Luận văn Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang

Tài liệu Luận văn Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang: Luận văn Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang 1 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Phi Hổ đã chấp thuận hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong 2 năm học cao học vừa qua. Xin cảm ơn các anh chị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng bà con trên các khóm đảo trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã cung cấp cho tôi những hiểu biết hữu ích cho luận văn này. Lời cảm ơn sau cùng đến những người thân đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn. Nguyễn Thị Bích Hảo 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các kết quả nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất...

pdf84 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang 1 LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn thầy Đinh Phi Hổ đã chấp thuận hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô, những người đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong 2 năm học cao học vừa qua. Xin cảm ơn các anh chị Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cùng bà con trên các khóm đảo trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang đã cung cấp cho tôi những hiểu biết hữu ích cho luận văn này. Lời cảm ơn sau cùng đến những người thân đã quan tâm tạo điều kiện tốt nhất để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Trân trọng cảm ơn. Nguyễn Thị Bích Hảo 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là công trình nghiên cứu của tôi, có sự hỗ trợ từ Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các kết quả nghiên cứu của đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào. Tp.HCM, ngày 28 tháng 10 năm 2009 Tác giả 3 LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................1 LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................................2 LỜI MỞ ĐẦU........................................................................................................................6 Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................7 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................7 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................7 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................7 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................................9 1.1 Lý thuyết về nghèo đói: ...............................................................................................9 1.2 Đo lường nghèo đói ...................................................................................................13 1.3 Giả thuyết nguyên nhân dẫn đến nghèo đói...............................................................15 1.4 Khái niệm về Khu bảo tồn biển .................................................................................18 1.4.1 Các khái niệm .....................................................................................................18 1.4.2 Lợi ích của KBTB và Thách thức của KBTB ....................................................19 1.5 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trước....................................................................21 1.6 Khung phân tích.........................................................................................................25 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU...................................................26 2.1 Giới thiệu về KBTB.............................................................................................26 2.1.1 Các KBT biển ở Việt Nam...........................................................................26 2.1.2 Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: ..............................................................26 2.2 Đặc điểm chung của hộ dân trong khu bảo tồn biển..................................................29 2.3 Các hoạt động ngành nghề trong KBTB....................................................................30 2.4 Đặc điểm Nghèo đói của tỉnh & Các chương trình can thiệp của địa phương ..........33 2.4.1 Đặc điểm nghèo đói ............................................................................................33 2.4.2 Các hoạt động trợ giúp của địa phương ..............................................................34 2.4.3 Các hoạt động trợ giúp của BQL KBTB.............................................................34 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ..................36 3.1 Các phương pháp được sử dụng trong đề tài .............................................................36 3.2 Phương pháp lấy mẫu ................................................................................................36 3.3 Đo lường nghèo .........................................................................................................38 3.4 Mô hình kinh tế lượng ...............................................................................................38 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU...........................................................................42 4.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu.................................................42 4.1.1 Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư ..............................................................42 4.1.2 Những đánh giá từ phía người dân .....................................................................48 4.2 Quản lý tài nguyên ở KBTB ................................................................................51 4.3 Những vấn đề trong đời sống và sản xuất của cộng đồng ...................................52 • 39% hộ có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo của tỉnh .......................................52 • Cộng đồng ngư dân sinh sống trong điều kiện kém và cách biệt ........................53 • Số người phụ thuộc cao .......................................................................................53 • Thời gian nhàn rỗi trong năm chiếm ¼, không có sinh kế thay thế.....................53 • Tác động ngược lại việc bảo tồn của Nghèo đói..................................................53 4.4 Kết quả Mô hình ..................................................................................................54 4.5 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến nghèo của cộng đồng .............................56 4.5.1 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo sản xuất ..............................................56 4 4.5.2 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo sinh hoạt .............................................57 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO........................................................58 5.1 Các nhóm giải pháp .........................................................................................58 5.2 Giải pháp du lịch Homestay.............................................................................59 5.2.1 Dự kiến kết quả ............................................................................................61 KẾT LUẬN..........................................................................................................................63 Danh mục tài liệu tham khảo ...............................................................................................64 Phụ lục .................................................................................................................................66 Đồ thị 1: Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá...................................................49 Đồ thị 2: Những hoạt động cần thiết để cải thiện Vịnh và đời sống....................................52 Đồ thị 3: Các loại nhà hiện người dân đang ở .....................................................................69 Đồ thị 4: Số người phụ thuộc/hộ..........................................................................................69 Hình 1: “Khai thác thuỷ sản = nghèo đói”...........................................................................11 Hình 2: Thu nhập và chi tiêu theo thời gian ........................................................................14 Hình 3: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang ..........................................................................29 Hình 4: đường cong Lorenz .................................................................................................45 Hình 5: Uu tiên chi tiêu........................................................................................................50 Hình 6: Phân bố Thu nhập và chi tiêu..................................................................................68 Bảng 1: Số hộ điều tra trên 3 khóm đảo...............................................................................38 Bảng 2: Các biến và những kỳ vọng trong mô hình hồi quy ...............................................39 Bảng 3: Số hộ vay chương trính tín dụng của Dự án KBTB Hòn Mun thông qua Ngân hàng CSXH...................................................................................................................................32 Bảng 4: Các đặc điểm chính của hộ.....................................................................................42 Bảng 5:Thống kê học vấn chủ hộ ........................................................................................43 Bảng 6: Phân phối thu nhập các hộ......................................................................................45 Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ có tàu và hộ không có tàu ..............48 Bảng 8: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ nghèo và hộ không nghèo ..............48 Bảng 9: Mong muốn NN hỗ trợ ...........................................................................................50 Bảng 10: Phân loại hộ nghèo theo chuẩn.............................................................................53 Bảng 11: Kết quả hồi qui .....................................................................................................54 Bảng 12: Nonparametric Correlations .................................................................................56 Bảng 13: Nghề nghiệp chủ hộ..............................................................................................66 Bảng 14: Ước tính chi phí lưu động-thu nhập cho Hộ làm Du lịch Homestay ...................66 Bảng 15: Sản lượng thuỷ sản, số tàu và công suất tàu ở tỉnh Khánh Hoà qua các năm ......69 Bảng 16: Hỗ trợ tín dụng tạo sinh kế thay thế của BQL KBTB..........................................70 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT KBTB: Khu bảo tồn biển BQL: Ban quản lý NN: Nhà nước WB: Ngân hàng thế giới ADB: Ngân hàng phát triển Châu Á USD: Đồng đô la Mỹ 6 LỜI MỞ ĐẦU Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà là KBTB đầu tiên của Việt Nam. Phần lớn các hộ sinh sống trên KBTB là ngư dân, sống phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên biển với nghề nghiệp chính là đánh bắt gần bờ và nuôi trồng thuỷ sản (88%)1. Năm 2008 có khoảng 20%2 hộ thuộc diện nghèo của tỉnh, đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn của các hộ dân bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, trong đó đặc tính cộng đồng, đặc trưng vùng miền và sự thành lập KBTB là các yếu tố ảnh hưởng lớn. Với mục tiêu chính là bảo tồn đa dạng sinh học, KBTB đã hạn chế vùng được đánh bắt của ngư dân từ năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2005, các hộ dân được sự hỗ trợ của dự án thí điểm KBTB Hòn Mun3, thông qua tổ chức thí điểm một số nghề tạo thu nhập phụ như đan mành ốc, đan song mây, nuôi trồng thuỷ sản theo sự hướng dẫn của BQL nên đời sống không quá vất vả. Tuy nhiên, đào tạo nghề tạo thu nhập thay thế sau khi dự án kết thúc lại không phát huy hiệu quả do các mô hình chỉ dừng lại ở mức thí điểm, vì vậy nghèo vẫn tiếp diễn. Trong tình hình nguồn lực thuỷ sản gần bờ cạn kiệt, nguồn lợi thuỷ sản của KBTB chưa tái sinh như mong muốn, diện tích khai thác bị thu hẹp mà sinh kế thay thế không hiệu quả đã ảnh hưởng đến thu nhập của một số ngư dân nghèo, dẫn đến việc họ có thể khai thác trái phép thuỷ sản trong vùng cần bảo tồn. Về lâu dài, việc duy trì KBTB mà không có hỗ trợ thích hợp sẽ không đảm bảo được mục tiêu bảo tồn cũng như giảm nghèo hay nâng cao đời sống của ngư dân, và ngược lại, nếu đời sống của ngư dân trong vùng không được đảm bảo, mục tiêu bảo tồn cũng không đạt được. 1 Hồ Văn Trung Thu (2005), “Báo cáo tổng thể hoạt động tạo thu nhập phụ” 2 Tổng hợp từ danh sách hộ nghèo phường Vĩnh Nguyên 3 Bộ Thuỷ sản, tỉnh Khánh Hoà và tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) thực hiện; Tài trợ bởi Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB), DANIDA & IUCN. 7 Vì vậy, đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo nhằm mục đích tìm ra giải pháp giảm/thoát nghèo mà vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản đối với người dân trên các khóm đảo thuộc KBTB vịnh Nha Trang. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sẽ tập trung vào mục tiêu: - Xác định tình trạng nghèo và nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo của người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang. - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo. - Xác giải pháp giảm nghèo. Câu hỏi nghiên cứu Câu hỏi cơ bản cần được tìm hiểu trong nghiên cứu này là những yếu tố nào tác động đến nghèo đói của ngư dân trong khu vực này? Giải pháp nào để giảm nghèo? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân cư thuộc 3 khóm đảo Vũng Ngán, Hòn Một và Bích Đầm trong KBTB Vịnh Nha Trang. - Phạm vi nghiên cứu: Địa bàn KBTB Vịnh Nha Trang – Tỉnh Khánh Hoà. Số liệu điều tra thu thập được sử dụng trong đề tài là số liệu năm 2008 và 2009, được thu thập vào 06/2009 và tổng hợp từ số liệu của BQL KBTB. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp định tính và phương pháp thống kê mô tả: Mô tả thông tin thu thập từ hộ dân cư và phân tích thông tin về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân trên địa bàn để cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra giải pháp XĐGN. - Phương pháp định lượng: xây dựng Mô hình hồi qui đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu người, thu nhập trên đầu người. Xử lý số liệu qua Excel và SPSS đế tính toán các chỉ tiêu và mô hình. 8 - Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện phỏng vấn hộ dân cư nhằm tạo cơ sở dữ liệu sơ cấp phục vụ việc xây dựng mô hình kinh tế lượng. - Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc - Phương pháp thu thập số liệu: điều tra chọn mẫu thuận tiện. Kết cấu đề tài Đề tài bao gồm các phần: - Lời mở đầu - Cơ sở lý luận: giới thiệu các lý thuyết về nghèo và đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị. - Tổng quan về khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang. - Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến nghèo. - Một số giải pháp giảm nghèo. - Kết luận 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Lý thuyết về nghèo đói: 1.1.1 Khái niệm về nghèo Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – TBD do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc 9/1993 đưa ra định nghĩa: “Nghèo là thực trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thoả mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương” 1.1.2 Nguyên nhân của nghèo đói Theo Poverty Manual (WB,2005), các nguyên nhân về vùng miền, nguyên nhân mang tính cộng đồng, đặc tính chủ hộ và các đặc tính cá nhân dẫn đến nghèo đói có thể tóm tắt theo bảng sau: Bảng: Các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Đặc trưng vùng miền - Sống ở vùng xa xôi cách biệt, giới hạn về cơ sở hạ tầng và kém về khả năng tiếp cận các dịch vụ và chợ - Sống dựa chính vào tài nguyên, gồm cả tài nguyên đất có giá trị và chất lượng - Yếu tố thời tiết, ví dụ như hạn hán hoặc lũ lụt và điều kiện về môi trường, ví dụ như thường xuyên bị động đất. Đặc tính cộng đồng - Cơ sở hạ tầng, ví dụ như tiếp cận nguồn nước, điện, tiếp cận đường nhựa - Phân phối đất - Tiếp cận các dịch vụ công cộng, gần trường học hay bệnh viện - Cấu trúc xã hội và tài sản xã hội Đặc trưng hộ gia đình - Kích cỡ hộ gia đình - Tỷ số phụ thuộc (người già hoặc trẻ em không có khả năng lao động) - Giới tính của chủ hộ - Tài sản (bao gồm đất và các phương tiện/ công cụ dụng cụ sản xuất, nhà cửa) 10 - Cấu trúc của thu nhập và công việc - Tình trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của các thành viên trong gia đình (tính trung bình) Đặc tính cá nhân - Tuổi - Trình độ học vấn - Tình trạng việc làm - Tình trạng về sức khỏe - Sắc tộc. Nguồn: Ngân Hàng Thế Giới, 2005 1.1.3 Nghèo đói trong thủy sản Ngành thủy sản đã cung cấp lao động cho đông đảo người dân, trong đó số lao động năm 1996 là 3,12 triệu người và năm 2001 tăng lên khoảng 3,8 triệu người. Tỷ lệ tăng bình quân số lao động thường xuyên của ngành thủy sản là 2,4%/năm, cao hơn mức tăng bình quân của cả nước là 2%/năm. Do đặc trưng sản xuất của khai thác, nuôi trồng thủy sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút lực lượng lớn lao động, tạo nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xóa đói giảm nghèo. Nguồn lực thủy sản đã trở thành nguồn quan trọng trong sinh kế của người dân, vì thế việc tăng chất lượng sống cho cộng đồng dân đánh cá đi đôi với bảo vệ tài nguyên biển là rất cần thiết. Tuy nhiên thực tế là công cuộc xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững trong ngành thủy sản là hai vấn đề có một số tác động có thể mâu thuẫn nhau. Mở rộng qui mô phát triển NTTS trong chừng mực nào đó sẽ làm giảm diện tích các hệ sinh thái và các nơi cư trú tự nhiên các loài, tăng thêm áp lực gây ô nhiễm đến môi trường. Mặt khác, việc khai thác quá mức nguồn giống tự nhiên phục vụ cho nuôi trồng một số loài thuỷ sản có giá trị kinh tế sẽ dẫn đến nguy cơ suy kiệt nguồn lợi. Tình trạng suy thoái các hệ sinh thái, thu hẹp dần diện tích khai thác thuỷ sản tự nhiên và suy giảm nguồn lợi thuỷ sản... sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của cộng đồng người nghèo - những người phụ thuộc nhiều vào việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản tự nhiên. Môi trường và nghèo đói có 11 mối quan hệ hai chiều, nghèo đói là kết quả và là nguyên nhân của suy thoái môi trường. Nghèo đói thường khiến người ta khai thác quá mức nguồn lợi thuỷ sản có hạn, làm tăng áp lực lên nguồn lợi tự nhiên. Việc nghiên cứu sinh kế của cộng đồng ngư dân và những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói là việc làm thực sự cần thiết có thể đóng góp vào những gợi ý cho các chính sách xóa đói giảm nghèo. Vòng luẩn quẩn giữa nghèo đói và nghề sinh kế ngư nghiệp được Béné (2003) lập luận trong bài viết của mình về khai thác thuỷ sản quy mô nhỏ. Ông đã đưa ra kết luận rằng là “khai thác thuỷ sản quy mô nhỏ = nghèo đói” và “ngư dân là những thành viên có thực trạng thấp kém, những hộ gia đình nghèo khổ, “cách ly ra khỏi nhịp điệu phát triển xã hội” Hình 1: “Khai thác thuỷ sản = nghèo đói” 12 (Nguồn: Béné, 2003) Tìm hiểu về nguồn gốc hay căn nguyên của nghèo đói trong đánh bắt thủy sản quy mô nhỏ là rất cần thiết cho việc quản lý ngành thủy sản và làm tăng sinh kế cho người dân. Bởi vì nghèo đói trong thủy sản có liên quan trực tiếp đến những yếu tố tự nhiên, đó là tài nguyên thủy sản và mức độ khai thác của nó, ví dụ như khan hiếm các nguồn tài nguyên hoặc khai thác quá mức các nguồn tài nguyên do việc tăng trưởng của dân số dân đến nghèo đói (Béné, 2003)4 Mối quan hệ đầu tiên giữa ngành đánh bắt và nghèo đói là “họ nghèo bởi vì họ là những người ngư dân”. Người ngư dân được xem như là những người nghèo nhất bởi những nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh của nghèo đói trong ngành đánh bắt. Nghèo đói có liên quan đến mức độ thấp của các nguồn tài nguyên và tình trạng thông thường của quyền tài sản tự nhiên trong các ngành đánh bắt quy mô nhỏ. Càng nhiều người tham gia vào đánh bắt trong điều kiện tự do tiếp cận của 4 Béné, C. (2003). When fishery rhymes with poverty: A first step beyond the old paradigm on poverty in small-scale fisheries. World Development , 31(6), 949-975 Khai thác thuỷ sản = Nghèo đói “Họ là người nghèo bởi vì họ là những ngư dân” “Họ là ngư dân bởi vì họ là những người nghèo” Thu nhập thấp Các chi phí cơ hội thấp (Yếu tố bên ngoài) “cơ hội thấp” Mô hình Nhận thức về phương kế cuối cùng (Yếu tố bên trong) Sự tự do tiếp cận của tài nguyên thuỷ sản Khai thác quá mức 13 ngành thủy sản sẽ đẫn đến khai thác quá mức các nguồn tài nguyên, vì vậy thặng dư kinh tế sẽ không còn và thu nhập có được của ngư dân sẽ rất thấp (Gordon, 1954). Đó được xem là nguyên nhân bên trong. Ngành đánh bắt quy mô nhỏ thường diễn ra ở những khu vực xa xôi hẻo lánh, nơi mà người dân có rất ít các cơ hội nghề nghiệp thay thế. Có nghĩa là các nguồn thu nhập khác ngoài ngành đánh bắt thường là rất thấp vì vậy dẫn đến thu nhập của ngư dân rất thấp. Do đó, để nói về nguyên nhân bên ngoài, Bé né (2003) chỉ ra vấn đề nghèo đói trong thủy sản dựa trên khái niệm của kinh tế về cơ hội thu nhập thấp Đánh bắt quy mô nhỏ là nguyên nhân của thu nhập thấp cho ngư dân, mặc dù họ có cố gắng làm, vẫn tồn tại tình trạng nghèo. Để diễn đạt mối liên hệ giữa nghèo đói và ngành đánh bắt thủy sản, ông cũng đã chỉ ra rằng tài nguyên tự do tiếp cận trong thủy sản cung cấp cho những người nghèo nhất sinh kế thông qua những hoạt động đánh bắt. Đánh bắt thủy sản quy mô nhỏ được xem như là phương kế cuối cùng cho những người nghèo, đó là nó cho phép họ tham gia vào ngành đánh bắt mặc dù họ không có bất kỳ một kỹ năng nào hay tài sản nào. Nhận thức của ngành đánh bắt quy mô nhỏ như là phương kế cuối cùng của người nghèo, Béné (2003) đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa đánh bắt thủy sản và nghèo đói là “họ là ngư dân bởi vì họ là những người nghèo.” 1.2 Đo lường nghèo đói a. Đánh giá nghèo thông qua Thu nhập hay Chi tiêu Có nhiều phương pháp để đo lường nghèo đói. Trong đó phương pháp thông thường là để đo lường phúc lợi về kinh tế dựa vào chi tiêu của hộ gia đình hoặc thu nhập của hộ gia đình. Khi chia cho số người trong hộ thì chúng ta sẽ có chi tiêu trên đầu người hoặc thu nhập trên đầu người. 14 Chi tiêu trên đầu người theo tháng (C) là chỉ số gián tiếp phản ánh điều kiện kinh tế. Chi tiêu trên đầu người được tính bằng cách chia tổng chi tiêu cho số thành viên đang sống trong gia đình với giả thuyết là chi tiêu trên đầu người càng cao thì hộ gia đình đó giàu có hơn các hộ khác trong tổng dân. Tuy nhiên, chi tiêu là một chỉ số đo lường phúc lợi tốt hơn thu nhập. Đặc thù của thu nhập tăng lên và rồi giảm xuống trong một khoảng thời gian nào đó của đời người, và thêm vào đó thu nhập thay đổi năm này qua năm kia, trong khi đó chi tiêu giữ ổn định một cách tương đối. Nhiều trường hợp trong thực tế sử dụng chi tiêu hơn là thu nhập bởi vì các hộ gia đình sẵn lòng hoặc có thể kể lại họ đã chi tiêu cái gì hơn là họ đã kiếm được cái gì (Poverty Manual, WB,2005). Hình 2: Thu nhập và chi tiêu theo thời gian Nguồn: Chapter2 Poverty Manual, WB,2005, page 29 of 218. Ngoài ra thu nhập từ các hoạt động đánh bắt thay đổi không những hàng năm mà còn khác biệt mỗi ngày, trong khi đó thì chi tiêu của người dân thì ổn định một cách tương đối. Hay nói cách khác, trong phân tích nghèo đói chi tiêu là chỉ số ổn Tuổi Chi tiêu Thu nhập 15 định hơn là thu nhập. Sự thay đổi của thu nhập và chi tiêu có thể được mô tả như hình trên. b. Đo lường nghèo đói Dựa trên tiêu chí tiền tệ Có nhiều phương pháp để đo lường nghèo như Chỉ số đếm đầu người, Đo lường khoảng cách đói nghèo hay Chỉ số xác định tính nghiêm trọng của đói nghèo…. Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND ngày 22/07/2008 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Khánh Hoà về chuẩn nghèo tỉnh Khánh Hoà giai đoạn 2009-2010 áp dụng khu vực thành phố là mức thu nhập 500.000 đồng/người/tháng trở xuống. Dựa trên tiêu chí phi tiền tệ Ngoài cách đo lường đói nghèo dựa trên giá trị, World Bank còn có những tiêu chí khác. Đói nghèo không chỉ gắn với sự thiếu hụt thu nhập hay tiêu dùng mà còn liên quan đến tình trạng thiếu thốn về y tế, dinh dưỡng và học vấn, các mối quan hệ xã hội nghèo nàn, sự bất an, kém tự tin hay thiếu quyền lực... 1.3 Giả thuyết nguyên nhân dẫn đến nghèo đói Theo nhóm tác giả Bales S, 2001; Dominique V. D. W và Dileni G, 2000; Waheed, 1996; Wan D. W và Cratty 2002; WB, 2007, trích trong Đinh Phi Hổ, 2008 thì các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo đói ở nông thôn bao gồm 8 nhóm yếu tố chính: nghề nghiệp, tình trạng việc làm; trình độ học vấn; giới tính của chủ hộ; quy mô hộ và số người sống phụ thuộc; quy mô diện tích đất của hộ gia đình; quy mô vốn vay từ định chế chính thức; những hạn chế của người dân tộc thiểu số; khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, ứng với mỗi địa bàn là mỗi đặc điểm khác nhau. Theo chúng tôi, các nguyên nhân dẫn đến nghèo của người dân sinh sống trong khu vực này có thể bao gồm những yếu tố sau: 16 Nghề nghiệp, tình trạng việc làm Nghề nghiệp của người dân trong vùng chủ yếu là khai thác thuỷ sản, phụ thuộc rất lớn vào nguồn lợi thiên nhiên, thời tiết, khí hậu... và giá cả thị trường. Điều này dẫn đến thu nhập của họ không ổn định trong suốt thời gian đi biển cũng như mất cân đối giữa thời gian đi biển và thời gian nghỉ ở nhà. Thu nhập không ổn định sẽ có khả năng nghèo cao hơn. Quy mô hộ và số người sống phụ thuộc Cùng mức thu nhập, quy mô hộ gia đình càng lớn thì mức chi tiêu bình quân đầu người càng thấp so với hộ có quy mô nhỏ hơn. Mặt khác, hộ có ít lao động tạo thu nhập mà số người sống phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì mức chi tiêu đầu người trong hộ sẽ càng thấp, vì với thu nhập nhất định của hộ phải chia sẻ cho những người ăn theo, nên nguy cơ nghèo càng cao. Theo nghiên cứu của Đinh Phi Hổ (Chủ nhiệm), Nguyễn Trọng Hoài và các cộng tác khác (2006), tình trạng nghèo và số người sống phụ thuộc trong hộ gia đinh có mối liên quan tỷ lệ thuận. Trình độ học vấn của chủ hộ Học hành có thể giúp cá nhân tính toán, phân tích thiệt hơn trong công việc, trong đời sống. Những người học vấn thấp không có khả năng tiếp thu, áp dụng kiến thức, kỹ thuật sử dụng tàu lớn để đánh bắt xa bờ, kỹ thuật sản xuất mới để đầu tư, nâng cao năng suất, chất lượng trong nuôi trồng thuỷ sản, nên thu nhập thấp, thậm chí họ còn không biết tính toán phân bổ chi tiêu – tiết kiệm. Thu nhập thấp, không biết phân bổ thu nhập hợp lý, họ rơi vào tình trạng nghèo. Nghèo nên họ không có tiền đầu tư cho con cái học hành, rồi lại rơi vào vòng lẩn quẩn ít học – nghèo đói. Theo Báo cáo phát triển Việt Nam 2000, người nghèo có học vấn tương đối thấp, hơn 80% người nghèo có học vấn từ trung học cơ sở trở xuống, trong đó trên 50% từ tiểu học trở xuống. Người nghèo thu nhập thấp, không đủ chi tiêu cho ăn, ở nên họ không quan tâm đến việc học hành. Những người có trình độ học vấn thấp sẽ không tìm được việc làm với thu nhập ổn định. Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn 17 Người nghèo không có đủ khả năng tài chính để sở hữu phương tiện thiết bị làm việc, cụ thể ở trường hợp này là Ngư dân, nhưng không có khả năng sở hữu ghe hoặc Công suất ghe máy thấp, hoặc đầu tư nuôi trồng thuỷ sản. Vì vậy, không có khả năng tham gia Đánh bắt xa bờ hoặc nuôi trồng thuỷ sản để có nguồn thu nhập cao hơn. Khả năng tiếp cận cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng bao gồm đường giao thông, điện, nước sạch, hệ thống thông tin liên lạc có vai trò quan trọng đối với giảm nghèo. Khi cơ sở hạ tầng không đảm bảo, người dân khó có điều kiện để thoát nghèo. Và ngược lại, khi cơ sở hạ tầng phát triển sẽ tạo nhiều cơ hội việc làm cho người nghèo ở vùng nông thôn và giao thương. Hạn chế tiếp cận các nguồn tín dụng Theo Waheed, 2006, trích trong Đinh Phi Hổ, 2008, thiếu vốn đầu tư dẫn đến năng suất thấp, thu nhập hộ gia đình thấp và tiết kiệm thấp. Tiết kiệm thấp làm thiếu hụt vốn đầu tư, dẫn đến thu nhập thấp. Thiếu vốn, người nghèo không thể mua nguyên liệu phục vụ sản xuất như giống, vật nuôi, vật tư, đầu tư máy móc, thiết bị, tàu ghe lớn ... nên khó có thể áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất hay khai thác. Do vậy, để đảm bảo đủ vốn cho sản xuất, khai thác, người dân phải vay thêm vốn để thoát khỏi vòng luẩn quẩn nghèo đói. Tuy nhiên, các hộ nghèo thường khó vay được vốn từ phía thị trường với lãi suất thấp do khả năng trả nợ của họ không được đánh giá cao, họ cần một nguồn vốn hỗ trợ vượt nghèo từ các định chế chính thức. Ý chí vượt nghèo Nhiều người cam chịu cảnh nghèo, chấp nhận sống thiếu thốn, lười, chây ỳ, với những lý do giải biện: nghèo tại số phận, nghèo là tại nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt… không ý thức được cần phải vươn lên thoát nghèo. Họ trông chờ vào sự hỗ trợ của địa phương, nhà nước, BQL KBTB... Nếu người nghèo có ý chí, nghị lực vươn lên, họ sẽ tận dụng mọi cơ hội có được để có thể thoát nghèo, ngược lại, nếu không có ý thức cần phải vượt nghèo, thì mọi sự giúp đỡ của xã hội sẽ chỉ làm “đủ ăn tạm thời”, giống như “trao cá” chứ không “trao cần”. 18 Vị trí địa lý của nơi sinh sống Vị trí địa lý xa đất liền của nơi sinh sống dẫn đến khả năng tiếp cận thấp những nhu cầu thiết yếu sinh hoạt hàng ngày; điều kiện để phát triển hạ tầng kém dẫn đến việc cung cấp điện, nước sạch kém; chỉ tồn tại trường tiểu học trên đảo vì dân số ít; khả năng tiếp cận trực tiếp với các thị trường dịch vụ, thông tin thị trường cung cấp và tiêu thụ sản phẩm hạn hẹp… và họ có thể bị một thế lực độc quyền nào đó chi phối. Diện tích khai thác bị thu hẹp Do điều kiện khách quan cần phải bảo tồn thiên nhiên nên diện tích khai thác bị thu hẹp, trong khi dân số không thay đổi, thậm chí ngày càng tăng và chưa có nguồn tạo sinh kế bền vững thay thế khai thác thuỷ sản nên dẫn đến thu nhập của người dân bị ảnh hưởng. 1.4 Khái niệm về Khu bảo tồn biển 1.4.1 Các khái niệm Bảo tồn là quản lý việc sử dụng sinh quyển của con người để thu được hiệu quả kinh tế bền vững cao nhất cho thế hệ hiện nay đồng thời duy trì, bảo vệ và phát triển nguồn lợi cho tương lai (Kenchington và Ch’ng, 1994.) Theo Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN), Khu bảo tồn biển (KBTB) được xác định là bất kỳ khu vực nào nằm trong vùng triều hoặc dưới triều bao gồm toàn bộ phần mặt nước phía trên cùng với các hệ động thực vật và các di sản văn hóa và lịch sử liên đới được lưu giữ bởi luật pháp và các phương thức hữu hiệu khác nhằm bảo vệ một phần hoặc toàn bộ môi trường liên quan (Bộ NN & PTNT, 2008.) Theo nghị định số 27 của Chính phủ Việt Nam hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thủy sản, KBTB được định nghĩa là vùng biển được xác định (kể cả đảo có trong vùng biển đó) có các loài động - thực vật có giá trị và tầm quan trọng 19 quốc gia hoặc quốc tế về khoa học, giáo dục, du lịch, giải trí được bảo vệ và quản lý theo quy chế của khu bảo tồn. 1.4.2 Lợi ích của KBTB và Thách thức của KBTB 5 Những lợi ích của KBTB Việt Nam với bờ biển dài trên 3.200 km là nơi cư trú các loài động thực vật biển phong phú và đa dạng, có giá trị cao về đa dạng sinh học. Đa dạng sinh học là sự phồn thịnh của hàng triệu loài động vật, thực vật và vi sinh vật, là những gen chứa đựng trong các loài và là những hệ sinh thái vô cùng phức tạp cùng tồn tại trong môi trường. Một đánh giá về đa dạng sinh học biển6 của các nhà khoa học được thực hiện cho thấy trong vịnh Nha Trang có 350 loài san hô, 250 loài cá biển, 122 loài giáp xác, 27 loài da gai, 112 loài nhuyễn thể, 69 loài rong biển, ngoài ra còn có các hệ sinh thái rừng ngập mặn và thảm cỏ biển. Là vùng biển có đa dạng sinh học được đánh giá là cao nhất ở Việt Nam. Vì vậy để duy trì đa dạng sinh học biển và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, KBTB vịnh Nha Trang đã được thành lập với mục đích đem lại các lợi ích: - Duy trì, phục hồi và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Duy trì hệ sinh thái Bảo vệ tính đa dạng của loài Theo BQL KBTB nguồn lợi thuỷ sản sẽ tăng lên sau 3 đến 5 năm bảo tồn - Tạo điều kiện phát triển du lịch sinh thái: KBTB sẽ là nơi cung cấp các dịch vụ môi trường và sinh thái đa dạng như thu hút khách du lịch, tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí... - Ngư dân vùng sẽ được hưởng lợi trực tiếp, đời sống của họ sẽ được nâng cao và ổn định. - Gìn giữ các di sản văn hoá và tinh thần cho các thế hệ sau, bảo vệ nét đặc trưng của thiên nhiên - Tạo điều kiện để phát triển các hoạt động giáo dục và nghiên cứu. 5 BQL KBTB vịnh Nha Trang 6 20 Những thách thức của KBTB Khó khăn trong duy trì chất lượng nước trong toàn vịnh Nha Trang Rạn san hô và các loài sinh vật biển là những loài vốn rất nhạy cảm với những thay đổi của môi trường nước. Tuy nhiên, hiện đang có những vấn đề ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng nước trong vịnh Nha Trang như hàm lượng các trầm tích, chất phù dưỡng và các chất thải rắn cao. Các chất thải này phần lớn từ các con sông và các hoạt động phát triển trên đất liền. Cần thiết mở rộng hoạt động tuần tra của Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang Yêu cầu hiện nay là Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang phải mở rộng hơn hoạt động tuần tra của mình trên khắp các vùng lõi trong vịnh. Thêm vào đó nhân viên đội tuần tra cưỡng chế của Ban quản lý KBTB Hòn Mun cũng cần phải được giao đầy đủ những quyền hạn cần thiết để thực hiện nhiệm vụ của mình. Ngoài ra, cũng cần phải thiết lập sự cộng tác với các cơ quan khác trong vùng bảo vệ như Bộ đội biển phòng, Chi cục bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Công ty Yến sào,v.v.. Tái tạo lại nguồn giống dự trữ thủy sản và các loài đã bị suy thoái Nguồn lợi cá rạn san hô đang bị suy giảm nghiêm trọng trong KBTB vịnh Nha Trang. Một điều quan trọng nữa là “vùng lõi” trong KBTB cần phải được mở rộng thêm khoảng 30% tổng diện tích KBTB vịnh Nha Trang. Như vậy mới đảm bảo được hiệu quả trong việc tái tạo lại nguồn lợi thuỷ sản và các loài khác. Duy trì nuôi trồng thủy sản trong KBTB Các hoạt động nuôi trồng thủy sản hiện đang diễn ra trong vịnh Nha Trang là chưa bền vững và hỗ trợ cho mục tiêu của KBTB. Vì vậy, một kế hoạch nuôi trồng thủy sản toàn diện và thân thiện với môi trường như rong sụn và các loài có thể lọc nguồn thức ăn đã được phát triển trong vịnh Nha Trang là định hướng đúng đắn cho người dân địa phương. Duy trì hoạt động du lịch sinh thái trong KBTB 21 Mặc dù du lịch sinh thái đem lại những đóng đáng kể góp cho sự phát triển của tỉnh, song nếu không có những kế hoạch quản lý toàn diện và dự báo an toàn thì lượng du khách quá lớn sẽ có tác động ngược lại đối với môi trường. Duy trì tài chính cho Ban quản lý KBTB vịnh Nha Trang Việc quản lý KBTB vịnh Nha Trang cần phải có nguồn tài chính bền vững cho các hoạt động như tàu bè, tuần tra và các hoạt động khác. Vì vậy cần phải có một cơ chế tài chính bền vững. Điều quan trọng khác nữa là tất cả những phí thu được từ những người sử dụng du lịch phải phục vụ cho việc quản lý bền vững của vịnh. Áp dụng Quản lý tổng hợp ven bờ đối với vịnh Nha Trang Quá trình lập kế hoạch cho các vùng ven bờ cần được triển khai theo phương thức tổng hợp nhằm đảm bảo rằng các hoạt động triển khai sẽ không làm tác động đáng kể đối với môi trường. Các hoạt động đã triển khai cần phải được lập kế hoạch cẩn thận để đảm bảo các tác động như lắng đọng trầm tích, nước thải và cơ sở hạ tầng không ảnh hưởng tới các giá trị của Vịnh. Cơ chế chính sách KBTB quốc gia Phát triển một cơ chế chính sách KBTB sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động quản lý của vịnh Nha Trang. Cơ chế này sẽ là nền tảng vững chắc cho việc triển khai các kế hoạch quản lý và thiết lập vai trò trách nhiệm của Ban quản lý KBTB. 1.5 Tổng quan các tài liệu nghiên cứu trước Tài liệu về Giải pháp giảm nghèo 1.Tấn công nghèo đói – Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000, 11/ 1999, Báo cáo chung của nhóm Công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ: Giảm nghèo được xem xét trên khuôn khổ gồm có 3 vấn đề: - Trước hết, phải mở ra những cơ hội tạo việc làm và nâng cao năng suất lao động để từ đó góp phần tăng thu nhập và giúp người nghèo vượt ra khỏi nghèo đói thông qua đa dạng hoá các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp; tạo cơ hội 22 tiếp cận các nguồn vốn chính thức; và tạo cơ hội / cải thiện khả năng tiếp cận các dịch vụ cơ bản, cung cấp nước sạch, điện, vệ sinh, y tế, phòng học phù hợp. - Thứ hai, phải có các biện pháp để đảm bảo lợi ích của tăng trưởng và khả năng tiếp cận các dịch vụ một cách khách quan và công bằng. Công bằng trong phân phối thu nhập, tiếp cận thông tin và quyền phụ nữ. - Thứ ba, cần đặc biệt chú ý giảm bớt nguy cơ dễ bị tổn thương của người nghèo thông qua sự trợ giúp của Hội chữ thập đỏ, Uỷ ban phòng chống lụt bão, Cộng đồng, tham gia Bảo hiểm y tế, chương trình tiết kiệm của cộng đồng, xây dựng mạng lưới An sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo.... 2. Nghiên cứu đánh giá đặc biệt về Hành trình thoát nghèo tại vùng nông thôn và tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận mục tiêu nghèo, 2006, ADB7 - Vai trò của Nông nghiệp suy giảm trong hành trình thoát nghèo. Nguyên nhân là do dân số tiếp tục tăng và quỹ đất không đổi. Di cư là chiến lược cơ bản để thế hệ trẻ thoát nghèo trong giai đoạn hiện thời, ngoại trừ những khu vực có tiềm năng phát triển nông nghiệp có giá trị thương mại cao do còn đủ đất đai để thu hút lao động. - Các biện pháp can thiệp không hiệu quả. Cần phân định rõ Người nghèo có khả năng với Người nghèo không có khả năng lao động. Người nghèo không có khả năng lao động phải do các chương trình phúc lợi chăm sóc; Người nghèo có khả năng lao động thì phải thiết kế dự án để xử lý những vấn đề khó khăn nhất thay vì phân phối những lợi ích nhất thời. - Có thể đầu tư cơ sở hạ tầng vào khu vực (không nhất thiết phải là vùng nghèo đói) thu hút các nhà đầu tư tư nhân một cách tự nhiên và có tiềm năng tạo công ăn việc làm đáng kể; đầu tư tăng cường năng lực cho người nghèo; xây dựng chương trình giảm bớt tính dễ bị tổ thương; các dự án nhằm phá vỡ vòng luẩn quẩn nghèo đói như cho vay đầu tư con cái học hành để có được mức lương cao hơn. 7 23 3. Reducing poverty: Major findings and Implications, ADB, Sep.1999 Khung để giảm nghèo đói bao gồm 3 nhân tố: sự tăng trưởng kinh tế, hiệu quả của phân phối và tăng trưởng dân số. Mối quan hệ giữa 3 nhân tố trên có thể biểu diễn như sau: Tăng trưởng kinh tế x Phân phối hiệu quả Giảm nghèo đói ≈ Tăng trưởng Dân số Theo tài liệu này: Để tăng trưởng kinh tế, cần phải ổn định tài chính, thị trường vốn, chính sách và cơ sở hạ tầng. Để phân phối đạt hiệu quả, cần có nền tảng về Cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế & chăm sóc sức khoẻ, có chương trình mục tiêu cho khu vực nghèo, nhóm người dân tộc thiểu số và phụ nữ. Về vấn đề dân số, đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong vùng có mức tăng trưởng dân số cao , đề cao quyền phụ nữ và giáo dục cho phụ nữ. Tài liệu về Nguyên nhân của Nghèo đói Poverty Manual, All, JH Revision of August 8, 2005 (Page 125 of 218) đưa ra các nguyên nhân sau: Đặc trưng vùng miền - Sống ở vùng xa xôi/ cách biệt, giới hạn về cơ sở hạ tầng và kém về khả năng tiếp cận các dịch vụ và thị trường. - Sống dựa chính vào tài nguyên, gồm cả tài nguyên đất có giá trị và chất lượng - Yếu tố thời tiết, ví dụ như hạn hán hoặc lũ lụt và điều kiện về môi trường, ví dụ như thường xuyên bị động đất... Đặc tính cộng đồng - Cơ sở hạ tầng, ví dụ như tiếp cận nguồn nước, điện, tiếp cận đường giao thông. - Phân phối đất - Tiếp cận các dịch vụ công cộng, gần trường học hay bệnh viện - Cấu trúc xã hội và tài sản xã hội 24 Đặc trưng hộ gia đình - Kích cỡ hộ gia đình - Tỷ số phụ thuộc (người già hoặc trẻ em không có khả năng lao động) - Giới tính của chủ hộ - Tài sản (bao gồm đất và các phương tiện/ công cụ dụng cụ sản xuất, nhà cửa) - Cấu trúc của thu nhập và công việc - Tình trạng sức khỏe và trình độ giáo dục của các thành viên trong gia đình (tính trung bình) Đặc tính cá nhân - Tuổi - Trình độ học vấn - Tình trạng việc làm - Tình trạng về sức khỏe - Sắc tộc. Tài liệu về Đo lường và phân tích đói nghèo Đo lường và phân tích về phúc lợi , A.Coudouel, J.Hentschel & Q.Wodon WB. Nhóm tác giả cho rằng: Tiêu dùng là một chỉ số phản ánh kết quả tính toán các thước đo tiền tệ của đói nghèo tốt hơn thu nhập; Tiêu dùng có thể được đo lường chính xác hơn thu nhập và phản ánh tốt hơn khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản của hộ gia đình. Và để phân tích tương quan đói nghèo, có thể sử dụng phép hồi qui đa biến về thu nhập hoặc tiêu dùng. 25 1.6 Khung phân tích Từ các tài liệu nghiên cứu trên, chúng tôi đưa ra Khung phân tích của đề tài như sau: Để đo lường nghèo đói của hộ, chúng tôi sử dụng thước đo giá trị là Chi tiêu bình quân đầu người của hộ. Hộ nghèo có thu nhập thấp, thu nhập thấp dẫn đến chi tiêu thấp, vì vậy chúng tôi giả định những hộ nghèo là hộ có mức chi tiêu tương ứng với chuẩn thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo mà địa phương đã xác định. Đặc tính cá nhân Đặc tính hộ gia đình Đặc tính vùng Chính Phủ - Trình độ văn hóa - Tuổi - Việc làm & Thu nhập NGHÈO - Qui mô hộ - Số người phụ thuộc - Tài sản - Vị trí địa lý - Mức phụ thuộc vào tài nguyên - Mức đầu tư vào CSHT và Dịch vụ công cộng. - Chính sách của KBTB 26 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1 Giới thiệu về KBTB 2.1.1 Các KBT biển ở Việt Nam Việt Nam được xem là nước có đa dạng sinh học cao, các khu bảo tồn ven biển và trên biển có tầm quan trọng toàn cầu, từ các hệ sinh thái cận ôn đới ở miền Bắc tới các hệ sinh thái nhiệt đới ở miền Trung và miền Nam. Tuy nhiên các rạn san hô đang bị đe dọa cao, 98% số khu san hô được xếp vào nguy cơ đe dọa trung bình, cao và rất cao. Bên cạnh đó, cùng với sự đa dạng về điều kiện tự nhiên và tính di truyền của sinh vật biển, Việt Nam là một trong những khu vực trên thế giới có hệ sinh vật biển giàu thành phần loài và việc bảo tồn đa dạng loài ở nước ta có vai trò quan trọng trong bảo tồn đa dạng sinh học biển của toàn cầu. Xuất phát từ nhu cầu phục hồi hệ sinh thái biển và ven bờ, bảo tồn các khu vực quan trọng về đa dạng sinh học, bảo vệ những nguồn cá quan trọng, Bộ Thuỷ sản và các tổ chức quốc tế đề xuất thành lập 15 KBTB dọc bờ biển Việt Nam. Mạng lưới KBTB ở VN đề xuất có tổng diện tích 145.000 ha, kích thước trung bình của một KBTB vào khoảng 10.350ha. Các KBTB chính thức đã được thành lập: Nha Trang (Khánh Hoà), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Phú Quốc (Kiên Giang), Cồn Cỏ (Quảng Trị), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu), Núi Chúa (Ninh Thuận, thuộc Vườn Quốc Gia) Một số KBTB khác dự kiến đến 2015 sẽ hoàn thành: Đảo Trần, đảo Cô Tô (Quảng Ninh); đảo Cát Bà, Bạch Long Vĩ (Hải Phòng); Hòn Mê (Thanh Hoá); Sơn Trà – Hải Vân (Thừa Thiên Huế); Lý Sơn (Quảng Ngãi); Hòn Cau, Phú Quý (Bình Thuận). 2.1.2 Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang: KBTB Hòn Mun là dự án thí điểm đầu tiên về bảo tồn biển ở Việt Nam, thực hiện tại KBTB vịnh Nha Trang, được thành lập từ tháng 06/2001 và kéo dài 4 năm đến 2005. Dự án được thực hiện bởi Bộ Thủy sản, tỉnh Khánh Hòa và IUCN, dưới 27 sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua Ngân Hàng Thế Giới (WB), Tổ chức Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) và IUCN. Với mục đích “là bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe doạ và đạt được các mục tiêu là giúp nâng cao đời sống các cộng đồng dân cư tại các khóm đảo; cộng tác với các bên liên quan khác để bảo vệ và quản lý có hiệu quả đa dạng sinh học biển tại KBTB, tạo nên một mô hình hợp tác quản lý KBTB tại VN”8. Các đảo thuộc vùng biển vịnh Nha Trang như Hòn Mun, Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Một, Hòn Nọc, Hòn Vung, Hòn Cau và Hòn Tằm có san hô và môi trường biển xung quanh đóng vai trò rất quan trọng đối với quốc tế. Chính vì vậy, mục đích chính của dự án là “bảo tồn những loài sinh vật biển điển hình có ý nghĩa quốc tế và đa dạng sinh học biển đang bị đe dọa”. Bên cạnh đó, với kết quả đánh giá đa dạng sinh học đã phát hiện nhiều vùng rạn san hô trong KBTB bị hủy hoại lớn do các hoạt động khai thác thủy sản bằng các phương pháp mang tính hủy diệt và những hoạt động khác của con người như neo thuyền trên các rạn san hô, rác thải. Do đó, nhằm mục đích bảo vệ tốt các hệ sinh thái biển và nguồn lợi thủy sản trong KBTB, Quy chế tạm thời bảo vệ KBTB được UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành vào ngày 11/03/2002 theo quyết đinh số 26/2002 QĐ-UB. Trong đó, KBTB có 3 vùng chính là Vùng lõi, Vùng đệm và Vùng sử dụng chung. Và Quy chế quy định rõ những ngành nghề được phép hoặc không được khai thác và khai thác trong vùng nào. Đặc biệt là vùng lõi bao gồm 4 đảo Hòn Mun, Hòn Nọc, Hòn Vung và Hòn Câu, nơi có nhiều rạn san hô còn tốt và có khả năng phục hồi nguồn lợi thủy sản cao nên được quy định là nghiêm cấm tất cả các hoạt động ngành nghề khai thác thủy sản (Thu và cộng sự, 2004.) 2.1.2.1 Vị trí và đặc điểm địa lý của KBT biển vịnh Nha Trang Khu BTB vịnh Nha Trang nằm trong vịnh Nha Trang, Việt Nam trải dài từ 109013’ đến 109022’ kinh Đông và từ 12012’ đến 12018’ vĩ Bắc. Diện tích trên 160 8 www.nhatrangbaympa.org.vn 28 km2 gồm 9 đảo Hòn Tre, Hòn Miễu, Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Mun, Hòn Rơm, Hòn Nọc, Hòn Dung, Hòn Cau và vùng nước xung quanh. a. Điều kiện tự nhiên: Khí hậu: Vịnh Nha Trang có khí hậu hai mùa rõ rệt: mùa khô kéo dài từ Tháng Giêng đến tháng Tám, mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12. Đây là yếu tố quyết định thời gian đi biển trong năm của ngư dân. Lượng mưa hàng năm dao động từ 1.139 đến 2.400mm. Khí hậu ấm, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26oC. Mức thay đổi nhiệt độ trong ngày khoảng 4,7 – 4,8 oC. Nhiệt độ nóng nhất 39 oC và thấp nhất 14,4 oC. b. Sông ngòi: Khánh Hoà có 2 con sông chảy từ phía Đông Bắc dãy Trường Sơn xuống Vịnh Nha Trang là sông Cái ở phía Bắc và Sông Bé ở phía Nam. 2.1.2.2 Đa dạng sinh học ở Vịnh Nha Trang: Vịnh Nha Trang khá giàu động thực vật biển như các loài cá, giáp xác, nhuyễn thể, cỏ và rong biển... Vịnh Nha Trang có đa dạng sinh học cao và có các hệ sinh thái quan trọng như hệ sinh thái rạn san hô, cỏ biển, rừng ngập mặn... là nơi sinh sống của nhiều loài sinh vật biển Trên 350 loài san hô thuộc 4 tập đoàn san hô khác biệt nhau theo thành phần tập hợp đã được phát hiện trong KBTB vịnh Nha Trang. Đây là rạn san hô có ý nghĩa quốc tế quan trọng với số lượng loài san hô nhiều nhất được quan sát thấy ở Việt Nam. San hô trong KBTB Vịnh Nha Trang phân bố tập trung chủ yếu xung quanh một số đảo như Hòn Mun, Hòn Vung, Hòn Cau và vùng Đông –Bắc đảo Hòn Tre. 29 Hình 3: Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang Nguồn: www.nhatrangbaympa.vnn.vn 2.2 Đặc điểm chung của hộ dân trong khu bảo tồn biển Bích Đầm là đảo nghèo nhất và đông dân số thứ hai trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang với 178 hộ (12/2008). Hòn Một đứng vị trí thứ hai trong các khóm đảo nghèo với số hộ dân cư là 60, song song đó là đảo Vũng Ngán có số hộ nhiều hơn, 100 hộ nhưng là đảo phát triển hơn về mặt kinh tế. Số khẩu trung bình trong một hộ không cao, trung bình khoảng 4,96 khẩu/ hộ ở các khóm đảo và dân số ở dây thuộc dân số trẻ với một phần ba là trẻ em dưới 15 tuổi 9 Các ngư dân ở đây có thời gian làm ngư dân trung bình khoảng 28,2 năm10, các hoạt động đánh bắt của họ gồm: mành, câu, lưới đăng, lưới ba màng, pha xúc... 9 Tổng hợp từ số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội 10 Tổng hợp từ điều tra 30 Sinh kế của cộng đồng ngư dân về cơ bản phụ thuộc vào việc đánh bắt hàng ngày trong khu vực gần bờ. Phần lớn các hộ chỉ sống bằng một nghề duy nhất là đi biển, một số khác có thêm nghề nuôi trồng thuỷ sản, mành ốc, buôn bán... Do tác động của thời tiết, những hoạt động đánh bắt diễn ra trong khoảng thời gian 9 tháng của năm. Phụ nữ không có việc làm, trong nhiều trường hợp, con trai của họ không có điều kiện để tiếp tục học, đa số chỉ hoàn thành bậc tiểu học và trở thành người tạo ra thu nhập chính cho gia đình từ việc tham gia đánh bắt. Nếu con cái họ muốn học cao hơn thì phải sống xa gia đình vào đất liền để học. Điều này tốn nhiều chi phí để trang trải cho việc ăn ở, đi lại.... 2.3 Các hoạt động ngành nghề trong KBTB Đánh bắt Đặc trưng vùng ở đây là người dân sống phụ thuộc rất lớn vào biển nên hoạt động kinh tế chính của họ ở các khóm đảo trong KBTB là đánh bắt. Và đó được xem là kinh tế chính yếu của 90% hộ, họ không làm thêm ngành kinh tế phụ do đó đời sống dễ bị ảnh hưởng bởi kết quả của hoạt động đánh bắt. Các hộ ngư dân có sinh kế phụ thuộc rất lớn vào các ngành nghề khai thác thủy sản khác nhau như ngành nghề lưới trủ, lưới mành, mành chong, câu mực ngày và câu mực đêm, pha xúc, lặn và một số ngành nghề khai thác khác. Hòn Một sử dụng tàu nhỏ, hoạt động mành và câu mực; Bích Đầm dùng tàu lớn hơn, hoạt động mành và lưới vây; Vũng Ngán tàu lớn hơn nữa cho lưới vây. Người dân đã có một lịch sử lâu đời từ thời cha ông việc đánh bắt trong khu vực vùng lõi, các ngành nghề đa số diễn ra ở đây, mà chủ yếu là tập trung ở khu Hòn Mun. Do vậy, để mục đích của KBTB được thực hiện thành công các mục tiêu thì việc tuân thủ của người dân theo các quy định của Quy chế tạm thời là rất cần thiết. Điều này là một thách thức rất lớn của BQL KBTB và đòi hỏi phải có một chương trình cụ thể về cải thiện sinh kế cho người dân thông qua các chương trình thu nhập thay thế. 31 Nuôi trồng Nuôi trồng thủy sản được xem như là nguồn thu nhập không kém phần quan trọng của dân cư trên đảo. Năm 2004 có khoảng 30% chủ hộ có tham gia vào hoạt động này, 10% trong số họ có đời sống chính dựa vào ngành này và số còn lại thì xem đó là hoạt động kinh tế phụ11. Tuy nhiên do trình độ của ngư dân còn thấp, nuôi trồng mang tính tự phát, đa số áp dụng các biện pháp kỹ thuật lạc hậu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên hầu hết thua lỗ. Theo Giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ sản trong KBTB Hòn Mun12 người dân sử dụng thức ăn là cá tạp để nuôi thuỷ sản với chỉ số chuyển đổi thức ăn kém (cần từ 20-25kg thức ăn để thu được 1 kg thành phẩm), lượng thức ăn dư thừa đổ thẳng ra môi trường đã gây ra các loại dịch bệnh tràn lan và gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng. Đây được coi là mối nguy hiểm cho tài nguyên môi trường biển và kết quả là trong liên tiếp các năm các lồng bè nuôi tôm xảy ra tình trạng tôm chết hàng loạt, ảnh hưởng đến hiện trạng đói nghèo của dân cư trên đảo. Các hoạt động nghề khác Các hoạt động ngành nghề khác như mành ốc, đan mây, du lịch ... hầu như ít phát triển, các hộ ở đây xem như nghề phụ, ngoại trừ buôn bán là nghề chính của một số hộ. Các chương trình tạo thu nhập phụ: Nuôi trồng thuỷ sản: Dự án KBTB đã cho 20 hộ nuôi thử nghiệm các đối tượng nuôi ít ảnh hưởng đến môi trường. Dự án hỗ trợ trang thiết bị, kỹ thuật, phụ cấp hàng tháng cho các lao động tham gia trực tiếp. Lợi ích kinh tế được chia theo tỷ lệ 2:1:1, trong đó người dân được nhận trực tiếp 50% kết quả thu được, 25% dành cho cộng đồng nơi mô hình được thử nghiệm, 25% sử dụng cho mục đích tái tạo nguồn lợi KBTB. Tuy nhiên, những mô hình này chưa đạt được hiệu quả kinh tế. 11 Yến và cộng sự, 2004 12 Trương Kỉnh, Hồ Văn Trung Thu, Võ Duy Triết, Cao Thị Trúc Duyên_ Khu BTB Hòn Mun 32 Huấn luyện và dạy nghề: Người dân trong các khóm đảo được đi tham quan các điểm trình diễn; tham gia hội thảo nuôi trồng rong sụn, chăn nuôi heo, thỏ; tập huấn tiêm phòng vắc-xin, thuốc thú y; hướng dẫn sử dụng thúng đáy kính ... Chương trình tín dụng: giai đoạn 2003-2004, thông qua Ngân hàng chính sách xã hội, dự án KBTB đã thực hiện chương trình cho vay tín dụng nhỏ với mức vay tối đa 7 triệu và vòng vay dài nhất là 12 tháng, phát triển các hoạt động kinh tế hiện có và giúp phát triển mới các hoạt động khác. Kết quả là tạo được 53 công việc mới cho người dân. Bảng 1: Số hộ vay chương trính tín dụng của Dự án KBTB Hòn Mun thông qua Ngân hàng CSXH Khóm đảo Nuôi dê Mua bán Dịch vụ gội đầu Mành ốc Rong sụn Hòn Một 1 Vũng Ngán 2 2 4 Bích Đầm 9 1 1 10 Đầm Bấy 17 Vũng Me 6 Tổng 2 11 1 1 38 Nguồn: Báo cáo tổng thể chương trình tạo thu nhập phụ và hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương trong KBTB vịnh Nha Trang 01/2003 – 12/2004. Hoạt động thủ công mỹ nghệ: đan song mây: ban đầu được triển khai thí điểm trên 3 khóm đảo Hòn Một, Vũng Ngán, Bích Đầm với mức thu nhập trung bình 450.000 đồng/tháng13 . Đan lưới thể thao, Mành ốc cũng được triển khai, tuy nhiên các hoạt động thủ công mỹ nghệ chỉ duy trì ở mức 13 Báo cáo tổng thể chương trình tạo thu nhập phụ và hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương trong KBTB vịnh Nha Trang 01/2003 – 12/2004. 33 Chăn nuôi và trồng trọt: Do điều kiện tự nhiên khó khăn về nước ngọt, điện, phương tiện đi lại, chất lượng đất và diện tích đất nông nghiệp thấp nên các mô hình triển khai trồng cây, nuôi con khó có thể thực hiện tại các khóm đảo. Phát triển du lịch sinh thái: với tiềm năng cảnh đẹp tự nhiên, điều kiện tự nhiên, một số khóm đảo được đề xuất phát triển du lịch. Do người dân vẫn còn xa lạ với loại hình này nên Dự án KBTB đã tổ chức các khoá huấn luyện tập huấn cho người dân: khoá huấn luyện kỹ năng nấu ăn cho 20 phụ nữ, trang trí và vệ sinh an toàn thực phẩm; Lớp dạy tiếng Anh cho 27 trẻ em; Mô hình thúng đáy kính cho 1 người dân. Tuy nhiên, các hoạt động trên chỉ dừng ở mức thí điểm chứ không phổ biến. 2.4 Đặc điểm Nghèo đói của tỉnh & Các chương trình can thiệp của địa phương 2.4.1 Đặc điểm nghèo đói Theo số liệu từ Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, năm 2006 toàn tỉnh có 17,92% hộ thuộc diện nghèo, tập trung đông ở vùng đồng bằng. Số người nghèo trong độ tuổi lao động là 97.094 người, trong đó có 72,81% người có việc làm nhưng thu nhập không ổn định, 63% người làm việc trong lĩnh vực Nông – lâm – thuỷ sản. Sự phân hoá giàu nghèo có xu hướng gia tăng do cơ hội tiếp cận và thụ hưởng thành quả của sự phát triển có khác biệt giữa nhóm giàu và nhóm nghèo. Nguyên nhân nghèo là do: thiếu vốn sản xuất (37,8%), đông người ăn theo (15,09%), thiếu đất sản xuất (11,25%), có lao động nhưng không tìm được việc làm (10,34%)... • Nghèo ở tỉnh Khánh Hoà rất đa dạng, thể hiện ở những đặc tính sau: Nghèo thể hiện ở việc thiếu ăn hàng năm từ 1 đến 2 tháng, chủ yếu ở các xã miền núi khu vực đồng bào dân tộc thiểu số, các vùng thường xuyên chịu thiên tai, hạn hán, lũ lụt. 34 Nghèo đói về sức khoẻ dinh dưỡng: thể hiện qua số lần khám chữa bệnh ở trạm xá hoặc bệnh viện; khả năng được hưởng các dịch vụ y tế phổ biến (như chăm sóc trước và sau sinh sản); mức độ được tiêm chủng kịp thời... Nghèo đói về giáo dục: thể hiện ở mức độ biết chữ, số năm đi học thực tế của con cái. Nghèo về khả năng tiếp cận thông tin: xem tivi, báo, đài, internet, tham gia hội thảo, tham gia nhóm, hội ... Nghèo thể hiện ở nhà cửa tạm bợ, tài sản, đồ dùng lâu bền không có hoặc có giá trị thấp. Nghèo ở kiến thức sản xuất do trình độ văn hoá thấp, không có chuyên môn kỹ thuật, chưa được đào tạo nghề. Nghèo ở chỗ hạ tầng cơ sở kém phát triển, thiếu điều kiện cơ bản để phát triển sản xuất, phương tiện sản xuất thô sơ, thiếu vốn và chưa tiếp cận được với thị trường. 2.4.2 Các hoạt động trợ giúp của địa phương - Cho các hộ nghèo vay vốn tín dụng ưu đãi, hợp tác với NHCS XH hỗ trợ vốn cho người dân khóm đảo vay thông qua Hội phụ nữ. - Thực hiện hỗ trợ học bổng, miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp cho học sinh nghèo, miễn tiền đò cho học sinh và giáo viên đến trường. - Hoạt động nâng cao nhận thức, giáo dục môi trường. - Giảm 50% thuế môn bài, không thu thuế đối với ghe dưới 20CV. - Cấp thẻ BHYT miễn phí đối với hộ nghèo. 2.4.3 Các hoạt động trợ giúp của BQL KBTB BQL Dự án KBTB đã có các hoạt động thí điểm để tạo sinh kế thay thế cho người dân bị ảnh hưởng bởi KBTB. Các hoạt động đó bao gồm: 35 Thử nghiệm trên 20 mô hình và giới thiệu cho người dân các khóm đảo trong KBTB để tạo/ tăng thu nhập. Lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá trên 15 thử nghiệm việc làm tạo thu nhập bền vững và không gây ảnh hưởng đến môi trường cho người dân trong vịnh, bao gồm nuôi trồng thủy sản và làm hàng thủ công mỹ nghệ, du lịch sinh thái. Thực hiện chương trình tín dụng với sự hợp tác của phường Vĩnh Nguyên và Ngân hàng chính sách xã hội, giúp người dân có vốn để tạo thu nhập. Tổ chức hơn 20 khóa đào tạo kỹ thuật để hỗ trợ việc làm. Chuyển giao quỹ tín dụng cho Hội Phụ nữ phường Vĩnh Nguyên để triển khai các chương trình tín dụng nhỏ cho phụ nữ nghèo và chịu nhiều thiệt thòi. Cho 136 hộ gia đình trong KBTB vay vốn với tổng số tiền là 539 triệu đồng, chiếm 12% tổng số vốn vay từ các chương trình tín dụng của người dân địa phương. Tạo mối quan hệ giữa người dân với các cơ sở sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như công ty đan lưới thể thao và các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để tạo 127 việc làm cho phụ nữ ở các khóm đảo trong vịnh Nha Trang. Thử nghiệm và hỗ trợ triển khai các hoạt động du lịch sinh thái cho người dân, trong đó có hoạt động thúng đáy kính. Các hoạt động trợ giúp của BQL KBTB được tổ chức đa dạng, nhưng chỉ duy trì một thời gian rồi ngưng do thiếu vốn tài trợ. Vì vậy, tác động từ các chương trình này đến mức thu nhập của người dân trong vùng không nhiều. 36 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH 3.1 Các phương pháp được sử dụng trong đề tài - Phương pháp định tính và phương pháp thống kê mô tả: Mô tả thông tin thu thập từ hộ dân cư và phân tích thông tin về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân trên địa bàn để cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra giải pháp XĐGN. - Phương pháp định lượng: xây dựng Mô hình hồi qui đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu người, thu nhập trên đầu người. Xử lý số liệu qua Excel và SPSS đế tính toán các chỉ tiêu và mô hình. - Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện phỏng vấn hộ dân cư nhằm tạo cơ sở dữ liệu sơ cấp phục vụ việc xây dựng mô hình kinh tế lượng. - Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc - Phương pháp thu thập số liệu: điều tra chọn mẫu thuận tiện. 3.2 Phương pháp lấy mẫu KBTB Vịnh Nha Trang bao gồm 9 khóm đảo, trong đó ngư dân đang sống và tham gia các hoạt động đánh bắt trên 5 đảo (Trí Nguyên, Đầm Bấy, Bích Đầm, Vũng Ngán, Hòn Một). Tuy nhiên, đảo Đầm Bấy đang nằm trong khu vực của khu du lịch nên đời sống người dân đã có những thay đổi đáng kể về mặt sinh kế, do đó đảo này sẽ không là đối tượng để thực hiện thu thập số liệu. Trí Nguyên là đảo gần đất liền nhất, phát triển mạnh nhất về các hoạt động kinh tế, hầu hết người dân tham gia cung cấp dịch vụ du lịch và đánh bắt lớn xa bờ, thu nhập tương đối khá nên cũng không là đối tượng để thu thập số liệu. Dựa vào tỷ lệ số ngư dân, số người nghèo, điều kiện sinh kế và điều kiện địa lý cũng như mục đích nghiên cứu, số mẫu sẽ được chọn từ 3 khóm đảo: Bích Đầm, Vũng Ngán & Hòn Một. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua cuộc phỏng vấn ở Vịnh Nha Trang, cụ thể là cộng đồng dân cư ở khóm đảo Bích Đầm, Hòn Một và Vũng Ngán trong tháng 6 năm 2009. Những thông tin được thu thập chủ yếu về đặc tính của hộ gia 37 đình, các hoạt động tạo thu nhập, thu nhập và chi tiêu của năm 2008. Ngoài ra, các thông tin về hiện trạng vay vốn, việc làm, tình trạng sức khỏe và khó khăn mà gia đình đang gặp phải cũng được kể đến. 38 Bảng 2: Số hộ điều tra trên 3 khóm đảo Tên khóm đảo Số hộ ngư dân Số hộ nghèo % hộ nghèo Số hộ điều tra Tỷ lệ mẫu / thực tế Bích Đầm 176 69 39 34 19,31% Vũng Ngán 99 41 41 33 33,33% Hòn Một 60 36 60 35 58% Tổng 335 146 44 102 30,44% 3.3 Đo lường nghèo Để xem xét một đối tượng có thuộc dạng nghèo hay không, chúng tôi xem xét cá nhân hay hộ gia đình đó có đủ khả năng để đáp ứng các nhu cầu của mình hay không. Cụ thể hơn sẽ xem xét các mức tiêu dùng, thu nhập hay trình độ học vấn... so sánh với một ngưỡng nhất định. Từ kinh nghiệm của các nghiên cứu của WB cho thấy Chi tiêu là một chỉ tiêu ổn định và sát với thực tế hơn khi điều tra hộ, vì vậy chúng tôi sử dụng Chi tiêu bình quân đầu người để làm thước đo nghèo trong đề tài này. 3.4 Mô hình kinh tế lượng Trong nghiên cứu này, mô hình kinh tế lượng được sử dụng để tìm ra những nhân tố kinh tế xã hội có tác động thực sự đến việc thay đổi chi tiêu hộ gia đình của hộ dân cư. Chúng tôi sử dụng mô hình hồi qui đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu trên đầu người. Mô hình xác định các yếu tố tác động đến chi tiêu trên đầu người của hộ Theo Ngân Hàng Thế giới (2005), để giải thích mức chi tiêu hoặc thu nhập trên đầu người – biến phụ thuộc - như là một hàm số của nhiều biến giải thích khác nhau – các biến độc lập, mô hình hồi quy đa biến được đề nghị sử dụng dưới dạng mô hình hồi quy tuyến tính để phân tích nghèo đói. Mô hình có dạng điển hình như sau: Ln(C) = jjii DX βββ ++0 Trong đó: 39 C: chi tiêu bình quân trên đầu người theo tháng D: biến Dummy: giới tính chủ hộ 0β , iβ , jβ là các hệ số ước lượng Xi : các biến giải thích Dự kiến có 6 biến độc lập giải thích cho biến phụ thuộc C. Trong đó có 5 biến định lượng và 1 biến giả. Do đó, mô hình toán học được áp dụng là: Hàm hồi qui có dạng: UHOGIOITINHCH LNCSMAYLNHOCVANLNANTHEOLNQMHOLNTUOICLN 6 543210)( β ββββββ + +++++= Trong đó: Bảng 3: Các biến và những kỳ vọng trong mô hình hồi quy Đặc điểm và nội dung của biến Kỳ vọng dấu hàm C - C: chi tiêu hàng tháng trên đầu người , là biến phụ thuộc - TUOI : tuổi chủ hộ. + - QMHO: số nhân khẩu của hộ. - - ANTHEO: số người sống lệ thuộc. - - HOCVAN: trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ. + - CSMAY: công suất tính theo CV của máy trên tàu, ghe + - GIOITINHCHUHO: là biến Dummy giới tính của chủ hộ. Có giá trị =1 nếu chủ hộ là nam, giá trị = 0 nếu chủ hộ là nữ - β i : hệ số tương quan phản ánh mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến các biến phụ thuộc * Kỳ vọng dấu Quy mô hộ gia đình 40 Theo báo cáo về nghèo đói của Ngân hàng thế giới (2005), người nghèo có xu hướng sống trong gia đình có quy mô hộ lớn. Giả thuyết đặt ra là Quy mô hộ gia đình và C có mối tương quan nghịch biến: Nếu cùng mức thu nhập, hộ gia đình có quy mô càng lớn thì mức chi tiêu bình quân đầu người càng thấp hơn so với hộ có quy mô nhỏ hơn. Số người ăn theo Số người phụ thuộc được tính đến như là số thành viên trong gia đình mà không thể tạo ra thu nhập, ví dụ như người già, trẻ con hoặc là người thất nghiệp. Gia đình có ít lao động tạo ra thu nhập mà số người sống phụ thuộc trong hộ càng nhiều thì mức chi tiêu đầu nguời trong hộ sẽ càng thấp, vì thu nhập của hộ gia đình cần phải chia cho số người ăn theo trong gia đình. Vì thế, C và số người sống phụ thuộc trong hộ gia đình có mối tương quan nghịch biến. Trình độ học vấn của chủ hộ: Trong nghiên cứu này, trình độ học vấn được tính bằng số năm đi học. Biến học vấn được chia thành 5 nhóm. HOCVAN sẽ có giá trị là 1 nếu chủ hộ không biết chữ, giá trị bằng 2 nếu là trình độ học hết cấp 1, 3 nếu học hết cấp 2, 4 nếu học hết cấp 3 và 5 nếu có trình độ cao hơn. Trình độ học vấn được kỳ vọng là có mối tương quan với năng lực và hiểu biết của chủ hộ. Chủ hộ có trình độ cao thì có nhiều điều kiện và lựa chọn để tham gia vào thị trường lao động và kiếm việc làm. Do đó, C được kỳ vọng là có mối quan hệ đồng biến với trình độ học vấn trung bình của lao động trong hộ. Công suất ghe máy Sở hữu tàu đánh bắt và động cơ máy có công suất là một trong những tài sản quan trọng của ngư dân. Nếu gia đình có ghe máy và họ sẽ chủ động hơn trong việc đánh bắt và có quyết định nhiều hơn trong thu nhập mà họ có được. Ghe máy càng lớn, chi tiêu càng cao và khả năng có thu nhập càng cao. Vì vậy chúng tôi kỳ vọng công suất ghe máy có mối quan hệ đồng biến với C. 41 Tuổi đời của chủ hộ Những ngư dân lớn tuổi thường có trải nghiệm tốt về ngư trường và nguồn lợi thủy sản hơn là những ngư dân trẻ tuổi. Vì thế, chúng tôi kỳ vọng với gia đình có chủ hộ càng lớn tuổi thì chi tiêu và thu nhập trên đầu người sẽ tăng, hay nói cách khác: tuổi đời của chủ hộ có mối quan hệ đồng biến với I & C. Giới tính chủ hộ Do đặc tính vùng, nghề nghiệp chính là Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản nên phù hợp với lao động nam. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng các chủ hộ là nam có khả năng có mức thu nhập cao hơn các chủ hộ là nữ. Theo báo cáo phát triển Việt Nam 2004, tại một số địa bàn, người dân tham gia tham vấn nói khi xác định các hộ có chủ hộ là nữ là hộ dễ bị tổn thương.14 14 Trích từ “Các yếu tố tác động đến nghèo ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, 2008, 42 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Hiện trạng kinh tế - xã hội của vùng nghiên cứu 4.1.1 Đặc điểm chung của cộng đồng dân cư Đặc điểm hộ Tổng số hộ trong KBTB vịnh Nha Trang gồm khoảng 988 hộ. Số hộ dân trên 3 khóm đảm nghiên cứu bao gồm 335 hộ dân, trong đó Bích Đầm có 176 hộ, Vũng Ngán 99 hộ và Hòn Một 60 hộ. Qui mô hộ chủ yếu từ 4-6 người/hộ (chiếm 73,5% mẫu). Số người phụ thuộc trung bình khoảng 2,6 người/hộ, cá biệt có hộ có tới 7 người phụ thuộc. 46,1% hộ có từ 2 người phụ thuộc trở lên. Số lao động tạo ra thu nhập trung bình 2,2 người/hộ, lực lượng lao động tạo ra thu nhập chiếm 46% dân số. Bảng 4: Các đặc điểm chính của hộ N Maximum Minimum Mean Std.Deviation Qui mô hộ 102 9 2 4,84 1,410 Số người ăn theo 102 7 0 2,60 1,556 Tuổi chủ hộ 102 75 25 46,52 11,199 Học vấn chủ hộ 102 12 0 4,41 2,480 Công suất tàu 59 140 7 34,80 35,30 Nguồn: Tổng hợp điều tra Các vấn đề về Giáo dục Phần lớn người dân trong và trên tuổi lao động trong KBTB vịnh Nha Trang chỉ mới học xong tiểu học hay chỉ biết đọc biết viết. Trung bình trình độ học vấn của các chủ hộ mẫu là 4,41. Trong 102 hộ điều tra có 11,8% mẫu chủ hộ không biết đọc biết viết; 57,8% mẫu chủ hộ học cấp 1; 24,5% chủ hộ mẫu học cấp 2; 5% còn lại học cấp 3. 43 Ở các khóm đảo trên chỉ có trường cấp I nên số đông trẻ em chỉ học hết đến lớp 5 là nghỉ học, con trai thì bắt đầu theo các chuyến đi biển và lớn lên hầu hết tiếp nối nghề của cha anh là đi biển, trong khi đó con gái thì ở nhà không có việc làm và có gia đình, trở thành người nội trợ. Nếu muốn học thêm nữa thì trẻ em phải vào Trí Nguyên để học cấp 2, hoặc vào đất liền để học cao hơn. Điều này gặp một số khó khăn khi thực hiện bởi việc tốn kém cho chi phí đi lại và ăn ở, các gia đình không muốn gánh vác thêm khoản chi phí này. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thế hệ trẻ trong các khóm đảo. Bảng 5:Thống kê học vấn chủ hộ Trình độ học vấn của chủ hộ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent KHÔNG BIẾT CHỮ 12 11,8 11,8 11,8 HỌC CẤP 1 59 57,8 57,8 69,6 HỌC CẤP 2 25 24,5 24,5 94,1 HỌC CẤP 3 5 4,9 4,9 99,0 HỌC TRÊN CẤP 3 1 1,0 1,0 100,0 Valid TỔNG 102 100,0 100,0 Nguồn: Tổng hợp điều tra Tình trạng sống biệt lập cao và tỷ lệ người có học vấn thấp khá cao đã ngăn cản họ tiếp cận các thông tin cần thiết để phát triển bền vững. Thanh niên không có điều kiện học nghề như thợ máy, may, phục vụ du lịch... Tình trạng không có điện lưới cũng làm cho họ không có điều kiện tiếp xúc đầy đủ với nguồn thông tin hàng ngày. Các vấn đế Y tế, sức khoẻ Bích Đầm và Vũng Ngán có trạm y tế, Hòn Một chưa có trạm y tế. Dinh dưỡng chưa đầy đủ thể hiện qua thói quen ăn uống15: Hơn 80% tiêu thụ rau ít nhất 2 hoặc 3 lần/tuần Hơn một nữa tiêu thụ thịt ít nhất 1lần/tuần 15 Đánh giá kinh tế - xã hội, BQL KBTB, 2002 44 Trên 70% các hộ ăn cá hàng ngày Trên 80% hộ tiêu thụ trái cây nhiều lần trong tuần: xoài, dứa. Thanh long, đu đủ... Không có nhà nào trồng rau. Một số ít hộ nuôi gà, ngan ngỗng ... trong nhà để lấy thịt. Các vấn đề về phụ nữ Phụ nữ trong KBTB vịnh Nha Trang có tỷ lệ thất học khá cao, phần lớn chỉ học hết tiểu học. Công việc chính của phụ nữ là chăm sóc gia đình và lấy nước ăn trong mùa khô, chỉ một số ít phụ nữ tham gia vào các hoạt động kinh tế như buôn bán nhỏ, may lưới, trồng trọt, đan song mây... Phụ nữ sống trong KBTB vịnh Nha Trang hàng ngày chỉ mất vài giờ cho công việc gia đình, thời gian rỗi họ chơi bài, tán gẫu chứ không tham gia vào các hoạt động kinh tế. Có thể do sức ỳ của họ, chấp nhận sống phụ thuộc, trình độ học vấn thấp, sống cách biệt, thiếu kỹ năng sản xuất cần thiết, không có ý chí vươn lên... Phụ nữ trong KBTB vịnh Nha Trang mặc dù giữ tiền trong gia đình nhưng trong phần lớn trường hợp họ không có quyền quyết định chúng, nhất là đối với các khoản chi tiêu lớn. Hầu hết dân làng đều công nhận rằng trong phần lớn trường hợp, đàn ông là người chủ yếu kiếm tiền nuôi gia đình và kết quả là họ có tiếng nói quyết định trong gia đình. Do ảnh hưởng của quan niệm phong kiến nặng nề, vai trò của người phụ nữ trong gia đình bị giới hạn. Người dân thường hiểu “đại diện của hộ” nghĩa là “người đàn ông trong gia đình”, vì thế, người phụ nữ không tích cực tham gia vào các hoạt động mang tính xã hội (họp nhóm, phụ huynh...). Phân hạng giàu nghèo, đường cong Lorezn và hệ số Gini Khoảng 70% số dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang tự xếp loại có thu nhập trung bình. Tỷ lệ hộ nghèo thay đổi mạnh từ khóm đảo này sang khóm đảo khác: từ 27,2% đến trên 67,6% tổng số hộ của nhóm. 43,13% hộ mẫu có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo của tỉnh 500.000 đồng/tháng. 45 Bảng 6: Phân phối thu nhập các hộ % tích luỹ thu nhập % hộ % thu nhập % tích luỹ hộ 3 đảo VN16 20% nghèo nhất 3,22% 0% 0,00% 0,00% 20% cận nghèo 6,64% 20% 3,22% 9,03% 20% trung bình 9,91% 40% 9,86% 20,47% 20% khá 18,01% 60% 19,77% 35,19% 20% giàu 62,23% 80% 37,77% 55,67% Tổng 100,00% 100% 100,00% 100,00% Nguồn: Điều tra tổng hợp Từ bảng trên, chúng tôi xây dựng đường cong Lorezn sau. Hình 4: đường cong Lorenz Đường cong LORENZ 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 0% 20% 40% 60% 80% 100% % HỘ % THU NHẬP 3 khom dao đường bình đẳng tuyệt đối Việt Nam Nguồn: Điều tra tổng hợp Dựa trên kết quả thu thập được từ điều tra, tác giả đã tính toán Hệ số Gini với kết quả là 0,54 cho thấy mức bất bình đẳng trong phân phối thu nhập tương đối cao. Nói chung, tỷ lệ hộ nghèo trong KBTB vịnh Nha Trang là một vấn đề nổi cộm vì các hộ nghèo sống dựa chủ yếu vào khai thác tài nguyên ven bờ và không đủ khả 16 Sources: 46 năng mua các thiết bị hiện đại hay đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận tạo nguồn thu nhập khác. Không như người dân sống bằng nghề nông, các khoản tín dụng nhỏ có thể giúp họ cải thiện đáng kể đời sống của họ, ngư dân cần các khoản tiền lớn để đầu tư vào công cụ sản xuất như mua tàu, máy, các loại lưới đánh cá, xăng dầu, các dụng cụ bảo quản. Cơ sở vật chất Khoảng 44% số hộ sống trong các ngôi nhà xây gạch hay đúc bê tông , còn lại sống trong các ngôi nhà bằng tre mái lợp tranh hay nhà cót. Ba khóm đảo Vũng Ngán, Hòn Một và Bích Đầm không có hệ thống điện lưới của Nhà nước mà có các máy phát điện do Dự án KBTB cấp và do Uý ban tỉnh Khánh Hoà cấp, người dân góp tiền mua dầu chạy máy. Điện được thắp sáng từ 18g – 22g. Một số hộ có các máy phát điện riêng, phục vụ cho sản xuất như chạy máy may vá lưới cá, sạc bình, hay xem TV ban ngày... Người dân địa phương chủ yếu sống nhờ nước mưa và nguồn nước mua từ đất liền. Người dân sử dụng bể chứa nước (do UNICEF, Ủy Ban Nhân Dân Phường hỗ trợ, hoặc tự đầu tư) để sử dụng trong mùa mưa, vào mùa khô, đa số họ phải mua nước từ đất liền chở ra đảo. Trên đảo có giếng nước, nhưng tất cả là giếng nước lợ nên không thể dùng để uống mà chỉ dùng để giặt giũ và nấu nướng. Phần lớn các hộ không có nhà vệ sinh (BT đã triển khai một số nhà vệ sinh tự tiêu, tuy nhiên, do chất lượng/người dân không có ý thức bảo quản nên hư). Rác thải gia đình nhiều hộ đổ thẳng ra biển, số ít thì đốt rác. Vì vậy rác, dầu và chất thải của con người cũng là vấn đề môi trường nổi cộm đối với người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang. Việc làm Khai thác hải sản là hoạt động kinh tế quan trọng nhất của người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang. Khoảng 90% số người được phỏng vấn cho rằng đánh bắt hải sản là công việc chính của họ. 47 Nuôi trồng thuỷ sản trong KBTB vịnh Nha Trang khởi đầu từ cuối thập niên 80, đối tượng ban đầu là cá mú, cá hồng. Sau người dân chuyển sang nuôi tôm hùm vì mức lợi nhuận cao hơn. Số lượng lồng nuôi tôm hùm tăng nhanh từ 1.675 lồng (2001) lên 5096 lồng (2004), sau đó giảm lại còn 4.540 (2008). Lồng nuôi càng nhiều, ô nhiễm càng tăng nên tôm chết hàng loạt trong năm 2008. Nuôi trồng thuỷ sản theo sự hướng dẫn của Dự án KBTB Hòn Mun như nuôi rong sụn, vẹm xanh, hải sâm... thân thiện với môi trường thì không có đầu ra hoặc chết vì bị cá ăn. Mô hình nuôi trồng trước đây đã triển khai ở Trí Nguyên khá tốt, vốn lưu động thấp nhưng cần có lồng bè nên chi phí cao. Ngoài ra, người dân không chủ động trong khâu giống và tiêu thụ, chỉ tập trung vào việc nuôi trồng nên sau khi sự hỗ trợ của Dự án chấm dứt, người dân cũng ngưng theo. Các hoạt động nông nghiệp mang lại nguồn thu nhập không đáng kể cho kinh tế hộ của một số gia đình. Hoạt động du lịch khu vực này phát triển, nhưng người dân ở đây không được hưởng lợi từ hoạt động này do người ở đảo vì không đủ trình độ chuyên môn phục vụ du lịch nên các công ty du lịch không tuyển dụng. Các hoạt động tạo thu nhập khác như đan song mây, mành ốc cũng không hiệu quả, do phải tốn thêm phí vận chuyển nguyên vật liệu từ đất liền ra đảo và vòng ngược lại chở thành phẩm vào bờ. Mặt khác, người dân không chủ động trong khâu đầu vào và đầu ra, phụ thuộc hỗ trợ của dự án. Sở hữu ghe máy Khoảng 59/102 hộ điều tra có ghe máy, được mua trong quãng thời gian từ 1988 đến 2008, phần còn lại là có thúng chèo và đi bạn. Công suất ghe máy thấp nhất là 7CV, mạnh nhất là 140 CV. Thu nhập và chi tiêu Hộ có tàu và không có tàu 48 Bảng 7: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ có tàu và hộ không có tàu Không có tàu Có tàu % chênh lệch Số hộ 42 60 Thu nhập trung bình / tháng 0,56 1,70 + 203,57% Chi tiêu trung bình / tháng 0,60 1,09 + 81,66% Chênh lệch -0,04 +0,61 Nguồn: Tổng hợp điều tra Bảng trên cho thấy mức chênh lệch thu nhập và chi tiêu giữa hộ có tàu và hộ không có tàu, giữa thu nhập và chi tiêu của từng loại hộ. Đối với hộ không có tàu, mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn mức chi tiêu bình quân đầu người, hay nói cách khác, các hộ này bị thâm hụt trong chi tiêu. Các hộ có tàu thì có mức thu nhập cao hơn, chi tiêu cũng nhiều hơn nhưng thu nhập cao hơn chi tiêu. Hộ nghèo và hộ không nghèo Cũng tương tự như vậy, giữa hộ nghèo (phân theo thu nhập) và hộ không nghèo có mức thu nhập và chi tiêu cách biệt nhau khá lớn và các hộ nghèo có sự thâm hụt trong thu nhập. Bảng 8: Thu nhập và chi tiêu đầu người/tháng của hộ nghèo và hộ không nghèo Nghèo Không nghèo % chênh lệch Số hộ 40 62 Thu nhập trung bình / tháng 0,33 1,58 + 378% Chi tiêu trung bình / tháng 0,57 1,13 + 98% Chênh lệch -0,27 +0,44 Nguồn: Tổng hợp điều tra 4.1.2 Những đánh giá từ phía người dân Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá Theo nhận xét của các hộ dân trong khóm đảo, nguyên nhân lớn nhất tác động tới nghèo đói là do thiếu vốn làm ăn và khó vay vốn. Khai thác thuỷ sản đòi 49 hỏi nguồn vốn lớn vào tàu, máy, các dụng cụ đánh bắt từ hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng. Không có vốn đầu tư khai thác thuỷ sản, dẫn đên không có việc làm. Trong điều kiện nguồn lợi thuỷ sản gần bờ cạn kiệt, họ rất cần vốn để chuyển qua khai thác nguồn lợi thuỷ sản xa bờ, vừa giải quyết được công ăn việc làm, vừa có được nguồn thu nhập tương đối. Đồ thị 1: Các nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá Nguyên nhân nghèo do người dân đánh giá 70,6% 37,3% 34,3% 30,4% 16,7% 15,7% 14,7% 11,8% 8,8% 8,8% 6,9% 4,9% 4,9% nợ nần kéo dài chủ hộ là nữ thiếu phương tiện khai thác thiếu đất canh tác không có tay nghề do ở đảo trình độ của chủ gia đình thấp nhiều người ăn theo trong nhà có người bệnh kinh niên nguồn lợi thủy sản cạn kiệt không có việc làm khó vay vốn thiếu vốn làm ăn Tuy nhiên, chỉ có 14,7% hộ cho rằng nghèo là do trình độ thấp trong khi tỷ lệ mù chữ qua điều tra thu thập được là 11,8% và có tới 59,8% học cấp 1 nhưng chưa hoàn thành bậc tiểu học. Việc khai thác thuỷ sản xa bờ đòi hỏi phải sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, song song với thiết bị hiện đại là một “cái đầu” hiểu biết cơ chế vận hành và tính toán để có thể sử dụng hiệu quả nhất. Như vậy, nếu như họ có cơ hội tiếp cận vốn phục vụ cho mục đích đánh bắt xa bờ, cần phải có yêu cầu đi kèm đó là nhận thức, kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm để sử dụng hiệu quả đồng vốn. 30,4% các hộ điều tra đồng ý với quan điểm ‘nguồn lợi thuỷ sản cạn kiệt’ là nguyên nhân gây ra tình trạng đói nghèo của họ, cho thấy ý thức người dân thay đổi, đây cũng là điều thuận lợi trong việc triển khai giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, khai thác thuỷ sản bền vững. 50 Các nguyên nhân khác như trong nhà có người có bệnh kinh niên, do ở đảo, không có đất canh tác tỷ lệ không đáng kể. Phần lớn các hộ ở đây có vay mượn (56%) trong đó có một số hộ có vay một phần từ phía Nhà nước như Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng chính sách xã hội, Các hội đoàn thể, chương trình xoá đói giảm nghèo, BQL bảo tồn. Phần lớn vay từ người thân, hàng xóm, chủ nậu, người chuyên cho vay. Tuy nhiên chỉ có khoảng 5% cho rằng họ nghèo là do nợ nần kéo dài. Tình trạng vay nợ ở các khóm đảo phổ biến do nguồn thu nhập không ổn định, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện thiên nhiên. Mong muốn được Nhà nước hỗ trợ Khi được hỏi về mong muốn được Nhà nước hỗ trợ những gì, phần lớn người dân ở đây muốn Nhà nước hỗ trợ vốn vay để sản xuất. Bảng 9: Mong muốn NN hỗ trợ Vay vốn sản xuất 83,33% Học nghề 16,66% Giới thiệu việc làm 8,82% Hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm 0% Nguồn: Điều tra tổng hợp Ưu tiên chi tiêu đầu tiên nếu có tiền Hình 5: Uu tiên chi tiêu Ưu tiên chi tiêu nếu có tiền 27,5 24,5 19,6 16,7 5,9 2,9 2,9 0,0 5,0 10,0 15,0 20,0 25,0 30,0 % hộ mẫu Đầu tư vào chăn nuôi Sửa sang nhà cửa Mua bán Đầu tư vào nuôi trồng thủy sản Trả nợ các khoản vay Đầu tư học hành cho con Đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ Nguồn: Điều tra tổng hợp 51 27,5% hộ muốn đổi ghe lớn để đánh bắt xa bờ do nguồn thuỷ sản gần bờ ngày càng cạn kiệt. Một phần tư hộ còn lại cho biết nếu có tiền, việc đầu tiên họ sẽ làm là đầu tư học hành cho con cái_ đầu tư vào tương lai. Ngoài ra, các hộ còn muốn ưu tiên trả nợ các khoản vay , tiếp đó là đầu tư vào nuôi trồng thuỷ sản. Nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp 85% hộ được hỏi đều không muốn chuyển sang nghề khác, lý do đây là nghề truyền thống của gia đình họ từ bao đời nay, mặt khác họ không được học hay trang bị thêm bất cứ kinh nghiệm hay nghề nghiệp nào khác ngoài nghề đánh bắt thuỷ sản. Chỉ có 15% hộ muốn chuyển nghề khác. 4.2 Quản lý tài nguyên ở KBTB Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi không đề cập đến hiệu quả quản lý về môi trường mà chỉ đề cập đến Đánh giá của các hộ dân về sự tồn tại của KBTB và hoạt động của BQL KBTB vịnh Nha Trang. BQL KBTB hoạt động tuần tra trên biển, trong vùng cần được bảo tồn. Các hoạt động của BQL gồm: ngăn chặn đánh bắt trái phép, lặn khai thác, gây ô nhiễm trong KBTB, tiêu diệt sinh vật có hại đến quần thể san hô như Sao biển gai, thu phí tham quan KBTB để tạo kinh phí duy trì sự bảo vệ và hỗ trợ người dân... Từ cuộc điều tra khảo sát cho thấy: - Các hộ đánh giá hiệu quả của công tác quản lý KBTB ở mức kém chiếm 29%. 46% hộ đánh giá hiệu quả của công tác quản lý KBTB ở mức trung bình, 25% còn lại đánh giá hiệu quả quản lý tốt. - Về niềm tin vào BQL: 48% hộ được điều tra cho biết họ không tin tưởng vào việc quản lý của BQL KBTB. - Về sự hài lòng 57% hộ dân được điều tra đồng ý về khu vực mình được phép đánh bắt - Về sự cải thiện chất lượng cuộc sống gia đình từ khi thành lập KBTB vịnh Nha Trang, chỉ có 28,4% hộ dân đồng ý với điều này. 18,6 % hộ hoàn toàn không đồng ý điều này cho thấy họ có thể có phản ứng mạnh mẽ với sự tồn tại của dự án 52 KBTB. 22,5% người dân không có quan điểm gì về câu hỏi này cũng cho thấy họ thờ ơ với dự án KBTB. Như vậy cho đến thời điểm điều tra, dự án KBTB chỉ đem lại lợi ích cho một phần ít dân cư sống trong KBTB vịnh Nha Trang. Theo người dân, để cải thiện hiệu quả hoạt động vịnh Nha Trang và đời sống người dân, cần thiết nhất là tạo ra các hoạt động tạo thu nhập khác. Có thu nhập ổn định, đời sống người dân được nâng cao thì sẽ không còn tình trạng đánh bắt lén nữa. Kế tiếp là giáo dục nâng cao nhận thức, xây dựng cơ sở hạ tầng và hoạt động tín dụng. Đồ thị 2: Những hoạt động cần thiết để cải thiện Vịnh và đời sống Những hoạt động cần thiết để cải thiện Vịnh và đời sống 19,6% 24,5% 52,9% 19,6% 8,8% 14,7% Cơ sở hạ tầng Giáo dục nâng cao nhận thức Hoạt động tạo thu nhập khác Tín dụng Thông tin văn hoá Hoạt động tuần tra Tóm lược một số nguyên nhân làm người dân không đánh giá cao BQL KBTB “cán bộ làm việc không nghiêm, ăn chia trong đánh bắt ở khu vực bảo tồn; tuần tra bắt dân câu mực, lấy câu và đồ nghề, lấy mực của dân nhậu say; hoạt động tuần tra phải nghiêm ngặt hơn vì thấy chỉ bắt ghe có 2-3 người, còn ghe lớn có nhiều người đến KBT mà không ai dám bắt; dân ở nơi khác đến đánh bằng chất nổ, đánh bắt lén ở KBT; Cán bộ trước đây làm tốt, bây giờ không làm gì thêm” 4.3 Những vấn đề trong đời sống và sản xuất của cộng đồng • 39% hộ có mức thu nhập dưới ngưỡng nghèo của tỉnh Kết quả từ điều tra cho thấy 39% hộ có mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn chuẩn nghèo của tỉnh Khánh Hoà: 500.000 đồng/tháng. Nếu tính theo chuẩn WB (1,25USD/ngày) thì có 54,9% hộ thuộc diện nghèo. 53 Bảng 10: Phân loại hộ nghèo theo chuẩn Chuẩn tỉnh Chuẩn WB NGHÈO 40 39,2% 56 54,9% KHÔNG NGHÈO 62 60,8% 46 45,1% Tổng 102 100% 102 100% Nguồn: Điều tra tổng hợp • Cộng đồng ngư dân sinh sống trong điều kiện kém và cách biệt Do vị trí địa lý cách biệt đất liền và chưa có công trình công cộng nào được đầu tư nên người dân ở đây không được tiêu dùng điện, nước với giá Nhà nước mà phải sử dụng với mức giá rất cao. (Nước 65.000 đồng/khối, Chi phí điện khoảng 100.000 đồng/tháng nhưng chỉ dùng từ 18g đến 22g để xem Tivi và thắp sáng). Ngoài ra, do ít tiếp xúc, quan hệ xã hội với người bên ngoài nên một số người dân rất ngại hoặc đề phòng khi gặp người lạ. Trên đảo chỉ có trường cấp 1, giáo viên từ đất liền ra giảng dạy rồi về chứ không phải người địa phương, vì vậy tính ổn định không cao. Không có Nhà văn hoá, Thư viện, khu vui chơi cho trẻ và người lớn. Trạm y tế chỉ có ở 2 trên 3 đảo, cơ sở vật chất nghèo nàn. Ngoài ra, địa bàn còn không có phương tiện kết nối ra thế giới: internet. • Số người phụ thuộc cao Tỷ lệ 1 nuôi 2,17. 54% dân số (mẫu) phụ thuộc vào 46% người còn lại, đem lại gánh nặng cho người lao động. • Thời gian nhàn rỗi trong năm chiếm ¼, không có sinh kế thay thế Do đặc điểm khí hậu, thời tiết vùng nên thời gian đánh bắt diễn ra chủ yếu 9 tháng trong năm. 3 tháng còn lại, người dân hầu như rảnh rỗi, không có việc làm thay thế, tạo thu nhập phụ. Người dân cũng không tích cực tự tạo việc làm, 85% không muốn chuyển đổi nghề nghiệp. • Tác động ngược lại việc bảo tồn của Nghèo đói Khi lâm vào tình trạng nghèo đói, con người có thể làm mọi việc để thoát khỏi đói nghèo mà không xem xét đến hậu quả như thế nào. Nếu duy trì tình trạng nghèo 54 đói ở các khóm đảo này, thì các hộ nghèo có thể khai thác trái phép thuỷ hải sản ở vùng lõi hay vùng đệm. Như vậy, KBTB sẽ khó đạt được mục đích bảo tồn biển và nâng cao đời sống của người dân. 4.4 Kết quả Mô hình Sử dụng phần mềm SPSS, chạy hàm hồi quy tuyến tính cho kết quả sau: Bảng 11: Kết quả hồi qui B S.E t Sig. VIF LNCSMAY 0,371 0,089 4,181 0,000 1,408 LNHOCVAN 0,001 0,198 0,007 0,994 1,129 LNANTHEO -0,036 0,151 -0,238 0,813 1,724 LNQMHO -0,734 0,290 -2,531 0,015 1,466 LNTUOI 0,053 0,359 0,148 0,883 1,225 GIOITINHCHUHO 0,202 0,392 0,515 0,609 1,267 Trong đó có hai biến độc lập có ý nghĩa ở mức 95% là QMHO và CSMAY. Mô hình chi tiêu: Ln(C) = 1,957 + 0,371 LnCSMAY – 0,734 LnQMHO β 1 = 0,371 là hệ số co giãn của công suất máy với chi tiêu bình quân đầu người của hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, nếu công suất máy tăng lên 1% thì chi tiêu bình quân đầu người tăng thêm 0,371%. β 2 = -0,734 là hệ số co giãn của số người trong hộ với chi tiêu bình quân đầu người của hộ, cho biết trong trường hợp các yếu tố khác trong mô hình không thay đổi, nếu số người trong hộ tăng lên 1% thì chi tiêu bình quân đầu người giảm đi 0,734%. Các biến Học Vấn, Ăn Theo, Tuổi và Giới tính chủ hộ không có ý nghĩa trong mô hình này: 55 Học vấn trung bình của mẫu điều tra là 4,41 cho thấy mức bình quân học vấn chỉ ở trình độ tiểu học, vì vậy có thể hiểu mức ảnh hưởng của Học vấn đến Chi tiêu là thấp. Giới tính chủ hộ hầu hết là nam, vì vậy không có sự khác biệt trong ảnh hưởng từ Giới tính đến Chi tiêu. Tuổi chủ hộ cũng không có mối quan hệ mật thiết với Chi tiêu. Thống kê mô tả cho thấy tuổi chủ hộ từ 25 tuổi đến 75 tuổi. Giả thuyết ban đầu của chúng tôi là tuổi chủ hộ có tương quan dương với Chi tiêu, tuy nhiên kết quả cho thấy không có mối quan hệ giữa 2 biến này, nghĩa là không phải càng lớn tuổi càng có kinh nghiệm thì thu nhập càng cao, dẫn đến chi tiêu càng cao. Điều này có thể đúng nếu chủ hộ sở hữu tàu thuyền, nhưng chủ hộ phần lớn đều không có tàu thuyền mà đi bạn, việc này cần sức khoẻ, tức là tương quan nghịch với tuổi tác. Như vậy tuổi chủ hộ không có tương quan dương với Chi tiêu. Kiểm định tính phù hợp của mô hình tổng thể: Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi qui bội: R2 = 0,465 (Adjusted R square = 0,398) cho thấy 46,5% thay đổi của Chi tiêu được giải thích bởi 2 biến độc lập. Kiểm định độ phù hợp của mô hình: Bảng ANOVA cho thấy giá trị F = 6,946 với giá trị Sig. Rất nhỏ (0,000 <0,05) cho thấy sẽ an toàn khi kết luận các biến trong mô hình có thể giải thích được sự thay đổi của C. Như vậy, mô hình hồi quy tuyến tính lý thuyết phù hợp với dữ liệu thực tiễn. Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến Bảng Coefiction Correlations cho thấy các biến độc lập hoàn toàn không tương quan nhau. Các giá trị VIF đều nhỏ hơn 10 cho thấy không có sự tự tương quan (không có hiện tượng đa cộng tuyến) giữa các biến độc lập. 56 Kiểm định phương sai thay đổi Bảng 12: Nonparametric Correlations Correlations absres LNQMHO LNCSMAY Correlation Coefficient 1,000 -,072 -,077 Sig. (2-tailed) . ,602 ,575 absres N 55 55 55 Correlation Coefficient -,072 1,000 -,073 Sig. (2-tailed) ,602 . ,584 LNQMHO N 55 102 59 Correlation Coefficient -,077 -,073 1,000 Sig. (2-tailed) ,575 ,584 . Spearman's rho LNCSMAY N 55 59 59 Bảng Nonparametric Correlations cho thấy tính ổn định phương sai được đảm bảo. Các hệ số tương quan hạng SPEARMAN có mức ý nghĩa > 0,05 cho biết phương sai của sai số không thay đổi. Như vậy, Mô hình trên có thể chấp nhận được. 4.5 Phân tích những nguyên nhân dẫn đến nghèo của cộng đồng 4.5.1 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo sản xuất Khách quan Nguồn lợi thuỷ sản suy giảm: là nguyên nhân của sự gia tăng dân số, gia tăng số lượng tàu thuyền và chưa có sự quy hoạch chung đầy đủ về công suất tàu thuyền để phân vùng đánh bắt. Qui hoạch chung của KBTB là tăng diện tích được bảo tồn, có nghĩa là diện tích được phép khai thác trong vùng bị giảm đi. Nuôi trồng thuỷ sản bị ô nhiễm nên chết hàng loạt: NTTS cũng là chủ trương của Nhà nước để giúp người dân xoá đói giảm nghèo. Những năm gần đây do nuôi tôm hùm, cá mú... có giá, đem lại thu nhập cao nên bà con ồ ạt làm lồng bè. Do thiếu quy hoạch, diện tích mặt nước bị phủ kín, giảm diện tích các hệ sinh thái và tăng ô nhiễm, lại tác động ngược lại thuỷ sản nuôi và làm chết hàng loạt. 57 Điều kiện tự nhiên không thuận lợi cho trồng cây nuôi con: nếu như người dân các vùng khác khi nghèo đói có thể áp dụng mô hình V-A-C để tự cung tự cấp và bán ra bên ngoài thì người dân ở các khóm đảo lại không được như vậy. Diện tích đất hẹp, chất lượng đất và nước kém nên không thể trồng, nuôi ở qui mô vừa hay lớn, cũng không đủ cung cấp thực phẩm cho gia đình. Điều kiện CSHT còn nhiều khó khăn dẫn đến người dân phải chi nhiều hơn để tiêu thụ 1kw điện hay 1m3 nước, điều kiện tiếp cận phương tiện truyền thông để nâng cao dân trí cũng hạn hẹp, mọi sự vận chuyển trên đảo đều dùng sức người và vận chuyển giữa đất liền & đảo cũng khó khăn tốn kém hơn. Chủ quan Phương pháp khai thác mang nặng truyền thống, thủ công dẫn đến bình quân sản lượng/lao động thấp. Thiếu kiến thức, kỹ năng nuôi trồng thuỷ sản và kỹ năng sử dụng thiết bị đánh bắt xa bờ. Trình độ văn hoá còn thấp. Chưa có nghề nghiệp khác nghề khai thác thuỷ sản, phụ thuộc quá nhiều vào thiên nhiên. Chưa có mong muốn thay đổi nghề nghiệp, ý chí vượt nghèo thấp. 4.5.2 Những nguyên nhân dẫn đến nghèo sinh hoạt Khách quan Vị trí địa lý cách biệt đất liền dẫn đến hạn chế trong cung cấp dịch vụ cơ bản thiết yếu, vì vậy điều kiện sống của người dân không được đảm bảo, ít tiếp cận thông tin cho đời sống cũng như trong sản xuất. Chưa có sự đầu tư của Nhà nước để xây dựng CSHT trên đảo. Chủ quan: Số người ăn theo nhiều, người dân chưa có kiến thức căn bản về vệ sinh và ít quan tâm học hỏi, tìm cách cải thiện đời sống. 58 CHƯƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO Mục tiêu Giảm nghèo đi đôi với giảm áp lực khai thác tài nguyên lên vùng bảo tồn biển. 5.1 Các nhóm giải pháp Từ Mô hình kinh tế lượng cho thấy biến Qui mô hộ và Công suất máy có ý nghĩa quyết định đối với chi tiêu đầu người. Theo đó, để nâng chi tiêu đầu người thì cần giảm qui mô hộ và tăng công suất máy. - Giải pháp 1: Giảm qui mô hộ ở đây chính là giảm số người ăn theo trên hộ. Trung bình 2,2 người/hộ và có 2,6 người ăn theo/hộ. Như vậy 1 lao động phải nuôi 2,18 người. Số người cần giảm ở đây chính là số người ăn theo. Về lâu dài, để giảm số người ăn theo là giảm số con trong gia đình. Mặt khác, qui mô hộ càng lớn, dân số ngày càng tăng sẽ tăng áp lực lên khai thác tài nguyên biển. Như vậy, cần phổ biến, nâng cao nhận thức và áp dụng chương trình kế hoạch hoá gia đình cho người dân trên đảo. Đây là giải pháp trong dài hạn. - Giải pháp 2: Tăng công suất máy được thực hiện thông qua chương trình phát triển đánh bắt xa bờ của Bộ thuỷ sản, hướng ra khai thác xa bờ. Tuy nhiên, chương trình này đòi hỏi đào tạo nhiều về kỹ năng đi kèm như cách sử dụng tàu lớn, kỹ năng lái và sữa chữa tàu, sử dụng máy móc thiết bị hiện đại, tính toán chi phí- lợi nhuận ... để sử dụng tàu có hiệu quả. Về nguồn vốn cho chương trình này, áp dụng theo mô hình Nhà nước đầu tư cho vay một phần , người dân đóng góp một phần. Vì vậy, các hộ nghèo không phải là đối tượng của giải pháp này mà là các hộ không nghèo, có khả năng tài chính, có kinh nghiệm ngư trường và có năng lực quản lý. Họ sẽ là chủ các con tàu công suất lớn đánh bắt xa bờ, thuê những người nghèo đi bạn trong đánh bắt hoặc 59 trung gian cung cấp dịch vụ, tạo công ăn việc làm cho các hộ nghèo. Giải pháp này dành cho trung hạn và dài hạn. Từ nguyên nhân nguồn lợi thủy sản suy giảm mà chưa có nguồn tạo thu nhập thay thế, với lợi thế điều kiện tự nhiên trong vùng thuận lợi phát triển dịch vụ du lịch, chúng tôi đề nghị khuyến khích phát triển mô hình dịch vụ du lịch Homestay, loại hình du lịch dựa trên điều kiện tự nhiên của địa phương và cơ sở vật chất của gia đình. Phát triển du lịch Homestay vừa tạo ra thu nhập, giảm nghèo cho dân bản địa, vừa giảm áp lực khai thác tài nguyên lên khu bảo tồn. Đây là giải pháp phù hợp với mục tiêu tăng trưởng bền vững. - Giải pháp 3: phát triển loại hình Du lịch homestay_ là loại hình du lịch mà du khách sẽ ăn, ở nhà dân và tham gia các hoạt động của người dân nơi cư trú. Đây là loại hình du lịch dành cho những người thích khám phá, trải nghiệm và tìm hiểu về phong tục tập quán của địa phương. Nhờ đó, người kinh doanh du lịch Homestay không cần bỏ nhiều vốn đầu tư cho cơ sở vật chất. Đây là giải pháp có thể thực hiện trong ngắn hạn. Ngoài ra, địa phương cần có các giải pháp khác nâng cao đời sống người dân. - Giải pháp 4: đầu tư xây dựng CSHT như điện, nước, viễn thông thông qua đầu tư của Nhà nước có sự đóng góp của người dân và các công ty du lịch thu lợi từ KBTB; Khuyến khích người dân xây dựng và sử dụng nhà vệ sinh tự huỷ để đảm bảo vệ sinh; Tạo cơ chế khuyến khích các con em trên đảo đi học và phục vụ lại cộng đồng trong lĩnh vực giáo dục... Trong bốn nhóm giải pháp trên, chúng tôi đi sâu vào nhóm giải pháp 3_ giải pháp du lịch homestay, là giải pháp mà người dân đóng vai chính, là người chủ động để thoát nghèo. 5.2 Giải pháp du lịch Homestay Giải pháp phát triển du lịch phù hợp với chủ trương phát triển du lịch của tỉnh Khánh Hoà: với lợi thế vị trí địa lý thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi cả về 60 cảnh quan đẹp, khí hậu ôn hoà, Nha trang được định hướng sẽ là trung tâm kinh tế, văn hoá du lịch của tỉnh. Tỉnh Khánh Hoà tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng Dịch vụ, Du lịch – Công nghiệp – Nông nghiệp. Chủ trương bảo tồn biển cho mục tiêu đa dạng sinh học của Bộ tài nguyên môi trường là điều kiện thuận lợi để du lịch phát triển hơn nữa. Với truyền thống đánh bắt lâu đời của vùng, du khách khi tham gia vào chương trình du lịch Homestay sẽ được ra đảo, cùng đánh bắt cá, câu mực về đêm, thưởng thức hải sản tươi ngọt, tham quan rạn san hô bằng thúng đáy kính và chơi các trò chơi trên nước như Môtô nước, dù bay... Phối hợp thực hiện: Hiệp hội du lịch Khánh Hoà và các công ty du lịch: tham gia thiết kế chương trình du lịch, đào tạo tay nghề cho người dân trong vùng, hoạt động quảng bá rộng rãi chương trình du lịch ở địa bàn trên phương tiện truyền thông. Sở LĐ – TB & XH: tổ chức đào tạo nghề gắn với việc làm; xây dựng hệ thống thông tin giám sát, đánh giá; tổ chức hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, nâng cao kỹ năng sống. Ngân hàng CSXH: thực hiện chính sách hỗ trợ tín dụng cho hộ nghèo trên cơ sở các quy định của tỉnh, thành phố. Sở VH-TT, Đài phát tranh - truyền hình, báo Khánh Hoà: phối hợp với Sở LĐ-TB&XH hoạt động tăng cường và đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng trong xoá đói giảm nghèo, quảng bá loại hình du lịch homestay của cộng đồng. Sở tài nguyên và Môi trường: lập báo cáo đánh giá tác động đến môi trường và ban hành quy định để phát triển du lịch nhưng hạn chế mức ảnh hưởng đến môi trường thấp nhất có thể. Hộ dân: tham gia các lớp đào tạo và nâng cao kỹ năng phục vụ du lịch; chuẩn bị cơ sở vật chất tối thiểu để phục vụ du lịch. 61 Các hoạt động cụ thề Chính sách tín dụng đề nghị cho hộ nghèo: cung cấp tín dụng cho hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn cho mục tiêu phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập, tự vượt nghèo. Mức vay bình quân là 10triệu, tối đa 15triệu, hỗ trợ lãi suất. Thực hiện cho vay trực tiếp hoặc thông qua Hội Phụ nữ, Tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tương trợ... Mục đích cho các gia đình đầu tư cơ sở vật chất tối thiểu phục vụ khách du lịch: phòng có giường ngủ, nệm và toilet; đầu tư Thúng đáy kính để khách xem rạn san hô. Đề án dạy nghề cho người nghèo ở đảo làm du lịch trợ giúp người nghèo có được tay nghề cần thiết thông qua các khoá dạy nghề ngắn hạn: kỹ năng nấu ăn, trang trí và vệ sinh an toàn thực phẩm; Lớp dạy tiếng Anh cho trẻ em và người lớn; kỹ năng sử dụng thúng đáy kính; kỹ năng phục vụ phòng. Hỗ trợ xây dựng nhà vệ sinh: Hỗ trợ, tìm phương pháp giải quyết vấn đề vệ sinh, đảm bảo mỗi hộ đều phải có ít nhất 1 nhà vệ sinh và đi vệ sinh đúng nơi. Hiện nay trên thị trường có loại Nhà vệ sinh tự huỷ không dùng nước do công ty Nhựa Sài Gòn sản xuất, có thể ứng dụng trên đảo. Tham gia nuôi trồng thuỷ sản: Người dân có thể tiến hành NTTS với qui mô nhỏ kết hợp với du lịch tự cung tự cấp giống, thức ăn cho gia đình và du khách. Song song đó Ngành thuỷ sản phải nghiên cứu giải pháp, quy hoạch... có thể phát triển NTTS ổn định. Dự kiến kết quả Qua tính toán sơ lược, với mức thu 500.000 đồng/khách cho chuyến đi 2 ngày 1 đêm, chi phí lưu động tối thiểu phía hộ dân cho mỗi khách là 283.500 đồng/khách, chi phí cho công ty du lịch tiếp thị khách về là 70.000 đồng/người, như vậy gia đình sẽ còn dư lại 146.500 đồng/khách. Như vậy, nếu mỗi hộ nhận 2 khách vào nhà thì có mức thu nhập là 293.000 đồng mỗi lượt. Điều kiện khí hậu, thời tiết của vùng cho phép hoạt động du lịch 9 tháng trong năm. Giả sử hộ dân cứ 1 tuần lại có 1 lượt khách đến thì trong 9 tháng sẽ đạt được mức thu nhập là 10.548.000 đồng, như vậy, mức thu nhập bình quân hộ hàng 62 tháng sẽ tăng 879.000 đồng. Với bình quân 4,84 người/hộ thì thu nhập bình quân đầu người củ hộ sẽ tăng thêm 181.600 đồng/người/tháng. 63 KẾT LUẬN Qua kết quả ngiên cứu về nghèo của các hộ dân trên 3 khóm đảo Bích Đầm, Hòn Một và Vũng Ngán cho thấy có các yếu tố tác động tới khả năng nghèo của hộ, đó là điều kiện về cơ sở hạ tầng kém; vị trí địa lý cách biệt; số người phụ thuộc cao; thời gian nhàn rỗi nhiều và chưa có sinh kế thay thế hiệu quả. Kết quả hàm hồi qui cho thấy chi tiêu bình quân đầu người tỷ lệ thuận với công suất ghe máy và tỷ lệ nghịch với số người trong hộ. Từ kết quả trên, chúng tôi đưa ra một số giải pháp mà trong đó nhấn mạnh đến giải pháp phát triển loại hình du lịch đảo ở nhà dân (homestay). Đây là loại hình kinh doanh các hộ nghèo có thể thực hiện vì không cần nhiều vốn đầu tư. Đề tài còn nhiều hạn chế như những giải pháp đề xuất xuất phát từ phân tích thống kê và định lượng; do hạn chế về nguồn lực và thời gian nên số mẫu còn hạn chế, chưa phản ánh tổng quát tình hình; trong thu thập dữ liệu, chưa đi vào chi tiết phần chi tiêu cho sản xuất... Mặc dù đề tài còn nhiều hạn chế nhưng cũng phản ánh được thực trạng nghèo của người dân trong địa bàn và đưa ra gợi ý giải pháp phù hợp thực tế, khả thi. 64 Danh mục tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Các nhà tài trợ tại Hội nghị Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (12/2003), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo, Hà Nội. 2. Hồ Văn Trung Thu (2005), Báo cáo tổng thể chương trình tạo thu nhập phụ và hỗ trợ cho các cộng đồng địa phương trong khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang từ 01/2004 – 12/2004. 3. Hồ Văn Trung Thu, Trần Thị Thục Đoan, Hà Tôn Nữ Vân Tú, Hoàng Phi Hải, Phan Văn Hùng (02/2004), Đánh giá kinh tế hộ gia đình và những giải pháp trong việc tạo thêm thu nhập cho các cộng đồng địa phương trong khu bảo tồn biển Hòn Mun. 4. Nhóm Công tác các chuyên gia Chính phủ - Nhà tài trợ - Tổ chức phi Chính phủ (11/ 1999), Tấn công nghèo đói – Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2000. 5. Nguyễn Thị Hải Yến, Benard Adrien (09/2002), Đánh giá kinh tế xã hội trong khu bảo tồn biển Hòn Mun. 6. Trương Kỉnh, Hồ Văn Trung Thu, Võ Duy Triết, Cao Thị Trúc Duyên (2004), Giải pháp quản lý nuôi trồng thuỷ sản trong KBTB Hòn Mun, Khu BTB Hòn Mun. Tiếng Anh 1. A.Coudouel, J.Hentschel & Q.Wodon, Đo lường và phân tích về phúc lợi, World Bank 2. ADB (2003), Đánh giá nghèo theo vùng tại vùng ven biển miền trung – tây nguyên 3. ADB (09/1999), Reducing poverty: Major findings and Implications. 4. ADB (2006), Nghiên cứu đánh giá đặc biệt về Hành trình thoát nghèo tại vùng nông thôn và tính hiệu quả của phương pháp tiếp cận mục tiêu nghèo. 65 5. Alderman,H., Cord,L., Chaudhury, N., Cornelius, C., Okidegbe,N., C.D & S., Schonberger (2001), Đói nghèo ở nông thôn. 6. Bene, C. (2003), When fishery rhymes with poverty: A first step beyond the old paradigm on poverty in small-scale fisheries, World Development , 31(6), 949-975 7. JH Revision of August (2005), Poverty Manual, World Bank Các đường dẫn tham khảo: nd%20Reference/20434424/Ngheo.pdf 66 Phụ lục Bảng 13: Nghề nghiệp chủ hộ NGHE NGHIEP CHU HO

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biển Vịnh Nha Trang.pdf
Tài liệu liên quan