Tài liệu Luận văn Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi: LUẬN VĂN:
Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm
phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong
mùa nước nổi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở phần cuối của lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực hạ lưu sông Cửu
Long, với một địa bàn 13 tỉnh gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang, có diện tích tự nhiên là 3.956.900 ha, dân số trên 16 triệu người, chiếm
12% diện tích và 21% dân số cả nước, hàng năm đóng góp trên 80% sản lượng gạo
và 60% sản lượng thủy sản để xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ
được đánh giá là một vùng đất trù phú, màu mỡ, nhiều tài nguyên, là vùng đồng
bằng lớn nhất Việt Nam, được thiên nhiên ưu ái dành cho nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển, mà còn được xem như là một vùng kinh tế có vị trí và vai trò chiến
lược trong nền kinh tế nước ta nhất là trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan
trọng trong đảm bảo an ninh lương thực...
122 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1034 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm
phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong
mùa nước nổi
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nằm ở phần cuối của lãnh thổ Việt Nam thuộc khu vực hạ lưu sông Cửu
Long, với một địa bàn 13 tỉnh gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà
Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Đồng Tháp, An Giang,
Kiên Giang, có diện tích tự nhiên là 3.956.900 ha, dân số trên 16 triệu người, chiếm
12% diện tích và 21% dân số cả nước, hàng năm đóng góp trên 80% sản lượng gạo
và 60% sản lượng thủy sản để xuất khẩu. Đồng bằng sông Cửu Long không chỉ
được đánh giá là một vùng đất trù phú, màu mỡ, nhiều tài nguyên, là vùng đồng
bằng lớn nhất Việt Nam, được thiên nhiên ưu ái dành cho nhiều điều kiện thuận lợi
để phát triển, mà còn được xem như là một vùng kinh tế có vị trí và vai trò chiến
lược trong nền kinh tế nước ta nhất là trong sản xuất nông nghiệp, góp phần quan
trọng trong đảm bảo an ninh lương thực không chỉ cho quốc gia, mà còn cho xuất
khẩu.
Tuy nhiên, đồng bằng sông Cửu Long cũng là vùng đất phải chịu nhiều thiên
tai lũ lụt có tính chu kỳ hàng năm theo kiểu 6 tháng mùa khô, 6 tháng mùa nước.
Chính lũ lụt là điều kiện ưu đãi của thiên nhiên giúp cho đồng bằng sông Cửu Long
thêm màu mỡ, trù phú thông qua tác dụng tháo chua, rửa phèn, bồi đắp phù sa, tạo
lợi thế riêng có về khai thác và nuôi trồng thủy sản… Đồng thời cũng chính lũ lụt
lại là nguyên nhân chính gây nhiều thiệt hại về người và của, tàn phá cơ sở hạ tầng
kỹ thuật…
Bên cạnh đó, do đặc thù về tự nhiên, đồng bằng sông Cửu Long có hệ thống
sông ngòi chằng chịt, vừa có tác dụng đưa nước vào đồng, phục vụ sinh hoạt và lưu
thông lại vừa có tác dụng thoát lũ nên không giống như vùng đồng bằng sông Hồng
là đắp đê chống lũ triệt để, vùng đồng bằng sông Cửu Long phải chọn giải pháp là
sống chung với lũ. Sống chung với lũ là một hiện tượng tự nhiên, xã hội đã và đang
được cư dân vùng đồng bằng sông Cửu Long tiếp nhận trong suốt quá trình hình
thành và phát triển của vùng đất này. Từ chỗ sống chung với lũ một cách thụ động,
con người ngày càng hiểu thêm về lũ, nắm bắt được nhiều hơn những quy luật của
lũ để dần hạn chế đến mức thấp nhất những tác hại do lũ mang lại cũng như khai
thác tối đa những lợi ích mà lũ mang lại, tiến dần đến chủ động sống chung với lũ,
kiểm soát một cách hiệu quả hiện tượng tự nhiên này.
An Giang là tỉnh đầu nguồn, có toàn bộ diện tích nằm trong vùng lũ và phải
chịu ảnh hưởng của lũ lâu dài và nặng nề nhất. Thời gian chịu lũ kéo dài khoảng 6
tháng trong năm nên vấn đề được đặt ra là làm thế nào để khai thác một cách có
hiệu quả nhất những công trình, cơ sở hạ tầng kiểm soát lũ đã được đầu tư phục vụ
cho việc chủ động sống chung với lũ, khai thác tối đa những lợi thế của lũ cũng như
trong phát triển kinh tế - xã hội, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do lũ mang lại.
Quyết định 99/TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 9/2/1996 về định hướng
dài hạn và kế hoạch 5 năm 1996-2000 đối với việc phát triển thủy lợi, giao thông và
xây dựng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho
phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu Long, cho quá trình chủ động
sống chung với lũ. Song quá trình này cũng đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải nghiên
cứu như: xây dựng các cụm tuyến dân cư vượt lũ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng,
tài sản của nhân dân trong mùa lũ nhưng cũng làm thay đổi phong tục, tập quán,
cách sống của nhân dân; xây dựng đê bao chống lũ kết hợp với phát triển đường
giao thông nông thôn nhưng cũng ngăn không cho nước tràn đồng, có thể làm tăng
mực nước lũ trên các dòng chính...
Vì vậy, việc nghiên cứu vấn đề: "Những vấn đề đặt ra và các giải pháp
nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi "
là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong việc chủ động sống chung với lũ,
thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn An
Giang. Qua đó, tổng kết kinh nghiệm và góp phần thúc đẩy quá trình khai thác lợi
thế mùa nước nổi của người dân vùng lũ bao đời nay từ tự phát lên tự giác dưới sự
định hướng và hỗ trợ của Nhà nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Hiện nay, việc nghiên cứu về lũ ở châu thổ sông Cửu Long đã các công
trình sau:
GS.TS Nguyễn Ngọc Trân (Chủ biên): "Đồng bằng sông Cửu Long tài
nguyên - môi trường - phát triển", Ủy ban Khoa học Nhà nước (Chương trình điều
tra cơ bản tổng hợp vùng đồng bằng sông Cửu Long), Hà Nội - Thành phố Hồ Chí
Minh - Đồng bằng sông Cửu Long, 1990. Đây là công trình của Ủy ban Khoa học
kỹ thuật Nhà nước về điều tra, nghiên cứu, đánh giá tài nguyên và điều kiện thiên
nhiên của đồng bằng sông Cửu Long, từ đó đưa ra những nhận định về tiềm năng
nông nghiệp và những kiến nghị khoa học về sử dụng và bảo vệ tài nguyên, cung
cấp các tư liệu điều tra, nghiên cứu khoa học làm luận cứ cho quy hoạch phát triển
vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Nguyễn Công Bình (Chủ biên): "Đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu
phát triển", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1995. Đây là những chuyên đề khảo cứu
về đồng bằng sông Cửu Long dưới góc độ các ngành khoa học về lịch sử, kinh tế,
xã hội, văn hóa, tự nhiên, môi trường, kỹ thuật, nông nghiệp.
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: "Định hướng và một số giải pháp chuyển dịch
cơ cấu kinh tế vùng ngập lụt đồng bằng sông Cửu Long", Trung tâm Nghiên cứu
kinh tế miền Nam, 1998.
PGS.TS Phương Ngọc Thạch: "Những biện pháp thúc đẩy công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long", Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2002. Tác giả đã phân tích đặc điểm và thực trạng kinh tế - xã
hội của vùng đồng bằng sông Cửu Long, những nhân tố tác động và mối quan hệ
giữa đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh phía Nam nhất là đối với Thành phố
Hồ Chí Minh. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm đưa nông
nghiệp nông thôn đồng bằng sông Cửu Long phát triển theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa.
PGS.TS Đào Công Tiến (Chủ biên): "Kinh tế - xã hội và môi trường vùng
ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002 và
"Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long hiện trạng và giải pháp", Nxb Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Đây là đề tài khoa học độc lập cấp nhà
nước tiến hành điều tra nghiên cứu về vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long trên
các lĩnh vực: điều kiện tự nhiên, tài nguyên và đa dạng sinh học; cơ cấu kinh tế
vùng ngập lũ; hệ thống canh tác nông - lâm - ngư kết hợp; nước sạch và vệ sinh môi
trường; giáo dục và dạy nghề...
Dương Văn Nhã: "Báo cáo tác động của đê bao đến kinh tế - xã hội - môi
trường", chương trình nghiên cứu Việt Nam - Hà Lan, An Giang, 2004. Chương
trình đã điều tra và đánh giá những tác động việc thực hiện đê bao chống lũ tại một
số địa phương ở đồng bằng sông Cửu Long, đưa ra một số nhận định về việc thực
hiện đê bao triệt để, đê bao tháng 8 và không đê bao.
Ngoài ra, còn nhiều bài viết đăng trên các báo, tạp chí, các đề tài nghiên cứu
khoa học cấp bộ, địa phương. Các công trình trên đã nghiên cứu về mùa lũ ở châu
thổ sông Cửu Long và vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long dưới nhiều góc độ
khác nhau và đề cập đến một số nội dung chủ yếu sau:
Một là, điều tra tổng hợp về kinh tế - xã hội - môi trường - văn hóa - giáo
dục vùng đồng bằng sông Cửu Long, cung cấp số liệu cho công tác quy hoạch phát
triển vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Hai là, đánh giá tác động và đưa ra những khuyến nghị về việc phát triển
đồng bằng sông Cửu Long trong mối quan hệ với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
nhất là trong mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh.
Ba là, đánh giá bước đầu ảnh hưởng của việc thực hiện chương trình đê bao
chống lũ triệt để ở một số địa phương.
Bốn là, đưa ra những kiến nghị nhằm khuyến khích phát triển kinh tế - xã
hội - môi trường và chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu
Long trong điều kiện chung sống với lũ.
Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào nghiên cứu mùa lũ ở châu thổ sông Cửu
Long với tư cách là một nguồn lực - nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và trên địa bàn tỉnh An Giang nói riêng.
3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn
Trên cơ sở phát huy hiệu quả của các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ cho
việc chủ động chung sống và phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi; nghiên
cứu những lợi thế của mùa nước nổi có thể khai thác để phục vụ cho quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở An Giang; từ thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang
trong mùa nước nổi, nêu lên được những vấn đề đã và đang đặt ra trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang và đề xuất một số giải pháp cơ bản để giải
quyết những vấn đề đó.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
- Phân tích được tác hại và lợi thế của mùa nước nổi đối với quá trình phát
triển kinh tế - xã hội ở An Giang trên cơ sở có tác động của các công trình đã và
đang xây dựng để chung sống trong mùa nước nổi.
- Phân tích, đánh giá những thành công bước đầu của quá trình phát triển
kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi; những tác động của phát triển kinh
tế - xã hội trong mùa nước nổi đối với phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang.
- Xác định được những vấn đề đã và đang đặt ra cũng như đề xuất những
giải pháp cơ bản để giải quyết những vấn đề đó.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề đã và đang đặt ra cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang.
Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh An Giang, tuy nhiên trong một chừng
mực nhất định, luận văn có đề cập đến những tác động chung của mùa nước nổi đối
với đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian nghiên cứu khi có chủ trương chung sống
với lũ từ năm 2000 đến nay. Trong quá trình nghiên cứu, một số dữ liệu phát triển
kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi chỉ có từ 2002 đến nay do nguyên
nhân khách quan là những chương trình đó được triển khai trong thực tiễn từ 2002.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng quan điểm cơ bản và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nghị quyết và chủ trương của Đảng, chính sách và
pháp luật của Nhà nước có liên quan đến phát triển nông nghiệp nông thôn nói
chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Tham khảo và tiếp thu có chọn
lọc các kết quả nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
- Làm rõ những lợi thế tự nhiên trong trong mùa nước nổi có tác động tích
cực đối với phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long nói
chung và An Giang nói riêng.
- Khái quát những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với phát triển kinh tế - xã
hội ở An Giang trong mùa nước nổi.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu để giải quyết những vấn đề được đặt ra
để phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn gồm 3 chương, 9 tiết.
Chương 1
LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG
1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.1.1. Quan niệm mùa nước nổi
Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 3.956.900 ha, được hình
thành từ phù sa của phần hạ lưu vực sông Mêkông. Sông Mêkông dài 4.200 km, có
diện tích lưu vực 795.000 km2, chảy qua Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Campuchia và Việt Nam. Phần hạ lưu chảy vào Việt Nam theo hai nhánh chính là
sông Tiền và sông Hậu, chảy ra biển theo 9 cửa là: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai,
cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Đình An, cửa Bát Xác và cửa
Tranh Đề, nên đoạn sông Mêkông chảy vào Việt Nam được gọi là sông Cửu Long
và đồng bằng sông Cửu Long cũng được gọi theo tên sông.
Là một vùng đất trù phú, được thiên nhiên ưu đãi với nhiều lợi thế để phát
triển nhưng đồng bằng sông Cửu Long cũng chịu ảnh hưởng nặng nề của lũ lụt.
Hàng năm, vào khoảng tháng 6 đến tháng 12, nước từ sông chính, theo các nhánh
phụ và hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt của sông Cửu Long chảy vào đồng
(người dân thường gọi là nước tràn đồng), gây ngập trên một diện tích rộng khoảng
1,87 triệu ha. Phần diện tích ngập này (còn được gọi chung là: vùng ngập lũ đồng
bằng sông Cửu Long) nằm trong diện tích của 9 tỉnh là: An Giang, Bến Tre, Cần
Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long. An
Giang là một trong ba tỉnh có toàn bộ diện tích tự nhiên nằm trong vùng ngập lũ.
Vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long được chia thành 4 tiểu vùng là:
vùng Tứ giác Long Xuyên, vùng Đồng Tháp Mười, vùng Tây sông Hậu và vùng
giữa sông Tiền và sông Hậu. Vùng Tứ giác Long Xuyên và vùng Tây sông Hậu có
địa hình thấp dần về phía vịnh Thái Lan, có dạng ngập lũ hở. Vùng Đồng Tháp
Mười được bao bọc bởi các vùng đất cao nên có dạng ngập lũ kín. Vùng giữa sông
Tiền và sông Hậu có những vùng đất cao ven dòng sông, trũng ở giữa, có dạng ngập
lũ lòng máng.
Mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long có những đặc trưng cơ bản sau:
Một là, mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long kéo dài khoảng 6 tháng, là hiện
tượng tự nhiên, có chu kỳ thường xuyên hàng năm, không xuất hiện bất thình lình, đột
ngột. Thường bắt đầu từ cuối tháng 6 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm, lúc này
cũng chính là mùa mưa ở châu thổ sông Cửu Long. Ta có thể tạm chia mùa lũ ở đồng
bằng sông Cửu Long thành ba giai đoạn: giai đoạn đầu mùa lũ là lúc nước bắt đầu tràn
từ thượng nguồn về các vùng trũng thường tính từ cuối tháng 6 đến đầu tháng 8; giai
đoạn cao điểm lũ là giai đoạn có đỉnh lũ lớn nhất được tính từ đầu tháng 8 đến nửa
đầu tháng 10; giai đoạn nước rút là giai đoạn lũ giảm dần ở các tỉnh đầu nguồn và
dồn về các tỉnh hạ lưu.
Hai là, mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long lên xuống với cường suất nhỏ,
khoảng 5-7cm/ngày và kéo dài trong suốt mùa lũ. Mức độ biến động lũ giữa các
năm không lớn, nguyên nhân chính là do sự điều tiết tự nhiên của Biển Hồ ở
Campuchia. Vì thế mà dạng lũ ở đồng bằng sông Cửu Long là tương đối ổn định và
được điều hòa một cách tự nhiên, không có hiện tượng cường suất lũ dâng cao
nhanh như lũ ở miền Trung và miền Bắc. Tuy nhiên, do địa hình đồng bằng sông
Cửu Long tương đối bằng phẳng nên chỉ cần đỉnh lũ tăng thêm vài chục cm là mức
độ ngập lũ tăng một cách đáng kể. Đối với đồng bằng sông Cửu Long, việc xác định
lũ lớn hay nhỏ không phụ thuộc vào cường độ lũ, lưu lượng, tổng lượng mà yếu tố
quan trọng là dựa vào mực nước. Theo phân cấp của Tổng cục Khí tượng Thủy văn,
mực nước trên sông Tiền tại Tân Châu thấp hơn 3,83 m là lũ nhỏ, từ 3,83 m đến
4,83 m là lũ trung bình và trên 4,83 m là lũ lớn.
Ba là, lũ ở đồng bằng sông Cửu Long thường là lũ một đỉnh, đạt lớn nhất
vào khoảng từ cuối tháng 9 đến nửa đầu tháng 10. Tháng 8 thường xuất hiện một
"đỉnh phụ", bởi sau đỉnh này, vào đầu tháng 9, lũ hoặc bị hạ thấp đôi chút hoặc nằm
ngang hay tăng chậm hơn so với thời kỳ trước và sau đó. Đôi khi đỉnh lũ này lại cao
hơn đỉnh lũ chính tháng 10 (lũ năm 1978, 1991).
Bốn là, không chỉ chảy theo các nhánh sông chính, lũ còn tràn vào đồng
bằng sông Cửu Long bằng cách tràn qua và lấp đầy các khu trũng thấp dọc theo
biên giới (nhất là ở hai vùng ngập chính Đồng Tháp Mười và Tứ giác Long Xuyên).
Diện tích ngập lũ khoảng 2 triệu ha, chiếm khoảng 2,5% diện tích lưu vực sông
Mêkông nhưng phải gánh chịu tổng lượng lũ khoảng 400 tỷ m3 của toàn lưu vực đổ
về. Trong đó, lượng theo các sông chính khoảng 320 tỷ m3, còn lại thì tràn đồng và
theo hệ thống kênh rạch đổ ra sông chính. "Trong các trận lũ lớn, lượng nước lũ
theo dòng chính chiếm khoảng 83,2 - 90,86% và tràn đồng khoảng 9,14 - 16,8%.
Nước lũ tràn đồng là tác nhân chính gây ngập lụt cho vùng trũng Đồng Tháp Mười
và Tứ giác Long Xuyên" [47, tr. 25].
Có nhiều nguyên nhân làm tác động đến mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long như: triều cường của thủy triều biển Đông, mùa mưa hàng năm, lũ
thượng nguồn, chế độ mưa nội đồng, sự điều tiết của Biển Hồ, tác động khai phá
thiên nhiên của con người... Trong đó, tác nhân chính tạo nên tính đặc trưng của
mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là: do địa hình đặc trưng của lưu
vực sông Mêkông và lượng mưa hàng năm.
Khởi nguồn từ cao nguyên Tây Tạng của Trung Quốc, đi qua các nước Trung
Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia vào Việt Nam và chảy ra biển Đông.
Lưu vực sông MêKông có diện tích rộng (khoảng 795.000 km2), kéo dài (khoảng
4.200 km), trên một địa hình phức tạp có nhiều đồi núi cao, bị chia cắt bởi các
thung lũng sông và thấp dần về phía hạ lưu. Lượng mưa bình quân toàn lưu vực
khoảng 1.600 mm (có nhiều nơi có lượng mưa cao như: cao nguyên Boloven - Lào
là 3.000 mm, Tây Trường Sơn là 2.000 - 3.000 mm), phân phối không đồng đều
giữa các vùng đã tạo nên sự tập trung và tích tụ nước không đồng đều giữa các vùng
làm cho lượng nước đổ về hạ lưu không ồ ạt nhưng kéo dài trong suốt mùa mưa.
Kết hợp với lượng mưa tại chỗ, hai nguyên nhân trên đã tạo nên tính đặc trưng của
mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là tính chu kỳ, tốc độ chậm, tràn
trên một diện rộng, không đột ngột, nhanh, mạnh như lũ ở miền Trung và miền Bắc.
Nói một cách khác, đối với mùa lũ ở vùng châu thổ sông Cửu Long, con người có
thể dự đoán một cách tương đối chính xác thời điểm lũ về, thời điểm lũ lớn nhất,
thời điểm lũ rút… Tóm lại là nắm được quy luật hoạt động cơ bản nhất của lũ, các
nhân tố còn lại chỉ có tác động làm cho lũ lớn hay nhỏ mà thôi.
Với những đặc trưng riêng có như trên của mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu
Long ta cần phải có một tên gọi vừa thể hiện được đặc trưng đó, vừa thể hiện được
tính lạc quan của việc chung sống trong mùa lũ mà cư dân vùng sông nước đã quen
sống bao đời nay.
Trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện nay, từ lũ, lụt thường được
dùng để chỉ mùa lũ chung cho các loại hình lũ, chỉ khác nhau là có thêm tên địa
danh để phân biệt như: lũ ở sông Hồng, lũ ở miền Trung, lũ ở đồng bằng sông Cửu
Long…
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì:
Lũ (dt): "Hiện tượng nước dâng cao đầu nguồn, dồn vào dòng chảy, thường
là rất mạnh, trong thời gian tương đối ngắn" [70, tr. 1055].
Lụt (dt): "Hiện tượng nước dâng cao tràn ngập cả một vùng rộng lớn do
mưa lũ gây ra" [70, tr. 1066].
Cả hai khái niệm trên chỉ diễn tả được những tính chất chung nhất của lũ lụt
nhưng không thể hiện được những đặc trưng cơ bản của mùa lũ ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long.
Theo PGS.TS Trần Thanh Xuân thì:
Thuật ngữ lũ chỉ hiện tượng nước sông dâng cao trong một
khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Trong mùa lũ, những trận
mưa liên tiếp trên lưu vực sông (vùng hứng nước mưa và sinh dòng
chảy) làm cho nước sông cũng từng đợt nối tiếp nhau dâng cao, tạo ra
những trận lũ trong sông suối. Khi lũ lớn, nước lũ tràn qua bờ sông (đê)
chảy vào những chỗ trũng và gây ra ngập lụt trên một diện rộng [69, tr.
7].
Các cách gọi như trên là đúng nhưng chưa đủ, để chỉ lũ ở đồng bằng sông
Cửu Long thì chúng ta phải dùng cả cụm từ là "mùa lũ (lũ) ở châu thổ sông Cửu
Long". Đây là cách gọi đúng và đủ nhưng mang nặng tính bi quan, thiên về những
tác hại do lũ gây ra (lũ, lụt được ông cha ta từ xưa xếp vào một trong những thiên
tai nguy hiểm nhất), bao hàm những ý nghĩa tiêu cực của những thiệt hại về tài sản,
tính mạng không bao hàm được tính lạc quan trong chung sống với lũ.
Vì thế, ta không thể dùng khái niệm lũ, lụt, hay lũ lụt để gọi chung cho mùa
lũ ở đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Đại từ điển tiếng Việt thì:
Mùa nước nổi: Mùa lũ ở châu thổ sông Cửu Long do nước sông
Tiền và Hậu tràn bờ, làm ngập cả châu thổ với các độ sâu khác nhau và
thời gian dài ngắn khác nhau khiến chỉ cấy được một vụ lúa nổi nhưng
có tác dụng rửa mặn, xổ phèn, cả châu thổ có nước ngọt đưa vào một
lượng phù sa đáng kể [70, tr. 1049].
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam thì:
Mùa nước nổi: mùa lũ ở châu thổ sông Cửu Long. Mùa nước nổi
đưa về một khối lượng nước ngọt lớn, cùng với phù sa chi phối toàn bộ
hoạt động nông nghiệp, chế độ canh tác, các hệ thống sản xuất ở châu thổ
sông Cửu Long. Cảnh quan của châu thổ trong mùa nước nổi có những
nét đặc trưng, cũng là mùa khai thác các loài thủy sản [25, tr. 959].
Như vậy, cách gọi mùa nước nổi là cách gọi vừa ngắn, diễn tả một cách đầy
đủ nhất những đặc trưng riêng có của lũ ở đồng bằng sông Cửu Long vừa thể hiện
tính lạc quan trong quá trình chung sống và chinh phục vùng đất này của cư dân nơi
dây.
Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nhưng vùng đất Nam bộ nói
chung và vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng không phân biệt thành bốn mùa
xuân, hạ, thu, đông rõ rệt hay có nắng nóng, mưa dầm, gió bấc như miền Bắc mà
chỉ có hai mùa là mùa nắng và mùa mưa (tương ứng là mùa khô và mùa nước). Dân
gian đồng bằng sông Cửu Long thường dùng câu nói "sáu tháng đạp đất đồng khô,
nửa năm đi trên mặt nước" để hình dung một cách đơn giản về khí hậu của vùng đất
mà cha ông đã khai phá. Và khi mùa nước nổi về, cư dân vùng đồng bằng sông Cửu
Long lại tất bật chuẩn bị cho cuộc sống "đi trên mặt nước", tránh những tai họa,
khai thác những nguồn lợi mà thiên nhiên mùa nước nổi mang lại cho họ; vẫn sinh
sống, mua bán, trao đổi những vật phẩm khai thác được cũng như những hàng hóa
thiết yếu cho cuộc sống...
Mùa nước nổi là cách gọi truyền thống từ bao đời nay của người dân vùng
sông nước, là cách gọi mang đầy tính lạc quan của những cư dân khai phá và sinh
sống trên vùng đất này, thể hiện tinh thần chủ động chung sống với lũ theo hướng
khai thác mùa lũ như là một trong những lợi thế để phát triển, từ đó tác động tích
cực đến tư duy và các hoạt động cần thiết khác để cùng chung sống trong mùa nước
nổi như: chủ động điều chỉnh lịch mùa vụ để hạn chế thấp nhất những thiệt hại do
mùa nước nổi gây ra cũng như khai thác tốt nhất những lợi thế mà mùa nước nổi
mang lại cho đồng bằng sông Cửu Long để xóa đói, giảm nghèo; triển khai các mô
hình kinh tế hiệu quả cao trong mùa nước nổi để phát triển kinh tế...
Chính vì thế, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả sẽ dùng khái
niệm mùa nước nổi để chỉ mùa lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và cũng để thể hiện
rõ mục đích nghiên cứu chính của luận văn là phân tích những lợi thế của mùa nước
nổi trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang.
1.1.2. Một số khái niệm thường dùng trong phòng chống lũ lụt
Có nhiều khái niệm được dùng trong phòng chống lũ lụt, trong phạm vi
nghiên cứu của luận văn, chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu một số khái niệm thường
dùng trong phòng chống lũ lụt có liên quan như:
Điều tiết lũ là sử dụng các dung tích lớn như các hồ chứa, khu
trũng... để phân bố lại dòng chảy lũ theo thời gian, tích nước khi có lũ, xã
nước khi sông cạn kiệt.
Điều khiển lũ là sử dụng các biện pháp công trình như đê bao
ngăn lũ, kênh thoát lũ, cống điều tiết để phân bố lại dòng chảy lũ theo
không gian.
Kiểm soát lũ là khái niệm rộng hơn, trong đó chủ yếu là làm thay
đổi hướng truyền lũ, thoát lũ (theo không gian), song cũng có phần phân bố
lại lũ theo thời gian (như sử dụng một số dung tích trống, vùng trũng để
làm chậm lũ, cắt lũ, trữ nước cuối mùa lũ [46, tr. 91].
Với cách hiểu như trên, điều tiết lũ là giải pháp phòng chống lũ theo thời
gian, có tác dụng làm chậm tốc độ gia tăng của lũ trên phạm vi cả khu vực ngập;
điều khiển lũ là giải pháp phòng chống lũ theo không gian, có thể làm giảm lũ ở
vùng này và gia tăng lũ ở vùng khác, tránh hướng lũ vào những vùng có thể gây
nhiều thiệt hại, đưa hướng lũ vào những vùng ít thiệt hại; Kiểm soát lũ là giải pháp
tổng hợp của hai giải pháp điều tiết lũ và điều khiển lũ. Kiểm soát lũ là mục tiêu lâu
dài không thể chỉ thực hiện trong phạm vi vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
mà phải có một chiến lược cấp vĩ mô liên quan đến các nước, nơi lưu vực sông đi
qua, là cái đích cuối cùng mà các nhà hoạch định chính sách đang hướng tới. Hiện
tại, các công trình phòng chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long mà chúng ta đang
xây dựng là hệ thống những giải pháp nhằm từng bước kiểm soát lũ thông qua các
kênh thoát lũ, cống, đê bao kết hợp giao thông…
Với những đặc trưng riêng có của mình, mùa nước nổi có những tác động
nhất định đến phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
nói chung và An Giang nói riêng.
1.2. LỢI THẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI TRONG PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI
1.2.1. Mang một lượng phù sa lớn, màu mỡ bồi đắp cho đồng bằng sông
Cửu Long
Lưu lượng trung bình của sông Cửu Long là 10.700 m3/s, cao nhất vào mùa
nước nổi là 53.000 m3/s, thấp nhất vào mùa kiệt là 2.000 m3/s. Hàm lượng phù sa
của sông Cửu Long không cao như hàm lượng phù sa của sông Hồng nhưng do lưu
lượng dòng chảy cao, khối lượng nước lớn nên tổng khối lượng phù sa của sông
Cửu Long lên đến 150 triệu tấn/năm, gấp 7 - 8 lần tổng khối lượng phù sa của sông
Hồng. Một phần phù sa theo nước tràn đồng, lắng đọng và bồi đắp cho ruộng đồng;
một phần theo sông chảy ra cửa sông, bồi tụ cho những vùng ven biển. Chính sự bồi
lắng của phù sa đã làm cho ruộng đồng luôn trù phú, màu mỡ, tiết kiệm nhiều chi
phí trong trồng trọt, năng suất cao hơn, hiệu quả cao hơn.
Quá trình chuyển tải và bồi lắng phù sa hay nói cách khác là khối lượng phù
sa bồi đắp thực tế cho đồng bằng sông Cửu Long phụ thuộc nhiều vào vị trí vùng
đất, các công trình kiểm soát lũ, bờ bao lũ, yếu tố dòng chảy... tuy nhiên, lượng phù
sa bồi đắp cho đồng bằng sông Cửu Long hàng năm là khá cao và có chất lượng tốt
hơn lớp đất cũ. "So với đất tại chỗ, phù sa bồi lắng giàu khoáng, lân, kali hơn, có tác
dụng gia tăng độ tơi xốp, độ no bazơ và lượng lân tổng số trong đất" [46, tr. 143].
Riêng tại An Giang, theo kết quả nghiên cứu của dự án Bắc Vàm Nao - năm
2003, lượng phù sa phủ trên đồng ruộng tại An Giang là khoảng 80 tấn/ha, có chất
lượng cao hơn lớp đất mặt trước lũ.
Lượng phù sa bồi tích nhiều nhất ở điểm đặt khai số 1: 19092,2
g/m2; điểm số 4: 14314,4 g/m2; điểm số 8: 12585,5 g/m2; điểm số 22:
10851,0 g/m2; điểm số 23: 10734,4 g/m2; điểm số 19: 7696,4 g/m2; điểm
có lượng thấp nhất là 1124,5 g/m2 - điểm số 5, lượng bồi tích trung bình:
7965,6 g/m2, như vậy có thể suy ra lượng phù sa phủ lên đồng ruộng trên
1 ha khoảng 80 tấn/ha .
Thành phần hóa học của phù sa có ưu thế về "chất lượng" hơn so
với thành phần phần hóa học đất ở tầng 0 - 5 cm trước lũ
thể hiện rõ nét qua các chỉ tiêu pH, Ca2+, đạm dễ tiêu và lân tổng
số [21, tr. 7-8].
Lượng phù sa mới, có chất lượng cao hơn lớp đất mặt được bồi đắp hàng
năm do mùa nước nổi mang lại góp phần nâng dần độ cao cho vùng trũng của đồng
bằng (Tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười) và là một nhân tố chính làm cho
đồng bằng sông Cửu Long luôn trù phú, làm tăng diện tích canh tác, tăng năng suất
và tiết kiệm chi phí sử dụng phân bón.
Bên cạnh tác dụng bồi đắp phù sa làm cho đồng bằng thêm màu mỡ, nâng
dần độ cao của các vùng trũng... lưu lượng nước, độ dốc của dòng chảy còn có tác
dụng to lớn đối với vùng châu thổ là ngăn chặn mặn xâm nhập sâu vào châu thổ
sông Mêkông.
Với tổng lượng lũ lớn, thời gian kéo dài cùng với độ dốc âm
của lòng sông Tiền và sông Hậu tạo nên bức tường nước ngọt khổng lồ
có tác dụng to lớn đối với việc ngăn chặn mặn xâm nhập vào sâu châu
thổ Mêkông và giữ ngọt. Điều đó cũng có nghĩa là không nên nạo vét
các cửa sông với hy vọng tăng khả năng thoát lũ [8, tr. 12].
Điều này cũng là một khuyến cáo đối với các nhà hoạch định chính sách là
khi áp dụng các giải pháp đào kênh nhằm thoát lũ nhanh về phía biển Tây và làm
thủy lợi phải gắn với việc quy hoạch một hệ thống cống, đập thích hợp nhằm đảm
bảo thoát nước nhanh vào mùa nước nổi và giữ một mức nước thích hợp để tránh
xâm mặn vào mùa kiệt.
1.2.2. Mang lại nguồn lợi thủy sản tự nhiên đa dạng, phong phú và là
điều kiện thuận lợi cho nuôi trồng các loại thủy sản
Thành phần loài cá vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là khá phong
phú và đa dạng, chủ yếu là cá nước ngọt, thuận lợi khai thác, đem lại nguồn lợi to
lớn cho người dân trong vùng.
Thành phần loài cá vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long khá
phong phú với khoảng 183 loài thuộc 38 họ trong tổng số 267 loài cá
thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong số này, có 122 loài hiện
diện ở hạ lưu sông Mêkông thuộc địa phận Campuchia. Các loài chiếm
ưu thế thuộc nhóm cá trắng bao gồm
9 họ (114 loài). Kế đến là nhóm cá nước lợ, gồm 19 họ (46 loài); nhóm
cá đen là 8 họ (18 loài) và ít nhất là nhóm cá di cư có nguồn gốc từ biển
bao gồm 3 họ (4 loài) [46, tr. 37-38].
Trong đó, có nhiều loài có giá trị kinh tế cao trong xuất khẩu như: cá tra, cá
ba sa, cá bống tượng, cá lóc...
Vào mùa nước nổi, cá từ sông, theo nước vào tìm mồi, sinh sống và sinh
sản ở nội đồng - những vùng ngập nước vì những nơi đó vào mùa này có rất nhiều
thức ăn và thuận lợi trong cư trú. Trong những tháng mùa nước, với những điều
kiện thuận lợi trên, cá sinh sản và sinh trưởng nhanh tạo nên một trữ lượng cá tự
nhiên nội đồng khá lớn. Khi nước rút, từ nội đồng, cá lại quay về sông và người dân
rất dễ dàng đánh bắt bằng những biện pháp đơn giản như: làm đăng, đặt dớn, kéo
lưới... mang lại nguồn lợi khai thác tự nhiên to lớn cho cư dân vùng ngập lũ.
Cũng trong mùa nước nổi, lượng cá bột tự nhiên từ thượng nguồn theo nước
đổ về đã góp phần hình thành những nghề như vớt cá bột, ươm cá giống, nuôi cá...
Cư dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long đã sớm khai thác ưu thế được thiên
nhiên ưu đãi về lượng nước, dòng chảy, nguồn cá bột tự nhiên... để nuôi trồng các
loài thủy sản có giá trị xuất khẩu cao. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến nay, khi ngành
nghề nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh, lượng con giống tự nhiên không đủ cung
cấp và việc vớt cá bột ươm giống đã bị cấm theo pháp lệnh bảo vệ nguồn lợi thủy
sản nên đã hình thành và phát triển nghề sinh sản con giống nhân tạo. Trong đó phát
triển mạnh nhất là nuôi cá da trơn, chủ yếu là cá tra, ba sa… đã và đang là những
thương hiệu hàng hóa có uy tín, và chiếm lĩnh được thị trường trong nước và trên
thế giới.
Bên cạnh đó, mùa nước nổi còn đem lại cho vùng ngập lũ đồng bằng sông
Cửu Long một khối lượng nước ngọt lớn, trên một diện tích rộng hàng trăm ngàn
ha, trong thời gian tương đối dài, có độ ngập nông sâu khác nhau tùy vùng đất, tạo
nhiều điều kiện thuận lợi để khai thác diện tích mặt nước trên đồng cho nuôi nhiều
loại thủy sản và trồng nhiều loại cây thủy sinh.
1.2.3. Tháo chua, rửa phèn, giảm dịch hại và độc chất trong đất làm
sạch đất tạo điều kiện thuận lợi cho khai hoang, làm tăng diện tích đất nông
nghiệp
Do tác động của các yếu tố thiên nhiên, đất đai vùng đồng bằng sông Cửu
Long có nhiều loại đất, khi nghiên cứu, các nhà khoa học thường phân chia thành 7
nhóm đất chính là đất phù sa, đất phèn, đất mặn, đất phèn mặn, đất phù sa cổ, đất
than bùn, đất núi. Trong diện tích tự nhiên của vùng đồng bằng sông Cửu Long, các
nhóm đất chiếm diện tích nhiều là: đất phù sa có diện tích khoảng 1.094.248 ha, có
độ phì tự nhiên cao, thuận lợi cho nhiều loại cây trồng; đất nhiễm phèn có diện tích
khoảng 1.054.342 ha, có độ chua của phèn, nồng độ độc tố nhôm cao, độ phì kém,
đây là vùng đất đã và đang được tập trung khai phá nhằm tăng diện tích đất sản
xuất; đất nhiễm mặn khoảng 809.034 ha, khó có khả năng ngọt hóa, chỉ có thể trồng
được 1 vụ lúa (vào mùa mưa) và nuôi các loài hải sản.
Bảng 1.1: Các nhóm đất chính ở đồng bằng sông Cửu Long
Nhóm đất Diện tích
(ha)
Tỷ lệ (%)
1. Đất phù sa 1.094.248 28,91
2. Đất phèn 1.054.342 28,02
3. Đất mặn 890.034 21,38
4. Đất phèn mặn 631.443 16,98
5. Đất phù sa cổ 108.989 2,84
6. Đất than bùn 34.027 0,92
7. Đất núi 34.678 0,95
Nguồn: [51, tr. 38].
Vào mùa mưa, các đợt mưa đầu mùa làm hòa tan phèn tích lũy trong đất do
sự ôxy hóa trong mùa khô. Lượng mưa càng nhiều kết hợp với lượng nước từ
thượng nguồn đổ về làm loãng độ phèn và sau một thời gian dài ngâm nước, lượng
nước có chứa phèn hòa tan theo hệ thống sông ngòi, kênh rạch và hệ thống thủy lợi
thoát về hạ lưu, ra biển. Tác động này làm cho vùng đất nhiễm phèn nhẹ chuyển đổi
từ sản xuất nông nghiệp một vụ vào mùa mưa sang sản xuất được hai vụ; chuyển
đất nhiễm phèn nặng từ không sản xuất nông nghiệp được sang sản xuất một vụ và
dần chuyển sang sản xuất hai vụ; đồng thời cũng gây nhiễm phèn trên một phần
diện tích các thủy vực ven biển vào mùa mưa. Ta có thể nhìn thấy tác động tháo
chua, rửa phèn của mùa nước nổi đối với vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
theo một quy trình chung nhất qua kết quả nghiên cứu sau:
Bảng 1.2: Quá trình tháo chua, rửa phèn cho đất nhiễm phèn
trong mùa nước nổi
Thời điểm Đất phèn Nước
Đầu mùa khô (I-II) Bắt đầu ôxy hóa. Độ chua
gia tăng nhanh.
Ít đến không chua sau thời
gian dài ngâm lũ.
Giữa đến cuối mùa
khô (III-V)
Độ chua ngày càng gia tăng,
đạt cực điểm vào cuối mùa
khô.
Độ chua tăng dần theo quá
trình tiêu nước vụ Đông
xuân.
Đầu mùa mưa (VI) Rửa trôi các ion vào môi Chua cực độ do dịch phèn
trường nước. Độ chua vẫn
cao vì khoáng chất bắt đầu bị
công phá.
đậm đặc hòa tan trong nước.
Đầu mùa lũ (VII-
VIII)
Độ chua bắt đầu giảm. Độ chua vẫn còn cao.
Giữa mùa lũ (IX-X) Độ chua giảm mạnh đến
thấp nhất nhờ vào quá trình
ngâm lũ.
Độ chua bắt đầu giảm do
lượng nước về nhiều và một
phần nước phèn đã được tải
về hạ lưu.
Cuối mùa lũ (XI-
XII)
Đất ít chua. Nước ít chua nhất.
Nguồn: [46, tr. 132].
Bên cạnh tác động tháo chua, rửa phèn, mùa nước nổi còn giúp rửa sạch
những độc chất mà chủ yếu là dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn tồn đọng trên
đồng ruộng trong quá trình sử dụng; thời gian ngập lâu cũng góp phần đáng kể vào
việc giảm thiểu hay tiêu diệt các loài sâu bệnh có nguy cơ tiềm tàng trong lòng
đất…
1.3. HẠN CHẾ CỦA MÙA NƯỚC NỔI ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN KINH
TẾ - XÃ HỘI
Bên cạnh những lợi thế trên, mùa nước nổi cũng gây ra những tổn thất to
lớn cho sản xuất, kết cấu hạ tầng, tài sản của nhân dân và Nhà nước, tính mạng của
nhân dân nhất là trẻ em ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, thiệt hại lên đến
hàng ngàn tỷ đồng mỗi năm và làm tốn kém thêm công sức và hàng ngàn tỷ đồng để
khắc phục.
Trong khoảng 15 năm gần đây, liên tiếp có nhiều trận lũ lớn ở đồng bằng
sông Cửu Long gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, mà nguyên nhân chính là do
những biến động bất thường của môi trường trái đất, sự tàn phá rừng nhất là rừng
đầu nguồn, sự khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ cho dân số
và nhu cầu ngày càng tăng của con người, sự chủ quan của con người....
Lũ gây thiệt hại to lớn về tính mạng và tài sản của nhân dân, mỗi năm có
hàng trăm người bị chết đuối (trong đó phần lớn là trẻ em, nguyên nhân chính là do
sự bất cẩn của người lớn), hàng ngàn hộ dân phải di dời nhà, hàng trăm căn nhà bị
hư hỏng...; các cơ sở hạ tầng y tế - trường học - cơ quan nhà nước bị ngập, xuống
cấp nhanh, không sử dụng được...; các công trình thủy lợi, giao thông vận tải bị tàn
phá... làm gián đoạn hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội bình thường của cư dân.
Trong sản xuất nông nghiệp, lũ sớm đe dọa thu hoạch vụ lúa hè thu, gây
mất trắng hay giảm chất lượng lúa do gặt ép (lúa còn chưa thật sự chín); lũ muộn
làm chậm thời gian xuống giống vụ Đông - Xuân, làm mất tính thời vụ của vụ lúa.
Làm ngập úng, giảm năng suất thậm chí làm chết các vườn cây ăn trái, cây công
nghiệp khi nước vượt ngưỡng trung bình; phá vỡ hệ thống đê bao; một bộ phận
không nhỏ nông dân có thời gian nông nhàn khá dài trong mùa nước nổi...
Trong bảo vệ môi trường, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dòng nước
mang hàm lượng phù sa lớn gây khó khăn trong xử lý nước sinh hoạt nhất là
vùng nông thôn quen sử dụng nước sông là nước sinh hoạt chính; dòng nước bị ô
nhiễm với chất thải, chất vi sinh, các hóa chất khác từ các vùng khác trên lưu
vực chảy về; một số vùng, nước còn bị nhiễm phèn; tốn kém nhiều chi phí trong
xây dựng nhà vệ sinh tự hoại; xử lý rác thải sinh hoạt... Những nguy hiểm trên
nếu không có biện pháp phòng chống thích hợp, có thể sẽ là nơi phát sinh những
"ổ dịch" lớn và nguy hiểm như: sốt xuất huyết, dịch tả …
Ta có thể thấy tác hại của mùa nước nổi qua một số năm nước lớn (báo chí
thường gọi là lũ lớn) như: năm 1994 (tương ứng mực nước 453 cm, tại trạm Tân
Châu), làm cho 407 người chết, gây thiệt hại tài sản trị giá khoảng 2.284 tỷ đồng.
Trận lũ năm 1996 (tương ứng mực nước 487 cm, tại trạm Tân Châu), làm cho 217
người chết, gây thiệt hại tài sản trị giá khoảng 2.182 tỷ đồng Trận lũ năm 2000
(tương ứng mực nước 506 cm, tại trạm Tân Châu), làm cho 453 người chết, gây
thiệt hại tài sản trị giá khoảng 4.000 tỷ đồng.
Trận lũ lịch sử năm 2000 là trận lũ lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng nhất
trong hơn 70 năm qua. Tính đến 5/11/2000, thiệt hại do lũ gây ra ở đồng bằng sông
Cửu Long như sau:
Bảng 1.3: Thiệt hại trong mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long năm 2000
Thiệt hại Đơn vị tính Số lượng
1. Người chết/trẻ em Người 448/319
2. Số hộ bị ngập Hộ 865.166
3. Số trường/phòng học bị ngập Điểm /phòng 2.751/12.282
4. Số học sinh nghỉ học Học sinh 830.899
5. Trạm xá, bệnh viện bị ngập, hư hỏng Điểm 376
6. Đường giao thông bị ngập Km 11.010
7. Thiệt hại về thủy lợi
- Sạt lở bờ bao, kênh M3 27.822.400
- Đê, bờ bao bị hư hại Km 1.470
- Cống, bộng, đập bị hư hại Cái 2.440
8. Thiệt hại về nông nghiệp Ha 330.266
Tổng trị giá thiệt hại Tỷ đồng 4.000
Nguồn: [52, tr. 10].
Qua phân tích lợi thế và hạn chế của mùa nước nổi đối với phát triển kinh tế
- xã hội ở An Giang, chúng ta nhận thấy, mùa lũ đối với vùng ngập lũ đồng bằng
sông Cửu Long có tác động hai mặt: tích cực và tiêu cực. Mặt tiêu cực, lũ gây thiệt
hại to lớn trên nhiều mặt như: tính mạng, tài sản, thiệt hại cơ sở hạ tầng, gián đoạn
các hoạt động kinh tế - xã hội... Mặt tích cực, lũ cũng mang đến những yếu tố sinh
thái đặc trưng, những nguồn lợi về nước ngọt, phù sa, thủy sản... là những tiềm
năng có thể khai thác để phát triển vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Nhận
dạng được tính 2 mặt của mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là một
trong những nhân tố quan trọng cho việc hình thành những đối sách với lũ ở vùng
ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long. Chính tính đặc trưng riêng có này đã hình thành
nên cách gọi mùa nước nổi để gọi mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
nhằm thể hiện tính lạc quan của cư dân trong quá trình khai phá vùng đất này cũng
như nhấn mạnh đến những nguồn lợi tự nhiên được mang đến trong mùa nước nổi
mà con người có thể khai thác được.
Sông Mêkông là sông lớn, có lưu vực rộng, gắn chặt với môi trường tự
nhiên, kinh tế và cả văn hóa của những quốc gia nơi lưu vực sông Mêkông chảy
qua. Lũ ở lưu vực sông Mêkông nói chung và lũ ở đồng bằng sông Cửu Long nói
riêng là một hiện tượng tự nhiên gắn liền với quá trình khai thác, hình thành và
phát triển của vùng đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Đối sách với lũ ở vùng
ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long phải được tiếp cận từ quan điểm lịch sử, hợp
quy luật, đặc điểm riêng, từ việc nhận dạng được tính hai mặt, là đặc trưng riêng
có của mùa lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
Từ thế kỷ thứ 19, Ph. Ăngghen cũng đã chỉ ra rằng, con người có thể thống
trị được giới tự nhiên không phải bằng cách chinh phục và đối đầu với giới tự nhiên
mà phải tìm, nắm bắt và nhận thức được những quy luật của giới tự nhiên để phục
vụ cho quá trình phát triển của loài người.
… Và tất cả sự thống trị của chúng ta đối với giới tự nhiên biểu
hiện ở chỗ là chúng ta có ưu thế hơn tất cả các sinh vật khác, nghĩa là
chúng ta nhận thức được quy luật của giới tự nhiên và có thể sử dụng
được những quy luật đó một cách chính xác.
Và trên thực tế, chúng ta học hỏi để hiểu được một cách chính
xác hơn những quy luật đó, và biết được những hậu quả gần gũi cũng
như xa xôi của những sự can thiệp tích cực của chúng
ta vào trong tiến trình bình thường của các sự vật trong giới tự nhiên [1,
tr. 269-270].
Các kết quả nghiên cứu khoa học trong những năm gần đây cũng cho thấy
bên cạnh những tác hại, lũ ở đồng bằng sông Cửu Long cũng mang lại nhiều lợi ích
thiết thực mà nếu biết khai thác hợp lý vào quá trình phát triển thì đó sẽ chính là
những tặng phẩm quý giá mà thiên nhiên đã ban cho vùng đất này. Vì thế, đối sách
với lũ được chọn cho vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là "không chống lũ
triệt để như đồng bằng Bắc bộ, không xa lánh lũ, hãy chung sống hòa thuận với lũ
một cách chủ động, ổn định và khai thác những lợi thế của lũ mang lại để phát
triển", đây chính là là con đường đúng đắn và hiệu quả nhất cho vấn đề ổn định đời
sống, phát triển kinh tế - xã hội ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long trong
điều kiện có lũ hàng năm.
Đối sách này có những đặc trưng cơ bản là: phải nắm được quy luật hoạt
động tự nhiên của lũ để có được những dự báo lũ kịp thời và thích hợp; chủ động
nghiên cứu để có đánh giá cơ bản về những diễn biến bất thường của lũ dưới tác
động khai phá thiên nhiên của con người; phải có những giải pháp đồng bộ về quy
hoạch cơ sở hạ tầng dần theo hướng kiểm soát lũ để hạn chế thấp nhất những thiệt
hại do lũ mang lại; có những giải pháp tổng hợp về kinh tế - môi trường - văn hóa -
xã hội thích hợp để khai thác có hiệu quả những lợi thế do lũ mang lại vào quá trình
phát triển.
Đối sách này được lựa chọn dựa trên những kinh nghiệm được đúc kết từ
thực tiễn quá trình khai phá vùng đồng bằng sông Cửu Long của người dân Nam
bộ; dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật hiện đại giúp chúng ta có thể nắm
bắt được quy luật vận động cơ bản của lũ, có thể dự báo tương đối chính xác diễn
biến lũ...; dựa trên những công trình cơ sở hạ tầng điều khiển lũ và hướng tới mục
tiêu lâu dài là kiểm soát lũ cho vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, đã và đang
được quy hoạch xây dựng nhằm giúp duy trì cuộc sống bình thường cho nhân dân
trong mùa nước nổi...
Các tác động trên đã giúp hạn chế thấp nhất những tác hại trong mùa nước
nổi thì việc phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện chung sống trong mùa nước
nổi như thế nào nhằm khai thác lợi thế mùa nước nổi cho phù hợp với điều kiện
phát triển của từng địa phương là một vấn đề rất quan trọng và
cần thiết.
Chương 2
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG MÙA NƯỚC NỔI
Ở AN GIANG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA AN GIANG
2.1.1. Vị trí địa lý
An Giang là tỉnh nằm phía Tây Nam của Việt Nam, nằm giữa sông Tiền và
sông Hậu, có tọa độ từ 100 đến 110 và 104,70 đến 105,50 kinh Đông, phía đông giáp
tỉnh Đồng Tháp, phía tây giáp tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, phía bắc giáp Campuchia.
Có đường biên giới Việt Nam - Campuchia dài gần 100 km với hai cửa khẩu quốc tế là
Tịnh Biên (thuộc huyện Tịnh Biên) và Vĩnh Xương (thuộc huyện Tân Châu); một
cửa khẩu quốc gia là Khánh Bình (thuộc huyện An Phú).
Diện tích toàn tỉnh là 3.424 km2 với 11 đơn vị hành chính là: thành phố
Long Xuyên, thị xã Châu Đốc, 9 huyện là An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Chợ Mới,
Phú Tân, Thoại Sơn, Tri Tôn, Tịnh Biên, Tân Châu với 150 xã, phường, thị trấn.
Trung tâm hành chính, kinh tế, văn hóa của tỉnh là thành phố Long Xuyên.
So với các tỉnh trong khu vực, An Giang là tỉnh có đặc trưng riêng biệt như:
có đồng bằng (trên 70% diện tích là đất phù sa hoặc có nguồn gốc phù sa do bồi đắp
hàng năm), có núi, có rừng, có tài nguyên khoáng sản và nhiều di tích văn hóa lịch
sử... giúp tỉnh có thể phát triển một nền kinh tế tương đối đa dạng. Căn cứ vào địa lý
kinh tế tự nhiên, An Giang hình thành hai vùng rõ rệt:
Vùng đất cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu chiếm 30% diện tích,
thuộc địa giới hành chính của 4 huyện cù lao: An Phú, Tân Châu, Phú Tân, Chợ
Mới là vùng đồng bằng rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Vùng tứ giác Long Xuyên nằm ở phía Tây sông Hậu, chiếm 70% diện tích
của tỉnh. Vùng này được chia thành hai tiểu vùng: đồng bằng và núi. Vùng núi
ngoài những khối núi lớn, có tiềm năng về khoáng sản, vật liệu xây dựng, nguồn
nước khoáng... còn có triển vọng phát triển du lịch với nhiều danh lam thắng cảnh,
di tích văn hóa lịch sử.
Tóm lại, An Giang nằm ở cửa ngõ Tây Nam của đất nước, cửa ngõ quan
trọng có tuyến đường thủy, đường bộ quốc tế quan trọng nối Campuchia, Lào, Thái
Lan với đồng bằng sông Cửu Long và biển Đông. Vị trí địa lý này là một điều kiện
thuận lợi lớn cho tỉnh phát triển một nền kinh tế thị trường đa dạng nhất phát triển
kinh tế thương mại với Campuchia và các nước ASEAN đất liền, mở rộng giao lưu
kinh tế với bên ngoài; phát triển mạnh một số ngành du lịch, vận tải và gia công chế
biến.
2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên đất: An Giang có 37 loại đất khác nhau, hình thành 6 nhóm đất
chính, trong đó chủ yếu là đất phù sa 151.600 ha chiếm 44,5% diện tích đất tự
nhiên, đất phù sa có phèn 93.800 ha chiếm 27,5%, nhóm đất phát triển tại chỗ và
phù sa cổ 24.700 ha chiếm 7,3%, còn lại là các nhóm đất khác. Trên 70% diện tích
đất là đất phù sa hoặc đất có nguồn gốc phù sa do bồi đắp hàng năm, địa hình bằng
phẳng, thích nghi đối với nhiều loại cây trồng.
Tài nguyên rừng: An Giang có trên 583 ha rừng tự nhiên, là rừng ẩm nhiệt
đới, đa số là cây lá rộng với 154 loài cây quý hiếm thuộc 54 họ. Năm 2000, đất rừng là
12.443 ha và 30.500 ha diện tích cây phân tán, theo kế hoạch, dự kiến đến năm
2005 sẽ phát triển được 15.755 ha đất rừng và 50.000 ha cây phân tán. Rừng tập
trung chủ yếu ở vùng Bảy Núi, tạo nhiều phong cảnh đẹp, có giá trị môi sinh, bảo
vệ nguồn gen quý hiếm nhiều hơn là kinh tế...
Tài nguyên thủy sản: Nguồn lợi thủy sản tự nhiên trên sông Tiền và Hậu là
rất lớn, tuy nhiên do sự gia tăng dân số và sự khai thác không định hướng trong một
thời gian dài làm cho nguồn thủy sản tự nhiên không còn phong phú như trước. Chế
độ nước tự nhiên và hệ thống kênh, rạch, ao, hồ đã tạo ra những điều kiện thuận lợi
cho phát triển nghề nuôi trồng thủy sản (đặc biệt là nuôi cá bè) trở thành nghề
truyền thống của nhân dân địa phương - thế mạnh đặc trưng của An Giang. Trong
những năm gần đây, nuôi trồng thủy sản nhất là cá basa, cá tra, tôm, cá rô phi đơn
tính... là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ đứng sau gạo và ngày càng chiếm
tỷ trọng cao trong GDP và cơ cấu xuất nhập khẩu của An Giang. Phát triển mạnh
nghề nuôi trồng thủy sản không chỉ tạo thế mạnh xuất khẩu với hàng hóa chủ lực,
tăng GDP mà còn góp phần nâng cao mức sống cho một bộ phận không nhỏ dân
cư...
Bảng 2.1: Hiện trạng nuôi trồng và khai thác thủy sản năm 2000 - 2004
ở An Giang
Năm 2000 2001 2002 2003 2004
1. Diện tích nuôi trồng 1.252,21 1.252,11 1.787,77 1.560,90 1.896,35
- Tôm (ha) 5,50 235,44 282,88 370,10 560
- Cá (ha) 1.209,44 983,7 1.464,63 1.101,30 1.217,15
- Bè (cái) 3.086 3.237 4.053 3.178 3.504
2. Sản lượng (tấn)
- Cá 148.633 156.291 169.946 187.631 196.507
- Tôm 91,4 265 390 523 713
- Khác 22.670 23.657 20.324 16.135 15.517
- Chia ra:
Nuôi trồng 80.156 83.643 111.599 136.825 154.675
Khai thác 91.268 96.570 79.061 67.473 58.062
3. Giá trị sản xuất (tr.đồng) 1.231.46
6
1.351.26
3
1.612.58
3
1.764.71
3
2.329.12
8
- Nuôi trồng 840.939 907.351 1.271.53
0
1.340.96
6
1.929.91
7
- Khai thác 352.693 368.298 294.856 363.424 329.267
- Dịch vụ thủy sản 37.835 39.614 46.196 60.323 69.944
4. Trị giá xuất khẩu
(1000USD)
23.801 34.407 62.502 52.448 124.841
- Sản lượng xuất khẩu (tấn) 5.645 12.538 24.430 23.155 40.410
Nguồn: [20].
Tài nguyên nước: Với lượng mưa bình quân hàng năm là 1.418 mm, lượng
nước do sông Tiền và sông Hậu cung cấp là nguồn nước mặt và trữ lượng nước
ngầm dồi dào đủ cho phát triển nông nghiệp, công nghiệp và sinh hoạt cho dân cư
trong vùng cả trong mùa khô. Vào mùa nước nổi, với một diện tích ngập nước có
thể khai thác cho nuôi thủy sản, trồng những hoa màu đặc trưng trong mùa nước nổi
khoảng trên 200.000 ha.
Tài nguyên khoáng sản: So với các tỉnh khác trong vùng, An Giang có
nguồn tài nguyên khoáng sản khá phong phú với trữ lượng ước tính như sau: đá
granit trên 7 tỷ m3, đá cát kết trên 400 triệu m3, sét gạch ngói 40 triệu m3, cao lanh
2,5 triệu tấn, vỏ sò trên 30 triệu m3... là lợi thế của An Giang so với các tỉnh trong
khu vực nhất là cho việc sản xuất vật liệu phục vụ cho nhu cầu xây dựng.
Tóm lại, lợi thế so sánh của An Giang về tài nguyên thiên nhiên thể hiện tập
trung trên ba lĩnh vực: sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, có tiềm năng về
khoáng sản. Trong sản xuất nông nghiệp, tăng nhanh số lượt vòng quay của đất kết
hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng tích cực, đẩy
mạnh công nghệ sau thu hoạch... để nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả sử
dụng đất giúp cho An Giang trở thành một trong những tỉnh dẫn đầu về sản lượng
lương thực trên toàn quốc. Trong nuôi trồng thủy sản, việc đầu tư phát triển mạnh
nghề nuôi cá theo hướng công nghiệp kết hợp các yếu tố giữ gìn môi trường sinh
thái và an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Việt Nam
và quốc tế, giúp cho sản phẩm thủy sản xuất khẩu của An Giang chiếm tỷ trọng
tương đối lớn so với các tỉnh trong khu vực và là một trong những tỉnh cung cấp
nguồn nguyên liệu chế biến thủy sản xuất khẩu cho các tỉnh bạn.
2.1.3. Điều kiện kinh tế
Từ một tỉnh thuần nông, cơ cấu kinh tế của An Giang đã dần chuyển đổi
theo hướng tích cực. Tỷ trọng khu vực I ngày càng giảm, tỷ trọng của khu vực II và
III ngày càng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 1985 - 2004 là
11,7%. Khu vực I từ 53,6% (năm 1995) giảm xuống còn 41,6% (năm 2000) và
37,9% (2004), dự kiến giảm còn 35,2% vào 2005; khu vực II từ 11% (năm 2000)
tăng lên 12% (2004), dự kiến năm 2005 tăng lên 12,4%; khu vực III từ 34,7% (năm
1995) tăng lên 47,3% (năm 2000) và 50,1% (2004), dự kiến tăng lên 52,4% vào
2005. Trong khu vực I, từ cơ cấu độc canh cây lúa đã chuyển sang cơ cấu kinh tế
nông nghiệp tổng hợp như: lúa - màu - lúa, lúa - màu - màu, lúa - cá, lúa - cá (tôm)
chân ruộng... làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm quốc nội trên địa bàn và cơ cấu kinh tế
Năm 2000 2001 2001 2003 2004
1. GDP trên địa bàn
(triệu đồng)
9.472.151 10.069.233 11.778.830 13.233.906 15.603.802
- Khu vực I 3.937.257 4.016.145 4.695.797 5.151.532 5.913.355
- Khu vực II 1.057.920 1.230.773 1.475.638 1.647.296 1.896.763
- Khu vực III 4.476.974 4.822.315 5.670.395 6.435.078 7.820.684
2. Cơ cấu (%)
- Khu vực I 41,6 39,9 39,9 38,9 37,9
- Khu vực II 11,2 12,2 12,5 12,4 12,0
- Khu vực III 47,3 47,9 47,6 48,6 50,1
3. Bình quân đầu
người (1.000đ/người)
4.560 4.796 5.533 6.165 7.190
Nguồn: [20].
Về xuất nhập khẩu, năm 2004 tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 260 triệu USD,
dự kiến năm 2005 đạt khoảng 300 triệu USD, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu
người đạt 120 USD. Mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là thủy sản (48%), gạo
(36%), còn lại là các ngành hàng khác. An Giang đã có quan hệ mua bán với gần 60
quốc gia, chất lượng các mặt hàng xuất khẩu càng được nâng cao và đã tạo được uy
tín trên thị trường thế giới.
Thương mại được mở rộng từ thành thị đến nông thôn, từ trong nước ra
ngoài nước, cơ sở hạ tầng thương mại được đầu tư phát triển nhất là các chợ ở trung
tâm thị trấn, các chợ biên giới, cửa khẩu. Tổng mức bán lẻ hàng hóa năm 2004 đạt
12.651 tỷ đồng.
Ngành du lịch đã đầu tư mở rộng và xây dựng mới nhiều điểm du lịch gắn
kết chặt với những cảnh quan thiên nhiên nhiên và những di tích văn hóa lịch sử,
thu hút trên 2 triệu lượt khách mỗi năm, mang lại doanh thu khoảng 70.450 tỷ đồng
(năm 2004).
2.1.4. Những vấn đề xã hội
Phong trào khai hoang, phục hóa, đổi mới chính sách trong nông nghiệp,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giúp vốn giải quyết việc làm... đã giải quyết cho việc
làm và tạo thu nhập cho hàng trăm ngàn lao động, hàng ngàn hộ vươn lên thoát
nghèo. Mức sống của nhân dân được nâng lên, bình quân thu nhập trên đầu người
đạt 500USD; số hộ nghèo từ 10,6% năm 1996 giảm còn 4,96% năm 2003 và 4,5% năm
2004 (20.430 hộ); nhà ở kiên cố và bán kiên cố chiếm 32%...
Mạng lưới y tế được quan tâm phát triển, hiện toàn tỉnh có 17 bệnh viện, 12
phòng khám đa khoa khu vực, 150 trạm y tế xã phường (đều có bác sĩ), tổng số
4.200 giường bệnh, đạt tỷ lệ 9,1 bác sĩ và 18,4 giường bệnh trên 10.000 dân, tỷ lệ
trẻ em suy dinh dưỡng giảm còn 27,6%.
Năm 2000, tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học,
năm 2003 hoàn thành chương trình xóa mù chữ, 45,33% xã, phường đạt chuẩn phổ
cập trung học cơ sở. Hệ thống trường lớp ngày càng tăng nhanh về số lượng lẫn
chất lượng. Năm học 2004 - 2005, toàn tỉnh hiện có 144 trường mẫu giáo với 1.192
lớp và có 35.989 học sinh; hệ phổ thông có 598 trường, 8.239 phòng học và có
375.302 học sinh. Tỉnh hiện có 3 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường dạy
nghề và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh. Đặc biệt, trường Đại học An
Giang được thành lập đã nhanh chóng phát triển, hòa nhập vào mặt bằng phát triển
chung của khu vực, thực sự trở thành trung tâm đào tạo, cung cấp đội ngũ cán bộ
trẻ, có trình độ chuyên môn cao cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh
nhà.
Dân số An Giang là 2.049.000 người vào năm 1999, đến năm 2004 là
2.200.000 người, mật độ dân số khoảng 646 người/km2, dân số thành thị khoảng
26,6%. Có 4 dân tộc chủ yếu: người Kinh chiếm 91% dân số, Hoa 5%, Khơme 4,3%
và Chăm khoảng 0,6%. Số người trong độ tuổi lao động so với dân cư khoảng 61%.
Tốc độ tăng dân số ngày càng giảm, từ 2,1% năm 1990 giảm xuống còn 1,39% năm
2004.
Trình độ dân cư từng bước được nâng cao nhưng vẫn còn thấp so với mặt
bằng chung của khu vực và cả nước, lực lượng lao động dồi dào nhưng chất lượng
còn thấp, lao động có kỹ năng còn thiếu; lao động phần nhiều là thuần nông chưa
quen với tác phong công nghiệp, chưa qua đào tạo... là những khó khăn lớn cho quá
trình phát triển của tỉnh.
2.1.5. Cơ sở hạ tầng
Đầu tư xây dựng phát triển không ngừng gia tăng, ước thực hiện năm 2003
đạt 7.410 tỷ đồng, trong đó huy động vốn trong lỉnh trên 63%. Đầu tư xây dựng cơ
bản được tỉnh quan tâm là trong thủy lợi, giao thông nông thôn, điện, các công trình
phúc lợi khác. Quan điểm chung là xây dựng hệ thống thủy lợi, thoát lũ kết hợp
phát triển giao thông và xây dựng nông thôn tạo điều kiện cho nhân dân chung sống
an toàn trong mùa nước nổi . Phương thức đầu tư là vốn ngân sách và có chính sách
huy động vốn nhàn rỗi trong dân, Nhà nước và nhân dân cùng làm. Giai đoạn 1990
- 2004 đã tôn cao, mở rộng đường lộ nông thôn với chiều dài 2.002 km, trong đó:
nhựa hóa 600 km, bê tông hóa 400 km, xây mới và nâng cấp 891 cầu giao thông
nông thôn... tạo điều kiện cho ôtô đến được trung tâm xã, thuận lợi cho giao lưu
trong xã hội (nhân dân đóng góp khoảng 77% tổng kinh phí, tương đương 1.208 tỷ
đồng).
Hệ thống điện, nước nông thôn cũng được chú trọng đầu tư, tiêu chí đánh
giá là tỷ lệ hộ được thụ hưởng. Đến nay, 95% hộ được sử dụng lưới điện quốc gia;
80% hộ được dùng nước sạch (không tính các hộ vào sinh sống trong các cụm,
tuyến dân cư chưa được xây dựng đồng bộ).
Bên cạnh đó, việc triển khai thực hiện Quyết định 99/TTg của Thủ tướng
Chính phủ tại An Giang đã đạt kết quả như sau:
Tính đến 10/12/2004 An Giang đã triển khai xây dựng 177/178 cụm, tuyến
dân cư và đã hoàn thành được 159 cụm, tuyến.
Cho vay vốn tôn nền nhà vượt lũ và làm nhà sàn cho 97.000 hộ với số tiền
465 tỷ đồng.
Nâng cấp 2.631 km đường giao thông đạt cao trình đỉnh lũ Tân Châu 5m,
trong đó có 2.382 km đường giao thông nông thôn.
Đến tháng 10/2002 đã xây dựng được 3.369 phòng học, 10 trung tâm có cao
trình vượt mức nước 5,0 m tại Tân Châu. Dự kiến đến cuối năm 2005 sẽ xây mới
thêm 1.500 phòng học, đảm bảo việc học tập bình thường trong mùa nước nổi cho
học sinh.
Hệ thống cơ sở hạ tầng trên đã góp phần tích cực trong phát triển kinh tế -
xã hội, trong việc giảm thiểu những thiệt hại về người và của trong mùa nước nổi
như: đảm bảo giao thông nông thôn thông suốt trong mùa nước nổi; các điểm
trường không ngập nước và không có học sinh phải nghỉ học trong mùa nước nổi
(nếu mùa nước nổi năm 2000 có 462 điểm trường bị ngập, 130.758 học sinh phải
nghỉ học thì từ mùa nước nổi năm 2003 đến nay, chỉ có 38 điểm trường bị ngập sân
và không có học sinh phải nghỉ học); việc chung sống trong mùa nước nổi của
người dân ngày càng trở nên an toàn hơn (nếu mùa nước nổi năm 2000 có 14.817
hộ phải di dời tránh lũ, 134 người chết thì đến năm 2004 chỉ có 1.989 hộ phải di dời
và chỉ có 16 người chết)… Đây chính là một trong những yếu tố quyết định đảm
bảo sinh hoạt bình thường và chung sống an toàn của nhân dân trong mùa nước nổi,
tạo tiền đề quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi ở An
Giang.
2.1.6. Chế độ thủy văn mùa nước nổi
Nằm ở vị trí trung tâm của hạ lưu lưu vực sông Mêkông, là một trong
những tỉnh đầu nguồn, ngoài những ảnh hưởng chung của chế độ thủy văn toàn
vùng, chế độ thủy văn trong mùa nước nổi ở An Giang có ba đặc trưng khác biệt có
tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội như sau:
Mực nước đầu mùa ở Tân Châu thường đạt 3,50 m vào sau tháng 7 nên phải
bố trí thu hoạch vụ lúa hè thu dứt điểm trước cuối tháng 7 để đảm bảo an toàn và
tránh lũ đầu mùa.
Khi mực nước tại Tân Châu đạt 4 m thì đa phần diện tích đất nông nghiệp của
tỉnh bị ngập. Khi mực nước lớn nhất trong năm thì các huyện thượng nguồn có độ
ngập từ 3 m - 4 m, các huyện hạ nguồn ngập từ 1,50 m - 2m.
Thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa nước nổi khá dài, dao động từ 4 đến 7
tháng, có tác động xấu đến mùa vụ nhưng thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.
Từ đặc trưng trên ta nhận thấy, các yếu tố như: tính thời vụ và cơ cấu mùa
vụ và thời gian bắt đầu và kết thúc của mùa nước nổi có vai trò quan trọng trong
chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi (điều này sẽ
được phân tích ở những tiết sau).
2.2. NHỮNG KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU TRONG THỰC HIỆN CHỦ
TRƯƠNG CHỦ ĐỘNG CHUNG SỐNG TRONG MÙA NƯỚC NỔI Ở AN
GIANG
Trước hiện trạng ảnh hưởng của lũ, trên cơ sở những định hướng quy hoạch
lũ, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Chính
phủ đã ban hành một hệ thống chính sách đồng bộ cho chương trình chung sống với lũ
ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có các quyết định quan trọng, có tác động thúc
đẩy nhanh quá trình phát triển của đồng bằng sông Cửu Long nói chung và vùng ngập
lũ đồng bằng sông Cửu Long nói riêng.
Mục tiêu chính của các chính sách này là nhằm đảm bảo an toàn tính mạng
nhân dân, bảo vệ tài sản, ổn định đời sống, phát triển cơ sở hạ tầng, đảm bảo an
ninh quốc phòng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bằng sông Cửu
Long theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các chính sách đồng bộ trên nhằm
từng bước xây dựng hoàn thiện một chương trình kiểm soát lũ ở vùng ngập lũ đồng
bằng sông Cửu Long theo hướng khai thác tiềm năng giàu có của vùng đất này.
Các chương trình trên đã phát huy tác động tích cực, có tác động to lớn đến ổn
định đời sống nhân dân, tác động toàn diện cơ sở hạ tầng - giao thông - thủy lợi, từ
đó tác động tích cực đến kinh tế - xã hội vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long
nói riêng và cả vùng châu thổ sông Cửu Long nói chung.
Có thể nhận định tổng thể sau 5 năm 1996 - 2000 thực hiện
Quyết định 99/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, bức tranh đồng bằng
sông Cửu Long đã thay đổi to lớn, toàn diện cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã
hội, cảnh quan môi trường [8, tr. 11].
Đối với An Giang, các công trình của Trung ương và các công trình xây
dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh đã có tác động tích cực đến việc ổn định kinh tế - xã
hội, đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa nước nổi... hay
nói cách khác, các công trình trên đã mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc giảm thiểu
những thiệt hại trong mùa nước nổi hàng năm.
Bảng 2.3: So sánh mực nước và một số chỉ tiêu thiệt hại cơ bản
trong mùa nước nổi ở An Giang
Năm 1996 2000 2001 2002 2003 2004
1. Mực nước (tại Tân
Châu)
4,86 5,06 4,78 4,82 4,06 4,41
2. Tổng thiệt hại (tỷ đồng) 338 842 172 79 4 10,3
3. Học sinh nghỉ học 188.422 130.758 34.179 8000 Không không
4. Số người chết/trẻ em 35/32 134/94 135/104 54/50 6/6 19/15
5. Nhà ngập, di dời... 120.808 167.650 33.471 22.130 616 2.624
Nguồn: [20], [63], [64], [65], [66], [67].
Từ bảng trên ta nhận thấy: Nếu bỏ qua trận lũ lịch sử năm 2000 (lớn nhất
trong hơn 70 năm qua ở đồng bằng sông Cửu Long) thì với mực nước tương đương
năm 1996 (mực nước năm 1996 được lấy làm chuẩn để tính toán cao trình của các
công trình xây dựng phục vụ cho chung sống với lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông
Cửu Long), tổng thiệt hại trong mùa nước nổi của năm 2001 và 2002 thấp hơn
nhiều lần so với năm 1996 (riêng năm 2003 là năm nước về muộn và thấp hơn mức
trung bình các năm nên thiệt hai là không đáng kể). Một số chỉ tiêu qua trọng như:
nhà di dời, bị ngập càng giảm, tính "an cư" trong đời sống cư dân dần được thể hiện
rõ; học sinh phải nghỉ học trong mùa nước nổi ngày càng giảm và từ 2003 không có
học sinh phải nghỉ học trong mùa nước nổi...
Điều này cho ta thấy rằng: với mức nước tương đương với mức nước năm
1996, thiệt hại trong mùa nước nổi từ sau năm 2000 đến nay ở An Giang đã giảm
dần, đây là tiền đề cần thiết cho việc hoạch định một chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội trong mùa nước nổi, là một bước tổng kết thực tiển nhằm khai thác tối đa lợi
thế của hệ thống các công trình thủy lợi, giao thông nông thôn và các công trình cơ
sở hạ tầng khác cũng như các lợi thế tự nhiên của mùa nước nổi vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy quá trình khai thác lợi thế mùa nước nổi của cư dân
từ tự phát lên tự giác theo quy hoạch và sự hỗ trợ có định hướng của Nhà nước.
Từ những kết quả trên và từ thực tiễn của địa phương, ngày 14/10/2002, Ban
cán sự Đảng - Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã xây dựng đề án 31/ĐA.BCS về
"Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa cho
nhân dân trong mùa nước nổi" nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện, bền
vững kinh tế, văn hóa, xã hội tỉnh nhà, thúc đẩy, định hướng, quy hoạch và đầu tư
hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm cho việc chủ động chung sống trong mùa nước nổi
của nhân từ tự phát lên tự giác có định hướng, quản lý của nhà nước, xóa bỏ tâm lý
bi quan, những ám ảnh tiêu cực do những thiệt hại vật chất và sinh mạng trong mùa
nước nổi. Đề án được xây dựng nhằm thực hiện mục tiêu:
Trong mùa nước nổi (mức nước dưới 5 m tại Tân Châu) sống và
sinh hoạt bình thường, an toàn; phát triển ngành nghề sản xuất để có thu
nhập và thu nhập cao; phát huy các loại hình sinh hoạt văn hóa trong
mùa nước... làm nổi bật nét văn hóa và làm phong phú thêm nếp sống
văn minh ở một miền sông nước [3, tr. 4].
Với một hệ thống các chính sách đồng bộ như: xây dựng các cụm tuyến dân
cư, phân loại hộ nghèo để có từng chính sách hỗ trợ thích hợp, cấp phát xuồng cho
hộ nghèo loại A, cho vay vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển ngành
nghề, đào tạo nghề... Qua 3 năm thực hiện đề án 31, phát triển kinh tế - xã hội trong
mùa nước nổi ở An Giang đã đạt được những kết quả cụ thể sau:
2.2.1. Phát triển sản xuất quanh năm trên diện tích rộng, quy mô lớn,
làm tăng giá trị sản xuất cũng như giá trị tăng thêm cho ngành nông nghiệp,
đóng góp đáng kể vào sự tăng GDP của tỉnh
Vào mùa nước nổi hàng năm, hoạt động chính của các địa phương trong
vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An Giang nói riêng chỉ tập
trung cho công tác phòng chống lũ như bảo vệ đê, các công trình cơ sở hạ tầng, tính
mạng và tài sản của nhân dân, còn sản xuất trong mùa nước nổi chủ yếu là khai thác
thủy sản tự nhiên mang tính tự phát của cư dân.
Từ năm 2002 đến nay, các hoạt động trong mùa nước nổi không chỉ đơn
thuần là phòng chống lũ lụt và khai thác thủy sản tự nhiên mà còn là một loạt các
hoạt động sản xuất dựa trên các lợi thế và các yếu tố đặc trưng trong mùa nước nổi,
hình thành nhiều mô hình sản xuất trong mùa nước nổi như: trồng lúa vụ 3, trồng
màu vụ 3; nuôi trồng thủy sản trong chân ruộng, mùng, vèo, đăng quầng, bể đất;
chăn nuôi; các ngành nghề trong mùa nước nổi...
Các mô hình phát triển sản xuất trong mùa nước nổi được tổng kết từ thực
tiễn và được triển khai nhân rộng, phát triển mạnh và có đóng góp tích cực cho kinh
tế tỉnh nhà. Phát triển sản xuất trong mùa nước nổi đã tạo nên một giá trị sản xuất là
4.023.477 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 20,14% so với sản xuất 2 vụ chính và 16,71% so
với toàn ngành nông nghiệp; tạo ra một giá trị tăng thêm là 2.029.594 triệu đồng
chiếm tỷ lệ 20,05% so với sản xuất 2 vụ chính và 16,60% so với toàn ngành nông
nghiệp.
Bảng 2.4: Kết quả phát triển sản xuất trong mùa nước nổi tại An Giang
Diễn giải
Đơn vị
tính
Năm
Tổng cộng
2002 2003 2004
1. Kết quả sản xuất trong
mùa nước nổi
- Giá trị sản xuất Tr.đồng 1.077.02
7
1.384.79
1
1.561.65
9
4.023.477
- Giá trị tăng thêm Tr.đồng 576.081 686.543 766.970 2.029.594
2. Kết quả sản xuất trong hai
vụ chính
- Giá trị sản xuất Tr.đồng 6.314.14
0
6.625.82
8
7.041.60
4
19.981.572
- Giá trị tăng thêm Tr.đồng 3.316.58
7
3.311.87
6
3.496.45
9
10.124.922
3. Kết quả sản xuất trong
toàn ngành nông nghiệp
- Giá trị sản xuất Tr.đồng 7.392.46
8
7.982.10
6
8.699.69
8
24.074.272
- Giá trị tăng thêm Tr.đồng 3.890.03
8
3.997.05
8
4.339.41
6
12.226.512
4. Kết quả sản xuất trong
mùa nước nổi so với sản
xuất trong hai vụ chính
Bình quân
(%)
- Giá trị sản xuất % 17,06 20,90 22,18 20,14
- Giá trị tăng thêm % 17,37 20,73 21,94 20,05
5. Kết quả sản xuất trong
mùa nước nổi so với toàn
ngành nông nghiệp
- Giá trị sản xuất % 14,57 17,35 17,95 16,71
- Giá trị tăng thêm % 14,81 17,18 17,67 16,60
1. Kết quả sản xuất trong
mùa nước nổi so với tổng
sản phẩm trên địa bàn
- Tổng sản phẩm trên địa
bàn
Tr.đồng 11.750.51
1
13.233.90
6
15.603.80
2
- Tỷ lệ % 9,17 10,46 10,01 9,88
Nguồn: [20], [42].
0
1000
2000
3000
4000
5000
6000
7000
8000
9000
2002 2003 2004
Giá trị sản xuất trong mùa nước nổi
Giá trị sản xuất trong hai vụ chính
Giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2002 2003 2004
Giá trị sản xuất tăng thêm trong mùa nước nổi
Giá trị sản xuất tăng thêm trong hai vụ chính
Giá trị sản xuất tăng thêm trong toàn ngành
nông nghiệp
Biểu đồ 2.1: So sánh giá trị sản xuất
trong mùa nước nổi với giá trị sản xuất 2
vụ chính và toàn ngành nông nghiệp
Biểu đồ 2.2: So sánh giá trị tăng thêm
trong mùa nước nổi với giá trị tăng thêm 2
vụ chính và toàn ngành nông nghiệp
Riêng đối với nuôi trồng và khai thác thủy sản - một trong những lợi thế
thiên nhiên ban tặng trong mùa nước nổi, giá trị sản xuất thủy sản trong mùa nước
nổi gần bằng giá trị sản xuất thủy sản trong 2 vụ chính, chiếm bình quân 49,52% giá
trị sản xuất của toàn ngành thủy sản (riêng trong lĩnh vực khai thác thủy sản, 95%
giá trị khai thác cả năm của ngành thủy sản đều tập trung trong mùa nước nổi).
Ngành nuôi trồng thủy sản trong mùa nước nổi đã khai thác có hiệu quả
những lợi thế mà mùa nước nổi mang lại như: diện tích ruộng bị ngập trong mùa
nước nổi, độ nông sâu khác nhau thích hợp cho nhiều loại cá khác nhau, nguồn thủy
sản tự nhiên và nguồn thủy sinh làm thức ăn cho cá nuôi... để phát triển các loại
hình nuôi trồng thích hợp như: nuôi lồng bè nhỏ, nuôi mùng vèo, nuôi chân ruộng,
nuôi đăng quầng, nuôi ao hầm... tạo giá trị sản xuất chiếm khoảng 50% giá trị sản
xuất cả năm của ngành thủy sản (năm 2002, giá trị nuôi trồng thủy sản trong mùa
nước nổi chỉ chiếm 44,9% thì năm 2004 là 63,2%).
41
Bảng 2.5: Giá trị sản xuất của ngành nuôi trồng và khai thác thủy sản trong mùa
nước nổi ở An Giang
Năm Diễn giải
Giá trị sản xuất thuỷ sản Tỷ lệ (%)
Tổng
giá trị
(tr.đồng
)
Nuôi
trồng
(tr.đồng
)
Khai
thác
(tr.đồng
)
Nuôi
trồng/gi
á trị sản
xuất
Khai
thác/giá
trị sản
xuất
2002 - Toàn ngành thuỷ sản 1.227.74
4
871.747 351.589 71,00 28,64
- Trong mùa nước nổi 646.265 290.191 346.074 44,90 53,55
- Tỷ lệ sản xuất trong
mùa nước so với toàn
ngành (%)
52,64 33,29 98,43
2003 - Toàn ngành thuỷ sản 1.380.35
6
1.074.39
3
300.671 77,83 21,78
- Trong mùa nước nổi 673.266 372.595 289.671 55,34 43,02
- Tỷ lệ sản xuất trong
mùa nước so với toàn
ngành (%)
48,77 34,68 96,34
2004 - Toàn ngành thuỷ sản 1.482.89
8
1.218.09
4
285.559 82,14 19,26
- Trong mùa nước nổi 699.183 440.624 258.559 63.02 36,98
- Tỷ lệ sản xuất trong
mùa nước so với toàn
ngành (%)
47,15 36,17 90,54
Nguồn: [20], [42].
42
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2002 2003 2004
Giá trị sản xuất toàn ngành thuỷ sản
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản trong mùa
nước nổi
0
100
200
300
400
500
600
700
2002 2003 2004
Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản trong mùa
nước nổi
Giá trị sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong
mùa nước nổi
Giá trị sản xuất khai thác thuỷ sản trong
mùa nước nổi
Biểu đồ 2.3: So sánh giá trị sản xuất
ngành thuỷ sản trong mùa nước nổi với
giá trị sản xuất toàn ngành thuỷ sản
Biểu đồ 2.4: So sánh tỷ lệ nuôi trồng,
khai thác với giá trị sản xuất ngành
thuỷ sản trong mùa nước nổi
Nuôi trồng thủy sản trong mùa nước nổi mang tính chất hộ gia đình, lấy
công làm lời, khai thác nguồn thủy sản tự nhiên ít có giá trị kinh tế (như: ốc bươu
vàng, các loài cá tạp...) làm thức ăn chính để nuôi trồng thủy sản trong mùa nước
nổi. Điều này không những vừa giúp phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản,
vừa khai thác được lợi thế tự nhiên trong mùa nước nổi, vừa tạo thêm việc làm và
tăng thu nhập không chỉ cho hộ nuôi trồng thủy sản, cho những hộ khai thác thủy
sản cung cấp cho hộ nuôi trồng thủy sản... mà còn góp phần thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Tuy nhiên, ta cũng cần phải chú ý đến tính hai mặt: tích cực và tiêu cực của
nó khi phát triển mạnh ngành nuôi trồng thủy sản trong mùa nước nổi. Mặt tích cực là:
giải quyết được một lượng lớn lao động nông nhàn, tăng thu nhập cho một bộ phận
không nhỏ cư dân nhất là cư dân nghèo, tiêu diệt một số loài thủy sản có hại (ốc
bươu vàng là một điển hình)... Mặt tiêu cực là có thể làm phá vỡ môi trường sinh
thái, làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản tự nhiên do khai thác quá mức nếu như không
có các biện pháp quản lý thích hợp.
43
Từ kết quả trên, ta nhận thấy, nếu như trước đây, cư dân An Giang chỉ tập
trung sản xuất trong hai vụ chính, sản xuất trong mùa nước nổi chỉ mang tính tự
phát, có giá trị không đáng kể vào giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn thì trong giai
đoạn 2002 - 2004, sản xuất trong mùa nước nổi được định hướng và phát triển với
quy mô ngày càng tăng, đóng góp bình quân khoảng 9,88% giá trị tổng sản phẩm
trên địa bàn - một giá trị tăng thêm không nhỏ đối với một tỉnh nông nghiệp như An
Giang.
2.2.2. Giải quyết việc làm cho một lượng lớn lao động nông nhàn, tăng
thu nhập cho hộ nông dân, góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo
của tỉnh
Một trong những những hạn chế lớn của nền nông nghiệp là lao động
nông nhàn nhất là trong mùa nước nổi khi mà không sản xuất đồng nghĩa với
không có việc làm. Điều này thường dẫn đến một hệ quả tất yếu mang tính chất
dây chuyền theo kiểu cái "vòng luẩn quẩn" là: nông nhàn - không có việc làm -
không có thu nhập - vay mượn để sống qua mùa nước nổi, chờ cứu đói từ Nhà
nước và các nhà hảo tâm hay sa vào các loại hình tệ nạn xã hội đã và đang xuất
hiện trong nông thôn - đến mùa vụ đi làm thuê để trả nợ và nghèo lại tiếp tục
nghèo.
Phát triển sản xuất trong mùa nước nổi đã tạo động lực cho sự tham gia của
nhiều hộ gia đình, giải quyết thêm việc làm cho lao động nông nhàn trong mùa
nước nổi vừa góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình vừa tạo thêm việc làm và thu
nhập tương đối ổn định cho một bộ phận không nhỏ lao động trong mùa nước nổi.
Tác động này không những góp phần tích cực vào xóa đói, giảm nghèo, giảm tỷ lệ
hộ phải nhận cứu trợ, cứu đói hàng năm trong mùa nước nổi mà còn góp phần tích
cực vào việc giảm các loại hình tệ nạn xã hội trong nông thôn phát sinh do thời gian
"nông nhàn" (rượu chè, cờ bạc, đánh đề, trộm cắp...). Chưa có một báo cáo nào về
tác động của phát triển sản xuất trong mùa nước nổi sẽ làm tăng hay làm giảm các
loại hình tệ nạn xã hội phát sinh do "nông nhàn". Tuy nhiên, một thực tế dễ dàng
44
nhận thấy là sản xuất phát triển, tạo việc nhiều việc làm và nông dân có việc làm,
không có thời nhiều thời gian "nông nhàn" thì các loại hình tệ nạn xã hội phát sinh
do "nông nhàn" sẽ mất dần đất sống.
Ba năm phát triển sản xuất trong mùa nước nổi, đã có 306.673 hộ tham gia
phát triển sản xuất, giải quyết việc làm thường xuyên cho 666.756 lao động (chưa
kể lực lượng lao động thời vụ). Số hộ và số lao động tham gia phát triển sản xuất
trong mùa nước nổi năm sau cao hơn năm trước: năm 2004 có 146.262 hộ tham gia,
tăng 140,9% so với năm 2003 và 258,4% so với năm 2002; có 391.835 lao động
tham gia, tăng 227,43% so với năm 2003 và 409,47% so với năm 2002.
Bảng 2.6: Số hộ và lao động tham gia sản xuất trong mùa nước nổi
T
T
Ngành
nghề sản
xuất
Năm
Tổng cộng
2002 2003 2004
Hộ LĐ Hộ LĐ Hộ LĐ Hộ LĐ
1 Nông
nghiệp
52.987 79.117 98.470 136.77
0
117.38
2
327.05
7
268.83
9
542.94
4
2 Nuôi trồng
thủy sản
3.618 5.909 5.336 8.627 10.283 17.287 19.237 31.823
3 Dịch vụ 10.666 33.832 18.597 47.491 18.597 91.989
Tổng cộng 56.605 95.692 103.80
6
179.22
9
146.26
2
391.83
5
306.67
3
555.75
6
Nguồn: [42].
Bên cạnh đó, việc phân chia hộ nghèo theo tiêu chuẩn thành từng nhóm đối
tượng khác nhau để có chính sách hỗ trợ thích hợp và đầu tư có trọng tâm, trọng điểm
cũng là một trong những tác nhân quan trọng giúp cho sự đầu tư của Nhà nước cho hộ
nghèo (thông qua các chương trình xóa đói giảm nghèo, chương trình 135, chương
trình dân tộc...) mang lại hiệu quả thiết thực hơn. Tỉnh tiến hành phân loại hộ nghèo
45
theo tiêu chuẩn thành ba loại: loại A là loại hộ nghèo lương thiện, có ý chí vươn lên
thoát nghèo, chịu làm ăn (không cờ bạc, nhậu nhẹt bê tha...), đồng ý tham gia các tổ,
nhóm tương hỗ giúp nhau làm giàu; loại B là hộ nghèo bình thường; loại C là hộ nghèo
bê tha, chưa chí thú hay không chịu làm ăn (các hộ thuộc diện chính sách xã hội, sống
nhờ trợ cấp, phân loại riêng). Tất cả các hộ nghèo đều được hưởng các chính sách
chung theo quy định của Nhà nước. Riêng các hộ nghèo loại A được ưu tiên vay vốn,
đào tạo nghề, giúp có việc làm... để từng bước vươn lên thoát nghèo. Trong 3 năm đã
hỗ trợ cho 27.334 hộ nghèo loại A, với tổng số tiền là 89.616,71 triệu đồng.
Bảng 2.7: Giá trị hỗ trợ cho hộ nghèo loại A tham gia sản xuất trong mùa nước nổi
Năm
Cấp xuồng Cho vay vốn Dạy nghề
Hộ Chiếc Tr.đồng Hộ
Tr.
đồng
Hộ
Tr.
đồng
2002 2.065 23.809 1.236 181,64
2003 4.065 4.277 3.883,5 2.325 26.634 6.355 591,67
2004 1.258 1.258 1.100 3.789 33.045 4.036 371,20
Tổng cộng 5.323 5.535 4.983,5 8.179 83.488 11.627 1.144,71
Nguồn: [42].
Riêng trong hai năm 2003 - 2004, có 21.620 hộ nghèo loại A được hỗ trợ vay
vốn tín chấp, cấp phát xuồng, dạy nghề... để tham gia phát triển sản xuất trong mùa
nước nổi và có 12.221 hộ thoát nghèo (chiếm 56,53% hộ nghèo loại A và chiếm
71,87% tổng số hộ thoát nghèo toàn tỉnh), đưa số hộ nghèo toàn tỉnh giảm từ 29.970
hộ vào năm 2002 (chiếm tỷ lệ 6,7%) xuống còn 15.876 hộ vào năm 2004 (chiếm tỷ
lệ 3,5%), tổng số hộ thoát nghèo là 14.094 hộ.
Nếu ta làm phép so sánh tương đối là lấy bình quân giá trị sản xuất trong
mùa nước nổi so với số hộ tham gia và số lao động, ta nhận thấy: bình quân thu
nhập của hộ dân cư là 13,12 triệu đồng và thu nhập của lao động là 6,03 triệu đồng.
46
Đây không chỉ là nguồn thu nhập không nhỏ đối với nông dân và nông hộ mà còn
khẳng định rằng "phát triển ngành nghề sản xuất trong mùa nước nổi đã tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập và có thu nhập cao".
2.2.3. Duy trì được các hoạt động văn hóa xã hội và các sinh hoạt bình
thường của nhân dân trong mùa nước nổi
Song song với việc tập trung phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu
nhập, các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở An Giang trong mùa nước
nổi cũng đã được đẩy mạnh và diễn ra sôi nổi, đa dạng và phong phú. Các lễ hội
văn hóa truyền thống, các cuộc liên hoan, hội diễn văn nghệ, đờn ca tài tử, câu lạc
bộ hát với nhau, các cuộc trò chơi được tổ chức trên sông, trên đồng nước… được
tổ chức, duy trì với quy mô cấp huyện và tỉnh.
Trong 3 mùa nước nổi (2002 - 2004), có 2.655 đội bóng đá, 2.562 đội bóng
chuyền nông dân tham gia thi đấu; 14.719 lượt nông dân tham gia thi chạy việt dã;
tổ chức dạy bơi cho 13.296 lượt thanh thiếu niên...
Các lễ hội mang đậm nét đặc trưng của vùng sông nước mùa nước nổi như:
ngày hội văn hóa - thể thao truyền thống mừng Quốc khánh 2/9 tại huyện biên giới
An Phú được tổ chức thành "Tháng văn hóa - thể thao" từ ấp, xã đến huyện với
nhiều loại hình hoạt động văn hóa thể thao trên bộ, trên sông như: đua xuồng, bóng
đá nam, bóng đá nữ, cầu lông, các trò chơi dân gian, hội diễn nghệ thuật quần chúng
toàn huyện… với cuộc thi và diễu hành xe hoa (trên bộ), thuyền hoa (dưới nước) từ
đầu nguồn dọc theo sông Hậu về thị xã Châu Đốc (hơn 30 km) với đèn hoa rực rỡ,
tưng bừng và hoành tráng, thu hút hàng trăm ngàn lượt người đến xem và tham dự;
các huyện Tân Châu, Phú Tân, Chợ Mới, Châu Phú, Châu Đốc, Long Xuyên, Thoại
Sơn đã chú ý khôi phục, duy trì và phát triển nhiều loại hình trò chơi dân gian,
nhiều hoạt động thể thao vừa mang tính phong trào vừa rèn luyện kỹ năng sinh sống
trong mùa nước nổi như: đua xuồng, đua ghe trên sông và băng đồng, bơi
vũ trang, bơi vượt sông cứu nạn, thi đèn lồng, thi thuyền hoa trên sông và tổ chức
47
đêm hội Trung thu làm rực sáng các trung tâm cụm xã giữa đồng nước mênh
mông...
Các hoạt động văn hóa thể thao trong mùa nước nổi (từ truyền thống đến
hiện đại, phù hợp với tập quán sinh sống trong mùa nước nổi) đã kịp thời triển khai
thành những phong trào sâu rộng, đáp ứng đời sống tinh thần của người dân tích
cực góp phần tạo ra diện mạo mới cho nông thôn An Giang trong mùa nước nổi - đó
là hình ảnh người dân vừa hăng hái lao động sản xuất vừa tham gia vui chơi giải trí
với tinh thần lạc quan, không ngừng vươn lên trong điều kiện chung sống trong mùa
nước nổi, trong đó có nhiều hoạt động văn hóa tuy mới hình thành nhưng có thể tạo
nên nét đặc trưng cho "văn hóa mùa nước nổi", xóa đi cảnh đau thương, tang tóc
phải cứu trợ, cứu đói mỗi khi mùa nước nổi về.
Bên cạnh đó, để đảm bảo an toàn tính mạng cho trẻ em trong mùa nước nổi,
các đoàn thể của tỉnh đã tổ chức 341 điểm giữ trẻ trong mùa nước nổi cho 9.952 em,
trong thời gian từ 3 - 4 tháng. Mỗi em được hỗ trợ tiền ăn 50.000 đồng/em/tháng,
người giữ trẻ được hỗ trợ 300.000 đồng/tháng. Nhờ đó, giảm thiểu được số trẻ em
chết đuối hàng năm, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình đơn lẻ yên tâm đi
làm ăn xa.
Hoạt động thương mại trong mùa nước nổi cũng từng bước được quan tâm
phát triển. Tỉnh đã đầu tư phát triển mới và nâng cấp 19 chợ nông thôn với tổng vồn
đầu tư khoảng 14 tỷ đồng, có cao trình vượt lũ, đảm bảo nhu cầu mua bán của nông
dân trong mùa nước nổi.
Tóm lại, thành công bước đầu trong khai thác lợi thế mùa nước nổi ở An
Giang trong phát triển kinh tế - xã hội được thể hiện trên các mặt là: góp phần phát
triển sản xuất quanh năm, tạo nhiều mô hình sản xuất mới mang lại hiệu quả cao,
giải quyết việc làm thường xuyên cho một lượng lớn lao động nông nhàn (không
tính đến lượng lao động thời vụ), tác động tích cực vào mục tiêu xóa đói giảm
nghèo của tỉnh.
48
2.3. NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG
Thành công trên có được là nhờ những nguyên nhân chính sau:
Một là, sự thống nhất tư tưởng trong quá trình lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy
ban nhân dân về "chủ động chung sống trong mùa nước"; sự nhất quán và phối hợp
đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong thực hiện, từ đó các chính sách được hoạch
định đồng bộ, lồng ghép một cách có hiệu quả nhằm khai thác tối đa lợi thế mùa
nước nổi trong phát triển kinh tế - xã hội.
Hai là, sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của nông dân do đề án đã chọn
được hướng đi đúng, mang lại lợi ích thiết thân cho nhân dân - những người tham
gia thực hiện, nhất là hộ nghèo.
Ba là, việc đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn giúp dân "an
cư" và từng bước tiến tới "lạc nghiệp", góp phần hạn chế thấp nhất thiệt hại trong
mùa nước nổi. Đây cũng chính là tiền đề quan trọng để việc khai thác lợi thế mùa
nước nổi trong phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang đạt được những thành công
trên.
Bốn là, kịp thời tổng kết, xây dựng các mô hình sản xuất có hiệu quả, qua
đó giới thiệu cho nhân dân học tập kinh nghiệm và nhân rộng trên phạm vi toàn
tỉnh. Việc này được tiến hành theo quy trình: mô hình thực tế - các nhà khoa học
nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ, tính toán hiệu quả - chuyển giao thành
các mô hình điểm - nhân rộng trong thực tế.
2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
KINH TẾ - XÃ HỘI Ở AN GIANG TRONG MÙA NƯỚC NỔi
Bên cạnh những thành công khả quan trên, thực tiễn quá trình phát triển
kinh tế trong mùa nước nổi đã và đang xuất hiện những vấn đề cần phải giải quyết
là:
49
2.4.1. Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa
nước nổi chỉ mới dừng lại ở mức là một đề án nhằm góp phần xóa đói giảm
nghèo, cần phải tổng kết để xây dựng một kế hoạch đồng bộ nhằm khai thác
lợi thế mùa nước nổi một cách có hiệu quả hơn trong phát triển
Tác động của chương trình kiểm soát lũ theo Quyết định 99/TTg của Thủ
tướng Chính phủ và các công trình hạ tầng do tỉnh đầu tư xây dựng trong nhiều năm
qua đã phát huy hiệu quả tốt, từ năm 2000 đến nay, thiệt hại hàng năm trong mùa
nước nổi ngày càng giảm. Tỷ lệ nhà ngập, nhà phải di dời, hộ gia đình phải nhận
cứu trợ, tiền cứu trợ và học sinh phải nghỉ học ngày càng giảm. Điều này cho thấy
các công trình xây dựng đã phát huy tác dụng giúp dân "an cư" trong mùa nước nổi
và lâu dài, đây cũng chính là điều kiện cơ bản để dân có thể "lạc nghiệp", thoát
nghèo và làm giàu chính đáng.
Quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi theo
tinh thần chủ động chung sống an toàn và thoát nghèo trong mùa nước nổi đã chọn
được hướng đi đúng và có những "điểm nhấn" trong triển khai thực hiện. Giá trị sản
xuất hàng năm tăng lên tỷ lệ nghịch với thiệt hại hàng năm càng giảm, giá trị tăng
thêm năm sau cao hơn năm trước...
Bảng 2.8: So sánh thiệt hại và giá trị sản xuất trong mùa nước nổi
ở An Giang
Diễn giải
Đơn vị
tính
Năm
2002 2003 2004
1. Giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi Tỷ đồng 79 4 10.31
2. Giá trị sản xuất trong mùa nước nổi Tỷ đồng 1.070 1.084 1.061
3. Giá trị tăng thêm khi sản xuất trong
mùa nước nổi
Tỷ đồng 576 686 766
4. Tỷ lệ
50
- Giá trị sản xuất so với giá trị thiệt
hại
% 13,54 346,00 151,35
- Giá trị tăng thêm so với giá trị thiệt
hại
% 7,29 171,50 74,27
Nguồn: [42], [65], [66], [67].
0
200
400
600
800
1000
1200
1400
1600
2002 2003 2004
Giá trị thiệt hại trong mùa nước nổi
Giá trị sản xuất trong mùa nước nổi
Giá trị tăng thêm trong mùa nước nổi
Biểu 2.5: So sánh giá trị sản xuất, giá trị tăng thêm và giá trị thiệt hại
trong mùa nước nổi
Qua bảng so sánh hiệu quả kinh tế trong mùa nước nổi với thiệt hại trong
mùa nước nổi (về mặt số liệu) ta nhận thấy: phát triển sản xuất có định hướng của
Nhà nước trong mùa nước nổi đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Giá trị
sản xuất trong mùa nước nổi và giá trị tăng thêm ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng
trung bình trên 20% so với giá trị sản xuất của hai vụ chính và trên 16% so với giá
trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp. Quan trọng hơn hết là: nếu như những năm
trước đây, nói đến mùa nước nổi ở đồng bằng sông Cửu Long nói chung và An
Giang nói riêng là nói đến tang tóc, tai họa, cứu trợ... thì nay, nói đến mùa nước nổi
là phát triển sản xuất và việc làm, giúp người dân vươn lên thoát nghèo, có đóng
góp đáng kể vào việc tăng GDP của tỉnh. Giá trị sản xuất cũng như giá trị tăng thêm
tạo ra trong mùa nước nổi lớn hơn giá trị thiệt hại do mùa nước nổi mang lại rất
nhiều lần. Đó cũng chính là một thực tế chứng minh cho ta thấy rằng: bên cạnh
51
những tác hại mang lại, mùa nước nổi còn tiềm ẩn trong nó những tiềm năng rất lớn
mà nếu biết đầu tư và khai thác hợp lý sẽ mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội to lớn.
Tuy nhiên, nếu phát triển kinh tế - xã hội trong mùa nước nổi chỉ dừng lại ở
mức giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo thì chúng ta chưa khai thác được đúng
mức những lợi thế của mùa nước nổi. Những mô hình sản xuất, chăn nuôi, dịch vụ và
tiểu thủ công nghiệp... trong mùa nước nổi cần phải có những giải pháp, hỗ trợ thích hợp
và đặt trong tổng thể của chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh tạo
nên tính liên tục của quá trình phát triển sẽ là nhân tố thúc đẩy nhanh quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
Với đóng góp đáng kể cho sự phát triển của ngành nông nghiệp của tỉnh nói
riêng và trong giá trị tổng sản phẩm của tỉnh nói chung thì việc đưa vấn đề phát
triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi vào trong tổng thể quy hoạch
phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh là một việc làm rất cần thiết cho quá trình
chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở An Giang nói chung và trực tiếp là thúc đẩy nhanh quá
trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn theo hướng trồng trọt - chăn nuôi -
dịch vụ - tiểu thủ công nghiệp.
Vì vậy, tỉnh cần sớm tiến hành tổng kết những kinh nghiệm trong quá trình
triển khai thực hiện phát triển sản xuất trong mùa nước nổi, tham khảo ý kiến các
nhà khoa học để xây dựng quy hoạch, kế hoạch để có những giải pháp đồng bộ cho
quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh nhà, mà trong đó, xem phát triển kinh tế -
xã hội trong mùa nước nổi là một bộ phận không thể thiếu trong kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh nhà.
2.4.2. Tác động tiêu cực của việc xây dựng hệ thống đê bao triệt để
không theo quy hoạch
Hệ thống bờ bao ở An Giang được hình thành sớm, khởi đầu tại huyện Chợ
Mới. Đến nay, trên địa bàn An Giang có ba loại bờ bao là: bờ bao tạm là loại bờ bao
nằm ở vùng lũ ngập sâu, không dự kiến dùng đê để điều khiển lũ mà chỉ dùng đê
chống lũ đến tháng 7 sau đó cho tràn vỡ; bờ bao đê tháng 8 là loại bờ bao dùng cho
52
vùng ngập sâu trung bình nhằm đảm bảo chắc chắn cho vụ hè thu; bờ bao đê triệt để
là loại bờ bao nằm ở vùng ngập nông, thường được xây dựng kết hợp với giao thông
nông thôn (liên ấp) nhằm đảm bảo sản xuất, sinh hoạt quanh năm.
Từ thực tiễn và từ kết quả nghiên cứu của đề tài: "Nghiên cứu tác động của
đê bao đến kinh tế - xã hội - môi trường", ta có thể so sánh tác động của các loại đê
bao và không đê bao như sau:
Bảng 2.9: Tác động của các loại đê bao đến một số hoạt động thời vụ chính
Các hoạt
động
Đê bao tạm Đê bao tháng 8 Đê triệt để
Lúa Có khả năng đảm
bảo an toàn cho vụ 2
trong điều kiện mực
nước nhỏ và không
về sớm.
Đảm bảo an toàn cho
cho sản xuất 2 vụ.
Đảm bảo an toàn cho
sản xuất 3 vụ.
Màu Chỉ trồng trong mùa
khô.
Chỉ trồng trong mùa
khô.
Trồng quanh năm.
Chăn nuôi Chịu ảnh hưởng
nhiều của lũ nhất là
vùng trũng, vùng
ngập sâu.
Bị ảnh hưởng của
những năm nước lớn
nhưng vẫn tốt hơn
không bao đê.
Không bị ảnh hưởng
của lũ. Mang lại hiệu
quả cao.
Nuôi trồng
thủy sản
Khó khăn do dễ bị
thất thoát.
Dễ nuôi, môi trường
nước tốt, thức ăn
thủy sinh nhiều.
Mang lại hiệu quả
cao.
Khó nuôi do ô nhiễm
nguồn nước, nguồn
thức ăn tự nhiên
khan hiếm.
Đánh bắt thủy
sản
Cả mùa nước. Cả mùa nước. Không đánh bắt được.
53
Thời gian ngập
lũ
7 - 11 8 - 11 Không ngập.
Môi trường Đảm bảo tác động
tháo chua, rửa phèn,
giảm dịch hại và độc
chất, nguồn lợi thủy
sản...
Đảm bảo tác động
tháo chua, rửa phèn,
giảm dịch hại và độc
chất, nguồn lợi thủy
sản... thấp hơn bao đê
tháng 7.
Ô nhiễm môi trường
nước, suy thoái dinh
dưỡng đất, cạn kiệt
nguồn thủy sản.
Nguồn: [34, tr. 15].
Từ so sánh trên ta nhận thấy, đê bao triệt để có tác dụng tích cực là đảm bảo
sản xuất quanh năm (tranh thủ vụ mùa, tăng vụ), không chịu ảnh hưởng lớn của các
tác hại của mùa nước nổi, có thể bảo vệ an toàn cho các khu dân cư, có thể kết hợp
đê bao với đường giao thông nông thôn... Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn
và đảm bảo an toàn cho nhân dân trong mùa nước nổi.
Tuy nhiên, đê bao triệt để cũng có những tác động ngược lại là:
Một là, do khai thác đất đai để sản xuất liên tục trong nhiều năm liên tục,
không có cơ chế xả lũ tràn đồng thích hợp để bồi đắp phù sa cho đồng ruộng, làm
giảm độc chất và dịch hại có trong đất, làm giảm độ màu của đất... từ đó làm gia
tăng chi phí sản xuất - làm mất đi một trong những ưu điểm của đồng bằng sông
Cửu Long trong sản xuất nông nghiệp so với các vùng đồng bằng khác. Theo kết
quả điều tra khảo sát của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, chi phí
đầu tư sản xuất lúa vụ 3 luôn cao hơn 2 vụ chính và có chiều hướng tăng hàng năm
nhưng năng suất lại giảm dần hàng năm.
Bảng 2.10: So sánh năng suất và chi phí sản xuất lúa vụ 3
54
Năm
Hai vụ chính Vụ 3
Năng suất
bình quân (tấn)
Chi phí
sản xuất
vụ 3
Diện
tích (ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích (ha)
Sản
lượng
(tấn)
Hai vụ
chính
Vụ 3
Tr.đồng/h
a
2001 428.724 1.948.95
1
18.855 96.289 4,55 5,11 4,87
2002 430.035 2.386.79
7
35.352 183.113 5,55 5,18 5,04
2003 432.586 2.366.87
5
62.998 297.573 5,47 4,72 5,13
2004 433.963 2.589.28
0
80.340 393.930 5,97 4,90 5,27
Nguồn: [42].
Điều này cho thấy rằng: nếu xây dựng hệ thống đê bao triệt để nhằm phát
triển sản xuất nông nghiệp đơn thuần là làm lúa ba vụ thì về lâu và dài sẽ không
mang lại hiệu quả do chi phí ngày càng tăng, sản lượng ngày càng giảm. Bên cạnh đó,
chi phí đóng góp xây dựng đê bao, duy tu và bảo vệ đê cũng có thể là một nhân tố làm
tăng thêm giá thành sản phẩm nông sản mà người gánh chịu trực tiếp chính là nông
dân. Vì thế, hiệu quả cao nhất khi tiến hành đê bao triệt để là phải gắn liền với việc
phải tìm được một cơ cấu nông nghiệp thích hợp.
Hai là, làm mất nguồn lợi thủy sản tự nhiên do đê bao triệt để ngăn nước
tràn đồng, các loài thủy sản tự nhiên không vào đồng làm mất đi môi trường sinh
sản quen thuộc cũng như nguồn thức ăn thủy sinh dồi dào trong mùa nước nổi. Đê
bao triệt để chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi bò, heo khi tận dụng nguồn có
55
quanh năm và nguồn thức ăn từ phế thải của màu sau thu hoạch. Nhưng không thích
hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản vì: chi phí bảo vệ ao cao, không tận dụng
được nguồn thức ăn dồi dào trong mùa lũ, nuôi trong môi trường kính nên ô nhiễm
nguồn nước là điều chắc chắn sẽ xảy ra làm cho cá chậm lớn hơn và dễ bị bệnh hơn
khi nuôi trong môi trường hở - môi trường nuôi gắn với nguồn nước tự nhiên.
Ba là, hệ thống đê bao, công trình giao thông gắn với thủy lợi... còn mang
tính cục bộ, thiếu quy hoạch, chưa có cơ chế điều tiết thích hợp... có thể làm ép lũ,
cản lũ thậm chí có thể làm gia tăng nghiêm trọng hơn tình trạng ngập lũ: tăng mực
nước trên sông, tăng lưu lượng dòng chảy, gia tăng xói lở bờ, có thể đưa lũ về các
tỉnh hạ lưu sớm hơn, thậm chí có thể làm biến đổi dòng chảy hay biến đổi quá trình
trầm tích vùng ngoài khơi châu thổ... (do lượng nước lớn, không phân lũ được do
không được tràn vào các vùng trũng tự nhiên, tràn đồng như trước đây).
Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào có thể đánh giá một cách
tương đối chính xác hiệu quả lâu dài của phương pháp xây dựng "đê bao triệt để"
đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, phát triển sản xuất quanh năm cũng như tác động
của nó đối với môi trường tự nhiên. Về quan điểm, ta chỉ nên tiến hành bao đê triệt để
ở những vùng ngập nông (có mức ngập dưới < 1m) vì những vùng ngập sâu hay còn
gọi là vùng trũng ở đồng bằng còn có tác dụng như những hồ chứa nước tự nhiên,
có tác dụng điều tiết lũ (tích nước khi nước về), làm giảm lượng lũ tràn và mực
nước trên châu thổ. Vì thế khi tiến hành đê bao triệt để ở những vùng ngập sâu, trên
một diện tích rộng sẽ làm mất đi tác dụng tích nước tự nhiên của vùng trũng và rất
có thể sẽ làm tăng lượng lũ tràn và mực nước lũ. "Kết quả nghiên cứu về mô hình
thủy lực của dự án Bắc Vàm Nao II (2002) thì khi tiến hành bao đê triệt để khoảng
33.000 ha thì mực nước ở vùng lân cận sẽ biến động dâng lên khoảng 4 cm - 6 m"
[31, tr. 26].
Điều này cũng đồng nghĩa với việc nếu tiến hành bao đê triệt để trên diện
tích càng lớn thì có khả năng sẽ làm cho mực nước mỗi năm một cao hơn, và chúng
ta lại phải đầu tư để nâng cao đê để bảo vệ thành quả lao động và sinh mạng con
56
người. Bài toán lũ cho đồng bằng sông Cửu Long sẽ đi theo cái vòng luẩn quẩn: bao
đê - mức nước năm sau cao hơn năm trước - nâng cao đê - mức nước năm sau lại
cao hơn năm trước và lại tiếp tục nâng cao đê... một bài toán không có lối ra. Hậu
quả có thể thấy trước là vùng đồng bằng sông Cửu Long có sông ngòi chằng chịt,
mênh mông đồng lúa sẽ dần trở thành những "ốc đảo" trong mùa nước nổi cũng như
trong mùa kiệt.
Khi ta chọn đối sách với lũ ở vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long là
chủ động chung sống với lũ thì việc phát triển mạnh hệ thống "đê bao triệt để" đủ
mạnh và kiên cố để sản xuất quanh năm sẽ là một giải pháp đi ngược lại với đối
sách trên. Khi đó, chúng ta không phải đang chủ động chung sống với lũ mà đang
chống lũ triệt để, đang đối đầu cùng lũ. Nếu điều đó trở thành hiện thực thì An
Giang sẽ thành một "tiểu sông Hồng", một "ốc đảo có thành trì bao bọc" trên vùng
ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long.
2.4.3. Quy hoạch xây dựng hệ thống cụm dân cư thiếu đồng bộ về cơ sở
hạ tầng, còn nhiều bất cập trong chính sách, tỷ lệ dân cư vào ở trong các cụm
không cao
Cụm, tuyến dân cư được xây dựng có cao trình vượt lũ, có thể kiên cố hóa
nhà ở, tiện lợi cho việc cung cấp các dịch vụ công như điện - đường - trường - trạm;
thuận lợi cho phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; thuận lợi
phát triển đời sống văn hóa, xã hội theo hướng đô thị, văn minh, hiện đại... Việc đưa
dân vào sinh sống trong các cụm tuyến dân cư để đảm bảo an toàn về tính mạng và
tài sản của nhân dân trong mùa nước nổi, giúp dân "an cư" từ đó tạo tiền đề cần
thiết cho "lạc nghiệp" - phát triển kinh tế - xã hội nói chung và trong mùa nước nổi
nói riêng.
Vào sinh sống tập trung trong các cụm, tuyến dân cư, người dân có được
những lợi ích cơ bản sau: không phải chạy lũ hàng năm; không phải di dời nhà,
nâng nhà vào mùa nước nổi; ít lo sợ trẻ em chết đuối; giảm thiểu bệnh tật, có nhiều
cơ hội để tiếp cận và thụ hưởng những thành quả của cuộc sống đô thị... Hơn thế,
57
các cụm dân cư được xây dựng gần với các trung tâm thị tứ sẽ là nơi tập trung dân
cư để hình thành nên những cộng đồng dân cư mới, là điều kiện quan trọng thúc đẩy
nhanh quá trình đô thị hoá. Và đến lượt mớisẽ tác động ngược lại đến quá trình phát
triển kinh tế - xã hội và cộng đồng. Việc vào sinh sống trong cụm, tuyến dân cư sẽ
dần hình thành một lối sống "bán đô thị" (giai đoạn chuyển tiếp từ thói quen sinh
sống ở nông thôn sang thói quen sinh sống ở thành thị), từng bước tiến theo lối sống
đô thị, giúp xóa dần những thói quen không tốt đã hình thành từ lâu trong đời sống
của cư dân vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long, nhất là xóa bỏ dần thói quen
phóng khoáng quá trớn, tạo ý thức tích lũy dần trong điều kiện thực tế để xây dựng
nhà khang trang hơn.
Với 159 cụm, tuyến dân cư dược xây dựng hoàn thành, hiện có 35.145 hộ
đăng ký mua nền nhà trả chậm, xét duyệt cho 21.615 hộ theo tiêu chuẩn quy định,
duyệt danh sách mua nền 16.855 hộ, có 7.999 hộ đã vào ở đạt tỉ lệ 37% so với số hộ
xét duyệt, có quyết định giao nền cho 6.658 hộ.
Tại sao có được chỗ ở mới tốt hơn và được Nhà nước ưu đãi thông qua nhiều
chế độ chính sách thiết thực mà tỷ lệ dân vào sinh sống trong các cụm dân cư không
cao (nói cách khác là quá thấp, chiếm 37% so với hộ được xét duyệt), là một vấn đề
cần phải được nghiên cứu một cách toàn diện. Từ thực tế của các cụm, tuyến dân cư
tại An Giang và từ "Báo cáo khảo sát về cụm dân cư tại ba tỉnh An Giang, Đồng
Tháp và Long An vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam" của tổ chức CARE
quốc tế tại Việt Nam, ta có thể nhìn thấy một số nguyên nhân chính sau:
Một là, việc vào sinh sống trong các cụm dân cư đã phá vỡ thói quen sinh
sống lâu đời, xa môi trường sinh sống quen thuộc, làm tăng chi phí đời sống hàng
ngày của hộ gia đình.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu về đồng bằng sông Cửu Long, cư dân Nam
bộ cư trú theo ba hình thức chủ yếu sau: Cư trú theo cụm, trên những vùng đất cao,
ít bị ảnh hưởng của mùa nước nổi hàng năm và đến nay phần lớn những cụm cư trú
này đã thành những khu đô thị, thị trấn của các đơn vị hành chính; cư trú theo tuyến
58
dọc theo các trục lộ, kênh rạch là cách cư trú phổ biến nhất ở đồng bằng sông Cửu
Long; cư trú phân tán trong nội đồng của một bộ phận nhỏ dân cư. Mỗi một hình
thức cư trú gắn liền với một thói quen sinh sống và canh tác nhất định. Cư trú theo
cụm gắn với thói quen sinh sống đô thị, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp,
thương mại và dịch vụ; cư trú theo tuyến và cư trú rải rác gắn với lối sống nông
thôn, phương thức canh tác thuần nông, địa bàn cư trú ngay nguồn nước và gần địa
bàn canh tác có thể gọi là "định canh - định cư".... Đối tượng chủ yếu để vận động
vào sinh sống trong các cụm dân cư là những cư dân cư trú theo tuyến và cư trú rải
rác - là những cư dân thường xuyên chạy lũ hàng năm.
Chuyển từ cuộc sống nông thôn sang "bán thành thị", xa rời môi trường
canh tác và sinh sống quen thuộc... là một sự thay đổi cơ bản về chất, do đó không ít
gia đình còn gặp nhiều bỡ ngỡ, khó khăn. Những thay đổi về quan hệ hàng xóm
láng giềng, cách thức cư xử, sinh hoạt trong một khu dân cư đông đúc, ý thức giữ
gìn trật tự và vệ sinh công cộng... hay nói tóm lại các quan hệ xã hội ở môi trường
sinh sống "bán thành thị" là những vấn đề mới đối với người dân quen sống ở môi
trường nông thôn và đòi hỏi phải có một thời gian nhất định để thích nghi.
Hơn thế, phần lớn những người được xét vào sinh sống trong những cụm
dân cư là những hộ nghèo và ngưỡng nghèo, đời sống bấp bênh. Khi vào sinh sống
trong môi trường "bán thành thị" tất yếu sẽ làm phát sinh thêm nhiều chi phí mới
chủ yếu là chi phí phải trả cho các dịch vụ hàng hóa và thị trường như: chi phí sử
dụng nước máy, chi phí vệ sinh công cộng, các chi phí phát sinh do không có việc
làm trong thời gian nông nhàn... các chi phí này là một khoảng không nhỏ (không
muốn nói là nằm ngoài tầm tay) của nhiều hộ gia đình. Và nếu không có các biện
pháp hỗ trợ, cơ chế quản lý thích hợp đối với các cụm, tuyến dân cư thì có thể sẽ
làm phát sinh thêm tệ nạn xã hội ở những cụm, tuyến dân cư.
Người dân sống tập trung, lại không có việc làm (ngoài thời vụ)
nên tập trung ở các hàng quán... Tuy nhiên sự phát triển đột biến của các
dịch vụ này tỏ ra không bền vững, đã và đang kích thích sự tiêu xài lãng
59
phí, mất đoàn kết cộng đồng vì nạn ăn chịu và ghi nợ, thậm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Những vấn đề đặt ra và các giải pháp nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở An Giang trong mùa nước nổi (2).pdf