Tài liệu Luận văn Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa: * * * * *
Luận văn
Những vấn đề lý luận cơ
bản về thẩm định dự ỏn đầu
tư và một số giải phỏp nõng
cao chất lượng cụng tỏc
thẩm định dự ỏn đầu tư tại
chi nhỏnh NHCT Đống Đa
Chuyên đề tốt nghiệp.
1
LỜI NểI ĐẦU.
Trong năm qua, tuy phải đương đầu với những khú khăn thỏch thức
nhưng đất nước ta đó giành được những thành tựu quan trọng và khỏ toàn
diện, giữ vững ổn định kinh tế chớnh trị - xó hội. Hầu hết cỏc chỉ tiờu kinh tế
hàng đầu đều đạt và vượt kế hoạch, trật tự an toàn xó hội, an ninh quốc
phũng đất nước được giữ vững. Tỡnh hỡnh hoạt động tiền tệ Ngõn hàng cú
nhiều biến chuyển tớch cực mặc dự phải chịu tỏc động ảnh hưởng của nhiều
yếu tố bất lợi trong nước cũng như trờn thế giới.
Cựng với xu thế này, trong những năm vừa qua , NHCT Đống Đa đó
được đỏnh giỏ là một trong những Ngõn hàng đó cú nhiều đúng gúp trong sự
nghiệp đổi mới của ngành, cơ cấu tổ chức Ngõn hàng được hoàn thiện hơn.
Là một Ngõn hàng thương mại, NHCT Đống Đa thực hiện rất nhi...
82 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
* * * * *
Luận văn
Những vấn đề lý luận cơ
bản về thẩm định dự án đầu
tư và một số giải pháp nâng
cao chất lượng công tác
thẩm định dự án đầu tư tại
chi nhánh NHCT Đống Đa
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
1
LỜI NÓI ĐẦU.
Trong năm qua, tuy phải đương đầu với những khó khăn thách thức
nhưng đất nước ta đã giành được những thành tựu quan trọng và khá toàn
diện, giữ vững ổn định kinh tế chính trị - xã hội. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế
hàng đầu đều đạt và vượt kế hoạch, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc
phòng đất nước được giữ vững. Tình hình hoạt động tiền tệ Ngân hàng có
nhiều biến chuyển tích cực mặc dù phải chịu tác động ảnh hưởng của nhiều
yếu tố bất lợi trong nước cũng như trên thế giới.
Cùng với xu thế này, trong những năm vừa qua , NHCT Đống Đa đã
được đánh giá là một trong những Ngân hàng đã có nhiều đóng góp trong sự
nghiệp đổi mới của ngành, cơ cấu tổ chức Ngân hàng được hoàn thiện hơn.
Là một Ngân hàng thương mại, NHCT Đống Đa thực hiện rất nhiều nghiệp
vụ, trong đó nghiệp vụ duy trì sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng chủ yếu
là huy động vốn trung dài hạn để cho vay dự án đầu tư phát triển, nhận vốn
ngân sách để cho vay các dự án thuộc chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước, kinh
doanh tiền tệ tín dụng. Bên cạnh những thành công đã đạt được trong hoạt
động cho vay tín dụng trung dài hạn các dự án đầu tư, Ngân hàng còn gặp
không ít khó khăn và nhiều rủi ro. Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả và an
toàn cho vay đòi hỏi phải tích cực nâng cao chất lượng công tác thẩm định
trước cho vay, đặc biệt là cho vay dự án đầu tư. Hoạt động thẩm định dự án
đầu tư đang thực sự đóng vai trò quan trọng. Mục tiêu đặt ra của NHCT
Đống Đa trong năm tới là tiếp tục mở rộng hình thức tín dụng này.
Từ thực tế như vậy, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào sự nghiệp
phát triển của Ngân hàng – nơi cá nhân thực tập, em lựa chọn đề tài :
“Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án
đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa” làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
2
Chuyên đề gồm 3 chương cơ bản :
Chương I : Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư
Chương III : Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định
dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa
Do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm thực tế cũng như tài liệu sử
dụng nên nội dung chuyên đề khó tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong
nhận được ý kiến đóng góp bổ ích của các thầy cô giáo và các cán bộ Ngân
hàng để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn!
CHƯƠNG I:
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
3
NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ.
1.1. Khái niệm về đầu tư và dự án đầu tư
1.1.1 . Đầu tư
a. Khái niệm đầu tư.
Hoạt động đầu tư (gọi tắt là đầu tư) là quá trình sử dụng các nguồn lực
tài chính, lao động , tài nguyên thiên nhiên và các tài sản vật chất khác nhằm
trực tiếp hoặc gián tiếp tái sản xuất giản đơn, tái sản xuất mở rộng các cơ sở
vật chất kỹ thuật của nền kinh tế nói chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh,
dịch vụ của ngành, cơ quan quản lý và xã hội nói riêng.Hoạt động đầu tư bao
gồm đầu tư trực tiếp và gián tiếp.
Hoạt động đầu tư gián tiếp là hoạt động bỏ vốn trong đó người đầu tư
không trực tiếp tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra.
Hoạt động đầu tư trực tiếp là hoạt động trong đó người bỏ vốn trực tiếp
tham gia điều hành quản trị vốn đầu tư đã bỏ ra. Nó chia ra thành 2 loại đầu
tư chuyển dịch và đầu tư phát triển. Trong đó:
- Nâng cấp các hoạt động đó vì mục tiêu phát triển thực chất. Nó tạo ra
của cải vật chất cho nền kinh tế quốc dân, tạo công ăn việc làm Đầu tư
chuyển dịch là hoạt động đầu tư mà chủ đầu tư bỏ tiền để mua lại một số
lượng đủ lớn cổ phiếu của một doanh nghiệp nhằm tham gia nắm quyền điều
hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Đầu tư phát triển là hoạt động bỏ vốn nhằm gia tăng giá trị tài sản, tạo ra
những năng lực sản xuất , phục vụ mới bao gồm: xây dựng các công trình mới,
các hoạt động dịch vụ mới, cải tạo mở rộng cải thiện đời sống người lao động.
Có thể nói đầu tư phát triển đó là một quá trình có thời gian kéo dài
trong nhiều năm với số lượng các nguồn lực được huy động cho từng công
cuộc đầu tư khá lớn và vốn nằm đọng trong suốt quá trình thực hiện dự án
đầu tư(viết tắt là DAĐT). Các thành quả của loại đầu tư này cần được sử
dụng trong nhiều năm, đủ để các lợi ích thu được tương ứng và lớn hơn
những nguồn lực đã bỏ ra. Chỉ có như vậy thì công cuộc đầu tư mới được coi
là có hiệu quả.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
4
b. Đặc trưng của đầu tư
Để làm rõ hơn nội dung của khái niệm hoạt động đầu tư, chúng ta đi sâu
phân tích các đặc trưng cơ bản của hoạt động này:
- Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường
và trước hết là quyết định tài chính.
Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi. Dưới các hình thức khác
nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ. Vì vậy, các quyết
định đầu tư thường được xem xét trên phương diện tài chính (khả năng sinh
lời, tổn phí, có khả năng thu hồi được hay không…). Trên thực tế, các quyết
định đầu tư cân nhắc bởi sự hạn chế của ngân sách nhà nước, địa phương, cá
nhân và được xem xét từ các khía cạnh tài chính nói trên. Nhiều dự án có khả
thi ở các phương diện khác (kinh tế – xã hội) nhưng không khả thi về
phương diện tài chính vì thế cũng không thể thực hiện được trên thực tế.
- Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài.
Khác với các hoạt động thương mại, các hoạt động chi tiêu tài chính
khác, đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài. Do đó, mọi sự trù liệu
đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biến
đổi tác động. Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính
đến trong nội dung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án.
- Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân
nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai.
Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi ích hiện tại để đánh
đổi lấy lợi ích trong tương lai. Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữa hai
loại lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu được
trong tương lai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hội
của nhà đầu tư.
- Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro.
Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là một hoạt động chứa
đựng nhiều rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế – chính trị –
xã hội – tài nguyên thiên nhiên…Bản chất của sự đánh đổi lợi ích và lại thực
hiện trong một thời gian dài không cho phép nhà đầu tư lường hết những
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
5
thay đổi có thể xảy ra trong quá trình thực hiện đầu tư so với dự tính. Tuy
nhiên, nhận thức rõ điều này nên nhà đầu tư cũng có những cách thức, biện
pháp để ngăn ngừa hay hạn chế để khả năng rủi ro là ít nhất.
Những đặc trưng nói trên cũng đặt ra cho người phân tích, đánh giá dự
án chẳng những quan tâm về mặt nội dung xem xét mà còn tìm các phương
pháp, cách thức đo lường, đánh giá để có những kết luận giúp cho việc lựa
chọn và ra quyết định đầu tư một cách có căn cứ.
c. Vai trò của đầu tư.
Từ sau Đại hội Đảng lần VI, với chủ trương chuyển đổi cơ chế kinh tế
từ tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế Việt
Nam đã có những tiến bộ rõ rệt. Tỉ lệ tăng trưởng cao và tương đối ổn định,
tỉ lệ lạm phát dừng lại ở mức thấp, đặt biệt kim ngạch xuất khẩu ngày càng
tăng…cùng với sự chuyển mình của đất nước cũng như việc thực hiện đa
dạng, đa phương hoá các phương thức sản xuất kinh doanh đã làm cho chúng
ta hoà nhập hơn, thân thiện hơn với bạn bè quốc tế. Theo đó, tư duy về kinh
tế của mỗi người dân đều thay đổi. Chính vì vậy mà người ta đã biết đến đầu
tư như là một yếu tố quan trọng cần thiết. Hay nói khác đi, đầu tư cũng giống
như một chiếc chìa khoá để chiến thắng trong cạnh tranh sinh tồn.
Tăng trưởng và phát triển bền vững là phương hướng, mục tiêu phấn
đấu của mọi quốc gia. Để đạt được điều đó cần quan tâm giải quyết các nhân
tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn và công
nghệ. Thông qua hoạt động đầu tư, các yếu tố đó sẽ được khai thác, huy
động và phát huy một cách tối đa để từ đó tạo cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn
lực mới cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Đối với nền kinh tế, đầu tư có tác động rất lớn đến tổng cung và tổng
cầu. Do đầu tư tác động không hoàn toàn phù hợp về mặt thời gian đối với
nhịp độ phát triển nên mỗi sự thay đổi tăng hoặc giảm của đầu tư đều cùng
lúc vừa là yếu tố duy trì sự ổn định, vừa là yếu tố phá vỡ sự ổn định của nền
kinh tế.
Với những nước có tỉ lệ đầu tư lớn thì tốc độ tăng trưởng cao. Ngược lại
khi tỉ lệ đầu tư càng thấp thì tốc độ tăng trưởng và mức độ tích luỹ càng thấp.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
6
Trong nền kinh tế quốc dân, để tạo ra một cơ cấu kinh tế hợp lý thì vấn đề
đầu tiên có tính chất then chốt là phải thực hiện đầu tư và phân bổ vốn một
cách hợp lý. Có như vậy mới tạo ra được sự dịch chuyển về cơ cấu do mỗi
ngành, mỗi thành phần kinh tế đều có thế lực và tiềm năng riêng. Ngoài ra,
kinh nghiệm của các nơi trên thế giới cho thấy con đường tất yếu để có thể
phát triển nhanh là tăng cường đầu tư vào phát triển khu công nghiệp thương
mại du lịch và dịch vụ.
Đối với một doanh nghiệp thì đầu tư cũng đóng vai trò quyết định đến
sự tồn vong và phát triển. Trong nền kinh tế hiện nay, doanh nghiệp được coi
là các tế bào chủ yếu nhất cho sự phát triển chung. Để thành lập nên một
doanh nghiệp thì điều đầu tiên là phải có vốn đầu tư. Nó là một trong những
yếu tố thiết yếu để có thể tạo dựng nên nền móng cơ sở vật chất ban đầu cho
doanh nghiệp. Ngay cả sau khi doanh nghiệp đã được thành lập thì việc phát
triển hay lụi tàn đến mức nào đó cũng phụ thuộc rất nhiều vào việc đầu tư.
1.1.2. Dự án đầu tư.
a. Khái niệm dự án đầu tư (DAĐT)
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học hiện đại thì “DAĐT là một tập
hợp các hoạt động đặc thù nhằm tạo nên một thực tế mới có phương pháp
trên cơ sở các nguồn lực nhất định”.
Ở Việt Nam, khái niệm DAĐT được trình bày trong nghị định 52/1999
NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản: “ DAĐT là tập hợp
các đề xuất có liên quan tới việc bỏ vốn để tạo vốn, mở rộng hoặc cải tạo
những cơ sở vật chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng
hoặc duy trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ trong
khoảng thơì gian nhất định”.
Về mặt hình thức: DAĐT là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách
chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt
được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong
tương lai.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
7
Về mặt nội dung: DAĐT là một tập hợp các hoạt động có liên quan
với nhau nhằm đạt được những mục đích đã đề ra thông qua nguồn lực
đã xác định như vấn đề thị trường, sản phẩm, công nghệ, kinh tế , tài
chính…
Vậy, DAĐT phải nhằm việc sử dụng có hiệu quả các yếu tố đầu vào để
thu được đầu ra phù hợp với những mục tiêu cụ thể. Đầu vào là lao động,
nguyên vật liệu, đất đai, tiền vốn… Đầu ra là các sản phẩm dịch vụ hoặc là
sự giảm bớt đầu vào. Sử dụng đầu vào được hiểu là sử dụng các giải pháp kỹ
thuật công nghệ, biện pháp tổ chức quản trị và các luật lệ…
Dù xem xét dưới bất kỳ góc độ nào thì DAĐT cũng gồm những thành
phần chính sau:
+ Các mục tiêu cần đạt được khi thực hiện dự án: Khi thực hiện dự án,
sẽ mang lại những lợi ích gì cho đất nước nói chung và cho chủ đầu tư nói
riêng.
+ Các kết quả: Đó là những kết quả có định lượng được tạo ra từ các
hoạt động khác nhau của dự án. Đây là điều kiện cần thiết để thực hiện các
mục tiêu của dự án.
+ Các hoạt động: Là những nhiệm vụ hoặc hành động được thực hiện
trong dự án để tạo ra các kết quả nhất định, cùng với một lịch biểu và trách
nhiệm của các bộ phận sẽ được tạo thành kế hoạch làm việc của dự án.
+ Các nguồn lực: Hoạt động của dự án không thể thực hiện được nếu
thiếu các nguồn lực về vật chất, tài chính và con người. Giá trị hoặc chi phí
của các nguồn lực này chính là vốn đầu tư cho các dự án.
+ Thời gian: Độ dài thực hiện DAĐT cần được cố định.
DAĐT được xây dựng phát triển bởi một quá trình gồm nhiều giai
đoạn. Các giai đoạn này vừa có mối quan hệ gắn bó vừa độc lập tương đối
với nhau tạo thành chu trình của dự án. Chu trình của dự án được chia làm 3
giai đoạn: Giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư và giai đoạn
vận hành kết quả. Giai đoạn chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề quyết định sự thành
công hay thất bại ở giai đoạn sau, đặc biệt đối với giai đoạn vận hành kết quả
đầu tư.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
8
Đối với chủ đầu tư và nhà tài trợ, việc xem xét đánh giá các giai đoạn
của chu trình dự án là rất quan trọng. Nhưng đứng ở các góc độ khác nhau,
mỗi người có mối quan tâm và xem xét các giai đoạn và chu trình cũng khác
nhau. Chủ đầu tư phải nắm vững ba giai đoạn, thực hiện đúng trình tự. Đó là
điều kiện để đảm bảo đầu tư đúng cơ hội và có hiệu quả.
b. Vai trò của DAĐT.
Vai trò của DAĐT được thể hiện cụ thể ở những điểm chính sau:
- Đối với chủ đầu tư: dự án là căn cứ quan trọng để quyết định sự bỏ
vốn đầu tư. DAĐT được soạn thảo theo một quy trình chặt chẽ trên cơ sở
nghiên cứu đầy đủ về các mặt tài chính, thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý.
Do đó, chủ đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc bỏ vốn ra để thực hiện dự án vì
có khả năng mang lại lợi nhuận và ít rủi ro. Mặt khác, vốn đầu tư của một dự
án thường rất lớn, chính vì vậy ngoài phần vốn tự có các nhà đầu tư còn cần
đến phần vốn vay ngân hàng. Dự án là một phương tiện rất quan trọng giúp
chủ đầu tư thuyết phục ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng xem xét tài trợ
cho vay vốn. DAĐT cũng là cơ sở để chủ đầu tư xây dựng kế hoạch đầu tư,
theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện đầu tư. Quá trình này là
những kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị, kế hoạch thi công, xây lắp, kế
hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, dự án còn là căn cứ để đánh giá và điều
chỉnh kịp thời những tồn đọng vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư,
khai thác công trình.
- Đối với Nhà nước: DAĐT là cơ sở để cơ quan quản lý Nhà nước xem
xét, phê duyệt cấp vốn và cấp giấy phép đầu tư. Vốn ngân sách Nhà nước sử
dụng để đầu tư phát triển theo kế hoạch thông qua các dự án các công trình,
kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp Nhà nước,
cac DAĐT quan trọng của quốc gia trong từng thời kỳ. Dự án sẽ được phê
duyệt, cấp giấy phép đầu tư khi mục tiêu của dự án phù hợp với đường lối,
chính sách phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, khi hoạt động của dự án
không gây ảnh hưỏng đến môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội.
Dự án được phê duyệt thì các bên liên q uan đến dự án phải tuân theo nội
dung, yêu cầu của dự án. Nếu nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp giữa các bên
liên quan thì dự án là một trong những cơ sở pháp lý để giải quyết.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
9
- Đối với nhà tài trợ: Khi tiếp nhận dự án xin tài trợ vốn của chủ đầu tư thì
họ sẽ xem xét các nội dung cụ thể của dự án đặc biệt về mặt kinh tế tài chính, để
đi đến quyết định có đầu tư hay không. Dự án chỉ được đầu tư vốn nếu có tính
khả thi theo quan điểm của nhà tài trợ. Ngược lại khi chấp nhận đầu tư thì dự án
là cơ sở để các tổ chức này lập kế hoạch cấp vốn hoặc cho vay theo mức độ hoàn
thành kế hoạch đầu tư đồng thời lập kế hoạch thu hồi vốn.
1.2. Thẩm định dự án đầu tư
1.2.1. Khái niệm thẩm định dự án đầu tư
Đối với mỗi DAĐT, từ khi lập xong đến khi thực hiện phải được thẩm
định qua nhiều cấp: Nhà nước, nhà đầu tư, nhà đồng tài trợ… Đứng dưới
mỗi giác độ, có những định nghĩa khác nhau về thẩm định. Nhưng hiểu một
cách chung nhất thì:
“Thẩm định DAĐT là việc tổ chức xem xét một cách khách quan và
toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành, khai
thác và tính sinh lợi của công cuộc đầu tư”
Cụ thể theo cách phân chia các giai đoạn của chu trình DAĐT, ta thấy ở
cuối Bước 1 có khâu “Thẩm định và ra quyết định đầu tư”. Đây là bước mà chủ
đầu tư phải trình hồ sơ nghiên cứu khả thi lên các cơ quan có thẩm quyền để
xem xét quyết định và cấp giấy phép đầu tư và cấp vốn cho hoạt động đầu tư.
Dưới góc độ là người cho vay vốn, các Ngân hàng thương mại (viết tắt
là NHTM) khi nhận được bản luận chứng kinh tế kỹ thuật sẽ tiến hành thẩm
định theo các chỉ tiêu và ra quyết định là có cho vay hay không cho vay. Sau
đó là đi đến “đàm phán và ký kết hợp đồng”. Như vậy có thể hiểu thẩm định
DAĐT trong Ngân hàng là thẩm định trước đầu tư hay thẩm định tín dụng.
Nó được đánh giá là công tác quan trọng nhất.
1.2.2. Ý nghĩa của công tác thẩm định DAĐT
+ Đối với nền kinh tế : Xét trên phương diện vĩ mô để đảm bảo được
tính thống nhất trong hoạt động đầu tư của toàn bộ nền kinh tế, tạo ra một tốc
độ tăng trưởng mạnh mẽ, đồng thời tránh được những thiệt hại và rủi ro
không đáng có thì cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước trong lĩnh
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
10
vực đầu tư cơ bản. Thẩm định DAĐT chính là một công cụ hay nói cách
khác đó là một phương thức hữu hiệu giúp nhà nước có thể thực hiện được
chức năng quản lý vĩ mô của mình. Công tác thẩm định sẽ được tiến hành
thông qua một số cơ quan chức năng thay mặt nhà nước để thực hiện quản lý
nhà nước trong lĩnh vực đầu tư như: Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ
Tài Chính, Bộ khoa học công nghệ và môi trường…cũng như các UBND
tỉnh, thành phố, các bộ quản lý ngành khác. Qua việc phân tích DAĐT một
cách hết sức toàn diện, khoa học và sâu sắc, các cơ quan chức năng này sẽ có
được những kết luận chính xác và rất cần thiết để tham mưu cho nhà nước
trong việc hoạch định chủ trương đầu tư, định hướng đầu tư và ra quyết định
đầu tư đối với dự án. Trong thực tế, để tạo điều kiện cho các cơ quan thẩm
định dự án, các DAĐT được chia ra làm một số loại cụ thể. Trên cơ sở phân
loại này, các sự phân cấp trách nhiệm trong khâu thẩm định và xét duyệt.
Các DAĐT phải đảm bảo tính chính xác và được nhanh chóng phê duyệt.
Hiện nay, các công tác quản lý đầu tư trên lãnh thổ Việt nam được thực hiện
theo quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, ban hành và kèm theo Nghị định số
52/1999/NĐ - CP ban hành 08/07/1999 của Thủ tướng Chính phủ – Nghị
định số 12/2000/NĐ - CP ban hành 05/05/2000. Theo những Nghị định này,
các ngân hàng đã cụ thể hoá chức năng của mình nhằm nâng cao hiệu quả về
quản lý phân cấp đầu tư.
+ Đối với NHTM: Cũng như các doanh nghiệp khác, trong cơ chế thị
trường hoạt động của NHTM phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế
khách quan trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh trong nền kinh tế thị
trường luôn dẫn đến kết quả một người thắng và nhiều kẻ thất bại và cạnh
tranh là một quá trình diễn ra liên tục. Các doanh nghiệp luôn phải cố gắng
để là người chiến thắng. NHTM trong nền kinh tế luôn phải đương đầu với
áp lực của cạnh tranh, khả năng xảy ra rủi ro. Rủi ro có thể xảy ra bất cứ loại
hình hoạt động này của ngân hàng như rủi ro tín dụng, thanh toán, chuyển
hoán vốn, lãi suất, hối đoái…Trong đó rủi ro về tín dụng, đặc biệt là tín dụng
trung và dài hạn là rủi ro mà hậu quả của nó có thể tác động nặng nề đến các
hoạt động kinh doanh khác thậm chí đe doạ sự tồn tại của ngân hàng.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng xảy ra khi xuất hiện các
biến cố làm cho bên đối tác (khách hàng) không thực hiện được nghĩa vụ trả
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
11
nợ của mình đối với ngân hàng vào thời điểm báo hạn. Các khoản nợ đến
hạn nhưng khách hàng không có khả năng trả nợ ngân hàng sẽ thuộc về một
trong hai trường hợp: khách hàng sẽ trả nợ ngân hàng nhưng sau một thời
gian kể từ thời điểm báo hạn, như vậy ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro đọng
vốn, hoặc khách hàng hoàn toàn không thể trả nợ cho ngân hàng được,
trường hợp này ngân hàng gặp rủi ro mất vốn.
Như vậy rõ ràng trong nền kinh tế thị trường, thẩm định dự án là vô
cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Thực tiễn hoạt
động của các NHTM Việt Nam một số năm vừa qua cho thấy bên cạnh một
số DAĐT có hiệu quả đem lại lợi ích to lớn cho chủ đầu tư và nền kinh tế,
còn rất nhiều dự án do chưa được quan tâm đúng mức đến công tác thẩm
định trước khi tài trợ đã gây ra tình trạng không thu hồi được vốn nợ quá hạn
kéo dài thậm chí có những dự án bị phá sản hoàn toàn. Điều này gây rất
nhiều khó khăn cho hoạt động ngân hàng, đồng thời làm cho uy tín của một
số NHTM bị giảm sút nghiêm trọng. Như vậy, khi đi vào nền kinh tế thị
trường với đặc điểm cố hữu của nó là đầy biến động và rủi ro thì yêu cầu
nhất thiết đối với các NHTM là phải tiến hành thẩm định các DAĐT một
cách đầy đủ và toàn diện trước khi tài trợ vốn. Qua phân tích trên, đối với
các NHTM, thẩm định dự án có ý nghĩa sau đây:
- Ra các quyết định bỏ vốn đầu tư đúng đắn, có cơ sở đảm bảo hiệu quả
của vốn đầu tư.
- Phát hiện và bổ sung thêm các giải pháp nâng cao tính khả thi cho việc
triển khai thực hiện dự án, hạn chế giảm bớt yếu tố rủi ro.
- Tạo ra căn cứ để kiểm tra việc sử dụng vốn đúng mục đích, đối tượng
và tiết kiệm vốn trong quá trình thực hiện.
- Có cơ sở tương đối vững chắc để xác định được hiệu quả đầu tư của
dự án cũng như khả năng hoàn vốn, trả nợ của dự án và chủ đầu tư.
- Rút kinh nghiệm và đưa ra bài học để thực hiện các dự án được tốt hơn.
- Tư vấn cho chủ đầu tư để hoàn thiện nội dung của dự án.
1.2.3. Nội dung công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM
Xem xét sơ bộ theo các nội dung chính của dự án:
- Mục tiêu của dự án
- Sự cần thiết đầu tư dự án
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
12
- Quy mô đầu tư: Công suất thiết kế, giải pháp công nghệ, cơ cấu sản
phẩm và dịch vụ đầu ra của các dự án, phương án tiêu thụ sản phẩm.
- Quy mô vốn đầu tư: Tổng vốn đầu tư, cơ cấu đầu tư theo các tiêu chí
khác nhau(lắp đặt, thiết bị và các chi phí khác…)
Phân tích về thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của
các dự án.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra của các dự án đóng vai trò rất
quan trọng quyết định việc thành bại của một dự án. Vì vậy việc thẩm định
dự án cần được xem xét đánh giá kỹ về phương diện này khi thẩm định dự
án. Các nội dung chính cần xem xét đánh giá là:
- Đánh giá tổng quan về nhu cầu sản phẩm của dự án:
+ Định dạng sản phẩm của dự án.
+ Đặc tính của nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án,
tình hình sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ thay thế đến thời
điểm thẩm định.
+ Xác định tổng nhu cầu hiện tại và dự đoán nhu cầu tương lai đối với
sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, ước tính mức tiêu thụ gia tăng
hàng năm của thị trường nội địa và khả năng xuất khẩu sản phẩm của
dự án trong đó lưu ý liên hệ với mức gia tăng trong quá khứ, khả năng
sản phẩm của dự án có thể bị thay thế bởi sản phẩm khác có cùng công
dụng.
- Đánh giá về cung sản phẩm:
+ Xác định năng lực sản xuất, cung cấp đáp ứng nhu cầu trong nước
hiện tại của sản phẩm dự án như thế nào, các nhà sản xuất trong nước
đã đáp ứng được bao nhiêu phần trăm, phải nhập khẩu bao nhiêu, việc
nhập khẩu là do sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu hay
sản phẩm nhập khẩu có ưu thế cạnh tranh hơn.
+ Dự đoán biến động của thị trường trong tương lai khi có các dự án
khác, đối tượng khác cũng tham gia vào thị trường sản phẩm và dịch
vụ đầu ra của dự án.
+ Sản lượng nhập khẩu trong những năm qua, dự kiến khả năng nhập
khẩu trong những năm tới.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
13
+ Dự đoán ảnh hưởng của chính sách thuế xuất – nhập khẩu đến thị
trường sản phẩm của dự án.
+ Đưa ra một số liệu dự kiến về tổng cung hoặc tốc độ tăng trưởng về
tổng cung sản phẩm, dịch vụ.
- Thị trường mục tiêu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án:
Để đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu của thị trường, cán bộ
thẩm định cần thẩm định khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án như
sau:
+ Thị trường nội địa: cần xem xét đánh giá về hình thức, mẫu mã , giá
cả, chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với thị hiếu của người tiêu
thụ.
+ Thị trường nước ngoài: cần xem xét đánh giá về tiêu chuẩn để xuất
khẩu, quy cách chất lượng, mẫu mã, thị trường xuất khẩu dự kiến, sản
phẩm cùng loại của Việt Nam đã thâm nhập vào thị trường xuất khẩu
dự kiến chưa, kết quả…
- Phương pháp tiêu thụ và mạng lưới phân phối:
Cần xem xét đánh giá trên các mặt: sản phẩm của dự án dự kiến được
tiêu thụ theo phương thức nào, cần có hệ thống phân phối không.
Mạng lưới phân phối sản phẩm của dự án đã được thiết lập hay chưa,
có phù hợp với đặc điểm của thị trường hay không, phương thức bán
hàng trả chậm hay trả ngay để dự kiến các khoản phải thu khi tính toán
nhu cầu vốn lưu động ở phân tích tính toán hiệu quả của các dự án.
- Đánh giá về dự kiến khả năng tiêu thụ sản phẩm của dự án:
Trên cơ sở đánh giá thị trường tiêu thụ, công suất thiết kế và khả năng
cạnh tranh của sản phẩm dự án, cán bộ thẩm định phải đưa ra được các
dự kiến về khả năng tiêu thụ được sản phẩm của dự án sau khi đi vào
hoạt động theo các chỉ tiêu chính thức như sản lượng sản xuất tiêu thụ
hàng năm, sự thay đổi của cơ cấu, sản phẩm nếu dự án có nhiều loại
sản phẩm, diễn biến giá bán sản phẩm dịch vụ đầu ra hàng năm.
Thẩm định về khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố
đầu vào của một dự án.
Trên cơ sở hồ sơ dự án(báo cáo đánh giá chất lượng, trữ lượng tài
nguyên, giấy phép khai thác tài nguyên, nguồn thu mua bên ngoài,
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
14
nhập khẩu…) và đặc tính kỹ thuật của dây chuyền công nghệ, đánh
giá đáp ứng đến khả năng cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho dự
án:
- Nhu cầu về nguyên vật liệu đầu vào để phục vụ sản xuất hàng năm.
- Các nhà cung ứng nguyên vật liệu đầu vào: do một hay nhiều nhà
cung cấp, quan hệ từ trước hay mới thiết lập, khả năng cung ứng và
mức độ tín nhiệm.
- Chính sách nhập khẩu đối với các nguyên vật liệu đầu vào nếu có.
- Biến động về giá mua, nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu đầu vào, tỉ
giá trong trường hợp phải nhập khẩu.
Tất cả những phân tích đánh giá trên đều nhằm kết luận được hai vấn
đề chính sau đây:
+ Có chủ động được nguyên nhiên vật liệu đầu vào hay không tức tính
ổn định lâu dài của nguồn nguyên vật liệu.
+ Những thuận lợi khó khăn đi kèm với việc đó có thể chủ động được
nguyên nhiên vật liệu đầu vào.
Thẩm định về phương diện kỹ thuật
Thẩm định dự án về phương diện kỹ thuật là việc kiểm tra phân tích
các yếu tố kỹ thuật và công nghệ chủ yếu của dự án để đảm bảo tính
khả thi về mặt thi công và xây dựng dự án cũng như việc vận hành dự
án theo đúng các mục tiêu đã dự kiến. Đối với ngân hàng, việc phân
tích kỹ thuật lại là một vấn đề khó nhất vì nó đề cập đến rất nhiều chỉ
tiêu và quan trọng hơn cả là nó quyết định đến chất lượng sản phẩm.
Chính vì vậy mà cán bộ tín dụng cần đặc biệt quan tâm đến việc thẩm
định dự án trên phương diện kỹ thuật, về việc thẩm định dự án này
dựa trên các nội dung chính sau đây:
- Địa điểm xây dựng:
+ Xem xét, đánh giá địa điểm có thuận lợi về giao thông hay không,
có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu, điện nước và thị trường tiêu
thụ hay không, có nằm trong quy hoạch hay không.
+ Cơ sở vật chất, hạ tầng liên quan đến địa điểm đầu tư thế nào, đánh
giá so sánh về chi phí đầu tư so với các dự án tương tự ở địa điểm
khác.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
15
+ Địa điểm đầu tư có ảnh hưởng lớn đến vốn đầu tư của dự án cũng
như ảnh hưởng đến giá thành, sức cạnh tranh, khả năng tiêu thụ sản
phẩm.
- Quy mô sản xuất và sản phẩm của dự án:
+ Sản phẩm của dự án là sản phẩm mới hay đã có sẵn trên thị trường.
+ Quy cách phẩm chất, mẫu mã của sản phẩm như thế nào.
+ Yêu cầu kỹ thuật tay nghề để sản xuất sản phẩm có cao hay không.
+ Công suất dự kiến của dự án là bao nhiêu, có phù hợp với khả năng
tài chính và trình độ quản lý, địa điểm, thị trường tiêu thụ hay không.
Công nghệ thiết bị:
- Quy trình công nghệ có tiên tiến hiện đại, ở mức độ nào của thế giới.
- Công nghệ này có phù hợp với trình độ hiện nay của Việt Nam hay
không, lý do lựa chọn công nghệ này.
- Phương thức chuyển giao công nghệ có hợp lý hay không, có đảm bảo
cho chủ đầu tư nắm bắt và vận hành được công nghệ hay không.
- Xem xét đánh giá về số lượng công suất quy hoạch chủng loại, danh
mục, máy móc thiết bị và tính đồng bộ của dây chuyền sản xuất.
- Trình độ tiên tiến của thiết bị, khi cần thiết phải thay đổi sản phẩm thì
thiết bị này có đáp ứng được hay không.
- Giá cả thiết bị và phương thức thanh toán có hợp lý, đáng ngờ không.
- Thời gian giao hàng và lắp đặt thiết bị, các nhà cung cấp thiết bị có
chuyên sản xuất các thiết bị của dự án hay không.
Khi đánh giá về mặt công nghệ thiết bị ngoài việc dựa vào hiểu biết, kinh
nghiệm đã tích luỹ của mình, cán bộ thẩm định cần tham khảo các nhà
chuyên môn để việc thẩm định được chính xác và cụ thể hơn.
- Quy mô và giải pháp xây dựng:
+ Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án
hay không, có tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không.
+ Tổng dự toán, dự toán của từng hạng mục công trình, có hạng mục nào
cần đầu tư mà chưa được tích luỹ hay không, có hạng mục nào cần thiết hoặc
chưa cần thiết phải đầu tư hay không.
+ Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù
hợp với thực tế hay không.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
16
+ Vấn đề hạ tầng cơ sở: Giao thông, điện, cấp thoát nước…
- Môi trường:
+ Xem xét đánh giá các giải pháp về môi trường của dự án có đầy đủ, phù
hợp chưa, đã được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận trong từng trường hợp
yêu cầu phải có hay chưa.
Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định
hiện hành về việc lập dự án và duyệt trình báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
Thẩm định về phương diện tổ chức và quản lý thực hiện dự án
- Xem xét năng lực uy tín của các nhà đầu tư, thi công cung cấp thiết
bị, công nghệ.
- Xem xét kinh nghiệm, trình độ tổ chức vận hành chủ yếu của các nhà
đầu tư, đánh giá sự hiểu biết, kinh nghiệm của khách hàng đối với việc tiếp
cận điều hành công nghệ, thiết bị mới của dự án.
- Khả năng ứng xử của khách hàng khi thị trường dự kiến biến mất.
- Đánh giá về nguồn lực của dự án cần đòi hỏi về tay nghề, trình độ kỹ
thuật, kế hoạch đào tạo, khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án.
Thẩm định về mặt tài chính của dự án.
Thẩm định tài chính DAĐT, đối với NHTM, ngoài mục tiêu đánh giá
hiệu quả của dự án còn nhằm đảm bảo sự an toàn cho các nguồn vốn mà
ngân hàng tài trợ cho dự án. Đó là việc phân tích, xem xét, đánh giá về mặt
tài chính của DAĐT bao gồm một loạt các phương pháp đánh giá hiệu quả
tài chính và các chỉ tiêu phân tích DAĐT. Qua đó đi đến kết luận có đầu tư
cho dự án hay không.
Trong công tác thẩm định tài chính DAĐT, giá trị thời gian của tiền là
một trong những nguyên tắc cơ bản của việc tính toán các chỉ tiêu, việc thẩm
định chi phí và lợi ích của dự án phải được quy về thời điểm gốc để tiện cho
việc so sánh. Thẩm định tài chính DAĐT ở các NHTM thường được tiến
hành với các nội dung sau:
Thẩm định về tổng vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
17
Việc thẩm định tổng vốn đầu tư là rất quan trọng để tránh việc khi thực
hiện, vốn đầu tư tăng lên hoặc giảm đi quá lớn so với dự kiến ban đầu dẫn
đến việc không cân đối được nguồn ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính và khả
năng trả nợ của dự án. Xác định tổng vốn đầu tư sát với thực tế sẽ là cơ sở để
tính toán hiệu quả tài chính và khả năng trả nợ của dự án.
Tổng vốn đầu tư của dự án là tập hợp toàn bộ các khoản chi phí hợp lý
góp phần hình thành nên dự án và đảm bảo cho dự án sẵn sàng đi vào hoạt
động.
Vốn đầu tư gồm: Vốn cố định, vốn lưu động, vốn đầu tư và dự
phòng:
- Vốn cố định nhằm tạo ra năng lực mới tăng thêm để đạt mục tiêu
DA. Bao gồm:
+Vốn chuẩn bị đầu tư: gồm các chi phí điều tra, khảo sát, lập, thẩm
định DAĐT.
+Vốn chuẩn bị xây dựng: chi phí ban đầu về đất đai(tiền đền bù, giải
phóng mặt bằng, chuyển quyền sử dụng đất…). Chi phí khảo sát, lập
và thẩm định thiết kế, tổng dự toán. Chi phí đấu thầu hoàn tất các thủ
tục đầu tư. Chi phí xây dựng đường điện, nước, lán trại thi công.
+ Vốn thực hiện đầu tư: Chi phí xây dựng mới hoặc cải tạo các hạng
mục công trình xây dựng, lắp đặt thiết bị. Chi phí mua sắm thiết bị, vận
chuyển, bảo quản. Chi phí quản lý giám sát thực hiện đầu tư. Chi phí sản
xuất thử và nghiệm thu bàn giao. Chi phí huy động vốn, các khoản lãi vay
vốn đầu tư và các chi phí khác trong thời gian thực hiện đầu tư.
- Vốn lưu động là khoản vốn đáp ứng nhu cầu chi thường xuyên sau
khi kết thúc giai đoạn thực hiện đầu tư. Bao gồm:
+Vốn sản xuất: Chi phí nguyên , nhiên vật liệu, điện, nước, phụ tùng
thay thế.
+ Vốn lưu động: Thành phần tồn kho, sản phẩm dở dang, hàng hoá bán
chịu, vốn bằng tiền.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
18
- Vốn dự phòng: là tổng mức vốn đầu tư dự tính của dự án cần được
xem xét theo từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư.
Trong phần này, cán bộ thẩm định phải xem xét đánh giá tổng hợp vốn
đầu tư của dự án được tính toán hợp lý chưa, đã tính toán đủ các khoản cần
thiết hay chưa, cần xem xét yếu tố làm tăng chi phí do trượt giá, phát sinh
thêm khối lưọng dự phòng, việc thay đổi tỷ giá ngoại tệ nếu dự án sử dụng
ngoại tệ… Ngoài ra cán bộ thẩm định cũng cần tính toán, xác định xem nhu
cầu vốn lưu động cần thiêt ban đầu để đảm bảo hoạt động của dự án sau này
nhằm có cơ sở thẩm định các giải pháp nguồn vốn và tính toán hiệu quả tài
chính sau này.
Trên cơ sở tổng mức vốn đầu tư được duyệt, cán bộ thẩm định rà soát
lại từng loại nguồn vốn tham gia tài trợ cho dự án, đánh giá khả năng tham
gia của từng loại nguồn vốn từ kết quả phân tích tình hình tài chính của chủ
đầu tư, để đánh giá khả năng tham gia nguồn vốn của chủ sở hữu. Chi phí
của từng loại nguồn vốn có điều kiện vay đi kèm của từng loại nguồn vốn.
Cân đối giữa nhu cầu vốn đầu tư và khả năng tham gia tài trợ của các nguồn
vốn dự kiến để đánh giá tính khả thi của nguồn vốn thực hiện dự án.
Thẩm định chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận hàng năm của dự án.
Đây là vấn đề quan trọng mà chủ đầu tư và cả ngân hàng đều quan tâm
vì nó là nhân tố phản ánh được dự án lỗ hay lãi. Việc xác định chi phí sản
xuất, doanh thu, lợi nhuận phải tính riêng cho từng năm hoạt động của cả đời
dự án.
- Việc xác định chi phí sản xuất hàng năm gồm: Chi phí về nguyên
vật liệu, nhiên liệu, năng lượng các bán thành phẩm và dịch vụ mua ngoài,
chi tiền nước cho sản xuất, lương và bảo hiểm xã hội…và các khoản khác.
- Doanh thu hàng năm của dự án gồm: Doanh thu từ sản phẩm chính,
sản phẩm phụ, tiền thu từ việc cung cấp dịch vụ cho bên ngoài; các khoản
tiền thu khác. Sau khi xác định được nguồn thu và nguồn chi trong kỳ, ngân
hàng phải xác định dòng tiền ròng hàng năm của dự án theo công thức:
NCFi= Bi - Ci
Trong đó, Bi là nguồn thu năm thứ (i)
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
19
Ci là nguồn chi năm thứ (i)
NCFi là dòng tiền ròng hàng năm của dự án năm thứ (i)
Trên cơ sở dó tiến hành thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.
Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng của dự án. NPV (Net Present Value)
NPV =
n
i
iB
0
* (1+r) i -
n
i
iC
0
* (1+r) i
Trong đó: NPV: là giá trị hiện tại
Bi: thu nhập năm thứ (i) của dự án
Ci: chi phí năm thứ (i) của dự án
r: lãi suất (tỉ lệ chiết khấu của dự án)
n: thời gian đầu tư vào hoạt động của dự án
i: năm thứ (i) của dự án
Giá trị hiện tại ròng của dự án là chênh lệch giữa thu và chi của dự án đầu
tư tại thời điểm hiện tại. NPV cho biết quy mô tiền lời của dự án sau khi đã
hoàn chỉnh vốn đầu tư. Khi tính toán chỉ tiêu này phải dựa trên cơ sở xác
định giá trị hiện tại, tức là phải chiết khấu các dòng tiền xảy ra vào các năm
khác nhau của dự án.
Nếu NPV = 0 nghĩa là các luồng tiền của dự án chỉ vừa đủ để hoàn vốn
đầu tư và cung cấp 1 tỉ lệ lãi suất yêu cầu cho khoản vốn đó.
Nếu NPV > 0 nghĩa là dự án tạo ra nhiều tiền hơn lượng cần thiết để trả
nợ và cung cấp 1 lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư. Số tiền vượt quá đó thuộc
về nhà đầu tư. Vì thế khi thực hiện một dự án có NPV > 0 thì ngân hàng sẽ
dễ dàng chấp nhận cho vay.
Chỉ tiêu NPV chỉ được dùng để lựa chọn phương án về mặt tài chính.
Trong trường hợp có nhiều dự án loại trừ nhau thì dự án nào có NPV lớn
nhất sẽ được lựa chọn. Do NPV phụ thuộc vào tỉ suất chiết khấu nên để đạt
được hiệu quả thì ta phải xác định thu, chi một cách chính xác.
Tỷ suất thu hồi nội bộ của dự án IRR (Internal Rate of
Return)
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
20
Tỷ suất thu hồi nội bộ là tỷ suất chiết khấu mà ứng với nó tổng giá trị hiện
tại thu nhập bằng tổng giá trị hiện tại chi phí (tức NPV = 0).
+ Công thức:
IRR =
21
1
121 NPVNPV
NPVrrr
+ Phương pháp tính: Dùng nội suy toán học theo 3 bước:
- Lập công thức tính NPV với r là ẩn số.
- Chọn r1, r2 sao cho r2 > r1 và r2 - r1 5%
Thay vào đó để tìm NPV1 và NPV2 sao cho NPV1 > 0 và NPV2< 0 vì
IRR làm cho cân bằng giữa các giá trị hiện tại của thu nhập và giá trị
hiện tại của chi phí của dự án, cho nên với một mức chi phí > IRR thì
dự án sẽ bị lỗ vốn và không có tính khả thi. Ngược lại với chi phí vốn
IRR thì dự án mới khả thi. Trong thực tế diễn ra hai trường hợp:
- Đối với dự án độc lập thì Điều kiện lựa chọn IRRDA > IRR định
mức.
Nếu dự án sử dụng nguồn vay thì IRR lãi suất tiền vay NH.
- Cũng có thể so sánh IRR tính toán với IRR của những dự án tương
tự đã và đang được thực hiện.
Thời gian hoàn vốn đầu tư (T) của dự án:
Thời gian hoàn vốn là số năm cần thiết để cho tổng giá trị hiện
tại thu hồi bằng tổng giá trị hiện tại của vốn đầu tư.
t
i
i
i
r
B
0 1
=
t
i
i
i
r
C
0 1
Chỉ tiêu này có ưu điểm là cho biết thời gian hoàn vốn để ra quyết định đầu
tư, giảm thiểu rủi ro. Thời gian hoàn vốn càng ngắn chứng tỏ hiệu quả về
mặt tài chính càng cao. Tuy nhiên, thời gian hoàn vốn có đặc điểm là không
cho biết thu lớn hay nhỏ sau khi hoàn vốn. Trong thực tế đây cũng là mối
quan tâm rất lớn của các nhà đầu tư, mặt khác tính thời gian hoàn vốn
thường quá dài có thể gây băn khoăn cho nhà đầu tư và ngân hàng.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
21
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư ROI (Return on
Investment).
ROI cho biết một đồng vốn đầu tư cho dự án có được mấy động
lợi nhuận sau thuế. ROI là biểu hiện khả năng sinh lời của vốn đầu
tư.
ROI =
I
Pr 100%
Trong đó: I là tổng vốn đầu tư để thực hiện dự án
Pr là lợi nhuận sau thuế hàng năm.
ROI tính xong được đem so sánh với ROI ở các doanh nghiệp, các dự án
khác cùng ngành nghề và lĩnh vực.
Chỉ số B/C của dự án (Benefit – Cost ratio)
B/C là tỉ số lợi ích và chi phí được xác định bằng tỉ số giữa lợi ích thu được
và chi phí bỏ ra. Lợi ích và chi phí của dự án có thể tính về thời điểm hiện tại
hoặc thời điểm tương lai. Việc quy về thời điểm tương lai để tính chỉ tiêu
này ít được sử dụng. Chỉ tiêu B/C thường được xác định theo công thức:
C
B =
n
i
i
i
n
i
i
i
r
C
r
B
0
0
1
1
Xác định thời điểm hoà vốn của dự án.
Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu của dự án vừa đúng bằng
tổng chi phí hoạt động. Điểm hoà vốn được biểu hiện bằng số đơn vị sản
phẩm hoặc giá trị của doanh thu.
x : Khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc bán được.
x0 : Khối lượng sản phẩm tại điểm hoà vốn.
f : Là chi phí cố định (định phí)
v : là chi phí biến đổi cho một đơn vị sản phẩm (biến phí).
v.x : Tổng biến phí.
P : là đơn giá sản phẩm.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
22
Ta có phương trình: yDT = P.x
yCF = v.x + f
Tại thời điểm hoà vốn thì : px = vx + f suy ra
- Sản lượng hoà vốn:
vp
fx
0
- Doanh thu hoà vốn:
p
v
fDT
1
0
Nếu điểm hoà vốn càng thấp thì khả năng thu lợi nhuận trong năm đó của dự
án càng cao, rủi ro thua lỗ càng thấp. Điểm hoà vốn thường được tính riêng
cho từng năm hoạt động hoặc cho một năm đại diện nào đó khi dự án đi vào
hoạt động ổn định.
Thẩm định về khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Xuất phát từ quan điểm của tín dụng là bên vay vốn (chủ đầu tư) phải
hoàn trả ngân hàng đầy đủ và đúng năm số vốn gốc và lãi vay để NHTM
có thể trả lại cho bên được huy động vốn hoặc cho vay đối với các dự án
khác. Trong quá trình thẩm định DAĐT, NHTM đặt biệt quan tâm đến
khả năng hoàn trả của chủ đầu tư khi đến kỳ hạn trả nợ. Khả năng trả nợ
của một doanh nghiệp chủ đầu tư phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Dự án
xin vay là DAĐT mới hay DAĐT chiều sâu, nguồn trả nợ chủ yếu trông
đợi vào khả năng sản xuất kinh doanh của dự án hay có những nguồn bổ
sung nào khác.
Hiện nay, các NHTM đang xác định mức trả nợ từng lần theo công thức:
Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ dự kiến =
Số gốc trả mỗi kỳ
Tổng số nợ gốc phải trả
Số kỳ trả nợ dự kiến =
Lợi nhuận ròng + KHCB tài sản + Các nguồn khác
dành trả nợ CĐ từ vốn vay
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
23
Từ công thức trên, nếu sau khi đã dự kiến số kỳ trả nợ và biết tổng số nợ gốc
phải trả mỗi kỳ, NHTM có thể so sánh cân đối các nguồn thu từ dự án như
lợi nhuận vòng, khấu hao cơ bản cho TSCĐ và các nguồn khác xem khả
năng trả nợ có đảm bảo không.
Thẩm định hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.
Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của
Nhà nước, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong đó có hoạt động đầu tư
nhất thiết phải đước xem xét về mặt hiệu quả kinh tế – xã hội. Trong thực tế
đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội là một vấn đề hết sức rộng lớn và phức
tạp. Nhưng có thể thẩm định về phương diện này theo một số khía cạnh như :
hiệu quả giá trị gia tăng; khả năng tạo thêm việc làm và thu nhập cho người
lao động; mức đóng góp cho Ngân sách; góp phần phát triển các ngành khác;
phát triển khu nguyên vật liệu; góp phần phát triển kinh tế địa phương; tăng
cường kết cấu hạ tầng từng địa phương; phát triển các dịch vụ thương mại,
du lịch địa phương.
Thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay:
Với bất kỳ một khoản vay nào thì Ngân hàng cũng cần có vật bảo
đảm. Mục đích cho vay của Ngân hàng không phải để lấy vật bảo đảm. Tuy
nhiên cán bộ tín dụng phải xem xét kĩ đánh giá chính xác vật đảm bảo để
phòng trường hợp không thu được nợ. Việc đánh giá bao gồm:
+ Hình thức bảo đảm tiền vay: Thế chấp, cầm cố, hay bảo lãnh…
+ Các điều kiện đảm bảo tiền vay theo quy chế hiện hành như: tính
hợp lý và hợp pháp của tài sản, uy tín của người bảo lãnh…
+ Xác định các khoản bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm phải lớn hơn
nghĩa vụ trả nợ.
+ Các điều kiện khác như: tuổi thọ, tính hiện đại, chuyên môn hoá và
có thể bán được trên thị trường không.
Phân tích về đề xuất những biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Việc tính toán khả năng tài chính của dự án như đã giới thiệu ở trên
chỉ đúng trong trường hợp dự án không bị ảnh hưởng bởi một loạt các rủi ro
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
24
có thể xảy ra. Vì vậy việc đánh giá, phân tích, dự đoán các rủi ro có thể xảy
ra là rất quan trọng nhằm tăng tính khả thi của phương án tính toán dự kiến
cũng như chủ động có biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu.
Phân loại rủi ro:
Rủi ro có thể do khách quan hoặc chủ quan: do cơ chế chính sách; xây
dung, hoàn tất; thị trường, thu nhập, thanh toán; cung cấp; kĩ thuật và vận
hành; môi trường và xã hội; kinh tế vĩ mô…
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro:
Tuỳ Mỗi loại rủi ro trên đều có các biện pháp giảm thiểu, những biện
pháp này có thể do chủ đầu tư phải thực hiện- đối với những vấn đề thuộc
phạm vi điều chỉnh, trách nhiệm của chủ đầu tư; hoặc do Ngân hàng phối
hợp với chủ đầu tư cùng thực hiện- đối với những vấn đề mà Ngân hàng có
thể trực tiếp thực hiện hoặc có thể yêu cầu theo những dự án cụ thể với
những đặc điểm khác nhau mà cán bộ thẩm định cần tập trung phân tích
đánh giá và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cho vay để hạn chế rủi ro,
đảm bảo khả năng an toàn vốn vay, từ đó Ngân hàng có thể xem xét khả
năng tham gia cho vay để đầu tư dự án. Sau đây là một số biện pháp cơ bản
có thể áp dụng để giảm thiểu rủi roc ho từng loại rủi ro nêu trên.
- Rủi ro do cơ chế chính sách: Rủi ro này được xem là gồm tất cả
những bất ổn tài chính và chính sách của nơi xây dung dự án, bao gồm: các
sắc thuế mới, hạn chế về chuyển tiền, quốc hữu hoá, tư hữu hoá hay các luật,
nghị quyết, nghị định và các chế tài khác có liên quan đến dòng tiền của dự
án. Loại rủi ro này có thể giảm thiểu bằng cách: Khi thẩm định dự án, cán bộ
thẩm định phải xem xét mức độ tuân thủ của dự án(thể hiện trong hồ sơ dự
án) để đảm bảo chấp hành nghiêm ngặt các luật và quy định hiện hành có
liên quan tới dự án; chủ đầu tư nên có những hợp đồng ưu đãi riêng quy định
về vấn đề này; những bảo lãnh cụ thể về cung cấp ngoại hối sẽ góp phần hạn
chế ảnh hưởng tiêu cực tới dự án…
- Rủi ro xây dung hoàn tất: Hoàn tất dự án không đúng thời hạn,
không phù hợp với các thông số và tiêu chuẩn thực hiện. Loại rủi ro này nằm
ngoài khả năng điều chỉnh và kiểm soát của Ngân hàng, tuy nhiên có thể
giảm thiểu bằng cách đề xuất với chủ đầu tư thực hiện các biện pháp như:
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
25
Lựa chọn nhà thầu xây dung có uy tín, sức mạnh tài chính, kinh nghiệm;
thực hiện nghiêm túcviệc bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng
công trình; giám sát chặt chẽ trong quá trình xây dung; hỗ trợ của các cấp có
thẩm quyền, dự phòng về tài chính của khách hàng trong trường hợp vượt dự
toán; quy định rõ vấn đề đền bù trong trường hợp chậm tiến độ; hợp đồng
giá cố định hoặc chìa khoá trao tay với sự phân chia rõ ràng nghĩa vụ các
bên…
- Rủi ro về thị trường, thu nhập, thanh toán: Bao gồm thị trường không
chấp nhận hoặc không đủ cầu đối với sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án, do
sức ép cạnh tranh, giá bán sản phẩm không đủ để bù đắp lại các khoản chi
phí của dự án. Loại rủi ro này giảm thiểu bằng cách: Nghiên cứu thị trường,
đánh giá phân tích thị trường, thị phần cẩn thận; dự kiến cung cầu thận trọng;
phân tích về khả năng thanh toán, thiện ý hành vi của người tiêu dùng cuối
cùng; tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ đầu ra của dự án bằng các
biện pháp: phân tích về việc cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tiết kiệm chi phí sản xuất…, xem xét các hợp đồng bao tiêu sản phẩm dài
hạn với bên có khả năng về tài chính; hỗ trợ bao tiêu sản phẩm của chính
phủ…
- Rủi ro về cung cấp: dự án không có được nguồn nguyên nhiên vật
liệu với số lượng, giá cả và chất lượng như dự kiến để vận hành dự án, tạo
dòng tiền ổn định, đảm bảo khả năng trả nợ. Loại này có thể giảm thiểu rủi
ro bằng cách: trong quá trình xem xét dự án, cán bộ thẩm định phải nghiên
cứu, đánh giá trọng các báo cáo về chất lượng, trữ lượng nguyên vật liệu đầu
vào trong hồ sơ dự án, đưa ra những nhận định ngay từ ban đầu trong tính
toán, xác định hiệu quả tài chính của dự án; nghiên cứu sự cạnh tranh giữa
các nguồn cung cấp vật tư; linh hoạt về thời gian và số lượng nguyên nhiên
vật liệu đưa vào…
- Rủi ro về kĩ thuật, vận hành, bảo trì: Đây là những rủi ro về việc dự
án không thể vận hành và bảo trì ở mức độ phù hợp với các thông số thiết kế
ban đầu. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể giảm thiểu thông qua việc thực
hiện một số biện pháp sau: Sử dụng công nghệ đã được kiểm chứng; bộ phận
vận hành phải được đào tạo tốt, có kinh nghiệm; có thể kí hợp đồng vận hành
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
26
và bảo trì với những điều khoản khuyến khích và phạt vi phạm rõ ràng; bảo
hiểm các sự kiện bất khả kháng tự nhiên như lụt lội, động đất, chiến tranh;
kiểm soát ngân sách và kế hoạch vận hành; quyền thay thế người vận hành
do không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ…
- Rủi ro về môi trường- xã hội: Những tác động tiêu cực của dự án đối
với môi trường và người dân xung quanh. Loại rủi ro này, chủ đầu tư có thể
giảm thiểu thông qua việc thực hiện một số biện pháp sau: Báo cáo đánh giá
tác động môi trường phải khách quan và toàn diện, được cấp có thẩm quyền
chấp thuận bằng văn bản; nên có sự tham gia của các bên liên quan( cơ quan
quản lý môi trường, chính quyền địa phương) từ khi bắt đầu triển khai dự án;
tuân thủ các quy định về môi trường…
- Rủi ro kinh tế vĩ mô: Đây là những rủi ro phát sinh từ môi trường
kinh tế vĩ mô, bao gồm tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi suất… Loại rủi ro này có
thể giảm thiểu bằng cách: phân tích các điều kiện kinh tế vĩ mô cơ bản; sử
dụng các công cụ thị trường như hoán đổi và tự bảo hiểm; bảo vệ trong các
hợp đồng; đảm bảo của Nhà nước về phá giá tiền tệ và cung cấp ngoại hối…
Tổng hợp và đưa ra kết quả thẩm định, lập tờ trình thẩm định.
Sau khi đã thẩm định đầy đủ các nội dung đã nêu trên, cán bộ thẩm
định lập tờ trình cho lãnh đạo Ngân hàng theo mẫu quy định đồng thời đưa
ra ý kiến đề nghị của mình là cho vay hay không. Lãnh đạo Ngân hàng sẽ ra
quyết định cuối cùng về việc cho vay hay từ chối cho vay.
1.3. Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại các NHTM
1.3.1. Sự cần thiết nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT.
Chất lượng công tác thẩm định DADT chính là việc cán bộ thẩm định
rút ra kết luận một cách chính xácvề tính khả thi, tính hiệu qủa kinh tế, khả
năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra của dự án để quyết định cho vay hoặc
không cho vay đối với một DADT của doanh nghiệp.
Nếu chấp nhận cho vay thì đối với DAĐT đó Ngân hàng sẽ cho vay
với số tiền là bao nhiêu, thời gian cho vay là bao lâu, phương thức cho vay
như thế nào để tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
27
Mặc dù công tác thẩm định đã góp phần đưa lại những kết quả rất lớn
cho nền kinh tế, nhưng vẫn còn có những tồn tại chưa thể đáp ứng được yêu
cầu của nền kinh tế thị trường có sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Vì vậy
tiếp tục nâng cao chất lượng công tác thẩm định là một yêu cầu cấp thiết
nhằm đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế trong thời kì đổi mới.
Đối với bất kì một quốc gia nào, tốc độ phát triển của đầu tư sẽ quyết
định nhịp độ phát triển kinh tế và đó chính là điều kiện cần thiết để nâng cao
mức thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống vật chất tinh thần của các tầng lớp
nhân dân lao động, tạo công ăn việc làm cho xã hội, củng cố an ninh quốc
phòng cho đất nước. Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nước ta-
một nước có thu nhập quốc dân thấp, đời sống nhân dân còn ở mức nghèo
khổ và nạn thất nghiệp còn cao.
Trong điều kiện các nguồn lực xã hội còn khan hiếm và có hạn như ở
nước ta, để đảm bảo được các mục tiêu kinh tế xã hội mà Đảng và Nhà nước
đã đề ra đòi hỏi phải sử dụng các nguồn lực hạn chế trên một cách hợp lí
nhất. Các kế hoạch đầu tư cùng dự án sẽ được đưa vào nhằm sắp xếp các
nguồn lực theo các mục tiêu đã định. Để xác định được các nguồn lực này có
được sử dụng một cách hợp lí mang lại hiệu quả như đã định không thì chỉ
có thể thông qua công tác xây dung và thẩm định dự án. Đặc biệt là quá trình
thẩm định để đưa đến quyết định đầu tư hay sửa đổi quyết định hoặc hoàn
toàn bác bỏ là một khâu rất quan trọng trong chu kì của dự án. Do vậy nâng
cao chất lượng của quá trình thẩm định luôn là vấn đề hết sức cần thiết.
Mặt khác, đảm bảo chất lượng của công tác thẩm định sẽ giúp cho các
nhà doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu tăng
trưởng kinh tế là 7.5% đến hết năm 2005 cùng với quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi cần
phải có một khối lượng đầu tư và nguồn vốn lớn để đáp ứng quá trình này.
Đặc biệt đối với các dự án lĩnh vực đầu tư xây dung cơ bản, các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng là những dự án thường kéo dài và chưa thể tạo ra ngay
sản phẩm cho xã hội. Nếu chất lượng công tác thẩm định dự án không được
nâng cao thì rủi ro sẽ rất lớn gây khó khăn cho nền kinh tế và ngay cả bản
thân hoạt động Ngân hàng, nó có thể tạo ra áp lực cho nền kinh tế như: giá
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
28
cả, lạm phát, lãi suất… Do vậy phải nâng cao chất lượng của công tác thẩm
định một mặt để đáp ứng cho nền kinh tế, mặt khác sẽ góp phần hạn chế,
phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng.
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp, muốn tồn tại và phát triển thì điều cốt lõi là phải quản lí, sử dụng vốn
một cách hiệu quả nhất. Chính việc xây dựng và thẩm định dự án sẽ đảm bảo
được mục tiêu này vì quá trình này sẽ cho doanh nghiệp có thể lựa chọn giữa
lợi ích và chi phí trong các phương án kinh doanh, hoặc có thể chỉ ra rằng
nên tổ chức lại sản xuất, cải tiến quá trình quản lí, hay thay đổi thiết bị công
nghệ, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm…đặc biệt trong
điều kiện của nước ta phần lớn các doanh nghiệp còn thiếu vốn, công nghệ
trang thiết bị lạc hậu, cũ kĩ thì việc lựa chọn, xác định phương án,chiến lược
kinh doanh hay một chương trình hành động đúng đắn, đó là điều có ý nghĩa
hết sức quan trọng liên quan đến vấn đề sống còn của doanh nghiệp.
Để đảm bảo được mục tiêu tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước, ta cần một lượng vốn rất lớn. Nếu
chỉ dựa vào việc huy động nguồn vốn trong nước thì khó có thể đảm bảo
được mục tiêu trên. Nếu chất lượng của quá trình thẩm định được nâng cao
như: đảm bảo yêu cầu về mặt thời gian, thủ tục, chất lượng xây dựng và
thẩm định dự án theo yêu cầu của các chương trình hợp tác của các tổ chức
quốc tế… sẽ góp phần thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng con đường như:
viện trợ, vay ODA, quỹ hợp tác đầu tư, đầu tư trực tiếp nước ngoài, hợp tác
liên doanh… đảm bảo được nguồn vốn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định dự án đầu tư.
Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng của công tác thẩm định có thể
chia làm 2 loại: Nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan
Nhân tố chủ quan:
+ Con ngưòi: Đây là nhân tố được xem là cơ bản và quan trọng nhất.
Trong công tác thẩm định DAĐT tại các NHTM, cán bộ Ngân hàng là người
trực tiếp thẩm định. Chất lượng thẩm định có đạt được hay không, trình độ
thẩm định só đầy đủ hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của cán bộ.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
29
Có thể hiểu đây là sự am hiểu về quy trình, nắm chắc nội dung, kỹ thuật chủ
yếu khi xem xét dự án của cán bộ. Bên cạnh đó, để cho các phân tích được
xác thực, yêu cầu đặt ra cho các cán bộ là phải có sự hiểu biết sâu rộng với
các lĩnh vực khác ngoài Ngân hàng. Đó là những kiến thức về kinh tế chính
trị, pháp luật…Bên cạnh trình độ và kinh nghiệm, vấn đề đạo đức nghề
nghiệp cũng là một vấn đề đáng quan tâm.
+ Thông tin: thẩm định DAĐT được tiến hành trên cơ sở các thông tin
thu thập từ nhiều nguồn . Vì thế thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho việc
thẩm định được thành công. Việc thu thập các thông tin đúng, đủ, chính xác
sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác về dự án và doanh
nghiệp, ra quyết định đúng đắn, đảm bảo an toàn cho hoạt động tài trợ của
Ngân hàng.
+ Phương pháp thẩm định: Với nguồn thông tin đã thu thập được, do
mỗi dự án có một đặc trưng riêng nhất định nên cán bộ thẩm định phải lựa
chọn, đưa ra được phương pháp thẩm định thống nhất và phù hợp. Làm được
điều đó sẽ đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả và thành công.
+ Công tác tổ chức điều hành: Thẩm định DAĐT là tập hợp nhiều hoạt
động có liên quan chặt chẽ với nhau. Công tác thẩm định bao gồm cả 3 giai
đoạn: Trước, trong và sau khi cho vay nên việc phân cấp điều hành là rất cần
thiết để các bước thực hiện một cách hợp lý và khoa học. Mặt khác, phương
thức điều hành hợp lý của ban lãnh đạo sẽ là cơ sở phát huy năng lực của cán
bộ thẩm định. Việc phân định quyền hạn và trách nhiệm cho từng bộ phận sẽ
giúp cho việc thẩm định được chính xác, khách quan và dễ dàng hơn.
+ ứng dụng khoa học công nghệ: Hiện nay trong các Ngân hàng việc
lưu trữ và xử lý thông tin hầu hết được thực hiện trên máy tính. Đồng thời hệ
thống mạng cũng giúp Ngân hàng thuận lợi trong việc khai thác thu thập
thông tin. Nhờ đó, công tác thẩm định được tiến hành dễ dàng hơn, giảm
thiểu rủi ro do sai sót trong tính toán, tiết kiệm thời gian tạo hiệu quả cao
trong thẩm định.
Nhân tố khách quan.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
30
+ Chủ trương chính sách, kế hoạch phát triển của Nhà nước: Các
DAĐT phát triển là các dự án thường sử dụng nguồn lực của đất nước và để
đạt được những mục tiêu xác định của chủ đầu tư cũng như của xã hội. Nhà
nước bao giờ cũng thể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vực này vì nó ảnh
hưởng tới sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Sự quan tâm đó thể
hiện qua công tác quản lý Nhà nước với các DAĐT. Một DAĐT , nhất là
các dự án có quy mô lớn đều cần phải có sự phê duyệt của các cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền. Vì vậy khi Ngân hàng thẩm định dự án không thể đi
ngược lại với chiến lược chung của quốc gia.
+ Tính xác thực của thông tin tự doanh nghiệp: Dù trình độ cán bộ
thẩm định có tốt đến đâu cũng khó có thể đi sâu và nắm vững được tình hình
nội bộ của doanh nghiệp. Như vậy chất lượng của việc thẩm định khách hàng
bị hạn chế. Do đó, việc cung cấp thông tin đúng, đủ, chính xác của doanh
nghiệp sẽ tạo điều kiện cho cán bộ thẩm định đánh giá chính xác doanh
nghiệp. Có thể nói, sự hợp tác và năng lực thực sự của doanh nghiệp là một
sự đảm bảo tốt cho Ngân hàng thẩm định DAĐT
+ Những biến động của môi trường, thị trường: Một DAĐT thường có
tuổi thọ khá dài. Do đó, nhận định của Ngân hàng có thể bị sai lệch do yếu tố
môi trường, thị trường thay đổi làm cho xuất hiện hoặc thành hiện thực các
loại rủi ro tiềm ẩn từ trước. Nếu không có biện pháp chống đỡ, dự phòng từ
trước thì Ngân hàng có thể gặp rủi ro rất lớn. Mặt khác, những biến động của
thị trường rất phức tạp, nó vượt ra ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp,
ảnh hưởng tói dự án và đương nhiênNgân hàng rất khó có thể thu hồi vốn và
có lãi như dự kiến. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp cũng như Ngân hàng phải
có những phương pháp tích cực dự báo về thị trưòng thật tốt nhằm giảm
thiểu rủi ro. Đặc biệt với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ , công tác thẩm
định còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố mang tính chất quốc tế, nhất là biến
động về chính trị và tài chính làm cho tiền tệ và giá cả thế giới mất ổn định.
Ngoài ra nó còn bị ảnh hưởng bởi chính sách quản lý ngoại tệ của Nhà
nước.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
31
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
32
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ
TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA.
2.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh
Ngân hàng Công thương Đống Đa
2.1.1. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Công thương Đống Đa.
Lịch sử Ngân hàng Công thương (NHCT) Đống Đa bắt đầu từ năm
1951, khi đó được gọi là Ngân hàng Nhà nước(NHNN) Quận Đống Đa. Kể
từ khi thành lập cho đến năm 1988, NHNN Quận Đống Đa là một chi nhánh
trực thuộc NHNN vừa thực hiện chức năng quản lý của NHNN vừa hoạt
động kinh doanh trên địa bàn quận Đống Đa. Từ khi hệ thống Ngân hàng
nước ta chuyển từ một cấp sang hai cấp theo nghị định 53/HĐBT. Cũng theo
đó, NHNN quận Đống Đa được chuyển thành NHCT quận Đống Đa trực
thuộc NHCT Thành phố Hà Nội. Tuy nhiên hoạt động của NHCT Đống Đa
chỉ thực sự tách khỏi hoạt động của NHNN sau khi hai pháp lệnh về Ngân
hàng ra đời vào năm 1990. NHCT Đống Đa kể từ đó chỉ tập trung vào thực
hiện chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng dịch vụ Ngân hàng của một
NHTM theo như pháp luật quy định.
Sau ngày 1/4/1993 , NHCT quận Đống Đa chuyển thành NHCT khu
vực Đống Đa, là một đơn vị hạch toán phụ thuộc NHCT Việt Nam, không
còn phụ thuộc NHCT Thành phố Hà Nội. Qua hơn 50 năm hoạt động,
NHCT Đống Đa đã từng bước khẳng định mình. Sự phát triển của nó được
thể hiện rõ nét thông qua cơ cấu tổ chức hợp lý, phạm vi hoạt động rộng lớn,
từng bước lập lại thế chủ động hoà nhập vào cơ chế thị trường nâng cao năng
lực cạnh tranh.
Cùng với sự phát chuyển biến của đất nước, hoạt đông của NHCT
Đống Đa cũng ngày càng phát triển, không ngừng nâng cao uy tín, vị thế của
Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.
Sau đây là sơ đồ về cơ cấu tổ chức của NHCT Đống Đa:
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
33
- Ban lãnh đạo: bao quát điều hành và ra các quyết định đối với mọi
hoạt động của Ngân hàng. Là cầu nối giữa Đảng, Nhà nước, có trách nhiệm
chi tiết hoá các văn bản chính sách tiền tệ của Ngân hàng, thực hiện các văn
bản đó phù hợp với thực tế.
- Phòng khách hàng số 1, số 2: trực tiếp cho các tổ chức kinh tế trong
và ngoài quốc doanh vay tiền làm nhiệm vụ xây dựng kế hoạch cân đối về
nguồn sử dụng vốn, thực hiện chế độ thông tin báo cáo tổng hợp, phân tích
lỗ lãi của Ngân hàng.
- Phòng Tài trợ Thương Mại: thực hiện các nghiệp vụ thanh toán , dịch
vụ quốc tế, mua bán ngoại tệ.
- Phòng kế toán tài chính: Quản lý tài sản, tiền gửi, tiền vay của các
đơn vị tổ chức kinh doanh, thực hiện hạch toán không dùng tiền mặt trong hệ
P.Tài
trợ
thươn
g mại
Ban lãnh đạo
P.Tổ chức
hành
P.Thông tin
điện toán
P.Kho quỹ
P.Giao
dịch
Cát
Linh
P.Giao
dịch
Kim
Liên
Khách
hàng
cá
nhân
P.Kế
toán
P.
khách
hàng
số 1,2
P.Kiểm tra,
kiểm soát
Quỹ tiết
kiệm
Quỹ tiết
kiệm
Quỹ tiết
kiệm
P.Tổng
hợp
và
tiếp thị
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
34
thống NHCT trên địa bàn Hà Nội và trong phạm vi cả nước. Ngoài ra phòng
kế toán còn có bộ phận quản lý, theo dõi 15 quỹ tiết kiệm nằm rải rác trên
địa bàn quận nhằm thu hút khách hàng và huy động tiền gửi tiết kiệm có và
không có kỳ hạn của mọi tổ chức kinh doanh, cá nhân trong và ngoài nước.
- Phòng tổng hợp và tiếp thị
- Phòng tiền tệ – kho quỹ: thực hiện thu chi tiền mặt, ngân phiếu,
ngoại tệ của các đơn vị , tổ chức kinh doanh và khách hàng qua Ngân hàng
nhanh chóng kịp thời, chính xác, đầy đủ.
- Phòng thông tin điện toán: Tập hợp những số liệu phát sinh trong và
ngoài mạng, xử lý và lập báo cáo hạch toán.
- Phòng tổ chức hành chính: quản lý nhân sự, lao động tiền lương,
quản lý hành chính, quản trị, đào tạo…
- Phòng nguồn vốn: thực hiện huy động vốn cả nội và ngoại tệ với
hình thức chủ yếu là gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của các tổ chức kinh
doanh, huy động qua bán các giấy nợ như kỳ phiếu, trái phiếu Ngân hàng.
- Phòng kiểm tra, kiểm soát mọi nghiệp vụ Ngân hàng theo văn bản
hiện hành( kiểm soát về mọi thủ tục cho vay, kế toán,ngân quỹ,thanh toán)
trong Ngân hàng.
- Ngoài ra còn có Phòng giao dịch Cát Linh và Phòng giao dịch Kim
Liên.
Ngoài chức năng nhiệm vụ cụ thể của mình, giữa các phòng ban đều
có mối quan hệ hợp tác, bổ sung cho nhau. Điển hình là phòng kinh doanh và
phòng kế toán, những thông tin về khách hàng đòi hỏi phải có sự liên hệ chặt
chẽ và thông báo cho nhau kịp thời.
2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tín dụng của NHCT Đống Đa
a) Tình hình huy động vốn.
Nhận thức được tầm quan trọng của nguồn kinh doanh đối với hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng, ban giám đốc NHCT Đống Đa đã bố trí các
cán bộ có năng lực và chuyên môn vào những vị trí quan trọng, liên tục đổi
mới phương cách làm việc, đổi mới công tác phục vụ, đảm bảo chữ tín đối
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
35
với khách hàng, mở rộng mạng lưới giao dịch, đa dạng hoá các hình thức
huy động, tạo điều kiện thu hút vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế và dân
cư.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
36
Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHCT Đống Đa
(Đơn vị : tỷ đồng)
2002 2003 2004
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
%
tăng
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
%
tăng
Tổng NVHĐ 2320 100 2600 100 12.07 3143 100 20.88
1.Tiền gửi tiết kiệm 1360 58.62 1700 65.38 25.00 1543 49.09 -9.24
Không kỳ hạn 20 0.86 25 0.96 25.00 12 0.38 -52.00
Có kỳ hạn 1340 57.76 1675 64.42 25.00 1531 48.71 -8.60
2.Tiền gửi từ TCKT 800 34.48 900 34.62 12.50 1400 44.54 55.56
3. Kỳ phiếu 160 6.90 0 0 -100 200 6.36
Tiền gửi bằng VNĐ 1750 75.43 2100 80.77 20 2633 83.77 25.38
Tiền gửi bằng ngoại
tệ
570 24.57 500 19.231 -12.28 500 15.908 0
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
• Đánh giá về sự tăng trưởng của tổng nguồn vốn huy động của NHCT
Đống Đa:
Nhìn vào Bảng 1 có thể thây tình hình hoạt động về huy động vốn của
Ngân hàng diễn ra theo chiều hướng tích cực. Trong 3 năm liên tiếp
2002,2003,2004 tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng. Năm 2003, tổng
nguồn vốn huy động tăng 12.07% so với năm 2002, năm 2004 lại tăng so với
năm 2003 là 20.88%
Xem xét cơ cấu thây sự thay đổi của từng thành phần: nguồn vốn được
hình thành từ 3 nguồn cơ bản: Tiền gửi tiết kiệm của dân cư, tiền gửi của tổ
chức kinh tế và kỳ phiếu qua 3 năm liên tiếp. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
liên tục tăng về số tuyệt đối( từ 1360 tỷ đồng năm 2002 lên 1700 năm 2003
và đến năm 2004 là 1743 tỷ đồng). Xét theo tỷ trọng thì năm 2002 nguồn
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
37
tiền này chiếm tỷ trọng 58.62% so với tổng nguồn vốn huy động, năm 2003
tăng lên là 65.38% nhưng lại giảm xuống còn 49.09% ở năm 2004.
Tiền gửi của tổ chức kinh tế ngày càng tăng: năm 2002 là 800 tỷ đồng,
đến 2003 tăng lên 900 tỷ đồng và tiếp tục tăng mạnh ở năm 2004 là 1400 tỷ
đồng. Năm 2003 tăng so với năm 2002 là 12.5% và có xu hướng tăng nhanh
năm 2004 tăng so với năm 2003 là 55.56%.
Riêng kỳ phiếu: Đây không phải là loại hình huy động vốn thường
xuyên của Ngân hàng, nó chỉ được huy động theo từng đợt , đảm bảo tính
cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng.
Diễn biến của tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi tổ chức kinh tế như trên
chỉ ra sự hợp lý hơn về nguồn vốn qua các năm của NHCT Đống Đa. Lượng
tiền gửi này liên tục tăng lên trong các năm qua khẳng định được uy tín của
Ngân hàng đối với dân chúng. Về phía Ngân hàng cũng đã biết tranh thủ lợi
thế này để không ngừng tăng nguồn vốn có tính ổn định cao. Tuy nhiên bên
cạnh những ưu điểm mà nguồn vốn này đem lại cũng có một số nhược điểm
mà đáng kể đó là chi phí của nguồn này đắt. Thông thường với tiền gửi tiết
kiệm của dân cư , bao gìơ cũng phải trả cao hơn nhiều so với tiền gửi của
doanh nghiệp, đặc biệt là tiền gửi thanh toán. Bởi vậy nếu Ngân hàng chỉ tập
trung huy động vốn từ huy động vốn từ dân cư, bỏ qua nguồn vốn huy động
từ các tổ chức kinh tế thì tất yếu lãi suất bình quân của Ngân hàng sẽ cao.
Lãi suất đầu ra phải mang tính cạnh tranh so với Ngân hàng khác, như vậy
lợi nhuận của Ngân hàng vô hình dung đã bị giảm sút đáng kể . Giải quyết
những thắc mắc này, Ngân hàng đã có chính sách là khuyến khích các doanh
nghiệp gửi tiền tại Ngân hàng. Điều này được đặc biệt minh chứng qua các
con số cụ thể ở Bảng 1. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh và liên
tục về số tuyệt đối dẫn đến sự chênh lệch về tỷ trọng của hai nguồn vốn chu
yếu này được rút ngắn đáng kể: Tỷ trọng nguồn tiền gửi dân cư và nguồn
tiền gửi của các tổ chức kinh tế qua các năm:
Năm 2002: 58.62% - 34.14%
Năm 2003: 65.38% - 34.62%
Năm 2004: 49.09% - 44.54%
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
38
Điều này cho thấy NHCT Đống Đa đã có những nỗ lực nhất định
trong việc giảm lãi suất bình quân nguồn vốn huy động. Đặc biệt là trong
việc áp dụng chính sách lãi suất thoả thuận, nó là một cơ sở cho việc tăng lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên với cơ cấu vốn như hiện nay
Ngân hàng sẽ phải nỗ lực nhiều hơn nữa.
Để có được những kết quả này, chi nhánh NHCT Đống Đa đã có
nhiều cố gắng để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động như mở thêm
các quỹ tiết kiệm , tăng cường mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm trên địa
bàn dân cư. Ngân hàng tổ chức thu nhận tiền vào các ngày nghỉ cho các đơn
vị có nguồn tiền mặt lớn, thường xuyên có tổ thu tiền tại xí nghiệp bán lẻ
xăng dầu, thu đột xuất ở đơn vị có nhiều tiền mặt. Đáp ứng nhu cầu mở tài
khoản của khách hàng, giải quyết nhanh chóng kịp thời. Ngoài ra chi nhánh
còn tích cực tìm kiếm thêm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn, tạo tâm lý yên
tâm và tin tưởng cho khách hàng.
b) Công tác sử dụng vốn
Hoạt động cho vay vốn của Ngân hàng đem lại phần lớn nguồn lợi
nhuận trong tổng lợi nhuận thu được. Hoạt động tín dụng cho đến thời điểm
hiện nay là hoạt động chủ yếu của Ngân hàng. Điều này thể hiện rõ trong
bảng sau:
Bảng 2: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Đống Đa
( Đơn vị: tỷ đồng)
2002 2003 2004
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
%
tăng
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
%
tăng
1..Doanh số
cho vay 1763 100 2200 100 24,79 2243 100 1,95
Quốc doanh 1568 88,94 1800 81,82 14,80 1863 83,06 3,50
Ngoài quốc
doanh 195 11,06 400 18,18 105,13 380 16,94 -5,00
2.Doanh số
thu nợ 1583 100 1829 100 15,54 2134 100 16,68
Quốc doanh 1418 89,58 1772 96,88 24,96 1586 74,32 -10,50
Ngoài quốc
doanh 165 10,42 57 3,12 -65,45 548 25,68 861,40
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
39
3. Dư nợ 1670 100 2041 100 22,22 2150 100 5,34
Quốc doanh 1495 89,52 1525 74,72 2,01 1800 83,72 18,03
Ngoài quốc
doanh 175 10,48 518 25,38 196,00 350 16,28 -32,43
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Ta thấy sự tăng trưởng về tình hình dư nợ nói chung qua 3 năm
2002,2003,2004 cụ thể như sau:
Về doanh số cho vay: Năm 2002, tổng số tiền cho vay là 1763 tỷ
đồng. Năm 2003 con số này tăng lên là 2200 tỷ, tăng 24.79% so với năm
2002 và tiếp tục tiếp tục được đẩy mạnh. Vào năm 2004 lên tới 2243 tỷ đồng
tăng 1.95% so với năm 2003. Doanh số cho vay tăng và doanh số thu nợ
cũng tăng trong 3 năm liên tiếp. Năm 2003 đạt 1829 tỷ đồng tăng 15.54% so
với năm 2002 và năm 2004 là 2134 tỷ đồng tức tăng 16.68% so với năm
2003. Có thể nói doanh số thu nợ của Ngân hàng là rất tốt. Tuy nhiên phải
kết hợp với việc xem xét tỷ lệ nợ quá hạn thì mới đánh giá được chính xác
diễn biến của doanh số thu nợ là tốt hay xấu.
Bảng 3: Tình hình nợ quá hạn của NHCT Đống Đa
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Tổng dư nợ 1670 2041 2150
Nợ quá hạn 10 8 12
Ngắn hạn 8 4 12
Dài hạn 0 0 0
Tỷ lệ nợ quá hạn trên
tổng dư nợ
0,60 0,48 0,72
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Qua bảng trên cho ta thấy số nợ quá hạn năm 2002 là 10 tỷ , năm 2003
giảm xuống 8 tỷ nhưng đến năm 2004 lại tăng lên 12 tỷ . Nhìn chung tỷ lệ nợ
quá hạn trong cho vay ngắn hạn và dài hạn của chi nhánh trong các năm
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
40
tương đối thấp so với chỉ tiêu toàn ngành. Đạt được kết quả này là do Ngân
hàng đã thực hiện nghiêm chỉnh các thể lệ và chế độ cho vay như của NHCT
Việt Nam hướng dẫn việc cho vay đối với khách hàng của NHCT Việt Nam
nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát
triển và đời sống.Mặt khác Ngân hàng đã tỏ rõ năng lực của mình trong việc
thẩm định các DAĐT.Qua đó ta thấy rằng việc thẩm định DAĐT tại NHCT
Đống Đa được thực hiện rất có hiệu quả trong những năm gần đây khắc phục
được những rủi ro của nghiệp vụ cho vay.Có thể thấy đó là một kết quả đáng
phấn khởi đối với chi nhánh. Nó phản ánh sự đi lên trong hoạt động kinh
doanh của chi nhánh NHCT Đống Đa.
c) Tài trợ thương mại.
Bên cạnh 2 hoạt động cơ bản là huy động vốn và cho vay, NHCT
Đống Đa cũng thực hiện thêm nhiều hoạt động kinh doanh khác để hướng tới
mục tiêu thoả mãn tối đa nhu cầu của khách hàng, qua đó đem lại lợi nhuận
cho bản thân Ngân hàng.
Bảng 4: Tài trợ thương mại của NHCT Đống Đa.
( Đơn vị:1000 USD)
Chỉ tiêu 2002 2003 2004
Ngoại tệ:Mua vào 52071 56095 58200
Bán ra 50370 55120 57900
Thanh toán quốc tế
L/C nhập 30978 45715 40950
L/C xuất 410 450 0
Chi kiều hối 1250 1650 2165
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Về hoạt động thanh toán quốc tế thì do đặc điểm của chi nhánh có ít
doanh nghiệp làm xuất khẩu , khách hàng chủ yếu là những đơn vị sản xuất
công nghiệp , thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ cho sản xuất
kinh doanh. Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại chi nhánh chủ yếu phục
vụ cho mở L/C nhập khẩu , thanh toán chuyển tiền đi, đến. Mặt khác chi
nhánh thường xuyên phải khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệp và các tổ
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
41
chức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Trung ương để đảm bảo nhu cầu
thanh toán và nhập khẩu cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.
Nói chung hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã đáp ứng kịp thời nhu cầu
thanh toán nhập khẩu nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh thông
qua đầu tư tín dụng; nghiệp vụ chi trả kiều hối phục vụ khách hàng lĩnh tiền
và mua bán ngoại tệ thuận lợi, khi làm thủ tục được lĩnh tiền ngay tại quầy
không phải qua phòng tiền tệ kho quỹ như trước đây.
Có thể thấy, NHCT Đống Đa đã biết cách khắc phục những khó khăn,
nỗ lực khai thác nguồn ngoại tệ có giá cả hợp lý để đảm bảo nhu cầu thanh
toán của khách hàng. Tạo niềm tin của khách hàng và thông qua đó góp phần
vào kết quả kinh doanh của chi nhánh.
d) Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Chi nhánh NHCT Đống Đa bước vào hoạt động kinh doanh trong nền
kinh tế thị trường bước đầu gặp nhiều khó khăn, trở ngại. Tuy nhiên do phát
huy được sức mạnh nội lực cùng với sự chỉ đạo sát sao của NHCT Việt Nam,
những điều kiện thuận lợi mà Đảng và chính phủ, các cấp chính quyền dành
cho và sự ủng hộ của các tổ chức kinh tế, dân cư trên địa bàn, cán bộ công
nhân viên NHCT Đống Đa đã từng bước đẩy lùi khó khăn để vươn ra hội
nhập với nền kinh tế và trở thành một chi nhánh hoạt động năng suất, hiệu
quả. Hàng năm, chi nhánh đã góp một tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của
hệ thống NHCT và NHNN. Đến nay, NHCT Đống Đa đã tự khẳng định vị trí
của mình trong hệ thống, luôn là chi nhánh có thành tích xuất sắc trong công
tác kinh doanh, cũng như vai trò của mình đối với nền kinh tế.
Bảng 5: Kết quả kinh doanh của NHCT Đống Đa.
( Đơn vị: tỷ đồng)
Xu thế 2002 2003 2004 2004/2002 2004/2003
Chỉ tiêu Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
Số
tiền
Tỷ
trọng
(%)
% %
1. Tổng
thu nhập 147 100 180 100 225 100 153,1 78 125,0 45
Lãi tiền
gửi 20 13,6 40 22,2 55 24,4 275 35 137,5 15
Lãi tiền
vay 120 81,6 137 76,1 165 73,3 137,5 45 120,4 28
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
42
Lãi khác 7 4,8 3 1,7 5 2,2 71,43 -2 166,7 2
2. Tổng
chi phí 108 73,5 142 78,9 165 73,3 152,8 57 116,2 23
Lãi tiền
gửi 20 13,6 35 19,4 45 20,0 225 25 128,6 10
Lãi tiền
vay 70 47,6 77 42,8 82 36,4 117,1 12 106,5 5
Lãi khác 18 12,2 30 16,7 38 16,9 211,1 20 126,7 8
3. Tổng
lãi 39 38 60 153,8 21 157,9 22
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Từ bảng 4 ta thấy tổng thu nhập năm 2004 tăng so với năm 2002 là 153,1%
tương ứng là tăng 78 tỷ và so với 2003 là 125% tương ứng là 45 tỷ .Trong đó
tăng chủ yếu là lãi tiền vay 45 tỷ (137.5%) và lãi khác giảm 2 tỷ
Tổng chi phí qua các năm cũng tăng dần từ 108 tỷ năm 2002 lên 142
tỷ năm 2003 và đến 2004 là 165 tỷ. Năm 2004 so với năm 2002 tăng 152.8%
(57 tỷ) và so với 2003 tăng 116.2%(10 tỷ). Tăng chủ yếu là chi lãi khác. Kết
quả tổng lãi thu được năm 2004 là 60 tỷ tăng 153.8% (tăng 21 tỷ) so với
2002 và tăng 157.9% (tăng 22 tỷ) so với 2003 . Điều này chứng tỏ Ngân
hàng hoạt động có hiệu quả cao. Một kết quả hết sức khả quan đối với một
chi nhánh, đồng thời cũng là nguồn động viên khích lệ to lớn đối với cán bộ
công nhân viên toàn Ngân hàng.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Ban Giám Đốc chi nhánh và sự năng
động của cán bộ công nhân viên , các nguồn huy động đã sử dụng một cách
hiệu quả, đáp ứng nhu cầu về vốn của các tổ chức kinh tế, các hộ kinh doanh
cá thể ngoài quốc doanh trong cũng như ngoài địa bàn quận, mở rộng cho
vay đầu tư đồng thời tài trợ các dự án trung và dài hạn đem lại hiệu quả cao.
2.2. Thực trạng công tác thẩm định DAĐT tại NHCT Đống Đa
2.2.1. Hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHCT Đống Đa
Đối tượng cho vay trung dài hạn
Các pháp nhân là doanh nghiệp Nhà nước, Hợp tác xã, Công ty
TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ
chức khác có đủ điều kiện quy định tại điều 94 Bộ luật dân sự:
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
43
- Cá nhân và hộ gia đình
- Tổ hợp tác
- Doanh nghiệp tư nhân
- Công ty hợp danh
Khảo sát tình hình thực tế cho thấy hoạt động cho vay trung dài hạn
diễn ra chủ yếu ở 2 bộ phận tín dụng công nghiệp và tín dụng thương nghiệp
thuộc phòng kinh doanh của Ngân hàng. Khách hàng vay trung và dài hạn
chủ yếu là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, giao thông và xây
dựng.
Kết quả hoạt động cho vay trung và dài hạn tại NHCT Đống Đa.
Hoạt động cho vay trung dài hạn được đánh giá qua diễn biến hoạt
động vay vốn của khách hàng, kết cấu của các khoản vay trung dài hạn.
Bảng 6: Hoạt động cho vay trung dài hạn tại NHCT Đống Đa.
( Đơn vị: tỷ đồng)
2002 2003 2004
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền % tăng Số tiền % tăng
1. Doanh số cho vay TDH 203 230 13.3 250 8.7
2. Doanh số thu nợ TDH 37 171 362.2 276 61.4
3. Dư nợ TDH 751 810 7.9 900 11.1
4.Tỷ lệ dư nợ TDH/tổng dư
nợ
45% 39.7% 41.9%
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm.
Có thể thấy doanh số cho vay TDH tăng đáng kể và doanh số thu nợ
cũng tăng mạnh nhưng ngược lại dư nợ lại tăng lên.Đặc biệt năm 2004 dư nợ
TDH đạt 900 tỷ tăng 11.1% so với 2003.
Lợi nhuận đạt được từ tín dụng TDH được thể hiện trong bảng 6:
Bảng 7: Lợi nhuận từ tín dụng TDH
( Đơn vị: tỷ đồng)
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
44
2002 2003 2004
Chỉ tiêu
Số
tiền
Số
tiền
%
tăng
Số
tiền
%
tăng
1. Dư nợ TDH 751 810 7,9 900 11,1
2. Tổng lợi nhuân cho vay 120 137 14,2 165 11,1
3. Lợi nhuận tín dụng TDH 20 40 100 55 20,4
4. (3)/(1) 2,7 8,9 13,8
5. (3)/(2) 16,7 52,6 75
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm)
Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng TDH tăng trưởng liên tục trong vòng
3 năm qua. Lợi nhuận tăng vọt từ 20 tỷ năm 2002lên 40 tỷ năm 2003 và tăng
mạnh vào năm 2004 là 55 tỷ đồng. Điều này hoàn toàn phù hợp với diễn biến
của hoạt động cho vay TDH tại Ngân hàng mà chúng ta vừa phân tích ở trên.
Tỷ trọng lợi nhuận từ tín dụng TDH trên tổng lợi nhuận cho vay cũng biến
thiên cùng chiều với sự tăng lên về tỷ trọng dư nợ TDH/ tổng dư nợ tại Ngân
hàng. Như vậy có thể nói tín dụng TDH đã góp phần không nhỏ vào tổng thu
nhập chung của NHCT Đống Đa. Điều này cho thấy hướng tiếp theo mở
rộng tín dụng TDH của Ngân hàng là một hướng đi đúng đắn.
2.2.2. Thực trạng hoạt động thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh
NHCT Đống Đa
2.2.2.1. Quy trình thẩm định DAĐT tại chi nhánh NHCT Đống Đa
Khi có một dự án xin vay vốn Ngân hàng các cán bộ NHCT thực hiện
theo quy trinh tác nghiệm về tín dụng gồm 3 bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
a/ Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.
- Quyết định thành lập.
- Đăng ký kinh doanh.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
45
- Quy chế tổ chức
- Nghị quyết của HĐQT hoặc HĐTV về việc giao quyền cho Giám
đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố.
- Giấy phép hoặc hạn ngạch XNK
b/ Hồ sơ kinh tế.
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả SXKD
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo lưu chuyển tiền tệ
c/ Hồ sơ vay vốn
- Giấy đề nghị vay vốn
- Dự án đề nghị vay vốn
- Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay
d/ Hồ sơ đảm bảo tiền vay
- Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan
+ Bước 2: Thẩm định khách hàng
- Thẩm định yếu tố phi tài chính : Khả năng quản lý , kinh doanh theo
ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh , vị thế của doanh nghiệp, uy
tín của doanh nghiệp trên thị trường.
- Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình SXKD có
ổn định và hiệu quả không , có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không,
có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của NHCT hay
không, tài sản có tính thanh khoản ra sao, hàng hoà vật tư tồn kho , tình hình
luân chuyển công nợ , có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
+ Bước 3: Thẩm định DAĐT
- Cơ sở pháp lý của dự án: Luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án và
quyết định phê duyệt của các cấp có thẩm quyền theo quy chế đầu tư. Giấy
phép đầu tư thuộc dự án , giấy phép xây dựng , giấy phép sử dụng tài nguyên
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
46
, hợp đồng bảo hiểm , chứng nhận bảo hiểm. Phê duyệt tổng dự toán dự án
của cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợp
đồng nhập khẩu thiết bị, hợp đồng giao thâu xây lắp…
- Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp đầu vào, khả
năng tiêu thụ sản phẩm…
- Thẩm định phương diện kỹ thuật nhân lực hạ tầng
- Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý
- Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính:thời hạn thu hồi vốn đầu
tư, tỷ suất sinh lời của dự án, điểm hoà vốn của dự án, NPV, IRR, độ nhạy
của dự án
- Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay của dự án
Như vậy có thể thấy công tác thẩm định tại chi nhánh đã được củng cố
và đạt được những kết quả nhất định. Giờ đây , chi nhánh đã chủ động tìm
kiếm những dự án có hiệu quả để cho vay, chủ động tiếp cận, tìm hiểu nhu
cầu đầu tư của doanh nghiệpm từ đó tư vấn cho khách hàng phương hướng
đầu tư có hiệu quả căn cứ vào định hướng , kế hoạch của nhà nước và kế
hoạch cho vay của Ngân hàng.
2.2.2.2. Minh hoạ công tác thẩm định dự án đầu tư tại NHCT Đống Đa.
Dự án đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử.
A/ Giới thiệu về công ty dệt len Mùa Đông.
Công ty dệt len Mùa Đông là doanh nghiệp Nhà nước thành lập từ
1960. Ban đầu là Xí nghiệp dệt len Mùa Đông, sau đó thành Công ty dệt len
Mùa Đông theo quyết định 2557/QĐ - UB ngày 8/7/1993 của UBND thành
phố Hà Nội về việc chuyển Nhà mày dệt len Mùa Đông thành Công ty dệt
len Mùa Đông trực thuộc Sở Công nghiệp Hà Nội.
Địa chỉ tại 74 - Đường Nguyễn Tuân – Thanh Xuân – Hà Nội.
Số điện thoại: (04) – 8583857 Fax: 8582061
- Quyết định thành lập số 2557/QĐ - UB ngày 08/07/1993 do UBND
Thành phố Hà Nội cấp.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
47
- Giấy phép đăng ký kinh doanh số 108784 cấp ngày 12/08/1993.
- Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 2051062/GP.
- Quyết định bổ nhiệm Giám đốc số 3966/QĐ - UB ngày 23/11/1996
của UBND Thành phố Hà Nội.
- Quyết định bổ nhiệm Kế toán trưởng số 3674/QĐ - UB ngày
24/07/2000.
Công ty có nhiệm vụ chủ yếu là:
+ Dệt len các loại và được xuất khẩu trực tiếp.
+ Kéo sợi Acrylic và sợi len.
Công ty dệt len Mùa Đông luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao:
• Vốn hiện nay tính đến 31/12/1999 là:
+ Nguồn vốn kinh doanh: 7.413.900.349 đ
Trong đó ngân sách cấp: 4.528.000.000 đ
+ Vốn tự bổ sung: 2.885.900.349 đ
+ Vốn lưu động trong đó vốn ngân sách cấp: 2.885.900.349 đ
+ Vốn tự bổ sung: 0
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2000:
- Doanh thu: 18.515 tỉ đồng
- Lợi nhuận: 306 tỷ đồng.
- Nộp ngân sách: 1.313 tỷ đồng.
Nhận xét: Trong 3 năm : 2000, 2001, 2002 hoạt động kinh doanh của
công ty dệt len Mùa Đông tốt, lãi năm sau cao hơn năm trước.
Về doanh thu: - Năm 1999 so với năm 1997 tăng 4571 triệu đồng.
- Năm 1999 so với năm 1998 tăng 150 triệu đồng.
Các chỉ tiêu về kinh tế:
+ Tỷ suất lợi nhuận/doanh thu năm sau cao hơn nấm trước.
+ Tỷ suất lợi nhuận/vốn năm sau cao hơn năm trước.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
48
+ Công ty có khả năng thanh toán nợ thể hiện qua hệ số thanh toán
chung, hệ số thanh toán ngắn hạn, hệ số hạn cuối cùng qua các năm đều ≥ 1
+ Hệ số tài trợ ≥ 1
Nhìn chung, qua phân tích số liệu tài chính cho thấy Công ty có khả
năng thanh toán tài chính lành mạnh, tự chủ. Các khoản nợ đến hạn đều có
khả năng thanh toán, đã sử dụng vốn có hiệu quả.
B/ Quy trình thẩm định và kết quả thẩm định của chi nhánh về DAĐT
đổi mới thiết bị dệt kim điện tử.
Nhận được hồ sơ xin vay vốn của Công ty dệt len Mùa Đông gửi đến
chi nhánh NHCT Đống Đa. Tại đây, Cán bộ thẩm định trên cơ sở xem xét
lại, … để khách hàng không bị bỏ lỡ cơ hội. Việc tổ chức thẩm định DA đã
được triển khai nhanh chóng cụ thể.
Quy trình thẩm định .
• Cơ sở pháp lý của DA:
+ Dự án “ Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” của Công ty dệt len
Mùa Đông.
+ Hợp đồng số MD/SA – 001/2000 ngày 28/11/2000 giữa Công ty dệt
len Mùa Đông và SAN – A – TRANDING Co. Ltd
Nội dung: Mua máy dệt kim Shimaseki đã qua sử dụng kèm theo một
bộ TFD trị giá 43.059,6 USD.
Xuất phát từ hồ sơ của Công ty gửi lên, cán bộ thẩm định đã tiến hành
xem xét đánh giá: Đã có hợp đồng mua thiết bị dệt kim điện giữa Công ty dệt
len Mùa Đông và Công ty nước ngoài. Dự án “ Đầu tư đổi mới thiết bị dệt
kim điện tử” công ty chịu trách nhiệm trong việc cho vay và trả nợ Ngân
hàng.
Thẩm định sự cấn thiết của dự án: Công ty dệt len Mùa Đông hiện
đang sản xuất 2 mặt hàng chính là sợi Acrylic, sợi pha và các loại quần áo
len. Công ty có một dây chuyền kéo sợi Acrylic với 2300 cọc sợi, công suất
200 tấn/ năm, chủ yếu bán hàng trong nước. Gần 70% sản phẩm quần áo len
của Công ty xuất khẩu vào khối thị trường chung Châu Âu. Ngoài ra còn
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
49
xuất khẩu sang các nước: Nhật Bản, úc, Hàn Quốc, Đài Loan. Sản phẩm nội
địa của Công ty được thị trường đề cao về chất lượng.
Toàn quốc hiện nay có 7 cơ sở kéo sợi Acrylic và len pha. Các doanh
nghiệp trong nước phải cạnh tranh với nhau và với lượng sợi nhập lậu rất lớn
từ Trung Quốc sang. Đứng trước tình hình đó, Công ty không đầu tư thiết bị
đổi mới cải tiến mẫu mã. Đến một giai đoạn nào đó, lượng sợi Acrylic sản
xuất ra lớn hơn cầu là một điều bất lợi. Để sản phẩm của công ty ngoài yêu
cầu về chất lượng còn có kiểu dáng mỹ thuật phong phú, cạnh tranh được với
tư thương, doanh nghiệp nhà nước khác và với hàng Trung Quốc nhập lậu.
Do đó, việc đầu tư đổi mới thiết bị dệt len là việc làm hết sức cần thiết.
Nhận xét: Nhìn chung, cán bộ thẩm định(CBTĐ) đã thẩm định được
các nội dung chủ yếu như mục tiêu của DA, đánh giá được sự cần thiết phải
đầu tư thiết bị kỹ thuật trước những đòi hỏi của thị trường, trước sự cạnh
tranh trong nước và hàng nhập lậu.CBTĐ đã đánh giá được quan hệ cung
cầu của sản phẩm hiện tại và dự đoán trong tương lai, từ đó cũng đã xác
định được khả năng tham gia thị trường cũng như tiềm năng phát triển của
DA.Đây là DA đầu tư cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất của DN nên CBTĐ
cũng đã đánh giá được trình độ sản xuất, chất lượng quy cách, năng lực máy
móc, quy mô sản xuất hiện có so với nhu cầu hiện tại.
• Thẩm định trên phương diện thị trường: Công ty dệt len Mùa Đông
luôn phấn đấu và giữ vững hai thị trường tiêu thụ:
+ Thị trường nội địa: Duy trì các hình thức buôn bán qua tổng đại lý
và bán lẻ qua cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty.
+ Thị trường xuất khẩu: Từ gia công sản phẩm chuyển sang nhập
nguyên liệu bán sản phẩm. Giữ vững nâng dần sản phẩm tiêu thụ trong nước
và xuất khẩu các sản phẩm trong dự án đầu tư chiều sâu năm 2000 nằm trong
kế hoạch tiêu thụ tổng thể của Công ty.
Nghiên cứu về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong thời
gian vừa qua cho thấy:
- Về xuất khẩu: sản phẩm ngày càng tăng, có uy tín với khách hàng
như : Đan Mạch, Ba Lan, Đức, Nhật Bản.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
50
Cụ thể: Năm 1997 xuất khẩu được: 267. 782 sản phẩm.
Năm 1998 xuất khẩu được: 350. 472 sản phẩm.
Năm 1999 xuất khẩu được: 347.983 sản phẩm.
- Về nội địa:
Năm 1997 tiêu thụ được: 89. 345 sản phẩm.
Năm 1998 tiêu thụ được: 115.068 sản phẩm.
Năm 1999 tiêu thụ được: 147.772 sản phẩm.
Mặt khác, nhu cầu xã hội ngày một phát triển, số người có nhu cầu sử
dụng áo len cao cấp ngày càng nhiều. Trong các năm tiếp theo, Công ty phấn
đấu tự sản xuất ra tất cả các loại sợi để dệt các loại áo len với chất lượng cao,
mẫu mã đẹp, đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển các sản phẩm nội địa bán
trong nước.
Nhận xét: CBTĐ đã khẳng định sản phẩm áo dệt len đang có nhu cầu
lớn trên thị trường, là mặt hàng thiết yếu nhưng mức độ sản xuất và cung
ứng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ. Ngoài ra, CBTĐ đã xác
định được khu vực thị trường là thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu
với thị hiếu của khách hàng là lớn.Nhưng CBTĐ chưa phân tích được tình
hình và mức độ cạnh tranh của sản phẩm dệt len của công ty trong tương lai
trên thị trường và chưa chỉ ra được những lợi thế cạnh tranh của nó.
• Thẩm định phương diện kỹ thuật:
Tổng số lao động của Công ty đến 20/11/2000 là 821 người. Công
nhân kỹ thuật bậc cao có tay nghề giỏi chiếm 3/5 tổng số người, kỹ sư 51
người. Công ty dệt len Mùa Đông là 1 doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm.
Công ty luôn chủ động nghiên cứu tính đồng bộ cũng như hiệu quả kinh tế
của các thiết bị kỹ thuật. Trên cơ sở khảo sát thực tế của các đoàn cácn bộ
Công ty đi thực tập… thiết bị dệt may giới thiệu, Công ty nhận thấy:
+ Các máy dệt kim điện tử của Đài Loan: chất lượng chưa hoàn hảo
giá thành cao.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
51
+ Các máy dệt kim điện tử của Nhật Bản: còn khoảng 80% chất
lượng, giá rẻ hơn, chất lượng công suất tương đương nhau, do đó sẽ thu hồi
được nhanh hơn. Nên công ty quyết định chọn các thiết bị của Nhật.
Bảng 8: Danh mục thiết bị lựa chọn cụ thể
Stt Tên thiết bị
Nướcsản
xuất
Số
lượng
Dự kiến
vay vốn
(USD)
1
-Máy dệt kim phẳng Shimaseiki
-Máy dệt kim Saoquard điện tử 4
hệ thống van
Nhật Bản
2 Model Shimasec 214K cấp 6 02 máy 14.440
3 Model Shimasec 214 K cấp 7 02 máy 14.440
4
Hệ thống thiết kế bằng máy vi
tính
01 bộ 7.220
5 Phụ tùng cho Sec 214K 2 năm 01 bộ 6959,6
Tổng cộng 43.059,6
(Nguồn: dự án công ty trình Ngân hàng)
+ Đánh giá tác động môi trường và giải pháp xử lý: Đây là DAĐT
chiều sâu “Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” . Sản xuất áo dệt len , tẩy
giặt, sấy là định hình bao gói bình thường. Vì vậy phạm vi tác động môi
trường không thay đổi, đảm bảo môi trường cho phép của Sở khoa học công
nghệ và môi trường Ngân hàng.
+ Nhà xưởng và thiết bị phụ trợ - điện nước, cơ sở hạ tầng.
-Nhà xưởng : Bố trí cho việc lắp đặt sẵn có trong công ty, nhiều thiết
bị phụ trợ và hoàn tất có thể tận dụng được công suất, phát huy nội lực. Do
đó đầu tư chỉ cần tập trung vào thiết bị chính là có thể sản xuất được.
- Nguồn điện: Tổng công suất điện của thiết bị mới 28 KW trong đó
đông lực 25KW; Điện chiếu sáng: 3KW. Công ty có trạm biến áp đang dùng
có dung lượng 560 KW – 6.3/0,4 KW, như vậy đủ khả năng cung cấp điện
cho loại máy mới.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
52
- Hệ thống nước: Nguồn nước hiện nay của Công ty đang dùng đủ
cung cấp dây chuyền mới.
- Các thiết bị: Công ty vẫn sử dụng nguồn hơi từ nồi hơi 1000 kg/h sắp
có để cung cấp cho giặt sấy và thiết bị định hình.
Máy sấy : dùng máy sấy hơi sẵn có của công ty
Máy điều hoà nhiệt độ: để đảm bảo độ ẩm máy chạy ít đứt sợi
và hạn chế thủng rách.
Nhận xét: Về quy mô công suất của DA thì CBTĐ chưa phân tích quy
mô công suất của DA. Tuy đã đánh giá được DN có khả năng mua được các
thiết bị công nghệ có công suất phù hợp, khả năng cung cấp các yếu tố đầu
vào của sản xuất( nhập khẩu nguyên vật liệubán sản phẩm) và cũng đánh
giá được năng lực sản xuất và quản lý của DN nhưng lại chưa thẩm định
được mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với sản phẩm
dệt len của DA.
Về công nghệ và trang thiết bị thì nhìn chung CBTĐ đã thẩm định kỹ
từng vấn đề như các phương án lựa chọn và lý do lựa chọn thiết bị cũng như
thẩm định được số lượng, chủng loại danh mục thiết bị và tính đồng bộ của
dây chuyền sản xuất cũng như năng lực hiện có của DN so với quy mô của
DA
Nhưng ngoài ra, CBTĐ chưa kiểm tra các hợp đồng cung ứng, chưa
xem xét phương thức thanh toán. Điều này có thể sẽ gây thiệt hại Ngân hàng
tài trợ vốn.
• Thẩm định phương diện tổ chức quản trị nhân sự của DA.
- Quản đốc: 1 người
- Trưởng ca kiêm điều hành và kế toán TC: 2 người
- Cán bộ kỹ thuật thiết kế chế tạo mẫu và sửa chữa thiết bị: 2 người
- Công nhân đứng máy:
- Công nhân vận hành máy dệt ( 2 ca) : 8 người
- Công nhân khâu hoàn tất: 5 người
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
53
- Thủ kho : 1 người
Nhận xét: CBTĐ đã thẩm định được cách bố trí nhân sự cho DA
nhưng chưa có dự kiến mức lương cơ bản theo từng chức danh, nhiệm vụ cụ
thể.
Thẩm định phương diện kế toán tài chính:
- Dự toán và nguồn vốn đầu tư
- Tổng dự toán: 43.059,6 USD =646 tr VND ( tỷ giá 15.000đ/ 1 USD)
Trong đó:
Giá máy dệt kim thiết bị đầu tư và phụ tùng thay thế: 43..059,6 USD.
- Nguồn vốn đầu tư: 646 triệu đồng. Trong đó:
+ VTC có 64,6 triệu đồng
+ Vốn vay NHCT 581,4 triệu đồng
Bảng 9: Tổng hợp chi phí, kết quả kinh doanh.
STT Khoản mục
Đơn vị
tính
Bình
quân/1năm
1 Chi phí NVL chính 1000đ 1.835.000
2 Chi phí NVLphụ 1000đ 1.058.000
3 Điện nước 1000đ 122.000
4 Chi phí vận chuyển và XNK 1000đ 30.000
5 Chi phí đại lý và tiêu thụ sản phẩm 1000đ 110.000
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
54
Tiền lương và BHXH. Trong đó: 1000đ 217.000
70% lương của những người làm
gián tiếp
151.900
và lương tối thiểu trả cho CNV trực
tiếp
6
30% lương của CN TTSX 65.100
7 Khấu hao TSCĐ 1000đ 105.690
8 LãI vay NH 1000đ 34.289
9
SC thường xuyên, SCL nộp thuế cố
định hàng năm
1000đ 342.021
10 Tổng chi phí 1000đ 3.853.000
Bảng 10: Dự kiến công suất hoạt động của dự án.
Đơn vị: 1triệu đ
STT Khoản mục
Đvị
tính Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng
1 Số lượng Áo
110.400
110.400
110.400
331.200
2
Áo người lớn dệt từ
sợi Cotton Áo
55.400
55.400
55.400
166.200
3 Áo người lớn dệt từ Áo
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
55
sợi Areylic 55.000 55.000 55.000 165.000
4
Áo người lớn dệt từ
sợi Cotton Áo 41.5 41.5 41.5 41.5
5
Áo người lớn dệt từ
sợi Areylic Áo 42.5 42.5 42.5 42.5
6 Doanh thu
1000
đ
4.636.600
4.636.600
4.636.600
13.909.800
7
Áo người lớn dệt từ
sợi Cotton
1000
đ
2.299.100
2.299.100
2.299.100
6.897.300
8
Áo người lớn dệt từ
sợi Areylic
1000
đ
2.337.500
2.337.500
2.337.500
7.012.500
9
Thuế VAT( 10%
doanh thu)
1000
đ
46.366
46.366
46.366
139.098
10 Doanh thu sau thuế
1000
đ
4.172.940
4.172.940
4.172.940
12.518.820
11 Tổng chi phí
1000
đ
3.864.039
3.864.039
3.864.039
11.592.117
12
Chi phí nguyên vật
liệu
1000
đ
1.835.000
1.835.000
1.835.000
5.505.000
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
56
13 Vật liệu phụ
1000
đ
1.058.000
1.058.000
1.058.000
3.174.000
14 Điện
1000
đ
122.000
122.000
122.000
366.000
15
Chi phí vận chuyển và
XNK
1000
đ
30.000
30.000
30.000
90.000
16
Chi phí đại lý và tiêu
thụ SP
1000
đ
110.000
110.000
110.000
330.000
17 Tiền lương và BHXH
1000
đ
217.000
217.000
217.000
651.000
Trong đó:70% lương
của những người làm
gián tiếp và lương tối
thiếu trả cho CNVTT
1000
đ
151.900
151.900
151.900
455.700
30% lơng CN trực tiếp
sản xuất
1000
đ
65.100
65.100
130.200
18
Khấu hao Tài sản cố
định
1000
đ
104.690
104.690
104.690
314.070
19
Lãi vay Ngân hàng
(7,8%/năm) cóa
SCL,CSTX, nộp thuế
1000
đ
45.394,2
37.183,4
20.335,4
102.913
20
Chi phí cố định hàng
năm
1000
đ
342.000
342.000
342.000
1.026.000
21 Lãi gộp
1000
đ
308.910
308.910
308.910
926.730
22 Thuế thu nhập
1000
đ
98.848
101.451
106.843
307.142
23 Lãi ròng
1000
đ
210.053
215.584
227.041
652.678
(Nguồn: Giải trình các chỉ tiêu tính toán của DA)
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
57
Bảng 11: Cân đối nguồn trả nợ vay
Đơn vị: 1 triệu đ
STT
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Tổng cộng
1
Doanh thu dự án 4172940.0 4172940.0 4172940.0 12518820.0
2
Dòng chi tiền tệ 3917537.8 3920172.6 3925563.0 11763274.1
3
Cân đối dòng tiền trước khi
vay 403349.2 395183.4 378333.4 11776866.0
4
Thu nhập dự án trước khi
vay 360092.2 357457.4 352066.4 1069616.0
Trả nợ 150039.2 253183.4 281045.4 684268.0
5
Gốc 104690.2 216000.0 260710.0 581400.0
Lãi 45349.2 37183.4 20335.4 102686.0
6
Cân đối dòng tiền sau khi
trả nợ 210053.0 104274.0 71021.0 385248.0
7
NPV sau 32 tháng: 34000000 đ
8
IRR = 38,16%
(Nguồn: Giải trình các chỉ tiêu tính toán của DA)
- Tính toán hiệu quả kinh tế
+ Về doanh thu:
Áo người lớn từ sợi Cotton :55.400 áo x 41.500 đ/áo=2.299.100.000đ
Áo người lớn dệt từ sợi Areylic: 55.000 áo x42.500đ/áo=
2.337.500.000đ
Tổng cộng: 4.636.600.000đ
Sau khi đầu tư thiết bị dệt kim điện tử mang lại hiệu quả kinh tế một
năm như sau:
Doanh thu tăng thêm q năm: 4.636.600.000đ
Giải quyết lao động: 19 người
Lãi ròng: 218.000.000đ
Chi tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
58
Điểm hoà vốn trả nợ = Đ - KH + Trả nợ gốc - t + n
D –B
Trong đó:
Đ : Định phí D : Doanh thu
B : Biến phí KH : Khấu hao
Trả nợ gốc bình quân 1 năm : 581.400/ 3 = 193.800 trđ
Thời gian cho vay : tháng 12/2000 mở L/C; tháng 1/ 2002 bắt đầu
nhận nợ. Ngày bắt đầu thu nợ tháng 5/ 2002
Nhận xét: Nhìn chung CBTĐ đã thẩm định rất chi tiết từng nội dung,
chỉ tiêu thông qua các công thức tính toán và bằng các phương pháp phân
tích tài chính như tính toán về vốn cố định, vốn lưu động, thuế thu nhập chịu
thuế, thuế thu nhập, lợi nhuận ròng hay phương pháp tính điểm hoà vốn,
thời gian hoàn vốn đầu tư và thời gian thu hồi vốn vay…
Nhưng có một số chỉ tiêu mà CBTĐ chưa đưa vào để đánh giá DA như
chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận giản đơn ROI hay các bảng tính NPV và IRR. Vì
vậy mà chưa thể đánh giá hết được khả năng sinh lời của vốn đầu tư cũng
như quy mô thu nhập ròng tính ở thời điểm hiện tại của toàn bộ quá trình
đầu tư và vận hành DA.
Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay.
Thực hiện biện pháp đảm bảo tiền vay theo điều 20 Nghị định
178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 của Thủ tướng Chính Phủ. Công ty dệt
len Mùa Đông là DNNN thành lập theo quyết định số 2557/ QĐ-UB ngày
8/7/1993 của UBND thành phố Hà Nội.
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
59
Qua các năm hoạt động luôn có lãi, đóng góp đầy đủ nghĩa vụ với
Ngân sách Nhà nước, không có nợ quá hạn, lãi treo và là khách hàng có uy
tín của Ngân hàng
Đối với dự án” Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử”, công ty tự
chịu trách nhiệm trong việc vay vốn và trả nợ với Ngân hàng.
C/ Kết luận và đề nghị của cán bộ tín dụng
Kết lụân của cán bộ tín dụng
- Thực hiện biện pháp bảo đảm tiền vay theo Đ20 NĐ
178/1999/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ
- Theo khoản 2, mục 1, chương IV của TT 06/2000/TT-
NHNN, ngày 4/4/2000 của NHNN
- Công ty dệt len Mùa Đông là DN Nhà nước, có uy tín với
Ngân hàng. Trong quan hệ tín dụng với NHCT sòng phẳng, trả nợ gốc và lãi
đầy đủ. Thực hiện đầy đủ các quy định của Ngân hàng, là khách hàng truyền
thống và có uy tín cao.
- Dự án “ Đầu tư đổi mới thiết bị dệt kim điện tử” qua tính toán cho
thấy
+ Điểm hoà vốn: 51%< 60% ( so với yêu cầu là đạt)
+ NPV sau 32 tháng: 34.000.000 đ
+ IRR = 38.16%< lãi suât vay NH (7,8%/năm)
+ Nguồn vốn tự có tham gia 10% sau khi đầu tư mỗi năm tăng 19
người lao động. Lãi = 218.000.000 đ
- Dự án có tính khả thi , công ty tự chịu trách nhiệm trong cho vay và
trả nợ Ngân hàng.
- Công ty có khả năng tài chính lành mạnh, các khoản nợ đến hạn đều
có khả năng thanh toán, Công ty sử dụng vốn có hiệu quảm thể hiện qua năm
1998, 1999,2000 cho thấy lãi sau 2 năm sau cao hơn năm trước.
- Hệ số tài trợ > 1
Chuyªn ®Ò tèt nghiÖp.
60
- Khả năng thanh toán các năm > 1
Nhận xét
Nhìn chung trong 3 năm 2000,2001,2002 hoạt động kinh doanh của
Công ty dệt len Mùa Đông là tốt, lãi suất năm sau cao hơn năm trước.
- Doanh thu năm 1999 so với 1997 tăng 4.571triệu đồng
- Lãi năm 1999 tăng so với 1997 tăng 150 triệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Những vấn đề lý luận cơ bản về thẩm định dự án đầu tư và một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh NHCT Đống Đa.pdf