Luận văn Phân tích công tỷ trong ngành thực phẩm và đồ uống

Tài liệu Luận văn Phân tích công tỷ trong ngành thực phẩm và đồ uống: LUẬN VĂN Phân tích công tỷ trong ngành thực phẩm và đồ uống I. Giới thiệu về công ty 1. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex Bentre) - Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre Ngành nghề - Thực phẩm & Đồ uống - Giới thiệu : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý trực tiếp là Sở Thủy sản. Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 3423/QĐ-UB thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuât khẩu Bến Tre. Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Ngànhnghềkinhdoanh : -Chếbiến, xuất nhập khẩu thủy sản -Nhập khẩu vật tư,hàng hóa -Nuôi trồng thủy sản -Kinh doanh nhà hàng -Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới với mức chất l...

pdf30 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1191 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích công tỷ trong ngành thực phẩm và đồ uống, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN Phân tích công tỷ trong ngành thực phẩm và đồ uống I. Giới thiệu về công ty 1. Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre (Aquatex Bentre) - Tên giao dịch : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre Ngành nghề - Thực phẩm & Đồ uống - Giới thiệu : Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh 22 được UBND tỉnh Bến Tre thành lập năm 1977, cấp quản lý trực tiếp là Sở Thủy sản. Ngày 01/12/2003, UBND tỉnh Bến Tre có Quyết định số 3423/QĐ-UB thành lập Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản Bến Tre từ việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là Công ty Đông lạnh thủy sản xuât khẩu Bến Tre. Ngày 01/01/2004, Công ty chính thức hoạt động theo hình thức công ty cổ phần. Ngànhnghềkinhdoanh : -Chếbiến, xuất nhập khẩu thủy sản -Nhập khẩu vật tư,hàng hóa -Nuôi trồng thủy sản -Kinh doanh nhà hàng -Thị trường xuất khẩu: Sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đến 35 nước, lãnh thổ trên thế giới với mức chất lượng được tất cả các khách hàng và thị trường chấp nhận. Các thị trường truyền thống như Châu Âu, Nhật, Mỹ, các thị trường mới của công ty gồm có: Thụy Điển, Hy Lạp, Mexico, Libăng,Israel,Dominicavà Ả rập - Thị trường nội địa: Khách hàng của nhà hàng thủy sản Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thép, giấy Các đại lý tiêu thụ hàng thủy sản nội địa tại Bến Tre và Tp.HCM - Ngày niêm yết lên sàn HOSE :25/12/2006 .Khối lượng đang lưu hành 7,729,999. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài được mua 3,968,999 (51.35%). Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 3,708,762 (93.44%) . Mã chứng khoán ABT - Địa chỉ : Ấp 9, Xã Tân Thạch, Huyện Châu Thành, Tỉnh Bến Tre Điện thoại +84-(0)75-86.02.65 Email aquatex@hcm.vnn.vn. Website www.aquatexbentre.com 2.Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang (AGIFISH Co) Tên giao dịch :Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu thủy sản An Giang .Ngành nghề - Thực phẩm&Đồuống Giới thiệu: Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang, tiền thân là Xí nghiệp Đông lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu tư cơ sở hạ tầng và trang thiết bị và chính thức đi vào hoạt động tháng 3 năm 1987. Tháng 10 năm 1995, Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang (AGIFISH Co.) được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản (trực thuộc Công ty AFIEX) với Xí nghiệp Đông lạnh Châu Thành (trực thuộc Công ty Thương nghiệp An Giang – AGITEXIM). Công ty Cổ phần Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là Công ty Xuất Nhập khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết định số 792/QĐ – TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 06 năm 2001. Tháng 5/2002: cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh chính : Sản xuất, kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thuỷ hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông nghiệp. Sản phẩm chính: các sản phẩm sơ chế và tinh chế chủ yếu từ cá tra, cá basa - Thị trường: Cơ cấu năm 2005, Châu Âu: 55%; Châu Úc 11%; Châu Á và thị trường khác 32%; Mỹ, Canada, Mehico 2% - Ngày niêm yết 02/05/2002 .Khối lượng đang lưu hành: 12,859,394. Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài được mua 6,301,051 (49%) .Khối lượng nhà đầu tư nước ngoài sở hữu 6,301,051 (100%) .Mã chứng khoán AGF Địa chỉ :1234 Trần Hưng đạo, phường Bình Đức, thành phố Long xuyên, tỉnh An giang Điện thoại +84-(0)76-85.29.39. Email agifishagg@hcm.vnn.vn .Website www.agifish.com II. Phân tích các chỉ tiêu tài chính A. Chỉ tiêu thanh khoản 1. Khả năng thanh toán hiện hành Khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết mức độ các khoản nợ của chủ nợ ngắn hạn được trang trải banừg các tài sản có thể chuyển thành tiền trong một giai đoạn tương đương với thời hạn các khoản nợ đó. ABT AGF Năm 2005 1.071 Năm 2005 1.085 Năm 2006 1.942 Năm 2006 1.651 Năm 2007 1.445 Năm 2007 1.638 Tỷ số trung bình của ngành là 3.3 Từ liệu số liệu tính toán cho thấy: Khả năng thanh toán hiện hành của 2 doanh nghiệp đều thấp hơn nhiều so với mức trung bình ngành. Khả nanưg này được cải thiện rõ rệt trong năm 2006 nhưng lại có dấu hiệu giảm sút vào năm 2007. Tỷ số này cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu Tài sản ngắn hạn để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Do đó nó đo lường khả năng trả nợ của doanh nghiệp . Giá trị của tỷ số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của doanh nghiệp đã giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính tiềm tàng. Nếu với mức trung bình ngành thì doanh nghiệp chỉ cần 30.3% giá trị tài sản ngắn hạn để trang trải đủ các khoản nợ ngắn hạn. Song đối với Công ty XNKTS Bến Tre thì phải dùng tới 69.2% giá trị TSNH mới đủ để thanh toáncác khoản nợ năm 2007. Con số này của Công ty XNKTS An Giang là 61.1%. Năm 2006, tỷ lệ khả năng thanh toán hiện hành của Công ty XNKTS Bến Tre tăng mạnh so với năm 2005 là do doanh nghiệp đã đầu tư thêm TSNH trong khi nợ ngắn hạn lại giảm. Còn ở Công ty XNKTS An Giang , tỷ số này năm 2006 tăng gấp rưỡi so với năm 2005 là do giá trị tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp tăng nhanhvà phát triển với tốc độ lớn hơn so với tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp . Năm 2007, giá trị TSNH của Công ty XNKTS Bến Tre tăng đột biến đạt mức 184.684( Triệu đồng). Nguyên nhân là do các khoản phải thu ngắn hạn của doanh nghiệp tăng đến hơn 3 lần so với năm 2006. Tuy nhiên tốc độ tăng các khoản nợ ngắn hạn còn lớn hơn tốc độ gia tăng TSNH của doanh nghiệp , do vậy khả năng thanh toán hiện hành của công ty có sự giảm sút trong năm 2007. Khả năng thanh toán hiện hành của Công ty XNKTS An Giang năm 2007 cũng xấp xỉ năm 2006, do tốc độ tăng của TSNH và nợ ngắn hạn tương đương nhau. Một doanh nghiệp có khả năng thanh toán thấp không chỉ phản ánh nguy cơ phải bỏ chi phí lớn trong việc thanh toán nợ đến hạn, mà còn thể hiện tình trạng yếu kém doanh nghiệp dễ đẫn đến mất khả năng thanh toán. Do vậy cả 2 công ty đều cần phải nhanh chóng khắc phục tình trạng này. Có thể doanh nghiệp nên đầu tư nhiều hơn vào TSNH tuy điều đó có thể ảnh hưởng tới khả năng sinh lợi nhưng lại đảm bảo cho doanh nghiệp tránh được nguy có phá sản. 2. Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán nhanh = TS quay vòng nhanh/ Nợ ngắn hạn Tỷ số này cho biết khả năng hoàn trả các khoản nợ ngắn hạn không phụ thuộc vào việc bán tài sản dự trữ( tồn kho). ABT AGF Năm 2005 0.7096 Năm 2005 0.694 Năm 2006 1.467 Năm 2006 1.071 Năm 2007 1.1927 Năm 2007 0.841 Mức trung bình ngành là 2.1 Công ty XNKTS Bến Tre năm 2006 tỷ số này đã có sự tăng lên đáng kể so với năm 2005, điều này do nợ ngắn hạn đã giảm đáng kể trong năm này, cụ thể Năm 2006 là 44.662 (Triệu đồng) và năm 2005 là 59.740 (Triệu đồng) . Nợ ngắn hạn giảm đáng kể trong khi mức dự trữ của doanh nghiệp vẫn xấp xỉ tương đương nhau. Đến năm 2007 tỷ số này có sự sụt giảm do nợ ngắn hạn tăng lên đột ngột đạt 127.769 (Triệu đồng). Dù lượng tiền mặt trong năm này đã được bổ sung lượng đáng kể từ 86.746 (Triệu đồng) năm 2006 tăng lên 184.684 (Triệu đồng) . Mức dự trữ năm nay 2007 cũng tăng lên so với năm 2006, cụ thể từ 21.227 (Triệu đồng) lên đến 32.87 (Triệu đồng) . Những yếu tố trên là cho tỷ số về khả năng thanh toán nhanh giảm trong năm 2007. Những thay đổi về chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ đã làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp trở nên yếu kém. Doanh nghiệp đã nợ quá nhiều trong khi đó lượng tài sản quay vòng nhanh thì không đủ lớn để trang trải. Điều này khiếm doanh nghiệp không thể đủ khả năng thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn nếu không sử dụng đến 1 phần dự trữ. Công ty XNKTS An Giang năm 2006 tỷ số về khả năng thanh toán nhanh cũng đã tăng lên so với năm 2005 nguyên nhân do tài sản ngắn hạn năm 2006 đã đuợc doanh nghiệp bổ sung thêm lương đáng kể tăng lên đạt mức 274.879 (Triệu đồng) . Dự trữ năm 2006 đạt mức 96.599 (Triệu đồng) cho nên tài sản quay vòng nhanh của năm 2006 vượt trội hơn năm 2005. Nợ ngắn hạn năm 2006 tăng nhưng mức tăng không đáng kể so với mức tăng tài sản ngắn hạnnên tỷ số thanh toán nhanh năm 2006 vẫn cao hơn năm 2007. Năm 2007 tỷ số này giảm nhẹdo doanh nghiệp thực hiện chính ssách sử dụng nợ nhiều hơn. Tốc độ tăng nợ ngắn hạn là 32.8% lớn hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 31.8%. Cả 2 công ty đều có tỷ số khả năng thanh toán nhanh thấp hơn mức trung bình của ngành. Điều này khiến hai công ty không thể thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Chúng ta cũng nhận thấy rằng trong cơ cấu TSNH của doanh nghiệp thì có quá nhiều hàng tồn kho dưới dạng TSNH. Để đảm bảo khả năng thanh toán nhanh hai công ty cần: Thay đổi chính sách tín dụng và cơ cấu tài trợ. Doanh nghiệp sử dụng nợ để được hưởng tiết kiêm thuế tuy nhiên không nên lạm dụng quá nhiều vào việc vay nợ. Vì nếu nợ quá nhiều thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng chi trả các khoản nợ này. Doanh nghiệp cần có chính sách để sử dụng nợ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần xem xét các khoản phải thu để tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn. 3. Dự trữ/ Vốn lưu động ròng ABT AGF Năm 2005 5.11 Năm 2005 4.591 Năm 2006 0.504 Năm 2006 0.892 Năm 2007 0.567 Năm 2007 1.249 Tỷ số này cho biết dự trữ chiếm bao nhiêu phần trăm vốn lưu động ròng.Trong năm 2005 tỷ số này của cả 2 công ty đều ở mức cao và xấp xỉ nhau. So với mức trung bình ngành tỷ số này quá cao. Dự trữ quá cao khiến cho doanh nghiệp sử dụng toàn bộ vốn lưu động ròng cũng khô đủ để tài trợ cho nó . Cụ thể dự trữ của Công ty XNKTS Bến Tre là 21.565 (Triệu đồng) chiếm đến 33% tổng tài sản ngắn hạn và của Công ty XNKTS An Giang là 54.364 (Triệu đồng) chiếm 36%. Trong khi đó vốn lưu động ròng của cả hai doanh nghiệp quá ít do cả hai doanh nghiệp sử dụng nợ ngắn hạn chiếm phần lớn so với TSNH. CỤ thể Công ty XNKTS Bến Tre 93.3% và của Công ty XNKTS An Giang là 92.14%. Trong hai năm tiếp theo , hai doanh nghiệp đã thay đổi cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ điều này khiến cho tỷ số đã giảm cách đáng kể. Công ty XNKTS Bến Tre năm 2006 là 50.4%, năm 2007 là 56.7%. Điều này có nghĩa vốn lưu đọng ròng có thể tài trợ được 50.4% mức dự trữ của doanh nghiệp. Tỷ lệ nợ ngắn hạn/TSNH cũng đã giảm đáng kể so với năm 2005 cụ thể là 51.48% và 69.2%. Công ty XNKTS An Giang đã có sự tiến bộ rõ rệt khi năm 2006 chỉ tiêu này giảm xuống còn 89.2%. Tuy nhiên công ty lại để chỉ tiêu này quá cao trong năm 2007 với mức 124.9%. Dự trữ ở mức quá cao 176.313 (Triệu đồng) chiếm hơn 48% so với tổng TSNH. TSNH phần lớn là hàng tồn kho và các khoản phải thu làm giảm khả năng thanh khoản của doanh nghiệp . Qua thực trạng trên của hai doanh nghiệp , yêu cầu các nhà quản lí doanh nghiệp phải có những điều chỉnh về cơ cấu vốn, cơ cấu tài trợ cũng như cơ cấu TSLĐ. Nhămd tránh tình trạng dự trữ quá nhiều, phải thu quá lớn.làm ảnh hưởng khả năng hoạt động của doanh nghiệp . B Khả năng cân đối vốn 1. Nợ / Tổng tài sản Tỷ số này được sử dụng để các định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp đối với các chủ nợ trong việc góp vốn ABT AGF Năm 2005 69.74% Năm 2005 59.6% Năm 2006 38.7% Năm 2006 35.9% Năm 2007 30.6% Năm 2007 26.3% Tỷ số trung bình ngành là 26.6% Trong 3 năm gần đây, hệ số nợ của 2 doanh nghiệp đều có xu hướng giảm rõ rệt, từ chỗ sử dụng nợ là chủ yếu đến nay tỷ số này đã tương đương mức trung bình ngành, nợ chỉ chiếm chưa đến 1/3 giá trị tổng tài sản. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản nợ phải trả của hai doanh nghiệp tuy có tăng nhưng với tốc độ nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của tổng tài sản. Tổng tài sản của Công ty XNKTS Bến Tre năm 2007 tăng lên đến 184.684 (Triệu đồng) trong khi năm 2006 là 86.746 (Triệu đồng) . Công ty XNKTS An Giang tổng tài sản năm 2007 là 362.377 (Triệu đồng) và năm 2006 là 274.879 (Triệu đồng) . Giá trị tài sản của hai doanh nghiệp tăng 3 năm qua được tài trợ chủ yếu từ vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu năm 2007 của Công ty XNKTS An Giang tăng hơn gấp đôi so với năm 2006 và gấp 6 lần so với năm 2005. Vốn chủ sở hữu của Công ty XNKTS Bến Tre cũng tăng mạnh trong năm 2007, gấp 4 lần so với năm 2006 việc sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu để tài trợ cho các tài sản của doanh nghiệp là nhằm cải thiện khả năng thanh toán thấp của doanh nghiệp . Hoặc có thể cả hai công ty đều đang cố gắng thực hiện chính sách cơ cấu vốn tối ưu của mình. 2. Khả năng thanh toán lãi vay Thể hiện ở tỷ số giữa lợi nhuận trước thuế và lãi trên lãi vay. Nó cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi hàng năm như thế nào ABT AGF Năm 2005 3.268 Năm 2005 4.654 Năm 2006 7.634 Năm 2006 8.42 Năm 2007 12.594 Năm 2007 5.968 Trong 2 năm 2005 và 2006 tỷ số về khả năng thnah toán lãi vay của hai doanh nghiệp xấp xỉ nhau. Tuy nhiên cuãng chưa đạt đến mức trung bình chung của ngành.Với tỷ số thấp hơn mức trung bình chung của ngành sẽ khiến doanh nghiệp không thực sự đảm bảo mức độ lợi nhuận các khả năng trả lãi hàng năm. Khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp kém, điều này ở khả năng sinh lợi của tài sản thấp. Nếu vẫn duy trì tỷ lệ thế này thì hai doanh nghiệp sẽ khó có thể vay tiếp tục được vì tỷ số nợ đã quá cao mà khả năng trả lãi vay lại thấp. Năm 2007,Công ty XNKTS Bến Tre khả năng thanh toán lãi vaycủa doanh nghiệp đã đạt tới 12.594 . Một chỉ số hấp dẫn và tạo niềm tin đối với chủ nợ doanh nghiệp . Nợ phải trả trong năm ở mức 127.819 (Triệu đồng) chiếm 30.62% tổng nguồn vốn. Lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp đủ khả năng thanh toán lãi vay của các khoản nợ . Doanh nghiệp có thể vay nợ thêm một cách khá dễ dàng với chỉ số như thế này. Tuy nhiên, trong khi đó khả năng thanh toán lãi vay của Công ty XNKTS An Giang lại giảm chỉ đạt mức 5.968. Điều này do các khoản nợ trong năm nhiều hơn khiến lãi vay của những khoản nợ này ở mức cao. Bên cạnh đó lợi nhuận trước thuế năm 2007 lại sụt giảm so với năm 2006. Vì vậy Công ty XNKTS An Giang cầng xem xét lại hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty. Để không làm sụt giảm lợi nhuận của năm hoạt động tiếp theo, đòng thời sử dụng các khoản vay nợ có hiệu quả hơn. C. Khả năng hoạt động 1. Vòng quay tiền Tỷ số này được xác định bằng cách chia doanh thu trong năm cho tổng số tiền và các loại tài sản tương tiềnbình quân. Nó cho biết số vòng quay của tiền trong năm ABT AGF Năm 2005 49.558 Năm 2005 439.453 Năm 2006 66.804 Năm 2006 91.884 Năm 2007 23.812 Năm 2007 90.014 Vòng quay tiền của Công ty XNKTS Bến Tre trong 2 năm 2005 và 2006 khá tốt, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân là do doanh thu năm 2006 tăng trong khi lượng tiền mặt của doanh nghiệp tích trữ giảm .Điều này chứng tỏ doanh nghiệp đã sử dụng phân bổ lượng tiền cho các khoản mục đầu tư, bán hàng khác, cung cấp lượng tiền mặt tốt nhất cho hoạt động đầu tư. Tuy nhiên năm 2007 vòng quay tiền của doanh nghiệp lại giảm mạnh. Lượng tiền và các khoản tương đương tiền năm 2007 cũng cao hơn so với năm 2006. Doanh nghiệp không sử dụng hết lựong tiền mặt mà để lại phục vụ cho khả năng thanh toán tức thì của doanh nghiệp . Tuy nhiên lượng tiền mặt để lại cũng cần hợp lí nếu không sẽ gây lãng phí, vì tiênd của doanh nghiệp là phải sinh lãi tối đa. Trong khi đó Công ty XNKTS An Giang vòng quay tiền năm 2005 lại quá chênh lệch so với 2 năm 2005 và 2006. Bởi vì lượng tiền và các khoản tương tiền 2 năm sau đã tăng gấp 12, 13 lần trong khi mức tăng doanh thu chỉ khoảng 1.5 lần. Hai năm vừa qua doanh nghiệp đã duy trì chỉ số vòng quay tiền khá ca, điều này chứng tot doanh nghiệp đã tận dụng tối đa khả năng sinh lãi của lượng tiền mặt nắm giữ. Tuy nhiên doanh nghiệp dũng cần đảm bảo lựong tiền mặt tối thiểu trong thanh toán hàng ngày, tránh tình trạng thiếu tiền, ảnh hưởng uy tín của công ty. 2. Vòng quay dự trữ Vòng quay dự trữ = Doanh thu/ dự trữ Mức trung bình chung của ngành là 5.7 ABT AGF Năm 2005 4.75 Năm 2005 Năm 2006 3.23 Năm 2006 3.096 Năm 2007 4.86 Năm 2007 1.99 Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển hàng tồn kho trong một thời kì nhất định, qua chỉ tiêu này giúp các nhà quản lí tài chính xác định mức dự trữ vật tư, hàng hóa hợp lí cho chu kì sản xuất kinh doanh. Số vòng quay trong 3 năm của Công ty XNKTS Bến Tre tương đối xấp xỉ nhau nhưng vẫn thấp hơn mức trung bình của ngành. Năm 2006, số vòng quay giảm so với năm 2005 là do doanh nghiệp trong năm đã sử dụng nhiều hơn lượng dự trữ. Năm 2007, chỉ số này được cải thiện nhưng doanh nghiệp cần có những thay đổi trong chính sách hoạt động để chỉ số này đạt được mức trung bình chung của ngành. Sử dụng và kiểm soát tốt lượng hàng dự trữe khiến doanh nghiệp đảm bảo công việc sản xuất kinh doanh và đồng thời không tạo ra sự dư thừa tồn đọng quá lớn. Doanh nghiệp có thể nghiên cứu lại khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để đưa ra những giải pháp đúng đắn tiết kiệm chi phí, nâng cao doanh thu, đẩy nhanh vòng quay dự trữ. Trong khi đó Công ty XNKTS An Giang thì số vòng quay dự trữ thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành. Năm 2007 doanh nghiệp đã dự trữ quá nhiều so với doanh thu thuần thu được cuối kì. Đứng trước thực trạng này yêu cầu dặt ra cho các nhà quản lí của Công ty XNKTS An Giang phải xác định lại mức dự trữ, nhằm đạt được mức dự trữ tối ưu, tạo ra tối đa lợi nhuận, phục vụ tốt cho quá trình sản xuất kinh doanh. Những phân tích đánh giá trên có thể giíp các nhà quản lí tài chính cải thiện phần nào cách sử dụng hàng tồn kho để đạt được mức doanh thu tối đa. 3. Kỳ thu tiền bình quân Kỳ thu tiền bình quân = Các khoản phải thu x 360 / Doanh thu ABT AGF Năm 2005 44.5537 Năm 2005 42.290 Năm 2006 36.2114 Năm 2006 41.057 Năm 2007 88.447 Năm 2007 40.955 Chỉ số này cho biết số ngày mà 1 VNĐ hàng hóa bán ra được thu hồi. Tỷ số thấp chứng tỏ doanh nghiệp không bị ứ đọng vốn trong khâu thanh toán, không găpk phải các khoản nợ “khó đòi”. Ngược lại nếu tỷ số này cao doanh nghiệp cần phải thực hiện phân tích chính sách bán hàng để tìm ra nguyên nhân tồn đọng nợ. Trong nhiều trường hợp dp công ty muốn chiếm lĩnh thị phần qua bán hàng trả chậm hay tài trợ cho các chi nhánh, đại lí. Công ty XNKTS An Giang chỉ số kỳ thu tiền bình quân trong 3 năm xấp xỉ nhau đều ở mức khoảng 41 ngày. Điều này có nghĩa sau 41 ngày kể từ khi bán hàng thì doanh nghiệp thu hồi được vốn. Chỉ số này thấp hơn mức trung bình ngành, chứng tỏ khả năng thu hôid nợ của doanh nghiệp chưa tốt. Nguyên nhân là do các khoản phải thu của doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn. Doanh nghiệp cần phân tích nguyên nhân để tìm ra nguyên nhân tồn đọng. Công ty XNKTS Bến Tre , trong hai năm 2005 và 2006 chỉ số này cũng cao hơn so với mức trung bình của ngành. Đặc biệt trong năm 2007 kỳ thu tiền bình quân đã kéo dài tới hơn 88 ngày. Các khoản phải thu tăng lên gấp 5 lần so với năm trước, cụ thể từ 33.316 (Triệu đồng) lên đến 105.573 (Triệu đồng) vượt trội hơn so với mức tăng doanh thu. Doanh nghiệp cần xem xét lại và phân tích chính sách bán hàng đã phù hợp hay chưa nhằm khả năngắc phục tình trạng ứ đọng vốn và tránh bị khách hàng chiếm dụng vốn. Kỳ thu tiền bình quân của hai doanh nghiệp nhìn chung còn khá cao so với mức trung bình chung của ngành. Điều này đòi hỏi các nhà quản lí tài chính có các biện pháp để tăng khả năng thu tiền trong thanh toán trên cơ sở các khoản phải thu và doanh thu bình quân ngaỳ. Doanh nghiệp cần tránh việc các khoản phải thu quá lớn trong tổng TSNH, nghiên cứu và phân tích kỹ tình hình công ty để đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. 4. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Hiệu suất sử dụng tài sản cố định= Doanh thu/ Tài sản cố định ABT AGF Năm 2005 11.401 Năm 2005 8.227 Năm 2006 13.534 Năm 2006 6.365 Năm 2007 9.222 Năm 2007 3.852 Tỷ số này cho biết 1 đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thủtong một năm. Những tính toán trên đây cho thấy khả năng sử dụng hữu hiệu các loại TSCĐ của Công ty XNKTS Bến Tre tốt hơn nhiều so với Công ty XNKTS An Giang . Khả năng sử dụng hiệu qủa TSCĐ của Công ty XNKTS An Giang đang ngày càng giảm sút trong 3 năm gần đây.Công ty cần có những biên pháp để khắc phục, chẳng hạn như: tiến hành phân loại TSCĐ để đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại tài sản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của chúng.Giải quyết sớm những TSCĐ dôi dư, không sử dụng tới. Đối với Công ty XNKTS Bến Tre , việc sử dụng TSCĐ các loại đạt hiểu quả khá cao, nhất là vào năm 2006, tuy nhiên lại có dấu hiệu giảm sút trong năm 2007. Nhà quản trị cần quan tam tới vấn đề này để khắc phục và tìm ra hướng giả quyết. Ngoài ra, hiệu suất sử dụng TSCĐ còn phản ánh sức sản xuất của TSCĐ. Do vậy để đánh giá nó phải được kết hợp và xem xét với chất lượng, mức độ hiện đại của TSCĐ. Nếu tỷ số này tăng do việc bán TSCĐ lấy tiền( làm giảm sức sản xuất) hoặc không kịp thời thay thế. đổi mới TSCĐ cũng chưa hẳn là tốt. 5. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản ABT AGF Năm 2005 3.033 Năm 2005 3.124 Năm 2006 2.8147 Năm 2006 2.543 Năm 2007 1.0296 Năm 2007 1.459 Mức trung bình chung của ngành là 1.2 Chỉ tiêu này còn được gọi là vòng quay toàn bộ tài sản, nó cho biết một đồng tài sản đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Hiệu suất sử dụng tài sản của cả 2 doanh nghiệp năm sau thấp hơn năm trước. Đây là vấn đề đáng lo ngại. Năm 2007, hiệu suất sủ dụng tổng tài sản của Công ty XNKTS Bến Tre cong thấp hơn cả mức trung bình chung của ngành, trong khi hiệu suất sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp vẫn khá cao, điều đó chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp, nhất là vấn đề quản trị tiềm mặt bởi vòng quay tiền của công ty đang giảm sút nghiêm trọng trong những năm gần đây. Khả năng của Công ty XNKTS An Giang tuy vẫn cao hơn mức trung bình của ngành nhưng nếu kết hợp xem xét cả tỷ số hiệu qủa hoạt động của công ty không cao do hiệu quả sử dụng TSCĐ thấp và có chiều hướng đi xuống. Nhà quản trị doanh nghiệp không được phép bỏ qua tín hiệu này. D.Tỷ số về khả năng sinh lãi 1. Thu nhập sau thuế/ Doanh thu ABT AGF Năm 2005 2.76 Năm 2005 2.84 Năm 2006 8.05 Năm 2006 3.91 Năm 2007 9.52 Năm 2007 3.21 Đơn vị tính : % Có thể thấy mức doanh lợi tiêu thụ sản phẩm của Công ty XNKTS Bến Tre trong hai năm gần đây tốt hơn nhiều so với Công ty XNKTS An Giang . Nguyên nhân có thể là do sau khi niêm yết lên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chí Minh. Công ty XNKTS Bến Tre có được hưởng những ưu đãi về thuế, do đó thu nhập sau thuế cũng tăng lên. 2.ROE = Thu nhập sau thuế/ Vốn chủ sở hữu ABT AGF Năm 2005 27.7 Năm 2005 21.97 Năm 2006 34.76 Năm 2006 15.52 Năm 2007 14.23 Năm 2007 6.35 Đơn vị tính : % Mức trung bình chung của ngành là 20.4% Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu phản ánh được khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu. Tăng mức doanh lợi vốn chủ sở hữu là một mục tiêu quan trọng nhatá trong hoạt động quản lý tài chính. ROE của Công ty XNKTS Bến Tre cao hơn so với Công ty XNKTS An Giang nhưng lại khá thấp so với mức trung bình ngành và năm 2007. Hai năm trước Công ty XNKTS Bến Tre duy trì được mức doanh lợi vốn chủ sở hữu cao, thâm chí là cao hơn nhiều so với mức trunh bình chung của ngành. Chỉ tiêu này của Công ty XNKTS An Giang giảm mạnh trong 3 năm liên tục và thấp hơn nhiều so với mức trung bình chung của ngành. Có thể là do vốn chủ sở hữu của công tỷtong những năm này được đầu tư mạnhnhưng chưa đem lại hiệu quả tức thì. Ngoài ra, trong những năm gần đây ngành xuất nhập khả năngẩu thủy sản Việt Nam cũng gặp phải nhiều khó khăn do vấn đề chất lượng của sản phẩm xuất khẩu(chứa nhiều dư lượng chất kháng sinh vượt quá mức cho phép). Đây lại là hai công ty đầu ngành của Việt Nam trong lĩnh vự xuất nhập khẩu thủy sản. Vì vây, doanh thu trong các năm gần đây tăng không mạnhtrong khi chi phí tăng nhanh do giá cả nguyên vật lieụe đầu vào tăng. Thu nhập cau thuế của Công ty XNKTS An Giang năm 2007 giảm sút 1 cách nghiêm trọng. Các doanh nghiệp cần có những biện pháp cải thiện chất lượng sanr phẩm để tạo uy tín đối với khách hàng và giữu được các bạn hàng truyền thống, đông thời mở rộng thị trường để tăng doanh thu. 4. ROA = Thu nhập sau thuế/ Tài sản ABT AGF Năm 2005 8.3 Năm 2005 8.88 Năm 2006 21.3 Năm 2006 9.95 Năm 2007 9.8 Năm 2007 4.68 Đơn vị tính : % Mức trung bình chung của ngành là 14.4% Đây là một chỉ tiêu tổng hợp nhất được dùng để đánh giá mức sinh lợi của một đồng vốn đầu tư. Chỉ tiêu này của cả hai doanh nghiệp trong 3 năm hầu như đều thấp so với mức trung bình chung cuat ngành, mặt khác trong năm 2007 lại có sự giảm sút đáng kể. Nguyên nhân của tình hình này là do sự giảm sút nghiêm trọng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản, trong khi doanh lợi tiêu thụ sản phẩm tăng không đáng kể. Nhìn chung, các tỷ số về khả năng sinh lãi của Công ty XNKTS Bến Tre trong 3 năm gần đây đều tốt hơn so với Công ty XNKTS An Giang . Khả năng sinh lãi của Công ty XNKTS An Giang có một sự xuống dốc nhanh chóng cho thấy trong nhyữung chính sách về quản lí tài chính doanh nghiệp có nhiều vấn đề cần được quan tâm giải quyết kịp thời. Bảng cân đối kế toán năm Công ty XNKTS Bến Tre Khoản mục 2007 2006 2005 2004 TÀI SẢN I/ Tài sản ngắn hạn 184,684 86,746 63,960 66,806 - Tiền và các khoản tương đương tiền 18,046 4,958 5,699 3,571 - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 25,325 24,000 0 0 - Các khoản phải thu ngắn hạn 105,573 33,316 34,954 24,800 - Hàng tồn kho 32,287 21,227 21,565 38,205 - Tài sản ngắn hạn khác 3,453 3,245 1,742 231 II/ Tài sản dài hạn 232,645 30,927 29,161 21,944 - Các khoản phải thu dài hạn 0 0 0 0 - Tài sản cố định 46,594 24,472 0 21,401 + Tài sản cố định hữu hình 25,474 23,019 20,360 21,144 + Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 0 + Tài sản cố định vô hình 7,313 23 50 77 + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 13,808 1,430 4,363 180 - Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 + Nguyên giá 0 0 0 0 + Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 0 0 - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 184,166 4,536 512 222 - Tài sản dài hạn khác 1,885 1,918 3,875 322 - Tổng cộng tài sản 417,329 117,673 93,120 88,750 NGUỒN VỐN I/ Nợ phải trả 127,819 45,594 64,942 62,198 - Nợ ngắn hạn 127,769 44,662 59,740 57,828 - Nợ dài hạn 50 932 5,202 4,370 II/ Vốn chủ sở hữu 287,597 72,079 28,178 26,552 - Nguồn kinh phí và quỹ khác 6,608 3,912 165 225 - Lợi ích của cổ đông thiểu số 1,913 0 0 0 III/ Tổng cộng nguồn vốn 417,329 117,673 93,120 88,750 Báo cáo tài chính Công ty XNKTS Bến Tre Khoản mục 2007 2006 2005 2004 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 431,521 331,377 288,744 216,434 - Các khoản giảm trừ doanh thu 1,816 162 6,312 4,827 - Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 429,706 331,215 282,433 211,607 - Giá vốn hàng bán 360,658 273,027 247,787 192,135 - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 69,048 58,188 34,646 19,473 - Doanh thu hoạt động tài chính 17,071 1,739 1,296 1,618 - Chi phí tài chính 4,859 4,131 3,774 2,096 Trong đó: - Chi phí lãi vay 3,916 3,777 3,444 1,922 - Chi phí bán hàng 33,403 27,405 21,823 11,159 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,247 4,156 2,827 2,733 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 44,609 24,235 7,518 5,103 - Thu nhập khác 2,050 1,081 1,030 290 - Chi phí khác 1,254 258 737 0 - Lợi nhuận khác 795 823 293 290 - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 45,404 25,057 7,811 5,393 - Tổng Chi phí thuế TNDN hiện hành 0 0 0 0 - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 4,483 0 0 0 - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 40,921 25,057 7,811 5,393 - Số cổ phiếu hiện tại 7,729,999 7,729,999 7,729,999 7,729,999 - Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 5,294 3,242 0 698 Bảng cân đối kế toán năm Công ty XNKTS An Giang Khoản mục 2007 2006 2005 2004 2003 2002 TÀI SẢN I/ Tài sản ngắn hạn 362,377 274,879 150,771 237,928 156,372 125,312 - Tiền và các khoản tương đương tiền 13,706 12,961 1,789 919 1,505 1,944 - Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 24,216 24,522 3,096 0 1,000 0 - Các khoản phải thu ngắn hạn 140,355 135,820 88,604 163,819 91,017 103,635 - Hàng tồn kho 176,313 96,599 54,364 66,630 0 0 - Tài sản ngắn hạn khác 7,787 4,977 2,918 6,560 4,711 2,404 II/ Tài sản dài hạn 483,049 193,390 100,862 87,273 53,162 42,187 - Các khoản phải thu dài hạn 0 0 3,750 3,750 0 0 - Tài sản cố định 320,263 187,100 95,558 83,423 52,997 42,107 + Tài sản cố định hữu hình 194,666 87,697 85,988 80,168 48,078 34,947 + Tài sản cố định thuê tài chính 0 0 0 0 0 2,798 + Tài sản cố định vô hình 35,184 2,796 2,827 2,484 754 829 + Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 90,413 96,607 6,743 771 4,165 3,533 - Bất động sản đầu tư 0 0 0 0 0 0 + Nguyên giá 0 0 0 0 0 0 + Giá trị hao mòn luỹ kế 0 0 0 0 0 0 - Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 150,575 100 100 100 165 80 - Tài sản dài hạn khác 12,211 6,190 1,453 3,750 0 0 - Tổng cộng tài sản 845,426 468,269 251,633 325,201 209,535 167,499 NGUỒN VỐN I/ Nợ phải trả 221,956 167,954 149,865 237,200 135,474 101,594 - Nợ ngắn hạn 221,242 166,537 138,929 212,504 123,765 91,400 - Nợ dài hạn 714 1,416 10,936 24,696 11,709 10,194 II/ Vốn chủ sở hữu 623,470 300,316 101,768 88,001 74,060 65,905 - Nguồn kinh phí và quỹ khác 1,291 1,356 1,519 1,452 1,106 163 - Lợi ích của cổ đông thiểu số 0 0 0 0 0 0 III/ Tổng cộng nguồn vốn 845,426 468,269 251,633 325,201 209,535 167,499 Báo cáo tài chính năm Công ty XNKTS An Giang Khoản mục 2007 2006 2005 2004 2003 2002 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1,246,311 1,196,463 830,979 891,534 494,607 533,093 - Các khoản giảm trừ doanh thu 12,577 5,557 44,797 8,134 3,719 1,538 - Doanh thu thuần về bán hàng và 1,233,734 1,190,906 786,182 883,401 490,889 531,555 cung cấp dịch vụ - Giá vốn hàng bán 1,071,110 1,047,145 680,791 794,109 418,194 457,198 - Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 162,624 143,760 105,391 89,291 72,695 74,357 - Doanh thu hoạt động tài chính 9,017 5,453 2,906 3,414 1,458 3,551 - Chi phí tài chính 11,911 6,901 7,425 11,946 4,663 4,306 Trong đó: - Chi phí lãi vay 9,014 6,829 6,992 11,604 4,467 0 - Chi phí bán hàng 96,704 75,534 55,889 49,553 32,293 30,970 - Chi phí quản lý doanh nghiệp 19,643 15,887 19,018 11,568 15,546 19,964 - Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh 43,383 50,892 25,964 19,638 21,650 22,669 doanh - Thu nhập khác 8,678 1,958 1,879 1,310 741 4,285 - Chi phí khác 7,278 2,179 2,294 266 116 2,479 - Lợi nhuận khác 1,400 -222 -415 1,044 625 1,806 - Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 44,783 50,670 25,549 20,682 22,276 24,475 - Tổng Chi phí thuế TNDN hiện 0 0 0 2,584 0 0 hành - Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 0 0 2,584 0 0 - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 39,588 46,616 22,355 18,098 22,276 24,475 - Số cổ phiếu hiện tại 12,859,394 12,859,394 12,859,394 12,859,394 12,859,394 12,859,394 - Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) 3,079 3,625 1,738 1,407 1,732 1,903

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Phân tích công tỷ trong ngành thực phẩm và đồ uống.pdf
Tài liệu liên quan