Tài liệu Luận văn Nuôi cấy quang tự dưỡng cây hoa cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi nylon: 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRẦN PHƢỚC LINH
NUÔI CẤY QUANG TỰ DƢỠNG
CÂY HOA CÚC CẮT CÀNH (Chrysanthemum sp. )
BẰNG HỆ THỐNG TÚI NYLON
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành công nghệ sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh
2006
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***
NUÔI CẤY QUANG TỰ DƢỠNG
CÂY HOA CÚC CẮT CÀNH (Chrysanthemum sp. )
BẰNG HỆ THỐNG TÚI NYLON
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành công nghệ sinh học
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN TIẾN THỊNH TRẦN PHƢỚC LINH
Niên khóa: 2002 – 2006
Thành phố Hồ Chí Minh
8/2006
3
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY,HCHC
DEPARTMENT OF BIOTECHNOLOGY
***000***
PHOTOAUTOTROPHIC CULTURE OF
CUT MUM (Chrysanthemum sp. ) USING
NYLON – BAG SYSTEM
GRADUATION THESIS
MAJOR: BIOTECHNOLOGY
Professor: Student:
PhD. NGUYEN TIEN THINH TRAN PHUOC LIN...
95 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1415 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nuôi cấy quang tự dưỡng cây hoa cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi nylon, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
TRẦN PHƢỚC LINH
NUÔI CẤY QUANG TỰ DƢỠNG
CÂY HOA CÚC CẮT CÀNH (Chrysanthemum sp. )
BẰNG HỆ THỐNG TÚI NYLON
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành công nghệ sinh học
Thành phố Hồ Chí Minh
2006
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
***000***
NUÔI CẤY QUANG TỰ DƢỠNG
CÂY HOA CÚC CẮT CÀNH (Chrysanthemum sp. )
BẰNG HỆ THỐNG TÚI NYLON
Luận văn kỹ sƣ
Chuyên ngành công nghệ sinh học
Giáo viên hƣớng dẫn: Sinh viên thực hiện:
TS. NGUYỄN TIẾN THỊNH TRẦN PHƢỚC LINH
Niên khóa: 2002 – 2006
Thành phố Hồ Chí Minh
8/2006
3
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY,HCHC
DEPARTMENT OF BIOTECHNOLOGY
***000***
PHOTOAUTOTROPHIC CULTURE OF
CUT MUM (Chrysanthemum sp. ) USING
NYLON – BAG SYSTEM
GRADUATION THESIS
MAJOR: BIOTECHNOLOGY
Professor: Student:
PhD. NGUYEN TIEN THINH TRAN PHUOC LINH
Term: 2002 - 2006
HCMC
9/2006
4
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, cùng với sự phát triển nhanh chóng của xã hội, nhu cầu về hoa trên
thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng tăng nhanh hơn bao giờ hết. Hoa tươi trở
thành một loại sản phẩm mang giá trị kinh tế cao và chiếm vị trí đặc biệt trong thị
trường sản phẩm hàng hóa nông nghiệp thế giới.Trong đó, hoa Cúc là một trong
những loại hoa được nhiều người ưa chuộng và phổ biến nhất.
Trong xu thế hội nhập, cùng với chính sách mở cửa của nhà nước, nhiều nhà
đầu tư nước ngoài như Công ty Hasfarm ở Đà Lạt không ngừng đưa vào Việt Nam
những giống hoa Cúc đẹp và có giá trị kinh tế cao. Chính vì vậy, hiện nay sản phẩm
hoa Cúc rất đa dạng về chủng loại, phong phú về màu sắc. Việc xuất hiện liên tục của
những giống hoa Cúc ngoại nhập, bên cạnh các giống hoa nội địa, đã giúp mở rộng
sản xuất và qua đó đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.
Khi sản xuất được mở rộng, nhu cầu về giống cũng tăng theo, và phương pháp
nhân giống cũng không ngừng cải tiến. Cây hoa Cúc được nhân giống chủ yếu bằng
phương pháp vô tính qua phương pháp giâm cành truyền thống. Nhiều năm qua, thực
tế cho thấy phương pháp này không đáp ứng kịp nhu cầu giống, mặt khác còn mang
nguy cơ làm lây lan bệnh hại và làm thoái hóa giống.Vì vậy trong sản xuất số lượng
lớn cây giống sạch bệnh với tốc độ nhanh, chất lượng đồng đều và đồng nhất về mặt di
truyền, phương pháp nhân giống vô tính in vitro cây hoa Cúc rất hiệu quả.
Các nghiên cứu nuôi cấy mô truyền thống thường không quan tâm nhiều đến
các yếu tố môi trường, và thường dựa quá nhiều vào những ứng dụng các chất điều hòa
tăng trưởng thực vật ngoại sinh. Bên cạnh đó, việc bổ sung đường, agar và vitamin vào
môi trường nuôi cấy, cùng với việc sử dụng hệ thống nuôi cấy kín dẫn đến nhu cầu đòi
hỏi sự vô trùng tuyệt đối. Điều này làm tăng chi phí sản xuất; gây ra sự mất mát một số
lượng lớn cây con do nhiễm nấm khuẩn trong quá trình nuôi cấy; cảm ứng sự biến dị
về hình thái, sinh lý cây nuôi cấy; đặc biệt là hiện tượng thủy tinh thể (vitrification)
5
thường xuất hiện. Chính vì vậy mà tỷ lệ sống của cây in vitro trong giai đoạn thuần
hóa sau ống nghiệm thấp.
Nhiều nghiên cứu ở những loài thực vật khác nhau đã cho thấy phương pháp có
thể giúp khắc phục những nhược điểm trên, nâng cao rõ rệt chất lượng cây giống là
phương pháp: Vi nhân giống bằng công nghệ quang tự dƣỡng. Theo phương pháp
này khả năng tự quang hợp của cây được tạo điều kiện phát triển, sử dụng môi trường
nhân giống chỉ bao gồm các loại muối khoáng, mà không có sự bổ sung đường hay các
loại vitamin.
Song song với những nghiên cứu về quang tự dưỡng, hệ thống nuôi cấy cũng
không ngừng được cải tiến.
Trong đó hệ thống nghiên cứu trong túi nylon rẻ tiền tỏ ra có nhiều triển vọng
trong hạ giá thành sản phẩm cây con.
Với những lý do đã nêu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “nuôi cấy quang tự
dƣỡng cây hoa Cúc cắt cành (chrysanthemum sp. ) bằng hệ thống túi Nylon”.
1.2. Mục đích – yêu cầu
1.2.1. Mục đích
Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy quang tự dưỡng thích hợp, sử dụng các bịch
nylon dân dụng, nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành cây giống Cúc in vitro.
1.2.2. Yêu cầu
Theo dõi các chỉ tiêu tăng trưởng của cây hoa Cúc trong phòng thí nghiệm và
ngoài vườn ươm ở các điều kiện thí nghiệm quang tự dưỡng khác nhau.
Tính toán sơ bộ chi phí giữa các hệ thống và phương pháp nuôi cấy. Từ đó xác
định được giá thành của chúng.
6
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu về cây hoa Cúc
2.1.1. Nguồn gốc cây hoa Cúc
Hoa Cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp. (hiện nay chi Chrysanthemum
còn có tên là Dendrathema). Hoa Cúc có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Các
nhà khảo cổ học Trung Quốc đã chứng minh rằng từ đời Khổng Tử người ta đã làm lễ
thắng lợi hoa vàng (hoa Cúc) và cây hoa Cúc cũng đã đi vào các tác phẩm hội họa từ
thời gian này. Ở Nhật Bản, Cúc là một loài hoa quí (Quốc hoa) thường được dùng
trong các buổi lễ quan trọng.
2.1.2. Tình hình sản xuất và thƣơng mại cây hoa Cúc trên thế giới và Việt Nam
Tuy cây Cúc có nguồn gốc từ lâu đời nhưng đến năm 1688 Jacob Layn người
Hà Lan mới trồng phát triển mang tính thương mại ở đất nước này. Đến đầu thế kỷ 18,
cây hoa Cúc là cây hoa quan trọng nhất đối với Trung Quốc, Nhật Bản. Ở Hà Lan, Cúc
là cây quan trọng thứ hai sau hoa hồng. Hàng năm kim ngạch giao lưu buôn bán hoa
cúc trên thị trường thế giới ước đạt tới 1,5 tỷ USD (Đặng Văn Đông, 2003).
Bảng 2.1. Những nƣớc xuất khẩu và nhập khẩu hoa Cúc hàng năm
Tên nƣớc Xuất khẩu (triệu USD) Nhập khẩu (triệu USD)
Trung Quốc 300 200
Nhật Bản 150 200
Hà Lan 250 100
Pháp 70 110
Đức 80 50
Nga 120
Mỹ 50 70
Singapo 15
Israel 12
(Theo Đặng văn Đông, 2003).
7
Ở Việt Nam, hoa Cúc được du nhập vào từ thế kỷ 15. Đến đầu thế kỷ 19 đã
hình thành các vùng chuyên canh cung cấp cho người tiêu dùng, một phần để chơi
thưởng thức, một phần phục vụ việc cúng lễ và một phần dùng làm dược liệu. Hiện
nay hoa Cúc có mặt ở khắp mọi nơi từ vùng núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn đến
thành thị. Các vùng trồng nhiều mang tính tập trung là Hà Nội, Thành phố Hồ Chí
Minh, Đà Lạt, và Hải Phòng.
Riêng ở Đà Lạt là nơi lý tưởng cho việc trồng hoa Cúc quanh năm. Ngoài ra
điều kiện khí hậu rất thích hợp cho việc sinh trưởng, phát triển của hầu hết các giống
Cúc được nhập từ nước ngoài vào. Hiện nay ở Đà Lạt có trên 70 giống Cúc được trồng
với mục đích cắt cành. Giống hoa Cúc hiện nay chủ yếu xuất phát từ Hà Lan và được
du nhập vào Đà Lạt với nhiều hình thức khác nhau. Trong đó các công ty nước ngoài
như Harfarm, Bonifarm góp một phần không nhỏ trong việc tạo sự đa dạng cho thị
trường giống Cúc Việt Nam.
Theo số liệu thống kê về tình hình sản xuất hoa tại thành phố Đà Lạt, cho thấy
diện tích và sản lượng hoa Cúc là lớn nhất so với những loại hoa khác.
Bảng 2.2. Tình hình sản xuất hoa tại thành phố Đà Lạt
Chủng loại Diện tích (ha) Sản lƣợng (triệu cành)
Hoa Cúc 300 120
Hoa Hồng 122 56
Hoa Cẩm Chƣớng 13,5 12
Hoa Lys Lys 12 4
(Nguồn: thông tin kinh tế-xã hội tỉnh Lâm Đồng, 2005)
2.1.3. Vị trí phân loại
- Ngành : Angiospermatophyta
- Lớp : Dicotyledoneae
- Bộ : Asterales
- Họ : Asteraceae
- Chi :Chrysanthemum (Dendrathema).
- Loài: Có nhiều loài, nhưng phổ biến như hoa cắt cành có thể kể là: morifolium.
8
2.1.4. Đặc điểm thực vật học và sinh thái cây hoa Cúc
2.1.4.1. Đặc điểm thực vật học
Rễ
Rễ của Cúc là loại rễ chùm, phần lớn phát triển theo chiều ngang, phân bố ở
tầng đất mặt từ 5 – 20cm. Số lượng rễ rất lớn nên khả năng hút nước và các chất dinh
dưỡng rất mạnh.
Thân
Cây thuộc loại thân thảo nhỏ, có nhiều đốt giòn dễ gãy. Kích thước thân cao hay
thấp, to hay nhỏ, cứng hay mềm phụ thuộc từng giống và thời vụ trồng.
Lá
Thường là lá đơn không có lá kèm, mọc so le nhau, bản lá xẻ thùy lông chim,
phiến lá mềm mỏng có thể to hay nhỏ, màu sắc xanh đậm hay nhạt phụ thuộc vào từng
giống. Mặt dưới phiến lá bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân hình mạng. Trong
một chu kỳ sinh trưởng tùy từng giống mà trên một thân cây Cúc có từ 30 – 50 lá.
Hoa
Hoa Cúc chủ yếu ở hai dạng:
- Dạng lưỡng tính: trong hoa có cả nhị đực và nhụy cái.
- Dạng đơn tính: chỉ có nhị đực hoặc nhụy cái, đôi khi có loại vô tính (không
có cả nhụy, nhị).
Màu sắc hoa Cúc rất khác nhau, hầu như có tất cả các màu của tự nhiên: trắng,
vàng, đỏ, tím, hồng, xanh. Trong đó trên mỗi bông hoa có thể có một màu duy nhất,
hoặc có vài màu riêng biệt hoặc có thể có rất nhiều màu pha trộn, tạo nên một thế giới
màu sắc vô cùng phong phú và đa dạng.
Tùy theo cách sắp xếp của cánh hoa mà người ta phân ra thành nhóm hoa kép
(có nhiều vòng hoa sắp xếp trên bông) và nhóm hoa đơn (chỉ có một vòng hoa trên
bông). Những cánh hoa nằm ở phía ngoài có màu sắc đậm hơn. Cánh hoa có nhiều
hình dáng khác nhau: có dạng cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn hoặc cánh dài, cuốn
ra ngoài hay cuốn vào trong.
Đường kính của bông hoa phụ thuộc vào giống. Giống hoa to có đường kính 10
– 12cm, loại trung bình 5 – 7cm và loại nhỏ từ 1 – 2cm.
9
2.1.4.2. Sinh thái cây hoa Cúc
Nhiệt độ
Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng, phát
triển, nở hoa và chất lượng của hoa Cúc. Đa số các giống Cúc được trồng hiện
nay đều ưa khí hậu mát mẻ, nhiệt độ dao động từ 15 – 200C. Bên cạnh đó có
một số giống chịu nhiệt độ cao (30 – 350C). Trong thời kỳ ra hoa cần đảm bảo
nhiệt độ thích hợp (cho từng loại giống Cúc) thì hoa sẽ to và đẹp.
Ánh sáng
Ánh sáng có hai tác dụng chính đối với Cúc:
+ Ánh sáng là một yếu tố cần thiết cho sự sinh trưởng phát triển của cây. Nó
cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp tạo ra chất hữu cơ cho cây.
+ Ánh sáng có ảnh hưởng rất lớn đến sự phân hóa mầm hoa và nở hoa của Cúc.
Cúc được xếp vào loại cây ngày ngắn. Thời gian chiếu sáng thời kỳ phân hóa
mầm hoa tốt nhất là 10 giờ chiếu sáng/ngày. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì sự
sinh trưởng của cây hoa Cúc dài hơn, thân cây cao, lá to, hoa ra muộn, chất lượng
hoa tăng. Thời gian chiếu sáng 11 giờ/ngày cho chất lượng hoa Cúc tốt nhất.
Ẩm độ
Cúc là cây trồng cạn, không chịu được úng. Đồng thời là cây có sinh khối lớn,
bộ lá to, tiêu hao nước nhiều nên cũng kém chịu hạn. Độ ẩm đất từ 60 – 70%,
độ ẩm không khí 55 – 65% thuận lợi cho cây Cúc sinh trưởng tốt.
Đất và dinh dƣỡng
- Đất: có vai trò cung cấp nước, dinh dưỡng cho sự sống của cây. Cây hoa Cúc
có bộ rễ ăn nông do vậy yêu cầu đất cao ráo, thoát nước, tơi xốp.
- Các chất dinh dưỡng: các loại phân hữu cơ (phân chuồng, phân vi sinh, than
bùn), phân vô cơ (đạm, lân, kali) và các loại phân trung, vi lượng (Ca, Mg, Zn,
Cu, Fe, Mn, Bo…) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát
triển, năng suất và chất lượng của hoa Cúc.
10
2.1.5. Phân loại
2.1.5.1. Nhóm giống cũ
(1) Cúc đại đóa vàng: Cây cao 60-80cm, thân yếu, mềm, lá to, không đứng thẳng
được tự nhiên mà phải có cọc đỡ. Hoa kép to đường kính 8-10cm, cánh dài hơi cong
vào trong, cánh không sít vào nhau. Khả năng chịu rét kém nhưng chịu hạn tốt. Thời
gian sinh trưởng rất dài 150-180 ngày, hiện nay ít trồng.
(2) Cúc vàng hè Đà Lạt: Cây cao 40-50cm, thân nhỏ mảnh và cong. hoa to trung
bình 4-5cm, cánh ngắn, mềm, màu vàng tươi. Nhiều lá to màu xanh vàng, chịu nóng
tốt. thời gian sinh trưởng 90-120 ngày. Nhược điểm là cánh hoa mềm, tuổi thọ hoa
ngắn nên giống này hiện nay ít trồng.
(3) Cúc chi Đà Lạt: Cây cao 40-50cm, cây bụi, thân nhỏ cong, phiến lá to mỏng,
màu xanh nhạt. Hoa đơn nhỏ, đường kính 2,0-2,5cm cánh màu trắng ở viền ngoài và
hơi vàng ở giữa. Cây chịu lạnh, thời gian sinh trưởng 120-150 ngày.
(4) Cúc chi trắng Đà Lạt: Cây nhỏ, dạng thân bò, phân cành nhiều, lá nhỏ màu
xanh đậm. Hoa nhỏ đường kính 1-1,5cm có màu trắng, mùi thơm nhẹ. Trồng đẻ ướp
chè, phơi khô làm thuốc nam.
(5) Cúc chi vàng Đà Lạt: Cây giống như chi trắng, hoa màu vàng mùi thơm hắc.
Trước kia người ta trồng để tạo thành cây hình cầu, trồng vào chậu chơi tết, hoặc để
trồng trong các bồn hoa công viên.
(6) Cúc gấm: Dạng cây bụi cao khoảng 30-40cm, khả năng phân cành rất mạnh do
đó cũng dùng để tạo tán hình cầu trông giống mâm xôi. Hoa màu vàng nhạt đường
kính 1,5-2,5cm. Thời gian sinh trưởng dài 120-150 ngày, khả năng chịu rét kém.
(7) Cúc họa mi: Cây cao 45-50cm khả năng phân cành mạnh. Hoa đơn nhỏ, đường
kính hoa 3-4cm, cánh dài, chiều rộng cánh nhỏ, màu trắng nhạt. Thời gian sinh trưởng
dài 5-6 tháng. Khả năng chịu rét kém
(8) Cúc kim tử nhung: Cây cao 55-60cm, thân cứng lá to, dài, răng cưa sâu, có
màu xanh đậm. Hoa màu vàng nghệ pha đỏ nâu, đường kính hoa to 8-10cm. Thời gian
sinh trưởng dài, chịu rét tốt.
(9) Cúc tím hoa cà: Cây cao 50-60cm, thân cứng. Hoa to 8-10cm, cánh xếp chồng
lên nhau cuốn cong vào phần giữa, hoa màu hoa cà, chịu rét tốt. Thời gian sinh trưởng
dài 110-130 ngày.
11
(10) Cúc đỏ tiết dê: Cây cao 50-60cm, thân cứng. Hoa to đường kính 8-12cm, màu
đỏ tiết dê cánh hẹp dài uốn cong vào phía giữa hoa.
2.1.5.2. Nhóm giống mới nhập nội
(11) Cúc vàng Đài Loan: Được chọn lọc từ tập đoàn Cúc nhập nội của Đài Loan
năm 1994. Cây cao 70-80cm, lá xanh đậm, phiến lá dày, thân mập thẳng, cứng. Hoa
kép to có nhiều tầng xếp rất chặt, đường kính hoa 10-12cm, hoa màu vàng nghệ, rất
bền (10-12 ngày ). Thời gian sinh trưởng 120-150 ngày, thích hợp với vụ mùa thu
đông.
(12) Cúc CN 93: Được nhập nội từ Nhật Bản về Việt Nam năm 1993, nhiều năm
liền được thị trường ưa chuộng. Cây cao trung bình 60-70cm, cứng, mập thẳng, lá
xanh to. Hoa kép, màu vàng, đường kính 10-12cm, cánh dày xếp sít chặt nhau, hoa
bền, thời gian cắm lọ 10-15 ngày. Thời gian sinh trưởng ngắn 90-110 ngày, chịu nhiệt
tốt có thể trồng nhiều thời vụ trong năm, nhưng thích hợp nhất là vụ xuân hè và hè thu
(tháng 4-tháng 11).
(13) Cúc CN 97: Được nhập nội từ Nhật Bản. Cây cao từ 55-65cm, cây to mập, lá
xanh dày. Hoa kép màu trắng sữa, cánh dày đều xếp chặt vào nhau, đường kính hoa
10-12cm, Thời gian sinh trưởng 90-110 ngày, chịu rét.
(14) Cúc CN 98: Được nhập nội từ Nhật Bản.Cây cao thẳng từ 60-70cm, lá xanh
đậm. Hoa to, đường kính trung bình 8-10cm, màu vàng chanh. Thời gian sinh trưởng
80-90 ngày, chịu nóng, là một trong những giống chủ lực của mùa hè hiện nay.
(15) Cúc CN 42: Được Viện Di Truyền Nông Nghiệp nhập từ Hà Lan về năm
2001. Giống có đặc điểm cây cứng, lá xanh bóng, chiều cao trung bình 70-80cm. Hoa
màu trắng trong. Thời gian sinh trưởng 90-95 ngày, phù hợp với thời vụ đông.
(16) Cúc CN 45: Được nhập cùng giống CN 42, cây cao trung bình 70-80cm.
Cánh hoa bên ngoài màu trắng, cánh bên trong hơi vàng, đường kính hoa 7-10cm. Thời
gian sinh trưởng 90-100 ngày, thích hợp với vụ đông.
(17) Cúc CN 44: được nhập cùng giống CN 42, CN 45, cây cao 85-90cm, lá hình
lông chim hẹp, hoa màu vàng đậm, đường kính 9-11cm. thời gian sinh trưởng 90-95
ngày, thích hợp trồng trong vụ đông.
Ngoài các giống chính trên còn có rất nhiều giống khác đang được trồng ở Hà Nội
và các tỉnh phía Bắc. Tên gọi của chúng được mô tả theo đặc điểm hoa, màu sắc,
12
nguồn gốc hoặc do các tác giả đặt tên. Ví dụ như: cánh sen, vàng nhị nâu, đỏ cờ, da
hồng, tím Huế, tím lồi to, tím lồi con, trắng xanh, lồi xanh, vàng Tầu, chi trắng Hà
Lan, chi vàng Hà Lan, tím sen, tím xoáy, tím hè, ánh vàng, ánh bạc, đầu đỏ, đầu vàng,
CN40, Cn41, HL1…Bộ giống phong phú này luôn đáp ứng thị hiếu của người chơi
hoa và những người muốn sưu tập về hoa Cúc.
Hình 2.1. một số loài hoa Cúc
2.1.6. Các phƣơng pháp nhân giống cây hoa Cúc
2.1.6.1. Phƣơng pháp nhân giống cổ điển
a) Mầm giá
Mầm giá là những mầm non mọc lên từ rễ, phát sinh chung quanh gốc cây mẹ.
mầm giá phát sinh nhiều hay ít tùy giống, đất đai và điều kiện chăm sóc. Mầm giá
thường đảm bảo tính chất của cây mẹ, cho hoa to nhưng không đều.
13
Mầm giá thường to khỏe nên khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, cho hoa tốt
nhưng thời gian cho hoa lâu hơn so với giâm cành. Trong thực tế sản xuất quy mô nhỏ,
ta có thể tăng số lượng bằng cách tách mầm từ những cây Cúc có nhiều mầm chồi phát
sinh quanh gốc.
b) Giâm cành
Đây là biện pháp kỹ thuật đơn giản đang được sử dụng phổ biến. Muốn có cành
giâm tốt phải chuẩn bị vườn cây nguyên liệu (cây mẹ). Hệ số nhân Cúc theo phương
pháp này đạt từ 15 – 20 lần tức là để trồng từ 15 – 20 ha cần phải có 1 ha vườn cây mẹ.
2.1.6.2. Nhân giống Cúc bằng phƣơng pháp nuôi cấy mô
Đây là phương pháp khoa học và hiện đại, phục vụ cho sản xuất với quy mô
công nghiệp lớn. Ưu điểm của phương pháp này là hệ số nhân giống rất cao, từ một bộ
phận của cây hoa Cúc sau 1 năm có thể cho ra đời từ 40 – 60 tỷ cây (Đặng Văn Đông,
2003). Các cây này đều sạch bệnh, chất lượng tương đối đồng đều và đồng nhất về mặt
di truyền.
Nuôi cấy mô hoa Cúc đã được thực hiện từ cuối những năm 1960 với mục đích
làm tăng nhanh tốc độ nhân giống hơn với cách giâm cành cổ điển, tạo được dòng sạch
bệnh vi rút, gây giống đột biến và dự trữ giống.
2.2. Phƣơng pháp nhân giống vô tính in vitro
2.2.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật hay còn gọi là nuôi cấy in vitro là công cụ cần thiết
trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu cơ bản và ứng dụng của ngành công nghệ sinh học.
Nhờ áp dụng kĩ thuật nuôi cấy mô, con người đã thúc đẩy thực vật sinh sản nhanh hơn
gấp nhiều lần so với tự nhiên. Do đó tạo ra hàng loạt cá thể mới giữ nguyên tính trạng
di truyền của cơ thể mẹ, làm rút ngắn thời gian đưa giống mới vào sản xuất. Hơn nữa
dựa vào kĩ thuật nuôi cấy mô có thể duy trì và bảo quản nhiều giống cây trồng quí
hiếm để phục tráng giống cây trồng.
Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật bắt đầu từ một mảnh nhỏ thực vật vô
trùng được đặt trong môi trường dinh dưỡng thích hợp. Chồi mới hay mô sẹo mà mẫu
cấy này sinh ra bằng sự tăng sinh được phân chia và cấy chuyền để nhân giống.
14
2.2.2. Lịch sử phát triển
Năm 1838, hai nhà sinh vật học Đức là Schleiden và Schwann đề xướng học thuyết
tế bào và nêu rõ: Mọi sinh vật phức tạp đều gồm nhiều sinh vật nhỏ, các tế bào hợp thành,
các tế bào phân chia mang thông tin di truyền chứa trong tế bào đầu tiên, đó là trứng sau
khi thụ tinh và là những đơn vị độc lập từ đó có thể xây dựng lại toàn bộ cơ thể.
Năm 1902, Haberlandt đề xướng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật để
chứng minh tính toàn năng của tế bào, nghĩa là mỗi tế bào đều mang đầy đủ thông tin
di truyền của cá thể. Ông tiến hành trên cây họ hòa thảo (cây một lá mầm) một loại cây
khó thực hiện và ông bị thất bại.
Năm 1922, Kote (học trò Haberlandt) và Robbins (nhà khoa học người Mỹ) đã
lặp lại thí nghiệm của Haberlandt và nuôi cấy được đỉnh sinh trưởng tách ra từ đầu rễ
của một loại cây thuộc họ hòa thảo tạo ra hệ rễ nhỏ và có cả rễ phụ. Tuy nhiên sự sinh
trưởng như vậy chỉ tồn tại trong một thời gian sau đó chậm lại và ngừng hẳn, mặc dù
tác giả đã chuyển sang môi trường mới.
Năm 1934, White đã nuôi cấy thành công đầu rễ cây cà chua (Lycopersicum
esculentum).
Năm 1937, Gautheret và Nobecout đã tạo ra và duy trì được sự sinh trưởng mô
sẹo cây cà rốt trong một thời gian dài trong môi trường thạch cứng.
Năm 1941, Overbeck đã chứng minh được vai trò của chất kích thích sinh trưởng
trong nuôi cấy phôi họ cà. Trong thời gian này chất kích thích sinh trưởng nhân tạo
thuộc nhóm auxin đã được nghiên cứu và tổng hợp hóa học thành công. Và năm 1948
Steward đã xác định được tác dụng của nước dừa trong nuôi cấy mô sẹo cây cà rốt
Năm 1955, người ta tìm ra tác dụng kích thích phân bào của kinetin. Sau đó các
chất cytokinine khác như BAP, 2 IP, Zeatin cũng được phát hiện.
Năm 1957, SKoog và Miller công bố kết quả nghiên cứu về tỷ lệ giữa
kinetin/auxin đối với sự hình thành các cơ quan từ mô sẹo trên cây thuốc lá.
Từ năm 1954, đến năm1959 kỹ thuật tách và nuôi cấy tế bào đơn đã được phát
triển, các tác giả đã gieo tế bào đơn và nuôi cấy tạo được cây hoàn chỉnh.
Năm 1966, Guha và Mahheswari nuôi cấy thành công tế bào đơn bội từ nuôi
cấy túi phấn cây cà độc dược.
Năm 1967, Bougin và Nistsh tạo thành công cây đơn bội từ túi phấn cây thuốc lá.
15
2.2.3. Sự phát triển và thành tựu của nuôi cấy mô ở Việt Nam
Sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng, chính phủ ta đã đầu tư về tài chính và
con người nhằm phát triển các ngành khoa học nói chung và ngành sinh học nói riêng,
trong đó có nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Nhiều phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật được xây dựng tại Viện
Công Nghệ Sinh Học (Viện Khoa Học Việt Nam), Viện Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ
Chí Minh, Phân Viện Sinh Học tại Đà Lạt, Viện Khoa Học Nông Ngiệp, Viện Di
Truyền Nông Nghiệp, Đại Học Nông Nghiệp I, Viện Lâm Nghiệp, Ở một số tỉnh,
thành phố cũng bắt đầu xây dựng phòng thí nghiệm nuôi cấy mô tế bào thực vật.
Nhiệm vụ của các phòng thí nghiệm này là xây dựng và phát triển các phương
pháp nghiên cứu, đồng thời tổ chức những hướng nghiên cứu ứng dụng phù hợp với
điều kiện trang thiết bị ở Việt Nam và đã thu được những kết quả quan trọng như: vi
nhân giống dứa, khoai tây, hoa hồng, cúc, cẩm chướng (Viện Công Nghệ Sinh Học),
nhân giống chuối, hoa lan (Phân Viện Sinh Học tại Đà Lạt, Đại Học Nông Nghiệp I),
nhân giống bạch đàn (Viện lâm Nghiệp) …. Đặc biệt là các kết quả nuôi cấy bao phấn
lúa và thuốc lá, nuôi cấy tế bào trần của thuốc lá và khoai tây ở Viện Sinh Học và Viện
Sinh Học Nhiệt Đới Tp. Hồ Chí Minh. Bằng Việc ứng dụng kỹ thuật lai hữu tính và
nuôi cấy túi phấn trên cây lúa, các tác giả Đoàn Thị Ái Thuyên, Phan Xuân Thanh, Lê
Đình Hùng đã tạo được 15 dòng lúa đơn bội kép. Trong đó có một số dòng kết hợp
được nhiều tính trạng mong muốn như: chín sớm, năng suất cao, kháng rầy nâu, chịu
phèn, chịu mặn,…Các dòng lúa này đều được trồng ở xã Thanh Lộc (ngoại thành phố
Hồ Chí Minh) và được theo dõi nhân lên ở một số địa phương khác phục vụ cho công
tác nhân giống trên diện rộng.
2.2.4. Ứng dụng của lĩnh vực nuôi cấy mô
Trước kia, người ta dùng phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nghiên cứu các
đặc tính cơ bản của tế bào như sự phân chia, sự di truyền, và tác dụng của các hóa chất
đối với tế bào và mô trong quá trình nuôi cấy.
Ngày nay phương pháp nuôi cấy mô thực vật đã hướng về những ứng dụng thực
tiễn. Các nhà thực vật học đã áp dụng phương pháp này với mục đích sau:
Tạo một quần thể cây trồng lớn và đồng nhất trong một thời gian ngắn, với
diện tích thí nghiệm nhỏ, có điều kiện hóa lý kiểm soát.
16
Tạo được nhiều cây con từ mô và cơ quan của cây (lóng, thân, phiến lá,
hoa, hạt phấn…) mà ngoài thiên nhiên không thực hiện được.
Tạo cây sạch bệnh và kháng bệnh.
Cải tiến các giống cây trồng bằng công nghệ sinh học.
Bảo quản nguồn gen quý.
2.3. Phƣơng pháp nuôi cấy mô truyền thống
2.3.1. Các nhân tố môi trƣờng in vitro
2.3.1.1. Nhân tố môi trƣờng trên không
Nhân tố môi trường trên không gồm những nhân tố sau:
- Nhiệt độ: cao, thấp, trung bình, khác nhau giữa giai đoạn tối và giai đoạn sáng
và thay đổi trong suốt thời gian nuôi cấy.
- Ánh sáng: quang phổ, thời gian chiếu sáng/tối, PPF và hướng chiếu sáng.
- Không khí: CO2, O2, ethylene, hơi nước và các khí khác.
2.3.1.2. Nhân tố môi trƣờng vùng rễ
Nhân tố vật lý
Nhân tố vật lý bao gồm những nhân tố sau: nhiệt độ, nước, thế thẩm thấu,
khả năng khuyết tán của chất khí và chất lỏng, độ rắn, dày hay tính chắc của môi
trường, chất liệu làm giá thể và thể tích vùng rễ.
Nhân tố hóa học
Nhân tố hóa học gồm những nhân tố sau:
- Chất khoáng: nồng độ, tỷ lệ hiện diện và mất đi, tỷ lệ tương đối và tính tan
của các ion.
- Các thành phần hữu cơ: đường, chất điều hòa tăng trưởng, chất tạo gel,
vitamin và những chất khác.
- pH.
- Oxi hòa tan và các khí khác.
- Tính khuyết tán và tiêu hao ion.
Nhân tố sinh học
Nhân tố sinh học gồm: sinh vật cạnh tranh và xâm nhiễm, vi sinh vật cộng sinh
và chất thải từ đối tượng nuôi cấy (thành phần tế bào và enzyme).
17
Những nhân tố môi trường trên khoảng không và môi trường vùng rễ là môi
trường in vitro trên và dưới mặt thạch. Cơ chế của sự thay đổi môi trường in vitro
giống như sự thay đổi môi trường trong vườn ươm cây. Nên môi trường in vitro là môi
trường của vườn ươm cây thu nhỏ (Read, 1990).
2.3.2. Đặc tính môi trƣờng in vitro
Bảng 2.3. Những đặc tính của môi trƣờng in vitro
Nhân tố môi
trƣờng in vitro
Trạng thái thay đổi Mức độ thay đổi
Môi trƣờng
không khí
- Độ ẩm cao.
- Nhiệt độ không khí ổn định
- Nồng độ CO2 thấp khi có
ánh sáng và cao trong tối.
- Nồng độ C2H4 cao.
- Mức độ hô hấp thấp.
- Mức độ quang hợp thấp.
- Mức độ hô hấp trong tối cao.
- Điện tử trong quang hợp thấp.
- Năng lượng chiếu sáng thấp.
- Không có sự cân bằng CO2.
Môi trƣờng
vùng rễ
- Nồng độ đường cao.
- Nồng độ muối cao.
- Hàm lượng O2 hòa tan thấp.
- Hàm lượng phenol, độc tố cao.
- Mật độ vi sinh vật thấp.
- Hàm lượng chất sinh trưởng
cao.
- Mức độ hấp thu nước thấp.
- Mức độ hấp thu ion thấp.
- Mức độ hấp thu đường thấp.
- Mức độ vận chuyển các
chất thành phần môi trường
thấp.
(Theo Trần Văn Minh, 2003)
Điều được ghi nhận ở đặc tính môi trường in vitro là: hàm lượng dinh dưỡng và
năng lượng thấp hơn môi trường bán kính, có nhiệt độ và ẩm độ ổn định, có sự thay
đổi về hàm lượng CO2, nồng độ đường cao và không có vi sinh vật gây hại. Những đặc
tính này ít thấy trong tự nhiên, nông nghiệp và lâm nghiệp.
2.3.3. Những vấn đề trong kiểm soát môi trƣờng in vitro
Cây sống ở môi trường in vitro có sự khác biệt rất lớn so với cây sống ngoài
môi trường tự nhiên. Môi trường in vitro truyền thống đã được Kozai và cộng sự
(1992) mô tả như sau: độ ẩm tương đối cao, nhiệt độ ổn định, sự chênh lệch lớn của
nồng độ CO2 giữa thời gian tối và thời gian sáng, sự hiện diện của đường, muối và chất
điều hòa tăng trưởng trong môi trường ở nồng độ cao, sự tích lũy khí ethylene và
18
những chất độc khác, không có sự hiện diện của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy.
Những điều kiện trên thường ngăn sự thoát hơi nước, sự quang hợp, sự hấp thu nước,
chất khoáng, CO2 và thúc đẩy sự hô hấp trong tối. Kết quả dẫn đến sự sinh trưởng
nghèo nàn của mẫu cấy.
Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng nuôi cấy mô theo phương pháp
truyền thống (bình nuôi cấy được đậy nắp kín cùng với việc sử dụng đường, vitamin,
và các chất điều hòa sinh trưởng) có ảnh hưởng không tốt đến sự sinh trưởng và phát
triển của cây cấy mô trong giai đoạn in vitro cũng như ngoài vườn ươm. Điển hình như
cây con in vitro sinh trưởng chậm, xuất hiện biến dị hình thái và chất lượng, mẫn cảm
với stress ở giai đoạn thuần hóa sau ống nghiệm.
Trong nuôi cấy mô truyền thống thì đường được xem như nguồn carbon duy
nhất cho sự phát triển của cây con in vitro. Đường hiện diện trong môi trường nuôi cấy
có ảnh hưởng không tốt đến tốc độ quang hợp của cây. Các nghiên cứu sinh hóa đã
chứng minh rằng đường kìm hãm hoạt động của enzyme rubisco. Sự kém hoạt động
của rubisco cũng có nghĩa là cường độ quang hợp của cây in vitro thấp (Hdider và
Desjarding, 1994). Ngoài ra việc sử dụng đường trong môi trường của cây invtro rất
hạn chế. Theo kết quả nghiên cứu của Kozai và Iwanami (1988) thì lượng đường được
cây hấp thụ chỉ ở vào khoảng 2 – 8% lượng đường có trong môi trường, điều này gây
sự lãng phí trong sản xuất. Sự có mặt của đường ở nồng độ cao là nguyên nhân của sự
gia tăng áp suất thẩm thấu của môi trường, làm trở ngại quá trình hấp thu nước và
muối khoáng của rễ.
Đường và vitamin còn là chất hữu cơ thích hợp cho sự phát triển của vi sinh vật.
Các nghiên cứu và trong thực tế đã chứng minh rằng sự hiện diện của đường và
vitamin trong môi trường nuôi cấy làm tỷ lệ nhiễm nấm và khuẩn cao, dẫn đến chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm tăng.
Ngoài ra việc sử dụng các loại hộp kín, các bình tam giác đậy bằng nút cao su
hay giấy bạc đã làm cho độ ẩm trong bình nuôi cấy thường cao hơn 95% (Fujiwara và
Kozai, 1995). Độ ẩm cao làm cho tốc độ thoát hơi nước của các khí khổng kém. Độ ẩm
cao làm giảm tích lũy chất khô và gây nên mất trật tự về sinh lý và cấu trúc hình thái
(hiện tượng thủy tinh thể). Các cây này sẽ bị mất nước nhanh chóng khi đưa ra khỏi
ống nghiệm, kết quả là tỷ lệ cây chết cao trong giai đoạn thuần hóa sau ống nghiệm.
19
Trong khi đó cây nuôi cấy in vitro trong điều kiện ẩm độ thấp giảm được sự mất nước
quá độ từ lá và chống lại stress do mất nước khi chuyển trực tiếp từ ống nghiệm ra
vườn ươm hay đồng ruộng (Tanaka và các cộng sự, 1992).
Sự kém thông thoáng của hộp nuôi cấy còn ảnh hưởng đến thành phần không
khí trong hộp. Ngay sau khi bật đèn, nồng độ CO2 trong ống nghiệm giảm xuống rất
nhanh do hoạt động quang hợp của cây cấy mô. Vì vậy trong suốt thời gian chiếu sáng,
cây trong ống nghiệm ở trạng thái đói CO2 trầm trọng, nên chúng phải sử dụng đường
của môi trường (Nguyễn Văn Uyển, 1996). Cùng với sự giảm nồng độ CO2 là sự gia
tăng tích tụ khí ethylen (C2H4). Ethylen được biết đến như là một chất điều hòa tăng
trưởng thực vật. Tuy nhiên ở nồng độ cao ethylen là một chất độc đối với cây. Nồng độ
ethylen trong hộp nuôi cấy tăng dần theo thời gian đến nồng độ 2 μmol mol-1 từ 21 đến
60 ngày sau khi cấy (Nguyễn và Kozai, 1998). Nồng độ ethylen thường tăng cao trong
các hộp nuôi cấy kém thông thoáng (De Proft và các cộng sự, 1985).
Thông thường ánh sáng được sử dụng trong phòng nuôi cấy mô chỉ ở vào
khoảng 30 – 50 μmol m-2 s-1. Cường độ ánh sáng này thấp hơn nhiều so với điều kiện
tự nhiên. Việc sử dụng cường độ ánh sáng thấp đã làm giảm khả năng quang hợp, dẫn
đến việc cây không sử dụng có hiệu quả nguồn carbon từ CO2 mà phải tăng cường dị
dưỡng bằng cách hấp thu carbon từ đường trong môi trường nuôi cấy.
Trong nuôi cấy mô truyền thống, agar được sử dụng rất phổ biến như là một giá
thể để cố định mẫu cấy. Hệ rễ có thể phát triển được trong môi trường agar, tuy nhiên
chúng rất mỏng manh, dễ gãy và hư hại khi chuyển ra bầu đất (Roberts và Smith,
1990; Robert và các cộng sự, 1994). Sự phát triển kém của hệ rễ một phần bởi sự kém
thông thoáng và sự kém oxygen hòa tan trong môi trường thạch (Fujiwara và Kozai,
1995). Các nghiên cứu đã chứng minh việc thay thế agar trong môi trường nuôi cấy
bằng các giá thể xốp như vermiculite, perlite, Florialite đã tạo điều kiện thông thoáng
hơn cho sự phát triển hệ rễ (Kozai và các cộng sự, 1996; Nguyễn và Kozai, 1998;
Nguyễn và các cộng sự, 1999).
Vì vậy mặc dù ứng dụng của vi nhân giống trong các lĩnh vực làm vườn, nông
nghiệp, lâm nghiệp đang rộng khắp thế giới, nhưng tính chất thương mại hóa của nó
vẫn còn hạn chế bởi chi phí sản xuất cao và lợi nhuận thấp (Niu và Kozai, 1998).
20
2.4. Giới thiệu về các hệ thống nuôi cấy trên thế giới
Hệ thống nuôi cấy được cải tiến không ngừng để thuận tiện cho việc sử dụng và
nâng cao chất lượng của cây cấy mô.
Năm 1897, lần đầu tiên Loed đã sử dụng hệ thống nuôi cấy bằng ống nghiệm.
Tuy nhiên hệ thống nuôi cấy này có rất nhiều nhược điểm.
Kỹ thuật nuôi cấy trong bình tam giác đã được Carrel phát triển vào năm 1923.
Sau thành công này, nhiều hệ thống nuôi cấy đã được thử nghiệm như: bình ống,
Erlenmeyer, bình Roux hay đĩa petri (Willmer, 1966). Hiện nay những loại bình này
vẫn còn được sử dụng trong vi nhân giống.
Ngoài các cải tiến về kiểu dáng, vật liệu dùng thiết kế hệ thống cũng không
ngừng thay đổi: thủy tinh, polypropylene, polyvinylglycine và polycarbonate (Zobayed
và cộng sự, 2000).
Hiện nay những cải tiến của bình Magenta, được thiết kế đặc biệt để tăng cường
sự thoáng khí của không gian trong bình. Song song với sự phát triển các loại bình
nuôi cấy, khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ đã tạo ra được nhiều vật liệu khác nhau
phục vụ cho việc cải tiến các hệ thống nuôi cấy như màng thoáng khí Milliseal. Hệ
thống film thoáng khí chứng tỏ có nhiều ưu điểm vượt trội so với các hệ thống cũ. tuy
nhiên, giá thành của hệ thống này còn quá cao do sử dụng vật liệu đắt tiền
(Tetrafluoroethylene perfluoroalkyl vinyl ether copolymer hoặc Tetrafluoroethylene
hexafluoropropylene copolymer ). Do đó, khó có thể ứng dụng thương mại trong điều
kiện ở Việt Nam.
Hầu hết các phòng nuôi cấy mô ở Việt Nam thường sử dụng bình thủy tinh
trong nuôi cấy in vitro. Gần đây, những nghiên cứu trong việc sử dụng túi nylon đã
chứng tỏ được tính ưu Việt trong việc tiết kiệm chi phí trong nhân giống cây in vitro.
Hệ thống túi nylon đang ngày càng được sử dụng rộng rãi, và dần thay thế bình thủy
tinh trong các phòng nuôi cấy mô ở nước ta.
2.5. Phƣơng pháp vi nhân giống quang tự dƣỡng
Công nghệ vi nhân giống quang tự dưỡng (photoautotrophic micropropagation)
đã được giáo sư Kozai và các cộng sự đẩy mạnh nghiên cứu trong thập niên 90. Từ đó
đến nay có rất nhiều nghiên cứu thành công trong việc ứng dụng phương pháp vi nhân
giống quang tự dưỡng vào sản xuất giống cây trồng.
21
Phương pháp vi nhân giống quang tự dưỡng có nhiều ưu điểm hơn phương pháp
truyền thống. Nó thúc đẩy sự tăng trưởng của cây in vitro, rút ngắn thời gian nuôi cấy
và làm hạ giá thành cây in vitro.
Phương pháp mới này chú trọng đến các tác nhân vật lý của môi trường nuôi
cấy (ion, sự khuyết tán khí hòa tan) và các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây
con trong bình nuôi cấy (cường độ ánh sáng, thời gian chiếu sáng, thành phần không
khí, ẩm độ, nhiệt độ và tốc độ luân chuyển của không khí trong bình nuôi cấy…) thay
vì chỉ nghiên cứu thành phần hóa học của môi trường nuôi cấy như nồng độ đường,
muối khoáng, vitamin hay các chất điều hòa sinh trưởng thực vật mà các nhà nuôi cấy
mô vẫn thường quan tâm. Trong vi nhân giống quang tự dưỡng, đường không được sử
dụng trong môi trường nuôi cấy. Nói đúng hơn là không sử dụng các cơ chất hữu cơ
bao gồm cả các chất điều hòa tăng trưởng thực vật, vitamin, aminoacid, ngoại trừ các
chất khoáng được cho vào môi trường (Nguyễn và Kozai, 1998). Điều này dựa trên cơ
sở trong tự nhiên tất cả các cây xanh chứa diệp lục tố điều có khả năng tự quang hợp
để tồn tại và phát triển. Tất cả các cơ quan dùng trong nuôi cấy mô có diệp lục tố đều
có khả năng quang hợp. Chúng có thể nhận CO2 trong không khí làm nguồn carbon
trong quá trình quang hợp mà không cần đường và vitamin trong quá trình nuôi cấy
(Kozai, 1991).
Phương pháp nuôi cấy mô quang tự dưỡng tạo điều kiện tối đa cho cây trong
bình nuôi cấy sử dụng khí CO2 có sẵn trong không khí làm nguồn carbon chính cho
quá trình tăng trưởng và phát triển của cây. Sự loại bỏ đường trong môi trường nuôi
cấy dẫn đến tỷ lệ nhiễm nấm, khuẩn trong quá trình nuôi cấy giảm. Điều này đem lại ý
nghĩa rất lớn trong sản xuất vì chi phí công lao động sẽ giảm đáng kể song song với
việc giảm nguyên vật liệu.
Theo khái niệm về nuôi cấy mô quang tự dưỡng thì hộp chứa cây cấy mô được
xem như một nhà kính thu nhỏ. Với phương pháp này sự tăng trưởng và phát triển của
cây in vitro phần lớn chịu ảnh hưởng của các tác nhân vật lý trong môi trường nuôi cấy
như ánh sáng, nhiệt độ, ẩm độ, nồng độ CO2, sự trao đổi khí.
Nồng độ CO2 và ánh sáng là hai yếu tố quan trong nhất trong nuôi cấy mô
quang tự dưỡng cùng với cơ quan có diệp lục tố (Kozai, 1996). Sự gia tăng khác biệt
22
giữa nồng độ CO2 bên trong và bên ngoài hộp nuôi cấy cùng với sự gia tăng cường độ
ánh sáng làm cho hiệu suất quang hợp tăng (Kozai, 1996).
2.6. Các ứng dụng trong và ngoài nƣớc về nuôi cấy quang tự dƣỡng
2.6.1. Ở trong nƣớc
Từ năm 1996 đến nay, Viện sinh học nhiệt đới đã tập trung nghiên cứu nuôi cấy
mô quang tự dưỡng trên các đối tượng như: cà phê (C. arabusta), hông (Paulownia
fortunei), neem (Azadirachta indica), lõi thọ (Gmelina arborea Roxb.), tre tầm vông
(Thyrsostachys siamensis), bạch đàn (Eucalyptus tereticornis), xoan Ấn Độ
(Azadirachta indica A. Juss), nho (Vitis vinifera L.), lan Dendrobium...
Các thí nghiệm đã chứng minh các cây in vitro phát triển tốt trên môi trường
nuôi cấy không có đường, vitamin và độ thoáng khí của bình nuôi cấy cao. Tỷ lệ
nhiễm nấm, khuẩn giảm đáng kể (2 – 0%), ngược với phương pháp nuôi cấy truyền
thống trên môi trường có đường và vitamin (tỷ lệ nhiễm lên tới 10 % trên tổng số cây
nuôi cấy ban đầu). Cây có diện tích lá lớn hơn và sự đóng mở của khí khổng ở mặt
dưới lá theo quy luật của tự nhiên ngay khi gặp điều kiện thay đổi của môi trường.
Trong khi đó cây nuôi theo điều kiện truyền thống (có đường và vitamin) có diện tích
lá nhỏ, khí khổng luôn ở trạng thái mở trong nhiều giờ khi chuyển từ điều kiện in vitro
ra vườn ươm. Tỷ lệ cây sống 95-100 % sau 1 tháng ở vườn ươm đối với cây nuôi cấy
trên môi trường không đường, trái lại chỉ từ 70-80 % theo phương pháp truyền thống.
Kết quả đạt được của những nghiên cứu trên là tạo ra các cây cấy mô có chất lượng
cao, tăng trưởng nhanh do rút ngắn thời gian nuôi cấy in vitro. Đồng thời tỷ lệ cây chết
trong giai đoạn vườn ươm thấp dẫn đến việc giảm chi phí chăm sóc khi đưa cây ra
vườn ươm (Nguyễn Thị Quỳnh, 2005).
2.6.2. Ở nƣớc ngoài
Đã tiến hành nghiên cứu trên cây dâu tây (Fujiwara và các cộng sự, 1988), lan
Cymbidium (Heo và các cộng sự, 1996), cẩm chướng (Jeong và các cộng sự, 1996),
khoai tây, khoai lang (Heo và Kozai, 1999), cà phê (Afreen và các cộng sự, 2002).
23
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được thực hiện tại phòng Công Nghệ Sinh Học thuộc Viện Nghiên
Cứu Hạt Nhân Đà Lạt từ ngày 20/03/2006 – 14 /08/2006.
3.2. Vật liệu thí nghiệm
3.2.1. Thiết bị và dụng cụ
3.2.1.1. Thiết bị
- Cân điện tử, máy đo pH, nồi hấp, tủ sấy, tủ lạnh, máy cất nước, tủ cấy vô trùng.
3.2.1.2. Dụng cụ
Pince, dao cấy, kéo, túi nylon, đèn cồn, vỉ xốp nuôi cấy.
3.2.1.3. Mẫu cấy
Mẫu cấy là giống Cúc D3 do phòng Công Nghệ Sinh Học – Viện Nghiên Cứu
Hạt Nhân Đà Lạt cung cấp.
3.2.2. Điều kiện nuôi cấy
3.2.2.1. Đối với thí nghiệm dùng ánh sáng đèn
- Nhiệt độ phòng sáng :25 ± 2 oC.
- Quang kỳ: 16 giờ/ngày.
- Cường độ chiếu sáng: 2500 lux.
- Độ ẩm trung bình: 75 – 80 %.
3.2.2.2. Đối với thí nghiệm dùng ánh sáng tự nhiên
- Nhiệt độ: 18 – 19 oC.
- Độ ẩm 80 – 85 %.
- Ánh sáng: sử dụng ánh sáng tán xạ.
- Lượng mưa trung bình 1800 – 2000mm/năm.
- Thắp bổ sung một bóng đèn có công suất 18W trong 4 giờ, khoảng cách
từ đèn đến mẫu cấy là 1,8m.
24
3.2.2. Môi trƣờng nuôi cấy
Các thí nghiệm được thực hiện sử dụng môi trường muối khoáng tổng hợp theo
Murashige và Skoog (1962), viết tắt là (MS), có bổ sung hoặc không bổ sung đường và
vitamin.
3.3. Phƣơng pháp thí nghiệm
3.3.1. Bố trí thí nghiệm
Các mẫu Cúc được dòng hóa vô tính trên môi trường MS cơ bản. Sau 21 ngày
nuôi cấy, sử dụng các chồi ngọn cao khoảng 2cm dùng làm vật liệu cho các thí
nghiệm. Các kết quả thí nghiệm được ghi nhận sau 21 ngày.
Các thí nghiệm đều được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên. Nếu giữa các
nghiệm thức của các thí nghiệm có sự khác biệt ở mức 0,05 hoặc 0,01 thì dùng trắc
nghiệm LSD hoặc Ducan để phân hạng.
3.3.1.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của sự thông khí đối với sự sinh trƣởng
phát triển của cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
Thí nghiệm gồm 25 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần 3
bịch, cấy 4 mẫu/bịch.
- Tổng số bịch thí nghiệm: 225
- Tổng số mẫu: 900.
Vật liệu thí nghiệm: túi nylon (12cm 18cm); giá thể đất sạch (bán sẵn trên
thị trường), môi trường MS không bổ sung đường và vitamin, ánh sáng đèn (viết
tắt là MS khoáng).
25
Bảng 3.1. Mô tả thí nghiệm 1
Nghiệm
thức
Ký
hiệu
Loại giấy Số lỗ Số lớp Kích thƣớc
lỗ (cm)
1 ĐC 0 0 0 0
2 A111 A4 1 1 1 3
3 A112 A4 1 1 2 3
4 A121 A4 1 2 1 3
5 A122 A4 1 2 2 3
6 A131 A4 1 3 1 3
7 A132 A4 1 3 2 3
8 A211 A4 2 1 1 3
9 A212 A4 2 1 2 3
10 A221 A4 2 2 1 3
11 A222 A4 2 2 2 3
12 A231 A4 2 3 1 3
13 A232 A4 2 3 2 3
14 B111 Báo 1 1 1 3
15 B112 Báo 1 1 2 3
16 B121 Báo 1 2 1 3
17 B122 Báo 1 2 2 3
18 B131 Báo 1 3 1 3
19 B132 Báo 1 3 2 3
20 B211 Báo 2 1 1 3
21 B212 Báo 2 1 2 3
22 B221 Báo 2 2 1 3
23 B222 Báo 2 2 2 3
24 B231 Báo 2 3 1 3
25 B232 Báo 2 3 2 3
26
3.3.1.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy và tác dụng
của ánh sáng lên sự phát triển của cây Cúc in vitro
Thí nghiệm gồm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Yếu tố 1: Phương pháp nuôi cấy: dị dưỡng, quang tự dưỡng
- Yếu tố 2: Ánh sáng: đèn, tự nhiên.
Thí nghiệm gồm 4 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần 3
bịch, cấy 4 mẫu/bịch.
- Tổng số bịch thí nghiệm: 36
- Tổng số mẫu: 144.
Vật liệu thí nghiệm
- Túi nylon (12cm 18cm).
- Ở phương pháp nuôi cấy dị dưỡng: dùng môi trường MS có bổ sung đường,
vitamin (MS cơ bản); Giá thể agar; Bịch không có lỗ thông khí.
- Ở phương pháp nuôi cấy quang tự dưỡng: dùng môi trường MS không bổ sung
đường, vitamin (MS khoáng); Giá thể đất sạch; Bịch có 1 lỗ thông khí (kích thước
1 3cm, dán 2 lớp giấy báo).
Bảng 3.2. Mô tả thí nghiệm 2
Nghiệm thức Ký hiệu Phương pháp nuôi cấy Ánh sáng
1 DĐ dị dưỡng đèn
2 DT dị dưỡng tự nhiên
3 QĐ quang tự dưỡng đèn
4 QT quang tự dưỡng tự nhiên
3.3.1.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hƣởng của giá thể đối với sự phát triển của
cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
- Giá thể: Agar, cát, dớn, xơ dừa, đất sạch, giấy báo, giấy vệ sinh.
- Thí nghiệm gồm 8 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần 3
bịch, cấy 4 mẫu/bịch.
- Tổng số bịch thí nghiệm
- Tổng số mẫu: 60
27
Vật liệu thí nghiệm
- Túi nylon (12cm 18cm, dán 2 lớp giấy báo, 1 lỗ, kích thước lỗ 1cm 3cm),
môi trường MS.
Bảng 3.3. Mô tả thí nghiệm 3
Nghiệm thức Ký hiệu Giá thể Nồng độ
đường (g/l)
1 ĐC Agar 30
2 A Agar 0
3 C Cát 0
4 D Dớn 0
5 X Xơ dừa 0
6 Đ Đất sạch 0
7 B Giấy báo 0
8 V Giấy vệ sinh 0
3.3.1.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hƣởng của kích cở bịch nuôi cấy đối với sự phát
triển của cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
- Kích cở bịch: 11cm 18cm, 14cm 18cm, 20cm 30cm.
Thí nghiệm gồm 3 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần 3
bịch, cấy 4 mẫu/bịch.
- Tổng số bịch thí nghiệm: 27
- Tổng số mẫu: 108
Vật liệu thí nghiệm
- Túi nylon (có 1 lỗ thông khí, kích thước 1cm 3cm, dán 2 lớp giấy báo)
- Môi trường MS khoáng; Giá thể đất sạch; Ánh sáng tự nhiên.
Bảng 3.4. Mô tả thí nghiệm 4
Nghiệm thức Ký hiệu Kích cở bịch
1 S11 11cm 18cm
2 S14 14cm 18cm
3 S20 20cm 30cm
28
3.3.1.5. Thí nghiệm 5: Ứng dụng phƣơng pháp quang tự dƣỡng trong sản
xuất giống Cúc đại trà
Thí nghiệm gồm 2 yếu tố được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên.
- Yếu tố 1: kích thước lỗ: 0cm, 10cm 3cm, 15cm 3cm,
- Yếu tố 2: số lượng lỗ: 0 lỗ, 1 lỗ, 2 lỗ.
Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, mỗi lần 10 mẫu.
Tổng số mẫu: 210
Vật liệu thí nghiệm
- Túi nylon.
- Môi trường MS khoáng cơ bản; giá thể đất sạch; ánh sáng tự nhiên.
Bảng 3.5. Mô tả thí nghiệm 5
Nghiệm
thức
Ký
hiệu
Số lỗ
Kích thƣớc
lỗ
Kích cở bịch
Phƣơng pháp
nuôi cấy
1 ĐC 1 0 0 12cm 18cm dị dưỡng
2 ĐC 2 1 1cm 3cm 12cm 18cm quang tự dưỡng
3 P0-0 0 0 60cm 100cm quang tự dưỡng
4 P1-10 1 10cm 3cm 60cm 100cm quang tự dưỡng
5 P1-15 1 15cm 3cm 60cm 100cm quang tự dưỡng
6 P2-10 2 10cm 3cm 60cm 100cm quang tự dưỡng
7 P2-15 2 15cm 3cm 60cm 100cm quang tự dưỡng
3.3.1.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy đối
với sự phát triển của cây hoa Cúc ở giai đoạn vƣờn ƣơm
Phương pháp nuôi cấy: dị dưỡng, quang tự dưỡng.
Thí nghiệm gồm 2 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần, mỗi lần 10 cây.
Tổng số cây thí nghiệm: 80 cây.
29
Bảng 3.6. Mô tả thí nghiệm 6
Nghiệm thức
Nguồn gốc
phƣơng pháp nuôi cấy Kích cở bịch
1 dị dưỡng 12cm 18cm
2 quang tự dưỡng 60cm 100cm
3.3.1. Các chỉ tiêu theo dõi
3.3.2.1. Các thí nghiệm 1, 2, 3, 4, 5: Sau 18 – 21 ngày nuôi cấy, quan sát và ghi
nhận sự sinh trưởng, phát triển của cây in vitro qua các chỉ tiêu: gia tăng trọng lượng
tươi, gia tăng trọng lượng khô, chiều cao cây, kích thước lá, số rễ.
Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây)
Gia tăng trọng lượng tươi = trọng lượng tươi cuối cùng – trọng lượng tươi ban đầu.
- Trọng lượng tươi ban đầu: cắt các chồi ngọn có kích thước đồng đều ở trong tủ cấy
vô trùng. Rồi đưa các chồi ngọn này vào túi nylon vô trùng, cân bằng cân phân tích.
Sau khi cấy các chồi ngọn này vào các bịch thí nghiệm, tiếp tục cân lại bịch vô trùng.
Từ đó có thể tính được trọng lượng của tổng các mẫu cấy và trọng lượng tươi trung
bình ban đầu của từng mẫu.
- Trọng lượng tươi cuối cùng: dùng pince gắp các cây ở mỗi lần lặp lại ra khỏi bịch.
Sau đó rửa bộ rễ vào trong nước sạch để hạn chế đến mức thấp nhất sự bám dính của
giá thể vào bộ rễ. Dùng giấy thấm để thấm khô lượng nước còn bám vào bộ rễ rồi cân
bằng cân phân tích. Từ đó tính được trọng lượng tươi trung bình cuối cùng của mỗi
cây ở từng lần lặp lại.
Gia tăng trọng lượng tươi cho ta biết sự gia tăng sinh khối tươi của cây.
Gia tăng trọng lượng khô (mg/cây)
Gia tăng trọng lượng khô = trọng lượng khô cuối cùng - trọng lượng khô ban đầu.
- Trọng lượng khô ban đầu: lấy 12 chồi ngọn (3 lần lặp lại, mỗi lần 4 mẫu) có
kích thước tương đương nhau, cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 70 oC trong 72 giờ. Sau đó lấy
ra cân nhanh bằng cân phân tích. Từ đó tính được trọng lượng khô trung bình ban đầu
của từng mẫu.
30
- Trọng lượng khô cuối cùng: lấy các cây ở từng lần lặp lại, sấy khô tương tự
như trên và cân bằng cân phân tích. Từ đó tính được trọng lượng khô trung bình cuối
cùng của mỗi cây ở từng lần lặp lại.
Gia tăng trọng lượng khô cho biết khả năng tích lũy sinh khối hữu cơ của cây.
Chiều cao cây (mm/cây)
Dùng thước đo chiều cao cây từ gốc đến ngọn.
Chỉ tiêu chiều cao cây đánh giá sức phát triển của cây.
Kích thước lá (mm/lá)
Dùng thước đo bề ngang mép lá, của lá thành thục thứ hai (tính từ ngọn).
Kích thước lá đánh giá khả năng quang hợp của cây.
Số rễ
Đếm số rễ chính của cây.
Số lượng rễ đánh giá khả năng hấp thu chất dinh dưỡng của cây
3.3.3.2. Thí nghiệm 6
Sau 21 ngày nuôi cấy, cây hoa Cúc có nguồn gốc dị dưỡng và quang tự dưỡng
được chuyển ra vườn ươm. Kết quả về sự sinh trưởng, phát triển được quan sát và ghi
nhận sau 20 ngày tiếp theo, qua các chỉ tiêu:
- Tỷ lệ sống = (số cây cuối cùng/tổng số cây) x 100
- Gia tăng trọng lượng tươi.
- Gia tăng chiều cao cây = chiều cao cây cuối cùng – chiều cao cây ban đầu.
- Kích thước lá.
- Số rễ.
3.3.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý dựa trên phần mềm MSTATC và Excel.
31
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của sự thông khí đối với sự sinh trƣởng phát triển
của cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
Sau 21 ngày nuôi cấy, sự tăng trưởng của cây in vitro ở các mức độ thông
thoáng khí khác nhau được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:
Bảng 4.1. Ảnh hƣởng của sự thông khí đến các chỉ tiêu tăng trƣởng của cây in vitro
Nghiệm
thức
Ký
hiệu
GTTLT
(mg/cây)
GTTLK
(mg/cây)
CCC
(mm/cây)
KTL
(mm/lá)
SR
1 ĐC 106,2 MNO 9,23 I 31,33
JKLM
11,83
BCDE
3,5
FGH
2 A111 112,9
LMN
13,17
DEFGHI
37,0
GHIJKL
9,83
EFG
4,33
EFGH
3 A112 214,7
CD
17,7
BCD
53,9
ABC
13,17
AB 9,5
ABC
4 A121 202,8
CDE
15,67
CDEFGH
51,67
ABCD
13,17
AB 6,83
BCDE
5 A122 248,6
B
20,6
AB
55,0
AB 12,83
ABC
9,67
AB
6 A131 224,6
BC
16,9
BCDE
45,67
BCDEFG
12,67
ABC
8,6
BC
7 A132 114,2
LMN
15,2
CDEFGH
37,67
GHIJK
11,17
BCDEF
8,4
BC
8 A211 82,43
O
13,4
DEFGHI
34,67
HIJKLM
9,67
FG
5,83
CDEF
9 A212 34,9
P 11,17
GHI
31,67
JKLM
8,17
G 5,67
CDEFG
10 A221 142,3
IJK
14,2
CDEFGH
40,0
EFGHIJ
11,17
BCDEF
8,17
BC
11 A222 164,4
FGHI
16,8
BCDEF
41,4
EFGHIJ
12,17
BC
9,33
ABC
12 A231 156,0
HIJ
17,93
BCD
38,5
FGHIJK
11,17
BCDEF
7,83
BCD
13 A232 80,73
O
12,77
EFGHI
27,33
LM 9,83
EFG
5,83
CDEF
14 B111 129,5
KLM
13,43
DEFGHI
43,33
DEFGHI
10,0
DEFG
5,87
CDEF
15 B112 157,5
GHIJ
14,23
CDEFGH
49,0
ABCDE
10,83
CDEF
7,5
BCD
16 B121 316,9
A
24,93
A
56,67
A
14,67
A
11,93
A
17 B122 180,0
EFGH
13,9
CDEFGHI
44,0
CDEFGH
12,0
BCD
9,17
ABC
18 B131 192,3
DE
17,43
BCDE
55,0
AB 12,17
BC
9,0
BC
19 B132 137,0
JKL
11,83
GHI
40,17
EFGHIJ
11,33
BCDEF
8,83
BC
20 B211 38,2
P 11,7
GHI
29,17
KLM
8,67
G
2,83
IJ
21 B212 30,6
P
10,83
HI
24,67
M
8,0
G
2,0
J
22 B221 190,1
DEF
17,33
BCDE
48,33
ABCDEF
12,67
ABC
7,83
BCDEF
23 B222 84,35
O
12,0
FGHI
34,67
HIJKLM
9,67
FG
5,03
FGHI
24 B231 182,3
EFG
16,0
BCDEFG
44,0
CDEFGH
12,0
BCD
9,0
BC
25 B232 99,77
NO
18,5
BC
33,17
IJKLM
11,17
BCDEF
5,7
EFGH
CV (%) 8,2 % 14,8 % 11,35 % 8,56 % 18,14 %
Ghi chú: Ở Bảng 4.1 dưới đây, các giá trị theo sau bởi chữ cái trong cùng một cột
không cùng ký tự biểu hiện sự khác biệt rất có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức độ 0.01.
32
Kết quả Bảng 4.1 cho thấy có sự khác biệt rất có ý nghĩa giữa các nghiệm thức ở
các chỉ tiêu tăng trưởng của cây in vitro. Trong đó nghiệm thức giấy báo – 1 lỗ, 2 lớp –
kích thước lỗ 1cm x 3cm (B121 ) cho kết quả tốt nhất ở tất cả các chỉ tiêu: gia tăng trọng
lượng tươi (316,9mg/cây), gia tăng trọng lượng khô (24,93 mg/cây), chiều cao cây
(56,7mm/cây), kích thước lá (14,7mm/lá), số rễ (11,9 rễ/cây). Nghiệm thức giấy A4 – 1 lỗ
- 2 lớp – kích thước lỗ 2cm x 3cm (A122) cho kết quả thấp hơn nghiệm thức B121 ở các chỉ
tiêu: gia tăng trọng lượng tươi (248,6 mg/cây), gia tăng trọng lượng khô (20,6 mg/cây),
chiều cao cây (55mm/cây), kích thước lá (12,8mm/lá), số rễ (9,7 rễ/cây). Giữa hai nghiệm
thức B121 và nghiệm thức A122, ngoại trừ chỉ tiêu gia tăng trọng lượng tươi có sự khác biệt
có ý nghĩa. Các chỉ tiêu còn lại không có sự khác biệt về mặt thống kê.
Ở tất cả các chỉ tiêu tăng trưởng, nghiệm thức B121 và nghiệm thức A 122 có sự
khác biệt so với nghiệm thức 0 lỗ thông khí (ĐC) và nghiệm thức giấy báo – 2 lỗ –
1lớp – kích thước lỗ 2cm x 3cm (B212).
Giữa nghiệm thức ĐC và nghiệm thức B212, chỉ tiêu gia tăng trọng lượng khô ở
nghiệm thức B212 cao hơn nghiệm thức ĐC (10,8 mg/cây so với 9,23 mg/cây). Ngược
lại, ở chỉ tiêu chiều cao cây, nghiệm thức B212 thấp hơn nghiệm thức ĐC (24,7mm/cây
so với 31,3mm/cây). Tuy nhiên chỉ tiêu gia tăng trọng lượng khô và chiều cao cây giữa
hai nghiệm thức ĐC và B212 không có sự khác biệt về mặt thống kê. Các chỉ tiêu còn
lại ở nghiệm thức ĐC cao hơn và có sự khác biệt so với nghiệm thức B212. Cụ thể như
sau: gia tăng trọng lượng tươi (106,2 mg/cây so với 30,6 mg/cây), kích thước lá
(11,8mm/lá so với 8mm/lá), số rễ (3,5 rễ/cây so với 2 rễ/cây).
Qua quá trình theo dõi thí nghiệm và phân tích số liệu, chúng tôi rút ra một số nhận
xét như sau:
- Ở các nghiệm thức có sự thông thoáng khí quá lớn (cụ thể là nghiệm thức
B212), các chỉ tiêu tăng trưởng cho kết quả thấp nhất. Điều chúng tôi quan sát được ở
các nghiệm thức này đó là:
+ Giá thể ở trong tình trạng thiếu ẩm độ.
+ Gia tăng trọng lượng tươi, gia tăng trọng lượng khô và chiều cao cây thấp.
+ Kích thước lá nhỏ. Các lá ở các nghiệm thức này có màu xanh sẫm chứng tỏ
chúng có sự quang hợp mạnh. Tuy nhiên phần lớn các lá này ở trong tình trạng héo
khô do bị thiếu nước.
33
+ Số rễ ít, đầu chóp rễ bị khô.
Những kết quả trên chứng tỏ cây được nuôi cấy ở mức độ thông khí quá lớn, sự
trao đổi khí và thoát hơi nước trong bịch nuôi cấy diễn ra mạnh. Độ ẩm trong bịch nuôi
cấy không được duy trì. Điều đó dẫn đến tình trạng cây không đủ nước để duy trì các
hoạt động sống một cách bình thường.
- Ở nghiệm thức không có sự thông thoáng (ĐC), các chỉ tiêu tăng trưởng cũng cho
kết quả rất thấp. Đặc biệt là chỉ tiêu gia tăng trọng lượng khô cho kết quả thấp nhất.
- Ở tất cả các nghiệm thức của thí nghiệm 1, cây sinh trưởng trong môi trường MS
khoáng cơ bản (không có đường và vitamin). Vì vậy hoạt động sống của cây chủ yếu dựa
vào nguồn CO2. Ở nghiệm thức đối chứng, cây không có sự trao đổi khí với môi trường
bên ngoài. Nên hoạt động sống của cây chủ yếu dựa vào lượng CO2 dự trữ trong bịch.
Lượng CO2 dự trữ này không đủ cho cây hoạt động quang hợp bình thường. Bên cạnh đó,
độ ẩm trong bịch nuôi cấy quá cao (thể hiện qua lượng nước tích tụ trên thành bịch). Độ
ẩm cao đã làm cho tốc độ thoát hơi nước của các khí khổng kém. Điều này làm cản trở sự
hấp thu nước và muối khoáng từ trong môi trường nuôi cấy, đồng thời gây trở ngại cho sự
vận chuyển nước và các chất khoáng trong bó mạch (Fujiwara và Kozai, 1995). Do đó
lượng sinh khối do cây tạo ra ở nghiệm thức này rất thấp.
- Ở nghiệm thức có sự thông thoáng khí ở mức vừa phải (cụ thể là nghiệm thức
B121), các chỉ tiêu tăng trưởng cho kết quả cao nhất. Sự thông thoáng khí ở mức độ vừa phải
này không những đảm bảo sự duy trì ẩm độ trong bịch nuôi cấy mà còn giúp cho cây sử
dụng có hiệu quả nguồn CO2 từ môi trường bên ngoài để tham gia vào quá trình quang hợp.
Kết luận sơ bộ: Qua kết quả ở thí nghiệm trên, chúng tôi rút ra một số kết luận như
sau: sử dụng túi nylon có một lỗ thông khí. Lỗ thông khí được dán giấy báo 2 lớp có kích
thước 1cm x 3cm, và giấy A4 2 lớp có kích thước lỗ 2cm x 3cm cho kết quả tốt nhất.
Qua kết quả thu được ở Bảng 4.1 và những số liệu phân tích trên các biểu đồ ở
thí nghiệm 1, cho thấy: giấy báo và giấy A4 đều có thể sử dụng để dán lỗ thông khí.
Ảnh hưởng của số lỗ, số lớp giấy và kích thước lỗ không có ý nghĩa quyết định đến kết
quả thí nghiệm, mà chỉ góp phần phục vụ mục đích tìm độ thông thoáng khí thích hợp,
giúp cho hoạt động sinh lý của cây quang tự dưỡng diễn ra một cách bình thường.
34
Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây)
214.7
248.6
224.6
82.43
164.4
137
190.1 182.3
106.2
80.73
156
142.3
34.9
112.9
202.8
114.2
316.9
99.77
84.35
30.6
38.2
129.5
157.5
180
192.3
0
50
100
150
200
250
300
350
ĐC 111 112 121 122 131 132 211 212 221 222 231 232
ĐC Giấy A4 Giấy báo
Biểu đồ 4.1. Ảnh hƣởng của sự thông khí đến sự gia tăng trọng lƣợng tƣơi của
cây in vitro
Gia tăng trọng lượng khô (mg/cây)
20.6
15.2
13.4
16.8
17.93
24.93
17.33
18.5
9.23
11.17
15.67
14.2 12.7713.17
17.7 16.9
13.43
14.23 13.9
17.43
11.83 11.7
10.83
12
16
0
5
10
15
20
25
30
ĐC 111 112 121 122 131 132 211 212 221 222 231 232
ĐC Giấy A4 Giấy báo
Biểu đồ 4.2. Ảnh hƣởng của sự thông khí đến sự gia tăng trọng lƣợng khô của
cây in vitro
35
Chiều cao cây (mm/cây)
53.9
41.4
43.33
55
48.33
44
31.33
34.67
27.33
38.5
40
31.67
37.67
45.67
55
51.67
37
33.1734.67
24.67
29.17
40.1744
56.67
49
0
10
20
30
40
50
60
ĐC 111 112 121 122 131 132 211 212 221 222 231 232
ĐC Giấy A4 Giấy báo
Biểu đồ 4.3. Ảnh hƣởng của sự thông khí đến chỉ tiêu chiều cao thân của cây in
vitro
Kích thước lá (mm/lá)
11.83
9.83
13.17
13.17
8.17
9.67
11.17
12.67
11.17
12.17
11.17
9.83
12.83
10 10.83
14.67
12 11.33
8
8.67
12.17 12.67
9.67
12 11.17
0
2
4
6
8
10
12
14
16
ĐC 111 112 121 122 131 132 211 212 221 222 231 232
ĐC Giấy A4 Giấy báo
Biểu đồ 4.4. Ảnh hƣởng của sự thông khí đến chỉ tiêu kích thƣớc lá của cây in vitro
36
Số rễ
3.5
9.5
5.83 5.67
9.33
5.87
11.93
9
4.33
6.83
9.67
8.6 8.4
8.17 7.83
5.83
7.5
9.17
9 8.83
2.83
2
7.83
5.03
5.7
0
2
4
6
8
10
12
14
ĐC 111 112 121 122 131 132 211 212 221 222 231 232
ĐC Giấy A4 Giấy báo
Biểu đồ 4.5. Ảnh hƣởng của sự thông khí đến chỉ tiêu số rễ của cây in vitro
Hình 4.1. Cây in vitro tăng trƣởng ở các lớp giấy khác nhau
37
Hình 4.2. Cây in vitro tăng trƣởng ở các kích thƣớc lỗ khác nhau
Hình 4.3. Cây in vitro tăng trƣởng ở các số lỗ khác nhau
4.2. Thí nghiệm 2: Ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy và tác dụng của ánh
sáng lên sự phát triển của cây Cúc in vitro
Qua quá trình theo dõi và phân tích số liệu chúng tôi thu được một số kết quả được
trình bày trong Bảng 4.2.
38
Bảng 4.2. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy và tác dụng của ánh sáng
lên sự phát triển của cây Cúc in vitro
Nghiệm thức
GTTLT
(mg/cây)
GTTLK
(mg/cây)
CCC
(mm/cây)
KTL
(mm/lá)
SR
DĐ
DT
QĐ
QT
427,1
A
423,6
A
282,8
C
361,0
B
20,77
29,01
24,33
31,33
89,67
A
50,75
BC
61,75
B
47,00
C
9,00
C
12,67
B
13,75
AB
14,58
A
8,92
C
17,43
A
10,00
C
13,67
B
Khác biệt * NS * * *
Phƣơng pháp nuôi cấy
Dị dưỡng
Quang tự dưỡng
425,3
A
321,9
B
24,92
B
27,83
A
70,208
A
54,375
B
10,83
B
14,17
A
13,12
11,83
Khác biệt * * * * * * * * NS
Ánh sáng
Đèn
Tự nhiên + đèn
355,0
B
392,3
A
22,55
B
30,20
A
75,708
A
48,875
B
11,38
B
13,63
A
9,46
B
15,54
A
Khác biệt * * * * * * * * *
CV (%) 6,23 % 3,20 % 11,40 % 6,38 % 10,25 %
Ghi chú
NS : Không có sự khác biệt về mặt thống kê.
* : Sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,01 p ≤ 0,05.
* * : Sự khác biệt rất có ý nghĩa ở mức p ≤ 0,01.
CV (%): Độ lệch tiêu chuẩn.
4.2.1. Gia tăng trọng lƣợng tƣơi
Dựa vào Bảng 4.2 cho thấy có sự khác biệt về chỉ tiêu gia tăng trọng lượng tươi
giữa các nghiệm thức là có ý nghĩa về mặt thống kê ở mức 0,05. Trong đó nghiệm thức
dị dưỡng – ánh sáng đèn (DĐ) có sự gia tăng trọng lượng tươi cao nhất (427,1 mg/cây),
và nghiệm thức quang tự dưỡng – ánh sáng đèn (QĐ) có sự gia tăng trọng lượng tươi
thấp nhất (282,8 mg/cây). Điều đó cho thấy ở điều kiện ánh sáng đèn, cường độ ánh
sáng yếu, khả năng sử dụng nguồn CO2 của cây quang tự dưỡng bị hạn chế, dẫn đến sự
39
hạn chế khả năng quang hợp của cây. Sự tăng trưởng của cây quang tự dưỡng chủ yếu
phụ thuộc vào hoạt động quang hợp để tổng hợp chất hữu cơ. Nên cây quang tự dưỡng
cho gia tăng trọng lượng tươi thấp nhất. Đối với cây dị dưỡng, cây sử dụng đường trong
môi trường làm nguồn carbon cho quá trình phát triển. Thêm vào đó, cây dị dưỡng được
nuôi cấy trong điều kiện không thoáng khí (độ ẩm cao, nồng độ ethylene cao, nồng độ
CO2 thấp), dẫn đến sự rối loạn biến dưỡng và hình thái. Kết quả đưa đến sự tích tụ nước
quá mức hay còn gọi là hiện tượng thủy tinh thể (vitrification hay hyperhydricity)
(Woodward S., 1991; Leshem B. và Sachs F. ,1985), sự trong mờ hay sự mọng nước.
Kết quả là sự gia tăng trọng lượng tươi của cây đạt ở mức cao nhất.
Xét về phương pháp nuôi cấy, sự khác biệt gia tăng trọng lượng tươi giữa các
nghiệm thức là rất có ý nghĩa ở mức 0,01. Trong đó nuôi cấy dị dưỡng cho sự gia tăng
trọng lượng tươi cao nhất (425,3mg/cây).
Xét về ánh sáng, sự khác biệt gia tăng trọng lượng tươi giữa các nghiệm thức có
sự khác biệt có ý nghĩa. Trong đó, các nghiệm thức sử dụng ánh sáng tự nhiên có bổ
sung ánh sáng đèn đạt trọng lượng tươi cao nhất (392,3mg/cây). Điều đó chứng tỏ sự
gia tăng cường độ ánh sáng ở mức thích hợp, làm gia tăng hiệu suất quang hợp. Qua
đó làm gia tăng sinh khối của cây (Kozai, 2005; Bùi Trang Việt, 2000).
Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây)
427.1 423.6
282.8
361
0
200
400
600
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.6: Sự khác biệt về gia tăng trọng lƣợng tƣơi giữa các
nghiệm thức
Ghi chú:
AS đèn : Ánh sáng đèn.
AS tự nhiên : Ánh sáng tự nhiên.
40
4.2.2. Gia tăng trọng lƣợng khô
Kết quả nhận được cho thấy ở nghiệm thức quang tự dưỡng – ánh sáng tự nhiên
(QT) cho gia tăng trọng lượng khô cao nhất (31,33mg/cây) và nghiệm thức dị dưỡng -
ánh sáng đèn (DĐ) cho kết quả thấp nhất (20,77mg/cây). Nhưng sự khác biệt giữa tất
cả các nghiệm thức là không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Tuy nhiên khi xét riêng giữa từng cặp tác nhân: dị dưỡng và quang tự dưỡng;
ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên. Sự khác biệt rất có ý nghĩa. Các nghiệm thức dùng
phương pháp quang tự dưỡng và nghiệm thức sử dụng ánh sáng tự nhiên có kết quả gia
tăng trọng lượng khô cao nhất. Từ kết quả trên chúng tôi rút ra một số nhận xét:
Cây được nuôi cấy trong điều kiện quang tự dưỡng, nguồn carbon cung cấp cho
cây chủ yếu là CO2 của không khí. Qua các lỗ thông khí, cây vừa lấy nguồn CO2 từ
môi trường bên ngoài để quang hợp, vừa thải khí ethylene, và có thể là các khí ức chế
sinh trưởng nào đó, đồng thời giảm độ ẩm trong bịch nuôi cấy. Sự trao đổi khí làm gia
tăng khả năng hấp thụ và thoát hơi nước của lá, giúp cho sự vận chuyển chất khoáng
trong cây dễ dàng (Bùi Trang Việt, 2000). Kết quả làm giảm sự tích lũy nước quá mức
và gia tăng khối lượng vật chất khô.
Trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng cao, nồng độ khí CO2
cao, giúp cho bộ máy quang hợp của cây hoạt động hiệu quả. Trong đó lá là cơ quan
chủ yếu để quang hợp tạo ra sản lượng vật chất khô. Vì vậy sản lượng vật chất khô phụ
thuộc chủ yếu vào diện tích lá. Qua các kết quả thu được, chúng tôi nhận thấy ở các
nghiệm thức sử dụng ánh sáng tự nhiên: kích thước lá và số rễ có sự gia tăng đáng kể.
nó cũng đóng vai trò quan trọng tạo nên sự khác biệt trong gia tăng trọng lượng khô
giữa nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên.
Gia tăng trọng lượng khô (mg /cây)
20.77
29.01
31.33
24.33
0
10
20
30
40
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.7 Sự khác biệt về gia tăng trọng lƣợng khô giữa các nghiệm thức
41
4.2.3. Chiều cao cây
Sự khác biệt chiều cao cây giữa các nghiệm thức có ý nghĩa ở mức 0,05. Trong
đó chiều cao cây của nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng đèn là cao nhất (89,67mm/cây)
và nghiệm thức quang tự dưỡng ánh sáng tự nhiên là thấp nhất (47,00mm/cây).
Giữa các nghiệm thức trong từng tác nhân: dị dưỡng và quang tự dưỡng; ánh
sáng đèn và ánh sáng tự nhiên, sự khác biệt rất có ý nghĩa. Các nghiệm thức nuôi cấy
trong môi trường dị dưỡng và các nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn có chiều cao
vượt trội so với các nghiệm thức còn lại. Sự khác biệt về chiều cao cây thể hiện rõ nhất
ở yếu tố ánh sáng. Theo quan sát của chúng tôi thì số đốt thân giữa các nghiệm thức
không có sự khác biệt. Tuy nhiên ở các nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn, đốt thân
dài ra, thân cây tương đối mảnh và mềm yếu. Việc sử dụng ánh sáng đèn có cường độ
ánh sáng yếu làm cho cây vươn dài theo hướng ánh sáng (Bùi Trang Việt, 2000).
chiều cao cây (mm/cây)
89.67
50.75 47
61.75
0
50
100
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.8. Sự khác biệt về chiều cao cây giữa các nghiệm thức
4.2.4. Kích thƣớc lá
Qua Bảng 4.2 cho thấy có sự khác biệt về kích thước lá giữa các nghiệm thức ở
mức 0,05. Ở nghiệm thức quang tự dưỡng ánh sáng tự nhiên, kích thước lá lớn nhất
(14,58mm/cây) còn ở nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng đèn, kích thước lá nhỏ nhất
(9mm/cây).
Sự khác biệt về kích thước lá giữa các nghiệm thức trong cùng tác nhân: dị
dưỡng và quang tự dưỡng, giữa ánh sáng đèn và ánh sáng tự nhiên là rất có ý nghĩa.
Trong đó các nghiệm thức về quang tự dưỡng và ánh sáng tự nhiên tạo ra lá có kích
thước lớn nhất.
42
Lá là nơi xảy ra quá trình quang hợp chủ yếu của cây. Dưới tác dụng của ánh
sáng lục lạp trong lá biến đổi các chất vô cơ thành các chất hữu cơ, cung cấp cho các
hoạt động sống của cây, giúp cây sinh trưởng và phát triển. Vì vậy, kích thước lá hay
số lượng lục lạp cũng thể hiện mức độ quang hợp của cây. Ở nghiệm thức nuôi cấy dị
dưỡng sử dụng ánh sáng đèn, cây được nuôi cấy trong hệ thống nuôi cấy kín (độ ẩm
cao, khí ethylene cao, nồng độ CO2 thấp). Điều đó dẫn đến những bất thường về sinh lý
của cây như: lá bị cong, già yếu và rụng (Ried, 1987). Theo Desjardin (1995) khả năng
quang hợp của cây in vitro sẽ giảm khi nồng độ đường trong môi trường nuôi cấy cao.
Vì vậy cây nuôi cấy trong điều kiện dị dưỡng thường có kích thước lá nhỏ.
Ở điều kiện ánh sáng tự nhiên, cường độ ánh sáng cao, nồng độ khí CO2 cao
mức độ quang hợp của cây được gia tăng. Kết quả là kích thước lá của cây cũng tăng
theo. Cùng với sự gia tăng kích thước lá, là sự hoạt động bình thường của khí khổng và
sự dày lên của lớp cutin trên bề mặt lá.
Kích thước lá (mm/lá)
9
12.6713.75
14.58
0
5
10
15
20
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.9. Sự khác biệt về kích thƣớc lá giữa các nghiệm thức
4.2.5. Số rễ
Số liệu phân tích cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa ở mức 0,05 ở tất cả các
nghiệm thức: ở nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng tự nhiên, cây có số rễ trung bình nhiều
nhất (17,43 rễ/cây) và nghiệm thức dị dưỡng ánh sáng đèn, cây có số rễ trung bình ít
nhất (8,92 rễ/cây).
Giữa các nghiệm thức về tác nhân hình thức nuôi cấy: dị dưỡng và quang tự
dưỡng, sự khác biệt không có ý nghĩa.
Giữa các nghiệm thức về tác nhân ánh sáng: ánh sáng tự nhiên có số rễ nhiều
nhất và có sự khác biệt rất có ý nghĩa so với nghiệm thức sử dụng ánh sáng đèn.
43
Rễ đóng vai trò hấp thu nước và chất dinh dưỡng từ môi trường nuôi cấy đưa
lên lá, để lá tiến hành quang hợp, tổng hợp nên các chất hữu cơ. Do đó, việc sử dụng
ánh sáng tự nhiên cho số rễ nhiều nhất là do hiệu suất quang hợp của cây được gia tăng
(do cường độ ánh sáng và khí CO2 cao), dẫn đến việc gia tăng sự hấp thu chất dinh
dưỡng từ rễ. Vì vậy số lượng rễ nhiều.
Số rễ ở nghiệm thức nuôi cấy dị dưỡng sử dụng ánh sáng tự nhiên cho kết quả
nhiều nhất. Theo chúng tôi, ở điều kiện ánh sáng tự nhiên: cường độ ánh sáng cao,
nồng độ CO2 cao, sự dao động lớn về nhiệt độ, độ ẩm, cường độ ánh sáng... trong
ngày. Mặc dầu cây được nuôi cấy trong bịch nuôi cấy kín, nhưng sự chênh lệch áp suất
giữa bên trong và bên ngoài bịch nuôi cấy có thể giúp cho cây lấy một lượng CO2 nhất
định từ môi trường bên ngoài. Vì vậy, cây vừa sử dụng đường từ môi trường để tổng
hợp chất hữu cơ, vừa sử dụng nguồn CO2 để quang hợp, vừa hoạt động chủ động để
thích nghi với yếu tố bên ngoài. Nên số lượng rễ nhiều và kích thước lá tương đối lớn.
Ở nghiệm thức nuôi cấy dị dưỡng ánh sáng đèn và nghiệm thức nuôi cấy quang
tự dưỡng ánh sáng đèn cho số rễ ít nhất. Ở điều kiện ánh sáng đèn có cường độ ánh
sáng thấp, khả năng quang hợp của cây dị dưỡng kém. Sự tăng trưởng của cây phần
lớn chỉ dựa vào lượng đường hiện diện trong môi trường nuôi cấy. Cây dị dưỡng phát
triển trong môi trường giàu dinh dưỡng, sử dụng ánh sáng nhân tạo, các điều kiện vật
lý bên ngoài tương đối ổn định và dễ dàng được kiểm soát trong phòng nuôi cây. Vì
vậy hoạt động sống của cây ít tiêu tốn năng lượng, nên cây chỉ cần một lượng dinh
dưỡng vừa đủ để tồn tại và phát triển. Điều đó phần nào giải thích nguyên nhân kém
phát triển của bộ rễ ở cây dị dưỡng ánh sáng đèn. Trái lại ở cây quang tự dưỡng, cây
chỉ sử dụng nguồn carbon chủ yếu từ nguồn CO2 ở môi trường bên ngoài (thông qua lỗ
thông khí). Tuy nhiên do cường độ ánh sáng và lượng CO2 thấp nên không đủ cung cấp
cho nhu cầu quang hợp của cây.
Kết luận sơ bộ: Qua kết quả thí nghiệm, cho thấy sự tăng trưởng vượt trội của
cây quang tự dưỡng trong điều kiện ánh sáng tự nhiên. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối
với việc áp dụng mô hình quang tự dưỡng trong thực tế. Ngoài chất lượng cây cấy mô
được gia tăng như đã nêu trên, hình thức nuôi cấy này còn giúp giảm rất nhiều chi phí
trong nuôi cấy mô. Qua đó, làm giảm giá thành cây cây mô so với phương pháp dị
dưỡng truyền thống.
44
Số rễ
8.92
17.43
10
13.67
0
5
10
15
20
AS đèn AS tự nhiên
dị dưỡng
quang tự dưỡng
Biểu đồ 4.10. Sự khác biệt về số rễ giữa các nghiệm thức
Hình 4.4. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy và tác dụng của ánh sáng
lên sự tăng trƣởng của cây in vitro
45
4.3. Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hƣởng của giá thể đối với sự phát triển của
cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
Sau 21 ngày nuôi cấy, sự sinh trưởng của cây Cúc trên các giá thể khác nhau,
được ghi nhận ở các kết quả sau:
Bảng 4.3. Ảnh hƣởng của giá thể đối với sự phát triển của cây Cúc trong điều
kiện quang tự dƣỡng
Nghiệm
thức
GTTLT
(mg/cây)
GTTLK
(mg/cây)
CCC
(mm/cây)
KTL
(mm/cây)
SR
ĐC
A
C
D
X
Đ
B
V
427.1
A
312.4
C
282.5
D
207.4
E
370.7
B
310.3
CD
114.8
F
182.1
E
26.77
BC
25.67
C
26.08
C
20.50
D
30.50
A
29.67
AB
16.17
E
20.25
D
89.67
A
38.33
DE
39.00
CD
39.35
CD
48.50
BC
50.25
B
28.83
E
37.92
DE
9.00
DE
13.67
AB
13.00
AB
10.83
CD
14.42
A
14.25
A
8.75
E
11.67
BC
8.92
D
8.17
D
11.25
BC
11.00
C
13.75
A
13.29
AB
4.33
E
8.92
D
Khác biệt * * * * * * * * * *
CV (%) 4.38 % 5.02 % 8.69 % 7.26 % 8.65 %
Sự gia tăng trọng lượng tươi và chiều cao cây của nghiệm thức đối chứng (ĐC)
tỏ ra vượt trội so với các nghiệm thức còn lại. Đó cũng chính là sự khác biệt giữa hai
hệ thống: dị dưỡng ánh sáng đèn và quang tự dưỡng ánh sáng tự nhiên như đã được
trình bày ở thí nghiệm 2. Dẫu vậy sự gia tăng trọng lượng khô của nghiệm thức lại rất
thấp. Điều đó cho thấy trọng lượng tươi này chủ yếu đến từ khả năng hấp thu nước của
cây đối chứng, mà không là sự hấp thụ dinh dưỡng để tổng hợp vật chất hữu cơ.
Sự gia tăng trọng lượng khô ở nghiệm thức xơ dừa và đất sạch cao hơn các
nghiệm thức khác. Trong đó giá thể xơ dừa có gia tăng trọng lượng khô cao nhất (30,5
mg/cây). Qua Bảng số liệu ở thí nghiệm 2 và 3, chúng tôi nhận thấy có sự tương đồng
giữa gia tăng trọng lượng khô với kích thước lá và số rễ. Sự gia tăng về kích thước lá
và số rễ giúp cây tổng hợp được nhiều sinh khối hữu cơ.
Kết quả ở Bảng 4.3 cũng cho thấy giá thể là dớn, giấy vệ sinh và giấy báo cho
kết quả thấp nhất.
46
Ở giá thể dớn, trong quá trình thí nghiệm, chúng tôi nhận thấy độ pH của môi
trường nuôi cấy sau 21 ngày thấp hơn rất nhiều so với độ pH được điều chỉnh ban đầu.
Ngoài ra cây có biểu hiện thiếu sắt. Qua đó, chúng tôi có nhận xét: giá thể dớn làm
acid hóa môi trường, độ pH quá thấp là nguyên nhân hạn chế sự hấp thu nước và muối
khoáng của cây. Ngoài ra trong giá thể dớn có chứa nhiều tanin gây kết tủa sắt. Do đó
việc dùng biện pháp xử lý để loại bỏ tanin là rất cần thiết.
Ở giá thể giấy vệ sinh và giấy báo, cây phát triển kém. Điều này có thể do cây
bị ảnh hưởng của phẩm nhuộm và mực in, có sẵn trên hai loại giá thể rẻ tiền này.
Ở giá thể agar và cát, cây phát triển ở mức tương đối. Đối với giá thể cát, sau
một thời gian nuôi cấy, độ ẩm trong môi trường nuôi cấy giảm rõ rệt (do cát không có
khả năng ngậm nước và giữ nước). Agar là một loại giá thể phổ biến nhất được dùng
trong nuôi cấy mô. Những nghiên cứu trong lĩnh vực nuôi cấy mô trên thế giới gần đây
đã chứng minh vai trò kìm hãm của thạch đối với sự phát triển của cây nuôi cấy mô.
Bên cạnh đó chi phí cho việc sử dụng agar là khá lớn (giá hiện nay là 180.000
đồng/kg). Agar còn có độ thông thoáng kém, cản trở sự khuyếch tán các khí hòa tan
cũng như sự hấp thu nước và các chất khoáng của cây (Nguyễn Thị Quỳnh, 2002).
Kết luận sơ bộ: Qua kết quả phân tích, chúng tôi rút ra kết luận: vật liệu tốt nhất
dùng làm giá thể trong nuôi cấy quang tự dưỡng là xơ dừa và đất sạch. Đây là những
nguồn nguyên liệu rẻ tiền. Tuy xơ dừa cho kết quả tốt nhất, nhưng trước khi sử dụng phải
trải qua giai đoạn xử lý để loại bỏ muối và tanin. Ngoài ra, ở những vùng không có ưu thế
phát triển dừa, thì việc tìm kiếm nguồn mạt dừa là rất khó khăn. Vì vậy ở hầu hết các thí
nghiệm, chúng tôi sử dụng đất sạch làm giá thể. Thực chất đây cũng là xơ dừa đã qua xử
lý ủ hoai và được Công ty dừa Mekong bán rộng rãi trên thị trường hiện nay.
47
Gia tăng trọng lượng tươi
427.1
312.4 282.5
207.4
370.7
310.3
114.8 152.1
0
100
200
300
400
500
ĐC Agar Cát Dớn Xơ
dừa
Đất
sạch
Giấy
báo
Giấy
vệ
sinh
Biểu đồ 4.11. Ảnh hƣởng của giá thể đến sự gia tăng trọng lƣợng tƣơi của cây in vitro
Gia tăng trọng lượng khô (mg/cây)
26.77
20.5
30.5 29.67
20.25
16.17
26.0825.67
0
10
20
30
40
ĐC A C D X Đ B V
Biểu đồ 4.12. Ảnh hƣởng của giá thể đến sự gia tăng trọng khô của cây in vitro
Chiều cao cây (mm/cây)
38.33 39 39.35
50.25
37.92
89.67
48.5
28.83
0
20
40
60
80
100
ĐC A C D X Đ B V
48
Biểu đồ 4.13. Ảnh hƣởng của giá thể đến chiều cao thân của cây in vitro
Kích thước lá (mm/lá)
9
13.67
10.83
14.42 14.25
8.75
13
11.67
0
5
10
15
20
ĐC A C D X Đ B V
Biểu đồ 4.14. Ảnh hƣởng của giá thể đến kích thƣớc lá của cây in vitro
Số rễ
8.92
8.17
11.25 11
13.75 13.29
4.33
8.92
0
5
10
15
ĐC A C D X Đ B V
Biểu đồ 4.15. Ảnh hƣởng của giá thể đến số rễ của cây in vitro
Số rễ
49
Hình 4.5. Sự tăng trƣởng của cây in vitro ở các giá thể khác nhau
4.4. Thí nghiệm 4: Ảnh hƣởng của kích cở bịch nuôi cấy đối với sự phát triển của
cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
Sau 21 ngày nuôi cấy, các chỉ tiêu tăng trưởng của cây Cúc được thể hiện qua
những kết quả dưới đây:
50
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của kích cở bịch nuôi cấy đối với sự phát triển của
cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
Nghiệm
thức
GTTLT
(mg/cây)
GTTLK
(mg/cây)
CCC
(mm/cây)
KTL
(mm/cây)
SR
S11 269.3
C
22.43
B
40.00 13.17
B
11.83
B
S14 325.3
B
26.03
B
41.75 14.42
AB
15.67
B
S20 481.9
A
33.77
A
43.83 15.83
A 20.00
A
Khác biệt * * * * NS * * * *
CV (%) 1.9 % 9.19 % 5.88 % 3.45 % 8.54 %
Qua kết quả thu được ở Bảng 4.4, các chỉ tiêu về gia tăng trọng lượng tươi, gia
tăng trọng lượng khô, kích thước lá, số rễ có sự khác biệt rất có ý nghĩa. Trong đó
nghiệm thức S20 cho kết quả cao nhất, kế đến là S14 và thấp nhất là S11.
Ở chỉ tiêu chiều cao cây, cũng cho kết quả tương tự.Tuy nhiên không có sự
khác biệt về mặt thống kê giữa các nghiệm thức chiếu theo chỉ tiêu này.
Có thể biện luận như sau: Khi tăng kích cở bịch nuôi cấy, thể tích khí CO2 trong
bịch nuôi cấy cũng tăng theo. Do cây được nuôi trong điều kiện ánh sáng tự nhiên, có
cường độ ánh sáng tương đối cao, sự gia tăng thể tích khí CO2 này, cùng với sự hấp
thu lượng CO2 từ môi trường bên ngoài, giúp đảm bảo lượng CO2 dồi dào ngay cả
trong suốt thời gian chiếu sáng. Do đó, cây phát huy được tối đa khả năng quang hợp.
Chính vì vậy, các chỉ tiêu tăng trưởng của cây ở nghiệm thức S20 tỏ ra vượt trội so với
các nghiệm thức khác.
Kết luận sơ bộ: Kết quả của thí nghiệm này cho thấy có thể sử dụng bịch có
kích cở lớn trong nuôi cấy quang tự dưỡng để nâng cao hơn nữa chất lượng cây giống.
Ngoài ra, có thể thấy rằng kích cở bịch lớn còn giúp tăng số lượng mẫu nuôi cấy/ bịch,
qua đó giảm được công lao động và một số chi phí nguyên vật liệu khác.
51
Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây)
269.3
325.3
481.9
0
100
200
300
400
500
600
S11 S14 S20
S11 S14 S20
Biểu đồ 4.16. Ảnh hƣởng của kích cở bịch lên sự gia tăng trọng lƣợng tƣơi
của cây Cúc in vitro
2022.43
40
11.83
13.17
26.03
41.75
15.6714.42
33.77
43.83
15.83
0
10
20
30
4
50
GTTLK
(mg/cây)
CCC (mm/cây) KTL (mm/lá) SR
S11 S14 S20
Biểu đồ 4.17. Ảnh hƣởng của kích cở bịch lên sự gia tăng trọng lƣợng khô,
chiều cao cây, kích thƣớc lá và số rễ của cây Cúc in vitro
52
Hình 4.6. Ảnh hƣởng của kích cở bịch lên sự tăng trƣởng của cây in vitro
4.5. Thí nghiệm 5: Ứng dụng phƣơng pháp quang tự dƣỡng trong sản xuất
giống Cúc đại trà
Kết quả Thí nghiệm 4 đã chứng minh tốc độ sinh trưởng của cây quang tự dưỡng
tỷ lệ thuận với kích cở bịch nuôi cấy. Trong quá trình thí nghiệm chúng tôi nhận thấy
mô hình nuôi cấy quang tự dưỡng chỉ thật sự có hiệu quả tối ưu ở giai đoạn đưa cây ra
vườn ươm hoặc ngoài đồng ruộng. Bên cạnh đó, sự vô trùng chỉ có ý nghĩa tương đối.
Với mục đích sản xuất một số lượng lớn cây giống với tốc độ nhanh, có giá thành rẻ
mà vẫn đảm bảo được chất lượng cây giống. Chúng tôi đã thực hiện thí nghiệm này,
kết quả được trình bày trong Bảng 4.5.
53
Bảng 4.5. Các chỉ tiêu tăng trƣởng của cây in vitro trong thí nghiệm nhân
giống đại trà
Nghiệm thức
GTTLT
(mg/cây)
CCC
(mm/cây)
KTL (mm/lá) SR
ĐC 1
ĐC 2
P0-0
P1-10
P1-15
P2-10
P2-15
224,7
C
147,8
C
172,2
C
354,2
B
333,9
B
453,5
A
454,2
A
69,07
A
34,6
C
35,43
BC
40,07
BC
38,17
BC
40,93
B
40,47
B
8,4
D
13,7
BC
12,57
C
14.27
ABC
14,77
AB
15,73
A
15,97
A
9,87
C
7,13
D
7,23
D
11,0
C
11,47
BC
13,27
AB
14,37
A
Khác biệt * * * * * * * *
CV (%) 10,77 % 5,5 % 5,19 % 7,22 %
Kết quả nhận được cho thấy, ở nghiệm thức cây dị dưỡng trong túi nylon 12cm x
18cm (ĐC 1) cho kết quả chiều cao cây cao nhất (69,07mm/cây) và kích thước lá nhỏ
nhất (8,4mm/lá). Kết quả này đã được lý giải ở thí nghiệm 2.
Ở nghiệm thức cây vỉ xốp có 2 lỗ thông khí – kích thước lỗ 15cm x 3cm (P2-15)
cho gia tăng trọng lượng tươi (454,2 mg/cây), kích thước lá (15,97mm/lá) và số rễ
(14,37 rễ/cây) cao nhất. Các chỉ tiêu này có sự khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm
thức ĐC 1, ĐC 2, và cây vỉ xốp 0 lỗ thông khí (P0-0). Điều đó chứng tỏ kích cở bịch và
kích thước lỗ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây. Việc sử dụng kích cở bịch lớn
giúp cây sinh trưởng, phát triển tốt. Điều này đã được ghi nhận ở thí nghiệm 4. Trong
thí nghiệm 1 chúng tôi đã chứng minh về sự ảnh hưởng của sự thông khí đối với sự
sinh trưởng của cây quang tự dưỡng. Cây quang tự dưỡng sống trong tình trạng không
có sự trao đổi khí với môi trường bên ngoài, hoặc có sự trao đổi khí quá mức sẽ ảnh
hưởng đến hoạt động sinh lý bình thường của cây. Trong thí nghiệm này cây vỉ xốp
được nuôi cấy trong điều kiện bán vô trùng và được tưới nước bổ sung 10 ngày/lần. Vì
vậy nghiệm thức P2-15 có kích thước lỗ lớn nhất nhưng sự tăng trưởng của cây vẫn cho
kết quả tốt nhất.
54
Ở nghiệm thức cây quang tự dưỡng trong túi nylon, kích cở 12cm x 18cm (ĐC 2)
cho gia tăng trọng lượng tươi (147,8 mg/cây), chiều cao cây (34,6mm/cây) và số rễ
(7,13 rễ/cây) thấp nhất. Điều này được lý giải như sau: ở nghiệm thức ĐC 2 cây chủ
yếu sử dụng nguồn CO2 từ môi trường bên ngoài để quang hợp. Do kích cở bịch nhỏ
(lượng CO2 dự trữ trong bịch thấp), cây được cấy với mật độ dày (10 cây/bịch), không
gian nuôi cấy bị hạn chế nên có sự cạnh tranh dinh dưỡng và lượng CO2. Qua đó phần
nào ức chế sự sinh trưởng của cây. Ngoài ra, cây được nuôi cấy ở điều kiện ánh sáng
tự nhiên, nên sự sinh trưởng của cây phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện ngoại cảnh bên
ngoài. Thí nghiệm này được thực hiện vào thời điểm diễn ra mưa nhiều. Do vậy,
cường độ ánh sáng tương đối thấp hơn so với các thí nghiệm trước. Nên phần nào hạn
chế sự quang hợp và sinh trưởng của cây. Kết quả là cây có sự gia tăng trọng lượng
tươi và số rễ thấp nhất.
Kết luận sơ bộ: Trong thí nghiệm sử dụng vỉ xốp đậy lồng nylon để sản xuất
giống Cúc đại trà. Lồng nylon có 2 lỗ, mỗi lỗ dán 2 lớp giấy báo, kích thước mỗi lỗ
15cm x 3cm là thích hợp nhất.
Việc sử dụng lồng nylon trong nhân giống Cúc góp phần giảm bớt các chi phí
trong phòng thí nghiệm. Cây nuôi quang tự dưỡng ở thí nghiệm này vẫn duy trì được
tình trạng non trẻ hơn so với cây đưa thẳng ra đất. Do đó hệ số nhân của cây nuôi cấy ở
hệ thống trên sẽ cao hơn rất nhiều lần so với cây đưa ra ngoài vườn ươm. Ngoài ra cây
được nuôi cấy ở từng lỗ riêng biệt nên không có sự cạnh tranh dinh dưỡng. Các cây
này khi đưa ra vườn ươm, bộ rễ không bị tổn hại do vẫn còn được giữ nguyên bộ rễ.
Gia tăng trọng lượng tươi (mg/cây)
224.7
147.8 172.2
354.2 333.9
453.5 454.2
0
100
200
300
400
500
ĐC 1 ĐC 2 P (0-0) P (1-10) P (1-15) P (2-10) P (2-15)
Biểu đồ 4.18. Chỉ tiêu gia tăng trọng lƣợng tƣơi trong mô hình nhân giống
Cúc đại trà
55
Chiều cao cây (mm/cây)
69.07
34.6 35.43
40.07 38.17 40.93 40.47
0
10
20
30
40
50
60
70
80
ĐC 1 ĐC 2 P (0-0) P (1-10) P (1-15) P (2-10) P (2-15)
Biểu đồ 4.19. Chỉ tiêu chiều cao cây trong mô hình nhân giống Cúc đại trà
Kích thước lá (mm/lá)
8.4
13.7
12.57
14.27 14.77
15.73 15.97
0
5
10
15
20
ĐC 1 ĐC 2 P (0-0) P (1-10) P (1-15) P (2-10) P (2-15)
Biểu đồ 4.20. Chỉ tiêu kích thƣớc lá trong mô hình nhân giống Cúc đại trà
Số rễ
9.87
7.53 7.23
11 11.47
13. 7
14.37
0
5
10
15
20
ĐC 1 ĐC 2 P (0-0) P (1-10) P (1-15) P (2-10) P (2-15)
Biểu đồ 4.21. Chỉ tiêu số rễ trong mô hình nhân giống Cúc đại trà
56
Hình 4.7. mô hình nuôi cấy quang tự dƣỡng trong sản xuất giống Cúc đại trà
Hình 4.8. Cây quang tự dƣỡng vỉ xốp đƣợc bao bằng lồng nylon, có 2 lỗ
thông khí, mỗi lỗ có kích thƣớc 15cm x 3cm, đƣợc dán bởi 2 lớp giấy báo
Hình 4.9. Cây quang tự dƣỡng vỉ xốp đƣợc bao bằng lồng nylon 0 có lỗ thông khí
57
Hình 4.10. Cây dị dƣỡng và quang tự dƣỡng nuôi cấy trong túi nylon
Hình 4.11. Cây ở các nghiệm thức khác nhau trong thí nghiệm
Hình 4.12. cây quang tự dƣỡng từ vỉ xốp còn giữ nguyên bộ rễ khi đƣa ra vƣờn ƣơm
58
4.6. Thí nghiệm 6: Khảo sát ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy đối với sự phát
triển của cây hoa Cúc ở giai đoạn vƣờn ƣơm
Sau 20 ngày tại vườn ươm, kết quả về sự sinh trưởng của cây ở hai hệ thống dị
dưỡng và quang tự dưỡng được thể hiện như sau:
Bảng 4.6. ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy đối với sự phát triển của
cây hoa Cúc ở giai đoạn vƣờn ƣơm
Nghiệm
thức
TLS (%)
GTTLT
(mg/cây)
GTCCC
(mm/cây)
KTL
(mm/lá)
DD
QTD
92,5
100
784,01
B
1629,95
A
20,84
B
37,18
A
21,06
B
35,13
A
Khác biệt NS * * * * * *
CV (%) 7,03 % 15,49 % 14,9 % 10,16 %
Qua kết quả Bảng 4.6 cho thấy: Tỷ lệ sống của cây có nguồn gốc quang tự dưỡng
(QTD) đạt 100 %, trong khi tỷ lệ sống ở cây có nguồn gốc dị dưỡng (DD) chỉ đạt 92,5 %.
Tỷ lệ sống của cây dị dưỡng kém là do ở giai đoạn in vitro, cây dị dưỡng có
những bất thường về sinh lý như hiện tượng thủy tinh thể, cây thụ động trong quá trình
quang hợp, kích thước lá nhỏ, lớp cutin trên bề mặt lá bị giới hạn, khí khổng hoạt động
bất bình thường. Sự ghi nhận này cũng đã được trình bày ở thí nghiệm 2. Kết quả là cây
bị mất nước nhanh chóng khi chuyển ra giai đoạn ex vitro. Tỷ lệ sống của cây dị dưỡng
kém hơn cây quang tự dưỡng đã được chứng minh trên cây cà phê, hông, neem…
(Nguyễn Thị Quỳnh, 2005), dâu tây (Fujiwara và cộng sự, 1988), khoai tây, khoai lang
(Heo và Kozai, 1999).
Cây có nguồn gốc quang tự dưỡng cho các chỉ tiêu tăng trưởng tốt hơn cây có
nguồn gốc dị dưỡng.
Sự gia tăng trọng lượng tươi, gia tăng chiều cao cây và kích thước lá của cây có
nguồn gốc quang tự dưỡng đều lớn hơn cây có nguồn gốc dị dưỡng.
Ở giai đoạn in vitro, chiều cao cây ở cây dị dưỡng tỏ ra vượt trội so với cây quang tự
dưỡng. Trái lại, ở giai đoạn ex vitro, cây quang tự dưỡng có sự gia tăng chiều cao cây
lớn hơn rất nhiều so với cây dị dưỡng. Sự gia tăng chiều cao cây, trọng lượng tươi và
số rễ nói lên mức độ sinh trưởng, phát triển của cây, khả năng hấp thu, tích lũy vật
chất, vận chuyển dinh dưỡng cũng như khả năng hấp thụ ánh sáng để quang hợp. Kết
59
quả trên chứng tỏ cây dị dưỡng phải trải qua quá trình thích nghi kéo dài hơn so với
cây quang tự dưỡng
Kết luận sơ bộ: ở cây có nguồn gốc quang tự dưỡng, hoạt động quang hợp của
cây đã hình thành trong quá trình nuôi cấy. Cây có kích thước lá lớn, lớp cutin trên bề
mặt lá tương đối dày, hoạt động khí khổng diễn ra bình thường, số rễ nhiều, Do đó, khi
đưa cây ra vườn ươm, cây dễ dàng thích nghi với điều kiện tự nhiên.
Gia tăng trọng lượng tươi
(mg/cây)
784.01
1629.95
0
500
1000
1500
2000
DD QTD
Biểu đồ 4.22. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy lên sự gia tăng trọng
lƣợng tƣơi của cây Cúc ngoài vƣờn ƣơm
92.5
100
37.18 35.13
21.0620.84
0
20
40
60
80
100
120
TLS (%) GTCCC
(mg/cây)
KTL (mm/lá)
DD
QTD
Biểu đồ 4.23. Ảnh hƣởng của phƣơng pháp nuôi cấy đến tỷ lệ sống, sự
gia tăng chiều cao cây và kích thƣớc lá của cây Cúc ngoài vƣờn ƣơm
60
Hình 4.13. Cây quang tự dƣỡng ngày thứ nhất ở vƣờn ƣơm
Hình 4.14. Cây dị dƣỡng ngày thứ nhất ở vƣờn ƣơm
61
Hình 4.15. Cây quang tự dƣỡng ngày thứ 20 ở vƣờn ƣơm
Hình 4.16. Cây dị dƣỡng ngày thứ 20 ở vƣờn ƣơm
Hình 4.17. Cây dị dƣỡng và quang tự dƣỡng ngày thứ 20 ở vƣờn ƣơm
62
4.7. Tính toán sơ bộ chi phí cây Cúc in vitro của các loại hình nuôi cấy
- Giá trị giao dịch của cây Cúc in vitro nuôi cấy theo phương pháp dị dưỡng trong
bình thủy tinh (dung tích 300 ml) được dùng làm tiêu chuẩn.
- Giá trị giao dịch của một cây Cúc cấy mô tiêu chuẩn tại Đà Lạt là: 500đ/cây.
- Các chi phí ở các loại hình nuôi cấy được tính toán trên 1000 cây.
- Tổng giá trị giao dịch của 1000 cây là: 500.000đ.
- Các chi phí được liệt kê dưới đây là những chi phí có thể tính toán được một
cách tương đối giữa các hệ thống. Những vật liệu được sử dụng cố định hoặc có
thể tái sử dụng như: bình thủy tinh, vỉ xốp, giá nuôi cây... hoặc các yếu tố khác
như: mặt bằng, trang thiết bị, vốn đầu tư... không được tính đến.
4.7.1. Chi phí trong việc sử dụng bình thủy tinh
Bảng 4.7. Chi phí trong việc sử dụng bình thủy tinh
Mục chi Đơn giá Lượng sử dụng
Thành tiền
(VNĐ)
Công pha môi trường,
quấn nút bông, rửa chai
40.000 đ/ngày 1 ngày 40.000
Agar 180.000 đ/kg 40 g 7.200
Đường 12.000 đ/kg 150 g 1.800
Điện thanh trùng 2.000 đ/KWh 6 KWh 12.000
Cồn 12.000 đ/l 0,5 l 6.000
Công cấy 40.000 đ/ngày 1,67 ngày 66.800
Điện thắp sáng trong 21 ngày 2.000 đ/KWh 67,2 KWh 134.400
Tổng chi phí 268.200
Ghi chú:
- Mỗi bình thủy tinh được cấy với mật độ 10 mẫu/bình. Nên tổng số chai được sử
dụng là 100 chai.
- Mỗi lít môi trường được dùng cho 20 chai.
- Lượng agar sử dụng cho 1 lít môi trường: 8 g/l.
- Lượng đường sử dụng cho 1 lít môi trường là: 30 g/l.
- Công cấy: 60 chai/ngày.
- Điện thắp sáng: sử dụng 4 bóng đèn, mỗi bóng có công suất 40W, thắp 16
giờ/ngày, trong 21 ngày.
63
4.7.2. Chi phí trong việc sử dụng túi nylon kích cở nhỏ, nuôi cấy theo phƣơng
pháp dị dƣỡng.
Bảng 4.8. Chi phí trong việc sử dụng túi nylon kích cở nhỏ, nuôi cấy theo phƣơng
pháp dị dƣỡng.
Mục chi Đơn giá Lượng sử dụng Thành tiền (VNĐ)
Túi nylon 50 đ/túi 100 5.000
Agar 180.000 đ/kg 40 g 7.200
Đường 12.000 đ/kg 150 g 1.800
Điện thanh trùng 2.000 đ/KWh 6 KWh 12.000
Công rót môi trường 40.000 đ/ngày ½ ngày 20.000
Công cấy 40.000 đ/ngày 1,25 ngày 50.000
Cồn 12.000 đ/l 0,25 l 3.000
Điện thắp sáng trong 21 ngày 2.000 đ/KWh 33,6 KWh 67,200
Tổng chi phí 166.200
Ghi chú:
- Mỗi túi nylon được cấy với mật độ 10 mẫu/bịch. Nên tổng số bịch được sử dụng
là 100 bịch.
- Mỗi lít môi trường được dùng cho 20 bịch.
- Lượng agar sử dụng cho 1 lít môi trường: 8 g/l.
- Lượng đường sử dụng cho 1 lít môi trường là: 30 g/l.
- Công cấy: 80 bịch/ngày
- Điện thắp sáng: sử dụng 2 bóng đèn, mỗi bóng có công suất 40W, thắp 16
giờ/ngày, trong 21 ngày.
64
4.7.2. Chi phí trong việc sử dụng túi nylon kích cở nhỏ, nuôi cấy theo phƣơng
pháp quang tự dƣỡng
Bảng 4.9. Chi phí trong việc sử dụng túi nylon kích cở nhỏ, nuôi cấy theo phƣơng
pháp quang tự dƣỡng
Mục chi Đơn giá Lượng sử dụng
Thành tiền
(VNĐ)
Túi nylon 50 đ/túi 100 5.000
Công dán lỗ thông khí 50 đ/túi 100 5.000
Điện thanh trùng 2.000 đ/KWh 6 KWh 12.000
Đất sạch 700 đ/kg 3 kg 2.100
Công đưa môi trường vào bịch 40.000 đ/ngày ½ ngày 20.000
Công cấy 40.000 đ/ngày 2 ngày 80.000
Cồn 12.000 đ/l 0,5 l 3.000
Điện thắp sáng trong 21 ngày 2.000 đ/KWh 1680 KWh 3.360
Tổng chi phí 130.460
Ghi chú:
- Mỗi túi nylon được cấy với mật độ 10 mẫu/bịch. Nên tổng số bịch được sử dụng
là 100 bịch.
- Đất sạch và môi trường được trộn với tỷ lệ: 1:1,5
- Mỗi kg đất sạch được sử dụng cho 35 bịch.
- Công cấy: 50 bịch/ngày
- Điện thắp sáng: sử dụng 1 bóng đèn có công suất 18W, thắp bổ sung 4giờ/ngày,
trong 21 ngày.
65
4.7.3. Chi phí trong việc sử dụng túi nylon kích cở lớn, áp dụng phƣơng pháp
quang tự dƣỡng trong sản xuất giống Cúc đại trà
Bảng 4.10: Chi phí trong việc sử dụng túi nylon kích cở lớn, áp dụng phƣơng
pháp quang tự dƣỡng trong sản xuất giống Cúc đại trà
Mục chi Đơn giá Lượng sử dụng
Thành tiền
(VNĐ)
Túi nylon 1.000 đ/bịch 12 12.000
Công dán lỗ thông khí, làm
lồng nylon, đưa môi trường
vào vỉ, cấy các mẫu cấy
40.000 đ/ngày 1 ngày 40.000
Đất sạch 700 đ/kg 7,2 kg 5040
Điện thắp sáng trong 21 ngày 2.000 đ/KWh 1680 KWh 3.360
Tổng chi phí 60.400
Ghi chú:
- Sử dụng vỉ xốp 84 lỗ. Nên tổng số vỉ xốp được sử dụng là 12 vỉ.
- Đất sạch và môi trường được trộn với tỷ lệ: 1:1,5
- Mỗi kg đất sạch được dùng cho 140 lỗ.
- Điện thắp sáng: sử dụng 1 bóng đèn có công suất 18W, thắp bổ sung 4giờ/ngày,
trong 21 ngày.
Kết luận sơ bộ: Từ Bảng tính toán chi phí trên, chúng tôi tính được giá trị giao
dịch của một cây Cúc cấy mô ở từng loại hình nuôi cấy như sau:
- Cây dị dưỡng nuôi cấy trong bình thủy tinh: 500 đ/cây (tiêu chuẩn).
- Cây dị dưỡng nuôi cấy trong túi nylon:
(500.000 đ – 268.200 đ + 166.200 đ)/1000 cây = 398 đ. Giá thành thấp hơn tiêu
chuẩn là: 100 – (398 x 100)/500 = 20,4%.
- Cây quang tự dưỡng nuôi cấy trong túi nylon:
(500.000 đ – 268.200 đ + 130.460 đ)/1000 cây = 362 đ. Giá thành thấp hơn tiêu
chuẩn là: 100 – (362 x 100)/500 = 27,6 %.
- Cây quang tự dưỡng nuôi cấy trong các lồng nylon có kích cở lớn:
(500.000 đ – 268.200 đ + 60.400 đ)/1000 = 292 đ. Giá thành thấp hơn tiêu chuẩn
là: 100 – (292 x 100)/500 = 41,6 %.
66
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận
Căn cứ vào kết quả của các thí nghiệm tiến hành trong đề tài nghiên cứu nhỏ
này, chúng tôi rút ra được một số nhận xét và kết luận kỹ thuật như sau:
Về nhận xét
- Cây giống Cúc sản xuất qua phương pháp nuôi cấy quang tự dưỡng luôn có chất
lượng, khả năng sinh trưởng và tỷ lệ sống sót vườn ươm cao hơn hẳn cây có
nguồn gốc dị dưỡng.
- Giá thành sản xuất cây quang tự dưỡng là thấp hơn cây dị dưỡng khoảng từ
27,6 % – 41,6 %.
Về kết luận kỹ thuật
- Sự thông thoáng khí thích hợp cho các túi nylon là: sử dụng túi nylon có 1 lỗ thông
khí. Lỗ thông khí được dán bởi 2 lớp giấy báo, có kích thước lỗ là 1cm x 3cm. Ở
mức độ thông thoáng khí này, đảm bảo cho cây sử dụng có hiệu quả nguồn CO2
lấy từ môi trường bên ngoài và vẫn duy trì được ẩm độ trong môi trường nuôi cấy.
- Sử dụng ánh sáng tự nhiên có thắp bổ sung ánh sáng đèn giúp cây sinh trưởng tốt
hơn, cây có khả năng quang hợp mạnh. Đồng thời vẫn duy trì được sự sinh trưởng
sinh dưỡng của cây.
- Giá thể tốt nhất được dùng trong nuôi cấy quang tự dưỡng là xơ dừa và đất sạch.
Đây là những nguồn nguyên liệu rẻ tiền.Tùy thuộc vào nguồn nguyên liệu ở từng
địa phương mà chúng ta có thể lựa chọn một trong hai loại nguyên liệu trên.
- Kích cở bịch càng lớn, cây vừa có thể sử dụng nguồn CO2 dự trữ trong bịch, vừa
sử dụng nguồn CO2 lấy từ môi trường bên ngoài. Vì vậy sự sinh trưởng của cây tỷ
lệ thuận với kích cở bịch.
- Cây được nuôi cấy đại trà với số lượng lớn trên các vỉ xốp phủ bằng lồng nylon có
kích cở lớn, ở điều kiện bán vô trùng, sinh trưởng tốt và vẫn duy trì được tính trẻ
của cây. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc sản xuất cây cấy mô có chất lượng
tốt và giá thành rẻ. Mức độ thông khí thích hợp cho các lồng nylon có kích cở lớn
là: 2 lỗ thông khí, mỗi lỗ được dán 2 lớp giấy báo, có kích thước lỗ là 15cm x 3cm.
67
- Tại vườn ươm, cây quang tự dưỡng lấy từ các vỉ xốp bao phủ bằng lồng nylon (có
lỗ thông khí) sinh trưởng và phát triển tốt hơn cây dị dưỡng lấy từ các túi nylon có
kích cở nhỏ. Tỷ lệ sống của cây quang tự dưỡng cũng cao hơn so với cây dị dưỡng
(100 % so với 92,5 %).
5.1. Đề nghị
- Tiếp tục áp dụng mô hình nhân giống quang tự dưỡng cho các giống Cúc và các
loại cây trồng có giá trị kinh tế khác.
- Tiếp tục cấy chuyền cây quang tự dưỡng trong các lồng vỉ xốp và theo dõi sự
sinh trưởng của chúng qua các thế hệ.
- Tiếp tục nghiên cứu cường độ ánh sáng thích hợp cho sự sinh trưởng của cây
quang tự dưỡng.
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu Tiếng Việt
1. Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc, 2003. Công nghệ mới trồng hoa cho thu
nhập cao – cây hoa Cúc. Nhà xuất bản Lao Động – Xã Hội.
2. Hội nghị tổng kết NCCB trong KHTN khu vực phía nam năm 2005. Tuyển tập
các báo cáo NCCB trong KHTN. 42 – 46.
3. Nguyễn Xuân Linh, 1998. Hoa và kỹ thuật trồng Hoa. Viện Khoa Học Kỹ thuật
Việt Nam. Nhà xuất bản nông nghiệp.
4. Nguyễn Quang Thạch và Đặng Văn Đông, 2002. Cây hoa Cúc và kĩ thuật
trồng. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội.
5. Trần Văn Minh, 2003. Công nghệ sinh học thực vật. Giáo trình cao học –
nghiên cứu sinh. Viện sinh học nhiệt đới. Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ
quốc gia.
6. Nguyễn Văn Uyển, 1996. Những phương pháp công nghệ sinh học thực vật -
tập II. Nhà xuất bản nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh, trang 82 – 85.
7. Trần Thị Dung, 2005. Bài giảng nuôi cấy mô tế bào thực vật. Trường Đại Học
Nông Lâm TPHCM.
8. Bùi Trang Việt, 2000. Sinh lí thực vật đại cương. NXB Đại Học Quốc Gia TP.
Hồ Chí Minh.
Tài liệu nƣớc ngoài
9. Reid MS.,1987. Ethylene in plant growth and development. In: plant Hormones
and Their Role in Plant Growth and Development, Martinus Nijhoff Publ. Dordrecht,
Boston, Lancaster 257-279.
10. Desjardins Y., 1995. Carbon nutrition in vitro regulation and manipulation of
carbon assimilation in micropropagated systems. In: automation and environmental
control in plant tissue culture. Aitken-Christie J, Kozai T, Smith ML (eds.), Kluwer
Academic Publishers, the Netherland 441-471.
69
11. Kozai T., Afreen F., Zobayed S.M.A.., 2005. Photoautotrophic
mircopropagation as a new propa-gation system and closer transplant production sys-
tems. Sprenger, Dordrecht, The Netherlands, 354 pp.
12. Hdider C, Desjardins Y., 1994. Effects of sugar on photosynthesis and
phsphoenolpyruvate carbocilase activity on in vitro cultured strawberry plantlets.
Plant Cell Tiss. Org. Cult. 36: 27-33.
13. Kozai T, Iwanami Y., 1988. Effects of CO2 enrichment and sucrose
concentration under high photon on fluxes on plantlet growth of carnation (Dianthus
caryophyllus L.) in tissue culture during the propagation stage. J. Jpn. Soc. Hortic.
Sci. 57:279-288.
14. Fujiwara K, Kozai T., 1995. Control of environmetal factors plantlet production
with some mathematical simolation. In: Proc. Intl. Symp. Ecophysiology and
photosynthetic in vitro cultures.
15. Tanaka M, Fujiwara K and Kozai T.,1992. Effects of relative in the cultuer
vevvel on the growth and shoot a longation of Potato (Solanum tuberrosum) plantlets
in vitro. J. Japan Soc. Hort. Sci., 62(2): 413-417.
16. Nguyen Q.T and Kozai T., 1998. Environmental control and its effects on the
growth of plantlets in micropropation. Environ. Control in Biol., 36(2): 59-57.
17. Robets, Smit E.F, Horan I, Walker S, Matthews D and Mottley J.,1994. Stage
III techniques for improving water relations and autotrophy in micropropagated plant.
In: Lumsdem, P.J.,JR. Nicolas and W.T. Davies. (eds). Physiology, grewth and
development of Publishers, Dordrecht, the Nerthends.
18. Fujiwara K, and Kozai T., 1995. Control of environmental factors for plantlet
production with some mathematical simulation. In Care, f. and P. Chagvardieff. (eds.)
Pro. Intl. Symp. Ecophysiology and photosynthetic in vitro cultures. CEA cadarache,
Cedex, France.
19. Quynh NT, Kozai T, Nguyen KL, Nguyen UV, 1999. Photoautotrophic
Micropropagation of tropical plants. In: Plant Biotechnology and In vitro Biology in
the 21
st
Century. Proc. 9
th
Intl. Congr. Of IAPTC, 14-19 June, 1998 Jerusalem. Israel.
Kluwer Academic Publishers, Dordecht, The Netrerlands 659 – 662.
70
20. Nguyen Q.T, and Kozai T and U.V. Nguyen U.V., 1999. Effects of sucrose
concentration, supporting material and number of air exchanges of the vessel on the
growth of in vitro coffee plantlets. Plant Cell. Tissue and Organ Culture 58: 51-57.
21. Niu G and Kozai T., 1998. Simulation of CO2 conccentration the culture vessel
and growth of plantlets in micropropation. Crop Models in Protected Cultivation, Ed.
L.F.M. Marcelis. Acta. Hort.
22. Willmer EN, 1966. Cell and tissue in culture, Methods, Biology and Physiology
3: 1-825.
23. Zobayed SMA, Aftenn F, Kozai T., 2000. Quality biomass Production via
photoautotrophic micropropagation. Acta Hort.
24. Kozai T., 1991. Photoautotrophic micropropagation. In vitro Cell Bio. Dev. 27:
47-51.
25. . Kozai T., 1996. Environmental control and effects in transplant production
under artificial light. J. Kor. Soc. Hort. Cont. Sci., 114(2): 12-16.
26. Fujiwara K, Kozai T, Watanabe I., 1998. Development of a photoautotrophic
tissue culture system for shoots and/or plantlets as rooting and acclimatization stages.
Acta Hort. 230: 153-158.
27. Heo J. and Kozai T., 1999. Forced ventilation micropropagation system for
enhancing photosynthesis, growth, and development of Sweetpotato plantlets. Environ.
Control in Biol., 37(1): 83-92.
28. Woodward S., Thomson R.J. and Neale W., 1991. Observasions on the
propafation of carnivorous plant by in vitro culture. Newsletter Int. Plant Pro. Soc.
Spring.
29. Leshem B and Sachs F.,1985. Vitrified Dicurthus. Ann. Bot. S6, 613-617.
Tài liệu từ internet
30.
ry_of_physiology_of_photosynthesis/images/Posp%C3%AD%C5%A1ilov%C3
%A1%25201999%2520Acclimatization%2520of%2520micropropagated%252
0plants.pdf+photoautotrophic+chrysanthemum+filetype:pdf&hl=vi&gl=vn&ct=
clnk&cd=5&lr=lang_en
71
31.
32.
guidelines/flowers/Chrysanthemum/propagation.htm
33.
fo/Archives/culture.htm+greenhouse+propagation+of+chrysanthemum&hl=vi&
gl=vn&ct=clnk&cd=4
34.
35.
72
PHỤ LỤC
Các thành phần của môi trường MS cơ bản
Nguyên tố Nồng độ (mg/l)
Nguyên tố đa
lƣợng
CaCl2 440
KNO3 1900
KH2PO4 170
NH4NO3 1650
MgSO4.7H2O 370
Nguyên tố vi
lƣợng
CoCl2.6H2O 0,025
CuSO4.5H2O 0,025
H3BO3 6,2
KI 0,83
MnSO4.H2O 22.3
Na2MoO4.H2O 0,25
ZnSO4.H2O 8,6
Fe – EDTA
FeSO4.7H2O 27,8
Na2EDTA.2H2O 37,3
Vitamine &
aminoacid
Glycine 2
Myo-Inositol 100
Nicotinic acid 0,5
Pyridoxine HCl 0,5
Thiamine-HCl 0,1
Các thành phần
khác
Đường 30 g/l
Agar 8 g/l
pH môi trường 5,7 – 5,8
73
Thí nghiệm 1: Ảnh hƣởng của sự thông khí đối với sự sinh trƣởng phát triển
của cây Cúc in vitro trong điều kiện quang tự dƣỡng
Bảng phân tích biến lƣợng về gia tăng trọng lƣợng tƣơi
BẢNG KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ANOVA
A N A L Y S I S O F V A R I A N C E T A B L E
Degrees of Sum of Mean
Freedom Squares Square F-value Prob.
---------------------------------------------------------------------------
Between 24 349666.402 14569.433 103.114 0.0000
Within 50 7064.735 141.295
---------------------------------------------------------------------------
Total 74 356731.136
Coefficient of Variation = 8.20%
BẢNG KẾT QUẢ TRUNG BÌNH CÁC NGHIỆM THỨC
1 Number Sum Average SD SE
------------------------------------------------------------------
1 3.00 318.500 106.167 18.41 6.86
2 3.00 338.800 112.933 11.70 6.86
3 3.00 644.200 214.733 7.03 6.86
4 3.00 608.500 202.833 27.42 6.86
5 3.00 745.800 248.600 8.05 6.86
6 3.00 673.700 224.567 10.30 6.86
7 3.00 342.600 114.200 5.66 6.86
8 3.00 247.300 82.433 17.66 6.86
9 3.00 104.700 34.900 2.82 6.86
10 3.00 426.800 142.267 3.46 6.86
11 3.00 493.300 164.433 7.88 6.86
12 3.00 468.100 156.033 7.10 6.86
13 3.00 242.200 80.733 11.08 6.86
14 3.00 388.400 129.467 5.63 6.86
15 3.00 472.500 157.500 3.61 6.86
16 3.00 950.700 316.900 29.38 6.86
17 3.00 540.100 180.033 4.97 6.86
18 3.00 577.000 192.333 7.21 6.86
19 3.00 410.900 136.967 8.39 6.86
20 3.00 91.800 30.600 2.03 6.86
21 3.00 114.600 38.200 0.60 6.86
22 3.00 570.300 190.100 15.50 6.86
23 3.00
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TRAN PHUOC LINH -02126056.pdf