Luận văn Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay

Tài liệu Luận văn Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay: LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta có 54 thành phần dân tộc cùng cư trú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình được kết tinh với hàng ngàn năm văn hiến. Cùng với dòng chảy của thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc cũng vận động, biến đổi theo những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên âm hưởng văn hóa chung của cả cộng đồng người Việt. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi mặt của đời sống xã hội, đã tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập, có cơ hội giao lưu và tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thời c...

pdf101 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN: Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất nước ta có 54 thành phần dân tộc cùng cư trú. Mỗi dân tộc đều có bản sắc riêng của mình được kết tinh với hàng ngàn năm văn hiến. Cùng với dòng chảy của thời gian và những biến động của lịch sử, văn hóa của mỗi dân tộc cũng vận động, biến đổi theo những quy luật nhất định, vừa liên tục, vừa đứt đoạn, vừa độc lập, vừa kế thừa, vừa có sự đan xen những yếu tố mới và cũ để làm nên những nét độc đáo rất riêng của mỗi dân tộc và góp phần tạo nên âm hưởng văn hóa chung của cả cộng đồng người Việt. Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa mọi mặt của đời sống xã hội, đã tạo điều kiện cho các quốc gia, dân tộc trên thế giới cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao mức sống và thu nhập, có cơ hội giao lưu và tạo thêm nhiều giá trị văn hóa mới làm giàu thêm bản sắc văn hóa của dân tộc mình. Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, vận hội của sự phát triển là nguy cơ phân hóa giàu nghèo và sự bất bình đẳng trong hưởng thụ văn hóa. Hơn nữa, các thế lực thù địch vẫn tiến hành âm mưu diễn biến hòa bình, đặc biệt là trên mặt trận văn hóa - tư tưởng, chống lại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta. Do vậy, khẳng định hệ giá trị văn hóa dân tộc đang là vấn đề cấp thiết vừa có tính thời sự vừa lâu dài đối với đất nước ta. Đây là vấn đề không mới, rất nhiều văn kiện của Đảng, chính sách của Nhà nước đã đề ra chủ trương, giải pháp cụ thể việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc đặc biệt là vùng văn hóa các dân tộc thiểu số. Tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương năm, (khóa VIII) Đảng chủ trương: Phải tiếp tục cụ thể bằng hệ thống các chính sách mạnh, tạo điều kiện cần thiết để văn hóa các dân tộc thiểu số phát triển trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Trong cộng đồng đa dân tộc, dân tộc Mường chiếm tỷ lệ dân số đông thứ 4 sau các dân tộc Kinh, Tày, Thái, họ cư trú trên vùng địa bàn đồi núi thấp thuộc các tỉnh Hòa Bình, Thanh Hóa, Hà Tây... Đặc biệt với kiểu địa bàn trung du và miền núi như tỉnh Phú Thọ, sự phong phú về cảnh quan, môi trường đã tác động rất lớn đến đời sống văn hóa người Mường ở đây, làm nên một đời sống văn hóa dân gian khá phong phú như lễ hội, trang phục, thơ, ca, tín ngưỡng... đậm tính triết lý nhân sinh. Trước sự tác động và biến đổi của thế giới, có không ít những giá trị văn hóa truyền thống của người Mường chỉ còn tồn tại trong ký ức của những người già. Trong rất nhiều nguyên nhân dẫn tới sự mai một, biến thái, đứt gãy những giá trị văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung, dân tộc Mường nói riêng có nguyên nhân ở sự nhận thức lệch lạc, quản lý yéu kém của một bộ phận cán bộ đảng viên; có nguyên nhân nằm trong chính bản thân những con người, những tầng lớp kế thừa văn hóa của dân tộc ấy... Cho nên, việc bồi dưỡng, nâng cao nhận thức và vai trò lãnh, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân; giáo dục ý thức, tinh thần chủ động giữ gìn, phát huy tinh hoa văn hóa của mỗi tộc người là hết sức cần thiết. Với những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay" làm luận văn thạc sĩ chuyên ngành Triết học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nghiên cứu về văn hóa và văn hóa dân tộc thiểu số ở nước ta không phải là vấn đề mới, từ trước đến nay có khá nhiều công trình nghiên cứu với tầm cỡ, quy mô và khía cạnh khác nhau. - Các công trình, bài viết dưới góc độ triết học như: Vũ Thị Kim Dung, Cách tiếp cận vấn đề văn hóa theo quan điểm triết học Mác, Tạp chí Triết học, số 1/1998; Vũ Đức Khiển, Văn hóa với tư cách một khái niệm triết học và vấn đề xác định bản sắc văn hóa dân tộc, Tạp chí Triết học, số 6/2000; Nguyễn Huy Hoàng, Văn hóa trong nhận thức duy vật lịch sử của Các Mác, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2000 và Mấy vấn đề triết học văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Viện Văn hóa, Hà Nội, 2002. - Các công trình, bài viết về mối quan hệ giữa văn hóa và phát triển như: Trần Ngọc Hiên, "Văn hóa và phát triển - từ góc nhìn Việt Nam", Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1993; Phạm Văn Đồng, "Văn hóa và đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Phạm Xuân Nam, " Văn hóa vì sự phát triển", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998 - Các công trình bài viết về vai trò của văn hóa trong nền kinh tế thị trường như: Hồ Sĩ Vịnh, "Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999; Đặng Hữu Toàn, "Vai trò của văn hóa trong sự phát triển lâu bền theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa", Tạp chí Triết học, số 2/1999. - Các công trình nghiên cứu về bản sắc văn hóa dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số Việt Nam như: Đỗ Huy - Trường Lưu, "Bản sắc dân tộc của văn hóa", Viện Văn hóa, 1990; Huy Cận, "Suy nghĩ về bản sắc văn hóa dân tộc", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994; Nguyễn Từ Chi, "Góp phần nghiên cứu văn hóa và tộc người", Nxb Văn hóa Dân tộc, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội, 2003; Trần Văn Bính (chủ biên), "Văn hóa các dân tộc Tây Bắc - thực trạng và những vấn đề đặt ra", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004; Phan Hữu Dật, "Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam", Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004. Những bài viết và công trình nghiên cứu về văn hóa Mường ở Phú Thọ có liên quan trực tiếp đến luận văn như: Nguyễn Dương Bình, “Một vài nét về tình hình xã hội vùng Mường tỉnh Vĩnh Phú trước cách mạng tháng 8”, Dân tộc học, số 4/ 1974; Lê Tượng, “Những yếu tố văn hóa cổ Việt Mường trên đất Vĩnh Phú”, Dân tộc học, số 3/ 1975; Nguyễn Ngọc Thanh, Gia đình và hôn nhân của người Mường ở Tỉnh Phú Thọ, Luận án tiến sỹ khoa học lịch sử, Viện dân tộc học, Hà Nội, 1999; Hà Văn Linh, Tổ chức xã hội cổ truyền và những biến đổi của nó ở người Mường Thanh Sơn - Phú Thọ, Luận án tiến sỹ khoa học lịch sử, Viện dân tộc học, Hà Nội, 2005. Ngoài ra, trong các văn kiện của Đảng cũng nêu rõ vị trí, vai trò và nhiệm vụ của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa hiện nay. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu vấn đề: "Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay". 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ tính đặc thù của giá trị văn hóa dân tộc Mường, những yêu cầu cấp thiết của việc giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc ít người nói chung và dân tộc Mường nói riêng, luận văn đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ hiện nay. * Nhiệm vụ: Để đạt mục đích đã nêu trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Làm rõ quan điểm mác xít về chủ quan; nhân tố chủ quan; văn hóa; bản sắc văn hóa; bản sắc văn hóa dân tộc thiểu số. - Chỉ ra vai trò của nhân tố chủ quan với việc giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. - Trình bày những điều kiện nảy sinh và tồn tại của văn hóa Mường; chỉ rõ nét đặc thù của giá trị văn hóa dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ. - Tìm hiểu thực trạng và những yêu cầu cấp bách của việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. - Nêu một số phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Phú Thọ hiện nay. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Văn hóa là một lĩnh vực hết sức rộng lớn, bao hàm cả văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần; Phú Thọ là tỉnh có hơn 20 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đa dạng các sắc thái văn hóa ấy, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu, làm rõ vai trò của nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc Mường tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu * Cơ sở lý luận: Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam; các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước đã công bố, có nội dung liên quan tới vấn đề mà luận văn đề cập. * Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử để phân tích, lý giải, làm rõ các vấn đề; đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp: Lịch sử và lôgíc; phân tích và tổng hợp; quy nạp và diễn dịch... nhằm đạt tới mục đích mà luận văn đã đề ra. 6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn Luận văn góp phần điều tra, nghiên cứu những nét đặc thù của văn hóa dân tộc Mường ở Phú Thọ, từ đó đề xuất một số phương hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường ở Phú Thọ hiện nay. 7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Luận văn có thể được sử dụng phục vụ cho công tác văn hóa tư tưởng của tỉnh Phú Thọ và làm tài liệu tham khảo cho công tác giảng dạy chuyên ngành: Triết học, Văn hóa... ở các trường chính trị tỉnh hoặc các trường đại học, cao đẳng. 8. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 3 chương, 7 tiết. Chương1 Nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 1.1. Nhân tố chủ quan, điều kiện khách quan và bản sắc văn hóa dân tộc 1.1.1. Khái niệm: “nhân tố chủ quan”, “điều kiện khách quan” “Nhân tố chủ quan” và “điều kiện khách quan” là những khái niệm được hỡnh thành và phỏt triển trong quỏ trỡnh nghiờn cứu hoạt động thực tiễn của con người. Đây là những khái niệm chủ yếu khái quát mối quan hệ giữa hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo giới tự nhiên của con người. Trong quá trỡnh hoạt động, tác động và cải tạo giới tự nhiên; con người vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể cải tạo hoàn cảnh. Do vậy, việc xác định cái gỡ là ĐKKQ, cái gỡ là NTCQ chỉ mang tớnh chất tương đối, và nhất thiết phải tỡm hiểu cỏc khỏi niệm liờn quan tới hoạt động của con người, như khái niệm “chủ thể”, “khách thể”, “chủ quan”, “khách quan”. * Về khái niệm: “chủ thể”, “khách thể”: Trong quỏ trỡnh nghiờn cứu, cỏc nhà khoa học đó đưa rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về hai phạm trù này: Có quan điểm cho rằng: “Chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm) tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn” [61, tr.92]. Hoặc: “Chủ thể là con người có ý thức, ý chớ, và đối lập với khách thể bên ngoài” [62, tr.192]. Con người với tư cách là chủ thể, là con người thực tiễn, con người hành động, với đặc trưng cơ bản là năng lực hoạt động sáng tạo nhằm cải tạo khách thể (tự nhiên, xó hội) và chỉ trong quỏ trỡnh nhận thức, cải tạo giới tự nhiờn và cải tạo đời sống xó hội thỡ con người mới bộc lộ mỡnh với tư cách là chủ thể của lịch sử. Khi nói tới khái niệm “chủ thể”, V.I.Lênin viết: “Khái niệm ấy (= con người) là khuynh hướng tự mỡnh thực hiện mỡnh, tự cho mỡnh, qua bản thõn mỡnh, một tớnh khỏch quan trong thế giới khỏch quan và tự hoàn thiện (tự thực hiện) mỡnh” [28, tr.288]. Từ các quan niệm đó nờu ở trờn, cú thể hiểu: Chủ thể - đó là con người với những cấp độ khác nhau (cá nhân, nhóm, giai cấp) đó và đang thực hiện một quá trỡnh hoạt động nhằm cải tạo khách thể tương ứng. Với cách hiểu khái niệm “chủ thể” như vậy thỡ chỉ cú thể quan niệm: Khách thể là tất cả những gỡ mà chủ thể hướng vào nhằm nhận thức và cải tạo nó. Như vậy, không phải tất cả hiện thực khách quan đều là khách thể mà chỉ có những hiện thực khách quan mà con người hướng tới nhận thức và cải tạo mới trở thành khách thể; tùy mức độ xác định chủ thể nhận thức, cải tạo thế giới khách quan là ai mới có thể xác định được khách thể tương ứng. Khách thể có thể là những hiện tượng, quá trỡnh thuộc giới tự nhiờn, cũng cú thể là những gỡ do con người tạo ra nhờ hoạt động lao động sản xuất vật chất, là những yếu tố xó hội, những quan hệ kinh tế, quan hệ chớnh trị - xó hội v.v… Khách thể và chủ thể có mối quan hệ mật thiết với nhau, quy định lẫn nhau, mặt này là tiền đề tương tác của mặt kia, và con người chỉ trở thành chủ thể khi hoạt động tác động vào thế giới khỏch quan, biến thế giới khỏch quan ấy thành khỏch thể của quỏ trỡnh hoạt động thực tiễn của mỡnh. Chủ thể nhận thức và cải tạo một cỏch chủ động sáng tạo khách thể theo mục đích của mỡnh; nhưng chính khách thể bị tác động lại quy định chủ thể. Bởi lẽ, khách thể tồn tại độc lập với chủ thể và luôn vận động theo những quy luật vốn có của nó, chỉ khi nào chủ thể nhận thức, hành động phù hợp với quy luật vận động của khách thể, khi đó hoạt động của chủ thể mới đem lại hiệu quả tích cực. * Về khái niệm: “cái chủ quan”, “cái khách quan”: Đây là hai khái niệm nói lên những thuộc tính chung của chủ thể và khách thể được bộc lộ trong quá trỡnh hoạt động thực tiễn của con người. Những thuộc tính, tính chất, yếu tố tồn tại ngoài chủ thể, phụ thuộc vào chủ thể là cái chủ quan; những tính chất, yếu tố tồn tại ngoài chủ thể, không phụ thuộc vào chủ thể là cái khách quan; nhưng giữa cái khách quan và cái chủ quan luôn tồn tại mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại và chuyển hóa lẫn nhau. Vỡ vậy, khi núi về khỏi niệm “cỏi chủ quan” cú học giả cho rằng: “Chủ quan là ý thức của chủ thể” [43, tr.92]. Hoặc: “Chủ quan là những gỡ thuộc về chỉ đạo hoạt động của chủ thể” [43, tr.192]. Chúng tôi đồng ý kiến với quan điểm thứ 2. Tuy nhiên, khi xem xét toàn bộ hoạt động của con người và những sản phẩm của hoạt động đó thỡ thấy rằng: chỳng bao giờ cũng chứa đựng những dấu ấn của cái chủ quan; nhưng không thể coi tất cả những cái mang dấu ấn chủ quan (nhất là những dấu ấn thuộc những sản phẩm nằm ngoài chủ thể) là thuộc về cái chủ quan. Hơn nữa, cái chủ quan cũng không đơn thuần chỉ là ý thức như một số học giả quan niệm, mà cái chủ quan cũn bao gồm cả yếu tố thể lực, yếu tố tinh thần như: tri thức, tỡnh cảm, ý chớ v.v…của con người, và chính cả bản thân hoạt động của họ. Như vậy, có thể nói: cỏi chủ quan là tất cả những gỡ thuộc về chủ thể và phụ thuộc vào chủ thể. Trong những hoạt động cụ thể, khi chủ thể tác động lên khách thể và biến đổi nó theo mục đích của mỡnh, khụng phải lỳc nào chủ thể hoạt động cũng dùng tất cả những năng lực, phẩm chất, yếu tố vốn có của mỡnh, mà cú thể chỉ huy động một phần, một bộ phận các yếu tố tạo thành cái chủ quan trong quá trỡnh tương tác với khách thể, cái đó gọi là nhân tố chủ quan. Nói cách khác, nhõn tố chủ quan là những gỡ thuộc về chủ thể, tham gia trực tiếp vào quỏ trỡnh hoạt động của chủ thể, cũng như bản thân hoạt động đó. Do vậy, sẽ là sai lầm nếu đồng nhất nhân tố chủ quan với tất cả các yếu tố tạo thành cái chủ quan, hoặc đồng nhất nhân tố chủ quan với ý thức của chủ thể. Vỡ “yếu tố” là khái niệm chỉ các bộ phận cấu thành sự vật hiện tượng, cũn “nhõn tố” là khỏi niệm chỉ cỏi trực tiếp tham gia vào hoạt động của chủ thể; NTCQ chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được chủ thể huy động sử dụng trực tiếp trong quá trỡnh tỏc động lên khách thể cụ thể. Cho nên, nếu đồng nhất nhân tố chủ quan với cái chủ quan, hoặc với ý thức của chủ thể sẽ là khụng đầy đủ và không làm rừ được đặc trưng của nhân tố chủ quan như là những gỡ thuộc về hoạt động của chủ thể, NTCQ không phải là ý thức núi chung của chủ thể, mà là ý thức trực tiếp chỉ đạo hoạt động của chủ thể. Ngoài các yếu tố của chủ thể như năng lực thể chất, ý thức chỉ đạo và định hướng hoạt động thực tiễn, thỡ NTCQ cũn bao hàm cả bản thõn hoạt động đó nữa, nếu thiếu hoạt động của con người thỡ khụng thể thay đổi hiện thực và không thể trở thành NTCQ. Đề cập đến vấn đề này, C.Mác viết: “Tư tưởng căn bản không thể thực hiện được gỡ hết. Muốn thực hiện được tư tưởng cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn” [35, tr.12]. Khái niệm NTCQ cũng không đồng nhất với khái niệm nhân tố con người. Nhân tố con người là tất cả những gỡ thuộc về con người (mọi mặt của con người) trong hoạt động cải tạo thế giới (tự nhiên, xó hội và cả bản thõn con người). NTCQ có phạm vi xem xét hẹp hơn nhân tố con người, vỡ nú chỉ thể hiện vai trũ của chủ thể trong một hoạt động xác định. Cỏc nguyờn lý triết học mỏc xớt chỉ rừ con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh nhưng đồng thời cũng là chủ thể của hoàn cảnh. Do đó, khi đặt trong mối quan hệ chung nhất, đối diện với tự nhiên chúng ta có khái niệm con người. Khi đặt con người trong trạng thái tích cực hoạt động trước một đối tượng cần nhận thức và cải tạo theo mục đích nhất định, lúc đó có khái niệm chủ thể và đối lập với nó là khái niệm khách thể. Về phạm trù cái khách quan, cũng có rất nhiều cách hiểu và quan điểm khác nhau, có ý kiến quy phạm trự khỏch quan về phạm trự vật chất, cú ý kiến cho rằng cỏi khỏch quan bao hàm cả hiện tượng ý thức…Trờn thực tế, muốn khẳng định cái gỡ là khỏch quan phải đặt nó trong mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể. Không thể đồng nhất cái khách quan với hiện thực khách quan hay thế giới vật chất, vỡ chỉ cú những hiện tượng ý thức tồn tại bờn ngoài ý thức và ý chớ của chủ thể, bị chủ thể tỏc động biến đổi, thỡ ý thức ấy đóng vai trũ là khỏch thể. Như vậy, cỏi khỏch quan là tất cả những gỡ tồn tại ngoài chủ thể và khụng phụ thuộc vào ý thức, ý chớ của chủ thể. Cái khách quan bao gồm cả những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần. Nhưng trong hoạt động thực tiễn của chủ thể không phải toàn bộ cái khách quan đều đóng vai trũ là khỏch thể, mà chỉ cú một bộ phận của cỏi khỏch quan tham gia vào hoạt động của chủ thể, trở thành khách thể chịu tác động của chủ thể trong một thời điểm, hoàn cảnh nhất định. Một bộ phận ấy (có thể là những yếu tố vật chất như: môi trường tự nhiên, là quan hệ chính trị- xó hội, hoặc là yếu tố tinh thần như: ý thức xó hội lạc hậu cần cải tạo…). Đó chính là điều kiện khách quan. Khi nói tới khái niệm ĐKKQ, các học giả cũng đưa ra rất nhiều cách tiếp cận khác nhau như: “Là những gỡ tạo nờn một hoàn cảnh hiện thực…”, “Là một phần của cỏi khỏch quan…”, nhưng tất cả những quan điểm đó đều thống nhất cơ bản ở một điểm, đó là: “tồn tại không phụ thuộc vào ý thức, ý chớ của chủ thể và chi phối hoạt động của chủ thể” [56, tr.12]. Có thể nói: ĐKKQ là tổng thể những mặt, những nhân tố tạo nên hoàn cảnh hiện thực.Trong đó chủ thể sống và thực hiện mọi hoạt động ở những thời điểm nhất định. ĐKKQ luôn mang tính cụ thể, bao gồm: những yếu tố vật chất, tinh thần, những quy luật khách quan, những khả năng khách quan (khả năng tiềm ẩn có thể xảy ra trong tương lai). Những yếu tố ấy sẽ là những điều kiện cụ thể tạo nên hoàn cảnh, môi trường, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của chủ thể tại một thời điểm lịch sử nhất định, nó quyết định hoạt động của chủ thể, vỡ những hoạt động của chủ thể chỉ được thực hiện trong những điều kiện nhất định. Việc lựa chọn nắm bắt hoàn cảnh như thế nào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công hay thất bại trong hoạt động thực tiễn của chủ thể. * Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan: Thứ nhất, ĐKKQ quy định vai trũ của NTCQ. Phương pháp luận mác xít luôn khẳng định: ĐKKQ đóng vai trũ quan trọng và quy định NTCQ. Tính quy định của ĐKKQ đối với NTCQ được thể hiện ở chỗ: trong hoạt động thực tiễn, những dự định mà con người đặt ra phải dựa trên cơ sở hiện thực khách quan, nếu chỉ căn cứ vào ý muốn chủ quan, thoỏt ly cơ sở hiện thực thỡ hoạt động của con người sẽ không thể thành công. “Thật ra mục đích của con người là do thế giới khách quan sản sinh ra và lấy thế giới khách quan làm tiền đề” [28, tr.201]. ĐKKQ quy định hoạt động thực tiễn của chủ thể, nó là yếu tố chi phối, quy định phương pháp, cách thức, phương tiện tác động của chủ thể, mọi hoạt động của chủ thể phải phù hợp với thực tiễn khách quan. ĐKKQ quy định sự phát triển của nhân tố khách quan, những phẩm chất, yếu tố của chủ thể phải tương ứng với ĐKKQ mà trong đó chủ thể hoạt động, khi ĐKKQ thay đổi thỡ NTCQ cũng phải thay đổi cho phù hợp với ĐKKQ mới. Thứ hai, NTCQ cú vai trũ tỏc động tích cực đến sự biến đổi của ĐKKQ. NTCQ là những gỡ thuộc về chủ thể, cho nờn NTCQ tuy bị ĐKKQ quy định nhưng nó không thụ động hoàn toàn mà có tính tích cực sáng tạo, tính độc lập tương đối so với ĐKKQ. Vai trũ tớch cực sỏng tạo của NTCQ thể hiện ở chỗ: Trong hoạt động thực tiễn, chủ thể vận dụng sáng tạo cái chủ quan của mỡnh để tỡm hiểu, nhận thức quy luật vận động của cái khách quan, khi cả hai tương thích sẽ tạo nên sự chuyển hóa khả năng thành hiện thực. Với tư cách là chủ thể hoạt động, con người luôn chủ động lựa chọn những khả năng tốt nhất, vừa đáp ứng được nhu cầu, lợi ích của mỡnh vừa khụng đi ngược lại tiến trỡnh phỏt triển của lịch sử. Cỏc quy luật khỏch quan vận động đan xen nhau, nhưng chủ thể hoạt động có khả năng dựa trên cơ sở những nhận thức đúng, phù hợp của mỡnh để điều chỉnh hỡnh thức, trật tự tỏc động của quy luật khách quan, có thể tạo ra những yếu tố làm xuất hiện những quy luật khách quan mới. Trong quỏ trỡnh tỏc động trở lại quy luật khách quan, NTCQ cũng đồng thời tự nâng cao khả năng nhận thức của mỡnh trong quỏ trỡnh biến đổi thế giới khách quan. Tuy nhiên, NTCQ có vai trũ to lớn đến đâu, sức sáng tạo đến thế nào thỡ trong việc xem xột, giải quyết cỏc vấn đề vẫn phải xuất phát từ thực tế khách quan và phải tuân thủ các nguyên tắc khách quan. Hơn nữa, bản thân chủ thể hoạt động cũng là sản phẩm của thế giới khách quan, có nguồn gốc từ thế giới khách quan, toàn bộ cuộc sống, sinh hoạt, lao động, và phát triển của chủ thể đều phản ánh những điều kiện, quy luật của thế giới khỏch quan - Mọi sự cố gắng của chủ thể trong quỏ trỡnh phản ỏnh, nhận thức và cải tạo thế giới cũng là để đáp ứng một cách tốt nhất những mục đích và nhu cầu sống của chính mỡnh (cả vật chất lẫn tinh thần). Nói tóm lại, trong mối quan hệ biện chứng giữa NTCQ và ĐKKQ thỡ ĐKKQ là tính thứ nhất, quy định NTCQ cả về nội dung, phương hướng và tổ chức hoạt động thực tiễn. Nhưng NTCQ không bị động trước hoàn cảnh khách quan mà luôn lấy ĐKKQ là điểm xuất phát, tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan. Phát hiện, nắm bắt những khả năng khách quan, tạo ra những tiền đề biến khả năng khách quan thành hiện thực, làm chủ cái khách quan, biến tính tất yếu khách quan thành nội dung hoạt động tự do sáng tạo của mỡnh. Tớnh biện chứng trong mối quan hệ giữa NTCQ và ĐKKQ cũn thể hiện ở chỗ: để đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động thực tiễn thỡ bắt buộc NTCQ phải vận động, phát triển, tự hoàn thiện những phẩm chất, nâng cao nhận thức, khả năng vận dụng, tổ chức hoạt động thực tiễn của mỡnh cho phự hợp với những quy luật vốn cú của thế giới khỏch quan. Bất cứ một sự tựy tiện, chủ quan, duy ý chớ nào cũng sẽ dẫn tới những hành động vi phạm quy luật khách quan, kỡm hóm sự phỏt triển của tự nhiờn, xó hội, con người và của chính bản thân chủ thể đang tham gia hoạt động ấy. Lịch sử xó hội loài người là lịch sử của chính con người. Hành động làm nên lịch sử đầu tiên của con người, đó là những hoạt động lao động cải tạo tự nhiên để đáp ứng và thỏa món những nhu cầu tồn tại của mỡnh. Từ hoạt động lao động cải tạo thế giới tự nhiên đó, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với xó hội loài người được thiết lập, các quan hệ xó hội của loài người được hỡnh thành (tự nhiờn và khỏch quan). Cựng với tự nhiờn, giống như tự nhiên, xó hội loài người cũng không ngừng vận động và phát triển theo những quy luật nhất định. Trong quá trỡnh đó, cái khách quan và cái chủ quan, những ĐKKQ và NTCQ bao giờ cũng tồn tại trong mối quan hệ thống nhất, biện chứng; trong đó ĐKKQ bao giờ cũng có vai trũ quy định đối với NTCQ. Thực tiễn lịch sử cho thấy, trong quỏ trỡnh hoạt động lao động của con người, chỉ khi nào những quan hệ vật chất cần thiết đó phỏt triển chớn muồi, hoặc ớt ra cũng đang trong quá trỡnh hỡnh thành, thỡ khi đó NTCQ mới có cơ sở khách quan để biến những khả năng thành hiện thực, công cuộc cải biến xó hội mới thành cụng. Khi phõn tớch tỡnh thế cỏch mạng ở Nga năm 1917, so sánh tỡnh hỡnh cỏch mạng ở Nga khi đó với những tỡnh thế cỏch mạng trước đó cả ở Nga, ở Đức, và tất cả các thời kỳ cách mạng Phương Tây trước đó. V.I.Lênin đó khẳng định: Cũng là những ĐKKQ giống như thế, cũng là sự khủng hoảng chính trị của tầng lớp trên cùng, quần chúng nhân dân bị áp bức nặng nề, cũng là ý thức muốn vựng lờn làm một cuộc cải biến xó hội… Nhưng các cuộc cách mạng trước đó khụng thể nổ ra là vỡ thiếu đi sự chín muồi của NTCQ, của giai cấp cách mạng, tức là thiếu đi khả năng phát động, tổ chức, tập hợp quần chúng nhân dân tạo sức mạnh tổng hợp của các giai cấp bị trị trong cuộc đấu tranh cách mạng ấy [27, tr. 268]. Như vậy, theo V.I.Lờnin, nếu khụng xuất hiện cỏc tỡnh thế cỏch mạng (ĐKKQ), hoặc nếu không có sự biến đổi chủ quan của giai cấp cách mạng thỡ tỡnh thế cỏch mạng (ĐKKQ) chỉ là khả năng khách quan, mà không thể là hiện thực. Trên thực tế, không phải lúc nào các ĐKKQ cũng tự phỏt (tự nú) hỡnh thành, mà cú lỳc cỏc ĐKKQ cũng phải được xúc tiến, nảy sinh thông qua các hoạt động tích cực của con người. Sự năng động chủ quan của con người phải được đo bằng hiệu quả vật chất chứ không chỉ là trong lý luận hay tư duy. Một vấn đề thực tiễn quan trọng trong nghiên cứu mối quan hệ giữa NTCQ và ĐKKQ là ở chỗ: phát huy vai trũ NTCQ khụng thể tỏch rời những ĐKKQ đang có, không thể hoạt động một cách tùy tiện trước quy luật của TN, của XH. Đó phải là sự biến đổi không ngừng của bản thân chủ thể (từ năng lực, phẩm chất, đạo đức…đến khả năng thiết kế, tổ chức hoạt động thực tiễn…). Khi đó mới thúc đẩy được kinh tế – xó hội phỏt triển, mới cải tạo thế giới khỏch quan thành cụng, mới ngày một nõng cao hơn chất lượng cuộc sống cho con người cả về vật chất lẫn tinh thần, con người (chủ thể hành động) ngày càng hoàn thiện bản thân mỡnh, trang bị cho mỡnh đầy đủ các điều kiện để vươn tới cuộc sống đậm chất người hơn. 1.1.2. Văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc Văn hóa - Cho đến nay, không phải tất cả mọi người đó đồng ý với nhau về định nghĩa. Từ cổ chí kim, trong lịch sử loài người, xuất phát từ cách tiếp cận và nhận thức khác nhau mà hỡnh thành cỏc định nghĩa về văn hóa. Năm 1952, các nhà dân tộc học người Mỹ đó thống kờ được hơn 300 định nghĩa mà các tác giả thuộc nhiều nước khác nhau đó phỏt biểu về văn hóa, các định nghĩa ấy đó khai thỏc vấn đề văn hóa dưới từng góc độ, từng mặt khác nhau, nhưng ở khía cạnh nào đó cũng có sự thống nhất hoặc bổ sung cho nhau trong sự nhận thức về văn hóa. C.Mác và Ph.Ăngghen đó nhỡn nhận văn hóa như là một sản phẩm của lịch sử, là sản phẩm của quá trỡnh lao động cải tạo tự nhiên của các thế hệ người. Do vậy, trỡnh độ phát triển của văn hóa phụ thuộc vào trỡnh độ nhận thức và sức sáng tạo của con người trong quỏ trỡnh hoạt động thực tiễn của họ. Nếu tách văn hóa ra khỏi đời sống của con người và xó hội loài người thỡ văn hóa chẳng cũn ý nghĩa gỡ cả. C.Mỏc cho rằng: “con người sản xuất” là một “thực thể song trùng” thống nhất giữa “cái tự nhiên và cái xó hội”. Trong đó, yếu tố tự nhiên được cấu tạo như một sinh vật và nó vận động theo quy luật sinh học [35, tr.9]. Nhưng điểm khác biệt giữa con người với động vật là ở chỗ con người mang bản chất xó hội. Bản chất của con người thể hiện ra trong mối quan hệ giữa mỗi người với người khác, giữa mỗi người với cộng đồng xó hội và thể hiện trong kết cấu xó hội hiện thực, ở một khụng gian, thời gian xỏc định. Trong luận cương về Phơbách, C.Mác viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hũa những quan hệ xó hội” [36, tr.11]. Con người được sinh ra và sống trong giới tự nhiên. Nhưng con người không bị hũa tan hay lệ thuộc vào giới tự nhiờn mà ngày càng tỏch mỡnh ra khỏi giới tự nhiờn và rồi quay lại giới tự nhiờn, cải tạo nú, làm cho nú trở thành giới tự nhiờn thứ hai, giới tự nhiờn của chớnh mỡnh, đồng thời qua đó cải biến chính bản thân mỡnh - Đó chính là văn hóa. C.Mác viết: Cố nhiên, con vật cũng sản xuất…Nhưng súc vật sản xuất cái mà bản thân nó hoặc con nó trực tiếp cần đến; nó sản xuất một cách phiến diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn diện; con vật chỉ sản xuất vỡ bị chi phối bởi nhu cầu thể xỏc trực tiếp, cũn con người sản xuất ngay cả khi không bị nhu cầu thể xác ràng buộc, và chỉ khi không bị nhu cầu đó ràng buộc thỡ con người mới sản xuất theo ý nghĩa chân chính của từ đó; Con vật chỉ tái sản xuất ra bản thân nó, cũn con người thỡ tỏi sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiờn [37, tr.137]. Con người là một thực thể có ý thức, sống, hoạt động trên cơ sở hiểu rừ bản thõn, hiểu rừ đối tượng định tác động, từ đó tự chịu trách nhiệm về mục tiêu, thái độ, hành vi, phương hướng tác động đến đối tượng. Sự tự ý thức của con người được thể hiện rừ nột trong đời sống tinh thần, trong sáng tạo nghệ thuật, họ sản xuất và xây dựng “theo các quy luật cái đẹp” [38, tr.137], điều đó thể hiện rừ đầu óc chiến lược, năng lực phân tích, tổng kết, dự báo, gắn với tầm nhỡn và nhón quan văn hóa của chủ thể hành động. Trong thế giới tự nhiên chỉ có duy nhất con người sống và hoạt động với tư cách là chủ thể của bản thõn mỡnh, làm chủ giới tự nhiờn, hũa vào giới tự nhiờn nguyờn sơ, để tạo nên một “thiên nhiên thứ hai” nhằm thỏa món những nhu cầu, ham muốn chinh phục tự nhiờn, xó hội …của bản thõn con người - Đó là văn hóa. C.Mác cho rằng, xét đến cùng, văn hóa có nguồn gốc từ lao động. Bởi lẽ, mọi hoạt động sáng tạo của con người nhằm cải biến tự nhiên và xó hội đều bắt đầu từ lao động. Chính lao động đó sỏng tạo ra con người và xó hội loài người, làm cho con người ngày càng thoát ra khỏi bản năng động vật, tiến dần đến trỡnh độ trưởng thành về nhân cách, trỡnh độ trưởng thành về văn hóa của mỗi cá nhân. Trong quỏ trỡnh lao động, con người đó in dấu mỡnh vào trong từng khõu, từng yếu tố, từng mặt, từng bộ phận…của thành quả lao động, làm cho tự nhiên tự hiện hỡnh trong hoạt động của con người. C.Mác viết: “…Bằng thực tiễn, bằng con đường cách mạng; họ sẽ làm cho “tồn tại” của mỡnh phự hợp với bản chất của mỡnh” [38, tr.507]. Như vậy, theo C.Mác, văn hóa được hỡnh thành và phỏt triển trờn cơ sở sự hỡnh thành và phát triển con người. Thước đo của sự tiến bộ và phát triển này chính là mức độ hỡnh thành và phỏt triển bản chất người trong quá trỡnh con người chinh phục và biến đổi tự nhiên, trong mối quan hệ giữa con người với cộng đồng, mà bao trùm là quan hệ giữa đời sống tinh thần và không gian sống vật chất của con người và của xó hội loài người. Nếu môi trường đầu tiên cho con người sự hỡnh thành và phỏt triển, quyết định sự tồn tại của con người là sản xuất vật chất, thỡ mụi trường thứ hai cho con người bộc lộ, phát huy những năng lực và bản chất người trong các hoạt động sống, đó chính là sản xuất văn hóa. Quan niệm của V.I.Lênin về văn hóa khá rộng và bao quát. Từ cách tiếp cận hỡnh thỏi kinh tế - xó hội, V.I.Lờnin cho rằng: Sự phỏt triển của văn hóa gắn liền với sự phỏt triển của cỏc hỡnh thỏi kinh tế - xó hội, mỗi một hỡnh thỏi kinh tế - xó hội cú một nền văn hóa tinh thần đặc trưng (như một giá trị lịch sử), khi hỡnh thỏi kinh tế - xó hội thay đổi, thỡ nền văn hóa tương ứng với nó cũng có sự thay đổi nhất định. Đây không có nghĩa là sự đứt đoạn hay đoạn tuyệt với các giá trị văn hóa truyền thống, mà trong quá trỡnh chuyển húa, nền văn hóa mới luôn kế thừa những di sản, thành tựu của nền văn hóa trước đó, đồng thời bổ sung những yếu tố mới phù hợp với những đặc điểm và quan hệ của hỡnh thỏi kinh tế – xó hội mới. V.I.Lờnin khẳng định: Ở đâu có hoạt động của con người thỡ ở đó có văn hóa và văn hóa không chỉ dừng lại ở văn hóa tinh thần mà cũn bao hàm cả văn hóa vật chất. Người coi văn hóa là phương tiện quan trọng nhất trong tất cả cỏc loại hỡnh hoạt động của con người và là kết quả của quá trỡnh hoạt động đó. Vỡ vậy, trong quỏ trỡnh xõy dựng nền văn hóa mới, V.I.Lênin nhấn mạnh nguyên tắc tính đảng, tính nhân dân, tính dân tộc, tính nhân loại trong văn hóa, cách mạng văn hóa, trước hết là cách mạng trong trí tuệ, trong ý thức của quần chỳng. Người khẳng định: hoạt động văn hóa và sản phẩm văn hóa phải là “của” nhân dân, chứ không phải “cho” nhân dân. Người viết: “Chủ nghĩa xó hội được xây dựng không phải bằng mệnh lệnh từ trên. Tinh thần của nó xa lạ với bộ máy nhà nước quan liêu; Chủ nghĩa xó hội sinh động, sáng tạo, tức là sáng tạo của chính quần chúng” [26, tr.464]. Sáng kiến của Người đó khơi dậy tiềm năng, tính chủ động sáng tạo của quần chúng nhân dân, mở ra hướng đi và nhiệm vụ mới cho cách mạng vô sản - cách mạng văn hóa. Đó là cuộc cách mạng giải phóng triệt để con người và xó hội loài người khỏi những áp bức bất công cả trong lao động cũng như trong mọi hoạt động sáng tạo của họ. Theo V.I. Lênin, muốn xây dựng một nền văn hóa mới, nền văn hóa vô sản có khả năng phát triển toàn diện năng lực và bản chất người, cần phải kế thừa có phê phán các giá trị văn hóa của dân tộc và nhân loại, đồng thời phát triển nó lên một tầm cao mới, mang đậm chất liệu văn hóa và bản chất người. Người nói rằng: Nền văn hóa vô sản không phải từ trên trời rơi xuống, nó không phải là do những người tự cho mỡnh là chuyờn gia về văn hóa vô sản bịa đặt ra… văn hóa vô sản phải là sự phát triển hợp quy luật của vốn kiến thức mà loài người đó tạo ra dưới ách áp bức của xó hội Tư bản, địa chủ và của xó hội quan liờu [26, tr.402]. Người cũng chỉ ra rằng, chỉ có xây dựng thành công CNXH, CNCS thỡ con người mới có điều kiện thể hiện đầy đủ năng lực sáng tạo, trỡnh độ làm chủ của mỡnh trước tự nhiờn, xó hội và ngay cả trước bản thân mỡnh. Từ đó, con người và xó hội loài người mới có điều kiện xây dựng và phát triển sự công bằng, bỡnh đẳng, tự do cho bản thân, các tiêu chí: chân, thiện, mỹ…mới được xác lập và hoàn thiện, hoạt động sáng tạo của con người mới có đầy đủ điều kiện đạt tới trỡnh độ nhân văn đích thực. Cũng như các bậc tiền bối của chủ nghĩa Mác, quan niệm về văn hóa của nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh cũng rất rộng; xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước, từ truyền thống văn hiến ngàn đời của dõn tộc Việt Nam, với tầm nhỡn bao quỏt, Người đưa ra khái niệm về văn hóa như sau: Vỡ lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đó sản sinh ra nhằm thớch ứng những nhu cầu đời sống và đũi hỏi của sự sinh tồn [39, tr.431]. Quan điểm trên của Người đó khỏi quỏt được nội dung rộng nhất của phạm trù văn hóa. Chỉ ra văn hóa không chỉ bao hàm các hoạt động tinh thần của con người mà cũn bao hàm trong đó cả những hoạt động vật chất. Người cũng chỉ ra nguồn gốc sâu xa của văn hóa đó chính là nhu cầu sinh tồn của con người, với tư cách là chủ thể hoạt động của đời sống xó hội. Nú biểu hiện sự thống nhất của yếu tố tự nhiờn, yếu tố xó hội trong con người, biểu hiện khả năng và sức sáng tạo của con người. Nghĩa văn hóa mà nhà văn hóa lớn Hồ Chí Minh đề cập được trải rộng trên cả hai lĩnh vực văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần, nhưng việc phân định hai lĩnh vực văn hóa như trên chỉ có tính chất tương đối, vỡ trờn thực tế mỗi kết quả của hoạt động lao động của con người đều bao hàm trong đó cả hai giá trị vật chất và tinh thần. Là người anh hùng giải phóng dân tộc, là Danh nhân văn hóa thế giới. Trong hoạt động văn hóa Hồ Chí Minh rất chú ý đến con người. Trong hành động cách mạng cũng như trong đối nhân xử thế Người luôn hết lũng hết sức phục vụ nhõn dõn, yờu kớnh nhõn dõn, tụn trọng quyền làm chủ của nhõn dõn, Người biến tỡnh cảm đó thành phương châm sống của chính mỡnh một cỏch rất tự nhiờn, ở mọi lỳc, mọi nơi. Khi cũn hoạt động ở Pháp người đó kịch liệt lờn ỏn chớnh sỏch ngu dõn của chủ nghĩa thực dõn đối với nhân dân các nước thuộc địa; để thực hiện mong muốn của mỡnh, ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, Người đó chủ trương và thực hiện đồng thời chiến dịch chống giặc đói và chiến dịch chống giặc dốt. Người cho rằng: văn hóa là tinh hoa của dân tộc, văn hóa phải góp phần khẳng định vị thế của dân tộc và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Cho nên: “Phải triệt để tẩy trừ mọi di tích thuộc địa và ảnh hưởng nô dịch của văn hóa đế quốc. Đồng thời phát triển những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc và hấp thụ những cái mới của văn hóa tiến bộ thế giới, để xây dựng một nền văn hóa Việt Nam có tính chất dân tộc, khoa học và đại chúng” [40, tr.173]. Quan điểm coi trọng truyền thống văn hóa dân tộc, giữ gỡn những tinh hoa, những yếu tố tớch cực trong kho tàng văn hóa của cha ông cũng nói rừ quan điểm bảo tồn bản sắc văn hóa của Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh; Những điều mà Người nói, Người viết rất giản dị, mộc mạc, nhưng mang ý nghĩa giỏo dục và nhõn văn sâu sắc: cái gỡ cũ mà xấu thỡ phải bỏ…cỏi gỡ cũ mà khụng xấu, nhưng phiền phức thỡ phải sửa đổi lại cho hợp lý…cái gỡ cũ mà tốt, thỡ phải phỏt triển thờm…Người cũng nhấn mạnh nguyên tắc kế thừa và phát triển trong quan điểm về bảo tồn văn hóa; văn hóa phải thoát khỏi mọi biểu hiện kỳ thị chủng tộc, tránh xu hướng độc tôn, tránh phục cổ một cách máy móc, kế thừa phải đi đôi với sự tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn hóa nhân loại. Đồng thời, trong quá trỡnh giao lưu quốc tế, đũi hỏi mỗi quốc gia phải nghiờn cứu kỹ, toàn diện văn hóa của các dân tộc khác, học lấy những gỡ tốt đẹp, làm giàu hơn cho văn hóa của chính mỡnh, cú như thế văn hóa Việt Nam mới thật có tinh thần thuần túy Việt Nam, mới đủ sức mạnh “soi đường cho quốc dân đi”. Hồ Chí Minh đó để lại cho chúng ta một di sản tư tưởng vô cùng to lớn trong nhiều lĩnh vực, mà văn hóa là một trong những lĩnh vực ấy. Những quan điểm của Người về văn hóa, về giữ gỡn, bảo tồn văn hóa dân tộc đó trở thành phương châm hành động của Đảng, của Nhà nước, của Nhân dân ta, đặc biệt là các nhà văn hóa. Thấm nhuần lý luận Mỏc – Lờnin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Đảng và Nhà nước ta đó cú sự đổi mới nhận thức về văn hóa trên mọi phương diện. Nghị quyết bốn Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VII); và đặc biệt, đến nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) đó đề cập đến toàn bộ các vấn đề văn hóa liên quan đến quốc tế dân sinh, đến xây dựng đời sống tinh thần cho con người. Trong năm quan điểm chỉ đạo cơ bản của nghị quyết, quan điểm thứ nhất đó khẳng định: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xó hội, vừa là mục tiờu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xó hội” [16, tr.55], cho thấy: chớnh sỏch kinh tế trong văn hóa mà Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) đó đề cập nhằm mục đích gắn văn hóa với hoạt động kinh tế, khai thác các tiềm năng kinh tế hỗ trợ cho các hoạt động phát triển văn hóa và đồng thời cũng đảm bảo được các yêu cầu về chính trị, tư tưởng của hoạt động văn hóa, giữ gỡn bản sắc văn hóa dân tộc. Khi đề cập đến vấn đề “bản sắc văn hóa dân tộc”, Đảng ta khẳng định: Bản sắc văn hóa dân tộc bao gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam được hun đúc nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Đó là lũng yờu nước nồng nàn, ý chớ tự cường dân tộc, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đỡnh - làng xó - Tổ quốc; lũng nhõn ỏi, khoan dung, trọng nghĩa tỡnh, đạo lý, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động; sự tinh tế trong ứng xử, tính giản dị trong lối sống… bản sắc văn hóa cũn đậm nét cả trong các hỡnh thức biểu hiện mang tớnh dõn tộc độc đáo [16, tr.56]. Kế thừa những quan điểm nêu trên, có thể khái quát về văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc như sau: Văn hóa là sự phản ánh tổng thể những năng lực bản chất người trong tất cả các dạng hoạt động của họ, là tổng thể các hệ thống giá trị (cả giá trị vật chất lẫn giá trị tinh thần) do con người sáng tạo ra trong quá trỡnh hoạt động thực tiễn lịch sử xó hội của mỡnh. Với cách hiểu văn hóa như vậy, chúng ta có thể thấy: Văn hóa là một hệ thống tổng thể quy định đời sống của một dân tộc, nó gắn với các biểu hiện phương thức tồn tại người, là sự thể hiện đầy đủ bản chất của con người trong tất cả mọi dạng hoạt động, bao gồm hoạt động thực tiễn, hoạt động nhận thức và hoạt động giao tiếp v.v... Hệ thống này bao gồm toàn bộ những gỡ thuộc về tư duy, tín ngưỡng, phong tục tập quán…, những gỡ thuộc về cơ tầng xó hội như hôn nhân, gia đỡnh…, những gỡ thuộc về mụi trường sinh thái, đảm bảo cho cuộc sống, sự tồn tại và phát triển của một dân tộc. Điều đó cũng có nghĩa tất cả những yếu tố có liên quan đến con người với tư cách là con người cá nhân, con người xó hội, liờn quan đến mọi cách thức tồn tại của con người và cộng đồng người đều liên quan đến văn hóa - Văn hóa chính là sự phát triển, là sự thể hiện lực lượng vật chất, năng lực tinh thần của con người trong các lĩnh vực sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần. Tuy nhiên, không thể phân chia văn hóa một cách rạch rũi thành “văn hóa vật chất” hay “văn hóa tinh thần”. Bởi vỡ, cỏi gọi là “văn hóa vật chất” thực chất chỉ là sự “vật chất hóa” các giá trị tinh thần, bản thân các giá trị tinh thần cũng hiếm khi tồn tại dưới dạng tinh thần thuần túy, mà nó thường được “vật thể hóa” trong các dạng tồn tại của vật chất. Ngay cả các giá trị tinh thần tồn tại dưới dạng phi vật thể nhưng vẫn mang tính vật chất khách quan như văn hóa trong các lĩnh vực đạo đức, giao tiếp, ứng xử, lối sống, phong tục, tập quán… khi tiếp cận vấn đề văn hóa cần phải xét văn hóa dưới dạng cấu trúc hoàn chỉnh và các chức năng tương ứng với cấu trúc ấy, trong đó chức năng vận hành đóng vai trũ quyết định. Trong văn hóa: chức năng là cơ chế vận hành của cấu trúc, nếu không có chức năng thỡ cấu trỳc khụng vận hành, nếu cấu trỳc văn hóa có bị phá hủy hay mai một vỡ nguyờn nhõn nào đó nhưng chức năng vận hành vẫn cũn thỡ cấu trỳc sẽ được phục hồi và vấn đề chỉ là thời gian. Tóm lại, văn hóa gắn với toàn bộ hoạt động sống của con người, là “thiên nhiên thứ hai” với tư cách là sản phẩm mang tính tộc loại của con người. Văn hóa, về bản chất thường hướng tới mục tiêu “nhân đạo hóa” con người, hướng tới sự phát triển và giải phóng những năng lực bản chất của con người, nhằm phát triển toàn diện con người, hoàn thiện xó hội loài người. Cho nên, trong quá trỡnh phỏt triển của lịch sử, bên cạnh sự hội nhập, cố gắng phấn đấu để có thể ngang bằng nhau về kinh tế, mức sống, kỹ thuật, văn minh thỡ vấn đề giữ gỡn, tụn vinh và phỏt huy những tinh hoa văn hóa sẽ làm nên sự khác biệt, sự độc đáo giữa các dân tộc về lối sống, phương thức sống và giá trị cuộc sống. Vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc được rất nhiều quốc gia trên thể giới quan tâm (đặc biệt là các nước đang phát triển). Trong “thập kỷ thế giới văn hóa phát triển” (1988 – 1997) UNESCO ghi rừ: "Mối quan tõm lớn của những xó hội đương thời là việc giữ gỡn những nột độc đáo trong bản sắc văn hóa của dân tộc mỡnh và ngăn chặn sự sói mũn những giỏ trị văn hóa do sự biến đổi của thị hiếu, lối sống, ảnh hưởng của nước ngoài" [57, tr.79]. Văn hóa do con người sáng tạo ra, nhưng văn hóa không mất đi cùng với thế hệ người tạo ra nó, mà văn hóa tồn tại trong những lớp trầm tích các di sản, được bổ sung những cái tiên tiến, tạo nên dấu ấn riêng biệt cho mỗi dân tộc, đó chính là bản sắc văn hóa dân tộc. Có thể nói: Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần của dân tộc, là những nét độc đáo rất riêng không hề trộn lẫn của dân tộc này với dân tộc khác. Đối với mỗi dân tộc, văn hóa là căn cước, là chứng chỉ, nó chỉ rừ anh là ai, thiếu nú anh khụng tồn tại như một giá trị. Bản sắc dân tộc bao gồm cả hai mặt: Một mặt, nú là cỏi cốt lừi bờn trong, cỏi sức mạnh tiềm tàng, bền vững, nú chi phối tư tưởng, hành vi của dân tộc. Mặt khác, nó là biểu hiện ra bên ngoài thành những phong tục, tập quán trong sinh hoạt, thường được gọi là hỡnh thức, màu sắc, hay sắc thỏi dõn tộc. Về mặt lịch sử, cỏi “tự nhiờn thứ hai”, cỏi tự nhiờn rất người, hay văn hóa không phải được tạo ra một lần và tồn tại mói mói, mà ở cỏc cộng đồng người khác nhau, không gian và phương thức sống khác nhau thỡ văn hóa sẽ mang những diện mạo khác nhau (đó là bản sắc). Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ giá trị các di sản văn hóa, là những kinh nghiệm được con người tích lũy trong quá trỡnh thớch ứng với tự nhiờn, với mụi trường mà họ đang sinh sống; là những chuẩn mực trong ứng xử giữa cá nhân với nhau, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng này với cộng đồng khác. Đó là những thói quen trong nếp nghĩ, là những tri thức đó tớch lũy được, là biểu tượng, là niềm tin trong thế giới tinh thần…được trải nghiệm trong lịch sử, được chuyển giao một cách rất tự nhiên giữa các thế hệ người (trong hệ thống cấu trúc tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc không ngoại trừ văn hóa các dân tộc thiểu số - văn hóa tộc người). Văn hóa dân tộc thiểu số là tổng thể các yếu tố: Tiếng nói, chữ viết, lối sống, phong cách sống, cách ứng xử với môi trường tự nhiên; các mối quan hệ xó hội, cỏc sắc thỏi tõm lý, tỡnh cảm, những tập quỏn trong sinh hoạt đời thường, trong phong tục, lễ nghi, tín ngưỡng; trong chu kỳ sống của đời người, trong quan niệm về vũ trụ nhân sinh…Những yếu tố này được hỡnh thành trong lịch sử, nú cú tớnh đặc thù, đặc trưng, bền vững và ổn định, được chuyển giao và phát triển không ngừng từ thế hệ này qua thế hệ khác, được hoàn thiện dần cùng với sự phát triển của tộc người [9, tr.39]. Nói cách khác: Văn hóa tộc người là tổng thể những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của một dân tộc - tộc người cụ thể, được hỡnh thành và phỏt triển cựng với quỏ trỡnh phỏt triển tộc người, trong quan hệ giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa các dân tộc khác, góp phần làm phong phú, đa dạng nền văn hóa của cả cộng đồng. Trong quỏ trỡnh giao lưu văn hóa, những yếu tố đặc trưng cốt lừi của mỗi dõn tộc vẫn được giữ lại, duy trỡ và phỏt huy, nú làm nờn những sắc thỏi văn hóa độc đáo không trộn lẫn với dân tộc khác. Trong thực tiễn, ý thức tộc người được nảy sinh từ văn hóa tộc người, nếu văn hóa tộc người bị mai một thỡ ý thức tộc người đó cũng sẽ mất dần, bản thân tộc người cũng sẽ tàn lụi và thậm chí không cũn cả tờn gọi; núi cỏch khác, nếu dân tộc nào tự đánh mất những sắc thái văn hóa mang tính bản sắc thỡ cũng chớnh là đánh mất mỡnh. Để bảo tồn và phát triển văn hóa tộc người không chỉ nói tới các yếu tố cụ thể của văn hóa dân tộc đó mà cũn phải chỳ ý tới những con người, chủ thể sáng tạo ra nền văn hóa ấy; tức là, song hành giữa yếu tố văn hóa cụ thể cần bảo tồn, bảo vệ và những con người cụ thể đó tạo ra sắc thỏi văn hóa của họ. 1.2. Vai trò nhân tố chủ quan với việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 1.2.1. Những điều kiện khách quan tác động đến vai trũ giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc của nhân tố chủ quan trong giai đoạn hiện nay Mỗi nền văn hóa đều là sản phẩm của một cộng đồng người, trong mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, môi trường xó hội; trong cỏc mối quan hệ ấy con người đó sỏng tạo ra cỏc giỏ trị văn hóa, các hệ thống chuẩn mực: Chân, thiện, mỹ và các quan hệ nhân văn. Chính vỡ thế, mụi trường sống, hoàn cảnh hiện thực mà chủ thể sáng tạo văn hóa đang sống và hoạt động (ĐKKQ) là yếu tố quy định sự hỡnh thành cỏc giỏ trị văn hóa, đến quá trỡnh bảo tồn, phỏt huy cỏc giỏ trị văn hóa đó. Khi nói đến văn hóa là nói đến giá trị, nhưng giá trị văn hóa không tồn tại một cách đơn lẻ, nhất thời, mà được tập hợp trong một môi trường nhất định, cụ thể, sinh động, với những con người, những chủ thể sáng tạo, giữ gỡn, phỏt huy cỏc giỏ trị văn hóa đó. Triết học Mỏc – Lờnin chỉ rừ, trong mối quan hệ giữa mụi trường, hoàn cảnh và con người, giữa ĐKKQ và NTCQ… thỡ mụi trường hoàn cảnh, hay ĐKKQ giữ vị trí chi phối chủ yếu đến mọi hoạt động của chủ thể, quyết định vai trũ của NTCQ. Quy luật hỡnh thành và phỏt triển văn hóa thông qua mối tương quan giữa văn hóa với các phương diện khác của đời sống xó hội chớnh là sự khẳng định vai trũ của con người trong quỏ trỡnh chắt lọc những tinh hoa văn hóa tạo nên sự phong phú cho đời sống vật chất và tinh thần của mỡnh. Những mặt, những nhõn tố (mang tớnh cụ thể) tạo nờn hoàn cảnh hiện thực (cú tớnh thời điểm) ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của con người, đến sự sỏng tạo, giữ gỡn và phỏt triển văn hóa như: yếu tố kinh tế, yếu tố chính trị - xó hội, xu hướng biến đổi đạo đức, lối sống và nhu cầu hưởng thụ văn hóa... Thứ nhất, những tác động của môi trường kinh tế. Văn hóa và môi trường kinh tế là những phương diện khác nhau của đời sống xó hội, nhưng giữa chúng tồn tại mối quan hệ biện chứng; trong mối quan hệ đó, cơ sở kinh tế sẽ quyết định nội dung, tích chất, hỡnh thức biểu hiện của văn hóa. Đánh giá về vấn đề này Ph. Ăngghen từng nói: Sự phát triển về chính trị, pháp luật, triết học, tôn giáo, văn hóa và nghệ thuật đều dựa vào phát triển kinh tế, nhưng tất cả các lĩnh vực đó cũng ảnh hưởng lẫn nhau và ảnh hưởng đến cơ sở kinh tế. Cách tiếp cận văn hóa dưới góc độ kinh tế chính trị học của C.Mác và Ph.Ăngghen đó chỉ rừ nguồn gốc phỏt sinh của văn hóa là từ cơ sở kinh tế, từ một nền kinh tế nhất định, nền kinh tế như thế nào sẽ sản sinh và quy định bộ mặt tinh thần, sắc thái văn hóa của xó hội như thế ấy. Nói về điều này, Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) Đảng cộng sản Việt Nam viết: Văn hóa là kết quả của kinh tế đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xó hội trờn mọi phương diện chính trị, kinh tế, xó hội, luật phỏp, kỷ cương…biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển [16, tr.55]. Trong thời đại ngày nay, trước tác động của quốc tế hóa kinh tế, văn hóa và bản sắc văn hóa dân tộc chắc chắn sẽ có những biến đổi. Một mặt, về kinh tế, khi hội nhập quốc tế sẽ đem lại những ý nghĩa về hạnh phỳc, về sự tiến bộ xó hội đích thực cho nhân loại, nó đó trực tiếp thỳc đẩy quá trỡnh phõn cụng lao động và hợp tác quốc tế, đẩy nhanh sự chuyên môn hóa trong sản xuất của các quốc gia và trong các quốc gia. Làm cho nền kinh tế mỗi nước không chỉ gói gọn trong phạm vi quốc gia thuần túy. Các vấn đề liên quan đến đời sống con người như: nhu cầu ăn, uống, lao động, thông tin…được đáp ứng trên phạm vi toàn cầu, chất lượng cuộc sống của người dân, sự thịnh vượng về kinh tế của các quốc gia được nâng cao rừ rệt, mối quan hệ giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa được khẳng định. Sự tiếp thu khoa học và công nghệ hiện đại đó tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc truyền bá, lưu giữ, phát triển những giá trị văn hóa đặc sắc của dân tộc, tạo cơ hội giao lưu, tỡm hiểu, tiếp thu những tinh hoa văn hóa của nhân loại, làm giàu thêm những giá trị văn hóa truyền thống. Mặt khác, khi hội nhập kinh tế quốc tế cũng có thể hướng con người đến lối sống thực dụng, cá nhân, ích kỷ, mê đắm lợi ích vật chất và xu hướng làm giàu không lành mạnh…Điều này dẫn tới phân hóa giàu nghèo, suy thoái đạo đức cá nhân và gia đỡnh. Một số người do kiếm được đồng tiền một cách dễ dàng, phi pháp nên có lối sống trác táng, góp phần làm tăng các tệ nạn xó hội, súi mũn văn hóa truyền thống. Hơn nữa, trong quá trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế, một số cỏc quốc gia kộm phỏt triển bị phụ thuộc vào cỏc nước giàu, dẫn tới nguy cơ bị đồng hóa, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, làm suy giảm sức mạnh dân tộc và có thể dẫn đến mất chủ quyền quốc gia. Văn hóa các dân tộc thiểu số vùng cao cũng bị tác động và ảnh hưởng tương tự: Điện khí hóa toàn quốc đó làm cho cuộc sống mọi mặt của đồng bào được nâng lên rừ rệt, nhưng cũng có một thực tế là lưới điện quốc gia phát triển đến đõu thỡ cối xay tay, cối gió gạo nước, đuống gỗ (một loại cối gió gạo của người Mường)… vắng bóng đến đó. Cơ chế thị trường, kinh tế hàng hóa, sản xuất công nghiệp phát triển thỡ nhà sàn, khung cửi, quần ỏo dõn tộc…cũng mai một dần; sự mở rộng của thị trường băng đĩa đó làm cho nhu cầu thưởng thức các loại hỡnh nghệ thuật dõn gian của giới trẻ giảm đi và đang có nguy cơ mất hẳn. Nhưng cho dù nhỡn nhận quỏ trỡnh tỏc động của quốc tế hóa kinh tế dưới góc độ tích cực hay tiêu cực, thỡ chỳng ta vẫn phải khẳng định: quốc tế hóa kinh tế mà đỉnh cao của nó là toàn cầu hóa là một xu thế khách quan không thể đảo ngược, nó đó, đang và sẽ tiếp tục phát triển. Vấn đề là ở chỗ, xu thế khách quan này được diễn ra thông qua hoạt động có ý thức của con người (chủ thể kinh tế). Nên đối với mỗi quốc gia, để không bị tụt hậu về kinh tế trên trường quốc tế, cần chuẩn bị tốt nội lực, sáng suốt trong lựa chọn đường đi nước bước, nhận thức đúng bản chất thời đại, để hạn chế đến mức thấp nhất những tác động tiêu cực và hội nhập thành công. Thứ hai, những tác động của lĩnh vực chính trị - tư tưởng. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu kinh tế quốc tế như hiện nay, ngoài những tác động tích cực thỡ quốc tế húa kinh tế cũng sẽ tạo cơ hội để các thế lực thù địch thông qua những tác động của tư tưởng chính trị để tuyên truyền những quan điểm sai trái, các chiêu bài tự do, dân chủ…nhằm công kích đường lối lónh đạo của một số quốc gia, lôi kéo quần chúng nhân dân vào những hoạt động chống lại lợi ích của chính quốc gia mỡnh. Qua đó, nhằm phá vỡ khối đại đoàn kết dân tộc, xóa bỏ sự thống nhất trong nền văn hóa của chính quốc gia đó. Với chiến lược “diễn biến hũa bỡnh”, cỏc thế lực phản cỏch mạng dựng nhiều hỡnh thức truyền thụng, quảng bỏ và đặc biệt với sự hỗ trợ của hệ thống khoa học công nghệ cao như: mạng Internét, phát thanh truyền hỡnh bằng vệ tinh toàn cầu cụng xuất lớn…nhằm tấn cụng vào hệ tư tưởng và văn hóa XHCN từ bên trong, xóa nhũa bản sắc văn hóa của các dân tộc, nhằm mục đích cuối cùng là đồng hóa văn hóa toàn thế giới. Quỏ trỡnh hợp tỏc và giao lưu văn hóa thế giới, đó tạo cho chỳng ta cơ hội mở rộng khả năng tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng cao. Nhưng vấn đề sàng lọc những yếu tố độc hại, phản cách mạng là hết sức khó khăn. Cuộc sống công nghiệp hiện đại, năng động vốn rất được giới trẻ ưa chuộng lại dường như mâu thuẫn với những giá trị văn hóa dân gian mà muốn hưởng thụ nó đũi hỏi phải cú thời gian và sự thư thái…Những yếu tố tưởng như rất nhỏ đó lại dễ dẫn tới tỡnh trạng mõu thuẫn thế hệ trong xó hội và phõn húa nội bộ trong cỏc quốc gia. Tất nhiờn, việc xem xột, nhỡn nhận những tỏc động như đó nờu là tớch cực hay tiờu cực, để có thể vừa hội nhập thành công, vừa đảm bảo được sự ổn định trong tư tưởng và chính trị, không bị đồng hóa, đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc, kết tinh được tinh hoa văn hóa tiên tiến của thời đại…cũn tựy thuộc vào điều kiện lịch sử, vào chính sách của mỗi quốc gia, và trong công cuộc cách mạng ấy vấn đề hết sức quan trọng đó là vai trũ của NTCQ, của con người. Trong Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) Đảng ta đó khẳng định 5 quan điểm chỉ đạo của mỡnh trong tiến trỡnh hội nhập văn hóa thế giới và giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc. Trong đó, hai quan điểm 4 và 5 đó khẳng định vai trũ NTCQ và những điều kiện then chốt để có thể xây dựng thành công nền văn hóa mới, đó là: Quan điểm 4: “Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lónh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trũ quan trọng”. Quan điểm 5: “Văn hóa là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đũi hỏi phải cú ý trớ cỏch mạng và sự kiờn trỡ thận trọng” [16, tr.57,58]. Sau 20 năm đổi mới, và sau 8 năm thực hiện tinh thần của Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII), chúng ta vẫn khẳng định được bản lĩnh chính trị, hội nhập và phát triển kinh tế thành công; bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa ngàn năm của dân tộc. Điều đó khẳng định con đường mà Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta đó chọn là đúng đắn, phù hợp và đó cũng là con đường duy nhất để tự khẳng định mỡnh, để chiến thắng âm mưu “diễn biến hũa bỡnh” của cỏc thế lực thự địch. Thứ ba, những tác động của ý thức xó hội như đạo đức, lối sống, nhu cầu hưởng thụ văn hóa …đến vấn đề giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc. Cũng cần núi rừ rằng, những yếu tố như đạo đức, lối sống, nhu cầu hưởng thụ văn hóa …mà chúng ta đề cập thuộc tầng ý thức xó hội, nú tồn tại trong mụi trường và thời điểm lịch sử mà con người đang sống, hoạt động; có ý nghĩa là bộ phận, là giỏ trị cốt lừi của văn hóa dân tộc. Về thực chất, những yếu tố đạo đức, lối sống hay nhu cầu hưởng thụ văn hóa … cũng là hệ quả của quá trỡnh phỏt triển và tỏc động của kinh tế đến đời sống xó hội và cộng đồng. Không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng những yếu tố được coi như là những chuẩn mực trong ứng xử, là những quy tắc và cam kết không thành văn giữa những con người với nhau trong xó hội, lại ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng thịnh về mọi mặt từ kinh tế, chính trị, đến văn hóa của các quốc gia. Tuy nhiên, những yếu tố đó phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xó hội, vào nguyờn nhõn kinh tế và điều kiện lịch sử, nên không thể tránh khỏi sự đan xen, thậm trí đấu tranh giữa hai yếu tố mới và cũ, giữa những biểu hiện tích cực và tiêu cực trong văn hóa. Trong nền kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập, các quốc gia đang phát triển luôn quan tâm đến chính sách điều chỉnh những biến đổi trong đời sống tinh thần của xó hội, đó là chiều hướng gia tăng những biểu hiện tiêu cực theo lối sống cá nhân chủ nghĩa, chạy theo đồng tiền, lợi dụng chức quyền để tham ô tư túi, lối sống sa đọa, sùng ngoại, bài xích văn hóa truyền thống. Một bộ phận thanh niên từ tư tưởng sùng ngoại, dẫn tới lối sống gấp, buông thả, coi thường nề nếp gia phong, làm biến dạng những giá trị: chân, thiện, mỹ. Hơn nữa, những tập tục lạc hậu phổ biến trong xó hội cũ vẫn tồn tại dai dẳng trong từng nếp nghĩ của những tầng lớp người trong xó hội. Một số người, một số địa phương đó biến chớnh sỏch bảo tồn văn hóa thành xu hướng phục cổ tràn lan, mượn di tích, lễ hội thành nơi hành nghề mê tín v.v…Tất cả những biểu hiện phi thuần phong mỹ tục đó trở thành sức nặng kỡm nộn, nớu kộo quỏ trỡnh tham gia hội nhập kinh tế, văn hóa với thế giới của các quốc gia. Bàn về vấn đề này, C.Mác viết: “Truyền thống của tất cả các thế hệ đó chết đè nặng như quả núi lên đầu óc những người đang sống…” [36, tr. 145]. Những biến động nhiều chiều của đạo đức, tư tưởng, lối sống và nhu cầu hưởng thụ văn hóa của những tầng lớp người trong xó hội đó ảnh hưởng không nhỏ đến những giá trị, bản sắc văn hóa lâu đời của dân tộc, làm chậm lại quá trỡnh phỏt triển kinh tế - xó hội, cản trở sự hợp tỏc quốc tế, đe dọa sự tồn vong của các quốc gia. Ngoài những yếu tố cơ bản được đề cập trên đây, cũn một số cỏc phương diện xó hội khỏc như: pháp luật, tôn giáo…cũng tác động không nhỏ đến vấn đề giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa. Do vậy, để vừa giữ gỡn, phỏt huy được bản sắc văn hóa dân tộc, vừa đảm bảo phát triển mọi mặt của đời sống xó hội đũi hỏi sự phỏt huy cao độ tính tích cực, sáng tạo của NTCQ trong hoạt động thực tiễn. 1.2.2. Vai trũ biến đổi điều kiện khách quan của nhân tố chủ quan trong giữ gỡn và phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc 1.2.2.1. Vai trũ của nhõn tố chủ quan trong việc phối hợp lónh, chỉ đạo vấn đề xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc Thứ nhất, vai trũ nhõn tố chủ quan giữ gỡn phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc được thể hiện trong chủ trương đường lối, chính sách của Đảng. Trong Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) Đảng cộng sản Việt Nam ghi rừ: “Cụng nhõn, nụng dõn, trớ thức, là nền tảng khối đại đoàn kết toàn dân, cũng là nền tảng của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa dưới sự lónh đạo của Đảng, quản lý của nhà nước” [16, tr.57]. Như vậy, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân, trong đó tổ chức đảng với vai trũ lónh đạo chủ chốt vạch ra phương hướng, chiến lược, nhiệm vụ và các giải pháp lớn để lónh đạo, thực hiện thành công các nhiệm vụ xây dựng và phát triển văn hóa theo đúng định hướng xây dựng và phát triển đất nước. Các hoạt động liên quan tới văn hóa hết sức đa dạng và phức tạp, đũi hỏi sự phối hợp, thống nhất chặt chẽ của cỏc tổ chức, đũi hỏi chủ thể lónh đạo phải có phẩm chất đạo đức, tâm huyết, tri thức, trỡnh độ bao quát, hiểu biết sâu rộng mọi mặt của đời sống xó hội, cú khả năng tuyên truyền, vận động, tổ chức các lực lượng xó hội tạo sức mạnh tổng hợp. Cỏc quyết sỏch phải đảm bảo sự hài hũa, biện chứng giữa cỏc yếu tố Chớnh trị - Văn hóa, Kinh tế - Văn hóa, Đạo đức - Văn hóa... Trên thực tế chúng ta thường thấy, một số những tồn tại như: đường lối, chủ trương, nghị quyết đúng nhưng khâu tổ chức thực hiện lại yếu kém. Trỡnh độ của các cấp ủy đảng, ban ngành, đoàn thể chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển của văn hóa, cũng như việc giải quyết những mâu thuẫn nảy sinh giữa chủ trương và thực tiễn quản lý đời sống văn hóa dân gian ở các địa phương. Do vậy, vai trũ lónh đạo, chỉ đạo của Đảng và nhà nước được thể hiện trước hết ở sự đồng bộ và tính khả thi của các thiết chế xó hội. Cỏc chớnh sỏch của nhà nước phải gắn với các cơ quan công quyền ở địa phương, phải bám sát thực tiễn. Vỡ hơn ai hết họ là những người am hiểu về hoàn cảnh, con người, phong tục tập quán ở địa phương, từ đó có những phương pháp và cách giải quyết phù hợp. Bất cứ sự “thương mại hóa văn hóa” hay “hành chính hóa văn hóa” đều dẫn tới hậu quả không có lợi cho sự sáng tạo văn hóa. Ngoài vấn đề hoạch định chính sách, chủ thể lónh đạo, chỉ đạo cũn cú vai trũ lựa chọn, bồi dưỡng năng lực cán bộ, và hỡnh thành cơ chế phối hợp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các ngành theo quan hệ hàng dọc, hoặc hàng ngang từ trung ương đến địa phương đảm bảo tính thống nhất, chặt chẽ và hiệu quả. Thứ hai, vai trũ nhõn tố chủ quan giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong quản lý, điều hành của Nhà nước và chính quyền các cấp. Hoạt động phối hợp quản lý, điều hành của Nhà nước và các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xó hội, đặc biệt là kế hoạch đầu tư, phát triển kinh tế - xó hội cú ảnh hưởng rất lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa. Chủ thể quản lý và năng lực điều hành của họ sử dụng những lực lượng vật chất và tinh thần sẵn có để tác động biến đổi tự nhiên và xó hội theo mục đích nhất định có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng một môi trường văn hóa với hệ thống giá trị chân, thiện, mỹ, đảm bảo tính sáng tạo, tính hiệu quả cao trong tất cả các quá trỡnh từ quản lý, tổ chức, điều hành các hoạt động kinh tế, hoạt động chính trị, điều chỉnh quan hệ xó hội, chuẩn mực đạo đức và một số phương diện xó hội khỏc theo tiờu chuẩn nhõn văn với quy mô từ tổ chức gia đỡnh tới cộng đồng quốc gia dân tộc. Trong thực tế, tất cả các phương diện của đời sống xó hội đều nảy sinh những yếu tố văn hóa, đến khi những giá trị văn hóa hỡnh thành và phỏt triển sẽ lại tỏc động tới những phương diện xó hội theo những mức độ nhất định. Do vậy, vai trũ của chủ thể sẽ làm cho sự tương tác giữa văn hóa với các phương diện xó hội cú xu hướng cùng chiều, vừa có tác dụng làm giàu thêm các giá trị văn hóa, vừa từng bước hoàn thiện các phương diện xó hội ấy theo cỏc tiờu chuẩn tiến bộ cho con người và vỡ con người. Hơn nữa, trong quá trỡnh phối hợp hoạt động, chủ thể quản lý điều hành cũng có điều kiện bồi dưỡng năng lực cho bản thõn, nõng cao vai trũ NTCQ, đảm bảo tính hiệu quả trong hoạt động của chủ thể trước những đũi hỏi khỏch quan. Thứ ba, vai trũ nhõn tố chủ quan giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong hoạt động phối hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân. Các tổ chức đoàn thể nhân dân bao gồm: Hội liên hiệp phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội nông dân, đứng đầu là Mặt trận tổ quốc. Chủ thể phối hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân, hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, đa dạng về hỡnh thức, cơ cấu, phạm vi và đối tượng tác động. Những chủ thể này hoạt động mang tính chất xó hội cao, tổng hợp nhiều yếu tố từ chớnh trị, tớn ngưỡng, nghề nghiệp, trong phạm vi quốc gia và quốc tế. Dưới sự lónh đạo của Đảng, các tổ chức đoàn thể phối hợp hoạt động với nhau, với nhà nước, với tổ chức chính quyền, đặc biệt là với các cơ quan quản lý văn hóa các cấp, vận động, thu hút quần chúng nhân dân tạo nên sức mạnh tổng hợp, thực hiện các chương trỡnh kinh tế, chớnh trị, xó hội, làm sống dậy cỏc phong trào giữ gỡn, phỏt triển các giá trị văn hóa, sáng tạo văn hóa. Trong hoạt động phối hợp của các tổ chức đoàn thể nhân dân, vai trũ NTCQ thể hiện trong cơ chế phối hợp khoa học của các tổ chức và khả năng hoạt động thực tiễn của bản thân mỗi chủ thể. Phát huy vai trũ NTCQ là phát huy khả năng hiểu biết, nắm bắt các đặc điểm của đối tượng được tác động, đặc điểm của môi trường mà trong đó đối tượng được tác động đang sống, hoạt động và chịu ảnh hưởng trực tiếp. Gắn những điều đó với các chủ trương, định hướng của đảng và nhà nước, sử dụng linh hoạt, mềm dẻo các kỹ năng vận động, thuyết phục và cả đạo đức cách mạng, phong cách, lối sống của chính mỡnh để thu hút quần chúng nhân dân tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế, chính trị, xó hội, giữ gỡn và phỏt triển văn hóa. Trong hoạt động thực tiễn vai trũ của cỏc chủ thể được thể hiện đồng thời qua hai chức năng: - Nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân, phát hiện những hiện tượng tiêu cực, tư tưởng lệch lạc, và cả những nhân tố mới, tiến bộ; những khả năng khỏch quan cú lợi cho sự nghiệp phỏt triển của cả xó hội, cú kế hoạch cụ thể để hạn chế tiêu cực, bồi dưỡng, nhân rộng điển hỡnh tiờn tiến và tạo điều kiện thuận lợi biến khả năng thành hiện thực. - Phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách, những yếu tố cản trở tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân. Từ đó, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách và hành lang pháp lý cần thiết để có thể vừa đảm bảo sự tự do hưởng thụ, bảo tồn, sáng tạo văn hóa của các cá nhân, của cộng đồng dân tộc, vừa đảm bảo tính định hướng, mục tiêu phát triển của đất nước. Thứ tư, vai trũ nhõn tố chủ quan giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện trong sự quản lý, hướng dẫn hoạt động của ngành văn hóa thông tin. Là cơ quan hoạt động chuyên trách về văn hóa, nờn vai trũ của cỏc chủ thể hoạt động trong ngành văn hóa thông tin đối với việc giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc là rất quan trọng - Vai trũ ấy thể hiện trong nhiệm vụ tham mưu với các cấp ủy Đảng, chính quyền và đoàn thể nhân dân về những định hướng, giải pháp thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa thông tin cấp mỡnh phụ trỏch. Trong việc tổ chức hướng dẫn và triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách về văn hóa của cấp trên đến từng địa bàn cơ sở, nhất là các chính sách về đại đoàn kết dân tộc, chính sách phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo và làm giàu chính đáng. Tổ chức tuyên truyền và duy trỡ thường xuyên các hoạt động của thiết chế văn hóa, thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia sáng tạo, phổ biến và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Tổ chức hội nghị sơ, tổng kết và thi đua khen thưởng trong phạm vi địa bàn một cách kịp thời. Lên kế hoạch trang bị những phương tiện phục vụ cho các phong trào hoạt động, xây dựng đội ngũ cán bộ là người dân tộc. Khuyến khích các cá nhân chủ động thâm nhập cộng đồng, tỡm hiểu phong tục, tập quỏn và tõm lý địa phương, gây dựng, tạo nền móng cho phong trào từ cơ sở, từ bản thân những người chủ di sản. Núi một cỏch tổng quỏt, vai trũ NTCQ trong cụng tỏc lónh chỉ đạo việc giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc, thể hiện qua sự tổ chức, hoạt động một cách đồng bộ của các thiết chế văn hóa. Qua sự phân công, phân nhiệm, liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa vai trũ “tập thể lónh đạo” và “cá nhân phụ trách”. Qua sự điều chỉnh các xu hướng lệch lạc, loại bỏ những hủ tục, đảm bảo sự hài hũa giữa truyền thống với hiện đại trong xây dựng và phát triển văn hóa của các chủ thể. 1.2.2.2. Vai trũ nhõn tố chủ quan thể hiện trong tớnh chủ động, sáng tạo của quần chúng nhân dân giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, chúng ta đó khẳng định vai trũ lónh đạo của Đảng, vai trũ quản lý điều hành của nhà nước và các đoàn thể nhân dân xây dựng môi trường văn hóa, hỗ trợ, tổ chức các lực lượng vật chất và tinh thần cần thiết, tạo điều kiện cho quần chúng nhân dân phát huy vai trũ chủ động sáng tạo của mỡnh trong cỏc lĩnh vực văn hóa - xó hội. Nhưng chủ nhân thực sự của nền văn hóa dân tộc trong mọi thời đại là quần chúng nhân dân, họ vừa là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa, vừa là người hưởng thụ, lưu truyền, gỡn giữ những giỏ trị văn hóa đó. Tính tích cực sáng tạo của quần chúng nhân dân gắn bó chặt chẽ với quá trỡnh lao động sản xuất, với những nhu cầu và lợi ích vật chất của họ. Do vậy, sự sáng tạo của quần chúng nhân dân chính là nhân tố cơ bản của sự tồn tại và phát triển của xó hội. Đề cập đến vấn đề này Danh nhân văn hóa Hồ Chí Minh đó núi: Quần chúng là những người sáng tạo, công nông là những người sáng tạo. Nhưng quần chúng không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xó hội. Quần chỳng cũn là những người sáng tác nữa…Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng [41, tr.250]. Quần chúng nhân dân sáng tạo văn hóa bằng chính cuộc sống của mỡnh. Cỏc giỏ trị văn hóa được hỡnh thành trong lao động sản xuất, trong văn học nghệ thuật, trong tín ngưỡng, trong phong tục tập quán (ăn, ở, mặc, ngôn ngữ…) và được lưu truyền từ đời này qua đời khác. Mỗi con người, mỗi gia đỡnh đều có thể là nơi chứa đựng những giá trị nhân văn của xó hội, là nơi bảo vệ, lưu truyền những giá trị nhân bản của con người. Nhưng tính tích cực của quần chúng nhân dân trong các hoạt động văn hóa tinh thần không phải lúc nào cũng hàm chứa những yếu tố tiến bộ; cùng với quá trỡnh sỏng tạo, gỡn giữ, lưu truyền những giá trị văn hóa mang ý nghĩa nhân văn thỡ những tư tưởng phong kiến, những yếu tố phi văn hóa, phản tiến bộ, những hủ tục cũng len lỏi đâu đó trong đời sống cộng đồng. Do vậy, để văn hóa thực sự trở thành nền tảng tinh thần của xó hội, trở thành mục tiờu và động lực để phát triển kinh tế xó hội thỡ vai trũ của đội ngũ trí thức đặc biệt quan trọng. Nghị quyết Trung ương năm (khoá VIII) khẳng định: “Đội ngũ trí thức gắn bó với nhân dân giữ vai trũ quan trọng trong sự nghiệp xõy dựng và phỏt triển văn hóa” [16, tr.57]. Sự hiện diện của đội ngũ trí thức trong sáng tạo văn hóa như là một biểu hiện của chất lượng cuộc sống. Những phát minh khoa học, những công trỡnh nghệ thuật, những sỏng tỏc văn học, những sản phẩm lao động của đội ngũ trí thức thực sự quan trọng trong diện mạo tinh thần của mỗi quốc gia. Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế tri thức như hiện nay, với những thiên chức riêng của mỡnh, đội ngũ trí thức có vai trũ đặc biệt quan trọng giữ vững nền tảng tinh thần của xó hội, giữ gỡn và phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa. Xuất thân từ nhân dân, và là người hoạt động trí tuệ, có chức năng chủ yếu là sáng tạo những giá trị tinh thần cho xó hội, nờn ảnh hưởng của lực lượng trí thức đến quần chúng nhân dân là rất lớn. Bằng những sáng tạo văn hóa, người trí thức có thể chuyển tải trong đó những tư tưởng, đạo đức, lối sống, những quan niệm tín ngưỡng, những triết lý nhân sinh đến quần chúng nhân dân. Họ là lực lượng nũng cốt, là chủ thể trong toàn bộ quỏ trỡnh tớch hợp sức mạnh nội sinh, tiếp nhận, phát huy những tinh hoa văn hóa nhân loại, giữ gỡn và phỏt triển văn hóa, có thể hướng công chúng đến cách nhỡn tốt đẹp, nhân bản trong cuộc sống tinh thần. Nhưng dù quan trọng như thế nào thỡ đội ngũ trí thức cũng từ nhân dân mà ra, và họ khụng thuần nhất về trỡnh độ và cảm quan nên khi tác động đến đời sống tinh thần họ bộc lộ cả mặt tích cực và tiêu cực. Nhỡn chung, những yếu tố tớch cực của quần chỳng nhõn dõn biểu hiện trong quỏ trỡnh phỏt triển kinh tế, ổn định chính trị và đặc biệt trong sáng tạo văn hóa. Họ lao động, sáng tạo vỡ chớnh nhu cầu vật chất và mong muốn được thỏa món đời sống tinh thần của chính mỡnh; nhu cầu hưởng thụ văn hóa càng cao, càng kích thích nhu cầu sáng tác, tăng sức sáng tạo của quần chúng nhân dân lao động. Nhưng để phát huy vai trũ và tớnh sỏng tạo của trớ thức, của quần chỳng nhõn dõn trong phỏt triển xó hội, trong sỏng tạo, giữ gỡn, phỏt huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đũi hỏi Đảng, nhà nước và các đoàn thể nhân dân phải nâng cao trỡnh độ lý luận, bám sát thực tiễn, xây dựng môi trường kinh tế, chính trị, văn hóa do con người và vỡ con người. Quan tâm đúng mức, thỏa đáng đến đội ngũ trí thức, có chính sách thu hút, đói ngộ hiền tài, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho đội ngũ cán bộ. Phổ biến, tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chỉ thị, nghị quyết của Đảng và nhà nước đến quần chúng nhân dân, đảm bảo cho họ có đủ năng lực, trỡnh độ, đạo đức và tinh thần tự tôn dân tộc, đảm bảo vai trũ chủ động trong sáng tạo nghệ thuật, giữ gỡn và phỏt huy những giỏ trị văn hóa truyền thống, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại. Chương 2 Vai trò của nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc mường ở phú thọ hiện nay - thực trạng và vấn đề đặt ra 2.1. Đặc điểm kinh tế, xã hội và lịch sử hình thành nên bản sắc văn hóa dân tộc mường ở phú thọ 2.1.1. Đặc điểm kinh tế và đời sống vật chất - Về nguồn gốc, lịch sử: Phú Thọ là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Bộ, được thành lập ngày 5/5/1903; năm 1968 sát nhập với Vĩnh Phúc gọi là Tỉnh Vĩnh Phú; đến ngày 1/1/1997 tỉnh Phú Thọ được tái lập, dân số là 1.216.500 người, có 24 dân tộc anh em, trong đó có 171.620 người là dân tộc thiểu số, người Mường chiếm tỷ lệ đông nhất là 157.545 người (chiếm 91%) [9, tr.732] Tộc người Mường (thổ tù họ Hà và phụ đạo họ Đinh) làm ăn sinh sống ở hai châu Thanh Sơn và Yên lập của Phú Thọ đó rất lõu và việc di cư từ tỉnh Hũa Bỡnh đến đó diễn ra từ nhiều thế kỷ trước[21, tr.269]. Sự biến đổi về môi sinh, quá trỡnh lịch sử và dõn số… đó tỏc động mạnh đến nếp sống và phong tục tập quán của người Mường ở Phú Thọ, khiến cho sắc thái văn hóa của họ vừa có những nét chung của văn hóa Mường, và những nét riêng, độc đáo. - Về vị trí định canh, định cư: Người dân tộc Mường ở Phú Thọ cư trú tập trung ở vùng thung lũng chân núi, nơi có độ cao không lớn, đặc điểm nổi bật trong phân bố dân cư của người Mường trong Tỉnh Phú Thọ là tính tập trung, cư dân Mường chiếm tới trên 90% dân số cả xó. Sự xen kẽ giữa người Mường và người Việt trong các địa phương này cũng diễn ra theo nhiều cấp độ khác nhau, những xó gần huyện lỵ thỡ người Mường và người Việt sống xen kẽ nhưng thành từng làng hoặc chũm xúm riờng biệt, ở những nơi vùng sâu, vùng xa thỡ mức độ xen kẽ là ngay trong cùng một làng nhưng tỷ lệ người Việt rất ít, có những nơi như xó Trung sơn, huyện Yên Lập; xó Lai đồng, xó Tõn Sơn, huyện Thanh Sơn tỷ lệ người Việt cư trú là dưới 100 người trong một xó (phụ lục). - Tính đặc thù trong kinh tế: Người Mường sống định canh, định cư nên trong sản xuất nông nghiệp, chủ yếu canh tác lúa nước, sản xuất nhỏ theo kiểu tự túc, tự cấp; ngoài việc cấy lúa nước họ cũn phỏt nương trồng lúa. Sau năm 1999, với dự án 135 hỗ trợ phát triển kinh tế cho các xó miền nỳi đặc biệt khó khăn, đó tạo ra những bức đột phá trong chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp của đồng bào Mường, nhờ đó mà mức sống và thu nhập của người dân được cải thiện. Cơ chế thị trường đó tỏc động rất lớn đến tập quán canh tác và chăn nuôi của cư dân Mường, việc trao đổi, mua bán hàng hóa trong vùng Mường cũng diễn ra phong phú và nhộn nhịp khụng khỏc gỡ cỏc chợ miền xuụi, đây là điều kiện thuận lợi để người dân thoát dần ra khỏi tập quán canh tác cũ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào. Nghề thủ công truyền thống của người Mường chủ yếu là nghề mộc, đan lát, dệt vải. Trước đây, gia đỡnh người Mường nào cũng có khung cửi, họ tự trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm và dệt vải, người phụ nữ làm ra những vuông vải cho mỡnh, cho những người trong gia đỡnh và làm của hồi mụn đem đến nhà chồng. Sự khéo léo thể hiện trong những vuông vải trở thành một trong những tiêu chuẩn về giá trị của người phụ nữ Mường. Hiện nay, huyện Thanh Sơn phục hồi được 3 làng nghề dệt vải ở Tân Phú, Lai Đồng, Xuân Đài nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn (người biết dệt vải theo cách cổ truyền không nhiều, vốn và đầu ra cho sản phẩm rất khó khăn). Mặc dù rất khéo léo nhưng nghề mộc của người Mường chỉ dừng lại ở phạm vi tương trợ, giúp nhau dựng nhà, làm khung cửi, làm đuống, cối gió gạo hoặc phục vụ cho sản xuất vui chơi chứ không chuyên mộc, không làm hàng hóa; việc đóng các đồ gia dụng, làm gạch, xây nhà…chỉ phổ biến trong thời gian gần đây. Chính những nét đặc thù trong hoàn cảnh sống và kinh tế đó gúp phần làm nờn những giỏ trị văn hóa vật thể, phi vật thể độc đáo của người Mường ở Phú thọ. Tuy nhiên, nhỡn từ gúc độ bảo tồn, phát huy những tinh hoa văn hóa cổ truyền thỡ tốc độ phát triển nhanh và mạnh của kinh tế cũng làm cho các giá trị văn hóa Mường truyền thống bị lóng quờn, đặc biệt là các giá trị văn hóa tinh thần; những câu hát ví, những điệu múa dân gian, những lễ hội cổ truyền của người Mường đang mai một dần, trong số ít các thể loại văn hóa cũn tồn tại và được phục hồi hiện nay cũng bị Kinh hóa khá cao. 2.1.2. Đặc điểm xó hội và lịch sử - Về thiết chế xó hội và cộng đồng: Thiết chế xó hội của người Mường ở Phú Thọ trước đây được chia thành mường và xóm, đây là loại hỡnh tổ chức cú từ rất lõu đời, không chỉ có ở người Mường mà người Thái cũng có cách phân chia như vậy. Mường là tổ chức xó hội trờn xúm và là tổ chức xó hội lớn nhất của người Mường, dùng để chỉ một địa vực cư trú, một thái ấp, một vùng dân cư, hay để chỉ địa vực cai quản của một lang cun, lang đạo hay thổ tù nào đó. Cũng giống như các vùng Mường khác, tổ chức Mường của người Mường tỉnh Phú Thọ không quy định phạm vi lớn, bé và có bao nhiêu xóm hợp thành. Nhưng điểm khác biệt ở tổ chức mường của người Mường ở Phú Thọ đó là không có mường lớn bao chùm lên các mường khác nhỏ hơn như ở Thanh Hóa hay Hũa Bỡnh mà chỉ cú cỏc mường do nhà lang quản lý trực tiếp đến các xóm [31, tr.88]. Xóm là tổ chức xó hội dưới mường, là tập hợp dân cư thành cộng đồng theo một địa vực lónh thổ nhất định. Xóm được hỡnh thành ở cỏc bói, gũ cao hoặc chạy dọc theo thung lũng, sụng suối, nơi diễn ra các hoạt động lao động sản xuất hàng ngày. Mỗi xóm chỉ có khoảng vài chục nóc nhà và đều có một con đường đất chạy thẳng qua giữa làng, nhà của người Mường đều quay lưng vào núi, quay mặt trước nhà ra suối hoặc cánh đồng, trong xóm thường có nhiều dũng họ sinh sống, nhưng bao giờ cũng có một dũng họ là hạt nhõn, dũng họ ấy cú thể chiếm tới một nửa hoặc quỏ nửa số núc nhà trong xúm [31, tr.87]. Về tổ chức làng xóm, người Mường sống dưới chế độ dường như là tiền phong kiến, mỗi làng có một Thổ Tù, mỗi xóm có một Thổ Lang. Những người này có thể coi như những chúa đất địa phương. Họ được gọi là quan lang. Quyền hành của họ cha truyền con nối [8, tr.35]. Một số người trong tầng lớp thứ dân chuyên lo việc cúng tế và các nghi lễ tôn giáo là các ông mo và thầy cúng cũng được nhân dân tin cậy và nể trọng [31, tr.106] Ngoài ra, trong xó hội Mường cổ truyền có các mối quan hệ láng giềng, dũng họ; uy tớn, và vị trớ của cỏc dũng họ trong mỗi mường phụ thuộc vào nề nếp, gia phong của dũng họ đó, quan hệ hôn nhân cũng phụ thuộc vào yếu tố này rất nhiều. Qua tỡm hiểu và so sỏnh thỡ thấy rằng thiết chế xó hội của người Mường ở Phú Thọ và người Mường ở những nơi khác có những điểm tương đồng, cũng là thiết chế xó hội theo kiểu xúm, mường, nhưng mường của người Mường ở Phú Thọ không có các mường nhỏ dưới quyền mường lớn. Quan hệ giữa tầng lớp quý tộc thống trị với tầng lớp bị trị cũng rất rừ ràng, bộ mỏy cai trị của Thổ tự trong cỏc Mường ở Phú Thọ được tổ chức đơn giản hơn, họ không có nhiều người giúp việc (các Ậu) như ở Hũa Bỡnh và Thanh Húa, khụng trực tiếp quản lý cỏc làng, việc phân định dũng họ nhà Lang khụng khắt khe như những mường ở nơi khác. Dưới thời phong kiến và thực dân, năm 1883 triều đỡnh nhà Nguyễn đầu hàng và trở thành tay sai cho thực dân. Thực dân Pháp đó tiến hành một số cải cỏch hành chớnh, sắp đặt lại bộ máy cai trị từ Trung ương đến địa phương. Một hệ thống hành chính mới được hỡnh thành và bao trựm lờn cơ cấu tổ chức xó hội cũ, nhưng các chức việc vẫn do các nhà lang đảm nhiệm nên hầu như các hoạt động truyền thống, đặc biệt là các lễ hội vẫn được duy trỡ, cỏc Thổ lang, Thổ tự vẫn được dân làng lo phục dịch, biếu xén như xưa. Sau cách mạng tháng 8 năm 1945, Đảng cộng sản Việt Nam và chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hũa quyết định xóa bỏ cơ cấu chính quyền cũ, thay vào đó là một bộ máy hành chính mới và hệ thống các tổ chức đoàn thể chính trị xó hội. Hệ thống tổ chức hành chớnh mới được áp dụng đồng bộ trong cả nước đó làm cho tổ chức xó hội cổ truyền của người Mường thay đổi cơ bản. Dù vậy, cơ cấu tổ chức hành chính mới vẫn được xây dựng trên cơ sở là các làng và xóm trước đây, nên không có sự xáo trộn về địa bàn quản lý hành chớnh, những mối quan hệ làng xúm, những tập tục, lễ nghi truyền thống vẫn được duy trỡ, kế tục và phỏt huy với nhiều mức độ khác nhau. - Về đặc điểm gia đỡnh và hụn nhõn: Gia đỡnh là một tế bào xó hội, là tổ chức phức tạp bao gồm nhiều yếu tố hợp thành như: sinh học, tâm lý, kinh tế, văn hóa …Do vậy, tổ chức gia đỡnh khụng giống như bất cứ một tổ chức xó hội nào khỏc, nú được hỡnh thành bởi quan hệ tỡnh yờu và hụn nhõn. Cựng với những biến động của lịch sử, gia đỡnh núi chung, gia đỡnh người Mường nói riêng cũng có những thay đổi cơ bản. Khi tỡm hiểu gia đỡnh và hụn nhõn của người Mường ở Phú Thọ, chúng tôi thấy: Người Mường nói chung thuộc tộc người phụ hệ, gia đỡnh Mường cổ truyền thường tồn tại hai loại cơ bản là gia đỡnh lớn và gia đỡnh nhỏ. Gia đỡnh lớn: Đây là dạng gia đỡnh rất phức tạp về thành phần và cỏch tổ chức sinh hoạt. Thường trong các gia đỡnh này cú nhiều thế hệ như: ông bà, bố mẹ, các con và các cháu, số lượng người trong kiểu gia đỡnh này rất nhiều, cú thể lờn tới 15, 18 người, họ cùng sống, làm và ăn chung [51, tr.49-50]. Trong các gia đỡnh lớn, mọi quan hệ mang tớnh phụ hệ, gia trưởng. Người đàn ông lớn tuổi nhất có vai trũ chỉ đạo mọi công việc trong gia đỡnh từ phân công nhân lực, kế hoạch lao động sản xuất, đến nghi lễ cưới hỏi, tang ma và thay mặt gia đỡnh trong cỏc quan hệ xó hội khỏc. Vai trũ chỉ đạo này chỉ được chuyển cho người con trai cả (của thế hệ sau) khi người đứng đầu đó già cả, ốm yếu hoặc đó chết. Khi cha, mẹ qua đời thỡ người anh trai cả phải có trách nhiệm thay cha (mẹ) dựng vợ, gả chồng cho các em, người em út cũng được coi như con nuôi của anh mỡnh, người phụ nữ vẫn có thể được tham gia bàn luận các công việc cùng mọi người, nhưng tính quyết định cuối cùng vẫn thuộc về người nam giới. Sự hỡnh thành và tồn tại cỏc gia đỡnh lớn trong xó hội Mường có nhiều nguyên nhân, trong đó rừ nhất là nguyờn nhõn kinh tế - xó hội. Trước đây, kinh tế của người Mường là tự cấp, tự túc, ruộng đất và tài sản không nhiều, công cụ lao động thô sơ và lạc hậu, năng suất lao động thấp… nên đũi hỏi tớnh tập trung trong từng khõu của quỏ trỡnh sản xuất. Hơn nữa, trong các gia đỡnh người Mường, các thủ tục cúng tế, cưới hỏi, tang ma rất nhiêu khê phức tạp, các gia đỡnh ớt thành viờn khú cú thể làm trũn trỏch nhiệm với họ hàng, làng xúm. Cỏc quy định khắt khe của “nề nếp gia phong” trong các gia đỡnh lớn được thực hiện bởi các thế hệ người trong gia đỡnh, đây chính là điều kiện quan trọng làm cho các đặc trưng của văn hóa Mường cổ truyền tồn tại cố kết và lâu bền. Gia đỡnh nhỏ: Đây là dạng gia đỡnh chỉ gồm cú vợ, chồng và con cỏi của họ; họ sống, sản xuất và chi tiờu độc lập. Tuy vậy, vị trí của người vợ trong gia đỡnh vẫn khụng được cải thiện, họ vẫn phải phụ thuộc vào người cha, người chồng, sự phân công lao động trong gia đỡnh vẫn theo giới tớnh và độ tuổi như đó nờu. Theo luật tục cổ truyền của người Mường, người anh cả có trách nhiệm nuôi dưỡng cha mẹ già và thờ cúng tổ tiên nên có nhiều đặc quyền hơn các em như: được phân chia tài sản nhiều hơn, được các em và mọi người trong dũng họ hỗ trợ khi cú cụng việc lớn, giỗ tết v.v… Người Mường cũn nặng quan niệm “trọng nam hơn trọng nữ”, “con gái là con người ta, con dâu mới là con nhà mỡnh”, nên em gái không được chia bất cứ tài sản gỡ của bố mẹ để lại, khi đi lấy chồng chỉ được mang theo tư trang cá nhân và những tài sản tự mỡnh lao động mà có. Tư tưởng trọng nam hơn trọng nữ của người Mường xuất phát từ những hủ tục nặng nề, tốn kém tiền của trong các khâu: thách cưới, hỏi và tổ chức đám cưới. Do vậy, tự nhiên người phụ nữ bị biến thành một thứ hàng hóa trao đổi. Quan niệm phổ biến của người Mường khi lấy vợ cho con là lấy người về lao động và sinh con nối dừi tụng đường… cho nên tỡnh trạng lấy chồng, lấy vợ sớm và sinh nhiều con trong các gia đỡnh người Mường cổ truyền cũng bắt đầu từ nguyên nhân này. Trong giai đoạn hiện nay, các gia đỡnh lớn của người Mường có xu thế tách thành các tiểu gia đỡnh và gia đỡnh hạt nhõn, xu thế ấy trở nờn khỏ phổ biến trong thời kỳ phỏt triển kinh tế thị trường hiện nay. Quan hệ nam - nữ trong mỗi gia đỡnh được bỡnh đẳng hơn, vị trí, vai trũ của người phụ nữ trong gia đỡnh được khẳng định, quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở tỡnh yờu được chú trọng, các tiêu chuẩn kết hôn môn đăng hộ đối không quá khắt khe như trong quan niệm cổ truyền. Cùng với đó các chức năng của gia đỡnh kết hợp với nhau hài hũa hơn, và được điều chỉnh theo tiêu chí của gia đỡnh hiện đại. Vấn đề thực hiện kế hoạch hóa gia đỡnh đó phần nào làm cho quan niệm “đông con nhiều cháu mới là có phúc” trong chức năng tái sản xuất ra con người của các cư dân Mường mờ dần (nhưng chưa hẳn đó hết). Chức năng kinh tế được chú ý phỏt triển, việc làm chủ đồi rừng, phát triển diện tích trồng chè, vườn cây ăn quả và cả sự trao đổi buôn bán hàng hóa với các vùng đó làm cho cuộc sống vốn khộp kớn của người Mường xưa được mở rộng. Vấn đề nuôi dạy con, hướng dẫn con cách cư xử và phân công công việc theo giới tính vẫn được duy trỡ. Việc đầu tư cho con cái học hành, tạo mọi điều kiện cho con phát triển những năng lực cá nhân (không phân biệt trai, gái) đó phần nào xúa bỏ quan niệm lạc hậu trọng nam khinh nữ vốn rất nặng nề trong xó hội Mường cổ truyền. Có thể nói, xu thế độc lập của các tiểu gia đỡnh đó đem lại những tiến bộ nhất định về kinh tế, về nhận thức, về quan hệ đối xử…trong các gia đỡnh Mường. Nhưng cùng với đó các yếu tố văn hóa cổ truyền vốn rất được coi trọng trong các gia đỡnh lớn trước đây cũng mờ dần. Vỡ mục tiờu xõy dựng một nền văn hóa mới thỡ sự đơn giản các thủ tục trong nghi lễ gia đỡnh, trong lễ hội là hết sức cần thiết. Nhưng do khả năng và trỡnh độ của người dân không giống nhau nên ngoài sự tinh giản các yếu tố phi văn hóa, các hủ tục đó phần nào làm cho cỏc giỏ trị văn hóa độc đáo trong cộng đồng người Mường cũng mai một theo. 2.1.3. Nét đặc thù trong văn hóa dân gian của người Mường ở Phú thọ Khi nói đến sắc thái văn hóa nói chung, văn hóa của tộc người Mường nói riêng khó có thể phân định một cách rạch rũi đâu là văn hóa vật thể và đâu là văn hóa phi vật thể, bởi đằng sau những hiện tượng, những vật thể cụ thể bao giờ cũng ẩn chứa những yếu tố tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng. Những nét văn hóa độc đáo của người Mường được thể hiện một cách tinh tế trong những vật dụng hàng ngày, trong lao động sản xuất, trang phục, kiến trúc, thơ ca, lễ hội, trong sự sinh thành và các mối quan hệ của con người. Do vậy, khi đề cập đến những sắc thái văn hóa của dân tộc Mường, chúng tôi chỉ đề cập vấn đề ở những nét cơ bản mang tính liệt kê. - Văn hóa văn nghệ dân gian qua các lễ hội, phong tục, tập quán: Tỉnh Phú Thọ được người dân cả nước đều biết đến như là một mảnh đất “địa linh nhân kiệt”. Nơi hợp lưu của các con sông lớn như: sông Hồng, sông Đà, sông Lô. Nơi truyền rằng có kinh đô Văn Lang và hiện nay cũn cú đền thờ các Vua Hùng trên núi Nghĩa Lĩnh… Những di chỉ khảo cổ của nền văn hóa Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gũ Mun, Đông Sơn, đó gắn truyền thuyết vào với hiện thực đời thường, minh chứng cho sự xuất hiện của cư dân Việt Mường (người Việt cổ) trên đất Phú Thọ từ hơn mười ngàn năm trước [25, tr.30 - 35]. Văn hóa trống đồng: Việc tỡm thấy trống đồng trong quá trỡnh khảo cổ là một trong những phỏt hiện rất quan trọng. Từ 4 chiếc trống đồng đầu tiên được đưa về bảo tàng của Tỉnh (năm 1961) cả 4 chiếc trống này đều được phát hiện ở vùng đồng bào Mường sinh sống là Thu Ngạc, Lai Đồng, Khả Cửu và Sơn Hùng (huyện Thanh Sơn). Từ đó cho đến nay, tỉnh Phú Thọ đó sưu tầm được 69 chiếc trống đồng các loại, và 6 chiếc bị thất lạc trong những hoàn cảnh khác nhau, nếu tính cả số trống đồng bị thất lạc thỡ Phỳ Thọ cú tới 75 chiếc (74 chiếc cú nguồn gốc trong tỉnh, một chiếc do nước bạn Lào tặng). Một con số minh chứng cho sự giàu có về trống đồng của tỉnh. Tuy nhiên, sự phân bố trống đồng ở Phú Thọ không đồng đều giữa các huyện, thị, thành mà tập trung chủ yếu ở vùng Mường. Theo thống kê của tác giả Nguyễn Anh Tuấn thỡ huyện Thanh Sơn có 58 trống đồng, trong đó có 6 chiếc bị thất lạc (không rừ địa chỉ), 20 chiếc bị thất lạc vỡ nhiều lý do (chỏy nhà, giặc Phỏp đốt, Mỹ ném bom, bán cho đồng nát…), vùng Mường Yên lập tỡm thấy 10 trống, số cũn lại rải rỏc ở cỏc vựng Tam nụng, Thanh Thủy, Việt Trỡ …[59, tr.33 - 118]. Trong số trống đồng tỡm được có 7 trống đồng loại I (trống Đông Sơn), cũn đại đa số là trống đồng loại II theo sự phân loại của Heger (học giả người Áo). Khi đề cập đến trống đồng, có người gọi loại trống này là trống Mường. Có nhiều lý do để gọi đó là trống Mường, nhưng có lẽ thuyết phục hơn cả đó là loại trống này gắn với trường ca “Đẻ đất Đẻ nước” của người Mường [43, tr.40]. Người Mường tổ chức đánh trống đồng (chàm thau) vào các dịp hội xuân, lễ hội cầu mưa, cầu mùa, đám cưới, đón khách… Tại nơi tổ chức lễ hội, người ta làm giá treo trống bằng một cây sào đặt nằm ngang trên 4 cây tre buộc chéo ở hai đầu, dưới đáy trống đào một hố nông vừa bằng đường kính đáy trống để tạo âm thanh cộng hưởng. Quy định khi “chàm thau” là phải có người “cái” hai tay cầm hai dùi trống đánh vào núm trống, người “con” cầm một dùi đánh vào các hoa văn vũng ngoài hoặc vào thõn con cúc trờn mặt trống. Như vậy sẽ tạo ra các âm thanh trầm hùng (tiếng tung) và thánh thót (tiếng chinh) khác nhau, phù hợp với tiết tấu và không khí của lễ hội đó. Khi đánh trống, các cặp “con” phải là số chẵn (có thể toàn nữ hoặc cặp nam-nữ), điều đó thể hiện sự hũa hợp õm dương và mong muốn phồn thực, đa đinh, thịnh vượng cho cả Mường [43, tr. 116-117]. Chàm đuống: hay cũn gọi là đâm đuống, được tổ chức vào lễ động thổ đầu năm. Đuống là một máng được làm bằng gỗ khoét từ một thân cây lớn (dài 1.50m, rộng 0.40m, sâu 0.30m), chày gió đuống được làm bằng gỗ dài 1.30m. Tục đâm đuống được bắt đầu từ công việc gió lỳa hàng ngày và sau đó trở thành một hỡnh thức sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng độc đáo của cư dân Mường. Ở vùng mường Át (Thanh Sơn), sáng 29 tết (có nơi là 25 tết - ngày đóng cửa rừng) cả Mường úp đuống lại, chọn 4 cum lúa (tọm ló) treo vào 4 góc của gác bếp, sáng mùng 2 tết (có nơi là mùng 7 tết), con gái nhà Lang lật đuống lại, cho lúa vào đó gió, Lang Đạo sẽ đánh 3 hồi chiêng để xua đi ác quỷ, ma tà… sau đó cả Mường mới được phép gió đuống theo, lúa đó gió đem cho gà, lợn ăn để cầu một năm mùa màng bội thu, sung túc và không ốm đau, bệnh tật. Thông thường, khi chơi người ta sử dụng 3 đến 4 đuống xếp liền kề nhau, 3 đến 4 đôi giữ một đuống, đôi đứng đầu tiên sẽ làm “cái”, cứ 2 nhịp đâm xuống lũng cối, xen 1 nhịp vào thành cối, tạo thành những õm thanh rộn ràng, mong muốn một năm sung túc, tươi vui [43, tr.122- 123]. Hội séc bùa (xách cồng): Nếu như trống đồng gắn với vị trí tôn quý của Nhà Lang, của đỡnh làng thỡ cồng và chiờng lại gắn với cuộc sống của dân cư nơi thôn dó. Bộ cồng chiờng 12 chiếc với những kớch cỡ khỏc nhau, tượng trưng cho 12 tháng trong một năm, chiếc cồng lớn nhất gọi là cồng “đàm” dùng để đánh âm trầm, cồng “khệ” (có nơi gọi là cồng vặn) dùng để đánh trùng âm, loại trung bỡnh được gọi là cồng “đúm”, nhỏ nhất trong bộ cồng và có âm thanh cao nhất, thánh thót nhất là cồng boũng beng. Hội sộc bựa được tổ chức vào nhiều dịp trong năm, nhưng phổ biến là trong dịp tết nguyên đán. Đầu năm phường bùa (bao gồm cả nam và nữ) từ 15 đến 20 người, đi thành hàng một, dẫn đầu là người mang cồng boũng beng, rồi đến cồng đúm, cồng khệ, cồng đàm. Đầu tiên phường bùa đến những nhà có hẹn trước để hát sắc bùa, theo tục lệ thỡ chủ nhà sẽ tập trung anh, em để đón nhưng cổng nhà vẫn đóng, phường bùa sẽ phải đánh cồng và hát bài hát mở cổng: “Xúc xắc xúc xẻ Nhà nào cũn đèn cũn lửa Mở cửa cho chúng tôi vào…”. Chủ nhà mở cổng đón, phường bùa đi vào sân, vừa đi vừa đánh cồng và hát bài hát chúc tụng, ngợi ca: “…Chúc tết nhà ông Vườn trước có cau, vườn sau có mít Vựa lỳa nếp cũn đến tháng năm Gạo tẻ tháng mười chưa hết…” [73, tr. 146-147]. Sau cuộc hát, chủ nhà mang thóc gạo tặng phường bùa, nắm thóc trên tay chủ nhà được vói nhẹ vào chiếc cồng đàm, người cầm cồng sẽ ngửa cồng đỡ lấy; thóc, gạo rơi vào lũng chiếc cồng giống như gieo mạ, tượng trưng cho sự sinh sôi nảy nở, tốt tươi của mùa màng trong năm. Nhận thóc gạo từ chủ nhà, phường bùa hát bài tạ ơn rồi tiếp tục đi sang nhà khác [52, tr.31]. Múa trống đu: Đây là một trong những hỡnh thức mỳa trống độc đáo của tất cả các làng người Mường ở Phú Thọ, nhưng nay chỉ cũn được tổ chức ở xó Tất Thắng, huyện Thanh Sơn. Khi múa trống, người ta đặt một chiếc trống cơm lên trên mặt một chiếc trống cái, người đánh trống là một ông già và 6 đến 8 cặp trai, gái tay cầm kèm kẹp (hai thanh tre dài 40cm, rộng 4cm) xếp thành vũng xung quanh. ễng già tay cầm trống cơm, tay kia gừ vào trống cỏi theo nhịp, mỗi lần di chuyển ụng thường gừ một tiếng vào mặt trống cỏi và dứ trống cơm về phớa cỏc cặp trai gỏi cho họ gừ cựng. Điệu múa vui vẻ, rộn ràng, giống như người cha và đàn con đang vui đùa với nhau, mừng mùa màng bội thu và gia đỡnh hạnh phỳc. Cú người cho rằng: có thể xuất xứ của điệu múa là “múa trống đùa” và vỡ một lý do nào đó được gọi chệch thành múa trống đu [43, tr.32]. Hội đu quay (tu xe): đây là trũ chơi ngày xuân, cho đến nay vẫn cũn khỏ phổ biến ở cỏc vựng Mường trong tỉnh. Hỡnh thức chiếc đu quay gần giống với chiếc cọn nước, bốn cột gỗ lớn được chôn chắc chắn xuống đất, trên đỉnh cột bắc một trục xoay với các nan bằng gỗ, đầu mỗi đôi nan treo một ghế. Thường thỡ mỗi cõy đu có 12 ghế ngồi (ghế đơn) dành cho 6 cặp nam, nữ. Chiều 29 tết, ông mo của làng sẽ làm lễ “cúng đu”, cỗ cúng sẽ do một gia đỡnh trong làng đảm nhiệm (nhiệm vụ này được các gia đỡnh luõn phiờn qua cỏc năm). Khi chơi đu quay, người đạp đà sẽ trèo lên đỉnh cột, dùng chân đạp vào các nan cho đu quay trũn, cỏc cặp chơi ngồi trên các ghế quay mặt vào nhau và hát những câu hát xuân, ví giao duyên, kết bạn. Hội đu kéo dài suốt nhiều ngày trong dịp tết, không chỉ thu hút các cặp trai, gái Mường đến tỡm nhau trong hội đu, mà cũn là dịp vui gặp gỡ của cỏc ụng, bà (ụụng, mế) trong ngày xuõn. Đu quay là một trũ chơi đũi hỏi đôi bàn tay khéo léo và cả sức khỏe của các chàng trai mường từ khi dựng đu đến hết hội. Người Mường quan niệm, nếu khi cúng đu mà đổ vỡ bát đĩa, không cắt được tiết gà, cỗ cúng xong không mời mọi người ăn mà đem về nhà… thỡ chơi đu sẽ có người ngó. Do vậy, cho đến nay đĩa để bày cỗ cúng người ta vẫn dùng đĩa cắt từ lá chuối tươi, cúng xong sẽ mời tất cả mọi người có mặt lúc đó ăn cỗ tại gốc đu. Hội đu bắt đầu vào sáng mùng một tết, nhưng thường thỡ hỏt vớ đu chỉ nhộn nhịp về đêm; hội đu quay kéo dài đến hết tháng giêng, sau đó người ta tháo rời cây đu, đem gỗ ngâm xuống ao làng, đợi mùa xuân năm sau. Hát ghẹo: Đây là một hỡnh thức ca hỏt điển hỡnh thể hiện tỡnh kết nghĩa “nước anh, nước em” giữa cư dân mường Thục Luyện, Hùng Nhĩ (huyện Thanh Sơn) với cư dân Kinh ở xó Nam Cường (huyện Tam Thanh). Tục truyền, một năm đỡnh làng Nam Cường bị cháy, nhờ có sự giúp đỡ của hai xó Thục Luyện, Hựng Nhĩ lấy gỗ, Nam Cường mới dựng lại được đền, từ đó họ kết nghĩa anh em. Do vậy, cứ đến ngày lễ thần Tản Viên 13/3 âm lịch và ngày hội đỡnh Nam Cường 9/9 âm lịch họ lại gặp nhau. Hỏt ghẹo là hỡnh thức hỏt chay, khụng mỳa, khụng cú nhạc đệm, âm điệu của hát ghẹo vừa mang âm hưởng hát Ví của người Kinh, hát Rang của người Mường. Không khí cuộc hát vui vẻ, tự nhiên, không chịu ảnh hưởng của các loại nhạc lễ. Trong cuộc hát, mỗi lượt hai nam hát đối đáp với hai nữ, vừa hát vừa nhỡn nhau, đối hợp câu, hợp giọng, phản ánh được tỡnh kết nghĩa anh em và cảnh quan của miền trung du cũng như cuộc sống sinh hoạt của nhân dân trong vùng [73, tr.90]. Ngoài cỏc hỡnh thức sinh hoạt văn hóa văn nghệ dân gian nêu trên, người Mường ở Phú Thọ cũn cú nhiều hỡnh thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng khác như: ném cũn, mỳa mỡi, mỳa đâm ống… Trong tục cưới: Cũng giống như một số các dân tộc khác, việc cưới xin là một trong những sự kiện quan trọng của một đời người, kiếp người, đây không chỉ là dịp vui cho riêng đôi trai gái, mà là ngày hội cho cả hai họ và cả mường. Trước khi tiến tới hôn nhân, đôi trai gái có quyền được gặp gỡ hẹn hũ trong cỏc lễ hội, trong cỏc phiờn chợ, trong cỏc buổi cựng nhau đi làm đồng; họ có thể gặp gỡ, có thể tặng nhau những kỷ vật làm tin như chằm bạc (vũng bạc), chiếc tỳi vải tự dệt…nhưng quan trọng hơn cả vẫn là những quyết định của cha mẹ. Người Mường nặng quan niệm “môn đăng hộ đối”, quan niệm hôn nhân ngoại tộc (chín đời vẫn góp giỗ nên không được lấy nhau); từ đó việc kén vợ, chọn chồng cho con rất khắt khe, nhiều khi những quy định ấy lại trở thành tai họa, trở thành nguyên nhân cho sự đổ vỡ những quan hệ tỡnh cảm của đôi trai gái. Hôn nhân của người Mường xưa có rất nhiều thủ tục, có nơi từ lúc nhà trai đem miếng trầu đầu tiên đến xin nhà gái cho đôi trẻ qua lại tỡm hiểu đến lúc tổ chức đám cưới (thường là 3 năm) phải có đủ 12 “cái lễ”, hỡnh thức rất nhiờu khờ và phức tạp, gõy tốn kộm tiền của khụng ớt; trong thời gian 3 năm đó chàng trai phải mang đến nhà gái (đôi gà, yến gạo nếp, chục lít rượu) và các loại bánh phù hợp với các ngày lễ; đặc biệt là dịp tết nguyên đán, rằm tháng giêng, tết nguyên tiêu (3/3), tết 5/5, lễ xá tội vong nhân (rằm tháng 7), tết cơm mới (10/10)…là không thể thiếu. Hiện nay, ở một số vùng mường hẻo lánh ở Phú Thọ vẫn cũn những nghi thức này, tuy việc sắm lễ cú nhẹ hơn so với trước. Trong đám cưới của người Mường, thách cưới là do nhà gái đưa ra, họ quan niệm nuôi con khôn lớn để nhà trai lấy về nên cha mẹ cô dâu cần được nhà trai trả công xứng đáng; lễ vật thách cưới chủ yếu là đồ ăn, thức uống để tiếp đói họ hàng (xưa cũn cú thờm bạc trắng). Do vậy, cú nhiều đám cưới bị biến thành các cuộc mua bán nàng dâu, nhà trai phải chấp nhận lời thách mà không được phép nài bớt thứ gỡ. Vỡ lý do nào đó cuộc hôn nhân không được tiếp tục; mà nhà gái chủ động thỡ phải hoàn trả lại mọi lễ vật và những ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf18_6134.pdf
Tài liệu liên quan