Luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945

Tài liệu Luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------**&**----------- LÊ THỊ QUỲNH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRONG CÁC SÁNG TÁC TRƢỚC NĂM 1945 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My Thái Nguyên năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC A- PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 0.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 5 0.2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 6 0.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Nhất Linh ....................................... 6 0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh ............... 9 0.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ...........................

pdf134 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM -----------**&**----------- LÊ THỊ QUỲNH NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRONG CÁC SÁNG TÁC TRƢỚC NĂM 1945 Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGỮ VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Lê Hồng My Thái Nguyên năm 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC A- PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................... 1 0.1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 5 0.2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................ 6 0.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Nhất Linh ....................................... 6 0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh ............... 9 0.3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ............................................................. 10 0.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 11 0.4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại ........................................................ 11 0.4.2. Phƣơng pháp so sánh .......................................................................... 11 0.4.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp ....................................................... 12 0.4.4. Phƣơng pháp lịch sử ........................................................................... 12 0.4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành ................................................... 12 0.4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả ......................................................... 12 0.4.7. Phƣơng pháp hệ thống ........................................................................ 13 0.5. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 13 0.6. Đóng góp của luận văn .......................................................................... 13 0.7. Cấu trúc của luận văn ........................................................................... 13 B - NỘI DUNG ........................................................................................... 15 Chƣơng 1: GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH ................................................................. 15 1.1. GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT ......................................... 15 1.1.1. Khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật" ..................................................... 15 1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật ......................................................... 16 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH .............................................................. 19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.2.1. Những biến đổi trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX ........................................................................................................ 19 1.2.1.1. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây ................................................ 19 1.2.1.2. Sự phổ biến và phát triển của chữ quốc ngữ .................................... 21 1.2.1.3. Khát vọng xây dựng một nền quốc văn mới của tầng lớp trí thức tân học đầu thế kỷ XX ................................................................... 23 1.2.2. Hành trình đến với văn học của Nhất Linh ......................................... 28 1.2.2.1. Nhất Linh - người nghệ sĩ đa tài, say mê văn học ............................ 28 1.2.2.2. Chuyến du học ở Pháp - Những thay đổi trong quan niệm xã hội và văn chương của Nhất Linh ..................................................... 31 1.2.2.3. Chủ trương “Tự sức mình làm ra những sáng tác có giá trị về văn chương”, "làm giàu văn sản trong nước”. ................................. 33 Chƣơng 2: QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NHẤT LINH TRƢỚC VÀ SAU KHI THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN ................................................... 39 2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRƢỚC KHI THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TRONG "NHO PHONG" VÀ "NGƢỜI QUAY TƠ") ................................................................................... 39 2.1.1. Ngôn ngữ trong "Nho phong" và "Người quay tơ "mang đậm dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại ...................................................... 39 2.1.1.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi trung đại .......................... 39 2.1.1.2. Ngôn ngữ "Nho phong” và "Người quay tơ” mang đậm dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại ........................................................... 41 2.1.2. Ngôn ngữ văn học của buổi giao thời ................................................. 48 2.1.2.1. Tính chất giao thời trong dùng từ, đặt câu ....................................... 48 2.1.2.2. Bước đầu có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật ......................................................................................... 51 2.1.2.3. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, chưa được cá tính hóa ................ 55 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.2. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRONG GIAI ĐOẠN THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TỪ "ĐOẠN TUYỆT" ĐẾN "BƢỚM TRẮNG") .............................................................................. 57 2.2.1. Ngôn ngữ trong "Đoạn tuyệt" và "Lạnh lùng" – “một lối văn giản dị, dễ hiểu, ít chữ nho, một lối v ă n thật có tính cách An Nam" ............................................................................................... 58 2.2.1.1. Ngôn ngữ trần thuật giản dị, mạch lạc, trong sáng .......................... 59 2.2.1.2. Ngôn ngữ miêu tả sinh động, tinh tế, giàu chất tạo hình .................. 66 2.2.1.3. Ngôn ngữ nhân vật bước đầu được cá tính hoá, phù hợp tính cách nhân vật ................................................................................. 76 2.2.2. Ngôn ngữ trong "Đôi bạn" và "Bƣớm trắng" mang tính hƣớng nội, đặc tả đời sống nội tâm nhân vật .................................................... 80 2.2.2.1. Ngôn ngữ kể chuyện nhập vào nội tâm nhân vật .............................. 81 2.2.2.2. Ngôn ngữ miêu tả gắn với cảm xúc, tâm trạng nhân vật ................. 85 2.2.2.3. Ngôn ngữ nhân vật biểu hiện chiều sâu nội tâm ............................... 88 Chƣơng 3: MỘT SỐ ĐẶC SẮC TRONG NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH ............................................................... 100 3.1. TẠO SẮC THÁI NGÔN NGỮ CỦA TẦNG LỚP THỊ DÂN TRUNG LƢU ............................................................................................................100 3.2. CÓ NHỮNG KẾT HỢP TỪ MỚI TẠO CẢM GIÁC ÊM ÁI NGỌT NGÀO .........................................................................................................105 3.3. DÙNG NHIỀU TÍNH TỪ DIỄN TẢ NHỮNG CẢM GIÁC MONG MANH .........................................................................................................108 3.4. NHỮNG SO SÁNH ĐẸP, BAY BỔNG, TINH TẾ VÀ GỢI CẢM ..............112 C - KẾT LUẬN ......................................................................................... 121 PHỤ LỤC ................................................................................................. 123 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 128 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên A- PHẦN MỞ ĐẦU 0.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 0.1.1. Ngôn ngữ“là yếu tố thứ nhất của văn học” (M. Go-rơ-ki) [69;215], “là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn" [69; 215]. Từ ngôn ngữ nghệ thuật đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn là con đƣờng tiếp nhận văn học phù hợp với bản chất của nghệ thuật ngôn từ. 0.1.2. Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930- 1945, Tự lực văn đoàn là "nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của nền văn học Việt Nam hiện đại" (Hoàng Xuân Hãn). Trong Tự lực văn đoàn, Nhất Linh là ngƣời sáng lập, ngƣời điều hành, đồng thời cũng là cây bút trụ cột của nhóm. Mặc dù sáng tác không nhiều, nhƣng Nhất Linh đã "vạch ra một con đường riêng", cách tân mạnh bạo trong các sáng tác cả về nội dung và nghệ thuật, góp phần tạo danh tiếng cho tổ chức văn học này. Nhất Linh và Tự lực văn đoàn "đã có những đóng góp lớn vào nghệ thuật tiểu thuyết và tính hiện đại của tiểu thuyết, đóng góp vào câu văn của dân tộc với lối văn trong sáng và rất Việt Nam" (Huy Cận). 0.1.3. Sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã đƣợc nhiều ngƣời quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, trong số những công trình nghiên cứu về sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã công bố, chƣa có công trình nào tập trung tìm hiểu sâu vào ngôn ngữ nghệ thuật của nhà văn. Vấn đề này, cách đây hơn 50 năm, đã đƣợc gợi ra: "Vấn đề ngôn ngữ Nhất Linh là một điểm thiết tưởng cần phải được để ý và đề cao" (Nguyễn Văn Trung, Tạp chí Văn số 14, 15.7.1964); nhƣng sau nhiều năm trôi qua, việc nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh vẫn chƣa có sự tiến triển đáng kể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: "Ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh trong các sáng tác trước năm 1945" nhằm đi sâu nghiên cứu quá trình vận động trong ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh và thấy đƣợc những đóng góp của nhà văn đối với quá trình hiện đại hóa ngôn ngữ văn học dân tộc. 0.2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Tên tuổi và sự nghiệp văn học của Nhất Linh gắn liền với một tổ chức văn học đã từng hoạt động sôi nổi, góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Chính vì vậy, sự nghiệp văn học “vang bóng một thời” của Nhất Linh đã trở thành một đối tƣợng nghiên cứu văn học trong nhiều thập niên qua. 0.2.1. Khái quát tình hình nghiên cứu về Nhất Linh Trong qua trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tập hợp đƣợc trên 60 tài liệu nghiên cứu về Nhất Linh từ những nguồn khác nhau: giáo trình, sách nghiên cứu; bài báo, tranh, ảnh trên mạng Internetr.v.v… Những tài liệu về Nhất Linh tập trung vào các nội dung sau: - Thứ nhất: Cuộc đời, sở thích, tính cách của Nhất Linh và mối quan hệ của nhà văn với gia đình, đồng nghiệp, bạn bè. - Thứ hai: Những hoạt động chính trị của Nguyễn Tƣờng Tam (Nhất Linh) trong khoảng 20 năm cuối đời. - Thứ ba: Sự nghiệp văn chƣơng của Nhất Linh (tác phẩm, bài phê bình, nghiên cứu…). Qua những tài liệu đã tập hợp đƣợc về Nhất Linh, có thể nhận xét khái quát nhƣ sau: Về cá tính và con đƣờng chính trị của Nguyễn Tƣờng Tam (Nhất Linh) có nhiều nhận định, đánh giá chƣa thống nhất, có khi trái ngƣợc nhau. Song, về sự nghiệp văn chƣơng của Nhất Linh thì hầu hết các ý kiến đều khẳng định những đóng góp quan trọng của nhà văn đối với Tự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên lực văn đoàn và đối với quá trình hiện đại hóa văn học Việt Nam thời kì từ nửa đầu thế kỉ XX đến tháng 8/1945. Tiêu biểu là ý kiến của các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Phan Cự Đệ, Trƣơng Chính, Bạch Năng Thi, Phạm Thế Ngũ, Đỗ Đức Hiểu, Trần Thanh Mại.v.v. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong cuốn Nhà văn hiện đại (xuất bản lần đầu năm 1942) đã đánh giá Nhất Linh ở nhiều phƣơng diện và khẳng định thành công về thể loại tiểu thuyết của nhà văn: "Đọc Nhất Linh từ trước đến nay, người ta thấy tiểu thuyết của ông tiến hoá rất mau. Từ cái còn cổ lỗ như Nho phong, tiểu thuyết của ông đã đi vào loại tình cảm, rồi đi thẳng lối tiểu thuyết luận đề, là một lối văn rất mới ở nước ta. Đến nay trong loại tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết của Nhất Linh vẫn là những tiểu thuyết chiếm địa vị cao hơn cả" [70;234]. Trƣơng Chính quan tâm nhiều hơn tới các tác phẩm của Nhất Linh (Gánh hàng hoa, Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Tối tăm). Ông đánh giá chung về các tác phẩm đó với những lời trân trọng: "Cả hình thức và nội dung thoát hẳn khỏi cái sáo cũ ngày trước và vạch ra một con đường riêng khiến người đọc không thể không thích được" [44; 233]. Phan Cự Đệ đã viết một công trình nghiên cứu công phu với tựa đề: Tự lực văn đoàn - con người và văn chương; và viết lời giới thiệu cho các tác phẩm Đoạn tuyệt, Lạnh lùng của Nhất Linh khi tái bản. Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, ông khẳng định: "Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút ngập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị" [44;66]. Nguyễn Hoành Khung đã giới thiệu, đánh giá khái quát về sự nghiệp sáng tác của Nhất Linh và đƣa ra những so sánh về nghệ thuật miêu tả nhân vật giữa tác phẩm Lạnh lùng và Đôi bạn: "Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh hoạ cho Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên một luận đề nữa, mà đã đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lí (...) và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục. Đến Đôi bạn (…) tác phẩm đào sâu tâm tư, khát vọng của một lớp thanh niên; không luận đề, không tuyên ngôn, nhưng Đôi bạn lại như tác phẩm được ấp ủ, gửi gấm tâm sự, phô diễn tâm trạng nhiều nhất của nhà văn" [47; 32]. Các tác giả Bạch Năng Thi, Bùi Xuân Bào, Thế Phong, Nguyễn Hữu Hiếu, Hoàng Xuân Hãn, Phạm Thế Ngũ, Đặng Duy Diễn, Đỗ Đức Hiểu, Trần Hữu Tá,… đều có bài nghiên cứu con ngƣời và văn chƣơng của Nhất Linh. Họ đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản về nội dung và nghệ thuật trong sáng tác của ông và khẳng định Nhất Linh là "văn tài tiêu biểu của Tự lực văn đoàn" [44; 171]. Nhiều tác giả khác nhƣ Hà Minh Đức,Trần Đình Hƣợu, Lê Chí Dũng, Trịnh Hồ Khoa, Lê Thị Đức Hạnh,… khi nghiên cứu về văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX và Tự lực văn đoàn đều có ý kiến đánh giá về Nhất Linh. Các tác giả đã nêu ra những điểm hạn chế trong cuộc đời, sự nghiệp chính trị của ông, nhƣng cũng thấy đƣợc những tiến bộ trong tƣ tƣởng nghệ thuật và cách viết của nhà văn. Gần đây, xuất hiện nhiều hơn các chuyên luận, luận văn, luận án về Nhất Linh, tiêu biểu nhƣ: Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học (Vu Gia, NXB Văn hoá thông tin, H.1995); Tiểu thuyết của Nhất Linh trước cách mạng tháng Tám (Luận án phó tiến sĩ khoa học ngữ văn của Vũ Thị Khánh Dần, 1996); Nhất Linh con người và tác phẩm (Lê Cẩm Hoa biên soạn, NXB Văn học; H. 2000); Nhất Linh - cây bút trụ cột của Tự Lực văn đoàn (Mai Hƣơng tuyển chọn, NXB Văn hoá thông tin; H. 2000); Truyện ngắn Nhất Linh trước năm 1945 (luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Song Bình, H. 2004); Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết "Bướm trắng" của Nhất Linh (luận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn thạc sĩ của Hà Đình Sơn, H. 2006); Nghệ thuật xây dựng nhân vật từ "Đôi bạn" đến "Bướm trắng" (Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Hƣơng, TN. 2008).v.v… Các tác giả đã xác định rõ vai trò và đóng góp của Nhất Linh trong Tự lực văn đoàn và trong quá trình hiện đại hoá thể loại tiểu thuyết Việt Nam 0.2.2. Tình hình nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh Hiện nay chƣa có công trình nào đi sâu nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh. Tuy nhiên, một số tác giả khi tìm hiểu về Nhất Linh cũng đã đƣa ra một số những nhận xét về ngôn ngữ nghệ thuật của ông. Vũ Ngọc Phan cho rằng lời văn Nhất Linh: "nửa giản dị, nửa đài điếm" [44; 170]. Trƣơng Chính trong bài "Nhất Linh" đã so sánh: "Lối hành văn của Nhất Linh là một lối hành văn rất thi vị, thi vị ở ý mà ít ở lời. Nhất Linh không đẽo gọt, trau chuốt câu văn của mình như Khái Hưng nhưng tự nó có nhịp điệu , tự nó đã du dương vì ý bao hàm ở trong là một ý thơ" [44; 239]. Vu Gia cũng có nhận xét về ngôn ngữ của Nhất Linh ở một số tác phẩm nhƣ Bướm trắng: "Ông vẫn duy trì được lối viết trong sáng, giàu chất thơ, chất hoạ vốn đã quen thuộc trong nhiều tác phẩm trước, nhưng đến Bướm trắng đã thể hiện một phẩm chất nghệ thuật mới, tuy đôi chỗ còn gượng gạo, thiếu tự nhiên, nhưng tác giả đã khai thác tinh tế những tầng, những lớp, những ngóc ngách tâm lí éo le, khuất khúc của con người" [43; 379]; hay Lạnh lùng: "Ông thường dùng một câu mà tả hết mọi tâm hồn. Con mắt ông Nhất Linh quan sát quen đến nỗi một nhân vật chỉ vụt qua truyện mà ông cũng vẽ được hoàn toàn. Theo với óc nhận Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xét chặt chẽ của ông , lời văn của ông cũng thu hình lại, chắc đẹp vì đã thực thà như tâm hồn ông tả". Bạch Năng Thi trong bài Nhất Linh - tác giả tiêu biểu đã đƣa ra những lời đánh giá về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh: "... lời văn ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác, vừa giản dị, vừa chọn lọc (…) Văn Nhất Linh vừa rành mạch, trong sáng, vừa có nhạc điệu, có hình ảnh. Nó diễn tả được những cảm giác tinh vi. Nó sử dụng các so sánh cụ thể, có khả năng tạo hình và gợi cảm ". Trong công trình nghiên cứu "Những cách tân trong nghệ thuật văn xuôi Tự lực văn đoàn", Trịnh Hồ Khoa cũng đã nêu ra ý kiến xác đáng: " Văn Nhất Linh ngắn gọn, chặt chẽ, chính xác, giản dị nhưng không thiếu chất thơ. Giống con người Nhất Linh, văn ông tế nhị, có chừng mực, trang nhã, tả rất đạt những tâm tình thanh sạch…" . Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Mai Hƣơng - ĐHSP Thái Nguyên - 2008, có đề cập đến một số thủ pháp xây dựng nhân vật, trong đó có nhắc đến đặc điểm về ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nhất Linh trong hai tiểu thuyết Đôi bạn và Bướm trắng. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Song Bình - ĐHSP Hà Nội - 2004, có chỉ ra một số đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn của Nhất Linh. Nhìn chung các nhà nghiên cứu mới đã đƣa ra những nhận xét khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh hoặc đề cập đến một số đặc điểm ngôn ngữ trong một vài tác phẩm chính. Song những nhận xét của ngƣời đi trƣớc cũng đã gợi ý cho chúng tôi thực hiện đề tài này. 0.3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Quá trình sáng tác của Nhất Linh trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là trƣớc năm 1930 với các tác phẩm: Nho phong, Người quay tơ; giai đoạn thứ hai là thời gian tham gia Tự lực văn đoàn, với các tác phẩm tiêu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên biểu nhƣ: Đoạn tuyệt, Đôi bạn…và giai đoạn thứ ba là những tác phẩm đƣợc viết sau cách mạng tháng Tám năm 1945 nhƣ: Xóm Cầu Mới, Dòng sông Thanh Thuỷ. Để phù hợp với điều kiện và mục đích nghiên cứu, đề tài chỉ tập trung vào ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn và tiểu thuyết của Nhất Linh ở giai đoạn sáng tác trƣớc Cách mạng tháng Tám năm 1945: Nho phong - Tiểu thuyết - 1924 Người quay tơ - Truyện ngắn - 1926 Nắng thu - Truyện dài - 1934 Đoạn tuyệt - Tiểu thuyết - 1934 Lạnh lùng - Tiểu thuyết - 1936 Tối tăm - Truyện ngắn - 1936 Hai buổi chiều vàng - Truyện ngắn - 1937 Đôi bạn - Tiểu thuyết - 1939 Bướm trắng - Tiểu thuyết - 1941 Các tác phẩm viết chung với Khái Hƣng không nằm trong đối tƣợng nghiên cứu của đề tài vì theo chúng tôi đã có sự hoà lẫn về ngôn ngữ nghệ thuật của hai tác giả. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chúng tôi cũng không mở rộng tới số tác phẩm Nhất Linh viết sau Cách mạng tháng Tám năm 1945. 0.4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 0.4.1. Phƣơng pháp thống kê, phân loại Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp thống kê, phân loại. Phƣơng pháp này giúp nhận diện những lớp từ, kiểu câu, những biện pháp tu từ … mà Nhất Linh sử dụng trong các sáng tác. 0.4.2. Phƣơng pháp so sánh Để thấy rõ sự chuyển biến của ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh trong quá trình sáng tác và cá tính sáng tạo của nhà văn, chúng tôi sử Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dụng phƣơng pháp so sánh: so sánh ngôn ngữ của chính nhà văn qua các giai đoạn sáng tác và so sánh ngôn ngữ của ông với các nhà văn khác cùng thời, trong cùng khuynh hƣớng nhƣ Hoàng Ngọc Phách, Thạch Lam, Khái Hƣng hoặc khác khuynh hƣớng nhƣ Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao. 0.4.3. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp Chúng tôi phân tích những đặc điểm cơ bản trong cách dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp tu từ… của Nhất Linh, từ đó tổng hợp đi đến những nhận xét khái quát. 0.4.4. Phƣơng pháp lịch sử Ngôn ngữ bao giờ cũng mang dấu ấn văn hoá của thời đại, khi nghiên cứu về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh, chúng tôi luôn đặt trong hoàn cảnh xã hội văn hoá cụ thể. Việc vận dụng phƣơng pháp này giúp chúng tôi thấy đƣợc bƣớc chuyển trong ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh qua quá trình sáng tác và những đóng góp của ông trong việc hiện đại hoá ngôn ngữ văn học dân tộc. 0.4.5. Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành Vấn đề ngôn ngữ nghệ thuật có mối liên quan đến nhiều lĩnh vực khoa học khác nhƣ lý luận văn học, ngôn ngữ học, thi pháp học, tâm lý học,… Do đó chúng tôi vận dụng tổng hợp phƣơng pháp nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Chúng sẽ hỗ trợ, bổ sung cho nhau để soi sáng các khía cạnh của vấn đề. 0.4.6. Phƣơng pháp nghiên cứu tác giả Muốn tìm hiểu đƣợc ngôn ngữ nghệ thuật phải đặt đối tƣợng nghiên cứu trong mối quan hệ với cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Chúng tôi đặc biệt coi trọng và vận dụng triệt để phƣơng pháp nghiên cứu tác giả trong quá trình nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 0.4.7. Phƣơng pháp hệ thống Ngôn ngữ nghệ thuật là một hệ thống cấu trúc bao gồm nhiều yếu tố quan hệ chặt chẽ với nhau, nó lại nằm trong những chỉnh thể trọn vẹn khác là văn bản nghệ thuật và thế giới nghệ thuật của nhà văn, là dòng văn học, trào lƣu văn học nhà văn có mặt. Vì vậy các vấn đề cụ thể đƣợc triển khai trong luận văn đều đƣợc đặt trong mối quan hệ hệ thống. Chúng tôi luôn coi trọng phƣơng pháp hệ thống khi tiến hành nghiên cứu đối tƣợng. 0.5. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Ứng dụng lí thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật vào nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh, đề tài nhằm đạt đƣợc các mục đích sau: 1. Phân tích, đánh giá các bước chuyển biến của ngôn ngữ nghệ thuật Nhất Linh trong quá trình sáng tác ( trước1945). 2. Tìm hiểu một số nét đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh 3. Rút ra kết luận về những đóng góp của Nhất Linh đối với quá trình phát triển của ngôn ngữ văn học nước nhà và chỉ ra hạn chế (nếu có). 0.6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên về ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh. - Công trình góp phần khẳng định rõ hơn cá tính sáng tạo và vai trò cách tân văn học của Nhất Linh. - Góp thêm một tài liệu tham khảo, nghiên cứu, học tập về nhà văn Nhất Linh và về ngôn ngữ nghệ thuật trong văn học Việt Nam hiện đại. 0.7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm ba chƣơng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chương I: Giới thuyết về ngôn ngữ nghệ thuật và những yếu tố cơ bản chi phối ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh. Chương II: Sự vận động trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh (trƣớc và sau khi tham gia Tự Lực văn đoàn). Chương III: Một số đặc sắc trong ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên B - NỘI DUNG Chƣơng 1 GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NHỮNG YẾU TỐ CƠ BẢN CHI PHỐI NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH 1.1. GIỚI THUYẾT VỀ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 1.1.1. Khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật" Theo cuốn Lí luận văn học (Phƣơng Lựu chủ biên), Ngôn ngữ nghệ thuật là: "…một hệ thống các phương thức, quy tắc thông báo bằng tín hiệu thẩm mĩ của một ngành, một sáng tác nghệ thuật. Người ta có thể nói "ngôn ngữ ba lê", "ngôn ngữ chèo", "ngôn ngữ điện ảnh". Cũng có thể nói đến ngôn ngữ nghệ thuật của sáng tác văn học trên cấp độ đó" [55; 185/186]. Khái niệm này đã nêu ra cách hiểu khái quát về ngôn ngữ nghệ thuật nhƣng chƣa chỉ ra đƣợc những nét riêng của ngôn ngữ nghệ thuật với tƣ cách là phƣơng tiện biểu hiện của các sáng tác văn học - loại hình nghệ thuật ngôn từ. Vì thế khái niệm "Ngôn ngữ nghệ thuật" cần đƣợc khu biệt rõ hơn. Theo chúng tôi "Ngôn ngữ nghệ thuật" là ngôn ngữ đƣợc sử dụng một cách nghệ thuật trong các tác phẩm văn học, đó là ngôn ngữ mang tính hình tƣợng, tính biểu cảm và thể hiện rõ cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong thực tế, thuật ngữ này thƣờng đƣợc dùng tƣơng đƣơng với các thuật ngữ: Ngôn từ nghệ thuật, Ngôn ngữ văn học, Lời văn nghệ thuật. Bản chất của ngôn ngữ nghệ thuật là ngôn ngữ mang tính toàn vẹn, cụ thể, sinh động, có tính thẩm mĩ trong các tác phẩm văn học, chứ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên không phải là ngôn ngữ trong các hoạt động giao tiếp khác hoặc ngôn ngữ với tƣ cách đối tƣợng chuyên biệt của ngôn ngữ học. 1.1.2. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật * Trong hoạt động sáng tạo: Với nhà văn: ngôn ngữ chính là công cụ, là chất liệu để nhà văn xây dựng hình tƣợng văn học và giao tiếp nghệ thuật, qua đó gửi gắm ý đồ nghệ thuật của mình. Ngôn ngữ nghệ thuật có "cội nguồn từ ngôn ngữ nhân dân", nhƣng đƣợc chọn lọc, rèn giũa qua lao động nghệ thuật của nhà văn, trở thành phƣơng tiện biểu hiện nghệ thuật. Nhà nghiên cứu Phan Cự Đệ nhận thấy: "Ngôn ngữ khoa học không mấy khi có nhiệm vụ tái hiện lại mối quan hệ tình cảm giữa người nói với đối tượng được nói đến. Còn ngôn ngữ nghệ thuật thì bao giờ cũng tìm cách truyền các quan điểm của nghệ sĩ vào đối tượng được miêu tả, truyền vào đấy cái lối nhìn sự vật, cách nhận thức và cảm quan về thế giới của anh ta, nói tóm lại là ngôn ngữ đó mang dấu ấn của cá tính và phong cách nghệ sĩ. Đặc điểm nói trên tạo nên sức rung cảm, thuyết phục và thu hút đặc biệt của ngôn ngữ nghệ thuật" [32; 343]. Vai trò của ngôn ngữ nghệ thuật đối với hoạt động sáng tạo của nhà văn cũng đƣợc các tác giả cuốn "Từ điển thuật ngữ văn học" khẳng định: "Ngôn ngữ văn học là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn" [69; 215]. Thông qua ngôn ngữ nghệ thuật, mỗi nhà văn có điều kiện bộc lộ tài năng và cá tính sáng tạo độc đáo của mình. Với các thời kì, các trào lưu văn học: ngôn ngữ nghệ thuật chịu sự chi phối của môi trƣờng văn hoá xã hội. Kho ngôn ngữ là của toàn dân, đƣợc bồi đắp qua các thời kỳ lịch sử, nhƣng cách sử dụng nhƣ thế nào lại phụ thuộc vào nhãn quan ngôn ngữ của mỗi thời đại, mỗi trào lƣu văn học. Ngôn ngữ nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hoá của thời đại, mỗi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên một trào lƣu văn học, mỗi một thể loại văn học có những nét riêng trong sử dụng ngôn ngữ. Trong những đặc điểm chung về thời đại, về trào lƣu sáng tác, mỗi nhà văn với cá tính, với vốn sống, trình độ văn hoá và quan điểm thẩm mĩ của mình lại tạo ra phong cách ngôn ngữ riêng. Vì thế ngôn ngữ nghệ thuật cũng góp phần tạo ra diện mạo phong phú, đa dạng của một nền văn học. Với các thể loại văn học: mỗi thể loại có đặc điểm ngôn ngữ riêng. Ngôn ngữ của thể loại trữ tình mang đậm dấu ấn cảm xúc chủ quan của nhà nghệ sĩ. Sự lựa chọn từ ngữ, phƣơng thức tu từ trong tác phẩm trữ tình bao giờ cũng nhằm làm cho nội dung cảm xúc, thái độ đánh giá, sự đồng cảm hay phê phán của chủ thể trở nên nổi bật. Mỗi câu thơ dƣờng nhƣ đều có những từ chứa đựng sức nặng của tình cảm. Ngƣời xƣa gọi đó là "thi nhãn" tức là những tiêu điểm để từ đó nhìn thấu tâm hồn tác giả. Còn thể loại tự sự tái hiện đời sống thông qua việc miêu tả sự kiện, ở loại này tác giả có thể đứng ngoài kể, cũng có thể để cho nhân vật tự kể. Vì thế ngôn ngữ của thể loại tự sự là ngôn ngữ mang tính khách quan: "lời tự sự là lời miêu tả, trần thuật theo lối kể lể, phân tích, chỉ ra các thuộc tính một cách khách quan" [55; 365]. Giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ tiểu thuyết, còn nhận thấy sự khác biệt nhƣ sau: "Nếu như trong thơ, ngôn ngữ trước hết cần phải đẹp, cao cả và trang trọng thì trong tiểu thuyết, ngôn ngữ trước hết cần phải chính xác, có khả năng tái tạo lại các đối tượng trong hình thái cá thể, không lắp lại của nó" [32; 349]. Không chỉ có sự khác nhau trong ngôn ngữ giữa các thể loại, mà ngay trong cùng một thể loại ở mỗi thời đại khác nhau lại có cách sử dụng ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ tự sự trung đại khác với ngôn ngữ tự sự hiện đại. Thậm chí trong cùng một thể loại, ở cùng một hoàn cảnh lịch sử, nhƣng ở những phƣơng pháp sáng tác khác nhau thì ngôn ngữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nghệ thuật cũng có những điểm khác nhau. Ngôn ngữ tiểu thuyết hiện thực cũng khác với ngôn ngữ tiểu thuyết lãng mạn. Ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện thực giản dị, chân thật, "mỗi từ đều phải dễ hiểu đối với người đánh xe ngựa chở các cuốn sách từ nhà in đi" (Tônxtôi)" [32; 325]; đồng thời phải mang tính điển hình nghĩa là phản ánh đúng tính cách, gắn liền với tâm lí xã hội và hoàn cảnh sinh sống của nhân vật, phản ánh đúng cái điển hình trong cuộc sống. Còn "trong tiểu thuyết lãng mạn, dấu ấn chủ quan của nghệ sĩ bộc lộ rất rõ trong màu sắc ngôn ngữ, trong lối nói cường điệu và phóng đại, lối nói trang trọng gây hưng phấn, lối dùng các biện pháp tu từ, lối dùng một thứ văn giàu nhạc điệu…" [32; 347]. Tóm lại, ngôn ngữ nghệ thuật không chỉ mang đặc trƣng ngôn ngữ thời đại, ngôn ngữ thể loại, trào lƣu mà còn thể hiện rõ cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Tìm hiểu ngôn ngữ nghệ thuật sẽ giúp các nhà nghiên cứu khám phá sâu hơn về về thế giới nghệ thuật và phong cách nghệ thuật của nhà văn trên nền chung của một thời đại, một trào lƣu văn học, một thể loại văn học. * Với hoạt động tiếp nhận văn học: Trong hoạt động tiếp nhận, ngôn ngữ nghệ thuật cũng có vai trò quan trọng. Đó là "yếu tố đầu tiên trong sự tiếp xúc của người đọc đối với tác phẩm" [49; 148]; là "hình thức vật chất duy nhất cho sự tồn tại nội dung tác phẩm" [17; 308]. Và từ yếu tố trực tiếp, đầu tiên, duy nhất ấy mà ngƣời đọc có thể tìm hiểu, khám phá tƣ tƣởng nghệ thuật, thế giới hình tƣợng…đã đƣợc nhà văn gửi gắm trong tác phẩm. Tiếp nhận văn học dù với mục đích nào thì cũng đều phải bắt đầu từ ngôn ngữ nghệ thuật, bởi vì "cả hình tượng nhân vật, bức tranh phong cảnh, cốt truyện, kết cấu, chủ đề, cảm hứng, quan niệm nghệ thuật về thế Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên giới và con người… chỉ được nắm bắt nhờ những hình thức của ngôn từ" [40; 170]. Ngôn ngữ nghệ thuật chứa đựng trong đó cả thế giới nghệ thuật mà nhà văn đã sáng tạo, từ nhân vật đến không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, kết cấu… không một bình diện nào nằm ngoài ngôn ngữ nghệ thuật. Chính vì thế muốn nắm bắt đƣợc thế giới nghệ thuật ấy của nhà văn, ngƣời đọc không thể không đi sâu khám phá ngôn ngữ trong tác phẩm. Nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của một tác giả hay của một thể loại, một trào lƣu văn học là một phƣơng diện quan trọng trong nghiên cứu văn học. 1.2. NHỮNG NHÂN TỐ CƠ BẢN TÁC ĐỘNG ĐẾN NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH 1.2.1. Những biến đổi trong đời sống xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX 1.2.1.1. Sự tiếp xúc với văn hoá phương Tây Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có sự biến đổi sâu sắc từ xã hội phong kiến sang xã hội thực dân nửa phong kiến trong cuộc tiếp xúc với phƣơng Tây. Những thay đổi này một mặt nằm trong kế hoạch khai thác thuộc địa tàn bạo mà thực dân Pháp đã vạch ra. Mặt khác theo hƣớng tích cực, với vai trò là "công cụ vô thức của lịch sử", nó lại có tác dụng đƣa Việt Nam dần thoát khỏi sự trì trệ ngàn năm của chế độ phong kiến lạc hậu, dần bƣớc vào con đƣờng hiện đại Tây phƣơng. Sự thay đổi ấy kéo theo sự biến đổi trong ý thức, tâm lý ngƣời dân, mà văn học là sự thể hiện tập trung và cao độ nhất. Song song với quá trình biến đổi ấy là sự xuất hiện của các đô thị theo mô hình Tây phƣơng. Các đô thị mọc lên đã làm thay đổi hẳn cơ cấu giai cấp, những tầng lớp mới đƣợc hình thành đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho đời sống chính trị xã hội của đất nƣớc. Trƣớc kia, trong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xã hội Việt Nam có bốn hạng "tứ dân": Sĩ - Nông - Công - Thƣơng. Thì thời điểm này có thêm những ông thông, ông phán làm việc cho Pháp, công nhân làm việc trong các công xƣởng, hầm mỏ, nông dân bị phá sản, mất hết ruộng đất phải lên thành phố kiếm sống. Tại đây có thể gặp đƣợc đủ hạng ngƣời, từ lƣu manh, thất nghiệp đến lớp bình dân nghèo, tầng lớp trung lƣu và cả giới thƣợng lƣu tƣ sản đua nhau thanh lịch, học theo kiểu cách, lối sống phƣơng Tây. Họ phải quen với cuộc sống khác xƣa: "Chúng ta ở nhà Tây, đội mũ Tây, đi giày Tây, mặc áo Tây. Chúng ta dùng đèn điện, đồng hồ, ô tô, xe lửa, xe đạp(…). Nói làm sao cho xiết những điều thay đổi về vật chất phương Tây đã đưa tới chúng ta. Cho đến những nơi hang cùng, ngõ hẻm, cuộc sống cũng không còn giữ nguyên hình ngày trước. Nào dầu Tây, diêm Tây, nào vải Tây, chỉ Tây, kim Tây, đinh Tây" [76; 16]. Lối sống coi trọng vật chất, hàng hoá, tiền bạc phá vỡ các quan hệ luân thƣờng. Nền kinh tế tƣ bản chủ nghĩa ở thành thị đã làm con ngƣời trở thành những cá nhân. Mà "trong một xã hội cá nhân trở thành thực tế, thì luân thường - những quan hệ đạo lí bất biến - quá đơn giản, chật hẹp, không thể chứa đựng nổi sự phức tạp đa dạng sự biến động của thực tế cuộc sống. Ân tình không thể giải quyết hết các quan hệ. Người ta phải tìm thế giới xã hội cách khác, có thái độ khác và chờ đợi văn học đưa lại cho mình những cái khác trước" [36; 24]. Lối sống thay đổi đã tạo nên sự thay đổi trong tƣ tƣởng, tình cảm, tâm lí của con ngƣời thời đại. Điều đó đòi hỏi văn học cũng phải thay đổi từ tƣ tƣởng, quan niệm thẩm mĩ đến hình thức thể hiện. Quan niệm "văn dĩ tải đạo", "thi dĩ ngôn chí" của văn học trung đại không còn phù hợp với nhu cầu thƣởng thức của tầng lớp công chúng chủ yếu của văn học lúc này nữa (tầng lớp thị dân). Trong cuộc sống mới , thế lực đồng tiền lên ngôi, con ngƣời cá nhân cần khẳng định và tự tôn, ngƣời ta chờ đợi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên và mong muốn một nền văn học sát với cuộc sống hiện thực đang diễn ra hàng ngày: "Người ta cần hiểu rõ, hiểu kĩ cuộc sống với tất cả những chi tiết đầy đủ, những chi tiết cụ thể trong cuộc sống bình thường thế tục. Người ta muốn nếm trải cái có thật (hay có thể có thật), chứ không phải được khích lệ bằng những tấm gương trung hiếu, minh hoạ bằng đạo nghĩa… Người ta cũng muốn xúc cảm, muốn mở mang như những con người cá nhân, chứ không phải xúc động như khi chiêm ngưỡng tấm gương cao cả của các vị thánh xuất chúng" [36; 24 / 25]. Khát vọng đó của tầng lớp công chúng đã trở thành nhu cầu, thành thị hiếu văn học, đòi hỏi nền văn học mới đáp ứng. Điều đó cũng góp phần lí giải tại sao những đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh lại gắn với tầng lớp công chúng đông đảo này. 1.2.1.2. Sự phổ biến và phát triển của chữ quốc ngữ Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ là một cuộc cách mạng trong hệ thống ngôn ngữ - văn tự của dân tộc ta. Trong thời kì phong kiến, chữ Hán là văn tự chính thống đƣợc điển phạm hoá và hành chính hoá. Với tƣ cách là văn tự vay mƣợn, lại đƣợc coi là "chữ thánh hiền", chữ Hán chỉ đƣợc phổ biến trong phạm vi hạn hẹp của tầng lớp Nho sĩ theo đòi "cửa Khổng. sân Trình". Hơn nữa nó không dựa trên cơ sở ngôn ngữ (lời ăn tiếng nói) dân tộc, nên cũng không thể đƣa ra phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Chữ Nôm tuy là sáng tạo của nhân dân ta nhƣng lại lấy cơ sở Hán tự mà cải biên đi, dùng ghi âm tiếng Việt nên cũng không thực thích hợp. Chính điều đó đã tạo nên tính chất bó hẹp của văn học cổ điển trong sáng tạo và thƣởng thức. Sang tới chữ quốc ngữ, tình hình lại khác hẳn. Với ƣu điểm dễ đọc, dễ viết, chữ quốc ngữ đã nhanh chóng đƣợc phổ biến trong nhân dân. Bất cứ ngƣời dân bình thƣờng nào cũng có thể học và tự ghi chép lại lời ăn, tiếng nói hàng ngày. Nhiệm vụ "văn - ngữ nhất thể" mà văn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học Việt Nam thực hiện trong quá trình hiện đại hoá đầu thế kỷ XX không thể thực hiện đƣợc nếu không có sự xuất hiện của chữ quốc ngữ. Ngƣợc dòng thời gian, có thể thấy chữ quốc ngữ đã có một lịch sử dài lâu nhƣng suốt ba thế kỷ trƣớc nó không có điều kiện phát triển. Năm 1651, với việc cuốn Từ điển An Nam - La tinh - Bồ Đào Nha do cố đạo A.de Rhode soạn đƣợc in ở Vatican, Roma, đƣợc coi là mốc ra đời của chữ quốc ngữ. Tuy nhiên thứ văn tự này chỉ tồn tại trong phạm vi những ngƣời công giáo. Mãi hơn 200 năm sau, năm 1862 thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Bộ và ra tờ "Gia Định báo" (1865 - 1909), nhằm ban bố những chính sách với dân thuộc địa. Từ đây, chữ quốc ngữ mới bắt đầu đƣợc phổ biến rộng rãi. Cùng với quá trình mở rộng xâm lƣợc và đặt nền bảo hộ của thực dân Pháp trên xứ An Nam, thứ văn tự mới cũng đƣợc mở rộng phạm vi sử dụng. Ngƣời Pháp đã sớm nhìn thấy những mặt mạnh của của loại văn tự này so với chữ Hán trong việc truyền bá những chính sách cai trị: tính dễ học, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ đánh vần, ghi âm. Mặt khác, nhằm nhanh chóng xoá bỏ những ảnh hƣởng của chế độ phong kiến xứ thuộc địa mà một trong số đó, đầu bảng là Hán văn nên trong thời kì đầu, Pháp ra sức ủng hộ chữ quốc ngữ. Nghị định ngày 6/4/1878 viết : "Kể từ ngày1/1/1882 không một tuyển dụng nào được thi hành, không một thăng trật nào cho phép trong ngạch phủ, huyện. tổng đối với bất cứ ai ở trong tình trạng không viết được chữ quốc ngữ" [48; 34]. Tiếp theo đó, ngày 18/ 9/1924, Nghị định của toàn quyền Đông Dƣơng cho phép dạy chữ quốc ngữ ở ba năm đầu trong sáu năm cấp tiểu học Tuy nhiên, công lao hàng đầu trong việc phổ biến rộng rãi chữ quốc ngữ đầu thế kỉ XX, qua đó hình thành nền quốc văn mới, phải kể đến những nhà Nho yêu nƣớc cùng các trí thức có đầu óc tiên tiến "như Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Trần Quý Cáp, Nguyễn Phan Lãng, Nguyễn Quyền, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng: "Chữ quốc ngữ là hồn trong nước Phải đem ra tính trước dân ta Sách Âu Mỹ, sách Chi na Chữ kia, chữ nọ dịch ra tỏ tường" (Trần Quý Cáp) (…) Và trong sáu chương trình của Văn minh tân học sách thì việc học và dạy quốc ngữ ở vị trí số 1. Số 1, bởi nó có tầm quan trọng nhất đối với việc xây dựng một nền văn hoá mới, để thay cho toàn bộ nền văn chương học thuật cũ" [Dẫn theo giáo sƣ Phong Lê, Tạp chí Hán Nôm số 5 (66) - 2004]. Tất cả họ - những nhà làm cách mạng văn tự mới đầu thế kỉ XX - đã tạo ra những ảnh hƣởng cực kì to lớn cho hậu thế và cho ngay chính thời kì đó. Một là mở đầu cho một ngành mới là báo chí, hai là mở đầu cho một nghề mới là nghề in ấn - nghề trọng yếu trong xã hội hiện đại, ba là khơi nguồn cho các loại hình văn học khác nhau phát triển. Với tất cả những lí do trên, sự xuất hiện và phổ biến của chữ quốc ngữ đã tạo một nền tảng quan trọng, là tiền đề trực tiếp cho nền quốc văn mới hình thành. Sống trong giai đoạn lịch sử đang có những biến chuyển mạnh mẽ ấy, cũng nhƣ nhiều trí thức tân học đƣơng thời, Nhất Linh không chỉ tiếp nhận đƣợc những thành tựu do sự phát triển của chữ quốc ngữ đem lại, mà còn khao khát xây dựng một nền quốc văn mới bằng chữ quốc ngữ. 1.2.1.3. Khát vọng xây dựng một nền quốc văn mới của tầng lớp trí thức tân học đầu thế kỷ XX Những năm đầu thế kỉ XX, văn học viết bằng chữ Hán lặng lẽ dần rồi tàn lụi, văn học Việt Nam đã đƣợc chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của văn học quốc ngữ. Tuy nhiên, nói một cách đầy đủ hơn về mặt hệ thống ngôn ngữ đƣợc sử dụng thì "có thể coi văn học mới như một nền Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn học kế thừa trực tiếp văn học Nôm của văn học dân tộc mười thế kỉ trước" [36; 213]. Nhƣng những thành tựu của văn học chữ Nôm, thời kỳ trung đại chủ yếu ở địa hạt thơ ca, còn văn xuôi không phát triển: "Nền văn học truyền thống của ta căn bản là một nền văn học văn vần. Văn xuôi cũng phải có nhạc điệu, tiết tấu hoặc là viết theo thể biền ngẫu, hoặc là phải viết chen vào những đoạn văn vần. Văn xuôi viết bằng tiếng nói thông tục không phát triển" [36; 32]. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà văn hiện đại là phải xây dựng ngôn ngữ văn xuôi mới: "Sự hình thành văn xuôi mới , văn xuôi hiện đại được coi là sự kiện quan trọng nhất của ngôn ngữ văn học Việt Nam thế kỷ XX" [34; 819]. Đến cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, phong trào sáng tác văn xuôi bằng chữ quốc ngữ đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu. Có thể kể đến các tác phẩm: Truyện thầy Lazazo Phiền (năm 1887) của P.J.B. Nguyễn Trọng Quản, tác phẩm đƣợc coi là "cuốn tiểu thuyết bằng Quốc ngữ viết theo phương Tây sớm hơn cả ở miền Nam" [34; 12]; tiểu thuyết chƣơng hồi Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân (năm 1910) của Trƣơng Duy Toản, Hoàng Tố Oanh hàm oan (năm 1910) của Trần Chánh Chiểu, Giấc mộng con của Tản Đà (1915) và một loạt truyện ngắn của Phạm Duy Tốn, Nguyễn Bá Học.v.v. Tuy nhiên văn xuôi trong khoảng 20 năm đầu thế kỉ XX còn rơi vào hai hƣớng: Một là dấu ấn của văn xuôi truyền thống còn đậm đặc trong các sáng tác của những nhà Nho, những trí thức chịu ảnh hƣởng Hán học nhƣ truyện của Phan Bội Châu, truyện của Tản Đà. Hai là văn xuôi có thiên hƣớng vay mƣợn về cốt truyện, phóng tác, phỏng theo một cuốn sách có giá trị nào đó của phƣơng Tây. Chẳng hạn nhƣ Hồ Biểu Chánh có nhiều cuốn tiểu thuyết viết theo lối này nhƣ Chúa Tàu kim quy (phỏng theo Bá tƣớc Monto Crito của Alexandre Du mas), Không gia đình (phỏng theo Sans famili của Hectơ Malot), Ngọn cỏ gió đùa (phỏng theo Những ngƣời khốn khổ của Victor Huygo). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Nói nhƣ Kiều Thanh Quế "Văn học chữ quốc ngữ chậm tiến bộ!... Sự chậm tiến ấy là do chúng ta - những ông đồ nho không chịu nhìn xa trông rộng - những ông đồ Tây chỉ biết ca tụng cái hay, cái giỏi của Tây phương, rập khuôn theo người phương Tây, quên thuần phong mỹ tục nước nhà…" [43; 33]. Tinh thần Hán Việt là nguồn gốc của lịch sử, của văn minh dân tộc. Trên tinh thần ấy, cụ Nguyễn Bá Trạc, một nhà nho uyên thâm, có thiện cảm với phái tân học, đã nói trong bài duyễn thuyết ở hội Trí Tri (Hà Nội), ngày 7.10.1920: "…muốn bảo tồn quốc tuý cũng có thể lấy chữ quốc ngữ mà bảo tồn, không cần phải Hán tự. Nhưng mà chữ Hán thật là tài liệu tốt cho văn quốc ngữ (…). Tôi xin khuyên các ngài tân học đã thành tài nên nghiên cứu cho thâm Hán học. Các ngài sẽ là những bậc văn học chủ công ở trong thời đại mới mẻ này, học thuật Thái tây nhờ có các ngài mà truyền bá trong nước ta, quốc dân cũng lấy làm cảm ơn các ngài lắm (…). Tôi chỉ trông rằng sau này sẽ có một ngày kia, học mới, học cũ cùng chung đúc lại một lò, mà thành ra một nền văn học riêng của Việt Nam ta, thế thì con đường học vấn của ta vinh hạnh biết dường nào! Nhưng mà, muốn cho đạt được sự ao ước ấy thì đương trông mong ở các ngài vậy" [43; 34]. Nhƣ thế, bƣớc vào thập niên 20 của thế kỷ XX các cây bút cựu học không còn đảm đƣơng nổi trọng trách mà lịch sử giao cho. Và nhiệm vụ đó đƣợc trao cho "những người tân học yêu quê hương, yêu tiếng Việt, đặc biệt phần lớn họ sinh vào thế kỉ XX, chính họ "đã nhận lãnh phiên gác mới", làm sáng lên nền văn chương quốc ngữ " [43;35]. Những năm 20 của thế kỉ trƣớc đã dấy lên một phong trào sôi nổi cổ động "xây đắp nền quốc văn mới", rất nhiều nhà văn hƣởng ứng. Trong văn xuôi, một loạt tiểu thuyết viết theo lối mới đã ra đời nhƣ Giọt máu chung tình (1920 - Tân Dân Tử), Cành lê điểm tuyết (1921 - Đặng Trần Phất), Oan kia theo mãi (1922 - Lê Hoằng Mƣu)… Đặc biệt Tố Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tâm của Hoàng Ngọc Phách (viết từ 1922, đăng nhiều kì ở tập kỷ yếu của hội Cao đẳng ái hữu, rồi đến năm 1925 mới xuất bản), đó là tác phẩm cho thấy "sự tác động mãnh liệt của lối văn chương mới của Trung Quốc và văn chương lãng mạn phương Tây với ông Hoàng Ngọc Phách" [43; 38]. Lúc này có nhiều dòng tiểu thuyết đƣợc xuất hiện. Tiểu thuyết xã hội đƣợc xuất bản ở Sài Gòn nổi trội nhiều tác giả nhƣ Nguyễn Chánh Sắc, Lê Hồng Minh, Phú Đức, Bửu Đình, Phạm Minh Kiên, Hồ Biểu Chánh. Tiểu thuyết lịch sử của Trƣơng Duy Toản, Nguyễn Tử Siêu và Hoàng Ngọc Phách với Tố Tâm. Luồng gió văn hoá phƣơng Tây đã ùa vào Việt Nam, đem đến biết bao sự mới mẻ, hấp dẫn và chính nó đã tạo một lực đẩy to lớn cho nền văn hoá và văn học Việt Nam trên đƣờng hiện đại hoá. Nhƣng đồng thời, ngƣời ta có thể nhìn thấy và lo lắng về một cuộc "xâm lăng văn hoá" từ phƣơng Tây. Vấn đề xây dựng một nền quốc văn mới thực sự Việt Nam, đang trở thành một thách thức với những ngƣời trí thức, những nhà văn, nghệ sĩ đƣơng thời. Nguyễn Tƣờng Tam lúc này đang là một thanh niên tràn đầy nhiệt huyết, cũng đã hƣởng ứng tích cực phong trào xây đắp nền quốc văn mới. Hồi tƣởng về những ngày tháng ấy, Tú Mỡ đã kể: "Tôi quen anh Tam từ khi anh với tôi cùng làm sở Tài chính. Khi ấy anh chưa sang Pháp du học nhưng đã rất để ý đến quốc văn. Khi ấy sở Tài chính còn ở Bờ Hồ, trong sở chúng tôi bày ra nhiều trò chơi có ích cho sự tiến thủ về mặt luyện tập quốc văn " [43; 42]. Tuy nhiên để thực hiện đƣợc khát vọng xây dựng một nền quốc văn "đậm tính cách An Nam" không phải là điều dễ dàng. Trong buổi đầu của cuộc tiếp xúc Á - Âu, câu văn quốc ngữ phát triển theo hai hƣớng. Xu hƣớng thứ nhất là "câu văn biền ngẫu gần gũi với câu văn của thể phú", "cấu trúc đăng đối, diễn đạt kiểu cách, lạm dụng vốn từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ngữ Hán Việt" [34; 819], do ảnh hƣởng của câu văn trong văn học trung đại còn nặng nề. Xu hƣớng thứ hai là sự áp dụng cứng nhắc những mẫu câu của ngôn ngữ Pháp vào ngôn ngữ Việt tạo ra những câu văn ngắn gọn tới mức "cộc lốc", không chút nghệ thuật nhƣ kiểu Hoàng Tích Chu: "Canh khuya, buồn. Thân gái, cực. Dặm trường, khổ". Sự hình thành ngôn ngữ văn xuôi ở nƣớc ta đầu thế kỉ XX có sự đóng góp tích cực của báo chí. Nhà nghiên cứu Đinh Văn Đức đã nhận thấy: "Ở nước ta (…), ngôn ngữ văn học, nhất là văn xuôi đầu thế kỉ XX, lại thừa hưởng thành tựu ngôn ngữ báo chí mà trưởng thành. Nhiều nhà văn đã trưởng thành từ nhà báo, những áng văn xuôi mới hay nhất đã từng xuất hiện trên báo chí trước khi được in thành sách. Lối văn trọng sự thật, gãy gọn vốn là đặc trưng của ngôn ngữ thông tấn đã là tiền đề cho ngôn ngữ trong các sáng tác văn xuôi mới với các thể loại khác nhau…" [34; 820]. Những năm đầu thế kỉ XX là thời kì dựng nghiệp của báo chí Việt Nam, nhất là báo chí quốc ngữ. Rất nhiều tờ báo đƣợc ra đời, đặc biệt từ năm 1910 trở đi, báo chí càng phát triển, có thêm những xu hƣớng mới, ngoài nhiệm vụ thông tấn, còn có các tạp chí dành cho học thuật và chuyên khảo nhƣ: Đông Dƣơng tạp chí (1913), Nam Phong tạp chí (1917), Đại Việt tạp chí (1918), An Nam tạp chí (1926),… Báo chí lúc này đã thiên về văn chƣơng, có lối diễn đạt của ngôn ngữ văn chƣơng. Nhiều tờ báo đã có những chuyên mục văn nghệ, đăng các tác phẩm văn học, cả các tác phẩm dịch thuật văn học nƣớc ngoài. Có thể nói báo chí đã trở thành "bà đỡ" cho văn chƣơng mới đang thành hình. Đúng nhƣ Mã Giang Lân khẳng định: "Quá trình chuyển từ chữ Hán sang chữ quốc ngữ bắt buộc tất cả những nhóm nhà văn, dù tân học hay cựu học, đều phải trải qua một quá trình "tập làm văn" bằng tiếng mẹ đẻ, hay nói cách khác: đặt nền tảng xây dựng một thứ ngôn ngữ văn học mới bằng tiếng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Việt. Báo chí chính là môi trường thuận lợi cho những thể nghiệm đó" [48; 150]. Có lẽ chính vì nhận thấy vai trò quan trọng của báo chí trong sự phát triển văn học dân tộc, mà sau này Nhất Linh- Nguyễn Tƣờng Tam đã bắt đầu từ con đƣờng báo chí để thực hiện khát vọng văn chƣơng. 1.2.2. Hành trình đến với văn học của Nhất Linh 1.2.2.1. Nhất Linh - người nghệ sĩ đa tài, say mê văn học Nhất Linh tên thật là Nguyễn Tƣờng Tam, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1906 tại phố huyện Cẩm Giàng, Hải Dƣơng, là con thứ ba trong gia đình có sáu anh em trai và một ngƣời em gái. Nhƣ các anh em khác trong gia đình, Nhất Linh đƣợc ăn học chu đáo, bản thân ông cũng rất chăm học. Cha ông là công chức nhà nƣớc bảo hộ, nhƣng mất sớm (năm ông 12 tuổi), ngƣời mẹ tần tảo nuôi bảy đứa con ăn học. Sau khi cha mất, gia đình lâm vào cảnh khó khăn, ông phải bỏ học hai năm, năm 1920 mới thi vào trƣờng Bƣởi. Sau ba năm trung học, đỗ bằng Thành Chung, ông xin làm thƣ kí ở sở Tài chính Hà Nội. Theo Phạm Thế Ngũ, Nhất Linh là ngƣời năng khiếu "đa dạng đủ vẻ, Pháp văn và khoa học giỏi, lại có tài vẽ, thích làm thơ văn quốc âm" [44; 9]. Việc đi làm ở sở Tài chính Hà Nội chỉ là công việc tạm bợ trong khi chờ đợi chuẩn bị công việc lâu dài và tại đây ông đã gặp gỡ, chơi thân với thầy kí trẻ Hồ Trọng Hiếu - tức nhà thơ Tú Mỡ sau này. Tháng 11 năm 1925, chia tay ngƣời bạn thân thiết Hồ Trọng Hiếu, Nguyễn Tƣờng Tam vào học trƣờng Cao đẳng Y khoa, có lẽ muốn tìm một nghề nghiệp có địa vị hơn. Song cuối năm đó, nhà nƣớc bảo hộ mở trƣờng Cao đẳng Mỹ thuật, vì tiếng gọi quyến rũ của "nàng Mỹ thuật", ông lại bỏ trƣờng thuốc, thi vào trƣờng Mỹ thuật. Với tài hội họa bẩm sinh của mình, Nguyễn Tƣờng Tam đã đỗ đầu, vào học và đƣợc hoạ sƣ ngƣời Pháp - Victor Tardieu hết sức dìu dắt. Khả năng hội hoạ cùng những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên kiến thức thu nhận đƣợc từ ngành học này đã có ảnh hƣởng khá rõ đến ngôn ngữ nghệ thuật của Nhất Linh sau này. Những bức hoạ ngôn từ tinh tế về thiên nhiên có khả năng nói thay tâm trạng con ngƣời trong tác phẩm, chỉ có thể có đƣợc từ nhà văn có năng khiếu hội họa tài hoa. Tƣ chất nghệ sĩ là nét nổi bật ở con ngƣời Nhất Linh, ngoài làm văn, viết thơ, vẽ tranh, ông còn mê sáo trúc. Sau này khi chán nản, mệt mỏi trong hoạt động chính trị, ông đã tìm đến Đà Lạt say sƣa kiếm lan, thổi sáo cho lan nghe, đắm chìm trong thế giới thanh khiết. Chính những phẩm chất nghệ sĩ đó đã tạo cho văn phong Nhất Linh chất thơ, chất nhạc hiếm có, làm say lòng biết bao chàng trai, cô gái trong giai đoạn Tự lực văn đoàn. Tuy nhiên trong những phẩm chất nghệ sĩ ấy thì niềm say mê văn học với ông là hơn cả. Nhất Linh ham đọc sách từ nhỏ, thói quen này ông giữ tới lúc lâm chung. Trong tác phẩm Viết và đọc tiểu thuyết, ông cho biết đã đọc độ vài ba trăm cuốn tiểu thuyết Việt, ba bốn chục truyện Tầu, năm sáu trăm truyện trinh thám Anh, Mĩ và khoảng ngần ấy tác phẩm khác của Anh, Mĩ, Pháp. Thủa nhỏ "độ 10,11 tuổi thường cùng các bạn trong nhà trọ góp tiền thuê truyện Tàu để đọc to cho nhau nghe vào giờ nghỉ" [15; 97]. Những tác phẩm đƣợc đọc đã tạo cho Nhất Linh một niềm say mê văn học từ rất sớm. Ông nói rằng từ lúc 13, 14 tuổi đã từng viết một vài truyện ngắn nhƣng không bao giờ cho đăng. Tới khoảng những năm 1921, 1922 - khi 15, 16 tuổi - ông đã từng làm thơ Đƣờng luật đƣợc đăng trên báo Trung Bắc tân văn của Nguyễn Văn Vĩnh (bài Vịnh Tây Hồ). Khi học trung học, từ năm đầu ban Thành Chung, Nhất Linh đã tham gia bình luận truyện Kiều trên báo Nam Phong. Theo ông: "Truyện Kiều thực là một tấm gương luân lí thiên cổ". Và: "Ngẫu nhiên Kiều, kể đã hơn 100 năm rồi, cũng chưa có sách nào hay bằng. Cái đặc tài của cụ Nguyễn Du về đường văn chương như vậy ở nước ta thật là không ai Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên (…). Nói đến cái hay của Kiều thì chưa biết thế nào mà kể được" (Nhất Linh) [43; 36]. Không ngạc nhiên khi với quan điểm "Ta chỉ nên nhận rằng văn chương Kiều có thể làm cái mẫu rất tốt cho văn chương quốc ngữ, và người nào làm văn cũng nên theo cách làm văn trong truyện Kiều" [43; 36], hai tác phẩm đầu tay của Nguyễn Tƣờng Tam: tiểu thuyết Nho phong (1924) và tập truyện ngắn Người quay tơ (1926) có sự ảnh hƣởng truyện Kiều nói riêng và văn học cổ điển nói chung rất rõ. Đó là tƣ tƣởng đạo nghĩa phu phụ, lối kể truyện của văn xuôi trung đại, câu văn đăng đối du dƣơng. Nhất Linh có khát vọng về một sự nghiệp văn chƣơng hơn ngƣời, ông không muốn sống cuộc đời của một công chức nhà nƣớc bảo hộ "Sáng vác ô đi, tối vác về". Ông đã từng tâm sự với Hồ Trọng Hiếu: "Tôi không có ý trở thành ông tham, ông đốc… như ai. Nguyện vọng tha thiết của tôi là được viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình, sống bằng nghề tự do ngoài vòng kiềm toả" [43; 522]. Niềm say mê văn học cộng với tƣ chất nghệ sĩ và khát vọng dùng ngòi bút để hoạt động văn học nghệ thuật đã hình thành từ rất sớm trong con ngƣời Nhất Linh. Chính điều đó đã thôi thúc ngƣời thanh niên Nguyễn Tƣờng Tam tìm lối đi mới cho mình. Theo Trƣơng Bảo Sơn, trong con ngƣời Nhất Linh có hai khuynh hƣớng: "nghệ sĩ" và "cách mạng". Khuynh hƣớng nghệ sĩ thì đã rõ. Còn khuynh hƣớng cách mạng là sự quan tâm của Nhất Linh với các vấn đề xã hội. Ông "muốn san bằng mọi bất công trong xã hội loài người". Trong thời gian học ở trƣờng Mỹ thuật, Nhất Linh đã nhiều lần vác giá vẽ về những vùng nông thôn, tận mắt chứng kiến cuộc sống lam lũ khổ cực của ngƣời nông dân. Chàng hoạ sĩ trẻ đã nhận ra đƣợc "hai vẻ đẹp" trái ngƣợc: một bên là ngƣời dân với những kiếp: Nghèo, Nô lệ, Đầu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên đường xó chợ. Cuộc sống lam lũ của ngƣời dân quê đã làm cho ngƣời thanh niên ấy xúc động và thấy rằng không thể nào vui riêng với cái vui của ngƣời nghệ sĩ. Thêm vào đó, sự sôi động của thời cuộc khoảng 1925 - 1926 càng kích thích Nguyễn Tƣờng Tam cái chí làm việc ích lợi cho nƣớc, cho dân. Muốn thực hiện đƣợc chí đó, Nguyễn Tƣờng Tam phải xuất ngoại, mong tìm học hỏi lấy những kiến thức và phƣơng tiện cần thiết. Năm 1927, khi tìm đƣợc cơ hội, ông ném cây cọ, bỏ giá vẽ xin đi Tây du học. 1.2.2.2. Chuyến du học ở Pháp - Những thay đổi trong quan niệm xã hội và văn chương của Nhất Linh Năm 1927, đƣợc sự giúp đỡ của Hội du học bảo hộ - một tổ chức của các quan đại thần Huế - Nhất Linh đã sang Pháp du học. Với tài năng nhiều mặt, Nhất Linh đã theo học ban Khoa học, trong vòng 24 tháng giật đủ ba chứng chỉ để trở thành Cử nhân lý hoá. Nguyễn Tƣờng Tam đã giải thích về việc muốn trở thành nhà văn, nhƣng lại đi học lấy bằng "cách trí": "…sang Pháp chủ yếu là nghiên cứu nghề làm báo, để khi về sẽ mở một tờ báo thể tài mới, khác hẳn các báo. Còn cái bằng cử nhân khoa học? Chỉ là cứu cánh để phòng xa, nếu làm báo thất bại sẽ ra làm giáo sư cũng tốt" [43; 526]. Quả đúng nhƣ vậy, trƣớc khi đi du học, ông đã nung nấu một con đƣờng nghệ thuật khác hẳn với đƣơng thời và cũng nhìn thấy vai trò quan trọng của báo chí với đời sống và văn chƣơng. Do vậy, trong những tháng ngày du học, ngoài việc học ở nhà trƣờng, ông còn để ý đến đời sống xã hội Pháp, những nét mới của văn chƣơng nghệ thuật, nhất là vai trò tiền phong của báo chí, tiếng nói hữu quyền của nhà ngôn luận. Ông đặc biệt đi sâu nghiên cứu đời sống văn học phƣơng Tây, cách điều hành một tờ báo ở Pháp, từ việc tổ chức, sắp xếp bài vở đến nghệ thuật trình bày. Trƣơng Bảo Sơn kể về Nhất Linh: "Có tiền, anh chỉ mua sách, mua Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên báo, say mê đọc, nghiền ngẫm nghệ thuật viết văn của họ, hầu có thể áp dụng vào văn chương Việt Nam, để cải tiến nghệ thuật viết văn Việt Nam. Trong khi ấy anh học thêm và tốt nghiệp cử nhân lý hoá" [43; 187]. Những kiến thức đƣợc trực tiếp thâu nhận từ nền văn hoá phƣơng Tây nói chung và văn học Pháp nói riêng đã giúp Nhất Linh có những thay đổi trong quan niệm về xã hội và văn chƣơng. Ông đã sớm nhận ra những trì trệ trong xã hội Việt Nam đƣơng thời (tất nhiên cả trong văn học) và mong muốn xây dựng một nền văn học mới. Ông không còn ca ngợi tƣ tƣởng đạo nghĩa phu - phụ theo quan niệm của lễ giáo phong kiến nhƣ trong các tác phẩm: Nho phong, Người quay tơ, Bạch Liên,… viết trƣớc đây. Ông nhìn thấy rõ những mâu thuẫn gay gắt giữa con ngƣời cá nhân với đại gia đình phong kiến, giữa ý thức hệ tƣ sản với lễ giáo phong kiến. Ông mong muốn giải phóng phụ nữ ra khỏi chế độ đại gia đình, tránh cho phụ nữ nỗi tình duyên ép buộc, cảnh mẹ chồng, nàng dâu, cảnh goá bụa lạnh lùng. Và với tƣ tƣởng của một trí thức tiểu tƣ sản, ông chủ trƣơng cải cách xã hội. "Phải cải cách vì xã hội chưa hợp lý: Còn những cô Loan bị mẹ cha gả bán, những cô Nhung giam cầm trong goá bụa, những bà Phán Lợi tàn ác mà không biết, (…). Còn những cảnh "'tối tăm", những nơi "bùn lầy nước đọng" những "xã hội quê bao giờ cũng khốn nạn, cũng nghèo xơ xác như bây giờ"…[43; 89]. Những quan điểm mới mẻ về xã hội đó của ông đã đƣợc gửi gắm qua những hình tƣợng nghệ thuật trong các tác phẩm về sau này nhƣ Loan, Dũng trong Đoạn tuyệt, Nhung trong Lạnh lùng, Doãn trong Hai vẻ đẹp,… Theo Nhất Linh, để cải thiện cuộc sống của ngƣời nông dân, phải làm cho họ có học thức, hiểu biết, không để họ "sống mãi trong đêm tối vì không ai soi sáng họ, dạy họ biết một cách sống khác". Và ông rất có ý thức đấu tranh bằng văn nghệ cho những quan niệm xã hội của mình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Ông thấy rằng không thể viết nhƣ trƣớc mà phải đổi mới cách viết. Đúng nhƣ Phạm Thế Ngũ nhận xét: "Năm 1930, Nguyễn Tường Tam 24 tuổi trở về nước, với trong đầu óc một chân trời mới, những quan niệm thay đổi hẳn về xã hội và văn chương. Con người Nho phong đã nhường chỗ cho nhà "cách mạng xã hội". Nhà văn chỉ biết khâm phục truyện Kiều thấy cần phải đổi mới cái không khí văn học do phái Nam Phong thổi ra từ trên 10 năm nay" [44; 11]. Từ Pháp trở về, Nhất Linh đã đem theo những hiểu biết về nền văn học phƣơng Tây, đặc biệt văn học Pháp và những kiến thức mới mẻ về khoa học, về xã hội, về nghề báo,… Đó chính là những cơ sở cho sự thay đổi về quan điểm sáng tác, ngôn ngữ nghệ thuật trong các tác phẩm mới của ông. 1.2.2.3. Chủ trương “Tự sức mình làm ra những sáng tác có giá trị về văn chương”, "làm giàu văn sản trong nước”. * Ý tưởng táo bạo, mới mẻ về văn chương Về nƣớc năm 1930, trong lúc chờ thực hiện hoài bão văn chƣơng của mình, chàng cử nhân trẻ làm giáo sƣ dạy ở trƣờng trung học Thăng Long, đồng thời không quên theo dõi tình hình báo chí đƣơng thời. Những kiến thức thâu lƣợm đƣợc từ nhiều tờ báo ở Pháp đã giúp Nhất Linh nhận thấy loại báo trào phúng rất hợp với sở thích mọi ngƣời, điều này ở Việt Nam lại chƣa có. Nhất Linh nộp đơn xin ra báo Tiếng Cười và tích cực chuẩn bị mọi thứ cho tờ báo tƣơng lai, từ bài vở cho đến nhân sự toà soạn. Tú Mỡ đã kể: "Anh thuê một căn nhà nhỏ trong ấp Thái Hà, lấy nơi tĩnh mịch để làm việc. Ở đó, tôi đã gặp mặt anh em trong toà soạn tương lai của tờ báo, lúc đầu chỉ có năm người: anh Nguyễn Tường Tam, anh Nguyễn Tường Long, anh Nguyễn Tường Lân và hai người ngoài là anh Trần Khánh Giư và tôi - Hồ Trọng Hiếu(…) chủ trương sáng tác theo một tôn chỉ đúng đắn: cải tạo xã hội cũ, đả phá mọi phong tục tập quán hủ bại, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên xây dựng một đời sống mới tiến bộ, vui vẻ trẻ trung (…). Chúng tôi có một đường lối sáng tác thuần tuý Việt Nam, lời văn bình dân trong sáng, dễ hiểu" [43; 529 / 530]. Những hồi ức trên của Tú Mỡ đã tái hiện quãng thời gian sơ khai của Tự lực văn đoàn. Có thể khẳng định rằng, trong quá trình chuẩn bị cho báo Tiếng Cƣời với năm thành viên này, trong suy nghĩ của Nhất Linh đã hình dung ra một nhóm nhà văn "vừa là đồng nghiệp, vừa là anh em", hoạt động theo một tôn chỉ, một mục đích, cùng mong đóng góp vào sự tiến bộ của văn học nƣớc nhà. Nhƣng báo Tiếng Cười không đƣợc phép xuất bản vì không đủ tiền. Nhƣng Nhất Linh không chịu đầu hàng. Năm 1932, tờ Phong Hoá của mấy bạn đồng nghiệp cùng dạy học ở trong trƣờng ra đời, do Phạm Hữu Ninh - ngƣời sáng lập trƣờng Thăng Long - làm quản lý, Trần Khánh Dƣ - giáo sƣ Thăng Long - làm chủ bút. Phong Hoá mới ra đời đã đƣợc nhiều ngƣời chú ý, nhƣng cái tôn chỉ "xét trong hai nền văn hoá cái gì tốt đẹp thì thâu góp làm văn hoá nước nhà" của ông Phạm Hữu Ninh chìm vào trong cái luận điệu dung hoà của thời đại, tờ báo không đem lại điều gì mới mẻ và đi xuống. Nguyễn Tƣờng Tam thấy đây là một cơ hội tốt để làm một thử nghiệm. Nhất Linh tập hợp bạn bè, đồng nghiệp, ngƣời thân và tuỳ vào khả năng từng ngƣời, ông phân công từng ngƣời đảm nhiệm những vị trí và công việc thích hợp. Tiếp đó, ông điều đình với Phạm Hữu Ninh và Nguyễn Xuân Mai (ngƣời chính thức có giấy phép) để đứng ra làm lại tờ báo. Ngày 22 tháng 9 năm 1932, Phong Hoá đổi mới ra mắt độc giả. Với tài tổ chức của mình, Nguyễn Tƣờng Tam đã biến một tờ báo vô thƣởng, vô phạt thành một tờ báo trào phúng đầu tiên của làng báo Việt Nam. Và từ một tờ báo không ai biết đến, báo Phong Hoá mới đã đƣợc quần chúng hoan nghênh nhiệt liệt, nổi tiếng khắp ba kỳ. Bởi vì: "Nó đáp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ứng đúng nhu cầu của trí thức, của bình dân; vạch mặt, làm bia chế giễu những kẻ tai to mặt lớn, sống trên áp bức bóc lột dưới cúi luồn xu nịnh mà người bình dân căm ghét; nó bàn đến và tìm cách thực hiện một cuộc đời tươi sáng thay vào cuộc sống tối tăm, bùn lầy nước đọng; nó phát huy một lối văn quốc ngữ trong sáng, đánh rấp các thứ văn lai căng đặc sệt những danh từ Hán học" [43; 532]. Với niềm say mê nghệ thuật, với tƣ tƣởng xã hội và văn chƣơng mới mẻ và tài tổ chức của mình, Nguyễn Tƣờng Tam đã thực hiện đƣợc khát vọng làm báo để tuyên truyền, thực hiện "bài phong đả thực, xây dựng một đời sống mới, một xã hội mới, một nền quốc văn mới" [44; 13]. Không dừng lại ở thành công đó, ông còn tính đến chuyện hoạt động lâu dài. Đề cƣơng hồi ký của Thế Lữ (thành viên của toà soạn báo Phong Hóa) ngày 18 tháng 6 năm 1977 có ghi: "Bài thơ đầu tiên: "Con người vơ vẩn" trên báo Phong Hoá số tết (…) cùng Ngô Bích San đến thăm Tú Mỡ(...) Buổi gặp gỡ ấy mở đầu (làm đà mạnh dạn) cho những buổi khác đến thăm Nguyễn Tường Tam (…) Ngay từ buổi ấy Tam đã nói đến formation dun noyan. Cái Noyan ấy tức là Tự Lực văn đoàn sau này". Với tƣ liệu này, một lần nữa khẳng định việc thành lập một văn đoàn đƣợc Nguyễn Tƣờng Tam nung nấu ngay từ những ngày hoạt động văn học nghệ thuật đầu tiên sau khi từ Pháp trở về. * Quan niệm về nghệ thuật của Nhất Linh Nhất Linh là một con ngƣời làm việc nghiêm túc và say mê, không bao giờ hoàn toàn hài lòng về cái mà mình viết. Có những tác phẩm mà ông viết đến năm sáu lần. Vậy mà khi đã "xếp chữ tại nhà in, Nhất Linh còn sửa đi sửa lại" [39; 471]. Với việc chọn bài báo, ông cũng đặt tiêu chí đầu tiên là phải hay, phải giá trị: "Nhất Linh không bao giờ vì tình hoặc vị nể ai mà đăng một bài văn hoặc một bài thơ mà anh cho là không hay, không giá trị" [43; 197]. Ông không chỉ mang "triết lý tuyệt Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên hảo trong cuộc đời", mà trong cả văn chƣơng nghệ thuật. Quan điểm nghệ thuật của ông không chỉ đƣợc biểu hiện qua các hình tƣợng nghệ thuật trong các tác phẩm mà còn đƣợc phát biểu qua cuốn Viết và đọc tiểu thuyết, ông viết vào những năm cuối đời. Trong tác phẩm, Nhất Linh đã bày tỏ khát vọng của ông là phải viết đƣợc những cuốn sách hay, đó là những "cuốn sách có nghệ thuật cao siêu, bền mãi với thời gian, được đời đời công nhận" [43; 61]. Cụ thể là: "Những cuốn tiểu thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài; diễn tả được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn bằng cách dùng những chi tiết về người và việc để làm hoạt động những nhân vật cùng hành vi, cảm giác và ý nghĩ của họ " [43; 388]. Để viết đƣợc những cuốn tiểu thuyết nhƣ thế, Nhất Linh nhận thấy ngƣời viết phải xác định rõ đối tƣợng mà mình định viết phải là vấn đề mà mình thích, xây dựng đƣợc đại cƣơng của cốt truyện, rồi định hình về các nhân vật. Đặc biệt muốn tạo dựng đƣợc các nhân vật, ngƣời viết phải có sự quan sát tinh nhạy con ngƣời, để nhân vật đó "đúng sự thực, có vẻ sống, linh động", có nét riêng và "không lờ mờ", nhân vật hiện lên phải có cả "tính tình, cử chỉ, hình dáng" cụ thể, đặc biệt là "đi sâu vào tâm hồn người đời". Quan niệm nhƣ thế về một tác phẩm hay, tất yếu đƣa ngòi bút Nhất Linh đi sâu khám phá thế giới tâm hồn con ngƣời với những rung động tinh tế nhất. Về cách diễn đạt trong văn chƣơng, Nhất Linh cho rằng: "Văn ấy trước hết phải thật giản dị (…) Nên tránh mọi câu cầu kì (…) Nên tránh những câu đăng đối (…). Văn tức là chọn cho thật đúng chữ để diễn tả cái mình định nói…" [43; 414]. Quan niệm này khác hẳn quan niệm của ông trƣớc khi đi du học, ông chỉ thích viết những câu "đăng đối du Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dƣơng, nghe êm tai". Ông cũng khẳng định rằng: "Mỗi người có một lối văn khác biệt, không ai giống ai. Tâm hồn nhà văn, ý tưởng cùng sở thích riêng của từng nhà văn không ít thì nhiều cũng biểu lộ ra trong cách hành văn" [43; 416]. Nhất Linh rất để tâm đến giọng điệu của nhà văn thể hiện trong tác phẩm. Theo ông, nhà văn nào khi viết cũng phải xác định đƣợc lối văn sở trƣờng của mình, không nên bắt chƣớc ai. Và với ông, giọng điệu tuyệt đích mà ông hƣớng đến là "viết giản dị mà không lạt lẽo, rất bình thường mà vẫn sâu sắc, giọng văn hơi điểm một chút khôi hài nhẹ, kín đáo" [43; 419]. Trong thực tế, ông chƣa thấy nhà văn nào đạt đƣợc tới điều "tuyệt đích" đó. Nhƣng việc xác định rõ đƣợc hƣớng đi cho văn phong của mình sẽ chi phối đến việc lựa chọn ngôn ngữ của nhà văn trong quá trình sáng tác. Trên con đƣờng văn nghệ, Nhất Linh luôn chủ trƣơng học tiếng Việt, luyện tiếng Việt. Tƣờng Hùng trong bài viết "Một vài nét về chân dung Nhất Linh" in trong Tạp chí Văn số 61 ngày 1/7/1966, đã xác nhận: "Thường Nhất Linh rất ghét các câu quá Tây, những câu bí hiểm đầy chữ khó hiểu, những sáo rỗng. Ông chủ trương một lối văn hoàn toàn Việt Nam và thực giản dị". Chủ trƣơng đó của Nhất Linh không chỉ đƣợc thể hiện thông qua các tác phẩm, mà còn bằng việc tổ chức, tập hợp các nhà văn cùng chí hƣớng với mình để xây dựng nên một văn đoàn độc lập đầu tiên. Sau một thời gian chuẩn bị, năm 1933 văn đoàn đã ra mắt độc giả với tên gọi là Tự lực văn đoàn. Lấy tên gọi Tự lực là có ý họ tự sức mình gây lấy một cơ sở chứ không cậy nhờ bàn tay chính phủ hoặc một thế lực tài chính nào, do đó có tƣ cách độc lập không tuân theo một chỉ thị nào, ngoài đƣờng lối do chính họ vạch ra. Tôn chỉ hoạt động của phái này đã nêu ra mƣời điểm nhƣ sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên "1 - Tự sức mình làm ra những sách có giá trị về văn chương chứ không phiên dịch sách nước ngoài nếu những sách này chỉ có tính cách văn chương thôi. Mục đích để làm giàu thêm văn sản trong nước. 2 - Soạn hay dịch những sách có tư tưởng xã hội, chú ý làm cho người và xã hội ngày một hay hơn lên. 3 - Theo chủ nghĩa bình dân; soạn những cuốn sách có tính cách bình dân và cổ động cho người khác yêu chủ nghĩa bình dân. 4 - Dùng một lối văn giản dị, ít chữ Nho, một lối văn thật có tính cách An Nam. 5 - Lúc nào cũng mới, trẻ, yêu đời, có chí phấn đấu và tin ở sự tiến bộ. 6 - Ca tụng những nét hay, vẻ đẹp của nước mà có tính cách bình dân, khiến cho người khác đem lòng yêu nước một cách bình dân. Không có tính cách trưởng giả, quí phái. 7 - Trọng tự do cá nhân. 8 - Làm cho người ta biết rằng đạo Khổng không hợp thời nữa. 9 - Đem phương pháp khoa học của thái Tây ứng dụng vào văn chương An Nam. 10 - Theo một trong chín điều trên cũng được miễn là đừng trái ngược với những điều khác." Những nội dung trong tôn chỉ hoạt động của Tự lực văn đoàn đã thể hiện rõ hoài bão của Nhất Linh cũng nhƣ của các nhà văn trong nhóm về văn hoá dân tộc, mong muốn xây dựng một nền văn chƣơng hoàn toàn có tính cách An Nam. Là ngƣời chủ xƣớng, ngƣòi điều hành mọi hoạt động của tờ báo, tất nhiên Nhất Linh đã tuân thủ nghiêm túc tôn chỉ sáng tác của văn đoàn. Và với tài năng, cá tính sáng tạo của mình, ông đã trở thành một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tiểu thuyết gia tài năng, một "cây bút trụ cột của Tự lực văn đoàn" [Mai Hƣơng]. Khát vọng xây dựng một nền văn chƣơng hoàn toàn có tính cách An Nam đã chi phối lớn đến việc lựa chọn ngôn ngữ trong các tác phẩm của Nhất Linh, nó đã khiến ông có đƣợc những bƣớc tiến dài trên con đƣờng nghệ thuật. Chƣơng 2 QUÁ TRÌNH VẬN ĐỘNG CỦA NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT NHẤT LINH TRƢỚC VÀ SAU KHI THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN 2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT CỦA NHẤT LINH TRƢỚC KHI THAM GIA TỰ LỰC VĂN ĐOÀN (TRONG "NHO PHONG" VÀ "NGƢỜI QUAY TƠ") 2.1.1. Ngôn ngữ trong "Nho phong" và "Người quay tơ "mang đậm dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại 2.1.1.1. Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ văn xuôi trung đại Tự sự Việt Nam thời trung đại xuất hiện dƣới hai hình thức: tự sự bằng thơ và tự sự bằng văn xuôi. Thời trung đại, văn xuôi tự sự chủ yếu đƣợc viết bằng chữ Hán và đƣợc chia thành ba nhóm: truyện, tiểu thuyết chƣơng hồi và ký. Bị chi phối bởi mỹ học trung đại coi cái đẹp chỉ có ở thời quá khứ, ngôn ngữ văn học trung đại nói chung và văn xuôi tự sự nói riêng cũng mang những đặc trƣng của thời đại. Vì tự sự trung đại chỉ quan tâm đến sự kiện và hành động của nhân vật nên ngôn ngữ văn học trung đại ít chú ý đến miêu tả. Trần Đình Sử chỉ ra đặc trƣng của ngôn ngữ trần thuật trong văn xuôi trung đại nhƣ sau: "Văn học trung đại thường dùng sáo ngữ, công thức trong trần thuật, miêu tả, định danh; sử dụng chất liệu cao quý, đầy hoán dụ, ví von, định ngữ nghệ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên thuật làm cho lời văn được mỹ lệ (tường gấm, mặt hoa, nghìn vàng, gót sen, giọt ngọc,…)" [74; 69]. "Một đặc điểm khác là hay dùng lời trích, dẫn ngữ, dùng câu sẵn để cải biên làm thành bài mới. Họ tìm các tiền lệ trong quá khứ để dẫn giải việc thực tế, tạo thành các điển cố. Ngôn ngữ văn học trung đại đầy những hình ảnh, biểu trưng cố định như tùng, cúc, trúc, mai, ngọc, rồng, mây,…" [73; 174]. Do tính chất nghi thức đó cho nên khi miêu tả từng loại nhân vật phải tuân theo yêu cầu của từng loại nhân vật ấy. Chẳng hạn khi miêu tả một ông vua thì thƣờng gắn với: sự sinh hạ kì lạ, thuở nhỏ có sự cố phi thƣờng, khẩu khí phi phàm, tƣớng mạo xuất chúng,… Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na nhận thấy: "Trong văn học phương Đông, diện mạo nhân vật thường được quy vào một số công thức. Chẳng hạn "mặt rồng mũi cao", "mắt sáng như sao', "tiếng nói như chuông", "sức bạt sơn, cử đỉnh", "ngày đi ngàn dặm", "thân cao bảy thước ", "mắt phượng mày ngài", "râu hùm hàm én" …" [67;82]. Và chính vì phải tuân theo những công thức ấy mà có khi tạo ra những mâu thuẫn trong miêu tả nhân vật. Ví dụ khi miêu tả Lê Chiêu Thống - nhân vật mà chính các tác giả đã phê phán là "Nước Nam ta từ khi có đế, có vương tới nay chưa từng thấy bao giờ có ông vua luồn cúi đê hèn như thế" (trang 348). Song Chiêu Thống vẫn đƣợc tô điểm: "mặt rồng mắt phượng, tiếng nói như chuông" (trang 66). Đặc điểm của câu văn tự sự thời trung đại là tạo thành những vế đăng đối nhịp nhàng. Đọc những tác phẩm nhƣ Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ, Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác, … ta đều thấy rõ đặc điểm này. Chẳng hạn đoạn văn sau trích trong Thượng kinh kí sự: "Trời xuân sáng láng, hoa cỏ tốt tươi, mấy cây ở trước sân nhà U Trai (…) nở hoa, kết quả, tuyết rủ, hương bay…Trong cái ao ở mé tây vườn, đàn cá Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên tung tăng ra đớp những vành trăng nhấp nhô trên sóng. Chim oanh qua lại vun vút như thoi đưa, bay vào lùm cây mát rượi. Tôi thường dắt tiểu đồng lên núi. Tha hồ ngắm cảnh khói mây để tiêu khiển: hoặc ngồi ở đình Nghênh Phong mà buông câu; hoặc ngồi ở đình Tối Quảng mà đọc sách; hoặc ngủ trước bàn thờ ở nhà Di Chân" [68; 221], có năm câu thì đã có tới bốn câu đƣợc viết theo hình thức này, tạo nên nhạc điệu du dƣơng, réo rắt. Nhƣ vậy, có thể thấy ngôn ngữ trong văn xuôi tự sự thời trung đại mang tính công thức ƣớc lệ, chất hiện thực ít đƣợc chú ý, vẻ riêng của ngôn ngữ tác giả cũng có song rất hiếm hoi. Lời văn hài hoà, nhịp nhàng, cân đối mang đặc điểm của câu văn biền ngẫu. Ngôn ngữ nhân vật hầu nhƣ chƣa có, phần nhiều là lời của tác giả nói thay vì thế nhân vật thiếu sắc thái cá tính. Những đặc điểm đó đều do thời đại quy định. 2.1.1.2. Ngôn ngữ "Nho phong” và "Người quay tơ” mang đậm dấu ấn ngôn ngữ văn xuôi trung đại Nho phong (1924) và Người quay tơ (1926) đƣợc Nhất Linh viết trong giai đoạn văn học Việt Nam đang có sự chuyển giao từ phạm trù trung đại sang phạm trù hiện đại. Ở giai đoạn này, văn học Việt Nam đang "ngổn ngang", "hỗn độn" vì cái cũ vẫn còn, cái mới đã xuất hiện nhƣng chƣa đủ mạnh để chiến thắng hoàn toàn trong cuộc tranh chấp. Có thể thấy rõ điều này qua ba tác giả tiêu biểu của văn học cận đại Việt Nam: Tản Đà, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Ngọc Phách. Nhận xét về Tản Đà, các tác giả của Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1945 đã viết: "Tản Đà đã làm giàu cho thơ ca dân tộc, chuẩn bị cả về nội dung, cả về nghệ thuật cho Thơ mới ra đời". [36; 205]. Tản Đà đã đƣa đƣợc tình cảm của con ngƣời cá nhân trong đời thƣờng với những buồn, vui, lo âu, hy vọng, khao khát yêu đƣơng vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn học. Ông đã đi từ kinh nghiệm viết văn cũ, cách tân thể loại, phong cách, làm cho văn chƣơng nhuần nhị, duyên dáng hợp với công chúng thành thị. Nhƣng ông mới chỉ "dừng lại ngay tại ngưỡng cửa của tiểu thuyết hiện đại". Trong lĩnh vực ngôn ngữ cũng vậy, câu văn của Tản Đà vẫn chƣa thoát khỏi tính chất ƣớc lệ khuôn sáo, đăng đối của câu văn trung đại. Trƣớc năm 1930, Hồ Biểu Chánh là ngƣời viết nhiều tiểu thuyết nhất ở Việt Nam. Tuy trong sáng tác của Hồ Biểu Chánh đã đậm chất hiện thực, làm nổi rõ con ngƣời và cảnh sắc Nam Kỳ, có ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói của đời thƣờng. Nhƣng ngôn ngữ văn xuôi Hồ Biểu Chánh còn mộc mạc, chƣa trau chuốt, chƣa tạo đƣợc sự hấp dẫn với đông đảo bạn đọc thành thị. Đặc biệt Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách (viết năm 1922, in thành sách 1925) là một mốc quan trọng trong sự phát triển của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại. Nó đã khắc phục, vƣợt thoát lối kết cấu chƣơng hồi của tiểu thuyết truyền thống bằng cách kết cấu theo quy luật tâm lí. Trong tác phẩm, thiên nhiên đã xuất hiện nhiều hơn so với văn học truyền thống nhƣng Hoàng Ngọc Phách vẫn dùng lối văn biền ngẫu để miêu tả, nên thiên nhiên chƣa đạt tới vẻ đẹp tự nhiên sinh động: "Xa trông những hạt mưa bay mờ mờ trắng, mấy hàng tre gió lướt đổ ngà ngà, những con chim bạt gió kêu bầy, mấy con bê lạc đàn gọi mẹ" (Tố Tâm). Mặc dù tác phẩm đƣợc đánh giá là "đánh dấu một cuộc cách mạng trong làng văn về tư tưởng và lối viết" (Vũ Bằng). Nhƣng ngôn ngữ của Tố Tâm cũng còn nhiều hạn chế nhƣ dùng nhiều từ cổ, chƣa tránh đƣợc một số câu triết lí dài dòng, chƣa tránh đƣợc cái réo rắt của câu văn biền ngẫu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Hai năm sau kể từ khi Tố Tâm đƣợc viết, năm 1924, tiểu thuyết Nho phong của Nguyễn Tƣờng Tam bắt đầu đƣợc viết. Tác phẩm đã kể lại câu truyện tình giữa Lê Nƣơng - ngƣời con gái thảo hiền và Dƣơng Văn - một hàn sĩ để ngợi ca những mẫu ngƣời lí tƣởng theo quan niệm phong kiến. Thể hiện chủ đề truyền thống ấy, ngôn ngữ trong các tác phẩm của Nguyễn Tƣờng Tam còn mang rất nhiều dấu ấn của ngôn ngữ văn xuôi trung đại. * Câu văn đăng đối, nhịp nhàng mang dáng dấp của câu văn biền ngẫu Là một trí thức Tây học, nhƣng từ nhỏ Nhất Linh đã mê đọc truyện Tàu, đọc đi đọc lại không chán những truyện Đông chu liệt quốc, Tam quốc, Tây Hán, Thuỷ hử…, lại "là một độc giả khâm phục Nam phong, một tín đồ của văn chương Nguyễn Du" [44; 9] nên trong tác phẩm đầu tay này ông có ảnh hƣởng của lối viết truyền thống cũng là điều dễ hiểu. Khảo sát hai văn bản Nho phong và Tố Tâm - căn cứ vào số chữ trên dòng (Nho phong: 10 chữ trên dòng, Tố Tâm: 12 chữ trên dòng) và số dòng trên một trang văn bản (Nho phong: 26 dòng và Tố Tâm: 33 dòng), chúng tôi đã tính đƣợc tỉ lệ 65 trang truyện Nho phong tƣơng ứng với 50 trang truyện Tố Tâm - và thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Tác phẩm Số trang Số câu dạng biền ngẫu Tỉ lệ TB tính trên trang văn bản Nho phong Nho phong 65 138 2,1 câu Tố Tâm 50 80 1,2 câu Nhìn vào kết quả trên, có thể nhận thấy Nguyễn Tƣờng Tam rất thích sử dụng kiểu câu đăng đối này. Điều đó sau này đã đƣợc ông công nhận trong Viết và đọc tiểu thuyết. Chúng ta có thể trích ra đây rất nhiều Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên những câu văn đƣợc kết cấu thành những vế cân xứng, chẳng hạn nhƣ các câu trong trang 1 của văn bản Nho phong: "Cánh buồm theo gió, ròng rã năm ngày đến ấp An Thi. Cụ Phủ Lê bấy lâu đi làm quan xa quê hương đã ngoại hai mươi năm, tuổi già, râu tóc đã bạc, mới được về thăm chốn cũ(1). Tuy nhậm phủ Thanh Lương trong bấy nhiêu năm mà nhà vẫn thanh bần như lúc còn nho sĩ(2). Bà phủ mất sớm, chỉ để lại một người con gái tên là Lê - nương, năm ấy tuổi mới trăng tròn(3). Cụ phủ thấy mình không ai nối dõi, nên đêm ngày buồn bã bèn đem con về vui thú điền viên, không nề hai chữ công danh, cho bận chiếc thân già yếu(4). Vả Lê - nương đã lớn các nhà quan gia quen thuộc có ý dòm nom, cụ nghĩ rằng còn chút con gái không muốn gả chỗ xa xôi, định về làng xem có nơi nào xứng đáng thì gả, không cứ nghèo giầu, chỉ mong sao lúc đau yếu con cái có người gần gụi, có người trông nom săn sóc đến mình (5). Bấy giờ hồi tưởng đến thưở niên thiếu mà ngậm ngùi. Nhớ khi còn là học trò, những ao ước đỗ đạt làm quan, đến nay lẩn thẩn về già, đường công danh đã trải mà ngắm lại có khác chi đâu (6)". Cả trang văn có 8 câu thì 6 câu đƣợc viết theo hình thức cân xứng . Ở câu (1), câu văn đƣợc chia làm ba nhịp cân đối, các thanh bằng trắc có sự luân phiên nhịp nhàng. Câu (2) chia làm hai vế nói về hai thời khắc của cuộc đời cụ Phủ Lê, mỗi vế lại chia thành hai đoạn, mỗi đoạn cân đối nhau về số lƣợng từ ngữ, đem lại sự nhịp nhàng cân đối cho lời văn. Ở câu (3) và (4) các vế câu đăng đối còn có sự kết hợp với các sáo ngữ: "tuổi mới trăng tròn", "vui thú điền viên", "hai chữ công danh" "chiếc thân già yếu", tất cả tạo nên nhạc điệu ngân nga, trầm bổng, mang đậm chất thơ cổ phƣơng Đông. Tuy nhiên hạn chế của kiểu câu này là nội dung thông tin đem đến cho ngƣời đọc ít, câu văn nhiều khi dài lê thê , Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khó đọc, có lẽ vì thế mà sau này Nhất Linh nhận thấy đó là những câu "nhịp nhàng êm ái (nhưng trống rỗng)" [43; 363]. Việc sử dụng nhiều câu viết theo kiểu biền ngẫu này là do ảnh hƣởng của nền văn chƣơng lúc đó. Ông đã lý giải về điều này: "Tôi bị ảnh hưởng tai hại của nhà trường, của văn chương Pháp và của văn chương Tàu hay ta hồi ấy(quãng 1922 - 1930); tôi thích những câu đọc lên nghe êm tai, nhịp nhàng đăng đối (nhưng trống rỗng) thành thử tôi chỉ viết ra những câu như thế và cho ngay là truyện của tôi hay" [43; 363]. Sự ảnh hƣởng này có lẽ chỉ là do tác động tự nhiên, chứ Nguyễn Tƣờng Tam không phải là nho sĩ, không đƣợc đào tạo nơi "cửa Khổng, sân Trình", nên dấu ấn không sâu đậm (vì vậy sau khi đi du học về, câu văn nghệ thuật của ông đã có sự biến đổi rất nhanh chóng). * Dùng nhiều từ ngữ cổ mang tính ước lệ Trong Nho phong, số lƣợng từ cổ đƣợc sử dụng rất nhiều, đặc biệt là các từ Hán - Việt cổ, làm cho lời văn nặng nề, khó hiểu. Chẳng hạn các từ "thỉnh nghiệp", "tác thành" trong câu văn sau: "Bà Huấn liền nhân tiện nhắc đến việc muốn cho con giai sang thỉnh nghiệp , xin cụ nghĩ đến tình thân mà ra công tác thành cho" [trang 5]; từ "thƣơng tâm" với ý nghĩa chỉ lòng thƣơng ngƣời trong câu: "Cụ khuyên người ta nên lấy thƣơng tâm làm gốc" [trang 7]; hoặc từ "kinh lịch" với nghĩa chỉ sự hiểu biết trong câu: " Cụ giảng giải bao giờ cũng minh bạch, tường tận, tỏ ra rằng tuy tuổi già mà tinh thần còn tráng kiện, càng ngày sự kinh lịch càng rộng thêm ra và lại hay suy nghĩ về nghĩa lý ở đời" [trang 6]... Khảo sát từ cổ hai tác phẩm Nho phong và Tố Tâm với số trang tƣơng ứng nhau, ta thu đƣợc kết quả: Tố Tâm xấp xỉ 7,5 từ / trang văn bản, còn ở Nho phong khoảng 9 từ / trang văn bản. Nhƣ vậy tỉ lệ từ cổ trong Nho phong nhiều hơn hẳn Tố Tâm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Căn cứ vào kết quả đó, ta thấy, mặc dù Nho phong đƣợc viết sau Tố Tâm 2 năm nhƣng ngôn ngữ của Nguyễn Tƣờng Tam lại cổ hơn ngôn ngữ của Hoàng Ngọc Phách rất nhiều. Có lẽ vì thế mà Tố Tâm đã gây nên cả một "cơn bão" trên văn đàn trong khoảng 10 năm trời, còn Nho phong lại bị rơi vào quên lãng không chỉ vì nội dung mà còn cả về nghệ thuật. Ở Nho phong và Người quay tơ, Nguyễn Tƣờng Tam còn sử dụng nhiều từ ngữ cố định, mang tính chất ƣớc lệ đã mòn sáo kiểu nhƣ: "tuổi mới trăng tròn" [1; 1] để nói đến ngƣời thiếu nữ, "làn thu ba như nhuộm vẻ sầu" [1;14] hoặc "làn thu ba đắm đuối như hỏi như han như oán trách vô ngần" [6; 39] để tả đôi mắt; những hình ảnh ƣớc lệ: "…Nhưng bóng hoa thấp thoáng, dáng liễu thanh tân, làm cho chàng nhiều phen phải man mác trong lòng" [1; 8] để miêu tả dáng vẻ mềm mại của ngƣời thiếu nữ; tả cảnh cũng vậy: "Thỉnh thoảng thấy cảnh đẹp, trời chiều man mác, điếm cỏ cầu sương …" [6; 29], hay "… xa xa toàn là núi, ngọn nọ ngọn kia không dứt, sắc núi mầu lam, buổi sáng buổi chiều mây bay sương phủ" [6; 30],... Trong tác phẩm, tâm trạng Dƣơng Văn khi đến tìm Lê Nƣơng khi không thấy nàng cũng chẳng khác tâm trạng Kim Trọng khi trở lại vƣờn Thuý tìm Kiều. Ngôn ngữ miêu tả vì thế cũng có nhiều nét giống ngôn ngữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du: "Đứng ngoài trông ngẩn ngơ trăm nỗi, nhớ đến cụ Phủ mà ngậm ngùi, không biết bây giờ cụ đã đi đến chốn nào xa xôi mịt mù, linh hồn không biết còn quanh quất đâu đây nữa không; nếu cụ còn trông thấy cái cảnh song trăng quạnh quẽ; vách mưa rã rời này , tuy cụ có tính điềm đạm thật, chắc cũng phải đau lòng vì cuộc đời thay đổi" [1; 32]. Biện pháp so sánh bóng bẩy quen thuộc, cổ kính cũng hay đƣợc tác giả sử dụng, ví dụ nhƣ: "…tóc nàng không năng trải trông bối rối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên như mây thu"[1; 13], "… thấy nàng đi vào mặt tươi như hoa và lạnh như sương, thời lòng tôi phấp phới như bướm trên hoa" [6; 39]. Tính chất công thức, sáo mòn của từ ngữ làm cho những sự vật, hiện tƣợng, tâm trạng đƣợc miêu tả trong Nho phong chƣa rõ nét, chẳng hạn miêu tả Từ Nƣơng: "Cô trông xinh lắm, người thanh thanh vừa tầm, hai con mắt êm đẹp, mỗi khi trời nắng, gió lạnh, cô ra sân hai tay ngọc xe sợi tơ vàng dệt lụa là cho người trong làng mặc" [6; 13]. Hoặc có khi cầu kì khó hiểu nhƣ: "Ngày trước Lê - nương như đoá hoa lan ở nơi u cốc lạnh lẽo nên tuy đẹp mà trong cái đẹp có vẻ yếu ớt, ẻo lả. Từ hôm sang ông chú, như được vào chỗ ôn thất, không ngại mưa rầm, gió bấc, thành ra dung nhan lại tươi tốt thêm bội phần, chàng phải lấy làm lạ, nửa buồn, nửa vui; vui vì người của mình yêu thật đáng bậc quốc sắc, thiên hương, buồn vì tiếc cái hình dung vẫn tơ tưởng như phảng phất quanh mình" [1; 33]. Trong tập truyện Người quay tơ còn có một số tác phẩm dịch, ngôn ngữ văn dịch của Nguyễn Tƣờng Tam cũng mang nhiều nét cổ kính nhƣ vậy. Đây là một đoạn văn trong truyện ngắn Truyện người ca kĩ họ Nguyễn (dịch ở Kiến văn lục) mang dấu ấn đậm nét của ngôn ngữ Truyện Kiều (Nguyễn Du): "Thiếp nếu có phải là người trăng hoa thời thiếu gì trai tơ trong thiên hạ, tự nghĩ phận mình hát xướng khó kiếm được tấm chồng danh giá, nên phải đem con mắt tinh đời mà kén chọn anh hùng từ khi rồng mây chưa gặp, để hòng sau nương gửi tấm thân. Nếu chàng coi thiếp như liễu ngõ hoa tường thời nay xin từ biệt" [6; 64]. Đoạn văn sau thì lại đậm đặc từ Hán - Việt làm cho lời văn nặng nề, khó hiểu: "…Có lòng kiên tính , có tính nghĩa hiệp, có mắt tinh đời, nàng gồm cả ba điểm đó, không cứ trong bọn quần thoa, dẫn trong đám tu mi cũng ít ngưòi sánh kịp, thế mà phải lưu lạc giang hồ, cùng cực đến thế. Có lẽ những người tài nữ kiêm bị thời dẫu cho nhi nữ, con tạo kia cũng ruồng rẫy đi chăng?" [6; 67]. Những từ Hán - Việt cổ trong câu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên văn trên đã có phần xa lạ đối với độc giả Việt Nam những năm 20 của thế kỷ trƣớc, khi "một buổi hoà nhạc tân kì đƣơng sắp sửa". Nhƣ vậy, ngôn ngữ của Nguyễn Tƣờng Tam trong hai tác phẩm Nho phong và Người quay tơ còn rất cổ cả về dùng từ, kiểu câu, các biện pháp tu từ. Nhất Linh sau này khi trò chuyện với Nguyễn Ngu Í đã tự nhận: "Nho phong, Người quay tơ í cũ, lời xưa. Vẫn còn trong khuôn khổ gò ép của thời chữ quốc ngữ mới phôi thai" (Nguyễn Ngu Í – “Sống và viết với…”). Trong thời điểm đó, văn học Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ "một năm của ta bằng ba mƣơi năm của ngƣời" (Vũ Ngọc Phan), lại đem so với ngôn ngữ trong Tố Tâm mới thấy rõ Hoàng Ngọc Phách có bƣớc tiến vƣợt bậc, bỏ xa ngôn ngữ của Nguyễn Tƣờng Tam. Nguyên nhân sự cổ kính về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Tƣờng Tam nhƣ trên đã nói vừa do ảnh hƣởng của thời đại vừa do ảnh hƣởng của quan niệm nghệ thuật của nhà văn. Giai đoạn này ông rất đề cao lối hành văn trong truyện Kiều, coi đó là chuẩn mực của văn chƣơng đƣơng thời. 2.1.2. Ngôn ngữ văn học của buổi giao thời 2.1.2.1. Tính chất giao thời trong dùng từ, đặt câu Trong việc dùng từ, tác giả đã chú ý đến cách nói giản dị, nhƣng bộc lộ đúng và rõ cảm xúc của nhân vật. Có nhiều từ đƣợc dùng theo cách nói hiện đại, gọi tên cảm xúc cụ thể, chân thực, bình dị, chứ không bóng bẩy nhƣ từ ngữ của văn học trung đại. Ví dụ nhƣ: "Dương Văn chờ mãi không thấy Lê Nương đến chơi, nhớ quá mặc áo, sang nhà ông Cử họa may có thấy mặt nàng cho bõ tấm lòng khao khát" [1; 33]. Có khá nhiều từ ngữ hiện đại đƣợc đƣa vào trong tác phẩm của Nhất linh, những từ ngữ này chỉ có thể có đƣợc trong xã hội hiện đại - khi đã tiếp xúc nhiều với văn hoá phƣơng Tây, chẳng hạn nhƣ: "đồn điền", "thư viện", "công nghệ", "hoà hợp", "xã hội", "văn minh", "thoát li"…[2; 19/20/21/31,…]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Tuy nhiên, trong Nho phong và Người quay tơ, ta còn thấy có hiện tƣợng từ dùng không đúng nghĩa, hoặc sắc thái biểu cảm không phù hợp. Chẳng hạn nói về Lê Nƣơng, ngƣời con gái vẫn đang ở thời thiếu nữ tác giả viết: "từ thủa trẻ long đong khổ sở" [1; 35] (1); hay khi miêu tả Thu Lan con gái thứ ba của ông Cử: "… Thu Lan mới lên 14 tuổi, trông ngoan ngoãn, Lê - nương đem lòng yêu dấu hơn cả" [1; 32] (2), …Ở câu (1) từ "thủa trẻ" nay dùng là "thủa nhỏ", và câu (2) ta thấy "ngoãn ngoãn" là từ chỉ phẩm chất của con ngƣời, không thể "trông" mà thấy đƣợc nên không thể kết hợp với từ "trông". Hoặc khi tả Lê Nƣơng ốm tƣơng tƣ, đau khổ vì không lấy đƣợc ngƣời mình yêu, nửa đêm tỉnh giấc khóc. Tiếng khóc của nàng đƣợc miêu tả là: "rầm rĩ", đôi mắt thì: " thiu thiu như đã mất cả khí sắc"[1; 63]; hay "vừa đặt mình thì nước mắt tầm tã" [1; 35]… So sánh với từ ngữ hiện đại, ta còn thấy nhiều chữ viết không chuẩn chính tả. Khảo sát toàn bộ truyện Nho phong ta thấy có 80 chữ viết khác với cách viết ngày nay, chẳng hạn nhƣ: dau, suềnh soàng, xuốt (xuốt ngày, xuốt đêm), chơ chẽn...(Xem bảng phụ lục 3). Về kiểu câu: Trong Nho phong và Người quay tơ, Nhất Linh đã sử dụng câu khá hiện đại. Nhiều câu văn có cấu trúc rõ ràng, gọn gàng, dùng dấu câu phù hợp nên diễn đạt ý mạch lạc, trong sáng. Chẳng hạn: "Đêm đã khuya, cô con gái thôi hát, người đến xem cũng tản mát gần hết. Vườn lại vắng vẻ, chỉ còn lơ thơ vài ba cái đèn giấy treo trên cây, trông lại sân gạch đằng sau, bóng giăng xuống trắng soá" [1; 39]. Có nhiều câu văn dài nhƣng nhờ biết sử dụng liên từ hợp lí nên không chỉ diễn đạt ý rõ ràng, mà còn biểu đạt đƣợc trạng thái cảm xúc của ngƣời phát ngôn - nhân vật - trong tác phẩm. Ví dụ nhƣ: "Hôm nay có lắm câu thơ hay, không có chị nghe cũng hoài mất. Người con gái hát đây, giọng đã trong, đối đáp lại tài, hát lên lắm câu thơ rất buồn và rất hay; những Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên câu ấy nghe đâu như của chàng Dương Văn đã đặt sẵn ở nhà cho" [1; 38]. Cặp liên từ: " đã" - "lại" đƣợc sử dụng hợp lí trong câu thứ hai, vừa thể hiện đƣợc ngữ điệu của ngƣời nói, vừa bộc lộ thái độ ca ngợi của ngƣời nói với đối tƣợng đƣợc nói đến. Hoặc ở đoạn văn sau, tác giả đã biết sử dụng kết cấu câu theo kiểu đối lập, rồi tăng tiến (nhờ các cặp liên từ), kết hợp với dấu câu phù hợp để diễn đạt rất khéo lời khuyên của ông Cử với Lê Nƣơng: "Lúc bác mất, cháu đã có lời giao ước với Dương Văn, nhưng chú xét ra như sức cháu không sao chịu được tình cảnh nhà ấy đâu; nghèo là khổ, cháu có lạ gì. Bấy lâu cháu quen ăn sung, mặc sướng, kẻ hầu, người hạ, nếu về làm dâu, bao nhiêu công việc nặng đều đến tay cả, tuy cháu cũng chăm làm thật, nhưng sức yếu ớt thế kia, gánh vác sao nổi. Chú càng nghĩ lại càng áy náy cho cháu lắm"[1; 43]. Tuy nhiên, bên cạnh thành công ấy ta có thể nhận thấy nhiều câu văn còn kết cấu lỏng lẻo, mối quan hệ giữa các thành phần câu chƣa rõ, chẳng hạn: "Càng phân vân bao nhiêu thì cái thương yêu lại càng tăng lên bấy nhiêu, yêu vì cái sắc đẹp tuyệt trần mà kín đáo là ngần nào, thương vì thân liễu yếu ớt mà gặp phải tình cảnh nặng nề như thế" [1; 18]. Câu văn chia làm hai vế, kết cấu theo lối tăng tiến, nhƣng dùng từ, đặt câu còn vụng nên nội dung diễn đạt chƣa rõ ràng, thiếu mạch lạc. Có những câu dài dòng, nhiều vế, kết cấu cú pháp không rõ, liên kết không chặt, chỉ chú ý đến cấu trúc đăng đối, ngân nga: "Hai tay đưa chiếc thoi, trông rất sinh sắn, mềm mại đương dệt, thỉnh thoảng quay mặt trông ra vườn mai, bóng cành cây lay động trên bức lan can, tiếng hát dưới trăng trong, giáng người cũng thảnh thơi, đối cảnh tình tứ nhẹ nhàng man mác, lòng vui như hiện ra nét cưòi trên miệng" [1; 37]. Chỉ một câu văn mà quá nhiều nội dung: tả hành động của nhân vật, nêu nhận xét của ngƣời kể chuyện, miêu tả tâm trạng nhân vật, lại không sử dụng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên các liên từ cần thiết để làm rõ mối quan hệ giữa các vế câu, nên ý nghĩa không rõ, mạch văn lủng củng. Có khi câu văn nhiều vế, nhƣng chủ thể của hành động không có, mối quan hệ giữa các vế câu không rõ: "Một hôm, đương ngồi quay tơ ngoài sân thời có một trò nho đi qua, thấy nàng đẹp quá mê đứt đi, ngày nào cũng hai lần trèo qua cái đồi cao sang để gặp mặt nàng như thế, được gần một năm" [6; 13]. Thống kê về cách sử dụng kiểu câu trên 50 trang văn bản Nho phong, ta nhận thấy dấu vết giao thời rất rõ. Trong số 353 câu thì có tới 168 câu văn viết chƣa đúng chuẩn của cách diễn đạt hiện đại, nghĩa là câu văn dài, nhiều vế câu nhƣng mối quan hệ giữa các vế câu chƣa rõ do chƣa biết sử dụng liên từ phù hợp, mang dáng dấp câu biền ngẫu, chiếm tỉ lệ tới 47,6% tổng số câu. Tất cả những đặc điểm về cách dùng từ, đặt câu trong Nho phong và Người quay tơ của Nguyễn Tƣờng Tam đều mang đậm dấu ấn của ngôn ngữ văn xuôi Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX, mà tác giả Đinh Văn Đức gọi là "ngôn ngữ văn xuôi sơ kì". 2.1.2.2. Bước đầu có sự kết hợp giữa ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ miêu tả đã mang vẻ đẹp tự nhiên gần gũi, bớt chất cổ kính, ước lệ. Khác với đặc điểm ngôn ngữ trung đại khi miêu tả thiên nhiên thƣờng mang vẻ ƣớc lệ, ngôn ngữ miêu tả thiên nhiên trong Nho phong và Người quay tơ của Nguyễn Tƣờng Tam đã mang vẻ đẹp tự nhiên hồn hậu, đầy sức sống của sự vật: "Hôm ấy là ngày mồng ba tháng ba. Trời sáng mà êm đềm gió thổi mạnh, lá cây phấp phới, những ngọn dâu ướt mưa đêm hôm qua, ánh nắng chiếu vào trông như lấm tấm vàng. Dưới gốc lá tước gần hết, qua cành cây nhỏ và lơ thơ trông thấp thoáng thấy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên dòng sông Thôn chảy. Cảnh vật hình như tươi cười hớn hở" [1; 22]. Cảnh vật tƣơi tắn, thân thuộc biết bao với con ngƣời nơi thôn quê, mang nét riêng của vùng quê có nghề trồng dâu, nuôi tằm, ƣơm tơ, dệt vải. Ngôn ngữ miêu tả khá trong sáng, với những so sánh, liên tƣởng giản dị, có khi bay bổng, lãng mạn: "Tiếng hát lúc to, lúc nhỏ, khi nhẹ nhàng như sợi tơ bay, khi trong vắt như bóng trăng lai láng, điệu thơ thanh thoát, nhời nhẽ tự nhiên, câu đối đáp nhau có ý nhị,…" [1; 37]. Có khi xuất hiện những so sánh cụ thể, mang dấu ấn ngôn ngữ hiện đại, tuy nhiên còn rất mộc mạc: "…mỗi một tiếng khóc của Lê - nương như một chiếc đinh đóng vào quả tim" [1; 28]; hoặc "trong lòng tình muốn yêu như nước thuỷ triều lên chan chứa" [1; 15]. Ngôn ngữ miêu tả nhân vật trong văn xuôi tự sự trung đại thƣờng chỉ chú ý khắc họa diện mạo, hành động, rất hiếm khi miêu tả tâm trạng nhân vật. Hoặc có miêu tả tâm trạng nhân vật cũng bằng một cái nhìn khách quan, tác giả đứng ngoài quan sát: "Ngay cả những đoạn phân tích tâm lí nhân vật, người viết vẫn tỏ ra "hững hờ" ngoài cuộc" [67; 96]. Chính vì thế tâm trạng nhân vật không đƣợc biểu hiện cụ thể. Nhƣng trong Nho phong và Người quay tơ, tác giả đã chú ý khắc hoạ những trạng thái tâm lí của nhân vật, tuy nhiên ngôn ngữ miêu tả còn đơn giản, mộc mạc. Chẳng hạn câu văn miêu tả tâm trạng Dƣơng Văn: tình yêu bắt đầu chớm nở từ khi chàng biết ngƣời con gái của cụ Phủ rất xinh đẹp "Một ngày hai ngày cái tình cứ dần dà thấm vào lòng, chàng không để ý mà cũng không ruồng rẫy cứ để yên mà hưởng cái thú phảng phất vô song" [1; 12]. Tình yêu e ấp của cả hai ngƣời trong buổi ban đầu đƣợc miêu tả thú vị qua hành động: "Dương Văn đâm ra có tính tò mò, đương viết có khi dừng bút nhìn qua vườn để trông bóng nàng đi lại bên kia sân; nàng qua lại luôn, có khi lại quay mặt về bên này. Dương Văn tưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nàng nhìn thấy vội cúi mặt xuống, lấy tay bóp chán ra dáng nghĩ ngợi" [1; 12]. Lời kể của tác giả đã bắt đầu nhập được vào ý nghĩ của nhân vật: "Từ thủa trẻ long đong khổ sở, nhưng còn có người thương yêu đến, tới nay cha mẹ qua đời cả, anh em không có, cô độc một thân, cái hy vọng ở đời chỉ còn trông mong về đường chồng con mà lại không được như ý thì khổ biết đến thế nào?" [1; 35]. Tâm trạng đau khổ của Lê Nƣơng khi không đƣợc chú cho lấy ngƣời mình yêu đã đƣợc khắc hoạ rõ nét qua lời kể ấy. Rõ ràng tác giả đã không chỉ đứng ngoài mà miêu tả con ngƣời. Ở tác phẩm Người quay tơ còn xuất hiện kiểu nhân vật tâm lí, chẳng hạn nhƣ Phạm Đài trong truyện ngắn Làm gì mà băn khoăn thế. Anh ta luôn trăn trở, băn khoăn không lúc nào yên khi nhận thấy cái tẻ nhạt , nhàm chán đơn điệu của cuộc sống "ngày hai buổi ung dung lên xe nhà vào sở ". Để bộc lộ tâm trạng của nhân vật, trong tác phẩm còn xuất hiện kiểu ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm. Trong truyện có ba đoạn độc thoại thành lời và hai đoạn độc thoại nội tâm. Đây là một đoạn độc thoại của nhân vật: "Cái buồn cái lo nhỏ mọn làm gì mà bứt rứt thế ? Ôi! Con người ta sinh ra là mảnh bụi làm gì mà băn khoăn thế ? Ta hãy quên đi, ta hãy nguôi đi" [6; 53]. Lời độc thoại đã bộc lộ nỗi trăn trở của con ngƣời không thể tìm thấy niềm vui trong cuộc sống hiện tại, thấy mình sống vô nghĩa. Anh ta tìm mọi cách để quên đi những đau khổ, băn khoăn ấy, kể cả bỏ việc, không xem sách, tìm mọi thú vui khác để không còn phải nhớ. Thậm chí trốn tránh cuộc đời tìm vào nơi rừng xanh, núi đỏ để sống ẩn dật,… nhƣng không thể thoát đƣợc. Lời độc thoại thứ hai đã thể hiện sự thức tỉnh của nhân vật về lí do nỗi đau khổ đó: "Nhưng đem thân mình đến đâu là nó theo đuổi đến đấy, có khi tức quá lấy tay chỉ lên đầu mà than với mình rằng: "Nó ở đây, đi đâu mà không có nó được " [6; 55] và độc thoại thứ ba bộc lộ suy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên nghĩ, sự tự ý thức của nhân vật khi so sánh với ngƣời khác: "Phạm Đài lại tự hỏi: nhưng cũng có nhiều người như mình mà vẫn được yên tâm, vẫn sống như người khác có làm sao đâu" [6; 56]. Trƣớc các độc thoại, bao giờ tác giả cũng có lời chỉ dẫn cụ thể, báo trƣớc cho ngƣời đọc biết nhân vật sắp tự nói một mình bằng các từ nhƣ: "tự than", "than với mình rằng ", "tự hỏi ". Trƣớc hai đoạn độc thoại (2) và (3) thể hiện sự thức tỉnh của Phạm Đài tác giả đã dùng hai độc thoại nội tâm để bộc lộ những suy nghĩ sâu xa trong tâm hồn nhân vật. Đoạn độc thoại nội tâm thứ nhất: "Phạm Đài tự nghĩ mình hay suy xét về nghĩa lý ở đời mà công việc mình làm đây lại không có nghĩa lý gì mới nên thế chăng" đã bộc lộ tính toán cá nhân cá nhân của Phạm Đài. Nghĩ vậy nên anh ta bỏ việc, làm việc khác, rồi không làm gì cả, ăn chơi cho quên đời. Đoạn độc thoại nội tâm thứ hai: "Phạm Đài tưởng tượng bây giờ đi làm nghề kéo xe thời có khác gì không, chắc vẫn thế mà thôi, chỉ đổi cái bề ngoài không ăn thua, cốt chính là ở mình, muốn thoát ly thời phải giữ lòng mình được thảnh thơi, giá lúc bấy giờ có cái suối tiên nào mà tắm được nhẹ nhàng tấm thân, làn nước nào làm trôi sạch cả cái bực tức ấy đi thời khoan khoái đến đâu" [6; 55], đã bộc lộ tƣ duy của nhân vật thấy rõ có thay đổi nghề nọ hay nghề kia cũng không thể thoát đƣợc nỗi khổ tâm về cuộc sống vô nghĩa, nên anh ta quyết định bỏ lên rừng sống ẩn dật. Tác giả đã kết hợp lời kể với lời độc thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật giúp cho nhân vật hiện lên rõ nét hơn, bắt đầu có đời sống nội tâm. Nhƣng ngôn ngữ độc thoại và độc thoại nội tâm trong Người quay tơ còn ở mức rất thô sơ, đơn giản, mới chỉ thể hiện đƣợc những suy nghĩ "lộ thiên" của nhân vật, chứ chƣa đi sâu đƣợc vào những vùng "mờ tối", Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên những uẩn khúc, éo le trong tâm trạng con ngƣời nhƣ ngôn ngữ trong các sáng tác giai đoạn sau. 2.1.2.3. Ngôn ngữ đối thoại của nhân vật, chưa được cá tính hóa Các nhân vật trong truyện Nho phong và Người quay tơ đã đƣợc xây dựng nhƣ những con ngƣời có ý thức về cá nhân, có khát vọng về cuộc sống hạnh phúc, nhƣng ý thức cá nhân đó chƣa mạnh, chƣa vƣợt lên khỏi tƣ tƣởng đạo lý Nho giáo. Vì thế đối thoại của các nhân vật nhiều khi nhƣ là lời phát ngôn cho số đông, cho truyền thống đạo nghĩa từ ngàn đời. Chẳng hạn lời tâm sự giữa Lê Nƣơng và Dƣơng Văn. Trong một không gian trữ tình của đêm trăng, lúc vắng vẻ, không ai có thể ngăn trở họ bộc lộ tình yêu, thế nhƣng cả hai đều không dám bày tỏ nỗi lòng, mà đều khuyên nhau tuân theo sự sắp đặt của gia đình, thuận theo lễ giáo phong kiến: "Dương Văn nghe cũng cảm thương - Bây giờ quyền gả bán ở tay ông Cử, bổn phận cô là phải nghe theo, tôi cũng không dám trách cô nữa, cô cứ an tâm mà ăn ở thế nào cho phải đạo. Nếu sự đã quá đi rồi, cô không thể không nhận lời với bên kia được, thời thật đêm nay là đêm đôi ta ra đây than thở để từ biệt nhau. Nàng cứ lặng yên ngồi nghe, Dương Văn nói đến câu cuối cùng thì nàng hơi dươm dướm nước mắt như muốn khóc, thổn thức mà nói rằng: - Giao ước với nhau cũng là ngỡ về sau ân ái một lòng, nếu biết trước rằng giở dang như thế này thì thà như không biết nhau cho xong. Nhưng đã biết rồi thì dứt ra cũng đau lòng lắm. Cái cảnh tôi thật là khó nghĩ quá. Nếu không nhận lời thì không sao ở đấy được nữa" [1; 54/ 55]. Qua lời đối thoại, Dƣơng Văn, Lê Nƣơng cơ bản vẫn là những ngƣời phát ngôn cho quan niệm lễ giáo phong kiến: "cha mẹ đặt đâu con Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ngồi đấy". Những tình cảm khát khao chân thật, tha thiết của con tim chƣa thốt ra lời. Lê Nƣơng là ngƣời phụ nữ lý tƣởng theo quan niệm xƣa, lời nói của nàng thƣờng dịu dàng. Nhƣng cũng có khi nàng nặng lời khi biết Văn Dụ là kẻ đã gây tai vạ cho ngƣời mình yêu mà ông chú lại bắt nàng phải lấy hắn: "- Thưa chú, chuyện này chỉ có mình cháu biết thôi; nói ra thì bảo là binh Dương Văn, chứ thật thì chàng bị oan uổng, có đứa nó thù hãm hại đấy thôi,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdoc.pdf
Tài liệu liên quan