Tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất và bón phân cho chè đắng tại tỉnh Cao Bằng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
LỮ VĂN ĐẠT
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT VÀ BÓN PHÂN CHO CHÈ ĐẮNG
TẠI TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––
LỮ VĂN ĐẠT
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT VÀ BÓN PHÂN CHO CHÈ ĐẮNG
TẠI TỈNH CAO BẰNG
CHUYÊN NGÀNH : TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ : 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
LỮ VĂN ĐẠT
Số hóa ...
106 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất và bón phân cho chè đắng tại tỉnh Cao Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------------
LỮ VĂN ĐẠT
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT VÀ BÓN PHÂN CHO CHÈ ĐẮNG
TẠI TỈNH CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
––––––––––––––––––––––
LỮ VĂN ĐẠT
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
SẢN XUẤT VÀ BÓN PHÂN CHO CHÈ ĐẮNG
TẠI TỈNH CAO BẰNG
CHUYÊN NGÀNH : TRỒNG TRỌT
MÃ SỐ : 60.62.01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. ĐẶNG VĂN MINH
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả
LỮ VĂN ĐẠT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
LỜI CẢM ƠN
Bản luận văn này được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ tích cực của thầy
hướng dẫn khoa học, khoa Sau đại học, khoa Nông học, Ban giám hiệu
trường đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp
chính quyền và các cơ quan chuyên môn của tỉnh Cao Bằng.
Nhân dịp này tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ của thầy
PGS-TS. Đặng Văn Minh - Trưởng khoa Sau đại học, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, khoa Sau đại học, phòng Thí nghiệm Trung tâm, khoa
Nông học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, lãnh đạo các cơ quan
chuyên môn công ty chè đắng Cao Bằng, Sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn Cao Bằng, Cục thống kê Cao Bằng, Sở khoa học công nghệ Cao Bằng,
phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Thạch An, Hạ Lang,
Nguyên Bình, Hoà An và đặc biệt là những người nông dân ở những vùng và
điểm nghiên cứu đề tài đã tạo điều kiên thuận lợi và cung cấp thông tin để tôi
viết bản luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân đã đóng góp công sức,
ý kiến và cung cấp thông tin, số liệu cho tôi hoàn thành bản luận văn này.
Tác giả
LỮ VĂN ĐẠT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................ 1
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI .......................................... 3
2.1. Mục đích của đề tài ....................................................................... 3
2.1.1. Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất của cây chè
đắng tự nhiên và cây chè đắng trồng thâm canh. .................... 3
2.1.2. Tìm hiểu hiện trạng canh tác cây chè đắng, xác định những khó
khăn trở ngại trong sản xuất chè đắng khu vực nghiên cứu............. 3
2.1.3. Thử nghiệm một số tổ hợp phân bón cho chè đắng nhằm
tìm ra công thức bón phân hợp lý để nâng cao năng suất
hiệu quả kinh tế. ................................................................... 3
2.1.4. Đề xuất đƣợc các giải pháp hợp lý trong canh tác chè
đắng ở Cao Bằng .................................................................. 3
2.2. Yêu cầu của đề tài......................................................................... 3
2.2.1. Đánh giá đƣợc đặc điểm sinh trƣởng, phát triển, sự phân
bố của cây chè đắng tự nhiên ở Cao Bằng. ............................ 3
2.2.2. Xác định đƣợc mô hình canh tác bền vững và các kinh nghiệm
truyền thống của ngƣời dân trong sản xuất chè đắng.................. 3
2.2.3. Đề ra một số giải pháp cho canh tác chè đắng ở Cao
Bằng dựa trên kinh nghiệm của ngƣời dân và cơ sở
khoa học. ............................................................................ 3
2.2.4. Đề xuất đƣợc công thức bón phân thích hợp cho cây chè
đắng. Góp phần mở rộng diện tích thâm canh, tăng
năng suất, sản lƣợng chè đắng tại Cao Bằng.......................... 3
2.3. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................... 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ........................................................ 4
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI ....................................................... 4
1.1.1. Bón phân cho cây trồng .............................................................. 4
1.1.2. Hệ thống cây trồng ................................................................... 21
1.1.3. Môi trƣờng vật lý và hệ thống canh tác ..................................... 22
1.1.4. Môi trƣờng văn hoá - xã hội và hệ thống canh tác ...................... 26
1.1.5. Chính sách và hệ thống canh tác ............................................... 26
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ......................................................................... 27
1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây chè đắng............................... 27
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây Chè đắng ............................................... 28
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHÈ ĐẮNG Ở TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC ...... 29
1.3.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài ............................................... 29
1.3.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc ............................................... 32
1.3.3. Tình hình nghiên cứu chè đắng ở Cao Bằng .............................. 38
1.3.4. Những chính sách phát triển chè đắng ở Cao Bằng .................... 39
Chƣơng 2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............... 41
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU .................. 41
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................. 41
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu .............................................. 41
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................... 41
2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản
xuất chè đắng tại Cao Bằng ........................................................ 41
2.2.2. Thí nghiệm phân bón cho chè đắng ........................................... 41
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 42
2.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản
xuất chè đắng tại Cao Bằng ....................................................... 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
2.3.2. Thí nghiệm bón phân cho cây chè đắng..................................... 42
2.3.2.1. Thí nghiệm 1 ..................................................................... 42
2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón
hữu cơ vi sinh sông Gianh.................................................. 43
2.3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi .......................................................... 45
2.3.2.4. Sâu bệnh hại ..................................................................... 46
2.3.2.5. Chỉ tiêu kinh tế .................................................................. 46
2.3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................. 46
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ...................... 47
3.1. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC
TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ ĐẮNG TẠI CAO BẰNG................................... 47
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh cao bằng ........................................ 47
3.1.1.1. Vị trí địa lý ........................................................................ 47
3.1.1.2. Địa hình............................................................................ 47
3.1.1.3. Đất đai.............................................................................. 48
3.1.1.4. Khí hậu, thuỷ văn .............................................................. 49
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ......................................................... 50
3.1.2.1. Điều kiện kinh tế ............................................................... 50
3.1.2.2. Điều kiện xã hội ................................................................ 50
3.1.3. Điều tra thực trạng sản xuất chè đắng tại cao bằng..................... 51
3.1.3.1. Diện tích, năng suất, sản lượng chè đắng qua các năm ....... 52
3.1.3.2. Điều tra cây chè đắng tự nhiên .......................................... 52
3.1.3.3. Đánh giá sự thay đổi số lượng của chè đắng tự nhiên ......... 54
3.1.4. Thực trạng thu hái và sử dụng chè đắng tự nhiên ....................... 55
3.1.4.1. Tình hình sản xuất chè đắng .............................................. 55
3.1.4.2. Nguồn giống và nơi cung cấp kỹ thuật trồng Chè đắng ....... 56
3.1.4.3. Đánh giá nhu cầu tiếp tục trồng chè đắng .......................... 57
3.1.5. Tình hình chế biến và tiêu thụ chè đắng tại Cao Bằng ................ 58
3.1.5.1. Chế biến chè đắng ............................................................. 58
3.1.5.2. Tình hình sử dụng và tiêu thụ chè đắng .............................. 59
3.1.5.3. Những khó khăn trong sản xuất và chế biến chè đắng ......... 61
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
3.2. THÍ NGHIỆM PHÂN BÓN CHO CHÈ ĐẮNG ............................... 63
3.2.1. Phân tích đất trƣớc thí nghiệm .................................................. 63
3.2.2. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón N,
P, K tới sinh trƣởng và phát triển của cây chè đắng ................... 64
3.2.2.1. Ảnh hưởng của phân bón N, P, K đến sinh trưởng cây
chè đắng .......................................................................... 64
3.2.2.2. Ảnh hưởng của phân bón N, P, K đến chỉ tiêu búp của cây
chè đắng ........................................................................... 65
3.2.2.3. Ảnh hưởng của phân bón N, P, K đến năng suất chè đắng... 67
3.2.2.4. Hiệu quả của việc bón phân N, P, K cho chè đắng .............. 68
3.2.2.5. Ảnh hưởng của các công thức bón N, P, K đến các chỉ
tiêu hóa tính đất sau thí nghiệm .......................................... 70
3.2.3. Thí nghiệm nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ vi
sinh Sông Gianh đến sinh trƣởng và năng suất chè đắng ............ 72
3.2.3.1. Ảnh hưởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến
sinh trưởng chè đắng ......................................................... 72
3.2.3.2. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh
đến số búp chè đắng .......................................................... 73
3.2.3.3. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh
đến năng suất chè đắng...................................................... 74
3.2.3.4. Hiệu quả bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho chè đắng .... 76
3.2.3.5. Ảnh hưởng của tổ hợp phân N, P, K kết hợp phân hữu cơ
vi sinh Sông Gianh đến các chỉ tiêu hóa tính đất sau thí nghiệm ......... 78
3.2.3.6. Sâu, bệnh hại chè đắng ...................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ..................................................................... 81
1. KẾT LUẬN ...................................................................................... 81
1.1. Kết quả điều cây chè đắng tự nhiên và tình hình phát triển
sản xuất...................................................................................... 81
2. ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................... 83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu khí hậu ở Cao Bằng........................................... 49
Bảng 3.2. Diện tích, năng suất, sản lƣợng chè đắng từ năm 2003 - 2007 ..... 52
Bảng 3.3. Phân bố cây chè đắng tự nhiên theo vùng sinh thái...................... 53
Bảng 3.4. Đánh giá của ngƣời dân về sự thay đổi số lƣợng của chè
đắng tự nhiên............................................................................ 54
Bảng 3.5. Thực trạng thu hái và sử dụng và sử dụng chè đắng tự nhiên ....... 55
Bảng 3.6. Tình hình sản xuất chè đắng của ngƣời dân ................................ 56
Bảng 3.7. Nguồn giống và nơi cung cấp kỹ thuật trồng chè đắng ................ 57
Bảng 3.8. Đánh giá nhu cầu tiếp tục trồng chè đắng ................................... 58
Bảng 3.9. Tình hình sơ chế chè đắng tại các hộ .......................................... 58
Bảng 3.10. Đánh giá tình hình sử dụng chè đắng trong các hộ dân .............. 59
Bảng 3.11. Đánh giá kết quả bán chè đắng của một số hộ ........................... 60
Bảng 3.12. Những khó khăn trong sản xuất chè đắng.................................. 61
Bảng 3.13. Khó khăn trong chế biến chè đắng ............................................ 62
Bảng 3.14. Kết quả phân tích đất trƣớc thí nghiệm ..................................... 63
Bảng 3.15. Ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón N, P, K đến sinh trƣởng
cây chè đắng............................................................................. 64
Bảng 3.16. Ảnh hƣởng phân bón N, P, K đến khối lƣợng búp chè đắng....... 66
Bảng 3.17. Ảnh hƣởng của phân bón N, P, K đến năng suất búp của
cây chè đắng............................................................................. 67
Bảng 3.18. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế của tổ hợp phân bón N, P, K ........ 69
Bảng 3.19. Kết quả phân tích đất trên các công thức thí nghiệm bón
N, P, K .................................................................................... 71
Bảng 3.20. Ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến sinh
trƣởng chè đắng........................................................................ 73
Bảng 3.21. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến
búp chè đắng ............................................................................ 74
Bảng 3.22. Ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến
năng suất chè đắng ................................................................... 75
Bảng 3.23. Hiệu quả kinh tế bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho
chè đắng................................................................................... 77
Bảng 3.24. Kết quả phân tích đất sau thí nghiệm bón phân vi sinh Sông Gianh...... 78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị ảnh hƣởng của tổ hợp phân bón N, P, K đến năng suất
thực thu .................................................................................... 68
Hình 3.2. Đồ thị ảnh hƣởng của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh đến năng
suất chè đắng ............................................................................. 76
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cây chè đắng có tên khoa học Ilexe kudincha C.J.T seng, thuộc họ thực
vật Nhựa ruồi hay Bùi Aquifloliaceae. Đây là một loại chè quý hiếm, sinh
trƣởng và phát triển ở một số địa phƣơng miền Bắc nƣớc ta, trong đó Cao
Bằng có diện tích lớn nhất, mọc tự nhiên ở những cánh rừng thuộc các huyện:
Hạ Lang, Thạch An, Nguyên Bình, Quảng Uyên, Bảo Lạc, Bảo Lâm,... Có
những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi nhƣng trƣớc đây chẳng ai để ý đến.
Từ năm 1990 khi những ngƣời dân Trung Quốc thu mua lá và búp chè đắng
thì ngƣời Cao Bằng mới biết, thế là chè đắng đƣợc khai thác với số lƣợng lớn
bán qua biên giới, nhiều gia đình nông dân đã khá lên, thoát khỏi cảnh đói
nghèo từ việc bán lá và búp cây chè đắng tự nhiên.
Năm 1998, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng tỉnh Cao Bằng đã
phối hợp với một số cơ quan nghiên cứu ở Trung ƣơng tiến hành nghiên cứu
qui trình, thiết bị công nghệ chế biến một số sản phẩm từ cây chè đắng và đã
sản xuất thử nghiệm thành công một số sản phẩm đƣợc thị trƣờng chấp nhận
và có nhu cầu lớn.
Trên cơ sở đó năm 2000, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng đã hỗ
trợ cho tỉnh một hệ thống thiết bị chế biến chè đắng công suất khoảng 300 kg lá
tƣơi/ngày. Với sự nỗ lực của các cơ quan chuyên môn chỉ đạo sản xuất chè đắng
Cao Bằng từ hoang dã đã trở thành một cây trồng hàng hóa có giá trị kinh tế.
Năm 2001 Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng, ứng dụng phƣơng
pháp nhân giống cây chè đắng bằng hom, với hệ số nhân giống nhanh phục
vụ cho sản xuất. Nhân giống chè đắng bằng hom thành công góp phần bảo tồn
và phát triển đáp ứng nhu cầu cây giống cho sản xuất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
Định hƣớng phát triển cây chè đắng của tỉnh Cao Bằng Giai đoạn 2006
- 2010, với quy mô diện tích là 5.000 ha. Cây chè đắng vẫn đƣợc xác định là
một trong những cây trồng mũi nhọn của tỉnh, có ý nghĩa khoa học và kinh tế
xã hội rất lớn; mở ra một hƣớng mới trong việc khai thác tiềm năng đất đai để
tạo ra sản phẩm hàng hoá.
Công ty chè đắng từ khi thành lập đã chế biến ra nhiều loại sản phẩm
bƣớc đầu đã tạo đƣợc uy tín và đƣợc thị trƣờng chấp nhận, tiêu thụ ngày một
nhiều cả trong và ngoài nƣớc. Chè đắng đã đóng góp một phần thu nhập quan
trọng cho nông dân ở các vùng có cây chè đắng tự nhiên. Tuy nhiên, việc khai
thác chặt hạ cây chè tự nhiên để lấy lá và búp đem bán đến nay đã bị khai thác
cạn kiệt.
Việc trồng mới chè đắng, chăm sóc còn gặp nhiều khó khăn, gọi là
chè đắng nhƣng không thuộc họ chè mà là họ Bùi nên chƣa hiểu biết về sinh
thái, sinh trƣởng, kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hái đầy đủ nhƣ cây chè, ở
một số vùng ngƣời dân trồng chè đắng do bón phân chăm sóc chƣa hợp lý
nên năng suất cây chè thấp. Chè đắng chủ yếu đƣợc trồng trên đất đồi dốc,
bị rửa trôi, xói mòn đang là những khó khăn lớn nhất trong việc mở rộng
vùng nguyên liệu và tăng năng suất, sản lƣợng chè đắng ở Cao Bằng.
Để tìm mọi phƣơng thức canh tác mới phù hợp, giúp nông dân phát
triển vùng chè đắng theo hƣớng sản xuất hàng hoá, tăng thu nhập đồng thời
bảo vệ đất, chống xói mòn đang là nhu cầu bức thiết của ngƣời dân và là trách
nhiệm của cơ quan chuyên môn trong việc chỉ đạo thực hiện.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn sản xuất, để trồng chè đắng đạt hiệu quả
cao với quy mô sản xuất hàng hoá lớn là vẫn đề hết sức cấp thiết, để tìm hiểu
thực trạng, tiềm năng và những triển vọng trong sản xuất, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: "Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất và bón phân
cho chè đắng tại tỉnh Cao Bằng".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Mục đích của đề tài
2.1.1. Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất của cây chè đắng tự nhiên
và cây chè đắng trồng thâm canh.
2.1.2. Tìm hiểu hiện trạng canh tác cây chè đắng, xác định những khó
khăn trở ngại trong sản xuất chè đắng khu vực nghiên cứu.
2.1.3. Thử nghiệm một số tổ hợp phân bón cho chè đắng nhằm tìm ra
công thức bón phân hợp lý để nâng cao năng suất hiệu quả kinh tế.
2.1.4. Đề xuất đƣợc các giải pháp hợp lý trong canh tác chè đắng ở Cao Bằng
2.2. Yêu cầu của đề tài
2.2.1. Đánh giá đƣợc đặc điểm sinh trƣởng, phát triển, sự phân bố của
cây chè đắng tự nhiên ở Cao Bằng.
2.2.2. Xác định đƣợc mô hình canh tác bền vững và các kinh nghiệm
truyền thống của ngƣời dân trong sản xuất chè đắng.
2.2.3. Đề ra một số giải pháp cho canh tác chè đắng ở Cao Bằng dựa trên
kinh nghiệm của ngƣời dân và cơ sở khoa học.
2.2.4. Đề xuất đƣợc công thức bón phân thích hợp cho cây chè đắng. Góp
phần mở rộng diện tích thâm canh, tăng năng suất, sản lƣợng chè đắng
tại Cao Bằng.
2.3. Ý nghĩa của đề tài
Nghiên cứu tình hình phát triển sản xuất và bón phân cho chè đắng tại
tỉnh Cao Bằng; góp phần đƣa ra những giải pháp để nâng cao năng suất, sản
lƣợng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong việc sản xuất chè đắng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Bón phân cho cây trồng
Đất, phân bón và cây trồng có liên qua mật thiết với nhau, mỗi loại đất
có những đặc trƣng riêng nhất định, những nét đặc trƣng có thể đánh giá để có
kế hoạch chăm bón cây trồng đúng hƣớng, đáp ứng nhu cầu dinh dƣỡng của
cây trồng, tăng hiệu quả sử dụng phân bón. Nguyền Công Vinh 2008 [31].
Trong sản xuất nông lâm nghiệp phân bón có vai trò quyết định cả về
chất lƣợng và sản lƣợng thu hoạch. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng
là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dƣỡng thiết yếu đủ liều lƣọng,
tỷ lệ thích hợp thời gian bón hợp lý cho từng đối tƣợng cây trồng, đất, mùa vụ
cụ thể đảm bảo năng xuất cao, chất lƣợng nông sản tốt và an toàn môi trƣờng
sinh thái. Nguyễn Văn Bộ 2007 [3].
Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật đƣợc thực hiện phổ
biến, thƣờng mang lại hiệu quả lớn, nhƣng cũng chiếm phần khá cao trong chi
phí sản xuất nông nghiệp, bón phân hợp lý là thực hiện 5 đúng và một cân
đối. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. Cục khuyến nông khuyến lâm
(1999) [4].
* Đúng loại phân: Cây cần phân gì bón đúng loại phân đó, phân có
nhiều loại. Mỗi loại có những tác dụng riêng. Bón không đúng loại phân
không những phân không phát huy đƣợc hiệu quả, mà còn có thể gây ra
những hậu quả xấu. Bón đúng loại phân không những phải tính cho nhu cầu
của cây mà còn phải tính đến đặc điểm và tính chất của đất. Đất chua không
bón các loại phân có tính axit. Ngƣợc lại, trên đất kiềm không nên bón các
loại phân có tính kiềm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
* Bón đúng lúc: Nhu cầu đối với các chất dinh dƣỡng của cây thay đổi
tuỳ theo các giai đoạn sinh trƣởng và phát triển. Có nhiều giai đoạn sinh
trƣởng cây cần đạm nhiều hơn kali, có nhiều giai đoạn cây cần kali nhiều hơn
đạm. Bón đúng thời điểm cây cần phân mới phát huy đƣợc tác dụng. Cây
trồng cũng nhƣ các loài sinh vật khác, có nhu cầu đối với các chất dinh dƣỡng
thƣờng xuyên, suốt đời. Vì vậy, để cho cây có thể sử dụng tốt các loại phân
bón, tốt nhất là chia ra bón nhiều lần và bón vào lúc cây hoạt động mạnh. Bón
tập trung vào một lúc với nồng độ và liều lƣợng phân bón quá cao, cây không
thể sử dụng hết đƣợc, lƣợng phân bị hao hút nhiều, thậm chí phân còn có thể
gây ra những tác động xấu đối với cây.
* Bón đúng đối tượng: Trong cách hiểu thông thƣờng bón phân là cung
cấp chất dinh dƣỡng cho cây. Vì vậy, đối tƣợng của việc bón phân là cây
trồng. Tuy vậy, thực tế cho thấy, một lƣợng khá lớn chất dinh dƣỡng của cây,
nhất là các nguyên tố vi lƣợng, cây đƣợc tập đoàn vi sinh vật đất cung cấp
thông qua việc phân huỷ các chất hữu cơ hoặc cố định từ không khí. Nhiều
công trình nghiên cứu khoa học cho thấy bón phân để kích thích và tăng
cƣờng hoạt động của tập đoàn vi sinh vật đất cho phép cung cấp cho cây một
lƣợng chất dinh dƣỡng dồi dào về số lƣợng và tƣơng đối cân đối về các chất.
Trong trƣờng hợp này thay vì bón phân nhằm vào đối tƣợng là cây trồng, có
thể bón phân nhằm vào đối tƣợng là tập đoàn vi sinh vật đất.
* Đúng thời tiết mùa vụ: Thời tiết có ảnh hƣởng đến chiều hƣớng tác
động và hiệu quả của phân bón. Mƣa làm rửa trôi phân bón gây lãng phí lớn.
Nắng gắt cùng với tác động của các hoạt động phân bón có thể cháy lá, hỏng
hoa, quả. Trong điều kiện khí hậu, thời tiết và sản xuất của nƣớc ta đối với
các loại cây ngắn ngày, mỗi năm có 3 - 4 vụ sản xuất. Đặc điểm sinh trƣởng
và phát triển của cây trồng ở từng vụ có khác nhau, cho nên nhu cầu đối với
các nguyên tố dinh dƣỡng cũng nhƣ phản ứng đối với tác động của từng yếu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
tố dinh dƣỡng cũng khác nhau. Lựa chọn đúng loại phân, dạng phân và thời
vụ bón hợp lý có thể nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón.
* Bón đúng cách: Có nhiều phƣơng pháp bón phân: bón vào hố, bón
vào rãnh, bón rải trên mặt đất, hoà vào nƣớc phun lên lá, bón phân kết hợp
với tƣới nƣớc, v.v... Có nhiều dạng bón phân: rắc bột, vo viên dúi vào gốc,
pha thành dung dịch để tƣới. Có nhiều thời kỳ bón phân: bón lót, bón thúc đẻ
nhánh, thúc ra hoa, thúc kết quả, thúc mẩy hạt, v.v... Lựa chọn đúng cách bón
thích hợp cho loại cây trồng, cho vụ sản xuất, cho loại đất, v.v... có thể làm
tăng hiệu quả sử dụng phân bón lên gấp nhiều lần. Cách bón thích hợp vừa
đảm bảo tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả phân bón, vừa phù hợp với
điều kiện cụ thể ở từng cơ sở sản xuất, phù hợp với từng trình độ của ngƣời
nông dân.
* Bón phân cân đối: Cây trồng có yêu cầu đối với các chất dinh dƣỡng
ở những lƣợng nhất định với những tỷ lệ nhất định giữa các chất. Thiếu một
chất dinh dƣỡng nào đó, cây sinh trƣởng và phát triển kém, ngay cả những khi
có các chất dinh dƣỡng khác ở mức thừa. Các nguyên tố dinh dƣỡng không
chỉ tác động trực tiếp lên cây mà còn có ảnh hƣởng qua lại trong việc phát
huy hoặc hạn chế tác dụng của nhau.
Đối với mỗi loại cây trồng có những tỷ lệ khác nhau trong mức cân đối
các yếu tố dinh dƣỡng. Tỷ lệ cân đối này cũng thay đổi tuỳ thuộc vào lƣợng
phân bón đƣợc sử dụng. Tỷ lệ cân đối giữa các nguyên tố dinh dƣỡng cũng
khác nhau ở các loại đất khác nhau. Điều cần lƣu ý là không đƣợc bón phân
một chiều, chỉ sử dụng một loại phân mà không chú ý đến việc sử dụng các
loại đất khác. Bón phân không cân đối không những không phát huy đƣợc tác
dụng tốt của các loại phân, gây lãng phí mà còn có thể gây ra những tác dụng
không tốt đối với năng suất cây trồng và đối với môi trƣờng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
* Bón phân cân đối có các tác dụng tốt là: ổn định và cải thiện độ phì
nhiêu của chất, bảo vệ đất chống rửa trôi, xói mòn; tăng năng suất cây trồng,
nâng cao hiệu quả của phân bón và của các biện pháp kỹ thuật canh tác khác;
tăng phẩm chất nông sản; bảo vệ nguồn nƣớc, hạn chế chất thải độc hại gây ô
nhiễm môi trƣờng.
Trong một số trƣờng hợp cây trồng sinh trƣởng và phát triển tốt tạo nên
nguồn thức ăn dồi dào cho sâu bệnh tích luỹ và gây hại nặng. Càng bón thêm
phân, cây lại sinh trƣởng thêm, sâu bệnh lại phát sinh nhiều hơn và gây hại
nặng hơn. Ở những trƣờng hợp này, bón phân cần nhằm đạt mục tiêu là ngăn
ngừa sự tích luỹ và gây hại của sâu bệnh.
Một số trƣờng hợp khác phân bón có tác dụng làm tăng khả năng chống
chịu của cây trồng đối với các điều kiện không thuận lợi trong môi trƣờng và
với sâu bệnh gây hại. Đặc biệt các loại phân kali phát huy tác dụng này rất rõ.
Nhƣ vậy, bón phân không phải lúc nào cũng là để cung cấp thêm chất dinh
dƣỡng, thúc đẩy sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. Có những trƣờng
hợp phải tác động theo chiều hƣớng ngƣợc lại: cần kìm hãm bớt tốc độ tăng
trƣởng và phát triển của cây trồng, làm tăng tính chống chịu của chúng lên.
Bón phân là đƣa vào hệ sinh thái nông nghiệp những yếu tố mới và
có tác động lên các mối liên hệ. Cho đến nay, trong việc bón phân ngƣời ta
chỉ mới chú ý đến các mối liên hệ vật chất, đến trao đổi chất. Trong thực
tế, phân bón có thể có những tác động sâu sắc trong các mối liên hệ thông
tin và năng lƣợng. Phát hiện đƣợc tác dụng của phân bón lên các mối liên
hệ thông tin và năng lƣợng, có thể với lƣợng phân bón không nhiều, tạo ra
những hiệu quả to lớn và tích cực trong việc tăng năng suất cây trồng, bảo
vệ môi trƣờng sinh thái.
Nhƣ vậy, đối tƣợng của phân bón không chỉ có cây trồng, tập đoàn vi
sinh vật đất, mà còn có cả toàn bộ các thành tố cấu thành nên hệ sinh thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
nông nghiệp. Chọn đúng đối tƣợng để tác động, có thể mở ra những tiềm
năng to lớn trong việc nâng cao hiệu quả của phân bón.
Mƣời nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý: Bón phân
cân đối và hợp lý cho cây trồng. Cục Khuyến nông - Khuyến lâm (1999) [4].
* Một là: Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với
thiên nhiên để tạo ra sản phẩm có ích cho con ngƣời, chứ không phải là chinh
phục, là áp đặt ý muốn của con ngƣời lên thiên nhiên. Nông sản là sản phẩm
của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con ngƣời muốn
thu hút đƣợc nhiều nông sản thì cần nắm bắt đƣợc các quy luật chuyển hoá
vật chất và tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô
lớn, cƣờng độ mạnh, tốc độ nhanh. Bón phân là để tác động lên quá trình chu
chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc cung cấp chất dinh dƣỡng cho cây trồng
không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối hợp tốt với
thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất.
* Hai là: Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa
hay thiếu đều gây hại cho mọi hoạt động bình thƣờng của nó. Theo cảm tính,
nhiều ngƣời cho rằng cái gì đã tốt thì càng nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì
càng nhiều càng xấu. Bón phân quá nhiều hoặc với liều lƣợng cao đều gây tai
hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết. Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lƣợng
đối với cây, nhƣng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá cây bị cháy.
Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây
bị thiếu đói, mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dƣỡng nào cho cây. Cần
lƣu ý là sức chịu đựng cũng nhƣ mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài
của các bộ phận trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối
với bộ phận này là thừa nhƣng đối với bộ phận khác lại là chƣa đủ. Chính vì
thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà không thể
phun lên lá đƣợc. Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
thiếu cho nên ngƣời nông dân đã làm nhiều việc quá thừa, trong khi đó nhiều
việc cần làm lại không biết làm. Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây
trồng, hiểu đƣợc những nhu cầu của cây và con đƣờng mà thiên nhiên thƣờng
đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu đƣợc các mối quan hệ giữa các loài sinh vật
trong hệ sinh thái, con ngƣời có thể tiết kiệm đƣợc bao nhiêu việc làm thừa
đồng thời chỉ cần tiến hành những việc làm thật hợp lý để đạt đƣợc những
khối lƣợng nông sản lớn.
* Ba là: Thiên nhiên còn nhiều điều mà con ngƣời chƣa biết hết, vì vậy
không đƣợc chủ quan khi sử dụng phân bón. Khoa học ngày càng phát triển
nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nhƣng con đƣờng khám phá thiên
nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu. Thái độ chủ quan, cho
rằng chúng ta đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn
đến những sai lầm. Điều đáng lo ngại là con ngƣời coi thƣờng những gì chƣa
biết trong thiên nhiên và cho rằng những gì khoa học đã biết đủ cho con
ngƣời hoạt động theo ý muốn của mình. Nhiều thất bại trong sản xuất có
nguồn gốc từ sự ngộ nhận này. Để có thể bón phân hợp lý, cần thƣờng xuyên
quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất. Kinh nghiệm tích lũy
đƣợc qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả của
nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý
của việc bón phân.
* Bốn là: Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển
trong các mối liên hệ chặt chẽ với nhau và với thế giới không phải sinh vật.
Các kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc tiến hành trong các phòng thí nghiệm,
trong các chậu vại, trong các ô thí nghiệm thƣờng rất xa so với điều kiện môi
trƣờng sống của cây trên đồng ruộng. Nhiều trƣờng hợp, muốn có đƣợc kết
quả nhƣ đã thu đƣợc trong phòng thí nghiệm ngƣời ta phải đầu tƣ rất tốn kém
để tạo đƣợc môi trƣờng và điều kiện tƣơng tự nhƣ trong phòng thí nghiệm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
Khi không có đƣợc những điều kiện này, các kết quả khoa học thƣờng phát
huy tác dụng rất kém, thậm chí còn làm nảy sinh nhiều vấn đề và ngƣời nông
dân lại phải lao theo để giải quyết. Nhƣ thế, phải làm thừa ra bao nhiêu việc
mà đáng lẽ không phải làm. Thực tế cho thấy: những phƣơng pháp bón phân
nào mà không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý
đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối quan hệ
chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có
khi có hại.
* Năm là: Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá
chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên
nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến thất bại. Các ngành khoa học
ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tƣợng nghiên cứu. Ngƣời ta
đã chú ý đến tình trạng này và thấy đƣợc nguy cơ của siêu hình. Vì vậy, đã có
nhiều cố gắng để liên kết các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên
ngành. Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo
vệ tốt môi trƣờng không chỉ đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên
ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là sự tìm tòi nghiên cứu
trong một lĩnh vực khoa học mà đối tƣợng của nó là sự sống, là quá trình tạo
thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tƣợng tổng hợp mà càng chia nhỏ
ra càng chuyên biệt hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tƣợng nghiên cứu.
* Sáu là: Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đƣa vào hệ,
thƣờng tạo ra những phản ứng dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo
các mạng lƣới dinh dƣỡng, năng lƣợng, thông tin,... và kéo dài theo thời gian,
cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập đƣợc trạng thái cân bằng mới. Mỗi
hiện tƣợng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân,
mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.. . Trong
thực tế, một hiện tƣợng xảy ra có thể có nhiều nguyên nhân. Những nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trƣớc trong một mạng lƣới các sự
kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận. Bón phân cũng nhƣ những
biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thƣờng không chỉ gây ra một tác động
trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thƣờng có nhiều tác động lên các
thành tố trong hệ sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong
đó có thể có những kết quả mà con ngƣời không ngờ tới. Do đặc điểm của
quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên
ngoài vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhƣng
không gây ra hiệu quả gì đáng kể, trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng,
nhƣng đƣợc nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo nên những hiệu quả
rất lớn. Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lƣợng phân bón mà
có thể đạt đƣợc hiệu quả rất cao.
* Bảy là: Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái
gì là xấu. Con ngƣời phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu
ở đây đƣợc đánh giá trên cơ sở lợi ích của con ngƣời. Từ việc phân chia các
sự vật và hiện tƣợng thành 2 nhóm tốt và xấu, con ngƣời thƣờng cố công để
loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy
vọng là thu đƣợc lợi ích lớn. Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó
và cần thiết cho sự hài hoà và phát triển. Bằng các tác động đƣa thêm các cái
"tốt" và loại bỏ các cái "xấu" con ngƣời đã phá vỡ cân bằng trong các hệ sinh
thái. Và nhƣ vậy, các tác động của con ngƣời đã thúc đẩy hoạt động của cơ
chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng. Với hoạt động
của cơ chế này, những tác động của con ngƣời bị trung hoà và bị triệt tiêu. Hy
vọng thu đƣợc lợi ích lớn không những không đạt đƣợc, mà những đảo lộn
trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực. Bón phân, con
ngƣời nghĩ rằng đó là đƣa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt.
Thế nhƣng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu đƣợc khi bón hợp lý, có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
nghĩa là phù hợp với hoạt động bình thƣờng của hệ sinh thái nông nghiệp.
Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống lại của hệ sinh thái đồng
ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
* Tám là: Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống
nhất. chỉ bằng cách thay thế từng bộ phận của thể đó. Cây trồng, hệ sinh thái
nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó
mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ phận trong hệ thống
đƣợc quy định không những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận
đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận, các bộ phận xung quanh và vào
toàn bộ hệ thống. Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh
dƣỡng cho cây để tạo ra nhiều sản phẩm cho con ngƣời. Tuy nhiên cây trồng
là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng. Chúng ta không thể cải thiện một
bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ phận khác
của hệ sinh thái đó. Nhiều trƣờng hợp bón phân không mang lại kết quả là do
chúng ta gặp phải những phản ứng điều tiết của hệ sinh thái. Bón phân hợp lý
là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong
toàn bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ
hệ sinh thái hƣớng tới việc tạo ra năng suất cao.
* Chín là: Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi
dƣỡng đƣợc con ngƣời cả thể xác lẫn tinh thần. Bón phân là để làm tăng năng
suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của con ngƣời. Vì
vậy, nếu phân bón còn để lại dƣ lƣợng trong nông sản, nếu trong nông sản có
nhiều NO3, nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng đƣợc nhu cầu của
con ngƣời. Phân bón có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng nông sản. Đối với các
sản phẩm cây công nghiệp, cây dƣợc liệu, cây hƣơng liệu, cây tinh dầu v.v... bón
phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất nông sản rất đáng kể. Phân bón
có ảnh hƣởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Sản phẩm rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nƣớc rất chóng bị hỏng. Ngoài việc
đáp ứng nhu cầu của con ngƣời về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu
của con ngƣời đƣợc lao động, đƣợc tiếp xúc với thiên nhiên, đƣợc khám phá
những điều bí ẩn của tự nhiên. Bón phân không hợp lý thƣờng để lại trong
môi trƣờng đất, nƣớc, không khí những dƣ lƣợng phân bón có ảnh hƣởng
không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con ngƣời. Càng ngày việc thoả mãn
nhu cầu đời sống tinh thần của con ngƣời càng tăng lên. Vai trò của nông
nghiệp trong việc đảm bảo ổn định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một
đƣợc nâng cao. Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả
của phân bón mà còn đảm bảo cho môi trƣờng trong lành và thúc đẩy nông
nghiệp phát triển theo hƣớng tiến bộ.
* Mười là: Cần có cách nhìn toàn diện, trong hoạt động sản xuất nông
nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không thể tách rời
chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn toàn diện và đặt
đúng vị trí của nó trong hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thƣờng ngƣời làm
nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên mất cây trồng tồn tại và phát triển
trong hệ sinh thái. Kết quả của sản xuất nông nghiệp thƣờng chịu ảnh hƣởng
rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa phƣơng cũng nhƣ điều kiện khí hậu thời
tiết của từng năm. Ngƣời nông dân thƣờng lấy kinh nghiệm sản xuất của năm
nay để áp dụng cho năm sắp tới. Nhƣ vậy, việc tiến hành sản xuất nông
nghiệp của nông dân thƣờng chịu ảnh hƣởng của cái nhìn hẹp và ngắn. Muốn
đạt đƣợc kết quả tốt, ngƣời nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần
biết cách thoát ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho
hoàn cảnh lung lạc mình và phải có cách nhìn vƣợt lên trên không gian và
thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tƣợng. Cách nhìn này không
phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nhìn xuyên sâu vào bản chất
của thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn nhất thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
làm che mất bản chất. Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân
tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân tích thực chất các hiện tƣợng đã
diễn ra, dự báo những hiện tƣợng và trạng thái có thể xuất hiện trong vụ tới để
đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng
nhƣ môi trƣờng.
* Bón phân hợp lý góp phần tăng thu nhập: Một chế độ bón phân hợp
lý, có thể với lƣợng phân không nhiều đảm bảo cho nhiều loại cây trồng phát
triển trong một năm sản xuất trên cơ sở các loại cây trồng có thể bù trừ bổ
sung cho nhau về một số chất dinh dƣỡng.
Một chế độ bón phân hợp lý đảm bảo duy trì độ phì nhiêu của đất. Qua
các vụ trồng trọt, đất không bị kiệt quệ, tiêu hao chất dinh dƣỡng mà trái lại
độ phì nhiêu của đất đƣợc thực hiện trên cơ sở sau mỗi vụ trồng trọt các loại
cây trồng để lại cho đất một lƣợng chất hữu cơ đáng kể. Mặt khác, chế độ bón
phân hợp lý còn làm giàu thêm và tăng cƣờng khả năng hoạt động của tập
đoàn vi sinh vật có ích trong đất. Cùng với sự hoạt động sôi động của tập
đoàn vi sinh vật, các chất dinh dƣỡng của cây đƣợc giải phóng, chuyển sang
dạng dễ tiêu, dễ sử dụng đối với cây trồng.
Chế độ bón phân hợp lý và cân đối đảm bảo không ngừng cải thiện các
đặc tính vật lý và sinh học của đất. Đất tốt nói chung, là loại đất giàu các chất
dinh dƣỡng, có kết cấu vật lý tốt, và có hoạt động sinh học cao. Ba đặc điểm
này có liên quan mật thiết với nhau, là tiền đề và điều kiện của nhau. Bón
phân hợp lý không những chỉ chú ý đến việc cung cấp thêm các chất dinh
dƣỡng cho cây mà còn làm tốt thêm các đặc tính vật lý và sinh học của đất.
Chế độ bón phân hợp lý góp phần nâng cao khả năng hoạt động và tính
hữu ích của tập đoàn vi sinh vật đất. Tập đoàn vi sinh vật đất có vai trò rất to
lớn và quan trọng trong chu trình chuyển hoá các chất. Tập đoàn vi sinh vật
đất gồm rất nhiều loài thuộc các lớp, bộ sinh vật khác nhau: nấm, vi khuẩn, xạ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
khuẩn, tuyến trùng, v.v... Tuỳ thuộc vào hoạt động của tập đoàn sinh vật này
mà chất hữu cơ trong đất đƣợc khoáng hoá nhanh hoặc chậm, cấu trúc của đất
tốt hoặc xấu, chất dinh dƣỡng cho cây ở trong đất nhiều hoặc ít.
Bón phân hữu cơ, ngoài việc cung cấp nguyên liệu chuyển hoá cho tập
đoàn vi sinh vật, còn bổ sung thêm vào đất nhiều loài vi sinh vật mà ở trong
đất các loài này có ít vì bị các loài vi sinh vật đối kháng tiêu diệt.
* Bón phân vô cơ hợp lý tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho tập
đoàn vi sinh vật tăng cường hoạt động: Bón phân hợp lý làm tăng hiệu quả sử
dụng phân bón. Thay vì có hệ số sử dụng phân bón hiện nay là 40 - 50%, bón
phân hợp lý có thể nâng cao số sử dụng này lên 60 - 70% và cao hơn. Hiệu
quả của phân bón không chỉ ở việc cung cấp trực tiếp chất dinh dƣỡng cho
cây mà còn ở nâng cao đặc tính vật lý của đất, tăng cƣờng hoạt động của tập
đoàn sinh vật trong đất. Tất cả những yếu tố này tạo điều kiện để tiết kiệm
lƣợng phân bón đƣợc sử dụng trong sản xuất. Trong điều kiện chi phí cho
phân bón chiếm tỷ trọng khá lớn trong chi phí sản xuất, thì việc tiết kiệm
trong sử dụng phân bón mang lại cho nông dân khoản tiền không nhỏ.
Với những ƣu điểm trình bày ở trên, bón phân hợp lý góp phần không
nhỏ vào việc tăng năng suất cây trồng. Trên cơ sở đa dạng hoá sản xuất, tăng
năng suất cây trồng đối với tất cả các loài trong cơ cấu, tạo nên nguồn thu
nhập đáng kể cho nông dân.
* Một số điều cần chú ý khi thực hiện bón phân hợp lý: Bón phân
không thể chỉ nhắm vào việc làm tăng năng suất cây trồng mà còn phải thấy
trách nhiệm bảo vệ môi trƣờng sinh thái. Bên cạnh tăng năng suất cây trồng,
bón phân còn phải đảm bảo cho chất lƣợng nông sản tốt, nông sản phải
"sạch", có nghĩa là không mang theo các chất ô nhiễm, các chất gây độc hại
cho con ngƣời.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Cần có cách nhìn tổng hợp, toàn diện: khi bón phân cho cây không thể
chỉ xuất phát từ cách nhìn chật hẹp là cung cấp một số chất dinh dƣỡng cho
cây. Cần thấy rõ là bón phân có những tác động sâu sắc lên toàn bộ hệ sinh
thái đồng ruộng.
Cần luôn ý thức đƣợc rằng, bón nhiều phân không hẳn đã tốt. Nồng độ
phân hoá học cao có thể gây hại đối với cây. Cây trồng cũng nhƣ các loài sinh
vật khác, có thể có những giới hạn chịu đựng nhất định, vƣợt qua giới hạn đó
có thể bị huỷ hoại. Cây có thể có nhu cầu đối với một lƣợng phân bón không
nhỏ, nhƣng lƣợng phân đó phải đƣợc chia nhỏ ra cho cây hút nhiều lần. Tập
trung vào bón một lần cây không những không hút đƣợc mà còn bị đầu độc,
mặt khác lƣợng phân bón bị hao hụt nhiều do bay hơi, rửa trôi, cây cỏ dại hút
mất v.v...
Trong nhiều trƣờng hợp, năng suất cây trồng cao chƣa hẳn đã đảm bảo
hiệu quả kinh tế cao.
Bón một lƣợng phân quá lớn vƣợt quá nhu cầu của cây, lƣợng phân dƣ
thừa không những bị lãng phí mà nhiều loài sinh vật trong hệ sinh thái đồng
ruộng sử dụng lƣợng phân thừa đó để phát triển và cạnh tranh với cây trồng
về không gian và các điều kiện sinh sống khác. Vì vây, bón phân hợp lý cho
cây là bón vừa đủ lƣợng phân theo nhu cầu của cây ở từng thời điểm.
* Thực hiện nền nông nghiệp hàng hoá, chỉ có thể được chấp nhận khi
giá bán nông sản phải cao hơn giá thành sản xuất và người nông dân phải có
lãi: Phân bón thƣờng mang lại hiệu quả kinh tế cao, khi lƣợng phân sử dụng
hợp lý. Hiệu quả kinh tế này tăng dần lên đến một giới hạn nào đó. Giới hạn
này cao hoặc thấp tuỳ thuộc vào đặc điểm của giống, vào đất đai và các yếu tố
kỹ thuật canh tác khác. Vƣợt qua giới hạn đó, hiệu quả kinh tê của phân bón
giảm dần cho đến khi không còn hiệu quả nữa và sau đó là lỗ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Bón phân làm tăng năng suất cây trồng. Trong những giới hạn xác
định, năng suất cây trồng tăng lên, hiệu quả kinh tế của sử dụng phân bón
cũng tăng lên. Tiếp tục tăng lƣợng phân bón, năng suất cây trồng có thể tiếp
tục tăng cao hơn, nhƣng ở phạm vi này, hiệu quả kinh tế của phân bón giảm
xuống. Sau đó càng tăng thêm lƣợng phân bón, hiệu quả kinh tế của phân
càng giảm.
Bón phân hợp lý là tìm ra lƣợng phân bón thích hợp để vừa đạt năng
suất cây trồng, vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế của sử dụng phân bón cao nhất.
Không nên để cho cây quá kiệt quệ rồi mới bón phân.
* Cây trồng là những cơ thể sống. Chúng chỉ tiếp nhận những chất cần
thiết từ môi trường bên ngoài khi cơ thể ở trong trạng thái bình thường: Khi
cây bị thiếu dinh dƣỡng, trong cây diễn ra nhiều quá trình sinh lý, sinh hoá
không bình thƣờng. Để đảm bảo cho cây duy trì sự sống, các chất dự trữ, các
dạng năng lƣợng đều đƣợc huy động để duy trì sự sống của cây, cây ở trong
trạng thái bệnh lý. Tình trạng này cũng có thể xảy ra khi cây trồng bị sâu bệnh
gây hại nặng.
Bón phân hợp lý là sử dụng phân bón đúng lúc không để cho cây rơi
vào tình trạng kiệt quệ do thiếu dinh dƣỡng. Khi cây đã rơi vào trạng thái
kiệt quệ, việc bón phân không thể giải quyết nhƣ cây ở trong trạng thái
bình thƣờng mà cần lựa chọn loại phân, liều lƣợng phân bón và thời gian
bón thích hợp.
Cây trồng sử dụng phân bón trong suốt thời gian sinh trƣởng. Vì vậy
cây chia ra làm nhiều lần để bón mới phát huy đƣợc tác dụng của phân bón ở
mức cao.
Trong thực tế sản xuất, vì nhiều lý do khác nhau ngƣời nông dân không
thể bón quá nhiều lần cho cây mà thƣờng tập trung vào một số lần để bón,
thông thƣờng là 2 - 4 lần trong một vụ đối với các loại cây ngắn ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Bón tập trung ít lần với những lƣợng phân bón lớn có thể gây ra nhiều
tác hại đối với cây trồng, đối với môi trƣờng sinh thái. Vì vậy, bón phân hợp
lý yêu cầu chia lƣợng phân bón ra làm nhiều lần để bón. Càng nhiều lần càng
tốt, nhất là khi có những điều kiện thuận lợi cho phép bón phân làm nhiều lần.
* Tính hợp lý trong sử dụng phân bón được thể hiện trên 3 mặt: hiệu
quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường: Đánh giá hiệu quả kinh
tế của phân bón ngƣời ta thƣờng dùng 2 chỉ tiêu: lãi ròng và lãi suất. Lãi ròng
(LR) giá trị của phần nông sản tăng lên do tác dụng của phân bón trừ đi số
tiền chi phí để mua phân bón và trả công cho ngƣời bón phân:
Trong đó: LR = TN - CP (TN: thu nhập, CP: chi phí).
Thực tế bón phân ở nƣớc ta cho thấy lãi ròng của ngƣời nông dân đạt
vào khoảng 50% số tiền bỏ ra để mua và sử dụng phân bón.
Lãi suất (LS) là thƣơng số giữa tiền thu nhập tăng lên do phân bón
(TN) với số tiền bỏ ra để mua phân bón (CP): LS = TN/CP
Thực tế sản xuất cho thấy muốn bón phân có lãi, lãi suất phải đạt cao
hơn 2.
Hiệu quả kinh tế của phân bón trong nhiều trƣờng hợp không chỉ phát
huy ngay trong vụ sản xuất đó mà nhiều lúc còn có những tác dụng tốt đối với
các loại cây trồng ở vụ tiếp sau. Đặc biệt là các loại phân hữu cơ, phân hoá
học có tác động tốt lên tập đoàn vi sinh vật đất, làm tăng hoạt động của nhóm
vi sinh vật có ích. Vì vậy, khi tính toán hiệu quả kinh tế của phân bón cần có
cách nhìn bao quát hơn.
Hiệu quả xã hội của phân bón cho đến nay chƣa đƣợc nông dân chú ý
đến. Bón phân cho lúa nhiều khi mang lại hiệu quả kinh tế không cao so với
bón phân cho rau, hoa, cây ăn quả. Tuy vậy, lúa là cây lƣơng thực có vai trò
rất quan trọng trong đảm bảo an toàn lƣơng thực, gìn giữ ổn định cuộc sống
của nhân dân, cho nên bón phân cho lúa mang lại hiệu quả xã hội rất cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Bón phân có tác động rất lớn đến môi trƣờng sống của con ngƣời, đến
sự phát triển của các hệ sinh thái. Bón hợp lý cần đảm bảo tăng năng suất cây
trồng nhƣng không gây ô nhiễm, không ảnh hƣởng đến sức khoẻ ngƣời nông
dân và không có những tác động tiêu cực lên các hệ sinh thái.
* Vai trò của phân bón đối với cây trồng, mỗi loại phân bón vô cơ có
vai trò quan trọng đối với từng loại cây trồng:
- Phân lân: Lân có vai trò quan trọng trong đời sống của cây trồng. Lân
có trông thành phần của hạt nhân tế bào, rất cần cho việc hình thành các bộ
phận mới của cây.
Lân tham gia vào thành phần en zim, các protêin, tham gia vào quá
trình tổng hợp các axit amin.
Lân kích thích sự phát triển của rễ, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan
rộng ra xung quanh, tạo thêm cho cây trồng chống chịu đƣợc hạn và ít đổ ngã.
Lân kích thích quá trình đẻ nhánh, đẻ chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả
sớm và nhiều.
Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không
thuận lợi: Chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu
bệnh hại, ...
- Phân đạm: Phân đạm là chất dinh dƣỡng rất cần thiết và rất quan
trọng đối với cây trồng. Đạm là nguyên tố tham gia vào thành phần chính của
clorophin, prôtit, các axit amin, các enzim, và nhiều loại vitamin trong cây.
Bón đạm thúc đẩy quá trình tăng trƣởng của cây, làm cho cây ra nhiều
nhánh, phân cành, ra nhiều lá, lá cây có kích thứoc to,màu xanh, lá quang hợp
mạnh, do đó làm tăng năng suất cây trồng.
Phân đạm cần cho cây trong quá trính sinh trƣởng, đặc biệt là giai đoạn
cây sinh trƣởng mạnh. Trong số nhóm cây trồng đạm rất cần cho nhóm cây ăn
lá nhƣ các loại rau,...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
- Phân Kali: kali có vai trò chủ yếu trong việc chuyển hoá năng lƣợng
trong quá trình đồng hoá các chất dinh dƣỡng của cây.
Kali làm tăng khả năng chống chịu của cây đối với các tác động không
lợi từ bên ngoài và chống chịu một số loại bệnh. Kali tạo cho cây cứng chắc,
ít đổ ngã, tăng khả năng chịu úng, chịu rét, chịu hạn.
Kali làm tăng phẩm chất nông sản và góp phần làm tăng năng suất của
cây, làm tăng hàm lƣợng đƣờng trong quả làm cho màu sắc quả đẹp tƣơi, làm
cho hƣơng vị quả thơm và tăng khả năng bảo quản của quả. Kali lam tăng
hàm lƣợng đƣơng, chất bột trong củ quả.
- Phân vi sinh: Hiện nay nhu cầu sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh ngày
càng tăng vì sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh sẽ thay thế dần việc bón phân
hoá học trên đồng ruộng, đất trồng trọt mà vẫn đảm bảo đƣợc nâng cao năng
suất thu hoạch.
Sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh về lâu dài sẽ dần trả lại đọ phì nhiêu
cho đất nhƣ làm tăng lƣợng phospho và Kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo,
giữ độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các
chuyển hoá chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau
tạo ra.
Việc sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh có ý nghĩa rất lớn là tăng cƣờng
bảo vệ môi trƣờng sống, giảm tính độc hại do hoá chất trong các loại nông sản
thực phẩm do lạm dụng phân bón hoá học. Nguyễn Thanh Bình (2008) [2].
Để thoả mãn sự sinh trƣởng của cây trồng trong đất phải có độ ẩm sẵn
có mà cây trồng có thể hút đƣợc dễ dàng ngập úng hoặc thiếu nƣớc trong đất
đều không thích hợp cho cây trồng sinh trƣởng, để có một chế độ nƣớc thích
hợp cho cây sinh trƣởng tốt và năng xuất cao cần phải đƣợc thực hiện việc
tƣới tiêu nƣớc một cách hợp lý. Chu Thị Thơm và cộng sự (2006) [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
Nƣớc trong đẩt trở thành dung dịch axit nhẹ hay kiềm, dung dịch này
chuyển trở các chất dinh dƣỡng hoà tan mà cây hút đƣợc qua rễ. Độ pH chỉ
tính chất axit hay kiềm: pH = 8 là đất kiềm, pH = 5 là đất axit, pH = 7 là đất
trung tính. Có thể làm thay đổi độ pH của đất bằng cách cho thêm vôi vao đất
axit, cho thêm sulfua vào đất kiềm. Phần lớn cây trồng sinh trƣởng trong
phạm vi pH = 5,5 - 8,0. Đào Lệ Hằng (2008) [9].
1.1.2. Hệ thống cây trồng
Sản xuất nông - lâm nghiệp, trƣớc hết phải đề cập tới loại cây trồng,
diện tích, các loại giống, tính chất đất và kỹ thuật canh tác để cuối cùng có
tổng sản lƣợng cao nhất trong điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của mỗi
vùng. Vì vậy, nghiên cứu cây trồng một cách hệ thống và khoa học sẽ có ý
nghĩa quan trọng giúp cho các nông hộ, các nhà quản lý có cơ sở để định
hƣớng sản xuất nông nghiệp một cách đúng đắn.
Chƣơng trình "Phát triển các hệ thống canh tác" Farming systems
Development của Tổ chức lƣợng thực và nông nghiệp của Liên hợp quốc. Với
sự hỗ trợ của nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc, viện
nghiên cứu các hệ thống canh tác ngày càng phát triển, đóng góp thiết thực và
phục vụ đắc lực cho sản xuất theo cách đổi mới trong phát tr iển kinh tế và xã
hội nông thôn. Các nhà khoa học ở nhiều nƣớc trên thế giới đã tập trung
nghiên cứu Hệ thống nông trại và các môi trƣờng xung quanh nó. Trần Đức
Viên 1995 [30].
- Môi trường vật lý: Bao gồm khí hậu, đất đai, địa hình, nƣớc, thực vật
và cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhƣ đƣờng xá, nhà xƣởng,...
- Môi trường văn hoá xã hội: Cộng đồng thôn xã, đoàn thể, tầng lớp xã
hội, văn hoá, dân tộc và tập tục cùng những mỗi liên kết qua lại của các tổ
chức này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
- Môi trường chính sách/ thể chế: Các ƣu tiên phát triển nông nghiệp,
tiếp cận thị trƣờng, xuất nhập khẩu, chính sách giá cả, chính sách tiền tệ,...
Nghiên cứu và khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp.
Một hoạt động chính trong tiếp cận phát triển hệ thống canh tác là để
hiểu rõ, mô tả và xác định số lƣợng ở những nơi có thể, những hạn chế và
tiềm năng, phân tích những trở ngại, xác định những nghiên cứu thích hợp
theo thứ tự ƣu tiên cũng nhƣ sự thay đổi cần thiết trong chính sách, thử
nghiệm thực tế trên đồng ruộng, các kinh nghiệm sản xuất và tập quán của
mỗi vùng để làm cơ sở nhằm cải thiện hoặc thay đổi những hoạt động sản
xuất cũ kém hiệu quả.
1.1.3. Môi trƣờng vật lý và hệ thống canh tác
* Khí hậu và hệ thống canh tác: Khí hậu là thành phần quan trọng của
hệ sinh thái, là nguồn năng lƣợng quan trọng vào bậc nhất đối với cây trồng.
Khí hậu cung cấp năng lƣợng chủ yếu cho quá trình tạo thành chất hữu cơ, tạo
năng suất cây trồng.
Mỗi vùng, mỗi điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhƣỡng cần có những
giống cây trồng tốt và hệ thống canh tác phù hợp với điều kiện đó. Vì vậy một
trong những biện pháp kinh tế kỹ thuật nhằm tận dụng các nguồn lợi tự nhiên
và kinh tế xã hội là bố trí cây trồng phù hợp cho với các điều kiện khí hậu đất
đai, tập quán canh tác một vùng hay một đơn vị sản xuất.
Ở nƣớc ta độ ẩm tƣơng đối trong năm cao hơn 80%, lƣợng mƣa bình
quân năm đạt (1.900 - 2.000 mm/năm), nguồn nhiệt trong năm biến động từ
7.000 - 10.000
0
C (tuỳ theo vùng) đã tao ra những điều kiện thuận lợi cho
nhiều loại cây trồng và cây rừng. Trên cơ sở áp dụng đầy đủ các tiến bộ Khoa
học Kỹ thuật vào lựa chọn loại cây, mùa vụ, giống thích hợp cho từng vùng,
từng điều kiện cụ thể, chế độ canh tác hợp lý,... đã tận dụng đƣợc nguồn năng
lƣợng ánh sáng mặt trời để đạt đƣợc khối lƣợng nông sản cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Để bố trí hệ thống cây trồng phù hợp với yêu cầu nhiệt của cây các nhà
khoa học đã phân ra cây ƣa nóng và cây ƣa lạnh, cần nắm đƣợc diễn biến nhiệt
độ các tháng trong năm để phân loại cây trồng theo yêu cầu của nhiệt độ. Có
thể lấy 20
0
C làm độ chuẩn để xác định cây ƣa nóng và cây ƣa lạnh. Cây ƣa
nóng là là những cây sinh trƣởng, phát triển và ra hoa tốt ở nhiệt độ > 20
0
C;
cây ƣa lạnh là những cây sinh trƣởng và ra hoa tốt ở nhiệt độ < 20
0
C; những
cây trung gian có thể sinh trƣởng, phát triển và ra hoa tốt ở nhiệt độ cao hơn
hoặc thấp hơn 20
0
C; nắm đƣợc đặc điểm khí hậu, lựa chọn cây trồng thích
hợp với các điều kiện đó có tác dụng làm tăng năng suất và đa dạng hoá cây
trồng trên đơn vị diện tích canh tác.
* Đất đai và hệ thống canh tác: Đất đai là thành phần của hệ sinh thái
nông nghiệp, là nguồn cung cấp nƣớc và dinh dƣỡng cho cây trồng. Các loại
đất có thành phần chất khoáng, nƣớc, động vật đất và chất hữu cơ khác nhau
thì cũng có tính chất và độ phì khác nhau. Do vậy, phải biết đƣợc đặc điểm và
tính chất của các loại đất để có cách sử dụng phù hợp với từng loại cây trồng.
* Địa hình và hệ thống canh tác: Khi nghiên cứu cây trồng trên đất dốc
các nhà khoa học cho rằng, sản xuất nông nghiệp trên đất dốc ở bất cứ nơi nào
cũng luôn chịu sự tác động của các nhân tố tự nhiên, kinh tế xã hội gay gắt
hơn so với vùng đất bằng. các yếu tố làm suy giảm tính bền vững của hệ canh
tác trên đất dốc là sử dụng đất không hợp lý, các chất hữu cơ bị rửa trôi theo
các dòng nƣớc, vì thế đất dễ bị thoái hoá, tầng đất mặt bị xói mòn nghiêm
trọng gây ra tình trạng khô hạn và làm giảm sản lƣợng và giá trị thu đƣợc trên
một đơn vị diện tích.
Để hạn chế xói mòn đất, trong khi bố trí cây trồng trên đất dốc, các nhà
khoa học đã đƣa ra các giải pháp nhƣ xây dựng ruộng bậc thang, mƣơng rãnh,
bờ ngăn, luân canh, xen canh. Trồng các băng cây phân xanh cố định theo
đƣờng đồng mức cũng có tác dụng chống xói mòn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
* Môi trường nước và hệ thống canh tác: Nƣớc là thành phần quan
trọng trong quá trình sống của cây, nƣớc mƣa cung cấp phần lớn nƣớc mà cây
yêu cầu, đặc biệt là những vùng không tƣới. Ở nƣớc ta có lƣợng mƣa tƣơng
đối lớn, trung bình 1900 - 2000 mm/ năm nhƣng phân bố không đều giữa các
vùng, miền và các tháng trong năm. Lƣợng mƣa thƣờng tập trung từ 70- 80%
và những tháng mùa mƣa gây ra tình trạng ngập úng ở một số vùng. Những
tháng mùa khô lƣợng mƣa có ít làm cho đất khô hạn, cây cối khó sinh trƣởng
phát triển. Vì vậy, khi xác định hệ thống cây trồng cần phải chú ý đến lƣợng
mƣa để tránh đƣợc các yếu tố hạn chế nhƣ úng, hạn, xói mòn,... Ảnh hƣởng
đến sinh trƣởng, phát triển và cho năng suất cây trồng.
* Cây trồng và hệ thống canh tác: Cây trồng là thành phần chủ yếu của
hệ sinh thái nông nghiệp. Bố trí cây trồng hợp lý là lựa chọn các loại cây
trồng nào để lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu và đất đai. Cây trồng có
nhiều chức năng khác nhau nhƣ cây lƣơng thực, thực phẩm, cây công nghiệp,
cây ăn quả,... Tuy nhiên, các biện pháp kỹ thuật canh tác nhƣ làm đất, bón
phân, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, chế biến,... chọn tạo giống và
thời vụ gieo trồng đƣợc coi là có liên quan sâu sắc đến năng suất, chất lƣợng
sản phẩm. Do đó các biện pháp kỹ thuật canh tác cần phải lợi dụng đƣợc mặt
thuận lợi để bảo vệ cây trồng một cách có hiệu quả và kinh tế nhất.
Theo Nguyễn Xuân Quát (1996) [17]. Có thể dựa vào một vài đặc trƣng
màu sắc, mùi vị của đất, loại đá hay cây cối hoặc đặc điểm bên ngoài dễ thấy
để nhận biết đƣợc tính chất đất, của từng loại đất ta có thể bố trí cây trồng và
bón phân phù hợp, đem lại hiệu quả cao.
Theo Nguyễn Xuân Quát. Các nƣớc Ấn Độ, Thái Lan, Philipin, Indonesia,...
ngƣời ta lấy mô hình SALT (Slopping Agricultural Land Technology) để làm
cơ sở canh tác bền vững trên đất dốc. Theo hƣớng này trong một tiểu vùng
sinh thái sẽ tạo ra nhiều tầng che phủ, đa dạng hoá các loại cây trồng, tạo ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
nhiều sản phẩm trên một đơn vị diện tích và hạn chế đƣợc tình trạng rửa trôi,
xói mòn đất.
Mô hình SALT1 (Sloping Agricultual Land Technolology). Trong mô
hình này ngƣời ta bố trí những cây cố định trên những băng rộng 4 - 6 m tuỳ
theo độ dốc, nếu độ dốc nhiều thì băng hẹp 4 m, nếu độ dốc ít thì băng trồng
để rộng 6 m. Các băng đó đƣợc trồng theo đƣờng vành nón ngang dốc xen kẽ
giữa các băng, trồng cây dài ngày nhƣ cam, quýt, chanh... Nhờ vậy mà có thu
nhập đều đặn và tránh đƣợc rủi ro. Cơ cấu các loại cây đƣợc sử dụng mô hình
này là 75% cây nông nghiệp và 25% cây lâm nghiệp. Trong cây nông nghiệp
thì 50% là cây hàng năm và 25% là cây lâu năm. Việc áp dụng mô hình này
đã làm tăng năng xuất cây trồng gấp 5 lần so với hệ thống canh tác cổ truyền
trên 1ha đất canh tác.
Mô hình kinh tế nông súc kết hợp đơn giản SALT 2 (Simple Agrolivestok
Land Technology). Ở mô hình này ngƣời ta chú trọng ứng dụng việc chăn
nuôi trong hệ thống để lấy thịt và sữa. Cơ cấu sử dụng đất thích hợp ở mô
hình này là 40% dành cho sản xuất nông nghiệp và 20% cho cây lâm nghiệp,
20% cho chăn nuôi, 10% làm nhà và chuồng trại. lợi ích của mô hình này là
bảo vệ đƣợc đất. Các nông sản phẩm đƣợc thu ngoài lƣơng thực, thực phẩm
còn thêm thịt sữa. Nguồn phân bón thu đƣợc qua chăn nuôi làm cho canh tác
trên đất dốc đƣợc lâu bền hơn.
Mô hình canh tác nông lâm kết hợp bền vững SALT 3 (Sustainable
Agro - Forestry Land Technology). Đây là mô hình canh tác đất dốc tổng hợp
dựa trên cơ sở kết hợp trồng rừng với quy mô nhỏ với việc sản xuất lƣơng
thực, htực phẩm. cơ cấu sƣ dụng đất ơ mô hình này là 40% dành cho nông
nghiệp và 60% dành cho lâm nghiệp. Bằng cách này đất đai đƣợc bảo vệ có
hiệu quả hơn, đồng thời vẫn đủ lƣơng thực, gỗ củi và nhiều sản phẩm khác
tăng thu nhập cho ngƣời nông dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Mô hình sản xuất nông nghiệp, cây ăn quả với quy mô nhỏ SALT 4
(Small Agro - fuit Llivelihoot). Trong mô hình này ngoài đất đai để trồng cây
lƣơng thực, cây nông nghiệp, cây hàng rào xanh còn dành ra một phần để
trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.
Nhƣ vậy, để xây dựng hệ thống canh tác trên đất dốc hợp lý là lựa chọn
các loại cây trồng và tỷ lệ phối hợp giữa các loại cây trồng trong hệ thống
đƣợc xác định để vừa có tổng sản phẩm thu nhập cao vừa bảo vệ đất không bị
thoái hoá và đẩy mạnh quá trình thâm canh tăng năng suất cây trồng.
1.1.4. Môi trƣờng văn hoá - xã hội và hệ thống canh tác
Sản xuất nông nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế của
một tỉnh và của đất nƣớc. Tuy nhiên, ở miền núi với đặc thù là địa hình phức
tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ dân trí thấp,
quan hệ hàng hoá, tiền tệ chƣa phát triển, điều kiện giao lƣu hàng hoá và nắm
bắt thông tin thị trƣờng còn rất khó khăn, tình trạng nghèo còn chiếm đa số,...
Vì vậy, nâng cao năng lực cho cán bộ quản lý và ngƣời dân áp dụng Khoa học
Công nghệ vào sản xuất có vai trò quan trọng trong việc mở rộng sản xuất,
nâng cao chất lƣợng nông sản hàng hoá góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập
cho ngƣời dân.
1.1.5. Chính sách và hệ thống canh tác
Hiện nay, mỗi gia đình nông dân đã trở thành một đơn vị sản xuất, kinh
doanh độc lập và tự chủ, bởi lẽ mỗi gia đình có những mảnh đất riêng, có
công cụ sản xuất riêng, có tƣ duy kinh doanh và trình độ quả lý khác nhau,
vốn sản xuất tự gia đình lo liệu, đồng thời sức lao động cũng chủ yếu tự phân
phối sức lao động cho sản xuất trong gia đình, họ phải tự sắp xếp lao động, tổ
chức sản xuất, kinh doanh trên đất đai và đồng vốn của mình. Sản xuất, kinh
doanh của mỗi hộ nông dân không chỉ dừng lại ở trồng trọt, chăn nuôi mà còn
làm nhiều công việc khác trong lúc nông nhàn,... Có nghĩa là sản xuất kinh
doanh của họ rất đa dạng và phong phú.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Do vậy, toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh của mỗi hộ đƣợc gọi là
"Hệ thống nông nghiệp hộ". Vì vây, các chính sách ƣu tiên phát triển nông
nghiệp, bao gồm chính sách tiền tệ, tiếp cận thị trƣờng, xuất nhập khẩu, chính
sách giá cả,... Nghiên cứu và khuyến nông, dịch vụ nông nghiệp cần đƣợc áp
dụng. Tuỳ theo loại hình sản xuất và quy mô nông hộ, các chính sách phát
triển sản xuất cần đƣợc triển khai thực hiện sẽ góp phần tác động đến phát
triển sản xuất tại địa phƣơng.
1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.2.1. Nguồn gốc và sự phân bố của cây chè đắng
* Nguồn gốc: Trung Quốc là quê hƣơng của nhiều loại trà trên thế giới.
Khổ đinh trà có nguồn gốc từ Lƣỡng Quảng (tức hai tỉnh Quảng Đông và
Quảng Tây), từ lâu Khổ đinh trà huyện Đại Tân đã thịnh hành và nổi tiếng.
Thời cổ đại, Khổ đinh trà chủ yếu đƣợc dùng làm thuốc trị các loại bệnh nhƣ:
Thổ tả, kiết lị, tiêu viêm, tiêu độc, diệt khuẩn, giúp dễ tiêu hoá, chống đầy
bụng, sát trùng, chữa vết thƣơng, vết bỏng, lở loét, chống ngữa,... nên gọi là
Dƣợc trà. Trong lịch sử niên đại thời nhà Thanh đƣợc coi là một thức uống
quý hiếm, nổi tiếng, giá rất đắt, từng đƣợc liệt vào hàng những lễ vật cống
vua. Loài này cũng phân bố ở (Hồ Bắc, Hồ Nam, Vân Nam, ra tới đảo Hải
Nam). Lục Giới Kỳ (2002) [34].
Ở Việt nam, từ những năm 1970, 1971 và sau này vào năm 1996, các
nhà thực vật học đã thu thập đƣợc mẫu vật của loài Chè đắng của Việt Nam
giống nhƣ Khổ đinh trà của Trung Quốc và đã xác định tên là Ilex kudingcha
C.J.Tseng thuộc họ Nhựa ruồi hay Bùi - Aquifoliaceae. Vào năm 1999, dựa
vào những tài liệu phân loại mới, các nhà thực vật học đã xác định lại loài
Chè đắng ở Việt Nam có tên là Ilex kaushue S.Y.Hu với tên đồng nghĩa là Ilex
kudingcha C.J. Tseng. Chè đắng mọc rải rác trong rừng thƣờng xanh cây lá
rộng trên núi đá vôi, ở ven suối hoặc trong rừng thƣa bên sƣờn núi, ở độ cao
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
600- 900m, thuộc nhiều địa phƣơng tỉnh Cao Bằng (Hạ Lang, Quảng Hòa,
Thạch An), tỉnh Lào Cai (Sa Pa), tỉnh Hòa Bình (Lạc Thủy), tỉnh Ninh Bình
(rừng Cúc Phƣơng).
* Sự phân bố: Cây chè đắng Cao Bằng mọc rải rác không tập trung với
quần thể các cây rừng chủ yếu tập trung ở chân núi đá vôi, ở ven suối hoặc
rừng thƣa bên sƣờn đồi có độ ẩm cao, độ pH từ 4,5 - 8,5 vùng đất có độ cao
so với mực nƣớc biển 400 - 500m.
Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng có 6/13 huyện thị đã phát hiện có cây chè
đắng mọc tự nhiên gồm các huyện: Hạ Lang, Thạch An, Nguyên Bình, Hoà
An, Bảo Lạc và Bảo Lâm. Sự phân bố chè đắng trên địa bàn tỉnh tƣơng đối
rộng điều đó cho thấy khí hậu và đất đai Cao Bằng tƣơng đối phù hợp cho cây
chè đắng sinh trƣởng phát triển có tiềm năng phát triển thành vùng tập trung
sản xuất hàng hoá quy mô lớn.
1.2.2. Giá trị kinh tế của cây Chè đắng
Chè đắng là loài cây tự nhiên, sinh trƣởng và phát triển trong những
cánh rừng trên đất Cao Bằng, cây trƣởng thành có thể cao tới 30m, đƣờng
kính có cây tới trên 1m. Từ khi các nhà khoa học Trung Ƣơng nghiên cứu
khẳng định chè đắng Cao Bằng là loại cây trồng quý hiếm có giá trị. Trong lá
tƣơi của nó có 16 loại Axít amin, các Axít amin này chiếm 55,92% thành
phần của lá có tác dụng tăng cƣờng quá trình trao đổi chất và có quan hệ chặt
chẽ đến cơ cấu dinh dƣỡng của cơ thể, ngoài việc dùng nhƣ trà uống thì chè
đắng còn có giá trị về mặt dƣợc liệu: Chữa cảm nắng, tiêu viêm, giải độc, giải
rƣợu, kích thích tiêu hóa, điều hoà huyết áp, kháng suy lão ,...
Từ khi xƣởng chế biến chè đắng Cao Bằng đi vào hoạt động đã tạo ra
sản phẩm thì nhu cầu sử dụng chè đắng của nhân dân trong tỉnh và trong nƣớc
ngày càng tăng, do ngƣời sử dụng đã thấy đƣợc giá trị của chè đắng. Cây chè
đắng đã thực sự trở thành cây kinh tế mũi nhọn, 1 ha chè đắng sau trồng 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
năm, năng suất đạt từ 2 - 2,5 tấn thu nhập từ 30 - 35 triệu đồng/ ha/ năm, khi
chè đắng phát triển ổn định năng suất còn cao hơn nhiều, một sản phẩm hàng
hoá có giá trị mang lại lợi ích không chỉ cho nông dân các dân tộc Cao Bằng
mà tạo ra một sản phẩm độc đáo có giá trị của Việt Nam.
1.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU CHÈ ĐẮNG Ở TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.3.1. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Theo tác giả Lục Giới Kỳ (2002) [34]. Trên thế giới cây Chè đắng đã
đƣợc biết đến và khai thác sử dụng từ khá lâu với nhiều tên gọi khác nhau vì
nó là loài cây có giá trị kinh tế cao. Việc sản xuất và buôn bán quốc tế các sản
phẩm chế biến từ lá cây Chè đắng ở Nam Mỹ trung bình hàng năm đạt 450 -
500 nghìn tấn. Chè đắng đƣợc chế biến thành các sản phẩm đóng gói, tinh dầu
và các sản phẩm thông dụng khác, dùng uống nhƣ cà phê hoặc trà và đƣợc
bày bán tại các quầy tạp phẩm, thực phẩm, trong các siêu thị,... đây là dạng
sản phẩm làm từ chè đắng cao cấp nhất. Ngoài ra, Chè đắng còn đƣợc coi là
một loại thuốc có nguồn gốc thảo mộc quý.
Áchentina là nƣớc sản xuất Chè đắng nhiều nhất (45% tổng sản lƣợng),
tiếp đến là Braxin, Praguay,... khối lƣợng sản phẩm chế biến từ chè đắng Nam
Mỹ đƣợc xuất khẩu sang các nƣớc Mỹ La Tinh, Châu Âu, Châu Á (Chi Lê,
Uruguay, Hoa Kỳ, Tây Ban Nha, Italia, Đức, Nhật Bản,...) Riêng kim ngạch
xuất khấu sản phẩm chế biến Chè đắng của Achentina trung bình năm đạt 500
triệu đô la Mỹ.
Ở Paraguay và các nƣớc Nam Mỹ, Hoa Kỳ và các nƣớc châu Âu, ngƣời
ta dùng loại chè Paraguay (Paraguay Tea) - Ilex paraguariensis St. Hil. làm
trà uống vừa làm thuốc kích thích tim, thần kinh, trị đau dạ dày và đái đƣờng.
Ở Trung Quốc ngƣời ta coi Khổ Đinh trà là dƣợc phẩm quý. Lý Thời
Trân, danh y đời Minh Trung Quốc đã mô tả khổ đinh trà có tác dụng "điều
hòa âm dƣơng, giảm phì, dã rƣợu, tiêu viêm, lợi tiểu nếu uống thƣờng xuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
có tác dụng làm trí óc minh mẫn, lợi tiểu, giúp tiêu hóa, giải khát, giải độc,
giữ trọng lƣợng cơ thể và kéo dài tuổi thọ,... Năm 1991 đã công bố kết quả
phân tích thực nghiệm thành phần hoá học Khổ đinh trà: từ lá tƣơi của khổ
đinh trà tìm đƣợc tìm đƣợc 16 Axitamin tự do. Hàm lƣợng Axitamin có gốc
Amin là chính, trong lá tƣơi chứa 55,92% tổng số lƣợng Amin. Trong Khổ
đinh trà có chứa rất nhiều thành phần có lợi với cơ thể ngƣời, có tác dụng
quan trọng tăng cƣờng trao đổi chất ở ngƣời. Do đó, khổ đinh trà còn đƣợc
gọi là Trà ích thọ hay Trà mỹ dung (làm đẹp). Khổ đinh trà dù làm đồ uống
hay dƣợc liệu đều có tác dụng tăng cƣờng sức khoẻ, trị bệnh và không có tác
dụng phụ thích hợp với mọi lứa tuổi. Những công dụng cơ bản nêu trên cho
thấy, khổ đinh trà là loài cây quí, cần đƣợc phát triển mạnh mẽ.
Khổ đinh trà ở Trung Quốc đƣợc trồng với diện tích hàng trăm ngàn ha
ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây, An Huy, Triết Giang, Hải Nam... Hiện
đang đƣợc phát triển ở nhiều nơi khác, trong đó huyện Đại Tân tỉnh Quảng
Tây là quê hƣơng của khổ đinh trà đã trồng và chế biến tới 20.000 mẫu Trung
Quốc cây Khổ Đính trà. Thƣờng đƣợc trồng với mật độ từ 1000 - 4000 cây/ha
tuỳ thuộc vào điều kiện đất đai và điều kiện canh tác .
Năm 1981 Sở nghiên cứu Lâm nghiệp thuộc Viện khoa học lâm nghiệp
Trung Quốc, nghiên cứu chế tạo ra một loại thuốc kích thích ra rễ IBT, các
tỉnh thành phố trong toàn quốc đã đƣa vào sử dụng rộng rãi trong sản xuất
lâm nghiệp, tất cả đều công nhận rằng đây là loại thuốc thúc đẩy quá trình
mọc rễ có hiệu quả cao cần đƣợc nhân rộng, những loại cây khó ra rễ sử dụng
thuốc IBT số 1 để hỗ trợ ra rễ sẽ mang hại hiệu quả cao, từ đó đến nay đƣợc
ứng dung loại thuốc IBT kích thích mọc rễ cho việc giâm hom khổ đinh trà.
Tháng 7 năm 1993 Trung Quốc đã tham gia hội trợ triển lãm những
phát minh mới và sản phẩm mới tại hội chợ New York đã giành đƣợc 10 huy
chƣơng vàng, trong đó có 4 huy chƣơng là từ các sản phẩm trà khổ đinh, đó là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
nhóm gây trồng mầm cây, trà an toàn, trà đa thành phần, trà cho trẻ em, chiếm
40% tổng số huy chƣơng đã giành đƣợc. Cũng trong tháng 11/ 1993 Uỷ ban
kho học tổ chức triển lãm sản phẩm kỹ thuật mới và bản quyền phát minh sán
chế kỹ thuật mới tại Hải Khẩu, bốn sản phẩm của khổ đinh trà cũng đƣợc
tham dự và dành đƣợc huy chƣơng vàng xếp đầu bảng. Năm 1994 sản phẩm
khổ đinh trà của lâm trƣờng Sơn Phƣợng Hoàng ở khu vực Nam Ninh tham
gia triển lãm nông nghiệp thế giới lần thứ 72 tổ chức tháng 5 năm 1994 tại
Thành phố Anvieneon của Pháp cũng giành đƣợc huy chƣơng bạc. Những
thông tin trên cho thấy, Khổ đinh trà không chỉ nổi tiếng ở Trung Quốc mà
còn có tiếng trên thị trƣờng Quốc tế.
Khổ đinh trà Trung Quốc đƣợc chế biến thành nhiều loại sản phẩm khác
nhau, chè đƣợc nghiền nhỏ đóng túi, ngƣời dân còn thu hái búp và những lá
non cây chè mang về chế biến theo phƣơng pháp thủ công để nguyên búp chè
vê tròn lại, sản phẩm búp Khổ đinh trà có giá trị thƣơng phẩm rất cao, năm
1993 trên thị trƣờng, giá 1 kg trà búp là 800 NDT tƣơng đƣơng 1.200.000
VNĐ, giá 1kg hạt giống 12.000 NDT, giá 1 cây giống là 10 NDT. Sản phẩm trà
búp không những đƣợc tiêu thụ ở Trung Quốc, mà còn đƣợc bán ở các quốc gia
khác nhƣ: Đài loan, Hồng công, Ma cao, Singapore, Malayxia,...
Ở Trung Quốc, ngƣời ta còn sử dụng lá của loài Ilex latifolia Thunb.
làm chè uống với tên thƣơng mại trà "Vạn Thừa" hay trà Đại Tân (Daxin
bitter Tea). trà này đƣợc sản xuất ở thôn Khổ Đinh, xã Long Môn, huyện Đại
Tân, tỉnh Quảng tây đƣợc quảng cáo là một loại chè lƣỡng dụng vừa làm chè
uống, vừa làm thuốc là một sản phẩm quý. Loài Đại diệp trà - Ilex latifolia
Thunb của Trung Quốc có một số đặc điểm nhƣ: lá dai, dày, cành non và
cuống hoa hoàn toàn không có lông; phiến lá dài 8-17cm, rộng 4,5-7,5cm, gân
bên chỉ rõ ở mặt dƣới, không rõ ở mặt trên; cụm hoa dạng tán giả, gần nhƣ
không cuống; đài của hoa đực hình đấu; nhị dài bằng cánh hoa, hạt hình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
thuôn, dài 4mm, rộng 3mm, có các vân và hốc dạng khe rãnh không đều nhau,
mặt lƣng có 3 gờ dọc.
Lựa chọn đất để xây dựng vƣờn khổ đinh trà là khâu kỹ thuật then
chốt quyết định sự thành bại của vƣờn chè. Khổ đinh trà là loại cây ƣa đất
tốt, ẩm, nếu là đất rừng là chọn vùng đất thấp, vùng giữa hoặc nếu là đồi núi
thì chọn lƣng núi hay chân núi để trồng chè, yêu cầu đất dày, tơi xốp, màu
mỡ và độ ẩm cao, chữa nhiều chất của thực vật phân huỷ có nguồn nƣớc tƣới
tiêu hoặc phải gần nguồn nƣớc tƣới để lắp đặt thiết bị tƣới phun có đủ nƣớc
tƣới quanh năm.
1.3.2. Những nghiên cứu ở trong nƣớc
Ở Việt nam, từ những năm 1970, 1971 và sau này vào năm 1996, các
nhà thực vật học đã thu thập đƣợc mẫu vật của loài Chè đắng của Việt Nam
giống nhƣ Khổ đinh trà của Trung Quốc và đã xác định tên là Ilex kudingcha
C.J.Tseng thuộc họ Nhựa ruồi hay Bùi - Aquifoliaceae. Vào năm 1999, dựa
vào những tài liệu phân loại mới, các nhà thực vật học đã xác định lại loài
Chè đắng ở Việt Nam có tên là Ilex kaushue S.Y.Hu với tên đồng nghĩa là Ilex
kudingcha C.J. Tseng. Chè đắng mọc rải rác trong rừng thƣờng xanh cây lá
rộng trên núi đá vôi, ở ven suối hoặc trong rừng thƣa bên sƣờn núi, ở độ cao
600-900m, thuộc nhiều địa phƣơng tỉnh Cao Bằng (Hạ Lang, Quảng Hòa,
Thạch An), tỉnh Lào Cai (Sa Pa), tỉnh Hòa Bình (Lạc Thủy), tỉnh Ninh Bình
(rừng Cúc Phƣơng). Loài này cũng phân bố ở Trung Quốc (Hồ Bắc, Hồ Nam,
Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Đông ra tới đảo Hải Nam).
Chè đắng là cây gỗ thƣờng xanh cao 6-20m, đƣờng kính 20-60cm, có
cây cổ thụ cao đến 35m, đƣờng kính thân 120cm; cành thô màu nâu xám,
không lông.
Lá đơn, mọc so le, dai và mỏng, hình thuôn dài dạng bầu dục hay hình
mác ngƣợc, thƣờng dài (11) 12-17cm, rộng (4) 5-6cm, nhƣng những lá ở các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
chồi non có thể dài tới 27-31cm, và rộng tới 9-13cm, đầu lá có mũi nhọn ngắn
hoặc tù, gốc hình nêm, mép lá có răng cƣa với răng tù có đầu đen, hai mặt lá
không lông, mặt trên màu lục sẫm, mặt dƣới màu lục nhạt, gân giữa lõm, gân
bên 14-15 đôi nổi rõ cả hai mặt; cuống lá dài 1,5-2cm...
Hoa đơn tính, khác gốc, có tập tính họp thành cụm hoa ở nách lá. Cụm
hoa đực dạng ngù có trục dài cỡ 1cm, thƣờng gồm 20-30 hoa có cuống mảnh,
có lông tơ thƣa, dài 4-5mm; đài hình đĩa với 4 lá đài; 4 cánh hoa; 4 nhị ngắn
hơn hoặc gần bằng cánh hoa. Cụm hoa cái dạng chùm giả gồm 3-9 hoa có
cuống thô dài 4-6mm. Cây ra hoa vào tháng 2-4 có quả chín từ tháng 6 đến
tháng 8.
Quả hạch hình cầu, đƣờng kính 1-1,2cm, không lông, khi chín màu đỏ;
hình thuôn, dài cỡ 7mm, mặt lƣng rộng cỡ 4mm, có vân và rãnh dạng mạng lƣới.
Lá chè non và búp non sao thành chè uống nhƣ lá chè, lá già hái về,
loại bỏ cuống thô, phơi khô dùng nấu uống nhƣ chè xanh vừa sử dụng làm
thuốc. Nƣớc chè đắng trong hơn nƣớc chè xanh; nó có vị đắng ngọt, tính mát.
Chè đắng có thể dùng hạt hoặc giâm cành. Do hạt Chè đắng có vỏ
cứng, có chất xáp, thời gian ngủ nghỉ dài, sau khi thu hái phải bảo quản nửa
năm trên đất ẩm, trƣớc khi gieo phải ngâm 24 giờ trong nƣớc ấm 60
o
C, và
thƣờng dùng cát mịn xát mổng vỏ hạt, rồi giữ vào cát ẩm, tủ đất, cỏ, tƣới ẩm.
Khi hạt nảy mầm thì bỏ rác tủ, phun Boóc đô để triệt bệnh và làm giàn che ở
phía trên. Khi cây con mọc đƣợc 3-4 lá thật thì đƣa vào túi nhựa có chứa phân
bón. Khi cây cao 20-25 cm thì đạt tiêu chuẩn đem trồng. Chè đắng cũng có
thể dùng phƣong pháp giâm cành. Vào vụ xuân, chọn cành khoẻ một năm
tuổi, không sâu bệnh, cắt thành từng đoạn 4-5 cm, mối đoạn cần ít nhất 2-3
mầm nách, trên ngọn để 1/2 - 1/3 lá, đƣợc xử lý chất kích thích, rồi giâm vào
vƣờn ƣơm, khoảng cách hàng x cây là 20 cm 8-10 cm cắm sâu 2/3 cành.
Sau cắm cành giâm phải tƣới nƣớc thƣờng xuyên tƣới ẩm. Sau khi giâm 2-3
tháng thì ra rễ, đợi đến khi cây con cao 20-30cm thì có thể đem trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Cây Chè đắng mọc tốt ở các vùng núi đá vôi thuộc nhiều nơi của nƣớc
ta. Nó cần đƣợc nhân giống và đƣa vào trồng trong Chƣơng trình trồng rừng
vừa có tác dụng cải tạo vùng núi đá vôi, đất trồng Chè đắng nên bố trí ở vùng
có độ cao so với mực nƣớc biển dƣới 600m, đất tơi xốp, tầng đất dầy, thoát
nƣớc tốt, không nên trồng trên đỉnh núi, đất quá khô cằn. Mật độ trồng 2 - 3m
2m - 3m. Hố trồng dài 100cm, rộng 80cm, sâu 70cm, bón lót 30 - 40 kg
phân hữu cơ, tủ đất, rác. Cây con sau khi trồng phải đƣợc bón thúc và chăm
sóc. Cục Khuyến nông - Khuyến Lâm (2001) [5].
Cây Chè đắng Cao Bằng mọc hoang ở trong rừng là cây gỗ lớn thƣờng
xanh, cây trƣởng thành cao 6 - 20m, đƣờng kính thân 20 - 80 cm, đã phát hiện
mọc tự nhiên trên các vùng rừng của 6/13 huyện thị trong tỉnh. Có những cây
cổ thụ hàng trăm năm tuổi nhƣng trƣớc đây chẳng để ý đến. Năm 1990 ngƣời
dân Trung Quốc thu mua lá và búp thì ngƣời Cao Bằng mới biết biết dùng,
thế là cây Chè đắng, đƣợc dân bản khai thác triệt để, với số lƣợng lớn, bán
qua biên giới. Nhiều gia đình nông dân ở những nơi có cây chè đắng đã khá
lên, thoát khỏi cảnh đói nghèo từ việc bán lá và búp cây chè đắng tự nhiên.
Song cũng từ việc khai thác tràn lan, không đƣợc bảo vệ nên những cây chè
đắng đã sống đƣợc hàng trăm năm thì nay đã phải khai thác cạn kiệt. Sở Khoa
học và Công nghệ Cao Bằng (2001) [20].
Viện dƣợc liệu Trung ƣơng nghiên cứu khẳng định Chè đắng Cao Bằng
là loại cây đặc sản quý hiếm có giá trị dƣợc liệu. Trong lá tƣơi của nó có 16
loại Axít amin, các Axít amin này chiếm 55,92% thành phần của lá có tác
dụng tăng cƣờng quá trình trao đổi chất và có quan hệ chặt chẽ đến cơ cấu
dinh dƣỡng của cơ thể, ngoài việc dùng nhƣ trà uống thì Chè đắng còn có giá
trị về mặt dƣợc liệu: Chữa cảm nắng, tiêu viêm, giải độc, giải rƣợu, kích thích
tiêu hóa, điều hoà huyết áp,... Những bằng chứng khoa học về cây Chè đắng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
đã đƣợc xác nhận qua các công trình nghiên cứu của Viện Dƣợc liệu Việt
Nam, Viện Y học cổ truyền Việt Nam, Trƣờng đại học Dƣợc,... Gần đây nhất,
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với Trƣờng đại học Y
Thái Nguyên lấy lá Chè đắng Cao Bằng để tiến hành nghiên cứu khá công
phu và đã thu đƣợc những kết quả khá lý thú về loại thảo dƣợc quý hiếm
này.Tạp chí dƣợc liệu Việt Nam (2001) [24].
Qua nghiên cứu đã cho thấy trong lá Chè đắng không có tính độc cấp,
cây Chè đắng là loại thuốc an toàn về phƣơng diện thực nghiệm. Dịch chiết
Chè đắng làm giảm sự xơ cứng mạch máu. Tác dụng giảm chứng cao huyết
áp của chè đắng rất tốt và đặc biệt là duy trì huyết áp bình thƣờng tốt hơn
nhiều so với thuốc hạ huyết áp Aldomet. Và điều đáng quý là nếu sau đó
không sử dụng nữa thì huyết áp vẫn ổn định ở mức bình thƣờng hoặc tiếp tục
sử dụng thì huyết áp không giảm quá mức. Chè đắng có tác dụng kích thích
ăn ngon, tăng sức khoẻ, an thần tốt, gây giấc ngủ sâu. Sử dụng chè đắng
thƣờng xuyên có tác dụng lợi tiểu. Một vấn đề rất quan trọng của loại lá này
là nó làm giảm khá nhiều lƣợng cholesterol trong máu. Các công trình nghiên
cứu cũng cho thấy Plavanoit của lá Chè đắng có tác dụng tốt trong việc dọn
gốc tự do trong thực nghiệm. Điều này mở ra một hƣớng mới về khả năng sử
dụng loại thảo dƣợc này trong quá trình phòng chống độc. Trong một nghiên
cứu khác cũng xác nhận rằng những ngƣời sống trong vùng có nguy cơ nhiễm
độc kim loại, chất độc thuốc trừ sâu có các biểu hiện mất ngủ, đau đầu, chóng
mặt, tê đầu bì chi, nhức khớp, da tái nhợt, xét nghiệm có thấy rối loạn công
tác máu và tăng men gan,... sau một thời gian đƣợc sử dụng liên tục chè đắng
đều thấy các dấu hiệu trên giảm dần, nhiều dấu hiệu mất hẳn,... Qua nghiên
cứu cũng cho thấy chè đắng không làm ảnh hƣởng tới chức năng của thận,
không có tác dụng phụ trên lâm sàng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Những kết quả nghiên cứu và đánh giá cơ bản trên đây khẳng định Chè
đắng Cao Bằng là một trong các loài cây bản địa, một loại thảo dƣợc quý và
có giá trị kinh tế, xã hội cao. Đây là một phát hiện có ý nghĩa rất lớn đối với
Cao Bằng, chè đắng thật sự là một thế mạnh đặc biệt mà thiên nhiên ƣu đãi
cho Cao Bằng. Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng (2002) [21].
Vũ Anh Thơ và cộng sự (2007) [25]. Khi nghiên cứu về hàm lƣợng các
chất hóa học có trong lá cây chè đắng cho thấy chè đắng có nhiều các chất
hóa học tham gia vào các quá trình trao đổi chất của cơ thể nhƣ: axit ursolic,
beta-amyrin, Lupeol, taraxerol, uravol, beta-sitosterol.
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trƣờng tỉnh Cao Bằng đã phối hợp với Bộ
Khoa học và Công nghệ nghiên cứu ở trung ƣơng tiến hành nghiên cứu qui
trình, thiết bị công nghệ chế biến một số sản phẩm từ cây Chè đắng và đã sản
xuất thử nghiệm đƣợc một số sản phẩm để giới thiệu, thăm dò nhu cầu trên
một vài thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, đƣợc thị trƣờng chấp nhận và có nhu
cầu lớn. Báo cáo Sở Khoa học và Công nghệ (2002) [21].
Trung tâm Thực nghiệm và Chuyển giao Khoa học Công nghệ tỉnh Cao
Bằng đã nghiên cứu thành công kỹ thuật nhân giống cây Chè đắng bằng
phƣơng pháp giâm hom với tỷ lệ ra rễ đạt 80-85%, thời gian ra rễ của hom chỉ
35-40 ngày. Thành công này đã mở ra triển vọng sản xuất cây giống bằng
phƣơng pháp dâm hom cung ứng giống cho sản xuất, phát triển nhanh vùng
nguyên liệu. Công nghệ nhân giống chè đắng bằng hom đƣợc ngƣời dân áp
dụng để tự chủ động cung cấp giống tại chỗ, giảm chi phí cần thiết. Các vƣờn
ƣơm trên địa bàn tỉnh Cao Bằng sản xuất hàng triệu cây giống cho sản xuất,
góp phần khôi phục và khai thác tốt nguồn tài nguyên cây quý bản địa. Báo
cáo Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng (2003) [22].
Bộ Khoa học và Công nghệ và Môi trƣờng đã hỗ trợ cho tỉnh một dây
chuyền chế biến chè đắng bao gồm thiết bị rửa lá, máy vắt nƣớc, máy thái lá,
máy sấy, máy nghiền lá, máy sàng và máy đóng túi, công suất khoảng 300 kg
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
lá tƣơi/ngày. Cuối tháng 12/2001, Xƣởng đã đi vào hoạt động tạo ra nhiều
loại sản phẩm chè đắng cung cấp cho thị trƣờng trong và ngoài tỉnh.
Nhƣ vậy, cây Chè đắng Cao Bằng từ hoang dã đã trở thành một cây
trồng hàng hóa có giá trị kinh tế. Kỷ yếu hội thảo khoa học thúc đẩy công
nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn Cao Băng (2006 - 2010) [13]. Công ty chè
đắng Cao Bằng đƣợc thành lập năm (2003), sản xuất ra sản phẩm Chè đắng
dƣới dạng túi lọc và Chè búp khô, Tân trà, Vƣơng trà dƣới dạng hộp sơn mài.
Đây là 2 loại sản phẩm khá hoàn hảo về chất lƣợng và mẫu mã. Nguyên liệu trà
đƣợc chọn lọc từ những búp chè đắng chất lƣợng cao và tinh chế rất công phu.
Khi pha vào nƣớc sôi, trà có màu vàng ong, vị đắng ngọt, thanh dịu, dƣ vị lâu
mà còn ngào ngạt một mùi hƣơng tinh khiết đƣợc khách hàng ƣa chuộng.
Chè đắng Cao Bằng đã giành huy chƣơng Vàng tại Hội chợ An toàn
thực phẩm tổ chức tại Hà Nội tháng 4/2004 và Bằng Khen đã có thành tích
trong phát triển sản phẩm và thƣơng hiệu tham gia Hội nhập kinh tế quốc tế
năm 2004 của Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế. Chè đắng Cao
Bằng còn đoạt giải thƣởng Sao Vàng đất Việt do của Hội các nhà doanh
nghiệp trẻ Việt Nam trao tặng tại Hà Nội vào ngày 1/9/2004.
Công ty Chè đắng Cao Bằng đã xây dựng Dự án phát triển chè đắng
giai đoạn 2006 - 2010 với mục tiêu đƣa chè đắng thành cây mũi nhọn trong
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo
việc làm, giúp ngƣời dân từng bƣớc xóa đói giảm nghèo; đƣợc Uỷ ban nhân
dân tỉnh phê duyệt với quy mô 5.000 ha. Trong đó trồng mới 4.000 ha, chăm
sóc 1.000 ha.
Theo tính toán thực tế, Chè đắng trồng mật độ 3.600 cây/ ha, ngƣời dân
chăm sóc trong điều kiện bình thƣờng năm thứ 3 đã cho năng suất búp tƣơi
đạt 1,5 tấn/ ha; lá tƣơi 0,6 tấn/ ha; sản lƣợng đạt 2,1 tấn; đơn giá bình quân 11,5
triệu đồng/tấn; tổng thu nhập là 23 triệu đồng/ ha/ năm. Tuy nhiên năng xuất chè
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
đắng từ năm thứ 4 trở đi còn cao hơn nhiều. Nhƣng đến hết năm 2007 dự án chƣa
đƣợc triển khai khai thực hiện. Sở khoa học và công nghệ Cao Bằng (2003) [23].
Kết quả sản xuất đƣợc đánh giá cơ bản trên đây khẳng định Chè đắng
Cao Bằng là loại cây quý, dùng làm Chè uống, có giá trị dƣợc liệu và giá trị
kinh tế cao. Cây Chè đắng thực sự là một cây trồng có giá trị hơn các cây
khác trồng ở trên đất dốc vùng đồi núi mà thiên nhiêu ƣu đãi cho Cao Bằng.
Nhƣ vậy, những tiền đề cần thiết để khai thác thế mạnh cây chè đắng
Cao Bằng là đã có. Vấn đề còn lại là sự quyết tâm, nhanh nhạy chớp lấy thời
cơ mở rộng sản xuất, chiếm lĩnh thị trƣờng. Đƣợc nhƣ thế, chắc chắn sản
phẩm chè đắng Cao Bằng sẽ có chỗ đứng xứng đáng trên thị trƣờng trong và
ngoài nƣớc.
1.3.3. Tình hình nghiên cứu chè đắng ở Cao Bằng
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, trƣớc đây chè đắng chủ yếu
đƣợc trồng phân tán, không đầu tƣ thâm canh; đến nay, các đề tài khoa học
chủ yếu nghiên cứu hàm lƣợng các chất trong lá chè đắng, công nghệ chế
biến, và công nghệ nhân giống bằng cách giâm hom. Chƣa có công trình nào
nghiên cứu về kỹ thuật canh tác chè đắng trên đất dốc, liều lƣợng phân bón,
chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, đốn tỉa và tƣới nƣớc cho cây.
Vì vậy, chƣa đánh giá đƣợc mật độ trồng, liều lƣợng phân bón, chăm
sóc phù hợp để đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao, cũng nhƣ mô hình canh tác phù
hợp với điều kiện địa hình và đất đai. Đó là những hạn chế lớn trong việc phát
triển vùng nguyên liệu chè đắng Cao Bằng.
* Kỹ thuật trồng chè đắng ở Cao Bằng
Chè đắng đƣợc gây trồng ở những vùng đất đồi có độ dốc 10 - 25
0
C. Đất
đai, tầng đất dày trên 40 - 50 cm, chè đƣợc trồng bằng hạt hoặc bằng hom cành.
- Trồng bằng hạt: Hạt giống đƣợc thu hái trên những cây cổ thụ lúc vỏ
đã chuyển sang màu đen, còn ở trên cây, đem về hong nơi khô rão thoáng gió
rồi tách vỏ lấy hạt, đem gieo ngay vào bầu đã chuẩn bị sẵn phƣơng pháp này
đƣợc ngƣời dân địa phƣơng ở vùng có cây chè đắng tự nhiên áp dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
- Giâm hom: Chọn cành bánh tẻ, không sâu bệnh, đƣờng kính 0,4 - 0,5 cm.
Dùng kéo sắc cắt cành từng hom ngắn 4 - 5 cm, mỗi hom có 2 lá và mầm. Cắt
xong nhũng vào thuốc kích thích ra rễ rồi cắm vào giá thể đã chuẩn bị sẵn để
chăm sóc khi chiều cao cây đạt 30 - 40 cm, tuổi cây đạt 10 - 12 tháng, sinh
trƣởng tốt, không bị sâu bênh là xuất vƣờn đem trồng phƣơng pháp đƣợc công
ty chè đắng áp dụng và cung ứng giống trong sản xuất.
- Thời vụ trồng: Vụ xuân từ tháng 1 đến tháng 3, vụ thu tháng 8 - 9.
- Mật độ trồng: Trƣớc đây, chè đắng đƣợc trồng với nhiều khoảng các
khác nhau mật độ 1.000 cây, 1600 cây, 3600 cây/ ha tuỳ từng địa hình,... từ
năm 2006 chè đắng đƣợc trồng với mật độ 10.000 cây/ ha, hiện nay đang
đƣợc áp dụng phổ biến trong sản xuất.
- Bón phân: Năm thứ nhất lƣợng phân bón 2.500 kg NPK/ ha; từ năm
thứ 2 đến năn thứ 4 lƣợng phân bón tăng dần theo tuổi cây mỗi năm bón tăng
thêm 250 kg NPK/ ha.
- Chăm sóc: Chè đắng đƣợc làm cỏ bón phân 2 lần /1năm, khi cây chè
cao 40 - 50 cm bấm ngon lần 1 cho cây đâm cành toả ra các hƣớng, vào tháng
12 tháng 1 hàng năm tiến hành cắt tỉa những cành mọc khoẻ, cố định chiều
cao cây chè khoảng 1,5m - 2m cây chè có bộ tán cân đối.
- Thu hái: Khi búp lá chuyển sang màu nâu nhạt, mối ngọn búp có 4 -
5 lá thì bắt đầu thu hoạch, để lại những lá non, búp chè sau khi thu hái đƣợc
bảo quản nơi râm mát và đƣa đến cơ sở chế biến ngay, búp chè để quá 10 giờ
chất lƣợng chè giảm. Lá chè già phơi khô để làm sản phẩm chè thƣờng. Để
nâng cao năng xuất búp chè thì không thu hái lá già.
1.3.4. Những chính sách phát triển chè đắng ở Cao Bằng
Năm 2003, khi mới bắt đầu dự án, tỉnh Cao Bằng hỗ trợ các hộ dân
65% kinh phí đầu tƣ. 35% đƣợc Công ty Chè đắng cho dân vay trừ dần vào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
sản phẩm khi thu hoạch. Nhƣ vậy, ngƣời dân chỉ cần có đất là có thể tham gia
trồng chè.
Ngoài ra tỉnh còn có chính sách hỗ trợ cho ngƣời sản xuất vay vốn với
lãi xuất thấp, tập huấn khuyến nông, giao đất, giao rừng,... tạo điều kiện thuận
lợi cho ngƣời dân phát triển chè đắng.
Giai đoạn 2006 - 2010, tiếp tục hỗ trợ cây giống, tập huấn kỹ thuật, vật
tƣ nông nghiệp và các chính sách ƣu đãi để đầu tƣ phát triển Chè đắng. Tuy
nhiên để cây chè đắng phát triển thành hàng hoá lớn còn cần phải có cơ chế
chính sách thu hút các các tổ chức, cá nhân đầu tƣ và bao tiêu sản phẩm cho
ngƣời dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Chƣơng 2
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƢỢNG, ĐỊA ĐIỂM VÀ THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Cây chè đắng tự nhiên tại các huyện của tỉnh Cao Bằng.
- Cây chè đắng ngƣời dân trồng tại huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng.
2.1.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
- Thời gian tiến hành: Từ tháng 10 năm 2006 đến tháng 12 năm 2007.
- Địa điểm nghiên cứu:
+ Điều tra cây chè đắng tự nhiên tại 4 huyện: Thạch An, Hạ Lang, Hoà
An và Nguyên Bình tỉnh Cao Bằng.
+ Thí nghiệm bón phân cho cây chè đắng đƣợc bố trí tại Bản Luông
- Vĩnh Quang - Hoà An - Cao Bằng.
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất
chè đắng tại Cao Bằng
- Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh Cao Bằng.
- Điều tra tình hình phân bố, sinh trƣởng chè đắng tự nhiên.
- Điều tra tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè đắng của ngƣời dân.
- Nghiên cứu điều kiện canh tác cây chè đắng của ngƣời dân địa phƣơng
và cơ sở khoa học.
2.2.2. Thí nghiệm phân bón cho chè đắng
- Nghiên cứu tổ hợp phân bón N, P, K cho chè đắng gồm 10 công thức
3 lần nhắc lại.
- Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ vi sinh Sông Gianh phối
hợp với N, P, K cho chè đắng 5 công thức 3 lần nhắc lại.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Nghiên cứu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và thực trạng sản xuất
chè đắng tại Cao Bằng
- Thu thập số liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của tỉnh
Cao Bằng
- Chọn vùng và điểm nghiên cứu.
- Điều tra đặc điểm phân bố chè đắng tự nhiên và đánh giá tình hình
phát triển của cây chè đắng tại Cao Bằng.
- Xây dựng bộ câu hỏi điều tra.
- Điều tra mỗi huyện điều tra 1 - 2 xã chọn ngẫu nhiên 10 - 15 hộ.
- Thu thập các số liệu diện tích, năng suất, sản lƣợng chè đắng.
- Thu thập các dữ liệu thứ cấp về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở
vùng và điểm nghiên cứu.
- Tổng hợp và phân tích số liệu: Số liệu đƣợc xử lý trên phần mềm
EXCEL và IRISTAT cho các chỉ tiêu theo dõi sinh trƣởng , phát triển và năng
suất cây chè đắng.
2.3.2. Thí nghiệm bón phân cho cây chè đắng
- Lấy mẫu đất trƣớc và sau thí nghiệm.
- Tại vƣờn thí nghiệm mẫu đất đƣợc lấy ở tầng 0 - 20cm. Lấy mẫu theo
đƣờng chéo góc ở các ô thí nghiệm rồi trộn đều để phân tích. Mẫu đất sau khi
lấy đƣợc phơi khô nghiền nhỏ để phân tích.
2.3.2.1. Thí nghiệm 1
Nghiên cứu tổ hợp phân bón N, P, K
- Công thức 1 (đối chứng): không bón
- Công thức 2: 0N + 50P2O5 + 30K2O
- Công thức 3: 30N + 50P2O5 + 30K2O
- Công thức 4: 80N + 50P2O5 + 30K2O
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
- Công thức 5: 50N + 0P2O5 + 50K2O
- Công thức 6: 50N + 50P2O5 + 50K2O
- Công thức 7: 50N + 80P2O5 + 50K2O
- Công thức 8: 50N + 50P2O5 + 0K2O
- Công thức 9: 50N + 50P2O5 + 30K2O
- Công thức10: 50N + 50P2O5 + 80K2O
Thí nghiệm đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp khối ngẫu nhiên hoàn toàn
(RCB) gồm 10 công thức 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 6 m
2
. Tổng diện
tích ô thí nghiệm 10 3 6 m
2
= 180 m
2
. Do diện tích chè đắng trồng tập trung
rất hạn chế nên diện tích ô thí nghiệm chỉ bố trí đƣợc 2 3= 6 m
2
.
Mật độ trồng 10.000 cây /ha: Hàng cách hàng: 125 cm; Cây cách cây:
80 cm theo quy trình tạm thời của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cao Bằng. Chè đắng trong ô thí nghiệm đang đƣợc 3 - 4 năm.
Sơ đồ thí nghiệm 1
Dải Bảo Vệ
N1 1 3 5 8 10 7 4 9 2 6
N2 2 4 7 6 9 5 8 10 1 3
N3 4 6 3 2 8 10 7 5 9 1
Dải bảo vệ
2.3.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hƣởng của phân bón hữu cơ vi sinh
sông Gianh
- Công thức 1 (đối chứng) 500 kg N, P,K (5.10.3) (Bón theo quy trình
hiện hành của tỉnh Cao Bằng).
- Công thức 2: 250 kg N, P, K (5.10.3) + 500 kg phân hữu cơ vi
sinh Sông Gianh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
- Công thức 3: 250 kg N, P, K (5.10.3) + 1000 kg phân hữu cơ vi sinh
Sông Gianh
- Công thức 4: 250 kg N, P, K (5.10.3) + 1500 kg phân hữu cơ vi sinh
Sông Gianh
- Công thức 5: 250 kg N, P, K (5.10.3) + 2000 kg phân hữu cơ vi
sinh Sông Gianh
Thành phần hoá học của phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh:
+ N.P.K 4%, hàm lƣợng lân hữu cơ (C) 13,5%, axit funvic 5,6%.
+ Các nguyên tố trung lƣợng can xi, magê, lƣu huỳnh 8%.
+ Các nguyên tố vi lƣợng sắt, kẽm, đồng 8%.
+ Vi sinh vật 5.10
6 con
/gam
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp khối ngẫu nhiên hoàn
toàn (RCB) gồm 5 công thức 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm 6 m
2
. Tổng
diện tích ô thí nghiệm 5 x 3 x 6 m
2
= 90 m
2
(do diện tích chè đắng trồng tập
trung hạn chế nên diện tích ô thí nghiệm chỉ là 6 m
2
).
Mật độ trồng 10.000 cây /ha: Hàng cách hàng: 125 cm; Cây cách cây:
80 cm theo quy trình tạm thời của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Cao Bằng.
Sơ đồ thí nghiệm 2
Dải bảo vệ
N1 2 3 5 4 1
N2 1 5 3 2 4
N3 3 4 1 5 2
Dải bảo vệ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Phƣơng pháp bón phân
+ Cuốc rãnh theo xung quanh tán: sâu 15 - 20, rộng 25 - 30 cm.
+ Bón theo rãnh lƣợng phân bón đã quy định và lấp đất lại.
+ Bón 2 lần vào tháng 3 và tháng 7.
2.3.2.3. Các chỉ tiêu theo dõi
+ Chỉ tiêu hoá tính của đất trƣớc và sau thí nghiệm
- Lấy mẫu thành 2 đợt trƣớc thí nghiệm và kết thúc thí nghiệm.
- Lấy mẫu ở tầng đất mặt 0 - 20 cm.
- Tiến hành phân tích chỉ tiêu hoá tính đất đƣợc tiến hành tại Phòng thí
nghiệm trung tâm Trƣờng Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên.
- Chỉ tiêu phân tích: Mùn (OM); N tổng số; P2O5 tổng số; P2O5 dễ tiêu,
K2O tổng số; K2O dễ tiêu và pH.
- Xác định mùn theo phƣơng pháp Dumas trên thiết bị phân tích đa
nguyên tố CNS TruSpec LECO USA.
- Xác định hàm lƣợng N, theo phƣơng pháp Dumas trên thiết bị phân
tích đa nguyên tố CNS TruSpec LECO USA.
- Xác định hàm lƣợng P2O5 tổng số, dễ tiêu theo phƣơng pháp so màu
trên thiết bị quang phổ tử ngoại khả kiến (UV - ViS).
- Xác hàm lƣơng K2O tổng số, dẽ tiêu trên thiết bị quang phổ hấp thụ
nguyên tử AAS.
- Xác định pH trên máy đo pH.
+ Chỉ tiêu sinh trƣởng phát triển của cây
- Đánh giá sinh trƣởng, phát triển của chè đắng và cho năng suất của
các công thức thí nghiệm.
- Đo đếm các chỉ tiêu 15 ngày đo 1 lần.
- Chiều cao cây: mối ô thí nghiệm đo 5 cây cộng trị số trung bình quy
ra chiều cao cây.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
- Chiều rộng tán: mối công thức đo 5 cây lấy trị số trung bình quy ra
chiều rộng tán.
- Đƣờng kính thân: mối ô thí nghiệm đo 5 cây lấy trị số trung bình quy
ra đƣờng kính thân.
+ Chỉ tiêu năng suất
- Số lƣợng búp/cây: đếm 5 cây/ ô, lấy trị số trung bình rồi quy ra số
búp/m
2
.
- Khối lƣợng búp 1 tôm 2 lá (g) trên mối ô thí nghiệm hái ngẫu nhiên
100 búp 1 tôm, 2 lá, đem trên cân kỹ thuật, lấy trị số trung bình rồi quy ra
lƣợng của 1 búp. Theo dõi theo lứa hái.
P1 búp (gr) =
100
bópP100
- Tỷ lệ búp có tôm búp mù xoè (%) cân ngẫu nhiên 100 g đếm tổng số
búp có tôm, rồi quy ra %. Theo dõi theo lứa hái.
Tỷ lệ búp có tôm (%) =
Số búp có tôm
x 100
Tổng số búp
- Theo dõi năng suất thực thu trên các ô thí nghiệm
- Theo dõi số lứa hái trên các ô thí nghiệm
2.3.2.4. Sâu bệnh hại
- Theo dõi định kỳ xác định các loại sâu bệnh hại.
2.3.2.5. Chỉ tiêu kinh tế
- Hiệu quả bón phân N, P, K
- Hiệu quả bón phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh
2.3.2.6. Phương pháp xử lý số liệu
- Kết quả theo dõi thí nghiệm đƣợc xử lý bằng phần mềm EXEL và
IRISTAT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KINH TẾ XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG
SẢN XUẤT CHÈ ĐẮNG TẠI CAO BẰNG
3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh cao bằng
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Cao Bằng là một tỉnh miền núi vùng cao biên giới phía nằm ở phía
Đông Bắc Việt Nam, có đƣờng biên giới 311 km giáp với tỉnh Quảng Tây
(Trung Quốc), tiếp giáp với tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang về phía Tây; phía
Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, tỉnh lỵ thị xã Cao Bằng cách thủ đô Hà
Nội 286 km.
3.1.1.2. Địa hình
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.069,72 km
2
với 61% diện tích rừng.
Địa hình Cao Bằng chia cắt mạnh và phức tạp, hình thành 4 tiểu vùng sinh thái:
- Tiểu vùng núi đá vôi: Ở phía Bắc và phía Đông chiếm 32% diện tích
tự nhiên ở vùng núi đá có nhiều dãy núi cao hiểm trở, độ dốc lớn, giữa các
dãy núi hình thành những thung lũng có thể trồng lúa nƣớc, cây màu nhƣ ngô,
khoai, sẵn,... và một số cây ăn quả Á nhiệt đới và ôn đới.
- Tiểu vùng núi đất ở phía tây và tây nam: Chiếm 18% diện tích đất tự
nhiên. Đây là vùng đất đai rộng lớn gồm các huyện Nguyên Bình, Bảo Lạc,
Bảo Lâm. địa hình đa dạng, xen lẫn giữa núi đất và núi đá. Giữa những dãy
đồi là những thung lũng hẹp có thể làm ruộng bậc thang để cấy lúa nƣớc hoặc
trồng các cây màu, cây ăn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc3.pdf