Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Kon Tum

Tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Kon Tum: 1 Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NNL là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. NNL vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chỉ có NNL mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả NNL trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển cả ở cấp cơ sở, đ...

pdf101 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1129 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - Xã hội ở tỉnh Kon Tum, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 Luận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum 2 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, NNL là nhân tố trung tâm, có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. NNL vừa là nguồn lực to lớn, vừa là động lực tăng năng suất lao động, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, của doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế, lại vừa là yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững; chỉ có NNL mới có khả năng tiếp thu và áp dụng tiến độ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới, công nghệ cao, sử dụng hiệu quả các nguồn lực vật chất khác trong xã hội, trở thành lực lượng xung kích đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập. Phát triển, phân bổ hợp lý và sử dụng hiệu quả NNL trong phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là một trong những giải pháp đột phá nhằm thực hiện thắng lợi chiến lược phát triển cả ở cấp cơ sở, địa phương và cấp quốc gia, góp phần thực hiện chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa và tạo ra sự tăng trưởng bền vững của Việt Nam trong thế kỷ XXI. Là tỉnh nằm ở phía Bắc Tây Nguyên, tại ngã ba Đông Dương - giáp với hai nước Lào và Campuchia, Kon Tum có vai trò quan trọng trong các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước, phát triển kinh tế hiện nay. Với cơ cấu dân số trẻ, lại giàu tiềm năng kinh tế rừng, môi trường và sinh thái nhưng Kon Tum vẫn là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Mặt bằng văn hóa và trình độ dân trí thấp, số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ cao (30,65%), phân bố dân cư và NNL chưa phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (tỷ lệ lao động trong nông nghiệp là 77,21%, công nghiệp xây dưng là 6,39% và thương mại - dịch vụ là 3 16,387%). Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn nhiều hạn chế, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới chỉ đạt 21%, sản xuất hàng hóa chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn [8]. Do vậy, việc phát triển NNL đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, sớm đưa khoa học công nghệ vào trong sản xuất, nâng cao hiệu quả, tạo ra năng lực cạnh tranh, thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế - xã hội, góp phần ổn định chính trị - xã hội đang là vấn đề cấp thiết đối với tỉnh Kon Tum hiện nay. Cho nên, vấn đề " Nguồn nhõn lực cho phỏt triển kinh tế - xó hội ở tỉnh Kon Tum " được chọn làm đề tài luận văn tốt nghiệp Cao học kinh tế chuyên ngành Kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Vấn đề NNL và vai trò của NNL cho phát triển kinh tế - xã hội đã được nhiều công trình, bài viết đăng tải- tiêu biểu như: - “Nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam”, TS. Đoàn Văn Khái (2005), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. - “Vấn đề phát triển con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Phạm Minh Hạc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội -1996. - " Sử dụng nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta", Trần Kim Hải, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,1999. - “Xây dựng nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Thành phố Đà Nẵng”, Vương Quốc Được, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh,1999. - " Nguồn nhân lực cho công nghiệp, hóa hiện đại hóa ở tỉnh Đắk Nông", Đinh Khắc Đính, Luận văn Thạc sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2007. 4 Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết đăng trên nhiều tạp chí đề cập đến NNL cho phát triển kinh tế - xã hội, nhưng nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố đó, chủ yếu chỉ đề cập đến NNL chất lượng cao cho các khu công nghiệp, các thành phố lớn,… và do vậy việc nghiên cứu vấn đề " NNL cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum " trên phương diện kinh tế chính trị như đề tài luận văn đã nêu là không trùng lắp. 3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn 3.1. Mục đích Đề ra phương hướng và giải pháp chủ yếu phát triển NNL đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum. 3.2. Nhiệm vụ - Làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn vai trò của NNL cho phát triển kinh tế- xã hội của một địa phương miền núi Tây nguyên. - Trên cơ sở phân tích thực trạng NNL của tỉnh Kon - Tum thời gian qua, luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp phát triển NNL cho phát triển kinh tế- xã hội ở tỉnh Kon Tum trong giai đoạn đến 2015. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn chú trọng nghiên cứu vai trò, mối quan hệ giữa NNL với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu NNL Kon Tum giai đoạn từ 2001 đến nay và đề xuất các giải pháp cho giai đoạn đến năm 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Trên nền tảng của phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu, đặc trưng của kinh tế chính trị học như: trừu tượng hóa khoa học, tổng hợp, phân tích, so sánh v.v.. 5 6. Đóng góp của luận văn Luận văn khái quát hóa đặc điểm NNL và vai trò của NNL cho phát triển kinh tế - xã hội ở một tỉnh nghèo miền núi, từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội Kon Tum từ nay đến 2010 và định hướng đến 2015. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm 3 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 Lý luận chung về nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi 1.1. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ở miền núi 1.1.1. Khái niệm nguồn nhân lực Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, NNL mà nòng cốt là đội ngũ tri thức là nhân tố trung tâm có vai trò quyết định đối với sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế. Do đó, việc nhận rõ nội dung, tính chất, đặc điểm của sự phát triển và sử dụng hiệu quả NNL là vấn đề lý luận đặc biệt quan trọng, vì thế NNL đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, và đã có nhiều phương cách khác nhau được sử dụng để nâng cao chất lượng NNL phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. Theo Liên hợp quốc thì “NNL là tất cả những kiến thức, kỹ năng kinh nghiệm, năng lực và tính sáng tạo của con người có quan hệ tới sự phát triển của mỗi cá nhân và của cả đất nước” [44, tr.8]. Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, NNL gồm những người đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động nhưng đang thất nghiệp, đang đi học, đang làm nội trợ trong gia đình không có nhu cầu làm việc, những người thuộc các tình trạng khác như nghỉ hưu trước tuổi [37]. Theo các tác giả của cuốn "Nguồn lực và động lực phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam" do GS. TSKH Lê Du Phong chủ biên thì "Nguồn lực con người được hiểu là tổng hoà trong thể 7 thống nhất hữu cơ giữa năng lực xã hội của con người (thể lực, trí lực, nhân cách) và tính năng động của con người. Tính thống nhất đó được thể hiện ở quá trình biến nguồn lực con người thành vốn con người [34, tr.14 ]. Một số nhà khoa học tham gia đề tài, “Con người Việt Nam - mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” chương trình khoa học - công nghệ cấp Nhà nước mã số KX - 07 do GS, TS KH Phạm Minh Hạc làm chủ nhiệm thì cho rằng: “nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực và phẩm chất” [17, tr.328]. Còn gần đây, trong dịp gặp gỡ các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học - công nghệ các tỉnh, thành phố phía Bắc nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải đã khẳng định: "Nguồn lực con người bao gồm cả sức lao động, trí tuệ và tinh thần gắn với truyền thống của dân tộc ta” [22]. Tiến sỹ Đoàn Văn Khái lại cho rằng trong thực tế, khái niệm “nguồn nhân lực” ngoài nghĩa rộng như “nguồn lực con người”, thường còn hiểu theo nghĩa hẹp là nguồn lao động, có khi còn được hiểu là lực lượng lao động. Khái niệm “tài nguyên con người” được sử dụng với ý nghĩa nhấn mạnh phương diện khách thể của con người, coi con người như một nguồn tài nguyên, một loại của cải quý giá cần được khai thác hơp lý, có hiệu quả, nhất là tiềm năng trí tuệ, và cho rằng "Nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội” [7, tr.260]. Theo quan điểm của một số nhà khoa học khác thì nguồn nhân lực được xem là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất, tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng lực phẩm chất, thái độ và phong cách lao động. Do có nhiều cách tiếp cận khác nhau, nên NNL có nội hàm rất rộng, nhưng có thể cụ thể hóa và phân loại các yếu tố cấu thành NNL theo các nhóm sau đây: 8 - NNL trước hết gắn với con người- sức khỏe, trí tuệ, số lượng cùng với các đặc trưng về chất lượng như trình độ văn hóa, kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách làm việc. Được biểu hiện ra là người lao động, là lực lượng lao động, là nguồn lao động (đội ngũ lao động hiện có và sẽ có trong tương lai gần). Từ khía cạnh này, có thể hiểu khai thác, sử dụng có hiệu quả NNL trước tiên là tạo việc làm và khai thác hợp lý nguồn lao động. Đồng thời khái niệm NNL cũng phản ánh quy mô dân số thông qua số lượng dân cư và tốc độ tăng dân số của một nước trong một thời kỳ nhất định tham gia vào phát triển kinh tế -xã hội . - NNL có tính cụ thể- xác định cho một quốc gia, vùng lãnh thổ, địa phương (tỉnh, thành phố …). Vì vậy, NNL bao giờ cũng mang sắc thái riêng, đặc thù cho mỗi quốc gia, dân tộc đó nó, có tính lịch sử - cụ thể. - NNL là phạm trù pháp lý, nó được phản ánh trên phương diện môi trường pháp luật, thể chế và các chính sách tạo động lực để con người phát triển, phát huy tài năng và sức sáng tạo của mình. - NNL là phạm trù kinh tế, nó được xem xét với tư cách là một nguồn lực- nội tại, cơ bản trong hệ thống các nguồn lực của sự phát triển xã hội. Là một nguồn lực, như các nguồn lực khác (tài nguyên thiên nhiên, vốn, công nghệ…), con người tạo ra sức mạnh và tham gia vào quá trình thúc đẩy sự phát triển của một quốc gia, dân tộc. Song, khác với các nguồn lực khác ở chỗ, có nó, các nguồn lực khác mới phát huy được tác dụng và có ý nghĩa tích cực đối với phát triển xã hội, vì thế nó là nguồn lực xuất phát, khởi động của mọi nguồn lực phi nhân lực. Do con người là lực lượng sản xuất hàng đầu, là yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lực lượng sản xuất, quyết định quá trình sản xuất nên nó quyết định năng suất lao động và tiến bộ xã hội. Trong lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, với tư cách là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, một nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội, con người 9 còn được nhìn nhận như là một phương tiện chủ yếu, đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất và dịch vụ. - Trên phương diện xã hội, con người là tế bào xã hội, mọi sự phát triển của xã hội trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa đều do con người quyết định. Song con người chinh phục cải biến tự nhiên không phải chỉ với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là con người xã hội là những thành viên trong cộng đồng xã hội. Do vậy, sự phát triển của con người bao giờ cũng mang tính chỉnh thể, thống nhất, nhưng cũng hết sức phức tạp và đa dạng. Chính sự phức tạp và đa dạng đó trong tiến trình phát triển lịch sử xã hội đã tạo nên tính không đồng đều trong sự phát triển kinh tế - xã hội ở các nước, các khu vực, các châu lục khác nhau. Điều này nó ảnh hưởng đến các giá trị truyền thống, đạo lý xã hội của các quốc gia dân tộc, hình thành nên bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán, truyền thống… của mỗi vùng lãnh thổ, mỗi nền kinh tế khác nhau. - NNL hiện nay không thể tách rời với vấn đề quốc tế. Thực tế cho thấy xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đã lôi cuốn mọi quốc gia vào vòng xoáy của nó, dù đó là quốc gia tiên tiến hay lạc hậu, phát triển hay chậm phát triển. Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra những thời cơ và thách thức mới, ở đâu nắm được thời cơ, vượt qua được thách thức sẽ phát triển nhanh hơn, ngược lại sẽ bị tụt hậu xa hơn. Vì vậy, phát triển NNL phải đảm bảo có đủ khả năng thích nghi được với xu thế thời đại, phát huy được tính tự tôn dân tộc, quyết tâm làm cho đất nước phát triển, sánh vai với các nước trên thế giới. Tuy có nhiều cách tiếp cận khác nhau, với những nội hàm khác nhau, trên phương diện kinh tế chính trị và để đáp ứng yêu cầu luận văn thì NNL được hiểu là tổng hòa thể lực và trí lực tồn tại trong toàn bộ lực lượng lao động xã hội của một quốc gia, trong đó kết tinh truyền thống và kinh nghiệm lao động sáng tạo của một dân tộc trong lịch sử được vận dụng để sản xuất ra 10 của cải vật chất và tinh thần phục vụ cho nhu cầu hiện tại và tương lai của đất nước. 1.1.2. Đặc điểm cơ bản của nguồn nhân lực ở miền núi Thứ nhất, về quy mô. Nguồn nhân lực ở miền núi có quy mô nhỏ, mật độ dân số thấp so với mật độ dân số trung bình của cả nước. ở Tây Bắc 62 người/ km2, Tây Nguyên 68 người/km2, Đông Bắc 160 người/ km2. Năm 2004, trong tổng NNL của cả nước vùng Tây Nguyên chiếm tỷ lệ 5,6%, Tây Bắc 3,2%,…nhưng ở miền núi lại có tốc độ tăng dân số cao, ngoài việc tăng dân số tự nhiên thì ở khu vực này dân số tăng về cơ học rất lớn. Đây vừa tiềm năng vừa là thách thức trong quá trình phát triền triển kinh tế - xã hội trên địa bàn này. Thứ hai, về cơ cấu. Nguồn nhân lực miền núi bị quy định với cấu trúc dân tộc- nghĩa là được phân bố theo hình thức cư trú dân tộc. Từ trong lịch sử, mỗi dân tộc đã sớm tạo riêng cho mình một vùng cư trú. Phạm vi cư trú của từng dân tộc không phân định theo ranh giới hành chính, thực tế đã cho thấy sự có mặt của cư dân các thành phần dân tộc không ngừng thay đổi trên địa bàn và có sự đan xen. Ngoài ra, phân bố NNL theo ngành ở các vùng lãnh thổ chịu sự tác động của cơ cấu kinh tế ngành và cơ cấu lao động của từng vùng. Chuyển dịch cơ cấu lao động theo vùng lãnh thổ phụ thuộc vào định hướng xây dựng cơ cấu ngành và đã được Nhà nước quan tâm, có những chính sách đầu tư phát triển. Hiện nay, quá trình cơ cấu lại lao động theo ba nhóm ngành (nông- lâm- ngư nghiệp, công nghiệp - xây dựng và dịch vụ) ở miền núi chậm hơn so với cả nước và khu vực đồng bằng- điều đó được phản ánh ở cơ cấu lao động năm 2004 theo 3 nhóm ngành của các vùng như sau: 11 - ở vùng Tây Bắc, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỷ trọng rất lớn với 85, 6%, trong khi lao động công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng rất thấp 4% và lao động dịch vụ cũng có tỷ lệ thấp 10,4% [38, tr106]. Vùng Tây Bắc đang nằm trong tình trạng cơ cấu lao động rất lạc hậu, các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển chưa đáng kể, mức sống của dân cư thấp hơn các vùng khác. - Lao động nông nghiệp vùng Đông Bắc chiếm tỷ trọng lớn 75,8%, lao động công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng thấp hơn 9,1%, và lao động lao động dịch vụ chiếm tỷ trọng 15,1%. - Cơ cấu lao động của vùng Đông Bắc cũng nằm trong tình trạng như vùng Tây Bắc, các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ kém phát triển. Tăng trưởng kinh tế thấp, các nguồn lực hạn chế (lao động lành nghề, vốn, hạ tầng cơ sở…), nên chưa tạo được động lực cho phân công lại lao động. - ở vùng Tây Nguyên, tỷ trọng lao động nông, lâm là 74,1%, lao động công nghiệp và xây dựng 7,4%, lao động dịch vụ 18,5%- cơ cấu lao động như vậy cũng rất lạc hậu. Tỷ trọng lao động làm việc ở nông, lâm, ngư nghiệp ở các vùng này có xu hướng giảm xuống, nhưng rất chậm, từ năm 1996 đến năm 2004 thì ở Tây Nguyên giảm 6,3%, Tây Bắc giảm 5,1% [38, tr107]. Nguyên nhân là do các điều kiện về địa lý, tự nhiên của các vùng này khó khăn, điểm xuất phát cho quá trình CNH,HĐH thấp; các nguồn lực cho tăng trưởng và phát triển kinh tế còn hạn hẹp: thiếu vốn, công nghệ, lao động chuyên môn kỹ thuật …; NNL chất lượng thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đẩy nhanh tiến trình CNH, HĐH. Thứ ba, về chất lượng nguồn nhân lực. Tình trạng thể lực của NNL ở miền núi vẫn còn kém về chiều cao và cân nặng so với đồng bằng, đặc biệt là tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng như điều kiện chăm sóc y tế còn nhiều hạn chế, đội ngũ y- bác sỹ vừa thiếu về số lượng 12 vừa yếu về chất lượng, cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo, đời sống văn hóa tinh thần của các tầng lớp nhân dân còn nghèo nàn và còn nhiều bất cập. Trình độ văn hóa của NNL ở miền núi thấp, số lao động chưa biết chữ ở nước ta hiện nay chủ yếu tập trung ở khu vực này, cụ thể là: số người không biết chữ ở Tây Bắc cao nhất là 20,0%, Tây Nguyên là 11,4%... Đây chính là khó khăn lớn trong khai thác tiềm năng giàu có của địa phương cho phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao mức sống của các tầng lớp dân cư. Nhìn chung, chất lượng NNL ở miền núi là rất thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đặc biệt là quá trình CNH, HĐH. Mặc dù trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho phát triển NNL này, nhưng hiện nay so với các tỉnh đồng bằng, trình độ học vấn NNL ở miền núi còn rất thấp, tỷ lệ mù chữ và tái mù chữ cao, trình độ chuyên môn kỹ thuật, tay nghề thấp, lực lượng lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, ở nông thôn và hầu hết chưa qua đào tạo. Bên cạnh đó, NNL ở miền núi, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số ở đây còn chịu ảnh hưởng nặng của những tư tưởng, tâm lý, thói quen của người sản xuất nhỏ và các phong tục tập quán cũ, lạc hậu. Đây cũng là nguyên nhân trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình phát triển NNL của địa phương. Thứ tư, về nguồn gốc nguồn nhân lực. Dân số ở miền núi thường rất thưa thớt, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số sống từ lâu đời trong vùng cư trú riêng, mối giao lưu giữa các dân tộc với nhau còn rất hạn chế. Sự gia tăng dân số về tự nhiên phổ biến là ở cộng đồng các dân tộc bản địa sống nơi đây. Trước ngày đất nước giải phóng, đời sống kinh tế - xã hội khép kín trong cộng đồng từng làng còn rất lạc hậu và thấp kém, do vậy tỷ lệ sinh cũng nhiều nhưng tỷ lệ tử cũng cao. Đồng bào các dân tộc sinh đẻ một cách tự do, số trẻ em tồn tại phát triển trưởng thành rất ít. Có nhiều nguyên 13 nhân làm tỷ lệ tử vong cao, nhưng có lẽ chính yếu nhất vẫn là do điều kiện tự nhiên trước đây còn quá khắc nghiệt, gây ốm đau bệnh tật; trình độ kinh tế - xã hội thấp kém… cũng ảnh hưởng nhất định đến sự gia tăng dân số tự nhiên ở địa bàn này. Từ sau ngày giải phóng, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với đồng bào các dân tộc thiểu số. Trong tình hình chung đó, các dân tộc ít người có sự phát triển, tăng lên nhanh chóng. Sức khỏe người dân cũng được chăm sóc tốt hơn, hạn chế tỷ lệ tử vong ở mức thấp nhất, nâng cao tỷ lệ sinh. Đặc biệt là chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình đã thực sự xâm nhập và phát huy tác dụng tích cực tạo sự gia tăng dân số tự nhiên trong vùng đồng bào các dân tộc một cách hợp lý. Sự gia tăng dân số cơ học được tăng nhanh từ sau ngày thống nhất. Do thực hiện chính sách kinh tế mới của Đảng và Nhà nước ta nhằm phân bố hợp lý lực lượng lao động giữa các vùng trong cả nước, đã tạo được động lực xây dưng phát triển kinh tế – xã hội và an ninh quốc phòng ở miền núi nói riêng và của cả nước nói chung. Thứ năm, về tập quán dân cư. Hoạt động kinh tế chủ yếu dựa trên phương thức sản xuất truyền thống. Nguồn thu nhập chính cho người dân ở đây, đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số chủ yếu từ nương rẩy, nghề thủ công… Các kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, thành quả lao động thấp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Tín ngưỡng nông nghiệp đa thần, coi trọng việc thờ thần lúa là nét đặc thù phổ biến. ở các dân tộc miền núi, đều có một quan niệm chung là trong đời sống của họ có một lực lượng vô hình có ảnh hưởng quyết định đến đời sống con người, lực lượng ấy được quy tụ ở khái niệm chung là Yàng (thần linh). Người Bana tin rằng cuộc sống của họ bị chi phối bởi lực lượng siêu nhiên, từ việc ốm đau đến việc sản xuất không phải tự thân con người mà do thần linh ma quỷ quyết định. Trong các vị thần được đồng bào hay nhắc tới 14 phải kể đến thần sấm sét (BôkLaib) có hình dạng con dê xồm hoặc ông già hai tay đầy lông lá ngủ suốt mùa khô, thức dậy khi mùa mưa tới, điều khiển mưa thuận gió hòa, trừng trị những người loạn luân. Một vị thần quan trọng khác là thần lúa (Yang Xri bang Yang Đai) chuyên ban phát lúa cho con người… Nhìn chung phong tục tập quán của người dân ở đây mang đậm tính truyền thống lạc hậu. Đặc biệt là đồng bào các dân tộc thiểu số sống trên địa bàn miền núi có nền văn hóa rất đa dạng, phong phú và mang đậm bản sắc dân tộc của mình, cho dù có sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Tuy nhiên, do nhiều dân tộc cư trú ở những địa bàn xa xôi, hiểm trở, tách biệt, không thuận lợi cho phát triển nên việc bảo lưu, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc, việc loại bỏ những phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu và việc tiếp thu những giá trị mới, tiến bộ cũng gặp nhiều khó khăn. 1.1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực ở miền núi Chất lượng nguồn nhân lực là một chỉ tiêu tổng hợp về con người, chịu tác động tổng hòa của nhiều yếu tố, có những yếu tố thuộc về truyền thống, sự vận động của xã hội nhưng chủ yếu là do quá trình giáo dục, đào tạo, việc làm, thu nhập, năng suất lao động, quan hệ xã hội mà hình thành nên. Những nhân tố tổng hợp chủ yếu ảnh hưởng đến nguồn nhân lực miền núi là: Thứ nhất, tác động của sự phát triển kinh tế - xã hội đến chất lượng nguồn nhân lực. - Tác động này trước hết được thể hiện ở trình độ của nền kinh tế tác động đến chất lượng NNL, vì đó là cơ sở để xác định tiền lương, thu nhập, cải thiện mức sống và nâng cao dân trí của các tầng lớp dân cư cũng như người lao động. Khi thu nhập được nâng cao các hộ gia đình mới cải thiện được chế độ dinh dưỡng, mới có điều kiện tài chính để chi trả cho các dịch vụ giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế. Do đó sức khoẻ, trình độ văn hoá, trình độ chuyên 15 môn kỹ thuật, các mối quan hệ xã hội của dân cư sẽ góp phần làm cho NNL được nâng cao được cải thiện về mặt chất lượng. Có thể lấy ví dụ điển hình là các nước có nền kinh tế đạt trình độ cao thì tỷ lệ người đi học văn hoá, chuyên môn - kỹ thuật thường cao hơn các nước có nền kinh tế trình độ thấp. Năm 1999, tỷ lệ học sinh được tuyển vào các trường phổ thông trung học của một số nước có trình độ nền kinh tế phát triển cao như: Hàn Quốc đạt 98%, Malaixia - 100%, Singapo - 100%... trong khi các nước có trình độ kinh tế phát triển thấp như Campuchia - 22%, Pa- Pua- Niu Ghi-nê - 21%, Pakixtan -29%...[38. tr54]. Ngoài ra, trong một nền kinh tế trình độ cao thì có cơ cấu kinh tế hợp lý và sử dụng phần lớn công nghệ hiện đại, các thành tựu khoa học và công nghệ hiện đại, được cập nhật đưa vào cuộc sống. Chính vì vậy, NNL của nền kinh tế trình độ cao đa số là lao động qua đào tạo chuyên môn - kỹ thuật; hệ thống giáo dục, đào tạo phải hướng tới không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. - Tăng trưởng đầu tư tác động tới chất lượng NNL. Tăng trưởng đầu tư vào nền sản xuất xã hội luôn có mối quan hệ với tăng số việc làm cho NNL. Nếu với mức đầu tư cao cho các chỗ làm việc có thu nhập cao, công nghệ hiện đại thì còn tăng được số lượng các chỗ làm việc có thu nhập cao. Khi việc làm, thu nhập của người lao động đảm bảo và không ngừng nâng cao thì tất nhiên có sự tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của dân cư và người lao động, do đó mà chất lượng NNL được nâng lên. Ngoài ra, tăng trưởng đầu tư còn kéo theo sự đổi mới công nghệ và có tác động tích cực đến chất lượng NNL. Sự phát triển kinh tế - xã hội với đặc trưng là thực hiện quá trình đổi mới công nghệ sản xuất- kinh doanh và quản lý từ đó bắt buộc Nhà nước, cơ quan, doanh nghiệp, hộ gia đình phải đầu tư tài chính nhiều hơn vào việc nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn- kỹ thuật 16 cho NNL . Chỉ có như vậy, trong phạm vi toàn bộ nền kinh tế cũng như trong từng doanh nghiệp, cơ quan, hộ gia đình mới nâng cao được hiệu quả hoạt động lao động, nâng cao năng lực cạnh tranh, và người lao động mới có cơ hội tìm được việc làm trên thị trường lao động theo mong muốn. Quá trình này thực sự có mối quan hệ chặt chẻ với hoàn thiện và là động lực mạnh mẽ thúc đẩy nâng cao chất lượng NNL quốc gia. - Tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đến chất lượng NNL. Tăng trưởng và phát triển kinh tế có mối quan hệ mật thiết với thúc đẩy quá trình phân công lại lao động theo ngành nghề ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế, từng vùng từng địa phương. Đây cũng là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo xu hướng tăng tỷ trọng GDP của các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp. Đối với lao động thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế có tác động thúc đẩy tỷ trọng lao động trong ngành nông nghiệp giảm xuống và tăng tỷ trọng lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. - Tác động của tăng trưởng kinh tế đối với khả năng nâng cao đầu tư của Chính phủ cho giáo dục, đào tạo. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để Chính phủ các quốc gia nâng cao năng lực tài chính để tăng đầu tư cho các chương trình mục tiêu về giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe y tế, phát triển hoạt động văn hóa, thể thao. Nhờ đó mà quy mô giáo dục, đào tạo được mở rộng, chăm sóc sức khỏe dân cư và người lao động được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Các yếu tố này có tác động tích cực đến trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật, sức khỏe dân cư và người lao động được cải thiện, đời sống tinh thần được nâng cao. Các yếu tố này có tác động tích cực đến trình độ học vấn, chuyên môn kỹ thuật - kỹ thuật, sức khỏe của dân cư, người lao động và cũng có nghĩa là tác động tích cực đến chất lượng NNL. 17 Đối với khu vực miền núi nói chung cũng như ở Kon Tum nói riêng, xuất phát điểm kinh tế thấp, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa. Sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất còn nhiều hạn chế. Tăng trưởng kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa thích ứng kịp thời với nhu cầu của thị trường, sản phẩm của công nghiệp chế biến phần lớn là sơ chế, sản phẩm thô, sức cạnh tranh trên thị trường không cao. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế của tỉnh Kon Tum thì nông, lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng cao; công nghiệp và xây dựng còn nhỏ bé, manh mún; thương mại và dịch vụ chưa phát triển. Năm 2005 cơ cấu kinh tế của tỉnh là: Nông nghiệp 77,21%; công nghiệp, xây dựng 6,39%; thương mại dịch vụ 16,38%; GDP bình quân đầu người đạt 289 USD. Tình hình kinh tế đó là nhân tố tác động hạn chế đến sự phát triển nguồn nhân lực của Kon Tum, làm cho nó thiếu về số lượng, thấp về chất lượng so với yêu cầu của CNH, HĐH. Thứ hai, tác động của tình trạng dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe đến chất lượng NNL. Dinh dưỡng cần thiết cho con người, gồm rất nhiều yếu tố từ lương thực, thực phẩm mà cơ thể cần hấp thụ để duy trì sức khỏe tốt cho các lứa tuổi khác nhau. Thiếu dinh dưỡng của các hộ gia đình là do nguồn lực tài chính hạn hẹp, ăn uống thiếu hợp lý dẫn đến thiếu các chất lipit, protein, gluxit, các vi chất dinh dưỡng khác. Thiếu dinh dưỡng dẫn đến thể trạng ốm yếu, khả năng miễn dịch kém, dễ mắc các bệnh truyền nhiễm, suy giảm nghiêm trọng khă năng làm việc và tác động tiêu cực đến chất lương NNL. Suy dinhh dưỡng của bà mẹ trong thời kỳ mang thai; sự thiếu thốn lương thực, thực phẩm trong thời kỳ sinh nở và lúc nuôi con nhỏ đều là nguy 18 cơ bệnh tật và sự khiếm khuyết trong quá trình phát triển thể lực và tinh thần của trẻ em, ảnh hưởng đến khả năng học tập, khả năng làm việc của NNL tương lai. Đối với các nước nghèo thường lâm vào cái vòng luẫn quẫn là: Đói nghèo => suy dinh dưỡng => ít cơ hội việc làm => năng suất lao động thấp => đói nghèo. Rõ ràng, tình trạng suy dinh dưỡng thường là vấn đề của người nghèo. Nghèo đói và chất lượng NNL thấp luôn có mối quan hệ cùng chiều và có sự tác động qua lại lẫn nhau. Do đó để nâng cao chất lượng NNL cần phải giảm đói nghèo, nâng cao đời sống cho nhân dân. - Ngoài vấn đề dinh dưỡng, sự phát triển, tính hiệu quả của hệ thống y tế và khả năng tiếp cận của người dân với hệ thống này có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe các thế hệ của NNL. Đó là vấn đề đảm bảo cho thế hệ tương lai có thể lực, tinh thần khỏe mạnh, nâng cao tuổi thọ, sức khỏe dân cư. Tuy nhiên, đối với khu vực miền núi cũng như ở Kon Tum nói riêng thì vấn đề an toàn dinh dưỡng và đảm bảo cho mọi người, mọi gia đình mọi dân tộc sinh sống trên địa bàn được ăn uống đầy đủ về số lượng, cân đối về chất lượng đảm bảo vệ sinh để có sức khỏe tốt, thể lực và trí lực phát triển là chưa đảm bảo. Bữa ăn chủ yếu là lương thực chưa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa lương thực và thực phẩm, chưa đủ dinh dưỡng trong bữa ăn; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn cao 2,76% năm 2005. cơ sở mạng lưới y tế vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực đội ngũ y, bác sỹ còn hạn chế, bất cập… Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn chất lượng NNL và hiệu quả sử dụng NNL của miền núi nói chung và của tỉnh Kon Tum nói riêng. Thứ ba, trình độ phát triển giáo dục và đào tạo có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng NNL. 19 Mức độ phát triển của giáo dục, đào tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến chất lượng NNL, vì nó không chỉ quyết định trình độ văn hóa, chuyên môn- kỹ thuật của người lao động mà còn tác động đến sức khỏe, tuổi thọ của người dân, thông qua các yếu tố thu nhập, nhận thức và xử lý thông tin kinh tế, xã hội, thông tin khoa học … Các tác động chính của phát triển giáo dục, đào tạo đối với chất lượng NNL bao gồm: - Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì quy mô NNL có trình độ chuyên môn - kỹ thuật càng mở rộng bởi vì giáo dục và đào tạo là nguồn gốc cơ bản để nâng cao tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn- kỹ thuật của nền kinh tế. Trong điều kiện hệ thống giáo dục và đào tạo phát triển phổ biến tại các địa phương, nông thôn, thành thị, miền núi, đồng bằng, hải đảo thì việc tiếp cận các dịch vụ giao dục, đào tạo của dân cư rất thuận tiện, giảm được chi phí. Do đó, khả năng nâng cao quy mô NNL qua đào tạo là rất hiện thực và đó cũng là một trong những giải pháp để cải thiện chất lượng NNL của các địa phương, vùng và quốc gia. - Mức độ phát triển của giáo dục và đào tạo càng cao thì càng có khả năng nâng cao chất lượng theo chiều sâu của NNL. Điều này thể hiện ở chỗ, một trong những tiêu chí của phát triển giáo dục, đào tạo là nâng cao chất lượng đầu ra (học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường) và trong một nền giáo dục, đào tạo có trình độ phát triển cao thì chất lượng của đầu ra được đảm bảo, đáp ứng được thị trường lao động và của xã hội. Đây chính là yêu cầu đang đặt ra bức xúc với NNL nước ta. Và để nâng cao chất lượng đầu ra của giáo dục và đào tạo thì yêu cầu đặt ra là phải không ngừng nâng cao trình độ của hệ thống giáo dục, đào tạo ngang tầm với các nước tiên tiến trên thế giới. - Giáo dục đào tạo đem lại những lợi ích to lớn lâu dài cho cá nhân và xã hội, kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước ( Anh, Pháp, Mỹ, Canađa, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, Malaixia …) đã chứng tỏ đầu tư cho giáo dục 20 và đào tạo đem lại tỷ suất lợi nhuận và hiệu quả xã hội thường cao hơn so với đầu tư vào các ngành kinh tế khác. Giáo dục đào tạo đem lại nhiều lợi ích to lớn cho cá nhân và xã hội: đối với cá nhân giáo dục đem lại cho họ kiến thức, kỹ năng, phẩm chất, thái độ… trên nền tảng đó, để tăng cơ hội việc làm, thu nhập cao hơn, thích nghi với những thay đổi nghề nghiệp…; đối với xã hội giáo dục và đào tạo góp phần cải thiện sức khỏe nâng cao tuổi thọ của người dân, góp phần nâng cao trình độ văn hóa cơ bản là tiền đề để tiếp thu tri thức, tăng thêm sức mạnh cho con người, để tận dụng các cơ hội trong lao động sáng tạo, tạo ra thu nhập cao góp phần nâng cao mức sống vật chất và tinh thần, chống suy dinh dưỡng, cải thiện sức khỏe của dân cư và NNL. Giáo dục còn có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao năng lực cho toàn dân trong tiếp thu và vận dụng tri thức: Trong nền kinhh tế hiện đại ngày nay, kinh tể tri thức ngày càng giữ vai trò chủ đạo. Sức cạnh tranh sẽ xoay quanh tâm điểm là hàm lượng khoa học và công nghệ, chất xám quyết định giá trị sản phẩm. ở miền núi trình độ học vấn của dân cư thấp, tỷ lệ mù chữ cao nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, một nơi còn duy trì luật tục, tập quán lạc hậu trong đời sống cộng động, trình độ học vấn thấp nên hạn chế áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất …Đó là trở ngại lớn cho việc phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Do vây, ở miền núi cần có những chính sách phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mới khai thác được tiềm năng thế mạnh hiện có của địa phương góp phần phát triển nhanh kinh tế - xã hội. Thứ tư, các chính sách của Chính phủ và chất lượng NNL. Vai trò của chính phủ có tầm quan trọng rất lớn đối với nâng cao chất lượng NNL quốc gia. Chính phủ hoạch định các chính sách tạo môi trường pháp lý cho phát triển hệ thống giáo dục, đào tạo cả chiều rộng và chiều sâu. Ngoài các chính sách của Chính phủ về kinh tế - xã hội hướng vào 21 đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, chống suy dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe của dân cư và người lao động… thì các chính sách có tác động trực tiếp đến chất lượng NNL gồm: luật giáo dục; chính sách xã hội hóa giáo dục; chính sách phát triển các cơ sở giáo dục đào tạo chất lượng cao đạt chuẩn khu vực và quốc tế; chính sách cải tạo nội dung, phương pháp giáo dục, đào tạo; chính sách phát triển đội ngũ giáo viên giảng viên; chính sách đầu tư cho giáo dục, chính sách quản lý giáo dục đào tạo; chính sách tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội…Do vây, bằng hệ thống chính sách của chính phủ nhà nước đã tạo được môi trường pháp lý cho sự hoạt động, phát triển, hoặc kìm hãm sự phát triển NNL của một quốc gia. Thứ năm, truyền thống dân tộc và sự phát triển của nền văn hóa. Văn hoá là tổng thể những tư tưởng, tình cảm, tập quán, thói quen trong tư duy, lối sống và ứng xử của mỗi người và cộng đồng, đó là yếu tố tinh thần trong chất lượng NNL. Mỗi dân tộc, quốc gia đều có nền văn hóa riêng, mang bản sắc riêng có giá trị độc đáo riêng. Văn hóa và truyền thống dân dộc là nhân tố quan trọng để hình thành và phát triển văn minh của nhân loại đó chính là môi trường lành mạnh cho phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Môi trường văn hoá là cơ sở phát triển con người, việc tạo lập môi trường văn hoá phù hợp với yêu cầu CNH là nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, thời gian và định hướng đúng đắn sự hình thành và phát triển NNL của miền núi. Truyền thống lịch sử và nền văn hoá của mỗi địa phương cũng bồi đắp và kết tinh trong mỗi con người và cả cộng động dân tộc, hun đúc nên bản lĩnh, ý chí, tác phong của con người trong lao động. ở miền núi Việt Nam có nền văn hóa rất đa dạng đây cũng là những thế mạnh của từng địa phương, do đó đòi hỏi con người nơi đây phải biết kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống quý báu, càng phải năng động sáng 22 tạo, tìm ra những thế mạnh, cách đi và mô hình phù hợp với hoàn cảnh đặc thù của từng địa phương. Phát triển nguồn nhân lực ngày nay không chỉ làm gia tăng về số lượng, đồng bộ về cơ cấu lực lượng lao động, mà phải coi trọng nâng cao chất lượng trong đó bao hàm cả việc khơi dậy, vun bồi và phát triển những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của mỗi tộc người và cộng đồng các dân tộc. - Thứ sáu, tốc độ tăng dân số ảnh hưởng đến NNL. Tốc độ và quy mô dân số ảnh hưởng trực tiếp đến số lượng, chất lượng của NNL. Một trong những nguyên nhân cản trở tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế là quy mô dân số đông, tốc độ dân số gia tăng lớn. Dân số gia tăng làm tăng nhân khẩu ăn theo trên một lao động, làm chậm tốc độ tăng GDP/người, gây sức ép về nhu cầu việc làm và các vấn đề xã hội khác. Theo số liệu của Tổ chức dân số Liên Hiệp quốc thì khi dân số tăng 1%, muốn đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập như trước phải gia tăng 3% GDP. ở miền núi nói chung cũng như Kon Tum nói riêng tốc độ tăng dân số bình quân còn cao giai đoạn 2002 - 2005 vẫn là 2,1% so với cả nước 1,47% [41]. Tốc độ dân số tăng đây cũng là lực lượng lao động to lớn và quan trọng chuẩn bị bổ sung vào lực lượng lao động tương lai. Tuy nhiên việc tốc độ tăng dân số cao cũng đem lại nhiều bài toán nan giản về lao động việc làm trong tương lai. Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian nhàn rỗi ở nông thôn tương đối cao như hiện nay đang đặt ra những vấn đề lớn cần giải quyết, trong khi đó chất lượng lao động thấp thể hiện ở chỗ tỷ lệ lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật trong tổng lực lượng lao động thấp và cơ cấu lực lượng lao động bất hợp lý. 23 Trong khi đó, thị trường sức lao động chưa phát triển, chất lượng giáo dục, đào tạo và dạy nghề còn thấp dẫn đến một loạt vấn đề mâu thuẫn liên quan đến giải quyết việc làm, đến việc phát triển chất lượng của lực lượng lao động, hay nói đúng hơn là phát triển NNL ở miền núi chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của khu vực miền núi nói riêng cũng như CNH, HĐH đất nước. Do đó, tăng trưởng dân số phù hợp với mức tăng trưởng của sức sản xuất xã hội, trong đó phù hợp với tăng chất lượng của NNL sẽ giúp kinh tế phát triển ổn định. 1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế - xã hội 1.2.1. Nguồn nhân lực là tiền đề quyết định phát triển kinh tế - xã hội Trong bất cứ hình thái kinh tế xã hội nào, con người đều là nhân tố trung tâm của quá trình sản xuất. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn phát triển lịch sử nhận thức về vai trò của nhân tố con người đối với tăng trưởng và phát triển lại không hoàn toàn giống nhau. Vào giai đoạn đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, người ta cho rằng, điều kiện tự nhiên thuận lợi chính là yếu tố quan trọng nhất của sự phát triển. Hướng ưu tiên tìm kiếm các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội thường nhằm vào sự phong phú về tài nguyên thiên nhiên. Vai trò nhân tố con người bị che lấp bởi các lợi thế tuyết đối về điều kiện tự nhiên. Bước vào giai đoạn tiếp theo của cuôc cách mạng này trong những năm 60, với những thành tựu nổi bật của khoa học và kỹ thuật khi đó, người ta tin rằng có thể đạt được năng suất lao động cao và sự phát triển mạnh mẻ nhờ vào quá trình tự động hóa. Tiến bộ kỹ thuật được coi như chiếc gậy thần, có thể dựa vào đó để giải quyết mọi vấn đề xã hội. Với ý nghĩa đó, công nghệ được coi là trung tâm. Sau đó, người ta dần dần nhận thức ra rằng, khai thác tài nguyên đến mức độ nào đó cũng sẽ bị cạn kiệt. Đề cao kỹ thuật quá mức dẫn đến "chủ 24 nghĩa kỹ trị" trong nền kinh tế làm tha hóa con người và lãng phí tiềm năng sáng tạo của con người. Con người bị "rô bốt hóa" trở thành cái xác không hồn. Mô hình phát triển dựa trên kỹ thuật thuần túy đã đe dọa trực tiếp đến sự phát triển bền vững về kinh tế và xã hội. Do vậy, việc phải thay đổi căn bản chiến lược phát triển đã trở thành đòi hỏi cấp bách của các nước. Vào những năm 90, khi cuộc cách mạng khoa học và công nghệ bước sang giai đoạn mới, việc áp dụng kỹ thuật tin học, các công nghệ thông tin và những sản phẩm phần mềm tự động hóa làm cho quá trình sản xuất mang tính sáng tạo nhiều hơn. người ta không chỉ sản xuất để thõa mãn nhu cầu mà còn tạo ra nhu cầu để sản xuất, chất lượng sản phẩm được coi trọng hơn số lượng, hàm lượng trí tuệ và khoa học trong sản phẩm ngày càng tăng, đầu vào vật chất ngày càng giảm … Tình hình đó đòi hỏi phải khai thác và sử dụng các nguồn lực có khả năng sáng tạo. Mô hình sản xuất lấy con người làm trung tâm xuất hiện, chiếm ưu thế và dần dần trở nên phổ biến. Hướng ưu tiên đầu tư vào con người đã được nâng lên "quốc sách hàng đầu", được coi là hướng chính trong chiến lược phát triển ở hầu hết mọi quốc gia trên thế giới. Đề cao vai trò của yếu tố con người cũng là nét nổi bật trong tư tưởng kinh tế của chủ nghĩa Mác. Với tư tưởng chủ đạo: chỉ có lao động mới tạo ra giá trị và là nguồn gốc của mọi của cải trong xã hội, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đánh giá rất cao vai trò yếu tố con người. Mác đã khẳng định " Trong tất cả những công cụ sản xuất, thì lực lượng sản xuất hùng mạnh nhất là bản thân giai cấp cách mạng"[28, tr.257]. Hơn nữa, C.Mác còn coi sự kết hợp chặt chẽ giữa phát triển sản xuất và phát triển con người là "một trong những biện pháp mạnh nhất để cải biến xã hội" [29, tr 52]. Như vậy C. Mác đã khẳng định con người là yếu tố có vai trò nhất, quyết định nhất trong lực lượng sản xuất của xã hội, mà hơn nữa, con người đóng vai trò chủ thể hoạt động của quá trình lịch sử. Con người vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc; đồng thời vừa là trung tâm của mọi biến đổi 25 lịch sử, là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Thông qua hoạt động hoạt động sản xuất vật chất, con sáng tạo ra lịch sử của chính mình, lịch sử xã hội loại người. Cũng vấn đề này, V.I. Lênin viết: "Lực lượng sản xuất chủ yếu của nhân loại, là công nhân"[25, tr.430]. Giống như C.Mác,V.I. Lênin đặt con người vào vị trí hàng đầu, số 1; các ông đều coi con người phải là người công nhân, giai cấp tiến tiến, nghĩa là đều nhấn mạnh đến "chất lượng" của lao động - lực lượng sản xuất. Tiêu chí ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới là sự phát triển con người. Một đất nước chỉ được coi là phát triển khi ở đó con người được đảm bảo, chất lượng sống của con người ngày càng cao, năng lực sáng tạo của con người ngày càng phát triển. Không chỉ cho đến nay chúng ta mới nhận thấy điều đó, mà ngay từ những buổi đầu tiến hành sự nghiệp cách mạng của mình, Đảng ta nhiều lần khẳng định, con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của mọi người, mọi nhà được Đảng ta đặt lên vị trí hàng đầu và coi đó là nhiệm vụ trung tâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người sáng lập và rèn luyện Đảng ta - đã luôn nhắc nhở, căn dặn chúng ta là: "Việc gì có lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì có hại đến dân, ta phải hết sức tránh"[30, tr.56-57]. "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì ta phải trồng người" [31, tr.222] và "Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa" [32, tr.310]. Khi nói đến con người với tư cách "người chủ xã hội" là cái "vốn quý nhất", là lực lượng xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, Người không chỉ nói đến trí tuệ, tài năng, sức khỏe của con người, mà còn nói tới nhiều yếu tố khác ở con người, trong đó có những giá trị xã hội được kết tinh trong bản thân từng con người thông qua hoạt động thực tiễn cách mạng và cải tạo xã hội. Quán triệt quan điểm đó của Đảng và thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ 26 nghĩa xã hội, Đảng ta một lần nữa khẳng định chủ trương "phát huy nhân tố con người trên cơ sở bảo đảm công bằng, bình đẳn về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội; giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần; giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với lợi ích lâu dài; giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội"[10, tr.13] Phát triển xã hội theo định hướng đẩy mạnh CNH, HĐH vì mục tiêu phát triển con người Việt Nam được Đảng ta coi là một "bước rất quan rọng trong thời kỳ phát triển mới". Sự nghiệp đó đòi hỏi chúng ta phải tập trung rất nhiều trí tuệ, sức người, sức của, tập trung mọi lực lượng, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, đẩy mạnh cộng cuộc đổi mới một cách toàn diện và đồng bộ, tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu phấn đấu của chúng ta là tăng trưởng kinh tế nhanh, hiệu quả cao và bền vững đi đôi với giải quyết giải quyết những vấn đề bức xúc xã hội, cải thiện đời sống cho nhân dân. Mục tiêu đó cho thấy, phát triển con người Việt Nam, là phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức, vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển con người Việt Nam cũng chính là mục tiêu nhân văn, là nền tảng, là cơ sở lâu bền, tạo đà cho bước phát triển tiếp theo của sự nghiệp CNH,HĐH đất nước. Thực tiễn ngày càng khẳng định tính đúng đắn trong quan niệm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lênin về vị trí và vai trò không gì thay thế được con người trong tiến trình phát triển của lịch sử, của xã hội loài người. Bên cạnh chúng ta, các nước công nghiệp mới ở châu á đã cho thấy thành công của họ trong chiến lược nâng cao chất lượng con người, phát triển nguồn nhân lực, coi con người là tài nguyên vô giá và đầu tư lớn cho việc nâng cao chất lượng, nguồn tài nguyên sức người vô giá ấy, lấy đó là đòn bẩy phát triển kinh tế, hiện đại hóa xã hội. Bản thân sự nghiệp CNH, HĐH xã hội mà chúng 27 ta đang từng bước thực hiện với những thành công bước đầu của nó, cũng ngày càng đòi hỏi mỗi chúng ta phải nhận thức một cách sâu sắc "những giá trị lớn lao và ý nghĩa quyết định của nhân tố con người" [10, tr.5], thấy rõ vai trò của con người, của NNL trong chiến lược phát triển kinh tế -xã hội. Bởi vậy, để đẩy nhanh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đưa sự nghiệp cách mạng thành công ở một nước vẫn còn tình trạng lạc hậu như nước ta, chúng ta không thể không "xuất phát từ tinh thần nhân văn sâu sắc"; không thể không phát triển con người Việt Nam, nâng đội ngũ những người lao động nước ta lên một tầm cao chất lượng mới. Đó là động lực mạnh mẻ nhất giúp chúng ta mau chóng thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và xây dựng xã hội "công bằng, nhân ái", một xã hội "thực sự tốt đẹp và tiến bộ", mang bản sắc dân tộc và hiện đại. Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng đã khẳng định: "Nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa"[12, tr.21]. Với thực tiễn tiến hành công cuộc đổi mới thực hiện CNH, HĐH ở nước ta, với bối cảnh quốc tế và khu vực hiện thời, để phát triển con người Việt Nam, để "bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người", chúng ta "nhất thiết phải từng bước hiện thực hóa đất nước và đời sống xã hội". Chúng ta "chỉ có thể tăng trưởng nguồn lực con người khi quá trình hiện đại hóa các ngành giáo dục, văn hóa, văn nghệ, bảo vệ sức khỏe, dân số và kế hoạch hóa gia đình gắn liền với kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc" [11, tr6]. Chính vì vậy mọi kế hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội phải được đặt trong mối liên hệ không thể tách rời với kế hoạch đầu tư cho chính sự phát triển về nhân cách, trí tuệ, tình cảm, niềm vui và hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và cả cộng đồng dân tộc Việt Nam, cho việc xây 28 dựng và phát triển NNL nhiều về số lượng, mạnh về chất lượng, đủ sức đáp ứng và đảm đương những đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ngày nay, khi nhân loại đang sống trong bối cảnh quốc tế hóa đầy biến động và hết sức phức tạp, sự phát triển công nghiệp một cách ồ ạt, sự khai thác tài nguyên thiên nhiên ở tình trạng quá mức nhằm mục tiêu lợi nhuận kinh tế cao ở những nước công nghiệp phát triển đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường sống và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên trên hành tinh, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của nhân loại. Điều này khiến cho cộng đồng thế giới đã phải nhận thức rằng, tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn và hóa đảm bảo môi sinh, môi trường cho con người. Mục tiêu phát triển của một số quốc gia đều gắn với việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho mỗi thành viên trong cộng đồng, gắn với mục tiêu phát triển con người. Con người đã trở thành mục tiêu phát triển của thời đại, của đa số các quốc gia, dân tộc trên thế giới. Phát triển con là nhiệm vụ không chỉ có ý nghĩa trực tiếp, trước mắt, mà còn là nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược, lâu dài. Mọi chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước ta đều nhằm quán triệt tư tưởng chăm lo bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người, hướng tới mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam. Trong thế giới hiện đại, khi chuyển sang nền kinh tế dựa chủ yếu vào tri thức và xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, chúng ta ngày càng nhận thức rõ hơn về vai trò quyết định của con người trong phát triển, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây đã chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và ở mức cao phải dựa trên ba trụ cột cơ bản là: áp dụng công nghệ mới, phát triển hạ tầng cơ sở hiện đại và nâng cao chất lượng NNL. Trong đó, yếu tố và cũng là động lực quan trọng nhất của sự tăng trưởng kinh tế bền vững chính là con người, đặc biệt là NNL 29 chất lượng cao, tức là con người được đầu tư phát triển, tạo lập kỹ năng, kiến thức, tay nghề, kinh nghiệm, năng lực sáng tạo để trở thành "nguồn vốn - vốn con người, vốn nhân lực". Bởi vì, trong nền kinh tế toàn cầu đầy biến động và cạnh tranh quyết liệt, lúc này ưu thế cạnh tranh nghiêng về các quốc gia có NNL chất lượng cao, môi trường pháp lý thuận lợi cho đầu tư và xã hội ổn định. Nếu xem xét dưới góc độ phát triển bền vừng bao gồm tăng trưởng kinh tế, an toàn xã hội và bảo vệ môi trường, thì phát triển nguồn vốn con người, vốn nhân lực vừa là nguồn lực, vừa là mục tiêu cuối cùng, là đỉnh cao nhất của quá trình phát triển của ở mỗi quốc gia. Vì nó gắn với phát triển con người và lấy con người làm trung tâm của sự phát triển. Tuy nhiên, nguồn lực con người đó phải được phát triển và huy động tối đa vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo có đủ việc làm, tiến tới việc làm có năng suất và được tự do lựa chọn, tức là việc làm mang tính nhân văn, trên cơ sở giải phóng mọi tiềm năng lao động (tức là sử dụng có hiệu quả năng lực xã hội của nguồn nhân lực), thì mới trở thành nguồn lực, động lực và là yếu tố cơ bản nhất của sự phát triển bền vững. Tầm quan trọng của nguồn lực con người không chỉ dừng lại ở nhận thức lý thuyết, ở tư duy các nhà lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, mà điều này luôn luôn được khẳng định trong cuộc sống sinh động. Nguồn lực con người, đặc biệt là nguồn NNL chất lượng cao, luôn luôn là nguồn lực to lớn của sự phát triển kinh tế - xã hội, là yếu tố vật chất quan trọng nhất, quyết định nhất của lực lượng sản xuất, của rnền kinh tế, của xã hội, trực tiếp sử dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào quá trình sản xuất, và do đó là một trong những yếu tố quyết định nhất của tăng trưởng kinh tế. Thực tế này thấy rất rõ ở mô hình tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước trên thế giới và trong khu vực. Đồng thời, cũng được chứng minh từ thực tế Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới. Khi chuyển sang cơ chế thị trường, Nhà nước 30 đã có nhiều chính sách phát huy mọi nguồn lực, nhất là nội lực NNL, lao động lành nghề, lao động chất xám tạo ra sản phẩm có hàm lượng trí tuệ cao đã góp phần tăng trưởng kinh tế nước ta ở mức cao và ổn định, nhiều sản phẩm có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề này, tại hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Đảng ta khẳng định: "Nâng cao năng lực nội sinh, xây dựng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ của nước nhà: đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nhân lành nghề, trẻ hóa và phát triển đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ có đủ đức, tài, kiện toàn hệ thống tổ chức, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật, mở rộng các nguồn cung cấp thông tin, từng bước hình thành một nền khoa học công nghệ hiện đại của Việt Nam có khả năng giải quyết phần lớn những vấn đề then chốt được đặt ra trong quá trình CNH, HĐH [12, tr56] Điều đó cho thấy, Đảng ta đánh giá rất cao vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học - công nghệ trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, coi việc nâng cao chất lượng đội ngũ này là một trong những yếu tố tạo nên "năng lực nội sinh" để đưa CNH,HĐH đến thành công, đặc biệt là NNL chất lượng cao là điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện những bước nhảy vọt và rút ngắn thời gian thực hiện phát triển kinh- tế xã hội nói chung cũng như quá trình CNH- HDH từng bước phát triển kinh tế tri thức. Bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế -xã hội còn thấp ở nước ta, do đó yêu cầu nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực có ý nghĩa quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Bởi vì: Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, riêng về kinh tế, mục tiêu này ngày càng mở rộng được thị trường, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ. Muốn thế, phải có sức mạnh trong cạnh tranh, tức là chất lượng 31 và giá cả. Chất lượng và giá cả hàng hóa lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt: đó là trình độ công nghệ của sản xuất và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực. Do vậy, tại báo cáo chính trị Đại hội X của Đảng chỉ rõ: Tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của nước ta để rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức, coi kinh tế tri thức là yếu tố quan trọng của nền kinh tế và công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Phát triển mạnh các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức; kết hợp việc sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại [14, tr.87-88]. Do vậy, phát triển NNL ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành công của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Cho nên, cần tạo ra và cải thiện tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển NNL nhanh, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, của CNH,HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Tất cả những vấn đề trên đây không chỉ có ý nghĩa vơi đất nước mà còn rất cần thiết đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở miền núi, bởi điều kiện kinh tế xã hội của miền núi rất thấp kém, do vậy một trong những giải pháp tốt nhất mà các địa phương này đang thực hiện là quan tâm đầu tư cho vấn đề đầu tư cho vấn đề phát triển nguồn nhân lực nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực của địa phương, để đẩy nhanh sự tăng trưởng mọi mặt, góp phần khắc phục tình trạng chênh lệch quá lớn giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa, với vùng đồng bằng. 1.2.2. Nguồn nhân lực ở miền núi là chủ thể giữ gìn an ninh biên giới, giữ vững chủ quyền quốc gia và đấu tranh làm thất bại những âm mưu chia rẽ, phá hoại của các thế lực thù địch 32 Xuất phát từ đặc điểm về địa hình ở miền núi là vùng cao, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt là những vùng biên giới giáp ranh với các nước, đó là những nơi thông thương, phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa cũng như là địa bàn có nhiều vấn đề phức tạp về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lợi dụng những vấn đề đó, trong những năm gần đây, các thế lực thù địch trong và ngoài nước tăng cường tuyên truyền, kích động chống phá cách mạng, khoét sâu vào những vấn đề nhạy cảm như: đất đai, sự chênh lệch về mức sống…, kết hợp với việc lơi dụng vấn đề tôn giáo ở Việt Nam để tuyên truyền trái phép vào các vùng khó khăn, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm tạo nền tảng tư tưởng và xã hội cho sự ra đời của " Nhà nước Đề Ga tự trị", "Vương quốc Mông"… để gây bất hòa dân tộc, an ninh biên giới. Trong những năm qua, Đảng và nhà nước ta đang tập trung chỉ đạo thực hiện tốt công tác vận động quần chúng nhân dân, trong đó việc tuyên truyền xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc đặc biệt là các chính sách đối với miền núi vùng sâu vùng xa nhằm góp phần ổn định an ninh biên giới và chủ quyền quốc gia. 1.2.3. Nguồn nhân lực ở miền núi là chủ thể giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái vùng núi, vùng sâu, vùng xa, tạo ra sự phát triển bền vững Cũng như các quốc gia đang phát triển, Việt Nam đang đối mặt với nhiều vấn đề về môi trường, trong đó rừng đang chịu sức ép lớn hậu quả của chiến tranh, tình trạng khai thác bừa bãi, không đảm bảo tái sinh rừng liên tục, tình trạng du canh du cư, đốt rừng làm nương rẫy, cháy rừng, khai thác mở rộng lâm trường, săn bắn thú rừng… đã xâm hại đến tài nguyên rừng một cách nghiêm trọng. Do đó, vấn đề đặt ra hiện nay là làm thế nào để có đất sản xuất, mở rộng phát triển công nghiệp, đảm bảo chất lượng dân số… mà rừng không bị tàn phá, môi trường không bị xâm hại, tạo bước cho sự phát triển bền vững- 33 tức là sự phát triển không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện nay mà còn không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ tương lai. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức rõ tầm quan trọng và mối quan hệ gắn kết giữa phát triển kinh tế xã hội và công tác bảo vệ môi trường. Do cư trú ở các địa hình miền núi, vùng sâu, vùng xa nên NNL ở miền núi có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ rừng. Do vậy, NNL ở miền núi chính là chủ thể bảo vệ và tái tạo rừng trực tiếp nhất, lâu dài nhất, bởi vì, rừng gắn bó với phần lớn cuộc sống của họ. Do đó, để phát triển bền vững, bảo vệ môi trường trong tình hình gia tăng dân số như hiện nay Đảng và Nhà nước cần phải có những chính sách cụ thể, thiết thực: định canh, định cư, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, giao đất giao rừng cho từng hộ gia đình để họ tự quản lý. Có như vậy NNL miền núi mới thực sự trở thành chủ thể giữ gìn bảo vệ môi trường sinh thái, tạo sự phát triển bền vững. Tóm lại: Từ sự phân tích trên đây có thể kết luận rằng, mấu chốt để đưa đất nước ta nói chung, cũng như ở miền núi nói riêng đi lên là phát huy triệt để yếu tố con người và nguồn lực chủ yếu nhất để phát triển kinh tế - xã hôi là nhân tố con người. Do vậy thực hiện có hiệu quả NNL là vấn đề có ý nghĩa then chốt góp phần phát triển nền kinh tế một cách bền vững. 1.3. Kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở một số địa phương 1.3.1. Kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển vùng đồng bào dân tôc thiểu số ở tỉnh Lâm Đồng Là tỉnh miền ở phía Nam Tây Nguyên, Lâm Đồng có diện tích tự nhiên 9.764,79 km2 với 143 xã, phường, thị trấn, dân số gần 1,2 triệu người, gồm 40 dân tộc, trong đó có gần 43 vạn hộ, hơn 235 vạn khẩu là đồng bào dân tộc thiểu số, chiếm 21% dân số toàn tỉnh [15]. Địa bàn sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu ở các vùng sâu, vùng xa; điều kiện phát triển kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn. 34 Nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh, Đảng bộ Lâm Đồng luôn quán triệt, chủ động xây dựng và tích cực vận dụng các chủ trương , chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước vào điều kiện cụ thể của địa phương, bước đầu đã đạt được những kết quả quan trọng. Thực hiên Nghị quyết 22 của Bộ Chính trị, khóa VI "về phát triển kinh tế - xã hội miền núi", Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết 22, khóa V "Về chủ trương, biện pháp xây dựng kinh tế - xã hội vùng dân tôc"; tiếp đó là Chỉ thị 25 - CT/TU của ban thường vụ tỉnh ủy "Về tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tôc"… Thông qua nhiều chương trình, dự án do Trung ương đầu tư, hỗ trợ, đồng thời tích cực xây dựng và triển khai có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc, các vùng dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng đều có sự phát triển kể cả kinh tế, xã hội cũng như cũng cố quốc phòng - an ninh. Một trong những chính sách nổi bật phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Lâm Đồng những năm qua là thực hiện tốt cuộc vận động định canh - định cư, xóa đói - giảm nghèo cho đồng bào. Từ năm 1986 trở lại đây, thực hiện chương trình đinh canh - định cư theo hướng nông lâm kết hợp, tỉnh giao công tác định canh định cư cho ngành lâm nghiệp, với mục tiêu tổ chức lại sản xuất ở vùng dân tộc thiểu số gắn với điều kiện tự nhiên, xã hội và các thế mạnh của từng vùng. Đã có 230.717 ha rừng được giao khoán cho 9.405 hộ gia đình là người dân tộc thiểu số quản lý, khai thác và bảo vệ. Nhờ vậy, đồng bào đã có thu nhập bình quân từ 3,5 - 4,1 triệu đồng/hộ/năm, nạn phá rừng làm rẫy về cơ bản đã chấm dứt. Đến cuối năm 2003, với tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng, tỉnh đã thực hiện định canh, định cư cho hơn 15.000 hộ với 93.000 nhân khẩu, đạt gần 70% kế hoạch. Bên cạnh nguồn vốn của chương 35 trình định canh - định cư, thông qua Chương trình 327, Chương trình giải quyết việc làm, Chương trình đầu tư các xã vùng đặc biệt khó khăn … tỉnh củng đầu tư gần 60 tỷ đồng cho dự án trong vùng đồng bào dân tộc, đã giải quyết gần 2 vạn lao động là người dân tộc thiểu số và dân mới nhập cư. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Lâm Đồng đặc biệt quan tâm chỉ đạo thực hiện chương trình xóa đói - giảm nghèo, coi đây vừa là nhiệm vụ cấp bách trước mắt, vừa là nhiệm vụ chính trị. Do vậy, trong quá trình triển khai chương trình xóa đói, giảm nghèo, các cấp, các ngành của tỉnh đã chú trọng lồng ghép với chương trình quốc gia và các phong trào quần chúng khác như phong trào thanh niên lập nghiệp, phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình, nông dân sản xuất giỏi … và đã phát huy hiệu quả. Nhờ vậy, số hộ đói nghèo giảm rõ rệt: từ 54,4%(năm 1995, theo tiêu chí cũ) xuống còn 20% (năm 2004, theo tiêu chí mới) [15]. Tỉnh cũng đã chuyển mục đích 5.828 ha đất từ đất lâm nghiệp sang đất nông nghiệp, trong đó đã giao 3.350 ha cho 3.690 hộ, đang tiếp tục khai hoang 2.023 ha để giao cho các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất. Nhiều huyện đã hỗ trợ tiền, gạo, phân bón, công cụ sản xuất cho các hộ dân tộc thiểu số, giúp đồng bào khai hoang, phục hóa hàng trăm héc-ta đất sình lầy trong các thung lũng, đất ven triền suối, để trồng lúa nước giúp đồng bào từng bước tự túc lương thực. Trong 2 năm (2003-2004), tỉnh đã đầu tư gần 20 tỷ đồng hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở cho các hộ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn; đã xây dựng 2.000 căn nhà tình thương. Riêng năm 2004, tỉnh đã đầu tư 5 tỷ đồng xây dựng thêm 1.000 căn nhà tình thương. Vừa qua tỉnh còn đầu tư 12,3 tỷ đồng để đưa điện đến cho đồng bào dân tộc thiểu số và gia đình chính sách khó khăn. Nhờ đó đã có hơn 3.000 hộ được hỗ trợ và có điện phục vụ sản xuất và đời sống [15]. 36 Cùng với việc đầu tư phát triển kinh tế, Lâm Đồng đã tập trung giải quyết các vấn đề về chính sách xã hội đối với vùng đồng bào dân tộc. Nếu sau ngày giải phóng, toàn tỉnh còn 3 vạn người mù chữ, trong đó 2/3 là người dân tộc thiểu số, thì đến nay, đã có 85% dân số được xóa mù, trong đó có 1,6 vạn là người đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện nay, 100% số xã trong tỉnh đều có trường tiểu học và trung học cơ sở; các cụm đều có trường phổ thông; toàn tỉnh có 5 trường phổ thông dân tộc nội trú, thu hút 80% học dinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số đến trường. Tất cả các xã, phường vùng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống đều đã có trạm y tế, 101/143 xã có bác sỹ, trên 95% số thôn, buôn có cán bộ y tế. Đến nay, 100% số xã trong tỉnh đã có điện thắp sáng và máy điện thoại; toàn tỉnh đã xây dựng được 90 điểm bưu điện - văn hóa xã. Toàn tỉnh đã có hơn 110 thôn dân tộc thiểu số đăng ký xây dựng thôn văn hóa, trong đó đã có 25 thôn được xét công nhận thôn văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh. Phong trào xây xựng gia đình văn hóa cũng được phát triển rộng khắp. Hàng năm có gần 15.000 hộ dân tộc thiểu số đạt danh hiệu gia đình văn hóa và xây dựng được 60 câu lạc bộ gia đình văn hóa. Đã có 86% dân cư vùng dân tộc thiểu số được phủ sóng phát thanh, 80% được phủ sóng truyền hình. Đời sống văn hóa, tinh thần của đồng bào nhờ vậy không ngừng được cải thiện [15]. 2.3.2. Kinh nghiệm đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Đăk Lắk Đắk Lắk là tỉnh nằm giữa khu vực Tây Nguyên (trước năm 2004, bao gồm cả tỉnh Đắk Nông) có 44 dân tộc anh em, dân số trên 1,8 triệu người, trong đó đồng bào DTTS chiếm trên 31% dân số của tỉnh. Sau hơn 20 năm cùng cả nước tiến hành sự nghiệp đổi mới theo các nghị quyết của Đảng, các lĩnh vực kinh tế xã hội của Đắk Lắk có những chuyển biến tích cực và đạt thành tự to lớn, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, cơ cấu đầu tư được tiếp tục 37 chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH, trong đó có sự phát triển cả chất và lượng của NNL. - Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 8,05%, trong đó nông - lâm nghiệp tăng 4,1%, công nghiệp - xây dựng tăng 21,3%, thương mại dịch vụ tăng 17,07%. Quy mô chất lượng nền kinh tế tiếp tục nâng lên, năm 2005 GDP đạt hơn 7.800 tỷ đồng, bình quân đầu người tính theo giá hiện hành đạt 4,55 triệu đồng, tính theo giá so sánh 1994 đạt 550,6 USD [45, tr.62, 65]. Năm 2005, tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm còn 64,38%, ngành công nghiệp - xây dựng 12,96%, ngành dịch vụ 22,66%. Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp lên hơn 20,92%, lao động nông nghiệp xuống còn 79,08% [6, tr.4]. Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Lắk lần thứ XIV nhiệm kỳ 2005-2010 đã xác định: "Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân" [9, tr.26-28]. Thực trạng đào tạo nghề cho lao động DTTS ở Đắk Lắk khá đa dạng, có nhiều mô hình trường phổ thông trung học, trung tâm giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, kể cả trường dân tộc nội trú. Để đẩy mạnh việc đào tạo nghề cho lao động người DTTS, cấp ủy Đảng và chính quyền cấc cấp của tỉnh Đắk Lắk đã dành ngân sách thích đáng đầu tư cho các trường, các cơ sở dạy nghề. Nâng cấp trường dạy nghề thanh niên dân tộc thành trường cao đẳng dạy nghề. Ban hành chính sách phát triển mạng lưới dạy nghề cho lao động nông thôn và lao động là người DTTS. Hàng năm trích ngân sách để bổ sung vào quỹ giải quyết việc làm, hỗ trợ chi phí đào tạo nghề, đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động [9, tr.46]. Đối với lực lượng công nhân viên chức: - Trong tổng số 29.149 CNVC có 3.518 là người DTTS, chiếm 12,1% - Trong tổng số 15.458 CNVC có trình độ chuyên môn có 546 người DTTS, chiếm 3,5%; có 10/250 thạc sỹ, chiếm 4%; có 4/60 tiến sỹ, chiếm 6,7% [43, tr.63]. 38 - Về giải quyết việc làm: Năm 2005, số lao động được giải quyết việc làm mới là 31.752 người (trong đó lao động là người đồng bào DTTS là 9.430 người), đạt 100,8% kế hoạch năm và đạt 101,12% so với năm 2004, chia ra: + Công nghiệp và xây dựng: 10.312 người (DTTS: 1.147 người). + Nông lâm, ngư nghiệp: 12.870 người (DTTS: 7.935 người). + Thương mại dịch vụ: 8.210 người (DTTS: 278 người). + Hành chính sự nghiệp: 360 người (DTTS: 70 người). Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 3,46%, giảm 0,03% so với năm 2004, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn đạt 82,5%, tăng 1,58% so với năm 2004. Năm 2005 sự chuyển dịch cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế theo hướng tích cực, giảm dần tỷ lệ lao động làm việc trong ngành nông, lâm nghiệp, tăng dần tỷ lệ làm việc trong các ngành công nghiệp và xây dựng, thương mại và dịch vụ [36]. Có được kết quả như trên, cùng với công tác lãnh đạo điều hành của Đảng và chính quyền, có chính sách hỗ trợ đúng mức, tỉnh Đắk Lắk đã thực hiện đào tạo nghề cho lao động và đồng bào DTTS với nội dung chương trình phù hợp và quan tâm ngay từ khâu tuyển chọn học viên, cụ thể: - Xây dựng nội dung chương trình giảng dạy và tổ chức quản lý phù hợp với tâm sinh lý của học viên DTTS. - Giáo viên giảng dạy có sự am hiểu, biết tiếng của dân tộc địa phương, nắm bắt được diễn biến tâm lý, tình cảm và gần gũi với học viên. - Việc vừa dạy quốc ngữ, vừa dạy ngôn ngữ của đồng bào DTTS làm tăng hiệu quả giáo dục và đào tạo nghề cho học viên là người DTTS. - Thực hiện sự quan tâm phù hợp và công bằng trong việc tuyển chọn học viên đầu vào cũng như trong thi cử, trong giảng dạy học phải gắn học với hành (tai nghe, mắt thấy, tay sờ và làm theo); đừng quá nặng về chính sách ưu 39 tiên sẽ làm cho học viên DTTS ỷ lại, chây lời học tập. Chỉ hỗ trợ ưu tiên về kinh phí, tạo môi trường thuận lợi trong quá trình ăn ở, học tập... không nên có sự ưu tiên về điểm, về kiến thức. - Về chính sách, Đắk Lắk thực hiện không phân biệt là DTTS tại chỗ hay DTTS nơi khác đến, đã tạo được sự đồng thuận, chia sẻ và đoàn kết thi đua đối với các DTTS anh em cùng sinh sống, học tập, làm việc trên địa bàn tỉnh. 2.3.3. Một số vấn đề rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh Qua kinh nghiệm phát triển NNL của một số địa phương mà tỉnh Kon Tum có thể nghiên cứu áp dụng để phát triển NNL cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đặc biệt là CNH, HĐH ở địa phương, nhất là vấn đề phát triển nâng cao đời sống của vùng đồng bào DTTS, trong đào tạo nghề, nâng cao chất lượng NNL đối với thanh niên DTTS... Vì các tỉnh trên có những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, nguồn lao động... tương đồng với tỉnh Kon Tum có thể vận dụng. Một số kinh nghiệm có thể rút ra cho tỉnh Kon Tum như sau: - Thứ nhất, cần ổn định quy mô dân số, phân bố và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực; giảm tỷ lệ sinh tự nhiên, tiếp nhận dân di cư một cách có kế hoạch, hạn chế di cư tự do. - Thứ hai, điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn lao động cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng một tỷ lệ thích hợp giữa lao động có trình độ cao đẳng đại học, trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật. - Thứ ba, điều chỉnh cơ cấu NNL theo ngành gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH bằng cách: phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản để nâng cao giá trị hàng hoá và thu hút lao động từ khu 40 vực nông nghiệp; khôi phục và phát triển làng nghề, tiểu thủ công nghiệp; phát triển mạnh mạng lới dịch vụ nông thôn như cung ứng vật tư kỹ thuật, giống, cây, con, sơ chế, sửa chữa điện nước, công cụ sản xuất, dịch vụ thông tin, tiêu thụ sản phẩm ở các thị xã, trung tâm cụm xã để dịch chuyển dần lao động thuần nông. Sử dụng tốt lực lượng lao động tại chỗ trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch giãn dân và tiếp nhận lao động từ ngoài tỉnh theo các dự án kinh tế. - Thứ tư, phải tiếp tục chỉ đạo phát triển quy mô, mạng lưới trường, lớp ở các cấp, ngành học từ mầm non đến THPT; trong đó chú trọng duy trì, củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống trường PTDTNT theo hướng trường quốc gia; thực sự là nơi tạo nguồn đào tạo cán bộ người DTTS. - Thứ năm, tăng vốn đầu tư nguồn kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình dự án khác cho hệ thống trường PTDTNT và bán trú; cử tuyển học sinh dân tộc thiểu số để đào tạo ở các trường; cần có chế độ đại ngộ cho giáo viên dạy song ngữ; cấp kinh phí in ân tài liệu dạy tiếng dân tộc, văn hóa dân tộc, tri thức địa phương. - Thứ sáu, quan tâm, phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao đời sống vật chất và tinh thần để nhân dân luôn vững tin vào sự lãnh đạo của Đảng, và làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch; tích cực bảo vệ và vun đắp những thành tựu đã đạt được là việc làm thiết thực đòi hỏi Cấc cấp ủy, Chính quyền, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở cần tập trung thực hiện có hiệu quả về các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số. - Thứ bảy, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông - lâm nghiệp theo hướng đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng; dựa vào việc quản lý, bảo vệ rừng để nâng cao đời sống đồng bào thông qua việc thực hiện đề án giao khoán rừng cho hộ gia đình với cộng đồng thôn, buôn. Chương 2 Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển 41 kinh tế - xã hội ở Kon Tum 2.1. Đặc điểm kinh tế - xã hội của Kon Tum 2.1.1. Về điều kiện tự nhiên Kon Tum là tỉnh miền núi vùng cao, biên giới nằm ở phía Bắc Tây Nguyên trong toạ độ địa lý từ 1070 20’ 15’’ đến 1080 32’ 30’’ kinh độ Đông và từ 13055’ 10’’ đến 150 27’15’’ vĩ độ Bắc, có diện tích tự nhiên 9.676,5 km2 , chiếm 31% diện tích toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài biên giới 142 km), phía Nam giáp tỉnh Gia Lai (203km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía Tây giáp hai nước Lào và Cămpuchia (có đường biên giới chung dài 280,7 km). Tổ chức hành chính gồm 01 thị xã và 8 huyện ( thị xã Kon Tum; huyện ĐăkGlei, Ngọc Hồi, Đăk Tô, Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy, Konplong, Tumơ rông). - Về địa hình: Phần lớn lãnh thổ Kon Tum nằm ở phía Tây Trường Sơn, địa hình có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Nhìn chung địa hình ở đây đa dạng; đồi núi cao nguyên, vùng thung lũng xen kẽ nhau. Đồi núi chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, có nhiều đỉnh núi cao hơn 2.000m như: đỉnh núi Ngọc Linh cao 2.598m. - Về khí hậu: Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, có hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 11; mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, thời tiết nắng nóng, hanh khô, ít có mưa, kết hợp với gió mùa Đông Bắc. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.722mm, nhiệt độ trung bình 22 - 230 C, nhiệt độ thay đổi theo địa hình, cứ cao lên 100m thì nhiệt độ giảm xuống 0,6 0 C; biên độ nhiệt trong ngày dao động rất lớn, nhất là mùa khô từ 8 - 100 C, điều này ảnh hưởng đến các công trình xây dựng. Độ ẩm hàng năm từ 78% đến 81% [24, tr32]. 42 - Về thổ nhưỡng: Kon Tum bao gồm nhiều loại đất, feralit có độ phì tự nhiên cao thích hợp trồng các loại cây công nghiệp dài ngày. - Khoáng sản: Kon Tum rất đa dạng về cấu trúc địa chất và khoáng sản. Trên địa bàn có 21 phân vị địa tầng và 19 phân hệ mắc ma đã được các nhà địa chất nghiên cứu xác lập, hàng loạt các loại khoáng sản như: sắt, crôm, vàng, nguyên liệu chịu lửa, đá quý, kim loại phóng xạ v.v.. - Tài nguyên nước: Chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phí Bắc và phía Động Bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết, bao gồm: sông Sê San: do hai nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri, huyên Đăk Tô; nhánh Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ núi Ngọc Linh. Nhìn chung, nguồn nước, chất lượng nước thuận lợi cho việc xây dựng các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, khai thác, sử dụng nước giải khát và chữa bệnh. Rừng và tài nguyên rừng: đến năm 2005 diện tích đất lâm nghiệp của Kon Tum là 662.872,76 ha, chiếm 68,5% diện tích tự nhiên. 2.1.2. Về kinh tế- xã hội Kinh tế duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, chuyển dịch cơ cấu cơ bản đúng hướng; thu ngân sách trên địa bàn đạt mục tiêu đề ra. Tổng sản phẩm (GDP) bình quân hàng năm tăng 11%, giai đoạn 2000 - 2005 tỷ trọng cộng nghiệp - xây dựng tăng từ 15,69% lên 19,04% thương mại dịch vụ tăng từ 38,05% lên 38,58%; nông lâm thuỷ sản từ 45,89% giảm xuống 42,38%. Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh liên tục tăng qua các năm; chi ngân sách đã ưu tiên cho đầu tư phát triển bình quân hàng năm tăng 38,2% [39, tr12]. Nông nghiệp: tập trung phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá và có những chuyển biến tích cực, tốc độ tăng trưởng bình quân 9,15% / năm. Tỉnh đã quan tâm phát triển một số loại cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt. Công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến công được tăng cường 43 và thực hiện có kết quả. Chương trình kiên cố hóa kênh mương và khai hoang mở rộng diện tích đất canh tác được đẩy mạnh, diện tích lúa nước hai vụ tăng 1,75 lần so với năm 2000. Dự kiến trong giai đoạn 2006- 2010 khu vực này có mức tăng trưởng 11% (cao hơn giai đoạn 2001- 2005 khoảng 2%) [39, tr.92]. Công nghiệp - xây dựng: tăng cao, bình quân hàng năm đạt 16,76% nhiều cơ sở sản xuất cộng nghiệp được xây dựng mới, mở rộng về quy mô; có một số doanh nghiệp nước ngoài liên doanh đầu tư sản xuất, kinh tế tư nhân đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần tăng ngân sách và giải quyết việc làm cho người lao động. Ngoài các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi, giao thông do Trung ương đầu tư, một số công trình thuỷ điện nhỏ, đường biên giới, đường đến trung tâm xã được Tỉnh đầu tư xây dựng, nâng cấp; mạng lưới điện đến 100% số xã với trên 90% số hộ được sử dụng điện. Việc mở rộng đô thị và phát triển kinh tế đô thị được quan tâm đầu tư, xây dựng, đã hoàn thành quy hoạch chi tiết và đang tiến hành đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu của các khu, cụm công nghiệp Hoà Bình, Sao Mai, Đăkbla; và một số hạng mục khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y đã đưa vào sử dụng bước đầu phát huy hiệu quả. Nhiều thị trấn, huyện lỵ được quy hoạch, xây dựng mới góp phần làm thay đổi đáng kể diện mạo chung của tỉnh [39, tr.14]. Dự kiến trong giai đoạn 2006 - 20010 tăng trên 23% (tăng cao hơn tốc độ tăng giai đoạn 2001-2005 khoảng 6%) [39, tr.94]. Thương mại - dịch vụ: có bước phát triển, tăng đều qua các năm và từng bước được được mở rộng đến các xã vùng sâu, vùng xa. Thị trường xuất khẩu tiếp tục được mở rộng, kim ngạch xuất khẩu vượt 24% so với mục tiêu đề ra. Hoạt động bưu chính, viễn thông có bước chuyển biến mạnh trong việc hiện đại hoá trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật, góp phần nâng số dân được 44 sử dụng điện thoại lên bình quân 7,2 máy/100 dân. Lượng khách du lịch nội địa đến tỉnh hàng năm tăng 24,5 %. Giai đoạn 2006 - 2010 tốc độ tăng trưởng của ngành thương mại dịch vụ sẽ cao hơn vì sự thông thương giữa Kon Tum và các tỉnh thuận lợi hơn giai đoạn trước; quan hệ hữu nghị và hợp tác lâu dài với các tỉnh nam Lào, mở rộng quan hệ kinh tế với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan và các đối tác khác thông qua cửa khẩu quốc tế Bờ Y sẽ được củng cố và tăng cường; tỉnh có thêm nhiều cơ hội mới trong khai thác phát triển du lịch gắn với lễ hội dân tộc, lịch sử, sinh thái của tỉnh, đặc biệt là du lịch Măng Đen, du lịch qua cửa khẩu Bờ Y; công tác xúc tiến thương mại, du lịch, tìm đầu ra cho sản phẩm, thị trường nông thôn được chú trọng hơn. Trong giai đoạn 2006 - 2010 dự kiến nhóm ngành thương mại - dịch vụ tăng trên 15% lớn hơn tốc độ tăng giai đoạn 2001 - 2005 khoảng 4%. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) năm 2010 (theo giá 1994) năm 2010 sẽ là 2.600.000 tỷ đồng gấp 2,05 lần tổng sản phẩm năm 2005, nghĩa là tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt trên 15%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2010 sẽ là: nông- lâm - thuỷ sản:37 -38%; công nghiệp - xây dựng:25-26%; thương mại - dịch vụ: 36 - 37% [39, tr.96]. Công tác xoá đói giảm nghèo: được triển khai tích cực có kết quả, nâng cao thành quả công tác định canh, định cư, giải quyết đất ở, đất sản xuất, nhà ở, nước sạch sinh hoạt, nước sản xuất cho hộ nghèo, hộ đồng bào DTTS được quan tâm chỉ đạo, góp phần xoá hết hộ đói kinh niên, giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 32, 85% xuống 9,23%, thu nhập bình quân đầu người đạt 289 USD, 266 kg lương thực. 2.1.3. Về kết cấu hạ tầng + Về giao thông: Kon Tum có đường Hồ Chí Minh nối với các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam; quốc lộ 24 đi Atôpư (Lào). Mạng lưới giao thông đường bộ thời gian qua 45 đã được quan tâm đầu tư nâng cấp, nhờ đó chất lượng phục vụ của các công trình giao thông đã được nâng lên. Mạng lưới giao thông liên huyện, liên xã và các tuyến nội thị, thị trấn, giao thông nông thôn cơ bản đáp ứng được nhu cầu đi lại. Đến năm 2005 toàn tỉnh 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm xã. Hiện nay toàn tỉnh có 3.444,6 km đường giao thông bộ, trong đó quốc lộ 389,3 km, tỉnh lộ 353 km và 2702,3 km là đường huyện, thôn xã và nội đồng. Nhìn chung hệ thống đường giao thông bộ của tỉnh chất lượng còn thấp, việc đi lại vào mùa mưa gặp rất nhiều khó khăn. Mạng lưới giao thông đường thuỷ ít, khó khai thác do hệ thống sông nhỏ hẹp, dốc, nước chảy siết nhiều thác ghềnh. Hiện tại chỉ có thể khai thác giao thông đường thuỷ thuận lợi từ sông Đăk Bla đi lòng hồ Yaly. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn hai đường băng của hai sân bay được xây dựng từ trước năm 1975, sử dụng cho mục đích quân sự. Hiện tại chỉ sử dụng được cho máy bay trực thăng, chưa khai thác phục vụ cho máy bay dân dụng. - Về thuỷ lợi: Công tác thuỷ lợi của tỉnh trong những năm qua đã có những bước phát triển khá nhanh. Tỉnh đã xây dựng được nhiều công trình, với những quy mô phương án kỹ thuật phức tạp, diện tích tưới của các công trình không ngừng tăng lên, đóng góp một phần quan trọng đối với phát triển sản xuất nông nghiệp. Toàn tỉnh hiện có 29 công trình xây dựng cơ bản, 130 công trình tiểu nông và hàng trăm công trình tạm, đảm bảo tưới cho 14.490 ha đất gieo trồng. - Về giáo dục và đào tạo: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo tiếp tục phát triển và đạt được nhiều kết quả. Quy mô các ngành học, bậc học được mở rộng; tỷ lệ học sinh huy động đến lớp đạt cao; đã khắc phục cơ bản tình trạng thiếu giáo viên ở vùng sâu, vùng xa; chất lượng dạy và học được nâng lên một bước. Đến năm 2005: 100% số xã, phường được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học và 26,31% số xã, phường được công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở [8, tr.200] 46 Hoạt động khoa học - công nghệ đã tập trung nghiên cứu chuyển giao ứng dụng các thành tựu khoa học trong lĩnh vực nông - lâm nghiệp, xúc tiến nghiên cứu các đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn; bước đầu tiến hành điều tra, khảo sát, nghiên cứu một số loại khoáng sản. - Về y tế: Công tác y tế, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân có bước tiến bộ. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được tăng cường về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ y, bác sĩ (81% số xã có trạm y tế kiên cố, bán kiên cố; 48% số xã có bác sĩ). Đến năm 2005 toàn tỉnh có 114 cơ sở y tế, trong đó có 8 bệnh viện; 9 phòng khám đa khoa khu vực; 1 bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng: 92 trạm y tế xã phường và 1 trại phong. Tổng số giường bệnh là 1.400 và 1.200 cán bộ biên chế ngành y tế [8, tr.205]. - Về văn hoá - thể thao: Nhiều công trình văn hoá, phúc lợi xã hội được đầu tư xây dựng. Các di tích lịch sử, văn hoá được bảo vệ và từng bước được tôn tạo. Văn hoá vật thể, phi vật thể đặc sắc của các dân tộc thiểu số được khôi phục và phát triển. Công tác phát thanh - truyền hình, nhất là chương trình bằng tiếng dân tộc thiểu số (Ba Na, Xê Đăng, Jẻ Triêng) được duy trì và nâng dần về chất lượng. Phong trào thể dục thể thao, rèn luyện sức khoẻ có nhiều tiến bộ. Đến nay 100% số hộ được phủ sóng phát thanh; 85% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% số xã được cấp phát Báo Nhân dân, Báo Kon Tum. Tuy nhiên, nền kinh tế ở Kon Tum đang còn gặp nhiều khó khăn: xuất phát điểm nền kinh tế thấp, cơ cấu kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhỏ bé và lạc hậu, kết cấu hạ tầng yếu kém và thiếu đồng bộ. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Nhưng với vị trí địa lý - kinh tế và những thế mạnh tiềm năng đất đai, khoáng sản, điều kiện tự nhiên thuận lợi nêu trên, cùng với việc Nhà nước đang tập trung ưu tiên đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng 47 kinh tế, xã hội. Tỉnh Kon Tum trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ hội vươn lên mạnh mẽ với sức sống mới, vượt qua mọi khó khăn thử thách để phát triển một nền kinh tế - xã hội toàn diện, mở cửa và hiệu quả. 2.2. Thực trạng nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở Kon Tum 2.2.1. Về số lượng Dân số ở Kon Tum tăng dần qua các năm, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2002 - 2005 là 2,3 %. Tuy nhiên, nhờ đẩy mạnh công tác KHHGĐ nên tỉnh đã giảm được tỷ lệ sinh, theo đó tỷ lệ tăng dần tự nhiên đã giảm 2,55% (năm 2000) xuống còn 2,1% (năm 2005), có cơ cấu dân số trẻ, có sự tương đối cân bằng giữa nam và nữ. Tính từ mốc năm 2001 dân số tỉnh là 338.689 người, trong đó lực lượng lao động trong độ tuổi là 163.148 người, chiếm 48,17% dân số. Đến năm 2005 dân số toàn tỉnh là 377.007 người, lao động trong độ tuổi là 197.853 người chiếm 52,47% dân số. Tỷ lệ lao động nữ trong lực lượng lao động là 50,96% cả nước là 51,49%. Trong khi đó lực lượng lao động tiềm năng (từ 6 đến 14 tuổi) là 91.294 người, chiếm 24,25% dân số. Số người trên 60 tuổi là 18.287 người chiếm 4,86% dân số. Ước tính cứ 1 người bước ra khỏi độ tuổi lao động thì có 7 người thay thế [41, tr20]. Đây cũng là một lợi thế về tiềm năng để phát triển song cũng là sức ép đối với xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm, các yêu cầu xã hội khác rất lớn. Bảng 2.1: Quy mô dân số và nguồn lao động qua các năm Chỉ tiêu 2000 2001 2002 2003 2004 2005 * Dân số trung bình 327.570 338.698 348.650 357.421 366.720 377.007 * Chia theo giới tính + Nữ 162.780 168306 173446 177928 182872 188095 + Nam 164790 170392 175204 179493 183848 188912 * Chia theo khu vực + Thành thị 105050 107487 109918 112588 127035 130418 + Nông thôn 222520 231211 238732 244833 239685 246589 * Nguồn lao động 168472 171.103 176.506 189.847 193.654 207.620 * Số người trong độ tuổi lao động 160778 166148 169026 181277 184548 197853 48 + Có khả năng lao động 157361 159615 165411 177575 180637 193468 + Mất khả ănng lao động 3417 3533 3615 3702 3911 4205 * Ngoài độ tuổi lao động 11111 11488 11149 12272 13017 13972 + Trên tuổi lao động 6017 6221 6137 6770 7741 9157 + Dưới tuổi lao động 5094 5267 5012 5502 5276 4815 * Lao động làm việc 155419 157608 160358 172487 175409 180173 * % LĐ làm việc so với nguồn lao động 92,25 92,11 90,28 90,86 90,58 86,78 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2005. Qua bảng số liệu cho thấy dân số ở thành thị tăng nhanh hơn ( 24,1% năm 2005 so với năm 2000) khu vực nông thôn (10, 8%) nhưng dân số Kon Tum vẫn tập trung phần lớn ở vùng nông thôn phản ánh trình độ phát triển kinh tế của tỉnh còn thấp; số người thất nghiệp ngày càng tăng từ 7,75% (năm 2000) lên 13,22% năm 2005 đây là bài toán đối với các cơ ban ngành của tỉnh cần giải quyết. Dân số trong độ tuổi lao động từ 15 đến 60 tuổi của Kon Tum chiếm tỷ lệ cao (40% dân số), lực lượng lao động tiềm năng từ 6 đến 14 tuổi chiếm 38% dân số và người trên 60 tuổi chiếm 22%. Riêng một số huyện: Đakglai, Tumơrông, Konplong, lực lượng lao động từ 0 đến 14 tuổi chiếm tỷ lệ rất cao 52% trong khi đó số người trong độ tuổi lao động là 43% [24]. Qua nghiên cứu và đánh giá quy mô dân số dân số ở Kon Tum cho they NNL tiềm năng của tỉnh rất dổi dào, thể hiện ở cơ cấu dân số trẻ, dân số thành thị có xu hướng tăng lên, đây được xem là một thế mạnh của NNL trong phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng của NNL, nên những năm qua Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân, các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao chất 49 lượng NNL để thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum. 2.2.2. Về cơ cấu nguồn nhân lực Qua số liệu thống kê cho thấy, cơ cấu lao động thay đổi theo ngành kinh tế theo hướng tăng dần lao động ở ngành CNXD - TMDV. Trong 6 năm lực lượng lao động ở các ngành CNXD; TMDV tăng lên cả số lượng tuyệt đối và số lượng tương đối. Lao động ở CNXD; TMDV từ 28.441 người lên 41.049 người (gấp 1,44 lần), tương ứng với tỷ lệ là 18,29% và 22,77%. Lao đông trong nông nghiệp giảm về tỷ lệ từ 81,7% còn 77,21% nhưng lại tăng về số lượng. Bảng 2.2: Lực lượng lao động đang làm việc phân theo các ngành kinh tế Năm Tổng số(người) Số lượng (người) Tỷ lệ % Nông nghiệp CNXD TMDV NN CNXD TMDV 2000 155419 126978 8277 20164 81,7 5,32 12,97 2001 157608 127034 9253 21321 80,6 5,87 13,52 2002 160358 127745 9613 23000 79,66 5,99 14,34 2003 172487 135748 11536 23203 78,7 6,68 13,54 2004 174455 137599 11176 25680 78,87 6,40 14,72 2005 180173 139124 11521 29528 77,21 6,39 16,38 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2005. Ngoài việc tăng dân số tự nhiên hàng năm còn cao: 2,1% năm 2005 và sự gia tăng dân số cơ học làm tăng lực lượng lao động trẻ và mức tăng lao động cơ học này sẽ còn duy trì ở mức độ cao ở những năm đến, đặc biệt vài năm gần đây giá cà phê, cao su, mì… tương đối cao và ổn định cũng như khả năng rút bớt lao động ra khỏi ngành nông - lâm nghiệp có hạn, điều đó lý giải vì sao có sự gia tăng liên tục của lực lượng lao động nông nghiệp. Bảng 2.3: Cơ cấu lao động trong các thành phần kinh tế 50 Khu vực ĐV 2001 2002 2003 2004 2005 Quốc doanh % 12,59 12,85 13,14 13,47 13,66 Ngoài quốc doanh % 87,05 87,15 86,86 86,53 86,34 Vốn đầu tư nước ngoài % 0 0 0 0 0 Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2005. Kon Tum là tỉnh nghèo nhưng chưa thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, không có lao động ở lĩnh vực có vốn đầu tư nước ngoài. Đáng lưu ý, khi chuyển sang phát triển kinh tế hàng hoá hoạt động theo cơ chế thị trường định hướng XHCN, đáng lý, lực lượng lao động ở khu vực nông nghiệp (Trung ương, địa phương), giảm cả về giá trị sản xuất và lực lượng lao động, khu vực kinh tế tư nhân và cá thể tăng lên về số lượng và tỷ trọng thì ở Kon Tum tình hình ngược lại. Lao động khu vực nhà nước tăng từ 12,95% lên 13,66%, còn lực lượng lao động ngoài quốc doanh lại giảm từ 87,05% còn 86,34%. Cũng giống như các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên, dân số Kon Tum sống tập trung hầu hết ở khu vực nông thôn (năm 2005 là 68%), tỷ lệ dân số thành thị là 32,0% [8]. Hiện nay số dân thành thị có xu hướng tăng lên, nguyên nhân do thành lập một số huyện mới như: Kon Rẫy, Tumơrông và thành lập mới một số phường. Sự mở rộng các trung tâm văn hóa buôn bán dịch vụ trên địa bàn thị trấn, thị tứ; do quá trình di dân từ nông thôn về thành thị để làm ăn sinh sống và học tập. Sự gia tăng dân cư ở thành thị và nông thôn như trên cho thấy rằng đã có dấu hiệu quan trọng thể hiện sự chuyển biến từ một nền kinh tế tự cấp, tự túc sang nền kinh tế hàng hóa, đó là điều kiện tốt để đưa nền kinh tế của tỉnh phát triển lên một bước. Qua sự phân tích về cơ cấu nguồn nhân lực lao động trong các ngành kinh tế, thành phần và khu vực kinh tế của tỉnh phản ánh nền kinh tế ở Kon 51 Tum kém phát triển nền kinh tế vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt chưa phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; chưa thu hút được vốn đầu tư từ nước ngoài đây là điều khó khăn cho phát triển kinh tế và khi tham gia vào kinh tế thị trường mặt khác nó cũng hạn chế việc giải quyết lao động việc làm của tỉnh. 2.2.3. Về chất lượng 2.2.3.1. Thể trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Với những thành tựu đạt được về kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là từ khi đổi mới đến nay, đời sống mọi mặt của nhân dân ta được cải thiện rõ rệt. Theo đó tình trạng sức khoẻ cũng được nâng lên. Tuy nhiên so với các nước trong khu vực thì thực trạng thể lực con người Việt Nam vẫn còn kém so với chiều cao và cân nặng. Tỉnh Kon Tum cũng không nằm ngoài thực trạng đó; có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên trong đó lưu ý có nguyên nhân là do chưa đảm bảo an toàn về dinh dưỡng và chưa chăm sóc tối ưu về y tế. - Tình trạng thiếu dinh dưỡng cũng như khả năng chăm sóc y tế cộng đồng hiện nay đã và đang tác động xấu đến sự phát triển thể lực sức khoẻ và hạn chế phát triển trí tuệ, ảnh hưởng đến sức lao động hiên tại và tương lai. Năm 2005 sản lượng lương thực bình quân đầu người là 266,2kg (trong đó chỉ có 174,6 kg lúa còn lại là lương thực có hạt ). Vì thế, tình hình lương thực chưa đảm bảo đầy đủ (không kể thị xã Kon Tum, cao nhất là Konplong đạt 415,4 kg thóc/ người/ năm, thấp nhất là Sa Thầy, Đăk Tô với 178,4kg và 171,3 kg thóc/ người/ năm). Bữa ăn chủ yếu là lương thực, chưa đảm bảo cơ cấu hợp lý giữa lương thực và thực phẩm, nên chưa đủ dinh dưỡng trong bữa ăn.Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến thể lực, đến năng suất và hiệu quả sử dụng của NNL. 52 - Về công tác chăm sóc sức khoẻ tuy có tiến bộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 2,5% năm 2000 còn 2,1% năm 2005; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 34,4% năm 2001 còn 27,6 % vào năm 2005, nhưng vẫn là chỉ số cao so với các tỉnh miền núi trong cả nước. Cơ sở mạng lưới y tế có được cũng cố tăng khả năng khám chữa bệnh cho nhân dân, nhưng nhìn chung cơ sở khám chữa bệnh từ tuyến huyện đến cơ sở vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, năng lực đội ngũ y, bác sỹ còn hạn chế, bất cập (có 81% trạm xá xã là trạm kiên cố, bán kiên cố, mới 48% số xã có bác sỹ). Nhân dân các dân tộc thiểu số, người vùng sâu, vùng xa ít có điều kiện được khám và chăm sóc sức khoẻ, ít được tiếp cận các dịch vụ y tế tiên tiến, chất lượng khám chữa bệnh còn nhiều mặt đáng quan tâm [41, tr35]. Nhìn chung, mạng lưới y tế được xây dựng củng cố và kiện toàn từ tỉnh đến cơ sở, đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn sâu và trang thiết bị hiện đại cùng với việc nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý điều hành là những nhân tố quan trọng giúp nâng cao nhân lực và chất lượng khám, chữa bệnh, đáp ứng được ngày càng tốt hơn công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe của người lao động trong tỉnh. Tuy nhiên hiện nay vẫn còn những khó khăn đối với người lao động ở cách xa trung tâm xã, huyện ít có điều kiện khám và chăm sóc sức khỏe chưa được đảm bảo, đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe củng như tuổi thọ của người lao động. - Đời sống văn hoá tinh thần của các tầng lớp nhân dân được cải thiện, văn hoá dân tộc được chú ý bảo tồn, phát huy, phong trào rèn luyện sức khoẻ có tiến bộ. Công tác xã hội hoá thể dục thể thao; văn hoá, văn nghệ được xã hội quan tâm và hưởng ứng ngày càng tăng. Đến nay 100% số hộ phủ sóng phát thanh, 85% số hộ được phủ sóng truyền hình; 100% số xã được cấp phát báo Nhân dân, báo Kon Tum và một số báo khác. 53 Tuy nhiên, đời sống văn hoá của nhân dân vẫn còn nghèo nàn và thiếu bất cập, phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển chưa đồng đều và hiệu quả chưa cao. Theo tính toán của Sở Văn hoá - Thông tin, thì bình quân mỗi năm một người dân được xe phim 4 lần; được 0,5 bản sách; 2 tờ tạp chí, báo; xem nghệ thuật chuyên nghiệp được 0,3 lượt, hưởng thụ tại chỗ (tổ chúc lễ hội, văn nghệ phong trào) 3 lần/năm. Nhân dân chỉ biết hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cách mạng qua các đội chiếu phim lưu động; nghệ thuật chuyên nghiệp đến với làng xã còn quá ít ỏi. 2.2.3.2. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Trong các năm qua sự nghiệp giáo dục đào tạo của tỉnh có bước phát triển. Cơ sở trường lớp có sự tăng về số lượng và cơ sở thiết bị, sĩ số học sinh tăng nhanh. Bình quân 3 người dân có một người đi học. Đến năm 2000 tỉnh được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ. Đến nay đã có 43 xã phường thị trấn được cộng nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Tuy vậy, qua kiểm định chất lượng học lực của học sinh năm học 2005 -2006 của sở Giáo dục - Đào tạo cho thấy thực trạng chất lượng học sinh còn nhiều mặt yếu kém so với yêu cầu nhất là chất lượng dạy văn hoá ở các trường vùng ven, vùng xã và học sinh dân tộc thiểu số. Qua khảo sát nhiều lớp 3, học sinh không đọc hiểu được đề để làm bài, ở một số lớp 5 học sinh chưa đọc hiểu tiếng việt chiếm tỷ lệ cao (từ 15- 30 %). Điều này đáng lo lắng không chỉ cho chất lượng giáo dục phổ thông mà cả chất lượng của nguồn nhân lực tương lai. Bản thân lực lượng lao động của tỉnh về mặt cơ cấu trình độ học vấn, thì số người chưa biết chữ và chưa tốt nghiệp tiểu học chiếm tỷ lệ cao. Tỷ lệ này giảm chưa đáng kể: năm 2001 là 42,48% giảm còn 30,56% năm 2005. 54 Các trường hợp này chủ yếu là đã qua tuổi vận động xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học. Bảng 2.4: Cơ cấu trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Đơn vị tính: % 2001 2002 2003 2004 2005 Không biết chữ 14,25 14,0 13,8 13,0 13,0 Chưa tốt nghiệp cấp 1 28,23 28,44 24,95 17,56 17,56 Tốt nghiệp cấp 1 29,93 28,8 31,06 32,94 32,94 Tốt nghiệp cấp 2 15,28 15,42 16,27 19,75 19,75 Tốt nghiệp cấp 3 12,31 13,35 14,54 16,75 16,75 Nguồn: Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Kon Tum. Điều đó cho thấy mặt bằng trình độ học vấn của nguồn nhân lực là rất thấp khi tham gia vào quá trình lao động. Đòi hỏi phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục đào tạo thì mới có thể cải thiện một cách căn bản chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh xét ở khía cạnh học vấn. 2.2.3.3. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Đến cuối năm 2005, tỉnh Kon Tum có 21% lao động làm việc qua đào tạo (cả nước là 25%). Số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật tập trung chủ yếu ở khối hành chính sự nghiệp và lao động công nghiệp. Lao động nông nghiệp hầu như chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật mặc dù lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nguồn nhân lực. Sự hạn chế về thể lực, sức khoẻ, trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật của nguồn lao động tỉnh khó có thể đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Bảng 2.5: Lực lương lao động theo trình độ chuyên môn Đơn vị tính: % 55 Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 Không có chuyên môn kỹ thuật 83,34 85,90 82,00 80,00 79,00 Có trình độ sơ cấp học nghề 2,30 6,02 6,60 7,40 7,80 Tỷ lệ công nhân kỹ thuật có bằng trở lên 6,63 8,08 11,40 12,60 13,20 Tỷ lệ lao động qua đào tạo chung 8,93 15,10 18,00 20,00 21,00 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 4,08 5,94 5,36 5,50 5,00 Tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở nông thôn 78,89 77,99 81,12 78,48 80,50 Nguồn: Sở Lao động- Thương binh và xã hội tỉnh Kon Tum. Bản thân lực lượng lao động qua đào tạo cũng thể hiện sự mất hợp lý trong cơ cấu trình độ chuyên môn được đào tạo. Đó là, trong khi lực lượng lao động là CNKT chiếm 13,68% so với tổng số lao động qua đào tạo, cấp cơ sở là 15,60% thì THCN là 61,0%, CĐ-ĐH là 25%, trên ĐH là 0,32%. Đây không phải là cơ cấu trình độ lao động qua đào tạo hợp lý và tiến bộ. Nó biểu hiện của tình trạng thiếu cả thầy của lực lượng lao động của tỉnh. 2.2.3.4. Tình hình xóa đói, giảm nghèo nâng cao mức sống cho người dân Công tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh trong những năm qua được Đảng và Nhà nước quan tâm xây dựng. Hệ thống kết cấu hạ tầng các xã nghèo, đặc biệt khó khăn, biên giới được đầu tư xây dựng cơ bản làm thay đổi diện mạo nông thôn: tính đến 11/2004 có 14.671 hộ nghèo được hưởng các chính sách ưu đãi về y tế, giáo dục, pháp lý, an sinh xã hội, hỗ trợ giải quyết khó khăn, tạo điều kiện để bà con phát triển sản xuất, chăn nuôi, tăng thu nhập, tạo ra sự thay đổi lớn về mặt nhận thức, góp phần sớm thoát nghèo, ổn định và phát triển. Đến nay tỉnh không còn hộ đói kinh niên; tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh; số hộ tái nghèo ít. Trong 5 năm toàn tỉnh đã giảm 13.672 hộ nghèo, (theo tiêu chuẩn cũ). Đến 2005, toàn tỉnh chỉ còn7.468 hộ nghèo, chiếm 9,69% số hộ toàn tỉnh, trong đó, hộ dân tộc thiểu số có 6.144 hộ [5]. 56 Tuy nhiên, một bộ phận hộ nghèo còn đói giáp hạt, số hộ thoát nghèo hàng năm chưa đảm bảo tính bền vững, có nguy cơ tái nghèo cao, hộ nghèo là người dân tộc thiểu số vẫn còn cao: năm 2004 toàn tỉnh có 9.702 hộ nghèo theo chuẩn cũ thì trong đó hộ dân tộc thiểu số có tới 8.359 hộ, chiếm 86,15% số hộ n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn Nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Kon Tum.pdf
Tài liệu liên quan