Tài liệu Luận văn Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - Xã hội trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: LUẬN VĂN:
Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của
việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - xã
hội trong thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam
Lời nói đầu
Từ năm 1986 Việt Nam thực hiện việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách kế hoạch và các
công cụ khác. Quá trình chuyển tiếp đó đã đạt được những kết quả tuy là bước
đầu nhưng đáng khích lệ.
Chúng ta đã bắt đầu kiềm chế được lạm phát trong điều kiện kinh tế phải đối
phó với nhiều khó khăn và nguồn viện trợ từ bên ngoài rất hạn chế. Năm 1986 tỉ
lệ lạm phát là 487% năm 1994 đạt mức hai con số: 14%.
Tốc độ trượt giá đã từ 15 -20% một tháng vào đầu năm 1989, giảm xuống
còn dưới 4% một tháng năm 1992.Trong nông nghiệp từ chỗ hàng chục năm liên
tục phải nhập khẩu lương thực thì nay chúng ta đã đủ lương thực để phục vụ nhu
cầu trong nước và lại còn xuất khẩu một lượng đáng kể. Năm 1992, lần đầu tiên
Việt Nam xuấ...
29 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 938 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - Xã hội trong thời kỳ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của
việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - xã
hội trong thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam
Lời nói đầu
Từ năm 1986 Việt Nam thực hiện việc chuyển nền kinh tế sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của Nhà nước bằng pháp luật, chính sách kế hoạch và các
công cụ khác. Quá trình chuyển tiếp đó đã đạt được những kết quả tuy là bước
đầu nhưng đáng khích lệ.
Chúng ta đã bắt đầu kiềm chế được lạm phát trong điều kiện kinh tế phải đối
phó với nhiều khó khăn và nguồn viện trợ từ bên ngoài rất hạn chế. Năm 1986 tỉ
lệ lạm phát là 487% năm 1994 đạt mức hai con số: 14%.
Tốc độ trượt giá đã từ 15 -20% một tháng vào đầu năm 1989, giảm xuống
còn dưới 4% một tháng năm 1992.Trong nông nghiệp từ chỗ hàng chục năm liên
tục phải nhập khẩu lương thực thì nay chúng ta đã đủ lương thực để phục vụ nhu
cầu trong nước và lại còn xuất khẩu một lượng đáng kể. Năm 1992, lần đầu tiên
Việt Nam xuất khẩu gạo, đứng thứ 3 thế giới sau Mỹ và Thái lan. Quan
hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam với các nước cũng tăng nhanh, mở rộng
buôn bán với nhiều bạn hàng. Xuất khẩu năm 1989 - 1991 tăng 28% năm, thu
hút ngày càng nhiều công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với trên 400 dự án,
vốn đăng ký khoảng 3 tỷ USD. Lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ đã xoá bỏ chế
độ tem phiếu và phân phối theo định lượng. Có thể nói, chuyển sang nền kinh
tế hàng hoá nhiều thành phần, áp dụng chính sách kinh tế mở đối với cả trong
nước và ngoài nước là bứơc mở đầu đổi mới cơ bản về đường lối xuyên suốt mọi
lĩnh vực hoạt động hay nói một cách khác cơ cấu kinh tế mới bắt đầu có hiệu quả.
Tuy nhiên, trong giai đoạn đổi mới này bên cạnh những thành tựu đã đạt
được, nền kinh tế Việt Nam còn gặp không ít những khó khăn. Trước hết đó
là nguy cơ tụt hậu do: Sự thiếu triệt để của công cuộc cải cách còn đang
trong thời kỳ tranh tối tranh sáng nên chỉ cần một bước sơ hở có thể dẫn nền kinh tế
đến chỗ sụp đổ.Việt Nam đang là một nước nghèo kém phát triển, công nghiệp còn
lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật nhất là cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội quá yếu
kém, không đồng bộ dân số đông (hơn 76 triệu dân) tăng nhanh, nhiều người
không có việc làm, mức sống còn thấp, nhiều vấn đề về văn hoá - xã hội cần giải
quyết. Tốc độ phát triển của các quốc gia trong khu vực rất cao, Việt Nam nằm
trong khu vực Đông Nam á là một khu vực đang diễn ra những hoạt động kinh tế
sôi nôỉ nhất. Thứ hai là còn tồn tại những mất cân đối do: Sự phát triển thiếu
toàn diện của cơ cấu kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Thực tế cho thấy trong số
các doanh nghiệp quốc doanh chỉ có 1/3 số doanh nghiệp phát triển nhưng sự
phát triển của họ đi liền với sự đầu tư của nhà nước về vốn, đất đai và tín dụng 2/3
số doanh nghiệp còn lại làm ăn thua lỗ. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh
đóng góp đáng kể vào GNP nhưng nhìn chung chưa được quan tâm thích đáng,
đặc biệt trong việc xuất khẩu: Nhà nước chỉ cho phép các doanh nghiệp quốc
doanh được xuất khẩu những mặt hàng trọng yếu trong nền kinh tế còn các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh chỉ được xuất khẩu những mặt hàng nói chung là đóng
góp không đáng kể vào thu nhập ngân sách. Xuất phát từ tình hình thực tiễn
và cũng từ sự say mê của em khi nghiên cứu vấn đề này nên em chọn đề tài:
“Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và
ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - xã hội trong thời kỳ lên
CNXH ở Việt Nam”.
PHần A: Cơ sở khách quan của sự tồn tại kinh tế nhiều thành phần và các thành
phần kinh tế tồn tại ở nước ta I.Những vấn đề lý luận của nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần và quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - LêNin.
Quan điểm toàn diện của chủ nghĩa Mác - LêNin 1.Giải thích quan
điểm. Trong việc nhận thức cũng như trong việc xem xét các đối tượng cần phải
đứng trên quan điểm toàn diện. Như vậy câu hỏi đặt ra: quan điểm toàn diện là gì?
Quan điểm toàn diện thể hiện qua hai nguyên lý sau: a.Nguyên lý phổ biến giữa
các sự vật hiện tượng hay gọi là mối liên hệ phổ biến giữa các sự vật, hiện tượng.
Các sự vật và hiện tượng muôn hình, nghìn vẻ trong thế giới không có cái
nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể thống nhất, trong đó các
sự vật hiện tượng tồn tại bằng cách tác động lẫn nhau, ràng buộc nhau, quy định và
chuyển hoá lẫn nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật và hiện
tượng trong tự nhiên trong xã hội và trong tư duy con người mà còn diễn ra giữa
các yếu tố các mặt khác, các quá trình của mỗi sự vật hiện tượng. Có những
mối liên hệ chỉ đặc trưng cho một đối tượng hoặc một nhóm đối tượng. Nhưng
đồng thời có những mối liên hệ mang tính phổ quát cho mọi đối tượng của tồn tại,
những mối liên hệ như vậy được gọi là liên hệ phổ biến. Các mối liên hệ
giữa vai trò qui định tư cách tồn tại của sự vật hiện tượng. Với một sự vật, hiện
tượng có thể có vô lượng các mối liên hệ khác nhau. Mối liên hệ đều có những vị
trí và vai trò khác nhau trong việc quy định những tư cách tồn tại của các sự vật
hiện tượng (xét trong một điều kiện nhất định) Nguyên tắc toàn diện có nguồn
gốc từ mối liên hệ phổ biến đựơc nhận thức và được để lên thành nguyên lý chỉ
đạo phương pháp hành động và suy nghĩ. Trong nền kinh tế không có một sự kiện
kinh tế nào tồn tại trong trạng thái cô lập, tách rời những sự kiện khác mà luôn
nằm trong mối liên hệ với những sự kiện kinh tế khác. Thực tế cho thấy, giá cả
thị trường của mỗi loại hàng hoá chỉ biểu hiện ra trong mối quan hệ với sự biến
động cung - cầu về loại hàng hoá đó, trong mối quan hệ với giá cả và các loại
hàng hoá khác (tỉ giá với các loại hàng hoá bổ sung). Cũng giống như sự tác
động qua lại giữa cung cầu và giá cả trên thị trường hàng hoá, thị trường vốn, thị
trường lao động không tồn tại trong trạng thái cô lập và tách rời mà trong sự liên
hệ tác động qua lại. Chẳng hạn như mỗi sự biến động về giá cả trên thị trường
vốn (lãi suất) kéo theo hàng loạt các sự biến động lan truyền trên các thị trường
lao động, thị trường hàng hoá. Như chúng ta đã biết lãi suất trên thị trường vốn
giảm các doanh nghiệp có cơ hội mở rộng đầu tư, phát triển sản xuất làm cho giá
cả sức lao động, tiền công, tiền lương tăng lên do đó giá cả trên thị trường hàng
hoá cũng tăng lên. Nhận thức được mối liên hệ giữa các sự kiện kinh tế
nhưng vấn đề là ở chỗ chúng ta áp dụng nguyên lý này để xem xét, từ đó đề ra
đường lối chính sách trong việc tổ chức cơ cấu nền kinh tế như thế nào?
b.Nguyên lý của phép biện chứng duy vật về sự phát triển của sự vật, hiện
tượng. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - LêNin. Vận động là một khái niệm
dùng để chỉ mọi sự biến động nói chung. Mọi sự vật và hiện tượng là một
dạng của vật chất trong quá trình vận động và được đặc trưng bởi một hình thức
vận động nhất định. Mọi sự vật sự kiện trong vũ trụ tồn tại trong quá trình không
ngừng chuyển hoá từ dạng này sang dạng khác, từ hình thức này sang hình thức
khác. Bất kỳ một sự vận động nào cũng bao hàm trong một xu hướng rất nhiều
xuyên suốt quá trình từ qúa khứ đến hiện tại, đến tương lai. Trên bình diện triết
học, xu hướng vận động từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp, ngày càng
hoàn thiện và phát triển. Tuỳ theo các lĩnh vực khác nhau của thế giới vật chất
mà sự phát triển thể hiện khác nhau mà nguồn của nó là sự liên hệ, tác động lẫn
nhau giữa các mặt đối lập trong bản thân sự vật và hiện tượng. Song không nên
hiểu sự phát triển bao giờ cũng diễn ra một cách giản đơn thẳng tắp. Xét từng
trường hợp cá biệt thì có những vận động đi lên, tuần hoàn thậm chí đi xuống,
nhưng xét cả quá trình trong phạm vi rộng lớn thì vận động đi lên là khuynh
hướng thống trị. Khái quát tình hình trên, phép biện chứng duy vật khẳng định:
phát triển là khuynh hướng chung của sự vận động của sự vật, hiện tượng.
Nguyên lý về sự phát triển chỉ cho chúng ta: Muốn thực sự nắm được bản
chất của sự vật hiện tượng, nắm được khuynh hướng vận động của chúng phải có
quan điểm phát triển. Quan điểm này yêu cầu khi phân tích sự vật, hiện tượng
trong sự vận động, phải phát hiện các xu hướng biến đổi chuyển hoá của chúng,
khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ.
Nhưng trong quá trình phát triển ta phải hết sức chú ý đến việc kế thừa và
sáng tạo những thành quả mà sự vật, hiện tượng trước đã đạt được.Phát triển
không phải là vận động theo đường thẳng mà chỉ là xu hướng vận động theo hướng
tiến lên.
Đối với một nền kinh tế, xu hướng tăng trưởng tự vạch đường đi biểu hiện
xuyên qua các thời điểm mà ở đó ta có thể nhận thấy hoặc là nó đang ở trạng thái
tương đối ổn định (tổng cung = tổng cầu) hoặc là trong trạng thái mở rộng phát
triển sản xuất (tổng cung < tổng cầu) hoặc là trong trạng thái thu hẹp lại sự khủng
hoảng và sang trạng thái (tổng cung > tổng cầu). Cứ mỗi khi nền kinh tế lâm vào
thời kỳ khủng hoảng, suy thoái nếu nó không đủ sức để vượt qua đến thời kỳ hồi
phục để tăng trưởng về sau thì nó sẽ bị đào thải và loại bỏ bằng một cuộc cách
mạng xã hội hay đảo chính để thiết lập một trật tự kinh tế mới.
Vì vậy vận động bao hàm trong mình cả sự đào thải, loại bỏ, nhưng phát
triển từ thấp đến cao, từ giản đơn đến phức tạp ngày càng phát triển hoàn thiện
hơn.
Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang một nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước cơ cấu
nhiều thành phần.
Khuynh hướng vận động và phát triển trở thành một quy luật tất yếu khách
quan trong mọi sự vật và hiện tượng. Đó là một điều không thể tránh khỏi và
không xuất phát từ ý muốn chủ quan của con người dù sự vận động ấy có thể diễn
ra sớm hay muộn.
2. Phân tích quan điểm toàn diện trên góc độ kinh tế.
Đại hội lần thứ VI của Đảng (1986) đã đề ra việc tiến hành đổi mới toàn
diện, trên mọi mặt của đời sống xã hội nhằm phát triển đất nứơc và cũng nhờ đó
chúng ta đã đứng vững trước cuộc khủng hoảng của hệ thống chủ nghĩa xã hội.
Nước ta xuất phát từ một nước phổ biến là sản xuất nhỏ, lực lượng sản xuất
phát triển không đều và do đó các thành phần kinh tế khác nhau cùng tồn tại. Nếu
để phát triển tự phát trong nền kinh tế th ị trường thì theo logic tự nhiên, nền kinh
tế nước ta sẽ đi đến chủ nghĩa tư bản. Vì thế một vấn đề đặt ra là nền kinh tế
nhiều thành phần đi lên chủ nghĩa xã hội của ta chỉ có phù hợp với quá trình lịch
sử tự nhiên hay không?
Tại đại hội VII Đảng ta lại tiếp tục khẳng định công cuộc đổi mới được khởi
xướng từ Đại hội VI, đồng thời cũng khẳng định con đường phát triển của theo
định hướng xã hội chủ nghĩa. Một trong những đổi mới quan trọng nhất là xây
dựng một mô hình xã hội với nền kinh tế nhiều thành phần vận động theo cơ chế
thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước.
Xét trên tổng thể xã hội, mỗi thành phần kinh tế là một hệ thống có những
phương án kinh doanh riêng rất khác nhau về nôị dung, chỉ tiêu và các bứơc đi để
thích ứng một cách nhanh nhạy, chính xác với mọi biến đổi về nhu cầu của xã
hội. Do vậy mỗi thành phần kinh tế đều có một vị trí và vai trò riêng trong quá
trình phát triển kinh tế.
Mặt khác, sức mạnh cá biệt của từng thành phần chỉ có thể phát huy được
trong những điều kiện cụ thể, trong những lĩnh vực nhất định, nghĩa là nếu chúng
tồn tại biệt lập thì mỗi thành phần kinh tế không có khả năng khai thác có hiệu
quả c ác nguồn nhân lực và tài lực ở từng ngành và từng vùng nhất định. Nhu cầu
khai thác triệt để mọi tiềm năng của đất nước, gắn phát triển sản xuất với phát
triển xã hội, gắn giải quyết việc làm ổn định và cải thiện đời sống nhân dân vv...
qui định sự hiệp tác giữa các thành phần kinh tế. ở đâu và khi nào còn tồn tại nhu
cầu này thì quan hệ giữa các thành phần kinh tế còn tồn tại. Toàn bộ những quan
hệ này hợp thành cấu trúc của hệ thống kinh tế nhiều thành phần mà nên tách khỏi
hệ thống sẽ không hiểu được vị trí và vai trò riêng của từng thành phần.
Vì thế quan hệ giữa các thành phần kinh tế là quan hệ phổ biến mà sự phát
triển của những quan hệ đó mà quá trình từng bứơc xã hội hoá sự phát triển của
lực lượng sản xuất.
Quá trình xã hội hoá của các lực lượng sản xuất luôn luôn diễn ra trong cơ
chế thị trường. Cơ chế thị trường định hướng quan hệ giữa các thành phần kinh
tế cả trong quan hệ quốc gia lần trong quan hệ quốc tế theo nguyên tắc các bên
cùng có lợi.
Nguyên tắc này là nguyên tắc hoạt động của các thành phần kinh tế trong
quá trình hợp tác.
Việc thực hiện nguyên tắc này làm cho những ưu thế riêng của các thành
phần kinh tế trong việc phát triển lực lượng sản xuất đều được phát huy. Các
thành phần một mặt vừa kết hợp với nhau, vừa bổ sung cho nhauvà dođó gắn yếu
tố truyền thống đã được chọn lọc trong quá trình phát triển xã hôị với yếu tố hiện
đại, gắn các trình độ phát triển khác nhau của lực lượng sản xuất tạo thành “Lực
lượng sản xuất mới” kết hợp sự biến đổi về lượng với sự thay đổi về chất làm
cho các thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển. Mặt khác, cơ chế thị trường
với sự tác động của quy luật giá trị, qui luật cung - cầu buộc các thành phần kinh
tế trong kinh daonh cạnh tranh với nhau quyết liệt và kết quả là dẫn đến sự phát
triển của sản xuất, đổi mới công nghệ đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp
phần xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của toàn xã hội. Trong cạnh tranh, thành
phần kinh tế nào có cơ chế hoạt động thích hợp sẽ có nhịp độ phát triển nhanh
hơn, tạo thành sự phát triển không đều, đặc biệt ở những vùng và những ngành có
quan hệ trực tiếp với thị trường thế giới thì sự phát triển của các thành phần kinh
tế đó sẽ diễn ra với tốc độ nhanh chóng, tạo thành các bước nhảy vọt về chất, phá
vỡ tính cân bằng chính thể. Đó chính là nguyên nhân đưa đến các cuộc khủng
hoảng. Vì vâỵ, xuất hiện nhu cầu điều chỉnh tự giác nền kinh tế nhiều thành phần
hoạt động theo cơ chế thị trường nhằm đảm bảo khai thác và phát triển toàn bộ
những năng lực sản xuất hiện có.
Nhà nước với tư cách là người đại diện cho mục tiêu phát triển chung của
toàn hệ thống kinh tế phải đóng vai trò chủ đạo trong việc điều tiết nền kinh tế
trên tầm vĩ mô, bảo đảm tỷ lệ phát triển cân đối và nhịp nhàng giữa các thành
phần kinh tế - xã hội.
II. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
1. Tính tất yếu khách quan trong việc phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần.
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, khu vực kinh tế
Nhà nước đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế phục
vụ cho tiền tuyến. Chúng ta không thể phủ nhận những đóng góp và thành quả mà
khu vực kinh tế đã đạt được.
Năm 1975 đất nước thống nhất. Chúng ta đã duy trì một nền kinh tế tập
trung với những tham vọng không thể thực hiện được đó là tập trung phát triển
công nghiệp nặng đồng thời phát triển toàn diện công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
Nguồn lực của một nền kinh tế bao gồm ba yếu tố: Vốn, lao động, công nghệ. Thời
gian này chúng ta chưa thể có đầy đủ cả ba yếu tố.
Thứ nhất, đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh của cải đổ vào phục vụ cuộc
kháng chiến rất nhiều nên vốn tích luỹ trong nước không còn là bao.
Thứ hai, cơ sở hạ tầng và máy móc trang thiết bị chiến tranh tàn phá nặng
nề.
Khi mà đầu vào chưa có đủ thì chắc chắn chúng ta không thể phát triển nền
kinh tế có hiệu quả được. Chính vì phát triển nền kinh tế một cách thiếu toàn
diện nên nền kinh tế sa sút, người dân mất lòng tin với Đảng và Nhà nước.
Tình hình trong nước là như thế, trong khi đó trên thế giới các mức trong
khu vực đã và đang thực hiện một nền kinh tế hỗn hợp có hiệu quả.
Vì vậy năm 1986, chúng ta chuyển nền kinh tế từ cơ chế tập trung quan liêu
bao cấp sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
Cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều thành phần đó là do còn nhiều thành
hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất. Đại hội Đảng VII đã khẳng định
các thành phần kinh tế đang tồn tại khách quan tương xứng với tinhs chất và trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn lịch sử hiện nay đó là: thành
phần kinh tế quốc doanh tập thể, cá thể, tư nhân tư bản chủ nghĩa và tư bản Nhà
nước.
Nền kinh tế nhiều thành phần trong sự vận động của cơ chế thị trường ở nước
ta là nguồn lực tổng hợp to lớn để đưa nền kinh tế vượt khỏi thực trạng thấp kém,
đưa nền kinh tế hàng hoá phát triển kể cả trong điều kiện ngân sách Nhà nứơc
hạn hẹp.
Nền kinh tế nhiều thành phần vừa phản ánh tính đa dạng phong phú trong
việc đáp ứng nhu cầu xã hôị vừa phản ánh tính chất phức tạp trong việc quản lý
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, việc “phát triển kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần phải đi đôi với tăng cường quản lý của Nhà nứơc về kinh tế xã hội”.
2.Những quan điểm chung về việc phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần tồn tại trong nó những kiểu sản xuất
hàng hoá không cùng bản chất, vừa thống nhất vừa mâu thuẫn với nhau.
Tính thống nhất các thành phần kinh tế thể hiện:
Các thành phần kinh tế trong quá trình vận động không biệt lập nhau mà gắn
bó, đan xen xâm nhập lẫn nhau thông qua các mối liên hệ kinh tế vì chúng đều là
các bộ phận của hệ thống phân công lao động xã hội thống nhất.
Sự thống nhất các thành phần kinh tế còn vì có yếu tố điều tiết thống nhất
đó là hệ thống các quy luật kinh tế đang tác động trong thời kỳ quá độ và thị
trường thống nhất.
Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế với nhau thể hiện : Mâu thuẫn giữa
công hữu và tư hữu, giữa tư nhân với tập thể, với Nhà nước giữa xu hướng tư bản
chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
Mâu thuẫn là cội nguồn của mọi sự vận động và phát triển. Trong hệ thống
kinh tế thống nhất của nền kinh tế quá độ chứa đựng những sự đối lập, những
khuynh hướng đối lập, một mặt bài trừ, phủ định lẫn nhau, cạnh tranh với nhau
mặt khác chúng thống nhất với nhau, thâm nhập, nương tựa vào nhau để tồn tại và
phát triển thông qua hợp tác và cạnh tranh, liên kết, liên doanh.
Các thành phần kinh tế đều được thừa nhận tồn tại khách quan và Nhà nước
tạo điều kiện và môi trường để chúng tồn tại trên thực tế.
Đối với doanh nghiệp Nhà nước, trước mắt và trong tương lai vẫn có vai trò
hết sức quan trọng có tính chất then chốt trong nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trên
một số lĩnh vực. Tuy vậy cũng không nên để cho các dn Nhà nước tồn tại tràn
lan, nhất là những cơ sở doanh nghiệp Nhà nước không nhất thiết phải nắm. Cần
tổ chức, sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nước theo hướng củng cố, kiện toàn để
các doanh nghiệp này hoạt động có hiệu quả và làm tốt chức năng, nhiệm vụ của
mình là một loại công cụ, là cơ sở vật chất -kỹ thuật của Nhà nứơc có tác động
điều tiết nền kinh tế.
Việc sắp xếp lại các doanh nghiệp Nhà nứơc có thể thực hiện theo các
hướng:
Đầu tư tập trung ưu tiên cho các loại doanh nghiệp Nhà nước theo thứ tự:
Thứ nhất, làm ăn có hiệu quả.
Thứ hai, đang hoạt động trong những ngành có vị trí then chốt và chiến lược
quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân.
Thứ ba, đang hoạt động trong những ngành có điều kiện phát triển kỹ thuật
và công nghệ tiến tiến, qua đó có thể tạo ra được cơ sở để cải tiến cơ cấu công
nghiệp, hiện đại hoá nền kinh tế.
Đối với các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả trong các ngành không
quan trọng thì chuyển đổi sở hữu, sáp nhập, giải thể, cho thuê hoặc bán đấu giá.
Đối với các doanh nghiệp Nhà nước khác, khuyến khích các doanh
nghiệp tự bỏ vốn để đầu tư cải tạo, mở rộng sản xuất - kinh doanh và vay vốn theo
nguyên tắc “tự vay tự trả”.
Điều quan trọng là phải chuyển các doanh nghiệp Nhà nước sang hoạt động
theo cơ chế thị trường và trở thành một chủ thể sản xuất - kinh doanh thực sự.
Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Chính sách phát triển các loại
hình doanh nghiệp ngoài quốc doanh phải được xây dựng trên quan điểm:
Không giới hạn sự phát triển.
Cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện quy định của Nhà nứơc được
mở rộng các hoạt động xuất nhập khẩu và liên kết kinh tế với nứơc ngoài.
Ngành nghề, thời gian và địa bàn hoạt động của doanh nghiệp phải theo
đúng quy định của Nhà nước.
Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức theo các hình thức sở hữu đan
xen.
Với quan điểm này, các chính sách phát triển kinh doanh là một thể thống
nhất không phân biệt thành phần sở hữu và cơ quan chủ quản các hình thức sở hữu
đan xen nhau sẽ tạo nguồn động lực mới cho sự phát triển của các thành phần kinh
tế.
Phần B:
Thực trạng phát triển nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần ở Việt Nam
I.Khái quát.
1/ Trong thời kỳ đầu cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, các xác
định quốc doanh (doanh nghiệp Nhà nước) là lực lượng kinh tế chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân. Chúng được hình thành từ ba nguồn sau đây:
Thứ nhất: xây dựng mới bằng các nguồn vốn của ngân sách Nhà nước, nguồn
vốn viện trợ hoặc vốn đi vay (của Liên Xô cũ), Trung Quốc và các nước xã hội
chủ nghĩa khác trong thời kỳ đó.
Thứ hai: quốc hữu hoá các xí nghiệp tư nhân của các nhà tư bản mại bản dân
tộc đã ra nước ngoài hoặc các xí nghiệp Nhà nước ở chế độ cũ.
Thứ ba: biến các xí nghiệp tư nhân của các nhà tư bản dân tộc thành các xí
nghiệp công tư hợp doanh, và sau đó thành các xí nghiệp quốc doanh.
Cơ chế quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa lúc đó là cơ chế kế hoạch hoá tập
trung quan liêu, bao cấp, tất cả đều do ngân sách Nhà nước cấp và tất cả phải nộp
vào ngân sách Nhà nước.
Trong nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ:
Các doanh nghiệp Nhà nước chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối trong các
ngành công nghiệp, thương nghiệp, giao thông vận tải và xây dựng. Kinh tế tập thể
chiếm tỷ trọng rất lớn trong các ngành công nghiệp.
Doanh nghiệp Nhà nước hoạt động hầu hết trong mọi lĩnh vực của nền
kinh tế.
Các doanh nghiệp đều có cơ chế quản lý kế hoạch hoá tập trung quan
liêu, bao cấp chi phối, hiệu quả kinh tế kém.
Dưới ánh sáng đường lối của Đảng, trong mấy năm qua chúng ta đạt được
những thành tự đáng kể trong tăng trưởng kinh tế, mở rộng thị trường. Hàng hoá
phong phú cả về chủng loại, mẫu mã và chất lượng. Lạm phát được kiềm chế, giá
cả dần dần được ổn định. Đời sống cán bộ công nhân viên chức và nhân dân bước
đầu được cải thiện.
Từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế tị
trường, doanh nghiệp đã được “cởi trói”. Doanh nghiệp Nhà nước được quyền tự
chủ về nhiều mặt, tự chịu trách nhiệm về đầu vào và đầu ra trong sản xuất - kinh
doanh, tự mua bán vật tư và sản phẩm.
Các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể sau nhiều năm bị cấm đoán, nay được
tự do sản xuất - kinh doanh trở thành người bạn đồng hành trong nền kinh tế hàng
hoá nhiều thành phần. Sự phát triển và cạnh tranh của các doanh nghiệp tư nhân,
doanh nghiệp hợp doanh trong nước với nước ngoài được thừa nhận.
Việt Nam từ một nền kinh tế khép kín đã và đang dần chuyển sang nền kinh
tế mở, có điều kiện tiếp xúc với thị trường thế giới, với kỹ thuật và công nghệ sản
xuất tiên tiến, với mô hình tổ chức và phương pháp quản lý mới, hiện đại. Mọi
thành phần kinh tế, mọi loại hình doanh nghiệp được tự do cạnh tranh và phát triển
trong môi trường mới.
Những thắng lợi bước đầu rất quan trọng đó của công cuộc đổi mới đất nước
được thể hiện ở tốc độ tăng trưởng phát triển kinh tế trong mấy năm gần đây và ở
cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ.
a)Về tăng trưởng kinh tế:
Trong năm 1922, tuy nền kinh tế của nước ta còn gặp nhiều khó khăn, song
đó cũng là năm đầu tiên chúng ta đã hoàn thành toàn diện và vượt mức các chỉ tiêu
chủ yếu của kế hoạch Nhà nước. So với năm 1991, tổng sản phẩm trong nước tăng
10% thu nhập quốc dân tăng 7,5% giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 15%.
Tình hình sản xuất của năm 1993 tiếp tục tăng so với năm 1992.
b)Về cơ cấu kinh tế theo ngành nghề.
Đại hội Đảng lần thứ VI, trên cơ sở nhận rõ và phê phán những thiếu sót, sai
làm trước đây đã đề ra chủ trương xây dựng và phát triển kinh tế phục vụ các
chương trình kinh tế lớn của đất nước trong giai đoạn trước mắt và lâu dài: sản
xuất lương thực, hàng tiêu dùng và xuất khẩu.
Thực hiện chủ trương đó, cơ cấu kinh tế ngành được thay đổi một bước cơ
bản, phù hợp với nền kinh tế thị trường ngày càng mở rộng, tạo ra một bước phát
triển mới trong việc phục vụ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cấp thiết và ngày càng lớn
của nhân dân ta sau những năm chịu đựng thiếu thốn do chiến tranh kéo dài.
Cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu trong mấy năm gần đây cũng được đổi mới.
Tỉ trọng hàng thành phẩm xuất khẩu tăng lên, năm 1990, tỉ trọng đó là 8% năm
1991 tăng lên 17%. Tỉ trọng hàng nhiêu liệu, khoáng sản nhập khẩu giảm từ 31,4%
năm 1990 xuống 21,4% năm 1991. Tổng kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 1986 - 1990
đạt 6,85 tỷ rúp/đô la: bằng 2,37 lần so với thời kỳ 1981 - 1985, tốc độ tăng bình
quân hàng năm là 27%. Năm 1990 xuất khẩu đạt 2,2 tỷ rúp/ đôla, so với năm 1985
bằng 3,27 lần. Năm 1991, kim ngạch xuất khẩu so với năm 1990 tăng 14,7%.
Trong lúc đó kim ngạch nhập khẩu tăng chậm hơn. Năm 1990, kim ngạch nhập
khẩu đạt 2,5 tỷ rúp/đô la bằng 1,4 lần so với năm 1985, năm 1991 đạt 2,2 tỷ
rúp/đôla, giảm 11,1% so với năm 1990.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa hình thành và tạo nên được những ngành mũi
nhọn của công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, nhằm làm chủ thị trường trong
nước và cạnh tranh trên thị trường nước ngoài.
c)Về cơ cấu kinh tế nhiều thành phần:
Chuyển một nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung với thành phần kinh tế
thuần nhất sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một bước đổi mới quan
trọng. Chúng ta không đặt nền kinh tế hàng hoá đối lập với chủ nghĩa xã hội,
không coi kinh tế tư nhân, cá thể là kẻ thù của chủ nghĩa xã hội, mà coi là bạn
đồng hành của kinh tế Nhà nước trên con đường phát triển kinh tế của đất nước.
Với quan điểm đó, kinh tế tư nhân được phục hồi và phát triển, đã và đang có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Tỉ trọng kinh tế tư nhân trong từng
ngành và toàn bộ nền kinh tế quốc dân đều tăng lên với mức độ khác nhau. Tỉ
trọng thành phần kinh tế quốc doanh giảm tương ứng.
Theo tài liệu của Tổng cục Thống kê năm 1988, tỉ trọng kinh tế quốc doanh
giảm xuống còn 30,5%, tỉ trọng kinh tế ngoài quốc doanh tăng lên: 69,5%. Đến
năm 1991, kinh tế quốc doanh chiếm 37%, ngoài quốc doanh chiếm 63%. Thu
nhập quốc dân và tổng sản phẩm sản xuất ra của kinh tế ngoài quốc doanh ngày
càng tăng.
Năm 1994, đất nước bắt đầu thực hiện quá trình công nghiệp hoá -hiện đại
hoá với chiến lược phát triển các thành phần kinh tế hướng ra xuất khẩu. Chuyển
dịch cơ cấu các thành phần kinh tế phải phát triển thế mạnh tổng hợp của các
thành phần kinh tế, điều quan trọng là phải tạo ra môi trường tự do để tất cả các
thành phần kinh tế có thể xuất khẩu.
Để tạo nguồn tích luỹ trong nước và để phù hợp với trình độ khoa học - công
nghệ trong nước, nhiệm vụ đầu tiên chúng ta thực hiện đó xuất khẩu sản xuất thô
hay chúng ta “bóc” tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Hiện nay một số mặt hàng
xuất khẩu chủ yếu là: dầu lửa, than đá, gạo.
Việt Nam còn phải nhập khẩu hầu hết những linh kiện điện tử và đồ điện dân
dụng từ nước ngoài. Vì vậy nhiệm vụ thứ hai đặt ra là sản xuất thay thế hàng nhập
khẩu.
Đất nước đang đứng trước mâu thuẫn giữa yêu cầu đổi mới trang bị kỹ thuật -
công nghệ phát triển sản xuất trong nền kinh tế quốc dân với khả năng tiền vốn eo
hẹp của ngân sách và sức ép của lực lượng lao động dôi dư cần được giải quyết
việc làm. Trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá này làm thế nào chúng ta
khuyến khích phát triển toàn diện các thành phần kinh tế hướng ra xuất khẩu, nhất
là ở vùng nông thôn có những làng nghề truyền thống mà lâu nay bị mai một, cầu
phục hồi phát triển để tạo ra nhiều hàng hoá xuất khẩu thu ngoại tệ, góp phần tích
luỹ vốn nhằm đổi mới trang thiết bị kỹ thuật và công nghệ theo hướng hiện đại?
II.Thực trạng phát triển của các thành phần kinh tế hiện nay.
Các thành phần kinh tế Việt Nam dựa trên ba hình thức sở hữu: Nhà nước, tư
nhân, hỗn hợp.
1/ Thành phần kinh tế Nhà nước:
Thành phần này dựa trên chế độ sở hữu Nhà nước về những tư liệu sản xuất
chủ yếu, gồm những đơn vị kinh tế mà toàn bộ số vốn thuộc về Nhà nước hoặc
phần của Nhà nước chiếm tỉ trọng khống chế.
Theo số liệu thống kê, đến năm 1989 cả nước có 12.084 doanh nghiệp Nhà
nước, với số vốn khoảng 10USD, trong đó các doanh nghiệp Nhà nước trong
ngành công nghiệp chiếm 49,3% tổng số vốn xây dựng 9%, nông nghiệp 8,1%.
Lâm nghiệp 1,2%. Giao thông vận tải 14,8%; thương nghiệp 11,57%, các ngành
khác 5,9%.
Hàng năm, thành phần kinh tế Nhà nước đã tạo ra khoảng 35 - 40% GDP và
22 - 30% GDP, đóng góp từ 60 - 80% tổng số thu ngân sách.
Nhìn tổng quát, toàn bộ khu vực kinh tế Nhà nước chưa tự đảm bảo tái sản
xuất giản đơn. Sự tăng trưởng hàng năm của khu vực kinh tế Nhà nước chủ yếu do
việc gia tăng lượng vốn và lao động. Số đóng góp của khu vực kinh tế Nhà nước so
với số chi của ngân sách Nhà nước cho khu vực này từ năm 1990 trở về trước là
1:3.
Sau ba năm cấu trúc lại và chuyển đổi cơ chế nhìn chung năm 1991 khu vực
kinh tế Nhà nước có một số chuyển biến bước đầu. Các doanh nghiệp Nhà nước,
đặc biệt là các doanh nghiệp do Trung ương quản lý trong ngành công nghiệp,
thương nghiệp, giao thông vận tải và bưu điện viễn thông đã từng bước thích nghi
với cơ chế thị trường nên đã đi dần vào thế ổn định.
Nhưng những điểm sáng này chưa nhiều. Sự khởi sắc của chúng vẫn chưa có
cơ sở chắc chắn và lâu bền. Số doanh nghiệp Nhà nước đang trong tình trạng phá
sản hoặc có nguy cơ phá sản, đình đốn vẫn chiếm quá nửa số doanh nghiệp Nhà
nước hiện có.
Kết quả điều tra gần đây cho thấy, trong quá trình vận hành cơ chế quản lý
mới, kinh tế Nhà nước cũng bộc lộ nhiều mặt yếu kém và hạn chế.
Một là, đại bộ phận doanh nghiệp Nhà nước còn gặp nhiều khó khăn như
thiếu vốn, thiếu thị trường, bị thua lỗ triền miên, phải “ăn dần” vào vốn. Hiện nay,
trong tổng số doanh nghiệp Nhà nước, chỉ khoảng 20 - 25% (chủ yếu là doanh
nghiệp Nhà nước trung ương) có lãi, 30 - 35% hoà vốn, còn lại khoảng 40% (chủ
yếu là doanh nghiệp địa phương) bị lỗ vốn. Số doanh nghiệp thua lỗ chiếm tới
38% số tài sản cố định và 33% số lao động. Tình hình phổ biến là thiếu việc làm,
thừa nhân lực, đặc biệt trong thương nghiệp, xây dựng, thừa khoảng 40 - 50% số
lao động hiện có. Hiện nay có khoảng 80 - 90% số doanh nghiệp Nhà nước quận,
huyện, 50 - 60% số doanh nghiệp Nhà nước cấp tỉnh thuộc tất cả các ngành kinh tế
đang trong tình trạng đình đốn, không có khả năng hoạt động. Số doanh nghiệp
này hầu hết là quy mô bé, kỹ thuật và công nghệ lạc hậu, không đồng bộ, sản phẩm
làm ra kém chất lượng.
Hai là, nhìn chung các doanh nghiệp Nhà nước có hiệu quả thấp, mới huy
động khoảng 40 - 50% năng lực sản xuất. Hệ số sinh lời của vốn cố định trong
kinh tế Nhà nước bình quân chỉ đạt 7% năm, trong đó, ngành công nghiệp 3%,
giao thông vận tải 2%, thương nghiệp 2%. Hệ số sinh lời vốn lưu động cũng chỉ
đạt 11%/ năm, trong đó các ngành tương ứng đạt 10,6%, 9,4%, 9,5%. Mức tiêu
hao vật chất cho một đơn vị giá trị tổng sản phẩm xã hội cao hơn so với kinh tế
ngoài quốc doanh và gấp 1,3 - 2,2 lần mức trung bình trên thế giới.
Mặt hàng làm ra đơn điệu, chậm cải tiến mẫu mã, chất lượng thấp và không
ổn định, chỉ khoảng 15% số loại sản phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, 65% đạt tiêu
chuẩn trung bình, 20% đạt chất lượng kém và quá kém.
Ba là, tài sản, vốn của Nhà nước giao cho doanh nghiệp phổ biến là không
được bảo tồn và phát triển, năng lực sản xuất không được mở rộng và tái tạo,
ngược lại bị thất thoát, hư hỏng, lãng phí nhiều nhưng không biết quy trách nhiệm
về ai.
Trong những năm gần đây, không ít doanh nghiệp đã lợi dụng những kẽ hở
của cơ chế quản lý mới chưa được hoàn chỉnh và đồng bộ để mua đi bán lại tài
sản, vật tư, khai báo sai doanh thu, định ra những chế độ chi tiêu, phân phối rất tuỳ
tiện trong đơn vị khác để chia chác, làm giàu cho cá nhân, vi phạm lợi ích Nhà
nước.
Tình hình nêu trên đã làm cho vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước bị lu mờ,
nhất là trong điều kiện Nhà nước khuyến khích các thành phần kinh tế khác phát
triển, tạo ra môi trường cạnh tranh theo cơ chế thị trường.
Vì vậy việc đánh giá kinh tế Nhà nước ở nước ta cần phải đứng trên quan
điểm lịch sử mà phán xét một cách khách quan, toàn diện. Không nên chỉ đơn
thuần dựa vào những yêu cầu của một nền kinh tế hàng hoá mà phê phán có tính
một chiều, phủ nhận mọi sự đóng góp quan trọng của kinh tế Nhà nước, thậm chí
đi đến chỗ cực đoan muốn xoá bỏ nó. Phải nghiêm túc vạch ra những yếu kém của
nó để khắc phục, làm cho kinh tế Nhà nước chẳng những hoạt động có hiệu quả về
mặt kinh tế, mà còn làm tròn được trách nhiệm về mặt xã hội.
2/ Thành phần kinh tế tập thể:
Thành phần kinh tế tập thể dựa trên sở hữu hỗn hợp gồm các đơn vị kinh tế
do những người lao động tự nguyện góp vốn, góp sức kinh doanh theo nguyên tắc
tự nguyện, dân chủ, bình đẳng cùng có lợi.
Trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu, bao cấp, các loại hình hợp tác
này được Nhà nước bảo trợ áp dụng nhiều chính sách ưu tiên cung cấp tư liệu sản
xuất, nguyên vật liệu, giá cả, bảo tiêu. Đồng thời nó phải thực hiện các nhiệm vụ
sản xuất - kinh doanh theo các chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Thành phần kinh
tế tập thể được xem là trợ thủ đắc lực, là bạn đồng hành của các doanh nghiệp Nhà
nước.
a)Kinh tế tập thể trong nông nghiệp:
Trước yêu cầu khách quan về việc đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp,
ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị đã đề ra Nghị quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế
nông nghiệp nhằm giải quyết tốt hơn lợi ích của người lao động.
Với chính sách “khoán 10”: giao ruộng, giao đất cho người nông dân, làm
bao nhiêu hưởng bấy nhiêu, quá trình sản xuất nói chung được khép kín trong từng
hộ. Theo kết quả điều tra năm 1990việc phân chia lợi ích trong hợp tác xã hợp lý
hơn lợi ích xã viên tăng lên (Nhà nước 12,8%, tập thể 16,54%, xã viên được nhận
70,59%, sau khi trừ chi phí còn được hưởng 44,65%). Đây là một trong những yếu
tố cơ bản đưa đến chỗ sản lượng lương thực bình quân thời kỳ 1989 - 1992 đạt
22,2 triệu tấm/năm, riêng năm 1992 đã đạt 24 triệu tấn, biến nước ta từ chỗ thiếu
lương thực triền miên đến đủ và có thừa.
ở một số nơi đã xuất hiện một số loại hình hợp tác xã kiểu mới và có số
người nông dân tự nguyện tham gia và góp cổ phần, lời ăn, lỗ chịu. Những loại
hình này đang phát huy tác dụng và làm ăn có hiệu quả.
Tuy nhiên khi hoàn cảnh và điều kiện thay đổi mô hình này đã bộc lộ những
thiếu sót, yếu kém sau:
Thứ nhất: chúng ta tiến hành cải tạo nông nghiệp chủ ý nhiều đến thay đổi
chế độ sở hữu với tư liệu sản xuất, mà hầu như thiếu sự quan tâm đến việc tổ chức
lại sản xuất theo phương thức của nền sản xuất tiến bộ, và không coi trọng đúng
mức lợi ích cá nhân của người lao động, do đó người nông dân không gắn với
ruộng đất, bởi vì phần thu nhập không những quá ít ỏi mà còn mang tính bình quân
giữa những người đóng góp công sức nhiều với người đóng góp ít.
Thứ hai: Bộ máy quản lý hợp tác xã cồng kềnh, quan liêu, cán bộ nói chung
thiếu năng lực tổ chức, quản lý do ít được đào tạo và chất lượng đào tạo kém.
Vì vậy để có thể phát triển thành phần kinh tế tập thể có hiệu quả chúng ta
phải coi trọng kết hợp hài hoà giữa ba lợi ích: xã hội, tập thể, cá nhân, vì đó là cơ
sở để phát huy các động lực cá nhân, tập thể, xã hội. Mỗi lợi ích có phạm vi nhất
định, song sự thống nhất giữa ba lợi ích sẽ phát huy ảnh hưởng tích cực đến kết
quả sản xuất.
Với sự nghiệp đổi mới một cách căn bản và toàn diện, thành phần kinh tế tập
thể trong nông nghiệp sẽ tạo ra sức sản xuất mới, đưa nông nghiệp và nông thôn
phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.
b)Trong công nghiệp:
So hợp tác xã thương nghiệp từ 32.034 năm 1988 giảm còn 21.901 năm
1989; 13.086 năm 1990 và 9.660 năm 1991. Mức sản xuất cua những hợp tác xã
này năm 1989 giảm 36,1% và năm 1991 giảm 47% so với năm trước. Vì lẽ đó,
mức đóng góp của chúng trong giá trị tổng sản lượng của toàn ngành công nghiệp
tính theo giá cố định năm 1982 giảm dần, năm 1988 giảm 23,9%, năm 1989 giảm
15,8%, năm 1990 giảm 13,7% và năm 1991 giảm 6,8%.
c)Trong thương nghiệp:
So với năm 1986, đến năm 1991 chỉ còn khoảng 25% số hợp tác xã mua bán
còn hoạt động, còn gắn 3.300 hợp tác xã đã giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.
Tương ứng với tình hình này, vai trò của hợp tác xã mua bán trong thị trường xã
hội cũng giảm sút nghiêm trọng: tổng mức bản lề hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng xã
hội từ 25 - 30% những năm 1980 - 1985, xuống còn 14,6% năm 1986: 12,6%; năm
1987: 9,2% năm 1988 6,1% năm 1989: 2,7% năm 1990 va chỉ còn 1,8% năm
1991.
Sở dĩ các hợp tác xã mua bán lâm vào tình trạng hiện nay là do:
Trong quá trình thành lập và phát triển ca s hợp tác xã đã không nhất
quán những nguyên tắc cơ bản của tổ chức kinh tế tập thể là tự nguyên, cùng có
lợi, quản lý dân chủ. Vừa qua, nhiều tổ chức hợp tác xã đã hoạt động cũng như mô
hình thương nghiệp quốc doanh.
Phương thức hoạt động không bám sát mục tiêu và nhiệm vụ khí sáng lập,
nhiều tổ chức hợp tác xã dần dần trở thành tổ chức đi buôn kiếm lời cho mỗi nhóm
người.
Vốn ít, không am hiểu thị trường nên hoạt động bị thua lỗ, mất vốn.
Nhận thức của các cấp quản lý, nhất là chính quyền huyện, tỉnh, không rõ
đối với loại hình kinh tế này, hoặc can thiệp quá sâu vào hoạt động của nó, hoặc
sát nhập, giải thể một cách tuỳ tiện.
Phát triển tổ chức tràn lan. ở những nơi hợp tác xã được xây dựng xuất
phát từ phong trào, chứ không vì nhu cầu người tiêu dùng: do vậy nhiều hợp tác xã
ở thành phố cho tư thương đội lốt kinh doan nhằm trốn thuế.
Tuy các hợp tác xã mua bán đã phân rã hàng loạt, song không thể vì vậy mà
phủ nhận hoàn toàn vai trò của loại hình này. Trước hết cần khẳng định, trong điều
kiện một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xây dựng như nước ta, thì hợp
tác xã là hình thức tổ chức kinh tế hợp lý nhất. Nó dễ tập hợp các hộ nông dân lại
để sản xuất, kinh doanh trên nguyên tắc bình đẳng tự nguyện, cùng có lợi. Trong
thời gian tới, cần từng bước củng cố loại hình hợp tác xã mua bán ở nước ta, nhất
là ở nông thôn.
Quan điểm đổi mới với hợp tác xã là:
Trả lại cho hợp tác xã cái bản chất của mình - là tổ chức kinh tế tự
nguyên của nhân dân lao động, thực hiện chức năng mối dây liên kết những người
sản xuất nhỏ với thị trường.
Hợp tác xã hoạt động tự do, bình đẳng với các thành phần khác trên thị
trường. Nhưng do điều kiện và vị trí của mình, hợp tác xã cần chú trọng thành lập
mối liên hệ kinh tế với thương nghiệp quốc doanh.
Quán triệt nguyên tắc quản lý của kinh tế tập thể.
3/ Kinh tế tư nhân:
Dựa trên hình thức sở hữu tư nhân. Theo cách hiểu truyền thống trước đây
thì kinh tế tư nhân (bao gồm thành phần tư bản tư nhân và kinh tế tư nhân của
những người sản xuất nhỏ) là thành phần kinh tế không tiến bộ, phải nhanh chóng
xoá bỏ hoặc cải tạo bằng mọi giá.
Quan điểm này đã lỗi thời, xét cả trên phương diện lý luận thực tiễn nhưng
nó vẫn còn in đậm những dấu ấn trong suy nghĩ và hành động của không ít người
trong số chúng ta. Điều đó biểu hiện ở chỗ, mặc dù tự tồn tại và phát triển lâu dàu
của tư nhân đã được thừa nhận, nhưng trong thực tiễn, tình trạng phân biệt đối xử
“kinh tế quốc doanh là con đẻ, kinh tế tư nhân là con ghẻ” tuy không còn nặng nề,
nghiêm trọng như trước đây, nhưng vẫn còn khá phổ biển.
So các với các doanh nghiệp Nhà nước các doanh nghiệp tư nhân vẫn bị thua
thiệt trong việc vay vốn, cấp tín dụng, thuê đất, xuất nhập khẩu, tìm kiếm thị
trường và bạn hàng ở nước ngoài, thuê bao điện thoại, Fax v.v... Một trong những
điều nhức nhối nhất của các nhà doanh nghiệp tư nhân là họ vẫn bị liệt vào giai
cấp bóc lột.
Sự phát triển rầm rộ nhất của kinh tế tư nhân với biến tương loại hình xí
nghiệp và công ty tư doanh là vào cuối năm 1988 cho đến nửa năm 1990.
Lúc bấy giờ cả nước có gần 500 xí nghiệp và công ty tư doanh nhiều nhất là
ở thành phố Hồ Chí Minh với 235 cơ sở, số vốn đầu tư của mỗi cơ sở từ 100 triệu
trỏ lên, thành phố Hà Nội 77 cơ sở với số vốn đầu tư từ 30 triệu trở lên.
Có thể nói, tình hình chung của kinh tế ngoài quốc doanh hiện nay là hoạt
động đang khó khăn, phát triển chậm lại, dè dặt hơn, cân nhắc hơn.
Thành phần kinh tế tư nhân của những người sản xuất nhỏ chiếm khá đông
trong cả nước. Sau khi Nhà nước ban hành Luật doanh nghiệp và Luật công ty
(năm 1991) số hộ cá thể tăng lên đến gần 50 vạn hộ và cuối năm 1992 là hơn 70
vạn hộ.
Loại hình kinh tế cá thể đâu có ý nghĩa chiến lược tình thế trong những năm
trước mắt, nhanh chóng tạo ra nhiều công ăn việc làm cho người thất nghiệp, nâng
cao mức sống cho dân cư đang quá nghèo, nhưng có nhược điểm là quy mô nhỏ,
vốn ít, công nghệ còn lạc hậu, khó làm giàu, ít có khả năng trở thành doanh nghiệp
lớn có vai trò làm tăng trưởng nền kinh tế đất nước chưa thể hoà nhập vào nền
kinh tế thị trường mở cửa, chưa có khả năng tiếp thị thị trường quốc tế nên không
có chính sách hỗ trợ của Chính phủ.
Nhà nước cũng nên có chính sách hỗ trợ cho kinh tế tư nhân, nếu ngành đó,
doanh nghiệp đó góp phần tăng trưởng kinh tế. Việc cho tư nhân vay vốn chỉ ở
mức 5-10% tổng số vốn cho vay là con số chưa thu phục được nhân tâm. Sự phân
biệt trong lãi suất ngân hàng cũng vậy. Chính sách đúng làm cho dân yêu tâm, tin
tưởng, thấy có lợi thì họ sẽ cố gắng sản xuất làm giầu cho chính mình và cho đất
nước.
Tuyệt đại bộ phận các nước phát triển kinh tế thị trường đều coi sở hữu tư
nhân là một động lực chủ yếu để phát triển nền kinh tế. Nền kinh tế thị trường ở
các nước này được cấu trúc từ hai khu vực chủ yếu: kinh tế tư nhân và kinh tế Nhà
nước. Quan hệ của các khu vực kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế thì trường là chấp
thuận bình đẳng với tư cách là các lực lượng kinh tế tham gia thị trường, nhằm giải
quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế: sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai.
Định hướng hoạt động của nền kinh tế thị trường là sự phối hợp một cách có hiệu
quả nhất hoạt động của các khu vực kinh tế. Khu vực kinh tế Nhà nước không thể
hoạt động có hiệu quả nếu đặt nó biệt lập và đối kháng theo kiểu “ai thắng ai” với
khu vực kinh tế tư nhân và ngược lại, khu vực kinh tế tư nhân không thể nào phát
huy tốt hiệu năng nếu nó không được khu vực kinh tế Nhà nước làm “giá đỡ” tạo
tiền đề và môi trường.
Tóm lại, vic đánh giá và phát triển thành phần kinh tế tư nhân trên quan điểm
toán điệp của chủ nghĩa Mác- Lênin, mà trước hết là căn cứ vào sự đóng góp của
khu vực này đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế và mối tác động qua lại với khu
vực kinh tế khác. Đánh giá càng đúng đắn và toàn diện, Nhà nước càng có cơ sở
để hoạch định các quan điểm quản lý và chính sách quản lý của mình với khu vực
kinh tế này trong tương lai.
4/ Thành phần kinh tế tư bản Nhà nước:
Dựa trên hình thức sở hữu hỗn hợp. Đó là sự hoạt động phối hợp giữa Nhà
nước với tư bản nước ngoài qua các hợp đồng góp vốn đầu tư dưới hình thức liên
doanh và hợp doanh.
Các xí nghiệp liên doanh và hợp doanh với nước ngoài đã thu hút khoảng gần
14.2 nghìn lao động trực tiếp sản xuất và hàng vạn lao động vệ tinh khác.
Chúng đã có những đóng góp không nhỏ vào sự tăng trưởng của nền kinh tế,
đặc biệt là góp phần từng bước cân bằng cán cân ngoại thương, tạo điều kiện cho
chúng ta học tập kinh nghiệm quản lý doanh nghiệp của cả nước.
Nhưng trong quá trình phát triển, lực lượng kinh tế này cũng bộc lộ một số
hạn chế:
Khoảng 70-75% dự án có quy mô dưới 7 triệu USD, điều đó chứng tỏ là
công ty đầu tư vào Việt Nam phần lớn là công ty nhỏ, ít vốn, tìm kiếm những cơ
hội đầu tư có thể đem lại lợi nhuận ngay và thu hồi vốn nhanh
Vốn tập trung liên doanh và hợp doanh tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía
Nam, đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu.
Số thuế phải nộp của các xí nghiệp có vốn đầu tư với nước ngoài còn rất
hạn hẹp, chưa phản ánh đúng thực tế hoạt động của chúng. Không ít xí nghiệp còn
khai man sổ sách chứng từ.
Phần C: Một số biện pháp thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
phát triển
1. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới.
Việt Nam nằm trong khu vực Đông Nam á, nơi mà đang diễn ra các hoạt
động kinh tế sôi nổi nhất. Từ thập kỷ 60 trong khu vực đã có những nước phát
triển với tốc độ thần kỳ như: Hàn Quốc, Đài Loan, Xingapo, Hồng Kông,
Maialixia. Thái Lan...
Vì sao các nước này đã vươn lên trở thành nước công nghiệp mới phát triển
ở châu á, có nền công nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu cao cấp, hệ thống dịch vụ
thương mại, tài chính, có sức cạnh tranh vào bậc mạnh nhất trên thế giới? Nhưng
nguyên nhân đưa đến sự thành công của họ là những kinh nghiệm theo tôi nghĩ
chúng ta nên tham khảo và học tập.
Về nguyên nhân khách quan:
Sự thành công của các nước NIC trong khu vực đều bắt nguồn từ một số yếu
tổ quốc tế.
Xingapo có vị trí địa lý kinh tế và chính trị chiến lược ở Đông Nam á nên
không ngừng được các cường quốc tư bản chủ nghĩa ủng hộ và giúp đỡ. Xét về
mọi khía cạnh như xây dựng kết cấu hạ tầng quân sự hay sản xuất, về đầu tư tư
bản hay chuyển giao công nghệ, đào tạo cán bộ... nói chung các nước phương Tây,
trước hết là Mỹ và Nhật. Nếu như Đài Loan, Nam Triều Tiên được hướng nhiều
hơn về sự viện trợ không hoàn lại của Mỹ và các khoản bồi thường của Nhật Bản,
thì Xingapo được hưởng các cơ sở quân sự của Anh, sau khi Anh rút khỏi nước
này vào năm 1971.
Sự bành trướng kinh tế của Nhật Bản xuống khu vực Đông Nam á cũng là
một trong những yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển của Xingapo, đặc
biệt là đối với sự thay đổi công nghệ và sản xuất các mặt hàng cao cấp dành cho
xuất khẩu.Về nguyên nhân chủ quan:
Yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của nước này là ở chỗ
Chính phủ đã tạo ra được một môi trường kinh doanh bên trong rất thuận lợi để từ
đó tận dụng mức tối đa các cơ hội khách quan và đối phó một cách có hiệu quả với
những thách thức từ bên trong và bên ngoài.Chính phủ đã sớm lựa chọn, theo dõi
hệ thống kinh tế thị trường, định hướng ưu tiên sản xuất dành cho xuất khẩu. Ngay
từ đầu, các nước này đã xác định thành phần kinh tế tư nhân là động lực chính
thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Họ coi thành phần kinh tế tư nhân nước ngoài và
các khoản đầu tư trực tiếp của nước ngoài là yếu tố then chốt.Chính phủ sử dụng
có hiệu quả nguồn vốn đầu tư nước ngoài.Nguồn nhân văn trong nước dồi dào, trí
thức cao, ở Xingapo Chính phủ luôn động viên những người lao động học tập
người Nhật.
2. Một số biện pháp
Để cho các thành phần kinh tế có thể hoạt động có hiệu quả nhất, phát huy
tối đa ưu thế của mình Nhà nước cần có những chính sách quản lý vĩ mô phù hợp.
Phát triển toàn diện kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là một công việc
không phải là đơn giản. Thành phần kinh tế Nhà nước phải giữ vai trò chủ đạo để
đồng hoá các thành phần kinh tế khác theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Nhà nước không nên coi trong hay coi nhẹ bất cứ một thành phần kinh tế nào
vì mỗi thành phần kinh tế đều có ưu điểm của nó, nếu Nhà nước phát triển toàn
diện các thành phần thì cũng có nghĩa là phát triển lực lượng sản xuất một cách tối
đa.
Trong thời gian qua, Nhà nước đã ban hành nhiều bộ luật và Pháp lệnh, trong
đó có những luật rất quan trọng đối với thành phần kinh tế. Nhưng nhìn chung, hệ
thống pháp luật chưa đầy đủ, chưa có những Bộ Luật, đạo Luật có tính chất xương
sống như Bộ Luật dân sự, thương mại, lao động, luật doanh nghiệp Nhà nước, luật
hợp tác xã.
Trước mắt, Nhà nước cần ban hành sớm các Bộ Luật trên, nhằm tạo điều
kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh.Về chính sách tài chính:
Để hỗ trợ cho sự phát triển của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh
tế khác nhau. Nhà nước nên dùng một phần thích đáng ngân sách để đầu tư cho
xây dựng kết cấu hạ tầng, điều tra thăm dò tài nguyên, xây dựng các khu chế xuất,
các vùng kinh tế mới, cho các hoạt động cung cấp thông tin, dự báo thị trường
trong và ngoài nước.
Trong chính sách thuế của nước ta hiện nay còn nhiều bất hợp lý, thuế vừa
thất thu, vừa lạm thu (thuế chồng lên thuế), chưa công bằng giữa các thành phần
kinh tế; Thuế lợi tức đối với thành phần kinh tế quốc doanh thấp hơn thành phần
ngoài quốc doanh, điều này làm kìm hãm sự phát triển thành phần kinh tế ngoài
quốc doanh. Phương hướng chung của chúng ta là tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện
chính sách thuế theo hướng mở rộng diện đánh thuế, hạ bớt mức thuế thu hẹp độ
chênh lệch giữa các mức thuế.
Chúng ta đang đẩy mạnh quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá với chiến
lược hướng ra xuất khẩu. Do đó cần phải có các chính sách ưu tiên, khuyến khích
các thành phần kinh tế trong việc xuất khẩu không phân biệt quốc doanh hay ngoài
quốc doanh.
Trên đây là một số biện pháp có tính chất định hướng cho sự phát triển của
nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất của nước ta
hiện nay là tiềm lực kinh tế còn non yếu, muốn vậy một mặt phải biết đánh giá
đúng tình hình kinh tế trong nước đồng thời rút ra những bài học thành công và
thất bại trong quá trình phát triển kinh tế của các nước phát triển để hoạch định
chiến lược kinh tế xã hội phù hợp với nước ta.
Kết luận
Nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần vận động theo
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một bước ngoặt hết sức quan
trọng và phức tạp. Nước ta có đạt được những thành công như mong muốn hay
không còn tuỳ thuộc các chính sách kinh tế của nhà nước và bản thân sự cố gắng
của từng thành phần kinh tế.
Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nguyên tắc toàn diện là
một bước đi đúng hướng mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện trong những năm
gần đây. Đổi mới toàn diện, đồng bộ và triệt để nhưng phải có sự tôn trọng, giữ gìn
những thành quả mà trước dây chúng ta đã đạt được thì chắc chắn nền kinh tế Việt
Nam sẽ nhanh chóng phát triển kịp với nhịp độ phát triển của khu vực, đưa nền
kinh tế Việt Nam hoà chung cùng nhịp với guồng máy kinh tế thế giới.
Tài liệu tham khảo
1. Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Tập II
2. Triết học Mác - Lênin - Tập II.
3. Vấn đề đổi mới quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam - Nhà xuất bản chính
trị Quốc gia -1994.
4. Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế ở Việt Nam - Nhà xuất bản
chính trị Quốc gia - 1993.
5. Thành công của Singapore trong phát triển kinh tế - Nhà xuất bản chính
trị Quốc gia - 1993.
6. Tạp chí kinh tế và phát triển số 2.
7. Các thành phần kinh tế Việt Nam - Thực trạng kinh tế và giai pháp - Nhà
xuất bản Thống kê - 1993.
8. Văn kiện đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ III, IV, V, VI, VII.
9.Tạp chí cộng sản các số 10/1990; 10/1991; 12/1991 và 6/1992.
10.Tạp chí triết học số 2/1990 và 2/1992.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phân tích cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta mà Đại hội IX đã nêu và ích lợi của việc sử dụng vào việc phân tích kinh tế - xã hội trong thời kỳ lên CNXH ở Việt Nam.pdf