Tài liệu Luận văn Nhiễu trong thông tin vệ tinh kết quả đo và một số giải pháp hạn chế nhiễu: ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Bùi Ngọc Thạch
NHIỄU TRONG THÔNG TIN VỆ TINH KẾT QUẢ
ĐO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Bùi Ngọc Thạch
NHIỄU TRONG THÔNG TIN VỆ TINH, KẾT QUẢ
ĐO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU
Ngành : Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Chuyên ngành : Kỹ thuật vô tuyến và thông tin liên lạc
Mã số : 2.07.00
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH TUẤN
Hà Nội - 2008
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin viễn thông có những bước tiến
rất nhanh, đóng vai ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Không nằm ngoài xu hướng đó, thông tin vệ tinh cũng không ngừng phát triển với
các ứng dụng, dịch vụ cho các ngành, lĩnh vực như: quân sự, viễn thông, khí tượng
thủy văn, hàng hải, khác thác dầu, giáo dục, y tế, phát thanh, truyền hình...đặc biệt
là sự bùng nổ của truyền hình DTH. Với n...
83 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1517 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nhiễu trong thông tin vệ tinh kết quả đo và một số giải pháp hạn chế nhiễu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Bùi Ngọc Thạch
NHIỄU TRONG THÔNG TIN VỆ TINH KẾT QUẢ
ĐO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hà Nội - 2008
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ
Bùi Ngọc Thạch
NHIỄU TRONG THÔNG TIN VỆ TINH, KẾT QUẢ
ĐO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU
Ngành : Công nghệ Điện tử - Viễn thông
Chuyên ngành : Kỹ thuật vô tuyến và thông tin liên lạc
Mã số : 2.07.00
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN MINH TUẤN
Hà Nội - 2008
1
MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, lĩnh vực thông tin viễn thông có những bước tiến
rất nhanh, đóng vai ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế.
Không nằm ngoài xu hướng đó, thông tin vệ tinh cũng không ngừng phát triển với
các ứng dụng, dịch vụ cho các ngành, lĩnh vực như: quân sự, viễn thông, khí tượng
thủy văn, hàng hải, khác thác dầu, giáo dục, y tế, phát thanh, truyền hình...đặc biệt
là sự bùng nổ của truyền hình DTH. Với nhu cầu ngày càng lớn, các công nghệ, kỹ
thuật trong lĩnh vực thông tin vệ tinh cũng được tìm hiểu nghiên cứu, ứng dụng vào
thực tiễn rất nhiều.
Để đáp ứng nhu cầu rất lớn về dịch vụ thông tinh vệ tinh, số lượng quả vệ
tinh trên quỹ đạo được phóng lên ngày càng nhiều, khoảng cách giữa các quả vệ
tinh cũng bị thu hẹp từ khoảng cách 40, 20 trước đây, hiện nay tại một vị trí quỹ đạo
có thể có vài quả vệ tinh, các dải tần vệ tinh C, Ku, Ka được sử dụng một cách tối
đa, công nghệ phủ sóng spotbeam cũng được nhiều nhà khai thác vệ tinh sử dụng.
Với việc khai thác tối đa nguồn tài nguyên thông tin vệ tinh, khả năng xuất
hiện, gây nhiễu trong cùng hệ thống cũng như giữa các hệ thống càng dễ xảy ra.
Trong thông tin vệ tinh tác động, ảnh hưởng của nhiễu đến chất lượng dịch vụ rất
lớn. Các nguồn nhiễu như: nhiễu sóng mang lân cận, nhiễu vệ tinh lân cận, nhiễu do
chính hệ thống của khách hàng, nhiễu xuyên phân cực, nhiễu mặt trời và nhiều loại
nhiễu khác.
Vì vậy, việc tìm hiểu nghiên cứu về nhiễu trong thông tin vệ tinh là rất cần
thiết, đặc biệt hiện nay nước ta đã phóng vệ tinh VINASAT-1 và sẽ phóng thêm
những quả vệ tinh khác trong tương lai.
Với các yêu cầu đó đề tài “Nhiễu trong thông tin vệ tinh, kết quả đo và một
số giải pháp hạn chế nhiễu” được lựa chọn để nghiên cứu, phân tích ứng dụng
thực tế, làm cơ sở xây dựng nên các quy trình xử lý nhiễu, nó rất hữu ích đối với
những người khai thác và khách hàng sử dụng dịch vụ thông tin vệ tinh.
2
Nội dung luận văn này gồm có 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về thông tin vệ tinh
Trình bày về ứng dụng, dịch vụ, công nghệ, kỹ thuật và một số vấn đề của
thông tin vệ tinh.
Chương 2: Nhiễu trong hệ thống thông tin vệ tinh
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống, các tham số đánh
giá chất lượng hệ thống và một số phương pháp tính nhiễu.
Chương 3: Nhiễu trong thông tin vệ tinh các kết quả đo và giải pháp hạn chế
nhiễu
Đưa ra các thông tin chung về các nguồn nhiễu, loại nhiễu, các con số thống
kê về nguyên nhân gây nhiễu. Sau đó, với mỗi loại nhiễu được mô tả, đánh giá ảnh
hưởng đến chất lượng dịch vụ, phân tích nguyên nhân và đưa ra biện pháp hạn chế
khắc phục, có sử dụng kết quả đo để minh họa.
Tính toán công suất bức xạ đẳng hướng tương đương của mỗi sóng mang khi
phát một, nhiều sóng mang trên một bộ phát đáp. Tính toán công suất trạm mặt đất
khi phát bão hòa bộ phát đáp.
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn
tận tình của thầy giáo TS.Trần Minh Tuấn và các thầy cô giáo Khoa Điện tử Viễn
thông - Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội và các đồng nghiệp
của mình. Vì đây là một lĩnh vực khó nên các nội dung không tránh khỏi còn hạn
chế và thiếu sót.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, phê bình của các thầy cô giáo
cũng như các đồng nghiệp để có thể bổ sung vào nội dung của luận văn này.
3
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ THÔNG TIN VỆ TINH
1.1. Giới thiệu chung về thông tin vệ tinh
1.1.1. Giới thiệu chung:
Trong những năm trở lại đây, thông tin vệ tinh đó có những phát triển vượt
bậc, việc sử dụng những kỹ thuật mới làm cho các dịch vụ của thông tin vệ tinh trở
thành một dịch vụ phổ thông trên khắp thế giới. Hàng ngày hai hệ thống thông tin
vệ tinh toàn cầu lớn là Intelsat và Intersputnyk bay vũng quanh trái đất cung cấp
hàng ngàn kênh thoại cố định nối hàng trăm quốc gia với nhau. Ngoài ra cũng có
các vệ tinh khu vực như Aussat, Eusat, Arbsat… cung cấp các dịch vụ thoại cố
định, phát thanh truyền hình, truyền số liệu, đảm bảo thông tin dẫn đường cho hàng
không, cứu hộ hàng hải, thăm dò tài nguyên bằng hệ thống vệ tinh tầm thấp, các
chương trình đào tạo giáo dục từ xa… Tóm lại, ngày nay thông tin vệ tinh có mặt
hầu hết trong mọi lĩnh vực về viễn thông. Thông tin vệ tinh là thông tin giữa các
trạm mặt đất nhờ trạm lặp là trạm vệ tinh và là một trong ba loại thông tin vụ tuyến
vũ trụ để phân biệt với hai loại thông tin vụ tuyến vũ trụ khác là thông tin giữa một
trạm mặt đất với một trạm vũ trụ hay thông tin giữa hai trạm vũ trụ với nhau.
Intelsat là một tổ chức viễn thông quốc tế hoạt động phi lợi nhuận do hơn
một trăm nước thành viên góp vốn. Mạng thông tin vệ tinh do Intelsat cung cấp
ngày nay đang là mạng vệ tinh lớn nhất thế giới, cung cấp hơn 2/3 tổng số kênh liên
lạc quốc tế toàn cầu. Intersputnyk có mạng vệ tinh cho hơn chục nước tham gia vào
mạng thông tin liên lạc cố định và phủ sóng phát thanh truyền hình.
1.1.2. Đặc điểm của thông tin vệ tinh:
- Vùng phủ sóng lớn: Từ quĩ đạo địa tĩnh cách trái đất khoảng 37000 km vệ
tinh có thể nhìn thấy 1/3 trái đất, như vậy chỉ cần 3 vệ tinh trên quĩ đạo là có thể
phủ sóng toàn cầu.
4
- Dung lượng thông tin lớn: Với băng tần cung cấp rộng và sử dụng kỹ thuật
tái sử dụng băng tần, hệ thống thông tin vệ tinh cho phép đạt được dung lượng
thông tin rất cao.
- Độ tin cậy cao: Do tuyến thông tin vệ tinh chỉ có 3 trạm (2 trạm mặt đất đầu
cuối thông tin và trạm lặp vệ tinh) nên xác suất hư háng trên tuyến rất nhỏ.
- Tính linh hoạt cao.
- Đa dạng về loại hình dịch vụ.
1.2. Cấu trúc của tuyến liên lạc vệ tinh:
1.2.1. Các thiết bị trong tuyến liên lạc thông tin vệ tinh:
Không giống như trong các hệ thống thông tin khác là thông tin giữa các
phần tử trên mặt đất, mà tuyến thông tin trong thông tin vệ tinh là tuyến liên lạc
giữa một phần tử trên mặt đất và một phần tử trong không gian vũ trụ là vệ tinh nên
trong tuyến liên lạc thông tin vệ tinh bao gồm hai phần là phần không gian và phần
mặt đất.
Các phần không gian và mặt đất được xem xét kỹ thuật dưới đây:
- Phần không gian bao gồm vệ tinh, các thiết bị trên vệ tinh, thiết bị điều khiển
đo xa, các thiết bị cung cấp nguồn.
- Phần mặt đất cũng gọi là các trạm mặt đất bao gồm anten thu phát và các
thiết bị điều khiển bám vệ tinh, ống dẫn sóng các bộ chia cao tần và ghép công suất,
máy thu tạp âm thấp và các bộ giải điều chế, các bộ đổi tần lên xuống, các bộ
khuếch đại công suất lớn và các bộ điều chế.
1.2.2. Tuyến liên lạc qua hệ thống thông tin vệ tinh:
- Tại trạm phát: Các tín hiệu có băng tần cơ bản được điều chế thành trung tần,
sau đó được đổi lên cao tần nhờ bộ đổi tần tuyến lên UC (Up Converter) rồi được
khuếch đại lên mức công suất cao nhờ bộ khuếch đại công suất lớn HPA (High
Power Amplifier) và được phát lên vệ tinh qua anten phát.
5
- Tại trạm thu: Tín hiệu cao tần phát từ vệ tinh được thu bởi anten thu qua bộ
khuếch đại tạp âm thấp LNA (Low Noise Amplifier) và được đổi xuống trung tần
nhờ bộ đổi tần xuống DC (Down Converter), sau đó qua bộ giải điều chế để khắc
phục lại băng tần cơ bản giống bên phát.
1.3. Các vấn đề trong truyền sóng:
1.3.1. Tần số công tác của thông tin vệ tinh:
Sóng điện từ có dải rộng được dùng trong thông tin vệ tinh tuỳ vào sự khác
nhau về mục đích sử dụng. Sóng có tần số cao dễ bị hấp thụ và tiêu hao trong tầng
khí quyển, trong sương mù và đặc biệt là mưa. Sóng tần thấp lại bị yếu đi nhiều khi
đi qua nhiều tầng điện ly do bị hấp thụ hay bị phản xạ. Uỷ ban tư vấn quốc tế về vô
tuyến CCIR khuyến nghị dải tần làm việc trong thông tin vệ tinh là 1 GHz- 10 GHz,
đó là dải tần thực tế nhất trong thông tin vệ tinh và nó được gọi là “cửa sổ vô
tuyến”.
Các băng tần được sử dụng: Hiện nay thông tin vệ tinh sử dụng chủ hai băng
tần C và Ku với tần số cho tuyến lên và tuyến xuống là 4/6 cho băng tần C và 11/14
D/C LNA U/C HPA DEM MOD
Hình 1.1: Đường liên lạc thông tin vệ tinh.
6
cho băng tần Ku, ngoài ra hiện nay băng tần 30/20 cũng mới được đưa vào sử dụng
(tần số tính bằng đơn vị GHz).
Độ rộng băng tần của thông tin vệ tinh là 500 MHz và nó được chia ra thành
các băng tần nhỏ hơn 36 MHz hoặc 70 MHz.
Tuy vậy để nâng cao giá trị hiệu dụng của băng tần nhằm tăng dung lượng
thông tin người ta đó sử dụng kỹ thuật sử dụng lại băng tần cho phép nâng băng tần
hiệu dụng lên tới 2590 MHz. Các kỹ thuật sử dụng lại băng tần thường được sử
dụng gồm có:
- Tái sử dụng băng tần bằng cách chọn phân cực: Các băng tần giống nhau
được phát xạ do các anten thông qua các bộ phát đáp khác nhau sử dụng phân cực
trực giao của sóng điện từ.
- Trong thông tin vệ tinh sóng điện từ phân cực theo hai loại tròn và tuyến tính
để truyền đi trong không gian, và để thu được những sóng điện từ đó thì anten thu
cũng phải có phân cực tương ứng. Anten có thu phân cực tuyến tính thu được với
mức lớn nhất sóng điện từ cùng phân cực nếu góc nghiêng sóng điện từ và anten
trong không gian là như nhau.
- Tái sử dụng băng tần bằng cách phân biệt các chùm tia phát xạ từ anten. Các
băng tần giống nhau được phát đi bằng các anten trên vệ tinh dùng các bộ phát đáp
khác nhau có các chùm tia thu và các chùm tia phát không trùng lên nhau.
1.3.2. Phân định tần số trong thông tin vệ tinh:
Việc phân định tần số được thực hiện theo Điều lệ vô tuyến điện ở mỗi khu
vực của ITU. Có ba khu vực của ITU; Nhật Bản nằm ở khu vực 3:
Khu vực 1: Châu Âu, Châu Phi, Liên bang Xô Viết cũ và các nước Đông Âu
Khu vực 2: Các nước Nam và Bắc Mỹ
Khu vực 3: Châu Á và châu Đại dương
Tuy nhiên do có sự khác nhau giữa các khu vực đối với dịch vô thông tin vệ
tinh nên phân định tần số cho ba khu vực này thường được tiến hành với một vài
ngoại lệ.
7
Bảng 1.1 Tần phân loại sóng vô tuyến điện:
Tần số Dải tần số Tần băng tần
Phân loại
theo bước sóng
Sử dụng chủ yếu
trong
1 30-300Hz Tần số cực kỳ
thấp (VLF)
Sử dụng
trong vật lý
2 300Hz-3KHz Tần số cực
thấp (EHF)
Chưa được phân định
3 3-30KHz Tần số rất
thấp (VLF)
Sóng Mm
(chục nghìn m)
Vô tuyến hàng hải,thông
tin di động hàng hải
4 300-3000KHz Tần số thấp
(LF)
Sóng Km Thông tin di động hàng
không. Vô tuyến hàng hải
5 3-30MHz Tần số trung
bình (MF)
Sóng Hectomet
(cỡ trăm m)
Phát thanh
Thông tin hàng hải
Thông tin quốc tế
6 30-300MHz Tần số cao
(HF)
Sóng decamet
(cỡ chục m)
Phát thanh sóng ngắn
Các loại thông tin di động
Các loại thông tin cố định
7 300-3000MHz Tần số rất cao
(VHF)
Sóng m
Phát thanh FM và truyền
hình
Các loại thông tin di động
8 3-30 GHz Tần số cực
cao (UHF)
Sóng dm
Truyền hình
Các loại thông tin di động
Các loại thông tin cố định
9 30-300 GHz Tần số siêu
cao (SHF)
Sóng cm
Thông tin vệ tinh và
rada
Viễn thông công cộng
Vô tuyến thiên văn
10 30-300 GHz
Tần số vô
cùng cao
(DHF)
Sóng mm
Vô tuyến thiên văn
Rada sóng mm
Nghiên cứu và thử
nghiệm
11 300-3000 GHz
Sóng
decimilimet Chưa được phân định
8
1.3.3. Tần số sử dụng cho thông tin vệ tinh cố định:
Việc phân định tần số cho các dịch vô thông tin vệ tinh cố định nghĩa là vệ
tinh các điểm cố định. Trong này tần các băng tần như L, S và C được sử dụng rộng
rãi ở nhiều nước, bao gồm cả Nhật và Mỹ, đó là tần phổ thông không được quốc tế
công nhận.
Phân định tần số cho dịch vô thông tin vệ tinh cố định
Tần các tần số:
L: 1.0 – 2.0 GHz Ka: 26.5 –40.0 GHz
S : 2.0 – 4.0 GHz K: 18.0 – 26.5 GHz
C: 4.0 – 8.0 GHz Ku: 12.4 – 18.0 GHz
X: 8.0 – 12.4 GHz
- Băng C (6/4 GHz, cho đường lên gần 6 GHz và đường xuống gần 4 GHz)
Nằm ở khoảng giữa cửa sổ tần số, băng tần này chỉ suy hao ít do mưa và
trước đây đó được sử dụng cho hệ thống Viba dưới mặt đất; do đó sự phát triển của
thiết bị đó ở mức tiên tiến, nó được sử dụng chung cho hệ thống Intelsat và các hệ
thống khác bao gồm các hệ thống vệ tinh khu vực và nhiều hệ thống vệ tinh nội địa.
- Băng Ku (các băng 14/12 GHz và 14/11 GHz)
Băng này được sử dụng rộng rãi tiếp sau băng C cho viễn thông công cộng.
Nó được ưu tiên dùng hơn trong thông tin nội địa và thông tin giữa các công ty, do
tần số cao nên cho phép trạm mặt đất sử dụng được những Anten kích thước nhỏ.
- Băng Ka (30/20 GHz)
Băng Ka lần đầu tiên được sử dụng cho một đường thông tin thương mại qua
vệ tinh thông tin “SAKURA” của Nhật. Ưu điểm của thông tin vệ tinh sử dụng băng
tần này là cho phép sử dụng các trạm mặt đất nhỏ. Mặt khác nó cũng có những
nhược điểm là giá thành thiết bị tương đối cao để khắc phục suy hao lớn do mưa. Ở
Nhật khi sử dụng băng C và Ku vì hai băng tần này dễ gây nhiễu cho hệ thống viba
đặt ở các vùng khác nhau trên nước Nhật. Băng Ka 30/20 GHz có một ưu điểm là
không gây nhiễu với các hệ thống viba đó được sử dụng.
9
Bảng 1.2 Các băng tần sử dụng cho thông tin vệ tinh
Băng tần Tần thông dụng Đặc tính và ứng dụng
6/4 GHz Băng C
Phù hợp nhất cho thông tin vệ tinh
Dùng cho thông tin quốc tế và nội địa
14/12 GHz Băng Ku
Bị suy hao do mưa
Sử dụng cho thông tin quốc tế và nội địa
30/20 GHz Băng Ka
Bị suy hao nhiều do mưa
Sử dụng cho thông tin nội địa
1.3.4. Phân cực sóng:
- Phân cực sóng là gì
Trường điện từ của một sóng vô tuyến điện khi đi trong một môi trường (như
là khí quyển) dao động theo một hướng nhất định. Phân cực là hướng dao động của
điện trường.
Có hai loại phân cực sóng vô tuyến điện được sử dụng trong thông tin vệ
tinh: sóng phân cực thẳng và sóng phân cực tròn.
- Sóng phân cực thẳng
Một sóng phân cực thẳng có thể tạo ra bằng cách dẫn các tín hiệu từ một ống
dẫn sóng chữ nhật đến anten loa. Nhờ đó, sóng được bức xạ theo kiểu phân cực
thẳng đứng song song với cạnh đứng của anten loa. Để thu được sóng này anten thu
cũng cần được bố trí giống tư thế của anten phía phát.
Khi đặt nó vuông góc, thì không thể thu được sóng này ngay cả khi sóng đi
vào ống dẫn sóng vì nó không được nối với đường cáp đồng trục. Mặc dù sóng phân
cực thẳng thì dễ dàng tạo ra, nhưng cần phải điều chỉnh hướng của ống dẫn sóng
anten thu sao cho song song với mặt phẳng phân cực của sóng đến.
- Sóng phân cực tròn
Sóng phân cực tròn là sóng khi truyền lan phân cực của nó quay tròn. Có thể
tạo ra loại sóng này bằng cách kết hợp hai sóng phân cực thẳng có phân cực vuông
góc với nhau và góc lệch pha là 900. Sóng phân cực tròn là sóng phân cực phải hay
10
trái phụ thuộc vào sự khác pha giữa các sóng phân cực thẳng và sớm pha hay chậm
pha.
Phân cực quay theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ với tần
số bằng tần số sóng mang. Đối với sóng phân cực tròn mặc dầu không cần điều
chỉnh hướng của loa thu, nhưng mạch fiđơ của anten trở nên phức tạp hơn đôi chút.
1.3.5. Tạp âm:
- Khỏi niệm về tạp âm trong thông tin vệ tinh
Tạp âm được hiểu là tín hiệu không mong muốn có trong luồng tín hiệu thu
về, tạp âm làm giảm chất lượng thông tin, ví dụ như tạp âm làm giảm tỷ số tín hiệu
trên nhiễu S/N, hoặc làm giảm tỷ số sóng mang trên tạp âm, tăng tín hiệu lỗi bit
đường truyền. Trên thực tế đối với các hệ thống tin khác thì tạp âm thường rất nhỏ
so với tín hiệu hữu ích, nhưng trên tuyến thông tin vệ tinh, tín hiệu hữu ích thu được
thường rất nhỏ, trong khi đó tạp âm thì lại rất lớn do khoảng cách truyền của thông
tin rất dài (khoảng cách 37000 km). Tạp âm cũng được góp nhặt bởi anten từ môi
trường truyền sóng, suy hao do mưa. Tín hiệu thu về xem như bị chỡm trong tạp
âm. Vì thế nghiên cứu tạp âm là một vấn đề rất quan trọng không thể thiếu trong
thông tin vệ tinh.
- Các nguồn tạp âm trong thông tin vệ tinh
Tạp âm vũ trụ:
Tạp âm vũ trụ hình thành do nhiễu bức xạ cao tần từ các dải ngân hà, phát xạ
của mặt trăng, tác động mạnh ở dải tần dưới 10 GHz.
Tạp âm khí quyển:
Ô xy, ni tơ, hơi nước, sương mù, có trong khí quyển hấp thụ năng lượng
sóng điện từ có tần số xấp xỉ bằng tần số dao động của các phần tử khí nói trên khi
sóng điện từ truyền qua nó, chính sự hấp thụ này làm cho sóng điện từ bị suy yếu đi
và tạp âm cũng sinh ra từ đó. Trong thông tin vệ tinh dải tần từ 1 đến 10 GHz khi
góc ngẩng của anten dưới 5o thì mức suy hao do ảnh hưởng tầng đối lưu sẽ nhỏ hơn
11
1,5 dB. Suy hao do mây mù vào khoảng 1 dB trong dải tần 4-6 GHz (băng C) và
suy hao khoảng 3 dB trong dải tần 7 GHz và nhỏ hơn 6 dB ở dải tần 10 GHz.
Tạp âm do mưa:
Sóng điện từ không những bị suy hao do mưa mà còn cộng thêm tạp âm sinh
ra do các bức xạ siêu cao của mưa, thêm vào đó nhiệt độ nước mưa cũng là nguồn
tạp âm nhiệt. Có thể nói trong các nguồn tạp âm trong thông tin vệ tinh thì tạp âm
do mưa sinh ra cần phải lưu ý nhất. Do đó trong tính toán tuyến truyền thông tin vệ
tinh, để đảm bảo chất lượng thông tin người ta phải có tính toán đến sự dự trữ cho
mưa và đây cũng là một bài toán rất phức tạp.
Tạp âm trái đất:
Mặt đất phản xạ sóng điện từ đối với các búp sóng phụ của anten trạm mặt
đất, các búp sóng phụ này gây ra tạp âm ảnh hưởng trực tiếp từ mặt đất và tạp âm
khí quyển từ phản xạ từ mặt đất. Nhiệt tạp âm do ảnh hưởng của trái đất trong
khoảng từ 3-25˚K.
Tạp âm nhiệt:
Tạp âm sinh ra do hoạt động ngẫu nhiên của các điện tử tự do của các vật
dẫn điện, khi chuyển động các điện tử này va chạm với các nguyên tử và sinh ra tạp
âm nhiệt, mặc dù khi các vật dẫn hở mạch, các điện tử chuyển động hỗn loạn vẫn
sinh ra tạp âm nhiệt.
1.4. Đa truy nhập trong thông tin vệ tinh:
Trong một hệ thống thông tin vệ tinh, các trạm mặt đất liên lạc với nhau
thông qua vệ tinh. Vì vậy trong thông tin vệ tinh việc sử dụng các phương thức truy
nhập tới và từ vệ tinh được nghiên cứu một cách hết sức kỹ để có thể chọn lựa sử
dụng phương pháp có hiệu quả nhất. Băng tần của một vệ tinh thông thường được
chia thành những băng tần nhỏ, được khuếch đại một cách riêng rẽ dùng trong mỗi
bộ phát đáp. Việc truy nhập cho mỗi bộ phát đáp có thể được giới hạn với một trạm
mặt đất tại một điểm, hoặc cũng có thể thực hiện đồng thời nhiều sóng mang một
lúc. Trong một vệ tinh thì có thể bao gồm cả hai phương pháp truy nhập nói trên.
12
Một số bộ phát đáp chỉ làm việc với một sóng mang đơn, trong khi đó cũng có
những bộ phát đáp làm việc với nhiều sóng mang đơn và còn có những bộ phát đáp
lại xử lý một luồng thông tin nhiều sóng mang. Đó chính là các phương pháp truy
nhập tới các bộ phát đáp của vệ tinh.
Phần này giới thiệu các chọn lựa sẵn và các phương pháp truy nhập tới và từ
vệ tinh. Hiện nay hệ thống thông tin vệ tinh áp dụng phổ biến các phương thức đa
truy nhập khác nhau sử dụng tần số, thời gian, không gian hay sử dụng phương
pháp xử lý mã như phương pháp: FDMA, TDMA, CDMA, OMA, RMA, DAMA…
Truy nhập có thể được hiểu là nhiều người sử dụng chia nhau sử dụng cùng một tài
nguyên chung. Trong lĩnh vực thông tin vệ tinh thì những người sử dụng ở đây là
những trạm mặt đất có cùng kiểu dịch vô và khi các tuyến ISL (InterSatellite Link)
trở nên thông dụng thì khỏi niệm về người sử dụng cũng được mở rộng ra, bao gồm
các vệ tinh khác nhau và các dịch vụ khác trong tương lai.
Dưới đây trình bày một cách tổng quát một số kỹ thuật đa truy nhập thường
được sử dụng nhất đó là kỹ thuật FDMA và kỹ thuật TDMA.
1.4.1. Đa truy nhập phân chia theo tần số (FDMA):
FDMA là một phương thức đa truy nhập dùng trong thông tin vệ tinh, được
sử dụng khi có nhiều trạm mặt đất cùng làm việc trong một hệ thống thông tin vệ
tinh, dựa vào nguyên tắc phân chia theo tần số. Đó là trong hệ thống thông tin vệ
tinh dùng FDMA thì mỗi trạm mặt đất khi phát tín hiệu sẽ làm việc với một phần bộ
phát đáp đó được dành trước cho nó.
Mỗi trạm mặt đất thu gom toàn bộ lưu lượng thông tin của tram đó lên một
sóng mang đơn bằng cách ghép băng tần cơ bản FDM hoặc TDM mà không cần
biết địa chỉ của các thông tin đó. Sóng mang FM này mang các tín hiệu có địa chỉ
khác nhau được khuếch đại lên nhờ khuếch đại công suất của trạm mặt đất và đưa
tới anten phát lên vệ tinh. Anten thu của vệ tinh thu những sóng mang này đồng
thời với các sóng mang khác mà các sóng mang này phân biệt với nhau nhờ tần số
của chúng. Toàn bộ băng tần thu được sẽ được đưa qua các bộ lọc rồi sau đó được
13
khuếch đại bằng các bộ lọc rồi sau đó được khuếch đại bằng các bộ khuếch đại sau
các bộ lọc tương ứng.
Một kiểu FDMA thường được sử dụng là SCPC (mỗi kênh đơn trên một
sóng mang – Single Channel Per Carrier). Trong phương thức này thì một tín hiệu
hoặc là thoại hoặc là dữ liệu được điều tần hoặc điều pha PSK được phát đi và truy
nhập tới vệ tinh theo phương thức FDMA.
Kiểu đa truy nhập phân chia theo tần số PCM/PSK/FDMA dựa theo nguyên
tắc các kênh thoại được đưa đến trạm mặt đất dưới dạng các luồng PCM, sau khi
thực hiện biến đổi A/D các luồng số có tốc độ 16 - 64 Kbps được sử dụng trên một
chiều truyền dẫn của kênh thoại. Sau đó chúng được ghép kênh và điều chế sóng
mang theo kiểu PSK rồi phát đi, vệ tinh tiếp nhận chúng trên cơ sở FDMA. Nếu lưu
lượng truyền dẫn ở một trạm đó ở mức tới hạn sử dụng để tăng dung lượng kênh
thoại mà không cần phải tăng sóng mang trên vệ tinh.
Khi hệ thống hoạt động trong chế độ thoại sử dụng phương thức SCPC, thời
gian trung bình mà mỗi kênh được sử dụng trong chế độ đàm thoại chỉ chiếm 40%
Trạm
A
Trạm
B
Trạm
C
Trạm
D
Trạm
E
Trạm
F
A B C D E F
liên tục
Hình 1.2: Đa truy nhập phân chia theo tần số
14
toàn bộ thời gian hoạt động của kênh cho cuộc liên lạc đó. Chế độ thoại không làm
giảm độ rộng trung bình của băng tần sử dụng bộ phát đáp trên vệ tinh, nhưng tại
bất kỳ thời điểm nào cũng chỉ hoạt động với 40% dung lượng của sóng mang thoại
vì vậy yêu cầu về công suất không đáng kể và mức do điều chế tương hỗ giảm đi.
1.4.2. Đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA):
- Các đặc tính của TDMA
TDMA là một phương thức truy nhập trong thông tin vệ tinh dựa vào sự
phân chia thời gian sử dụng các bộ phát đáp trong vệ tinh giữa các trạm mặt đất, các
trạm mặt đất này có thể sử dụng trung một tần số sóng mang. Phương thức này cũng
hoàn toàn thích hợp cho các mạng viễn thông số ở dạng gói, hệ thống thông tin cáp
quang, truyền hình số và các hoạt động của mạng máy tính dùng chung một cơ sở
dữ liệu.
Các phương pháp TDMA là SCPT/TDMA (Single Carrier Per Transponder -
Một số sóng mang trên một phát đáp) và MCPC/TDMA (Multiple CPT – nhiều
sóng mang trên một bộ phát đáp). Tất nhiên trong phương pháp thứ hai sẽ có những
yếu tố làm suy giảm chất lượng hệ thống so với phương pháp thứ nhất.
Phương pháp đa truy nhập TDMA như đó nói ở trên, dựa trên việc phân chia
thời gian sử dụng bộ phát đáp thành các khoảng thời gian nhỏ, giữa các khoảng thời
gian này có các khoảng thời gian trống gọi là khoảng bảo vệ. Điều này hoàn toàn
tương tự như trong kỹ thuật FDMA chia toàn bộ băng tần thành các băng tần con và
giữa chúng cũng có các khoảng gión băng.
Khác với kỹ thuật FDMA, trong kỹ thuật TDMA, mỗi bộ phát đáp chỉ làm
việc với sóng mang tại một thời điểm dựa trên cơ sở việc truy nhập được thực hiện
đối với nhiều người sử dụng. Trong kỹ thuật này, trạm mặt đất được thiết kế sử
dụng một khe thời gian dành riêng cho nó để phát lưu lượng thông tin của mình
dưới dạng các bit số nằm trong một luồng bit số gọi là burst tín hiệu ( hình 1.3)
Thời gian bắt đầu phát của burst tín hiệu được thiết lập khi trạm điều khiển
trung tâm thu được burst tín hiệu đồng bộ. Khoảng thời gian mà mỗi trạm truy nhập
15
với bộ phát đáp vệ tinh được phân chia bởi trạm điều khiển sao cho phù hợp với nhu
cầu về dung lượng trạm (trạm nào có dung lượng lớn sẽ được chia khoảng thời gian
dài hơn) và thay đổi nhanh chúng cho phù hợp với nhu cầu đột xuất về dung lượng
từng trạm.
Bất kỳ trạm nào cũng có thể truy nhập tới toàn bộ các trạm khác trong hệ
thống để nối thông liên lạc giữa chúng. Đối với kỹ thuật FDMA, sự thay đổi độ
rộng băng tần đó ấn định cho mỗi trạm là rất tốn kém so với kỹ thuật TDMA. Sau
khi một trạm đó gửi xong burst thông tin của mình thì sẽ có một khoảng thời gian
trống tạo ra trước khi trạm tiếp theo gửi burst thông tin của mình. Khoảng thời gian
trống được thiết lập dựa trên khả năng nhận biết trước các thay đổi về trễ trong thiết
bị, khả năng thu đồng bộ và sự biến đổi trong dải công tác ra nhằm ngăn ngừa sự
giao thoa giữa các burst tín hiệu cho việc truyền dẫn đồng bộ.
A B C D E F time
Trạm
A
Trạm
B
Trạm
C
Trạm
D
Trạm
E
Trạm
F
Hình 1.3: Đa truy nhập phân chia theo thời gian.
16
TDMA có một nột nổi bật nhất là cho phép nhiều trạm mặt đất truy nhập tới
bộ phát đáp vệ tinh hơn kỹ thuật FDMA rất nhiều do việc sử dụng chung một sóng
mang của các trạm mặt đất nên tránh được nhiễu do điều biến tương hỗ trên các bộ
phát đáp của vệ tinh. Dung lượng bit của TDMA dường như độc lập với số lượng
trạm truy nhập, nhưng các thông tin cần thiết cho việc thiết lập đường liên lạc với
rất nhiều khoảng thời gian trống giữa các burst tín hiệu khi có quá nhiều trạm đó
làm giảm khả năng các thông tin cần thiết. Một ưu điểm nữa của kỹ thuật TDMA là
tại mỗi thời điểm chỉ có một sóng mang được tạo ra tại trạm mặt đất hoặc tại các bộ
phát đáp của vệ tinh nên các bộ khuếch đại công suất có thể làm việc ở các trạng
thái bão hoà mà không sợ điều chế tương hỗ. Bộ khuếch đại của vệ tinh có khả năng
khống chế công suất ra trong những trường hợp đặc biệt khi hoạt động ở chế độ
SCPT. Khi trên vệ tinh dùng đèn khuếch đại sóng chạy TWT trong trường hợp có
Fading tuyến lên và có sự thay đổi công suất giữa các burst tín hiệu thì không cần
phải điều chỉnh công suất ra của TWT vì nó làm việc ở chế độ quá tải không đáng
kể sẽ làm giảm biến thiên của đường kết nối lên nhưng đối với đường kết nối
xuống.
Trong kỹ thuật FDMA máy phát ở các trạm mặt đất làm việc liên tục, phát
liên tục các sóng mang lên vệ tinh, trong khi đó đối với kỹ thuật TDMA thì máy
phát ở các trạm mặt đất chỉ làm việc khi xung yêu cầu được phát ra và chế độ làm
việc là một sóng mang trên một bộ phát đáp. Chu kỳ làm việc của máy phát trạm
mặt đất là thấp, còn đối với vệ tinh, chu kỳ này biến thiên theo sự thay đổi tải của
bộ phát đáp, chu kỳ ngắn khi lưu lượng thông tin thấp, còn chu kỳ hoạt động gần
như liên tục nếu như bộ phát đáp đầy tải. Về vấn đề này cần phải nghiên cứu chế
độ làm việc cho máy phát theo chế độ hàng ngày hoặc theo định kỳ.
Trong một vài hệ thống TDMA thì một trạm sẽ lấp đầy các khe thời gian
không sử dụng bằng các bit giả ngẫu nhiên để giữ cho phổ giống như một dạng tạp
âm và giảm được nhiễu lên hệ thống thông tin khác nhau. Vì vậy sóng TDMA được
phát lên vệ tinh 24/24h một ngày. Trong chế độ làm việc SCPT thì máy phát trên vệ
tinh lúc đó làm việc ở chế độ bão hoà, lúc này công suất đỉnh hay công suất cực đại
17
của trạm mặt đất được đòi hỏi nhiều hơn. Chu kỳ hoạt động của bộ khuếch đại trên
vệ tinh như đó nói ở trên, lối ra công suất được đóng mở một cách ngẫu nhiên cần
được giải quyết khi thiết kế các bộ khuếch đại trên vệ tinh vì nó có ảnh hưởng lớn
đến việc cấp nguồn trên vệ tinh.
Kỹ thuật TDMA rất hạn chế về độ rộng băng tần của kênh thông tin, đặc
tuyến tần số của kênh không tuyến tính trong khi đó phải đảm bảo cho các kênh
PSK hoặc FSK tốc độ cao mà không được phép chồng lấn phổ lên các bộ phát đáp
lân cận. Nói chung giá thành các thiết bị rất cao.
Một hệ thống TDMA thường sử dụng toàn bộ bộ phát đáp theo kiểu một
sóng mang trên một bộ phát đáp nhưng nó vẫn có khả năng dùng chung một bộ phát
đáp với các hệ thống khác như FDMA, CDMA hay một hệ thống TDMA độc lập
khác. Khi làm việc theo phương pháp nhiều sóng mang trên một bộ phát đáp thì
phải giảm mức giữa kí tự mang thông tin và nhiễu giữa các bộ phát đáp kề nhau do
trải phổ.
Việc thay đổi công suất trong hệ thống TDMA bằng các xung sẽ ảnh hưởng
tới các tín hiệu tương tự trong hệ thống FDMA dùng chung bộ phát đáp. Khi thay
đổi công suất đường lên sẽ ảnh hưởng tới đường xuống.
- Một số đặc điểm cơ bản của TDMA
Công suất bộ phát đáp: Có thể làm việc ở trạng thái bão hoà, sử dụng hiệu
quả độ rộng băng tần, tăng tốc độ truyền tin bằng điều chế tốc độ cao. Bộ khuếch
đại có khả năng hạn chế và loại bỏ Fading tuyến lên, điều khiển công suất đường
lên không phức tạp.
1.4.3. Kỹ thuật CDMA:
Phương pháp này sử dụng một phổ tần số của bộ phát đáp, thông thường
bằng cách trải tín hiệu ra một dải rộng tần số mà về thực chất là rộng hơn băng tần
cần thiết cho nội dung thông tin. Sở dĩ có thể dùng chung một phổ tần số là vì mỗi
một trạm phát sử dụng một mã giả ngẫu nhiên riêng để thực hiện việc trải phổ tín
hiệu truyền đi của trạm. Mỗi trạm thu trong mạng lại có một mã nhiễu giả ngẫu
18
nhiên tương ứng để thực hiện ngược lại với việc trải phổ là nén phổ nhằm thu lại
tín hiệu. Các mạng khác nhau có thể hoạt động đồng thời trong cùng phổ nếu sử
dụng một mã khác không gây ảnh hưởng cho việc trải phổ hay nén phổ của mạng
bên cạnh. Ví dụ 6 mạng dùng chung 5 MHz trong dải phổ tần số. Một hệ thống
CDMA khác sử dụng một sự kết hợp kiểu cố định hay thay đổi giữa thời gian và
băng tần trong truyền dẫn. Các hệ thống CDMA khác nhau chủ yếu dựa vào độ bí
mật của thông tin, mức độ chịu đựng sự ảnh hưởng của các hệ thống khác, độ phức
tạp…nhưng chủ yếu vẫn là tính kinh tế và số trạm mặt đất trong mạng.
1.4.4 Kỹ thuật DAMA:
Hệ thống sử dụng phương thức đa truy nhập DAMA có độ linh hoạt và mềm
dẻo cao, sử dụng bộ phát đáp trên vệ tinh một cách có hiệu quả đặc biệt phù hợp với
các vùng có nhu cầu thấp. Hệ thống truyền thoại bằng việc phân định kênh cho mỗi
cuộc gọi khi có yêu cầu, tức là kênh thông tin được thiết lập giữa hai trạm mặt đất
trong thời gian thông tin với nhau. Hệ thống có khả năng kết nối nội bộ với cấu hình
có dạng hoàn toàn lưới. Một số thuê bao trong một vùng dịch vụ của trạm mặt đất
nào đó qua các kênh vệ tinh để thiết lập đường thông với các vùng dịch vụ của các
trạm khác. Tất cả các thuê bao đều có thể thực hiện được các cuộc gọi trong nước
và quốc tế bằng cấu hình mạng lưới hoàn chỉnh.
Khi bắt đầu mỗi cuộc gọi thì trạm trung tâm chọn kênh vệ tinh và phân định
các bộ Modem ở cả hai trung tâm đường trục có thuê bao gọi đi và thuê bao gọi đến
để thực hiện thiết lập cuộc gọi tại các vị trí xa, mỗi đường trục được nối với Modem
hoạt động theo phương thức SCPC và các Modem được điều hướng tới các tần số
sóng mang được phân định bằng các lệnh điều khiển từ bộ điều khiển phân định
theo nhu cầu từ xa.
Trung tâm điều khiển mạng DAMA được xem như quan trọng nhất, ở trung
tâm này có máy điều khiển chính cũng được nối với các Modem thu phát thoại để
thu tín hiệu báo hiệu. Trung tâm điều khiển DAMA có chức năng chính là phân
19
định các kênh vệ tinh cho các cuộc gọi mới. Nó cũng có thể thay đổi cấu hình hệ
thống, giám sát chất lượng khai thác tổng thể hệ thống thông qua người khai thác.
Tóm lại kỹ thuật DAMA có nhiều ứng dụng trên mạng viễn thông và ngày
nay kỹ thuật này ngày nay càng được sử dụng rộng rãi. Tuy nhiên, do trễ truyền dẫn
không dưới 810 ms nên không kinh tế thì dùng DAMA cho dịch vụ truyền số liệu,
mà chỉ nên sử dụng DAMA cho liên lạc thoại. Chẳng hạn, khi muốn truyền một bản
tin số liệu 8 kbps trên thiết bị đầu cuối 2048 kbps chỉ hết 3,9 ms liên lạc, nhưng do
trễ truyền dẫn nên phải không dưới 810 ms thì mới thiết lập được cuộc gọi, như vậy
phải tốn một thời gian khá dài để thực hiện một cuộc gọi lại quá ngắn.
1.5. Cấu trúc trạm mặt đất:
Hệ thống thiết bị trong trạm mặt đất được biểu diễn trên hình vẽ bao gồm:
Anten và 1 hệ thống điều khiển anten tương thích.
Thiết bị phát và thiết bị thu siêu cao.
Các bộ đổi tần tuyến lên và tuyến xuống.
Hệ thống xử lý tín hiệu
Thiết bị
bám
LNA Bộ đổi tần
xuống
Bộ khuếch
đại IF
Bộ dải điều
chế
Bộ điều chế
Thiết bị đa
truy nhập
Bộ khuếch
đại IF
Bộ đổi tần
lên
HPA
Bộ dao động
Bộ dao động
Hệ thống
fiđơ
Thiết bị đa truy nhập,
điều chế, giải điều chế
Thiết bị anten bám Máy thu tập âm thấp
Hình 1.4: Cấu hình của một trạm mặt đất.
Máy phát công suất cao
20
Tín hiệu ở băng tần cơ bản từ mạng viễn thông trong nước được đưa tới từ
trạm mặt đất thông qua giao tiếp giữa mạng trong nước và trạm mặt đất, tại đó tín
hiệu càn được ghép kênh rồi được đưa tới thiết bị xử lý dưới trạm mặt đất và được
điều chế thành sóng trung tần IF, sau đó được đổi lên cao tần RF nhờ bộ đổi tần lên.
Các sóng RF qua bộ cộng rồi được khuếch đại công suất, đưa ra anten phát lên vệ
tinh.
Theo chiều ngược lại, tín hiệu từ anten thu qua bộ LNA, bộ chia, qua các bộ
đổi tần xuống, đầu ra các bộ đảo tần xuống ta có các sóng trung tần được đưa tới
các bộ giải điều chế để khắc phục lại tín hiệu ở băng tần cơ bản, qua thiết bị xử lý
tín hiệu rồi đưa tới thiết bị giao tiếp với mạng trong nước.
Hệ thống bám có nhiệm vụ giữ cho anten hướng thẳng tới vệ tinh cho dự có
sự dao động tương đối giữa vệ tinh và anten trạm mặt đất hay trong trường hợp vệ
tinh không được đặt đúng quỹ đạo của nó do các ảnh hưởng bên ngoài tác động vào.
Việc thực hiện yêu cầu bám phải phù hợp với các đặc điểm của búp sóng anten và
quỹ đạo của vệ tinh. Đối với trường hợp anten nhỏ, hệ thống bám có thể được giới
hạn cho phép làm giảm giá thành, kích thước và độ phức tạp của trạm (phần này
được nói rõ hơn trong phần anten trạm mặt đất).
1.5.1. Anten trạm mặt đất:
- Vị trí của An ten trong trạm mặt đất
Việc truyền sóng điện từ trong không gian thường có thể thực hiện theo hai
cách:
Cách thứ nhất là dùng các hệ truyền dẫn, nghĩa là các hệ dẫn sóng điện từ
như đường dây song hành, đường truyền đồng trục, ống dẫn sóng kim loại
hoặc điện môi... sóng điện từ truyền lan trong các hệ thống này thuộc loại
sóng điện từ ràng buộc.
Cách thứ hai là sử dụng bức xạ ra không gian, trong trường hợp này sóng
điện từ thuộc loại sóng tự do. Thiết bị dùng để bức xạ sóng điện từ hoặc
dùng để thu nhận sóng từ không gian bên ngoài được gọi là anten. Anten
21
phát có nhiệm vụ biến đổi từ sóng điện ràng buộc thành sóng điện từ không
gian tự do và anten thu thì biến đổi ngược lại.
Trong trạm mặt đất thông tinh thì anten là thiết quan trọng nhất, nó chiếm tới
50% giá thành hoặc có thể hơn, bản thân nó quyết định cấu hình, hoạt động khai
thác và chỉ tiêu của trạm mặt đất.
Các anten thường thực hiện đồng thời cả hai chức năng thu và phát nhờ có
bộ lọc thu/phát siêu cao. Sau đây ta xét một số chỉ tiêu cơ bản của anten ảnh hưởng
đến chất lượng của nó.
- Các thông số đặc điểm của anten.
Hệ số tăng ích.
Hệ số tăng ích của một anten là tỉ số giữa công suất bức xạ hay thu trong mỗi
đơn vị góc khối giưó anten và một anten chuẩn (thông thường là anten bức xạđẳng
hướng) ở cùng hướng và cùng khoảng cách khảo sát, với giả thiết công suất đặt vào
hai anten là như nhau. Hệ số tăng ích của anten thường được kí hiệu là G và nó
được tính theo công thức:
G = (4/2)Aeff
Trong đó:
= c/f , (c = 3.108m/s là vận tốc ánh sáng, f là tần số làm việc của anten).
Aeff là diện tích mặt phản xạ sóng điện từ tương đương của anten. Với anten
parabol đường kính D thì A = D2/4, và Aeff = A, trong đó là hiệu suất anten.
Từ các kết quả trên ta có:
G = (D/2) = (Df/c)2
Tính theo dB:
G = 10lg[(Df/c)2] [dB]
Hiệu suất anten
Hiệu suất anten là một chỉ tiêu quan trọng nhất của anten và nó quyết định
phẩm chất của trạm mặt đất. Muốn đạt tỷ số G/T cao nhất trong giải tần thì thu phải
có anten hiệu suất cao và để đạt được tổn hao bộ khuếch đại công suất tới mức nhỏ
nhất và để giảm các thành phần nhiễu điều chế trong băng tần phát cũng phải có
22
anten hiệu suất cao. Hiệu suất của anten được xác định bằng tỷ số của công suất bức
xạ trên công suất đặt vào anten.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất anten được liệt kờ như sau:
Tổn hao mặt phản xạ chính pxc do mất mát công suất ra mộp ngoài mặt phản
xạ chính, vì thế hiệu suất anten giảm.
Tổn hao mặt phản xạ phụ gây ra do phần bức xạ sơ cấp từ feedhorn bị mất
mát một phần công suất ra mộp ngoài mặt phản xạ phụ tạo ra sự suy giảm về
hiệu suất.
Hiệu suất che chắn gây ra bởi mặt phản xạ phụ và các thanh đỡ mặt phản xạ
phụ, ký hiệu của suất che chắn là cc
Suy hao gây ra do sự không bằng phẳng của bề mặt phản xạ, suy hao này tạo
lên hiệu suất bề mặt bm
Với các trạm mặt đất theo tiêu chuẩn A của Intelsat thì giá trị hiệu suất lấy
trong khoảng 50% đến 75%.
Độ rộng búp sóng:
Trong thông tin vệ tinh đòi hỏi anten phải có đặc tính định hướng cao nghĩa
là năng lượng khi anten phát đi có độ tập trung ở búp sóng chính và tương tự như
vậy đối với tín hiệu thu về, độ rộng búp hướng anten cũng thể hiện điều đó. Để so
sánh tính định hướng giữa các anten người ta đưa ra khỏi niệm độ rộng của đồ thị
phương hướng. Theo định nghĩa, độ rộng của đồ thị phương hướng là góc giữa hai
hướng, mà theo hai hướng đó cường độ trường hoặc công suất bức xạ giảm đi đến
một giá trị nhất định. Thường độ rộng của đồ thị phương hướng được xác định ở hai
mức: bức xạ không và bức xạ nửa công suất. Trong đó độ rộng của đồ thị phương
hướng theo mức nửa công suất là góc giữa hai hướng mà theo đó công suất bức xạ
giảm đi một nửa so với hướng cực đại. Góc này thường được kí hiệu là BW3dB được
tính tại điểm -3 dB (tại điểm này hệ thống tăng ích của anten giảm xuống còn một
nửa so với giá trị cực đại).
BW3dB = 70 fDD
1.21
(độ)
23
Trong đó:
f: tần số làm việc tính bằng GHz
D: đường kính anten tính bằng một
Ta lại có:
G =
2
2
c
DfD
suy ra:
G =
2
3
2 70
dBc
f
Như vậy hệ số tăng ích G không những phụ thuộc vào hiệu suất của anten mà
nó còn phụ thuộc vào góc nửa công suất 3dB (hình H.2.2). Nói cách khác, hệ số
tăng ích của anten còn phụ thuộc vào tính định hướng anten. Khi độ rộng búp sóng
càng nhỏ (tính định hướng càng cao) thì hệ số tăng ích anten theo hướng búp sóng
chính càng lớn, và ngược lại độ rộng búp sóng càng lớn thì hệ số tăng ích anten
càng nhỏ.
- Anten CASSEGRAIN
Hiện nay hầu hết các trạm mặt đất tiêu chuẩn A đều dùng loại anten
Cassegrain. Anten Cassegrain thuộc loại anten gương kộp và có cấu tạo như hình vẽ
dưới đây:
O2
D
O1 D
F
Hình 1.5: Anten Cassegrain
24
Hệ thống bức xạ của anten bao gồm: Một mặt phản xạ chính có cấu tạo
Parabol, mặt phản xạ phụ có cấu tạo Hypecbol và một Feedhorn như hình vẽ trong
đó 01 là tiêu điểm của mặt phản xạ chính và 02 là tâm pha tương đương của
Feedhorn. Feedhorn được nối với bộ khuếch đại tạp âm thấp LNA bằng đường ống
dẫn sóng rất ngắn nhưng giảm được tạp âm phiđơ. Hơn nữa hiện tượng spillover
(hiện tượng tổn thất sóng ở gương phản xạ) đối với Cassegrain xảy ra tại rìa gương
phụ theo hướng truyền của sóng làm giảm biên độ búp sóng phụ nên giảm được
phần nào tạp âm anten do búp sóng phụ gây nên. Giá trị góc mở của anten 2 thông
thường người ta chọn từ 1400 đến 1800 trên cơ sở đặc tính bức xạ và kết cấu cơ khí
anten. Giá trị F/D liên quan chặt chẽ đến chỉ tiêu chất lượng anten như tải trọng gió
chịu đựng và nhiờtj độ tạp âm. Giá trị Ds/D thường được chọn bằng khoảng 1/10, có
cân nhắc đến ảnh hưởng che chắn của mặt phản xạ phụ và khả năng tạo chùm tia
của nó.
Anten cassegrain có ưu điểm so với anten parabol là kích thước theo hướng
trục của nó nhỏ hơn đồng thời do bộ chiếu (feedhorn) đặt gần đỉnh gương nên kết
cấu sẽ đơn giản và tiện lợi hơn. Nhược điểm duy nhất của loại anten này là gương
phụ sẽ chắn mất một phần không gian trước gương chính gây ra một miền nối, làm
ảnh hưởng tới hiệu suất anten.
Góc quay và độ chính xác cơ khí của anten: Anten trạm mặt đất phải có khả
năng quay được tối thiểu 100 cho cả góc phương vị và góc ngẩng xung quanh chiều
hướng tới vệ tinh địa tĩnh mới đáp ứng được tiêu chuẩn một trạm mặt đất làm việc
trên mạng thông tin vệ tinh Intelsat.
Trên phương diện bảo quản, bảo dưỡng và đo thử người ta cần loại anten
quay được càng rộng càng tốt, ngày nay các anten có thể quay được tới 3600 (quan
sát được toàn bộ bầu trời) với các cơ cấu cơ khí gọn nhẹ nhưng chắc chắn.
Ngoài ra để đạt được tính định hướng cao, các mặt phải có độ chính xác bề
mặt cao đồng thời anten phải có độ chắc chắn cơ học để chống các tác động từ bên
ngoài như gió bão, động đất hay các tác động khác.
25
- Hệ thống bám vệ tinh trong anten trạm mặt đất:
Về mặt lý thuyết, vệ tinh địa tĩnh được xem như đứng yên so với trái đất.
Nhưng thực tế do các tác động của sức hút trái đất, mặt trăng, mặt trời làm cho vệ
tinh không ở đúng vị trí quỹ đạo và độ nghiêng của nó trên quĩ đạo cũng thay đổi.
Vì vậy, để bảo đảm cho anten trạm mặt đất luôn luôn hướng đúng vệ tinh người ta
phải trang bị các thiết bị bám vệ tinh để điều khiển anten luôn hướng đúng vệ tinh.
Các phương pháp bám vệ tinh thường được sử dụng trong kỹ thuật thông tin vệ tinh
ngày nay bao gồm:
- Bám vệ tinh kiểu xung đơn
Kiểu bám vệ tinh này được ứng dụng rộng rãi trong các trạm mặt đất thuộc
loại tiêu chuẩn A. Việc bám vệ tinh được thực hiện dựa trên cơ sở quan sát các
mode sóng đang làm việc. Nếu phát hiện và tách được các mode sóng làm việc thì
sẽ xác định được mức độ hướng dúng vệ tinh của anten trạm mặt đất.
Cần có một số các Feedhorn phụ đặt gần xung quanh feedhorn chính để hệ
thống có khả năng giám sát được các mode sóng đang làm việc, do vậy sẽ điều
khiển được anten hướng đúng vệ tinh.
Thực hiện việc điều khiển bám vệ tinh phải có các thiết bị phân tích và xử lý
mode sóng. Kiểu điều khiển bám vệ tinh này có ưu điểm là chính xác nhưng nhược
điểm là hệ thống bám liên tục làm việc. Như vậy vừa tốn năng lượng vừa chóng mài
mòn các kết cấu cơ khí của anten.
- Bám vệ tinh kiểu từng bước
Kiểu bám này dựa trên cơ sở giám sát một tín hiệu phát từ vệ tinh xuống gọi
là tín hiệu dẫn đường (beacon) và được thiết lập theo một chu kỳ thời gian định
trước.
Hệ thống này được thực hiện bởi mạch bám từng nấc dựa trên mức điện áp
một chiều của tín hiệu beacon thu được. Căn cứ vào mức điện áp đó mà xác định
hướng để dịch chuyển anten và tạo tín hiệu triger để khởi động hệ thống điều khiển
các góc phương vị và góc ngẩng của anten.
26
Hiện nay trên mạng vệ tinh dùng các tần số dẫn đường 3947,5MHz;
3948MHz; 3952MHz; 3953MHz. Trong đó các tần số 3947,5MHz thường được sử
dụng. Các tín hiệu khác, thường dùng khi phóng vệ tinh hay trong khi đưa vệ tinh
vào đúng vị trí quỹ đạo.
Hệ thống bám vệ tinh sẽ giám sát tín hiệu dẫn đường của vệ tinh mà trạm sử
dụng tại những khoảng thời gian nhất định. Hệ thống sẽ lấy mẫu tại một số thời
điểm trong cửa sổ. Mức điện của các mẫu sẽ được dem so sánh để xác định xem vệ
tinh có ở trung tâm cửa sổ hay không. Bộ điều khiển sẽ ra lệnh cho anten quay về
hướng có mức beacon lớn nhất. Trong trường hợp tín hiệu beacon bất ngờ bị tụt
xuống dưới mức đã định thì hệ thống bám được khởi động ngay lập tức.
Kiểu bám từng bước không phải liên tục được điều khiển như kiểu bám xung
đơn do đó không tốn năng lượng và làm mòn kết cấu cơ khí. Nhược điểm của
phương pháp này là không chính xác như phương pháp bám theo kiểu xung đơn vì
mức đỉnh của tín hiệu luôn chỉ ở mức gần đạt tới, mức tín hiệu thu luôn luôn được
duy trì trong một khoảng cho phép. Tuy vậy phương pháp này vẫn được dùng phổ
biến nhất trong các trạm mặt đất do có những ưu điểm về kinh tế trong khi đó
nhược điểm về độ chính xác vẫn chấp nhận được trong yêu cầu của hệ thống bám
vệ tinh.
- Bám vệ tinh theo chương trình
Phương pháp này dựa trên số liệu thiên văn của các vị trí quỹ đạo vệ tinh
được đoán trước do Intelsat cung cấp cho các trạm mặt đất. Các số liệu thích hợp
này thường được cung cấp trước một khoảng thời gian nhất định và sẽ được sử lý,
đưa ra các tín hiệu thích hợp để điều khiển anten bám vệ tinh. Bám vệ tinh theo
chương trình rất phù hợp cho các trạm nhỏ vì nó không cần thu các tín hiệu beacon
cũng như không cần trang bị các thiết bị xử lý tín hiệu kèm theo do đó kinh tế hơn
các kiểu khác.
- Bám vệ tinh kiểu nhân công:
Chỉ thực hiện ở các trạm mặt đất cỡ nhỏ vì anten ở đấy có búp sóng lớn nên
chỉ cần điều chỉnh hàng tuần hoặc hàng tháng theo kiểu bật điện cho mô tơ chạy
hoặc chỉnh bằng tay.
27
1.5.2. Bộ khuếch đại công suất:
Bộ khuếch đại công suất cao tại các trạm mặt đất có nhiệm vụ khuếch đại
sóng mang cao tần từ bộ cộng cung cấp ở mức công suất thấp thành tín hiệu cao tần
mức công suất cao, cùng với độ tăng ích của anten nó phải đảm bảo cho công suất
phát xạ đẳng hướng tương đương EIRP cho mỗi sóng mang đủ để phát xạ tới vệ
tinh. Hệ số khuếch đại của HPA thường được giới hạn 40 dB.
Bộ khuếch đại HPA sử dụng tại các trạm mặt dất có thể được phân chia theo
công suất từ vài trăm W đến vài KW. Với trạm mặt đất có dung lượng nhỏ có thể
dùng loại có công suất nhỏ hơn 50W, thậm chí trong trường hợp chỉ truyền vài kênh
SCPC có thể sử dụng loại từ 1W đến 10W.
Hai loại HPA thường xuyên được sử dụng nhất đó là bộ khuếch đại KLYS -
TRON (KPA) và bộ khuếch đại đèn sóng chạy (TWT). Chúng có các đặc điểm khác
nhau về mặt kỹ thuật cũng như về mặt công suất hay băng tần làm việc. Do đó khi
lựa chọn bộ khuếch đại công suất cao người sử dụng phải cân nhắc kỹ về các sự
khác nhau này sao cho phù hợp với yêu cầu truyền dẫn cụ thể.
- Bộ khuếch đại KPA
Các điện tử phát ra từ súng điện tử qua các thiết bị cộng hưởng gồm các hốc
cộng hưởng và các ống hình trụ bằng kim loại giữa chúng. Tín hiệu cao tần đầu vào
được đặt vào các hốc đầu tiên. Tín hiệu này tạo nên dùng dao động ở bên trong hốc
cộng hưởng, sinh ra một điện trường biến thiên trong hốc. Điện trường này lại điều
chỉnh chùm tia điện tử khi đi qua hốc. Sau khi rời khỏi hốc, chùm tia điện tử hướng
tới cực góp chạy qua các ống kim loại, các hốc trung gian và hốc cuối cùng chính là
hốc mà tại đó lấy ra sóng cao tần đã được khuếch đại công suất. Nếu như ta điều
chỉnh để được kích cỡ phù hợp thì dùng điện dao động trong hốc lớn và kết quả là ta
có được tín hiệu cao tần đầu ra mong muốn từ Catcher. Các hốc trung gian được sử
dụng nhằm mục đích đạt được hệ số khuếch đại cao cũng như yêu cầu về bão hoà
công suất của bộ khuếch đại. Sự hội tụ của chùm tia điện tử khi nó đi từ súng điện
tử tới cực góp được thực hiện nhờ cấu trúc hội tụ bằng nam châm (đối với loại ống
ngắn) hay cấu trúc hội tụ SOLENOID (đối với ống dài).
28
1.5.3. Bộ khuếch đại tạp âm thấp (LNA)
Tín hiệu thu từ vệ tinh về rất thấp, thường khoảng - 150 dBW trên nền tạp
âm lớn vì vậy khi khuếch đại sẽ khuếch đại luôn cả tạp âm. Do đó bộ khuếch đại tạp
âm thấp có một vai trò đặc biệt quan trọng trong máy thu trạm mặt đất. LNA phải
có nhiệt tạp âm rất thấp, nếu không nó sẽ làm nhiệt tạp âm hệ thống tăng rất cao làm
giảm chất lượng tín hiệu, thậm chí làm mất tín hiệu.
Các yêu cầu về kỹ thuật đối với LNA:
Bộ khuếch đại tạp âm thấp có ảnh hưởng quan trọng hệ số phẩm chất trạm
mặt đất G/T vì nó đóng vai trò quyết định tạo nên nhiệt tạp âm hệ thống bởi nó là
tầng khuếch đại đầu tiên trong tuyến thu, nếu tạp âm của nó lớn thì tạp âm hệ thống
bị tăng đáng kể. Một trạm mặt đất thông tin vệ tinh đạt tiêu chuẩn A tức là phải có
hệ số phẩm chất G/T 35 dB/K, để đạt được tiêu chuẩn đó thì hệ số khuếch đại
anten trạm mặt đất phải đạt G= 57 dB và nhiệt tạp âm LNA phải đảm bảo TLNA< 20
dB. Để đạt được nhiệt tạp âm thấp thì ta phải làm lạnh chúng ở nhiệt độ rất thấp.
Mức đầu ra tín hiệu phải nhỏ hơn mức ra bão hoà của bộ khuếch đại tối thiểu
là 20 dB nhằm giảm tối đa các thành phần điều chế tương hỗ trong bộ khuếch đại
LNA. Băng tần của LNA phải đảm bảo đủ rộng để bao phủ băng tần công tác của
vệ tinh là 500 MHz.
Bộ khuếch đại LNA phải được đặt càng gần đầu thu càng tốt để được lợi về
mức tín hiệu và giảm được tạp âm fide do giảm được chiều dài ống dẫn sóng.
Hiện nay các bộ khuếch đại LNA thông dụng chủ yếu là các bộ khuếch đại
tham số và Transitor trường.
1.5.4. Bộ đổi tần
- Nguyên lý bộ đổi tần:
Trong bất cứ một bộ đổi tần nào, phần tử quan trọng nhất của nó cũng là bộ
trộn tần, nó được sử dụng để tạo ra các tần số tổng hoặc hiệu của hai tần số đầu vào.
Trong các bộ trộn, hai tín hiệu đầu vào cùng tồn tại đồng thời trong các thiết bị phi
tuyến. Đầu ra của bộ trộn ta thu được các tần số tổng và hiệu của hai tần số đầu vào
29
nhưng nó cũng tồn tại đồng thời các thành phần tần số không mong muốn (các hài
bậc cao) mà chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề.
Độ ổn định tần số của dao động nội 0 là vô cùng quan trọng bởi vì mọi sự
mất ổn định của tần số này sẽ gây ra sự mất ổn định của tín hiệu đầu ra. Và mọi sự
biến đổi về pha cũng như các tạp âm về pha của tín hiệu nội sẽ được chuyển thẳng
tới tín hiệu ra. Điều này trở nên rất quan trọng khi chúng gây ra các lỗi về tần số
cũng như về pha trong hệ thống.
- Bộ đổi tần lên chuyển đổi đơn
Sử dụng nguyên lý đổi tần đó miêu tả ở trên, trong trạm mặt đất bộ đổi tần
lên U/C có nhiệm vụ thực hiện việc chuyển đổi tín hiệu trung tần IF thành tín hiệu
cao tần tuyến lên RF (tần số đầu ra là 6 GHz đối với băng C và 14 GHz đối với
băng Ku). Dưới đây ta xét một ví dụ của kỹ thuật trộn tần của bộ U/C.
Tần số trung tần có giá trị f1= 70 MHz
Tần số của dao động nội f2= 6250 MHz
Tần số cao tần đầu ra mong muốn f3= 6322 MHz
Đầu ra bộ trộn tần ta thu được tần số
6250 MHz + 70 MHz = 6320 MHz
và: 6250 MHz – 70 MHz = 6180 MHz
Như vậy ta thu được cả băng tần trên và băng tần dưới sau bộ trộn tần. Sau
bộ trộn tần cần thiết phải có một bộ lọc thông dải chất lượng tốt để loại trừ băng tần
dưới không mong muốn. Việc sử dụng một bộ lọc băng hẹp là một hạn chế của bộ
đổi tần trộn đơn này.
- Bộ đổi tần xuống chuyển đổi đơn
Sử dụng quá trình trộn đơn trong bộ đổi tần xuống như hình vẽ H.. với tần số
dao động nội f1 = 4080 MHz, sau bộ trộn ta sẽ thu được hai tần số:
Tần số mong muốn: f2 = 4150 MHz
Và tần số không mong muốn: f3 = 4010 MHz
Do đó một bộ lọc thông dải cần được đặt sau bộ trộn để loại bỏ thành phần
tần số không mong muốn 4010 MHz. Một bộ lọc có khả năng điều chỉnh cũng được
30
sử dụng để thực hiện với các dải thông khác nhau của đầu vào và có thể phải điều
chỉnh lại sau một vài giờ đồng hồ. Và đó cũng là hạn chế của bộ đổi tần đơn. Để
giải quyết vấn đề này, một bộ đổi tần sử dụng kỹ thuật trộn hoạt động trên toàn bộ
băng tần 500 MHz không cần một bộ lọc thông dải phải điều chỉnh lại được sử dụng
trong các trạm mặt đất.
31
Chương 2
NHIỄU TRONG HỆ THỐNG THÔNG TIN VỆ TINH
Ưu điểm lớn nhất của thông tin vệ tinh là vùng phủ sóng rộng lớn đáp ứng
mọi loại hình dịch vụ và cho phép triển khai từ những nơi mà các hệ thống thông tin
khác không đáp ứng được.
Một điểm quan trọng khi xét đến việc thiết kế một đường truyền vô tuyến là
có thể cho phép giảm chất lượng tuyến xuống bao nhiêu trong điều kiện cho phép là
phù hợp, bởi vì khi thiết kế không chỉ xét đến chất lượng đường truyền mà cần thiết
phải xét đến tính kinh tế. Do đó bài toán tối ưu ở đây là phải tính toán cho nhiều
trường hợp, nhiều phương án để so sánh nhằm khắc phục sự giảm chất lượng đường
truyền do truyền lan không gian để có đường truyền thông chất lượng cao. Ngoài ra
khi thiết kế tuyến thông tin vệ tinh ta phải cân đối giữa chất lượng từng khối thiết bị
và nhiễu mà nó có thể gây ra tới các tuyến khác.
Chất lượng của một đường truyền thông tin vệ tinh được đánh giá bằng tỷ số
công suất sóng mang trên tạp âm (C/N) và lượng méo tín hiệu thu ở tuyến, nhưng
ảnh hưởng khí quyển gây ra méo tín hiệu thu là rất nhỏ nên trong tính toán thực chất
chỉ cần xác định tỷ số C/N của đường truyền.
2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hệ thống:
2.1.1 Các tham số cơ bản đánh giá chất lượng hệ thống thông tin vệ
tinh:
- Tỷ số tín hiệu trên tạp âm ở đầu vào máy thu
Tỷ số tín hiệu trên tạp âm liên quan tới độ lớn của tín hiệu thu trong mối
quan hệ đến tạp âm tại đầu vào máy thu. Một vài thông số cụ thể là:
Tỷ số của công suất tín hiệu trên công suất tạp âm (đây được coi như bản
chất vì hai độ lớn cùng loại được so sánh). Nó thường được chỉ rõ là
công suất sóng mang điều chế ký hiệu là C và công suất tạp âm là N (tỷ
số C/N).
32
Tỷ số của công suất tín hiệu trên mật độ phổ tạp âm, được viết C/No có
thứ nguyên là (Hz). Thực tế thể hiện độ rộng băng tạp âm tương đương
BN của máy thu được điều chỉnh đến độ rộng băng B chiếm bởi sóng
mang điều chế.
Tỷ số của công suất tín hiệu trên nhiệt tạp âm, tỷ số này nhận được từ
C/No qua nhân với hằng số Bolzman k, viết là C/T và có thứ nguyên là
W/oK.
Công suất của tín hiệu thu tại đầu vào máy thu được tính theo công thức:
PRX=(PTXGTmax/LTLFTX)(1/LFSLA)(GRmax/LRLFRXLPOL) (W) (2.1)
Do vậy: C=PRX
Mật độ phổ tạp âm tại cùng điểm là N0=kT cho nên:
C/N0=[(PTXGTmax/LTLFTX)(1/LFSLA)(GRmax/LRLFRXLPOL)]/[TA/LFRX+TF(1/LFRX)+TR](1/k) (Hz) (2.2)
Biểu thức này có thể được giải thích như sau:
C/N0=(EIRP máy phát)(1/mất mát đường truyền)(hệ số tăng ích của máy
thu/nhiệt tạp âm)(1/k)
C/N0 cũng có thể biểu thị như là hàm của mật độ thông lượng công suất :
)4/(/ 20 NC (hệ số tăng ích của máy thu/nhiệt tạp âm)(1/k) (Hz)
Trong đó = (EIRP máy phát)/ )4( 2R (W/m2)
Từ đó ta thấy có thể xác định được C/N0 không phụ thuộc vào điểm chọn ở
máy thu cũng như công suất tín hiệu và mật độ phổ tạp âm được tính tại cùng một
điểm.
Hệ số phẩm chất của thiết bị thu được đặc trưng bởi 3 thông số chính là:
(EIRP) đặc trưng cho thiết bị phát. (1/L=1/LFSLA) đặc trưng cho môi trường truyền
dẫn và (hệ số tăng ích máy thu/ nhiệt tạp âm) đặc trưng phẩm chất cho thiết bị thu.
Nó được gọi là hệ số phẩm chất hoặc (G/T) của thiết bị thu.
- Công suất sóng mang phát
Công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP)
Công suất bức xạ trên một đơn vị góc đặc bởi một anten vô hướng tạo ra từ một
nguồn vô tuyến của công suất PT được cho bởi: 4/TP (W/rad). Ở hướng có giá trị
33
tăng ích phát là GT bất kỳ bức xạ anten nào công suất trên một đơn vị góc đặc bằng:
4/TT PG (W/rad) (2.3)
Giá trị PTGT được gọi là công suất bức xạ đẳng hướng tương đương (EIRP)
có đơn vị là W.
Mật độ công suất.
Một bề mặt có diện tích hiệu dụng A đặt ở khoảng cách R tính từ anten phát
chắn bởi một góc đặc A/R2 thì tại anten thu sẽ nhận được một công suất bằng:
ARAGPP TTR )/)(4/(
2 (W) (2.4)
Trong đó: 24/ RGP TT được gọi là mật độ công suất có thứ nguyên là
W/m2.
- Công suất tín hiệu thu.
Với một anten thu có diện tích hiệu dụng AReff đặt ở khoảng cách R tính từ
anten phát sẽ nhận được một công suất bằng:
ffTTffR ARGPAP Re2Re )4/( (W) (2.5)
Diện tích hiệu dụng của anten được biểu thị qua hệ số tăng ích thu GR bằng:
)/4( 2Re Rff GA Do đó công suất thu sẽ là:
RTTR GRGPP )4/)(4/( 22 (2.6)
RTTR GRGPP 2)4/)((
RFSTTR GLGPP )/1)((
Trong đó 2)/4( RLFS gọi là suy hao không gian tự do và biểu thị cho tỷ
số của công suất phát và công suất thu trong một tuyến thông tin giữa hai anten vô
hướng. Giá trị LFS(R0) như là một hàm của tần số đối với một vệ tinh địa tĩnh và một
trạm mặt đất ở dưới vệ tinh có cự ly R = R0 = 35.786 km bằng độ cao của vệ tinh.
Chú ý rằng LFS trong khoảng 200 dB. Đối với bất cứ một trạm mà vị trí của nó được
biểu thị bởi vĩ độ và kinh độ l và L mà có mối liên quan tới vệ tinh địa tĩnh thì giá
trị của LFS(R0) đã cho cần phải điều chỉnh bởi số hạng (R/R0)2 do đó:
2
0
2
0
2 )/()/4()/4( RRRRLFS (2.7)
Trong thực tế cần phải tính đến suy hao phụ cho các trường hợp khác như:
34
Suy hao khi sóng truyền qua khí quyển.
Suy hao trong thiết bị thu phát.
Suy hao do mất đồng bộ giữa các anten.
Suy hao do không phối hợp phân cực.
2.1.2. Một số yếu tố ảnh hưởng của môi trường truyền dẫn:
Hình 2.1: Suy giảm ở các băng tần do môi trường truyền dẫn.
- Ảnh hưởng của mưa
Cường độ mưa được đo bằng tốc độ mưa R và được đánh giá bằng (mm/h).
Để thống kê lượng rơi người ta đưa ra giá trị RP (mm/h), đó là giá trị mà trong p(%)
thời gian lượng mưa vượt quá mức đó (chẳng hạn ở vùng xích đạo R0.01= 120 mm/h).
Trước tiên ta xem xét hai hiệu ứng chính là suy hao và đan chéo phân cực do mưa rơi.
Hiệu ứng suy giảm: Giá trị suy giảm do mưa AR tính bằng tích lượng suy
giảm trên mỗi R (dB/Km) và chiều dài hiệu dụng mà sóng đi qua LE(Km):
AR =RLE (dB) (dB) (2.8)
Trong đó: R - Phụ thuộc vào tần số và cường độ mưa Rp (mm/h).
Tần số GHz
0.1 0.2 0.5 1 2 5
2 5 10 20 50 100
Tổ
n
ha
o
hấ
p
th
ụ
(d
B
)
100
0
100
50
20
10
5
2
1
0.5
0.2
Hấp thụ điện từ
Góc tà 15o
Góc tà 5o
Đ
ườ
ng
th
ẳn
g
đứ
ng
Cửa tần số
35
AR - Là cường độ suy giảm bị vượt quá trong p% thời gian .
Suy hao do mây mưa và sương mù là không đáng kể trừ khi sự tập trung hơi
nước lớn. Với góc ngẩng E = 200 thì giá trị suy giảm là 0.5 1.5 dB tại 15 GHz, 2
4.5 dB tại 30 GHz .
Suy giảm do mây băng thậm chí còn nhỏ hơn. Tuyết khô ít ảnh hưởng tới sự
suy giảm nhưng tuyết ướt thì có thể gây ra sự suy giảm còn lớn hơn cả do mưa với
cùng cường độ. Nhưng trường hợp này ít khi xảy ra vì vậy nó có ảnh hưởng ít khi
tính toán thống kê. Sự suy giảm do tuyết và băng bám vào anten còn đáng kể hơn so
với sự suy hao trên đường truyền.
Đan chéo phân cực: Đây là hiện tượng can nhiễu giữa hai sóng phân cực
vuông góc với nhau (nếu là phân cực tuyến tính) hoặc hai sóng quay ngược chiều
nhau (nếu là phân cực tròn) trong hệ thống sử dụng lại tần số bằng việc phân chia
phân cực. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này là do tính không đẳng hướng của môi
trường mưa, gây nên sự dịch pha cũng như suy giảm khác nhau. Để tránh mức độ
ảnh hưởng ta đưa ra độ phân biệt phân cực chéo CPD (Cross Polarisation
Discrimination).
CPD = 20log(E11/ E12) (2.9)
Trong đó:
E11- cường độ điện trường phối hợp phân cực thu được
E12 - cường độ điện trường nhiễu sang sóng phân cực vuông góc nào đó.
Công thức sau chỉ cho mối quan hệ giữa CPD và suy hao do mưa AR:
CPD =U –VlogAR (2.10)
U = 30logfGhz - 40log(cosE) – 20log(sin2)
V = 20 khi 8 GHz < f < 15 GHz
V = 23 khi 15 GHz < f < 35 GHz
Với = góc nghiêng phân cực so với mặt phẳng ngang (= 450 đối với phân cực
tròn)
Thường mong muốn CPD nhỏ hơn 20dB cho 0.01% thời gian (Tuyết khô
hoặc ướt cũng gây ra các hiện tượng tương tự).
36
- Các ảnh hưởng khác bao gồm
Suy hao do tồn tại các khí trong bầu khí quyển: Loại suy hao này phụ thuộc
vào tần số, góc ngẩng cũng như độ cao trạm mặt đất và có thể bỏ qua với
tần số 10 GHz và không vượt quá 12 dB tại 22 GHz với độ ẩm trung
bình và góc ngẩng 100.
Suy hao do bão cát: Lượng suy hao này tỷ lệ nghịch với tầm nhìn và phụ
thuộc mạnh vào độ ẩm các hạt bụi. Tại 14 GHz nó khoảng 0,03 dB/km
khi hạt khô và 0,65 dB/km khi hạt bụi ẩm (20). Nếu đường dài 3 km
thì suy hao khoảng 12 dB.
Hiệu ứng khúc xạ: Hiệu ứng này là do chiết suất của lớp ion và tầng đối
lưu thay đổi. Chiết suất của tầng đối lưu giảm theo độ cao và là hàm của
các điều kiện khí tượng và không phụ thuộc vào tần số. Trong khi chiết
suất của tầng ion lại phụ thuộc vào tần số và lượng điện tử chứa trong
nó. Cả hai đều chịu sự thay đổi cục bộ rất nhanh. Sự thay đổi chiết suất
gây nên sự thay đổi góc tới, biên độ và pha của sóng truyền. Hiện tượng
gây khó chịu nhất là do tầng ion và đặc biệt khi tần số thấp và trạm mặt
đất gần xích đạo. Sự thay đổi biên độ tín hiệu thu được có thể đạt tới 1dB
cho 0,01% thời gian tại tần số 11GHz và vĩ độ trung bình. Các hiện
tượng khác chỉ đáng kể khi góc ngẩng nhỏ hơn 100 hoặc khi sóng mang
được sử dụng để đo khoảng cách chính xác.
Hiệu ứng Faraday:
Đây là hiện tượng quay mặt phẳng phân cực của một sóng mang phân
cực tuyến tính khi truyền qua lớp ion. Góc quay tỉ lệ nghịch với bình
phương tần số và là hàm của lượng điện tích tầng ion. Vì vậy nó thay đổi
theo thời gian, theo mùa, theo chu kỳ mặt trời. Biên độ thay đổi khoảng
vài độ tại 4 GHz.Vì sự thay đổi có tính chu kỳ nên ta có thể bù lại bằng
cách quay phân cực anten theo từng thời điểm. Giả sử góc quay () thì tín
hiệu sẽ suy hao một lượng là:
LPOL = 20Log(cos) và sự suất hiện thành phần phân cực chéo sẽ làm
37
giảm CPD. Giá trị CPD do hiệu ứng Faraday gây ra là: CPD = -
20log(tg). Chẳng hạn với =90 tại tần số 9 GHz thì LPOL= 0,1 dB và
CPD= 16 dB.
Đan chéo phân cực do các tinh thể băng:
Hiệu ứng này khác với hiệu ứng do mưa là nó chỉ gây dịch pha khác
nhau chứ không gây ra suy giảm khác. Tuy nhiên đan chéo phân cực do
băng gây ra nhỏ và chỉ xem xét khi mà yêu cầu CPD khoảng 25 dB hoặc
lớn hơn.
Ảnh hưởng hiệu ứng đa đường:
Hiệu ứng này xảy ra khi mà kích thước anten nhỏ dẫn đến độ rộng đồ thị
phương hướng lớn nên nó có khả năng bắt được các tín hiệu ngoài tín
hiệu thu trong tầm nhìn thẳng. Các tín hiệu này là do phản xạ từ mặt đất
cũng như các chướng ngại vật khác. Trong trường hợp các tín hiệu thu
được ngược pha nhau thì nó sẽ gây ra suy hao đáng kể.
2.2. Một số phương pháp tính nhiễu:
2.2.1. Phương pháp tính nhiễu giữa các hệ thống thông tin vệ tinh
địa tĩnh:
Đường truyền của hệ thống thông tin vệ tinh gồm đường lên và đường
xuống, tín hiệu từ các hệ thống khác có thể gây nhiễu cho đầu thu trên vệ tinh (của
đường lên) và đầu thu tại trạm mặt đất (của đường xuống).
Việc xác định mức nhiễu dựa trên việc tính TT / theo công ước quốc tế,
mức ngưỡng 6% được sử dụng có nghĩa là khi %6/ TT thì mức nhiễu đó có thể
chấp nhận được mà không cần phải phối hợp giải quyết loại bỏ.
- Phương pháp tính TT / :
Vệ tinh thông tin cần hai tần số, một cho đường lên và một cho đường
xuống, cho nên các tần số thường đi theo từng cặp nhiễu giữa các hệ thống thông tin
vệ tinh xảy ra hai trường hợp:
Trường hợp 1: Hai hệ thống cùng sử dụng một băng tần trong cùng một
38
hướng (lên hoặc xuống).
Trường hợp 2: Hai hệ thống cùng sử dụng một băng tần theo hai hướng
ngược nhau (một lên, một xuống).
Một số vấn đề cần thiết liên quan đến việc tính toán nhiễu bao gồm:
Các thông số của các hệ thống
Nhiệt độ tạp âm tương đương và hệ số tăng ích đường truyền.
Các giá trị thu được của nhiệt độ tạp âm tương đương (T) và hệ số tăng
ích truyền dẫn.
Các thông số của các hệ thống
Việc tính toán phải dựa trên các tham số đặc trưng của hệ thống. Để đơn giản
và thuận lợi cho việc áp dụng, các thông số được quy ước như sau:
R - mạng vệ tinh bị nhiễu
S - vệ tinh của R
A - đường truyền của R
R' - mạng vệ tinh gây nhiễu
S' - vệ tinh của R'
A' - đường truyền của R'
Các chỉ số: a, b, c thuộc về mạng R
a', b' c' thuộc về mạng R'
Các thông số:
T - nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền vệ tinh, tính tại đầu ra
anten thu của trạm mặt đất (đơn vị tính o K).
Ts - nhiệt độ tạp âm hệ thống thu của vệ tinh, tính tại đầu ra anten thu của vệ
tinh (đơn vị tính o K).
Te - nhiệt độ tạp âm thu của trạm mặt đất, tính tại đầu ra anten thu của trạm
mặt đất (đơn vị tính o K).
T - nhiệt độ tạp âm tương đương các đường truyền tăng lên do các mạng
vệ tinh khác gây ra, tính tại đầu ra của anten thu trạm mặt đất (đơn vị tính o K).
Ts - lượng gia tăng của nhiệt độ tạp âm thu do vệ tinh khác gây ra tính tại
39
đầu thu của anten vệ tinh (đơn vị tính o K).
Te - lượng gia tăng của nhiệt độ tạp âm thu của trạm mặt đất do nhiễu gây
ra tính tại đầu ra anten thu của trạm mặt đất (đơn vị tính o K).
Ps - mật độ công suất tối đa trên 1Hz đưa tới anten của vệ tinh (đơn vị tính
W/Hz).
sG - độ tăng ích của anten phát vệ tinh.
a - hướng từ vệ tinh S tới trạm thu mặt đất eR của đường truyền A.
e - hướng từ vệ tinh S tới trạm thu mặt đất e'R của đường truyền A'.
s - hướng từ vệ tinh S tới vệ tinh S
’
Pe - mật độ công suất tối đa trên 1 Hz đưa ra anten của trạm mặt đất phát
(tính trên băng 4 KHz xấu nhất cho trường hợp sóng mang dưới 15 GHz hoặc trên 1
MHz cho sóng mang trên 15 GHz).
g2( ) - độ tăng ích anten thu của vệ tinh S theo hướng
A - hướng từ vệ tinh S tới trạm phát mặt đất ET của đường truyền A
e - hướng từ vệ tinh S tới trạm phát mặt đất E'T của đường truyền A'
s - hướng vệ tinh S tới vệ tinh S'
g1( ) - hệ số tăng ích anten phát của trạm mặt đất ET theo hướng vệ tinh S'
g4( ) - hệ số tăng ích anten thu trạm mặt đất ER theo hướng tới vệ tinh S'
- góc phân cách giữa hai vệ tinh nhìn từ trạm mặt đất (có tính đến độ sai
lệch quỹ đạo của hai vệ tinh)
K - hằng số Bolztman
Ld - tổn hao trong không gian trên đường xuống tính cho đường truyền A
Ln - tổn hao trong không gian trên đường lên tính cho đường truyền A
Ls - tổn hao trong không gian tính trên đường truyền giữa hai vệ tinh
- độ tăng ích phát của một đường truyền vệ tinh tính từ đầu ra anten thu
của vệ tinh đến đầu ra anten thu trạm mặt đất ER.
Tính nhiệt độ tạp âm tương đương và hệ số tăng ích đường truyền
Đối với đường truyền cụ thể cần phải xác định:
40
Giá trị thấp nhất của nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền và
hệ số tăng ích truyền dẫn tương ứng.
Giá trị của hệ số tăng ích truyền dẫn và nhiệt độ tạp âm tương đương của
đường truyền tương ứng trong trường hợp mà hệ số giữa độ tăng ích
truyền đến và nhiệt độ tạp âm tương đương là cao nhất.
Nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền vệ tinh (T) và độ tăng ích
truyền dẫn ( ) có thể tính theo nhiều cách. Các công thức tính như sau:
Cách 1:
dAe
us
LggP
LggP
12
413
)(
)(
(2.11)
Trong đó:
g1 và g4 - hệ số tăng ích cực đại của anten thu trạm mặt đất
g3( A) - độ tăng ích của anten phát vệ tinh trên hướng A
g2( A) - độ tăng ích của anten thu vệ tinh trên hướng A
Ld - tổn hao trong không gian trên đường xuống tính cho đường truyền
Lu - tổn hao trong không gian trên đường lên tính cho đường truyền
Cách 2:
s
e
U
Do
dAs
s
T
T
NC
NC
xLgW
gEIRP
)/(
)/(
)(
4
2
2
4
(2.12)
Nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền được tính theo công thức:
e
to
Do T
NC
NCT
)/(
)/( (2.13)
Trong đó:
(C/No)U - tỷ số sóng mang trên tạp âm của đường truyền lên bao gồm cả tạp
âm nhiệt và các tạp âm khác.
(C/No)D - tỷ số sóng mang trên tạp âm của đường truyền xuống bao gồm cả
tạp âm nhiệt và các tạp âm khác.
(C/No)t - tỷ số sóng mang trên tạp âm tổng của toàn tuyến.
EIRSs – EIRP bão hòa của vệ tinh (W)
- độ dài bước sóng của tần số
Ws - mật độ công suất bão hòa trên vệ tinh (W/m2)
41
Te - nhiệt độ tạp âm của trạm mặt đất.
Các giá trị thu được của nhiệt độ tạp âm tương đương (T) và hệ số tăng ích
truyền dẫn ( )
Nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền (T) thấp nhất và ( ) tương
ứng Tmin có thể tính như sau:
ase TTTT minmin (2.14)
Trong đó: Ta - tạp âm bên trong thiết bị
min - độ tăng ích truyền dẫn nhận được với EIRP bão hòa của
vệ tinh tại biên của vùng phủ sóng
Nhiệt tạp âm tương đương (T) của đường truyền và độ tăng ích truyền dẫn
( ) tương ứng với tỷ số /T cao nhất.
Giá trị của ( ) và (T) tương ứng trong các trường hợp mà hệ số là /T cao
nhất có thể xác định được bằng cách lấy cực đại của công thức sau:
ase TTTT
(2.15)
Công thức này đạt giá trị cực đại khi ( ) cực đại, có nghĩa là nó được tính ở
đỉnh beam của anten.
g minmax
g - độ tăng ích của anten phát chêch lệch giữa đỉnh beam và biên của beam.
Nhiệt độ tạp âm tương ứng là: ase TgTTT min (2.16)
Tính nhiễu cho trường hợp hai hệ thống sử dụng một băng tần trong cùng
một hướng (lên hoặc xuống)
Trường hợp 1
Để tính mức nhiễu giữa hai hệ thống thì phải tính độ gia tăng của nhiệt độ
tạp âm tương đương của đường truyền do phát xạ nhiễu gây ra. Để đơn giản hóa
việc tính toán, giả định các tổn hao truyền dẫn cơ bản trên hướng từ vũ trụ đến trái
đất đang được khảo sát. Tương tự, các tổn hao truyền dẫn cơ bản trên hướng từ trái
đất đến vệ tinh cũng như nhau.
42
Với mỗi một trong hai hướng thì các tổn hao được tính với điều kiện là
khoảng cách từ trạm mặt đất đến vệ tinh và từ vệ tinh đến mặt đất lấy theo mạng R'
và tần số trung tâm của dải tần chung giữa hai mạng.
Các giả định trên là chấp nhận được trong trường hợp vệ tinh địa tĩnh bởi vì
sự khác nhau trong các tổn hao giữa các khoảng cách ngắn nhất và xa nhất là 1,5db.
Các tham số sT và eT được tính theo công thức:
H
ele
s KL
ggP
T
)()( '2
''
(2.17)
d
es
e KL
ggP
T
)()( 2
'
3
'
es TTT
d
es
H
ee
KL
ggP
KL
ggP
T
)()()()( 4
'
3
''
2
'
1
'
Hình 2.2: Mô tả ảnh hưởng nhiễu giữa hai mạng thông tin vệ tinh sử dụng một
băng tần trong cùng một hướng
Trong trường hợp mà sự dịch tần số (giữa đường lên và đường xuống) của
dl u
tg
P
)(1 Ag
( )(2 ig
)(3 ig
S’ S
P’
43
hai mạng khác nhau thì đường giả định đường truyền A' của mạng R' ảnh hưởng
đến đường truyền A của mạng R thì khi đó:
d
ee
U
e
KL
ggP
KL
ggP
T
)()()()( 4
'
3
''
3
'
2
'
1
'
(2.18)
Tương tự lượng gia tăng 'T của mạng R' do mạng R gây ra có thể tính theo công
thức:
H
ee
s KL
ggP
T
)()( '21'
'
(2.19)
d
et
e KL
ggP
T
)()( '433
'
(2.20)
Khi hai mạng vệ tinh có cùng độ dịch tần thì:
d
ae
u
ee
KL
ggP
KL
ggPT )(')'()(')('' 3321 (2.21)
Khi hai mạng vệ tinh không có cùng độ dịch tần thì:
d
aes
u
ee
KL
ggP
KL
ggDT )(')'()(')(' 321 (2.22)
Đối với hai vệ tinh đa truy nhập thì các tính toán phải tính cho mỗi đường
truyền của vệ tinh này tương quan với tất cả các đường truyền của vệ tinh kia.
Trường hợp hai hệ thống chỉ chung băng tần ở đường lên thì: ETT
Trường hợp 2 hệ thống chỉ chung băng tần ở đường xuống thì: sTT .
Tính nhiễu trong trường hợp hai hệ thống sử dụng cùng một băng tần theo
hai hướng ngược nhau (một lên một xuống)
Trường hợp 2
Trong trường hợp này thì:
sl
ss
s LK
ggPT )'()('' 233 (2.23)
Lượng gia tăng nhiệt được tính: sTT . (2.24)
- Phương pháp chuẩn hóa nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền vệ tinh
Phương pháp tính T/T giới thiệu ở phần trên dựa trên các thông số tổng quát
của các hệ thống thông tin vệ tinh, cách tính đơn giản, nhanh chóng cho kết quả.
44
Thông thường các nước sử dụng phương pháp này khi có số liệu của các hệ thống mà
các nước cung cấp theo mẫu bản khai API của ITU (bản khai đăng ký sơ bộ khi các
nước tiến hành đăng ký vị trí quỹ đạo cho vệ tinh địa tĩnh). Tuy nhiên, phương pháp
này có độ chính xác không cao do chưa xét đến mối tương quan giữa các sóng mang
có tính chất chống nhiễu khác nhau và có khả năng gây nhiễu tới mạng khác cũng
khác nhau, nên để có được kết quả chính xác hơn thì người ta sử dụng phương pháp
chuẩn hóa nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền vệ tinh.
- Các giá trị chuẩn hóa lượng gia tăng nhiệt độ tạp âm tương đương của
đường truyền vệ tinh
Phương pháp này nhằm xác định độ gia tăng của nhiệt độ tạp âm đường truyền
theo các dạng khác nhau của truyền dẫn trong hai mạng.
Hình 2.3: Hai hệ thống sử dụng cùng một băng tần theo hai hướng ngược nhau.
Giá trị chuẩn hóa của lượng gia tăng nhiệt tạp âm được tính theo công thức:
2BN
I
T
T
oN
(2.25)
ag
ul
sl
S )(1 as )(0 as S’
45
Trong đó: No - mật độ tạp âm nhiệt ứng với nhiệt độ tạp âm tương đương
với đường truyền vệ tinh.
I/No - tỷ số công suất nhiễu trên mật độ tạp âm nhiệt của sóng
mang bị nhiễu.
B2 - băng tần được xác định bởi tỷ số công suất sóng mang
nhiễu trên mật độ công suất tối đa 'mP : 2' /' BPPm (2.26)
Việc tính toán (T/T)N sẽ căn cứ trên từng loại sóng mang trong số các loại
sóng mang sau đây:
FDM - FM
SCPC - FM
Digital SCPC (SCPC - DIG)
Sóng mang số băng rộng (DIG - BB)
Tivi FM (FM - TV)
Đối với các trường hợp khác, có thể không tính được hệ số ( ) khi mà bộ
phát đáp có chức năng xử lý tín hiệu số, ở đây đường lên và đường xuống cần phải
được tính riêng rẽ.
Các giá trị TScq và TEcq là các nhiệt độ tạp âm tương đương của đường lên và
đường xuống và các tỷ số Ts/TScq và Te/TEcq là các thông số cần xác định.
Để giảm khối lượng tính toán, các dạng sóng mang được nhóm lại theo các
nhóm mà trong đó các sóng mang có các tham số tương tự nhau và có cùng mức độ
ảnh hưởng đến kết quả tính ( T/T)N.
Các loại sóng mang có thể tổng kết được 50 loại gồm:
20 loại sóng mang loại FDM - FM, khác nhau bởi số lượng kênh và băng
thông ấn định.
Các sóng mang SCPC - FM được phân biệt bởi băng thông ấn định.
15 sóng mang loại sóng mang số băng rộng (DIG - BB) phân biệt bởi tốc
độ bit, dạng mã hóa và số trạng thái.
Các sóng mang SCPC số, phân biệt bởi tốc độ bit, dạng mã hóa và số trạng
thái.
46
Các sóng mang FM - TV, phân biệt bởi băng thông ấn định và mật độ năng
lượng.
Bảng 2.1: Phân loại các sóng mang
D¹ng sãng mang Sè
MHzBoc 3 1-5
MHzBMHz oc 73 6-11
MHzBMHz oc 157 12-16
FDM - FM
MHzBoc 15 17-22
MHzBoc 3 33-35
MHzBMHz oc 73 36-37
MHzBMHz oc 157 38
Wide band digital
MHzBoc 15 39-45
PSK 28-32
SCPC
CFM 23-27
MHzf 7 46-49
FM - TV
MHzf 7 50
Ghi chú: Boc - băng tần chiếm dụng
f - sai lệch tần số
Để đơn giản việc trình bày bảng các giá trị ngưỡng cho các sóng mang thì 50
loại sóng mang được chia thành các nhóm như trong bảng 2.1
Các giá trị T/T tương ứng mỗi cặp của sóng mang nhiễu và sóng mang bị
nhiễu được đưa ra trong Bảng 2.2.
- Các thông số được sử dụng để tính I/No và (T/T)N
Các thông số bao gồm:
Bo - độ rộng băng tần của tín hiệu cần thu (Hz)
B1 - độ rộng băng tần của tín hiệu nhiễu (Hz)
I/No - tỷ số công suất sóng mang nhiễu trên mật độ công suất tạp âm nhiệt
C/No - tỷ số công suất sóng mang cần thu trên mật độ công suất tạp âm nhiệt
C/I - tỷ số công suất sóng mang cần thu trên sóng mang nhiễu
47
B2 - độ rộng băng xác định theo tỷ số công suất nhiễu P' trên mật độ phổ
công suất cực đại P''m
P'm = P'/Bo
- phần tín hiệu nhiễu thu được sau bộ lọc
No - mật độ công suất tạp âm nhiệt tương ứng với nhiệt độ tạp âm tương
đương của đường truyền.
N - công suất tạp âm N = No. Bo
Giá trị quy chuẩn của lượng gia tăng nhiệt độ tạp âm đường truyền tương
đương.
2
1
BNT
T
oN
(2.27)
Bảng 2.2: Các giá trị ngưỡng tương ứng với các cặp sóng mang nhiễu và bị nhiễu
Sãng mang nhiÔu FDM - FM Wide band digital SCPC FM - TV
Sãng
mang bÞ
nhiÔu
Boc
(MHz)
15 15 PSK CFM(2)
7f
7f
<3 13 12 12 11 8 10 10 8 9 1.223 11 11
3-7 23 14 12 12 11 10 10 8 29 4.350 11 13
7-15 40 20 14 12 17 10 10 8 56 8.458 12 19
FDM-
FM(3)
>15 102 46 24 14 40 19 11 8 148 22.257 23 45
<3 15 10 9 9 9 9 9 9 21 3.085 9 9
3-7 49 21 12 9 19 9 9 9 71 10.712 11 21
7-15 100 14 21 11 39 17 9 9 146 21.853 22 44
Wide
band
digital (4)
>15 176 77 38 15 69 31 15 9 257 38.565 39 77
PSK(4) 9 9 9 9 9 9 9 9 9 9 2 2
SCPC
CFM(3) 11 11 11 11 11 11 11 11 11 11 21 36
7f 73 32 16 6 29 13 6 2 107 16.046 16 12
FM-TV
7f 23 10 5 2 9 4 2 4 64 5.098 5 10
- Các tiêu chuẩn nhiễu
Với các tín hiệu FDM - FM analog, nhiệt độ tạp âm tương đương phải đáp
ứng yêu cầu về công suất tạp âm trong một kênh thoại là 7000p Wop cho hệ thống
có tái sử dụng tần số và 6500p Wop cho hệ thống không tái sử dụng tần số (theo
Recommendation 466 và 356).
Đối với tín hiệu số, nhiệt độ tạp âm tương đương phải nhỏ hơn mức 70% (hệ
48
thống có tái sử dụng tần số) và 65% (hệ thống không tái sử dụng tần số) của tổng
công suất tạp âm gây ra lỗi bít với hệ số là 10-6 (REC 523 và 558).
Với tín hiệu TV/FM thì áp dụng tiêu chuẩn trong REC 483 mà theo đó kể cả
nhiễu từ các đường truyền vô tuyến mặt đất thì mức tạp âm video là 5%.
Với tín hiệu SCPC - FM thì nhiễu từ một tín hiệu không phải là TV - FM giả
định là 600pWop trong một kênh với mức nhiệt tạp âm là 7000pWop cho hệ thống
có tái sử dụng tần số và 6500pWop cho hệ thống không tái sử dụng tần số.
Chú ý rằng, khi bề rộng phổ tín hiệu gây nhiễu lớn hơn tín hiệu nhiễu thì cần
phải tính nhiễu từ tất cả sóng mang của mạng gây nhiễu ở trong băng thông của
sóng mang bị nhiễu.
- Trường hợp các sóng mang cần thu là FDM - FM
Ở mức công suất khảo sát 1mW, mức nhiễu ở tín hiệu băng gốc được tính
bằng (pWop) theo công thức:
I
CBN p log105,87log10 (2.28)
I
C
f
ffDbP fo
log103
log20),(log10log105,87
Trong đó:
B - hệ số giảm nhiễu
b - băng thông của kênh thoại
f - sai lệch r.m.s theo tone của tín hiệu cần thu (Hz)
fm - tần số đỉnh tín hiệu băng gốc sóng mang cần thu có ghép kênh (Hz)
D(f, fo) - thành phần kết hợp giữa phổ của tín hiệu nhiễu và bị nhiễu
fo - phân cách giữa các tần số sóng mang bị nhiễu và sóng mang nhiễu
f - tần số trung tâm của kênh đã chọn, đặt trong băng gốc của tín hiệu cần thu
(Hz)
dbffPp m )/(log10
Nhiệt độ tạp âm sau giải điều chế được tính theo công thức:
49
ffbNCPN oth /log20log10/log105,87log10 (2.29)
Trong đó: No = KT mật độ công suất tạp âm trên đường truyền cần thu
K - hằng số Boltzman
T - nhiệt độ tạp âm tương đương của đường truyền vệ tinh
Do đó: dbffD
N
I
N
N
o
oth
p ),(log103log10log10 (2.30)
2
),( o
oth
p ffD
N
I
N
N
Tiêu chuẩn nêu trong Recommendation 466 ứng với Np = 800p Wop, với
một mức Nth bằng 7000 hay 6500p Wop tướng ứng với hệ thống có tái sử dụng tần
số hay không có tái sử dụng tần số.
Ví dụ với mức 7000p Wop áp dụng cho hệ thống có tái sử dụng tần số:
Suy ra:
),(
2286,0
),(
2143,0
ooo ffDffDN
I
(2.31)
2
1
),(
2286,0
BffDT
T
oN
- Trường hợp các sóng mang cần thu là SCPC - FM
Nhiễu từ một sóng mang FM - TV
Trong trường hợp này thì ngưỡng oNIIC /log3log25,13/log10 phải
được áp dụng (Recommendation 671)
Do đó: 2,065,1
3,0
10
I
N
C
C
I
N
C
N
I
ooo
(2.32)
Với
2
2,065,1
3,0 1
10 B
I
N
C
T
T
oN
fB
f
Bo
2&
f - khoảng cách tần số đỉnh tới đích của tín hiệu TV (Hz)
I - phần trăm của tạp âm tổng trước điều chế trong nhiễu giữa các hệ thống
Ví dụ: Nhiệt tạp âm được tính theo:
50
fNCN oth log20/log107,188log10 (2.33)
f - độ di dịch r.m.s trong tín hiệu cần thu SCPC - FM (Hz)
Sau biến đổi và thay số vào ta có: 2
9,1410
foN
C
Nhiễu từ một sóng mang không phải là FM-TV
Tất cả tín hiệu khác có phổ rộng hơn nhiều so với tín hiệu thu SCPC nên:
th
p
N N
N
T
T
(2.34)
Trong đó: Np = 800p Wop mức ngưỡng nhiễu cho phép
Nth = 6500p Wop hoặc 7000p Wop tùy theo hệ thống
- Trường hợp sóng mang cần thu là SCPC số
Nhiễu từ một sóng mang FM-TV
Trong trường hợp này thì ngưỡng )10/log(3log25,13/log10 IIC phải
được áp dụng (Recommendation 671)
3,044,1
8,0
10
I
N
N
C
I
N
C
N
I
ooo
(2.35)
Với:
2
3,044,1
8,0
10 B
BI
T
T o
N
fB
f
B
2
0 &
f - khoảng cách tần số đỉnh tới đỉnh của tín hiệu TV (Hz)
I - phần trăm của tạp âm tổng số trước điều chế trong nhiễu giữa các hệ
thống
Ví dụ: C/No được tính theo công thức: u
oo
D
N
E
N
C
(2.36)
Trong đó: E - công suất trên bít
Du - tỷ lệ bít hữu ích
No - mật độ công suất tạp âm
Nhiễu từ một sóng mang không phải là FM - TV
Tất cả các tín hiệu nhiễu khác có phổ rộng hơn nhiều so với tín hiệu cần thu
(SCPC) nên với hệ thống có tái sử dụng tần số thì:
51
%57,8
7,0
06,0
NT
T (2.37)
- Trường hợp sóng mang số băng rộng (DIG-BB): Recommendation 523 đưa
ra tiêu chuẩn %57,870/6/ thNI (cho hệ thống có tái sử dụng tần số)
Nhiễu từ một sóng mang số
Nếu Bo > B1 1 thì
oo
tho
th
tho
BB
N
I
N
N
N
I
N
I 0857,0 và B2 = B1 (2.38)
Do đó:
12
0857,00857,0
B
B
B
B
T
T oo
N
Nếu Bo < B1
1B
Bo thì 10857,0 B
I
N
N
N
I
N
I
o
th
tho
và B2 = B1
Ta có: 1
2
1 0857,00857,0 B
B
BBI
N
N
N
I
N
I
o
o
th
tho
Nhiễu từ một sóng mang analog
Nếu Bo > B1 1 Thì: o
o
th
tho
B
N
N
N
I
N
I 0857,0 (2.39)
Và
2
0857,0
B
B
T
T o
N
Nếu Bo < B1 thì
o
o
th
tho
BI
N
N
N
I
N
I 0857,0 và
2
0857,0
B
B
T
T o
N
- Trường hợp các sóng mang cần thu là FM - TV
Trong trường hợp này ngưỡng là x
I
C
log10 , db với x có thể thay đổi.
Tuy nhiên theo bảng 2.1 thì giá trị x được ấn định là 35db, do đó:
ooo N
CI
N
C
I
C
N
I
5,310
(2.40)
Nếu Bo > B1 1 thì
2
5,310 B
II
N
C
T
T
oN
Nếu Bo < B1 thì:
2
5,310 B
II
N
C
T
T
oN
52
Trong bảng 2.1, theo Recommendation, mức S/N cần thiết là 35 db để chỉ số
không quá 20% trong tổng số nhiễu từ bên ngoài thì điều kiện sau đây phải được thỏa
mãn.
db
N
S
th
54 cho 99% thời gian
Tỷ số nhiễu trên tạp âm của tín hiệu video TV sau giải điều chế được tính:
QPFm
Fm
Fr
N
C
N
S
oth
3
log10log20log10log10 1 (2.41)
Trong đó: F - sai lệch tần số tại tần số thấp của tín hiệu FM - TV
Fm - tần số cực đại của tín hiệu FM - TV ở băng gốc (Hz)
2.2.2. Phương pháp tính nhiễu của các hệ thống thông tin vệ tinh phi
địa tĩnh tới hệ thống thông tin vệ tinh địa tĩnh:
Giới thiệu: Theo bảng phân bổ tần số thì các hệ thống thông tin vệ tinh địa
tĩnh (GSO) có thể dùng chung tần số với hệ thống thông tin vệ tinh phi địa tĩnh
(non-GSO) ở hai nghiệp vụ.
Cố định qua vệ tinh (FSS - Fixed Stellite Service)
Di động qua vệ tinh (MSS - Mobile Stellite Service)
Tuy vậy, các hệ thống vệ tinh Non-GSO cung cấp dịch vụ FSS chưa nhiều và
việc tính toán nhiễu giữa các hệ thống vệ tinh GSO và Non-GSO cung cấp dịch vụ
có thể làm tương tự như giữa các hệ thống vệ tinh GSO. Với một số chú ý đến các
đặc tính quỹ đạo của các vệ tinh Non-GSO.
Các hệ thống Non-GSO cung cấp dịch vụ MSS được phát triển và xây dựng
với quy mô toàn cầu. Trên thế giới cũng đã có một số hệ thống vệ tinh GSO cung
cấp dịch vụ MSS. Do vậy, ở đây nhiễu từ hệ thống Non-GSO tới hệ thống GSO khi
chúng có cùng băng tần và cung cấp dịch vụ MSS sẽ được xem xét tính toán.
- Các khả năng nhiễu từ hệ thống phi địa tĩnh Non-GSO tới hệ thống địa tĩnh GSO
Mặc dù các thiết bị mặt đất di động của hệ thống Non-GSO (MET) nói
chung sẽ hoạt động ở công suất thấp hơn GSO-MET, nhiễu từ một số lớn
53
các Non-GSO (MET) khi mà những Non-GSO (MET) này nằm trong
vùng phủ sóng của 650 có thể ảnh hưởng tới vệ tinh 650.
Một vệ tinh GSO có thể cùng một lúc "nhìn thấy" nhiều vệ tinh Non-
GSO trong beam chính hay búp sóng phụ của nó. Nếu vệ tinh Non-GSO
có tần số theo hướng từ vệ tinh tới trạm di động mặt đất trùng với tần số
di động tới vệ tinh của hệ thống GSO thì có thể xảy ra tình huống beam
phát của Non-GSO và beam thu của GSO chiếu vào nhau và tín hiệu
phát từ vệ tinh Non-GSO có thể gây nhiễu đến đầu thu trên vệ tinh GSO.
Nếu hệ thống Non-GSO sử dụng cùng băng tần với hệ thống GSO trong đường
truyền từ vệ tinh tới di động thì có thể xảy ra nhiễu từ vệ tinh Non-GSO tới vệ tinh
GSO-MET và từ Non-GSO MET tới GSO-MET.
- Các thông số cần thiết cho tính toán
Hướng từ vệ tinh mặt đất
minD - góc phân cách giữa vệ tinh Non-GSO đang hoạt động trong tầm nhìn
thấp tới trạm mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh GSO.
maxDNCSOPDF - mật độ công suất cực đại toàn bề mặt trái đất của mỗi vệ tinh
Non-GSO trong chùm vệ tinh (dBW/m3 - Hz).
ND - số lượng vệ tinh Non-GSO lớn nhất phát sóng xuống vùng phủ sóng.
Hướng từ mặt đất lên vệ tinh
minN - góc phân cách giữa vệ tinh GSO và Non-GSO trong tầm nhìn thấy của
trạm mặt đất của hệ thống vệ tinh Non-GSO.
maxNGSOEIRP - mật độ eirp cực đại trên hướng, ứng với góc minN của trạm phát
mặt đất của hệ thống vệ tinh Non-GSO (dBW/m3 - Hz).
NN - số lượng trạm phát có cùng tần số với vệ tinh GSO của hệ thống Non-
GSO trong vùng phủ sóng của một beam thu của vệ tinh GSO.
Các thông số của trạm mặt đất
maxESGSOG - độ tăng ích cực đại của trạm thu mặt đất ở hướng, ứng với góc minD .
ESGSOT - nhiệt độ tạp âm thu của đường xuống của hệ thống GSO
54
Độ nhạy của vệ tinh thông tin
maxSSGSOG - độ tăng ích cực đại của anten vệ tinh GSO
SSGSOT - nhiệt độ tạp âm thu của hệ thống GSO trên đường lên
- Các bước tính nhiễu vào hệ thống GSO trên đường xuống
Bước 1: Tính mật độ công suất nhiễu cực đại từ một vệ tinh Non-GSO tại
đầu ra anten thu trạm mặt đất GSO.
4
log10
2
maxmax EESGSONGSODoFS GPEDI (2.42)
Bước 2: Tính mật độ tạp âm No tại đầu ra anten thu của trạm mặt đất.
ESGSOESo TKN . (2.43)
K - hằng số Boltzman
Bước 3: Tính tỷ lệ DTT / của nhiệt tạp âm hệ thống thu trên đường xuống.
10
/10 ESoESon
D
NIN
T
T (2.44)
- Các bước tính nhiễu vào hệ thống GSO trên đường lên
Bước 1: Tính mật độ thông lượng công suất của trạm phát mặt đất Non-GSO
tại vệ tinh GSO.
)4log(10 2maxmax hEIRPPED ENGSOEGSONn (2.45)
Trong đó: h - độ cao của vệ tinh GSO tính từ bề mặt trái đất (h = 35.786)
Bước 2: Tính mật độ công suất nhiễu (IO-SS) tại đầu ra anten thu vệ tinh.
4
log10
2
maxmax ESSGSOENGSOnSSO GPEDI (2.46)
Trong đó: - bước sóng tần số công tác
Bước 3: Tính mật độ công suất tạp âm No tại đầu ra của anten thu vệ tinh.
SSGSOSSO TKN . (2.47), trong đó: K- hằng số Boltzman
Bước 4: Tính tỷ số uTT /
10
/10 SSOSSOo
u
NIN
T
T (2.48)
55
2.2.3. Tính nhiễu giữa hệ thống vô tuyến mặt đất với hệ thống GSO:
Giới thiệu: Nhiễu giữa hệ thống vô tuyến mặt đất với hệ thống vệ tinh GSO
có thể xảy ra hai trường hợp:
Đường thông tin vô tuyến mặt đất (viba) có cùng tần số làm việc với đường
lên của vệ tinh và tín hiệu vi ba mặt đất trộn với tín hiệu ở đầu vào thu trên vệ tinh.
Đường thông tin vô tuyến mặt đất có cùng tần số làm việc với đường xuống
của vệ tinh và đầu vào thu của trạm mặt đất bị nhiễu tín hiệu của hệ thống vi ba.
Để bảo vệ trạm trái đất của hệ thống thông tin vệ tinh địa tĩnh không bị nhiễu
do hệ thống mạng vô tuyến mặt đất gây ra, đồng thời không để hệ thống vệ tinh gây
nhiễu đến mạng vô tuyến mặt đất thì cần phải xem xét các vần đề sau:
Khi trạm mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh dùng chung băng tần với hệ
thống vô tuyến mặt đất thì có thể xảy ra nhiễu giữa hai hệ thống. Để tránh nhiễu cần
phải phối hợp giữa mạng vô tuyến điện mặt đất và trạm mặt đất của hệ thống thông
tin vệ tinh. Việc phối hợp này sẽ được thực hiện trong một vùng bao quanh trạm
mặt đất với khoảng cách mà ở đó nhiễu giữa hai hệ thống có thể bỏ qua. Vùng giới
hạn phối hợp có thể bị mở rộng sang tới lãnh thổ thuộc cơ quan quản lý khác.
Nhiễu giữa các hệ thống sẽ phụ thuộc vào các thông số sau: công suất phát,
phương thức điều chế, hệ số tăng ích anten, mức nhiễu cho phép ở đầu thu, tổn hao
sóng vô tuyến,...
Từ các vấn đề nêu trên, việc xác định vùng phối hợp cho trạm trái đất để xác
định vị trí các trạm vô tuyến mặt đất là cần thiết, đảm bảo nhiễu giữa hai hệ thống là
không đáng kể, có thể bỏ qua. Đối với các trạm nằm trong vùng phối hợp mà trong
đó các hệ thống có thể gây nhiễu lẫn nhau thì phải tiến hành phối hợp chi tiết để
giảm nhiễu ảnh hưởng lẫn nhau.
Một phương pháp để xác định vùng phối hợp quanh trạm mặt đất trong hệ
thống thông tin vệ tinh địa tĩnh có tần số trong khoảng từ 1 - 60 GHz với hệ thống
vô tuyến mặt đất đã được xây dựng và áp dụng trong thực tế. Phương pháp này áp
dụng cho các băng tần mà các dịch vụ vệ tinh truyền dẫn theo cùng một hướng.
Các trạm mặt đất của hệ thống thông tin vệ tinh và các trạm vô tuyến mặt đất
56
dùng chung băng tần có thể xảy ra nhiễu giữa hai hệ thống. Cường độ nhiễu phụ
thuộc vào tổn hao truyền lan trên đường dẫn truyền tín hiệu. Đường truyền này phụ
thuộc vào các thông số như: độ dài, địa lý, hướng anten, điều kiện khí hậu và độ sẵn
sàng của đường truyền.
Phương pháp được giới thiệu ở đây sẽ được xác định trong tất cả các hướng
thu phát của trạm mặt đất, khoảng cách tổn hao truyền dẫn sẽ vượt quá một giá trị
xác định trong một giá trị xác định của phần trăm về thời gian. Vùng phối hợp sẽ có
được nhờ vào việc xác định khoảng cách phối hợp trong tất cả các hướng và vẽ lên
bản đồ khi tiến hành xác định vùng phối hợp, ta chia thành hai trường hợp sau:
- Trạm mặt đất phát và khả năng gây nhiễu tới mạng mặt đất
- Trạm mặt đất thu và khả năng bị nhiễu do hệ thống vô tuyến mặt đất gây ra.
Nếu trạm mặt đất thu/phát nhiều loại sóng mang thì thông số của trạm sẽ
được lấy để tính cho trường hợp có khoảng cách phối hợp lớn nhất với mỗi búp
sóng của anten và tần số dùng chung với mạng vô tuyến mặt đất.
- Các khái niệm về tổn hao truyền dẫn cho phép tối thiểu
Việc xác định khoảng cách phối hợp dựa trên sự phụ thuộc tuyến tính theo
khoảng cách tổn hao của tín hiệu nhiễu.
Lượng tiêu hao cần thiết giữa một trạm phát gây nhiễu và một trạm thu bị
nhiễu được xác định bằng "tổn hao truyền dẫn cho phép tối thiểu P% của thời gian"
và được tính theo công thức: dbPPL PRTP )()( (2.49)
Trong đó:
PT - công suất phát tối đa trong băng tần dùng chung tại đầu vào của anten trạm
phát
PR(P) - mức ngưỡng nhiễu của một phát xạ nhiễu không vượt quá P% của thời
gian tại đầu thu của anten trạm bị nhiễu.
PT và PR(P) - được tính với cùng một băng thông
LP và PR(P) - được tính cùng P% về thời gian
Cần phải phân biệt hai chế độ khác nhau về tổn hao của một sóng mang
nhiễu.
57
Tổn hao do tầng đối lưu - gọi là chế độ 1.
Tổn hao do tán xạ hơi nước - gọi là chế độ 2.
Định nghĩa về tổn hao truyền dẫn cơ sở tối thiểu cho phép
Trong trường hợp chế độ tổn hao 1 thì tổn hao truyền dẫn được xác định từ
các tham số bao gồm:
Tổn hao truyền dẫn cơ sở tối thiểu cho phép.
Độ tăng ích anten hiệu dụng cả hai đầu của một hướng truyền nhiễu.
Tổn hao truyền dẫn cơ sở tối thiểu cho phép được tính theo công thức:
)()( PRRTTPb PGGPL (2.50)
Trong đó:
Lb(P) - Tổn hao truyền dẫn tối thiểu cho phép với P% thời gian.
GT - Độ tăng ích anten phát của trạm gây nhiễu (dB)
GR - Độ tăng ích anten thu của trạm bị nhiễu (dB)
Nếu trạm bị nhiễu là trạm mặt đất thì độ tăng ích này tính ở đường chân trời
với một góc phương vị xác định.
Nếu trạm bị nhiễu là trạm vô tuyến mặt đất thì độ tăng ích lấy bằng độ tăng
ích cực đại.
- Các tham số liên quan đến việc tính toán nhiễu
Mức ngưỡng của nhiễu với một phát xạ nhiễu
Mức ngưỡng của nhiễu với một phát xạ nhiễu (dBw) trong băng tần dùng
chung sẽ không vượt quá P% thời gian tại đầu thu của anten trạm bị nhiễu sẽ được
tính như sau (cho mỗi nguồn nhiễu):
)()110log(10)log(10 10/)( dbwWNBKTP
MS
LEPR (2.51)
Trong đó:
K - Hằng số Boltzman
TE - Nhiệt độ tạp âm anten
NL - Tạp âm đường truyền
B - Băng thông của hệ thống bị nhiễu (có tín hiệu nhiễu của phát xạ nhiễu)
P - Phần trăm thời gian mà nhiễu từ một nguồn có thể vượt quá giá trị ngưỡng
58
nPP o /
Po - % thời gian mà nhiễu từ tất cả các nguồn có thể vượt mức ngưỡng
n - Số lượng tương đương của nguồn nhiễu
w - Hệ số quy đổi của lượng tạp âm nhiệt do tín hiệu nhiễu gây ra cho trạm bị
nhiễu
+ Các đường "contour" phụ
Đường contour phối hợp được xác định dựa trên các giả định về khả năng có
thể xảy ra nhiễu là các trường hợp xấu nhất
Trong thực tế, những trường hợp này ít xảy ra và để hiệu quả ta vẽ thêm các
đường contour phụ ứng với mức 5, 10, 15, 20 dB của tổn hao truyền dẫn yêu cầu
cho tới khoảng cách phối hợp tối thiểu 100 km. Các đường này sẽ được sử dụng cho
các trường hợp cụ thể theo thỏa thuận của hai bên.
- Xác định khoảng cách phối hợp cho chế độ tổn hao 1
Các vùng khí hậu vô tuyến
Trong tính toán khoảng cách phối hợp cho chế độ tổn hao 1 thì thế giới được
chia thành bốn vùng khí hậu vô tuyến.
Vùng A1: Vùng bờ biển (bên cạnh vùng B và C sẽ được định nghĩa ở phần
sau) có độ cao so với mực nước biển nhỏ hơn 100 m và giới hạn ở khoảng cách xa
nhất là 50 km từ vùng B và C trong các trường hợp cụ thể.
Vùng A2: Tất cả các vùng trừ vùng A1.
Vùng B: Các biển đại dương "lạnh" và các vùng "large bodies of in land
water" ở vĩ độ trên 30o trừ Địa Trung Hải và Biển đen.
Vùng C: Các biển và đại dương "ấm"
- Phương pháp tính khoảng cách phối hợp với chế độ 1
Khoảng cách phối hợp với chế độ 1 (tính theo km) là khoảng cách ứng với
tổn hao truyền dẫn cơ sở cho phép Lb(P)(dB).
)()( 42 PReTPb PGGPL (dB) (2.52)
PT và PN(P) được nêu trong mục trước
Ge - Chênh lệch giữa độ tăng ích của anten trạm mặt đất (dB) ứng với đường
59
chân trời và góc phương vị trên hướng đang xét.
Chênh lệch giữa độ tăng ích cực đại của anten giả định cho trạm mặt đất
(terestrial) với giá trị 42dB.
1)(1 ALL Pb (dB) (2.53)
Với: AhPPfA 5,01 5loglog20120 (dB)
Trong đó: f - tần số công tác (GHz)
Ah - góc số cho góc ngẩng tại đường chân trời của trạm mặt
đất với cách lấy giá trị như sau:
)(5,41log20 33,05,0 dBffAh với o0 (2.54)
Ah = 8,0dB với 5,00 o và Ah = -4dB với o5,0
Chú ý: giá trị cực đại của Ah là 30 dB
Khi có L1 khoảng cách yêu cầu có thể xác định theo công thức
n
i
Pi dL
1
1)(1 (dB) (2.55)
Với i = 1 ... n ứng với các vùng khí hậu vô tuyến A1, A2, B & C đã được
định nghĩa ở trên.
di - Tổn hao tổng trên hướng i
vzoPdzPi )()( 01,0
)(Pdz - hệ số tổn hao vượt P% thời gian vì những hiện tượng bất thường
4321)( log CCfCC PPdz dB/km
Các giá trị C1, C2, C3 và C4 trong 4 vùng khí hậu được nêu trong bảng 2.3
o - Tổn hao do ôxy
3222
3 10.
50,1)57(
81,4
227,0
09,610.19,7 f
ffo
dB/km với f < 57 GHz
)57(5,1)57( foo dB/km với 6057 f GHz
)57(o - Giá trị của o tại tần số 57 GHz
42
222 10.3,26)4,325(
9,8
0,9)3,183(
6,10
5,8)2,22(
360021,0050,0
pf
fffvz
60
với f < 350 GHz
Giá trị của vz phụ thuộc vào vùng khí hậu và được tính toán với giá trị
(g/m3) ở trong Bảng 2.3
Bảng 2.3: Giá trị của vz phụ thuộc vào vùng khí hậu
Vïng C1 C2 C3 C4 P(g/m
3)
A1 0,03 0,03 0,15 0,2 10,0
A2 0,04 0,05 0,16 0,1 7,5
B 0,015 0,015 0,05 0,15 10,0
C 0 0,015 0,04 0,15 10,0
Công thức
n
i
Pi dbdL
1
1)(1 cho phép tìm khoảng cách phối hợp bằng cách sử
dụng giá trị di cho khoảng cách trên mỗi hướng. Tính iPi d)( và sau đó tăng dần giá
trị cho đến khi tổng lớn hơn L1:
n
i
Pi Ld
1
11)( (dB)
Bảng 2.4: Giá trị d ứng với các vùng
Vïng d1(km)
A1 500
A2 350
B 900
C 1200
Do đó, có thể xác định: km
dL
d
n
iPi
n
)(1 (2.56)
Khoảng cách phối hợp chế độ 1 là:
1
1
1
1
1
1
L
dd
d
n
i
n
(2.57)
km với n > 1
km với n = 1
61
Chú ý: d1 không vượt quá giá trị cực đại tương ứng với các vùng như đã cho
trong Bảng 2.4.
- Xác định khoảng cách phối hợp cho chế độ tổn hao 2
Khoảng cách phối hợp cho chế độ tổn hao 2 là khoảng cách ứng với tổn hao
cho phép L2 khi nó bằng tổn hao tối thiểu cho phép Lp.
LP = PT - PR(P) (dB) (2.58)
Bảng 2.5: Giá trị ngưỡng L(P)
Vïng khÝ hËu
TÇn sè
(GHz)
A, B C, D, E F, G, H, J, K L, M N, P, Q
1 152 148 144 141 136
4 140 136 132 129 125
6 138 134 130 127 124
8 136 132 129 126 124
10 135 131 129 127 126
12 134 131 129 127 126
14 135 132 130 128 127
18 138 136 134 132 131
20 144 142 140 139 137
22,4 153 151 149 148 146
25 149 147 145 144 142
28 147 145 143 141 139
30 147 145 143 141 140
35 151 149 147 145 143
40 - 60 157 155 153 151 149
Như đã nêu trong phần 2.3.2 khoảng cách phối hợp tối thiểu là 100km, nói
chung trong các trường hợp nhiễu chế độ tổn hao 2 thì khoảng cách này đảm bảo
cho trạm mặt đất không bị nhiễu, còn trong các trường hợp cụ thể thì chỉ cần đánh
giá mức nhiễu ở trong khoảng cách này. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp khi
xảy ra sự kết hợp giữa mức công suất nhiễu cao và mức công suất nhiễu cho phép
thấp ở trạm mặt đất thì cần có những bổ sung để bảo vệ trạm mặt đất khỏi bị nhiễu
trong chế độ tổn hao 2.
62
Vì vậy, khi tổn hao truyền dẫn yêu cầu L(P) vượt quá giá trị ngưỡng nêu trong
Bảng 2.5 thì chúng ta cần phải tính toán chi tiết theo từng băng tần vì điều kiện khí
hậu của nơi đặt trạm mặt đất là khác nhau. Việc tính toán chi tiết tương đối phức tạp
và có thể tham khảo ở APS9 và REC 847 của ITU.
Qua nội dung trình bày trong chương này, cho ta thấy việc tính toán đánh giá
mức nhiễu của hệ thống thông tin vệ tinh địa tĩnh là hết sức phức tạp. Vì quãng
đường truyền lan sóng là rất lớn nên tác động của nhiễu và tạp âm ảnh hưởng nhiều
đến chất lượng tín hiệu thu. Từ đó cho thấy cần đầu tư nghiên cứu nhiều hơn nữa về
tạp âm, nhiễu. Tuy vậy, các phương pháp tác giả lựa chọn ở đây đã được công nhận
và được áp dụng rộng rãi trong các hệ thống thông tin vệ tinh trên thế giới.
63
Chương 3
NHIỄU TRONG THÔNG TIN VỆ TINH
CÁC KẾT QUẢ ĐO VÀ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU
3.1. Các nguồn nhiễu:
- Nhiễu sóng mang lân cận
- Nhiễu vệ tinh lân cận
- Nhiễu do chính hệ thống của khách hàng
- Nhiễu xuyên phân cực
- Các loại nhiễu khác
Hình 3.1: Tỷ lệ phần trăm các nguyên nhân gây nhiễu.
Nguyên nhân gây nhiễu:
- Lỗi do con người: 29,41%
- Lỗi do thiết bị: 52,94%
- Hệ thống vệ tinh lân cận: 15,69%
Hệ thống
lân cận
Loại khác Do con người Thiết bị
29,41%
52,94%
15,69%
1,96%
64
- Các loại nhiễu khác: 1,96%
(theo thống kê một số nhà khai thác vệ tinh lân cận)
3.2. Các loại nhiễu:
- Nhiễu tín hiệu FM
- Nhiễu xuyên phân cực
- Nhiễu sóng mang số, sóng mang sạch
- Tăng nền tạp âm
- Nhiễu xuyên điều chế
- Nhiễu tín hiệu TDMA
- Nhiễu TV/FM và FM
- Nhiễu không xác định
- Nhiễu vệ tinh lân cận
3.2.1. Nhiễu tín hiệu FM:
Hình 3.2: Phổ nhiễu tín hiệu FM.
65
Hình 3.3: Nhiễu tín hiệu FM.
- Nguyên nhân:
Các đầu nối giữa thiết bị trung tần và thiết bị cao tần không đảm bảo vì
vậy các tín hiệu FM quảng bá thâm nhập vào hệ thống và được phát lên
vệ tinh
Các cáp nối giữa phần trung tần và cao tần là loại có chất lượng kém
Hệ thống đất không đảm bảo chỉ tiêu kỹ thuật
Tín hiệu
trung tần Bộ đảo tần lên (U/C)
Bộ khuếch đại
công suất (HPA)
Tín hiệu FM:
88 MHz đến 108 MHz
Tín hiệu đài
phát thanh FM
Phần cao tần (RF)
FM: 88 MHz đến 108 MHz
Phần trung tần (IF)
66
- Cách xác định nơi thu nhận nhiễu:
Tắt các thiết bị cao tần như: Bộ đảo tần lên, bộ khuếch đại công suất, bộ
thu phát
Tắt các thiết bị trung tần như: Modem, bộ điều chế có thể xác định được
nguồn nhiễu.
- Biện pháp hạn chế, khắc phục nhiễu FM:
Lựa chọn các cáp nối, đầu nối đúng chủng loại, đạt yêu cầu kỹ thuật như
hướng dẫn trong tài liệu, đồng thời các phụ kiện này cũng phải đảm bảo
chất lượng
Trạm mặt đất phải được lắp đặt đúng chuẩn
Kiểm tra hệ thống đất có đảm bảo, thiết bị đã được đấu đất đầy đủ chưa
Phối hợp với Đài điều hành khai thác mạng (NOC) để thực hiện đo, kiểm
tra các sóng mang.
3.2.2. Nhiễu xuyên phân cực:
Hình 3.4: Nhiễu xuyên phân cực.
67
- Mô tả:
Nếu độ cách ly phân cực phân cực của anten phát không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- NHIỄU TRONG THÔNG TIN VỆ TINH KẾT QUẢ ĐO VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ NHIỄU.pdf