Tài liệu Luận văn Phân tích chính sách kinh tế mới của LêNin: LUẬN VĂN:
Chính sách kinh tế mới của LêNin
A. phần mở đầu :
giới thiệu đề tài
Trong khi nền kinh tế, chính trị xã hội đất nước không ổn định thì đặt ra yêu
cầu nhà nước phảI có chính sách đổi mới cho phù hợp với đIều kiện thực tiễn xã
hội. Nước Nga sau khi thoát khỏi chiến tranh tình hình đất nước rất bất ổn. Lê-nin,
người lãnh đạo tối cao của nhà nước Xô-Viết đã đề ra chính sách kinh tế mới
nhằm giảI quyết tình hình khó khăn của đất nước. Bởi vì kinh tế cộng sản thời
chiến không thể duy trì trong cả thời bình. Phương thức phân phối sản phẩm theo
chủ nghĩa bình quân không thể tiếp tục duy trì, nó không kích thích được sự phát
triển của đất nước. Để giảI quyết những mâu thuân đang phát sinh chính quyền
Xô-Viết đã nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần
kinh tế –không thể chỉ duy trì kinh tế nhà nước là duy nhất.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước nào cũng phải trải qua
những khó khăn do đIều kiện kinh tế xã hội c...
50 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1499 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích chính sách kinh tế mới của LêNin, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Chính sách kinh tế mới của LêNin
A. phần mở đầu :
giới thiệu đề tài
Trong khi nền kinh tế, chính trị xã hội đất nước không ổn định thì đặt ra yêu
cầu nhà nước phảI có chính sách đổi mới cho phù hợp với đIều kiện thực tiễn xã
hội. Nước Nga sau khi thoát khỏi chiến tranh tình hình đất nước rất bất ổn. Lê-nin,
người lãnh đạo tối cao của nhà nước Xô-Viết đã đề ra chính sách kinh tế mới
nhằm giảI quyết tình hình khó khăn của đất nước. Bởi vì kinh tế cộng sản thời
chiến không thể duy trì trong cả thời bình. Phương thức phân phối sản phẩm theo
chủ nghĩa bình quân không thể tiếp tục duy trì, nó không kích thích được sự phát
triển của đất nước. Để giảI quyết những mâu thuân đang phát sinh chính quyền
Xô-Viết đã nhanh chóng đổi mới phương thức quản lý kinh tế, cơ cấu thành phần
kinh tế –không thể chỉ duy trì kinh tế nhà nước là duy nhất.
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đất nước nào cũng phải trải qua
những khó khăn do đIều kiện kinh tế xã hội chưa thực sự phát triển, thời kỳ quá độ
luôn có những đặc thù riêng của nó buộc người lãnh đạo phảI xem xét, phân tích
và đưa ra những chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn. NgoàI ra mối
quan hệ giữa chính trị và kinh tế luôn gắn liền với nhau đổi mới kinh tế phảI đI đôI
với đổi mới chính trị xã hội. Đòi hỏi Đảng và nhà nước phảI nghiên cứu tình hình
để dưa ra những chính sách phù hợp nhất Hệ thống chính trị được xây dựng trên
nền tảng kinh tế là cơ sở tồn tại của phát triển xã hội một cách toàn diện. Để có thể
ổn định chính trị thì trước hết ta phảI ổn định về kinh tế. Trong điều kiện kinh tế
nước Nga đang khó khăn : nông nghiệp kém phát triển, nền đại công nghiệp không
phát huy tác dụng như trước, chỉ còn là sản xuất nhỏ do thiếu nguyên liệu, thiếu
lương thực. Công nhân thất nghiệp tràn lan … Đã nảy sinh nhiều tệ nạn xã hội, tình
hình chính trị bất ổn Để giảI quyết tình hình trên việc chính quyền Xô-Viết dưa ra
chính sách kinh tế mới là hoàn toàn đúng dắn.
Cũng như nước Nga, Việt Nam sau khi thoát khỏi chiến tranh, “kinh tế thời
chiến” – phương thức sản xuất tập trung không còn phù hợp, chế độ kinh tế tập
trung quan liêu bao cấp không thể tiếp tục duy trì. Nhà nước ta đã nhanh chóng đổi
cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của xã hội. Sự vân dụng chính sách kinh tế
mới vào Việt Nam là một bước đI đúng đắn của Đảng và nhà nước ta trong quá
trình đổi mới. Nhanh chóng phát triển kinh tế đưa đất nước tiến lên Chủ Nghĩa X ã
Hội. Nhà nước ta song song vơí quá trình đổi mới kinh tế là đổi mới hệ thống
chính trị giảm sự cồng kềnh của bộ máy nhà nước, giảm sự chồng chéo trong lãnh
đạo quản lý, hệ thống pháp luật cũng thay đổi nhằm kích thích đầu phát triển kinh
tế xã hội. Việt Nam hiên nay đang thực hiện quá trình đổi mới chính. Trên cơ sở
nghiên cứu chính sách kinh tế mới nhà nước ta đã tìm ra những biện pháp phù hợp
với điều kiện thực tiễn xã hội. Chính sách kinh tế mới đã để lại bàI học kinh
nghiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời kì đổi mới. Tuy ý nghĩa thời sự của
chính sách kinh tế mới không còn nhưng bàI học về phương pháp xây dựng chủ
nghĩa xã hội còn đó.
B. nội dung:
CHƯƠNG 1:NHững vấn đề cơ bản về chính sách kinh tế mới của LêNin
I. hoàn cảnh ra đời của chinh sách kinh tế mới
* Điều kiện ra đời
Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết trong
hoà bình. Do đó, chính sách “Kinh tế cộng sản thời chiến” đã làm xong vai trò lịch
sử bất đắc dĩ của nó, giờ đây không cho phép nó đi xa hơn nữa, vì nông dân nhiều
nơi đã tỏ ra bất mãn với chính sách kinh tế cộng sản thời chiến (thể hiện rõ ở cuộc
bạo loạn Cron-Xtat gần Lêningrát); khối liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ.
Cho nên phải cần thiết phải trở lại thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội
do Lênin đề ra năm 1918, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công
nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn.
1. Tình hinh kinh tế trước thời kỳ đổi mới
a. Về nông nghiệp:
Những thành phần kinh tế chủ yếu của kinh tế Xô Viết vẫn như cũ. Nông dân
“nghèo ” (vô sản và nửa vô sản ), trong rất nhiều trường hợp đã cảI biến thành tầng
lớp trung nông. Điều đó làm cho “thành phần tiểu tư hữu, tiểu tư sản được tăng
cường thêm”. Một mặt khác cuộc nội chiến 1918-1920 đã làm tình trạng suy đồi
của xứ sở càng thêm trầm trọng ghê gớm, đã làm chậm trễ việc phục hồi các lực
lượng sản xuất nhất là nó đã hút hết máu mủ của giai cấp vô sản. thêm vào đó nạn
mất mùa 1920, nạn thiếu cỏ cho gia súc, bệnh dịch súc vật, càng kìm hãm thêm
việc phục hồi ngành vận tải và công nghiệp. Tình hình chính trị năn 1921 đã đưa
đến chỗ buộc phải dùng những biện pháp tức thời, biện pháp đặc biệt nhất để cải
thiện đời sống nông dân và phục hồi lực lượng sản xuất của họ trong hoàn canh
nước Nga bị tàn phá trong chiến tranh, nền kinh tế đát nươc kiêt quệ.
Đây là nguồn nuôi sông nươc Nga (nước Nga lầ một nước nông nghiệp lạc
hậu trươc chiến tranh) nhưng tình hình nông nghiệp cũng không mấy khả quan.
Diện tích gieo trồng thu hẹp đáng kể. Tổng sản lượng giảm 40% so với năm 1913.
Nông nghiệp chủ yếu là sản xuất nhỏ. Chính sách cộng sản thời chiến kéo dài đã
làm cho nông nghiệp giảm sút đáng kể. Quá trình chưng thu lương thực thừa tạo
cho xã hội một sức ỳ lớn làm cho nông nghiệp nói riêng và nền kinh tế đất nước
nói chung đi vào khủng hoảng.
b. Về công nghiệp :
Sau chiến tranh công nghiệp nước nga bị tàn phá nặng nề, tài sản quốc gia bị
tàn phá hư hỏng rất nhiều. Đại công nghiệp công nghiệp không phát huy vai trò
của mình nữa mà chỉ còn lại “tiểu công nghiệp sản xuất nhỏ”. Các nhà máy công
xưởng, kho bãi, máy móc bị tàn phá nghiêm trọng, một số chỉ còn là đống phế thải.
Tổng sản lượng công nghiệp giảm hơn 4 lần so với năm 1917. Tỷ trọng sản phẩm
công nghiệp trong nền kinh tế không cao chỉ đạt 25%. Sản xuất đại công nghiệp
giảm xuống còn 12. 8%, sản xuất công nghiệp giảm xuống còn 14. 1%.
c. Về giao thông vận tải:
Cơ sở hạ tầng, đường xá, cầu cống bị tàn phá nghiêm trọng sau chiến tranh. Các
phương tiện giao thông vận tải cũng bị thiệt hại nặng nề. Mặt khác, tình trạng thiếu
nhiên liệu lại càng làm cho giao thông vận tải bị tê liệt.
d. Về tài chính tín dụng:
Lạm phát ngày càng cao tới mức không kiểm soát nổi. Ngân hàng nhà nước chưa
được thiết lập lại, dự trữ vàng bảo đảm cho lưu thông giảm đi. Ngân sách nhà nước
bội liên miên. Hệ thống tài chính-tín dụng lâm vào tình trạng rối loạn.
Tóm lại, tình trạng kinh tế nước Nga bây giờ vô cùng yếu kém. Cả sản xuất
và lưu thông đều sa sút. Đời sống của nhân dân cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Thu nhập của công nhân và nông dân đều giảm. Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra
đã kéo nền kinh tế nước Nga xuống thấp hơn rất nhiều lần so với trước chiến tranh.
e. về thương nghiệp:
Kể từ khi thực hiện chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến, thương nghiệp bị xoá
bỏ hoàn toàn. Nền kinh tế mang tính chất hiện vật cao. Trao đổi sản phẩm trên thị
trường bị cấm. Nhà nước vẫn áp dụng chế độ tem phiếu, trực tiếp phân phối bằng
hiện vật cho người tiêu dùng và theo hướng bình quân hoá. Thị trường thiếu hàng
hoá, vận động một cách chậm chạp. Tính ỳ của nền kinh tế càng tăng do sự can
thiệp quá sâu của nhà nước vào thương nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói
chung.
2. Tình hình chính trị-xã hội :
Tình hình kinh tế như trên đã dẫn tới tinh hình chính trị –xã hội không mấy khả
quan. Nông dân luôn có tâm trạng bất mãn do những mong đợi về cảI thiện đời
sống sau chiến tranh không được đáp ứng. Lòng tin của giai cấp nông dân đối với
cách mạng giảm dần. Giai cầp công nhân mất dần bản chất giai cấp do số công
nhân thất nghiệp tăng, điều kiện sống của họ không được đảm bảo. Nhà nước Xô-
Viết vẫn còn non trẻ, lại vừa phải lãnh đạo nhân dân kháng chiến chống bọn phản
động và đế quốc nên ít nhiều vẫn còn sai sót trong lãnh đạo. Đặc biệt là sự nóng
vội trong việc hoạch định đường nối đI lên xã hội chủ nghĩa. Vai trò lãnh đạo của
Đảng yếu đi do lòng tin của nhân dân đối với Đảng Cộng sản không còn như trước
nữa. Liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ do những mối liên hệ kết nối về kinh
tế giữa hai giai cấp bị nhà nước làm cho mờ nhạt dần. Bên cạnh đó, xuất hiện tình
trạng một số người lợi dụng tình hình khủng hoảng bất ổn để gây rối loạn kinh tế
như bọn đầu cơ tích trữ. Nạn trộm cắp, lừa đảo xảy ra ở nhiều nơi khiến cuộc sống
của người dân không được yên ổn. An ninh chính trị ngày càng bất ổn định. Tình
hình trên đe doạ sự tồn tại của nền chuyên chính vô sản. Với thưc trạng đất nước
như vậy khiến cho người dân không thể không đặt ra câu hỏi là liệu chế độ chuyên
chính vô sản có đưa nước Nga đạt tới sự phát triển bền vững hay không và có thực
sự đem lại dân chủ bình đẳng, tự do hạnh phúc cho đời sống nhân dân hay không?
Nhà nước Xô Viết đã phải thực sụ đương dầu với những thử thách vô cùng
gay go phức tạp. Việc giải quyết những vấn đề đó không phải là dễ dàng. Giai cấp
vô sản đứng lên lãnh đạo chưa lâu chưa có kinh nghiệm quản lý và lãnh đạo, đặc
biêt lãnh đạo một đất nước có nhiều giai cấp cùng song song tồn tại một quốc gia
đa dân tộc rộng lớn. Mặt khác ban lãnh đạo còn xuất hiện những ý kiến khác nhau,
nên khó thống nhất hoạt động trong khi nội chiến chưa kết thúc, tình hình chính tri
vô cùng rối ren, trong khi kinh tế đất nước lâm vào khủng hoảng.
3. Ngyên nhân:
**. Cơ sở lý luận và sự cần thiết của một chính sách mới:
Trong qúa trình chiến đấu và chiến thắng của nhà nước Xô -Viết suốt bảy thập kỷ
qua, mùa xuân năm 1921 đã đi vào lịch sử Liên Xô và lịch sử chủ nghĩa xã hội thế
giới như một bước ngoặt: Đảng cộng sản và Nhà nước Xô- Viết trẻ tuổi ban hành
chính sách “Kinh tế mới”.
Cuối năm 1920 tình hình kinh tế bị chi phối bởi một mạng lưới dày đặc các quan
hệ tiền tư bản chủ nghĩa. Quan hệ tiền tư bản chủ nghĩa chủ yếu tồn tại trong nông
thôn (dân số nông thôn chiếm 82, 4% dân số, kinh tế nông nghiệp chiếm 51, 4%
thu nhập quốc dân) đặc điểm này được Lê-nin rất chú ýphân tích khi Người vạch ra
chiến lược tình thế giải quyết cuộc khủng hoảng và chiến lược lâu dài xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đặt đúng vị trí của vấn đề nông dân và nông nghiệp trong chiến
lược và sách lược của Đảng có ý nghĩa quyết định đến bảo vệ những thành quả của
cách mạng và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Trước đây, chính quyền Xô -Viết đứng vững được trong nội chiến và sự can thiệp
của nước ngoài là nhờ tinh thần hy sinh của nhân dân, trước hết là giai cấp công
nhân và giai cấp nông dân. Nhiệt tình cách mạng của quần chúng là động lực duy
nhất trong chiến đấu và chiến thắng.
Sau chiến tranh, giai cấp nông dân vẫn là người chủ yếu nuôi sống đất nước, đời
sống của họ lại đang thiếu thốn, khó khăn. Nếu Đảng giữ được nhiệt tình cách
mạng và lòng tin của họ thì bảo vệ được cách mạng. Ngược lại nếu làm mất lòng
tin của họ thì sự nghiệp cách mạng sẽ hết sức nguy hiểm. Giữ được lòng tin lúc
này có nghĩa là phải tìm ra động lực của thời kỳ xây dựng. Xuất phát từ sự phân
tích đó, Lê- nin đã chỉ ra rằng: Phải bắt đầu từ nông dân và nông nghiệp, phải cải
thiện đời sống của người lao động trên cơ sở xây dựng quan hệ kinh tế bình thường
giữa nông nghiệp và công nghiệp, củng cố liên minh công nông trên cơ sở kinh tế
nhằm lôi cuốn những người sản xuất nhỏ vào việc xây dựng đất nước và đi lên chủ
nghĩa xã hội. Chỉ có một chính sách như vậy mới tạo được tiền đề cho sự nghiệp
công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng của Lê-nin đã đóng vai trò quyết định
trong việc đưa lý luận mác-xít về thời kỳ quá độ vào thực tiễn cuộc sống và làm
phong phú thêm lý luận đó. Nhờ tư tưởng ấy mà Đảng đã sửa chữa được những sai
lầm trong thời kỳ đó.
Sau chiến tranh, khi những hy vọng trông chờ vào việc cải thiện đời sống vật chất
và tinh thần không không được đáp ứng thì lòng tin giảm dần và sự bất mãn bắt
đầu tăng lên. Đó là điều kiện để bọn phản cách mạng lừa dối quần chúng, tập hợp
lực lượng hòng tấn công vào chính quyền Xô-viết non trẻ
Những sai lầm chủ quan của người cộng sản cũng là một thực tế phải giải quyết
đồng thời với việc giải quết mâu thuẫn khách quan. Trong những năm tháng cần
thiết phải áp dụng “chính sách cộng sản thời chiến “ đã hình thành về quan niệm
khả năng quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội. Những chủ trương chính sách sai
lầm bắt nguồn từ quan niệm nôn nóng muốn chuyển trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội,
đã làm cho thành phần kinh tế chủ nghĩa xã hội sa sút. Lực lượng sản xuất hiện có
không thể sử dụng và mất mát, hao mòn. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa chỉ là
hình thức bề ngoài, xơ cứng và khô héo dần. Nhiều chủ trương biện pháp quá đáng
ra đời từ quan niệm này là một trong những nguy cơ làm tăng khủng hoảng.
Chính sách kinh tế là cả một cơ chế nhằm phục hồi và phát triển kinh tế nước
Nga đồng thời củng cố vững chắc nền chuyên chính vô sản. Nền kinh tế có phát
triển hay không sẽ qyuết định sự ổn định bền vững của hệ thống chính trị. Chính
sách kinh tế mới được thực hiện với mục đích khắc phục tình trạng kiệt quệ của
nền kinh tế nước Nga và đưa nó vào quỹ đạo phát triển trong thời kỳ quá độ nên
chủ nghĩa xã hội cũng có nghĩa là giúp cho chế độ chính trị được ổn định. Một nền
kinh tế mạnh là điều kiện kiên quyết để đạt được một chế độ chính trị vững vàng.
Khi lợi ích kinh tế của các giai cấp trong xã hội được đáp ứng một cách tương đối
công bằng thì mâu thuấn với chính trị sẽ đực giải quyết. Muốn nghiên cứu nội
dung của chính sách này, ta phảI đặt chúng trong mối quan hệ tác động qua lại với
nhau. Mối một khâu trong chính sách cần phải thấy rõ ý nghĩa của thếu lương thực
một bước đI dúng đắn của nhà nước Nga trong con đường quá độ lên chủ nghĩa xã
hội. Thếu lương thực cho phép nông dân có sản phẩm thừa đem trao đổi. Đây hoàn
toàn không phải là đi ngược với mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, nước Nga
vừa mới trải qua chiến tranh, lương thực thiếu. Nếu tiếp tục thực hiện chính sách
lương thực cũ, mà nhà nước độc quyền mua bán lương thực thì chỉ làm cho nông
nghiệp thêm sa sút mà thôi bởi chính sách cũ không còn phù hợp trong đIều kiện
mới nữa. Chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu hướng tới của cách mạng vô sản như sử
dụng biện pháp nào, cách thức nào để từng bước đạt được mục tiêu đó lại còn phụ
thuộc hoàn cảnh thực tiễn, không thể ngay một lúc thực hiện phân phối theo
phương thức cộng sản chủ nghĩa. Thuế lương thực là bước đấu tiên tạo cơ sở vật
chất cho việc tiếp tục thực hiện mục tiêu của cách mạng vô sản. Theo như Lê-nin
đã nói: “Thuế lương thự là một trong những hình thức của bước quá độ từ chủ
nghĩa cộng sản quân sự - chủ nghĩa cộng sản đặc biệt do tình trang cùng khốn cực
độ, tình trạng hoang tàn và chiến tranh buộc chúng ta phải thi hành, để bước sang
chế độ trao đổi xã hội chủ nghĩa bình thường. Và chế độ này là một hình thức của
bước quá độ từ chủ nghĩa xã hội với những đặc thù do tình trạng tiểu nông chiếm
ưu thế trong dân chúng tạo nên, sang chủ nghĩa cộng sản”. Chỉ có chính sách lương
thực như thế mới phù hợp với nhiệm vụ của giai cấp vô sản đang thực hiện quyền
chyên chính của mình trong một nước tiểu nông.
Nhà nước Xô Viết đã thực sự phải đối mặt với những thử thách vô cùng gay
go phức tạp. Viêc giải quyết tất cả những vấn đề đặt ra không phải là dễ dàng. Giai
cấp vô sản nắm chinh quyền chưa được bao lâu, ít nhiều còn chưa có kinh nghiệm
trong lĩnh đạo và quản lý, đặc biệt là quản lý một đất nước rộng lớn với cơ cấu giai
cấp phức tạp như nước Nga. Mặt khác, trong ban lãnh đạo xuất hiện những ý kiến,
quan điểm khác nhau nên khó thống nhất hoạt động. Khi nội chiến kết thúc tình
hình chính trị rối ren cũng là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh một nền kinh tế
đang khủng hoảng trầm trọng.
Tình hình thực tế trên đây buộc nhà nước Xô-Viết phải xem xét lại đường
lối xây dựng chủ nghĩa xã hội. Phải chăng những việc làm trước đó của nhà nước
là đúng đắn, phù hợp với những lý luận về thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên
chủ nghĩa xã hội? Chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến được thi hành kéo dài
quá mức gây nên những khủng hoảng là một đIều không thể tránh khỏi. Nó không
phải là một giai đoạn tất yếu trong chính sách kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội. Mặt khác bản thân nhà nước Xô-Viết cũng nóng vội muốn chuyển
trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội không thích ứng với tính chất và trình độ cuẩ lực
lượng sản xuất thì tất yếu không thể tranh khỏi những thiếu sót và thực tế những
thiếu sót đó đã tạo ra những lỗ hổng lớn trong quá trình phát triển kinh tế. Chính vì
quan hệ sản xuất không phù hợp với tính chất trình độ của lực lượng sản xuất nên
khủng hoảng mới xảy ra. Quyền sở hữu, quản lý và tổ chức sản xuất đều thuộc nhà
nước trong khi lưc lượng sản xuất chậm phục hồi, các cơ sở sản xuất, cơ sở vật
chất kỹ thuật bị chiến tranh tàn phá. Trước chiến tranh nước Nga có nền đại công
nghiệp phát triển mạnh nhưng trải qua chiến tranh, đại công nghiệp mạnh đó không
còn nữa. Phân phối lại mang nặng chủ nghĩa bình quân, những kích thích về lợi ích
kinh tế bị hạn chế tới mức tối thiểu trong toàn bộ nền kinh tế hầu như chỉ tồn tạI
hình thức kinh tế nhà nước. Tính năng động của cá nhân không được phát huy.
Tính xã hội hoá sản xuất lạI bị cản trở bởi nông nghiệp và công nghiệp tách rời
nhau. Hinh thức sở hữu nhà nước cùng với việc tổ chức quản lý kém năng động và
phân phối mang chủ nghĩa bình quân không thể phù hợp với lực lượng sản xuất
đăng nằm trong giai đoạn chậm phục hồi do bị chiến tranh tàn phá. Nhìn chung, thì
tình trạng nước Nga bây giờ chứng tỏ một đIều là những chính sách mà nước Nga
đang thực hiện là không hợp thời, không thích ứng với đIều kiện đất nước bây giờ.
Chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến đã giúp nước Nga đứng vững trong chiến
tranh nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ tiếp tục đem lạI cho nước Nga sự
phục hồi và phát triển trong đIều kiện hoà bình. Thực tế đã chứng minh là việc kéo
dài thực hiện chính sách này chỉ làm cho nước Nga càng chìm sâu trong cuộc
khủng hoảng kinh tế mà thôi. Nếu muốn tiếp tục thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội thì tất yếu nhà nước phải xây dựng một chinh sách mơí phù hợp với quy luật
kinh tế của thời kỳ quá độ. Chính sách đó phải khác phục được tính ỳ của nền kinh
tế nước Nga phải đưa công nghiệp và nông nhiệp trở lại với mối quan hệ trao đổi
qua lại, hỗ trợ lẫn nhau, qua đó củng cố vững chắc khối liên minh công- nông. Khi
đã khắc phục được những khó khăn trong kinh tế thì giải quyết vấn đề chính trị sẽ
dễ dàng hơn.
Năm1918, Lê-nin đã đề ra kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội nhưng việc thực
hiện đã bị hoãn lại do chiến tranh. Giờ đây, khi chiến tranh đã qua đi và trước thực
trạng đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng, kế hoạch đó phải được tiếp tục
thực hiện. Có thể nói, đây là giải pháp duy nhất mà nhà nước Xô-Viết có thể tiến
hành để đưa đất nước thoát khỏi cuộc khủng hoảng và tiếp tục công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Đại hội X của Đảng cộng sản Bônsêvic Nga họp tư ngày 8 đến
ngày16-3-1921 đã ban hành chính sách kinh tế mới (NEP).
II. Nội dung của chính sách kinh tế mới.
Chính sách kinh tế mới là cả một cơ chế kinh tế nhằm phục hồi và phát triển
kinh tế nước Nga đồng thời củng cố vững chắc nền chuyên chinh vô sản. Nền kinh
tế có phát triển hay không sẽ quyết định sự ổn định vững chắc của hệ thống chính
trị chính sách kinh tế mới đ ược thực hiện nhằm khắc phục tình trạng kiệt quệ của
nền kinh tế nước Nga và đưa nó vào quỹ đ ạo phát triển trong thời kỳ quá đ ộ lên
Chủ Nghĩa Xã Hội. Một nền kinh tế mạnh là điều kiện để đạt được một chế đ ộ
chính trị vững vàng. Khi lợi ích kinh tế của các giai cấp được đáp ứng một cách
công bằng thì mâu thuẫn chính trị sẽ giảm bớt –đem lại sự ổn định về xã hội.
Nghiên cứu chính sách kinh tế này ta phảI đ ặt chúng trong mối quan hệ liên hoàn
với nhau
1. Thuế lương thực
Thuế lương thực là một trong những hình thức của bước quá độ chủ nghĩa từ
chủ nghĩa “ cộng sản quân sự ”, chủ nghĩa cộng sản đặc biệt do tình trạng cùng
khốn cực độ tình trạng hoang tàn và chién tranh buộc chúng ta phảI thi hành - để
bước sang chế độ trao đổi xã hội chủ nghĩa bình thường. Và chế độ này là một
trong những hình thức của bước quáđộ từ chủ nghĩa xã hội - với những đặc thù do
tình trạng tiểu nông chiếm ưu thế trong dân chúng tạo nên – sang chủ nghĩa cộng
sản.
Chủ nghĩa “cộng sản quân sự ” có đIều này đặc biệt là thực tế chúng ta đã lấy
ở nông dân tất cả những lương thực của họ và có khi cả những lương thực không
phải là thừa mà là một phần cần thiết cho sự sống của họ. Như vậy là để cung cấp
cho quân đội và công nhân chúng ta phảI lấy đI một phàn nguồn sông của nông
dân. Nếu không thế chúng ta đã không thể thắng được bọn địa chủ vá tư bản trong
xứ nông nghiệp tiểu nông suy tàn này và bọn đế đế quốc bên ngoàI. Nhưng cần
phải hiểu cho đúng mức độ của thành tích ấy. Chiến tranh và tình trạng hoang tàn
buộc chúng ta phảI thi hành chủ chủ nghĩa “cộng sản quân sự ”. Nó không phải là
một chính sách phù hợp với nhiêm vụ kinh tế của giai cấp vô sản. Đó là một biện
pháp tạm thời. Đối với giai cấp vô sản đang thực hiện quyền chuyên chính của
mình trong một nước tiểu nông thì một chính sách đúng là phải tổ chức việc trao
đổi những sản phẩm công nghiệp cần thiết cho nông dân để lấy lúa mì. Chỉ có
chính sách ấy mới phù hợp nhiệm vụ của giai cấp vô sản chỉ có chính sách đó mới
tăng cường được cơ sở của chủ nghĩa xã hội và dưa chủ nghĩa xã hội lên chỗ toàn
thắng. Vì vậy đặt ra yêu cầu thực hiện “thuế lương thực ” để giảI quyết tình hình
thực tế của đất nước.
Đây là bước đầu tiên quan trọng trong cơ chế kinh tế của chính sách kinh tế
mới. sở dĩ như vậy bời vì trong điều kiện nước Nga bây giờ, đại công nghiệp đã
mất đi vị thế kinh tế trước đây của nó, tiểu nông nghiệp tuy khó phat huy vai trò
song không phải là ngành tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu cấp
bách của đất nước, thương nghiệp hầu như không tồn tại chỉ có nông nghiệp là
nguồn chính chủ yếu “nuôi sống” quốc gia. Mặc dù vậy ngành nông nghiệp cũng
đã bị chiến tranh tàn phá nặng nề, vì vậy để khôI phục nền kinh tế cần tiến hành
khôI phục sản xuất nông nghiệp đầu tiên. có khôI phục sản xuất lương thực thì mới
cảI thiện đời sống nhân dân, trong điều kiện bây giờ lương thực là nhu cầu cấp
thiết đối với nước Nga. Theo như Lênin đã nói:”Muốn cảI thiện đời sống công
nhân thì phảI có bánh mì và nhiên liệu. Đứng về phương diện toàn bộ nền kinh tế
quốc dân của chúng ta mà nói thì hiện nay điêù chướng ngại nhất là ở đó. nhưng
chúng ta chỉ có thể tăng thêm sức sản xuất và thu hoạch lúa mì tăng thêm sự dự trữ
và vân taqỉ nhiên liệu bằng cách cảI thiện đời sống của nông dân- bằn cach nâng
cao sức sản xuất của họ ”. Bên cạnh đó thực tế cũng cho they rằng kinh tế nông
nghiệp suy sụp một cách nghiêm trọng lực lượng sản xuất nông nghiệp bị lung lay,
lòng tin của nông dân đối với chính quyền Xô Viết bị giảm sút, tình trạng đầu cơ
tích luỹ tràn lan vì vậy việc chỉnh đốn lại nền sản xuất nông nghiệp là một yêu cầu
cấp bách. chính sách kinh tế Cộng sản thời chiến kéo dài, với nội dung trưng thu
lương thực thừa đã thủ tiêu nhưng kích thích đối với nông dân, kìm hãm sự phát
triển của nông nghiệp. Do đó tất yếu nó phảI được thay thế bằng một chính sách
kinh tế mới nhằm sửa chữa nhưng sai sót mà nền kinh tế thời chiến ngây nên cho
nông nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Thuế lương thực được thực hiện thống nhất từ tháng 5/1923 với hình thức
hỗn hợp bằng hiện vật hoặc bằng tiền tệ (từ năm 1924 bằng hiện vật là chủ yếu).
Mức thuế được thu phân biệt đói với các hộ nông dân: Đối với bần nông thì thu
thuế bằng 1. 2% thu nhập, với trung nông thu bằng 3. 5% thu nhập, với phú nông
thu bằng 5. 6% thu nhập. Ngoài ra người nông dân có thể tự do buôn bán lúa gạo
sau khi đã nôp đủ thuế.
2. Khôi phục và phát triển sản xuất trao đổi hàng hoá giữa thành thị và
nông thôn giữa công nghiệp và nông nghiệp:
Đổi cho tiểu nông tất cả những sản phẩm mà họ cần dùng do nền đại công
nghiệp xã hội chủ nghĩa cung cấp để lấy lúa mì và nguyên liệu. Đó là chính sách
hay nhất, hợp lý nhất và đó là chính sách mà ta bắt đầu thi hành. Nhưng chúng ta
không thể đổi cho họ tất cả sản phẩm, không thể như thế đựơc và cũng không thể
làm sớm như thế được. Vậy chúng ta phảI làm thế nào. Hoặc là tìm cách ngăn cấm,
bao vây đến cùng mọi sự phát triển của mậu dịch tư nhân, không phải là của nhà
nước nghĩa là mọi sự phát triển của tư bản thương mại bước phát triển tất nhiên
phảI xảy ra hàng triệu người sản xuất nhỏ. Chính sách ấy là một hành động dại dột
tự sát đối với đảng nào tìm cách áp đặt nó. Dại dột vì về phương diện kinh tế chính
sách ấy không thể nào thực hiện được; tự sát vì những đảng nào thực hiện chính
sách như thế nhất định sẽ bị “phá sản”. Trong điều kiện hiện nay không thể xoá
bỏ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và càng không thể “chỉ có một thị trường tiêu
thụ sản phẩm là nông thôn ”. Làm như vậy sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh
tế xã hội. Vậy chúng ta phải làm thế nào ?
Cải thiện đời sống của nhân dân là việc đầu tiên cần nhưng nếu chỉ dựa vào
nền nông nghiệp mang tính tự cung tự cấp, thì không thể cân đối phát triển kinh tế.
Thuế lương thực được thi hành đã tạo đIều kiện cho người nông dân hăng hái tham
gia sản xuất, tạo ra ngày càng nhiều nông sản nhưng không có trao đổi hàng hoá thì
chính sách thuế lương thực sẽ tự đánh mất tác dụng kích thích lợi ích vật chất của
nó. Thuế lương thực có nghĩa là tự do bán số lương thực còn thừa (của nông dân
sau khi họ đã nộp song thuế), thì chúng ta phải cố sức hướng sự phát triển ấy của
chủ nghĩa tư bản, vì sự tự do buôn bán, tự do thương mại chính là sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản. Chính sách kinh tế mới với nội dung mở rộng trao đổi hàng hoá
giữa nông nghiệp và công nghiệp, giữa thành thị và nông thôn đã đáp ứng được
nhu cầu nhiều mặt của sản xuất và tiêu dùng trong công nông nghiệp nói riêng và
trong đời sống xã hội nói chung. Nó cho phép người nông dân được tự do trao đổi,
buôn bán nông sản để lấy sản phẩm công nghiệp. Nông nghiệp cần máy móc thiết
bị để tiến hành sản xuất còn lương thực cần cho đời sống của công nhân, các ngành
công nghiệp chế biến, công nghiệp thực phẩm cũng cần nguyên liệu để duy trì hoạt
động sản xuất. Những nhu cầu đó chỉ có thể được đáp ứng thông qua trao đổi hàng
hoá giữa hai ngành. Nói chung lại, trao đổi hàng hoá là cầu nối để gắn kết công
nghiệp với nông nghiệp nhằm hỗ trợ nhau thú đẩy quá trình phụ hồi và phát triển
lực lượng sản xuất. Sản xuất nông nghiệp mang tính chất hàng hoá sẽ mang lại lợi
ích cho người nông dân nhiều hơn so với sản xuất tự cung tự cấp. Trao đổi hàng
hoá mang lại sự năng động cho công nghiệp và nông nghiệp, hai ngành hỗ trợ nhau
tự cải tiến sản xuất đẻ đáp ứng nhu cầu trao đổi. trước đây, do yêu cầu phục vụ
quân đội trong chiến tranh sản phảm làm ra đều thuộc quyền quản lý và phân phối
của nhà nước trao đổi hàng hoá bị cấm. khi bước sang thời kì kiến thiết đất nước
trong hoà bình công nghiệp và nông nghiệp không chỉ đơn thuần sản xuất ra sản
phẩm mà là sản xuất hàng hoá phải tính đến sản lượng và chất lượng sản phẩm để
việc trao đổi được chấp nhận. Mặt khác yêu cầu của công cuộc khôi phục đất nước
và xây dung chủ nghĩa xã hội là công nghiệp và nông nghiệp phải gắn bó chặt chẽ
với nhau. Đây là hai ngành chủ chốt trong nền kinh tế quốc dân, nếu như mỗi phát
triển theo một hướng riêng lẻ, không ăn khớp với nhau thì hẳn là sẽ nảy sinh sự
mất cân đối, sự lệch lạc trong phát triển. Bên cạnh đó trao đổi hàng hoá được thực
hiện giữa thành thị và nông thôn đã làm sống động lại toàn độ sinh hoat xã hội thu
hẹp khoảng cách về mức sống, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ở hai khu
vực này. Đó chính là mục đích khâu thứ hai trong chính sách kinh tế mới.
Như vậy vấn đề khôi phục và phát triển sản xuất trao đổi hàng hoá giữa công
nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn là vấn đề tất yếu phải được
thực hiện trong cơ chế kinh tế của chính sách kinh tế mới. Tuy nhiên. Từ đó lại nảy
sinh ra một vấn đề cần giải quyết. Đó là việc khôi phục phát triển hàng hoá trong
nông nghiệp sẽ kéo theo sự khôi phục và kích thích xu hướng Tư Ban chủ nghĩa.
Bàn luận về vấn đề này LêNin cho rằng đó là một tất yếu không tránh khỏi nhưng
không nên vì thế ngăn chặn sự phát triển của trao đổi hàng hoá. Xu hương Tư Bản
chủ nghĩa sẽ nhờ nó mà khôI phục, điều này là đúng. Tuy nhiên nó khôi phục ở
mức độ nào thì điều này hoàn toàn phụ thuộc vào sự quản lý của nhà nước Nga. Xu
hướng này phảI được kiểm soát chặt chẽ bằng cách sử dụng hình thức kinh tế” chủ
nghĩa Tư Bản nhà nước”. Nhà nước liên kết với tư nhân trong sản xuất và bằng
những chính sách, những quy định về kinh tế hướng nó vào quỹ đạo thời kỳ quá độ
lên chủ nghĩa xã hội. Việc ngăn chặn xu hướng ấy sẽ có hại cho công cuộc khôI
phục và phát triển nền kinh tế. Để đảm bảo lợi ích của Chủ Nghĩa Xã Hội thì phải
phát triển Chủ NghĩaTư Bản nhà nước và trao đổi hàng hoá để phát triển lực lượng
sản xuất trong nông nghiệp và công nghiệp.
Tóm lại, việc khôi phục và mở rộng sản xuất trao đổi hàng hoá giữa công
nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn là đúng đắn và hợp lý. Nó là
một đòn bẩy quan trọng cho sự phát triển sản xuất lương thực nói riêng và sản xuất
công nông nghiệp nói chung. Đồng thời thông qua trao đổi, tác dụng của thuế
lương thực được phát huy hơn nữa. Nó thể hiện sự phù hợp với quy luật kinh tế
của thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
3. Tổ chức lại nền sản xuất công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của nông
nghiệp:
Muốn trao đ ổi hàng hàng hoá đ ược thực hiện thông suốt, bên cạnh việc
khuyến khích nông dân tích cực sản xuất còn phải tính đ ến việc khôi phục công
nghiệp. Để có đủ hàng hoá trao đổi với nông dân thì công nghiệp phải phục hồi và
phát triển. Do chiến tranh tàn phá sản xuất công nghiệp đang sa sút thiếu nguyên
liệu công nhân thất nghiệp tràn lan, thiếu lương thực. Kỷ luật lao động lỏng lẻo,
năng xuất lao động thấp. Giai cấp công nhân bị phân tán và đang cò nguy cơ mất
dàn bản chất giai cấp - mất đi ý chí đấu tranh. Việc tổ chức lại nền sản xuất đại
công nghiệp là một yêu cầu cấp bách. Trước chiến tranh nước Nga đ ã từng có một
nền đại công nghiệp rất phát triển. Nhưng trải qua một thời gian dài với biến cố
chiến tranh, đại công nghiệp không còn là thế mạnh của nền kinh tế nước Nga nữa.
Lực lượng sản xuất trong công nghiệp đ ang còn trong tình trạng thấp kém do cơ
sở kỹ thuật chưa kịp phục hồi. Vấn đ ề này đ ặt ra là phảI sắp xếp lại, tổ chức lại cơ
cấu ngành công nghiệp, khai thác thế mạnh của từng ngành để phát huy vai trò của
công nghiệp và giai cấp công nhân trong khôI phục kinh tế đất nước. Do yêu cầu
của ngành công nghiệp cần máy móc trang thiết bị kỹ thuật để sản xuất nên công
nghiệp phải phục hồi nhanh chóng để tạo cân đối giữa hai ngành, kịp thời hỗ trợ
nông nghiệp trong sản xuất.
Với việc làm này, nhà nước đ ã thực sự khẳng đ ịnh vai trò quan trọng của
mình. Để khôi phục sản xuất công nghiệp nhà nước đã trợ giúp vốn cho các cơ sở
sản xuất, tạo công ăn việc làm thu hút nhân công, ổn định sản xuất. Đây là việc làm
kịp thời đã khắc phục tình trạng thất nghiệp tràn lan, tình trạng thiếu vốn để cải
tiến thiết bị –nâng cao sản xuất.
Viêc khôi khôi phục sản xuất trên trang thiết bị cũ cũng là việc nên làm trong
điều kiện hiện nay. Trước đ ây khi nước Nga thực hiện chính sách kinh tế thời chiến
đã quốc hữu hoátoàn bộ xí nghiệp vừa và nhỏ. Nhà nước kiển soát việc sản xuất và
phân phối sản phẩm không những với đại công nghiệp mà ngay với cả tiểu công
nghiệp. Khi thực hiện chính sách kinh tế mới nhà nước chỉ sử dụng một phần các xí
nghiệp trước đây đã quốc hữu hoá, phần còn lại cho tư nhân mua hoăc thuê lại dưới
một hình thức tô nhượng đ ể tư nhân tự do kinh doanh. Đây là một việc làm đ úng đ
ắn bởi trong đ Iều kiện lực lượng sản xuất chậm phục hồi mà chỉ thừa nhận một
hình thức kinh tế là kinh tế nhà nước thì thật là sai lầm. Trình đ ộ của lực lượng sản
xuất chưa cho phép xây dung một quan hệ sản xuất như vậy. Việc nhà nước công
nhận sự tồn tại của kinh tế tư nhân là một việc làm hợp với đ Iều kiện khách quan
của xã hội trong quá trình tiến lên chủ nghĩa cộng sản.
Quá trình khôI phục và phát triển công nghiệp đ ược tiến hành trình tựtừ công
nghiệp nhẹ đ ến công nghiệp nặng. Công nghiệp nhẹ ưu tiên những ngành gắn bó
với nông nghiệp và nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm. Công nghiệp nặng chú trọng
vào công nghiệp năng lượng nhưnh vẫn cân đ ối với các ngành công nghiệp nặng
khác. Bước đI đầu tiên của quá trình khôI phục công nghiệp mà chính sách kinh tế
mới đ ề ra là xuất phát từ nhu cầu nông nghiệp và nông thôn. KhôI phục công
nghiệp bắt đ ầu từ công nghiệp thực phẩm, chế biến nông sản. Dưới tác dụng của
thuế lương thực, nông sản sản xuất ra ngày càng đòi phảI có nơI tiêu thụ. Phát triển
công nghiệp nhẹ chính là đ áp ứng đ òi hỏi đó. Sự quan tâm đ ầu tư của nhà nước,
và sự cung cấp nguyên liệu của nông nghiệp sẽ đ ảm bảo cho phục hồi nhanh
chónh công nghiệp nhẹ. Như Lê-Nin đã phân tích, để cảI thiện đ ời sống của công
nhân thì phảI có bánh mỳ và nhiên liệu. Thuế lương thực đ ã giảI quyết được một
phần yêu cầu đó. Để khắc phục tình trạng thiếu nhiên liệu cho sản xuất và sinh
hoạt Nga chủ trương phát triển công nghiêp nặng và dành phần lớn vốn đầu tư cho
công nghiệp năng lượng góp phần khắc phục và cảI thiện nó về cơ bản. Chúng ta
có thể thấy rằng chính sách kinh tế mới của Lê-Nin đ ề ra là rất hợp lý và chặt chẽ.
Nó đ ã tạo đIều kiện cho nước Nga phát triển, từng bước tháo ngỡ những khó khăn
khắc phục những hậu quả do chiến tranh gây ra. Đặc biệt, trong chính sách kinh tế
mới, nền sản xuất công nghiệp đ ã đ ược tổ chức lại với cơ cấu nhiếu thành phần.
Kinh tế tư nhân được phục hồi. Nước Nga trước đây đã phát triển với nền đại công
nghiệp rực. Đến giai đoạn này, trong quá trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội không
thể ngay một lúc xoá bỏ sở hữu tư nhân mà phảI công nhận sự tồn tại của nó là
một tất yếu khách quan. Đó mới là việc làm hợp với quy luật kinh tế. Thời kì quá đ
ộ lên Chủ Nghĩa Xã Hội. là thời kỳ đ ấu tranh giữa hai thế lực, một bên là Chủ
NghĩaTư Bản chưa bị tiêu diệt, một bên là Chủ Nghĩa Xã Hội còn non yếu. Thực tế
cho thấy không thể không thể chỉ tồn taị một thành phần kinh tế nhà nước là duy
nhất. Vì lợi ích của toàn xã hội nhà nước Xô -Viết phảI chấp nhận sự tồn tại của
kinh tế tư nhân. Sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ là một tất
yếu khách quan và nhà nước Nga là áp dụng chính sách kinh tế mới là hoàn toàn
đ úng đắn. Trong thờ kỳ thực hiện chính sách này kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ
đ ạo và chiếm ưu thế hơn hẳn so với các thành phần kinh tế khác. Bên cạnh đ ó,
hình tư kinh tế tư bản nhà nước –một sự đ ổi mới trong chính sách kinh tế của
nước Nga –“là những mắt xích trung gian. Có thể tạo đIều kiện thuận lợi cho
bước nước Nga nhanh chóng phục hồi sản xuất tăng trưởng kinh tế ”. Nhà nước
hợp tác với tư nhân trong sản xuất công nghiệp :tư nhân là trung gian phân phối
sản phẩm cho nhà nước, nhà nước cho tư nhân thuê xí nghiệp, hầm mỏ, đất đai
…Sản xuất trong công nghiệp dần hồi phục.
Chính sách kinh tế mới không chỉ đề cập đến vấn đề đổi mới cơ chế ngàng
mà còn đổi mới cơ chế quản lý vĩ mô trong công nghiệp tăng cường phân công hợp
tác giưa các ngành rồi qua đó nâng cao trình đ ộ phân công lao đ ộng xã hội. Các
thành phần kinh tế đ ược tự do kinh doanh là điều kiện đ ể phát triển công nghiệp
cho phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp, đ ể hai ngành này có thể hỗ trợ cho
nhau, góp phần củng cố liên minh công-nông về mặt kinh tế. Như chúng ta đ ã biết,
cũng như vật chất quyết định ý thức, kinh tế sẽ quyết định đến sự ổn định hay
không ổn định của hệ thống chính trị. Sau nội chiến liên minh công –nông có nguy
cơ tan vỡ chính là do những lợi ích kinh tế của cả hai giai cấp không được đảm
bảo. Khi mối quan hệ giữa công nghiệp và nông nghiệp được giảI quyết thì vấn đề
này cũng sẽ được giải quyết. Chính sách kinh tế mới với nội dung tổ chức lại nền
sản xuất công nghiệp cho phù hợp với yêu cầu của nông nghiệp vừa giảI quyết
được yêu cầu khôI phục công nghiệp vừa giảI quyết một phần nguy cơ tan vỡ của
khối liên minh công-nông. NgoàI ra việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp cũng đ
áp ứng yêu cầu xây dựng cơ sở kinh tế bước đ ầu của Chủ Nghĩa Xã Hội, ổn định
sản xuất giữa các thành phần kinh tế, vân dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác vào thực
tiễn xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội
4. Chủ chuyển đ ổi cơ chế quản lý sang hạch toán kinh doanh theo nguyên
tắc tập trung dân
Trong thời gian thực hiện chính sách kinh tế Cộng Sản thời chiến, cơ chế
quản lý tập trung được thực hiện koé dàI sang cả thừi kỳ hoà bình đã kìm hãm tính
năng động của các cơ sở sản xuất. Nhà nước thống nhất quản lý tập trung bằng
mệnh lệnh đối với các xí nghiệp quốc doanh, kiểm soát sản xuất và phân phối sản
phẩm. Tất cả cơ sở sản xuất đều phụ thuộc vào nhà nước. Tính tự chủ trong kinh
doanh bị hạn chế. Vấn đề đặt ra là nếu muốn khôI phục toàn bộ nền kinh tế thì
không thể tiếp tục duy trì hình thức quản lý kinh tế kém năng động kém tự chủ như
vậy. Do đó chính sách kinh tế mới đã đưa ra biệm pháp chuyển đổi cơ chế quản lý
sang hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
Tinh thần chung của cơ chế quản lý này là để cho các doanh nghiệp tự chủ về
tài chính, về phân phối lợi nhuận và tiền lương, chịu trách nhiệm trang trải chi phí,
phân phối thu nhập dựa trên số lượng và chất lượng lao động. Cơ chế quản lý tập
trung bằng mệnh lệnh bị xoá bỏ. Các xí nghiệp được quyền quyết định tổ chức
cung ứng, tiêu thụ sản phẩm của mình trên thị trường, chủ động về kế hoạch sản
xuất. Do đó, mõi cơ sở sản xuất phải tự tính toán sản lượng, giá bán. Lãi thì doanh
nghiệp được hưởng, lỗ thì doanh nghiệp chịu. Nói chung, nhà nước chỉ làm nhiệm
vụ quản lý về vĩ mô đói với nền kinh tế, định hướng cho sự phát triển của các xí
nghiệp và của cả nền kinh tế, đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự thay
đổi trong hình thức quản lý gắn liền với sự thay đổi cơ cấu quản lý kinh tế xã hội.
Thực chất quản lý theo phương pháp hạch toán kinh doanh là sự ứng dụng nguyên
tắc quản lý kinh tế xã hội chủ nghĩa vừa tập trung vừa dân chủ. Lê Nin chỉ rõ :”
chính sách kinh tế mới không thay đổi kế hoạch kinh tế thống nhất của nhà nước
và không vượt qua ngoàI giới hạn của kế hoạch đó ”. Các xí nghiệp quá độ sang
hạch toán kinh tế sử dụng ngày càng rộng rã quan hệ hàng hoá --tiền tệ đặt ra yêu
cầu là phảI nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước ở tầm vĩ mô. Hoạt động của Uỷ
ban kế hoạch nhà nước được triển khai với việc soạn thảo các kế hoạch trước mắt
để khôI phục các ngành công nghiệp. Thực chất nhà nước tăng cường việc hiện
thực quản lý vĩ mô sẽ giúp tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành, các yếu
tố của nền kinh tế quốc dân nhằm đạt hiệu quả kinh tế tối ưu. Nhà nước sẽ phải tạo
môi trường pháp lý thuận lợi cho các xí nghiệp quốc doanh và tư nhân cùng phát
triển sản xuất. Như vậy kinh tế sẽ phục hồi nhanh chóng.
Một nội dung nưã mà chính sách kinh tế đề cập đến là thực hiện dân chủ hoá
trong quản lý kinh tế. Chính sách kinh tế này đã đảm bảo cho sự tham gia của quần
chúng voà hoạt động quản lý. Dân chủ hoá trong quản lý là kết quả của sự thay đổi
quan niệm về những vấn đề cơ bản của sự phát triển kinh tế xã hội theo định hướng
xã hội chủ nghĩa. Không phảI chỉ có duy nhất nhà nước quản lý sản xuất bằng
phương pháp thuần tuý mệnh lệnh mới là đảm bảo đúng định hướng xã hội chủ
nghĩa. Nguyên tắc dân chủ hoá trong quản lý kinh tế yêu cầu sự công khai và dân
chủ trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo quản lý, các vấn đề về cảI tiến sản xuất và
quản lý phải được giải quyết dựa trên quyết định của đạI diện công đoàn và chính
quyền. Nguyên tắc này đã hướng người lao động quan tâm đến lợi ích vật chất, vì
lợi ích vật chất mà quan tâm đến kết quả lao động. Qua đó, quần chúng nhân dân
lao động sẽ tăng thêm lòng tin vào các cán bộ quản lý bởi chính họ là những người
kiểm soát hoạt động của cán bộ quản lý. Chính sách kinh tế mới đặt ra yêu cầu “ tổ
chức rộng rãi có kế hoạch, thường xuyên và công khai việc lựa chọn cán bộ khá
nhất cho công cuộc xây dựng kinh tế, những cán bộ hành chính và cán bộ tổ chức
trên quy mô chung và chuyên môn, địa phương và toàn quốc ”. Như vậy, việc
chuyển đổi cơ chế quản lý sang hạch toán kinh doanh theo nguyên tắc tập trung
dân chủ đã góp phần tăng tính năng động, sáng tạo của từng cá nhân, từng cơ sở
sản xuất đồng thời tạo đIều kiện sử dụng được tất cả các nguồn lực cho công cuộc
khôi phục và phát triển kinh tế từng bước tiến lên mục tiêu Xã Hội Chủ Nghĩa.
5. Tổ chức lại quá trình lưu thông, củng cố lưu thông tiền tệ –ngân hàng :
Sau nội chiến, do hiệu lực kéo dàI của chính sách kinh tế cộng sản thời chiến
nển trao đổi buôn bán thương mại hầu như không tồn tại, chỉ có nhà nước độc
quyền buôn bán lương thực và phân phối sản phẩm công nghiệp. Bước sang thời
kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới, nhà nước cho phép tự do buôn bán, tự do
thương mại nhưng dưới sự điều tiết quản lý vĩ mô của nhà nước. Điều này đánh
dấu sự thay đổi trong quan niệm về con đường tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội của
nước Nga. Trước đây, nước Nga không chấp nhận sự tồn tại của kinh tế hàng hoá
trong quá trình xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. Chính sách kinh tế mới đã khắc phục
sai lầm đó, chuyển hình thức phân phối trực tiếp và bao cấp sang kinh tế thị
trường, đáp ứng yêu cầu chuyển nền kinh tế từ trạng thái khủng hoảng hỗn loạn
sang quỹ đạo tái sản xuất bình thường. Mục đích cao nhất của chính sách này là
thiết lập liên minh công – nông về mặt kinh tế. Trong điều kiện chiến tranh, nông
nghiệp lạc hậu công nghiệp bị phân tán thì chỉ bằng cách khôI phục thương nghiệp
trao đổi hàng hoá giữa công nghiệp và nông nghiệp thì mới gắn kết hai ngành này
lạI với nhau. Thương nghiêp là mối liên hệ kinh tế duy nhất giữa tiểu nông và giai
cấp vô sản.
Tuy nhiên, tự do thương mạI không có nghĩa là để cho thương nghiệp tư nhân
lấn át thương nghiệp xã hội chủ nghĩa. Trong thời gian đầu thực hiện chính sách
kinh tế mới, thương nghiệp xã hội chủ nghiã do thiếu vốn và hàng hoá nên không
chiếm được vị thế kinh tế cao nhưng với sự giúp đỡ của nhà nước (nhà nước tạo
đIều kiện để liên kết công nghiệp quốc doanh và tiểu thủ công nghiệp với thương
nghiệp quốc doanh và tập thể để nắm quỹ hàng hoá dùng làm phương tiện đIều tiết
thị trường ), vị thế đó đã thay đổi. Nhà nước giúp thương nghiệp xã hội chủ nghĩa
chiếm các vị trí chỉ huy trong thương nghiệp khi triển khai quá trình lưu chuyển
hàng hoá đồng thời hướng quá trình đó đI thẳng tới nhu cầu của nông thôn và
thành thị. Hội nghị Đảng Cộng Sản Bônsêvíc Nga lần thứ XI
tháng 12-1921 đã nêu ra phương hướng quản lý trong lĩnh vực lưu thông là :
“ Căn cứ vào thị trường hiện có và tính toán đến các quy luật của nó, chiếm lĩnh
vực thị trường và bằng những biện pháp kinh tế thường xuyên, có cân nhắc và
được xây dựng trên sự kiểm kê chính xác quá trình của thị trường mà nắm vững
việc đIều tiết thị trường và lưu thông tiền tệ ”. Nhà nước sử dụng nhiều hình thức
thương nghiệp với một cơ cấu đảm bảo phát huy vai trò của thương nghiệp nhà
nước, loạI dần tư thương ra khỏi lĩnh vực bán buôn, canh tranh với tư bản thương
nghiệp bán lẻ. Nhà nước tăng cường đầu tư cho lĩnh vực giao thông vận tảI để kịp
thời đáp ứng yêu cầu vận chuyển của nội thương và cả ngoạI thương.
Song song với quá trình tổ chức lạI lưu thông hàng hoá, nhà nước cũng thực
hiện ổn định nền tàI chính quốc gia. Do tác dụng của chế độ hạch toán kinh tế nên
nguồn thu cho ngân sách nhà nước tăng bởi các xí nghiệp tự chủ về tàI chính
không đòi hỏi kinh phí hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Nhà nước tăng cường kiểm
kê, kiểm soát việc chi tiêu, hạn chế chi phí sản xuất và chi phí quản lý của các xí
nghiệp. Nhà nước chủ trương tổ chức lạI tàI chính quốc gia, đIều tiết giá cả chống
lạI lạm phát, chống lạI sự mất giá của đồng Rúp ; thiết lâp chính sách tàI thống
nhất dựa trên quan đIểm tập trung tàI chính.
Qua đIểm này chính là biểu hiện của nguyên tắc tập trung dân chủ. Để khắc
phục tình trạng bội chi của ngân sách nhà nước, nhà nước Xô-Viết đã thực hiện cân
đối thu chi giảm biên chế cắt giảm chi tiêu không cần thiết cho bộ máy hành chính,
bãI bỏ chế độ bao cấp. để tăng thu cho ngân sách, nhà nước xây dựng lạI hệ thống
thuế nhằn đIều tiết lạI thu nhập của các tầng lớp dân cư. Hệ thống thuế bao gồm :
thuế công thương nghiệp, thuế thu nhập, thuế tàI sản, thuế nông nghiệp. Bên cạnh
đó, nhà nước phát hành công tráI, khôI phục ngoạI thương để tăng dự trữ vàng.
Ngân hàng nhà nước được thiết lập lạI, tiến hành thay đổi đơn vị tiền tệ, phát hành
giấy bạc ngân hàng cho các tổ chức kinh tế công thương nghiệp quốc doanh vay,
dần dần rút đồng Rúp Xô Viết ra khỏi lưu thông chống lạm phát. Ngày 5 -2-1924,
nhà nước ban hành đạo luật phát hành giấy bạc mới (rúp vàng). Ngày 16-2-1924 ra
sắc lệnh đình chỉ phát hành đồng rúp Xô - viết để trang trải ngân sách. Ngày 7- 3-
1924 Nhà nước ra đạo luật rút đồng rúp Xô - viết ra khỏi lưu thông.
Tiếp theo việc ổn định đồng tiền là củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng.
Trong quá trình từ 1921- 1923, ngân hàng nhà nước đã được củmg cố. Tiếp đó đã
mở rộng hệ thống tín dụng bằng cách thành lập các ngân hàng khác.
Ngân hàng công thương nghiệp : cấp tín dụng cho nghành công nghiệp, thương
nghiệp. Nhà nước củng cố và phát triển hệ thống ngân hàng tiến tới hoàn thành cảI
cách tiền tệ.
III. Tác dụng của chính sách kinh tế mới.
1. Tác dụng :
về nông nghiệp :
Sau một thời gian thực hiện chính sách kinh tế mới, nhà nước Xô - Viết đã
khôI phục được nề kinh tế bị chiến tranh tàn phá. Nông nghiệp đến năm 1925 đã
vượt mức trước chiến tranh. Nạn đói được đẩy lùi, sản lượng lương thực không
ngừng tăng qua các năm. Diện tích gieo trồng được mở rộng. Do mức thuế thấp
nên nhà nước không thu được nhiều lương thực nhưng thông qua con đường trao
đổi đã có được khối lượng lương thực nhiều hơn.
Do mức thuế thấp nên năm 1921 nhà nước thu được 240 triệu pút so với 423
triệu pút trưng thu trước đây. Nhưng để bù lại, do nông dân hăng hái sản xuất, mở
rộng diện tích nên tổng sản lượng lương thực của xã hội và các nông sản khác tăng
lên. Nhà nuớc qua con đường trao đổi có được khối lượng lương thực nhiều hơn.
Ngoài ra, do mức thuế ổn định, người nông dân nào cũng biết đuợc số thuế phải
nộp và cố gắng sản xuất để vượt qua mức đó. Nhà nước thu thuế rõ ràng, thuận lợi.
Thuế lương thực là đòn mạnh mẽ để khôi phục nền nông nghiệp sau chiến tranh,
biểu hiện yêu cầu của tính quy luật đầu tiên của quá trình khôi phục kinh tế, bởi vì
:” thuế luơng thực sẽ giúp vào việc cải thiện nền kinh tế nông dân. Bấy giờ, nông
dân sẽ bắt tay vào việc một cách yên tâm, và đó chính là điều chủ yếu “(còn thiếu
khoán ruộng đất nhớ chèn thêm)
Về công nghiệp : Số công nhân có việc làm tăng nhanh, khắc phục được tình
trạng thất nghiệp tràn lan. Công nghiệp dầu khí được khôI phục và cảI tạo về cơ
bản, cùng với các cơ sở năng lượng khác, hoàn thành kế hoạch đIện- khí hoá. Sản
xuất công nghiệp tăng cao chưa từng thấy, mức tăng sản phẩm trung bình hàng
năm là 41%. Tổng sản lượng công nghiệp năm 1925 so với năm 1913 đạt 75, 5%
(đến năm 1926 khôI phục được 100%). Ngành đIện và cơ khí chế tạo vượt mức
trước chiến tranh, xí nghiệp công nghiệp nhẹ và công nghiệp thực phẩm cũng đã
vượt mức trước chiến tranh. Về thương nghiệp và tàI chính tiền tệ : Thương
nghiệp phát triển mạnh mẽ. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá năm1926 đã bằng
hai lần năm 1924. Liên Xô đã mở rộng quan hệ buôn bán với hơn 40 nước. Năm
1925-1926 thu nhập của nhà nước tăng lên gần 5 lần so với nă m 1922 –1923.
Ngân hàng nhà nước được lập lạI năm 1921, tiền hành đổi tiền vào các năm 1922-
1923. Giá trị đồng Rúp tăng lên đáng kể.
Về chính trị : Nhà nước Nga đã tiến được một bước dàI trong việc củng cố
liên minh công –nông, ổn định hệ thống chính trị. Tình trạng rối ren trước kia đã
được khắc phục. Giai cấp công nhân đã phát huy được năng lực lãnh đạo của giai
cấp mình. Thành công lớn nhất của thời kỳ thực hiện chính sách kinh tế mới là
tháng 12-1922 Liên Bang Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Xô - Viết được thành lập
và là nhà nước xã hội chủ nghĩa đàu tiên trên thế giới.
2. ý nghĩa
Chính sách kinh tế mới được thực hiện đã tạo đIều kiện phát triển lực lượng sản
xuất ở nông thôn và thành thị, đáp ứng dược yêu cầu của quy luật kinh tế của nền
sản xuất xã hội chủ nghĩa còn mang tính hàng hoá và có nhiều thành phần. Nó là
chiến lược xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội từ đIểm- xuất phát kinh tế lạc hậu. Mỗi
bước đI của chính sách này là một bước tiến trong sự nghiệp xây dựng Chủ Nghĩa
Xã Hội. Trong toàn bộ các khâu của chính sách kinh tế mới không có khâu nào
không phù hợp với quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ lên Chủ Nghĩa Xã Hội.
Đây còn là chiến lược liên minh công –nông về mặt kinh tế. Chính sách nà đã
giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế của cả hai giai cấp công nhân
và nông dân. Qua chính sách này, Lênin đã nêu rõ để củng cố nền chuyên chính vô
sản thì phảI bắt đầu từ đâu, phải giải quyết những khó khăn về chính trị dựa trên
việc giải quyết những khó khăn về kinh tế.
Chính sách kinh tế mới còn có ý nghĩa về mặt lý luận. Nó là một kiểu mẫu
cho sự vận dụng sáng tạo học thuyết của Mác-Ănghen vào thực tiễn. Qua chính
sách này, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cơ chế kinh tế trong thời kì quá độ. Về
những vấn đề có tính nguyên tắc trong xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội. đối với các
nước tiến lên Chủ Nghĩa Xã Hội đều cần thuyết vận dụng tinh thần cơ bản của
chính sách kinh tế mới như vấn đề quan hệ hàng hoá- tiền tệ, nguyên tắc liên minh
công nông, sử dụng nền kinh tế nhiều thành phần…Đây là những vấn đề có ý
nghĩa chiến lược, vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác về các giai đoạn của
phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa. Nó đánh dấu một bước phát triển mới về
lý thuyết nền kinh tế xẵ hội chủ nghĩa.
CHƯƠNG II: Sự vận dụng chính sách kinh tế mới vào việt nam:
I. Việt Nam tước thời kỳ đổi mới :.
Trước khi nghiên cứu chính sách kinh tế mới cuả Đảng và nhà nước ta hiên
nay. chúng ta hãy cùng nhìn xuyên suốt chiều dàI lịch sử của đất nước. đất nước ta
đã trảI qua một thời kỳ chiến tranh dàI và khốc liệt. Với sự lãnh đạo của Đảng
cộng Sản Việt Nam, nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp và đế quốc Mỹ đem lạI hoà bình tự do trên đất nước ta. Đảng đã xác định
mục tiêu đưa đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa
sở dĩ như vậy trong bối cảnh thế gới, tư bản chủ nghĩa đã trở lên lạc hậu bởi tính
chất phản động hiếu chiến. Chủ nghĩa đế quốc giai đoạn cuối cùng của chủ nghĩa
tư bản không còn đạI diện cho xu thế mới của thời đạI nữa. Chủ nghĩa xã hội đã trở
thành hệ thống thế giới. thực sự chỉ có xã hội mới thực sự tồn tạI quyền dân chủ,
hướng đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hộ hoàn toàn đúng đắn. đảng và nhà nước ta
tiếp tục lãnh đạo nhân dân tiến hành Cách Mạng Xã Hội Chủ Nghĩa. Yêu cầu cấp
bách đặt ra là phảI khôI phục đất nước sau chiến tranh.
Công cuộc khôI phục và phát triển kinh tế xây dựng và củng cố chế độ chính
tri là một thử thách đối với Đảng ta và nhà nước Xã HôI Chủ Nghĩa. Chiến tranh
đã để lạI hậu quả nặng nề về kinh tế xã hội cũng như về đời sống tinh thần. Bây
giờ, nền kinh tế phổ biến vẫn còn là sản xuất nhỏ. Cơ sở vật chất thấp kém do bị
chiến tranh tàn phá. Phân công lao động xã hội chưa phát triển, năng xuất lao động
thấp, trình độ tổ chức quản lý yếu. Điều kiện trong nước khó khăn như vậy lại còn
bị đế quốc Mỹ bao vây cấm vận kinh tế. Tuy nhiên, đất nước hoà bình cũng là một
môI trường thuận lợi cho xây dựng và khôI phục kinh tế. Trên thế giới, cuộc cách
mạng khoa học kỹ thuật đăng diễn ra mạnh mẽ cũng ảnh hưởng tới công cuộc khôI
phục kinh tế. Bên cạnh đó, nước ta lại được sự giúp đỡ của Liên Xô và Đông Âu-
những nước xã hội chủ nghĩa anh em. Trước năm 1986, do ảnh hưởng cơ chế quản
lý quan liêu bao cấp, nền kinh tế nước ta trở nên trì trệ. Đại hội IV và đại hội V
của Đảng đã đề ra đường lối xây dựng nền kinh tế xã hội chủ nghĩa với tinh thần
là đảy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, đưa nền kinh tế của nước ta từ sản
xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
một cách hợp lý trên cơ phát triển nông nghiệp và công nghiêp nhẹ kết hợp kinh
tế với quốc phòng, cân đối phát triển giữa kinh tế trung ương và kinh tế địa
phương để tiến tới xây dựng nền kinh tế quốc dân thống nhất. Về cơ bản, đường lối
của đảng là rất đúng dắn song trong quá trình thực hiện, bên cạnh những thành tựu
đạt được còn có nhiều sai sót.
Về nông nghiệp : mô hình kinh tế hợp tác xã hoạt động không hiệu quả, yếu
kếm về tổ chức quản lý, sản xuất bấp bênh, năng xuất thấp. Nông dân có sự phân
hoá giàu nghèo. Tất cả nông dân đều lao động sản xuất trong hợp tác xã và tính
công điểm. Do không có sự có gắng nỗ lực của từng cá nhân nên sản lượng nông
nghiệp không cao. Nhà nước ban hành chỉ thị 100 khoán sản phẩm cuối cùng đến
nhóm và người lao động – một hình thức quản lý tiến bộ phù hợp với thực tiễn đất
nước ta nhưng lạI bị hạn chế về trình độ quản lý yếu kém làm cho nó không phát
huy được hết tác dụng.
Về công nghiệp : Nhà nước tiến hành quốc hữu hoá các xí ngiệp của tư sản
mạI bản và tư sản bỏ chạy ra nước ngoài. Nhà nước chỉ đặt kế hoạch trước định
mức sản phẩm trước rồi sản xuất tràn lan mà không hề tính đến vấn đề tiêu thụ như
thế nào. Sản xuất hoàn toàn không gắn với thị trường. Trong công nghiệp hầu như
chỉ có công nghiệp quốc doanh nhưng lại hoạt động kếm hiệu quả. Tuy nhiên,
trong giai đoạn này nước ta cũng đã xây dựng được một số ngành công nghiệp
nặng quan trọng và nhiều công trình công nghiệp lớn.
Về thương nghiệp và tàI chính tín dụng : Nhà nước xoá bỏ ngay thương
nghiệp tư bản tư doanh, thị trường xã hội chủ nghĩa đã được củng cố và mở rộng
nhưng lưu thông phân phối vẫn rối ren. Thị trường tàI chính tiền tệ không ổn
định. Giá cả tăng nhanh, lạm phát nghiêm trọng ngân sách nhà nước bị thâm hụt.
Mởu dịch quốc doanh và hợp tác xã mua bán hoạt động kém hiệu quả. Về ngoạI
thương, nước ta chỉ mở rộng buôn bán trao đổi phần lớn với các nước trong khối
SEV, không quan hệ với các nước tư bản.
Suốt một thời gian dàI, nước ta không nhận thức đúng đắn vai trò của sản xuất
hàng hoá và kinh tế thị trường. Đồng nhất hình thức sở hữu với hình thức tổ chức
kinh tế và thành phần kinh tế, coi nhẹ và phủ nhận quy luật giá trị, quy luật cạnh
tranh, coi kinh tế thị trường là phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản mà tách rời một
cách siêu hình sản xuất hàng hoá với thị trường. Rõ ràng là trình độ của lực lượng
sản xuất của nước ta còn yếu kém. Thế mà chúng ta đã vội vàng áp đặt cho nó một
quan hệ sản xuất tiên tiến – quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là không phù hợp
với quy luật. Nguyên nhân chính là do trong công tác quản lý, nhà nước ta đã nóng
vội muốn nhanh chóng tiến lên chủ nghĩa xã hội mà không vận dụng một cách
đúng đắn lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ qú độ. Nền kinh tế kế hoạch hoá
và tập trung cao độ gây mất tính năng động. Bên cạnh đó, hoạt động tư tưởng tổ
chức và công tác cán boọ của Đảng có nhiều khuyết điểm dẫn đến sai lầm trong
lãnh đạo, quản lý. Cơ chế quản lý yếu kém, quan liêu bao cấp là vật cản đối với
quá trình xây dựng đất nước, khôI phục kinh tế. Đứng trước thực tiễn đó, Đảng và
nhà nước đã phảI đánh giá lạI tình hình và đưa ra đường lối đổi mới bắt đầu từ đạI
hội Đảng khoá VI ( tháng 12/1986).
II:chủ chương đổi mới của Đảng và nhà nước:
1. Đổi mới nền kinh tế:
a, Đổi mới về cơ cấu kinh tế :
Nghị quyết đại hội đảng VI, đã xác định : “Đổi mới toàn diện nhưng phảI tập
trung lãnh đạo đổi mới kinh tế ”. Trước hết nhà nước tiến hành đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế trên cơ sở đã nắm vững tinh thần cơ bản của chính sách kinh tế
mới cuả Lê-nin. Nhà nước ta chủ trương “ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế với mục
tiêu xoá bỏ cơ chế tâp trung quan liêu bao cấp, hình thành tương đối đồng bộ cơ
chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định xã hội chủ nghĩa”. Đổi mới
cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng cơ chế mới phù hợp với trình độ phát triển của
nền kinh tế và trình độ lãnh đạo quản lý của bộ máy nhà nước. Các doanh nghiệp
trong nước trước đây phụ thuộc vào nhà nước cả về tàI chính cũng như đường lối
hoạt động sản xuất thì nay đã chuyến sang chế độ hạch toán kinh doanh, có quyền
tự chủ về tàI chính. các doanh nghiệp sẽ phảI tự tính toá n xem nên sản xuất với
sản lượng là bao nhiêu, giá thành sản phẩm như thế nào để thị trường chấp nhận.
Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đã dựa trên sự nghiên
cứu tìm hiểu kỹ về thị trường. Không còn tình trạng nhà nước chịu lỗ thay doanh
nghiệp. Cần phả thấy rằng sản xuất hàng hoá không đối lập vơí chủ nghĩa xã hội
mà là một thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại và nó cần thiết cho công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thị trường có vai trò trực tiếp hướng dẫn các đơn
vị kinh tế lựa chọn hình thức hoạt động và phương án tổ chức sản xuất kinh doanh.
Cơ chế quản lý mệnh lệnh thuần tuý không thể tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
Tính năng động của nền kinh tế thị trường không cho phép duy trì cơ chế quản lý
kém hiệu quả như vậy. Muốn phát triển kinh tế thị trường theo đinh hướng xã hội
chủ nghĩa thì phảI đổi mới cơ chế quản lý. Cùng với chuyển các xí nghiệp sang
hạch toán kinh tế nhà nước ta chủ trương dân chủ hoá trong quản lý kinh tế, đảm
bảo quyền lợi của quần chúng lao động. Người lao động trở thành người giám sát
hoạt động của các cán bộ lãnh đạo. Những quyết định về quản lý doanh nghiệp đều
dược thông qua dựa trên sự góp ý của người lao động. Nhà nước cũng thực hiện
trao quyền tự chủ rộng rãI cho các doanh nghiệp nhà nước, đồng thời hạn chế tốiđa
tình trạng độc quyền. Bên cạnh đó nhà nước còn phải nâng cao hiệu lực quản lý vĩ
mô thông qua việc tạo mổi trường ổn điều kiện ổn định hoạt động sản xuất kinh
doanh của các doanh nghiệp. Nhà nước ban hành những chính sách, nghị định,
nghị quyết trong lĩnh vực kinh tế như chính sách thúê , luật doanh nghiệp …Trực
tiếp quy định quyền hạn và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước. Đồng
thời trên cơ sở hoạch định chính sách giá cả, chế độ phân phối thu nhập để duy trì
sự ổn định của cơ chế kinh tế, đảm bảo lợi ích của toàn bộ thành viên của các thành
phần kinh tế. Các doanh nghiệp cũng được nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ phát
triển thông qua các kế hoạch và chính sách kinh tế. Nhà nước có thể tạo hành lang
pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động bằng cách tổ chức, thu nhập. Xử
lý, cung cấp thông tin ; dự báo và định hướng về thị trường trong và ngoàI nước ;
tổ chức hướng dẫn các hoạt động thương mại, quản lý công tác nghiên cứu khoa
học thương mại, hướng dẫn tiêu dùng hợp lý tiết kiệm ; thanh tra kiểm tra thực
hiện chính sách quy hoạch kế hoạch phát triển thương mại ; tổ chức đấu tranh
chống buôn lậu, buôn bán hàng cấm, hàng giả, đầu cơ lũng đoạn thị trường. Nâng
cao hiệu lực quản lý của nhà nước còn dựa trên cơ sở tăng cường hiệu quả kinh
doanh của các doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh các công cụ tài chính tín dụng, sự
hoạt động của các doanh nghiệp này cũng là một công cụ hữu hiệu để nhà nước
lắm bắt và quản lý thị trường. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế được thực hiện toàn
diện từ cấp cao nhất là nhà nước cho tới cấp cơ sở là các doanh nghiệp lớn nhỏ
trong nền kinh tế. Cơ chế quản lý được thay đổi sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế
phát triển năng động hơn, hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp cũng tốt hơn
trước.
Nghị quyết đại hộ IX đề ra : Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước xây dựng nền kinh tế độc lập dân chủ, dưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp, tăng trưoảng kinh tế đI đôI vớ phát triển văn hoá, từng bước cảI thiện đời
sống vật chất tinh thần của nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, bảo vệ
môI trường, đI đôI với phát triển kinh tế –xã hội tăng cường an ninh quốc phòng.
Thực công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn, tiếp tục đưa nông nghiệp phát triển,
chú trọng phát triển kinh tế các tỉnh miền núi phía bắc, Tây Nguyên, Tây Nam
…Mục tiêu trong 5năm 2001-2005: nhịp độ tăng trưởng GDP bình quân 7.
5%/năm, Tổng GDP năm 1005 gấp 2 lần GDP năm 1995. Tỷ trọng nông lâm ngư
nghiệp là 20-21%GDP, công nghiệp và xây dựng là 38-39% các nghành dịch vụ là
441-42%. Tạo việc làm cho 7. 5 triệu lao động, nâng tỷ lệ lao động đào tạo lên
30%.
b. Đổi mới cơ cấu
Đi đôi với việc đổi mới cơ chế quản lý, nhà nước tiến hành đổi mới cơ cấu
nền kinh tế, chuyển sang cơ chế thị trường có sự đIũu tiết của nhà nước, tổ chức
lại các thành phần kinh tế. Dựa trên việc phân tích của Lê-nin về sự cần thiết phảI
phát triển kinh tế hàng hoá và sự tồn tại của sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thời
kỳ quá độ, nhà nước ta đã xác định 5 thành phần kinh tế tồn tại độc lập và bình
dẳng trong nền kinh tế thị trường. Năm thành phần kinh tế bao gồm : kinh tế nhà
nước, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể – tiểu chủ, kinh tế tư bản nhà nước, và kinh tế
tư bản tư nhân (theo như hiến pháp năm 1992 đã phân loại ). Nhà nước đổi mới tổ
chức các hợp tác xã và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế nhà nước đóng vai
trò chủ đạo. năm thành phần kinh tế được tự do hoạt động trên các lĩnh vực kinh
tế khác nhau. Nhưng phải đảm bảo theo đúng pháp luật và được đặt dưới sự quản
lý chung của nhà nước. Khu vực kinh tế nhà nước đảm nhận các khâu then chốt
và các lĩnh vực trọng yếu, nhất là trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Nhiều
doanh nghiệp nhà nước đã đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả hoạt
động. Các hợp tác xã nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã đổi mới về quy mô, tổ
chức và phương thức hoạt động để phát triển sản xuất kinh doanh. Kinh tế cá thể-
tiểu chủ phát triển rộng rãI trong hầu hết các ngành kinh tế: thương mại, dịch vụ,
nông- lâm- ngư nghiệp do đặc tính năng động nhạy bén trước những thay đổi của
thị trường. Thành phần kinh tế này hoạt động rất hiệu quả. Kinh tế tư bản tư nhân
bước đầu phát triển tập trung vào lĩnh vực thương mạ, dịch vụ, đầu tư vào sản xuất
còn ít. Nhà nước ta đang có chủ trương khuyến khích tư bản tư nhân mạnh dạn đầu
tư vào sản xuất công nghiệp nông nghiệp áp dụng công nghệ kĩ thuật hiện đại
nhưng đồng thời cũng tăng cường hiệu lực quản lý để hạn chế mặt tiêu cực của
thành phần kinh tế này. đối với kinh tế tư bản nhà nước, đây là hình thức tốt nhất
để thu hút vốn, công nghệ kĩ thuật tiên tiến, kinh nghiệm quản lý tiên tiến. Như Lê-
nin đã phân tích, đây là hình thức kinh tế trung gian quá độ để đưa nền kinh tế nói
riêng và đất nước ta nói chung nên chủ nghĩa xã hội. Nhận thức được đIũu đó, nhà
nước ta đã không coi nhẹ hình thức kinh tế này và cũng không kìm hãm sự phát
triển của nó mà chỉ hướng nó đI theo một mục tiêu xây dựng nền kinh tế xã hội chủ
nghĩa. đổi mới kinh tế tạo ra môI trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh
nghiệp sản xuất. Doanh nghiệp nào sản xuất hàng hoá có chất lượng tốt và giá
thành thấp sẽ được người tiêu dùng chấp nhận và sẽ khẳng định được vị chí trên thị
trường. Tư đó các nhà sản xuất phảI tự nghiên cứu tìm tòi để tăng chất lượng hàng
hoá, hạ giá thành sản phẩm. Sự cạnh tranh đó sẽ làm cho nền kinh tế phát triển.
Mặt khác khi nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, nó giảI phóng cá nhân tham gia kinh tế khỏi sự phụ thuộc vào quan liêu,
tạo điều kiện cho họ trở thành chủ thể của hoạt động kinh tế và qua đó tạo tính
năng động sáng tạo cho mỗi thành viên. thể chế kinh tế thị trường đã phá bỏ quan
hệ đặc quyền đẳng cấp, cung cấp môI trường cạnh tranh bình đẳng. Trước đây, nền
kinh tế nườc ta mang nặng tình hiện vật, tự cung tự cấp, kế hạch hoá tập trung tạo
nên tâm lý thụ động ỷ lại. Sự xuất hiện của nền kinh tế thị trường đã mang lại sức
sống cho nền kinh tế, đưa nó trở về vẻ đẹp vốn có. Tuy nhiên không nên tuyệt đối
hoá tác dụng của nền kinh tế thị trường, phải có sự quản lý đIều tiết vĩ mô của nhà
nước để đảm bảo nó phát triển đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thực
hiện phân phối theo nguyên tắc kinh tế thị trường, đẩy mạnh phúc lợi xã hội. Chế
độ tem phiếu trước đây được bãi bỏ hoàn toàn. phân phối sản phẩm dựa theo thị
trường. Nhà nước thi hành đánh thuế thu nhập nhằm phân phối lại thu nhập, đIều
tiết trong táI phân phối để tránh bbất bình đẳng. Việc chuyển sang mô hình kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô
của nhà nước đã tạo nên động lực, khơi dậy mọi tiềm năng, đặc biệt là tính năng
động sáng tạo của mọi người trong xã hội.
Cùng với sự đổi mới thành phần kinh tế, cơ cấu ngành và vùng kinh tế bắt
đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Cơ cấu vùng đang hình
thành từng bước theo hướng quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của các địa
phương, các đô thị, các địa bàn lãnh thổ, đặc biệt là các vùng kinh tế trọng điểm.
Các khu chế xuất, khu công nghiệp đang được xây dung. Rõ ràng nếu muốn nâng
trình độ kinh tế hàng hoá nên trìng độ kinh tế thị trường hiện đại thì phải có một
cơ sở kĩ thuật hiện đại. Nhìn chung nông nghiệp nước ta vẫn chưa thoát khỏi tình
trạng sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất còn yếu kém, công nghệ lạc hậu nên năng xuất
lao động không cao. Muốn xây dựng một nền kinh tế hiện đại thì không chỉ có đổi
mới cơ chế mà phải đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại
hoá. để đạt được điều đó, nhà nước ta phải tăng cường cải tiến nâng cấp các cơ sở
kĩ thuật hiện có, tranh thủ công nghệ tiên tiến của các nước trên thế giới. Qua các
dự án đầu tư nước ngoàI vào Việt Nam, giám đặt nghiêm gặt việc nhập cônh nghệ
và thiết bị, tránh biến nước ta thành bãI thảI công nghệ của thế giới. cơ cấu
nghành kinh tế cũng đòi hỏi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ giảm
tỷ trọng nông nghiệp trong nền kinh tế.
Tuy nhiên nhà nước vẫn thực hiện phát triển nhiều loại hình kinh tế nông
nghiệp có hiệu quả, đó là kinh tế trang trại, đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn,
nông –lâm –ngư nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá gắn liền với chế biến sản
phẩm bằng công nghệ tiến bộ. Hiện nay, kinh tế nông thôn còn dựa chủ yếu trên
cơ sở nông nghiệp để phát triển nhưng là một sự phát triển tổng hợp, đa ngành
nghề với sự biến đổi quan trọng trong phân công lao động xã hội tại nông thôn còn
dựa, tạo ra những lực lượng sản xuất mà nông nghiệp truyền thống trước đây trưa
tong có. trước đây mô hình hợp tác xã hoạt động kém hiệu quả do chỉ chú ý đến
việc thay đôi quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất trong quá trình cảI tạo xã hội chủ
nghĩa mà không giảI quyết tốt vấn đề tổ chức quản lý và phân phối. Các hợp tác
xã, tổ chức hợp ly sản xuất nông nghiệp chỉ có hình thức không có thực chất của
quan hệ sản xuất mới. Để khắc phục tình trạng đó, nhà nước ta xây dựng mô hình
hợp tác xã kiểu mới theo nguyên tắc tự nguyện dânchủ bình đẳng, tổ chức và phân
phối phong phú đa dạng. Các hợp tác xã chủ yếu chuyển hướng làm dịch vụ cung
ứng vật tư, thuỷ lợi, thu mua nông sản, bảo vệ thực vật …. Hoạt động của nông
trường quốc doanh cũng được nhà nước hỗ trợ bằng cách cho vay vốn. Thành phần
kinh tế cá thể –tiểu chủ, tư bản tư nhân, tư bản nhà nước trong nông nghiệp cũng
được nhà nước tạo điều kiện phát triển. Nhà nước chủ trương phát triển nông –lâm
–ngư nghiệp, khai thác hết tiềm năng đa dạng của các ngành này. Công nghiệp và
nông nghiệp liên kết với nhau chặt chẽ hơn. Trong mối quan hệ với nông nghiệp,
công nghiệp không chỉ dừng lại ở lĩnh vực chế biến mà còn có thể phát triển những
ngành công nghiệp phục vụ đầu vào của sản xuất nông nghiệp như công nghiệp cơ
khí, sửa chữa chế tạo máy móc nông nghiệp, thuỷ lợi … Về công nghiệp nói riêng,
trình độ công nghệ kỹ thuật vẫn còn lạc hậu. Nhà nước ta khi bước vào thời kỳ đổi
mới phảI tiếp nhận thưc trạng của cơ cấu kinh tế mang nặng đặc trưng của một
nước nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp kém phát triển. Hiện nay, chủ trương của
nhà nước là tăng cường đổi mới thiết bị và công nghệ thông qua chuyển giao công
nghệ với các nước tiên tiến trên thế giới nhằm rút ngắn quá trình nghiên cứu và
phát triển. NgoàI việc nhập khẩu hợp lý những công nghệ tiên tiến từ nước ngoàI
vào để thay thế công nghệ lạc hậu, nước ta cũng đã đồng thời nghiên cứu cảI tiến
một số thiết bị, dây chuyền công nghệ đang hoạt động trong nền kinh tế, trong
bước trang bị lại để nâng dần trình độ công nghệ.
Kinh tế nhà nước đang trong quá trình đổi mới, tổ chức sắp xếp lại cho phù
hợp với điều kiện sản xuất và thích nghi với việc quản lý theo kinh tế thị trường,
tuy nhiên nền sản xuất mặc dù đan xen những yếu tố hiện đại, song kinh tế tự
nhiên tự cấp, tự túc còn chiếm tỷ lệ lớn. Trong chính sách NEP của Lê nin, điều
đầu tiên ông nhắc tới trong nội dung đó chính là sự cải tạo nền nông nghiệp. Muốn
đưa nền nông nghiệp từ trạng thái năng suất thấp, hiệu quả thấp, sử dung lao động
thủ công là chính, sang một hệ thống có năng suất cao, hiệu quả dựa trên những
phương pháp công nghệ tiên tiến của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh các ngành có hàm lựơng khoa
học công nghệ cao, giá trị gia tăng nhanh. Muốn đạt mục tiêu này phải phát triển
công nghiệp, nhưng quan trọng hơn là đổi mới công nghệ trong toàn bộ nền kinh
tế, phải sử dụng có hiệu quả những thành tựu khoa học công nghệ của thế giới.
Là một nước đi sau về phát triển kinh tế, Việt Nam nhất thiết phải tận dụng
quá trình chuyển giao công nghệ, tiếp thu, làm chủ được các loại hình công nghệ
hiện đại để nhanh chóng chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế thông qua một quá trình
đổi mới công nghệ rộng khắp từ sản xuất kinh doanh đến dịch vụ, quản lý. Nền
kinh tế VN hiện nay cũng như nhiều nước đang phát triển khác, được đặc trưng
bằng sự chiếm ưu thế của sản phẩm nông nghiệp và lao động nông thôn, dù công
nghiệp hoá đã bắt đầu. Muốn phát triển phải cấu trúc lại toàn bộ nền kinh tế, tạo sự
dịch chuyển nền kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá, nền
kinh tế từ nặng về nông nghiệp sẽ chuyển dần về phía công nghiệp và dịch vụ,
trong đó quan trọng là công nghiệp chế biến và các dịch vụ xã hội, dịch vụ kinh tế,
dịch vụ trí tuệ.
Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành theo hướng trên sẽ vấp phải một trở lực hết
sức lớn nếu không thu hút được số lao động dư dôi ra trong nông nghiệp. Khắc
phục trở ngại này đòi hỏi phải đầu tư để tạo thêm chỗ làm việc trong nền kinh tế ở
khu vực đô thị và nhất là ở nông thôn. Vì vậy phát triển công nghiệp nông thôn,
tăng đầu tư vào nông thôn sẽ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công
nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Chỉ có công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới đưa được nước ta thoát khỏi cảnh
nghèo nàn lạc hậu Các-Mác cho rằng, những thời đại kinh tế khác nhau không phải
ở chỗ chúng sản xuất ra cái gì, mà ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với nhửng
tư liệu lao động nào. Nền kinh tế nước ta hiện nay về cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ,
trình độ lao động còn thấp kém lạc hậu, lao động thủ công là chính, năng suất thấp.
Lao động nông nghiệp nước ta vẫn chiếm khoảng 70%tổng số lao động, địa bàn
nông thôn chiếm gần 80%dân số cả nước và là nơi tập chung đại bộ phận người
nghèo trong xã hội. Số liệu điều tra gần đây cho thấy có tới 29, 5%tổng số hộ dân
có mức thu nhập dưới 20Kg gạo 1người/1tháng;5, 6%hộ thu nhập chỉ đạt dưới 8Kg
gạo 1người/1tháng ;khoảng 20%hộ thiếu và đói. Như chúng ta đã biết. Vào năm
1950, khu vực Đông nam á còn rất lạc hậu. Trên 50%lao động ở Nhật bản thuộc
khu vực nông nghiệp, năng suất công nghiệp của Nhật bản chỉ bằng 15% năng suất
công nghiệp của Mỹ, Hàn quốc, còn nghèo hơn cả Xuđăng( châu phi). Ngày nay
Nhật bản đã trở thành một siêu cường kinh tế thế giới, là thành viên của nhóm
7nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới ( Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp,
Canada, Anh, Italia ) và có giá trị GDP đầu người cao nhất thế giới. Bốn l nước
công nghiệp mới : Hàn quốc, Đài loan, Singapo, Hồng kông đã tạo nên những nền
công nghiệp tăng trưởng nhanh chóng chưa từng thấy. Qúa trình công nghiệp hoá
ở những lãnh thổ và quốc gia này chỉ cần khoảng 30 năm. Các nước này đã từng
xuất phát từ xã hội truyền thống, với nền nông nghiệp chiếm tới 75%lao động và
trên 30%GDP, sau đó họ đã đào tạo tiền đề công nghiệp hoá dựa trên những đột
phá công nghệ trong công nghiệp, trong xây dựng kết cấu hạ tầng và sản xuất các
sản phẩm chế tạo hướng về xuất khẩu, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư. . . . Giai đoạn
công nghiệp hoá được tăng tốc thông qua những yếu tố nhằm chuyển dịch cơ cấu
kinh tế(giảm mạnh tỷ lệ nông nghiệp trong GDP), về khả năng duy trì mức tăng
trưởng kinh tế ở mức cao, về một chính sách thuận lợi cho phát triển các công nghệ
hiện đại, về một nền giáo dục-đào tạo vững vàng, tạo năng lực nội sinh của quốc
gia, bảo đảm cho giai đoạn trưởng thành, gắn liền công nghiệp hoá với hiện đại
hoá, phấn đấu trở thành một quốc gia phát triển. Vì vây nước ta phảI thực hiện
công nghiệp hoá, hiện đại hoá phấn đến năm 2020 nước ta cơ bản là một nước
công nghiệp như mục tiêu đại hội IX đề ra.
Tóm lại, đổi mới cơ cấu kinh tế là một cơ chế nhằm phát triển toàn diện các ngành
kinh tế, khai thác tối đa khả năng sẵn có của tong ng ành. đổi mới kinh tế với cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần là phù hợp với quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội
c. Đổi mới quan hệ đối ngoại :
Nhà nước ban hành cácđạo luật mới, đặc biệt là các đạo luật kinh tế thực hiện
mở cửa nền kinh tế. nếu như trước đây chỉ quan hệ kinh tế với hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa thì nay đã chuyển sang đa phương hoá trong chính sách đối
ngoại theo quan đIúm “ Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong cộng
đông thế giới, phấn đấu hoà bình, độc lập và phát triển ”. Mặt khác mở rộng quan
hệ kinh tế đối ngoại là xu thế phát triển tất yếu khách quan của mọi quốc gia trong
thời đại ngày nay. Nhà nước ta xác định : trong mọi hoạt động kinh tế đối ngoại
phảI xử lý tốt mối quan hệ kinh tế và chính trị, đưa hoạt động kinh tế đối ngoại
phục vụ đắc lực mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, thực công nghiệp
hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; phát huy ý chí tự lực tự cường
thông qua mở cửa, kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại ; lợi dụng có
hiệu quả những lợi thế trong phân công lao động quốc tế, đầu tư quốc tế và quốc tế
hoá đời sống.
Nhà nước xây dựng chính sách ngoại thương xuất nhập khẩu với mục tiêu
nâng cao tốc độ và kim ngạch xuất khẩu. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là
nông lâm thuỷ sản, hàng thủ công mỹ nghệ, may mặc và một số loại khoáng sản,
hàng công nghiệp mà ta có lợi thế. Để đạt dược mục tiêu trên, nhà nước ta đã thực
hiên thống nhất quản lý ngoại thương nhưng không độc quyền ngoại thương; ta
chủ trương nâng cao trình độ chế biến hạ giá thành để thu hút khách hàng ngoại
quốc; tăng hiệu xuất ngoại tệ, tiếp cận thị trường thế giới, xây dựng đồng bộ
chương trình và công nghệ xuất khẩu. Đảng và nhà nước cũng chủ trương tính lại
tỷ giá hối đoáI sát với sức mua của đồng tiền Việt Nam, tạo điều kiện cho kinh tế
đối ngoại, tăng thu ngoại tệ vào ngân hàng. Đổi mới chính sách kinh tế đối ngoại
cũng dựa trên sự cân đối xuất nhập khẩu, tránh nhập khẩu tràn lan. Nếu hàng hoá
nào trong nước có thể sản xuất được thì hạn chế nhập khẩu. ngoài ra, chính phủ
còn hướng các chính sách đối ngoại vào việc mở rộng đa dạng hoá các họat động
kinh tế đối ngoai, đặc biệt là đối sách về thị trường, tìm kiếm đối tác tàI trợ và bạn
hàng, thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Đầu tư quốc tế là tất yếu khách quan không
thể thiếu được trong thời đại hội nhập kinh tế ngày nay. Nó làm tăng nguồn vốn
tăng công nghệ mowis nâng cao trình độ quản lý, tạo thêm công ăn việc làm, đào
tạo tay nghề, khai thác tài nguyên, tiếp cận kinh tế thị trường hiện đại trên thế giới.
Hiện nay, đầu tư nước ngoàI vào Việt Nam gồm cả hai hình thức: Đầu tư trực tiếp,
và đầu tư gián tiếp. Thông qua hợp tác quốc tế, cac doanh nghiệp trong nư ớc sẽ
có điều kiện học hỏi phương pháp quản lý, trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới.
Nhà nước ban hành luật đầu tư nước ngoà tạo môI trường thuận lợi và bình đẳng
cho đầu tư, bảo vệ lợi ích của đất nước. Luật này quy định rõ lĩnh vực đầu tư,
quyền hạn và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoàI. Tóm lại, hoạt động kinh tế
đối ngoại có hỉệu quả sẽ góp phần khắc phục nhanh chóng nguy cơ tụt hậu về kinh
tế ngay càng xa so với các nước trong khu vực và trên thế giới, đảm bảo nền kinh
tế đất nước phát triển theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.
Để mở rộng quan hệ với nhiều nước chúng ta mở cửa cho phép đầu tư nứoc
ngoàI vào Việt Nam. Tham gia tích cực các hoạt động cùng có lợi trong các hiệp
hội các nước Đông Nam A (ASEA N), diễn đàn hợp tác các nước châu á-TháI
Bình Dương (APEC), kí hiệp định thương mại Việt –Mỹ, nước ta có quan hệ với
hơn 140 nước, quan hệ đầu tư với hơn 70 nước.
Với nội thương, nhà nước thực hiện kiểm soát, dán tem các mặt hàng tiêu
dùng để chống hàng giả. Các mặt hàng nước ngoàI cạnh tranh cùng hàng nội địa
trên thị trường. Sự cạnh tranh đó sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phải
năng động. Hơn nữa, tìm cách thay đổi mẫu mã, hạ giá thành sản phẩm để thu hút
khách hàng. Tuy nhiên nhà nước ta đang tìm cách giảI quyết tình trạng hàng nhập
lậu vào Việt Nam gây thất thoát hàng tỉ đồng cảu nhà nước. Hàng nước ngoàI tràn
lan trên thị trường Việt Nam cũng là một mối đe doạ với các nhà doanh nghiệp
trong nước. Nó thúc đẩy các doanh nghiệp phảI kinh doanh có hiệu quả hơn nữa để
có sức mạnh thị trường. Trong thời kỳ quá độ nên chủ nghĩa xã hội, thương nghiệp
đóng vai trò rất quan trọng. Nó góp phần xoá bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung,
quan liêu bao cấp từng bước xây dựng cơ chế thị trường theo sự quản lý của nhà
nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Nhờ đổi mới theo quan niệm cung –cầu. Thương nghiệp còn có thúc đẩy phân
công lao động, xã hội phát triển, phân bố tàI nguyên thiên nhiên, khai thác hợp lý
để so sánh giữa các vùng trong nước. Nội thương nói riêng và thương nghiệp nói
chung là cầu nố giữa nông nghiệp và công nghiệp, giúp cho hai nghành đó trao đổi
sản phẩm cho nhau, gắn kết hai nghành này chặt chẽ hơn và từ đó góp phần củng
cố khối liên minh công – nông. Cũng như các ngành kinh tế khác, trong thương
nghiệp, nhà nước ta luôn tạo đIều kiện cho hình thức thương nghiệp nhà nước đóng
vai trò chủ đạo đồng thơì tổ chức lại thương nghiệp nhà nước để có thể chiễm lĩnh
thị trường (cả trong lĩnh vực bán buôn bán lẻ). NgoàI ra hà nước cũng tạo đIều
kiện cho các hình thức thương nghiệp khác hoạt động có hiệu quả hơn. Đặc biệt,
các hợp tác xã thương nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình công
nghiệp hoá, hiện đạI hoá nông nghiệp và nông thôn cũng như trong các chính sách
với các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. Phát triển các hình thức lưu
thông cùng với việc xây dựng cơ cấu công –nông nghiệp hợp lý sẽ tạo cơ sở vững
chắc cho nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
d)Đổi mới hệ thống tàI chính- tín dụng:
Trong giai đoạn trước thời kỳ đổi mới, hệ thống ngân hàng nhà nước hoạt
động không có hiệu quả. Thị trường tàI chình, tiền tệ không ổn định. Lạm pháp
nghiêm trọng, giá cả tăng nhanh. Nhà nước ta đã chủ trương đổi mới hệ thông tàI
chính – tín dụng nhằm khắc phục tình trạng trên. Nhà nước đã thay thế việc bao
cấp cho vay của ngân hàng nhà nước bằng các hoạt động của các tổ chức tín dụng
trung gian. Ngân hàng nhà nước có nhiệm vụ chủ uyế là ổn định tiền tệ, đề xuất
chính sách tiền tệ và hệ thống tiền tệ của đát nước, hỗ trợ sự phát triển kinh tế quốc
dân. Các tổ chức này làm trung gian thu hút và cung ứng vốn, và đương nhiên
trong nền kinh tế thị trường thì các tổ chức này phảI cạnh tranh với nhau. Cơ chế
tín dụng đã có những bước chuyển khá quan trọng. Hoạt động tín dụng được tổ
chức dưới nhiều hình thức khác nhau, đổi mới về cả phạm vi, tính chất và nội
dung. Nhiều quan hệ tín dụng khác nhau với nhiều nguồn lợi tức khác nhau phản
ánh nền kinh tế nhiều thành phần. Các quan hệ tín dụng này vừa hợp tác vừa cạnh
tranh với nhau trong nền kinh tế thị trường theo sự quản lý của nhà nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa. Quan hệ tín dụng nhà nước phảI lớn mạnh để đảm nhiệm
vai trò chủ đạo trong quan hệ tín dụng xã hội. Nhà nước đã áp dụng cơ chế cho vay
vốn đầu tư để phát triển sản xuất ;khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, tự vay, tự
trả, tự chiệu trách nhiệm về vốn đầu tư;chính phủ cho vay đối với các dự án thuộc
đối tượng dự án cần được tập trung, khuyến khích. Nhiều đòn bẩy tín dụng như lãI
xuất, thế chấp, bảo lãnh đã được áp dụng.
Nền tàI chính đơn nhất được thay thế bằng nền tàI chính nhiều thành phần.
Nhà nước ta đã phát hành tín phiếu kho bạc nhà nước ngắn hạn (dưới một năm)và
tín phiếu dàI hạn để huy động vốn nhàn dỗi trong dân vào nhu cầu đầu tư. NgoàI ra
nhà nước đang từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật tàI chính;xây dựng hệ
thống thông tin, phân tích kiểm soát kiểm tra tàI chính;kiện toàn bộ máy tàI chính.
Quan hệ tiền tệ và lưu thông tiền tệ từ chỗ khép kín chuyển sang hoạt động theo cơ
chế mở cửa hội nhập với khu vực và thế giới. Nhà nước đã kiềm chế được lạm
pháp bằng cách khuyến khích tiết kiệm trong dân, giảm khối lượng tiền giấy trong
lưu thông, không dùng tiền phát hành để cho vay, cân đối tiền – hàng, giảm chi
ngân sách. . Lạm pháp từng bước được đẩy lùi. Toàn bộ nền tàI chính – tín dụng
đều thống nhất dưới sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hôị chủ nghĩa.
2. Đổi mới hệ thống chính trị:
Song songvới việc đổi mới kinh tế, Đảng ta từng bước đổi mới hệ thống
chính trị cho những bước đI của đổi mới kinh tế. Hệ thống chính trị nước ta trong
các mạng dân tộc-dân chủ đã lấy mục tiêu phục vụ klháng chiến làm trọng và phát
huy vai trò trong 30năm kháng chiến. Đến giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa,
hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa cần phảI được đổi mới để đáp ứng nhu cầu xây
dựng đất nước trong hoà bình. Đảng ta đã xác định:việc thực hiện đổi mới thành
công hay thất bạI là có quyết định đúng hay không mối quan hệ giữa đổi mới kinh
tế và đổi mới chính trị. Đổi mới chính trị phảI có nội dung và bước đI thích hợp.
Mối giai cấp, tầng lớp khác nhau, nếu không thoả đáng sẽ gây nên mâu thuấn và sự
bất ổn định chính trị. Ôn định chính trị là cơ sở cho sự ổn định xã hội nói chung và
là nhân tố không thể thiếu của sự nghiệp cách mạng hiện nay ở nước ta.
Đầu những năm 90, trong hoàn cảnh thé giới phức tạp do sự sụp đổ của chế
độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu, việc giữ chế độ chính trị ở nước ta là
rất khó khăn do sự chống đối của các thế lực thù địch trong và ngoàI nước. Tuy
nhiên, Đảng ta khẳng vẫn định: “Giữ mvững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
xã hội trong quá trình đổi mới, nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dung và
bảo vệ Tổ Quốc, kiên trì chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”. Đảng ta
tiến hành đổi mới mối quan hệ giữa các tổ chức cấu thành hệ thống chính trị, phát
huy quyền lực chính trị của nhân dân, mở rộng dân chủ, xây dựng và chỉnh đốn
Đảng. Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ra chỉ thị số 30-CT/Tw: “ về xây dung
và thực hiên quy chế dân chủ ở cơ sở”, (18-2 1998) phát huy quyền làm chủ của
nhân dân trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị “ Đảng lãnh đạo, nhà nước
quản lý, nhân dân làm chủ”, thực hiện tốt chế độ dân chủ ở cơ sở để nhân dân bàn
bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi
ích của mình. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của đổi mới chính trị là
kiện toàn bộ máy của hệ thống chính trị, giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo
của Đảng và bản chất cách mạng của nước ta, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt
động của các tổ chức trong hệ thống chính trị. đảng ta đã ban hành nghị quyết
trung ương 6 với nội dung chủ yếu là chấn chỉnh lại đội ngũ cán bộ, Đảng viên về
tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống; kiên quyết xây dung chế độ phê bình, tự
phê bình, củng cố tổ chức cơ sở, tổ chức chính trị gọn nhẹ, có hiệu quả; cảI tiến
việc ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết, không để cho một số người lợi dụng kẽ
hở để tha hoá. đảng ta kiên quyết làm trong sạch tổ chức để tăng thêm lòng tin của
nhân dân đối với hệ thống chính trị. Bên cạnh đó, nhà nước ta đã tích cực giảm tối
thiểu sự cồng kềnh của bộ máy hành chính, nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả
hoạt động để lãnh đạo tốt công cuộc xây dung CNXH. đổi mới chính trị là một
trong những nhiêm vụ khó khăn cho Đảng và nhà nước. đổi mới kinh tế và đổi mới
chính trị có được thực hiên thành công hay không sẽ quyết định đến kết quả bước
đầu thực hiện mục tiêu xây dung chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
III. những thành quả của công cuộc đổi mới, những tồn tại và phương hướng giả
quyêt:
1. Nhân xét về vấn đề vận dụng chính sách kinh tế mới của Lênin vào công
cuộc đổi mới ở Việt Nam:
Thời kỳ Liên Xô thực hiện chính sách kinh tế mới đã qua lâu rồi nhưng
những vấn đề được đề cập trong chính sách đó lại rất gần với những vấn đề mà
chúng ta đang phảI giả quyết trong công cuộc đổi mới hiện nay. Chúng ta đều they
rằng bối cảnh đất nước khi tiến hành đổi mới rất khác so với bối cảnh Liên Xô thời
đó. nhà nước ta không vận dụng chính sách này một cách máy móc mà đã dựa trên
cơ sở đánh gia tình hình thực tiễn của đất nước để vận dụng một cách sáng tạo tinh
thần của chính sách đó.
nước Nga khi tiến hành áp dungj chính sách kinh tế mới dã qua giai đoạn phát
triển TBCN với nền đại công nghiệp tồn tại bên cạnh nền nông nghiệp sản xuất
nhỏ hàng hoá. đIúm xuất phat của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước Nga có
đIúm khác so với nước ta là có sự quyện giữa TB độc quyền hiện tại với những tàn
tích phong kiến. Nước ta khi quá độ lên cnxh đã bỏ qua giai đoạnh phát triển
TBCN vì lúc đó nó đã trở nên lạc hâu do tính phản động, hiếu chiến và không còn
đại diện cho xu thế của thời đại nữa. nước ta chưa có nền đại công nghiệp, còn
nông nghiệp thì mới ở trình độ thấp, sản xuất tự cung tự cấp. Như vậy đIúm xuất
phat về kinh tế xã hội chính trị và giai cập của nước ta khi bắt đầu công cuộc đổi
mới là khác rất nhiều so với nước Nga.
ĐIểm khác biệt thứ hai mà chúng ta dễ dàng nhận they là về bối cảnh quốc tế.
Nước nga bây giờ là tiên phong trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, phảI
đối mặt với lực lượng các nước TBCN hùng hậu và nguy cơ chiến tranh xâm lược.
Thế nhưng ngày nay, chúng ta xây dựng chủ nghĩa xã hội trong xu thế hoà bình,
yhợp tác giữa các nước trên thế giới. Thời đIúm nước ta bắt đầu tiến hành cách
mạng xã hội chủ nghĩa là thời đIúm chủ nghĩa xã hội đã thành hệ thống trên thế
giớ mà đưngs đầu là Liên Xô. khối các nước xã hội chủ nghĩa đang bước vào giai
đoạn phát triển, đang củng cố về cơ sở kinh tế, chính trị và xã hội, tích cực tham
gia và thúc đẩy quá trình phân công lao động quốc tế, củng cố khả năng bảo vệ hoà
bình thế giới. đồng thời, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuất thời đại đã và đang
diễn ra mạnh mẽ thúc đẩy quá trình quốc tế hoá lực lượng sản xuất, thay đổi lực
lượng sản xuất cả về lượng và chất, nâng cao cơ sở vật chất của quá trình sản xuất.
Nước ta có đIúm thuân lợi là nước ta đI sau trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa
xã hội cũng như tiến hành cách mạng khoa học kỹ thuật do đó ta có thể học hỏi
kinh nghiêm của những nước đI trước. Hợp tác đầu tư quốc tế là con đường nhanh
nhất để có thể đuổi kịp trình độ khoa học kỹ thuật của thế giới và trình độ quản lý
của các nước phát triển. Từ đó, chúng ta có thể xây dung cơ sở vật chất kỹ thuật
bước đầu của chủ nghĩa xã hội với sự lãnh đao quản lý của đảng và nhà nước.
Qua tình hình thực tế Việt Nam sau một thời gian thực hiện chính sách đổi
mới, chúng ta they rằng nền kinh tế đã phát triển lên một bước, đời sống nhân dân
đã được nâng cao hơn trước. Tình trạng trì trệ của nền kinh tế không còn nữa mà
thay vào đó là sự sôI nổi của cơ chế thị trường. Trước đây chúng ta không chấp
nhận nề kinh tế thị trường, coi nó là phạm trù riêng của chủ nghĩa tư bản. nhà nước
đã phat hiện ra sai lầm đó và kịp thời khắc phục bằng cách đề ra chính sách đổi
mới. Nhầ nước ta đã dựa trên cơ sở nghiên cứu chính sách kinh tế mới để vận
dụng vào thực tiễn Việt Nam. chính sách kinh tế mới đã đưa ra mô hình nền kinh
tế hợp với quy luật kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Như Lênin đã
phân tích rất rõ trong chính sách này, sự tồn tại của nền kinh tế hàng hoá và các
thành phần kinh tế khác ngoàI kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể trong thời kỳ quá
độ là một tất yếu khách quan, cần phảI they được đIều đó. nhà nước ta đã nhận
they những sai lầm của mình trong việc vội vàng áp đặt quan hệ kinh tế tiến bộ vào
một nền kinh tế mà trình ddộ của lực lượng sản xuất chưa cho phép. Nhà nước
cũng they được những hạn chế của hình thức quản lý tập trung, quan liêu bao cấp,
kế hoạch hoá từ khâu sản xuất đến lưu thông phân phối và đã chuyển sang vận
dung phương pháp hạch toán kinh doanh theo đường lối của chính sách kinh tế
mới. Vận dụng quan hệ hàng – tiền trong nền kinh tế không phảI là đI ngược với
mục tiêu xa hội chủ nghĩa mà chính nó sẽ tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc chuyển nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung
sang nền kinh tế thị trường ở nước ta chính là sự vận dung chính sách kinh tế mới.
Chính sách này cũng đã chỉ ra con đường củng cố khối liên minh công- nông vững
chắc với điểm xuất phát là giả quyết mối quan hệ giữa công nghiệp và nông
nghiệp. Nước ta cũng đang vận dụng chiến lược liên minh công- công về mặt kinh
tế này để giữ vững nền tảng của đất nước.
2. Những thành tựu của công cuộc đổi mới:
a. Lĩnh vực kinh tế:
Nền kinh tế nước ta trong những năm đổi mới đã đạt tốc độ tăng trưởng
nhanh, khắc phục được tình trạng trì trệ suy thoát. nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao,
liên tục và ổn định: 8. 2% năm 1992; 9. 5% năm 1995; 8. 8% năm 1997 và gần 5.
83% năm 1998. quá trình công nghiệp hoá cũng diễn ra tương đối nhanh. Tỉ trọng
công nghiệp và xây dung trong GDP tăng từ 22. 7% năm 1990 lên 30. 3% năm
1995 và 31. 7% năm 1997. cơ cấu nền kinh tế cũng chuyển đối theo hướng giảm
dần tỷ trọng ngành nông nghiệp và tăng tỷ trọng nganh công nghiệp và dịch vụ.
Dịch vụ từ 38. 6% lên 42. 5%; nông nghiệp từ 38. 7% còn 25. 7%. tuy giảm tỷ
trọng trong GDP nhưng sản lượng lương thực tăng liên tục từ 21. 5 triệu tấn năm
1990 lên 30. 6 triệu tấn năm 1997; 31. 3 triệu tấn năm 1998 và 33. 5 triệu tấn năm
1999. nhà nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới với 4. 5
triệu tấn năm 1999 tăng hơn so với năm 1998 (chỉ đạt 4 triêu tấn).
Lĩnh vực tàI chính – tiền tệ đạt tiến đọ đáng kêt, ngăn chặn được nạn lạm
phát cao và tong bước đẩy lùi lạm phát. chỉ tính riêng năm năm 1991 đến 1995, chỉ
số giá hàng tiêu dùng và dịch vụ giảm tử 67. 4% năm 1991 xuống còn 17. 5% năm
1992; 5, 2% năm 1993; 14. 4% năm 1994 và 12. 7% năm 1995. khối lượng tín
dụng tăng nhanh liên tục qua các năm. các công ty dần dần được cổ phần hóa.
Thành công lớn của qua trình đổi mới trong lĩnh lĩnh vực đổi mới tại thành phố Hồ
Chí Minh vạo ngày 21 thang 8 năm 2000. cùng với sự nghiệp đổi mới nhà nước ta
thực hiện xoa đói giảm nghèo chủ yếu ở nông thôn và các vùng dân tộc thiểu số.
Chính phủ hỗ trợ cho các đồng bào dân tộc thiểu số: năm 1994 hỗ trợ cho 28 dân
tộc ở 31 tỉnh 30 tỷ đồng, năm 1995 hỗ trợ cho 34 dân tộc ở 38 tỉnh 30 tỷ đồng. Hơn
2. 2 triệu lượt hộ trong tổng số 3 triệu hộ nghèo được vay hơn 1060 tỷ đồng. Trên
pham vi cả nước, tỷ lệ hộn nghèo đói trong tổng số giảm từ 28. 8% năm 1992
xuống còn 19% năm 1997. chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo được
thực hiện lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.
Về kinh tế đối ngoại, nước đã gia nhập tổ chức thương mại tự do khu vực
(AFTA), ngày 28-7-1995 gia nhập ASEAN để mở rộmg quan hệ kinh tế với các
nước láng giềng. nhà nước ta chấp nhận giao lưu kinh tế với tất cả các nước tư bản
chủ nghĩa, ký hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ. NgoàI ra, Việt Nam còn
ra nhập diễn đàn hợp tác kinh tế Thái Bình Dương(APEC)để hội nhập với quá
trình quốc tế hoá nền kinh tế thế giới. Nước ta đang cố gắng khai thông quan hệ
với các tổ chức tàI chính tiền tệ như quỹ tiền tệ (IMF), Ngân hàng thế giới (WB),
Ngân hàng phát triển châub á (ADB). Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoàI vào Việt Nam
cũng đang tăng lên. xu thế hoà bình hợp tác đã và đang mở ra cho nước ta những
cơ hội phát triển kinh tế, tong bước xấy dung cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội.
Lĩnh vực chính trị:
Qua 15 năm đổi mới, hệ thống chính trị nước ta đã tiến thêm một bước trong
đó tổ chức và phương thức hoạt động. Các tổ chức chính trị- xã hội phát triển đa
dạng hơn. tính chủ động của các tổ chức được tăng lên. quá trình dân chủ hoá trong
đảng và ngoàI xã hội được mở ra. Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực
kinh tế chính trị, văn hoá tư tưởng được phát huy. Vai trò của Quốc hội và các tổ
chức quần chúng tăng lên rõ rệt. Hiệu quả hoạt động của bộ máy hành chính nhà
nước đã được nâng cao hơn trước. Thông qua cảI tiến nội dung và đổi mới hình
thức của phương tiện thông tin đại chúng qua việc cảI tiến của hoạt động của Quốc
hội, Hội đồng nhân dân, các đoàn thể cũng như các cuộc tiệp xúc giữa đại biểu
nhân dân với cử chi nhân dân đã có dịp bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình thẳng
thắn phê bình góp ý kiến xây dung Đảng và Nhà nước. Việc thực hiên dân chủ ở cơ
sở đã tạo đIều kiện để các tầng lớp nhân dân tham gia ngày càng đông đảo vào các
hoạt động chính trị của đât nước, thúc đẩy không khí sinh hoạt dân chủ trong xã
hội có lợi cho việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân. hệ thống pháp luật được
xem xét lại đã giảm được sự chồng chéo trong các quy định của văn bản pháp luật.
Hiệu lực của các văn bản pháp luật cũng được nâng cao. Khối liên minh công nông
trí thức ngày càng phát triển. Những thành tựu này sẽ không có được nếu không có
những thành tựu của đổi mới kinh tế. Nhờ có đổi mới kinh tế giữ vững được sự ổn
định chính trị và đổi mới hệ thống chính trị theo yêu cầu phat triển kinh tế
1. Những han chế trong quá trình đổi mới.
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi kinh tế, đổi mới
chính trị. Nhưng có thể they rằng những hoạt động nhằm đổi mới tổ chức và
phương thức hoạt động, đổi mới trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế của Đảng,
nhà nước và các đoàn thể quần chúng còn chưa mấy hiêu quả.
a. Trong lĩnh vực kinh tế:
Nhà nước ta đã tiến hành xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần
vận hành theo cơ chế thị trường với sự quản lý đIều tiết của nhà nước theo đinh
hướng xã hội chủ nghĩa. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực của nền kinh tế thị
trường thì lại nảy sinh những tác động xấu. Khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường
nước ta vẫn phảI gánh chịu những tàn dư của nền kinh tế quan liêu bao cấp. Ưu
đIúm của kinh tế thị trường chưa phat huy thì hàng loạt những nhược đIúm đã xuất
hiên gây ra hậu quả hết sức nghiêm trọng. Tỷ lệ thất nghiệp tăng, số lao động dư
thừa quá nhiều gây ra gánh nặng cho nền kinh tế. Bảo trợ và phúc lợi xã hội quá tảI
không thể giả quyết được hết các vấn đề tồn tại; các dịch vụ lao động các trung tâm
giới tâm giới thiệu việc làm không thể giảI quyết hết các vấn đè việc làm cho
người lao động. Từ đó nảy sinh các tệ nạn xã hội như: trộm cắp, cướp giật, lừa đảo,
mại dâm, … cơ chế thị trường thêm nhập vào nước ta gây ra các tệ nan như vây và
trở thành gánh nặng cho nhà nước. Mặt xấu của cơ chế thị trường bộc lộ ngày càng
rõ.
Một hạn chế nữa của cơ chế thị trường là tác động tiêu cực tới đời sống tinh
thần, đạo đức làm nảy sinh các tệ nạn xã hội. đặc đIúm nổi bâtj của cơ chế thị
trường là đặt lợi nhuận trên hết. Một khi con người đã bị đồng tiền lam cho mờ mắt
thì các giá trị đạo đức không còn giá trị. Có những người sẵn sàng bán rẻ lương
tâm để đổi lấy lợi nhuận. Hiện tượng tham ô buôn lậu, …gia tăng kể từ khi cơ chế
thi trường thâm nhập vào nước ta. Và cũng từ khi nền kinh tế nước ta vận hành
theo cơ chế thị trường thì chủ nghĩa cá nhân phát triển gây mâu thuẫn giữa lợi ích
riêng với lợi ích chung của xã hội, những lợi ích chung của xã hội bị xâm phạm.
những người đI thưo chủ nghĩa cá nhân luôn đặt lợi ích của mình lên trên hết
không quan tâm đến lợi ích của ngưới khác. vì thế mà có những vụ tham ô, tham
nhũng với số tiền và tàI sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng Việt Nam. đIều đặc biệt
quan trọng là họ luôn xa rời với lý tưởng xã hội chủ nghĩa ủng hộ chủ nghĩa tư bản,
ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện
nay. Chỉ trong mấy năm gần đây nhà nước ta đã phảI xét xử liên tiếp các vụ án cỡ
lớn: vụ buôn lậu ma tuý Vũ Xuân Trường, Vụ án Minh Phụng- EPCO, vụ án Tân
Trường Sanh, …
Nhiều người khi làm việc chỉ quan tâm đến lợi ích của mình mà không quan
tâm đén lợi ích xã hội nhiều lúc đã để lại hậu quả nghiêm trọng tiêu biểu là vụ cháy
rừng U Minh Thượng, …
Chúng ta có thể they rõ rằng một số giá trị đạo đức đã bị suy thoáI, trà đạp
một cách trắng trợn. Một số người chạy theo cơ chế thị trường sing báI đồng tiền
coi đồng tiền quý hơn cả giá trị đạo đức, nhân cách. Họ tôn thờ đồng tiền thế lực
đồng tiền làm cho con người quay lưng lại với những phẩm chất đạo đức mà lẽ ra
con người phải có. Một số giá trị cao đẹp về quan hệ xã hội truyền thống Việt Nam
về con người Việt Nam XHCN bị sói mòn và xem nhẹ. Việc chạy theo lợi ích vật
chất một cách quá đáng đã đẩy con người tới chỗ pham tội. tình trạng buôn bán và
tàng trữ ma tuý là một ví dụ đIún hình nhất. đó là hậu quả nghiêm trọng nhất do cơ
chế thị trường đem lại. ngoàI ra, sự phân hoá giầu nghèo gia tăng nhanh gây nên
nhiều cách biệt và bất bình đăng trong mối quan hệ xã hội. khoảng cách giầu nghèo
gia tăng với biên độ ngày càng lớn đặc biệt là giữa thành thị và nông thôn giữa
miền xuôI và miền ngược.
Mặt khác, do trình độ quản lý không cao, các thủ tục pháp lý rườm rà cộng với
những vấn đề nêu trên mà đối với nhà đầu tư nước ngoàI môI trường đầu tư không
tốt. vì vậy, các nhà đầu tư nước ngoàI không muốn đầu tu vào Việt Nam hoạc vẫn
còn rụt rè, e ngại và chỉ giám đầu tư với số vốn không nhiều. tỉ lệ đầu tư vào Việt
Nam không cao. bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng đang trong tình trạng khó khăn
do tỉ lệ nợ quá hạn và tỉ lệ nợ không thể thu hồi quá cao.
Tất cả những hạn chế nêu trên nhìn trung đều do sự quản lý yếu kém của cán
bộ trong cơ quan nhà nước. Quản lý kèm sẽ sảy ra nhiều những vấn đề phức tạp
khó giảI quyết, tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp vẫn là do tác động của các mặt tiêu
cực của cơ chế thị trường mà nhà nước vẫn không thể kiểm soát hết được. mặt
khác, nền kinh tế nhà nước ta còn nhiều bất hợp lý như dựa quáquá nhiều vào đầu
tư nước ngoàI, sử dụng vốn kém hiệu quả, cơ cấu vốn đầu tư kém hợp lý. các cư sở
sản xuất trong nước sử dụng phần nhiều máy móc đã lạc hậu, nên sản phẩm sản
xuất ra không tốt bằng hàng ngoại, năng xuất không cao, giá thành sản phẩm cao.
Nên không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Những hạn chế nêu trênlà những cản
trở đối với sự nghiệp đổi mới của nước ta, đây là thử thách đối với cơ chế quản lý
cuẩ nước ta. GiảI quyết được thử
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Chính sách kinh tế mới của LêNin.pdf