Tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và biện pháp phòng trị
98 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1341 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội và biện pháp phòng trị, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
®¹i häc Th¸i Nguyªn
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
Hoàng Minh Đức
NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH NHIỄM GIUN TRÕN
ĐƢỜNG TIÊU HÓA CỦA CHÓ NUÔI Ở HÀ NỘI VÀ
BIỆN PHÁP PHÕNG TRỊ
Chuyên ngành: Thú Y
Mã số: 60.62.50
LuËn v¨n th¹c sÜ khoa häc n«ng nghiÖp
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NguyÔn ThÞ Kim Lan
Th¸i Nguyªn - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: đây là công trình nghiên cứu do tôi trực tiếp
thực hiện cùng với sự cộng tác giúp đỡ của PGS. TS. Nguyễn Thị Kim Lan và
các đồng nghiệp tại bộ môn Ký Sinh trùng, Bộ môn Hoá Sinh - Miễn dịch -
Viện Thú y Quốc gia. Các số liệu, hình ảnh và kết quả trong luận văn là trung
thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác. Mọi
sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm ơn và các thông tin trích
dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Đức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
LỜI CẢM ƠN
Để thực hiện luận văn, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi luôn
nhận được sự giúp đỡ tận tình của thầy hướng dẫn khoa học: Phó giáo sư -
Tiến sĩ Nguyễn Thị Kim Lan.
Sự giúp đỡ của Ban Giám đốc Viện Thú y, Bộ môn Ký sinh trùng, Bộ
môn Hoá sinh - Miễn dịch và Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Sự giúp đỡ của các thầy cô giáo khoa Sau Đại học, khoa Chăn nuôi -
Thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Ban
Giám đốc Viện Thú y, PGS.TS Nguyễn Thị Kim Lan, PGS. TS. Phan Địch
Lân, PGS. TS. Phạm Sỹ Lăng, Thạc Sĩ Nguyễn Thế Hùng, Bác sỹ Đỗ Tuấn
Cương, Bác sỹ Đặng Xuân Sinh cùng toàn thể các thày cô giáo trường Đại
học Nông lâm Thái Nguyên và các bạn đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi
hoàn thành luận văn.
Tác giả luận văn
Hoàng Minh Đức
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................. …………..1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................. …………..2
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài ....................................................... …………..2
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ....................................................... …………..2
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................. 3
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 3
1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................ 26
Chƣơng 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 32
2.1. Đối tượng, vật liệu và địa điểm nghiên cứu ........................................... 32
2.2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................. 32
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 33
2.4. Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................... 39
Chƣơng 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................... 42
3.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hoá của chó ở Hà Nội .... 42
3.1.1. Thành phần loại giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội .. 42
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó qua kiểm tra phân ............................... 44
3.1.3. Cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua kiểm tra phân ....................... 46
3.1.4. Tỷ lệ cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua mổ khám ...................... 47
3.1.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của từng loại chó nuôi ở Hà Nội ... 49
3.1.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo lứa tuổi ở chó ............................................ 51
3.1.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ ............................................ 54
3.1.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo tính biệt ........................................... 56
3.2. Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, l©m sµng cña bÖnh giun trßn đường tiªu
ho¸ chã ................................................................................................ 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
3.2.1. Tỷ lệ về biểu hiệm triệu chứng bệnh lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn57
3.2.2. Bệnh tích đại thể về vi thể ở cơ quan tiêu hóa của chó bị bệnh giun tròn .... 59
3.2.3. Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh giun móc so
với chó khỏe ................................................................................... 63
3.2.4. Công thức bạch cầu của chó khoẻ và chó bị bệnh giun móc ............ 65
3.2.5. Kết quả thử nghiệm một số loại thuốc tẩy giun tròn đườg tiêu hoá chó ....... 66
3.2.6. Độ an toàn của thuốc tẩy................................................................. 68
3.2.7. Biện pháp phòng trị ........................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận .................................................................................................... 72
2. Đề nghị ..................................................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 75
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HOẠ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
DANH MôC b¶ng
B¶ng 3.1. Thành phần loài giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội .... 42
B¶ng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội ......... 44
B¶ng 3.3. Cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội .... 46
B¶ng 3.4. Tỷ lệ và Cường độ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà
Nội ................................................................................................................................. 48
B¶ng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà Nội ............... 49
B¶ng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi của chó nuôi ở Hà Nội ................... 51
B¶ng 3.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ ....................................... 54
B¶ng 3.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tính đặc biệt của chó ............................ 56
B¶ng 3.9. Biều hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn .............................. 58
B¶ng 3.10. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun móc ........ 60
B¶ng 3.11. So sánh lực lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố
giữa chó khỏe và chó bị bệnh giun móc ...................................... 64
B¶ng 3.12. So sánh công thức bạch cầu của chó khỏe và chó bị bệnh giun móc .... 65
B¶ng 3.13. Hiệu lực của một số loại thuốc tẩy giun tròn cho chó ................. 67
B¶ng 3.14. Một số chỉ tiêu sinh lý của chó trước và sau khi dùng thuốc ...... 69
B¶ng 3.15. Tỷ lệ chó có phản ứng sau khi dùng thuốc ................................. 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Danh môc biÓu ®å
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của 4 loại chó nuôi ở Hà Nội ........ 51
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tuổi chó ................. 53
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo mùa vụ ........................................... 55
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tính biệt của chó .... 57
DANH MỤC ẢNH BỆNH TÍCH VI THỂ
ẢNH 1. Xuất huyết niêm mạc ruột non ...................................................... 61
ẢNH 2. Niêm mạc ruột bình thường ............................................................ 61
ẢNH 3. Tế bào biểu mô ruột bị bong tróc, lông nhung biến dạng ................. 62
ẢNH 4. Tế bào biểu mô lành lặn ................................................................. 62
ẢNH 5. Thâm nhiễm tế bào bạch cầu ........................................................... 63
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
DANH MỤC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ
A. caninum Ancylostoma caninum
T. canis Toxocara canis
T. leonina Toxascaris leonina
T. vulpis Trichocephalus vulpis
> Lớn hơn
< Nhỏ hơn
- Đến
TT Thể trọng
SS Sơ sinh
% Phần trăm
cs Cộng sự
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ lâu, chó được con người thuần hóa và coi như là người bạn gần
gũi, thân thiện. Chó dễ nuôi, trung thành với chủ, các giác quan rất phát
triển, thông minh, nhanh nhẹn và có tính thích nghi cao với điều kiện sống
khác nhau. Do vậy, chó được nuôi phổ biến ở khắp nơi trên thế giới, phục
vụ các mục đích khác nhau. Những năm gần đây, nền kinh tế ngày càng
phát triển, đời sống dân trí được nâng cao và cải thiện, do vậy việc nuôi
chó để giữ nhà, làm cảnh và làm kinh tế được quan tâm chú ý trong nhiều
gia đình người dân Hà Nội. Nhiều giống chó ngoại quý hiếm được nhập
làm phong phú thêm về số lượng và chủng loại chó ở nước ta. Song chó là
loài động vật rất mẫn cảm với các tác nhân gây bệnh. Bệnh truyền nhiễm
do vi khuẩn, vi rút và bệnh do ký sinh trùng đã và đang làm chết nhiều chó
ở Hà Nội, gây thiệt hại kinh tế cho nhiều hộ chăn nuôi, đặc biệt là các hộ
chăn nuôi những giống chó quý hiếm.
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm,
mưa nhiều, có điều kiện thuận lợi cho giun sán phát triển quanh năm. Bệnh giun,
sán là một trong những bệnh ký sinh trùng phổ biến nhất ở chó. Một số tác giả
đó nghiên cứu về bệnh do ký sinh trùng gây nên ở chó như: Phạm Sĩ Lăng
(1985) [10], Ngô Huyền Thuý (1996) [34]. Cho tới nay, các nhà khoa học nước
ta đã xác định được 26 loài giun, sán ký sinh ở chó, trong đó có 16 loài giun tròn.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu về bệnh của chó chưa được quan tâm đúng mức,
đặc biệt là bệnh do ký sinh trùng gây nên, trong đó có nhiều loài giun tròn ký
sinh ở đường tiêu hoá gây tác hại lớn đối với chó. Giun ký sinh lấy chất dinh
dưỡng, hút máu, tiết độc tố và chất chống đông máu. Bệnh âm ỉ, kéo dài làm
vật chủ mất máu suy dinh dưỡng, gầy yếu, rối loạn tiêu hoá, giảm sức đề
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
kháng. Từ đó, các vi khuẩn trong đường ruột có cơ hội trỗi dậy gây hội chứng
tiêu chảy nặng hơn và làm chết chó nếu không được điều trị kịp thời.
Xuất phát từ nhu cầu cấp thiết của thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài:
“ Nghiên cứu tình hình nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá của chó nuôi ở
Hà Nội và biện pháp phòng trị”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó
nuôi ở Hà Nội.
- Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đường tiêu hoá
của chó ở các quận nội thành Hà Nội.
- Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn.
- Xác định hiệu lực thuốc tẩy trừ giun tròn cho chó.
- Đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho chó có hiệu quả.
3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Kết quả của đề tài là những thông tin khoa học bổ sung và hoàn thiện
thêm các nghiên cứu về đặc điểm dịch tễ và bệnh học của bệnh giun tròn ký
sinh ở đường tiêu hoá của chó trong điều kiện chăn nuôi hiện nay ở nước ta.
4. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những minh chứng về tác hại của
một số loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó, đồng thời là những
khuyến cáo có ý nghĩa cho những hộ gia đình nuôi chó ở Hà Nội và các địa
phương khác.
- Kết quả nghiên cứu có thể ứng dụng để chẩn đoán và phòng trừ bệnh
giun tròn đường tiêu hóa, góp phần khống chế bệnh trong thực tiễn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
1.1.1. Vị trí của giun trong đƣờng tiêu hoá chó trong hệ thống phân loại
động vật học
Trong khu hệ giun trong đường tiêu hoá của chó, theo Nguyễn Thị Lê
và cs (1996) [17], các loài giun tròn ký sinh ở chó Việt Nam được phân
loại như sau:
Ngành Nemathelminthes, Huxley, 1856
Lớp Nematoda Rudolphi, 1808
Phân lớp: Enoplia Chitwood, 1933
Bộ Trichocephalida Skrjabin và Schulz, 1928
Phân bộ Trichocephalata Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Trichocephalidae Baird, 1953
Phân họ Trichocephalinae Ransom, 1911
Giống Trichocephalus Schrank, 1788
Loài Trichocephalus vulpis (Froelich, 1789)
(ký sinh ở manh tràng chó)
Phân lớp Rhabditia Pearse, 1942
Bộ Strongylida Railliet et Henry, 1913
Họ Ancylostomatidae Looss, 1905
Phân họ Ancylostomatinae Looss, 1911
Giống Ancylostoma Dubini, 1893
Loài Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
Loài Ancylostoma braziliense Faria, 1910
(ký sinh ở ruột non chó)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Phân họ: Bunostomatinae Looss, 1911
Giống Uncinaria Froelich, 1789
Loài Uncinaria stenocephala Railliet, 1884
(ký sinh ở ruột non chó)
Bộ Ascaridida Skrjabin và Schulz, 1940
Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ Ascaridae Baird, 1853
Giống Toxascaris Leiper, 1907
Loài Toxascaris leonina (Linstow, 1902) Leiper, 1907
( ký sinh ở dạ dày, ruột chó)
Họ Anisakidae Skrjabin và Karokhin, 1945
Giống Toxocara Stiles, 1905
Loài Toxocara canis (werner, 1782)
(ký sinh ở dạ dày, ruột non chó)
Bộ Spirurida Chitwood, 1933
Phân bộ Spirurina Railliet, 1914
Liên họ Spiruroidea Railliet et Henry, 1915
Họ Spiruridae Oerley, 1885
Giống Spirocerca Railliet et Henry, 1911
Loài Spirocerca lupi (Rudolphi,1809)
(ký sinh ở dạ dày, u thành thực quản của chó)
Bộ Rhabditida Chitwood, 1933
Phân bộ Rhabditina Chitwood, 1933
Họ Strongyloididae Chitwood et Mcinstosh, 1934
Giống Strongyloides Grassi, 1879
Loài Strongyloides canis Brumpt, 1922
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
1.1.2. Đặc điểm sinh học của một số loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu
hoá chó
1.1.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu tạo
- Loài Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
Là loài giun tròn nhỏ, thân hình sợi chỉ, màu vàng nhạt, đoạn trước cong
về phía lưng, bao miệng mỗi bên có 2 răng 3 chạc lớn, cong vào phía trong,
miệng hình bầu dục.
Con đực dài 9 - 12 mm, đuôi có túi kitin, 2 gai giao hợp bằng nhau dài
0,74- 0,87 mm, bánh lái dài 0,13 - 0,21 mm.
Con cái dài 10 - 21 mm, đuôi có gai nhọn, âm hộ nằm 1/3 phía sau của
thân. Trứng hình bầu dục dài 0,06 - 0,066 mm, rộng 0,037- 0,042 mm. Trứng
có nhiều nhân, vỏ trong suốt.
- Loài Ancylostoma braziliense (Faria, 1910)
Giun nhỏ hơn Ancylostoma caninum, cơ thể hình trụ, thon nhỏ 2 đầu.
Con đực dài 6,6 - 8,1 mm, rộng 0,278 - 0,354 mm. Lớp biểu bì dày, có
vân ngang, đầu hơi cong về mặt bụng, nang miệng hình cầu, có một đôi răng
không phân nhánh. Thực quản dài 0,62 - 0,69 mm. Túi sinh dục phát triển,
các nhóm sườn đều chung một gốc, sau đó mới phân tách. Gai sinh dục bằng
nhau, dài 1,05-1,30 mm, phần cuối thon nhỏ dần.
Con cái dài 7,3 - 9,6 mm, đầu cong về mặt bụng. Âm hộ cách mút đuôi
2,65-3,04 mm. Đuôi hình nón, mút đuôi có gai nhọn, dài 0,005 mm. Trứng
hình ô van, kích thước 0,040 - 0,30 mm.
- Loài Toxocara canis (werner 1782)
Loài Toxocara canis là loài giun tròn có kích thước khá lớn, màu vàng
nhạt, đầu hơi cong về phía bụng, miệng có 3 môi bao quanh, trên mỗi môi đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
có răng nhỏ, thực quản hình trụ, đặc biệt giữa thực quản và ruột có đoạn
phình to tạo thành “dạ dày giả” của giun.
Con đực dài 50 - 90 mm, đầu có cánh dài, hẹp, hơi giống mũi giáo có 2
gai giao cấu bằng nhau dài 0,75 - 0,95 mm.
Con cái dài 90 - 170 mm, đuôi thẳng. Giun cái đẻ trứng. Lỗ sinh dục cái
ở khoảng 1/4 phía trước thân, trứng gần như tròn, đường kính 0,068- 0,075
mm, trên vỏ trứng có những nếp nhăn nhỏ mịn.
- Loài Toxascaris leonina (Linstow, 1902).
Loài Toxascaris leonina màu vàng nhạt, đầu có 3 môi, thực quản hình
trụ, không có đoạn phình to như loài Toxocara canis.
Giun đực dài 20 - 70 mm, 2 gai giao hợp dài gần bằng nhau, không có
bánh lái.
Giun cái dài 60 - 80 mm, lỗ sinh dục cái ở phía trước thân, tử cung
chia làm 2 nhánh, trứng gần như tròn, vỏ trứng dày, bằng phẳng, nhẵn, đường
kính từ 0,075 - 0,085 mm
- Loài Trichocephalus vulpis (Froelich, 1989).
Giun có kích thước lớn, con đực dài 45-75 mm, thực quản chiếm 3/4
chiều dài cơ thể. Đuôi giun đực thường cuộn tròn về phía trong, mang một gai
giao hợp rất dài (8,31- 11,1 mm).
Con cái dài 62 -75 mm, thực quản dài 42 -56,3 mm, âm hộ nằm về
phía sau của đoạn cuối thực quản. Trứng có hình cái thùng, có nắp ở hai đầu,
dài 0,083 - 0,93 mm và rộng 0,037- 0,40 mm.
- Loài Uncinaria stenocephala (Railiet,1884).
Giun có màu vàng nhạt, hai đầu hơi nhọn, túi miệng hình phễu, có các mảnh
kitin sắc, mặt trong của túi miệng có 2 đôi răng hình bán nguyệt đối xứng.
Thực quản dài 0,75 - 0,88mm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Giun đực dài 6 - 11 mm, túi đuôi rất phát triển, 2 gai giao hợp dài bằng
nhau 0,65- 0,75 mm, đầu mút của gai rất nhọn, không có bánh lái.
Giun cái dài 9 - 16 mm, lỗ sinh dục ở vào 1/3 phía trước cơ thể. Trứng
hình bầu dục, có kích thước 0,078 - 0.083 x 0,052 - 0,059 mm.
- Loài Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809)
Giun trưởng thành ký sinh ở thực quản, thành dạ dày, đôi khi còn thấy ở
động mạch chủ. Giun có màu đỏ, miệng hình 6 cạnh, không có môi, thực
quản hẹp, phần trước là cổ ngắn, ở gai cố có vòng thần kinh.
Con đực dài 30-54 mm, hai gai giao hợp không bằng nhau, đuôi xoắn,
có cánh đuôi, 4 đôi gai nhỏ phía trước hậu môn, một gai lớn trước huyệt
Con cái dài 54 - 80 mm, âm hộ nằm phía trước thân, gần cuối thực
quản. Trứng rất nhỏ, hình elíp 0,035 - 0,039 x 0,014 - 0,023mm, trứng có
chứa ấu trùng.
1.1.2.2. Đặc điểm vòng đời sinh học
- Loài Ancylostoma caninum (Ercolani, 1859)
Giun trưởng thành sống ở niêm mạc ruột non của ký chủ, tập chung
chủ yếu ở tá tràng, không tràng và kết tràng. Giun cái mỗi ngày đẻ ra 10.000 -
15.000 trứng. Trứng mới bài xuất ra ngoài có từ 2-8 tế bào nhân, ấu trùng
phát triển thành ẩu trùng cảm nhiễm nếu gặp điều kiện thuận lợi. Ấu trùng
không phát triển tới giai đoạn cảm nhiễm ở nhiệt độ dưới 17 0c. Ấu trùng giun
móc phát triển qua 3 giai đoạn để trở thành ấu trùng cảm nhiễm. Foster Cont
(1935) đã nghiên cứu thấy nếu ở điều kiện nhiệt độ từ 20 -300 C và độ ẩm
thích hợp, PH trung tính, trứng sẽ nở thành ấu trùng sau 24- 48 giờ và trở
thành ấu trùng cảm nhiễm sau 6 - 7 ngày. Ấu trùng gây nhiễm dài 0,59 - 0,69
mm, có màng bọc bên ngoài và chứa 30 - 34 tế bào ruột. Ấu trùng có hướng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
động đặc biệt là luôn tìm đến vị trí cao và nơi ẩm ướt, nhiệt độ thích hợp và
hướng đến vật chủ gần chúng.
Ấu trùng tuy cần độ ẩm nhưng không phát triển trong nước mặn, khi bị
khô, ấu trùng sẽ chết nhanh trong 24 giờ. Do vậy việc lan truyền bệnh bị hạn
chế trong mùa khô. Theo Swensson (1925), khi nhiệt độ của đất tăng lên, ấu
trùng di chuyển tới chỗ lồi lõm của đất và tụ lại từng đám ở những chỗ râm
mát và có độ ẩm thích hợp. Từ chỗ ban đầu, ấu trùng di chuyển trong phạm vi
10-20 cm. Trong khi di chuyển, ấu trùng có khuynh hướng leo lên cao, có thể
tới 2 m. Ấu trùng ít chui xuống đất, nhưng nếu ở đất cát, ấu trùng có thể chui
xuống sâu 1 m, đất mùn chui xuống sâu 30cm, đất sét chui sâu 15 cm. Nói
chung, từ điểm di chuyển ban đầu, ấu trùng thường di chuyển ở bề mặt của
đất. Thời gian sống của ấu trùng thay đổi tuỳ thuộc điều kiện của môi trường,
ấu trùng có thể tồn tại ngoài tự nhiên từ vài tuần tới 1 tháng. Nhưng nếu trong
điều kiện ẩm ướt, nhiệt độ từ 15-300C ấu trùng có thể tồn tại được 18 tháng.
Theo Đỗ Dương Thái [23], ấu trùng gây nhiễm dài 0,59-0,69 mm có màng
bọc bên ngoài và chứa 30-34 tế bào ruột, ấu trùng có hướng động đặc biệt là
tìm đến vật chủ gần chúng và đến vị trí cao nhất.
Sự phát triển tiếp theo của ấu trùng Ancylostoma caninum tiến hành trên
cơ thể ký chủ và cảm nhiễm vào ký chủ theo 2 con đường:
- Qua đường tiêu hoá: ấu trùng được ký chủ nuốt vào đường tiêu hoá
qua thức ăn, nước uống. Vào ruột, ấu trùng lột xác và sau một thời gian di
hành thì phát triển thành giun trưởng thành.
- Qua da: ấu trùng cảm nhiễm xâm nhập qua da vào hệ thống tuần hoàn
đến tim, phổi, xuyên qua phế nang vào phế quản. Khi vật chủ ho, ấu trùng lên
hầu và được nuốt xuống đường tiêu hoá, từ đó phát triển thành giun trưởng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
thành và ký sinh ở ruột non. Thời gian phát triển đến giai đoạn trưởng thành
từ 14-16 ngày. Giun trưởng thành có thể sống trong cơ thể ký chủ từ 43-
100 tuần.
Theo Petrov A.M và Skrjabin K.I (1979)[21], cảm nhiễm ấu trùng
Ancylostoma caninum ở chó con nặng hơn chó trưởng thành. Tuy nhiên, khi
ấu trùng chui qua da chó con ít gây phản ứng. Trong khi đó, ấu trùng chui qua
da chó trưởng thành gây phản ứng viêm rõ rệt, hiện tượng này được xác nhận:
ấu trùng bị chết và bị giữ lại ở da chó trưởng thành, tạo ra xung quanh nó sự
thâm nhiễm tế bào.
Trịnh Văn Thịnh (1963)[25] cho biết: ấu trùng giun móc khi chui qua da
làm cho con vật bị ngứa và viêm da, ấu trùng còn gây tổn thương ở phổi. Giun
trưởng thành hút nhiều máu, răng 6 móc được cấu tạo bằng chất kitin cắm sâu
vào niêm mạc ruột gây tổn thươmg niêm mạc, đồng thời giun còn tiết chất
kháng đông máu, giúp giun móc dễ hút máu. Độc tố và sản vật của giun làm
hồng cầu giảm, bạch cầu toan tính tăng.
- Loài Ancylostoma braziliense (Faria, 1910)
Giun trưởng thành ký sinh ở ruột non, giun cái đẻ trứng, trứng theo phân
ra ngoài. Ở môi trường bên ngoài, sau 20 giờ tới một vài ngày, nếu gặp điều
kiện thuận lợi, phôi bào trong trứng phát triển tới dạng ấu trùng. Ấu trùng
thoát ra khỏi trứng, qua 2 lần lột xác thành ấu trùng cảm nhiễm và xâm nhập
vào ký chủ theo 2 con đường:
+ Qua thức ăn, nước uống vào đường tiêu hoá, ấu trùng chui vào thành
ruột, dạ dày. Ở đó vài ngày rồi về ruột non phát triển đến giai đoạn trưởng thành.
+ Qua da: ấu trùng gây nhiễm qua da ký chủ về hệ thống tuần hoàn, về
tim, lên phổi, qua phế bào đến khí quản rồi về ruột non phát triển tới giai đoạn
trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời từ 14-20 ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Loài Uncinaria stenocephala (Railiet,1884)
Các loài giun tròn thuộc họ Ancylostomatidae đều phát triển trực tiếp.
Giun trưởng thành đẻ trứng, trứng theo phân ra ngoài. Trứng và ấu trùng có sức
đề kháng với ngoại cảnh. Cũng như Ancylostoma caninum, ấu trùng Uncinaria
stenocephala qua 3 lần lột xác phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng có
thể đi xa và có thể gây bệnh. Chó bị nhiễm qua 2 con đường:
+ Qua miệng: ấu trùng gây nhiễm theo thức ăn nước uống vào cơ thể gây
bệnh cho ký chủ. Fulleborn (1920-1927) thấy rằng: ấu trùng cảm nhiễm vào
ruột ký chủ, phát triển ở tầng dưới của nhung mao và trong tuyến nhày
Lieberkul, sau đó chúng quay lại nhung mao của ruột non. Kolevatova AL.
(1957) đã chứng minh bằng thực nghiêm khi gây nhiễm ấu trùng Uncinaria
stenocephala qua miệng, sau 24 giờ đã thấy có trong niêm mạc dạ dày và tá
tràng của chó. Sau thời gian ngắn ở niêm mạc, những ấu trùng này lại chui
vào ruột, lột xác trở thành ấu trùng giai đoạn 4 và đạt tới giai đoạn trưởng
thành sau 13- 20 ngày.
+ Qua da: khi nghiên cứu cảm nhiễm qua da, Kolevatova A.L (1957) đã
xác định ấu trùng cảm nhiễm chui qua da chỉ sau 6 phút, sau 40 phút tất cả
đã chuyển vào hệ thống tuần hoàn của chó. Theo tác giả, khi nhiễm qua da,
con đường di chuyển bình thường theo hệ thống tuần hoàn của chó, nhiều
nhất trong 2 ngày đầu. Sự phát triển của Uncinaria stenocephala khi nhiễm
qua da lâu hơn nhiễm qua miệng từ 2- 4 ngày. Thời gian hoàn thành vòng
đời 14- 20 ngày.
- Loài Toxocara canis (werner 1782)
Giun cái trưởng thành ký sinh ở dạ dày, ruột non, đẻ trứng. Trứng giun
được thải ra môi trường theo phân, gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp (nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng), trứng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
nằm trong vỏ trứng. Khi xâm nhập vào đường tiêu hoá của chó qua thức ăn,
nước uống. Ấu trùng cảm nhiễm phá vỡ vỏ và chui ra bắt đầu quá trình di
hành trong cơ thể ký chủ. Ấu trùng xuyên qua niêm mạc ruột, vào máu, theo
hệ thống tuần hoàn đến gan, về tim, lên phổi vào khí quản, lên miệng rồi trở
lại ruột non, tiếp tục phát triển ở niêm mạc ruột non và trở thành giun trưởng
thành gây bệnh cho chó. Một số ấu trùng sau khi vào phổi tiếp tục theo hệ
thống tuần hoàn về các tổ chức cư trú làm thành kén nhưng vẫn có khả năng
gây nhiễm nếu các đông vật cảm nhiễm khác ăn phải. Ấu trùng còn qua hệ
tuần hoàn của chó mẹ khi có chửa và nhiễm vào bào thai. Ở bào thai ấu trùng
cư trú chủ yếu ở gan và phổi. Do vậy chó con sau khi được sinh ra đã mang
mầm bệnh, đến 14 ngày tuổi đã gây bệnh cho chó con và khi 30 ngày tuổi đã
thành giun trưởng thành. Thời gian hoàn thành vòng đời từ 26-28 ngày
(Skrjabin và cs, 1973) [20].
- Loài Toxascaris leonina (Linstow, 1902)
Giun cái trưởng thành ký sinh ở ruột non của chó, đẻ trứng, trứng theo
phân ra ngoài, gặp điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng thích hợp sẽ phát triển
thành ấu trùng cảm nhiễm, ấu trùng vẫn nằm trong trứng. Khi chó nuốt phải
ấu trùng vào ruột, ấu trùng phá vỡ vỏ chui vào niêm mạc ruột, qua tĩnh mạch
cửa rồi vào gan, đi qua tâm nhĩ phải, xuống tâm thất phải, qua động mạch
phổi vào phổi, vào phế nang, lên yết hầu, xuống thực quản rồi trở về ruột non.
Ở đây tiếp tục phát triển qua 3 lần lột xác nữa để trở thành giun trưởng thành.
Thời gian hoàn thành vòng đời từ 55-72 ngày (Skrjabin và cs, 1963) [20].
- Loài Trichocephalus vulpis (Froelich, 1989)
Giun cái đẻ trứng trong ruột già ký chủ, trứng của Trichocephalus vulpis
theo phân ra ngoài ở giai đoạn tiền phân, trong điều kiện thuận lợi về ngoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
cảnh như nhiệt độ và độ ẩm, ấu trùng phát triển trong trứng, sau 25 -26 ngày
trở thành trứng có khả năng cảm nhiễm. Chó ăn phải trứng cảm nhiễm cùng với
thức ăn và nước uống, ấu trùng nở ra sẽ chui sâu vào niêm mạc ruột già và tiếp
tục phát triển thành giun trưởng thành. Thời gian phát triển của Trichocephalus
vulpis đến giai đoạn trưởng thành trong cơ thể chó khoảng 30 - 107 ngày
(Skrjabin và cs, 1963) [20].
- Loài Spirocerca lupi (Rudolphi, 1809)
Giun trưởng thành ký sinh trong các u, kén ở dạ dày và thực quản của
chó, đẻ trứng, trong có ấu trùng. Trứng giun theo các lỗ dò ở kén, đi vào
xoang thực quản hoặc dạ dày, theo phân ra môi trường bên ngoài, được vật
chủ trung gian là bọ hung ăn vào. Trong đường tiêu hoá của bọ hung, ấu trùng
nở ra khỏi trứng, vào xoang đại thể và biến đổi thành ấu trùng kỳ II. Ấu trùng
tiếp tục phát triển thành ấu trùng kỳ III có khả năng gây nhiễm.
Ký chủ dự trữ ăn phải ký chủ trung gian, ấu trùng kỳ III được giải
phóng, ấu trùng sẽ tạo thành kén ở một vài cơ quan tổ chức. Khi chó ăn phải
ký chủ dự trữ, ấu trùng được giải phóng khỏi đường tiêu hoá của ký chủ dự
trữ, chúng xuyên qua thành dạ dày, di hành trong hệ tuần hoàn, đến động
mạch chủ, ở đó khoảng 3 tuần. Sau 10-12 tuần, ấu trùng di hành đến thực
quản, tạo thành kén và phát triển đến dạng trưởng thành. Thời gian hoàn
thành vòng đời từ 5 - 6 tháng.
1.1.3. Đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn đƣờng tiêu hoá của chó
Nghiên cứu dịch tễ học cho ta cơ sở phòng trị bệnh ký sinh trùng có
hiệu quả. Sự phát triển của ký sinh trùng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác
nhau. Ở nước ta việc điều tra dịch tễ bệnh do giun tròn gây ra ở chó đã
được các tác giả như Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1963), Đỗ Hài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
(1972), Phạm Sĩ Lăng (1985), Phạm Văn Khuê (1993), Phan Lục, Đào Hữu
Thanh, Đoàn văn Phúc, Ngô Huyền Thuý (1996) đề cập đến.
1.1.3.1. Động vật cảm nhiễm
Chó và hầu hết các loài thú ăn thịt họ chó (Canidae) đều nhiễm một số
loài giun tròn (Nematoda) như: giun đũa (Toxocara canis, Toxascaris
leonina), giun móc (Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala), giun tóc
Trichocephalus vulpis.
Theo Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), chó ở Việt
Nam nhiễm 16 loài giun tròn.
Hầu hết các tác giả trong và ngoài nước đều thấy rằng: chó cũng như thú
ăn thịt khác bị nhiễm giun nặng ở giai đoạn còn non và nhẹ hơn ở giai đoạn
trưởng thành (Trịnh Văn Thịnh, 1963)[25], Đoàn Văn Phúc, Phạm Văn
Khuê, 1993[6].
1.1.3.2. Tuổi cảm nhiễm
Qua nghiên cứu của nhiều tác giả, hầu hết các tài liệu cho thấy: chó
nhiễm giun đũa chủ yếu ở giai đoạn tuổi còn non chiếm 60%, và nhiễm nặng
hơn chó trưởng thành. Petrov A.M (1963) cho biết: chó con 80-90 ngày tuổi
mới thấy nhiễm giun đũa Toxascaris leonina, chó 2 tháng tuổi nhiễm nặng
giun đũa Toxocara canis. Thậm chí chó 15-21 ngày tuổi đã thấy nhiễm
Toxocara canis do vòng đời phát triển của loại này qua bào thai.
William và Menning (1978) điều tra sự nhiễm Toxocara canis ở các lứa
tuổi khác nhau của chó, tác giả cho biết: chó dưới 1 năm tuổi tỷ lệ nhiễm
45%, trên 1 năm tuổi (20%).
Chó con nhiễm giun nặng (đáng chó ý là giun đũa, giun móc) vì cơ thể
chó non sức đề kháng yếu với mầm bệnh, dễ mẫn cảm với các loài giun. Mặt
khác một số loài (giun đũa, móc) truyền cho chó non ngay từ khi còn trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
bụng mẹ (qua bào thai). Foster và Cross (1954) quan sát thấy rằng, ấu trùng
giun móc theo máu vào bào thai và cư trú ở phổi bào thai, sau khi chó con ra
đời, ấu trùng bắt đầu hoạt động và quay về đường tiêu hoá và phát triển thành
giun trưởng thành. Do vậy, chó con chưa đầy 1 tháng tuổi đã nhiễm giun móc,
giun đũa. Chó trưởng thành nhiễm ít hơn, do có sức đề kháng với ký sinh
trùng. Mặt khác, tuổi thọ của ký sinh trùng có hạn. Kolevatova (1959) cho
biết: nếu chó có miễn dịch với giun móc thì nó có khả năng tống phần lớn
giun này ra khỏi cơ thể.
Skrjabin và Petrov (1977)[20] cho biết: ở chó lớn, bệnh do Toxocara
canis ít thấy hơn so với chó non, điều đó nói lên rằng: chó trưởng thành có
sức đề kháng (miễn dịch) đối với bệnh do Toxocara canis.
Theo Phan Địch Lân, Phạm Sĩ Lăng, Đoàn Văn Phúc (1989) [16], kết
quả kiểm tra 96 chó con từ 1-3 tháng tuổi tại Hà Nội, tẩy giun cho chó bằng
thuốc Piperazin và Levamisol, kết hợp kiểm tra phân, cho biết: 82 chó
nhiễm giun Toxascaris leonina, tỷ lệ 85,41%, tác giả cho biết, chó con bị
nhiễm Toxascaris leonina với tỷ lệ rất cao và thường bị bệnh nặng hơn chó
trưởng thành...
Theo Petrov A.M (1963), chó con 80 - 90 ngày tuổi, kiểm tra phân mới
bắt đầu thấy trứng của Toxascaris leonia, bệnh thường xảy ra nhiều từ tháng
thứ 7 - 8. Chó trưởng thành 2- 3 tuổi ít thấy nhiễm và 4 tuổi trở lên thì chỉ gặp
trong những trường hợp đặc biệt.
Phạm Văn Khuê và cs, (1993)[6] cho biết: chó con từ 1-3 tháng tuổi đã
thấy nhiễm 5 loài giun, một số loài như: giun đũa, giun móc tỷ lệ nhiễm cao,
Toxocara canis 57,1%, chó 7-12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm Toxocara canis
(14,8%), chó trên 12 tháng tuổi không nhiễm loại này. Tỷ lệ nhiễm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
Ancylostoma caninum là 68,8%, Uncinaria stenocephala (80%). Đó là những
nguyên nhân gây cho chó rối loạn tiêu hoá, còi cọc, chậm lớn...
Ngược lại, một số loài giun tỷ lệ nhiễm tăng dần theo tuổi chó như giun
thực quản (Spirocerca lupi, giun tóc Trichocerphalus vulpis) Phạm Sĩ Lăng
(1985)[10].
Skrjabin và Petrov (1963) cho thấy: chó mắc bệnh sớm nhất vào tuần
tuổi thứ năm, chó trưởng thành mắc bệnh nhẹ hơn chó non. Chó trưởng thành
được nuôi dưỡng tốt, có sức đề kháng cao với giun đũa Toxocara canis.
Người ta đã làm thực nghiệm gây nhiễm 15.000 trứng giun có sức gây bệnh
cho 3 chó hai năm tuổi, cả ba chó đều không bị bệnh khi nuôi dưỡng tốt.
Nhưng chó bị mắc bệnh ngay sau khi giảm tiêu chuẩn vitamin A trong thức
ăn. Chó và các loài thú ăn thịt trưởng thành khác ít bị nhiễm Toxocara canis,
điều này chứng tỏ rằng: chó trưởng thành có sức đề kháng với bệnh và được
duy trì khi được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt.
Phạm Sĩ Lăng(1985)[10] cho biết: chó Nhật, Becger, Tây Ban Nha, Fok
từ 1-3 tháng tuổi nhiễm giun móc 62,1%; 3-6 tháng tuổi (90,7%), Toxocara
canis là 14,6%, Toxascaris leonina là 85,4%. Tỷ lệ nhiễm của chó con còn
phụ thuộc vào chế độ nuôi dưỡng chăm sóc, điều kiện môi trường bị ô nhiễm,
mất vệ sinh, ẩm thấp thì tỷ lệ nhiễm giun đũa ở chó cao, có thể từ 30 - 60 %.
Qua kết quả nghiên cứu thực tế của các tác giả, tỷ lệ nhiễm giun tròn
đường tiêu hoá qua các lứa tuổi ở chó khác nhau.
1.1.3.3. Mùa vụ
Phan Địch Lân, Phạm Sĩ Lăng, Đoàn Văn Phúc (1989)[16] cho biết: chó
con từ 1-3 tháng tuổi bị nhiễm bệnh hầu hết các tháng trong năm. Chó con,
ngoài con đường lây nhiễm trực tiếp (do ăn phải trứng giun cảm nhiễm), còn
bị lây nhiễm ấu trùng từ lúc còn trong bào thai thông qua máu của con mẹ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
Bệnh lây nhiễm và phát sinh nhiều vào mùa hè và mùa thu, nhiệt độ
nóng và ẩm ướt là điều kiện thích hợp để trứng phát triển. Mùa đông thời tiết
lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của ấu trùng và ấu trùng có thể bị chết. Vì vậy
mùa đông chó ít mắc bệnh giun tròn đường tiêu hoá hơn.
Ở nước ta, do điều kiện nóng, ẩm gần như quanh năm nên trứng giun có
thể phát triển thành ấu trùng trong trứng, ở bất cứ tháng nào và lây nhiễm cho
chó và các loài ăn thịt khác. Nhiệt độ thích hợp để trứng phát triển thành ấu
trùng là 20 -30
0c, thời gian lây nhiễm giun móc thường xảy ra từ tháng 4 -
tháng 10, đó là mùa nóng ẩm, mưa nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho trứng
giun móc phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi chó nhiễm ấu trùng qua
da, con đường di chuyển bình thường theo hệ thống tuần hoàn, qua phổi.
Những ấu trùng này lưu lại một thời gian ở phổi và bắt đầu vào đường tiêu
hoá sau 6 -9 giờ.
Tuy nhiên, chó con thường bị nhiễm nặng trong những tháng nóng ẩm từ
mùa hè sang mùa thu.
1.1.4. Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng bệnh giun tròn đƣờng tiêu hoá chó
1.1.4.1. Biểu hiện lâm sàng
Khi nghiên cứu về bệnh lý lâm sàng, các tác giả đều cho thấy: bệnh xảy
ra ở thể cấp và mãn tính. Tuỳ theo số lượng giun và sức đề kháng của chó mà
biểu hiện lâm sàng nặng hay nhẹ khác nhau.
+ Thể cấp tính: thường xảy ra ở chó non, sức đề kháng yếu, chó hay nôn
mửa là do giun tròn kích thích vào niêm mạc ruột, đặc biệt chó nhiễm nhiều
giun đũa, cuộn thành từng búi trong ruột, chó nôn ra cả giun.
Skrjabin K.I (1963) cho biết: giun đũa tiết độc tố, phá hoại hồng cầu
và mạch máu ngoại biên, gây rối loạn tiêu hoá, ảnh hưởng đến quá trình
trao đổi chất của chó dẫn đến viêm đường tiêu hoá, gây ỉa chảy, suy nhược
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
cơ thể. Ngoài ra độc tố của giun còn gây các triệu chứng thần kinh: co giật,
sùi bọt mép.
Kolevatova (1959), Brumpt (1949) cho biết: chó nôn dữ dội là do tác
động cơ giới của giun bám vào tá tràng, tạo các vết tổn thương làm ruột tăng
nhu động gây nôn (dẫn theo Skrjabin K.I 1977) [20].
Phạm Sĩ Lăng (1985)[10] quan sát 64 chó nghiệp vụ và chó cảnh bị
nhiễm giun móc cấp tính thấy biểu hiện lâm sàng đặc trưng là: nôn mửa
91,1%, bỏ ăn hoặc ăn ít 87,7%, ỉa chảy 84,3%, chảy máu ruột 98,3%, thân
nhiệt tăng do viêm ruột kế phát 35,9%. Chó chết sau 2-3 ngày nếu không
được điều trị kịp thời.
Tổng hợp các triệu chứng lâm sàng của chó mắc bệnh do Ancylostomosis ở
nước ngoài và trong nước. Trịnh Văn Thịnh, 1963[25] nhận xét: chó bị bệnh
giun móc thường có biểu hiện mệt mỏi, buồn rầu, lờ đờ, lông rụng, da dầy,
những chỗ tróc da mẩn đỏ, nhất là ở chỗ nhọn mông và mũi, chó gầy dần, trở
thành bần huyết, bạch cầu tăng, hồng cầu giảm, cuối cùng thuỷ thũng ở chân,
đi tả, con vật chết trong hôn mê, và có những cơn co giật.
Phạm Sĩ Lăng (1985) cho biết: chó bị bệnh cấp tính thường thấy ở chó
con từ 1- 4 tháng tuổi khi cảm nhiễm ấu trùng giun móc. Thể cấp tính phù
hợp với sự phát triển của ấu trùng trong cơ thể chó kéo dài từ 8 -30 ngày.
Chó biểu hiện: nôn mửa liên tục, ăn kém hoặc bỏ ăn, chảy máu ruột. Những
trường hợp nặng thấy chó nôn ra máu tươi và ỉa phân lỏng có màu đen như
bã cà phê. Chó bị rối loạn chức năng tiết dịch và co bóp của dạ dày, dẫn đến
tình trạng viêm ruột và dạ dày. Chó bị chết do ỉa chảy nặng, mất máu, mất
nước, dẫn đến rối loạn chất điện giải, kiệt sức và trụy tim mạch. Chó chết
với tỷ lệ cao 80-100 %.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Hội chứng viêm ruột không những do tác động của độc tố giun móc mà
còn do các vi khuẩn gây bênh đường ruột như: E.coli, Salmonella có sẵn trong
ống tiêu hoá tác động vào những vết thương do giun móc bám vào để hút máu
gây ra.
Lapage (1968)[48] nhận xét: chó bị bệnh giun móc biểu hiện thiếu máu
đặc thù, ở ruột non chó, giun móc nhanh chóng bám vào thành ruột hút máu,
tạo các vết thương ở nhung mao ruột, làm cho các vết thương luôn rỉ máu.
Thời gian hút máu tới lúc no khoảng 100-250 phút. Giun cái hút máu nhiều
hơn giun đực. Một giun móc trưởng thành hút của ký chủ 0,84ml máu trong
khoảng 24 giờ, làm hồng cầu, huyết sắc tố giảm, bạch cầu toan tính tăng.
Froelich (1989) cho biết: chó bị nhiễm nặng loài giun tóc Trichocephalus
vulpis thường có cơn co thắt đại tràng, làm chó đau đớn rên rỉ, đầu của
Trichocephalus vulpis xuyên sâu vào niêm mạc ruột già để hút chất dinh
dưỡng, tạo ra các tổn thương và gây chảy máu. Bởi vậy, phân chó có lẫn máu
tươi. Trường hợp xuất huyết nặng có thể thấy chó ỉa ra toàn máu lẫn với
những mảnh niêm mạc ruột bị tróc ra giống như hội chứng lỵ (dẫn theo Trịnh
Văn Thịnh 1963)[25].
Theo Ngô Huyền Thuý (1996) [34], chó biểu hiện gày còm, thiếu máu,
niêm mạc nhợt nhạt, lông xù, rối loạn tiêu hóa, ỉa ra máu. Chó chết với tỷ lệ
cao 62-85% do rối loạn chất điện giải, hạ huyết áp, trụy tim mạch. Chó 2- 6
tháng tuổi nôn mửa liên tục, mồm có nhiều nước dãi, nhiều con nôn ra cả giun
đũa Toxocara canis, có những cơn đau bụng vật vã, kêu rên dãy dụa (do
nhiễm nhiều giun đũa).
+ Thể mãn tính:
Thể này thường thấy ở chó lớn, triệu chứng lâm sàng giống như thể cấp
tính, nhưng thể hiện với mức độ nhẹ hơn và thời gian kéo dài. Một tháng sau
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
khi nhiễm ấu trùng, chó thể hiện hội chứng thiếu máu, chảy máu ruột. Nhưng
sau vài tháng, triệu chứng này giảm dần, chó chỉ còn hiện tương gầy còm, thể
hiện thiếu máu và thỉnh thoảng nôn khan, đôi khi ỉa chảy, lông xù, không
bóng, có biểu hiện rối loạn thần kinh. Petrov.A.M.(1963) cho biết: chó rối
loạn cả tính thèm ăn, ăn cả phân của chính nó hoặc của gia súc khác.
Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh (1978)[23] nhận xét: khi mắc bệnh
giun đũa, chó thường gầy còm, lông xù, bụng to, ăn uống thất thường, đi tả
hoặc đi táo, có khi có triệu chứng như động kinh, nôn mửa, chất chứa nôn ra
có mùi hắc như mùi bơ để lâu. Khi bội nhiễm giun đũa, chó run rẩy, thỉnh
thoảng lên cơn co rật, giẫy dụa, chảy nước dãi. Chó 3 tháng tuổi nhiễm giun
đũa có biểu hiện viêm phúc mạc, xoang bụng tích nước. Thời kỳ ấu trùng di
hành qua phổi gây viêm phổi, tắc ống dẫn mật.
Theo Kolevatova AL (1959): trong điều kiện được nuôi dưỡng tốt thì sau
một thời gian nhất định, chó có thể tự khỏi bệnh và phục hồi sức khoẻ.
Ngô Huyền Thuý (1996)[34] cho biết: chó biểu hiện nôn khan, phân
lỏng, thỉnh thoảng có màng nhày, lẫn máu màu cà phê hay màu mận chín, có
trường hợp phân chó thành khuôn nhưng cuối bãi phân có máu lẫn màng nhày
ruột, chó ăn ít, thỉnh thoảng bỏ ăn, gày yếu, bụng to, đi lại siêu vẹo. Nếu chó
được chăm sóc tốt thì thể trạng được phục hồi dần. Ancylostoma caninum là
một trong những giun tròn có sức gây bệnh nặng cho chó do hai yếu tố cơ bản
là tác động cơ học và tiết độc tố. Giun có bao miệng phát triển lại được trang
bị bởi các mảnh kitin, nhờ vậy mà giun có thể bám chắc vào niêm mạc ruột và
gây chảy máu mao mạch, viêm ruột cata. Giun còn tiết ra chất chống đông
máu, gây chảy máu kéo dài và trầm trọng hơn. Ấu trùng giun móc khi xâm
nhập qua da phá huỷ các mô của cơ thể, dẫn đến hiện tượng nhiễm khuẩn và
phát sinh các bệnh truyền nhiễm khác nhau ở chó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Trong quá trình ký sinh, giun móc tiết ra độc tố và độc tố này hấp thu
vào máu gây ra một số biến đổi về bệnh lý thể hiện: viêm ruột cấp và mãn
tính, dẫn đến tình trạng bần huyết kéo dài và suy nhược cơ thể, giảm khả năng
sinh sản và làm việc (đối với chó nghiệp vụ).
Khi mắc bệnh do giun đũa Toxocara canis, chó gầy còm, suy nhược do
giun chiếm đoạt chất dinh dưỡng, chó ăn kém, hay nôn mửa, chậm lớn và hầu
như không tăng trọng, bụng to làm cho người ta nhầm với với bệnh viêm gan
ở chó con và hội chứng còi xương. Độc tố của giun tác động lên hệ thần kinh
làm cho súc vật non biểu hiện run rẩy, co giật.
Phạm Sĩ Lăng và cs (1999)[14] quan sát thấy 6 chó con 45 ngày tuổi có
biểu hiện triệu chứng này, khi được tẩy giun, bình quân mỗi chó thải ra 48
giun đũa trưởng thành.
Phạm Sĩ Lăng và cs, (1989)[10] cho biết: hội chứng viêm ruột cấp và
mãn tính cũng thấy rõ ở chó với các triệu chứng như: nôn mửa, ỉa chảy, phân
tanh khắm. Chó con 1- 2 tháng tuổi ỉa phân trắng xám, lỏng, đau bụng, rên rỉ,
lăn lộn, có con nôn ra giun và ỉa ra giun, chó có hội chứng thần kinh như đi lại
run rẩy, loạng choạng giống như trạng thái thần kinh của bệnh care, chỉ khác
là không tăng nhiệt độ. Chó trưởng thành bị nhiễm giun chỉ thể hiện gầy còm,
thỉnh thoảng nôn khan và ít biểu hiện triệu chứng lâm sàng như chó con.
Trường hợp chó nhiễm nhẹ (số lượng Toxascaris leonina ít), thường không có
biểu hiện bệnh lý. Nếu chó nhiễm nặng, số lượng giun có thể đến vài trăm con
trong ruột non chó thì bệnh lý thể hiện rõ. Phạm Sĩ Lăng(1985) [10] tẩy giun
cho 2 chó nhỏ có trọng lượng 3kg và đếm được 292 giun, bình quân mỗi chó
nhiễm 146 giun.
1.1.4.2. Bệnh tích
Theo Sprent (1955), ấu trùng giun đũa Toxocara canis khi di hành trong
máu có thể làm tắc mao mạch, tắc ống dẫn mật và gây viêm nhiễm ở đó. Giun
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
đũa Toxascaris leonina trưởng thành với số lượng nhiều có thể gây tắc ruột và
thủng ruột non của chó.
Trịnh Văn Thịnh (1963) nhận xét: ấu trùng giun móc khi chui qua da gây
tổn thương lớp biểu bì và tổ chức liên kết dưới da, làm con vật bị ngứa và
viêm da. Ấu trùng giun đũa, giun móc còn gây những tổn thương ở phổi, phế
nang khi chóng di hành. Giun móc tiết độc tố phá vỡ hồng cầu, làm máu khó
đông, gây tổn thương niêm mạc, mạch máu ruột. Đó là nguyên nhân gây xuất
huyết kéo dài.
Theo Phạm Sĩ Lăng (1985)[10], chó bị nhiễm giun móc nặng, khi chết
mổ khám thấy nhiều giun trong tá tràng, không tràng. Biểu hiện viêm ruột
cata, xuất huyết niêm mạc ruột. Trong quá trình di hành trong cơ thể chó, ấu
trùng gây ra một số trạng thái bệnh lý ở nội tạng. Biểu hiện chó bị ho do viêm
phổi, viêm phế quản khi ấu trùng di hành đến phổi, mang theo các vi khuẩn
gây bệnh. Hiện tượng viêm niêm mạc dạ dày, ruột cũng thường xảy ra khi ấu
trùng hoạt động tại đây. Toxocara canis gây hiện tượng tắc ruột, thủng ruột và
viêm túi mật khi nhiễm số lượng nhiều.
Ngô Huyền Thuý (1996)[34] cho biết: khi mổ khám chó chết vì nhiễm
nhiều giun móc thấy hiện tượng xung huyết, xuất huyết niêm mạc ruột non,
nhiều giun móc cắm sâu vào niêm mạc ruột, nằm lẫn trong tổ chức tương
mạc ruột.
Phạm Văn Khuê và cs (1993) [6] cho biết: viêm gan, viêm túi mật, viêm
phổi ở chó non do quá trình di hành của ấu trùng Toxocara canis, hoặc giun
đũa trưởng thành chui vào túi mật phá hoại chức năng hoạt động của các cơ
quan này dẫn đến gan bị tổn thương sưng to, màu vàng úa, viêm nát.
Phạm Văn Khuê và cs (1993)[6] nghiên cứu tình hình nhiễm Spirocerca
lupi ở Hà Nội cho biết: tỷ lệ nhiễm là 14,2%, giun thường tạo thành những tổn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
thương khối u cứng, kích thước bằng hạt đậu đến quả trứng vịt, trong khối u
chứa nhiều chất mủ lỏng và có nhiều giun quấn lại với nhau thành từng búi.
1.1.5. Phòng trị bệnh giun tròn đƣờng tiêu hoá chó
* Điều trị bệnh:
Ngày nay, có rất nhiều loại hoá dược đã được nghiên cứu ở trong và
ngoài nước được sử dụng để điều trị và phòng bệnh giun sán cho gia súc và
gia cầm. Trong số đó có những loại thuốc dễ sử dụng có hiệu lực cao, an toàn,
đã và đang được áp dụng để điều trị cho động vật.
1.1.5.1. Piperazin
Sloan (1954) dùng cho chó với liều 200mg/kg TT và mèo với liều 100mg/kg
đều có hiệu lực tẩy giun đũa. Sprent và English (1958) nói rằng: Piperazin
adipate liều 200mg/kg tẩy được giun đũa trưởng thành. Chó con 1-2 tuần tuổi,
khi điều trị có thể ngăn ngừa sự sinh sản của giun, từ đó phòng sự phát tán
trứng ra môi trường. Tuy nhiên, thuốc này không ngăn được chó con bị nhiễm
trước khi sinh.
Theo (Hayes và Medaniel, 1959), hợp chất Piperazin được dung nạp tốt
(dẫn theo Soulsby E.J.L, 1965) [50].
1.1.5.2. Mebendazol
Biệt dược của Mebendazol là vermox, là một loại hoá dược an toàn, có
thể tẩy được nhiều loại giun tròn ở chó, mèo với liều 60-100mg/kg TT, hiệu
lực đạt 93% (Phan Địch Lân, Phạm Sĩ Lăng, Đoàn văn Phúc, 1989)[16].
1.1.5.3. Levamisol
Ở liều 10mg/kgTT dùng 2 lần trong 14 ngày có hiệu quả tẩy trừ giun
tròn chó (Arundel, H.J, 2000)[39].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Phạm Sĩ Lăng (1985)[10], sử dụng Levamisol để tẩy các loài giun đũa,
giun lươn ở động vật ăn thịt với liều 7-10mg/kg cho kết quả tốt, hiệu lực đạt
90-100% đối với giun đũa và giun tóc.
1.1.5.4. Thymol
Dùng để tẩy giun tóc Trichuris vulpis cho thú ăn thịt với liều 0,2g/kgTT
pha với nước ấm 420c, cho uống hoặc thụt trực tràng cho hiệu lực tốt.
1.1.5.5. Mebenvet
Là chế phẩm chứa 10% hoạt chất Mebendazol, liều dùng 0,6-1gam/
kgTT, chia thuốc làm 2 liều tẩy vào 2 buổi sáng, có tác dụng tẩy giun móc,
giun đũa, giun lươn (Trần Minh Châu và cs, 1988)[1].
Những loại thuốc trên dùng để điều trị giun tròn cho chó, tẩy định kỳ 3-6
tháng một lần.
1.1.5.6. Fenbendazol
Nghiên cứu ở Mỹ, Burke và cs, (1982) nhận xét: thuốc Fenbendazol có
khả năng chống lại giun tròn, liều 50mg/kgTT, dùng liên tục trong 3 ngày(dẫn
theo Arundel, H.J 2000) [39].
1.1.5.7. Disophenol
Nghiên cứu ở Australia, Arundel (2000)[39] cho biết: thuốc Disophenol
liều 10mg/kgTT có hiệu quả tẩy trừ cao đối với loài Ancylostoma caninum và
Uncinaria stenocephala.
1.1.5.8. Ivermectin
Là thuốc trị ký sinh trùng do công ty cổ phần dược và vật tư Thú y
(Hanvet) sản xuất. Thuốc có nguồn gốc từ nấm, thuộc nhóm các Imidazol -
thiazol, dẫn xuất của Imidazole.
Tính chất: thuốc có dạng bột kết tinh màu trắng, ngà vàng, không hoà tan
trong nước. Là sản phẩm lên men của nấm mốc Streptomyces avermitilis.
Thuốc dung nạp khá tốt, được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Thuốc tác động bằng cách phong bế sự dẫn truyền xung động thần kinh
của ký sinh trùng do tăng hiệu quả phóng thích axit gamma aminobutyric.
Chất trung gian hóa học này can thiệp chủ yếu vào các loại giun tròn. Phổ
hoạt lực rộng đối với các loại giun tròn [36].
Jackson R.F và cs, (1981) đã thử nghiệm tẩy giun đường tiêu hoá chó với
liều 0,2mg/kgTT, cho biết thuốc có hiệu lực với giun tóc Trichocephalus
vulpis, Toxascaris leonina (dẫn theo Arundel, H.J, 2000)[39].
1.1.5.9. Levamisol injectable
Là thuốc trị giun tròn. Chế phẩm là dung dịch trong, chứa Levamisol
hydroclorit với các chất làm ổn định và các chất bổ sung để chế phẩm thích
hợp cho việc tiêm. Thuốc phân tán nhanh trong cơ thể, phổ hoạt lực rộng với
các loài giun tròn dạng trưởng thành và chưa trưởng thành [36]
1.1.5.10. Albendazol
Là dẫn xuất của Imidazol, thuộc nhóm Benzimidazol.
Tính chất: thuốc ở dạng bột màu trắng, không tan trong nước, có thành
phần hóa học là 5n - propionilthio- benzimidazol carbonnatmethyl.
Tác dụng: thuốc có tác dụng đối với các loài giun tròn đường tiêu hoá
của gia súc, ở cả giai đoạn trưởng thành và ấu trùng, làm giảm sức sống của
trứng trước khi bài xuất ra môi trường. Thuốc tác động chủ yếu là phong bế
men Fumarat reductaza của giun tròn, làm giun bị tê liệt và bị tống ra ngoài
qua tiêu hoá.
1.1.5.11. Sanpet
Thuốc trị ký sinh trùng do Công ty cổ phần dược và vật tư Thú y
(Hanvet) sản xuất. Là hỗn hợp của 2 loại thuốc Pyrantel và Praziquantel, liều
chỉ định 25mg/kgTT.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Praziquantel là dẫn chất của pyrazinisoquinolone. Thuốc dựa trên đặc
tính làm co cứng, tê liệt cơ và phá hủy vỏ của giun sán. Thuốc được dung nạp
tốt và không gây tác dụng phụ.
Pyrantel: công thức hoá học 1,4,5,6 - tetrahydro - metyl - (thienyl) vinyl
pirimidine, thuốc ở dạng tatrat được hấp thu nhanh, đạt nồng độ hữu hiệu
trong huyết tương sau 2-3 giờ, thuốc có tác dụng đối với các loài giun tròn.
* Phòng bệnh
Phòng chống các bệnh giun sán đường tiêu hoá cho động vật nói
chung, các loài chó và thú ăn thịt nói riêng, Skrjabin và Petrov (1963)[20],
Lapage (1968)[48] đã đề ra một số biện pháp phòng bệnh:
- Kiểm tra định kỳ, đối với chó con một tháng một lần, đối với chó
trưởng thành 3 tháng một lần.
- Quét dọn phân trong chuồng nuôi và sân chơi hàng ngày, tẩy uế 2 lần
một tháng và dội nước sôi.
- Không để chó nhà tiếp xúc với chó thả rông.
- Tẩy giun cho chó chưa trưởng thành theo kế hoạch lần đầu vào lúc 70-
80 ngày tuổi, sau đó 2 tuần phải xét nghiệm phân đối với súc vật non, và tẩy
lần 2 đối với tất cả chó và thú vật khác.
- Diệt ký chủ trung gian và các động vật gặm nhấm khác.
Một số tác giả trong nước như Đỗ Hài (1972)[2], Phan Địch Lân, Phạm
Sĩ Lăng (1989)[16], Phạm Văn Khuê, Đoàn Văn Phúc (1993)[6] đề ra một số
biện pháp phòng bệnh giun sán cho chó như sau:
- Sử dụng thuốc tẩy giun sán định kỳ đối với chó nhiễm giun: 3 tháng tẩy
một lần bằng các loại thuốc Piperazinadipate, Mebenvet, Mebendazol.
- Thực hiện vệ sinh Thú y, tẩy uế chuồng nuôi 1 lần/tháng bằng thuốc
sát trùng Crêzin 1%, đun nước sôi dội chuồng, vệ sinh khu vực xung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
quanh chuồng, ủ phân bằng vôi bột để diệt trứng giun và ấu trùng, diệt ký chủ
trung gian và các loài gặm nhấm là ký chủ dự trữ.
- Cho chó ăn uống đảm bảo vệ sinh, đầy đủ cả về lượng lẫn chất để giúp
chó con vật có sức đề kháng chống lại bệnh tật nói chung và bệnh ký sinh
trùng nói riêng.
1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC
1.2.1. Những nghiên cứu trong nƣớc
Bệnh giun sán là bệnh nội ký sinh trùng phổ biến và gây nhiều tác hại ở
nhiều loài động vật và cả ở người. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu
về bệnh do ký sinh trùng gây nên ở vật nuôi, trong đó có các công trình
nghiên cứu về bệnh giun sán chó.
Ở nước ta, vào những năm đầu thế kỷ 20, nghiên cứu về ký sinh trùng ở
chó còn rất ít, chủ yếu là nghiên cứu của một số tác giả người Pháp như
Houdemer, Noc, Bauche...
Kết quả nghiên cứu bước đầu xác nhận; chó ở Việt Nam nhiễm 26 loài
giun sán, trong đó chó nhiễm Ancylostoma caninum với tỷ lệ cao nhất
(75,87%) (dẫn theo Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh 1978)[23]. Houdemer
(1938) đã phát hiện ra loài Ancylostoma braziliense ký sinh ở ruột non chó,
Ancylostoma caninum ký sinh ở chó Sài Gòn, Huế và Bắc Bộ.
Công tác điều tra cơ bản về giun sán ở chó đã được các tác giả nghiên
cứu hệ thống và liên tục với những phương pháp và kỹ thuật kinh điển sử
dụng cho ký sinh trùng học. Đó là các tác giả: Trịnh Văn Thịnh (1963),
Đặng Văn Ngữ (1963-1974), Bùi Lập (1965), Phạm Sĩ Lăng (1985), Phan
Địch Lân, Đoàn Văn Phúc, (1989), Phạm Văn Khuê (1993), Ngô Huyền
Thuý (1996).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Đỗ Hài 1970 - 1972[2] đã kiểm tra 174 mẫu phân chó săn. Tác giả cho
biết: chó dưới 1 tháng tuổi đã thấy nhiễm trứng giun đũa, cho đến khi hơn 1
tháng tuổi hầu như tất cả chó đều nhiễm giun đũa và sau khi cai sữa toàn bộ
chó đều nhiễm giun đũa và giun móc. Từ 3-5 tháng tuổi trở lên, tỷ lệ nhiễm
giun đũa có giảm, nhưng chó lớn tỷ lệ nhiễm giun móc là 100% và tồn tại cho
đến khi chó già và chết. Tác giả cho biết, chó mẹ nuôi con nhiễm giun tóc
93.7%, giun đũa 73,7%, giun móc 100%.
Trịnh Văn Thịnh (1978)[23] cho biết: chó nhiễm 11 loài giun tròn gồm:
Toxocara canis, Toxascaris leonina, Ancylostoma caninum, Strongyloides sp,
Trichocephalus sp, Uncinaria stenocephala, Ancylostoma braziliense,
Dirofilaria immitis, Dirofilaria repens, Dipetallonema dracunculoides,
Spirocerca lupi.
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977)[38] cho biết: chó
nhiễm 16 loài giun tròn.
Phạm Sĩ Lăng (1985)[10] xét nghiệm 1718 mẫu phân chó và cho biết, tỷ
lệ nhiễm giun móc Ancylostoma caninum là 74,8%.
Phạm Sĩ Lăng (1993)[12] mổ khám 23 chó chết và xét nghiệm phân của
574 chó cảnh ở vườn thú Thủ Lệ, đã phát hiện 5 loài giun tròn ký sinh ở chó
với tỷ lệ nhiễm:
Ancylostoma caninum 72 %
Toxocara canis 20,4 %
Toxascaris leonina 29,4 %
Trichocephalus vulpis 17,1%
Strongyloides canis 14,2%
Phạm Văn Khuê và cs (1993)[6] xét nghiệm 187 mẫu phân chó và mổ
khám một số chó nuôi tại 4 quận nội thành Hà Nội và huyện Gia lâm đã tìm
thấy 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó với tỷ lệ nhiễm là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Ancylostoma caninum 59,7 %
Toxocara canis 20,2 %
Toxascaris leonina 29,4 %
Trichocephalus vulpis 17,1%
Spirocerca lupi 14,2%
Ngô Huyền Thuý và cs, (1994)[31] xét nghiệm phân chó ở Hải Phòng và
Hà Nội thấy nhiễm 5 loài giun tròn, tỷ lệ lần lượt là:
Toxocara canis 27,8% và 27%
Toxascaris leonina 17,8% và 21,9%
Ancylostoma caninum 67,7% và 62,3%
Uncinaria stenocephala 66,1% và 64,9%
Trichocephalus vupis 3,4% và 12,4%
Đào Huyền Giang (1995) xét nghiệm phân chó Nhật, chó Fok, chó lai và
chó nội, cho biết cả 4 giống chó đều nhiễm 2 loài giun Toxocara canis từ
15,39 % - 20% và Toxascaris leonina từ 30,7% - 37,5 % (dẫn theo Ngô
Huyền Thuý, 1996) [34].
Ngô Huyền Thuý (1996)[34] xét nghiệm mẫu phân chó nuôi tại Hà Nội
thấy nhiễm 12 loài thuộc 12 giống giun sán, mổ khám 516 chó thấy tỷ lệ
nhiễm giun tròn, sán dây, sán lá, lần lượt là 98,5%, 36,8% và 10,4%, trong đó
tỷ lệ nhiễm giun móc Ancylostoma caninum là cao nhất 70,5% - 81,65%, tỷ lệ
nhiễm giun thực quản Spirocerca lupi là 6,9% .
Lê Hữu Khương, Lương Văn Huấn (1998)[8] mổ khám ruột non của 253
chó và xét nghiệm 753 mẫu phân chó nuôi tại thành phố Hồ Chí Minh. Tác
giả cho biết, tỷ lệ nhiễm giun móc lần lượt là 90,51% và 61,62%, Tác giả phát
hiện được 3 loài giun móc là: Ancylostoma caninum, Uncinaria stenocephala,
Ancylostoma brazillense.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Lê Hữu Nghị và cs (2000)[19] kiểm tra 130 chó ở thành phố Huế, cho
biết tỷ lệ nhiễm Toxocara canis là 58,46%.
Từ thống kê trên cho thấy, chó ở nước ta nhiễm nhiều loài giun tròn, trong
đó số lượng loài ký sinh ở đường tiêu hoá là phổ biến. Những loài giun tròn
gây tác hại nhiều cho chó và khả năng lây sang người là Toxocara canis,
Toxascaris leonina, Trichocephalus vulpis và đặc biệt là loài giun móc
Ancylostoma caninum.
1.2.2. Những nghiên cứu ở nƣớc ngoài
Werner (1782) lần đầu tiên phát hiện ra giun Toxocara canis kí sinh ở ruột
non chó và chó sói. Petrov A.M (1941) và Sprent (1959) nghiên cứu và phát hiện
ra vòng đời, phương thức nhiễm vào vật chủ của loài Toxocara canis.
Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) [20] cho biết: chó nhiễm Toxocara
canis do nuốt phải trứng chứa ấu trùng gây nhiễm và bệnh nặng ở chó con
dưới 2 tháng tuổi. Đặc biệt Toxocara canis có khả năng nhiễm qua bào thai.
Vì vậy chó con mới sinh ra kiểm tra phân đã thấy trứng giun đũa.
Linstow (1902) đã mô tả loài giun đũa Toxascaris leonina mà tác giả
phát hiện ra. Tiếp đó Petrov A.M (1941) đã nghiên cứu và bổ sung về vòng
đời phát triển của Toxascaris leonina.
Watkins và Havey (1942) đã tìm thấy ở ruột non chó, cáo vùng tây nam
nước Anh và vùng Shorophier loài Toxocara canis (dẫn theo Ngô Huyền
Thuý, 1996).
Frohlich (1798) phát hiện trong manh tràng của chó có loài giun
Trichocephalus vulpis, sau đó được Skrjabin và Orlov (1957) nghiên cứu sâu
hơn về đặc điểm và vòng đời phát triển của loài giun này.
Năm 1884, Railliet phân loại và tìm thấy loài giun Uncinaria
stenocephala gây ra bệnh Ancylostomatosis và được Petrov A.M chỉ ra vòng
đời và đường xâm nhập của ấu trùng vào cơ thể vật chủ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Houdemer (1938) đã thấy ở Việt Nam loài giun móc Ancylostoma
braziliense ở ruột non chó, loài Ancylostoma caninum của chó ở Sài gòn, ở
Huế và ở Bắc bộ (dẫn theo Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Kolevatova A.l (1957) đã chứng minh bằng thực nghiệm quá trình xâm
nhập của ấu trùng, những tác động bệnh lý của hai loài Ancylostoma caninum,
Uncinaria stenocephala(dẫn theo Skrjabin K.I, 1963).
Rud (1809) phát hiện ra giun Spirocerca lupi, sau đó Skrjabin K.L,
R.Schulz (1937) nghiên cứu phương thức lây nhiễm và vòng đời hoàn chỉnh.
Theo Soulsby E.JL (1965) [50], bệnh này đã tìm thấy nhiều ở vùng nam Châu
Âu, nhưng không được coi là bệnh ký sinh trùng chính và loài tương tự được
tìm thấy nhiều ở Liên xô cũ.
Ngoài những loài giun tròn ký sinh chủ yếu ở chó, các tác giả đã tìm
thấy rất nhiều loài giun tròn khác ở trong bộ máy tiêu hoá, tuần hoàn của các
loại chó như:
Owen (1835) phát hiện ra giun bao Trichinella ở chó.
Leiz năm (1856) tìm thấy giun chỉ Dirofilaria immitis ký sinh ở tim chó.
(dẫn theo Đỗ Dương Thái, Trịnh Văn Thịnh, 1978).
Những năm gần đây, nhiều tác giả ở các nước Châu Âu, Châu Mỹ và
trên thế giới đã công bố những kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó.
Coebenberg (1977) kiểm tra 387 chó ở Mỹ cho biết tỷ lệ nhiễm
Toxocara canis là 18,9%, Toxascaris leonina 18,9%.
Miloyet (1978) kiểm tra 474 chó, tỷ lệ nhiễm Toxocara canis 26,6%,
Toxascaris leonina 2,3%.
Mile và Hansbory (1982) kiểm tra 1720 chó tại Leipzia (Đức) cho biết tỷ
lệ nhiễm Toxocara canis 5,4%, Toxascaris leonina 38%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Uknown (1987) kiểm tra 2086 chó cho biết tỷ lệ nhiễm Toxocara canis
8,05%, Toxascaris leonina 0,48%. (dẫn theo Ngô Huyền Thuý 1996) [34].
Eva Fok, Takas Schilla (1988) [44] kiểm tra 1674 mẫu phân chó và 200
mẫu lấy của chó ở công viên Budapet cho biết: tỷ lệ nhiễm Toxocara canis
30%, Toxascaris leonina 35%, chó nhiễm Toxocara canis giảm dần theo tuổi;
chó 1-3 tháng tuổi nhiễm 35%, 4-6 tháng tuổi nhiễm 28,6%, 7-12 tháng tuổi
nhiễm 6,5%, trên 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm thấp (4%); tỷ lệ nhiễm giun móc
Ancylostoma caninum là 50,1%.
Aguilar và cs (2005)[40] đã mổ khám ruột non của 120 chó ở thành phố
Mexico, các tác giả phát hiện 102 chó bị nhiễm giun sán, trong đó 75 chó
nhiễm Ancylostoma caninum, chiếm tỷ lệ 62,5%. Giun đũa Toxocara canis
nhiễm phổ biến ở chó non và chủ yếu nhiễm vào mùa khô.
Tại Braxin, DeCastro và cs (2005)[43] kiểm tra phân chó ở những luống
hoa, cỏ hướng ra phía bờ biển của Praia Grande, Sao paulo cho biết: tỷ lệ
nhiễm Toxocara canis là 1,2%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Chƣơng 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU VÀ ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên các loại chó: chó nội, Berger, Nhật, Fok, tại
các hộ gia đình nuôi chó ở 9 quận nội thành Hà Nội.
2.1.2 Vật liệu nghiên cứu
- Mẫu phân của 457 chó các loại và ở các lứa tuổi khác nhau (dùng để
xét nghiệm trứng giun tròn, mổ khám 116 chó).
- Máu chó mắc bệnh giun móc qua xét nghiệm phân (10 mẫu) và không
mắc bệnh (10 mẫu).
- Bệnh phẩm (ruột non) của chó bị bệnh giun móc để xác định bệnh tích
đại thể và vi thể.
- Kính hiển quang học có gắn máy ảnh, lamen, lam kính, bộ ống hút
hồng cầu, bạch cầu, huyết sắc kế shali, buồng đếm Newbauer, thuốc nhuộm
Hematoxylin - eosin. Dung dịch pha loãng hồng cầu, bạch cầu, cồn tuyệt đối,
dung dịch HCL 0,1N, dung dịch nước muối bão hoà, các hoá chất và dụng cụ
thí nghiệm khác.
- Thuốc phòng trị bệnh giun tròn: Albendazol, Ivermectin, Levamisol, Sanpet.
2.1.3 Địa điểm nghiên cứu
Bộ môn Ký sinh trùng, Bộ môn Hoá sinh - Miễn dịch - Viện Thú y Quốc
Gia, Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật.
Thời gian thực hiện: 10/2006 - 10/2007
2.2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Nghiên cứu đặc điểm dịch tễ bệnh giun tròn ở chó tại Hà Nội
- Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá của chó nuôi ở
Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua kiểm tra phân.
- Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở chó qua mổ khám.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của từng loại chó nuôi ở Hà Nội.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo lứa tuổi của chó.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ.
- Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo tính biệt.
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm bệnh lý, lâm sàng của bệnh giun tròn đƣờng
tiêu hoá của chó
- Tỷ lệ và những biểu hiện triệu chứng lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn.
- Bệnh tích đại thể và vi thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh giun móc.
- Sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học của chó bị bệnh giun móc so với
chó khoẻ.
2.2.3. Nghiên cứu biện pháp phòng trị bệnh giun tròn cho chó
- Xác định hiệu lực và độ an toàn của một số loại thuốc tẩy giun tròn có
trên thị trường.
- Theo dõi một số chỉ tiêu sinh lý của chó trước và sau khi dùng thuốc.
- Đề xuất và ứng dụng quy trình phòng trị bệnh giun tròn cho chó.
2.3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3.1. Phƣơng pháp lấy mẫu
- Mẫu phân chó mới thải ra được thu thập ngẫu nhiên tại các hộ nuôi chó
ở 9 quận nội thành Hà Nội vào các buổi sáng, mỗi mẫu lấy khoảng 5-10 gram,
hoặc lấy trực tiếp từ trực tràng, để trong lọ nhựa có nắp, có nhãn ghi các
thông tin: loại chó, tuổi, tính biệt, thời gian, địa chỉ, trạng thái phân và các
biểu hiện lâm sàng của chó (những thông tin này cũng được ghi vào sổ nhật
ký đề tài), việc xét nghiệm phân được thực hiện trong ngày lấy mẫu.
- Mẫu máu: lấy máu chó khoẻ và chó bị bệnh giun móc ở tĩnh mạch
khoeo chân sau (1ml /con) đựng trong ống nghiệm có chất chống đông máu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
2.3.2. Phƣơng pháp mổ khám toàn diện cơ quan tiêu hoá của Skrjabin (1928)
Phương pháp mổ khám này tìm thấy tất cả các loại giun tròn ký sinh ở cơ
quan tiêu hoá của chó, từ đó có thể đánh giá được tỷ lệ nhiễm, mức độ nhiễm,
bệnh tích do giun gây ra.
Cách tiến hành: tách riêng từng phần của ống tiêu hoá, buộc lại. Sau đó
mổ khám dọc theo đường tiêu hoá (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già) để
kiểm tra bệnh tích, tìm giun tròn ký sinh và đếm số lượng từng loại giun
tròn/cá thể chó để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm.
2.3.3. Phƣơng pháp sử lý, bảo quản và định danh các loài giun tròn ký
sinh ở chó
Thu thập toàn bộ giun tròn đường tiêu hoá. Giun được làm chết tự nhiên
trong nước lã, sau đó rửa sạch bằng nước cất, bảo quản trong dung dịch
Barbagallo gồm (formol nguyên chất 30ml, Nacl tinh khiết 7,5g, nước cất
1000ml). Trước tiên chúng tôi phân loại sơ bộ các loài giun đã thu thập được
bằng kính lúp và kính hiển vi, căn cứ vào kích thước, hình thái, màu sắc, cấu
tạo của giun tròn theo khóa phân loại của Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963),
Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977)[38], Nguyễn Thị Lê
và cs (1996) [17], để riêng mỗi loại vào một lọ. Việc xác định chính xác thành
phần loài giun tròn ở đường tiêu hoá chó được thực hiện ở Viện sinh thái và
Tài nguyên sinh vật.
2.3.4. Phƣơng pháp kiểm tra phân
Các mẫu phân đều được xét nghiệm bằng phương pháp phù nổi
Fulleborn với dung dịch muối NaCl bão hoà, quan sát dưới kính hiển vi ở
độ phóng đại x100.
- Cách tiến hành phương pháp phù nổi Fulleborn:
Lấy khoảng 5 gram phân chó cho vào cốc sạch, cho khoảng 50-60 ml
dung dịch nước muối bão hoà, dùng đũa thuỷ tinh nghiền nát và khuấy đều
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
cho tan phân, lọc qua lưới lọc sang một cốc khác để loại bỏ cặn bã, chia dung
dịch vào các lọ hẹp miệng cho đầy có ngọn, đậy phiến kính lên, sau 25-30
phút trứng giun sẽ nổi lên bám vào phiến kính, lấy ra, đậy lamen, soi dưới
kính hiển vi với độ phóng đại 10 x 10 để tìm trứng giun tròn.
2.3.5. Phƣơng pháp xác định cƣờng độ nhiễm giun tròn
Cường độ nhiễm được quy định bằng cách đếm số trứng của mỗi loài
giun tròn trên 3 vi trường kính hiển vi và tính bình quân, căn cứ vào số trứng
bình quân/ vi trường và biểu hiện lâm sàng của chó để quy định:
+ Nếu có 1 - 3 trứng và chó không có biểu hiện lâm sàng:
cường độ nhiễm nhẹ (+)
+ Nếu có 4- 6 trứng và chó chưa có biểu hiện lâm sàng:
cường độ nhiễm trung bình (++)
+ Nếu có 7- 10 trứng và chó có biểu hiện lâm sàng:
cường độ nhiễm nặng (+++)
+ Nếu có >10 trứng và chó có biểu hiện lâm sàng rất rõ rệt:
cường độ nhiễm rất nặng (++++)
2.3.6. Quy định lứa tuổi chó
Dựa vào các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của chó, chúng tôi phân ra 4
lứa tuổi sau:
+ Sơ sinh - 3 tháng tuổi
+ Trên 3 tháng - 8 tháng tuổi
+ Trên 8 tháng - 12 tháng tuổi
+ Trên 12 tháng tuổi
2.3.7. Mùa vụ trong năm đƣợc quy định gồm 2 mùa vụ
+ Vụ hè - thu: từ tháng 4 - tháng 9
+ Vụ đông - xuân: từ tháng 10 - tháng 3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
2.3.8. Phƣơng pháp theo dõi các biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn
Sử dụng các phương pháp chẩn đoán cơ bản: quan sát, sờ nắn, gõ, nghe
và đo thân nhiệt của Hồ Văn Nam (1997) [18].
Trực tiếp quan sát trạng thái cơ thể và các biểu hiện của những chó
nhiễm giun tròn, kết hợp hỏi chủ nuôi một số thông tin cần thiết, từ đó xác
định được các triệu chứng của chó bị bệnh giun tròn đường tiêu hoá.
2.3.9. Phƣơng pháp xác định bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá của chó
bị bệnh giun tròn
- Mổ khám những chó bị nhiễm giun tròn đường tiêu hoá và một số chó
chết. Quan sát bằng mắt thường và kính lúp để xác định bệnh tích ở thực
quản, dạ dày, ruột non, ruột già, chụp ảnh vùng có bệnh tích điển hình.
2.3.10. Phƣơng pháp xác định bệnh tích vi thể do giun móc gây ra
- Thu thập bệnh phẩm: lấy phần bệnh phẩm đường tiêu hoá có nhiều tổn
thương do giun móc gây ra.
- Cố định bằng dung dịch formol 10%.
+ Rửa nước12-24 giờ (rửa dưới dòng nước chảy nhẹ để trôi hết formol)
+ Khử nước: dùng cồn tuyệt đối để rút nước từ trong bệnh phẩm ra
+ Làm trong tiêu bản: ngâm bệnh phẩm qua hệ thống Xylen để làm trong
bệnh phẩm.
+ Tẩm paraphin: ngâm bệnh phẩm đã làm trong vào cốc đựng paraphin
nóng chảy, để tủ ấm nhiệt độ 500C.
+ Đổ block: rót paraphin nóng chảy vào khuôn giấy rồi đặt miếng tổ
chức (bệnh phẩm) đã tẩm paraphin vào. Khi paraphin đông đặc hoàn toàn thì
bóc khuôn, sửa cho vuông vắn.
+ Cắt và dán mảnh: cắt bệnh phẩm trên máy cắt Microtom, độ dày 3-
4 m. Dán mảnh cắt lên phiến kính bằng dung dịch Mayer (lòng trắng trứng 1
phần, glyxerin 1 phần, 1ml hỗn hợp trên pha trong 15 ml nước cất).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
+ Nhuộm tiêu bản bằng phương pháp Hematoxilin- eosin.
+Gắn lamen bằng baume Canada, dán nhãn và đọc kết quả dưới kính hiển vi
+ Chụp ảnh những biến đổi vi thể dưới kính hiển vi.
2.3.11. Xét nghiệm máu (để xác định sự thay đổi một số chỉ tiêu huyết học
của chó bị bệnh giun móc)
Buồng đếm Neubauer: có 2 buồng, 2 bên kích thước 3 x 3 mm2. Mỗi
buồng có 9 ô lớn, hình vuông, kích thước mỗi ô 1 x 1 mm2 = 1 mm2, 4 ô lớn ở
4 góc có vạch chia ra 16 ô trung bình dùng để đếm bạch cầu. Ô lớn chính giữa
chia 25 ô trung bình, mỗi ô trung bình lại chia thành 16 ô nhỏ, đếm hồng cầu
ở 5 ô trung bình (4 ô ở góc và 1 ô ở giữa). buồng đếm có bề dày 1/10 mm, lúc
đậy lamen thì mỗi ô lớn tạo thành thể tích 1/10 mm3.
- Đếm số lượng hồng cầu
+ Cách tiến hành:
Dùng ống hút pha loãng hồng cầu (ống Thoma), hút máu đến vạch 0,5,
dùng bông lau sạch đầu ống hút, rồi tiếp tục hút dung dịch pha loãng đến vạch
101 (pha loãng 200lần) đảo nhẹ cho đều. Trước khi cho máu đã pha loãng vào
đếm, bỏ 2-3 giọt đầu. Đếm số lượng hồng cầu ở 5 ô trung bình (4 ô ở góc và 1
ô ở giữa). Mỗi ô trung bình có 16 ô con. Đếm hồng cầu theo hình chữ chi, chỉ
đếm những hồng cầu ở bên trong, cạnh trên, bên phải ô con.
+ Cách tính:
Gọi số lượng hồng cầu đếm được ở 5 ô trung bình là M, thì số hồng cầu
trong 1 mm
3
máu là: M/5 x 25 x 10 x 200 = M x 10.000.
- Đếm số lượng bạch cầu:
Máu được pha loãng trong ống hút bạch cầu, dung dịch pha loãng bạch
cầu làm tan hồng cầu và giữ nguyên bạch cầu, soi kính hiển vi đếm bạch cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Dùng ống hút bạch cầu hút máu đến vạch 0,5, sau đó hút dung dịch pha
loãng đến vạch 11 (pha loãng 20 lần), các thao tác tiếp theo giống như thao
tác đếm hồng cầu.
+ Cách đếm: Đếm theo hình chữ chi ở 4 ô vuông lớn, mỗi ô có 16 ô
vuông trung bình.
+ Cách tính:
Gọi N là số bạch cầu đếm được ở 4 ô vuông lớn ở 4 góc thì số bạch cầu
trong 1mm
3
máu là: N/4 x 10 x 20 = N x 50.
- Định lượng huyết sắc tố: ống Shali gồm 1 ống giữa để đo và 2 ống mẫu
2 bên. Ống mẫu màu vàng nâu tương đương với dung dịch 1% huyết sắc tố.
Ống đo hình tròn, trờn có 2 cột khắc độ. Cột 1 chỉ số gram huyết sắc tố, cột 2
chỉ số phần trăm.
+ Nguyên lý: trong môi trường axit HCl, máu tạo thành hematein-axit
có màu nâu. So màu với ống chuẩn để tìm lượng hemoglobin.
+ Tiến hành:
Cho dung dịch HCl 1% vào ống đo đến vạch 10, dựng ống hút, hút máu
đến vạch 20. Dùng bông lau sạch những vết máu ngoài ống. Cho ống hút
xuống tận đáy ống đo và thổi nhẹ máu xuống ống, hút lên, thổi xuống nhiều
lần để rửa sạch máu trong ống hút, rồi trộn đều. Để 10 phút, rồi dùng ống hút
nước cất nhỏ từ từ vào ống đo, vừa nhỏ vừa khuấy đều đến khi màu của ống
đo tương đương màu của ống chuẩn thì dừng lại đọc kết quả trên cột số. Đó là
số lượng gram huyết sắc tố trong 100ml máu.
- Xác định công thức bạch cầu theo phương pháp Tristova: làm tiêu
bản máu, cố định bằng cồn 99%, nhuộm màu bằng Hematein- eosin, soi
kính hiển vi, đếm số lượng từng loại bạch cầu, từ đó xác định tỷ lệ (%)
từng loại bạch cầu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
2.3.12. Xác định hiệu lực và độ an toàn của thuốc trị giun tròn
- Xác định hiệu lực của thuốc: sử dụng thuốc tẩy giun tròn cho những
chó bị nhiễm nặng (qua xét nghiệm phân). Sau khi cho thuốc 15 ngày, xét
nghiệm phân để xác định tác dụng tẩy giun của thuốc.
+ Nếu không thấy trứng giun trong phân thì xác định là thuốc có hiệu lực
triệt để.
+ Nếu vẫn thấy trứng nhưng số lượng bình quân trên một vi trường giảm
rõ rệt thì xác định thuốc có hiệu lực nhưng chưa triệt để .
+ Nếu thấy số lượng trứng bình quân trên một vi trường không giảm so
với trước khi tẩy thì xác định thuốc không có hiệu lực đối với giun tròn.
2.3.13. Xác định độ an toàn của thuốc
Độ an toàn được đánh giá bằng kết quả theo dõi trạng thái cơ thể, sự
vận động, ăn uống và một số chỉ tiêu sinh lý (nhịp tim, thân nhiệt, tần số hô
hấp) của chó trước khi dùng thuốc 1 giờ và sau khi dùng thuốc từ vài giờ
đến vài ngày.
2.4. PHƢƠNG PHÁP SỬ LÝ SỐ LIỆU
- Các số liệu về tỷ lệ nhiễm, cường độ nhiễm, hiệu lực và độ an toàn của
thuốc được tính bằng các công thức sau:
Tỷ lệ nhiễm (%) =
Số chó nhiễm
x 100
Số chó kiểm tra
Cường độ nhiễm (%) =
Số chó nhiễm (+), (++), (+++) hoặc (++++)
x 100
Tổng số chó nhiễm
Hiệu lực của thuốc (%) =
Số chó có kết quả (-) sau tẩy 15 ngày
x 100
Số chó được tẩy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Độ an toàn của thuốc (%) =
Số chó không bị phản ứng
x 100
Số chó được tẩy
Các số liệu về một số chỉ tiêu sinh lý máu được sử lý theo phương pháp
nghiên cứu trong chăn nuôi của Nguyễn Văn Thiện và cs (2002)[24], sử dụng
phần mềm của chương trình excel.
- Số trung bình
X
=
X1 + X2 + X3......Xn
=
x
n n
- Độ lệch chuẩn
22
/
1X
x x n
S
n
- Sai số của số trung bình
1
X
X
S
m
n
(Trường hợp n <30)
Trong đó:
-
X
m
: sai số của số trung bình
-
X
S
: độ lệch tiêu chuẩn
- n: dung lượng mẫu
- So sánh mức độ sai khác:
1 2
1 2
2 2TN
D
X X
X XD
t
M m m
(mẫu nhỏ và n1= n2)
Trong đó:
1 2,X X
là số trung bình cộng của nhóm 1 và nhóm 2.
1 2
,
X X
m m
là sai số của số trung bình cộng nhóm 1 và nhóm 2.
1 2
,
X X
S S
là độ lệch tiêu chuẩn của nhóm 1 và nhóm 2.
n là dung lượng mẫu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Tra bảng phân bố t, so sánh tTN với tỏ để xác định mức độ sai khác nhau
giữa 2 số trung bình.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P > 0,05: hai số trung bình khác nhau
không rõ rệt.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P < 0,05: hai số trung bình khác nhau rõ
rệt, với độ tin cậy 95%.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P <0,01: hai số trung bình khác nhau rõ rệt,
với độ tin cậy 99%.
+ Nếu ứng với mức sác xuất P <0,001: hai số trung bình khác nhau rõ
rệt, với độ tin cậy 99,9%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Chƣơng 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ BỆNH GIUN TRÕN CỦA CHÓ Ở
HÀ NỘI
3.1.1. Thành phần loài giun tròn ký sinh ở đƣờng tiêu của chó nuôi ở Hà Nội
Để xác định bệnh do giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi ở Hà Nội.
Từ tháng 10/2006 - 10/2007, chúng tôi đã kiểm tra 457 mẫu phân chó tại 9
quận nội thành Hà Nội bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, mổ khám 116
chó bằng phương pháp mổ khám toàn diện ở cơ quan tiêu hoá của viện sĩ
Skrjabin, thu thập mẫu giun tròn và định loại tại Viện sinh thái - tài nguyên
sinh vật. Chúng tôi đã xác định được 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu của
chó. Kết quả được trình bày ở bảng 3.1.
Bảng 3.1. Thành phần loài giun tròn đƣờng tiêu hoá
của chó nuôi ở Hà Nội
Địa điểm
(quận)
Loài giun tròn Số loài
phát
hiện
Ancylostoma
caninum
Toxocara
canis
Toxascaris
leonina
Trichocephalus
vulpis
Hai Bà Trưng + + + + 4
Hoàn Kiếm + + + + 4
Ba Đình + + + + 4
Cầu Giấy + + + + 4
Đống Đa + + + + 4
Hoàng Mai + + + + 4
Thanh Xuân + + + + 4
Tây Hồ + + + + 4
Long Biên + + + + 4
Tần suất
xuất hiện
100% 100% 100% 100% 100%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Qua bảng 3.1, chúng tôi thấy: chó nuôi ở 9 quận nội thành Hà Nội
nhiễm 4 loài giun tròn thuộc lớp Nematoda, tần suất xuất hiện của mỗi loài ở
các quận đều là 100%. Đó là các loài: Ancylostoma caninum, Toxocara canis,
Toxascaris leonina và Trichocephalus vulpis.
Như vậy, 4 loài giun tròn đã xác định rất phổ biến ở tất cả các quận nội
thành Hà Nội. Kết quả xét nghiệm các mẫu phân và kết quả mổ khám chó
nuôi ở các địa điểm đều phản ánh rất rõ sự phân bố rộng rãi của 4 loài giun
tròn. Sở dĩ có sự phổ biến như vậy, theo chúng tôi là do nhiều yếu tố tác động
đến sự nhiễm giun tròn của chó. Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng
nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm quanh năm, rất thuận lợi
cho sự phát triển của ký sinh trùng. Phương thức chăn nuôi bán chăn thả đối
với các loại chó nội là nguyên nhân làm cho mầm bệnh phát tán ra môi trường
ngoại cảnh. Mặt khác, các loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá chó đều có
vòng đời trực tiếp không qua vật chủ trung gian, con đường lây nhiễm vào vật
chủ theo nhiều cách (qua đường tiêu hoá, qua da và qua ký chủ dự trữ), làm
cho khả năng bội nhiễm mầm bệnh càng nhiều.
Trịnh Văn Thịnh (1966)[27] cho biết: chó ở Bắc bộ Việt Nam nhiễm 5
loài giun tròn đường tiêu hoá là; Ancylostoma caninum, Toxocara canis,
Toxascaris leonina, Trichocephalus vulpis, Spirocerca lupi.
Theo Phạm Sĩ Lăng (1989), Phạm Văn Khuê, Đoàn Văn Phúc (1993),
Ngô Huyền Thuý (1996), chó ở khu vực Hà Nội nhiễm 5 loài giun tròn đường
tiêu hoá là Ancylostoma caninum, Toxocara canis, Toxascaris leonina,
Trichocephalus vulpis và Spirocerca lupi.
Như vậy, từ năm 1966 đến 1996, các nhà ký sinh trùng học đều xác định sự
tồn tại và phát triển của 5 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hoá chó ở Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Trong kết quả nghiên cứu, chúng tôi chỉ phát hiện được 4 loài, ít hơn 1
loài, nhưng cũng tương đối phù hợp với kết quả của các tác giả trên.
3.1.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá của chó nuôi ở Hà Nội (qua
xét nghiệm phân)
Để đánh giá tình hình nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó nuôi tại
Hà Nội, chúng tôi đã xét nghiệm 457 mẫu phân chó ở 9 quận nội thành Hà
Nội bằng phương pháp phù nổi Fulleborn, nhận dạng trứng giun tròn theo
Skrjabin và Petrov (1963)[20], Trịnh Văn Thịnh (1966)[27]. Kết quả được
trình bày ở bảng 3.2
Bảng 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá của chó nuôi ở Hà Nội
Loài giun tròn
Số chó
kiểm tra
(con)
Số chó
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Ancylostoma caninum
457
311 68,05
Toxocara canis 91 19,91
Toxascaris leonina 110 24,07
Trichocephalus vulpis 32 7,00
Bảng 3.2 cho thấy, bằng phương pháp xét nghiệm phân, chúng tôi đã
xác định được 4 loài giun tròn ký sinh ở đường tiêu hóa của chó nuôi ở Hà
Nội là Ancylostoma caninum, Toxocara canis, Toxascaris leonina và
Trichocephalus vulpis. Trong đó, chó bị nhiễm giun móc Ancylostoma
caninum với tỷ lệ cao nhất (68,05%), rồi đến giun đũa Toxascaris leonina
(24,07%), Toxocara canis (19,91%), thấp nhất là giun tóc Trichocephalus
vulpis (7,00%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: đàn chó nuôi ở Hà Nội nhiễm
giun móc với tỷ lệ cao là do trứng giun móc phát triển nhanh ở môi trường
ngoại cảnh, sau 24 giờ đã nở thành ấu trùng và sau 6-7 ngày đã phát triển
thành ấu trùng gây nhiễm. Giun móc có thời gian hoàn thành vòng đời ngắn
(14-20 ngày), phát triển trực tiếp, có khả năng nhiễm vào ký chủ theo nhiều
đường khác nhau (ấu trùng cảm nhiễm có thể xâm nhập vào ký chủ qua tiêu
hóa và qua da). Vì vậy, tỷ lệ nhiễm giun móc ở chó cao hơn so với các loài
giun tròn khác.
Tỷ lệ nhiễm giun đũa (Toxocara canis, Toxascaris leonina ) ở mức trung
bình. Chúng tôi cho rằng, chó nhiễm loài giun này có liên quan chặt chẽ đến
lứa tuổi. Tuổi càng cao thì tỷ lệ nhiễm càng giảm (điều này được thể hiện ở
bảng 3.6. Có lẽ đó là lý do tỷ lệ nhiễm giun đũa nói chung ở mức trung bình.
Tỷ lệ nhiễm giun tóc (Trichocephalus vulpis ) thấp có thể do thời gian
hoàn thành vòng đời của loài giun này dài. Mặt khác, loài Trichocephalus
vulpis, chó chỉ bắt đầu nhiễm ở lứa tuổi trên 6 tháng, do vậy tỷ lệ nhiễm thấp
7,00%.
Theo Phạm Sĩ Lăng (1985)[10]: tỷ lệ nhiễm giun móc Ancylostoma
caninum là 72%, Toxocara canis (20,4%), Toxascaris leonina (29,4%) và
Trichocephalus vulpis là 8,49%.
Ngô Huyền Thuý (1996)[34] cho biết: tỷ lệ nhiễm Ancylostoma caninum là
70,05%, Toxocara canis (15,45%), Toxascaris leonina (13,82%) và Trichocephalus
vulpis là 8,49%.
Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm 4 loài giun tròn đường tiêu hoá ở
chó mà chúng tôi xác định qua xét nghiệm phân phù hợp với nghiên cứu của
các tác giả trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
3.1.3. Cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa của chó nuôi ở Hà nội
(qua xét nghiệm phân)
Để biết được chó nuôi tại Hà Nội nhiễm giun tròn ở mức độ nào, chúng
tôi đã xác định cường độ nhiễm căn cứ vào số lượng trứng giun bình quân
trên 3 vi trường. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3
Bảng 3.3. Cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hóa
của chó nuôi ở Hà Nội
Loài
giun tròn
Số chó
nhiễm
(con)
Cƣờng độ nhiễm
+ ++ +++ ++++
Số chó
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số chó
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số chó
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số chó
(con)
Tỷ lệ
(%)
Ancylostoma
caninum
311 55 17,68 71 22,82 117 37,62 68 21,86
Toxocara
canis
91 26 28,57 29 31,86 36 39,56 0 0,00
Toxascaris
leonina
110 21 19,09 46 41,81 43 39,09 0 0,00
Trichocephalus
vulpis
32 21 65,62 11 34,37 0 0 0 0,00
Qua bảng 3.3 cho thấy, chó nuôi tại Hà Nội nhiễm giun móc Ancylostoma
caninum ở mức độ từ nhẹ, trung bình, nặng, đến rất nặng. Trong 311 chó nhiễm
giun móc có 55 con ở cường độ nhẹ, chiếm tỷ lệ 17,68%; 71 chó ở cường độ
trung bình, tỷ lệ 22,82%; 117 ở cường độ nặng, tỷ lệ 37,62%; 68 chó ở cường
độ rất nặng tỷ lệ 21,86%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Chó nhiễm giun đũa (Toxocara canis và Toxascaris leonina) ở cường độ
nhẹ (28,57% và 19,09%), trung bình (31,86% và 41,81%) đến nặng (39,56%
và 39,09%), không thấy trường hợp nào nhiễm ở mức rất nặng. Riêng loài
giun tóc Trichocephalus vulpis chỉ nhiễm ở cường độ từ nhẹ (65,62%) đến
trung bình (34,37%).
Chúng tôi có nhận xét: số lượng chó nhiễm giun đũa, giun móc ở cường
độ nặng chiếm tỷ lệ cao và thấy chủ yếu ở những chó từ sơ sinh đến 8 tháng
tuổi. Ở giai đoạn này, sức đề kháng bệnh còn kém, mật độ nuôi cao (nuôi đàn)
ở những gia đình chăn nuôi kinh doanh, đồng thời nuôi theo phương thức bán
chăn thả (đối với chó nội). Đó chính là những nguyên nhân làm cho cường độ
nhiễm nặng cao. Số lượng giun sống trong ống tiêu hoá nhiều, mỗi ngày đẻ
hàng ngàn trứng phát tán ra ngoại cảnh gây ô nhiễm môi trường. Khi nhiễm
giun tròn đường tiêu hoá nặng, phần lớn chó có biểu hiện bệnh lý như: nôn, ỉa
chảy, xuất huyết ruột. Kết quả nghiên cứu về cường độ nhiễm giun tròn
đường tiêu hoá của chúng tôi phù hợp với nhận xét của Trịnh Văn Thịnh
(1978) [23], đó là: những con vật còn non thường cảm nhiễm giun với tỷ lệ
cao hơn vật trưởng thành. Cường độ nhiễm giun ở chó nước ta cao, kể cả số
lượng chủng loại và số lượng giun trên cùng cơ thể chó.
3.1.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá của chó nuôi ở
Hà Nội qua mổ khám
Bằng phương pháp mổ khám toàn diện ở cơ quan tiêu hoá của Viện sĩ
Skrjabin, chúng tôi đã mổ khám 116 chó, xác định thành phần loài và đếm số
lượng từng loài giun tròn ký sinh ở từng cá thể. Từ đó xác định được tỷ lệ và
cường độ nhiễm. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Bảng 3.4 cho thấy, trong 116 chó mổ khám, có 83 chó nhiễm giun móc
Ancylostoma caninum, chiếm tỷ lệ 71,55%, cường độ nhiễm dao động từ 16-
72 giun/ cá thể chó; 31 chó nhiễm giun đũa Toxascaris leonina, tỷ lệ là
26,72%, cường độ nhiễm dao động từ 2-7 giun/ cá thể chó; 24 chó nhiễm
giun Toxocara canis, tỷ lệ là 20,68%, cường độ nhiễm dao động từ 2-6 giun/
cá thể chó, 9 chó nhiễm giun tóc Trichocephalus vulpis, tỷ lệ là 7,75%, cường
độ nhiễm dao động từ 2-4 giun/ cá thể chó.
Như vậy, qua mổ khám chúng tôi thấy, tỷ lệ nhiễm giun móc là cao nhất
(71,55%) và cường độ nhiễm cũng nặng hơn các loài giun khác; tỷ lệ nhiễm
giun tóc thấp nhất và cường độ nhiễm cũng nhẹ nhất.
Chúng tôi có nhận xét rằng: phương pháp mổ khám để xác định thành
phần loài, tỷ lệ và cường độ nhiễm mỗi loài giun tròn ở đường tiêu hoá chó là
phương pháp chính xác. Đồng thời, kết quả mổ khám giun tròn ở trên cũng
hoàn toàn phù hợp với kết quả xét nghiệm phân mà chúng tôi đó trình bày ở
bảng 3.2
Bảng 3.4. Tỷ lệ và cƣờng độ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá
của chó ở Hà Nội qua mổ khám
Loài giun tròn
Số chó
mổ khám
(con)
Số chó
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
nhiễm
(%)
Cƣờng độ
nhiễm
(Số giun / chó)
Ancylostoma caninum
116
83 71,55 16-72
Toxocara canis 24 20,68 2- 6
Toxascaris leonina 31 26,72 2- 7
Trichocephalus vulpis 9 7,75 2- 4
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
3.1.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá theo từng loại chó nuôi ở Hà Nội
Những năm gần đây, khi đời sống của nhân dân ngày càng được cải
thiện thì người dân Hà Nội nuôi nhiều loại chó với những sở thích và mục
đích khác nhau. Trong phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ đi sâu nghiên cứu tỷ
lệ nhiễm giun tròn ở một số loại chó hiện nay phổ biến ở Hà Nội. Các loại chó
khác nhau thì chế độ nuôi dưỡng chăm sóc cũng có những điểm khác nhau.
Điều này liên quan đến sự phát tán mầm bệnh ở ngoài môi trường và con
đường xâm nhập vào vật chủ. Biết được tỷ lệ nhiễm của từng loại chó để đưa
ra biện pháp phòng trị có hiệu quả là vấn đề cần thiết.
Kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của các loại chó được
trình bày ở bảng 3.5.
Bảng 3.5. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đƣờng tiêu hoá
của một số loại chó nuôi ở Hà Nội
Loại
chó
Số chó
kiểm tra
(con)
Loài giun tròn
Ancylostoma
caninum
Toxocara
canis
Toxascaris
leonina
Trichocephalus
vulpis
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Fok 130 57 43,84 11 8,46 12 9,23 2 1,53
Nhật 85 54 63,52 12 14,11 15 17,64 3 3,52
Berger 92 74 80,43 21 22,82 25 27,17 8 8,69
Nội 150 126 84,00 47 31,33 58 38,66 19 12,66
457 311 68,05 91 19,91 110 24,07 32 7,00
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Qua bảng 3.5 cho thấy, chó nội nhiễm các loài giun tròn đường tiêu hoá
nhiều nhất, tiếp đến là chó Berger, chó Nhật và nhiễm ít nhất là chó Fok.
Đối với loài giun móc Ancylostoma caninum; tỷ lệ nhiễm ở chó Fok là
43,84%; chó Nhật (63,52%); chó Berger (80,43%), chó nội (84,00%).
Loài giun đũa (Toxocara canis, Toxascaris leonina); tỷ lệ nhiễm ở chó
Fok lần lượt là 8,46%, 9,23%; chó Nhật: 14,11%, 17,64%; chó Berger:
22,82%, 27,17%; chó nội: 31,33%, 38,66%.
Loài giun tóc Trichocephalus vulpis; tỷ lệ nhiễm ở chó Fok là 1,53%;
chó Nhật 3,52%; chó Berger 8,69%; chó nội 12,66%.
Sở dĩ có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm giun tròn ở các loại chó là do điều
kiện nuôi dưỡng, chăm sóc có sự khác nhau. Chó Nhật và chó Fok là 2 loại
chó cảnh được chăm sóc, nuôi dưỡng khá chu đáo đảm bảo vệ sinh Thú y
(nuôi trong nhà, trong chuồng). Do hạn chế được sự cảm nhiễm mầm bệnh từ
môi trường ngoại cảnh nên tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn thấp. Ngược lại, chó
nội thường được nuôi theo phương thức bán chăn thả nên nguy cơ cảm nhiễm
mầm bệnh từ môi trường cao hơn. Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với
kết quả nghiên cứu của Ngô Huyền Thuý (1996)[34]: chó nội, chó Berger,
chó Nhật tỷ lệ nhiễm giun móc Ancylostoma caninum lần lượt là 85,3%,
80,9%, và 61,7%; giun đũa Toxocara canis, Toxascaris leonina: 27,3% và
25,3%; 17,0% và 12,2%; 9,8% và 9,1%, giun tóc Trichocephalus vulpis:
18,3%, 14,9% và 2,5%.
Kết quả về tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của 4 loại chó được
minh hoạ thêm ở biểu đồ 3.1.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
A. caninum T. canis T. leonina T. vulpis
Fok
NhËt
Berger
Néi
Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo loại chó
3.1.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi của chó ở Hà Nội
Để có cơ sở khoa học đề xuất biện pháp phòng trị bệnh giun tròn có hiệu
quả, chúng tôi đã xét nghiệm phân chó ở các lứa tuổi từ sơ sinh đến trên 12
tháng tuổi. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo lứa
tuổi được trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tuổi của chó nuôi ở Hà Nội
Lứa tuổi
(tháng)
Số chó
kiểm
tra
(con)
Loài giun tròn
Ancylostoma
caninum
Toxocara
canis
Toxascaris
leonina
Trichocephalus
vulpis
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Sơ sinh - 3 115 97 84,34 47 40,86 0 0,00 0 0,00
> 3 - 8 112 81 72,32 29 25,89 38 33,9 2 1,7
> 8 - 12 121 74 61,15 15 12,39 51 42,1 12 9,9
> 12 109 59 54,12 0 0,00 21 19,2 18 16,5
Tính chung 457 311 68,05 91 19,91 110 24,07 32 7,00
T
ỷ
l
ệ
Loài giun tròn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Qua bảng 3.6 cho thấy: chó nhiễm giun móc Ancylostoma caninum cao
nhất ở lứa tuổi từ sơ sinh - 3 tháng, tỷ lệ là 84,34%, sau đó giảm dần theo
tuổi, chó trên 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 54,12%, nhưng nhìn chung tỷ lệ
nhiễm giun móc vẫn cao ở mọi lứa tuổi của chó.
Đỗ Hài (1972)[2] nhận xét: chó săn nuôi ở nước ta từ 1-5 tháng tuổi
nhiễm giun móc Ancylostoma caninum 83,3%. Như vậy, việc phòng chống
bệnh giun móc cho chó nên thực hiện ở mọi lứa tuổi.
Giun đũa: chó nhiễm Toxocara canis ở lứa tuổi từ sơ sinh - 3 tháng là
cao nhất (40,86%) và giảm dần ở lứa tuổi 8 tháng -12 tháng (12,39%), trên 12
tháng không thấy nhiễm loài giun này. Nhiều tác giả trong và ngoài nước cho
thấy: chó nhiễm loài giun Toxocara canis nặng ở giai đoạn còn non.
Skrjabin(1963)[20] cho biết, chó 2 tháng tuổi nhiễm nặng Toxocara
canis, thậm chí từ 15-21 ngày tuổi đã thấy có giun trưởng thành ký sinh (do
Toxocara canis nhiễm qua bào thai).
Chó từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi không thấy nhiễm loài giun đũa
Toxascaris leonina, 3 - 8 tháng tuổi mới thấy nhiễm loài giun này, tỷ lệ là
33,92%, cao nhất là ở lứa tuổi 8 -12 tháng (42,1%), trên 12 tháng tuổi tỷ lệ
nhiễm loài này chỉ còn 19,26%.
Kết quả trên cho thấy, biến động nhiễm giun đũa ở chó giảm dần theo
tuổi chó. Sở dĩ có biến động như vậy, theo chúng tôi, giun đũa Toxocara
canis ngoài con đường qua thức ăn nước uống còn nhiễm qua bào thai, nhiều
chó sau khi đẻ ra đó nhiễm giun trong cơ thể và chỉ một thời gian sau trong
phân chó thải ra môi trường đã thấy trứng giun đũa. Vì thế, chó ở lứa tuổi sơ
sinh đến 3 tháng đã có tỷ lệ nhiễm cao nhất. Khi đến tuổi trưởng thành thì
sức đề kháng của cơ thể cũng tăng lên, làm cho tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Loài Toxascaris leonina không truyền qua bào thai nên xét nghiệm phân
chó dưới 3 tháng tuổi chưa thấy trứng giun, chó trên 3 tháng tuổi mới thấy
xuất hiện trứng trong phân. Do tuổi thọ của giun trong cơ thể chó không quá 7
tháng, nên khi chết, giun tự đào thải ra ngoài vật chủ. Đó là lý do tỷ lệ nhiễm
giun giảm dần theo tuổi chó. Kết quả trên cũng phù hợp với kết quả nghiên
cứu của Ngô Huyền Thuý (1996) [34].
Giun tóc Trichocephalus vulpis có tỷ lệ nhiễm thấp (7,00% ), và biến
động nhiễm tăng dần theo tuổi của chó. Từ sơ sinh đến 3 tháng tuổi không
thấy nhiễm, trên 3-8 tháng tuổi mới thấy nhiễm loài giun này, tỷ lệ là 1,78%,
8 - 12 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 9,91%, chó trên 12 tháng tuổi, tỷ lệ nhiễm là
16,51%.
Theo Houdemer (1938), chó ở Việt Nam nhiễm giun tóc 0,59%. Đỗ Hài
(1972) cho biết: chó săn còn nhỏ ở Việt Nam nhiễm giun tóc là 32%, chó lớn
nhiễm cao hơn (56%) (dẫn theo Lương Văn Huấn và cs, 1997) [4].
Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tuổi được minh hoạ ở biểu đồ 3.2.
0
10
20
0
40
50
60
70
80
90
SS - 3 >3 - 8 > 8 - 12 > 12
A. caninum
T. canis
T. leonina
T. vulpis
Løa tuæi (th¸ng)
Tû
lÖ
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tuổi chó
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
3.1.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ
Việc nghiên cứu biến động nhiễm theo mùa vụ có ý nghĩa về dịch tễ học,
làm cơ sở đề xuất biện pháp phòng bệnh. Chúng tôi đã kiểm tra phân của chó
ở 2 vụ; đông - xuân (192 chó) và hè - thu (265 chó). Kết quả về tỷ lệ nhiễm
giun tròn theo mùa vụ được trình bày ở bảng 3.7.
Bảng 3.7. Tỷ lệ nhiễm giun tròn ở chó theo mùa vụ
Mùa vụ
Số chó
kiểm
tra
(con)
Loài giun tròn
Ancylostoma
caninum
Toxocara
canis
Toxascaris
leonina
Trichocephalus
vulpis
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Đông - xuân 192 118 61,45 28 14,58 35 18,22 12 6,25
Hè - thu 265 193 72,83 63 23,77 75 28,30 20 7,54
Tính chung 457 311 68,05 91 19,91 110 24,07 32 7,00
Qua bảng 3.7 cho thấy:
Tỷ lệ nhiễm giun móc ở vụ hè - thu là 72,83%, vụ đông- xuân là 61,45%.
Giun đũa Toxocara canis, Toxascaris leonina: ở vụ hè - thu tỷ lệ nhiễm
là 23,77% và 28,30%, vụ đông - xuân là 14,58% và 18,22%.
Giun tóc Trichocephalus vulpis: tỷ lệ nhiễm ở vụ hè - thu là 7,54, vụ
đông - xuân là 6,25%.
Từ kết quả trên, chúng tôi có nhận xét: tỷ lệ nhiễm các loài giun tròn
đường tiêu hoá chó có sự khác nhau ở 2 vụ Hè - thu và Đông - xuân.
Vụ hè - thu, tỷ lệ nhiễm giun đũa, giun móc cao hơn vụ đông - xuân. Sự
khác nhau này có ý nghĩa thống kê (P < 0,01).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Tỷ lệ nhiễm giun tóc Trichocephalus vulpis ở vụ hè -thu là 7,54%, vụ
đông - xuân là 6,25%. Sự khác nhau không rõ rệt ( P>0,05).
Theo Phạm Sĩ Lăng (1989): ở nước ta, do điều kiện nóng, ẩm, nhiệt độ
thích hợp để trứng phát triển thành ấu trùng từ 20 -300c, thời gian lây nhiễm
giun móc thường xảy ra từ tháng 4 - tháng 10, đó là mùa nóng ẩm, mưa nhiều,
tạo điều kiện thuận lợi cho trứng giun móc phát triển thành ấu trùng cảm
nhiễm. Mùa đông thời tiết lạnh sẽ hạn chế sự phát triển của ấu trùng và ấu
trùng có thể bị chết. Vì vậy mùa đông tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá
thấp hơn.
Skrjabin K.I và Petrov A.M (1963) cho biết, chó nhiễm giun đũa và giun
tóc ở hầu hết các tháng trong năm, tuy nhiên chó con thường bị nhiễm giun
đũa trong những tháng nóng ẩm từ mùa hè sang mùa thu. Như vậy, kết quả
nghiên cứu của chúng tôi tương đối phù hợp với nhận xét của các tác giả trên
Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo mùa vụ được minh hoạ rõ hơn
ở biểu đồ 3.3.
0
10
20
30
40
50
60
70
80
A. caninum T. canis T. leonina T. vulpis
Hè - thu
Đông - xuân
Loài giun tròn
Tû
lÖ
Biểu đồ 3.3. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo mùa vụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
3.1.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tính biệt của chó
Để biết được tỷ lệ nhiếm giun tròn của chó đực và chó cái có khác nhau
không, chúng tôi đã xét nghiệm phân của 202 chó đực và 255 chó cái. Kết quả
được trình bày ở bảng 3.8
Bảng 3.8. Tỷ lệ nhiễm giun tròn theo tính biệt của chó
Tính
biệt
Số chó
kiểm
tra
(con)
Loài giun tròn
Ancylostoma
caninum
Toxocara
canis
Toxascaris
leonina
Trichocephalus
vulpis
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Số
nhiễm
(con)
Tỷ lệ
(%)
Đực 202 136 67,32 41 20,29 48 23,76 14 6,93
Cái 255 175 68,62 50 19,60 62 24,31 18 7,05
Tính
chung
457 311 68,05 91 19,91 110 24,07 32 7,00
Qua bảng 3.8 cho thấy; tỷ lệ nhiễm giun móc Ancylostoma caninum ở
chó đực là 67,32%, chó cái là 68,62%; Toxocara canis ở chó đực 20,29%, ở
chó cái là 19,60%, Toxascaris leonina ở chó đực 23,76%, ở chó cái là
24,31%, Trichocephalus vulpis ở chó đực 6,93%, ở chó cái là 7,05%. Kết quả
cho thấy, tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá của chó đực và chó cái có sự
khác nhau, song sự sai khác này không rõ rệt ( P> 0,05). Như vậy, bước đầu
có thể nhận xét rằng: tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá không phụ thuộc
vào tính biệt của chó.
Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Ngô
Huyền Thuý (1996)[34].
Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tính biệt của chó được minh
hoạ ở biểu đồ 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
0
10
20
30
40
50
60
70
A. caninum T. canis T. leonina T. vulpis
Đực
Cái
Loài giun tròn
Tỷ
lệ
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ nhiễm giun tròn đường tiêu hoá theo tính biệt của chó
3.2. NGHIÊN CỨU BỆNH LÝ, LÂM SÀNG CỦA CHÓ BỊ BỆNH GIUN
TRÕN Ở ĐƢỜNG TIÊU HOÁ
3.2.1. Tỷ lệ và những biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn
Để có cơ sở khoa học cho việc chẩn đoán bệnh giun tròn đường tiêu
hoá chó, chúng tôi đã theo dõi biểu hiện lâm sàng của 112 chó nhiễm hỗn hợp
giun móc và giun đũa. Kết quả được trình bày ở bảng 3.9.
Kết quả ở bảng 3.9 cho thấy: trong 112 chó theo dõi, có 104 chó có biểu
hiện lâm sàng, tỷ lệ là 92,85%, những biểu hiện lâm sàng chủ yếu như: nôn
mửa (94con), tỷ lệ là 90,38%; ăn ít, bỏ ăn, (95con) tỷ lệ là 91,34%; ỉa chảy,
phân không có máu và chất nhày(33con), tỷ lệ là 31,73%; iả chảy, phân có
máu và chất nhày (71con), tỷ lệ là 68,26%, gày yếu, suy nhược (86con), tỷ lệ
là 82,69%; có triệu chứng thần kinh (6 con), tỷ lệ (5,76%).
Những biểu hiện lâm sàng trên là kết quả tác động cơ giới, chiếm đoạt
chất dinh dưỡng và tác động do độc tố của giun. Đó cũng là nguyên nhân gây
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
chết chó nếu không được điều trị kịp thời. Chó chết do rối loạn tiêu hoá, mất
nước, mất máu và rối loạn điện giải, dẫn đến hạ huyết áp, truỵ tim mạch khi
chó nôn nhiều và tiêu chảy ra máu.
Bảng 3.9. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chó bị bệnh giun tròn
Số chó
theo dõi
(con)
Số chó có
biểu hiện
lâm sàng
(con)
Tỷ lệ có
biểu hiện
lâm sàng
(%)
Triệu chứng lâm sàng
Những biểu hiện chủ yếu
Số
chó
(con)
Tỷ lệ
(%)
112 104 92,85
Nôn mửa 94 90,38
Ăn ít, bỏ ăn 95 91,34
Ỉa chảy, phân không có máu và chất nhày 33 31,73
Ỉa chảy, phân có máu và chất nhày 71 68,26
Gày yếu, suy nhược 86 82,69
Có triệu chứng thần kinh 6 5,76
Phạm Sĩ Lăng (1985)[10] quan sát 64 chó nghiệp vụ và chó cảnh bị
nhiễm giun móc cấp tính, thấy biểu hiện lâm sàng đặc trưng: nôn mửa
(91,1%), bỏ ăn hoặc ăn ít (87,7%), ỉa chảy (84,3%), chảy máu ruột (98,3%),
thân nhiệt tăng do viêm ruột kế phát (35,9%). Chó chết sau 2-3 ngày nếu
không được điều trị kịp thời.
Trịnh Văn Thịnh, 1963[25] nhận xét: chó bị bệnh giun móc thường có
biểu hiện mệt mỏi, buồn rầu, lờ đờ, lông rụng, da dày, những chỗ tróc da mẩn
đỏ, nhất là ở chỗ nhọn mông và mũi, chó gầy dần, trở thành bần huyết, bạch
cầu tăng, hồng cầu giảm, cuối cùng thuỷ thũng ở chân, đi tả, con vật chết
trong hôn mê và có những cơn co giật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
Lapage (1968)[48] nhận xét: chó bị bệnh giun móc biểu hiện thiếu máu
đặc thù. Ở ruột non, giun móc nhanh chóng bám vào thành ruột hút máu, tạo
các vết thương ở nhung mao ruột, làm cho các vết thương luôn rỉ máu.
Skrjabin (1963) cho biết, giun tiết độc tố, phá hoại hồng cầu và mạch
máu ngoại biên, gây rối loạn tiêu hoá ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất
của chó dẫn đến viêm đường tiêu hoá, gây ỉa chảy, suy nhược cơ thể. Ngoài ra
độc tố của giun còn gây các triệu chứng thần kinh: co giật, sùi bọt mép.
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [9], chó bị bệnh giun móc thì
gầy còm, suy nhược, có thể bị thuỷ thũng, con vật bỏ ăn, kiết lỵ và táo bón
xen kẽ, trong phân có máu.
Kết quả theo dõi về các biểu hiện lâm sàng của chó bị bệnh giun tròn
đường tiêu hoá của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phạm Sĩ
Lăng (1985) và phù hợp với nhận xét của Trịnh Văn Thịnh (1963), Lapage
(1968), Nguyễn Thị Kim Lan (1999).
3.2.2. Bệnh tích đại thể, vi thể ở cơ quan tiêu hoá của chó bị bệnh giun móc
Để kiểm tra bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun tròn,
chúng tôi đã mổ khám 116 chó, kiểm tra bệnh tích đại thể bằng mắt thường và
kính lúp.
Kết quả được trình bày ở bảng 3.10.
Qua bảng 3.10, chúng tôi thấy; bệnh tích chủ yếu tập trung ở phần ruột
non chó. Trong 81 chó có bệnh tích thì 56 chó niêm mạc ruột non (đoạn tá
tràng, không tràng) xung huyết, xuất huyết từng đám, tỷ lệ 69,13%, có 8 chó
có những điểm xuất huyết lấm chấm, tỷ lệ 9,87%; 17 chó viêm ruột cata,
trong lòng ruột chứa nhiều dịch màu nâu hồng, tỷ lệ 20,98%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Bảng 3.10. Bệnh tích đại thể ở cơ quan tiêu hoá chó bị bệnh giun tròn
Số chó
mổ
khám
(con)
Số chó
có
bệnh
tích
(con)
Tỷ lệ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_NL_TY_HMD.pdf