Tài liệu Luận văn Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------- ω ----------
PHẠM VĂN DŨNG
NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------- ω ----------
PHẠM VĂN DŨNG
NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế -Tài chính - Ngân hàng.
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2011
Mục Lục
Mở đầu ............................................................................................. ..1
CHƯƠNG I : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............. ..5
1.1. Các khái niệm về nợ và tăng trưởng kinh tề: ............................................ ..5
1.1.1 Nợ nước ngoài của quốc gia ..........................................
106 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1418 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------- ω ----------
PHẠM VĂN DŨNG
NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------- ω ----------
PHẠM VĂN DŨNG
NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế -Tài chính - Ngân hàng.
Mã số : 60.31.12
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Trang
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11 NĂM 2011
Mục Lục
Mở đầu ............................................................................................. ..1
CHƯƠNG I : KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC
NGHIỆM VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ .............. ..5
1.1. Các khái niệm về nợ và tăng trưởng kinh tề: ............................................ ..5
1.1.1 Nợ nước ngoài của quốc gia ...................................................................... . 5
1.1.2 Tăng trưởng kinh tế ................................................................................... ..5
1.1.3 Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế. ..................................... ...6
1.2 Giá trị tới hạn của nợ đối với tăng trưởng kinh tế .................................... ..8
1.3 Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu
nhập thấp ................................................................................................. .....9
1.3.1- Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài của IMF. .................. .... 9
1.3.2- Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của các quốc
gia vay nợ. ........................................................................................... ...10
1.4 Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế .......................................................................................... ...11
1.4.1- Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài........................................... ............,........11
1.4.2- Các nghiên cứu của tác giả trong nước. .......................................................... ....15
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT
NAM ................................................................................................................. ...18
2.1- Tổng quan về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 – 2010 ........ ...18
2.2- Những nguyên nhân làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam. ........... ...21
2.2.1- Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt thương mại :…………………….....21
2.2.1.1 Thâm hụt thương mại do chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm:……...22
2.2.1.2 Thâm hụt thương mại do đầu tư tăng quá cao:…………...…….....…22
2.2.1.3 Thâm hụt thương mại do đầu tư không hiệu quả…………....…........26
2.2.1.4 Thâm hụt thương mại do mức tiết kiệm thấp………………..............29
2.2.1.5 Thâm hụt thương mại do mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập
khẩu……………….…………………………………………...........30
2.2.2- Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt ngân sách :……………………...…31
2.2.3- Thâm hụt kép khuếch đại tác động đến nợ nước ngoài:……………….....33
2.3- Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam…...................................35
2.3.1- Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của
HIPCs………………………...………………………………………......35
2.3.2- Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước
ngoài của Việt Nam……………………………........………..............….36
2.3.3- Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính
sách quản lý nợ nước ngoài………………………………….............…..38
2.3.4- Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài trong tương lai…………...……... 39
2.3.5- Đánh giá rủi ro việc vay nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo
lãnh………………………………………..……………………...…........42
2.3.6- Đánh giá tính công bằng liên thế hệ trong quản lý và sử dụng nợ vay nước
ngoài tương lai…………………………………………...…………...... 44
2.3.7- Những bất cập về quản lý nợ nước ngoài hiện nay...…… ... …....…........45
CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC
NGOÀI ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-
2010 .................................................................................................................. . 47
3.1. Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài theo mô phỏng đường cong Laffer nợ
.......................................................................................................................... .47
3.2. Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam giai đoạn 1986-2010 ........................................................................ 48
3.2.1. Mô hình nghiên cứu. ............................................................................. 48
3.2.2. Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm. ............................... 50
3.2.3. Kết quả thực nghiệm. ............................................................................ 50
3.2.3.1 Các phân tích và kiểm định ban đầu. .............................................. 50
3.2.3.2 Phân tích cân bằng dài hạn-Phân tích đồng liên kết ........................ 52
3.2.3.3 Phân tích cân bằng ngắn hạn .......................................................... ......
56
3.2.4. Kết luận ................................................................................................ . 63
3.2.5. Hạn chế của mô hình định lượng ........................................................... . 64
CHƯƠNG IV : MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM. ........................................ . 65
4.1- Gắn kết quy mô nợ nước ngoài với tăng trưởng kinh tế ...................... . 65
4.2- Hướng đến cân đối tiết kiệm- đầu tư. ..................................................... . 66
4.3- Tăng cường quản lý việc vay nợ nước ngoài không được bảo lãnh…...... 68
4.4- Cải thiện thể chế và chính sách để hướng đến xây dựng một chiến lược
quản lý nợ thích nghi với bối cảnh hiện nay................................................... .. 69
4.5- Hoàn thiện cơ chế quản lý nợ nước ngoài: .............................................. . 72
KẾT LUẬN …..................................................................................................... 78
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO............ 79
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .
PHỤ LỤC 1.
PHỤ LỤC 2.
PHỤ LỤC 3.
PHỤ LỤC 4.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 : Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của MF..................................9
Bảng 1.2 : Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB.............................10
Bảng 1.3 : Một số nghiên cứu gần đây về mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế………..........……… ………..…………............14
Bảng 2.1 : Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư giai đoạn 2000-2009................…................22
Bảng 2.2 : Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư các thành phần kinh tế (theo giá thực tế)
giai đoạn 1999 – 2010..............................……...................................23
Bảng 2.3 : Cơ cấu đầu tư phân theo ngành giai đoạn 2005 – 2010...........…........25
Bảng 2.4: Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Châu Á - Giai đọan từ
2000 -2009..........................................................................................26
Bảng 2.5: Tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư và ICOR của Việt Nam, giai đoạn
1995-2010…………….............................................................. …….27
Bảng 2.6: Thâm hụt thương mại Việt Nam, giai đoạn 1995-2010.........……......31
Bảng 2.7: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2011F...........................…….........32
Bảng 2.8. Thâm hụt NSNN và cán cân thương mại Việt Nam, giai đoạn 2000 –
2010.............………….......................................................................33
Bảng 2.9 : Các tiêu chí đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của IMF và WB cho
HIPCs.................... ...........................................................................35
Bảng 2.10: Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam............................37
Bảng 2.11: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và thể chế theo tiêu chuẩn của
HIPCs. ................................................................................................39
Bảng 2.12: Dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của Chính phủ, tính
đến 31/12/2010...................................................................................40
Bảng 2.13: Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế (Giai
đoạn 2005-2010). ...............................................................................42
Bảng 2.14 : Tốc độ tăng nợ nước ngoài của quốc gia, khu vực công và không
được bảo lãnh, giai đoạn 2006-2010...................................................42
Bảng 3.1: Ma trận hệ số tương quan.....................................................................51
Bảng 3.2 :Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị........................................................51
Bảng 3.3 : Kiểm định wald mô hình 1..................................................................53
Bảng 3.4 : Kiểm định phần dư của mô hình (2)....................................................53
Bảng 3.5 : Hồi qui mô hình ECM với 2 bước trễ..................................................57
Bảng 3.6: Hồi qui mô hình ECM với 1 bước trễ..................................................59
Bảng 3.7 : Kết quả kiểm ý nghĩa thống kê mô hình ECM (Mô hình 1 bước trễ) .61
Bảng 3.8: Phần dư có phân phối chuẩn................................................................ 62
Bảng 3.9: Kiểm định wald mô hình ECM 1 bước trễ.......................................... 63
DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1 : Đường cong Laffter về nợ.................................................... …...............7
Hình 2.1: Nợ nước ngoài, dịch vụ nợ, GDP và tăng trưởng GDP.......... ............ 18
Hình 2.2 : Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (giá thực tế, tỷ đồng), giai
đoạn 1999 – 2010............................................................................... .23
Hình 2.3 : So sánh tỷ lệ đầu tư/GDP (%) của Việt Nam với các nước trong
khu vực châu Á, giai đoạn 2000-2009.............................. ...................24
Hình 2.4 : So sánh hệ số ICOR của các thành phần kinh tế.................................. 28
Hình 2.5 : Tỷ lệ tiết kiệm/GDP giai đoạn 1996- 2009 ....................... ...................29
Hình 2.6: Quan hệ tỷ lệ thâm hụt NSNN và cán cân thương mại, giai đoạn
2000 – 2010............................ ……………………………………..34
Hình 3.1 : Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP (2000) của Việt
Nam..………………………………………………………………....47
Hình 3.2. Đường biểu diễn giá trị dự báo và phần dư mô mình ECM dựa
trên phần dư phương pháp Engle-Granger (3).................................... 58
Hình 3.3. Đường biểu diễn giá trị dự báo và phần dư mô mình ECM, dựa
trên phần dư phương pháp Engle-Granger (4).....................................60
Hình 3.4. Kết quả kiểm định Histogram-Normality...............................................62
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ADB: Ngân hàng Phát triển châu Á
ADF: Augmented Dickey-Fuller
DN : Doanh nghiệp
DW: Durbin-Watson
ECM: Error correction model
EDT : Tổng nợ nước ngoài
EXP : Độ mở nền kinh tế
EUR: Đồng tiền chung Châu Âu
FDI: Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII: Đầu tư gián tiếp
GDP: Tổng sản phẩm quốc nội
GNP : Tổng sản phẩm quốc dân
GNI : Tổng thu nhập quốc dân
GSO: Tổng cục thống kê Việt Nam
HIPCs : Các nước nghèo gánh nặng
nợ
ICOR: Incremental Capital Output
Ratio
IMF: Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
INV : Đầu tư nội địa
JPY : Đồng Yên Nhật
M hoặc NK: Giá trị nhập khẩu.
MOF: Bộ Tài Chính
NHNN: Ngân hàng Nhà nước
NSNN: Ngân sách Nhà nước
ODA: Viện trợ chính thức không
hoàn lại
OLS : Phương pháp bình phương
bé nhất.
SRD : Quyền rút vốn đặc biệt
(Đồng tiền qui ước của một số
nước thành viên IMF)
TB: Cán cân thương mại
TDS : Tổng dịch vụ nợ hay nghĩa
vụ nợ
USD: Đô la Mỹ
VN: Việt Nam
WB: Ngân hàng Thế giới
WTO: Tổ chức Thương mại Thế
giới
EX hoặc XK: Giá trị xuất khẩu
XNK: Xuất nhập khẩu.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm qua, nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
điều đó không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên
ngoài. Để đạt được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn
hạn chế, các nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng
nhiều cách khác nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Vay nợ nước
ngoài bao gồm vay nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
có tính chất ưu đãi và vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Chính nguồn
vốn bổ sung từ bên ngoài đã giúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát
triển và chuyển sang phát triển bền vững.
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, khủng hoảng tiền tệ
luôn đe dọa các nền kinh tế, việc vay nợ nước ngoài luôn gắn với các rủi ro tài
chính qua các yếu tố tỷ giá, chi phí sử dụng nợ, lạm phát,… đây là vấn đề mà nhiều
nhà kinh tế đã cảnh báo. Khi nền kinh tế rơi vào tình trạng lạm phát cao, giá trị
đồng nội tệ ngày càng suy giảm so với ngoại tệ vay nợ, thì quy mô nợ và gánh nặng
trả nợ ngày càng lớn. Thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và sử dụng nợ kém
hiệu quả đã dẫn nhiều nước đến tình trạng “vạ nợ”, chìm đắm trong khủng hoảng
nợ. Như vậy, có thể xem nợ nước ngoài như là một “con dao hai lưỡi”, vừa giúp các
nước đang “thiếu vốn” tăng cường và đẩy mạnh phát triển kinh tế, ngược lại sẽ gây
ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế của nước vay nợ.
Để tìm hiểu vấn đề này, đã có các nghiên cứu trong nước về tác động của các biến
kinh tế vĩ mô đến tăng trưởng và phần nhiều nghiên cứu thuộc về nhóm nghiên cứu
định tính, một số ít nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng nhưng không có biến
trực tiếp giải thích mối quan hệ giữa nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế, chưa có
các nghiên cứu phân tích sâu nguyên nhân gia tăng nợ nước ngoài, kết hợp giữa
phân tích định tính và phân tích định lượng để giải thích tác động của nợ nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế. Để bổ sung cho vấn đề này, tác giả quyết định chọn
2
đề tài “Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” làm đề tài nghiên
cứu của mình.
Do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, làm cho nợ công
và nợ nước ngoài trở thành vấn đề sống còn của nhiều nước trên thế giới, nhất là
các nước Châu âu đang chìm đắm trong nợ và quan tâm đặt biệt ở Việt Nam hiện
nay. Bởi vì, nợ nước ngoài là một biến kinh tế vĩ mô tác động mạnh đến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam. Những năm gần đây, nợ nước ngoài của Việt Nam tăng lên
rất nhiều so với tốc độ tăng trưởng kinh tế, điều này đã gây nhiều quan ngại cho
những nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách và Chính phủ Việt Nam. Do đó, việc
nghiên cứu sâu hơn sự tác động này trong thực trạng của nền kinh tế Việt Nam là
hết sức cần thiết, để rút kinh nghiệm và đề xuất những biện pháp , những chính sách
quản lý vay nợ nước ngoài một cách có hiệu quả nhất, đảm bảo sự tăng trưởng kinh
tế bền vững trong tương lai.
Ngoài việc tập trung phân tích nguyên nhân gia tăng nợ nước ngoài ở hai góc độ
thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách, nghiên cứu còn đo lường một số yếu tố
vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam bằng kỹ thuật phân tích đồng
liên kết và mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM -Error correction model). Đây là kỹ
thuật được rất nhiều nhà nghiên cứu nước ngoài ứng dụng khi nghiên cứu về tăng
trưởng kinh tế, vì nó phù hợp với đặc điểm dữ liệu chuỗi thời gian.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song luận văn cũng không
thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được được sự góp ý chân thành
của thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.
2. Mục tiêu nghiên cứu :
Mục tiêu của đề tài là thông qua việc phân tích, nghiên cứu tìm hiểu thực trạng vay
nợ nước ngoài và mối quan hệ tác động giữa nợ nước ngoài đối với tăng trưởng
kinh tế Việt Nam. Từ đó, tác giả rút ra các nhận xét và đề xuất một số biện pháp
nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam.
3
3. Đối tượng nghiên cứu :
Để đạt mục tiêu nghiên cứu như nêu trên, luận văn hướng đến các đối tượng nghiên
cứu như sau:
- Nợ nước ngoài và dịch vụ nợ của Việt Nam;
- Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam;
- Quy mô vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP tại Việt Nam;
- Tổng mức đầu tư nội địa trên GDP;
- Độ mở nền kinh tế (EXP)
- Trị giá xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam;
- Mức đầu tư và mức tiết kiệm của nền kinh tế Việt Nam;
- Thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách của Việt Nam.
4. Phạm vi nghiên cứu :
Đề tài nghiên cứu tập trung vào thực trạng vay nợ nước ngoài và phân tích định
lượng mối quan hệ giữa vay nợ nước ngoài/GDP, dịch vụ nợ/GDP, đầu tư nội
địa/GDP, đầu tư trực tiếp nước ngoài/GDP, độ mở nên kinh tế với tăng trưởng kinh
tế tại Việt Nam từ năm 1986, khi nền kinh tế bắt đầu mở cửa cho đến hết năm 2010.
Phạm vi nghiên cứu cụ thể của đề tài là:
- Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài và dịch vụ nợ của Việt Nam, giai đoạn
1986-2010;
- Phân tích tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt nam, giai đoạn 1986-2010;
- Phân tích giá trị xuất nhập khẩu và cán cân thương mại của Việt Nam;
- Phân tích thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách của Việt Nam, giai
đoạn 2000-2010;
- Phân tích định tính và định lượng nợ nước ngoài tác động đến tăng trưởng
kinh tế của Việt Nam, giai đoạn 1986-2010.
5- Phương pháp nghiên cứu :
4
Để hoàn thành đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp:
- Phương thu thập thông tin, tổng hợp và phân tích số liệu từ Internet, các bài
báo, các bài nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Phương pháp mô hình hoá: Phương pháp này được sử dụng để làm rõ những
phân tích định tính bằng các hình vẽ cụ thể để vấn đề trở nên dễ hiểu hơn;
- Phương pháp phân tích kinh tế lượng: Tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy đồng
liên kết để phân tích cân bằng dài hạn và mô hình ECM để phân tích cân
bằng ngắn hạn của một số yếu tố vĩ mô ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
giai đoan 1986 - 2010.
6- Dữ liệu nghiên cứu :
Trong luận văn tác giả đã sử dụng số liệu thống kê từ Tổng cục thống kê (GSO), Bộ
Tài Chính (MOF), Bộ Công thương (MOIT), Quỹ Tiền tệ quốc (IMF), Ngân hàng
Thế giới (WB), công bố trong khoảng thời gian từ 1986 đến 2010.
7- Đóng góp của luận văn:
Luận văn với đề tài “Nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam” khi đạt
được những mục tiêu nghiên cứu sẽ có các khuyến nghị để Chính phủ hoàn thiện
các thể chế, tiến tới nâng cao hiệu quả quản lý vay nợ nước ngoài Việt Nam
8- Bố cục luận văn:
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục các tài liệu tham khảo luận văn chia làm 4
chương:
- Chương I : Khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về nợ nước ngoài và
tăng trưởng kinh tế;
- Chương II : Phân tích thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam 1986-2010;
- Chương III : Phân tích định lượng ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng
kinh tế;
- Chương IV : Một số khuyến nghị nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài của
Việt Nam hiện nay.
5
CHƯƠNG I
KHUNG LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM VỀ
NỢ NƯỚC NGOÀI VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ.
1.1- Khái niệm về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế:
1.1.1 Nợ nước ngoài của quốc gia : là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính
phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay
theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
1.1.2- Tăng trưởng kinh tế :
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng về giá trị trong phạm vi một nền kinh tế. Tăng
trưởng kinh tế được phản ánh ở nhiều chỉ tiêu nhưng chỉ tiêu thường được sử dụng
là Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), tổng thu nhập
quốc dân (GNI), tăng trưởng vốn, lao động, sự gia tăng dung lượng thị trường...Sự
tương tác giữa các bộ phận cấu thành GDP như tiêu dùng nội địa, đầu tư, chi tiêu
chính phủ và cán cân thương mại sẽ làm thay đổi tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Quá trình tăng trưởng thể hiện các nguồn lực tăng trưởng như tài nguyên thiên
nhiên, vốn, lao động, công nghệ, quản lý, quan hệ, thị trường... được khai thác và sử
dụng có hiệu quả cao nhất. Tăng trưởng kinh tế bao hàm cả tăng trưởng theo chiều
rộng và chiều sâu, số lượng và chất lượng, ngắn hạn và dài hạn...Nhiều công trình
nghiên cứu trong ngoài nước đã lượng hoá tác động của các nguồn lực tăng trưởng
đến chất lượng và động thái tăng trưởng thông qua các mô hình như mô hình tái sản
xuất giản đơn của C,Mác, tái sản xuất mở rộng của V.I. Lênin, mô hình các giai
đoạn tăng trưởng kinh tế của W.Rostow hoặc Solow...hoặc hàm sản xuất Cob
Douglas.
Quá trình tăng trưởng kinh tế có thể có nhiều mô hình khác nhau như tăng trưởng
kinh tế hướng nội, tăng trưởng kinh tế hướng ngoại hoặc sự kết hợp của cả hai mô
hình này tùy điều kiện và sự lựa chọn chiến lược của các quốc gia. Như vậy, tăng
trưởng kinh tế là quá trình tích luỹ giá trị gia tăng của một nền kinh tế từ các nguồn
6
lực trong và ngoài nước và nó phải được thúc đẩy bằng những động lực đủ mạnh
của chính sách, lòng tự hào dân tộc hoặc những yếu tố khác trong điều kiện toàn
cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.1.3- Tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế.
Các lí thuyết kinh tế cho rằng mức vay nợ nước ngoài hợp lý ở các nước đang phát
triển sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Các quốc gia ở giai đoạn phát triển đầu với
dung lượng vốn nhỏ hơn sẽ có những cơ hội đầu tư với tỷ suất hoàn vốn cao hơn so
với các nền kinh tế phát triển. Câu hỏi đặt ra là tại sao mức nợ tích lũy cao quá mức
hợp lý lại có thể dẫn tới tăng trưởng kinh tế thấp hơn. Sự lý giải tốt nhất có thể xuất
phát từ lý thuyết “debt overhang”1.
Theo Krugman (1988) định nghĩa “debt overhang” là tình trạng trong đó số tiền dự
kiến chi trả nợ nước ngoài sẽ giảm dần khi dung lượng nợ tăng lên. Lý thuyết “debt
overhang” cho rằng nếu như nợ trong tương lai vượt quá khả năng trả nợ của một
nước thì các chi phí dự tính chi trả cho các khoản nợ sẽ kìm hãm đầu tư trong nước
và đầu tư nước ngoài, từ đó ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng. Các nhà đầu tư tiềm
năng sẽ lo sợ rằng khi quốc gia đó sản xuất càng nhiều, họ sẽ bị các nước đánh thuế
nặng hơn để chi trả cho các khoản nợ nước ngoài, do đó các nhà đầu tư sẽ khó có
thể bỏ các chi phí đầu tư hiện tại để thu về sản lượng cao hơn trong tương lai. Lý
thuyết “debt overhang” còn đi đến một kết quả rộng hơn, đó là mức nợ nước ngoài
quá cao sẽ làm giảm các ưu đãi của chính phủ cho các hoạt động cải tổ cơ cấu và tài
khóa do việc củng cố tình hình tài khóa quốc gia có thể làm tăng áp lực trả nợ cho
nước ngoài. Những bất lợi này đối với công cuộc cải tổ đang là mối quan ngại lớn ở
các nước có thu nhập thấp, nơi mà việc cải cách cơ cấu là cần thiết để duy trì tốc độ
tăng trưởng kinh tế.
Tình trạng “Debt overhang” cũng đồng thời kìm hãm đầu tư và tăng trưởng do gây
ra sự lo ngại về các quyết định của Chính phủ. Khi quy mô nợ công tăng lên, khó có
thể chắc chắc rằng chính phủ sẽ viện tới những chính sách gì để giải quyết các
1 -“debt overhang” tạm dịch là việc vay nợ quá mức dẫn đến việc đầu tư sẽ không hiệu quả.
7
khoản nợ phải trả. Trên thực tế, người ta cho rằng Chính phủ có thể dùng các công
cụ tác động đến đầu tư để chi trả cho các khoản nợ (theo Agenor và Montiel 1996).
Lập luận này có thể được xem xét trong đường cong Laffer về nợ ( Hình 1.1), cho
thấy rằng tổng nợ càng lớn sẽ đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm. Trên phần dốc
lên của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng tăng sẽ đi cùng với khả năng trả nợ
cũng tăng lên.Trên phần dốc xuống của đường cong, giá trị hiện tại của nợ càng
tăng lại đi kèm với khả năng trả nợ càng giảm.
Hình 1.1 : Đường cong Laffter về nợ
Nguồn: Catherine Pattillo, Hélène Poirson and Luca Ricci (2002):” External Debt and
Growth”, Magazine Finance and Development of the IMF.,
Đỉnh đường cong Laffer về nợ (hình 1.1) là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng
nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm
này có thể liên quan đến điểm mà tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng
trưởng. Do vậy, ở mức nợ hợp lí, vay nợ tăng lên sẽ có tác động tích cực đến tăng
trưởng. Ngược lại, tổng nợ tích lũy lớn sẽ có thể cản trở tăng trưởng.
Dung lượng nợ lớn có thể ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng do tác động xấu
đến tích lũy vốn sản xuất và tăng trưởng năng suất các nhân tổ tổng hợp. Bên cạnh
đó, môi trường chính sách của Chính phủ cũng ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nợ
và tăng trưởng.
Khả năng
trả nợ
Dung lượng nợ
Debt Overhang
8
1.2- Giá trị tới hạn của nợ đối với tăng trưởng kinh tế 2 .
Nợ công đã tăng lên đáng kể ở hầu hết các nước đã và đang phát triển hiện nay, đây
là hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Và sự gia tăng nợ
công đã dấy lên lo ngại liệu nó đang bắt đầu đạt đến mức độ mà tại đó nó có thể làm
chậm tăng trưởng kinh tế. Có một "đỉnh điểm" tồn tại? Làm thế nào tác động tăng
trưởng mạnh mẽ được nếu nợ đã vượt qua ngưỡng? Điều gì sẽ xảy ra nếu nợ vẫn ở
mức cao trong một thời gian dài?
Theo nghiên cứu của Reinhart và Rogoff (2010), sử dụng biểu đồ tổng hợp từ 44
quốc gia phát triển và đang phát triển, họ tìm thấy một ngưỡng nợ của chính phủ
trên GDP 90%, nếu vượt qúa mốc này tốc độ tăng trưởng thực tế giảm. Ngưỡng này
được xem là "điểm tới hạn" hay “ngưỡng nợ”.
Theo nghiên cứu của Mehmet Caner, Thomas Grennes và Koehler Fritzi-Geib, các
chuyên gia kinh tế của World bank (2010) bằng lý thuyết và thực nghiệm trên mẫu
là 101 quốc gia ( 75 quốc gia đang phát triển và 26 quốc gia phát triển), trong đó có
Việt Nam, về mối quan hệ trong dài hạn giữa nợ công và tăng trưởng kinh tế, giai
đoạn 1980-2008, phân tích này cung cấp một nền tảng cho sự phát triển các nghiên
cứu chứng minh sự tồn tại ngưỡng nợ và ước tính ngưỡng nợ (nợ công trên GDP)
cho từng quốc gia, từ đó có những chính sách phù hợp đối phó với nguy cơ khủng
hoảng nợ đang đe dọa các nước có nợ nước ngoài cao hiện nay. Và kết quả nghiên
cứu cho thấy có sự tồn tại ngưỡng nợ ( Debt threshold), mức ngưỡng của tỷ lệ nợ
công trung bình dài hạn so với GDP là 77 % cho các nhóm mẫu chung (gồm các
quốc gia đã phát triển và đang phát triển) và 64% cho các các nước đang phát triển.
Nếu nợ công vượt qua mức 77%, mỗi điểm phần trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công
trên GDP của nền kinh tế làm mất 0,0174 điểm phần trăm tăng trưởng thực trung
bình hàng năm. Hiệu ứng này là rất quan trọng. Dưới ngưỡng này, mỗi điểm phần
trăm tăng thêm trong tỷ lệ nợ công trên GDP của nền kinh tế làm tăng 0,065 điểm
2“Finding the Tipping Point - When Sovereign Debt Turns Bad” by Mehmet Caner, North
Carolina State University, Thomas Grennes, North Carolina State University, Fritzi Koehler-Geib,
World Bank.
9
phần trăm tăng trưởng thực trung bình hàng năm. Như vậy, có sự tồn tại ngưỡng nợ,
đây là giá trị tới hạn.
1.3- Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài đối các quốc gia có thu
nhập thấp.
Các chỉ số đánh giá mức độ an toàn về nợ nước ngoài được xây dựng thành hệ
thống nhằm xác định mức độ nghiêm trọng của nợ nước ngoài đối với an ninh tài
chính quốc gia. Cũng cần phải xác định lại là các chỉ tiêu đánh giá chung về nợ
nước ngoài, trong đó nợ nước ngoài của Chính phủ là chủ yếu, còn nợ của khu vực
tư nhân hầu như không đáng kể.
1.3.1- Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn nợ nước ngoài của IMF.
Theo quan điểm của IMF thì tiêu chí đánh giá an toàn nợ nước ngoài đối với các
quốc gia có thu nhập thấp dựa vào hiện giá thuần của nợ và dịch vụ nợ (nghĩa vụ trả
nợ), một chính sách nợ yếu đồng nghĩa an toàn về nợ và một chính sách nợ mạnh
đồng nghĩa với kém an toàn về nợ.
Bảng 1.1 : Tiêu chí đánh giá mức độ an toàn về nợ của IMF.
Gánh nặng nợ theo tiêu chí DSF
NPV của nợ (%) Dịch vụ nợ (%)
Xuất
khẩu
GDP Thu ngân
sách
Xuất khẩu Thu ngân
sách
An toàn 100 30 200 15 25
Trung Bình 150 40 250 20 30
Mạnh 200 50 300 25 35
Nguồn: IMF.
- Tỷ lệ NPV của nợ/xuất khẩu (NPV/X): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài
liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia từ nguồn thu xuất khẩu;
- Tỷ lệ NPV của nợ/thu ngân sách nhà nước (NPV/DBR): đo lường hiện giá thuần
của nợ nước ngoài liên quan đến khả năng trả nợ của quốc gia lấy từ nguồn thu
ngân sách nhà nước.
10
Tuy nhiên, chỉ tiêu thứ hai chỉ được sử dụng nếu như đáp ứng hai điều kiện: (i) tỷ lệ
xuất khẩu/GDP (X/GDP) phải lớn hoặc bằng 30% và (ii) tỷ lệ thu ngân sách nhà
nước/GDP ( DBR/GDP) phải lớn hơn 15%. Một quốc gia được xem là an toàn nếu
như NPV/X nhỏ hơn 150%; NPV/DBR nhỏ hơn 250%.
- Tỷ lệ NPV của nợ/GDP (NPV/GDP): đo lường hiện giá thuần của nợ nước ngoài
trên tổng thu nhập quốc nội;
- Dịch vụ nợ/xuất khẩu (TDS/X) và dịch vụ nợ/nguồn thu ngân sách (TDS/DBR): là
những chỉ tiêu đo lường tính lỏng được Ngân hàng Thế giới và IMF đưa vào để
đánh giá mức độ bền vững nợ công. TDS/X đo lường khả năng thanh toán dịch vụ
nợ từ nguồn thu xuất khẩu. Còn TDS/DBR đo lường khả năng thanh toán dịch vụ
nợ từ thu ngân sách nhà nước. Một quốc gia đảm bảo tính lỏng, TDS/X phải thấp
hơn 15% và TDS/DBR thấp hơn 10%.
1.3.2- Tiêu chí của Ngân hàng thế giới (WB) đánh giá mức độ nợ của các quốc
gia vay nợ.
Để xếp loại các con nợ theo mức độ nợ, Ngân hàng thế giới sử dụng các chỉ số đánh
giá mức độ nợ nần của các quốc gia vay nợ như ở bảng 2.
Bảng 1.2: Tiêu chí đánh giá mức độ nợ nước ngoài của WB.
Chỉ số Mức độ bình
thường
Mức độ khó
khăn
Mức độ
trầm trọng
1. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài
so với GDP
≤ 30% 30 – 50% ≥ 50%
2. Tỷ lệ % tổng nợ nước ngoài
so với kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ
≤ 165% 165 – 200% ≥ 200%
3. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so
với kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ
≤ 18% 18 – 30% ≥ 30%
4. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả nợ so ≤ 2% 2 – 4% ≥ 4%
11
với kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ so với GDP
5. Tỷ lệ % nghĩa vụ trả lãi so
với kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa và dịch vụ
≤ 12% 12 – 20% ≥ 20%
Nguồn : World Bank.
Dựa vào các chỉ số trên, các tổ chức tài chính quốc tế có thể đánh giá mức độ nợ
nần và khả năng tài trợ cho các nước thành viên. Các chỉ số này cũng là căn cứ để
các quốc gia vay nợ tham khảo, xác định tình trạng nợ để hoạch định chiến lược vay
nợ cho quốc gia.
Quy mô nợ và trả nợ, trả lãi so với nguồn thu trực tiếp và gián tiếp để trả nợ thường
được dùng để đánh giá mức độ nợ. Mức độ nợ cũng ngầm cho biết khả năng trả nợ
của các quốc gia trong trung và dài hạn. Các chỉ tiêu thường dùng:
* Khả năng hoàn trả nợ vay nước ngoài (EDT/XGS)
- Tổng nợ/Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ: Chỉ tiêu này biểu diễn tỷ lệ
nợ nước ngoài bao gồm nợ tư nhân, nợ được chính phủ bảo lãnh trên thu nhập xuất
khẩu hàng hóa và dịch vụ. Ý tưởng sử dụng chỉ tiêu này là nhằm phản ánh nguồn
thu xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ là phương tiện mà một quốc gia có thể sử dụng
để trả nợ nước ngoài.
* Tỷ lệ nợ nước ngoài so với tổng sản phẩm quốc nội (EDT/GDP )
- Nợ/GDP: Đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng trả nợ thông qua tổng sản phẩm quốc
nội được tạo ra. Hay nói cách khác, nó phản ánh khả năng hấp thụ vốn vay nước
ngoài. Thông thường các nước đang phát triển thường đánh giá cao giá trị đồng nội
tệ hoặc sử dụng chế độ đa tỷ giá dẫn tới làm giảm tình trạng trầm trọng của nợ. Do
vậy, tình trạng nợ có thể không được đánh giá đúng mức.
1.4. Các nghiên cứu thực nghiệm về tác động của nợ nước ngoài đến tăng
trưởng kinh tế.
1.4.1- Các nghiên cứu của tác giả nước ngoài.
12
Đến nay, trên thế giới đã có rất nhiều chuyên gia kinh tế nghiên cứu thực nghiệm về
tăng trưởng kinh tế. Các tác giả tập trung vào việc đo lường ảnh hưởng của các biến
kinh tế vĩ mô tác động như thế nào đến tăng trưởng kinh tế và phổ biến là đo lường
ảnh hưởng của nợ nước ngoài, nghĩa vụ trả nợ, đầu tư nội địa, đầu tư nước ngoài,..
đến tăng trưởng kinh tế. Dưới đây, tác giả tóm lượt một vài nghiên cứu điển hình về
mối quan hệ tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của một số quốc
gia trên thế giới, làm cơ sở nền tảng nghiên cứu thực nghiệm cho tăng trưởng kinh
tế tại Việt Nam, như sau.
Nghiên cứu của tác giả Frimpong, J. M. and Oteng-Abayi, E. F., đăng trong Tạp
chí Khoa học và Công nghệ, Vol 26 No.3, 12/2006 “The Impact Of External Debt
On Economic Growth In Ghana: A Cointegration Analysis”. Trọng tâm của nghiên
cứu này là đánh giá tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế của Ghana,.
Tác giả đã sử dụng bộ dữ liệu thời gian từ năm 1970-1999, để tiến hành các bước
thực nghiệm.
Những năm của thập niên 80, Ghana phải đối mặt với một vấn đề nợ rất nghiêm
trọng, các khoản thanh toán nợ nước ngoài là 577.000.000 USD (114% GDP) vào
cuối năm 1982. Cuộc khủng hoảng nợ này là do sự tăng vọt giá dầu trên thị trường
quốc tế, và việc tăng lãi suất cho vay ở phương Tây, trong bối cảnh các chính sách
kinh tế và quản lý kinh tế trong nước yếu kém. Vào cuối năm 2000, nợ của Chính
phủ Ghana và nợ bảo lãnh đã lên đến 6 tỷ USD, chiếm khoảng 571% của doanh thu
tài chính, 157% xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, và 78% của GDP.
Tình trạng nợ nước ngoài của Ghana cũng giống như các nước HIPC hay Sub
Sahara, quốc gia pha trộn bởi đói nghèo, cơ cấu kinh tế yếu kém, mối nguy đạo đức
và năng lực thể chế yếu kém, là một nước có lịch sử khó khăn về trả nợ và đã được
nhóm nước G8 xóa nợ vào tháng 7 năm 2005. Các tỷ số về nợ nước ngoài trên GDP
rất cao, chỉ ra rằng Ghana đứng nguy cơ của việc tích lũy nợ, có thể là không bền
vững trong dài hạn. Xu hướng này nếu không được kiểm tra có thể có dẫn vào một
13
cuộc khủng hoảng nợ, có thể làm cho đất nước một tình trạng rủi ro tài chính
nghiêm trọng.
Để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình thực
nghiệm, tác giả đã sử dụng phương pháp Augmented Dickey-Fuller (ADF),
Phillips-Perron (PP) và KPSS để kiểm nghiệm đơn vị và tiếp tục sử dụng phương
pháp phân tích đồng tích hợp (Co-integration) của Johansen-Juselius để đo lường
các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến (quan hệ đồng liên kết). Cuối cùng, tác
giả sử dụng mô hình điều chỉnh sai số VECM (Vector Error Correction Model) để
thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn giữa các biến vĩ mô. Từ đó, rút
ra kết luận và nhận xét đề xuất. Mô hình cụ thể như sau:
Yt = α0 + α1 lnEDTt + α2 lnFDIt + α3 lnINVt + α4 lnTDSt + α5 EXPt + εt
Trong đó : Biến Y là biến phụ thuộc đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế; biến
EDT là tỷ số giữa tổng số nợ nước ngoài trên GDP; biến FDI là tỷ lệ đầu tư trực
tiếp nước ngoài trên GDP; biến INV là tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP; biến TDS
là tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu (%) và biến EXP là chỉ tiêu đại diện cho biến
đo lường độ mở của nền kinh tế (%), được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu
hàng hóa dịch vụ tính theo giá hiện tại qui về đồng tiền địa phương chia cho chỉ số
giá điều chỉnh hàng nhập khẩu.
Các yếu tố quyết định phân tích của tác giả là một mô hình tăng trưởng Elbadawi.
Et al(1996) trong đó tăng trưởng phụ thuộc vào đầu tư quốc nội, đầu tư trực tiếp
nước ngoài, dịch vụ nợ, nguồn vốn nợ nước ngoài và năng lực xuất khẩu.
Kết quả thực nghiệm có sự tồn tại của một phương trình tăng trưởng dài hạn tại
Ghana. Trong dài hạn, dòng nợ nước ngoài (EDT), dịch vụ nợ (TDS) và đầu tư trực
tiếp nước ngoài (FDI) ảnh hưởng đến tăng trưởng GDP. Sự gia tăng dòng vốn nợ
nước ngoài có tác dụng tích cực đối với tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, sự gia tăng
dịch vụ nợ nước ngoài giảm tăng trưởng kinh tế và có bằng chứng cho sự tồn tại của
"hiệu ứng lấn át“ ở Ghana. Bên cạnh đó, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có
14
ảnh hưởng tích cực và đáng kể đến tăng trưởng GDP. Đầu tư nội địa (INV) đã bất
ngờ tác động tiêu cực và đáng kể vào sự tăng trưởng.
Ngoài ra, còn một số nghiên cứu phân tích đánh giá mối quan hệ tác động giữa nợ
nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế tại các nước Kenya, Nepal, Pakistan và Turkye,
với kết quả tóm lượt như sau:
Bảng 1.3 : Một số nghiên cứu thực nghiệm gần đây về mối quan hệ giữa nợ
nước ngoài và tăng trưởng kinh tế.
Năm Tác giả Thời gian và
quốc gia nghiên
cứu
Kết quả
2001 Maureen
Were
1970-1995,
Kenya
Nợ nước ngoài đã tác động tiêu cực
tăng trưởng kinh tế thực, sự gia tăng
trong tỷ lệ dịch vụ nợ hiện tại ảnh
hưởng tiêu cực đến đầu tư tư nhân,
điều này khẳng định hiệu ứng lấn át
dịch vụ nợ trên đầu tư tư nhân
2002 Karagol,
Causality
1965-2001,
Turkey
Tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa
nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
trong thời gian dài Chi trả cho nợ
nước ngoài ngược chiều đến tăng
trưởng kinh tế trong dài hạn
Có quan hệ nhân quả đơn hướng chạy
từ dịch vụ nợ đến tăng trưởng kinh tế
2008 Krishna
Prasad Regmi
1986- 2006,
Nepal
Sự gia tăng nợ nước ngoài và dịch vụ
nợ đã tác động tiêu cực, gây khó khăn
trở ngại tăng trưởng kinh tế.
2010 Shahnawaz
Malik ;
Muhammad
Khizar Hayat
và
Muhammad
Umer Hayat
1972-2005,
Pakistan
Nợ nước ngoài tác động tiêu cực đáng
kể đến tăng trưởng kinh tế. nợ nước
ngoài, là nguyên nhân chính của suy
giảm trong đầu tư sẽ dẫn đến suy
giảm tăng trưởng kinh tế.
Nguồn : Tác giả tổng hợp, chi tiết xem phụ lục số 1
15
Nhìn chung phần lớn các nghiên cứu của tác giả nước ngoài cho rằng nợ nước ngoài
có tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, dịch vụ nợ cao gây ra hiện tượng lấn át
đầu tư tư nhân, đầu tư trong nước và hoạt động xuất khẩu có đóng góp tích cực vào
tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển.
1.4.2- Các nghiên cứu của tác giả trong nước.
Trong nước hiện chưa có nhiều nghiên cứu sử dụng mô hình định lượng để giải
thích tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam, điển hình thì
có nghiên cứu của Ths. Đoàn Kim Thành – Viện nghiên cứu phát triển Tp.Hồ Chí
Minh (HIDS) , đã thực hiện với đề tài :” Vốn vay ODA và khả năng trả nợ của Việt
Nam, giai đoạn 1990-2005”, trình bày tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho
Việt Nam, ngày 4/12/2008. Trọng tâm của nghiên cứu này qua sử dụng mô hình hệ
thống dạng tĩnh lược của Jame de Pines và mô hình hồi quy bội để giải thích tác
động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Mục đích của nghiên
cứu nhằm tìm hiểu liệu nợ nước ngoài ở Việt Nam có bền vững hay không và đóng
góp của nó cho tăng trưởng kinh tế như thế nào. Tác giả đã sử dụng số liệu từ Ngân
hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Tổng Cục thống kê
Việt Nam (GSO), để phân tích thực nghiệm.
Trước tiên, tác giả đã phân tích định tính tổng quan về tình hình vay vốn ODA,
đánh giá khả năng chịu đựng nợ của Việt Nam theo khung của WB và IMF, chỉ số
độ an toàn nợ của Việt Nam trong giai đoạn từ năm 1990 đến 2005. Đánh giá chung
nợ nước ngoài đối với VN cho tới thời điểm này chủ yếu là vốn ODA với lãi suất
thấp và thời gian cho vay dài, tỷ lệ vay thương mại là không đáng kể. Các chỉ số an
toàn về nợ nước ngoài cho thấy Việt Nam vẫn nằm trong giới hạn an toàn và khó có
khả năng xảy ra khủng hoảng về nợ .
Tuy nhiên đánh giá này chỉ mới thấy được tính thanh khoản trong thời điểm hiện tại
mà chưa dự báo tới khả năng khủng hoảng nợ trong tương lai, để làm rỏ hơn vấn đề
trên tác giả tiến hành phân tích thực nghiệm mối quan hệ của nguồn vốn ODA tác
16
động đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Việc phân tích tập trung và mô hình nợ bền
vững Jame de Pines và mô hình hồi qui bội.
+ Mô hình hồi quy bội giải thích tăng trưởng kinh tế có dạng như sau :
gt = 0 + 1lnIt + 2lnXt +3inft-1 +4lnFDIt + 5 GDPt
TDS +6
GDPt
AID + ut
Trong đó : gt là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế; biến I là tỷ lệ đầu
tư trong nước ; biến X là giá trị xuất khẩu ; biến Inf t-1 là mức độ lạm phát có độ trể
thời gian là 1 kỳ ; biến FDI đầu tư trực tiếp của nước ngoài; biến TDS/GDP là tỷ lệ
dịch vụ nợ trên GDP ; biến AID/GDP là tỷ lệ viện trợ của nước ngoài trên GDP t-1
(AID có độ trể thời gian là 1 kỳ).
Kết quả chạy mô hình.
gt = 8,486 + 0,219 lnIt +0,408 lnXt -0,001 inft-1 + 0,037 lnFDIt
– 0,030
GDPt
TDS -0,059
GDPt
AID + ut
Qua số liệu từ kết quả của mô hình ta thấy, đầu tư trong nước, đầu tư nước ngoài và
xuất khẩu đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam 20 năm qua; Viện trợ có thể
không trực tiếp tác động hay tác động ít (nghịch biến) đến tăng trưởng, nhưng có
thể có tác động đến tăng trưởng phúc lợi bình quân đầu người thông qua các dự án
công. Nợ có thể tác động âm đến tăng trưởng, có thể do vay mượn và sử dụng
không hiệu quả hay có thể đầu tư vào các dự án dài hạn mà tác động của nó nằm
ngoài mô hình này.
Mô hình hệ thống dạng tĩnh lược của Jame de Pines cho thấy nợ Việt Nam đến năm
2020 vẫn bền vững (nợ trên xuất khẩu dưới 200%) nếu tốc độ tăng trưởng nhập
khẩu so với tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dưới 2% hàng năm. Nợ nước ngoài có tác
động âm đến tăng trưởng Việt Nam trong ngắn hạn. Cho nên việc quản lý và sử
dụng các khoản vay phải tính toán đến nhiều yếu tố: Chênh lệch lãi suất và lạm phát
trong và ngoài nước, thời điểm vay và thời gian vay, ràng buộc của các khoản vay ,
hiệu quả kinh tế và xã hội của việc phân bổ và sử dụng nguồn vốn đi vay, thời điểm
trả nợ. Như đã phân tích ở trên, tác động của nợ cũng như viện trợ là đến phúc lợi
17
bình quân đầu người hơn là tăng trưởng kinh tế. Việt Nam hiện tại và trong tương
lai gần không gặp rủi ro về nợ nước ngoài để có thể dẫn tới một sự khủng hoảng
kinh tế trong trường hợp không có sự đột biến lớn.
Bên cạnh đó, còn có nghiên cứu của Ths. Nguyễn Hoàng Phương với đề tài “ Ước
lượng hiệu quả của vốn ODA đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, giai đoạn
1986-2007”, đăng trên tập Nguồn tài chính trong nước và nước ngoài cho tăng
trưởng ở Việt, Nam, Diễn đàn Phát triển Việt Nam, NXB Lao động Xã hội, năm
2007. Mô hình cụ thể như sau.: GY = g + skGK + (1-sl)GL
Trong đó : GY là biến phụ thuộc đại diện cho tăng trưởng kinh tế ; GL là tỉ lệ tăng
trưởng của lao động, GK là tỉ lệ tăng trưởng của tổng nguồn vốn.
Kết quả ước lượng : Vốn ODA đóng một vai trò ngày càng quan trọng trong tổng
vốn tích luỹ, tổng đầu tư toàn xã hội cũng như sự tăng trưởng của nền kinh tế: ODA
đóng góp 0,73% vào tăng trưởng GDP năm 1993, tăng lên 10% năm 1999, và sau
đó ổn định ở mức 8% cho đến năm 2006; sự đóng góp của ODA đối với tổng vốn
đầu tư toàn xã hội và tổng vốn tích luỹ chiếm tỉ lệ đáng kể trong giai đoạn nghiên
cứu, trung bình ở mức 15% và 11%. Tuy nhiên, kết quả tính toán của sự đóng góp
của ODA đối với sự tăng trưởng của GDP chỉ là sự ước lượng trong ngắn hạn, và sự
đóng góp dài hạn của ODA đối với sự tăng trưởng GDP trong dài hạn vẫn chưa
được xác định. Do đó, có thể khẳng định rằng tổng đóng góp của ODA đối với sự
tăng trưởng của GDP sẽ cao hơn nhiều so với kết quả ước lượng.
18
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM,
GIAI ĐOẠN 1986-2010.
2.1- Tổng quan về nợ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 1986 - 2010
Để khái quát tình hình nợ nước ngoài của Việt Nam (gồm Nợ Chính phủ và nợ do
Chính phủ bảo lãnh) trong giai đoạn 1986-2010, chúng ta nên xem xét trên các
phương diện: Quy mô nợ, dịch vụ nợ so với GDP, cơ cấu nợ, các chỉ số về an toàn
nợ và khả năng trả nợ của Việt Nam.
Qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam hiện đang
có xu hướng tăng rất nhanh và luôn ở mức cao so với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Do
đó, nguy cơ khủng hoảng nợ công như các nước Châu Âu (Hy lạp. Ireland,..) là điều
có thể, nếu không có những chính sách quản lý và sử dụng vốn vay một cách có
hiệu quả thì sẽ đi vào vết xe đỗ của các nước Nam Âu hiện nay.
Hình 2.1: Nợ nước ngoài, dịch vụ nợ, GDP và tăng trưởng GDP
Giai đoạn 1986 – 2010.
0
20.000
40.000
60.000
80.000
100.000
120.000
1986 1987 1988 1989 1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Triệu USD
Năm
GDP
và nợ
0
2
4
6
8
10
12
Tăng trưởng
GDP (%)
GDP Nợ nước ngoài Dịch vụ nơ Tăng trưởng GDP
Nguồn : World Bank và Bộ Tài chính.
19
Trong những năm đầu thập niên 90, Việt Nam là một nước nợ lớn, nợ nước ngoài
cao rất nhiều lần so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP), cụ thể : năm 1990 là 23,27
tỷ USD trong khi GDP chỉ là 6,4 tỷ USD, điều này cho thấy sự khủng hoảng về khả
năng thanh toán nợ của Việt Nam. Trong giai đoạn này, do được hưởng những ưu
đãi của Hội đồng tương trợ kinh tế (CMEA/SEV), Việt Nam đã vay nợ rất lớn từ tổ
chức này, chủ yếu là vay từ các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là vay nợ của Liên Xô
cũ và các nước Đông Âu với lãi suất ưu đãi rất thấp hoặc miễn lãi suất và kỳ hạn trả
nợ 20-30 năm. Ngoài ra, viện trợ không hoàn lại chiếm phần lớn trong số vay đó.
Việc vay và trả nợ do Nhà nước quản lý và được tiến hành ở dạng trao đổi hàng hóa
với giá cố định theo giá thỏa thuận của các thành viên CMEA năm 1957, trên cơ sở
các hiệp định và hiệp ước hữu nghị.
Sau khi hệ thống Xã Hội Chủ Nghĩa tan rã ở Đông Âu (Năm 1991), Hội đồng tương
trợ kinh tế không còn nữa, mức nợ tồn đọng trước đó tiếp tục sinh lãi, nên nợ của
Việt Nam vẫn ở mức cao, từ 23, 27 tỷ USD năm 1990 tăng lên 26,25 tỷ USD năm
1996.
Đến năm 1997, tổng nợ cũng như dịch vụ nợ của Việt Nam bắt đầu được cải thiện,
từ 27% trên giá trị xuất khẩu năm 1989 giảm xuống còn chưa tới 12% năm 1997,
điều này có được nhờ Việt Nam được giảm nợ và bố trí lại lịch trả nợ theo điều
khoản của câu lạc bộ Paris và các điều khoản của câu lạc bộ London chứ không
phải nỗ lực trả nợ của Việt Nam.
Trong thời gian từ năm 1993 - 1997, Việt Nam đã đàm phán song biên với các chủ
nợ thành viên câu lạc bộ Paris, tổng nợ được giảm là 745 triệu USD. Đến tháng 5-
1996, Việt Nam đã thỏa thuận với câu lạc bộ London, kết quả giảm 53% nghĩa vụ
nợ theo phương án Brady qua các hình thức như: mua lại nợ, chuyển đổi nợ thành
các trái phiếu chiết khấu, chuyển đổi nợ trái phiếu ngang giá, chuyển đổi nợ thành
trái phiếu có lãi. Tháng 12/1997, Việt Nam đã hoàn tất được thỏa thuận giảm nợ là
572 triệu USD, trong đó nợ lãi là 304 triệu USD của các NHTM. Như vậy, tổng nợ
20
của Việt Nam năm 1997 đã giảm xuống còn 21,78 tỷ USD, tức là giảm 17% so với
năm 1996, gánh nặng nợ nần đã giảm đáng kể.
Trong đó, khoản nợ cũ lớn nhất của Việt Nam là khoản nợ với Liên bang Nga. Sau
tám vòng đàm phán kể từ 1994 - 2000, hai bên đã thỏa thuận và ký kết hiệp định xử
lý nợ tổng thể của Việt Nam với Liên Xô (cũ), giảm nợ ngay 85% tổng nợ cũ, tương
đương 9,3 tỷ USD. Hiệp định này đã đưa mức nợ tồn đọng của năm 1999 là 23, 260
tỷ USD, giảm xuống còn 12,787 tỷ USD vào năm 2000. Cộng thêm vào đó, nền
kinh tế Việt Nam luôn tăng trưởng ở mức cao và ổn định trong thập niên 1990, nên
đến năm 2000 tổng nợ chỉ bằng khoảng 1/3 so với tổng sản phẩm quốc nội.
Đến hết năm 2006, tổng dư nợ nước ngoài của Việt Nam bằng 32,5% GDP giảm so
với các năm trước đó và chiếm 52 % tổng kim ngạch xuất khẩu và khoảng gần 2 lần
dự trữ ngoại hối. Năm 2007 tổng nợ ước tính là 32,6% GDP, chiếm 51% tổng kim
ngạch xuất khẩu.
Với ưu thế ổn định về chính trị và sự điều hành hợp lý của Chính phủ nền kinh tế đã
tăng trưởng khả quan, từ đó nước ta nhận được sự tín nhiệm rất cao của cộng đồng
quốc tế. Việt Nam liên tục nhận được những khoản vay ưu đãi hỗ trợ phát triển mà
nổi bật là những khoản ODA đến từ Nhật Bản, WB và ADB. Do đó, tổng nợ nước
ngoài của Việt Nam có xu hướng liên tục tăng trong những năm gần đây. Đến năm
2010, theo Bộ tài chính thì nợ nước ngoài của Việt Nam (Nợ của Chính Phủ và
Chính phủ bảo lãnh) vào khoảng 32,5 tỷ USD bằng khoảng 42,2 % GDP.
Nhìn chung, Việt Nam đã thành công trong xử lý nợ đến hạn, khống chế được luồng
nợ vay ngắn hạn, nhưng còn một số vấn đề trong sử dụng và quản lý nợ ở nước ta
còn nhiều vướng mắc cần được giải quyết. Đó là trong vay nợ và viện trợ, chúng ta
chưa xác định rõ mục tiêu, hiệu quả kinh tế theo quan điểm thúc đẩy hàng hóa xuất
khẩu tạo ra lợi nhuận và có ngoại tệ để trả nợ. Nhiều cán bộ lãnh đạo của chúng ta
khi nhận được các khoản ODA vẫn còn nghĩ là “của cho không”, họ không có ý
thức vay là phải trả vì thế đã để buông lỏng trong quá trình thực hiện các dự án.
21
Ngay cả khi viện trợ không hoàn lại cũng có cái giá của nó, nhà tài trợ đòi hỏi
người sử dụng phải dùng vốn vào đúng mục đích, đúng nơi, đúng chỗ.
Việt Nam hiện chưa xây dựng một chiến lược vay và trả nợ cụ thể rõ ràng cho từng
khoản vay, do đó việc ban hành các chính sách và cơ chế quản lý không khỏi lúng
túng. Nhiều cấp cùng quản lý một dự án và có khi một nguồn viện trợ được phân
tán ở nhiều ngành, nhiều địa phương gây ra những chi phí giao dịch không đáng kể.
Hiện nay, nợ nước ngoài đã gia tăng rất nhanh, tương ứng nghĩa vụ nợ cũng gia
tăng đáng kể, năm 2009 chúng ta phải trả cả gốc và lãi là 1.290,93 triệu USD và
tăng lên 1.672,32 triệu USD vào năm 2010, trong khi đó khả năng thanh toán nợ
của nền kinh tế nói chung và của ngân sách Nhà nước nói riêng là còn rất khó khăn.
Để tìm hiểu sâu hơn thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam, về cơ cấu nợ, các chỉ
số về an toàn nợ và khả năng trả nợ của Việt Nam xem thêm phụ lục số 2.
2.2- Những nguyên nhân làm gia tăng nợ nước ngoài của Việt Nam.
Mặc dù, các chỉ số đánh giá về nợ nước ngoài của Việt Nam đang nằm trong giới
hạn an toàn theo chuẩn mực của WB và không đáng lo ngại, nhưng thực tế, nợ nước
ngoài của Việt Nam giảm là do được giảm nợ chứ không phải nội lực trả nợ (Giai
đoạn từ 1993-2000). Hiện nay, nợ nước ngoài vẫn ngày càng tăng, thêm vào đó các
nguy cơ làm gia tăng nợ vẫn luôn tiềm ẩn, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh tế lại
không tương xứng với tốc độ gia tăng nợ, điều này dễ dẫn tới gia tăng rủi ro tài
chính.
Vì vậy, cần phải tìm hiểu các nguyên nhân gây ra gia tăng nợ nước ngoài, từ đó có
những nghiên cứu đề xuất kiểm soát sự gia tăng nợ nước ngoài tại Việt Nam trong
thời gian tới. Trong phần này, tác giả tiến hành phân tích việc gia tăng nợ nước
ngoài do thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách trong thời gian qua.
2.2.1- Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt thương mại :
Người ta có thể phân tích một cách đơn giản vấn đề quan hệ giữa ngoại thương và
nợ nước ngoài này bằng mô hình "thâm hụt kép" chênh lệch giữa đầu tư và tiết
kiệm (I-S) và chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu (M-X). Nếu thâm hụt M-X
22
lớn hơn I-S, khi ấy cần có các khoản vay nước ngoài để bù vào khoản thiếu hụt
ngoại tệ. Do vậy, dựa trên cách tiếp cận lý thuyết này, khi tình trạng nhập siêu kéo
dài mà nguồn lực trong nước không đủ để bù đấp thâm hụt thì nợ nước ngoài sẽ gia
tăng. Đó chính là lý do khiến quan hệ giữa ngoại thương và nợ nước ngoài thường
là trọng tâm của các nước đang phát triển trong việc tìm những giải pháp để giảm
gánh nặng nợ nước ngoài thông qua hệ thống thương mại đa phương.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại. Tuy nhiên, trong phạm vi
nghiên cứu này tác giả tập trung phân tích thâm hụt thương mại do chênh lệch giữa
đầu tư và tiết kiệm và do mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
2.2.1.1 Thâm hụt thương mại do chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm:
Nếu xem xét thâm hụt thương mại là chênh lệch giữa đầu tư và tiết kiệm trong nước
thì có hai vấn đề cơ bản cần xem là đầu tư và tiết kiệm. Thâm hụt thương mại là do
đầu tư tăng cao trong khi mức tiết kiệm thấp.
Bảng 2.1: Tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư giai đoạn 2000-2009.
Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
- Tổng tiết kiệm (% GDP) 31,27 31,40 31,91 31,16 32,84 35,78 35,97 34,18 29,37 28,94
- Tổng đầu tư (% GDP) 29,61 31,17 33,23 35,44 35,47 35,57 36,81 43,13 39,71 38,13
- Cán cân tiết kiệm và đầu
tư (% GDP)
1,66 0,23 -1,32 -4,29 -2,62 0,21 -0,84 -8,95 -10,3 -9,19
Nguồn: World Bank.
Qua số liệu trên, ta thấy những năm gần đây mức chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu
tư toàn xã hội xấp xỉ 9% GDP, đã thu hẹp so với mức 10-12% của thập niên trước
đây. Tuy nhiên, mức gia tăng tiết kiệm nội địa thấp hơn mức gia tăng đầu tư, sau
khi đạt mức thặng dư không đáng kể vào 2000, 2001 thì những năm tiếp theo cán
cân tiết kiệm - đầu tư liên tục bị thâm hụt.
2.2.1.2 Thâm hụt thương mại do đầu tư tăng quá cao:
Một trong những nguyên nhân gây ra thâm hụt thương mại là do nhu cầu đầu tư
23
tăng cao hơn mức tiết kiệm trong nền kinh tế. Theo số liệu thống kê của GSO, tính
theo giá thực tế tổng vốn đầu tư của toàn nền kinh tế đã tăng từ hơn 131.171 tỷ
đồng vào năm 1999 lên 830.278 tỷ đồng vào năm 2010. Xét theo khu vực kinh tế
(theo giá thực tế) thì mức tăng bình quân lần lượt của các khu vực kinh tế nhà nước
là 14%, kinh tế ngoài nhà nước là 22,6% và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lần
lượt là 22,2%. Như vậy, khu vực tư nhân là khu vực có tỷ lệ tăng vốn đầu tư cao
nhất.
Hình 2.2 : Vốn đầu tư theo thành phần kinh tế (giá thực tế, tỷ đồng)
giai đoạn 1999 – 2010
0
100000
200000
300000
400000
500000
600000
700000
800000
900000
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Năm
T
ỷ
đ
ồ
n
g
Tổng vốn đầu tư Kinh tế
Nhà nước
Kinh tế ngoài
nhà nước
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài
Nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO).
Bảng 2.2 : Tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư các thành phần
kinh tế (theo giá thực tế) giai đoạn 1999 – 2010
24
Năm
Cả nước
(%)
Kinh tế
Nhà nước
(%)
Kinh tế ngoài
nhà nước
(%)
Khu vực có vốn
đầu tư nước ngoài
(%)
1999 1,12 1,18 1,13 0,93
2000 1,15 1,16 1,10 1,20
2001 1,13 1,14 1,11 1,10
2002 1,17 1,13 1,31 1,16
2003 1,20 1,10 1,47 1,10
2004 1,22 1,10 1,48 1,08
2005 1,18 1,16 1,19 1,24
2006 1,18 1,15 1,18 1,28
2007 1,31 1,07 1,33 1,97
2008 1,16 1,06 1,06 1,47
2009 1,15 1,38 1,11 0,95
2010 1,17 1,10 1,25 1,18
Trung bình 1,176 1,143 1,226 1,223
Nguồn: GSO và tính toán của tác giả.
Hình 2.3 : So sánh tỷ lệ đầu tư/GDP (%) của Việt Nam với các nước trong khu
vực châu Á, giai đoạn 2000-2009.
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
45%
50%
1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Malaysia
Indonesia
Thái Lan
Hàn Quốc
Nhật
Ấn độ
Việt Nam
Nguồn : World Bank.
25
Qua đồ thị , ta thấy kể từ năm 2000 ÷ 2009 tỷ lệ đầu tư/GDP của Việt Nam luôn ở
mức cao hơn các nước trong khu vực bình quân 40%/GDP. Trong khi đó, Việt Nam
có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân ngang với Ấn độ (7%/năm) nhưng tỷ lệ đầu
tư/GDP trong thập niên qua cao hơn rất nhiều, điều này cho thấy hiệu quả đầu tư
của Việt Nam là rất kém so với các nước trong khu vực, bình quân phải bỏ ra 6
đồng vốn đề đạt 1 đồng tăng trưởng. (ICOR =6).
Tuy nhiên, nếu mất cân đối giữa tiết kiệm và đầu tư là do nhu cầu đầu tư tăng cao
thì thâm hụt chưa hẳn là một vấn đề nghiêm trọng, khi đầu tư nhiều tài sản cố định
như: nhà xưởng, máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất thì trong tương lai năng suất sẽ
cao hơn, sẽ sản xuất nhiều hơn và hàng hóa sản xuất ra có thể để tăng xuất khẩu
nhằm cân bằng cán cân thương mại và tài khoản vãng lai (trả nợ). Ngược lại, nếu
đầu tư tăng cao vào khu vực bất động sản thì lại đáng lo ngại, vì khu vực này
thường không làm tăng năng suất, cũng như tạo ra các sản phẩm có thể được dùng
để trả nợ.
Thực tế, qua số liệu thống kê của GSO cho thấy trong suốt thập niên qua, tỷ lệ vốn
đầu tư vào các ngành thì không có nhiều biến đổi (Bảng 3.5), tỷ lệ đầu tư vào khu
vực sản xuất trung bình khoảng 45%/năm. Khu vực sản xuất được xem xét gồm các
ngành như: Công nghiệp khai thác mỏ, công nghiệp chế biến, ản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước và nông lâm thuỷ sản. Vốn đầu tư vào ngành xây dựng và nhà
hàng khách sạn chiếm tỷ trọng thấp khoảng 6%. Như vậy, xét về cơ cấu thì thâm
hụt thương mại do đầu tư tăng cao hiện nay chưa phải là vấn đề nghiêm trọng.
Bảng 2.3: Cơ cấu đầu tư phân theo ngành giai đoạn 2005 – 2010
Cơ cấu đầu tư theo ngành 2005 2007 2008 2009 2010
Các ngành sản xuất 47% 45% 44% 44% 44%
Ngành xây dựng 4% 4% 4% 4% 4%
Ngành thương nghiệp và sửa chữa 5% 4% 5% 4% 4%
Vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc 15% 17% 16% 16% 16%
Khách sạn và nhà hàng 2% 2% 2% 2% 2%
26
Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm 1% 1% 1% 1% 1%
Kinh doanh bất động sản 1% 4% 5% 5% 5%
Hoạt động khao học và công nghệ 1% 1% 1% 1% 1%
Giáo dục và đào tạo 3% 3% 3% 3% 3%
Các ngành khác 21% 19% 20% 20% 20%
Nguồn: GSO.
2.2.1.3 Thâm hụt thương mại do đầu tư không hiệu quả.
Để đo lường hiệu quả đầu tư các nhà kinh tế thường lấy hệ số ICOR (Incremental
Capital Output Ratio) để đánh giá, ICOR xác định mối quan hệ giữa vốn - tư bản
và đầu ra - GDP. Có nhiều cách để tính toán hệ số ICOR, nếu tiếp cận theo hiệu quả
sử dụng vốn ICOR là tỷ số giữa tỷ lệ đầu tư trên GDP so với tốc độ tăng trưởng
GDP. Theo khuyến cáo của Ngân hàng Thế giới, ICOR ở mức 3 là đầu tư có hiệu
quả và nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững3.
Theo tính toán của WB và tính toán của các nhà kinh tế trong nước thì ICOR của
Việt Nam hiện hay còn quá cao (xem bảng 3.7). Điều này cho thấy vốn đầu tư của
Việt Nam kém hiệu quả.
Bảng 2.4 : Tăng trưởng GDP và ICOR một số quốc gia Châu Á
Giai đọan từ 2000 -2009
Quốc gia GDP % Đầu tư/GDP ICOR
Trung Quốc 10.3 41.2 4.1
Indonesia 5.1 25 4.9
Ấn độ 7.2 31.2 4.7
Philippines 4.46 16.58 4.7
Việt Nam 7.26 44 5.6
Nguồn: World Bank, GSO và tác giả tự tính toán.
3 Nguy cơ từ ICOR tăng vọt! ngày 3/11/2009 tại
tang-vot.chn
27
Bảng 2.5: Tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ đầu tư và ICOR của Việt Nam, giai đoạn
1995-2010
Năm GDP
(Tỷ đồng)
Đầu tư
(Tỷ đồng)
Đầu tư/GDP
(%)
Tăng trưởng
GDP (%)
ICOR
1995 228.892 72.447 31,65 9,54 3,32
1996 272.036 87.394 32,13 9,34 3,44
1997 313.623 108.370 34,55 8,15 4,24
1998 361.017 117.134 32,45 5,76 5,63
1999 399.942 131.171 32,80 4,77 6,87
2000 441.646 151.183 34,23 6,79 5,04
2001 481.295 170.496 35,42 6,89 5,14
2002 535.762 200.145 37,36 7,08 5,28
2003 613.443 239.246 39,00 7,34 5,31
2004 715.307 290.927 40,67 7,79 5,22
2005 839.211 343.135 40,89 8,44 4,84
2006 974.266 404.712 41,54 8,23 5,05
2007 1.143.715 532.093 46,52 8,46 5,50
2008 1.485.038 616.735 41,53 6,31 6,58
2009 1.658.389 708.826 42,74 5,32 8,03
2010 1.980.914 830.278 41,91 6,78 6,18
Nguồn:GSO
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta thấy ICOR của Việt Nam tăng rất nhanh giai đoạn
1991-1995 trung bình là 3,5 nhưng đến 2009-2010 đã tăng lên gấp đôi là 7,11. Hệ
số ICOR tăng nhanh đồng nghĩa với đầu tư kém hiệu quả và tăng trưởng kinh tế
không bền vững, trưởng kinh tế không dựa nhiều vào yếu tố công nghệ và chỉ tăng
trưởng dựa vào vốn chiếm khoảng trên 57%, tỷ lệ TFP (năng suất các yếu tố tổng
hợp) còn rất thấp khoảng 30% và phần còn lại là nhân tố lao động. Xu hướng này
đang xảy ra với vốn đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước,
thành phần chủ đạo của nền kinh tế, thì hệ số ICOR lại cao vọt. Nếu hệ số ICOR
28
chung của nền kinh tế là 8 (Năm 2009), ICOR của khu vực kinh tế Nhà nước lên tới
12.
Hình 2.4 : So sánh hệ số ICOR của các thành phần kinh tế.
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
ICOR Kinh tế nhà nước ICOR kinh tế ngoài nhà nước ICOR đầu tư nước ngoài
Nguồn : GSO và tác giả tự tính toán.
Trong quá trình đầu tư phát triển kinh tế, ICOR tăng nhanh lại luôn là không bình
thường và đáng lo ngại của mọi nền kinh tế. ICOR ở Việt Nam thậm chí còn cao
hơn cả một số nước trong khu vực như: Indonesia, Trung Quốc Ấn Độ và
Philippines. Vì vậy, để có thể đạt được hệ số ICOR = 3 (theo khuyến nghị của Ngân
hàng Thế giới) thì trong tương lai ta phải nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế trong
khi vẫn giảm được tỷ lệ đầu tư/GDP. Điều này có nghĩa là vẫn gia tăng mức đầu tư
trong đó mức gia tăng của GDP phải nhanh hơn. Tuy nhiên, làm sao đảm bảo được
đồng vốn đầu tư của Nhà nước nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng đạt được
hiệu quả cao nhất, là một câu hỏi không dễ giải một sớm, một chiều. Do đó, Việt
Nam cần phải có những chiến lược đầu tư thích hợp để cải thiện hệ số ICOR trong
gian tới.
29
2.2.1.4 Thâm hụt thương mại do mức tiết kiệm thấp.
Cán cân thương mại là chênh lệch giữa tiết kiệm và đầu tư : TB = Sp + Sg – I
Trong đó Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân (thu nhập trừ đi tiêu dùng và nộp thuế
cho chính phủ); Sg là tiết kiệm của khu vực chính phủ. Theo đẳng thức này, nếu như
các yếu tố khác như Sg và I mà không thay đổi thì cán cân thương mại sẽ thâm hụt,
nếu như mức tiết kiệm trong nước của khu vực tư nhân giảm đi.
Ở giai đoạn mới bắt đầu phát triển, các nước đang phát triển thường có mức tiết
kiệm khá thấp so với nhu cầu đầu tư trong nước (do thu nhập thấp nên mức tiết
kiệm cũng thấp). Việt Nam là quốc gia có thu nhập trung bình, mức tiết kiệm vốn dĩ
đã không cao, trong thời gian vừa qua mức độ tiết kiệm của Việt Nam so với GDP
còn tăng trưởng rất chậm nguyên nhân có thể do mức tiêu dùng tăng cao đột biến.
Hình 2.5: Tỷ lệ tiết kiệm/GDP, giai đoạn 1996- 2009
0%
5%
10%
15%
20%
25%
30%
35%
40%
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009
Năm
Tiết kiệm/GDP
Nguồn : WB.
Việt Nam đã duy trì được tỷ lệ tiết kiệm gia tăng liên tục từ năm 1996 là 20,4% cho
đến năm 2006 là 35,8%. Tuy nhiên, 03 năm gần đây (2007-2009), do ảnh hưởng
của khủng hoảng kinh tế tòan cầu năm 2008, làm cho tỷ lệ tiết kiệm có xu hướng
giảm rất nhiều năm 2009 giảm 7% so với năm 2006, tác động mạnh đến cán cân
30
thương mai và phải bù đấp bằng nguồn vay nợ trong và nước để đáp ứng nhu cầu
đầu tư đang tăng cao. Tỷ lệ tiết kiệm so với GDP của Việt Nam thấp hơn so với các
nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc trong những thời kỳ tương tự, do đó Việt
Nam vẫn phải dựa nhiều vào nguồn vốn bên ngoài. Mặt khác, tăng trưởng kinh tế
Việt Nam trong thời gian qua vẫn dựa quá nhiều vào yếu tố vốn, điều này đã đẩy tỷ
lệ đầu tư của Việt Nam bình quân 40%/ GDP, cao bằng tỷ lệ đầu tư của Trung
Quốc, nước đang tăng trưởng quá nóng. Do vậy, vấn đề quan trọng của Việt Nam
hiện nay là nâng cao chất lượng đầu tư chứ không phải gia tăng tỷ lệ này và tăng
trưởng kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu.
Hơn nữa, Việt Nam cũng cần tạo ra thể chế tốt hơn để nâng cao tỷ lệ tiết kiệm, đặc
biệt là tiết kiệm của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình. Yêu cầu vốn cho quá
trình công nghiệp hóa sẽ làm cho nhu cầu vốn tăng lên, khả năng nguồn cung vốn
phụ thuộc vào tỷ lệ tiết kiệm trong nước và nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài. Vấn đề
quan trọng đối với Việt Nam là tạo ra khung pháp lý đầy đủ và đồng bộ để đảm bảo
thị trường vốn và tiền tệ phát triển lành mạnh, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô và
phòng ngừa khủng hoảng 4.
2.2.1.5 Thâm hụt thương mại do mất cân bằng giữa xuất khẩu và nhập khẩu.
Thâm hụt thương mại xảy ra do tình trạng nhập khẩu vượt quá mức xuất khẩu của
quốc gia. Số liệu cho thấy hơn 10 năm qua thương mại hàng hoá quốc tế của Việt
Nam đã tăng nhanh chóng. Cả nhập khẩu và xuất khẩu đều tăng nhanh, đó có thể là
do kết quả những cải cách kinh tế mà Việt Nam đã thực hiện trong những năm 90,
thể hiện qua việc ký kết các hiệp định thương mại song phương và gần nhất là việc
Việt Nam gia nhập tổ chức WTO (01/11/2007) sức cạnh tranh của hàng hoá xuất
khẩu tăng lên, nhu cầu nhập khẩu máy móc thiết bị phục vụ đầu tư sản xuất và tiêu
dùng cũng gia tăng. Những mất cân đối trong cơ cấu hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
hay năng lực cạnh tranh yếu kém của doanh nghiệp trong nước hoặc các bất ổn các
yếu tố kinh tế vĩ mô đều có thể xem là những nguyên nhân chính tạo nên thâm hụt
thương mại.
4 Cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm của TS. Nguyễn Thanh Sơn.
31
Bảng 2.6: Thâm hụt thương mại Việt Nam, giai đoạn 1995-2010
ĐVT: Triệu USD
Năm Giá trị xuất khẩu Giá trị nhập khẩu Cán cân thương mại
1995 5.448,90 8.155,40 -2.706,50
1996 7.255,90 11.143,60 -3.887,70
1997 9.185,00 11.592,30 -2.407,30
1998 9.360,30 11.499,60 -2.139,30
1999 11.541,40 11.742,10 -200,70
2000 14.482,70 15.636,50 -1.153,80
2001 15.029,20 16.218,00 -1.188,80
2002 16.706,10 19.745,60 -3.039,50
2003 20.149,30 25.255,80 -5.106,50
2004 26.485,00 31.968,80 -5.483,80
2005 32.447,10 36.761,30 -4.314,20
2006 39.826,20 44.891,10 -5.064,90
2007 48.561,40 62.764,40 -14.203,00
2008 62.685,10 80.713,80 -18.028,70
2009 57.096,30 69.948,80 -12.852,50
2010 72.191,90 84.801,20 -12.609,30
Nguồn : Bộ Công thương (MOIT).
2.2.2- Nợ nước ngoài gia tăng do thâm hụt ngân sách :
Thâm hụt ngân sách Nhà nước (NSNN) được hiểu một cách chung nhất là sự vượt
trội về chi tiêu so với tiền thu được trong năm tài khóa hoặc thâm hụt NSNN do sự
cố ý của chính phủ tạo ra nhằm thực hiện chính sách kinh tế vĩ mô. Có nhiều cách
để chính phủ bù đắp thiếu hụt ngân sách như tăng thu từ thuế, phí, lệ phí; giảm chi
ngân sách; vay nợ trong nước, vay nợ nước ngoài; phát hành tiền để bù đắp chi
tiêu;... Sử dụng phương cách nào, nguồn nào tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và
chính sách kinh tế tài chính trong từng thời kỳ của mỗi quốc gia.
32
Bảng 2.7: Thâm hụt NSNN giai đoạn 2000 – 2011F
ĐVT: Tỷ đồng
Năm Tổng thu Tổng chi Thâm hụt GDP Tỷ lệ thâm hụt trên GDP
2000 90.749 108.961 (18.212) 441.646 4,12%
2001 100.000 129.773 (29.773) 481.295 6,19%
2002 123.860 148.208 (24.348) 535.762 4,54%
2003 152.274 181.183 (28.909) 613.443 4,71%
2004 190.928 214.176 (23.248) 715.307 3,25%
2005 228.287 262.697 (34.410) 839.211 4,10%
2006 279.472 308.058 (28.586) 974.266 2,93%
2007 315.915 399.402 (83.487) 1.143.715 7,30%
2008 416.783 494.600 (77.817) 1.485.038 5,24%
2009 442.340 584.695 (142.355) 1.658.389 8,58%
2010 560.170 675.063 (114.893) 1.980.914 5,80%
2011F 595.000 725.600 (130.600) 2.355.109 5,55%
Nguồn : GSO, MOF và tính toán của tác giả.
Qua số liệu từ bảng 2.7 cho thấy, tình trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam bình
quân khoảng trên 5% GDP. Thâm hụt ngân sách tính từ 2000 đến 2010 hầu như
không giảm về tỷ trọng, quy mô gia tăng nhanh chóng: Năm 2000, con số thâm hụt
ngân sách là 18,2 ngàn tỷ VND tương đương tỷ lệ bội chi là 4,12% GDP và luôn
giữ mức cao qua các năm. Đến năm 2007 các con số này tương ứng là 83,4 ngàn tỷ
VND tương đương 7,3% GDP; năm 2009 tăng cao 142,3 ngàn tỷ VND tương
đương 8,58% là do Chính phủ thực thi chính sách kích cầu khoảng 15 ngàn tỷ đồng
và năm 2010 là 114,89 ngàn tỷ đồng và tỷ lệ bội chi ở mức 5,8% và nếu tính cả việc
phát hành trái phiếu chính phủ thì thâm hụt ngân sách còn cao hơn nhiều, 9,7%
GDP năm 2009 và 8,7% năm 2010.
Thâm hụt ngân sách tăng cao là do Việt Nam thực hiện nhiều cam kết WTO và cam
kết đa phương, song phương về giảm thuế nhập khẩu thì nguồn thu ngân sách chỉ
33
còn trông chờ vào tăng thuế trong nước, đồng thời Chính phủ thực thi chính sách
đẩy mạnh đầu tư, kích thích tiêu dùng đã làm tăng mức bội chi NSNN. Trong
những năm gần đây, chi tiêu đầu tư công quá lớn trong khi tiết kiệm nội địa còn hạn
chế, đầu tư khu vực Nhà nước hiệu quả rất thấp (ngoại trừ các dự án mang tính án
sinh xã hội, hỗ trợ người nghèo), đầu tư mang tính dàn trãi, tham nhũng rất lớn, khả
năng thu hồi từ dự án rất thấp, dẫn đến thất thu, làm tăng bội chi ngân sách Nhà
nước trong thời gian dài.
Thâm hụt ngân sách triền miên ở mức độ cao trong hơn mười năm qua đã làm cho
nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng trong thế bất cân đối gia tăng, bất ổn kinh tế vĩ
mô trở thành vấn đề thường trực. Theo đó nợ Chính phủ đã gia tăng.
2.2.3- Thâm hụt kép khuếch đại tác động đến nợ nước ngoài:
Được thể hiện qua đẳng thức như sau: TB = Sp + Sg – I = (Y – T – C) + (T – G) – I
Trong đó: Sp là tiết kiệm của khu vực tư nhân, Sg chính là chênh lệch giữa thu ngân
sách (T) và chi tiêu của chính phủ (G). Con số chênh lệch giữa thu (T) và chi ngân
sách (G) chính là thâm hụt ngân sách.
Số liệu thống kê cho thấy có sự tương quan thuận giữa tỷ lệ thâm hụt NSNN với
mức độ gia tăng thâm hụt thương mại trong giai đoạn 2000 - 2010 ( Bảng 2.8 ).
Bảng 2.8. Thâm hụt NSNN và cán cân thương mại Việt Nam
giai đoạn 2000 – 2010
Năm Tỷ lệ thâm hụt NSNN trên GDP
Cán cân thương mại (Triệu
USD)
2000 4,12% -1.153,80
2001 6,19% -1.188,80
2002 4,54% -3.039,50
2003 4,71% -5.106,50
2004 3,25% -5.483,80
2005 4,10% -4.314,20
2006 2,93% -5.064,90
2007 7,30% -14.203,00
34
2008 5,24% -18.028,70
2009 8,58% -12.852,50
2010 5,80% -12.609,30
Nguồn: Bộ Công thương và tự tính toán của tác giả.
Hình 2.6 : Quan hệ tỷ lệ thâm hụt NSNN và cán cân thương mại
giai đoạn 2000 – 2010
-20,000.00
-18,000.00
-16,000.00
-14,000.00
-12,000.00
-10,000.00
-8,000.00
-6,000.00
-4,000.00
-2,000.00
0.00
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
-10.00%
-9.00%
-8.00%
-7.00%
-6.00%
-5.00%
-4.00%
-3.00%
-2.00%
-1.00%
0.00%
Thâm hụt thương mại (Triệu USD)
Thâm hụt ngân sách (%GDP)
Nguồn: Tính toán của tác giả.
Để giảm được thâm hụt ngân sách (T-G), thì chúng ta có thể giảm chi tiêu của chính
phủ và tăng thu ngân sách. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam đang có chương trình
tăng thu ngân sách thông qua việc tăng cường hiệu quả thu ngân sách của ngành
thuế. Hy vọng trong tương lai, nguồn thu ngân sách của chính phủ sẽ tốt hơn với sự
hoạt động hiệu quả hơn của bộ máy thuế và điều này cũng sẽ giảm bớt áp lực của
thâm hụt tài khoản vãng lai nói chung và cán cân thương mại nói riêng. Tuy nhiên,
đây là biện pháp dài hạn còn về ngắn hạn để giảm được thâm hụt ngân sách thì điều
hiển nhiên là phải cắt giảm chi tiêu của chính phủ.
Thang bên phải
35
2.3- Đánh giá thực trạng nợ nước ngoài của Việt Nam.
Việc đánh giá thực trạng nợ nước ngoài có ý nghĩa rất quan trọng trong việc quyết
định xem xét nên tăng thêm nợ hay giảm nợ, hoặc lựa chọn nguồn vốn nào tài trợ
cho thích hợp, nhằm đảm bảo khả năng thanh toán nợ và sử dụng nợ một cách hiệu
quả trong tương lai.
Khi đánh giá tính ổn định bền vững nợ của Việt Nam, chúng ta cũng áp dụng theo
các tiêu chí mà Ngân hàng thế giới hay IMF đang áp dụng cho những nước nghèo
có tỷ lệ nợ cao (HIPCs) và các chỉ tiêu giám sát an tòan nợ do Việt Nam thiết lập
(Luật quản lý nợ công có hiệu lực 01/01/2010), với các nội dung sau:
2.3.1- Đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của Việt Nam theo mức ngưỡng của
HIPCs.
Qua số liệu từ bảng 2.9, ta thấy từ năm 2004 đến năm 2010, tỷ lệ NPV/DBR bình
quân là 98,1% ( <250%) và tỷ lệ NPV/X bình quân là 47,9% ( < 150%), đồng thời
các tiêu chí tính lỏng nợ nước ngoài của Việt Nam là ổn định (TDS/XK là 2,32% và
TDS/DBR là 5,72%) và thấp hơn tiêu chuẩn quốc tế, về cơ bản là do Việt Nam đẩy
mạnh kim ngạch xuất khẩu và duy trì mức thu ngân sách ổn định. Tổng hợp các chỉ
tiêu tỷ lệ NPV/XK, NPV/DBR, đều thấp so với ngưỡng của HIPCs, nợ nước ngoài
của Việt Nam đáp ứng được yêu cầu về nợ bền vững và được đánh giá là vẫn ở
ngưỡng an toàn mà Ngân hàng Thế giới đưa ra.
Bảng 2.9: Các tiêu chí đánh giá độ an toàn nợ nước ngoài của IMF và WB cho
HIPCs.
Chỉ tiêu
đánh giá
Năm
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Trung
bình
(%)
NPV/XK 55.08 51.03 50.91 45.96 35.44 51.41 40.49 47.19
NPV/DBR 116.42 92.48 89.96 81.29 67.56 137.74 101.28 98.10
36
NPV/GDP 32.32 31.28 33.07 30.72 24.12 30.79 28.43 30.10
X/GDP 58.69 61.28 64.95 66.84 68.06 59.88 70.23 64.28
DBR/GDP 27.77 33.82 36.76 37.79 35.71 22.35 28.08 31.75
TDS/XK 2.76 2.66 2.17 2.29 1.57 1.94 2.32 2.24
TDS/DBR 6.53 5.51 4.42 4.85 3.80 6.41 5.72 5.32
Nguồn : (5) và tác giả tự tính toán.
Tuy nhiên, theo phân tích của IMF (2010), Việt Nam vẫn ở mức rủi ro thấp của nợ
nước ngoài. Do nợ nước ngoài của Việt Nam chưa tính đến nợ của các doanh
nghiệp không được chính phủ bảo lãnh. Hơn nữa, vấn đề hiện nay không chỉ là tỷ lệ
nợ so với GDP mà cả quy mô, tốc độ , điều kiện và lãi suất nợ nước ngoài của Việt
Nam đang có xu hướng tăng rất mạnh.
2.3.2- Đánh giá tính ổn định của nợ theo các tiêu chí giám sát an toàn nợ nước
ngoài của Việt Nam.
Để đánh giá tính bền vững của nợ công, tiêu chí tỷ lệ nợ công/GDP được coi là chỉ
số đánh giá phổ biến nhất cho cái nhìn tổng quát về tình hình nợ công của một quốc
gia, đánh giá mức an toàn của nợ công. Mức độ an toàn được thể hiện qua việc nợ
công có vượt ngưỡng an toàn tại một thời điểm hay giai đoạn nào đó hay không.
Để bảo đảm an toàn của nợ công, các nước thường sử dụng các tiêu chí sau làm giới
hạn vay và trả nợ: Thứ nhất, giới hạn nợ công không vượt quá 50% - 60% GDP
hoặc không vượt quá 150% kim ngạch xuất khẩu. Thứ hai, dịch vụ trả nợ công
không vượt quá 15% kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ trả nợ của chính phủ không
vượt quá 10% chi ngân sách. Ngân hàng Thế giới cũng đưa ra mức quy định
ngưỡng an toàn nợ công là 50% GDP. Theo khuyến cáo của các tổ chức quốc tế, tỷ
5 - Trích dẫn từ nghiên cứu :”Tình hình nợ công và quản lý nợ công ở Việt Nam năm 2010” của TS. Mai Thu
Hiền- GV. Đại học Ngoại thương Tp.HCM
37
lệ hợp lý với trường hợp các nước đang phát triển nên ở mức dưới 50% GDP. Tuy
nhiên, trên thực tế không có hạn mức an toàn chung cho các nền kinh tế; việc xác
định “ngưỡng an toàn” chỉ là khái niệm tương đối, không phải tỷ lệ nợ công trên
GDP thấp là trong ngưỡng an toàn và ngược lại. Mức độ an toàn của nợ công phụ
thuộc vào tình trạng mạnh hay yếu của nền kinh tế thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh
tế vĩ mô như tốc độ tăng trưởng, tính bền vững trong phát triển, khả năng chống đỡ
rủi ro.
Bảng 2.10 : Các chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của Việt Nam.
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng số dư nợ nước ngoài so với
GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39 42.2
Nợ nước ngoài khu vực công so
GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1
Nghĩa vụ trả nợ trung và dài hạn so
với xuất khẩu hàng hóa dịch vụ (%) 4.8 4 3.8 3.3 4.2 3.4
Nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của
Chính phủ so với thu NSNN (%) 4.1 3.7 3.6 3.5 5.1 3.7
Dự trữ ngoại hối so tổng dự nợ
ngắn hạn (%) 4.075 6.380 10.177 2.808 290 187
Nghĩa vụ nợ dự phòng của chính
phủ so với thu NSNN (%) 5.2 4.5 4.6 4.7 4.3 5.8
Nguồn : Bộ tài chính.
Như vậy, trong thời điểm hiện tại, tỷ lệ nợ Chính phủ so với GDP, các chỉ tiêu nợ
Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia đều trong giới hạn an toàn. Phần lớn các khoản
vay nước ngoài của Chính phủ có kỳ hạn dài, lãi suất ưu đãi. Mức lãi vay trung bình
nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2009 là 1,9%/năm, năm 2010 là 2,1%/năm
Theo Bộ Tài chính, các chỉ số nợ của Việt Nam ở mức an toàn, nợ công được quản
lý chặt chẽ theo quy định. Các khoản nợ trong nước và nước ngoài được thanh toán
38
đầy đủ, không có nợ xấu. Cụ thể, chỉ số nợ nước ngoài của Chính phủ trên GDP là
42,2%, vẫn dưới ngưỡng an toàn (50% GDP). Nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ
khoảng 16% tổng thu ngân sách nhà nước (giới hạn an toàn 35%). Nghĩa vụ trả nợ
nước ngoài trung và dài hạn trong nhiều năm qua khoảng 3,3 - 4,8% kim ngạch xuất
khẩu (giới hạn an toàn là 25%). Cơ cấu nợ nước ngoài đang giảm dần so với tổng
dư nợ của Chính phủ nhằm giảm sự phụ thuộc vào vốn vay nước ngoài… So với
các nước đang phát triển có cùng hệ số tín nhiệm, chỉ số nợ công và nợ nước ngoài
của Việt Nam ở mức trung bình.
Vì vậy, để xác định, đánh giá đúng đắn mức độ an toàn của nợ công, không thể chỉ
quan tâm đến tỷ lệ nợ trên GDP, mà cần phải xem xét nợ công một cách toàn diện
trong mối liên hệ với hệ thống các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của nền kinh tế quốc dân,
nhất là tốc độ và chất lượng tăng trưởng kinh tế, năng suất lao động tổng hợp, hiệu
quả sử dụng vốn (qua tiêu chí ICOR), tỷ lệ thâm hụt ngân sách, mức tiết kiệm nội
địa và mức đầu tư toàn xã hội... Bên cạnh đó, những tiêu chí, như cơ cấu nợ công,
tỷ trọng các loại nợ, cơ cấu lãi suất, thời gian trả nợ.... cũng cần được phân tích kỹ
lưỡng khi đánh giá tính bền vững nợ công.
Đánh giá kết quả họat động vay, trả nợ và quản lý nợ công, nợ nước ngoài năm
2010, Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại cho rằng, Việt Nam đã huy động được
khối lượng vốn lớn bổ sung cho đầu tư phát triển, cân đối ngân sách nhà nước,
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Các chỉ tiêu về nợ Chính phủ và nợ nước ngoài của
quốc gia nằm trong giới hạn an toàn, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Các hình
thức huy động vốn ngày càng đa dạng, linh họat, tạo tiền đề cho sự hình thành và
phát triển đồng bộ thị trường tài chính...
2.3.3- Đánh giá tính ổn định của nợ theo sức mạnh thể chế và chất lượng chính
sách quản lý nợ nước ngoài.
Trong vài năm gần đây, một cách tiếp cận mới mà Ngân hàng Thế giới đưa vào để
đánh giá chất lượng quản lý nợ công đó là dựa vào chất lượng chính sách và thể
chế. Các quốc gia có chính sách và thể chế tốt thì có thể chống đỡ được mức nợ cao
39
hơn so với mức ổn định nợ cơ bản. Cách tiếp cận này đưa ra giá trị mức ngưỡng
dựa vào tỷ lệ nợ truyền thống để làm cơ sở đánh giá thể chế và chính sách của quốc
gia. Dựa vào giá trị ngưỡng, Ngân hàng Thế giới phân loại 3 mức thực hiện chính
sách: kém, vừa và mạnh (Bảng 2.11).
Bảng 2.11: Mức ngưỡng phụ thuộc vào chính sách và
thể chế theo tiêu chuẩn của HIPCs.
Mức ngưỡng %
Đánh giá sức mạnh thể chế và chất lượng chính sách
Kém
CPIA ≤ 3
Vừa
3 < CPIA < 3,9
Mạnh
CPIA ≥ 3.9
NPV/GDP 30% 45% 60%
NPV/X 100% 200% 300%
NPV/DBR 200% 275% 350%
Nguồn: Ngân hàng thế giới. (chú thích: NPV/GDP: Nợ nước ngoài/GDP)
Qua số liệu từ bảng số 2.9 cho thấy, từ năm 2004 đến năm 2010, ba chỉ số hiện giá
thuần nợ nước ngoài của Việt Nam : NPV/GDP ≤ 30% , NPV/X < 60% và
NPV/DBR < 150%. Điều này cho thấy thể chế và chính sách quản lý nợ nước ngoài
của Việt Nam xếp vào chỉ số CPIA ≤3, tức là ở mức kém.
Tóm lại, qua phân tích các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài, nghiên cứu nhận thấy
mặc dù nợ nước ngoài của Việt Nam có gia tăng nhanh trong những năm gần đây
nhưng vẫn nằm trong khả năng thanh toán, chưa rơi vào tình trạng nguy kịch như
một số quốc gia Châu Âu.
2.3.4- Đánh giá khả năng trả nợ nước ngoài trong tương lai.
Theo báo cáo của Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại, năm 2010 khi Chính phủ
vay thêm 4.571,84 triệu USD thì sau khi trả nợ và phí (1.672,32 triệu USD) còn lại
2.899,52 triệu USD. Với số nợ và lãi suất hiện tại, trong những năm tới không vay
thêm thì số tiền Việt Nam phải bỏ ra mỗi năm để trả nợ sẽ cao nhất vào năm 2020
40
trên 2,380 tỉ USD (Trong đó : trả nợ gốc 2.134,62 triệu USD và trả lãi trên 245.71
triệu USD). Trước mắt, năm 2011 Việt Nam sẽ phải trả nợ khoảng 1.331,50 triệu
USD tính cả gốc lẫn lãi. Đến năm 2026, cũng còn phải trả 865 triệu USD/năm tiền
gốc và 110,23 triệu USD lãi.
Bảng 2.12 : Dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài của Chính
phủ, tính đến 31/12/2010
Năm
Dự kiến nghĩa
vụ nợ tại thời
điểm
31/12/2009
Dự kiến nghĩa vụ nợ tại thời điểm
31/12/2010 So sánh
(%)
Gốc Lãi và phí Nghĩa vụ trả nợ
2011 1.148,01 809,04 522,46 1.331,50 116%
2012 1.330,43 971,95 528,24 1.500,19 113%
2013 1.492,24 1.163,29 488,73 1.652,02 111%
2014 1.389,96 1.071,37 452,89 1.524,26 110%
2015 1.281,99 1.056,52 423,72 1.480,24 115%
2016 2.015,43 1.844,76 380,50 2.225,26 110%
2017 1.196,70 1.146,84 333,75 1.480,59 124%
2018 1.186,03 1.100,42 316,42 1.416,84 119%
2019 1.176,75 1.096,65 299,12 1.395,77 119%
2020 1.150,64 2.134,62 245,71 2.380,33 207%
2021 1.119,24 1.114,87 193,31 1.308,18 117%
2022 1.109,98 1.150,16 173,76 1.323,92 119%
2023 982,01 976,42 154,95 1.131,37 115%
2024 952,83 1.007,91 139,77 1.147,68 120%
2025 856,56 924,30 124,50 1.048,80 122%
2026 760,29 865,00 110,23 975,23 128%
Nguồn : Bộ Tài chính.
Với số nợ hiện tại theo bảng 2.12, dự kiến nghĩa vụ nợ hàng năm về nợ nước ngoài
của chính phủ năm đã tăng lên đáng kể, nợ gốc tăng bình quân 19%, lãi và phí tăng
45%, nếu tính đến năm 2026 thì nghĩa vụ nợ tăng bình quân 25% mỗi năm. Điều
41
này thật sự đáng lo ngại về khả năng trả nợ của Việt Nam trong tương lai, vì dự
kiến nghĩa vụ nợ năm vào 31/12/2009 chỉ là 1.101,57 triệu USD, thì năm 2010 thực
tế trả nợ đã tăng lên đến 52% (1.673,32 triệu USD), trong khi số nợ nước ngoài huy
động thêm chỉ tăng lên 16,3% (từ 27,9 lến 32,5 tỷ).
Rõ ràng là Việt Nam nếu tiếp tục với cách điều hành kinh tế như hiện nay thì có thể
sẽ nhanh chóng mất khả năng chi trả nợ nước ngoài. Ta có thể suy ra điều này khi
thấy là tổng số nợ nước ngoài tăng rất nhanh (trung bình 22 % một năm), cao hơn
nhiều so với mức tăng danh nghĩa của GDP (trung bình 16 % một năm). Nhưng
quan trọng hơn là nợ nước ngoài đang tăng tốc, vào năm 2009 tăng ở mức khủng 49
%. Và đặc biệt quan trọng là nợ doanh nghiệp không có bảo lãnh là nợ có lãi suất
thị trường còn tăng mạnh hơn nhiều, ở mức 125 %.
Chính việc tăng loại nợ của doanh nghiệp kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh,
có bảo lãnh hay không bảo lãnh của chính phủ hiện nay đã tới mức gần 12 tỷ và
đang tăng nhanh là điều đáng lo ngại. Số nợ này có thể nói gần như toàn bộ là nợ
của doanh nghiệp quốc doanh vì chỉ có doanh nghiệp quốc doanh mới có thể vay
mượn được, dù chính phủ chính thức đứng ra bảo lãnh hay không; lý do là các nhà
ngân hàng và các đầu tư nước ngoài cho vay hay mua trái khoán doanh nghiệp chỉ
vì họ biết rằng chúng là doanh nghiệp nhà nước do đó chính phủ Việt Nam có trách
nhiệm chi trả.
Theo Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, lãi suất trung bình nợ nước ngoài của
Chính phủ đã tăng từ 1,54%/năm vào năm 2006 lên 1,9%/năm trong năm 2009 và
năm nay đạt tới 2,1%/năm. Theo lộ trình đến năm 2012, Việt Nam sẽ dần dần bị
giảm đi các khoản vay ưu đãi do trở thành nước có thu nhập trung bình. Thay vào
đó là các khoản vay thương mại với lãi suất cao hơn, thời gian ngắn hơn. Điều này
đòi hỏi việc sử dụng vốn phải hiệu quả nhiều hơn nữa, nếu không, áp lực trả nợ
ngày càng lớn hơn và tác động ngay đến ngưỡng an toàn nợ công.
Tuy nhiên, nếu không tiếp tục tăng mạnh vay nợ nước ngoài thì nghĩa vụ nợ hàng
năm dưới 2 tỷ USD vẫn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ Việt Nam, đây là
42
số tiền không lớn để chúng ta trả nợ nước ngoài, đồng thời trên 80% số nợ nước
ngoài của Việt Nam là vay nợ dài hạn.
2.3.5- Đánh giá rủi ro việc vay nợ nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh.
Theo Luật Quản lý nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia bao gồm: Nợ nước ngoài
của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác
được vay theo hình thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Như vậy, có thể thấy rõ, nợ nước ngoài của Chính phủ và nợ nước ngoài của doanh
nghiệp được Chính phủ bảo lãnh chỉ là một bộ phận trong khái niệm “Nợ nước
ngoài của quốc gia” nêu trên.
Bảng 2.13 : Các chỉ tiêu giám sát về nợ nước ngoài và tăng trưởng kinh tế
(Giai đoạn 2005-2010).
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 2009 2010
GDP (tỷ USD) 51.1 58.6 68.3 86.9 95.3 104.6
Tổng số dư nợ nước ngoài
quốc gia so với GDP (%) 32.2 31.4 32.5 29.8 39 42.2
Nợ nước ngoài khu vực
công so GDP (%) 27.8 26.7 28.2 25.1 29.3 31.1
Tổng nợ nước ngoài quốc
gia (Tỷ USD) 16.45 18.39 22.19 25.90 37.17 44.14
Nợ nước ngoài khu vực
công (tỷ USD) 14.20 15.64 19.25 21.82 27.93 32.53
Nợ nước ngoài của các tổ
chức không được bảo lãnh
(tỷ USD) 2.25 2.75 2.94 4.09 9.25 11.60
Nguồn : Bộ Tài chính và tác giả tự tính toán.
Bảng 2.14 : Tốc độ tăng nợ nước ngoài của quốc gia, khu vực công
và không được bảo lãnh, giai đoạn 2006-2010 .
43
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010
Trung
bình
(%)
Tổng nợ nước ngoài quốc
gia 12% 21% 17% 44% 19% 22%
Nợ nước ngoài khu vực công 10% 23% 13% 28% 16% 18%
Nợ nước ngoài của các tổ
chức không được bảo lãnh 23% 7% 39% 126% 26% 44%
Nguồn : Bộ Tài chính và tác giả tự tính toán.
Theo công bố của Bộ Tài chính tỷ lệ nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP tại
thời điểm 31/12/2010 là 42,2% và nợ nước ngoài của khu vực công là 32,5 tỷ USD
( Chỉ bao gồm nợ nước ngoài của Chính phủ và được Chính phủ bảo lãnh). Như
vậy, nếu so sánh với GDP năm 2010 được Tổng cục Thống kê công bố là khoảng
104,6 tỷ USD, thì tổng nợ nước ngoài của quốc gia tính đến 31/12/2010 vào khoảng
44,1 tỷ USD. Phần nợ của doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần
của nhà nước vay theo hình thức tự vay tự trả (Nợ nước ngoài của các tổ chức
không được bảo lãnh) là 11,6 tỷ USD, con số này thật là một số bí ẩn đầy rủi ro.
Bởi vì, trước tình trạng một số doanh nghiệp, thậm chí cả các tập đoàn, tổng công ty
Nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ, không trả được nợ thì Chính phủ phải
trả nợ bằng tiền thuế của dân hoặc từ nguồn từ bán tài sản quốc gia (nguồn thu từ
khai thác tài nguyên).
Qua số liệu tính toán từ bảng 2.13 và 2.14, ta thấy nợ nước ngoài không được bảo
lãnh đã tăng rất nhanh những năm gần đây ( Năm 2008 là 4.09 tỷ USD; năm 2009
là 9.25 tỷ USD , đến 2010 đã tăng lên 11,6 tỷ và hiện nay cũng đang tiếp tục tăng).
Đây là những khoản nợ mà Chính phủ không nắm được rồi cuối cùng khoản vay đó
lại sử dụng không hiệu quả, dẫn tới vỡ nợ thì quy luật tài chính nó như bình thông
nhau, khi một lĩnh vực đã bị khủng hoảng thì sẽ tác động đến nhau theo hiệu ứng
domino, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến tòan bộ nền kinh tế.
44
Trong những năm gần đây nợ nước ngoài quốc gia có xu hướng tăng khá nhanh do
thời gian qua có nhiều dự án đầu tư lớn được triển khai với các khoản vay lớn từ
nước ngoài. Đồng thời, vay thương mại nước ngoài của doanh nghiệp theo phương
thức tự vay tự trả cũng có xu hướng tăng nhanh, nhất là nợ ngắn hạn. Mặc dù, các
doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp có cổ phần của nhà nước vay theo
nguyên tắc “tự vay, tự trả” phần lớn là vay thương mại lãi suất cao không được
chính phủ bảo lãnh nhưng nhà nước không thể hay khó lòng về mặt chính trị xóa
trách nhiệm đối với nợ của các doanh nghiệp do chính Chính phủ dựng lên. Vì nợ
công là thước đo hành xử về chính sách của nhà nước.
Theo nhận định của GS. Trần Ngọc Thơ, nguyên tắc “ tư vay, tự trả” nghe thì hợp
lý nhưng thật sự không ổn, do người vay và người trả có thể là hai chủ thể khác
nhau. Bởi vì, “tự vay” là lãnh đạo doanh nghiệp (không có tài sản thế chấp) sẽ thực
hiện nhiều phi vụ kinh doanh, nếu thắng lãnh đạo DNNN vừa được lợi vừa có thành
tích để thăng tiến, nếu khi làm ăn thua lỗ, không hiệu quả thì Chính phủ tiếp tục trả
nợ, “tự trả” từ tiền thuế của dân. Vì vậy, từ nguyên tắc “tự vay, tự trả”, ở một số
trường hợp đã trở thành “tự vay, người khác trả”. Các cơ quan chức năng luôn tự tin
khẳng định con số nợ nước ngoài và nợ công của Việt Nam vẫn trong ngưỡng an
toàn. Nhưng quan điểm này có thể bị lung lay trong trường hợp liên tục diễn ra các
kịch bản chuyển dịch rủi ro theo hướng “tự vay, người khác trả”.
Trong bối cảnh nhu cầu vốn chi cho phát triển kinh tế - xã hội lớn, khả năng nguồn
lực nội tại chưa đáp ứng thì việc huy động nguồn lực thông qua vay nợ từ bên ngoài
là cần thiết. Trong giai đoạn tập trung đầu tư, việc gia tăng chỉ số nợ nước ngoài là
không thể tránh khỏi. Việc cân đối giữa vay nợ với đảm bảo an ninh tài chính và
cân đối vĩ mô luôn là một yêu cầu hàng đầu của Chính phủ.
2.3.6- Đánh giá tính công bằng liên thế hệ trong quản lý và sử dụng nợ vay
nước ngoài tương lai.
Theo lý thuyết tân cổ điển cho rằng vay nợ gây chèn lấn đầu tư khu vực tư. Khi
Chính phủ thực hiện dự án, cho dù được tài trợ bằng thuế hay vay nợ, thì những
45
nguồn lực đều lấy từ khu vực tư. Như vậy, nợ có ảnh hưởng đến vốn đầu tư của khu
vực tư và tạo ra gánh nặng cho thế hệ tương lai. Để khắc phục chèn lấn, yêu cầu các
dự án đầu tư của Chính phủ phải có hiệu quả để thu hút lại sự đầu tư của khu vực
tư.
Việt Nam vay nợ để đầu tư và phát triển kinh tế - xã hội, song hiệu quả đầu tư thấp
khiến nguồn thu hồi để trả nợ trong tương lai từ các dự án này thấp và bị hạn chế.
Các khoản vay và chi tiêu hiện tại của Chính phủ không tạo nên nguồn thu hiệu quả
trong tương lai; chúng làm tăng sức ép lên bội chi mới. Hậu quả là, thế hệ tương lai
sẽ phải chịu gánh nặng nợ cao hơn thế hệ hiện tại. Tóm lại, tính công bằng liên thế
hệ về gánh nặng nợ ở Việt Nam được đánh giá là thấp. Các dự án đầu tư từ nguồn
vốn khu vực công, trong đó có nợ, mặc dù có sự đóng góp đáng kể đến tăng trưởng
kinh tế trong thời gian qua. Song, nếu tính đến bài toán công bằng giữa các thế hệ
thì quản lý nợ công của Việt Nam còn kém hiệu quả, cần phải được cải thiện trong
thời gian tới.
3.7- Những bất cập về quản lý nợ nước ngoài hiện nay.
Hiện nay, trong công tác quản lý nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia còn nhiều
bất cập, chưa thực hiện đầy đủ việc công khai nợ và đặc biệt năng lực quản lý nợ
cũng cần được cải thiện. Những bất cập có thể kể đến bao gồm nhưng vấn đề cơ bản
như sau:
- Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn vay chưa thật sự mang lại hiệu quả: Nguồn
vốn vay nợ nước ngoài trong thời gian qua chưa thực sự gắn với hiệu quả sử dụng
và trách nhiệm trả nợ, nhiều dự án không trả được khó khăn trong việc hoàn trả vốn
vay, chủ trương đầu tư và phân phối cho các đối tượng sử dụng vốn đôi khi không
rõ ràng, không gắn trách nhiệm của cơ quan ra quyết định, cơ quan sử dụng vốn và
cơ quan trả nợ trong khi chế tài xử lý không nghiêm. Vì vậy, nên có một số nơi tiếp
nhận nguồn vốn này như là một khoản tiền được tặng hoặc nếu không thì Chính phủ
là người có trách nhiệm trả nợ lấy từ nguồn thu ngân sách. Từ đó, đã xảy ra tình
46
trạng thất thoát, tham nhũng, lãng phí, biến tiền ODA thành tiền của mình và tiêu
xài ăn chơi một cách phung phí;
- Việc tổ chức đánh giá mức an toàn nợ chưa toàn diện, đúng ra phải đánh giá cả
phần nợ của tổ chức, doanh nghiệp vay nợ nước ngoài với hình thức tự vay tự trả, vì
theo nguyên tắc bình thông nhau, các doanh nghiệp cùng hoạt động kinh doanh
trong nước nếu bị thua lỗ, mất khả năng thanh khoản sẽ tác động dây chuyền đến
các doanh nghiệp khác và nếu nhiều doanh nghiệp phá sản sẽ tác động xấu cả nền
kinh tế theo hiệu ứng Domino.
47
CHƯƠNG III
PHÂN TÍCH THỰC NGHIỆM ẢNH HƯỞNG CỦA NỢ NƯỚC NGOÀI
ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1986-2010
3.1. Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài của Việt Nam theo mô phỏng đường
cong Laffer nợ.
Mặc dù các lí thuyết “debt overhang” không trực tiếp giải thích ảnh hưởng của nợ
đến tăng trưởng nhưng ta có thể mở rộng và áp dụng đường cong Laffer nợ để mô
tả đường cong Laffer về ảnh hưởng của nợ đến tăng trưởng. Do đỉnh đường cong
Laffer nợ là điểm mà tại đó sự tăng lên trong tổng nợ bắt đầu tạo ra gánh nặng cho
đầu tư, cải tổ kinh tế và các hoạt động khác, điểm này có thể liên quan đến điểm mà
tại đó nợ bắt đầu ảnh hưởng ngược chiều đến tăng trưởng. Nó cũng chính là điểm
chỉ ra mức độ nợ tối ưu mà một quốc gia có thể duy trì mà không phải lo ngại vấn
đề “debt overhang”.
Nghiên cứu sử dụng hàm phi tuyến dạng đường cong phương trình bậc hai để mô
phỏng đường cong Laffer nợ. Để vẽ được đường cong này nghiên cứu sử dụng phần
mềm thống kê SPSS để vẽ đường cong theo các điểm phân tán của biến tỷ lệ tăng
trưởng theo tỷ lệ nợ nước ngoài trên GDP (theo giá cố định năm 2000), ký hiệu
GDP, số liệu từ năm 1986-2010. Đường cong được tìm thấy như Hình 3.1. Đỉnh của
đường cong được xác định với giá trị bằng 90.6% đây chính là ngưỡng nợ nước
ngoài trên GDP mà nghiên cứu cần tìm.
Tuy nhiên, để ngưỡng nợ nêu trên phản ánh đúng mức độ an tòan nợ của Việt Nam
cần phải xem xét, đánh giá một cách toàn diện trong mối quan hệ tác động của các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhất là tỷ giá hối đoái, lạm phát, tốc độ và chất lượng tăng
trưởng kinh tế, hiệu quả sử dụng vốn và khả năng chóng đỡ rủi ro của nền kinh tế.
Hình 3.1 : Ước lượng ngưỡng nợ nước ngoài trên GDP (2000) của Việt Nam.
48
Nguồn : World Bank và kết quả tính toán từ phần mềm thống kê SPSS.
3.2. Phân tích thực nghiệm ảnh hưởng nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế
Việt Nam, giai đoạn 1986-2010.
3.2.1 Mô hình nghiên cứu.
Nhằm đo lường tác động của nợ nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế Việt Nam,
tác giả thực hiện mô hình nghiên cứu với giả định là tăng trưởng kinh tế chịu ảnh
hưởng bởi các biến kinh tế vĩ mô như: Nợ nước ngoài, đầu tư trong nước, dịch vụ
nợ, độ mở của nền kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài, mô hình dạng bán logarit
(Lin-log), mô hình được tác giả sử dụng tương tự như mô hình Frimpong, J.
M.Oteng-Abayi, E. F sử dụng khi nghiên cứu các nhân tố tác động đến tăng trưởng
kinh tế tại Ghana, 2006. Mô hình này theo tác giả là phù hợp với hoàn cảnh nghiên
cứu về nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay vì tình trạng nợ nước ngoài của
Ghana cũng giống như các nước HIPCs, có thể tìm thấy số liệu thống kê của các
90.6
Đường mô phỏng đường
cong Laffer nợ.
Đường mô phỏng tỷ lệ
tăng trưởng theo tỷ lệ nợ
nước ngoài trên GDP.
49
biến trong mô hình trong khi các mô hình khác rất khó tìm được đủ số liệu thống
kê. Mặc khác hệ số tuyến tính giữa biến tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ nước ngoài
trên GDP chỉ ở mức 17,7% cho nên mô hình đa biến là lựa chọn phù hợp hơn. Mô
hình cụ thể như sau :
Yt = α0 + α1 lnEDTt + α2 lnFDIt + α3 lnINVt + α4 lnTDSt + α5 EXPt + εt (1)
Trong đó:
- Biến Y (%) là biến phụ thuộc đại diện cho mức tăng trưởng kinh tế và các biến
độc lập hay biến giải thích sau:
- Biến EDT là tỷ số giữa tổng số nợ nước ngoài trên GDP, (%);
- Biến FDI là tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài trên GDP (%);
- Biến INV là tỷ lệ đầu tư trong nước trên GDP (%);
- Biến TDS là tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu (%);
- Biến EXP là chỉ tiêu đại diện cho biến đo lường độ mở của nền kinh tế (%),
được tính bằng cách lấy tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ tính theo giá
hiện tại qui về Việt Nam Đồng chia cho chỉ số giá điều chỉnh hàng nhập khẩu.
Tất cả các biến này đều được biểu diễn dưới dạng hàm số logarith cơ số tự nhiên,
ngoại trừ biến phụ thuộc Y và biến độc lập EXP.
Để phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, quan điểm lý thuyết và phân tích phần
trên đã trình bày, khi nợ nước ngoài của Việt Nam chưa vượt ngưỡng an toàn
“threshold level” nên nghiên cứu kỳ vọng nợ nước ngoài tác động tích cực đến tăng
trưởng kinh tế, nghiên cứu mong đợi α1 > 0; tương tự tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước
ngoài trên GDP bổ sung nguồn lực bên ngoài thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và mong
đợi một tác động tích cực đến tăng trưởng, vì vậy kỳ vọng α2 >0 ; tỷ lệ đầu tư trong
nước so với GDP dự kiến sẽ có ảnh hưởng tích cực đáng kể vào tăng trưởng GDP,
nên nghiên cứu mong đợi α3>0 ; tỷ lệ tổng dịch vụ nợ trên xuất khẩu dự kiến sẽ tác
động tiêu cực do việc giảm chi phí đầu tư trong nước từ dịch vụ thanh toán nợ, nên
nghiên cứu dự đoán α4 <0. Nền kinh tế Việt Nam hiện đã và đang hòa nhập sâu
rộng vào kinh tế thế giới, tốc độ xuất khẩu tăng nhanh qua các năm so với nhập
khẩu, độ mở nền kinh tế ngày càng rộng, nghiên cứu kỳ vọng α5 > 0.
50
Mô hình trên được sử dụng nhằm mục đích tìm hiểu liệu có hay không mối quan hệ
trong dài hạn giữa tăng trưởng kinh tế Việt Nam và các yếu tố đầu vào nêu trên.
Khả năng xảy ra mối quan hệ trong dài hạn được kiểm định bằng kỹ thuật đồng liên
kết.
3.2.2- Dữ liệu nghiên cứu và phương pháp thực nghiệm.
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng dữ liệu hàng năm 1986 đến năm 2009. Dữ
liệu được thu thập chủ yếu từ nguồn thống kê của Ngân hàng Thế giới (WB), Bộ
Tài chính (MOF) và Tổng Cục thống kê Việt Nam (GSO).
Để đo lường các nhân tố tác động đến tăng trưởng kinh tế trong mô hình thực
nghiệm, tác giả thực hiện theo các bước sau :
Bước một, thực hiện việc kiểm định tính dừng và không dừng (unit roots or
non-stationary) của các chuỗi thời gian sử dụng trong mô hình thực nghiệm (kiểm
định nghiệm đơn vị ). Giữa các chuỗi số không dừng có thể tồn tại mối quan hệ
đồng liên kết (mối quan hệ trong dài hạn). Tương quan đồng liên kết tồn tại khi
quan hệ tuyến tính giữa hai chuỗi là một chuỗi có tính dừng (stationary). Kết hợp
tuyến tính giữa các cặp chuỗi thời gian là hiệu số giữa chúng. Nếu có quan hệ đồng
liên kết, hiệu số đó là một chuỗi ngẫu nhiên có tính chất của nhiễu trắng.
Bước hai, sử dụng phương pháp phân tích đồng tích hợp (Cointegration) của
Engle – Granger (1987) để đo lường các mối quan hệ trong dài hạn giữa các biến
(quan hệ đồng liên kết).
Cuối cùng, tác giả sẽ thực hiện khảo sát mối quan hệ động trong ngắn hạn
giữa tăng trưởng kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng. Mô hình điều chỉnh sai số ECM
(Error Correction Model) được sử dụng nếu tồn tại các mối quan hệ trong dài hạn
kể trên.
3.2.3. Kết quả thực nghiệm.
3.2.3.1 Các phân tích và kiểm định ban đầu
a- Phân tích ma trận hệ số tương quan :
Từ kết quả phân tích ma trận hệ số tương quan cho thấy các cặp hệ số tương quan
giữa các biến giải thích trong mô hình có giá trị < 0.9, nên sự kết hợp giải thích giữa
51
các biến trong mô hình là phù hợp và đáng tin cậy.
Bảng 3.1: Ma trận hệ số tương quan.
LnEDT LnFDI LnINV LnTDS EXP
LnEDT 1
LnFDI 0.693947 1
LnINV 0.084898 0.629561 1
LnTDS 0.836063 0.711098 0.235481 1
EXP 0.363403 0.469147 0.310004 0.422376 1
Nguồn: Kết quả tính toán từ Eview 5.1
b- Kiểm định nghiệm đơn vị.
Có nhiều cách để nhận dạng một chuỗi thời gian là dừng hay không dừng như :
Phân tích đồ thị, sai phân, hàm tự tương quan, kiểm định Ljung-Box. Tuy nhiên,
kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test) là cách kiểm định được sử dụng phổ biến
hiện nay.
Trong bài nghiên cứu, tác giả đã tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị của từng biến
riêng biệt để xác định thuộc tính dừng bằng hai phương pháp phổ biến là phương
pháp ADF (Augmented Dickey-Fuller) và KPSS (Kwiatkowski-Phillips-Schmidt-
Shin).
Kết quả kiểm định ở cả hai phương pháp đều cho thấy các biến Y, LnEDT, LnFDI,
LnINV, Ln TDS và EXP,là chuỗi thời gian không dừng (không xu hướng) I(0) và
chuỗi dừng I (1).
Bảng 3.2. Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị
ADF Mức 1% Mức 5% Mức 10%
Y -2.076 -3.788 -3.012 -2.646 Không dừng
LnEDT -2.928 -3.738 -2.992 -2.636
Không dừng mức
10%, mức 5%
52
LnFDI -6.770 -3.738 -2.992 -2.636 Dừng
LnINV -1.047 -3.738 -2.992 -2.636 Không dừng
LnTDS -3.087 -3.738 -2.992 -2.636 Không dừng mức 1%
EXP -3.083 -3.738 -2.992 -2.636 Không dừng mức 1%
KPSS
Y 0.218 0.739 0.463 0.347 Dừng
LnEDT 0.138 0.739 0.463 0.347 Dừng
LnFDI 0.420 0.739 0.463 0.347 Không dừng mức 10%
LnINV 0.676 0.739 0.463 0.347
Không dừng mức 5%,
mức 10%
LnTDS 0.203 0.739 0.463 0.347 Dừng
EXP 0.170 0.739 0.463 0.347 Dừng
ADF
D(Y) -4.271 -3.753 -2.998 -2.639 Dừng
DLnEDT -3.505 -3.753 -2.998 -2.639 Dừng mức 5%
DLnFDI -6.980 -3.753 -2.998 -2.639 Dừng
DLnINV -4.922 -3.753 -2.998 -2.639 Dừng
DLnTDS -4.118 -3.753 -2.998 -2.639 Dừng
DEXP -7.603 -3.753 -2.998 -2.639 Dừng
KPSS
D(Y) 0.229 0.739 0.463 0.347 Dừng
DLnEDT 0.339 0.739 0.463 0.347 Dừng
DLnFDI 0.580 0.739 0.463 0.347 Dừng mức 1%
DLnINV 0.096 0.739 0.463 0.347 Dừng
DLnTDS 0.302 0.739 0.463 0.347 Dừng
DEXP 0.053 0.739 0.463 0.347 Dừng
3.2.3.2 Phân tích cân bằng dài hạn – Phân tích đồng liên kế:
Hồi quy đồng liên kết theo phương pháp phân tích phần dư (εt) hai bước của Engle-
Granger. Tại bước 1, nghiên cứu thiết lập mối tương quan cân bằng trong dài hạn
trong số các biến; bước 2 nghiên cứu kiểm định tính liên kết của phần dư (εt) bằng
53
cách dùng thống kê ADF. Nếu kết quả kiểm định cho thấy phần dư là chuổi dừng
thì khẳng định tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến trong mô hình đã
thực hiện ở bước 1.
Bước 1: Hồi quy phương trình (1)
Với
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- no_nuoc_ngoai_va_tang_truong_kinh_te_cua_viet_nam.pdf