Tài liệu Luận văn Những biện pháp cần được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí: LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA
KINH TẾ TÀI CHÍNH
Đề tài: ''Những biện pháp cần được áp dụng nhằm
nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn tại công ty
tài chính dầu khí
Lời nói đầu
Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới và thúc đẩy phát triển
nền kinh tế thị trường với sự quản lý của nhà nước.Nền kinh tế thị trường tạo
ra cho cac doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều cơ hội thuận lợi và củng
không ít những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp cần phải nỗ lực
phấn đấu để hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Các tổ chức, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến tổ chức hoạt động
doanh nghiệp của mình nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các tổ chức
doanh nghiệp khác.
Một trong những yếu tố rất quan trọng đối với các tổ chức doanh
nghiệp đó là vấn đề về tài chính của doanh nghiệp.Đứng trước những yêu
cầu cấp thiết đó Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã lựa chọn và đưa ra những
giải pháp được thảo luận trong nhiều năm và đi đến quyết định thành...
87 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 916 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Những biện pháp cần được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA
KINH TẾ TÀI CHÍNH
Đề tài: ''Những biện pháp cần được áp dụng nhằm
nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn tại công ty
tài chính dầu khí
Lời nói đầu
Đất nước chúng ta đang trong thời kỳ đổi mới và thúc đẩy phát triển
nền kinh tế thị trường với sự quản lý của nhà nước.Nền kinh tế thị trường tạo
ra cho cac doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhiều cơ hội thuận lợi và củng
không ít những khó khăn, thách thức mà các doanh nghiệp cần phải nỗ lực
phấn đấu để hoạt động nhằm đem lại hiệu quả cho nền kinh tế.
Các tổ chức, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến tổ chức hoạt động
doanh nghiệp của mình nhằm tạo ra sức mạnh cạnh tranh với các tổ chức
doanh nghiệp khác.
Một trong những yếu tố rất quan trọng đối với các tổ chức doanh
nghiệp đó là vấn đề về tài chính của doanh nghiệp.Đứng trước những yêu
cầu cấp thiết đó Tổng công ty dầu khí Việt Nam đã lựa chọn và đưa ra những
giải pháp được thảo luận trong nhiều năm và đi đến quyết định thành lập nên
công ty tài chính dầu khí.
Như chúng ta đã biết, Tổng công ty dầu khí Việt Nam đóng góp một tỷ
lệ lớn vào thu Ngân sách của nhà nước,nó gánh vác một trọng trách trong
quá tình tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cần một khối
lượng vốn đầu tư rất lớn.
Việc đó đã đòi hỏi Tổng công ty phải phát huy sức mạnh nội lực của
mình thông qua việc kinh doanh về mặt tài chính tiền tệ và sử dụng hợp lý
nguồn tài chính của Tổng công ty có một ý nghĩa hết sức to lớn đối với thời
điểm hiện tại và trong tương lai của Tổng công ty.
Ngày nay với xu thế hội nhập vào nền kinh tế thế giới và quốc tế hoá thị
trường tài chính-tiền tệ trên thế giới đang diễn ra rất mạnh mẽ, Tổng công ty
dầu khí đang từng bước tham gia vào quá trình này nhằm xây dựng được
một nền tài chính đủ mạnh để phục vụ cho quá trình phát triển của mình do
vậy sự cần thiết phải lập nên công ty tài chính dầu khí trực thuộc Tổng công
ty dầu khí Việt nam là một yêu cầu cấp thiết cho sự phát triển của Tổng công
ty trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế thế giới.
Trong thời gian thực tập tại công ty tài chính dầu khí, qua tìm hiểu
tình hình thực tế hoạt động của công ty em đã đi đến lựa chọn nghiên cứu đề
tài: ''Những biện pháp cần được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu
xếp và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí "
Chương I
Những nguyên lý về vốn,hiệu quả của việc thu xếp
và huy động vốn của các doanh nghiệp
I. Vai trò và phân loại vốn
trong hoạt động của doanh nghiệp
1. Khái niệm về vốn.
Trong nền kinh tế thị trường ,doanh nghiệp là một chủ thể kinh tế độc
lập,có tên riêng,có địa chỉ rõ ràng,có tài sản,có trụ sở giao dịch ổn định ,được
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp đều phải giải
quyết 3 vấn đề đó là:
Sản xuất cái gì
Sản xuất như thế nào
Sản xuất cho ai
Nhưng trước tiên để bắt tay vào 3 quá trình sản xuất như nêu trên thì
doanh nghiệp phải cần một khoản đầu tư ban đầu đó là vốn.
Vậy vốn là gì?
Theo các nhà kinh tế học thì họ đã đưa ra những quan điểm sau về vốn.
Theo cuốn kinh tế học của D.Begg thì đã đưa ra 2 định nghĩa sau về
vốn.
Thứ nhất đó là về vốn hiện vật: Đó là dự trữ hàng hoá đã sản xuất ra để
sản xuất các hàng hoá khác.
Thứ hai đó là về vốn tài chính:Đó là tiền và các giấy tờ có giá của
doanh nghiệp.
Theo quan điểm của K.Marx thì: Vốn là giá trị đem lại giá trị thặng
dư,là đầu vào của quá trình sản xuất.
Các nhà kinh tế học đều thống nhất đó là: Vốn đó là đầu vào của quá
trình sản xuất,kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hoá giá
trịchủ sở hữu.
2. Vốn - quyền sở hữu và quyền sử dụng.
Khó khăn lớn nhất trong cơ chế quản lý đối với DNNN là vấn đề sử lý
quan hệ giữa quyền sở hữu vốn của nhà nước và quyền sử dụng vốn và tài
sản của doanh nghiệp. Bên cạnh những lợi thế so với doanh nghiệp tư nhân
về các mặt hoạt động, DNNN cũng có những điểm hạn chế phát sinh từ vấn
đề sở hữu và sử dụng vốn. ở doanh nghiệp tư nhân, người sở hữu vốn là
người quản lý vốn luôn luôn được đặt trong mối quan hệ phụ thuộc sống
còn. Do đó, cơ chế quản lý của loại doanh nghiệp này được hình thành một
cách tự nhiên và rất chặt chẽ. Nói cách khác, ở doanh nghiệp tư nhân, quyền
sở hữu và quyền sử dụng luôn được" nhân cách hoá", tức là có con người cụ
thể gắn bó với những con người đó. Còn ở DNNN thì quyền sở hữu nhà
nước rất mơ hồ, không có con người cụ thể đảm nhận hoặc đại diện với sự
gắn bó trách nhiệm và quyền lợi. Do chưa xác định được quyền sở hữu, nên
quyền sử dụng của doanh nghiệp cũng bị vi phạm và chưa có danh giới cụ
thể. Sự lúng túng trong lý luận và thực tế quản lý đã dẫn đến tình trạng Nhà
nước có thể can thiệp tuỳ ý vào các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
và tình trạng doanh nghiệp bừa bãi vốn và tài sản của Nhà nước. Tình trạng
lộn xộn này không chỉ có ở nước ta mà ở nhiều nước khác như Liên Xô( cũ),
Trung Quốc v.v… ở Liên Xô trước đây, giới khoa học và chính phủ đã từng
đề ra nhiều giải pháp xử lý nhằm tháo gỡ tình hình. Một trong những giải
pháp của họ là tiến hành thực hiện cơ chế hạch toán kinh tế cấp Nhà nước(
nước cộng hoà) Nghĩa là, Nhà nước vừa đảm nhận chức năng là người sở
hữu vừa làm nhiệm vụ của người kinh doanh. Cách làm này thực chất là tước
đoạt quyền kinh doanh, trong đó có quyền tự chủ tài chính của DNNN để tập
trung vào tay chính phủ nước cộng hoà, biến chính phủ thành một đại doanh
nghiệp của nhà nước, còn các DNNN dưới nó là những đơn vị thừa hành,
không có khả năng chiếm giữ và sử dụng vốn, tài sản, thu nhập. Thực tế đã
chứng minh rằng mô hình này quá phiêu lưu và ít có khả năng mang lại hiệu
quả.
Tiếp theo mô hình hạch toán kinh tế cấp Nhà nước, ở Liên Xô còn cho
triển khai dưới dạnh thí điểm hàng loạt các mô hình khác, như hạch toán
kinh tế cấp Nhà nước- Tập thể nhằm lôi kéo người lao động tham gia vào
quản lý; khoán cho tạp thể sản xuất; cho thuê xí nghiệp, nhà máy và hình
thức thuê thầu ( kết hợp giữa cho thuê và khoán); Tuy nhiên, tất cả các mô
hình đó đều chưa thể hiện được ưu thế của mình và cùng với sự tan rả của
cường quốc này, hiện nay người ta đang tập trung vào một giải pháp khác- tư
nhân hoá.
ở Trung Quốc, chính phủ cũng chú ý tới giải pháp cho thuê thầu, song
cách giải quyết cụ thể có khác hơn so với ở Liên Xô trước đây. Thuê thầu ở
Trung quốc được thực hiện rộng rãi với nhiều hình thức: cá nhân thuê, tập
thể thuê, toàn bộ tập thể cùng thuê chung, thuê liên doanh và hình thành thị
trường thuê thầu. Kết quả thu được từ làn sóng này bước đầu tuy có khả
quan, song ngay ở đây, đã hàng chục năm nay, cuộc tranh luận về quyền sở
hữu và quyền sử dụng cũng chưa ngã ngũ. Người ta vẫn chưa thể "nhân cách
hoá" được quyền sở hữu và quyền sử dụng và thậm chí, ranh giới hoạt động
của hai loại quyền này cũng chưa rỏ ràng.
ở nước ta, các ý kiến tranh luận về vấn đề này cũng rất sôi nổi và đa
dạng. Có người cho rằng, không có vấn đề phân biệt quyền sở hữu và quyền
sử dụng, mà hai quyền này phải được hợp nhất vào một cá nhân - giám đốc
doanh nghiệp. ý kiến khác thì nhấn mạnh tới vai trò của nguời lao động, coi
tập thể lao động là người đại diện cho quyền sở hữu của Nhà nước tại doanh
nghiệp. Lại có người cho rằng, người đại diện cho quyền sở hữu của Nhà
nước là cơ quan chủ quản. Mổi ý kiến vừa nêu đều chứa đựng những luận cứ
có sức thuyết phục nhất định. Song bên cạnh đó, vẫn có những thiếu sót hoặc
sai lầm.Thực vậy, người giám đốc của DNNN cũng như doanh nghiệp cổ
phần không thể là người có quyền hoặc đại diện cho quyền sở hữu của Nhà
nước hay của cá cổ đông. Chỉ có ở doanh nghiệp tư bản tư nhân, khi nhà tư
bản tự bỏ vốn kinh doanh thì hai quyền sở hữu và sử dụng mới nhập vào cá
nhân anh ta. Còn người lao động trong doanh nghiệp, thì nghĩa vụ lớn nhất
của anh ta là làm việc có hiệu quả để thu nhập cao cho gia đình và bản thân.
Thêm vào đó, ở vị trí của mình, người lao động không thể có đủ điều kiện,
trình độ và khả năng để đảm nhận chức năng là người chủ sở hữu. Cuối
cùng, ý kiến có vẻ hợp lí hơn cả là cơ qua chủ quản thực hiện quyền sở hữu
vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp. Cơ qua chủ quản là ai? Phải
chăng là UBND huyện, tỉnh, là các bộ và liên hiệp? ở đây, cần phân biệt hai
chức năng quản lý là chức năng quản lý kinh tế - kĩ thuật và chức năng quản
lí vốn. Xu hướng phát triển kinh tế ở nước ta đòi hỏi phải tập trung chức
năng quản lý kinh tế- kĩ thuật vào các bộ và cơ quan ngang bộ, hạn chế và
tiến tới xoá bỏ mô hình phân cấp quản lý kinh tế cho chính quyền địa
phương như hiện nay. Như vậy, UBND các cấp không có lí do gì để thực
hiện vai trò là người chủ sở hữu về vốn và tài sản của DNNN. Còn các bộ
chủ quản, chức năng của nó là quản lí về mặt kinh tế và kĩ thuật, không có
chức năng quản lí vốn. Rõ ràng, phải có một lời giải đáp khác cho vấn đề
này. Để tham khảo, có thể lấy kinh nghiệm của các nước trên thế giới. ở
Pháp, Malayxia và nhiều nước khác, người thực hiện quyền sở hữu vốn và
tài sản của Nhà nước tại các DNNN là Bộ trưởng Bộ Tài chính do vậy, ở
các DNNN, ngoài đại diện của toà án, còn có người kiểm tra của Nhà nước
do Bộ Tài chính cử đến. Việc huy động thêm vốn của DNNN trên thị trường
vốn quốc tế cũng phải dược phép của Bộ Tài chính ( Cục kho bạc Nhà
nước ). ở ý, Tây Ban Nha và một số nước khác, thì quyền sở hữu Nhà nước
về vốn và tài sản ở DNNN cũng do Bộ Tài chính thực hiện nhưng thông qua
một tổ chức trung gian là các công ty Tài chính.
Với những kinh nghiệm trên đây, có thể kết luận rằng, giải pháp đúng
đắn và hợp lý nhất là giao cho Bộ tài chính thực hiện quyền sở hữu tại các
DNNN. Lý do có tính thuyết phục nhất ở đây là chính Bộ tài chính là cơ
quan chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu về hoạt động tài chính của doanh
nghiệp từ việc cấp vốn, trợ cấp và tài trợ tới khâu quản lý vốn đối với tất cả
các DNNN. Bên cạnh đó, mọi nghĩa vụ về mặt tài chính của doanh nghiệp
đói với Nhà nước cũng được thực hiện qua Bộ tài chính( thông qua hệ thống
thuế, hệ thống kho bạc Nhà nước và một số cơ quan khác trực thuộc Bộ
này). Tất nhiên, để làm được việc này, cần thiết phải có một cơ quan quản lý
vốn và tài sản Nhà nước tại Bộ tài chính, cơ quan này có nhiệm vụ cơ bản là
giúp Bộ trưởng Bộ tài chính đảm nhận việc xem xét cấp vốn cho các DNNN
mới thành lập, quản lý vốn về mặt giá trị được bảo toàn, phát triển, xem xét
để tài chợ hoặc cấp phát vốn bổ sung cho doanh nghiệp trong trường hợp cần
thiết và theo luật định.
Vấn đề tiếp theo là quyền sử dụng. Trong vấ đề này, các ý kiến hầu như
đều thống nhất cho rằng người chịu trách nhiệm sử dụng và có quyền bố trí,
sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước tại doanh nghiệp phải là Giám đốc
doanh nghiệp. Giám đốc có thể do Nhà nước (cơ quan chủ quản cấp trên) bổ
nhiệm hoặc thuê quyền hạn và trách nhiệm của Giám đốc được luật pháp hoá
trên cơ sở của luật doanh nghiệp Nhà nước và các văn bản phấp luật khác có
liên quan. Điều chưa rõ ràng ở đây là nội dung của quyền sử dụng vốn.
Trong cơ chế bao cấp, Giám đốc doanh nghiệp chỉ thực hiện chức năng quản
lý và diều hành các hoạt động của doanh nghiệp. Song anh ta không có
quyền sử dụng vốn. vậy đây cần phân biệt quyền điều hành sản xuất ( bố trí
nhân lực, chỉ đạo thực hiện kế hoạch v.v…) với quyền sử dụng vốn ( bố trí
sử dụng các nguồn vốn) Quyền sử dụng vốn trong giai đoạn này tập trung
vào tay nhà nước. Chỉ từ sau nghị quyết 217- HĐBT, thì quyền sử dụng vốn
của Giám đốc doanh nghiệp mới được xem xét. Tuy nhiên, ở giai đoạn này
chưa có sự tách bạch rach ròi giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng. Có thế
xác định hai quyền này như sau:
Thứ nhất, quyền sở hữu vốn là quyền của người có vốn tại doanh
nghiệp. Nội dụng của quyền này là quyết định mặt hàng sản xuất và phương
hướng sản xuất cũng như các chỉ tiêu kế hoạch về doanh lợi do sử dụng vốn
mang lại. Đồng thời quyền sở hữu vốn cũng cho phép tham dự và quyết định
phân phối thu nhập, trong đó có thu nhập mà người sở hữu được hưởng từ
nguồn vốn của mình.
Thứ hai, là quyền sử dụng vốn. Người sử dụng vốn có quyền dùng vốn
đó để hoạt đọng kinh doanh. Anh ta phải chịu sự chi phối của người sở hữu
về các vấn đề thuộc quyền của người sở hữu như vừa nêu trên. Đồng thời,
anh ta được hoàn toàn tư do sử dụng các nguồn vốn và tài sản đối với các
vấn đề khác thuộc chức năng kinh doanh của mình trong khuôn khỏ của
pháp luật. Nghĩa vụ của người sử dụng vốn là phải bảo toàn và phát triển
vốn, phải nộp phần lợi nhuận do nguồn vốn mang lại cho người sở hữu vốn.
Thực tế mấy năm gần đây cho thấy hoạt động của các doanh nghiệp không
giống nhau, có nơi giám đốc doanh nghiệp bị tước cả quyền sử dụng. Có nơi
thì ngược lại hoạt động của Giám đốc doanh nghiệp đã xâm phạm cả vào
quyền của người sở hữu vốn. Việc sử lý tình trạng trên đang là một đòi hỏi
cấp thiết của nền kinh tế và đòi hỏi đó phải được thực hiện bằng các văn bản
pháp luật mà trước hết và quan trọng nhất là luật doanh nghiệp Nhà nước.
3. Các loại vốn được giao bao gồm:
a/Vốn cố định.
Tức nguyên giá của toàn bộ tài sản cố định (TSCĐ) hiện có tại doanh
nghiệp trừ đi hao mòn TSCĐ theo giá hiện hành trên sổ sách kế toán tại thời
điểm giao vốn bao gồm TSCĐ đang dùng, chưa dùng cần điều đi và chờ
thanh lý,vốn giữ hộ ngân sách,thuộc nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn vốn
xí nghiệp tự bổ sung.
b.Vốn lưu động.
Bao gồm vốn giữ hộ ngân sách và chênh lệch giá được bổ sung tăng
vốn theo quy định hiện hành.
c.Các loại vốn khác
Thuộc nguồn vốn ngân sách cấp và nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung
chưa tính vào vốn cố định và vốn lưu động nêu trên bao gồm:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản đã cấp chưa thành TSCĐ,kể cả vốn đầu tư
XDCB dỡ dang.
Khấu hao cơ bản để lại xí nghiệp của phần TSCĐ thuộc nguồn ngân
sách nhà nước và nguồn vốn xí nghiệp tự bổ sung.
Quỹ khuyến khích phát triển sản xuất
Lợi nhuận chưa phân phối
Các quỹ dự trữ tài chính,quỹ dự phòng,quỹ rủi ro.
Các loại vốn trích vào giá thành như vốn sữa chữa lớn,chi phí trích
trước…
Phạm vi các loại vốn được giao.
Bảng 1
(Nguồn lấy từ tài liệu của công ty)
II . Nguyên lý và sự cần thiết phát triển
và bảo toàn vốn
TT Nguồn hình thành Phạm vi
1 Nguồn vốn cố định
-Ngân sách cấp
-Xí nghiệp tự bổ sung
Giao cho doanh
nghiệp
2 Nguồn vốn lưu động
-Ngân sách cấp
-Xí nghiệp tự bổ sung
Giao cho doanh
nghiệp
3 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản
-Ngân sách cấp
-xí nghiệp tự bổ sung
Giao cho doanh
nghiệp
4 Các quỹ xí nghiệp
-Quỹ khuyến khích PTSX
-Quỹ dự trữ tài chính
-Quỹ dự phòng
-Quỹ rủi ro
-Quỹ bảo toàn vốn
Giao cho doanh
nghiệp
5 Lợi nhận chưa phân phối Giao cho doanh
nghiệp
6 Vốn trích vào giá thành
-Nguồn vốn sữa chữa lớn
-Chi phí trích trước
Giao cho doanh
nghiệp
7 Nguồn vốn nhận liên doanh liên kết,nhận cổ phần
-Vốn cố định
-Vốn lưu động
-Vốn đầu tư XDCB
Không giao cho
doanh nghiệp
8 Các quỹ phúc lợi ,khen thưởng Không giao cho
doanh nghiệp
9 Kinh phí chuyên dùng Không giao cho
doanh nghiệp
10 Nguồn vốn tín dụng
-Vay ngắn hạn,dài hạn ngân hàng
-Vay đối tượng khác
Không giao cho
doanh nghiệp
11 Nguồn vốn trong thanh toán
-Các khoản phải trả người bán
-Các khoản người mua ứng trước
Không giao cho
doanh nghiệp
1. Sự cần thiết của bảo toàn và phát triển vốn.
a. Khái niệm:
Bảo toàn và phát triển vốn Sản xất kinh doanh dối với các doanh
nghiệp quốc doanh là nội dung cốt lõi của quy chế giao vốn.Giao vốn tạo ra
sự chủ động cho doanh nghiệp trong quá trình sử dụng vốn và hoạt động sản
xuất kinh doanh,đồng thời gắn trách nhiệm của doanh nghiệp đối với việc
bảo toàn và phát triển vốn nhà nước giao.
1.1. Bảo toàn và phát triển vốn được hiểu:
Bảo toàn vốn ở các doanh nghiệp quốc doanh được thực hiện trong quá
trình sử dụng vốn vào mục đích sản xuất-kinh doanh đảm bảo cho các loại
tài sản khong bị hư hỏng trước thời hạn,không bị mất mát hoặc ăn chia vào
vốn.Đồng thời người sử dụng vốn phải thường xuyên duy trì được giá trị
đồng vốn củ mình,thể hiện bằng năng lực sản xuất của TSCĐ, khả năng mua
sắm vật tư cho khâu dự chữ và tài sản lưu động nói chung,duy trì khả năng
thanh toán của xí nghiệp.
1.2. Sự cần thiết của chế độ bảo toàn và phát triển vốn:
Trước hết xuất phát từ đổi mới cơ chế quản lý kinh tế,tài chính đối với
các doanh nghiệp quốc doanh.Chuyển sang nền kinh tế thị trường,các doanh
nghiệp quốc doanh hoạt động theo phương thức hạch toán kinh doanh,nhà
nước không tiếp tục bao cấp về vốn cho các xí nghiệp như trước đây.Để duy
trì và phát triển sản xất kinh doanh trong các doanh nghiệp phải bảo toàn
,giữ gìn số vốn được nhà nước đầu tư,tức là kinh doanh ít nhất phải đảm bảo
hoà vốn,bù đắp được số vốn bỏ ra để sản xuất giản đơn.
1.3. Thực tiễn Bảo toàn và phát triển vốn :
Xuất phát từ điều kiện thực tiễn của nền kinh tế còn lạm phát,giá cả
biến động lớn,sức mua đồng tiền Việt Nam biến động nhiều và nhìn chung là
suy giảm,nếu tiếp tục duy trì cơ chế giá thấp như nhiều năm trước đây,thì số
vốn sản xuất kinh doanh của doanh nhiệp thể hiện bằng đồng tiền Việt Nam
sẽ bị giảm dần giá trị trên thực tế,sức mua của vốn bị thu hẹp,hậu quả không
tránh khỏi đấy là lãi giả còn lỗ thì thật,kinh tế quốc doanh ăn vào vốn.
2. Nguyên lý về bảo toàn và phát triển vốn
2.1. Bảo toàn và phát triển vốn cố định.
Trong quá trình sử dụng TSCĐ và sản xuất -kinh doanh ,doanh nghiệp
phải quản lý trặt chẽ,không để bị mất mát TSCĐ ,thực hiện đúng quy chế sử
dụng,bảo dưỡng ,sữa chữa,mua sắm nhằm bảo đảm cho TSCĐ không bị hư
hỏng trước thời hạn ,duy trì và nâng cao năng lực hoạt động của TSCĐ.
Doanh nghiệp được quyền chủ động đổi mới thay thế TSCĐ ,kể cả
những tài sản chưa hết thời hạn khấu hao theo yêu cầu đổi mới kỷ thuật công
nghệ,phát triển và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.Nhưng việc thay
thế TSCĐ này phải được báo cáo với cơ quan cấp trên.
Số tiền nhượng bán ,thu hồi do thanh lý TSCĐ phải gửi vào ngân hàng
đầu tư và phát triển và chỉ được sử dụng để tái đầu tư TSCĐ.
Các công trình đầu tư XDCB đình thi công thuộc nguồn vốn Ngân Sách
Nhà Nước cấp hoặc vay nợ nhà nước thì xử lý theo quy định riêng đối với
từng trường hợp cụ thể.
Trường hợp các doang nghiệp cần chuyển bán một phần tài sản,vật tư ứ
đọng không cần dùng thuộc diện phải nộp NSNN ,thì phải báo cáo cơ quan
tài chính cùng cơ quan chủ quản xem xét cùng quyết định bổ sung vốn lưu
động cho doanh nghiệp.
2.2. Nội dung cơ bản của bảo toàn và phát triển vốn cố định
Các doanh nghiệp phải xác định đúng nguyên giá TSCĐ để trên cơ sở
đó tính đúng ,tính đủ khấu hao cơ bản,khấu hao sữa chữa lớn để tạo nguồn
thay thế và duy trì năng lực sản xuất của TSCĐ,bảo toàn vốn cố định.
Hàng năm ,cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ công bố hệ số tính lại
giá trị TSCĐ.
Ngoài việc bảo toàn vốn cố định trên cơ sở hệ số trượt giá,số phải bảo
toàn về vốn cố định còn bao gồm cả số vốn ngân sách cấp thêm hoặc doanh
nghiệp bổ sung trong kỳ.
Vốn cố định phải bảo toàn đến cuối kỳ của doanh nghiệp được xác định
theo công thức :
Số vốn Hệ số Tăng,giảm
Cố định Số vốn Khấu hao điều chỉnh vốn trong
Phải bảo = được giao - cơ bản giá trị kỳ
Toàn đến đầu kỳ trích trong TSCĐ
Cuối kỳ kỳ
Trong công thức trên:
Số vốn được giao đầu kỳ(hoặc số vốn phải bảo toàn đến đầu kỳ) là số
vốn cố định được giao lần đầu (không bao gồm số dư khấu hao cơ bản để lại
xí nghiệp) hoặc số vốn cố định là được điều chỉnh theo các hệ số phải bảo
toàn đến đầu kỳ sau.
Khấu hao cơ bản trích trong kỳ chỉ bao gồm khấu hao cơ bản của những
TSCĐ hiện có đến đầu kỳ(không bao gồm khấu hao cơ bản của những TSCĐ
tăng trong kỳ)
Hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ do các cơ quan có thẩm quyền công bố
áp dụng cho nghành kinh tế kỹ thuật và cho từng nguồn hình thành
TSCĐ(nhập khẩu ,đầu tư,mua sắm trong nước)
Đối với vốn cố định tăng,giảm trong kỳ,hệ số điều chỉnh giá trị TSCĐ
được xác định cho từng trường hợp cụ thể trên cơ sở giá cả thực tế của
TSCĐ khi tăng,giảm và thời điểm giảm,tăng vốn trong kỳ.
Căn cứ vào kết quả xác định số vốn phải bảo toàn theo công thức nêu
trên,các doanh nghiệp phải tiến hành điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ và vốn cố
định theo các hệ số điều chỉnh tương ứng với từng loại TSCĐ.
Phần chênh lệch thiếu hay số vốn cố định chưa bảo toàn đủ( số vốn cố
định đã bảo toàn được phải nhỏ hơn số vốn cố định phải bảo toàn) Phải được
sử lý bằng các nguồn sau đây:
Nếu vốn cố định không được bảo toàn do giá trị TSCĐ chưa được tính
đủ thì doanh nghiệp phải điều chỉnh tăng giá trị TSCĐ và do đó nguồn trích
khấu hao trong giá thành cũng tăng lên tương ứng.
Trường hợp TSCĐ mất mát,hư hỏng làm giảm vốn do trách nhiệm và
sử lý theo pháp luật.Nếu do các nguyên nhân chủ quan khác thì sử dụng
nguồn vốn tự bổ sung về đầu tư xây dựng cơ bản và quỹ phát triển sản xuất
để bù đắp.
Trường hợp tổn thất TSCĐ do các nguyên nhân khách quan như thiên
tai,dịch hoạ,rủi ro trong quá trình sản xuất,kinh doanh.
Ngoài trách nhiệm bảo toàn vốn ,các doanh nghiệp có trách nhiệm phát
triển phát triển vốn cố định trên cơ sở quỹ khuyến khích phát triển sản xuất
trích từ lợi nhuận để lại xí nghiệp và phần vốn khấu hao cơ bản để lại xí
nghiệp để đầu tư XDCB cho xí nghiệp.
2.3. Chế độ bảo toàn và phát triển vốn lưu động
Bảo toàn vốn lưu động vè mặt già trị ,thực chất là giử được giá trị thực
tế hay sức mua của vốn,thể hịên khả năng mua sắm vật tư cho khâu dự trữ và
tài sản lưu động định mức nói chung,duy trì khả năng thanh toán của doanh
nghiệp.Trong quá trình sản suất kinh doanh các doanh nghiệp phải thường
xuyên thực hiện và hạch toán đúng giá trị thực tế của vật tư ,hàng hoá theo
mức diễn biến tăng giảm giá cả trên thị trường nhằm tính đúng,tính đủ chi
phí vật tư vào giá thành sản phẩm,giá vốn hàng hoá và phí lưu thông để thực
hiện bảo toàn vốn lưu động.
2.3.1. Nội dung cơ bản của chế độ bảo toàn và phát triển vốn lưu
động:
Các doanh nghiệp phải tự bảo toàn vốn lưu động ngay trong quá trình
sản xuất kinh doanh trên cơ sở mức tăng ,giảm giá tài sản lưu động thực tế
tồn kho của doanh nghiệp ở các thời điểm có thay đổi về giá.
Định kỳ tháng,quý ,năm các doanh nghiệp phải xác định các khoản
chênh lệch giá tài sản lưu động thực tế tồn kho ở doanh nghiệp bao gồm các
khâu:Vật tư dự trữ,bán thành phẩm,sản phẩm dỡ dang và thành phẩm để bổ
sung vốn lưu động.
Tổng số chênh lệch giá(sau khi đã bù trừ giữa các khoản chênh lệch
tăng và giảm) được hạch toán bổ sung các nguồn vốn lưu động ngân sách
cấp và doanh nghiệp tự bổ sung.Việc phân định các khoản chênh lệch giá để
bổ sung các nguồn vốn lưu động ngân sách cấp và xí nghiệp tự bổ sung vào
doanh nghiệp được căn cứ vào tỷ trọng của từng nguồn trong tổng số vốn lưu
động nhà nước giao cho doanh nghiệp.
Số vốn lưu động sau khi được điều chỉnh giá tài sản lưuđộng thực tế tồn
và nghi tăng nguồn vốn lưu động ở thời điểm cuối nămlà số vốn thực tế đă
bảo toàn được của doanh nghiệp.
Cơ quan quản lý cấp trên doanh nghiệp và cơ quan tài chỉnh phải xác
định hệ số bảo toàn vốn lưu động hàng năm cho từng nghành , từng doanh
nghiệp.Hệ số trượt giá bình quân của vốn lưu động được tính phù hợp với
đặc điểm cơ cấu tài sản lưu động từng nghành,từng doanh nghiệp trên cơ sở
mức tăng giảm giá thực tế cuối năm so với đầu năm của một số vật tư chủ
yếu tính theo cơ cấu kế hoạch của từng doanh nghiệp.
Số phải bảo toàn hàng năm về vốn lưu động của doanh nghiệp được
tính theo công thức sau:
Số vốn lưu động Số vốn đã được Hệ số trượt giá vốn
Phải bảo toàn = giao(hoặc phải lưu động của doanh
đến cuối năm bảo toàn hàng nghiệp trong năm
báo cáo năm )
Trong công thức trên:
Số vốn đã được giao là số vốn lưu động giao lần đầu cho doanh nghiệp
đã được xác định trong biên bản giao nhận vón; số vốn phải bảo toàn đến
đầu năm là số vốn được giao nhận đã điều chỉnh theo hệ số bảo toàn vốn đén
đầu năm sau.
Hệ số trượt giá vốn lưu động của doang nghiệp trong năm được xác
định theo nguyên tắc đã nêu,do cơ quan chủ quản và cơ quan tài chính xác
định cho doanh nghiệp.
Ngoài hệ số trượt giá,số phải bảo toàn về vốn lưu động của doanh
nghiệp còn bao gồm cả số vốn ngân sách cấp thêm hoặc coi như ngân sách
cấp,hoặc doanh nghiệp tự bổ sung trong năm.
Phần chênh lệch thiếu hay chưa bảo toàn đủ vốn lưu động đã bảo toàn
được số vốn thấp hơn số vốn lưu động phải bảo toàn phải đựơc sử lý bằng
các nguồn bù đắp sau đây:
Trường hợp không bảo toàn được vốn lưu động do không có vật tư dự
trữ và do đó không có phần chênh lệch giá vào các thời điểm tăng giá thì
doanh nghiệp có trách nhiệm tự bổ sung bằng nguồn quỹ khuyến khích phát
triển sản suất của mình.
Nếu quỹ phát triển sản xuất không đủ nguồn thì cơ quan tài chính cùng
với cơ quan quản lý cấp trên xem xét cho trích thêm vào giá thành khoản còn
thiếu đó để đảm bảo mức vốn phải bảo toàn.Khoản trích thêm này đựoc tính
trong giá thành để xác định lợi tức chịu thuế.
Trường hợp mất mát ,hư hỏng vật tư làm giảm vốn lưu động do trách
nhiệm cá nhân,do các nguyên nhân chủ quan khác cũng như do các nguyên
nhân khách quan thì doanh nghiệp phải sử lý như đối với bảo toàn vốn cố
định.
Trường hợp ngược lại,do doanh ghiệp có nhiều vật tư dự trữ vào các
thời điểm tăng giá,có thể số vốn lưu động thực tế bảo toàn được cao hơn số
vốn phải bảo toàn thì doanh nghiệp không phải nộp tiền sử dụng vốn đối với
số vốn lưu động ngân sách cấp dã bảo toàn cao hơn.
Ngoài việc bảo toàn vốn lưu động theo hệ số trượt giá các doanh nghiệp
nhà nước phải có trách nhiệm phát triển vốn từ quỹ khuyến khích phát triển
sản xuất trích từ lợi nhuận để lại.
2.3.2. Trách nhiệm thực hiện chế độ bảo toàn vốn.
Giám đốc và kế toán trưởng doanh nghiệp, Hội đồng quản trị doanh
nghiệp chịu trách nhiệm trực tiếp trước Nhà nước về việc lập báo cáo kịp
thời quyết toán tài chính theo định kỳ, trong đố xác định kết quả sản xuất
kinh doanh và việc thực hiện chế độ bảo toàn và phát triển vốn của doanh
nghiệp.
Mọi tổn thất, hao hụt vốn và không bảo toàn được vốn phát sinh trong
nhiệm kỳ giám đốc nào thì giám đốc đó phải chịu trách nhiệm trước pháp
luật cho đến khi xư lý xong.
Bộ tài chính cùng với bộ chủ quản, trên cơ sở tham khảo ý kiến của Uỷ
ban vật giá Nhà nước và Tổng cục thống kê, xác định và công bố hệ số điều
chỉnh giá trị TSCĐ vào các thời điểm 01/1 và 01/7 hàng năm, phù hợp với
đặc điểm TSCĐ theo từng ngành kinh tế kỹ thuật.
Thủ trưởng cơ quan và cơ quan quản lý tài vụ doanh nghiệp quốc doanh
của Bộ (sở) tài chính chịu trách nhiệm trực tiếp trước nhà nước về việc phê
duyệt quyết toán hàng năm của doanh nghiệp, xử lý các trường hợp không
bảo toàn được vốn theo đúng các quy định hiện hành đã nêu ở phần trên.
3. Đánh giá doanh nghiệp về phương diện sử dụng vốn.
Kinh doanh là một hoạt động kiếm lời, lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu
của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Để đạt tới lợi nhuận tối
đa các doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao trình độ quản lý sản xuất-
kinh doanh, trong đố quản lý và sử dụng vốn là một bộ phần rất quan trọng,
cố ý nghĩa quyết định kết quả và hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Do vậy , khi
đẫ chuyến sang hạch toán kinh doanh, được trao quyền chủ động trong việc
sử dụng vốn, trách nhiệm bảo toàn và phát triển vốn, các doanh nghiệp nhà
nước phải quan tâm đúng mức đến hiệu quả sử dụng vốn. Muốn vậy các
doanh nghiệp phải thường xuyên tự đánh giá mình về phương diện sử dụng
vốn, qua đó, thấy được chất lượng quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng
khai thác các tiềm năng sẵn có, biết được mình đang ở cung đoạn nào trong
quá trình phát triển ( thịnh vượng hay suy thoái), đang ở vị trí nào trong quá
trình thi đua, cạnh tranh với các xí nghiệp khác…
Qua phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhằm có biện pháp tăng
cường quản lý, sử dụng tiết kiệm các yếu tố của sản xuất để đạt hiệu quả cao
hơn.
Các cơ quan quản lý Nhà nước quản lý doanh nghiệp với tư cách chủ sở
hữu cũng phải thường xuyên đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, hiệu quả
sử dụng vốn của doanh nghiệp quốc doanh nhằm có những biện pháp tác
động, tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy cao nhất những lợi thế, tiềm
năng trong sản xuất kinh doanh hoặc có các biện pháp hữu hựu giúp doanh
nghiệp trong những hoàn cảnh khó khăn.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp có thể sử dụng hệ
thống các chỉ tiêu phân tích dưới đây.
3.1. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất.
Chi tiêu hiệu quả sử dụng vốn phản ánh kết quả chung nhất của doanh
nghiệp trong việc quản lý, sử dụng các loại vốn sản xuất, thể hiện bởi quan
hệ so sánh giữa kết quả sản xuất trong kỳ( doanh thu hoặc sản lượng sản
phẩm tiêu thụ) và số vốn sản xuất bình quân.
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn có thể tính theo các chỉ tiêu tổng hợp và
chi tiết dưới đây:
3.1.1. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn thuộc quyền sử dụng của doanh
nghiệp, được tính theo công thức sau đây:
Hv =
V
D
Trong đó: Hv- Hệ số hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn
D - Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thu trong kỳ
V - Số dư bình quân toàn bộ vốn
3.1.2. Hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
bao gồm vốn cố định (kể cả TSCĐ đầu tư bằng các nhuồn vốn khác, nhưng
không tách TSCĐ không cần dùng, hoặc chưa dùng) và vốn lưu động thực tế
sử dụng( không kể số vốn bị chiếm dụng), được tính như sau:
Hsx =
Vsx
D
Trong đó: Hsx-Hệ quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
D -Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thu trong kỳ
Vsx-Số dư bình quân vốn sản xuất kinh doanh.
3.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính như sau:
Hvcđ =
Vcd
D
Trong đó: Hvcđ- Hiệu quả sử dụng vốn cố định
D - Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
Vcđ - Số dư bình quân vốn cố định
3.1.4. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được tính như sau:
Hvlđ =
Vld
D
Trong đó: Hvlđ- Hệ số hiệu quả sử dụng vốn lưu động
D -Doanh thu hoặc sản lượng sản phẩm tiêu thu trong kỳ
Vlđ -Số dư bình quân vốn lưu động
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn trên đây đều có ý nghĩa chung là một
đồng vốn sản xuất của doanh nghiệp làm ra bao nhiêu đồng sản phẩm trong
kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
càng cao. Đồng thời, để đạt hiệu quả sử dụng vốn càng cao thì doanh nghiệp
phải quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm vốn nhằm tối thiểu hoá số vốn sử
dụng hoặc tối đa hoá kết quả sản xuất trong giới hạn về các nguồn vốn hiện
có.
Bảng 2: Dưới đây là ví dụ về phân tích hiệu quả sử dụng vốn
Số
TT
Chỉ Tiêu
Năm
Trước
Năm
Nay
Mức
chênh
Lệch
Tỷ lệ %
1 Doanh thu 2100 2600 +500 +23,8
2 Sốdư bình quân toàn bộ vốn
thuộc quyền sử dụng của
doanh nghiệp
900 1200 +300 +33,33
3 Số dư bình quân vốn SXKD 800 1050 +250 +31,25
4 Số dư bình quân vốn cố
định
300 450 +150 +50,00
5 Số dư bình quân vốn lưu
động
500 600 +100 +20,00
6 Hiệu quả sử dụng toàn bộ
vốn
2,33 2,16 -0,17 -7,29
7 Hiệu quả sử dụng vốn
SXKD
2,62 2,47 -0,15 -5,72
8 Hiệu quả sử dụng vốn cố
định
7,00 5,78 -1,22 -17,42
9 Hiệu quả sử dụng vốn lưu
động
4,20 4,33 +0,13 +3,09
( Lấy từ giáo trình bảo toàn và phát triển vốn)
Số liệu về tính các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cho
thấy tình hình quản lý và sử dụng vốn sản xuất- kinh doanh năm nay có phần
sút kém so với năm trước. Hiệu quả sử dụng toàn bộ vốn giảm(- 7,29%) ,
hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh giảm(-%,72%), hiệu quả sử dụng
vốn cố định giảm nhiều nhất (-17,42%). Riêng hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tăng(+3,09%). Mặc dù doanh thu của doanh nghiệp tăng khá lớn 500
triệu đồng (+23,80%) so với năm trước nhưng có thể do ảnh hưởng của biến
động giá trị TSCĐ trong điều kiện bảo toàn vốn làm tổng số vốn sản xuất
kinh doanh tăng lên, hiệu quả sử dụng vố giảm đi. Trong đó, tỉ trọng của vốn
cố định trong tổng số vốn sản xuất - kinh doanh tăng lên so với năm trước
làm cho hiệu quả sử dụng vốn cố định giảm nhiều hơn so với mức giảm hiệu
quả sử dụng vốn sản xuất- kinh doanh.
Tỷ trọng vốn cố định trong tổng số vốn sản xuất kinh doanh của năm
trước là 37,5%(300:800) của năm nay là 42,85%(450:1050), như vạy tỷ
trọng vốn cố định năm nay tăng 5,35%(42,85%-37,5%).
3.2. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.
Đây là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ tổ chức ,quản
lý sản xuất kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp.
Tốc độ lưu chuyển vốn của doanh nghiệp được thể hiện bởi hai chỉ tiêu:
Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ và số ngày luân chuyển củamột vòng
quay vốn.
Số vòng quay vốn: Là số lần luân chuyển vốn lưu động trong
kỳ,được tính như sau:
C =
Vld
D
Trong đó: C- Số vòng quay của vốn
D-Doanh thu trừ thuế doanh thu hoặc thuế tiêu thụ đặc biệt
Vlđ-Số dư bình quân vốn lưu động
Vốn lưu động bình quân tháng,quý,năm được tính như sau:
Vốn lưu động bình = Vlđ đầu tháng + Vlđ cuối tháng
Quân tháng 2
Vốn lưu động bình = Vlđ1 + Vlđ2 + Vlđ3
Quân quý 3
Trong đó: Vlđ1,Vlđ2,Vlđ3 là vốn lưu đọng bình quân tháng 1,2,3.
Vốn lưu động bình = Tổng cộng vốn bình quân các quý
Quân năm 4
Số vòng quay vốn lưu động thể hiện vốn lưu động của doanh nghiệp đã
chu chuyển được bao nhiêu lần trong kỳ.Chỉ tiêu này càng lớn,chứng tỏ vốn
lưu động luân chuyển càng nhanh,hoạt động tài chính càng tốt,doanh nghiệp
càng cần ít vốn và tỷ suất lợi nhuận càng cao.
Chương II
Giới thiệu khái quát và thực trạng hoạt động thu xếp
và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí.
I. Giới thiệu tổng quan về công ty
1. Giới thiệu sơ qua về quá trình hình thành và phát triển của
công ty tài chính dầu khí.
Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là một tổng công ty lớn của nhà nước bao
gồm nhiều thành viên hoạt động trong tất cả các lĩnh vực từ tìm kiếm thăm
dò, khai thác, xuất nhập khẩu dầu thô và các vật tư thiết bị dầu khí, đến vận
chuyển tàng trữ cung cấp dịch vụ chế biến và phân phối sản phẩm dầu khí,
hàng năm đóng góp khoảng 20% ngân sách nhà nước. Tổng công ty được
Đảng và nhà nước chủ trương xây dựng thành tập đoàn kinh tế lớn mạnh có
tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế trong nước và nước ngoài. Vì vậy mà
Tổng Công Ty Dầu khí Việt Nam cần phải đẩy mạnh những cải cách trong
công tác quản lý và tăng cường hoạt động đầu tư phát triển. Vì vậy nhu cầu
về vốn củaTổng Công Ty và các thành viên là rất lớn bên cạnh đó việc điều
hoà nguồn vốn giữa các thành viên, quản lý kinh doanh sao cho có hiệu quả
những nguồn vốn trong thời gian nhàn rỗi của Tổng Công Ty và các thành
viên cũng rất quan trọng. Một ban tài chính không thể đảm nhận được nhiệm
vụ này do những yêu cầu cấp thiết ấy và cùng với quá trình phát triển và hội
nhập nền kinh tế,Tổng công ty đã thành lập nên công ty tài chính dầu khí.
Ngày 19/06/2000: Hội đồng quản trị tổng công ty tài chính dầu khí Việt Nam
chính thức ra quyết định về việc tổ chức công ty tài chính dầu khí
Ngày 01/10/2000: Công ty tài chính dầu khí chính thức đi vào hoạt động.
Ngày 09/11/2000: Ngân hàng Nhà nước trao giấy phép hoạt động cho công
ty tài chính dầu khí.
Công ty được thành lập theo quyết định số 04/200/QĐ-VPCP ngày
30/03/2000 của Bộ trưởng,chủ nhiệm văn phòng chính phủ.
Căn cứ điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty tài chính dầu khí được ban
hành kèm theo quyết định số 2839/QĐ-HĐQT ngày 29/11/2003 của Hội
Đồng Quản Trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam.
Công ty tài chính dầu khí mới được thành lập và hoạt động với thời gian là
50 năm,thời gian này được kéo dài tương ứng với thời gian hoạt động của
Tổng Công Ty dầu khí Việt Nam và phải được thống đốc Ngân Hàng Nhà
Nước chấp thuận.
Công ty được thành lập với số vốn ban đầu là 100 (tỷ đồng). Việc tăng hoặc
giảm số vốn điều lệ này phải do Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty quyết định
và phải được thống đốc ngân hàng nhà nước chấp thuận.
Hoạt động của công ty tài chính dầu khí bao gồm:
Đáp ứng nhu cầu tín dụng của Tổng công ty dầu khí Việt Nam và của các
đơn vị thành viên.
Huy động tiền gửi có kỳ hạn của Tổng công ty dầu khí việt Nam, các đơn vị
thành viên và cá nhân khác,vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài
nước.
Đàm phán,ký kết các hợp đồng tín dụng trong và ngoài nước cho các dự án
đầu tư của tổng công ty dầu khí và các đơn vị thành viên theo sự uỷ quyền.
Phát hành tín phiếu,trái phiếu để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy
định của pháp luật,làm đại lý phát hành trái phiếu cho tổng công ty dầu khí
Việt Nam và các đơn vị thành viên.
Nhận uỷ thác vốn đầu tư trong và ngoài nước bao gồm cả vốn đầu tư Tổng
công ty dầu khí Việt Nam và các đơn vị thành viên.
Thực hiện các dịch vụ tài chính tiền tệ theo quy định của pháp luật.
Thực hiện các nghiệp vụ khác theo quy định của luật các tổ chức tín dụng
khi được Hội Đồng Quản Trị Tổng công ty dầu khí Việt Nam và thống đốc
ngân hàng nhà nước Việt Nam cho phép.
Tên gọi:
Tên đầy đủ bằng tiếng việt: Công Ty Tài Chính Dầu Khí.
Tên gọi bằng tiếng anh : Petro VietNam Finance Company.
Tên viết tắt bằng tiếng anh : PVFC
Địa bàn hoạt động:
Trụ sở chinh : Số 72-Trần Hưng Đạo-Quận Hoàn Kiếm-Hà
Nội.
Điện thoại : (04)9426800
2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nghĩa vụ của PVFC
2.1. Chức năng
Đáp ứng nhu cầu tín dụng của tổng công ty ,các đơn vị thành viên của
tổng công ty và các tổ chức , cá nhân khác theo quy định hiện hành.
Nhận tiền gửi có kỳ hạn từ một năm trở lên của tổng công ty,phát hành
tín phiếu,trái phiếu giấy tờ có giá khác để huy động vốn trong và ngoài nước.
Làm đại lý phát hành trái phiếu cho tổng công ty và các đơn vị thành
viên.
Đàm phán ,ký kết các hợp đồng vay vốn trong và ngoài nước,tiếp nhận
và sử dụng vốn uỷ thác trong và ngoài nước,bao gồm cả vốn uỷ thác đầu tư
của nhà nước, Tổng công ty ,các đơn vị thành viên và các nghiệp vụ khác
theo quy định của pháp luật.
2.2. Nhiệm vụ
Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các giấy tờ có giá
trị khác để huy động vốn trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
Đàm phán ký kết các hoạt động vay vốn trong và ngoài nước cho tổng
công ty dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức cá nhân khác
theo sự ủy quyền.
Nhận uỷ thác vốn đầu tư trong và ngoài nước bao gồm vốn đầu tư của
tổng công ty tài chính Dầu khí Việt Nam các đơn vị thành viên, các tổ chức
cá nhân khác.
Làm đại lý phát hành trái phiếu cho tổng công ty tài chính Dầu khí Việt
Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức và cá nhân khác theo quy định của
pháp luật.
Thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vức tài chính tiền tệ theo quy
định của pháp luật
Nhận tiền gửi có kỳ hạn một năm trở lên của TCT dầu khí Việt Nam,
các đơn vị thành viên và tổ chức cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
2.3. Quyền hạn
Công ty Tài chính Dầu khí là một pháp nhân có con dấu và tài khoản
riêng, được mở tài khoản tại ngân hàng Nhà Nước, được cấp vốn điều lệ,
hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả
kinh doanh và những cam kết của mình.
2.4.Nghĩa vụ của công ty trong hoạt động kinh doanh và dịch vụ.
Công ty có nghĩa vụ bảo toàn và phát triển vốn của Tổng Công Ty giao
Trả các khoản tín dụng do công ty trực tiếp vay theo hợp đồng tín dụng
và thực hiện các cam kết của công ty tài chính dầu khí.
Đăng ký kinh doanh và kinh doanh đúng nghành nghề đă đăng ký, chịu
trách nhiệm trước Tổng Công Ty,Ngân Hàng Nhà Nước trước kết quả
hoạtđộng kinh doanh của mình,chịu trách nhiệm trước khách hàng của mình
về dịch vụ của công ty và chịu trách nhiệm trứoc pháp luật về hoạt động của
công ty.
Thực hiện các hợp đồng đã ký với khách hàng
Xây dựng kế hoạch,chiến lược kinh doanh hàng năm trình lên Tổng
công ty.
Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản nộp ngân sách theo quy định
của pháp luật hiện hành
Trích nộp các quỹ tập trung của Tổng Công Ty theo quy đinh tại quy
chế của Tổng Công Ty.
Chịu trách nhiệm kiểm tra của Tổng Công Ty,thanh tra giám sát của
Ngân Hàng Nhà Nướcvà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Nội dung hoạt động của Công ty
3.1. Huy động vốn
Công ty được huy động vốn từ các nguồn sau đây:
Nhận tiền gửi có kỳ hạn một năm trở lên của Tổng Công ty, các đơn vị
thành viên, các tổ chức cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Huy động vốn dưới hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Vay của các tổ chức, tín dụng trong và ngoài nước và các tổ chức tài
chính quốc tế.
Phát hành tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và các loại giấy tờ có
giá trị khác để huy động vốn của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật.
Tiếp nhận vốn uỷ thác của chính phủ, tổng công ty tài chính Dầu khí
Việt Nam, các đơn vị thành viên và các tổ chức cá nhân khác
3.2. Hoạt động tín dụng
Công ty được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu, tái chiết khấu,
cầm cố thương phiếu và các loại giấy tờ có giá trị khác.
Công ty được cấp tín dụng dưới hình thức khác theo quy định của ngân
hàng nhà nước Việt Nam.
Sử dụng vốn:
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn theo quy định của các ngân
hàng Việt Nam.
Cho vay theo uỷ thác của chính phủ, tổng công ty tài chính Dầu khí việt
nam và các tổ chức cá nhân ở trong và ngoài nước theo quy định hiện hành
của pháp luật về các hoạt động ngân hàng và hợp đồng uỷ thác.
Cho vay thực hiện các phương án dự án phục vụ đời sống bằng hình
thức cho vay mua trả góp.
Cho vay dưới các hình thức khác theo quy định của ngân hàng nhà nước.
Công ty được bảo lãnh bằng uy tín và khả năng tài chính của mình đối
với người nhận bảo lãnh theo quy định của pháp luật
Công ty được thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán theo quy định của
pháp luật.
3.3. Mở tài khoản và dịch vụ ngân quỹ
Công ty được thực hiện dịch vụ thu và phát tiền mặt cho khách hàng
Mở tài khoản tiền gửi
Công ty nhận tiền gửi phải mở tài khoản tại ngân hàng nhà nước và duy
trì tại đó số dư bình quân không thấp hơn mức dự trữ bắt buộc do ngân hàng
nhà nước quy định.
Công ty được mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước nơi công
ty đặt trụ sở chính và các ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. Việc
mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng ngoài lãnh thổ Việt Nam phải được nhà
nước cho phép.
3.4. Các hoạt động khác
Công ty tài chính dầu khí được thực hiện các hoạt động khác sau đây:
Được thực hiện đầu tư dự án,góp vốn,mua cổ phần của doanh nghiệp và
tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.
Quản lý và vận hành hệ thống tài khoản được thiết lập theo quy chế
quản lý tiền tệ của Tổng Công Ty theo sự uỷ quyền
Tổ chức thẩm định tài chính các dự án đầu tư của TCT và các doanh
nghiệp thành viên, tư vấn quản lý tài chính tiền tệ và quản lý tài sản theo
yêu cầu của TCT và các doanh nghiệp thành viên.
Tham gia thị trường tiền tệ.
Cung ứng các dịch vụ về bảo quản hiện vật quý, giấy tờ có giá và các
dịch vụ khác.
Được uỷ thác, nhận uỷ thác, làm đại lý trong các lĩnh vực liên quan đến
tài chính ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư.
Thực hiện dịch vụ kiều hối, kinh doanh vàng theo quy định của pháp luật.
Làm đại lý phát hành trái phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá cho
TCT và các doanh nghiệp.
Quản lý tài sản vốn đầu tư cho các tổ chức cá nhân theo hợp đồng.
Cung ứng các dịch vụ tư vấn về ngân hàng, tài chính tiền tệ đầu tư cho
khách hàng.
4. Cơ cấu tổ chức trong công ty
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng kinh
doanh tiền tệ
Phòng dịch vụ
uỷ thác
Phòng dịch vụ
tài chính tiền
tệ
Phòng dự án
và phát triển
Ban chứng
khoán
Phòng tổ chức
hành chính
Phòng kế hoạch
tổng hợp
Phòng tài chính
kế toán
Phòng kiểm soát
nội bộ
Phòng thông tin
tổng hợp
Chi nhánh
TPHCM
Chi nhánh
vũng tàu
4.1. Văn phòng Giám đốc và hội đồng quản trị.
a. Chức năng:
Văn phòng Giám đốc và Hội đồng quản trị là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Ban Giám đốc và Hội đồng quản trị công ty trong
việc chỉ đạo, quản lý và điều hành hoạt động chung.
b. Nhiệm vụ:
Về công tác văn phòng giám đốc.
Xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch của Ban giám đốc; theo dõi,
đôn đốc kiểm tra các Phòng ban, đôn vị trực thuộc Công ty thực hiện chương
trình , kế hoạch và nhiệm vụ do ban Giám đốc giao.
Ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc công ty.
Tổ chức các buổi làm việc, tiếp khách, hội nghị, hội họp của Ban giám
đốc công ty.
Về công tác văn phòng Hội đồng quản trị.
Xây dựng, quản lý chương trình, kế hoạch công tác của Hội đồng quản
trị Công ty.
Theo dõi, đôn đốc Công ty thực hiện các quyết định của Hội đồng quản
trị Công ty.
Chuẩn bị nội dung làm việc cho các kỳ họp của Hội đồng quản trị Công
ty.
Ban hành văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Hội đồng quản trị Công
ty.
Công tác pháp chế;
Tư vấn các vấn đề pháp lý cho Ban giám đốc trong việc tổ chức chỉ đạo
và thực hiện kinh doanh đúng pháp luật.
Theo dõi việc phát hành các văn bản của Giám đốc, rà soát văn bản dự
thảo về quản lý…
Thường xuyên cập nhật chính sách, chế độ, quy định liên quan của Nhà
nước.
Thực hiện công tác đối ngọai chung của Công ty.
Định kỳ phân tích, đánh giá,rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các dơn vị trực thuộc Công ty trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Hội đồng quản trị và Ban giám đốc giao.
4.2. Phòng tổ chức hành chính:
a. Chức năng:
Phòng tổ chức hành chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu
và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc quản lý và điều hành các công
tác: Tổ chức nhân sự, đào tạo, bồi dưỡng và phát triền nguồn nhân lực, tiền
lương và chế độ chính sách đối với người lao động, công tác hành chính quản
trih, văn thư lưu trữ, lễ tân, an ninh bảo vệ, công tác an toàn vệ sinh lao động,
bảo hộ lao động của Công ty.
b. Nhiệm vu;
Về công tác tổ chức cán bộ, đào tạo.
Nghiên cứu và đề xuất mô hình, cơ cấu tổ chức công ty cho phù hợp với
nhu cầu sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ.
Xây dựng và trình Giám đốc ban hành quy chế phân cấp quản lý cán bộ
trong công ty.
Xây dựng kế hoạch đào tạo ngắn, trung, dài hạn; tổ chức thực hiện kế
hoạch đào tạo và theo dõi đánh giá kết quả học tạp của cán bộ.
Xây dựng quy hoạch kế hoạch phát triển nguồn nhân kực toàn công ty
trong từng giai đoạn.
Về công tác lao động tiền lương, chế độ chính sách.
Quản lý hợp đồng lao động, làm các thủ tục ký kết hợp đồng lao động
theo quy định của pháp luật.
Thực hiện công tác xếp lương, nâng bậc lương cho người lao động theo
quy định của Nhà nước và Tổng công ty
Tổ chức thực hiện công tác thi đua khen thưởng trong Công ty
Định kỳ trình giám đốc công ty sửa đổi thoả ước lao động tập thể, nội
quy lao động của Công ty.
Thực hiện công tác kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo quy
định của Nhà nước và Công ty.
Công tác hành chính quản trị văn phòng
Tổ chức công tác văn thư, lưu trữ, hành chính tổng hợp và công tác bảo
mật theo quy định của pháp luật hiện hành. Quản lý con dấu, giấy phép kinh
doanh và các giấy tờ pháp lý của Công ty.
Đảm bảo tốt và đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm
việc cho cán bộ.
Mua sắm văn phòng phẩn cho các đơn vị theo kế hoạch đã được phê
duyệt
Quản lý, điều hành xe ô tô đảm bảo phục vụ nhu cầu công tá của cán bộ.
Đảm bảo công tác an ninh quốc phòng, bảo vệ, phòng chống cháy nổ
trong toàn công ty
Tổ chức công tác y tế tại trụ sở chính.
Định ký phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để nâng
cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các dơn vị trực thuộc Công ty trong phạm
vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.3. Phòng kế hoạch và thị trường:
a.Chức năng:
Phòng kế hoạch và Thị trường là phòng nghiệp vụ có chức năng tham
mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kế hoạch hoá, báo
cáo thống kê, đầu tư xây dựng cơ bản và kế hoạch phát triển sản phẩm và thị
trường.
b. Nhiệm vụ
về công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch
Nghiên cứu ,xây dựng trình giám đốc chiến lược phát triển,kế hoạch
phát triển trung ,dài hạn trong công ty.
Theo giỏi đánh giá tình hình thực hiện ở từng thời kỳ,từng đơn vị,từng
lỉnh vực công tác để công ty tổng hợp báo cáo nghiên cứu ,đề xuất các kế
hoạch nhằm hoàn thành các kế hoạch chung của công ty.
Định kỳ hàng tháng ,quý năm lập báo cáo tổng hợp về các mặt hoạt
động của công ty.
Chuẩn bị và dự thảo các báo cáo sơ kết và tổng kết,các báo cáo tổng kết
do giám đốc giao.
Công tác phát triển sản phẩm thị trường
Là đầu mối nghiên cứu thị trường và khách hàng,tổ chức các chương
trình tiếp thị và tìm kiếm khách hàng cho công ty
Là đầu mối thu nhập thông tin về hoạt động của Tổng công ty và các
đơn vị thành viên.
Tổ chức xây dựng và nghiên cứu đề án triển khai các dịch vụ mới.
Công tác đầu tư xây dựng cơ bản
Quản lý vốn đầu tư XDCB và mua sắm trang thiết bị từ nguồn vốn đầu
tư.
Lập kế hoạch đấu thầu,tổ chức đấu thầu theo kế hoạch được duyệt đảm
bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.
Chủ trì phối hợp với phòng kế toán,phòng kiểm tra,kiểm toán nội bộ
thẩm tra quyết toán vốn đầu tư XDCB của các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
4.4.Phòng kế toán
a.Chức năng:
Phòng kế toán là ohìng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Giám đốc công ty trong tổ chức công tác hạch toán kế toán, quản lý tài
sản tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty.
b.Nhiệm vụ:
Về công tác hạch toán kế toán.
Xây dựng và trình Giám đốc công ty ban hành các quy định, chế độ,
quy trình nghiệp vụ về hạch toán kế toán áp dụng tại công ty;
Thực hiện công tác hạch toán kế toán các hoạt động của Công ty theo
quy định của Thống đốc ngân hàng Nhà nước và pháp luật hiện hành.
Lập bảng cân đối kế toán và các báo cáo tài chính toàn công ty.
Phối hợp với phòng kế hoạch và thị trường xây dựng kế hoạch tài chính
định kỳ cho từng đơn vị, tính toán và quyết toán kết quả kinh doanh tháng,
quý, năm của các đơn vị trực thuộc Công ty và toàn Công ty.
Phân tích hiệu quả kinh tế tài chính, khả năng sinh lời của các hoạt độnh
kinh doanh của Công ty.
Tham mưu cho Giám đốc các công việc liên quan đến phân phối lợi
nhuận, sử dụng các quỹ, phân phối quỹ tiền lương.
Tham gia xây dựng, thẩm định và dự toán, quyết toán công trình xây
dựng cơ bản.
Thẩm định tài liệu, số liệu trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch thu chi tài
chính.
Phối hợp với phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ lựa chọn tổ chức kiểm
toán độc lập để Giám đốc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.5. Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
a.Chức năng:
Phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ là phòng nghiêp vụ có chức năng
tham mưu giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác kiểm tra, kiểm
toán các hoạt động của Công ty bảo đảm được thực hiện đúng các quy định
của pháp luật và của Công ty.
b.Nhiệm vụ:
Dự thảo và trình Giám đốc ban hành các phương thức, nội dungvà quy
trình nghiệp vụ trong kiểm tra, kiểm toán nôi bộ TCTD.
Xây dựng và trình Giám đốc duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch định
kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, kiểm toán nội bộ.
Trực tiết hoặc phối hợp với ban kiểm soát tiến hành kiểm tra công tác
quản lý và điều hành theo đúng quy định của pháp luật.
Kiểm tra việc chấp hành quy trình hoạt động kinh doanh theo quy định
của pháp luật.
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành các nội quy, quy chế và quy định của
Công ty.
Giám sát việc chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Ngân hàng
Nhà nước, của Tổng công ty và các quy định của pháp luật.
Thực hiện chức năng kiểm toán nội bộ.
Trong phạm vi chức năng và quyền hạn theo quy định của pháp luật,
xem xét giải quyết hoặc trình giám đốc giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố
cáo có liên quan đến công ty.
Rà soát hệ thống các quy định an toàn trong kinh doanh, phát hiện các
sơ hở, bất hợp lý để kiến nghị bổ sung, sửa đổi.
Chủ trì, phối hợp với phòng kế toán lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập
để Giám đốc trình cấp có thẩm quyền.
Định kỳ, phân tích đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.6.Phòng thông tin và công nghệ tin học.
a.Chức năng:
Phòng thông tin và công nghệ tin học là phòng công nghệ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Giám đốc Công ty trong công tác thu thập, tổng
hợp, xử lý, phân tích,lưu trữ và cung cấp thông tin phục vụ hoạt động của
Công ty. Quản lý hệ thống kỹ thuật công nghệ thông tin, phát triển và nâng
cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin ứng dụng.
b.Nhiệm vụ:
Thu thập, tổng hợp, phân tích, xử lý và cung cấp thông tin phục vụ cho
các hoạt đông trong Công ty.
Xây dựmg và trình giám đốc chiến lược phát triển, kế hoạch ứng dụng
công nghệ tin hoạc vào hoạt động của Công ty.
Xây dựng, bảo trì và phát triển sản phẩm phần mềm ứng dụng phục vụ
cho yêu cầu cải tiến, đổi mới các hoạt động kinh doanh của Công ty.
Là đầu mối quản lý, điều hành và phát triển trang Web của Công ty.
Lắp đặt, bảo hành, bảo trì, giải quyết các sự cố kỹ thuật.
Triển khai các dự án về công nghệ thông tin của Công ty.
Lưu trữ, quản lý và bảo mật các dữ liệu thông tin trong hệ thống mạng.
Quản lý khai thác và phát triển thư viện.
Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả tùng mặt công tác, hoạn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.7. Phòng quản lý dòng tiền.
a.Chức năng:
Phòng quản lý dòng tiền là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và
giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc cân đối, điều hoà, sử dụng và kinh
doanh mọi nguồn vốn trong công ty nhằm đảm bảo đáp ứng kịp thời và hiệu
quả vốn trong hoạt động kinh doanh của Công ty.
b.Nhiệm vụ:
Tổ chức lập kế hoạch dòng tiền của toàn công ty có hiệu quả đáp ứng
các nhu cầu kinh doanh. Tổ chức thực hiện kịp thời, chính xác kế hoạch dòng
tiền đã được phê duyệt.
Tổ chức theo dõi tình hình biến động lãi xuất trên thị trường, phân tích
và dự báo xu hướng biến động lãi xuất giúp Giám đốc trong việc ra quyết
định về cấp tín dụng.
Quản lý và vận hành dòng tiền, các quỹ của Tổng công ty và các tổ chức
khác uỷ thác cho công ty.
Thực hiện cho vay và kinh doanh vốn với các tổ chức tín dụng.
Tổ chức phát hành trái phiếu, kỳ phiếu của công ty, Tổng công ty và các
tổ chức khác.
Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đôc giao.
4.8.Phòng dịch vụ tài chính.
a.Chức năng:
Phòng dịch vụ tài chính là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và
giúp việc cho Giám đốc công ty trong lĩnh vực tổ chức, triển khai cung cấp
các dịch vụ tài chính tiền tệ cho Tổng công ty và các tổ chức kinh tế khác.
b.Nhiệm vụ:
Tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ tư vấn cho các doanh nghiệp
liên quan đến hoạt động tài chính, ngân hàng, đầu tư và các dịch vụ tư vấn
khác.
Tổ chức triển khai cung cấp các dịch vụ tài chính uỷ thác.
Thực hiện cá dịch vụ tài chính khác.
Thẩm định tín dụng và đầu tư các dự án của công ty, cung cấp dịch vụ
thẩm định kinh tế và tài chính dự án. Làm thường trực hội đồng thẩm định
công ty.
Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.9.Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân.
a.Chức năng:
Phòng dịch vụ và tín dụng cá nhân là phòng nghiệp vụ có chức năng
tham mưu và giúp việc cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu và chỉ
đạo triển khai chung trong toàn hệ thống công ty và trức tiếp tổ chức hoạt
động các phòng giao dịch trực thuộc công ty về dịch vụ tài chính đáp ứng
nhu cầu của cán bộ công nhân viên (CBCNV) ngành Dầu khí và các cá nhân
khá
b.Nhiệm vụ:
Tổ chức huy động vốn bằng nội tệ và ngoại tệ của CBCNV ngành dầu
khí và cá cá nhân khác.
Tổ chức các hoạt động tín dụng cho CBCNV ngành dầu khí và các cá
nhân khác.
Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cho vay cầm cố các chứng từ
có giá.
Cho vay thực hiện các phương án, dự án phục vụ đời sống bằng hình
thức cho vay mua trả góp.
Phát hành các cam kết bảo lãnh.
Cung cấp cá dịch vụ tài chính tiền tệ cho CBCNV ngành dầu khí và các
cá nhân khác.
Làm đại lý thu hội ngoại tệ, kiều hối, kinh doanh vàng và CTCG của
các tổ chức tài chính tín dụng.
Định kỳ phân tích, đánh giá, rut kinh nghiệm,đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiêmt tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.10.Phòng đầu tư.
a.Chức năng:
Phòng đầu tư là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc
cho Giám đốc công ty trong việc nghiên cứu, tổ chức triển khai và quản lý
đầu tư, vốn của Công ty tại các doanh nghiệp khác (ngoại trừ lĩnh vực đầu tư
chứng khoán).
b.Nhiệm vụ:
Tổ chức nghiên cứu tổng hợp, phân tích thông tin thường xuyên để
tham mưu cho Giám đốc về định hướng đầu tư trên cơ sở phát triển chung
của ngành Dầu khí và nền kinh tế.
Triển khai nghiên cứu xúc tiến đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý đầu
tư các dự án đầu tư mà công ty tham gia.
Tư vấn đầu tư cho các tổ chức và cá nhân.
Làm đầu mối xây dựng phương án và phối hợp với các đơn vị trong
công ty, tổ chức thực hiện nhận uỷ thác quản lý vốn đầu tư cho các cá nhân.
Đầu tư kinh doanh các chứng từ có giá bằng nội tệ và ngoại tệ.
Tư vấn,môi giới và xúc tiến nghiệp vụ mua bán nợ với các tổ chức kinh
tế.
Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nhiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc công ty trong
phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
4.11.Ban chứng khoán.
a.Chức năng:
Ban chứng khoán là đơn vị nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp
việc cho giám đốc công ty trong việc ngiên cứu và triển khai kinh doanh trên
thị trường chứng khoán, nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập công ty
chứng khoán dầu khí.
b.Nhiệm vụ:
Thực hiện kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán tập
trung và phi tập trung, thực hiện mua, bán và chiết khấu cac loại chứng từ có
giá trên thị trường vốn.
Thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng
khoán, làm đại lý phát hành các loại chứng khoán.
Thực hiện quản lý danh mục đầu tư và lưu ký chứng khoán cho các tổ
chức, cá nhân.
Nghiên cứu triển khai và tổ chức thực hiện các dịch vụ khác có liên
quan đến chứng khoán, công ty cổ phần và thị trường chứng khoán trên cơ sở
quy định của pháp luật và các quy định chung của công ty.
Nghiên cứu và xây dựng đề án thành lập công ty chứng khoán.
Định kỳ phân tích, đánh giá, rút kinh nghiệm, đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả từng mặt công tác, hoàn thiện quy trình nghiệp vụ.
Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các đơn vị trực thuộc Công ty trong
phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
5.Quy trình thu xếp vốn của công ty
5.1. Nguyên tắc thu xếp vốn
Tuân thủ pháp luật và Quy trình: Việc thực hiện dịch thu xếp vốn phỉ
tuân thủ đúng các quy địng pháp luật liên quan, quy trình tư vấn và thu xếp
vốn được quy định tại phần II của Quy trình này cũng như các quy định khác
trong Quy trình này và các quy định khác có liên quan của công ty.
Khách hàng ưu tiên: trong việc thực hiện dịch vụ thu xếp vốn, PVFC ưu
tiên đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn vay đầu tư các dự án của Tổng
công ty và các đơn vị thành viên của Tổng công ty.
Nhóm nguồn vốn ưu tiên khai thác: Dịch vụ thu xếp vốn được thực hiện
dựa trên nguyên tắc: Trước tiên phải xem xét đến khả năng sử dụng nguồn
cho vay trực tiếp từ nguồn vốn cho vay của công ty.
Phát triển dịch vụ đến các đối tượng khách hàng ngoài Tổng công ty: Tổ
tư vấn và thu xếp vốn chủ động phát triển dịch vụ thu xếp vốn đến các đối
tượng khách hàng ngoài Tổng công ty.
Thu xếp vốn là nhiệm vụ chính trị quan trọng. Tổ tư vấn và thu xếp vốn
chủ động thực hiện dịch vụ thu xếp vốn đảm bảo hoàn thành các kế hoạch
thu xếp vốn được dao.
5.2.Quy trình thu xếp vốn
Bảng 3:Lưu đồ tường trình các bước thu xếp vốn.
Trách nhiệm Các bước thực hiện
Tài liệu
tham khảo
Các bộ TXV
2.2.4
Cán bộ TXV
2.2.5
Trưởng phòng
TXV & TDDN
2.2.5
Lãnh đạo được
phân công
Cán bộ TXV
2.2.6
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị tư
vấn hoặc thu xếp vốn
Kiểm tra
Thẩm định bộ hồ sơ của khách
hàng và đề xuất việc có hay
không thực hiện dịch vụ
Kiểm tra
Kết
thúc
Lập phương án thu xếp vốn cho dự
án
Duyệt
B
Cán bộ TXV
2.2.6
Trưởng phòng
TDDN & TXV
2.2.7
Lãnh đạo được
phân công
PVFC &
Khách hàng
2.2.8
PVFC & chủ
nguồn
2.2.9
Cán bộ TXV 2.2.9.1
Cán bộ TXV
2.2.9.2
Thu xếp vốn &
TDDN
2.2.9.3
Kiểm tra
Duyệt
Lập phương án thu xếp vốn cho dự
án
PVFC & khách hàng cam kết chính
thức về việc thu xếp vốn cho dự án
PVFC & chủ nguồn cam kết chính
thức về việc tài trợ cho dự án
Soạn thảo và hỗ trợ các bên đàm phán
các hợp đồng
Hỗ trợ nguồn tiến hành thẩm định tín
dụng
Tổ chức ký kết các hợp đồng
Cán bộ TXV
2.2.9.4
Cán bộ TXV
2.2.9.5
Cán bộ TXV
2.2.9.6
Các bên có liên
quan
2.2.9.7
( Nguồn lấy từ tài liệu quy trình thu xếp vốn trong công ty)
Nội dung của quy trình tư vấn và thu xếp vốn
Tiếp nhận hồ sơ đề nghị thu xếp vốn của khách hàng
Khi sử dụng dịch vụ thu xếp vốn của PVFC, khách hàng cần gửi cho
PVFC Bộ hồ sơ đề nghị thu xếp vốn bao gồm:
Công văn đề nghị thu xếp vốn;
Các tài liệu cần thiết chứng minh đủ điều kiện vay vốn theo quy định tại
điều 7 Quy chế cho vay của TCTD đối với khách hàng ( ban hành kèm theo
quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc ngân
hàng nhà nước); bao gồm nhưng không giới hạn các tài liệu
Hồ sơ pháp lý khách hàng:
Việc gửi đầy đủ hồ sơ pháp lý chỉ là yêu cầu đối với khách hàng lần đầu
tiên sử dụng dịch vụ thu xếp vốn của PVFC, đối với khách hàng sử dụng dịch
vụ này của PVFC từ lần thứ hai trở đi thì chỉ cần gửi những tài liệu về những
Thu phí thu xếp vốn
Thu phí thu xếp vốn
Hỗ trợ giải ngân và giải quyết các
tranh chấp phát sinh (nếu có)
Thanh lý các hợp đồng
thay đổi, bổ sung( nếu có).Hồ sơ pháp lý khách hàng bao gồm các tài liệu
chứng minh khách hàng có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi để
thực hiện ay vốn, cụ thể như sau:
. Quyết định thành lập Hợp đồng liên doanh ( đối với công ty liên
doanh)/ giấy phép đầu tư (đối với Công ty có vốn đầu tư nước ngoài).
. Đăng ký kinh doanh.
. Điều lệ công ty.
. Quyết định bổ nhiệm giám đốc( Tổng giám đốc), kế toán
trưởng.
Hồ sơ tài chính khách hàng: các báo cáo tài chính hai năm gần nhất(
được chủ thể quản lý phê chuẩn hoặc được một công ty kiểm toán độc lập
kiểm toán(nếu có) và báo cáo tài chính tính đến thời điểm đề nghị vay vốn
(nếu có),bao gồm:
Bảng cân đối kế toán
Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ(nếu có)
Thuyết minh báo cáo tài chính( nếu có).
Hồ sơ dự án bao gồm:
Báo cáo nghiên cứu khả thi được phê duyệt.
Quyết định của cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả
thi dự án( thiết kế tổng thể, tổng dự toán) theo đúng các quy định của Quy
chế Đầu tư Và Xây dựng cơ bản của Chính phủ.
Các văn bán khác có lieen quan(nếu có) ( văn bản phê duyệt chỉ định
thầu, kết quả đấu thầu( theo đúng các quy điịnh của Quy chế Đầu tư và Xây
dựng của Chính phủ), giấy phếp xuất nhập khẩu, văn bản về việc cho phếp
vay vốn bằng ngoại tệ( theo đúng quy định của Chính phủ và Ngân hàng nhà
nước về quản lý ngoại hối), các hợp đồng giao nhận thầu, thi công, cung cấp
thiết bị,nguyên vật liệu, tiêu thụ sản phẩm, nhập khẩu thiết bị,…
Hồ sơ về bảo đảm khoản vay: bao gồm giấy tờ pháp lý về tài sản cầm
cố, thế chấp…
Các cán bộ thu xếp vốn có trách nhiệm chủ động hướng dẫn khách hàng
hoàn thiện Bộ hồ sơ đề nghị thu xếp vốn.
PVFC không có trách nhiệm hoàn tả khách hàng Bộ hồ sơ đề nghị thu
xếp vốn trong trường hợp PVFC khong nhận thu xếp vốn cho khách hàng
hoặc khách hang huỷ ngang việc sử dụng dịch vụ thu xếp vốn cua PVFC.
Thẩm định
Trách nhiệm thẩm định và lập báo cáo thẩm định của cán bộ thu xếp
vốn:
Ngay sau khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị thu xếp vốn của khách hàng, cán
bộ thu xếp vốn xem xét hồ sơ này và sử lý theo một trong các hướng sau:
Trường hợp thấy có ký do để từ chối thu xếp vốn, cán bộ thu xếp vốn
lập tờ trình về việc tè chối thu xếp vốn gửi trưởng phòng thu xếp vốn và tín
dụng doanh nghiệp(TXV & TĐN). Trên cơ sở xem xét tờ trình, Trưởng
phòng TXV & TĐN quyết định tiếp tục thực hiện thu xếp vốn hoặc lập tờ
trình gửi phó giám đốc phụ trách về việc từ chối thu xếp vốn. Việc từ chối
thu xếp vốn đối với khách hàng có thể được thực hiện dưới hình thức công
vaen chính thức hoặc từ chối miệng.
Trường hợp chưa thấy có lý do để từ chối thu xếp vốn, cán bộ thu xếp
vốn hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, tiến hành thẩm định và
lập báo cáo thẩm định.
Nội dung thẩm định:
Tuân theo đúng quy định về nội dung thẩm định khách hàng và thẩm
định dự án đầu tư được quy định trong Quy trình Thẩm định độc lập của
Công ty Tài chính dầu khí ban hành kèm theo Quyết định số 695/QĐ -
PVFC- 07 ngày 12/11/2001 của Giám đốc công ty.
Lập phương án thu xếp vốn
Trên cơ sở kết quả thẩm định, cán bộ thu xếp vốnđề xuất việc có hay
không thực hiện dịch vụ thu xếp vốn, cán bộ thu xếp vốn tiến hành khảo sát
nguồn và lập phương án thu xếp vốn cho dự án. Việc khảo sát nguồn có thể
được thực hiện bằng văn bản hoặc bằng giao dịch miệng. Trong trường hợp
chưa có được cam kết chính thức bằng văn bản của các chủ nguồn về việc tài
trợ cho dự án( trong trường hợp có sử dụng nguồn khác ngoài nguồn PVFC
cho vay trực tiếp), cán bộ thu xếp vốn trách nhiệm lập ít nhất một phương án
thu xếp vốn dự phòng cho dự án.
Phương án thu xếp vốn
Căn cứ cứ để lập các phương án thu xếơ vốn: các phương án thu xếp
vốn được lập trên cơ sở:
Kết quả thẩm định tín dụng;
Mức vốn khách hàng có khả năng tiếp tục vay tại các tổ chứ tín dụng và
các tổ chức khác.
Kết quả đàm phán sơ bộ với các chủ nguồn về viẹc tài trợ cho dự áncủa
khách hàng.
Nội dung của một phương án thu xếp vốn bao gồm dự kiến các điều
kiện thu xếp vốn chủ yếu:
Dự kiến hình thức cho vay vốn ( cho vay vốn đồng tài trợ, từ nguồn tín
dụng uỷ thác,…);
Dự kiến các điều kiện vay vốn chủ yếu ( tổng số tiền thu xếp, thời gian
vay vốn, thời gian ân hạn, thời gian rút vốn, lãi xuất cho vay, lãi xuất nhận uỷ
thác, kỳ trả lãi, kỳ hoàn gốc, điều kiện đảm bảo khoản vay…);
Dự kiến nguồn vốn thu xếp và cơ cấu nguồn vốn thu xếp ( từ nguồn vốn
của PVFC, các ngân hàng thương mại quốc doanh, các ngân hàng thương
mại cổ phần, các ngân hàng nước ngoài…; nguồn cho vay trực tiếp, nguồn
cho vay uỷ thác, nguồn cho vay tín dụng xuất khẩu…)
Dự kiến mức phí thu xếp và phương thức thu phí thu xếp.
II.Thực trạng hoạt động thu xếp và huy động vốn tại công ty
1. Thực trạng về thu xếp vốn tại công ty.
1.1. một số chỉ tiêu sử dụng .
Doanh thu thuần Do
vòng quay vốn lưu động =
TSLĐbình quân
(chỉ số này càng lớn càng tốt)
Các khoản vốn phải thu
Chu kỳ thu hồi vốn trung bình =
tiền bán hàng trung bình một ngày
( Chỉ số này càng nhỏ càng tốt)
Lợi nhuận sau thuế
Tỉ suất sinh lời của vốn = V
vốn chủ sở hữu bình quân
(Chỉ số này càng cao càng tốt)
Lợi nhuận ròng
Tỉ suất lợi nhuận của vốn đầu tư =
Tổng vốn đầu tư
(tỉ suất này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư càng cao và ngược lại)
Doanh thu kỳ hiện tại
Tốc độ tăng trưởng doanh thu =
Doanh thu kỳ trước
(Được tính theo %)
Lợi nhuận kỳ hiện tại
Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận=
Lợi nhuận kỳ trước
(Được tính theo %)
GTCL của TSCĐ tại thời điểm kiểm tra
Hệ số hao mòn TSCĐ =
VCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
TSCĐ sử dụng bình quân trong kỳ
(Tỉ suất này cho biết 1 đồng vốn cố định mang lại mấy đồng doanh thu)
VLĐ đầu tháng +VLĐ cuối tháng
VLĐ bq Tháng=
2
Tổng số VLĐ sử dụng bình quân 3 tháng
VLĐ bq quý =
3
Tổng số VLĐ sử dụng bình quân 4 quý
VLĐ bq năm =
4
Chỉ tiêu này phản ánh số lần chu chuyển VLĐ trong năm.Nếu số vòng quay
tăng chứng tỏ tốc độ luân chuyển của VLĐ tăng và ngược lại.
-Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính:
Nợ phải trả
Hệ số nợ =
Tổng tài sản
Tổng nợ của doanh nghiệp bao gồm: nợ người bán,người mua phải trả tiền
trước,nợ công nhân ,nợ ngân sách nhà nước…
Tổng tài sản bao gồm:TSLĐ và TSCĐ của doanh nghiệp.
Lợi nhuận trước thuế + lãi vay
Hệ số thanh toán lãi vay =
Lãi vay
Hệ số này cho biết số vốn mà doanh nghiệp đi vay được sử dụng như thế nào
để đem lại một khoản lợi nhuận là bao nhiêu và có đủ bù đắp được lãi vay
hay không.
1.1.1. Vốn huy động
PVFC cũng tiến hành huy động vốn bằng việc tiếp nhận tiền gửi có kì
hạn 1 năm trở lên của TCT Dầu khí Việt Nam, các đơn vị thành viên, các tổ
chức tổ chức cá nhân để sử dụng cho vay kinh doanh dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu vay vốn tín dụng ngắn hạn của các đơn vị thành viên trongTCT. Tuy
nhiên do là một loại hình tổ chức mới ở Việt Nam và mới đi vào hoạt động
nên chưa tạo được uy tín, nhiều khách hàng chưa thực sự tin tưởng vào
PVFC. Lượng vốn huy động từ hình thức này còn khá khiêm tốn mặc dù đã
tăng qua các năm nhưng còn chậm.
Năm 2001: Huy động là 66,2 tỷ VNĐ đa phần là của TCT và các đơn vị
thành viên
Năm 2002: Huy động là 71,8 tỷVNĐ tăng hơn 10% so với năm 2001
nhưng khách hàng phần lớn chỉ là một số đơn vị trong ngành kinh tế-kỹ thuật
chưa mở rộng các cá nhân, tổ chức ngoài ngành.
Năm 2003 : Huy động là 110,3 tỷ VNĐ tăng 48% so với năm 2001 và
35% so với năm 2002, đã có một số khách hàng là cá nhân, đơn vị tổ chức
kinh doanh ngoài ngành.
Hình thức huy động vốn bằng việc nhận tiền bên gửi là hình thức có chi
phí vốn thường là thấp hơn so với các hình thức khác. Vì vậy công ty nên
đẩy mạnh hoạt động này bổ sung nguồn vốn kinh doanh.
Vốn huy động từ việc vay các ngân hàng các tổ chức tài chính tín dụng
trong và ngoài nước
PVFC không chỉ tiến hành hoạt động kinh doanh trên thị trường tài
chính tiền tệ mà còn đáp ứng nhu cầu tín dụng ngắn hạn cho TCT và các đơn
vị thành viên, vì vậy mà nguồn vốn huy động từ việc nhận tiền gửi còn hạn
chế, chưa đáp ứng đủ,theo yêu cầu của quá trình phát triển của công ty.
Năm 2001: số dư huy động đến cuối năm 89,2 tỷ VNĐ
Năm 2002: số dư huy động đến cuối năm 185,3 tỷ VNĐ
Năm 2003 số dư huy động đến cuối năm 159,2 tỷ VNĐ
Huy động từ việc phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi và
các giấy tờ có giá khác.
Hình thức này có ưu điểm là có thể thu hút được một lượng vốn lớn cần
thiết, chi phí kinh doanh chi phí sử dụng vốn thấp hơn so với vay ngân hàng.
Tuy nhiên nó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm chắc các kỹ thuật tài chính để
tránh áp lực nợ đến hạn và vẫn có lợi nhuận.
Huy động vốn từ công tác tiết kiệm
Công ty đã nhận tiền gửi tiết kiệm từ các quỹ tiết kiệm theo các năm
như sau:
Năm 2001: huy động được 8 tỷ VNĐ
Năm 2002: huy động được 10 tỷ VNĐ
Năm 2003: huy động được 13 tỷ VNĐ
Bảng 4:Tình hình huy động vốn 2001-2003
Đơn vị: tỷ VNĐ
2001 2002 2003
TT Chỉ tiêu
Số dư
Tỷ
trọng(%)
Số dư
Tỷ
trọng(%)
Số dư
Tỷ
trọng(%)
1 Vốn chủ sở hữu 105 - 109 - 115 -
2
Vốn huy động của công
ty
255,7 100 1120 100 2000 100
2.1 Trái phiếu _ 0 - 0 300 15
2.2 Vốn tài trợ uỷ thác 92,3 36,1 852,9 76,2 1426,5 71,3
2.3 Tiết kiệm dầu khí 8 3,1 10 0,9 13 0,7
2.4
Tiền gửi của khách
hàng
66,2 25,9 71,8 6,4 110,3 5,5
2.5
Vốn của các tổ chức tín
dụng
89,2 34,9 185,3 16,5 150,2 7,5
3
Tỉ lệ giữa vốn huy
động/ vốn chủ sở
hưu(lần)
2,4 - 10.2 - 17,3 -
( Báo cáo tình hình huy động vốn trong công ty từ năm 2001-2003)
1.1.2 Vốn uỷ thác đầu tư quản lý
PVFC có chức năng thu xếp vốn tín dụng cho các dự án đầu tư của TCT
và của các đơn vị thành viên. Nhưng do mức vốn điều lệ nhỏ bé, quy mô vốn
và tài sản không lớn thì việc tiếp nhận vốn uỷ thác là rất cần thiết đáp ứng
nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển của ngành dầu khí. PVFC trở thành
trung gian cầu nối đưa nguồn vốn dư thừa từ các ngân hàng, các tổ chức tín
dụng và các đơn vị tổ chức khác đến các dự án của TCT và các đơn vị thành
viên giảm thiểu chi phí, công sức và bộ máy cho các ngân hàng.
Năm 2001: vốn uỷ thác là 92,3 tỷ VNĐ.
Năm 2002: vốn uỷ thác là 852,9 tỷ VNĐ tăng 92,4% so với năm 2001.
Năm 2003: vốn uỷ thác là 1426,5 tỷ VNĐ tăng 1545% so với năm
2001và 167% năm 2002.
Như vậy ta thấy hoạt động tiếp nhận vốn uỷ thác của PVFC phát triển
rất mạnh. Tuy nhiên PVFC mới chỉ thực hiện tiếp nhận vốn từ các ngân
hàng, công ty cần mở rộng hoạt động tiếp nhận vốn uỷ thác từ các đơn vị tổ
chức trong và ngoài ngành để huy động nguồn vốn nhàn rỗi của họ đáp ứng
nhu cầu phát triển của ngành dầu khí.
Nhìn chung hoạt động huy động vốn của PVFC phát triển nhanh và cơ
cấu thay đổi theo chiều hướng tốt. Tuy nhiên PVFC cần đa dạng hoá các hình
thức huy động hơn nữa đẩy mạnh hoạt động hoạt huy động vốn từ tiếp nhận tiền
gửi của khách hàng, phát hành trái phiếu, giấy tờ có giá và tiết kiệm dầu khí.
1.2 Hoạt động đầu tư
Công ty đã thúc đẩy hoạt động đầu tư nhằm thu lại lợi nhuận bằng cách
đa dạng các hình thức đầu tư,nhưng chủ yếu vẫn la các dự án đầu tư của
Tổng công ty.
-Năm 2001:
Năm 2001 PVFC đã triển khai mua lại công trái từ các đơn vị trong
ngành với tổng mệnh giá 31,2 tỉ VNĐ và mua trái phiếu chính phủ 1,1 tỉ
VNĐ.
Như vậy tổng mức đầu tư năm 2001 là 34,3 tỉ VNĐ.
-Năm 2002:
Đầu tư cho dự án LPG Bát Tràng 10 tỉ VNĐ.
Đầu tư tài chính mua công trái trong ngành 5 tỉ VNĐ, trái phiếu chính
phủ 2 tỉ VNĐ.
Tổng mức đầu tư năm 2002 là 17 tỉ VNĐ .
-Năm 2003:
Đầu tư dự án với tổng số vốn 23,7 tỉ VNĐ.
Đầu tư tài chính mua cổ phần công ty Sông Hồng 0,6 tỉ VNĐ, mua trái
phiếu chính phủ 3 tỉ VNĐ.
Tổng mức đầu tư năm 2003 là 27,3 tỉ VNĐ
Bảng 5: Hoạt động đầu tư của PVFC giai đoạn 2001-2003
Đơn vị: tỷ VNĐ
TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1 Đầu tư hàng năm 34,3 17 27,3
2 Đầu tư dự án 2 10 23,7
3 Đầu tư tài chính 32,3 7 3,6
3.1 Trái phiếu chính phủ 1,1 2 3
3.2 Công trái trong ngành 31,2 5 -
3.3 Mua cổ phần của doanh nghiệp - - 0,6
( Lấy từ báo cáo hoạt động đầu tư trong công ty)
1.3 Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng là một trong các hoạt động chủ yếu và quan trọng
của PVFC đã đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng đầu tư phát triển của Tổng công
ty. Hoạt động này luôn mang lại doanh thu lớn và an toàn cho công ty chiếm
khoảng 40-60%. Số cho vay năm 2001 là 170,9 tỷ VNĐ, năm 2002 là 930 tỷ
VNĐ bằng 544% so với năm 2001, năm 2003 là 1600 tỷ VNĐ bằng 172% so
với năm 2002.
Đối với cho vay ngắn hạn.
Công ty dã thu xếp vốn để cho các tổ chức,cá nhân vay với số liệu qua
các năm như sau.
Năm 2001: Cho vay ngắn hạn 62,5 tỉ VNĐ.
Năm 2002: Cho vay ngắn hạn 57,8 tỉ VNĐ.
Năm 2003: Cho vay ngắn hạn 94,7 tỉ VNĐ.
Đối với cho vay trung và dài hạn .
Công ty dã thu xếp vốn cho các dự án đầu tư của công ty và Tông công
ty.Tuy nhiên hoạt động cho vay trung và dài hạn nhìn chung còn hạn chế vì
các công trình trong ngành triển khai chậm, tuy đã được thu xếp vốn nhưng
chưa giải ngân do đó hầu hết các các khoản vay là ngắn hạn dư nợ trung và
dài hạn chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ.
Năm 2001: Cho vay trung và dài hạn là 16,11 tỉ VNĐ
Năm 2002: Cho vay trung và dài hạn là 19,3 tỉ VNĐ
Năm 2003: Cho vay trung và dài hạn là 78,8 tỉ VNĐ
Hoạt động cho vay trung và dài hạn của PVFC còn hạn chế cũng một
phần là do theo quy định về an toàn cho vay 1 khách hàng <10% vốn tự có
(nếu Tổng công ty, doanh nghiệp thành viên <15%) cho vay một dự án <20%
vốn tự có (nếu tổng công ty bảo lãnh<30%) như vậy doanh số trung và dài
hạn đối với một dự án chỉ khoảng từ 20-30 tỷ VNĐ. Trong khi các dự án
trong ngành dầu khí thường là các dự án lớn nhu cầu về vốn là rất lớn. Vì vậy
PVFC không đáp ứng được. Để khắc phục tình trạng này PVFC đã dùng vốn
tự có để tham gia cho vay đồng tài trợ với ngân hàng khác.
Đối với cho vay uỷ thác.
PVFC cũng phát triển rất mạnh hình thức tiếp nhận uỷ thác vốn từ các
ngân hàng để cho vay các dự án dầu khí, tạo một kênh quan trọng đưa vốn từ
các ngân hàng tới các dự án có hiệu quả cao đáp ứng nhu cầu phát triển của
ngành dầu khí. Hoạt động tiếp nhận và cho vay uỷ thác phát triển rất nhanh.
Năm 2001: Cho vay uỷ thác 92,29 tỉ VNĐ.
Năm 2002: Cho vay uỷ thác 852,9 tỉ VNĐ bằng 924% so với năm
2001.
Năm 2003: Cho vay uỷ thác 1426,5 tỉ VNĐ bắng 1545%so với năm
200
Bảng 6:Tình hình sử dụng vốn kinh doanh của PVFC
Đơn vị: %
TT Chỉ tiêu 2001 2002 2003
1 Dư nợ cho vay trực tiếp/ tổng tài sản có 21,38 6,27 8,2
1.1 Vay ngắn hạn/ tổng dư nợ 79,5 74,97 54,58
1.2 Trung và dài hạn/tổng dư nợ 20,5 25,03 45,42
2 Nợ quá hạn/tổng dư nợ - - -
3 Cho vay bằng vốn uỷ thác/tổng tài sản có 25,63 69,4 67,44
4 Đầu tư/tổng tài sản có 9,53 1,38 1,29
4.1 Đầu tư dự án/tổng đầu tư 5,83 58,82 86,81
4.2 Đầu tư tài chính/tổng đầu tư 94,17 41,18 13,19
5 Lợi nhuận (tỷ VNĐ) 2,0 5,3 6,5
(Lấy số liệu từ báo cáo tổng kết quá trình sử dụng vốn kinh doanh trong
công ty qua các năm 2001-2003)
Qua bảng trên ta thấy trong hoạt động sử dụng vốn của PVFC thì:
Hoạt động cho vay trực tiếp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản có và
Qua bảng trên ta thấy trong hoạt động sử dụng vốn của PVFC thì:
Có xu hướng giảm. Trong đó cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, cho
vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn nhiều, nhưng có xu hướng tăng
dần, không để tình trạng nợ quá hạn, đây là điều tốt. Tuy nhiên cần đẩy mạnh
hoạt động cho vay trực tiếp hơn nữa đáp ứng nhu cầu vay của các đơn vị
trong TCT cũng như các tổ chức kinh tế và cá nhân khác.
- Hoạt động cho vay bằng vốn uỷ thác chiến tỷ trọng cao trong tổng tài
sản có và có xu hướng tăng dần đây là điều tốt cần duy trì.
- Hoạt động đầu tư chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản có và có xu
hướng giảm. Công ty cần đẩy mạnh hoạt động đầu tư hơn nữa vào các dự án
của TCT các đơn vị thành viên, đầu tư tài chính. Công ty đã có sự linh hoạt
giữa đầu tư dự án và đầu tư tài chính.
Bên cạnh các hoạt động trên PVFC còn tiến hành các hoạt động cung
cấp các dịch vụ tài chính tiền tệ, hoạt động điều hành ngân quỹ đem lại
doanh thu đáng kể cho công ty.
Kết quả kinh doanh, lợi nhuận của công ty ngày càng tăng nhanh: năm
2001 là 2,0 tỷ VNĐ, năm 2002 là 5,3 tỷ VNĐ bằng 262% so với năm 2001,
năm 2003 là 6,5 tỷ VNĐ bằng 322% so với năm 2001
Bảng 7:Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2001-2003
Đơn vị: Tỷ VNĐ
2001 2002 2003
TT Chỉ tiêu Thực
hiện
Tỷ
trọng(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng(%)
1 Doanh thu 16,8 100 64 100 133 100
2 Từ hoạt động tín dụng 9,85 59 44,1 70 98,7 74
3 Từ thu xếp vốn 0,45 6 0,9 14 0,6 0,5
4 Từ đầu tư 0,36 2 7 11 8,6 6,5
5
Từ dịch vụ tư vấn tài
chính tiền tệ
4,0 23 5,5 8,6 9,2 7
6 Từ tài chính uỷ thác 2,14 13 6,5 10 15,9 12
7 Lợi nhuận 2,02 - 5,1 - 6,5 -
( Lấy từ báo cáo tài chính trong công ty qua các năm 2001-2002-2003)
Qua bảng trên ta thấy:Lợi nhuận năm 2001 là 2,02 Tỷ VNĐ,lợi nhuận năm
2002 là 5,1 Tỷ VNĐ tăng 254,47% so với năm 2001,Lợi nhuận năm 2003 là:
6,5 Tỷ5 VNĐ tăng 321,782% so với năm 2001 và tăng 127,24% so với năm
2002
Bảng 8:Tình hình thực hiện các sản phẩm dịch vụ giai đoạn2001-2003
Đơn vị: Tỷ
VNĐ
2001 2002 2003
TT Tên dịch vụ Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
Thực
hiện
Tỷ
trọng
(%)
1 Tổng vốn thu xếp 1990 100 1800 100 1180 100
1.1 Trong đó trong ngành 1990 100 1800 100 1180 100
2 Huy động vốn 256 100 1122 100 2410 100
2.1 Trong đó trong ngành 93,6 37 294,6 26 1107 46
2.1.1 Từ cá nhân 8,2 3 22,3 2 37,7 1,5
2.1.2 Từ nguồn uỷ thác QLV 20 8 136,7 12 334 14
2.1.3 Từ trái phiếu dầu khí 20 8 136,7 12 300 12,5
2.1.4 Từ thấu chi TKTT 45 18 50 4,5 65 2,7
2.1.5 Từ các nguồn khác 20,4 8 85,6 8 370 15
3 Tín dụng 171 100 931 100 1750 100
3.1 Trong đó trong ngành 110 64 622,5 67 675 37,5
3.1.1 Cho vay CBCNV 110 64 4,7 0,5 9 0,5
3.1.2
Cho vay các đơn vị
thành viên
110 64 618 66,5 648 37
4 Bảo lảnh 30,8 100 60 100 65 100
4.1 Trong đó trong ngành 25 81 35 58 40 62
5 Dịch vụ tư vấn TCTT 0,5 100 0,45 100 0,2 100
5.1 Trong đó trong ngành 0,3 60 0,3 67 0,1 50
6 Hoạt động đầu tư 37,7 60 38,3 67 114,4 100
6.1 Đầu tư dự án và cổ phần 37,7 - 38,3 - 24,4 -
6.2 Đầu tư tài chính 37,7 - 38,3 - 90 -
(Lấy từ tài liệu tổng kết tình hình thực hiện các sản phẩm dịch vụ
qua các năm 2001-2003)
2. Đánh giá tình hình thu xếp và sử dụng vốn tại PVFC
2.1 Những thành tựu mà công ty đã đạt được.
Công ty mới được thành lập hoàn toàn mới, do vậy mà không tránh khỏi
những khó khăn trong quá trình hoạt động của mình, những khó khăn đó là:
môi trường pháp lý cho hoạt động của các công ty tài chính chưa đầy đủ và
hoàn chỉnh, cơ chế chính sách quản lý điều hành còn nhiều bất cập. Bên cạnh
đó, do bước vào lĩnh vực kinh doanh mới thiếu nhiều kinh nghiệm, chưa tạo được
niềm tin cho khách hàng,vốn điều lệ tuy là lớn nhất trong các công ty tài chính
nhưng còn rất nhỏ bé so với các tổ chức tín dụng khác.Tuy nhiên, vượt lên mọi
khó khăn thử thách đó, PVFC đã đạt được những kết quả nhất định. Hoạt động
thu xếp và sử dụng vốn kinh doanh được đẩy mạnh và hiệu quả ngày càng tăng.
Đối với hoạt động thu xếp vốn
Để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh, PVFC đã phát triển nhiều kênh
huy động từ nhận tiền gửi, nhận uỷ thác, tiết kiệm dầu khí, vay các tổ chức
tín dụng, phát hành trái phiếu cho tổng công ty,từ đó thu xếp vốn cho các dự
án đầu tư của công ty làm cho quy mô vốn kinh doanh tăng nhanh từ 105 tỷ
VND tại thời 2001 tăng lên 360 tỷ VND vào cuối năm 2001, đến cuối năm
2002 tăng lên 1229 tỷ VND và đến cuối năm 2003 tăng lên 2115 tỷ VND.
Cơ cấu nguồn vốn của PVFC cũng có sự chuyển biến theo chiều hướng
tốt.
2001: Nếu như nguồn vốn tự có vào thời điểm đầu năm chiếm tới 99%
tổng nguồn vốn thì vào thời điểm cuối năm đã giảm xuống còn 29%, thay
vào đó là vốn vay các tổ chức tín dụng 25%, vốn huy động từ việc nhận tiền
gửi có kỳ hạn trên 1 năm 18%, tiết kiệm dầu khí 2%, vốn tài trợ uỷ thác là
26%.
2002: Cuối năm 2002 trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng vốn tự có giảm
xuống còn 9%, vốn vay các tổ chức tín dụng cũng giảm xuống còn 15%, vốn
huy động từ việc nhận tiền gửi có thời hạn trên 1 năm 6%, tiết kiệm dầu khí
0,8%, vốn tài trợ uỷ thác tăng rất nhanh 69,2%.
2003: Cuối năm 2003 trong tổng nguồn vốn thì tỷ trọng vốn tự có giảm
xuống còn 5,4%, vốn vay các tổ chức tín dụng giảm xuống 7,1%, vốn huy
động từ việc nhận tiền gửi có kỳ hạn trên 1 năm 5,2%, tiết kiệm dầu khí
0,6%, vốn tài trợ uỷ thác tiếp tục chiếm tỷ trọng lớn 67,5%, có thêm nguồn
vốn từ phát hành trái phiếu chiếm 14,2%.
Đối với hoạt động sử dụng vốn:
Mặc dù công ty mới đi vào hoạt động chưa đầy 5 năm, nhưng với sự nỗ
lực của toàn ban lãnh đạo cũng như các cán bộ công nhân viên, hoạt đông
kinh doanh của công ty Tài chính dầu khí đã thu được những kết quả đáng
kể. Công ty đã từng bước phát huy được vai trò quan trọng của mình trong
việc tạo thêm một kênh tài trợ mới có hiệu quả cho các tổ chức kinh tế và cá
nhân có nhu cầu vốn, làm phong phú thêm các loại dịch vụ tài chính, đồng
thời đã giúp cho TCT chủ động trong việc tạo nguồn tài trợ cho các dự án, là
đầu mối để huy động các nguồn vốn cho sự phát triển của các đơn vị thành
viên trong ngành dầu khí.
Với nguồn vốn tự có và các nguồn vốn huy động được công ty đã triển
khai các hoạt động như : cho vay, cho vay uỷ thác, bảo lãnh, đầu tư, cung cấp
các dịch vụ tài chính tiền tệ.... Đã thu được kết quả khá cao, ngày càng tăng:
lợi nhuận năm 2001 là 2,02 tỷ VNĐ đến năm 2002 tăng lên 5,3 tỷ VNĐ và
đến năm 2003 là 6,5 tỷ VNĐ.
Hiệu quả sử dụng vốn của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu hiệu
quả ở bảng dưới đây:
Bảng 9:Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của PVFC
TT Chỉ tiêu ĐVT 2001 2002 2003
1 Vòng quay của toàn bộ vốn Vòng 0.047 0.052 0.05
2 Doanh lợi vốn % 4.45 5.15 4.94
3 Doanh lợi vốn tự có % 1.06 2.07 3.39
4 Hiệu quả sử dụng vốn cố định % 38.6 55 52
5 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động % 0.31 0.24 0.18
6 Vòng luân chuyển của vốn lưu động Vòng 0.407 0.052 0.049
7 Tỷ suất thu nhập thuần của tài sản % 0.31 0.24 0.18
8 Doanh lợi của doanh thu bán hàng % 6.6 4.7 3.7
Doanh thu
Số vòng quay của toàn bộ vốn =
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này càng lớn thì càng tốt. Ta thấy chỉ tiêu này của doanh
nghiệp chưa cao tuy vậy nó có xu hướng tăng lên. Điều đó chứng tỏ hiệu
quả sử dụng vốn trong công ty ngày càng tăng lên.
Lãi ròng + Lãi vay
Doanh lợi vốn = x 100
Tổng vốn kinh doanh
Chỉ tiêu này cho chúng ta biết được bỏ ra một đồng vốn kinh doanh thì
đem lại bao nhiêu đồng lãi. Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu này của doanh
nghiệp tăng lên điều này cho thấy chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của công
ty ngày càng tăng
Lãi ròng
Doanh lợi vốn tự có = x 100
Tổng vốn tự có
Chỉ tiêu này cho biết ta bỏ ra một đồng vốn tự có thì đem lại bao nhiêu
đồng lãi ròng . Qua trên ta thấy chỉ tiêu này của công ty có xu hướng tăng
nhanh, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tự có của công ty ngày càng tăng.
lãi ròng
Hiệu quả sử dụng vốn cố định =
tổng giá trị TSCĐ bình quân trong
kỳ
Ta thấy chỉ tiêu này của công ty cao và tăng qua các năm, điều đó
chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty tăng lên qua các năm.
lãi ròng
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động =
tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ
doanh thu
Số vòng luân chuyển vốn lưu động =
tổng vốn lưu động bình quân trong kỳ
lãi ròng
Tỷ suất thu nhập thuần của tài sản =
tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản bỏ ra xẽ đem lại bao nhiêu
đồng lãi ròng. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp có xu hướng giảm.
Bảng 10:Bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn của công ty qua các năm
TT Nguồn vốn 2001
VND
2002
VND
2003
VND
1 Tiền gửi
của KBNN
và các
TCTD
khác
0 0 104.667.960.000
1.2 Tiền gửi
của các tổ
chức tín
dụng khác
0 0 104.667.960.000
2 Vay
NHNN,các
tổ chức tín
dụng khác
89.200.000.000 185.319.172.167 664.700.426.977
2.1 Vay các
TCTD
trong nước
89.200.000.000 185.319.172.167 664.700.426.977
3 Tiền gửi
của
28.554.300.000 31.664.697.098 139.036.449.207
TCKT,dân
cư
4 Vốn tài trợ
uỷ thác đầu
tư
92.299.711.193 467.325.338.065 803.899.599.511
5 Phát hành
giấy tờ có
giá
6 Tài sản nợ
khác
45.206.699.403 53.806.077.315 768.723.487.825
6.1 Các khoản
phải trả
45.206.699.403 392.078.202.806 675.342.426.872
6.2 Các khoản
lãi cộng
dồn dự trả
0 15.839.774.085 31.760.268.615
6.3 Tài sản nợ
khác
0 31.490.822.454 61.620.792.338
7 Vốn và các
quỹ
104.530.019.437 106.907.123.678 112.992.814.177
7.1 Vốn của tổ
chức tín
dụng
103.385.542.924 103.385.542.924 105.008.575.397
7.1.1 Vốn điều lệ 100.000.000.000 100.000.000.000 100.000.000.000
7.1.2 Vốn đầu tư
XDCB
0 3.385.542.924 5.008.575.397
7.1.3 Vốn khác 0 0 0
7.2 Quỹ cảu
các TCTD
84.911.579 3.321.580.754 3.399.285.964
7.3 Lãi/lỗ kỳ
trước
1.059.564.934 0 0
7.4 Lãi/lỗ kỳ
này
0 0 4.584.952.816
Tổng cộng
nguồn vốn
359.790.730.033 1.230.625.130.353 2.895.530.737.697
( Lấy từ báo cáo tài chính của công ty qua các năm 2001-2003)
2.2 Những hạn chế và vướng mắc cần khắc phục và tháo gỡ
2.2.1 Những vướng mắc cần tháo gỡ
Trong quá trình hoạt động của mình PVFC còn gặp phải một số vướng
mắc,để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động thì cần tháo gỡ những
vướng mắc đó là:
Tuy nhiên do vốn điều lệ của công ty thấp, với các quy định hiện hành
của ngân hàng Nhà nước về hạn mức đầu tư sẽ hạn chế hoạt động này và làm
giảm cơ hội đầu tư của công ty vào các dự án.
Mặc dù là công ty tài chính có mức vốn điều lệ lớn nhất trong các công
ty tài chính hoạt động ở Việt Nam nhưng mức vốn điều lệ như vậy vẫn còn là
mức thấp so với các tổ chức tín dụng khác. Trong tương lai khi hội nhập kinh
tế trong khu vực và trên thế giới thì công ty phải chịu sức ép cạnh tranh rất
lớn không chỉ từ các đối thủ trong nước mà quan trọng hơn là từ các đối thủ
nước ngoài có tiềm lực vốn mạnh, công nghệ hiện đại, tính chuyên nghiệp
cao, thì mức vốn nhỏ bé như vậy sẽ rất khó khăn trong hoạt động. Chính vì
vậy mà PVFC đang đề nghị Tổng công ty dầu khí Việt Nam nâng cao mức
vốn điều lệ cho công ty.
Công ty tham gia rất tích cực vào đầu tư và kinh doanh các loại giấy tờ
có giá trên thị trường, tuy nhiên do hạn chế về việc chưa được ngân hàng
Nhà nước cho phép tái chiết khấu và cho vay trên cơ sở cầm cố giấy tờ có giá
ngắn hạn nên hoạt động này chưa thật sự linh hoạt.
Những quy định chặt chẽ của ngân hàng Nhà nước về hình thức, điều
kiện và phạm vi, thời hạn huy động vốn, các chỉ số về an toàn... đã cản trở
khả năng huy động và sử dụng vốn của PVFC.
2.2.2 Những hạn chế cần khắc phục
Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động thu xếp và sử dụng vốn của
PVFC vẫn tồn tại những hạn chế, yếu kém cần được khắc phục để nâng cao
hơn nữa hiệu quả hoạt động của công ty.
Những hạn chế đó là:
* Đối với hoạt động thu xếp vốn:
Công ty chủ yếu chỉ mới thu xếp vốn cho các dự án đầu tư trong ngành
,do nguồn vốn của công ty còn hạn chế nên gặp nhiều khó khăn trong việc
thu xếp vốn cho các dự án lớn.
Các nguồn huy động vốn của công ty còn ít, chủ yếu là từ một số đơn vị
trong tổng công ty, cán bộ công nhân viên trong ngành dầu khí và một số
ngân hàng mà PVFC đặt quan hệ. Trong khi còn rất nhiều nguồn vốn nhàn
rỗi trong dân cư, trong các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước còn bỏ trống
hoặc các tổ chức tín dụng khác huy động.
Phương thức huy động vốn của PVFC cũng còn ít, mới thực hiện một số
hình thức như: vay, nhận uỷ thác, nhận tiền gửi, các hình thức khác như phát
hành trái phiếu công ty, các giấy tờ có giá, vốn liên doanh liên kết, vốn ODA
công ty chưa thực hiện được.
Chi phí vốn còn cao do tỷ trọng vốn vay các tổ chức tín dụng khá cao.
Mặt khác một số các khoản vay đầu tư trung và dài hạn có thời gian ngắn
hơn thời gian thu hồi vốn làm cho nhiều khi công ty phải sử dụng vốn kinh
doanh ngắn hạn trả vốn kinh doanh dài hạn, vì vậy chi phí vốn tăng lên.
Chương III
Chiến lược và Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả
thu xếp vốn tại công ty tài chính dầu khí.
I. Chiến lược và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của PVFC đến
năm 2010 và 2020
1. Các yếu tố ảnh hưởng đó là:
1.1. Các chính sách của Đảng và nhà nước.
Đưa GĐP năm 2020 lên ít nhất gấp đôi năm 2010,nâng cao sức cạnh
tranh của sản phẩm,doanh nghiệp và nền kinh tế,đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
nền kinh tế, một phần đáng kể nhu cầu sản xuất,đẩy mạnh xuất khẩu,đẩy
mạnh kinh tế vĩ mô cán cân thanh toán quốc tế lành mạnh và tăng dự trữ
ngoại tệ,bội chi ngân sách,lạm phát,nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới
hạn an toàn và tác động tích cực đến tăng trưởng.Tích luỹ nội bộ nền kinh tế
đạt trên 30% GĐP.Nhịp độ xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng trưởng
GĐP.Tỷ trọng GĐP của nông nghiệp la 16-17%,công nghiệp là 40-41%,lạm
phát,nợ nước ngoài được kiểm soát trong giới hạn an toàn và tác động tích
cực đến tăng trưởng.Tích luỹ nội bộ nền kinh tế đạt trên 30% GĐP.Nhịp độ
xuất khẩu gấp trên 2 lần nhịp độ tăng trưởng GĐP.Tỷ trọng GĐP của nông
nghiệp la 16-17%,công nghiệp là 40-41%,dịch vụ là 42-43% tỉ lệ lao động
trong nông nghiệp còn khoảng 50%
Năng lực nội sinh về khoa học công nghệ có đủ khả năng ứng dụng các
công nghệ hiện đại ,công nghệ sinh học ,công nghệ vật liệu……..
Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước được tăng cường,chi phối các lĩnh
vực then chốt của nền kinh tế,doanh nghiệp nhà nước được đổi mới,sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa được hình thành.
1.2. Quan điểm phát triển.
Phát triển nhanh hiệu quả,bền vững hiệu quả,tăng trưởng đi đôi với
công bằng và tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường.
Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm,xây dựng đồng bộ nền tảng
cho một đất nước công nghiệp là yêu cầu cấp thiết.
Đẩy mạnh công cuộc đổi mới tạo động lực giải phóng và phát huy mọi
nguồn lực
Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội
nhập kinh tế quốc tế.
Kết hợp chặt chẻ phát triển kinh tế-xã hội với quốc phòng an ninh.
1.3.Định hướng của nhà nước đối với các tổ chức tín dụng
trong nước.
Tích cực đổi mới ,hoàn thiện hệ thống chính sách tiền tệ-tài chính quốc
gia,động viên tài chính hợp lý và phân phối có hiệu quả mọi nguồn lực nhằm
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội.Thực hiện nguyên tắc công
bằng,hiệu quả trong chính sách phân phối và phân phối lại nguồn thu nhập
trong xã hội.Tạo môi trường tài chính lành mạnh,thông thoáng nhằm giải
phóng và phát triển các nguồn lực tài chính.
Bảo đảm sự phát triển an toàn,lành mạnh của thị trường tài chính-tiền tệ
trong toàn bộ nền kinh tế.Thực thi chính sách tiền tệ,bảo đảm ổn địnhkinh tế
vĩ mô,kiểm soát lạm phát,thúc đẩy sản xuất tiêu dùng,kích thích đầu tư,sử
dụng linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ,tỉ giá ,lãi suất ,nghiệp vụ,thị
trường mở theo các nguyên tắc của thị trường.Nâng cao và tiến tới thực hiện
đầy đủ tính chuyển đổi của đồng Việt Nam . Hình thành môi trường minh
bạch lành mạnh và bình đẳng cho hoạt động tiền tệ- nhân hàng. Hình thành
đồng bộ khuôn khổ pháp lý, áp dụng đầy đủ các thiết chế và chuẩn mực quốc
tế về an toàn trong kinh doanh tiền tệ ngân hàng.
Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, phân biệt chức năng của ngân hàng nhà
nước và ngân hàng thương mại, Chức năng cho vay của ngân hàng chính
sách với chức năng kinh doanh tiền tệ của ngân hàng thương mại. Bảo đảm
quyền tự chủ và quyền chịu trách nhiệm của ngân hàng thương mại trong
kinh doanh giúp đỡ các tổ chức tín dụng trong nước nâng cao năng lực quản
lý và trình độ nghiệp vụi có khả năng cạnh tranh với chi nhánh của ngân
hàng nước ngoài.
1.4.Văn bản luật nghị định chính phủ.
Tào ra hành lang pháp luật mà tại đó các tổ chức tín dụng được thành
lập và hoạt động trong khuôn khổ cho phép của pháp luật.
Về dầu khí: Nghị quyết của Bộ chính trị về định hướng chiến lược phát
triển nghành đầu khí đến năm 2020 nhấn mạnh. Tổng công ty dầu khí VN
phải nhanh chóng trở trành tập đoàn Công nghiệp quan trọng, hoàn chỉnh,
không chỉ hoạt động trong nước mà phải từng bước vươn ra nước ngoài điều
đó khẳng định vị thế quan trọng của công ty tài chính dầu khí trong tập đoàn
tài chính dầu khí.
Những bất cập: Trong những tồn tại của hoạt động của các tổ chức tín
dụng, đặc biệt là các công ty tài chính có sự ảnh hưởng không nhỏ của các
ngưyưn nhân liên quan đến cơ chế, chính sách, một số điểm nổi bật là.
Sự bất cập của các quy định, quy chế cũ, đến nay rất nhiều quy định
trong hoạt động cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tế hoạt
động cuả công ty tài chính dầu khí.
Sự chồng chéop và thường xuyên thay đổi các quy định, thể chế làm
cho việc áp dụng vào hoạt động ngân hàng trở nên khó khăn.
Các quy định và cơ chế nhiều khi còn quá cứng nhắc dẫn đến việc bóp
buộc hoạt động.
Việc sử dụng cơ chế, chính sách phù hợp vừa đảm bảo duy trì sự quản
lý của nhà nước, vừa đảm bảo tính thông thoáng, giúp công ty tài chính phát
huy khả năng sáng tạo của mình là một yêu cầu khá cấp thiết.
1.5.Tác động của tiến trình hội nhập kinh tế Việt nam với
kinh tế thế giới( Hiệp định thương mại Việt - Mĩ, Hội nhập
AFTA, WTO)
Hiệp định thương mại Việt- Mĩ: Trong các loại hình thương mại dịch
vụ đẫ ra cam kết trong khuôn khổ hiệp định thương mại Việt- Mĩ thì lĩnh vực
tài chính ngân hàng có thời gian mở cửa lâu nhất( 10 năm) tức là sau 10 năm
mới có thể thành lập ngân hàng 100% nước ngoài tại Việt nam. Trong vòng
10 năm đó chỉ có thể thành lập ngân hàng liên doanh với số cổ phần vốn Việt
nam chiếm uư thế trên 51%. Bên cạnh đố chức năng kinh doanh của chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và ngân hàng liên doanh cũng bị hạn chế trong
thời gian 10 năm sau khi có hiệp định.
Điểm khác biệt lớn của ngân hàng Việt nam với ngân hàng Liên doanh,
chi nhánh Ngân hàng Hoa kỳ là việc được phép nhận thế chấp bằng quyền sử
dụng đất. Các ngân hàng liên doanh 100% của nước ngoài chỉ được phép
nhận thế chấp bằng quyền sử dụng đất của các liên doanh.
Tuy nhiên theo hiện nay nghị định 178/1999 NĐ- CP ngày 29/12/99 thì
các ngân hàng đã được phép cho vay tín chấp đối với doanh nghiệp. Vì vậy
nếu một doanh nghiệp làm ăn có lãi, có tình hình tài chính tốt, có khả năng
vay tín chấp và họ có thể đến vay của các ngân hàng liên doanh.
Tham gia vào AFTA và WTO. Đồng nghĩa với Việt nam sẽ được
hưởng những ưu đãi của các tổ chức này như tát cả các thành viên khác song
điều đó cũng có nghĩa Việt nam phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc và yêu
cầu được quy định chung cho mọi thành viên. Bên cạnh cơ hội là một trong
những thách thức đặt ra trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của thị trường tài
chính tiền tệ quốc tế hiện nay, trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế
mà mục đích trong tương lai gần đây tham gia sâu hơn vào khu vực tự do
hoá thương mại ASEAN và trở thành thành viên của tổ chức thương mại
WTO.
2. Chiến lược sử dụng vốn của công ty đến năm 2020.
2.1.Mục tiêu xây dựng chiến lược.
Xây dựng PVFC trở thành một định chế tài chính vững chắc của tập
đoàn tài chính dầu khí Việt nam.
Không ngừng nâng cao hiệu quả việc sử dụng các nguồn vốn huy động
của PVFC cả trong và ngoài ngành dầu khí, đảm bảo mức tăng trưởng cao cả
về quy mô cũng như lợi nhuận.
Làm định hướng để xây dựng kế hoạch phân bổ nguồn vốn của PPVFC
một cách hợp lý và khoa học đảm bảo sự phát triển của PVFC.
Đảm bảo sự phát triển bền vững và an toàn trong hoạt động kinh doanh
của PVFC.
2.2.Cơ sở để xây dựng chiến lược sử dụng vốn của PVFC.
Dựa trên chiến lược phát triển chung củTổng công ty tài chính dầu khí
và chiến lược phát triển kinh doanh của PVFC.
Dựa trên sự chỉ đạo của Nhà nước về định hướng cũng như các nhu cầu
về vốn đầu tư cho nghành dầu khí nói riêng và cho các nghành kinh tế khác
nói chung.
Phụ thuộc vào chiến lược phát triển vốn của PVFC trong từng giai đoạn
và khả năng huy động vốn của PVFC để đưa vào kinh doanh.
Thực hiện theo chính sách khách hàng, định hướng đầu tư cũng như
chến lược đa dạng hoá c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Những biện pháp cần được áp dụng nhằm nâng cao hiệu quả thu xếp và huy động vốn tại công ty tài chính dầu khí.pdf