Tài liệu Luận văn Nghiên cứu về ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 tại Phú Thọ: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Hà Thị Thanh Đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa
sau đại học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi Phía Bắc,
Phòng thí nghiệm trung tâm, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ
quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên - người hướng dẫn khoa học thứ nhất và thầy giáo TS. Đỗ
Văn Ngọc - P...
118 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1250 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu về ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng của hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 tại Phú Thọ, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là
hoàn toàn trung thực, chưa hề sử dụng cho bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp
đỡ cho hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trình bày
trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả
Hà Thị Thanh Đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan
tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, Khoa
sau đại học, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi Phía Bắc,
Phòng thí nghiệm trung tâm, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp, cơ
quan và gia đình.
Trước tiên tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo
PGS.TS. Nguyễn Hữu Hồng - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên - người hướng dẫn khoa học thứ nhất và thầy giáo TS. Đỗ
Văn Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp
miền núi Phía Bắc- người hướng dẫn khoa học thứ hai đã tận tình giúp đỡ tôi
trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đồng thời tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới toàn thể các thầy, cô giáo trong
khoa Sau đại học, các thầy cô giáo giảng dạy chuyên ngành, Trung tâm
Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật nông lâm nghiệp miền
núi Phía Bắc đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt bản luận văn này.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất tới tất cả các thầy
cô giáo, bạn bè đồng nghiệp, cơ quan và gia đình đã quan tâm động viên tôi
trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin trân thành cảm ơn!
Tác giả
Hà Thị Thanh Đoàn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng và đồ thị
STT Nội dung Trang
PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài………………………………………………………... 3
1.2 Mục đích của đề tài 4
1.3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4
1.3.1 Ý nghĩa khoa học 4
1.3.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
1.4 Phạm vi nghiên cứu 4
PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 Nguồn gốc và phân loại 5
2.1.1 Nguồn gốc 5
2.1.2 Phân loại 7
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở Việt Nam 8
2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới 8
2.2.1.1 Tình hình sản xuất 8
2.2.1.2 Tình hình tiêu thụ 11
2.2.2 Tình hình sản xuất và phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam 16
2.2.2.1 Tình hình sản xuất tiêu thụ chè 16
2.2.2.2 Phương hướng phát triển ngành chè 22
2.3 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới và ở Việt Nam 25
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.1 Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè 25
2.3.1.1 Phân bón hữu cơ cho chè 25
2.3.1.2 Dinh dưỡng nitơ đối với chè 25
2.3.1.3 Dinh dưỡng lân đối với chè 26
2.3.1.4 Dinh dưỡng kali đối với chè 26
2.3.1.5 Dinh dưỡng khác 27
2.3.2 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới 29
2.3.3 Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam 34
2.3.4 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài 38
PHẦN 3: NỘI DUNG , VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu 41
3.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 41
3.3 Đối tượng nghiên cứu 41
3.3.1 Giống chè LDP1 41
3.3.2 Giống chè Shan Chất Tiền 42
3.3.3 Đặc điểm khu thí nghiệm 43
3.3.3.1 Lịch sử khu thí nghiệm 43
3.3.3.2 Hiện trạng đất đai trước khi tiến hành thí nghiệm 43
3.4 Phương pháp nghiên cứu 43
3.4.1 Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 43
3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm 44
3.4.3 Đo đếm thí nghiệm 45
3.4.4 Phương pháp phân tích và sử lý số liệu 45
3.4.5 Các chỉ tiêu theo dõi 46
3.4.5.1 Các chỉ tiêu khí hậu 46
3.4.5.2 Các chỉ tiêu phân tích 46
3.4.5.3 Đặc điểm hình thái 46
3.4.5.4 Các yếu tố cấu thành năng suất 47
3.4.5.5 Chất lượng chè nguyên liệu 47
PHẦN 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4.1 Điều kiện tự nhiên 49
4.1.1 Địa hình và đất đai 49
4.1.2 Khí hậu thủy văn 49
4.2 Sinh trưởng của nương chè trước khi tiến hành thí nghiệm 53
4.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển, năng suất
và chất lượng của các giống chè thí nghiệm
4.3.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển 54
4.3.1.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều cao cây 55
4.3.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến độ rộng tán 57
4.3.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến đường kính gốc 60
4.3.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến các yếu tố cấu thành năng suất chè 62
4.3.2.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến mật độ búp chè 63
4.3.2.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khối lượng búp chè 66
4.3.2.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều dài búp chè 68
4.3.2.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến tỷ lệ búp có tôm của chè 70
4.3.2.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thành phần cơ giới búp chè 73
4.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khả năng tích lũy vật chất khô của
chè
76
4.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chất lượng búp chè 78
4.5.1 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến hàm lượng Mg trong búp chè 78
4.5.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chất lượng búp chè 79
4.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất búp chè 84
4.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thành phần cơ giới đất 87
4.8 Sơ bộ hoạch toán kinh tế biện pháp bón MgSO4 cho chè 89
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận 91
5.2 Đề nghị 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt 95
Tiếng Anh 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
Đ/c Đối chứng
FAO Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Thế giới
KHKT Khoa học kỹ thuật
PTNT Phát triển nông thôn
TX Thị xã
TT Trung tâm
USD Đô la Mỹ
WTO Tổ chức Thương mại Thế giới
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng Nội dung Trang
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Diện tích, năng suất, sản lượng chè trên thế giới qua các thời kỳ 9
2.2 Sản lượng chè thế giới qua các năm 10
2.3 Diện tích, năng suất, sản lượng chè thế giới và một số nước trồng
chè chính năm 2004
11
2.4 Nhu cầu sử dụng chè của một số nước trên thế giới năm 2000-2005
và dự báo năm 2010
15
2.5 Diện tích, năng suất sản lượng chè của Việt Nam từ năm 1996-2006 19
2.6 Một số chỉ tiêu đạt được từ năm 2002-2008 23
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.7 Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong chè ở một số nơi 29
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Một số chỉ tiêu hóa tính đất trước khi bố trí thí nghiệm 49
4.2 Diễn biến thời tiết khí hậu tại thị xã Phú Thọ năm 2008 51
4.3 Sinh trưởng của nương chè trước khi tiến hành thí nghiệm 53
4.4 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều cao cây 56
4.5 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến độ rộng tán 58
4.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến đường kính gốc 61
4.7 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến mật độ búp 64
4.8 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khối lượng búp 1 tôm 2
lá
68
4.9 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều dài búp 1 tôm 2 lá 69
4.10 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến tỷ lệ búp có tôm 71
4.11 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thành phần cơ giới búp
chè
74
4.12 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến khả năng tích lũy vật
chất khô của các giống chè tham gia thí nghiệm
77
4.13 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến hàm lượng Mg trong
búp chè
78
4.14 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến hàm lượng tanin và các
chất hòa tan trong búp chè
80
4.15 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thử nếm cảm quan chè 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
đen giống chè Shan Chất Tiền
4.6 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến thử nếm cảm quan chè
xanh giống chè LDP1
83
4.17 Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất chè 85
4.18 Một số chỉ tiêu hoá tính đất sau khi bố trí thí nghiệm 88
4.19 Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế của việc bón bổ sung MgSO4 cho chè
Shan Chất Tiền và LDP1 năm 2008
90
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Nội dung Trang
4.1 Đồ thị diễn biến thời tiết khí hậu tại thị xã Phú Thọ năm 2008 53
4.2 Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất
giống chè Shan Chất Tiền
86
4.3 Đồ thị ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến năng suất
giống chè LDP1
86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1
PHẦN 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Chè là cây công nghiệp dài ngày, có nguồn gốc nhiệt đới và á nhiệt đới,
sinh trƣởng, phát triển tốt trong điều kiện khí hậu nóng ẩm, tập trung chủ yếu
ở châu Á và châu Phi. Tuy nhiên hiện nay nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ
thuật, cây chè đã đƣợc trồng ở nhiều nƣớc trên thế giới, từ 330 vĩ Bắc đến 490
vĩ Nam [18].
Cây chè đƣợc phát hiện và sử dụng làm thứ nƣớc uống đầu tiên ở
Trung Quốc. Đến nay chè đã trở thành thứ nƣớc uống thông dụng và phổ biến
trên toàn thế giới. Mọi ngƣời ƣa thích nƣớc chè không những vì hƣơng thơm
độc đáo của nó, mà còn do nƣớc chè rất có lợi cho sức khỏe. Uống chè chống
đƣợc lạnh, khắc phục đƣợc sự mệt mỏi của cơ bắp và hệ thần kinh trung
ƣơng, kích thích vỏ đại não, làm tinh thần minh mẫn sảng khoái, hƣng phấn
trong những thời gian lao động căng thẳng cả về trí óc và chân tay.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng, chè cũng là một loại thuốc, một cây
kháng sinh tốt mà không độc đối với cơ thể con ngƣời. Từ lâu các nhà khoa
học Nga đã chứng minh tác dụng cản trùng và ái trùng của tanin chè và kết
luận rằng tanin chè có tác dụng kháng khuẩn cao, chữa đƣợc bệnh lỵ và có
khả năng bình thƣờng hóa hoạt động của hệ vi khuẩn có ích trong ruột. Chè
còn ức chế đƣợc nhiều loại vi khuẩn khác nhƣ tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tụ
huyết, vì thế ngƣời ta còn dùng chè để rửa và đắp lên vết thƣơng mƣng mủ,
chữa các vết bỏng, làm thuốc sát trùng ngoài da. Thời gian gần đây, các hội
nghị quốc tế về chè và sức khỏe con ngƣời tại Calcutta – Ấn Độ (1993),
Thƣợng Hải – Trung Quốc (1995), Bắc Kinh – Trung Quốc (1996), Shizuoka
– Nhật Bản (1996) đã thông báo tác dụng của chè xanh về chức năng điều hòa
sinh lý của con ngƣời ngoài giá trị đặc biệt về dinh dƣỡng và hƣơng vị đặc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2
biệt của chè thành phẩm. Chất catesin của chè xanh còn có chức năng phòng
ngừa ung thƣ bằng cách củng cố hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh huyết áp cao
hay bệnh đái tháo đƣờng, ngăn ngừa cholesterol tăng cao trong máu, chống
lão hóa bằng cách cung cấp cho cơ thể con ngƣời chất chống oxi hóa. Ngoài
ra các nhà khoa học Nhật Bản đã phát hiện và chứng minh tanin chè có thể
hấp thu mạnh các chất độc thâm nhập vào cơ thể con ngƣời, nhƣ chất phóng
xạ Strontium 90. Ngƣời ta cho rằng tanin có tác dụng nhanh đến nỗi
Strontium đã bị hấp thu trƣớc khiến nó không vào kịp tới tủy xƣơng, uống chè
có thể chống đƣợc sự nhiễm phóng xạ, vì vậy nƣớc chè là một loại nƣớc uống
của thời đại nguyên tử [41], [42].
Chè là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng
cao. Sản xuất chè cần nhiều lao động, góp phần thu hút lao động dƣ thừa và
thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, đặc biệt là nông
thôn vùng Trung du và miền núi. Khả năng về phát triển cây chè của nƣớc ta
là rất lớn, không chỉ trong hiện tại mà cả trong tƣơng lai.
Để đạt đƣợc các mục tiêu trên đây, một loạt các vấn đề về kỹ thuật đã
và đang đƣợc quan tâm, đó là vấn đề áp dụng kỹ thuật gieo trồng, kết hợp với
các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến. Trong các biện pháp kỹ thuật thì vấn
đề quản lý dinh dƣỡng cây trồng là một khâu quan trọng trong việc xây dựng
hệ thống nông nghiệp bền vững. Việc sử dụng phân bón là một trong những
biện pháp làm tăng sản lƣợng và chất lƣợng búp chè. Tác dụng của phân bón
không những tăng cao đƣợc sản lƣợng nguyên liệu chè mà còn nâng cao đƣợc
chất lƣợng của nó. Nếu bón phân không cân đối nhƣ bón đơn độc nitơ mà
thiếu kali và phospho sẽ gây ảnh hƣởng xấu đến chất lƣợng chè. Ngoài các
loại phân đa lƣợng, thì phân vi lƣợng cũng có ảnh hƣởng đến năng suất và
chất lƣợng búp chè, chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt tính của men [16]. Trong đó
Mg là nguyên tố ảnh hƣởng đến năng suất, chất lƣợng nguyên liệu chè vì nó
tham gia vào quá trình hình thành diệp lục tố.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3
Đối với nhiều quá trình sinh hoá do men điều khiển, Mg cũng đóng một
vai trò quan trọng. Việc hình thành ra Protein trong trƣờng hợp thiếu Mg sẽ bị
hạn chế. Sự hình thành các sắc tố của lá trong trƣờng hợp thiếu Mg cũng bị
ảnh hƣởng [40]. Ngoài ra Mg còn ảnh hƣởng đến màu sắc chè thành phẩm.
Qua điều tra cho thấy, đất trồng chè vùng Phú Hộ, Phú Thọ có hàm
lƣợng Mg thấp, điều đó ảnh hƣởng rất lớn đến năng suất, chất lƣợng nguyên
liệu chè. Bên cạnh đó mỗi loại cây trồng, bản thân mỗi giống có nhu cầu về
Mg khác nhau [3], [38].
Trong điều kiện sản xuất chè hiện nay của nƣớc ta, chất lƣợng chè có
sức cạnh tranh trên thị trƣờng thế giới không cao, giá chỉ đạt 65% giá chè
bình quân của thế giới, làm cho hiệu quả sản xuất chè thấp. Vì vậy ngoài áp
dụng các giống chè mới thì việc tìm hiểu ảnh hƣởng của một số yếu tố phân
bón đến năng suất và nhất là chất lƣợng chè đang là một vấn đề cấp thiết.
Xuất phát từ những thực tiễn đòi hỏi trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề
tài:“Nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất
lượng của hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 tại Phú Thọ”.
1.2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân đa lƣợng và hữu cơ kết hợp với liều
lƣợng bón MgSO4 khác nhau đến năng suất, chất lƣợng hai giống chè Shan
Chất Tiền giai đoạn chè kiến thiết cơ bản và LDP1 giai đoạn chè kinh doanh.
- Bƣớc đầu xác định liều lƣợng bón MgSO4 thích hợp nhất cho giống
chè Shan Chất Tiền thời kỳ kiến thiết cơ bản và giống chè LDP1 giai đoạn chè
kinh doanh.
1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
1.3.1. Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp các dẫn liệu khoa học
nghiên cứu về dinh dƣỡng khoáng cho chè, tác động của dinh dƣỡng tới năng
suất, chất lƣợng búp chè.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4
- Làm cơ sở bƣớc đầu xây dựng quy trình bón phân cân đối, bón bổ
sung MgSO4 cho giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 trong điều kiện tỉnh
Phú Thọ.
1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu ảnh hƣởng của MgSO4 đến năng suất, chất lƣợng của hai
giống chè Shan Chất Tiền và LDP1. Từ đó đƣa ra các mức bón hợp lý và
khuyến cáo sử dụng nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng chè cho vùng chè
Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài
Magiê có vai trò rất quan trọng trong đời sống của thực vật:
- Magiê là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng
trong quang hợp, là hoạt chất của hệ enzyme gắn liền với sự chuyển hoá
hydratcarbon và tổng hợp axit nucleic.
- Magiê có vai trò thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân của cây. Giúp
đƣờng vận chuyển dễ dàng trong cây [36].
Trong cây, Mg thƣờng chiếm từ 0,10 – 0,30% MgO so với chất khô.
Trong tro thực vật thƣờng chứa ít nhất là 10% MgO, và có thể lên đến 30 –
40%. Vì vậy ở những vùng chè có tập quán sử dụng nhiều tàn dƣ hữu cơ, đặc
biệt là bón kết hợp các phụ phẩm nông nghiệp thƣờng không bị thiếu Mg.
Trong diệp lục tố có 4% MgO, giữ vai trò quan trọng trong quá trình quang
hợp và sự hình thành gluxit [36].
Triệu chứng thiếu hụt magiê thƣờng có biểu hiện sau:
- Úa vàng ở phần thịt giữa các gân lá, chủ yếu ở lá già do diệp lục tố
hình thành không đầy đủ, gây nên vết sọc hoặc vết không liên tục.
- Lá nhỏ, giòn ở thời kỳ cuối và mép lá cong lên.
- Nhánh yếu và dễ bị nấm bệnh tấn công và thƣờng bị rụng lá sớm.
Với cây chè, có nhiệm kỳ kinh tế dài Mg cũng có vai trò hết sức quan
trọng. Mg ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất và chất lƣợng chè. Đối với nhiều
quá trình sinh hoá do men điều khiển, Mg cũng đóng một vai trò quan trọng.
Việc hình thành ra Protein trong trƣờng hợp thiếu Mg sẽ bị hạn chế và ngƣợc
lại, những hợp chất đạm không protit tăng lên. Sự hình thành các sắc tố của lá
trong trƣờng hợp thiếu Mg cũng bị ảnh hƣởng [25].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6
Chè là cây trồng ƣa đất chua, trong đất chua sự thiếu hụt Mg càng lớn.
Để bổ sung sự thiếu hụt Mg vào đất, ngƣời ta thƣờng bón MgO dƣới dạng
đôlômit chứa từ 20 - 35% MgO, hoặc bón phối hợp MgO với các lần bón
phân khoáng trong năm. Trong một số trƣờng hợp có thể kết hợp bón phân đa
lƣợng qua lá để bón bổ sung Mg [32].
Đất trồng chè vùng Phú Hộ thuộc loại đất Mica và Gnai, là vùng đất
luôn thiếu hụt Mg do quá trình Feralit và môi trƣờng chua [38]. Đất ở đây đã
đƣợc sử dụng để trồng chè qua nhiều năm (trên 20 năm). Đất có độ dốc, xảy
ra hiện tƣợng rửa trôi, làm cho hàm lƣợng Mg trong đất càng giảm vì vậy để
nâng cao năng suất, chất lƣợng chè nguyên liệu cần bón bổ sung Mg cho đất
trồng chè. Từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài bón bổ sung Mg cho đất
trồng chè vùng thấp Phú Hộ dƣới dạng MgSO4.
Mỗi một loại cây trồng, một giống khác nhau có yêu cầu về phân bón
khác nhau. Ở Việt Nam, giống chè Shan Chất Tiền là giống có năng suất cao,
chất lƣợng khá. Song do đặc điểm màu sắc lá chè Shan Chất Tiền có màu
vàng khá rõ do đó ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng chè thành phẩm (mặt chè
vàng) không đáp ứng đƣợc nhu cầu thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Mặt khác cần cải
thiện hơn nữa, hƣơng vị của sản phẩm chè từ nguyên liệu giống chè Shan
Chất Tiền trồng ở vùng thấp [20], [22], [24].
Giống LDP1 là giống có tiềm năng năng suất cao, đƣợc trồng nhiều ở
vùng trung du miền núi phía Bắc. Búp có màu xanh, mật độ búp dày, khối
lƣợng búp lai nhỏ thích hợp cho chế biến mặt hàng chè xoăn nhỏ đƣợc thị
trƣờng ƣa chuộng [16].
Với mục đích bổ sung phân Mg làm thay đổi diệp lục tố, làm tăng
phẩm chất chè nguyên liệu góp phần nâng cao đƣợc chất lƣợng chè thành
phẩm. Từ đó sẽ tăng đƣợc hiệu quả kinh tế trong sản xuất chè hiện nay tại
vùng chè Phú Thọ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7
2.2. Nguồn gốc và phân loại
2.2.1. Nguồn gốc
Nghiên cứu nguồn gốc của cây chè là một vấn đề phức tạp, cho đến nay
có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc của cây chè dựa trên những cơ
sở về lịch sử, khảo cổ học và thực vật học. Trong số đó, một số quan điểm
đƣợc nhiều ngƣời công nhận nhất là:
* Cây chè có nguồn gốc ở Trung Quốc
Trung Quốc là nƣớc phát hiện và sử dụng chè sớm nhất trên thế giới.
Bản thảo Thần Nông – biểu tƣợng của nhân dân Trung Hoa cổ đại cách đây
5000 năm đã ghi: “ Thần Nông thƣởng bách thảo, nhật ngẫu thất thập nhị độc,
đắc trà nhi giải chi”. Có nghĩa là: Thần Nông nếm hàng trăm thứ cỏ, gặp phải
72 loài cỏ độc, uống chè là giải độc đƣợc ngay” [29].
Theo truyền thuyết thì chính Vua Thần Nông khi tuần thú phƣơng
Nam, vô tình uống đƣợc một thứ lá cây rơi trong nồi nƣớc đang sôi, làm cho
tinh thần phấn chấn sảng khoái nên ông gọi đó là trà. Một huyền thoại khác kể
rằng Đức Đạt Ma Sƣ Tổ của Thiền phái Thiếu Lâm Tự Trung Hoa đã ngủ
quên trong lúc tọa thiền nên tức giận tự cắt mí mắt của mình quăng xuống đất
và nơi ấy mọc lên một thứ cây kỳ lạ, hái lá nấu nƣớc uống khiến cho tâm hồn
tỉnh táo, đƣợc gọi là trà. Từ đó trà trở nên thức uống thông dụng của thiền
môn. Gần hơn còn có câu chuyện của một ngƣời tiều phu nghèo khó sống ở
miền núi cao tỉnh Phúc Kiến, bao nhiêu năm vẫn ôm ấp thầm thƣơng trộm
nhớ một cô gái làng bên và hằng mong có tiền để cƣới nàng. Ngày nọ lên núi
hái củi, anh ta phát hiện một cây trà có dáng dấp kỳ lạ, mọc trong một kẽ núi
nên vội bứng đem về nhà trồng. Hai năm sau cây trà lớn, anh vội hái vài lá có
màu xanh đen, đem pha nƣớc uống, mới ngộ ra đây là một loại trà độc đáo,
mới đặt tên là "Thiết Quan Âm" vì loại trà này khi lên men có màu đen nhƣ
sắt thép và nặng hơn những lá trà thƣờng, cho ra thứ nƣớc uống thuần khiết
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8
nhƣ tấm lòng vị tha bác ái của Đức Phật Bà Quan Âm. Trà Thiết Quan Âm ra
đời từ đó [46].
Nhƣng đó chỉ là huyền thoại, thật ra theo Trung Hoa sử hiện nay, thì
ngƣời Trung Quốc chính thức biết uống chè vào thời Tam Quốc, nhƣng mãi
cho tới thời nhà Đƣờng, chè vẫn chƣa đƣợc trồng và chế biến, thứ chè uống
chỉ là loại chè mọc hoang trong rừng núi, thuần khiết vẫn đƣợc coi nhƣ một vị
thuốc Bắc để trị bệnh. Do vậy chè mới lƣu hành trong giới thƣợng lƣu mà
thôi, còn hạng bình dân hầu nhƣ chƣa mấy ai biết tới. Về cách uống cũng
khác biệt, giữa hai bờ Đại Giang và nhất là dân du mục ngoài Trƣờng Thành
thì uống trà pha sữa trâu bò, dê ngựa [56].
Năm 1606 trƣớc Công Nguyên, Chu Vũ Vƣơng đời nhà Tấn đem quân
đi trừng phạt vua Trụ tại Ba Thục (Tứ Xuyên) đã lấy sơn đỏ, chè, mật ong
làm lễ vật cống nạp triều đình. Năm 760 đời nhà Đƣờng, Lục Vũ – ngƣời
huyện Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc đã biên soạn cuốn sách Trà Kinh - một cuốn
chuyên khảo đầu tiên về chè trên thế giới [29].
Năm 1753, Carl Van Linnacus, nhà thực vật học Thụy Điển lần đầu
tiên trên thế giới đã xác định Trung Quốc là vùng nguyên sản của cây chè và
định tên khoa học của cây chè là Thea sinensis, phân thành 2 thứ: Thea bohea
và Thea viridis [28].
Theo Daraselia, Gruzia (1989) thì các nhà khoa học Trung Quốc nhƣ
Schenpen, Jaiding… đã giải thích sự phân bố cây chè mẹ ở Trung Quốc nhƣ
sau: Tỉnh Vân Nam là nơi bắt đầu của hàng loạt con sông lớn đổ về những
con sông ở Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma. Đầu tiên cây chè mọc ở Vân
Nam, sau đó hạt chè di chuyển theo nguồn nƣớc đến các vùng nói trên và lan
dần sang các khu vực khác. Cũng theo Daraselia dựa trên cơ sở học thuyết “
Trung tâm khởi nguyên cây trồng” của Vavilop thì cây chè có nguồn gốc ở
Trung Quốc, nó phân bố ở các khu vực Đông Nam, men theo cao nguyên Tây
Tạng [18], [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9
* Chè có nguồn gốc ở vùng Atxam (Ấn Độ)
Năm 1823, R. Bruce phát hiện đƣợc những cây chè dại, lá to ở vùng
Atxam (Ấn Độ). Từ đó các nhà bác học ngƣời Anh cho rằng nguyên sản của
cây chè là vung Atxam - Ấn Độ chứ không phải là vùng Vân Nam Trung
Quốc [18].
* Chè có nguồn gốc ở Việt Nam
Những nghiên cứu của Djemukhate (1961-1976) về phức Catechin giữa
các loại chè đƣợc trồng và mọc hoang dại đã đƣa ra luận điểm về sự tiến hóa,
sinh hóa của chè và từ đó ông đã đi đến kết luận: “ nguồn gốc của cây chè
chính là ở Việt Nam” [18], [26].
Các quan điểm nêu trên tuy có khác nhau về địa điểm nhƣng đều có
điểm chung: nguyên sản của cây chè là ở Châu Á, nơi có điều kiện khí hậu
nóng ẩm.
2.2.2. Phân loại
Tên khoa học là Camellia sinensis (L) O. Kuntze.
Trong hệ thống phân loại thực vật cây chè đƣợc sắp xếp nhƣ sau:
Ngành
Lớp
Bộ
Họ
Chi
Loài
Hạt kín
Song tử diệp
Chè
Chè
Chè
Camellia (Thea)
Angiospermae
Dicotyledonae
Theales
Theaceae
Camellia (Thea)
Sinensis
Cây chè đƣợc chia làm nhiều thứ nhỏ (Varietas). Căn cứ vào đặc điểm
sinh lý, sinh hóa và tính chống chịu... có nhiều cách phân loại chè khác nhau
nhƣng bảng phân loại đƣợc nhiều ngƣời công nhận nhất là bảng phân loại của
nhà bác học Hà Lan Cohen Stuart (1919) [18].
Cohen Stuart chia cây chè làm 4 thứ chính:
- Chè Trung Quốc lá nhỏ (Camellia sinensis var. Bohea).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10
- Chè Trung Quốc lá to (Camellia sinensis var. Macrophylla).
- Chè Shan (Camellia sinensis var. Shan).
- Chè Ấn Độ (Camellia sinensis var. Assamica)
2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới và ở việt nam
2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới
2.3.1.1. Tình hình sản xuất
Chè là cây trồng có lịch sử lâu đời (trên 4000 năm). Lúc đầu chè chủ
yếu đƣợc dùng làm dƣợc liệu, sát trùng, rửa các vết thƣơng. Ngày nay chè là
thứ nƣớc uống phổ biến và chủ yếu với những sản phẩm chế biến đa dạng và
phong phú. Ngoài việc thỏa mãn nhu cầu về giải khát, dinh dƣỡng, thƣởng
thức chè ở nhiều nƣớc đã đƣợc nâng lên tầm văn hóa với cả những nghi thức
trang trọng và thanh cao của trà đạo.
Từ Trung Quốc chè truyền bá ra khắp năm châu: đầu tiên sang Nhật
Bản do các vị hòa thƣợng mang về, sau này phát triển thành trà đạo; sang
vùng Ả Rập, Trung Đông bằng con đƣờng tơ lụa; sang Châu Âu, Anh, Pháp,
Đức do các thủy thủ, tàu buôn Bồ Đào Nha; sang Mông Cổ, Nga bằng các
đoàn lạc đà xuyên sa mạc Nội Mông. Cho đến nay chè đã đƣợc trồng ở 58
nƣớc, trong đó có 30 nƣớc trồng chè chủ yếu, phân bố từ 330vĩ Bắc đến 490 vĩ
Nam, trong đó vùng thích hợp nhất là 160 vĩ Nam đến 200 vĩ Bắc, ở vùng này
cây chè sinh trƣởng quanh năm còn trên 200 vĩ Bắc cây chè có thời gian ngủ
nghỉ và tính chất mùa rõ rệt [29].
Trong vài thập kỷ gần đây, sản lƣợng chè ở các nƣớc tăng cao. Sản
lƣợng đạt trên 200 nghìn tấn gồm 4 nƣớc: Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya,
Srilanka. Sản lƣợng đạt trên 100 nghìn tấn gồm 2 nƣớc: Indonesia và Thổ Nhĩ
Kỳ. Trên 20 nghìn tấn có 9 nƣớc, trong đó có Việt Nam [4].
Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới qua các thời kỳ đƣợc thể
hiện ở bảng 2.1 [34].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới qua các thời kỳ
STT Năm
Diện tích
(1000ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lƣợng (1000
tấn)
1 1954 83,20 8,97 74,63
2 1964 101,60 10,00 101,60
3 1974 189,71 7,73 146,61
4 1984 240,32 9,13 219,41
5 1994 243,00 10,23 248,70
6 2004 246,10 12,99 316,69
Theo số liệu của FAO, 2005
Qua số liệu thống kê diện tích, năng suất, sản lƣợng chè thế giới 50
năm qua cho thấy:
- Diện tích chè thế giới tăng mạnh trong 30 năm từ năm 1954-1984,
trong 20 năm trở lại đây diện tích chè có chiều hƣớng tăng chậm lại khoảng
1% trong vòng 10 năm. Theo thống kê năm 2005, diện tích chè thế giới tƣơng
đối cao, trong đó diện tích chè Châu Á chiếm 86,7%, Châu Phi là 8,05%.
- Năng suất chè thế giới tăng nhanh qua các năm, từ 8,97 tạ khô/ha
(năm 1954) đến 12,99 tạ khô/ha (năm 2004).
Sản lƣợng chè tăng nhanh qua các thập kỷ, năm 2004 đạt 319,69 vạn
tấn, với nhịp độ tăng sau mỗi thập kỷ từ 13,4% - 49,7%, tăng mạnh nhất vào
giai đoạn từ năm 1964-1984.
Qua theo dõi sản lƣợng chè thế giới và các khu vực trồng chè từ năm
2002 đến năm 2006, diễn biến sản lƣợng chè đƣợc thể hiện qua bảng 2.2:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12
Bảng 2.2: Sản lƣợng chè thế giới qua các năm
(đơn vị: 1000 tấn)
Năm 2002 2003 2004 2005 2006
Thế giới 2981,4 3035,6 3196,881 3526,3 3645,2
Châu Phi 470,0 478,3 510,9 506,1 487,4
Kenya 293,4 295,9 328,8 332,7 313,0
Châu Mỹ La Tinh 85,5 85,3 82,4 88,8 92,9
Argentina 67,1 67,3 69,0 73,0 76,3
Bắc Âu 204,8 213,1 245,0 233,4 222,4
Thổ Nhĩ Kỳ 149,3 155,0 205,0 205,6 200,1
Châu Á 2109,.3 2148,1 2408,9 2573,1 2725,3
Trung Quốc 605,7 631,0 854,0 956,3 1047,4
Ấn Độ 848,2 859,5 895,9 919,4 945,3
Sri Lanka 303,9 304,8 309,1 317,2 312,0
Việt Nam 83,7 88,6 93,9 104,0 133,0
Nguồn theo thống kê của FAO, tháng 5/2008
Mặc dù có tới 58 quốc gia trồng chè trên thế giới với quy mô khác
nhau, phân bố khắp 5 châu: Châu Á (20 nƣớc), Châu Phi (21 nƣớc), Châu Mỹ
(12 nƣớc), Châu Đại Dƣơng (3 nƣớc), Châu Âu (Liên Xô (cũ) và Bồ Đào
Nha). Tuy nhiên sản xuất chè của thế giới chỉ tập trung ở một số nƣớc nhƣ:
Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya, Srilanka, Nhật Bản, chiếm trên 60% tổng sản
lƣợng chè thế giới [16]. Cuối thể kỷ XX, nƣớc chè là một loại nƣớc uống bảo
vệ sức khỏe lý tƣởng của 50% dân số thế giới, tiêu dùng rất phổ biến chỉ xếp
sau nƣớc [29].
Dƣới đây là diện tích, sản lƣợng một số nƣớc trồng chè chính năm
2004 đƣợc thể hiện ở bảng 2.3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13
Bảng 2.3: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của thế giới và một số nƣớc
trồng chè chính năm 2004
STT Tên nƣớc
Diện tích
(1000 ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lƣợng khô
(1000 tấn)
1 Thế giới 2460,982 12,990 3196,881
2 Trung Quốc 943,100 8,705 821,000
3 Ấn Độ 445,000 18,989 845,000
4 Srilanka 210,600 14,387 303,000
5 Kenya 140,000 20,714 290,000
6 Việt Nam 119,000 9,510 97,000
7 Indonexia 116,200 13,670 158,843
8 Các nƣớc khác 487,082 - 779,038
Nguồn theo thống kê của FAO năm 2005
Trung Quốc là quốc gia đứng đầu thế giới về diện tích đạt 943,100
nghìn ha, chiếm 37,96% diện tích chè thế giới, tuy nhiên năng suất chè Trung
Quốc không cao, chỉ đạt 8,7 tạ khô/ha, cho nên sản lƣợng chè Trung Quốc chỉ
đứng thứ 2 trên thế giới (sau Ấn Độ) đạt 821 nghìn tấn, chiếm 25,68% sản
lƣợng chè thế giới.
Ấn Độ có diện tích chè đứng thứ 2 thế giới, nhƣng có năng suất chè khá
cao (18,98 tạ khô/ha), nên sản lƣợng chè Ấn Độ cao nhất thế giới đạt 845
nghìn tấn, chiếm 26,43% sản lƣợng chè toàn thế giới.
Kenya đứng thứ 4 về diện tích chè đạt 140 nghìn ha, nhƣng là nƣớc có
năng suất chè cao nhất (20,71 tạ khô/ha), đạt sản lƣợng 290 nghìn tấn, chiếm
9,07% sản lƣợng chè toàn thế giới.
2.3.1.2. Tình hình tiêu thụ
Đã hàng ngàn năm nay, ngƣời Châu Âu và Châu Mỹ hài lòng với
những chén trà đen trong buổi sáng tinh sƣơng hay sau bữa cơm gia đình ấm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14
cúng. Còn ở châu Á và một số quốc gia khác ở Trung Đông, chè xanh lại trở
thành thứ nƣớc uống truyền thống. Ban đầu chè còn là một dƣợc liệu quý của
vua quan và quý tộc:
“Trà vị khổ, ẩm chi sử, nhân ích tư, thiểu ngọa, khinh thân, minh mục”
(Chè vị đắng, uống vào, tƣ duy tốt, nằm ít đi, thân nhẹ nhàng, mắt
tinh sáng”.
Đến các đời sau, chè mới dần dần trở thành thứ nƣớc uống giải khát
phổ thông của mọi tầng lớp nhân dân. Cho đến nay nhu cầu dùng chè ngày
càng cao, nƣớc chè đã trở thành thứ nƣớc uống phổ biến và thông dụng trên
toàn thế giới. Uống chè giúp cho con ngƣời ta xích lại gần nhau hơn, mỗi
cách uống, mỗi cách pha chè đặc trƣng cho bản sắc, lối sống và sinh hoạt
riêng của các dân tộc. Mỗi khi thâm nhập vào một quốc gia mới, sự xuất hiện
của trà đƣợc trào đón nhƣ một khám phá nóng hổi về một dƣợc liệu thần diệu
trong đời sống con ngƣời của phƣơng đông xa xôi và huyền bí. Phần lớn tập
quán uống trà bắt rễ đầu tiên vào các lớp vua chúa nhƣ mốt uống chè của thời
đại, sau đó mới phổ biến ra các lớp thƣợng lƣu, cuối cùng mới phổ cập đến
ngƣời dân và quảng đại quần chúng [29].
Tại Nga, truyền thống uống chè gắn liền với ấm Samovar. Đây là loại
bình lớn đƣợc thiết kế rất đẹp, chứa hơn một lít nƣớc sôi. Ở Nga, thời tiết lạnh
giá gần nhƣ quanh năm, nên uống chè nóng gần nhƣ là một nhu cầu cần thiết
vì với ngƣời Nga thì trà có tác dụng giữ ấm cơ thể nhất là tim. Bởi vậy trong
mọi gia đình tại Nga, hầu nhƣ trong chiếc bình đặc biệt Samovar luôn đầy
nƣớc chè nóng và những hộp đƣờng viên, mọi ngƣời lúc đó quây quần bên
ấm chè nóng, để những viên đƣờng vào giữa hàm răng và thong thả nhắm
nháp từng ngụm trà thơm ngát, nóng hổi, trong khi bên ngoài giá lạnh mƣa rơi
trùng trùng [29].
Tại Morocco, Châu Phi: theo quan niệm, chè ở đây có tác dụng cầm
chân khách trong các dịp có cơ hội gần gũi hay quây quần bên nhau. Hầu nhƣ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15
ngƣời Morocco thƣờng uống một loại chè xanh thƣợng hạng và theo tập quán,
thì ngƣời con trai trong gia đình phụ trách việc pha chế chè ngoại trừ có
trƣờng đặc biệt, vợ của chủ nhà vì tình thân của bè bạn, mới trực tiếp tự
tay pha trà đãi khách. Thƣờng thì phải có hai bình chè sẵn sàng. Pha chè
bằng ba loại nƣớc với độ sôi khác nhau và đƣợc rót trong những chén nhỏ
xinh sắn, đặt trên chiếc khay bằng kim loại có chạm khắc nhiều hình ảnh
rất đẹp. Theo nghi thức địa phƣơng, chè đƣợc châm đến tuần thứ ba thì
chấm dứt buổi tiệc [29].
Tại Anh: theo sử liệu, thì chính Nữ Công Tƣớc Bedford, tác giả quyển
"Năm giờ uống trà" rất đƣợc ngƣời Anh ƣa thích. Bà cũng là ngƣời đã tạo ra
phong trào uống trà vào buổi chiều tại xứ sƣơng mù. Ngày nay tới nhà bất cứ
một ngƣời Anh nào, đặc biệt là giới trung và thƣợng lƣu trí thức, ai cũng phải
lóe mắt trƣớc sự khéo tay và vô cùng thẩm mỹ của các bà nội trợ, trong việc
trang trí bàn uống trà với khăn phủ bàn có bình hoa tƣơi và bộ bình trà làm
bằng bạc và sứ men Trung Hoa. Ngƣời Anh từ lâu có tập quán đãi khách loại
trà sữa hay trà chanh. Cũng theo sử liệu, thì vào thế kỷ XVIII, khi Anh chiếm
Hồng Kông và nhiều thành phố lớn khác tại Trung Quốc nhƣ Thiên Tân,
Thƣợng Hải, Quảng Châu đã du nhập tập tính uống trà của ngƣời Trung Hoa
về bản quốc. Hằng tháng để kịp có chè, nhiều cuộc đua gọi là đua trà, bằng
thuyền buồm, chở các loại chè quý từ Trung Hoa sang Luân Đôn rất hào hứng
[29], [55].
Tại Hoa Kỳ: hằng năm theo thống kê, thì dân chúng tiêu thụ cả chục
triệu tấn chè, bằng mọi hình thức nhƣ uống nóng, lạnh, chè nguyên chất hay
ƣớp các loại hoa, uống không hay uống chung với đƣờng, thêm mật ong, sữa,
kem, chanh [51].
Nhiều chuyên gia dự đoán chè sẽ thay thế cà phê và ca cao cho vị trí
“đồ uống vua” của thế kỷ 21. Để đƣa ra dự đoán này, họ đã dựa vào những
nghiên cứu cho rằng chè tốt hơn cà phê hay ca cao trong việc bảo vệ sức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16
khỏe. Ding Junzhi, chủ tịch danh dự của Viện nghiên cứu chè Quốc tế và là
giáo sƣ Đại học Nông nghiệp Nam Hoa, cho biết: chè không chứa muối, chất
béo và có tác dụng giải nhiệt. Theo ông Ding, việc uống chè phù hợp với cách
sống của ngƣời hiện đại, những ngƣời quan tâm hơn tới sức khỏe của chính
mình [42].
Một điều tra của Liên Hợp Quốc đã chỉ ra rằng một trong những bí mật
của tuổi thọ là “uống chè nhiều hơn và hút thuốc lá ít hơn”. Một tổ chức của
Liên Hợp Quốc cũng tuyên bố họ sẽ khuyến khích mọi ngƣời trên toàn thế
giới uống chè, đặc biệt là giới trẻ. Một điều tra khác đƣợc thực hiện ở tỉnh An
Huy, Trung Quốc cũng cho thấy hơn 30 ngƣời thọ trên 100 tuổi đều nghiện
chè. Con ngƣời ngày nay sẽ uống ít ca cao hơn khi chúng gây béo và nhiều
loại bệnh ở trẻ em và ít cà phê hơn khi chúng gây ra những tác dụng phụ
không mong muốn cho cơ thể ngƣời. Hiện nay tiêu dùng cà phê ở Mỹ giảm
65% so với năm 1957 và ngƣời Mỹ uống chè nhiều hơn 1 kg/ngƣời so với
0,31 kg/ngƣời năm 1960. Chè đang là đồ uống ƣa thích ở hơn 160 nƣớc và
trên toàn thế giới [51], [34].
50 năm trở lại đây, lƣợng tiêu dùng chè và sản lƣợng chè trên thế giới
tăng trƣởng nhanh. Nguyên nhân tăng trƣởng lƣợng tiêu dùng một là do nhân
khẩu tăng, hai là do mức tiêu dùng bình quân đầu ngƣời tăng.
Năm 2000 tiêu thụ chè thế giới là 2214 nghìn tấn dự báo đến năm 2010
sẽ tăng lên 2413 nghìn tấn. Mức tiêu thụ bình quân (kg/ngƣời) trên toàn thế
giới tăng từ 0,19kg (năm 1900) lên 0,51kg (năm 1990). Đến năm 2003, mức
tiêu dùng bình quân trên thế giới là 0,56g/đầu ngƣời. Mức tiêu thụ cao có các
nƣớc nhƣ: Anh (6,5 kg/ngƣời/năm), Ailen (4 kg/ngƣời/năm), Hồng Kông,
Iran, Mỹ…[29].
Nhu cầu sử dụng chè của một số nƣớc qua các năm đƣợc thể hiện qua
bảng 2.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17
Bảng 2.4: Nhu cầu sử dụng chè của một số nƣớc trên thế giới
năm 2000 - 2005 và dự báo năm 2010.
Đơn vị: 1000 tấn
Năm
Ấn
Độ
Trung
Quốc
Anh Pakistan
Hoa
kỳ
Nga
Thị trƣờng
khác
Tổng
2000 663 400 134 112 89 158 724 2.280
2005 763 425 132 128 91 182 769 2.490
2010 919 450 125 150 95 215 836 2.790
Nguồn: Tạp chí Thế giới chè tháng 3 năm 2005
Qua bảng 2.4 cho ta thấy: hai nƣớc có diện tích và sản lƣợng chè lớn
nhất là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng là hai nƣớc có khả năng tiêu thụ chè lớn
nhất thế giới. Còn lại các nƣớc nhƣ: Anh, Pháp, Mỹ… sẽ là thị trƣờng tiềm
năng cho các nƣớc xuất khẩu chè.
Có 10 nƣớc có mức tiêu thụ trên 5 vạn tấn chia thành 4 loại:
- Các nƣớc thuần nhập khẩu để tiêu dùng nhƣ: Anh, Pakistan, Mỹ, Ai
Cập…
- Các nƣớc ngoài phần tự sản xuất để tiêu dùng còn nhập khẩu nhiều
nhƣ: Nga, Nhật Bản, Iran,…
- Các nƣớc sản xuất chủ yếu để dùng: Thổ Nhĩ Kỳ.
- Các nƣớc sản xuất chủ yếu để tiêu dùng, còn một phần cho xuất khẩu
nhƣ: Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam.
Ngày nay, tỷ lệ chè đen trong tổng sản lƣợng chè thế giới đang tăng lên
(khoảng 80%) tập trung ở các thị trƣờng Châu Âu, Châu Mỹ và Trung Đông,
với các chủng loại đa dạng nhƣ: chè rời, cao chè, chè túi lọc… Về sản xuất
chè xanh, Trung Quốc là nƣớc đứng đầu chiếm khoảng 63% tổng sản lƣợng
chè xanh thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18
Xu hƣớng đa dạng hóa phản ánh trong cơ cấu chủng loại chè. Các loại
chè sợi rời vò xoăn móc câu đang giảm dần. Ngƣợc lại các loại chè mảnh
dạng tròn đang có xu hƣớng tăng dần. Tỷ trọng chè đen truyền thống OTD
giảm sút, còn chè mảnh CTC tăng nhanh chóng. Chè rời đóng bao giảm,
ngƣợc lại chè túi, chè hòa tan pha nhanh, thuận tiện, vệ sinh hơn tăng đột
biến. Ngoài chè mộc đơn thuần, đã xuất hiện những loại chè hƣơng liệu, chè
dƣợc thảo để bảo vệ sức khỏe con ngƣời [46].
Do nhịp đời sống sinh hoạt xã hội sôi động khẩn trƣơng, khối lƣợng
chè túi tăng lên rất nhanh. Hiện nay chè túi ở Anh chiếm tỷ trọng 50%, Tây
Đức cũ và Mỹ 60%, Phần Lan 70%, Hà Lan 80%, Canada cao tới 96%. Trên
thị trƣờng Nhật Bản, nƣớc chè Ôlong đóng lon trong năm 1984 đã tiêu thụ 1,8
triệu hộp, năm 1988 tăng tới 300 triệu hộp. Dự báo trên thị trƣờng Nhật Bản,
trà lon còn có khả năng tăng lên 1,2 tỷ lon/năm [29].
2.3.2. Tình hình sản xuất và phương hướng phát triển của ngành chè Việt Nam
2.3.2.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè
Từ lâu chè đã trở thành thứ nƣớc uống thân thuộc của ngƣời dân Việt
Nam. Uống chè giúp cho con ngƣời ta thƣ thái, xóa tan đi mệt mỏi và giúp
cho mọi ngƣời xích lại gần nhau hơn. Cũng nhƣ mọi nghề, chúng ta vẫn
thƣờng gặp những quán nƣớc chè lâu đời và những ngƣời bán nƣớc chè có
nghề. Trên phố phƣờng, trong cụm dân cƣ, có những quán chè trở thành hình
ảnh quen thuộc mang dáng vẻ yên tĩnh, nhàn nhã vốn có của nó. Bên cạnh
chức năng giải khát, chè có tác dụng sinh lý rất rõ rệt đối với sức khỏe con
ngƣời. Thành phần cafein và một số alkaloit khác trong chè có tác dụng kích
thích hệ thần kinh trung ƣơng, vỏ đại não làm cho tinh thần minh mẫn, giảm
mệt nhọc sau khi lao động căng thẳng. Chè còn có tác dụng phòng và trị đƣợc
nhiều loại bệnh khác nhau, đặc biệt là các bệnh về tim mạch, ung thƣ. Mặt
khác, chè là nét truyền thống của nhiều dân tộc, nó mang một giá trị vô cùng
thiêng liêng, cao quí trong đời sống tinh thần của con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19
Chè truyền thống có thể chia thành ba loại chính là chè xanh, chè Ô
long và chè đen. Chè xanh là loại chè không lên men. Ngƣợc lại, chè đen
đƣợc lên men hoàn toàn, enzyme đƣợc tạo điều kiện tối ƣu nhất đảm bảo quá
trình lên men triệt để. Chè Ôlong là sản phẩm trung gian của hai loại chè trên,
nó đƣợc tạo thành bằng cách lên men không hoàn toàn lá chè tƣơi.
Chè có giá trị văn hóa cao, ở Việt Nam, trong gia đình nông thôn đến
thành thị, chè chiếm một vị trí quan trọng trong giao tiếp, giáo dục, lễ nghi,
cƣới xin, ma chay, hội hè… Chè là một thứ nƣớc uống tạo cho con ngƣời một
thế giới tâm linh mênh mông, một nguồn cảm ứng trong văn thơ, hội họa, ca
múa nhạc, điêu khắc…
Từ trƣớc năm 1892 nhân dân ta chủ yếu dùng chè dƣới dạng chè tƣơi,
chè nụ… Sau khi ngƣời Pháp chiếm đóng Đông Dƣơng cây chè bắt đầu đƣợc
chú ý và khai thác [18].
Lịch sử phát triển ngành chè Việt Nam chia ra các giai đoạn:
*Giai đoạn: 1890 - 1945
Giai đoạn này nhân dân ta chịu sự áp bức thống trị của thực dân Pháp
và kết thúc bằng cuộc cách mạng tháng Tám, mở ra kỷ nguyên mới cho dân
tộc ta, công việc trồng chè ở giai đoạn này mang tính khởi đầu.
Những đồn điền chè đầu tiên đƣợc thành lập ở Tình Cƣơng (Phú Thọ)
với diện tích 60 ha, ở Đức Phổ (Quảng Ngãi) là 230 ha.
Đến năm 1938 Việt Nam đã có 13.405 ha chè với sản lƣợng 6.100 tấn
chè khô. Diện tích chè phân bố chủ yếu ở vùng Bắc Bộ và cao nguyên Trung
Bộ, trong đó trên 75% diện tích do ngƣời Việt Nam quản lý.
Đến năm 1939, Việt Nam đạt sản lƣợng 10.900 tấn chè khô, đứng thứ 6
trên thế giới sau Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Nhật Bản và Indonexia.
Ở giai đoạn này, diện tích chè còn phân tán, sản xuất chè mang
tính tự cung, tự cấp, kỹ thuật canh tác thô sơ, kinh doanh chè chỉ mang
tính cầm chừng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20
* Giai đoạn 1945 - 1954
Nhiều biến động lịch sử xảy ra trong giai đoạn này đã gây ảnh hƣởng
đến sự phát triển, sản xuất của cây chè. Tình hình sản xuất, tiêu thụ chè giảm
sút, kéo theo ngành chè không phát triển.
* Giai đoạn 1954 - 1990
Sau thắng lợi năm 1975, giao lƣu văn hóa, chính trị, xã hội đƣợc nối lại
giữa hai miền Nam Bắc. Cây chè đã đƣợc Bộ Nông nghiệp và Bộ lƣơng thực
thực phẩm quan tâm. Nhiều đề án phát triển nông nghiệp đƣợc hoạch định
cả ở hai miền. Cây chè đƣợc xác định là cây có giá trị kinh tế cao, có tầm
quan trọng trong chiến lƣợc phát triển kinh tế, xã hội của vùng trung du và
miền núi.
Trong giai đoạn này, một loạt tổ chức sản xuất kinh doanh chè trong
nƣớc đƣợc thành lập: Tổng công ty chè Việt Nam (Vinatea) năm 1987, Hiệp
hội chè Việt Nam (Vitas) năm 1988, Viện nghiên cứu chè Phú Hộ năm 1988.
Từ năm 1980 đến năm 1990 diện tích chè tăng từ 469 nghìn ha lên đến
60 nghìn ha (tăng 28%), sản lƣợng chè tăng từ 21,0 nghìn tấn lên 32,2 nghìn
tấn khô (tăng 53,3%). Giai đoạn này công nghiệp chế biến phát triển mạnh,
với nhiều nhà máy chế biến chè xanh, chè đen đƣợc thành lập với sự giúp đỡ
của Liên Xô (cũ), Trung Quốc. Sản phẩm chế biến chủ yếu đƣợc xuất khẩu
sang Liên Xô (cũ) và Đông Âu.
* Giai đoạn 1990 đến nay
Những năm gần đây có nhiều cơ chế chính sách đầu tƣ ƣu tiên phát
triển ngành chè. Cây chè đƣợc coi là cây trồng xóa đói giảm nghèo và tiến lên
làm giàu của nhiều hộ nông dân.
Trong giai đoạn này diện tích, năng suất, sản lƣợng xuất khẩu tăng
nhanh điều này thể hiện qua bảng 2.5.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21
Bảng 2.5: Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè của Việt Nam từ năm 1996 - 2006
Năm
Diện tích chè
kinh doanh (ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lƣợng
(tấn khô)
Xuất khẩu
(tấn khô)
1996 71.000 6,592 46.800 20.000
1997 63.900 8,169 52.500 34.400
1998 66.879 8,463 56.500 33.000
1999 69.500 10,115 70.300 36.440
2000 70.300 9,943 69.900 55.660
2001 80.000 9,463 75.700 68.217
2002 98.000 9,612 94.200 74.812
2003 99.000 9,545 94.500 62.000
2004 102.000 9,510 97.000 99.317
2005 105.000 12,70 110.000 87.920
2006 110.000 12,7 143.000 105.116
Nguồn: Theo thống kê của FAO 2006
Việt Nam nằm trong vùng nguyên sản của cây chè thế giới, có điều
kiện địa hình, đất đai, khí hậu phù hợp cho cây chè phát triển và cho chất
lƣợng cao. Hiện sản phẩm chè của Việt Nam đã có mặt trên 110 quốc gia
và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó thƣơng hiệu "CheViet" đã đƣợc
đăng ký và bảo hộ tại 70 thị trƣờng quốc gia và khu vực. Việt Nam hiện
đang là quốc gia đứng thứ 5 trên thế giới về sản lƣợng cũng nhƣ kim ngạch
xuất khẩu chè [47].
Cây chè đang đƣợc coi là cây trồng chủ lực góp phần xoá đói giảm
nghèo, thậm chí còn giúp cho ngƣời dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22
làm giàu. Không chỉ vậy, cây chè còn giúp phủ xanh đất trống, đồi trọc và bảo
vệ môi trƣờng.
Hiện Việt Nam có 6 triệu ngƣời sống trong vùng chè, có thu nhập từ
trồng, chế biến và kinh doanh chè. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp&
PTNT, hiện cả nƣớc có 35 tỉnh trồng chè, với tổng diện tích hơn 131.500 ha.
Bình quân năng suất đạt 6,5 tấn búp tƣơi/ha, cung cấp nguyên liệu cho
khoảng 700 cơ sở sản xuất chè khô. Hiện có khoảng 650 nhà máy chế biến
chè (công suất từ 2 đến 10 tấn nguyên liệu chè búp tƣơi/ngày) và hàng ngàn
hộ dân lập xƣởng để chế biến chè tại gia đình. Đội ngũ làm chè lên tới 3 triệu
lao động, chiếm 50% tổng số dân sống trong vùng chè [12].
Từ năm 2000, ngành chè đều có tốc độ tăng trƣởng từ 7- 9% năm. Năm
2007, lƣợng xuất khẩu chính ngạch đạt 110 ngàn tấn. Kết quả này đã đƣa
Việt Nam trở thành nƣớc thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu chè chỉ
sau Trung Quốc, Ấn Độ, Srilanca, Kenya [13].
Kết thúc năm 2007, xuất khẩu chè của cả nƣớc ƣớc đạt 112.000 tấn với
trị giá 130 triệu USD, tăng 6,03% về lƣợng và tăng 17,72% về trị giá so với
năm 2006 [12].
Chè xanh, chè đen vẫn là những mặt hàng xuất khẩu chủ lực và tăng
mạnh. Các thị trƣờng xuất khẩu chè chủ yếu là Pakistan, Đài Loan, Nga,
Trung Quốc, Afganistan, Mỹ, Ba Lan..
Mới đây, xuất khẩu chè sang Iran có sự đột phá mạnh, trong tháng
10/2007, xuất khẩu chè sang nƣớc này đã đạt 304 tấn, trị giá 414.000 USD,
tăng 502,4% về lƣợng và tăng 378% về trị giá so với tháng trƣớc [4].
Hiện nay, Việt Nam đã chế biến khoảng 15 loại chè khác nhau, trong
đó chè Ô Long, chè đen và chè nhài đƣợc thị trƣờng thế giới ƣa chuộng.
Trong tháng 8 năm 2008, cả nƣớc đã xuất khẩu đƣợc 53,3 nghìn tấn chè
các loại với kim ngạch đạt 16,5 triệu USD, tăng 339,15% về lƣợng, song lại
giảm 7,36% về kim ngạch so với tháng trƣớc. Đồng thời cũng giảm 64,20%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23
về kim ngạch so với tháng 8 năm 2007 mặc dù tăng 367,49% về lƣợng. Nhƣ
vậy, tính chung 8 tháng đầu năm 2008, lƣợng chè xuất khẩu của nƣớc ta đã
đạt 330,4 nghìn tấn với kim ngạch 161,6 triệu USD, tăng 70,55% về lƣợng
nhƣng giảm nhẹ 4,15% về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái [4].
Theo thống kê đến tháng 10/2008, lƣợng hàng xuất khẩu cả nƣớc đạt 90
ngàn tấn, trị giá 127 triệu USD. So với cùng kỳ 2007, về lƣợng hàng xuất đi
đã giảm tới 6.700 tấn. Nhƣng về trị giá lại gần bằng kim ngạch của cả năm
2007 [4].
Theo kế hoạch, năm 2009, ngành chè Việt Nam dự kiến xuất khẩu 117
ngàn tấn, với kim ngạch phấn đấu đạt khoảng 167 triệu USD (tăng 13,6% so
với năm 2008). Đây là một trong những mặt hàng của ngành Nông nghiệp mà
chỉ tiêu tăng trƣởng đƣợc đƣa ra cao hơn năm trƣớc [49].
Về thị trƣờng xuất khẩu: Có 69 quốc gia và vùng lãnh thổ, nhiều nhất là
Ấn Độ (18.109 tấn), ít nhất là New Caledonia (28 kg) [47].
- Có 4 thị trƣờng đạt trên 10.000 tấn, xếp thứ tự từ nhiều đến ít là Ấn
Độ, Đài Loan, Pakistan, Iraq (tổng 4 nƣớc là 60.879 tấn) chiếm 61,28% [47].
- Có 11 thị trƣờng đạt trên 1000 đến 10.000 tấn, xếp theo thứ tự từ
nhiều đến ít là: Liên Bang Nga, Trung Quốc, Đức, Ba lan, Mỹ, Anh, Hà Lan,
Indonexia, Nhật Bản, Malaisia, Singapore, chiếm 28.37% [47].
Nhƣ vậy có 15 thị trƣờng nhập khẩu hàng đầu chiếm tới 89,65% tổng
khối lƣợng xuất khẩu.
- Có 19 thị trƣờng đạt từ 100 đến 1000 tấn đó là: Kenya, Thổ Nhỹ Kỳ,
Canada, Afganistan, Ucraina, Iran, Tây Ban Nha, New Dilan, Séc, Đan Mạch,
Italia,… chiếm 6,9%.
- Có 12 thị trƣờng đạt giá bình quân cao nhất.
- Có 59 thị trƣờng nhập khẩu chè đen, trong đó có 9 thị trƣờng nhập
khẩu trên 2000 tấn, đó là: Ấn Độ, Iraq, Đài Loan, Nga, Pakistan, Ba Lan,
Đức, Hoa Kỳ, Trung Quốc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24
- Có 46 thị trƣờng nhập khẩu chè xanh, trong đó có 6 thị trƣờng nhập
khẩu trên 500 tấn, đó là: Pakistan, Đài Loan, Nga, Singapore, Trung Quốc,
Nhật Bản.
- Về doanh nghiệp xuất khẩu, có 246 doanh nghiệp trực tiếp xuất khẩu
chè. Tổng công ty chè là doanh nghiệp xuất khẩu đứng đầu với 9.923 tấn
chiếm 9,99%. Ngoài ra còn 27 doanh nghiệp xuất khẩu đạt 1000 tấn trở lên,
28 doanh nghiệp hàng đầu đạt 63.830 tấn, chiếm 64,25% [15].
Hiện nay chè Việt Nam đã thâm nhập vào đƣợc một số thị trƣờng khó
tính, bên cạnh việc tiếp tục giữ vững các thị trƣờng hiện có, ngành chè cần
mở ra các thị trƣờng mới nhƣ: Đức, Hà Lan, Ba Lan, Ả Rập Xê út... Mặt
khác, ngành chè cần sớm khôi phục lại thị trƣờng Irắc. Các nhà kinh tế dự
báo thị trƣờng chè thế giới dần trở nên bão hòa nên các nhà sản xuất kinh
doanh cần đẩy mạnh công tác thƣơng mại, nghiên cứu thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc, nhất là thị trƣờng chè xanh, chè đặc sản, chè ƣớp hoa để có cơ
cấu hợp lý, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngƣời tiêu dùng, đem lại hiệu
quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và tổ chức
sản xuất các loại chè cao cấp có sức cạnh tranh cao, nhƣ: các loại chè ƣớp
hƣơng hoa quả; các loại nƣớc chè đóng hộp; các loại chè thuốc bao gồm: chè
dƣỡng thọ cho ngƣời già, chè chống sỏi thận và các loại chè thảo mộc khác
[12], [15].
2.3.2.2. Phương hướng phát triển ngành chè
* Hiện trạng sản xuất chè ở Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nguyên sản cây chè thế giới, nhƣng ngành
chè nƣớc ta phát triển còn chậm. Sau năm 1986, ngành chè Việt Nam đã có
những bƣớc tiến triển nhanh về diện tích, năng suất, sản lƣợng, công nghệ chế
biến. Hiện nay chè Việt Nam với thƣơng hiệu “Che Viet” đã có mặt ở nhiều
nƣớc trên thế giới và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho ngƣời trồng chè [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25
Qua nhiều năm thực hiện ngành chè Việt Nam đã thu đƣợc nhiều thành
công lớn, kết quả thu đƣợc thể hiện qua bảng 2.6.
Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu đạt đƣợc từ năm 2002 - 2008
Năm
Tổng
diện tích
(ha)
Năng suất
(tạ khô/ha)
Sản lƣợng
chè khô
(nghìn tấn)
Sản lƣợng
xuất khẩu
(tấn)
KNXK
(triệu
USD)
2002 116.571 9,612 94.200 74.812 82,5
2003 116.094 9,545 94.500 62.000 62,0
2004 120.000 9,150 97.000 99.317 99,500
2005 122.000 12,7 111.000 87.920 96,934
2006 123.000 12,7 143.000 105.116 111,000
2007 125.000 13,00 150.060 110.000 140,000
2008 131.500 13,40 167.500 104.000 147,000
Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam năm 2009
Qua bảng số liệu 2.5 ta thấy, năm 2008 so với năm 2002 diện tích trồng
chè tăng 1,1 lần đạt 131.500ha, sản lƣợng chè năm 2008 đạt 167.500 tấn cao
gấp 1,8 lần so với năm 2002. Năng suất chè qua các năm tăng nhanh, cao nhất
là năm 2008 cao gấp 1,4 lần năm 2002. Mặc dù sản lƣợng chè khô xuất khẩu
năm 2008 thấp hơn năm 2007 (600 nghìn tấn) nhƣng kim ngạch xuất khẩu lại
tăng do giá chè trên thị trƣờng thế giới tăng.
Theo kế hoạch phát triển kinh tế của nhà nƣớc năm 1996, thì mục tiêu
phấn đấu của Ngành Chè đến năm 2010 là 120.000 ha chè kinh doanh mật độ
đông đặc, năng suất bình quân đạt 7-8 tấn búp/ha, tổng sản phẩm là 200 nghìn
tấn chè [2].
Hiện nay, ngành chè đặt ra mục tiêu phát triển chung đến năm 2010-
2015 sẽ trồng mới và thay thế diện tích chè cũ đạt mức độ ổn định khoảng
150.000ha, năng suất bình quân đạt 8-9 tấn búp/ha, giá trị thu nhập bình quân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26
đạt 35-40 triệu đồng/ha và kim ngạch xuất khẩu đạt 200 triệu USD, giải quyết
việc làm cho khoảng 1,5 triệu lao động trên cả nƣớc [46], [48].
Đến năm 2020, diện tích trồng chè của Việt Nam sẽ là 140.000 ha, với
năng suất bình quân đạt 9 tấn/ha. Sản lƣợng chè thô dự kiến đạt 1.260.000 tấn
và đạt mức 300.000 tấn đối với sản lƣợng chè khô [15].
Việt Nam tiếp tục củng cố giữ vững các thị trƣờng chủ lực trong xuất
khẩu chè nhƣ thị trƣờng Pakistan, Đài Loan, Irắc, Nga, Nhật Bản, Trung
Quốc…và tăng cƣờng xuất khẩu vào các thị trƣờng tiềm năng: Philippin,
Kenya, Xiry, Iran, Mexico, Lào, Chilê… cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng tại các
nƣớc và vùng lãnh thổ mới hoặc nhập khẩu chè Việt Nam còn ở lƣợng ít.
Về thị trƣờng sẽ phấn đấu xuất khẩu khoảng 70% tổng sản lƣợng chè,
tiêu thụ nội địa 30%. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu gồm 50% chè đen, 20% sản
phẩm chè mới có giá trị cao và 30% chè xanh chất lƣợng cao.
* Thời cơ và thách thức
Năm 2006 Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO).
Điều này tạo ra cơ hội và thách thức mới cho nhà kinh doanh nhƣ cắt giảm
thuế, xóa bỏ các rào cản phi thuế quan khác tạo điều kiện cho chè Việt Nam
thâm nhập vào thị trƣờng rộng lớn của các nƣớc phát triển, đƣợc tham gia
nhiều hơn vào các chƣơng trình hợp tác khoa học công nghệ, thu hút đầu tƣ
để nâng cao năng suất, chất lƣợng, hạ giá thành sản phẩm. Khả năng cạnh
tranh của chè Việt Nam hiện nay dựa chủ yếu vào điều kiện tự nhiên và
nguồn nhân lực nhiều và rẻ, nhƣng lợi thế này sẽ giảm dần. Trong quá trình
phát triển tƣơng lai phải dựa vào chất lƣợng giáo dục và đào tạo con ngƣời.
Hiện nay trên thị trƣờng chè thế giới, chất lƣợng chè Việt Nam chỉ đạt
mức trung bình, giá thành còn cao, nên hiệu quả và sức cạnh tranh còn yếu.
Đối thủ cạnh tranh nhiều, vì đa số các nƣớc sản xuất, cung ứng chè đều là các
nƣớc đang phát triển. Vì vậy Ngành chè Việt Nam cần có những giải pháp cụ
thể để nâng cao năng suất, chất lƣợng chè trong thời gian tới nhƣ: cắt giảm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27
thuế, mở rộng thị trƣơng tiêu thụ, chấp nhận cạnh tranh bình đẳng giữa các
doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc…
2.4. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới và ở Việt Nam
2.4.1. Nhu cầu dinh dưỡng của cây chè
2.4.1.1. Phân bón hữu cơ cho chè
Đối với chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, nó không những
cung cấp chất dinh dƣỡng trực tiếp cho chè mà còn cải thiện lý tính đất nhƣ
làm cho đất tơi xốp, có kết cấu viên, làm tăng khả năng thấm và giữ nƣớc của
đất, làm tăng sự hoạt động của các hệ vi sinh vật trong đất, làm tăng các thành
phần dinh dƣỡng: N, P, K và các nguyên tố vi lƣợng khác trong đất. Tuy
nhiên việc sử dụng phân bón hữu cơ cho chè ít đƣợc quan tâm vì đồi chè
thƣờng xa nhà, lại có độ dốc đáng kể do vậy việc vận chuyển phân bón lên
đồi chè là một công việc khó khăn, nông dân, công nhân ngại làm vì tốn công
và nguồn phân hữu cơ còn hạn chế. Ngoài ra cần chú ý rằng bón phân hữu cơ
cho chè, thuận lợi nhất là khi chè còn nhỏ và khi gieo trồng, do vậy khi gieo
trồng chè nhất thiết phải bón đủ lƣợng phân hữu cơ và trồng xen với các cây
họ đậu nhằm tăng lƣợng hữu cơ cho đất [11].
2.4.1.2. Dinh dưỡng Nitơ đối với chè
Có thể nói phân đạm là yếu tố chính của năng suất, là then chốt của
việc bón phân khi các điều kiện sinh trƣởng cho cây chè đƣợc thoả mãn nhƣ:
nƣớc, dinh dƣỡng phân lân, ka li, phân hữu cơ, điều kiện khí hậu, v.v.. thì
chính mức bón đạm cho phép khai thác đến mức tối đa tiềm năng năng suất
của cây chè.
Đối với cây lấy lá nhƣ chè thì dinh dƣỡng nitơ là yếu tố quan trọng, có
tƣơng quan chặt chẽ đến năng suất, bón nitơ sẽ thúc đẩy sự phát triển của cây
giúp cho búp, lá phát triển, lá to xanh, quang hợp tốt dẫn đến năng suất, sản
lƣợng chè tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28
Nitơ là thành phần của chất hữu cơ, diệp lục tố, nguyên sinh chất, axit
nucleic, protein. Đạm giúp tăng chiều cao cây, ra nhiều lá và búp mới, tăng
năng suất chè [32].
Thiếu đạm: làm cho cây sinh trƣởng phát triển kém, ít nảy đọt, búp non
có màu xanh nhạt, xanh vàng đến ửng đỏ, năng suất thấp [49].
2.4.1.3. Dinh dưỡng lân đối với chè
Theo Enden (1958) lân tham gia vào thành phần cấu tạo của tế bào,
trong acid nucleic. Lân có vai trò tích lũy năng lƣợng cho cây và có tác dụng
thúc đẩy sự phát triển của cây, nâng cao chất lƣợng chè (cả chè giống và chè
nguyên liệu), làm tăng khả năng chống rét và chống hạn cho chè [36].
Phospho là thành phần của phosphatides, axit nucleic, protein… quan
trọng trong quá trình trao đổi năng lƣợng và protein. Lân cần thiết cho sự
phát triển của bộ rễ, kích thích chồi mới, tăng khả năng chịu hạn, tăng tuổi
thọ của cây, tăng năng suất và lƣợng đƣờng hòa tan và tanin, tăng chất
lƣợng chè [32].
Thiếu lân: lá có màu xanh đục mờ không sáng bóng, thân cây mảnh, rễ
kém phát triển, khả năng hấp thu đạm kém. Chè thiếu lân trầm trọng sẽ bị trụi
cành, năng suất và chất lƣợng đều thấp [28].
Ta có thể nói phân lân là loại phân bón cải tạo và duy trì độ phì nhiêu
của đất. Với các loại đất chua (đất chè) và trung tính bón lân vào đất sẽ đƣợc
tích lũy trong đất cây có thể sử dụng đƣợc phần lớn. Sự giữ chặt lân trong đất
chỉ xảy ra ở đất giàu canxi (đất kiềm) hay các loại đất quá chua (pH<4); đối
với cây chè và các cây trồng khác việc bón phân lân cũng nhƣ bón phân kali
đơn giản hơn bón phân đạm nhiều [26].
2.4.1.4. Dinh dưỡng kali đối với chè
Kali có trong tất cả các bộ phận của cây chè nhất là thân, cành và các
bộ phận đang sinh trƣởng. Nó tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cây,
làm tăng sự hoạt động của men, tăng sự tích lũy gluxit, các axit amin và khả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29
năng giữ nƣớc của tế bào nâng cao năng suất chất lƣợng búp chè làm tăng khả
năng chống bệnh, chịu rét cho chè [32].
Thiếu kali: cây sinh trƣởng chậm, mép và chóp lá có màu xám hay nâu
nhạt sau khô dần, lá già rụng sớm, lá non ngày càng nhỏ, dễ bị sâu bệnh, búp
thƣa, vỏ cây có màng trắng bạc, cây chậm ra búp, năng suất thấp, chè kém
ngọt, chất lƣợng giảm. Phân kali thƣờng có hiệu quả thấp vì trong đất hàm
lƣợng kali còn cao (khoảng 20-25mg K2O/100g đất) còn đủ nhu cầu dinh
dƣỡng cho cây [10].
2.4.1.5. Dinh dưỡng khác
Ngoài các loại phân đa lƣợng, thì phân vi lƣợng cũng có ảnh hƣởng đến
năng suất, chất lƣợng búp chè, mà trong đó chủ yếu ảnh hƣởng đến hoạt tính
của men [3].
* Lƣu huỳnh (S): là thành phần của các axit amin chứa S và vitamin,
biotin, thiamin và coenzim A. Lƣu huỳnh giúp cho cấu trúc protein vững
chắc, tăng năng suất, chất lƣợng chè.
- Thiếu lƣu huỳnh: xuất hiện vệt vàng nhạt giữa gân các lá non, trong
giai đoạn phát triển thiếu lƣu huỳnh lá trở nên vàng, khô dần và rụng, năng
suất và chất lƣợng đều thấp. Trong một số trƣờng hợp, thiếu lƣu huỳnh làm
cây chết non.
* Canxi (Ca): cần cho sự phân chia tế bào, duy trì cấu trúc nhiễm sắc
thể, hoạt hóa enzim, giải độc axit hữu cơ. Canxi giúp cây cứng cáp, tăng khả
năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện thời tiết bất thuận, tăng năng suất và
độ dầy của lá, độ lớn của búp, tăng năng suất và chất lƣợng chè khô.
* Đồng (Cu): là thành phần của men cytochrome oxydase, ascorbic,
axit axidase, phenolase, lactase, xúc tiến quá trình hình thành vitamin A, tăng
sức chống chịu sâu bệnh, tăng năng suất và chất lƣợng chè.
- Thiếu đồng: cây sinh trƣởng phát triển kém, dễ bị nấm bệnh tấn công.
Chè thiếu đồng khi hàm lƣợng đồng trong lá < 12ppm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30
* Kẽm (Zn): là thành phần của men metallo-enzimes-carbonic,
anhydrase, anxohol dehydrogenase, quan trọng trong tổng hợp axit indol
acetic, axit nucleic và protein, tăng khả năng sử dụng lân và đạm của cây.
Thúc đẩy sinh trƣởng, phát triển, tăng năng suất và chất lƣợng chè.
- Thiếu kẽm: cây lùn, còi cọc, lá chuyển dần bạc trắng, số búp ít.
* Sắt (Fe): là thành phần của nhiều enzim, quan trọng trong chuyển hóa
axit nucleic, RNA, diệp lục tố. Sắt làm tăng sinh trƣởng và sức ra búp, tăng
năng suất và chất lƣợng chè.
* Mangan (Mn): là thành phần của pyruvate carboxylase, liên quan đến
phản ứng enzim, hô hấp, chuyển hóa đạm và sự tổng hợp diệp lục tố., kiểm
soát thế oxyhóa- khử trong tế bào, giúp tăng khả năng ra lá, ra búp, tăng năng
suất và chất lƣợng chè khô.
* Bo (B): Cần cho sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, lignin trong
cây, tăng khả năng thấm ở màng tế bào và vận chuyển hydrat carbon. Tăng độ
dẻo của búp, giảm rụng lá, tăng năng suất và chất lƣợng chè.
* Molypđen (Mo): Là thành phần của men nitrogenase, cần cho vi
khuẩn Rhizobium cố định đạm, tăng hiệu suất sử dụng đạm, tăng năng suất và
chất lƣợng chè.
* Clo (Cl): Là thành phần của axit auxin chloindole-3 acetic, kích thích
sự hoạt động của enzim và chuyển hóa hydrat carbon, tăng khả năng giữ nƣớc
của cây, tăng năng suất và chất lƣợng chè.
* Nhôm (Al) và Natri (Na): Ảnh hƣởng tốt đến hƣơng thơm và vị đậm
của chè, làm tăng năng suất và nâng cao phẩm cấp của chè búp khô
2.4.2. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè trên thế giới
Quan hệ giữa đất đến năng suất, phẩm chất chè rất phức tạp. Phẩm chất
chè do nhiều yếu tố quyết định. Điều kiện dinh dƣỡng ảnh hƣởng rất nhiều
đến năng suất, phẩm chất chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dƣỡng
sẵn có ở trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31
Sản phẩm thu hoạch của chè chỉ chiếm 8 - 13% tổng lƣợng chất khô mà
cây tổng hợp đƣợc nếu tính cả các phần trên và dƣới mặt đất. Theo nguồn từ
nhiều tác giả Ấn Độ thì trong 100 kg chè thƣơng phẩm có chứa lƣợng dinh
dƣỡng là 4 kg N; 1,15 kg P2O5; 2,4 kg K2O; 0,42 kg MgO; 0,8 kg CaO; 100g
Al; 6g Cl; 8g Na [52]. Ngoài lƣợng dinh dƣỡng này cây còn lấy một số lớn
dinh dƣỡng cho việc hình thành bộ lá trên bụi chè, cho số lá rụng, cho việc
hình thành thân cành và rễ. Chính vì vậy, để hình thành nên 100 kg chè
thƣơng phẩm cây lấy đi tổng số dinh dƣỡng cho tất cả các bộ phân trên là:
16,9 kg N; 5,68 kg P2O5; 8,8 kg K2O; 2,92 kg MgO; 6,7 kg CaO; 871g Al và
74g Na. Ngoài ra cây còn lấy đi một lƣợng các nguyên tố vi lƣợng nhƣ 38g
Zn; 26g B; 38g Cu; 241g Fe và 479g Mn [30] [52].
Theo Eden (1958) trong búp chè non có 4,5% N; 1,5% P2O5 và 1,2 -
2,5% K2O [28].
Những kết quả nghiên cứu của Jolemuanu cho thấy nhu cầu dinh dƣỡng
khoáng của cây chè rất lớn thể hiện qua bảng 2.7 [46].
Bảng 2.7: Hàm lƣợng một số nguyên tố khoáng trong chè ở một số nơi
(% chất tro)
Loại CaO MgO K2O P2O5
Chè chế biến ở Xrilanca 7,8 8,2 31,7 13,5
Chè chế biến ở Trung Quốc 8,9 6,0 30,3 13,7
Chè chế biến ở Trakvi (Liên Xô) 8,1 7,7 30,6 14,5
Lá chè tƣơi Gruzia (Liên Xô) 9,7 8,7 38,9 19,0
Cũng theo tài liệu của Trung Quốc nếu thu hoạch 7,5 tấn búp/ha, cần
phải cung cấp N: 37,5 kg, P2O5: 75kg và K2O: 112 - 150 kg [47].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32
Ngoài ra cần chú ý rằng, hàng năm trọng lƣợng cành lá đốn cũng xấp
xỉ bằng trọng lƣợng búp và lá non đã thu hoạch và theo Daraxêli thì lƣợng
đạm bị rửa trôi thƣờng bằng 1/3 tổng lƣợng đạm bón vào đất [28].
Theo Achivicy và Tlanfanchi (ngƣời Pháp) đã nghiên cứu thành công
một số loại cây họ đậu làm cây phân xanh, đồng thời làm cây che bóng cho
chè [56].
Theo dõi tại vùng chè Assam (Ấn Độ) thấy rằng hiệu lực của đạm tăng
lên đều đặn theo thời gian, hiệu suất 2 kg đạm của lần 1,2,3,4 lần lƣợt là
2,4,6,8 kg chè khô. ở Đông Phi cho thấy: hiệu suất của 1 kg đạm là 4-8 kg chè
khô, nếu hiệu suất < 4kg chè khô/1 kg N thì đã xuất hiện một yếu tố nào khác
là lân hay kali [28], [53].
Theo M.L Bziava (1973) liều lƣợng đạm tăng, sản lƣợng búp sẽ tăng,
song để đạt đƣợc năng suất 10 tấn/ha bón 200 kg N/ha cho hiệu quả kinh tế
cao nhất [32].
Về phẩm chất, nhiều tài liệu ở nƣớc ngoài nhƣ Nhật Bản, Ấn Độ,
Srilanca... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn
độc đều làm giảm chất lƣợng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế
biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy liều
lƣợng đạm 300kg/ha thì hàm lƣợng tanin, cafein và chất hòa tan trong búp chè
đều cao, có lợi cho phẩm chất, song nếu vƣợt quá giới hạn trên thì phẩm chất
chè giảm thấp. Khi bón nhiều đạm hàm lƣợng protein ở trong lá tăng lên.
Protein kết họp với tanin thành các hợp chất không tan vì thế lƣợng tanin
trong chè bị giảm đi. Mặt khác khi bón nhiều đạm, hàm lƣợng ancaloit trong
chè tăng lên làm cho chè có vị đắng [25].
Các nghiên cứu về phân bón cho chè của Viện Cây trồng Á nhiệt đới
(Grudia) cho thấy, để nâng cao sản lƣợng và chất lƣợng nguyên liệu chè,
nâng hàm lƣợng tanin, chất hòa tan và điểm thử nếm cảm quan, khi nƣơng
chè bón lƣợng đạm thích hợp 300kg/ha trên nền P và K. Nếu tiếp tục nâng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33
cao lƣợng đạm sẽ không có hiệu quả kinh tế. Sử dụng lƣợng đạm cao thích
hợp cho cây chè khi bón phối hợp với phospho, kali, magie và các nguyên
tố vi lƣợng [51].
A. J. Nijarata đã giải thích ảnh hƣởng xấu của lƣợng đạm dƣ đến phẩm
chất của chè nhƣ sau: lƣợng đạm dƣ của cây chè làm tăng sự phát triển của
mô gỗ trong cây kết quả là những phần non của cây chè chƣa tích luỹ đƣợc
những chất quí giá nhất cho cây chè [53].
Những kết quả chuẩn đoán dinh dƣỡng trong lá chè của Liên Xô cho
thấy: ở cây chè thiếu đạm, hàm lƣợng đạm trong lá là 2,2 - 2,4%, trong búp là
3 - 3,5%. Cây chè đủ dinh dƣỡng hàm lƣợng đạm tƣơng ứng là: 2,9 - 3,4% và
4,7 - 5,0% [53].
Kết quả phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô (cũ) cho thấy: ở
cây chè thiếu lân, hàm lƣợng lân (P2O5) trong lá là 0,27 - 0,28%, trong búp là
0,5 - 0,75%. Cây chè đủ dinh dƣỡng hàm lƣợng lân tƣơng ứng là 0,33 - 0,39%
và 0,82 - 0,86%. nếu trong đất hàm lƣợng P2O5 là 30 - 32mg/100g đất, là
thiếu nhiều lân [46].
Theo nghiên cứu của F.Hurisa (Liên Xô) thì hiệu quả trực tiếp của 3
năm bón lân và liều lƣợng 126 - 196 kg/ha trên nền N, K tăng sản lƣợng búp
5 - 30% so với đối chứng chỉ bón N, K song hiệu quả tăng bình quân 21 năm
về sau là 60-78%. Ở Liên Xô (cũ) trên đất đỏ hiệu quả phân lân ở những năm
sau thƣờng cao hơn năm trực tiếp bón [6].
Kết quả nghiên cứu của Curxanốp (1954) và J.C.Nigaloblis Vili (1966)
ở Liên Xô (cũ) đã khẳng định bón phân lân trên nền N, K làm tăng Katechin
trong búp chè có lợi cho chất lƣợng chè [25].
Trong đất nếu hàm lƣợng P2O5 là 30-32 mg/100g đất thì cây chè sinh
trƣởng bình thƣờng, nếu là 10-12 mg/100g đất thì thiếu lân [46].
Trên những nƣơng chè mới trồng, phân kali không có hiệu quả vì trên
những loại đất mới khai phá hàm lƣợng K2O trong đất đủ cho yêu cầu sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34
trƣởng phát triển của cây (20 - 25mg K2O/100g đất) ở những nơi thƣờng
xuyên bón N, P với liều lƣợng cao trong nhiều năm, đất trở nên thiếu kali thì
hiệu quả việc bón K2O rất rõ rệt [6]. Theo số liệu của G.S. Goziaxivili (1949)
bón K2O trên đất đỏ với liều lƣợng 80 - 320kg/ha có thể tăng sản lƣợng 28 -
55% so với đối chứng bón N, P. Những nghiên cứu của A.D. Makharobitze
(1948) cho thấy phẩm chất nguyên liệu trong các công thức bón phân khác
nhau đƣợc xếp theo thứ tự sau: P, K, N và không bón. Những kết quả nghiên
cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy hàm lƣợng kali trong lá dƣới 0,5%, dấu hiệu
thiếu kali biểu hiện rõ, trên 1% thì cây sinh trƣởng bình thƣờng. Hàm lƣợng
K2O 15mg/100g đất là thiếu kali, trên 15mg/100g đất, cây sinh trƣởng bình
thƣờng [8], [26], [28].
Về chất lƣợng chè, kali lại ảnh hƣởng rõ rệt. Theo K.Djemukhatze chất
lƣợng chè nguyên liệu trong các công thức bón khác nhau đƣợc xếp theo thứ
tự P, K, N và sau cùng là không bón. Kết quả nghiên cứu của Liên Xô (cũ)
hàm lƣợng kali trong lá nhỏ hơn 0,5 thì cây thiếu kali [6].
Những công trình nghiên cứu của Acnôn (1954), Evan (1956), Grin
(1954), Nalia (1951), Nason (1953), Nicôla (1957), Staccây (1955), Mac
Euroi và Nason (1954) và những ngƣời khác, đều xác nhận là những nguyên
tố tham gia vào thành phần nhiều loại men và là chất hoạt hóa của nhiều loại
men ấy. Nhiều nguyên tố vi lƣợng có ảnh hƣởng tốt tới quang hợp: Mn, Cu,
Bo, Co và Mo đẩy mạnh sự tổng hợp diệp lục trong lá và phân giải diệp lục
trong tối. Bo và các nguyên tố khác tăng cƣờng sự tổng hợp gluxit, làm cho
sự tổng hợp và vận chuyển sacaro và các gluxit khác thuận lợi hơn (Scônich
1955). Mn, Zn, Cu, Mo và trong nhiều trƣờng hợp cả Bo làm tăng độ hô hấp
và tốc độ của quá trình ôxi hóa khử [28].
Phân vi lƣợng hiện nay đang bắt đầu đƣợc sử dụng rộng rãi trong thực
tế nông nghiệp và đƣợc coi là một khả năng tiềm tàng góp phần đẩy mạnh sự
phát triển của ngành trồng trọt và chăn nuôi. Song việc nghiên cứu và sử dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35
phân vi lƣợng cho chè còn rất ít. Ở Srilanca đã nghiên cứu và sử dụng kẽm
sunfat hoặc axit kẽm để phun lên lá, hoặc bón borat phối hợp với N, P, K cho
chè ở những nơi xác định có hiện tƣợng thiếu kẽm và Bo. Kết quả nghiên cứu
của Tranturia (1973) cho thấy bón N, P, K phối hợp với 5 kg Zn và 5 kg B,
cho 1 ha, làm tăng phẩm chất của chè nguyên liệu...[49], [50].
Godishvili G.C và Beridze A.F (1962) đã nghiên cứu việc sử dụng phân
khoáng thƣờng xuyên bón vào đất chè dẫn đến sự biến đổi hoá học của đất.
Các chất dinh dƣỡng đƣợc hoà tan mạnh hơn khi đất ẩm có mƣa, nhất là
những vùng á nhiệt đới và đới ẩm các chất khoáng của đất thƣờng bị rửa trôi.
Sử dụng phân chua sinh lý ở điều kiện thâm canh cao làm thúc đẩy mạnh
cƣờng độ rửa trôi các Ion Bazơ trong đất, trong đó có Mg. Khi bón NPK với
mức cao, độ chua của đất tăng cao, ngƣợc lại hàm lƣợng bazơ lại giảm thấp:
CaO 14,4 mg/100g đất, đặc biệt MgO chỉ còn 1,8 mg/100g đất. Trong khi đó
đối chứng tƣơng tự là CaO: 28,8. MgO: 5,8 mg/100g đất [46], [56].
- Geus J.G.De, 1983: Việc sử dụng lâu dài amôn sunphát và các loại
phân chua sinh lý đã làm thay đổi đáng kể tính chất lý hoá học của đất.Trong
môi trƣờng chua sự rửa trôi MgO lớn hơn CaO, mặt khác CaO đƣợc bổ sung
cùng việc bón lân còn MgO bị lấy đi cùng búp chè thu hoạch, sự thiếu hụt
MgO ngày càng trầm trọng. Sự thể hiện thiếu MgO của cây chè có nhiều
nguyên nhân: do nhiều năm sử dụng amôn sunphát liên tục, do nhiều năm sử
dụng kali trên đất liparit nghèo hoặc thiếu magiê, do thừa mangan trên đất tro
núi lửa. Khắc phục sự thiếu magiê ngƣời ta bón vào đất 125kg dolomit/1ha,
khi thiếu magiê nặng hơn bón 100 – 125 kg kiseserit (24% MgO), hoặc phun
MgSO4 1 lần trên năm với nồng độ 2%/lá đƣợc thực hiện ở Srilanka, Nam ấn
Độ đã làm tăng sản lƣợng 11-16% trên các nƣơng chè già [52], [54].
2.4.3. Tình hình nghiên cứu về phân bón cho chè ở Việt Nam
Hiện nay ở nƣớc ta cây chè đƣợc trồng trên nhiều loại đất, nhƣng chủ
yếu là trên nhóm đất đỏ vàng. Cây chè thích hợp trồng trên đất chua vừa đến ít
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36
chua, độ dày tầng đất càng sâu thì cây chè sinh trƣởng, phát triển càng tốt và
tuổi thọ của cây càng kéo dài. So với các loại cây trồng khác thì cây chè có khả
năng sống ở những nơi đất cằn cỗi, nghèo dinh dƣỡng mà vẫn cho thu nhập.
Chè yêu cầu về đất không chặt chẽ lắm. Song để cây chè sinh trƣởng
tốt, năng suất cao và ổn định thì đất trồng chè phải đạt những yêu cầu sau: tốt,
nhiều mùn, sâu, chua và thoát nƣớc. Độ pH thích hợp cho chè phát triển là 4,5
- 6,0. Đất trồng phải có độ sâu ít nhất là 80 cm, mực nƣớc ngầm phải dƣới 1
mét thì hệ rễ mới phát triển bình thƣờng [18].
Đất trồng chè của ta ở các vùng Trung du phần lớn là feralit vàng đỏ
đƣợc phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Ở vùng núi phần
lớn là đất feralit vàng đỏ đƣợc phát triển trên đá mẹ phiến thạch sét. Về cơ
bản những loại đất này phù hợp với yêu cầu sinh trƣởng của chè nhƣ có độ
pH từ 4 đến 5 có lớp đất sâu hơn một mét và thoát nƣớc. Những đất này
thƣờng nghèo chất hữu cơ nhất là ở các vùng trồng chè cũ.. Vì thế vấn đề bón
phân hữu cơ để bổ sung dinh dƣỡng cho chè và cải tạo kết cấu vật lý của đất
là rất cần thiết. Bên cạnh đó, phải coi trọng việc bón đủ và hợp lý phân hóa
học hàng năm cho chè. Chè là loại cây kỵ vôi, nhiều tài liệu cho biết trong đất
trồng chè chỉ có một lƣợng vôi rất ít, khoảng 0,2% CaCO3 đã làm cây chè bị
hại. Bởi thế không bao giờ ngƣời ta dùng vôi để bón vào đất trồng chè, trừ
trƣờng hợp đất có độ pH quá thấp, dƣới 4 [38].
Theo kết quả nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu và phát triển chè,
Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc, cho thấy việc
bón phân hữu cơ kết hợp với vô cơ năng suất chè tăng 30-32% so với việc sử
dụng riêng rẽ phân vô cơ. Ngƣời ta rất coi trọng hiệu quả về sau của việc bón
phân hữu cơ cho chè. Yêu cầu về đạm thay đổi tùy theo loại đất tuổi của cây
và năng suất của vƣờn chè. Tài liệu của trại thí nghiệm chè Phú Hộ, cho thấy
bón đạm đầy đủ, sản lƣợng búp chè tăng 2 - 2,5 lần so với đối chứng không
bón [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37
Theo nghiên cứu 10 năm liên tiếp của trại chè Phú Hộ về việc bón phân
N, P, K thấy trên cơ sở bón 100 N/ha, 50 P2O5/ha trong từng năm không có
chênh lệch đáng kể về năng suất nhƣng từ năm thứ 7 trở đi thì bội thu do phân
bón là rất rõ rệt qua 10 năm 1 kg P2O5 làm tăng đƣợc 3,5 kg chè búp tƣơi [22].
Quy trình bón P2O5 của Liên hiệp xí nghiệp chè Việt Nam 1988 quy
định 5 năm bón P2O5 một lần với liều lƣợng 100kg/ha, bón kết hợp với phân
chuồng sau khi đốn, bón sâu khoảng 20-30cm [18].
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của phân bón đến chỉ tiêu hóa sinh chất
lƣợng búp chè tác giả Trịnh Văn Loan đã nêu: Những dạng phân bón khác
nhau có ảnh hƣởng ở các mức độ khác nhau đến hoạt tính của men
peroxydaza ở dạng liên kết hay hòa tan trong lá chè. Hoạt tính của men
peroxydaza cao trong những trƣờng hợp bón phân phosphat và kèm theo đó là
hàm lƣợng tanin trong lá chè tăng lên đáng kể. Bón phân phospho có ảnh
hƣởng tốt đến đặc tính hóa sinh, dẫn đến sự tạo thành hợp chất poliphenol
trong lá chè cao [25].
Kết quả 10 năm (1969-1979) nghiên cứu về phân bón NPK cho chè ở
Trại thí nghiệm chè Phú Hộ cho thấy, khi bón đạm và kali cho giống chè
Trung Du có tác dụng rõ về năng suất và chất lƣợng búp chè, hàm lƣợng tanin
và chất hòa tan đều cao. Tỷ lệ phối hợp bón NPK cho chè hợp lý là 3:1:1 [1].
Kết quả nghiên cứu của Đinh Thị Ngọ (1998) về bón phân cho các
giống chè cho thấy, các giống chè và tuổi chè khác nhau có yêu cầu lƣợng
phân bón khác nhau [1].
Bón phân khoáng cân đối và bổ sung phân hữu cơ đều làm tăng sản
lƣợng chè. Nhƣng liều lƣợng NPK thích hợp cho nƣơng chè còn phụ thuộc
vào tính chất lý hóa của đất, tuổi chè và yếu tố tác động các các yếu tố sinh
thái [17].
Sử dụng các nguyên tố vi lƣợng (bo, đồng, mangan, molipđen, kẽm,
coban và iôt) vào việc trồng trọt (xử lý các hạt trƣớc khi gieo) và bón vào đất,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38
phun lên lá, có thể tác động mạnh vào các quá trình sinh lý của cây trồng khác
nhau, do đó có thể làm tăng năng suất và phẩm chất chè [8].
Ở Việt Nam bƣớc đầu đang nghiên cứu ảnh hƣởng của một số nguyên
tố vi lƣợng nhƣ Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sự sinh trƣởng và phát dục của
chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urê (2%) để trừ sâu và thúc
sinh trƣởng cho chè càng cho kết quả tốt.
Nghiên cứu về ảnh hƣởng của phân bón đối với đời sống cây trồng hầu
hết các tác giả chủ yếu chú trọng đến các loại phân đa lƣợng nhƣ N, P, K còn
các loại phân trung vi lƣợng nhƣ S, Zn, Mn, Mg, Bo, Al rất ít tác giả đề cập
đến hoặc nếu có cũng chỉ nghiên cứu trên một số loại cây nhƣ cà phê, đậu, đỗ,
bông…
Tác giả Lê Xuân Đính cho biết cây cà phê Robusta ở Indonesia lấy đi
từ đất là 52,3kgN; 10,5kgP2O5; 80,7kgK2O; 16,5kgMgO; 28kgCaO thì năng
suất đạt 1,75 tấn/ha. Để đảm bảo cho đất không bị nghèo đi thì mức bón tối
thiểu phải bù đắp đƣợc sự hao hụt các nguyên tố này trong đất. Tuỳ theo đặc
điểm tồn tại của từng nguyên tố trong đất mà ngoài phần cây hấp thụ, ta còn
phải bù đắp cả phần mất đi do rửa trôi, bay hơi hoặc do các quá trình hoá học
hoặc xói mòn… khiến các nguyên tố này không còn nằm trong vùng rễ cây.
Đối với nguyên tố trung lƣợng, Ca và Mg là hai nguyên tố ít bị rửa trôi hơn S
và mức bón (tuỳ theo năng suất cà phê) ta có thể tính toán từ mức cây hút ở
trên và cộng thêm 30% nữa là đủ [49].
Còn trên cây chè có ít tác giả đế cập tới. Tác giả Lê Văn Đức đã nghiên
cứu về ảnh hƣởng của Mg đến chất lƣợng giống chè PH1. Kết quả nghiên cứu
ảnh hƣởng của phân bón và Mg đến năng suất, chất lƣợng giống chè PH1
trồng tại Phú Hộ - Phú Thọ. Bón Mg ở các liều lƣợng 50kg và 70kg
MgSO4/ha làm tăng mật độ búp chè 10,5% và 18,9%. Tỷ lệ mù xoè giảm,
trọng lƣợng và chiều dài búp không tăng có tác dụng tích cực đến năng suất
và chất lƣợng giống chè PH1 [9]. Bón Mg với các công thức 50kg MgSO4/ ha
và 75kg MgSO4/ha làm tăng dung lƣợng đốn của chè 25% và 32,8% so với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39
đối chứng. Bón Mg làm tăng hàm lƣợng đƣờng khử, đặc biệt là axit amin, do
đó ảnh hƣởng tốt đến chất lƣợng chè [9].
Chè là cây công nghiệp dài ngày cho sản phẩm phải thu hái nhiều lần
trong năm, trong đó sản phẩm thu hoạch (búp chè) chỉ chiếm 8-13% tổng sinh
khối của toàn bộ cây chè và năng suất chè thƣờng chƣa cao nên nhu cầu dinh
dƣỡng của cây chè không lớn. Trung bình năng suất 2 tấn búp khô lấy đi 80kg
N, 23kg P2O5, 48kg K2O, 8kg MgO và 16kg CaO [32]. Nhƣ vậy, lƣợng hút
dinh dƣỡng của chè lại cần tính đến cả lƣợng dinh dƣỡng bị mất theo cành,
thân do đốn định kỳ. Do vậy tổng số hàng năm cây chè hút khoảng 144kg N,
71kg P2O5, 62kg K2O, 24kg MgO và 40kg CaO. Tuy đạm là yếu tố dinh
dƣỡng bị chè hút nhiều nhất, song cân đối đạm-kali-magiê là rất quan trọng.
Tỷ lệ này là thay đổi tùy theo tuổi cây và ổn định khi thu hoạch. Thông
thƣờng, những năm trồng đầu tiên, lƣợng đạm bón thƣờng cao hơn, biến động
trong khoảng 120-240kg N/ha với tỷ lệ N:K2O là 1:0,5. Vào thời kỳ thu
hoạch, tỷ lệ N:K2O thay đổi theo hƣớng tăng kali và tỷ lệ này thƣờng là
1:1 với lƣợng bón 240 -300kg N và 240 - 300kg K2O. Những vƣờn chè
năng suất cao có gia đình đã bón tới 350kg N và 350kg K2O. Liều lƣợng lân
thƣờng không cao nhƣ đạm và kali, biến động trong khoảng 60 - 80kg
P2O5/ha. Bón phân cân đối, đúng tỷ lệ và liều lƣợng làm năng suất chè tăng
14-20% với hệ số lãi từ 2,8-3,9 lần, đồng thời cũng làm hàm lƣợng tamin tăng
thêm từ 2 - 6,5%, chất hòa tan tăng 1,5-3,5%, hƣơng vị đƣợc cải thiện. Việc
bón magiê (khoảng 10-20kg MgO/ha) cho chè cũng đảm bảo tăng năng suất
và chất lƣợng búp. Ở Việt Nam có thể dùng một tỷ lệ nhất định phân lân
nung chảy nhƣ một nguồn phân magiê cho chè. Ngoài các nguyên tố đa và
trung lƣợng, kẽm cũng có hiệu lực khá với chè, do vậy phun dung dịch
sunphat kẽm cũng có tác dụng tăng năng suất và phẩm chất đáng kể. Theo
một số tác giả, nếu năng suất cao hơn 3 tấn búp khô thì còn cần bón thêm
cả Bo và Molipđen [30].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40
PHẦN 3
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của liều lƣợng bón MgSO4 khác nhau đến
năng suất, chất lƣợng của hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1.
3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: từ tháng 1/2008 đến tháng 12/2008.
- Địa điểm: Gò Mới và gò Hội Đồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông
lâm nghiệp miền núi phía Bắc, xã Phú Hộ, Thị xã Phú Thọ.
3.3. Vật liệu nghiên cứu
Gồm hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 đƣợc trồng tại gò Mới và
gò Hội Đồng, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc.
3.3.1. Giống chè LDP1
Thí nghiệm đƣợc bố trí trên giống chè LDP1, thời kỳ kinh doanh (chè
tuổi 9).
Giống chè LDP1đƣợc chọn lọc từ phƣơng pháp lai hữu tính, với cây mẹ
là giống Đại Bạch Trà có chất lƣợng cao, cây bố là giống PH1 có năng suất
cao. Đƣợc công nhận là giống mới năm 2002.
- Đặc điểm:
+ Hình thái: Lá có diện tích trung bình 18-24 cm2, lá có màu xanh sáng,
hình bầu dục, chóp lá nhọn vừa, răng cƣa nông và không đều gần giống cây
bố là PH1. Hệ số R=Dài/Rộng xấp xỉ bằng 2. Số đôi gân chính của lá từ 6-8
đôi, búp có tuyết.
+ Sinh trƣởng: thân gỗ nhỡ, sinh trƣởng khoẻ, tán rộng, góc phân cành
lớn và phân cành sớm là đặc trƣng của giống. Búp màu xanh, trọng lƣợng búp
1 tôm 2 lá: 0,35 - 0,5 gam. Khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh
bất thuận. Năng suất búp khá cao, cây 10 tuổi đạt 15 tấn/ha.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41
+ Giống LDP1 rất nhiều hoa nhƣng quả nhỏ, số quả một hạt cao hơn
giống PH1.
+ Chất lƣợng: Chế biến chè xanh có ngoại hình đẹp, nƣớc pha màu
xanh vàng sáng, hƣơng thơm đặc trƣng. Chế biến chè đen đáp ứng đƣợc yêu
cầu xuất khẩu [16], [29].
3.3.2. Giống chè Shan Chất Tiền
- Thí nghiệm đƣợc bố trí trên giống chè Shan Chất Tiền 3 tuổi. Đây là
dòng chọn lọc vô tính, dạng cây gỗ lớn, tán mở rộng, lá to, bật mầm sớm.
- Nguồn gốc: Ở thôn Chất Tiền, xã Cao Bồ, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà
Giang, nơi có độ cao so mặt biển dƣới 1000 m. Năm 1918 ngƣời Pháp điều
tra thu thập tập đoàn đƣa về Phú Hộ. Qua thời gian dài thuần hoá tại vùng
thấp Phú Hộ đã đƣợc chọn lọc, đã trồng ở các tỉnh Phú Thọ, Nghệ An, Hà
Giang, Yên Bái. Đƣợc công nhận giống sản xuất thử năm 2005.
- Đặc điểm: Thân gỗ lớn, vị trí phân cành cao và mật độ cành dày, thế
lá ngang, hình dạng thuôn dài, dài lá 12,9 cm, rộng 4,4 cm với bề mặt lá ghồ
ghề lƣợn sóng. Màu sắc lá xanh vàng đặc trƣng, thịt lá mềm, có 9,8 đôi gân lá.
Mép lá có răng cƣa sâu và to, chót lá nhọn. Bật mầm sớm vào đầu tháng 2, đủ
tiêu chuẩn hái vào cuối tháng 3 đầu tháng 4. Mật độ búp dày, màu búp xanh
vàng, có nhiều lông tuyết.
- Trọng lƣợng 100 búp 1 tôm 3 lá là 163 gam. Bắt đầu ra hoa vào cuối
tháng 10, hoa rộ vào tháng 11, tỷ lệ đậu quả cao, nhiều hoa quả. Chống hạn và
chống rét tốt. Giâm cành ra rễ tốt với tỷ lệ sống sau trồng rất cao.
- Chống chịu sâu bệnh rất tốt. Năng suất cao, ở tuổi 4 – 6 đã đạt 10 tấn
búp tƣơi/ha.
- Thích hợp chế biến chè đen truyền thống, ngoại hình xoăn chặt, màu
nƣớc đỏ nhuận có viền vàng, hiện lên lông tơ, hƣơng thơm mát, vị đậm dịu,
bã sáng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42
- Thích ứng các vùng chè các tỉnh vùng Trung du, vùng đất giữa [20],
[22], [23], [24].
3.3.3. Đặc điểm khu thí nghiệm
3.3.3.1. Lịch sử khu thí nghiệm
- Đối với gò Hội Đồng: Các giống chè đƣợc trồng kế tiếp nhau. Giống
chè LDP1 đƣợc trồng tháng từ 9 năm 1999. Trƣớc năm 1999, gò Hội Đồng
trồng chủ yếu là giống chè Trung Du.
- Đối với gò Mới: Gò đƣợc trồng các giống chè kế tiếp nhau. Trƣớc đây
là giống Phú Hộ, sau này là các dòng Shan miền núi và tháng 9 năm 2005,
trồng giống chè Shan Chất Tiền.
- Ở cả hai giống chè tham gia thí nghiệm, đều có độ đồng đều đảm bảo
các yêu cầu của thí nghiệm.
3.3.3.2. Hiện trạng đất đai trước khi tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí tại gò Mới (giống chè Shan Chất tiền) và gò
Hội Đồng (giống chè LDP1), Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền
núi phía Bắc, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Độ dốc đồi thí
nghiệm gần 60, đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất canh tác dày.
- Hàm lƣợng Mg trong đất thấp, do đất tại hai gò đã trồng chè trong
một thời gian dài.
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu
- Điều tra các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội theo phƣơng pháp thu
thập số liệu và các nguồn thông tin: Cục thống kê, Sở Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Phú Thọ, Trạm khí tƣợng thủy văn Thị xã Phú Thọ, Trung
tâm Nghiên cứu và Phát triển chè, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp
miền núi phía Bắc. …
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43
- Điều tra, kết hợp theo dõi trực tiếp hai giồng chè tham gia thí nghiệm
tại gò Mới và gò Hội Đồng, Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền
núi phía Bắc.
3.4.2.Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm gồm 2 giống chè: Shan Chất Tiền và LDP1.
- Mỗi giống đƣợc bố trí gồm 4 công thức, bố trí theo khối ngẫu nhiên
hoàn toàn gồm 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc bố trí 3 hàng.
Diện tích 1 ô thí nghiệm = 45 m2 (dài 10 m x 3 hàng x 1,5 m)
- Lƣợng phân bón cho các công thức nhƣ sau:
+ Giống Shan chất tiền
Công thức 1: 25 tấn phân chuồng + 150N + 50P2O5 + 50 K2O/ha (nền)
Công thức 2: Nền + 25 kg MgSO4 /ha
Công thức 3: : Nền + 50 kg MgSO4 /ha
Công thức 4: : Nền + 75 kg MgSO4 /ha
+ Giống LDP1
Công thức 1: 20 tấn P/C + 300N + 100P2O5 + 100 K2O/ha (nền)
Công thức 2: Nền + 25 kg MgSO4 /ha
Công thức 3: Nền + 50 kg MgSO4 /ha
Công thức 4: Nền + 75 kg MgSO4 /ha
- Cách bón: Trộn đều các loại phân với nhau, rạch hàng bón sâu 6-8 cm,
cách gốc 25-30 cm [40].
- Thời gian bón:
+ Bón N 4 lần/năm:
Lần 1: 16 tháng 2 (40%).
Lần 2: 10 tháng 5 (30%).
Lần 3: 12 tháng 8 (20%),.
Lần 4: 20 tháng 10 (10%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44
+ Kali bón 3 lần/năm:
Lần 1: 10 tháng 5 (40%).
Lần 2: 12 tháng 8 (40%).
Lần 3: 20 tháng 10 (20%).
+ Lân bón 2 lần/năm:
Lần 1: 16 tháng 2
Lần 2: 20 tháng 10.
+ MgSO4 bón 2 lần/năm:
Lần 1: 16 tháng 2 (60%).
Lần 2: 10 tháng 5 (40%).
+ Bón phân chuồng bổ sung: bón 100% sau đốn.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
* Giống Shan Chất Tiền tại gò Mới trồng tháng 9 năm 2005
Đƣờng đi
CT1 CT2 CT 3 CT 4 Lần nhắc 1
CT 3 CT 1 CT 4 CT 2 Lần nhắc 2
CT 2 CT 4 CT 1 CT 3 Lần nhắc 3
* Giống LDP1 tại gò Hội Đồng trồng tháng 9 năm 1999
Đƣờng đi
CT 1 CT 2 CT 4 CT 3 Lần nhắc 1
CT 3 CT 4 CT 2 CT 1 Lần nhắc 2
CT 2 CT 1 CT 3 CT 4 Lần nhắc 3
3.4.3. Đo đếm thí nghiệm
Cố định các cây theo dõi các chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển, 30 ngày
theo dõi một lần.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45
3.4.4. Phương pháp phân tích và sử lý số liệu
Các số liệu thí nghiệm đƣợc sử lý theo chƣơng trình sử lý thống kê
IRRISTART.
3.4.5. Các chỉ tiêu theo dõi
3.4.5.1. Các chỉ tiêu khí hậu
- Diễn biến nhiệt độ (0C).
- Lƣợng mƣa (mm).
- Ẩm độ không khí (%).
- Số giờ nắng (giờ).
3.4.5.2. Các chỉ tiêu phân tích
Trƣớc và sau khi tiến hành thí nghiệm bón bổ sung MgSO4, lấy mẫu đất
phân tích ở 2 tầng: 0 - 20 cm, 21 - 40 cm. Lấy ở 5 điểm khác nhau, trộn đều
rồi lấy trung bình theo phần đối diện hai đƣờng chéo góc. Phân tích đất đƣợc
tiến hành tại Bộ môn Công nghệ sau thu hoạch, Viện KHKT Nông lâm
nghiệp miền núi phía Bắc.
- Xác định PHKCL bằng pH meter .
- Xác định hàm lƣợng mùn ( %) bằng phƣơng pháp Walkey-Black;
- Xác định đạm tổng số (%) bằng phƣơng pháp Kjeldalh.
- Xác định lân tổng số (% ) bằng phƣơng pháp so mầu;
- Xác định kali tổng số (%) bằng phƣơng pháp quang kế ngọn lửa, phá
mẫu bằng hỗn hợp HF và HClO4;
- Xác định lân dễ tiêu (mg/100g) bằng phƣơng pháp Oniani;
- Xác định kali dễ tiêu (mg/100g) bằng Matxlova;
- Xác định hàm lƣợng Mg có trong lá chè (mg/kg) bằng máy quang phổ
hấp thụ nguyên tử AAS.
3.4.5.3. Đặc điểm hình thái
Mỗi công thức chọn 30 cây, với 3 lần nhắc lại, cố định để theo dõi các
chỉ tiêu sinh trƣởng, phát triển.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46
- Chiều cao cây (đơn vị: cm): Đo từ cổ rễ đến điểm sinh trƣởng cao
nhất của tán.
- Độ rộng tán (đơn vị: cm): Đo lấy trung bình 2 chiều rộng nhất và hẹp
nhất của tán chè.
- Đƣờng kính gốc (đơn vị: cm): Đo cách cổ rễ 5cm, bằng thƣớc kẹp palme.
3.4.5.4. Các yếu tố cấu thành năng suất
Theo dõi chỉ tiêu, yếu tố cấu thành năng suất (trọng lƣợng búp/m2, số
lƣợng búp trên m2, số lƣợng búp có tôm và hai lá) bằng số trung bình của năm
điểm lấy theo đƣờng chéo góc trên mỗi ô thí nghiệm.
- Mật độ búp (búp/m2): Dùng khung 100x100cm, hái toàn bộ số búp
trên khung.
- Chiều dài búp 1 tôm 2 lá (cm): Mỗi ô thí nghiệm chọn 5 điểm theo dõi
theo phƣơng pháp đƣờng chéo, mỗi điểm 30 búp. Chọn những búp đại diện
cho mỗi ô thí nghiệm, búp phát triển bình thƣờng tôm chƣa mở. Đo chiều dài
búp từ nách lá thứ 2 đến hết đỉnh sinh trƣởng.
- Trọng lƣợng búp 1 tôm 2 lá (gram/búp): Trên ô thí nghiệm chọn đại
diện 3 điểm, mỗi điểm lấy 100 gam búp 1 tôm 2 lá, đếm số lƣợng búp và tính
khối lƣợng búp bình quân theo công thức:
P1búp =
100gam
(gram)
Số búp trong 100g mẫu
- Tỷ lệ búp một tôm hai lá (%): Cân 200gam búp một tôm 2 lá, sau đó
phân loại cân số lƣợng búp mù xòe và búp có tôm. Xác định tỷ lệ búp có tôm
theo công thức:
Tỷ lệ búp có tôm (%) =
Khối lƣợng búp có tôm
x 100
200g
- Thành phần cơ giới búp (%): lấy búp 1 tôm 3 lá theo dõi các chỉ tiêu:
hàm lƣợng nƣớc, tỷ lệ cuộng, lá 1, lá 2, lá 3 và tôm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47
3.4.5.5. Chất lượng chè nguyên liệu
- Xác định hàm lƣợng tanin theo Lewenthal
- Xác hàm lƣợng chất hoà tan theo phƣơng pháp Vronxov (1946).
- Đánh giá chất lƣợng chè xanh, chè đen bằng phƣơng pháp thử nếm
cảm quan theo TCVN 3218 – 1993.
- Tính năng suất:
Năng suất/ha = Hái thống kê năng suất chè qua các lứa hái, sau đó quy
ra năng suất búp tƣơi/ha.
- Tính hiệu quả kinh tế cả năm:
Lãi (đồng) = Tổng thu (đồng) - Tổng chi (đồng).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48
PHẦN 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1. Địa hình và đất đai
Thí nghiệm đƣợc bố trí tại gò Mới (giống chè Shan Chất tiền) và gò
Hội Đồng (giống chè LDP1), Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền
núi phía Bắc, xã Phú Hộ, thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ. Độ dốc đồi thí
nghiệm gần 60, đất có thành phần cơ giới nặng, tầng đất canh tác dày.
Qua phân tích mẫu đất ở hai tầng đất: 0-20cm và 21-40cm trƣớc khi
tiến hành thí nghiệm bón bổ sung MgSO4 tại gò Mới và gò Hội Đồng chúng
tôi thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 4.1:
Bảng 4.1: Một số chỉ tiêu hoá tính đất trƣớc thí nghiệm
Địa điểm
thí
nghiệm
Tầng
đất
(cm)
Mùn
(%)
pH
(Kcl)
N
(%)
P2O5
(%)
P2O5
(mg/100g)
K2O
(%)
K2O
(mg/100g)
Gò Mới
0-20 2,43 3,95 0,17 0,155 18,81 0,215 21,12
21-40 1,2 3,87 0,14 0,137 17,03 0,184 19,04
Gò Hội
Đồng
0-20 1,85 3,82 0,12 0,148 16,55 0,197 20,19
21-40 1,55 3,79 0,09 0,135 15,81 0,176 18,23
Nguồn: Viện KHKT Nông lâm nghiệp miền núi Phía Bắc
4.1.2. Khí hậu thủy văn
Cây chè chịu ảnh hƣởng rất lớn do tác động của các điều kiện sinh thái
trong quá trình sống của nó. Nguyên sản của cây chè ở vùng khí hậu rừng á
nhiệt đới. Tuy vậy cây chè cho đến nay đã đƣợc phân bố khá rộng rãi từ 330 vĩ
Bắc đến 490 vĩ Nam, là những nơi có điều kiện tự nhiên khác xa với nơi
nguyên sản. Trong những điều kiện nhƣ vậy, muốn cho cây chè sinh trƣởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49
bình thƣờng và có năng suất phẩm chất tốt phải có trình độ khoa học cao
trong canh tác.
Những công trình nghiên cứu nhiều năm của Liên Xô (cũ) cho thấy: sự
tạo thành và tích lũy các vật chất khác nhau trong cây, phần lớn phụ thuộc vào
điều kiện khí hậu và phân bố theo từng vùng. Tổng hợp các điều kiện ngoại
cảnh là yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến phẩm chất chè. Đối với những điều
kiện ngoại cảnh bất thuận nhƣ: nhiệt độ hạ thấp vào mùa đông, độ ẩm không
khí thấp vào mùa hè, trong trƣờng hợp này cây chè không cho sản lƣợng và
chất lƣợng cao. Nhiệt độ thích hợp cho cây chè sinh trƣởng phát triển tốt và
cho chất lƣợng khá ở khoảng 23-260C và lƣợng mƣa trung bình hàng tháng
đạt 120-150mm. Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố ngoại cảnh khác tác động đến
sinh trƣởng và chất lƣợng chè nhƣ: chế độ ánh sáng, số giờ nắng trong ngày,
chất lƣợng ánh sáng, thành phần ánh sáng… Ví dụ nghiên cứu của Lugengord
(1937), ở những vùng cao, tia cực tím có bƣớc sóng ngắn bị hấp thu bởi khí
quyển nhiều hơn, hơn nữa ở những vùng núi cao của vùng khí hậu nhiệt đới,
nhiệt độ không khí quanh năm bị hạ thấp vào ban đêm cho nên trong búp chè
thƣờng tích lũy hƣơng thơm mạnh [46].
Vì vậy, xét đến điều kiện sinh thái của cây chè là đề cập đến những
điều kiện sống thích hợp nhất về các mặt. Nắm vững những yêu cầu cụ thể về
sinh thái cũng nhƣ khả năng thích ứng của cây chè với điều kiện tự nhiên, là
một trong những cơ sở khoa học để xác định những biện pháp kỹ thuật trồng
trọt thích hợp.
Trong quá trình điều tra, đánh giá khả năng sinh trƣởng, phát triển của
hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 với thí nghiệm bón bổ sung MgSO4 ở
các mức bón khác nhau tại Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền
núi phía Bắc, qua thu thập số liệu khí tƣợng thủy văn tại thị xã Phú Thọ, tỉnh
Phú Thọ năm 2008 chúng tôi thu đƣợc kết quả thể hiện ở bảng 4.2:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50
Bảng 4.2: Diễn biến thời tiết khí hậu tại thị xã Phú Thọ năm 2008
Tháng
Nhiệt độ trung
bình (
0
C)
Độ ẩm trung
bình (%)
Tổng số gời
nắng (giờ)
Tổng lƣợng
mƣa (mm)
1 14,6 87 65,7 40,3
2 13,1 83 30,8 36,0
3 20,8 85 70,6 32,4
4 24,0 89 59,5 90,1
5 26,4 85 146,1 158,.7
6 27,8 87 115,6 107,2
7 28,2 88 149,5 149,3
8 28,0 91 135.3 348,8
9 27,3 89 157,1 222,0
10 25,5 90 108,7 234,4
11 20,2 87 149,5 211,0
12 16,9 86 112,6 12,7
TB 22,7 87,2 108,4 136,9
Nguồn: Trạm khí tượng thủy văn Thị xã Phú Thọ
Cây chè đòi hỏi nhiệt độ cao, tổng tích ôn hàng năm không thấp hơn
3200
0
C. Nếu tổng tích ôn càng cao, trong cây chè sẽ tổng hợp đƣợc nhiều chất
hữu cơ có giá trị. Những nƣơng chè trên núi cao, biên độ nhiệt độ dao động
ngày và đêm cao, nên cây chè tích lũy đƣợc nhiều hợp chất thơm. Qua bảng
số liệu ta thấy nhiệt độ trung bình của các tháng tại thị xã Phú thọ có sự chênh
lệch khá cao từ 13,10C đến 28,20C. Trong đó thấp nhất là tháng 2 (13,10C) và
cao nhất là tháng 7 (28,20C). Nhiệt độ trung bình các tháng là 22,70C thích
hợp cho cây chè sinh trƣởng, phát triển tốt.
Chè là loại cây ƣa ẩm, sản phẩm thu hoạch là búp và lá non, nên càng
cần nhiều nƣớc và vấn đề cung cấp nƣớc cho quá trình sinh trƣởng của cây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51
chè lại càng quan trọng hơn. Qua bảng số liệu ta thấy ẩm độ trung bình biến
động từ 83% (tháng 2) đến 91% (tháng 8), ẩm độ trung bình các tháng đạt
87,2% đạt độ cần thiết cho cây chè sinh trƣởng phát triển tốt.
Đối với cây chè, lƣợng mƣa và sự phân bố lƣợng mƣa theo tháng, theo
thời gian trong năm có một ý nghĩa rất lớn. Khi độ ẩm của đất và không khí
không đáp ứng đƣợc nhu cầu thì sự sinh trƣởng của búp chè bị đình trệ, lá
trở nên cằn cỗi, năng suất và chất lƣợng thấp. Khi lƣợng mƣa bình thƣờng
và sự phân bổ của chúng đều trong thời kỳ sinh trƣởng thì cây chè sinh
trƣởng, phát triển tốt và tích lũy đƣợc nhiều chất hữu cơ có lợi cho năng
suất và chất lƣợng.
Qua theo dõi diễn biến thời tiết tại thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ cho
thấy lƣợng mƣa là chỉ tiêu biến động nhiều nhất từ 36mm (tháng 2) đến
348,8mm (tháng 8). Tuy nhiên tổng lƣợng mƣa trung bình của các tháng đạt
136,9mm thuận lợi cho sinh trƣởng và phát triển của chè.
Cây chè ở vùng nguyên sản sinh sống dƣới tán rừng rậm, do vậy có tính
chịu bóng rất lớn, nó tiến hành quang hợp tốt nhất trong điều kiện ánh sáng
tán xạ. Ánh sáng trực xạ trong điều kiện độ nhiệt không khí cao, không có lợi
cho quang hợp và sinh trƣởng của chè. Trong thực tế sản xuất, ở một số nƣớc
nhƣ Ấn Độ, Srilanca thƣờng áp dụng biện pháp trồng cây bóng mát cho chè
để hạn chế độ nhiệt cao và ánh sáng quá mạnh.
Yêu cầu của cây chè đối với ánh sáng cũng thay đổi tùy theo tuổi cây
và giống. Chè ở thời kỳ cây con yêu cầu ánh sáng ít hơn, cho nên ở vƣờn
ƣơm, ngƣời ta thƣờng che râm để đạt tỷ lệ sống cao và cây sinh trƣởng nhanh.
Giống chè lá to yêu cầu ánh sáng ít hơn giống chè nhỏ. Qua theo dõi ta thấy
trung bình số giờ nắng của các tháng đạt 108,4 giờ thuận lợi cho sinh trƣởng
phát triển của chè. Trong đó cao nhất là tháng 9 (157,1 giờ) và thấp nhất là
tháng 2 (30,8 giờ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52
Qua bảng số liệu 4.3 ta có hình 4.1 về diễn biến thời tiết khí hậu tại khu
vực thí nghiệm nhƣ sau:
0
50
100
150
200
250
300
350
Trị số
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Tháng
Diễn biến thời tiết khí hậu tại TX Phú Thọ
T tb 0C
H tb %
S giờ
R mm
Hình 4.1: Đồ thị diễn biến thời tiết khí hậu tại thị xã Phú Thọ năm 2008
4.2. Sinh trƣởng của nƣơng chè trƣớc khi tiến hành thí nghiệm
Hai giống chè tham gia thí nghiệm là Shan Chất Tiền (trồng tháng 9
năm 2005) trên gò Mới và LDP1 (trồng tháng 9 năm 1999) trên gò Hội Đồng.
Trƣớc khi tiến hành thí nghiệm bón bổ sung MgSO4 bằng phƣơng
pháp theo dõi, điều tra thu thập số liệu chúng tôi thu đƣợc kết quả về sinh
trƣởng, phát triển, năng suất hai giống chè Shan Chất Tiền và LDP1 tại viện
Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc, kết quả đƣợc thể
hiện ở bảng 4.3:
Qua bảng số liệu ta thấy chiều cao cây, độ rộng tán, mật độ búp, tỷ lệ
búp có tôm và năng suất của nƣơng chè Shan Chất Tiền và LDP1, có mức
biến động ngẫu nhiên đảm bảo các yếu tố thí nghiệm, có thể bố trí thí nghiệm
đƣợc. Hai nƣơng chè tham gia thí nghiệm có độ đồng đều cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53
Bảng 4.3: Sinh trƣởng của nƣơng chè trƣớc khi tiến hành thí nghiệm
Giống Điểm
Chiều cao
cây (cm)
Độ rộng
tán (cm)
Mật độ
búp
(búp/m2)
Tỷ lệ búp
có tôm
(%)
Năng suất
(tạ/ha)
Shan Chất
Tiền
1 39,08 72,45 88,80 79,33 95,27
2 39,72 69,05 82,77 80,47 94,03
3 37,61 68,80 87,73 81,87 88,20
CV% 4,2 3,3 3,2 2,5 3,5
LSD05 3,67 5,29 6,16 4,61 7,25
LDP1
1 72,61 92,31 98.22 86.91 93.86
2 73,59 95,34 94.93 85.87 98.85
3 70,35 96,65 99.45 87.88 96.41
CV% 3,1 3,5 2,4 3,2 2,3
LSD05 5,04 7,47 5,31 6,21 5,08
4.3. Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón mgso4 đến sinh trƣởng, phát triển,
năng suất và chất lƣợng của các giống chè thí nghiệm
4.3.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến sinh trưởng, phát triển
Sinh trƣởng và phát triển là kết quả tổng hợp của nhiều chức năng sinh
lý trong cây. Sinh trƣởng là quá trình tạo mới các yếu tố cấu trúc làm tăng
kích thƣớc của cây. Còn phát triển là quá trình biến đổi về chất giúp cho cây
có thể trải qua chu trình sống của mình. Vì vậy sinh trƣởng, phát triển là hai
quá trình không thể tách rời, sinh trƣởng là cơ sở cho phát triển và phát triển
tạo điều kiện cho sinh trƣởng.
Hình thái cây là yếu tố quan trọng trong công tác chọn giống cũng nhƣ
lai tạo. Các đặc điểm này đƣợc biểu hiện qua bên ngoài, thể hiện qua mức độ
sinh trƣởng, mức độ thích nghi của giống trong từng điều kiện hoàn cảnh cụ
thể. Vì vậy, khi nghiên cứu đặc điểm hình thái bên ngoài ta có thể đánh giá
đƣợc khả năng sinh trƣởng và dự đoán đƣợc phần nào khả năng cho năng suất
của các giống.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54
Các giống khác nhau có đặc trƣng về hình thái khác nhau. Căn cứ vào
đặc điểm của từng bộ phận: thân, cành, lá, búp… ta có thể phân biệt đƣợc các
giống và qua đó đánh giá sơ bộ đƣợc khả năng sinh trƣởng, phát triển và tiềm
năng cho năng suất của giống.
4.3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón MgSO4 đến chiều cao cây
Chiều cao cây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lƣợng nƣơng
chè, nó phản ánh trung thực quá trình sinh trƣởng của cây.
Chiều cao cây thay đổi tùy từng giống, kỹ thuật canh tác, chế độ thâm
canh, điều kiện tự nhiên khí hậu, đất đai, địa hình…
Qua thu thập số liệu các giống chè tham gia thí nghiệm bón bổ sung
MgSO4 ở các mức 25, 50, 75kg/ha tại gò Mới và gò Hội Đồng tại Viện Khoa
học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc chúng tôi thu đƣợc kết quả
thể hiện qua bảng 4.4.
Qua bảng số liệu 4.4 ta thấy:
* Đối với giống chè Shan Chất Tiền:
- Chiều cao cây giữa các tháng của các công thức tham gia thí
nghiệm có sự biến động lớn, trong đó tăng trƣởng chiều cao mạnh nhất
vào tháng 4, 5, 6, 7.
- Các công thức thí nghiệm đều có chiều cao cây cao hơn công thức đối
chứng. Trong đó công thức 3 có sự tăng trƣởng chiều cao mạng nhất, từ
39,89cm (tháng 3) đến 81.64cm (tháng 12).
- Các công thức thí nghiệm không có sự sai khác so với công thức đối
chứng khi xử lý thống kê, với ngƣỡng LSD05 3,54.
* Đối với giống chè LDP1
- Chiều cao cây các công thức tham gia thí nghiệm có sự biến động lớn,
trong đó biến động mạnh nhất vào tháng 6,7,8.
- Công thức 3 bón bổ xung 50kg MgSO4 có sự tăng trƣởng chiều cao
mạnh nhất (25,57cm) từ tháng 3 đến tháng 12.
- Các công thức thí nghiệm đều có sự sai khác so với công thức đối
chứng, trong đó cao nhất là công thức 3 (cao hơn đối chứng 0,37cm) và thấp
nhất là công thức 4 (thấp hơn đối chứng 13,6cm), với mức ý nghĩa 0,05.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55
Bảng 4.4: Ảnh hƣởng của liều lƣợng bón MgSO4 đến chiều cao cây
(Đơn vị: cm)
Gièng CT
Tháng LÖch so víi §C
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cm
Shan
ChÊt
TiÒn
I (®/c) 38,70 46,64 53,16 62,52 67,99 71,82 73,92 76,13 78,13 79,46 -
II 39,37 45,44 53,34 61,39 67,14 71,86 74,82 77,72 79,25 80,61 1,15
III 39,89 47,88 56,14 64,36 70,36 74,75 77,51 79,21 80,57 81,64 2,18
IV 40,01 45,38 51,51 56,99 63,00 69,15 74,04 77,34 77,34 81,61 2,15
CV% 2,2
LSD05 3,54
Gièng CT
Tháng LÖch so víi §C
3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 cm
LDP1
I (®/c) 72,33 78,03 7
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 7LV09_NL_TTHaThiThanhDoan.pdf