Tài liệu Luận văn Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai: LUẬN VĂN:
Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
của công ty dệt Minh Khai
Lời mở đầu
Trong quá trình hội nhập nề kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đang rất
được Nhà nước cũng như nhiều doanh nghiệp quan tâm. Xuất khẩu không những đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, mà còn giảI quyết hàng triệu công ăn việc làm cho
người lao động, thức đẩy các ngành khác phát triển.
Ngành dệt may ngày nay đang là một trong những ngành xuất khẩu chính của toàn
bộ các ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp dệt may được đánh giá có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển của đất nước.
Công ty dệt Minh Khai là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu của
sở công nghiệp Hà Nội. Hàng năm doanh thu xuất khẩu của công ty đạt trên 80% tổng
doanh thu toàn doanh nghiệp. Trong thời gian qua công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất và các chỉ tiêu do Nhà nước giao và ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Công ty đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước t...
84 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1282 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
của công ty dệt Minh Khai
Lời mở đầu
Trong quá trình hội nhập nề kinh tế thế giới, hoạt động xuất nhập khẩu đang rất
được Nhà nước cũng như nhiều doanh nghiệp quan tâm. Xuất khẩu không những đem lại
nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước, mà còn giảI quyết hàng triệu công ăn việc làm cho
người lao động, thức đẩy các ngành khác phát triển.
Ngành dệt may ngày nay đang là một trong những ngành xuất khẩu chính của toàn
bộ các ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp dệt may được đánh giá có vai trò rất quan
trọng trong sự phát triển của đất nước.
Công ty dệt Minh Khai là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu của
sở công nghiệp Hà Nội. Hàng năm doanh thu xuất khẩu của công ty đạt trên 80% tổng
doanh thu toàn doanh nghiệp. Trong thời gian qua công ty luôn hoàn thành nhiệm vụ sản
xuất và các chỉ tiêu do Nhà nước giao và ngày càng khẳng định được vị thế của mình.
Công ty đã xuất khẩu sang thị trường nhiều nước trên thế giới như thị trường Nhật
Bản, EU, ĐàI Loan,… đồng thời tạo được uy tín của công ty trên thị trường thế giới.
Với cơ cấu mặt hàng xuất khẩu khá đa dạng và phong phú, sản phẩm của công ty
đã trở nên quen thuộc với người tiêu dùng các nước bạn. Sản phẩm của công ty được biết
đến bởi chất lượng cao, kiểu dáng mẫu mã phong phú.
Tuy nhiên trong môI trường cạnh tranh khốc liệt như hiẹn nay đòi hỏi doanh
nghiệp phảI luôn đỏi mới và hoàn thiện mình. Lựa chọn một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
có hiệu quả là một trong những vấn đề mà công ty cần xem xét nhằm tìm được một
hướng đI đúng đắn nhất tạo khả năng cạnh tranh tốt nhất cho doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tế trên, em đã chon đề tàI “Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu của công ty dệt Minh Khai”cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
Chuyên đề gồm 3 phần:
Phần 1. Giới thiệu chung về công ty dệt Minh Khai
Phần 2. Thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai
Phần 3. Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai
nội dung
Phần 1. Giới thiệu chung về công ty dệt minh khai
1.1. Giới thiệu khái quát về công ty dệt Minh Khai:
1.1.1. Thông tin chung về công ty
Tên công ty: Công ty dệt Minh Khai
Tên giao dịch quốc tế: Minh Khai Textile Company
Trụ sở chính: 423 Đường Minh Khai-Hà Nội
Hình thức pháp lý: Doanh nghiệp nhà nước
Ngành nghề kinh doanh chính: Sản xuất khăn mặt và khăn tắm, màn tuyn
Điện thoại: 84-4-8624002
Fax: 84-4-8624255
1.1.2. Lịch sử hình thành của công ty:
Công ty dệt Minh Khai là một trong những đơn vị chủ lực của ngành công nghiệp
Hà Nội , thuộc sự quản lý của sở công nghiệp Hà Nội. Trước khi thành lập công ty có tên
là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay.
Công ty được khởi công xây dựng từ cuối những năm 60 - đầu những năm 70 của
thế kỷ 20 - đây là thời kỳ cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ ở Miền Bắc Việt Nam
đang ở giai đoạn ác liệt nhất. Vì vậy, việc xây dựng công ty có những thời gian bị gián
đoạn và phải dời đi sơ tán ở những địa điểm khác nhau trên địa bàn Hà Nội. Đến đầu
những năm 70, công ty chuyển về đóng trụ sở tại địa bàn phía Đông Nam thành phố Hà
Nội.
Năm 1974, Công ty cơ bản được xây dựng xong và chính thức được thành lập theo
quyết định của UBND thành phố với tên gọi là Nhà máy dệt khăn mặt khăn tay. Cũng
năm đó nhà máy đi vào sản xuất thử và đến năm 1975 công ty chính thức nhận kế hoạch
của nhà nước giao. Đến năm 1983, công ty đổi tên thành: Nhà máy dệt Minh Khai.
Năm 1992, công ty được thành lập lại theo quyết định số 338/TTg của thủ tướng
chính phủ với số vốn là 8,680 tỷ đồng, trong đó:
- Vốn ngân sách cấp: 1,300 tỷ đồng
- Vốn huy động (vay): 7,380 tỷ đồng
Năm 1994, để thuận tiện trong giao dịch sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị
trường, nhà máy đổi tên thành Công ty dệt Minh Khai.
Đến 2004, công ty dệt Minh Khai đã đạt đến quy mô:
Diện tích mặt bằng: gần 4 ha
Công ty gồm 4 phân xưởng sản xuất, 5 phòng chức năng, với tổng số cán bộ
công nhân viên trong danh sách 1061 người.
Số ngày làm việc trong năm: 350 ngày
Số ca làm việc trong ngày: 3 ca (tuỳ theo phân xưởng)
Số giờ làm việc trong ca: 8h
Thu nhập bình quân đầu người: 900.000 đ/người/tháng
Công ty dệt Minh Khai là một doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nghành
công nghiệp địa phương của Hà Nội, đóng góp một phần đáng kể vào GDP của địa
phương, đặc biệt là tạo công ăn việc làm cho một số lượng lớn lao động của thành phố và
của các tỉnh lân cận. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty là sản xuất các loại khăn bông, khăn
tắm, khăn ăn phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa. Cho đến nay cơ cấu sản phẩm của
công ty đã được mở rộng và đa dạng hơn, gồm: các loại khăn bông thường, khăn bông in
hoa, khăn bông dệt Dobby, khăn bông dệt Jacquard, áo choàng tắm, khăn nhà bếp, màn
tuyn... Các sản phẩm này chủ yếu là phục vụ xuất khẩu , ngoài ra được tiêu thụ tại các đại
lý, siêu thị, khách sạn trong nước.
1.1.3. Quá trình phát triển:
* Giai đoạn 1974-1980:
Trong thời gian đầu mới thành lập và đi vào hoạt động, công ty gặp rất nhiều khó
khăn do nhà xưởng xây dựng chưa hoàn chỉnh, thiết bị do Trung Quốc viện trợ về lắp đặt
không đồng bộ, khâu đầu của dây chuyền sản xuất không hoạt động được phải làm theo
phương pháp thủ công. Số máy ban đầu của công ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp của
Trung Quốc, tài sản cố định của công ty khi đó mới chỉ có gần 3 triệu đồng. Là đơn vị
đầu tiên của miền Bắc sản xuất mặt hàng khăn bông nên nhiều thông số kỹ thuật không
có sẵn, mà phải vừa làm vừa mò mẫm tìm tòi. Đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành
nghề thiếu nhiều. Do vậy, những năm đầu sản xuất công ty mới chỉ đưa vào hoạt động
được hơn 100 máy dệt, số cán bộ công nhân viên là 415 người.
Năm 1975, năm đầu tiên đi vào sản xuất, công ty mới chỉ đạt:
- Giá trị tổng sản lượng gần 2,5 triệu đồng
- Sản phẩm chủ yếu gần 2 triệu khăn các loại.
Những năm tiếp theo, hoạt động của công ty dần đi vào ổn định, việc xây dựng và
hoàn thiện dây chuyền sản xuất được tiếp tục, năng lực sản xuất được tăng thêm, lao động
được bổ sung, năng suất lao động và doanh thu ngày càng tăng.
* Giai đoạn 1981-1989:
Đây là thời kỳ phát triển cao của công ty. Những năm này, công ty được thành phố
đầu tư thêm cho một dây chuyền công nghệ dệt kim đan dọc của CHDC Đức (cũ) để dệt
các loại vải tuyn, rèm, valide. Như vậy, về mặt sản xuất, công ty đã được giao cùng một
lúc quản lý và triển khai thực hiện 2 quy trình công nghệ dệt khác nhau là dệt kim đan
dọc và dệt thoi. Công ty cũng đã tập trung đầu tư chiều sâu, đồng bộ hoá dây chuyền sản
xuất, bằng mọi phương pháp kinh tế và kỹ thuật đưa dần toàn bộ máy móc thiết bị ở khâu
đầu dây chuyền sản xuất như: nồi hơi, nồi nấu áp lực, máy nhuộm, máy sấy sợi đi vào
hoạt động, phục vụ cho sản xuất. Nhờ đó công ty đã chấm dứt được tình trạng khâu đầu
của sản xuất phải làm thủ công và đi thuê ngoài gia công.
Cũng trong thời kỳ này, để tháo gỡ những khó khăn về vấn đề nguyên vật liệu và thị
trường tiêu thụ, chủ động sản xuất kinh doanh, công ty đã chỉnh hướng sản xuất kinh
doanh từ chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng nội địa sang lĩnh vực sản xuất phục vụ
cho xuất khẩu là chủ yếu (xuất khẩu sang cả 2 thị trường XHCN và TBCN). Năm 1981,
thông qua công ty xuất nhập khẩu hàng dệt TEXTIMEX, công ty đã ký hợp đồng xuất
khẩu dài hạn sang CHDC Đức và Liên Xô (cũ). Năm 1983, công ty bắt đầu sản xuất khăn
ăn xuất khẩu cho thị trường Nhật Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội, và từ đó đến
nay, lượng hàng xuất khẩu sang thị trường này ngày càng lớn, thị phần của công ty trong
thị trường Nhật Bản ngày càng tăng. Đặc biệt từ năm 1988, công ty được Nhà nước cho
phép thực hiện xuất khẩu trực tiếp, trở thành công ty đầu tiên ở miền Bắc được Nhà nước
cho phép làm thí điểm về xuất nhập khẩu trực tiếp sang thị trường nước ngoài.
Trong thời kỳ 1981-1989, mức tăng trưởng trong sản xuất kinh doanh của công ty
luôn ở mức cao (từ 9-11%/năm) , đặc biệt là chỉ tiêu xuất khẩu.
* Giai đoạn 1990 đến nay:
Những năm 90, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế quản lý mới theo tinh thần
nghị quyết Đại hội VI - VII của Đảng. Tình hình chính trị trên thế giới cũng có nhiều biến
động. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu bị sụp đổ, các quan hệ bạn hàng
của công ty với các nước này cũng không còn, công ty mất đi một thị trường quan trọng
và truyền thống.
Trong lịch sử hơn 20 năm xây dựng và phát triển của công ty, có thể nói đây là thời
kỳ mà công ty gặp nhiều khó khăn lớn nhất, phảI đối mặt với những thách thức khắc
nghiệt nhất. Vốn phục vụ cho sản xuất kinh doanh thiếu trầm trọng, máy móc thiết bị đầu
tư ở giai đoạn trước đã cũ và lạc hậu, không đủ đáp ứng cho yêu cầu mới. Đội ngũ cán bộ
công nhân viên của công ty quá đông và đã quen với cơ chế bao cấp nay chuyển sang cơ
chế mới không dễ thích nghi.
Trước tình hình đó, bằng những nỗ lực cố gắng, chủ động sáng tạo của bản thân
công ty, cùng với sự quan tâm của lãnh đạo cấp trên, sự hỗ trợ của các đơn vị bạn, công
ty tập trung sức tháo gỡ những khó khăn, giải quyết từ những vấn đề quan trọng nhất về
thị trường, về vốn, và về tổ chức lại sản xuất, lựa chọn bố trí lại lao động... Nhờ đó công
ty đã từng bước thích nghi với cơ chế thị trường, ổn định và phát triển theo hướng xuất
khẩu là chính, hoàn thành các nghĩa vụ với Nhà nước, bảo toàn và phát triển được vốn
cho sản xuất kinh doan, cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
Nhìn lại quá trình hơn 20 năm xây dựng và phát triển của công ty, tuy có lúc thăng
trầm, song đó chỉ là những bước nhất định trong một tiến trình phát triển và đổi mới đi
lên. Điều này được thể hiện thông qua kết quả như sau:
- Giá trị tổng sản lượng năm 1975, công ty mới chỉ đạt được gần 2,5 triệu đồng,
năm 1990, đã đạt hơn 9,1 tỷ đồng.
- Sản phẩm chủ yếu, những năm đầu mới chỉ đạt được gần 2 triệu sản phẩm khăn
các loại cho nhu cầu nội địa. Năm 1995 đã có sản phẩm xuất khẩu (85% sản phẩm khăn)
và sản xuất thêm mặt hàng màn tuyn.
- Doanh thu đạt gần 3,5 triệu đồng năm 1975, những năm 1990 đã đạt 13,5 tỷ
đồng và đến năm 1997 đạt 54,6 tỷ đồng.
- Kim ngạch xuất khẩu năm 1990 đạt 1.635.666 USD. Năm 1997 đạt 3.588.397
USD.
- Nộp ngân sách năm đầu tiên gần 68.000 triệu đồng, năm 1990 nộp 525,9 triệu
đồng và đến năm 1997 nộp 1.534,8 triệu đồng.
Công tác khoa học kĩ thuật được đặc biệt chú ý và được coi là biện pháp hàng đầu
để thúc đẩy sản xuất phát triển. Trong hơn 20 năm, công ty đã chế thử được hơn 300 mẫu
sản phẩm và đã đưa vào sản xuất trong đó 100 mẫu được khách hàng chấp nhận.
Trên đây là sơ lược quá trình hình thành và phát triển của công ty dệt Minh Khai.
Với lịch sử phát triển của mình, công ty dệt Minh Khai đã đạt được một số thành tựu lớn,
đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế nước ta, hoàn thành nghĩa vụ đối với
nhà nước, xứng đáng là một công ty lớn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân và thành phố Hà Nội .
1.2. Những đặc điểm kinh tế – kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng đến cơ cấu sản phẩm
xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai :
1.2.1. Tính chất và nhiệm vụ sản xuất:
Công ty dệt Minh Khai là một công ty chuyên sản xuất và xuất khẩu các loại khăn
bông, áo choàng tắm, màn tuyn và vải tuyn, đồng thời đáp ứng một phần nhu cầu tiêu
dùng trong nước. Sản phẩm của công ty được sản xuất hàng loạt trên dây chuyền với số
lượng lớn, kiểu dáng phong phú, đa dạng, nhiều màu sắc do phòng kỹ thuật thiết kế trên
máy vi tính.
Công ty không đặt ra kế hoạch sản xuất trong thời gian dài mà đề ra kế hoạch theo
năm, năm trước đặt kế hoạch cho năm sau trên cơ sở phân tích năng lực sản xuất hiện có
của công ty về các mặt vốn, công nghệ, lao động...Bên cạnh đó công ty cũng căn cứ vào
tình hình tiêu thụ sản phẩm của năm trước và những biến động trên thị trường.
Việc xuất khẩu chủ yếu của công ty là làm theo đơn đặt hàng và Nhật Bản là một
trong những khách hàng chính của công ty nên tính chất và nhiệm vụ sản xuất khó ổn
định. Thêm vào đó là sự cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt làm cho công tác lập kế
hoạch của công ty gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, do khách hàng chủ yếu của công ty là
các bạn hàng Nhật Bản cộng với sự cạnh tranh gay gắt nên vấn đề đa dạng hoá sản phẩm,
mẫu mã, chủng loại, cải tiến chất lượng và giá cả phù hợp với người tiêu dùng là nhiệm
vụ trọng tâm xuyên suốt quá trình sản xuất và kinh doanh của công ty. Với một môI
trường cạnh tranh khốc liệt việc lựa chọn một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu là tương đối
khó và cần được thực hiện từng bước nhằm đạt mục tiêu đề ra.
1.2.2. Đặc điểm về sản phẩm và cơ cấu sản phẩm của công ty:
Sản phẩm của công ty là sản phẩm thiết yếu đối với người tiêu dùng, vật dụng
không thể thiếu trong sinh hoạt hàng ngày của người tiêu dùng như khăn mặt, khăn tắm,
màn tuyn... Sản phẩm của công ty mang tính chất sử dụng nhiều lần, có tác dụng giữ gìn
vệ sinh, và bảo vệ sức khoẻ. Sản phẩm tiêu dùng cho cá nhân nên đòi hỏi bền, mềm, thấm
nước, màu sắc, mẫu mã phong phú, không phai màu, nhiều kích cỡ khác nhau, độ dày
mỏng phù hợp.
Do nhu cầu thị hiếu tiêu dùng của người dân ngày càng cao, cùng sự tiến bộ của
khoa học kĩ thuật nên công ty đã không ngừng cải tiến, thiết kế ra những mẫu mới. Hơn
nữa các sản phẩm của công ty không những chỉ phong phú về kiểu dáng, mẫu mã, mà
ngày càng được nâng cao về chất lượng. Hiện nay cơ cấu sản phẩm của công ty đã phong
phú hơn rất nhiều và có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và thị trường
xuất khẩu (sản phẩm xuất khẩu chiếm xấp xỉ 90% khối lượng sản phẩm sản xuất). Sản
phẩm của công ty gồm 2 loại chủ yếu:
- Khăn bông các loại
- Vải màn tuyn
Với sản phẩm khăn bông công ty sản xuất từ nguyên liệu sợi bông 100% nên có độ
thấm nước, độ mềm mại cao, phù hợp với yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đây là
nhóm sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của công ty, chiếm tới 98% khối lượng sản phẩm của
công ty, bao gồm:
+ Khăn ăn: dùng trong các nhà hàng và gia đình. Đối với các loại khăn ăn dùng cho
nhà hàng công ty bán cho các cơ sở cung cấp khăn cho nhà hàng làm khăn ướt. Loại khăn
này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, chỉ có một phần rất ít tiêu thụ trong
nước.
+ Khăn rửa mặt: Đối với loại khăn này, công ty cũng có các loại khăn phục vụ cho
nhu cầu tiêu dùng trong nước, song chủ yếu là tiêu thụ qua các nhà bán buôn và các siêu
thị.
+ Khăn tắm: Loại khăn này công ty chủ yếu sản xuất cho nhu cầu xuất khẩu ra thị
trường nước ngoài. Song hiện nay, xu hướng sử dụng khăn tắm trong nước cũng tăng
nhiều nên công ty đã có hướng nghiên cứu mặt hàng khăn tắm phù hợp với nhu cầu tiêu
dùng và còn phục vụ cho nhu cầu quảng cáo, khuyến mãi các sản phẩm khác như: dầu gội
đầu, sứ vệ sinh, dụng cụ thể thao...
+ Bộ khăn dùng cho khách sạn bao gồm khăn tắm, khăn mặt, khăn tay, thảm chùi
chân, và áo choàng tắm. Công ty có hợp đồng cung cấp loại sản phẩm này cho gần 100
khách sạn tại Nhật Bản thông qua các công ty thương mại Nhật Bản là ASAHI, HOUEI,
DAIEI, VINASEIKO, DAIWABO, FUKIEN, FUJIWARA... Ngoài ra, các khách sạn
trong nước nhất là các khách sạn liên doanh với nước ngoài tại các thành phố Hà Nội, Hải
Phòng, Quảng Ninh cũng đặt hàng tại công ty.
- Các loại vải sợi bông sử dụng để may lót và may mũ giày phục vụ cho các cơ sở
may xuất khẩu như: giày Ngọc Hà, may X40.
- Với sản phẩm vải màn tuyn, công ty sản xuất từ nguyên liệu 100% sợi PETEX nên
đảm bảo cho màn tuyn có độ bền cao và chống được oxy hoá gây vàng màn. Loại sản
phẩm này mới được đưa vào sản xuất trong công ty hơn 10 năm, nên khối lượng sản xuất
ra chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn. Ngoài ra công ty cũng ký các hợp đồng xuất khẩu màn
tuyn sang các nước Châu Phi theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc.
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu gồm các loại sản phẩm chính sau:
Khăn Jacquard
Khăn ăn các loại
Khăn dobby
áo choàng tắm
màn tuyn
1.2.3. Đặc điểm thị trường xuất khẩu của công ty:
Thị trường tiêu thụ chính của công ty dệt Minh Khai là thị trường nước ngoài với
lượng sản phẩm chiếm khoảng 90% số lượng sản phẩm sản xuất. Trong đó thị trường
xuất khẩu truyền thống của công ty là các khách hàng Nhật Bản (chiếm 85% số lượng sản
phẩm xuất khẩu ), còn 5% là xuất khẩu sang các thị trường Châu Âu và Châu á và các thị
trường khác .
Trước đây sản phẩm của công ty chỉ xuất khẩu sang các nước Đông Âu và Liên Xô
cũ là chính.. Song từ khi hệ thống Xã hội chủ nghĩa sụp đổ ở những nước này thì công ty
đã mất đi các bạn hàng, và đặc biệt từ khi thực hiện nền kinh tế mở cửa thì sản phẩm xuất
khẩu của công ty hướng mạnh về các nước có nền kinh tế Tư bản chủ nghĩa. Đây là
những thị trường có tiềm năng xuất khẩu lớn đối với công ty. Nếu biết cách khai thác, sẽ
đem lại lợi nhuận rất lớn cho công ty, giúp công ty có thể cải thiện đời sống cho đội ngũ
cán bộ công nhân viên, hoàn thành nghĩa vụ ngân sách với Nhà nước, đóng góp một phần
không nhỏ vào công cuộc xây dựng đất nước trở thành một nước công nghiệp.
2.3.1. Thị trường Nhật Bản:
Với số dân khoảng 125 triệu người Nhật Bản không những là thị trường nhập khẩu
hàng dệt may lớn của Việt Nam mà còn là là thị trường xuất khẩu truyền thống của công
ty dệt Minh Khai. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn chiếm khoảng
80% - 90% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn công ty. Kể từ năm 1983 công ty bắt đầu tiếp
cận thị trường này, cho tới nay công ty đã thiết lập và duy trì được mối quan hệ làm ăn
lâu dài với các bạn hàng Nhật Bản. Có thể thấy đó là những nỗ lực rất lớn của công ty.
Thị trường Nhật Bản vẫn nổi tiếng là rất khắt khe và khó tính. Khách hàng Nhật Bản yêu
cầu kĩ càng về chất lượng, mẫu mã, giá cả và thời gian giao hàng trong đó chất lượng là
yêu cầu cơ bản và họ duy trì những tiêu chuẩn chất lượng bằng cách kiểm soát chất lượng
nghiêm ngặt, kiểm tra nguyên liệu sản xuất, kiểu dáng và công nghệ, kiểm tra bao bì đóng
gói. Chính phủ Nhật Bản quy định hàng dệt may nhập vào Nhật Bản phải an toàn, trên
bao bì phải ghi rõ kích cỡ, chất liệu và cách sử dụng. Giá cả cũng là một yếu tố mà người
tiêu dùng Nhật Bản quan tâm. Nếu sản phẩm của công ty không có ưu thế gì so với sản
phẩm khác cùng chủng loại thì công ty có thể cạnh tranh bằng giá cả, tức là bán với giá rẻ
hơn nhưng cần phải giải thích cụ thể những điểm khác biệt trong sản phẩm của công ty
như sản phẩm có thiết kế độc đáo, hoặc sử dụng nguyên vật liêu sản xuất mới, hoặc giá trị
gia tăng có được nhờ những điểm khác biệt này. Khách hàng Nhật Bản luôn tìm kiếm
những sản phẩm có những đặc điểm khác biệt. Hiện nay để cạnh tranh với các sản phẩm
cùng loại của Trung Quốc và một nhà cung ứng trong nước công ty dệt Minh Khai đã
chọn giảI pháp chú trọng tới chất lượng và mẫu mã sản phẩm các mặt hàng xuất khẩu.
Những năm gần đây, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng Châu á, nền kinh tế Nhật
Bản có nhiều suy giảm, do đó nhu cầu tiêu dùng có giảm song sức tiêu thụ mặt hàng khăn
bông không vì thế mà giảm đi, trái lại vì đây là mặt hàng thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt
hàng ngày của người dân Nhật Bản nên sức tiêu thụ hầu như vẫn giữ ở mức ổn định. Tuy
nhiên giá cả có xu hướng giảm xuống. Điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới doanh số
bán hàng của công ty trên thị trường Nhật Bản.
Hơn nữa, hiện nay trên thị trường Nhật Bản công ty đang phải đối mặt với sự cạnh
tranh khốc liệt của các công ty sản xuất khăn bông Trung Quốc và của một số nước Đông
Nam á trong đó đặc biệt là từ Trung Quốc: sản phẩm khăn bông của công ty và sản phẩm
khăn bông của Trung Quốc tuy có chất lượng tương đương nhau, nhưng Trung Quốc lại
có lợi thế giá rẻ, do đó làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm của công ty trên thị trường Nhật
Bản giảm xuống hẳn, gây ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động xuất khẩu của công ty.
2.3.2. Thị trường EU:
EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của VN, trên 40%
hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam là xuất sang EU. Nhờ có hiệp định buôn bán dệt
may mà số lượng hàng dệt may xuất khẩu sang EU tăng lên nhanh chóng, cơ hội mở rộng
xuất khẩu sang EU đang mở ra đối với các doanh nghiệp dệt may Việt Nam.
EU là thị trường rộng lớn gồm 15 quốc gia với hơn 375 triệu người tiêu dùng, nên
nhu cầu về hàng hoá rất đa dạng, phong phú. Đặc biệt với mặt hàng dệt may thì nhu cầu
càng đa dạng. Tuy có sự khác biệt về tập quán và thị hiếu tiêu dùng giữa thị trường các
quốc gia, song 15 nước trong khối EU đều nằm trong khu vực Tây Âu và Bắc Âu nên có
những nét tương đồng về kinh tế và văn hoá.Trình độ phát triển của những nước này khá
đồng đều nên người dân EU có những điểm chung về sở thích và thói quen tiêu dùng.
Đối với mặt hàng dệt may, khách hàng EU rất quan tâm tới chất lượng và thời trang,
do đó yếu tố này có khi lại quan trọng hơn yếu tố giá cả. Người tiêu dùng EU có sở thích
và thói quen tiêu dùng hàng của những hãng nổi tiếng thế giới, vì họ cho rằng những nhãn
hiệu này gắn liền với chất lượng và uy tín lâu đời nên sử dụng những mặt hàng này có thể
yên tâm về chất lượng và an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm của các nhà sản
xuất ít danh tiếng hay những nhãn hiệu ít người biết đến sẽ rất khó tiêu thụ trên thị trường
EU. Mức sống của người tiêu dùng trong cộng đồng EU tương đối đồng đều và ở mức
cao nên tiêu dùng của họ rất cao cấp, yêu cầu khắt khe về chất lượng và độ an toàn, giá cả
không phải là vấn đề quyết định đối với thị trường này. Vì thế cạnh tranh về giá không
hẳn là biện pháp tối ưu khi thâm nhập thị trường EU.
Tuy nhiên đối với công ty dệt Minh Khai, thị trường Châu Âu vẫn còn khá mới mẻ.
Hiểu biết về thị trường này của công ty vẫn còn hạn chế, chủ yếu công ty có được thông
tin về thị trường này là thông qua Bộ Thương mại, các công ty trung gian thương mại .
Quan hệ làm ăn của công ty với các bạn hàng EU chưa thực sự đủ để tạo ra niềm tin và uy
tín đối với bạn hàng.
So với thị trường Nhật Bản, thì giá trị xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU của
công ty chỉ bằng một phần rất nhỏ. Do vậy mà hoạt động xuất khẩu của công ty hiện nay
mới chỉ tập trung phần lớn vào thị trường Nhật Bản. Trong tương lai, công ty dự định sẽ
cố gắng tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường xuất khẩu , đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu vào Nhật Bản và EU. Để thực hiện được điều này đòi hỏi công ty phảI không ngừng
nâng cao chất lượng sản phẩm, phong phú kiểu dáng mẫu mã đồng thời phảI tự xây dung
một thương hiệu riêng cho mình, khẳng định được vị thế của mình trong một môI trường
cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
2.4. Đặc điểm máy móc thiết bị
Việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu phụ thuộc rất lớn vào chất lượng máy móc thiết bị. Những ngày đầu tiên mới thành
lập, máy móc của công ty chủ yếu là của Trung Quốc và một số nước XHCN như Liên
Xô (cũ), Ba Lan. Sản phẩm lúc đó chủ yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước là
chính.
Nhưng kể từ khi công ty được Nhà nước cho phép xuất khẩu trực tiếp thì công ty đã
chuyển hướng sản xuất kinh doanh sang phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu là chính. Máy
móc thiết bị từ trước cũng đã trở nên cũ và lạc hậu không thể đáp ứng được nhu cầu sản
xuất để xuất khẩu của công ty. Vì vậy công ty đã tiến hành đầu tư mua sắm, lắp đặt một
số thiết bị của Nhật Bản, Đức, Trung Quốc.
Trong thời gian từ năm 1997 – 2002 giá trị đầu tư đổi mới của công ty lên đến 3
triệu USD, trong đó có kiểu máy dệt kiểu Italy được lắp đồng bộ với đầu Jacquard
STAUBLI và đầu Dobby STAUBLI của Thuỵ Sĩ, đây là loại thiết bị dệt khăn bông hiện
đại lần đầu tiên được lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam. Đồng thời công ty đã đầu tư một
hệ thống thiết kế CAD/CAM trên máy vi tính, sử dụng phần mềm chuyên ngành của hãng
NEDGRAPHICS – Hà Lan để thiết kế những mẫu khăn Jacquard.
ở các phân xưởng công ty đều đầu tư thêm những máy móc thiết bị mới. Nhờ có sự
đầu tư thêm máy móc thiết bị mà trình độ công nghệ của công ty ngày càng nâng cao.
Từ khi mới thiết lập, trình độ công nghệ mới chỉ ở mức thủ công và cơ khí, đến nay
trình độ công nghệ của công ty mới chỉ ở mức trung bình so với trong khu vực nhưng
nhiều bộ phận đã đạt được trình độ công nghệ tự động hoá.Từ khi mới thành lập năm
1975, công ty chỉ có 260 máy dệt thoi khổ hẹp do Trung Quốc viện trợ. Sau đó công ty đã
từng bước đầu tư cả về chiều sâu vầ chiều rộng nên đã có một hệ thống thiết bị tương đối
hoàn chỉnh. Do vậy công ty đã lắp đặt được một số thiết bị của Nhật Bản, Đức, ý
…chuyển từ trình độ công nghệ mức thủ công và cơ khí đến trình độ công nghệ ở mức
trung bình và một số bộ phận đã được tự động hoá. Điều này đã tạo điều kiện cho công ty
nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, sản xuất được các sản phẩm cao cấp
và trung bình phục vụ nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Cụ thể hiện nay số máy
móc thiết bị của công ty như sau:
Bảng 1.1. Tình hình trang bị máy móc thiết bị hiện có của công ty dệt Minh Khai
Loại máy Số lượng
(cái)
Khổ máy
rộng(cm)
Xuất sứ
(nước)
Máy dệt thoi 1511B và 1511S 300 175 Trung Quốc
Máy dệt thoi ATM 40 175 Liên Xô(cũ)
Máy dệt thoi SAKAMOTO 13 180 Nhật Bản
Máy dệt thoi 1515B 58 175 Trung Quốc
Máy dệt kiếm có lắp đầu
Jacquard điện tử
4 260 ITALIA
Hệ thống máy mắc và hồ dồn 01 Nhật bản
Máy đánh ống sợi côn 03 Trung Quốc
Máy nhuộm vải cao cấp 02 Đức
Lò hơi 4 tấn và 6 tấn 01 Trung Quốc
Máy nhuộm sợi bobbin cao áp 01 Đức
Máy dệt kim dan dọc 20 Đức
Máy mắc sợi 02 Đức
Máy đo gấp 01 Đài Loan
Máy may công nghiệp 130 Nhật Bản
Như vậy, cho đến nay mặc dù hệ thống thiết bị của công ty tuy không được đồng bộ
song hầu hết đều là những máy móc trung bình khá hiện đại, tương đối phù hợp với
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty, trong đó có kiểu máy dệt kiểu Italy được lắp
đồng bộ với đầu Jacquard STAUBLI và đầu Dobby STAUBLI của Thuỵ Sĩ, đây là loại
thiết bị dệt khăn bông hiện đại lần đầu tiên được lắp đặt và sử dụng tại Việt Nam. Đồng
thời công ty đã đầu tư một hệ thống thiết kế CAD/CAM trên máy vi tính, sử dụng phần
mềm chuyên ngành của hãng NEDGRAPHICS – Hà Lan để thiết kế những mẫu khăn
Jacquard. Tuy nhiên, quá trình đẩy mạnh xuất khẩu luôn đòi hỏi công ty phải thường
xuyên đổi mới, cải tiến mẫu mã sản phẩm và nâng cao chất lượng sản phẩm đồng thời
giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu trên thị trường nhập
khẩu của công ty, mà chủ yếu là thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy mà công ty luôn quan
tâm và không ngừng tập trung đầu tư mới máy móc thiết bị hiện đại, tạo điều kiện cho
việc nâng cao chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.Không những thế đó còn
là tiền đề vật chất kỹ thuật quan trọng trong sự phát triển của công ty trong chiến lược lâu
dài đẩy mạnh hoạt động sản xuất của công ty ra các nước khác và mở rộng thị trường nội
địa.
Tính đến cuối năm 2002 tổng giá trị tài sản cố định của công ty là 35 tỷ đồng.
Vào cuối năm 2004, công ty đã cho nhập thêm một số máy móc mới hiện đại nhập
từ Trung Quốc với giá trị lên tới hàng tỷ đồng và công ty đang tiến hành xây dựng thêm
nhà xưởng để có thể đưa công nghệ mới vào sử dụng trong thời gian tới.
Bảng 1.2. Giá trị đầu tư năm 2004 (triệu đồng)
Chỉ tiêu Giá trị
- thiết bị 11,000
- xây dựng cơ bản khác 1,000
Tổng đầu tư 12,000
2.5. Đặc điểm về nguyên vật liệu sản xuất
Nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất của công ty chủ yếu là các loại sợi, trong đó
sợi bông để sản xuất khăn bông và áo choàng tắm chiếm 50%, 45% cho sợi PETEX sản
xuất ra màn tuyn và vải tuyn và các loại hợp chất, thuốc nhuộm. Tất cả các nguyên vật
liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như ấn Độ, Pakistan, Indonexia, Nhật, Thuỵ
Sỹ... lượng này thường chiếm 70-80% nhu cầu đầu vào của công ty, còn lại được cung
cấp từ thị trường trong nước. Cấc cơ sở trong nước thường cung cấp nguyên liệu sợi
100% Cotton cho công ty bao gồm; công ty dệt 8-3, công ty dệt Hà Nội công ty dệt 19/5,
công ty dệt Vĩnh Phú, công ty dệt Huế, công ty dệt Nha Trang.
Sở dĩ công ty phải nhập khẩu một lượng lớn nguyên vật liệu đầu vào từ nước ngoài
như vậy là do yêu cầu của sản phẩm công ty sản xuất ra chủ yếu là để xuất khẩu nên sản
phẩm phải có chất lượng cao và ổn định trong khi đó nguyên vật liệu từ thị trường cung
cấp trong nước không đáp ứng được yêu cầu công ty về chất lượng cũng như số lượng Vì
vậy công ty phải tìm nguồn cung cấp đầu vào từ thị trường nước ngoài.
Tuy nhiên do quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu làm tăng chi phí vận chuyển, các
hợp đồng nhập khẩu thường phải mất nhiều thời gian mới được hoàn tất do các thủ tục
nhập khẩu tương đối phức tạp. Do vậy chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm
thường cao hơn trong nước song chất lượng lại ổn định hơn, đáp ứng được khách hàng
nước ngoài của công ty.
Chất lượng và giá cả nguyên vật liệu có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động xuất khẩu
của công ty nói chung và tới việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nói riêng.
Nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và giá thành sản phẩm hoàn thành và
ảnh tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.6. Đặc điểm lao động:
Yếu tố lao động có vai trò quyết định đến sản xuất kinh doanh. Trình độ hiểu biết,
trình độ tay nghề bậc thợ nâng cao thì sản phẩm làm ra càng có chất lượng và khả năng
nắm bắt, thích nghi với công nghệ mới của người lao động càng nhanh, nhờ đó mới có thể
đáp ứng được kịp thời yêu cầu của thị trường.
Công ty dệt Minh Khai ngày đầu khi mới thành lập mới chỉ có khoảng 415 cán bộ
CNV, trong đó có 55 cán bộ quản lý kinh tế và kỹ thuật. Hiện nay số lượng cán bộ - công
nhân viên trong công ty là 1.061 người trong đó:
Giám đốc: 01
Phó giám đốc kỹ thuật- QMR: 01
Phó giám đốc sản xuất: 01
Phó giám đốc nội chính và XDCB: 01
Lao động trực tiếp: 981 người
Lao động gián tiếp: 76 người
Tính đến thời điểm 31/12/2004 theo báo cáo sử dụng lao động của công ty:
Bảng 1.3 : Báo cáo lao động
Chỉ tiêu Số lượng (người)
Lao động có trong danh sách 1190
Lao động có việc làm 1061
Nghỉ theo chế độ 105
Nghỉ vì lý do khác 24
Nguồn: Phòng tổ chức- Công ty dệt Minh Khai
Bảng 1.4 : Cơ cấu lao động của công ty dệt Minh Khai
Chỉ tiêu Người %
1. Tổng số cán bộ CNV
Lao động trực tiếp
Lao động gián tiếp
Lao động nữ
2. Tuổi đời bình quân
1061
981
80
840
32
100
92.5
7,5
79
Nguồn : Phòng tổ chức- Công ty dệt Minh
Bảng 1.5 : Chất lượng lao động trực tiếp sản xuất
STT Tay nghề
SL
(người)
Tỷ lệ (%)
1
2
3
4
5
6
7
Bậc 7
Bậc 6
Bậc 5
Bậc 4
Bậc 3
Bậc 2
Bậc 1
0
12
146
240
455
80
48
0
1,2
14,9
24,4
46,4
8,2
4,9
Tổng 981 100
Nguồn : Phòng tổ chức- Công ty dệt Minh Khai
Với đặc điểm là doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt nên tỷ lệ lao động nữ trong
công ty là tương đối cao. Điều này thực hiện thông qua bảng 2. Lao động nữ có đặc điểm
cần cù, khéo léo, chăm chỉ nên năng suất lao động cao, song những đối tượng lao động
này có một đặc điểm khác biệt đó là họ cần có thời gian nghỉ phép để sinh đẻ, chăm sóc
con cái đau ốm. Đây là một hạn chế của đối tượng lao động này. Mặc dù vậy, công ty dệt
Minh Khai vẫn tạo mọi điều kiện cho đội ngũ lao động để họ có thể phát huy tối đa khả
năng làm việc.
Trình độ của đội ngũ lao động có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất của
công ty dệt Minh Khai. Lao động trực tiếp sản xuất có tay nghề bậc thợ càng cao thì sản
phẩm công ty sản xuất ra mới đạt được yêu cầu xuất khẩu. Sản phẩm chất lượng càng cao
thì lượng xuất khẩu được càng nhiều. Cán bộ quản lý trong công ty cũng đóng vai trò rất
lớn trong việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty thông qua hoạt động giao dịch,
đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu. Công ty dệt Minh Khai chủ yếu dựa vào các
hợp đồng xuất khẩu trực tiếp. Giám đốc công ty là người quyết định việc xuất khẩu, ký
kết hợp đồng xuất khẩu với các bạn hàng nước ngoài.Trình độ cán bộ công ty hiện nay:
Đại học: 5.4% Tổng cán bộ- công nhân viên
Công nhân bậc cao: 42% Tổng cán bộ- công nhân viên
Hiện nay, công ty dệt Minh Khai rất chú trọng quan tâm tới việc bồi dưỡng, đào tạo,
nâng cao chất lượng đội ngũ lao động. Những lao động quản lý có bằng cấp, lao động có
trình độ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm ngày càng tăng và chiếm một tỷ trọng khá cao
trong số lao động của công ty.
2.7. Đặc điểm cơ cấu sản xuất và bộ máy quản lý của công ty:
2.7.1. Cơ cấu sản xuất
Cơ cấu sản xuất có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của công ty. Mặc
dù các yếu tố sản xuất khác nhau đã chuẩn bị tốt và đầy đủ nhưng nếu cơ cấu sản xuất
không hợp lý sẽ gây lãng phí nguồn lực, và không đảm bảo cho việc thực hiện đúng thời
hạn hợp đồng xuất khẩu quy định.
Cơ cấu sản xuất của công ty thể hiện thông qua sơ đồ 1.1
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ cơ cấu sản xuất của công ty:
Nguồn:Phòng kế hoạch thị trường-Công ty dệt Minh Khai
- Phân xưởng dệt thoi có nhiệm vụ:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các trục dệt tuốt sợi ngang, đưa vào
máy dệt để dệt khăn thành phẩm theo quy trình công nghệ sản xuất khăn bông.
- Phân xưởng dệt kim:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn chuẩn bị các bộ sợi mắc lên máy để dệt thành
Cơ cấu sản xuất
của công ty
Phân xưởng
dệt thoi
Phân xưởng
dệt kim
Phân xưởng
tẩy nhuộm
Phân xưởng
hoàn thành
Kho sợi Kho trung gian Kho thành phẩm
vải tuyn mộc theo quy trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn.
-Phân xưởng tẩy nhuộm:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn nấu, nhuộm, sấy khô và đóng hìnhcác loại
khăn, sợi và vải màn tuyn theo quy trình công nghệ sản xuất vải màn tuyn và mặt hàng
khăn bông xuất khẩu.
- Phân xưởng hoàn thành:
Có nhiệm vụ thực hiện các công đoạn cắt may, kiểm đóng gói, đóng kiện các sản
phẩm khăn bông, và cắt kiểm các loại vải tuyn, vải nối cùng quy trình công nghệ sản xuất
các mặt hàng.
Bốn phân xưởng này được bố trí theo yêu cầu của dây chuyền công nghệ sản xuất
sản phẩm. Do vậy các phân xưởng có mối quan hệ qua lại phụ thuộc lẫn nhau. Riêng hai
phân xưởng là phân xưởng dệt và phân xưởng dệt thoi thì có sự độc lập nhau, do những
phân xưởng này có một quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm riêng biệt, song vẫn chịu
sự quản lý chung.
Với cơ cấu sản xuất như trên tuỳ theo tình hình hoạt động cụ thể mà công ty có kế
hoạch tổ chức, sản xuất, bố trí hợp lý các tổ sản xuất trong các phân xưởng và các bộ
phận phụ hợp lý bảo đảm dây chuyền sản xuất hoạt động cân đối nhịp nhàng và liên tục.
Có thể nói cơ cấu tổ chức sản xuất này đã giúp đỡ cho công ty có điều kiện chuyên
môn hóa và hợp tác hoá giữa các bộ phận một cách có hiệu quả, đồng thời tạo ra khả năng
tự chủ và quản lý sản xuất kinh doanh nhằm tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản
phẩm, khuyến khích nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh xuất khẩu, tăng doanh thu và
doanh lợi cho công ty.
2.7.2 Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty
Trong thời kỳ bao cấp bộ máy quản lý của công ty rất cồng kềnh, kém hiệu quả.
Nhưng từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công ty đã tiến hành cải tổ, đổi mới bộ
máy quản lý làm cho nó gọn nhẹ và phù hợp với cơ chế mới. Một cơ cấu tổ chức hợp lý
gọn nhẹ sẽ tạo nên một môi trường nội bộ công ty thuận lợi cho công việc của công nhân
và các bộ phận khác. Nó tạo điều kiện cho hoạt động xuất khẩu của công ty được diễn ra
thuận lợi.
Bộ máy tổ chức quản lý của công ty hiện nay được tổ chức như sơ đồ 2.
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty dệt Minh Khai
Nguồn: Phòng tổ chức – Công ty dệt Minh Khai
- Đứng đầu là giám đốc công ty, có nhiệm vụ quản lý chungvề mọi vấn đề của
công ty như các vấn đề hành chính, tổ chức, công tác tài chính kế toán, bên cạnh đó giám
đốc còn phải giám sát tất cả các vấn đề về kế hoạch thị trường và kỹ thuật.
Giúp việc cho giám đốc là hai phó giám đốc.
+ Phó giám đốc sản xuất: chịu trách nhiệm quản lý điều hành quá trình sản xuất, chỉ
đạo sản xuất theo kế hoạch và chỉ đạo kế hoạch tác nghiệp tại các phân xưởng.
+ Phó giám đốc kỹ thuật: chịu trách nhiệm quản lý kĩ thuật, chất lượng sản phẩm,
quản lý nguồn cung cấp điện, nước, than phục vụ cho sản xuất. Chỉ đạo việc xây dựng các
định mức vật tư và quản lý việc thực hiện an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
- Các phòng ban nghiệp vụ có trưởng phòng và phó phòng trợ giúp cho trưởng
phòng. ở các phân xưởng có quản đốc phân xưởng, phó quản đốc, trưởng ca điều hành
từng ca máy và các tổ trưởng sản xuất. Với các phòng ban lớn như phòng kế hoạch thị
trường, kĩ thuật thì có hai phó phòng trợ giúp cho trưởng phòng.
Giám đốc
Phó giám đốc
sản xuất
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng
KH
TT
Phòng
Tài vụ
Phòng
HC
Y tế
Phòng
TC
BV
Phòng
Kỹ
thuật
Phân xưởng
dệt thoi
Phân xưởng
dệt kim
Phân xưởng
tẩy nhuộm
Phân xưởng
hoàn thành
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
Tuy nhiên ở công ty dệt Minh Khai, mặc dù cơ cấu tổ chức quản lý tương đối gọn
nhẹ, có mối quan hệ chặt chẽ, song công tác nghiên cứu thị trường, tiêu thụ sản phẩm của
công ty chưa được tổ chức thành một bộ phận quản lý riêng, mà chỉ ở tình trạng chung
chung trong phòng kế hoạch thị trường. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng
hoạt động xuất khẩu của công ty
2.8. Đặc điểm về hệ thống quản lý chất lượng:
Với đặc thù là một doanh nghiệp may mặc độ ồn và bụi cao, hơn nưa doanh nghiệp
lại chuyên sản xuất phục vụ xuất khẩu nên yêu cầu về chất lượng sp được doanh nghiệp
coi trọng và quan tâm hàng đầu.
2.8.1. Công tác quản lý chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Trong thời gian qua, công ty dệt Minh Khai đã không ngừng đầu tư đổi mới các
thiết bị công nghệ sản xuất nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho khăn bông đáp ứng
nhu cầu của thị trường và để nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất khẩu. Đồng thời công ty
cũng đã áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000 cho quy trình sản xuất của
công ty. Năm 2000 công ty đã triển khai xây dựng và từng bước thực hiện hệ thống quản
lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 cùng với sự giúp đỡ của trung tâm năng
suất chất lượng Việt Nam (VPC) và đã áp dụng thành công, được tổ chức GLOBAL của
Anh cấp chứng chỉ tiêu chuẩn quốc tế. Đồng thời, có 270 cán bộ công nhân viên được đào
tạo nâng cao tay nghề và trình độ đảm bảo yêu cầu sản xuất và quản lý.. Do đó các sản
phẩm khăn bông của công ty đã đáp ứng được đầy đủ các thông số kỹ thuật đảm bảo cho
chất lượng sản phẩm làm ra có độ bền cao, mịn, dễ thấm nước, độ dày mỏng khác nhau
phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chính vì vậy công ty có thể duy trì, mở rộng quan
hệ lau dài với thị trường Nhật Bản và tin tưởng rằng trong tương lai công ty sẽ có thị phần
trên thị trường khác.
2.8.2.Cam kết chất lượng:
1. Liên tục cải tiến mẫu mã để đổi mới sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị
trường
2. Cung cấp những sản phẩm có chất lượng thoả mãn yêu cầu của khách hàng
3. Liên tục cải tiến hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượn phù hợp với :
Yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 9001:2000
Yêu cầu phát triển của công ty
Sự phát triển của thị trường trong nước và quốc tế
1.3 .Tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp:
1.3.1.Kết quả kinh doanh:
Nhiệm vụ ban đầu khi mới thành lập của công ty là phục vụ cho nhu cầu nội địa.
Song kể từ khi được nhà nước cho phép xuất nhập khẩu trực tiếp công ty đã chuyển
hướng sản xuất kinh doanh sang xuất khẩu là chính. Thời gian đầu công ty chủ yếu xuất
sang các nước Đông Âu nhưng bước sang những năm đầu của thập kỷ 90 do những biến
động lớn về chính trị trên thị trường truyền thống của công ty. Khi chủ nghĩa xã hội sụp
đổ, tình hình kinh tế các nước Đông Âu rối loạn và suy sụp các quan hệ bạn hàng của
công ty với các nước này không thể tiếp tục duy trì được nữa khiến cho công ty bị mất đi
một thị trường quan trọng và truyền thống.
Cũng từ năm 1983 công ty cũng bắt đầu xuất khẩu khăn ăn sang thị trường Nhật
Bản với sự giúp đỡ của UNIMEX Hà Nội và dần dần chiếm lĩnh được thị trường Nhật
Bản, thị phần của công ty trên thị trường này ngày một lớn. Bước sang năm 1998 do tình
hình suy thoái kinh tế khu vực, Nhật Bản không những không bị ảnh hưởng mà còn chịu
sự tác động mạnh mẽ làm cho nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoáI, nhu cầu
tiêu dùng của người dân Nhật giảm xuống rõ rệt. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tình
hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của công ty.
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp cùng với xu hướng
hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, thêm vào đó xuất khẩu của ngành dệt may trong
nước gặp nhiều khó khăn công ty dệt Minh Khai đã không ngừng đầu tư đổi mới các loại
thiết bị máy móc áp dụng các quy trình công nghệ sản xuất tiên tiến để mở rộng sản xuất,
tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Đồng thời công ty cũng
liên tục cải tiến mẫu mã đổi mới sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của khách hàng đặc biệt là
các khách hàng trên thị trường nước ngoài nhờ đó mà hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty luôn đạt được kết quả cao, lợi nhuận ngày một tăng lên. Chúng ta có thể thấy
được điều này thông qua tìm hiểu xem xét phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty những năm gần đây.
Bảng 1.6. Báo cáo kết quả kinh doanh công ty dệt Minh Khai
Đv:triệu đồng
Chỉ tiêu Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Tổng doanh thu 64.550 67.200 77.600 81.930 89.360
Doanh thu xuất khẩu 56.500 53.400 68.800 68.920 73.540
Doanh thu thuần 63.800 65.970 76.600 50.500 87.950
Giá vốn hàng bán 55.800 58.340 67.700 71.100 78.900
Lợi nhuận gộp 8.000 7.630 8.900 9.400 9.050
Chi phí bán hàng 2.870 2.670 4.140 3.700 3.870
Chi phí QLDN 3.700 3.500 2.670 2.800 2.910
Lợi nhuận từ hoạt động KD 1.430 1.460 2.090 2.900 2.270
Lợi nhuận trước thuế 1.460 1.552 1.220 2.800 2.900
Lợi nhuận sau thuế 992,8 1.053,3 829.6 1.904 2.180
Nguồn: Phòng Tài vụ- Công ty Dệt Minh Khai
Tổng doanh thu năm 2004 tăng so với năm 2003 là 9.069%, từ 2000 đến 2004
doanh thu tăng 38.435%. Như vậy, tổng doanh thu của công ty cũng liên tục tăng qua các
năm nhưng với mức độ còn thấp và với tốc độ cũng không đồng đều.
Doanh thu hàng xuất khẩu luôn chiếm một tỉ lệ lớn trong tổng doanh thu của doanh
nghiệp: năm 2003 doanh thu xuất khẩu chiếm 84.121%, năm 2004 chiếm 82.296%.
Doanh thu xuất khẩu năm sau luôn tăng so với năm trước: năm 2003 tăng 0.17% so với
năm 2002, năm 2004 tăng 6.7% so với năm 2003.
Chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm dần qua các năm, điều này sẽ giúp cho doanh
nghiệp giảm được chi phí gián tiếp từ đó tăng thêm doanh thu.
Trong thời gian gần đây, hoạt động bán hàng đã được quan tâm nhiều hơn thể hiện
rõ trong việc tăng chi phí bán hàng.
Cụ thể ta xem xét tình hình hoạt động của doanh nghiệp thể hiện qua các mặt hàng
Bảng 1.7: Kết quả sản xuất các mặt hàng của công ty
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Giá trị SXCN Triệu
đồng
42.700 54.120 57.250 64.600 65.750
Sản phẩm SX
Khăn
quychuẩn
1000cái 21.075 28.570 26.260 26.100 27.680
Khăn xuất
khẩu
1000cái 20.400 24.850 21.930 24.210 24.500
Vải tuyn 1000mét 1.000 775 1.680 2.350 2.180
Nguồn phòng kế hoạch thị trường-Công ty Dệt Minh Khai
Bảng 2 cho thấy giá trị sản xuất của công ty không ngừng tăng lên qua các năm. Giá
trị sản xuất công nghiệp của các mặt hàng năm 2000 mới chỉ đạt 42700 triệu đồng. Sau 5
năm, năm 2004 con số này đã lên tới 65750triệu đồng tức là tăng khoảng 54%. Nếu so
sánh theo từng năm thì kết quả đạt được là: năm 2001 giá trị sản xuất công nghiệp tăng so
với cùng kỳ năm 2000 là 27.69%, năm 2002 so với năm 2001 tăng 5.47%, năm 2003 so
với năm 2002 tăng 12.82%, năm 2004 so với năm 2003 tăng 1.8%. Có thể thấy mặc dù
giá trị sản xuất công nghiệp của công ty tăng lên nhưng mức độ tăng không đều và tốc độ
tăng liên tục giảm. Lý do chủ yếu là vì khối lượng các đơn đặt hàng của công ty ngày
càng giảm, các khách hàng chủ yếu của công ty là các công ty thương mại Nhật Bản liên
tục cắt giảm số lượng đặt hàng do nhu cầu tiêu dùng trên thị trường Nhật Bản giảm.
1.3.2. Tình hình xuất khẩu:
Đối với công ty dệt Minh Khai hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan
trọng nhất của công ty. Nếu so với toàn ngành thì hoạt động xuất khẩu của công ty chỉ
chiếm một phần rất nhỏ bé, song đặt trong môi trường nội bộ của công ty thì hoạt động
xuất khẩu lại có một vị trí quan trọng nhất trong các hoạt động kinh doanh của công ty.
Chính vì vậy trong những năm qua công ty thực hiện xuất khẩu là chính với doanh thu
xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn từ 80-85% trong tổng doanh thu của công ty hàng
năm.
Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Nhật Bản. Hàng năm công ty có các hợp
đồng xuất khẩu trực tiếp với các khách hàng là các công ty thương mại Nhật Bản như:
HOUEI, DAIEI, ASAHI, FUKIEN, DAIWABO, ITOCHU, VINASEIKO...Ngoài ra công
ty còn xuất khẩu sang các thị trường như EU, Hông Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.
Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là khăn bông các loại, bên cạnh đó còn có sản
phẩm màn tuyn sản phẩm này công ty mới bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Châu Phi
trong thời gian gần đây.
Bảng 1.8: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty
Đơn vị: USD
TTXK
Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
GTX
K
%
GTX
K
%
GTX
K
%
GTX
K
%
GTX
K
%
Nhật
Bản
3.010.
800
91.74
3.587.
000
88.6
3.373.
200
90
4.240.
000
91.38
4.038.
000
93.58
EU
118.40
0
3.61
302.10
0
7.46
206.14
0
5.5
250.00
0
5.39
220.00
0
5
Châu á
152.70
0
4.65
160.90
0
3.94
168.66
0
4.5
150.00
0
3.23 57.000 1.42
Tổng
KNXK
3.281.
900
100
4.050.
000
100
3.748.
000
100
4.640.
000
100
4.315.
000
100
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty Dệt Minh Khai
Phần 2. thực trạng cơ cấu sản phẩm xuất khẩu công ty dệt minh khai
2.1. Tình hình xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai
2.1.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu
Trong những năm qua, doanh thu xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai luôn chiếm
một tỷ trọng lớn từ 80-85% trong tổng doanh thu của công ty hàng năm. Chính vì vậy,
hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động quan trọng nhất của công ty. Điều đó được thể
hiện qua bảng và biểu đồ dưới đây:
Bảng 2.1: Tỷ trọng doanh thu xuất khẩu trong tổng doanh thu
Đv: triệu đồng
Chỉ tiêu Đơn vị
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Tổng DT Tr.đ 64.550 67.200 77.600 81.930 89.360
Doanh thu XK Tr.đ 56.500 53.400 68.800 68.920 73.540
DTXK/TổngDT % 87.53 79.46 88.6 84.12 82.3
Nguồn: Trích từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Biểu đồ2.1 : Doanh thu xuất khẩu từ năm 2000-2004
0
10000
20000
30000
40000
50000
60000
70000
80000
2000 2002 2004
Doanh thu XK
Trong thời gian 5 năm từ 2000-2004 doanh thu xuất khẩu của công ty liên tục tăng
duy chỉ có năm 2001 doanh thu xuất khẩu của công ty giảm so với năm 2000 là 5.5% chủ
yếu do kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản và các nước Châu á giảm sút do sự
biến động của cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1998. Từ 2002 đến nay doanh thu xuất khẩu
của công ty liên tục tăng: doanh thu xuất khẩu năm 2003 tăng 0.2% so với năm 2002 đến
năm 2004 tốc độ tăng doanh thu xuất khẩu là 6.7%. Nguyên nhân của việc tăng nhanh tốc
độ tăng doanh thu xuất khẩu là ngày nay công ty đang ngày sàng mở rộng thị trường tiêu
thụ sản phẩm, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tăng thêm giá tị sử dụng
cho khách hàng từ đó tăng giá bán và tăngg doanh thu, lợi nhuận cho công ty.
Thị trường xuất khẩu chính của công ty là Nhật Bản. Ngoài ra công ty còn xuất khẩu
sang các thị trường như EU, Hông Kông, Đài Loan, Hàn Quốc.
Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty là khăn bông các loại, bên cạnh đó còn có
sản phẩm màn tuyn, sản phẩm này công ty mới bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Châu
Phi trong thời gian gần đây theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc.
Hoạt động xuất khẩu của công ty được phân biệt theo các tiêu thức sau:
2.1.2.. Theo thị trường xuất khẩu
Với công ty dệt Minh Khai hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động chính đem
lại thu nhập chủ yếu cho công ty. Trong đó, thị trường xuất khẩu có ý nghĩa quyết định
tới sự sống còn của công ty bởi nó liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động của công ty. Thị
trường xuất khẩu của công ty bao gồm:
Nhật Bản
EU
Các nước Châu á
Trong đó xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản là chủ yếu. Giá trị kim ngạch
xuất khẩu theo thị trường của công ty được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 1.8: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty
(từ năm 1999 – 2003)
Đơn vị: USD
TTXK
Năm 200 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
GTXK % GTXK % GTXK % GTXK % GTXK %
Nhật Bản
3.010.
800
91.74
3.587.0
00
88.6
3.373.2
00
90
4.240.0
00
91.38
4.038.0
00
93.58
EU
118.40
0
3.61 302.100 7.46 206.140 5.5
250.00
0
5.39
220.00
0
5
Châu á
152.70
0
4.65 160.900 3.94 168.660 4.5
150.00
0
3.23 57.000 1.42
Tổng
KNXK
3.281.
900
100
4.050.0
00
100
3.748.0
00
100
4.640.0
00
100
4.315.0
00
100
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty Dệt Minh Khai
Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty năm 2004 được thể hiện
trong biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.2 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường
0
1000000
2000000
3000000
4000000
5000000
Gia tri
(USD)
2000 2002 2004
Nam
Kim ngach xuat khau theo thi truong
Nhat Ban
EU
Chau A
Tính riêng năm 2004 kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của công ty được phân
bố theo biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.3. Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo thị trường năm 2004 (%)
93.58
5 1.42
NhËt B¶n
EU
Ch©u ¸
Với từng thị trường việc am hiểu công ty phảI có một chính sách nhất định, phân
biệt dựa trên những đặc điểm về môI trường kinh doanh của từng nước. Từ khi phát triển
đến nay công ty luôn coi Nhật Bản là thị trường chính của mình và luôn có những chiến
lược nhằm củng cố và duy trì thị trường này. Thị trường EU và Châu á tuy chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp
không coi nhẹ những thị trường này mà luôn đặt ra những kế hoạch cụ thể để nhằm xâm
nhập và tìm kiếm những cơ hội mới tại các thị trường này. Việc phân tích từng thị trường
là một việc làm không thể thiếu trong việc phân tích kế hoạch xuất khẩu của doanh
nghiệp.
Thị trường Nhật Bản
Nhật Bản là thị trường truyền thống của công ty và cũng là một trong những thị
trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất của Việt Nam. Công ty đã thiết lập và duy trì
mối quan hệ làm ăn với các khách hàng Nhật Bản trong một thời gian dài. Từ năm 1983
công ty bắt đầu xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và vẫn duy trì phát triển cho tới nay.
Công ty xuất khẩu sang Nhật Bản những sản phẩm khăn bông bao gồm các loại khăn ăn,
khăn mặt, khăn tắm, khăn Jacquard, áo choàng tắm. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của công
ty sang thị trường này luôn chiếm một tỷ trọng cao nhất khoảng 80% - 90% trong tổng
kim ngạch xuất khẩu của công ty hàng năm. Sau 1998 là giai đoạn mà nền kinh tế Nhật
Bản vừa trải qua tình trạng suy thoái do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính khu
vực bắt đầu từ năm 1997-1998, song công ty vẫn duy trì được hoạt động xuất khẩu của
công ty sang thị trường này, không những thế mà giá trị kim ngạch xuất khẩu còn đạt ở
mức tương đối cao.
Năm 2000 kim ngạch xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản đạt 3.01 triệu USD
chiếm tỷ trọng 91.74% trong tổng kim ngạch xuất khẩu.
Năm 2001 kim ngạch xuất khẩu tăng lên 3.587.000 USD tức là chiếm 88.6% và
sang đến năm 2003 con số này tăng lên 4.240.000 USD đạt tỷ trọng 91.38%. Bước sang
năm 2004, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản của công ty giảm xuống còn
4.038.000 USD tức là chỉ bằng 95% so với năm 2003 (4.240.000USD). Như vậy, chúng
ta có thể thấy rằng mức tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty trên thị trường Nhật Bản
không đều và không ổn định. Nguyen nhân có tình trạng như vậy là vì hiện nay công ty
đang vấp phải sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trong lĩnh vực
xuất khẩu hàng dệt may là Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia...đặc biệt là Trung Quốc trên
thị trường Nhật Bản. Do đó, để duy trì và tăng doanh thu xuất khẩu vào thị trường này,
công ty cần có các giải pháp làm tăng chất lượng, mẫu mã đồng thời giảm giá thành nhằm
tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Biểu đồ 2.4 : Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản 2000-2004
(1000 USD)
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2000 2001 2002 2003 2004
Nhat Ban
Thị trường EU
Hiện nay EU là thị trường nhập khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của
Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may sang EU chiếm hơn 40% tổng kim ngạch xuất khẩu
dệt may hàng năm của Việt Nam.
Đối với công ty dệt Minh Khai thị trường EU chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng
kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường của công ty (tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang
thị trường EU chỉ đạt khoảng 3-5% trong tổng kim ngạch xuất khẩu).
Năm 1999, kim ngạch xuất khẩu vào EU của công ty đạt 118.402USD, Năm 2000
tăng lên 302.100USD. Đây là một dấu hiệu đáng mừng nó cho thấy công ty hoàn toàn có
khả năng thâm nhập vào thị trường EU. Tuy nhiên sang những năm tiếp theo thì kim
ngạch xuất khẩu vào EU của công ty lại bị giảm xuống. Năm 2001 giá trị kim ngạch xuất
khẩu sang EU là 206.140USD, năm 2002 có tăng lên đôi chút, đạt 250.000USD và trong
năm 2003 vừa qua kim ngạch xuất khẩu lại giảm xuống chỉ đạt ở mức 220.000USD.
Công ty thực hiện xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU chủ yếu thông qua một số
các công ty thương mại trung gian trong nước như tổng công ty dệt may Việt Nam
Vinatex, tổng công ty xuất nhập khẩu mỹ nghệ Artexport và các công ty của thương nhân
Việt kiều. Do vậy, công ty đã không khai thác hết được thị trường này do không tiếp xúc
trực tiếp với khách hàng, thiếu sự hiểu biết về nhu cầu và sở thích thực sự của người tiêu
dùng trong cộng đồng các nước EU. Do đó, để mở rộng thị trường xuất khẩu sang EU đòi
hỏi công ty phải quan tâm đến công tác nghiên cứu thị trường, xây dựng một đội ngũ cán
bộ nghiên cứu thị trường, cán bộ xuất nhập khẩu thực sự có năng lực và trình độ hiểu biết
giúp công ty có những thông tin về thị trường này.
Biểu đồ 2.5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU
(1000 USD)
0
50
100
150
200
250
300
350
2000 2001 2002 2003 2004
EU
Thị trường Châu á
Bên cạnh hai thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất là Nhật Bản và EU, công
ty dệt Minh Khai còn thực hiện xuất khẩu sang một số nước châu á khác như: Đài Loan,
Hông Kông, Hàn Quốc,… Nói chung tỷ trọng xuất khẩu sang thị trường các nước này là
rất thấp vì đây là những khách hàng không thường xuyên của công ty. Kim ngạch xuất
khẩu vào thị trường các nước này qua các năm 1999 đến 2003 được thể hiện trong bảng
sau:
Bảng 2.1: Giá trị kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu á
Đơn vị: USD
Thị trường Châu
á
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
GTKNXK 152.700 160.900 168.660 150.000 57.000
Tỷ trọng (%) 4.65 3.94 4.5 3.23 1.42
Tổng KNXK 3.281.900 4.050.000 3.748.000 4.640.000 4.315.000
Nguồn: Phòng kế hoạch thị trường- Công ty dệt Minh Khai
Biều đồ 2.6: Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường Châu á 2000 – 2004
(1000 USD)
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
2000 2001 2002 2003 2004
Nhat Ban
Như vậy, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Châu á của công ty không ổn định và
có xu hướng giảm sút. Công ty cần có các biện pháp nhằm bảo vệ, duy trì và mở rộng
sang thị trường đầy tiềm năng này.
2.1.3.. Theo mặt hàng xuất khẩu
Trong những năm qua mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn song công ty vẫn đứng
vững được trên thị trường, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt, màu sắc đẹp, độ bền
cao. Mặt hàng xuất khẩu chính của công ty gồm có: khăn ăn, khăn mặt, khăn tay, áo
choàng tắm và một số sản phẩm khác như: thảm chùi chân, ga trải giường, khăn bếp...Giá
trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hành của công ty được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng (1999 – 2003)
Đơn vị: USD
SPXK
2001 2002 2003 2004
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1.Khăn bông 3.037.500 75 2.623.600 70 3.312.960 71 3.020.500 70
Khăn ăn 729.000 18 674.640 18 719.200 16 819.850 19
Khăn mặt 1.336.500 33 1.236.840 33 1.450.920 30 1.294.500 30
Khăn tắm 324.000 8 277.352 7.4 324.800 7 280.475 6.5
SPkhác 648.000 16 434.768 12 914.080 20 625.675 14.5
2.áo choàng
tắm
405.000 10 374.800 10 412.960 8.9 517.800 12
3.Màn tuyn 607.500 15 749.600 20 914.050 20 776.700 18
Tổng 4.050.000 100 3.748.000 100 4.640.000 100 4.315.000 100
Nguồn: Phòng Kế hoạch Thị trường- Công ty dệt Minh Khai
Qua bảng trên, ta có thể thấy sản phẩm xuất khẩu chính của công ty là mặt hàng
khăn bông các loại. Hàng năm việc xuất khẩu sản phẩm này luôn mang lại cho công ty
nguồn lợi nhuận xuất khẩu cao do doanh thu xuất khẩu lớn.
2.2. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu:
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu thể hiện tỉ lệ các sản phẩm đem đI xuất khẩu trong một
giai đoạn phân tích.
Cơ cấu sản phẩm bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách nhau như:
- Máy móc thiết bị
- Trình độ công nhân viên, cán bộ quản lý
- Tổng số vốn đầu tư trong doanh nghiệp
- Nguồn và giá cả nguyên vật liệu
- Thị trường tiêu thụ
- Khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- …..
Với cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nói riêng bị ảnh hưởng khá nhiều bởi thị trường
xuất khẩu và những điều khoản khác trong quan hệ thương mại quốc tế. Việc lựa chọn
một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nào tối ưu không chỉ dựa vào một số tỷ lệ như: Doanh
thu/Chi phí/1 đơn vị sản phẩm xuất khẩu, tỷ lệ Lợi nhuận/Doanh thu, mà còn phảI xem
xét tới tính khả thi của cơ cấu sản phẩm xuất khẩu hiện tại của doanh nghiệp. Mỗi chủng
loại sản phẩm có rất nhiều mẫu mã khác nhau. Vậy, trong số rất nhiều sản phẩm đó công
ty sẽ lựa chọn sản phẩm nào để xuất khẩu và với số lượng là bao nhiêu. Công ty phảI xác
định một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu ra sao vừa thoả mãn tối đa yêu cầu của khách hàng
đồng thời khai thác hết năng lực sản xuất của công ty. Với công ty dệt Minh Khai cơ cấu
sản phẩm nói chung và cơ cấu sản phẩm xuất khẩu nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt
động của toàn doanh nghiệp.
2.2.1. Các mặt hàng xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu theo mặt hàng:
Thực tế hiện nay cơ cấu sản phẩm của công ty gồm có các sản phẩm sau:
Khăn ăn các loại : dùng cho các khách sạn, nhà hàng. Chủ yếu để xuất khẩu và một
phần phục vụ nhu cầu trong nước.
Khăn Jacquard (khăn bông cao cấp) : dùng cho khách sạn và gia đình. Chủ yếu để
xuất khẩu.
áo choàng tắm
Khăn dobby (khăn mặt bình thường) : dùng trong sinh hoạt gia đình
Vải màn tuyn và màn tuyn hoàn chỉnh : xuất khẩu màn tuyn thành phẩm cho các
dự án viện trợ. Thị trường nội địa gồm có vảI tuyn cho các doanh nghiệp may
thành thành phẩm khoảng 80% và bán ra thị trường sản phẩm màn tuyn hoàn chỉnh
khoảng 20%
Trong đó các mặt hàng xuất khẩu chiếm tỷ lệ như sau:
Bảng 2.5. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai
Loại sản phẩm Tỷ lệ
1. Khăn ăn các loại 60%
2. Khăn Jaquard 20%
3. áo choàng tắm 1% - 2%
4. Khăn dobby 18% - 19%
5. Màn tuyn Tỷ lệ xuất khẩu và bán ra thị trường nội
địa không xác định theo tỷ lệ trước mà
theo từng thời kỳ khác nhau sẽ có sự phân
bổ khác nhau
Tổng 100%
Nguồn: phòng kế hoạch – thị trường công ty dệt Minh Khai
2.2.2. Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
2.2.2.1. Theo kim ngạch xuất khẩu:
Doanh thu xuất khẩu của công ty luôn chiếm một tỷ lệ cao (khoảng 80% - 90%)
trong tổng doanh thu của toàn công ty. Trong vòng năm năm từ năm 2000 đến năm 2004
kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty có sự biến tăng tuy nhiên mức độ giảm
sút là không đáng kể chủ yếu do những nguyên nhân khách quan từ bên ngoài. Doanh
nghiệp vẫn là một trong những doanh nghiệp đI đầu về lĩnh vực xuất khẩu trong các
doanh nghiệp thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội.
Biến động về kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty được thể hiện trong
bảng sau:
Bảng 2.6 : Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của công ty dệ Minh Khai
năm 2000 – 2004 (đv: USD)
SPXK
2000 2001 2002 2003
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
1.Khăn bông 3.037.500 75 2.623.600 70 3.312.960 71 3.020.500 70
Khăn ăn 729.000 18 674.640 18 719.200 16 819.850 19
Khăn mặt 1.336.500 33 1.236.840 33 1.450.920 30 1.294.500 30
Khăn tắm 324.000 8 277.352 7.4 324.800 7 280.475 6.5
SPkhác 648.000 16 434.768 12 914.080 20 625.675 14.5
2.áo choàng
tắm
405.000 10 374.800 10 412.960 8.9 517.800 12
3.Màn tuyn 607.500 15 749.600 20 914.050 20 776.700 18
Tổng 4.050.000 100 3.748.000 100 4.640.000 100 4.315.000 100
Nguồn: Phòng kế hoạch-thị trường, công ty dệt Minh Khai
Biểu đồ2.8 : Giá trị kim ngạchxuất khẩu theo mặt hàng của công ty dệt Minh Khai
giai đoạn 2000 – 2004
Đv: 1000 USD
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
2001 2002 2003 2004
Khan bong
Ao choang tam
Man tuyn
Năm 2001, kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 3.037.000 USD. Năm 2002 do có
khó khăn về thị trường và tỷ giá hối đoái không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt
2.626.000 USD. Trong 2 năm vừa qua giá trị xuất khẩu tăng lên với kim ngạch xuất khẩu
năm 2003 là 3.312.960 USD và năm 2004 đạt 3.020.500 USD. Giá trị kim ngạch xuất
khẩu theo mặt hàng của công ty năm 2004 được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.9: Giá trị kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng năm 2004 (%)
70
12
18
Khan bong Ao choang tam Man tuyn Slice 4
Mặt hàng khăn bông
Đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của công ty, giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt
hàng này luôn đạt tỷ lệ từ 70% trở lên. Sản phẩm được bạn hàng đánh giá là sản phẩm có
chất lượng cao, đọ bền tốt, màu không phai, kiểu dáng phong phú, tuy nhiên giá cả lại hơI
cao. Ngay từ những năm đầu khi chuyển sang cơ chế mới công ty dệt Minh Khai đã xác
định cho mình khăn bông là mặt hàng xuất khẩu chính của mình. Thị trường Nhật Bản
vốn được xem xét là thị trường khó tính tuy nhiên họ đã đánh giá rất cao sản phẩm khăn
bông của công ty khi xuất khẩu sang đó.
Cụ thể, trong cơ cấu sản phẩm khăn bông xuất khẩu lại được chia ra thành nhiều
mặt hàng khác nhau như:
- Khăn Jacquard (khăn cao cấp)
- Khăn dobby (khăn thường)
- Khăn khăn
- Một số loại khác
Giá trị kim ngạch xuất khẩu của các loại khăn bông trong những năm qua như sau:
Bảng 2.7 : Kim ngạch xuất khẩu các loại khăn bông (đv: USD)
SPXK
2001 2002 2003 2004
Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị %
Khăn bông 3.037.500 100 2.623.600 100 3.312.960 100 3.020.500 100
Khăn ăn 729.000 24 674.640 26 719.200 22 819.850 27
Khăn mặt 1.336.500 44 1.236.840 47 1.450.920 44 1.294.500 43
Khăn tắm 324.000 11 277.352 11 324.800 10 280.475 10
SPkhác 648.000 21 434.768 36 914.080 24 625.675 20
Nguồn: Phòng kế hoạch-thị trường, công ty dệt Minh Khai
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ các loại khăn xuất khẩu qua các năm thường
biến động không nhiều. Khăn mặt xuất khẩu luôn chiếm tỷ lệ cao nhất hơn 40%, tiếp đến
là khăn ăn và các loại sản phẩm khác.Năm 2002 kim ngạch xuất khẩu khăn bông giảm
413.900 USD (14%) do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó nguyên nhân chủ yêu là
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản bị giảm sút do nhu cầu sử dụng các mặt
hàng cao cấp giảm.
Biểu đồ 2.10: Giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng khăn bông
0
500
1000
1500
2001 2002 2003 2004
Kim ngach xuat khau cac mat
hang khan bong (1000USD)
Khan an
Khan mat
Khan tam
SP khac
Sản phẩm áo choàng tắm
Đây là sản phẩm mới của công ty trong những năm gần đây. Tuy mới được đưa
vào sản xuất chưa lâu song giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng áo choàng tắm cũng
đã có một vị trí đáng kể khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. áo
choàng tắm là sản phẩm cao cấp tuy có giá thành cao song chất lượng tốt, kiểu dáng mẫu
mã hợp thời trang nên sản phẩm rất được các khách hàng Nhật Bản, Châu á ưa chuộng.
Tuy nhiên khả năng xuất khẩu sản phẩm này chưa cao. Kim ngạch xuất khẩu hàng năm
mới chỉ đạt khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty. Năm 2001, giá trị xuất
khẩu áo choàng tắm đạt 405.000 USD chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu, đến
năm 2003 con số này đạt 517.800 USD chiếm khoảng 12% tổng kim ngạch xuất khẩu.
Trong thời gian tới công ty cần có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản
phẩm này. Đây là sản phẩm có nhiều triển vọng, hiện nay công ty mới tiếp cận được
những người tiêu dùng có thu nhập cao. Những năm tới công ty sẽ có hướng mở rộng cơ
cấu sản phẩm, thiết kế cải tiến mẫu mã, kiểu dáng đồng thời hạ giá thành sản phẩm để sản
phẩm của công ty có thể đến được với hầu hết người tiêu dùng, kể cả những người có thu
nhập trung bình lẫn thu nhập cao, đặc biệt là nâng cao chất lượng để có thể mở rộng xuất
khẩu sang thị trường EU, Mỹ.
Biểu đồ 2.11: Giá trị kim ngạch xuất khẩu áo choàng tắm
0
200
400
600
2001 2002 2003 2004
Kim ngach xuat khau ao chong tam
(1000USD)
Mặt hàng màn tuyn
Công ty chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, ít xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản
phẩm này xuất khẩu chủ yếu thông qua Đan Mạch để sang thị trường Châu Phi theo
chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc. Do đó, giá trị kim ngạch xuất khẩu
mặt hàng này không cao, chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy để
đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty trong những năm tới, công ty cần có biện pháp
thúc đẩy việc xuất khẩu mặt hàng này như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm
kiếm khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu.
Việc xuất khẩu mặt hàng màn tuyn vẫn chưa được công ty chú ý tới nhiều. Tỷ lệ
giưa xuất khẩu và tiêu thụ trong nước cảu sản phẩm này cũng chưa rõ ràng. Theo từng
thời điểm, tong giao đoạn mà công ty có những kế hoạch khác nhau với loại sản phẩm
màn tuyn.
2.2.2.2.Theo tốc độ tăng trưởng:
Như trên đã phân tích cho thây kim ngạch xuất khẩu năm 2002 giảm so với 2001,
tuy nhiên giai đoạn sau tình hình xuất khẩu của công ty đã tăng trở lại và cao hơn trước.
Bảng sau thể hiện tốc độ tăng trưởng của các mặt hàng xuất khẩu của công ty trong thời
gian qua:
Bảng 2.8 : Tốc độ tăng trưởng các mặt hàng xuất khẩu
SPXK
2001 2002 2003 2004
Giá trị
Tốc
độ
tăng
trưởn
g
Giá trị
Tốc
độ
tăng
trưởn
g
Giá trị
Tốc
độ
tăng
trưởn
g
Giá trị
Tốc
độ
tăng
trưởn
g
1.Khăn bông 3.037.500 2.623.600 -14% 3.312.960 26% 3.020.500 26%
Khăn ăn 729.000 674.640 719.200 819.850
Khăn mặt 1.336.500 1.236.840 1.450.920 1.294.500
Khăn tắm 324.000 277.352 324.800 280.475
SPkhác 648.000 434.768 914.080 625.675
2.áo choàng
tắm
405.000 374.800 -7% 412.960 10% 517.800 25%
3.Màn tuyn 607.500 749.600 -23% 914.050 22% 776.700 -15%
Tổng 4.050.000 3.748.000 -7% 4.640.000 24% 4.315.000 -7%
Nguồn: Phòng kế hoạch-thị trường, công ty dệt Minh Khai
Sản phẩm khăn bông (khăn dobby, khăn Jacquard, khăn ăn,…) là những sản phẩm
có chất lượng tốt, mẫu mẽ đẹp, phong phú đa dạng về chủng loại nên kim ngạch xuất
khẩu cảu loại khăn này liên tục tăng trong các năm. Sản phẩm khăn bông luôn là sản
phẩm xuất khẩu truyền thống và là sản phẩm xuất khẩu chính đem lại lợi nhuận chủ yếu
của công ty. Năm 2004 tỷ lệ xuất khẩu của khăn bông đạt 71% (tăng 26% so với năm
trước)
Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm cao cấp, giá bán cao nhưng chất lượng tốt nên
năm 2004 tỷ lệ xuất khẩu áo choàng tắm đạt 12% tổng kim ngạch xuất khẩu ( khoảng 413
nghìn USD). Trong hững năm trở lại đây sản phẩm áo choàng tắm luôn tăng từ 10% -
25% giá trị kim ngạch xuất khẩu mỗi năm. Nhận thấy những sự thay đổi này công ty đã
đề ra phương hướng trong tương lai là sã tăng tỷ lệ áo choàng tắm xuất khẩu.
2.2.2.3. Theo hiệu quả xuất khẩu
Công ty không phân rõ lợi nhuận và chi phí cho từng đơn vị xuất khẩu trong từng
năm mà dựa vào những số liệu xuất khẩu thực tế để đưa ra một tỷ lệ chi phí, lợi nhuận
cho tong loại sản phẩm. Tỷ lệ này được thể hiện trong bảng sau (tính cho kết quả xuất
khẩu năm 2004)
Bảng 2.9. Hiệu quả các mặt hàng xuất khẩu
Sản phẩm Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Tỷ lệ LN/CP
1. áo choàng tắm 8.824,8 6.493,2 2.331,6 35,91%
2. Khăn Jacquard 24.268,2 19.479,6 4.788,6 19,73%
3.Khăn dobby 13.604,9 12.686,4 918,5 7,24%
4.Màn tuyn 12.869,5 12.337,1 532,4 4,32%
5.Khăn ăn 13.972,6 13.635,72 336,88 2,50%
Tổng 73.540 64.932 8.608
Bảng trên đã sắp xếp các mặt hàng xuất khẩu theo thứ tự tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí
từ cao đến thấp. Nhìn vào bảng ta có thể dễ dàng nhận thấy những mặt hàng đem lại lợi
nhuận cao cho doanh nghiệp và ngược lại.
Qua bảng phân tích trên ta có thể nhận thấy áo choàng tắm có tỷ lệ Lợi nhuận/Chi
phí lớn nhất (35,91%) hay là khi bỏ ra 100 đồng chi phí kết quả thu về là 135,91 đồng
doanh thu. Tuy là sản phẩm có thu lợi nhuận cao nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm
của sản phẩm áo choàng tắm chỉ chiếm khoảng 10%-20% tổng kim ngạch toàn bộ các sản
phẩm. Nguyên nhân của tình trạng trên là doanh nghiệp vẫn chưa tìm được thị trường để
xuất khẩu sản phẩm có giá trị này.
Bên cạnh đó, sản phẩm khăn ăn tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí chỉ khoảng 2,5% nhưng giá
trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này lại luôn chiếm một tỷlệ khá cao (>50%). Mặt hàng
khăn ăn tuy không đem lại lợi nhuận cao nhưng lại xuất khẩu được nhiều tạo nguồn thu
cho doanh nghiệp, tạo việc lam cho người lao động vì vậy vẫn phảI tiếp tực xuất khẩu
mặt hàng này.
Khăn ăn là mặt hàng bình thường không đòi hỏi máy móc hiện đại nên khi xuất khẩu
mặt hàng này công ty phảI cạnh tranh với rất nhiều các xưởng gia công có giá bán thấp
hơn. Điều đó giảI thích nguyên nhân của tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí của khăn ăn thường
thấp.
Sản phẩm áo choàng tắm và khăn Jacquard đòi hỏi công nghệ hiện đại, công nhân có
tay nghề cao, nguyên liệu ngoại nhập, sản phẩm khi sản xuất ra phảI có chất lượng tốt.
Công ty dệt Minh Khai đáp ứng được những yêu cầu của loại sản phẩm trên nên khi xuất
khẩu mặt hàng này công ty thường cạnh tranh tốt hơn, sản phẩm của công ty có thể bán
với giá cao hơn các doanh nghiệp khác.
2.2.3. Yếu tố tác động đến cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty d Minh Khai
Công ty dệt Minh Khai từ khi thành lập đến nay luôn là một trong những doanh
nghiệp đI đầu của Sở Công nghiệp Hà Nội. Doanh nghiệp phảI luôn đối mặt với những
thay đổi, với những khó khăn thách thức trong matt môI trường cạnh tranh khốc liệt đặc
biệt trong lĩnh vực dệt may với nhiều doanh nghiệp có uy tín trên thị trường như dệt
Phong Phú, dệt may Chiến Thắng, dệt 8/3,… và đặc biệt trong quá trình hội nhập như
hiện nay với cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác đặc biệt là Trung Quốc luôn là
một bàI toán cho các nhà quản lý của doanh nghiệp.
Theo M.Porter – giáo sư trường Quản trị kinh doanh Harvard thì “MôI trường cạnh
tranh được hình thành bởi năm yếu tố mà ông gọi là năm thế lực cạnh tranh”. Những thế
lực này bao gồm sức ép của khách hàng, sức ép của nhà cung cấp, cường độ cạnh tranh
giữa các đối thủ, mối đe doạ của đối thủ mới gia nhập và sức ép của sp thay thế.
Các yếu tố này tác động trực tiếp tới doanh nghiệp. Với cơ cấu sp xuất khẩu của
công ty dệt Minh Khai ngoàI các yếu tố bên trong công ty đã được nêu ra ở phần một thì
năm yếu tố trên luôn được doanh nghiệp phân tích trong việc lựa chon một cơ cấu sản
phẩm xuất khẩu sao cho hiệu quả nhất
Sơ đồ2.1 : Năm thế lực cạnh tranh trong môI trường ngành kinh doanh
Năm thế lực cạnh tranh này tồn tại trong một thể thống nhất tạo thành môI trường
tác nghiệp của các doanh nghiệp trong một ngành kinh doanh. Nó quyết định tính chất,
quy mô cạnh tranh của ngành và khả năng thu lợi nhuận của các doanh nghiệp. Đối với
công ty dệt Minh Khai việc phân tích môI trường kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý có
những quyết định đúng đắn trong chiến lược phát triển doanh nghiệp đặc biệt trong chiến
lược phát triển sản phẩm xuất khẩu bởi hoạt động xuất khẩu được coi là hoạt động chính
của doanh nghiệp và bị cho phối mạnh bởi môI trường kinh doanh. Cùng với những yếu
tố ảnh hưởng thuộc về nội bộ doanh nghiệp đã được phân tích ở phần một và năm thế lực
cạnh tranh theo mô hình của M. Porter, các yếu tố này sẽ cho thấy doanh nghiệp sẽ phảI
làm gì trong môI trường hiện tại và trong tương lai của mình. Nếu một áp lực cạnh tranh
nào đó yếu hoặc doanh nghiệp có khả năng giành thế chủ động trong tương quan thế lực
Các đối
thủ mới
tiềm ẩn
Các đối thủ cạnh
tranh và doanh
nghiệp
Sản phẩm
thay thế
Nhà cung
cấp
Khách
hàng
Sức
ép
Sức ép
Nguy cơ đe doạ
Nguy cơ
thì đó có thể xem như là cơ hội cho phép doanh nghiệp có vị thế cạnh tranh thuận lợi hơn
và khả năng thu lợi nhuận cao hơn.
* Đối thủ cạnh tranh hiện tại:
Sauk hi Quyết định 217/HĐBT (tháng 12-1987) về mở rộng quyền tự chủ hoạt
động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, xoá bỏ các nguồn bao cấp, các
doanh nghiệp công nghiệp nước ta chuyển sang một giai đoạn mới thực sự hoạt động như
những doanh nghiệp độc lập, bắt đầu hiểu và tham gia cạnh tranh trên thị trường. Công ty
dệt Minh Khai cũng không đứng ngoàI xu thế này.
Cạnh tranh trong các ngành công nghiệp dệ may ở Việt Nam chủ yếu vẫn là cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
nha nước với các doanh nghiệp tư nhân. Ưu thế thường thuộc về các doanh nghiệp nhà
nước có quy mô lớn đang hoạt động. Với những thế mạnh về khả năng tàI chính, công
nghệ, quy mô kinh doanh và lĩnh vực ngành nghề là điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp nhà nước phát triển. Với ngành dệt may Tổng công ty dệt may hiện nay vẫn là một
đối thủ lớn của các doanh nghiệp khác. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, việc phát triển
của các doanh nghiệp tư nhân cũng là một tín hiệu đáng mừng. Các doanh nghiệp này đã
biết lựa chọn cho mình một hướng đI đúng đánh và những thị trường ngách cùng với chi
phí nhân công thấp, chi phí ngoàI sản xuất không cao đã giúp nhiều doanh nghiệp có vị
thế trên thị trường như một số doanh nghiệp tư nhân ở TháI Bình, Nam Hà,…
Đối thủ cạnh tranh chính của công ty dệt Minh Khai hiện nay là nhà máy dệt
Phong Phú, dệt 8/3, dệt 19/5, dệt Đông Xuân,…
Đặc biệt là sự cạnh tranh của nhà máy dệt Phong Phú – một trong những nhà máy
luôn đI đầu trong ngành dệt may. Năm 2003 Dệt Phong Phú được phong tặng danh hiệu
doanh nghiệp Nhà nước tiêu biểu. Một số chỉ tiêu của dệt Phong Phú năm 2003 như sau:
Bảng 2.10 : Một số chỉ tiêu thể hiện tình hình kinh doanh của nhà máy dệt Phong
Phú năm 2003
Doanh thu 1.200.000 trđ
Lợi nhuận 12.500 trđ
Lao động 4.552 người
Thu nhập bình quân/lao động 1.867.000đ/tháng
Nguồn: Tạp chí thời trang Việt Nam
Với sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, nhà máy dệt Phong Phú đã đầu tư hơn
1,5 tr USD xây dựng nhà máy dệt khăn với công suất 2.400 tấn khăn/năm. Và mục tiêu
xuất khẩu của nhà máy là xâm nhập và mở rộng thị trường tiêu thụ sang Châu Âu, Nhật
Bản và đặc biệt là Mỹ. Vviệc đầu tư máy móc thiết bị của nhà máy dệt Phong Phú cho
sản phẩm khăn - đây chính là sản phẩm truyền thống của công ty dệt Minh Khai đòi hỏi
công ty dệt Minh Khai phảI có một sự đầu tư đúng đắn nhằm củng cố và tăng cường vị
thế cạnh tranh của mình
* Cạnh tranh tiềm ẩn:
Tính chất cạnh tranh trong ngành dệt may tăng lên rất nhanh do sự cạnh tranh của
sản phẩm của các nước khác đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc. Hơn nưa thế nữa
trong nước tình trạng trốn thuế, hàng lậu đac và đang dẫn đến những tình trạng không
lành mạnh trong cạnh tranh, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Đặc điểm chung của ngành dệt may Việt Nam là 80% sản phâmt của ta là gia công
do vậy phát triển của các hợp tác xã gia công dệt may ở các tỉnh như TháI Bình, Nam Hà,
….cũng gây ra không ít khó khăn cho công ty. Với thuận lợi về dịa điểm, nhân công re,
chi phí quản lý thấp, …. đã giúo các xưởng gia công này cạnh trnh với dệt Minh Khai.
Tuy nhiên chất lượng sản phẩm vẫn là yếu tố mà dệt Minh Khai có thể so sánh trong việc
cạnh tranh. Để có thể đứng vững và phát triển, công ty dệt Minh Khai cần phảI đầu tư
vốn, công nghệ và không ngừng nâng cáo chất lượng sản phẩm, đổi mới kiểu dáng mẫu
mã sản phẩm
* áp lực của nhà cung cấp
Nguyên vật liệu của công ty đa phần là nhập khẩu. Do dsản phẩm xuất khẩu yêu
cầu gắt gao về chất lượng nên công ty thường phảI sử dụng những sợi bông nhập từ nước
ngoàI. Tất cả các nguyên vật liệu này chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như ấn Độ,
Pakistan, Indonexia, Nhật, Thuỵ Sỹ... lượng này thường chiếm 70-80% nhu cầu đầu vào
của công ty, còn lại được cung cấp từ thị trường trong nước.
Quá trình nhập khẩu nguyên vật liệu làm tăng chi phí vận chuyển, các hợp đồng
nhập khẩu thường phải mất nhiều thời gian mới được hoàn tất do các thủ tục nhập khẩu
tương đối phức tạp. Do vậy chi phí nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm thường cao
hơn trong nước song chất lượng lại ổn định hơn, đáp ứng được khách hàng nước ngoài
của công ty.
Việc nhập khẩu một phần lớn nguyên liệu từ nước ngoàI dẫn đến doanh nghiệp
thường bị phụ thuộc vào sự biến động của giá cả thị trường thế giới. 6 tháng đầu năm
2004 giá nguyên liệu bông trên thị trường thế giới tăng làm cho giá thành sản phẩm của
nhà máy tăng do đó lợi nhuận giảm. Giá cao cũng là một trong những nguyên nhân làm
cho kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2004 có suy giảm.
Trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty khăn Jacquard đòi hỏi chất lượng
nguyên vật liệu tốt nhất, sợi phảI có độ bền và dai. Chi phí đầu tư cho các maý móc để
sản xuất loại khăn này cũng rất lớn. Nếu sợi dùng để sản xuất không có chất lượng thì
trong quá trình sản xuất sẽ xảy ra tình trạng kéo sợi lam cho chất lượng của khăn không
được đảm bảo, sản phẩm sản xuất ra sẽ không tiêu thụ được.Do vậy khi lựa chọn nguyên
liệu nhà máy thường phảI có sự phân tích khá kỹ loại nguyên liệu phù hợp với từng sản
phẩm xuất khẩu
Công ty có nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất khá ổn định về chất lượng.
Để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất và yêu cầu của khách hàng công ty dệt Minh Khai
trong những năm qua luôn phải nhập khẩu các nguyên liệu sợi bông, sợi polieste cùng các
loại hoá chất, thuốc nhuộm...và nhập khẩu với khối lượng lớn từ các nước ấn Độ,
Pakixtan, Indonesia, Nhật Bản...Trong quá trình mua hàng công ty đã xây dựng được
mối quan hệ thân thiện với các nhà cung ứng đầu vào nước ngoài này. Công ty đã tranh
thủ được sự giúp đỡ của các bạn hàng, ký kết hợp đồng mua hàng với các điều khoản ưu
đãi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để công ty có thể chủ động trong sản xuất kinh
doanh, đáp ứng nhanh chóng kịp thời các đơn đặt hàng của các thị trường xuất khẩu.
* Khách hàng
Sản phẩm của dệt Minh Khai chủ yếu xuất sang Nhật Bản, EU, các nước Châu
á,… trong đó Nhật Bản được coi là khách hàng truyền thống của công ty. Khi lựa chọn cơ
cấu sản phẩm xuất khẩu công ty thường phảI phân tích xem thị trường đó có nhu cầu về
mặt hàng đó không. Đối với công ty các khách hàng luôn được đánh giá rất cao, công ty
thường xuyên giữ mối quan hệ lam ăn lâu dàI với các đối tác của mình.
Trong thời gian tới công ty xác định khách hàng chủ yếu của mình vẫn sẽ là các
công ty của Nhật Bản, EU, Châu á nhưng công ty sẽ xâm nhập vào thị trường mới mẻ
như Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Và Nhật Bản vần là thị trường được công ty xem trọng
nhất.
Năm thế lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếop đến hoạt động của công ty dệt Minh
Khai. Tuy nhiên ngoài các yếu tố trên cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty còn bị ảnh
hưởng bởi một sô các yếu tố khác như: giá cả từng mặt hàng xuất khẩu, năng lực sản xuất
của công ty, thị trường tiêu thụ, máy móc công nghệ, chất lượng sản phẩm…
Trong thời đại hội nhập kinh tế hiện nay, giá cả là một trong những yếu tố quyết
định đến khả năng cạnh tranh của công ty trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay, công ty
đang áp dụng một chính sách giá thống nhất trên mọi thị trường vì thị trường xuất khẩu
chủ yếu của công ty là Nhật Bản. Mặt khác công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB nên các
chi phí cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay đổi theo khối lượng lô hàng xuất. Mà các
chi phí xuất khẩu cho một đơn vị sản phẩm xuất khẩu đã được công ty tìm hiểu rất kỹ trên
cơ sở nghiên cứu tìm hiểu thị trường và các quy định về thuế xuất nhập khẩu của Chính
phủ nên công ty đã quyết định phải áp dụng chính sách giá này. Hơn nữa khi áp dụng
chính sách giá này công ty sẽ không phải tính toán nhiều lần điều đó tiết kiệm được thời
gian và chi phí. Tuy nhiên với chính sách giá này thì giá cả sản phẩm xuất khẩu của công
ty trở nên kém linh hoạt so với biến động giá cả trên thị trường. Trong xu thế tự do cạnh
tranh như ngày nay thì việc áp dụng chính sách giá này trở nên không thích hợp với các
điều kiện cạnh tranh trên thị trường, do đó làm cản trở hoạt động xuất khẩu của công ty,
làm giảm lợi nhuận của công ty.
Bảng 2.11: Giá cả một số mặt hàng của công ty
Stt Mặt hàng Mã hàng
Kích cỡ
(Cm)
Đơn giá
(USD/cái)
1 Khăn mặt dmi-1 34 x 88 6.98
2 Khăn tắm dmi-2 65 x 135 25.58
3 Khăn tắm du-2 65 x 135 26.25
4 Khăn mặt du-1 34 x 90 6.83
5 Khăn mặt pal-1 34 x 85 7.35
6 Khăn tắm pal-2 65 x 135 34.13
7 Thảm pal-3 45 x 70 17.07
8 Khăn mặt hci-1 34 x 82 6.83
9 Khăn tắm hci-2 65 x 135 31.50
10 Thảm hci-3 45 x 65 19.69
11 Khăn mặt abis-1 34 x 85 6.29
12 Khăn tắm abis-2 65 x 130 25.13
13 Thảm abis-3 45 x 68 17.59
14 Khăn tắm ftb-2 65 x 130 21.90
15 Khăn tắm apa-3 45 x 70 18.60
Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường – Công ty dệt Minh Khai
Hiện nay mức giá xuất khẩu mà công ty đang áp dụng cao hơn giá nội địa. Công ty
áp dụng chính sách giá này là do công ty nhận thấy Nhật Bản là một thị trường khó tính,
có những yêu cầu đòi hỏi khắt khe về chất lượng nên những chi phí ban đầu cho việc
hoạch định và tổ chức xâm nhập sẽ tăng lên đáng kể. Hơn nữa, các chi phí cho việc sản
xuất sản phẩm xuất khẩu cũng cao do công ty phải nhập nguyên liệu chủ yếu từ nước
ngoài. Mặt khác, sản phẩm khăn bông tuy là sản phẩm thiết yếu nhưng lại khó xác định
được khối lượng nhu cầu. Vì thế công ty khó xác định được khối lượng sản phẩm sẽ bán
ra. Thêm vào đó, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á năm 1997-1998 cùng với sự
bất ổn và suy thoái của nền kinh tế trong những năm gần đây đã tạo nên sự bất ổn cho khả
năng xuất khẩu của công ty. Với tất cả những lí do đó công ty đã áp dụng một mức giá
xuất khẩu cao hơn giá nội địa để có thể bù đắp được các chi phí thâm nhập ban đầu và
những rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành xuất khẩu. Chính vì vậy, hiện nay giá xuất khẩu
của công ty vẫn còn ở mức cao và như vậy khó có thể cạnh tranh được với các đối thủ
cạnh tranh trong nước và nước ngoài đặc biệt là với Trung Quốc.
2.3. Đánh giá chung về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai:
2.3.1. Kết quả đạt được
Từ những phân tích về thực trạng hoạt động kinh doanh xuất khẩu theo cơ cấu sản
phẩm có thể nói công ty đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần vào thành tích
chung của toàn ngành. Hoạt động xuất khẩu của công ty phát triển mạnh mẽ và trở thành
một phần cực kỳ quan trọng không thể thiếu được trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của công ty. Điều đó được chứng minh qua kim ngạch xuất khẩu của công ty trong những
năm gần đây. Doanh thu xuất khẩu hàng năm của công ty luôn chiếm một tỷ trọng cao
trong tổng doanh thu (khoảng 80-85%). Xét về mặt tuyệt đối, kim ngạch xuất khẩu của
công ty năm 2000 mới chỉ đạt 3.218.900 USD đã tăng lên 4.315.000 USD năm 2004, tức
là tăng 25,4%.
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, bên cạnh sản phẩm xuất khẩu chủ lực là khăn bông
các loại, trong những năm qua công ty đã sản xuất và xuất khẩu thêm được mặt hàng áo
choàng tắm mang về phần lợi nhuận đáng kể cho công ty. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng
này hàng năm luôn ở mức 10% tổng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng của công ty.
Ngoài ra, những năm gần đây, công ty cũng ký được một số hợp đồng xuất khẩu sản
phẩm màn tuyn sang thị trường Châu Phi theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên
Hợp Quốc. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch
xuất khẩu của công ty.
Có thể kể ra dưới đy một số điểm mạnh trong cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công
ty dệt Minh Khai:
Một là: Hình thành cơ cấu sp phong phú, đa dạng thoãn mãn nhu cầu của thị
trường.Sản phẩm xuất khẩu có chất lượng tốt, kim ngạch xuất khẩu các năm đều tăng so
với năm trước.
Hai là: Công ty đã tập trung vào sản xuất ra các sản phẩm có chất lường tốt, tạo
được lòng tin với những thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản.
Ba là: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phù hợp với việc sử dụng tối đa công suất máy
móc thiết bị và nguồn lực của công ty. Công suất lý thuyết đối với máy móc hiện có cảu
nhà máy là 150 tấn/ tháng, thì công suất thực tế đã đạt 120-130 tấn/ tháng
Đạt được thành công đó là nhờ công ty đã không ngừng đầu tư đổi mới máy móc
thiết bị, áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, đầu tư cho việc nhập khẩu các nguyên vật
liệu sản xuất và đảm bảo cho việc sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao đáp ứng được
yêu cầu về thông số kỹ thuật mà khách hàng yêu cầu. Đồng thời ban lãnh đạo công ty đã
áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 được tổ chức
GLOBAL của Anh cấp chứng chỉ hệ thống đạt tiêu chuẩn ISO quốc tế vào năm 2001, từ
đó cho đến nay đã phát huy được tác dụng rất tích cực là làm cho năng suất và chất lượng
tăng lên. Nhờ sản phẩm có chất lượng cao nên công ty đã có thể chiếm lĩnh được thị
trường Nhật- một thị trường khó tính.
Thành công đó còn là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ
công nhân viên trong toàn công ty. Trường hợp có những hợp đồng phải thực hiện trong
một thời gian ngắn do khách hàng có nhu cầu đột xuất hoặc có những lúc có nhiều hợp
đồng được ký cùng một lúc đến thời hạn giao hàng. Trong những trường hợp như thế tất
cả cán bộ công nhân viên toàn công ty liên tục làm việc tăng ca, không ngừng nghỉ để
đảm bảo tiến độ sản xuất, hoàn thành sản xuất và giao hàng đúng thời hạn. Kể cả khối
hành chính sự nghiệp khi cần cũng làm thêm giờ cả trong ngày nghỉ để góp phần đẩy
nhanh tiến độ sản xuất, nâng cao uy tín của công ty.
Bên cạnh đó phải kể đến đội ngũ cán bộ quản lý của công ty - nhân tố quan trọng
quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty. Công ty dệt Minh Khai có một đội ngũ cán
bộ quản lý có trình độ học vấn cao, đa số là các kỹ sư Bách Khoa, cử nhân kinh tế, có
kinh nghiệm quản lý cao, năng nổ nhiệt tình công tác, đã giúp cho công ty ổn định được
sản xuất và tới nay đang trên đà tăng trưởng mạnh. Bộ máy quản lý điều hành cũng được
công ty tiến hành cải tổ, điều chỉnh đáng kể, năng động góp phần nâng cao hiệu quả điều
hành quản lý công việc sản xuất, thiết kế cải tiến mẫu mã sản phẩm, giao dịch đàm phán
với khách hàng.
Về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, công ty liên tục đầu tư cho công tác thiết kế nên đã
sản xuất được nhiều sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng và màu sắc phong phú. Chỉ
xét ngay trong sản phẩm chủ lực là khăn bông, trong mấy năm qua công ty đã thiết kế
thêm và phát triển các sản phẩm theo xu hướng đa dạng hóa về kiểu dáng, mẫu mã và
mầu sắc. Đến nay các loại sản phẩm xuất khẩu của công ty đã phong phú hơn rất nhiều
bao gồm: khăn ăn, khăn mặt, khăn tay, khăn tắm, ga trải giường, khăn bếp, áo choàng
tắm... với nhiều kích cỡ khác nhau, màu sắc đa dạng, không bị phai màu và có in hình hoa
văn rất bắt mắt, hấp dẫn người tiêu dùng. Đặc biệt là cho tới nay sản phẩm khăn bông của
công ty đã trở nên quen thuộc và rất được người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng bởi chất
lượng tin cậy. Đó là thành công lớn mà công ty dệt Minh Khai đã đạt được, là kết quả của
sự nỗ lực cố gắng của toàn thể đội ngũ cán bộ công nhân viên công ty dệt Minh Khai.
2.3.2. Những khó khăn tồn tại
Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai đẫ có rất nhiều mặt mạnh
nhưng bên cạnh đó vẫn còn bộc lộ không ít những tồn tại sau. Những yếu kém này của
công ty nếu không được nhận thức rõ ngay từ đều và có phương hướng khắc phục sẽ cản
trở sự phát triển lâu dàI của công ty.
Một là: Công ty chưa có một chiến lược cơ cáu sản phẩm xuất khẩu dàI hạn mà chỉ
là những kế hoạch tác nghiệp dựa vào những đơn đặt hàng của các khách hàng. Điều này
dẫn đến nhiều khi công ty bị rơI vào thế bị động. Một cơ cấu sản phẩm xuất khẩu không
được xây dựng cụ thể dựa trên những thông tin thị trường đã được phân tích thấu đáo sẽ
khó thay đổi khi môI trường kinh doanh thay đổi.
Hai là: Với những sản phẩm có tỷ lệ Lợi nhuận/Chi phí cao thì lại chưa tìm được thị
trường tiêu thụ nên kim ngạch xuất khẩu của công ty còn thấp. Sản phẩm áo choàng tắm
là sản phẩm đem lại hiệu quả cao nhất nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của sản
phẩm này chỉ khoảng 10% - 20%, trong khi đó sản phẩm khăn ăn đem lại lợi nhuận
không cao nhưng tỷ lệ xuất khẩu của sản phẩm này thường cao nhất nhằm duy trì mối
quan hệ với bạn hàng, tạo việc làm cho nhân viên.
Ba là: Việc đầu tư máy móc thiết bị cho những sản phẩm cao cấp vấn chea được
công ty chú trọng nhiều. Những sản phẩm cao cấp như khăn Jacquard, áo choàng tắm là
những sản phẩm yêu cầu đòi hỏi cao về nguyên vật liệu, tay nghề nhân công đồng thời
máy móc phảI có sự đồng bộ tiến tiến; có như vậy sản phẩm sản xuất ra mới có khả năng
tiêu thụ trên thị trường đặc biệt xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Phần 3. Điều chỉnh cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt minh khai
3.1. Môi trường kinh doanh trong điều kiện mới:
3.1.1.Đối với ngành dệt may Việt Nam:
MôI trường kinh doanh hiện nay đối với toàn ngành dệt may nói chung và với
công ty dệt Minh Khai nói riêng đang có nhiều thay đổi đặc bịêt trong quá trình hội nhập
hiện nay và trong quá trình gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO). MôI trường
kinh doanh hiện nay bị ảnh hưởng tấ nhiều bởi sự lấn sân của Trng Quốc, những đòi hỏi
về chất lượng sản phẩm cũng như giá cả và các yếu tố đI kèm. Trung Quốc, nhà sản xuất
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng kim ngạch thương mại hàng dệt may toàn thế giới (370 tỉ
đô-la trong đó có 80% trị giá từ các nước đang phát triển) đã và đang chiếm thế thượng
phong. Bên cạnh đó chúng ta phảI cạnh tranh với rất nhiều các nhà sản xuất khác từ các
nước như ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Mexico, ….
Ngành dệt may nói chung đang phảI đối mặt với những vấn đề chính sau:
1. Làm sao để có sự chuẩn bị kĩ lưỡng từ chiến lược cho đến kế hoạch cụ thể.
2. Đáp ứng được nhu cầu nguyên phụ liệu một cách thông suốt và chủ động hơn. Điều
này đòi hỏi phảI có sự kết nối chặt chẽ ngành dệt và ngành may trong nước với các cơ
sở cung cấp nguyên vật liệu trong nước.
3. Có sự chủ động đến với khách hàng và có phong cách làm ăn năng động hơn, như việc
liên kết hàng dọc hoặc hàng ngang và có người giao dịch ở gần khách hàng. Tự thân
mỗi doanh nghiệp phải tìm cách tranh thủ và giữ chân khách hàng.
4. Tìm và kết nối với bạn hàng tiêu thụ trực tiếp, hiện nay khoảng 80% phần gia công
của Việt Nam đang phải thông qua nước thứ ba.
5. Làm sao cung cấp hàng nhanh với chi phí thấp, đúng hẹn, đạt chất lượng và chuyên
nghiệp hoá. Tay nghề và chất lượng hàng hoá Việt Nam cao hơn Trung Quốc. Vì vậy,
việc cạnh tranh ở dòng sản phẩm chất lượng cao, với kỹ thuật phức tạp hơn, mẫu mã
đa dạng độc đáo cần được coi trọng hơn
6. Khai thác lợi thế ổn định chính trị tại Việt Nam so với các nước trong khu vực như
Thái Lan, Indonesia để thu hút đầu tư nước ngoài.
7. Vai trò của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) càng trở nên quan trọng nhất là
trong việc khai thác, củng cố và phát triển các mạng thị trường, kết nối và xây dung
các chuỗi liên kết doanh nghiệp, tạo kỹ năng tổ chức tiếp thị quốc tế, cách bán hàng,
phương thức thanh toán, hỗ trợ tài chính, tín dụng xuất khẩu. Từ tháng 5-2004 VITAS
có đại diện lên lạc tại Châu Âu là một khở điểm tốt với dệt may Việt Nam.
Những khó khăn mà toàn ngành dệt may đang phải đối mặt được liệt kê trên một
số mặt lớn sau:
- Thiếu vốn đầu tư. Các doanh nghiệp hiện nay trong ngành dẹt may
Việt Nam hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với số vốn khiêm tốn hơn nữa khả
năng huy động vốn của các doanh nghiệp chưa cao. Việc thiếu vốn luôn là một trong
những nguyên nhân cơ bản làm giảm sút khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may
Việt Nam. Thiếu vốn chúng ta không thể có tiền đầu tư máy móc thiết, xây dựng nhà
xưởng, tìm hiểu nghiên cứu thị trường,… Vốn và lao động là hai yếu tố quan trọng
nhất đối với quá trình sản xuất của mỗi doanh nghiệp.
- Quản lý trong các doanh nghiệp còn kém. Đội ngũ quản lý chưa có
trình độ và chuyên môn. Các cán bộ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực mình
quản lý.
- Việc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường, đặc biệt cạnh tranh về giá
cả với hàng Trung Quốc.
- Sự thiếu đồng bộ trong các chính sách và quyết định của Nhà nước,
điề này ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển ổn định của mỗi doanh nghiệp. Chỉ khi
có một khung pháp lý hòn chỉnh các doanh nghiệp mới yên tâm sản xuất, điều này đòi
hỏi các cơ quan nhà nước cần xây dựng mọt hệ thống văn bản hoàn chỉnh khuyến
khích các doanh nghiệp phát triển.
- …
Ngành Dệt - May Việt Nam đang đứng trước những cơ hội và thách thức trên con
đường hội nhập và phát triển. Từng doanh nghiệp phải đối mặt và cạnh tranh gay gắt.
Không chỉ với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước mà còn với cả các
doanh nghiệp nước ngoài để tăng thị phần. Bản thân ngành Dệt - May Việt Nam cũng tự
nhận thấy năng lực còn quá nhỏ so với tiềm năng và so với ngành dệt may của một số
nước trong khu vực
Việt Nam có dân số hơn 80 triệu người với 47% dân số đang ở độ tuổi lao động và là
nguồn cung ứng lao động nhân lực trẻ và dồi dào cho ngành Dệt - May. Lao động Việt
Nam thông minh cần cù chịu khó, rất phù hợp với ngành đệt - May. Lao động Việt Nam
có giá nhân công vào loại rẻ nhất thế giới. Ví dụ: so sánh con số giá công lao động Việt
nam với các nước Asean và các nước trên thế giới. Giá công lao động Việt Nam là 0.24
USD/giờ so với 1.18USD /giờ của Thái Lan, 0.32USD/ giờ của Indo, 1.13USD /giờ của
Xingapo và 0.34USD /giờ của Trung Quốc, 0.39 USD/ giờ của Hồng Kông, 12.63USD
/giờ của Pháp và với 16.37 USD/giờ của Nhật Bản...
Nước ta nằm trong khu vực Châu á Thái Bình Dương, hiện nay làm khu vực có tốc độ
phát triển kinh tế cao nhất thế giới, trung bình đạt từ 8-10%/năm. Cũng như các nước
khác trong khu vực, Việt Nam rất năng động trong việc phát triển kinh tế. Đặc biệt hơn cả
là Việt Nam có cảng biển lớn, dài, dọc theo đất nước rất thuận lợi chi việc xuất nhập
khẩu.
Trở lại vấn đề này, trong chiến lược phát triển chung của toàn ngành đã được Chính
phủ phê duyệt đến năm 2010, ngành Dệt - May Việt Nam đã đạt mục tiêu, đạt kim ngạch
xuất khẩu 7 tỷ USD , thu hút 4 triệu lao động vào làm việc. Để đạt mục tiêu này, ngành
Dệt - May Việt Nam đang thiết kế một chương trình ”tăng tốc” khá hoàn chỉnh với ba vấn
đề cấp thiết phải tập trung giải quyết gồm: “Đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng thị trường
tiêu thị sản phẩm và vốn đầu tư cho phát triển”. Trong đó đầu tư là một trong những giải
pháp quan trọng nhất, bởi đây cũng là một biện pháp để huy động mọi nguồn nhân lực
của các thành phần kinh tế.
Nhà nước với chủ trương khuyến khích xuất khẩu, hiệp định thương mại Việt - Mỹ đã
được ký kết tháng 7 năm 2000 và tiếp tục được Thượng viện Mỹ thông qua với 88/12
phiếu ngày 03/10/2001 là một cơ hội lớn cho ngành Dệt - May nước ta, vì đây là một thị
trường khổng lồ dễ tính. Trong khi chờ đợi hiệp định được phê chuẩn để “tăng tốc”. Khi
điều kiện cho phép đặc biệt cần thiết trong giai đoạn chưa áp dụng chế độ hạn ngạch.
Với xu thế tự do hoá thương mại đối với ngành Dệt - May đang được thực hiện từng
bước theo lịch trình của Hiệp định ATC (Agreement on Textile and Clothing), theo hiệp
định này đến năm 2005 sẽ xoá bỏ toàn bộ hàng rào hạn ngạch đối với các nước thành viên
thuộc tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đây cũng là một cơ hội nhưng đồng thời cũng
là một thử thách lớn đối với ngành Dệt - May nước ta, kể cả khi ta đã là thành viên của tổ
chức này trước năm 2005.
Trong hoàn cảnh mới, ngành dệt may Việt Nam đang có nhiều cơ hội, song cũng đứng
trước những thách thức lớn. Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam có thể nêu ra
những nét chủ yếu về năng lực của ngành trong những năm tới
Bảng 3.1 :Phân tích SWOT ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới
Thế mạnh
- Có nguồn nhân công dồi dào và có trình độ
- Lương giờ bình quân thấp
- Chi phí sản xuất/1 phút thấp hơn nhiều nước
trong khu vực
- Yêu cầu đàu tư tối thiểu đối với chủ doanh
nghiệp
- Phương tiện gửi hàng và vận chuyển quốc tế
thuận lợi và có chi phí thấp
- Miễn thuế nhập khẩu đối với vật tư dùng cho
SX hàng xuất khẩu
- đội ngũ quản lý có kỹ năng kinh doanh và
đang chuyển sang hình thức tiếp cận trực tiếp
với khách hàng
Điểm yếu
- Giá trị gia tăng trong nước thấp
do duy trì quá lâu hình thức gia
công
- Chưa chủ động tạo được nguồn
nguyên liệu trong nước phù hợp
yêu cầu sản xuất hàng xuất khẩu
- Sự liên kết với khách hàng kém
phát triển: quá phụ thuộc vào đối
tác nước ngoại, ít mối liên hệ với
khách hàng cuối cùng
- Hầu như chưa có thương hiệu
riêng và chủng loại sản phẩm còn
hạn chế
- Việc đào tạo còn hạn chế, đặc biệt
đối với các nhà quản lý chuyên
ngành
- Thu nhập của phía Việt Nam chủ
yếu dựa trên chi phí gia công, vì thế
hạn chế lợi nhuận và khả năng tăng
vốn
Cơ hội
- Có cơ hội nâng cao hiệu quả và kỹ năng tiếp
thị trong gia công để chuyển sang xuất FOB
- Độ co dãn về thu nhập lớn cho they nhu cầu
thuận lợi đối với xuất khẩu
- Tỷ giá hối đoáI thực tế của VNĐ trên một số
thi trường đang yếu đI lam tăng khả năng xuất
khẩu hàng vào thị trường đó
- Một số công ty đã thành công trong phát triển
các sản phẩm đặc biệt tại thị trường ngách
- Các số liệu xuất khẩu quá khứ cho they các
thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là
EU, Nhật Bản
- Thị trường Mỹ đang có nhu cầu lớn về hàng
dệt may Việt Nam
- Cần phảI nắm bắt lấy cơ hội tại cá thị trường
mới, trong đó các Nga và Các nước SNG
Thách thức
- Tính khốc liệt trong cạnh tranh ở
tất cả các thị trường đang tăng
- AFTA sẽ giảm các hàng rào thương
mại ở Châu á và khuyến khích cạnh
tranh khu vực
- Chi phí cho các dịch vụ thuộc kết
cấu hạ tầng cao: chi phí điện
thoại, dịch vụ viễn thông, giá điện,
nước,…
- Cạnh tranh khốc liệt từ phía
Trung Quốc do ở đó công nghiệp
dệt và phụ liệu đã phát triển, và có
nguồn nhân công rẻ hơn, năng suất
lao động cao hơn
- Hiệp định dệt may Việt Nam- Mỹ
quy định việc khống chế hạn ngạch
hàng dệt may từ Việt Nam vào thị
trường Mỹ
- Trung Quốc gia nhập Tổ chức
Thương mại quốc tê WTO
3.1.2. Với công ty dệt Minh Khai :
Là một doanh nghiệp trực thuộc sở Công nghiệp Hà Nội, công ty dệt Minh Khai
trong những năm qua luôn là doanh nghiệp đI đầu. Để có được kết quả trên là sự cố gắng
của toàn thể cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp.
Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt như hiện nay dệt Minh Khai không đứng
ngoàI những ảnh hưởng đó. Công ty dệt Minh Khai vùa phảI chịu những ảnh hưởng
chung đối với toàn ngành dệt may Việt Nam tuy nhiên với những đặc điểm riêng của
mình công ty phảI chịu những cơ hội và thách thức hoàn toàn khác.
Sau đây là bảng phân tích SWOT với riêng công ty dệt Minh Khai
Bảng 3.2: Phân tích SWOT đối với công ty dệt Minh Khai
SWOT Cơ hội
*Thị trường xuất khẩu
rộng lớn.doanh nghiệp co
nhiều tiềm năng xuất
khẩu
*Nhà nước khuyến khích
các doanh nghiệp xuất
khẩu
Thách thức
*Cạnh tranh với các sả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Phân tích cơ cấu sản phẩm xuất khẩu của công ty dệt Minh Khai.pdf