Tài liệu Luận văn Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp: LUẬN VĂN:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP.
A.TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:
I.Khái niệm, vai trò, chức năng tài chính doanh nghiệp:
1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp:
a.Khái niệm về doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh
trên thị trường làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều
hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân.
Mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh, nhiệm vụ chủ yếu của các doanh
nghiệp là thực hiện hoạt động kinh doanh với mục tiêu cơ bản nhất là thu được lợi nhuận
tối đa trong sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau tuỳ theo tiêu
thức phân chia có các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ
phần, c...
53 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP
PHẦN I:
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
DOANH NGHIỆP.
A.TỔNG QUAN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP:
I.Khái niệm, vai trò, chức năng tài chính doanh nghiệp:
1.Khái niệm về tài chính doanh nghiệp:
a.Khái niệm về doanh nghiệp:
Doanh nghiệp là chủ thể kinh tế độc lập, có tư cách pháp nhân hoạt động kinh doanh
trên thị trường làm tăng giá trị của chủ sở hữu.
Doanh nghiệp là một cách thức tổ chức hoạt động kinh tế của nhiều cá nhân. Có nhiều
hoạt động kinh tế chỉ có thể thực hiện bởi các doanh nghiệp chứ không phải các cá nhân.
Mục đích chủ yếu là thực hiện hoạt động kinh doanh, nhiệm vụ chủ yếu của các doanh
nghiệp là thực hiện hoạt động kinh doanh với mục tiêu cơ bản nhất là thu được lợi nhuận
tối đa trong sự phát triển bền vững. Doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau tuỳ theo tiêu
thức phân chia có các loại hình doanh nghiệp như doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh, công ty liên doanh, doanh nghiệp tư
nhân.
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp bao gồm các chủ thể kinh doanh sau
đây: Kinh doanh cá thể, kinh doanh góp vốn, công ty.
b.Khái niệm tài chính:
Tài chính là những tổng thể mối quan hệ kinh tế được thực hiện dưới hình thức tiền tệ,
tài chính được đặc trưng bởi sự độc lập tương đối của tiền tệ trong quá trình tạo lập hay sử
dụng các quỹ tiền tệ đại diện cho những sức mua nhất định ở các chủ thể kinh tế xã hội.Tài
chính phản ánh tổng hợp các quan hệ trong phân phối các nguồn lực tài chính thông qua
tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ, nhằm đáp ứng nhu cầu tích luỹ hay tiêu dùng của các
chủ thể trong xã hội.
c.Tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu
hiện hình thức giá trị (quan hệ tiền tệ), phát sinh trong quá trình hình thàmh và sử dụng các
quỹ tiền tệ, nhằm phục vụ quá trình tái sản xuất trong mỗi doanh nghiệp và góp phần tích
luỹ vốn cho Nhà nước.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với Nhà nước: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh
nghiệp thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước khi Nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng: Quan hệ này được biểu hiện thông qua
việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ trên thị trường tài chính,doanh nghiệp có thể
vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để
đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi
cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng đầu tư
chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng.
- Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp
có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trường hàng hoá, dịch vụ, thị
trường sức lao động. Đây là những thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm
máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động. Điều quan trọng là thông qua thị trường,
doanh nghiệp có thể xác định hàng hoá và dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó doanh
nghiệp hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị
trường.
- Quan hệ nội bộ doanh nghiệp: Đây là giữa các bộ phận sản xuất-kinh doanh, giữa
cổ đông và người quản lý, giữa cổ đông và người chủ nợ, giữa quyền sử dụng vốn và
quyền sở hữu vốn. Các mối quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách của
doanh nghiệp như: chính sách cổ tức (phân phối thu nhập), chính sách đầu tư, chính sách
về cơ cấu vốn, chi phí,v.v…
2.Vai trò tài chính:
a.Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Tài chính có vai trò trong tạo lập vốn, đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh.
Để đạt được những mục đích sản xuất kinh doanh, yếu tố hàng đầu của doanh nghiệp là
phải có vốn. Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, việc đảm bảo vốn trở thành một
nhân tố sống còn của mỗi doanh nghiệp. Xuất phát từ nhu cầu vốncủa các doanh nghiệp
thuộc thành phần kinh tế. nên thị trường cũng xuất hiện những nhân tố mới của thị trường
tài chính cùng những hình thức trong liên doanh
liên kết sản xuất và đầu tư…Trong bối cảnh đó các doanh nghiệp có khả năng phát
huy cao độ các chức năng tài chính để đảm bảo cho sản xuất kinh doanh.
-Tài chính doanh nghiệp có vai trò trong việc tổ chức sử dụng vốn một cách tiết kiệm và
có hiệu quả, cũng như đảm bảo vốn đây được coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi
doanh nghiệp.
Trong điều kiện cơ chế thị trường quy luật cạnh tranh đã đặt ra trước các doanh nghiệp
những yêu cầu khắt khe hơn. Người quản lý phải có nghệ thuật trong việc sử dụng vốn để
không bị ứ đọng, quay vòng nhanh, xác định những trọng điểm trong sử dụng vốn để đảm
bảo tiết kiệm và đem lại hiệu quả cao, đồng thời phải tìm ra các động tác bảo toàn và nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Tài chính doanh nghiệp có vai trò là đòn bẩy kinh tế thích hợp sản xuất kinh doanh.
Trong vai trò này, bằng các cơ chế phân phối thu nhập, phân phối quỹ tiền lương, quỹ
phúc lợi, quỹ khen thưởng,… sẽ đưa lại kết quả lớn lao trong sản xuất kinh doanh như:kích
thích tăng năng xuất lao động, tăng cường phát minh sáng chế, kích thích tiêu dùng xã
hội… Cũng bằng các biện pháp tài chính có thể đề cao được trách nhiệm vật chất trong sản
xuất, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong sản xuất kinh doanh, lập lại cân bằng trong
phân phối.
b.Đối với hệ thống tài chính quốc gia:
Tài chính doanh nghiệp là cơ sở tạo nền vững chắc của hệ thống tài chính quốc gia vì sự
đóng góp của các doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn trong khoản
phải thu Ngân sách.
c.Đối với môi trường xung quanh:
Vai trò này được thể hiện thông qua sự tác động của tài chính doanh nghiệp với môi
trường xung quanh, nó là một bộ phận của hệ thống tài chính. Nếu tài chính doanh nghiệp
hoạt động hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh làm cho môi trường xung
quanh lành mạnh, có điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp khác trong trường hợp khó khăn,
đồng thời góp phần tăng thu nhập cho các nhà đầu tư và cải thiện đời sống cho tầng lớp
nhân dân.
3.Chức năng của tài chính doanh nghiệp:
a.Tạo vốn đảm bảo thoã mãn nhu cầu vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh.Để có đủ
vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh; tài chính doanh nghiệp phải tính toán nhu cầu vốn,
lựa chọn nguồn vốn tổ chức huy động sử dụng vốn đúng đắn nhằm thúc đẩy sự phát triển
có hiệu quả quá trình sản xuất kinh doanh ở doanh nghiệp.
Về phía Nhà nước phải có hổ trợ doanh mghiệp là tạo môi trường hoạt động phong phú,
đa dạng để tạo vốn và phát triển các loại hình tín dụng thu hút tối đa hoá các nguồn vốn
nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế xã hội dân cư tạo nguồn vay dồi dào đối với mọi loại hình
doanh nghiệp.
b.Phân phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp
Thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp được tài chính doanh nghiệp phân phối, thu
nhập bằng tiền mà các doanh nghiệp đạt do thực hiện thu nhập bán hàng trước khi phải bù
đắp các chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất cũng như bù đắp hao mòn máy móc thiết bị
trả lương cho người lao động để mua sắm nguyên nhiên vật liệu để tiếp tục chu kỳ sản xuất
mới, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Phần còn lại doanh nghiệp sử dụng các quỹ của
doanh nghiệp thực hiện bảo toàn vốn hoặc trả lợi tức cổ phần (nếu có).Chức năng phân
phối thu nhập bằng tiền của doanh nghiệp và quá trình phân phối đó luôn gắn liền với
những đặc điểm vốn có của hoạt động sản xuất kinh doanh và hình thức sở hữu của doanh
nghiệp.
c.Chức năng kiểm tra (Chức năng giám đốc):
Tài chính doanh nghiệp căn cứ vào thu chi tiền tệ các chỉ tiêu phản ánh bằng tiền để
kiểm soát tình hình đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh và
hiệu quả sản xuất kinh doanh. Cụ thể qua tỷ trọng cơ cấu qua nguồn huy động việc sử
dụng nguồn vốn huy động, việc tính toán các yếu tố chi phí vào giá thành và phí lưu thông,
việc thanh toán các khoản công nợ với ngân sách, với người bán, với tín dụng với công
nhân viên và kiểm tra việc chấp hành kỷ luật tài chính, kỷ luật thanh toán, kỷ luật tín dụng
của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó giúp cho chủ thể quản lý, phát hiện những khâu mất cân
đối, những cơ sở trong công tác điều hành, quản lý kinh doanh để có quyết định ngăn chặn
kịp thời các khả năng tổn thất
có thể xảy ra nhằm duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Đặc điểm của chức
năng này là toàn diện và thường xuyên suốt quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.
II.Những vấn đề phân tích tài chính:
1.Nội dung phân tích tài chính:
a.Khái niệm về phân tích tài chính:
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ
cho phép sử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng
hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày
càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính
như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể,
các cơ quan quản lý tổ chức công cộng.
b.Nhiệm vụ của phân tích tài chính:
- Đánh giá tình hình sử dụng vốn nguồn vốn như: Xem xét việc phân bổ vốn nguồn vốn
có hợp lý hay không, xem xét mức độ đảm bảo vốn cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
phát hiện những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thừa thiếu vốn.
- Đánh giá tình hình thanh toán khả năng thanh toán của doanh nghiệp, tình hình chấp
hành các chính sách chế độ tài chính, tín dụng của Nhà nước.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn.
- Phát hiện khả năng tiềm tàng đề ra các biện pháp động viên khai thác khả năng tiềm
tàng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
c.Nội dung của phân tích tài chính doanh nghiệp:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua các báo cáo tài chính
- Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp
- Phân tích tình hình đầu tư và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
- Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
+ Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh
+ Phân tích hiệu quả sử dụng về TSCĐ của doanh nghiệp
+ Phân tích hiệu quả sử dụng về TSLĐ của doanh nghiệp
+ Phân tích khả năng sinh lời
2.Mục đích, ý nghĩa của phân tích tài chính:
a.Mục đích của phân tích tài chính:
- Cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin kinh tế tài chính cần
thiết cho các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà cho vay, các đối tượng quan
tâm khác để giúp họ có những quyết định đúng trong kinh doanh, quan hệ kinh tế.
- Cung cấp những thông tin về tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động nguồn vốn,
các tỷ xuất về đầu tư, các tỷ xuất biểu hiện khả năng tự tài trợ, khả năng tiêu thụ sản phẩm,
khả năng sinh lời và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Từ đó giúp cho doanh nghiệp thấy rõ
những mặt mạnh mặt yếu nguyên nhân tồn tại để đề ra những giải pháp hữu hiệu nhằm
khắc phục và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Cung cấp thông tin về tình hình công nợ, khả năng thu hồi các khoản phải thu, khả
năng thanh toán các khoản phải trả, giúp doanh nghiệp dự đoán chính xác quá trình phát
triển, đồng thời giúp cho các cơ quan quản lý vĩ mô nắm chắc tình hình kế hoạch hướng
dẫn, kiểm tra doanh nghiệp được hiệu quả.
b.Ý nghĩa của việc phân tích tài chính:
Phân tích tài chính rất hữu ích trong việc quản trị doanh nghiệp đồng thời là nguồn
thông tin tài chính chủ yếu đối với những người ngoài doanh nghiệp. Đối với chủ doanh
nghiệp mối quan tâm hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận và khả năng trả nợ. Ngoài ra các nhà
quản trị còn quan tâm đến các mục tiêu khác như: công việc làm ăn, nâng cao chất lượng
sản phẩm cung cấp những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp nhất, đóng góp
phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường.
.Đối với chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng, mối quan tâm chủ yếu của họ là
hướng vào khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì vậy họ đặc biệt chú ý đến lượng tiền và
đến các tài sản khác có thể chuyển đổi thành tiền nhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn
để biết được khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp. Bên cạnh đó các chủ ngân
hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu. Bởi
vì số lượng vốn của chủ sở hữu này sẽ là khoản bảo hiểm cho họ trong thời gian doanh
nghiệp gặp rủi ro.
.Đối với nhà đầu tư mối quan tâm của họ thường hướng vào các yếu tố rủi ro, thời gian
hoàn vốn, khả năng sinh lãi, khả năng thanh toán vốn, vì vậy họ cần thông tin về điều kiện
tiềm năng tăng trưởng của doanh nghiệp. Đồng thời các nhà đầu tư cũng rất quan tâm đến
việc điều hành hoạt động sự an toàn và tính hữu hiệu cho họ. Bên cạnh đó chủ doanh
nghiệp (chủ sở hữu) các nhà quản lý chủ ngân hàng, các nhà cung cấp còn có nhiều nhóm
người khác quan tâm đến thông tin tài chính của doanh nghiệp đó là cơ sở tài chính, người
lao động những người này có thông tin về cơ bản giống chủ ngân hàng, nhà đầu tư, các
chủ doanh nghiệp vì nó liên quan đến quyền lợi và trách nhiệm đến khách hàng hiện tại và
trong tương lai của họ.
3.Phương pháp phân tích:
a.Phương pháp so sánh:
Để áp dụng phương pháp so sánh cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được, các
chỉ tiêu tài chính thống nhất về không gian thời gian nội dung tính chất và theo mục đích
phân tích mà xác định gốc so sánh, gốc so sánh được xem là gốc về mặt thời gian và không
gian, kỳ phân tích được chọn là kỳ báo cáo hoặc kỳ kế hoạch. Giá trị so sánh có thể lựa
chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
Nội dung so sánh gồm:
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiện kỳ trước để thấy rõ thay đổi, xu
hướng tài chính doanh nghiệp.
-So sánh giữa số thực hiện và kế họach thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp
-So sánh số hiệu của doanh nghiệp với số hiệu trung bình nghành các doanh nghiệp
khác để đánh giá tài chính của doanh nghiệp mình tốt hay xấu.
-So sánh theo chiều dọc để chăm sóc tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể so sánh
theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự biến động cả số tương đối và số tuyệt đối
của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toán.
b.Phương pháp tỷ lệ:
Phương pháp tỷ lệ được áp dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính, đó là phương
pháp có tính hiệu lực cao giúp cho nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu, và
phân tích có hệ thống hàng loạt số tỷ lệ theo kiểu thời gian liên tục
c.Phương pháp loại trừ:
Trong phân tích nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến
kết quả kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ. Loại trừ là phương pháp xác định mức độ
ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các
nhân tố khác.Như vậy phải dựa vào mức biến động của từng nhân tố.
4.Nguồn thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp:
a.Bảng cân đối kế toán:
-Khái niệm bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh tổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh
nghiệp tại một thời điểm nhất định.
Số liệu trên bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn hình thành tài sản đó.Căn cứ
vào bảng cân đối kế toán có thể nhận xét và đánh giá khái quát tình hình tài chính của
doanh nghiệp.
-Ý nghĩa bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán rất có ý nghĩa trong công tác quản lý doanh nghiệp. Số liệu trên
bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu
của tài sản. Nguồn vốn và cơ cấu nguồn hình thành các tài sản đó. Thông qua bảng cân đối
kế toán, có thể nhận xét nghiên cứu và đánh giá khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp.
Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy dộng vốn vào quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
-Kết cấu bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán được chia làm hai phần:
.Phần tài sản:Chỉ tiêu phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh
nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản theo hình thức tồn tại trong quá trình hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản được phân chia như sau:
A.Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn
B.Tài sản cố định và đầu tư dài hạn
.Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời
điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện tính pháp lý của tài sản
đối với tài sản đang quản lý và sử dụng ở doanh nghiệp.Nó được phân chia như sau:
A.Nợ phải trả
B.Nguồn vốn chủ sở hữu.
Mỗi phần của bảng cân đối kế toán được phản ánh theo 3 cột: mã số, số đầu năm,số
cuối kỳ (quý, năm).
b.Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh:
-Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: Đây là báo cáo
tài chính tổng hợp tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong một kỳ kế toán của
doanh nghiệp, chi tiết theo hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác, tình hình thực
hiện đối với Nhà nước về thuế và các khoản phải nộp.
-Kết cấu báo cáo hoạt động kinh doanh: gồm 3 phần
.Phần I: Lãi, lỗ
Phản ánh tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh
doanh , hoạt động tài chính và hoạt động khác.
.Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước
.Phần III:Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm,
thuế GTGT hàng bán nội địa.
c.Báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng
lượng tiền phát sinh trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.
Dựa vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ người sử dụng có thể đánh giá được khả năng tạo ra
tiền, sự biến động tài sản thuần của doanh nghiệp và dự đoán được bằng tiền trong kỳ tiếp
theo.
d.Thuyết minh báo cáo tài chính:
Là một bộ phận hợp thành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp để giải thích bổ
sung thông tin về tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh, tình hình sản xuất của doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo mà các báo cáo tài chính khác không thể trình bày rõ ràng và chi
tiết được.
e.Báo cáo kế toán khác:
Như các sổ thẻ chi tiết, các báo cáo tổng kết các chính sách bán hàng.
B.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH THÔNG QUA BÁO CÁO TÀI CHÍNH:
I.Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua bảng cân đối kế toán:
Với mục đích: Căn cứ vào số liệu đã phản ánh trên bảng cân đối kế toán để so sánh tổng
số tài sản và tổng nguồn vốn giữa cuối kỳ và đầu kỳ. Đồng thời xem xét sự tăng giảm của
từng khoản mục và sự thay đổi về tỷ trọng trong bảng cân đối kế toán, với số liệu này
thông thường được đánh giá hai mặt: Tình hình phân bổ tài sản và tình hình phân bổ nguồn
vốn.
1.Đánh giá khái quát tình hình phân bổ tài sản: Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có
thể lập bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản như sau :
.Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thờ
điểm lập báo cáo.
-
TS
LĐ
:
Phả
n
ánh
tổn
g
giá
trị
tài
sản
lưu
độn
g
có
đến
thời
điể
m
lập báo cáo, bao gồm vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thuvà giá trị tài sản
cho quá trình sản xuất kinh doanh.
-Vốn bằng tiền: Phản ánh số tiền hiện có của doanh nghiệp bao gồm tiền mặt, tiền gửi
ngân hàng và tiền đang chuyển.
-Các khoản phải thu là chỉ tiêu phản ánh các khoản phải thu(sau khi trừ dự phòng)
-Hàng tồn kho: Phản ánh toàn bộ giá trị thực của các loại hàng tồn kho dự trữ cho quá
trình sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu
Số
đầu
năm
Số
cuối
năm
Chênh lệch cuối
năm
so với đầu năm
Tỷ trọng
Mức
Tỷ
lệ(%)
Đ.
năm
C.
năm
A.TSLĐ& ĐTNH
I.Tiền
II.Các khoản đầu tư ngắn hạn
III.Các khoản phải thu
IV.Hàng tồn kho
V.TSLĐ khác
B. TSCĐ& ĐTDH
I.TSCĐ
II.Các khoản đầu tư dài hạn
khác
III.Chi phí xây dựng cơ bản dở
dang
IV.Các khoản ký cược ký quỹ
dài hạn
V.Chi phí trả trước dài hạn
Tổng tài sản
Trong kinh doanh qui mô tài sản là vấn đề đáng quan tâm tuy nhiên tài sản được
phân bổ như thế nào, tỷ trọng của từng loại chiếm trong tổng tài sản có hợp lý hay không.
Khi đã có vốn thì vấn đề quan trọng là sử dụng vốn đó như thế nào, nhằm đáp ứng nhu cầu
và nâng cao hiệu quả kinh doanh điều này thể hiện thông
qua việc xem xét kết cấu tài sản cũng như quy mô biến động của nó.
.Phân tích theo chiều ngang: Căn cứ vào số liệu đầu năm, cuối năm ta tính được mức
chênh lệch cũng như phần trăm chênh lệch. Đây là con số tuyệt đối thể hiện sự biến động
qui mô về tài sản của đơn vị và phần trăm chênh lệch của tổng tài sản đầu năm và cuối
năm là con số tương đối thể hiện biến động về tốc độ tăng trưởng của tài sản đơn vị. Để
thấy rõ hơn ta đi sâu phân tích từng khoản mục tài sản.
Đối với tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn: Do tính chất của tài sản lưu động là vận
động liên tục từ hình thức này sang hình thức khác. Một trong những nguyên tắc quản lý
vốn lưu động là nguyên t c vừa đủ, có thể không nên dư thừa dẫn đến dễ bị chiếm dụng
vốn hoặc gây ứ đọng vốn. Trong cơ chế hiện nay việc sử dụng vốn hợp lý thể hiện ở vòng
quay của vốn lưu động. Vốn lưu động quay càng nhanh việc sử dụng vốn càng hiệu quả.
Đánh giá tài sản lưu động thể hiện thông qua bộ phận cấu thành của nó.
Cùng với sự biến động của tài sản lưu động thì TSCĐ cũng có những thay đổi cụ thể:
TSCĐ tăng lên thì có thể đánh giá là doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh,với sự
tăng lên của TSCĐ mới thực sự chứng tỏ việc đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Còn
khoản mục xây dựng cơ bản tăng chưa có thể khẳng định là mở rộng sản xuất kinh doanh.
.Phân tích theo chiều dọc: Việc phân tích theo chiều ngang cho thấy biến động của từng
khoản mục nhưng chưa cung cấp cho ta mối quan hệ giữa các khoản mục. Phân tích theo
chiều dọc là cơ sở để xác định kết quả, tỷ lệ của từng khoản mục trong tổng số, qua đó có
thể đánh giá biến động so với quy mô chung giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
Khi phân tích bảng trên theo chiều dọc ta sẽ thấy rõ hơn sự phân bố tài sản. Mỗi sự biến
động của kết cấu tài sản có hợp lý hay không có phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh
hay không.
2. Đánh giá khái quát tình hình phân bổ nguồn vốn:
Dựa vào bảng cân đối kế toán ta có thể phân tích tình hình sử dụng vốn: (Trang sau)
. Phân tích theo chiều ngang: Ta biết rằng nguồn vốn bao gồm nợ phải trả và nguồn
vốn chủ sở hữu. Trong đó nợ phải trả là những khoản doanh nghiệp nợ nhà
nước,
nợ
nhà c
cấp,
các
khoả
n tiền
vay
mỗi
sự
tăng
lên
hay
giảm
của
các
khoả
n
nợ
đánh
giá
khả
năng tự chủ về tài chính, sự đánh giá này tốt hay xấu còn phụ thuộc vào nhu cầu sản xuất
kinh doanh và hiệu quả của quá trình kinh doanh. Vốn chủ sở hữu là nguồn vốn tự có của
doanh nghiệp, sự tăng lên hay giảm xuống của vốn chủ sở hữu có thể phần nào thấy được
hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vốn chủ sở hữu càng tăng lên trong tổng nguồn vốn
có thể hiện sự lành mạnh của cấu trúc tài chính doanh nghiệp với xu hướng này doanh
nghiệp sẽ ngày càng được nâng cao vị thế của mình trên thương trường.
Chè tiãu
Säú
âáöu
nàm
Säú
cuäúi
nàm
C.lãûch
cuäúi nàm
so våïi âáöu
nàm
Tyí troüng %
Mæïc
Tyí
lãû
%
Â.nàm C.nàm
A.Nåü phaíi traí
I. Nåü ngàõn haûn
1. Phaíi traí ngæåìi baïn
2. Vay daìi haûn âãún haûn traí
3. Ngæåìi mua tiãön traí træåïc
4. Thuãú vaì caïc khoaín phaíi
näüp
5. Phaíi traí cäng nhán viãn
6. Phaíi traí näüi bäü
7. Phaíi traí phaíi näüp khaïc
II. Nåü daìi haûn
III. Nåü khaïc
B. Nguäön VCSH
I. Nguäön väún quyî
II. Kinh phê sæû nghiãûp
Täøng nguäön väún
.Phân tích theo chiều dọc: Là phân tích theo biến động kết cấu nguồn vốn. Trong sự
thay đổi kết cấu nguồn vốn nếu như tỷ trọng vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn cao thì
doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, và mức độ độ
lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ (ngân hàng, nhà cung cấp) là cao. Ngược lại nếu công
nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp thì khả năng tự đảm bảo
về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.
II. Đánh giá khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh:
Kết quả đạt được trong một kỳ kinh doanh thể hiện rõ trên Báo cáo kết quả hoạt động.
Vì vậy việc đánh giá tình hình tài chính thông qua báo cáo kết quả kinh doanh là điều cần
thiết, bởi vì qua đó ta có thể thấy được những gì đã làm và chưa làm được trong kỳ kế
toán của doanh nghiệp.
Từ
số
liệu
phâ
n
tích
ta
đi
vào
chi
tiết
cho
từn
g
kho
ản
mụ
c
để
thấ
y
đượ
c sự
biế
n động của các chỉ tiêu. Một khi nhìn thấy sự tăng lên của doanh thu điều đó thể hiện
về sự mở rộng thị trường. Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng cần xem xét đến chi phí quản
lý doanh nghiệp bởi nó thể hiện sự nổ lực của doanh nghiệp từ khâu mua hàng đến khâu
bán hàng. Đặc biệt cần phải quan tâm đến mức giá tăng giữa giá vốn với doanh thu để tìm
ra nguyên nhân của sự chênh lệch đó. Tuy nhiên cần kết hợp sự phân tích thay đổi của
Chè tiãu
Nà
m
træ
åïc
Nà
m
nay
C/Lãûch nàm
nay so våïi
nàm træåïc
% theo ÂTT
Säú
tiãön
%
Nàm
nay
Nàm
træåïc
Doanh thu baïn haìng vaì cung
cáúp dëch vuû
Caïc khoaín giaím træì
1.DT thuáönvãö baïn haìng vaì
cung cáúp dëch vuû
2.Giaï väún haìng baïn
3.LN gäüp vãö baïn haìng vaì
cung cáúp dëch vuû
4.DT hoaût âäüng taìi chênh
5.Chi phê taìi chênh
6.Chi phê vãö baïn haìng vaì
cung cáúp dëch vuû
7.LN thuáön tæì hoaût âäüng kinh
doanh
8.Thu nháûp khaïc
9.Chi phê khaïc
10.LN khaïc
11.LNTT
12.Thuãú TNDN
13.LN sau thuãú
doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ vì doanh thu này chịu ảnh hưởng của các
khoản giảm trừ.
Việc so sánh theo doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ là một công cụ
phân tích hữu ích, qua đó biết được 100 đồng doanh thu này có bao nhiêu đồng chi phí, lợi
nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ.
III.Phân tích tình hình thanh toán và khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
1.Phân tích tình hình thanh toán:
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn phát sinh việc
thu chi thanh toán.Song các khoản phải thu, phải trả cần phải có một khoản thời gian nhất
định mới thanh toán được. Còn thời gian thanh toán dài hay ngắn là hoàn toàn phụ thuộc
vào chế độ quy định về nộp thuế nộp lãi của nhà nước.Tùy thuộc vào phương thức được
áp dụng.
Việc chiếm dụng vốn lẫn nhau hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
là một nét đặc trưng trong thương mại thậm chí còn được coi là một sách lược kinh doanh
hữu hiệu của các doanh nghiệp ngang nhiên hoạt động trên thương
trường mà trong tay không hề có một đồng vốn nào. Do đó vấn đề thanh toán trở nên cao
so với kinh doanh
Việc phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp để tìm ra nguyên nhân của mọi
sự ngưng trệ khê đọng các khoản thanh toán nhằm tiến tới làm chủ tài chính, có một ý
nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Qua số liệu của bảng phân tích để tìm thấy được sự biến động của các khoản phải thu
và phải trả từ đó đưa ra nhận xét về tình hình thu hồi nợ, và dấu hiệu biến động của các
khoản nợ từ đó đưa ra biện pháp nhằn giảm khách hàng nợ và nguyên
Khoaín phaíi
thu
Â.nà
m
C.nà
m
C.lãûch
Khoaín
phaíi traí
Â.nà
m
C.nàm
C.lãûch
Säú
tiãön
%
Säú
tiãön
%
1.Khoaín phaíi
thu
2.Traí træåïc
ngæåìibaïn
-Vay ngàõn
haûn
-Vay daìi
haûn
Täøng säú
nhân của việc tăng khoản nợ có hợp lý hay không.
2. Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là khả năng hoán chuyển thành tiền của
các tài sản để đối phó với các khoản nợ ngắn hạn. Nếu doanh nghiệp làm ăn tốt thì khả
năng thanh toán dồi dào. Ngược lại nếu hoạt động tài chính xấu thì việc chiếm dụng vốn
lẫn nhau nhiều thanh toán bị kéo dài dây dưa. Vì vậy khả năng thanh toán là công cụ cần
thiết để đánh giá sức mạnh của tài chính doanh nghiệp. Để đánh giá khả năng thanh toán
của doanh nghiệp chúng ta thường phân tích các chỉ tiêu sau:
a.Hệ số khả năng thanh toán hiện hành (H1):
Hệ số này là công cụ đo lường khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số này
thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản đối với nợ phải trả.
+ Nếu H1>1 khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp cao. Tuy nhiên hệ số này quá cao
cũng không tốt điều đó chứng tỏ doanh nghiệp bị ứ đọng vốn, khả năng sinh lời thấp.Chỉ
tiêu này còn thể hiện các khoản nợ của các doanh nghiệp đều có tài sản.
+ Nếu H1< 1 khả năng thanh toán của doanh nghiệp kém tất cả các tài sản lưu động của
doanh nghiệp không đủ chi trả cho các khoản nợ, càng tiến về 0 doanh nghiệp càng lâm
vào tình trạng khó khăn về tài chính.
b.Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H2):
Hệ số khả năng thanh toán là tiêu chuẩn đánh giá khắt khe hơn về khả năng thanh toán.
Nó phản ánh nếu không bán hết hàng tồn kho thì khả năng thanh toán của doanh nghiệp sẽ
ra sao? Bởi vì hàng tồn kho không phải là nguồn tiền mặt tức thời đáp ứng ngay cho việc
thanh toán chỉ tiêu này cho phép đánh giá tốt hơn rủi ro phá sản của doanh nghiệp.
c. Hệ số khả năng thanh toán tức thời (H3):
Taìi saín læu âäüng
vaì âáöu tæ ngàõn haûn
Nåü
ngàõn haûn
H1
=
Tiãön + Âáöu tæ taìi chênh ngàõn
haûn + Khoaín phaíi thu
Nåü ngàõn
H2
=
Tiãön
Nåü
H3
=
Trong cơ chế quản lý hiện nay thì các doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm về toàn bộ
hoạt động và kết quả kinh doanh của mình. Doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh phải
luôn đặt ra một tình huống xấu nhất có thể xảy ra có thể thanh toán
tức thời các khoản nợ.
d.Số vòng quay khoản phải thu (S1):
Các chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển các khoản thu. Số vòng quay này tăng
lên chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi vốn nhanh các khoản nợ. Khả năng chuyển đổi thành
tiền của các khoản phải thu càng nhanh ảnh hưởng tốt đến khả năng thanh toán và khả
năng hoạt động. Tuy nhiên chú ý rằng hệ số quá cao có thể biểu hiện không tốt, bởi vì
doanh nghiệp thể hiện phương thức tín dụng khắc khe sẽ ảnh hưởng không tốt đến quá
trình tiêu thụ, giảm doanh thu bởi vì khách hàng luôn muốn thời hạn trả tiền kéo dài thêm.
e. Số ngày một vòng quay khoản phải thu (Sn):
Chỉ tiêu tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để thu hồi nợ nếu chỉ tiêu này nhỏ thể hiện
doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn điều này chưa hẳn đã tốt. Chỉ tiêu này cao thể hiện
doanh nghiệp chiếm dụng vốn nhiều cần phải xem lại chính sách tín dụng của công ty.
f.Số vòng quay hàng tồn kho (S2):
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay hàng tồn kho bình quân trong kỳ hay là thời gian
hàng hoá nằm trong kho, trước khi bán. Thời gian này càng giảm thì khả năng hoán
chuyển thành tiền của hàng hoá trong kho càng nhanh. Số vòng quay hàng tồn kho chậm
có thể hàng hoá bị kém phẩm chất không tiêu thụ được hoặc tồn kho quá mức cần thiết.
g.Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: (Sn2)
DTT baïn chëu + Thuãú
GTGT âáöu ra
Nåü
S1
=
Säú âáöu nàm +
Säú cuäúi nàm
Säú dæ khoaín phaíi
thu bçnh quán =
360
Säú voìng quay
Sn
=
Giaï väún haìng baïn
Säú dæ bçnh quán
haìng täön kho
S2
=
Số dư bình quân hàng tồn kho =
Số đầu kỳ + Số cuối kỳ
2
360
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho ta biết được hàng tồn kho quay được bao nhiêu ngày trong một vòng.
Số ngày càng nhiều chứng tỏ hàng hóa luân chuyển chậm công tác kinh
doanh kém hiệu quả.
IV.Phân tích tình hình đầu tư và cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp:
1.Phân tích cấu trúc tài chính của doanh nghiệp:
a.Phân tích vốn lưu động (VLĐr):
Để đảm bảo cho quá trình kinh doanh được diễn ra liên tục buộc các doanh nghiệp phải
có lượng vốn cố định và vốn lưu động việc đảm bảo đầy đủ nhu cầu về vốn là rất cần thiết.
Giúp cho hoạt động kinh doanh liên tục và có hiệu quả.
Nguồn vốn có 2 loại:
-Nguồn vốn thường xuyên: Là nguồn vốn sử dụng thường xuyên lâu dài vào quá trình
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thường sử dụng trên một năm.
-Nguồn vốn tạm thời: Là nguồn vốn mà doanh nghiệp tạm thời sử dụng vào hoạt động
sản xuất kinh doanh trong thời gian ngắn. Thường dưới một năm khi phân tích vốn lưu
động cần chú ý đến các trường hợp sau:
Có 2 trường hợp xảy ra khi phân tích vốn lưu động ròng
VLĐr = NVTX - TSCĐ & ĐTDH
Hoặc: VLĐr = TSLĐ & ĐTNH - NVTT
Coï 3 træåìng håüp xaíy ra:
TSLÂ&
ÂTNH
NVTT
TSLÂ&
ÂTNH
NVTT
TSLÂ&
ÂTDH NVTT
NVTX TSCÂ&
ÂTDH NVTX
TSCÂ&
ÂTDH
TSCÂ&
ÂTDH NVTX
.Trường hợp 1:VLĐr = 0 doanh nghiệp có kết cấu nguồn vốn ổn định, tạm thời đạt
trạng thái cân bằng tài chính trong ngắn hạn trong trường hợp này toàn bộ các khoản
TSCĐ và đầu tư dài hạn được tài trợ vừa đủ nguồn vốn thường xuyên ở trạng thái này
doanh nghiệp cũng có 2 nguy cơ xảy ra đó là VLĐr 0.
Sn2 =
.Trường hợp 2:VLĐr > 0 doanh nghiệp có cấu trúc vốn ổn định, trạng thái cân bằng tốt
nhất và tính tự chủ cao. Trong trường hợp này NVTX không chỉ sử dụng để tài trợ cho
TSCĐ và ĐTDH mà còn sử dụng để tài trợ một phần TSCĐ của DN.
.Trường hợp 3: VLĐr < 0 doanh nghiệp có cấu trúc nguồn vốn mất tự chủ, NVTX
không đủ để tài trợ cho TSCĐ và ĐTDH. Rủi ro doanh nghiệp cao dẫn đến áp lực thanh
toán các khoản nợ và mất cân bằng tài chính.
b.Phân tích đảm bảo vốn lưu động ròng (NCVLĐ):
NCVLĐ = HTK + Khoản phải thu - Khoản phải trả (không có nợ vay)
Nhu cầu vốn lưu động có thể bù đắp bằng nhiều nguồn khác nhau nhưng ổn định và lâu
dài thì cần bù đắp NVTX. Nghĩa là nguồn vốn chủ sử hữu và vay dài hạn bù đắp xong
TSCĐ thì phần còn lại dùng để bù đắp cho VLĐ.
Ngân quỹ ròng (NQR) = VLĐ ròng - NCVLĐ
.Khi NQR> 0 đây là trạng thái cân bằng tốt nhất vì VLĐr dù tài trợ cho tất cả nhu cầu
của doanh nghiệp.Thể hiện cân bằng an toàn tài chính vì doanh nghiệp không phải vay để
bù đắp sự thiếu hụt về nhu cầu VLĐ và doanh nghiệp không gặp khó khăn về thanh toán
trong ngắn hạn.
.Khi NQR< 0 trạng thái không tốt nhu cầu không đáp ứng đầy đủ bằng VLĐr doanh
nghiệp phải huy động các khoản vay ngắn hạn để bù đắp sự thiếu hụt đó và tài trợ một
phần TSCĐ khi vốn lưu động ròng âm.
.Khi NQR = 0 trạng thái tốt trong ngắn hạn cần gia tăng vốn lưu động ròng đảm bảo tài
trợ cho NCVLĐ.
C. PHÂN TÍCH NGUYÊN NHÂN ẢNH HƯỞNG:
-Bước 1: Xác định các yếu tố cấu thành của các chỉ tiêu NVTX, NVTT, VLĐR,
NCVLĐ
-Bước 2: So sánh số liệu giữa đầu kỳ và cuối kỳ để xác định mức độ tăng
giảm của các loại có nhận xét đánh giá
-Bước 3: Đi sâu phân tích từng khoản mục cụ thể để xác định tính hợp lý trong việc
tăng giảm các chỉ tiêu nguyên cứu
1.Phân tích tình hình đầu tư và cấu trúc tài chính:
a.Tỷ suất nợ (P1) :
Nåü
phaíi
traí
P1
=
*100 %
Tỷ suất nợ đo lường sự góp vốn của chủ nợ trong tổng nguồn vốn của doanh
nghiệp các chủ nợ thường thích tỷ suất nợ vừa phải, tỷ suất nợ càng thất thì hệ số an toàn
càng cao. Nghĩa là khi đến hạn con nợ sẽ trả đủ cho chủ nợ tỷ suất càng cao thì bản thân
doanh nghiệp có tình hình tài chính không được lành mạnh và rủi ro trong kinh doanh có
quyền sang chủ nợ chịu. Mặc khác tỷ suất nợ cao thì mức độ an toàn trong kinh doanh kém
và chỉ cần một khoản nợ tới hạn không trả được sẽ làm cho việc thanh toán không thăng
bằng và xuất hiện nguy cơ phá sản.
b. Tỷ suất tự tài trợ (P2):
Tỷ suất tự tài trợ là quan hệ giữa vốn chủ sở hữu với tổng tài sản,tỷ suất này phản ảnh
khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và tính tự chủ trong kinh doanh. Tỷ suất tự tàì trợ
phản ảnh cứ 100 đồng tài sản có bao nhiêu đồng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, tỷ suất
này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có do đó doanh nghiệp không bị ràng
buộc hoặc bị sức ép của khoản nợ vay. Qua việc tính toán hai chỉ tiêu trên, tỷ suất tự tài trợ
biểu hiện tính độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp tỷ suất nợ và tỷ suất tự tài trợ sẽ là
mối quan tâm của nhà đầu tư.
c. Tỷ suất đầu tư: Để đánh giá tình hình đầu tư của doanh nghiệp cần tính chỉ tiêuđầu tư, tỷ
suất đầu tư được xác định như sau:
Tỷ suất đầu tư phản ảnh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật thể hiện năng lực sản
xuất và xu hướng tăng lâu dài của doanh nghiệp.
V. Phân tích hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
1.Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp:
+ Tỷ suất doanh lợi trên vốn (T1):
Chỉ tiêu này phản ảnh một đống vốn bỏ ra ta thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Hiệu suất sử dụng tài sản (S):
NVCSH
TS
P2
=
Tyí suáút
âáöu tæ =
LN
TS bçnh
T1
=
*100 %
*100 %
*100 %
TSCÂ & ÂTDH
TS
DTT
TS bçnh
S =
Chỉ tiêu này thể hiện trong 100 đồng tài sản đầu tư vào hoạt động kinh doanh thì tạo ra
bao nhiêu đồng doanh thu nhuận. Giá trị chỉ tiêu này càng lớn thể hiện hiệu quả sử dụng
tài sản của doanh nghiệp càng cao. Khả năng tạo ra sản phẩm và đáp ứng nhu cầu thị
trường ngày càng nhiều dẫn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng lớn.
+ Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA):
2.Phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ:
+Hiệu quả sử dụng TSCĐ (H1):
Chỉ tiêu này phản ảnh trong 100 đồng TSCĐ đem đầu tư thì nó mang lại bao nhiêu đồng
doanh thu, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng TSCĐ càng cao.
3.Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ:
Säú väún tiãút kiãûm (-) hay laîng phê (+) =
01
11
SVQSVQ
* DTT
4. Phân tích khả năng sinh lời của doanh nghiệp:
a.Phân tích khả năng sinh lời từ doanh thu:
LNTT
TS bçnh
ROA =
DTT hoaût âäüng
kinh doanh
Nguyãn giaï bçnh
quán TSCÂ
H1 =
Nguyãn giaï
bçnh quán
DTT hoaût
âäüng sxkd
Sæïc hao phê
cuía TSCÂ =
DTT hoaût
âäüng sxkd
TSLÂ bçnh
quán
Hiãûu quaí sæí
duûng TSCÂ =
LNTT
Giaï trë TSLÂ
bçnh quán
Sæïc sinh låìi
cuía TSCÂ =
LN
DDT
Khaí nàng sinh låìi
tæì doanh thu =
Theo quan điểm phân tích tùy theo đối tượng sử dụng thông tin mà chỉ tiêu này có thể
tính toán theo nhiều cách khác nhau:
b. Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE):
Khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu cao là điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thu hút
vốn mới trên thị trường chứng khoán và thị trường tài chính. Ngược lại tỷ số này gặp
trong sự thu hút vốn trong thị trường này.
* Các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính (ROE):
Trong điều kiện kinh doanh doanh nghiệp huy động vốn từ nhiều nguồn nhất là thị
trường tài chính chỉ tiêu này càng cao sẽ thu hút nguồn vốn mới đầu tư và ngược lại tỷ lệ
này thấp dưới mức sinh lời cần thiết thì khả năng thu hút vốn đầu tư vào doanh nghiệp
càng khó. Có thể thấy chỉ tiêu này chịu tác động của nhiều yếu tố
chúng ta xem xét các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính.
+Khả năng tự chủ về tài chính :
Khả năng tự chủ về tài chính được thể hiện qua chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ, nếu tỷ suất tự
tài trợ càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng nhỏ.Tỷ suất tự tài trợ là tỷ
lệ nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn nó thể hiện nguồn vốn chủ sở hữu chiếm bao
nhiêu trong tổng nguồn vốn.
Công thức:
NVCSH
TS
T
TS
LNTT
ROE )1( T: Là thuế suất thuế TNDN
LNST
DTT
Âäúi våïi chuí doanh
nghiãûp =
CP
laîi vay
DTT
Âäúi våïi ngæåìi
cho vay =
LNTT
DTT Âäúi våïi ngæåìi
nháûn goïp väún =
LNST
VCSH bçnh
quán
ROE =
.Độ lớn đòn bẩy tài chính (ĐBTC): Đòn bẩy tài chính được định nghĩa là tỷ lệ nợ phải
trả trên nguồn vốn chủ sở hữu. Thực chất nó thể hiện cấu trúc nguồn vốn của doanh nghiệp
ở thời điểm hiện tại. Công thức tính hiệu quả tài chính liên
quan đến đòn bẩy tài chính :
ROE = Tỷ suất sinh lời tài sản (ROA) * (1+ĐBTC) * (1-T)
Do vậy có thể thấy rằng nếu hệ số đòn bẩy càng cao hiệu quả tài chính sẽ được tăng
lên. Tuy nhiên trong công thức trên tỷ số sinh lời tài sản vẫn còn ảnh hưởng bởi cấu trúc
nguồn vốn vì lợi nhuận để tính chỉ tiêu này đã trừ đi chi phí lãi vay.
Do vậy để xem xét riêng ảnh hưởng của việc vay nợ ta nghiên cứu như sau:
CP lãi vay = Nợ vay phải trả * Lãi suất vay
Kết quả cuối cùng cho thấy, nếu tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản (RE) lớn hơn lãi
suất vay thì việc vay nợ làm hiệu quả tài chính của doanh nghiệp tăng lên, hoặc ngược lại
nếu RE nhỏ hơn lãi suất vay thì việc vay nợ làm hiệu quả tài chính giảm, rủi ro của doanh
nghiệp tăng lên.
Ngoài ra để phân tích hiệu quả tài chính chúng ta sử dụng hệ số khả năng thanh toán
lãi vay.
+Khả năng thanh toán lãi vay (Ht1):
Hệ số này càng cao hiệu quả sử dụng vốn cao chỉ tiêu này nhỏ hơn hoặc bằng 1 thì thể
hiện doanh nghiệp phải sử dụng vốn chủ sở hữu để trả lãi vay.
PHẦN II:
Nåü
phaíi
traí
NVCSH
Cäng thæïc: Âoìn
LNTT + CP
laîi vay
Tyí suáút sinh låìi kinh tãú
cuía taìi saín(RE) =
LNTT +
Laîi vay
Laîi
Ht1 =
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG
TY VẬT LIỆU XÂY DỰNG –XÂY LẮP
VÀ KINH DOANH NHÀ ĐÀ NẴNG
A.GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY :
I.Quá trình hình thành và phát triển công ty:
1.Giới thiệu về công ty:
Công ty Vật liệu xây dựng - Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng là một doanh
nghiệp Nhà nước cấp thành phố, hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Công ty chịu sự lãnh
đạo và quản lý trực tiếp của Sở xây dựng Tp Đà Nẵng, toàn bộ hoạt động của công ty có
thể khái quát thành ba bộ phận sau:
Sản xuất vật liệu xây dựng gồm: sản xuất gạch hoa, gạch ngói, khai thác đá.
Kinh doanh vật liệu.
Hoạt động xây lắp và kinh doanh nhà
• Tên doanh nghiệp: Công ty VLXD- Xây lắp và Kinh doanh nhà Đà Nẵng
•Tên giaodịch quốctế: Danang Construction Material and House-Building Company
•Trụ sở giao dịch: 158 Nguyễn Chí Thanh – Tp Đà Nẵng
•Điện thoại :0511.835742
• Fax: 84-0511.897548
•Số tài khoản:710A-00817-Ngân hàng công thương Tp Đà Nẵng
•Tổng số vốn ban đầu :80.000VNĐ chưa kể TSCĐ
2.Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty VLXD và Kinh doanh nhà Đà Nẵng là một đơn vị Nhà nước thành lập vào
tháng 08 năm 1976 do Uỷ Ban Nhân Dân cách mạng tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng, theo
quyết định số 4271/QĐ/CTUB và chịu sự quản lý trực tiếp của công ty xây dựng Quảng
Đà. Đây là thời kỳ đầu của những ngày miền Nam giải phóng, công tác tổ chức các doanh
nghiệp Nhà nước tại các địa phương chưa ổn định, nền kinh tế cả nước còn thực hiện theo
cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Đơn vị được giao
nhiệm vụ thu mua các loại vật liệu xây dựng như: xi măng, gạch ngói, cát, đá, sỏi và
sản xuất gạch hoa để cung cấp cho các cơ sở địa phương trong tỉnh.
Đến năm 1983 khi công tác tổ chức doanh nghiệp Nhà nước tại địa phương dần ổn
định, công tác thu mua và cung ứng các loại gạch hoa, ngói, cát, đá, sỏi được giao cho
công ty cấp III do huyện quản lý.
Năm 1985, công ty mua lại Xí nghiệp gạch ngói Đồng Nhất của UBND huyện Tam
Kỳ và đổi tên thành Xí nghiệp gạch ngói số 4.
Vào năm 1987 đơn vị được giao nhiệm vụ khai thác, chế biến đá Granit; xuất khẩu,
sản xuất các mặt hàng xây dựng và sản xuất gạch ngói. Tại thời điểm này, công ty được
đổi tên thành Xí nghiệp Liên Hiệp VLXD và đá xuất khẩu.
Từ năm 1989, khi nền kinh tế bắt đầu dần chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường
hoạt động và chế biến đá xuất khẩu bị bế tắt do nguồn vốn đầu tư có hạn, không đủ đáp
ứng cho sản xuất. Trong khi đó nhu cầu về vốn của hoạt động này rất lớn, đơn vị chủ yếu
dùng bằng nguồn vốn tín dụng. Hơn nữa, mặt hàng lại là sản phẩm VLXD cao cấp, công
tác tổ chức chưa mang tính khoa học, giá thành sản phẩm làm ra rất cao, việc nghiên cứu
thị trường chưa kỹ, khách hàng của công ty chủ yếu là các nước XHCN ở Đông Âu, khi
các nước này sụp đổ, công ty không tìm được đối tác tiêu thụ, hàng hoá bị tồn đọng, lãi
vay Ngân hàng không thanh toán được, máy móc ngừng hoạt động nhưng phải trích khấu
hao. Điều này dẫn đến việc công ty bị thua lỗ nặng trong hai năm 1990-1991.
Cuối năm 1992, theo nghị định số 388/H ĐBT của Hội đồng bộ trưởng về việc tổ
chức doanh nghiệp Nhà nước. UBND tỉnh quyết định thành lập lại doanh nghiệp với tên
gọi Công ty vật liệu xây dựng và đá xuất khẩu Quảng Nam Đà Nẵng
Trong nền kinh tế thị trường tính cạnh tranh quyết liệt, đòi hỏi bản thân doanh
nghiệp phải nổ lực không ngừng trên mọi phương diện từ khâu quan trọng nhất trong vấn
đề sử dụng vốn và vận dụng vòng quay của vốn, từ khâu nghiên cứu thị trường để quyết
định đầu tư cho việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá.
Năm 1994, xét thấy hoạt động khai thác, chế biến đá Granit xuất khẩu không phù
hợp với tình hình của công ty, không đem lại hiệu quả nên công ty đã giải tán
hoạt động này, đồng thời đảm nhận thêm chức năng xây lắp và kinh doanh nhà,
hình thành một chu kỳ khép kín trong hoạt động từ sản xuất kinh doanh vật liệu xây
dựng đến khi tiêu thụ sản phẩm cho công tác xây lắp. Từ đó đến nay hoạt động của
đơn vị ngày càng ổn định và có xu hướng phát triển tốt.
3.Chức năng và nhiệm vụ của Công ty:
a.Chức năng:
Công ty là một doanh nghiệp nhà nước cấp thành phố hoạt động trong lĩnh vực xây
dựng chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Sở xây dựng Tp Đà nẵng, toàn bộ hoạt động của công
ty có thể được khái quát thành ba bộ phận như sau:
.Sản xuất vật liệu xây dựng gồm:gạch ống, gạch ngói, khai thác đá
.Tổ chức thực hiện bán buôn, bán lẻ các loại vật liệu xây dựng
.Thực hiện việc xây lắp và kinh doanh nhà
b.Nhiệm vụ:
Công ty có nhiệm vụ phải linh động tìm kiếm nguồn hàng để cung cấp kịp thời trên thị
trường. Bên cạnh đó, các mặt hàng do công ty sản xuất ra phải đảm bảo chất lượng nhằm
cạnh tranh trên thị trường; tổ chức bán buôn bán lẻ tại thành phố, tìm nơi tiêu thụ cho sản
phẩm sản xuất. Cần xây dựng các kế hoạch toàn diện, hàng năm và tiến hành việc tổ chức
thực hiện tốt các kế hoạch đã đề ra.Chấp hành các chính sách chế độ pháp luật Nhà nước,
thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước xây dựng và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, nghiên
cứu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ góp phần làm tăng hiệu quả
hoạt động kinh doanh. Hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước,quản lý và chỉ đạo các đơn
vị trực thuộc theo quy định hiện hành của Nhà nước và của công ty.
II. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty:
1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh:
a.Đặc điểm mặt hàng sản xuất:
Sản phẩm gạch ngói và gạch ống được sản xuất và tiêu theo thời vụ, do đó công ty sử
dụng nguồn lao động tại chỗ hợp đồng theo thời vụ và khoán theo sản phẩm. Hiện nay
công ty đang cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm bằng cách kết hợp mở rộng thị trường
và áp dụng phương thức bán trả chậm. Bên cạnh đó, hoạt động khai
thác đá cũng được công ty tiến hành trang bị hệ thống nghiền đá, hệ thống máy
nghiền sẽ cho ra sản phẩm đá ở dạng mịn hơn dùng cho xây dựng cầu đường.
b.Kinh doanh vật liệu xây dựng: Đây là nhiệm vụ chủ yếu của công ty được
thành lập năm 1976.Trong cơ chế cũ hàng năm được Uỷ ban kế hoạch tỉnh giao chỉ tiêu
tiếp nhận tại đầu nguồn một số xi măng, sắt, gạch lát nhà nhất định rồi phân phát cho các
địa phương trong tỉnh. Nhưng từ năm 1989 đến nay, cùng với việc nhà nước đổi mới cơ
chế quản lý kinh tế công ty phải tự tìm kiếm nguồn hàng mà công ty kinh doanh như xi
măng, các loại hàng trang trí nội thất, sắt các loại.
c.Hoạt động xây lắp và kinh doanh nhà:
Đây là công việc mà công ty đảm nhận thêm từ cuối năm 1994, với chức năng này
công ty đảm nhận xây lắp công trình dân dụng và mua bán nhà. Hiện nay ở công ty hoạt
động này này đang phát triển và đem lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty, tuy nhiên phải
chịu sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường và cho đến nay công ty đã xây dựng được nhiều
công trình có giá trị.
2. Đặc điểm môi trường kinh doanh:
Trong môi trường kinh doanh của công ty có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động
của công bao gồm yếu tố kinh tế, môi trường tâm lý-văn hoá-xã hội, chính trị pháp luật,
yếu tố tự nhiên, khách hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh…Trong đó yếu tố ảnh
hưởng có tính chi phối mạnh mẽ đến hoạt động của công ty đó là có nhiều các đối thủ cạnh
tranh mà hoạt động của họ cũng không thua kém gì công ty và uy tín của họ cũng rất cao,
công ty đã và đang có các đối thủ cạnh tranh như: Công ty xây dựng Đà nẵng, công ty xây
dựng số 1, công ty xây dựng số 7, công ty phát triển Khu công nghiệp Đà Nẵng…
III. Tổ chức bộ máy quản lý:
1.Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
a.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty:
(Trang sau)
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng
Tài vụ
Phòng
Kế hoạch
Phòng
tổ chức
hành
chính
Phòng
Kinh
doanh
& VLXD
Phòng
Xây lắp
và KD
nhà
Ghi chú: Quan hệ trực tuyến chỉ đạo
Quan hệ phối hợp theo chức năng
b.Chức năng, nhiệm vụ của từng các nhân, bộ phận trong bộ máy quản lý:
*Ban giám đốc:
-Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất của công ty, toàn quyền điều hành
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý thích hợp và chịu tránh nhiệm
chung về mọi hoạt động của công ty theo chế độ một thủ trưởng. Là người điều hành toàn
bộ hoạt động của công ty, Giám đốc giải quyết các vấn đề có tính chất chiến lược, định
hướng phát triển lâu dài trong sản xuất kinh doanh; trực tiếp chỉ đạo công tác tài chính- kế
toán, công tác tổ chức cán bộ, kế hoạch đầu tư phát triển sản xuất, đồng thời trực tiếp chỉ
đạo các xí nghiệp, nhà máy, các đội xây dựng trực thuộc công ty.
-Phó giám đốc: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của phòng xây lắp, đồng thời
tham mưu cho Giám đốc về hoạt động của công ty.
*Các phòng ban chức năng:
-Phòng kế hoạch: Làm nhiệm vụ tham mưu cho lãnh đạo, nghiên cứu thị trường so
sánh với năng lực thực tế tại đơn vị để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho toàn bộ
công ty, thông thường các kế hoạch của đơn vị được xây dựng cho mỗi năm hoạt động.
-Phòng tài vụ: Tham mưu cho lãnh đạo trong công tác tài chính, quản lý toàn bộ
vốn và nguồn vốn hoạt động tại đơn vị. Căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh và tình
hình thực tế về vốn tại các đơn vị trực thuộc để đáp ứng kịp thời về vốn cho hoạt động
XN
Gạch
Các cửa
hàng
Các đội
xây dựng
Đội kính
nhôm
kinh doanh ở một đơn vị và kèm theo các biện pháp thu hồi vốn, đảm bảo cho hoạt động
tài chính của doanh nghiệp ổn định.
-Phòng tổ chức hành chính:
Bộ phận hành chính: Quản lý toàn bộ các khâu liên quan đến công tác hành
chính của đơn vị, quản lý hồ sơ, cán bộ công nhân viên.
Bộ phận tổ chức: Làm nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về tình hình tổ chức
nhân sự, tuyển chọn lao động, đáp ứng với điều kiện sản xuất trong thời kỳ theo yêu cầu
hoạt động sản xuất; phòng có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện các chế độ, chính sách,
công tác Đoàn, Đảng; quan tâm đến đời sống cán bộ công nhân viên và các hoạt động về
công tác xã hội của công ty. Qua đó tổ chức bình xét thi đua, khen thưởng cho các bộ phận
và từng cá nhân trong công ty.
-Phòng kinh doanh VLXD: Phụ trách công tác kinh doanh, quản lý, theo dõi việc
mua bán VLXD, hàng trang trí nội thất và mạng lưới nhân viên bán hàng qua kho, quản lý
các cửa hàng; theo dõi việc thu các đại lý, vận chuyển thẳng và việc xuất giao cho nhân
viên bán hàng hưởng lợi.
-Phòng xây lắp và Kinh doanh nhà: Phụ trách công tác xây lắp và kinh doanh nhà,
tham mưu cho lãnh đạo trong công tác quản lý các xí nghiệp sản xuất, các đội xây dựng,
có nhiệm vụ khai thác, tìm kiếm công trình và các đối tượng có nhu cầu xây dựng để đáp
ứng nhu cầu cho khách hàng, đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình.
2.Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty:
a.Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán ở công ty:
Kế toán trưởng
Kếtoán
tiền mặt
Kế toán
vật tư,
TSCĐ
Kế toán
thanh
toán
Thủ
quỹ
Kế toán
tổng hợp
toàn công ty
Kếtoán
TGNH
b.Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy kế toán tại công ty:
-Kế toán trưởng: Quản lý chỉ đạo chung công tác xây dựng kết quả của từng hoạt động,
cùng với Giám đốc thay mặt công ty ký kết các hợp đồng kinh tế, các hoá đơn chứng từ.
Chịu tránh nhiệm trước lãnh đạo và cấc cơ quan tài chính chủ quản cấp trên về toàn bộ
hoạt động tài chính kế toán tại công ty.
-Kế toán tổng hợp: Căn cứ vào sổ sách kế toán của các đơn vị trực thuộc để tập hợp và
lập báo cáo cho toàn công ty.
-Kế toán tiền mặt: theo dõi tình hình biến động của tiền mặt trong việc thu, chi về đền
bù giải toả và kinh doanh nhà của công ty.
-Kế toán tiền gửi ngân hàng: theo dõi tình hình biến động của tiền gửi ngân hàng.
-Kế toán vật tư, TSCĐ: theo dõi tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của toàn công ty, tình
hình thanh lý, giải toả, tính khấu hao và phân bổ cho các bộ phận liên quan.
-Kế toán thanh toán: theo dõi các khoản phải thu của khách hàng; phải trả cho CBCNV,
nhà cung cấp, các khoản tạm ứng, phải trả khác…
-Thủ quỹ: có nhiệm vụ quản lý tiền mặt tại quỹ, thực hiện các nhiệm vụ thu, chi tiền
mặt theo chứng từ đã được duyệt, kiểm tra số dư cuối ngày và lập báo cáo kiểm quỹ hàng
tháng.
3.Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty:
.Hình thức sổ kế toán: Hình thức sổ kế toán áp dụng cho toàn công ty là hình thức
Chứng từ ghi sổ có cải biên cho phù hợp với tình hình thực tế tại công ty.
.Sơ đồ luân chuyển chứng từ:
Kế toán XN
Gạch ngói
Kế toán XN
Cơ khí xây dựng
Kế toán các đội
xây dựng
Chứng từ gốc
Sổ kế toán
chi tiết
Sổ quỹ, sổ tiền
gửi ngân hàng
Tập quỹ, tập ngân
hàng, tập tổng hợp
Sổ Cái
Chứng
từ ghi sổ
Ghi chú: Ghi hàng ngày
Ghi hàng tháng
Ghi cuối quý
Quan hệ đối chiếu kiểm tra
Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc phát sinh, kế toán phụ trách của từng phần căn
cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra để vào các tập quỹ, tập ngân hàng, tập tổng hợp;
vào sổ kế toán chi tiết đối với các đối tượng cần theo dõi chi tiết; vào sổ quỹ, sổ tiền gửi
đối với các chứng từ thu, chi tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Định kỳ tổng hợp số liệu dựa
trên các tập quỹ, tập ngân hàng, tập tổng hợp để ghi vào Sổ Cái. Cuối kỳ từ số liệu trên Sổ
Cái hoặc bảng tổng hợp chi tiết sẽ được tổng hợp để lập các Báo cáo tài chính cuối quý và
lên Báo cáo tài chính cho cả năm.
B.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠi CÔNG TY VẬT LIỆU- XÂY LẮP VÀ
KINH DOANH NHÀ ĐÀ NẴNG:
I.Một số nội dung liên quan đến tình hình tài chính của công ty:
1.Các quan hệ tài chính của công ty:
a.Quan hệ tài chính của công ty đối với Nhà nước,chính quyền địa phương:
Công ty Vật liệu-xây lắp và kinh doanh Nhà Đà Nẵng là một đơn vị Nhà nước nên vốn
hoạt động được Ngân sách Nhà nước cấp và công ty tự bổ sung thêm nguồn vốn lúc cần
thiết.Cũng như mọi doanh nghiệp Nhà nước khác, công ty có nghĩa vụ bảo toàn và phát
triển vốn, đồng thời phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và tham
gia các phong trào an toàn lao động do thành phố đề ra, đặc biệt phong trào đền ơn đáp
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng
hợp, chi tiết
nghĩa, thường xuyên thăm hỏi các gia đình chính sách giúp họ về mặt vật chất cũng như
tinh thần trong những lúc khó khăn.
b.Quan hệ tài chính của công ty với ngân hàng:
Trung gian tài chính chủ yếu của công ty là Ngân hàng công thương, Ngân hàng đầu tư
và phát triển Đà Nẵng đây nhà hổ trợ chính của công ty, giúp công ty vay vốn khi gặp khó
khăn với mức lãi suất 0.65%/năm.
c.Quan hệ tài chính giữa công ty với khách hàng:
Là một trong những nhân tố quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của công ty, họ là
những người đến với công ty nhằm thoã mãn những đòi hỏi và mong muốn của mình.
Chính vì vậy mà công ty luôn quan tâm đến quan hệ khách hàng, tìm cách lôi kéo và tạo
niềm tin đối với họ vì mỗi khách hàng đều có những đặc điểm riêng nên cần có những
chính sách phù hợp cho từng đối tượng.
-Khách hàng là các đại lývà các doanh nghiệp kinh doanh: đây là các trung gian phân
phối chủ yếu nên công ty áp dụng chónh sách hoa hồng, phương thức thanh toán cũng
được ưu đãi.
-Khách hàng là các đơn vị xây dựng: khi có nhu cầu họ thường liên hệ trực tiếp với
công ty để ký hợp đồng mua bán với khối lượng lớn, ổn định nên công ty thường áp dụng
chiết khấu nhưng được gia hạn trả tiền trong vòng 1 tháng.
d.Quan hệ tài chính của công ty đối với các đơn vị trực thuộc:
Công ty có một số đơn vị trực thuộc, các đơn vị đều hạch toán độc lập nhưng
không đủ tư cách pháp nhân nên khi thiếu vốn hoạt động công ty thường đứng ra bảo lãnh
cho các đơn vị này vay được vốn tại Ngân hàng. Có các đơn vị như:
-Xí nghiệp bê tông thương phẩm và xây lắp Đà Nẵng tại khu công nghiệp Hoà Khánh,
diện tích 9.400m2
-Nhà máy gạch tuy-nen Tam Phước, Tam Kỳ, diện tích 19.700m2
-Xí nghiệp Gạch ngói Quảng Thắng tại Khánh Sơn, Liên Chiểu Đà Nẵng.
-Xí nghiệp xây dựng Sơn Trà diện tích là 10.000m2
-Xí nghiệp thi công cơ giới và xây lắp tại 57 Nguyễn Thái Học
2.Một số yếu tố kinh doanh ảnh hưởng đến công ty:
Trong những năm kể từ khi Đà Nẵng trở thành Thành phố trực thuộc Trung Ương,
được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Nhà n ước, sự lãnh đạo của các cấp chính quyền
cùng với sự nỗ lực vươn lên và sự đoàn kết nhất trí cao của tập thể lãnh đạo và cán bộ
công nhân viên. Công ty từng bước đầu tư thêm nghành nghề và được Uỷ ban thành phố
giao nhiệm vụ làm chủ đầu tư cho các dự án, chỉnh trang đô thị, tái định cư …công ty đã
hoàn thành tốt và được lãnh đạo các cấp tin tưởng.
-Công ty có mạng lưới kinh doanh phân bổ trên các địa bàn như Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội
an…Do đó cùng với các chi nhánh khác công ty đã đáp ứng được nhu cầu về xi măng, sắt
thép, vlxd ngày càng tăng tại thành phố và các vùng lân cận.
-Hệ thống bán hàng cùng với đội ngũ nhân viên bán hàng nhiệt tình năng nổ, công ty đã
tổ chức tốt công tác bán hàng.
3.Nguồn số liệu phân tích:
-Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2003 và 31/12/2004
-Báo cáo kết quả kinh doanh
-Sổ chi tiết các tài khoản có liên quan như:TK131,331,211…
-Tham khảo thuyết minh báo cáo tài chính tại công ty.
II.Phân tích tình hình tài chính tại công ty VL-XL và KD Nhà Đà Nẵng:
1.Đánh giá khái quát tình hình tài chính thông qua Bảng cân đối kế toán:
a.Phân tích cơ cấu tài sản:
Từ bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2004 ta có bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản
của công ty như sau:
Qua bảng tổng kết tài sản ở trên ta thấy tổng số tài sản của công ty vào cuối năm 2003
là 128.027.931.910 đồng và đã tăng lên vào năm 2004 là 140.799.477.374 đồng.Tương
ứng với mức tăng là 12.771.545.464 đồng với một tỷ lệ tăng là 9,98 % .Điều này chứng tỏ
qui mô sử dụng vốn của công ty ngày càng được mở rộng,để xem xét vấn đề trên có đúng
hay không ta cần đi sâu phân tích các khoản mục.
Tài sản của công ty bao gồm hai loại tài sản đó là tài sản lưu động và tài sản cố định. Với
số liệu của bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản ta thấy việc gia tăng tài sản của công ty
là do tăng tài sản lưu động. Năm 2003 so với năm 2004 tăng lên một lượng là
15.374.983.053 đồnghay tỷ lệ tăng 36,25% và tỷ trọng tăng từ 33,13% lên đến 41,05%. Là
một doanh nghiệp vừa sản xuất vừa kinh doanh nên tài sản lưu động chiếm một tỷ lệ như
vậy là hợp lý. Xem xét sâu hơn vào bảng phân tích tình hình phân bổ tài sản ta nhận thấy
biểu hiện tăng của tài sản lưu động là do lượng tiền, khoản phải thu, và hàng tồn kho đều
tăng.
.Khoản phải thu: Cuối năm tăng so với đầu năm 10.986.864.830 đồng tương ứng với tỷ
lệ tăng 41%, nhìn vào tỷ trọng khoản phải thu ta thấy nó chiếm một tỷ trọng lớn trong tài
sản lưu động và đầu tư ngắn hạn. Khoản phải thu tăng là do khoản phải thu của khách hàng
tăng cao, vì để kích thích tiêu thụ và gia tăng lượng hàng bán ra công ty dã thực hiện các
chính sách tín dụng bán hàng như gia tăng thời hạn tín dụng ,số dư nợ định mức cho khách
hàng cao để giải phóng hàng tồn kho.Mức tăng liên tục của khoản phải thu cũng đã làm tỷ
trọng Nợ phải thu từ 20,48% vào đầu năm và cuối năm tăng lên đến 26,09%. Việc khoản
phải thu của công ty tăng nhiều cũng cần phải lưu ý vì dễ dẫn đến những rủi ro cho công ty
bởi khả năng thanh toán của khách hàng gặp trở ngại thì tình hình tài chính của công ty sẽ
bị khó khăn. Bên cạnh sự gia tăng của khoản phải thu thì sự biến động của lượng tiền cũng
không kém phần quan trọng trong việc tăng quy mô chung của tình hình sử dụng vốn.
.Vốn bằng tiền: Tăng so với năm trước là 3.297.244.164 đồng tương ứng với mức tăng
26,89% làm cho tỷ trọng của nó trong tổng tài sản tăng từ 10,36% năm 2003 và là 11,05%
trong năm 2004. Trong đó tiền gửi Ngân hàng của công ty tăng
cao thêm một mức là 4.373.297.005 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 43,06% trong
năm 2004 chiếm một tỷ trọng tương đối lớn, nguyên nhân chủ yếu là do cuối năm
công tác đền bù giải toả để xây dựng các khu dân cư của Thành phố chưa thực hiện xong
mặc dù nguồn kinh phí đã được Thành phố cấp từ trước đó nên lượng tiền này công ty gửi
vào Ngân hàng để tránh rủi ro và để thu được lãi từ tiền gửi Ngân hàng. Cũng vì lý do đó
mà lượng tiền mặt vào cuối năm giảm mạnh đến 1.076.052.841 đồng tương ứng với tỷ lệ
giảm là 51,08% Như vậy xem xét ở khía cạnh khác Vốn bằng tiền tăng chứng tỏ khả năng
thanh toán tức thời của doanh nghiệp được dễ dàng, thông suốt nhất là trong những trường
hợp lượng vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng quá nhiều dưới các khoản phải thu.
.Về hàng tồn kho: Vào thời điểm cuối năm lượng hàng tồn kho của công ty có tăng
nhưng tăng ít so với đầu năm một lượng là 604.258.744 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là
18,05%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho giá trị hàng tồn kho tăng là do đặc điểm hoạt động
của mảng xây lắp và kinh doanh nhà thì việc hoàn thành sản phẩm phải kéo dài trong
nhiều kỳ, nên làm cho chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng lênmột lượng là
756.996.601 đồng tương ứng tỷ lệ tăng 77.95%. Mặc khác, công ty quyết định tăng lượng
dự trữ vật liệu để đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà đang gia tăng như hiện nay. Nếu cứ nhìn
vào bảng ta thấy Hàng tồn kho tăng rồi kết luận là không tốt gây khó khăn cho doanh
nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh nhất là vấn đề quay vòng vốn là không chính
xác, nhưng ta cũng nhận thấy rằng công ty cần có biện pháp, kế hoạch dự trữ thích hợp để
đảm bảo đủ cung ứng không thừa cũng không thiếu.
.Tài sản lưu động khác: Vào thời điểm cuối năm tăng so với đầu năm là 486.615.315
đồng với tỷ lệ tăng 68,47%, nguyên nhân chủ yếu là do nhân viên công ty tạm ứng để mua
hàng chưa thanh toán lại.
Qua phân tích ta thấy vốn lưu động của công ty tăng lên so với năm 2003 trong đó đặc
biệt là lượng tiền vào cuối năm chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài snả lưư động, làm
tăng khả năng thanh toán của công ty. Ngược lại khoản phải thu của khách hàng tăng đồng
thời doanh số bán trong năm cũng tăng chứng tỏ doanh nghhiệp chưa tự chủ, chưa tăng
cường thu hồi nợ thể hiện một tín hiệu không tốt điều này co thấy khả năng ứ đọng vốn
của công ty khá lớn, độ an toàn tài chính của
công ty thấp dần, khả năng chuyển đổi thành tiền của khoản phải thu kém hơn. Cho
nên công ty cần có những biện pháp khuyến khích nhằm thu hồi nợ tốt hơn.
-Đối với tài sản cố định và đầu tư dài hạn: Năm 2004 chỉ còn 83.008.132.324 đồng
giảm đi 2.603437589 đồng tương ứng với một tỷ lệ 3,04% làm cho tỷ trọng từ 66,87%
xuống còn 58,96% trong tổng tài sản.Trong đó, tài sản cố định của công ty vào cuối năm ta
thấy giảm so với đầu năm một mức 1.738.179.787 đồng với tỷ lệ giảm 11,48% và tỷ trọng
từ 11,83% giảm xuống còn 9,52%.Nguyên nhân chủ yếu của mức giảm tài sản cố định này
là do trong năm qua theo chủ trương xây dựng các tuyến đường quan trọng của thành phố
nên xí nghiệp Gạch hoa nằm trong diện giải toả, thanh lý trạm trộn bê tông hoạt động
không hiệu quả và một số tài sản cố định chuyển thành công cụ dụng cụ do đến thời điểm
này không còn đủ điều kiện ghi nhận là tài sản cố định. Bên cạnh đó, với việc đầu tư mua
phần mềm máy vi tính cho Xí nghiệp thi công cơ giới, cùng với số liệu của Chi phí xây
dựng cơ bản dở dang tăng vào cuối năm do một số công trình xây dựng chưa hoàn thành
bàn giao và đưa vào sử dụng cũng cho ta thấy khả năng gia tăng tài sản cố định trong thời
gian đến của công ty điều này thể hiện công ty đã chú trọng nhiều đến công tác đầu tư.
Từ những phân tích trên cho ta thấy được tính hợp lý khi đầu tư vốn cho hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vừa sản xuất kinh
doanh nên tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công
ty, việc phân bổ vốn như trên làm cho hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp tăng cao
hơn. Bên cạnh việc xem xét tình hình phân bổ tài sản của công ty cần phân tích thêm
những thông tin vè nguồn hình thành các tài sản thông qua việc phân tích kết cấu của
nguồn vốn.
b.Phân tích kết cấu nguồn vốn:
Việc đánh giá khái quát tình hình phân bổ nguồn vốn giúp chúng ta có cái nhìn rõ nét
hơn về tình hình tìa chính của công ty. Cụ thể công ty đã dùng những nguồn vốn nào để tài
trợ cho tài sản để thấy được mức độ tự chủ của công ty, sự biến động của từng loại nguồn
vốn ra sao và ảnh hưởng như thế nào đến tình hình tài chính của công ty căn cứ vào số liệu
phần nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán được lập vào ngày 31/12/2004, ta có bảng phân
tích tình hình nguồn vốn như sau:
Nhìn vào bảng phân tích tương ứng với sự tăng lên của quy mô tài sản thì quy mô của
nguồn vốn cũng tăng lên từ 128.027.931.910 đồng lên đến 140.799.477.374 đồng với tỷ lệ
tăng 9,98% sở dĩ nguồn vốn của công ty tăng là do nợ phải trả tăng cao một mức
6.311.767.391 đồng với tỷ lệ tăng 17,35%.
-Với quy mô Nợ phải trả tăng cao làm ảnh hưởng đến mức chung của nguồn vốn và đã
làm thay đổi tỷ trọng Nợ phải trả trong tổng nguồn vốn từ 28,42% lên đến 30,32% trong
năm 2004. Trong khi nợ dài hạn và nợ khác có xu hướng giảm điều này nói lên rằng trong
năm 2004 công ty đã có nhiều cố gắng để tăng khả năng thanh toán đó là một điểm rất khả
quan cho công ty, nhưng ngược lại nợ ngắn hạn tăng một cách đột biến với đầu năm là
32.666.829.688 đồng nhưng đến cuối năm là 37.055.062.294 đồng tương ứng với mức
tăng là 4.388.232.606 đồng hay tăng 13,43%. Nguyên nhân làm cho nợ ngắn hạn tăng cao
là do khoản người mua trả tiền trước tăng một khoản rất cao đến 23.394.550.135 đồng và
đã làm tăng một lượng là 6.292.429.232 đồng với một tỷ lệ tăng 36,79%, điều này có thể
lý giải được vì trong năm qua công ty đã luôn quan tâm đến nhu cầu của khách hàng từ
chất lượng sản phẩm, mẫu mã, đến các chính sách bán hàng…với sự gia tăng của khoản
mục này cho ta thấy sự tin tưởng của khách hàng vào những sản phẩm của công ty rất cao,
uy tín và vị thế của công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường đang cạnh tranh
gay gắt, hoạt động kinh doanh của công ty ngày càng thành công.
-Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Năm 2004 tăng so với năm 2003 một mức là
6.414.778.073 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,01%, mặt khác tỷ trọng nguồn vốn chủ sở
hữu từ 71,62% xuống còn 69,68% vào năm 2004, nguyên nhân là do tỷ trọng nợ phải trả
tăng vào cuối năm 2004 đã làm cho tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu giảm xuống một lượng
tương ứng. Nguồn vốn chủ sở hữu trong năm có tăng nhưng không đáng kể chủ yếu là do
việc tăng nguồn kinh doanh điều này đã thể hiện trong năm qua công ty kinh doanh có lãi.
Cùng với sự tăng lên của nguồn vốn kinh doanh thì nguồn vốn quỹ trong năm qua tăng
3.052.279.914 đồng với tỷ lệ tăng là 3,87%. Nguyên nhân tăng chủ yếu ở nguồn vốn đầu
tư xây dựng cơ bản tăng , do vào cuối năm 2004 công ty đã giải toả
Xí nghiệp Gạch hoa và được hạch toán vào nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản với
giá trị là 224.932.837 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 116,75%.
Việc xem xét tình hình phân bổ nguồn vốn ta thấy tỷ trọng nợ phải trả tăng mạnh từ
28,42% đến 30,32% đã làm thay đổi căn bản kết cấu nguồn vốn. Cùng với sự thay đổi tỷ
trọng nợ phải trả thì tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu cũng thay đổi. Điều này chứng tỏ trong
năm qua công ty hoạt động có lãi. Khi xem xét tình hình kinh doanh ở các năm trước thì
lợi nhuận công ty thu được ngày càng cao hơn. Nhìn chung có sự gia tăng này là do công
ty đã tạo ra được những sản phẩm có chất lượng cao, giá thành thấp nên được sự lựa chọn
nhiều hơn từ khách hàng trong những năm qua. Chính vì vậy để có cái nhìn sâu sắc hơn,
hiểu rõ hơn về thực trạng tài chính của công ty chúng ta cần đi sâu xem xét các khía cạnh
khác.
2.Đánh giá khái quát tình hình TC thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh:
Để kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của công ty chúng ta đi
sâu phân tích mối quan hệ và tình hình biến động của các khoản mục trong báo cáo tài
chính, từ đó đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty.
Bảng cân đối kế toán chỉ đánh giá tình hình tài chính tại một thời điểm nhất định chứ
chưa thể hiện đầy đủ những gì đạt được trong một năm. Như vậy nếu bảng cân đối kế toán
là một bức hình chụp nhanh về tình hình hoạt động của công ty tại thời điểm cuối năm, thì
báo cáo kết quả kinh doanh giống như một cuộn băng video ghi lại toàn bộ các hoạt động
của công ty giữa hai bức hình chụp nhanh đó. Chính vì vậy thông qua báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh sẽ giúp ta phân tích vấn đề về tình hình tài chính của công ty một cách
chi tiết hơn. Nhìn vào bảng phân tích (xem trang 40) ta có thể thấy, trong năm qua tình
hình hoạt động kinh doanh của công ty có hiệu quả hơn. Lợi nhuận sau thuế năm 2004
tăng hơn so với năm 2003 là 558.832.164 đồng tương ứng với mức tăng 63,64%, điều này
góp phần làm tăng nguồn vốn chủ sở hữu, thúc đẩy khả năng tích luỹ của công ty trong
tương lai. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi đối với công ty khi muốn mở rộng quy mô sản xuất
hoặc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ.
Tổng doanh thu năm 2004 là 78.413.087.609 đồng tăng so với năm 2003 một khoản
1.513.408.903 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 1,96%, chứng tỏ công ty thực
hiện tốt chiến lược kinh doanh đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Để có thể khẳng định nhận định trên có đúng hay không ta sẽ đi xem xét các khoản
mục, trước hết là doanh thu thuần với tổng doanh thu tăng hơn so với năm trước nhưng
doanh thu thuần lại bị giảm từ 53.575.987.250 đồng trong năm 2003 xuống còn
45.845.299.259 đồng, tương ứng với một tỷ lệ giảm là 14,43% với một kết quả giảm như
trên khi công ty thay đổi các chính sách bán hàng, nâng cao tỷ lệ chiết khấu để có thể bán
được hàng nhiều hơn nên các khoản giảm trừ của công ty tăng cao 9.244.096.894 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 39,63%. Bên cạnh đó, công ty đã giảm được giá vốn một mức là
7.790.541.532 đồng tương ứng với một tỷ lệ giảm 17,83% của các sản phẩm sản xuất do
hoạt động của công ty là sản xuất, xây dựng, xây lắp và kinh doanh các mặt hàng thuộc
lĩnh vực xây dựng, vật tư nên các nguồn hàng được lấy từ các công ty như: Công ty Sông
thu, công ty Nhân luật,… các công ty này cung cấp hàng cho công ty với giá cả hợp lý, cho
công ty thời hạn thanh toán chậm,…điều này có ảnh hưởng rất lớn đến chiến lược kinh
doanh của công ty. Chính vì lẽ đó nên tốc độ giảm của giá vốn hàng bán cao nhưng doanh
thu thuần lại giảm nên lợi nhuận của công ty tăng không đáng kể.
Trong năm qua, chi phí bán hàng bị tăng thêm, năm 2004 so với 2003 tăng khoản
90.571.382 đồng, bên cạnh đó chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng nhẹ 6,52% trong
năm 2004. Hai chi phí này là chi phí ngoài sản xuất nhưng sự biến động của chúng lại tác
động mạnh đến kết quả cuối cùng của công ty. Vì hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế
thị trường hiện nay đòi hỏi phải tốn kém cho công tác bán hàng để đẩy mạnh việc tiêu thụ,
mở rộng mạng lưới phân phối hàng vì các đối thủ cạnh tranh trên thị trường rất gay gắt mà
hoạt động kinh doanh của họ không thua kém gì và uy tín cũng rất cao.
Cùng với sự tăng lên về các khoản chi phí ngoài sản xuất ở trên thì khoản lợi nhuận khác
giảm do công tác đền bù giải toả Xí nghiệp Gạch hoa với chi phí giải toả cao hơn phần thu
về từ nguồn đền bù của Thành phố.
Tóm lại, trong năm vừa qua có thể nói hoạt động của công ty ngày càng hiệu quả hơn
nếu nghiên cứu thêm về quá trình tổ chức bán hàng và quản lý thì chắc chắn rằng công ty
sẽ đứng vững và phát triển mạnh trong thời gian không xa.
II.Phân tích tình hình khả năng thanh toán của công ty:
1.Phân tích tình hình thanh toán:
Đi sâu phân tích tình hình khả năng thanh toán, để thấy rõ sự biến động của các khoản
phải
thu,
phải
trả
và
cần
tìm
ra
nguy
ên
nhân
dẫn
đến
sự
đình
trệ
trong
khả
năng
than
h
CHỈ TIÊU NĂM 2003 NĂM 2004
CHÊNH LỆCH
Mức %
A.CÁC KHOẢN PHẢI
THU 26,220,849,732
37,207,714,56
2
10,986,864,83
0 41.9
1.Phải thu khách hàng 16,133,291,488
24,992,600,59
5 8,859,309,107 54.91
2.Trả trước cho người bán 845,035,000 1,147,794,253 302,759,253 35.83
3.Phải thu nội bộ 5,406,911,096 7,525,405,888 2,118,494,792 39.18
4.Phải thu khác 5,095,335,166 3,954,536,287
(1,140,798,879
) (22.4)
5.Dự phòng phải thu khó đòi (259,743,018) -412622461 (152,879,443) 58.86
B.CÁC KHOẢN PHẢI
TRẢ 31,112,364,837
36,189,508,94
4 5,077,144,107 16.32
1.Phải trả người bán 4,960,167,352 6,344,431,594 1,384,264,242 27.91
2.Người mua trả tiền trước 17,102,120,903
23,394,550,13
5 6,292,429,232 36.79
3.Thuế và các khoản … 95,592,654 43,340,553 (52,252,101) (54.7)
4.Phải trả CNV 1,090,399,650 783,663,235 (306,736,415) (28.1)
5.Phải trả nội bộ 6,147,168,078 4,412,773,427
(1,734,394,651
) (28.2)
6.Phải trả phải nộp khác 1,716,916,200 1,210,750,000 (506,166,200) (29.5)
toán nhằm giúp công ty làm chủ được tình hình tài chính. Trong kinh daonh việc chiếm
dụng vốn lẫn nhau là một nhân tố khách quan, khoản phải thu và khoản phải trả tồn tại ở
mỗi công ty là điều tất yếu vấn đề ở đây là đi xem xét tính hợp lý của các khoản đó, với
mục đích phân tích tình hình thanh toán của công ty. Căn cứ vào bảng phân tích tình hình
thanh toán dưới đây ta tiến hành xem xét biến động của khoản phải thu, phải trả như sau:
Đối với khoản phải thu của năm 2004 tăng so với năm 2003 một mức là 10.986.964.830
đồng với tỷ lệ tăng 41%. Nguyên nhân chủ yếu làm cho khoản phải thu tăng do khoản phải
thu của khách hàng tăng quá cao nó đã vượt lên một mức 8.859.309.107 đồng tương ứng
tỷ lệ 54,91%. Khoản phải thu khách hàng chiếm tỷ trọng khá lớn trong khoản phải thu năm
2004 là 67,17% tăng so với năm 2003, chủ yếu các khách hàng lâu năm của công ty mua
hàng với số lượng lớn và công ty có những ưu đãi cho họ trong thanh toán, nhưng đến thời
điểm lập bảng cân đối chưa phải là thời điểm trả tiền. Đặc biệt hiện nay hình thức bán chịu
ngày càng được phổ biến rộng rãi trên thị trường và công ty cũng đang áp dụng hình thức
này.
Với một khoản trả trước cho người bán tăng 35,83% trong năm 2004 so với năm 2003,
tương ứng với mức tăng là 302.759.253 đồng. Ta thấy được sự chuẩn bị chu đáo các nguồn
cung cấp nguyên vật liệu để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất không bị gián đoạn, chứng tỏ
các mặt hàng sản xuất của công ty đang được chú trọng hơn khi lượng khách hàng của
công ty ngày càng đông và khó tính trong lựa chọn các loại sản phẩm cho công việc xây
dựng, xây lắp của họ.
Ngoài ra khoản phải thu nội bộ cũng tăng nhẹ khoản 18,76% với mức tăng 965.615.349
đồng. Tuy nhiên các khoản phải thu nội bộ không gắn liền với chính sách bán hàng, nên nó
không làm cho doanh thu của công ty giảm xuống mà chỉ thể hiện việc chưa chú trọng
trong công tác thu hồi nợ, điều này chứng tỏ công ty quản lý khoản phải thu chưa chặt chẽ
dẫn đến một số vốn bị chiếm dụng, nên khả năng ứ
đọng vốn của công ty là khá lớn.
Riêng với khoản phải thu khác giảm: cuối năm giảm so với đầu năm một mức
là1.140.798.879 đồng tương ứng với mức giảm 22,4%, chủ yếu là do giảm các khoản bồi
thường vật tư, hàng hoá của các cá nhân và tập thể, làm hư hỏng trong quá trình vận
chuyển cung cấp cho công ty.
Việc các khoản phải thu tăng cao như hiện nay thì bắt buộc công ty phải lập thêm dự
phòng, nên lượng dự phòng phải thu khó đòi của năm qua nhiều hơn một khoản là
152.879.443 đồng chiếm 58,86% tỷ lệ tăng tương ứng. Để có thể giảm thiểu rủi ro trong
công tác kinh doanh, công ty đã có kế hoạch đảm bảo công ty không gặp khó khăn và có
thể tránh được tình trạng thiếu vốn để hoạt động. Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân của
sự tăng lên trong khoản phải thu thì song song với nó ta cần phải đi sâu nghiên cứu các
khoản phải trả của công ty.
Nhìn vào bảng phân tích tình hình thanh toán ta thấy trong năm qua khoản phải trả tăng
một mức là 4.989.338.893 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,78%. Nguyên nhân chủ yếu
là do khoản khách hàng ứng trước tiền hàng tăng 36,79% với một lượng tăng đáng kể
6.292.429.232 đồng làm cho tỷ trọng của nó trong khoản
phải trả tăng từ 54,08% đến 63,9%, điều này cho thấy sản phẩm của công ty đang
Qua đó ta thấy trong năm qua công ty đã tạo được sự tin cậy, chứng tỏ được tầm quan
trọng đối về sản phẩm của mình trong việc sử dụng của khách hàng, vị thế và uy tín của
công ty ngày càng được khẳng định trên thị trường.
Cùng với sự tăng lên của khoản khách hàng ứng trước thì một yếu tố nữa cũng tăng lên
nhưng không kém phần quan trọng vào thời điểm cuối năm, đó là khoản phải trả người bán
cũng tăng một lượng là 1.384.264.242 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 27,91%. Thể hiện
trong năm qua công ty chưa thực hiện tốt công tác thanh toán đối với nhà cung cấp, công
ty đã chiếm dụng một khoản vốn khá lớn của các đơn vị này. Việc mua hàng nhưng chưa
thanh toán tiền làm cho áp lực thanh toán của công ty gia tăng, nên công ty cần phải có
biện pháp đối với các khoản nợ này để tránh tình trạng ứ đọng nợ đối với nhà cung cấp.
Ngược lại với việc tăng của các khoản trên thì có sự giảm xuống của các khoản khác.
Trong đó khoản thuế và các khoản nộp Nhà nước giảm đáng kể với một mức là 52.252.101
đồng tương ứng với một tỷ lệ giảm là 54,7%, ở đây rõ ràng nghĩa vụ đối với Nhà nước
được công ty thực hiện tốt. Bên cạnh đó có sự giảm sút của các khoản phải trả cho công
nhân viên từ 1.090.399.650 đồng trong năm 2003 xuống còn 783.663.235 đồng trong năm
2004. Nguyên nhân là do Xí nghiệp Gạch Hoa bị giải thể nên công nhân ở xí nghiệp này
được nghỉ không lương, mặt khác vào thời điểm công ty lập báo cáo thì tiền lương đã được
thanh toán một phần vì vậy đã làm cho khoản phải trả công nhân viên giảm xuống.
Qua phân tích tình hình thanh toán ở trên chúng ta một phần nào cũng đã có cái nhìn
khái quát về tình hình phải thu, phải trả của công ty. Thấy được lượng vốn đi chiếm dụng
và cũng như lượng vốn bị chiếm dụng của công ty, và từ đó cho thấy công ty cần có hướng
quản lý khoản phải thu, phải trả một cách có hiệu quả trong việc thu hồi và nhất là trong
thanh toán các khoản nợ. Để thấy được khả năng thanh toán trong năm qua chúng ta đi sâu
vào phân tích tình hình thanh toán của công ty.
2.Phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Tình hình tài chính của công ty chịu ảnh hưởng và tác động trực tiếp đến tình hình thanh
toán. Để đánh giá được tình hình tài chính của công ty có khả quan hay không cần phải
xem xét đến khả năng thanh toán đúng hạn nó thể hiện trên số tiền
và tài sản hiện có của công ty. Thông qua số liệu ở Bảng cân đối kế toán và các số liệu có
liên quan ta lập được bảng tính toán phân tích, để đánh giá ta tập trung xem xét 1 số chỉ
tiêu như sau:
Bảng phân tích một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty:
Nh
ìn
vào
khả
năng
thanh
toán
hiện
hành
ta thấy đầu năm tăng so với cuối năm. Tuy nhiên ở 2 thời điểm này công ty đều đảm bảo
khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Ở thời điểm đầu cứ một đồng nợ ngắn hạn
được đảm bảo bằng 1,31 đồng TSLĐ và ĐTNH và vào thời điểm cuối năm cứ một đồng
nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 1,56 đồng TSLĐ và ĐTNH. Như vậy công ty đủ TSLĐ
và ĐTNH để trang trải cho các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của công ty lành
mạnh. Khả năng thanh toán của công ty cuối năm tăng hơn so với đầu năm là 0.26 lần, khả
năng thanh toán hiện hành tăng là do khoản nợ ngắn hạn tăng nhưng tốc độ tăng của nó
CHỈ TIÊU ĐVT ĐẦU NĂM
CUỐI
NĂM
CHÊNH
LỆCH
1.Khả năng thanh toán hiện hành
2.Khả năng thanh toán nhanh
3.Khả năng thanh toán tức thời
4.Hệ số vòng quay KPT khách hàng
5.Số ngày một vòng quay KPT
6.Hệ số vòng quay HTK
7.Số ngày một vòng quay HTK
lần
lần
lần
vòng
ngày
vòng
ngày
1,31
1.20
0,38
4,74
76
15,53
23
1.56
1,46
0,42
2,45
147
11,53
31
0,26
0,26
0,04
(2,29)
71
(4)
8
không bằng tốc độ tăng của TSLĐ và ĐTNH. Bởi vì TSLĐ chiếm một tỷ trọng lớn trong
tổng tài sản ( đầu năm 33,13% cuối năm là 41,05%), song song với nó nợ ngắn hạn chiếm
một tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn ( đầu năm 28,42% cuối năm 30,32%), như vậy ta
thấy nó đã làm cho hệ số khả năng thanh toán nợ xuống thấp.
Tuy nhiên, khả năng thanh toán hiện hành vẫn chưa phản ánh thực chất khả năng thanh
toán nợ ngắn hạn hay quá hạn của công ty, bởi hệ số này khi thanh toán nợ còn phụ thuộc
nhiều vào khoản phải thu và hàng tồn kho. Không phải hệ số này càng lớn càng tốt bởi khi
đó có một lượng TSLĐ tồn trữ lớn, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả vì bộ
phận này không vận động, sinh lời. Trong thực tế, hai khoản mục này để chuyển thành tiền
tương đối chậm. Như vậy, để có thể xem xét khả năng thanh toán nợ đến hạn và quá hạn
của công ty chúng ta xem xét đến khả năng thanh toán nhanh.
Đối với khả năng thanh toán nhanh đó là thước đo khả năng trả nợ ngay các khoản nợ
ngắn hạn của công ty trong kỳ không dựa vào việc phải bán các loại vật tư, hàng hoá.Khả
năng thanh toán nhanh của công ty đầu năm là 1,2 lần nhưng đến cuối năm tăng lên đến
1,46 lần, hệ số này chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty tăng. Cụ thể hơn cứ một
đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo bởi 1,46 đồng từ các khoản thanh toán ( tiền, các
khoản phải thu, tài sản lưu động khác). Khả năng thanh toán nhanh của công ty được đảm
bảo.
Về khả năng thanh toán tức thời của công ty vào thời điểm cuối năm cũng tăng so với
đầu năm. Nguyên nhân là do lượng tiền gửi ngân hàng tăng như vậy khả năng thanh toán
ngay cho tất cả các khoản phải trả khách hàng khi mua hàng là tốt hơn. Cứ một đồng nợ
ngắn hạn được đảm bảo 0,42 đồng giá trị thanh toán ngay. Như vậy với khả năng thanh
toán này công ty vẫn còn khó đáp ứng được yêu cầu thanh toán nhanh, vì lúc nào cần công
ty có thể buộc phải sử dụng các biện pháp bất lợi để trả nợ.
Nhìn chung khả năng thanh toán của công ty cuối năm tốt hơn so với đầu năm. Tuy
nhiên khoản phải thu của công ty lại chiếm tỷ trọng tương đối lớn, để có thể có kết luận
đúng đắn chúng ta cần phải xem xét sâu hơn tốc độ luân chuyển thành tiền của các loại tài
sản lưu độngnhằm đáp ứng nhu cầu tahnh toán. Ba tỷ số thanh toán này chỉ là các chỉ tiêu
thời điểm. Để xác định rõ hơn khả năng đáp ứng các khoản nấnt cần xem xét đến các chỉ
tiêu thời kỳ đó là số vòng quay hàng tồn kho và số vòng quay các khoản phải thu.
Qua số liệu ta thấy, số vòng quay khoản phải thu khách hàng năm 2004thấp hơn năm
2003 là 2,29 vòng làm cho số ngày một vòng quay tăng lên 71 ngày. Ở đây chúng ta có thể
kết luận công ty quản lý không chặt chẽ khoản phải thu khách hàng thông qua số ngày một
vòng quay khoản phải thu tăng cao. Qua tìm hiểu tại công ty ta thấy số vòng quay khoản
phải thu khách hàng giảm là do công ty cho một số khách hàng lâu năm nợ nhằm thu hút
khách, công ty đã nới lỏng tín dụng trong khi
thị trường đang cạnh tranh gay gắt. Các khoản phải thu khách hàng quay vòng chậm
chứng tỏ khả năng hoán chuyển thành tiền thấp.
Bên cạnh đó, số vòng quay hàng tồn kho của công ty trong hai năm đều ở mức cao. Số
vòng quay hàng tồn kho năm 2004 giảm so với năm 2003 là 4 vòng, tương ứng với mức
giảm 25,76% làm cho số ngày một vòng quay từ 23 lên đến 31 ngày. Nguyên nhân làm
cho số vòng quay tăng chủ yếu là do chi phí sản xuất kinh doanh dở dang tăng. Quá trình
quản lý hàng tồn kho của công ty nhìn chung chưa có hiệu quả, công ty chưa tiết kiệm vốn
lưu động trong khâu sản xuất hàng hoá., số vòng quay hàng tồn kho còn thấp việc kinh
doanh được đánh giá là chưa tốt, vì công ty đầu tư cho hàng tồn kho cao nhưng vẫn chưa
đạt được doanh số cao.
Qua quá trình phân tích trên ta thấy được rằng công ty chưa giảm mà ngày càng gia
tăng tình trạng bị chiếm dụng vốn, khả năng thu hồi nợ không cao, điều đó làm tăng áp
lực trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn đối với công ty. Đây cũng là điểm không
khả quan trong việc huy động thêm các nguồn vốn từ bên ngoài phục vụ cho sản xuất kinh
doanh, để có thể biết được công tác đù tư cho hoạt động cũng như việc đảm bảo nguồn vốn
cho hoạt động sản xuất kinh doanh ta đi nghiên cứu tiếp các vấn đề sau.
III.Phân tích cân bằng tài chính và cơ cấu vốn của công ty:
1.Phân tích cân bằng tài chính của doanh nghiệp:
a.Phân tích vốn lưu động ròng:
Dựa vào bảng cân đối kế toán ngày 31/12/2004. Ta lập bảng sau:
NVTX
= Nợ
dài hạn
+ Nợ
khác
dài hạn
+ NVCSH
NVTT = Nợ ngắn hạn + Nợ khác ngắn hạn
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy năm 2004 Vốn lưu động ròng dương (+) chứng tỏ trong
năm qua công ty có đủ nguồn vốn để bù đắp cho tài sản cố dịnh và đầu tư dài
hạn mà mà còn sử dụng một phần cho tài sản lưu động. Như vậy có thể thấy công ty đạt
trạng thái cân bằng tài chính, công ty đã tăng được vốn chủ sỡ hữu nên gia tăng tính độc
lập về tài chính.
Biểu diễn:
Đầu năm Cuối năm
Như vậy qua sơ đồ biểu diễn trên cho thấy cơ cấu TSCĐ là hợp lý, TSCĐ của công ty
luôn được tài trợ bằng nguồn vốn thường xuyên và có giảm xuống vào cuối năm. Nguyên
nhân làm cho TSCĐ sang công cụ dụng cụ và giải toả Xí nghiệp Gạch Hoa do làm đường
teo chủ trương của Thành phố.
b.Phân tích đảm bảo vốn lưu động ròng (NCVLĐr):
.Nhu cầu vốn lưu động ròng = Hàng tồn kho + Khoản phải thu - Khoản phải trả
.Khoản phải thu = Các khoản phải thu +Tạm ứng + CP chờ kết chuyển + CP trả trước
.Khoản phải trả = Nợ ngắn hạn (không có nợ vay, nợ d.hạn đến hạn trả)+CP phải trả
Chỉ tiêu Đầu năm 2004 Cuối năm 2004 Mức chênh lệch
TSLĐ&ĐTNH 42.416.361.997 57.791.345.050 15.374.983.053
TSCĐ&ĐTDH 85.611.569.913 83.008.132.324 (2.603.437.589)
Nguồn vốn thường xuyên 96.405.919.525 104.188.126.096 7.782.206.571
Nguồn vốn tạm thời 31.622.012.385 36.611.351.278 4.989.338.893
Vốn lưu động ròng 9.239.884.761 57.369.512.716 48.129.627.955
TSLĐ NVTT
33,13% 75,35%
TSCĐ
66,87% NVTX
24,65%
TSLĐ NVTT
41,05% 73,98%
TSCĐ
58,95% NVTX
26,02%
.Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động ròng
Ta lập bảng phân tích như sau:
Qua bảng số liệu ta thấy, ngân quỹ ròng đầu năm và cuối năm đều dương (+), thể hiện
một cân bằng tài chính an toàn vì công ty không phải đi vay để bù đắp thiếu hụt về nhu cầu
vốn lưu động, không gặp khó khăn về thanh toán trong ngắn hạn và có một lượng vốn
nhàn rỗi có thể đầu tư vào lĩnh vực khác có tính thanh khoản cao hơn để sinh lời.
c.Phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng:
Từ số liệu trên Bảng cân đối kế toán ta tính được các chỉ tiêu sau:
Ta
nhận
thấy
rằng,
Nguồn
vốn thường xuyên vào cuối năm tăng 7.782.206.571 đồng và nguồn vốn tạm thời cũng
tăng 4.989.338.893 đồng đây là biều hiện tốt của công ty thể hiện công ty hoạt động kinh
doanh trong năm có lãi. Mặt khác, vốn lưu động ròng trong năm tăng lên chứng tỏ TSCĐ
vào cuói năm giảm xuống.
Bên cạnh đó nhu cầu về vốn lưu động trong năm tăng cao so với đầu nămđây là biểu
hiện không tốt chứng tỏ tình hình tài chính công ty không ổn định. Để xem xét khía cạnh
tự chủ về tài chính và thể hiện năng lực vốn có của chủ sở hữu trong tài trợ hoạt động kinh
doanh chúng ta đi sâu vào phân tích về cơ cấu vốn.
2.Phân tích cơ cấu vốn:
Phân
tích cơ
cấu
vốn là
phân
tích
khả năng đối vốn giữa phần của nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay nợ đối với tài sản
của công ty. Việc phân tích này có nghĩa quan trọng đối với công ty nhằm đánh giá khả
Chỉ tiêu Đầu năm 2004 Cuối năm 2004 Mức chênh lệch
Khoản phải thu 26.928.727.127 37.402.207.272 10.473.480.145
Khoản phải trả 31.622.012.385 36.611.351.278 4.989.338.893
Nhu cầu Vốn lưu động ròng (1.469.419.417) 5.618.980.579 7.088.399.996
Ngân quỹ ròng 10.709.304.178 51.750.532.137 41.041.227.959
Chỉ tiêu Đầu năm 2004 Cuối năm 2004 Mức chênh lệch
Nguồn vốn thường xuyên 96.405.919.525 104.188.126.096 7.782.206.571
Nguồn vốn tạm thời 31.622.012.385 36.611.351.278 4.989.338.893
Vốn lưu động ròng 9.239.884.761 57.369.512.716 48.129.627.955
Nhu cầu Vốn lưu động ròng (1.469.419.417) 5.618.980.579 7.088.399.996
năng tự chủ về tài chính và rủi ro trong dài hạn của công ty. Từ bảng cân đối kế toán ta có
bảng phân tích như sau:
Bảng phân tích trên cho ta thấy tỷ suất nợ cuối năm 2004 cao hơn so với đầu năm
2003, tỷ suất này tăng do khoản phải trả vào cuối năm tăng cao. Thể hiện cứ 28,47 đồng
nợ phải trả vào đầu năm được đảm bảo bởi 100 đồng tài sản và cứ 30,32
đồng nợ phải trả vào cuối năm được đảm bảo bởi 100 đồng tài sản. Điều này cũng
có thể cho ta thấy công ty không phụ thuộc nhiều vào chủ nợ tính tự chủ của công ty cao,
khả năng tiếp nhận các khoản vay nợ dễ dàng và hiệu quả hoạt động tốt.
Để thấy khả năng đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của công ty đối với các
chủ nợ và năng lực vốn có của người chủ sỡ hữu trong tài trợ hoạt động kinh doanh. Ta đi
xem xét tỷ suất tự tài trợ của công ty.
Với tỷ suất như trên ta thấy cứ 100 đồng tài sản được đầu tư bởi 71,63 đồng vốn chủ sở
hữu vào đầu năm và giảm xuống 69,68 đồng vào cuối năm. Trong năm vừa qua công ty
hoạt động có lãi và tự bổ sung cho nguồn vốn chủ của mình, nên cuối năm nguồn vốn chủ
sở hữu tăng cao. Điều này thể hiện một tình hình tài chính lành mạnh, công ty có tính độc
lập cao về mặt tài chính và ít bị sức ép của các chủ nợ, công ty có nhiều cơ hội tiếp nhận
các khoản tín dụng từ bên ngoài.
Qua phân tích
hai chỉ tiêu trên,
với một tỷ suất nợ
và tỷ suất tự tài trợ
như vậy ta thấy
mức độ phụ
thuộc vào chủ nợ
thấp và khả năng
đảm bảo về mặt tài chính của công ty là khá cao.
Chỉ tiêu Đầu năm 2004 Cuối năm 2004
Nợ phải trả 36.378.187.159 42.689.954.550
Nguồn vốn chủ sở hữu 91.694.744.751 98.109.522.824
Tổng nguồn vốn 128.027.931.890 140.799.477.374
Tỷ suất Nợ(%) 28,47 30,32
Tỷ suất tự tài trợ(%) 71,63 69,68
IV.Phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty:
1.Phân tích chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của công ty:
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
1.DDT sản xuất kinh doanh
2.DDT và Thu nhập khác
3.Nguyên giá bình quân TSCĐ
4.Vốn lưu động bình quân
5.Tổng tài sản bình quân
6.Hiệu suất sử dụng TSCĐ(lần)
7.Sức hao phí của TSCĐ
7.Số vòng quay vốn lưu động (vòng)
8.Số ngày một vòng quay VLĐ
9.Hiệu suất sử dụng tài sản(lần)
53.575.987.250
54.396.242.114
13.894.683.009
38.209.138.740
114.870.196.666
3,86
0,26
1,41
256
0,48
45.845.299.259
46.779.950.226
13.500.845.568
50.103.853.526
134.413.704.642
3,41
0,29
0,92
391
0,41
Qua các chỉ tiêu về hiệu quả cá biệt của công ty, ta thấy:
Hiệu suất sử dụng TSCĐ năm nay thấp hơn so với năm trước. Nếu như năm 2003,
một đồng đầu tư vào TSCĐ tạo ra 3,86 đồng doanh thu thì năm 2004 chỉ tạo ra được 3,41
đồng doanh thu. Nếu xem xét kỹ hơn ta thấy, trong năm qua công ty cũng đã có đầu tư
mua sắm trang thiết bị mới, mà TSCĐ vẫn giảm là do có sự giải thể của một Xí nghiệp và
một số công cụ không còn đủ điều kiện là TSCĐ. Công ty đã có những sự đầu tư đúng
mực nhưng doanh thu thuần của công ty vẫn giảm, ở đây có sự tác động của sự cạnh tranh
trên thị trường nên làm cho doanh thu thuần giảm chứ không phải do khâu sản xuất gây ra.
Để hiệu quả sử dụng TSCĐ tăng lên thì đồng nghĩa với sức hao phí của nó giảm như vậy
cứ một đồng doanh thu thuần thì sẽ mang lại 0,26 đồng TSCĐ vào năm 2003 và vào năm
2004 là 0,29 đồn, Như vậy qua các năm công ty tăng dần vào đầu tư TSCĐ, là một doanh
nghiệp sản xuất kinh doanh nguồn vốn chủ yếu là vốn cố định nên việc tăng TSCĐ là điều
tất yếu.
Về tốc độ lưu chuyển vốn lưu động năm 2004 lưu chuyển chậm hơn năm 2003, làm số
ngày một vòng quay vốn lưu động tăng từ 254 ngày/vòng năm 2003 lên 391 ngày/vòng
năm 2004. Điều này thể hiện việc quản lý và sử dụng vốn lưu động của công ty kém hiệu
quả hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty đã nới lỏng tín dụng nhằm lôi kéo
khách hàng nên làm cho số vòng quay vốn lưu động tăng cao. .Thông qua chỉ tiêu số ngày
1 _ 1
luân chuyển vốn lưu động ta tính được lượng vốn lưu động bị lãng phí (chủ yếu là do
khoản phải thu khách hàng tăng quá cao) ở năm 2004 như sau:
Số tiền bị lãng phí = 45.845.299.259 *
= 17.544.996.026 đồng
Như vậy, vốn lưu động năm 2004 lưu chuyển chậm là do công tác quản lý vốn. Công ty
cần phải có biện pháp để tăng nhanh tốc độ vòng quay của vốn lưu động và tiết kiệm vốn
bằng cách giảm các khoản phải thu khách hàng và các khoản phải thu nội bộ tránh lãng phí
vốn.
Do hiệu suất sử dụng cả TSCĐ và vốn lưu động kém hơn năm trước nên hiệu suất sử
dụng toàn bộ tài sản của công ty cũng kém hơn. Với năng lực đầu tư mới, công ty cần có
những giải pháp nhằm tận dụng năng lực TSCĐ, tìm kiếm và mở rộng thị trường góp phần
đẩy mạnh doanh số, … để nâng cao hiệu suất sử dụng tài sản toàn công ty.
Nếu như các nhóm tỷ số ở trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt của
công ty, ta cần phân tích hiệu quả tổng hợp đó là khả năng sử dụng một cách tổng hợp các
nguồn lực để tạo ra kết quả trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Để nhận định tổng quát và
xem xét hiệu quả tổng hợp, ta dựa vào các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của công ty
sau đây.
2.Phân tích khả năng sinh lời của công ty:
Từ Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2004 ta lập được
bảng đánh giá các chỉ tiêu tổng hợp của công ty như sau:
Số liệu phân tích cho thấy: Khả năng sinh lời chung từ các hoạt động của công ty có
nhiều tiến bộ rõ rệt và tăng qua các năm. Nếu trong năm 2003, cứ 100 đồng doanh thu chỉ
tạo ra 2,29 đồng lợi nhuận trước thuế thì đến năm 2004 đã là 4,26 đồng. Đây là một dấu
hiệu lạc quan, thể hiện những nổ lực của công tỷtong việc tăng doanh thu, tiết kiệm chi
phí. Tuy nhiên, ở đây lợi nhuận bao gồm của cả 3 hoạt động, trong đó lợi nhuận từ họat
động bất thường không đảm bảo cho một sự tích luỹ ổn định, còn lợi nhuận hoạt động tài
chính có liên quan đến mức độ huy động vốn của công ty. Do vậy, để đánh giá hiệu quả
sản
xuất
kinh
doanh
đầy đủ
nhất
cần
xem
đến
hoạt
động
sản
xuất kinh doanh.
Qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần sản xuất kinh doanh, có thể thấy khả
năng sinh lời từ hoạt động sản xuất kinh doanh có nhiều tiến bộ rõ rệt, đặc
biệt là trong năm 2004. Nếu trong năm 2003 con số này vào khoản 9,57 % thì vào năm
2004 , cứ 100 đồng doanh thu thuần sản suất kinh doanh đã tạo ra 11,32 đồng lợi nhuận
thuần. Nguyên nhân chủ yếu là do công ty có những giải pháp tổng hợp nhằm tăng doanh
thu, đầu tư máy móc thiết bị đã góp phần tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản
phẩm, làm tỷ trọng giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần giảm.
Bên cạnh những mặt tích cực trên, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có
chiều hướng tăng, mặc dù việc tăng doanh số bán thường kéo theo những gia tăng về chi
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004
1.DT thuần sản xuất kinh doanh
2.DT và thu nhập của hoạt động khác
3.Vốn chủ sở hữu bình quân
4.Lợi nhuận thuần sxkd
5.Lợi nhuận trước thuế
6.Lợi nhuận sau thuế
7.Khả năng sinh lời từ doanh thu
8.Khả năng sinh lời từ doanh thu thuần sxkd
9.Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
10.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)
53.575.987.250
54.396.242.114
85.879.797.037
5.128.961.900
1.249.552.198
899.677.583
2,29 %
9,57 %
1,08 %
1,05 %
45.845.299.259
46.779.950.226
94.879.633.788
5.188.815.442
1.995.708.027
1.436.909.780
4,26 %
11,32 %
1,48 %
1,52 %
phí bán hàng và chi phí quản lý, nhưng công ty cũng cần rà soát lại nội dung của từng loại
chi phí để có biện pháp thích hợp.
Về khả năng sinh lời của tài sản: khả năng sinh lời từ tài sản năm 2004 tăng so với năm
2003. Nếu trong trước, cứ 100 đồng tài sản đầu tư tại công ty chỉ tạo ra 1,08 đồng lợi
nhuận trước thuế thì trong năm nay, mức lợi nhuận đã tạo ra là 1,48 đồng. Tuy nhiên, khả
năng sinh lời của tài sản phụ thuộc vào hiệu suất sử dụng tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu, mà theo kết quả phân tích ở phần trên cho ta thấy khả năng sinh lời của tài sản
chủ yếu bắt nguồn từ khả năng sinh lời từ các hoạt động thông qua kết quả tăng doanh
thu.Trong khi đó, hiệu suất sử dụng tài sản chưa cao đã tác động theo chiều hướng ngược
lại. Qua phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ở trên, nếu công ty làm tốt công tác quản lý vốn
lưu động, khai thác hơn nữa năng lực TSCĐ hiện có thì càng có điều kiện tăng khả năng
sinh lời.
Những phân tích trên về khả năng sinh lời của tài sản còn chịu tác động bởi cấu trúc
nguồn vốn. Với một cấu trúc nguồn vốn mang thuận lợi với tỷ trọng nợ chỉ chiếm 30,32
%. Điều này càng khẳng định hơn tiến triển về hiệu quả kinh doanh của công ty trong thời
gian qua.
Còn đối với tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu, chỉ tiêu này cho ta thấy cứ 100 đồng
vốn chủ sở hữu mang lại 1,05 đồng lợi nhuận sau thuế vào năm 2003 và 100 đồng vốn chủ
sở hữu mang lại 1,52 đồng lợi nhuận sau thuế năm 2004. Như vậy trong năm qua có sự gia
tăng của lợi nhuận sau thuế thể hiện hiệu quả kinh doanh của công ty là tốt, hiệu quả kinh
doanh là nguồn gốc của hiệu quả tài chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải lúc
nào hiệu quả kinh doanh tăng sẽ dẫn đến hiệu quả tài chính tăng, điều đó còn phụ thuộc
vào nhiều nhân tố khác như: khả
năng tự chủ về tài chính, độ lớn của đòn bẩy tài chính…
V.Đánh giá tổng hợp tình hình tài chính của công ty:
Tổng hợp các số liệu phân tích ở trên ta sẽ có một cái nhìn tổng quát toàn cảnh về tình
hình tài chính của công ty, ta có bảng sau:
Qu
a số
liệu
trên ta
thấy,
năm
2004
tình
hình tài
chính
của
công ty có nhiều biến động thể hiện hiệu quả kinh doanh tốt hơn năm 2003.
Về khả năng thanh toán: So với năm 2003 có sự chênh lệch không đáng kể. Tất cả các
khả năng thanh toán công ty đều đảm bảo, với một khả năng thanh toán như vậy thì công
ty đã làm chủ được tình hình tài chính của mình.
Về cơ cấu nguồn vốn: Tỷ suất Nợ có tăng lên so với năm 2003, nhưng tỷ số tự tài trợ
cũng cho thấy công ty nếu có nhu cầu về vốn lưu động vẫn có thể huy động bên ngoài
bằng con đường vay nợ.
Về các tỷ số hoạt động: Tất cả các chỉ tiêu đánhgiá tình hình sử dụng tài sản, vật tư,
tiền vốn của công ty đều thấp hơn so với năm trước. Điều đó cho thấy hiệu quả sử dụng
không cao, và đây là một hạn chế lớn tới hiệu quả hoạt động của công ty.
Riêng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả lại rất tốt cao hơn năm trước, khả năng sinh lời từ
tài sản và cả khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đều tăng do đã tăng được lợi nhuận và
bổ sung thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty.
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2003 NĂM 2004
1.Khả năng thanh toán hiện hành lần 1,31 1,56
2.Khả năng thanh toán nhanh lần 1,20 1,46
3.Khả năng thanh toán tức thời lần 0,38 0,42
4.Hiệu suất sử dụng TSCĐ lần 3,86 3,41
5.Số vòng quay Vốn lưu động vòng 1,41 0,92
6.Hiệu suất sử dụng tài sản lần 0,48 0,41
7.Tỷ suất Nợ % 28,47 30,32
8.Tỷ suất tự tài trợ % 71,63 69,68
9..Khả năng sinh lời của Tài sản(ROA) % 1,08 1,48
10.Khả năng sinh lời của VCSH(ROE) % 1,05 1,52
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.pdf