Tài liệu Luận văn Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường Web: Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 1
Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Tp HCM đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài
tốt nghiệp này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Quang Vũ đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Qua sự hướng dẫn của
thầy, chúng em không chỉ học được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học ở thầy
phương pháp nghiên cứu khoa học, thái độ và tinh thần làm việc nghiêm túc.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa công nghệ
thông tin đã trang bị cho chúng em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình
học tập tại trường. Những kiến thức ấy đã giúp chúng em rất nhiều trong quá trình
làm đề tài và cũng là hành trang cho chúng em tự tin, vững bước vào đời.
Chúng con xin ghi nhớ công ơn của Ba, Mẹ. Ba mẹ luôn là niềm động viên
giúp chúng con v...
135 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1031 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường Web, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 1
Lời cảm ơn
Chúng em xin chân thành cảm ơn Khoa Công Nghệ Thông Tin, Trường Đại
học Khoa học Tự nhiên, Tp HCM đã tạo điều kiện cho chúng em thực hiện đề tài
tốt nghiệp này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy Lâm Quang Vũ đã tận tình hướng dẫn,
chỉ bảo chúng em trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Qua sự hướng dẫn của
thầy, chúng em không chỉ học được nhiều kiến thức bổ ích mà còn học ở thầy
phương pháp nghiên cứu khoa học, thái độ và tinh thần làm việc nghiêm túc.
Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa công nghệ
thông tin đã trang bị cho chúng em những kiến thức bổ ích trong suốt quá trình
học tập tại trường. Những kiến thức ấy đã giúp chúng em rất nhiều trong quá trình
làm đề tài và cũng là hành trang cho chúng em tự tin, vững bước vào đời.
Chúng con xin ghi nhớ công ơn của Ba, Mẹ. Ba mẹ luôn là niềm động viên
giúp chúng con vuợt qua khó khăn trong cuộc sống.
Chúng em xin cảm ơn các anh chị khóa trước đã truyền đạt các kinh nghiệm
cho chúng em trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Mặc dù đã cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả nỗ lực của bản thân, nhưng
luận văn chắc chắn không tránh khỏi những sai sót, chúng em rất mong quí thầy cô
tận tình chỉ bảo. Một lần nữa chúng em xin gửi đến tất cả mọi người lời cảm ơn
chân thành nhất.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 2
Giới thiệu tổng quan đề tài
Ngày nay, cùng với sự gia tăng quy mô tổ chức, công việc ngày càng phức tạp. Nhu
cầu sử dụng tin học trong tổ chức cũng gia tăng tương ứng. Tuy nhiên, hiện nay, tin học
chỉ được áp dụng để thực hiện các công việc thường ngày, việc quản lý quy trình thực
hiện các chuỗi công việc chưa được hỗ trợ. Từ đó xuất hiện nhu cầu sử dụng tin học để
quản lý có hiệu quả các quy trình nghiệp vụ.
Năm 1998, tổ chức WfMC được thành lập với mục đích nghiên cứu và ứng dụng tin
học vào việc quản lý các quy trình nghiệp vụ. WfMC mong muốn xây dựng được hệ
thống quản lý quy trình nghiệp vụ, gọi tắt là BPMS (Business Process Management
System), một BPMS gồm hai phần chính sau:
Ø Phần hỗ trợ mô hình hóa quy trình nghiệp cụ (để định nghĩa các quy trình
nghiệp vụ trong thực tế): thông thường gồm một ngôn ngữ dùng để đặc tả quy
trình nghiệp vụ và các công cụ trực quan hỗ trợ người dùng thiết kế các quy
trình này.
Ø Phần hỗ trợ vận hành quy trình nghiệp vụ: thường gồm một động cơ vận hành
quy trình giúp quản lý việc vận hành quy trình cùng với các công cụ giúp
người dùng tham gia vào quá trình thực hiện quy trình nghiệp vụ.
Tuy nhiên hướng phát triển BPMS chưa có độ trưởng thành cao, đa số các BPMS vẫn
còn dừng lại ở mức nghiên cứu. Về ngôn ngữ đặc tả đã có những bước phát triển, xuất
hiện một số ngôn ngữ đặc tả chuẩn như XPDL, BPML. Về công cụ thiết kế và hỗ trợ vận
hành vẫn còn nhiều hạn chế.
Trong luận văn cử nhân tin học về đề tài “Tìm hiểu XPDL và xây dựng ứng dụng
minh hoạ” của hai sinh viên Trần Đăng Khoa và Phạm Minh Tuấn (Sinh viên khoa công
nghệ thông tin, trường Đại học Khoa học Tự nhiên) đã xây dựng thành công công cụ mô
hình hóa eXPDL. Trong khuôn khổ luận văn này, chúng em dự định nghiên cứu và xây
dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành quy trình nghiệp vụ dựa trên đặc tả do công cụ mô hình
hóa eXPDL phát sinh.
Với đề tài “Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp
vụ (BPML) trên môi trường WEB ”, chúng em hy vọng góp một phần nhỏ vào việc ứng
dụng tin học quản lý các quy trình nghiệp vụ.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 3
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ........................................................................ 6
Danh mục các hình vẽ ..................................................................................................... 6
Danh mục các bảng ......................................................................................................... 7
Chương 1. Tổng quan .................................................................................................. 9
1.1. Tổng quan về quy trình nghiệp vụ: .................................................................... 9
1.1.1. Định nghĩa:...................................................................................................... 9
1.1.2. Các hướng nghiên cứu về tiến trình nghiệp vụ:............................................ 9
1.1.3. Cơ chế vận hành quy trình nghiệp vụ:......................................................... 13
1.1.4. Ưu và khuyết điểm của vận hành quy trình nghiệp vụ bằng WEB: .................. 14
1.2. Tổng quan về đề tài: ........................................................................................... 14
1.2.1. Các yêu cầu của đề tài: ................................................................................. 14
1.2.2. Kết quả đạt được:.......................................................................................... 14
1.2.3. Bố cục luận văn: ........................................................................................... 15
Chương 2. Giới thiệu một số ngôn ngữ mô hình hóa: .......................................... 16
2.1. Ngôn ngữ mô hình hóa XPDL: ......................................................................... 16
2.1.1. Lịch sử:.......................................................................................................... 17
2.1.2. Các đặc điểm chính của XPDL 2.0: ............................................................ 20
2.2. Ngôn ngữ mô hình hóa BPML:......................................................................... 22
2.2.1. Khái niệm:..................................................................................................... 22
2.2.2. Các thành phần chính:........................................................................................... 23
2.2.2.1. Công việc (Acitivity) :.................................................................................. 23
2.2.2.2. Các loại công việc (Activity types): ............................................................ 23
2.2.2.3. Ngữ cảnh công việc (The activity context):................................................ 23
2.2.2.4. Công việc đơn giản và công việc phức hợp (simple and complex activity):
........................................................................................................................ 24
2.2.2.5. Thể hiện công việc (Activity instance): ...................................................... 25
2.2.3. Quy trình (Process):...................................................................................... 26
2.2.4. Ngữ cảnh (Context): ..................................................................................... 31
2.2.5. Thuộc tính (Property): .................................................................................. 32
2.2.6. Tín hiệu (Signal):.......................................................................................... 34
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 4
2.2.7. Kế hoạch (Schedule): ................................................................................... 35
2.2.8. Ngoại lệ (Exception): ................................................................................... 35
2.2.9. Giao tác (Transaction):................................................................................. 38
2.2.10. Hàm (Function):............................................................................................ 40
2.3. Ngôn ngữ mô hình hóa eXPDL:........................................................................ 40
2.3.1. Giới thiệu: ..................................................................................................... 40
2.3.2. Những cải tiến của eXPDL so với XPDL và BPML:................................. 41
2.3.2.8. Hỗ trợ mô tả các quy trình có những hoạt động theo mẫu cột mốc: ......... 43
Chương 3. Giới thiệu tổng quan hệ thống .............................................................. 44
3.1. Ngữ cảnh phát triển hệ thống: .......................................................................... 45
3.2. Yêu cầu hệ thống cần xây dựng:....................................................................... 45
3.3. Ý nghĩa hệ thống: ................................................................................................ 45
3.4. Công cụ thiết kế: ................................................................................................. 46
3.4.1. Giới thiệu về công cụ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ :.......................... 46
3.4.2. Một số chỉnh sửa công cụ MyXPDL cho phù hợp với việc quản lý quy
trình nghiệp vụ............................................................................................................... 47
3.5. Nguyên lý tổ chức hệ thống: .............................................................................. 47
3.6. Nguyên lý vận hành hệ thống:........................................................................... 47
3.7. Quy trình tổng quan:.......................................................................................... 48
Chương 4. Phân tích yêu cầu hệ thống ................................................................... 49
4.1. Các thành phần hỗ trợ trong luận văn:........................................................... 49
4.2. Các chức năng chính: ......................................................................................... 50
4.2.1. Quản lý quy trình mẫu:................................................................................. 50
4.2.2. Khởi tạo dự án: ............................................................................................. 50
4.2.3. Quản lý dự án:............................................................................................... 51
4.2.4. Thực hiện dự án: ........................................................................................... 52
4.2.5. Các chức năng quản trị:................................................................................ 52
4.3. Mô hình Use Case: .............................................................................................. 52
4.4. Đặc tả Actor:........................................................................................................ 53
4.5. Đặc tả Use Case:.................................................................................................. 53
Chương 5. Phân tích và thiết kế hệ thống .............................................................. 72
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 5
5.1. Thiết kế dữ liệu: .................................................................................................. 72
5.2. Một số lược đồ cơ sở dữ liệu: ............................................................................ 73
5.3. Thiết kế xử lý: ...................................................................................................... 74
5.3.1. Sơ đồ lớp: ...................................................................................................... 75
5.3.2. Một số mô hình chính:.................................................................................. 76
5.3.3. Một số luồng tuần tự chính trong ứng dụng:............................................... 79
5.4. Thiết kế giao diện:............................................................................................... 91
Chương 6. Thử nghiệm và đánh giá ........................................................................ 93
6.1. Một số quy trình mẫu:........................................................................................ 93
6.1.1. Quy trình đăng ký học phần:................................................................................ 93
6.1.2. Quy trình chuẩn bị thi thực hành: ........................................................................ 94
6.1.3. Quy trình xét tốt nghiệp cuối khóa ...................................................................... 94
6.2. Cài đặt và triển khai hệ thống: ......................................................................... 95
6.3. Đánh giá: .............................................................................................................. 95
Chương 7. Tổng kết và hướng phát triển ............................................................... 96
7.1. Những kết quả đạt được: ................................................................................... 97
7.1.1. Về mặt lý thuyết:........................................................................................... 97
7.1.2. Về mặt ứng dụng: ......................................................................................... 97
7.2. Ưu và khuyết điểm của hệ thống:..................................................................... 97
7.3. Hướng phát triển: ............................................................................................... 98
7.4. Lời kết:.................................................................................................................. 99
Tài liệu tham khảo......................................................................................................... 99
Phụ lục ...........................................................................................................................100
Phụ lục 1: Mô tả các bảng cơ sở dữ liệu ..................................................................100
Phụ lục 2: Các màn hình giao diện chính ................................................................117
Phụ lục 3: Quy trình đăng ký học phần...................................................................128
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 6
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
WfMS Workflow Management System
WfMC Workflow Management Coalition
XPDL XML for Process Definition Language
BPML Business Process Modeling Language
BPEL Business Process Execution Language
BPMI Business Process Management Initiative
UML Unified Modelling Language
Danh mục các hình vẽ
Hình 1 Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ ............................................................................... 9
Hình 2 Mô hình vận hình quy trình nghiệp vụ..................................................................... 13
Hình 3Sơ đồ chuyển đổi trạng thái thể hiện công việc trong BPML ................................. 26
Hình 4 Nguyên lý tổ chức hệ thống...................................................................................... 47
Hình 5 Nguyên lý vận hành hệ thống................................................................................... 48
Hình 6 Quy trình tổng quan .................................................................................................. 49
Hình 7 Mô hình Use Case ..................................................................................................... 53
Hình 8 Mô hình cơ sở dữ liệu tổng quan.............................................................................. 73
Hình 9 Lược đồ cơ sở dữ liệu phân công thực hiện công việc ........................................... 73
Hình 10 Lược đồ cơ sở dữ liệu tạo mới công việc .............................................................. 73
Hình 11 Lược đồ cơ sở dữ liệu tạo mới sản phẩm............................................................... 74
Hình 12 Sơ đồ lớp các đối tượng trong dự án...................................................................... 75
Hình 13 Sơ đồ lớp các đối tượng liên quan đến công việc ................................................. 76
Hình 14 Sơ đồ trạng thái công việc ...................................................................................... 76
Hình 15 Quy trình hiển thị cây dự án ................................................................................... 78
Hình 16 Quy trình tìm kích hoạt công việc tiếp theo .......................................................... 79
Hình 17 Lược đồ tuần tự tạo mới dự án theo mẫu............................................................... 80
Hình 18 Lược đồ tuần tự kích hoạt dự án ............................................................................ 81
Hình 19 Lược đồ tuần tự tạo mới thể hiện công việc .......................................................... 82
Hình 20 Lược đồ tuần tự tìm công việc tiếp theo trong dự án............................................ 83
Hình 21 Lược đồ tuần tự xử lý endevent ............................................................................. 84
Hình 22 Lược đồ tuần tự xử lý Gateway.............................................................................. 85
Hình 23 Lược đồ tuần tự thay đổi thông tin công việc........................................................ 86
Hình 24 Lược đồ tuần tự hiển thị cây tiến trình................................................................... 87
Hình 25 Lược đồ tuần tự upload sản phẩm.......................................................................... 88
Hình 26 Lược đồ tuần tự doawnload sản phẩm................................................................... 88
Hình 27 Lược đồ tuần tự thêm mới đối tượng..................................................................... 89
Hình 28 Lược đồ tuần tự luân chuyển sản phẩm................................................................. 90
Hình 29 Lược đồ tuần tự truy xuất cơ sở dữ liệu................................................................. 90
Hình 30 Menu chức năng hệ thống....................................................................................... 91
Hình 31 Cây tiến trình dự án................................................................................................. 91
Hình 32 Màn hình vận hành dự án ....................................................................................... 92
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 7
Hình 33 Màn hình báo cáo .................................................................................................... 93
Hình 34 Quy trình thi thực hành........................................................................................... 94
Hình 35 Quy trình xét tốt nghiệp cuối khóa......................................................................... 95
Hình 36 Màn hình thực hiện công việc ..............................................................................117
Hình 37 Màn hình tạo mới dự án........................................................................................118
Hình 38 Màn hình quy định thời gian thực hiện công việc...............................................119
Hình 39 Màn hình phân công user thực hiện công việc....................................................120
Hình 40 Màn hình chính thêm công việc vào dự án..........................................................121
Hình 41 Màn hình thêm sản phẩm......................................................................................122
Hình 42 Màn hình thêm cổng điều khiển...........................................................................123
Hình 43 Màn hình thêm kiểu dữ liệu tự định nghĩa ..........................................................124
Hình 44 Màn hình thêm luồng điều khiển vào quy trình ..................................................125
Hình 45 Màn hình quản lý sản phẩm..................................................................................126
Hình 46 Màn hình xem thông tin công việc.......................................................................127
Hình 47 Màn hình báo cáo dự án........................................................................................128
Hình 48 Quy trình đăng ký học phần .................................................................................129
Hình 49 Quy trình chuẩn bị công tác giảng dạy ................................................................129
Hình 50 Quy trình chuẩn bị đăng ký học phần lý thuyết ..................................................130
Hình 51 Quy trình đăng ký học phần lý thuyết..................................................................131
Hình 52 Quy trình chuẩn bị đăng ký thực hành.................................................................132
Hình 53 Quy trình đăng ký thực hành................................................................................133
Hình 54 Quy trình hiệu chỉnh học phần .............................................................................133
Hình 55 Quy trình đăng ký trả nợ.......................................................................................134
Hình 56 Quy trình tính toán và đóng học phí ....................................................................134
Hình 57 Các vai trò trong quy trình đăng ký học phần .....................................................135
Hình 58 Các sản phẩm trong quy trình đăng ký học phần ................................................135
Danh mục các bảng
Bảng 1 Bản so sánh các loại khởi tạo quy trình................................................................... 28
Bảng 2 Bảng mô tả các trạng thái công việc........................................................................ 77
Bảng 3 CSDL mô tả người dùng ........................................................................................100
Bảng 4 CSDL mô tả quyền trong hệ thống........................................................................101
Bảng 5 CSDL mô tả sự phân quyền trong hệ thống..........................................................101
Bảng 6 CSDL lưu trữ các mẫu mô hình hóa......................................................................101
Bảng 7 CSDL lưu trữ các tập tin ........................................................................................102
Bảng 8 CSDL lưu trữ dự án ................................................................................................102
Bảng 9 CSDL lưu trữ mô hình............................................................................................103
Bảng 10 CSDL lưu trữ vai trò.............................................................................................103
Bảng 11 CSDL lưu trữ tiến trình ........................................................................................104
Bảng 12 CSDL lưu trữ công việc .......................................................................................104
Bảng 13 CSDL lưu trữ trạng thái mở rộng của công việc ................................................105
Bảng 14 CSDL lưu trữ sản phẩm........................................................................................105
Bảng 15 CSDL lưu trữ trạng thái mỡ rộng của sản phẩm.................................................106
Bảng 16 CSDL lưu trữ thuộc tính sản phẩm......................................................................106
Bảng 17 CSDL lưu trữ các sản phẩm vào/ra của công việc..............................................106
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 8
Bảng 18 CSDL lưu trữ phân vai trò thực hiện công việc..................................................107
Bảng 19 CSDL lưu trữ kiểu dữ liệu tự định nghĩa ............................................................107
Bảng 20 CSDL lưu trữ giá trị các kiểu dữ liệu tự định nghĩa...........................................107
Bảng 21 CSDL lưu trữ luồng tuần tự .................................................................................108
Bảng 22 CSDL lưu trữ điều kiện........................................................................................108
Bảng 23 CSDL lưu trữ biểu thức điều kiện nguyên tố ......................................................109
Bảng 24 CSDL lưu trữ cổng điều khiển.............................................................................109
Bảng 25 CSDL lưu trữ biến cố bắt đầu ..............................................................................110
Bảng 26 CSDL lưu trữ biến cố trung gian .........................................................................111
Bảng 27 CSDL lưu trữ biến cố kết thúc.............................................................................112
Bảng 28 CSDL lưu trữ bộ định giờ ....................................................................................112
Bảng 29 CSDL lưu trữ thể hiện công việc .........................................................................113
Bảng 30 CSDL lưu vết quá trình thực hiện công việc.......................................................113
Bảng 31 CSDL lưu trữ thể hiện sản phẩm .........................................................................114
Bảng 32 CSDL lưu trữ thể hiện sản phẩm đầu vào của công việc ...................................114
Bảng 33 CSDL lưu trữ thể hiện sản phẩm đầu ra của công việc......................................114
Bảng 34 CSDL lưu trữ thời gian thực hiện công việc.......................................................115
Bảng 35 CSDL lưu trữ phân công vai trò cho người dùng trong dự án...........................115
Bảng 36 CSDL lưu trữ câu hỏi ...........................................................................................116
Bảng 37 CSDL lưu trữ câu trả lời.......................................................................................116
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 9
Chương 1. Tổng quan
Trình bày tổng quan các vấn đề sẽ được nghiên cứu trong luận văn. Đồng thời
cung cấp một số định nghĩa, khái niệm ban đầu về các vấn đề liên quan đến luận
văn.
1.1. Tổng quan về quy trình nghiệp vụ:
1.1.1. Định nghĩa:
Là một tập hợp của một hoặc nhiều thủ tục hoặc công việc mà cùng chung mục
đích nghiệp vụ, thông thường trong ngữ cảnh của tổ chức định nghĩa các vai trò
chức năng và các mối quan hệ. 1
1.1.2. Các hướng nghiên cứu về tiến trình nghiệp vụ:
1.1.2.1. Về mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ:
1.1.2.1.1. Mô hình hóa nghiệp vụ là gì?
Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ là việc định nghĩa các tiến trình nghiệp vụ
bằng cách sử dụng ngôn ngữ mô hình hóa tiến trình thích hợp. Hiện tại có rất
nhiều ngôn ngữ mô hình hóa tiến trình đang được nghiên cứu và phát triển nhưng
trong đó phổ biến nhất là 2 ngôn ngữ BPML và XPDL.
Hình 1 Mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ2
Ngôn ngữ mô hình hóa tiến trình cần diễn đạt được các thành tố chính trong
tiến trình, thêm vào đó cũng cần diễn đạt được các thông tin phụ như tài nguyên,
việc phân tích, theo dõi, đo lường...Nhưng tại sao lại phải mô hình hóa tiến trình ?
1 Trang 3, Business Project Modeling Languages: Sorting through the alphabet soup, WfMC, 1999
2 Nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ vận hành một số tiến trình phần mềm hửu dụng, luận văn thạc
sĩ ngành tin học, TP HCM 2003
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 10
1.1.2.1.2. Mục đích của việc mô hình hóa:
Việc mô hình hóa quy trình nghiệp vụ nhằm các mục đích sau đây:
Ø Mô tả quy trình
Cung cấp một hệ thống đặc tả mang tính hình thức để thống nhất cơ chế giao
tiếp trao đổi tài liệu giữa các tổ chức.
Ø Phân tích quy trình
Dựa vào mô hình để xem xét cải tiến quy trình, phân tích nhằm tìm ra các thiếu
sót và hạn chế của quy trình.
Ø Thực thi quy trình
Mô phỏng hay cung cấp một mức độ hỗ trợ xử lý tự động nhất định cho các
quy trình nghiệp vụ.
Cung cấp hướng dẫn chi tiết cho các đối tượng tham gia vào tiến trình: nhờ đó
quá trình phối hợp thực hiện dễ dàng hơn.
1.1.2.1.3. Một số đặc điểm của các ngôn ngữ mô hình hóa:
XPDL,BPML, BPEL:
BPML, BPEL và XPDL là những ngôn ngữ định nghĩa tiến trình dựa trên
XML. Chúng cung cấp một mô hình hình thức để biểu thị những tiến trình có thể
thực hiện, những tiến trình này thể hiện tất cả diện mạo của tiến trình nghiệp vụ
của 1 công ty. Chúng dựa vào những mô hình đặc tả khác nhau.
Mỗi mô hình đều xem hoạt động (activities) như những phần tử cơ bản của sự
định nghĩa tiến trình. Mỗi hoạt động (activity) lại là 1 bộ phận của tiến trình đặc
biệt nào đó. Mỗi cái đều có thể hiện dữ liệu liên quan riêng có thể được đề cập đến
cổng lôgic và những biểu thức (expresstion).
Trong khi BPML và BPEL được xem như những ngôn ngữ lập trình có cấu
trúc khối, cho phép đệ quy các khối thì XPDL được xem như một ngôn ngữ có cấu
trúc đồ thị với những khái niệm bổ sung để điều khiển những khối.
BPML tập trung trong việc định nghĩa những dịch vụ mạng. BPEL cũng tập
trung trong vấn đề này và hướng giải quyết cũng tương tự với BPML. Trong khi
đó XPDL tập trung trên những vấn liên quan đến phân phối các công việc.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 11
1.1.2.1.4. Các hướng nghiên cứu hiện nay:
Lĩnh vực mô hình hóa nghiệp vụ đang trong bước xây dựng và phát triển nên
có khá nhiều hướng nghiên cứu. Một số hướng tập trung vào việc đặc tả các
nghiệp vụ theo tính hướng sự kiện, một số khác lại xem xét mô hình nghiệp vụ
theo một lĩnh vực công nghiệp hay thương mại chuẩn. Trong đề tài này chúng em
xin được tập trung chủ yếu vào phương pháp mô hình hóa nghiệp vụ theo mô hình
luồng công việc (Workflow). Đây là mô hình xem xét quy trình nghiệp vụ tổng
quát dưới dạng các luồng thực thi có thứ tự, tập trung vào cơ chế mô tả nghiệp vụ
sao cho có thể đễ dàng lưu trữ và vận hành được trên máy tính. Mô hình
Workflow ra đời cách đây hơn 15 năm và hiện đang được xây dựng dần dần để
hoàn chỉnh về cấu trúc và ngữ nghĩa.
Một số hướng nghiên cứu chính về mô hình Workflow
ü Xây dựng các giao diện của mô hình Workflow
Để mô hình Workflow có khả năng hiểu được trong các hệ thống quản trị
luồng công việc, thì nó phải được cung cấp các giao diện ra “thế giới lập trình”
bên ngoài. Các giao diện này có thể được xem như các API chuẩn cung cấp khả
năng cho những thành phần bên ngoài có thể quản lý thông tin, giao tiếp, gọi các
hành vi ứng xử tương ứng trong mô hình.
ü Xây dựng hệ thống quản lý nghiệp vụ từ các mô hình Workflow :
Các hệ thống quản lý luồng công việc cung cấp khả năng đọc dữ liệu từ mô
hình đã được mô hình hóa, và cho phép vận hành, kiểm soát các mô hình này để tự
động hóa các nghiệp vụ thực tế. Hiện nay hướng nghiên cứu này đạt khá nhiều
thành tựu như : việc cung cấp các cơ chế động để hỗ trợ việc thực thi mô hình
workflow, giám sát ghi nhận các thông tin quản lý từ mô hình, cho phép phân
quyền và xử lý trên các thành phần thuộc mô hình khi thực thi.
ü Xây dựng cấu trúc mô hình luồng công việc ở mức meta :
Mô hình luồng công việc ở mức meta được định nghĩa ở mức trừu tượng hóa
cao nhất, nhằm cung cấp khả năng mở rộng mô hình luồng công việc ở mức tối đa.
Nó có ứng dụng rất mạnh trong việc chuyển đổi giữa các ngôn ngữ mô hình hóa
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 12
luồng công việc. Đồng thời từ mô hình này các ngôn ngữ mô hình hóa luồng công
việc có thể cung cấp những khả năng mở rộng khi cần thiết.
Đây là một trong những hướng nghiên cứu chính của các tổ chức mô hình hóa
lớn hiện nay. Điển hình là UML, WfMC, và BPMI. Tổ chức đang có những
nghiên cứu khá sâu về vấn đề này là WfMC. WfMC xây dựng một mô hình Meta
tương đối tốt và có cấu trúc tương tự với khá nhiều ngôn ngữ mô hình hóa khác.
Thông qua mô hình meta này có thể dễ dàng chuyển đổi giữa khá nhiều ngôn ngữ
mô hình hóa khác nhau thông qua việc ánh xạ về mô hình meta.
ü Xây dựng các ngôn ngữ mô hình hóa cho mô hình Workflow
Những nghiên cứu về ngôn ngữ mô hình hóa đi sâu vào việc phân tích khả
năng diễn đạt, xây dựng cú pháp, đặc tả các cấu trúc hỗ trợ cho các hệ quản trị
Workflow có thể phân tích và dễ dàng triển khai những mô hình xây dựng theo
các ngôn ngữ này.
Hiện tại có khá nhiều ngôn ngữ được xây dựng cho mô hình Workflow như :
XPDL, BPML, UML,… Tuy nhiên các ngôn ngữ này vẫn còn khá nhiều hạn chế
về khả năng diễn đạt cho các nghiệp vụ thực tế.
Bên cạnh đó còn có một số hướng tiếp cận khác đi sâu về lý thuyết các cơ chế
nghiệp vụ của mô hình luồng công việc : xây dựng phương pháp luận, tính toán
độ phức tạp, tính hiệu quả của các mô hình,...
1.1.2.2. Về vận hành tiến trình nghiệp vụ
1.1.2.2.1. Vận hành tiến trình nghiệp vụ là gì?
Vận hành tiến trình nghiệp vụ chính là quá trình xây dựng và phát triển nghiệp
vụ thực sự. Nếu một tiến trình được mô hình hóa hoặc định nghĩa trước đó bằng
các ngôn ngữ mô hình hóa tiến trình, việc vận hành tiến trình chính là việc trình
diễn lại những mô hình đã được mô hình hóa. Việc vận hành tiến trình được
những nhân viên tham gia phát triển tiến trình thực hiện thông qua các thao tác,
hành động
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 13
Hình 2 Mô hình vận hình quy trình nghiệp vụ3
1.1.2.2.2. Mục đích của vận hành tiến trình nghiệp vụ:
Tiến trình có thể được vận hành dưới sự kiểm soát và quản lý, hướng dẫn của
các động cơ tiến trình, đảm bảo các bước thực hiện đúng theo những mô hình tiến
trình đã được thiết kế, một số công việc đơn giản cũng có thể được thực hiện tự
động.
1.1.2.2.3. Hiện trạng:
Hiện nay cũng có nhiều cơ chế hỗ trợ vận hành một tiến trình phần mềm như:
hỗ trợ vận hành và quản lý tiến trình nghiệp vụ trên môi trường WEB, hỗ trợ vận
hành tiến trình bằng các hệ thống Agent hoặc các bằng các CaseTool, hỗ trợ vận
hành tập trung hoặc phân tán về mặt không gian, thời gian...Trên cơ sở khảo sát
một số cơ chế vận hành trong các môi trường PSEE hiện có Adele,Arcadia, ALF,
AP5, EPOS, Marvel, OIKOS, ProcessWeaver, SPADE,… chúng tôi thử nghiệm
xây dựng một Tool hỗ trợ việc vận hành tiến trình phần mềm được đặc tả bằng
ngôn ngữ eXPDL, hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ trong một môi trường
WEB.
1.1.3. Cơ chế vận hành quy trình nghiệp vụ:
Quy trình nghiệp vụ được vận hành dựa vào một hệ thống quản lý luồng công
việc (Workflow Management System, gọi tắt là WfMS). WfMS xác định luồng
3 Nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật hỗ trợ vận hành một số tiến trình phần mềm hửu dụng, luận văn thạc
sĩ ngành tin học, TP HCM 2003
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 14
công việc đã được định nghĩa trước trong định nghĩa quy trình nghiệp vụ. WfMS
quản lý các tài nguyên (ứng dụng, dữ liệu, con người) cần thiết để đạt được mục
tiêu của công việc, cung cấp khả năng theo dõi và điều khiển quy trình 4
1.1.4. Ưu và khuyết điểm của vận hành quy trình nghiệp vụ bằng WEB:
Ø Ưu điểm:
- Hỗ trợ tính chất phân tán của tiến trình rất mạnh.
- Tính không đồng nhất của tiến trình: do việc giao tiếp đều thông qua Web
nên các thành viên chỉ cần có một Web Browser để giao tiếp với hệ thống,
hoàn toàn không lệ thuộc vào môi trường thực hiện.
- Hỗ trợ người dùng thực hiện công việc bất kỳ lúc nào
- Hỗ trợ làm việc nhóm thông qua mạng.
- Thực hiện liên kết với các quy trình nghiệp vụ khác trong nội bộ tổ chức.
Ø Khuyết điểm:
- Vấn đề bảo mật thông tin.
- Truyền thông chậm, đặc biệt việc kết nối cơ sở dữ liệu từ xa. Nếu dự án lớn
và đòi hỏi khối lượng thông tin trao đổi nhiều thì đây là khó khăn rất lớn.
1.2. Tổng quan về đề tài:
1.2.1. Các yêu cầu của đề tài:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn chúng em dự kiến thực hiện một số
yêu cầu chủ yếu sau:
Ø Tìm hiểu về các ngôn ngữ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ hiện nay.
Ø Tìm hiểu về vận hành quy trình nghiệp.
Ø Xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành quy trình nghiệp vụ theo đặc tả của
một ngôn ngữ mô hình hóa.
1.2.2. Kết quả đạt được:
Ø Về mặt lý thuyết:
4 Micheal zur Muehlen và Rob Allen, Workflow classification Embeded & Autonomous Workflow
Management System, Workflow Management Coalition, 10/3/2000.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 15
o Kiến thức về vấn đề mô hình hóa và vận hành quy trình nghiệp vụ hiện nay.
Thực hiện so sánh đặc điểm của các ngôn ngữ mô hình hóa (trình bày trong
chương 1).
o Nguyên lý vận hành quy trình nghiệp vụ (trình bày trong chương 1)
o Kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ mô hình hóa BPML (trình bày trong
chương 2).
o Kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ mô hình hóa XPDL (trình bày trong
chương 2)
o Kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ mô hình hóa eXPDL và công cụ mô hình
hóa MyXPDL (trình bày trong chương 2).
Ø Về mặt ứng dụng:
o Xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành quy trình nghiệp vụ được đặc tả theo
ngôn ngữ eXPDL trên môi trường WEB. (trình bày trong chương 4,5).
o Ứng dụng hỗ trợ thiết kế và vận hành trực tiếp các quy trình đơn giản.
1.2.3. Bố cục luận văn:
Ø Chương 1: Tổng quan: Giới thiệu tổng quan về tiến trình nghiệp vụ, các ngôn
ngữ mô hình hóa và công cụ vận hành tiến trình nghiệp vụ hiện tại: các kết quả
đạt được, các vấn đề còn tồn động. Giới thiệu tổng quan về các yêu cầu và kết
quả đạt được của đề tài.
Ø Chương 2: Giới thiệu các ngôn ngữ mô hình hóa BPML phiên bản 1.0, XPDL
2.0, eXPDL.
Ø Chương 3: Giới thiệu tổng quan hệ thống: Giới thiệu các công cụ, ngôn ngữ
chính sử dụng, nguyên lý tổ chức hệ thống, một số quy trình tổng quan trong
hệ thống.
Ø Chương 4: Phân tích yêu cầu hệ thống: Bối cảnh ra đời, giới thiệu các chức
năng chính mà hệ thống cần phải xây dựng.
Ø Chương 5: Phân tích và thiết kế hệ thống: Trình bày về kỹ thuật thiết kế và xây
dựng ứng dụng iPMS.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 16
Ø Chương 6: Thử nghiệm và đánh giá: Trình bày về thử nghiệm vận hành một số
quy trình nghiệp vụ, đánh giá kết quả đạt được và quá trình cài đặt và triển khai
hệ thống.
Ø Chương 7: Tổng kết và hướng phát triển: Tổng kết lại kết quả đạt được của
luận văn, ưu và khuyết điểm, cuối cùng đưa ra các hướng phát triển trong
tương lai.
Chương 2. Giới thiệu một số ngôn ngữ mô hình hóa:
Trình bày kiến thức tổng quát về các ngôn ngữ mô hình hóa: XPDL, BPML,
eXPDL. Đặc biệt là eXPDL, vì đặc tả quy trình nghiệp vụ theo eXPDL là đầu vào
cho việc xây dựng ứng dụng vận hành quy trình nghiệp vụ iPMS (Trình bày trong
chương 4,5).
XPDL, BPML, BPEL là những ngôn ngữ mô hình tiến trình được dùng cho
việc thực hiện tiến trình. Chúng không được sử dụng trực tiếp trong các pha phân
tích thiết kế. Được thể hiện trong bộ cú pháp của XML, chúng còn có một khuôn
dạng trao đổi riêng cho chính mình. Không có cái nào trong số chúng đưa ra được
bộ ký hiệu đồ họa chuẩn.Từ định nghĩa của chúng ta có thể thấy chúng thì chưa
được thiết kế để bao trùm các cấp độ của sự phân tích dây chuyền và có tổ chức.
WFMC là tổ chức đầu tiên phát triển một chuẩn thực hiện. Một phiên bản
XML mới của ngôn ngữ WFMC được phát hành vào năm 2002 dưới tên XPDL.
BPMI đã đưa ra 1 ngôn ngữ cạnh tranh vào năm 2001 được gọi là Ngôn ngữ
mô hình hóa tiến trình nghiệp vụ (BPML). Sáng kiến này khởi động lại những
công việc về những ngôn ngữ thực hiện tiến trình và làm ngày càng có nhiều đóng
góp tiếp sau đó như, BPEL. BPEL (Business Process Execution Language) được
bắt đầu bởi Microsoft và IBM để đáp lại sáng kiến của BPMI. Kể từ đó, ngôn ngữ
này đã nhận sự hỗ trợ của đa số người trên thị trường, bao gồm cả BPMI. BPEL đã
trở thành là chuẩn thực tế cho việc thực hiện qui trình nghiệp vụ. Nó có nhiệm vụ
chính là đặc tả các dịch vụ mạng. Từ năm 2003, một tổ chức có tính tiêu chuẩn là
OASIS đã mua và có trách nhiệm cho sự phát triển của ngôn ngữ BPEL..
2.1. Ngôn ngữ mô hình hóa XPDL:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 17
2.1.1. Lịch sử:
STT Tên phiên bản Tác giả Đặc điểm chính
1 Version 1.0 Roberta Norin
2 Version 1.01 Mike Marin và Robert
Shapiro
Bản thảo ban đầu, ánh xạ 2 chiều đến
BPMN 1.0
3 Version 1.02 Mike Marin và Robert
Shapiro
Tổ chức lại tài liệu và thêm những siêu
mô hình (meta model) mới
4 Version 1.03 Robert Shapiro - Thêm phần chú thích dưới dạng
Text trong phần siêu mô hình của
BPMN
- Cập nhật lại những bảng và mô
hình riêng, thêm những mục
(section) cho tất cả các thành phần.
5 Version 1.04 Robert Shapiro - Một số thay đổi nhỏ trong mô hình:
thứ tự các phần tử và một số phần
tử được tạo tùy chọn.
- Ví dụ về gateways và events.
6 Version 1.05 Robert Shapiro - Một phần nhỏ thay đổi trong mô
hình: ProcessType - thứ tự của các
thành phần được giữ lại để tương
thích với phiên bản XPDL 1.0
- Một số lỗi nhỏ về in ấn.
- Thuộc tính Instantiate được loại bỏ
khỏi TaskSend và TaskService. Tài
liệu TaskSend được chỉnh sửa
- Giải thích mệnh đề OTHERWISE
được chuyển thành SPLITS. Chỉnh
sửa tài liệu về Splits và Joins trong
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 18
phần mở rộng của BPMN. Thêm tài
liệu vào mục Route Activity
- Những gói liên quan được mở rộng
bao gồm cả phần khai báo kiểu
- Thêm thuộc tính External Package
Reference
- Thêm sự tham khảo vào gói ngoài
(external package) cho những người
tham gia nhận biết.
7 Version 1.06 Robert Shapiro - Bao gồm tất cả những soạn thảo
thay đổi từ Justin Brunt
(JBrunt@staffware.com)
8 Version 1.07 Robert Shapiro - Bao gồm những thay đổi dựa trên
những yêu cầu của phiên bản
XPDL 1.0
- Chỉ số tham số hình thức (Formal
parameter index) không còn dùng
nữa
- Thuộc tính AccessLevel của tiến
trình được tạo tùy chọn với mặc
định là PUBLIC
- Thuộc tính Additional của dòng
con (Subflow) cung cấp tên của
vùng dữ liệu (datafield) trong đó
chứa instantiation id
- Thuộc tính Execution cho các
luồng con được tùy chọn với mặc
định là SYNCHR
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 19
- Thuộc tính GraphConformance
trong lớp Conformance được tùy
chọn với mặc định là
NON_BLOCKED.
- Điều kiện chuyển tiếp có thể có ở
bất cứ 1 thành phần con nào của
biểu thức
- “Kiểu” thuộc tính Tool được loại
bỏ : nó không còn được cần nữa kể
từ khi không có sự khởi dựng trong
việc khai báo Thủ tục (Procedures)
hoặc bất kỳ những thông tin nào về
tham số hình thức hoặc chuyển
tham số. Vì vậy kể từ giờ tất cả các
Tools phải chuyển là Applications.
- DeadlineCondition được loại bỏ.
Phần tử DeadlineDuration được
giới thiệu
Ví dụ làm lại sử dụng ký hiệu của
BPMN
9 Version 1.08 Mike Marin - Tăng cường tài liệu và mô hình với
những mẫu thuộc tính mở rộng mới
- Tất cả các kiểu mô hình (schema
types) được thêm vào tiếp đầu ngữ
‘t’
- Thay đổi thuộc tính
ExternalPackage id thành Id để
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 20
thích hợp với tất cả những Ids khác
- Bình thường hóa thuộc Name và id
cho tất cả các thực thể
- Thay đổi Assignment để có được
thực thể Đích (Target) và Biểu thức
(Expression)
- Thay đổi TaskScript để được biểu
thức tùy ý
- Giới thiệu kiểu tExpressionType
và sử dụng cho tất cả các biểu thức
- Cập nhật thêm mô hình ở tất cả các
mục(section)
- Thêm 1 mục (section) vào phiên
bản 1.0 để tượng thích
10 Version 1.09 Robert Shapiro - Những lỗi in của phiên bản trước
đã được chỉnh sửa
- Thuộc tính toolId được thay thế
bằng ToolId
- Kiểu thuộc tính Target được thay
đổi thành NMTIKEN
- Tất cả giản đồ thêm vào được cập
nhật cho cách tiếp cận mới sử dụng
namespace.
11 Version 2.0 Robert Shapiro, Mike
Marin, Justin Brunt và
Sasa Bojanic
- Phiên bản mới nhất hiện nay.
2.1.2. Các đặc điểm chính của XPDL 2.0:
Chúng em xin giới thiệu sơ lược về phiên bản mới nhất của XPDL 2.0
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 21
Phiên bản XPDL 2.0 thì tương thích với phiên bản XPDL 1.0, và được dự
định sẽ sử dụng như một dạng tập tin (file) cho BPMN. Mục đích nguyên thủy của
XPDL là phải được duy trì và tăng cường bởi phiên bản thứ hai này của bảng đặc
tả.
XPDL và bảng đặc tả BPMN đều có chung 1 vấn đề về mô hình từ những viễn
cảnh khác nhau. XPDL cung cấp 1 định dạng file XML mà từ đó ta có thể sử dụng
để trao đổi giữa những mô hình tiến trình và những công cụ. BPMN cung cấp một
bộ ký hiệu đồ họa để làm dễ dàng cho việc truyền thông của con người như giữa
những người dùng nghiệp vụ và người dùng kỹ thuật hoặc của những quy trình
nghiệp vụ phức tạp.
Có một số thành phần trong BPMN phiên bản 1.0 nhưng không được thể hiện
trong XPDL phiên bản 1.0. Tất cả các thành phần này được hợp nhất lại trong
phiên bản XPDL 2.0.
Phiên bản XPDL 2.0 tương thích với phiên bản XPDL 1.0. Tuy nhiên có một
số ngoại lệ phụ. Phiên bản XPDL 2.0 có một tên miền (namespace) khác, và
những công cụ muốn tương thích với phiên bản XPDL 1.0 cần hiểu cả XPDL 1.0
và tên miền của XPDL 2.0
Những thành phần trong phiên bản XPDL 1.0 sau đây đã được loại bỏ trong
phiên bản 2.0
• Thành phần Automatic. Thay thế bởi thuộc tính Mode trong thành
phần StartMode và FinishMode
• Thuộc tính BlockId của thành phần BlockActivity. Thay thế bởi
ActivitySetId.
• Thành phần DeadlineCondition. Thay thế với DeadlineDuration.
• Thuộc tính Index trong thành phần FormalParameter. Vì
FormalParameters phải phù hợp với thứ tự trong khai báo, và như vậy
không cần thiết phải có thuộc tính Index
• Thành phần Manual. Thay thế bởi thuộc tính Mode trong thành
phần FinishMode và StartMode
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 22
• Thuộc tính Type của thành phần Tool. Vì những công cụ là những
ứng dụng và như vậy thuộc tính này không phải là cần thiết. ( những công
cụ không thể là những thủ tục – từ WPDL - vì XPDL không cung cấp bất
kỳ những cách định nghĩa tham số hình thức cho những thủ tục nào.)
• Thành phần Xpression bên trong thành phần Condition. Thay thế
bởi Expression
• Thứ tự trong một WorkflowProcess thay đổi từ DataFields,
Participants, và Applications thành Participants, Applications, và
DataFields.
2.2. Ngôn ngữ mô hình hóa BPML:
2.2.1. Khái niệm:
Ø Phiên bản mới nhất BPML 1.0.
Ø Đặc tả BPML cung cấp một mô hình trừu tượng và cấu trúc XML cho
việc diễn tả các quy trình nghiệp vụ có thể thực hiện và hỗ trợ các thực
thể.BPML định nghĩa một mô hình hình thức cho việc diễn tả các quy
trình nghiệp vụ một cách trừu tượng và có thể thực thi được mà nhắm
đến tất cả các khía cạnh của của quy trình nghiệp vụ phát triển, bao
gồm các công việc ở các mức độ phức tạp khác nhau, các giao tác và
cơ chế đền bù giao tác, sự quản lý dữ liệu, sự nhất quán, bắt lỗi và các
ngữ nghĩa toán học (operational semantics). BPML cũng cung cấp một
cấu trúc ngữ pháp dưới dạng lược đồ XML cho việc duy trì và trao đổi
định nghĩa giữa các hệ thống và công cụ mô hình hóa không thống
nhất nhau. BPML tự nó không định nghĩa bất kỳ một ngữ nghĩa ứng
dụng nào cụ thể ví dụ như các quy trình cụ thể hay các quy trình trong
một lĩnh vực cụ thể. Thay vào đó, nó định nghĩa một mô hình trừu
tượng và ngữ pháp cho việc diễn tả các quy trình chung. Điều này cho
phép BPML có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau bao
gồm, nhưng không hạn chế, định nghĩa các quy trình nghiệp vụ phát
triển (enterprise business processes), định nghĩa các dịch vụ WEB
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 23
phức tạp, và định nghĩa sự tương tác giữa nhiều đối tác cung cấp
(multi - party) với nhau. 5
Ø Là một ngôn ngữ hình thức, độc lập với nền tảng (flatform)/ phần
mềm, do đó các công ty có thể diễn tả rõ ràng quy trình nghiệp vụ của
họ dưới dạng biểu mẫu có thể chỉnh sủa và thực hiện được. 6
Ø Có thể cho phép tất cả các đối tượng tham gia trong việc thiết kế, triển
khai, thực hiện, bảo trì và tối ưu hóa quy trình quản lý các công việc
nghiệp vụ trong mô hình hướng quy trình (process – oriented fashion)
trong khi vẫn giữ nguyên tính toàn vẹn trong liên kết quy trình nghiệp
vụ.
2.2.2. Các thành phần chính:
Trong khuôn khổ luận văn chúng em xin giới thiệu tổng quan một số thành
phần chính và quan trong trong BPML.
2.2.2.1. Công việc (Acitivity) :
Là thành phần thực hiện một chức năng cụ thể. Các công việc phức tạp là sự
kết hợp của các công việc khác và hướng trực tiếp đến sự thực hiện của chúng.
Một quy trình là một sự kết hợp của các công việc và có thể nó là một công việc
trong một quy trình khác lớn hơn. Ngữ nghĩa của một công việc được áp dụng cho
định nghĩa quy trình với một số ngoại lệ.
2.2.2.2. Các loại công việc (Activity types):
BPML định nghĩa tất cả 17 loại Activity và 3 loại Process. Tất cả các loại
Activity đều được xuất phát từ một loại cơ bản thông dụng (common base type)
sau. Các thuộc tính của loại cơ bản:
- name: Tên công việc
- documentation: Tài liệu mô tả công việc.
- other: Các thuộc tính khác định nghĩa cho 1 loại Activity cụ thể.
2.2.2.3. Ngữ cảnh công việc (The activity context):
5 Business Process Modeling Language, 13/11/2002, Assaf Arkin, Intalio
6 IEEE Workshop on advanced issues of e-commerce and web-based information system, 26-28/6/2002,
Newport Beach, California.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 24
Các công việc mà thực hiện trong cùng ngữ cảnh sử dụng ngữ cảnh để trao đổi
thông tin thông qua thuộc tính được định nghĩa trong ngữ cảnh. Ví dụ, một công
việc nhận vào một thông điệp thiết lập các giá trị cho một thuộc tính từ nội dung
của thông điệp. Một chuỗi tuần tự con các công việc sử dụng giá trị của thuộc tính
vừa được tạo để tạo và gửi một thông điệp ra.
Ngữ cảnh định nghĩa tính chất thông dụng cho tất cả các công việc trong ngữ
cảnh đó, ví dụ bắt các điều kiện và lỗi ngoại lệ, cung cấp các ngữ nghĩa nguyên tố,
định nghĩa rang buộc thời gian…
Các công việc và ngữ cảnh được xây dựng theo kiểu phân cấp. Ngữ cảnh hiện
tại của công việc này có thể là ngữ cảnh con của một vài ngữ cảnh khác, và cũng
có thể là “cha” của nhiều ngữ cảnh con khác.
2.2.2.4. Công việc đơn giản và công việc phức hợp (simple and
complex activity):
Ø Công việc đơn giản (Simple activity): là một con việc mà không thể phân
rã nhỏ hơn. Các loại công việc đơn giản được định nghĩa trong BPML:
o Action: Thực hiện hoặc gọi một hành động liên quan đến trao đổi các
thông điệp vào và ra.
o Assign: Gán một giá trị mới cho thuộc tính.
o Call: Tạo mới một quy trình và chờ cho quy trình hoàn tất.
o Compensate: Gọi thực hiện đền bù (compensation) cho các quy trình
đã được đặt tên.
o Delay: Diễn tả sự trôi đi của thời gian.
o Emty: Không làm gì hết.
o Fault: Phát ra lỗi trong ngữ cảnh hiện tại.
o Raise: Phát sinh một tín hiệu.
o Spawn: Khởi tạo một quy trình nhưng không chờ cho quy trình hoàn
tất.
o Synch: Đồng bộ hóa trên một tín hiệu
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 25
Ø Công việc phức hợp (Complex activity): Là sự kết hợp của một hoặc
nhiều công việc. Các công việc có thể là đơn giản hoặc phức hợp. Một công
việc phức hợp chức một tập một hoặc nhiều công việc và hướng trực tiếp
đến sự thực hiện của các công việc từ một trong các tập công việc này.
Các loại công việc phức hợp được định nghĩa trong BPML:
o All: Thực hiện các công việc song song.
o Choice: Thực hiện các công việc từ một trong tập các công việc, được
chọn thực hiện để đáp ứng cho một sự kiện.
o Foreach: Thực hiện các công việc một lần cho mỗi công việc trong
danh sách các công việc.
o Sequence: Thực hiện các công việc theo thứ tự tuần tự.
o Switch: Thực hiện các công việc từ một trong tập các công việc, được
chọn dựa vào giá trị đúng của điều kiện.
o Until: Thực hiện các công việc một hoặc nhiều lần dựa vào giá trị đúng
của điều kiện.
o While: Thực hiện các công việc không hoặc nhiều lần dựa vào giá trị
đúng của điều kiện.
2.2.2.5. Thể hiện công việc (Activity instance):
Sự định nghĩa công việc chỉ rõ một thể hiện công việc sẽ được thực hiện như
thế nào. Nhiều thể hiện của công việc đó có thể được thực hiện song song. Mặc dù
các thể hiện này được khởi tạo từ cùng một định nghĩa công việc, chúng là khác
nhau và không có liên quan trực tiếp với nhau.
Các trạng thái của một thể hiện công việc:
o Ready: Thể hiện công việc chưa thực hiện bất kỳ công việc nào. Ở trạng
thái này chúng ta có thể thực hiện bỏ qua công việc, khi đó nó chuyển qua
“Cancelled” (tức là công việc bị hủy bỏ).
o Active: Thể hiện công việc đang thực hiện công việc cụ thể theo định nghĩa
của nó.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 26
o Completing: Thể hiện công việc đã thực hiện tất cả các công việc mà nó
được định nghĩa, và bây giờ đang thực hiện tất cả các công việc được yêu
cầu để hoàn tất.
o Completed: Thể hiện công việc đã thực hiện tất cả các công việc được yêu
cầu để hoàn tất.
o Aborting: Thể hiện công việc không thể hoàn tất công việc được định
nghĩa và đang thực hiện tất cả các công việc được yêu cầu để bỏ qua (kết
thúc thất bại). Một số công việc mà thể hiện công việc phải thực hiện khi ở
trạng thái này: kiểm soát lỗi, kết thúc giao tác, thực hiện đền bù…
o Aborted: Thể hiện công việc đã thực hiện tất cả các công việc được yêu
cầu để bỏ qua.
Sơ đồ chuyển đổi trạng thái:
Hình 3Sơ đồ chuyển đổi trạng thái thể hiện công việc trong BPML
2.2.3. Quy trình (Process):
Quy trình là một loại công việc phức hợp mà định nghĩa trong nó ngữ cảnh cho
sự thực thi. Quy trình bao gồm nhiều công việc và hướng trực tiếp đến sự thực thi
của các công việc này. Quy trình có thể xem như là một công việc của một quy
trình lớn hơn. Quy trình thường được định nghĩa như một đơn vị có tính tái sử
dụng của công việc.
2.2.3.1. Sự khởi tạo quy trình:
Tuỳ theo định nghĩa quy trình mà chúng ta có ba cách khởi tạo sau:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 27
Ø Activity: Các công việc loại call, compensate, và spawn được dùng để khởi
tạo định nghĩa quy trình mà có sự thể hiện loại activity. Các quy trình đang
khởi tạo và đã khởi tạo phải ở cùng ngữ cảnh hoặc các ngữ cảnh liên quan.
Định nghĩa quy trình đang khởi tạo phụ thuộc vào quy trình đã khởi tạo.
Hai quy trình này gắn kết chặt chẽ với nhau.
Ø Message: Một quy trình được khởi tạo để trả lời cho một thông điệp đầu
vào có thể được triển khai như một dịch vụ độc lập và có thể được khởi tạo
từ các tiến trình được triển khai trong các hệ thống khác hoặc trong các hệ
thống mạng. Các quy trình như vậy không gắn kết chặt chẽ với nhau và có
thể được triển khai và thực hiện trong môi trường không thống nhất suy ra
độc lập từ những quy trình khác. Tất cả các công việc phát sinh sự kiện
phải là “action activities”.
Ø Signal: Một quy trình được khởi tạo để đáp ứng cho việc phát sinh một tín
hiệu chỉ có thể được khởi tạo trong ngữ cảnh của đối tượng. Một quy trình
lưới (nested process) có thể đáp ứng một tín hiệu được phát sinh bởi các
công việc khác đang mà thực thi trong cùng ngữ cảnh. Hình thức khởi tạo
này chỉ được thực hiện đối với các quy trình được định nghĩa như một phần
của quy trình khác lớn hơn, ví dụ như nested processes và exception
processes. Tất cả các công việc phát sinh sự kiện phải là “synch activities”.
Bảng so sánh ba cách khởi tạo tiến trình: để tiện cho việc tham khảo chúng em
xin giữ nguyên bảng so sánh gốc bằng tiếng anh.
Instantation Definition Inputs Instantiating
activity
Activity No event Parameter Call, compensate,
spawn, schedule
Message Event activity=a
Action name=a
Receive
messageA Send messageA
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 28
messageA
Message Event activity=a b
Exclusive=true
Action name=a
Receive messgeA
Action name=b
Receive messageB
messageA or
messageB
Send messageA or
messageB
Event activity=a b
Exclusive=false
Action name=a
Receive messgeA
Action name=b
Receive messageB
messageA and
messageB
Send messageA
and messageB
Signal Event activity=a
Synch name=a
signalA condA
signalA Raise signalA
Signal Event activity=a b
Exclusive= true
Synch name=a
signalA condA
synch name=b
signalB condB
signalA or signalB Raise signalA or
signalB
Signal Event activity=a b
Exclusive= false
Synch name=a
signalA condA
synch name=b
signalB condB
signalA and
signalB
Raise signalA and
signalB
Bảng 1 Bản so sánh các loại khởi tạo quy trình
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 29
Nếu quy trình không được định nghĩa để tương tác với các công việc khác
đang thực hiện trong cùng ngữ cảnh, hoặc không được khởi tạo bởi quy trình khác
được định nghĩa trong cùng ngữ cảnh thì định nghĩa nên được khởi tạo theo loại
“message”.
2.2.3.2. Nested process:
Là sự định nghĩa quy trình được áp dụng cho một ngữ cảnh cho trước. Nested
process được dùng như một công việc trong một quy trình lớn hơn, để cục bộ hóa
sự định nghĩa quy trình trong ngữ cảnh mà nó được sử dụng, và để ràng buộc sự
khởi tạo và có giá trị của quy trình đối với ngữ cảnh cụ thể.
Nested process được khởi tạo trong ngữ cảnh mà nó được định nghĩa, có thể
truy cập các thuộc tính được định nghĩa trong ngữ cảnh đó, khởi tạo các quy trình
khác mà được định nghĩa trong ngữ cảnh đó, sử dụng tín hiệu để tương tác với các
công việc khác được định nghĩa trong cùng ngữ cảnh, và sử dụng các quy trình
ngoại lệ (exception processes) và bắt lỗi (fault handler) được định nghĩa bởi ngữ
cảnh.
Một “top – level process” là một định nghĩa quy trình mà không áp dụng cục
bộ cho bất kỳ ngữ cảnh cụ thể nào, nó được định nghĩa tại cấp độ gói (package
level) và không chia ngữ cảnh của nó với các “top – level process” khác. “Top –
level process” có thể được khởi tạo bất kỳ lúc nào. “Top – level process” không sử
dụng loại khởi tạo “signal activity”.
“Exception process” là một loại nested process đặc biệt. Khi “exception
process” được khởi tạo thì nó buộc công việc cha phải huỷ bỏ. Trong khi đó
“nested process” có thể được khởi tạo nhiều lần trong một ngữ cảnh đối tượng, chỉ
duy nhất một “exception process” được khởi tạo trong một ngữ cảnh đối tượng
cho trước.
“Compensation process” là một dạng “nested process” đặc biệt khác. Một
“compensation process” được khởi tạo sau khi thể hiện quy trình cha hoàn tất để
đền bù cho bất kỳ công việc nào mà nó đã thực hiện. “Compensation process” chỉ
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 30
được khởi tạo nếu thể hiện quy trình cha đã hoàn tất và có thể được khởi tạo duy
nhất một lần.
2.2.3.3. Định nghĩa quy trình (process definition):
Bao gồm các thuộc tính sau:
Name :tên quy trình.
Documentation: tài liệu mô tả quy trình.
Identity: Một hoặc nhiều tên định danh.
Persistent: thuộc tính sự liên tục.
Event: sự kiện khởi tạo.
Paranmeters: không có hoặc có nhiều tham số đầu vào.
Activity set: một tập các công việc.
Compensation: compensation process.
2.2.3.4. Tham số (parameter):
Bao gồm các thuộc tính sau:
Name: tên tham số.
Direction: input, output.
Requyre: true nế được yêu cầu, mặc định là false.
Code: mã số lỗi (chỉ dành cho output).
Thuộc tính direction xác định tham số là tham số vào hay tham số ra.
· Input: Khi một quy trình được khởi tạo, một giá trị đầu vào của tham số
được gắn cho một thuộc tính đã được đặt tên trong quy trình.
· Output: Khi một tiến trình hoàn thành hay bỏ dở (abort), giá trị của thuộc
tính thể hiện quy trình được sử dụng như một giá trị ra cho tham số.
2.2.3.5. Định danh quy trình (process indentity):
Định danh quy trình phục vụ như một phương tiện để xác định một thể hiện
quy trình cụ thể từ một tập hợp các thể hiện quy trình được khởi tạo từ cùng một
định nghĩa. Nó cũng xác định các thể hiện quy trình liên quan trong một tập hợp
các thể hiện được khởi tạo từ các định nghĩa khác nhau.
Cấu trúc định danh
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 31
Name: tên định danh
Properties: một hoặc nhiều thuộc tính.
Documentation: tài liệu mô tả.
2.2.4. Ngữ cảnh (Context):
Ngữ cảnh định nghĩa một môi trường cho việc thực thi các công việc liên quan.
Các công việc thực thi trong cùng ngữ cảnh sử dụng ngữ cảnh cho việc trao đổi
thông tin và phối hợp hoạt động. Một công việc có thể truy cập và sửa đổi giá trị
của thuộc tính được định nghĩa trong ngữ cảnh, khởi tạo một “nested process”,
phát và đồng bộ hóa tín hiệu…
Ngữ cảnh định nghĩa các thuộc tính thông dụng cho tất cả các công việc đang
thực hiện trong nó.Nó định nghĩa các điều kiện ngoại lệ và lỗi được quản lý như
thế nào, cung cấp các ngữ nghĩa nguyên tố cho việc truy xuất thuộc tính và trao
đổi thông điệp…
Một định nghĩa ngữ cảnh chứa các định nghĩa cục bộ (local definitions) cho
các thực thể mà chỉ có thể truy cập trong ngữ cảng đó. Định nghĩa ngữ cảnh có thể
được kế thừa.
Có hai loại ngữ cảnh: Current context và Process context.
· Current context: Là ngữ cảnh mà trong đó một công việc được định nghĩa,
bao gồm ngữ cảnh chứa định nghĩa công việc và tất cả các ngữ cảnh cha.
· Process context: Là ngữ cảnh được dùng chung cho tất cả các công việc
thực hiện như một phần của định nghĩa quy trình. Ngữ cảnh này phục vụ
như là ngữ cảnh cha cho ngữ cảnh của nested và exception process.
Ngữ cảnh tiến trình của “top – level process” được gọi là root context, vì nó
không là ngữ cảnh con của bất kỳ ngữ cảnh cha nào.
Các thể hiện ngữ cảnh được khởi tạo từ cùng định nghĩa ngữ cảnh là khác nhau
và không dùng chung bất kỳ thể hiện nào của định nghĩa cục bộ. Đặc biệt, hai thể
hiện “top – level process” không dùng chung bất kỳ thể hiện thuộc tính , thể hiện
công việc và thể hiện của “nested process”.
2.2.4.1. Định nghĩa cục bộ (Local definition): bao gồm 6 loại sau:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 32
· Exception: Định nghĩa một “exception process” cục bộ đối với ngữ cảnh
để đảm bảo các quy trình chỉ đáp ứng các sự kiện từ thể hiện của ngữ cảnh
đó, và tất cả các sự kiện dừng tất cả các công việc đang thực hiện trong thể
hiện ngữ cảnh đó.
· Process: Định nghĩa một quy trình cục bộ đối với ngữ cảnh để đảm bảo các
quy trình chỉ có thể được khởi tạo trong thể hiện của ngữ cảnh đó.
· Property: Định nghĩa một thuộc tính cục bộ trong ngữ cảnh để đảm bảo
giá trị của thể hiện thuộc tính chỉ có thể được truy cập và sửa đổi từ các
công việc đang thực hiện trong thể hiện của ngữ cảnh đó. Nó được dùng để
giới hạn quyền truy cập đối với thuộc tính.
· Schedule: Định nghĩa một kế hoạch cục bộ trong ngữ cảnh để đảm bảo kế
hoạch sẽ phát sinh các sự kiện thời gian trong khi các công việc đang thực
hiện trong thể hiện của ngữ cảnh.
· Signal: Định nghĩa một tín hiệu cục bộ trong ngữ cảnh để đảm bảo tín hiệu
chỉ có thể được phát sinh và được đồng bộ hóa bởi các công việc đang thực
hiện trong thể hiện của ngữ cảnh.
2.2.4.2. Định nghĩa ngữ cảnh (Context definition): bao gồm các thuộc
tính sau:
Atomic: True nếu là ngữ cảnh nguyên tố.
Exception: Không hoặc nhiều “exception process”.
Processes: Không hoặc nhiều định nghĩa quy trình.
Properties: Không hoặc nhiều định nghĩa thuộc tính.
Schedule: Không hoặc nhiều định nghĩa kế hoạch.
Signals: Không hoặc nhiều định nghĩa tín hiệu.
Faults: Không hoặc nhiều bộ quản lý lỗi.
2.2.5. Thuộc tính (Property):
Một định nghĩa thuộc tính khai báo tên, kiểu và cung cấp một giá trị khởi tạo
ban đầu (có thể không có). Một thể hiện thuộc tính giữ giá trị của thuộc tính.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 33
Một thể hiện ngữ cảnh không thể có hai thể hiện thuộc tính cùng tên. Hai thể
hiện thuộc tính cùng tên là khác nhau nếu chúng thuộc hai thể hiện ngữ cảnh khác
nhau.
Thể hiện thuộc tính được khởi tạo khi một trong các điều sau xẩy ra:
· Định nghĩa thuộc tính khởi gán giá trị ban đầu khi thể hiện ngữ cảnh được
tạo.
· Định nghĩa thuộc tính được xác định bởi một thuộc tính tham chiếu
(reference attribute) và một thể hiện thuộc tính với cùng định nghĩa tồn tại
trong thể hiện ngữ cảnh cha khi một thể hiện ngữ cảnh được tạo. Thể hiện
thuộc tính sẽ có cùng giá trị với thể hiện thuộc tính mà nó được tham chiếu.
· Một giá trị được gán đầu tiên từ bất kỳ công việc nào thực hiện trong thể
hiện của ngữ cảnh đó hoặc trong một ngữ cảnh con.
Một công việc chỉ có thể truy cập giá trị của thuộc tính khi đã có thể hiện thuộc
tính.
2.2.5.1. Các loại thuộc tính:
· Đơn giản: Loại thuộc tính chỉ có thể là một trong các loại đơn giản được
định nghĩa bởi lược đồ XML hoặc một loại được xuất phát từ nó. Giá trị
thuộc tính là 1 giá trị nguyên tố của loại đó hoặc xuất phát từ loại đó và
cũng có thể là rỗng.
· Phức hợp: Loại thuộc tính là kiểu phức hợp được định nghĩa bởi lược đồ
XML. Giá trị thuộc tính cũng là giá trị phức hợp. Giá trị thuộc tính chỉ có
thể là rỗng nếu định nghĩa kiểu phức hợp cho phép một trình tự rỗng.
· Thành phần (element): Thuộc tính là một thành phần được định nghĩa bởi
sự khai báo lược đồ XML . Giá trị không được phép rỗng.
2.2.5.2. Thuộc tính cố định và thuộc tính ẩn:
Giá trị của thể hiện thuộc tính cố định không thể bị sửa đổi. Khi nó được khởi
tạo, giá trị của nó trở thành hằng. Nếu định nghĩa thuộc tính cố định không gán giá
trị ban đầu, một giá trị được gán cho thuộc tính khi nó khởi tạo thể hiện.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 34
2.2.5.3. Biểu thức điều kiện (Expression):
Biểu thức điều kiện dùng để thiết lập giá trị động cho thuộc tính và có thể được
dẫn xuất từ giá trị của một hoặc nhiều thuộc tính.
2.2.5.4. Định nghĩa thuộc tính (Property definition):
Bao gồm các thuộc tính sau:
Name
Type
Value
Fixed
Documentation
Định nghĩa thuộc tính được tham chiếu:
Reference: tên định nghĩa được tham chiếu.
Value
Fixed
Documentation
2.2.6. Tín hiệu (Signal):
Tín hiệu được dùng để phối hợp sự thực hiện của các công việc trong cùng ngữ
cảnh
“Raise activity” phát tín hiệu bằng cách khởi tạo một thể hiện tín hiệu. “Synch
activity” đồng bộ hóa trên tin hiệu bằng cách chờ cho tín hiệu được phát sinh, và
sau đó giảm tín hiệu bằng cách loại bỏ một thể hiện tín hiệu. “Raise activity” và
“Synch activity” có thể trao đổi thông tin bằng các truyền giá trị thông qua thể hiện
tín hiệu.
Thể hiện tín hiệu được tạo trong thể hiện của ngữ cảnh chứa định nghĩa của nó.
Định nghĩa tín hiệu:
Name: Tên tín hiệu.
Documentation: Tài liệu mô tả.
Type: loại giá trị.
Multi: đa tín hiệu hay đơn tín hiệu.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 35
Source: nguồn của tín hiệu như một thuộc tính.
Value: Giá trị ban đầu.
2.2.7. Kế hoạch (Schedule):
Đại diện cho một chuỗi các sự kiện thời gian. Nếu sự kiện thời gian được tính
toán từ các thể hiện thuộc tính thì sự kiện thời gian có thể đươc thay đổi bằng cách
gán giá trị mới cho các thuộc tính này. Kế hoạch có thể được sửa đổi, hủy bỏ hoặc
làm phát sinh một sự kiện thời gian khác. Kế hoạch cũng có thể đại diện cho một
rang buộc về thời gian bằng cách phát sinh một lỗi buộc các công việc hoặc quy
trình liên quan phải bỏ dở.
Thể hiện kế hoạch được tạo từ sự định nghĩa kế hoạch. Thể hiện kế hoạch theo
dấu sự kiện thời gian tiếp theo và kích hoạt tại một thời gian xác định.
Thể hiện kế hoạch tính toán sự kiện thời gian tiếp theo dựa vào các đặc điểm
sau:
· Giá trị của thể hiện thuộc tính cung cấp sự kiện thời gian tiếp theo.
· Giá trị của thuộc tính duration đựơc thêm vào thể hiện thời gian tại thời
điểm kế hoạch được tạo.
· Giá trị của thuộc tính repeat được thêm vào thể hiện thời gian hiện hành
Định nghĩa kế hoạch:
Name
Documentation
Process: Tên quy trình.
Code: Mã số lỗi.
Duration
Instant
Reapeat
Other: Các cơ chế khác.
2.2.8. Ngoại lệ (Exception):
Một quy trình phải có khả năng phát hiện các điều kiện ngoại lệ nếu chúng
được giao tiếp bởi các quy trình khác sử dụng các thông điệp, báo hiệu bằng tín
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 36
hiệu, hoặc là kết quả của các công việc mà thất bại để hoàn tất. Quy trình tác động
trở lại các điều kiện ngoại lệ này sử dụng “exception process” và bộ kiểm soát lỗi.
2.2.8.1. Quy trình ngoại lệ (Exception process):
Các biến cố ngoại lệ có thể xẩy ra làm cho các công việc và quy trình không
thể hoàn tất thành công. Các biến cố ngoại lệ có thể được phát sinh từ các thông
điệp vào, yêu cầu quy trình phải kết thúc tất cả các công việc và hoàn tất ngay tức
thì, hoặc từ một nguồn phát sinh một tín hiệu thông báo điều kiện ngoại lệ.
Exception process chỉ được khởi tạo một lần trong một thể hiện ngữ cảnh và chỉ
đáp ứng cho một thông điệp vào hoặc một tín hiệu được phát sinh. Khi nó được
khởi tạo tất cả các công việc đang thực hiện trong ngữ cảnh đó bị kết thúc.
Exception process cắt ngang sự thực hiện của một công việc cha và buộc nó
phải bỏ dở. Công việc định nghĩa các “exception process” cắt ngang nó trong một
ngữ cảnh con. Sự cắt ngang chỉ có thể xảy ra khi công việc đang ở trạng thái
“active”
Định nghĩa “exception process” giống như định nghĩa “nested process”, với
một số khác biệt sau:
· “Exception process” không hỗ trợ kiểu khởi tạo “activity”, và không thể
đuợc khởi tạo từ các loại công việc “call”,”spawn”. Thuộc tính tham số
không được hỗ trợ.
· Bởi vì chỉ có một “Exception process” được khởi tạo trong một thể hiện
ngữ cảnh, nên nó có cùng định danh như quy trình cha. Thuộc tính
“identity” không được hỗ trợ.
· “Exception process” không được đền bù. Thuộc tính “compensation” không
được hỗ trợ.
Một thể hiện “Exception process” tồn tại nếu thể hiện quy trình cha tồn tại.
Thuộc tính “persistent” không được hỗ trợ.
2.2.8.2. Lỗi và kiểm soát lỗi (Fault và Fault handler):
Một lỗi là một điều kiện sai mà ngăn một công việc kết thúc thành công, hoặc
phục hồi từ một lỗi khác.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 37
Các công việc phức hợp có thể phục hồi lại từ một lỗi bằng cách thực hiện
kiểm soát lỗi (Fault handler). Kiểm soát lỗi được thực hiện sau “exception
process”. Điều này cho phép các công việc cha bỏ dở mà không để lại lỗi, thậm
chí khi “exception process” để lại lỗi.
Khi tất cả các công việc trong thể hiện ngữ cảnh kết thúc hoặc bỏ dở, một kiểm
soát lỗi được thực hiện. Các kiểm soát lỗi là một phần của định nghĩa ngữ cảnh, và
thực hiện trong thể hiện ngữ cảnh nơi mà lỗi được phát sinh. Sau khi thực hiện
xong kiểm soát lỗi, công việc cha chuyển qua trạng thái “aborted”.
Cấu trúc kiểm soát lỗi:
Name: Tên kiểm soát lỗi.
Code: một hoặc nhiều mã lỗi.
Documentation: Tài liệu mô tả.
Activities: một hoặc nhiều công việc (có sắp thứ tự).
2.2.8.3. Chấm dứt công việc (Terminating activity):
Một công việc có thể chấm dứt mà khộng ảnh hưởng đến các đối tượng khác
chỉ khi nó đang ở trạng thái “ready”. Thực chất là công việc bị hủy bỏ (cancelled).
Nếu công việc ở bất kỳ trạng thái nào khác thì nó không thể chấm dứt và phải kết
thúc hoặc bỏ dở. Một thể hiện công việc chấm dứt bằng các chuyển qua trạng thái
“aborting”, sau đó chuyển qua “aborted”.
Các công việc phức hợp có thể chấm dứt khi đang ở trạng thái “ready” hoặc
“active”. Ở trạng thái “active” chúng thực hiện các công việc được định nghĩa
trong ngữ cảnh con và chấm dứt bằng cách phát ra lỗi “bpml:terminate” trong thể
hiện ngữ cảnh đó. Kết quả là công việc phức hợp chuyển qua trạng thái “aborting”
và kết thúc hoặc hoàn thành tất cả các công việc đang thực hiện. Sau đó công việc
phức hợp thực hiện một kiểm soát lỗi, và cuối cùng chuyển qua trạng thái
“aborted”.
2.2.8.4. Đền bù (Compensation):
Khi một công việc gặp một điều kiện ngoại lệ ngăn chúng hoàn thành thì nên
trả lại những gì nó đã làm trước khi bỏ dở. Nếu quy trình đã chiếm giữ các tài
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 38
nguyên được yêu cầu để hoàn thành thì chúng nên giải phóng các tài nguyên đó để
các quy trình khác có thể sử dụng. Nếu quy trình đã thực hiện công việc có khả
năng đảo ngược thì nên đảo ngược lại công việc đó.
Đền bù là sự phục hồi lại tất cả ảnh hưởng của một công việc đã hoàn thành.
Một quy trình đền bù (Compensation process) là một quy trình được định
nghĩa như một phần của quy trình cha với mục đích thực hiện sự đền bù. Quy trình
đền bù chỉ có thể được khởi tạo khi thể hiện quy trình cha hoàn tất. Nếu quy trình
cha thất bại để hoàn tất thì dùng kiểm soát lỗi để phục hồi và đền bù. Trong kiểm
soát lỗi có thể chứa các quy trình đền bù của bất kỳ quy trình nào mà nó được khởi
tạo.
Định nghĩa quy trình đền bù giống định nghĩa quy trình lưới (nested process),
với một số khác biệt sau:
· Thêm hai thuộc tính “instant”, “duration”.
· Vì chỉ có một quy trình đền bù có thể được tạo thể hiện từ một thể hiện quy
trình cha, nên nó có cùng định danh như quy trình cha. Thuộc tính
“indentity” không được hỗ trợ.
· Quy trình đền bù không thể được đền bù. Thuộc tính “compensation”
không được hỗ trợ.
· Một thể hiện quy trình đền bù tồn tại nếu thể hiện quy trình cha tồn tại.
Thuộc tính “persistent” không được hỗ trợ.
2.2.9. Giao tác (Transaction):
2.2.9.1. Công việc nguyên tố (Atomic activity):
Một công việc nguyên tố là một công việc thực hiện như một đơn vị công việc
riêng lẻ. Một công việc nguyên tố đảm bảo rằng các công việc khác sẽ không thấy
kết quả từng phần trong khi công việc đang thực hiện, chỉ thấy được kết quả sau
khi công việc thực hiện xong.
Hầu hết các công việc đơn là công việc nguyên tố. Một số ngoại lệ là loại công
việc: call, compensate, action khi thuộc tính “activities” được xác định.
2.2.9.2. Persistent process:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 39
Một công việc thực hiện qua một khoảng thời gian dài phải thực hiện trong
môi trường phục hồi sự cố (do các điều kiện ngoại cảnh ví dụ : hệ thống bị dừng
do mất điện…). Khi hệ thống bị dừng xẩy ra, thì công việc phải cho phép thực
hiện tiếp ở trạng thái đã tồn tại rồi (thực hiện tiếp công việc mà công việc đã làm
rồi trước khi sự cố xẩy ra). “Persistence” được định nghĩa như là khả năng gọi lại
một thể hiện quy trình đã tồn tại sau khi hệ thống bị dừng.
Một thể hiện “persistent process” được định nghĩa như là trạng thái của thể
hiện quy trình tồn tại sau sự thực hiện của các công việc nguyên tố. Thể hiện quy
trình phải gọi lại tất cả các công việc nguyên tố đã hoàn thành hay bỏ dở.
Sự thực thi BPML cung cấp môi trường phục hồi sự cố cho việc thực hiện các
quy trình bằng cách thực hiện hai cơ chế phục hồi “backward” và “forward”.
· Forward: Là khả năng gọi các thể hiện quy trình sau khi hệ thống thất bại,
đưa chúng trở về trạng thái tồn tại và tiếp tục thực hiện chúng.
· Backward: Là khả năng hủy bỏ một công việc nguyên tố mà chưa hoàn
thành hoặc bỏ dở trước khi hệ thống xảy ra sự cố.
2.2.9.3. Giao tác (Transaction):
Các phương thức giao tác cho phép hai quy trình tương tác với nhau thông qua
trao đổi thông điệp để phối hợp cùng hoàn thành công việc của chúng. Có hai loại
giao tác: atomic transaction, open nested transaction.
· Atomic transaction: Cho phép hai hệ thống thực hiện các công việc
nguyên tố trong một ngữ cảnh nguyên tố dùng chung, do đó cả hai công việc hoàn
thành và bỏ dở cùng nhau. Đầu ra của giao tác là sự kết hợp của tất cả các đầu ra
của tất cả các công việc thực hiện như một phần của ngữ cảnh của giao tác. Đầu ra
của giao tác thành công nếu tất cả các đầu ra của các công việc thành công, thất
bại nếu bất kỳ công việc nào không thể kết thúc hoặc trạng thái của công việc đó
không thể xác định được.
Ngữ cảnh giao tác được xác định trước khi thực hiện công việc đầu tiên trong
giao tác. Ngữ cảnh giao tác được kết nối như một phần của trao đổi thông điệp để
chỉ rằng các công việc phải thực hiện như một phần của giao tác đó.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 40
Một công việc nguyên tố thực hiện trong một ngữ cảnh giao tác không hoàn
thành cho đến khi các đầu ra của giao tác được xác định. Chúng vẫn giữ nguyên
trạng thái “completing”, chờ một giải pháp cho đầu ra của giao tác. Sau khi đầu ra
giao tác được xác định (thành công) thì công việc chuyển qua trạng thái
“completed”.
· Open nested transaction: Các công việc không phải nguyên tố cần phối
hợp với nhau sử dụng “open nested transaction”. Trong khi “atomic transaction”
được sủ dụng cho các giao tác ngắn, thì “open nested transaction” thích hợp cho cả
giao tác ngắn và dài. Một “open nested transaction” có thể bao gồm các công việc
thực hiện tương tác yêu cầu/ trả lời (request/response) sử dụng các hành động
đồng bộ hóa, và các công việc thực hiện qua một thời gian dài.
Một “open nested transaction” có thể bao gồm sự thực thi của một hoặc nhiều
“open nested transaction” và “atomic transaction”.
Các công việc không là nguyên tố giao tiếp với ngữ cảnh giao tác và đầu ra
giao tác giống như cách giao tiếp của công việc nguyên tố.
2.2.10. Hàm (Function):
Đặc tả BPML cung cấp một số hàm cần thiết cho việc định nghĩa quy trình có
khả năng thực thi. Một định nghĩa quy trình có thể sử dụng bất kỳ hàm nào trong
mô tả quy trình.
Cấu trúc chung:
returnType funcName(paramType paramName,…)
BPML phân chia làm hai loại hàm chính:
· Generic: Tập hợp các hàm dùng để tương tác với các thông tin tổng quát
như: thời gian, định danh…
· Instances: Dùng để tương tác với các thông tin của thể hiện công việc
trong quá trình thực hiện của công việc, ví dụ: thông tin trạng thái.
2.3. Ngôn ngữ mô hình hóa eXPDL:
2.3.1. Giới thiệu:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 41
Trên cơ sở nghiên cứu hai ngôn ngữ mô hình hóa hiện nay là XPDL, BPML,
hai sinh viên Trần Đăng Khoa và Phạm Minh Tuấn, sinh viên trường Đại học
Khoa học Tự nhiên, đã nghiên cứu và đề xuất ngôn ngữ mô hình hóa eXPDL. 7
eXPDL quan tâm đặc biệt đến việc mô hình hóa các quy trình trong thực tế,
không quan tâm đến “siêu mô hình” (meta - model). Ngôn ngữ XPDL là ngôn ngữ
mô hình hóa hướng luồng công việc với khả năng vận hành và tính chuẩn hóa
luồng công việc rất cao. Ngôn ngữ BPML là ngôn ngữ xem xét quy trình dưới
dạng cấu trúc điều khiển, nó có tính biểu đạt và tính hình thức rất cao. eXPDL là
sự kết hợp của XPDL và BPML. Tuy nhiên eXPDL được xây dựng chủ yếu dựa
vào XPDL có kết hợp bổ sung các khái niệm mới của BPML để tăng tính diễn đạt.
2.3.2. Những cải tiến của eXPDL so với XPDL và BPML:
Phần này đã được trình bày chi tiết trong luận văn cử nhân tin học của Trần
Đăng Khoa và Phạm Minh Tuấn. Dưới đây chúng em xin tóm tắt lại một số ý
chính:
2.3.2.1. Loại bỏ sự nhập nhằng giữa các hoạt động và các cổng điều
khiển:
· XPDL: Đồng nhất các cổng điều khiển với các hoạt động.
· BPML: Các cổng điều khiển không được định nghĩa, mà việc điều
khiển các luồng công việc thông qua các hoạt động chuẩn (được định
nghĩa như các khối cấu trúc (while,switch,all, choice,…).
· eXPDL: Định nghĩa thêm đối tượng Gateway. Gateway làm nhiệm vụ
thể hiện ngữ nghĩa đồng bộ hóa giữa các luồng công việc trong quy
trình. Có thể chia Gateway thành 4 loại cơ bản : AND, OR, XOR,
COMPLEX.
2.3.2.2. Hỗ trợ mô tả các tiến trình thuộc loại Ad – Hoc:
Tiến trình loại AdHoc là các tiến trình bên trong nó các hoạt động không được
quy định thứ tự thực hiện . Tất cả các hoạt động này sẽ được thực hiện tùy ý cho
7 Tìm hiểu XPDL và xây dựng ứng dụng minh hoạ,Trần Đăng Khoa và Phạm Minh Tuấn, Luận văn cử
nhân tin học, Tp.HCM 2004.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 42
đến khi tất cả các hoạt động đều được hoàn thành. - chỉ có ràng buộc duy nhất là
không có 2 hoạt động nào được tiến hành song song cùng lúc. Đây là tiến trình
thuộc về mẫu “đường vào song song” (Interleaved Parallel Routing).
· XPDL: Định nghĩa hai loại cổng là Split và Join nhưng không đủ ngữ
nghĩa thể hiện cho Ad - Học.
· BPML: Không có cơ chế trực tiếp hỗ trợ mẫu này.
· eXPDL: Cung cấp thuộc tính để chỉ ra tiến trình thuộc loại Ad - Học.
2.3.2.3. Hỗ trợ mô tả các hoạt động đa thể hiện:
Có 4 mẫu hoạt động đa thể hiện:
· Mẫu đa thể hiện không đồng bộ
· Mẫu đa thể hiện biết thông tin ở thời điểm thiết kế
· Mẫu đa thể hiện biết trước thông tin ở thời điểm thực thi
· Mẫu đa thể hiện không biết trước thông tin.
· XPDL: chỉ thể hiện được mẫu đa thể hiện không đồng bộ và mẫu đa thể
hiện biết thông tin ở thời điểm thiết kế.
· BPML: hỗ trợ được tất cả các mẫu đa thể hiện thông qua việc sử dụng
các hoạt động điều khiển.
· eXPDL: Cung cấp các thuộc tính hỗ trợ cho việc thể hiện của mẫu đa
thể hiện trong các tác vụ và các tiến trình con.
2.3.2.4. Bổ sung các sự kiện vào mô hình nghiệp vụ:
· XPDL: Không hỗ trợ cơ chế đón bắt sự kiện giữa các hoạt động thành
phần với nhau.
· BPML: cho phép mô tả cơ chế này ở mức độ tương đối thông qua các
tín hiệu (signal).
· eXPDL: Cung cấp 3 loại sự kiện chính:
- Các sự kiện kích hoạt tiến trình : Start Events
- Các sự kiện kết thúc tiến trình : End Events
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 43
- Các sự kiện xảy ra tức thời trong tiến trình : Intermediate
Events.
2.3.2.5. Hỗ trợ mô tả cơ chế giao tác của hoạt động nghiệp vụ:
· XPDL: Không hỗ trợ việc định nghĩa các hoạt động mang tính giao tác.
· BPML: Có khả năng định nghĩa giao tác.
· eXPDL: Hỗ trợ thông qua thuộc tính Transaction của các tiến trình con
và các sự kiện Cancel bên trong tiến trình con này.
2.3.2.6. Hỗ trợ mô tả cơ chế giải quyết đền bù:
eXPDL cung cấp cơ chế giải quyết đền bù thông qua các sự kiện Intermediate
Event loại Compensation hoặc các End Event loại Compensation.
2.3.2.7. Hỗ trợ mô tả cơ chế phát sinh và giải quyết lỗi:
· XPDL: Không đủ ngữ nghĩa mô tả cơ chế này.
· BPML: Hỗ trợ mô tả cơ chế này.
· eXPDL: Sử dụng các đối tượng sự kiện để cung cấp khả năng biểu đạt
của cơ chế phát sinh và giải quyết lỗi, thông qua thuộc tính Exception
của sự kiện.
2.3.2.8. Hỗ trợ mô tả các quy trình có những hoạt động theo mẫu cột
mốc:
· Cả XPDL và BPML chưa hỗ trợ việc mô tả này.
· eXPDL sử dụng loại IntermediateEvent kiểu Timer(với Timer là
MileStone) để hỗ trợ mô tả cơ chế này.
2.3.2.9. Hỗ trợ cơ chế mô tả tổ chức và phân công vai trò nghiệp vụ
trong các hoạt động:
· XPDL: Cung cấp phần mô tả tổ chức: Role (các vai trò nghiệp vụ trong
tổ chức), Tool ( các công cụ hỗ trợ nghiệp vụ trong tổ chức). Ngoài ra
còn hỗ trợ việc phân công các Role tham gia các hoạt động và các Tool
hỗ trợ các hoạt động đó.
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 44
· BPML: Không hỗ trợ đặc tả các Role, Tool mà chỉ tập trung vào các cơ
chế điều khiển hoạt động là chính.
· eXPDL: Giữ lại đặc tính mô tả của XPDL. Tuy nhiên cụ thể hóa khái
niệm công cụ hơn để dễ mô tả cho các nghiệp vụ điện tử. Các công cụ
được phân làm 2 loại : các ứng dụng (Application) và các WebService
2.3.2.10. Hỗ trợ mô tả cơ chế phân công thực thi trên các sản phẩm:
Hầu hết các ngôn ngữ mô hình hóa luồng công việc không cho phép mô tả cơ
chế này (kể cả XPDL và BPML).
eXPDL hỗ trợ hai quyền là: Quyền đọc (Read) và Quyền ghi (Write).
2.3.2.11. Cải tiến trong khái niệm luồng vận chuyển sản phẩm của
nghiệp vụ:
Hiện tại đặc tính này chỉ ở mức đề xuất thử nghiệm trong đặc tả eXDPL, chưa
hỗ trợ mô tả cụ thể.
2.3.2.12. Hỗ trợ cơ chế kích hoạt giữa các hoạt động thông qua thông
điệp:
eXPDL hỗ trợ hai cơ chế: Cơ chế bắt thông điệp và Cơ chế gửi thông điệp.
2.3.2.13. Hỗ trợ việc mở rộng các đối tượng:
XPDL và BPML cho phép các tổ chức khác có thể mở rộng đối tượng đã có
thông qua các thuộc tính mở rộng. Tuy nhiên không có cơ chế thêm vào một loại
đối tượng mới thuộc cùng một lớp đối tượng. Ví dụ: không thể thêm vào một kiểu
hoạt động mới hoàn toàn.
eXPDL cho phép thêm vào mô hình các kiểu đối tượng mở rộng:
UserDefinedActivityType, UserDefinedEventType, UserDefinedFlowType. Do đó
có thể tạo các đối tượng mở rộng từ các kiểu trên: UserDefinedActivity (hoạt động
tự định nghĩa), UserDefinedEvent (sự kiện tự định nghĩa), UserDefinedFlow
(luồng tự định nghĩa).
Chương 3. Giới thiệu tổng quan hệ thống
Chúng ta thường nghe “tin học hóa trong giáo dục”, “tin học hóa trong quản lý
kế toán”, “tin học hóa ….” trong nhiều lĩnh vực. Vậy tại sao lại không nghĩ tới
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 45
việc “tin học hóa cho một tiến trình nghiệp vụ”. Chương này sẽ cho ta thấy rõ hơn
về con đường cần phải có một “bộ máy vận hành một tiến trình nghiệp vụ” và bộ
máy đó được xây dựng ra sao ?
3.1. Ngữ cảnh phát triển hệ thống:
Một hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ gồm hai phần chủ yếu sau:
Ø Phần hỗ trợ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ: giúp người dùng có thể
mô hình hóa quy trình nghiệp vụ trong thực tế theo một chuẩn đặc tả
nhất định.
Ø Phần hỗ trợ vận hành quy trình nghiệp vụ đã được định nghĩa: thường
bao gồm một động cơ tiến trình giúp người dùng vận hành một quy
trình nghiệp vụ trong thực tế, ngoài ra còn hỗ trợ người dùng một số
tiện ích nhằm theo dõi và kiểm soát quy trình.
Về phần mô hình hóa quy trình nghiệp vụ: đã có nhiều ngôn ngữ mô hình hóa
ra đời nhằm hỗ trợ người dùng mô tả quy trình nghiệp vụ của mình. Mỗi ngôn ngữ
đều cố gắng cung cấp một hệ thống các ký hiệu và ngữ nghĩa kèm theo giúp cho
việc mô hình hóa phù hợp với thực tế hơn. Tuy nhiên công cụ mô hình hóa đi kèm
với đặc tả của ngô ngữ thì còn rất hạn chế. Riêng ngôn ngữ eXPDL có công cụ mô
hình hóa kèm theo MyXPDL hỗ trợ rất tốt mô hình hóa nghiệp vụ [trình bày trong
chương 2].
Về phần vận hành quy trình nghiệp vụ, hiện tại còn rất hạn chế.
Trong khuôn khổ luận văn, chúng em dự định xây dựng công cụ vận hành quy
trình nghiệp vụ do công cụ mô hình hóa MyXPDL phát sinh.
3.2. Yêu cầu hệ thống cần xây dựng:
Ø Quản lý các quy trình nghiệp vụ trong tổ chức: Lưu trữ các quy
trình nghiệp vụ với mục đích tái sử dụng.
Ø Khởi tạo và vận hành một dự án theo quy trình nghiệp vụ trong
thực tế.
3.3. Ý nghĩa hệ thống:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 46
Công cụ mô hình hóa định nghĩa một quy trình mẫu. Tuy nhiên khi áp dụng
quy trình vào trong thực tế thì rất phức tạp. Khi thực hiện một nghiệp vụ trong
thực tế thì liên quan đến vấn đề nhân sự, kết quả cụ thể của từng công việc. Do đó,
hệ thống được xây dựng với mục đích hỗ trợ người dùng các nghiệp vụ sau:
Đối với tổ chức:
Ø Tái sử dụng các quy trình đã được định nghĩa.
Ø Lưu trữ sản phẩm của công việc, có thể tái sử dụng sau này.
Đối với người quản lý dự án:
Ø Tạo mới dự án dựa vào quy trình có sẳn, hoặc tạo mới dự án trực tiếp.
Ø Phân công nhân viên thực hiện công việc.
Ø Quản lý sản phẩm vào ra trong từng công việc.
Ø Theo dõi tiến độ thực hiện dự án.
Ø Hiệu chỉnh thông tin dự án khi cần thiết (trong trường hợp dự án bị trễ,
có sự thay đổi nhân sự…).
Đối với nhân viên thực hiện công việc:
Ø Thực hiện công việc phân tán: có thể thực hiện công việc bất cứ lúc nào
chỉ cần đăng nhập vào hệ thống.
Ø Xem thông tin các công việc phải thực hiện
Đối với nhân viên phát triển phần mềm thì ứng dụng được xem như là cơ sở để
phát triển thành một hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ hoàn chỉnh.
3.4. Công cụ thiết kế:
3.4.1. Giới thiệu về công cụ mô hình hóa quy trình nghiệp vụ :
MyXPDL là một công cụ giúp thiết kế mô hình nghiệp vụ do 2 sinh viên
trường ĐH Khoa học Tự nhiên là Trần Đăng Khoa và Phạm Minh Tuấn đã xây
dựng thành công dựa trên ngôn ngữ mô hình hóa eXPDL do chính họ đề xuất dựa
trên nền tảng của 2 ngôn ngữ mô hình phổ biến là BPML và XPDL. Bên cạnh đó
phần mềm còn cung cấp thêm một số tính năng hữu dụng khác để ràng buộc các
lỗi phát sinh khi mô hình hóa nghiệp vụ, kết xuất ra tài liệu dạng Web
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 47
3.4.2. Một số chỉnh sửa công cụ MyXPDL cho phù hợp với việc quản lý
quy trình nghiệp vụ
Ø Dù Task có định nghĩa Moderator hay không thì khi phát sinh file XML
vẫn tạo ra tag Moderator để tiện xử lý.
Ø Nếu trong một Task Loop Type là STANDARD thì khi phát sinh file XML
không phát sinh tag Loop Condition.
Ø Thêm tag Id cho một số đối tượng Role, Product … khi phát sinh file XML
để dễ xử lý tránh nhầm lẫn. Do đó, khi thêm một Role vào Task thì khi phát
sinh XML cho Task phải có một “truy cập” đến Role. Trong phiên bản
trước “truy cập” này là Name và trong bản sửa này được đổi thành Id.
Ø Thêm chức năng Add Role vào trong Task (phiên bản trước chưa hỗ trợ),
nhưng chưa thể hiện trong ứng dụng chỉ thêm trong file XML.
3.5. Nguyên lý tổ chức hệ thống:
Hệ thống được tổ chức theo mô hình dữ liệu tập trung.
Ø Tất cả các dữ liệu (tiến trình mẫu, các sản phẩm vào ra của hệ thống) đều
được lưu trữ trên Database Server (sử dụng hệ quản trị SQL Server 2000).
Ø Mỗi User sử dụng máy Client của mình đăng nhập vào hệ thống và thực
hiện công việc của mình. Sau khi kết thúc công việc, tất cả các dữ liệu được
lưu trữ lại trên Server.
Hình 4 Nguyên lý tổ chức hệ thống
3.6. Nguyên lý vận hành hệ thống:
Hệ thống quản
lý qui trình
nghiệp vụ
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 48
Hệ thống được vận hành theo cơ chế tuần tự, dựa vào trạng thái các hoạt động,
luồng điều khiển và các cổng điều khiển. Chương trình hỗ trợ vận hành ba loại
cổng chính:
Ø Cổng AND: Khi tất cả các luồng tuần tự đi vào cổng được kích hoạt thì tất
cả các hoạt động sau cổng sẽ được kích hoạt đồng thời.
Ø Cổng OR:Khi một luồng tuần tự đi vào cổng được kích hoạt thì tất cả các
luồng tuần tự sau cổng nếu thõa điều kiện sẽ được kích hoạt.
Ø Cổng Xor_DATABASE: Chỉ có duy nhất một luồng tuần tự sau cổng thõa
điều kiện đựơc kích hoạt.
Các biểu thức điều kiện dựa vào trạng thái mở rộng của hoạt động, sản phẩm,
và chương trình chỉ hỗ trợ loại điều kiện tự động (auto).
Hình 5 Nguyên lý vận hành hệ thống
3.7. Quy trình tổng quan:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 49
Hình 6 Quy trình tổng quan
Chương 4. Phân tích yêu cầu hệ thống
4.1. Các thành phần hỗ trợ trong luận văn:
eXPDL hỗ trợ mô tả tốt 18/20 mẫu luồng công việc đã được công bố. Tuy
nhiên , trong khuôn khổ luận văn, chúng em không thể hỗ trợ hết tất cả các mẫu
công việc trên. Sau đây là một số thành phần mà chúng em hỗ trợ, được phân chia
theo đối tượng trong mô hình:
Ø Activity: Hỗ trợ điều kiện lặp kiểu "Standard". Đối với process chỉ
hỗ trợ ở mức đơn giản, không hỗ trợ "Transaction" và
"Compensation". Hỗ trợ cơ chế lặp theo "Timer"
Ø Gateway: Hỗ trợ 3 loại Gateway: AND, OR, Xor_DATABSED
Ø Event:Hỗ trợ 2 loại sự kiện là : StartEvent và EndEvent, tuy nhiên
chỉ hỗ trợ ở mức đơn giản nhất: loại "NONE".
Ø Atomic: hỗ trợ loại "AUTO".
Ø Expression
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 50
Ø UserDefinedType
Ø Product: chỉ hỗ trợ loại sản phẩm là "DOCUMENT".
Ø SequenceFlow: Hỗ trợ điều kiện dựa trên trạng thái mở rộng của
Product và Activity.
Ø ExecuteRelation: Chương trình hỗ trợ quan hệ thực thi thông qua
việc người dùng tự thiết lập lúc chạy dự án. Do tập tin phát sinh của
công cụ mô hình hóa eXPDL không lưu trữ quan hệ này.
Ø Role
Các đối tượng khác như: Model, Organization, Tool, IntermediateEvent được
lưu trữ lại để phát triển tiếp hệ thống về sau.
4.2. Các chức năng chính:
4.2.1. Quản lý quy trình mẫu:
Chức năng này cho phép các tổ chức có thể tạo mới các quy trình nghiệp vụ từ
tập tin mô hình hóa. Các quy trình này có thể được tái sử dụng trong nhiều dự án
khác nhau.
4.2.2. Khởi tạo dự án:
Trong đề tài chúng em phân chia dự án theo hai loại: dự án được khởi tạo từ
quy trình mẫu (template project) và dự án được khởi tạo không theo quy trình mẫu
(none template project).
Template project: là dự án được khởi tạo từ quy trình mẫu có sẳn.
None template project: Là dự án do người dùng tạo mới ở dạng “dự án rỗng”,
sau đó thêm các đối tượng cần thiết cho quy trình vào dự án. Thời gian có hạn nên
chúng em chưa hỗ trợ hết các loại đối tượng cho loại dự án này. Chức năng này
chỉ áp dụng cho các dự án đơn giản. Sau đây là một các đối tượng mà chương
trình hỗ trợ:
· Activity: Thêm công việc vào dự án, đây là các công việc nguyên tố.
· Process: Thêm quy trình con vào một quy trình nào đó, nếu thêm quy
trình vào dự án thì được xem là quy trình chính của dự án. Khi thêm
một quy trình thì chương trình tự động thêm hai sự kiện bắt đầu và kết
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 51
thúc cho quy trình. Do chương trình chưa hỗ trợ các loại sự kiện nên các
sự kiện được thêm mặc định có kiểu là “NONE”.
· Product: Thêm các sản phẩm vào trong dự án.
· Gateway: Thêm các công điều khiển vào trong dự án. Chương trình hỗ
trợ 3 loại cổng điều khiển là : AND, OR, Xor_DATABASED với ý
nghĩa theo đặc tả ngôn ngữ eXPDL.
· SequenceFlow: Thêm các luồng điều khiển. Các luồng điều khiển
được thêm vào trong từng quy trình cụ thể. Người dùng phải đảm bảo
thiết lập đúng luồng công việc, chương trình chưa hỗ trợ kiểm tra tính
đúng đắn của luồng công việc. Có thể xác lập điều kiện cho luồng điều
khiển thông qua trạng thái mở rộng của công việc và sản phẩm.
· UserDefinedType: Thêm các kiểu dữ liệu do người dùng tự định nghĩa.
Thường được dùng để quy định trạng thái mở rộng cho công việc, sản
phẩm.
· Expression: Thiết lập các biểu thức điều kiện.
4.2.3. Quản lý dự án:
Để dự án có thể thực hiện được người quản lý dự án phải thực hiện phân công
nhân sự, tài nguyên cho dự án. Ngoài ra khi dự án đang thực hiện người quản lý
dự án có thể thực hiện điều chỉnh nhân sự, thời gian cho kịp tiến độ thực hiện dự
án. Hệ thống hỗ trợ các chức năng sau:
· Phân công nhân viên thực hiện trong từng công việc cụ thể, và quyền
của nhân viên đối với công việc đó :
o View: Nhân viên đó chỉ được xem các thông tin công việc mà
không được phép cập nhật hay thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối
với công việc.
o Edit: Nhân viên được thực hiện công việc (đây là quyền mặc
định khi thêm nhân viên vào công việc).
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 52
· Đối với “none template project” người quản lý có thể quy định các sản
phẩm vào/ra của từng công việc.
· Trong từng công việc, thực hiện phân quyền cho nhân viên đối với từng
sản phẩm của công việc:
o Upload: Nhân viên được phép upload và download sản phẩm
(đây là quyền mặc định).
o Download: Nhân viên chỉ được phép download mà không được
phép upload. Điều này tránh việc upload bừa bãi gây khó khăn
cho công việc và hệ thống.
· Cung cấp các tài nguyên (dưới dạng tập tin là chủ yếu) cho các sản
phẩm.
· Quy định khoảng thời gian thực hiện công việc. Mặc định các công việc
được thực hiện theo luồng tuần tự đã được định nghĩa trước nếu người
quản lý không quy định thời gian thực hiện cụ thể.
· Theo dõi tiến độ thực hiện dự án, bao gồm: theo dõi tiến độ chung hoặc
tiến độ của từng công việc cụ thể.
4.2.4. Thực hiện dự án:
Giúp người dùng thực hiện công việc của mình. Người dùng có thể tham gia
thảo luận nhóm trong công việc của mình thông qua “forum” trực tiếp trên công
việc.
Quản lý luân chuyển tự động sản phẩm qua các công việc trong dự án.
4.2.5. Các chức năng quản trị:
· Quản lý thông tin các thành viên: Tìm kiếm thành viên, thay đổi thông
tin cá nhân.
· Thêm thành viên mới.
· Phân quyền cho các thành viên trong hệ thống.
4.3. Mô hình Use Case:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 53
Manage User Account
Search User Account
Manage Template
Admin
(f rom Actors)
Run Activity
UserActivity
Manage Product
Member
Register
LoginUpdate User Info
User
Setup template Project
Edit Project
Delete Project
Project Report Search Project
Project Manager
Setup none template project
Hình 7 Mô hình Use Case
4.4. Đặc tả Actor:
Admin: Người quản trị hệ thống, có vai trò thiết lập các vai trò trong hệ thống,
đây là Actor có quyền cao nhất hệ thống.
Project Manager: Người quản lý dự án. Chịu trách nhiệm khởi tạo và vận
hành một dự án, tạo mới một quy trình nghiệp vụ.
Member: Thành viên, là actor có quyền thấp nhất trong hệ thống, chỉ được
phép thực hiện các công việc do Project Manager phân công.
4.5. Đặc tả Use Case:
4.5.1. Manage Template (Quản lý quy trình mẫu):
Tóm tắt:Use case này cho phép người quản lý dự án có thể thêm mới hoặc hủy
bỏ 1 quy trình nghiệp vụ đã được định nghĩa.
Dòng sự kiện :
Ø Dòng sự kiện chính:
Nghiên cứu và xây dựng ứng dụng hỗ trợ vận hành tiến trình nghiệp vụ (BPML) trên môi trường WEB
Trang 54
Use case này bắt đầu khi Admin muốn thêm hay hủy 1 số quy trình nghiệp vụ
có sẳn trong tổ chức.
1. Hệ thống yêu cầu “Admin” chọn chức năng muốn thực hiện (“Delete
template”,”Add new template”).
2. Sau khi “Admin” chọn chức năng thực hiện, một trong các luồng phụ sau
được thực hiện.
Nếu chọn “Add new template”, luồng phụ Add new template được thực hiện.
Nếu chọn “Delete template”, luồng phụ Delete template được thực hiện.
· Add new template(Thêm 1 quy trình nghiệp vụ mới):
1. Hệ thống yêu cầu nhập các thong tin sau:
Name(Tên, Bắt buộc phải có)
File(File mô hình hóa quy trình nghiệp vụ, bắt buộc)
Mô tả(Description)
Created date (Ngày tạo)
2. Sau khi “Admin” nhập thong tin cần thiết vào. Hệ thống lưu lại thông tin
trên và phát sinh ra 1 số ID cho Template.
· Delete template(Xóa template khởi hệ thống):
1. Hệ thống yêu cầu chọn template từ danh sách có sẳn.
2. Hệ thống hiển thị thong tin của template: Ngày tạo, người tạo.
3. Người dung nhấn nút xóa.
4. Hệ th
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Unlock-0112336-0112393.pdf