Tài liệu Luận văn Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp: LUẬN VĂN:
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm xây lắp trong các doanh
nghiệp xây lắp
Chương I những vấn đề lý luận chung về phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp.
I. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến quá
trình hình thành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản là ngành có khả
năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra
cơ sở vật chất cho toàn xã hội, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân, tăng cường tiềm lực
kinh tế, lẫn quốc phòng cho đất nước. Ngành xây dựng cơ bản có nhiều đặc điểm riêng biệt
xuất phát từ tính đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng và sản xuất xây dựng. Chúng có ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất và quản lý tài chính trong ngành xây dựng.
- Sản phẩm xây l...
77 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1117 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm xây lắp trong các doanh
nghiệp xây lắp
Chương I những vấn đề lý luận chung về phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp.
I. Khái niệm, phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
1. Đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản và sản phẩm xây lắp ảnh hưởng đến quá
trình hình thành chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
Khác với các ngành sản xuất vật chất khác, ngành xây dựng cơ bản là ngành có khả
năng tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo ra
cơ sở vật chất cho toàn xã hội, cơ sở hạ tầng cho nền kinh tế quốc dân, tăng cường tiềm lực
kinh tế, lẫn quốc phòng cho đất nước. Ngành xây dựng cơ bản có nhiều đặc điểm riêng biệt
xuất phát từ tính đặc thù của sản phẩm ngành xây dựng và sản xuất xây dựng. Chúng có ảnh
hưởng lớn đến việc tổ chức sản xuất và quản lý tài chính trong ngành xây dựng.
- Sản phẩm xây lắp có tính chất cố định: Sản phẩm xây dựng sau khi hoàn thành thì
không thể di chuyển từ nơi này sang nơi khác, mà nơi sản xuất đồng thời là nơi sử dụng
công trình sau này. Do đó, các điều kiện địa chất, thuỷ văn, cơ sở hạ tầng ở nơi địa điểm xây
dựng công trình được lựa chọn có ảnh hưởng rất lớn đến quá trinhf xây dựng và khai thác
công trình, vì thế trong quản lý kinh tế xây dựng phải nâng cao chất lượng công tác quy
hoạch, điều tra, khảo sát để lựa chọn địa bàn xây dựng.
Mặt khác, do sản phẩm xây dựng cố định nên lực lựơng sản xuất của ngành xây dựng
thường xuyên di chuyển từ công trình này sang công trình khác. Điều đó có ảnh hưởng lớn
đến sự ổn định của người lao động, chi phí cho khâu di chuyển đòi hỏi công tác quản lý xây
dựng cơ bản phải đặc biệt chú ý.
- Sản phẩm xây dựng có thời gian sử dụng lâu dài: Sản phẩm của xây dựng cơ bản
thường tồn tại và hoạt động trong nhiều năm và có thể tồn tại vĩnh viễn. Đặc điểm này đòi
hỏi phải đặc biệt chú trọng tới cAông tác quản lý chất lượng sản phẩm trong tất cả các khâu
từ điều tra, khảo sát, thiết kế cho đến thi công, nghiệm thu và bàn giao công trình.
- Sản phẩm xây dựng có quy mô lớn, kết cấu phức tạp: Quy mô của sản phẩm xây
dựng được thể hiện về mặt hiện vật là hình khối vật chất lớn, về mặt giá trị là vốn nhiều. Kết
cấu sản phẩm phức tạp, một công trình gồm các hạng mục công trình, một hạng mục công
trình có thể gồm nhiều đơn vị công trình, một đơn vị công trình bao gồm nhiều bộ phận, các
bộ phân công trình lại có yêu cầu kỹ thuật khác nhau. Đặc điểm này đòi hỏi khối lượng vốn
đầu tư, vật tư, lao động, máy móc thi công nhiều và đòi hỏi phải có nhiều giải pháp thi công
khác nhau. Do vậy, trong quản lý xây dựng phải chú trọng kế hoạch khối lượng, kế hoạch
vốn đầu tư, lập định mức kinh tế kỹ thuật và quản lý.
- Thời gian xây dựng công trình dài: Điều này dẫn đến vốn đầu tư xây dựng của chủ
đầu tư và vốn sản xuất của tổ chức xây dựng bị ứ đọng lâu. Các tổ chức xây dựng dễ gặp
phải các rủi ro ngẫu nhiên theo thời gian như: thời tiết, sự thay đổi của tỷ giá hối đoái, giá cả
thị trường… Công trình xây dựng dễ bị hao mòn ngay khi hoàn thành, do sự phát triển của
khoa học công nghệ nếu thời gian thiết kế và thi công xây dựng dài. Điều này đòi hỏi các
bên tham gia phải chú trọng về mặt thời gian, phương thức thanh toán, lựa chon phương án,
tiến độ thi công phù hợp cho từng hạng mục công trình, toàn bộ công trình.
- Sản phẩm xây dựng mang tính đơn chiếc: Không bao giờ có hai công trình xây dựng
giống hệt nhau, bởi lẽ sản phẩm xây dựng được sản xuất theo đơn đặt hàng, ngay sau khi
hoàn thành sẽ được tiêu thụ ngay theo giá cả đã thoả thuận giữa các bên tham gia. Điều này
dẫn đến năng xuất lao động không cao, gây khó khăn trong việc so sánh giá thành, mức hạ
giá thành của sản phẩm xây lắp.
- Hoạt động xây dựng chủ yếu ngoài trời nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự
nhiên, ảnh hưởng này thường xuyên làm gián đoạn quá trình thi công, năng lực của doanh
nghiệp không điều hoà, ảnh huưởng đến sản phẩm dở dang, vật tư thiết bị thi công…Đặc
điểm này yêu cầu doanh nghiệp xây dựng phải lập tiến độ thi công, tổ chức lao động hợp lý
để tránh thời tiết xấu, giảm thiểu tổn thất do thời tiết gây ra, tổ chức cải thiện đời sống của
người lao động.
Những đặc điểm trên đây của ngành xây dựng cơ bản cũng như sản phẩm xây lắp có
ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý chi phí và gía thành sản phẩm xây lắp, đòi hỏi các
doanh nghiệp xây lắp phải có các biện pháp, kế hoạch chi phí và giá thành sản phẩm hiệu
quả để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Để thực
hiện được điều này, trước hết chúng ta phải cùng tìm hiểu khái niệm về chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm.
2. Chi phí sản xuất xây lắp.
2.1 Khái niệm chi phí sản xuất xây lắp.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất. Quá
trình sản xuất là quá trình kết hợp của cả 3 yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và
sức lao động. Đồng thời, quá trình sản xuất cũng chính là quá trình tiêu hao của chính các
yếu tố trên. Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất
là tất yếu khách quan, không phụ thuộc vào yếu tố chủ quan của người sản xuất .
Trong nền kinh tế nói chung, đặc biệt là nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp thực chất là việc sản xuất sản phẩm ra thị trường nhằm mục
đích kiếm lời. Đó chính là quá trình doanh nghiệp phải bỏ ra những chi phí nhất định, những
chi phí đó biểu hiện dưới hình thức hiện vật hay giá trị, đó là điiêù kiện vật chất bắt buộc để
các doanh nghiệp có được thu nhập. Do vậy,để tồn tại, phát triển và kinh doanh mang lại lợi
nhuận cao, các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để quản lý tốt chi phí của mình. Muốn vậy,
các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải nắm chắc bản chất và khái niệm chi phí sản xuất.
Vậy chi phí sản xuất kinh doanh là gì? Ta có cách hiểu chung nhất về chi phí sản xuất như
sau :” Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ những hao phí về lao động
sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp thực tế đã chi ra để tiến hành các hoạt động
sản xuất trong một kỳ kinh doanh nhất định”.
Đối với doanh nghiệp xây lắp: Doanh nghiệp xây lắp là một đơn vị kinh tế cơ sở, có tư
cách pháp nhân, được Nhà nước giao vốn có trách nhiệm sử dụng vốn có hiệu quả, bảo toàn
vốn, phát triển vốn và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Ngân sách nhà nước, hoạt động
nhằm mục tiêu kinh tế Nhà nước giao.
Là một doanh nghiệp thuộc ngành sản xuất vật chất, hoạt động sản xuất mang tính đặc
thù, khác với các ngành sản xuất khác. Địa điểm sản xuất không cố định, sản phẩm là những
công trình, hạng mục công trình có kết cấu phức tạp, mang tính đơn chiếc, thời gian sản
xuất dài phải lập dự toán cho từng công trình, hạng mục công trình trước khi sản xuất, nơi
sản xuất cũng chính là nơi tiêu thụ.
Quá trình hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp xây lắp là sự kết hợp các yếu tố của
quá trình sản xuất đó là: Sức lao động của con người, tư liệu lao động và đối tượng lao
động. Sự tham gia của các yếu tố vào quá trình sản xuất hình thành nên các khoản chi phí
tương ứng.Tương ứng với việc sử dụng TSCĐ là chi phí khấu hao TSCĐ, tương ứng với sử
dụng nguyên vật liệu là chi phí về nguyên vật liệu,tương ứng với việc sử dụng lao động là
chi phí tiền công, tiền lương…
Như vậy, chi phí sản xuất xây lắp là biểu hiện bằng tiền toàn bộ hao phí về lao động
sống, lao động vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành
hoạt động sản xuất xây lắp trong một thời kỳ nhất định.
Trong doanh nghiệp xây lắp ngoài hoạt động sản xuất xây lắp tạo ra các sản phẩm xây
lắp còn có các hoạt động khác. Do đó chỉ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến quá
trình sản xuất xây lắp nhằm tạo ra sản phẩm xây lắp mới được coi là chi phí sản xuất xây
lắp.
2.2 Phân loại chi phí sản xuất xây lắp.
Chi phí sản xuất xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp phát sinh thường xuyên trong
quá trình sản xuất và bao gồm nhiêù loại, có nội dung, công dụng và đặc tính khác nhau nên
yêu cầu quản lý đối với từng loại cũng khác nhau. Vì vậy, để quản lý tốt chi phí thì cần phải
phân loại chi phí sản xuất xây lắp. Có thể căn cứ vào nhiều tiêu thức khác nhau để phân loại
chi phí sản xuất xây lắp. Có nhiều cách phân chia chi phí sản xuất, song mỗi cách phân chia
chi phí sản xuất phải đảm bảo được các yêu cầu sau:
- Tạo điều kiện sử dụng thông tin kinh tế nhanh nhất cho công tác quản lý chi phí sản
xuất phát sinh, phục vụ tốt cho công việc kiểm tra, giám sát chi phí sản xuất của doanh
nghiệp
- Đáp ứng đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quả các phương án
sản xuất nhưng lại cho phép tiết kiệm chi phí hạch toán và thuận lợi sử dụng thông tin hạch
toán. Dưới đây trình bày các cách phân loại chi phí sản xuất xây lắp chủ yếu.
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí sản xuất .
Mỗi yếu tố chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ đều có mục đích và công dụng nhất
định. Theo cách phân loại này các khoản chi phí có mục đích, công dụng giống nhau được
xếp vào cùng một khoản chi phí ,không cần xét đến khoản mục chi phí đó có nội dung kinh
tế như thế nào. Chi phí sản xuất xây lắp được chia thành các khoản mục sau: chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất
chung.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: là chi phí về các loại vật liệu chính, vật liệu phụ,
vật kết cấu, vật liệu luân chuyển (ván khuôn, đà giáo) cần thiết để tạo nên sản phẩm xây lắp,
không bao gồm chi phí vật liệu đã tính vào chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất
chung.
- Chi phí nhân công trực tiếp: là chi phí tiền công, tiền lương, các khoản phụ cấp có
tính chất lương của công nhân trực tiếp xây lắp, khoản mục này không bao gồm các khoản
trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất xây lắp và
chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội, nhân viên điềukhiển máy thi công.
- Chi phí sử dụng máy thi công: là toàn bộ chi phí sử dụng xe, máy thi công phục vụ
trực tiếp cho hoạt động sản xuất xây lắp công trình bao gồm: Chi phí khấu hao máy thi
công; Chi phí sửa chữa lớn, sửa chữa thường xuyên máy thi công; chi phí tiền lương của
nhân viên điều khiển máy và phục vụ máy thi công; Chi phí nhiên liệu và động lực dùng
cho máy thi công và các khoản chi phi khác liên quan trực tiếp đến việc sử dụng máy thi
công như chi phí di chuyển, tháo, lắp máy thi công … Khoản mục chi phí sử dụng máy thi
công không bao gồm khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương nhân viên điều
khiển máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí trực tiếp khác ngoài các khoản chi phí
trên phát sinh ở tổ đội, công trường xây dựng bao gồm: Lương nhân viên quản lý đội, các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất
xây lắp, nhân viên quản lý đội, công nhân điều khiển máy thi công, Khấu hao tài sản cố
định dùng chung cho hoạt động của tổ, đội và chi phí khác liên quan đến hoạt động của tổ,
đội.
Phân loại chi phí theo tiêu thức này chỉ rõ chi phí doanh nghiệp bỏ ra cho từng lĩnh
vực hoạt động, từng địa điểm phát sinh, làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp
theo khoản mục, phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành.
2.2.2. Phân loại chi phí sản xuất xây lắp theo mối quan hệ giữa chi phí với đối
tượng chịu chi phí .
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất xây lắp được chia thành chi phí trực tiếp và
chi phí gián tiếp.
- Chi phí tực tiếp: là chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng chịu chi phí.
Những chi phí này được tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình như chi
phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
- Chi phí gián tiếp: là chi phí liên quan đến nhiều đối tượng chịu chi phí, kế toán
không thể tập hợp trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình mà phải tập hợp riêng
sau đó phân sau đó phân bổ cho từng đối tượng theo các tiêu chuẩn phân bổ.
Do mỗi loại chi phí có tác dụng khác nhau đối với mỗi loại công trình, hạng mục công
trình nên việc phân loại rõ chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp có ý nghĩa thực tiễn cho việc
đánh giá hợp lý chi phí và tìm biện pháp không ngừng giảm chi phí gián tiếp, nâng cao hiệu
quả sử dụng vốn đầu tư.
2.2.3. Phân loại chi phí sản xuất theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm.
Theo mối quan hệ giữa chi phí sản xuất với khối lượng sản phẩm thì chi phí sản xuất
của doanh nghiệp dược chia thành chi phí cố định (bất biến), chi phí biến đổi (khả biến), chi
phí hỗn hợp.
- Chi phí bất biến (hay còn gọi là định phí) là các chi phí mà tổng số không thay đổi
khi có sự thay đổi về khối lượng của hoạt động sản xuất hoặc khối lượng sản phẩm sản xuất
trong kỳ.
- Chi phí khả biến (hay còn gọi là biến phí) là những chi phí thay đổi về tổng số tỷ lệ
với sự thay đổi của mưc độ hoạt động, khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ.
- Chi phí hỗn hợp là chi phí mà bản thân nó gồm các yếu tố của định phí và biến phí.
Phân loại chi phí theo cách này có ý nghĩa quan trọng đối với công tác quản lý của
doanh nghiệp, phân tích điểm hoà vốn và phục vụ cho việc ra quyết định quản lý cần thiết
để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả kinh doanh.
Ngoài các cách phân loại chi phí sản xuất trên tuỳ thuộc vào yêu cầu công tác quản lý
chi phí sản xuất xây lắp có thể phân loại theo các tiêu chí khác nhau: phân loại chi phí sản
xuất theo nội dung kinh tế của chi phí, phân loại chi phí theo mối quan hệ giữa chi phí sản
xuất với quy trình công nghệ, phân loại theo thẩm quyền ra quyết định.
3. Giá thành sản phẩm xây lắp.
3.1. Khái niệm giá thành sản phẩm xây lắp.
Trong quá trình sản xuất ở doanh nghiệp xây lắp phải bỏ ra các khoản chi phí sản xuất
, mặt khác kết quả sản xuất mà doanh nghiệp thu được là những sản phẩm, công việc xây
lắp nhất định đã hoàn thành. Những sản phẩm, công việc xây lắp đã hoàn thành cần phải
tính được giá thành thực tế, tức là những chi phí đã bỏ ra để sản xuất ra chúng.
Giá thành sản phẩm xây lắp là toàn bộ những chi phí về lao động sống, lao động
vật hoá và các chi phí khác biểu hiện bằng tiền mà doanh nghiệp xây lắp bỏ ra để hoàn
thành khối lượng xây lắp công trình, hạng mục công trình theo quy định.
Sản phẩm xây lắp có thể là khối lượng công việc hoặc giai đoạn công việc có dự toán
riêng, có thể lá công trình, hạng mục công trình đã hoàn thành toàn bộ. Khác với các doanh
nghiệp sản xuất khác, giá thành sản phẩm xây lắp mang tính chất cá biệt, mỗi công trình,
hạng mục công trình hay khối lượng xây lắp khi đã hoàn thành đều có giá thành riêng.
Giá thành sản phẩm xây lắp là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng hoạt động
sản xuất, phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao động, tiền vốn trong quá trình
sản xuất, cũng như các giải pháp kinh tế kỹ thuật mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằm tiết
kiệm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.
3.2. Các loại giá thành sản phẩm xây lắp
Việc phân biệt các loại giá thành trong sản xuất xây lắp sẽ giúp cho doanh nghiệp
trong việc nghiên cứu và quản lý tốt gía thành sản phẩm.
Giá thành được chia thành các loại: giá thành dự toán, giá thành kế hoạch, giá thành
thực tế.
- Giá thành dự toán: Do đặc điểm hoạt động xây lắp, thời gian sản xuất thi công dài,
mang tính đơn chiếc nên mỗi công trình, hạng mục công trình đều phải lập dự toán trước khi
sản xuất thi công.
- Giá thành dự toán là tổng chi phí dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp công
trình, hạng mục công trình. Giá thành dự toán được xác định trên cơ sở các định mức kinh tế
kỹ thuật và đơn giá của nhà nước. Giá thành dự toán là chênh lệch giữa giá trị dự toán và
phần lãi định mức.
Giá thành dự toán Giá trị dự toán của
Của công trình, hạng = công trình, hạng mục - Lãi định mức
Mục công trình công trình
Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là giá thành được xác định trên cơ sở những
điều kiện cụ thể của doanh nghiệp về các định mức, đơn giá, các biện pháp thi công.
Giá thành kế hoạch Giá thành dự toán của Mức hạ giá
Của công trình, hạng = công trình, hạng - thành
Mục công trình mục công trình kế hoạch
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế của khối lượng xây lắp là biểu hiện bằng tiền
của toàn bộ chi phí thực tế để hoàn thành khối lượng xây lắp gồm: Chi phí định mức, vượt
định mức và không định mức như các khoản bội chi, lãng phí về vật tư, lao động trong quá
trình sản xuất xây lắp của đơn vị được phép tính vào giá thành. Giá thành thực tế được tính
trên cơ sở số liệu kế toán về chi phí sản xuất xây lắp của khối lượng xây lắp thực hiện trong
kỳ.
4. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Trong quá trình sản xuất thi công, chi phí sản xuất xây lắp thể hiện hao phí trong kỳ
của doanh nghiệp xây lắp, chi phí này phải được xem xét trong mối quan hệ với mặt thứ hai
của quá trình sản xuất đó là kết quả của sản xuất. Giữa chi phí sản xuất xây lắp và giá
thành sản phẩm xây lắp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xuất xây lắp và giá
thành sản phẩm xây lắp là hai mặt thống nhất của cùng một quá trình sản xuất, vì vậy chúng
giống nhau về mặt chất. Chúng đều bao gồm các loại chi phí về lao động sống, lao động vật
hoá, các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tuy nhiên
chi phí và giá thành sản phẩm có sự khác nhau về lượng. Chi phí sản xuất thể hiện những
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để sản xuất sản phẩm trong một kỳ (tháng, quý, năm) không
tính đến chi phí đó có liên quan đến sản phẩm đã hoàn thành hay chưa. Chi phí sản xuất
không những chỉ liên quan đến khối lượng sản phẩm hoàn thành mà còn liên quan đến khôí
lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng. Chi phí sản xuất gắn liền với từng thời
kỳ phát sinh.
Giá thành sản phẩm gắn với khối lượng sản phẩm hoàn thành. Giá thành sản phẩm là
chi phí sản xuất tính cho một công trình, hạng mục công trình hay khối lượng công việc xây
lắp hoàn thành theo quy định. Giá thành sản phẩm xây lắp còn có thể bao gồm cả chi phí
sản xuất khối lượng dở dang đầu kỳ và không bao gồm chi phí của khối lượng xây lắp dở
dang cuối kỳ được chuyển sang kỳ sau.
Mặc dù có sự khác nhau, nhưng giữa giá thành và chi phí sản xuất xây lắp lại có mối
quan hệ mật thiết vơí nhau. Chi phí sản xuất là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, chi phí sản
xuất biểu hiện sự hao phí còn giá thành biểu hiện kết quả của quá trình sản xuất. Chi phí sản
xuất trước hết thể hiện theo các yếu tố chi phí, sau đó khi tính giá thành sản phẩm thì chi phí
được thể hiện theo các khoản mục tính giá thành. Mức tiết kiệm hay lãng phí các nguồn lực
sẽ ảnh hưởng đến kết quả tài chính khi thi công công trình.
II Các nhân tố ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây
lắp.
Chi phí sản xuất kinh doanh là chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá tình hình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình kinh doanh, cũng như chính bản
thân doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. chi phí sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng
của nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố mang tính chất khách quan và có
những nhân tố mang tính chủ quan, các nhân tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và
cùng tác động tới chi phí.
1. Những nhân tố khách quan.
Nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp hay những nhân tố
thuộc môi trường hoạt động của doanh nghiệp.
- Các chính sách của Nhà nước: Đặc trưng của nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị
trường có sự điều tiết của Nhà nước. Điều đó có nghĩa là Nhà nước không đứng ngoài sự
phát triển của nền kinh tế mà đóng vai trò là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt
động kinh tế ở tầm vĩ mô thông qua các luật lệ, chính sách và các biện pháp kinh tế. Nhà
nước tạo môi trường và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động phát triển sản
xuất kinh doanh và khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh vào những nghề có
lợi cho đất nước, cho đời sống của nhân dân. Doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là các doanh
nghiệp Nhà nước phải tuân thủ chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước đang áp dụng như :
Chế độ tiền lương, tiền công, cơ chế hạch toán kinh tế… Sự hoàn thiện các chế độ quản lý
kinh tế là điều kiện cơ bản cho việc áp dụng chế độ phân tích, kiểm tra và hạch toán chi phí
sản xuất kinh doanh. Các chế độ thể lệ của Nhà nước là chỗ dựa cho công tác quản lý chi
phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
- Giá cả và cạnh tranh: Nói đến thị trường, chúng ta không thể không đề cập đến hai
nhân tố cơ bản là giá cả và sự cạnh tranh.
Trước hết là sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả đến chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp xây lắp. Biểu hiện, đó là khi giá cả của nhiên, nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ,
đồ dùng…hoặc giá cả của các lao vụ, dịch vụ thay đổi sẽ làm thay đổi chi phí sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp . Nếu giá cả của nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ tăng lên thì chi phí
sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên và ngược lại. Vì vậy, lựa chọn việc thay thế các loại nguyên
, vật liệu với giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh
nghiệp cũng là yếu tố quan trọng để giảm chi phí.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh một mặt
thúc đẩy doanh nghiệp hạ thấp hao phí lao động cá biệt để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp. Mặt khác nó lại có tác động làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp .Trong thị trường xây dựng, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây lắp diễn ra
cũng không kém phần gay gắt và khốc liệt như trong thị trường hàng hoá tiêu dùng thông
thường. Biểu hiện rõ nét nhất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây lắp trên thị trường
xây dựng đó là hoạt động tranh thầu. Như đã biết, đối với các doanh nghiệp xây lắp điều
kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện là
doanh nghiệp phải ký được các hợp đồng xây dựng- tức là bằng mọi giá doanh nghiệp phải
thắng thầu. Vì thế doanh nghiệp phải bỏ ra những khoản chi phí để có dược những hợp đồng
xây dựng đó như: Chi phí trả cho dịch vụ môi giới, tư vấn xây dựng, chi phí quảng cáo…
Chính vì thế nó có tác động làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
Ngoài các nhân tố khách quan trên: Nhân tố tiến bộ của khoa học, kỹ thuật, công nghệ
cũng ảnh hưởng tới chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi những tiến bộ khoa
học, kỹ thuật, những quy trình công nghệ mới được ứng dụng vào sản xuất cùng với xu
hướng chuyên môn hoá sản xuất ngày càng tăng sẽ góp phần tăng năng xuất lao động và
chất lượng tốt nhằm giảm lao động chân tay… Đó cũng là nhân tố góp phần làm giảm chi
phí.
Trong giai đoạn hiện nay, các khoản mục chi phí luôn có sự thay đổi. Nhất là các
khoản tiền lương, chi phí nhiên liệu, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí trả lãi tiền vay,chi
phí công cụ lao động. Những khoản này nằm ngoài ý muốn của doanh nghiệp và làm tăng
chi phí sản xuất kinh doanh.
2. Những nhân tố chủ quan bên trong doanh nghiệp.
Bên cạnh những nhân tố khách quan trên còn có những nhân tố chủ quan ảnh hưởng
đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như: Năng xuất lao động của con người,
cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ tổ chức quản lý sản xuất…ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
của doanh nghiệp. Đây là những nhân tố thuộc về chủ thể kinh doanh và nó mang tính chất
bên trong hay còn gọi là những nhân tố bên trong doanh nghiệp.
- Nhân tố năng xuất lao động con người: Năng xuất lao động cũng là một yếu tố ảnh
hưởng nhiều đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xây lắp. Trong bất cứ doanh
nghiệp sản xuất nào thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng mà không thể thiếu được, đi
đôi với con người là năng suất lao động của họ. Nếu năng xuất lao động của người lao động
mà cao thì sẽ tiết kiệm được quỹ tiền lương, giảm chi phí tiền lương trong một đơn vị sản
phẩm tiêu thụ và điều này sẽ làm cho tổng chi phí sản xuất kinh doanh giảm xuống.
- Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò
hết sức quan trọng đối với chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi nếu doanh
nghiệp có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì nó sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản
xuất cho doanh nghiệp. Nếu máy móc thiết bị sản xuất, dụng cụ quản lý đầy đủ, hiện đại thì
nó sẽ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất được thông suốt và giảm dược các khoản chi phí
do thuê ngoài. Ngoài ra, điều kiện kho bãi để bảo quản vật tư, nguyên vật liệu, máy móc
thiết bị mà tốt sẽ làm giảm chi phí hao hụt trong khâu bảo quản, đồng thời hạn chế được sự
suy giảm chất lượng, hao mòn của vật tư, máy móc thiết bị…
- Nhân tố tổ chức quản lý sản xuất và tài chính: Nhờ vào việc bố chí các khâu sản xuất
hợp lý có thể hạn chế được sự lãng phí nguyên vật liệu, chi phí về ngừng sản xuất … Bên
cạnh đó, việc sử dụng vốn hợp lý, đáp ứng đầy đủ kịp thời nhu cầu cho việc mua sắm vật tư
sẽ tránh được những tổn thất cho sản xuất như việc ngừng sản xuất do thiếu vật tư… Đồng
thời, thông qua việc tổ chức sử dụng vốn sẽ kiểm tra được tình hình dự trữ vật tư, từ đó phát
hiện ngăn ngừa kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát hao hụt vật tư… Việc đẩy nhanh sự chu
chuyển vốn có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn, giảm bớt được chi phí trả lãi tiền vay… Tất cả
sự tác động trên đều làm giảm bớt chi phí sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Trên đây là các yếu tố chủ quan cũng như khách quan ảnh hưởng đến chi phí sản xuất
kinh doanh. Việc nghiên cứu các nhân tố này có ý nghĩa quan trọng trong các doanh nghiệp
sản xuất vì nó là cơ sở để các doanh nghiệp đề ra các phương hướng và các biện pháp chung
nhằm phấn đấu hạ thấp chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
III. Mục đích, ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở
một doanh nghiệp .
1. Mục đích phân tích chi phí và giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp.
Mục đích phân tích chi phí: Phân tích tình hình chi phí nhằm mục đích nhận thức và
đánh giá chính xác, toàn diện và khách quan tình hình quản lý và sử dụng chi phí, qua đó
thấy được tác động ảnh hưởng của nó đến quá trình và kết quả kinh doanh. Qua phân tích
chi phí có thể thấy được tình hình quản lý và sử dụng chi phí có hợp lý hay không; có phù
hợp với những nhu cầu kinh doanh, với những nguyên tắc quản lý kinh tế – tài chính và
mang lại hiệu quả kinh tế hay không? Đồng thời, tìm ra những mặt tồn tại bất hợp lý trong
quản lý và sử dụng chi phí. Từ đó, đề xuất những chính sách, biện pháp khắc phục nhằm
quản lý và sử dụng chi phí sản xuất kinh doanh tốt hơn.
Mục đích phân tích giá thành: Là nhằm nhận thức, đánh giá một cách chính xác,
toàn diện các chỉ tiêu kế hoạch sản xuất gia công của doanh nghiệp trong kỳ về mặt số
lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm và chất lượng sản phẩm sản xuất ra...,qua đó thấy được
mức độ hoàn thành và số chênh lệch tăng giảm. Đồng thời qua phân tích cũng thấy được
những mâu thuẫn trong việc tổ chức và quản lý quá trình sản xuất gia công và tiêu thụ sản
phẩm. Từ đó đề ra được những chính sách và biện pháp cải tiến, hoàn thiện quá trình sản
xuất và quản lý sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.
2. ý nghĩa phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở một doanh nghiệp.
Chi phí sản xuất là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp để đánh giá tình hình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất trong quá trình kinh doanh. Phân tích chi phí sản xuất
kinh doanh và giá thành sản phẩm có một ý nghĩa rất quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Giúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách chính xác, toàn diện và khách quan tình
hình quản lý và sử dụng chi phí sản xuất ở doanh nghiệp. Qua việc phân tích các khoản mục
chi phí sản xuất để tìm ra những mặt còn tồn tại bất hợp lý trong việc quản lý và sử dụng chi
phí, từ đó xác định những nguyên nhân khách quan cũng như nguyên nhân chủ quan có ảnh
hưởng tới sự biến động của chi phí, từ đó đề ra các phương hướng và biện pháp khắc phục
nhằm quản lý chi phí sản xuất sao cho có hiệu quả hơn.
- Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là cơ sở để đề ra các giải pháp quản
lí có căn cứ khoa học.
Một trong những phương hướng quan trọng của việc hoàn thiện quản lí của các doanh
nghiệp là nâng cao tính có căn cứ của các giải pháp được chấp nhận. Bất kì một giải pháp
nào được đưa ra trong quá trình quản lí chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm chỉ được
chấp nhận trên cơ sở phân tích các thông tin có liên quan đến chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm. Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm giúp cho các doanh nghiệp có
thể đi sâu vào quá trình sản xuất, phát hiện những khả năng tiềm tàng, lựa chọn các phương
án tối ưu của các giải pháp. Như vậy, để quản lí tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, để nâng
cao tính có căn cứ của các giải pháp được chấp nhận cần thiết phải tiến hành thường xuyên
và có chất lượng công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
- Qua phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm có thể đánh giá tổng hợp tình
hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để có thể quản lí kinh doanh, cần thiết phải biết được quá trình sản xuất kinh doanh
đang diễn ra như thế nào và kết quả ra sao. Qua phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm có thể đánh giá tổng hơp, khách quan có phê phán tình hình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Hiện nay, các doanh nghiệp thực hiện hạch toán kinh doanh. Hạch toán kinh
doanh là một quá trình bắt đầu từ việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, xây dựng kế hoạch và
phương án sản xuất kinh doanh, tổ chức phương án sản xuất kinh cho đến việc phân tích và
đánh giá kết quả đạt được của phương án sản xuất kinh doanh đã được thực hiện. Qua phân
tích, đánh giá có thể vạch ra mặt mạnh, mặt yếu kém, các nguyên nhân ảnh hưởng tới kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó có căn cứ đúng đắn cho việc đề ra các biện pháp
nhằm cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Phân tích chi phí sản xuất giúp doanh nghiệp phát hiện và khai thác những khả năng
tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong quản lí chi phí sản xuất, phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được
xác định như phương pháp phát hiện khả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh của
doanh và đề ra những biện pháp sử dụng chúng. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
phần lớn phụ thuộc vào những khả năng tiềm tàng được phát hiện và thực hiện như thế nào.
Khả năng tiềm tàng luôn sẵn có trong các doanh nghiệp vì các lí do sau đây:
+ Các doanh nghiệp luôn được phát triển về năng lực sản xuất như bổ sung máy móc
thiết bị, lao động, đổi mới trang thiết bị kĩ thuật.
+Các khả năng tiềm tàng hết sức đa dạng và luôn thay đổi về mức độ bởi vì việc sử
dụng một số khả năng tiềm tàng này sẽ làm xuất hiện những điều kiện để tiếp tục khả năng
tiềm tàng khác, do đó việc khai thác chúng là vô tận.
Có thể nói, các khả năng tiềm tàng là một nguồn vô tận để nâng cao khối lượng và chất
lượng sản phẩm, công việc, không ngừng hoàn thiện phương thức quản lí doanh nghiệp, cải
thiện điều kiện làm việc và đời sống của cán bộ công nhân viên.
Do hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp là sự kết hợp hữu cơ của các
yếu tố sản xuất và các yếu tố quản lí sản xuất nên khả năng tiềm tàng trong sản xuất được
biểu hiện ở dạng tổng hợp các mặt hoạt động của doanh nghiệp.
Đối với các yếu tố lao động, các khả năng tiềm tàng thường được biểu hiện ở số
lượng, thời gian lao động và năng xuất lao động. Đối với yếu tố tư liệu lao động, các khả
năng tiềm tàng thường được biểu hiện ở số lượng và kết cấu tài sản cố định, số lượng, thời
gian và năng suất của máy móc thiết bị.
Đối với yếu tố nguyên vật liệu, khả năng tiềm tàng thể hiện ở sự hạ thấp mức sử
dụng nguyên vật liệu cho một đơn vị sản phẩm. Ngoài ra, việc thay thế các nguyên vật liệu
quý hiếm, đắt tiền phải nhập từ nước ngoài bằng các nguyên vật liệu sản xuất trong nước
cũng là một nguồn khả năng tiềm tàng to lớn.
Đối với các yếu tố quản lí sản xuất, khả năng tiềm tàng thể hiện ở việc cân đối các yếu
tố sản xuất, đồng bộ các yếu tố sản xuất, cân đối giữa chi phí sản xuất và hiệu quả sản xuất,
cân đối giữa các hoạt động trước mắt và phương hướng phát triển lâu dài.
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp là một công việc
không thể thiếu đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
IV. Nội dung và các phương pháp sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại doanh nghiệp.
1. Nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp.
Trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở các doanh nghiệp sản xuất
nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng, thì nội dung phân tích chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm đều bao gồm các nội dung chính sau:
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí nguyên vật liệu. Bao gồm
hai nội dung phân tích sau:
Phân tích đánh gía chung tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp trong giá thành sản phẩm.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khoản mục chi phí nguyên vật liệu.
Tài liệu sử dụng là:
+ Các chỉ tiêu kế hoạch, định mức tiêu hao nguyên vật liệu của doanh nghiệp.
+ Các số liệu, tài liệu kế toán chi phí nguyên vật liệu của doanh nghiệp bao gồm cả
kế toán tổng hợp, kế toán chi tiết.
+ Các tài liệu thông tin về thị trường, giá cả của các loại nguyên vật liệu mà doanh
nghiệp đang sử dụng.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
sản xuất. Bao gồm hai nội dung phân tích sau:
Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
sản xuất.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí nhân công trực tiếp.
Tài liệu sử dụng để phân tích
Các chỉ tiêu kế hoạch, định mức tiền lương ở doanh nghiệp.
Các số liệu tài liệu kế toán chi phí tiền lương của doanh nghiệp bao gồm cả kế toán
tổng hợp, kế toán chi tiết và các tài liệu thống kê.
+ Các chế độ, chính sách về tiền lương của nhà nước, của doanh nghiệp bao gồm cả
những văn bản quy định hướng dẫn của nghành hoặc cơ quan chủ quản, của cơ quan bảo
hiểm xã hội.
+ Các hợp đồng lao động và chính sách về quản lý lao động.
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí sử dụng máy thi
công. Bao gồm các nội dung phân tích sau:
Phân tích chung tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí sử dụng máy thi công.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng máy thi tự có của doanh nghiệp
và mày thi công thuê ngoài không có công nhân điều khiển máy đi kèm.
Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí sử dụng máy thi công thuê ngoài có công
nhân điều khiển máy đi kèm.
Tài liệu sử dụng :
+ Các chỉ tiêu kế hoạch về chi phí sử dụng máy thi công ở doanh nghiệp.
+ Các tài liệu, số liệu kế toán chi phí sử dụng máy thi công, bao gồm kế toán tổng
hợp, kế toán chi tiết và các tài liệu thống kê.
+ Các hợp đồng thuê máy thi công…
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí sản xuất chung.
Tài liệu sử dụng : Các chỉ tiêu kế hoạch về chi phí sản xuất chung; các tài liệu, số
liệu kế toán về chi phí sản xuất chung bao gồm kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết…
- Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành sản phẩm.
2. Các phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại doanh nghiệp.
2.1 Phương pháp chi tiết.
Phương pháp chi tiết là phương pháp phân chia chỉ tiêu phân tích thành nhiều bộ phân
cấu thành để phục vụ một yêu cầu phân tích cụ thể.. Theo phương pháp này, một chỉ tiêu
phân tích có thể chi tiết theo các hướng như sau: chi tiết theo các bộ phận cấu thành, chi tiết
theo thời gian, chi tiết theo địa điểm. Trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm xây lắp, chỉ tiêu giá thành sản phẩm xây lắp được chi tiết theo từng khoản mục chi
phí, như khoản mục chi phí nguyên vật liệu, khoản mục chi phí nhân công trực tiếp, khoản
mục chi phí sử dụng máy thi công, khoản mục chi phí sản xuất chung. Các khoản mục chi
phí này lại được chi tiết theo từng khoản mục chi phí nhỏ khác.
2.2 Phương pháp so sánh.
Là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích nhằm xác định mức độ biến
động của chỉ tiêu phân tích. Trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, chúng
ta phải so sánh giá trị sản phẩm đạt được với chi phí sản xuất bỏ ra trong kỳ kinh doanh, So
sánh chỉ tiêu tổng chi phí sản xuất kì thực hiện so với kì kế hoạch cũng như chi phí của từng
khoản mục trong giá thành, so sánh mức giá thành công trình thực tế đạt được với giá thành
công trình lập theo dự toán thi công ( giá thành kế hoạch).
Phương pháp so sánh có ưu điểm là đơn giản, dễ tính toán và có thể nhanh chóng đánh
giá các chỉ tiêu cần phân tích. Tuy nhiên, khi sử dụng phương pháp này thì sẽ không xác
định được cụ thể sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Vì vậy, việc đề xuất
những biện pháp khắc phục những tồn tại hay phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp bị
hạn chế. Để khắc phục nhược điểm này, trong phân tích người ta còn sử dụng phương pháp
loại trừ.
2.3 Phương pháp loại trừ.
Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân
tích, bằng cách khi xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố này thì loại trừ ảnh hưởng của
nhân tố khác.
Có hai hình thức:
a. Phương pháp thay thế liên hoàn: là phương pháp thay thế lần lượt số liệu gốc
bằng số liệu muốn so sánh của các nhân tố có ảnh hưởng đến chỉ tiêu kinh tế được phân tích
theo một lôgic xác định. Thông thường, trình tự thay thế được quy định: nhân tố số lượng
thay thế trước, nhân tố chất lượng thay thế sau.
b. Phương pháp số chênh lệch: đây là hình thức biến tướng của hình thức thay thế
liên hoàn. Xét theo toán học thì phương pháp số chênh lệch là hình thức rút gọn của
phương pháp thay thế liên hoàn bằng cách đặt thừa số chung.
Phương pháp loại trừ được sử dụng trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm để phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến các khoản mục chi phí trong gía thành sản
phẩm.
2.4 Phương pháp cân đối.
Là phương pháp được dùng trong phân tích dựa trên cơ sở cân đối giữa nguồn và việc
phân phối các nguồn đó.
Trong phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, phương pháp cân đối được
dùng để cân đối giữa tổng chi phí và các yếu tố chi phí, cân đối giữa tổng giá thành và
khoản mục giá thành.
2.5 Phương pháp dùng biểu mẫu.
Biểu trong phân tích kinh tế nói chung và trong phân tích chi phí sản xuất, giá thành
sản phẩm nói riêng được thiết lập theo các dòng, các cột, trong đó ghi chép đầy đủ các
khoản mục, các chỉ tiêu, các số liệu phân tích.
Chương II Thực trạng về công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm ở công ty xây dựng Lũng lô
I. Khái quát chung về Công ty Xây dựng Lũng Lô.
1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Công ty xây dựng Lũng Lô.
Tiền thân của Công ty Xây dựng Lũng Lô là Công ty khảo sát – thiết kế và xây dựng
Lũng Lô, đựơc thành lập ngày 16/11/1989 theo quyết định số 294/QĐ- QP của Bộ Quốc
Phòng. Lúc này đất nước đã chuyển sang thời bình, đang gắng mình hiện đại hoá, công
nghiệp hoá đất nước, các chiến sỹ của Cục công trình thuộc Bộ Tư Lệnh Công Binh trước
đây tham gia xây dựng hầm, đào hào chiến đấu thì nay chuyển sang làm công tác xây dựng.
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của Công ty lúc này là nhận thầu quy hoạch, khảo sát, thiết
kế, thi công các công trình ngầm trong công nghiệp dân dụng, giao thông thuỷ lợi.
Công ty khảo sát – thiết kế và xây dựng Lũng Lô có cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, phương
thức hạch toán đơn giản. Công ty chưa có giấy phép hành nghề và hoạt động chủ yếu ở phía
Bắc. Tài sản cố định của công ty chưa được theo dõi vì phần lớn đó là những thiết bị quân
đội chuyển sang.
Ngày 26/8/1993, Bộ Quốc Phòng có quyết định 577/QĐ - QP thành lập Công ty xây
dựng Lũng Lô theo nghị định 388- DNNN với số vốn pháp định là 2232.4 triệu đồng. Công
ty xây dựng Lũng Lô bao gồm 9 xí nghiệp trực thuộc. Lúc này nhiệm vụ sản xuất
của Công ty không thay đổi. Công ty được Bộ giao thông vận tải, Bộ xây dựng, Bộ Quốc
Phòng cấp giấy phép hành nghề, có tư cách pháp nhân, được phép kí kết hợp đồng kinh tế
trong phạm vi cả nước. Phương pháp hạch toán của Công ty là các xí nghiệp tự hạch
toán, lập báo cáo rồi gửi lên Công ty. Các xí nghiệp tự tìm việc, Công ty ký duyệt hoặc uỷ
quyền cho xí nghiệp ký, sau đó xí nghiệp nộp lợi nhuận cho Công ty theo tỷ lệ quy định
trước.
Ngày 17/4/1996, Bộ Quốc Phòng có quyết định 466/ QĐ-QP thành lập Công ty xây
dựng Lũng Lô mới, trên cơ sở sát nhập của:
- Công ty xây dựng Lũng Lô cũ.
- Công ty xây dựng 25/3.
- Xí nghiệp khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng.
Công ty xây dựng Lũng Lô hiện nay có:
- Tên giao dịch quốc tế: LCC.
- Trụ sở của Công ty đặt tại 162 Đường Trường Chinh- Đống Đa- Hà Nội.
Và hiện nay Công ty có hai chi nhánh:
1. Văn phòng đại diện miền Trung: 21/22 Lê Hồng Phong- Đà Nẵng.
2. Văn phòng đại diện tại miền Nam: 28M- Đường 3/2- Quận 10 thành phố Hồ Chí
Minh.
2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh của công ty.
Theo quyết định của Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng về việc xác định ngành nghề kinh
doanh của công ty Công ty xây dựng Lũng Lô, quyết định số 171/QĐ-BQP ngày 15/9/2003.
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh doanh nghiệp Nhà nước số 110753 do Uỷ
Ban kế hoạch thành phố Hà Nội cấp ngày 21/10/2003.
Gồm những ngành nghề sau:
+ Thi công xây lắp các công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thuỷ lợi, công
trình ngầm, sân bay, cảng biển.
+ Duy tôn tu tạo, sữa chữa, nâng cấp các công trình bảo tồn bảo tàng và di tích lịch sử.
+ Thi công, xây lắp công trình đường dây và trạm biến áp đến 35kv.
+ Đầu tư, phát triển hạ tầng và kinh doanh nhà.
+ Tư vấn khảo sát thiết kế xây dựng.
+ Khảo sát dò tìm xử lý bom mìn, vật nổ (giấy phép số 120/BQP do bộ quốc phòng
cấp ngày 14/01/2002).
+ Xây lắp đường cáp quang (các công trình bưu điện viễn thông).
+ Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng.
+ Giấy chứng nhận doanh nghiệp hạng 1 do Bộ Quốc Phòng cấp.
Chỉ có Công ty mới có tư cách pháp nhân đầy đủ trong quan hệ giao dịch, ký kết các
hợp đồng với khách hàng, với các tổ chức, các cơ quan quản lý và trực tiếp thực hiện nghĩa
vụ với Ngân sách Nhà nước. Các xí nghiệp trực thuộc chỉ ký kết hợp đồng kinh tế khi được
sự uỷ quyền cuả Công ty. Trong giới hạn cho phép, các xí nghiệp trực thuộc được mở tài
khoản giao dịch (chuyên thu hoặc chuyên chi), không được mở tài khoản tiền vay, có thể có
con dấu để thực hiện các hoạt động giao dịch.
Năng lực của Công ty:
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty không ngừng phát triển cả về số lượng,
chất lượng. Công ty thường xuyên cử cán bộ, công nhân kỹ thuật tham gia các lớp học, khoá
học về quản lý, kỹ thuật, kiểm soát chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển không
ngừng của Công ty. Công tác trẻ hoá đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý được chú trọng,
Công ty luôn khuyến khích và tiếp nhận đội ngũ cán bộ trẻ có tay nghề và tiếp thu được
trình độ khoa học và công nghệ hiện đại.
Hệ thống trang thiết bị của Công ty: Với mục tiêu từng bước hiện đại hoá trang thiết bị
thi công, đáp ứng được nhu cầu phát triển của Công ty cũng như có đủ khả năng, năng lực
tham gia thi công các dự án lớn và đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng và tiến độ.
Công ty luôn luôn chú trọng trong việc đầu tư trang bị công nghệ hiện đại. Trong những
năm qua Công ty đã tập trung đầu tư hàng trăm tỷ đồng thiết bị phục vụ các công việc như
thi công công trình ngầm, thi công san nền, bốc xúc, vận chuyển, thi công công trình giao
thông, thuỷ điện, thuỷ lợi, công nghiệp, xây dựng dân dụng…
Với trang thiết bị cơ giới đa dạng và hiện đại cùng đội ngũ cán bộ kỹ thuật nhiều kinh
nghiệm, lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, Công ty xây dựng Lũng Lô đã thi công
công trình dân dụng cao tầng, các công trình giao thông đường, cầu cảng, công trình
ngầm…trên phạm vi cả nước.
Công ty sẵn sàng hợp tác, liên doanh, liên kết dưới nhiều hình thức với các đơn vị
trong và ngoài nước trên cơ sở các bên cùng có lợi.
3. Đặc điểm tổ chức và quy trình hoạt động chung
Thực hiện phương châm của Bộ Tư lệnh, ban giám đốc Công ty đặt ra: toàn diện, chặt
chẽ, uy tín, chất lượng. Công ty đã tổ chức các ban quản lý, chỉ đạo theo quy trình xây dựng
chung ứng với từng ngành nghề cụ thể, từng đơn vị trực thuộc Công ty.
a. Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Do các công trình có đặc điểm thi công khác nhau, thời gian xây dựng thường kéo dài,
mang tính đơn chiếc…nên lực lượng lao động của xí nghiệp được tổ chức thành các đội sản
xuất, mỗi đội sản xuất phụ trách thi công trọn vẹn một công trình hoặc một hạng mục công
trình. Trong mỗi đội thi công lại được tổ chức thành các tổ sản xuất theo yêu cầu thi công,
tuỳ thuộc vào nhu cầu trong từng thời kỳ mà số lượng các đội công trình, các tổ sản xuất
trong mỗi đội sẽ thay đổi phù hợp với điều kiện cụ thể. Thể hiện qua sơ đồ sau:
Ban quản lý công trình
Tổ sản xuất Tổ sản xuất Tổ sản xuất …
b. Đặc điểm quy trình công nghệ xây dựng
Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp là những công trình, hạng mục công trình được xây
dựng và sử dụng tại chỗ, sản phẩm mang tính đơn chiếc, có kích thước và chi phí lớn, thời
gian sử dụng lâu dài... Xuất phát từ đặc điểm đó, nên quá trình sản xuất các loại sản phẩm
chủ yếu của Công ty xây dựng Lũng Lô có đặc điểm là: sản xuất phức tạp liên tục, trải qua
nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi công trình đều có dự toán, thiết kế riêng và phân bổ rải rác ở
các địa điểm khác nhau, tuy nhiên hầu hết các công trình đều phải tuân theo một quy trình
công nghệ sản xuất như sau:
Nhận thầu thông qua đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp.
Ký hợp đồng xây dựng với bên A ( là chủ đầu tư công trình, hoặc nhà thầu chính).
Trên cơ sở hồ sơ thiết kế và hợp đồng xây dựng đã được ký kết, Công ty đã tổ chức
quá trình thi công để tạo ra sản phẩm: Giải quyết mặt bằng thi công, tổ chức lao động, bố trí
máy móc thiết bị thi công, tổ chức cung ứng vật tư, tiến hành xây dựng và hoàn thiện.
Công trình được hoàn thành dưới sự giám sát của chủ đầu tư công trình hoặc nhà
thầu chính về mặt kỹ thuật và tiến độ thi công.
Bàn giao công trình và thanh quyết toán hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư hoặc
nhà thầu chính.
Quy trình công nghệ xây dựng của Công ty được thể hiện theo sơ đồ sau:
Nhận thầu ký hợp
đồng
Mua vật tư,
Trong cùng một thời gian, Công ty xây dựng Lũng Lô thường phải triển khai thực hiện
nhiều hợp đồng xây dựng khác nhau, trên các địa điểm khác nhau nhằm hoàn thành theo
theo hợp đồng xây dựng đã kí kết với chủ đầu tư. Với một năng lực sản xuất nhất định, để
có thể thực hiện được điều này Công ty đã tổ chức lao động tại chỗ, tuy nhiên cũng có lúc
Công ty phải điều lao động từ công trình này đến công trình khác nhằm đảm bảo công trình
được tiến hành đúng tiến độ thi công.
4. Tổ chức bộ máy quản lý và phân cấp tài cấp tài chính của Công ty.
4.1. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Xây dựng Lũng Lô.
Do Công ty có địa bàn hoạt động rộng khắp cả nước, hoạt động sản xuất kinh doanh là
thi công các công trình, các công trình có địa bàn không tập trung, hầu hết ở xa trung tâm.
Và kết cấu của mỗi một công trình lại khác nhau nên việc tổ chức bộ máy quản lý của Công
ty có những đặc điểm riêng không giống với những ngành sản xuất khác và được thể hiện
qua sơ đồ sau:
Ban giám đốc
Phòn Phòn Phòn Phòn Văn
N
Ngay từ khi mới ra đời, Công ty đã đặt ra mục tiêu hàng đầu cho sự tồn tại đó là: chặt
chẽ – vững vàng về tổ chức, hiệu quả - chất lượng – uy tín trong kinh doanh. Do vậy để
quản lý chặt chẽ tới tận các công trình, các tổ sản xuất, Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý
thành các ban, đứng đầu là ban Giám đốc Công ty. Để giúp việc cho ban Giám đốc công ty
có các phòng, các ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh,
quản lý về kỹ thuật. Cụ thể gồm 4 phòng, 1 văn phòng công ty và 7 xí nghiệp thành viên.
Dưới ban Giám đốc Công ty lại có các ban giám đốc xí nghiệp. Giúp việc cho Ban
giám đốc xí nghiệp cũng có các phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản
xuất để giám sát chặt chẽ tới các đội công trình, các tổ sản xuất một cách tối ưu nhất.
Để đạt được mục tiêu sản xuất của Công ty: chức năng, nhiệm vụ của ban Giám đốc và
các phòng ban được phân định cụ thể như sau:
- Ban giám đốc gồm:
+ Giám đốc Công ty: là đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm trước
pháp luật, trước Bộ Quốc Phòng, Bộ Tư Lệnh Công Binh và Đảng uỷ Công ty về mọi hoạt
động của Công ty và là người điều hành cao nhất trong Công ty. Giám đốc Công ty còn là
người thay mặt quản lý, sử dụng có hiệu quả toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh.
Giúp việc cho Giám đốc Công ty còn có 3 phó giám đốc.
+ Phó giám đốc điều hành: giúp giám đốc điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty,
triển khai các hợp đồng kinh tế, các dự án do giám đốc phân công. Là người giúp giám đốc
xây dựng quản lý về kỹ thuật, chất lượng các công trình và xây dựng dự án, tìm kiếm việc
làm theo sự phân công của giám đốc.
+ Phó giám đốc kế hoạch: giúp giám đốc phụ trách công tác kế hoạch xây dựng các dự
án liên doanh, liên kết trong và ngoài nước, triển khai các dự án được giám đốc phân công.
+ Phó giám đốc chính trị: giúp giám đốc phụ trách công tác Đảng, công tác Chính trị
của Công ty theo nghị quyết của Đảng uỷ cấp trên.
-Phòng kế hoạch tổng hợp:
Là cơ quan tổng hợp, tham mưu cho ban Giám đốc trong việc điều hành, quản lý sản
xuất kinh doanh và nhiệm vụ quân sự toàn Công ty, quản lý kế hoạch trung và dài hạn của
Công ty, quản lý và triển khai các hợp đồng kinh tế, xây dựng giá thành từng dự án, sắp xếp,
điều phối lao động cho đội công trình, tổng hợp tình hình sản xuất kinh doanh hàng tuần,
tháng, quý, năm của toàn Công ty.
-Phòng kỹ thuật thi công:
Có chức năng xây dựng phương án kỹ thuật thi công và kiểm tra chất lượng các công
trình, lập hồ sơ kỹ thuật đấu thầu, chỉ đạo thi công công trình , kiểm nghiệm các công trình
khi đã hoàn thành.
- Phòng tài chính kế toán:
Có chức năng theo dõi, kiểm soát , chỉ đạo hệ thống tài chính kế toán của Công ty theo
đúng quy định của Nhà nước và Quân đội, tổ chức thực hiện công tác thống kê kế toán
chính xác, đúng pháp luật, xây dựng kế hoạch khai thác thị trường vốn có hiệu quả.
-Phòng chính trị:
Có nhiệm vụ tham mưu giúp Đảng uỷ, ban Giám đốc xây dựng kế hoạch và tổ chức
thực hiện công tác Đảng, công tác Chính trị trong toàn Công ty.
- Văn phòng Công ty:
Có chức năng quản lý con dấu của Công ty, lưu giữ, thu phát công văn, tài liệu đúng
nguyên tắc bảo mật, quản lý trang thiết bị phục vụ công tác văn phòng.
Nhìn vào sơ đồ trên, ta thấy các phòng ban chức năng không trực tiếp chỉ huy quản lý
xí nghiệp nhưng có nhiệm vụ theo dõi, hướng dẫn , đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kế
hoạch sản xuất, các quy trình tiêu chuẩn và định mức kinh tế kỹ thuật.
Các xí nghiệp có bộ máy quản lí theo hình thức trực tuyến, chức năng cụ thể được thể
hiện ở sơ đồ sau:
Các phòng ban chức năng của xí nghiệp chịu sự lãnh đạo của ban giám đốc, các đội
công trình được thành lập tuỳ theo yêu cầu nhiệm vụ từng thời kỳ của đơn vị.
4.2. Phân cấp tài chính của Công ty Xây dựng Lũng Lô.
Các xí nghiệp cũng như chi nhánh trực thuộc được giao vốn cố định và vốn lưu động
nhằm thực hiện hợp đồng xây lắp đã được ký kết. Khi đã nhận vốn của Công ty, xí nghiệp
phải có trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn. Chỉ có Công ty mới có quyền mua hoặc cho
thuê tài sản cố định và phương tiện thi công.
Vốn lưu động của xí nghiệp được sử dụng vào việc mua sắm nguyên vật liệu, thanh
toán tiền lương, tiền thưởng, chi cho quá trình phục vụ sản xuất và quản lý xí nghiệp, nếu
thiếu vốn lưu động thì xí nghiệp sẽ được cấp bổ xung theo kế hoạch từng tháng.
Quyền lợi của Công ty gắn liền với quyền lợi của xí nghiệp, nếu xí nghiệp làm ăn
không hiệu quả thì không chỉ có ảnh hưởng tới xí nghiệp mà còn ảnh hưởng tới lợi ích của
Công ty. Do đó, xí nghiệp phải chịu trách nhiệm trực tiếp thanh toán các công trình mà
mình đang thi công. Ngoài ra, các xí nghiệp còn được uỷ quyền thu tiền mặt nộp vào tài
khoản theo phân cấp hoặc nộp lên cấp trên kèm chứng từ thanh toán.
- Xét về vốn cố định: Công ty trực tiếp quản lý nguồn vốn cố định, bất kể nguồn vốn
đó được hình thành từ nguồn nào.
BGĐ xí
nghiệp
Phòng kinh
tế kế hoạch
vật tư kĩ
thuật
Phòng tiền
lương
Phòng kế
toán tài vụ
thống kê
đội
công
trình
đội
công
trình
đội
công
trình
đội
công
trình
Các đội được giao quản lý tài sản cố định có trách nhiệm sử dụng có hiệu quả tài sản,
việc mua sắm, thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định đều do Công ty quyết định dựa trên
cơ sở đề nghị của các xí nghiệp, đội công trình, chi nhánh. Việc huy động các nguồn vốn
khác để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty sẽ có quy định hướng dẫn cụ thể
bằng văn bản.
- Nguồn vốn đi vay: Công ty cũng đi vay để đáp ứng nhu cầu của mình. Các đội công
trình, các xí nghiệp trực thuộc, các chi nhánh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh, nếu khả năng về vốn không đủ đáp ứng nhu cầu thì các đơn vị cũng có thể vay vốn
để bù đắp các khoản thiếu hụt. Tuy nhiên các đơn vị phải chấp hành đúng các nội dung vay
vốn mà Công ty đã đặt ra.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, có sự thay đổi về giá cả các loại tài sản cố định,
vật tư,…thì các đơn vị phải tiến hành kiểm tra, đánh giá và báo cáo về Công ty để Công ty
đưa ra các biện pháp kịp thời. nhằm đáp ứng cho việc bảo toàn và phát triển vốn. Xí nghiệp
có thể tự huy động vốn từ liên doanh, liên kết cho các công trình dự án, với điều kiện là các
dự án này không liên quan tới An ninh quốc phòng và phải được Bộ Tư Lệnh Công Binh và
Công ty phê duyệt trước khi thực hiện. Các xí nghiệp tự cân đối chi phí sản xuất kinh doanh
theo nhiệm vụ của mình, ngoài ra còn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ với Nhà nước,
với Bộ Tư Lệnh và Công ty.
Đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn thì các xí nghiệp
phải thực hiện đầy đủ cho cán bộ công nhân viên theo đúng chế độ của Nhà nước, Công ty
là chủ thể đại diện thu và nộp.
Các xí nghiệp có toàn quyền sử dụng và phân phối lợi nhuận còn lại của mình bằng
cách lập quỹ phát triển kinh doanh, quỹ khen thưởng….
Các công trường trực thuộc Công ty cũng phải hạch toán như các xí nghiệp, riêng lợi
nhuận còn lại phải nộp vào quỹ Công ty.
Việc thanh toán giữa Công ty và các đơn vị trực thuộc , thanh toán giữa các đơn vị nội
bộ với nhau được thực hiện theo hợp đồng đã ký kết. Công ty là trung gian thanh toán bù
trừ cho các đơn vị, các đơn vị nội bộ không được thanh toán cho nhau.
5. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng Lũng Lô.
5.1. Hình thức tổ chức công tác kế toán tại Công ty xây dựng Lũng Lô.
Hiện nay bộ máy kế toán của Công ty xây dựng Lũng Lô được tổ chức tại phòng Tài
chính kế toán, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty. Trên cơ sở chế độ hiện hành
về tổ chức công tác kế toán, phù hợp với tình hình thực tế của Công ty về tổ chức sản xuất
và quản lý sản xuất, Công ty thực hiện tổ chức công tác kế toán theo hình thức nửa tập trung
và nửa phân tán. ở Công ty có phòng kế toán của Công ty, các xí nghiệp trực thuộc có
phòng kế toán của xí nghiệp.
Tổ chức hạch toán cho các công trình trực thuộc Công ty do khối văn phòng Công ty
thực hiện. Bộ máy kế toán Công ty thực hiện tổng hợp tài liệu tùy các đội trực thuộc, tính
giá thành sản phẩm cuối cùng, xác định lỗ lãi của toàn Công ty và chịu trách nhiệm thực
hiện nghĩa vụ với Nhà nước.
ở phòng kế toán Công ty: Sau khi nhận được chứng từ ban đầu theo sự phân công thực
hiện các công việc. Kế toán tự kiểm tra, phân loại, xử lý chứng từ, lập các nhật ký cho tới
việc ghi sổ, tổng hợp hoá đơn, số liệu và cung cấp thông tin phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Trên cơ sở các báo cáo kế toán đã lập tiến hành các hoạt động phân tích kinh tế để giúp lãnh
đạo Công ty trong việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đối với các đơn vị trực thuộc việc tổ chức hạch toán ban đầu, lập chứng từ tới việc lập
sổ sách theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khoa học, đúng pháp luật và theo
hướng dẫn. Xí nghiệp chịu trách nhiệm cung cấp một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các số
liệu kế toán thống kê theo yêu cầu của công ty, lập và giữ đúng kỳ hạn các báo cáo quyết
toán, báo cáo thống kê định kỳ theo đúng biểu mẫu về phòng kế toán Công ty. Các xí
nghiệp tự tìm kiếm công ăn việc làm, tự củng cố và mở rộng thị trường, thực hiện việc đấu
thầu theo sự ủy nhiệm, theo dõi quyết toán công trình, bảo toàn và phát triển vốn, các xí
nghiệp chịu trách nhiệm trước Công ty và pháp luật về các hoạt động tài chính được phân
cấp.
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các xí nghiệp có quyền kiểm tra, kiểm
soát việc bảo toàn vốn, vật tư trang thiết bị. Xem xét việc sử dụng chúng có đúng mục đích,
pháp luật hướng dẫn hay không. Các xí nghiệp có quyền tham gia vào việc quản lý đơn vị
mình thông qua công tác tham mưu lãnh đạo, đề xuất các phương án biện pháp hoạt động
sản xuât kinh doanh, xây dựng các định mức kinh tế... Hơn nữa xí nghiệp có quyền kiến
nghị lên giám đốc công ty xử lý sai phạm của cán bộ kế toán công ty, những sai phạm về
quản lý tài chính ở đơn vị mình.
5.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty xây dựng Lũng Lô.
Đứng đầu phòng kế toán Công ty là kế toán trưởng. Phòng kế toán của Công ty dưới sự
chỉ đạo về mặt nghiệp vụ của kế toán trưởng. Các bộ phận kế toán xí nghiệp cũng đều đặt
dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng kế toán xí nghiệp.
Để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung thống nhất của kế
toán trưởng, đảm bảo sự chuyên môn hoá công tác kế toán của bộ phận kế toán, đồng thời
căn cứ vào đặc trưng tổ chức sản xuất, đặc thù của nghành xây dựng, yêu cầu và trình độ
quản lý của Công ty, bộ máy kế toán Công ty xây dựng Lũng Lô bao gồm:
Kế Toán trưởng
Kế toán tổng hợp Kế toán chuyên
quản XN và công
trường
Kế toán thanh
toán, công nợ nội
bộ, lương,BHXH,
Kế toán ngân
hàng
Kế toán tài sản cố
định và vật tư
Kế toán giá thành
Bộ phận kế toán
Ban &C.trường
trực thuộc
Kế toán quỹ tiền
mặt
Kế toán ngân sách
nhà nước
Chế độ kế toán: Công ty đang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp do bộ
phận tài chính ban hành theo quy định 1141/TC/QĐ chế độ kế toán, ngoài ra Công ty còn
mở thêm một số tài khoản chi tiết nữa.
Công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên để tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành sản phẩm.
Các nghiệp vụ kinh tế đều phải ghi vào sổ nhật ký chung theo trình tự thời gian phát
sinh chi phí và định khoản kế toán các nghiệp vụ đó. Từ đó lấy số liệu từ nhật ký chung để
ghi vào sổ cái theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Hiện nay phòng tài chính của Công ty đã được trang bị hệ thống máy vi tính và được
thực hiện đồng bộ công tác kế toán trên máy vi tính nhằm giảm bớt được các chi phí có thể
trong công việc hạch toán kế toán, cũng từ đó giảm được giá thành của sản phẩm.
5.3. Hình thức kế toán áp dụng ở Công ty Xây dựng Lũng Lô
Hình thức kế toán nhật ký chung được áp dụng tại Công ty xây dựng Lũng Lô bao gồm
các loại sổ kế toán sau:
- Sổ nhật ký chung: là sổ kế toán căn bản để ghi chép các nghiệp vụ phát sinh theo
trình tự thời gian và nội dung kinh tế của các nghiệp vụ đó làm căn cứ để ghi sổ cái.
- Sổ cái: là sổ kế toán tổng hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ phát sinh theo từng tài
khoản kế toán. Số liệu của một số tài khoản được dùng vào bảng cân đối kế toán và các báo
cáo kế toán khác.
- Sổ kế toán chi tiết: nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý cụ thể đối với từng loại tài sản
hoặc từng loại vật tư, hàng hoá.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Kiểm tra, đối chiếu số liệu.
Tương tự như một số đơn vị khác trong ngành xây dựng cơ bản, vừa hạch toán tập
trung (tại Công ty),vừa hạch toán phụ thuộc(tại xí nghiệp thành viên). Đối với các xí
nghiệp, công ty giao quản lý vốn kinh doanh và cho phép hình thành bộ máy quản lý và kế
toán tại đơn vị. Dưới sự chỉ đạo trực tiếp của trưởng phòng kế toán, kế toán thực hiện toàn
bộ công tác từ hoạch toán ban đầu đến kết quả sản xuất kinh doanh của đơn vị mình. Định
kỳ và cuối quý, lập báo cáo tài chính gửi lên phòng Tài chính-Kế toán của công ty.
Sổ kế
toán chi
Chứng từ gốc
Nhật ký đặc biệt Sổ nhật ký chung
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Bảng tổng
hợp chi tiết
Trình tự ghi sổ và hạch toán theo hình thức kế
toán nhật ký chung.
Báo cáo
tài
6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty xây dựng Lũng Lô trong
năm 2002-2003.
Những thành tích đạt được của công ty trong những năm gần đây: Tuy là doanh nghiệp
mới được thành lập lại nhưng công ty xây dựng Lũng Lô đã tạo được cho mình một uy tín
lớn mà không phải doanh nghiệp xây dựng nào cũng có được. Bên cạnh sự giúp đỡ của Bộ
Quốc Phòng, Binh chủng Công binh kết hợp với sự vươn lên của mình,Công ty xây dựng
Lũng Lô đã đạt được những thành tựu đáng kể.
(Bảng 1): Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003
So sánh
Số tuyệt
đối
Tỷ lệ
(%)
1. Tổng doanh thu 286.900 297.509 +10.609 + 3,7
2. Tổng DT thuần 297.509 286.900 +10.609 + 3,7
3. Tổng chi phí 270.298 279.358 +9.060 +3,35
4. Tổng lợi nhuận trước thuế 17.076 18.588 +1.512 +8,85
5. Thuế thu nhập 5.464 5.948 + 484 +8,86
6. Tổng lợi nhuận sau thuế 11.612 12.604 +992 +8,54
7 Vốn kinh doanh BQ 261.930 291.988 +30.058 +11,48
8.Thu nhập bq của
CBCNV(nđ/người)
860 1.050 +190 +22,09
9. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ DT 0,04 0,042 +0,002 -
10. Tỷ suất chi phí / DT 0,942 0,94 - 0,002 -
11. Hệ số sinh lợi của chi phí 0,043 0,045 +0,002 -
(Nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của công ty)
Từ số liệu của bảng 1 ta có một số nhận xét sau:
Tổng doanh thu của công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 10.609 (trđ) tương ứng
với tỷ lệ tăng là 3,7%. Tổng doanh thu thuần của công ty cũng chính là tổng doanh thu của
công ty. Điều này chứng tỏ rằng, trong hai năm qua công ty đã rất quan tâm tới chất lượng
sản phẩm, chính vì vậy mà đã không phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu trong hai năm
2002-2003. Doanh thu tăng đã dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh tăng, chi phí sản xuất
kinh doanh năm 2003 so với năm 2002 tăng 9.060 (trđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 3,35%,
tốc độ tăng của doanh thu (3,7%) lớn hơn tốc độ tăng của chi phí (3,35%), như vậy tình hình
quản lý và sử dụng chi phí của công ty là tốt.
Tổng lợi nhuận trước thuế của toàn công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 1.152 (trđ)
tương ứng vơí tỷ lệ tăng là 8,85%. Lợi nhuận trước thuế tăng đã làm cho thuế thu nhập phải
nộp của công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 484 (trđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là
8,86%. Thuế thu nhập tăng đã góp phần đáng kể vào việc làm tăng thu Ngân sách Nhà
nước.
Vốn kinh doanh bình quân của công ty năm 2003 so với năm 2002 tăng 30.058 (trđ)
tương ứng với tỷ lệ tăng tăng 11,48%, đây là điều kiện tốt để công ty có thể mở rộng quy
mô sản xuất kinh doanh và tăng thị phần của mình.
Trong hai năm 2002-2003, doanh thu đạt được tăng, lợi nhuận trước thuế tăng, điều
này chứng tỏ ban giám đốc công ty là những người có năng lực, có trình độ chuyên môn, đã
xác định được hướng đi đúng đắn và hiệu quả cho hoạt động kinh doanh của công ty, đã lập
ra và cùng với tập thể cán bộ công nhân viên của công ty thực hiện kế hoạch kinh doanh
hiệu quả, phát huy được năng lực sẵn có của công ty, tạo công ăn việc làm, ổn định và
không ngừng tăng thu nhập cho người lao động. Thu nhập bình quân của người lao động
trong công ty năm 2003 so với năm 2002 đã tăng 190 (nđ/người) tương ứng với tỷ lệ tăng
22,09%. Thu nhập bình quân của cán bộ công nhân viên thuộc công ty tăng một phần là do
ban lãnh đạo công ty đã có sự quan tâm đặc biệt tới đời sống của người lao động và một
phần cũng là do chính sách tăng lương của nhà nước.
II Thực trạng về công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại
Công ty xây dựng Lũng Lô.
Cùng với việc đổi mới cơ cấu tổ chức, đổi mới hoạt động kinh doanh , công ty đã
không ngừng cải tiến công tác quản lý nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn những yêu cầu kinh
doanh trong tình hình mới. Hệ thống thông tin phục vụ cho việc đề ra các quyết định quản
lý không ngừng được cải tiến và hoàn thiện, việc phân cấp quản lý vừa tăng cường được
chức năng quản lý Nhà nước của ngành, vừa tạo điều kiện để các đơn vị cơ sở có thể phát
huy tính tự chủ độc lập trong sản xuất kinh doanh. Các công cụ kinh tế đang từng bước phát
huy tác dụng và vai trò trong hoạt động quản lý.
Trong những năm qua công tác phân tích hoạt động kinh doanh nói chung và phân tích
chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng đã làm tốt chức năng là công cụ
quản lý kinh tế, phát hiện và điều chỉnh kịp thời những bất cập và điểm yếu trong hoạt động
kinh tế, kết quả của việc phân tích thực sự là cơ sở cho việc đề ra các giải pháp các quyết
định trong quản lý kinh doanh của công ty. Thông tin của phân tích đã trở thành một phân
hệ quan trọng trong hệ thống thông tin quản lý. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích, việc
hoàn thiện các công cụ quản lý kinh tế là một nhu cầu bức thiết nhằm quản lý ngày càng tốt
hơn hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy cần thiết phải đánh giá thực trạng công tác phân
tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp của công ty nhằm xây dựng và hoàn
thiện nội dung và phương pháp phân tích để đáp ứng được yêu quản lý của công ty trong
tình hình mới.
1. Thực trạng công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở Công
ty xây dựng Lũng Lô.
Hoạt động phân tích kinh tế do phòng kế toán - tài chính của Công ty tiến hành. Hoạt
động phân tích được tiến hành chủ yếu là việc phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế
hoạch sản xuất thi công, tình hình lao động- tiền lương, tình hình vật tư, xe máy thiết bị thi
công, tình hình thực hiện kế hoạch giá thành… Còn đối với các bộ phận của công ty thì các
nội dung phân tích này ít đề cập tới. Do đặc điểm của sản phẩm xây dựng là mang tính đơn
chiếc, thời gian thi công kéo dài ( có khi là vài năm), nên khi phân tích chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm, Công ty chỉ tiến hành phân tích các khoản mục chi phí của giá thành
các công trình sau khi đã hoàn thành. Hiện nay, để phân tích và đánh giá tình hình thực
hiện chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp, Công ty thường tiến hành so sánh giá
trị thực hiện của các chỉ tiêu với giá trị kế hoạch dự tính của các chỉ tiêu đó, sau đó Công ty
đưa ra nhận xét về tình hình quản lý và sử dụng các khoản mục chi phí trong giá thành sản
công trình được phân tích. Tuy nhiên, việc phân tích này cũng còn những tồn tại như: nguồn
tài liệu quan trọng để phục vụ cho công tác phân tích là báo cáo của các loại hạch toán: hạch
toán kế toán, hạch toán thống kê và các hạch toán nghiệp vụ. Các báo cáo này của Công ty,
tuy có được lập ra nhưng các thông tin do báo cung cấp lại không đầy đủ, các chỉ tiêu trong
các biểu mẫu thường quá tổng hợp. Mặc dù đã có quy định về thời điểm lập báo cáo, nhưng
phần lớn các báo cáo này thường được lập ra muộn hơn so với yêu cầu, do vậy mà không
đáp ứng được yêu cầu về tính kịp thời của phân tích.
2. Thực trạng phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây
dựng Lũng Lô.
Để có thể hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm ở công ty xây dựng Lũng Lô, thì cần phải đánh giá các nội và phương pháp phân
tích mà công ty đã tiến hành và sử dụng. Trên thực tế thì công tác phân tích chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm xây lắp đã được bắt đầu từ năm 1995 và cũng từ đó, các kết quả và
báo cáo phân tích được các cấp quản lý quan tâm và sử dụng trong quá trình điều hành sản
xuất kinh doanh tuỳ theo phạm vi, chức năng của mình. Các nội dung phân tích chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm mà công ty đã thực hiện bao gồm:
2.1 Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch khoản mục chi phí nguyên vật liệu
trực tiếp trong giá thành công trình.
Chi phí nguyên vật liệu ở Công ty xây dựng Lũng Lô là khoản chi phí chiếm tỷ trọng
lớn nhất trong giá thành sản phẩm xây lắp (7075% giá thành), nên việc quản lý và sử dụng
vật liệu tiết kiệm hay lãng phí có ảnh hưởng lớn đến sự biến động của giá thành sản phẩm
và ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của công ty.
(Bảng 2) Bảng phân tích chi tiết tình hình thực hiện khoản mục chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp trong giá thành công trình Cấp Nước Tân Thuận
Đơn vị tính : nghìn đồng
Tên nguyên vật liệu Kế hoạch Thực hiện
So sánh
CL ± TL%
Chi phí mua gạch 278.640 271.625 -7.015 -2,52
Chi phí mua Xi măng 547.150 541.593 -5.557 -1,02
Chi phí mua Thép 10 7.080 7.440,9 +360,9 +5,1
Chi phí mudC Cát vàng 71.550 68.692 -2.858 -3,99
Chi phí mua Đá 58.047 52.890 -5.157 -8,88
Tổng cộng chi phí
nguyên vật liệu
962.46
7
942.24
0,9
-20.226,1 -2,1
Nhận xét:
Qua bảng số liệu 2 cho thấy:Công ty có mức chi phí vật liệu thực tế ( 942.240,9 nghìn
đồng) thấp hơn so với kế hoạch (962.467 nghìn đồng) đề ra. Tỉ lệ thực hiện kế hoạch khoản
mục chi phí nguyên vật liệu giảm là 2,1 % , Công ty đã tiết kiệm ( giảm ) được 20.226,1
(nghìn đồng) chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Công ty đã thực hiện tốt việc tiết kiệm chi
phí, góp phần làm giảm gía thành công trình hoàn thành và tăng lợi nhuận cho Công ty.
Khoản chi phí nguyên vật liệu giảm là do các nguyên nhân sau:
Thứ nhất: Do lượng vật liệu tiêu hao của các loại nguyên vật liệu thực hiện so với định
mức giảm 5.150,8 (nghìn đồng), làm cho khoản chi phí nguyên vật liệu này cũng giảm
5.150,8 (nghìn đồng). Công ty đã tiết kiệm được 2 tấn Xi măng tương ứng với số tiền tiết
kiệm được là 3.100 (nghìn đồng), việc tiết kiệm này góp phần đáng kể vào việc làm giảm
chi phí nguyên vật liệu. Lượng đá tiêu hao tăng so với định mức là 4 khối, tương ứng với số
tiền tăng ( lãng phí ) là 132 (nghìn đồng ). Việc giảm lượng vật liệu tiêu hao này là do Công
ty tìm các biện pháp hợp lí giảm được hao hụt, mất mát trong quá trình thi công công trình,
trong quá trình bảo quản vật liệu và quá trình vận chuyển vật liệu từ kho đến nơi thi công
công trình, Công ty đã thực hiện giao trách nhiệm quản lý và sử dụng chi phí nguyên vật
liệu đến từng đội thi công, đây là một thành tích lớn của công ty, cần được duy trì và phát
huy nhằm hạ thấp mức chi phí vật liệu trong giá thành để hạ thấp giá thành công trình.
Thứ hai: Do giá của từng loại vật liệu tiêu hao thực hiện so với kế hoạch giảm. Tổng
số tiền mà Công ty tiết kiệm được do đơn giá của các loại vật liệu tiêu hao giảm 15.075,3 (
nghìn đồng ), làm cho chi phí vật liệu trong khoản mục giá thành giảm với số tiền tương
ứng là 15.075,3 ( nghìn đồng). Giá cả của các loại nguyên vật liệu tiêu hao giảm, một phần
là do sự biến động giảm của giá cả thị trường, song cũng phải kể đến sự cố gắng của Công
ty trong việc lựa chọn địa điểm cung cấp vật liệu với giá cả hợp lí, lựa chọn phương tiện vận
chuyển vật liệu với chi phí thấp. Sự cố gắng này, góp phần vào việc làm giảm giá thành
công trình hoàn thành, tăng lợi nhuận cho Công ty. Như vậy, Công ty cần phải phát huy
hơn nữa khả năng tìm kiếm thị trường đầu vào để vừa giảm thiểu chi phí nguyên vật liệu
vừa đảm bảo chất lượng nguyên vật liệu tốt.
- ưu điểm, hạn chế của nội dung phân tích phân tích:
+ ưu điểm:
Với nội dung phân tích chi tiết khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và phương
pháp sử dụng trong phân tích là phương pháp so sánh, phương pháp chi tiết, Công ty đã xác
định được mức độ chênh lệch của khoản mục chi phí nguyên vật liệu thực hiện so với kế
hoạch, và tỷ lệ % thực hiện kế hoạch đó. Việc tiết kiệm hay lãng phí chi phí nguyên vật liệu
sẽ có ảnh hưởng lớn đến nhiệm vụ hạ giá thành của Công ty. Mặt khác, trong phần phân tích
này Công ty đã tiến hành phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự chênh lệch của khoản mục
chi chi phí này. Qua đó, Công ty đã xác định dược mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố (
mức tiêu hao từng loại nguyên vật liệu, đơn giá của từng loại vật liệu) đến sự chênh lệch của
khoản mục chi phí nguyên vật liệu này.
+ Hạn chế:
Chưa đánh giá được tình hình sử dụng chi phí nguyên vật liệu có đạt kết quả tốt hay
không, thông qua việc so sánh giữa giá thành công trình hoàn thành với khoản chi phí
nguyên vật liệu bỏ ra để hoàn thành công trình đó. Khi phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá
cả đến chi phí vật liệu, cần phải đi sâu tìm hiểu nhân tố giá cả nào dẫn đến chênh lệch trong
giá vật liệu và những nguyên nhân dẫn đến sự chênh lệch giá cả đó.
2.2. Phân tích tình hình thực hiện khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong
giá thành công trình hoàn thành.
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm các khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp
xây dựng công trình trong hay ngoài biên chế . Chi phí nhân công trực tiếp không bao gồm
tiền lương và các khoản phụ cấp của bộ máy quản lý gián tiếp. Có thể chia chi phí nhân
công trực tiếp ra thành 2 bộ phận chủ yếu là tiền lương cho công nhân trực tiếp sản xuất và
các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn được trích trên lương theo tỷ
lệ quy định.
Đối với bộ phận công nhân viên chức trong danh sách thì công ty tiến hành trích các
khoản BHXH, BHYT, KPCĐ theo đúng quy định hiện hành đó là:
+ Quỹ BHXH được trích theo một tỷ lệ nhất định trên tiền lương cấp bậc chi trả cho
người lao động để hình thành nguồn quỹ bảo hiểm tập trung. Theo chế độ hiện hành trích
lập quỹ BHXH là 20% trên tổng quỹ lương. Trong đó, doanh nghiệp phải chịu 15% tính vào
chi phí sản xuất, còn người lao động chịu 5% trừ vào lương.
+ Quỹ BHYT công ty phải trích 3% trên tiền lương cấp bậc. Trong đó, công ty phải
chịu 2% tính vào chi phí sản xuất, còn người lao động chịu 1% trừ vào lương.
+ Quỹ KPCĐ được trích 2% trên tiền lương thực tế chi trả cho người lao động. Trong
đó, công ty phải chịu 1% tính vào chi phí sản xuất, còn 1% người lao động chịu được trừ
vào lương.
Chi phí tiền lương trả cho công nhân ngoài danh sách (công nhân thuê ngoài) mang
tính chất công việc thì công ty coi là khoản thanh toán ngay bằng tiền mặt và cũng hạch toán
vào chi phí nhân công trực tiếp như công nhân biên chế nhưng không trích các khoản
BHXH, BHYT, KPCĐ.
Khi phân tích tình hình thực hiện khoản mục chi phí nhân công trực tiếp trong giá
thành công trình hoàn thành, Công ty tiến hành phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ
tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp tại công trình trong kỳ.
(Bảng 4): Bảng phân tích tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương công nhân trực
tiếp xây lắp tại công trình Cấp Nước Tân Thuận (quý III/ 2003)
Các chỉ tiêu
Kế
hoạch
Thực hiện
So sánh
CL ± TL%
1. Tổng giá thành khối lượng xây lắp hoàn
thành trong kỳ (1000 đ)
612.117 596.879 - 15.238 - 2,49
2. Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp
xây lắp công trình (1000)
65.052 60.971 - 4.081 -6,27
3. Số công nhân xây lắp bình quân trong
danh sách làm việc tại công trình ( người)
25 22 - 3 - 12
4. Mức lương bình quân người/ tháng
(1000đ)
867,37 923,81 +56,44 +6,51
5. Tỉ suất tiền lương/ giá thành khối lượng
xây lắp hoàn thành ( % )
10,63 10,22 -0,41
Qua bảng số liệu 4 ta có một số nhận xét sau:
Tổng quỹ lương của công nhân trực tiếp xây lắp công trình thực hiện trong kỳ so với
kế hoạch giảm 4.081 (nghìn đồng), tương ứng với tỷ lệ giảm là 6,27 %
Tổng giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành thực tế giảm 2,49 % so với kế
hoạch đề ra, với số tiền giảm là 15.238 (nghìn đồng). Điều đó có nghĩa là giá thành khối
lượng công tác xây lắp hoàn thành giảm ít hơn tổng quỹ tiền lương giảm, dẫn đến tỷ suất
tiền lương trên giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành giảm 0,41 %, Như vậy,
tình hình quản lý và sử dụng chi phí tiền lương của công nhân trực tiếp xây lắp ở Công ty là
hợp lý . Số công nhân lao động bình quân trong danh sách thực hiện so với kế hoạch giảm
12 %, với số công nhân giảm là 3 (người). Mức lương bình quân của một công nhân trực
tiếp xây lắp thực hiện so với kế hoạch tăng 6,51% , với số tiền tăng là 56,44 (nghìn đồng).
Điều đó chứng tỏ rằng, Công ty đã thực sự quan tâm đến đời sống vật chất của người lao
động, và thực hiện tốt các chế độ, chính sách tăng lương của Nhà nước đối với người lao
động trong Công ty.
Việc giảm quỹ lương như vậy tất yếu sẽ làm giảm chi phí nhân công trực tiếp trong giá
thành công tác xây lắp.
- ưu điểm và hạn chế
+ ưu điểm:
Sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền lương của
công nhân xây lắp trên công trường, giúp cho việc tính toán đơn giản hơn. Thông qua nội
dung phân tích khoản mục chi phí nhân công trực tiếp ta có thể thấy được tình hình quản lý
và sử dụng quỹ lương của công trực tiếp xây lắp trên từng công trình, hạng mục công trình
của Công ty có hợp lý hay không, thông qua việc so sánh tổng quỹ lương công nhân trực
tiếp với giá thành khối lượng công tác xây lắp hoàn thành trong kỳ.
+ Hạn chế:
Nội dung phân tích đơn giản, chưa chỉ ra được những nguyên nhân ảnh hưởng và mức
độ ảnh hưởng của chúng đến tình hình quản lý và sử dụng quỹ tiền lương của công nhân xây
lắp.
2.3. Phân tích chi phí sử dụng máy thi công (MTC).
Đối với các doanh nghiệp xây lắp thì phương tiện thiết bị máy móc thi công chiếm
phần lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp . Đó là nhân tố quan trọng giúp cho công ty
tăng năng suất lao động, đẩy nhanh tiến độ thi công, hạ giá thành sản phẩm nâng cao chất
lượng công trình.
Do nhu cầu đòi hỏi thi công của các công trình, sau khi công ty xác định được tính chất
công việc của từng công trình, Công ty sẽ tiến hành điều động máy móc, thiết bị thi công
xuống phục vụ cho các công trình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Hiện nay, máy móc
Công ty đang sử dụng chủ yếu là máy do Công ty tự mua sắm và Công ty tiến hành khấu
hao máy móc thiết bị theo quyết định 1062/TC/CSTC ngày 14/11/1996 (sử dụng phương
pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng). Tuy nhiên, có những loại máy móc mà Công ty
không thường xuyên sử dụng đến ( có giá trị lớn) hoặc không thể di chuyển máy từ công
trình này đến công trình khác được thì trong trường hợp này công ty có thể thuê máy từ bên
ngoài. Việc thuê máy ở bên ngoài sẽ có hợp đồng cụ thể ghi rõ số lượng ca máy. Đơn giá
cho một ca máy sử dụng cho công trình nào do bên Công ty thiết lập. Thường thì Công ty
thuê máy ngoài kèm theo cả người điều khiển trong trường hợp này Công ty không chịu mọi
trách nhiệm quản lý mọi phí tổn trong quá trình sử dụng máy mà chỉ phải trả chi phí cho số
lượng ca máy sử dụng sử dụng theo đơn giá mà công ty đã ký kết.
(Bảng 5) Bảng phân tích khoản mục chi phí sử dụng máy thi công trong giá
thành công trình Cấp Nước Tân Thuận
Đơn vị tính: nghìn đồng
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
So sánh
CL ± TL %
1. Chi phí sử dụng máy thi công tự có 199.509 190.228 -9.281 -4,65
Trong đó:
Chi phí tiền lương nhân viên phục vụ và
điều khiển máy thi công
53.397 54.488 +1.091 +2,04
Chi phí khấu hao máy thi công 102.128 95.540 -6.588 -6,45
Chi phí nhiên liệu động lực 30.607 28.809 -1.798 -5,87
Chi phí sửa chữa máy thi công 13.377 11.391 - 1.986 -14,84
2. chi phí sử dụng máy thuê ngoài
không có công nhân điều khiển máy đi
kèm
52.436 49.257 -3.179 -6,06
Tổng cộng 251.945 239.485 -12.460 -4,95
Nhận xét:
Qua bảng số liệu 5 ta thấy tổng chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành công
trình thực hiện so với kế hoạch giảm 4,95 %, với số tiền giảm là 12.460 (nghìn đồng). Giảm
khoản mục chi phí sử dụng máy thi công trong giá thành công trình là một điều kiện để
giảm giá thành sản phẩm.
Xem xét chi tiết từng khoản mục của chi phí sử dụng máy thi công qua bảng số liệu 5
ta thấy:
Đối với khoản mục chi phí sử dụng máy thi công tự có của Công ty:
Chi phí sử dụng máy thi công tự có của Công ty thực hiện so với kế hoạch giảm 4,65
%, với số tiền giảm là 9.281 (nghìn đồng). Trong đó:
Chi phí tiền lương nhân viên phục vụ và điều khiển máy thực hiện so với kế hoạch
tăng 2,04 %, với số tiền tăng là 1.091 ( nghìn đồng). Chi phí khấu hao máy thi công thực
hiện so với kế hoạch giảm 6,45 %, với số tiền giảm là 6.588 ( nghìn đồng). Nguyên nhân
giảm chi phí khấu hao là do Công ty đã thực hiện thanh lý những thiết bị máy móc đã hết
thời gian sử dụng hoặc những máy móc còn thời gian sử dụng nhưng đã lạc hậu để đầu tư
máy mới. Chi phí sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên máy thi công thực hiện so với kế
hoạch giảm 14,84 %, với số tiền giảm là 1.986 (nghìn đồng). Nguyên nhân làm cho chi phí
sửa chữa lớn giảm là do là do công ty đã thực hiện tốt công tác sử dụng và bảo quản máy
móc thiết bị, thực hiện giao trách nhiệm vật chất cho công nhân điều khiển máy nên tránh
được tình trạng hư hỏng máy do chủ quan của con người gây ra.
Chi phí nhiên liệu động lực dùng cho máy thi công thực hiện so với kế hoạch 5,87 %,
với số tiền giảm là 1.798 (nghìn đồng). Trong quá trình thi công, công ty đã thực hiện tốt
việc tiết kiệm chi phí nhiên liệu sử dụng máy thi công.
Đối với khoản mục chi phí máy thi công thuê ngoài. Chi phí sử dụng máy thuê ngoài
thực hiện so với kế hoạch giảm 6,06 %, với số tiền giảm là 3.179 (nghìn đồng). Trong kì,
Công ty đã sử dụng máy tự có tốt hơn nên đã giảm được khoản chi phí máy thuê ngoài. Đây
là sự cố gắng của Công ty cần được phát huy hơn nữa.
- ưu điểm và hạn chế của nội dụng phân tích
+ ưu điẻm:
Phương pháp sử dụng trong phân tích là phương pháp so sánh và phương pháp chi tiết,
nên việc tích toán và sử dụng cũng đơn giản hơn. Qua việc phân tích nội dung khoản mục
chi phí sử dụng máy thi công, giúp cho Công ty biết được tình hình thực hiện kế hoạch của
khoản mục chi phí này tiết kiệm hay lãng phí, điều này có ảnh hưởng đến việc hạ giá thành
sản phẩm của Công ty.
+ Hạn chế:
Nội dung phân tích đơn giản, qua việc phân tích nội dung khoản mục chi phí này, ta
mới chỉ biết tình hình biến động của các chỉ tiêu trong khoản mục chi phí này, song lại chưa
biết được nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến đổi khoản mục chi phí này. Từ đó, Công ty
không thấy được những nguyên nhân nào có ảnh hưởng làm giảm chi phí sử dụng máy thi
công, những nguyên nhân nào có ảnh hưởng làm tăng chi phí sử dụng máy thi công. Đối với
những nhân tố có ảnh hưởng tích cực thì Công ty cần phải cố gắng duy trì, và phát huy hơn
nữa, còn đối với những nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực thì Công ty phải đưa ra được những
biện pháp nhằm khắc phục và hạn chế mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.
2.4 Phân tích tình hình thực hiện khoản mục chi phí sản xuất chung.
Chi phí sản xuất chung là một khoản mục của giá thành sản phẩm xây lắp, đây là
những chi phí gián tiếp tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm, chúng phục vụ cho việc tổ
chức thi công xây lắp công trình. So với các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí
nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung là khoản chi phí
có tính chất thường xuyên, tương đối ổn định giữa các thời kỳ kế hoạch và đối với khối
lượng công tác xây lắp thực hiện của công ty.
(Bảng 6): Bảng phân tích chi tiết tình hình thực hịên kế hoạch khoản mục chi phí sản
xuất chung trong giá thành công trình Cấp Nước Tân Thuận
Đơn vị tính: nghìn đồng
Các chỉ tiêu Kế hoạch Thực hiện
So sánh
CL ± TL%
1. Chi phí lương nhân viên quản lý đội 60.389 62.590 +2.201 +3,64
2. Chi phí ngyên vật liệu dùng ở đội quản
lý
13.450 11.564 -1.886 -14,02
3. Chi phí công cụ dụng cụ xuất dùng cho
đội quản lý công trình
8.562 9.118 + 556 +6,49
4. Chi phí khấu hao TSCĐ dùng trong
đội quản lý
18.964 15.860 -3.104 -16,37
5. Chi phí dịch vụ mua ngoài 8.130 8.950 +820 +10,09
6. Chi phí bằng tiền khác 4.627 5.132 +505 +10,91
Tổng cộng 114.122 113.214 -908 - 0,79
Nhận xét:
Qua bảng số liệu 6 trên, cho thấy khoản mục chi phí sản xuất chung trong giá thành
công trình thực hiện so với kế hoạch giảm 0,97 %, với số tiền giảm là 908 (nghìn đồng).
Xem xét từng khoản chi phí của chi phí sản xuất chung qua bảng số liệu ta thấy:
Chi phí tiền lương nhân viên quản lý đội thực hiện so với kế hoạch tăng3,64 %, với số
tiền tăng tương ứng là 2.201 (nghìn đồmg). Chi phí này tăng, một phần là do công ty đã
chấp hành nghiêm chỉnh các chế độ, chính sách tăng lương của Nhà nước đối với đội ngũ
cán bộ trong công ty. Công ty phải loại bỏ những bất hợp lý trong tổ chức lao động, loại bỏ
những cán bộ không có trình độ, năng lực quản lý ra khỏi đội ngũ cán bộ.
Chi phí nguyên vật liệu dùng trong quản lý thực hiện so với kế hoạch giảm 14,02 %,
với số tiền giảm là 1.886 (nghìn đồng). Chi phí công cụ, dụng cụ xuất dùng ở tổ đội thi công
thực hiện so với kế hoạch tăng 6,49%, với số tiền tăng là 556 (nghìn đồng). Chi phí khấu
hao TSCĐ thực hiện so với kế hoạch giảm 16,37 %, với số tiền giảm là 3.104 ( nghìn đồng).
Chi phí dịch vụ mua ngoài thực hiện so với kế hoạch tăng 10,09 %, với số tiền tăng là 820 (
nghìn đồng). Chi phí bằng tền khác thực hiện so với kế hoạch là 10,91%, với số tiền tăng là
505 (nghìn đồng). Qua việc phân tích trên, ta thấy tình hình quản lý và sử dụng một số
khoản chi phí của chi phí sản xuất chung ở Công ty là chưa được tốt: như : chi phí dịch vụ
mua ngoài và chi phí bằng tiền khác. Đối với các khoản chi phí băng tiền khác như: chi phí
tiếp khách, hội họp, mua các tài liệu...Công ty phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, đưa ra
một định mức, kế hoạch chi phí nhất định để hạn chế những chi phí phát sinh không cần
thiết. Đối với các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài như chi phí tiền điên, tiền nước, tiền điện
thoại..., Công ty cũng cần phải xem xét để lập kế hoạch cho các khoản chi phí này, thường
xuyên kiểm tra các hoá đơn, chứng từ gốc của các loại dịch vụ đó để từ đó đưa ra kế hoạch
tiết kiệm.
- ưu điểm và hạn chế về phân tích chi phí sản xuất chung ở công ty.
+ ưu điểm.
Phương pháp phân tích sử dụng trong phân tích là phương pháp so sánh và phương
pháp chi tiết nên việc tính toán đơn giản. Qua nội dung phân tích chi phí sản xuất chung,
Công ty thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch của khoản mục chi phí sản xuất chung và
qua đó thấy được những chỉ tiêu chi phí nào trong khoản mục chi phí sản xuất chung chưa
hoàn thành, để từ tìm ra các biện pháp nhằm giảm thiểu các khoản chi không cần thiết, để có
thể tiết kiệm tối đa khoản mục chi phí sản xuất chung, góp phần vào việc hạ thấp giá thành
công trình hoàn thành.
+Hạn chế.
Nội dung phân tích đơn giản, chưa đánh giá được tình hình sử dụng khoản mục chi phí
sản xuất chung có đạt hiệu quả hay không.
2.5. Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành công trình hoàn thành
tại công ty xây dựng Lũng Lô.
Phấn đấu hạ giá thành các công trình hoàn thành bàn giao là một nhiệm vụ quan trọng
trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Điều này không chỉ có ý nghĩa
đối với việc nâng cao mức doanh lợi thu được từ các công trình nhận thầu nâng cao phúc lợi
và thu nhập của người lao động trong công ty…, mà còn có ý nghĩa trọng đại đối với nền
kinh tế quốc dân.
Để phân tích công ty dựa vào các chỉ tiêu sau : mức hạ giá thành và tỷ lệ hạ giá thành.
Mức hạ giá thành là số tuyệt đối cho biết gía thành thực tế hạ được bao nhiêu so với
giá thành dự toán của công trình hoàn thành bàn giao. Nó phản ánh khả năng tích luỹ của
doanh nghiệp.
Tỷ lệ hạ giá thành là số tương đối nói lên giá thành thực tế hạ được bao nhiêu phần
trăm so với giá thành dự toán, nó phản ánh trình độ tổ chức quản lý và phấn đấu hạ giá
thành sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Mức hạ thấp giá thành công trình bàn giao ( MZCT ):
MZCT = Q1Z1 – Q1Zdt
Trong đó: Q1Z1 là mức giá thành thực tế công trình hoàn thành.
Q1Zdt là mức giá thành giá thành dự toán của công trình hoàn thành.
+ Tỷ lệ hạ giá thành công trình hoàn thành công trình hoàn thành ( T% ).
Tỷ lệ thực hiện giá thành dự toán
công trình hoàn thành bàn giao
=
Giá thành thực tế của công
trình hoàn thành bàn giao
Giá thành dự toán của công
trình hoàn thành
(Bảng 7) : Bảng phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ giá thành các công
trình hoàn thành
Đơn vị tính: triệu đồng
Tên công trình
Giá thành dự
toán (Q1Zdt)
Giá thành thực
tế (Q1Z1)
T (%) MZCT
1. Cảng Cá Gành Hào 9.246 8.935 96,64 -311
2. Thanh Hải Cam Ranh 1.186 1.129 95,19 -57
3.NhàThầu Thuỷ Điện Đại
Linh
3.419 3.007 89,9 -342
4. Tuy Len Đập Mu Hà Giang 2.331 2.220 95,23 -111
5. Kè Ly Hải Cửa Lò 6.186 5.891 95,23 -295
Cộng 22.368 21.252 95,01 -1.116
Qua bảng số liệu 6 ta thấy Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành các công
trình hoàn thành bàn giao. Mức hạ giá thành thực tế của các công trình hoàn thành là 1.116
(trđ) và với tỷ lệ hạ tương ứng là 4,99%. Kết quả này phản ánh cố gắng của công ty trong
trong việc quản lý sản xuất nói chung và quản lý giá thành nói riêng. Vì việc hạ giá thành
đồng nghĩa với việc Công ty đã tiết kiệm vật tư lao động tiền vốn trong quá trình sản xuất
sản phẩm, điều này sẽ tăng lợi nhuận cho Công ty.
Từ kết quả trên ta có thể đi sâu đánh giá chi tiết hơn ở từng công trình:
+ Công trình Cảng Cá Gành Hào : Công ty đã thực hiện tốt nhiêm vụ hạ giá thành sản
phẩm. Mức hạ giá thành thực tế đạt được của công trình này là 311 (trđ), với tỷ lệ hạ là
3,36% đã làm tăng thêm mức hạ giá thành toàn bộ là 311(trđ).
+ Công trình Thanh Hải Cam Ranh: Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành
của sản phẩm này, mức hạ cá biệt là 57 (trđ), với tỷ lệ hạ là 4,81% đã làm tăng thêm mức độ
hạ giá thành toàn bộ là 57 (trđ).
+ Công trình Thuỷ Điện Đại Linh: Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá thành sản
phẩm này. Mức hạ giá thành cá biệt là 342 (trđ), với tỷ lệ hạ cá biệt là 10,1% đây là công
trình có tỷ lệ hạ cao nhất trong tất cả các công trình mà chúng tôi đã thực hiện, đã làm tăng
thêm mức độ hạ giá thành toàn bộ là 342 (trđ).
+ Công trình Tuy Len Đập Mu Hà Giang: Công ty đã thực hiện tốt nhiệm vụ hạ giá
thành sản phẩm này. Mức hạ giá thành cá biệt là 111 (trđ), với tỷ lệ hạ là 4,77% đã làm tăng
thêm mức hạ giá thành toàn bộ là 111 (trđ).
+ Công trình Kè Ly Hải Cửa Lò: Công ty đã thực hiện tốt mức hạ giá thành sản phẩm
này. Mức hạ giá thành cá biệt là 295 (trđ), với tỷ lệ giá thành là 4,77% đã làm tăng thêm
mức hạ giá thành toàn bộ là 295 (trđ).
Phấn đấu hạ giá thành sản phẩm là nhiệm vụ trung tâm của Công ty, nó biểu hiện
trình độ năng lực quản lý sản xuất nói chung, quản lý giá thành sản phẩm nói riêng của công
ty. Đây là con đường cơ bản để Công ty tồn tại và phát triển trong nền kinh tế vận động theo
cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta hiện nay.
III. Đánh giá công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty
xây dựng Lũng Lô.
Qua các nội dung phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty, có thể
đánh giá cơ bản về công tác phân tích ở công ty xây dựng Lũng Lô như sau:
Công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ở công ty xây dựng Lũng
Lô đã đáp ứng được yêu cầu quản lý và chỉ đạo sản xuất kinh doanh của của công ty.
Tuy nhiên, để đáp ứng được các yêu cầu quản lý của công ty trong tình hình mới khi
nhu cầu về số lượng và chất lượng thông tin ngày càng tăng, thì công tác phân tích chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm của công ty vẫn còn nhiều hạn chế, có thể đánh giá trên ba
mặt: Tổ chức thông tin, nội dung phân tích, phương pháp phân tích.
Về tổ chức hệ thống thông tin ở công ty chưa được khoa học, việc thu thập, tổng hợp
số liệu cho công tác phân tích hết sức khó khăn và không kịp thời, đôi khi còn thiếu và
không chính xác. Hệ thống thông tin thực hiện, đặc biệt là thống kê và kế toán chưa được
kiện toàn, vì vậy công tác phân tích phải xử lý một khối lượng lớn tài liệu, số liệu có liên
quan đến nhiều đơn vị, nhiều bộ phận trong công ty, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng
công tác phân tích.
Về nội dung phân tích : Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là nội dung
trung tâm và chủ yếu của công tác phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
Mục tiêu của phân tích là tìm ra các biện pháp để nhằm sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào
trong quá trình sản xuất, giảm chi phí và giá thành sản phẩm. Tuy nhiên, nội dung phân tích
chi phí và giá thành sản phẩm của công ty còn đơn giản, chủ yếu là đánh giá tình hình thực
hiện kế hoạch chi phí và giá thành sản phẩm. Vì vậy, việc phân tích chưa giải quyết được
các yêu cầu trong quản lý như:
+ Chưa đánh giá được tình hình thực hiện chi phí sản xuất có tương xứng với kết quả
sản xuất hay không?
+ Chưa xác định được những nhân tố ảnh hưởng và mức độ và mức độ ảnh hưởng của
những nhân tố đó đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm.
+ Chưa tìm ra các khả năng tiềm tàng trong sản xuất kinh doanh để giảm thấp chi phí
sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Trong đó bao gồm các biện pháp về tổ chức khai thác
nguồn cung ứng nguyên vật liệu, tổ chức lao động…
Về phương pháp phân tích: phương pháp phân tích chủ yếu dựa vào phương pháp phân
tích so sánh và phương pháp phân tích chi tiết. Các phương pháp phân tích ảnh hưởng của
các nhân tố chưa được sử dụng, chưa áp dụng các kỹ thuật phân tích trong dự báo kinh tế
của công ty.
Trong lý luận cũng như thực tiễn phân tích đang đặt ra những yêu cầu và vấn đề mới
thì các nội dung và phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm của công
ty cần phải có sự hoàn thiện. Với sự phát triển về quy mô và thị phần, yêu cầu phải đổi mới
và nâng cao hiệu quả quản lý của công ty, đặt ra nhu cầu phải xây dựng được hệ thống
thông tin khoa học và kịp thời trong quá trình ra quyết định. Muốn vậy các công cụ quản lý
phải thực sự phát huy được tác dụng và vai trò của mình, trong đó có phân tích chi phí sản
xuất và giá thành sản phẩm xây lắp.
Chương III hoàn thiện nội dung, phương pháp phân tích chi phí sản xuất và giá
thành sản phẩm tại công ty xây dựng Lũng Lô
I. Sự cần thiết và những yêu cầu hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty xây dựng Lũng Lô.
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh không phải là mục tiêu mà còn là nhiệm vụ của
công ty, muốn nâng cao được hiệu quả kinh doanh thì con đường cơ bản nhất và chủ yếu
nhất là phải giảm chi phí sản xuất. Sự phát triển của kinh tế xã hội, việc áp dụng những
thành tựu khoa học và công nghệ vào hoạt động sản xuất của ngành xây dựng đã tạo cơ sở
và tiền đề để công ty có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy
nhiên, sự phát triển của các doanh nghiệp xây dựng và nhu cầu xây dựng ngày càng gia
tăng, đã khiến cho các doanh nghiệp xây dựng phải cạnh tranh gay gắt với nhau để tồn tại và
phát triển. Vì vậy các doanh nghiệp xây dựng vừa phải tổ chức tốt công tác tìm kiếm hợp
đồng đầu tư, mở rộng thị phần, đồng thời phải đổi mới công tác quản quản lý hoạt sản xuất
động kinh doanh nhằm đáp ứng được những nhu cầu phát triển của công ty trong tình hình
mới.
Muốn mở rộng quy mô kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm xây dựng
cần thiết phải nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm. Điều đó phụ thuộc
rất lớn vào việc sử dụng có hiệu quả các công cụ quản lý, trong đó có phân tích hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Để phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, phân tích chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm xây lắp nói riêng đi vào nề nếp và phát huy được hiệu quả đối với công
tác quản lý doanh nghiệp thì phải hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích.
Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích cần phải đáp ứng được các yêu
cầu cơ bản sau:
- Phải đáp ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế, tuân thủ các chế độ quản
lý kinh tế tài chínhcủa Nhà nước đã ban hành, phù hơpự với những xu hướng phát triển kinh
tế và yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn tới.
- Phải đáp ứng được những yêu cầu quản lý và đổi mới tổ chức, phù hợp với những
đặc thù kinh tế của ngành xây dựng.
- Các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích phải phù hợp với các chỉ tiêu kế toán, thống kê,
đồng thời phải phù hợp với quá trình thu thập, xử lí và cung cấp thông tin của các các loại
hạch toán này.
- Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích phải đảm bảo tính khả thi trong
quá trình thu thập, xử lý dữ liệu, tài liệu và tổ chức phân tích, phải đảm bảo các nội dung
phân tích là thực sự hữu ích đối với doanh nghiệp.
- Mục tiêu của việc hoàn thiện công tác phân tích là phục vụ cho công tác quản lý của
doanh nghiệp, vì vậy nên tổ chức quá trình phân tích sao cho có hiệu quả, đảm bảo một kết
quả cao nhất với một chi phí là ít nhất. Muốn vậy công tác phân tích phải kết hợp với các
công cụ quản lý khác như kế hoạch, thống kê, kế toán (bao gồm cả kế toán tài chính và kế
toán quản trị).
- Phải đánh giá chính xác thực trạng hoạt động kinh doanh, tình hình chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm xây lắp. Dự tính được ảnh hưởng của môi trường kinh doanh cũng
như xác định được bản chất, xu hướng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới tình hình
thực hiện các chỉ tiêu kinh tế cần phân tích.
- Phải đáp ứng được yêu cầu cung cấp thông tin trung thực cho công tác quản lý của
công ty, cho các nhà đầu tư, các đối tác kinh doanh và các đối tượng quan tâm khác.
- Việc hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích phải xuất phát từ mục đích và
yêu cầu quản lý, phải phù hợp với cơ chế và sự phân cấp tài chính kế toán của công ty. Có
thể biểu diễn mối quan hệ này trên mô hình sau:
Cơ chế và sự phân cấp quản lý tài chính
Việc giải quyết được các yêu cầu trên trong quá trình tổ chức công tác phân tích sẽ tạo
điều kiện rất lớn để phân tích sản xuất kinh doanh phát huy được chức năng và nhiệm vụ
của mình trong hoạt động quản lý. Trong quá trình phân tích cũng xần nhận diện được
những thay đổi của môi trường bên ngoài tác động đến hoạt động kinh doanh của công ty,
điều chỉnh nội dung và phương pháp phân tích cho phù hợp với những sự thay đổi đó. Cũng
phải nhận thấy rằng, phân tích chỉ là một công cụ trong hệ công cụ quản lý của công ty, vì
Hoạt động
sản xuất
kinh doanh
Yêu cầu
quản lý
Nội
dung
phân
Phương
pháp
phân
vậy sự kết hợp với các công cụ khác sẽ giúp cho việc đánh giá, phân tích chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm của công ty sẽ được chính xác hơn.
II. Nội dung hoàn thiện công tác phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm xây lắp ở Công ty xây dựng Lũng Lô.
1. Hoàn thiện tổ chức hệ thống thông tin phục vụ cho công tác phân tích ở Công
ty Xây dựng Lũng Lô.
Hoạt động quản lý luôn gắn liền với chức năng thông tin, thông tin vừa là cơ sở để tổ
chức tốt công tác quản lý trong doanh nghiệp. Phân tích kinh tế với chức năng điều chỉnh và
dự đoán các hoạt động kinh tế, sẽ liên quan đến việc thu thập, xử lí và cung cấp thông tin
của hầu hết các cấp quản lý khác nhau trong doanh nghiệp. Vì vậy, tổ chức tốt hệ thống
thông tin sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của công tác phân tích: Giảm khối lượng công việc,
nâng cao hiệu suất của quá trình xử lí và cung cấp thông tin, kết quả rút ra từ công tác phân
tích sẽ chính xác và phù hợp hơn.
Đối với công ty xây dựng Lũng Lô thì việc tổ chức hệ thống thông tin cho công tác
phân
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp trong các doanh nghiệp xây lắp.pdf