Tài liệu Luận văn Nghiên cứu việc triển khai hoạt động marketing của một số DNDP có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam: LUẬN VĂN:
Nghiên cứu việc triển khai hoạt động
marketing của một số DNDP có vốn đầu tư
nước ngoài tại thị trường Việt Nam
Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân Việt Nam tăng
cao, GDP bình quân đầu người năm 2003 đạt 482 USD/người/năm. Tuổi thọ bình quân
dự kiến năm 2005 đạt 71 tuổi. Năm 2003 tiền thuốc bình quân đầu người tăng 113,4%
so với năm 2002, đạt 7,6 USD/người/năm. Trong đó công nghiệp dược phẩm nội địa
chỉ đáp ứng được khoảng 30% giá trị sử dụng thuốc còn 70% giá trị sử dụng thuốc là
do nhập ngoại. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của các DNDP nước ngoài trong
việc cung ứng thuốc cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là
các thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị như thuốc ung thư, tim mạch, đái tháo đường,
thuốc kháng sinh, thuốc tiêu hoá…
Năm 2003 thị trường dược phẩm Việt Nam có nhiều biến động lớn về giá, đặc biệt
là hai đợt biến động giá thuốc vào tháng 3 và tháng 10. Giá thuốc tăng cao tr...
70 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 2315 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu việc triển khai hoạt động marketing của một số DNDP có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN:
Nghiên cứu việc triển khai hoạt động
marketing của một số DNDP có vốn đầu tư
nước ngoài tại thị trường Việt Nam
Đặt vấn đề
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, mức sống của người dân Việt Nam tăng
cao, GDP bình quân đầu người năm 2003 đạt 482 USD/người/năm. Tuổi thọ bình quân
dự kiến năm 2005 đạt 71 tuổi. Năm 2003 tiền thuốc bình quân đầu người tăng 113,4%
so với năm 2002, đạt 7,6 USD/người/năm. Trong đó công nghiệp dược phẩm nội địa
chỉ đáp ứng được khoảng 30% giá trị sử dụng thuốc còn 70% giá trị sử dụng thuốc là
do nhập ngoại. Điều đó chứng tỏ vai trò quan trọng của các DNDP nước ngoài trong
việc cung ứng thuốc cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, đặc biệt là
các thuốc chuyên khoa, thuốc đặc trị như thuốc ung thư, tim mạch, đái tháo đường,
thuốc kháng sinh, thuốc tiêu hoá…
Năm 2003 thị trường dược phẩm Việt Nam có nhiều biến động lớn về giá, đặc biệt
là hai đợt biến động giá thuốc vào tháng 3 và tháng 10. Giá thuốc tăng cao trung bình
từ 5%- 30%, có thuốc giá tăng trên 100% gây xôn xao dư luận xã hội và gây tâm lý
hoang mang cho người bệnh. Nhà nước, bộ y tế, bộ tài chính và các cấp quản lý khác
đã, đang nỗ lực tìm kiếm giải pháp để bình ổn giá thuốc, nhưng chưa mấy hiệu quả.
Những nguyên nhân chủ yếu gây tăng giá thuốc là:
- Do phương thức tổ chức cung ứng, sử dụng thuốc còn nhiều bất cập dẫn đến
thuốc đi lòng vòng qua nhiều trung gian trước khi đến tay người bệnh.
- Quản lý công tác XNK thuốc và mỹ phẩm chưa chặt chẽ.
- Tình trạng độc quyền của một số doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài…
Nguyên nhân lớn nhất của những đợt tăng giá thuốc trong năm 2003 ở Việt Nam
là do những DNDP nước ngoài tự tăng giá các mặt hàng của mình. Còn các DNDP
trong nước tăng giá thuốc là do ăn theo sự tăng giá của thuốc nước ngoài. Hiện tại có
khoảng 700 DNDP trong và ngoài nước hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng
thuốc tại thị trường Việt Nam. Sự cạnh tranh trong kinh doanh diễn ra gay gắt, ác liệt.
Các doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài đã làm gì để đứng vững trên thị trường, đạt
hiệu quả kinh doanh cao?
Để tìm hiểu vấn đề này, đề tài “Nghiên cứu việc triển khai hoạt động marketing
của một số DNDP có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam” được thực
hiện với ba mục tiêu:
-Tìm hiểu cách thức bố trí bộ phận marketing trong DNDP nước ngoài
-Phân tích thực trạng việc ứng dụng các chính sách marketing của một số doanh
nghiệp.
-Đánh giá việc triển khai hoạt động marketing của các doanh nghiệp nước ngoài,
từ đó rút ra các kiến nghị và đề xuất.
Phần 1: Tổng quan
1.1. Vài nét về thị trường dược phẩm trong nước và thế giới.
1.1.1. Thị trường dược phẩm thế giới
Nhu cầu thuốc thế giới:
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và tính mạng
con người, là nhu cầu thiết yếu để con người được chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ. Ngày
nay trên thế giới với mô hình bệnh tật đa dạng và phức tạp, các bệnh về tim mạch, ung
thư, đái tháo đường, bệnh tâm thần, nhiễm khuẩn… gia tăng nhanh chóng, nên nhu cầu
về thuốc cũng ngày càng tăng cao. Điều đó thể hiện ở doanh số bán dược phẩm toàn
cầu qua các năm:
Bảng 1.1: Doanh số bán thuốc toàn cầu
Năm 2000 2001 2002 2003
Doanh số
bán
(Tỷ USD)
364,5 371,9 400,6 466,3
Nguồn: IMS Health
Năm 2003 DSB dược phẩm toàn cầu là 466,3 tỷ USD, tuy nhiên mức tiêu thụ
thuốc không chia đều cho các khu vực mà lại tập trung vào những quốc gia giàu có.
Trong đó dẫn đầu là thị trường Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) DSB đạt 229,5 tỷ USD chiếm
49% DSB toàn cầu, tiếp đến là thị trường Nhật Bản với 52,4 tỷ USD chiếm 11% DSB
toàn cầu.
Bảng 1.2: Doanh số bán thuốc theo khu vực
Khu vực
DSB năm
2003
% DSB toàn
cầu
% tăng trưởng
so với năm
(Tỷ USD) 2002
Bắc Mỹ 229,5 49% +11%
EU 115,4 25% +8%
Các nước còn lại của
Châu Âu
14,3 3% +14%
Nhật Bản 52,4 11% +3%
Châu á- Châu phi- Châu
úc
37,3 8% +12%
Châu Mỹ la tinh 17,4 4% +6%
Tổng 466,3 100% +9%
Nguồn: IMS Health
Tốc độ tăng trưởng DSB dược phẩm toàn cầu trong những năm gần đây tăng từ
8% đến 10% và nhóm thuốc bán chạy nhất toàn cầu cũng thể hiện phần nào mô hình
bệnh tật mà nhân loại đang phải gánh chịu. Năm 2003 nhóm thuốc hạ lipid máu có
DSB đạt 26,1 tỷ USD chiếm 6% DSB dược phẩm toàn cầu. Tiếp đến là nhóm thuốc
chống loét dạ dày tá tràng đạt 24,3 tỷ USD chiếm 5% DSB toàn cầu, tiếp đến là nhóm
thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng viêm giảm đau không steroid, nhóm thuốc ức chế
men chuyển…
Vai trò của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới:
Năm 2003 mười sản phẩm bán chạy nhất thế giới đạt DSB 48,3 tỷ USD chiếm
10% DSB toàn cầu. Trong đó dẫn đầu là sản phẩm Lipitor của công ty Pfizer với hoạt
chất chính là Atorvastatin, đạt DSB 10,3 tỷ USD chiếm 2% DSB toàn cầu, có tốc độ
tăng trưởng so với năm 2002 là +14%. Tiếp đến là sản phẩm Zocor chứa hoạt chất
chính Simvastatin cũng có tác dụng làm giảm lipid máu của công ty Merck đạt DSB
6,1tỷ USD chiếm 1% DSB toàn cầu. Đáng chú ý nhất là sản phẩm Nexium của công ty
Astrazeneca với hoạt chất chính là Esomeprazole, có tác dụng ức chế bơm proton, trị
loét dạ dày tá tràng. Năm 2003 thuốc này đạt tốc độ tăng trưởng +62% so với năm
2002 và sản phẩm được xếp ở vị trí thứ 7 trong bảng xếp hạng 10 sản phẩm bán chạy
nhất thế giới năm 2003.
Bảng 1.3: Mười sản phẩm bán chạy nhất thế giới năm 2003
STT Sản phẩm Công ty
DSB
năm200
3
(Tỷ
USD)
% DSB
toàn
cầu
% tăng
trưởng so
với năm
2002
1 Lipitor Pfizer 10,3 2% +14
2 Zocor Merck 6,1 1% - 4
3 Zyprexa Lilly 4,8 1% +13
4 Norvasc Pfizer 4,5 1% +7
5 Erypo Cilag 4,0 1% +13
6 Ogastro/Prevaci
d
Takeda 4,0 1% 0
7 Nexium Astra-Zeneca 3,8 1% +62
8 Plavix Sanofi-
Synthelabo
3,7 1% +40
9 Seretide GSK 3,7 1% +40
10 Zoloft Pfizer 3,4 1% +11
Tổn
g
48,3 10% +14
Nguồn: IMS World review
Những sản phẩm bán chạy nhất thế giới năm 2003 hầu hết là những sản phẩm của
những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới như: Pfizer, GSK, Lilly, Merck… Đó là
những công ty đầu tư cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm từ 4-5 tỷ USD hàng năm.
Họ là những công ty tiên phong trong lĩnh vực dược phẩm để cho ra đời những thuốc
mới, tác dụng rõ ràng, hiệu quả, an toàn đồng thời cũng đem về cho công ty lợi nhuận
lớn. Chi phí cho thử nghiệm lâm sàng của các công ty dược phẩm hàng đầu trên những
bệnh nhân tình nguyện khoảng từ 3.000 USD đến 10.000 USD/ người/ một lần thử lâm
sàng. Với mỗi một thuốc mới phải được tiến hành thử nghiệm lâm sàng trên hàng
nghìn người phải có độ an toàn cao mới được tung ra thị trường, đây quả là một chi
phí không nhỏ đối với các công ty dược phẩm. Tuy nhiên ngành dược là một ngành
kinh doanh siêu lợi nhuận, do vậy các công ty sẽ nhanh chóng thu hồi vốn và đem về
lợi nhuận khổng lồ.
Hiện nay xu hướng sát nhập giữa các DNDP trên thế giới làm thay đổi vị trí xếp
hạng trong bảng tổng sắp 20 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới về DSB:
- Năm 1997 công ty dược phẩm Hoechst Marion Roussel của Đức DSB đứng thứ
9 trên thế giới. Sau khi sát nhập với công ty Rhone Poulenc Rorer của Pháp năm 1998
đổi tên thành Aventis (Đức/ Pháp) DSB tăng cao đứng thứ 2 trên thế giới.
- Công ty Pfizer của Mỹ năm 1998 DSB đứng thứ 5 trên thế giới. Năm 2000
Pfizer mua Warner- Lambert, năm 2002 mua tiếp Pharmacia & Upjohn nên đến năm
2002 DSB dược phẩm của công ty đứng thứ 1 trên thế giới.
- Công ty Glaxo Smith Kline (GSK) là sự sát nhập của hai công ty Glaxo
Wellcome(GW) và Smith Kline Beecham (SB) năm 2001. Để sau đó GSK vươn lên vị
trí thứ 2 trong nhóm 20 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới về DSB.
- Công ty Astra Zeneca là sự sát nhập của công ty Astra (Thuỵ Điển) và Zeneca
(Anh) năm 1998.
(Nguồn Scrip magazin January 1998; Scrip magazin February: 2000, 2001; Tổng
hợp IMS Health).
Ưu điểm của sự sát nhập là các công ty có thể tập trung nguồn lực nghiên cứu cho
ra đời những sản phẩm mới với chi phí tiết kiệm khoảng 50% mỗi năm…
1.1.2. Khái quát về thị trường dược phẩm Việt Nam
Mô hình bệnh tật ở Việt Nam:
Là một nước có mô hình bệnh tật mang đậm nét mô hình bệnh tật của các nước
đang phát triển. Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều căn bệnh như: nhiễm khuẩn
đường hô hấp, bệnh dạ dày tá tràng, tai nạn giao thông…Tim mạch, ung thư và đái
tháo đường cũng là những bệnh đang gia tăng khá nhanh ở Việt Nam trong thời gian
gần đây.
Bảng 1.4: 10 bệnh có tỷ lệ mắc cao nhất năm 2002
STT Tên bệnh
Số người mắc
(Trên 100.000 dân)
1 Viêm phổi 297,83
2 Viêm họng và viêm amidan cấp 251,39
3 Viêm phế quản và viêm tiểu phế quản cấp 214,82
4 ỉa chảy, viêm dạ dày ruột có nguồn gốc nhiễm khuẩn 209,54
5 Tai nạn giao thông 159,08
6 Tăng huyết áp nguyên phát 122,58
7 Cúm 106,75
8 Bệnh viêm ruột thừa 95,33
9 Viêm dạ dày ruột 90,90
10 Gãy các phần khác của chi do tai nạn lao động và
giao thông
83,70
Nguồn: Niên giám thống kê y tế 2002
Nhu cầu về thuốc ở Việt Nam :
Trước đây khi nền kinh tế còn nghèo, thuốc khan hiếm, chúng ta không có đủ thuốc
cho công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Khi nhà nước phát triển nền kinh tế
theo cơ chế thị trường, đời sống kinh tế của người dân tăng lên, việc cung ứng thuốc cho
công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân còn có sự tham gia của những công ty
dược phẩm nước ngoài. Vì vậy mà mức tiêu thụ thuốc ở Việt Nam tăng cao.
Bảng 1.5: Mức tiêu thụ thuốc ở Việt Nam qua các năm
Năm 2000 2001 2002 2003
Tổng mức tiêu thụ thuốc
(Triệu USD)
398 418 526 609
Nguồn: Cục quản lý Dược
Năm 2003 tổng mức tiêu thụ thuốc ở Việt Nam tăng 115,76% so với năm 2002. Trong
đó thuốc sản xuất trong nước chỉ đáp ứng được 39,74% và còn lại 60,26% là thuốc nhập
ngoại. Dự kiến năm 2005 tổng mức tiêu thụ thuốc ở Việt Nam sẽ đạt 677 triệu USD.
Năm 2003 có 2 đợt biến động mạnh về giá thuốc vào tháng 3 và tháng 10. Nguyên
nhân chủ yếu là do công ty phân phối dược phẩm thành phố Hồ Chí Minh
VimedimexII tự tăng giá 124 mặt hàng vào tháng 3, và công ty phân phối đa quốc gia
Zuellig pharma tăng giá 114 mặt hàng của các hãng: Astra- Zeneca, Novartis,
Organon…vào tháng 10, gây mất ổn định về giá. Tuy nhiên tiền thuốc bình quân đầu
người vẫn tăng cao, năm 2003 tiền thuốc bình quân đầu người đạt 7,6 USD/người/năm
thì công nghiệp dược nội địa chỉ cung cấp được từ 2-2,5 USD/người/năm, còn lại là
thuốc nhập khẩu. Chúng ta đang phấn đấu năm 2010 tiền thuốc bình quân đầu người
đạt 12-15 USD/người/ năm.
Bảng 1.6: Tiền thuốc bình quân đầu người qua các năm
Năm 2000 2001 2002 2003
Tiền thuốc bình quân đầu
người (USD/người/năm)
5,4 6,0 6,7 7,6
Nguồn: Cục quản lý dược
Năm 2003 xuất khẩu thuốc của Việt Nam đạt 12,5 triệu USD tăng 105,3% so với
năm 2002. Chúng ta đang nỗ lực tìm kiếm thị trường để xuất khẩu sang các nước
SNG, Châu Phi... Còn về nhập khẩu thuốc năm 2003 chúng ta nhập với giá trị là 503
triệu USD tăng 110,1% so với năm 2002.
Trong năm 2003 số đăng ký thuốc còn hiệu lực giảm so với năm 2002, tuy nhiên
số hoạt chất lại tăng cao. Năm 2002 số hoạt chất của thuốc sản xuất trong nước là 384,
thì năm 2003 con số này là 393, số hoạt chất của thuốc nước ngoài năm 2002 là 864
thì năm 2003 là 902.
Bảng 1.7: Số hoạt chất đã được cấp số đăng ký
Nội dung
Thuốc sản xuất trong
nước
Thuốc nhập khẩu
Năm 2002 2003 2002 2003
Tổng SĐK còn hiệu
lực
6181 6107 4743 4656
Số hoạt chất 384 393 864 902
Mức đáp ứng nhu
cầu
30-35% 35-40%
65-
70%
60-
65%
Nguồn Cục quản lý dược Việt Nam
Trong năm 2003 có trên 500 công ty Việt Nam tham gia vào mạng lưới cung ứng
thuốc, bao gồm nhiều loại hình: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn, và khoảng 250 công ty có vốn đầu tư nước ngoài của trên 30
nước tham gia cung ứng thuốc vào Việt Nam. Thuốc nhập không những cho phép đảm
bảo việc thoả mãn nhu cầu phòng và điều trị bệnh cho nhân dân mà còn cho người
bệnh tiếp cận được với những thành tựu của khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển
của nhân loại trong công nghệ bào chế dược phẩm. ấn Độ là một nước có số công ty
được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam nhiều nhất (44 công ty), tiếp đến là Pháp
(28 công ty), tiếp theo là Singapo, Hàn Quốc…
Năm 2003 cơn bão táp tăng giá 797 mặt hàng thuốc tân dược trong đó có 478
thuốc tân dược nhập ngoại. Vì thế mà đại diện BYT cùng lãnh đạo của 5 DNDP nước
ngoài ký một cam kết đảm bảo thực hiện bình ổn giá và phân phối thuốc trên thị
trường Việt Nam, đó là 5 doanh nghiệp chiếm 50% thị phần thuốc phân phối tại Việt
Nam : Zuellig pharma Việt Nam
Mega products Thái Lan
Liên doanh dược phẩm Sanofi- Synthelabo- Việt Nam
Diethelm Thụy Sỹ
Ranbaxy ấn Độ.
1.2. Lý thuyết Marketing
1.2.1. Khái niệm marketing và Marketing Dược:
Marketing là một thuật ngữ dùng để chỉ các hoạt động đang diễn ra trên thị
trường. Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng nhận thức đầy đủ và áp dụng
đúng lý thuyết marketing vào quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều người lầm
tưởng marketing với việc bán hàng và các hoạt động kích thích tiêu thụ. Vì vậy họ
quan niệm marketing chẳng qua là hệ thống các biện pháp mà người bán hàng sử dụng
để cốt làm sao bán được hàng và thu được tiền về cho người bán[8].
Hình 1.1: So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing[18]
Hình 1.2: Khái niệm cốt lõi của Marketing[18]
Cho nên Marketing hiện đại mang một ý nghĩa trọn vẹn bao gồm toàn bộ quá trình
tái sản xuất từ những hoạt động diễn ra trước khi sản xuất sản phẩm đến sau khi bán
hàng.
Theo định nghĩa của viện Marketing Anh: " Marketing là quá trình tổ chức, và
quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ việc phát hiện ra và biến sức
Bán hàng
Nhà máy Sản phẩm và khuyến
mại
Lợi nhuận
thông
qua khối
lượng
Thị
trường
mục
tiêu
Nhu cầu
của khách
hàng
Marketing
phối hợp
Lợi nhuận thông
qua sự thoả mãn
của khách hàng
Quan điểm bán
hàng
Quan điểm
Marketing
Điểm xuất phát Tiêu điểm Biện pháp
Đích
Nhu
cầu
mong
muốn
Sản
phẩm
Giá
trị
chi
phí
Thị
trườ
ng
Trao
đổi
giao
dịch và
Marketi
ng và
người
làm
mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất
và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được
lợi nhuận dự kiến”[7].
Theo Philip-Kotler: "Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó
các cá nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra,
chào bán, và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”[18].
Quá trình marketing bao gồm việc phân tích những cơ hội marketing, nghiên cứu
và lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế các chiến lược marketing, hoạch định các
chương trình marketing, cùng tổ chức thực hiện và kiểm tra nỗ lực marketing[18].
Hình 1.3: Những yếu tố và lực lượng chủ yếu trong hệ thống marketing hiện
đại [18]
Mục tiêu của Marketing: - Lợi nhuận
- Lợi thế cạnh tranh
- An toàn trong kinh doanh
Vai trò của marketing:
Macro Marketing: có vai trò kết nối giữa người sản xuất với người tiêu dùng,
khuyến khích nền sản xuất phát triển, đảm bảo cung ứng cho xã hội một mức sống
Môi trường
Nhà
cung
ứng
Công ty
(Người làm
marketing) Thị
trường
người
sử dụng
cuối
Các định
chế trung
gian
marketing Các đối thủ
cạnh tranh
ngày càng cao và hợp lý.
Micro Marketing: Cấu thành nên macro marketing. Nó có vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc tiếp cận trực tiếp với thị trường và nhu cầu của khách hàng. Nó hướng
dẫn chỉ đạo phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Các chức năng của Marketing :
- Làm thích ứng sản phẩm với nhu cầu thị trường
- Chức năng phân phối
- Chức năng tiêu thụ hành hoá
- Chức năng yểm trợ.
Marketing Dược:
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ, tính
mạng con người. Vì vậy marketing dược có những đặc thù riêng. Mickey C.Smith
đưa ra định nghĩa về Marketing Dược như sau: "Marketing Dược thực chất là tổng
hợp các chính sách, chiến lược Marketing của thuốc nhằm thoả mãn nhu cầu của bệnh
nhân, nhằm phục vụ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng
của marketing thông thường, do đặc thù riêng của nghành Dược yêu cầu marketing
Dược có nhiệm vụ: "Thuốc được bán ra đúng loại thuốc, đúng giá, đúng số lượng,
đúng lúc và đúng nơi".
Mục tiêu của marketing dược:
- Mục tiêu sức khoẻ: Dược phẩm phải đạt tiêu chuẩn chất lượng tốt, hiệu quả và
an toàn.
- Mục tiêu kinh tế: Sản xuất và kinh doanh dược phẩm phải đạt hiệu quả để doanh
nghiệp có thể tồn tại và phát triển [7].
Môi trường marketing dược bao gồm các yếu tố tác động[24]:
- Dân số, kinh tế, mô hình bệnh tật
- Năng lực sản xuất trong nước, khả năng phục vụ, phân phối, truyền đạt thông tin.
- Môi trường bên ngoài, nhân tố kinh tế, nhân tố văn hoá xã hội, đối thủ cạnh
tranh, hệ thống chính trị, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhân tố pháp luật.
Khi nhà kinh doanh quan tâm đến mục tiêu sức khoẻ thì họ phải đối đầu với
những khó khăn lớn hơn trong mục tiêu kinh tế. Do vậy, mâu thuẫn giữa mặt tiêu cực
của nền kinh tế thị trường với tính nhân đạo của ngành y tế là một thách thức lớn với
marketing dược. Marketing dược không chỉ mang tính y tế mà còn mang cả tính kinh
tế y tế.
1.2.2. Các chính sách Marketing:
Chính sách sản phẩm:
Sản phẩm - Hàng hoá là tất cả những cái, những yếu tố có thể thoả mãn nhu cầu
hay ước muốn của khách hàng, cống hiến những lợi ích cho họ và có khả năng đưa ra
chào bán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu
dùng[8]. Thuốc do tính chất đặc thù là ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người
nên nó được xếp vào loại hàng hoá đặc biệt.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới: Khi tung sản phẩm mới ra thị trường công
ty phải thông qua 4 quyết định [8]:
-Khi nào tung sản phẩm mới chính thức vào thị trường?
-Sản phẩm mới sẽ được tung ra ở đâu?
-Sản phẩm mới trước hết phải tập trung bán cho đối tượng khách hàng nào?
-Sản phẩm mới được tung ra bán như thế nào? Với những hoạt động hỗ trợ nào để
xúc tiến việc bán.
Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm:
Danh mục sản phẩm là tập hợp tất cả các nhóm chủng loại hàng hoá và các đơn vị
hàng hoá do người bán cụ thể đem chào bán cho người mua. Danh mục hàng hoá được
thể hiện: Chiều rộng là tổng số các nhóm chủng loại hàng hoá do công ty sản xuất,
chiều dài là tổng số những mặt hàng thành phần của nó, chiều sâu là tổng số các hàng
hoá cụ thể được chào bán trong từng mặt hàng riêng của nhóm chủng loại[7].
Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống của sản phẩm:
Chu kỳ sống của sản phẩm là thuật ngữ miêu tả sự biến đổi của doanh số tiêu thụ
kể từ khi sản phẩm được tung ra thị trường cho đến khi nó phải rút lui khỏi thị trường.
Chu kỳ sống của sản phẩm gồm có 4 giai đoạn[8]:
- Giai đoạn tung ra thị trường: Chiến lược có thể áp dụng trong giai đoạn này là
chiến lược giá hớt váng, chiến lược giá xâm nhập, chiến lược giá thăm dò…
- Giai đoạn phát triển: Nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm. Xâm nhập các
khúc thị trường mới, mở rộng phạm vi phân phối. Giảm giá để thu hút khách hàng…
- Giai đoạn sung mãn: Cải biến thị trường, thay đổi thái độ của người tiêu dùng,
xâm nhập những khúc thị trường mới, dành khách hàng của đối thủ cạnh tranh.
- Giai đoạn suy thoái: Chuyển hướng marketing sang các sản phẩm mới hoặc cải
tiến sản phẩm.
Chính sách giá cả:
Giá cả luôn mang một ý nghĩa chung là lợi ích kinh tế được xác định bằng tiền.
Đối với một doanh nghiệp thì giá cả là công cụ trực tiếp tạo ra doanh thu và lợi nhuận
kinh tế, còn với người mua thì giá hàng hoá luôn được coi là chỉ số đầu tiên để họ
đánh giá phần "được" và chi phí phải bỏ ra để sở hữu và tiêu dùng hàng hoá. Mục tiêu
của chính sách giá: Tối đa hoá lợi nhuận, dẫn đầu về tỷ phần thị trường, dẫn đầu về
chất lượng sản phẩm , an toàn và đảm bảo sống sót [8].
Có nhiều phương pháp định giá khác nhau, ở đây chúng ta xem 3 phương pháp
định giá sau:
Phương pháp định giá theo chi phí:
Cộng lãi vào chi phí: xác định mức giá công bố theo chi phí là một trong các
phương pháp tính giá chính, thường áp dụng trong kinh doanh, trong đó chi phí được
tính theo công thức:
Chi phí đơn vị = Chi phí biến đổi đơn vị + Chi phí cố định / Số lượng tiêu thụ
Giá đã cộng phụ lãi = Chi phí đơn vị (1 – Lãi dự kiến trên doanh số bán).
Định giá theo lợi nhuận mục tiêu: Xác định giá trên cơ sở đảm bảo tỷ suất lợi
nhuận mục tiêu trên vốn đầu tư và được tính theo công thức sau:
Giá theo lợi nhuận mục tiêu = Chi phí đơn vị + Tỷ suất lợi nhuận.(Vốn đầu tư/ Số
lượng tiêu thụ)
Dưới đây là đồ thị biểu diễn điểm hoà vốn:
Hình 1.4: Đồ thị biểu diễn điểm hoà vốn
Điểm hoà vốn (E) là điểm tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết chi phí hoạt động
kinh doanh bỏ ra, lợi nhuận bằng không.
Công thức tính sản lượng điểm hoà vốn:
Q=F/(P-V)
Tổng số
tiền
Tổng doanh
thu
Lợi
nhuậ
Tổng chi
Chi phí cố
định (F)
Sản
lượng
E
Q
Q là sản lượng hoà vốn.
F là tổng chi phí cố định.
P là giá bán một sản phẩm.
V là chi phí biến đổi trên một sản phẩm.
- Phương phấp định giá theo khả năng thoả mãn nhu cầu: khách hàng đánh giá
hàng hoá theo khả năng đáp ứng của hàng hoá cho nhu cầu của mình. Phương pháp
này phù hợp với ý tưởng định vị sản phẩm.
- Phương pháp định giá theo thị trường: Chủ yếu dựa trên giá của đối thủ cạnh
tranh hoặc sự biến động của tỷ giá hối đoái.
Một số chiến lược của chính sách giá:
Chiến lược “hớt váng”: Dựa vào yếu tố thời cơ để đưa ra mức giá cao tối đa cho
sản phẩm mới ngay từ khi tung sản phẩm ra thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao.
Chiến lược này áp dụng khi sản phẩm của doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh áp
đảo: sản phẩm hoàn toàn mới, có kết cấu phức tạp, kỹ thuật sản xuất cao, doanh
nghiệp khống chế được bằng phát minh, hoặc doanh nghiệp giữ vị trí độc quyền trên
thị trường. Tuy nhiên áp dụng chiến lược này sẽ làm giảm đáng kể số khách hàng và
tăng khả năng các doanh nghiệp khác nhảy vào thị trường với mức giá thấp hơn.
Chiến lược giá linh hoạt: Đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá khác
nhau trong cùng điều kiện cơ bản và cùng khối lượng, giúp cho người bán tự quyết
định giá trrong khung giá " trần - sàn" hỗ trợ tốt hơn cho việc bán hàng.
Chiến lược một giá: Trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng
hàng, mức giá là như nhau đối với tất cả các khách hàng.
Chiến lược định giá khuyến mại: Là hình thức điều chỉnh giá tạm thời nhằm
mục đích hỗ trợ cho các hoạt động xúc tiến bán hàng. Có các hình thức khuyến mại:
định giá lỗ để lôi kéo khách hàng, định giá cho những đợt bán hàng đặc biệt, giá trả
góp, bán hàng theo phiếu mua hàng, triết giá về tâm lý…
Chiến lược đinh giá ăn theo: Là chiến lược của doanh nghiệp tìm đường phát
triển không tạo sự trả đũa có tính cạnh tranh của các hãng đối đầu. Giá của sản phẩm
được xác định dựa trên giá của sản phẩm nổi tiếng có tác dụng tương tự.
Chiến lược phá giá: áp dụng trong tình huống bất đắc dĩ đó là khi sản phẩm thời
hạn sử dụng đến gần, thị trường ứ đọng, hoặc phá giá do cạnh tranh.
Chiến lược giá xâm nhập: là chiến lược định giá thấp trong một thời gian dài để
có thể bán được hàng hoá với khối lượng lớn. Chiến lược này thường sử dụng cho các
sản phẩm thay thế hoặc sản phẩm cải tiến.
Chính sách phân phối:
Phân phối là hoạt động liên quan đến việc điều hành tổ chức, vận chuyển, phân
phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng trong một quốc gia hay ở các nước,
các khu vực trên thế giới. Thông qua phân phối thông tin sẽ được cung cấp thoả mãn
nhu cầu người tiêu dùng, đồng thời xác định mối quan hệ với khách hàng, giữ khách
hàng và phát triển thị trường.
Có 2 phương thức phân phối trực tiếp và gián tiếp:
Hình 1.5: Sơ đồ phương thức phân phối trực tiếp
Hình 1.6: Sơ đồ phương thức phân phối gián tiếp
Kênh phân phối là chuỗi các công ty độc lập liên quan đến quá trình đưa hàng
hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng.
Đối với dược phẩm thì có những quy định ràng buộc pháp lý ảnh hưởng đến kiểu
kênh phân phối. Pháp luật Việt Nam không cho phép các công ty dược phẩm nước
ngoài trực tiếp phân phối tại Việt Nam mà phải thông qua các công ty có chức năng
Người tiêu dùng Nhà sản xuất
Nhà sản
xuất
Hệ thống các trung
gian
Người tiêu
dùng
phân phối trong nước.
Một số chiến lược phân phối:
Chiến lược phân phối mạnh: Là chiến lược doanh nghiệp phân phối rộng khắp và
tối đa sản phẩm của mình trên thị trường. Đối với ngành dược, các sản phẩm phân
phối mạnh là các thuốc O.T.C (Over the Counter) và một số thuốc thông thường khác.
Chiến lược phân phối chọn lọc: Doanh nghiệp lựa chọn một số trung gian có khả
năng phân phối tốt nhất trên thị trường, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian,
loại bỏ trung gian kém hiệu quả.
Chiến lược phân phối độc quyền: Doanh nghiệp chỉ chọn một trung gian duy nhất
ở mỗi khu vực thị trường, độc quyền phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Chiến
lược này giúp doanh nghiệp kiểm soát được mức giá và các loại hình phân phối.
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh :
Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là một trong bốn nhóm công cụ chủ yếu
của Marketing Mix mà doanh nghiệp có thể sử dụng để tác động vào thị trường mục
tiêu nhằm đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp[12].
Mục đích của chính sách này là để đẩy mạnh việc bán hàng, tạo lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp, truyền đạt thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp và là vũ khí cạnh
tranh trên thị trường.
Một số chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Chiến lược kéo : kích thích nhu cầu người tiêu dùng, gây sự chú ý, lôi kéo khách
hàng mua sản phẩm của công ty.
Hình 1.7: Sơ đồ minh hoạ chiến lược kéo
Nhà sản
xuất
Người tiêu
dùng
Trung gian Mua Mua
Hoạt động Marketing
Chiến lược đẩy: Doanh nghiệp đẩy hàng hoá ra thị trường một cách hiệu quả
nhất với khối lượng lớn nhất thông qua các trung gian.
Hình 1.8: Sơ đồ minh họa chiến lược đẩy
Các công cụ trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Quảng cáo: Quảng cáo là công cụ truyền thông được sử dụng khá phổ biến đặc
biệt là trong thị trường hàng tiêu dùng cá nhân. Quảng cáo là một dịch vụ kinh doanh
vì bên thuê quảng cáo phải trả tiền để thông tin về sản phẩm hoặc ý tưởng của mình
được một số đối tượng nào đó biết đến[8].
Hình 1.9: Các bước tiến hành Quảng cáo
Kích thích tiêu thụ: Kích thích tiêu thụ còn gọi là khuyến mại có tác động trực
tiếp và tích cực tới việc tăng doanh số bằng những lợi ích vật chất bổ sung cho người
mua. Có vai trò thúc đẩy các khâu cung ứng, phân phối và tiêu dùng đối với một hoặc
một nhóm sản phẩm hàng hoá của công ty.
Tuyên truyền: Là việc sử dụng những phương tiện truyền thông đại chúng truyền
tin không mất tiền về hàng hoá dịch vụ và về chính doanh nghiệp tới khách hàng hiện
tại và tiềm năng nhằm đạt những mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp.
Bán hàng cá nhân: Bao gồm mối quan hệ trực tiếp giữa người bán với các khách
Trung
gian
Nhà sản
xuất
Người tiêu
dùng
Marketin
g
Bán hàng
Xác định
mục tiêu
quảng
cáo
Các
quyết
định về
xây dựng
ngân
Đánh giá
chương
trình
quảng
cáo
Quyết định
về thông
tin
Quyết định
về phương
tiện truyền
tin
hàng hiện tại và tiềm năng. Nó là một loại ảnh hưởng cá nhân và là một quá trình giao
tiếp phức tạp. Tầm quan trọng của hoạt động bán hàng cá nhân phụ thuộc vào bản chất
sản phẩm, nhu cầu của người tiêu dùng và giai đoạn trong quá trình mua, mặt khác nó
cũng phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết và khéo léo của người bán trực tiếp[7].
Bảng 1.8: Tóm tắt các công cụ chính trong chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh
doanh[8].
Quảng cáo
Kích thích
tiêu thụ
Tuyên truyền
Bán hàng
trực tiếp
- Tạp chí, ấn
phẩm báo chí.
- Phát thanh
truyền hình
- Phim ảnh
- Sách mỏng, tờ
gấp, tờ rơi
- Niên giám,
Mims
- quảng cáo ngoài
trời, áp phích
- Trưng bày tại
cửa hàng...
- Thi, trò chơi, xổ
số thưởng quà hay
phiếu thưởng
- Dùng thử miễn
phí (quà tặng)
- Hội trợ triển lãm,
thương mại
- Tài trợ
- Bán hàng có giá
khuyến mãi...
- Họp báo
- Nói chuyện
- Hội thảo
- Báo cáo năm
- Đóng góp từ
thiện
- Bảo trợ
- Phát hành tạp chí
về công ty và
tuyên truyền qua
các sự kiện nổi bật
(truyền thông)...
- Người giao hàng
- Người tiếp nhận
đơn hàng
- Người giới thiệu
hàng
- Kỹ thuật viên
- Người tạo nhu
cầu...
Hệ thống Marketing hỗn hợp (Marketing - MIX):
Marketing MIX là hệ thống các chiến lược, giải pháp chiến thuật tổng hợp từ sự
nghiên cứu tìm tòi áp dụng và kết hợp thuần nhuyễn cả bốn chính sách của chiến lược
marketing trong hoàn cảnh thực tiễn, thời gian, không gian, mặt hàng, mục tiêu cụ thể
để phát huy sức mạnh tổng hợp của bốn chính sách [7].
Côn
g
ty
Sản
phẩm,
dịch
vụ,
Gửi thư trực tiếp
và marketing qua
Kích thích tiêu
Quảng cáo
Lực lượng bán
hàng
Quan hệ với công
Kênh
phân
phối
Khác
h
hàng
mục
tiêu
Marketing Mix
Thị trường mục tiêu
Sản
phẩm
Phân
phối
Xúc tiến & hỗ trợ
kinh doanh
Giá
Chủng loại
Chất lượng
Mẫu mã
Tính năng
Tên nhãn
Bao bì
Kích cỡ
Dịch vụ, bảo
hành
Trả lại
Giá quy định
Chiết khấu
Bớt giá
Kỳ hạn thanh
toán
Điều kiện
Kích thích
tiêu thụ
Quảng cáo
Lực lượng bán
hàng
Kênh
Phạm vi
Danh mục hàng
hoá
Địa điểm
Dự trữ
Vận chuyền
Hình 1.10: Bốn thành phần tạo nên Marketing Mix[18]
Hình 1.11: Sơ đồ các chiến lược Marketing Mix[18].
Trong Marketing - Mix đi liền với các chiến lược bộ phận sẽ là một hệ thống các
biện pháp cụ thể nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó cần phối hợp nhuần
nhuyễn cả bốn chính sách, sử dụng nó một cách linh hoạt, phối hợp hợp lý để tạo ra ưu
thế cạnh tranh cao nhất cho doanh nghiệp.
1.3. Mô hình tổ chức của doanh nghiệp:
1.3.1. Một số mô hình tổ chức của doanh nghiệp [10]:
Mô hình tổ chức của doanh nghiệp là sự tổng hợp của các bộ phận khác nhau có
mối liên hệ và quan hệ phụ thuộc lẫn nhau được chuyên môn hoá và có những trách
nhiệm, quyền hạn nhất định bố trí theo những cấp, những khâu khác nhau nhằm đảm
bảo thực hiện các chức năng quản trị và phục vụ mục đích chung của doanh nghiệp.
- Mô hình tổ chức đơn giản:
Hình 1.12: Sơ đồ mô hình tổ chức đơn giản
- Mô hình tổ chức trực tuyến:
Giám đốc
Cửa hàng A Cửa hàng B Cửa hàng C
Giám đốc
Phó giám đốc
Mạng lưới
kinh doanh
Phó giám đốc
P1 P1 P1 P1 P1 P1
Hình 1.13: Sơ đồ mô hình tổ chức trực tuyến
- Mô hình tổ chức trực tuyến - Chức năng:
Hình 1.14: Sơ đồ mô hình tổ chức trực tuyến- chức năng
P là các phòng chức năng
Biểu diễn mối quan hệ trực tuyến
Biểu diễn mối quan hệ chức năng
- Mô hình tổ chức kinh doanh theo sản phẩm: kiểu tổ chức này thích hợp với các
loại hình kinh doanh theo lối chuyên môn hoá ở những nơi có nhu cầu lớn, yêu cầu
trình độ thoả mãn nhu cầu cao.
Ưu điểm của mô hình này là quyết định nhiệm vụ và trách nhiệm dễ dàng, phối
hợp hoạt động giữa các phòng ban hiệu quả. Năng suất kinh doanh cao, tạo điều kiện
Giám đốc
Phó giám đốc
Mạng lưới kinh doanh
Phó giám đốc
P1
Phó giám đốc
Tham mưu
P1
P1
P1
P1
P1
tốt phát triển đội ngũ cán bộ và dễ thống nhất mục tiêu chung của doanh nghiệp. Tuy
nhiên nhược điểm là hay xảy ra tranh giành quyền lực trong nội bộ, thường xem nhẹ
một số chức năng, không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng nhỏ vì phải tổ chức nhiều đơn
vị kinh doanh theo sản phẩm khác nhau.
- Mô hình tổ chức bộ máy kinh doanh theo khu vực địa lý:
Ưu điểm: Nắm chắc và thích ứng với sự biến động nhu cầu thị trường của từng
khu vực, từng địa phương, nhưng tỏ ra không thích hợp khi kinh doanh nhiều sản
phẩm khác nhau.
- Mô hình tổ chức biến thể khác:
+ Mô hình tổ chức kinh doanh theo khách hàng
+ Mô hình tổ chức kinh doanh đơn vị chiến lược
+ Mô hình hỗn hợp của 2 hay nhiều kiểu trên
+ Mô hình tổ chức kiểu ma trận
+ Mô hình tổ chức cấu trúc đặc biệt khác.
1.3.2. Mô hình tổ chức của phòng marketing[18]:
-Tổ chức theo chức năng: đơn giản về mặt hành chính, tuy nhiên mất đi
tính hiệu quả khi sản phẩm và thị trường của công ty tăng lên.
Phụ trách marketing
Người
quản
lý
hành
chính
Người
quản lý
quảng cáo
và kích
thích
Người
quản
lý
tiêu
thụ
Người
quản lý
nghiên
cứu
Người
quản
lý
sản
phẩm
Hình 1.15: Sơ đồ mô hình tổ chức của phòng marketing theo chức
năng
-Tổ chức quản lý sản phẩm và nhãn hiệu: Có ý nghĩa khi các sản phẩm
hoàn toàn khác nhau.
Hình 1.17: Sơ đồ mô hình tổ chức phòng marketing theo sản phẩm và
nhãn hiệu
-Tổ chức theo nguyên tắc địa lý:
Người quản lý tiêu thụ
toàn quốc
Người quản lý tiêu
thụ khu vực
Người quản lý tiêu
thụ vùng
Người quản lý tiêu
thụ quận, huyện
Nhân
viên
bán
hàng
Nhân
viên
bán
hàng
Nhân
viên
bán
hàng
Người quản lý tiêu
thụ khu vực
Người quản lý tiêu
thụ vùng
Người quản lý tiêu
thụ quận, huyện
Người quản lý phụ trách
Người quản lý chủng loại
sản phẩm
Người
quản lý
sản phẩm
và nhãn
hiệu cụ
Người
quản lý
sản phẩm
và nhãn
hiệu cụ
Người quản lý chủng loại
sản phẩm
Người
quản lý
sản phẩm
và nhãn
hiệu cụ
Người
quản lý
sản phẩm
và nhãn
hiệu cụ
Hình 1.16: Sơ đồ mô hình tổ chức của phòng marketing theo nguyên
tắc địa lý
Phần 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những doanh nghiệp dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt
Nam dưới nhiều hình thức khác nhau như: doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc
liên doanh liên kết sản xuất- kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp có hình thức hoạt động
khác nhau tuỳ thuộc vào quy mô của mỗi công ty. Trong 20 công ty dược phẩm hàng
đầu thế giới có 18 công ty đang hoạt động tại Việt Nam, ngoài ra còn có sự đóng góp
của các công ty dược phẩm vừa và nhỏ khác. Đề tài chúng tôi tập trung nghiên cứu
việc triển khai hoạt động marketing của một số doanh nghiệp dược phẩm có vốn đầu
tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam chia thành hai nhóm đối tượng: các công ty
dược phẩm hàng đầu thế giới và các công ty dược phẩm vừa và nhỏ.
Những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới: Những công ty dược phẩm hàng
đầu thế giới về DSB năm 2002 đang hoạt động tại thị trường dược phẩm Việt Nam bao
gồm: GSK, BMS, Lilly, MSD, Novartis, Sanofi-Synthelabo…
Công ty Glaxo Smith Kline (GSK): DSB dược phẩm năm 2002 của GSK đạt
27,06 tỷ USD, chiếm 6,07% doanh số bán dược phẩm toàn cầu. Công ty có trụ sở
chính tại Anh quốc và hoạt động trên 130 quốc gia. Hàng năm công ty chi phí cho
nghiên cứu và phát triển khoảng 4 tỷ USD. Nhóm sản phẩm nổi tiếng của công ty phải
kể đến nhóm thuốc vacxin, kháng sinh như: Clamoxyl, Augmentin… thuốc điều trị
viêm gan, thuốc điều trị AIDS…
Công ty Bristol- Myers- Squibb là một công ty có trụ sở chính tại Mỹ. Năm 2002
DSB đạt 14,71 tỷ USD. Năm 2003 DSB toàn cầu của BMS đạt 20,9 tỷ USD tăng
142,13% so với năm 2002. BMS cũng khá nổi tiếng với nhóm thuốc kháng sinh như:
Amikalin, Cefaloject, Bristopen…các thuốc tim mạch như: Lopril…
Công ty Sanofi-Synthelabo là công ty đầu tiên liên doanh sản xuất thuốc tại Việt
Nam được công nhận đạt tiêu chuẩn GMP Asean. Năm 2002 công ty đạt DSB 7,045
tỷ USD trên toàn cầu. Tại Việt Nam công ty phát triển đa dạng các chủng loại hàng
hoá như thuốc tim mạch, thuốc kháng sinh, thuốc tiêu hoá…công ty có hệ thống phân
phối rộng khắp cả nước.
Những công ty dược phẩm trung bình và nhỏ: Những công ty dược phẩm vừa
và nhỏ đang hoạt động tại Việt Nam gồm có: Servier, Organon, United pharma…
Servier là một công ty trung bình, có trụ sở chính tại Pháp, hoạt động kinh doanh
trên 140 quốc gia. Doanh số bán dược phẩm của công ty đạt 2,1 tỷ Euro năm 2002.
Chi phí cho nghiên cứu và phát triển của công ty là 456 triệu Euro. Nhóm thuốc chủ
yếu của công ty là nhóm thuốc tim mạch: Coversyl, Natrilix SR…thuốc chống đái tháo
đường: Diamicron..
Organon là một công ty nổi tiếng với các sản phẩm hormon dùng trong sản phụ
khoa: Marvelon, Orgametril…, nhóm thuốc trị vô sinh như: Puregon, Pregnyl.. Công
ty hoạt động kinh doanh trên 100 quốc gia. Năm 2002 DSB dược phẩm toàn cầu của
công ty đạt 3,1 tỷ USD.
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp chọn mẫu: sử dụng phương pháp chọn mẫu không xác xuất có mục
đích.
- Phương pháp hồi cứu số liệu
- Phương pháp phỏng vấn.
Phần 3: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
3.1. Cấu trúc bộ phận marketing trong doanh nghiệp
Những doanh nghiệp dược phẩm nước ngoài vào Việt Nam luôn đặt mục tiêu làm
thế nào thoả mãn nhu cầu của khách hàng, doanh số bán dược phẩm cao nhất, chiếm
lĩnh thị phần lớn nhất, và mang về cho công ty lợi nhuận mong muốn. Chính vì thế mà
những công ty này thường xem marketing là một triết lý của toàn công ty chứ không
chỉ là một chức năng riêng biệt. Marketing được đặt ngang hàng với các chức năng
truyền thống của doanh nghiệp như: chức năng nhân sự, chức năng sản xuất, chức
năng tài chính kế toán…không những thế marketing còn có nhiệm vụ liên kết các
phòng chức năng lại với nhau, phối hợp hoạt động một cách đồng bộ để đạt hiệu quả
cao trong toàn doanh nghiệp.
Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, hình thức quản lý mà mỗi doanh nghiệp tổ chức,
bố trí các phòng ban chức năng một cách hợp lý.
Mô hình tổ chức của các công ty vừa và nhỏ tại Việt Nam: như công ty
Servier, Organon…
Giám đốc Việt Nam
Văn phòng Giám đốc bán hàng
quốc gia
Quản lý
vùng Quản lý
nhóm sản
Quản lý
nhóm sản
TDV TDV
Phụ trách
marketing
Quản
lý sản
Quản
lý sản
Quản
lý sản
Quản
lý sản
Hình 3.1: Sơ đồ mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm vừa và nhỏ tại
Việt Nam
Mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới tại Việt Nam:
như công ty GSK, Lilly, BMS…
Hình 3.2: Sơ đồ mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm hàng đầu thế
giới tại Việt Nam
Mô hình tổ chức của công ty liên doanh sản xuất tại Việt Nam: như công ty
Sanofi-Synthelabo, Novartis, United pharma…
Nhân
sự
Phụ trách
nhóm sản
Phụ trách
nhóm sản
Giám đốc
Việt Nam(người nước noài)
Phòng nghiên
cứu sản
phẩm
Phụ
trách
Phụ
trách
Tài
chính
Giám đốc
nhóm sản
phẩm
Phụ
trách
các
Giám
đốc
vùng
Giám
đốc
vùng
Giám
đốc sản
Giám
đốc sản
TDV
Phụ
trách
các
TDV
Giám đốc
nhóm sản
phẩm
TDV TDV
Hình 3.3: Sơ đồ mô hình tổ chức của các công ty liên doanh sản xuất tại Việt Nam
: Biểu diễn mối quan hệ trực tuyến
: Biểu diễn mối quan hệ chức năng
Mô hình tổ chức của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới là mô hình trực
tuyến chức năng. Trong đó phòng marketing được đặt ngang hàng với các phòng chức
năng truyền thống. Ngoài ra những công ty này còn có phòng nghiên cứu sản phẩm để
chuyên nghiên cứu thử lâm sàng các sản phẩm mới tại các bệnh viện lớn như: Bạch
Mai, Việt Đức, Chợ rẫy…trước khi tung vào thị trường Việt Nam để từ đó cung cấp
những thông tin xác thực nhất về sản phẩm cho bác sỹ, thuyết phục họ dùng sản phẩm
của công ty. Phòng marketing của các công ty dược phẩm hàng đầu vừa hoạt động độc
TDV TDV
Quản lý
nhóm sản
phẩm
Quản lý
nhóm sản
phẩm
TDV TDV
Tổng giám đốc tại
Việt Nam
Phòng
mua
hàng
Phụ
trách
bán
hàng
Phòng
kiểm
tra
kiểm
Phòng
nhân
sự
Phòng
kế
toán
Phụ
trách
marketi
ng
Bộ
phận
sản
xuất
Quản lý
vùng
Quản lý vùng
TDV TDV
Quản lý
nhóm sản
phẩm
Quản lý
nhóm sản
phẩm
TDV TDV
lập lại vừa có chức năng phối hợp hoạt động giữa các phòng ban chức năng khác với
nhau. Hoạt động marketing của các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới thường được
tổ chức theo sản phẩm để tăng tính chuyên môn hoá. Còn hoạt động bán hàng các công
ty tiến hành song song với hoạt động marketing, bán hàng thường được chia theo vùng
để dễ quản lý, mỗi vùng lại chia theo khu vực, mỗi khu vực lại được chia theo địa bàn,
và trong địa bàn lại phụ trách bán hàng theo nhóm sản phẩm.
Những công ty dược phẩm vừa và nhỏ như: Servier, Organon… mô hình tổ chức
rất đơn giản vì số lượng mặt hàng đưa vào Việt Nam ít, tập trung vào một vài chủng
loại thuốc. Do đó dưới sự chỉ đạo của giám đốc Việt Nam có bộ phận văn phòng kiêm
chức năng tài chính kế toán và quản lý nhân sự. Giám đốc bán hàng quốc gia quản lý
mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Hoạt động marketing tổ chức theo nhóm sản
phẩm, hoạt động bán hàng được tổ chức theo khu vực. Tuy nhiên một số công ty chưa
có phòng chức năng riêng biệt mà mọi hoạt động marketing được lồng ghép vào hoạt
động kinh doanh, bán hàng.
Những công ty liên doanh sản xuất như Sanofi, Novartis, United pharma… cơ cấu
tổ chức có thêm bộ phận sản xuất, bởi vậy phải kèm thêm bộ phận mua hàng bao gồm
nguyên liệu sản xuất và hàng nhập từ chính quốc khi liên doanh chưa sản xuất được.
Ngoài ra họ còn có bộ phận kiểm tra, kiểm định sản phẩm do liên doanh sản xuất.
Những công ty liên doanh có phòng marketing riêng, nhưng vì họ vừa sản xuất, vừa
trực tiếp phân phối sản phẩm nên khi hoạt động họ đã phối hợp hoạt động marketing
với hoạt động bán hàng, để giảm bớt nhân lực, tránh hoạt động chồng chéo, tiết kiệm
chi phí.
Đi sâu tìm hiểu cấu trúc nội bộ phòng marketing của các doanh nghiệp dược phẩm
nước ngoài như GSK, Lilly, BMS… ta thấy nó được tổ chức theo kiểu marketing sản
phẩm. Phòng marketing gồm bốn bộ phận chính: bộ phận quảng cáo, tổ chức bán
hàng, nghiên cứu marketing, quản lý các nhóm sản phẩm.
Hình 3.4: Sơ đồ mô hình tổ chức của phòng marketing
Bộ phận nghiên cứu markerting có nhiệm vụ phân tích, đánh giá nhu cầu thị
trường mục tiêu, thực lực của công ty… để tung ra thị trường những mặt hàng có thể
thoả mãn nhu cầu phòng và điều trị bệnh của con người; phân tích đối đối thủ cạnh
tranh, nhu cầu của thị trường, các yếu tố kinh tế xã hội… để từ đó đưa ra các chính
sách, chiến lược marketing tối ưu nhất cho các mặt hàng cụ thể của công ty.
Bộ phận quảng cáo tiến hành xây dựng, lựa chọn các phương thức quảng cáo sao
cho các chương trình gây ấn tượng mạnh, thu hút sự chú ý của khách hàng, nêu bật
được tính năng của sản phẩm và hình ảnh của công ty để tác động vào khách hàng hiện
tại và khách hàng tiềm năng mua và sẽ mua sản phẩm của công ty. Nhưng mọi hoạt
động thông tin quảng cáo thuốc đều phải tuân thủ đúng quy chế thông tin quảng cáo
thuốc và mỹ phẩm dành cho người của BYT.
Tổ chức bán hàng có nhiệm vụ vạch ra các kế hoặch cụ thể sao cho việc bán hàng
được diễn ra một cách thuận tiện, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng một cách nhanh
nhất, công ty còn đưa ra các hình thức khác nhau hỗ trợ cho quá trình bán hàng…
Khi triển khai hoạt động marketing thường tiến hành theo nhóm sản phẩm hoặc
các sản phẩm cụ thể vì vậy công việc được thực hiện đồng bộ, mang tính khả thi cao.
Phòng
markerting
Quảng
cáo
Tổ chức
bán
hàng
Nghiên
cứu
Marketin
Quản lý các
nhóm sản phẩm
QLSP
A
QLSP
B
QLSP
C
3.2. Việc áp dụng các chính sách marketing
3.2.1. Chính sách sản phẩm
Trước khi đầu tư vào thị trường Việt Nam các DNDP nước ngoài đã có những
bước nghiên cứu, thăm dò, tìm hiểu về các chính sách đầu tư, mô hình bệnh tật, thu
nhập bình quân đầu người, chi phí cho công tác khám chữa bệnh của nhà nước ta và
tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thuốc trong nước, để từ đó đưa vào danh mục
thuốc đáp ứng nhu cầu cấp bách của xã hội.
Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm:
Những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới như Pfizer, GSK, Lilly, MSD,
BMS…luôn chú trong đến việc phát triển danh mục sản phẩm. Bởi hằng năm những
công ty này chi cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm chiếm khoảng 15%-20% DSB.
Họ thường phát triển danh mục sản phẩm cả về chiều dài, chiều rộng và chiều sâu.
Mục đích của việc phát triển danh mục sản phẩm để phát triển thêm thuận lợi, lấp chỗ
trống cho chủng loại hiện có, tận dụng năng lực sản xuất và dịch vụ dư thừa, mưu toan
trở thành công ty chủ chốt với chủng loại đầy đủ. Chiến lược này giúp cho doanh
nghiệp chủ động có chiến lược thích ứng với những biến động của thị trường.
Công ty GSK là một công ty hoạt động kinh doanh dược phẩm lớn nhất tại Việt
Nam. Công ty luôn chú trọng phát triển danh mục sản phẩm về chiều rộng vào các
nhóm bệnh khá phổ biến ở Việt Nam như: bệnh đường hô hấp, bệnh đường tiêu hoá,
bệnh nhiễm khuẩn, bệnh da liễu…ứng với mỗi nhóm bệnh là một nhóm thuốc với các
chủng loại khác nhau.
Bảng 3.1: Danh mục sản phẩm của công ty GSK năm 2003
ST
T
Nhóm thuốc Số biệt dược
1 Kháng sinh 7
2 Hô hấp 7
3 Da liễu 10
4 Vaccin 5
5 Kháng virus 2
6 Các nhóm khác 11
Tổng 42
Nguồn: Mims 2003
Trong nhóm thuốc kháng sinh công ty GSK có đến 7 biệt dược, tập trung chủ yếu
vào chủng loại kháng sinh â-lactam. Công ty phát triển trên hai nhóm: Penicillin và
Cephalosporin cho ra đời 6 biệt dược. Trong nhóm Penicillin có hai biệt dược nổi tiếng
là Clamoxyl và Augmentin, cả hai đều chứa hoạt chất chính là Amoxicillin. Tuy nhiên
Augmentin là một sự cải tiến của Clamoxyl do có sự kết hợp thêm thành phần acid
Clavulanic, chất có tác dụng ức chế enjym â-lactamase do vi khuẩn tiết ra để phá huỷ
vòng â-lactam của kháng sinh. Dẫn đến tính năng của Augmentin hơn hẳn Clamoxyl.
Còn trong nhóm Cephalosporin thì công ty phát triển 3 thế hệ I, II, III với ba hoạt chất:
Cephalexin, Cefuroxime, Ceftazidim.
Bảng 3.2: Những kháng sinh â- lactam của công ty GSK
Nhóm Hoạt chất Biệt dược
Penicillin
Amoxicillin Clamoxyl
Amoxicillin+ Clavulanate K Amoxicillin
Cephalosporin
Thế hệ I Cephalaxin Ceporex
Thế hệ II Cefuroxime Zinnat, Zinacef
Thế hệ III Ceftazidim Fortum
Nguồn: công ty GSK
Cephalosporin thế hệ I tác dụng tốt trên cầu khuẩn gram(-) và gram(+). Thế hệ II
tác dụng trên gram(-) mạnh hơn các cephalosporin thế hệ I, mặt khác nó có ưu điểm là
bền với men â-lactamase, tốt với các cầu khuẩn kháng Penicillin. Thế hệ III tác dụng
mạnh trên vi khuẩn gram(-), tốt với tụ cầu vàng nhạy cảm với penicillin. Với 3 thế hệ
kháng sinh nhóm Cephalosporin, thì các bác sỹ có thể lựa chọn sản phẩm có phổ rộng
thích hợp điều trị bệnh cho bệnh nhân.
Công ty GSK còn tập trung phát triển đa dạng hoá các sản phẩm bằng cách bào
chế dưới nhiều dạng khác nhau để tiện sử dụng. Như sản phẩm Zinnat được trình bày
dưới 2 dạng sử dụng đó là: bột pha hỗn dịch uống và viên nén.
Trong đó dạng bột pha hỗn dịch uống được bào chế dưới hai dạng:
125 mg/ gói
125 mg/ 5 ml * 50 ml
Thuốc bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch uống tiện sử dụng cho trẻ nhỏ chưa thể
uống thuốc dạng viên nén và dùng loại bào chế này dễ dàng chia liều cho trẻ ở những
độ tuổi khác nhau.
Viên nén của Zinnat được bào chế với 3 hàm lượng:
125 mg/ v
250 mg/ v
500 mg/ v
Dạng thuốc viên nén với nhiều hàm lượng khác nhau, thuận tiện cho việc chia
liều khi dùng thuốc ở giai đoạn tấn công hoặc duy trì cho trẻ em hay người lớn với số
viên uống trong một lần ít nhất.
GSK là công ty đứng thứ 2 trong nhóm 20 công ty dược phẩm hàng đầu thế giới
về DSB. Công ty luôn chú trọng phát triển sản phẩm, lấy chất lượng làm đầu, tiếp đến
là phát triển đa dạng hoá dạng sử dụng vì mục tiêu chất lượng cuộc sống và lợi nhuận.
Sản phẩm kem bôi ngoài da có hoạt chất chính là Betamethasone valerate của công ty
GSK là một corticoid điều trị chàm, ngứa sẩn cục, vẩy nến, liken, viêm da tiết bã
nhờn, lupus ban đỏ hình đĩa…Tuy nhiên một nhược điểm của các corticoid là sử dụng
dài ngày sẽ làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, nên có nguy cơ bội nhiễm vi
khuẩn và nấm trong quá trình điều trị. Vì vậy công ty GSK đã kết hợp giữa
betamethason với một vài kháng sinh, thuốc chống nấm để đưa ra 6 biệt dược khác
nhau được trình bày dưới đây:
Bảng 3.3: Các biệt dược của hoạt chất Betamethasone
Biệt dược
Hoạt chất
chính
Hoạt chất đi kèm
Dạng
bào chế
Khối lượng
(gam)
Betnovate 0,1% 5; 15
Betnovate-C 0,1% Clioquinol 3% 5;15
Betnovate-
GM
0,12%
Gentamycin sulfate
0,1%
Miconazole nitrate
2%
20
Betnovate-
M
0,12%
Miconazole nitrate
2%
20
Betnovate-N 0,1%
Neomycin sulfate
0,5%
5;15
Betnovate-S
0,12%
Salicylic acid 3% 20
Nguồn: công ty GSK
Với các biệt dược Betnovate- C, GM, M, N chứa các hoạt chất đi kèm như trình
bày trong bảng chỉ định tốt cho các bệnh ngoài da nêu trên khi có nghi ngờ nhiễm
khuẩn và hoặc nhiễm nấm. Còn đối với Betnovate- S được chỉ định cho bệnh khô da
và bệnh tăng sừng da bán cấp hay man tính (Đáp ứng với steroid tại chỗ).
Công ty liên doanh sản xuất dược phẩm đầu tiên được công nhận đạt tiêu chuẩn
GMP Asean tại Việt Nam là Sanofi- Synthelabo. Nhờ liên doanh sản xuất mà công ty
đã nhận được sự hỗ trợ của chính phủ Việt Nam về thuế, về mặt bằng sản xuất. Mặt
B
e
t
a
m
e
t
h
a
s
o
n
e
K
e
m
khác giá nhân công ở đây thấp, thị trường Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng
với mô hình bệnh tật đa dạng và phong phú. Chi phí cho sản xuất của công ty giảm,
công ty có điều kiện phát triển đa dạng danh mục sản phẩm . Tính đến năm 2003 công
ty tung ra thị trường với 48 biệt dược, chủ yếu tập trung vào các nhóm bệnh phổ biến ở
Việt Nam như: bệnh tiêu hoá, bệnh tim mạch, nhiễm khuẩn, thần kinh…
Bảng 3.4: Danh mục sản phẩm của công ty Sanofi-Synthelabo năm 2003
STT Nhóm thuốc
Số biệt
dược
STT Nhóm thuốc
Số biệt
dược
1 Tiêu hoá 9 6 Da liễu 3
2 Tim mạch 9 7 Vitamin- dinh dưỡng 2
3 Hô hấp 5 8 Hệ cơ, xương khớp 2
4 Kháng sinh, kháng
ký sinh trùng
5 9 Giảm đau, hạ sốt 2
5 Hệ thần kinh 5 10 Nhóm khác 6
Nguồn: công ty Sanofi, Mims 2003
Tuy là công ty liên doanh sản xuất nhưng các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đạt
tiêu chuẩn chất lượng tương đương với sản phẩm ở chính quốc, giá cả hợp lý vì thế
khả năng cạnh tranh của công ty rất cao.
Nhóm thuốc tim mạch là nhóm thuốc đa dạng nhất của Sanofi với 7 chủng loại
khác nhau như: thuốc điều trị tăng huyết áp, chống đau thắt ngực, thuốc điều trị loạn
nhịp nhĩ, thuốc lợi niệu dùng trong phù do tim hoặc tăng huyết áp nhẹ và trung bình,
thuốc hạ lipid máu để điều trị xơ vữa động mạch, thuốc cầm máu do vỡ mạch, thuốc
chống huyết khối tắc mạch do xơ vữa ở bệnh nhân đã bị nhồi máu cơ tim…
Bảng 3.5: Danh mục thuốc tim mạch của công ty Sanofi
STT Chủng loại Hoạt chất Biệt dược
1 ức chế không tranh chấp
trên và - adrenergic
Amiodaron Cordaron
2 Kháng Angiotensin II Irbesartan Aprovel
3 Lợi niệu Furosemid Furosemid
4 Chống đau thắt ngực (chẹn
kênh Ca)
Diltiazem Tildiem
5 Chống huyết khối Heparin
Clopidogrel
Fraxiparine
Plavix
6 Cầm máu do vỡ mạch Etamsylate Dicynone
7 Thuốc hạ lipid máu Ciprofibrate Modalim
Nguồn: mims 2003
Nhóm thuốc tiêu hoá công ty tập trung vào 4 chủng loại: thuốc trị loét dạ dày tá
tràng gồm thuốc kháng acid, chống đầy hơi, ợ chua; thuốc trị tiêu chảy gồm có thuốc
làm giảm nhu động ruột và thuốc chống nhiễm khuẩn tiêu hoá; thuốc trị táo bón có
dạng gel thụt trực tràng và dạng uống nhuận tràng, thuốc chống co thắt làm giảm các
rối loạn chức năng đường tiêu hoá, giảm co thắt dạ dày ruột. Mỗi chủng loại có từ 2
biệt dược trở lên với các tính năng khác nhau tuỳ theo tình trạng của bệnh.
Bảng 3.6: Danh mục thuốc đường tiêu hoá của công ty Sanofi
Chủng
loại
Tác dụng Biệt dược Hoạt chất
Trị loét dạ
dày- tá
tràng
-Kháng acid
- Chống đầy hơi ợ
chua
-Cimet 400
-Polysilane
Joillie
-Cimetidin
-Simethicon + Al(OH)3
Trị tiêu -Giảm nhu động ruột -Diased -Atropin +
chảy -Chống nhiễm khuẩn -Ercefuryl Diphenoxylate
-Nifuroxazide
Trị táo bón -Gel thụt trực tràng
-Nhuận tràng
-Microlax
-Microlax Bebe
-Sorbitol
delalande
-Sorbitol delalande
Chống co
thắt do rối
loạn nhu
động
-Primperan
-Spastop
-No-Spa
-Metoclopramide HCl
-Alverine citrate
-Drotaverine HCl
Nguồn: Công ty Sanofi, Mims 2003
Đối với các công ty vừa và nhỏ chiến lược phát triển sản phẩm chỉ tập trung vào
những mặt hàng chủ lực của công ty. Công ty Organon năm 2003 có tổng số 20 biệt
dược đang lưu hành tại thị trường Việt Nam thì có đến 13 biệt dược thuộc thể loại
hormon gồm các thuốc điều trị thiểu năng sinh dục, rối loạn kinh nguyệt phụ nữ, các
tác nhân đồng hoá và các sản phẩm ngừa thai. Các sản phẩm ngừa thai của công ty có
4 biệt dược trong đó 3 biệt dược có nguồn gốc từ hormon: Exluton(vỉ 28 viên),
Marvelon 21(vỉ 21 viên), Mercilon(vỉ 21 viên) và một dụng cụ ngừa thai đặt trong tử
cung: Multiload Cu 375. Đây là bốn sản phẩm ngừa thai rất nổi tiếng của Organon,
người bệnh có thể lựa chọn cho mình loại thích hợp nhất dạng uống hay dạng đặt.
Bảng 3.7: Một số sản phẩm thuốc tránh thai nhóm Hormon
Tên biệt
dược
Hoạt chất Đóng gói
Exluton Lylestrenol 0.5 mg Vỉ 28 viên
Marvelon Desogestrel 150 ́g + Ethinyl estradiol Vỉ 21 viên
30 ́g
Mercilon Desogestrel 150 ́g+ Ethinyl estradiol 20 ́g Vỉ 21 viên
Nguồn: công ty Organon
Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống sản phẩm:
Chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ sống không phải công ty nào
cũng có thể áp dụng cho các sản phẩm của mình. Vì mỗi sản phẩm có tính chất đặc thù
khác nhau, có thời gian sống khác nhau phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có yếu tố:
khoa học kỹ thuật phát triển, thuốc mới sẽ thay thế thuốc đang lưu hành với tính năng
nổi trội hơn; hoặc do sản phẩm cạnh tranh chiếm lĩnh mất thị trường…
GSK là một công ty áp dụng chiến lược triển khai tiêu thụ sản phẩm theo chu kỳ
sống rất thành công với hoạt chất Amoxicillin biệt dược là Clamoxyl. Năm 1994 công
ty SB tung sản phẩm Clamoxyl vào thị trường Việt Nam thông qua công ty TNHH
Hoàng Đức. Công ty Hoàng Đức tăng cường giới thiệu sản phẩm và tặng hàng mẫu
cho bác sỹ dùng thử thông qua đội ngũ TDV tại một số thành phố lớn. Lúc này chưa
có sự nhận biết về sản phẩm nên DSB sản phẩm coi như bằng không. Năm 1996 công
ty SB chính thức mở văn phòng đại diện tại Việt Nam. SB tiến hành giới thiệu sản
phẩm mạnh đến nhiều tỉnh thành phố khác nhau với đội ngũ TDV hùng hậu của công
ty SB và công ty Hoàng Đức, lượng hàng mẫu tăng cao chiếm 10-15% DSB. Sau thời
gian khách hàng dùng thử và đánh giá hiệu quả điều trị nhiễm khuẩn do các vi khuẩn
nhạy cảm như nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới, nhiễm trùng đường tiêu hoá,
tiết niệu, sinh dục, ngoài ra Amoxicillin còn dự phòng tốt cho trường hợp viêm nội
tâm mạc thì Clamoxyl nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Năm 1998 Amoxicillin đã
trở thành sản phẩm kháng sinh bán chạy nhất của công ty SB tại Việt Nam. SB trở
thành công ty hàng đầu về sản phẩm Amoxicillin. Khi DSB sản phẩm tăng cao, chiếm
lĩnh phần lớn thị phần thuốc kháng sinh, tức là ở vào giai đoạn sung mãn nhất thì trên
thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh. Đặc biệt là sự xuất hiện của các kháng
sinh Cephalosporin vào Việt Nam. Lúc này tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn đang
trở nên phổ biến, hiệu quả điều trị của Clamoxyl giảm, công ty buộc phải chia sẻ thị
trường thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trong nhóm kháng sinh Penicillin thì Clamoxyl
vẫn là lựa chọn số một do thói quen sử dụng. Nhận thấy Clamoxyl không còn khả
năng cạnh tranh tốt trên thị trường công ty SB không tập trung marketing cho sản
phẩm Clamoxyl nữa mà tập trung đầu tư vào sản phẩm mới với biệt dược Augmentin
thành phần bao gồm Amoxicillin và acid Clavulanic (đây là một chất có tác dụng ức
chế enjym â-lactamase, một loại enjym do vi khuẩn tiết ra để phá huỷ vòng â-lactam
của kháng sinh dòng â-lactam). Augmentin có tính năng vượt trội hơn Clamoxyl vì nó
có tác dụng tốt đối với những vi khuẩn có khả năng kháng thuốc. Công ty tập trung
marketing mạnh cho Augmentin bằng cách tăng cường giới thiệu sản phẩm và tặng
hàng mẫu cho các bác sỹ dùng thử để đánh giá hiệu quả của Augmentin. Năm 2000
Augmentin được biết đến rộng rãi do hiệu quả điều trị tốt, rõ ràng, DSB tăng nhanh.
Công ty dần lấy lại thị phần Amoxicillin đã đánh mất và vươn tới những thị trường
rộng lớn. Amoxicillin lại đăng quang trên thị trường dược phẩm thế giới và Việt Nam.
Chiến lược phát triển sản phẩm mới:
Cùng với sự phát triển của khoa học và công nghệ, ngành công nghiệp dược phẩm
ngày càng cho ra đời nhiều loại thuốc mới. Để tồn tại và phát triển, các công ty dược
phẩm không chỉ dựa vào những mặt hàng hiện có mà phải quan tâm đến chương trình
phát triển sản phẩm mới. Đối với những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới như:
Pfizer, GSK, MSD, BMS, Eli-lilly…, họ thường đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
sản phẩm từ 15-20% doanh thu trong một năm để cho ra đời những sản phẩm hoàn
toàn mới có những đặc tính nổi trội, đem lại cho công ty lợi nhuận khổng lồ xứng đáng
với những gì mà họ bỏ ra, nếu có thể công ty sẽ trở thành độc quyền sản phẩm mới đó.
Pfizer là một công ty dược phẩm hàng đầu thế giới, cũng là một công ty luôn nỗ
lực cho ra đời các sản phẩm mới. Công ty nghiên cứu cho ra đời sản phẩm kháng sinh
hoàn toàn mới Cefoperazon, một kháng sinh Cephalosprin thế hệ III tác dụng tốt trên
vi khuẩn gram (-) với biệt dược Cefobis. Năm 2001 sản phẩm Viagra của Pfizer nổi
tiếng toàn cầu về hiệu quả điều trị chứng bất lực, liệt dương, hoạt động tình dục kém
của đàn ông và được người Châu Âu sử dụng rộng rãi. Đây là một sản phẩm mang lại
lợi nhuận khổng lồ cho công ty. Không dừng lại ở đó, năm 2002 Pfizer lại cho ra đời
sản phẩm mới Zeldox chứa hoạt chất Ziprasidon, là một loại thuốc tâm thần phân liệt.
Công ty đặt nhiều kỳ vọng vào loại thuốc này và dự đoán nó sẽ đem lại 600 triệu USD
tiền lời trong vòng 4 năm cho công ty.
Nhận thấy trên thị trường nhóm thuốc kháng sinh Quinolon rất có tiềm năng vì nó
là loại kháng sinh có phổ tác dụng rộng và đang được sử dụng phổ biến, năm 2002
công ty Britol Mayer Squibb (BMS) đưa ra sản phẩm mới Tequin có hoạt chất
Gatifloxacin, đây là một hoạt chất hoàn toàn mới, một Quinolon thế hệ III có cơ chế
tác dụng ức chế enjym DNA gyrase, là một trong những enjym tham gia vào quá trình
tổng hợp acid nhân của vi khuẩn. BMS đang nỗ lực giới thiệu sản phẩm trên thị trường
Việt Nam. Tequin trở thành sản phẩm cạnh tranh với sản phẩm Tavanic của công ty
Aventis, Noroxin của công ty Merck.
Năm 2003 công ty MSD cho ra đời sản phẩm mới với biệt dược Fosamax, hoạt
chất là Alendronate natri. Đây là một Bisphosphonate có tác dụng như một chất ức chế
mạnh và ức chế đặc hiệu sự tiêu xương qua trung gian huỷ cốt bào. Fosamax được chỉ
định ở phụ nữ loãng xương sau khi mãn kinh, điều trị loãng xương để phòng ngừa
gãy xương bao gồm xương vùng khớp háng và xương cột sống. Liều dùng của
Fosamax đơn giản tuần uống một lần. Hiện nay công ty MSD đang tăng cường giới
thiệu sản phẩm tại Việt Nam và được xem như là sản phẩm hữu ích bổ trợ cho phụ nữ
mãn kinh để xương cốt vững chắc hơn.
Trong khi đó do không có tiềm lực tài chính như các công ty dược phẩm hàng đầu
thế giới, các công ty vừa và nhỏ thường có xu hướng phát triển sản phẩm mới bằng
cách ăn theo những sản phẩm đã có tiếng trên thị trường khi hoạt chất của các biệt
dược hết bảo hộ độc quyền khoa học, nghiên cứu cải tiến những sản phẩm đã đứng
vững trên thị trường như đưa ra dạng bào chế mới, đưa ra các biệt dược mới hoặc thay
đổi quy cách đóng gói…
Công ty Servier nổi tiếng với sản phẩm trị tăng huyết áp, suy tim xung huyết:
Coversyl với hoạt chất chính là peridolpril tert – butylamine, đây là thuốc tim mạch có
mặt sớm nhất tại Việt Nam và được dùng khá phổ biến. Tuy nhiên năm 2003 công ty
lại tung ra thị trường Việt Nam biệt dược mới Coversyl plus (thành phần gồm
peridopril tert butylamine + indapamide, Indapamide là một thuốc lợi tiểu thuộc nhóm
Thiazid thường được chỉ định cùng các thuốc hạ huyết áp khác. Ưu điểm của Coversyl
plus là được chỉ định cho trường hợp tăng huyết áp vô căn ở những bệnh nhân tăng
huyết áp không kiểm soát được bằng Peridopril dùng riêng. Coversyl plus được xem
như là sản phẩm tốt hơn, khắc phục những hạn chế của Coversyl.
3.2.2 Chính sách giá
Khi định giá sản phẩm các công ty thường dựa vào chi phí sản xuất, chi phí vận
chuyển, giá của đối thủ cạnh tranh, mô hình bệnh tật và mức sống của người dân địa
phương… để lựa chọn phương pháp định giá thích hợp và đưa ra một mức giá cho sản
phẩm mà thị trường mục tiêu có thể chấp nhận được và công ty có thể mở rộng thị
trường, tăng DSB, đem lại lợi nhuận tối đa cho công ty.
Chiến lược giá hớt váng:
Là chiến lược định giá sản phẩm ở mức rất cao, để thu được lợi nhuận tối đa, xâm
nhập vào những đoạn thị trường người mua sẵn sàng chấp nhận giá cao.
Chiến lược này thường được các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới áp dụng
khi sản phẩm của họ có năng lực cạnh tranh áp đảo: sản phẩm hoàn toàn mới, khống
chế được bằng phát minh, hoặc doanh nghiệp giữ vị trí độc quyền trên thị trường về
sản phẩm đó.
Công ty GSK năm 1994 đưa sản phẩm Fortum 1g (ceftazidime) vào Việt Nam.
Đây là một kháng sinh thuộc dòng Cephalosporin thế hệ III. Ceftazidim nhiều đặc tính
nổi trội hơn so với các dòng kháng sinh khác như: có phổ tác dụng rộng trên vi khuẩn
gram (-), có tác dụng tốt với tụ cầu vàng đã kháng Penicillin. Fortum được chỉ định
trong nhiễm trùng máu, viêm màng não, nhiễm trùng hô hấp, mô mềm, đường mật,
xương khớp…Khi mà thị trường kháng sinh Cephlosporin thế hệ III còn rất mới mẻ,
công ty GSK định giá cho Fortum là 198.000 đồng/lọ, thu lợi nhuận tối đa. Sau đó do
xuất hiện nhiều sản phẩm cạnh tranh cùng dòng Cephalosporin thế hệ III với các tính
năng tương tự như Bestum 1 gam Ceftazidime của công ty Wockhardt, Cefodim 1 gam
Ceftazidime của công ty L.B.S, giá vừa phải buộc công ty GSK phải giảm giá Fortum
xuống còn 150.000 đồng/lọ; 120.000 đồng/lọ và đến bây giờ là 100.000 đồng/lọ mà
công ty vẫn còn lãi, điều đó chứng tỏ giá ban đầu 198.000 đồng/ lọ đã mang lại cho
công ty lợi nhuận khổng lồ.
Bảng 3.8: Giá của sản phẩm Fortum qua các năm
Năm 1994 1997 2000 2003
Giá(VND) 198.000 150.000 120.000 100.000
% thay đổi 100 75.8 60.6 50.5
Nguồn: công ty GSK
Hình 3.5:Đồ thị biểu diễn sự thay đổi giá của Fortum qua các năm
Novartis là công ty độc quyền về sản phẩm sản phẩm Sandimmun Neoral chứa
hoạt chất chính Cicloporin tại Việt Nam. Đây là một hoạt chất có tác dụng ức chế miễn
dịch, chỉ định trong ghép tạng, ghép tuỷ xương, hội chứng thận hư, viêm khớp dạng
thấp. Hiện chưa có sản phẩm nào cạnh tranh với sản phẩm này vì thế mà công ty
Novartis định giá Sandimmun rất cao. Đây là vấn đề được BYT và các cơ quan chức
năng đề cập đến rất nhiều trong năm 2003 đi kèm với vấn đề biến động giá thuốc. Giá
một viên nang mềm Sandimmun Neoral 100 mg là 61.214 VNĐ. Nếu chỉ định một
liều trước khi mổ để ghép tạng là 15 mg/kg cân nặng, thì một người trung bình 60 kg
100
75,
60,6
50,5
199
4
1997 200
0
200
3
Năm
% thay
đổi giá
sẽ mất 550.926 VNĐ. Không những thế sau khi phẫu thuật người bệnh phải duy trì
dùng thuốc trong 1-2 năm với liều trung bình một ngày là 360 mg, tương đương với
200.000 VNĐ/ngày. Khi mức sống của người dân Việt Nam còn nhiều khó khăn, do
sự độc quyền Novartis định giá sản phẩm cao như vậy sẽ trở thành gánh nặng to lớn
đối với người bệnh, đó là chưa kể đến chi phí cho các loại thuốc khác và các dịch vụ đi
kèm.
Chiến lược giá xâm nhập:
Chiến lược giá xâm nhập là chiến lược định giá sản phẩm thấp hơn giá các sản
phẩm cạnh tranh trên thị trường, nhằm kích thích tiêu dùng, mở rộng thị trường. Chiến
lược này thường được các công ty dược phẩm nhỏ áp dụng vì chất lượng sản phẩm của
họ không thể cạnh tranh với các sản phẩm của những công ty hàng đầu. Khi đó giá
thấp là biện pháp tốt nhất để có chỗ đứng trên thị trường mục tiêu.
Để đảm bảo cho thai nhi và sản phụ sau khi sinh được an toàn khoẻ mạnh, hiện
nay trên thị trường dược phẩm Việt Nam các công ty dược phẩm nước ngoài giới thiệu
rất nhiều mặt hàng có chứa sắt và các vitamin chỉ định cho phụ nữ mang thai, phụ nữ
sau khi sinh hoặc đang cho con bú mà người mẹ có nguy cơ thiếu máu. Điển hình là
các sản phẩm: Toth́ema của công ty Innotech, Natavit của công ty Ameripharm,
Hemarexin của công ty Stada Việt Nam …Công ty United pharma cũng có một sản
phẩm thuộc nhóm điều trị này là Obimin. Để cạnh tranh với các sản phẩm hiện có và
xâm nhập vào thị trường Việt Nam, công ty quyết định đưa ra chiến lược giá xâm nhập
đối với sản phẩm Obimin, đây là một sản phẩm có chứa các vitamin, acid folic, Fe…
chỉ định bổ sung vitamin và các chất khoáng cần thiết cho phụ sản trong suốt thời kỳ
mang thai và cho con bú, phòng ngừa thiếu máu và các khó chịu khi có thai.
Bảng 3.9: So sánh giá Obimin với giá của các sản phẩm cạnh tranh
Tên biệt
dược
Tên công ty
Giá liều DDD
(VND)
% thay đổi
Obimin United pharma 980 100
Natavit Ameripharm 1.425 145
Tót hema Innotech 3.289 336
Hemarexin Stada-Việt Nam 4.000 408
Nguồn: công ty United pharma, Innotech, Ameripharm, Stada- Việt Nam
Chiến lược chủ động thay đổi giá
Chiến lược chủ động tăng giá: Chiến lược chủ động tăng giá thường được áp
dụng khi giá nguyên liệu tăng, tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam và đồng đô la Mỹ
thay đổi, giá của đối thủ cạnh tranh và nhu cầu người tiêu dùng tăng cao.
Tháng 7/1997 khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước Đông Nam á đã ảnh
hưởng tới thị trường Việt Nam.
Tỷ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam (VNĐ) và USD tăng:
Năm 1997 : 11.175 VNĐ/USD
Năm 1998 : 12.998 VNĐ/USD
Năm 1999 : 14.000 VNĐ/USD
Cuối năm 2000: 14.600 VNĐ/USD
Điều này làm giá các mặt hàng nhập khẩu tăng lên. Các công ty dược phẩm
Boehringer, Merck, SB buộc phải tăng giá các sản phẩm của mình.
Bảng 3.10: Sự tăng giá sản phẩm Zocor của công ty Merck (VNĐ/hộp 30 viên):
Thời gian
Sản phẩm
Từ 01/08/1998 Từ 01/04/1999 Từ 01/04/2000
Zocor 5 mg 233.000 244.650 268.422
Zocor 10 mg 419.000 439.950 483.095
Zocor 20 mg 512.000 537.600 590.426
Nguồn công ty Merck.
Giá(VNĐ ) 268.422
244.6
50 233.0
00
210000
220000
230000
240000
250000
260000
270000
1998 1999 2000
Gia
Hình 3.6: Biểu đồ biểu diễn sự tăng giá của sản phẩm Zocor 5mg tại Việt Nam
Năm 2003 thị trường dược phẩm Việt Nam có những đợt biến động giá diễn ra
vào tháng 3 và tháng 10. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng nguyên nhân chủ yếu là do
các công ty dược phẩm chủ động tăng giá. Một phần do chính sách sửa đổi lương cho
cán bộ công nhân viên chức của nhà nước làm hàng loạt các mặt hàng tăng giá trong
đó có dược phẩm, do BYT và BTC thực hiện thông tư 08/TTLT/BYT-BTC về hướng
dẫn việc kê khai, niêm yết giá thuốc và do sự quản lý lỏng lẻo của nhà nước về hoạt
động xuất nhập khẩu thuốc và mỹ phẩm, hoạt động phân phối thuốc… dẫn đến tình
trạng tăng giá thuốc đột biến trong năm 2003
Bảng 3.11: Sự tăng giá sản phẩm của công ty Servier
Sản phẩm
Quy cách Giá tháng 06/03
(VND)
Giá tháng
12/03 (VND)
% thay đổi so
với tháng 6
Daflon
500mg
Hộp 30 v 53.300đ/hộp 62.900 đ/hộp 18%
Arcalion Hộp 30v 44.500đ/ hộp 49.800đ/hộp 12%
Coversyplus Hộp 30v 106.890đ/hộp 129.360 đ/hộp 21%
Nguồn: công ty Servier tháng 12/2003.
Công ty Sanofi- synthelabo có 29 mặt hàng sản xuất nhượng quyền trong nước, và
một số sản phẩm nhập khẩu đều tăng giá từ 5- 10 % trong năm 2003.
Bảng 3.12: Sự tăng giá sản phẩm của công ty Sanofi
Sản phẩm Quy cách Giá(VND)
20/9/03
Giá(VND)
01/10/03
% thay đổi so
với tháng 09
Acemuc 200mg Hộp 30 gói 47.500 54.500 15%
Acemuc 100mg Hộp 30 gói 33.500 38.500 15%
Cobarcine 250 mg 100viên 85.000 97.000 14%
Cobarcine 450 mg 100viên 130.000 148.500 14%
Gynodol port
B/100
100viên 84.000 96.000 14%
Prazide 500g 100viên 88.000 100.000 14%
Predian 80mg 100viên 155.000 177.000 14%
Nguồn: công ty Sanofi
Zuellig là công ty phân phối quốc tế duy nhất tại Việt Nam được phép phân phối
các mặt hàng cho 29 DNDP nước ngoài tại Việt Nam. Dựa vào thế độc quyền công ty
tự ý tăng giá các sản phẩm của các hãng: Novartis, Wyeth, Organon…
Bảng 3.13: Sự tăng giá của các sản phẩm của công ty Novartis
Sản phẩm Quy cách Giá 06/03 Giá 10/03 % thay đổi so
với tháng 06/03
Aredia Inj 30 mg Hộp/ 2 ống 3.423.024 3.561.424 4%
Tegretol CR 200 mg Hộp 5 vỉ 135.800 161.800 19,1%
Naclof Eye 5 ml Hộp 5 ml 59.500 74.018 24,4%
Nguồn: công ty Zuellig pharma
Có một nguyên nhân gây nên tình trạng tăng giá thuốc nữa đó là do sự thay đổi
biểu thuế mới của Tổng cục Hải quan cho một số mặt hàng dược phẩm.
Ngày 12/01/2004 theo công văn từ Tổng cục Hải quan về việc áp dụng biểu thuế
mới cho mặt hàng Decontractyl 250 mg: điều chỉnh thuế suất, thuế nhập khẩu từ 0%
lên 10% cho mặt hàng Decontractyl 250 mg. Quyết định này buộc công ty Sanofi phải
điều chỉnh giá bán sản phẩm này kể từ ngày 12/01/2004 như sau:
Bảng 3.14: Sự tăng giá của sản phẩm Decontratyl 250 mg
Tên sản phẩm Quy cách
Giá bán
trước
12/01/2004
(Trước VAT)
Giá bán sau
12/01/2004
(Trước VAT)
% thay đổi
Decontratyl 250
mg
Hộp 50 viên 33.333 36.667 10%
Nguồn: công ty Sanofi-Synthelabo
Chiến lược chủ động giảm giá: Công ty Sanofi-Synthelabo- Việt Nam đầu năm
2004 đã trực tiếp sản xuất và phân phối mặt hàng Sorbitol Delalande 5 gam thay hàng
nhập khẩu. Chí phí cho sản xuất trong nước thấp hơn so với chi phí sản xuất sản phẩm
nhập khẩu từ chính quốc nên công ty chủ động giảm giá mặt hàng này như sau:
Bảng 3.15: Sự thay đổi giá của sản phẩm Sorbitol Delalande
Tên sản phẩm Quy cách Giá
10/2003(VNĐ)
Giá
01/2004(VNĐ)
Sorbitol Delalande Hộp 20 gói 29.500 25.500
Nguồn: công ty Sanofi- Synthelabo
3.2.3. Chính sách phân phối.
Phân phối là hoạt động liên quan chủ yếu đến việc điều hành tổ chức, vận chuyển,
phân phối hàng hoá từ nơi sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng trong một quốc gia
hay ở các nước, các khu vưc trên thế giới. Tại Việt Nam các công ty dược phẩm nước
ngoài đang sử dụng hai hình thức phân phối sau:
- Kênh phân phối cấp một qua công ty phân phối quốc tế như các công ty:
Zuellig, Mega, Diethelm.
- Kênh phân phối cấp một không qua công ty phân phối quốc tế.
Đối với đa số các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới như: Pfizer, GSK, Abbott,
Astrazeneca, Eli-lilly, MSD, Novartis… họ thường chọn kênh phân phối cấp I qua
công ty phân phối quốc tế Zuellig tại Việt Nam.
Zuellig là một công ty có hệ thống phân phối rộng lớn, nhiều kinh nghiệm trong
phân phối dược phẩm và có một tổ chức làm việc chuyên nghiệp. Thuốc do công ty
phân phối luôn đảm bảo chất lượng do có hệ thống kho bãi bảo quản, vận chuyển an
toàn. Nhờ mạng lưới phân phối rộng khắp mà công ty có thể đáp ứng nhu cầu cho bất
cứ khách hàng trong vòng 24 giờ kể từ khi gọi hàng. Zuellig là một công ty có hình
thức thanh toán chặt chẽ, khuyến khích khách hàng thanh toán ngay, công ty định mức
chiết khấu 1% cho tất cả các đối tượng. Một đặc điểm của Zuellig là thường phân phối
sản phẩm của các công ty dược phẩm nổi tiếng, có uy tín trên thế giới, không phân
phối cho một hãng dược phẩm nào có nguồn gốc khu vực Châu á. Vào Việt Nam hoạt
động từ năm 1994, Zuellig đã nêu cao khẩu hiệu: “ Công ty Zuellig pharma là nhà
phân phối dược phẩm hàng đầu, cung cấp dược phẩm và các sản phẩm chăm sóc sức
khoẻ có chất lượng cao tới mọi miền đất nước Việt Nam ”. Tuy nhiên chi phí cho
kênh phân phối của công ty Zuellig rất cao và Zuellig thường được các công ty dược
phẩm hàng đầu lựa chọn để phân phối độc quyền những sản phẩm cần nâng cao hình
ảnh và uy tín.
Công ty Diethelm (Thuỵ Sỹ) có hệ thống phân phối tại Việt Nam không tốt bằng
Zuellig vì đội ngũ nhân viên mỏng, tính chuyên nghiệp chưa cao, nên công ty chỉ tập
trung phân phối vào một số thành phố lớn. Hiện nay Diethelm đang phân phối sản
phẩm cho các công ty: Roche, Boehringer, BMS… và một số công ty nhỏ ở Châu Âu:
UCB, Serono, Solvay pharma, Merck lipha Sante…
Mega là một công ty phân phối dược phẩm khu vực Đông Nam á. Vào Việt Nam
năm 1996, muộn hơn Zuellig và Diethelm, các hoạt động cung ứng còn chậm, chưa
chuyên nghiệp. Tuy nhiên chi phí kênh phân phối của Mega thấp, hình thức thanh toán
thoáng hơn, cho phép trả chậm vì vậy được các công ty dược phẩm nhỏ lựa chọn để
phân phối sản phẩm của họ. Hiện nay Mega đang phân phối cho một số công ty dược
phẩm ấ Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản: Ranbaxy, Cipla, Healol, Kalbe, Farma, Lupin,
Medicap, Takeda…
GSK; Abbott
Ely Lilly;
Novartis
Schering AG
Organon; MSD…
Boehringer,
BMS, Roche …
Servier
Takeda,
L.B.S,
Ranbaxy,
Cilag…
Zuellig
Saphac
o
Mega Diethelm
Phytophar
ma
Haphaco Vimedimex
II
Bán lẻ Bán
buôn
Bệnh viện
phòng
Người
bệnh
Codupha
r
Hình 3.7: Sơ đồ kênh phân phối cấp I qua các công ty phân phối quốc tế
Thực tế hiện nay hai công ty Mega và Diethelm không được phép phân phối trực
tiếp tại Việt Nam mà chỉ được phép thông tin, giới thiệu thuốc. Tuy nhiên hai công ty
này vẫn hoạt động phân phối ngầm do sự buông lỏng quản lý nhà nước của BYT.
Ngoài ra một số công ty lựa chọn kênh phân phối cấp I không qua công ty phân
phối quốc tế. Họ sử dụng những công ty phân phối trong nước, chi phí cho kênh phân
phối thấp…mà hiệu quả hoạt động kinh doanh không kém hơn so với các công ty phân
phối quốc tế. Tuy nhiên một số công ty phân phối trong nước có những mánh khoé
hoạt động kinh doanh mà các công ty dược phẩm nước ngoài khó kiểm soát nổi, có thể
gây mất uy tín cho thương hiệu sản phẩm hoặc công ty.
Công ty BMS ký hợp đồng phân phối trực tiếp với công ty TNHH dược phẩm
Hướng Dương, công ty Johnson & Johnson chọn đối tác phân phối là công ty
Haphaco. Những công ty liên doanh sản xuất như: Sanofi- Synthelabo, Novartis,
Rhoto mentholatum… thì trực tiếp phân phối sản phẩm của mình.
Các chiến lược phân phối:
Chiến lược phân phối độc quyền:
Là việc các công ty dược phẩm chỉ chọn một trung gian duy nhất ở mỗi khu vực
thị trường, độc quyền phân phối sản phẩm của công ty. Chiến lược này được áp dụng
với các sản phẩm đề cao hình ảnh và cho phép tính phụ giá cao. Thông qua chiến lược
phân phối này công ty có thể kiểm soát thị trường và được sự hỗ trợ mạnh của nhà
phân phối độc quyền. Tuy nhiên chi phí cho kênh phân phối lớn, phụ thuộc nhiều vào
kênh phân phối của nhà phân phối độc quyền. Kênh phân phối mở tới đâu thì sản
phẩm của công ty được tung tới đó.
Công ty Zuellig pharma hiện là công ty phân phối sản phẩm cho 29 DNDP nước
ngoài tại Việt Nam. Zuellig phân phối độc quyền cho công ty Pfizer, GSK, Wyeth…
và phân phối độc quyền cho các sản phẩm nổi tiếng, hiệu quả điều trị tốt của những
công ty danh tiếng như: sản phẩm Tazocin của công ty Wyeth, Glucophage của công
ty Merck lipha Santa, Sandimmun Neoral của công ty Novartis…
Chiến lược phân phối chọn lọc:
Là chiến lược các doanh nghiệp lựa chọn một số trung gian có khả năng phân phối
tốt nhất, đạt hiệu quả phân phối cao để phân phối sản phẩm của mình và doanh nghiệp
có thể kiểm soát được thị trường hoặc mở rộng thị trường, loại bỏ các trung gian yếu
kém, tiết kiệm chi phí. Đôi khi chiến lược phân phân phối chọn lọc được sử dụng để
tạo sức cạnh tranh, đánh bại đối thủ cạnh tranh.
Công ty BMS phân phối chọn lọc qua công ty Diethelm và công ty TNHH dược
phẩm Hướng Dương. Diethelm tập trung phân phối ở những thành phố lớn, những thị
trường mục tiêu tiềm năng như: bệnh viện, phòng khám, hiệu thuốc…chủ yếu là các
sản phẩm thuốc kê đơn. Công ty TNHH dược phẩm Hướng Dương chuyên phụ trách
phân phối mặt hàng thông thường như: Efferalgan, Upfen, Plusssz…
Công ty Servier lựa chọn 3 đối tác phân phối: công ty phân phối Zuellig, công ty
phân phối Diethelm, công ty TNHH dược phẩm Thiên Thảo. Công ty Servier sẽ tận
dụng được thế mạnh của cả ba công ty phân phối để mở rộng thị trường và tăng khả
năng cạnh tranh.
United pharma, Stada- Việt Nam đều là những công ty liên doanh sản xuất tại Việt
Nam. Họ trực tiếp phân phối các sản phẩm của mình nhưng đồng thời cũng lựa chọn
thêm một số công ty phân phối khác để tăng hiệu quả kinh doanh. United pharma phân
phối qua Sapharco, Stada- Việt Nam phân phối qua công ty TNHH Khương Duy.
Chiến lược phân phối mạnh:
Sanofi- Synthelabo liên doanh sản xuất, trực tiếp phân phối sản phẩm tại thị
trường Việt Nam, là công ty điển hình trong việc áp dụng chiến lược phân phối mạnh.
Sanofi có 3 văn phòng đại diện ở 3 miền Bắc (Hà Nội), Trung (Đà Nẵng), Nam (Thành
phố Hồ Chí Minh), với đội ngũ bán hàng nhanh nhậy, hoạt động trên khắp các tỉnh,
thành phố, với hệ thống các trung gian, các đại lý rộng khắp. Sanofi là công ty lưu
hành nhiều biệt dược nhất hiện nay trên thị trường Việt Nam, 48 biệt dược năm 2003.
Để đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và tiết kiệm chi phí vận chuyển, phân phối công
ty có các chương trình kích thích tiêu thụ bằng cách chiết khấu theo trị giá mua hàng:
Mua < 400.000 VNĐ chiết khấu 0%.
Mua từ 400.000 – 1.000.000 VNĐ chiết khấu 1%.
Mua lớn hơn 1.000.000 VNĐ chiết khấu 1.5%.
Đây thực chất vừa là hình thức kích thích tiêu thụ vừa hỗ trợ tốt cho công tác phân
phối nên rất hay được công ty áp dụng.
Sơ đồ kênh phân phối của công ty Sanofi- Synthelabo- Việt Nam:
Hình 3.8: Sơ đồ phân phối của công ty Sanofi- Synthelabo
Sanofi – Synhthelabo
VN
Miền
trung
Miền Bắc Miền Nam
Các trung
gian
Hà nội Đại lý các
tỉnh
Các trung
gian
Cty DP TW
I,
Haphaco,
Cty TNHH
Quầy số 7
Ngọc Khánh,
quầy 31 Láng
Hạ (Trung
Bán buôn,
nhà
thuốc,
BV, phòng
Người bệnh
Hiện nay theo quy định các bệnh viện muốn mua thuốc phải thông qua đấu thầu
hoặc chỉ định thầu theo gói thầu. Từ đó các bệnh viện lựa chọn được những chủng loại
thuốc cần thiết, đảm bảo chất lượng, giá cả hợp lý, tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa
các công ty dược phẩm. Nhưng đối tượng được tham gia đấu thầu là các doanh nghiệp
nhà nước vì vậy dẫn đến hiện tượng thuốc đi lòng vòng giữa các DNDP nước ngoài,
các công ty TNHH, các nhà phân phối, rồi mới đến các DNDP nhà nước. Do đó khi
thuốc đến được bệnh viện thì giá thuốc trong bệnh viện bị đẩy lên rất cao. Đây chính là
lý do tại sao thuốc trong bệnh viện giá thường cao hơn mua ở ngoài rất nhiều.
Bảng 3.16: So sánh giá thuốc trong bệnh viện TW Huế với giá thuốc bên
ngoài [2].
Tên thuốc Nước sản
xuất
Đơn
vị
Giá bệnh viện
06/2003
Giá
ngoài
06/2003
% thay đổi
Amiklin500mg Pháp lọ 148.000 135.000 9,6%
Axepim Pháp lọ 270.000 247.000 9,3%
Ceftriazon Hàn Quốc lọ 50.000 42.000 19,0%
3.2.4. Chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Thuốc là một loại hàng hoá đặc biệt được quản lý và kiểm soát bởi Cục quản lý
Dược trực thuộc BYT, chịu sự điều chỉnh bởi các luật, pháp lệnh, thông tư của nhà
nước, BYT. Vì vậy để tiến hành các chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh, các
doanh nghiệp phải nắm rõ các quy định chuyên môn, đặc biệt là quy chế thông tin
quảng cáo thuốc.
Các công cụ của chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh:
Quảng cáo:
Thông tin quảng cáo thuốc đã được BYT có quyết định số 322/BYT-QĐ do bộ
trưởng BYT ban hành ngày 28/2/1997 quy định cụ thể quy chế thông tin, quảng cáo
thuốc và mỹ phẩm dành cho người. Mọi thông tin quảng cáo phải đảm bảo chính xác,
trung thực, rõ ràng, khách quan, mang tính khoa học. Theo quy chế này thì những
thuốc kê đơn không được phép quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Đối với những sản phẩm là thuốc kê đơn thì các công ty thường tập trung quảng
cáo thuốc cho đối tượng bác sỹ dưới các hình thức: tờ rơi dành cho cán bộ y tế, các tạp
chí chuyên ngành: tạp chí Dược học, tạp chí tim mạch, thời sự y dược học, các cuốn
Mims, Vidal…
Công ty Merck với hai sản phẩm thuốc tim mạch: Renitec và Zocor liên tục xuất
hiện trên tạp chí tim mạch học Việt Nam ra 3 tháng một lần trong nhiều năm
liền(1998, 1999, 2000). Cuốn Mims là tài liệu tham khảo về thuốc của các hãng nước
ngoài rất hữu ích nên được các công ty thường sử dụng để giới thiệu các sản phẩm của
họ. Điển hình của cách quảng cáo này là công ty GSK. Hàng loạt các sản phẩm của
công ty như Avandia, Seretide, Zinnat, Zinacef thường xuyên được in trên trang bìa và
các trang màu của cuốn mims. Trên cuốn Thời sự Y dược học số 1 và số 2 năm 2004
có giới thiệu các sản phẩm: Berodual (tác động kép giãn phế quản, giảm khó thở
nhanh, tác dụng kéo dài, ít tác dụng phụ), Mucosolvan (Giúp long đờm dễ dàng, giảm
ho, cải thiện hô hấp, ngoài ra còn làm tăng hiệu quả điều trị của kháng sinh)… của
công ty Boehringer; sản phẩm mới Fosamax, Vioxx của công ty MSD.
Trong khi đó với các sản phẩm là các thuốc thông thường thì thường được tập
trung quảng cáo mạnh trên các loại báo mà công chúng hay theo dõi với tần xuất liên
tục: Báo sức khoẻ và đời sống, hạnh phúc gia đình, phụ nữ Việt Nam… Điển hình là
các sản phẩm của công ty United pharma: Decolgen forte (ngay khi bạn có dấu hiệu bị
cảm đã có Decolgen forte), Nutroplex (giúp trẻ ăn ngon, mau lớn), Alaxan (hiệu quả
giảm đau nhanh chóng)…Công ty Organon với các sản phẩm thuốc tránh thai:
Marvelon (giúp gia đình bạn hạnh phúc hơn)… Tuy nhiên họ cũng vẫn sử dụng các
tạp chí chuyên ngành giới thiệu về sản phẩm để các bác sỹ tư vấn hướng điều trị cho
bệnh nhân. Quảng cáo trên truyền hình là một hình thức gây ấn tượng mạnh nhất đối
với công chúng mặc dù thời lượng phát sóng ngắn nhưng tần xuất liên tục. Quảng cáo
trên truyền hình nhiều nhất vẫn là các thuốc trị cảm cúm, thuốc bổ, thuốc ho si rô trẻ
em, các thuốc giảm đau dùng ngoài… Các sản phẩm hay xuất hiện trên truyền hình:
Decolgen, Alaxan, Enervon-C, Nutroplex…của công ty United pharma, Kiddi
pharmaton của công ty Boehringer, Tobicom của công ty Ahn-Gook pharm, V.Rohto
của công ty Rohto Mentholatum, Hotamin-gingeng của công ty Korea United
pharma….
Hiện nay quảng cáo trên vật phẩm là một hình thức khá phổ biến để đem tặng,
biếu các cán bộ y tế như: lịch, bưu thiếp chúc mừng, áo mưa, bút bi, kệ để bút và tài
liệu, cốc chén, lịch công tác, phiếu xét nghiệm, sổ kê đơn thuốc… Hình thức quảng
cáo này chủ yếu nhắc nhở các bác sỹ kê đơn thuốc của công ty một cách thường xuyên
khi tiếp xúc với chúng.
Ngoài ra còn nhiều hình thức quảng cáo khác nữa tuỳ thuộc vào kinh phí dành cho
quảng cáo của các công ty là bao nhiêu để đưa ra những hình thức phù hợp như: Dán
poster tại các quầy thuốc, tài trợ cho các giải đấu thể thao (Công ty Hisamistu quảng
cáo Salonpas tại các giải bóng chuyền quốc gia, bóng chuyền bãi biển hàng năm), các
chương trình ca nhạc...(Công ty Rohto mentholatum chuyên tài trợ cho chương trình
bạn yêu âm nhạc của VTV 3 đài truyên hình Việt Nam vào cuối mỗi tháng để quảng
cáo sản phẩm V.Rohto), các dịp hội chợ khách hàng, hội chợ triển lãm…
Tuyên truyền:
Đối tượng tuyên truyền ở đây chủ yếu là cán bộ y tế. Tuyên truyền là bộ phận cấu
thành của hoạt động tổ chức dư luận xã hội- dư luận thị trường. Tuyên truyền tác động
sâu sắc đến mức độ hiểu biết của cán bộ y tế. Thông qua tuyên truyền làm nổi bật các
đặc tính của sản phẩm, đưa ra các bằng chứng khoa học cụ thể, nhờ vậy nâng cao vị
thế và hình ảnh của công ty.
Các công ty dược phẩm hàng đầu thế giới như: GSK, BMS, Eli-Lilly… chuyên tổ
chức các buổi hội thảo về các sản phẩm chuyên khoa như thuốc tim mạch, thuốc đái
tháo đường, thuốc chống ung thư… cho cán bộ y tế tại các khách sạn lớn như khách
sạn: Nikko, Melia…
Với những công ty vừa và nhỏ như Servier, Organon… không có điều kiện tổ
chức hội thảo lớn thì họ tổ chức các buổi sinh hoạt khoa học, buổi Seminar… do một
báo cáo viên trình bày về công ty cũng như các sản phẩm của công ty tới các bác sỹ
trong một thời gian ngắn khoảng 15-20 phút. Họ giới thiệu tóm tắt những đặc tính của
sản phẩm và những lợi ích cho bệnh nhân và bác sỹ khi sử dụng những sản phẩm của
công ty.
Hội nghị khách hàng thường được tổ chức vào cuối năm cũng là dịp để các công
ty tăng cường quan hệ và nâng cao hình ảnh với khách hàng thông qua các buổi nói
chuyện, giới thiệu sản phẩm, chơi các trò chơi, quay sổ xố, thi hát karaoke… Những
công ty hay áp dụng phương pháp này là công ty Merck, Boehringer, Sanofi
Synthelabo, Astrazeneca…
Kích thích tiêu thụ:
Kích thích tiêu thụ là hình thức sử dụng nhiều phương tiện tác động, kích thích
nhằm đẩy mạnh và tăng cường phản ứng đáp lại của thị trường mục tiêu. Nó còn được
gọi là hình thức khuyến mại tác động trực tiếp đến doanh số bán. Kích thích tiêu thụ
được sử dụng trong thời gian ngắn. Nó vừa gây ra sự chú ý, tạo ấn tượng về một sản
phẩm, vừa đánh vào nhu cầu thị hiếu, sự ham muốn về vật chất của người tiêu dùng.
Các phần tử trung gian phân phối thuốc có vai trò rất quan trọng trong khâu bán hàng,
vì vậy các hình thức kích thích tiêu thụ tập trung phần lớn vào đối tượng này như:
khuyến mại, chiết khấu (chiết khấu có thể bằng tiền hoặc bằng hàng)…
Công ty BMS bắt đầu từ ngày 27/12/2003 có chương trình Pharmacy Partnership
Program (PPP) với nhiều ưu đãi hấp dẫn khi mua một gói sản phẩm bao gồm các mặt
hàng: Efferalgan, Upsa-C, Plusssz, Mucomyst.
Thời gian thực hiện trong quý 1 năm 2004 cho nhà thuốc ở thành phố Hồ Chí
Minh , Hà Nội , Hải Phòng.
Thời gian thực hiện trong cả năm 2004 cho tất của các nhà thuốc bán lẻ khác trên
toàn quốc.
Bảng 3.17: Chương trình PPP như sau
Mặt hàng DSB trong một Mức chiết khấu
tháng
Efferalgan
Upsa-C
Plusssz
Mucomyst
> 5 triệu 2%
2,5-5 triệu 1,5%
1-2,5 triệu 1%
Kèm theo là cơ hội trúng quà bất ngờ trị giá 3 triệu , 2 triệu , 1,5 triệu. Nếu cả năm
DSB 4 sản phẩm trên đạt trên 60 triệu thì được nhận quà tặng trị giá 2 triệu. Doanh số
bán đạt trên 30 triệu thì được nhận quà tặng 1,5 triệu.
Mục tiêu của chương trình là góp phần hữu ích thúc đẩy nhà thuốc gia tăng doanh
số của các mặt hàng uy tín, chất lượng và dễ bán của công ty BMS trong năm 2004.
Năm 2000 sản phẩm Augmentin của công ty SB đã được khẳng định chất lượng
và hiệu quả điều trị tốt. Để tăng DSB và mở rộng thị trường mục tiêu, sức cạnh tranh
lớn, công ty SB mở đợt khuyến mại từ ngày 10/7/2000 đến 31/7/2000:
Mua 10 hộp Augmentin 500 mg thì tặng 1 áo mưa.
Mua 300 hộp Augmentin 500 mg tặng một nồi cơm điện.
Kết quả : trước đợt khuyến mại công ty bán được trên 1000 hộp trong một tháng;
sau đợt khuyến mại công ty bán được 8000 hộp trên một tháng.
Bảng 3.18: Chương trình khuyến mại sản phẩm Celexin 500 mg của công ty
Interpham- USA trong tháng 2/2003
Sản phẩm Số lượng Giá Khuyến mại
Celexin 500 mg
(Cephalexin)
2 hộp 354.000
Bộ cốc 6 cái ,1 lọ hoa, 1 gạt tàn
hoặc 1 kg dầu ăn Neptune + 1
kg OMO
100 hộp 17.700.000
1 tivi màu 1 inch LG hoặc
SamSung hoặc 1 điện thoại di
động Nokia3310
Cephalexin là một kháng sinh Cephalosporin thế hệ I, hiện có rất nhiều biệt dược
của nhiều công ty nổi tiếng đang lưu hành trên thị trường. Để thúc đẩy tiêu thụ sản
phẩm công ty Interpham- USA đã quyết định mở đợt khuyến mại hấp dẫn trong tháng
2/2003.
Những công ty dược phẩm vừa và nhỏ không thể cạnh tranh với các hãng có uy
tín về chất lượng, họ sẽ sử dụng phương tiện giá và các chính sách hỗ trợ kinh doanh,
đặc biệt là công cụ kích thích tiêu thụ để cạnh tranh. Vì vậy mà tần xuất các chương
trình khuyến mại của họ diễn ra một cách thường xuyên, nhất là khi sản phẩm của họ ế
đọng, DSB thấp.
Bảng 3.19: Công ty dược phẩm IC Việt Nam có đợt chiết khấu hàng như sau
từ ngày 01/08/2003 đến ngày 31/08/03
Sản phẩm Quy cách
Giá ban
đầu
Chiết
khấu
Thành
tiền
Hàng
sản
xuất
Dolodon Hộp 8 vỉ*2 viên 8.000 10% 7.200
Neumomicid
3.0MIU
Hộp 2 vỉ*5 viên 55.000 5% 52.250
Hàng
nhập
Blooming
Hộp 12 vỉ*5
viên
142.000 12% 124.960
Hotamin -
gingseng
Hộp 12 vỉ*5
viên
85.000 11% 75.650
Tobicom
Hộp 18 vỉ*10
viên
297.000 13% 258.390
Bảng 3.20: Công ty Robinson pharma INC-USA phân phối sản phẩm qua
công ty Saphaco, có đợt khuyến mại từ 01/06/02 đến ngày 15/07/02 với gói sản
phẩm sau:
STT Sản phẩm Quy cách Số lượng Đơn giá Thành
tiền
1 Pharmagel V/10 20v 5.800 116.000
2 Pharmavit V/6 20v 3.000 60.000
3 Triamicin V/10 20v 3.800 76.000
4 Trivit (3B) V/10 30v 6.200 186.000
5 BC complex V/10 30v 2.800 84.000
6 Paracetamol V/10 30v 1.700 51.000
7 Theravit M V/10 30v 3.200 96.000
8 Chlopheniramin C/1000 01 lọ 75.000 75.000
Tổng cộng 744.000
Nếu khách hàng mua một xuất (744.000) tặng một máy tính Casio.
Mua hai xuất (1.488.000) tặng một bộ nồi Inox của Đức.
Mua năm xuất (3.720.000) tặng một chỉ vàng 9999.
Nhờ các chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh dưới nhiều hình thức khuyến
mại và chiết khấu, các công ty đã thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá nhanh chóng và doanh số
bán tăng cao. Những hình thức khuyến mại có thể được tổ chức vào bất kỳ lúc nào tuỳ
thuộc vào chiến lược marketing của công ty nhưng thường là những lúc hàng ế đọng
Trình dược viên:
TDV là người có nhiệm vụ truyền tải các thông tin về sản phẩm, về hình ảnh của
công ty tới các khách hàng mục tiêu. TDV có vai trò thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm thông
qua khả năng giao tiếp trực tiếp, thuyết phục bác sỹ kê đơn. Ngoài ra, họ còn phải thu
thập các thông tin thị trường, những ý kiến phản hồi từ bệnh nhân, từ phía bác sỹ về
sản phẩm để báo cáo về công ty. Các TDV còn là những trung gian vận chuyển những
ưu đãi của công ty tới khách hàng mục tiêu.
Trình dược viên là những người đã được đào tạo sâu về chuyên môn, huấn luyện
kỹ năng giao tiếp, đối phó với các tình huống xảy ra. Hiện nay TDV làm việc dưới
nhiều sức ép: sức ép DSB hàng tháng, sức ép tâm lý từ phía khách hàng khó tính hoặc
đòi hỏi quá nhiều thứ từ phía khách hàng …Vì vậy để đạt DSB cao và lấy lòng được
khách hàng buộc họ phải dùng các mánh lới để tăng DSB như: tặng quà cho bác sỹ,
chiết khấu giá bán, đem hàng ra chợ bán, thưởng hoa hồng cho bác sỹ theo tỷ lệ kê đơn
(TDV của một số công ty tổng hợp số đơn kê thuốc của công ty được bác sỹ kê trong
mỗi ngày để ngày trả tiền cho các bác sỹ theo tỷ lệ thuốc kê đơn).
Hình thức tặng hàng mẫu thường được các công ty dược phẩm lớn như GSK,
BMS, MSD… áp dụng khi họ tung vào thị trường một sản phẩm mới. Tặng hàng mẫu
để các bác sỹ dùng thử, tự đánh giá hiệu quả điều trị, tạo sự nhận biết về sản phẩm và
lôi kéo khách hàng dùng sản phẩm của công ty. Thuốc mẫu thường được các TDV trực
tiếp đem tặng bác sỹ, qua tiếp xúc ban đầu để tạo mối quan hệ lâu dài… Với những
công ty dược phẩm lớn lượng hàng mẫu có thể chiếm 10% DSB.
Quà tặng: là hình thức được dùng khá phổ biến hiện nay, thường dành cho các đối
tượng là các bác sỹ chủ chốt và những người có vai trò trong bệnh viện khi quyết định
thầu thuốc (Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện). Quà tặng được sử dụng dưới
nhiều hình thức khác nhau, ban đầu nó là những vật phẩm có giá trị nhỏ giúp TDV
tăng cường mối quan hệ với các khách hàng, sau đó giá trị quà tặng tăng lên do cạnh
tranh giữa các công ty chính là nguồn gốc của marketing đen sau này. Những công ty
dược phẩm lớn họ thường tổ chức cho các bác sỹ tham quan, du lịch nước ngoài dưới
cái vỏ đi dự hội thảo khoa học quốc tế, hoặc các chuyến du lịch trong nước như công
ty: GSK, Wyeth, BMS… Còn đối với các công ty vừa và nhỏ họ hay dùng vật chất
làm quà tặng như: điện thoại di động, ti vi, tủ lạnh, máy vi tính cho các phòng ban
trong bệnh viện… thậm chí bằng tiền mặt để lấy lòng bác sỹ. Trước đây quà tặng
thường được sử dụng vào những dịp lễ tết để giữ mối quan hệ khách hàng, thì nay
được dùng một cách phổ biến vào bất kỳ ngày nào, dịp nào trong năm nếu những công
ty đó cảm thấy cần để thúc đẩy DSB tạm thời hoặc lâu dài. Hoạt động marketing đen
ngày càng trở nên phổ biến, các công ty hoặc các TDV dùng mọi biện pháp để DSB
dược phẩm tăng cao, bất chấp mọi hậu quả. Người bệnh là người phải gánh chịu
những hậu quả của hành động đó như: giá thuốc cắt cổ, đơn thuốc không hợp lý gây
tác dụng phụ nghiêm trọng, phải sử dụng thuốc đắt tiền mặc dù có thuốc thay thế với
giá rẻ hơn… Những người bệnh trở thành khốn cùng về tài chính không phải là hiếm
hiện nay.
Do sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt nên công ty dược phẩm nào cũng sử
dụng hình thức quà tặng cho bác sỹ kê đơn không bằng cách này thì cách khác để tăng
DSB. Kết quả là cả hai bên đều có lợi và họ trở thành đối tác lâu dài của nhau. Gánh
nặng lại đặt trên vai người bệnh.
phần 4: Kết luận và Kiến nghị
4.1. Kết luận
4.1.1. Cấu trúc bộ phận marketing trong doanh nghiệp:
Khi marketing còn là một thuật ngữ khá mới mẻ đối với các DNDP trong nước thì
các DNDP nước ngoài đã tổ chức hoạt động marketing một cách bài bản. Họ vận dụng
các chính sách, chiến lược marketing hết sức khôn khéo và tinh vi. Marketing được
các DNDP nước ngoài đặt ngang hàng với các chức năng truyền thống của doanh
nghiệp như chức năng nhân sự, chức năng tài chính kế toán, chức năng sản xuất…
Hoạt động của phòng marketing ngang bằng về phương diện tổ chức với các phòng
chức năng khác, ngoài ra nó còn có chức năng phối hợp hoạt động giữa các phòng ban
một cách thống nhất vì mục tiêu chung của doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận từ sự
thoả mãn nhu cầu khách hàng.
Cấu trúc bộ phận marketing thường tổ chức theo kiểu marketing sản phẩm để tăng
tính chuyên môn hoá.
4.1.2. Việc ứng dụng chính sách marketing dược:
- Những DNDP hàng đầu thế giới:
Những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới đầu tư cho nghiên cứu và phát triển
sản phẩm lớn thường từ khoảng 4-5 tỷ USD hàng năm vì vậy họ luôn nỗ lực đưa ra thị
trường những sản phẩm hoàn toàn mới với những đặc tính nổi trội, có tác dụng rõ
ràng, hiệu quả điều trị tốt và an toàn. Những bằng chứng khoa học cụ thể sẽ là giấy
thông hành hữu hiệu đưa sản phẩm đến với người bệnh. Vì vậy, những công ty này
thường sử dụng chiến lược giá hớt váng để thu về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Để nâng cao vị thế của sản phẩm và hình ảnh của công ty, họ thường lựa chọn chiến
lược phân phối độc quyền qua công ty phân phối có uy tín như Zuellig. Nhóm hàng
chủ lực của những công ty này thường là nhóm thuốc kê đơn. Do đó, chiến lược quảng
cáo của họ thường tập trung vào nhóm đối tượng là cán bộ y tế dưới các hình thức: tờ
rơi dành cho cán bộ y tế, các tạp chí chuyên ngành, các buổi hội thảo, hội nghị khoa
học để giới thiệu về sản phẩm ...
- Những DNDP vừa và nhỏ:
Những công ty dược phẩm vừa và nhỏ, không có đủ tiềm lực kinh tế để phát triển
sản phẩm mới hoàn toàn nên thường có xu hướng phát triển sản phẩm mới bằng cách
ăn theo các sản phẩm đã có tiếng trên thị trường khi hoạt chất hết thời gian bảo hộ độc
quyền khoa học hoặc họ đầu tư nghiên cứu cải tiến sản phẩm như: cải tiến về chất
lượng, đổi mới dạng bào chế, thay đổi mẫu mã nhãn hiệu sản phẩm và quy cách đóng
gói. Những sản phẩm của các công ty dược phẩm vừa và nhỏ không đủ sức cạnh tranh
về chất lượng với sản phẩm của những công ty dược phẩm hàng đầu thế giới vì thế giá
và các chính sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh là phương tiện hữu hiệu giúp họ mở
rộng thị trường. Những công ty này thường áp dụng chiến lược giá xâm nhập, chiến
lược giá ăn theo và họ thường lựa chọn kênh phân phối có chi phí thấp.
- Tiền đề và sự ra đời marketing đen:
Các DNDP nước ngoài đóng vai trò rất quan trọng trong công tác cung ứng thuốc
tại thị trường dược phẩm Việt Nam. Tuy nhiên hoạt động của những doanh nghiệp này
chưa được kiểm soát một cách chặt chẽ vì thế tạo những khe hở để họ lũng đoạn thị
trường. Năm 2003 những đợt biến động giá xảy ra buộc nhà nước và BYT phải đưa ra
nhiều giải pháp để bình ổn giá thuốc. Do nền kinh tế mở cửa, có rất nhiều công ty
dược phẩm nhảy vào thị trường Việt Nam, sự cạnh tranh diễn ra ngày càng ác liệt.
DSB cao và thị phần rộng lớn là mục tiêu mà bất kỳ DNDP nào cũng mong muốn. Vì
vậy mà họ sẽ tìm mọi cách để đạt được mục tiêu đề ra. Thuật ngữ marketing đen xuất
hiện, hiểu một cách đơn giản đó là hiện tượng sử dụng vật chất để tác động đến thị
trường mục tiêu, đặc biệt là các bác sỹ kê đơn để tiêu thụ các sản phẩm của công ty,
tăng DSB. Điều này gây ảnh hưởng lớn đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ
nhân dân như: làm biến chất cán bộ y tế, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh cho
người bệnh, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội…
4.2. Kiến nghị:
BYT và các cơ quan chức năng cần sớm hoàn thiện luật Dược để Quốc hội
thông qua. Từ đó có cơ sở pháp lý đồng bộ để quản lý công tác sản xuất, cung ứng,
phân phối thuốc cho nhân dân.
Nhà nước và BYT cần thường xuyên thanh tra kiểm tra việc thực hiện quy chế
kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các bệnh viện, phòng khám, hiệu thuốc để đảm bảo
người bệnh được sử dụng thuốc an toàn, hiệu quả, hợp lý.
Bộ y tế đã có quy định về việc cung ứng thuốc khu vực khám chữa bệnh nhà
nước với phương thức thông qua đấu thầu. Tuy nhiên đấu thầu thuốc trong bệnh viện
cần không phân biệt thành phần kinh tế để các DNDP cạnh tranh lành mạnh, tránh tình
trạng thuốc đi lòng vòng đẩy giá thuốc lên cao.
Nhà nước cần có chính sách cải cách tiền lương đối với cán bộ y tế để góp phần
làm giảm hiện tượng marketing đen của các DNDP.
Để ngăn chặn hiện tượng marketing đen thì công tác kiểm toán của nhà nước
cần thực hiện một cách chặt chẽ, cần có quy định thặng số đối với các thuốc nhập khẩu
để chênh lệch giá nhập và giá bán lẻ không quá lớn, tạo ngân sách cho các DNDP tiến
hành marketing đen.
Để tăng thị phần thuốc nội, các DNDP trong nước cần đầu tư nhân lực, vật lực,
trú trọng phát triển chính sách sản phẩm để tung ra thị trường những sản phẩm có chất
lượng tốt, hiệu quả điều trị cao, giá thành hợp lý, đa dạng chủng loại mẫu mã… có khả
năng cạnh tranh được với các thuốc nhập ngoại. Khi chất lượng sản phẩm tốt, DNDP
trong nước có thể chủ động vạch ra các chính sách giá, chính sách phân phối, chính
sách xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh linh hoạt hơn.
Để đạt hiệu quả trong sản xuất và kinh doanh cao như các DNDP nước ngoài,
các DNDP trong nước cần xây dựng bộ phận marketing đặt ngang hàng với các chức
năng truyền thống khác của doanh nghiệp. Bộ phận marketing sẽ phải thực hiện các
công đoạn từ việc phát hiện ra và biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu
thực sự về mặt hàng cụ thể, đến việc sản xuất và đưa hàng hoá đến người tiêu dùng
cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận dự kiến. Cấu trúc bộ phận
marketing trong doanh nghiệp nên tổ chức theo sản phẩm để tăng tính chuyên môn
hoá.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUẬN VĂN- Nghiên cứu việc triển khai hoạt động marketing của một số DNDP có vốn đầu tư nước ngoài tại thị trường Việt Nam.pdf