................................................................ 1
ABSTRACT ..................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN .................................................. 3
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................3
1.2 Phạm vi yêu cầu của đề tài .................................................................................4
1.2.1 Mục tiêu và kết quả đạt được .............................................................................4
1.2.2 Các vấn đề phải giải quyết.................................................................................4
1.3 Phương pháp tổ chức thực hiện.........................................................................5
1.4 Bố cục luận văn....................................................................................................5
Chương 2: CỔNG THÔNG TIN (PORTAL)............................................... 7
2.1 Quá trình hình thành và phát triển..................................................................7
2.1.1 Định nghĩa Portal .............................................................................................7
2.1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến portal .......................................................8
2.1.2.1 Portlet..............................................................................................................8
2.1.2.2 Portlet container .............................................................................................8
2.1.2.3 Portal service ..................................................................................................9
2.1.2.4 Portal server....................................................................................................9
2.1.3 Các đặc trưng của một portal ............................................................................9
2.1.4 Phân loại Portal...............................................................................................11
2.2 Vấn đề xây dựng portal ....................................................................................12
2.2.1 Kiến trúc ứng dụng Portal ...............................................................................12
2.2.2 Các thành phần cơ bản của hệ nền Portal.......................................................13
2.3 Xu thế phát triển của hệ nền portal ...............................................................14
2.3.1 Nhu cầu về kiến trúc thống nhất .....................................................................14
2.3.2 Hệ nền portal và kiến trúc hướng dịch vụ (SOA)............................................16
2.3.3 Hệ nền trong tương lai ...................................................................................17
2.3.4 Thị phần portal trên thế giới ............................................................................18
2.4 Nền tảng công nghệ xây dựng hệ nền portal .................................................19
2.4.1 Công nghệ xây dựng hệ nền portal .................................................................19
2.4.2 Mô hình hoạt động của J2EE và .NET............................................................21
2.4.2.1 Mô hình hoạt động của .NET .......................................................................21
2.4.2.2 Mô hình hoạt động của J2EE.......................................................................22
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ NỀN CỔNG THÔNG TIN ....................... 23
3.1 Tổng quan về công nghệ nền portal ................................................................23
3.1.1 Sản phẩm do các công ty trong nước tự phát triển..........................................23
3.1.2 Sản phẩm được phát triển dựa trên nền mã nguồn mở...................................23
3.1.3 Sản phẩm do các hãng có uy tín phát triển.....................................................24
3.2 Tình hình ứng dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan HCNN............25
3.3 Phân tích vai trò của portal trong quản lý nhà nước ....................................26
3.3.1 Portal và Chính phủ điện tử.............................................................................26
3.3.2 Portal và vai trò nhu cầu quản lý thông tin trong cơ quan HCNN ................28
3.4 Tổng kết một số phương pháp đánh giá hệ nền đã có ...................................29
3.4.1 Phân tích đánh giá một số phương pháp đánh giá hệ nền đã có.....................29
3.4.2 Bảng tổng kết các phương pháp đánh giá hệ nền đã có ..................................40
3.4.3 Đánh giá và kết luận ........................................................................................41
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................... 43
4.1 Bài toán về ứng dụng hệ nền xây dựng portal cấp tỉnh.................................43
4.2 Nội dung phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền portal..............................45
4.2.1 Chọn hệ nền portal phân tích, đánh giá và xếp hạng ......................................45
4.2.2 Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal ..................................................45
4.2.3 Xây dựng Phương pháp tính điểm....................................................................52
4.2.4 Tóm lược các tính năng của 6 hệ nền được đánh giá .....................................54
4.2.5 Đối tượng đánh giá hệ nền portal....................................................................57
4.2.6 Phương pháp và hình thức đánh giá hệ nền portal .........................................58
4.2.7 Thực hiện phân tích, đánh giá và xếp hạng “ theo Hệ nền” ...........................59
4.2.8 Thực hiện phân tích, đánh giá và xếp hạng “ theo Đối tượng” ......................65
4.2.9 Tổng hợp kết quả phân tích, đánh giá và xếp hạng 06 hệ nền portal..............68
4.3 Nhận xét, đánh giá và kết luận........................................................................69
4.4 Những khuyến cáo đến người sử dụng hệ nền portal ....................................70
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ..............................72
5.1 Kết luận ..............................................................................................................72
5.2 Hướng phát triển...............................................................................................72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................74
PHỤ LỤC.................................................................................................................76
1. Phiếu lấy ý kiến đóng góp Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal .............................76
2. Danh sách các đối tượng đánh giá hệ nền............................................................81
3. Phiếu phân tích đánh giá theo Hệ nền..................................................................87
4. Phiếu tổng hợp xử lý số liệu đánh giá “theo Hệ nền”..........................................93
5. Phiếu đánh giá hệ nền portal theo Đối tượng.....................................................101
6. Phiếu tổng hợp xử lý số liệu đánh giá “theo Đối tượng”...................................110
7. Danh sách Portal các tỉnh, thành phố trực thuộc TW ........................................120
8. Đĩa CD-Rom lưu trự số liệu phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền portal
CÁC TỪ VIẾT TẮT
ZY
Stt Từ viết tắt Diễn giải
1 CAS Central Authentication Service
2 CMS Content Management System
3 CNTT Công nghệ thông tin
4 CSDL Cơ sở dữ liệu
5 DMZ Domain Zone
6 DNN DotNetNuke
7 DNS Domain Name System
8 EMS Express Mail Service
9 HCNN Hành chính nhà nước
10 IDC International Data Corporation
11 J2EE Java 2 platform Enterprise Edition
12 JSP JavaServer Page
13 JSR Java Specification Request
14 LDAP Lightweight Directory LDAP Access Protocol
15 MS Microsoft
16 MOSS Microsoft Office SharePoint Service
17 NITF News Industry Text Format
18 PC Personal computer
19 PORTAL Cổng thông tin
20 RDF Resource Description Format
21 RSS Rich Site Summary
22 SOA Service Oriented Architecture
23 SP SharePoint Portal
24 SSO Single Sign on
25 TT&TT Thông tin và truyền thông
26 TW Trung ương
27 WEBSITE Trang thông tin điện tử
28 WRSP Web Services for Remote Portlets
29 WSDL Web Service Description Language
30 WTO World Trade Organization
31 WWW World Wide Web
32 WYSWYG What You See, What You Get
33 UBND Uỷ ban Nhân dân
34 XML eXtensible Markup Language
35 XSL-FO eXtensible Stylesheet Language Formatting Objects
DANH MỤC HÌNH VẼ
ZY
Hình 2.1: Mô hình Portal ............................................................................... 8
Hình 2.2: Kiến trúc Logic n-tier của một portal ................................................ 13
Hình 2.3: Kiến trúc hệ nền Portal .................................................................. 13
Hình 2.4: Kiến trúc phân tầng của hệ thống SOA........................................... 16
Hình 2.5: Kiến trúc của Khung ứng dụng portal ............................................ 17
Hình 2.6: Thị phần của các nhà cung cấp các sản phẩm portal chính............ 18
Hình 2.7: Tỷ lệ lợi nhuận phân chia theo hệ điều hành .................................. 19
Hình 2.8 Mô hình hoạt động của .NET ........................................................... 21
Hình 2.9:Mô hình hoạt động của J2EE .......................................................... 22
Hình 3.1: Mô hình đánh giá hệ thống Portal ..................................................... 33
Hình 3.2: Kết quả đánh giá xết hạng hệ nền portal of Asif Akram, Dharmesh
Chohan,…Allan CCLRC e-Science Centre ..............................................................34
Hình 4.1: Hiện trạng sử dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan HCNN....... 44
Hình 4.2: Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá “theo Hệ nền”..................................62
Hình 4.3: Đồ thị biểu diễn kết quả đánh giá “theo Đối tượng” .......................... 67
DANH SÁCH CÁC BẢNG
ZY
Bảng 2.1: So sánh công nghệ .NET với J2EE.................................................... 21
Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá hệ nền của tổ chức The Open Polytechnic of New
Zealand .......................................................................................................... 29
Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá hệ nền của Paul Brown .............................................31
Bảng 3.3: Tiêu chí yêu cầu đánh giá các CMS của Chantel Brathwaite .............. 37
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá các hệ nền của Enterprise Portal Services Group.... 38
Bảng 3.5: Bảng tổng kết các phương pháp đánh giá hệ nền đã có...................... 40
Bảng 4.1: Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal ................................................... 50
Bảng 4.2: Kết quả tổng hợp số liệu đánh giá “theo Hệ nền” ............................ 60
Bảng 4.3: Kết quả tổng hợp số liệu đánh giá hệ nền “theo Đối tượng” ............ 65
Bảng 4.4: Bảng tổng hợp kết quả đánh giá hệ nền portal ................................. 68
TÓM TẮT
ZY
Ngày nay Cổng thông tin đóng một vai trò quan trọng trong mọi hoạt động
quản lý về Kinh tế, xã hội của các cơ quan hành chính Nhà nước. Nhiều nền tảng
Cổng thông tin đã được tạo ra, giúp phát triển Cổng thông tin nhanh hơn và thuận
tiện. Sự khác biệt về công nghệ và sự đa dạng trong các chức năng được cung cấp
bởi những nền tảng Cổng thông tin làm cho người dân gặp khó khăn trong việc lựa
chọn một nền tảng thích hợp cho việc phát triển Cổng thông tin của họ. Vì lý do đó,
luận án này đề xuất một phương pháp có thể giúp mọi người phân tích và đánh giá
các nền tảng Cổng thông tin hiện có để xây dựng Cổng thông tin cho các cơ quan
hành chính Nhà nước.
Trước tiên, chúng tôi trình bày cơ sở lý thuyết của Cổng thông tin và các nền
tảng Cổng thông tin. Sau đó chúng tôi trình bày các phương pháp trước đây được sử
dụng để phân tích và đánh giá nền tảng Cổng thông tin trên thế giới cũng như tại
Việt Nam. Sau đó, chúng tôi trình bày phương pháp của chúng tôi để đánh giá nền
tảng Cổng thông tin thích hợp cho việc xây dựng Cổng thông tin cho các cơ quan
hành chính nhà nước ở Việt Nam.
Cuối cùng chúng tôi trình bày kết quả của chúng tôi, kết quả của việc áp
dụng phương pháp đánh giá hệ nền Cổng thông tin của chúng tôi vào sáu nền tảng
Cổng thông tin phổ biến như: IBM WebSphere 6.1, Oracle AS Portal 10g,
SharePoint 2007, Liferay 5.1, DotNetNuke 5.5 and uPortal 2.1.
Keywords: portal, portal platforms, criteria, state administration, analysis
and evaluation
1
ABSTRACT
ZY
Nowadays web portal plays an important role in social and economic
management activities of the state administrative agencies. Many portal platforms
have been created to help portal development more quickly and conveniently. The
differences in technologies and diversity in functionalities provided by these portal
platforms make people difficulty in choosing an appropriate platform for
developing their web portal. For that reason, this thesis is to propose a method that
can help people to analysis and evaluation the existing portal platforms in order to
build web portals for the state administrative agencies.
First, we present theoretical basis of the portal and the portal platforms. Then
we present previous methods used to analysis and evaluate portal platforms in the
world as well as in Vietnam. Then, we present our method to evaluate portal
platforms that are appropriate for building web portals for state administrative
agencies in Vietnam. Finally we present result our result of applying our portal
evaluation method on six popular portal platforms as: IBM WebSphere 6.1, Oracle
AS Portal 10g, SharePoint 2007, Liferay 5.1, DotNetNuke 5.5 and uPortal 2.1.
Keywords: portal, portal platforms, criteria, state administration, analysis
nd evaluation a
2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
1.1 Đặt vấn đề
Ngày nay, với sự phát triển bùng nổ của CNTT, nhất là sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ web trên mạng Internet đã hình thành một số lượng rất lớn
các website, phân bố trên hầu hết các quốc gia trên thế giới và giữ một vai trò đặc
biệt quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân loại. Với niềm đam mê sáng
tạo và chinh phục thế giới, CNTT đã và đang thay đổi từng ngày. Các thế hệ
website ra đời và cải tiến liên tục nhằm phục vụ tốt hơn cho việc tìm kiếm và xử
lý thông tin trên mạng Internet, từ đó khái niệm “Website truyền thống” được
chuyển thành “Website thông minh” với sự trợ giúp của dịch vụ Search Engine,
một công cụ cho phép tìm kiếm và lọc thông tin trên cơ sở các từ khoá được xác
lập bởi người dùng và dịch vụ phân loại thông tin, từ đó thuật ngữ “Website thông
minh” hay “Cổng thông tin” được hình thành.
Ở nước ta, năm 2000 Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa 8 cũng đã
xác định nhiệm vụ “…Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng và
Nhà nước là bộ phận hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là
nhiệm vụ thường xuyên của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng
cao năng suất, chất lượng, hiệu quả,…khẩn trương xây dựng các hệ thống thông tin
cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của Đảng,
quản lý của nhà nước…”[4]. Tiếp đó tháng 11 năm 2006, Việt Nam trở thành thành
viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO, cả dân tộc Việt Nam bước
vào sân chơi lớn của thế giới. Những yêu cầu về cải cách hành chính, phát triển
Chính phủ điện tử, thương mại điện tử càng trở nên cấp thiết và mang tính sống còn
của đất nước. Nhận thức được yêu cầu đó nhiều địa phương rất quan tâm việc xây
dựng portal như Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Vĩnh
Long, Cần Thơ, Phú Yên, Đồng Tháp,…các địa phương này đã xây dựng được
portal cho riêng mình, để nó trở thành một công cụ phục vụ đắc lực trong việc quản
lý, điều hành các hoạt động kinh tế, xã hội trên địa bàn.
Vấn đề quan trọng nhất của portal các địa phương hiện nay là phải đảm
bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ đến nhân dân, cung cấp các dịch vụ công
trực tuyến, đồng thời tích hợp được các nguồn thông tin từ các hệ thống thông
tin bên dưới hay có liên quan đạt hiệu quả cao. Từ đó đã phát sinh nhiều vấn đề
mà các portal địa phương cần phải giải quyết như việc lựa chọn công nghệ nền,
quy trình xử lý công việc và nhân tố con người,….đó là vấn đề không dễ dàng
đối với các cơ quan HCNN, vì hiện tại đa số các portal của các địa phương chỉ
3
dừng lại ở mức cung cấp thông tin đến người dân, các hạng mục quan trọng như
cung cấp dịch vụ công trực tuyến và tích hợp còn gặp nhiều khó khăn trong quá
trình xây dựng hay chưa thực hiện được.
Mặt khác, Cải cách hành chính là thành phần quan trọng không thể thiếu
được trong việc ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan HCNN là nền tảng xây
dựng Chính phủ điện tử ở nước ta, việc thực hiện cải cách hành chính nhằm giúp
người dân và doanh nghiệp hiểu hơn về quy trình, thủ tục hành chính nhằm giảm
thiểu tối đa thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp nhất là với khối lượng
thủ tục hành chính khá lớn với 104,2 ngàn thủ tục của 87 cơ quan HCNN cấp bộ,
tỉnh và tương đương [24], mỗi thủ tục hành chính có thể là một dịch vụ công. Do
đó, việc hỗ trợ cơ quan HCNN lựa chọn công nghệ nền xây dựng portal là một mục
tiêu hết sức thiết thực. Vì vậy việc cung cấp một phương pháp phân tích, đánh giá
và xếp hạng hệ nền phục vụ việc xây dựng portal trong cơ quan HCNN là một vấn
đề đặc biệt được các cấp, các ngành quan tâm.
Đề tài này tập trung giải quyết vấn đề xây dựng một phương pháp phân
tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền portal, thực hiện đánh giá các hệ nền portal
hiện đang vận hành trong các cơ quan HCNN. Vì vậy, luận văn được xây dựng
cụ thể dưới dạng một phương pháp phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền
portal phục vụ việc xây dựng portal trong cơ quan HCNN.
1.2 Phạm vi yêu cầu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu và kết quả đạt được
Mục tiêu của đề tài là xây dựng một phương pháp phân tích, đánh giá và xếp
hạng các hệ nền portal, trên cơ sở xây dựng bộ tiêu chí đánh giá, phương pháp tính
điểm và xếp hạng các hệ nền portal phục vụ việc xây dựng portal trong cơ quan
HCNN.
Kết quả của đề tài là xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá, phương pháp đánh
giá và xếp hạng hệ nền portal. Đồng thời, áp dụng phương pháp đánh giá đã xây
dựng đánh giá các hệ nền portal của các cơ quan HCNN và đưa ra những nội dung
khuyến cáo đến người sử dụng.
1.2.2 Các vấn đề phải giải quyết
Ứng dụng CNTT trong quản lý là nhu cầu quan trọng trong xã hội thông tin
ngày nay, đặc biệt trong cơ quan HCNN thì việc ứng dụng CNTT là nhu cầu cần
thiết trước sức ép về cải cách quy trình, thủ tục, giảm văn bản giấy tờ hành chính,
nhu cầu cải cách hành chính một cửa, nhu cầu cung cấp và phổ biến thông tin cho
người dân, nhu cầu tích hợp thông tin,…
4
Trước sức ép đó nhu cầu xây dựng hệ thống thông tin, xây dựng portal, xây
dụng các CSDL chuyên ngành,…là rất lớn. Để hỗ trợ phần nào trong việc thực hiện
các nhu cầu trên thì việc xây dựng một phương pháp phân tích, đánh giá và xếp
hạng các hệ nền portal phục vụ cho việc xây dựng portal trong cơ quan HCNN là rất
cần thiết. Để thực hiện được điều này cần giải quyết một số vấn đề cơ bản như sau:
Tổng hợp phân tích đánh giá các phương pháp đánh giá hệ nền portal
trong nước và ngoài nước.
Khảo sát thông tin về tình hình ứng dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ
quan HCNN, từ đó xây dựng bộ tiêu chí phân tích, đánh giá và xếp hạng
hệ nền.
Xây dựng một phương pháp phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền
portal trên cơ sở bộ tiêu chí vừa xây dựng.
Áp dụng phương pháp đánh giá hệ nền này phân tích đánh giá và xếp
hạng các hệ nền portal hiện đang được sử dụng để xây dựng portal trong
cơ quan HCNN.
Trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền đưa ra những
nội dung khuyến cáo để hỗ trợ người sử dụng trong việc lựa chọn hệ nền
xây dựng portal trong cơ quan HCNN.
1.3 Phương pháp tổ chức thực hiện
Việc tổ chức thực hiện đề tài dựa trên một phần cơ sở lý thuyết về công nghệ
nền portal và lý thuyết thống kê. Thực hiện tiếp cận và khảo sát thu thập thông tin
thực tế về các tiêu chí đánh giá hệ nền portal để xây dựng bộ tiêu chí và phương
pháp đánh giá hệ nền portal.
Phạm vi đề tài này trình bày một phương pháp đánh giá hệ nền portal và triển
khai phương pháp đánh giá này đối với 6 hệ nền portal hiện đang được sử dụng
trong các cơ quan HCNN.
1.4 Bố cục luận văn
Chương 1: Giới thiệu tổng quan
Giới thiệu tổng quan về đề tài, sự cần thiết nghiên cứu đề tài. Đồng thời nêu
lên mục tiêu và hướng tiếp cận giải quyết đề tài.
Chương 2: Cổng thông tin (Portal)
Trình bày các khái niệm chính được đề cập trong đề tài. Khái quát cơ bản về
portal, hệ nền portal và tìm hiểu khái quát portal và hệ nền portal. Cơ sở lý luận
5
phục vụ cho việc phân tích đánh giá và xếp hạng hệ nền portal.
Chương 3: Đánh giá hệ nền Cổng thông tin
Nội dung chương này đề cập đến yêu cầu về đánh giá hệ nền portal trên thế
giới và của Việt Nam, sự cần thiết của việc tổng hợp kết quả các phương pháp đánh
giá hệ nền Cổng thông tin.
Chương 4: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Trình bày phương pháp nghiên cứu, nội dung và kết quả thực hiện như: xây
dựng bộ tiêu chí, phương pháp đánh giá hệ nền và thực hiện đánh giá xếp hạng sáu
hệ nền portal hiện đang sử dụng trong cơ quan HCNN. Cuối cùng là kết quả đạt
được của việc phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền portal.
Chương 5: Kết luận và hướng phát triển
Tổng kết các kết quả đạt được của đề tài, những vấn đề còn tồn tại và hướng
phát triển trong tương lai.
6
Chương 2: CỔNG THÔNG TIN (PORTAL)
2.1 Quá trình hình thành và phát triển
Cùng với sự ra đời của WWW(Wolrd Wide Web) hay còn gọi là Web, một
hệ thống văn bản siêu liên kết được sử dụng rộng rải để truy cập thông tin qua mạng
Internet, tạo tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Web, từ đó hình thành các trang
Web mà nội dung của nó chứa các văn bản, hình ảnh, video và nội dung đa phương
tiện khác. Ban đầu các trang Web dùng để trao đổi, chia sẻ thông tin trong mạng nội
bộ hoặc trên mạng Internet của các cơ quan hay doanh nghiệp, về sau cùng với sự
phát triển của xã hội nhu cầu chia sẻ, truy cập thông tin ngày càng tăng, đòi hỏi phải
có nhiều trang Web hơn, khi đó nguời ta tổ chức các trang Web lại với nhau thành
một tập hợp gọi là Website để thuận lợi cho việc quản lý. Bên cạnh đó do sự bùng
nổ thông tin trên các Website nên đòi hỏi khả năng đáp ứng của Website ngày càng
cao như khả năng lưu trữ, quản lý phân loại tài liệu, tìm kiếm, soạn thảo, quản lý
người dùng,…nên cần có một công cụ quản lý hiệu quả hơn để thay thế, từ đó dẫn
tới hình thành một khái niệm mới gọi là hệ thống quản lý nội dung (CMS) đáp ứng
nhu cầu hiện tại đặt ra. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ
web 2.0, nhu cầu đòi hỏi của xã hội thông tin ngày càng cao, nhất là trong các lĩnh
vực như: Chính phủ điện tử, Thương mại điện tử, giao dịch trực tuyến, ….cần có
một công cụ hiệu quả hơn đáp ứng nhu cầu mới như: Đăng nhập một lần, phân loại
nội dung, cá nhân hóa hay tuỳ biến, tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin, xuất
bản thông tin, quản trị nội dung, quản lý người dùng và hỗ trợ nhiều môi trường
hiển thị thông tin,….với những yêu cầu trên thì Website hay CMS không thể đáp
ứng được, từ đó đã khai sinh một khái niệm mới gọi là Cổng thông tin hay Portal.
2.1.1 Định nghĩa Portal
Portal được hiểu như là một trang Web xuất phát mà từ đó người sử dụng có
thể dễ dàng truy xuất các trang Web và các dịch vụ thông tin khác trên mạng máy
tính. Ban đầu khái niệm này được dùng để mô tả các trang Web khổng lồ như
Yahoo, Lycos, Altavista, AOL.…bởi mỗi ngày có hàng trăm triệu người sử dụng
chúng như là điểm bắt đầu cho hành trình lướt Web của họ. Lợi ích lớn nhất mà
portal đem lại là tính tiện lợi và dễ sử dụng. Thay vì phải nhớ vô số các địa chỉ khác
nhau cho các mục đích sử dụng khác nhau, thì với một Web portal như Yahoo,
người dùng chỉ cần nhớ yahoo.com, ở đó nhà cung cấp dịch vụ đã tích hợp mọi thứ
mà khách hàng mong muốn,…
7
Một cách hiểu khác portal là điểm truy cập tập trung và duy nhất Hình 2.1,
tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ và ứng dụng; là một sản phẩm hệ thống
phần mềm được phát triển trên một sản phẩm phần mềm cổng lõi, thực hiện trao đổi
thông tin, dữ liệu với các hệ thống thông tin, đồng thời thực hiện cung cấp và trao
đổi với người sử dụng thông qua một phương thức thống nhất trên nền tảng công
nghệ Web tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu.
Hình 2.1: Mô hình Portal [1]
2.1.2 Các khái niệm cơ bản liên quan đến portal
2.1.2.1 Portlet
Một portlet là thành phần Web dựa trên kỹ thuật Java, được quản lý bởi
Portlet container, nó xử lý các yêu cầu và sản sinh ra nội dung động. Các portlet
được sử dụng bởi các portal dưới dạng các thành phần giao diện người dùng có khả
năng tích hợp được, cung cấp một tầng trình diễn cho hệ thống thông tin.
Nội dung sản sinh bởi một Portlet cũng được gọi là một phân mảnh. Một
phân mảnh là một phần các ngôn ngữ đánh dấu (như HTML, XHTML, XML) tuân
thủ nghiêm ngặt các luật và có thể được kết hợp với các phân mảnh khác tạo nên
một tài liệu hoàn chỉnh. Nội dung của một Portlet thông thường được tích hợp với
nội dung của các Portlet khác để hình thành nên Portal page. Chu kỳ sống của
portlet được quản lý bởi Portlet container.
2.1.2.2 Portlet container
Portlet container chạy các portlet và cung cấp cho chúng môi trường thực thi
cần thiết. Portlet container bao gồm các portlet và quản lý chu trình sống của chúng
và cung cấp lâu dài những tham chiếu portlet. Portlet container nhận các yêu cầu từ
Cổng thông tin và thực thi các yêu cầu trên những portlets được chứa bởi nó.
Portlet container không chịu trách nhiệm kết hợp nội dung sản sinh bởi các
portlet, trách nhiệm đó thuộc về portal.
8
2.1.2.3 Portal service
Portlet dựa vào portlet container cung cấp hạ tầng cơ sở cần thiết để đáp ứng
cho một môi trường portal. Cơ sở hạ tầng portal cung cấp tập hợp các dịch vụ cốt
lõi được yêu cầu bởi các portlet như: Cá nhân hóa, tìm kiếm, hợp tác tạo khả năng
cho người dùng liên lạc và tham dự vào các cộng đồng người sử dụng cùng quan
tâm đến một lĩnh vực,….
2.1.2.4 Portal server
Một máy chủ ứng dụng chuyên biệt cung cấp logic tác nghiệp cho một ứng
dụng portal, đặc biệt được xây dựng trên nền máy chủ ứng dụng J2EE, portal cung
cấp sự phát triển và cơ sở hạ tầng thời gian thực cho portal. Một Portal server
thường làm việc liên kết với một Web server để xử lý yêu cầu của client.
2.1.3 Các đặc trưng của một Portal
* Cá nhân hoá hay tuỳ biến: Một trong các tính năng mạnh của portal là khả
năng cung cấp các nội dung khác nhau với các người sử dụng khác nhau. Việc này
được thực hiện thông qua cá nhân hóa và tùy biến. Cá nhân hóa cho phép thiết lập
các thông tin khác nhau hiện lên màn hình cho các loại đối tượng sử dụng khác
nhau theo yêu cầu. Tùy biến lựa chọn portal trông thế nào ?, vị trí nội dung hiện
trên màn hình ra sao ?. Cá nhân hóa và tùy biến cho phép một portal nhắm đến một
cộng đồng người sử dụng xác định.
* Khả năng đăng nhập một lần: Portal cho phép người dùng khi sử dụng các
dịch vụ mà không cần đăng nhập lại mỗi khi chuyển sang dịch vụ mới. Vì các ứng
dụng và dịch vụ trong portal có thể được phát triển thêm khi xuất hiện nhu cầu,
phần lớn trong số đó có các nhu cầu về xác thực hoặc truy xuất thông tin người
dùng, tính năng đăng nhập một lần rất quan trọng làm giảm thao tác cho người sử
dụng.
* Khả năng tích hợp: Portal cho phép tích hợp nhiều loại thông tin thông qua
việc xây dựng nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho nhiều đối tượng sử
dụng. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin sẽ được xác định qua các ngữ cảnh
hoạt động của người dùng. Từng đối tượng sử dụng, sau khi thông qua quá trình xác
thực, sẽ được cung cấp các thông tin khác nhau hoặc nội dung thông tin sẽ được
cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hóa thông tin.
+ Tích hợp với các hệ quản trị CSDL phổ dụng, các Website hiện có, các
ứng dụng, các dịch vụ Web (Webservices), hệ quản trị nội dung (CMS), các cơ chế
tìm kiếm,...
9
+ Cho phép những người dùng không am hiểu về kỹ thuật cũng có thể tích
hợp dữ liệu và tùy biến nội dung portal (thông qua Omni Portlets, WebClipping).
* Xuất bản thông tin: Khả năng xuất bản thông tin của portal có liên quan
đến khả năng tích hợp. Portal có thể thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và
cung cấp cho người dùng thông qua các phương pháp hoặc giao thức một cách thích
hợp. Một hệ thống xuất bản thông tin chuyên nghiệp phải có khả năng xuất bản
thông tin với các định dạng đã được quy chuẩn như RDF, RSS, NITF và
NewsXML. Ngoài ra, các tiêu chuẩn dựa trên XML cũng phải được áp dụng để
quản trị và hiển thị nội dung một cách thống nhất và xuyên suốt trong quá trình xuất
bản thông tin.
* Quản trị portal: Portal cung cấp khả năng xác định cách thức hiển thị
thông tin cho người sử dụng đầu cuối. Tính năng này không chỉ đơn giản là thiết lập
các giao diện người dùng với các chi tiết đồ họa (look-and-feel). Với tính năng quản
trị, người quản trị phải định nghĩa được các thành phần thông tin, các kênh tương
tác với người sử dụng cuối, định nghĩa nhóm người dùng cùng các quyền truy cập
và sử dụng thông tin khác nhau. Portal cũng có chức năng Quản trị người dùng
cuối, cung cấp các khả năng quản trị người sử dụng đầu cuối và tùy thuộc vào đối
tượng sử dụng của portal. Người sử dụng có thể tự đăng ký trở thành thành viên tại
một portal công cộng hoặc được người quản trị tạo lập và gán quyền sử dụng tương
ứng đối với các portal như trong một doanh nghiệp. Hiện tại phương pháp phân
quyền sử dụng dựa trên vai trò được sử dụng như một tiêu chuẩn để cung cấp thông
tin cho các đối tượng khác nhau trong các portal cũng như các ứng dụng Web.
* Hỗ trợ nhiều thiết bị hiển thị thông tin: Portal cho phép hiển thị cùng một
nội dung thông tin trên nhiều loại thiết bị khác nhau như màn hình máy tính (PC),
thiết bị di động (Mobile phone, Wireless phone, PDA), sử dụng để in hay cho bản
fax,... một cách tự động bằng cách xác định thiết bị hiển thị thông qua các thuộc
tính khác nhau.
* Khả năng tối ưu hiệu năng: Để có thể tăng cường hiệu năng hoạt động,
portal có các chức năng như sau:
+ Caching: Nhằm giảm lượng dữ liệu vào ra thông qua việc lưu một phần
nội dung của các kết quả xử lý trước đó nhằm có thể sử dụng để thực hiện các yêu
cầu sau này.
+ Phân tải công việc xử lý (Load Distribution): Tránh hiện tượng nghẽn
cổ chai ở một số module của hệ thống.
* Đa ngôn ngữ: Hỗ trợ nhiều ngôn ngữ cho các quốc gia sử dụng trên toàn
thế giới. Như cho phép người sử dụng lựa chọn ngôn ngữ khi tham gia vào portal.
10
* Bảo mật: Hầu hết các hệ nền portal đi kèm với cơ chế bảo mật default là
user login với password. Kỹ thuật authentication & authorization (xác thực và
phân quyền) này không đủ trong thương mại hoặc những project khoa học. Trong
tiêu chí này, việc đánh giá các khả năng bảo mật bổ sung của hệ nền portal như
Java Authentication & Authorization Service (JAAS), Java Open Single Sign On
(JOSSO) & cấu hình SSL.
* Khả năng liên kết, tương tác của portal
Khả năng tương tác giữa các portal về lý thuyết có thể được thực hiện thông
qua dịch vụ Web. Tuy nhiên, một số nhà cung cấp đã đưa ra các chức năng đặc thù
trong các sản phẩm của họ để tăng cường mức tương tác với sản phẩm của các nhà
cung cấp khác. Để tương tác với các sản phẩm của Microsoft, SAP cung cấp công
cụ trong SAP NetWeaver Portal cho phép tích hợp nội dung portal được tạo ra bởi
Portal Development Kit 2.0 của Microsoft .NET vào trong Microsoft SharePoint
Server 2003. Khả năng này được dựa trên tính năng cho phép đóng gói nội dung
portal của SAP vào trong khuôn dạng yêu cầu bởi Microsoft SharePoint. Ngoài ra
Weblogic Server cũng bao gồm khả năng tương tác dạng .NET và hỗ trợ các tính
năng tích hợp thuần túy như Kiến trúc kết nối Java, Kết nối CORBa1+, Kết nối với
IBM WebSphere MQ.
2.1.4 Phân loại Portal
Hiện tại Portal được phân thành một số loại như sau: Portal Công cộng,
Portal Doanh nghiêp, Portal Thương mại, Portal Chính phủ và Portal Chuyên biệt.
Portal Công cộng (Public portals): Thường được sử dụng để ghép
nối các thông tin lại với nhau từ nhiều nguồn, nhiều ứng dụng và từ nhiều người,
cho phép cá nhân hoá các Website theo tuỳ từng đối tượng sử dụng.
Portal Doanh nghiệp (Enterprise portals): Được xây dựng cho phép
các thành viên của doanh nghiệp sử dụng, tương tác trên các thông tin và ứng dụng
nghiệp vụ tác nghiệp của doanh nghiệp.
Portal Thương mại (Commercial portals): Cung cấp chợ điện tử
trong thị trường thương mại điện tử, là nơi liên kết giữa người bán và người mua.
Portal Chính phủ (Government portals): Cung cấp các “Cổng hành
chính điện tử” để cơ quan chính quyền TW hay địa phương thực hiện các chức năng
của mình đối với các tổ chức và người dân thông qua việc cung cấp thông tin và các
dịch vụ hành chính công. Điển hình cho loại này là Portal Chính phủ.
Portal Ứng dụng chuyên biệt (Specialized portals): Cung cấp các ứng
dụng chuyên biệt khác nhau như SAP Portal.
2.2 Vấn đề xây dựng Portal
11
2.2.1 Kiến trúc ứng dụng Portal
Portal cung cấp khả năng đăng nhập cửa truy nhập vào các thông tin và ứng
dụng đa dạng chạy nền bên dưới. Portal có các dạng khác nhau nhưng tất cả đều đòi
hỏi sự mở rộng được hạ tầng cơ sở khi cần thiết. Điều đó đòi hỏi portal cần được
xây dựng dựa trên một kiến trúc khung để có thể kết hợp các thành phần của portal
một cách dễ dàng.
Có nhiều loại kiến trúc portal khác nhau, phụ thuộc vào nhà cung cấp sản
phẩm khác nhau. Tuy nhiên, các kiến trúc này có chung một số khối chính như khối
dịch vụ portal, khối môi giới dịch vụ và máy chủ ứng dụng. Ngoài ra còn có khối an
toàn bảo mật thường được xây dựng dựa trên công nghệ giao thức rút gọn truy cập
thư mục (LDAP). Các khối này được nối với một hệ thống nền cung cấp nội dung
và các khối hỗ trợ khác để đảm bảo hiệu năng hoạt động của portal.
Trong Hình 2.2 mô tả một mô hình kiến trúc logic tổng quát của portal. Mô
hình này gồm các lớp: lớp DMZ gồm máy chủ Web, chức năng tối ưu tải hoạt động,
cơ chế xác định danh tính; Lớp cộng tác; Lớp portal; Lớp an ninh; Lớp nội dung và
Lớp nền. Hai hệ thống tường lửa được thiết lập để đảm bảo an ninh cho portal, được
cài đặt trước và sau lớp DMZ.
Dựa trên kiến trúc này, các tính năng của portal có thể được bổ sung để mở
rộng, tích hợp CSDL và tích hợp các ứng dụng có sẵn. Portal phối hợp, quản lý và
điều khiển các portlet cài đặt trong hệ thống nhằm xử lý, cung cấp và trình bày
thông tin trên màn hình theo yêu cầu, sở thích của từng cá nhân người sử dụng,
quản lý người sử dụng trong suốt quá trình tham gia vào hệ thống portal để khai
thác thông tin. Portal thường được xây dựng theo một khung. Khung portal giúp
đơn giản hóa việc phát triển và bảo trì portal các cấu trúc trang và chỉ định nghĩa
một lần, khối cơ bản trong các khung portal là portlet được định nghĩa độc lập và có
thể thay đổi không làm ảnh hưởng đến thiết kế tổng thể của trang portal, tính năng
đa trình duyệt và truy cập bằng thiết bị di động được thực hiện một cách dễ dàng.
12
Hình 2.2: Kiến trúc Logic n-tier của một portal[1]
2.2.2 Các thành phần cơ bản của hệ nền portal
Hình 2.3: Kiến trúc hệ nền portal
Giao diện: Các trang portal được chia thành nhiều vùng, chứa các portlet và
các mục thông tin. Portlet là một thành phần hiển thị thông tin và có thể dễ dàng tái
sử dụng, các dạng thông tin có thể là văn bản, hình ảnh, liên kết,... thiết kế trình bày
của các trang portal có thể được xây dựng dựa trên các mẫu với bố cục, kiểu dáng,...
được xác định sẵn.
Portlet: Một thành phần Web trên đó portal thực hiện một chức năng cụ thể.
Mọi yêu cầu của người sử dụng đối với portal điều thông qua portlet. Portlet được
thể hiện dưới dạng giao diện với người sử dụng, dựa trên Java, xử lý các yêu cầu và
sinh ra nội dung động. Việc xử lý này được thực hiện trong Portlet container và dữ
liệu được thể hiện lên màn hình trong một cửa sổ giống như một cửa sổ trên máy để
bàn.
13
Portlet container: Một chức năng quản lý hệ thống của portal nhằm cung
cấp môi trường thực thi cho portlet, xác định và phân phối yêu cầu khai thác thông
tin từ portal đến đúng portlet có khả năng giải quyết, quản lý thời gian hoạt động
của các portlet cài đặt trong hệ thống, gởi kết quả xử lý thông tin của portlet cho
portal để chuyển giao cho người sử dụng.
Chuẩn Portlet: Hiện nay đang tồn tại đồng thời hai bộ tiêu chuẩn (Java
Community Process' Java Specification Request) JSR 168/JSR 268 và OASIS'
WSRP(Web Services for Remote Portlets) cho ứng dụng chạy trên máy chủ portal.
+ Chuẩn JSR 168/JSR 268 bổ sung thêm tính năng để đảm bảo các portal
khác có thể hiểu được thông tin do portlet mới xây dựng này cung cấp. Portlet tuân
thủ chuẩn JSR 168/268 là các portlet được xây dựng trên J2EE và có thêm phần mở
rộng là Java servlet API đồng thời chỉ ra cách tương tác giữa ứng dụng nghiệp vụ
với hệ nền portal. Các portlet tuân thủ tiêu chuẩn này sẽ có thể hoạt động được ở tất
cả các Portal server tuân thủ hoặc hỗ trợ tiêu chuẩn JSR.
+ Chuẩn WRSP quy định cách thức trao đổi giữa portlet với máy chủ portal
thông tin dưới dạng XML do các ứng dụng Web chạy ở mức độ dịch vụ làm trung
gian thực hiện trao đổi và làm cho một portlet hoàn toàn độc lập với kiến trúc hạ
tầng của hệ thống.
Portal Server: Một chương trình máy chủ đặc biệt cung cấp các tác nghiệp
logic cho các ứng dụng portal, được dựng trên một máy chủ ứng dụng tuân thủ
J2EE. Máy chủ portal cung cấp hạ tầng thực thi cho portal, thường kết hợp với một
máy chủ Web để xử lý các yêu cầu của máy khách và portlet trong máy chủ portal
có vai trò tương tự như servlet trong máy chủ ứng dụng.
Portlet container: Cung cấp hạ tầng cần thiết trong môi trường portal bao
gồm tập hợp các dịch vụ cốt lõi mà các portlet cần đến như: Dịch vụ cá nhân hóa
cho phép các portlet sử dụng cơ chế luật định sẵn và thông tin người dùng để thay
đổi nội dung sao cho phù hợp nhất với người dùng; Dịch vụ theo biến cố cho phép
các portlet trả lời cho nhiều yêu cầu; Dịch vụ về truyền thông cung cấp kết nối giữa
các portlet với nhau; Quản lý nội dung hỗ trợ các phương tiện kết nối ảo tới các
nguồn nội dung hay ứng dụng; Dịch vụ cộng tác cho phép người dùng giao tiếp với
nhau và tham gia vào các cộng đồng; Dịch vụ quản lý người dùng và nhóm người
dùng đăng ký vào portal; Dịch vụ chuyển đổi trang để cung cấp khả năng hỗ trợ
nhiều thiết bị truy nhập khác nhau và các dịch vụ hỗ trợ và quản lý khác.
2.3 Xu thế phát triển của hệ nền portal
2.3.1 Nhu cầu về kiến trúc thống nhất
14
Với sự bùng nổ của việc tính toán dựa trên nền Web nhiều tổ chức đã đầu tư
xây dựng các Portal và Website để phục vụ các nhóm lợi ích cụ thể nhằm đáp ứng
nhu cầu theo cách tự phát triển. Kết quả làm gia tăng rất nhanh số lượng kiến trúc
khác nhau của portal.
Trong khi Portal và Website cung cấp cho người dùng tính năng tự phục vụ,
thì người dùng hiện nay phải sử dụng quá nhiều các Portal và Website để hoàn
thành công việc của mình. Để có thể trở nên hiệu quả, portal cần phải được thiết kế
từ cách nhìn của người sử dụng và cho phép người sử dụng thực hiện càng nhiều
công việc càng tốt khi chỉ truy cập càng ít càng tốt. Điều này đòi hỏi cần phải suy
nghĩ lại cách thức portal được xây dựng, chuyển từ cái nhìn của các đơn vị nghiệp
vụ kinh doanh sang của người sử dụng trên quan điểm hướng tới giải quyết quy
trình.
Chính vì thế nhiều đơn vị CNTT đang xem xét việc hợp lý môi trường Web
và hiện nay phần lớn các nhà CNTT chuyên nghiệp dành sự ưu tiên cao nhất cho
việc hợp lý hoá các nền tảng quản lý thông tin, dữ liệu đa tạp. Không có sự hợp lý
này ngành CNTT không thể đáp ứng kịp nhu cầu kinh doanh, do CNTT luôn phải
tái xây dựng để đáp ứng các yêu cầu mới. Nhiều đơn vị CNTT không đủ thời gian
và nhân lực để phát triển các dịch vụ portal mới vì họ tốn nhiều nguồn nhân lực vào
việc bảo trì các kiến trúc đã có. Điều này làm cho CNTT phản ứng chậm với kinh
doanh, điều ưu tiên lẽ ra phải đặt lên hàng đầu. Các đơn vị không quản lý portal từ
các viễn cảnh tổng thể sẽ phải trãi qua việc trả chi phí cao hơn để bảo trì. Những
vấn đề đó đã được chứng minh bằng thực tế.
Theo một số nghiên cứu[1], hơn 70% các nhà ứng dụng portal nói rằng họ
mong muốn bổ sung tính năng vào các portal hiện có hơn là xây dựng portal mới.
Một trường hợp kinh điển là công ty Documentum, một khách hàng lâu năm của
BEA. Năm 2001, Documentum quyết định nâng cấp hai portal xây dựng dựa trên
hai kiến trúc khác biệt. Portal thứ nhất là loại Internal Marking xây dựng trên BEA
WebLogic Portal còn portal kia để hỗ trợ đối tác trên BEA WebLogic Server. Mặc
dù chi phí nhập hai portal cao hơn việc nâng cấp hai portal riêng biệt nhưng
Documentum kết luận rằng đã đến thời điểm có một tầm nhìn xa hơn về hạ tầng
Web. Khi đó việc nâng cấp sau này sẽ rẻ hơn và Documentum hy vọng việc chuẩn
hoá các trang đó sẽ làm đơn giản việc chia sẻ nội dung và code, giảm chi phí bảo trì
và tăng tốc việc triển khai các ứng dụng trong tương lai.
Qua đó có thể thấy được lợi ích khi tiến hành tích hợp việc thiết kế và phát
triển portal. Thay vào việc có bốn portal dựa trên các sản phẩm khác nhau, mỗi sản
phẩm có sự nâng cấp, bảo trì và quy trình phát triển khác nhau, các công ty ứng
dụng portal chỉ cần một kiến trúc duy nhất với một điểm để nâng cấp, một nơi để
15
công bố nội dung, một nơi để quản lý người dùng vào một tập lệnh để phát triển và
bảo trì. Portal trở thành công cụ chính để chuyển tải các ứng dụng Web, khi các hệ
thống trong quá khứ cần nâng cấp, một phần của việc nâng cấp nằm trong portal
chính nên portal trở thành hệ thống truy cập đến mọi tài nguyên của đơn vị.
2.3.2 Hệ nền và kiến trúc hướng dịch vụ (SOA)
Để tạo ra một môi trường portal thống nhất có thể phục vụ tất cả người sử
dụng, một hướng thiết kế portal là sử dụng kiến trúc hướng dịch vụ (SOA). Kiến
trúc này dựa trên một tập hợp các thành phần chung được chia sẻ sử dụng lại trong
các ứng dụng và dịch vụ.
Cơ sở vững chắc của các thành phần trong môi trường phát triển ứng dụng là
cho phép các hệ thống riêng biệt kết nối trong một môi trường và có thể mở rộng
được nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Lớp an ninh của các doanh
nghiệp được thiết kế để đảm bảo dữ liệu về người dùng và các dịch vụ bảo mật
không bị lặp lại mỗi khi một ứng dụng được phát triển. Một khung portal kết nối tất
cả các thành phần bên dưới của cơ sở này để cung cấp các dịch vụ khác nhau đến
một số lớn các người dùng theo phương thức mở rộng và an toàn. Portal cung cấp
một khung để đảm bảo kinh nghiệm của mỗi người dùng điều được cá thể hoá và sự
quản lý việc cung cấp dịch vụ được chuẩn hoá.
Hình 2.4: Kiến trúc phân tầng của hệ thống SOA
Với các thiết kế SOA như trên cho phép hệ thống mềm dẽo hơn, dễ tích hợp,
có khả năng mở rộng, dễ thay đổi hơn và hướng tiến trình. Thực hiện các tiến trình
nghiệp vụ như các dịch vụ Web; SOA làm cho các thành phần này dùng được trong
môi trường Portal. Trong kiến trúc hướng đối tượng, mỗi lớp trong kiến trúc được
cách ly khỏi các thay đổi từ lớp khác. Thêm vào đó, các dịch vụ này có thể được sử
dụng lại, SOA tăng năng suất phát triển và tăng tốc độ khả năng phản ứng lại với
16
nhu cầu. Việc xây dựng portal dựa trên SOA sẽ giảm khối lượng lập trình cần để
hoàn thành hay mở rộng các portal đang tồn tại.
2.3.3 Hệ nền trong tương lai
Theo đánh giá của Garner[1], các hệ thống portal sẽ là mô hình thống lĩnh về
ứng dụng CNTT. Để đạt được mục tiêu này các tổ chức xây dựng các portal chủ với
mục đích như một hệ thống chủ yếu để truy cập, thông qua đó người dùng với mọi
yêu cầu có thể thấy các dịch vụ, ứng dụng, công cụ, thông tin và dữ liệu cần thiết.
Tình trạng các Sites khác nhau với Log-in khác nhau sẽ bị loại bỏ. Các ứng dụng
thông thường có các giao diện khác nhau sẽ được thực hiện thông qua một lớp trình
diễn của portal. Dữ liệu thích hợp từ các kho khác nhau được lấy ra cho người dùng.
Dựa trên một tập chung các thành phần cơ sở, kiến trúc portal thống nhất sẽ cho
phép nhân lực CNTT tập trung vào việc đưa ra các dịch vụ mới, đồng thời chỉnh
hướng các truy cập đến các nguồn tài nguyên có sẳn thông qua khung portal này.
Một thử thách khác nảy sinh là xác định được thời điểm để xây dựng một
kiến trúc portal thống nhất. Kiến trúc portal thống nhất có hiệu quả quan trọng trong
việc triển khai và quản lý các portal. Kiến trúc khung của ứng dụng portal tích hợp
được mô tả như Hình 2.5
Hình 2.5: Kiến trúc của khung ứng dụng portal
Kiến trúc khung này như là một khung mở an toàn, một khung phát triển
thống nhất, quản lý siêu dữ liệu thống nhất, vòng đời ứng dụng thống nhất và dựa
trên tính toán mạng lưới (Grid computing) để tăng hiệu năng sử dụng nguồn tài
nguyên.
17
Về nội dung, tương lai của portal sẽ là các portal ngữ nghĩa dựa trên mô hình
tri thức (Ontology based Semantic Portal). Portal dạng này sẽ được kiểm soát bởi
một tập từ vựng dùng để mô tả các đối tượng và mối quan hệ theo hình thức, có một
ngữ pháp để sử dụng các từ vựng này, để thể hiện những điều có nghĩa trong một
lĩnh vực quan tâm đặc thù. Tập từ vựng này được dùng để thực hiện các câu truy
vấn và đánh giá. Portal dạng này sẽ là một công cụ hữu hiệu để biểu diễn và chia sẻ
tri thức. Về phương thức truy cập, portal có xu thế phát triển với các dịch vụ Web
cũng như các portal chạy trên các thiết bị không dây.
2.3.4 Thị phần portal trên thế giới
Trong những năm qua, nhiều nhà cung cấp sản phẩm portal đã có mức tăng
trưởng hai con số, theo số liệu thống kê của IDC năm 2005 thị phân portal năm
2004 chiếm tỷ lệ theo Hình 2.6
Hình 2.6: Thị phần của các nhà cung cấp sản phẩm Portal chính[1]
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Microsoft đã vươn lên trong lĩnh vực
này với sản phẩm SharePoint. Theo số liệu năm 2006, có 05 nhà cung cấp lớn nhất
trên thị trường ở lĩnh vực tích hợp ứng dụng và phần mềm trung gian (tính theo
doanh số phần mềm) như: IBM, BEA Systems, Oracle, Microsoft và Tibco.
Trong năm 2004, tổng số lợi nhuận của các phần mềm Portal cho doanh
nghiệp là 811,6 triệu USD, tỷ lệ chia theo hệ điều hành được thể hiện trong IDC
2005, trong đó các sản phẩm portal trên hệ điều hành Windows của Microsoft chiến
hơn nữa với tỷ lệ 53,8% các nhà cung cấp các sản phẩm portal lớn trên thế giới đều
có các sản phẩm trên hệ điều hành Windows, xem Hình 2.7
18
Hình 2.7 : Tỷ lệ lợi nhuận phân chia theo hệ điều hành[1]
2.4 Nền tảng công nghệ xây dựng hệ nền portal
2.4.1 Công nghệ xây dựng hệ nền portal
Hiện nay hai công nghệ chủ yếu được sử dụng để phát triển hệ nền portal là
J2EE và .NET, để thấy được bản chất của các công nghệ này chúng ta có Bảng 3.1
so sánh giữa hai công nghệ như sau:
Microsoft.NET J2EE Các đặc tính
Ngôn ngữ lập trình
C# Programming
Language
Java programming
language
C# và Java đều phát triển từ C/C++.
Hầu hết các tính năng cơ bản của
C/C++ đều được sử dụng trong hai
ngôn ngữ này. C# có vay mượn một
số ý tưởng về thành phần
(component) của JavaBeans như
Properties/attributes, events…
Java có thể chạy trên mọi flatform
(Unix, Windows) hỗ trợ Java VM.
C# chỉ có thể chạy trên nền
Windows.
Ngôn ngữ lập trình xây dựng các trang thông tin
19
ASP (Active Server
Page)
(JSP) Java Server
Page
ASP+ sử dụng VB.NET, C# và một
số ngôn ngữ khác để xây dựng
module trong việc tạo trang. Tất cả
các module này sẽ được dịch thành
native code thông qua Common
Language Runtime.
JSPs sử dụng đoạn mã Java như
snippets hoặc JavaBean references để
biên dịch thành Java byte codes và nó
tuỳ thuộc vào việc thực hiện trang của
ISP.
Cơ chế thực hiện chương trình
IL Common
Language Runtime
Java Virtual Machi
and CORBA IDL
and ORB
.NET Common Language Runtime
cho phép các module được viết
bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau có thể
sử dụng các component dùng chung
trên platform windows.
Java's Virtual Machine cho phép các
module viết bằng Java chạy trên bất kỳ
platform nào hỗ trợ JVM.
CORBA cho phép các Module viết
bằng các ngôn ngữ khác nhau có thể
sử dụng các component chạy trên bất
cứ flatform nào mà có cài đặt ORB
Giao diện trong công cụ lập trình
Win forms and Web
forms
Java Swing Win form and Web Form được hỗ
trợ thông qua MS Visual Studio.
Java Swing được hỗ trợ trong nhiều
công cụ Java IDE.
Khả năng kết nối CSDL và trao đổi dữ liệu
20
ADO+ và SOAP-
trên cơ sở Web
Services
JDBC, EJB, JMS,
XML librraries
(XML 4J JAVXP)
.NET sử dụng ADO+
JAVA sử dụng JDBC để kết nối dữ
liệu đối với CSDL. Trong việc trao đổi
dữ liệu giữa các ứng dụng: ADO+ sử
dụng chuẩn XML để trao đổi dữ
liệu trên nền HTTP (gồm cả AKA và
SOAP)
Bảng 2. 1: So sánh công nghệ .NET với J2EE
2.4.2 Mô hình hoạt động của .NET và J2EE
2.4.2.1 Mô hình hoạt động của .NET
Hình 2.8 : Mô hình hoạt động của .NET
2.4.2.2 Mô hình hoạt động của J2EE
21
Hình 2.9: Mô hình hoạt động của J2EE
22
CHƯƠNG 3: ĐÁNH GIÁ HỆ NỀN CỔNG THÔNG TIN
3.1 Tổng quan về công nghệ nền portal
Song song với công nghệ Website truyền thống hiện có nhiều hạn chế, theo
những thống kê chưa đầy đủ, công nghệ portal và cách phát triển ứng dụng theo
hướng kiến trúc portal hiện đang ngày càng phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam trở
thành trào lưu công nghệ [7]. Xu hướng chung là đa số các nhà quản lý của các cơ
quan HCNN, doanh nghiệp và các công ty phát triển phần mềm cùng chia sẻ các
khái niệm và lợi thế của portal để cống hiến vì lợi ích của người dân, các cá nhân, tổ
chức và doanh nghiệp. Hiện tại trên thế giới có rất nhiều sản phẩm phần mềm nền
portal và ở thị trường Việt Nam hiện tại có 03 nhóm sản phẩm chính:
Nhóm sản phẩm do các công ty trong nước tự phát triển.
Nhóm sản phẩm phát triển dựa trên nền mã nguồn mở.
Nhóm sản phẩm do các hãng có uy tín phát triển.
3.1.1 Sản phẩm do các Công ty trong nước tự phát triển
Qua nghiên cứu phân tích một số sản phẩm phần mềm nền portal của các
công ty trong nước tự phát triển như: VietPortal ( ISA-Web
( cho thấy các hệ nền portal này đáp ứng một số yêu
cầu trong thời điểm hiện tại như: chi phí thấp, kiến trúc đơn giản, có thể yêu cầu bổ
sung thêm các tính năng mới. Trái lại tính năng còn hạn chế, hiện tại các sản phẩm
thuộc loại này chủ yếu tập trung vào các chức năng của một hệ quản trị nội dung là
chính, những tính năng quan trọng như tích hợp, cá nhân hoá, đăng nhập một cửa,
tìm kiếm và đặc biệt là khả năng bảo mật,... chưa có hoặc yếu. Ngoài ra, chúng chưa
được kiểm chứng về hiệu năng cũng như khả năng mở rộng và tính tương thích.
3.1.2 Sản phẩm phát triển dựa trên nền mã nguồn mở
Qua phân tích đánh giá một số sản phẩm của một số công ty trong nước phát
triển dựa trên sản phẩm mã nguồn mở, trong đó đáng chú ý là các sản phẩm VPortal
của Công ty Cổ phần phần mềm Việt (VietSoftware) phát triển dựa trên hệ thống
phần mềm mã nguồn mở uPortal, đặc biệt phiên bản mới VPortal 3.0 được phát
triển trên phần mềm mã nguồn mở Liferay, tương thích 100% với chuẩn JSR
168/268. Sản phẩm đã được triển khai xây dựng Cổng giao tiếp thành phố Hà Nội
( Phú Thọ ( Bộ Tư pháp, Bộ
Thương mại,...
23
Bên cạnh đó sản phẩm phần mềm nền của Công ty phát triển phần mềm FPT
dựa trên nền DotNetNuke đã triển khai Tổng Cục Hải Quan, Ninh Bình và sản
phẩm TVIS của Công ty Công nghệ tin học Tinh Vân đã triển khai cho mạng thông
tin tích hợp trên Internet của thành phố Hồ Chí Minh
( Bộ Ngoại giao ( và
nhiều đơn vị khác. Ngoài ra, còn có các sản phẩm khác như iCMS, DTT Portal của
Công ty Vinacom, 3C_SmartPortal của Công ty 3C. Nhìn chung các sản phẩm phần
mềm này đáp ứng được một số yêu cầu người sủ dụng như: chi phí thấp, tính năng
khá đầy đủ do có nhiều thành phần mã nguồn mở phát triển sẵn, có các ứng dụng
được phát triển phong phú, phù hợp với nhu cầu ứng dụng trong cơ quan HCNN ở
nước ta, hiệu năng tương đối tốt, thích hợp với các portal quy mô tầm trung, chạy
được trên nhiều môi trường khác nhau và đặc biêt có sự hỗ trợ của cộng đồng mã
nguồn mở.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như: Khả năng tích hợp thường không
mạnh so với các sản phẩm thương mại, tính năng chưa phong phú bằng các sản
phẩm thương mại, tự do chỉnh sửa mã nguồn đôi khi làm cho sản phẩm không
tương thích với các tiêu chuẩn chung và phức tạp hơn so với giải pháp tự phát triển.
Vì vậy nếu lựa chọn phần mềm loại này cần xem xét kỹ khả năng làm chủ công
nghệ của công ty phát triển phần mềm.
3.1.3 Sản phẩm thương mại do các hãng có uy tín phát triển
Hiện tại trên thị thường đã có nhiều sản phẩm phần mềm nỗi tiến như: BEA
WebLogic Portal 9.2, IBM WebSphere Portal 6.0, Microsoft SharePoint Portal
2007, Oracle AS Portal 10g, Plumtree Enterprise Web Suite, Sun Java System
Portal Server 6.2, Vignette Application Portal 7.0 phần lớn các sản phẩm này
thường được lựa chọn để xây dựng portal vì những lý do chính như sau:
Tổ chức, cơ quan hiện đang có rất nhiều hệ thống thông tin chuyên
ngành đang hoạt động và những hệ thống thông tin đã được xây dựng trên các nền
tảng công nghệ khác nhau. Khi đó việc tích hợp hệ thống là một đòi hỏi bắt buộc và
giải pháp được lựa chọn là phải cung cấp được nhiều kiểu tích hợp hệ thống khác
nhau.
Quy trình xử lý công việc hàng ngày trên cơ sở thông tin “số” đang
trở thành quy chế bắt buộc.
Tổ chức cơ quan phải có trình độ ứng dụng CNTT cao, đặc biệt là có
bộ phận chuyên trách CNTT có tay nghề cao, bởi vì việc quản trị hệ thống của
những phần mềm này là khá phức tạp, đòi hỏi mức chuyên sâu khá cao.
Hệ thống thông tin có kích thước lớn, phức tạp ngay từ đầu xét trên
khía cạnh: số lượng chức năng phải phong phú để đáp ứng nhiều nhu cầu thông tin
24
của nhiều nhóm người sử dụng khác nhau, khối lượng thông tin khổng lồ, số lượng
người sử dụng mà hệ thống phải phục vụ là rất lớn.
Về Ưu điểm:
Những sản phẩn này có tính năng rất phong phú và chuyên nghiệp,
đáp ứng hầu hết các nhu cầu tổ chức và cho phép xây dựng hệ thống thông tin lớn.
Hoạt động ổn định, tin cậy và tốc độ đáp ứng thông tin cao.
Đầy đủ tính năng để xây dựng portal cho các cơ quan HCNN hay
doanh nghiệp,…
Có hiệu năng cao, nhất là những phần mềm portal được tích hợp
trong một nền tảng hoàn chỉnh bao gồm cả Application Server, Database Server,
Authentication Server, Mail Server...
Khả năng tích hợp ứng dụng và tích hợp CSDL rất tốt. Thường không
cần hoặc chỉ cần rất ít công việc lập trình, do các phần mềm này đã có sẵn
nhiều bộ kết nối với các Application Server và các hệ quản trị CSDL phổ biến.
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế như sau:
Đòi hỏi phải có đầu tư lớn ngay từ đầu. Đầu tư này không chỉ xét trên
khía cạnh mua bản quyền phần mềm, mà ở các khía cạnh như: kinh phí tạo lập và
duy trì nội dung, có bộ phận chuyên trách lo về kỹ thuật, bộ phận chuyên trách lo về
nội dung, có quy trình, nội quy biên tập và xuất bản thông tin hoàn chỉnh và có tính
pháp lý.
Phải có kế hoạch cụ thể khai thác, sử dụng hết công suất những phần
mềm này ngay từ đầu, nếu không sẽ dẫn đến lãng phí. Khó khăn thường gặp phải là
tính khả thi của kế hoạch xây dựng các hệ thống thông tin nguồn trong một thời
gian ngắn (thường chỉ 1-2 năm), nhất là đối với điều kiện và môi trường ứng dụng
CNTT tại Việt Nam như hiện nay.
Giá đắt, ngoài giá mua phần mềm nền portal, một số phần mềm loại
này đòi hỏi phải có một số thành phần đi kèm khác như Database Server,
Directory Server, Mail Server. Chi phí hỗ trợ kỹ thuật cao hơn rất nhiều so
với các sản phẩm do Công ty trong nước phát triển.
3.2 Tình hình ứng dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan HCNN
Thực tế hiện nay, CNTT đã và đang phát triển nhanh chóng thâm nhập vào
mọi mặt hoạt động của đời sống nhân dân, trở thành động lực phát triển kinh tế, xã
hội. Với phương châm “Sử dụng CNTT để cung cấp thông tin hành chính, các dịch
vụ hành chính công nhằm đem lại lợi ích thiết thực cho các cơ quan, tổ chức và
công dân”[5]. Từ đó cho thấy, Chính phủ điện tử đã trở thành mục tiêu cơ bản và
quan trọng trong việc phát triển đất nước, làm thay đổi phương thức làm việc, nâng
25
cao hiệu quả mối quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân, đưa công cuộc
cải cách hành chính đi vào giai đoạn phát triển mới.
Vì vậy việc xây dựng portal trong cơ quan HCNN đang trở thành mối quan
tâm và hơn thế nữa, đã trở thành một hạng mục đầu tư trong lĩnh vực ứng dụng
CNTT trong hoạt động của các cơ quan HCNN. Tuy vậy việc tiếp cận công nghệ
nền portal là vấn đề hết sức mới mẽ đối với cơ quan HCNN, vì phải đối mặt với
những thuật ngữ, khái niệm mới mà ngay nhiều người làm CNTT chuyên nghiệp
cũng chưa lĩnh hội thấu đáo trong thời điểm hiện nay, từ đó nhiều doanh nghiệp
CNTT đã bắt đầu nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm hệ nền portal. Song
song đó, nhiều tỉnh, thành phố cũng đã bắt đầu xây dựng portal như: portal thành
phố Cần Thơ (năm 2005), Đồng Tháp (năm 2005), Thanh Hoá (năm 2005), Vĩnh
Long (năm 2006), Chính phủ (2007), An Giang (năm 2008), Trà Vinh (năm 2009),
Long An, Sóc Trăng (năm 2010), ….với các sản phẩm công nghệ portal thương mại
và nguồn mở khác nhau như: Oracle ASPortal 10g, IBM WebSphere 6.1,
Sharepoint 2007, Liferay 5.1, uPortal 2.1, DotNetNuke 5.5, Zope Portal,
Vportal,…Mặt khác, theo thống kê của Bộ TT&TT, tính đến thời điểm năm 2009 có
59/63 tỉnh[6], thành phố trực thuộc TW có Website hay Portal, trong đó có 36 tỉnh,
thành phố trực thuộc TW và Chính phủ (35 tỉnh, thành phố trực thuộc TW và Chính
phủ) sử dụng công nghệ portal chiếm tỷ lệ 61% trong tổng số Website và Portal.
Trong đó, tỷ lệ các công nghệ nền portal được sử dụng như: IBM WebSphere
16,7%, Sharepoint 2007 13,9%, DotNetNuke 8,3%, Oracle AS Portal 10g 2,8%,
Liferay 2,8%, 3CMS Portal 2,8%, uPortal 2,8%, Zope Portal 2,8%, Vportal 3.0
2,8% và 44,4% công nghệ nền portal khác.
3.3 Phân tích vai trò của portal trong quản lý nhà nước
3.3.1 Portal và Chính phủ điện tử
Chính phủ điện tử là một thành phần quan trọng để xây dựng một xã hội thông
tin. Ngày 24 tháng 4 năm 2000, tại Hội nghị cấp cao không chính thức lần thứ 4 tại
Singapore Chính phủ Việt Nam đã ký kết Hiệp định khung E-ASEAN (ASEAN
điện tử). Bên cạnh đó, Chỉ thị số 58/CT-TW, ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ
Chính trị Ban Chấp hành Trung ương khóa 8 đã nêu nhiệm vụ ứng dụng CNTT đối
với các cơ quan Đảng và Nhà nước trong giai đoạn 2001 - 2005: “…các cơ quan
Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị, xã hội đi đầu trong việc triển khai ứng dụng
CNTT trong mọi hoạt động theo phương châm bảo đảm tiết kiệm, thiết thực và hiệu
quả lâu dài. Tin học hóa hoạt động của các cơ quan Đảng và Nhà nước là bộ phận
hữu cơ quan trọng của cải cách nền hành chính quốc gia, là nhiệm vụ thường xuyên
của các cơ quan nhằm tăng cường năng lực quản lý, nâng cao năng suất, chất lượng,
26
hiệu quả. Các cấp ủy, tổ chức Đảng chỉ đạo khẩn trương xây dựng các hệ thống
thông tin cần thiết phục vụ lợi ích công cộng của nhân dân, phục vụ sự lãnh đạo của
Đảng và quản lý của nhà nước[5],…”.
Để cụ thể hoá mục tiêu Chỉ thị số 58-CT/TW của Bộ Chính trị, ngày 25 tháng
7 năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 112/2001/QĐ-
TTg phê duyệt Đề án tin học hoá quản lý HCNN giai đoạn 2001 - 2005, theo đó đến
cuối năm 2005 phải xây dựng xong hệ thống thông tin phục vụ quản lý của các cơ
quan HCNN và đưa hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ vào hoạt động. Đồng
thời bám sát các mục tiêu của Chương trình Cải cách hành chính nhà nước, thúc đẩy
mạnh mẽ việc hiện đại hoá công nghệ hành chính, thực hiện tin học hoá các quy trình
phục vụ nhân dân trong các lĩnh vực dịch vụ công, nâng cao năng lực của các cơ quan
HCNN trong việc cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân và doanh nghiệp được
thuận tiện, nhanh gọn và chất lượng cao.
Từ đó cho thấy mục tiêu của Chính phủ điện tử là hướng tới giải quyết các mối
quan hệ giữa Chính phủ với “Khách hàng” của Chính phủ bao gồm các mối quan hệ
giữa Chính phủ với Công dân (G2C), Chính phủ với Người lao động (G2E), Chính
phủ với Doanh nghiệp (G2B) và giữa các cơ quan Chính phủ với nhau hoặc với
Chính phủ. Cụ thể các mô hình Chính phủ điện tử sau:
* G2C (Government to Citizens): Được hiểu như khả năng giao dịch và cung
cấp dịch vụ của Chính phủ trực tiếp cho người dân, như tổ chức bầu cử của công
dân, thăm dò dư luận, … cũng như hỗ trợ công dân đến với các dịch vụ cơ bản giáo
dục, y tế và môi trường,...
* G2E (Government to Employees): Chỉ ra các dịch vụ, giao dịch trong mối
quan hệ giữa Chính phủ đối với công chức, viên chức như: bảo hiểm, dịch vụ việc
làm, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở,…
*G2B ( Government to Business ): Dịch vụ và quan hệ giữa Chính phủ đối
với các Doanh nghiệp, các tổ chức phi Chính phủ và nhà sản xuất như: dịch vụ mua
sắm, thanh tra, giám sát doanh nghiệp, thông tin về quy hoạch sử dụng đất, phát
triển đô thị, đấu thầu, xây dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn sử
dụng, quy định, thi hành chính sách nhà nước,… cho các doanh nghiệp. Đây là
thành phần quan hệ cơ bản trong mô hình nhà nước là chủ thể quản lý vĩ mô nền
kinh tế, xã hội thông qua chính sách, cơ chế và luật pháp và doanh nghiệp như là
khách thể đại diện cho lực lượng sản xuất trực tiếp của cải vật chất của nền kinh tế.
*G2G ( Government to Government): Khả năng phối hợp, chuyển giao và
cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả giữa các cấp, ngành, tổ chức, bộ máy
nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà nước, trong đó chính bản thân bộ máy
27
của Chính phủ vừa đóng vai trò là chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này.
Đồng thời các dịch vụ G2G còn là các giao dịch giữa các Chính phủ và có thể được
sử dụng như một công cụ của các mối quan hệ quốc tế và ngoại giao.
Trong các giao dịch trên, portal luôn giữa một vai trò như một công cụ giao
tiếp giữa các đối tác tham gia giao dịch. Ứng dụng portal trong quản lý nhà nước
được thể hiện rỏ nét trong việc chỉ ra công nghệ portal có thể đóng góp gì cho các
hoạt động của Chính phủ điện tử.
3.3.2 Portal và vai trò nhu cầu quản lý thông tin trong cơ quan HCNN
Từ những thập niên năm 70, Chính phủ của nhiều quốc gia trên thế giới đã
xây dựng hệ thống thông tin phục vụ công tác quản lý HCNN cho đến năm 1990,
khi mạng Internet bắt đầu phát triển, nhiều quốc gia đã thực hiện tin học hoá quản
lý các hoạt động của Chính phủ, để đáp ứng các nhu cầu về cung cấp các dịch hành
chính cho công dân với các tính năng như: cải tiến các dịch vụ của công dân; Giúp
công dân truy cập dễ dàng hơn các dịch vụ và thông tin của Chính phủ; Tăng độ
hiệu quả của công tác quản lý nhà nước.
Để giải quyết vấn đề đó, việc ứng dụng CNTT là cơ hội để năng cao chất
lượng cung cấp các dịch vụ hành chính đến người dân và doanh nghiệp thông qua
một mô hình sau này phát triển thành Chính phủ điện tử.
Từ đó phát sinh nhiều thách thức mang tính kỹ thuật đối việc cung cấp các
dịch vụ công của Chính phủ điện tử, bởi vì thông thường có nhiều hệ thống thông
tin lưu giữ thông tin trong một hệ thống quản lý nhà nước. Ngoài ra còn có nhiều hệ
thống khác nhau chạy các ứng dụng đặc trưng của các cơ quan khác nhau dựa trên
các nền tảng công nghệ khác nhau. Chính về vậy, để giải quyết vấn đề kỹ thuật này
thì portal là công cụ không thể thiếu trong việc tích hợp thông tin và hỗ trợ các giao
dịch trong Chính phủ điện tử, là công cụ hữu hiệu giải quyết các vấn đề quản lý
thông tin giúp giảm nhẹ gánh nặng giấy tờ tạo sự tin tưởng của người dân vào
Chính phủ.
Tóm lại, qua khảo sát thực tế cho thấy số lượng hệ nền được sử dụng ở Việt
Nam tương đối đa dạng tạo điều kiện thuận lợi cho việc lựa chọn hệ nền xây dựng
portal. Vấn đề quan trọng là làm sao để chọn được một hệ nền phù hợp cho từng cơ
quan xí nghiệp nói chung và của các cơ quan HCNN nói riêng, sự khó khăn trong
việc tìm ra cơ sở tin cậy cho việc chọn lựa một hệ nền portal để xây dựng Cổng
thông tin hành chính cho các tỉnh, điều đó dẫn đến nhu cầu phải đánh giá các hệ nền
portal.
Vì vậy chương này sẽ tập trung đi vào việc tổng kết các kết quả và phương
pháp đánh giá hệ nền portal trên thế giới, làm cơ sở để xây dựng một phương pháp
28
đánh giá mới cho các hệ nền portal phù hợp với điều kiện xây dựng portal hành
chính công của Việt nam.
3.4 Tổng kết một số phương pháp đánh giá hệ nền đã có
3.4.1 Phân tích đánh giá một số phương pháp đánh giá hệ nền đã có
Kỹ thuật phân tích đánh giá lựa chọn hệ thống portal của tổ chức The Open
Polytechnic of New Zealand[12]
Mục đích đánh giá là chọn ra hệ nền mã nguồn mở tốt nhất làm khung nền để
phát triển và phát triển mở rộng cho hệ thống mở quản lý học tập thuộc dự án
“Open Source e-Learning Environment & Community Platform ”.
Về phương pháp đánh giá, tác giả chia bốn giai đoạn đánh giá hệ nền portal.
Trong đó, Giai đoạn thứ nhất đánh giá tổng quan gồm 05 hệ nền portal: Plone,
Metadot, Typo3, Tikiwiki, Everydevel. Với 22 tính năng cơ bản của hệ nền theo
mục tiêu đánh giá được đặt ra Bảng 3.1. Giai đoạn thứ 2 (giai đoạn một thực hiện
đánh giá hệ nền), tác giả mô tả tổng quan về những ưu khuyết điểm 05 hệ nền cũng
như những tham vọng về nền tảng và khả năng phát triển của các hệ nền mà họ
muốn chọn để khai thác sử dụng. Giai đoạn thứ 3 (giai đoạn một thực hiện đánh giá
so sánh tính năng hệ nền), tác giả đã xây dựng bảng so sánh, thống kê tính năng 05
hệ nền với 22 tính năng cơ bản đã nêu ở giai đoạn thứ nhất, với kết quả phân tích
đánh giá dựa vào bảng so sánh, thống kê trong giai đoạn này tác giả đã loại bỏ 2 hệ
nền (Plone và Everydevel) do các tính năng cơ bản không đáp ứng mục tiêu đề ra.
Giai đoạn thứ 4 (giai đoạn hai thực hiện đánh giá hệ nền), tác giả tập trung vào
đánh giá cho mỗi hệ nền với 04 nội dung quan trọng như: Kiến trúc, Chất lượng
mã, Tài liệu và Giao diện người dùng; với cách đánh giá này có thể lựa chọn hệ
nền portal phù hợp để sử dụng theo mục đích đề ra là có khả năng mở rộng và tích
hợp tốt trong việc thực hiện dự án. Ngoài ra, tác giả còn kết hợp thêm các khả năng
khác của hệ nền portal như: hiệu suất thực hiện, bảo mật, cá nhân hoá,…trong việc
thực hiện phân tích đánh giá.
Tuy nhiên ở phương pháp đánh giá này tác giả chưa thực hiện việc xây dựng
được bảng tiêu chí chuẩn đánh giá và phương pháp tính điểm chức năng đồng thời
không lập biểu đồ so sánh 05 hệ nền.
Qua bài phân tích đánh giá hệ nền của nhóm tác giả chúng ta nhận thấy việc
phân tích đánh giá để lựa chọn hệ nền phù hợp nhu cầu sử dụng còn phụ thuộc vào
rất nhiều yếu tố, nhưng yếu tố quan trọng nhất là xác định rõ mục tiêu đánh giá là
phục vụ cho mục đích gì ? tiếp đến là việc lựa chọn hệ nền đánh giá phải có các tính
năng tương đồng và việc lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp thì mới mang lại
hiệu quả cao.
29
Stt Feature Plone MetaDot Typo3 Everything TikiWiki
1
User/Group
Management
Yes Yes Yes Yes Yes
2 Version Control
Yes Limited Yes Yes Yes
3 Audit trails
Yes Limited Yes Yes Yes
4
Platform compatible
with LMS
Yes Yes Yes Yes Yes
5 Multi-language
Yes No Yes No Yes
6 Workflow
Yes Limited Limited Limited Yes
7 Logging
Yes Yes Yes Yes Yes
8 LDAP Support
Yes Yes Yes Limited Yes
9 Calendar
Plug-in Yes Plug-in Plug-in Yes
10 Forum
Plug-in Yes Plug-in Yes Yes
11 RSS Feeds
Yes Yes Limited Plug-in Yes
12 Chat
No No Plug-in Plug-in No
13 Notification
No Limited No No No
14 WYSIWYG editor
Plug-in Yes Yes No Yes
15 File management
Yes Yes Yes No Yes
16 Search
Yes Yes Yes Yes Yes
17 Questionnaire
Plug-in Limited No Plug-in Yes
18 Poll
Plug-in Yes Yes Plug-in Yes
19 News
Plug-in Yes Plug-in Yes Yes
20 Image management
Limited Yes Yes No Yes
21 User publishing
Yes Yes Yes Yes Yes
22 User customisation
Limited Limited Limited Yes Yes
Bảng 3.1: Tiêu chí đánh giá hệ nền của tổ chức The Open Polytechnic of New Zealand
Kỹ thuật đánh giá hệ nền portal của Paul Browning at University of
Bristol[13]. Năm 2003.
Mục đích lựa chọn sản phẩm hệ nền portal phù hợp nhu cầu sử dụng, làm
nền tảng xây dựng portal quản lý thông tin về sinh viên của trường Đại học
University of Bristol.
30
Về phương pháp đánh giá, tác giả lựa chọn 04 sản phẩm hệ nền để đánh giá
(Oracle ASPortal, uPortal, CleverPath, Sharepoint), bao gồm sản phẩm thương mại
và nguồn mở, hình thức đánh giá bằng cách lập phiếu tự đánh giá với 7 đặc tính cơ
bản của hệ nền portal trong Bảng 3.2 và cho điểm từng tính năng. So với phương
pháp đánh giá của tổ chức The Open Polytechnic of New Zealand thì phương
pháp này không chia giai đoạn đánh giá mà lập phiếu tự đánh giá và cho điểm
tính năng. Nỗi bật của phương pháp này là cách tính điểm chức năng hệ nền, trong
đó tác giả xây dựng được các thuộc tính cho phương pháp tính điểm là Trọng số,
Điểm và Trọng điểm, trong đó Trọng số thể hiện mức độ quan trọng của các tính
năng hệ nền, Điểm các tính năng được xác định bởi hệ nền thực tế có hay không các
tính năng và nó được xác định bởi 3 mức không đủ, đủ và vượt trội. Đồng thời giá
trị Trọng điểm được xác định bằng tích của Trọng số và Điểm. Ngoài ra, tác giả còn
lập được biểu đồ so sánh tính năng hệ nền.
Tóm lại, bài phân tích đánh giá của tác giả Paul Browning nhận thấy rằng
việc phân tích đánh giá để lựa chọn hệ nền của tác giả chủ yếu dựa vào việc thống
kê các tính năng hệ nền và xác định điểm cho các tính năng, từ đó đưa ra bảng tổng
hợp điểm và chọn hệ nền có số trọng điểm lớn nhất. So với phương pháp đánh giá
của tổ chức The Open Polytechnic of New Zealand thì điểm nổi bật của phương
pháp này là xây dựng được bảng tổng hợp tính năng và phương pháp cho điểm các
tính năng. Ngược lại, do việc không phân chia giai đoạn đánh giá nên có thể mất
nhiều thời trong quá trình đánh giá, do việc chia giai đoạn đánh giá sẽ giúp loại bỏ
các hệ nền không đáp ứng yêu cầu làm cho việc đánh giá lựa chọn gọn ràng.
Stt Tiêu chí đánh giá
I Look and feel (of front end)
1 Aesthetics
2 Ease of use
II Security
1 Authentication
2 Authentication method
3 Encryption
4 Access
5 Roles
6 Hosting
III Personalisation
1 Information push
2 Information pull (portal editor)
IV Support
1 Integration
2 Implementati on
31
3 Scalability
4 Reliability
5 Load balancing
6 Maintenance
7 Vendor support
8 Dependencie s
9 Long-term viability - vendor experience
10 Long-term viability - commitment
11 to product
V Standards
1 API (Application Programmer Interface)
2 Accessibility - output in different
3 formats
4 Accessibility - administrative tools
VI Administration
1 NIIMLE
2 staffing
3 Vendor staffing
4 Fit with existing staff skill set - management of software
5 Fit with existing skill set - development
6 User definition
7 Information channels
8 Hardware resources
9 Pricing - software
10 Pricing - production service hardware
11 Pricing – development hardware
12 Online help, documentatio n and training
VII General
1 Essential channels
2 Exit strategy
Bảng 3.2: Tiêu chí đánh giá hệ nền của Paul Browning
Phương pháp đánh giá Portal của Demetrios Sampson and Nikos
Manouselis University of Piraeus & Informatics and Telematics Institute,
Greece[18]. Năm 2003
Mục đích xây dựng một phương pháp luận đánh giá portal, cho phép lượng
hoá được một tập các yếu tố thể hiện tính hiệu quả của hệ thống portal, đồng thời
cung cấp sự lựa chọn một hệ nền portal linh hoạt, đảm bảo khả năng hỗ trợ người
dùng theo yêu cầu, dựa trên cách tiếp cận hướng chất lượng dịch vụ.
32
Về Cơ sở lý luận, tác giả trình bày sơ lược cơ sở lý thuyết portal, các yếu tố
thành phần và các nhân tố cơ bản liên quan đến một portal. Đồng thời, xác định
khung đánh giá cho portal, đây là cơ sở quan trọng cho việc đánh giá portal.
Về Phương pháp luận đánh giá, tác giả đã định nghĩa cụ thể tập các tiêu
chuẩn, các tiêu chuẩn mở rộng, mô hình tổng hợp đảm bảo khả năng tích hợp nhiều
kết quả từ các nguồn khác nhau và các kỹ thuật phân tích,….từ đó đưa ra phương
pháp luận đánh giá, dựa trên nền phương pháp phân tích đa tiêu chí và liên quan đến
đặc tả hệ thống các tiêu chí đánh giá, định nghĩa các công cụ phục vụ khả năng tổng
hợp và phân tích các kết quả đạt được. Trong đó, xác định được 04 tiêu chí đánh giá
như sau: Xác định mô hình đánh giá, kỹ thuật phân tích cùng phương pháp thống
kê, kỹ thuật so sánh, kỹ thuật phân tích SWOT và chia ba giai đoạn gồm: phân tích
sơ cấp, phân tích chính, đánh giá và phân tích.
Tóm lại, bài phân tích đánh giá portal của Demetrios Sampson and Nikos
Manouselis, Hình 3.1 chúng ta nhận thấy đây cũng là một cơ sở quan trọng giúp cho
việc phân tích đánh giá hệ nền portal, vì từ phương pháp đánh giá trên chúng ta có
thể suy ngược lại các tiêu chí tính năng của hệ nền tương ứng với các tiêu chí của
portal để lựa chọn hệ nền cho phù hợp nhu cầu của người sử dụng và ngược lại. Mặt
khác, học tập được quy trình đánh giá portal, để từ đó có thể áp dụng đánh giá cho
hoạt động của một portal trong cơ quan HCNN. So với bài đánh giá của tổ chức The
Open Polytechnic of New Zealand và bài đánh giá của Paul Browning at University
of Bristol thì đây là một phương pháp đánh giá portal chứ không phải là đánh giá hệ
nền portal.
Hình 3.1: Mô hình đánh giá hệ thống portal
Phương pháp đánh giá các Java Open Source Portals của Asif Akram,
Dharmesh Chohan, Xiao Dong Wang, Xiaobo Yang and Rob Allan CCLRC e-
33
Science Centre[11]. Năm 2005.
Mục đích của tác giả là so sánh các hệ nền portal mã nguồn mở phát triển
trên nền Java có các tính năng tương tự để người dùng có cơ sở đánh giá lựa chọn
các sản phẩm phù hợp nhu cầu sử dụng. Trong bài đánh giá này nhóm tác giả đã
dựa vào kinh nghiệm và khả năng hiểu biết về các hệ nền portal để phân tích đánh
giá.
Về phương pháp đánh giá, nhóm tác giả đã thực hiện đánh giá bằng kỹ thuật
so sánh, phân tích các tiêu chí tính năng cốt lõi của 6 hệ nền portal (Sakai 1.5,
uPortal, Gridsphere, Exo, Liferay, Stringbeans) từ đó xác định điểm cho các tiêu chí
tính năng này. Quá trình đánh giá được thực hiện qua 3 giai đoạn như: xây dựng
tiêu chí đánh giá (14 tiêu chí), phân tích đánh giá và lập bảng so sánh kết quả xếp
hạng. Ưu điểm của phương pháp này là xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá và bảng
thống kê so sánh xếp hạng để người dùng có cái nhìn tổng quát hơn trong việc lựa
chọn hệ nền. So với 3 phương pháp đánh giá trước thì phương pháp này tương đối
chuẩn vì cơ bản đã xây dựng được các tiêu chí đánh giá, phân tích tổng quát tính
năng hệ nền và xây dựng bảng so sánh và xếp hạng, một quy trình cần có trong việc
đánh giá hệ nền. Tuy nhiên, việc tính điểm các tính năng chưa hiệu quả bằng
phương pháp của Paul Browning at University of Bristol vì chưa thực hiện xác
định mức độ quan trọng của các tính năng nên không thể làm nổi bật các hệ nền có
các tính năng vượt trội so với hệ nền khác. Mặt khác, các tiêu chí đánh giá còn đơn
giản nên người sử dụng chưa thể hiểu sâu hơn các tính năng hệ nền để có giải pháp
lựa chọn hợp lý. Đồng thời, so với phương pháp đánh giá của tổ chức The Open
Polytechnic of New Zealand thì việc chia giai đoạn trong phương pháp này là hoàn
toàn khác, ở đây mỗi giai đoạn đánh giá là một nội dung khác nhau còn của tổ chức
The Open Polytechnic of New Zealand mục đích chia giai đoạn để loại bỏ dần các
hệ nền không đáp ứng yêu cầu và kết quả cuối cùng là một hệ nền được chọn. Bên
cạnh đó việc phân tích đánh giá còn đơn giản chưa thể hiện rõ ưu khuyết điểm của
từng hệ nền portal, nhưng so với bài đánh giá 2 thì phương pháp đánh giá này đơn
giản và dễ thực hiện.
34
35
Hình 3.2: Kết quả đánh giá xếp hạng portal framework of Asif Akram, Dharmesh Chohan,
Xiao Dong Wang, Xiaobo Yang and Rob Allan CCLRC e-Science Centre
Phương pháp so sánh các tính năng hệ nền được thực hiện bởi nhóm tác giá
Mitchell I. Kramer, Sr. VP and Sr. Consultant, Patricia Seybold Group [16]
Mục đích của tác giả là so sánh các tính năng của các hệ nền để khách hàng
có các giải pháp lựa chọn phù hợp hơn các hệ nền theo nhu cầu sử dụng, đảm bảo
tính tiện ích trong sử dụng và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Trong bài đánh giá này, có 07 hệ nền (BEA WebLogic Portal, IBM
WebSphere Portal, Microsoft SharePoint Services and SharePoint Portal Server,
Liferay Portal, Oracle AS Portal SAP, NetWeaver Portal và Vignette Portal) được
chọn để thực hiện. Phương pháp đánh giá chủ yếu là dựa vào nhu cầu sử dụng hay
mục đích sử dụng của khách hàng để lượng hoá các chức năng quan trọng đảm bảo
phục vụ tốt cho khách hàng. Điểm nỗi bật của phương pháp này là xây dựng được
11 tiêu chí tổng quát để thực hiện lượng hoá cho 07 hệ nền hơn 500 tiêu chí con làm
cơ sở quan trọng để người dùng so sánh.
Quá trình đánh giá qua 2 giai đoạn như: xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tổng
quát, lượng hoá các tiêu chí con của các tiêu chí tổng quát. So với các phương pháp
đánh giá trước thì đây chưa phải là bài phân tích đánh giá hoàn thiện vì chưa có nội
dung phân tích đánh giá hệ nền mà chỉ xây dựng được bộ tiêu chí tổng quát, tiêu chí
con để người sử dụng có thể so sánh lựa chọn.
Đánh giá hệ thống quản trị nội dung nguồn mở (Alfresco, Drupal and
Joomla ) tác giả Chantel Brathwaite[13]. Năm 2007
Mục đích giúp cho khách hàng sử dụng các hệ thống quản trị nội dung
(CMS) có giải pháp lựa chọn các CMS phù hợp nhu cầu thực tế của mình.
Về phương pháp đánh giá, tác giả đã giới thiệu sơ lược công cụ quản trị nội
dung và nhu cầu sử dụng nó cho các doanh nghiệp, đây cũng là cách tiếp cận để
đánh giá CMS mã nguồn mở như: Joomla, Drupal và Alfresco hiện đang được sử
dụng rộng rãi trong cộng đồng nguồn mở để xây dựng Web với CMS. Bài đánh giá
này đã định nghĩa các nội dung cơ bản của CMS và một số tính năng cơ bản của nó,
phương pháp nghiên cứu và phát triển mã nguồn mở, tiêu chuẩn đánh giá và lựa
chọn CMS để phân tích đánh giá, sau đó tiến hành đánh giá chính thức. Tác giả
cũng xây dựng được bộ tiêu chí đánh giá gồm 20 tiêu chí ở 3 mức độ khác nhau từ
mức cơ bản (05 tiêu chí), mức trung cấp (09 tiêu chí), đến mức nâng cao (06 tiêu
chí), xem Bảng 3.3, tiến hành lựa chọn từ 800 sản phẩm mã nguồn mở trên CSM
Matrix, với 09 tính năng được lựa chọn để đánh giá như: yêu cầu hệ thống, bảo mật,
36
hỗ trợ, dễ sử dụng, hiệu suất, quản lý, khả năng tương tác, tính linh hoạt, tích hợp
các ứng dụng và thương mại.
Tóm lại, bài phân tích đánh giá này chủ yếu là đánh giá các CMS nguồn mở,
để lựa chọn sản phẩm phù hợp phục vụ sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Về
phương pháp đánh giá tác giả thực hiện qua ba bước như: Xây dựng cơ sở lý thuyết
để đánh giá, xây dựng bộ tiêu chí và lựa chọn CMS đánh giá. Đây là bài toán đánh
giá CMS không phải là bài toán đánh giá hệ nền portal. Về phương pháp tính điểm
hoàn toàn giống phương pháp thứ 04 của nhóm “Asif Akram, Dharmesh Chohan,
Xiao Dong Wang, Xiaobo Yang and Rob Allan CCLRC e-Science Centre”. Nhưng
so với phương pháp 4 trước thì phương pháp này không lập bảng so sánh và xếp
hạng hệ nền portal/CMS cho từng sản phẩm mà chỉ lập bảng tính điểm cho từng
CMS riêng lẽ.
Table 1: Web Evaluation Criteria
Website Goal WCM Evaluation Criteria
Basic: Establishing
Web Presence
* Is it low cost?
Is technical support and developer support available (e.g.
documentation, forums, mail lists)?
Is work ongoing (updates, patches)? Has there been a release,
patch or update within the past year?
*Can users publish a static page?
Are social networking plug-ins available (e.g. blogs, forums,
chat rooms)?
Intermediate: Adding
Internal and External
Functionality and
Standardization
Can users check in and check out digital assets to a centralized
library? Is it version controlled?
Can people who don’t know HTML enter and publish content?
Is there multi-site management? Can you share content among
sites?
*Can administration of the site be delegated?
Are search logs available? Basic statistical reports (e.g.
impressions, keywords)?
*Is this product a portal or can it be integrated with one?
Is this product compliant with major W3C
recommendations/standards (e.g. 508C), accessibility standards,
and JSR 168 (for portals)?
*Are templates available?
*Can users customize the site?
37
Bảng 3.3: Tiêu chí yêu cầu đánh giá các CMS của Chantel Brathwaite
Phân tích đánh giá và khuyến nghị sử dụng các portal framework của nhóm
tác giả Enterprise Portal Services Group, Fulcrum Logic, Inc[14]; Năm 2008.
Mục tiêu chính của tác giả là đánh giá những ưu điểm khuyết điểm của các
hệ nền nguồn mở (Liferay, Apache JetSpeed 2, Jbossz) bằng cách phân tích, đánh
giá, so sánh và khuyến nghị giúp người sử dụng có giải pháp lựa chọn phù hợp nhu
cầu thực tế.
Về phương pháp đánh giá, nhóm tác giả giới thiệu sơ lược về chức năng cốt
lõi của 03 hệ nền và đưa ra các tính năng cốt lõi để đánh giá gồm 8 tiêu chí tổng
quát với 36 tiêu chí cụ thể. Quá trình đánh giá đã xây dựng được phương pháp tính
điểm cho các tiêu chí tính năng giống như phương pháp của Paul Browning at
University of Bristol với các thuộc tính như: Giá trị trọng số (Weight Value), điểm
(score) và trọng điểm (weight score= score*weight value), trong đó Weight value từ
“1-3”, Score từ “1-3” với tổng trọng điểm của hệ nền portal bằng tổng Trọng điểm
(Weight score) của từng tiêu chí và có xây dựng bảng tổng hợp tiêu chí và xếp
hạng.
Tóm lại, qua bài phân tích đánh giá này, nhận thấy việc phân tích đánh giá và
xếp hạng các hệ nền portal chủ yếu dựa vào các tính năng cốt lõi của hệ nền và xây
dựng phương pháp tính điểm cho các tiêu chí tính năng đó, từ đó đưa ra bảng tổng
hợp điểm và chọn hệ nền portal có trọng điểm lớn nhất được xếp hạng cao nhất. So
với 5 phương pháp trước thì đây là phương pháp đánh giá thứ 2 (phương pháp thứ
nhất của Paul Browning at University of Bristol) có sử dụng phương pháp cho
điểm như trên. Mặt khác, bài đánh giá này đã phân tích các ưu khuyến điểm của
từng hệ nền để người sử dụng có thể hiểu sâu hơn so với các phương pháp đánh giá
trước. Đồng thời lập biểu đồ so sánh để người dùng có cái nhìn tổng quát trong việc
so sánh đánh giá 03 hệ nền portal.
38
Bảng 3.4: Kết quả đánh giá các hệ nền của Enterprise Portal Services Group
Công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT, ngày 27/5/2008 của Bộ TT&TT Hướng
dẫn các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ thuật cho hệ thống Portal trong
cơ quan nhà nước[4].
Mục đích của tài liệu này là hướng dẫn kỹ thuật và khuyến nghị các yêu cầu
tối thiểu về sản phẩm hệ thống phần mềm portal, giúp các cơ quan nhà nước xem
xét, đánh giá và đi tới quyết định lựa chọn các sản phẩm hệ thống phần mềm portal
trên thị trường.
Đây không phải là phương pháp đánh giá hệ nền. Mà chủ yếu trình bày các
đặc trưng cơ bản và đề xuất các chức năng cơ bản và các tính năng kỹ thuật cần có
của một portal trong cơ quan HCNN. Đồng thời đã xây dựng được bộ tiêu chí đánh
39
giá portal gồm các chức năng cơ bản và các tính năng kỹ thuật của portal của cơ
quan HCNN gồm 48 tiêu chí, trong đó: 21 tiêu chí chức năng cần có, 24 tiêu chí về
tính năng kỹ thuật.
Tóm lại, Công văn số 1654/BTTTT-ƯDCNTT, ngày 27/5/2008 của Bộ
TT&TT cho thấy việc xây dựng các yêu cầu cơ bản về chức năng, tính năng kỹ
thuật của hệ thống portal trong cơ quan HCNN là nhu cầu rất cần thiết trong giai
đoạn xây dựng Chính phủ điện tử hiện nay. Mặt khác, với sự phát triển nhanh chóng
của công nghệ thì việc lựa chọn công nghệ phù hợp cho việc xây dựng portal của cơ
quan HCNN là rất quan trọng, nhận thức được điều đó Bộ TT&TT đã xây dựng
được bộ tiêu chí chức năng cho portal, với bộ chỉ tiêu này chúng ta có thể suy
ngược lại các các hệ nền portal có các tính năng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu, đây là
một cơ sở quan trọng cho việc nghiên cứu xây dựng portal cho cơ quan HCNN. Tuy
nhiên, cần phải có phương pháp đánh giá các tiêu chí chức năng và phương pháp
tính điểm cho các chức năng của portal, do đó cần có sự phối hợp giữa tài liệu này
với các phương pháp đánh giá trước để có một mô hình đánh giá chuẩn cho việc
phân tích, đánh giá và xếp hạng các hệ nền phục vụ cho việc xây dựng portal trong
các cơ quan HCNN.
3.4.2 Bảng tổng kết các phương pháp đánh giá hệ nền đã có
Tên bài báo
Số giai
đoạn
đánh
giá
Phương
pháp
tính
điểm
Tổng
số
tiêu
chí
Biểu
đồ so
sánh
Xếp
hạng
Số
Portal
/CMS
Sử
dụng
trọng
số
Kỹ thuật đánh giá portal
framework of Open
Polytechnic of New
Zealand.
4 24 X 5
Phương pháp đánh giá hệ
nền portal of Paul
Browning at University
of Bristol, Năm 2003
0 X 8 X 4 X
Phương pháp đánh giá
Portal của Demetrios
Sampson-University of
Piraeus, Greece. Năm
2004
3 X 4 0
Đánh giá bằng phương
pháp so sánh các Java
3 X 14 X X 6
40
Open Source Portals
Customer Portals Feature
Comparison Matrix. Năm
2005
2 500 7
Đánh giá hệ thống quản
trị nội dung nguồn mở
tác giả Chantel
Brathwaite.Năm 2007
X 20 3
Phân tích, so sánh, đánh
giá và khuyến nghị sử
dụng các hệ nền portal,
tác giả Enterprise Portal
Services Group, Fulcrum
Logic, Inc; Năm 2008
X 36 X 3 X
Tài liệu Bộ TT&TT về
yêu cầu cơ bản chức
năng, tính năng kỹ thuật
của hệ thống portal cơ
quan nhà nước. Năm
2008
36 X 0
Bảng 3.5: Tổng kết các phương pháp đánh giá hệ nền đã có
3.4.3 Đánh giá và kết luận
Tóm lại, qua kết quả phân tích đánh giá 08 phương pháp phân tích đánh giá
và xếp hạng hệ nền portal, portal và CMS được thực hiện từ năm 2003 đến năm
2008. Có thể kết luận việc phân tích, đánh giá hệ và xếp hạng hệ nền portal có rất
nhiều phương pháp thực hiện. Tuy nhiên có một đặc điểm chung là phải xây dựng
được bộ tiêu chí đánh giá, vì đó là cở sở quan trọng, là thước đo cho việc thực hiện
phân tích đánh giá. Song song đó cần có phương pháp tính điểm cho các tiêu chí
chức năng một cách khoa học, ngoài ra việc lựa chọn hình thức đánh giá cũng tương
đối quan trọng, vì nếu lựa chọn hình thức đánh giá hợp lý thì kết quả sẽ chính xác
hơn. Trong 8 phương pháp phân tích đánh giá hệ nền của các tác giả có 2 phương
pháp (Phương pháp đánh giá hệ nền portal của Paul Browning at University of
Bristol và Phương pháp phân tích, đánh giá và khuyến nghị sử dụng các hệ nền
portal, tác giả Enterprise Portal Services Group, Fulcrum Logic) tương tự nhau
như: xây dựng tiêu chí đánh giá, phương pháp tính điểm tiêu chí chức năng và hình
thức đánh giá, các phương pháp còn lại được thực hiện theo đặc thù riêng, như chia
41
giai đoạn đánh giá để loại bỏ các hệ nền không đáp yêu cầu, đánh giá theo nhóm mã
nguồn mở hay công nghệ nền sử dụng,…. như vậy trong 08 phương pháp trên đã có
07 phương pháp đánh giá hệ nền khác nhau.
Qua nghiên cứu đề tài nhận thấy cần có một phương pháp đánh giá tổng quát
và khoa học được đút kết từ những ưu khuyết điểm của các phương pháp đã có làm
cơ sở tin cậy cho việc phân tích, đánh giá và xếp các hệ nền portal, nhất là phân tích
đánh giá lựa chọn hệ nền portal phục vụ việc xây dựng portal trong các cơ quan
HCNN trong giai đoạn hiện nay. Đó là vấn đề quan trọng mà đề tài cần phải nghiên
cứu thực hiện.
42
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Bài toán về ứng dụng hệ nền xây dựng portal cấp tỉnh
Hiện nay công nghệ portal là một trong những công nghệ thu hút sự quan
tâm ở nhiều quốc gia có nền CNTT tiên tiến trên thế giới và ở Việt Nam. Trong
những năm gần đây việc ứng dụng hệ nền xây dựng portal ngày càng trở nên phổ
biến trong các lĩnh vực như: Chính phủ điện tử, thương mại điện tử, đào tạo trực
tuyến,…cho đến việc quản lý thông tin nội bộ trong một cơ quan hay tổ chức vì nó
mang lại nhiều lợi ích như: tiết kiệm thời gian, chi phí, kiến trúc và khung ứng dụng
thống nhất, hỗ trợ hợp tác giữa các tổ chức và sự kết hợp giữa các quy trình với các
công cụ có sẳn. Hiện tại có nhiều sản phẩm hệ nền được sử dụng để xây dựng portal
như: IBM, Microsoft, Oracle, Sun,… và các sản phẩm mã nguồn mở khác.
Ở Việt Nam việc ứng dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan HCNN
ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên quản lý nhà nước về CNTT thì công nghệ
nền chưa được phân tích đánh giá một cách chi tiết về các tính năng cơ bản cũng
như hiệu quả sử dụng và định hướng phát triển trong tương lai, nên nhiều địa
phương đã lựa chọn các hệ nền portal chưa phù hợp nhu cầu thực tế hay vượt quá
tầm quản lý về công nghệ, dẫn đến vận hành chưa ổn định và phải nâng cấp hay bổ
sung liên tục các chức năng hoặc chuyển đổi công nghệ nền portal khác làm ảnh
hưởng đến hoạt động cung cấp thông tin, cung cấp các dịch vụ hành chính công, chi
phí đầu tư cao và tốn nhiều thời gian làm hạn chế việc phát triển portal, ảnh hưởng
đến quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
Bên cạnh đó, việc xây dựng portal trong các cơ quan HCNN đã và đang trở
thành mối quan tâm và hơn thế nữa, nó đã trở thành một hạng mục đầu tư trong lĩnh
vực ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan HCNN. Tuy nhiên việc tiếp
cận công nghệ portal là vấn đề hết sức mới mẽ đối với cơ quan HCNN vì phải đối
mặt với những thuật ngữ, khái niệm mới mà ngay nhiều người làm CNTT chuyên
nghiệp cũng chưa lĩnh hội thấu đáo trong thời điểm hiện nay, từ đó nhiều doanh
nghiệp CNTT đã bắt đầu đầu tư nghiên cứu và cho ra đời nhiều sản phẩm hệ nền
portal. Song song đó nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước đã bắt đầu xây dựng
portal, theo thống kê của Bộ TT&TT[6], tính đến thời điểm năm 2009 có 59/63
tỉnh, thành phố trực thuộc TW có Website hay Portal, trong đó có 36 tỉnh, thành phố
trực thuộc TW và Chính phủ ( 35 tỉnh, thành phố và Chính phủ) có portal chiếm tỷ
lệ 61% trong tổng số Website và Portal. Xem Hình 4.1 Hiện trạng sử dụng hệ nền
trong cơ quan HCNN.
43
ĐỒ THỊ TỶ LỆ SỬ DỤNG HỆ NỀN TRO NG CƠ Q UAN HCNN
2,8%
2,8%
16,7%
13,9%
8,3%
2,8%
2,8%
2,8%
2,8%
44,4%
IBM Webphere
SharePoint 2007
DotNetNuke
Oracle AS Portal
Liferay
uPortal
Zope
Vportal
3CMS
Khác
Hình 4.1: Hiện trạng sử dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan HCNN
Đồ thị cho thấy nhu cầu ứng dụng hệ nền xây dựng portal trong cơ quan
HCNN chưa cao, đều này xác định nhu cầu xây dựng portal trong thời gian tới là rất
lớn, để đáp ứng yêu cầu phục vụ công tác cải chính hành chính một cửa, dịch vụ
công trực tuyến và tích hợp thông tin tạo nền tảng cho việc xây dựng Chính phủ
điện tử trong tương lai. Kết quả của đề tài này là công cụ nho nhỏ giúp cơ quan
HCNN trong việc phân tích đánh giá lựa chọn hệ nền xây dựng portal.
Để giải quyết những vấn đề khó khăn trên, trong luận văn này, chúng tôi
nghiên cứu đề xuất một phương pháp phân tích, đánh giá và xếp hạng các hệ nền
portal giúp người sử dụng portal có giải pháp lựa chọn hệ nền phù hợp nhu cầu xây
dựng portal trong giai đoạn hiện nay.
Dựa trên các kết quả nghiên cứu đánh giá các hệ nền portal được trình bày ở
Chương 3, phương pháp đánh giá hệ nền của chúng tôi được thực hiện thông qua
các bước cơ bản sau:
Chọn hệ nền để đánh giá và xếp hạng: Sáu hệ nền hiện đang được sử dụng
trong cơ quan HCNN: OracleAS Portal 10g, IBM WebSphere 6.1, MS SharePoint
2007, Liferay 5.1, uPortal 2.1 và DotNetNuke 5.5.
Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền: Bao gồm việc cài đặt cấu hình và vận
hành thử nghiệm các hệ nền, thực hiện thu thập thông tin các tiêu chí, lấy ý
kiến đóng góp của người sử dụng hệ nền để hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá.
Xây dựng Phương pháp tính điểm: Xây dựng công thức tổng quát và giải
thích các tham số của công thức.
Đánh giá và xếp hạng hệ nền: Bao gồm các bước thực hiện sau
44
+ Chọn đối tượng đánh giá hệ nền.
+ Xây dựng biểu mẫu đánh giá hệ nền.
+ Thực hiện đánh giá hệ nền: Bao gồm việc gởi, nhận phiếu đánh giá
và tổng hợp xử lý kết quả đánh giá hệ nền.
+ Phân tích đánh giá kết quả thực hiện
Khuyến cáo người dùng lựa chọn công nghệ nền: Trên cơ sở kết quả phân
tích đánh giá và xếp hạng hệ nền đã có, đề tài đưa ra những nội dung khuyến cáo
đến người sử dụng trong quá trình lựa chọn hệ nền xây dựng portal.
Nội dung chi tiết các bước của phương pháp phân tích, đánh giá và xếp hạng
hệ nền được thực hiện cụ thể như sau.
4.2 Nội dung phân tích, đánh giá và xếp hạng hệ nền portal
4.2.1 Chọn hệ nền portal phân tích, đánh giá và xếp hạng
Mục tiêu chính của portal cơ quan HCNN là cung cấp thông tin đầy đủ và
cung cấp các dịch vụ hành chính công trực tuyến đến người dân, các tổ chức và
doanh nghiệp, tích hợp thông tin phục vụ công tác cải cách hành chính. Vì vậy việc
lựa chọn hệ nền để xây dựng portal là rất quan trọng. Qua khảo sát thực tế tình hình
sử dụng hệ nền portal tại 63 tỉnh, thành phố và Chính phủ cho thấy nhu cầu sử dụng
hệ nền portal cũng tương đối phong phú, hiện tại có 09 sản phẩm hệ nền portal được
dùng như: OracleASPortal 10g, IBM WebSphere 6.1, MS SharePoint 2007, Liferay
5.1, uPortal 2.1, DotNetNuke 5.5, Zope Portal, Vportal 3.0, 3CMS_Portal và một số
sản phẩm khác được sử dụng cho 36 tỉnh, thành phố và Chính phủ, tạo cho chúng ta
có được định hướng trong việc lựa chọn hệ nền portal phân tích đánh giá. Qua phân
tích đã chọn lọc được 06 hệ nền portal gồm OracleAS Portal 10g, IBM WebSphere
6.1, MS SharePoint 2007 Portal, Liferay 5.1, uPortal 2.1, DotNetNuke 5.5 để đánh
giá vì các hệ nền portal này hiện được sử dụng tương đối nhiều so với các hệ nền
còn lại trong các cơ quan HCNN. Việc phân tích đánh giá là xác định những ưu
khuyết điểm của chúng để giúp các cơ quan HCNN có giải pháp lựa chọn hệ nền tốt
hơn.
4.2.2 Xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
Phân tích yêu cầu chức năng portal cơ quan HCNN
Trong khuôn khổ nghiên cứu của đề tài là lựa chọn hệ nền portal phục vụ
việc xây dựng portal trong cơ quan HCNN, nên có thể lựa chọn các portal như
portal của Chính phủ và portal của UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW, vì
UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW là một đơn vị hành chính trọn vẹn, có vai trò
45
như Chính phủ tuy phạm vi quản lý hẹp hơn nên kiến trúc của portal Chính phủ và
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW có điểm tương đồng nên chúng ta có thể
gọi chung là portal của cơ quan HCNN.
Mặt khác, mục tiêu xây dựng portal của cơ quan HCNN là cung cấp thông
tin và các dịch vụ công cho người dân (G2C), cung cấp thông tin và các dịch vụ
công cho doanh nghiệp (G2B), cung cấp và trao đổi thông tin giữa các cơ quan
HCNN (G2G), đồng thời làm đầu mối truy cập “một cửa” của Chính phủ, Tỉnh về
thông tin, dịch vụ của cơ quan HCNN, thống nhất các nội dung thông tin và dịch vụ
thông tin trên portal, bảo đảm portal đóng vai trò tích hợp và trao đổi thông tin giữa
các hệ thống thông tin trong các cơ quan HCNN.
Với các mục tiêu trên thì yêu cầu tối thiểu chức năng của portal của cơ quan
hành HCNN như sau: Cá nhân hóa hay tùy biến, Đăng nhập một lần, Quản lý
portal, Tích hợp các kênh thông tin, Tìm kiếm thông tin, Quản trị người sử dụng,
Thu thập và xuất bản thông tin, Bảo mật, Sao lưu và phục hồi dữ liệu, Hiển thị
thông tin theo các loại thiết bị, Đa ngôn ngữ, Cung cấp môi trường làm việc cộng
tác, Quản trị và biên tập nội dung, Cung cấp các dịch vụ hành chính công, Biểu
mẫu điện tử, Thư điện tử, Giao lưu và hỏi đáp trực tuyến, Góp ý trực tuyến,…Nội
dung chi tiết đã trình bày ở mục 2.1.3 Các đặc trưng của một portal.
Định nghĩa Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
Tiêu chí đánh giá hệ nền portal là những tính năng chuẩn so với các tính
năng cơ bản của hệ nền portal cần có để phục vụ cho việc phân tích đánh giá. Vì
vậy Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal là toàn bộ các tính năng mà các hệ nền portal
cần có, được sắp xếp theo một trình tự khoa học đảm bảo tính đơn giản dễ lựa chọn.
Các bước xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền portal
- Cài đặt cấu hình và vận hành thử nghiệm các hệ nền
Để thực hiện tốt việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hệ nền portal cho cơ
quan HCNN nói chung và các doanh nghiệp nói riêng. Đề tài đã thực hiện cài đặt
cấu hình và vận hành thử nghiệm thực tế 5/6 hệ nền đã được chọn để đánh giá.
Trong đó, cài đặt vận hành thử nghiệm 04 hệ nền portal (SharePoint 2007, Liferay
5.1, DotNetNuke 5.5 và uPortal 2.1 ) trên 3 máy chủ (IBM 36550 M2 CPU 3.16
RAM 8Gb) chạy hệ điều hành Windows 2003 Server Enterprise với các CSDL SQL
Server 2005 và MySQL tại mạng LAN Văn phòng UBND tỉnh Vĩnh Long, kết hợp
khảo sát thực tế vận hành 03 hệ nền portal đang sử dụng tại Văn phòng UBND tỉnh
Vĩnh Long (DotNetNuke 5.5), Văn phòng UBND tỉnh Đồng tháp (WebSphere 6.1),
46
Trường Dạy nghề Vĩnh Long (Liferay 5.1) với thời gian thực hiện 5 tuần để thu
thập các tiêu chí đánh giá hệ nền portal.
- Thu thập thông tin xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá hệ nền
Quá trình thu thập, tổng hợp thông tin xây dựng các tiêu chí đánh giá hệ nền
là quá trình tổng hợp thông tin bao
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Danh gia Portal.pdf