Tài liệu Luận văn Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội: - - - - - -
Luận văn
Những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động ở công ty
Sản xuất – xuất nhập
khẩu đầu tư thanh niên
Hà Nội
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế
quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ
bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho
người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan
trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt
đặt ra trong ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện
pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng
cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều hết sức quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất b...
91 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 997 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- - - - - -
Luận văn
Những biện pháp nhằm
nâng cao hiệu quả sử
dụng lao động ở công ty
Sản xuất – xuất nhập
khẩu đầu tư thanh niên
Hà Nội
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước và đổi mới, cơ chế
quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực là một trong những biện pháp cơ
bản nhằm nâng cao năng suất lao động, cải thiện đời sống vật chất và văn hoá cho
người lao động.
Trong phạm vi một doanh nghiệp, sử dụng lao động được coi là vấn đề quan
trọng hàng đầu vì lao động là một trong ba yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
Nhưng sử dụng lao động sao cho có hiệu quả cao nhất lại là một vấn đề riêng biệt
đặt ra trong ra trong từng doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp sử dụng những biện
pháp gì, những hình thức nào để phát huy khả năng của người lao động nhằm nâng
cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là một điều hết sức quan
trọng, có ý nghĩa quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp đó.
Mặt khác biết được đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí, thời gian và công sức vì vậy mà việc thực hiện mục
tiêu của doanh nghiệp dễ dàng hơn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là cơ sở để nâng cao tiền lương, cải
thiện đời sống cho công nhân, giúp cho doanh nghiệp có bước tiến lớn trong hoạt
động sản xuất kinh doanh.
Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư Thanh Niên Hà Nội là đơn vị sản
xuất có trang thiết bị đầy đủ, hiện đại, mẫu mã, công nghệ luôn luôn thay đổi theo
yêu cầu của khách hàng. Các mặt quản lý trong những năm gần đây đã có nhiều
tiến bộ nhưng hiệu quả vẫn còn hạn chế. Và vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng lao
động ở Công ty luôn luôn là vấn đề được quan tâm và cần được nâng cao. Vậy lý
do tại sao? Và giải pháp như thế nào hữu hiệu nhất?
Thấy được ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong các
doanh nghiệp thương mại nên trong thời gian thực tập tại công ty SX-XNKĐT
thanh niên HN em thấy: Mặc dù công ty cũng đã có một số biện pháp quản lý và sử
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 2
dụng lao động nhưng không phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế thị trường,
chính vì vậy em đã chọn đề tài :
“ Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty
Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội” làm đề tài cho luận văn
tốt nghiệp của mình.
Bố cục của luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm
3 chương:
Chương I: Lý luận về hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương
mại
Chương II: Phân tích thực trạng và hiệu quả sử dụng lao động tại công ty sx-
xnkđt thanh niên Hà Nội
Chương III: Một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại
công ty SX-XNKĐT thanh niên HN
Thời gian thực tập là giai đoạn quan trọng đối với mỗi sinh viên trước khi
tốt nghiệp ra trường. Thông qua quá trình đó sinh viên được tiếp xúc với kiến thức
đã học, vận dụng kiến thức đó một cách linh hoạt, sáng tạo vào thực tế. Mặt khác,
qua thời gian thực tập sinh viên có điều kiện rèn luyện tác phong làm việc sau này.
Qua thời gian thực tập, em đã có được một thời gian thực tế quý báu, được
tiếp xúc với một môi trường làm việc năng động. Em xin trân thành cảm ơn các cô,
chú, anh chị trong công ty Sản xuất –Xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà nội đã
giúp đỡ em rất nhiệt tình trong quá trình em thực tập tại quý Công ty.
Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo PGS- TS Phạm Công Đoàn, người đã
trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành luận văn này.
Với nhận thức và khả năng còn hạn chế, luận văn này của em không tránh
khỏi có những thiếu sót. Kính mong các thầy cô giáo giúp em sửa chữa, bổ sung
những thiếu sót đó để nội dung luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 3
CHƯƠNG I
LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI
I. Lao động thương mại
1.Khái niệm và đặc điểm của lao động trong doanh nghiệp thương mại
Xã hội muốn tồn tại và phát triển cần phải có lao động “lao động là hoạt
độngcó mục đích,có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật chất phục vụ cho
nhu cầu của mình.Nhưng họ không thể trực tiếp sản xuất ra sản phẩm phục vụ nhu
cầu mình đòi hỏi.Vì thế mà trong xã hội xuất hiện sự phân công lao động xã hội để
phục vụ cho các đối tượng khác chứ không phải chỉ phục vụ cho riêng mình.
Lao động trong các doanh nghiệp thương mại là bộ phận lao động xã hội
cần thiết được phân công thực hiện quá trình lưu thông hàng hoá.Bao gồm lao
động thực hiện quá trình mua bán ,vận chuyển , đóng gói,chọn lọc.bảo quản và
quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Mục đích lao động của họ là nhằm
đưa hàng hoá từ lĩnh vực sản xuất đến lĩnh vực tiêu dùng.
Lao động thương mại nói chung và lao động trong các doanh nghiệp
thương mại nói riêng tồn tại như một tất yếu khách quan cùng với sự tồn tại của
sản xuất , lưu thông hàng hoá và thương mại ,đó là do sự phân công lao động xã
hội quyết định.Nguồn lao động của các doanh nghiệp thương mại cũng được tiếp
nhận từ thị trường lao động như các doanh nghiệp khác.Song doanh nghiệp thương
mại có chức năng lưu thông hàng hoá nên lao động trong các doanh nghiệp thương
mại có những đặc thù riêng của nó:
* Cũng như các doanh nghiệp khác của nền kinh tế quốc dân, quá trình lao
động trong các doanh nghiệp thương mại là quá trình kết hợp giữa sức lao động
của người lao động với công cụ lao động để tác động vào đối tượng lao động song
đối tượng lao động của các doanh nghiệp thương mại là sản phẩm đã hoàn
chỉnh,mục đích lao động của nhân viên thương mại không phải là tác động vào sản
vật tự nhiên để biến nó thành sản phẩm phù hợp với nhu cầu tiêu dùng mà là tác
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 4
động vào vật phẩm tiêu dùng để đưa nó đến người tiêu dùng nhằm thoả mãn nhu
cầu cá nhân của họ, để cho sản phẩm thực sự trở thành sản phẩm nghĩa là được
đem đi tiêu dùng , thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của nó.Bởi vậy lao động
thương mại vừa mang tính chất lao động sản xuất vừa mang tính chất lao động phi
sản xuất. Đây chính là đặc điểm cơ bản nhất của lao động thương mại
Theo quan điểm của C.Mác thì lao động trong thương mại bao gồm hai bộ
phận
+ Bộ phận thứ nhất là lao động tiếp tục quá trình sản xuất trong lưu thông ,
bao gồm những hoạt động lao động gắn liền với gía trị sử dụng của hàng hoá,biến
mặt hàng của sản xuất thành mặt hàng kinh doanh của thương mại cũng tức là mặt
hàng của tiêu dùng.Đó là bộ phận lao động vận chuyển , bảo quản , phân loại , chia
nhỏ,chọn lọc chỉnh lý hàng hóa.Bộ phận lao động này tuy không làm tăng giá trị sử
dụng nhưng nó sáng tạo ra gía trị mới , sáng tạo ra thu nhập quốc dân.Những hao
phí của bộ phận lao động này được bù đắp bằng chính thu nhập quốc dân mới được
sáng tạo ra.
+ Bộ phận lao động thứ hai của thương mại mang tính chất lưu thông thuần
tuý. Bộ phận này chỉ liên quan đến gía trị và nhằm thực hiện giá trị của hàng
hoá.Đó là những hoạt động mua bán hàng hoá , thu tiền, kiểm ngân,kế toán và các
hoạt động quản lý khác. Bộ phận lao động này không sáng tạo ra gía trị , không
sáng tạo ra thu nhập quốc dân.Những hao phí lao động của bộ phận này được bù
đắp bằng thu nhập thuần tuý của xã hội.
Về mặt lý thuyết chúng ta dễ nhận thấy hai bộ phận lao động này, nhưng trong
thực tế khó có thể tách bạch được rõ ràng nếu xét trong từng hành vi lao động cụ
thể .Ví dụ hành vi bán hàng của nhân viên bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ.Nếu
chỉ xét bán hàng để thu tiền về thì đó là lao động lưu thông thuần tuý ,song trong
hành vi đưa hàng cho khách hàng có chứa đựng việc chuyển hàng từ lĩnh vực sản
xuất đến lĩnh vực tiêu dùng ,mặt khác để có hàng hoá bán nhân viên phải bảo quản
bao gói hàng hoá. Hơn nữa khi ta đề cập đến đặc điểm này không nhằm mục đích
để tách bạch hai bộ phận lao động ,mà điều quan trọng hơn là để thấy được bản
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 5
chất của lao động thương mại và sự khác biệt của nó so với lao động trong các
nghành sản xuất vật chất và các nghành dịch vụ khác.
* Lao động thương mại là loại hình lao động phức tạp , đòi hỏi trình độ
chuyên môn tổng hợp. Lao động thương mại là chiếc cầu nối liền giữa người sản
xuất với người tiêu dùng. Một mặt họ đại diện cho người tiêu dùng để tác động vào
sản xuất ,làm cho sản phẩm đươc sản xuất ra ngày càng phù hợp với tiêu dùng, mặt
khác họ đại diện cho sản xuất để hướng dẫn tiêu dùng làm cho tiêu dùng phù hợp
với điều kiện của sản xuất trong từng thời kỳ nhất định của đất nước .Để giải quyết
các mối quan hệ này đòi hỏi nhân viên thương mại vừa phải có trình độ khoa học
kỹ thuật nhất định,hiểu biết quy trình công nghệ ,tính năng tác dụng của hàng, vừa
phải có trình độ giác ngộ chính trị xã hội phải có kiến thức cuộc sống, hiểu biết
tâm lý người tiêu dùng,phải biết thiết lập các mối quan hệ xã hội và có khả năng
chi phối được các mối quan hệ này.
* Tỷ lệ lao động nữ cao trong doanh nghiệp thương mại .Xuất phát từ tính
chất và đặc điểm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại ,nhất là
tính chất xã hội của các hoạt động này ,lao động thương mại rất phù hợp với sở
trường của phụ nữ.
* Lao động thương mại mang tính chất thời vụ rất cao.Tính chất thời vụ này
không những thể hiện giữa các mùa trong năm mà còn thể hiện rõ giữa các ngày
trong tháng,thậm chí giữa các giờ lao động trong ngày. Đặc điểm này ảnh hưởng
đến số lượng và cơ cấu lao động ,đến vấn đề tuyển dụng và sử dụng lao động trong
các doanh nghiệp ,vấn đề bố trí thời gian bán hàng,ca kíp làm việc trong doanh
nghiệp .Để sử dụng lao động tốt ,các doanh nghiệp phải kết hợp hài hoà giữa lao
động thường xuyên và lao động tạm thời,giữa lao động tuyển dụng suốt đời với lao
động hợp đồng ,giữa lao động trong danh sách với lao động công nhật,giữa số
lượng lao động và thời gian lao động của người lao động trong từng ngày , từng
mùa vụ.Trong doanh nghiệp thương mại cùng một lúc có 3 loại lao động :
+ Một là: lao động trong biên chế : đây là bộ phận lao động cứng ,cơ yếu của
doanh nghiệp ,là những người lao động có trình độ chuyên môn cao và được đào
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 6
tạo một cách có hệ thống.Đội ngũ này sẽ nắm những khâu chủ chốt của kinh doanh
và quản lý doanh nghiệp .
+ Hai là: một số lớn lao động của doanh nghiệp có thể tiếp nhận làm việc trong
một số thời gian nhất định.Những người này phần đông là nữ giới vì một số lý do
nào đó mà không thể làm trọn thời gian như những người bình thường khác.Họ
thường được doanh nghiệp gọi đi làm vào những mùa vụ có nhu cầu lao động cao,
hoặc có thể thay phiên nhau làm việc một số ngày trong tuần ,một số giờ trong
ngày .Đây là bộ phận lao động mềm có tính co giãn thể hiện tính linh hoạt của
doanh nghiệp trong quá trình quản lý kinh doanh.
+ Ba là: lao động công nhật :số lao động này không nằm trong danh sách lao
động của doanh nghiệp mà được doanh nghiệp tuyển dụng theo nhu cầu lao động
từng ngày một.
Đương nhiên khi tính toán chỉ tiêu lao động bình quân phải tính một lao động bình
quân là một người làm đủ số ngày công theo chế độ theo phương pháp quy đổi.
2, Phân loại lao động trong doanh nghiệp thương mại
Muốn có các thông tin về số lượng lao động và cơ cấu lao động chính xác,
phải tiến hành phân loại lao động .Việc phân loại lao động trong các doanh nghiệp
thương mại nhằm mục đích phục vụ cho nhu cầu quản lý , tính toán chi phí sản
xuất kinh doanh, theo dõi các nhu cầu về sinh hoạt kinh doanh,về trả lương và kích
thích lao động. Chúng ta có thể phân loại lao động theo nhiều tiêu thức khác nhau
tuỳ theo mục đích nghiên cứu.
a.Phân loại theo vai trò và tác động của lao động đến quá trình kinh doanh ,ta
có thể chia lao động trong doanh nghiệp thương mại ra làm hai loại:
_ Lao động trực tiếp kinh doanh thương mại: gồm có nhân viên mua hàng
,nhân viên bán hàng ,nhân viên kho, vận chuyển ,nhân viên thu hoá, bao gói ,chọn
lọc ,chỉnh lý hàng hoá. Trong khi nền kinh tế thị trường bộ phận này còn bao gồm
cả các nhân viên tiếp thị, nhân viên quản trị kinh doanh.Bộ phận lao động này
chiếm tỷ trọng lớn trong các doanh nghiệp thương mại và giữ vị trí chủ chốt trong
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 7
việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ và các mục tiêu đã xác định của doanh
nghiệp .
- Bộ phận thứ hai là lao động gián tiếp kinh doanh thương mại: Bao gồm các
nhân viên hành chính, nhân viên kinh tế, kế toán, thống kê, nhân viên bảo vệ của
doanh nghiệp .
b.Phân theo nghiệp vụ chuyên môn của người lao động
- Nhân viên bán hàng
- Nhân viên mua hàng
- Nhân viên nghiệp vụ kho
- Nhân viên vận chuyển
- Nhân viên tiếp thị
- Nhân viên kế toán
- v. .v
Mục đích của phương pháp phân loại này là để tính toán, sắp xếp, và bố trí
lao động trong từng nghiệp vụ chuyên môn, xác định cơ cấu lao động hợp lý từ đó
có phương pháp trả lương và kích thích lao động đối với từng loại lao động của
doanh nghiệp .
c. Phân loại theo trình độ chuyên môn: Thông thường nhân viên trực tiếp kinh
doanh thương mại có 7 bậc
- Bậc 1 và bậc 2 phần lớn gồm lao động phổ thông, chưa qua đào tạo ở một
trường lớp nào.
- Bậc 3 và bậc 4 bao gồm những nhân viên đã qua một quá trình đào tạo.
- Bậc 5 trở lên là những lao động lành nghề của doanh nghiệp, có trình độ
kinh doanh cao.
Lao động gián tiếp kinh doanh thương mại cũng được chia thành: nhân viên,
chuyên viên,chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp.
Tóm lại, việc phân loại lao động trong các doanh nghiệp thương mại có ý
nghĩa quan trọng trong quá trình tuyển chọn,bố trí sắp xếp lao động một cách khoa
học,nhằm phát huy đầy đủ mọi khả năng lao động của người lao động ,phối kết
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 8
hợp lao động giữa các cá nhân trong quá trình lao động nhằm không ngừng tăng
năng suất lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động, tạo tiền đề vật chất để
nâng cao thu nhập cho người lao động.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 9
3.Các phương pháp quản lý lao động thường được áp dụng trong các
doanh nghiệp thương mại .
Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướng đến
người lao động và tập thể người lao động nhằm đảm bảo phối hợp hoạt độngcủa họ
trong quá trình thực hiện những nhiệm vụ đã đề ra.
Trong quá trình quản lý lao động, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều
phương pháp quản lý lao động khác nhau.Căn cứ vào nội dung và đặc điểm của các
phương pháp có thể phân chia thành các nhóm phương pháp:
3.1Phương pháp kinh tế
Các phương pháp kinh tế tác động vào đối tượng quản lý thông qua lợi ích
kinh tế để cho đối tượng bị quản trị tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả
nhất trong phạm vi hoạt động của nó.Tác động thông qua lợi ích kinh tế chính là
tạo ra động lực thúc đẩy con người lao động tích cực. Động lực đó càng lớn nếu
nhận thức đầy đủ và kết hợp đúng đắn các lợi ích tồn tại khách quan trong doanh
nghiệp.Mặt mạnh của phương pháp này chính là tác động vào lợi ích kinh tế của
đối tượng quản trị (là cá nhân hoặc tập thể người lao động ) xuất phát từ đó mà họ
lựa chọn phương án hoạt động ,bảo đảm lợi ích chung cũng được thực hiện.Đặc
điểm của phương pháp này là tác động lên đối tượng quản trị không bằng cưỡng
bức hành chính mà bằng lợi ích tức là nêu mục tiêu nhiệm vụ đạt được, đưa ra
những điều kiện khuyến khích về kinh tế, những phương thức vật chất có thể huy
động để thực hiện nhiệm vụ. Với một biện pháp kinh tế đúng đắn, các lợi ích được
thực hiện thoả đáng thì tập thể con người trong doanh nghiệp sẽ hăng hái làm việc
và nhiệm vụ chung sẽ được giải quyết nhanh chóng,có hiệu quả.Đây là phương
pháp quản trị tốt nhất để thực hành tiết kiệm và nâng cao hiệu quả kinh tế.
3.2 Phương pháp hành chính
Phương pháp hành chính là các phương pháp tác động dựa vào mối quan hệ
tổ chức hệ thống quản lý và kỹ thuật của doanh nghiệp. Các phương pháp hành
chính trong quản trị kinh doanh chính là các tác động trực tiếp của chủ doanh
nghiệp lên tập thể người lao động dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát, mang
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 10
tính bắt buộc đòi hỏi người lao động phải chấp hành nghiêm ngặt nếu vi phạm sẽ
bị xử lý thích đáng kịp thời.
Vai trò của các phương pháp hành chính trong quản trị kinh doanh rất to lớn
nó xác định trật tự kỷ cương làm việc trong doanh nghiệp, là khâu nối các phương
pháp quản trị khác lại với nhau và giải quyết các vấn đề đặt ra trong doanh nghiệp
rất nhanh chóng.
Các phương pháp hành chính tác động vào các đối tượng quản trị theo hai
hướng.
- Tác động về mặt tổ chức và tác động điều chỉnh hành động của các
đối tượng quản trị.
- Tác động hành chính có hiệu lực ngay khi ban hành quyết định.
Vì vậy các phương pháp hành chính này là hết sức cần thiết trong những trường
hợp hệ thống quản trị rơi vào tình huống khó khăn, phức tạp.
Tóm lại phương pháp hành chính là hoàn toàn cần thiết, không có phương pháp
này thì không thể quản trị doanh nghiệp có hiệu quả.
3.3 Phương pháp tâm lý xã hội
Phương pháp tâm lý xã hội là hướng những quyết định đến các mục tiêu phù
hợp với trình độ nhận thức tâm lý tình cảm của con người. Sử dụng phương pháp
này, đòi hỏi người lãnh đạo phải đi sâu tìm hiểu để nắm được tâm lý nguyện vọng
và sở trường của người lao động. Trên cơ sở sắp xếp bố trí , sử dụng họ đảm bảo
phát huy hết tài năng sáng tạo của họ, trong nhiều trường hợp người lao động còn
làm việc hăng say hơn cả động viên kinh tế.
3.4 Phương pháp giáo dục
Phương pháp giáo dục là phương pháp sử dụng hình thức liên kết cá nhân tập
thể theo những tiêu chuẩn và mục tiêu đề ra trên cơ sở phân tích và động viên tính
tự giác, khả năng hợp tác của từng cá nhân.
Có hai hình thức cơ bản động viên người lao động đó là: động viên vật chất
và động viên tinh thần (khen thưởng, bằng khen, giấy khen)
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 11
Phương pháp giáo dục không chỉ đơn thuần là giáo dục chính trị tư tưởng
chung mà còn bao gồm cả giáo dục quan niệm nghề nghiệp phong cách lao động,
đặc biệt là quan điểm đổi mới cả cách nghĩ, cách làm.. theo phương thức sản xuất
kinh doanh mới, sản xuất gắn liền với thị trường, chấp nhận cạnh tranh lành mạnh
tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp.
4.Vai trò của lao động đối với hoạt động kinh doanh doanh nghiệp thương
mại
Lao động là yếu tố không thể thiếu quyết định đến thành công trong kinh
doanh của bất kỳ một doanh nghiệp nào.Dù là doanh nghiệp sản xuất hay kinh
doanh thương mại, nếu thiếu đi yếu tố lao động thì việc sản xuất kinh doanh
không thể thực hiện được
Lao động đóng vai trò rất quan trọng trong doanh nghiệp thương mại.Lao
động tạo ra của cải vật chất cho doanh nghiệp cũng như cho toàn xã hội. Nếu như
không có lao động thì quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh không thể thự hiện
được. Dù cho có các nguồn lực khác như đất đai, tài nguyên, vốn, cơ sở vật chất kỹ
thuật, khoa học công nghệ sẽ không được sử dụng và khai thác có mục đích nếu
như không có lao động. Một doanh nghiệp mà có nguồn lao động dồi dào, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ cao.. sẽ tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển mạnh.
Ngày nay, với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật cùng với sự bùng
nổ của công nghệ thông tin(mạng máy tính ..)thì lao động thương mại có xu hướng
giảm đi.Các doanh nghiệp đòi hỏi ngày càng khắt khe hơn trong lĩnh vực chuyên
môn nghiệp vụ, năng lực trình độ.. của người lao động.
II. Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương mại
1. Khái niệm về hiệu quả
Hiệu quả là mối tương quan so sánh giữa kết quả đạt được theo mục tiêu đã
được xác định với chi phí bỏ ra để đạt đựoc mục tiêu đó. Để hoạt động, doanh
nghiệp thương mại phải có các mục tiêu hành động của mình trong từng thời kỳ,
đó có thể là các mục tiêu xã hội, cũng có thể là các mục tiêu kinh tế của chủ doanh
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 12
nghiệp và doanh nghiệp luôn tìm cách để đạt các mục tiêu đó với chi phí thấp nhất.
Đó là hiệu quả.
Hiệu quả của doanh nghiệp gồm hai bộ phận: hiệu quả xã hội và hiệu quả
kinh tế.
- Hiệu quả xã hội là đại lượng phản ánh mức độ thực hiện các mục tiêu xã
hội của doanh nghiệp hoặc mức độ ảnh hưởng của các kết quả đạt được của doanh
nghiệp đến xã hội và môi trường. Hiệu quả xã hội của doanh nghiệp thương mại
thường được biểu hiện qua mức độ thoả mãn nhu cầu vật và tinh thần của xã hội,
giải quyết việc làm, cải thiện điều kiện lao động, cải thiện và bảo vệ môi trường
sinh thái.
- Hiệu quả kinh tế là hiệu quả chỉ xét trên phương diện kinh tế của hoạt động
kinh doanh. Nó mô tả mối tương quan giữa lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt
được với chi phí đã bỏ ra để đạt được lợi ích đó. Thực chất của hiệu quả kinh tế là
thực hiện yêu cầu của quy luật tiết kiệm thời gian, nó biểu hiện trình độ sử dụng
các nguồn lực của doanh nghiệp để thực hiện các mục tiêu đã xác định. Nói quyết
định động lực phát triển của lực lượng sản xuất, tạo điều kiện phát triển văn minh
của xã hội và nâng cao đời sống của loài người qua mọi thời đại.
Chúng ta có thể khái quát mối tương quan giữa lợi ích kinh tế và chi phí bỏ
ra để có lợi ích đó bằng hai công thức sau:
- Một là: Hiệu quả là hiệu số giữa kết quả và chi phí
HQ = KQ - CF (1)
Trong đó: HQ là hiệu quả đạt được trong một thời kỳ nhất định
KQ là kết quả đạt được trong thời kỳ đó
CF là chi phí đã bỏ ra để đạt kết quả
Đây là hiệu quả tuyệt đối, mục đích so sánh ở đây là để thấy được mức
chênh lệch giữa kết quả và chi phí, mức chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả càng
cao.
+ Ưu điểm: Cách so sánh này đơn giản và dễ tính toán
+ Nhược điểm: Có một số nhược điểm cơ bản như sau:
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 13
Không cho phép đánh giá chất lượng hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Không có khả năng so sánh hiệu quả giữa các thời kỳ, giữa các doanh
nghiệp với nhau.
Không phản ánh được năng lực tiềm tàng để nâng cao hiệu quả.
Dễ đồng nhất hai phạm trù hiệu quả và kết quả.
- Hai là: Hiệu quả là tỉ lệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để
đạt được kết quả đó. Đây là chi phí tương đối.
KQ
HQ =
CF
(2)
+ Ưu điểm: Khắc phục nhược điểm của công thức (1) và cho phép phản ánh
hiệu quả ở mọi góc độ khác nhau.
+ Nhược điểm: Cách đánh giá này khá phức tạp, đòi hỏi phải có quan điểm
thống nhất khi lựa chọn hệ thống chỉ tiêu đo lường và đánh giá kết quả.
Cả hai cách tính trên đều có những ưu nhược điểm nên trong khi đánh giá
hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp đặc biệt là của doanh nghiệp thương mại chúng
ta phải biết kết hợp cả hai phương pháp đánh giá nêu trên.
Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ hữu cơ với nhau, là hai
mặt của một vấn đề. Bởi vậy khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh
cũng như khi đánh giá hiệu quả của các hoạt động này cần xem xét cả hai mặt này
một cách đồng bộ. Không thể có hiệu quả kinh tế mà không có hiệu quả xã hội,
ngược lại hiệu quả kinh tế là cơ sở, là nền tảng của hiệu quả xã hội.
2. Khái niệm và tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong
doanh nghiệp thương mại
2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng lao động
Con người là một trong những yếu tố khách quan không thể thiếu được
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Dưới góc độ kinh tế, quan niệm về con người
gắn liền với lao động(lao động là hoạt động giữa con người với giới tự nhiên) là
điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển. Quá trình lao động đồng thời là quá trình
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 14
sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ
thể lực và trí tuệ của con người. Sử dụng lao động chính là quá trình vận dụng sức
lao động để tạo ra sản phẩm theo các mục tiêu sản xuất kinh doanh. Làm thế nào
để sử dụng lao động có hiệu quả là câu hỏi thường trực của những nhà quản lý và
sử dụng lao động. Cho đến ngày nay có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử
dụng lao động.
Theo quan điểm của Mac-Lênin về hiệu quả sử dụng lao động là sự so sánh
kết quả đạt được với chi phí bỏ ra một số lao động ít hơn để đạt được kết quả lao
động nhiều hơn.
CacMac chỉ rõ bất kỳ một phương thức sản xuất liên hiệp nào cũng cần phải
có hiệu quả, đó là nguyên tắc của liên hiệp sản xuất. Mác viết: “Lao động có hiệu
quả nó cần có một phương thức sản xuất , và nhấn mạnh rằng “hiệu quả lao động
giữ vai trò quyết định, phát triển sản xuất là để giảm chi phí của con người, tất cả
các tiến bộ khoa học đều nhằm đạt được mục tiêu đó.
Xuất phát từ quan điểm trên Mác đã vạch ra bản chất của hiệu quả sử dụng
lao động là tiết kiệm và mọi sự tiết kiệm suy cho cùng là tiết kiệm thời gian và hơn
thế nữa tiết kiệm thời gian không chỉ ở những khâu riêng biệt mà tiết kiệm thời
gian cho toàn xã hội. Tất cả những điều đó có nghĩa là khi giải quyết bất cứ việc gì,
vấn đề thực tiễn nào với quan điểm hiệu quả trên, chúng ta luôn đứng trước sự lựa
chọn các phương án, các tình huống khác nhau với khả năng cho phép chúng ta cần
đạt được các phương án tốt nhất với kết quả lớn nhất và chi phí nhỏ nhất về lao
động.
Theo quan điểm của F.W.Taylor thì “con người là một công cụ lao
động”.Quan điểm này cho rằng: về bản chất con người đa số không làm việc, họ
quan tâm nhiều đến cái họ kiếm được chứ không phải là công việc mà họ làm, ít
người muốn và làm được những công việc đòi hỏi tính sáng tạo, độc lập, tự kiểm
soát. Vì thế để sử dụng lao động một cách có hiệu quả thì phải đánh giá chính xác
thực trạng lao động tại doanh nghiệp mình, phải giám sát và kiểm tra chặt chẽ
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 15
những người giúp việc, phải phân chia công việc ra từng bộ phận đơn giản lặp đi,
lặp lại, dễ dàng học được.
- Con người có thể chịu đựng được công việc rất nặng nhọc, vất vả khi họ
được trả lương cao hơn và có thể tuân theo mức sản xuất ấn định.Kết quả như ta đã
biết , nhờ có phương pháp khoa học ứng dụng trong định mức và tổ chức lao động
mà năng suất lao động đã tăng lên, nhưng sự bóc lột công nhân cũng đồng thời với
chế độ tên gọi là “chế độ vắt kiệt mồ hôi”.Ông cũng ủng hộ việc khuyến khích lao
động bằng tiền là cần thiết để họ sẵn sàng làm việc như mọi người có kỷ luật.
- Theo quan điểm của Nayo cho rằng “con người muốn được cư xử như
những con người”
Theo ông về bản chất con người là một thành viên trong tập thể, vị trí và
thành tựu của tập thể có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với anh ta là lợi ích cá
nhân, anh ta hành động tình cảm hơn là lý chí, họ muốn cảm thấy có ích và quan
trọng, muốn tham gia vào công việc chung và được nhìn nhận như một con
người.Vì vậy muốn khuyến khích lao động, con người làm việc cần thấy được nhu
cầu của họ quan trọng hơn tiền. Chính vì vậy,người sử dụng lao động phải làm sao
để người lao động luôn luôn cảm thấy mình có ích và quan trọng.Tức là phải tạo ra
bầu không khí tốt hơn dân chủ hơn và lắng nghe ý kiến của họ.
Theo quan điểm “con người là tiềm năng cần được khai thác và làm cho phát
triển “cho rằng: Bản chất con người là không phải không muốn làm việc.Họ muốn
góp phần thực hiện các mục tiêu, họ có năng lực độc lập sáng tạo.Chính sách quản
lý phải động viên khuyến khích con người đem hết sức của họ vào công việc
chung, mở rộng quyền độc lập và tự kiểm soát của họ sẽ có lợi cho việc khai thác
các tiềm năng quan trọng.Từ cách tiếp cận trên ta có thể hiểu khái niệm hiệu quả
lao động như sau:
+ Theo nghĩa hẹp : hiệu quả sử dụng lao động là kết qủa mang lại từ các mô
hình , các chính sách quản lý và sử dụng lao động.Kết quả lao động đạt được là
doanh thu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinh doanh và việc tổ
chức, quản lý lao động, có thể là khả năng tạo việc làm của mỗi doanh nghiệp.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 16
+ Theo nghĩa rộng
Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khả năng sử dụng lao động đúng
ngành, đúng nghề đảm bảo sức khỏe, đảm bảo an toàn cho người lao động, là mức
độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao động, khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở
mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động.
Tóm lại muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tự biết đánh
giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có những biện pháp chính
sách đối với người lao động thì mới nâng cao được năng suất lao động, việc sử
dụng lao động thực sự có hiệu quả.
2.2. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
thương mại
Hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp thương mại được đánh giá
qua một hệ thống chỉ tiêu nhất định. Những chỉ tiêu này bị lệ thuộc bởi các mục
tiêu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Bởi vậy khi phân
tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động phải căn cứ vào mục tiêu của doanh
nghiệp và của người lao động.
Mục tiêu mà doanh nghiệp đặt ra cho mình luôn thay đổi theo thời gian,
đồng thời cũng thay đổi cả các nhìn nhận và quan điểm đánh giá hiệu quả. Nhưng
chìn chung tất cả các mục tiêu đều nhằm đảm bảo tính ổn định và phát triển bền
vững của doanh nghiệp. Do vậy để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động tốt
nhất thì phải dựa vào kết quả kinh doanh hay dựa vào lợi nhuận mà doanh nghiệp
đạt được trong thế ổn định và phát triển bền vững. Mặc dù vậy không phải lợi
nhuận mà doanh nghiệp đạt được càng cao thì có nghĩa là hiệu quả sử dụng lao
động tốt vì nếu việc trả lương cũng như các đãi ngộ khác chưa thoả đáng thì sử
dụng lao động chưa mang lại hiệu quả tốt. Vì vậy khi phân tích đánh giá hiệu quả
sử dụng lao động của doanh nghiệp, cần phải đặt nó trong mối quan hệ giữa lợi ích
của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 17
3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng lao động trong doanh
nghiệp thương mại.
Có thể nói trong các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp thì yếu tố con người
là khó sử dụng nhất. Phải làm như thế nào để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động
trong doanh nghiệp là vấn đề nan giải của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Trong
doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Và để hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị giảm sút cần phải sử dụng
lao động một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử dụng nguồn lao động không hợp lý,
việc bố trí lao động không đúng chức năng của từng người sẽ gây ra tâm lý chán
nản, không nhiệt tình với công việc được giao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp
và sẽ dẫn tới sự giảm sút về tất cả các vấn đề khác của doanh nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng lao động sẽ góp phần tiết kiệm chi phí lao động
sống, tiết kiệm thời gian lao động, giảm thời gian khấu hao tài sản của doanh
nghiệp, tăng cường kỷ luật lao động… dẫn tới giảm giá thành sản xuất dẫn đến
tăng doanh thu và giúp doanh nghiệp mở rộng thị phần, cạnh tranh thành công trên
thị trường.
Mặt khác, nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là điều kiện đảm bảo không
ngừng cải thiện và nâng cao đời sống của cán bộ công nhân viên, tạo điều kiện
nâng cao trình độ tay nghề, khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao động,
thúc đẩy người lao động cả về mặt vật chất và tinh thần.
Con người là bộ phận chủ yếu để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh
doanh, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh suy cho cùng cũng là để phục vụ lợi ích
con người. Trong doanh nghiệp thương mại hiện nay, yếu tố con người đóng vai
trò quyết định đối ới sự thành bạ của cả doanh nghiệp. Chính vì vậy đào tạo, phát
triển và sử dụng lao động có hiệu quả yếu tố sống còn của mọi doanh nghiệp.
Nói đến sử dụng lao động là nói đến việc quản lý và sử dụng con người. Con
người luôn phát triển và thay đổi có tư duy, hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh
cụ thể. Vì vậy, phải làm sao để nắm bắt được những thay đổi, tư duy, ý thức của
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 18
con người hay nói cách khác là nắm bắt được nhu cầu của người lao động thì hoạt
động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Tóm lại, việc nâng cao hiệu quả sử dụng lao động là việc làm hết sức quan
trọng và cần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp. Bởi vì sử dụng lao động có hiệu
quả sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, giảm chi phí sản xuất, khấu hao
nhanh TSCĐ… điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và mở
rộng thị phần tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động trong doanh nghiệp
thương mại.
a. Chỉ tiêu năng suất lao động
Công thức xác định:
M
W=
NV
Trong đó:
W: Năng suất lao động của một nhân viên
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
NV: Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ
Số nhân viên kinh doanh bình quân trong kỳ được xác định bằng công
thức sau:
NV1/2 + NV2 + NV3 + NV4 + NV5/2
NV =
4
NV1: Số nhân viên trong quý I
NV2: Số nhân viên trong quý II
NV3: Số nhân viên trong quý III
NV4: Số nhân viên trong quý IV
NV5: Số nhân viên cuối quý IV
Chỉ tiêu năng suất lao động phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một
lao động. Một lao động trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Nó được biểu
hiện bằng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 19
b. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của một nhân viên.
Lợi nhuận bình quân của một người lao động trong doanh nghiệp thương
mại là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
của doanh nghiệp.Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả khi doanh nghiệp đó tạo ra
nhiều doanh thu, lợi nhuận.
Công thức xác định chỉ tiêu:
NV
LN
HQ LNNV
Trong đó: LNNVHQ là khả năng sinh lời của một nhân viên
LN : lợi nhuận thuần của doanh nghiệp
NV: số nhân viên bình quân
Chỉ tiêu này nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
khi chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao và ngược lại.
c. Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương (hay mức doanh số bán ra
trên một đơn vị tiền lương).
QL
M
HQ MQL
Trong đó:
MQLHQ : Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lơng
M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ
QL: Tổng quỹ lương
Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện một đồng doanh thu bán hàng thì cần chi
bao nhiêu đồng lương. Chỉ tiêu này phản ánh mức doanh thu đạt được trên một
đồng chi phí tiền lương. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng
cao.
Ngoài ra còn có thể sử dụng chỉ tiêu về tỉ suất chi phí tiền lương như sau:
QL
Tỉ suất chi phí tiền lương
=
M
x 100
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 20
d. Chỉ tiêu hiệu suất tiền lương (hay mức doanh số bán ra trên một đơn vị
tiền lương)
Chỉ tiêu này được xác định theo công thức:
QL
LN
HQ LNQL
Trong đó:
LN
QLHQ : là hiệu suất tiền lương
LN: là lợi nhuận thuần trong kỳ
QL : là tổng quỹ lương
Đây là chỉ tiêu chất lượng. Chỉ tiêu này cho ta biết là một đồng tiền lương bỏ
ra thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Hiệu suất tiền lương tăng lên khi lợi nhuận
thuần tăng với nhịp độ cao hơn nhịp độ tăng của tiền lương.
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động
1. Môi trường bên ngoài
Đó là toàn bộ các tác nhân bên ngoài doanh nghiệp có liên quan và có ảnh
hưởng tới quá trình tồn tại, vận hành và phát triển của doanh nghiệp.Nó bao gồm:
a.Chính trị và luật pháp
Sự ổn định hay bất ổn về mặt chính trị, xã hội, cũng là những nhân tố ảnh
hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả kinh đoanh của doanh
nghiệp.Hệ thống chính trị và các quan điểm về chính trị luật pháp suy cho cùng tác
động trực tiếp đến phạm vi lĩnh vực mặt hàng...đối tác kinh doanh.Các cuộc xung
đột lớn hay nhỏ về nội bộ trong các quốc gia và giữa các quốc gia sẽ dẫn tới sự
thay đổi lớn, làm phá vỡ những quan hệ kinh doanh truyền thống, làm thay đổi hệ
thống vận tải và chuyển hướng phục vụ tiêu dùng dân cư sang phục vụ tiêu dùng
chiến tranh. Như thế vô hình chung đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của công
ty,ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động.
b. Môi trường tự nhiên và cơ sở hạ tầng
Với sự phát triển của khoa học, con người càng nhận thức ra rằng họ là một
bộ phận không thể tách rời của giới tự nhiên và giới tự nhiên có vai trò quan trọng
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 21
như là một thân thể thứ hai của con người. Nhu cầu cải thiện điều kiện làm việc,
cải thiện điều kiện sinh hoạt gần gũi với thiên nhiên chống ô nhiễm môi trường đã
trở thành một nhu cầu bức xúc phổ biến trong các nhà quản trị và công nhân viên
của doanh nghiệp. Các phòng làm việc thoáng mát sạch sẽ, những khuôn viên cây
xanh sạch, cơ sở hạ tầng tốt sẽ tạo ra môi trường thuận lợi giữ gìn sức khoẻ và tăng
năng suất lao động. Ngược lại điều kiện làm việc ồn ào , ô nhiễm môi trường .. sẽ
tạo ra ức chế, tâm trạng dễ bị kích thích, quan hệ xã hội sẽ bị tổn thương, mâu
thuẫn xã hội dễ bị tích tụ, bùng nổ do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng lao
động.
c. Môi trường kỹ thuật và công nghệ
Yếu tố kỹ thuật và công nghệ làm cơ sở cho yếu tố kinh tế là sức mạnh dẫn
tới sự ra đời của sản phẩm mới sẽ tác động đến mô thức tiêu thụ và hệ thống bán
hàng. Sự phát triển về kỹ thuật và công nghệ buộc người lao động phải bắt kịp tiến
độ, không phải lao động nào trong doanh nghiệp cũng theo kịp sự phát triển của
khoa học kỹ thuật và công nghệ, cho nên việc sử dụng lao động như thế nào cho
hợp lý, không gây tình trạng thừa hay thiếu lao động, gây đình trệ sản xuất là công
việc của nhà quản lý nhằm sử dụng lao động có hiệu quả. Sự ra đời phát triển của
khoa học kỹ thuật cũng là lúc các công ty giảm bớt số lượng lao động của mình,
loại bỏ những nhân viên yếu kém và lựa chọn những người có năng lực, có trình
độ, đúng chuyên môn mới mong đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
d. Môi trường kinh tế
Các yếu tố kinh tế bao gồm các nhân tố ảnh hưởng đến sức mua của khách
hàng và dạng tiêu dùng hàng hoá là máy đo nhiệt độ của thị trường, quy định cách
thức doanh nghiệp sử dụng nguồn lực của mình ảnh hưởng tới việc sử dụng lao
động của công ty qua đó ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Các yếu
tố kinh tế bao gồm: Sự tăng trưởng kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu sản xuất và phân
phối , tiềm năng kinh tế và sự gia tăng đầu tư, lạm phát, thất nghiệp, các chính sách
tiền tệ tín dụng.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 22
Ngày nay trong buôn bán quốc tế nhóm các mặt hàng lương thực,thực phẩm ,
đồ uống , mặt hàng truyền thống giảm nhanh về tỷ trọng.Trong khi đó tỷ trọng
buôn bán các mặt hàng chế biến, mặt hàng mới đang có xu hướng tăng rất nhanh.
Điều này đang có tác động rất lớn tới lĩnh vực kinh doanh và đầu tư. Chính vì vậy
việc đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh và quyết định lựa chọn hình thức kinh
doanh, mặt hàng kinh doanh nào có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Việc lựa chọn các
mặt hàng khác mở rộng đa dạng hoá các mặt hàng kinh doanh.Có ảnh hưởng tới
việc ra tăng số lượng lao động, buộc các công ty cần tuyển thêm các lao động có
năng lực trình độ phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty mình.
e. Môi trường văn hoá xã hội
Môi trường văn hoá xã hội ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi và cuộc sống của
con người.Một đất nước, một doanh nghiệp có môi trường văn hoá xã hội tốt sẽ taọ
tiền đề kích thích người lao ộng làm việc tốt và ngược lại.Các yếu tố văn hoá xã
hội bao gồm:
- Dân số và xu hướng vận động
- Các hộ gia đình và xu hướng vận động
- Sự di chuyển của dân cư, thu nhập của dân cư
- Dân tộc và đặc điểm tâm sinh lý
- Việc làm và vấn đề phát triển việc làm
2.Môi trường ngành
a. Các khách hàng
Khách hàng đó là người ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự tồn tại và phát triển của
công ty.Khách hàng có thể là người mua buôn, người mua lẻ , mua hàng hoá vật
phẩm tiêu dùng hoặc mua nguyên vật liệu.. Tuỳ theo hành vi mua sắm của khách
hàng mà công ty kinh doanh những mặt hàng phù hợp qua đó điều phối đội ngũ lao
động cho phù hợp với từng mặt hàng, ngành hàng.
b. Người cung ứng
Cung ứng hàng hoá là việc tổ chức nguồn hàng nhằm phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp. Cung ứng là điều kiện để giúp cho lưu chuyển hàng
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 23
hoá, lưu thông được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần thực hiện chức
năng và mục tiêu của doanh nghiệp.
Nếu như người cung ứng luôn đáp ứng đầy đủ hàng hoá về mặt chất lượng,
số lượng cũng như thời gian, địa điểm giao hàng… sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt
được thời cơ kinh doanh, đáp ứng được nhu cầu khách hàng, tăng khả năng cạnh
tranh. Ngược lại, sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá, làm
doanh nghiệp bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Chính vì vậy các doanh nghiệp luôn có
những nhà cung ứng tin cậy để tránh được những sai lầm không đáng có.
c. Các tổ chức cạnh tranh và bán hàng
Đó là những yếu tố tác động trực tiếp và mạnh mẽ tới doanh nghiệp . Các tổ
chức cạnh tranh một mặt là đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp làm cho doanh
nghiệp giảm bớt chi phí , hạ giá bán.Điều này có liên quan đến công tác quản trị
nhân sự một doanh nghiệp có đội ngũ lao động tốt sẽ tạo điều kiện tăng năng suất
lao động, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.Ngày nay trong nền kinh tế thị trường các
công ty doanh nghiệp luôn lựa chọn cho mình những nhân viên có năng lực và
trình độ. Đó là nguồn lực giúp doanh nghiệp hoạt động, phát triển đủ sức cạnh
tranh với các công ty khác.
3.Môi trường bên trong doanh nghiệp
Môi trường bên trong của doanh nghiệp được hiểu là nền văn hoá của tổ
chức doanh nghiệp. Nền văn hoá của doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố cấu
thành. Từ góc độ môi trường kinh doanh cần đặc biệt chú ý đến triết lý kinh doanh,
các tập quán, thói quen, truyền thống phong cách sinh hoạt, nghệ thuật ứng xử, các
nghi lễ được duy trì trong doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố đó tạo nên bầu không
khí , một bản sắc tinh thần đặc trưng riêng cho từng doanh nghiệp. Những doanh
nghiệp có nền văn hoá phát triển cao sẽ có không khí làm việc say mê đề cao sự
sáng tạo chủ động và trung thành.Ngược lại những doanh nghiệp có nền văn hoá
thấp kém sẽ phổ biến sự bàng quan thờ ơ vô trách nhiệm và bất lực hoá đội ngũ lao
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 24
động của doanh nghiệp hay nói cách khác sẽ làm hiệu quả sử dụng lao động thấp
kém.
3.1. Nhân tố liên quan đến người lao động
a. Số lượng và chất lượng lao động
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp yếu tố đầu tiên ảnh
hưởng đến hiệu quả sử dụng lao động đó là số lượng và chất lượng lao động. Như
ta đã biết, hiệu quả sử dụng lao động được đo lường và đánh giá bằng chỉ tiêu năng
suất lao động. Tăng năng suất lao động là sự tăng lên của sức sản xuất hay năng
suất lao động, nói chung chúng ta hiểu là sự thay đổi trong cách thức lao động, một
sự thay đổi làm rút ngắn thời gian lao động xã hội cần thiết để sản xuất ra một
hàng hoá, sao cho số lượng lao động ít hơn mà sản xuất ra nhiều giá trị sử dụng
hơn.
Khi số lượng lao động giảm đi mà vẫn tạo ra doanh thu không đổi thậm chí
tăng lên có nghĩa là đã làm tăng năng suất lao động, tiết kiệm được quỹ tiền lương.
Đồng thời mức lương bình quân của người lao động tăng lên do hoàn cảnh kế
hoạch tốt. Điều này sẽ kích thích tinh thần làm việc của người lao động, còn doanh
nghiệp tiết kiệm được chi phí lao động, tăng thêm quỹ thời gian lao động.
Chất lượng lao động tốt sẽ ảnh hưởng tới việc tăng năng suất lao động, nâng
cao hiệu quả sử dụng lao động. Chất lượng lao động hay trình độ lao động phản
ánh khả năng, năng lực cũng như trình độ chuyên môn của người lao động.
Số lượng và chất lượng lao động luôn song song tồn tại với nhau. Một doanh
nghiệp có đông lao động nhưng lao động làm việc không hiệu quả thì không thể
đạt được mục tiêu kinh doanh. Nói cách khác sự dư thừa hay thiếu hụt lao động
điều đem lại tác hại cho doanh nghiệp.
b. Tổ chức và quản lý lao động
Việc tổ chức tốt lao động sẽ làm cho người lao động cảm thấy phù hợp, yêu
thích công việc đang làm, gây tâm lý tích cực cho người lao động, góp phần làm
tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Phân công và
bố trí người lao động vào những công việc phù hợp với trình độ chuyên môn của
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 25
họ mới phát huy được năng lực và sở trường của người lao động, đảm bảo hiệu
suất công tác. Phân công phải gắn liền với hợp tác và vận dụng tốt các biện pháp
quản lý lao động sẽ thúc đẩy nâng cao năng suất lao động. Việc quản lý lao động
thể hiện thông qua các công tác như: tuyển dụng lao động, đào tạo và phát triển đội
ngũ lao động, đãi ngộ lao động, phân công và hiệp tác lao động, cơ cấu tổ chức.
- Tuyển dụng lao động: tuyển dụng nhân viên giữ vai trò rất quan trọng vì nó
đảm nhiệm toàn bộ đầu vào guồng máy nhân sự, quyết định mức độ chất lượng,
năng lực, trình độ cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp.
Tuyển dụng lao động được hiểu là một quá trình tìm kiếm, lựa chọn những
người tham gia vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp theo đúng số lượng,
chất lượng và cơ cấu lao động, đáp ứng được yêu cầu về nhân sự của doanh nghiệp
trong mỗi thời kỳ.
- Phân công và hiệp tác lao động là nội dung cơ bản nhất của tổ chức lao
động. Nó chi phối toàn bộ những nội dung còn lại của tổ chức lao động hợp lý
trong doanh nghiệp. Do phân công lao động mà tất cả các cơ cấu về lao động trong
doanh nghiệp được hình thành tạo nên một bộ máy với tất cả các bộ phận, chức
năng cần thiết với những tỉ lệ tương ứng theo yêu cầu của sản xuất. Hiệp tác lao
động là sự vận hành của cơ cấu lao động ấy trong không gian và thời gian. Hai nội
dung này liên hệ và tác động qua lại với nhau. Sự chặt chẽ của hiệp tác lao động
tuỳ thuộc vào mức độ hợp lý của phân công lao động. Phân công lao động càng sâu
thì hiệp tác lao động càng đạt kết quả cao.
Phân công lao động trong doanh nghiệp là sự chia nhỏ toàn bộ các công việc
của doanh nghiệp để giao cho từng người hoặc nhóm người lao động thực hiện. Đó
chính là quá trình gắn từng người lao động với nhiệm vụ phù hợp với khả năng của
họ. Phân công lao động hợp lý có tác dụng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả
kinh doanh, tăng năng suất lao động. Phân công lao động sẽ đạt được chuyên môn
hoá trong lao động, chuyên môn hoá công cụ lao động. Người lao động có thể làm
một loạt các công việc mà không mất thời gian vào việc điều chỉnh lại thiết bị thay
dụng cụ… Nhờ chuyên môn hoá sẽ giới hạn được phạm vi hoạt động, người công
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 26
nhân sẽ nhanh chóng quen với công việc, có được những kỹ năng làm việc, giảm
được thời gian và chi phí đào tạo, đồng thời sử dụng được triệt để những khả năng
riêng của từng người.
Lựa chọn và áp dụng những hình thức phân công và hiệp tác lao động hợp lý
là điều kiện để sử dụng hợp lý sức lao động, nâng cao năng suất lao động, từ đó
nâng cao hiệu quả sử dụng lao động.
- Đào tạo và phát triển đội ngũ lao động được hiểu là một quá trình bồi
dưỡng, nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, tay nghề cũng như các phẩm chất
cần thiết khác cho người lao động trong doanh nghiệp, từ đó tạo điều kiện cho mỗi
người nâng cao được năng suất làm việc, đáp ứng được yêu cầu công việc, nâng
cao chất lượng của đội ngũ lao động.
Việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động giúp cho doanh nghiệp nâng cao
chất lượng lao động để đáp ứng được yêu cầu của hoạt động kinh doanh. Ngoài ra
đào tạo và phát triển đội ngũ lao động sẽ tạo điều kiện cho mỗi thành viên trong
doanh nghiệp phát huy đầy đủ năng lực sở trường, làm chủ doanh nghiệp.
Đào tạo lao động có hai hình thức sau:
+ Đào tạo nội bộ do nội bộ doanh nghiệp hoặc nội bộ nhóm thực hiện. Việc
đào tạo này phải được tiến hành một cách thường xuyên và linh hoạt.
+ Đào tạo từ bên ngoài đó là việc sử dụng người theo học các chương trình
đào tạo của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp.
- Đãi ngộ lao động: trong doanh nghiệp thương mại hiện nay, công tác đãi
ngộ lao động được yêu cầu rất cao, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng lao động.
Ngày nay khuyến khích người lao động nhằm tạo ra động lực cho người lao động
là một biện pháp không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh. Tạo động lực sẽ
động viên người lao động hợp tác giúp đỡ lẫn nhau trong quá trình kinh doanh,
thúc đẩy mọi người làm việc. Đãi ngộ lao động trong doanh nghiệp gồm: đãi ngộ
vật chất và đãi ngộ tinh thần.
+ Đãi ngộ vật chất: gồm 2 phần là đãi ngộ trực tiếp và đãi ngộ gián tiếp
Đãi ngộ trực tiếp là những khoản tiền như tiền lương, tiền thưởng.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 27
Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động
tương ứng với số lượng, chất lượng lao động mà người lao động đã hao phí trong
quá trình thực hiện những công việc mà người sử dụng lao động giao cho. Việc tổ
chức tiền lương công bằng và hợp lý sẽ tạo ra hoà khí cởi mở giữa những người
lao động, hình thành khối đoàn kết thống nhất, một lòng vì sự nghiệp phát triển của
doanh nghiệp và cũng chính là vì lợi ích của bản thân họ. Chính vì vậy mà người
lao động tích cực làm việc bằng cả lòng nhiệt tình, hăng say do mức lương thoả
đáng mà họ đã nhận được. Khi công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp
thiếu tính công bằng và hợp lý thì sẽ sinh ra những mâu thuẫn nội bộ giữa những
người lao động với nhau, giữa người lao động với nhà quản lý. Do vậy công tác
tiền lương ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả sử dụng lao động. Có hai hình thức trả
lương là trả lương theo thời gian và trả lương theo sản phẩm.
Tiền thưởng thực chất là khoản tiền bổ sung cho tiền lương nhằm quán triệt
hơn nữa nguyên tắc phân phối theo lao động và nâng cao hiệu quả trong sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Tiền thưởng là một trong những biện pháp khuyến
khích vật chất đối với người lao động trong quá trình làm việc. Qua đó nâng cao
năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, rút ngắn thời gian làm việc. Có
4 hình thức tiền thưởng là: thưởng giảm tỉ lệ sản phẩm hư hỏng; thưởng nâng cao
chất lượng sản phẩm; thưởng hoàn thành vượt mức năng suất lao động; thưởng tiết
kiệm vật tư, nguyên liệu. Ngoài các chế độ và hình thức thưởng trên, các doanh
nghiệp còn có thể thực hiện hình thức thưởng khác tuỳ theo các điều kiện và yêu
cầu thực tế của hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đãi ngộ gián tiếp là những khoản tiền như phúc lợi, trợ cấp mà người lao
động được hưởng. Những khoản này không dựa vào số lượng, chất lượng
lao động mà phần lớn mang tính bình quân. Trợ cấp là những khoản
người lao động được hưởng gồm bảo hiểm, trợ cấp y tế, trợ cấp giao dục,
trợ cấp đi lại, trợ cấp nhà ở…
+ Đãi ngộ tinh thần (phi vật chất) bao gồm đãi ngộ thông qua công việc như
tạo điều kiện cho nhân viên dưới quyền có cơ hội thăng tiến, tạo ra môi trường làm
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 28
việc, bầu không khí lao động thoải mái, tổ chức khoa học… bố trí công việc phù
hợp với khả năng, năng lực của người lao động.
- Cơ cấu tổ chức: Đây là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả sử
dụng lao động. Một doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức tốt, ổn định sẽ góp phần thúc
đẩy việc điều hành đội ngũ lao động ngày một tốt lên, tạo điều kiện cho doanh
nghiệp phát triển bền vững lâu dài. Với một cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, hợp lý, người
lao động sẽ có hứng thú làm việc, tăng năng suất lao động. Ngược lại với một bộ
máy tổ chức cồng kềnh, khó kiểm soát sẽ gây trở ngại cho việc điều hành sản xuất
và sản xuất làm cho hiệu quả sử dụng lao động kém đi.
c. Trình độ giác ngộ về chính trị tư tưởng
Muốn thúc đẩy nâng cao năng suất lao động trong thương mại trước hết phải
dựa trên cơ sở sự giác ngộ cuả người lao động. Con người là nhân tố quyết định
đến quá trình kinh doanh, tư tưởng con người quyết định hành động của hộ. Sự
giác ngộ chính trị, sự hiểu biết về xã hội, tinh thần thái độ người lao động, đạo đức
kinh doanh của người lao động càng cao, càng phù hợp với thực tế thì năng suất
lao động càng cao và ngược lại.
Sự giác ngộ ở đây trước hết phải nói đến sự giác ngộ về nghề nghiệp, yêu
nghề làm việc hết mình về nghề nghiệp, coi doanh nghiệp là nhà.
3.2. Nhóm nhân tố liên quan đến đối tượng lao động
a. Kết cấu hàng hoá kinh doanh
ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động của nhân viên thương mại. Nếu
hàng hoá có chất lượng cao, kết cấu hàng hoá kinh doanh phù hợp với kết cấu của
tiêu dùng thì các doanh nghiệp có điều kiện để tăng khối lượng hàng hoá tiêu thụ
do đó tăng năng suất lao động. Mặt khác khi kết cấu hàng hoá kinh doanh thay đổi
làm cho năng suất lao động biểu hiện bằng tiền của người lao động thay đổi. Mỗi
doanh nghiệp đều kinh doanh những mặt hàng, ngành hàng khác nhau, điều này
ảnh hưởng không nhỏ đến việc phân bổ và sử dụng lao động như thế nào cho hợp
lý.
b. Đặc điểm về vốn
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 29
Một doanh nghiệp thương mại muốn thực hiện được các chức năng và
nhiệm vụ của mình phải có những tài sản nhất định đó là đất đai, nhà kho, cửa
hàng, các phương tiện vận chuyển bảo quản hàng hoá, vật tư hàng hoá… Vốn là sự
biểu hiện bằng tiền các tài sản của doanh nghiệp. Nếu như doanh nghiệp có nhiều
vốn sẽ là điều kiện để cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật, từ đó đạt hiệu quả cao trong
sử dụng lao động.
3.3. Nhóm nhân tố liên quan đến tư liệu lao động
a. Quy mô cơ cấu chất lượng và sự phân bổ các mạng lưới, các cửa hàng,
quầy hàng… của doanh nghiệp, mạng lưới kho tàng và sự phối hợp chặt chẽ giữa
các kho tàng, cửa hàng và phương tiện vận chuyển.
b. Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ
Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển sản
xuất và tăng năng suất lao động để từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Việc
tiến hành áp dụng công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến tạo tâm lý tích cực cho
người lao động. Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển với tốc độ nhanh, sự sáng
tạo và đưa vào sản xuất các loại công cụ ngày càng hiện đại, đòi hỏi những người
lao động phải có trình đô chuyên môn tương ứng nếu không sẽ không thể điều
khiển được máy móc, không thể nắm bắt được các công nghệ hiện đại. Do đó việc
ứng dụng thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất sẽ góp phần
hoàn thiện hơn nữa tổ chức sản xuất và tổ chức lao động, nâng cao trình độ sử
dụng lao động, bỏ được những hao phí lao động vô ích và những tổn thất về thời
gian lao động.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
TẠI CÔNG TY SX-XNKĐT THANH NIÊN HÀ NỘI
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 30
I. Tóm lược về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Tên đơn vị: Công ty sản xuất xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội
Tên giao dịch: Hanoi Youth Production Import-Export Investment Company
(Hagasco)
Trụ sở văn phòng K3B Thành Công-Ba Đình Hà Nội
ĐT: (04)8353163
Fax: 8345946
Tài khoản 021000001783 VNĐ
0021370022610 USD
1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty sản xuất-xuất nhập khẩu
đầu tư thanh niên Hà Nội
Công ty sản xuất-xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội(viết tắt là công
ty SX-XNKĐT thanh niên HN) được thành lập ngày 02/04/1992 với tên gọi là Xí
nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, là một đơn vị thuộc tổng đội thanh niên
xung phong xây dựng kinh tế thủ đô vừa là một doanh nghiệp nhà nước, vừa là nơi
dạy nghề giải quyết việc làm cho thanh niên thủ đô.
Khi mới thành lập xí nghiệp có hai đơn vị : một xưởng len và hai phòng kinh
doanh
Năm 1993
Bên cạnh việc ổn định tổ chức sản xuất kinh doanh và dạy nghề, lãnh đạo xí
nghiệp đã không ngừng tìm tòi nghiên cứu để tìm ra phương hướng phát triển của
đơn vị.Sau một thời gian hoạt động đã thành lập thêm hai phòng chức năng, xưởng
sản xuất và phòng kinh doanh đều hoạt động có hiệu quả. Xí nghiệp đã mở rộng
kinh doanh theo hướng gia công các mặt hàng thủ công mỹ nghệ.Ngay từ những
năm đầu tiên, sản phẩm do xí nghiệp làm ra đã chiếm được cảm tình của khách
hàng về mặt chất lượng và mẫu mã sản phẩm.Với phương pháp tổ chức sản xuất
một cách khoa học đã thực sự tạo tiền đề phát triển cho những năm sau.
Tháng 9/1993 xí nghiệp thành lập xưởng may hiện đại tuyển chọn đội ngũ cán bộ
công nhân viên vận hành thử máy đồng thời tổ chức dạy nghề may.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 31
Tháng 12/1993 xưởng may chính thức đi vào hoạt động.Được sự giúp đỡ của trung
ương đoàn xí nghiệp đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng mở rộng xưởng may thêm
150 máy may với đầy đủ các máy may chuyên dùng như là hơi, ép mếch, máy
cắt...
Cùng năm 1993 xưởng giặt là được thành lập, sản phẩm giặt là là các mặt hàng
thêu ren, quần áo xuất khẩu
Năm 1994
Để phù hợp với định hướng phát triển chung của nền kinh tế và theo đề nghị
của xí nghiệp.Ngày 3/2/1994 UBND thành phố Hà nội đã quyết định đổi tên xí
nghiệp thành Công ty may mỹ nghệ thanh niên Hà nội,đồng thời bổ sung một số
chức năng ngành nghề sản xuất cho công ty.Trong thời gian này xưởng may đã
thực sự đi vào ổn định và phát triển. Sản phẩm đầu tay là các mặt hàng phục vụ
cho quân đội và một số loại quần áo phục vụ cho thị trường.
Cuối năm 1994 công ty bắt đầu may gia công hàng áo Jacket xuất khẩu.Xưởng len
cùng các phòng kinh doanh tiếp tục phát triển đẩy mạnh doanh số.Ngày
20/10/1994 Bộ thương mại đã cấp giấy phép công nhận đơn vị đủ điều kiện xuất
khẩu trực tiếp.
Năm 1995
Từ đầu năm công ty đã tăng cường bổ sung một số thiết bị chuyên dùng cho
xưởng may.Công nghệ may đã được hoàn thiện và khép kín với thiết bị hiện
đại.Sản phẩm may như áo Jacket 2 lớp, áo Jacket 3 lớp đã được các khách hàng ở
thị trường Đức, Nga, Hàn Quốc chấp nhận. Chủ trương của công ty là tích cực khai
thác thị trường may mặc trong nước và tìm kiếm mở rộng thị trường cho hiện tại
và tương lai.Cũng trong thời gian này công ty đã khai thác tốt thị trường trong
nước và đã ký kết được một số hợp đồng với các đơn vị sử dụng đồng phục như
đồng phục đường sắt, đồng phục quân đội,đồng phục thuế.
Năm 1996
Công tác tổ chức quản lý ngày càng hoàn thiện hơn, đặc biệt là quy chế hoạt
động của xưởng may, năng suất sản phẩm may tăng liên tục đồng thời cũng chứng
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 32
minh được khả năng sản xuất các mặt hàng nội địa cao cấp như áo Jacket và áo
đồng phục.
Tháng 9/1996 thành lập xưởng gia công phong thiếp cho thị trường Nhật
Bản.Qua tổ chức sản xuất và dạy nghề đến tháng 12/1996 đã làm ra sản phẩm đủ
tiêu chuẩn xuất khẩu. Đầu tháng 3/1997 đã xuất khẩu được 3 chuyến hàng cho
Nhật. Công nghệ sản xuất dần hoàn thiện và ổn định.
Việc mở rộng ngành nghề tạo việc làm và tăng thu ngập cho cán bộ công nhân viên
được quan tâm và đã đem lại những kết quả khả quan.
Năm 1998-1999
Bên cạnh việc ổn định tổ chức sản xuất, công ty tiếp tục tìm kiếm thị
trường.Doanh số đã tăng lên đáng kể.
Để phù hợp với định hướng phát triển và cũng theo đề nghị của công ty.Ngày
13/4/1999 theo quyết định 1585/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội công ty
may mỹ nghệ thanh niên Hà nội đã được đổi tên thành công ty sản xuất- xuất nhập
khẩu đầu tư thanh niên Hà nội, bổ sung thêm một số ngành nghề kinh doanh cho
công ty như kinh doanh thiết bị vật tư y tế, thành lập xí nghiệp xây dựng công trình
chuyên xây dựng nhà để bán và cho thuê.
Từ năm 2000 đến nay
Cho đến năm 2004 tổng vốn kinh doanh của công ty là 5.237.459(nđ) trong
đó vốn cố định là 3.142.463(nđ)
Ngành nghề đăng ký kinh doanh bao gồm: dệt, đan len, thảm len, may mặc,
sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và chất đốt(than), xuất nhập khẩu hàng thủ
công mỹ nghệ, nông lâm sản, các thiết bị vật tư nguyên vật liệu phục vụ cho sản
xuất hàng tiêu dùng, thiết bị y tế, xây dựng và lắp đặt các công trình.
Cùng với những cố gắng không ngừng, công ty đã đạt được những thành tích đáng
kể, tăng doanh số, mở rộng xuất khẩu sang thị trường EU, tạo mối quan hệ làm ăn
tốt đẹp với thị trường cũ như Đức, Nga, Hàn quốc, Nhật bản..Lãnh đạo công ty các
phòng kinh doanh, phòng chức năng đang nỗ lực nghiên cứu để mở rộng hơn nữa
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 33
về quy mô và ngành nghề kinh doanh nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng thu
nhập cho người lao động.
2. Chức năng nhiệm vụ của Công ty
Công ty SX-XNKĐT thanh niên HN có đặc thù là một đơn vị thanh niên
xung phong có nhiệm vụ tập trung, giáo dục, giải quyết việc làm cho thanh niên,
tiền thân là xí nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ nên quy mô không lớn, hoạt
động sản xuất kinh doanh mang tính chất tổng hợp cả ở lĩnh vực sản xuất và lưu
thông.
Công ty được thành lập hoạt động với chức năng chính là sản xuất và kinh doanh
nhằm nâng cao trị gía vốn mà ngân sách cấp, đồng thời tạo thêm việc làm tăng thu
nhập cho người lao động. Mặt khác thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước, đặc
biệt là môi trường giáo dục, rèn luyện cho thanh niên thủ đô.
Nhiệm vụ của công ty là
- Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, nông lâm sản phục vụ cho nhu cầu trong
nước và xuất khẩu.
- Dạy nghề, giải quyết việc làm cho thanh niên thủ đô.
- Tiến hành các hoạt động kinh doanh khác theo yêu cầu phân công của thành
đoàn ,trung ương, UBND thành phố HN, phù hợp với pháp luật.
Từ năm 1999 tên giao dịch của công ty là “ Hanoi youth production import-export
investment company (Hagaco)”
Công ty hoạt động theo những nội dung chủ yếu sau:
- Trực tiếp xuất khẩu, nhận uỷ thác xuất khẩu những mặt hàng thủ công mỹ
nghệ, các mặt hàng may mặc và các mặt hàng khác do công ty sản xuất chế biến
hoặc liên doanh liên kết tạo ra.
- Trực tiếp nhập khẩu hoặc nhận uỷ thác nhập khẩu các mặt hàng vật tư
nguyên liệu, hàng tiêu dùng, tạm nhập tái xuất.
- Tổ chức sản xuất lắp ráp gia công, liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư với các tổ
chức kinh doanh trong và ngoài nước sản xuất hàng xuất khẩu, tiêu dùng nội địa,
kinh doanh vật liệu xây dựng,than, xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 34
3. Cơ cấu tổ chức quản lý ở công ty
Công ty SX-XNKDT thanh niên HN là doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp
nhân, có tài khoản tại ngân hàng thương mại thành phố HN và sử dụng con dấu
riêng theo quy định của nhà nước.Bộ máy tổ chức quản lý của công ty được xây
dựng và hoạt động theo mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng.Đây là kiểu tổ chức
phổ biến ở các công ty hiện nay. Mô hình tổ chức bộ máy quản lý công ty được thể
hiện ở sơ đồ sau:
Sơ đồ bộ máy quản lý công ty SX - XNKDT thanh niên HN
Ghi chú: chỉ mối quan hệ qua lại
Chỉ sự chỉ đạo lãnh đạo của cấp trên xuống cấp dưới
Khối quản
lý
Ban giám
đốc
Khối kinh
doanh
Khối sản
xuất
XN
may
thanh
niên
XN
gia
công
phong
thiếp
Phòng
hành
chính
lđ
Phòng
tài
chính
kế
hoạch
Phòng
kinh
doanh
I
Phòng
kinh
doanh
II
Phòng
kinh
doanh
III
XN
xây
dựng
công
trình
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 35
Báo cáo của bộ phận về lãnh đạo công ty
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 36
*Ban giám đốc gồm một giám đốc và một phó giám đốc
- Giám đốc :là người đứng đầu bộ máy quản lý của công ty, chịu trách nhiệm chỉ
đạo toàn bộ bộ máy quản lý.
-Phó giám đốc : là người điều hành đời sống, hành chính của công ty và nhận uỷ
quyền của giám đốc.
*Khối quản lý bao gồm 2 phòng
Các phòng kinh doanh đứng đầu là trưởng phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt
động kinh doanh của công ty đồng thời tham mưu cho giám đốc và ký kết các hợp
đồng với khách hàng
- Phòng hành chính lao động : phụ trách việc sắp xếp, tuyển dụng công nhân viên
của công ty, giải quyết chế độ chính sách về tiền lương, BHXH, văn thư , bảo vệ
tài sản, mua sắm đồ dùng văn phòng của công ty.
-Phòng tài chính kế hoạch: có nhiệm vụ thực hiện công tác hạch toán hoạt động
sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán mua bán với khách hàng, chỉ đạo công
tác hạch toán xí nghiệp với toàn công ty.
*Khối sản xuất kinh doanh bao gồm
-XN may: thực hiện tổ chức sản xuất may gia công theo hợp đồng đã ký kết với
khách hàng. Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp.
-XN gia công phong thiếp xuất khẩu, xí nghiệp xây dựng công trình thực hiện tổ
chức sản xuất theo nhiệm vụ được giao.Đứng đầu là giám đốc xí nghiệp.
Cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng tỏ ra rất phù hợp với công ty, phát huy được
các ưu điểm là gọn nhẹ linh hoạt, chi phí quản lý thấp, hạn chế tình trạng quan liêu
giấy tờ.Các phòng chức năng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nhân sự trên cơ
sở tạo điều kiện cho mỗi cá nhân phát huy năng lực sở trường của mình đồng thời
có điều kiện để tích luỹ kiến thức và kinh nghiệm cho bản thân. Trong sản xuất
đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực vật chất kỹ thuật như máy móc, trang
thiết bị kỹ thuật, tiết kiệm chi phí trong việc mua sắm tài sản thuê mượn và sử
dụng chúng.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 37
4. Khái quát về tình hình kinh doanh của công ty
a.Mặt hàng kinh doanh
- Sản phẩm may: xưởng may mặc xuất khẩu là nơi sản xuất gia công hàng
may mặc đồng thời thực hiện hợp đồng kinh doanh xuất khẩu may mặc( chủ yếu là
áo Jacket, sơ mi, đồng phục), hàng thêu ren, hoặc nhận xuất khẩu uỷ thác của đơn
vị khác. Hoạt động của xưởng gắn liền với công ty kể từ khi công ty mới thành lập
và hoạt động rất có hiệu quả.
- Sản phẩm gia công phong thiếp: xí nghiệp gia công đặt tại thành phố Hải
Dương. Công ty tiến hành nhận nguyên vật liệu từ phía đối tác, sau đó tổ chức sản
xuất và giao thành sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu là hàng thủ công mỹ nghệ cao cấp
được xuất sang thị trường Nhật Bản và EU.
- Xí nghiệp xây dựng công trình: hoạt động kinh doanh là xây dựng nhà để
bán hoặc cho thuê.Đây là một ngành mới nhưng hứa hẹn đầy tiềm năng. Công ty
đã mạnh dạn đầu tư thêm vốn, nhân lực và đã thu được hiệu quả tốt, doanh thu
tăng dần qua các năm.
Nói chung, ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty rất đa dạng, mặt
hàng xuất khẩu có nhiều chủng loại, chủ yếu là hàng gia công may mặc, hàng thủ
công mỹ nghệ, nông lâm sản. Hiện nay, đa phần các hợp đồng đều được tiến hành
theo phương thức tự cân đối. Công ty tiến hành theo hình thức xuất khẩu trực tiếp
hay còn gọi là tự doanh và nhận xuất khẩu của đơn vị khác. Các phòng nghiệp vụ
chức năng của công ty đã và đang có nhiều cố gắng tìm kiếm khách hàng, thực
hiện ngày càng nhiều hợp đồng mua bán có hiệu quả, đặc biệt là các hợp đồng xuất
khẩu.
b.Khái quát về thị trường của công ty
Công ty có một số thị trường truyền thống như Nhật, Đức, Nga, Hàn
Quốc..Bên cạnh đó công ty cũng đang xúc tiến nhằm mở rộng thị trường EU. Đây
là một thị trường lớn, giàu tiềm năng nhưng khó tính đòi hỏi công ty phải cung cấp
được những sản phẩm chất lượng cao, ổn định.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 38
Thị trường của công ty cụ thể là các nhà cung ứng và những khách hàng của
công ty.Công ty đã duy trì được mối quan hệ tốt đối với các nhà cung ứng hàng
hoá, nguyên vật liệu, tài chính...Do đó khả năng đảm bảo các nguồn hàng đáp ứng
kịp thời được các yêu cầu về số lượng và chất lượng...Đây chính là lợi thế của
Công ty để phát triển hoạt động kinh doanh của mình.Ngoài ra Công ty còn có các
khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, các đại lý, các nhà phân phối và các đối
tác nước ngoài.
c.Khái quát về đối thủ cạnh tranh của công ty
Các đối thủ cạnh tranh của công ty ngày càng nhiều, dẫn đến thực trạng cạnh
tranh ngày càng gay gắt và quyết liệt.Đặc biệt từ khi Bộ Thương Mại có thông tư
số : 18TT-BTM ngày 01/09/1998, số lượng các doanh nghiệp tham gia hoạt động
thương mại kinh doanh xuất nhập khẩu có xu hướng tăng lên đáng kể.Do đó các
công ty kinh doanh đang tìm mọi cách để giữ vững thị trường của mình.
*Môi trường cạnh tranh trong nước
Cuối năm 2003 có hơn 80000 doanh nghiệp được thành lập mới trong vòng 4
năm, những doanh nghiệp này tham gia vào nhiều lĩnh vực nghành nghề kinh
doanh khác nhau điều đó sẽ dẫn tới sự phân chia thị trường giữa các doanh nghiệp
cũ và mới.
Đối với mặt hàng phong thiếp do thị trường Nhật Bản bao tiêu toàn bộ lượng
hàng sản xuất ra chính vì vậy công ty chỉ sản xuất theo mẫu đơn đặt hàng và đảm
bảo chất lượng theo yêu cầu.
Đối với mặt hàng may mặc, công ty chịu một sức ép cạnh tranh lớn.Vì là
một công ty nhỏ lại chưa tiếp cận được với nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Mỹ la
tinh..nên vẫn còn có nhiều hạn chế.
Đối với xí nghiệp xây dựng công trình cũng chỉ tham gia vào những công
trình nhỏ do vốn ít chưa thể đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, nhân lực để tham gia vào
các công trình lớn.
Bên cạnh đó việc khai thác thị trường trong nước còn bị cạnh tranh bởi các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vốn lớn, trang thiết bị kỹ thuật hiện đại
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 39
*Môi trường cạnh tranh quốc tế
Công ty chịu sức ép cạnh tranh từ các doanh nghiệp đến từ các nước như
Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan...và từ chính doanh nghiệp tại nước mà công ty
xuất khẩu hàng hoá vào.Đây thực sự là vấn đề cản trở lớn nhất của công ty khi gia
nhập thị trường quốc tế.
d.Khái quát về nguồn lực
*Khái quát về vấn đề tài chính
Trong năm 2003 vấn đề tài chính của công ty đã có những biến động theo
chiều hướng tốt.Cụ thể với biểu phân tích về tài sản và vốn của công ty trong năm
2003 như sau
Đvị:1000đ
Năm 2003 Chỉ tiêu
Số tiền Tỉ trọng%
1. Tổng tài sản 157.856.634 100
-TSCĐ 82.085.450 52
-TSLĐ 75.771.184 48
2.Tổng nguồn vốn 157.856.634 100
-Nợ phải trả 96.292.547 61
-Nguồn vốn chủ sở hữu 61.564.087 39
Tổng tài sản của công ty trong năm 2003 là 157.856.634(nđ). Trong đó
TSCĐ của công ty là 82.085.450(nđ) chiếm tỷ trọng là 52%, TSLĐ của công ty là
75.771.184(nđ) chiếm tỷ trọng là 48%
Tổng nguồn vốn của công ty là 157.856.634(nđ). Trong đó nợ phải trả của công ty
trong năm 2003 là 96.292.547(nđ) chiếm tỷ trọng là 61% trong tổng nguồn
vốn.Nguồn vốn chủ sở hữu của công ty là 61.564.087(nđ) chiếm tỷ trọng là 39%
trong tổng nguồn vốn.
Trong cơ cấu tài sản của công ty ta thấy tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn
hơn tài sản lưu động.Nhìn chung là hợp lý vì công ty là một công ty sản xuất là chủ
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 40
yếu, công ty cũng có tham gia vào lĩnh vực thương mại buôn bán hàng hoá xuất
khẩu nhưng không nhiều lắm.Trong cơ cấu nguồn vốn ta nhận thấy nợ phải trả của
công ty vẫn còn chiếm tỷ trọng cao, nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ điều
đó chứng tỏ công ty chưa có sự tự chủ cao về tài chính.
*Khái quát về lao động của công ty
Đối với bất kỳ một xí nghiệp hay một tổ chức kinh tế nào thì lực lượng lao
động luôn là yếu tố đóng vai trò quan trọng, then chốt trong việc thực hiện quá
trình sản xuất kinh doanh. Nhận thức rõ điều đó ngay từ khi thành lập, công ty đã
chú trọng vấn đề tổ chức sắp xếp lao động một cách hợp lý, khoa học, không
ngừng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ
lao động của công ty. Hiện nay toàn công ty có 480 cán bộ công nhân viên được
phân bổ cụ thể như sau:
Giới tính Trình độ chuyên môn Các bộ phận phòng ban chức
năng Nam Nữ ĐH TC Sơ cấp
Tuổi đời bình quân
Ban giám đốc 2 1 3 51
Phòng hành chính lao động 3 4 4 3 40.5
Phòng tài chính kế hoạch 4 2 4 2 41
Phòng kinh doanh I 2 3 3 2 38.7
Phòng kinh doanh II 3 2 3 2 37.6
Phòng kinh doanh III 2 4 4 2 39.4
XN may TN 25 135 8 51 101 28.2
XN gia công phong thiếp XK 45 67 6 29 77 29.1
XN xây dựng công trình 144 32 10 58 108 27.6
Tổng số nhân viên 230 250 45 149 286 37.01
Qua kết cấu lao động ở công ty ta có một số nhận xét sau:
Tính đến 01/01/2004 tổng số lao động của công ty là 480 người. Do đặc thù của
công ty là sản xuất hàng xuất khẩu nên đội ngũ lao động sản xuất chiếm phần lớn.
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 41
Đội ngũ cán bộ có trình độ ĐH và sau ĐH là 45 người ( chiếm 9.38% tổng số lao
động) và 149 người trình độ trung cấp, 286 người trình độ sơ cấp.Những lao động
được tuyển vào làm việc được công ty cho đi học nghề rồi mới đứng máy sản xuất.
Độ tuổi bình quân của lao động trong công ty là 37-38 tuổi. Công ty có một đội
ngũ lao động trẻ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao.
Ban lãnh đạo công ty là những người giàu kinh nghiệm, có năng lực quản lý và
không ngừng học tập, trau dồi , năng động không ngừng tiếp thu những phương
pháp quản lý tiên tiến, hiện đại, biết sử dụng tốt các biện pháp khuyến khích động
viên nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao với chế độ thưởng phạt xác
đáng, bố trí nhân lực hợp lý, khoa học đúng người đúng việc.
Có thể khẳng định đội ngũ lao động của công ty trong những năm gần đây đã có sự
trưởng thành nhanh chóng về mọi mặt, năng động, sáng tạo trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh các mặt hàng, các lĩnh vực mới có hiệu quả để không
ngừng nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong
nước và vươn ra quốc tế.
e. Môi trường ngành của công ty.
*Tình hình phát triển kinh tế trong nước và quốc tế
Nền kinh tế nước ta đang từng bước hội nhập với nền kinh tế trong khu vực và trên
thế giới.Điều này tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh cho các doanh nghiệp trong nước
tìm kiếm và mở rộng thị trường ra nước ngoài, công ty SX-XNKĐT thanh niên HN
đã nắm bắt được cơ hội này. Trong những năm qua, công ty đã mở rộng quan hệ
đối tác với nhiều hãng ở khắp các nước trong khu vực và một số nước trên thế
giới.Tuy nhiên, năm 1997cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực đã làm
cho công ty gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu ở thị
trường các nước này.Như vậy có thể nói theo đà phát triển của các nước trong khu
vực và trên thế giới, công ty đã có từng bước đi lên, tăng doanh thu, tạo ra lợi
nhuận ngày càng nhiều.
*Tình hình chính trị xã hội trong nước, quốc tế và các yếu tố khác
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 42
Sự ổn định về chính trị, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước cho mở rộng
quan hệ kinh tế với nước ngoài, hệ thống thuế ngày càng hoàn thiện, điều chỉnh
phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường; như việc đã ban hành luật Thương
Mại, luật đầu tư nước ngoài đã sửa đổi bổ sung năm 1996, Luật thuế giá trị gia
tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp. Tất cả những luật này có tác dụng khuyến
khích tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế, khơi dậy mọi tiềm
năng, năng lực để thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất
nước, do đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của Công ty.
Ngoài ra, các nhân tố thuộc môi trường văn hoá xã hội, khoa học công
nghệ, môi trường tự nhiên cũng tác động, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của
công ty như:
-Phong tục tập quán, quan niệm tiêu dùng, văn hoá từng vùng từng dân tộc
-Sự phát triển và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ vào quá
trình kinh doanh như : các quá trình tự động hoá và hiện đại hoá trong kinh doanh.
-Sự thay đổi và ảnh hưởng của thời tiết khí hậu đến quá trình kinh doanh.
Trên đây là một số yếu tố thuộc môi trường kinh doanh bên ngoài của công
ty mà công ty đã nghiên cứu xem xét, để hạn chế đến mức thấp nhất những nguy
cơ bất lợi có thể xảy ra và tận dụng những cơ hội do các yếu tố đó mang lại cho
quá trình hoạt động kinh doanh của mình.
5.Kết quả hoạt động, sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2001-2003
Lớp K36 A6 - Khoa QTDN 40
Biểu 1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua 3 năm 2001 - 2003
2002/2001 2003/2002 Các chỉ tiêu TH 2001 TH 2002 TH 2003
ST TL% ST TL%
Tổng doanh thu 29.831.960 32.469.120 34.467.840 2.637.160 8.84 1.998.720 6.16
Doanh thu thuần 29.831.960 32.469.120 34.467.840 2.637.160 8.84 1.998.720 6.16
Giá vốn hàng bán 20.473.143 21.492.163 22.016.496 1.019.020 4.98 524.333 2.44
Lợi nhuận gộp 9.358.817 10.976.957 12.451.344 1.618.140 17.29 1.474.387 13.43
CFQL và CFSXKD 3.238.500 3.642.600 3.859.200 404.100 12.48 216.600 5.95
Lợi nhuận từ hoạt động KD 6.120.317 7.334.357 8.592.144 1.214.040 19.84 1.257.787 17.51
Thu nhập từ HĐTC 324.312 365.497 398.835 41.185 12.7 33.338 9.12
Chi phí HĐTC 151.657 167.153 181.368 15.496 10.22 14.215 8.5
Lợi nhuận từ HĐTC 172.655 198.344 217.467 25.689 14.88 19.123 9.64
TN bất thường 178.375 211.647 258.373 33.272 18.65 46.726 22.08
Chi phí bất thường 213.647 201.364 232.144 -12.283 -5.75 30.780 15.29
LN bất thường -35.272 10.283 26.229 45.555 129.15 15.946 155.07
LN trước thuế 6.257.700 7.542.984 8.835.840 1.285.284 20.54 1.292.856 17.14
Thuế TN phải nộp 2.002.464 2.413.755 2.827.469 411.291 20.54 413.714 17.14
LN sau thuế 4.255.236 5.129.229 6.008.371 873.993 20.54 879.142 17.14
Nhìn chung kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm
gần đây là tương đối tốt, doanh thu và lợi nhuận tăng đều. Cụ thể như sau:
-So với năm 2001 thì năm 2002 tổng doanh thu tăng lên 2.637.160(nđ) tương ứng
với tỷ lệ tăng là 8.84%.
-Doanh thu thuần năm 2002 tăng 2.637.160(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.84%
-Giá vốn hàng bán năm 2002 tăng 1.019.020(nđ) tương ứng với tỷ lệ 4.98% và tốc
độ tăng của giá vốn chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần dẫn tới lợi nhuận
gộp năm 2002 tăng lên 1.618.140(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 17.29%.
-Doanh thu tăng do mức bán tăng, bên cạnh đó chi phí quản lý, bán hàng, sản xuất
kinh doanh của năm 2002 tăng 404.100(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là
12.48%.Tốc độ tăng của lợi nhuận gộp lớn hơn tốc độ tăng của chi phí nên công ty
vẫn có lãi.Mặc dù vậy tốc độ tăng của chi phí lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu
cũng là một dấu hiệu chưa tốt.
-Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2002 tăng 1.214.040(nđ) tương ứng với
tỷ lệ tăng là 19.84%.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm2002 đạt 198.344(nđ)
tăng 25.689(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 14.88%.Lợi nhuận từ hoạt động bất
thường năm 2002 tăng 45.555(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 129.15% do chi phí
bất thường giảm12.283(nđ) so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ giảm là5.75%
Tổng hợp các khoản lợi nhuận trên ta có lợi nhuận trước thuế của năm 2002 đạt
7.542.984(nđ) tăng 1.285.284(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 20.54%
Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2002 tăng 873.933(nđ) với tốc độ tăng là
20.54%
NX: Năm 2002 so với năm2001, các chỉ tiêu hầu như đều tăng nhưng chi phí quản
lý và chi phí bán hàng, sản xuất kinh doanh có tốc độ tăng cao hơn cả tốc độ tăng
của doanh thu.Nói chung là chưa thật sự tốt, một đồng chi phí bỏ ra chưa tạo ra số
đồng doanh thu tương ứng.Công ty cần phải xem xét cắt giảm bớt các khoản chi
phí bất thường để thu được lợi nhuận lớn hơn.
*Dựa vào số liệu trên biểu, ta có thể phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty năm 2002-2003 như sau:
-Tổng doanh thu và doanh thu thuần năm 2003 đạt 34.467.840(nđ) tăng
1.998.720(nđ) so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là 6.16%
-Giá vốn hàng bán năm 2003 đạt 22.016.496 (nđ) tăng 524.333(nđ) so với năm
2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.44%, tốc độ tăng của giá vốn hàng bán chậm
hơn tốc độ tăng của doanh thu và doanh thu thuần.Do đó lợi nhuận gộp của năm
2003 tăng lên 1.474.387(nđ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 13.43%
-Chi phí quản lý và chi phí sản xuất kinh doanh năm 2003 tăng lên 216.600(nđ)
ứng với tỷ lệ tăng 5.95%
Nhìn chung tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu nhỏ hơn tốc
độ tăng của lợi nhuận.Như vậy hoạt động kinh doanh của công ty đang diễn ra tốt.
-Lợi nhuận của công ty năm 2003 đạt 8.592.144(nđ) tăng 1.257.787(nđ) so với
năm 2002 ứng với tỷ lệ tăng là 17.51%.Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2003
tăng 19.123(nđ) ứng với tỷ lệ tăng là 9.64%.Hoạt động tài chính của công ty đem
lại lợi nhuận không nhiều năm 2003 là 217.467(nđ). Lợi nhuận bất thường năm
2003 tăng 15.946(nđ) tương ứng với tỷ lệ 155.07%. Tổng hợp các khoản lợi nhuận
trên ta có lợi nhuận trước thuế năm 2003 đạt 8.835.840(nđ) tăng 1.292.856(nđ) ứng
với tỷ lệ tăng là 17.14%
-Khoản đóng góp nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước năm 2003 tăng lên
413.714(nđ) ứng với tỷ lệ 17.14%.Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2003 tăng
lên 879.142(nđ)
NX: Nói chung tốc độ tăng trưởng của công ty tăng đều qua các năm. Mặc dù năm
2003 tốc độ tăng của doanh thu, lợi nhuận, các khoản khác không nhanh bằng tốc
độ tăng của năm 2002 nhưng về số tiền thì tăng nhiều hơn.Các khoản thu từ hoạt
động tài chính không đáng kể, các khoản chi phí bất thường tăng nhanh đã ảnh
hưởng tới lợi nhuận chung. Công ty cần có các biện pháp cụ thể để xem xét khắc
phục những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh nhằm phát triển hoạt động kinh
doanh của mình.
Biểu 2 Thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1 Thuế VAT 2.983.196
2 Thuế XNK 293.819 324.691 344.678
3 Thuế lợi tức 1.191.466 1.436.184 1.682.344
4 Thuế thu trên vốn 253.267 303.124 368.864
5 Thuế đất 21.437 26.740 26.740
6 Tổng thuế 4.743.185 2.090.739 2.422.626
Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước là việc làm bắt buộc đối với các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Tuy nhiên việc thực hiện nhanh hay chậm lại là vấn
đề bức xúc ở nước ta.Riêng ở công ty SX-XNKĐT Thanh niên HN hàng năm đều
thực hiện tương đối nghiêm túc vấn đề này, ít có tình trạng dây dưa, nợ đọng với
ngân sách nhà nước.
Năm 2001 nộp ngân sách nhà nước 4.743.185(nđ)
Năm 2002 nộp ngân sách nhà nước 2.093.739(nđ)
Năm 2003 nộp ngân sách nhà nước 2.422.626(nđ)
Có sự chênh lệch lớn giữa năm 2001 với các năm 2002 và 2003 là do năm 2001
công ty nộp cả thuế VAT sang đến đầu năm 2002 công ty được hoàn thuế VAT
nên thực tế thuế công ty nộp cho ngân sách nhà nước là 1.759.989(nđ)
Trong đó thuế XNK do công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu
nhưng hàng hoá xuất nhập khẩu của công ty chủ yếu là mặt hàng thủ công, may
mặc nên chịu thuế thấp.
Bên cạnh đó công ty giải quyết được gần 500 việc làm cho người lao động.Trong
đó thu nhập bình quân của mỗi lao động tính tại năm 2003 là 810(nđ/người/tháng),
đời sống của người lao động ngày càng được nâng cao hơn cả về mặt vật chất và
tinh thần.
Phúc lợi thể hiện sự quan tâm của công ty đến đời sống người lao động, có tác
dụng kích thích nhân viên trung thành gắn bó với công ty. Hàng năm công ty đều
trích lập quỹ phúc lợi từ lợi nhuận nhằm tạo điều kiện nâng cao hơn nữa đời sống
cho nhân viên trong công ty đặc biệt là đời sống tinh thần. Các khoản tiền bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế thường được tính theo quy định của chính phủ và công
ty năm nào cũng thực hiện một cách hết sức nghiêm túc vì đây là vấn đề liên quan
đến quyền lợi của người lao động, từ đó liên quan đến năng suất lao động của công
nhân.
Năm 2001 công ty đóng BHXH 223.397(nđ), BHYT 51.000(nđ)
Năm 2002 công ty đóng BHXH 245.175(nđ), BHYT 58.375(nđ)
Năm 2003 công ty đóng BHXH 252.000(nđ), BHYT 60.000(nđ)
II. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động ở công ty SX-XNKĐT Thanh niên HN
Lao động là một yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hoạt động kinh doanh,
đồng thời lao động lại là một yếu tố khó sử dụng nhất trong các yếu tố như vốn,
công nghệ ...Do vậy, việc quản lý và sử dụng lao động ảnh hưởng lớn đến năng
suất lao động, chất lượng và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty.
1.Phân tích tình hình biến động về số lượng và cơ cấu lao động trong
công ty qua 3 năm (2001- 2003)
Biểu 3 Số lượng và cơ cấu lao động
So sánh 2001 2002 2003
2002/2001 2003/2002
Các chỉ tiêu
Số
người
TT% Số người TT% Số người TT% CL TL% CL TL%
Tổng số lao động
Trong đó:
425 100 467 100 480 100 42 9.88 13 2.78
1.Theo hình thức
tác động vào đối
tượng lao động
-Lao động trực tiếp 380 89.41 420 89.94 433 90.21 40 10.53 13 3.1
-Lao động gián tiếp 45 10.59 47 10.06 47 9.79 2 4.44 0 0
2.Theo giới tính
-Lao động nữ 225 52.94 240 51.39 250 52.08 15 6.67 10 4.17
-Lao động nam 200 47.06 227 48.61 230 47.92 27 13.5 3 1.32
Do đặc thù là công ty sản xuất với 3 xí nghiệ trực thuộc chuyên sản xuất các mặt
hàng xuất khẩu, xây dựng công trình nên đội ngũ cán bộ công nhân viên cũng khá
đông.
Qua biểu trên ta thấy số lượng lao động tăng dần qua các năm.Cụ thể
-Tổng số lao động năm 2002 so với năm 2001 tăng thêm 42 người ứng với tỷ lệ
tăng 9.88%. Sang đến năm 2003, số lao động của công ty tăng thêm 13 người
tương ứng với tỷ lệ tăng là 2.78%
Nguyên nhân số lao động tăng thêm là do năm 2002 công ty mở rộng dây chuyền
sản xuất may và xí nghiệp xây dựng công trình cần tuyển thêm công nhân có tay
nghề. Sang đến năm 2003 công ty mở rộng sản xuất ở xí nghiệp gia công phong
thiếp nên lại cần tuyển dụng thêm lao động.
*Xét theo hình thức tác động vào đối tượng lao động ta thấy
Qua 3 năm lao động trực tiếp của công ty luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng
số lao động và có xu hướng tăng dần. Năm 2002 số lao động trực tiếp là 420 người
tăng 40 người so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 10.53%. Năm 2001 tỷ
trọng lao động trực tiếp chiếm 89.41% sang đến năm 2002 chiếm 89.94% tỷ trọng.
Sang năm 2003 số lao động trực tiếp là 433 người chiếm 90.21% tỷ trọng tăng lên
13 người so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.1%
Lao động gián tiếp của công ty năm 2002 là 47 người tăng 2 người so với
năm 2001, ứng với tỷ lệ tăng là 4.44%. Năm 2003 lao động gián tiếp vẫn là 47
người không tăng so với năm 2002. Tốc độ tăng của lao động gián tiếp chậm hơn
tốc độ tăng của lao động trực tiếp.
*Xét theo giới tính ta thấy
Cơ cấu lao động nam và nữ thay đổi qua các năm là do tổng số lao động của công
ty thay đổi nhưng nhìn chung tỷ lệ lao động nữ vẫn chiếm số đông so với lao động
nam.
-Năm 2002 tổng số lao động tăng thêm là 42 người trong đó lao động nữ tăng thêm
15 người, lao động nam tăng thêm 27 người. Do tốc độ tăng của lao động nữ chậm
hơn lao động nam nên đến năm 2002 tỷ trọng lao động nữ chiếm 51.39% trong khi
năm 2001 chiếm 62.94%. Lao động nam có tỷ trọng tăng lên năm 2002 đạt
48.61%.
-Năm 2003 tổng số lao động tăng lên là 13 người trong đó lao động nữ tăng thêm
10 người còn lao động nam tăng thêm 3 người chính vì vậy tốc độ tăng của lao
động nam chậm hơn tốc độ tăng của lao động nữ dẫn tới tỷ trọng lao động nữ lại
tăng lên năm 2003 chiếm 52.08%, tỷ trọng lao động nam giảm chiếm 47.92%
Số lao động tăng lên và theo tỷ trọng tăng giảm đối với lao động nam nữ là do đặc
thù công việc quyết định. Số lao động nữ của công ty vẫn chiếm phần đông do
công ty chuyên sản xuất các mặt hàng may mặc và gia công phong thiếp xuất khẩu
đòi hỏi sự kiên trì, tỉ mẩn, khéo tay. Xí nghiệp xây dựng công trình thì cần sự khoẻ
mạnh, dẻo dai nên ở đây lao động nam chiếm phần lớn.
Nhìn chung công ty bố trí công việc phù hợp với giới tính, năng lực lao động.
Công ty cần có những biện pháp kích thích lao động để thực sự đạt được hiệu quả
tối ưu trong vấn đề sử dụng lao động.
2. Phân tích về chất lượng lao động của công ty qua 3 năm (2001-2003)
Để thấy được sự thay đổi về chất lượng của đội ngũ lao động trong công ty,
ta xem xét bảng so sánh chất lượng lao động qua các năm.
Biểu 4 Chất lượng lao động của công ty
2001 2002 2003 So sánh
2002/2001 2003/2002
Các chỉ tiêu
SN TT% SN TT% SN TT%
CL TL% CL TL%
Tổng số lao
động
Trong đó
425 100 467 100 480 100 47 9.88 13 2.78
1.Trình độ
-Đại học 32 7.53 40 8.57 45 9.38 8 25 5 12.5
-Trung cấp 107 25.18 131 28.05 149 31.04 24 22.43 18 13.74
-Sơ cấp 286 67.29 296 63.38 286 59.58 10 35 -10 -3.38
2.Tuổi tác
25-40 329 77.41 366 78.37 376 78.33 37 11.25 10 2.73
40-55 96 22.59 101 21.63 104 21.67 5 5.21 3 2.97
Nhìn chung chất lượng lao động của công ty có sự thay đổi theo chiều
hướng tăng lên qua 3 năm. Cụ thể như sau:
-Năm 2001 tổng số lao động của công ty là 425 người trong đó những người
có trình độ Đại học và trên Đại học là 32 người chiếm tỷ trọng 7.53%. Đến năm
2002, công ty có số lao động là 467 người tăng lên 42 người so với năm 2001, số
người có trình độ Đại học và trên Đại học là 40 người chiếm tỷ trọng 8.57% tăng
lên 8 người so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 25%. Đây là tỷ lệ tăng rất
cao, điều này chứng tỏ công ty rất chú trọng đến việc nâng cao trình độ cho đội
ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty, công ty tuyển dụng đội ngũ cán bộ trình
độ cao sẽ tạo ra những lợi thế cho công ty.
Năm 2003, tổng số lao động của công ty là 480 người, tăng lên 13 người so với
năm 2002 trong đó số người có trình độ Đại học và trên Đại học là 45 người tăng
lên 5 người so với năm 2002, tương ứng với tỷ lệ tăng là 12.5%. Đội ngũ lao động
của công ty ngày càng có chất lượng cao. Lao động là yếu tố nguồn lực rất quan
trọng của các công ty nên đội ngũ lao động có chất lượng cao là yếu tố quan trọng
quyết định đến thành công trong kinh doanh.
-Xét về trình độ trung cấp: năm 2002 số lao động có trình độ trung cấp là 131
người chiếm tỷ trọng 28.05% tăng lên 24 người so với năm 2001, tương ứng với tỷ
lệ tăng là 22.43%. Sang năm 2003 số lao động có trình độ trung cấp là 149 người
chiếm tỷ trọng 31.04% tăng 18 người so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là
13.74%.
-Xét về trình độ sơ cấp: Trình độ lao động sơ cấp vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong
tổng số lao động do đặc thù là công ty sản xuất nên những lao động khi được tuyển
dụng đều đã qua những lớp học nghề cơ bản. Năm 2001 số lao động có trình độ sơ
cấp là 286 người chiếm tỷ trọng 67.29% đến năm 2002 số lao động có trình độ sơ
cấp là 296 người chiếm tỷ trọng 63.38% tức tăng thêm 10 người so với năm 2001
tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.5%.
Năm 2003 số lao động trình độ sơ cấp là 286 người chiếm tỷ trọng 59.58% giảm đi
10 người so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ giảm là 3.38%. Do trong năm 2003
có những người trình độ sơ cấp được công ty cho đi học nâng cao lên trình độ
trung cấp.
-Xét về tuổi tác ta thấy lao động ở độ tuổi 25-40 chiếm đa số trong tổng số lao
động và có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2001 số lao động ở độ tuổi 25-40
là 329 người, chiếm tỷ trọng 77.41% đến năm 2002 là 366 người chiếm tỷ trọng là
78.37% tăng lên 37 người so với năm 2001, tương ứng với tỷ lệ tăng là 11.25%.
Sang năm 2003 số lao động ở độ tuổi 25-40 là 376 người chiếm tỷ trọng 78.33%
tăng lên 10 người so với năm 2002 ứng với tỷ lệ tăng là 2.73%.
Lao động ở độ tuổi 40-55 số lao động ở độ tuổi này chiếm tỷ trọng nhỏ và tăng
không nhiều. Năm 2001 số lao động ở độ tuổi này là 96 người chiếm tỷ trọng
22.59% đến năm 2002 là 101 người chiếm tỷ trọng 21.63% tăng lên 5 người so với
năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 5.21%. Sang năm 2003 số lao động ở độ tuổi
này là 104 người chiếm tỷ trọng 21.67% tăng 3 người so với năm 2002 ứng với tỷ
lệ tăng là 2.97%.
Công ty đang dần trẻ hoá đội hình lao động nhằm phát huy thế mạnh của mình.
Qua số liệu ở biểu 4 cho thấy tổng số lao động của công ty luôn thay đổi và trình
độ lao động của công ty đang từng bước được nâng cao cho phù hợp với những đòi
hỏi khắt khe của nền kinh tế thị trường. Chất lượng đội ngũ lao động rất quan
trọng, phải luôn nâng cao chất lượng của đội ngũ lao động thì công ty mới mong
có thể đáp ứng được nhu cầu thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối
thủ. Và bằng cách đào tạo, huấn luyện, tuyển dụng lao động, công ty đã nâng cao
được năng suất lao động, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng lao động. Tuy nhiên,
nếu chỉ chú trọng đến phát triển chất lượng của đội ngũ lao động mà không phân
bổ lao động một cách hợp lý thì việc sử dụng lao động vẫn chưa đạt hiệu quả cao.
Do đó ta phải phân tích cả tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty.
3.Phân tích tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty qua 3 năm
(2001-2003)
Biểu 5 Tình hình phân bổ và sử dụng lao động của công ty
So sánh 2001 2002 2003
2002/2001 2003/2002
Các chỉ tiêu
SN TT% SN TT% SN TT% CL TL% CL TL%
Tổng số lao động
Trong đó
425 100 467 100 480 100 42 9.88 13 2.78
1.Ban giám đốc 3 0.71 3 0.64 3 0.36 0 0 0 0
2.Phòng hành chính lao động 6 1.41 7 1.5 7 1.46 1 16.67 0 0
3.Phòng tài chính kế hoạch 6 1.41 6 1.28 6 1.25 0 0 0 0
4.Phòng kinh doanh I 5 1.18 5 1.07 5 1.04 0 0 0 0
5.Phòng kinh doanh II 5 1.18 5 1.07 5 1.04 0 0 0 0
6.Phòng kinh doanh III 5 1.18 6 1.28 6 1.25 1 20 0 0
7.XN may thanh niên 125 29.41 148 31.69 160 33.33 23 18.4 12 8.11
8.XN gia công phong thiếp 110 25.88 117 25.05 112 23.33 7 6.36 -5 -4.27
9.XN xây dựng công trình 160 37.65 170 36.40 176 36.67 10 6.25 6 3.53
Qua số liệu trên biểu cho ta thấy số lao động ở các phòng ban, các xí nghiệp của
công ty có những biến động cụ thể qua các năm như sau:
-Ban giám đốc có số người không thay đổi vẫn bao gồm 1 giám đốc và 2 phó giám
đốc
-Phòng hành chính lao động năm 2001 có số lao động là 6 người chiếm tỷ trọng
1.41% trong tổng số lao động, năm 2002 là 7 người chiếm tỷ trọng 1.50% trong
tổng số lao động, tăng lên 1 người so với năm 2001. Năm 2003 số lao động là 7
người không tăng so với năm 2002.
-Phòng tài chính kế hoạch có số lao động là 6 người không thay đổi qua các năm.
-Phòng kinh doanh I và phòng kinh doanh II có số lao động là 5 người không thay
đổi.
-Phòng kinh doanh III năm 2001 số lao động là 5 người chiếm tỷ trọng là 1.18%,
năm 2002 là 6 người chiếm tỷ trọng 1.28%, tăng 1 người so với năm 2001, tương
ứng với tỷ lệ tăng là 20%. Sang năm 2003 số lao động là 6 người không thay đổi.
-Xí nghiệp may thanh niên năm 2001 số lao động là 125 người chiếm tỷ trọng
29.41% đến năm 2002 số lao động là 148 người chiếm tỷ trọng 31.69% tăng lên 23
người so với năm 2001 tương ứng với tỷ lệ tăng là 18.4%. Sang năm 2003 số lao
động là 160 người chiếm tỷ trọng 33.33% tăng lên 12 người so với năm 2002
tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.11%.
-Xí nghiệp gia công phong thiếp năm 2001 số lao động là 110 người chiếm tỷ
trọng 25.88% đến năm 2002 là 117 người chiếm tỷ trọng 25.05% tăng 7 người so
với năm 2001, ứng với tỷ lệ tăng là 6.36%. Sang năm 2003 số lao động là 112
người chiếm tỷ trọng giảm 5 người so với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ giảm là
4.27%.
-Xí nghiệp xây dựng công trình năm 2001 số lao động là 160 người chiếm tỷ trọng
37.65% đến năm 2002 là 170 người chiếm tỷ trọng 36.40% tăng 10 người so với
năm 2001 ứng với tỷ lệ tăng là 6.25%. Sang năm 2003 số lao động là 176 người
chiếm tỷ trọng là 36.67% tăng 7 người so với năm 2002 ứng với tỷ lệ tăng là
3.53%.
Qua phân tích sự thay đổi số lượng lao động ở các phòng ban xí nghiệp ta thấy
công ty luôn có sự thay đổi cơ cấu cho phù hợp với hoạt động kinh doanh. Sự phân
bổ lao động cũng hợp lý nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng lao động cao. Sự phân bổ
lao động này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của công ty vì nếu số
lượng lao động tại các xí nghiệp trực thuộc cũng như các phòng ban mà dư thừa
hay thiếu hụt sẽ gây ra tình trạng không đồng đều trong hoạt động kinh doanh, ảnh
hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng lao động.
Công ty cần mở rộng quy mô kinh doanh, cải tạo nâng cấp trang thiết bị sản xuất,
mở rộng mạng lưới kinh doanh. Ngoài ra, lượng lao động ở các xí nghiệp trực
thuộc có thể bố trí cho làm ca kíp để tận dụng hết công suất máy móc trang thiết bị,
khấu hao tài sản cố định tăng năng suất lao động.
4.Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua 3 năm
(2001-2003)
Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động ta cần tính đến khả năng sinh lời của một
nhân viên,NSLĐ, hệ số sử dụng chi phí tiền lương, doanh lợi chi phí tiền lương...
Biểu 6 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
So sánh
2002/2001 2003/2002
Các chỉ tiêu Đơn vị tính TH 2001 TH 2002 TH 2003
ST TL% ST TL%
Doanh thu thuần 1000đ 29.831.960 32.469.120 34.467.840 2.637.160 8.84 1.998.720 6.16
Tổng chi phí
hoạt động
1000đ 23.464.784 25.357.468 27.534.715 1.892.684 8.07 2.177.247 8.59
Tổng lợi nhuận 1000đ 6.257.700 7.542.984 8.835.840 1.285.284 20.54 1.292.856 17.14
Số nhân viên
bình quân
Người 425 467 480 42 9.88 13 2.78
Tổng quỹ lương 1000đ 3.876.000 4.371.120 4.665.600 495.120 12.77 294.480 6.74
NSLĐ 1000đ/người 70.193 69.527 71.808 -666 -0.95 2281 3.28
Khả năng sinh
lời của 1nv
1000đ/người 14.724 16.152 18.408 1428 9.7 2256 13.97
Hiệu quả sử
dụng CFTL
đ/đ 7.7 7.43 7.39 -0.27 -3.51 -0.04 -0.54
Mức lương bình
quân của 1 nv
1000đ 760 780 810 20 2.63 30 3.85
Các đơn vị giá trị này công ty đã đưa về cùng một thời điểm trị giá năm
2001, nghĩa là công ty đã loại trừ ảnh hưởng của yếu tố giá của Viêtnam đồng.
Công ty áp dụng 2 hình thức trả lương là trả lương theo thời gian( 1 tháng 2 kỳ vào
ngày 15 và 30 hàng tháng), phương pháp trả lương theo sản phẩm chỉ áp dụng ở
khâu sản xuất.
Từ bảng số liệu trên ta có:
So sánh năm 2002 với năm 2001 ta thấy hầu hết các chỉ tiêu đều tăng
-Doanh thu năm 2002 là 32.469.120(nđ), tăng 2.637.160(nđ) so với năm 2001
tương ứng với tỷ lệ tăng là 8.84%
-Tổng chi phí hoạt động năm 2002 là 25.357.468(nđ) tăng 1.892.684(nđ) so với
năm 2001 ứng với tỷ lệ tăng là 8.07%
-Tổng lợi nhuận năm 2002 là 7.542.984(nđ) tăng 1.285.284(nđ) so với năm 2001
ứng với tỷ lệ tăng là 20.54%.
-Tổng quỹ lương năm 2002 là 4.371.120(nđ) tăng 495.120(nđ) so với năm 2001
ứng với tỷ lệ tăng là 12.77%
Do số nhân viên bình quân năm 2002 tăng 42 người so với năm 2001 ứng với tỷ lệ
tăng là 9.88%. Tỷ lệ tăng của nhân viên bình quân nhanh hơn tỷ lệ tăng doanh thu
dẫn đến năng suất lao động năm 2002 đạt 69.527(nđ) giảm 666(nđ) so với năm
2001 tương ứng với tỷ lệ giảm là 0.95%. Ngoài ra năng suất lao động giảm đi còn
do nguyên nhân chủ quan và khách quan mang lại. Mặt khác, công ty vẫn chưa
phát huy hết khả năng, năng lực của nhân viên nên đã làm cho năng suất lao động
giảm đi.
Khi xét đến khả năng sinh lời của một nhân viên là xét tới khả năng một lao động
đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Dựa vào biểu ta thấy năm 2001 một lao động
tạo ra 14.724(nđ) lợi nhuận, năm 2002 một lao động tạo ra 16.152(nđ) lợi nhuận,
tăng 1428(nđ) so với năm 2001 ứng với tỷ lệ tăng là 9.7%. Do khả năng sinh lời
của một nhân viên cao dẫn tới mức lương bình quân của một nhân viên cao, năm
2001 mức lương bình quân của một nhân viên là 760(nđ/1người/tháng) đến năm
2002 là 780(nđ/1người/tháng) tăng 20(nđ/1người/tháng) so với năm 2001 ứng với
tỷ lệ tăng là 2.63%. Ngoài lương, hàng tháng nhân viên còn được hưởng chính
sách khen thưởng nếu họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, công việc được giao.
Tổng quỹ lương tăng lên, NSLĐ giảm nhưng lương bình quân vẫn tăng. Nhìn vào
hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
giảm đi. Cụ thể năm 2001 hiệu quả sử dụng CFTL là 7.7% còn năm 2002 là 7.43%
giảm 0.27% ứng với tỷ lệ giảm là 3.51%. Đây là dấu hiệu chưa tốt vì một đồng
CFTL bỏ ra nhưng doanh thu tuơng ứng lại giảm.
Nhìn chung các chỉ tiêu năm 2002 đều tăng so với năm 2001 nhưng hiệu quả thực
sự thì chưa tốt, do chi phí tiền lương tăng nhưng doanh thu không tăng tương ứng.
Sang đến năm 2003 công ty đã có một số thay đổi, cụ thể:
*So sánh năm 2003-2002 ta thấy
Doanh thu năm 2003 là 34.467.840(nđ) tăng 1.998.720(nđ) so với năm 2002 ứng
với tỷ lệ tăng là 6.16%.
Tổng chi phí hoạt động năm 2003 là 27.534.715(nđ) tăng 2.177.247(nđ) so với
năm 2002 ứng với tỷ lệ tăng là 8.59%.
Tổng lợi nhuận năm 2003 là 8.835.840(nđ) tăng 1.292.856(nđ) so với năm 2002
ứng với tỷ lệ tăng là 17.14%.
Tổng quỹ lương năm 2003 là 4.665.600(nđ) tăng 294.480(nđ) so với năm 2002
ứng với tỷ lệ tănglà 6.74%.
Số nhân viên bình quân của năm 2003 tăng lên 13 người ứng với tỷ lệ tăng là
2.78%, tỷ lệ tăng của nhân viên bình quân chậm hơn tốc độ tăng của doanh thu dẫn
tới NSLĐ bình quân của một nhân viên năm 2003 đạt 71.808(nđ) tăng 2281(nđ) so
với năm 2002 tương ứng với tỷ lệ tăng là 3.28%.
Khi xét đến khả năng sinh lời của một lao động ta thấy năm 2003 một lao động tạo
ra 18.408(nđ) lợi nhuận tăng 2256(nđ) so với năm 2002 ứng với tỷ lệ tăng là
13.97%. Do khả năng sinh lời của một nhân viên cao dẫn tới mức lương bình quân
của một nhân viên tăng lên. Năm 2003 mức lương bình quân của một nhân viên là
810(nđ/1người/tháng) tăng 30(nđ/1người/tháng) so với năm 2002 ứng với tỷ lệ
tăng là 3.85%.
Tỷ lệ tăng của quỹ lương lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu, điều này cho thấy công
ty sử dụng quỹ lương chưa hợp lý tức hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương giảm đi
0.04 ứng với tỷ lệ giảm 0.54% so với năm 2002
Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty chưa tốt. Mặc dù vậy,
lợi nhuận của công ty
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng lao động ở công ty Sản xuất – xuất nhập khẩu đầu tư thanh niên Hà Nội.pdf