Tài liệu Luận văn Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt: Luận văn
Nhập khẩu linh kiện máy
tính tại Công ty cổ phần
thương mại và công nghệ
Sao Việt
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty ........................................... 16
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty ... 42
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2007 - 2009 ...................... 70
Biểu đồ 3.2: Dự báo kim ngạch nhập khẩu 2010 .......................................... 71
Biểu đồ 3.3: Dự báo kim ngạch nhập khẩu đên năm 2015 ............................ 71
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009 ............... 25
Bảng 2.1: Tỉ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty ............. 43
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty ......... 44
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính ........... 50
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu, không gồm doanh thu dịch vụ .. 51
Bảng 2....
105 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1126 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Nhập khẩu linh kiện máy
tính tại Công ty cổ phần
thương mại và công nghệ
Sao Việt
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU
Trang
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty ........................................... 16
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty ... 42
Biểu đồ 3.1: Kim ngạch nhập khẩu qua các năm 2007 - 2009 ...................... 70
Biểu đồ 3.2: Dự báo kim ngạch nhập khẩu 2010 .......................................... 71
Biểu đồ 3.3: Dự báo kim ngạch nhập khẩu đên năm 2015 ............................ 71
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009 ............... 25
Bảng 2.1: Tỉ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty ............. 43
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty ......... 44
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính ........... 50
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu, không gồm doanh thu dịch vụ .. 51
Bảng 2.5: Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu......................................................... 54
Bảng 2.6: Mức sinh lời của vốn .................................................................... 55
Bảng 2.7: Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu .................................................. 56
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ............................................................ 56
Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu .................................................. 57
Bảng 2.10: Doanh lợi doanh thu ................................................................... 58
Bảng 1.11: Hệ số tổng lợi nhuận .................................................................. 59
Bảng 3.1: Kim ngạch nhập khẩu và tốc độ tăng GDP 2007- 2009 ................ 70
Bảng 3.2: Mục tiêu chung của công ty năm 2010 ......................................... 73
BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT
STT Chữ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
1 AFTA ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do ASEAN
2 CIF Cost, Insurance and Freight Giá thành, bảo hiểm và cước phí
3 CSDL Cơ Sở Dữ Liệu
4 DHL Dalsey, Hillblom and Lynn Công ty Deutsche Post cung cấp
vận chuyển bưu kiện quốc tế
5 DN Doanh Nghiệp
6 EDI Electronic Data Interchange Trao đổi các dữ liệu dưới dạng
điện tử
7 FOB Free On Board Giao lên tàu
8 FPT Financing and Promoting
Technology
Công ty cổ phần FPT
9 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
10 GTGT Giá Trị Gia Tăng
11 HĐ Hợp Đồng
12 HP Hewlett-Packard Tập đoàn HP
13 IBM International Business
Machines
Tập đoàn máy tính công nghệ đa
quốc gia
14 ICC International Chamber of
Commerce
Phòng thương mại quốc tế
15 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
16 LAN Local Area Network Mạng máy tính cục bộ
17 L/C Letter of Credit Thư tín dụng
18 NĐT Nhà Đầu Tư
19 NK Nhập Khẩu
20 NXB Nhà Xuất Bản
21 VND Việt Nam Đồng
22 PGS.TS Phó Giáo Sư. Tiến Sĩ
23 STT Số Thứ Tự
24 TNDN Thu Nhập Doanh Nghiệp
25 TT Tỉ Trọng
26 USD United States of Dollar Đô la Mỹ
27 VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng
28 VNĐ Việt Nam Đồng
29 WAN Wide Area Network Mạng diện rộng
30 WB World Bank Ngân hàng thế giới
31 WTO World Trade Oganization Tổ chức thương mại thế giới
32 XNK Xuất Nhập Khẩu
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................... 7
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAO VIỆT
VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NHẬP KHẨU LINH KIỆN
MÁY TÍNH ................................................................................................... 9
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAO VIỆT .............................. 9
1.1.1. Giới thiệu chung ...................................................................................... 9
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty ....................... 11
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY............... 15
1.2.1. Mô hình tổ chức hệ thống công ty ......................................................... 16
1.2.2. Phân bổ nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa các phòng ban ................ 16
1.3. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC VÀ KHÁCH HÀNG ................ 23
1.3.1. Quan hệ quốc tế .................................................................................... 23
1.3.2. Quan hệ trong nước ............................................................................... 24
1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA CÔNG TY 24
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY ................................................ 26
1.5.1. Thuế nhập khẩu ..................................................................................... 26
1.5.2. Tỷ giá hối đoái ...................................................................................... 27
1.5.3. Luật pháp quốc tế .................................................................................. 28
1.5.4. Môi trường kinh tế quốc dân ................................................................. 29
1.5.5. Biến động kinh tế trên thị trường thế giới .............................................. 30
1.6. KINH NGHIỆM NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA MỘT
SỐ CÔNG TY VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TY SAO VIỆT ................. 34
1.6.1. Kinh nghiệm nhập khẩu linh kiện máy tính của các công ty .................. 34
1.6.2. Bài học đối với Công ty Sao Việt .......................................................... 36
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH
TẠI CÔNG TY SAO VIỆT........................................................................ 38
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Ở
VIỆT NAM ............................................................................................... 38
2.1.1. Thuế nhập khẩu ..................................................................................... 38
2.1.2. Giấy phép nhập khẩu ............................................................................. 38
2.1.3. Rào cản kỹ thuật .................................................................................... 38
2.1.4. Biện pháp quản lý hành chính ............................................................... 40
2.1.5. Biện pháp dán tem hàng nhập khẩu ....................................................... 40
2.2. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Ở CÔNG TY41
2.2.1. Đặc điểm các mặt hàng linh kiện máy tính nhập khẩu chủ yếu .............. 41
2.2.2. Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty ................ 42
2.2.3. Tỷ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty ............................... 43
2.2.4. Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty .................. 44
2.2.5. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu của công ty .............................. 45
2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY ......................................................................... 54
2.3.1. Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu .................................................................. 54
2.3.2. Mức sinh lời của vốn ............................................................................. 55
2.3.3. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu ........................................................... 56
2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ..................................................................... 56
2.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ........................................................... 57
2.3.6. Doanh lợi doanh thu .............................................................................. 58
2.3.7. Hệ số tổng lợi nhuận ............................................................................. 58
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY
TÍNH CỦA CÔNG TY .............................................................................. 59
2.4.1. Thành công ........................................................................................... 59
2.4.2. Những khó khăn còn tồn tại .................................................................. 61
2.4.3. Nguyên nhân ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT ... 68
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA THỊ TRƯỜNG LINH KIỆN MÁY
TÍNH TRÊN THẾ GIỚI ............................................................................ 68
3.1.1. Xu Hướng cung cấp nguồn hàng linh kiện máy tính của các nước ......... 68
3.1.2. Xu hướng tiêu dùng mặt hàng linh kiện máy tính .................................. 69
3.2. DỰ BÁO GIÁ TRỊ HÀNG NHẬP CHO CÔNG TY ............................ 69
3.2.1. Mô hình dự báo ..................................................................................... 69
3.2.2. Kết quả dự báo ...................................................................................... 71
3.3. MỤC TIÊU CỦA CÔNG TY ĐẾN NĂM 2015 ................................... 72
3.3.1. Mục tiêu chung ..................................................................................... 72
3.3.2. Mục tiêu năm 2010................................................................................ 72
3.4. PHƯƠNG HƯỚNG ............................................................................ 73
3.5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN
MÁY TÍNH TẠI CÔNG TY SAO VIỆT .................................................... 74
3.5.1. Đối với công ty ..................................................................................... 74
3.5.2. Một số kiến nghị đối với nhà nước ........................................................ 79
KẾT LUẬN ................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 93
PHỤ LỤC.................................................................................................... 95
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt (gọi tắt là công ty
Sao Việt) là một đơn vị tư nhân kinh doanh sản xuất, lắp đặt các thiết bị văn
phòng, máy tính, thiết bị mạng và truyền thông. Mua bán, xuất nhập khẩu các
thiết bị y tế, mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử,
viễn thông và thực hiện các dịch vụ tin học, điện tử. Trong những năm gần
đây công ty nhập khẩu chủ yếu là các mặt hàng linh kiện điện tử, máy tính.
Mặc dù trong những năm qua công ty đã không ngừng lớn mạnh cả về về quy
mô và vị thế của mình trên thương trường, song cuộc khủng hoảng tài chính
năm 2008- 2009 đã gây nhiều khó khăn cho hoạt động nhập khẩu của các
công ty, doanh nghiệp nói chung và công ty Sao Việt nói riêng. Cuộc khủng
hoảng tài chính đang dần đi qua, đây là lúc khôi phục lại các chương trình, kế
hoạch, các mục tiêu phát triển của công ty, đứng trước nhiều thách thức khó
khăn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sự cạnh tranh của các doanh
nghiệp, cũng như cơ hội mới đang mở ra công ty cần có một hướng đi đúng
đắn, một chiến lược phát triển lâu dài, để hòa nhập cùng nền kinh tế, để phụ
vụ mục tiêu của nhà nước, chính phủ, và để tăng thêm lợi nhuận cho công ty.
Hoạt động XNK là hoạt động có ảnh hưởng lớn nhất đến cán cân
thương mại. Mong muốn giải đáp được những thắc mắc trong hoạt động NK,
tôi đã chọn lĩnh vực này để nghiên cứu, xong có quá nhiều mặt hang, nếu
không chọn một mặt hàng cụ thể thì rất khó có thể hiểu cặn kẽ vấn đề. Nhận
thấy thị trường linh kiện máy tính của Việt Nam gần đây rất phát triển, là
nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công nghệ thông tin. Mong muốn có một cái
nhìn toàn diện về hoạt động Nhập khẩu linh kiện máy tính, và tìm hiểu thị
trường này, tìm hiểu hoạt động NK của công ty, cách thức NK, trên cơ sở đó
đề xuất các giải pháp để có thể giúp công ty hoạt động ổn định và phát triển,
đề tài: “Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và
công nghệ Sao Việt” được chọn để nghiên cứu
2. Mục tiêu thực hiện đề tài
Đề tài được thực hiện với mục đích là tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng hoạt
động nhập khẩu của công ty để đưa ra giải pháp và một số kiến nghị với cơ
quan nhà nước nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu của công ty trong thời
gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các hoạt động nhập khẩu linh kiện điện tử, của
Công ty Sao Việt
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính
của Công ty Sao Việt từ năm 2007 đến 2009
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê để giải quyết
vấn đề đặt ra.
Nguồn số liệu sử dụng trong chuyên đề được lấy từ phòng kinh doanh,
phòng kế toán, phòng xuất nhập khẩu của Công ty Sao Việt
5. Kết cấu đề tài
Ngoài lời mở đầu kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục đề tài
được trình bày thành 3 chương
Chương 1: Quá trình phát triển của Công ty Sao Việt và kinh nghiệm
quốc tế về nhập khẩu linh kiện máy tính
Chương 2: Thực trạng nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty Sao
Việt
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả nhập khẩu linh kiện máy tính
của Công ty Sao Việt
CHƯƠNG 1: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY SAO
VIỆT VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NHẬP KHẨU LINH
KIỆN MÁY TÍNH
Năm 2004 nhận đinh tình hình kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh
mẽ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin. Mặt khác dự đoán rằng Việt Nam sẽ
được gia nhập WTO trong vài năm tới, đến lúc đó thị trường công nghệ thông
tin đã phát triển mạnh lại càng phát triển mạnh hơn, như thế thì nhu cầu về
mặt hàng linh kiện máy tính sẽ rất lớn, mặc dù đã có nhiều công ty cung cấp
loại hàng này, song với tốc độ phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì
nhiêu đó là chưa đủ. Xuất phát từ suy nghĩ trên Công ty Sao Việt đã được
thành lập
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY SAO VIỆT
1.1.1. Giới thiệu chung
Công ty Sao Việt được thành lập theo quyết định số: 0103007502 do
Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp.
Vốn pháp định: 1.600.000.000 VNĐ (Một tỷ sáu trăm triệu Đồng Việt Nam).
Tên gọi: Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt
Tên giao dịch quốc
tế:
SAO VIệT TRADING AND TECHNOLOGY
JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: TECHNOLOGY SAO VIệT., JSC.
Trụ sở chính: Số 48/169 Tây Sơn, Đống Đa, Hà Nội
Giấy phép KD: 0103007502 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp
Mã số thuế: 0101657779
Điện thoại: 04-35333188
Ngành nghề kinh doanh chính:
Sản xuất, lắp đặt các thiết bị văn phòng, máy tính, thiết bị mạng và
truyền thông;
Mua bán, xuất nhập khẩu các thiết bị y tế;
Mua bán, xuất nhập khẩu máy móc, thiết bị và linh kiện điện tử, viễn
thông;
Mua bán, xuất nhập khẩu tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng;
Mua bán, xuất nhập khẩu trang thiết bị nghiên cứu khoa học, thí
nghiệm và y tế, thiết bị đo lường điều khiển;
Mua bán, xuất nhập khẩu thiết bị khoa học trong lĩnh vực môi trường;
Thực hiện các dịch vụ tin học, điện tử;
Đại lý kinh doanh các dịch vụ bưu chính viễn thông;
Tư vấn và cung cấp phần mềm, phần cứng;
Dịch vụ vận tải hàng hoá;
Đại lý mua, bán, ký gửi hàng hoá;
Tư vấn về công nghệ thông tin, viễn thông ( Không bao gồm dịch vụ
thiết kế công trình );
Đào tạo trong lĩnh vực công nghệ tin học và viễn thông;
Kinh doanh siêu thị, khu thương mại;
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, Dịch vụ ăn uống, giải khát, dịch vụ
vui chơi, giải trí;
Sản xuất, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa, cho thuê và buôn bán các sản
phẩm điện tử, điện lạnh, điện dân dụng, điện thoại và các thiết bị phục
vụ cho ngành bưu chính viễn thông, truyền thanh, truyền hình, công
nghiệp
Sản xuất, kinh doanh các thiết bị phòng chống đột nhập, chống sét, các
thiết bị nguồn.
Sản xuất, buôn bán đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ.
Mua bán văn phòng phẩm, đồ chơi trẻ em, quà lưu niệm, đồ trang sức,
hàng nông lâm, thuỷ hải sản, lương thực, thực phẩm, rượu bia, thuốc lá,
nước giải khát.
Mua bán, sửa chữa, cho thuê máy móc, thiết bị văn phòng ( máy fax,
máy tính, photocopy, két sắt, vật tư ngành in, các thiết bị tin học).
Mua bán cáp và thiết bị, phụ kiện mạng viễn thông, mạng vi tính.
Buôn bán vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh, vật tư ngành điện, nước.
Sản xuất, buôn bán, gia công các loại phần mềm.
Xây lắp đường dây và trạm biến thế đến 35KV.
Vân chuyển hành khách bằng ô tô, cho thuê xe ô tô.
Công ty Sao Việt là doanh nghiệp có quy mô vừa, thực hiện chế độ
hạch toán độc lập, tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân, được mở tài
khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo quy định của nhà nước.
Trong gần 5 năm hoạt động, công ty đã không ngừng lớn mạnh về mọi
mặt, đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu khách hàng trong nước cũng như
nước ngoài, dưới sự lãnh đạo của ông Tạ Quang Hà cùng với sự quyết tâm
cao của các cán bộ công nhân viên trong công ty đã đưa công ty phát triển cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu để theo kịp sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
nước nhà, góp phần vào quá trình Công Nghiệp Hoá - Hiện Đại Hoá đất nước.
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của công ty
Không kể việc tham gia các dự án tin học, thị trường của công ty Sao
Việt hiện nay còn tập trung vào mảng bán phân phối các thiết bị tin học.
Doanh số của mảng bán phân phối chiếm tỷ lệ lớn trong tổng doanh số bán
hàng của công ty.
Cho đến thời điểm này, Công ty Sao Việt đã xây dựng được cho mình
một hệ thống phân phối vững chắc trên thị trường. Công ty đã tạo lập được
mối quan hệ tốt với hệ thống phân phối của mình nhằm đáp ứng tốt hơn cho
hoạt động phân phối các sản phẩm của công ty .
Trong quá trình hoạt động giữ gìn và phát triển mạng lưới phân phối,
Công ty Sao Việt luôn dựa trên cơ sở hoạt động đôi bên cùng có lợi.
Là một trong những công ty tin học uy tín tại Hà nội, công ty đã được
rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng trên thế giới công nhận là Đại lý chính thức.
Hiện này Sao Việt là Đại lý chính thức của các hãng:
1. COMPAQ 2. IBM 3. HP
4. TOSHIBA 5. UPSELEC 6. MICROSOFT 7. FPT
Ngoài ra công ty còn cung cấp cho khách hàng các sản phẩm của các
hãng nổi tiếng khác như: Epson, Canon, Intel, Genicom, 3COM, APC,
Samsung…
Và điều quan trong là khách hàng luôn nhận được những dịch vụ chính thức
của các hãng từ công ty Sao Việt
Với phương châm “Chất lượng- mục tiêu hàng đầu” công ty chuyên
cung cấp các sản phẩm chất lượng cao của thế giới. Những sản phẩm toàn
diện của công ty được hỗ trợ đầy đủ bằng những chuyên gia hệ thống nhiều
kinh nghiệm và những chuyên gia dịch vụ của công ty sẽ phục vụ chu đáo tại
hiện trường những vấn đề hệ thống mạng của khách hàng trong thời gian cho
phép ngắn nhất.
1.1.2.1. Lĩnh vực
Công ty hoạt động trên các lĩnh vực công nghệ tin học và viễn thông.
Những lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu chủ yếu của công ty là các mặt hàng
linh kiện máy tính điện tử, thiết bị viễn thông, thiết bị phụ tùng phục sản xuất,
phương tiện vận tải, trang thiết bị nghiên cứu khoa học thí nghiệm và y tế.
Mua bán, xuất nhập khẩu thiết bị khoa học công nghệ trong lĩnh vực môi
trường…hiện tại công ty đang trong quá trình phát triển bước đầu, để từ từ
mở rộng quy mô do đó trước mắt công ty chủ yếu nhập khẩu các mặt hàng
linh kiện máy tính, các sản phẩm khác như máy in, máy fax cũng chiếm 1 tỉ
trọng không nhỏ và còn nhiều sản phẩm khác. Sau đây là những lĩnh vực
chính:
Thiết kế, xây dựng đề án, cung cấp cho khách hàng giải pháp tổng thể
về mạng cục bộ, mạng diện rộng
Cung cấp thiết bị tin học như máy tính, máy in
Cung cấp các thiết bị văn phòng như máy photo, máy chiếu, .....
Cung cấp thiết bị mạng máy tính LAN/WAN theo nhu cầu của khách
hàng
Cung cấp máy chủ, hệ điều hành mạng, trạm làm việc cho khách hàng
Cung cấp các dịch vụ bảo trì, bảo hành cho mạng cục bộ, mạng diện
rộng, các máy chủ và trạm làm việc.
Đào tạo chuyên sâu về mạng diện rộng.
Hợp tác liên kết, liên doanh với các công ty trong và ngoài nước trong
các đề án lớn tầm cỡ quốc gia.
a) Khả năng triển khai
Tư vấn
Thiết kế giải pháp tổng thể về LAN/ WAN
Xây dựng mạng
Quản lý dự án
Cài đặt, bảo hành hệ thống
Tích hợp hệ thống
Bảo trì thiết bị và hệ thống
Giúp đỡ vận hành, huấn luyện, đào tạo cho khách hàng
Quản trị hệ thống mạng
Với đội ngũ kỹ sư được đào tạo chuyên sâu tại nước ngoài và trong
nước về mạng diện rộng, TDCOM có khả năng đóng góp quan trọng
trong lĩnh vực Networking
b) Các sản phẩm kinh doanh chính
DATA
COMMUNICATION
X.25PAD & Switches
Frame relay/ ATM Switches
Data / Voice/ Multiplexers
Modems
Sharing & Patching Devices
Electronic Matrix Switch
Accessories, ME, Converter...
L
A
N
HUB: Intel, 3COM, Chipcom.. ...
Switching: Intel, Cisco, 3COM, IBM.. .. ..
Cabling: AMP, AT & T.. ...
Card mạng cho Ethernet, Token ring, Fast Ethernet, FDDI, ATM
Hệ điều hành: UNIX, Novell Netware, Windows NT.. ...
Các ứng dụng trên mạng: Lotus Notes, Microsoft Mail
Workstation: HP, IBM, Compag, Acer, Dell, ...........
W
A
N
MUX: Ascom Timeplex, MICOM,RAD
Routers: Cisco, 3COM, Bay Network.. ..
X 25: EICON
Routers: LAN to LAN, Truy cập từ xa, Backbone Network
Môi trường truyền dẫn: DDN,X 25, Frame relay, ISDN, FDDI, ATM
Bảo mật: Raptor, CentralPoint
Modem: AT&T, Motorola, Hayes, Pairgain, RAD.. ...
Dịch vụ trên WAN: Truy cập, Thoại, Fax, Hình ảnh, Hội nghị
Một số hình ảnh về sản phẩm do công ty cung cấp (mời xem phụ lục 1)
1.1.2.2. Chức năng
Xuất nhập khẩu, tạm tái xuất, xuất nhập khẩu uỷ thác, chuyển các mặt
hàng linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông, tư liệu sản xuất và tiêu dung được
nhà nước cho phép. Những năm gần đây, công ty chủ yếu nhập khẩu các linh
kiện máy tính: Ram, chip, mainboard…
Tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, dịch vụ tin học, điện tử, tư
vấn cung cấp phần mềm, phần cứng, tư vấn về công nghệ thông tin, viễn
thông, đào tạo trong lĩnh vực công nghệ tin học và viễn thông
Công ty hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu quốc tế dưới các hình
thức xuất khẩu trực tiếp, chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, kinh doanh thương
mại tổng hợp, dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu cho mọi đối tượng trong và
ngoài nước tuỳ theo yêu cầu.
1.1.2.3. Nhiệm vụ
Do công ty thường nhập khẩu các mặt hàng điện tử nên công ty phải
tiến hành nghiên cứu tìm hiểu các thị trường công ty đang kinh doanh, đồng
thời không ngừng mở rộng ra các thị trường mới nhằm đáp ứng đầy đủ hơn
nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, tiến hành xây dựng và tổ chức thực
hiện các kế hoạch ngắn hạn và lâu
1.2. CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY
Bộ máy tổ chức của công ty có một trụ sở chính đặt tại Hà Nội, có 3 bộ
phận chính: Hệ thống kinh doanh, hệ thống kĩ thuật, hệ thống quản lý hành
chính, trong từng hệ thống có các phòng ban chức năng phù hợp.
1.2.1. Mô hình tổ chức hệ thống công ty
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức quản lý của công ty
(Nguồn: Công ty Sao Việt)
1.2.2. Phân bổ nguồn nhân lực và mối quan hệ giữa các phòng ban
Nhân viên của Công ty Sao Việt được đào tạo chính quy tại các trường
đại học trong các ngành tin học, điện tử, viễn thông, tài chính kế toán, quản trị
kinh doanh. Các kỹ sư tin học, tốt nghiệp các trường đại học trong và ngoài
nước và đã từng làm việc cho các cơ quan lớn trong và ngoài nước, công ty
cũng luôn tạo điều kiện cho các nhân viên trang bị thêm kiến thức qua các
khoá đào tạo kỹ thuật mới, nâng cao chuyên môn do các đối tác nước ngoài,
các hãng sản xuất tổ chức như IBM, HP, Cisco, Microsoft...và đã được cấp
chứng chỉ về quản lý hệ thống máy tính của các hãng. Qua kinh nghiệm thực
GIÁM ĐỐC
HỆ THỐNG KINH
DOANH
Phòng lắp đặt và
triển khai
Phòng Bảo hành
Phòng Bảo trì và
dịch vụ kỹ thuật
Phòng xuất nhập
khẩu
Phòng Kinh doanh
phân phối
Phòng Kế toán Tài
chính
Phòng hành chính
tổng hợp
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
Phòng Kinh doanh
Bán lẻ
HỆ THỐNG KỸ
THUẬT
HỆ THỐNG QUẢN
LÝ HÀNH CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
tế trong nghiên cứu, ứng dụng và được thử thách qua các dự án thực tế của
Công ty, nhân viên của Sao Việt đã trở thành các chuyên gia giỏi trong nhiều
lĩnh vực, bảo đảm làm chủ được các công nghệ tiên tiến nhất của thế giới và
ứng dụng một cách có hiệu quả các tiến bộ khoa học đó vào kinh tế nước nhà.
1.2.2.1. Hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh
công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không
thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.
Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh
doanh hằng năm của công ty.
Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của
từng loại.
Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được
quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình
thức khác.
Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty.
Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới
hạn theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty.
Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông
qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng
hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn
Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng
đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng
khác do Điều lệ công ty quy định; quyết định mức lương và lợi ích
khác của những người quản lý đó; cử người đại diện theo uỷ quyền
thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác,
quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó.
Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty.
Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định
thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp
vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác.
Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ
đông, triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội
đồng cổ đông thông qua quyết định.
Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức
hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.
Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
1.2.2.2. Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng
Giám đốc hiện nay là ông Tạ Quan Hà chịu trách nhiệm về mọi hoạt
động của công ty trước pháp luật và tập thể cán bộ công nhân viên trong công
ty, là giám đốc tài chính cần có những kiến thức cơ bản: ít nhất phải nắm
được đầy đủ hoạt động của Bộ máy Kế toán, sau đó là phân nhiệm việc theo
dõi thông tin cho Bộ máy Tài chính. Những thông tin mà Bộ máy Tài chính
có được là từ "Hệ thống thông tin Kế toán", sau đó chuyển các Thông tin Kế
toán thành "Hệ thống thông tin Tài chính". Hệ thống "Thông tin Tài chính" sẽ
là cơ sở để một Giám đốc Tài chính ra quyết định.
Ngoài ra, giám đốc còn phải nắm vững khoa học Phân tích và khoa học
Quản trị. Tức là phải tiếp cận đến các môn học như đánh giá, định lượng,
thống kê, ... Từ những kến thức đó, kết hợp với các tác nghiệp nhằm đưa ra
những kết quả cuối cùng là Báo cáo tình hình tài chính, hoạch định chiến lược
tài chính và điều hành thực hiện chiến lược tài chính.
Dưới giám đốc là phó giám đốc là người trợ giúp đắc lực nhất cho giám
đốc, có thể thay giám đốc đi tìm hiểu và đàm phán ký kết hợp đồng với các
đối tác lớn dưới sự điều hành của giám đốc.
Dưới phó giám đốc là các trưởng phòng, nhân viên phụ trách chuyên
môn và các đại lý.
Kế toán trưởng chịu sự điều hành của giám đốc công ty, thực hiện toàn bộ
công tác hạch toán, kế toán, thống kê của toàn bộ công ty. Kế toán trưởng còn
thực hiện phân tích hoạt động kinh tế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty, thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định của công ty.
Tại các phòng ban chức năng đều có phụ trách chung là các trưởng
phòng, có vai trò điều hành các nhân viên trong phòng thực hiện các nhiệm vụ
chung của toàn phòng.
1.2.2.3. Hệ thống kinh doanh
Chức năng của phòng kinh doanh là:
Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực hiện
Thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống Khách hàng, hệ thống nhà
phân phối
Thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang lại
Doanh thu cho Doanh nghiệp
Phối hợp với các bộ phận liên quan như Kế toán, Sản xuất, Phân
phối,...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho Khách hàng
Riêng phòng XNK có chức năng sau:
Tổ chức thực hiện thủ tục XNK và giao nhận hàng hóa.
Thông kê, báo cáo số liệu xuất nhập khẩu từng mặt hàng (trị giá, số
lượng) theo qui định.
Thanh khoản hợp đồng: Thực hiện việc thanh lý hàng hoá XNK, thanh
khoản đơn hàng, hợp đồng, lập hồ sơ khai thuế XNK, kiểm soát định
mức khai báo hải quan tương thích giữa định mức nhập khẩu và định
mức xuất khẩu…Đảm bảo đúng luật và không bị cưỡng chế hoặc bị
đưa vào diện quản lý rủi ro.
Xúc tiến, quan hệ khách hàng để tiếp nhận các đơn hàng. Phối hợp
phòng kinh doanh phân phối và kinh doanh bán lẻ.
Phối hợp với các phòng nghiệp vụ có liên quan để thực hiện theo qui
trình phù hợp quy định của Hải quan và Bộ tài chánh.
1.2.2.4. Hệ thống kĩ thuật
Bộ phận kĩ thuật có trách nhiệm quản lý kỹ thuật, chất lượng các sản
phẩm,
Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân, cải tiến kỹ thuật; Theo
dõi, tổng hợp và phổ biến các sáng kiến cải tiến kỹ thuật; Xây dựng tiêu
chuẩn chất lượng các loại sản phẩm do Công ty nhập về
Nghiên cứu các sản phẩm mới đáp ứng yêu cầu của thị trường,
Soạn thảo hồ sơ hợp chuẩn và thực hiện công bố các tiêu chuẩn chất
lượng các sản phẩm do Công ty nhập về.
Kiểm tra, giám sát, nghiệm thu chất lượng các sản phẩm nhập về từ hải
quan. Tổng hợp và ký biên bản nghiệm thu.
Nghiên cứu kỹ thuật, công nghệ mới liên quan đến các lĩnh vực sản
xuất kinh doanh của Công ty và các sản phẩm mới để trình Giám đốc
Công ty quyết định đầu tư.
Ngoài những nhiệm vụ kể trên đối với từng phòng thì có nhiệm vụ khác
nhau:
Phòng lắp đặt và triển khai: đưa ra các giải pháp, các bước thực hiện việc
lắp rắp các linh kiện, máy móc thiết bị theo yêu cầu của khách hàng
Phòng bảo hành: làm thủ tục bảo hành cho khách hàng, tiếp nhận các
sản phẩm lỗi, hỏng và chuyển giao cho phòng bảo trì và dịch vụ kĩ thuật.
Phòng bảo trì và dịch vụ kĩ thuật sữa chữa, bảo trì các sản phẩm được
bảo hành, nhận nhiệm vụ tư vấn kĩ thuật cho các khách hàng từ giám đốc
a) Các hoạt động kĩ thuật chính của công ty
* Tư vấn giải pháp.
- Tư vấn cho khách hàng các giải pháp thích hợp với các điều kiện đã có.
- Tư vấn cho khách hàng về việc lựa chọn các sản phẩm thích hợp có
hiệu quả nhất và chi phí hợp lý nhất.
* Cung cấp phần mềm:
- Cung cấp phần mềm của Microsoft.
- Cung cấp các phần mềm Novell, Lotus Notes...
- Cung cấp các phần mềm quản lý: Kế toán, vật tư, nhân sự, tiền lương...
* Cung cấp các giải pháp mạng:
- Thiết kế, xây dựng các mạng cục bộ (LAN) với các công nghệ mạng
tiên tiến nhất sử dụng các hệ điều hành mạng thường được sử dụng như
Window NT, Novell Netware, Unix...
- Thiết kế xây dựng hệ thống tổng đài, điện thoại viễn thông.
- Thiết kế xây dựng hệ thống điều hoà trung tâm, cục bộ.
- Thiết kế xây dựng hệ thống thiết bị tự động hoá
- Thiết kế, xây dựng, các mô hình thí nghiệm, thiết bị dạy học cho trong
các lĩnh vực điện lạnh, tự động hoá.
- Thiết kế và tối ưu hoá các Hệ Quản trị CSDL.
- Thiết kế xây dựng các mạng diện rộng:
* Nối ghép mạng-mạng (LAN-LAN) thông qua các đường truyền số
liệu.
* Hệ thống mạng diện rộng toàn quốc.
- Thiết kế và xây dựng hệ thống thư tín điện tử (E-Mail) trên toàn
quốc.
* Xây dựng các hệ thống thông tin (theo nhu cầu của khách hàng)
- Xây dựng hạ tầng cơ sở cho hệ thống thông tin.
Mục đích là xây dựng một không gian thống nhất cho toàn bộ hệ thống,
thông suốt với các ứng dụng ở mức trên, tạo điều kiện kết nối dễ dàng với các hệ
thống khác ở Việt nam và trên thế giới. Quá trình này bao gồm:
- Xây dựng dịch vụ truyền thông (Networking services-LAN,WAN).
+ Dịch vụ truyền thông điệp (Messaging services-Email, EDI,...)
+ Dịch vụ lưu trữ thông tin (Database services) phù hợp với điều
kiện của từng đơn vị theo quy mô, các bài toán đặt ra, khả năng tài chính...
- Xây dựng các ứng dụng.
Trên nền tảng hạ tầng cơ sở của hệ thống thông tin, thiết kế và xây
dựng các ứng dụng để giải quyết các bài toán nghiệp vụ.
- Trong thời gian qua công ty tập trung nghiên cứu, phát triển các ứng
dụng trên một số lĩnh vực chính: truyền tin, hỗ trợ giảng dạy trong giáo dục,
Y tế, hệ thống quản lý văn bản giành cho các cơ quan nhà nước, thư viện, kho
lưu trữ, hệ cơ sở dữ liệu cho các doanh nghiệp, ngân hàng, cơ quan chức năng
và các giải pháp về hệ thống trao đổi thư, thông điện điện tử.
b) Cung cấp và lắp đặt các thiết bị khoa học kỹ thuật và công nghệ môi
trường
Cung cấp thiết bị khoa học kỹ thuật tiên tiến nhất của các hãng hàng
đầu thế giới cho các phòng chuyên môn sâu, các phòng thí nghiệm và
trong lĩnh vực môi trường.
c) Dịch vụ bảo hành và dịch vụ kỹ thuật
Với đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và nhiệt tình, Sao
Việt luôn đáp ứng tốt nhất việc bảo hành và dịch vụ cho khách hàng.
Sao Việt luôn luôn đảm bảo hoạt động hệ thống của khách hàng không
bị gián đoạn, bằng cách đưa thiết bị có tính năng tương đương thay thế
cho thiết bị đem bảo hành. Khách hàng luôn luôn được hài lòng với những
phương thức phục vụ của công ty.
1.3. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC ĐỐI TÁC VÀ KHÁCH HÀNG
1.3.1. Quan hệ quốc tế
* Đại lý Dự án của Hãng máy tính HP
- Các sản phẩm chủ yếu:
- Các loại máy chủ HP Netserver: LC2, LC3, LH3, LPr, LXr Pro...
- Các dòng máy trạm: HP Brio, Vectra, Kayak
- Máy tính xách tay Omi Book
- Các hệ thống lưu trữ Tape Backup, CD- Writer....
-Máy in Laser, máy in phun, máy in mạng và các thiết bị mạng...
- Phạm vi phân phối: trên toàn quốc
* Đại lý của Hãng máy tính COMPAQ
- Các sản phẩm chủ yếu: máy chủ, máy trạm, máy tính sách tay.
- Phạm vi phân phối: trên toàn quốc.
* Đại lý của Hãng máy tính IBM
- Các sản phẩm chủ yếu: máy chủ, máy trạm, máy tính sách tay
- Phạm vi phân phối: trên toàn quốc.
* Đại lý của Hãng TOSHIBA
- Các sản phẩm chủ yếu: Máy NoteBook
- Phạm vi phân phối: trên toàn quốc.
*Đai lý phân phối máy Fax và tổng đài cho các hãng như:
Panasonic, Nec…
* Đại lý bán hàng và Trung tâm Service của hãng LEXMARK
- Các sản phẩm chủ yếu: Các loại máy in Laser, in phun, in kim tốc độ
cao
- Phạm vi: trên toàn quốc
* Đại lý của Hãng Microsoft
- Sản phẩm phân phối: phần mềm của Microsoft, cung cấp các giải
pháp tiên tiến trên nền Windows NT, SQT, MS Exchange.
- Phạm vi phân phối: trên toàn quốc
- Đại lý bán hàng cho hãng INTEL, APC, SUNPAC, CISCO,
SANTAK, 3COM, ARES, LIOA và một số sản phẩm khác.
1.3.2. Quan hệ trong nước
Hợp tác chặt chẽ với những đơn vị tin học hàng đầu như: FPT, Trung
tâm toán máy tính- Bộ Quốc phòng, Trung tâm tư vấn thiết kế văn phòng
đảng, Công ty Gen Pacific, Công ty HiPT, Thakral Brother, Unicorp.. ...
1.4. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CHUNG CỦA CÔNG TY
Kết quả của hoạt động kinh doanh, cung cấp dịch vụ của Công ty Sao
Việt luôn được tăng đều qua các năm. Chúng ta có thể thấy được điều này qua
số liệu kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đều tăng qua các năm. Trong
đó, năm 2008, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt khoảng
6160.7 triệu đồng, tăng 1293.7 triệu so vớí năm 2007, tương ứng tăng khoảng
26.5%; lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 1163.5 triệu đồng, năm 2007 là
955.34 triệu đồng, như vậy lợi nhuận sau thuế năm 2008 đã tăng 208.2 triệu
đồng, tương ứng tăng khoảng 21.8% so với năm 2007.
Năm 2009, do biến động của khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hưởng
đến Việt Nam và tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của công ty nên
tổng doanh thu có tăng nhưng lợi nhuận sau thuế giảm so với năm 2008.
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 đạt khoảng
6443.5 triệu đồng, tăng khoảng 282.8 triệu đồng so với năm 2008, tương ứng
tăng khoảng 4.6%; lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 1046 triệu đồng, giảm
khoảng 117.4 triệu đồng, tương ứng giảm khoảng 10.1% so với năm 2008.
Lợi nhuận sau thuế năm 2009 giảm 10.1% so với năm 2008 là do ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế, nền kinh tế thế giới có dấu hiệu của sự suy
thoái nên mặc dù giá nhập khẩu có giảm nhưng giá bán hàng trong nước lại
cũng giảm thậm chí tỷ lệ giảm còn lớn hơn so với giá nhập, đồng thời giá
cước phí vận chuyển hầu như không thay đổi. Hơn nữa mặt hàng linh kiện
máy tính mà công ty nhập khẩu chịu ảnh hưởng mạnh của thị hiếu người tiêu
dung, lại thêm nhiều hãng cung cấp khác và doanh thu dịch vụ cũng giảm. Do
vậy, lợi nhuận thu được thấp hơn so với các năm trước.
Bảng 1.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2007, 2008, 2009
Đơn vị tính: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009
Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ 4867 6160.7 6443.5
Kim ngạch nhập khẩu 2079.55 2910.33 3301.9
Thuế nhập khẩu 166.36 232.83 132.08
Chi phí bán hàng 249.55 349.24 396.23
Thu nhập khác 133.6 187 212.12
chi phí nhân sự 1164.55 1210.45 1324.6
Chi phí khác 66.8 93.5 106.06
Lợi nhuận trước thuế 1273.79 1551.35 1394.7
Thuế thu nhập 318.45 387.84 348.68
Lợi nhuận sau thuế 955.34 1163.5 1046
(Nguồn : Phòng kế toán – Công ty Sao Việt)
Qua đây, công ty cũng nên chú ý đến các vấn đề về chi phí phát sinh để
có biện pháp làm sao có thể giảm thiểu được tối đa chi phí phát sinh và có thể
đem lại lợi nhuận khác cho công ty cao hơn.
Một số hợp đồng tiêu biểu cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho các khách
hàng trong nước (mời xem phụ lục 2)
1.5. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU
LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY
1.5.1. Thuế nhập khẩu
Trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu nói chung và hoạt động
nhập khẩu linh kiện máy tính nói riêng là hoạt động giao dịch buôn bán
thương mại quốc tế nên nó chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, thuế nhập khẩu
là một trong các yếu tố quan trọng. Thuế nhập khẩu là số tiền mà doanh
nghiệp kinh doanh nhập khẩu chi ra để nộp ngân sách nhà nước, tuỳ từng mặt
hàng kinh doanh khác nhau hoặc tuỳ vào từng thời điểm khác nhau mà có
mức thuế nhập khẩu khác nhau.
Do hầu hết các nước đang phát triển và Việt Nam không phải ngoại lệ
đều đang muốn hoà nhập kinh tế với nền kinh tế thế giới nhưng đồng thời
cũng có sự bảo hộ các ngành sản xuất trong nước nhất định, nên thuế nhập
khẩu thường còn ở mức khá cao. Do vậy, chi phí kinh doanh cao dẫn đến giá
thành của các sản phẩm khi bán trong nước cũng cao. Khi đó lợi nhuận trong
hoạt động kinh doanh nhập khẩu giảm nhiều hoặc có khi không bán được
hàng hoá dẫn đến kinh doanh thua lỗ phá sản.
Hiện nay đối với mặt hàng linh kiện máy tính thuế nhập khẩu là từ 0%-
10% trên tổng giá trị hàng hóa, một số mặt hàng có mức thuế là 0% và mức
thuế này đang ngày càng giảm và tiến tới miễn thuế hoàn toàn trong một hai
năm tới. đây là dâu hiệu tốt không chỉ đối với các công ty nhập khẩu linh kiện
máy tính nói chung, mà còn tốt đối với Công ty Sao Việt, và với người tiêu
dung nói riêng. Nó có ảnh hưởng lớn đến mức giá thành sản phẩm nhập khẩu
của công ty, giúp công ty có thể có lợi thế cạnh tranh đối với các đối thủ khác.
Nếu như năm 2007 thuế nhập khẩu đối với mặt hàng linh kiện điện tử
máy tính nói chung là 8%, thì giá một thanh ram KingBox DDR2 1.0GB bus
800 (PC2-6400) có giá là 580000 VND đã có thuế VAT 10%
Đến năm 2009 mức thuế đã giảm chỉ còn 4% (các yếu tố khác không
đổi) giá có thuế hiện nay chỉ còn 556000VND, mức thuế giảm đã làm cho giá
thành sản phẩm giảm, đồng thời có thể giúp Sao Việt tăng lượng hàng nhập
khẩu cũng với số vốn như cũ. Nếu một lô hàng (LCD) của công ty trị giá 2 tỉ
VND, năm 2007 số tiền nộp thuế nhập khẩu là 2*0.08 = 0.16 tỉ (160000 triệu
đồng), cũng với lô hàng này thì năm 2009 số tiền nộp thuế chỉ còn
2*0.04=0.08 tỉ ( 80000 triệu đồng) công ty đã tiết kiệm được 80 triệu đồng so
với năm 2007, đây là chưa nói đến kim ngạch nhập khẩu linh kiện máy tính
của công ty năm 2009 lớn hơn nhiều so với năm 2007
Vì vậy, Thuế nhập khẩu có ảnh hưởng rất lớn đối với hoạt động kinh
doanh nhập khẩu linh kiện máy tính của Công ty Sao Việt. Công ty Sao Việt
cần phải tìm hiểu nghiên cứu tình hình thuế nhập khẩu hiện tại của các mặt
hàng mà công ty đang kinh doanh hoặc chuẩn bị kinh doanh và phải có chiến
lược kinh doanh rõ ràng cho từng thời kỳ và lâu dài.
1.5.2. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền trong nước với đồng tiền nước ngoài có
ảnh hưởng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, đó là sự lựa
chọn đồng tiền thanh toán giữa các bên, bên nào cũng muốn có được điều
khoản thanh toán trong hợp đồng là đồng tiền của quốc gia mình để có lợi thế.
Tỷ giá hối đoái giữa đồng nội tệ và ngoại tệ thay đổi liên tục, nếu như đồng
nội tệ bị mất giá so với ngoại tệ thì việc kinh doanh nhập khẩu sẽ thu được lợi
nhuận ít đi hoặc có khả năng thua lỗ do lúc này doanh nghiệp phải bỏ ra một
số tiền nhiều hơn để có được một sản phẩm hàng hoá. Còn khi đồng nội tệ
tăng giá so với ngoại tệ thì lúc này số tiền phải bỏ ra để có được một sản
phẩm hàng hoá ít hơn, do vậy kinh doanh sẽ thu được lợi nhuận cao.
Do sự biến động liên tục của tỷ giá hối đoái, nên các doanh nghiệp
nhập khẩu cần có biện pháp,cần có một tầm nhìn chiến lược để có thể dự báo
được sự biến động đó. Ngoài ra, cần có sự điều tiết nền kinh tế phù hợp, tỷ giá
hối đoái cần có sự quản lý chặt chẽ, không được thả nổi để giảm bớt sự biến
động của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
Trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ như hiện nay, đã đẩy mức tỉ giá thị
trường ngoại tệ lên trên 19000 VND 1USD, nhất là thị trường chợ đen mức tỉ
giá còn cao hơn tỉ giá chính thức của ngân hàng 150VND đên 300 VND,
trong khi ngân hàng rất hạn chế bán USD, đây quả thực là mối lo lớn nhất đối
với các công ty nhập khẩu trong đó không thể thiếu Công ty Sao Việt. Điều
này sẽ ảnh hưởng đến giá thành của các sản phẩm nhập khẩu của công ty,
thuế có giảm nhưng tỉ giá lại tăng, thì không những làm cho khẳ năng cạnh
tranh không được giữ nguyên mà còn có thể giảm.
Năm 2007 tỉ giá USD/VND là khoảng 16106, với lô hàng LCD trị giá 2
tỉ VND công ty sẽ chỉ phải chi trả : 2000000000/16106 = 124,177 USD. Cũng
với số USD này năm 2009 ( tỉ giá USD/VND ≈ 18500) số tiền VND mà công
ty phải bỏ ra để mua USD là: 124177*18500 = 2297274500, tức là công ty đã
mất hơn 297 triệu đồng vì tỉ giá tăng, nếu như so với thuế nhập khẩu giảm
được 80 triệu thì số tiền vì ảnh hưởng tỉ giá tăng lại làm công ty mất tới 297
triệu, cho thấy tác động tỉ giá là lớn nhất đối với hoạt động nhập khẩu linh
kiện máy tính của công ty.
1.5.3. Luật pháp quốc tế
Hệ thống luật pháp quốc tế và thông lệ quốc tế thường được vận dụng
trong hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế. Do vậy Công ty Sao Việt
không chỉ phải biết các luật pháp và các quy định trong nước mà còn phải
hiểu rõ được luật pháp và thông lệ quốc tế , đặc biệt là các nước mà Sao Việt
đặt mối quan hệ ký kết hợp đồng.
Công ty phải nắm rõ được các quy định của các tổ chức quốc tế; các
quy tắc ngành hàng; các hiệp định thương mại song phương, đa phương mà
Nhà nước đã ký kết với các tổ chức trên thế giới. Ví dụ như: Năm 2008 Việt
Nam và Nhật Bản đã kí hiệp ước thỏa thuận mức thuế đối với 1 số mặt hàng
điện tử của Nhật Bản là 0%, công ty cần biết mặt hàng linh kiện nào nằm
trong mức thuế đó để có lựa chọn nhập khẩu tốt nhất. Bên cạnh đó là các quy
định của các tổ chức quốc tế, hay của quốc gia mà công ty nhập khẩu, để biết
được những quy định đối với mặt hàng linh kiện máy tính mà công ty nhập
khẩu có hợp pháp không (những quy định cấm hàng lậu…)
Công ty Sao Việt mặc dù đã có được đội ngũ nhân viên có chuyên môn
vững, nhưng nói đến luật quốc tế thì cần phải nâng cao bồi dưỡng thêm cho
đội ngũ nhân viên, vì đây là yêu cầu bắt buộc, nếu không nắm vững luật quốc
tế, nếu có kiện cáo xảy ra thì sẽ rất bất lợi cho chúng ta. Trong thời gian tới
công ty cần nâng cao trình độ năng lực cho đội ngũ nhân viên, nhất là các
nhân sự ở phòng xuất nhập khẩu.
1.5.4. Môi trường kinh tế quốc dân
Môi trường kinh tế quốc dân là các yếu tố của quốc gia nằm ngoài môi
trường tác nghiệp của doanh nghiệp gồm: Chính trị và luật pháp; văn hoá xã
hội; điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng; kỹ thuật công nghệ; các yếu tố kinh
tế. Các yếu tố này có tác động độc lập hoặc kết hợp với các yếu tố khác tạo ra
thời cơ và nguy cơ đe doạ hoạt động kinh doanh của Sao Việt. Đòi hỏi Sao
Việt cần phân tích cụ thể động thái của các yếu tố trên để nhận rõ được cơ hội
và nguy cơ.
Mặt hàng linh kiện máy tính của công ty, phụ thuộc nhiều vào nhận
thức, trình độ văn hóa, trình độ công nghệ thông tin của quốc gia, thói quen
làm việc của người dân, nếu nhận thức, trình độ công nghệ thông tin của
người dân được nâng cao, thì mặt hàng linh kiện máy tính sẽ được tiêu thụ rất
mạnh, hiện nay hầu hết các công việc đều liên quan đến máy tính, thói quen
ghi chép sổ sách cũng dần được thay bằng các phần mềm kế toán, hay ghi sổ
dưới dạng file dữ liệu. Ngay cả khi trình độ của người dân đã ở mức cao, thì
nhu cầu đối với mặt hàng linh kiện máy tính sẽ càng bị đòi hỏi ở mức cao về
chất lượng, giá thành.
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố rất quan trọng, hệ thống
mạng không được nâng cấp thì khó có thể đáp ứng được sự phát triển mạnh
mẽ của công nghệ thông tin, sẽ kìm hãm sự tiêu thụ hàng hóa linh kiện máy
tính của công ty.
Tất cả các yêu tố trên hợp lại sẽ có tác động rất lớn đối với việc tiêu
thụ, phân phối sản phẩm của Sao Việt tới tay khách hàng.
Việt Nam là một quốc gia có chính trị ổn định, kinh tế tăng trưởng cao
và ổn định trong những năm qua, đặc biệt trong giai đoạn 2008 – 2009 trong
khi các nước tăng trưởng thấp, thậm chí âm khi khủng hoảng xảy ra thì Việt
Nam vẫn tăng trưởng với 5,32%. Hệ thống luật pháp đang được hoàn thiện và
củng cố. Các yếu tố khác của môi trường kinh tế quốc dân cũng đang dần
được cải thiện, xong vẫn còn kém nhiều so với một số nước trong khu vực.
Song với dân số trên 86 triệu người thì đây vẫn là 1 thị trường tiềm năng đối
với không chỉ Công ty Sao Việt.
1.5.5. Biến động kinh tế trên thị trường thế giới
Sự hình thành các tổ chức kinh tế và khu vực như Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF), Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức thương mại thế giới (WTO),… tốc
độ phát triển kinh tế thế giới, tình hình giá cả và sự lạm phát của các đồng tiền
mạnh trên thế giới, khủng hoảng kinh tế và các mối quan hệ kinh tế thương
mại trên thế giới. Tất cả các sự hình thành và thay đối đó có ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của Sao Việt.
Trong năm 2008 – 2009 cuộc khủng hoảng tài chính xảy ra, xuát phát
từ Mỹ đã nhanh chóng lan sang các nước khác trên toàn thế giới, hàng loạt
các công ty tồn tại hơn trăm năm cũng phải tuyên bố phá sản. Hoạt động xuất
nhập khẩu của hầu hết các nước đều suy giảm. Đối với công ty Sao Việt thì
đây quả thực là giai đoạn khó khăn, trong khi vừa thực hiện mở rộng quy mô,
vừa chịu ảnh hưởng của khan hiếm ngoại tệ, lại thêm ảnh hưởng từ cuộc
khủng hoảng.
Cuộc khủng hoảng này đã làm cho thị trường tiêu thụ hàng hóa của
công ty bị giảm sút nhiều, buộc công ty phải giảm kim ngạch nhập khẩu
xuống, người tiêu dùng trở lên thận trọng hơn với hàng hóa linh kiện máy tính
nói chung, cũng đã ảnh hưởng tới công ty, xu hướng tiêu dùng cũng bị thay
đổi nhiều, trong khi đó thị trường hàng lậu giá rẻ, lại cạnh tranh gay gắt với
công ty. Trong giai đoạn này công ty chủ yếu kết hợp cung cấp dịch vụ với
bán hàng, đồng thời liên kết với một số công ty cùng ngành, liên danh với
nhau để thực hiện những cuộc thầu.
Mặc dù có nhiều khó khăn thách thức, xong với sự lãnh đạo sáng suốt,
sự nhạy bén, các chính sách, giải pháp hợp lý của Giám đốc Tạ Quang Hà
cùng với hội đồng quản trị đã giúp cho Sao Việt gánh chịu hậu quả thấp nhất
có thể
1.5.6. Môi trường tác nghiệp của doanh nghiệp
1.5.7.1. Khách hàng
Khách hàng chính của mặt hàng linh kiện máy tính của Sao Việt là các
tổ chức, tập thể, cá nhân có nhu cầu và có khả năng thanh toán mong muốn
được đáp ứng, được thoat mãn về hàng hoá của công ty.
Muốn phục vụ tốt nhu cầu của khách hàng, Sao Việt cần phải nắm bắt
được thông tin cần thiết đối với khách hàng để có thể phân loại được các đối
tượng khách hàng khác nhau,để xác định cơ hội và nguy cơ trong kinh doanh
cần phải xác định khả năng mặc cả khác nhau của khách hàng.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay khách hàng ngày càng có yêu cầu
cao về chất lượng, sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cũng kiến cho Sao
Việt gặp không ít khó khăn. Song với uy tín đã tạo dựng được trên thị trường
Sao Việt vẫn luân có những khách hàng lớn, bạn hàng quen, luôn đảm bảo
cho hoạt động kinh doanh phát triển ổn định
1.5.7.2. Đối thủ Cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh của công ty Sao Việt không chỉ là những doanh
nghiệp giống nhau trong hoạt động kinh doanh. Bất kỳ một doanh nghiệp nào
kinh doanh sản phẩm linh kiện máy tính, các sản phẩm có liên quan đến sản
phẩm của công ty hoặc những sản phẩm đó thu hút khách hàng mà công ty
đang nhắm tới thì những doanh nghiệp đó là đối thủ cạnh tranh của công ty.
Nói cách khác, đối thủ cạnh tranh của công ty là những doanh nghiệp bán
những sản phẩm có thể “thay thế” hoặc “bổ sung” được cho sản phẩm của
Sao Việt.
Cũng cần phải hiểu, môi trường kinh doanh thay đổi liên tục và đối thủ
cạnh tranh có thể tham gia vào thị trường trong tương lai vì vậy Sao Việt cần
có chuẩn bị cách đối phó với các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn này. Một đối thủ
mới gia nhập thị trường sẽ mang theo công nghệ mới, cách tiếp cận thị trường
mới và sự cách tân trong sản phẩm, bất kỳ yếu tố nào cũng có thể làm cho sản
phảm của doanh nghiệp giảm sự thu hút.
Do vậy công ty cần nghiên cứu sâu các đối thủ cạnh tranh hiện tại và
các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nắm bắt được điểm mạnh, điểm yếu của họ để
doanh nghiệp có chiến lược cạnh tranh rõ ràng và đối phó với các đối thủ.
Chiến lược đó có thể là công ty tự tạo ra các hướng đi khác, cách thức thực
hiện kinh doanh khác, đặc biệt là chiến lược marketing vượt trội và phù hợp
với tiềm năng của công ty để tạo ra một nét riêng biệt của Sao Việt. Từ đó có
thể thu hút được khách hàng hiện tại và tiềm ẩn trong tương lai.
1.5.7.3. Người cung ứng
Người cung ứng được hiểu là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ là đầu
vào của các doanh nghiệp.
Bạn hàng của Sao Việt đều là những đối tác thân quen đã giao dịch với
nhau nhiều lần, do đó nguồn hàng của công ty luôn được đảm bảo, bên cạnh
đó công ty cũng không ngừng tìm kiếm bạn hàng mới, nhằm tránh phụ thuộc
vào đối tác quen, và cũng là để tìm kiếm những cơ hội mới cho mình.
Mặt hàng linh kiện máy tính có thị trường rộng lớn, và có rất nhiều
người cung ứng, các công ty thường có đối tác chiến lược của mình, để giúp
công ty có được nguồn hàng ổn định, đồng thời có thể giúp cho công ty mình
có thể cạnh tranh với các đối thủ khác.
Hiện nay công ty Sao Việt chưa chọn được cho mình một đối tác chiến
lược nào, vì có rất nhiều lý do, một phần là từ phía công ty: Công ty mới được
thành lập từ năm 2005, lượng vốn hoạt động còn hạn chế uy tín đang dần cải
thiện, hơn nữa việc chọn đối tác chiến lược có thể làm cho hoạt động cung
cấp hàng hóa đối với thị trường trong nước bị hạn chế về tính đa dạng của
hàng hóa.
Phía người cung ứng cũng chưa có sự tin tưởng chắc chắn vào Công ty
Sao Việt. Xong công ty cũng đang tăng cường tìm cho mình những đối tác
chiến lược, vì lợi ích từ việc hợp tác sâu là rất lớn
1.5.7.4. Trung gian thương mại
Trung gian thương mại bao gồm các cá nhân, tổ chức giúp doanh
nghiệp trong việc tuyên truyền, quảng cáo, phân phối hàng hoá cho Sao Việt.
Dựa vào hoạt động của nhà trung gian mà công ty có thể mở rộng thị trường,
phát triển kênh phân phối và mạng lưới tiêu thụ hàng hoá đối với mặt hàng
linh kiện máy tính.
Sao Việt hiện đang liên kết với nhiều đại lý ở các tỉnh miền Bắc như:
Hải Phòng,Thái Bình, Nam Định, Bắc Cạn…các đại lý này nhận nguồn hàng
từ Sao Việt và phân phối đến tay người tiêu dung, những đơn hàng lớn thì các
đại lý sẽ liên hệ với Sao Việt và được hưởng phần trăm hoa hồng.
1.5.7.5. Quan hệ công chúng
Là tất cả những nhóm người, những tổ chức, cá nhân nào có quyền lực
và hiển nhiên hay tác động đến khả năng của doanh nghiệp trong hoạt động
kinh doanh. Nếu doanh nghiệp có được sử ủng hộ của các tổ chức địa phương
như chính quyền, dư luận xã hội, báo đài, phát thanh thì rất có lợi cho doanh
nghiệp và doanh nghiệp có được những cơ hội để đẩy mạnh phát triển hoạt
động kinh doanh. Ngược lại, khi doanh nghiệp không có được sự ủng hộ của
những tổ chức, cá nhân này thì rất bất lợi trong hoạt động sản xuất kinh
doanh, họ sẽ gây khó khăn trong mọi hoạt động nếu như họ không ưu thích.
Ở mảng này Sao Việt chưa quan tâm đến nhiều vì tính hiệu quả nó đem
lại không cao cho hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu linh kiện máy tính
của Công ty.
1.6. KINH NGHIỆM NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH CỦA
MỘT SỐ CÔNG TY VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHỆ SAO VIỆT
1.6.1. Kinh nghiệm nhập khẩu linh kiện máy tính của các công ty
Hiện tại có khá nhiều công ty nhập khẩu mặt hàng linh kiện máy tính
tại thị trường Việt Nam. Sao Việt mới được thành lập năm 2005 do đó việc
học hỏi các kinh nghiệm của các công ty đi trước là điều tất yếu để có những
nhìn nhận chính xác. Vì có nhiều công ty, mà mỗi công ty lại tính góp được
một chút kinh nghiệm cũng được rút ra từ công ty khác, do đó tôi xin phép
không nêu tên công ty ở đây, sau đây xin được tổng kết một số kinh nghiệm
của các công ty:
Vấn đề thủ tục hải quan
Vấn đề này còn phụ thuộc vào forwarder (công ty vận chuyển hàng,
như Fedex, DHL, DPEX, ... hoặc một công ty chuyên làm dịch vụ giao nhận
quốc tế) và phương thức nhập hàng.
Thông thường khi mua hàng ở nước ngoài, nếu không thực sự rành rọt
về thương mại quốc tế, tốt nhất là công ty nên yêu cầu nhà cung cấp chuyển
hàng cho mình qua các dịch vụ thông dụng, như Fedex hoặc DHL là tốt nhất,
vì dịch vụ khá thân thiện, giao nhận hàng nhanh chóng, và khá chuyên
nghiệp. Khi nhà cung cấp chuyển hàng, họ có cung cấp cho công ty một con
số gọi là tracking number. Các công ty chỉ cần vào website của họ và track
thông tin, sẽ biết được gói hàng của mình đang đi đến đâu, tiến hành đến giai
đoạn nào, ...
Vấn đề về phương thức nhập hàng
Có hai phương thức là mậu dịch (nhập hàng để kinh doanh, buôn bán)
và phi mậu dịch (hàng cho, biếu, tặng hoặc dùng cho mục đích cá nhân,
không buôn bán). Đối với đối tượng là doanh nghiệp, khi Forwarder nhập
hàng về tới VN, họ sẽ gọi cho công ty và hỏi công ty muốn nhập theo phương
thức nào. Nếu nhập theo phương thức phi mậu dịch, và số lượng hàng không
quá lớn thì họ làm luôn thủ tục khai báo hải quan để giao hàng cho công ty.
Nếu lượng hàng lớn, hoặc nhập về để kinh doanh buôn bán, thì họ sẽ chuyển
chứng từ của lô hàng cho công ty để công ty tự làm thủ tục hải quan, làm
xong thì quay về kho của họ để lấy hàng.
Trong trường hợp không rành về thủ tục hải quan, công ty cũng có thể
đến các công ty giao nhận và thuê họ làm khai báo hải quan cho mình luôn,
hoặc nhờ trực tiếp các forwarder làm dịch vụ hải quan luôn cho mình, chi phí
thông thường vào khoảng 8000001200000 VND trọn gói (khai báo hải
quan, "thông quan", ...).
Để khấu trừ được chi phí một lô hàng trong kinh doanh thì cách duy
nhất là nhập số lượng lớn, nhiều loại cùng một lúc để giảm chi phí xuống.
Còn mua hàng phi mậu dịch thì có thể giảm được phí "thông quan", nhưng về
mặt pháp lý, thì không được đem bán.
Về phương thức vận chuyển:
Phương thức vận chuyển có thể là đường bộ, đường thủy, hay đường
hàng không, Tùy vào mặt hàng của các công ty nhập khẩu mà lựa chọn
phương thức cho phù hợp, và tiết kiệm chi phí. Nếu nguồn hàng nhập khẩu
gần và không cần gấp thì có thể nhập theo đường bộ hoặc thủy.
Đối tác cung cấp hàng hóa
Lựa chọn đối tác cung cấp hàng hóa là rất quan trọng, vì nó quyết định
đến sự sinh tồn của doanh nghiệp, nếu đối tác là công ty “ma” thì sẽ rất bất lợi
cho doanh nghiệp, tìm hiểu thông qua các đại sứ quán, các trang web, các cơ
quan của Việt Nam, để có thể hiểu rõ về đối tác, nhất là những đối tác mà
công ty lần đầu hợp tác.
1.6.2. Bài học đối với Công ty Sao Việt
Xuất phát từ những kinh nghiệm trên, và từ những lỗi của công ty
mình, chính vì thế mà số hợp đồng sai sót đã giảm dần qua các năm. Công ty
nhập khẩu linh kiện máy tính từ nước ngoài, những bài học, được rút ra :
Đọc kĩ các điều khoản trong hợp đồng:
Tên hàng, số lượng, xuất xứ, chủng loại, cẩn thận với những hàng hóa
có tên giống nhau nhưng chất lượng lại hoàn toàn khác nhau
Kiểm tra xuất xứ: Giấy chứng nhận xuất xứ
Đối tác xuất khẩu:
Quy mô của đối tác:
Tìm hiểu quy mô của đối tác lớn hay nhỏ, từ đó có thể biết được chữ
tín của đối tác, nếu là quy mô lớn, có tiếng tăm trên thị trường thì có thể yên
tâm hơn là đối tác có quy mô bé, chưa tạo dựng được lòng tin trên thị trường
Trụ sở chính của đối tác
Tìm hiểu qua các cơ quan xúc tiến thương mại, các cơ quan cung cấp
thông tin từ Việt Nam, từ các đại sứ quán.
Tìm hiểu từ các bạn hàng của đối tác
Kiểm tra phương tiện vận chuyển:
Phương tiện vận chuyển là gì, con đường vận chuyển, tránh các
đường vận chuyển có nguy hiểm: cướp biển, hoặc tuyến đường hay có thiên
tai…
Kiểm tra hóa đơn:
Kiểm tra hóa đơn chuyển về: Vận đơn, chứng từ bảo hiểm, hóa đơn
thương mại,….
Kiểm tra tính xác thực của thông tin từ đối tác:
Thông tin đối tác gửi đến cần phải tìm hiểu thật rõ, so sánh với thực
tế, có thể nhờ chuyên gia tư vấn
Kiểm tra hàng hóa ngay khi hàng về đến cảng, sân bay:
Kiểm tra coi có đúng loại hàng mà mình muốn nhập không, hạn sử
dụng, mẫu mã, quy cách….nếu có điểm gì không phù hợp cần thông báo ngay
cho người có trách nhiệm để yêu cầu sửa chữa
Bên cạnh các chú ý trên thì công ty cần có một đội ngũ có chuyên môn
tốt, đây là kinh nghiệm của nhiều công ty nhập khẩu ở nước Việt Nam, đội
ngũ nhân viên có chuyên môn tốt thì sự sai sót mới có thể giảm được xuống
mức hạn chế
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH
TẠI CÔNG TY SAO VIỆT
2.1. CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH
Ở VIỆT NAM
2.1.1. Thuế nhập khẩu
Trong những năm vừa qua thuế nhập khẩu luôn được coi là công cụ
hữu hiệu trong việc thực hiện chính sách quản lý hàng nhập khẩu; góp phần
tăng thu ngoại tệ cho ngân sách nhà nước và thuế quan còn là công cụ quan
trọng trong việc thực hiện công tác đối ngoại của một quốc gia. Thực hiện
chính sách đổi mới, hội nhập kinh tế quốc tế, từ năm 1986 đến nay chính sách
thuế nhập khẩu của Việt Nam không ngừng đổi mới:
1987: Pháp lệnh Thuế xuất khẩu, nhập khẩu hàng mậu dịch.
Ngày 26/12/1991: Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (sửa đổi 5/7/1993
và 20/5/1998).
Ngày 14/6/2005: Luật Thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 45/2005/QH11.
Thời hạn nộp thuế: Đối với hàng hóa nhập khẩu linh kiện máy tính của
công ty thì phải nộp xong thuế trước khi nhận hàng; trường hợp có bảo lãnh
về số tiền thuế phải nộp thì thời hạn nộp thuế là thời hạn bảo lãnh, nhưng
không quá 30 ngày kể từ ngày đối tượng nộp thuế đăng ký tờ khai hải quan.
2.1.2. Giấy phép nhập khẩu
Hiện nay danh mục hàng hóa phải xin giấy phép nhập khẩu đã được rút
ngắn rất nhiều, đối với linh kiện máy tính, hàng hóa này khi nhập khẩu không
cần xin giấy phép của cơ quan thẩm quyền
2.1.3. Rào cản kỹ thuật
Khi Việt Nam gia nhập WTO thì thuế quan, hạn ngạch sẽ dần được bãi
bỏ, thay vào đó các rào cản kĩ thuật sẽ được tăng cường, nhằm hạn chế hàng
hóa nhập khẩu đồng thời cũng góp phần bảo vệ doanh nghiệp trong nước
2.1.3.1. Các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn sản phẩm
Hiện nay hệ thống các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Việt
Nam bao gồm:
Tiêu chuẩn Việt Nam là văn bản kỹ thuật được xây dựng do yêu cầu quản
lý nhà nước về chất lượng và thương mại, được áp dụng thống nhất trong
phạm vi cả nước.
Tiêu chuẩn ngành là văn bản kỹ thuật được xây dựng do nhu cầu quản lý
của nhà nước về chất lượng đối với các sản phẩm, hàng hóa chưa xây dựng
được Tiêu chuẩn Việt Nam tương ứng.
Tiêu chuẩn cơ sở là văn bản kỹ thuật do Thủ tướng đơn vị cơ sở ban hành
để áp dụng trong cơ sở.
Hàng hóa linh kiện máy tính khi nhập vào Việt Nam phải đáp ứng được
các tiêu chuẩn trong quy định mới được phép lưu hành, ví dụ như các loại
hàng cũ đã qua sử dụng là hàng hóa cấm nhập khẩu.
2.1.3.2. Các yêu cầu về nhãn mác hàng hóa
Các loại hàng hóa sản xuất tại nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường
Việt Nam đều phải ghi nhãn hàng hóa theo quy chế ghi nhãn hàng hóa bao
theo Quyết định số 178/1999/QĐ- TTg: ghi phần nhãn nguyên gốc các thông
tin thuộc nội dung bắt buộc (tên hàng hóa, thành phần cấu tạo, chỉ tiêu, chất
lượng chủ yếu…) bằng tiếng Việt Nam hoặc làm nhãn phụ ghi những thông
tin bắt buộc bằng Tiếng Việt.
Theo Nghị định 89/2006/NĐ-Cp nhãn gốc không phù hợp với quy định thì tổ
chức, cá nhân nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định trước khi đưa ra lưu
thông và phải giữ nguyên nhãn gốc.
Linh kiện máy tính công ty nhập về đều là những hàng hóa chính hang của
các nhà sản xuất uy tín, do đó nhãn mác được thực hiện đúng như quy định
của pháp luật
2.1.4. Biện pháp quản lý hành chính
Luật hải quan có hiệu lực từ năm 2002 đã tạo cơ sở cho việc thực hiện
hiện đại hóa hoạt động quản lý hải quan, từng bước chuyển dần từ phương
thức quản lý thủ công sang phương thức quản lý hiện đại dựa trên ứng dụng
công nghệ thông tin.
Luật hải quan đã được sửa đổi, bổ sung (có hiệu lực từ năm 2006) nhằm
đáp ứng yêu cầu của việc tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính trong lĩnh
vực hải quan theo hướng đảm bảo minh bạch hơn về hồ sơ, về thủ tục hải
quan, về thông quan hàng hóa, để vừa tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập
khẩu, vừa tăng cường trách nhiệm của hải quan trong công tác phòng chống
buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Ngày 20/6/2006 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hải Phòng đã triển khai
thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử. Việc thực hiện thủ tục hải quan
điện tử đã đạt được một số kết quả và có tác động tích cực đến hoạt động của
cơ quan hải quan, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.
Hiện công ty vẫn áp dụng phương pháp truyền thống đối với linh kiện
máy tính, hàng nhập về thì cán bộ của công ty sẽ đến trực tiếp kê khai hải
quan, đôi khi công ty cũng nhờ những nhà vận chuyển làm thủ tục hải quan
giúp.
2.1.5. Biện pháp dán tem hàng nhập khẩu
Trong thời điểm hiện nay, việc dán tem đối với hàng nhập khẩu vẫn được
xem là một trong những biện pháp hữu hiệu để hạn chế nạn hàng nhái, hàng
giả và hàng không có nguồn gốc xuất xứ tiêu thụ trên thị trường. Tuy nhiên,
thời gian qua, trong quá trình thực hiện, việc dán tem nhập khẩu cũng đã nảy
sinh bất cập, nhiều loại hàng hoá không còn phù hợp cho việc dán tem.
Ngày 14.8.2007, Bộ Tài chính quy định không thực hiện dán tem hàng
nhập khẩu đối với 16 mặt hàng nhập khẩu kể từ ngày 1.9.2007, bao gồm các
mặt hàng sau: xe đạp nguyên chiếc; quạt điện các loại; máy thu hình nguyên
chiếc (cũ và mới); tủ lạnh nguyên chiếc dùng trong gia đình; máy điều hòa
không khí (loại lắp vào cửa sổ hoặc lắp vào tường, gồm cũ và mới); động cơ
nổ (cũ và mới); sứ vệ sinh (bệ xí); sứ vệ sinh (chậu rửa); gạch ốp lát các loại
nguyên bao bì (bao gồm cả gạch ốp tường và lát nền); máy bơm nước các
loại; bếp ga các loại; nồi cơm điện các loại; động cơ nổ cùng với máy công
tác thành máy hoàn chỉnh đồng bộ.
Bên cạnh công cụ thuế quan, thì các công cụ chính sách về luật bản
quyền, sang chế phát minh cũng được áp dụng đối với hàng hóa linh kiện máy
tính, nhằm bảo vệ người sản xuất cũng như người tiêu dung, các đoàn thanh
tra cũng được thành lập nhằm kiểm tra cơ sở kinh doanh.
Bên cạnh đó công tác chông buôn lậu cũng được triển khai. Hàng hóa lậu
từ Trung Quốc qua biên giới vào Việt Nam không qua hải quan là vi phạm
pháp luật, làm cho thị trường hoạt động sai lệch
2.2. THỰC TRẠNG NHẬP KHẨU LINH KIỆN MÁY TÍNH Ở CÔNG
TY
2.2.1. Đặc điểm các mặt hàng linh kiện máy tính nhập khẩu chủ yếu
Trong nước, những mặt hàng thiết bị, linh kiện máy tính, còn thiếu
nhiều và hầu như là chưa tự sản xuất nên cần nhập khẩu từ nước ngoài, chúng
có những đặc điểm:
Là hàng hóa mang tính chất toàn cầu, bất kì ở quốc gia nào, lãnh thổ
nào, loại hàng hóa này đều phù hợp với tất cả máy tính tại nơi đó, hàng
hóa đã được chuẩn hóa quốc tế.
Là hàng hóa cạnh tranh gay gắt, rất nhanh chóng bị thay thế bởi những
sản phẩm mới hiện đại hơn, tiên tiến hơn, có rất nhiều công ty trên thế
giới cung cấp hàng hóa này, các công ty cạnh tranh nhau về công nghệ,
chất lượng sản phẩm, giá thành
Là những mặt hàng có tính công nghệ kỹ thuật cao nên chi phí về giá
vốn khá lớn, đòi hỏi công ty phải có một nguồn vốn nhất định để có thể
quay vòng thu hồi được vốn và có lợi nhuận.
Đây là những mặt hàng chủ yếu nhập từ nước ngoài nên công ty không
đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu hàng hoá khi có sự cố xảy ra trong
quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu.
Khó khăn trong việc xử lý những lỗi thiết bị khi mà hàng đã nhập về
công ty.
Tuy nhiên, do là những mặt hàng nhập khẩu nên công ty có thể lựa
chọn các thị trường khác nhau để nhập, có thể lựa chọn mẫu mã, chất
lượng, số lượng cho các mặt hàng cần.
2.2.2. Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty
Biểu đồ 2.1 cho thấy, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của năm 2008
là 2910.325 triệu tăng 830.77 triệu, tương ứng tăng khoảng 39,9% so với năm
2007. Năm 2009, tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu là 3301.915 triệu, tăng
391.6 triệu, tương ứng tăng khoảng 13,4% so với năm 2008.
Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty
(Nguồn: Phòng kế toán công ty Sao Việt)
Giá trị hàng bán được trong năm 2007 là 2012 triệu, chiếm tỷ trọng
96,75% trong tổng giá trị hàng nhập và giá trị hàng tồn lại là 67.55 triệu,
chiếm tỷ trọng 3,25% trong tổng giá trị hàng nhập. Năm 2008, giá trị hàng
bán là 2823 triệu, chiếm tỷ trọng 96,9% trong tổng giá trị hàng nhập và giá trị
hàng tồn chiếm 3,1% trong tổng giá trị hàng nhập trong năm. Năm 2009, giá
trị hàng bán 3136.8 triệu, chiếm 95 % trong tổng giá trị hàng nhập, giá trị
hàng tồn chiếm 5%. Với những số liệu trên cho thấy, hoạt động kinh doanh
nhập khẩu của công ty đang tiến triển rất khả quan. Giá trị hàng nhập về khá
lớn, nhưng có sự chuẩn bị và có các chiến lược bán hàng khá tốt nên hàng
nhập khẩu đã được tiêu thụ khá nhanh chóng và hiệu quả. Kết quả này cũng
được thể hiện rõ ở giá trị hàng tồn qua các năm, năm 2007 chỉ còn 3,25%;
năm 2008 chỉ còn 3,1%; năm 2009 là 5% . Năm 2009, giá trị hàng tồn có tăng
lên là do yếu tố khách quan gây nên (do khủng hoảng nền kinh tế) nhưng tăng
lên cũng không đáng kể, vẫn còn chấp nhận được trong nền kinh tế thế giới và
trong nước đầy biến động.
2.2.3. Tỷ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính của công ty
Kết quả và tỉ trọng từng mặt hàng linh kiện máy tính được thể hiện
trong bảng sau:
Bảng 2.1: Tỉ trọng nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty
2007 2008 2009
TT Mặt hàng Giá trị Tỷ trọng Giá trị
Tỷ
trọng Giá trị
Tỷ
trọng
(triệu đồng) (%) (triệu
đồng) (%)
(triệu
đồng) (%)
1 Màn hình LCD 561.4785 27 843.99 29 1007.08 30.5
2 Chip 644.6605 31 902.20 31 1056.61 32
3 Mainboard 415.91 20 596.61 20.5 709.91 21.5
4 Ram 311.9325 15 363.79 12.5 330.19 10
5 Hdd 103.9775 5 130.96 4.5 132.07 4
6 Khác 41.591 2 72.75 2.5 66.03 2
7 Tổng 2079.55 100 2910.32 100 3301.91 100
(Nguồn : Phòng kinh doanh công ty Sao Việt)
Qua bảng số liệu có thể thấy tỉ trọng linh kiện chip vẫn chiếm cao nhất
luôn trên 30% tổng giá trị nhập khẩu, đứng thứ hai là màn hình LCD các loại,
tỉ trọng cũng tăng đều qua các năm từ 27% (2007) lên 29%( 2008) và 30,5%(
năm 2009) đây là do nhu cầu của thị trường trong nước ưa chuộng loại màn
hình LCD này, do đó công ty đã tăng cường nhập khẩu thêm, tuy nhiên các
mặt hàng khác lượng cầu cũng tăng, nhất là các loại chip core 2 duo, core
duo…. Có tốc độ xử lý cao rất được khách hàng ưa chuộng, khiến cho tỉ trọng
các mặt hàng khác tăng nhưng tăng ko nhiều do công ty phải phân bố cho các
mặt hàng, linh kiện khác, để đảm bảo phù hợp với số lượng từng loại.
2.2.4. Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty
Trong những năm qua, nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh xuất
nhập khẩu đóng một vai trò quan trọng. Những thị trường nhập khẩu chủ yếu
của công ty, ngoài những thị trường truyền thống Trung Quốc, Nhật Bản, Đài
Loan công ty còn liên tục đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường nhập khẩu mới
khác để có được những mặt hàng tốt nhât, đa dạng nhất nhằm đáp ứng, phục
vụ nhu cầu của khách hàng trong nước
Bảng 2.2: Thị trường nhập khẩu linh kiện máy tính chính của công ty
STT
2007 2008 2009
Thị trường Giá trị
(triệu
đồng)
TT Giá trị
(triệu
đồng)
TT Giá trị
(triệu
đồng)
TT
(%) (%) (%)
1
Trung Quốc
646.74 31.10 855.64 29.40 934.44 28.30
2 Nhật Bản 576.04 27.70 750.86 25.80 782.55 23.70
3 Đài Loan 505.33 24.30 727.58 25.00 756.14 22.90
4 Thị trường khác 351.44 16.90 576.24 19.80 828.78 25.10
5 Tổng cộng 2079.55 100.00 2910.33 100.00 3301.92 100.00
(Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu Công ty Sao Việt)
Có thể thấy Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu chính của công ty, chiến
31.1%(2007) 29,4%(2008) 28,3%(2009), đứng thứ 2 là thị trường Nhật Bản
27,7%(2007) 25,8%(2008) 23,7%(2009). Tỉ trọng ở 2 thị trường này giảm
dần qua các năm trong khi đó các thị trường khác thì tăng, cụ thể:
16,9%(2007) lên 19,8%(2008) và lên 25,1%(2009) điều này cho thấy công ty
đang đa dạng hóa thị trường, nhằm đa dạng hóa sản phẩn, để khách hàng có
sự lựa chọn tốt nhất cho mình.
Tuy nhiên Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan vẫn là 3 thị trường nhập
khẩu chính của công ty. Vị trí địa lý của 2 quốc gia này khá gần với Việt
Nam, đặc biệt là Trung Quốc giáp Việt Nam có đường biên giới dài, có nhiều
cửa khẩu thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa, tiết kiện chi phí. Hơn nữa
chất lượng ở 3 thị trường này cũng đạt tiêu chuẩn quốc tế về các mặt hàng mà
công ty cần nhập, đáp ứng mọi yêu cầu của thị trường trong nước.
2.2.5. Các nghiệp vụ liên quan đến nhập khẩu của công ty
2.2.5.1. Nghiên cứu thị trường
Để đáp ứng nhu cầu thị trường khách hàng trong nước, công ty liên tục
có các chiến lược tìm kiếm các mặt hàng sao cho thoả mãn tối ưu nhất đến
lượng khách hàng trong nước. Phạm vi nghiên cứu thị trường nhập khẩu của
công ty khá rộng lớn, từ các nước lân cận như Trung Quốc, Malaysia, Nhật
Bản,.. cho đến Châu Âu như Anh, Pháp,… rồi sang Châu Mỹ tìm kiếm nghiên
cứu thị trường Mỹ,…Với thị trường nghiên cứu rộng lớn như thế nên công ty
có được nhiều các đơn chào hàng lớn và có các mặt hàng mà công ty cần đến.
Việc nghiên cứu thị trường giúp công ty có nhiều sự lựa chọn nguồn hàng
cung cấp cho minh, xong nếu nghiên cứu tràn lan thì sẽ mất nhiều chi phí.
2.2.5.2. Chọn đối tác
Việc nghiên cứu thị trường rộng lớn như trên giúp Sao Việt có nhiều
nguồn hàng khác nhau, thường mỗi mặt hàng của mỗi một quốc gia có đặc
điểm và lợi thế riêng do vậy công ty thường hay dựa vào đặc tính tiên tiến của
sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam để chọn mua và chọn đối tác
phù hợp. Ngoài ra, cũng còn dựa vào các điều kiện tác động ngoại cảnh khác
như tính chất ưu đãi thuế quan cho mặt hàng ở mỗi quốc gia, điều kiện
phương tiện vận tải, điều kiện địa lý,… để công ty chọn lựa đối tác sao cho
vừa có hàng cần mua, vừa giảm được các chi phí một cách tối ưu nhất. Trong
những năm gần đây các mặt hàng của các nước cũng không khác nhau nhiều
vì linh kiện máy tính là loại hàng hóa đã được chuẩn hóa quốc tế, nên công ty
thường nhập khẩu ở các nước lân cận với khoảng cách địa lý không xa như
Trung Quốc, Malaysia, Nhật Bản,… Mỗi sản phẩm của mỗi quốc gia có đặc
tính riêng biệt, do vậy để đáp ứng đầy đủ nhu cầu khách hàng trong nước,
công ty cũng đã chọn các đối tác ở thị trường lớn như Đức, Mỹ,..để giao dịch
ký kết hợp đồng mua bán.
2.2.5.3. Đàm phán ký kết hợp đồng
Công tác đàm phán ký kết hợp đồng là khâu quyết định hợp tác với các
đối tác và có thể mua bán hàng hoá sau khi các bên đã có thời gian tìm hiểu
và “khoanh vùng” lựa chọn. Hiện nay với công nghệ thông tin hiện đại, việc
đàm phán hợp đồng của công ty Sao Việt thường qua thư từ kết hợp với điện
tín là chủ yếu. Với phương pháp giao dịch đàm phán này, Sao Việt đã tiết
kiệm được chi phí, và thời gian. Trong trường hợp, công ty chưa hiểu rõ về
sản phẩm chuẩn bị nhập thì công ty cử người đại diện tới gặp trực tiếp bên đối
tác để tìm hiểu, ngoài ra công ty có thể lấy các Catologue hoặc các băng hình
hướng dẫn sử dụng trực tiếp từ đối tác. Phương pháp đàm phán giao dịch này
cũng cho kết quả nhanh chóng, và tiện ích, xong đối với những đối tác thân
tin, thì đôi khi cũng không thể áp dụng hình thức này, vì nó có hạn chế là
không hiểu rõ được đối tác. Do đó công ty cũng sử dụng phương pháp đàm
phán truyền thống.
2.2.5.4. Thực hiện hợp đồng
Xin giấy phép nhập khẩu
Đối với các mặt hàng như các thiết bị linh kiện điện tử, thiết bị viễn
thông,…. Các mặt hàng này không nằm trong danh mục hàng hoá phải xin giấy
phép nhập khẩu nên sau khi ký kết hợp đồng nhập khẩu với đối tác, công ty có
thể làm các thủ tục mở L/C luôn để tiến hành các bước khác tiếp theo
Mở L/C
Đối với công tác mở L/C, phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ làm đơn
xin mở L/C gửi ngân hàng, phòng Tài vụ căn cứ vào vào kế hoạch mở L/C để
huy động vốn mở L/C như đã quy định trong hợp đồng.
Công ty thường mở L/C tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam, trong
một số ít trường hợp theo yêu cầu của đối tác thì công ty mở L/C tại Ngân
hàng TMCP Xuất nhập khẩu (EXIMBANK). Nội dung xin mở L/C phải đầy
đủ các nội dung chính theo quy định như tên ngân hàng thông báo, loại L/C
(số, ngày phát hành, thời hạn hiệu lực), tên và địa chỉ người được thụ hưởng,
tên và địa chỉ người mở L/C (SAOVIET TRADING AND TECHNOLOGY
JOINT STOCK COMPANY; Add: 48/169 Tay Son-Dong Da - Ha Noi), mặt
hàng, số tiền thanh toán,… và phải đúng với các điều khoản khác trong hợp
đồng.
Làm thủ tục hải quan
Theo quy định của luật hải quan, hàng nhập khẩu từ nước ngoài về, để
nhận được hàng, cần phải theo quy trình làm thủ tục hải quan:
- Khai và nộp tờ hải quan
- Xuất trình hàng hoá để kiểm hoá hàng hoá nhập khẩu
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính.
Khi hàng từ nước ngoài về đến Cảng Hải Phòng, sân bay Nội Bài thì
các đại lý sẽ gọi điện và gửi giấy thông báo nhận hàng cho công ty. Nếu hàng
về Cảng Hải Phòng thì công ty sẽ cử nhân viên trực tiếp đến đó làm thủ tục
hải quan để nhận hàng về đôi khi công ty cũng nhờ các công ty vận chuyển
làm luôn thủ tục hải quan cho. Nếu hàng về sân bay Nội Bài thì công ty sẽ gọi
điện cho đại lý và làm giấy tờ chuyển hàng về hải quan Gia Lâm rồi cho nhân
viên phòng kinh doanh xuất nhập khẩu sang làm thủ tục hải quan để nhận
hàng.
Nhận và kiểm tra hàng nhập khẩu
Sau khi làm thủ tục hải quan, hàng hoá sẽ được bàn giao cho công ty và
công ty chịu trách nhiệm chuyên chở hàng về kho của mình. Theo quy định
của công ty, thì chậm nhất 5 ngày trước khi tàu chở hàng đến cảng, phòng
xuất nhập khẩu phải hoàn tất các thủ tục, giấy tờ có liên quan đến việc nhận
hàng và cung cấp cho đại diện cho công ty (nếu hàng được chở vào sân bay
Nội Bài). Khi chi nhánh nhận được các giấy tờ phải kiểm tra lại để phát hiện
những thiếu xót cần bổ sung. Phòng xuất nhập khẩu có nhiệm vụ liên hệ với
các cơ quan chức năng của cảng nơi tàu (sân bay) đến để hỗ trợ, sắp xếp
phương tiện bốc dỡ hàng cho các đại diện. Mọi thủ tục phải hoàn tất chậm
nhất là 3 ngày kể từ ngày lô hàng được bốc dỡ xuống cảng và trước khi tàu
sẵn sàng làm hàng đối với hàng giao.
Khi nhận hàng, trước tiên công ty phải kiểm tra niêm phong kẹp chì
trước khi dỡ hàng. Nếu hàng có tổn thất hoặc hàng hoá xếp không đúng với vị
trí như trong vận đơn quy định, công ty phải mời cơ quan giám định lập biên
bản giám định. Theo hợp đồng, cơ quan giám định tại Việt Nam là
Vinacontrol. Trong trường hợp hàng bị đổ vỡ, thiếu hụt phải làm biên bản
giám định đổ vỡ, thiếu hụt. Sau khi giám định, Vinacontrol cung cấp chứng
thư giám định và hoá đơn cho công ty. Đồng thời, công ty cũng phải thông
báo thiệt hại này cho bên cơ quan bảo hiểm.
Do các đối tác của công ty là những đối tác lâu năm, có quan hệ tương đối
tốt, nên hàng hoá rất it khi bị thiếu hụt, hư hỏng,… nên việc kiểm tra hàng
hoá cũng rất nhanh chóng.
Làm thủ tục thanh toán
* Đối với thanh toán bằng hình thức chuyển tiền TT:
Hợp đồng thanh toán bằng điện chuyển tiền thông qua tài khoản số
211.10.00.012443.9 tại Ngân hàng ngoại thương Việt Nam. Chi phí chuyển
tiền do người được thụ hưởng chịu.
Bộ hồ sơ yêu cầu ngân hàng chuyển tiền gồm:
- Lệnh chuyển tiền (theo mẫu Ngân hàng ngoại thương)
- Hợp đồng nhập khẩu hàng hoá
- Giấy phép nhập khẩu (đối với hàng hoá cần giấy phép)
- Tờ khai hải quan (bản gốc)
- Hoá đơn
- Các giấy tờ khác có liên quan
* Đối với thanh toán bằng L/C:
Nhà xuất khẩu phải có nhiệm vụ xuất trình bộ chứng từ theo đúng yêu
cầu của L/C, thông qua Ngân hàng thông báo xuất trình bộ chứng từ cho
Ngân hàng ngoại thương Việt Nam xin thanh toán ngay sau khi giao hàng
xong. Bộ chứng từ này bao gồm:
- Hoá đơn thương mại: 02 bản
- 2/3 số vận đơn gốc hoặc chứng từ vận tải
- Giấy chứng nhận phẩm chất: 02 bản gốc
- Giấy chứng nhận xuất xứ: 01 bản gốc + 01 bản sao
- Phiếu kê khai đóng gói: 02 bản gốc
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
- Giấy chứng nhận của hãng chuyển phát nhanh DHL rằng trong vòng
5 ngày
Sau khi giao hàng, bộ chứng từ gốc đã được gửi cho người nhập khẩu.
Ngân hàng ngoại thương có nhiệm vụ kiểm tra bộ chứng từ, nếu bộ
chứng từ phù hợp thì Ngân hàng ngoại thương Việt Nam chấp nhận trả tiền.
Nếu bộ chứng từ không phù hợp với các điều khoản trong hợp đồng hoặc một
số giấy tờ có liên quan thì Ngân hàng ngoại thương thông báo cho công ty để
công ty xem xét xem có chấp nhận thanh toán hay không để Ngân hàng có thể
chấp nhận thanh toán với nhà xuất khẩu
2.2.5.5. Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Là công ty chuyên nhập khẩu linh kiện máy tính do đó việc hợp đồng
được kí kết là rất quan trọng, đảm bảo cho nguồn hàng được ổn đinh, bảng
sau cho chúng ta thấy được hiệu quả của việc đàm phán, thông qua số hợp
đồng được kí kết:
Bảng 2.3: Kết quả thực hiện hợp đồng nhập khẩu linh kiện máy tính
STT Chỉ tiêu
2007 2008 2009
Số
HĐ TT(%)
Số
HĐ TT(%)
Số
HĐ TT(%)
1 Hợp đồng đã ký kết 11 100 16 100 17 100
2 Hợp đồng đã thực hiện 11 100 16 100 17 100
3 Hợp đồng đã thực hiện
có sai sót
2 18.2 2 12.5 1 5.8
(Nguồn : Phòng xuất nhập khẩu công ty Sao Việt)
Tốc độ tăng số hợp đồng kí kết và thực hiện năm 2009 tăng chậm hơn
so với năm 2008 là do cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009 đã ảnh
hưởng đến các đối tác của công ty.
Số hợp đồng thực hiện có sai sót giảm nhiều, vì trình độ nghiệp vụ của
các nhân viên ngày càng được nâng cao, từ 18.2% năm 2007 giảm xuống
12.5% năm 2008 và chỉ còn 5.8% năm 2009. Các sai sót này chủ yếu nằm ở
khâu làm thủ tục hải quan, kê khai hàng hóa.
2.2.5.6. Thực trạng tiêu thụ linh kiện máy tính nhập khẩu trong nước
Kết quả tiêu thụ nhập khẩu
Hàng hóa nhập về cần có thị trường tiêu thụ để nhằm thu hồi vốn, tiếp
tục xoay vòng đồng vốn, bảng kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu linh kiện máy
tính sau sẽ cho ta thấy rõ hơn.
Bảng 2.4: Kết quả tiêu thụ hàng nhập khẩu, không gồm doanh thu dịch vụ
Đơn vị triệu đồng
Năm 2007 2008 2009
Chỉ tiêu
1. Tổng doanh thu bán hàng 4007.51 5410.4 5561.1
2. Giá vốn hàng bán (hàng
nhập đã có thuế)
2245.91 3143.2 3434
3. Chi phí 1414.1 1559.7 1720.8
4.Lợi nhuận trước thuế 347.5 707.5 406.25
6. Lợi nhuận sau thuế 278 566 325
(Nguồn : Phòng kế́ toán công ty Sao Việt)
Doanh thu hàng bán trong 3 năm gần đây liên tục tăng, năm 2008 là
năm công ty mở rộng quy mô lớn trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu, do
vậy trong năm này doanh thu tăng lên khá lớn với 5410.4 triệu đồng, tăng
1402.8 triệu đồng tương ứng tăng 35% so với năm 2007. Năm 2009, tổng
doanh thu lên 5561.1 triệu đồng, tức là tăng 150.3 triệu đồng, tương ứng tăng
2.8% Mặc dù không tăng nhiều như năm 2008 so với năm 2007, nhưng với
mức tăng 2.8% cũng là mức tăng tốt đối với hoạt động kinh doanh nhập khẩu
của một công ty.
Lợi nhuận sau thuế, năm 2008 đạt 566 triệu đồng, tăng 288 triệu đồng,
tương ứng tăng 103.6% so với năm 2007. Năm 2009, lợi nhuận sau thuế giảm
241 triệu đồng, tương ứng giảm 42,5%.
Năm 2008, do trong năm này công ty mở rộng quy mô về hoạt động
kinh doanh nhập khẩu khá lớn nên giá vốn hàng bán cũng tăng lên rất nhiều,
lên 3143.2 triệu đồng, tương ứng tăng 40% so với năm 2007. Năm 2009, giá
vốn hàng bán tăng 3434 triệu đồng, tương ứng tăng 9.2% so với năm 2008.
Đặc biệt năm 2009, chi phí cho bán hàng và các chi phí khác tăng 1720.8 triệu
đồng, tương đương với 10,3%. Điều này thể hiện rõ, năm 2009, do nền kinh
tế thế giới khủng hoảng trầm trọng và nó đã tác động mạnh đến nền kinh tế
Việt Nam, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty
rất lớn, dẫn đến cho công tác nhập hàng và bán hàng của công ty trở nên khó
khăn hơn. Do vậy, chi phí trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu trong năm
đã tăng lên đáng kể so với các năm trước, dẫn đến lợi nhuận bị giảm sút
nhiều.
Kênh phân phối hàng nhập khẩu
Trong những năm qua, nhu cầu về các mặt hàng do công ty nhập về ở
trong nước liên tục được tăng cao, đặc biệt thị trường tại trụ sở chính Hà Nội,
đây là thị trường rất rộng lớn, đời sống dân cư cao nên có thể coi là thị trường
đầy tiềm năng của công ty. Do vậy, trong 3 năm gần đây, tại đây có lượng
tiêu thụ hàng hoá cao nhất trong các địa điểm tiêu thụ hàng của công ty.
Tiếp theo là thị trường tại Hải Phòng, là nơi nhập hàng về do đó tại thị
trường này lượng hàng tiêu thụ cũng khá cao chiếm 27,8% tổng số lượng
hàng nhập về. Bên cạnh đó công ty còn có các đại lý đại diện ở nhiều tỉnh
thành miền Bắc, hàng hóa được vận chuyển về các đại lý này và được phân
phối tới người tiêu dùng như: đại lý tại thành phố Thái Bình, Nam định, Hà
Nam, Thái Nguyên, Bắc Ninh….
Năm 2009 hàng nhập trong năm này tồn nhiều là do ảnh hưởng rất lớn
từ yếu tố khách quan là khủng hoảng kinh tế thế giới và sự biến động lớn nền
kinh tế trong nước.
Chính sách giá
Đối với các mặt hàng khác như linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông …
công ty áp dụng chính sách giá linh hoạt tuỳ vào đối tượng khách hàng, tuỳ
vào chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường. Đối với khách hàng truyền
thống lâu năm, những khách hàng mua với lượng hàng hoá lớn thì công ty áp
dụng giá bán buôn (giá thấp), đối với những khách hàng mua với lượng hàng
ít thì công ty có thể áp dụng giá bán lẻ (giá cao). Định giá cho sản phẩm cũng
còn tuỳ vào chu kỳ sống của sản phẩm trên thị trường, nếu sản phẩm còn mới
trên thị trường, công ty có thể áp dụng giá “hớt váng” - tức là với giá tương
đối cao nhằm thu lợi nhuận lớn; nếu sản phẩm đang ở giai đoạn bão hoà hoặc
đang dần suy thoái của chu kỳ sống trên thị trường thì công ty ap dụng giá
thấp nhằm tiêu thụ hết được sản phẩm , thay thế sản phẩm mới để kinh doanh.
Quảng cáo khuyến mại
Quảng cáo, khuyến mại là các hoạt động của xúc tiến thương mại nhằm
thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và cung ứng dịch vụ của các
doanh nghiệp.
Đối với các mặt hàng linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông,… công ty
thường áp dụng phương thức quảng cáo sản phẩm hàng hoá trên mạng
Internet, các catalogue,tổ chức các buổi giới thiệu sản phẩm, các chương trình
giảm giá nhằm thu hút khách hàng… Về khuyến mại, công ty áp dụng khuyến
mại các hoạt động dịch vụ kèm theo như là dịch vụ lắp đặt sản phẩm tận nơi
cho người sử dụng, dịch vụ bảo dưỡng sản phẩm,…
Khách hàng tiêu thụ sản phẩm
Các mặt hàng linh kiện điện tử, thiết bị viễn thông,…đối tượng tiêu thụ
được bán cho tất cả các tổ chức, cơ quan, đoàn thể cá nhân nào có nhu cầu.
Do công ty có trụ sở và chi nhánh ở khắp miền Bắc, nên khách hàng
tiêu thụ sản phẩm của công ty khá lớn, thuận lợi cho việc kinh doanh hàng
nhập khẩu của công ty. Nhất là các tỉnh thành trên đường vận chuyển hàng
hóa đi qua: Thái Bình, Nam Định, Hải Dương…
Hoạt động hỗ trợ sau bán hàng
Với lực lượng kỹ thuật viên chuyên nghiệp, đào tạo chính quy, với
năng lực kỹ thuật và khả năng cơ động cao cùng với lực lượng cộng tác viên
kỹ thuật kinh nghiệm, Sao Việt hoàn toàn có khả năng bảo hành thiết bị tại
chỗ, giải quyết nhanh chóng nhất những sự cố của hầu hết các thiết bị đã được
Sao Việt phân phối trên thị trường. Tiêu chuẩn bảo hành thiết bị của công ty
(xem phụ luc 3)
Các sản phẩm do Công ty Sao Việt cung cấp đều có công ty hoặc văn
phòng đại diện tại Việt Nam và có quan hệ chặt chẽ với hãng của mình. Các
văn phòng đại diện tại cũng như hệ thống hỗ trợ kỹ thuật của các Công ty đa
quốc gia sẽ có những hỗ trợ tốt nhất cho các sản phẩm do Công ty Sao Việt
cung cấp. Văn phòng đại diện sẽ đảm bảo việc cung cấp các tài liệu kỹ thuật,
tư vấn hỗ trợ khách hàng, đảm bảo đầy đủ linh kiện cho Trung tâm bảo hành
của Công ty Sao Việt.
Những đại lý của Công ty Sao Việt đều có khả năng hỗ trợ hoàn hảo
cho khách hàng về các máy do Công ty cung cấp. Các vấn đề hệ thống đều
được giải quyết một cách nhanh chóng.
2.3. ĐÁNH GIÁ MỘT SỐ CHỈ TIÊU TRONG HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH CỦA CÔNG TY
2.3.1. Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu
Doanh thu thuần
Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu =
Tổng chi phí
Bảng 2.5: Tỷ suất doanh lợi nhập khẩu
Năm Doanh thu thuần ( triệu đồng)
Tổng chi phí
( triệu đồng)
Tỷ suất doanh
lợi nhập khẩu
2007 4007.51 3660.01 1.09
2008 5410.4 4702.58 1.15
2009 5561.1 5154.83 1.08
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp công ty Sao Việt)
Qua số liệu trên cho thấy hiệu quả sử dụng chi phí kinh doanh của công
ty tăng giảm không đều, đây không phải là điều tốt cho công ty, vì nó cho biết
doanh nghiệp sử dụng chi phí như thế nào, có hiệu quả hay ko: Ví như công
ty cổ phần thương mại và công nghệ sao việt, tỉ suốt doanh lợi năm 2007 là
1.09 tức là 1 đồng chi phí bỏ ra thì thu được 1.09 đồng lợi nhuận, con số này
năm 2009 là 1.08 cho thấy 1 đồng chi phí bây giờ đã sinh ra được 1.08 đồng
lợi nhuận. Đây cũng là con số chấp nhận được, vì chúng ta biết rằng năm
2008-2009 xảy ra cuộc khủng hoảng dó đó chi phí lẽ ra phải cao hơn, mặc dầu
đã thực hiện những biện pháp thắt chặt chi tiêu công, giảm thiểu chi phí khác
đã làm cho, chỉ số tỷ suất doanh lợi giảm ở mức thấp nhất có thể.
2.3.2. Mức sinh lời của vốn
Chỉ tiêu này cho biết mỗi một đồng vốn sinh ra bao nhiêu đồng doanh
thu. Dựa vào chỉ tiêu này biết được sử dụng vốn vào kinh doanh có hiệu quả
hay không, nếu như hiệu suất vốn kinh doanh cao (một đồng vốn đem lại
nhiều đồng doanh thu) thì hiệu quả sử dụng vốn cao và khi đó kết quả hoạt
động kinh doanh cũng cao, ngược lại hiệu quả sử dụng vốn thấp thì kết quả
hoạt động kinh doanh thấp.
Doanh thu thuần
Hiệu suất vốn kinh doanh =
Vốn kinh doanh
Bảng 2.6: Mức sinh lời của vốn
Năm Doanh thu thuần
(triệu đồng)
Vốn kinh doanh
( triệu đồng)
Hiệu suất vốn
kinh doanh
2007 4007.51 2079.55 1.93
2008 5410.4 2910.33 1.86
2009 5561.1 3301.9 1.68
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Qua bảng trên có thể thấy hiệu suất vốn kinh doanh của công ty giảm
dần qua các năm từ 1.93 năm 2007 xuống 1.86 năm 2008 và 1.68 năm 2009,
như vậy cho thấy hiệu quả sử dụng vốn của công ty Sao Việt đang giảm sút.
Việc sử dụng vốn kém hiệu quả trong giai đoạn này có thể là do cuộc khủng
hoảng tài chính năm 2008-2009 làm ảnh hưởng đến công ty.
2.3.3. Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
Chỉ tiêu này cho biết số lượng nội tệ mà soanh nghiệp thu được khi bỏ
ra một đồng ngoại tệ. Nếu tỷ suất ngoại tệ > tỷ giá hối đoái thì việc sử dụng
ngoại tệ vào hoạt động kinh doanh là có hiệu quả.
∑ Doanh thu bán hàng nhập khẩu tính bằng nội tệ
Tỷ suất ngoại tệ =
∑ Doanh thu bán hàng tính bằng ngoại tệ
Bảng 2.7: Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu
Năm Doanh thu thuần ( triệu đồng)
Tỷ giá USD/VND
bình quân Tỷ suất ngoại tệ
2007 4007.51 16106.45 17635.68
2008 5410.4 16475 18953.51
2009 5561.1 18500 19957.98
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Có thể thấy rằng tỉ suất ngoại tệ luôn lớn hơn tỉ giá USD/VND có nghĩa
là công ty sử dụng ngoại tệ vào kinh doanh là có hiệu quả, không bị lỗ.
Giả sử nếu năm 2007 tỉ suất ngoại tệ là 15000 chẳng hạn thì mỗi 1
USD công ty mang đi đầu tư thì đã bị lỗ hơn 1000 VND
2.3.4. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Lợi nhuận trước thuế bán hàng nhập khẩu
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn =
Vốn bình quân của năm
Bảng 2.8: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn
Năm Lợi nhuận trước thuế (triệu đồng)
Vốn kinh doanh
( triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhận
trên vốn
2007 347.5 2079.55 0.15
2008 707.5 2910.33 0.23
2009 406.25 3301.9 0.12
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn phản ảnh: một đồng vốn bỏ ra trong
năm sinh lời được bao nhiêu đồng lợi nhuận?
Với số liệu tổng hợp như trên năm 2007, 1 đồng vốn bỏ ra thì thu được
0.15 đồng lợi nhuận. Tỉ suất lợi nhuận năm 2008 là cao nhất tới 0.23, là năm
mở rộng hoạt động kinh doanh, đồng thời tìm được nguồn hàng giá hợp lý là
hai nhân tố chính góp phần làm tăng tỉ suất lợi nhuận trên vốn. Trong khi năm
2009 khủng hoảng tài chính làm giảm chỉ số này xuống còn 0.12 thấp hơn
năm 2007. Đây cũng là điều dễ hiểu, bởi trong hoàn cảnh khó khăn như vậy
không để bị thua lỗ đã là một thành công.
2.3.5. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ảnh: kết quả tiêu thụ
được một đồng doanh thu thì được bao nhiều đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận trước thuế
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu =
∑ Doanh thu bán hàng
Bảng 2.9: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu
Năm Lợi nhuận trước
thuế (triệu đồng)
Doanh thu thuần
( triệu đồng)
Tỷ suất lợi nhận
trên doanh thu
2007 347.5 4007.51 0.09
2008 707.5 5410.4 0.13
2009 406.25 5561.1 0.07
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Theo kết quả tính toán ở trên thì năm 2008, 1 đồng doanh thu sẽ tạo
được 0.13 đồng lợi nhuận, cao nhất trong 3 năm nghiên cứu. Năm 2009 là
0.07, chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính thế giới
2.3.6. Doanh lợi doanh thu
Hệ số lợi nhuận ròng phản ánh khoản thu nhập ròng (thu nhập sau thuế)
của một công ty so với doanh thu của nó. Hệ số này càng cao thì càng tốt vì
nó phản ánh hiệu quả hoạt động của công ty.
Lợi nhuận ròng
Doanh lợi doanh thu =
Doanh thu thuần
Bảng 2.10: Doanh lợi doanh thu
Năm Doanh thu thuần
( triệu đồng)
Lợi nhuận ròng
( triệu đồng)
Hệ số doanh lợi
doanh thu
2007 4007.51 278 0.069
2008 5410.4 566 0.105
2009 5561.1 325 0.058
( Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Trên thực tế mức lợi nhuận ròng giữa các ngành là khác nhau, còn
trong bản thân một ngành thì công ty nào quản lý và sử dụng yếu tố đầu vào
tốt hơn thì sẽ có hệ số lợi nhuận cao hơn. Đây là một trong các biện pháp
quan trọng đo lường khả năng tạo lợi nhuận của công ty năm nay so với các
năm khác.
Hệ số doanh lợi của công ty tăng giảm không đều, song vẫn ở mức
chấp nhận được.
2.3.7. Hệ số tổng lợi nhuận
Hệ số này cho biết mức độ hiệu quả khi sử dụng các yếu tố đầu vào
(vật tư, lao động) trong một quy trình sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh số - Trị giá bán hàng theo giá mua
Hệ số ∑ doanh lợi =
Doanh số
Bảng 1.11: Hệ số tổng lợi nhuận
Năm Doanh thu thuần ( triệu đồng)
Trị giá hàng bán
theo giá mua
( triệu đồng )
Hệ số
∑doanh lợi
2007 4007.51 2079.55 0.48
2008 5410.4 2910.33 0.46
2009 5561.1 3301.9 0.41
(Nguồn: Phòng tài chính tổng hợp Công ty Sao Việt)
Trong thực tế khi muốn xem các chi phí này có cao quá hay không là
đem so sánh hệ số tổng số lợi nhuận của một công ty với hệ số của các công
ty cùng ngành, nếu hệ số tổng lợi nhuận của các công ty đối thủ cạnh tranh
cao hơn, thì công ty cần có giải pháp tốt hơn trong việc kiểm soát các chi phí
đầu vào.
Vì không có hệ số của các công ty cùng ngành do đó không thể đánh
giá được hết tác dụng của nó xong có thể thấy hệ số này đang giảm dần, có
nghĩa là hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào của Sao Việt đang giảm. Công
ty cần điều chỉnh lại cho thích hợp
2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ NHẬP KHẨU LINH KIỆN
MÁY TÍNH CỦA CÔNG TY
2.4.1. Thành công
Nhìn chung trong những năm qua, do quy mô hoạt động kinh doanh,
khối lượng công việc phát triển cao của công ty đã tạo lên sức ép lớn đối với
cán nhân viên mặc dù công ty đã tuyển thêm nhân viên cho phòng kinh doanh
và ban giám đốc đã điều chuyển cán bộ chủ chốt cho phòng xuất nhập khẩu.
Cùng sự lãnh đạo của cấp trên và sự quyết tâm cao của nhân viên đã đưa công
ty Sao Việt không ngừng lớn mạnh và gặt hái được những thành quả to lớn
trong hoạt động kinh doanh, có tính kế hoach cao, gắn kết chặt chẽ, đặc biệt
trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Công ty chủ yếu nhập
mặt hàng linh kiện máy tính, thiết bị điện tử, thiết bị viễn thông … cùng với
một số các mặt hàng khác để đáp ứng nhu cầu trong nước, khi mà trong nước
chưa có đủ khả năng sản xuất đáp ứng được nhu cầu. Chính vì vậy, kim ngạch
nhập khẩu của công ty là khá́ lớn.
Sở dĩ có được kết quả khả quan như vậy là bởi các lý do sau:
Công ty luân gây dựng hình ảnh của mình Sự thành công của một công ty
luôn được đảm bảo bởi hai nhân tố: Chất lượng sản phẩm tốt và dịch vụ
ưu việt.
Công ty luôn có một kế hoạch kinh doanh hợp lý kế hoạch đó giúp công
ty xác định rõ lĩnh vực kinh doanh của mình, dự tính chi phí và doanh thu,
lường tính các rủi ro. Kế hoạch kinh doanh giúp công ty biết được chiến
lược lược kinh doanh của mình và làm thế nào để đạt được điều đó.
Công ty thường xuyên đổi mới sản phẩm theo tiến bộ của khoa học kỹ
thuật. Đổi mới cả phương thức hoạt động, từ cách định giá, xúc tiến bán
hàng, cung cấp dịch vụ cho khách hàng và phân phối, luôn chú ý đến
những thay đổi và ứng dụng chúng để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
như hiệu quả công việc.
Bộ máy quản lý của công ty đã được sắp xếp hợp lý, các nhân viên trong
phòng kinh doanh, phòǹg xuất nhập khẩu đã được điều chỉnh, phân công
đúng người đúng việc và thường xuyên được đào tạo nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn.
Công ty đã sử dụng và khai thác có hiệu quả vốn, biết đầu tư mở rộng thị
trường và phát triển thị trường trọng điểm.
Nhân viên trong các phòng luôn tích cực giúp đỡ lẫn nhau để phòng vượt
mức kế hoạch đề ra.
2.4.2. Những khó khăn còn tồn tại
2.4.2.1. Trong nghiên cứu thị trường
Vì mới được thành lập từ năm 2005 do đó việc nghiên cứu thị trường
còn nhiều hạn chế nên việc khai thác các mặt hàng cần nhập còn hạn chế,
chưa có được sự lựa chọn nhiều cho các sản phẩm và đối tác. Công ty chưa có
một bộ phận riêng biệt về nghiên cứu thị trường, mà việc nghiên cứu này đều
do các cán bộ nhân viên trong phòng xuất nhập khẩu tự tìm kiếm nghiên cứu,
nên không có nhiều thời gian để tìm hiểu nghiên cứu cũng như chưa có được
tính chuyên nghiệp cao.
2.4.2.2. Trong công tác chọn đối tác
Trong công tác chọn đối tác nhập khẩu, công ty chủ yếu còn lựa chọn
các đối tác quen, chưa mở rộng ra các đối tác mới nên đôi khi còn bị động
trong việc giá cả hoặc còn phụ thuộc nhiều vào họ trong công tác thực hiện
hợp đồng.
Trong thư hỏi hàng và thư hỏi giá công ty chưa thể hiện rõ hết tiềm
năng của công ty như về mặt kinh nghiệm làm việc, uy tín trên thị trường , ...
để đối tác có thể hiểu biết nhiều hơn về công ty và họ sẵn sàng làm đối tác lớn
cho công ty.
Công ty cũng còn chưa quan tâm nhiều lắm đến việc đi đến thăm quan
trực tiếp cơ sở của đối tác, một phần cũng là do kinh phí quá cao nên cũng
hạn chế, nên đôi khi chưa hiểu rõ hết được đối tác, hiểu rõ được xuất xứ của
sản phẩm như thế nào để có thể giới thiệu với khách hàng bán được hàng tốt
hơn.
2.4.2.3. Trong công tác đàm phán ký kết hợp đồng
Công tác giao dịch đàm phán của công ty với các đối tác nước ngoài
chủ yếu là bằng thư từ và điện tín nên đôi khi cũng gặp khó khăn về tính cách,
tâm lý giữa các bên, dẫn đến hiểu lầm lẫn nhau. Ví dụ: Trong 1 buổi đàm
pháp với đối tác Mỹ, vì tập quán hai bên khác nhau, và nhiều yếu tố văn hóa,
trình độ, trong khi phía Sao Việt cố gắng đàm phán giảm giá thành sản phẩm
của lô hàng muốn nhập vì công ty mới được thành lập, vốn không có nhiều,
mà chi phí phát sinh quá nhiều, phía Mỹ không hiểu rõ những khó khăn của
Sao Việt nên đã từ chối, cả hai bên vì không đạt được nhất trí lên hợp đồng đã
bị hủy bỏ. Chính vì những hiểu lầm đó đã dẫn đến hợp đồng đã không được
ký kết, và khi các hợp đồng đã không được ký kết lại mang lại một tổn thất về
thời gian, về chi phí tìm hiểu, nghiên cứu đối tác, công ty lại bị mất những cơ
hội lớn khác. Khi đó hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ bị giảm sút.
2.4.2.4. Trong thực hiện hợp đồng nhập khẩu
Trong quá trình thực hiện hợp đồng nhập khẩu thường gặp phải những
khó khăn, những sai sót nhất định và những khó khăn, sai sót ấy đã trở thành
những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động kinh doanh của công ty nói chung
và của phòng xuất nhập khẩu nói riêng. Những sai sót và khó khăn thường
gặp phải trong các khâu:
Khâu xin giấy phép nhập khẩu:
Việc xin giấy phép đôi khi vẫn còn bị vướng mắc chậm tiến độ với
những thủ tục còn phức tạp. Do đội ngũ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm nên
việc chuẩn bị thiếu giấy tờ có liên quan đến việc xin giấy phép nhập khẩu
của công ty dẫn đến kéo dài thời gian trong quá trình nhập khẩu.
Hiện nay hầu hết các mặt hàng đều không phải xin giấy phép nhập
khẩu, trừ một số mặt hàng đặc biệt, mặt hàng mà công ty kinh doanh không
thuộc loại phải xin giấp phép do đó khâu này đối với công ty có thể không
cần thiết
Khâu làm thủ tục hải quan:
Ở Việt Nam, thủ tục giấy tờ còn quá cồng kềnh chưa được gọn gàng,
làm thủ tục hải quan của công ty cũng bị ảnh hưởng sự khó khăn, chậm trễ là
do một phần từ cái rườm rà đó. Sự chậm trễ của việc thực hiện hợp đồng sẽ
không đảm bảo được uy tín của công ty đối với khách hàng, hậu quả là có thể
mất khách hàng chính từ giấy tờ thủ tục hải quan. Giấy tờ, thủ tục hải quan
giao nhận không thuận lợi, hàng hoá không nhận được ngay phải lưu kho bãi ,
khi đó lại mất thêm phí tổn lưu kho dẫn đến chi phí cao, lợi nhuận của công ty
bị giảm xuống.
Hàng hóa của công ty không được luân chuyển kịp thời, thời gian làm
thủ tục bị kéo dài còn do chính sách thuế và hải quan ở Việt Nam thay đổi
liên tục dẫn đến tình trạng công nhân viên không nắm bắt kịp sự thay đổi đó,
điều này gây khó khăn cho việc kê khai tờ khai theo quy định trong hợp đồng,
theo đúng quy định củ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- Nhập khẩu linh kiện máy tính tại Công ty cổ phần thương mại và công nghệ Sao Việt.pdf