Luận văn Những chuyển biến kinh tế - Xã hội I của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005

Tài liệu Luận văn Những chuyển biến kinh tế - Xã hội I của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005: ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN HIỆP NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ 1945 ĐẾN 2005 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007 MỤC LỤC DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................. 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................... 5 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 6 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN................................. 8 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN.............................................................. 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN..................................................................... 11 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ...................................................

pdf274 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1099 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những chuyển biến kinh tế - Xã hội I của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN VĂN HIỆP NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ 1945 ĐẾN 2005 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2007 MỤC LỤC DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................. 1 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ .............................................. 2 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU............................... 5 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........ 6 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN................................. 8 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN.............................................................. 9 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN..................................................................... 11 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI ........................................................ 15 1.2.1. Đặc điểm kinh tế........................................................................ 15 1.2.2. Đặc điểm xã hội......................................................................... 18 1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH ............................................................... 23 CHƯƠNG 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG TỪ 1945 ĐẾN 1975 2.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH THỦ DẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 - 1954 ............................................... 29 2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một giai đoạn 1945-1954............................................................... 29 2.1.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng tạm chiếm............................ 31 Chuyển biến về kinh tế ....................................................................... 31 Chuyển biến xã hội ............................................................................. 39 2.1.3. Chuyển biến về kinh tế - xã hội ở vùng kháng chiến.......................... 46 Chuyển biến kinh tế ............................................................................ 47 Chuyển biến xã hội .............................................................................. 55 2.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1954 - 1975 .......................................................................................... 63 2.2.1. Chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một trong vùng tạm chiếm.................................................................................................... 64 Chuyển biến kinh tế ............................................................................. 64 Chuyển biến xã hội .............................................................................. 81 2.2.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội ở chiến khu, vùng giải phóng................ 92 Chuyển biến kinh tế ............................................................................. 92 Chuyển biến xã hội ............................................................................. 99 CHƯƠNG 3 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1975 - 2005 3.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1975 - 1986....................................................................................................... 108 3.1.1. Tình hình Bình Dương sau ngày giải phóng và những định hướng phát triển kinh tế- xã hội .............................................. 108 3.1.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 111 3.1.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 117 3.2. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1986 - 1996 ...............................................................................................122 3.2.1. Định hướng phát triển .............................................................. 122 3.2.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 124 3.2.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 132 3.3. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1997 - 2005 ....................................... 137 3.3.1. Tình hình Bình Dương sau khi tái thành lập và những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ............................................. 137 3.3.2. Chuyển biến kinh tế .................................................................. 140 3.3.3. Chuyển biến xã hội ................................................................... 165 KẾT LUẬN............................................................................................... 184 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................ 200 PHỤ LỤC ................................................................................................ 223 1 DẪN LUẬN 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Sự chuyển biến kinh tế - xã hội không những là quy luật vận động, phát triển của nền văn minh nhân loại mà nó còn minh chứng cho khát vọng vươn lên và khả năng thực hiện của con người. Tất nhiên, quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội còn chịu sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác, mà điển hình là tác động của điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội của từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Đối với Bình Dương, sự thăng trầm của nền kinh tế - xã hội trong suốt hơn 300 năm qua cũng không nằm ngoài quy luật trên. Dưới tác động của điều kiện tự nhiên, xã hội của vùng đất phương Nam, của cả nước, từ năm 1698 đến nay, sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Bình Dương trải qua nhiều thăng trầm và ẩn chứa cả trí thông minh, lòng quả cảm, sự năng động, tính dám nghĩ, dám làm, sự chịu thương, chịu khó của cư dân Bình Dương. Suốt trong chiều dài lịch sử đó, mồ hôi, nước mắt và cả máu của nhiều thế hệ cư dân Bình Dương nối tiếp nhau đổ xuống và xây dựng nên tỉnh Bình Dương hôm nay. Dù đã và đang trở thành một điểm sáng trong vùng kinh tế trọng điểm ở phương Nam, dù cánh buồm kinh tế - xã hội Bình Dương đang no gió và lao nhanh ra biển lớn, nhưng hiện nay nền kinh tế - xã hội Bình Dương vẫn còn ẩn chứa nhiều bất cập. Điều này không chỉ xảy ra ở Bình Dương mà còn xảy ra ở nhiều địa phương khác trên khắp cả nước, nhất là ở các tỉnh công nghiệp. Do đó, sự chuyển biến kinh tế - xã hội đang trở thành đề tài khoa học nóng hổi, thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn cho sự phát triển đi lên của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Về vấn đề này, trong chuyến đi thăm và làm việc tại Bình Dương, 2 Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã chỉ đạo: “Bình Dương cần tổng kết kinh nghiệm không chỉ cho riêng mình mà cho cả nước khi bước vào ngưỡng cửa công nghiệp hóa, có thể từ thực tiễn nâng lên thành lý luận, góp phần tăng nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước nói chung và nên tiếp tục nghiên cứu vị trí vai trò của mình và biết cách khai thác tiềm năng, thu hút trí tuệ, công nghệ hiện đại...” [50, tr.235]. Vì vậy, việc nghiên cứu về những chuyển biến kinh tế - xã hội trong chiều dài lịch sử 60 năm qua ở Bình Dương trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm lý giải những thành công cũng như những hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, từ đó rút tỉa những bài học kinh nghiệm, nhất là kinh nghiệm trong việc thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao theo yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nhằm phục vụ cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đó cũng là lý do để tác giả luận án chọn đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” làm luận án tiến sĩ sử học, chuyên ngành lịch sử Việt Nam cận đại và hiện đại. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẦN ĐỀ Là những lĩnh vực trọng yếu trong tiến trình phát triển của mỗi quốc gia cũng như của từng địa phương, nên những vấn đề kinh tế - xã hội luôn thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu cũng như của các cơ quan nghiên cứu, kể cả của các cấp chính quyền từ trước tới nay. Trước năm 1975 ở miền Nam, cũng như sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam đến nay, trên phạm vi cả nước, đã có không ít công trình khoa học, luận án, luận văn, sách, bài báo khoa học… đề cập đến những nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến đề tài của luận án này. 3 Có thể kể đến một số công trình và tác phẩm được công bố ở miền Nam trước năm 1975 nghiên cứu về các vấn đề kinh tế - xã hội của Thủ Dầu Một - Bình Dương như: Vấn đề cao su Việt Nam của Đỗ Văn Minh (Luận án tốt nghiệp Trường QGHC Sài Gòn), Việc mậu dịch lúa gạo và cao su tại Việt Nam Cộng hòa từ 1954 đến 1968 của Trần Thị Khánh Vân (Luận văn cao học, Đại học Văn khoa, Sài gòn, 1970); Thực trạng kinh tế quận Bến Cát trước ngày đóng quân của quân đội Hoa Kỳ: tình hình an ninh, chính trị, đồn điền cao su, lúa gạo, ngũ cốc, tiểu công nghệ, chăn nuôi…của Huỳnh Viết Sơn (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1973); Thực trạng nền giáo dục tại tỉnh Bình Dương hiện nay - vấn đề giáo dục tỉnh Bình Dương của Lâm Châu Ngọc Bửu (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1973); Chăn nuôi gà tại Lái Thiêu, tỉnh Bình Dương (phúc trình của sinh viên Lê Việt Dũng, Viện đại học Đà Lạt, 3/1975) v.v... Ở một phạm vi không gian rộng lớn hơn là toàn miền Nam, có các công trình và tác phẩm như Nền kỹ nghệ Việt Nam của Nguyễn Trọng Đạt (Luận văn tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chính Sài Gòn, 1969); Nhận định tình hình kinh tế Việt Nam từ 1955 đến 1970 của Nguyễn Văn Hảo (Ngân hàng Quốc gia Sài Gòn, 1972); Kinh tế Việt Nam cộng hoà của Nguyễn Văn Ngôn (Nhà xuất bản Cấp Tiến, Sài Gòn , 1972); Nhân lực trong công cuộc tái thiết và phát triển quốc gia của Nguyễn Văn Ánh (Sài Gòn, 1973)… Ngoài ra còn có nhiều bài báo có liên quan được đăng tải trên Việt Nam kinh tế tập san, Chấn hưng kinh tế, Phát triển xã hội và báo Công luận… Nội dung các ấn phẩm trên đây đã cung cấp được những số liệu và nhận định đáng chú ý về thực trạng và kế hoạch phát triển kinh tế của chính quyền Sài Gòn; làm rõ diện mạo kinh tế và hoạt động thương mại của tỉnh Bình Dương hoặc một số đơn vị hành chính trực thuộc; giới thiệu thực trạng giáo 4 dục và nguồn nhân lực của địa phương trong "công cuộc tái thiết, phát triển"…Tuy nhiên, do đi sâu vào từng lĩnh vực cụ thể nên các công trình này chưa thể hiện được toàn cảnh đời sống kinh tế - xã hội ở Thủ Dầu Một - Bình Dương với những chuyển biến của nó qua các giai đoạn lịch sử. Mặt khác, một số nhận định đánh giá trong các công trình, tác phẩm này cũng cần được xem xét theo quan điểm sử học mác xít để có cách nhìn khách quan, khoa học hơn. Từ năm 1975 đến nay, nếu không kể những công trình và tác phẩm nghiên cứu về toàn cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hoặc của khu vực Nam bộ (trong đó có đề cập đến Bình Dương với một liều lượng nhất định) thì số lượng các đề tài khoa học, các ấn phẩm viết về đời sống kinh tế - xã hội Sông Bé - Bình Dương cũng còn khá khiêm tốn. Đáng chú ý, có thể kể đến một số công trình như: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương - thực trạng và giải pháp phát triển (Tỉnh ủy Bình Dương, 2000); Tác động của cải cách hình chính đối với sực phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương do Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ nghiên cứu (Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương phát hành, 2002), Thủ Dầu Một - Bình Dương đất lành chim đậu của Vũ Đức Thành (chủ biên, 1999), Bình Dương thế và lực mới trong thế kỷ XXI của Chu Viết Luân (chủ biên, 2003). Bên cạnh đó là một số luận văn, luận án nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các ngành sơn mài, gốm sứ… trên địa bàn Thủ Dầu Một - Bình Dương; cùng các bài báo viết về tình hình kinh tế - xã hội Sông Bé - Bình Dương trên các tạp chí, tập san, nhật báo: Học tập, Cộng sản, Nhân dân, Xưa và Nay, Văn hóa Nghệ thuật… Qua danh mục trên đây, có thể thấy tuy Bình Dương đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều cơ quan nghiên cứu và nhiều nhà khoa học, nhưng cho đến nay vẫn chưa có công trình nào đi sâu tái hiện và phân tích những chuyến biến kinh tế xã hội trên địa bàn Bình Dương trong quãng 5 thời gian 60 năm (từ 1945 đến 2005). Chính vì vậy, tác giả luận án này mong muốn được tập hợp nhiều nguồn tài liệu và kế thừa những kết quả đã có, để tiếp cận và nghiên cứu đề tài "Những chuyển biến Kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005" một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ hơn. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án đã được xác định như đúng tên gọi của đề tài, đó là những chuyển biến trên hai lĩnh vực chính - kinh tế và xã hội - của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005. Trên lĩnh vực kinh tế, luận án sẽ tập trung nghiên cứu những chuyển biến về cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế, sự chuyển dịch của các thành phần kinh tế. Trên lĩnh vực xã hội, luận án đi sâu nghiên cứu các vấn đề về cơ cấu dân cư, thiết chế xã hội (đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân), về hiện trạng và những vấn đề xã hội gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của tỉnh Bình Dương. Từ hai lĩnh vực trên, luận án sẽ tiến hành phân tích và tìm ra những nguyên nhân chủ yếu tạo nên sự chuyển biến tích cực về kinh tế - xã hội của tỉnh; đồng thời, tìm ra những tồn tại, những hạn chế cần nhanh chóng khắc phục để tiếp tục phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương một cách toàn diện và bền vững hơn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian 6 Luận án nghiên cứu những chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005, qua các giai đoạn 1945-1954, 1954-1975, 1975- 1986, 1986-1996 và 1997-2005. Đồng thời, để có cái nhìn tổng thể, biện chứng hơn về những bước phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong một chừng mực nhất định, luận án có mở rộng thời gian về trước năm 1945, nhằm khắc họa rõ nét hơn các đặc điểm về tự nhiên, dân cư và những yếu tố xã hội khác ảnh hưởng đến những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 1945 - 2005. - Phạm vi không gian Luận án lựa chọn phạm vi không gian là địa bàn tỉnh Bình Dương hiện nay (mặc dù qua các thời kỳ lịch sử khác nhau, địa bàn tỉnh có nhiều biến đổi với nhiều tên gọi khác nhau: Thủ Dầu Một, Sông Bé, Bình Dương...; trong đó, một số địa phương trong từng thời kỳ đã cắt - nhập vào các tỉnh xung quanh). Tuy nhiên, trong một chừng mực nhất định, luận án cũng đề cập đến một số địa bàn phụ cận nhằm so sánh, làm rõ sự chuyển biến kinh tế - xã hội trong mối tương quan, sự tác động lẫn nhau giữa tỉnh Bình Dương với các tỉnh khác ở miền Đông Nam Bộ, Nam Bộ và cả nước. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu sử dụng cho việc nghiên cứu đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” gồm ba nguồn chính sau đây: - Một là, các văn bản, nghị quyết, báo cáo, báo cáo tổng kết, tài liệu lưu trữ (của ta và của chế độ cũ), hiện đang lưu giữ tại các kho lưu trữ địa phương 7 và Trung ương như Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh, thành, Viện nghiên cứu Xã hội thành phố Hồ Chí Minh, Thư viện Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, II, III, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam,… Đây chính là nguồn tư liệu gốc và có vai trò “xương sống” để thể hiện nội dung luận án. - Hai là, các tác phẩm chuyên khảo về kinh tế - xã hội, địa chí văn hóa... của các tỉnh, thành, đã được xuất bản; các công trình nghiên cứu khoa học về kinh tế - xã hội đã được công bố và các bài viết về kinh tế - xã hội đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành; các bài tham luận về kinh tế - xã hội in trong các kỷ yếu hội thảo khoa học liên quan, hiện được lưu giữ tại các thư viện của các tỉnh, thành địa phương và Trung ương. - Ba là, nguồn tư liệu được khai thác từ các nhân chứng lịch sử - những người đã từng sống, lao động, chiến đấu trong 30 năm kháng chiến chống xâm lược và trong hơn 30 năm xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Ngoài ra, nguồn tư liệu còn được khai thác trong những tài liệu thu thập từ các chuyến khảo sát thực địa tại các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận Mácxít, đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” được tiến hành chủ yếu bằng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgic. Mặt khác, tác giả cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh và phương pháp liên ngành nhằm làm sáng tỏ những vấn đề mang tính đặc thù, riêng biệt về những 8 chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương so với các địa phương khác ở Nam Bộ và trong cả nước. 5. ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA LUẬN ÁN Đề tài “Những chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005” có những đóng góp khoa học cụ thể như sau: - Sưu tầm, tập hợp, hệ thống nhiều nguồn tư liệu lịch sử, trong đó có một số tư liệu lần đầu tiên được phát hiện và công bố. Trên cơ sở đó, luận án phục dựng bức tranh toàn cảnh về kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong 60 năm (1945-2005) ; đồng thời, góp phần hiệu đính những sự kiện lịch sử chưa chính xác đã công bố trong các ấn phẩm xuất bản trước đây. - Làm rõ những thành quả và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương từ 1945 đến 2005 ; từ đó, rút tỉa một số kinh nghiệm cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong mối quan hệ, tác động qua lại với các địa phương khác ở Nam Bộ và cả nước qua từng thời kỳ lịch sử. - Làm rõ hơn về vai trò, vị trí của kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương trong nền kinh tế - xã hội cả nước, nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị trí của Bình Dương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đất nước hiện nay. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn của Bình Dương, cung cấp những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện đường lối đổi mới và đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa của Đảng và Nhà nước, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. - Tạo tiền đề cho việc tiếp cận, nghiên cứu các công trình khoa học về sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương nói riêng, của Nam Bộ và cả nước nói chung. 9 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Luận án gồm 199 trang, bao gồm: dẫn luận (10 trang), ba chương nội dung (173 trang), kết luận (16 trang). Ngoài ra, còn có tài liệu tham khảo (23 trang) và phụ lục (48 trang). Chương 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH TỈNH BÌNH DƯƠNG Trình bày các đặc điểm về tự nhiên, dân số, dân cư và sự phân bố dân cư, cũng như trình bày các đặc điểm về kinh tế, văn hóa, xã hội và sự biến đổi địa giới hành chính qua các thời kỳ lịch sử của tỉnh đã tác động, ảnh hưởng đến quá trình chuyển biến kinh tế - xã hội Bình Dương giai đoạn từ 1945 đến 1975. Chương 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 (Chia thành 2 mục lớn) Mục 2.1. Trình bày những chính sách kinh tế - xã hội của Pháp thực thi ở Thủ Dầu Một; các hoạt động và sự chuyển biến của các ngành, các thành phần kinh tế ở vùng tạm chiếm; cơ cấu giai cấp, tầng lớp xã hội, đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân; những chính sách kinh tế - xã hội của Pháp, của Chính phủ kháng chiến tác động đến vùng kháng chiến; hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế; những thay đổi nổi bật về kinh tế - xã hội. Mục 2.2. Trình bày chính sách kinh tế - xã hội của Mỹ - ngụy trên địa bàn Bình Dương; diễn biến tình hình kinh tế - xã hội; hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế; cơ cấu giai cấp, tầng lớp và đời sống vật chất, tinh thần của dân cư ở vùng tạm chiếm; chính sách của Mặt trận Dân tộc giải 10 phóng, của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội ở vùng chiến khu, vùng giải phóng; hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế; đời sống vật chất và đời sống văn hóa tinh thần của cư dân ở vùng chiến khu, vùng giải phóng. Chương 3 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1975 - 2005 (chia thành 3 mục lớn) Mục 3.1. Trình bày chính sách kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước trong thời kỳ bao cấp và những hệ quả cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương trong thời kỳ 1975 – 1986 ; Hoạt động của các ngành và các thành phần kinh tế ở Bình Dương; những thay đổi về mặt cơ cấu xã hội, đời sống văn hóa vật chất và đời sống văn hóa tinh thần. Mục 3.2. Trình bày những chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước từ sau năm 1986; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Bình Dương thời kỳ sau 1986; sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn trong thời kỳ đổi mới; những biến đổi về mặt văn hóa - xã hội. Mục 3.3. Trình bày quá trình tái lập tỉnh Bình Dương; những định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở Bình Dương trong thời kỳ 1997 - 2005; cơ cấu kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế; sự phát triển của một số lĩnh vực kinh tế chủ yếu ở Bình Dương trong thời kỳ 1997 - 2005; sự thay đổi cơ cấu dân cư, sự phân tầng xã hội và phân hóa giai cấp ở Bình Dương; những phát triển về xã hội của Bình Dương trên các mặt đời sống xã hội. 11 CHƯƠNG 1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊA LÝ HÀNH CHÍNH CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG 1.1. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN Bình Dương nằm ở miền Đông Nam bộ, “là một trong mấy tỉnh tốt đẹp và trong lành nhất Nam kỳ” [34, tr.214-215], là địa bàn nằm ở vị trí chuyển tiếp nối Nam Trường Sơn với các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 2.695,54 km2, phía Bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp thành phố Hồ Chí Minh và giáp tỉnh Tây Ninh, phía Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Nhìn tổng thể, Bình Dương là tỉnh bình nguyên có địa hình lượn sóng yếu từ cao đến thấp xuống dần từ 5m đến 10m so với mặt biển. Vị trí trung tâm của tỉnh ở vào tọa độ địa dư từ 10o 50’ 27’’ đến 11o 24’ 32’’ vĩ độ Bắc và từ 106o 20’ đến 106o 25’ kinh độ Đông [58, tr.10]. Bình Dương còn là tỉnh có nhiều vùng địa hình khác nhau, bao gồm: vùng địa hình núi thấp có lượn sóng yếu, vùng có địa hình bằng phẳng, vùng thung lũng bãi bồi... Ngoài ra, tỉnh còn có hai ngọn núi thấp đó là núi Châu Thới (huyện Dĩ An), núi Cậu (còn gọi là núi Lấp Vò) ở huyện Dầu Tiếng và một số đồi gợn sóng, cao thấp khác nhau nằm rải rác khắp trên địa bàn của tỉnh. Đất đai Bình Dương rất đa dạng, phong phú về chủng loại và rất màu mỡ, phù hợp với nhiều loại cây trồng như: lúa, mía, đậu phộng, khoai mì, dưa, thuốc lá, cà phê và đặc biệt là cao su [34, tr.214-215]. Trong đó, đất xám trên phù sa cổ, có diện tích 200.000 ha, phân bố trên các huyện Dầu Tiếng, Bến 12 Cát, Thuận An, thị xã Thủ Dầu Một. Loại đất này phù hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn trái. Đất nâu vàng trên phù sa cổ, có khoảng 35.206 ha nằm trên các vùng đồi thấp thoải xuống, thuộc các huyện Tân Uyên, Phú Giáo, khu vực thị xã, Thuận An và một ít chạy dọc Quốc lộ 13. Đất này có thể trồng rau màu, cây ăn trái chịu được hạn như cây mít, cây điều. Đặc biệt, ở vùng Lái Thiêu, với hệ thống kênh rạch chằng chịt, đã hình thành những vườn cây trái đặc sản nổi tiếng như sầu riêng, măng cụt…, đồng thời tạo cho nơi đây một cảnh quan môi trường sinh thái trong lành, hấp dẫn. Đất phù sa Glây (đất dốc tụ), chủ yếu là đất dốc tụ trên phù sa cổ, nằm ở phía Bắc huyện Tân Uyên, Phú Giáo, Bến Cát, Dầu Tiếng, Thuận An, Dĩ An. Đất thấp mùn Glây có khoảng 7.900 ha nằm rải rác tại những vùng trũng ven sông rạch, suối, có cả phèn và a-xít nên chỉ có thể trồng lúa, rau và cây ăn trái... Khí hậu ở Bình Dương cùng chung với chế độ khí hậu của khu vực miền Đông Nam bộ: nắng nóng và mưa nhiều, độ ẩm khá cao. Đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa ổn định, phân chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Ở Bình Dương hầu như không có bão, mà chỉ bị ảnh hưởng những cơn bão gần. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 26oC - 27oC. Nhiệt độ cao nhất có lúc lên tới 39oC và thấp nhất từ 16oC -17oC (ban đêm) và 18oC vào sáng sớm. Lượng nước mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 2.000mm [58, tr.11]. Bình Dương có 3 con sông lớn, nhiều rạch ở các địa bàn ven sông và nhiều suối nhỏ khác. Sông Đồng Nai là con sông lớn nhất ở miền Đông Nam bộ, bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (tỉnh Lâm Đồng) dài 635 km, nhưng chỉ chảy qua địa phận Bình Dương ở Tân Uyên. Sông Đồng Nai có giá trị lớn về cung cấp nước tưới cho sản xuất nông nghiệp, giao thông vận tải đường thủy và cung cấp thủy sản cho nhân dân. Sông Sài Gòn dài 256 km, bắt nguồn 13 từ vùng đồi cao huyện Lộc Ninh (tỉnh Bình Phước). Sông có nhiều chi lưu, phụ lưu, rạch, suối và chảy qua Bình Dương về phía Tây. Đoạn sông từ Lái Thiêu lên tới Dầu Tiếng dài 143 km, độ dốc nhỏ nên thuận lợi về giao thông vận tải, phát triển thủy sản và cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Sông Thị Tính chính là phụ lưu của sông Sài Gòn bắt nguồn từ đồi Cam Xe, huyện Bình Long (tỉnh Bình Phước) chảy qua Bến Cát rồi lại đổ vào sông Sài Gòn ở đập Ông Cộ. Sông Sài Gòn, sông Thị Tính mang phù sa bồi đắp cho những cánh đồng ở Bến Cát, Thủ Dầu Một, Thuận An, cùng với những cánh đồng dọc sông Đồng Nai, tạo nên vùng lúa năng suất cao và những vườn cây ăn trái xanh tốt. Sông Sài Gòn chẳng những có giá trị về kinh tế mà còn có giá trị về mặt quân sự. Sông Bé dài 360 km, bắt nguồn từ các sông Đắc Rơ-Láp, Đắc Giun, Đắc Huýt thuộc vùng núi tỉnh Đắc Lắc hợp thành từ độ cao 1.000 mét. Ở phần hạ lưu, đoạn con sông chảy vào đất Bình Dương dài 80 km. Sông Bé không thuận tiện cho việc giao thông đường thủy do có bờ dốc đứng, lòng sông nhiều đoạn có đá ngầm, lại có nhiều thác ghềnh, tàu thuyền không thể đi lại. Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm, đất đai màu mỡ và nhiều sông suối nên rừng ở Bình Dương xưa phát triển mạnh và rất đa dạng, phong phú về chủng loại. Rừng mọc thành miền, khu liền khoảnh, bạt ngàn với nhiều loại gỗ quý như: căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai, giáng hương [58, tr.14]... Rừng còn có nhiều loài thảo mộc quý có thể dùng làm thuốc chữa bệnh, có nhiều loài cây thực phẩm như: củ nần, cù mài, củ chụp, tàu bay, lá bướm, lá bép cùng nhiều loại trái cây khác như: ươi, dâu, guồi… và nhiều loài động vật quý hiếm. Cư dân nơi đây có thể “thu được một nguồn lợi rất lớn nhờ khai thác lâm sản, bán gỗ súc”, cũng như khai thác được “nhiều phó sản dầu, nhựa, mủ" và săn bắt được nhiều “dã thú như: hổ, báo, thỏ rừng, sóc, lợn lòi, nai, hươu, trâu rừng, tê giác, voi…” [34, tr.214-215]. Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên 14 rừng, Bình Dương còn là một vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú, tiềm ẩn dưới lòng đất. Đó chính là đất cao lanh, đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng tập trung nhất là ở các huyện: Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một. Các nhà chuyên môn đã phát hiện ở vùng Đất Cuốc (huyện Tân Uyên) có một mỏ cao lanh lớn phân bố trên một phạm vi hơn 1km2, với trữ lượng lớn. Đất cao lanh ở đây được đánh giá là loại đất tốt, có thể sử dụng trong nghề gốm và làm các chất phụ gia cho việc sản xuất một số sản phẩm công nghiệp... Do vậy, Bình Dương sớm trở thành cái nôi của các ngành nghề truyền thống như: gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài và sản phẩm của nó từ rất sớm đã nổi tiếng khắp cả lục tỉnh Nam kỳ. Tỉnh Bình Dương có hệ thống giao thông đường bộ và đường thủy rất quan trọng nối liền giữa các vùng trong và ngoài tỉnh. Trong hệ thống đường bộ, nổi lên đường Quốc lộ 13 - con đường chiến lược rất quan trọng xuất phát từ thành phố Hồ Chí Minh, chạy suốt chiều dài của tỉnh từ Nam lên Bắc, qua tỉnh Bình Phước và nối liền Vương quốc Campuchia đến biên giới Thái Lan. Đây là con đường có ý nghĩa chiến lược cả về quân sự và kinh tế. Đường Quốc lộ 14 chạy từ Tây Ninh qua Dầu Tiếng đi Chơn Thành, Đồng Xoài, Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) xuyên suốt vùng Tây Nguyên rộng lớn. Quốc lộ 14 chính là con đường chiến lược quan trọng cả trong chiến tranh cũng như trong thời kỳ hòa bình xây dựng đất nước. Ngoài ra, còn có liên tỉnh lộ 1A từ Thủ Dầu Một đi Phước Long (tỉnh Bình Phước); liên tỉnh lộ 13 từ Chơn Thành đi Đồng Phú, Dầu Tiếng; liên tỉnh lộ 16 từ Tân Uyên đi Phước Vĩnh; liên tỉnh lộ 14 từ Bến Cát đi Dầu Tiếng... và hệ thống đường nối thị xã với các thị trấn và điểm dân cư trong tỉnh. 15 Hệ thống giao thông đường thủy cũng như đường bộ của Bình Dương có thể nối liền với các cảng lớn ở phía Nam, với thành phố Hồ Chí Minh, với các tỉnh ở Đông Nam Bộ, với vùng Tây Nguyên rộng lớn và có thể giao lưu hàng hóa với các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Có thể nói, các yếu tố tự nhiên trên đã tác động không nhỏ đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương qua các thời kỳ lịch sử. Đầu tiên, là tác động đến sự lựa chọn địa bàn định cư, tiếp đó là ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của các loại hình kinh tế và sau đó là tác động mạnh mẽ đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của cư dân Bình Dương. 1.2. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI 1.2.1. Đặc điểm kinh tế Cũng như các vùng khác ở Nam bộ, xuất phát điểm của kinh tế Bình Dương là nền kinh tế nông nghiệp lúa nước. Điều khác biệt là, kinh tế ở đây hình thành sớm hơn, ngay từ thời cổ sử chứ không phải chỉ mới hình thành từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, thay mặt Chúa Nguyễn xác lập địa lý hành chính. Tiếp đó, cho đến thế kỷ XVII, qua nhiều đợt di dân, mộ dân của Chúa Nguyễn, dân xiêu tán với truyền thống canh tác lúa nước vùng đồng bằng miền Bắc, miền Trung đã có mặt ở vùng đất Bình Dương xưa ngày càng nhiều. Đặc biệt, các cuộc di dân sau này ngày càng mạnh mẽ hơn, lực lượng nông dân do vậy được bổ sung không ngừng cho vùng đất mới, nên đất khẩn hoang phục vụ nghề nông ngày càng được mở rộng, đó 16 chính là cơ sở đầu tiên để hình thành nên nền kinh tế nông nghiệp lúa nước của vùng đất Bình Dương. Sách Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức ghi rõ, ruộng lúa ở Bình An thời kỳ này chia ra làm hai loại, sơn điền và thảo điền. Điều này minh chứng rằng, đất đai ở Bình Dương có nhiều đồi gò, không có những miệt ruộng thẳng cánh cò bay như ở các vùng đất khác. Yếu tố địa hình đã chi phối mạnh mẽ đến tiến trình tụ cư và quá trình tích chiếm ruộng đất làm cho Bình Dương xưa hầu như không, hoặc rất ít địa chủ lớn. Do ruộng đất canh tác không lớn, nên người nông dân Bình Dương thường gắn chặt với những khu đất nông nghiệp vừa hoặc nhỏ. Đặc điểm này đã tạo ra nét đặc trưng riêng cho cơ cấu nông nghiệp và các hình thái sở hữu ruộng đất của cư dân Bình Dương trong các giai đoạn sau. Mặt khác, cung cách tụ cư và phương thức sử dụng đất làm cho cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cư dân Bình Dương gắn chặt với loại hình kinh tế vườn như trồng các loại cây ăn trái, cây lương thực, thực phẩm… phát triển mạnh mẽ và chiếm một vị trí quan trọng trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của cư dân Bình Dương. Điều đặc biệt là, loại hình kinh tế vườn ở đây từ rất sớm đã vượt qua giới hạn của cơ chế tự cung, tự cấp để tiến tới một thị trường hàng hóa, buôn bán, trao đổi giữa cư dân các vùng trong và ngoài tỉnh. Bình Dương là một tỉnh nằm ở vị trí giao thông thuận lợi và có nguồn tài nguyên tự nhiên phong phú, đó chính là các mỏ cao lanh và rừng gỗ nhiệt đới bạt ngàn - nguồn nguyên liệu mang tính quyết định để các ngành nghề thủ công ra đời, tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, các nghề thủ công ở Bình Dương ra đời không chỉ đơn thuần xuất phát từ nguồn tài nguyên thiên nhiên sẵn có và 17 từ nhu cầu của cư dân, mà còn do sự năng động, tính dám nghĩ, dám làm của dân lưu tán đối mặt với gian lao, khó khăn để sinh tồn và phát triển trên vùng đất mới. Sự cải biến để thích ứng với môi trường tự nhiên, khả năng nhận biết, khai thác và sử dụng các vật liệu sẵn có của tự nhiên, cùng với kinh nghiệm mang theo trong hành trang văn hóa của mình chính là những yếu tố mang tính tiên quyết để người dân xiêu tán làm ra những vật dụng thiết yếu phục vụ đời sống hàng ngày. Để rồi, theo dòng thời gian, sản phẩm các nghề thủ công như: gốm sứ, điêu khắc gỗ, sơn mài, vẽ tranh kiếng… ngày một nổi tiếng và trở thành hàng hóa thương mại trên khắp Nam kỳ. Năm 1861, sau khi đánh chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam kỳ, cùng với việc khai thác nguồn lợi tự nhiên, Pháp tiến hành lập hệ thống đồn điền cao su, cà phê và thành lập trường Bá Nghệ nhằm đào tạo ra đội ngũ thợ thủ công có tay nghề cao cho việc làm các sản phẩm thủ công xuất khẩu. Bên cạnh đó, để tiến hành quá trình khai thác thuộc địa được thuận lợi, Pháp tiến hành đầu tư mạnh mẽ vào giao thông và công nghiệp chế biến. Đến năm 1902, Pháp khởi công xây dựng nhà máy đề pô xe lửa Dĩ An, đồng thời tiến hành xây dựng hệ thống đường sắt, đường bộ để tiện việc vận chuyển tài nguyên khai thác được từ vùng đất Bình Dương về Sài Gòn. Dù chưa hình thành rõ nét nhưng từ 1862 đến 1945, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nông nghiệp, thủ công nghiệp, các cơ sở công nghiệp Bình Dương đã dần xuất hiện và ngày một có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thuộc địa của tỉnh lúc bấy giờ. Sự ra đời của hệ thống đồn điền cao su, nhà máy chế biến và các cơ sở công nghiệp chỉ nhằm phục vụ cho mục đích khai thác thuộc địa của tư bản Pháp, nhưng chính nó đã làm xuất hiện thêm một hình thức sở hữu đất đai mới (hình thức trang trại, đồn điền), một lực lượng lao động mới (lực lượng công 18 nhân) và mang lại cho người dân Bình Dương một góc nhìn đa chiều hơn về cung cách làm ăn, phương thức quản lý kinh tế và tác phong công nghiệp trong lao động sản xuất. Mặc dù đời sống vật chất của cư dân không khá lên được bao nhiêu so với thời gian trước đây, nhưng chính trong thời gian này, các loại giống mới như: mía, trà, ca cao, dứa, bông vải, thuốc lá, cà phê, hồ tiêu…, sau thời gian thử nghiệm thành công đã được nhân rộng và phát triển mạnh mẽ. Nếu xét tổng thể, đây chính là thời kỳ mở đầu cho việc đa đạng hóa và thay đổi cơ cấu trồng trọt truyền thống ở Bình Dương. Dù thế, tính đến năm 1945, chính sách canh tân nền kinh tế thuộc địa ở Bình Dương hoàn toàn bị thất bại bởi phương pháp khai thác nguồn tài nguyên theo kiểu vắt kiệt của giới tư bản Pháp. Do đó, cùng với việc giành được độc lập trong cuộc cách mạng tháng Tám, nhân dân Bình Dương cũng thừa hưởng luôn của chế độ cũ một nền kinh tế thực dân mục nát, què quặt, phiến diện. Đó chính là những xuất phát điểm của nền kinh tế Bình Dương trước khi bước vào giai đoạn 1945-2005. 1.2.2. ĐẶC ĐIỂM XÃ HỘI Dân cư, dân số Thuở xa xưa, Bình Dương là một vùng đất hoang vu, núi rừng rậm rạp, đất đai chưa mấy được khai phá, chỉ có số ít cư dân bản địa người Stiêng, Châu Ro, Châu Mạ, Mơ-nông... sinh sống. Đến cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII, vùng đất Bình Dương lại đón thêm nhiều cư dân mới, đó là những dân xiêu tán vùng Ngũ Quảng rời bỏ quê quán do không chịu nổi sự áp bức, bóc lột của chế độ phong kiến hà khắc. Tiếp đó, vào năm 1679, sau khi người Mãn đánh bại nhà Minh, một đoàn người Trung Quốc khoảng 3.000 người đi trên 50 chiếc thuyền do Tổng binh Cao Châu, Lôi Châu, Liêm Châu, Long Môn cầm đầu đã chạy sang nước Đại Việt 19 xin tỵ nạn. Sau khi được chúa Nguyễn chấp thuận, một bộ phận người Hoa trên đã "an sáp" vào vùng đất Bình Dương. Đặc biệt, khi Hòa ước Thiên Tân (1885) giữa Pháp và triều đình Mãn Thanh được ký kết, một bộ phận người Hoa đã đến vùng đất Bình Dương sinh sống và trở thành cư dân nơi đây. Do quá trình Nam tiến diễn ra liên tục từ thế kỷ XVI đến vùng đất Đồng Nai - Gia Định nói chung và vùng đất Bình Dương nói riêng, nên đến năm 1943, cư dân sinh sống ở Bình Dương xưa (Thủ Dầu Một) lên tới 230.000 người [67, tr.36]. Điều đáng chú ý là, trước khi bước vào giai đoạn sau năm 1945, cùng với cư dân nông nghiệp, thợ thủ công, tiểu thương, quan lại, địa chủ, ở Bình Dương còn có thêm lực lượng công nhân. Dưới ách cai trị và chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, dân cư Bình Dương ngày một phân hóa sâu sắc và chính điều này đã tác động quan trọng đến sự biến đổi kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương thời kỳ 1945-1975. Sau năm 1975, dân cư Bình Dương (Sông Bé) có sự biến động lớn; một phần do người chạy loạn tránh chiến tranh nay quay về quê cũ ; một phần do đồng bào ở một số tỉnh miền Bắc, miền Trung di dân đến Bình Dương lập nghiệp, theo chính sách kinh tế mới của Nhà nước. Trong giai đoạn đầu, cuộc sống của dân kinh tế mới gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, những gia đình nào bám trụ được thì sau đó cuộc sống dần được cải thiện và một số đã trở thành những chủ trang trại lớn. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống du canh du cư trước đây chấm dứt hẵn từ sau giải phóng do các chương trình, dự án định canh, định cư. Đời sống vật chất, tinh thần ngày một được cải thiện do họ càng ngày càng thích nghi hơn với điều kiện sinh hoạt và canh tác mới. Trong giai đoạn tỉnh phát triển mạnh mẽ về công nghiệp, hầu hết di dân từ các tỉnh đến Bình Dương tham gia lao động tại các doanh nghiệp trong các khu, cụm công nghiệp; tập trung nhiều nhất ở các huyện Dĩ An, Thuận An, kế đến là thị 20 xã Thủ Dầu Một và huyện Bến Cát. Năm 2005, toàn tỉnh có khoảng 300.000 lao động nhập cư. Đây là lực lượng lao động, là nguồn nhân lực hết sức quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Nhiều người trong số đó đã có cuộc sống ổn định và trở thành cư dân của tỉnh, vừa góp phần tăng dân số, vừa thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá ở tỉnh Bình Dương trở nên nhanh chóng hơn. Tính đến cuối tháng 12 năm 2005, dân số toàn tỉnh Bình Dương là 1.030.722 người, trong đó, nam là 493.527 người, chiếm 47,9%; nữ là 537.195 người, chiếm 52,1% [20, tr.8]. Ngoài người Việt (người Kinh), Bình Dương có khoảng gần 7.700 người dân tộc ít người (bao gồm 16 dân tộc: Khơme, Chăm, Tày, Nùng, Tà mun, Stiêng, Châu Ro, Mường, Thái, Sán Dìu, Sán Chỉ, Dao, Tà ôi, Ê Đê, Raglai...) và gần 20.000 người Hoa. Như vậy, dân cư Bình Dương được tập hợp từ nhiều nguồn khác nhau, xuất thân họ là dân "tứ chiếng" vốn được kế thừa truyền thống lao động cần cù, tính chịu thương, chịu khó của người nông dân lao động nghèo khổ, một nắng hai sương. Hơn nữa, họ được kế thừa đức tính dám nghĩ, dám làm của các thế hệ cha anh - những người dám vượt biển, trèo non, đối mặt với rừng sâu, thú dữ để khai phá vùng đất phương Nam. Những tính cách đó dưới tác động của các điều kiện tự nhiên, xã hội phương Nam, làm cho cư dân Bình Dương có thêm lòng nghĩa hiệp, mến khách và lòng chân thành... Rồi trải qua các quá trình khai phá, lập làng, đấu tranh chống áp bức bất công và chống xâm lược, người Bình Dương ngày càng trưởng thành hơn, bản lĩnh hơn trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Đời sống vật chất Do điều kiện tự nhiên thích hợp, nên Bình Dương xưa có nền kinh tế nông nghiệp phát triển, lương thực dư thừa, cuộc sống no đủ, sung túc. Bên cạnh đó, các nghề thủ công cũng làm cho cuộc sống cư dân Bình Dương có thêm thu nhập 21 lúc nông nhàn. Suốt hơn hai thế kỷ tiếp theo, kể từ khi dân xiêu tán tiến vào phương Nam khai hoang lập ấp, vùng đất Bình Dương vốn hoang dã dần dần trở thành một vùng dân cư đông đúc, kinh tế trù phú, xã hội ổn định. Ở khắp nơi, chợ búa, dinh thự, đình, chùa ... lần lượt được xây dựng với quy mô ngày một lớn hơn. Tuy nhiên, sau khi thực dân Pháp xâm lược, áp đặt ách thống trị và tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, cuộc đời nô lệ và chính sách bóc lột bằng sưu cao thuế nặng của Pháp đã làm cho cuộc sống của người dân Bình Dương lúc này trở nên khó khăn. Dù sau đó, các chính sách kinh tế - xã hội của Pháp từ 1862 đến 1945, làm cho sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp Bình Dương phát triển và ngày một có vị trí quan trọng đối với nền kinh tế thuộc địa của tỉnh lúc bấy giờ, nhưng cuộc sống của người dân được cải thiện không nhiều. Đời sống văn hóa tinh thần Đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Bình Dương có nhiều nét tương đồng với đời sống văn hóa tinh thần của các tỉnh khác ở Nam Bộ. Điều này thể hiện rõ khi nghiên cứu cấu trúc văn hóa - xã hội và những luật, tục, gia phong có nguồn gốc lâu đời vẫn tồn tại nơi đây như những triết lý sống không thể gỡ bỏ. Đó là việc thực hành các lễ tục trong đời người như: sinh nhật, đáo tuế, thượng thọ, ma chay, cưới hỏi, hay cơ cấu tổ chức của một gia đình... Dù trải qua thời gian, cuộc sống cởi mở của người dân ở một vùng đất mới cũng làm cho phong hóa gia đình có phần biến đổi để phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới. Nhưng sự biến đổi này không theo xu hướng “biến mất” mà là sự “cải biến” những tục lệ cũ sao cho giản đơn, dễ thực hiện hơn trong nhịp sống sôi động, hối hả thường nhật diễn ra ở cả thành thị lẫn vùng thôn quê hẻo lánh. 22 Cũng như phần đông các tỉnh Nam Bộ, cùng với tín ngưỡng dân gian của người dân, ở Bình Dương còn có nhiều tôn giáo khác nhau. Đạo Phật được truyền vào Bình Dương khoảng cuối thế kỷ XVI và phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng cư dân. Đạo Công giáo vào Bình Dương khoảng đầu thế kỷ XVII, dù không mạnh như Phật giáo, nhưng số lượng tín đồ cũng khá lớn và phát triển tương đối nhanh, nhất là sau khi thực dân Pháp hoàn tất việc tổ chức bộ máy cai trị. Đặc biệt, từ năm 1954, hàng chục nghìn giáo dân từ các tỉnh miền Bắc vào định cư ở Bình Dương. Đạo Tin Lành phát triển ở Bình Dương vào những năm 1923-1924; đa số thuộc Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) [345, tr.10]. Ngoài ra, ở Bình Dương còn có tín đồ Đạo Cao đài với các hệ phái như: Cao đài Tây Ninh, Cao đài Chơn Lý, Cao đài Ban Chỉnh, Cao đài Tiên Thiên. Cùng với tín ngưỡng dân gian và tín ngưỡng, tôn giáo, các lễ hội văn hóa truyền thống cũng được cư dân ở Bình Dương quan tâm. Đó là lễ hội đình, lễ hội miếu, lễ hội võ, lễ hội tổ nghề, lễ hội chùa Phật, lễ hội thờ Mẫu của đồng bào miền Bắc, lễ hội chùa Bà của người Hoa... Hàng năm cư dân Bình Dương còn tổ chức các lễ hội ở đình làng, đó là lễ Tiết tứ thời: Đưa thần (25/12), Rước thần (30/12), Nguyên đán (1/1), Đoan ngọ (5/5), Khai sơn (7/7)... và các lễ Thượng nguyên, Trung nguyên, Hạ nguyên mang tính chất tôn giáo. Các ngày lễ mang tính dân gian như lễ cúng miếu, cầu an tống phong. Nhưng quan trọng nhất là lễ Kỳ yên theo tập tục xưa được phân ra hai kỳ lễ: lễ Hạ điền và lễ Thượng điền [58, tr.26]. Tuy nhiên, bên cạnh cơ cấu văn hóa cổ truyền của cư dân Bình Dương, trong hơn 80 năm cai trị, thực dân Pháp đã làm cho hơn 90% dân số trong toàn tỉnh không biết chữ. Đó cũng chính là vấn nạn văn hóa - giáo dục mà cư dân 23 Bình Dương mang theo trước khi bước vào các giai đoạn lịch sử sau năm 1945. 1.3. ĐẶC ĐIỂM HÀNH CHÍNH Do tác động của những biến cố chính trị - xã hội, kể từ khi Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lý, xác lập địa lý hành chính cho đến ngày nay, địa lý hành chính Bình Dương luôn thay đổi. Dưới triều Nhà Nguyễn, vùng đất Bình Dương thuộc tổng Bình An, tỉnh Biên Hòa. Đến thời Gia Long, tổng Bình An được nâng lên thành huyện Bình An, có hai tổng là An Thủy và Phước Chánh, bao gồm các vùng đất: Bến Cát, Dầu Tiếng, Hớn Quản, Lộc Ninh, Lái Thiêu và một phần đất của huyện Ngãi An (Thủ Đức ngày nay), huyện lỵ đặt tại Phú Cường. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu: “Từ năm 1808 đến năm 1837, huyện Bình An chia làm 10 tổng là: Bình Chánh, Bình Điền, Bình Thiện, Bình Thổ, Bình Hưng, An Bình, An Điền, An Thành, An Thổ, An Thủy. Từ năm 1837 về sau, 4 tổng bắt đầu từ chữ An được tách ra thành lập huyện Ngãi An” [58, tr.16]. Tổng Bình Điền nêu trên là một tổng mới của huyện Bình An (được lập ra để thay thế tổng Bình Chánh Trung trước đó), có địa bàn gần như toàn bộ vị trí của thị xã Thủ Dầu Một hiện nay. Sau khi chiếm được Nam kỳ, thực dân Pháp cải tổ các đơn vị hành chính cho phù hợp với chế độ thuộc địa. “Ngày 5 tháng 1 năm 1876, đô đốc Đuyperê (Duperré), Tổng chỉ huy lực lượng viễn chinh Pháp tại Nam kỳ, ra nghị định phân chia toàn bộ Nam kỳ thành 4 khu vực hành chính lớn (Circonscription administrative) là: Sài Gòn, Mỹ Tho, Vĩnh Long, Bát Xắc (Bassac). Mỗi khu vực hành chính lớn lại được chia nhỏ thành nhiều tiểu khu hành chính (Arrondissement administratif). Trong đó, khu vực Sài Gòn gồm 5 tiểu khu: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Biên Hòa, Bà Rịa và Gia Định (ngoại vi Sài Gòn)” [58, tr.17]. Đến ngày 20 tháng 12 24 năm 1899, đổi tiểu khu (Arrondissment) thành tỉnh (Province), tiểu khu Thủ Dầu Một lúc đó thành tỉnh Thủ Dầu Một. Đến khi Mỹ thay chân Pháp, theo sắc lệnh số 143/NV ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Sài Gòn chia Thủ Dầu Một ra thành hai tỉnh Bình Dương, Bình Long và một số xã nhập vào tỉnh Phước Long. Năm 1959, địch cắt một phần đất của tỉnh Biên Hòa và Bình Dương thành lập tỉnh Phước Thành, nhưng đến năm 1965, chính quyền Sài Gòn giải thể tỉnh này. Về phía chính quyền kháng chiến, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, Ủy ban nhân dân và sau đó là Ủy ban Kháng chiến Hành chánh được thành lập. Đến tháng 5/1951, để thuận lợi trong việc lãnh đạo toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp, Trung ương Cục miền Nam phân chia lại chiến trường Nam bộ, thành Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây, đồng thời sáp nhập một số tỉnh, trong đó tỉnh Thủ Dầu Một được sáp nhập với tỉnh Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên. Tháng 1 năm 1955, Xứ ủy Nam Bộ quyết định tách tỉnh Thủ Biên thành hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hòa. Thủ Dầu Một lúc đó gồm các huyện: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh và các đồn điền cao su: Dầu Tiếng, Quản Lợi, Lộc Ninh với tổng số 65 xã và hơn 30 làng công nhân cao su. Tháng 9 năm 1960, Xứ ủy Nam bộ quyết định nhập Thủ Dầu Một và Biên Hòa thành tỉnh Thủ Biên lần thứ hai. Tháng 6 năm 1961, Xứ ủy lại tách Thủ Biên thành 2 tỉnh Thủ Dầu Một, Biên Hòa và thành lập thêm 3 tỉnh mới: Phước Thành, Bình Long, Phước Long theo địa bàn hành chính của chính quyền Sài Gòn. Tỉnh Thủ Dầu Một bấy giờ gồm các huyện: Lái Thiêu, Châu Thành, Bến Cát, Dầu Tiếng. Tháng 10 năm 1967, Trung ương Cục bố trí lại chiến trường, thành lập 5 phân khu thành 5 mũi tiến công vào Sài Gòn và phân khu 6 nội đô Sài Gòn để chuẩn bị cho cuộc 25 tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968. Thủ Dầu Một lúc bấy giờ thuộc phân khu 5 gồm các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, quận 5 (Bù Cháp, Lý Lịch), Châu Thành, Lái Thiêu, Bắc Thủ Đức, Dĩ An và thị xã Thủ Dầu Một (Bến Cát và Dầu Tiếng thuộc phân khu 1). Tháng 5 năm 1971, Phân khu 5 giải thể rồi thành lập phân khu Thủ Biên. Thực hiện Chỉ thị 08/CT ngày 30 tháng 8 năm 1972 của Thường vụ Trung ương Cục, Khu ủy miền Đông được thành lập lại, giải thể các phân khu, thành lập lại các tỉnh. Tỉnh Thủ Dầu Một được tái lập vào tháng 10 năm 1972. Tháng 10 năm 1973, Trung ương cục quyết định tách các huyện: Tân Uyên, Phú Giáo, quận 5 của Thủ Dầu Một (gồm 2 xã Bù Cháp và Lý Lịch); các xã phía Nam và Đông Nam của Phước Long; Định Quán, Độc Lập của Biên Hòa để thành lập tỉnh căn cứ Tân Phú. Đến cuối năm 1974, Phú Giáo và Tân Uyên lại trả về Thủ Dầu Một. Như vậy đến đầu năm 1975, tỉnh Thủ Dầu Một gồm các huyện, thị: Bến Cát (Nam, Bắc Bến Cát), Lái Thiêu, Châu Thành, Tân Uyên, Dĩ An, Phú Giáo, Dầu Tiếng và thị xã Thủ Dầu Một [58, tr.19]. Ngoài sự thay đổi về địa giới hành chính, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, mảnh đất Bình Dương còn chia thành ba vùng, đó là vùng tạm chiếm, vùng tranh chấp và vùng kháng chiến. Vùng tạm chiếm là vùng đất tạm đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Sài Gòn, theo cách gọi của chính quyền cách mạng thì vùng tạm chiếm còn gọi là vùng địch hậu, hay vùng tề ngụy - vùng được thiết lập và quản lý bởi hội đồng tề - bộ máy hành chính cấp địa phương của chính quyền thuộc địa. Trong văn bản hành chính của Pháp, Pháp thường gọi vùng tạm chiếm là vùng quản lý, vùng do chính phủ kiểm soát, vùng Chính phủ, hoặc vùng Quốc 26 gia... Dù với nhiều tên gọi, nhưng trong vùng tạm chiếm có đặc điểm chung là, luôn luôn tồn tại lực lượng cách mạng bí mật hay tổ chức chính quyền cách mạng bí mật, nhiều cơ sở cách mạng và có các tổ chức quần chúng yêu nước khác. Về vấn đề này, Đảng ta giải thích rõ: “ vùng tạm chiếm là những nơi tạm thời địch đã kiểm soát hoàn toàn. Chính quyền địch, ngụy đã thành lập và hoạt động công khai, chính quyền ta thì hoặc bị địch phá hoặc vẫn còn, nhưng không thể hoạt động công khai” [328, tr.538-539]. Ở Thủ Dầu Một, vùng tạm chiếm chủ yếu là vùng tỉnh lỵ, quận lỵ và một số xã xung quanh các quận lỵ Châu Thành, Lái Thiêu, Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Uyên... Vùng tranh chấp còn gọi là vùng du kích, đó là những vùng tranh chấp quyết liệt giữa ta và địch. “Vùng du kích là vùng ta và địch giằng co nhau, sự đấu tranh ở đây rất ác liệt và phức tạp” [328, tr 538-539]. Tại vùng này, chính quyền cách mạng và chính quyền Sài Gòn tồn tại vừa công khai, vừa bán công khai nhưng cả hai bên đều không đủ sức để kiểm soát toàn bộ địa bàn. Cư dân sống trên địa bàn này thường chịu sự chi phối, kiểm soát của cả chính quyền hai bên. Đặc biệt, trong vùng tranh chấp, thường có các căn cứ du kích, “lõm” cách mạng, về thực chất đó là vùng tự do, là hậu cứ nhỏ sau lưng địch của lực lượng cách mạng. Ở Thủ Dầu Một, vùng du kích thường là dải đất làm vùng đệm giữa các tỉnh lỵ, quận lỵ, hệ thống giao thông, đồn điền, nơi đông dân cư... với các xã vùng sâu, vùng xa, khu vực xung quanh căn cứ kháng chiến, chiến khu cách mạng như Tân Tịch, Đất Cuốc, An Sơn, Thuận Giao... Vùng kháng chiến là nơi mà chính quyền cách mạng hoàn toàn kiểm soát, bao gồm vùng căn cứ, vùng chiến khu và vùng tự do. Riêng vùng tự do, trong kháng chiến chống Pháp, còn gọi là vùng độc lập hay khu độc lập. Ở Thủ Dầu Một, ban đầu vùng căn cứ, vùng tự do mới chỉ là những vùng rừng rậm và một 27 số xã vùng sâu, vùng xa - nơi mà chính quyền thực dân không thể kiểm soát. Vùng căn cứ, vùng tự do ngày một được mở rộng theo đà phát triển của cuộc kháng chiến chống Pháp, đó là sự ra đời của chiến khu Đ, Thuận An Hòa, Bến Cát, Dầu Tiếng, Tân Tịch, Đất Cuốc... Có thể khẳng định rằng, ngay từ những ngày đầu kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược cho đến năm 1975, với sự ra đời của chiến Khu An Sơn, chiến khu Đ, Thuận An Hòa... với các xã Tân Thới, Phú Long, Đường 13, An Điền, Phú An, An Tây, Dầu Tiếng, Bến Củi... làm thành những hành lang nối thông với Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, Tây Ninh, Tân An... với vùng chiến khu Đồng Tháp Mười rộng lớn. Từ cuối năm 1945 đến năm 1975, thực dân Pháp rồi đến đế quốc Mỹ thường xuyên tổ chức các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng kháng chiến; mặt khác, cuộc kháng chiến chống xâm lược của quân dân Thủ Dầu Một ngày một phát triển mạnh mẽ, làm cho ranh giới giữa các vùng trên chỉ mang ý nghĩa tương đối, nhiều vùng nằm ở thế da beo, cài răng lược, co giãn tùy theo tình hình chiến sự, đặc biệt là vùng tranh chấp. Tất cả các đặc điểm trên đã chi phối mạnh mẽ đến sự biến đổi kinh tế - xã hội thời chiến của tỉnh Thủ Dầu Một trong suốt thời kỳ 1945 - 1975. Sau ngày giải phóng, Trung ương Cục ra quyết định số 16/QĐ.75 (ngày 20/9/1975) nhằm giải thể các khu, phân khu, lập lại các đơn vị hành chính mới. Lúc này, tỉnh Bình Thủ được thành lập trên cơ sở sáp nhập Thủ Dầu Một với Bình Long và Phước Long. Ngày 02 tháng 7 năm 1976, Quốc Hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định sáp nhập các tỉnh Thủ Dầu Một, Bình Phước và 4 xã An Bình, Bình An, Đông Hòa, Tân Đông Hiệp (thuộc huyện Thủ Đức) thành tỉnh Sông Bé, chia thành 8 huyện (Bình Long, Lộc Ninh, Phước Long, Bù Đăng, Đồng Phú, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An) và một thị xã (Thủ Dầu Một) gồm 141 xã. Tỉnh lỵ 28 đặt tại thị xã Thủ Dầu Một. Ngày 6/11/1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định tách tỉnh Sông Bé thành hai tỉnh Bình Dương và Bình Phước. Trên cơ sở đó, ngày 1/1/1997, tỉnh Bình Dương chính thức được thành lập gồm 7 huyện, thị và tồn tại cho đến ngày nay. Sự thiếu ổn định về địa giới hành chính của tỉnh Bình Dương trong suốt tiến trình lịch sử 300 năm minh chứng rằng Bình Dương là mảnh đất sôi động và đầy ắp những biến cố lịch sử. “An cư mới lạc nghiệp”, do vậy, sự thay đổi về địa giới hành chính dù được dựa trên những cứ liệu khoa học cụ thể của từng giai đoạn lịch sử nhưng đã gây những trở ngại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và văn hóa cho vùng đất Bình Dương trong suốt hơn 300 năm qua. Từ năm 1997 đến nay, trên cơ sở ổn định về cương vực địa giới hành chính, Bình Dương đang có những bước tiến nhanh, vững chắc đến một xã hội thịnh vượng và văn minh. 29 CHƯƠNG 2 NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN 1945 - 1975 2.1. NHỮNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA TỈNH THỦ DẦU MỘT GIAI ĐOẠN 1945 – 1954 2.1.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế - xã hội của tỉnh Thủ Dầu Một giai đoạn 1945-1954 Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã mở ra cho nhân dân Thủ Dầu Một một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của tự do, độc lập, chính quyền Cách mạng về tay nhân dân. Từ thân phận nô lệ, lần đầu tiên sau gần 100 năm, nhân dân Thủ Dầu Một đã được làm chủ cuộc sống, làm chủ vận mệnh đời mình. Tuy nhiên, với âm mưu cướp nước ta lần nữa, ngày 23/9/1945, thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, nổ súng tấn công vào các cơ quan hành chính Nam bộ. Ngày 25/10/1945, chúng đánh chiếm rộng ra các tỉnh, trong đó có Thủ Dầu Một rồi đặt cả Nam bộ dưới ách đô hộ, trực trị của chúng. Đứng trước thực trạng đó, cùng với cả nước, chính quyền cách mạng non trẻ Thủ Dầu Một lãnh đạo nhân dân toàn tỉnh bước vào cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc. Cùng với việc giành độc lập trong cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhân dân Thủ Dầu Một cũng “thừa hưởng” của Pháp một nền kinh tế - xã hội trống rỗng, mục nát. Có thể nói rằng, sau gần 100 năm, chính sách vơ vét, khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và sau đó có thêm cả phát xít Nhật đã làm cho tỉnh Thủ Dầu Một vốn đã nghèo nàn, lạc hậu nay lại càng kiệt quệ hơn. 30 Ngân khố của tỉnh hầu như trống rỗng, nền nông nghiệp thì tiêu điều vì ruộng đất trước đây phần lớn nằm trong tay giới địa chủ nay trở nên hoang hóa. Cơ sở vật chất của các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền thì quá lạc hậu. Hoạt động thương nghiệp ngừng trệ, bế tắc, một phần do sự chèn ép của giới tư bản Pháp và Hoa kiều, một phần do ảnh hưởng của cuộc chiến khốc liệt đã làm cho hàng hóa trở nên khan hiếm, thiếu thốn. Giai cấp địa chủ số thì bỏ trốn, số còn lại thì đem cất giấu của cải rồi nằm yên chờ thời. Nông dân Thủ Dầu Một phần lớn thiếu hoặc không có ruộng cày, phần thì do sự bao chiếm ruộng đất của địa chủ, quan lại, phần do chiến tranh kéo dài nên của cải khánh kiệt, đói kém. Hàng vạn công nhân đồn điền cao su Dầu Tiếng, nhà Đèn, nhà máy xe lửa Dĩ An... trở nên thất nghiệp, không có việc làm, đời sống vô cùng bấp bênh, khó khăn. Thợ thủ công các xưởng chế biến đường, các xưởng mộc, lò gốm... nay lâm vào khủng hoảng vì sản phẩm làm ra không thể tiêu thụ được. Bên cạnh đó, Ngân hàng Đông Dương lại còn nằm trong tay giới tư bản Pháp, cộng với đồng “Quan kim”, “Quốc tệ” của quân đội Tưởng đã làm lũng loạn thêm nền kinh kế Việt Nam nói chung và ở Thủ Dầu Một nói riêng [38, tr.11]. Bên cạnh sự hoang tàn, cạn kiệt của nền kinh tế, khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công, nhân dân Thủ Dầu Một còn “được thừa hưởng” một cơ sở xã hội tiêu điều. Với chính sách “ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn hóa”, trong hơn 80 năm cai trị, thực dân Pháp đã làm cho hơn 90% dân số trong toàn tỉnh Thủ Dầu Một không biết chữ. “Ánh sáng văn minh khai hóa đã không tới được nơi cần thiết, nhất là việc đổi đời cho 80, 90% dân cư nghèo khổ và dốt nát ở nông thôn và thành thị” [54, tr.19]. Bên cạnh đó, văn hóa, sách báo đồi trụy, phản động tràn lan, không chỉ có ở tỉnh lỵ, thị trấn, thị tứ mà còn tràn về cả các vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh. Đồng hành với văn hóa, sách báo đồi 31 trụy, phản động là nạn nghiện rượu, hút thuốc phiện, cờ bạc, mê tín dị doan... xuất hiện tràn lan ở khắp mọi nơi. 2.1.2. Chuyển biến kinh tế - xã hội trong vùng tạm chiếm Chuyển biến về kinh tế - Nông nghiệp Nông nghiệp vốn là một ngành kinh tế quan trọng của Việt Nam nói chung, của tỉnh Thủ Dầu Một nói riêng. Dù trước đó, nông nghiệp bị thực dân Pháp “ru ngủ trong trình trạng lạc hậu vì thiếu sự va chạm với kỹ thuật mới và nhứt là thiếu nỗ lực canh tân” [49, tr.61] nhưng số diện tích đất nông nghiệp của tỉnh cũng khá lớn so với các tỉnh khác ở Nam Bộ. Nếu như năm 1944, diện tích đất nông nghiệp là 14.000ha, thì đến năm 1945, do tác động của cuộc Cách mạng tháng Tám và chính sách ruộng đất của Việt Minh, nên vào thời điểm Pháp tái chiếm Thủ Dầu Một, tổng diện tích đất nông nghiệp đã lên tới con số 20.000 ha [67, tr.60]. Về cơ cấu cây trồng, Thủ Dầu Một giai đoạn này, cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ lực, bên cạnh đó, nông dân còn có các loại cây trồng khác như: mía, thuốc lá, cà phê, tiêu, điều, đậu phộng, khoai mì cùng nhiều loại rau màu và các loại cây ăn trái khác. Trong đó, mía, thuốc lá, cà phê, tiêu, điều, đậu phộng... phục vụ cho xuất khẩu, riêng hoa màu và các loại cây ăn trái chủ yếu để phục vụ đời sống nhân dân trong tỉnh và một số ít cung cấp cho thị trường Sài Gòn - Chợ Lớn, tuy nhiên số lượng không nhiều lắm. Khi thực dân Pháp tái xâm lược Thủ Dầu Một, sản xuất nông nghiệp giảm sút nhanh chóng. Theo Niên giám thống kê, đến năm 1946 diện tích trồng lúa của Thủ Dầu Một chỉ còn khoảng 12.000 ha, giảm 8.000 ha so với năm 1945 và năng suất bình quân năm 1946 là 8,3 tạ/ha [67, tr.62], giảm 1,7 tạ/ha so với năm 1945. Các số liệu trên cho thấy nền sản xuất nông nghiệp trong giai đoạn 32 kháng chiến chống thực dân Pháp ở Thủ Dầu Một giảm mạnh cả diện tích lẫn năng suất. Sự giảm sút này phản ánh rõ nét sự ảnh hưởng sâu sắc của cuộc kháng chiến chống Pháp đến tình hình sản xuất nông nghiệp. Sự giảm sút này không chỉ diễn ra ở Thủ Dầu Một mà trên khắp các tỉnh Nam Bộ. Bảng thống kê dưới đây cho ta thấy rõ điều đó. Diện tích và năng suất lúa ở một số tỉnh Nam Bộ năm 1945 1946 DT, Năng suất DT(ngàn ha) NS(tạ/ha) DT(ngàn ha) NS(tạ/ha) Thủ Dầu Một 20 10,0 12 8,3 Chợ Lớn 85 12,9 74 11,1 Tây Ninh 55 11,0 28 8,0 Gia Định 53 10,0 32 10,0 Nguồn: Tổng cục thống kê, Số liệu thống kê Việt Nam thế kỷ XX Kể từ năm 1946 đến năm 1954, số diện tích đất trồng lúa hầu như không thay đổi. Điều này nói lên sự ổn định của cư dân nông nghiệp trong vùng tạm chiếm và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp đối với cư dân Thủ Dầu Một, vì đó là nguồn lương thực chính của họ. Người dân phải tiếp tục sản xuất để duy trì cuộc sống dù phải làm việc trong cảnh chiến tranh khốc liệt đang diễn ra từng ngày, từng giờ. Theo thống kê, diện tích trồng lúa của tỉnh Thủ Dầu Một năm 1946 là 12.000 ha, đến năm 1949 cũng 12.000 ha và đến năm 1953, 1954 cũng là 12.000 ha. Năng suất lúa năm 1950 là 10 tạ/ha; 1951 là 10,8 tạ/ha, năm 1952 là 9 tạ /ha, năm 1953, 1954 là 10 tạ/ha [67, tr.61]. Điều đáng nói là, suốt từ năm 1946, đến năm 1954, dù thực dân Pháp có áp dụng một số biện pháp nhằm phát triển nông nghiệp như phát triển thủy nông, cung cấp giống mới, tín dụng... nhưng cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đã tàn phá 33 nặng nề nền nông nghiệp ở Thủ Dầu Một. Theo các chuyên gia kinh tế của chính quyền Sài Gòn, “trong suốt cuộc chiến tranh Đông Dương 1945-1954, mức sản xuất chưa đạt tới mức độ của thời tiền chiến”. Nếu như năm 1940, sản lượng lúa gạo là 3.800.000 tấn, thì đến năm 1947 chỉ còn 1.900.000 tấn và đến 1953, 1954 mỗi năm chỉ đạt tới 2.100.000 tấn mà thôi”. Sau khi tái chiếm Thủ Dầu Một, cái đích ngắm chính của thực dân Pháp không phải là lúa và các sản phẩm nông nghiệp khác, do vậy, thực dân Pháp đã “áp dụng một chính sách kinh tế khôn ngoan, vừa không va chạm với dân địa phương, vừa có lợi cho nền kinh tế”[49, tr.62-63] nước đại Pháp, đó là khai thác triệt để những thế mạnh mà dân địa phương còn bỏ ngõ: lập đồn điền trồng cây cao su. Trên cơ sở đó, sau ngày 25/10/1945, các chủ tư bản Pháp đã theo chân quân đội xâm lược lên tái chiếm lại các đồn điền như: Sở Sao, Lai Khê, Hớn Quản, Dầu Tiếng... Từ cuối năm 1945 trở đi, tại Thủ Dầu Một, giới tư bản Pháp đã khởi động lại 12 đồn điền cao su [24, tr.254]. Nếu tính sản lượng cao su năm 1946, ở miền Đông Nam bộ, trên diện tích khai thác 17.506 ha, tư bản Pháp đã thu được 12.716 tấn cao su thành phẩm, trong đó, sản phẩm cao su từ các đồn điền Thủ Dầu Một chiếm tới 65- 70%. Từ năm 1947, với chính sách tăng cường khai thác vùng kinh tế cây cao su ở Đông Dương, tướng NyO đã ra lệnh sử dụng một lực lượng quân đội tăng cường cho các đồn điền cao su, trấn giữ, hỗ trợ cho các chủ đồn điền ép buộc công nhân làm việc và giúp vận chuyển cao su thành phẩm về Sài Gòn. Được sự giúp đỡ của quân đội, giới chủ tư bản Pháp tăng cường đầu tư xây dựng công sở, kho hàng, nhà máy chế biến ở Hớn Quản, Minh Thạnh, Dầu Tiếng… Do vậy, năng suất sản phẩm cao su tăng lên trông thấy. Nếu như năm 1946, 34 cao su thành phẩm của các đồn điền ở Thủ Dầu Một là 8.901 tấn, thì đến năm 1947, con số này là 17.802 tấn. Cuộc kháng chiến ngày càng diễn ra ác liệt, “Mặt trận Cao su chiến” lan đến giới công nhân đồn điền với nội dung “biến đồn điền cao su thành chiến trường diệt địch”. Do vậy, từ năm 1947 trở đi, “phong trào cao su chiến” đã thật sự gây cho giới tư bản Pháp nhiều tổn thất nghiêm trọng. Nếu tính chung toàn ngành, đến cuối năm 1947, tổng diện tích cao su cho mủ là 102.233 mẫu, nhưng trên thực tế, giới chủ tư bản chỉ khai thác được 30.684 mẫu. Đặc biệt, phong trào cao su chiến đã phá nát các cơ sở chế biến, nên sản phẩm mủ cao su thu được chỉ có 26.196 tấn [24, tr.245]. Giới chủ đồn điền đã than phiền là: do công nhân phá phách và bỏ đồn điền trốn đi, nên sức sản xuất cao su hiện giờ chỉ còn lại 1/3 giá trị thực. Điển hình như ở đồn điền Hớn Quản, công nhân đã chặt vạt 147 vỏ cây; phá hủy 194.000 chén, máng hứng mủ; đốt 66 nóc nhà, phá 1 máy đèn, 3 kho lương thực, 2 kho chứa mủ; 450 tấn mủ bị đổ ra ngoài, 200 thùng đựng mủ bị đập phá tan tành, 2 xe cam nhông chở mủ bị chặn và đốt cháy... Ở đồn điền Dầu Tiếng, công nhân đã chặt vạt 720 cây, 200.000 chén hứng mủ, 2 kho dụng cụ, 1 nhà lầu, 1 nhà xông, 1 máy cán ép cao su, 2 cầu cây bị phá và 206 căn nhà bị đốt. Các đồn điền Xa Cam, Quản Lợi, Xa Cát… cũng có hàng trăm ngàn chén hứng mủ bị công nhân đập vỡ, phá hỏng nhiều phương tiện đi lại, vận chuyển, gây rất nhiều khó khăn cho giới chủ đồn điền [24, tr.243]... Đứng trước thực trạng bi đát đó, thực dân Pháp một mặt tăng cường mua chuộc các nhà đầu tư mới, mặt khác phải chống trả lại “phong trào cao su chiến”, giành giật lại mối lợi từ cây cao su. Từ cuối năm 1947, đầu năm 1948, thực dân Pháp chi viện thêm cho các đồn điền nhiều nhân viên, cán bộ quản lý, kỹ thuật và đầu tư thêm vốn, đồng thời xây dựng thêm cơ sở hạ tầng như 35 đường sá từ Sài Gòn lên Thủ Dầu Một. Tuy nhiên, diện tích trồng mới và sản lượng cao su các đồn điền ở Thủ Dầu Một vẫn không tăng nhiều trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Đến cuối năm 1947, 1948, tổng diện tích cao su ở Thủ Dầu Một chỉ là 33.342 ha, trong đó diện tích khai thác là 11.832 ha, sản lượng bình quân hàng năm là 20.712 tấn [176, tr. 2]. Dù đã sử dụng hết các phương pháp, biện pháp để chống lại mặt trận cao su chiến, nhưng tình hình kinh doanh của giới chủ Pháp tại các đồn điền vẫn hết sức u ám. Do vậy, Pháp lại tăng cường binh lính cho Thủ Dầu Một, tính đến năm 1948, 1949, toàn tỉnh có đến 3.500 binh lính [176, tr.1,2,5]. Với số binh lính hùng hậu đó, thực dân Pháp vẫn không sao dập tắt nổi mặt trận cao su chiến. Nếu chỉ tính riêng 2 năm (1948, 1949) các đồn điền cao su tại Thủ Dầu Một đã bị phá mất 2.596 mẫu, bị đập vỡ 225.500 chén máng hứng mủ và 74.180 cây cao su đang mùa khai thác bị chặt đốn [176, tr 4,6,7,9]. Nhìn chung, kinh tế cây cao su thời kỳ này phát triển không như kỳ vọng của giới chủ, dù nhiều đồn điền đã chú ý đầu tư thêm vốn, kỹ thuật chăm bón và kỹ thuật chế biến. Cũng phải công nhận rằng, diện tích cao su trồng mới trong giai đoạn này có tăng lên, nhưng không ổn định. Trái lại, diện tích cao su khai thác thì liên tục bị giảm sút do phong trào cao su chiến phát triển mạnh. Kể từ sau chiến dịch Biên giới năm 1950, “hy vọng xóa bỏ Việt Minh bắt đầu trở thành chuyện đáng nghi ngờ trong đầu óc của nhiều người Pháp, niềm hy vọng chiến thắng Việt Minh ngày càng trở nên xa vời” [54, tr.473, 476]. Đứng trước thực trạng đó, giới tư bản Pháp - những người nhạy cảm về chính trị bắt đầu rút vốn khỏi Đông Dương. Thay vào đó, giới tư bản Pháp tiến hành khai thác cao su theo phương pháp vắt kiệt. Đặc biệt, trong những năm 1951, 1952, do tác động của cuộc chiến tranh Triều Tiên, giá cao su trên thị trường thế giới được đẩy lên cao. Do vậy, giới chủ đồn điền chủ trương thúc đẩy quá trình khai thác [24, tr.289]. Dù 36 số lượng diện tích cao su không thay đổi, nhưng do sử dụng phương pháp khai thác theo kiểu vắt kiệt, nên diện tích khai thác và sản lượng cao su khai thác được tăng lên đều đặn từ năm 1951 đến 1954. Bảng thống kê sau cho chúng ta thấy rõ điều đó. Diện tích và sản lượng cao su ở Nam Bộ Đơn vị tính 1.000 ha, tấn Năm Diện tích Khai thác Sản lượng 1951 63,3 42,1 37.280 1952 62,3 53,2 45.602 1953 62,3 58,4 53.276 1954 63,8 62 54.056 Nguồn: Lịch sử phong trào công nhân cao su Việt Nam, tr 307 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Ngay từ khi áp đặt ách thống trị thực dân trên đất Thủ Dầu Một, dựa trên nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, người Pháp đã nghiên cứu khai thác triệt để các nguồn lợi từ các ngành nghề thủ công truyền thống - vốn là một thế mạnh của tỉnh Thủ Dầu Một như: khai thác lâm, thổ sản, chế biến mộc, làm nghề điêu khắc, gốm sứ, sơn mài... Để thực hiện mục đích đó, trên cơ sở 3 làng nghề truyền thống ở Lái Thiêu, Phú Cường và Tân Phước Khánh với khoảng trên dưới 1.000 thợ [315, tr.143], thực dân Pháp mở thêm trường Bá nghệ (1901) để đào tạo thêm thợ cho các làng nghề. Trên cơ sở đó, nhiều lớp nghệ nhân đất Thủ có tay nghề cao lần lượt ra đời, góp phần thúc đẩy các ngành nghề truyền thống như: gốm, sơn mài, điêu khắc gỗ phát triển mạnh mẽ với những sản phẩm nổi tiếng trên khắp cả Nam bộ. 37 Theo thống kê của Pháp, đến đầu năm 1945, Thủ Dầu Một có “40 lò gốm ở các xã An Thạnh, Hưng Định, Tân Thới và Phú Cường”, khoảng 10 cơ sở sơn mài, gần 80 hộ gia đình làm nghề guốc và hơn 300 hộ gia đình làm nghề điêu khắc [315, tr.151]… Với lực lượng đó, Thủ Dầu Một dần dần hình thành nhiều khu vực làng nghề truyền thống tập trung, chuyên sản xuất các chủng loại hàng hóa nhất định phục vụ cho đời sống, buôn bán và xuất khẩu. Điển hình như làng gốm sứ Lái Thiêu, Tân Phước Khánh, Chánh Nghĩa, làng sơn mài Tương Bình Hiệp, làng guốc Phú Thọ... Riêng “khu vực Lái Thiêu, chủ yếu nằm trong tay người Hoa, nhưng cũng có một số người Việt mở được những lò gốm sản xuất chum, vại, bát, đĩa, phục vụ cho giới tiêu thụ bình dân”[54, tr.485]. Đặc biệt, là sự ra đời của cơ sở sơn mài Thành Lễ, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của làng nghề ở Thủ Dầu Một trong giai đoạn này. Sự phát triển nhanh chóng của các làng nghề truyền thống ở Thủ Dầu Một, vừa tách thủ công nghiệp ra khỏi nông nghiệp, vừa có vai trò to lớn trong việc cung ứng hàng hóa cho xã hội bên cạnh các sản phẩm nông nghiệp. Điều đặc biệt là, tiểu thủ công nghiệp ở Thủ Dầu Một thời kỳ này đã hình thành một nền sản xuất hàng hóa, không những chỉ thoả mãn nhu cầu của người dân địa phương mà còn cung ứng hàng hóa cho các vùng phụ cận và xuất khẩu sang nhiều nước ở châu Á, Pháp và các nước phương Tây khác [315, tr.144]. Dịch vụ Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị ở Thủ Dầu Một, thực dân Pháp xúc tiến việc nhập khẩu hàng hóa, vật tư, quân trang, quân dụng, trang thiết bị kỹ thuật phục vụ cho cuộc chiến tranh xâm lược và khai thác thuộc địa. Tuy nhiên trong hoàn cảnh chiến tranh ngày càng diễn ra ác liệt, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Thủ Dầu Một mà thực dân Pháp khai thác được như: cao su, 38 cà phê, thuốc lá, đặc biệt là gỗ và các loại sản phẩm thủ công như: gốm sứ, sơn mài, điêu khắc... giảm nhiều so với thời kỳ trước Cách mạng tháng Tám. Riêng giới tiểu thương, buôn bán nhỏ chủ yếu hoạt động dưới hình thức chợ tại tỉnh lỵ, các thị tứ và các khu vực đông dân cư. Trong hoàn cảnh chiến tranh, hoạt động thương mại, buôn bán trong vùng tạm chiếm cũng ngày một trở nên tiêu điều hơn. Sản phẩm của một số nghề thủ công truyền thống như: chạm trổ, điêu khắc, ghe tàu, đồ gốm, sơn mài... vẫn được duy trì nhưng cũng trong tình trạng không ổn định. Dù vậy, lúc này, do được Pháp dung dưỡng, nên một số tư bản thương mại, tư bản tài chánh độc quyền cho vay nặng lãi nổi lên, đó là nhóm tư bản thương mại, tư bản tài chánh Hoa kiều và Pháp kiều [315, tr.51]. Họ hầu như thu tóm mọi hoạt động thương mại, tài chánh của tỉnh Thủ Dầu Một từ việc thu mua heo, gà, vịt, lúa, gạo, mía, củ mì đến các sản phẩm lâm sản; từ các phương tiện giao thông đến xây dựng, thầu khoán đến tài chánh, ngân hàng và xuất nhập khẩu… Trước năm 1945, thương mại ở Thủ Dầu Một phát triển mạnh và là ngành mang lại lợi nhuận cao nhờ xuất khẩu cao su, gỗ và sản phẩm của các ngành nghề thủ công. Nhưng từ năm 1946 trở đi thì tình thế lại đi theo chiều ngược lại. Nếu tính cả Đông Dương, cán cân thương mại thời kỳ 1947- 1950 bình quân mỗi năm thâm hụt khoảng 1.793 triệu đồng Đông Dương, thì giai đoạn 1951 - 1954, bình quân mỗi năm thâm hụt khoảng 7.096 triệu đồng Đông Dương [54, tr.496]. Chỉ riêng cao su, giới chủ đồn điền ở Thủ Dầu Một do đoán biết được cái ngày thất bại đang đến gần nên đã cho khai thác mủ cây một cách triệt để khiến sản lượng xuất khẩu có tăng lên. Do vậy, những năm 1950, 1951, công ty cao su Đông Dương lãi 2.019 triệu quan Pháp, những năm 1952,1953, công ty Đất Đỏ lãi 1.761 triệu quan 39 Pháp. Nếu tính cả các công ty cao su ở Nam Bộ và Cao Miên, từ năm 1950 đến năm 1954, giới chủ đồn điền thu lãi trên 4 tỷ quan Pháp [24, tr.289]. Chuyển biến xã hội Trên lĩnh vực xã hội, chính sách nhất quán của Pháp ở Việt Nam nói chung và ở Thủ Dầu Một nói riêng là ngu dân về giáo dục, đầu độc về văn hóa, sa đọa về xã hội, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chúng trong việc cai trị và khai thác thuộc địa. Trên cơ sở đó, xã hội tỉnh Thủ Dầu Một giai đoạn 1945- 1954 có những chuyển biến rõ nét. Tình hình dân cư Sau khi đánh chiếm xong Thủ Dầu Một, cùng với việc đẩy mạnh bình định lấn chiếm, thực dân Pháp ra sức chiêu tập lực lượng tay sai, địa chủ nhằm củng cố bộ máy cai trị; đồng thời, giúp Pháp tiến hành nhanh việc khai thác thuộc địa để bù đắp những thiếu hụt của nền kinh tế vốn bị khủng hoảng trầm trọng từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Công việc đầu tiên mà thực dân Pháp thực hiện là sử dụng ngay giai cấp địa chủ làm chỗ dựa cho bộ máy cai trị. Trong điều kiện thuận lợi đó, giai cấp địa chủ một mặt xum xoe, nịnh bợ bọn thực dân để tìm chỗ dựa, mặt khác, chúng thẳng tay vơ vét, bóc lột nhân dân lao động bằng nhiều thủ đoạn trắng trợn như: phát canh thu tô, cống nạp, lao động phục dịch, cho vay nặng lãi. Theo số liệu thống kê của Pháp cho biết: năm 1943, diện tích Thủ Dầu Một là 4.723km2; diện tích đất nông nghiệp (lúa) có 14.000ha [67, tr.52-54]; tuy nhiên, số đất đai trên (gần 50%) nằm trong tay 20% dân số vốn là địa chủ, phú nông và các chủ đồn điền [329, tr.51]. Trong bối cảnh ấy, những người kinh doanh công, thương nghiệp xuất thân từ tầng lớp địa chủ cũng cố giữ lấy một phần ruộng đất để phát canh thu tô; do vậy, 40 lúc này, ở Thủ Dầu Một, ngoài địa chủ Pháp, địa chủ nhà chung, địa chủ quan lại, địa chủ thường, còn có các địa chủ kiêm công thương... Nhìn chung, giai đoạn 1945 - 1954, giới địa chủ ở Thủ Dầu Một có phát triển nhưng không mạnh lắm, một phần do tác động của phong trào kháng chiến ngày một lớn mạnh, một phần do chủ nghĩa tư bản thực dân và chính sách kinh tế của đế quốc Pháp chèn ép, kìm hãm. Cùng với tầng lớp địa chủ, quan lại và tầng lớp tư sản thương nghiệp, từ sau khi thực dân Pháp tái thành lập bộ máy cai trị, tại Thủ Dầu Một xuất hiện thêm tầng lớp công nhân viên chức được Pháp tuyển dụng vào làm việc tại các công sở chính quyền và quân đội. Sống trong chế độ trực trị của Pháp, chỉ trừ một số trường hợp ít ỏi mà quyền lợi gắn chặt với nước đại Pháp đã ngoan ngoãn làm tay sai cho chế độ thực dân, số còn lại, họ chỉ đơn thuần là tìm một công việc phù hợp để kiếm sống. Điều này lý giải tại sao khi chính quyền kháng chiến kêu gọi toàn dân bất hợp tác với Pháp, với Việt gian bán nước, thì đông đảo cán bộ, viên chức, kể cả tư sản, điền chủ, trí thức đã tự nguyện rời bỏ bộ máy chính quyền bù nhìn để ra chiến khu, ra bưng biền tham gia kháng chiến. Bên cạnh đó, do sức ép của cuộc chiến tranh ngày một cam go, nên ngoài số thị dân vốn từng sống ở vùng đô thị, thị trấn, từ 1945 đến 1954, một tỷ lệ đáng kể nông dân tìm mọi cách để được về sống ở các đô thị. Do vậy, dân cư đô thị ngày một tăng lên. Tại nơi sống mới, dưới áp lực của nhu cầu kinh tế, số dân cư mới một phần đã trở thành những tiểu thương nhỏ làm cầu nối vận chuyển hàng hóa từ nông thôn về thành thị và ngược lại. Chính họ đã làm cho số tiểu thương - những người buôn bán nhỏ tăng lên nhanh chóng về mặt số lượng. 41 Từ cuối năm 1945, tại Thủ Dầu Một, giới tư bản Pháp đã khởi động lại 12 đồn điền cao su và tuyển mộ được hơn 10.150 công nhân [24, tr.254]. Để có đủ lượng công nhân làm việc trong các đồn điền, nhà máy, giới chủ tư bản tăng cường tuyển mộ công nhân. Tuy nhiên, nam công nhân ở Thủ Dầu Một rủ nhau bỏ đồn điền, ra chiến khu tham gia kháng chiến ngày một nhiều, nên giới chủ đồn điền tuyển mộ cả phụ nữ, người già và trẻ em. Ở nhiều đồn điền, số lượng người già, trẻ em và phụ nữ chiếm đến hơn 50%. Vốn là một tỉnh nông nghiệp, nên cư dân Thủ Dầu Một chủ yếu là nông dân. Theo tác phẩm “Thống kê Việt Nam thế kỷ XX”, từ sau Cách mạng tháng Tám, dân số Thủ Dầu Một có khoảng 147.000 người [67, tr.38], trong đó người kinh chiếm 82,77%, các dân tộc ít người chiếm 17,23% [67, tr.45]. Với số lượng đông đảo như vậy, nhưng có đến 80% nông dân không có ruộng đất, họ phải mướn ruộng cày cấy dưới hình thức đóng tô hay rẻ tô, bằng thóc hay bằng tiền, miễn là nộp cho địa chủ từ ½ đến ¾ lợi tức thu được. Ngoài ra, họ còn phải đóng các loại tiền thuê mướn trâu bò, công cụ lao động; phải chịu hết các phí tổn như phân bón, chăm bón, thu hoạch và phải “oằn lưng” ra đóng thuế đinh, thuế điền và hàng chục loại thuế “bất thường” khác… Hơn nữa, dù đã chiếm phần lớn đất đai, nhưng được thực dân Pháp khuyến khích, nâng đỡ, giới địa chủ luôn tìm cách chiếm đoạt, thu gom số ruộng đất còn lại của nông dân. Không có ruộng đất, cùng với sưu cao, thuế nặng, người nông dân chỉ còn cách gắn chặt đời mình với địa chủ và còn là lực lượng để chính quyền thực dân bắt phu, bắt lính (có 21.000 thanh niên và 600.000 lượt người trong toàn tỉnh bị bắt đi xâu) [315, tr.70]. Có thể nói rằng, chế độ trực trị của thực dân Pháp đã làm cho nông dân Thủ Dầu Một lâm vào 42 hoàn cảnh khốn cùng, đồng thời trở thành miếng mồi ngon cho “các tầng lớp ăn bám” trong xã hội xâu xé. Nhìn chung, trong vùng tạm chiếm, quá trình phân hóa giai cấp, giai tầng xã hội diễn ra mạnh mẽ và cùng với nó là sự phân hóa giàu nghèo diễn ra quyết liệt suốt từ 1945-1954. Đời sống vật chất Với cơ cấu kinh tế trong vùng tạm chiếm vẫn là trồng trọt, chăn nuôi, đồn điền và các nghề thủ công truyền thống nhưng là nền kinh tế thuộc địa, được vận hành trong sự quản lý chặt chẽ của nền kinh tế tư bản nên đời sống của người dân Thủ Dầu Một thực sự khó khăn. Chỉ duy nhất tầng lớp địa chủ, quan lại, giới tư sản tiểu thương mới nổi và tầng lớp công nhân viên chức được Pháp tuyển dụng là có của ăn, của để, còn lại đời sống của công nhân tiểu thương và nông dân đặc biệt khó khăn. Theo nghị định số 1069-TTP/NĐ đăng trên Bắc phần hành chính nguyệt san, số 1, ngày 15/11/1949, quy định lương tháng cho các tỉnh trưởng, thị trưởng, phó tỉnh trưởng, đại lý hành chánh, quận trưởng, bang tá và Sắc lệnh số 1 SG/bis quy định tiền phụ cấp chức vụ và phụ cấp giao tế phí hàng tháng cho chánh nhất, chưởng lý, chánh án, phó chưởng lý, hội thẩm tòa thượng thẩm và tham lý thì lương của họ khá cao so với phí sinh hoạt. Bảng thống kê sau cho chúng ta hiểu rõ hơn về đời sống của họ. Bảng lương của quan chức hàng tỉnh $ Đông Dương/tháng Chức vụ Lương (tỉnh hạng I) Lương (tỉnh hạng II) Tỉnh trưởng 5.000 4.500 43 Phó tỉnh trưởng 4.500 4.000 Đại lý hành chánh 4.000 3.500 Quận trưởng 3.500 3.000 Bang tá 2.500 2.000 Nguồn: Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000, tập I, tr 511 Ngoài viên chức hàng tỉnh, sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính trong quân đội Pháp có số lương khoảng 4.500 (sĩ quan), 4.000 (hạ sĩ quan), 700 (binh lính) $ Đông Dương/tháng. Như vậy, với mức lương của một sĩ quan hay một viên chức trung bình thì họ vẫn có mức lương khá cao so với vật giá của thị trường (một tháng lương binh sĩ mới nhập ngũ tương đương 200 kg gạo) [54, tr.511]. Cùng với lương bổng, quan chức và binh lính còn có nguồn thu nhập riêng. Phóng viên báo Le Monde viết: “Bất kỳ tiền nào, hễ qua các bộ là bị cụ lớn bỏ túi một phần mười. Đó là bản chất của cả ba chính phủ do Pháp lập ra: Việt Nam, Cao Miên và Ai Lao”. Bên cạnh đó, chúng còn cướp bóc của nhân dân tất cả những thứ mà chúng cho là của cải như: trâu bò, heo gà, lúa gạo, khoai mì, chăn màn, quần áo, xoong nồi... thông qua các cuộc càn quét bắn phá. Trái ngược với bọn chủ tư bản, quan lại, công chức chính phủ, đời sống của công nhân thì hết sức cơ cực, thậm chí còn cơ cực hơn cả cuộc sống dưới thời thuộc địa [54, tr.512]. Dù bị giới chủ tư bản bắt làm thêm giờ, kể cả ban đêm, nhưng bình quân, mỗi một công nhân, kể cả phụ nữ, người già và trẻ em đều phải nhận từ 100 cây, sau đó tăng dần đến 350 cây rồi đến 500 cây cao su. Dù thế, chế độ lương bổng mà giới chủ đồn điền, nhà máy trả cho họ hết sức rẻ mạt. Bình quân, mỗi công nhân chỉ được trả từ 3,8 đến 4 đồng bạc Đông Dương/ngày. Từ năm 1950 đến năm 1954, bình quân, công nhân cao su mỗi 44 năm lương được tăng lương khoảng 20%, nhưng vật giá sinh hoạt trên thị trường lại tăng lên trên 50% do đồng bạc Đông Dương mất giá. Đối với thị dân, tiểu tư sản trí thức, sinh viên, học sinh, dù Pháp có một số chính sách về kinh tế nhằm giữ họ nằm ngoài tầm ảnh hưởng của lực lượng kháng chiến nhưng cuộc sống của họ cũng không khấm khá mấy, chỉ có thể coi là tạm đủ ăn và có cuộc sống ổn định. Đối với nông dân, thợ thủ công sống trong vùng Pháp chiếm đóng, cuộc sống chủ yếu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi và làm các ngành nghề truyền thống, dù đời sống không khấm khá nhưng cũng tạm đủ ăn, cuộc sống tương đối ổn định nhất là cư dân sống ở những khu vực xung quanh tỉnh lỵ, thị trấn. Đặc biệt, một ít khu vực như: Lái Thiêu, Phú Cường, Tương Bình Hiệp... có xuất hiện thêm một số nhà ngói, nhà xây, nhà tầng... tuy nhiên số lượng không nhiều lắm. Đời sống văn hóa tinh thần Có thể nói, suốt từ 1945 đến 1954, trong vùng tạm chiếm, chính quyền thực dân không hề tạo được một đời sống văn hóa tinh thần yên lành cho người dân, ngoài sự bất an vì chiến tranh. Về giáo dục, trong những năm đầu sau khi tái lập ách cai trị, vua Bảo Đại có ban hành chương trình giáo dục Hoàng Xuân Hãn, nhưng hệ thống giáo dục ở Thủ Dầu Một hầu như không có gì thay đổi so với thời kỳ trước đó. Đến năm 1947, Bộ trưởng Quốc gia giáo dục đề ra chương trình trung học Phan Huy Quát gồm 2 cấp, phổ thông và chuyên khoa nhưng mãi đến năm 1949 mới áp dụng. Đến năm 1953, chương trình trung học được cải tiến thành chương trình Nguyễn Dương Đôn, gồm đệ nhất cấp (4 năm) và chương trình đệ nhị cấp (3 năm). Dù vậy, đến năm 1954, số trường học ở Thủ Dầu Một quá ít ỏi, 45 chỉ có 4 trường tiểu học và 2 trường trung học, không đủ cho số cư dân đông đúc sống trong vùng tạm chiếm. Về y tế, trong vùng tạm chiếm, y tế cũng không phát triển mấy so với thời kỳ trước năm 1945. Suốt từ năm 1945 đến 1954, toàn tỉnh Thủ Dầu Một chỉ có 1 bệnh viện và ở mỗi huyện có một trạm y tế, chủ yếu phục vụ cho công nhân tại các đồn điền, nhà máy. Điều kiện vệ sinh công cộng hết sức tệ hại, bẩn thỉu. Nhiều loại bệnh tật hoành hành trong các khu đông dân cư, điển hình như bệnh dịch tả, kiết lỵ, sốt rét... Điều khó tin là, lực lượng y tế kháng chiến từ chiến khu phải vào cả vùng tạm chiếm Thủ Dầu Một để chữa bệnh cho dân. Đặc biệt, nhân dân trong vùng tạm chiếm Thủ Dầu Một còn kéo nhau ra chiến khu để khám, chữa bệnh và để mua thuốc philatốp, mua vác xin chữa bệnh tả, lị, mắt và cả tai mũi họng [54, tr.551] . Khi nghiên cứu văn hóa, xã hội trong vùng Pháp chiếm đóng, nhà nghiên cứu Đặng Phong viết “ đó là một vùng rỗng tuếch về văn hóa suốt mấy năm liền” [54, tr.554]. Đời sống văn hóa xã hội Thủ Dầu Một vẫn như xưa từ việc làm ăn, học hành đến các sinh hoạt tinh thần như ma chay, cưới hỏi, giỗ tết... vẫn diễn ra như thường lệ mà không có một ảnh hưởng nào mang dấu ấn đặc sắc của nền văn hóa Pháp. Chỉ khác là sách báo và văn hóa phẩm đồi trụy của Pháp xuất hiện khắp mọi nơi, đi ngược lại thuần phong mỹ tục của người Việt Nam nói chung và xã hội dân cư Thủ Dầu Một nói riêng. Điều này được thể hiện rõ nét hơn trong giai đoạn 1950-1954, khi văn hóa Mỹ tràn vào Việt Nam. Nhìn chung, ở Thủ Dầu Một trong giai đoạn 1945-1954, đời sống kinh tế - xã hội, trong vùng tạm chiếm chưa có những chuyển biến rõ nét, chưa có sự khác biệt so với các quan hệ kinh tế - xã hội so với thời kỳ thuộc Pháp trước đó. Các quan hệ kinh tế - xã hội trong giai đoạn 1945-1954 phần lớn chỉ là duy trì các hình thức cũ, có sẵn, nhất là ở khu vực nông nghiệp, đồn điền cao su. 46 Hoạt động của thương mại, tài chánh, ngân hàng, giáo dục, y tế, thể dục thể thao... có những thay đổi nhất định nhưng không sâu sắc và không mang lại hiệu quả. 2.1.3. Chuyển biến kinh tế - xã hội ở vùng kháng chiến Cách mạng tháng Tám thành công đã trở thành ngày hội lớn của cả dân tộc, tuy nhiên hậu quả mà thực dân Pháp để lại cho nhân dân Thủ Dầu Một vô cùng nặng nề. Ruộng đất nông nghiệp phần lớn bị hoang hóa; lương thực, thực phẩm thiếu thốn, những tàn dư văn hóa thực dân để lại là hơn 90% nhân dân mù chữ; hệ thống phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục hầu như chỉ là con số không; bệnh nghề nghiệp, bệnh mãn tính trong công nhân cao su và nạn nghiện hút tràn lan khắp nơi… Đứng trước thực trạng đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng đề ra nhiệm vụ: “phải củng cố chính quyền, chống thực dân Pháp xâm lược, bài trừ nội phản, cải thiện đời sống nhân dân” [315, tr. 26,27]. Chấp hành chỉ thị của Trung ương Đảng, tại tỉnh Thủ Dầu Một, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, quân đội và các đoàn thể quần chúng được đặc biệt chú trọng, nhằm củng cố chính quyền cách mạng vừa mới được thành lập. Sau ngày 25/8/1945, trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một, Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp tỉnh, huyện, xã được thành lập và củng cố, đã thu hút được nhiều thành phần từ công nhân, nông dân, nhân sĩ, trí thức yêu nước tham gia. Để góp thêm sức mạnh trong việc giữ vững chính quyền cách mạng, Tỉnh ủy còn chủ trương thành lập các tổ chức Việt Minh và các đoàn thể quần chúng. Một thời gian sau, Tỉnh bộ Việt Minh Thủ Dầu Một được thành lập do Nguyễn Đức Nhàn làm Chủ nhiệm Tỉnh bộ. Tiếp theo, tổ chức Việt Minh thuộc các tổng, xã nhanh chóng thành lập do quần chúng nhân dân công khai lựa chọn và bầu cử. Trên cơ sở đó, các đoàn thể cứu quốc như Thanh niên cứu quốc, Phụ nữ cứu quốc, Công đoàn cứu 47 quốc cơ sở … ở các tổng, xã thuộc tỉnh Thủ Dầu Một cũng nối tiếp nhau ra đời ở các địa phương, đặc biệt là ở các nhà máy, đồn điền cao su như Dầu Tiếng, Bến Cát… làm chỗ dựa vững chắc cho chính quyền cách mạng. Sau khi thành lập, Đảng và chính quyền Thủ Dầu Một chủ trương tập trung giải quyết các nhiệm vụ cấp bách trước mắt, đó là cứu đói và xoá nạn mù chữ. Một số chính sách cụ thể, thiết thực đã được Tỉnh ủy ban hành là: xoá bỏ thuế thân, giảm tô thuế 25% để khuyến khích nhân dân sản xuất; tịch thu ruộng đất của chủ tư bản thực dân, địa chủ, ác ôn, chủ đồn điền để cấp cho nông dân, công nhân canh tác; phát triển phong trào truyền bá Quốc ngữ, tiến tới xoá hết nạn mù chữ trong tỉnh... Chuyển biến kinh tế Về kinh tế, ngay sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, cùng với cuộc kháng chiến chống Pháp được triển khai khắp nơi, các cơ quan Đảng và chính quyền Thủ Dầu Một nhanh chóng rút vào rừng, vào vùng sâu, vùng xa, xây dựng căn cứ kháng chiến. Trên cơ sở đó, hệ thống chiến khu kháng chiến hình thành và ngày một phát triển rộng khắp, điển hình như: Chiến khu Đ ( Tân Uyên), Thuận An Hoà, An Sơn (Lái Thiêu), Phú An (Bến Cát)... Cùng với cuộc kháng chiến chống Pháp đang ngày một diễn ra ác liệt, công tác xây dựng nền kinh tế kháng chiến trở thành một nhiệm vụ quan trọng và vô cùng cấp thiết, vì rằng, trước mắt, tỉnh thiếu hụt khoảng 230.000 giạ lúa cho lực lượng kháng chiến mới rút vào vùng kháng chiến [315, tr.54]. Cùng với việc kêu gọi quyên góp lương thực, thực phẩm, Ban Kinh tài tỉnh gấp rút được thành lập do đồng chí Trần Minh Phương phụ trách. Cùng với Ban Kinh tài tỉnh, lúc này, Ban Liên lạc Tiếp tế của Ủy ban Hành chánh Kháng chiến và Ban Liên lạc Tiếp tế miền Đông cũng được thành 48 lập. Ngoài ra, hầu như mọi đơn vị, cơ quan dân - chính - đảng đều tổ chức bộ phận riêng chuyên lo về kinh tế - tài chính mà cụ thể, thiết thực nhất là tập trung cho công tác bảo đảm đời sống cho cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan, đơn vị mình với tên gọi Ban Quân nhu [315, tr.18]. Từ sau phong trào Tuần lễ vàng, xây dựng Quỹ độc lập…trong những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, nhân dân Thủ Dầu Một lại sôi nổi với chương trình vận động: “ Ổ bánh cho kháng chiến”, “ Ổ bánh cho tiền tuyến”, “Hũ gạo nuôi quân”, “Quyên góp đồ đồng”, mua “Vé kháng chiến” nhằm ủng hộ chính quyền cách mạng thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp. Với sự hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân và chính họ đã góp phần giải quyết không ít khó khăn cho lực lượng kháng chiến trên chiến trường Thủ Dầu Một trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Tuy nhiên, nhiệm vụ của Ban Kinh tài không chỉ dừng lại ở việc vận động quyên góp trong dân chúng mà mục tiêu chính là xây dựng nền kinh tế kháng chiến phát triển toàn diện kể cả nông nghiệp, công nghiệp, thương mại, dịch vụ... trong chiến khu, vùng độc lập. Nông nghiệp Tháng 12/1946, Trung ương Đảng ra chỉ thị, “toàn dân kháng chiến, toàn diện kháng chiến”. Để cuộc trường kỳ kháng chiến đi đến thắng lợi, chính quyền kháng chiến Thủ Dầu Một đã chỉ đạo đẩy mạnh sản xuất, tự túc lương thực, thực phẩm, tiếp tục mở rộng cuộc vận động thi đua sản xuất tiết kiệm với khẩu hiệu “Giữ người, giữ của, xây dựng người, xây dựng của, lấy của địch bồi dưỡng cho ta, không để một tấc đất bỏ hoang…” [315, tr.34 ]. Chấp hành chỉ thị của Ủy ban Kháng chiến tỉnh, các Ủy ban Tự quản sản xuất được thành lập tiến hành vận động, khuyến khích nhân dân vùng căn cứ, vùng độc lập phát hoang, mở rẫy, trồng cây lương thực, hoa màu, khắc 49 phục nạn đói. Ở Bến Cát, Tân Uyên, Lái Thiêu, nhân dân nô nức hưởng ứng, thực hiện khẩu hiệu “tấc đất, tấc vàng”, phục hồi sản xuất. Một khí thế sôi nổi, hào hứng chưa từng có tràn ngập các nương rẫy, làm cho người dân vùng căn cứ, vùng độc lập phấn khởi, tin tưởng vào chính quyền cách mạng. Do vậy, diện tích sản xuất nông nghiệp tăng lên trông thấy, kết quả sản lượng lúa và màu trong năm 1948 tăng 20 lần so với năm 1947. Đặc biệt, xã Định Hòa (Châu Thành) còn trồng được ngót 20 ha mì trải dài từ địa đạo Chiến Xa đến Gò Lang [315, tr.36 ]. Nhiều nơi nhân dân còn lập ra “Bồ lúa kháng chiến”, “Sở mì kháng chiến” để thu mua lúa, mì làm nguồn lương thực dự trữ của du kích xã và lực lượng kháng chiến. Thậm chí đông đảo bà con nông dân Tân Uyên còn bán thiếu lương thực thực phẩm cho chính quyền kháng chiến, chờ ngày độc lập mới đòi lại [51, tr.104,111,112]. Có thể nói, Thủ Dầu Một là một tỉnh ít ruộng, hơn nữa dù sống trong vùng căn cứ, vùng độc lập, nhưng người dân luôn luôn phải hứng chịu nhiều thiệt hại do các cuộc càn quét, lấn chiếm của thực dân Pháp gây ra. Dầu vậy, bà con nông dân vẫn tích cực bám ruộng đất để tăng gia sản xuất. Tính đến tháng 9 năm 1948, tổng số diện tích ruộng lúa và màu là 7.820 ha, số lúa sản xuất được còn lại là 31.723 giạ và chăn nuôi được 2.718 con trâu bò và heo. Bước sang năm 1949, mặc dù bị địch liên tục càn quét, bắn phá, nhưng tình hình sản xuất nông nghiệp ở vùng chiến khu, vùng độc lập rất khả quan. Theo số liệu quản thu của Ban kinh tài, tính đến tháng 4/1950, tỉnh đã thu được thuế nông nghiệp với 17.378,57 đồng tiền mặt và 152 giạ lúa. Trong đó, 5.514,91 đồng từ huê lợi quốc gia, 11.863,66 đồng và 152 giạ lúa từ huê lợi quản thu [315, tr. 68]. 50 Từ sau tháng 2/1951, Trung ương Cục miền Nam được thành lập thay thế cho Xứ uỷ Nam bộ; ba quân khu 7,8,9 giải thể; Nam bộ được chia thành hai Phân liên khu: Phân liên khu miền Đông và Phân liên khu miền Tây. Tỉnh Thủ Dầu Một và tỉnh Biên Hoà lúc này sáp nhập thành tỉnh Thủ Biên trực thuộc Phân liên khu miền Đông. Chủ trương chia cắt, sáp nhập về mặt địa lý hành chính nhằm tạo ra những điều kiện thuận lợi hơn cho việc chỉ đạo, lãnh đạo quân dân tham gia kháng chiến, tham gia lao động sản xuất phát triển kinh tế. Do vậy, trong năm 1952, nông dân tỉnh Thủ Biên đã làm được 17.200 mẫu ruộng, trồng được 1.300.000 gốc mì, trồng phụ được 600 giạ lúa. Nếu chỉ tính riêng 4 đến 6 tháng đầu năm 1952, nhân dân đã bán cho Chính phủ gần 10.000 tạ thóc, nộp cho Chính phủ 1.919.00 đồng tiền thuế (tiền Việt Nam) [315, tr.63 ]. Đến cuối năm 1952, trận lụt Nhâm Thìn đã phá hủy của nhân dân Thủ Biên đến 80% diện tích lúa và hoa màu. Thế nhưng, tính đến tháng 9/1953, nhân dân Thủ Biên đã tổ chức canh tác được 17.200 ha ruộng, trồng 11.300.000 gốc mì; thuế các loại thu được 1.919 đồng; thu sản xuất được 3.359 đồng; trong đó cơ quan, bộ đội sản xuất được gần 10.000 giạ lúa [315, tr. 68]. Đến năm 1954, tình hình sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Thủ Biên khả quan hơn. Nhân dân canh tác 1.703 ha ruộng, trong đó có 300 ha mới khai hoang ven sông Đồng Nai và các cơ quan dân - chính - đảng làm được 163 ha rẫy. Mặt khác, để chống đói và tích luỹ cho kháng chiến, Tỉnh ủy đã phát động phong trào sản xuất mùa nghịch, nên chỉ riêng mùa nghịch này, nhân dân đã làm được 404 ha lúa, 316 ha khoai lang và mì. Riêng các cơ 51 quan dân chính và bộ đội làm được 21 ha lúa, 55 ha khoai mì, 33 ha khoai lang, trồng được 10.000 bụi môn và 19 ha bắp [315, tr. 54]. Nói chung, do hoàn cảnh chiến tranh, nông nghiệp vùng chiến khu, vùng độc lập giai đoạn 1945-1954 dù có phát triển nhưng thiếu ổn định kể cả về diện tích, cơ cấu và năng suất. Hầu như, suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp, sản xuất nông nghiệp ở đây không được áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật, giống mới, phân bón... mà chỉ sản xuất theo kinh nghiệm truyền thống và bằng nội lực chủ quan, chủ yếu nhằm giải quyết nạn thiếu đói theo kiểu tự cung, tự cấp. Việc thực hiện chế độ ruộng đất ở vùng chiến khu, vùng độc lập tuy có nhưng chỉ mang tính hình thức vì ruộng đất bỏ hoang khá nhiều do hoàn cảnh chiến tranh ngày một trở nên khốc liệt. Tuy nhiên, tại chiến khu, vùng độc lập, các hình thức tổ chức sản xuất như hợp tác xã, tiểu nông đoàn, tập đoàn sản xuất hình thành với các phương thức sản xuất như vần công, đổi công... nhằm động viên, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất... dù kết quả thu được không cao. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tiểu thủ công nghiệp chính là ngành nghề truyền thống, là một thế mạnh của cư dân Thủ Dầu Một. Do vậy, khi Ban kinh tài tỉnh được thành lập, các xưởng chế tạo vũ khí, may mặc, các lò đường, lò chén, xưởng thuộc da... được xây dựng tại chiến khu, vùng độc lập. Nếu không kể đến hệ thống công binh xưởng có mặt ở khắp các chiến khu kháng chiến ngay trong những năm đầu kháng chiến chống Pháp, đến năm 1947, hàng loạt cơ sở tiểu thủ công nghiệp ra đời. Điển hình như nhà may quần áo bằng các loại vải thô mua từ Chợ Lớn; xưởng làm mật mía với máy quay ly tâm thô sơ; xưởng thuộc da may sắc cốt cho cán bộ chiến sĩ mang theo khi công tác; xưởng gốm làm chén 52 phục vụ đời sống hàng ngày và sản xuất cả vỏ đạn, vỏ mìn, mìn sành cho các xưởng quân giới chế tạo vũ khí [51, tr.104,111,112]... Như vậy, dù chỉ là những sản xuất phân tán, nhỏ lẻ và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu trực tiếp của nhân dân vùng căn cứ và chiến sĩ, nhưng các cơ sở tiểu thủ công nghiệp ở đây ra đời và phát triển cũng biến chuyển khá nhanh, chúng mang tính cơ động cao, di chuyển liên tục để tránh các cuộc càn quét của Pháp. Đặc biệt, việc sản xuất và chế biến đường phát triển mạnh, theo thống kê sơ bộ, trong vùng kháng chiến, có khoảng 96 cơ sở sản xuất đường. Dù lúc này, giá mía đường trên thị trường giảm xuống 10%, làm cho khoảng 2/3 số lò đường không thể tiếp tục hoạt động. Thế nhưng, chỉ với 29 lò đường, năm 1948 đã sản xuất được đến 70.000 kg đường phục vụ nhân dân vùng chiến khu, vùng độc lập [315, tr.37]. Bên cạnh đó, Ủy ban Kháng chiến hành chánh tỉnh còn tích cực ủng hộ vốn để bà con tiếp tục trồng mía dùng làm nguyên liệu chế biến đường [315, tr.37]. Ngoài ra, để khuyến khích phát triển các cơ sở công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở vùng chiến khu, vùng độc lập, chính quyền kháng chiến đã ra quyết định giảm 60% thuế đối với các lò đường, 40% đối với các lò gốm và 60% cho các cơ sở chế biến công nghệ thực phẩm. Nhìn chung ở vùng kháng chiến Thủ Dầu Một, hầu như không có các cơ sở công nghiệp, chỉ có một số ít cơ sở tiểu thủ công nghiệp, sản xuất hàng hóa theo lối thủ công nhằm phục vụ cho nhu cầu “khiêm tốn” của cư dân và lực lượng kháng chiến. Các cơ sở tiểu thủ công nghiệp này cũng chịu sự chi phối mạnh mẽ của tình hình chiến sự và vận động theo đúng quy luật của nền kinh tế thời chiến. 53 Dịch vụ Sống ở chiến khu, vùng độc lập - nơi ruộng ít, rừng nhiều, hơn nữa, nhân dân và anh em chiến sĩ luôn luôn di chuyển để tránh các cuộc càn quét, bắn phá của địch, do vậy, sản xuất nông nghiệp ở chiến khu, vùng độc lập gặp nhiều khó khăn trong việc cung cấp đủ lương thực, thực phẩm cho nhân dân và lực lượng kháng chiến. Đứng trước thực trạng đó, Tỉnh ủy Thủ Dầu Một chỉ đạo lực lượng vũ trang và các ban ngành “tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân đi lại, buôn bán giữa vùng tạm chiếm và vùng căn cứ”[315, tr.34 ]. Chấp hành Chỉ thị của Tỉnh ủy Thủ Dầu Một, lực lượng quân - dân - chính -đảng trong tỉnh cùng nhân dân vùng chiến khu lập ra nhiều chợ làm nơi buôn bán trao đổi hàng hóa, nối liền các vùng chiến khu đến các vùng độc lập như Tân Tịch, Bình Chánh, Tân Khánh [51, tr.102]… Ngay từ năm 1946, “việc đi lại buôn bán trong vùng dễ dàng hơn” và đã làm “tăng thêm lượng hàng hóa cho khu vực” [315, tr.35]. Năm 1947, Ủy ban kháng chiến hành chánh Nam bộ xin phép Trung ương cho phát hành tờ giấy bạc Cụ Hồ. Mặt khác, Trung ương còn cấp cho Thủ Dầu Một loại giấy bạc mệnh giá 100đ dùng để trao đổi, lưu thông trong vùng căn cứ. Hai sự kiện này đã kích thích sự buôn bán lưu thông hàng hóa ở vùng căn cứ, vùng độc lập ngày một trở nên nhộn nhịp hơn. Dù là địa bàn không mấy ổn định, các hoạt động tài chính, chợ búa, lưu thông hàng hóa thường xuyên bị gián đoạn. Đặc biệt, địch luôn bắn phá, cô lập, làm cho nền kinh tế nói chung, nhất là hoạt động thương nghiệp, dịch vụ và lưu thông hàng hóa trở nên vô cùng khó khăn. Dù trong hoàn cảnh ngặt nghèo đó, chính quyền kháng chiến Thủ Dầu Một luôn tạo điều kiện cho nhân dân tự do đi lại, buôn bán giữa hai vùng tạm chiếm và căn cứ, nhằm phá thế bao vây kinh tế của địch. Đến những năm 1948, 1949, dù tình hình chiến sự ngày một ác liệt, nhưng hoạt động buôn bán, 54 lưu thông hàng hóa vẫn diễn ra, nhất là tại các địa phương như: huyện Châu Thành, Bến Cát, Lái Thiêu và các địa bàn Tân Tịch, Bình Chánh, An Hòa, Tân Khánh, Bến Chang Chang, Bàu Ông Yểng, Sình Bà Đã… Đến năm 1949, 1950, tại các vùng căn cứ, vùng độc lập, xuất hiện thêm các cơ sở thu mua nông sản, tiệm tạp hóa, tiệm chụp hình, tiệm may, tiệm sửa đồng hồ, quán ăn… Nhiều lúc, sự náo nhiệt của chợ búa bởi cảnh buôn bán, trao đổi hàng hóa diễn ra ngay trong những thời khắc ngắn ngủi giữa những trận chống càn khốc liệt. Những hình ảnh rộn rịp, rộn rã tiếng cười, tiếng nói của người mua, kẻ bán, của chợ đêm, chợ tạm trong vùng kháng chiến như minh chứng cho sức sống mãnh liệt và tinh thần bất khuất của người dân Thủ Dầu Một trong những ngày khốn khó nhất của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Từ năm 1950 trở đi, theo chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Ban Kinh tài còn giúp vốn cho đồng bào thu mua nông sản, mở các cơ sở buôn bán, lập các cơ sở tín dụng như: Quỹ nguồn thương, Bình dân ngân hàng, Tập đoàn sản xuất. Đặc biệt, những năm 1952, 1953, Ban Kinh tài còn chủ trương cho nhân dân vay tiền, giống, phân bón để mở rộng sản xuất. Đến năm 1954, Ủy ban Hành chánh Kháng chiến ra quyết định cho phép “nhập khẩu” đặc biệt một số mặt hàng từ ngoài vào vùng căn cứ, kháng chiến. Tiếp đó, trong nửa đầu năm 1954, Tỉnh uỷ, Ban Kinh tài tỉnh còn ra quyết định cho phép “xuất khẩu” ra vùng tạm chiếm khoai mì và các thứ chế phẩm từ khoai mì; quy định thuế đối với một số mặt hàng thiết yếu như phấn thoa sải, kẹp tóc 3%, lạp xưởng 20%, men rượu, thuốc lào 10%, cá hộp, rượu bổ 50%. Ủy ban Hành chánh Kháng chiến tỉnh cũng ra quyết định miễn thuế nhập cho dép, xe kéo, vải kaki, sữa... để phục vụ cho đời sống của anh em chiến sĩ và nhân dân sống trong vùng căn cứ, vùng độc lập [315, tr. 49]. 55 Nhìn chung ở vùng kháng chiến Thủ Dầu Một, hoạt động thương mại, dịch vụ kém phát triển. Tại đây, hầu như không có hàng hóa để buôn bán trao đổi, một mặt do sự khó khăn trong lưu thông hàng hóa, mặt khác, do đời sống kinh tế khó khăn, nên sức mua của người dân không có bao nhiêu. Nơi đây, chỉ có một số ít cơ sở buôn bán, một số chợ được thành lập theo kiểu dã chiến và một số hoạt động thương mại, dịch vụ khác cũng chỉ nhằm phục vụ những nhu cầu cấp thiết, cơ bản nhất cho đời sống dân cư và lực lượng kháng chiến trong điều kiện chiến tranh khốc liệt. Chuyển biến xã hội Tình hình dân cư Cuối năm 1945, khi thực dân Pháp đánh chiếm Thủ Dầu Một, nhân dân thực hiện chỉ đạo của chính quyền cách mạng, “tiêu thổ kháng chiến”. Cùng với nhân dân, các cơ quan quân - dân - chính - đảng bỏ vùng đô thị, di chuyển vào vùng nông thôn, vùng rừng đồi như: Bến Thế (Châu Thành), Bến Súc, Thanh An (Dầu Tiếng), Phú Thứ, An Điền (Bến Cát), An Sơn, Thuận Giao, An Phú, Bình Hòa (Lái Thiêu), Đất Cuốc, Tân Tịch (Tân Uyên)... để xây dựng căn cứ kháng chiến. Tính đến tháng 9 năm 1946, nếu như dân số toàn tỉnh Thủ Dầu Một lúc này vào khảng 150.000 người [315, tr.251, 261] và không kể nhân dân sống

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLaTiensiLichsu_nguyenvanhiep.pdf
Tài liệu liên quan