Tài liệu Luận văn Nhà có gia phả như Nước có quốc sử: LUẬN VĂN:
Nhà có gia phả như Nước có quốc sử
Lời nói đầu
Quốc sử ghi chép việc chung của đất nước của dân tộc từ khi thành lập Nước.
Gia phả ghi chép việc riêng của một gia đình, một họ tộc từ khi hình thành đến các thế
hệ đương thời.
Gia phải chi họ nhà ta từ trước đến giờ chỉ có một cuốn gọi là "Đào môn gia
phả diễn lục" do cụ Đào Văn Thư biên soạn bằng chữ nho ghi chép được năm đời, rồi
đọc cho ông Đài là con trai cụ Thư, chép lại bằng chữ quốc ngữ năm 1940 - cùng thời
gian ông Đào Văn Thái là con trai cụ Đào Văn Nguyên em họ cụ Thư (chung ông nội)
có sao chép lại bản chữ quốc ngữ đó. Do hoàn cảnh chiến tranh từ năm 1948 gia đình cụ
Thư phải sơ tán sang xã Hồng Châu (Tràng Lan cũ) huyện Yên Lạc rồi mỗi người đi
một nơi làm ăn hoặc công tác kháng chiến. Mãi đến năm 1996 ông Đài mới tìm lại được
cuốn gia phả chữ quốc ngữ chép tay ấy tại nhà ông Đọn ở xã Hồng Châu và một bản sơ
đồ phả hệ bằng chữ nho do cụ Thư vẽ năm 1943 (năm Quý mùi). Ông Đài đã phôtô
n...
131 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1158 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nhà có gia phả như Nước có quốc sử, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nhà có gia phả như Nước có quốc sử
Lời nói đầu
Quốc sử ghi chép việc chung của đất nước của dân tộc từ khi thành lập Nước.
Gia phả ghi chép việc riêng của một gia đình, một họ tộc từ khi hình thành đến các thế
hệ đương thời.
Gia phải chi họ nhà ta từ trước đến giờ chỉ có một cuốn gọi là "Đào môn gia
phả diễn lục" do cụ Đào Văn Thư biên soạn bằng chữ nho ghi chép được năm đời, rồi
đọc cho ông Đài là con trai cụ Thư, chép lại bằng chữ quốc ngữ năm 1940 - cùng thời
gian ông Đào Văn Thái là con trai cụ Đào Văn Nguyên em họ cụ Thư (chung ông nội)
có sao chép lại bản chữ quốc ngữ đó. Do hoàn cảnh chiến tranh từ năm 1948 gia đình cụ
Thư phải sơ tán sang xã Hồng Châu (Tràng Lan cũ) huyện Yên Lạc rồi mỗi người đi
một nơi làm ăn hoặc công tác kháng chiến. Mãi đến năm 1996 ông Đài mới tìm lại được
cuốn gia phả chữ quốc ngữ chép tay ấy tại nhà ông Đọn ở xã Hồng Châu và một bản sơ
đồ phả hệ bằng chữ nho do cụ Thư vẽ năm 1943 (năm Quý mùi). Ông Đài đã phôtô
nguyên bản cuốn "Đào môn gia phả diễn lục" đó gửi đến các ông con trai và cháu trai
nội của cụ Thư.
Nay thể theo nguyện vọng của mọi thành viên trong đại gia đình chi họ cụ Thư
nhà ta cần có một cuốn gia phả hoàn chỉnh viết đến tận đời nay để con cháu sau này biết
rõ được nguồn gốc dòng họ, tổ tiên và hệ thống chi họ nhà mình, biết được công lao
thành tích của các đời tích lũy nên và được phát triển tới ngày nay, biết được chính xác
những ngày giỗ, những phần mộ của tổ tiên ông cha, cuốn gia phả này được soạn thảo
dựa vào cuốn "Đào môn gia phả diễn lục" của cụ Thư trước, có sắp xếp lại hệ thống các
đời từ cụ cao cao tổ là Đào Phúc Tô làm đời thứ nhất, đồng thời soạn thảo tiếp từ đời
thứ 5 đến nay - trong đó ghi chép được rõ ràng về tiểu sử các thành viên của từng thế hệ
- thành một cuốn gia phả thống nhất vẫn lấy tên là "Đào môn gia phả".
Tuy đã cố gắng sưu tầm tham khảo, do hoàn cảnh cụ thể của chi họ ta, khi viết
soạn thảo này vẫn chưa thu thập được đầy đủ những sự kiện lịch sử cụ thể và phong
phú, đồng thời các số, dữ liệu ghi chép chỉ biết được trong phạm vi nhất định về thời
gian khoảng trên dưới một trăm năm trở lại đây, và về chi họ của cụ Thư là chủ yếu còn
các chi nhánh liên quan, ngành trê, ngành dưới, thì hiểu biết được rất ít. Song cũng
thống kê được 9 đời hậu duệ tính từ đời cụ cao cao tổ Đào Phúc Tô đến nay, biết được
tên tuổi và sự nghiệp của ông cha ta đã vượt bao khó khăn vất vả, bền bỉ phấn đấu cho
cuộc sống và sự sinh tồn, phát triển từ những cơ sở nghèo nàn lạc hậu để rồi cho chúng
ta ngày nay được thừa hưởng những kinh nghiệm quý báu, những truyền thống tốt đẹp,
tiếng thơm được lưu truyền mãi về sau. Hy vọng các thế hệ sau sẽ viết tiếp cuốn gia phả
này bằng những trang sử vẻ vang của gia đình từng thành viên để chi họ Đào của cụ
Thư mãi mãi trường tồn và vinh quang muôn thuở.
Phần một
Mảnh đất quê hương
và
Thủy tổ họ Đào
I. Mảnh đất quê hương
1. Vị trí địa lý
Gia đình chi họ Đào chúng ta nếu chỉ tính riêng từ đời cụ Thư đến nay đã được
năm đời rồi. Bây giờ thế hệ các cháu nội của cụ và một phần lớn các cháu ngoại, đã làm
ăn sinh sống nơi khác, không cùng ở quê hương bản quán nữa. Song tìm hiểu lại mảnh
đất quê hương thiêng liêng mà các bậc tổ tiên họ ta đã sinh có lập nghiệp cũng như về
dòng họ Đào chúng ta cội nguồn từ đâu, biết được đến đâu, chẳng phải là có ý nghĩa
biết ơn tổ tiên và để phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng họ mà gia đình chúng ta
đang được thừa kế đó sao?
Tên xã Vân Nam hiện nay quê hương gốc của họ Đào chúng ta chính là xã Vân
Cốc xưa kia nằm trên bờ phải sông Hồng cách Hà Nội khoảng 30km và cách thị xã Sơn
Tây 12km. Tên Vân Cốc có từ lâu đời lắm. Địa danh Vân Cốc hiện nay không còn trên
bản đồ địa bạ hành chính nhưng vẫn còn lưu truyền trong ký ức dân gian để gọi theo
thói quen truyền lại những địa danh cũ quê ta từ bao đời nay như làng Cốc, chợ Cốc,
bến Cốc, trường Cốc, chùa Cốc, Đình Cốc v.v... Ngược dòng lịch sử nghiên cứu, qua
tham khảo thần phả của Đình Vân Cốc cũ, tham khảo cuốn lịch sử truyền thống đấu
tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Vân Cốc thời kỳ kháng chiến chống Pháp
1945 - 1954, cũng như theo ý kiến truyền lời từ đời các cụ ở quê ta để lại thì Vân Cốc ta
có lịch sử từ khoảng đầu công nguyên hoặc trước công nguyên một ít. Hồi xa xưa ấy
vùng ven sông Hồng bãi bồi phù xa mênh mông lau sậy um tùm, không có dân cư. Sau
có 12 gia đình từ vùng Nga Sơn, Thanh Hóa chuyển tới đầm Dưng (nay thuộc huyện
Yên Lạc, Vĩnh Yên) làm nơi cư trú sinh sống khai thác trồng trọt làm ăn. Đó chính là
mười hai dòng họ đầu tiên của xã gồm họ Đặng, Đào, Bùi, Doãn, Hoàng, Đoàn, Phùng,
Trần, Vũ, Đỗ, Cao, Nguyễn. Cuộc sống sinh sôi dân số ngày một đông lập thành
phường Vân Thủy thuộc Tổng Nhật chiêu, huyện Bạch Hạc, Phủ Vĩnh, Tường Trân,
Sơn Tây. Lâu dần phường Vân Thủy phát triển thành hai nơi gọi là Vân Thủy thượng và
Vân Thủy hạ và sau lại đổi là xã Vân Cốc. Do ảnh hưởng của dòng chảy sông Hồng
hàng năm mùa nước lũ làm lở đất hai ven bờ đồng thời hình thành bãi nổi mới giữa
sông mỗi năm một ít (lở bên này, bồi bên kia). Đến năm tự Đức thứ 3 (năm Mậu dần
1878) đất Vân Cốc bị lở nhiều, nhân dân Vân Cốc chuyển dần sang phiến bãi tân bồi bờ
Nam sông Hồng (hữu ngạn) khai phá làm ăn, mới đầu đặt tên là Vân Cốc thượng, rồi
thêm Vân Cốc hạ thành tổng Vân Cốc. Đến năm Thành Thái thứ 12 (Canh tý 1900) Vân
Cốc chia làm 8 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thọ, Vĩnh Lộc, Vĩnh Thuận, Vĩnh Khang, Vĩnh
Ninh, Tràng Lan, Hưu Chưng.
Đến năm Thành Thái thứ 19 (1907), chính quyền Pháp tách xã Tràng Lan phía
tả ngạn sông Hồng thuộc tổng Lưỡng quán (nay là xã Hồng Châu) huyện Yên Lạc, Vĩnh
Phúc, đồng thời tách xã Hưu Chưng về bờ Nam sông Hát, thuộc tổng Thọ Lão, huyện
Đan Phượng, tỉnh Hà Đông (nay là xã Trung Châu). Còn lại 6 xã Vĩnh Phúc, Vĩnh Thọ,
Vĩnh Khang, Vĩnh Thuận, Vĩnh Lộc, Vĩnh Ninh, thành tổng Vĩnh Phúc thuộc huyện
Phúc Thọ, tỉnh Sơn Tây.
Năm 1945 Cách mạng tháng Tám thành công chính quyền về tay nhân dân ta,
tổng Vĩnh Phúc đổi tên thành xã Vân Cốc như xưa.
Đến năm 1955, sau cải cách ruộng đất, xã Vân Cốc lại được chia thành 3 xã tên
mới như hiện nay: xã Vân Nam gồm thôn Vĩnh Khang, thôn Vĩnh Thuận và thôn Vĩnh
Lộc.
Xã Vân Phúc gồm: thôn Vĩnh Thọ, thôn Vĩnh Phúc.
Xã Vân Hà gồm: thôn Vĩnh Ninh và 1 xóm mới gọi là Việt Tân gồm các ngư
dân vạn Hát lên định cư làm ruộng, và một số hộ dân ở bãi nổi giữa sông.
Qua những đổi thay như trên chúng ta thêm hiểu được ở xã Hồng Châu huyện
Yên Lạc bây giờ, cũng như ở xã Trung Châu thuộc huyện Đan Phượng, bây giờ và
trước đây có anh em bà con họ hàng cùng dòng họ với chúng ta ở bên xã Vân Nam
thuộc Sơn Tây là như thế. Tuy là 8 xã cũ thuộc 3 tỉnh, nhưng vẫn cùng 12 chi họ cùng
một giọng nói giống nhau và nhiều tập quán cũ giống nhau.
2. Tình hình xã Vân Cốc trong thời kỳ Pháp thuộc
Diện tích xã Vân Cốc khoảng 16 km2 dân số 11.000 người sống ở hai bên bờ
sông Hồng. Ruộng đất được chia theo suất đinh cho nam giới từ 18 tuổi trở lên, bình
quân ở Vĩnh Khang là 4 sào/người - sống của mình chết trả làng - chu kỳ 3 năm chia lại
một lần, không ai có ruộng tư điền. Đời sống kinh tế dựa vào trồng trọt ngô khoai là
chính, lúa chỉ cấy được khi nước lụt cạn rút khỏi bãi, nhưng dễ bị mất ăn vì nếu nước lại
lên trở lại ngập hỏng lúa. Bọn cường hào tổng lý địa chủ chiếm hết ruộng đất tốt, đa số
dân nghèo túng phải đi làm thuê làm mướn nơi khác kiếm ăn thêm. Những hủ tục, ma
chay, cưới xin, khoa cử mua ngôi bán chức, tệ cờ bạc rượu chè thuốc phiện càng đẩy
người dân vào con đường bần cùng hóa, nhiều gia đình phải tha phương cầu thực, lên
rừng hoặc vào các đồn điền của Pháp làm phu kiếm sống. (Ví dụ: ông Doãn Văn Tý là
con rể cụ Ngãi (em gái cụ Thư) phải rời cư lên ấm Thượng Hạ Hòa, Phú Thọ từ lúc tuổi
thanh niên đến nay. Đã mất tháng 02-2003 (Quý Mùi), thọ: 104 tuổi.
Chính sách ngu dân của thực dân Pháp làm cho hơn 90% dân số mù chữ dốt
nát. Mãi đến năm 1930 mới có một trường tiểu học được xây dựng ở làng Vĩnh Thọ, có
3 thầy giáo được bổ nhiệm về dạy. Trường này thu nạp học sinh của các xã vùng bãi
huyện Phúc Thọ, có 6 lớp từ lớp Đồng ấu (vỡ lòng) đến lớp nhất (cours supérieur). Tuy
vậy số người đi học hầu như chỉ con trai và rất ít, mỗi lớp trên dưới 20 học sinh, lên đến
lớp nhì và lớp nhất chỉ còn khoảng 10 người, và thi tốt nghiệp chỉ đỗ được sấp sỉ 70%. ở
mỗi làng còn có một trường hương sư dạy một lớp từ vỡ lòng đến lớp 1,2 (kiểu như
trường dân lập, thầy giáo có bằng tốt nghiệp tiểu học do huyện quản lý). Ngoài việc học
chữ quốc ngữ vẫn còn một số ít người học chữ nho lẻ tẻ ở các làng do các ông đồ, ông
tú dạy tại nhà. Người dân Vân Cốc vốn hiếu học từ xưa. Thời vua Tự Đức có cụ nghè
Đặng Văn Bảng ở Vĩnh Thọ đỗ tiến sĩ. Cụ Phùng Hữu Tài ở Vĩnh Thuận đỗ phó bảng.
Thủ khoa cử nhân có cụ Phùng Khắc Nhuận ở Vĩnh Thuận và 5 người đỗ tú tài. ở Vĩnh
Khang có cụ Bùi Văn Lục tú tài gọi là cụ kép (cụ Hàn). Chính sách cai trị bần cùng hóa
nhân dân của thực dân Pháp làm dân quê ta khó có điều kiện học hành đỗ đạt cao được.
Đến 1945 có thể đếm được trên đầu ngón tay vài chục người có bằng tốt nghiệp tiểu
học, còn số người đỗ thành chung (tốt nghiệp trung học) càng rất hiếm khoảng 3 đến 4
người.
Về tôn giáo: Tại Vĩnh Thọ có một nhà thờ Thiên chúa giáo được xây dựng năm
1920 và hình thành 1 xóm giáo riêng của những người theo đạo. Mâu thuẫn lương giáo
cũng phát sinh từ đó.
Một ngôi chùa lớn thờ Phật có từ lâu (đời Lê Trịnh) (1620) ở gần chợ Bãi, ngôi
chùa cổ có 124 pho tượng phật, có gác chuông tam quan ngay cổng vào, trên treo 1
chuông và 1 khánh bằng đồng to. Ngoài ra còn 1 ngôi đình lớn, cột 1 người ôm, sơn son
thếp vàng, có đại bái, trung đường và hậu cung uy nghi.
Cách đình khoảng 500m về phía Tây Bắc, bên cạnh trường tiểu học còn có một
nhà văn miếu dựng trên nền cao 9 bệ đi lên, hai bên có 2 dãy tả, hữu mạc, kiểu cung
điện. Đình và miếu này là nơi thờ thành Hoàng của xã Vân Cốc.
Đình, Miếu, Chùa, Trường tiểu học hình thành một cụm quần thể di tích văn
hóa đẹp, trừ trường học xây kiểu mới có cửa kính, cửa chớp, còn các Đình, Miếu, Chùa
xây dựng kiểu kiến trúc cổ mái cong lợp ngói âm dương cổ, nền cao, trước cửa từng
khuôn viên là 2 cây cột trụ cao, trên đắp rồng phượng. Những cây gạo và cây đa cổ thụ
cành lá xum xuê trồng xung quanh; làm tăng vẻ đẹp oai linh, nhất là về mùa lễ hội rước
thần, tháng giêng và tháng hai âm lịch hàng năm 1 lá cờ đại được kéo cao ngang ngọn
cây, dân chúng nô nức xem hội, vui chơi.
Sự tích Thành Hoàng:
Theo Thần phả Đình xã Vân Cốc, năm 40 -43 sau Công nguyên, ở xã Vân Thủy
(Tên Vân Cốc xưa) có hai chị em ruột là Phùng ả Tú và Phùng ả Huyền, con ông Phùng
Liệt và bà Phạm Thị Dân đã cùng với em con bà di là Hoàng thượng Cát (con ông
Hoàng Xuân Hy và bà Phan Thị Chi) ở xã Nhật Chiêu, tổ chức một đội nghĩa binh
hưởng ứng cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, tham gia chiến đấu chống quân Tô Định,
Đông Hán, lập được nhiều chiến công. Ba bà đóng quân tại cử sông Hát giang tiền đồn
bảo vệ Mê Linh, kinh đô nước Việt hồi đó. Ba bà là các nguyên huân được Trưng Nữ
vương phong tướng. Ba Bà đã chiến đấu đến cùng chống quân Mã Viện, góp phần bảo
vệ giang sơn đất nước và đều hy sinh anh dũng ngày 11/3 âm lịch (năm 044), thương
tiếc và tưởng nhớ đến công ơn ba bà nhân dân xã Vân Thủy đã lập đền thờ và tôn làm
Thành Hoàng làng. Đình và Miếu nói trên là nơi thờ ba Bà đã được các triều đại từ đời
vua Đinh Tiên Hoàng đến triều đại nhà Nguyễn sau này phong sắc là "Thượng đẳng
Thần", Thành Hoàng của xã Vân Cốc.
Năm 1947, theo lệnh tiên thổ kháng chiến chống Pháp ta đã phá dỡ bỏ tất cả các
đình chùa, miếu, trường học. Bây giờ mới trùng tu lại các di tích ấy nhưng chưa thể
phục chế lại như cũ được.
Truyền thống và con người
Người dân Vân Cốc kể từ thuở sinh cơ lập nghiệp khai phá đất hoang xây dựng
làng quê, đấu tranh với thiên nhiên khắc nghiệt: bão, lụt, lở, bồi, luôn luôn tỏ ra cần cù
lao động cũng cảm thông minh đoàn kết tương trợ. Mọi người trong làng xóm sống hòa
thuận thương yêu đùm bọc giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn. Một cộng đồng dân cư
mấy nghìn năm vẫn giữ được phong tục tập quán giống nhau, giọng nói giống nhau,
sinh hoạt giống nhau mặc dù địa dư làng xã nhiều lần bị thay đổi, tách, nhập, chia cắt,
đó là điều tật vô cùng quý báu. Nói về lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh chống ngoại
xâm thì nhân dân Vân Cốc luôn tự hào về truyền thống cách mạng và lòng dũng cảm
bảo vệ quê hương, tổ quốc. Lịch sử xưa xưa đã ghi công ba Bà Thành Hoàng xã ta là nữ
tướng của Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán.Từ thời kỳ Pháp xâm lược vào những
năm 1885 trở về sau, có nhiều người nổi dậy chống Pháp như cụ NguyễnTân và con là
Nguyễn Thế ở Vĩnh Khang (họ hàng nhà Đức Hợi, con rể ông bà Đường) cùng với Đốc
Ngữ lập căn cứ chống Pháp trên sông Đà. Cụ Phùng Khắc Nhuận quê ở làng Vĩnh
Thuận làm tri huyện Thanh Ba, Phú Thọ đã tham gia khởi nghĩa phong trào Cần Vương
bị thực dân Pháp bắt được mang về quê Vân Cốc chém bêu đầu treo lên ngọn tre để uy
hiếp tinh thần cách mạng của dân ta. Ba con của cụ là Phùng Khắc Thân và Phùng Khắc
Vịnh tiếp tục tham gia khởi nghĩa của Đội Cấn năm 1917. Con gái cụ là Phùng Thị Ngoạn
(vợ Đội Cấn) làm trưởng ban quân lương của khởi nghĩa Thái Nguyên.
Kể từ 1945 đến nay, xã Vân Cốc không những đã anh dũng chiến đấu bảo vệ
quê hương đánh bại những cuộc càn quét của giặc Pháp mà còn chi viện sức người sức
của rất lớn cho công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Nghĩa trang liệt sĩ
của xã Vân Cốc trong hai thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hiện nay đã
quy tụ trên 600 mộ liệt sĩ đủ nói lên tinh thần yêu nước hy sinh vô bờ bến của dân quê ta
như thế nào! Cụ Thư của đại gia đình chúng ta cũng có một cháu nội là liệt sĩ chống Mỹ
(Đào Văn Mẫn) và một cháu ngoại là liệt sĩ chống Pháp (Đặng Sơn Thạch) đặt trong
nghĩa trang này.
3. Tình hình quê ta sau Cách mạng tháng Tám 1945 đến nay
Xã Vân Nam cũng như các xã thuộc Vân Cốc cũ, từ 1945 trở lại đây đã có
nhiều đổi thay đáng kể.
Về kinh tế đời sống khác hẳn xưa. Ngoài nghề nông đã có thêm nghề phụ khác.
Bây giờ ngô khoai dùng để chăn nuôi, người có cơm ăn, không phải đói nữa. Trường
học có từ nhà trẻ mẫu giáo đến cấp 1, 2. Một phân hiệu trường cấp 3 cũng ở ngay gờ đê
giữa Vĩnh Khang và Vĩnh Thọ. Toàn dân đã phổ cập tiểu học. Số người có bằng tú tài
trở lên có thể tính con số hàng trăm rồi. Riêng trong gia đình con cháu cụ Thư có bằng
Đại học hiện nay cũng đã khoảng ba chục.
Bộ mặt nông thôn Vân Cốc khác trước nhiều. Đường xá đắp cao ít lầy lội, ven
sông nổi lên một bãi cát hàng năm cao dần, bờ sông không lở nữa. Nhân dân đắp dọc bờ
sông 1 kiểu đê bối (gọi là đập, tiếng địa phương) giữ nước sông Hồng được đến báo
động cấp 3 chưa tràn, làm cho tương đối ổn định việc sản xuất trồng lúa, ngô đến năm
1965 - 1966, nhà nước cho đắp một con đê lớn nối đê Đại Hà từ Cẩm Đình dọc xuống
giữa xã Vân Phúc nối tiếp gặp đê lớn Hát Môn xây cống lớn gọi là cống Ba Xuân nhằm
mở phân lũ sông Hồng khi cần thiết. Hiện nay con đê được cấp phối rải đá đổ nhựa
thành đường giao thông thuận tiện. Mấy năm nay đường điện cũng đã về đến từng nhà
các xã ven sông, vùng bãi, khu chợ Bãi xưa lều tranh vách nứa nay đã xây quán bán
hàng. Cạnh chợ có cửa hàng mậu dịch, có bưu điện văn hóa, có phân viện của bệnh viện
huyện. Nhà 2 tầng và 3 tầng của dân cũng đã dần mọc lên hình thành một thị tứ mới,
đông vui nhộn nhịp. Cuộc sống của dân Vân Cốc đã thực sự đổi đời từ đây.
II. Thủy tổ họ đào là ai? Việc giỗ tổ ở quê từ trước đến nay
Theo lịch sử của xã Vân Cốc thì họ Đào là một trong 12 họ từ Nga Sơn, Thanh
Hóa ra từ hồi đầu công nguyên đến khai thác vùng Đầm Dưng làm ăn sinh sống hình
thành xã Vân Thủy sau đổi là Vân Cốc đến ngày nay. Theo tục lệ ở quê ta từ trước đến
giờ họ Đào thực hiện giỗ tổ vào ngày 15 tháng chạp (giỗ tổ Ông) và 15 tháng 4 âm lịch
(giỗ tổ Bà). Hiện nay lễ giỗ được tổ chức tại nhà ông Sơn, thôn Vĩnh Khang, xã Vân
Nam. Bài văn khấn giỗ tổ còn truyền lại đến nay có ghi tên húy cụ Thủy Tổ là Đào Huy
Từ quê ở Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông Thông người đọc văn khấn trong các lần lễ giỗ có
nói là cụ Thủy Tổ từ Thanh Hóa ra đây khoảng 300 năm đời Hậu Lê. Nếu vậy cụ Thủy
Tổ Đào Huy Từ không phải là người trong 12 họ từ Nga Sơn, Thanh Hóa ra hồi đầu
công nguyên? Và đây là vấn đề cần sưu tầm nghiên cứu thêm.
Hiện nay chưa sưu tầm được tộc phả họ Đào hoặc gia phả các chi họ Đào để
nghiên cứu mối liên quan giữa các thế hệ họ Đào, ở quê hương Vân Cốc ta từ xưa đến
giờ? Chi trên chi dưới trong họ ra sao?
Cụ Đào Văn Thư có kể lại rằng họ Đào trong xã ta ít người, họ nhỏ không làm
được nhà thờ riêng như họ Đặng, họ Bùi. Cho nên đến ngày giỗ Tổ tập trung làm lễ giỗ
tại nhà ông tộc biểu kiêm trưởng họ. Chức trưởng họ đây không nhất thiết phải là hệ
trưởng của dòng họ mà là người của cộng đồng dân cư 1 họ trong địa phương cử ra đại
diện họ về mặt tổ chức hành chính trong làng được gọi là tộc biểu. Làng ngày xưa gọi là
xã, bây giờ gọi là thôn như quê là thôn Vĩnh Khang, ngày xưa là xã (làng) Vĩnh Khang,
đứng đầu là một lý trưởng có 1 đến 2 chức phó lý giúp việc.
Ruộng đất của làng (xã) được chia cho các biểu. Mỗi họ là 1 biểu tùy theo suất
đinh nhiều hay ít để nhận ruộng đất. Người tộc biểu phải là người biết chữ, có năng lực
và trình độ quản lý đất đai, thực hiện luật lệ ruộng đất trong họ theo hương ước của
làng, đôn đốc thuế má và thực hiện điều chỉnh kế hoạch đất canh tác và thổ cư trong họ
đối với kế hoạch của làng. Trong thời kỳ Pháp thuộc, tộc biểu họ Đào trước kia là cụ
Đào Văn Kính sau đến cụ Đào Văn Thư nhà ta. Khoảng năm 1935, cụ Thư nghỉ tộc
biểu họ cử ông Đào Van Chính (con trai cụ Kính và bà ông nội ông Sơn bây giờ).
Sau khi cải cách ruộng đất 1955 - 1956, đất ruộng không quản lý theo biểu họ
nữa, mà chia đều toàn xã (thôn Vĩnh Khang) bình quân cả nam nữ chia theo nhân khẩu
vĩnh viễn, bỏ chế độ tộc biểu rồi dần dần tổ chức hợp tác xã nông nghiệp. Tuy vậy việc
giỗ tổ họ Đào hàng năm vẫn thực hiện tập trung tại nhà ông Chính (ông của Sơn bây
giờ) là như vậy.
Ngày xưa, việc tổ chức giỗ tổ trong họ ta làm thành lịch luân phiên từng hộ gia
đình sửa lễ ngày giỗ bằng xôi nén (xôi đóng khuôn vuông # 16cm) thịt gà giã giò,
xương gà băm viên vê tròn quả táo, hoa quả, trầu cau, cúng xong chia phần cho các hộ
gọi là phần thượng thính (số phần chia theo nam giới).
Trong kháng chiến chống Pháp, không có điều kiện tập trung làm lễ giỗ tổ mãi
đến sau 1975 nước nhà thống nhất, lễ giỗ được khôi phục lại có cải biên nghi thức và
nội dung lễ vật. Các hộ góp quỹ lấy tiền cho vay dùng lãi xuất chi dùng cho việc sắm lễ
ngày giỗ tổ. Thực hiện ngày giỗ là ngày họp mặt đại diện các hộ trong họ, làm lễ dâng
hương xong, trao đổi tìm hiểu tình hình nhau về cuộc sống, bàn bạc phát huy truyền
thống tốt đẹp của dòng họ. Sau đó ăn cơm liên hoan đoàn kết (góp tiền).
Từ trước họ Đào toàn xã Vân Cốc cũ vẫn tập trung làm giỗ nhà ông Chính, bây
giờ là nhà ông Sơn. Do tình hình thực tế cách sông đò, khoảng chục năm gần đây họ
Đào bên xã Hồng Châu (Tràng Lan cũ) xin tách riêng để khỏi đi lại khó khăn, sau đến
họ Đào xã Vân Hà cũng tách. Số họ Đào Vĩnh Phúc còn rất ít. Lâu nay cũng không
tham dự hiện nay chỉ còn ở xã Vân Nam và chi họ Đào con cháu cụ Thư ở Hà Nội vẫn
theo giỗ Tổ ở quê tại nhà ông Sơn, và hiện nay (năm 2002) toàn họ Đào đang đóng góp
mua đất xây nhà thờ họ ở Vĩnh Khang.
Phần hai
Đào môn gia phả diễn lục
Phần này ghi theo nội dung soạn thảo của cụ Đào Văn Thư - năm 1940
Chú ý: Ghi hết 5 đời của cành trưởng thứ nhất rồi ghi tiếp 5 đời của cành thứ
hai.
Đời thứ nhất
Đào Phúc Tô
(Phỏng đoán sinh 1760)
Trong gia phả cụ Thư viết: theo kể lại của cụ Bố là Đào Văn Nghĩa chỉ nhớ
được tên cụ cao tổ 5 đời là Đào Phúc Tô, không nhớ tuổi và năm mất, cụ Tổ bà là Phùng
Thị Viết không nhớ tuổi ngày giỗ là 18 tháng 5 âm lịch.
Hai cụ sinh được hai người con trai là: Đào Văn Xứng và Đào Phúc Giáp.
Cành thứ nhất
Đời thứ hai
Đào văn xứng
Cụ Đào Văn Xứng là con trưởng của cụ Đào Phúc Tô không nhớ tuổi. Ngày
mất 27 tháng 3 âm lịch.
Cụ Bà: Đặng Thị Nguyên hiệu diệu Niên - mất ngày 12 tháng 3 âm lịch. Không
nhớ tuổi.
Lúc sinh thời cụ Xứng là người có văn học, có dự khảo khóa thi (?) người
đương thời gọi là ông Đồ Tran - (Không nói rõ học vấn đỗ đạt, có thể là ông Đồ dạy học
chữ nho).
Hai cụ sinh được sáu người con:
1. Đào VănThêu - (ông Hương thuê) ở bản vẽ chữ nho có tên là Nhiễu, hoặc
Lăng.
2. Đào Văn Thông.
3. Đào Văn Bảo.
4. Đào Thị Bền.
5. Vợ ông chùm Khuyến.
6. Đào Văn Tươi.
Đời thứ ba
1. đào văn thêu
Cụ Đào Văn Thêu có tên gọi Hương Thêu là con trưởng của cụ
Đào Văn Xứng. Gia phả cũ ghi chính cụ Thêu là ngành trưởng họ nhưng thất lạc gia phả
- không ai theo giỗ Tết, vì đời sau không rõ. Cụ sinh ra người con trai, gọi là Đào Văn
Lý ở Vĩnh Ninh.
2. đào văn thông
Cụ Đào Văn Thông là con thứ hai của cụ Xứng không nhớ năm sinh. Mất ngày
21 tháng 5 âm lịch. Sinh thời cụ là người có ngôi thứ trong làng. (Không rõ chức vụ gì,
thời bây giờ gọi là ông chùm Thông đến tuổi đăng thọ gọi là ông Phúc sự).
Cụ Bà: Phùng Thị Mùi - không nhớ tuổi, mất ngày 23 tháng 6 âm lịch, không
có con trai.
Cụ bà thứ 2 (vợ kế) tên là Bùi Thị............ (không rõ tên) hiệu diệu Cựu - không
nhớ tuổi, mất ngày 23 tháng 4 âm lịch. Cụ Cựu sinh được 3 người con trai là:
- Đào Văn Bình (con trưởng).
- Đào Văn Nghĩa.
- Đào Văn Trinh.
và một người con gái là Đào Thị Tâm.
3. đào văn bảo
Cụ Đào Văn Bảo là con thứ ba của cụ Xứng, mất ngày 28 tháng 6 âm lịch,
không nhớ tuổi không có con trai.
4. đào thị bền
Cụ Đào Thị Bền là con gái thứ 4 của cụ Xứng. Không nhớ tuổi, không nhớ
ngày mất. Gia phả cũ không nói đến chồng và con, có tên hiệu diệu Vững (tên đi quy
nhà chùa).
5. chùm khuyến
(Gọi theo tên chồng)
Cụ là con gái thứ 5 của cụ Xứng. Gia phả cũ không nói tên, tuổi và ngày mất,
chỉ ghi chồng tên là chùm Khuyến - họ Cao.
Cụ chùm Khuyến sinh ra ông quản Tâm, ông quản Tâm sinh ra ông binh
Nghiêm ở Vĩnh Ninh và ông Khán Chính ở Vĩnh Khang (ông Khán chính đổi vườn ở
cho cụ Thư là vườn cụ Lộc và Bà Đường ở sau này và bây giờ là của Tý Cao (con rể
ông Mô) mua lại của bà Đường).
6. đào văn tươi
Cụ Chùm Tươi là con trai thứ sáu của cụ Xứng. Gia phả cũ không ghi tuổi và
ngày mất. Cụ sinh một con trai gọi là cụ Cai Tư Chấn. (Trong sơ đồ vẽ của cụ Thư
không có tên cụ chùm Tươi chỉ có tên cụ Chấn là con thứ tư của cụ Xứng; hiện nay
không có cơ sở để đính chính nên cứ hiểu theo gia phả cụ viết). Cụ Tư Chấn sinh ra 3
con trai: tổng Chất, Cựu Tỉnh, Cựu Tam.
Đời thứ tư
1. đào văn lý
Cụ Đào Văn Lý là con trai cụ Đào Văn Thêu ở làng Vĩnh Ninh, gia phả không
ghi tuổi và ngày mất - cụ Lý có một con trai gọi là Sử Cao.
2. Đào Văn Bình (1842......)
Cụ Đào Văn Bình sinh năm Nhâm Dần (1842) là con trưởng của cụ Đào Văn
Thông không nhớ ngày mất. Nơi ở: xã Tràng Lan xưa (bây giờ là xã Hồng Châu).
Cụ Bà: Đặng Thị Tư - Không rõ ngày sinh và ngày mất.
Hai cụ sinh được 2 người con:
- Đào Văn Yên - con trưởng.
- Đào Thị Chung con gái.
3. Đào Văn Nghĩa (1845 - 1903)
Cụ Đào Văn Nghĩa là con trai thứ hai của cụ Đào Văn Thông, sinh năm ất Tỵ
(1845) mất ngày 09 tháng 8 năm Quý Mão (1903) thọ 59 tuổi cụ Bà: Phùng Thị Mỹ.
Không rõ năm sinh, mất ngày 22 tháng 01 năm Canh Tuất (1910), thọ khoảng 60 - 65
tuổi.
Gia phả không ghi trình độ học vấn và nghề nghiệp có thể chỉ làm ruộng và học
chữ nho chút ít vì đời ông nội (cụ Xứng) và đời bố (cụ Thông0 đều có biết chữ nho.
Hai cụ sinh được hai người con trai và hai người con gái là:
Đào Văn Thư.
Đào Thị Ngãi.
Đào Văn Tịch.
Đào Thị Còi.
4. Đào Văn Trinh (1854 ...........)
Cụ Đào Văn Trinh sinh năm Giáp Dần (1854) là con trai thứ ba của cụ Thông,
cụ Bà là Đặng Thị Tít, không rõ tuổi. Hai cụ sinh được ba người con trai là:
Đào Văn Nguyên
Đào Văn Lợi
Đào Văn Tài.
Theo bản sơ đồ vẽ của cụ Thư, có thêm người con nữa tên là Hỉ đứng sau ông
Lợi và trước ông Tài. Không rõ tuổi.
5. Đào thị tâm
Cụ Đào Thị Tâm là con thứ 4 của cụ Thông không rõ năm sinh, lấy chồng về
Hưu Trưng chồng tên là Hoàng Quý có con trai là Hoàng Văn Thu.
6. Đào Văn Chấn
Cụ Đào Văn Chấn (phả cũ ghi là ông Cai Tư Chấn), không rõ tuổi, là con trai cụ
Chùm Tươi. Cụ sinh được ba người con là:
Đào Văn Chất
Đào Văn Tỉnh
Đào Văn Tam.
đời thứ năm
1. đào văn cao
Cụ Đào Văn Cao, gia phả cũ gọi là Sử Cao con cụ Đào Văn Lý, cháu cụ Hương
Thêu ở Vĩnh Ninh, và không ghi chép gì thêm.
2. Đào Văn Yên
Cụ Đào Văn Yên, tên thường gọi cụ khán yêu không nhớ năm sinh và ngày mất, là
con trai trưởng của cụ Đào Văn Bình thuộc chi trên của cụ Thư.
Cụ bà: Đỗ ThịChi hiệu diệu Thức là chị gái nhất của cụ Đỗ Thị Thiện (cụ Điều
vợ cụ Thư).
Hai cụ sinh được năm người con trai và hai người con gái.
a) Đào VănThành con trưởng mất năm 1945, do đi kiếm củi sông mùa nước lũ,
bị đắm đò - ông có hai con trai: Đào Văn Sơn (mất năm 2000) và Đào Văn Hinh, hiện ở
quê.
Hện nay gia đình con cháu ở xóm Ngọc Long xã Hồng Châu, huyện Yên Lạc,
Vĩnh Yên.
b) Đào Văn Tác, mất năm 1945 cùng ông Thành, hai anh em đi kiếm củi bị đắm
đò trên sông Hồng.
c) Đào Văn Nhuận, làm ruộng, mất năm 1991.
Ông Nhuận có con trai là Đào Văn Dưỡng làm ruộng, hiện nay gia đình con
cháu ở xã Hồng Châu, Yên Lạc.
d) Đào Văn Đọn làm ruộng mất năm 1997, ông có 3 người con trai và hai người
con gái.
Con trai cả Đào Văn Quý, làm ruộng ở quê.
Con trai thứ hai Đào Văn Hiền.
Con trai thứ ba Đào Văn Tỵ
Con gái thứ nhất tên là Trai lấy chồng tên là Hoàn (chủ tịch UBND xã Hồng
Châu, chết 1999).
Con gái thứ hai tên là: , lấy chồng tên là Đào - xã Trung Kiên.
đ) Đào Văn Luân làm ruộng, mất năm 1996, ông có hai con trai (1 là liệt sĩ
chống Mỹ) hiện còn 1 tên là Đào Văn Lý làm ruộng ở quê, thôn Ngọc Long xã Hồng
Châu và 1 con gái tên là tính lấy chồng là Hòa phi công hiện công tác ở Công ty dịch vụ
bay miền Bắc.
e) Hai người con gái (không nhớ tên): 1 lấy chồng là Hợi ở Trung Hà, 1 lấy
chồng là Chữ cùng quê.
3. Đào Thị Chung
Cụ Đào Thị Chung là con gái cụ Đào Văn Bình không rõ năm sinh và ngày mất.
Chồng tên là Đặng Đức, ở Vĩnh Ninh.
4. Đào Văn Thư (1878 - 1954)
Cụ Đào Văn Thư sinh năm Mậu Dần (1878) là con trưởng của cụ Đào Văn
Nghĩa và Phùng Thị Mỹ, mất ngày 27 tháng 6 năm Giáp Ngọ (1954), thọ 77 tuổi.
Cụ bà 1: Đỗ Thị Thiện hiệu diệu Điều, sinh năm Quý Mùi (1883), mất ngày 13
tháng 12 năm Quý Mão (1/1964), thọ 82 tuổi.
Cụ bà 2: Đỗ Thị Thêm hiệu diệu Lộc, sinh năm Đinh Dậu (1897) mất ngày 9/11
năm Nhâm Tuất (1982) các cụ sinh được 13 người con (7 trai và 6 gái).
Cụ Điều sinh ra:
Ông Đào Văn Điển
Ông Đào Văn Mô
Ông Đào Viết Nhã
Bà Đào Thị Cún
Ông Đào Văn Nhạc
Bà Đào Thị Đen
Bà Đào Thị Sẹo.
Cụ Lộc sinh ra:
Ông Đào Văn Đường
Bà Đào Thị Nháy
Ông Đào Xuân Đài
Bà Đào Thị Tân
Ông Đào Văn Giáp
Bà Đào Thị Thanh.
5. Đào Thị Ngãi
(1882 ..........)
Cụ Đào Thị Ngãi sinh năm Nhâm Ngọ (1882) là con thứ hai của cụ Đào Văn
Nghĩa và là em gái cụ Thư. Không nhớ ngày mất.
Chồng là Đặng Văn Thuận, làm ruộng, người cùng làng Vĩnh Khang, không
nhớ ngày mất.
Hai cụ sinh được hai con trai và 1 con gái.
- Ông Đặng Văn Thụ, làm nghề thợ mộc, chết năm 1940, có vợ chưa có con,
sau vợ tái giá.
- Ông Đặng Viết Hòa, sinh năm 1941, hiện định cư ở Cam Đường, Lao Kay từ
1960, có 2 con trai là Đặng Văn Hậu, công tác Sở Kho bạc Cam Đường, Lao Kay. Và
Đặng Văn Tuấn, công tác ở thị xã Lao Kay.
- Cụ Ngãi có 1 bà con gái lấy chồng là Doãn Văn Tý người cùng làng, làm
ruộng đến khoảng 1935 đi định cư lên ấm Thượng, huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, làm
ăn, ông Doãn Văn Tý hiện nay thọ 104 tuổi, có một con trai là Doãn Văn Hội trước làm
công tác bưu điện ở Tuyên Quang, sau về Phú Thọ làm công tác thương mại, nay nghỉ
hưu ở ấm Thượng, Hạ Hòa, Phú Thọ.
6. Đào Văn Tịch (1885 - 1912)
Cụ Đào Văn Tịch sinh năm ất Dậu (1885) là con thứ ba của cụ Nghĩa, và là em
trai cụ Thư. Cụ mất ngày 13 tháng 8 năm Nhâm Tý (1912), thọ 27 tuổi.
Cụ Bà: Không rõ tên, tuổi và ngày mất.
Hai cụ sinh được 1 con gái tên là Đào Thị Tý (thường gọi là Tý con) lấy chồng
người cùng làng Vĩnh Khang tên là Bùi Văn Dụng, làm chức Đoàn xã nên thường gọi là
Đoàn Dụng. Hai vợ chồng chưa có con và mất sớm (Đoàn Dụng là cháu nội cụ Hàn
thầy học (của cụ Thư). Cụ Tịch không có con trai nên gia phả cũ xếp vào hàng ông
mãnh và phân công cho ông Đào Văn Mô, con thứ hai của cụ Đào Văn Thư cúng giỗ.
Sau khi ông Mô chết (1973), bà Đường cũng giỗ và từ năm 1980, ông Đài cúng giỗ chú
Tịch.
7. Đào Thị Còi
Cụ Đào Thị Còi sinh ngày 5 tháng 9 khoảng gần 1888 - 1900, là con gái thứ 4
của cụ Đào Văn Nghĩa. Mất ngày 25 tháng 5, ất Sửu (1925). Chồng là Doãn Văn Chế,
làm ruộng người cùng làng.
Hai cụ sinh được hai người con gái:
+ Doãn Thị Sin lấy chồng là Do ở Vĩnh Thọ, có hai con trai tên là Tự hiện nay
thiếu tá bộ đội về hưu, và Đáo, lái xe về hưu.
+ Đoãn Thị Xuân lấy chồng ở Vĩnh Thuận có hai con trai: Đặng Văn Mai làm
ruộng ở Vĩnh Khang và Đặng Văn Vĩnh đang là quân y sĩ ở bệnh viện 105 Sơn Tây.
Ngoài ra có 3 con gái lấy chồng ở Hưu Trưng, Vân Nam và Vân Phúc.
8. Đào Văn Nguyên
Cụ Đào Văn Nguyên (không rõ ngày sinh và ngày mất), là con trưởng của cụ
Đào Văn Trinh thuộc chi dưới (em ruột của cụ Nghĩa). Tuổi trẻ đi lính Pháp, quân hàm
binh nhất nên có tên gọi là ông bếp Nguyên, khi già lên lão có tên gọi là cụ Ngoạn, cụ
sống thọ ngoài 90 tuổi.
Cụ bà: không nhớ tên, thường gọi theo tên chồng: bà Bếp Nguyên.
Hai cụ sinh được hai con trai và 1 con gái. Con trưởng là Đào Văn Thịnh, làm
ruộng ở Vĩnh Khang.
Con thứ hai: Đào Văn Thái, dạy học hương sư. Trong kháng chiến chống Pháp,
hoạt động công tác đoàn thể Việt Minh, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, có thời
gian bị địch bắt, giam ở Nhà Tiền Hà Nội, sau nhờ ông Nhã giúp đỡ "chạy" được tha về.
Năm 1960 công tác trưởng Phòng Nông nghiệp Sơn Tây. Sau một thời gian bị bệnh tim,
phải mổ được ít năm đã chết. Vợ ông Thái người cùng quê có ba con trai: Đào Mộng
Long, cán bộ công đoàn xí nghiệp gạch ngói Sơn Tây, đảng viên đã về hưu và chết năm
2000, vợ tên là Thì ở phường Phú Thịnh, Sơn Tây, có con trai tên là Lân.
Còn hai người con trai ông Thái tên là Tuấn và Thắng, hiện làm ăn sinh sống ở
Huế và Phan Thiết, mang theo mẹ (là vợ ông Thái).
Con thứ ba của cụ Nguyên là Đào Thị Sâm, hồi sơ tán kháng chiến chống Pháp
ra Hà Nội ở sau lấy chồng một người miền Nam tập kết ra Bắc, hiện nay không có tin
tức, nghe tin đã chết.
9. Đào Văn Lợi
Cụ Đào Văn Lợi là con thứ hai của cụ Đào Văn Trinh, không rõ năm sinh và
ngày mất.
Cụ bà: Không biết tên (đã mất).
Hai cụ sinh được một con trai là: Đào Văn Tiện, làm ruộng ở Vĩnh Khang, hiện
gia đình định cư ở Chí Cao, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ.
10. Đào Văn Tài
Cụ Đào Văn Tài là con thứ ba của cụ Đào Văn Trinh. Không rõ năm sinh và
mất.
Cụ bà: Không rõ tên (đã mất).
Hai cụ sinh được một con trai là Đào Văn Đức làm ruộng ở quê; năm nay 80
tuổi và 5 con gái lấy chồng làng. Ông Đức sinh ba con trai là Đào Hồng Phúc, hiện là sĩ
quan quân đội (trung tá, Tổng cục Hậu Cần đơn vị khai thác than tại Quảng Ninh).
Con thứ hai: Đào Minh Xuân, con thứ ba: Đào Văn Thu đều làm ruộng ở Vĩnh
Lộc và 3 con gái lấy chồng ở làng là: Đào Thị Lan, Đào Thị Phượng, Đào Thị Loan.
11. Đào Văn Chất
Cụ Đào Văn Chất là con trai trưởng của cụ Đào Văn Chấn, không rõ năm sinh
và mất người đường thời gọi là ông Tổng Chất, không rõ làm chức dịch gì, có thể có
khoa cử hàng tổng nên thành tên gọi Tổng Chất, cụ có một con trai. Ông Đào Văn thứ ở
Vĩnh Thuận.
12. Đào Văn Tỉnh
Cụ Đào Văn Tỉnh là con thứ hai của cụ Đào Văn Chấn, không rõ năm sinh và
mất. Người đương thời gọi là ông Cựu Tỉnh, có thể làm phó lý một hai khóa của làng
rồi nghỉ việc nên gọi là "cựu". Cụ Cựu Tỉnh sinh một con trai là Đào Cảnh.
13. Đào Văn Tam
Cụ Đào Văn Tam là con thứ ba của cụ Đào Văn Chấn, không rõ năm sinh và
mất. Người đương thời gọi là ông Cựu Tam, có thể làm phó lý của làng một hai khóa rồi
nghỉ nên gọi là "Cựu".
Cụ Cựu Tam sinh được hai người con trai là: Đào Văn Hữu, người đương thời
gọi là ông Tiên Hữu, có thể làm tiên chỉ của làng. Một ông nữa là Đào Văn Hình, ở
Vĩnh Ninh, người đường thời gọi là ông phó Hình, có thể là chức phó lý của làng.
* *
*
Cành thứ hai
Trong gia phả viết lời năm 1940, cụ Thư không nói đến cành thứ hai. Nhưng
bản sơ đồ vẽ bằng chữ nho ngày 20 tháng 7 năm Quý Mùi (1943) có ghi cụ Đào Phúc
Tô (đời thứ nhất) sinh được hai con trai:
Cụ Đào Văn Xứng - con trưởng
Và cụ Đào Phúc Giáp, con thứ hai.
Vậy cụ Đào Văn Xứng thuộc cành thứ nhất đã ghi chép ở trên đến đời thứ năm.
Tiếp theo đây là ghi chép các đời thuộc cành thứ hai của cụ Đào Phúc Giáp. Do
bản sơ đồ vẽ bằng chữ Nho chỉ có tên người, không có ngày sinh, ngày mất và không rõ
chức vụ, nghề nghiệp, nên nay cũng chỉ ghi chép được tên của các đời từ trước đến nay,
làm cơ sở để các hậu duệ có điều kiện nghiên cứu và sưu tầm đối chiếu tư liệu (hiện nay
con cháu đời thứ 6 ở quê vẫn còn rải rác ở các thôn Vĩnh Khang, Vĩnh Thuận, Vĩnh Ninh
cũ).
Đời thứ hai
(Cành thứ hai)
Đào phúc giáp
Cụ Đào Phúc Giáp là con thứ hai của cụ Đào Phúc Tô, cụ sinh được hai người
con trai là: Đào Văn Bộ, Đào Văn Đệ.
Đời thứ ba
1. Đào văn bộ
Cụ Đào Văn Bộ là con trưởng của cụ Đào phúc Giáp, cụ sinh được 3 người con
trai là:
Đào Văn Hữu (hoặc Giá hay Tạo)
Đào Văn Bảo (hoặc Tọa).
Đào Văn Kim.
2. Đào Văn Đệ
Cụ Đào Văn Đệ là con thứ hai của cụ Đào Phúc Giáp, cụ sinh được 1 người con
trai là: Đào Văn Hình.
Đời thứ tư
1. Đào văn hữu
(hoặc Giá, Tạo)
Cụ Đào Văn Hữu hoặc gọi là Giá, hay Tạo (dịch theo chữ nho viết mờ không
rõ, nên có thể khó chuẩn) là con trưởng của cụ Đào Văn Bộ.
2. Đào Văn Bảo
(hoặc Tọa)
Cụ Đào Văn Bảo (Tọa) là con thứ hai của cụ Đào Văn Bộ, cụ sinh được một
con trai là Đào Văn Quyên (còn gọi là Khát?).
3. Đào Văn Kim
Cụ Đào Văn Kim là con thứ ba của cụ Đào Văn Bộ, cụ sinh được một người
con trai là Đào Văn Ngọc.
4. Đào Văn Hình
Cụ Đào Văn Hình là con của cụ Đào Văn Đệ, cụ sinh được một người con trai
tên là Đào Văn Thức.
Đời thứ năm
1. Đào văn quyên (Khát?)
Cụ Đào Văn Quyên là con trai cụ Đào Văn Bảo, cụ sinh được một con trai tên
là Đào Văn Loan.
2. Đào Văn Ngọc
Cụ Đào Văn Ngọc là con trai cụ Đào Văn Kim, cụ Ngọc có con ở thôn Vĩnh
Khang, nhưng gia phả không thấy ghi, hình như có tên là Thời (thường gọi là ông Ngọc
Thời hay đến chơi nhà ta).
3. Đào Văn Thức (Trương)
Cụ Đào Văn Thức là con trai cụ Đào văn Hình.
Đời thứ sáu
Đào văn loan (áo?)
Ông Đào Văn Loan là con trai cụ Đào Văn Quyên, ông sinh được một con trai
là Đào Văn Thỏa, hiện đang ở Vĩnh Khang.
Phần ba
chi họ
của Cụ
Đào Văn Thư
Đời thứ năm
Đào Văn Thư (1878 - 1954)
Cụ Đào Văn Thư sinh năm Mậu Dần (1878) là con trưởng của cụ Đào Văn
Nghĩa và cụ Phùng Thị Mỹ, là cháu năm đời cụ cao tổ Đào Phúc Tô. Cụ mất ngày 27
tháng 6 năm Giáp Ngọ (1954) thọ 77 tuổi.
Cụ Bà 1: Đỗ Thị Thiện, hiệu diệu Điều, sinh năm Quý Mùi (1883) mất ngày 13-
12 năm Quý Mão (1-1964).
Cụ bà 2: Đỗ Thị thêm, hiệu diệu Lộc, sinh năm Đinh Dậu (1897), mất ngày 9-
11 Nhâm Tuất (1982).
Ba cụ sinh được 13 người con (7 trai, 6 gái):
1. Đào Văn Điển 8. Đào Văn Đường
2. Đào Thị Mô 9. Đào Thị Nháy
3. Đào Thị Cún 10. Đào Xuân Đài
4. Đào Viết Nhã 11. Đào Thị Tân
5. Đào Văn Nhạc 12. Đào Văn Giáp
6. Đào Thị Đen 13. Đào Thị Thanh
7. Đào Thị Sẹo.
Mộ phần 3 cụ đều ở gò thứ 10, Vĩnh Khang.
Cụ Thư thuở nhỏ nhà nghèo nhưng được bố mẹ cho đi học chữ nho, cụ rất chăm
chỉ học tập và thông minh, tuy không thi cử đỗ đạt gì nhưng trình độ học thức rất khá,
biết làm thơ, phú, câu đối. Thầy học là người cùng làng Vĩnh Khang tên là BùiVăn Lục,
thường gọi là cụ Hàn hoặc cụ Kép (2 lần đỗ tú tài ngày xưa) được phong sắc Hàn Lâm
đãi chiếu.
Ngoài ra cụ còn học làm thuốc bắc nữa. Không rõ cụ học ai chỉ thấy cụ có một
bộ sách thuốc chữ Hán, nhiều quyển để đầy rương (có thể cụ Thông là chú vợ ở Vĩnh
Thọ đã truyền nghề cho. Vừa học vừa hành, chẳng bao lâu cụ trở thành một lương y nổi
tiếng cả vùng bãi huyện Phúc Thọ, nhất là môn thuốc cam trẻ em, chữa được nhiều bệnh
rất có tín nhiệm.
Cụ còn dạy học chữ nho thêm tại nhà, nên dân làng thường gọi là cụ giáo Thư
hoặc lang Thư. Cụ Thư mồ côi cha khi 26 tuổi và mồ côi mẹ lúc 33 tuổi. Cuộc sống gia
đình có nhiều khó khăn chật vật, con cái còn nhỏ nhưng được cụ Điều người vợ vô cùng
đảm đang chịu thương, chịu khó, các cụ đã vượt qua mọi khó khăn trở lực, với tinh thần
tự lực tự cường rất cao. Cụ Điều thường kể: khổ nhất là phải chạy lở, cụ tính trong 10
năm phải 3 lần rời nhà chạy lở. Có năm mất mùa thiếu ăn, phải ăn khoai nước trừ bữa
dài ngày. (Khoai nước trồng nuôi lợn là chính, nếu người ăn củ luộc hay nấu canh bị
ngứa cổ họng, dọc cây khoai có thể làm dưa chua người ăn được).
Dần dần các cụ tìm cách mua đổi, chuyển được nhà ở xa bờ sông để ổn định
được lâu dài cuộc sống cho đến nay.
Các con lớn dần đến tuổi được cấp đất, nhà đã có hơn mẫu ruộng, tuy trồng trọt
vẫn ngô khoai là chủ yếu, song lương thực không thiếu ăn. Cụ Điều là người nội trợ rất
giỏi lo toan điều hành mọi công việc đồng áng ngoài bãi, trồng dâu nuôi tằm bán kén,
chăn nuôi lợn gà, bò bê ở vườn nhà. Cụ Thư yên bề làm thuốc, dạy học và còn tham gia
công tác trong Biểu họ và làng xã nữa. Nguồn thu nhập gia đình do cụ ông làm thuốc và
cụ bà làm nông nghiệp dần dần được ổn định và cải thiện vào bậc trung nông trong làng.
Đối với công việc của làng xã, cụ Thư có thời gian làm tộc biểu (khoảng 1930)
không rõ bao nhiêu năm. Cụ là người cương trực, công tâm, biết bảo vệ quyền lợi cho
Biểu họ nhà, lại là người có uy tín về tư cách và trình độ của người thầy dạy học và
người thầy thuốc chữa bệnh, nên các tổng lý trong làng cũng vị nể, không nỡ cắt xén
phần đất của Biểu họ Đào mà còn phải chia đều đất tốt, xấu công bằng giữa các Biểu dù
Biểu họ Đào ít người hơn phải ghép cả họ Cao thêm vào (đất sản xuất thuộc bãi nổi
giữa sông phân loại thứ tự chia cho các Biểu họ, gọi thành từng Đoạn Nhất, Đoạn 2,
đoạn 3, đoạn 4, đoạn 5 (đoạn 5 là cuối bãi, xấu hơn, thấp, nước lên ngập trước, rút sau,
cát nhiều). Trong nội bộ Biểu họ Đào, cụ không thiên vị ai trong việc giải quyết quyền
lợi đất đai, và cụ sống có tình nghĩa. Ví dụ gia đình nào có người mới chết phần đất phải
trả lại làng, nhưng cụ không thu hồi ngay mà gia hạn cho thêm 1 vài vụ hoặc chờ đến
thời điểm 3 năm làng chia lại, nên cụ được họ hàng trong Biểu và làng xóm quý trọng.
Đối với công việc của người thầy thuốc đông y. Cụ Thư tỏ rõ một quan điểm rất
nhân đức và có trách nhiệm cao. Ví dụ: người nhà bệnh nhân đến lấy thuốc, cụ hỏi rất
kỹ trước khi bốc thuốc, nếu còn nghi vấn, người bệnh không trực tiếp đến kể bệnh dược,
cụ thường đến tận nhà khám bệnh rồi mới cho thuốc.
Năm 1934 - 1935, cụ dịch bộ sách thuốc từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ (đọc cho
ông Đường ghi chép) rồi cụ truyền nghề cho hai ông Đường và ông Nhã và cụ cho rằng
đông y phải dùng thuốc Bắc, không nên dùng thuốc Nam chữa bệnh kém hiệu quả. Cụ
rất chú trọng giáo dục y đức và kinh nghiệm chữa bệnh. Trong thời gian này, hễ có bệnh
nhân đến lấy thuốc, cụ cho hai ông thực hành bằng cách: nghe bệnh nhân kể bệnh, hai
ông phát biểu dùng bài thuốc gì, liều lượng gia giảm ra sao, cụ nghe rồi bổ sung phê
chuẩn xong cử một ông bốc thuốc. Cụ thường giảng giải, bất cứ chữa bệnh gì cũng phải
cắt thuốc có ghé bổ, nhất là đối với nữ bao giờ cũng phải chú ý bảo vệ thai nghén.
Trong thời gian ngắn ông Nhã và ông Đường đã bốc được thuốc chữa bệnh có
tín nhiệm không kém các ông lang đương thời trong làng: (mấy ông lang hay dùng
thuốc nam đắt tiền, nhiều người so sánh và tìm đến ông Nhã, ông Đường lấy thuốc bắc).
Hai ông đã ra ngồi chợ Bãi bán thuốc ít lâu.
Về giáo dục con cái, cụ Thư rất thực tế và thức thời chuẩn bị tương lai cho các
con, tạo mọi điều kiện và khắc phục mọi khó khăn cho con đi học. Cụ thường nói đại ý
như sau: "Đất quê ta lở bồi làm ăn rất khó khăn, các con không "cổ cày vai bừa" được,
nhà mình không "có mả" làm "hiền anh", "sống ở làng luôn bị chèn ép, các con đi học
cố gắng đỗ đạt rồi dìu dắt nhau ra tỉnh mà kiếm sống thì mới mở mày mở mặt được".
Hồi đó ở làng Vĩnh Khang chỉ có 1 trường học nhỏ, 1 thầy giáo dạy đến sơ học
yếu lược là hết cấp (bằng lớp 3 bây giờ). Cụ phải cho ông Điển xuống Phùng học tiếp
hết cấp 1, (ở trọ học nhà ông xã Tịch) rồi dần dần ông Nhã ông Nhạc, ông Đường đều
về Phùng học cả. Hàng tháng cụ Điều, cụ Lộc thay nhau đội gạo xuống nhà trọ cho các
con. Riêng ông Mô học kém, ham chơi không lên lớp 3 được, bỏ học. Từ năm 1930,
Trường tiểu học Vĩnh Thọ được xây dựng có từ lớp 1 đồng ấu đến lớp nhất (hệ 6 năm)
do 3 thầy giáo Nhà nước bổ nhiệm về dạy nên các con trai và cháu cụ Thư đều được đi
học và thi đỗ hết cấp 1 cả, và hai chú cháu ông Đài và Liễn năm 1941 - 1942 được tiếp
tục ra Hà Nội học hệ trung học nữa cho đến kháng chiến toàn quốc 1946 mới nghỉ học.
Kể từ khi ông Điển đỗ tuyển sinh học Sư phạm xong được bổ nhiệm giáo viên
dạy trường tiểu học Hoàng Hà huyện Lạng Giang, Bắc Giang coi như bắt đầu bước
ngoặt mới của gia đình cụ Thư. Tiền lương của ông Điển đủ nuôi vợ và con mang theo,
còn giúp đỡ phần nào cho bố mẹ. Cụ Thư để giành tiết kiệm sau làm được nhà ngói.
Ông Nhã dạy học ở Lệ Mật, Gia Lâm, ông Nhạc dạy học hương sư ở trường
Vân Cốc, huyện Việt Yên, Bắc Giang.
Thanh thế gia đình cụ Thư nổi bật trong làng xã Vĩnh Khang và cả tổng Vĩnh
Phúc.
Về lao động sản xuất, dân làng ca ngợi "Làm ăn như nhà cụ ấy, thức khuya dậy
sớm "đâm xay dày đạp" nhất làng", về nuôi dạy con cái, người ta nói: "Cả Tổng này chỉ
có nhà cụ Thư học giỏi nhất Tổng" và thực tế như vậy, về mặt địa vị xã hội, cụ Thư chỉ
làm đến chức tộc biểu ít năm, nhưng gia đình cụ có 4 người có chân trong Hội Đồng Kỳ
Mục làng Vĩnh Khang (ai có bằng tốt nghiệp tiểu học (certifieat) đều được vào danh
sách Hội đồng Kỳ mục).
Riêng ông Điển là giáo học được hai đạo sắc phong của nhà vua: Cửu phẩm văn
giai và bát phẩm văn giai - hơn hẳn những ông tổng lý có chức dịch lâu năm mới được
cửu phẩm bá hộ (coi giá trị văn giai hơn bá hộ vì có trình độ học án). Ông Điển đã khao
hàng tổng một bữa cỗ khi lĩnh sắc, nên người ta gọi là ông Tổng Điển, coi ngang hàng
chánh tổng.
Cụ Thư lên lão khi 50 tuổi cũng đã mời hàng tổng 1 bữa ăn (cỗ thảo bàn, không
có phần sôi nén hoặc bánh dày) để lấy tiếng tăm: nhà cả hai bố con đều có "chân hàng
tổng" gia đình cụ giáo Thư như vậy nên các tổng lý trong làng không dám coi thường,
không dám vòi vĩnh khi có việc phải xin giấy tờ chữ ký đóng dấu của chính quyền địa
phương mà còn có phần kính nể.
"Đường lối" xây dựng và phát triển gia đình theo hướng của cụ Thư đã thành
hiện thực.
Con cái bắt đầu trưởng thành, cuộc sống đang có đà đi lên thì một nỗi bất hạnh
ập đến: ông Điển đột ngột từ trần năm 1934 (ngày 4 tháng 4 Giáp Tuất), do bị cảm
thương hàn khi đang đi chấm thi ở Bắc Giang, một tổn thất nặng nề đến với gia đình
làm đảo lộn cả mọi mặt nếp sống làm ăn, đưa gia đình sang một bước ngoặt khác.
Sau đám tang ông Điển thì bà Điển cùng 3 con nhỏ trở về quê Vĩnh Khang, ở
một nửa nhà ngói cùng với cụ Thư, cụ Điều và hình thành một hộ riêng đi chợ buôn bán
hàng tấm (bán vải).
Ông Nhã thôi dạy học ở Lệ mật (Gia Lâm) về nhà cùng ông Đường học làm
thuốc bắc do dụ Thư dạy, và tự học thêm văn hóa với mục đích sẽ thi công chức ngạch
thừa phái.
Cũng trong thời gian này, cụ Điều nhận nuôi ông Đọn con cụ Kháng Yên ở bên
Tràng Lan vừa để giúp đỡ anh, nhà nghèo đông con, vừa để có thêm người làm đồng bãi
(cụ Khán Yên là anh cụ Thư) (con nhà bác) vay nợ một nhà giàu ở Trung Hà không trả
được, phải cho ông Đọn là con trai đi ở trừ nợ dần. Cụ Thư và cụ Điều thương tình giúp
tiền chuộc ông Đọn về, cụ Khán Yên cho ông Đọn vào làm con nuôi. Sau một năm cho
thêm ông Nhuận cũng vào ở giúp việc đồng bãi.
Mặc dù tình hình gia đình lúc này có những khó khăn nhất định, song các cụ rất
vững vàng phấn đấu vượt qua. Cuộc sống tiếp tục ổn định theo tình thế mới, dần dần nỗi
đau thương tang tóc vơi đi, ông Nhã lại tìm ra Hà Nội kiếm việc làm, rồi tự xây dựng
gia đình, thuê nhà riêng ở phố Jambert (nay là Nguyễn Trường Tộ) thành hôn với bà
Nguyễn Thị Xuân. Các con trai cụ Thư vẫn quyết chí hướng tìm cuộc sống ở thành phố
cho nên ít lâu sau, ông Đường được ông Nhã giúp đỡ giới thiệu chỗ làm việc, cũng thôi
nghề thuốc bắc, ra Hà Nội bắt đầu làm gia sư kiêm thư ký cho 1 chủ xưởng cơ khí
"Vinh Thành".
Năm 1941, ông Đài trúng tuyển thi vào trường trung học ở Hà Nội, được ông
Đường giúp đỡ nuôi ăn học, ra ở cùng gia đình ông bà Nhã ở phố Jambert.
Năm 1942 anh Liễn tốt nghiệp tiểu học ở quê, được ông bà Nhã nuôi ăn học
tiếp Trung học ở Hà Nội.
Năm1943 bà Điển đi tái giá để lại gánh nặng con cái cho cụ Thư và cụ Điều (2
trai, 1 gái và 1 dâu), với tinh thần thương yêu đùm bọc lẫn nhau, ông bà Nhã đón cháu
Lâm ra Hà Nội nuôi cho ăn học, tiếp sau là vợ anh Liễn cũng đưa ra ở cùng giúp việc
nội trợ gia đình chú thím, ở nhà quê còn cháu Lân vẫn ở với cụ Điều đến 1948 ra Hà
Nội ở với ông bà Nhã, được ông Nhã xin cho đi làm công nhân Sở Lục lộ Hà Nội.
Nói về ông Nhuận và ông Đọn vào giúp việc gia đình cụ Thư được biết như
sau:
Chủ yếu công việc của hai ông là trông nom và trồng trọt thu hoạch ngô khoai
ngoài bãi trên phần đất của gia đình. Ngoài thời vụ ra thường là rỗi rãi, cụ Điều để cho
ông Nhuận đi làm thêm nơi khác: thông thường hay đi gặt thuê ngày mùa ở các địa phận
ven sông Hồng phía trên thuộc các tỉnh Phú Thọ, Yên Bái được thanh toán bằng công
bằng thóc đóng gói trở bè nứa về và cụ Điều để cho ông Nhuận được sử dụng làm vốn
riêng và giúp đỡ gia đình cụ Khán Yên.
Khoảng 3-4 năm sau, ông Nhuận trở về Tràng Lan, thành lập gia đình riêng.
Còn ông Đọn được cụ Điều lo vợ cho (vợ tên là Chuối người cùng thôn ở TràngLan) và
cả hai vợ chồng vẫn ở trong gia đình cụ Thư đến 1945 thì ông Đọn cũng về Tràng Lan
sau khi người vợ bỏ nhà trốn đi. (Khi biết tin người vợ lên thị xã Sơn Tây theo một
người đàn ông khác, Bà Vy (vợ ông Nhạc) và ông Đài được gia đình cử đi tìm về,
nhưng được ít ngày hai vợ chồng không đoàn tụ được với nhau, vợ lại trốn đi lần thứ
hai, ông Đọn lấy vợ khác và mua vườn làm nhà thành lập gia đình riêng như hiện nay ở
thôn Ngọc Long, xã Hồng Châu.
Gia đình cụ Thư từ sau Cách mạng tháng Tám 1945. Kể từ tháng 8-1945, chính
quyền về tay nhân dân Tổng Vĩnh Phúc gọi là xã Vân Cốc, làng Vĩnh Khang gọi là thôn
Vĩnh Khang, bãi bỏ chế độ chánh tổng lý trưởng, tộc biểu. Đến năm 1955 thực hiện cải
cách ruộng đất, toàn bộ đất đai được chia đều theo nhân khẩu cả nam nữ, rồi thành lập
hợp tác xã nông nghiệp, gia đình nhà ta vào hợp tác xã cả chỉ còn 5% đất giành cho
từng hộ riêng dùng để chăn nuôi. Người lao động đi sản xuất ăn theo công điểm. Cụ
Thư và cụ Điều hết tuổi lao động, lấy việc thu hoạch ở vườn nhà và chăn nuôi gia đình
là chủ yếu.
Gia đình cụ Lộc có bà Đường, bà Đài, bà Thanh, chị Hợi đều là xã viên đi làm
hợp tác xã.
Thời gian kháng chiến chống Pháp (1947 - 1954), khi chiến sự lan đến Sơn Tây,
gia đình sơ tán sang xã Hồng Châu, ở nhờ nhà anh em họ hàng (các con cụ Y và cụ
Thức). Năm 1949, khi địch tấn công và o ép nhân dân cả hai bên bờ sông, thì đại gia
đình cụ Thư có sự phân tán: con, cháu có người đi bộ đội, người đi công tác theo cơ
quan, người đi sơ tán xa hơn, rồi dần dần dân làng hồi cư về sống trong vùng tạm
chiếm, gia đình ông Nhã, gia đình bà Nhạc hồi cư về Hà Nội làm ăn. Cụ Thư, cụ Điều
và cụ Lộc cũng trở về Vĩnh Khang sinh sống ở mảnh vườn nhà. Cụ Thư vẫn làm nghề
thuốc bắc song thu nhập thấp vì thuốc đắt (ảnh hưởng bởi chiến tranh).
Lúc này sức khỏe ở tuổi bảy mươi hơn, tuy trông người béo tốt nhưng cụ đã có
triệu chứng về bệnh lý người già như: thường hay tê 1 cánh tay. Năm 1949 trong lúc
đang ngồi đọc bản điếu văn cụ Phú Khang (người bạn đồng môn) có thể do xúc động,
đồng thời bị cảm gió, cụ gục xuống, sau đó bịt liệt 1 tay và 1 chân. Cụ ra Hà Nội ở với
gia đình ông bà Nhã và chữa bệnh từ năm 1952.
Theo ông Nhã nói lại (có ghi chép ở cuối tập gia phả cũ do cụ Thư soạn), do
bệnh tình trầm trọng, cụ Thư đã tạ thế ngày 27 tháng 6 năm Giáp Ngọ (1954) khoảng 4
giờ sáng ở số nhà 130, phố Quán Thánh và an táng tại nghĩa địa Cầu Giấy. Lúc tang lễ,
gia đình chỉ có cụ Điều, cụ Lộc, ông Mô, ông Nhã, bà Sinh, bà Đen, bà Tân còn các con
cháu khác bận công tác kháng chiến.
Sau 3 năm tổ chức cải táng mộ phần đặt tại nghĩa trang Cầu Giấy, lúc này gia
đình có thêm các con đi kháng chiến về cùng tham gia là ông Nhạc, ông Giáp, ông Mô,
các con rể có ông Sinh, ông Chú.
Sau 1 năm có lệnh nghĩa trang Cầu Giấy phải rời mồ mả đi nơi khác, nên ông
Mô đã bốc hài cốt cụ mang về an táng ở gò 11 quê nhà.
Cụ Điều (húy là Đỗ Thị Thiện)
Cụ Lộc (húy là Đỗ Thị Thêm).
Cụ Lộc là em gái út của cụ Điều (xem trang họ hàng bên ngoại) khi lấy cụ Thư
mới 18 tuổi, cụ Điều có kể lại rằng: Cụ Thư được bên ngoại quý mến là người hiền
lành, có học lại biết nghề (vừa dạy học chữ nho vừa làm thầy thuốc bắc). Cụ Lộc mới
lớn dậy, tính tình ngay thật không được tháo vát lắm, đang có người muốn hỏi làm lẽ.
Cụ Điều thương em nghĩ nếu để đi làm lẽ chỗ khác thì khổ, nên đồng ý với cụ Thư, xin
phép bên họ ngoại được lấy làm vợ hai.
Tháng 2 năm 2002 ông Đài có gặp ông Đỗ Văn Huỳnh là cháu gọi cụ Lộc là bà
cô để tìm hiểu thêm gia đình họ ngoại, được biết một giai thoại như sau:
Cụ Khải là anh cả của cụ Lộc, thời bấy giờ làm phó lý làng Vĩnh Thọ. Trong
quá trình tiếp xúc về công việc, viên quan huyện Phúc Thọ biết cụ Khải có cô em gái
tên là Thêm trông cũng xinh gái, bèn ngỏ ý muốn hỏi lấy làm vợ lẽ. Cụ Khải về báo cáo
chuyện này với cụ Luận (là bố) và cụ Thông (là chú) thì các cụ không tán thành và nói:
"Không gả cho quan huyện ở xa, chả biết thực hư thế nào? cứ nên gả cho giáo Thư, cả hai
chị em về một nơi cũng được. Nghe chừng vợ chồng giáo Thư ưng thuận muốn thu
xếp!".
Cụ Thông là một lương y thuốc bắc giỏi, hình như cũng có dạy cụ Thư học
thuốc, rất quý mến cụ Thư. Những lúc lên thăm bố mẹ vợ, cụ Thư thường qua thăm cụ
Thông và hay đàm đạo về các bài thuốc chữa bệnh, hai chú cháu rất ý hợp tâm đầu.
Khi cụ Lộc về làm vợ hai của cụ Thư, ở riêng thành một hộ gia đình, lúc đầu ở
vườn "nhà ngoài" đường cái 25 gần hồ sông (tên gọi nhà cũ của cụ Thư, bây giờ không
còn vì bị lở xuống sông). Sau cụ Thư đổi cho ông Khán Chính lấy vườn gần nhà cụ
Điều ở, bây giờ là vườn Tý Cao mua lại của bà Đường, cạnh nhà Đức Hợi con rể Bà
Đường).
Ba cụ sống với nhau đến hết đời chưa bao giờ xảy ra điều ta tiếng gì, rất đoàn
kết thương yêu nhau, chăm sóc nhau, giúp đỡ nhau mọi công việc làm ăn, từ việc lớn
đến việc nhỏ, đối xử với các con không thiên lệch, con nào cũng như nhau. Ông Nhạc
thường nhớ lại lúc bé được cụ Lộc tắm rửa cho buổi chiều, rất sạch sẽ cùng với ông
Đường.
Các con đều xưng hô thống nhất trong gia đình gọi cụ Thư là thầy, cụ Điều là
mẹ, cụ Lộc là Bầm. Con nào ở xa viết thư về thì câu đầu tiên là Kính thăm Thầy Mẹ,
Bầm... Cụ Điều là một người nội trợ đắc lực của cụ Thư. Có kế hoạch chăm lo đời sống
rất chu đáo cho các con, các cháu, ví dụ bà Nháy và ông Đài được ăn ở làm việc và học
tập bên nhà cụ Điều, nhưng phần đất của ông Đài vẫn để cho cụ Lộc và bà Đường sử
dụng canh tác thu hoạch. Sau khi bà Nháy đi lấy chồng thì cụ Điều đưa cháu Mẫn con
ông Mô về nuôi đỡ và để ông Đài kèm cặp thêm cháu Mẫn học tập.
Cụ Lộc tuy ở thành "bếp" riêng nhưng được cụ Điều vẫn chủ trì những việc lớn
chung của gia đình như việc dựng vợ gả chồng cho các con trai, con gái, việc khao cử
lên lão cho cụ Thư và các việc ma chay, đình đám có quan hệ trong làng xã (vay, trả cỗ
bàn trong hội cỗ).
Cụ Điều là người rất năng động trong việc làm ăn luôn luôn có kế hoạch bảo
đảm lương thực là nguồn sống chính. Ví dụ ngày mùa thì giá thóc gạo, ngô đỗ thường là
rẻ, cụ đều đong thêm dự trữ phòng "tháng ba ngày tám" nếu không phải dùng đến, sẽ
bán được giá hơn để sử dụng cho các chi dùng khác. Các con và cháu đều rất khâm
phục cụ đã không để gia đình bị đói, năm ất Dậu 1945 (nạn đói của nước chết hơn 2
triệu người). Năm ấy gia đình nhà ta cũng bị ảnh hưởng bởi nạn đói, tuy cụ Điều có dự
trữ được ít lương thực (ngô) nhưng phải ăn dè, không no, có bữa ăn cháo độn rau, đề
phòng nạn đói kéo dài, so sánh dân làng đã quá đói (phải ăn của chuối, đu đủ cây, cháo
cám), ngày nào cũng có người chết, nhiều người không kiếm được gì để ăn, thì gia đình
nhà thật vô cùng may mắn và hạnh phúc có được cụ Thư cụ Điều và cụ Lộc không để
cho con cháu nào phải đói.
Sau khi cụ Thư mất (1954) cụ Điều vẫn ở một mình tại nhà ngói vườn xưa, tuổi
già sức yếu không lao động nặng được thì nhờ con cháu hoặc thuê, cụ vẫn trông nom
vườn tược, thu hoạch đủ chi giỗ tết hàng năm và đảm bảo sinh hoạt ăn uống hàng ngày.
Không thiếu thốn nhưng cụ vẫn giữ bản chất nông dân nhà nghèo, ăn uống đơn giản, tằn
tiện, thích ăn ngô, khoai và ít cơm (răng rụng dùng cối giã ngô luộc ăn với muối vừng).
Năm 1955 do sai lầm cải cách ruộng đất, cụ bị quy oan là thành phần bóc lột,
ông Mô nhà nghèo cũng bị quy là phú nông. Nhưng "Đội cảnh cách" không tìm được
khổ chủ để phát động "đấu tố". Năm 1956, Nhà nước sửa sai cụ được trả lại thành phần
trung nông, ông Mô cũng được trả lại "Trung nông".
Trong thời gian bị quy oan, "đội cải cách" cấm mọi người quan hệ với cụ, kể cả
con cháu. Song con cháu rất thương cụ, vẫn bí mật tiếp tế cho cụ để trả ơn cụ đã cưu
mang khi gặp khó khăn, như ông Đọn ở Tràng Lan, bà Đường và các con cháu bên cụ
Lộc gần đó.
Tuổi càng cao sức khỏe càng giảm sút, cụ Điều không có bệnh gì nhưng đi còng
chống gậy, thân hình gầy nhỏ khi bước sang tuổi tám mươi. Cụ Điều đã tạ thế lúc 3 giờ
sáng ngày 13-12 năm Quý Mão (tháng 1-1964) thọ 82 tuổi, tại nhà ngói ở Vĩnh Khang.
Đến ngày 10 tháng 12 năm Bính Ngọ (1967), hài cốt cụ được cải táng, phần mộ
hiện nay ở gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.
Nói về cụ Lộc:
Từ khi ông Đường người con trưởng của cụ mất sớm (1952), ông Đài đi bộ đội
ở xa không liên lạc được với gia đình vì thời chiến, ông Giáp đi làm ở Hà Nội, các bà
con gái lấy chồng, cụ Lộc rất buồn lại có bệnh đau dạ dày, ở cùng với bà Đường là con
dâu cùng 2 cháu nhỏ (Thìn và Hợi) đến năm 1958 thêm bà Rói (là vợ ông Đài), cụ Lộc
chủ yếu là trông nom vườn tược chăn nuôi ở nhà, công việc đồng bãi do con dâu và con
gái đảm nhiệm, khoảng 50 tuổi đã hết sức lao động vì sức khỏe bệnh tật, thực chất bà
Đường là con dâu trưởng đã thay thế cụ Lộc để chủ trì quán xuyến mọi việc của gia
đình. Năm 1960 bà Rói được điều động lên làm công nhân nhà máy chuối (sau gọi là xí
nghiệp rau quả xuất khẩu) Sơn Tây, thì cụ Lộc và cháu Nguyệt (con bà Rói) cũng được
chuyển khẩu ăn theo lên thị xã Sơn Tây. ở khu tập thể gia đình công nhân của xí nghiệp.
Từ năm 1965 do chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, cụ Lộc và các cháu Nguyệt, (con bà
Rói) lại sơ tán về quê ở chung với gia đình bà Đường. Đến năm 1970, bà Rói thuê được
nhà riêng ở thị xã Sơn Tây (khu tập thể phố Lê Lai) đồng thời sinh con (Đào Minh
Loan), lại đón cụ Lộc và các con Nguyệt, Chiến lên Sơn Tây, và cũng từ đây gia đình
riêng của ông Đài bà Rói mới được xum họp một nhà thành một hộ thuộc thị xã.
Thời gian này cụ Lộc đã ở tuổi ngoài 70, hàng ngày trông nom các cháu và giúp
đỡ việc sinh hoạt gia đình. Bệnh dạ dày ổn định, sức khỏe tốt thỉnh thoảng con cháu lai
xe đạp cho cụ về thăm quê, và các con cháu ở quê Vĩnh Khang, cụ rất phấn khởi. Năm
1978 cụ đi chơi Hà Nội ở nhà ông bà Giáp hẳn một năm mới về Sơn Tây. Năm 1982
sức khỏe tuổi già giảm sút rõ rệt, cụ ăn kém dần, đi lại khó khăn rồi thành nằm liệt
giường 3 tháng. Cụ đã tạ thế hồi 21 giờ ngày 9-11 năm Nhâm Tuất (1982) hưởng thọ 86
tuổi tại số nhà 22Đ ngõ 3 phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây (là nhà riêng ông bà Đài, Rói làm
năm 1980 khi ông Đài nghỉ hưu, và bà Rói được cấp đất theo tiêu chuẩn cán bộ Thị đội
Sơn Tây. Phần mộ lúc đầu mai táng ở nghĩa trang gần bến ôtô Sơn Tây, đến 1987 cải
táng đặt ở nghĩa địa sau công ty xây dựng. Năm 1998 hài cốt cụ được chuyển về gò thứ
10 thôn Vĩnh Khang, an táng cạnh phần mộ cụ Điều.
* *
*
Trên đây kể lại tình hình gia đình cụ Thư từ khi hình thành đến cuối đời, cũng
chỉ nêu được những nét chính về thân thế và sự nghiệp của ba cụ. Trải qua bao gian nan
vất vả trong cuộc sống, ba cụ đã rất kiên cường khắc phục khó khăn và đầy nghị lực
quyết tâm vượt qua mọi thử thách: tất cả vì tương lai cho các con.
Các cụ có tình thương con vô bờ bến, khuyến khích học tập lúc nhỏ, tạo mọi
điều kiện cho các con được học hành là trước hết. Cụ thường nói: "Đứa nào không chịu
học thì sau này đừng trách bố mẹ, ông Mô tự nghỉ học sớm bị cụ nói mãi.
Với con gái vì không có phong trào đi học ở trường, cụ cho học ở nhà buổi tối,
anh em dạy nhau, nên trừ bà Cún Sinh, còn ai cũng biết đọc biết viết và con út cô Thanh
sau 1945 được học hết cấp 1, với con trai cụ đều gây dựng đầy đủ tạo điều kiện để mỗi
người đến tuổi thành niên tự lập được cuộc sống như cứ dần dần mua vườn, cho các con
trai, rồi làm nhà, lo vợ cho ở riêng. Ông Điển con trưởng đi dạy học, được ở luôn vườn
cụ đang ở (ý là thừa kế), ông Mô lấy vợ có vườn nhà ở liền cạnh (bây giờ chị Mẫn con
dâu ông Mô đang ở). Các ông Nhã, ông Nhạc, ông Đường, ông Đài đều đã có vườn
riêng (ông Đường ở vườn cụ Lộc đang ở). Riêng ông Giáp là út, chưa có vườn thì xảy ra
cuộc kháng chiến chống Pháp mỗi người một nơi.
Với con gái, các cụ giáo dục đạo đức và lao động, kén rể hiền lành biết làm ăn,
không chọn nhà giàu có chức quyền. Các bà con gái thường lấy chồng nhà nghèo cả
đông con vất vả, tháng 3 ngày 8, dịp nước lũ, thiếu ăn, lại chạy đến các cụ chi viện bát
ngô củ khoai hoặc cơm bữa. Suốt cuộc đời lo toan vất vả, ba cụ đã hết lòng vì con cái
dựng nên cơ nghiệp ngày nay.
Đời thứ sáu
Đào Văn Điển (1902 - 1934)
Ông Đào Văn Điển (còn gọi là Đào Văn Uyển), là con trưởng của cụ Đào Văn
Thư và Đỗ Thị Thiện, sinh năm 1902 (Nhâm Dần).
Mất ngày 04 tháng 4 năm Giáp Tuất (1934), phần mộ đặt ở nghĩa địa thứ 10
thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam, hiện song táng với cụ Đào Văn Tịch là chú ruột, sau khi
di chuyển từ gò thứ 11 cũ tới. Vợ: bà Bùi Thị Chúc sinh năm 1902, mất ngày 29 tháng 9
âm lịch năm Mậu Ngọ (1978) tại Hà Nội, thọ 77 tuổi. Sau khi cải táng hài cốt được
chôn tại gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.
Ông Điển lúc sinh thời được cha mẹ nuôi dưỡng cho ăn học chu đáo. Học xong
sơ học yếu lực ở trường làng, ông được xuống Phùng học tiếp, ở trọ nhà ông xã Tịch.
Nhà nghèo nhưng cha mẹ rất cố gắng đảm bảo cho con học, cụ Điều thường bán ngô
đong gạo gửi đi cho ông. Để đáp ơn cha mẹ, ông Điển rất chịu khó chăm chỉ học hành.
Sau khi đỗ bằng tuyển sinh, ông học Sư phạm sơ cấp và được bổ nhiệm giáo viên đi dạy
học ở trường Hoàng Hà, xã Đào Quán, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang (trường tiểu
học cấp 1 miền Trung Du) khoảng năm 1923 - 1925. Trong thời gian dạy học ông đưa
vợ (bà Chúc) đi theo, ở nhờ nhà ông Lý Cộng, xã Đào Quán, hình thành một gia đình
riêng, bà làm nội trợ trông nom con cái. Sau ông Nhã, ông Nhạc cũng lên ở cùng để
hoàn thành thi tốt nghiệp tiểu học.
Ông Nhã thi đỗ về Hà Nội học tiếp cấp 2, còn ông Nhạc được ông Điển giúp
đỡ, xin cho đi dạy hương sư tại trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Tiếp theo,
ông Đường cũng thôi học ở Phùng lên Bắc Giang ở cùng ông bà Điển để học tiếp thi tốt
nghiệp tiểu học.
Trong gia đình, ông Điển là người bắt đầu thực hiện được ý đồ của cụ Thư: Bản
thân ông thành đạt là một nhà giáo dạy học, với cương vị người anh cả đi trước, ông đã
dìu dắt các em đều thi đỗ tiểu học để có điều kiện phát triển như học lên cấp 2, hoặc đi
dạy học hương sư - với nghề thầy ông chỉ là một nhà giáo dạy tiểu học nhưng ông rất
tâm huyết với trách nhiệm. Những học sinh của ông và dân làng nơi ông ở để dạy học
đến bây giờ nhiều người còn nhớ và ca ngợi ông dù đã hơn 60 năm nay (theo Đồng
Quang Tuấn chồng của Đào Thị Bích Liên, con rể của ông bà Nhã, cho biết nơi ông dạy
chính là quê của Tuấn, bây giờ một số các cụ già còn nhắc nhở đến thầy giáo Điển ngày
xưa).
Quá trình dạy học ông được Chính phủ Nam Triều hai lần phong sắc: 1 sắc cửu
phẩm văn giai năm 1930 và 1 sắc bát phẩm văn giai năm 1935 (phong tiếp sau khi ông
mất). Thời bấy giờ hình thức sắc phong của nhà vua là một vinh dự lớn, gia đình tổ
chức khao danh mời cỗ hàng Tổng nên dân làng gọi là ông Tổng Điển từ đó.
Mùa hè năm 1934 trong đợt đi coi thi ở huyện Lạng Giang, ông bị cảm sốt
thương hàn phải cấp cứu điều trị tại nhà thương ở thị trấn Vôi Bắc Giang nhưng bệnh
tình không qua khỏi, ông đã từ trần ngày 4 tháng 4 năm Giáp Tuất (1934).
Gia đình kể lại khi ông Điển mất, ông Nhạc, ông Nhã ở lại để làm các thủ tục
xin chuyển thi hài về quê, ông Đường về báo tin gia đình để gia đình chuẩn bị việc tổ
chức mai táng, rồi cùng ông Mô trở lại Bắc giang (qua Hà Nội thuê xe tang của hãng
Louis chức).
Đám tang ông được tổ chức trọng thể, thi hài đặt trong quan tài kẽm, ngoài bằng
gỗ sơn son thếp vàng. Các thầy giáo bạn bè tiễn đưa, xe chở linh cữu ông cùng đi có các
em là ông Mô, ông Nhã, ông Nhạc, ông Đường và bà Chúc (vợ) với 3 con. Về thẳng đến
gò 11 (tên nghĩa địa cuối làng Vĩnh Khang) nơi đón tiếp và hành lễ an táng. Bà con nội
ngoại và dân làng đến viếng rất đông. Ai cũng ngậm ngùi tỏ lòng thương tiếc ông, một
người thầy giáo hiền hậu, phong độ, tính tình hòa nhã dễ mến. Khi đến chia buồn với cụ
Thư, cụ Điều, cụ Lộc ở đó, ai cũng an ủi nói "người khôn chóng già" (ý nói người tốt
không sống được lâu) và cảm thông với gia đình về sự mất mát đau thương này.
Trong gia đình, ông Điển mất đi là một tổn thất vô cùng to lớn. Không khí tang
tóc bao chùm một thời gian dài. Con chim đầu đàn không còn nữa. Hình ảnh người con
trưởng, người anh cả mãi mãi in sâu vào trí nhớ của bố mẹ và các em. Mọi người thay
gọi tên ông Điển là "Lẫn". Các em gọi ông là "anh Lẫn" để khỏi nhắc đến tên húy của
ông hàng ngày.
Quên sao được hình ảnh ông: vóc người tầm thước, mặt đầy đặn, béo - miệng lúc
nào cũng tươi tắn, răng đen - đi đứng khoan thai, tiếp xúc với ai thì nói năng nhã nhặn
xởi lởi, lịch sử ai cũng mến, khi đi dạy học đội khăn xếp mặc áo the, đi giày gia định,
trời nắng dùng nón chóp dứa hoặc ô đen.
Một thầy giáo Điển, một ông tổng Điển, một "anh Lẫn", một người con trung
hiếu là như vậy.
Bà Điển (vợ) tên chính: Bùi Thị Chúc sinh năm 1902 cùng tuổi với ông Điển.
Hai ông bà sinh được bốn người con:
1. Đào Ngọc Liễn sinh năm 1928
2. Đào Thị Lân sinh năm 1930
3. Đào Ngọc Lâm sinh năm 1932
4. Đào Thị Liên sinh năm 1934.
Bà Điển là con gái đầu của cụ Thọ Lan và cụ Hợi, người cùng làng. Ngày xưa,
cụ thọ Lan có thời làm lý trưởng, kinh tế gia đình vào bậc trung nông. Hiện nay còn
người cháu trưởng gọi bà Chúc là Bác, tên là Bùi Xuân Hanh, nghệ sĩ ưu tú đoàn chèo
Hà Nội, Bà Điển theo chồng đi dạy học ở Bắc Giang làm công việc nội trợ và nuôi con.
Năm 1934 khi ông Điển mất, bà về quê Vĩnh Khang cùng với các con thành 1
hộ riêng ở nửa nhà ngói cùng với cụ Thư và cụ Điều, làm nghề buôn bán hàng tâm nuôi
con ăn học, với vốn liếng bằng số tiền tuất do ông Nhã lên Bắc Giang làm thủ tục lĩnh
giúp, cộng với mấy chục đồng (tiền Đông Dương cũ) ông Mô trả nợ vay ông Điển để đi
buôn bò trước đây, bà Điển thường đi Hà Nội, hoặc chợ Giang, chợ Phùng cất hàng về
chợ bãi ở Vĩnh Thọ, bán hàng. Đời sống kinh tế cũng tương đối khấm khá, nuôi 1 người
giúp việc gánh hàng đi chợ và cơm nước trông con cái ở nhà là bà Cún (con gái cụ Tý ở
Vĩnh Thọ) là em con bá con dì với ông Điển, hiện nay lấy chồng gọi là bà Sự ở xóm
Côi, Vĩnh Thọ xã Vân Phúc.
Năm 1941 bà Chúc đi tái giá lấy ông Ký Ngài (làm nghề bán giống trứng tằm ở
chợ Bãi) sinh được một con trai. Sau hai mươi năm, ông chồng chết, bà trở lại sống với
gia đình con cả là Liễn + Chỉnh từ tháng 2 năm 1961 trông nom giúp đỡ các cháu nhỏ.
Bà đã tạ thế ngày 29 - 9 năm Mậu Ngọ (1978) tại Hà Nội. Sau khi cải táng hài cốt được
chuyển về quê đặt phần mộ tại nghĩa địa gò thứ 10 bây giờ.
2. Đào Văn Mô (1904 - 1973)
Ông Đào Văn Mô thường gọi là ông Tuần Mô (tuần là chức tuần phiên coi bãi)
là con thứ hai của cụ Thư và cụ Điều, sinh năm 1904 (Giáp Thìn) và mất ngày 19 tháng
2 năm Quý Sửu (1973) thọ 70 tuổi - phần mộ tại nghĩa địa gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang
xã Vân Nam.
Vợ: Doãn Thị Cún, hiệu diệu Cửu, năm sinh không rõ, mất ngày mồng hai
tháng giêng năm Quý Dậu (1993) thọ hơn 80 tuổi. Phần mộ tại cùng gò thứ 10. Bà là
người cùng làng, con cụ Quản Tình và cụ Năng, hiện còn cháu trưởng là Doãn Văn Chí
và anh em họ hàng ở quê.
Ông Mô lúc sinh thời cũng được học hành chu đáo ở trường làng, học đến lớp 3
thì tự thôi học vì khả năng trình độ bị hạn chế đồng thời cũng do ham chơi, lười, ngại
học (nhận xét của cụ Thư). Hai ông bà đều sinh sống ở quê làm nghề nông (vườn ao ở
nhà và đất ngoài bãi). Riêng ông có tham gia thêm việc đi buôn bán trâu bò cùng với bố
vợ và em vợ ngoài việc đồng bãi ra. Hình thức buôn nhỏ lẻ: hàng ngày đi tìm trong làng
hoặc các làng khác ở hai ven sông mua được 1 con bò, rồi đến phiên chợ Nghệ Sơn Tây
(ngày 3 và 8 âm lịch, tháng 6 phiên) đưa lên bán, hôm sau về lại đi mua tiếp cho phiên
chợ sau.
Hồi tuổi thanh niên ông được cử làm tuần phiên (lực lượng trông coi tuần tra
hoa màu ngoài bãi) sau làm đoàn xã của làng Vĩnh Khang (1 chức coi tuần phiên làm
nhiệm vụ trị an trong xã dưới quyền điều hành của phó lý và lý trưởng).
Về mặt kinh tế và đời sống: Hai ông bà được cụ Thư mua vườn và làm nhà ở
liền kề như hiện nay, cho ở riêng từ khi 20 tuổi. Ngoài phần đất của bản thân theo tiêu
chuẩn 4 sào, cụ Thư còn giao thêm xuất đất của người đi vắng (ông Nhã ra Hà Nội làm
việc) cho ông Mô sử dụng canh tác, đóng thuế, để thêm thu nhập. Như vậy với nghề
nông và thêm nghề phụ buôn bò nữa, tình hình đời sống đáng lẽ được ổn định song
cũng vì đông con và đẻ mau (2 trai và 8 gái) nên đồng thời thiếu năng động nền kinh tế
thường gặp khó khăn.
Về mặt chính trị, ông giữ chức Đoàn xã 1 khóa nhưng cụ Thư và cụ Điều cũng
tổ chức khao cỗ mời làng một bữa để có một địa vị nhất định trong làng (trung bình,
không phải là chân bạch đinh). Ông bà là người công dân sống chất phác với bạn bè, với
dân làng xóm mạc, chân tình hiếu thảo trong gia đình, đoàn kết trong họ hàng, sống
giản dị, đạm bạc. Năm 1955 do sai lầm cải cách ruộng đất, ông bị quy oan thành phú
nông, ông rất ức với đội cải cách. Nhưng rồi sửa sai ông được trả lại thành phần trung
nông.
Hai ông bà sinh được 10 người con:
1. Đào Thị Mão sinh năm 1927 (Đinh Mão)
2. Đào văn Mẫn sinh năm 1929 (Kỷ Tỵ)
3. Đào Thị Mai sinh năm 1931
4. Đào Văn Mạc sinh năm 1934
5. Đào Thị Ngọ sinh năm 1942
6. Đào Thị Bính sinh năm 1946
7.Đào Thị Tý sinh năm 1948
8. Đào Thị Dần sinh năm 1950
Ngoài ra còn 2 con gái chết khi nhỏ tuổi (3 - 4 tuổi) là Đào Thị Sửu và Đào Thị
Mỵ vào khoảng từ năm 1937 đến 1940.
Người con trưởng Đào Văn Mẫn là sĩ quan quân đội nhân dân, chiến đấu ở
vùng giới tuyến vĩ tuyến 17 bị hy sinh năm 1968.
Người con trai thứ hai là Đào Văn Mạc năm 1966 đi định cư ở vùng kinh tế mới
thuộc xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (thường gọi là vùng Chí Cao) do
bị bệnh phổi không chữa được nên đã mất năm 1971.
Với tình hình gia cảnh như vậy đồng thời tuổi cao, sức khỏe giảm sút, ngày 19
tháng 2 năm Quý Sửu (1973) ông Mô bị xuất huyết não và đã tạ thế tại nhà, thọ 70 tuổi.
3. Đào Thị Cún (hiệu diệu Trinh)
Bà Cún là con thứ ba của cụ Thư và cụ Điều, sinh năm ....... (khoảng 1907 -
1908).
Mất năm Nhâm Dần (1962), hưởng thọ hơn 50 tuổi.
Chồng là Đặng Văn Sinh, thường gọi là ông Mục Sinh (chức kỳ mục của làng) là
người cùng xã, (thôn Vĩnh Thuận, xã Vân Nam), mất năm ........
Hai ông bà đều là nông dân, làm nghề nông, kinh tế nghèo, trung nông lớp dưới.
Hai ông bà sinh được 5 con trai và 1 con gái:
1. Đặng Sơn Thạch (liệt sĩ du kích chống Pháp).
2. Đặng Sơn Thành (thương binh chống Mỹ ở Vĩnh Khang)
3. Đặng Văn Thanh, bộ đội phục viên đang ở quê
4. Đặng Văn Niên, Công ty Thương mại huyện Phúc Thọ
5. Đặng Văn Hợi, lái xe nghỉ hưu hiện đang ở với vợ là Chính, công tác
tại Trường Đại học Biên phòng thuộc P.Sơn Lộc, Sơn Tây.
6. Đặng Thị Kim, lấy chồng làm thợ may, hiện nay ở thị xã Hòa Bình (là
con thứ ba của ông bà Sinh).
Ghi chú: Hiện nay gia đình ông Đặng SơnThành ở vườn cũ của cụ Thư (mua
lại của ông bà Liễn Chỉnh bán 1979) ở Vĩnh Khang, xã Vân Nam, gia đình ông Đặng
Văn Niên ở xã Võng Xuyên, thị trấn cũ của huyện Phúc Thọ.
- Mộ phần ông bà Sinh ở gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang
4. Đào Viết Nhã (1912 - 1982)
Ông Đào Viết Nhã là con thứ tư của cụ Thư và cụ Điều, sinh năm 1912 (tuổi
Tân Hợi), mất ngày 11 tháng 2 năm Nhâm Tuất (1982), tại nhà riêng 130 phố Quán
Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội, thọ 71 tuổi.
Phần mộ tại nghĩa địa gò thứ 10, thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.
Vợ: Bà Nguyễn Thị Xuân, sinh năm Canh Thân (1920), quê ở làng Hưng Giáo,
xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Tây (gia đình họ hàng hiện còn bà em gái tên là
Lai ở quê và các cháu trưởng nội ngoại của các cụ thân sinh).
Hai ông bà Nhã và Xuân sinh được 8 người con:
1. Đào Viết Phú sinh năm 1939
2. Đào Thị Nhung sinh năm 1942
3. Đào Thị Hồng sinh năm 1945
4. Đào Thị Tuyết sinh năm 1948
5. Đào Viết Thọ sinh năm 1951
6. Đào Thị Nga sinh năm 1953
7. Đào Bích Liên sinh năm 1956
8. Đào Thị Dung sinh năm 1960.
Ông Nhã, tuổi nhỏ rất thông minh, tinh khôn và lanh lợi. Các cụ thường gọi đùa
là "Cáo lớn", và ông Nhạc (em ông Nhã) là "Cáo con" vì hàng ngày chả là hai anh em
chơi với nhau ông nào cũng rất tinh nghịch cãi nhau phải thưa "kiện" với bố mẹ thì ai
cũng đủ lý lẽ để nói phần phải về mình.
Học trường làng thi đỗ sơ học yếu lược xong, ông xuống Phùng trọ học tiếp
được 2 năm thì ông Điển đưa lên Bác Giang học năm cuối cấp tiểu học. Sau khi thi đỗ
tốt nghiệp tiểu học, ông về Hà Nội, học lên cấp hai. ở trọ nhà ông phó Ngũ bán giò chả
ở phố Yên Ninh, ông đi học trường Tư thục Thăng Long, đến năm thứ hai thì ông thôi
học Thăng Long và thi vào trường Cao đẳng sư phạm Hà Nội (bây giờ là Trường Phan
Đình Phùng ở phố cửa Bắc). Tốt nghiệp sư phạm, ông được bổ nhiệm về dạy tại trường
tiểu học Lệ Mật ở Gia Lâm (ngoại thành Hà Nội). Trong thời gian ở trọ nhà ông phó
Ngũ, ông có quen biết ông Trương Đình Tòng là người có họ hàng với ông phó Ngũ.
Ông Trương Đình Tòng mở trường tư thục dạy học lớp đồng ấu tại phó Jambert (bây
giờ là Nguyễn Trường Tộ), ông Nhã giúp đỡ và có tham gia dạy ít ngày được gia đình
quý mến. Cụ Tư Nhân là bố đẻ ông Tòng tiến nhận ông Nhã là con nuôi và cho kết
nghĩa anh em nuôi với ông Tòng Tiến (gọi tên Tòng Tiến vì tên trường học của ông là
Tòng là trường Tòng Tiến (école Tòng Tiến)). Hai anh em kết nghĩa rất quý nhau, và
ông Nhã dọn về ở cùng nhà với gia đình cụ Tư Nhân.
Ông Nhã dạy học ở Lệmật được khoảng hai năm thì xin thôi vì bị ho không
đảm bảo sức khỏe. Cũng thời kỳ này thì ông Điển mất (1934), ông Nhã về quê ở với gia
đình cho bố mẹ đỡ buồn. Ông cùng với ông Đường hàng ngày học thuốc bắc do cụ Thư
dạy. Ông là người rất tình cảm và tâm lý, ngoài việc học thuốc, ông còn học kéo nhị.
Bằng cách mời ông Do là con rể cô Còi (cô Còi là em gái cụ Thư) ở Vĩnh Thọ, mỗi
ngày đến dạy kéo nhị khoảng 2 giờ, ông nói biết kéo nhị cho vui nhà. Trong nhà có
tiếng nhạc làm xua tan không khí buồn tẻ ảnh hưởng bởi sau đám tang ông Điển.
Ông Nhã học thuốc, tiếp thu rất nhanh, chỉ trong thời gian ngắn, cụ Thư đã cho
thực tập kê đơn và bốc thuốc mỗi khi có bệnh nhân đến. Dần dần sự tín nhiệm chữa
bệnh của ông có tiếng tăm trong nhân dân, người ta đánh giá so sánh hơn mấy ông lang
thuốc nam trong làng. Cụ Thư cho ông mang gánh hàng thuốc bắc và dao cầu ra ngồi
chợ Bãi bán hàng bốc thuốc vào các ngày phiên chợ (ngày 3, 5, 8). Được một thời gian,
ông Nhã thấy rằng ngoài chợ cũng có nhiều người bán thuốc Bắc và Nam, ở nhà mình
cả 3 bố con cùng làm nghề thuốc Bắc của thì thu nhập cũng không tăng hơn được mấy,
ông để cho ông Đường theo nghề Bố làm thuốc, còn ông tập trung việc học tập thêm để
chuẩn bị cho các kỳ thi tuyển công chức nhà nước, và hướng là tìm con đường ra thành
phố kiếm sống. Ngày đêm ông tự học và học theo lối gửi thư từ xa (far correspondance)
nhận tài liệu bài vở nghiên cứu, và làm bài tập gửi đi. Có lần thuê máy chữ về nhà tập.
Trong thời gian ở quê, để giúp đỡ bố mẹ nhà đã đông miệng ăn, ông không
quen làm việc đồng bãi, nên đã tranh thủ thời gian nông nhàn, cùng với bà Đường và
người bạn quen là ông Dã tổ chức một số chuyến buôn ngô từ trên Kiều Mộc huyện Bật
bạt (nay là Ba Vì) mang về bán chợ Bãi.
Một lần thi tuyển công chức, ông đã tham dự kỳ thi tuyển thừa phải, phủ, huyện
(như chức thư ký văn phòng cấp huyện bây giờ) ông đã đủ điểm thi viết để vào thi vấn
đáp, nhưng rồi không đỗ (có thể vì không có người đỡ đầu) ông trở ra Hà Nội đầu năm
1936 ở nhà ông Tòng và tìm việc làm. Lúc đầu ông làm thư ký cho nhà buôn Quảng Lợi
ở phố hàng Giấy, và một cửa hiệu may đầm của một người quen (ông Loại), sau ông
được tuyển vào làm nhân viên phòng thuế chợ của Sở Đốc Lý, Hà Nội. Tuy ngạch bậc
là lương công nhật, nhưng cũng đủ đảm bảo sinh sống, ông nghĩ đến việc phải ổn định
gia đình và chờ thời cơ tiếp tục học thi thừa phái một lần nữa (1939 thi không đỗ). Năm
1938 ông xây dựng gia đình với bà Xuân, thuê nhà ở phố Jambert (Nguyễn Trường Tộ
bây giờ). Tháng 10-1939, sinh con đầu lòng Đào Viết Phú. Đến năm 1940, ông Đường
thôi làm cho nhà Vinh Thành ở hàng Bạc, và được tuyển vào ngành thuế chợ thuộc Sở
Đốc Lý Hà Nội cùng cơ quan với ông Nhã, dọn nhà về ở cùng gia đình ông Nhã thuê
nhà mới ở số 16 phố hàng Đậu, đồng thời lúc này có hai người bạn ông Nhã ở nhờ và bà
Nhã nấu cơm tháng giúp đỡ. Gia đình trở nên đông người, phải thuê thêm 1 người giúp
việc. Hàng ngày ông đi làm, bà ở nhà nội trợ nuôi con và cùng người giúp việc đảm bảo
cơm nước và các sinh hoạt mọi mặt.
Năm 1941, ông Đài ở quê ra Hà Nội học cấp 2, đến 1942, thêm anh Liễn và
Lâm được ông bà đỡ đầu, vì bà Chúc đi tái giá, chỗ ở lại thay đổi, thuê nhà sang phố
Duranton (phố Hồng Phúc bây giờ) gần đó. Đến năm 1943, tình hình giá cả sinh hoạt
đời sống đắt đỏ dần, do ảnh hưởng bởi đại chiến thế giới thứ hai, gia đình đông miệng
ăn bà Nhã tính toán phải mở thêm cửa hàng buôn bán làm ăn nên đã chuyển thuê nhà
xuống phố Bạch Mai mở cửa hàng gạo và nước mắm. Năm 1944, ông mua được 1 căn
nhà cấp 4 (số nhà 62) phố Kim Mã, và chuyển cửa hàng về đây bán gạo và nước mắm.
Cùng thời gian này ông bà đón cả chị Chỉnh vợ anh Liễn ở quê ra ở cùng, thêm người
nội trợ, không phải thuê người giúp việc nữa.
Ngoài việc bán gạo và nước mắm, ông bà tổ chức thêm nghề phụ làm kẹo: thuê
một người thợ kẹo và sắm đồ nghề sản xuất 4 thứ kẹo chính là: Kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo
bột, kẹo dồi. Vừa bán tại chỗ vừa đưa đi bán buôn cho các cửa hàng nước. Sau 3 tháng,
mọi người trong gia đình đều biết làm kẹo, ông Đài, Liễn, Lâm: sáng đi học, chiều và
tối sản xuất kẹo, thay được thợ chính, nên không phải thuê thợ ngoài nữa. Ông Nhã mời
cả ông Đọn ra tham gia làm kẹo và để học nghề. Ông Đọn cũng trở thành thợ chính vừa
là người đi đưa hàng.
Đến kháng chiến toàn quốc (12-1946) gia đình phải tản cư về quê, nhân có
người ở làng Kẻ lên ở nhờ và quen biết ông Mô tên là Vui có mang theo đồ nghề ép dầu
thầu dầu, ông Nhã đã chung vốn với ông này, tổ chức cho gia đình làm ăn, bà Nhã đi
thu mua hạt dầu và bán dầu, cùng với người nhà ông Vui, được một thời gian. Đầu năm
1947, ông tham gia công tác ở địa phương: làm chủ tịch ủy ban kháng chiến liên xã Vân
Cốc - Đốc Ngữ. Cuối 1947 địch chiếm huyện Đan Phượng, lập bốt Phùng để sẵn sàng
chiến đấu và kiện toàn chấn chỉnh tổ chức cơ sở, giải thể ủy ban liên xã Vân Cốc -Đốc
Ngữ, chính quyền xã Vân Cốc gọi tên là ủy ban kháng chiến Hành chính xã Vân Cốc.
Ông Nhã thôi giữ chức Chủ tịch UBKC liên xã cũ. Được biết ở Lâm Thao tỉnh Phú Thọ
có một cơ quan liên lạc của cán bộ viên chức ở thủ đô tản cư ra ngoài kháng chiến, ông
tìm đến để nhận công tác, sau hơn 1 tháng trở về để thu xếp gia đình.
Lúc này tình hình chiến sự có những diễn biến khẩn trương: địch mở rộng địa
bàn, đóng thêm bốt La Thạch và bốt Thọ Lão, uy hiếp rất mạnh các thôn Vĩnh Lộc,
Vĩnh Thọ của xã Vân Cốc và chuẩn bị đánh lên Sơn Tây. Đồng bào Thủ đô tản cư ra
ngoài, có nhiều người đã hồi cư trở về không dám đi xa hơn (lúc này Pháp đã nhảy dù
xuống Việt Bắc).
Với hoàn cảnh gia đình và cuộc sống, hai con còn nhỏ, vợ lại bụng mang dạ
chửa, ông Nhã đã cùng với vợ con hồi cư về Hà Nội để làm ăn. Nhà cũ ở Kim Mã bị
phá phách, ông bà thuê nhà 43 phố Cửa Bắc và đã có nhiều cố gắng cần cù tần tảo, làm
bất kể việc gì như nhận giặt là quần áo, mở cửa hàng sửa chữa và cho thuê xe đạp. Dần
dần tích cóp mua được đất làm nhà ở 130 Quán Thánh, mở hiệu chụp ảnh lấy tên là Mỹ
Ký (Bon souvenir) phôtô.
Chấp hành chính sách cải tạo công thương nghiệp của Chính phủ sau ngày giải
phóng thủ đô 1954 ông vào hợp tác xã nhiếp ảnh được bầu làm chủ nhiệm HTX này.
Các năm 1955 - 1956 ông còn tham gia cổ phần thành lập tổ xay xát gạo tạo điều kiện
cho người nhà có thêm việc làm như anh Mẫn, bà Chú, bà Lai. Bà Nhã còn làm thêm
dệt bít tất.
Gia đình đông con, ông rất năng động sáng tạo; ngoài nghề ảnh, ông còn làm
thêm kế toán cho một vài tổ chức sản xuất kinh doanh khác hàng chục năm (đến 1980)
mặc dù tuổi già và phải tận dụng thời gian, đêm hôm thức khuya dậy sớm, ông không nề
hà, để đảm bảo cuộc sống và xây dựng hạnh phúc gia đình.
Các con ông đều học đến Đại học và thành đạt trở thành cán bộ tốt có năng lực
(1 tiến sĩ, 4 kỹ sư, 1 cử nhân) và đạo đức tốt.
Trong đại gia đình của cụ Thư, ông Nhã là một người rất quan tâm đến xây
dựng tình thương yêu đoàn kết đùm bọc lẫn nhau.
Đối với cha mẹ ở quê, ông vẫn hết sức chăm lo theo dõi sức khỏe và đời sống
kịp thời giải quyết khó khăn. (Khi cụ Thư bị liệt tay do di chứng của bệnh cao huyết áp,
ông đã đón ra Hà Nội để được trực tiếp phụng dưỡng, chăm lo thuốc thang).
Đối với người thân trong gia đình ông cố gắng giúp đỡ và tạo điều kiện để giải
quyết công ăn việc làm như giúp ông Đường tìm việc làm ở Hà Nội, đỡ đầu nuôi ăn học
cho các con ông Điển khi bà Chúc đi tái giá, xin việc cho chị Lân làm công nhân Sở
Lục Lộ Hà Nội năm 1948, mở cửa hàng chữa xe đạp và hiệu ảnh tạo việc cho anh Lâm
thành thợ chữa xe và thợ ảnh giỏi, rồi cưới vợ cho anh Lâm, đến khi vợ chồng anh Lâm
sinh con đầu lòng năm 1954 mới để cho ở riêng. Trước 1945 ông Đài được ông Đường
nuôi ăn học nhưng hai ông vẫn ở chung với gia đình ông Nhã, rất thuận lợi.
Tiếp bước theo ông Điển, ông Nhã là người có quyết tâm cao thực hiện "đường
lối" của cụ Thư. Với hai bàn tay trắng, với tinh thần tự lực tự cường rất cao, ông đã nỗ
lực phấn đấu, khắc phục mọi khó khăn không những cho bản thân ông và gia đình riêng
của ông, mà còn giúp đỡ được nhiều người khác trong đại gia đình. Phải là người có
tâm huyết và có sự cố gắng phi thường mới có thể làm nên cơ nghiệp như ông
hằngmong muốn. Sống làm việc cho đến ngày cuối cùng của cuộc đời, ông là một tấm
gương sáng trong gia đình đối với các em và con cháu.
Từ khi bị cảm sau lần tắm gội đầu một buổi chiều muộn, ông bị ốm phải đi
bệnh viện điều trị nhưng rồi không qua khỏi, ông đã từ trần hồi 5 giờ ngày 11 tháng 2
năm Nhâm Tuất (1982) tại nhà riêng 130 Quán Thánh, Hà Nội, thọ 71 tuổi. Lúc đầu thi
hài được chôn cất tại nghĩa trang Văn Điển, sau cải táng chuyển hài cốt về nghĩa địa quê
Vĩnh Khang (gò thứ 10).
Vợ (bà Nhã): Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1920
Bà Nhã (gọi theo tên chồng) tên chính là Nguyễn Thị Xuân, sinh năm 1920, quê
gốc ở làng Hưng Giáo, xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ. Gia đình làm
nghề nông. Các cụ thân sinh đã mất, người anh trai trưởng (thường gọi ông là Cả ất) làm
ruộng ở quê đã mất, hiện có con ở Hà Nội. Người em gái là Nguyễn Thị Lai, lấy chồng
ở quê. Hiện nay ở quê còn các con và cháu nội ngoại của gia đình.
Xuất thân từ một gia đình nông dân, lúc bé không được đi học nên trình độ văn
hóa hạn chế. Nhưng được tiếp xúc với cuộc sống ở Hà Nội. Bà sớm có kiến thức xã hội
thành thị và là người nội trợ đắc lực trong gia đình, nuôi dạy con khoa học, đảm đang
mọi việc sinh hoạt gia đình. Từ khi lấy ông cho đến sau khi sinh con đầu lòng, bà ở nhà
làm thêm việc nấu cơm tháng cho một vài người bạn của ông làm việc cùng cơ quan
như ông Thát ở Thái Bình ông Tý ở Nam Định v.v...).
Từ 1942, nhân khẩu gia đình tăng lên: sinh con thứ hai, và đỡ đầu nuôi các cháu
con ông Điển, ngoài đồng lương của ông để chi tiêu, bà rất cố gắng chịu khó buôn bán
thêm: mở cửa hàng gạo, nước mắm - làm kẹo, giặt là, sửa chữa xe đạp và sau cũng là
trông nom cửa hàng ảnh.
Khi tản cư về quê cũng như khi ở Hà Nội, vừa phải trực tiếp nuôi con, vừa phải
đảm bảo nổi trợ, gia đình và làm công việc buôn bán thêm. Bà là người phụ nữ chịu
thương, chịu khó, luôn luôn phấn đấu cùng ông xây dựng một gia đình hạnh phúc. Từ
1980, bà mắc chứng bệnh tim mạch huyết áp cao và đến tuổi hết lao động, bà ở với hai
con gái sau khi ông mất (1982), nghỉ ngơi trông nom nhà cửa và điều trị chữa bệnh.
Hiệnnay sức khỏe giảm sút nhiều đi lại khó khăn, hàng ngày được hai con gái là Đào
Thị Tuyết và Đào Thị Dung trực tiếp ở cùng, săn sóc sức khỏe và sinh hoạt cho Bà. Chỗ
ở hiện nay của bà là căn hộ 3 tầng số nhà 19 ngõ 64 phố Phó Đức Chính (nhà 130 Quán
Thánh đã bán chia tài sản cho các con). Điện thoại: 8291856.
5. Đào Văn Nhạc (1914 - 2000)
Ông Đào Văn Nhạc là con thứ năm của cụ Thư và cụ Điều.
Ông sinh năm 1914 (tuổi Giáp Dần), và mất ngày 26 tháng 5 năm Canh Thìn
(2000), lúc 6 giờ sáng tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 87 tuổi). An táng tại
nghĩa trang Văn Điển.
Vợ: Bà Nguyễn Thị Vy, sinh năm 1913 (Quý Sửu) và mất ngày 17 tháng Chạp
năm Quý Tỵ (1954) tại số nhà 4 phố Yên Ninh, Hà Nội, thọ 42 tuổi, phần mộ hiện nay
tại gò thứ 10 nghĩa trang thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.
Ông bà sinh được 5 người con:
1. Đào Thị Minh Đức sinh năm 1937
2. Đào Đình Tứ sinh năm 1940
3. Đào Ngọc Hải sinh năm 1943
4. Đào Trọng Hậu sinh năm 1946
5. Đào Trọng Hiếu sinh năm 1948.
Ông Nhạc thuở nhỏ học ở trường làng, là một học sinh nhanh khỏe, hay nghịch,
tự xưng biệt hiệu là "trâu rừng" để hãnh diện sức mạnh của mình với bạn bè.
Ông ưa hoạt động đá bóng và là cầu thủ tin cậy của đội bóng học sinh sau này.
Đỗ sơ học yếu lược, ông xuống Phùng trọ học, tiếp các lớp trên rồi cùng ông Nhã lên
Bắc Giang ở với ông Điển để học lớp nhất và thi tốt nghiệp tiểu học.
Năm 1933, nhờ ông Điển xin cho đi dạy học hương sư, ông được cử về làm
giáo viên dạy ở trường Vân Cốc, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang. Đến năm 1939, ông
thôi dạy học về tìm việc ở Hà Nội. Lúc này ông Nhã cũng đã ra Hà Nội và làm việc ở
phòng thuế chợ Sở Đốc Lý Hà Nội, thuê nhà ở phố Jambert (bây giờ là Nguyễn Trường
Tộ), ông Đường cũng từ nhà quê ra làm gia sư cho chủ xưởng Vinh Thành ở phố hàng
Bạc, ông Nhạc được sự động viên khuyến khích của anh em và sự giúp đỡ của bạn bè
(có ông Tám làm công an cảnh sát) đã tin tuyển lựa làm công an cảnh sát ở Hà Nội thuê
nhà riêng ở ngõ phố Jambert gần nhà ông Nhã. Lúc đầu ông làm việc ở phố hàng Trống,
sau làm ở các trạm C.A phố hàng Đậu, chợ Gạo.
Năm 1945, ông tham gia tổ chức cảnh sát cứu quốc của Mặt trận Việt Minh nên
sau tổng khởi nghĩa 8-1945, ông vẫn ở lực lượng cảnh sát của chính quyền cách mạng
thành phố Hà Nội. Khi toàn quốc kháng chiến (12-1946) gia đình ông sơ tán về quê
Vĩnh Khang, Vân Cốc. Khi giặc Pháp chiến Sơn Tây, gia đình tản cư sang xã Hồng
Châu ở nhờ nhà ông Thuổi là anh còn bá còn dì (cụ Y là chị cụ Điều) rồi tản cư xuống
vùng chợ Lồ, năm 1949 giặc càn quét cả hai bờ sông Hồng, bà Nhạc và các con hồi cư
về làng, ông Nhạc đi tìm cơ quan cũ để công tác. Ông được điều về làm công an ở Bắc
Giang, đóng ở Nhã Nam. Có tinh thần trách nhiệm và khả năng nghiệp vụ, một thời
gian sau ông được đề bạt làm trưởng đồn. Năm 1954 khi được tin bà Vy mất ở Hà Nội,
ông đã tổ chức đón các con lên Bắc Giang (Nhờ bà Lý Di chị bà Vy vào Hà Nội cùng cô
Tân em gái đang ở Hà Nội đưa các cháu ra) đến ở nhờ gia đình bà Thông (bên họ ngoại)
ở Tiên Lục.
Trước hoàn cảnh khó khăn mới, đông con nhỏ, ông đã báo cáo với lãnh đạo tỉnh
xin được chuyển công tác trở về ngành giáo dục. Được chấp nhận nguyện vọng, ông về
dạy và làm Hiệu trưởng trường tiểu học Mỹ Hà, huyện Lạng Giang, rồi làm hiệu trưởng
trường Thọ Xương, trường Tiên Lục, có thời gian về làm trợ lý Phòng Giáo dục, rồi
giáo viên trường cấp 2 Yên Sơn (Lạng Giang). ông về nghỉ hưu năm 1974 sau 20 năm
dạy học, tuổi đời 60, trở về ngôi nhà cũ số 4 phố Yên Ninh Hà Nội.
Ông Nhạc là một người rất có nghị lực khắc phục khó khăn. Trong kháng chiến
chống Pháp, gia đình ly tán, ông tin tưởng vào bà Vy đảm đang nuôi con nhỏ sống trong
vùng tạm chiếm, ông ra sức hoàn thành công tác. Khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, ông ở
trong hoàn cảnh một mình vừa công tác vừa "gà trống nuôi con", ông đã nuôi dạy các
con trưởng thành đến nơi đến chốn. Khi về hưu ông vẫn tự lực trong cuộc sống mọi
mặt, ít đòi hỏi ở các con. Cho đến năm 2000, tuổi cao sức yếu, ông đã từ trần lúc 6 giờ
ngày 27-6-2000 tức ngày 26 tháng 5 Canh Thìn, thọ 87 tuổi.
- Trong quá trình kháng chiến và công tác, ông Nhạc đã được Nhà nước tặng
thưởng.
1. Huy cương Kháng chiến chống Pháp hạng nhất
2. Huân chương Kháng chiến chống Mỹ hạng
Vợ: Bà Nguyễn Thị Vi thường gọi theo tên chồng, Bà Nhạc.
-Bà Vy quê ở Bắc Giang - nghề nghiệp chính là buôn bán nhỏ (người làng Cung
Nhượng huyện Việt Yên). Không có vốn làm ăn lớn, nhưng Bà không nề hà bất cứ buôn
bán gì từ gánh rau, gánh gạo tấm vải, bộ quần áo để kiếm sống hàng ngày. Từ ở tỉnh
nhỏ về sống ở Thủ đô, bà sớm thích nghi với tầng lớp lao động nghèo buôn bán nhỏ,
chịu khó chắt chiu, tần tảo đảm bảo cuộc sống gia đình ổn định.
Với bản chất lao động, tính tình luôn vui vẻ hòa nhã, bà quan hệ rộng rãi có
nhiều bạn bè tốt buôn bán làm ăn với nhau rất đoàn kết, tổ chức thành phường họ giúp
nhau vay vốn kinh doanh (Bà cầm cái họ nhiều năm), dần dần tích lũy tiết kiệm, ông bà
mua được nhà riêng số 4 phố Yên Ninh năm 1945.
Khi tản cư kháng chiến về quê gia đình ông bà gồm 3 con và một người giúp
việc (gọi là U Hậu) tổng cộng 6 người. (U Hậu được mướn về khi đẻ Hậu, bà Nhạc
không có sữa phải nuôi bộ, năm 1945 Báo Vui sống tổ chức thi bé khỏe bé ngoan, Hậu
được giải 3). Bà vẫn quang gánh trên vai, tản cư đến đâu, chạy chợ đến đấy. Khi hồi cư
về Hà Nội, bà lại tiếp tục công việc buôn bán nhỏ, nuôi các con ở nhà số 4 phố Yên
Ninh. Năm 1954, mắc bệnh hiểm nghèo. Bà đã tạ thế ngày 17 tháng chạp (Quý Tỵ) thọ
42 tuổi. Phần mộ hiện nay ở gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, Vân Nam.
6. Đào Thị Đen
Bà Đào Thị Đen là con thứ 6 của cụ Thư và cụ Điều. Sinh khoảng 1917, mất
năm 1956 thọ 40 tuổi, mộ phần: gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.
Chồng: Đoàn Chí Chung, người cùng làng, có thời kỳ làm phó lý, làng Vĩnh
Khang.
Gia đình nghèo, sống bằng nghề nông, đông con. Năm 1938 - 1939 bà Đen phải
đi ở vú ở thị xã Sơn Tây.
Ông bà sinh được 8 người con:
1. Đoàn Chí Hợi - làm nông nghiệp, xã Long Xuyên.
2. Đoàn Văn Canh - công nhân hưu trí Nông trường Sông Lo (Tuyên Quang).
3. Đoàn Chí Ngọ - Công nhân nghỉ mất sức, gia đình ở phố Hàng, phường Phú
Thịnh, Sơn Tây.
4. Đoàn Chí Chinh - làm ruộng, xã Hương Cần, Thanh Sơn (Phú Thọ).
5. Đoàn Thị Mậu lấy chồng ở Chí Cao.
6. Đoàn Thị Dần lấy chồng ở Vĩnh Khang.
7. Đoàn Thị Tý, lấy chồng ở Chí cao, xã Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ.
8. Đoàn Thị Mai, lấy chồng ở Chí Cao, xã Hương Cần, Thanh Sơn, Phú Thọ.
7. Đào Thị Sẹo
Đào Thị Sẹo là con út của cụ Thư và cụ Điều (không nhớ năm sinh). Theo gia
đình kể lại, Đào Thị Sẹo lúc bé rất ngoan, khoảng 5 tuổi bị sốt cao rồi chết. Gia đình rất
thương tiếc, chôn cất và cải táng như người lớn, mộ chí hiện nay đặt chung cùng nấm
mộ của cụ Phùng Thị Mỹ (2 bà cháu) sau khi chuyển từ gò thứ 11 về gò thứ 10 hiện
nay.
8. Đào Văn Đường (1915 - 1952)
Ông Đào Văn Đường sinh năm ất Mão (1915), là con cả của cụ Thư và cụ Lộc
(cụ bà hai), mất ngày 15 tháng 5 Nhâm Thìn (1952), thọ 38 tuổi, vợ là: Bùi Thị Thụ sinh
năm Quý Sửu (1913), hiệu diệu Thái, mất 22 tháng 6 năm Nhâm Thân (1992), thọ 80
tuổi.
Phần mộ hiện nay của ông bà tại gò thứ 10 thôn Vĩnh Khang, xã Vân Nam.
Ông Bà sinh được 2 người con:
1. Con gái: Đào Thị Hợi sinh năm 1947
2. Con trai: Đào Văn Thìn sinh năm 1952.
Ông Đường thuở nhỏ học trường làng, thi sơ học yếu lược xong, xuống Phùng
học tiếp cùng ông Nhạc, đến lớp nhất được ông Điển đưa lên Bắc Giang ở cùng để thi
tốt nghiệp. Khi ông Điển mất, ông Đường về quê ở với gia đình. Năm 1935 cụ Thư dịch
bộ sách thuốc của Hải Thượng Lãn Ông ra chữ quốc ngữ cho ông Đường chép và dạy
ông Đường học làm thuốc. Chẳng bao lâu ông đã biết hành nghề, vừa bốc thuốc ở nhà
khi cụ Thư đi vắng, vừa ra ngồi chợ Bãi bán thuốc những phiên chợ (ngày 3, 5, 8 là
phiên chợ). Năm 1938 ông ra Hà Nội tìm việc. Được ông Nhã giúp đỡ giới thiệu, ông
làm gia sư kiêm thư ký cho nhà chủ Vinh Thành ở phố hàng Bạc mở xưởng cơ khí sản
xuất sửa chữa và bán đồ sắt.
Sau ông cũng xin được tuyển làm nhân viên ngành thuế chợ của Sở Đốc Lý Hà
Nội, cùng cơ quan với ông Nhã, ông thôi việc của nhà Vinh Thành và về ở cùng gia
đình ông Nhã.
Từ 1941 ông Đài ra Hà Nội học lên trung học, ông Đường đảm bảo giúp đỡ
được tiền ăn hàng tháng đóng cho bà Nhã. Đến tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp, ông
Đường mất việc làm chuyển nghề đi buôn đường. Ông vào Vinh mua đường chờ tàu
hỏa ra Hà Nội bán. Cuối 1946 chuyến hàng cuối cùng về đến Hà Nội chưa kịp bán thì
xảy ra toàn quốc kháng chiến (12-1946), ông phải thuê thuyền chở ngược sông Hồng về
quê Vĩnh Khang xếp hàng vào nhà ông Nhạc (vườn Đức Hợi ở bây giờ) để bán dần.
Sức khỏe thời kỳ này của ông gặp khó khăn vì bệnh đau dạ dày. Ông làm việc ở
gia đình và có tham gia dạy học Bình dân học vụ ở làng (dạy trưa hoặc tối).
Năm 1950, giặc Pháp và lính ngụy từ bốt Kim lũ nống ra càn quét xã Vân Cốc,
ông Đường bị địch bắt cùng với nhiều người dân làng, đưa về bốt Kim Lũ rồi dồn
xuống bốt Phùng. Số người bị bắt cũng đông, mục đích của chúng càn bắt để uy hiếp,
chúng dùng chỉ điểm (là người địa phương) để nhận dạng tìm Việt cộng và để vòi tiền
hối lộ rồi tha, ông Đường do ít nhiều biết tiếng Pháp, chúng dùng làm thông ngôn được
đi lại tự do. Lợi dụng thời cơ sơ hở đáp ôtô về Hà Nội, tìm đến nhà ông Nhã đã hồi cư
về ở 43 cửa Bắc để ở lại giúp việc. Ông Nhã trông nom cửa hàng và các công việc (Năm
1951 làm nhà 130 Quan Thánh và các việc gia đình khác). Sau ông xin làm việc tại
phòng thuế chợ Đồng Xuân vẫn ở cùng gia đình ông Nhã. Năm 1952 ông bị đau dạ dày
nặng và ốm, điều trị tài nhà hàng ngày có anh Sửu con ông Tòng Tiến, làm y tá ở bệnh
viện Bạch Mai đến tiêm giúp thuốc men. Sauông vào điều trị tại bệnh viện Bạch Mai,
nhưng bệnh tình trầm trọng, không qua khỏi và ông đã từ tràn tại bệnh viện ngày 15
tháng 5 âm lịch (Nhâm Thìn). Thi hài ông được đưa về chôn cất tại nghĩa trang quê nhà
(gò thứ 10 - thôn Vĩnh Khang), gia đình thương tiếc ông, đã mời thầy cúng về nhà lập
đàn cúng lễ 3 ngày.
Bà Đường: Bùi Thị Thụ, sinh năm 1913
Bà Đường (vợ ông Đường, gọi theo tên chồng), tên khai sinh là Bùi Thị Thụ,
người cùng làng Vĩnh Khang, con gái cụ Đoàn Gừng họ Bùi. Do tục lệ có tảo hôn, bà
Đường về làm dâu khoảng 15 tuổi.
Xuất thân từ một gia đình có nề nếp gia phong thời xưa, bà Đường là một phụ
nữ rất đảm đang chung thủy. Là dâu trưởng đồng thời là lao động chính trong gia đình
cụ Lộc, bà rất chủ động lo toan mọi công việc và thực chất đã đảm đương quán xuyến
mọi việc của gia đình thay cụ Lộc từ rất sớm (khoảng ngoài 30 tuổi). Trong lao động
sản xuất việc đồng áng ở làng, không bao giờ thua chị kém em về năng suất, bà hay nói
"thua trời một vạn, không bằng thua bạn một ly", hoặc "người ta làm được, mình cũng
phải làm được". Bà đã dìu dắt các em và con gái thành người làm ăn chăm chỉ có kế
hoạch. Làng xóm rất ca ngợi và quý mến Bà. Trong gia đình, đối xử với cha mẹ, anh
trên em dưới không bao giờ có điều tiếng gì, bà thường nói "một sự nhịn là chín sự
lành", "một lời siết cạnh, chín nghìn roi song", bà hay ví von và biết rất nhiều ca dao tục
ngữ. Bà thuộc lòng truyện Kiều, Lục Vân Tiên, đọc vanh vách chứng tỏ bà rất thông
minh, học truyền khẩu chứ cũng không biết chữ. Mãi đến 1939 - 1940 bà mới học chữ
quốc ngữ tại nhà, vào buổi tối cùng với các em là bà Nháy, bà Tân, do ông Đài hướng
dẫn bắt đầu từ A, B, C... nhưng cuối cùng, khi ông Đài ra Hà Nội học, bà cũng chỉ biết
đọc chậm đánh vần, và viết chưa thạo, vì buổi tối ăn cơm muộn, còn ít thời gian học tập.
Bà còn biết đánh đàn bầu rất hay (đàn làm bằng một đoạn ống nứa, căng 1 sợi dây thép
nhỏ), đêm khuya sáng trăng, có tiếng đàn bầu thánh thót của bà thêm vui nhà và các em
rất thích nghe.
Trong quan hệ gia đình, bà luôn sẵn sàng giúp đỡ mọi người lúc khó khăn hoặc
khi cần thiết như đã nuôi cháu Thanh con ông bà Sinh mấy năm, vừa là giúp đỡ anh chị
đông con khó khăn kinh tế, vừa là giải quyết tình cảm tâm lý nuôi cháu cho vui vì bà
Đường muộn con, (khéo các cụ nói: "như tre ấm búi", nuôi con sẽ đẻ con). Được
khoảng ba bốn năm sau thì ông bà sinh đón cháu Thanh về. Năm 1961, bà nuôi cháu
Chung con bà Tân để giúp đỡ bà Tân thu xếp công việc gia đình riêng. Năm 1965 -
1966, có chiến tranh phá hoại miền Bắc, Hà Nội sơ tán, các cháu con ông Giáp, chị Đức
về quê được bà trông nom giúp đỡ.
Đối với hàng xóm láng giềng, quan hệ đối xử bà rất trọng tình nghĩa, không bao
giờ to tiếng với ai. Làm công tác hòa giải bà rất có uy tín giải quyết các vụ việc góp
phần xây dựng tình đoàn kết xóm làng, được nhiều người quý mến.
Về gia đình riêng bà sinh con muộn. Người con trai đầu lòng tên là Đào Đức
Đạt, ra đời được mấy tháng thì mất. Mãi đến tuổi 34 và 39 (sau hơn 10 năm) mới sinh
thêm con gái là Đào Thị Hợi (sinh năm 1947) và con trai là Đào Văn Thìn (sinh năm
1952).
Ông Đường mất sớm (1952) lúc con trai mới được ít tháng, mẹ già lại đau ốm
luôn các em nhỏ, một mình bà đã rất vững tay chèo, thờ chồng, nuôi con, trông nom
vườn tược cho các anh và em đi kháng chiến ở xa (ông Nhạc, ông Đài đi bộ đội) đảm
bảo sản xuất trồng trọt lương thực ngoài bờ sông. Mãi đến 1958, ông Đài ở bộ đội bắt
đầu có chế độ lương, mới hàng tháng gửi cho bà thêm để góp phần trách nhiệm nuôi
dưỡng cụ Lộc, đồng thời sức lao động gia đình được tăng hơn, (thêm bà Đài mới cưới,
các em lớn dần tuổi). Bà hết lòng chăm sóc con cái, nuôi ăn học đến nơi đến chốn và
trưởng thành như ngày nay. Bà là chủ gia đình thật sự thay cụ Lộc được các cụ tin cậy
và các anh em trong gia đình quý mến.
Về già, hết tuổi lao động, bà chuyển khẩu ra Hà Nội ở với vợ chồng anh Thìn,
chị Quý tại khu tập thể trường Đại học Thương mại Hà Nội. Từ 1990, bà lâm bệnh,
được các con chăm sóc tận tình, chu đáo, nhưng không qua khỏi và tạ thế ngày 22 tháng
6 năm Nhâm thân (1992), được chôn cất ở nghĩa trang xã Mai Dịch, huyện Từ Liêm.
Đến 1996, cải táng, hài cốt bà được đưa về an táng tại nghĩa trang quê nhà gò thứ 10,
thôn Vĩnh Khang xã Vân Nam.
9. Đào Thị Nháy (1922 - 2002)
Bà Đào Thị Nháy, hiệu diệu Cao - thường gọi theo tên chồng là bà Chú. Bà là
con thứ hai của cụ Thư và cụ Lộc, sinh năm Nhâm Tuất (1922) và mất ngày 12 tháng
chạp năm Tân Tỵ, tức ngày 24-01-2002.
Lúc nhỏ ở với cụ Lộc, đến khoảng 10 - 12 tuổi sang ở bên nhà cụ Thư và cụ Điều,
bà không được đi học ở trường, mà chỉ học tối ở nhà do anh em hướng dẫn (ông Đường
và ông Đài) biết đọc, biết viết nhưng chưa thạo.
Bà ở với cụ Điều để làm việc trong gia đình giúp công việc chăn nuôi bò và lợn
như cắt cỏ, hái rau v.v... dần dần lớn lên tham gia lao động chính ngoài bãi trồng trọt và
thu hoạch ngô khoai. Năm 17 tuổi bà lấy chồng, người cùng quê ở làng Vĩnh Thuận.
Ông tên là Hoàng Văn Chú làm hương sư dạy học sau ra Hà Nội làm nhân viên
đánh máy chữ Sổ Toàn Quyền cũ.
Sau Cách mạng tháng Tám 1945, ông công tác ở Bộ Tư Pháp và làm việc ở
ngành tư Pháp cho đến ngày về hưu (là chuyên viên của Tòa án Nhân dân tối cao năm
1978).
Ông là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hai ông bà sinh được 6 người con:
1. Hoàng Thị Lan, sinh năm 1945, đảng viên: nguyên là thẩm phán Tòa án
Nhân dân Hà Nội, nghỉ hưu, chồng tên là Trịnh, đã chết.
Có 1 con gái tên là Lan Ca đang học trường Trung cấp quân y, Sơn Tây.
2. Hoàng Thị Lý, nguyên là thư ký Tòa án Nhân dân Sơn Tây, đã chết năm
1998. Chồng là Đinh Văn Ninh, hiện đang công tác ở Bộ Công an, có hai con: Đinh
Văn Hải, công an quận Ba Đình, và Đinh Thị Huyền công tác ở Bộ Thủy sản.
3. Hoàng Đức Thắng, sinh năm 1955, đảng viên, thẩm phán Tòa án nhân dân
quận Hoàn Kiếm, vợ là Xuân, y sĩ ở bệnh viện bảo vệ bà mẹ trẻ em, Hà Nội, có 1 con
trai.
4. Hoàng Đức Thịnh, sinh năm 1959, đang ở nước ngoài, Cộng hòa Liên bang
Đức, Vợ Nguyễn Thị Vân, có 2 con.
5. Hoàng Đức Thọ, sinh năm 1961, đảng viên, công an quận Hoàn Kiếm, vợ
Nguyễn Thị Liên, có 1 con.
6. Hoàng Đức Dương, sinh năm 1962, lái xe Tòa án nhân dân Hà Nội, vợ
Nguyễn Thị Hường, giáo viên tiểu học Từ Liêm, có 1 con trai.
Bà Chú là một phụ nữ nông dân đảm đang, nhà chồng nghèo, bố mẹ chồng già
yếu, chồng công tác xa, một mình bà ở nhà vừa lo toan việc gia đình vừa sản xuất nông
nghiệp bảo đảm nuôi dạy con cái trưởng thành. Năm 1990 bà chuyển khẩu ra Hà Nội ở
cùng chồng và các con. Số nhà 34, cụm 14, phường Cống Vị.
Tuổi già sức yếu, bị bệnh huyết áp cao lâu ngày, bà đã tạ thế ngày 24 tháng 1
năm 2002 tức ngày 12 tháng chạp năm Tân Tỵ, thọ 81 tuổi.
10. Đào Xuân Đài
Ông Đào Xuân Đài là con thứ ba của cụ Thư và cụ Lộc, sinh ngày 19 tháng 5
năm 1927 (Đinh Mão), đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1950, thiếu tá quân
đội, nghỉ hưu năm 1978.
Chỗ ở hiện nay: Số nhà 22Đ ngõ 3, phố Lê Lợi, thị xã Sơn Tây.
Vợ là: Đặng Thị Rói, sinh năm 1932 (tuổi Nhâm Thân), đảng viên Đảng Cộng
sản Việt Nam năm 1950, nghỉ hưu năm 1987.
Mất ngày 5 tháng 8 năm Giáp Tuất (10-9-1994), phần mộ: gò thứ 10, thôn Vĩnh
Khang, xã Vân Nam. Ông bà sinh được 4 người con:
1. Đào Thị Minh Nguyệt SN 21-1-1960
2. Đào Xuân Chiến SN 18-4-1968
3. Đào Thị Minh Loan SN 31-7-1970
4. Đào Thị Minh Phương SN 20-5-1975
Ông Đài thuở nhỏ được cụ Thư và cụ Điều nuôi đi học trường tiểu học Vĩnh
Thọ, thi đỗ tốt nghiệp năm 1941 ông ra Hà Nội học tiếp trung học. Năm đầu học ở
Lycéum Gia Long, năm sau ông thi đỗ vào học trường Đỗ Hữu Vy ở phố cửa Bắc (sau
cách mạng gọi là Trường Trung học Nguyễn Trãi).
Kháng chiến toàn quốc 12-1946, ông về quê tham gia công tác địa phương làm
trưởng ban tuyên truyền xã Vân Cốc, kiêm bí thư và thường trực ủy ban kháng chiến
liên xã Vân Cốc - Đốc Ngữ và chấp hành huyện đoàn thanh niên Phúc Thọ. Tháng 7-
1947 ông được cử đi học lớp sư phạm cấp tốc 3 tháng ở Sở Giáo dục Liên khu 3 và
được Bộ Giáo dục bổ nhiệm hiệu trưởng trường Tiểu học Liễn Châu (Quảng Oai), đến
khóa học 1948 - 1949 thuyên chuyển về làm hiệu trưởng trường Trích Giang huyện Phúc
Thọ.
Năm 1949, giặc Pháp chiếm đóng Sơn Tây, ông nhập ngũ theo học lớp cán bộ
không quân khóa 1 của Bộ Tổng Tham mưu, học xong được phân công làm công tác
theo rõi khí tượng thuộc Ban Nghiên cứu không quân. Năm 1951 ông được cử đi thành
lập đại đội pháo cao xạ 37 ly đầu tiên của quân đội ta ở Thủy Khẩu, Trung Quốc, và giữ
chức trung độ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN-Nhà có gia phả như Nước có quốc sử.pdf