Luận văn Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LƢƠNG THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SUY DINH DƢỠNG THIẾU PROTEIN, NĂNG LƢỢNG Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI TẠI HAI XÃ CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN. LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG THÁI NGUYÊN-2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -- -- LƢƠNG THỊ THU HÀ NGHÊN CỨU THỰC TRẠNG SUY DINH DƢỠNG THIẾU PROTEIN, NĂNG LƢỢNG Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI TẠI HAI XÃ CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN. Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60.72.73 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang ngưỡng cửa của thế kỷ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng nghèo và suy dinh dưỡng (SDD). SDD là tình trạng cơ thể thiếu prôtein, năng lượng và các vi chấ...

pdf76 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại hai xã của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN LƢƠNG THỊ THU HÀ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG SUY DINH DƢỠNG THIẾU PROTEIN, NĂNG LƢỢNG Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI TẠI HAI Xà CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN. LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG THÁI NGUYÊN-2008 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -- -- LƢƠNG THỊ THU HÀ NGHÊN CỨU THỰC TRẠNG SUY DINH DƢỠNG THIẾU PROTEIN, NĂNG LƢỢNG Ở TRẺ EM DƢỚI 5 TUỔI TẠI HAI Xà CỦA HUYỆN PHÚ LƢƠNG TỈNH THÁI NGUYÊN. Chuyên ngành: Y học dự phòng Mã số: 60.72.73 LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG Hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Sơn THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bước sang ngưỡng cửa của thế kỷ 21, không chỉ riêng nước ta mà nhiều nước trên thế giới vẫn đang phải tiếp tục đương đầu với thách thức của tình trạng nghèo và suy dinh dưỡng (SDD). SDD là tình trạng cơ thể thiếu prôtein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh thường gặp nhiều nhất ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở những mức độ khác nhau, không những gây ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tâm thần và vận động của trẻ, mà còn ảnh hưởng đến sức lao động của xã hội sau này, trường hợp nặng có thể dẫn tới tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 500 triệu trẻ em bị suy dinh dưỡng trên toàn cầu, trong đó 150 triệu trẻ em ở Châu Á, chiếm 44% tổng số trẻ em dưới 5 tuổi (trích dẫn từ tài liệu [4]). Tại Việt Nam, theo kết quả điều tra của Viện Dinh dưỡng (2007), tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi chung trong toàn quốc là 21,2%. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX và lần thứ X đã đề ra chỉ tiêu giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng xuống dưới 20% vào năm 2010 [15]. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay tỷ lệ SDD, đặc biệt là SDD thấp còi là khá cao và có sự chênh lệch nhiều giữa các địa phương, thiếu vi chất dinh dưỡng giảm chưa bền vững, nhiều vùng nghèo còn xảy ra tình trạng đói ăn, thiếu thực phẩm rất bức xúc. Đây cũng là một trở lực quan trọng của phát tri ển và hội nhập, nên rất cần phải đưa ra các giải pháp cụ thể phòng chống suy dinh dưỡng cho các vùng khó khăn, tập trung ưu tiên cho những vùng có tỷ lệ SDD cao là rất cần thiết. Phú Đô, Yên Lạc là hai xã vùng miền núi của huyện Phú Lương. Đời sống kinh tế của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, công tác thực hiện chương trình suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi đã và đang được thực hiện song hiệu quả còn chưa cao. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở đây ra sao? Yếu tố nào ảnh hưởng đến tình trạng suy dinh dưỡng đó? Để tìm hiểu vấn đề này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với mục tiêu: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 1. Xác định tỷ lệ suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã Phú Đô và Yên Lạc của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. 2. Xác định một số yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Khái niệm chung về dinh dƣỡng 1.1.1. Dinh dưỡng Dinh dưỡng là tình trạng cơ thể được cung cấp đầy đủ, cân đối các thành phần dinh dưỡng, đảm bảo cho sự phát triển toàn vẹn, tăng trưởng của cơ thể để đảm bảo chức năng sinh lý và tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội [11]. 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng Tình trạng dinh dưỡng là tập hợp các đặc điểm về chức phận, cấu trúc và hoá sinh, phản ánh mức đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Tình trạng dinh dưỡng là kết quả tác động của một hay nhiều yếu tố như: tình trạng an ninh thực phẩm hộ gia đình, thu nhập thấp, điều kiện vệ sinh môi trường, công tác chăm sóc trẻ em, gánh nặng công việc lao động của bà mẹ... Tình trạng dinh dưỡng tốt phản ánh sự cân bằng giữa thức ăn ăn vào và tình trạng sức khoẻ. Khi cơ thể có tình trạng dinh dưỡng không tốt (thiếu hoặc thừa dinh dưỡng) là thể hiện có vấn đề sức khoẻ hoặc dinh dưỡng hoặc cả hai. 1.1.3. Suy dinh dưỡng Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và các vi chất dinh dưỡng. Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, nhưng ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, tinh thần và vận động của trẻ [32]. Tuỳ theo sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng mà suy dinh dưỡng biểu hiện các thể, các hình thái khác nhau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Thiếu dinh dưỡng protein, năng lượng Thiếu protein, năng lượng là tình trạng chậm lớn, chậm phát triển, do chế độ ăn không đảm bảo nhu cầu protein và năng lượng, tình trạng kèm theo là các bệnh nhiễm khuẩn [33]. Về hình thái: suy dinh dưỡng thể teo đét (Marasmus) thường gặp nhất. Đó là hậu quả của một chế độ ăn thiếu cả năng lượng và protein hoặc do cai sữa quá sớm hoặc do trẻ ăn bổ sung không hợp lý. Suy dinh dưỡng thể phù (Kwashiorkor) ít gặp hơn thể teo đét, thường là do chế độ ăn quá nghèo protit nhưng tạm đủ các chất gluxit. Ngoài ra có thể phối hợp giữa Marasmus và Kwashiorkor khi trẻ có biểu hiện gầy đét nhưng có phù. - Thiếu vi chất dinh dưỡng Các bệnh thiếu vi chất dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng của sức khoẻ cộng đồng trong thập kỷ này, đựơc gọi là ''nạn đói tiềm ẩn'' vì khác với nạn đói thông thường. Thiếu vi chất dinh dưỡng không gây nên cảm giác đói khát, nhưng hậu quả của nó vô cùng lớn lao đối với sức khoẻ. Vì vậy, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng còn mang một ý nghĩa lớn cả về sản xuất, năng lực học hành, là một chiến lược vì sức khoẻ và phát triển [11]. Các nghiên cứu gần đây về ảnh hưởng của thiếu vi chất dinh dưỡng đến suy dinh dưỡng thể thấp còi, đặc biệt đáng chú ý là ảnh hưởng do thiếu kẽm, sắt, vitamin A và thiếu iốt [30]. Thiếu vitamin A là một trong những bệnh dinh dưỡng quan trọng nhất ở trẻ em vì nó gây ra những tổn thương ở mắt mà hậu quả có thể dẫn tới mù, đồng thời thiếu vitamin A làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng và tử vong. Tầm quan trọng của thiếu vitamin A và bệnh khô mắt đã được chứng minh bằng các số liệu trong các bệnh viện và các cuộc điều tra dịch tễ học tại cộng đồng. Từ năm 1985 đến năm 1995, Viện Dinh dưỡng phối hợp với Viện Mắt Trung ương tiến hành điều tra trên diện rộng về thiếu vitamin A và bệnh khô mắt cho thấy: tỷ lệ mắc bệnh nói chung là 0,72%, trong đó tỷ lệ mắc bệnh có thể hoạt tính có tổn thương giác mạc là 0,07% (trích dẫn từ [33]). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý xảy ra khi hàm lượng hemoglobin trong máu xuống thấp hơn ngưỡng quy định do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tạo máu vì bất cứ lý do gì. Thiếu máu là một trong những vấn đề mang ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng phổ biến nhất ở các nước đang phát triển. Các đối tượng có nguy cơ bị thiếu máu cao nhất là phụ nữ có thai và trẻ em. Thiếu máu gây ảnh hưởng tới sự phát triển trí tuệ, tăng trưởng, giảm khả năng hoạt động thể lực và tăng nguy cơ mắc bệnh [57]. Năm 1995, cuộc diều tra toàn quốc của Viện Dinh dưỡng với sự hỗ trợ của Tổ chức UNICEF và trung tâm giám sát bệnh Hoa Kỳ đã cho thấy tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em từ 6 - 24 tháng là 60,5%, trẻ em từ 2 - 5 tuổi là 29,8% [10] Thiếu iốt: là một vấn đề lớn hiện nay của nhân loại, là nạn đói ''tiềm ẩn'' có ý nghĩa toàn cầu [15], [34]. Chính vì vậy mà ở nhiều diễn đàn quốc tế, người ta đã đề ra mục tiêu và kêu gọi các quốc gia tích cực hành động để loại trừ ''nạn đói dấu mặt''. Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, hiện nay có hơn 100 quốc gia có rối loạn thiếu iốt, khoảng 1,5 tỷ người sống trong vùng thiếu hụt iốt hoặc có nguy cơ bị rối loạn do thiếu hụt iốt. Trong đó có hơn 100 triệu người bị trứng ''đần độn'' do thiếu iốt. Việt Nam nằm trong vùng có sự thiếu hụt iốt. Năm 1994 và 1995 cuộc điều tra về thiếu hụt iốt trên toàn quốc cho thấy 94% dân số Việt Nam sống trong vùng thiếu hụt iốt. Vùng đồng bằng sông Cửu Long tỷ lệ mắc biếu cổ là 18%, vùng đồng bằng Sông Hồng từ 10 - 30 % [18]. Ngoài ra, ngày nay người ta đã biết cơ thể của trẻ em và người lớn ở nhiều nước trên thế giới bị thiếu kẽm, đồng thời có thể được coi là vấn đề sức khoẻ cộng đồng quan trọng. Thiếu kẽm có thể ảnh hưởng đến thai nghén, cân nặng sơ sinh và làm cho cơ thể trẻ em kém phát triển, làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng tỷ lệ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Ở Việt Nam tình trạng thiếu kẽm vẫn chưa được nghiên cứu nhiều. Bên cạnh đó tình trạng thiếu vitamin B1 gây bệnh tê phù cũng đươc ghi nhận rải rác ở một số địa phương vào những năm đầu của thế kỷ 20. Tuy nhiên, bệnh xảy ra trong những điều kiện nhất định (sau lũ lụt, lúa bị ngập Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 lâu trong nước, dùng gạo xay sát quá kỹ, giai đoạn giáp hạt). Thời gian gần đây bệnh ít được ghi nhận, mặc dù ở một số địa phương, bệnh viêm đa dây thần kinh không rõ nguyên nhân có một số triệu chứng tương tự thiếu vitamin B1 đang được tìm hiểu [18]. Có thể nói SDD bao gồm nhiều tình trạng bệnh lý khác nhau, nhưng tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng là thường gặp nhất. Do đó, nghiên cứu của chúng tôi sẽ tập trung vào tình trạng suy dinh dưỡng ở dạng này. 1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Có rất nhiều yếu tố có liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng thiếu protein, năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó thực phẩm, sức khoẻ và chăm sóc là bộ ba các thành tố thiết yếu trong chiến l ược phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em. Nguyên nhân trực tiếp của suy dinh dưỡng trẻ em gồm ăn uống không hợp lý và bệnh tật: - Khẩu phần ăn Các số liệu điều tra riêng về khẩu phần ăn của người lớn và trẻ em cho thấy chế độ ăn đóng vai trò quan trọng dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng ở Việt Nam. Nhìn chung, khẩu phần ăn ở cả người lớn và trẻ em nước ta còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực [21]. Đối với trẻ em trên 2 tuổi thì hầu hết các gia đình cho trẻ ăn cơm cùng bữa cơm với gia đình, nhưng số bữa ăn hàng ngày thấp (trung bình 3 bữa/ngày). Ngay ở nhóm trẻ 24-36 tháng tuổi cũng chỉ có 17,5% được ăn 3 bữa/ ngày. Tần xuất xuất hiện các thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa trong bữa ăn của trẻ thấp, thường do điều kiện kinh tế gia đình hoặc do hiểu biết của bà mẹ về chăm sóc dinh dưỡng trẻ em còn quá hạn chế (trích dẫn từ [21]). Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Ninh tại Đồng Hỷ Thái Nguyên năm 2004 cho thấy c hỉ có 25% bà mẹ kể được bốn nhóm thực phẩm cần thiết phải bổ sung cho trẻ [17]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Bệnh tật Thiếu dinh dưỡng và bệnh nhiễm trùng ở trẻ em gây ảnh hưởng tới sự phát triển chung của trẻ trong thời gian dài. Ở các nước đang phát triển, sự lưu hành của các bệnh nhiễm trùng, thiếu dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em cao hơn ở các nước phát triển. Thiếu máu có thể do nguyên nhân thiếu dinh dưỡng, mắc các bệnh nhiễm trùng và do mất máu. Thiếu sắt là nguyên nhân chính của 50% các trường hợp thiếu máu [60]. Thiếu một số các vi chất dinh dưỡng khác như vitamin nhóm B (B6, B12, riboflavin) và axit folic cũng có thể gây thiếu máu [37]. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra SDD, thiếu máu ở trẻ em. Một số nghiên cứu về nhiễm giun ở trẻ em cho thấy tỷ lệ nhiễm giun rất cao (khoảng 60-95%) với các loại giun chủ yếu là giun đũa và giun móc. Nhiễm các loại giun cũng là vấn đề cần được nghiên cứu để tìm ra các giải pháp phù hợp. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là một vấn đề sức khoẻ cộng đồng ở các nước đang phát triển do điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo. Nhiễm giun làm cho trẻ chán ăn, giảm hấp thu các chất dinh dưỡng, thiếu máu, và gây ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột với cường độ cao và trong một thời gian dài có thể gây suy dinh dưỡng như thấp còi, nhẹ cân và ở những trường hợp nặng có thể gây tử vong [3 ]. Nghiên cứu của Casapía P và CS tại Belen, Peru [41] và Diouf S và CS ở vùng nông thôn Senegal [44] đã đưa ra mối liên quan giữa nhiễm ký sinh trùng đường ruột và SDD trẻ em. Nguyên nhân gốc rễ của suy dinh dưỡng trẻ em đó là nghèo đói và thiếu kiến thức. Đói nghèo chủ yếu rơi vào những hộ gia đình có trình độ học vấn thấp, khó có cơ hội tiếp xúc với thông tin và với các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Mặt khác, phần lớn các hộ gia đình nghèo, nhất là vùng nông thôn và miền núi lại thường sinh nhiều con. Vì gia đình đông con nên chế độ dinh dưỡng, khẩu phần ăn của trẻ không được đảm bảo. Chính điều này lại tạo nên vòng luẩn quẩn của đói nghèo khó giải quyết. Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân cơ bản tác động đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ em như tiềm năng của đất nước, cơ cấu kinh tế xã hội, đường lối Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 chính sách của mỗi quốc gia [12]. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ trẻ em có những nét riêng biệt trên mỗi vùng miền, mỗi địa phư- ơng, mỗi nước. Một số tác giả như Al - Hashem F. H [39], Diouf S và CS [44] cũng đưa ra nhận định, SDD có sự khác nhau ở các vùng, các địa phương. Trẻ em bị suy dinh dưỡng nếu không được chăm sóc sẽ có thể dẫn đến tử vong. Theo tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, trong số 11,6 triệu trường hợp tử vong hàng năm ở trẻ em dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển thì 6,3 triệu (54%) có liên quan đến thiếu dinh dưỡng [64]. Nguyên nhân của suy dinh dưỡng và tử vong có thể tổng hợp như sau: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Biểu hiện SUY DINH DƢỠNG VÀ TỬ VONG Nguyên nhân trực tiếp Nguyên nhân Thiếu an ninh Chăm sóc Thiếu dịch quan trọng LTTP BMTE vụ y tế ở hộ gia đình chƣa tốt VS môi trƣờng Cơ quan Nhà nƣớc và tổ chức xã hội Thƣợng tầng kiến trúc về chính trị và tƣ tƣởng Nguyên nhân cơ bản Cơ cấu kinh tế Tiềm năng nguồn lực Nguồn UNICEF (1990) Thiếu ăn Bệnh tật Hình 1.1. Mô hình nguyên nhân suy dinh dưỡng và tử vong ở trẻ em [5] Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 1.2. Phƣơng pháp đánh giá tình trạng dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi Trẻ em dưới 5 tuổi nếu được nuôi dưỡng hợp lý và điều kiện sống hợp vệ sinh thì khả năng phát triển không khác nhau giữa các chủng tộc. Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới, các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá tình trạng dinh dưỡng là cân nặng theo tuổi (W/A), chiều cao theo tuổi (H/A), cân nặng theo chiều cao (W/H). Thiếu dinh dưỡng được ghi nhận khi các chỉ tiêu nói trên thấp hơn hai độ lệch chuẩn (dưới - 2SD) so với quần thể tham khảo NCHS (National Center For Health Statistics) của Hoa Kỳ. Bảng 1.2. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi Chỉ tiêu Phân loại Cân nặng/ tuổi (Nhẹ cân W/A) Chiều cao/ tuổi (Thấp còi H/A) Cân nặng/ chiều cao (Gầy còm W/H) Bình thường - 2SD - 2SD - 2SD Suy dinh dưỡng Độ I Độ II Độ III < - 2SD Từ <-2SD đến - 3SD Từ <-3SD đến - 4SD Dưới - 4SD < - 2SD Từ <-2SD đến - 3SD Dưới - 3SD < - 2SD - Đánh giá kết quả: + Cân nặng theo tuổi thấp dưới -2SD: phản ánh tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân (Underweight). Đây là chỉ tiêu được dùng sớm nhất, phổ biến nhất và tiện dụng cho phép nhận định tình trạng dinh dưỡng nói chung, song có nhược điểm là không phân biệt được suy dinh dưỡng mới xảy ra hay kéo dài đã lâu. + Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi thấp dưới -2SD phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc SDD trong quá khứ làm cho đứa trẻ bị còi cọc (thể thấp còi - Stunting). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 + Cân nặng theo chiều cao thấp so với điểm ngưỡng dưới -2SD theo quần thể tham khảo NCHS phản ánh SDD ở thời điểm hiện tại, mới xảy ra làm cho đứa trẻ bị ngừng lên cân, tụt cân, trở nên gày còm (Wasting). Bảng 1.3. Phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi Chỉ tiêu Mức độ thiếu dinh dƣỡng theo tỷ lệ % Thấp Trung bình Cao Rất cao Thấp còi (Stunting) < 20 20 - 29 30 - 39 40 Nhẹ cân (Underweight) < 10 10 - 19 20 - 29 30 Gầy còm (Wasting) < 5 5 - 9 10 - 14 15 1.3. Phƣơng pháp đánh giá khẩu phần dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi 1.3.1. Phân nhóm thực phẩm [33] - Xếp theo 4 nhóm thực phẩm Nhóm I: nhóm giàu gluxit bao gồm các loại lương thực như gạo, ngô, khoai, mì... là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho bữa ăn. Nhóm II: nhóm giàu chất đạm gồm các thức ăn nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa... và nguồn thức ăn nguồn gốc thực vật như đậu, đỗ đặc biệt là đậu tương. Nhóm III: nhóm giàu chất béo gồm mỡ, bơ, dầu ăn và các chất có nhiều dầu như vừng, lạc. Nhóm IV: nhóm rau, quả cung cấp vitamin, chất khoáng, chất xơ. 1.3.2. Tính thành phần các chất dinh dưỡng trong khẩu phần - Thành phần các chất dinh dưỡng trong mỗi loại thực phẩm được tính theo công thức [2]: Số gam thực phẩm x hàm lượng X (tra bảng) Lượng chất X= 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Ví dụ: Tính giá trị dinh dưỡng trong 500g gạo: 500 x 7,9 Số gam Protit = = 39,7g 100 1.3.3. Tính tỷ lệ cân đối các chất dinh dưỡng [2] - Cân đối giữa các chất sinh năng lượng. Số gam protit x 4,1 x 100 + Tỷ lệ % năng lượng do protit cung cấp = Calo chung Số gam lipit x 9,3 x 100 + Tỷ lệ % năng lượng do lipit cung cấp = Calo chung Số gam gluxit x 4,1 x 100 + Tỷ lệ % năng lượng do gluxit cung cấp = Calo chung - Cân đối trong bản thân các chất sinh năng lượng. Số gam protit động vật x 100 + Tỷ lệ % protit động vật/ protit chung = Số gam protit chung Số gam lipit thực vật x 100 + Tỷ lệ % lipit thực vật/lipit chung = Số gam lipit chung - Cân đối giữa vitamin nhóm B với năng lượng Số mg vitamin x 100 + Vitamin nhóm B (B1, B2, PP )/100 Kcalo = Calo chung Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 - Cân đối giữa các chất khoáng. Số mg Ca + Tỷ lệ Ca/P = Số mg P 1.3.4. Đánh giá mức đáp ứng nhu cầu của khẩu phần [2]. Kết quả tính toán được x 100 Mức đáp ứng nhu cầu đề nghị(%) = Nhu cầu đề nghị Số calo khẩu phần x 100 Ví dụ: Mức đáp ứng nhu cầu về năng lượng = Số calo nhu cầu 1.4. Tình hình suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi 1.4.1. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi trên thế giới Theo báo cáo của UNICEF công bố ngày 2/5/2006 cho biết hơn 1/4 trẻ em dưới 5 tuổi ở các nước đang phát triển bị thiếu cân, cuộc sống đang bị đe doạ. Dinh dưỡng không đầy đủ vẫn là đại dịch toàn cầu dẫn đến một nửa số ca tử vong là trẻ em, khoảng 5,6 triệu trẻ em mỗi năm. Theo báo cáo, kể từ năm 1990 tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thiếu cân chỉ giảm nhẹ, đây là bằng chứng cho thấy thế giới đã không làm tròn nhiệm vụ với trẻ em [22]. Mặc dù đã có tiến bộ ở một số quốc gia, nhưng trong 15 năm vừa qua các quốc gia đang phát triển trung bình mới chỉ giảm được 1,5% trẻ em thiếu cân. Hiện tại, 27% trẻ em ở các nước đang phát triển bị thiếu cân (khoảng 14 triệu trẻ em). Gần 3/4 trẻ em thiếu cân trên toàn thế giới đang sống ở 10 quốc gia và hơn một nửa số đó sống ở 3 nước: Bănglađét, Ấn Độ, Pakixtan [46]. Năm 2004, tỷ lệ trẻ từ 0-59 tháng tuổi bị thiếu cân ở Bănglađét là 48% [43], Ấn Độ là 47% [54] và ở Pakixtan là 38% [55]. Những con số này mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Các cuộc điều tra của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng có sự chênh lệch nhiều giữa vùng nông thôn và thành thị. Kết quả cuộc khảo sát về tình hình kinh tế xã hội quốc gia ở Indonesia năm 2003 cho thấy tỷ lệ suy Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng thành thị là 25%, trong khi đó ở nông thôn là 30% [56]. Tại Kenya, theo báo cáo chung năm 2003, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở thành thị là 13% còn ở nông thôn là 21% [42]. Báo cáo của UNICEF năm 2000 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi tại Iraq giữa vùng thành thị và nông thôn cũng có sự khác biệt (ở thành thị là 15%, nông thôn 18%) [ 52]. Báo cáo của UNICEF cho biết chỉ có hai khu vực trên thế giới đang đi đúng hướng đáp ứng được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ - giảm đựơc tỷ lệ trẻ em thiếu cân: Châu Mỹ La tinh, vùng Caribe và Đông Á và Thái Bình Dương, với tỷ lệ thiếu cân tương ứng là 7% và 15%. Tiến bộ ở Đông Á phần lớn do tiến bộ vượt bậc của Trung Quốc trong việc giảm được tỷ lệ trẻ em thiếu cân trung bình là 6,7% mỗi năm kể từ năm 1990. Những quốc gia khác trong khu vực đang bị tụt lùi đằng sau như Nam Á, Bănglađét, Ấn Độ và Pakixtan [46]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 Bảng 1.4. Ước tính tỷ lệ SDD trẻ em (%) ở các nước trong khu vực Châu Á 1995-1998 [63]* Nước 1995 1997 1998 Lào 40 40 40 Campuchia - 52 52 Miến Điện 43 43 39 Indonesia - 34 34 Malaysia 23 19 19 Philipin 30 28 28 Thái Lan - 19 19 Trung Quốc 16 16 16 * Nguồn UNICEF (2000) Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách dinh dưỡng Quốc tế (IFPRI) trên cơ sở phân tích và tổng hợp các yếu tố, các khu vực đưa ra một tính toán dự báo tỷ lệ suy dinh dưỡng (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển [49]. Bảng 1.5. Dự báo tỷ lệ SDD (%) đến năm 2020 ở các nước đang phát triển Khu vực 1995 2020 Bi quan 2020 Trung bình 2020 Lạc quan Nam Á 49,3 40,3 37,4 34,5 Cận sa mạc Châu Phi 31,1 32,4 28,8 25,7 Khu vực Đông Nam Á 22,9 13,1 12,8 12,6 Đông và Nam Phi 14,6 7,4 5,0 3,7 Mỹ La tinh/ Caribê 9,5 4,0 1,9 - Chung các nước đang phát triển 31,0 21,8 18,4 15,1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 16 1.4.2. Tình hình suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam Suy dinh dưỡng trẻ em trong những năm qua và hiện nay vẫn đang là vấn đề phổ biến. Các kết quả nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Việt Nam từ năm 1985 đến năm 2007 cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em trong cộng đồng đã giảm, tuy nhiên vẫn ở mức cao hoặc rất cao so với tiêu chuẩn phân loại suy dinh dưỡng cộng đồng ở cả 3 thể: thể nhẹ cân, thể thấp còi và thể gày còm [34]. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi năm 1985 là 51,5%, năm 1995 là 40,7%, năm 2005 là 25,5% và tỷ lệ này là 21,2% vào năm 2007. Phân bố của suy dinh dưỡng không đồng đều ở các vùng sinh thái khác nhau. Bảng 1.6. Tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Việt Nam qua các năm 1985 - 2007 (*) Năm Thể nhẹ cân Thể thấp còi Thể gày còm Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%) 1985 51,5 59,7 7,0 1990 44,9 56,5 9,3 1995 40,7 46,9 11,6 2000 33,8 36,5 8,6 2005 25,5 29,6 6,9 2007 21,2 33,9 7,1 (*) Nguồn Viện Dinh dưỡng 1985 - 2007 Tháng 10/1999, Trương Thị Sương và cộng sự tiến hành khám lưu động cho 5.084 trẻ em, trong đó có 1.906 trẻ dưới 5 tuổi tại 18 xã thuộc 9 huyện của tỉnh Quảng Nam cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng là 42,47%, trong đó suy dinh dưỡng nặng và rất nặng chiếm 11,38%. Nhóm tuổi có tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp nhất là từ 0 - 12 tháng, nhóm có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất là từ 24 - 36 tháng (56,0%) [20]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 17 Kết quả điều tra trên 749 trẻ từ 0 - 60 tháng tuổi của Đinh Văn Thức và cộng sự tại hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, Hải Phòng năm 2000 cho thấy tỷ lệ SDD thể còi cọc chiếm 42,32%, thể gày mòn là 4,41% và thể phối hợp còi cọc và gày mòn là 2,80%. Tỷ lệ SDD cao nhất ở nhóm tuổi 13 - 24 tháng (42,76%), thấp nhất ở nhóm 0 - 12 tháng tuổi (23,42%) [24]. Bảng 1.7. Tỷ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi của Việt Nam phân bố theo khu vực- Năm 2007[36] Tên vùng Thể nhẹ cân Thể thấp còi Thể gày còm Toàn quốc 21,2 33,9 7,1 Đồng bằng sông Hồng 18,3 29,8 6,7 Tây Bắc 27,2 37,6 7,6 Đông Bắc 23,8 36,2 7,6 Bắc Trung Bộ 25,0 36,2 7,6 Nam Trung Bộ 20,7 33,2 7,6 Tây Nguyên 31,0 42,3 7,8 Đông Nam Bộ 17,9 28,1 6,6 Đồng Bằng sông Cửu Long 20,7 30,8 7,5 Như vậy, tỷ lệ SDD trẻ em miền núi ở cả 3 thể luôn cao nhất. Sự khác biệt khá lớn về tỷ lệ SDD trẻ em ở các vùng sinh thái khác nhau, nhất là giữa nông thôn và thành thị ở nước ta một lần nữa khẳng định nguyên nhân gây ra SDD trẻ em ở các vùng các tỉnh không như nhau. Kết quả điều tra cơ bản sinh thái môi trường và cơ cấu bệnh tật của nhân dân một số dân tộc vùng miền núi phía Bắc Việt Nam năm 1996 của trường Đại học Y Thái Nguyên cho cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi của các dân tộc nh- ư sau (trích dẫn từ tài liệu [27]): - Dân tộc Sán dìu (Thái Nguyên): 61,63% - Dân tộc Mông (Hà Giang): 54,04% Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 18 - Dân tộc Thái (Sơn La): 45,83% - Dân tộc Tày (Lạng Sơn): 46,82% - Dân tộc Giấy (Lai Châu): 48,58% - Dân tộc Mường (Hòa Bình): 44,76% Năm 2003, các tác giả Hoàng Khải Lập và Nguyễn Minh Tuấn đã tiến hành nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và các yếu tố liên quan ở trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số tại Ôn Lương - Thái Nguyên, kết quả cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi người dân tộc Tày là 41,9%, cao hơn rất nhiều so với trẻ em ngư- ời dân tộc Kinh cùng khu vực là 29,5%. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở đây là 39,1%; suy dinh dưỡng thể thấp còi là 45,3%; suy dinh dưỡng thể gầy còm là 9,4% [28]. 1.5. Một số đặc điểm về địa điểm nghiên cứu. - Phú Đô là một xã miền núi thuộc huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên, cách trung tâm thị trấn khoảng 15 km . + Phía Bắc giáp với xã Yên Lạc và một phần xã Văn Lăng của huyện Đồng Hỷ. + Phía Nam giáp với xã Hoà Bình của huyện Đồng Hỷ. + Phía Tây, Tây Nam giáp với xã Tức Tranh. Diện tích xã được trải rộng 21,5km 2 được chia thành nhiều khu vực hành chính, dân cư, là nơi cư trú của 5 dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Tày, Nùng, H.Mông, Sán Chí với dân số 5343 người, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là 1,3% và có 1223 hộ gia đình, trong đó có 696 hộ gia đình dân tộc thiểu số. Trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn xã là 530 trẻ. Đời sống kinh tế của người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo còn tương đối cao chiếm 43,1%. - Yên Lạc là một xã miền núi của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. + Phía Đông giáp với xã Phú Đô. + Phía Tây giáp với xã Động Đạt. + Phía Nam giáp với xã Phấn Mễ , xã Tức Tranh. + Phía Bắc giáp với xã Yên Đổ, xã Động Đạt. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 19 Xã có diện tích là 43,29 km2, trong đó chủ yếu là đất nông nghiệp, địa hình phần lớn là đồi núi. Toàn xã có 23 thôn với tổng số hộ gia đình là 1586 hộ. Tổng số dân trong toàn xã là 6900 người. Số trẻ em dưới 5 tuổi trong toàn xã là 410 trẻ. Trong xã có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống: Sán Chí, Sán Dìu, Tày, Nùng... chiếm tỷ lệ 47,93% dân số của xã. Đời sống của người dân ở đây còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm tới 40%. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 20 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu 2.1.1. Đối tượng - Bà mẹ có con dưới 5 tuổi. - Trẻ em dưới 5 tuổi. 2.1.2. Địa điểm - Xã Yên Lạc, Phú Đô của huyện Phú Lương tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 12/06 - 5/08. 2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu: - Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang. - Thiết kế nghiên cứu bệnh chứng. 2.3.1. Phương pháp chọn mẫu - Cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả: Tính theo công thức n = 2 2 )2/1( )1.(. d ppZ Trong đó: n là số bà mẹ có trẻ dưới 5 tuổi; z là độ tin cậy mong muốn tương ứng với độ chính xác 0,05 thì z = 1,96; d là sai số ước lượng lấy là 0,05; p là 0,4 (tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi dân tộc thiểu số, theo điều tra tại một số khu vực miền núi phía Bắc là 40% [6]). Thay vào công thức trên ta tính được n = 384 cho mỗi xã. - Kỹ thuật chọn mẫu: + Chọn xã: Chọn chủ đích hai xã Yên Lạc và Phú Đô thuộc huyên Phú Lương - Thái Nguyên. + Do số trẻ ở 2 xã xấp xỉ cỡ mẫu tính được, do đó chọn toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi của xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 21 - Cỡ mẫu cho nghiên cứu bệnh chứng: Tính theo công thức n= 2 2211 )2/1( 2 )-ln(1 1 qp 1 qp Z a Trong đó: n là cỡ mẫu nghiên cứu ở mỗi nhóm Z(1-ỏ/2) là hệ số giới hạn tin cậy=1,96 ồ là độ chính xác mong muốn, chọn ồ = 0,3 p2 là tỷ lệ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ước lượng cho nhóm chứng theo nghiên cứu trước là 34,5% (tỷ lệ trẻ thiếu sữa) [23] với tỷ suất chênh OR =2,5. p1 là tỷ lệ phơi nhiễm với yếu tố nguy cơ ước lượng cho nhóm bệnh dựa trên công thức: P1= )1(OR.P OR.P 22 2 P = 655,0345.0.5,2 345,0.5,2 = 0,57 q1=1-p1 q2=1-p2 Thay vào công thức trên ta có n = 228. Tỷ lệ nhóm bệnh : nhóm chứng là 1 : 1. Như vậy mỗi nhóm tối thiểu phải có 228 trẻ dưới 5 tuổi. +Chọn mẫu: Chọn nhóm bệnh: chọn toàn bộ trẻ em dưới 5 tuổi có cân nặng/tuổi <-2SD so với quần thể NCHS đã được xác định qua nghiên cứu mô tả. Chọn nhóm chứng: chọn những trẻ dưới 5 tuổi có cân nặng/tuổi > -2SD tương đồng với nhóm bệnh về tuổi, giới, dân tộc. - Cỡ mẫu điều tra khẩu phần: ).().( .. 222 22 ZNe NZn Trong đó: n : Số khẩu phần cần điều tra Z: Độ tin cậy (với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96) e: Sai số cho phép (chọn e = 50 kcal) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 22 : Độ lệch chuẩn của năng lượng trung bình ăn vào theo điều tra trước là 250 kcal [25] N: Tổng trẻ 13 - 60 tháng tuổi tại điểm điều tra là 666 trẻ. Từ đó ta có số trẻ cần điều tra khẩu phần là 84, làm tròn thành 100 trẻ cho mỗi nhóm trẻ suy dinh dưỡng và không suy dinh dưỡng. 2.3.2. Các chỉ tiêu nghiên cứu - Nhóm các chỉ tiêu về kinh tế, văn hoá xã hội của hộ gia đình và bà mẹ + Qui mô gia đình + Tỷ lệ các hộ nghèo + Dân tộc + Trình độ học vấn + Lứa tuổi của các bà mẹ - Thực hành nuôi dưỡng và theo dõi sự phát triển của trẻ + Tỷ lệ trẻ được bú trước 6 giờ, sau 6 giờ. + Tỷ lệ trẻ ăn bổ sung < 6 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung đúng 6 tháng tuổi, tỷ lệ trẻ ăn bổ sung > 6 tháng tuổi. + Tỷ lệ trẻ được cai sữa: < 18 tháng tuổi 18 - 24 tháng tuổi > 24 tháng tuổi + Tỷ lệ trẻ nhẹ cân + Tỷ lệ trẻ mắc tiêu chảy trong 2 tuần qua và ước tính số lần mắc tiêu chảy/ trẻ/ năm. + Tỷ lệ trẻ mắc nhiễm khuẩn hô hấp cấp trong 2 tuần qua và ước tính số lần. - Nhóm chỉ số về nhân trắc + Tỷ lệ SDD thể nhẹ cân (cân nặng/ tuổi) + Tỷ lệ SDD thể thấp còi (chiều cao/ tuổi) + Tỷ lệ SDD thể gầy còm (cân nặng/ chiều cao) + Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo tuổi + Tỷ lệ SDD theo giới + Tỷ lệ SDD theo dân tộc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 23 + Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo mức độ - Nhóm chỉ số vể một số yếu tố nguy cơ + Yếu tố nguy cơ về nhân khẩu học: trình độ học vấn của mẹ, tuổi mang thai của mẹ, dân tộc, điều kiện kinh tế, số con trong gia đình + Yếu tố nguy cơ thuộc về thực hành chăm sóc trẻ: thời gian cho bú sau đẻ, thời gian ăn bổ sung, thời gian cai sữa, chất lượng của thức ăn bổ sung + Yếu tố nguy cơ thuộc về bản thân trẻ: cân nặng lúc đẻ thấp, NKHHC, tiêu chảy 2.3.3 Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ số nghiên cứu Các chỉ tiêu kinh tế, văn hoá, xã hội: - Hộ nghèo: Theo qui định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định số 170/2005 QĐ - LĐTBXH ngày 8/7/2005 về chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2005 - 2010. Chuẩn này được tính theo mức thu nhập bình quân đầu ng- ười trong hộ cho từng vùng cụ thể như sau: + Vùng nông thôn 200.000 đồng/tháng, 2.400.000 đồng/năm + Vùng thành thị 260.000 đồng/tháng, 3.120.000 đồng/năm Trình độ học vấn: - Mù chữ là những người không biết đọc, không biết viết - Biết đọc biết viết là những người có học chưa hết lớp 4/10 hoặc 5/12 - Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12 - Trung học cơ sở (THCS) là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp 9/12 trở lên - Trung học phổ thông (THPT) là những người đã học hết lớp 10/10 hoặc lớp 12/12 trở lên Chỉ số về chăm sóc sức khoẻ trẻ em: - Bú sớm là bú sữa mẹ trong vòng nửa giờ đến một giờ đầu sau đẻ - Ăn bổ sung đúng thời gian là bổ sung khi trẻ đủ 6 tháng tuổi - Ăn bổ sung không đúng thời gian là ăn khi trẻ trước 6 tháng tuổi hoặc sau 6 tháng tuổi Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 24 - Cai sữa đúng thời gian là cai sữa khi trẻ từ 18 - 24 tháng tuổi 2.3.4. Công cụ và phương pháp thu thập số liệu 2.3.4.1. Thu thập số liệu định lượng: - Tính tuổi: Theo qui ước của Tổ chức Y tế Thế giới, 1983: + Tính tuổi theo tháng (đối với trẻ dưới 5 tuổi): Kể từ khi mới sinh đến tròn một tháng (từ 1 đến 29 ngày là tháng thứ nhất) được gọi tròn một tháng Kể từ ngày tròn một tháng đến trước tròn 2 tháng (từ 30 ngày đến 59 ngày tức là tháng thứ hai) được gọi là 2 tháng Các tháng tiếp theo tinh tương tự như vậy. + Tính tuổi theo năm: Từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày (tức là năm thứ nhất) gọi là 0 tuổi hay dưới một tuổi Các năm tiếp theo tính tương tự Như vậy theo qui ước: 0 tuổi tức là năm thứ nhất, gồm các tháng tuổi từ 1 đến 12 tháng tuổi 1 tuổi tức là năm thứ 2, gồm các tháng tuổi từ 13 đến 24 tháng tuổi 2 tuổi tức là năm thứ 3, gồm các tháng tuổi từ 25 đến 36 tháng tuổi 3 tuổi tức là năm thứ 4, gồm các tháng tuổi từ 37 đến 48 tháng tuổi 4 tuổi tức là năm thứ năm, gồm các tháng tuổi từ 49 đến 60 tháng tuổi Ta nói trẻ dưới 5 tuổi tức trẻ từ 0 đến 4 tuổi hay từ 1 đến 60 tháng tuổi - Cân nặng: Sử dụng cân đồng hồ Nhơn Hoà có độ chính xác tới 0,1kg, trọng lượng tối đa là 25kg. Cân đã được kiểm tra, chuẩn hoá, hiệu chỉnh về 0 trước khi tiến hành nghiên cứu và luôn điều chỉnh lại sau mỗi buổi cân. Khi cân, trẻ chỉ mặc bộ quần áo mỏng, với trẻ lớn phải bỏ giày dép. Kết quả được ghi theo đơn vị kilogam với 1 số lẻ. - Đo chiều cao: sử dụng thước đo bằng gỗ có độ chính xác đến 0,1cm. Kết quả được tính theo đơn vị centimet với 1 số lẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 25 + Đối với trẻ dưới 36 tháng tuổi: đo chiều dài nằm, thước đo đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đặt trẻ nằm ngửa trên thước, một người giữ đầu trẻ sao cho mắt trẻ nhìn thẳng lên trần nhà, đỉnh đầu chạm vào êke gỗ cố định ở vị trí 0 cm. Một người giữ thẳng đầu gối trẻ sao cho 2 gót chân sát nhau và dùng êke di động áp sát vào lòng bàn chân trẻ với điều kiện gót chân trẻ phải áp sát mặt của thước và êke phải vuông góc với trục thước đo. + Đối với trẻ từ 36 đến 60 tháng: đo chiều cao đứng bằng thước gỗ có độ chính xác 0,1 cm. Trẻ đi chân không, đứng quay l ưng vào thước đo. Người thứ nhất giữ cho 2 đầu gối trẻ thẳng, 2 chân sát nhau sao cho gót chân, mông, vai và đỉnh chẩm chạm vào mặt phẳng thẳng đứng của thước; người thứ 2 một tay giữ cằm trẻ sao cho tầm mắt trẻ nhìn thẳng ra phía trước, tay kia kéo êke của thước áp sát đỉnh đầu trẻ và vuông góc với thước đo. 2.3.4.2. Thu thập số liệu theo phương pháp định tính Mẫu phiếu phỏng vấn bà mẹ có con < 5 tuổi. Phiếu được xây dựng theo đúng qui trình, đã được thử nghiệm trước khi sử dụng chính thức. 2.3.5. Phân tích và xử lý số liệu. Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y học trên máy vi tính trên phần mềm EPI INFO 6.0.4, SPSS13.0. Phương trình hồi qui được áp dụng như sau: )...( 3322111 1 ii xbxbxbxbai e P Trong đó: - Pi: xác suất của SDD nhẹ cân nằm trong khoảng giá trị 0 - 1. - x1, x2… là các biến độc lập (như trình độ văn hoá của mẹ, kinh tế gia đình, dân tộc của mẹ…). - b1, b2… là hệ số hồi qui tương ứng với x1, x2… - a là số chặn. Giá trị p < 0,05 được coi là có ý nghĩa thống kê. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 26 Chƣơng 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được tiến hành điều tra trên 845 trẻ em dưới 5 tuổi và 845 bà mẹ có con dưới 5 tuổi sống tại hai xã Phú Đô và Yên Lạc của huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên. 3.1. Thông tin chung về đối tƣợng nghiên cứu Bảng 3.1: Thông tin chung Thông tin chung n Tỷ lệ (%) Số bà mẹ 845 100,0 Lứa tuổi <22 118 14,0 22-35 675 79,9 >35 52 6,1 Nghề nghiệp Làm ruộng, làm chè 799 94,6 Công chức, viên chức 20 2,4 Khác 26 3,0 Dân tộc Kinh 398 47,1 Dân tộc thiểu số 447 52,9 Trình độ học vấn Mù chữ, BĐBV 129 15,3 Tiểu Học 568 67,2 Trung học cơ sở 107 12,6 Trung học phổ thông trở lên 41 4,9 Phân loại kinh tế Nghèo 387 45,8 Không nghèo 458 54,2 Số con trong gia đình Đông con (>2 con) 74 8,8 Ít con (≤2 con) 771 91,2 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu về thông tin chung của 845 bà mẹ có con dưới 5 tuổi ở bảng 3.1 cho thấy: - Tuổi của các bà mẹ chủ yếu tập trung ở nhóm tuổi từ 22 - 35 tuổi (79,9%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 27 - Nghề nghiệp của các bà mẹ chủ yếu là làm ruộng, làm chè (94,6%). Tỷ lệ các bà mẹ là công chức, viên chức chỉ chiếm (2,4%). - Tỷ lệ bà mẹ là người dân tộc thiểu số là khá cao (52,9%). - Trình độ học vấn của các bà mẹ chủ yếu học hết tiểu học (67,2%). Tỷ lệ các bà mẹ mù chữ hoặc chỉ biết đọc biết viết (15,3%). - Tỷ lệ hộ nghèo là 45,5% và tỷ lệ hộ gia đình có từ 1 - 2 con là 91,2%. Bảng 3.2: Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi Các chỉ tiêu n Tỷ lệ (%) Số trẻ<5tuổi 845 100,0 số trẻ được cân khi sinh 842 99,6 Cân nặng sơ sinh: <2500g 106 12,6 2500g 736 87,1 Không cân 3 0,3 Số trẻ được bú sữa mẹ ngay sau đẻ Sớm (<6 giờ) 794 94,0 Muộn ( 6 giờ) 51 6,0 Ăn bổ sung <6 tháng 102 12,1 6 tháng 654 77,4 >6 tháng 22 2,6 Chưa ăn bổ sung 67 7,9 Thời gian cai sữa: <18 tháng 185 21,9 18-24 tháng 387 45,8 24 tháng 116 13,7 Chưa cai sữa 157 18,6 Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.2 cho thấy: tỷ lệ trẻ được cân khi sinh là cao (99,6%). Tỷ lệ trẻ được ăn bổ sung đúng (6 tháng tuổi) và được cai sữa đúng độ tuổi còn thấp (77,4%; 45,8%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 28 3.2. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng Bảng 3.3. Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung Chỉ số Số trẻ điều tra Số trẻ SDD Tỷ lệ % SDD nhẹ cân 845 299 35,4 SDD thấp còi 845 351 41,5 SDD gày còm 845 71 8,4 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cao ở cả 3 thể, trong đó cao nhất là SDD thể thấp còi (41,5%). Bảng 3.4: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo lứa tuổi Tình trang DD Tuổi SDD nhẹ cân SDD thấp còi SDD gầy còm n % n % n % 1-6 (n= 89) 2 2,2 16 18,0 5 5,6 7-12 (n= 90) 20 22,2 21 23,3 7 7,8 13-24 (n=155) 54 34,8 71 45,8 14 9,0 25-36 (n= 175) 78 44,6 71 40,6 18 10,3 37-48 (n=182) 80 44,0 91 50,0 17 9,3 49-60 (n= 154) 65 42,2 81 52,6 10 6,5 Nhận xét: Tỷ lệ trẻ SDD tăng dần theo nhóm tuổi ở cả 3 thể. Nhóm tuổi có tỷ lệ SDD cao nhất là 25 - 48 tháng tuổi. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 29 Bảng 3.5: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới Thể SDD Giới Số trẻ điều tra Số trẻ SDD Tỷ lệ % SDD nhẹ cân Nam 426 137 32,2* Nữ 419 162 38,7* SDD thấp còi Nam 426 175 41,1 Nữ 419 176 42,0 SDD gày còm Nam 426 39 9,2 Nữ 419 32 7,6 (*)p<0.05 Nhận xét: Đối với SDD nhẹ cân, tỷ lệ SDD ở trẻ gái cao hơn trẻ trai (38,7% và 32,2%), sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Bảng 3.6: Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo dân tộc Thể SDD Dân tộc Số trẻ điều tra Số trẻ SDD Tỷ lệ % SDD nhẹ cân Thiểu số 447 173 38,7* Kinh 398 126 31,7* SDD thấp còi Thiểu số 447 190 42,5 Kinh 398 161 40,5 SDD gày còm Thiểu số 447 38 8,5 Kinh 398 33 8,3 (*)P<0,05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ SDD ở trẻ em người dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em người dân tộc kinh ở cả ba thể, sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở SDD thể nhẹ cân (p<0,05). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 30 Bảng 3.7: Mức độ suy dinh dưỡng Mức độ SDD Số trẻ điều tra SDD n Tỷ lệ (%) SDD nhẹ cân 845 299 35,4 Độ I 250 29,6 Độ II 41 4,9 Độ III 8 0,9 SDD thấp còi 845 351 41,5 Độ I 232 27,5 Độ II 119 14,1 SDD gày còm 845 71 8,4 Nhận xét: Kết quả từ bảng 3.7 cho thấy ở cả SDD nhẹ cân và thấp còi, mức độ SDD chủ yếu là độ I. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 31 3.3. Khẩu phần dinh dƣỡng của trẻ dƣới 5 tuổi Bảng 3.8: Tần suất tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong tuần qua của trẻ (%) Tên thực phẩm Hàng ngày 2 -3 lần/tuần 1 lần/tuần Không ăn Gạo 97,3 0,4 2,2 0,1 Ngô, khoai 1,9 30,3 28,8 39,0 Đậu đỗ các loại 7,5 25,9 51,5 15,1 Thịt các loại 38,6 6,3 50,6 4,4 Cá 5,3 24,9 54,6 15,2 Trứng 12,7 19,7 63,5 4,1 Gan 0,7 10,6 36,3 52,4 Tôm, cua 4,2 17,8 40,6 37,4 Rau xanh 75,4 3,8 16.4 4,5 Quả chín 14,7 24,9 46,5 13,9 Sữa bột, sữa tươi 8,3 35,2 24,0 32,6 Dầu 18,7 17,9 16,0 47,3 Mỡ 59,9 7,7 20,7 11,8 Mì chính 60,4 5,2 17,1 17,3 Nước xương 5,6 37,2 29,7 27,5 Nhận xét: Kết quả về tần suất tiêu thụ lương thực thực phẩm trong 2 tuần qua cho thấy rằng: - Gạo, rau xanh, mỡ, mì chính là thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày. - Tần suất tiêu thụ thực phẩm là các nhóm chất đạm như (thịt, cá, trứng) chủ yếu là một tuần một lần. - Sữa, dầu, đậu đỗ các loại nhóm thực phẩm không được sử dụng trong tuần khá cao ( 32,6%; 47,3%; 15,1%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 32 Bảng 3.9: Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ Thành phần các chất dinh dƣỡng Nhóm trẻ SDD (n = 100) Nhóm trẻ bình thƣờng (n = 100) p Năng lượng (Kcalo) 1115,7 346,1 1268,4 365,6 < 0,01 Chất sinh năng lượng (g) Protit 24,8 12,4 28,2 11,8 < 0,05 Lipit 9,6 5,3 9,8 6,4 > 0,05 Gluxit 121,6 67,3 135,2 76,5 > 0,05 Chất khoáng (mg) Ca 373,7 178,5 429,4 171,9 < 0,05 Fe 5,5 2,1 5,9 2,6 > 0,05 Vitamin (mg) A (mcg) 317,2 155,9 320,4 180,0 > 0,05 B1 0,81 0,12 0,85 0,16 > 0,05 C 53,0 12,5 54,7 13,7 > 0,05 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.9 cho thấy năng lượng, protit và hàm lượng Ca trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm SDD thấp hơn so với nhóm trẻ bình thường, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01; p < 0,05) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 33 Bảng 3.10: Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ Các chỉ số cân đối của khẩu phần ăn Nhóm trẻ SDD Nhóm trẻ bình thƣờng Nhu cầu đề nghị Năng lượng do protit cung cấp (%) 13,6 14,3 12-15 Năng lượng do lipit cung cấp (%) 10,2 11,0 15-25 Năng lượng do gluxit cung cấp (%) 76,2 74,7 60-73 Protit ĐV/Protit tổng số (%) 0,33 0,38 0,5 Lipit TV/Lipit tổng số (%) 0,56 0,54 0,5 Tỷ số Ca/P (%) 0,45 0,57 0,5 -1,5 Vitamin B1/1000 Kcal (%) 0,44 0,43 0,4 Nhận xét: Kết quả ở bảng 3.10 cho thấy: tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm trẻ SDD chưa đạt theo nhu cầu đề nghị của Viện Dinh dưỡng: năng lượng do lipit cung cấp đạt (10,2%), protit ĐV/ Protit tổng số đạt (0,33%), năng lượng do gluxit cung cấp cao hơn nhu cầu đề nghị. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 34 3.4. Các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dƣỡng 3.4.1 Yếu tố KTXH và gia đình Bảng 3.11: Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Kinh tế Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Nghèo 160 121 Không nghèo 139 178 OR = 1,69 95% CI {1,23 - 2,34} p < 0,01 Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.11 cho ta thấy trẻ ở gia đình nghèo có nguy cơ bị suy dinh dưỡng cao gấp 1,69 lần so với trẻ ở gia đình đủ ăn (p < 0,01). Bảng 3.12: Trình độ văn hoá của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD TDVH Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Từ tiểu học trở xuống 256 252 Từ THCS trở lên 43 47 OR = 1,11 95% CI {0,71 - 1,73} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa trình độ văn hoá của mẹ với SDD nhẹ cân của trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 35 Bảng 3.13: Dân tộc của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Dân tộc Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Thiểu số 173 161 Kinh 126 138 OR = 1,18 95% CI {0,85 - 1,63} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa dân tộc của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ. Bảng 3.14: Tuổi của mẹ khi mang thai và SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Tuổi mẹ Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Dưới 22 hoặc trên 35 tuổi 103 101 Từ 22-35 tuổi 196 198 OR = 1, 03 95% CI {0,74 - 1,45} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa giữa tuổi khi mang thai của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ. Bảng 3.15: Số con trong gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Số con Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n >2 con 30 30 ≤2 con 269 269 OR = 1,00 95% CI {0,59 - 1,71} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa số con trong gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 36 Bảng 3.16: Mô hình hồi qui các yếu tố KTXH và gia đình Yếu tố KTXH và gia đình Hệ số hồi qui p OR 955555 95%CI Thấp nhất Cao nhất Trình độ học vấn Tiểu học trở xuống 0,049 0,837 1,050 0,660 1,670 Trên THCS - - 1,0 - - Tuổi khi mang thai Dưới 22 hoặc trên 35 tuổi 0,074 0,678 1,077 0,759 1,527 Từ 22-35 tuổi - - 1,0 - - Dân tộc Thiểu số 0,105 0,531 1,111 0,799 1,545 Kinh - - 1,0 - - Điều kiện kinh tế Nghèo 0,523 0,002 1,688 1,214 2,347 Không nghèo - - 1,0 - - Số con trong gia đình Đông con 0,073 0,796 0,930 0,537 1,611 Ít con - - 1,0 - - Nhận xét: Kết quả phân tích hồi qui tại bảng 3.16 cho thấy điều kiện kinh tế gia đình là yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ. Các yếu tố khác như trình độ văn hoá, dân tộc, tuổi khi mang thai của mẹ, số con trong gia đình không phải là yếu tố nguy cơ với SDD thể nhẹ cân của nhóm trẻ này. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 37 3.4.2. Yếu tố chăm sóc trẻ em Bảng 3.17: Bú mẹ sớm sau đẻ với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Bú mẹ Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Sau 6 giờ 24 14 Trước 6 giờ 275 285 OR = 1,78 95% CI {0,90 - 3,51} p > 0,05 Nhận xét: Không có sự liên quan có ý nghĩa thống kê giữa bú sớm sau đẻ và SDD nhẹ cân của trẻ. Bảng 3.18: Thời gian ăn bổ sung với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Ăn bổ sung Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Không đúng 66 38 Đúng 231 259 OR = 1,95 95% CI {1,23 - 3,09} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ ăn bổ sung không đúng thời gian có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 1,95 lần so với trẻ ăn bổ sung đúng thời gian (p < 0,01). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 38 Bảng 3.19: Thành phần thức ăn bổ sung với SD nhẹ cân của trẻ TTDD Ăn bổ sung Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Không đủ 4 nhóm thực phẩm 222 174 Đủ 4 nhóm thực phẩm 75 123 OR = 2,09 95% CI {1,45 - 3,01} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ ăn bổ sung không đủ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,09 lần so với trẻ được ăn bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm (p < 0,01). Bảng 3.20: Thời gian cai sữa với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Cai sữa Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Không đúng 111 60 Đúng (18 - 24 tháng) 135 186 OR = 2,55 95% CI {1,74 - 3,74} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ bị cai sữa không đúng có nguy cơ bị SDD thể nhẹ cân cao gấp 2,55 lần so với trẻ được cai sữa đúng thời gian (P < 0,01). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 39 Bảng 3.21. Mô hình hồi qui về các yếu tố chăm sóc Yếu tố chăm sóc Hệ số hồi quy P OR 95% CI Thấp nhất Cao nhất Bú sớm sau đẻ Sau 6 giờ 0,642 0,121 1,900 0,844 4,279 Trước 6 giờ - - 1,0 - - Thời điểm ăn bổ sung Không đúng 0,665 0,009 1,925 1,174 3,158 Đúng độ tuổi - - 1,0 - - Thành phần bữa ăn bổ sung Không đủ 4 nhóm thực phẩm 0,664 0,001 1,942 1,315 2,867 Đủ nhóm thực phẩm - - 1,0 - - Thời gian cai sữa Không đúng độ tuổi 0,791 0,000 2,206 1,483 3,281 Đúng độ tuổi - - 1,0 - - Nhận xét: Các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thể nhẹ cân qua phân tích hồi qui logistic là: thời điểm ăn bổ sung (OR= 1,925), thành phần bữa ăn bổ sung (OR= 1,942), thời gian cai sữa (OR= 2,206). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 40 3.4.3. Yếu tố cá nhân Bảng 3.22: Cân nặng lúc đẻ của trẻ với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD CNSS Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n <2500g 55 24 ≥2500g 244 275 OR = 2,58 95% CI {1,56 - 4,23} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ có cân nặng lúc đẻ < 2500g có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,58 lần trẻ có cân nặng lúc đẻ ≥ 2500g (p <0,01). Bảng 3.23: Tiêu chảy trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD Tiêu chảy Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Có 13 6 Không 286 293 OR = 2,22 95% CI {0,83 - 5,92} p > 0,05 Nhận xét: Không có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tiêu chảy 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 41 Bảng 3.24: NKHH trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ TTDD NKHH Suy dinh dƣỡng Bình thƣờng n n Có 73 48 Không 226 251 OR = 1,67 95% CI {1,13 - 2,53} p < 0,01 Nhận xét: Trẻ bị NKHH cấp trong 2 tuần qua có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 1,67 lần so với trẻ không bị NKHHC trong 2 tuần qua. Bảng 3.25. Mô hình hồi qui về các yếu tố cá nhân Yếu tố cá nhân Hệ số hồi qui p OR 955555 95%CI Thấp nhất Cao nhất Cân nặng sơ sinh <2500g 0,929 0,000 2,531 1,516 4,226 2500g - - 1,0 - - Tiêu chảy trong 2 tuần Có 0,717 0,159 2,048 0,756 5,548 Không - - 1,0 - - NKHH trong 2 tuần Có 0,479 0,023 1,615 1,069 2,439 Không - - 1,0 - - Nhận xét: Kết quả tại bảng 3.25 cho thấy các yếu tố cân nặng sơ sinh của trẻ (OR= 2,531), nhiễm khuẩn hô hấp cấp (OR= 1,615) là các yếu tố liên quan đến SDD thể nhẹ cân của trẻ. Yếu tố tiêu chảy trong hai tuần qua không thấy có mối liên quan với SDD thể nhẹ cân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 42 Bảng 3.26. Mô hình hồi qui các yếu tố nguy cơ của SDD thể nhẹ cân Các yếu tố nguy cơ Hệ số hồi qui p OR 955555 95%CI Thấp nhất Cao nhất NKHH trong 2 tuần qua 0,783 0,004 2,188 1,293 3,702 Cai sữa không đúng độ tuổi 0,765 0,000 2,150 1,425 3,244 CNSS dưới 2500g 0,703 0,021 2,020 1,111 3,672 Ăn bổ sung không đủ 4 nhóm thực phẩm 0,637 0,002 1,891 1,264 2,828 Ăn bổ sung trước 4 tháng 0,638 0,013 1,893 1,143 3,136 Gia đình nghèo 0,564 0,004 1,759 1,200 2,577 Nhận xét: Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.26 cho thấy các yếu tố: NKHHC, cai sữa không đúng độ tuổi, cân nặng sơ sinh thấp, ăn bổ sung không đúng, gia đình nghèo là những yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 43 Chƣơng 4 BÀN LUẬN 4.1. Thực trạng suy dinh dƣỡng và khẩu phần dinh dƣỡng của trẻ em 4.1.1. Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em - Suy dinh dưỡng thể nhẹ cân Nhẹ cân là một đặc tính chung của thiếu dinh dưỡng nhưng không biết được đặc điểm cụ thể đó là loại suy dinh dưỡng vừa mới xảy ra hay tích luỹ từ lâu. Tuy nhiên, theo dõi cân nặng là việc tương đối dễ ở cộng đồng do đó tỷ lệ thiếu cân theo tuổi vẫn được sử dụng như là tỷ lệ chung của thiếu dinh dưỡng [13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi được trình bầy ở bảng 3.3 và bảng 3.7 cho thấy: tỷ lệ SDD thể nhẹ cân là 35,4%, trong đó SDD độ I chiếm 29,6%, SDD độ II là 4,9%, SDD độ III chiếm 0,9%. Theo phân loại mức độ thiếu dinh dưỡng ở cộng đồng trẻ em dưới 5 tuổi thì tỷ lệ SDD trẻ em trong nghiên cứu của chúng tôi ở mức rất cao, đặc biệt là thể thấp còi và nhẹ cân. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân trẻ dưới 5 tuổi ở Thái Nguyên năm 2006 là (24,6%) [35], nhưng ở nghiên cứu của chúng tôi thì tỷ lệ này là 35,4%. Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn nhiều so với tỷ lệ SDD chung trong toàn quốc năm 2006 (23,4%) và cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở các tỉnh vùng Đông Bắc (25,5%), vùng Tây Bắc (30,7%) [35]. Kết quả nghiên cứu này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh theo 3 khu vực tại Lào Cai (35,7%) [1]. Tỷ lệ SDD trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Thổ Nhĩ Kỳ (4,8%) [45], Oman (7,0%) [38], Luxi ,Trung Quốc (19,5%) [50], Uganda (20,5%) [40]. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu về tình trạng DD của trẻ em từ 0 - 5 tuổi ở vùng sa mạc của Tây Rajasthan, Ấn Độ cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 60% [61] và kết quả nghiên cứu về SDD protein, năng lượng trên 798 trẻ em dưới 5 tuổi tại Luangprabang, Lào cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân là 45% [59], thì kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn nhiều. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 44 - Suy dinh dưỡng thể thấp còi Chỉ tiêu chiều cao theo tuổi phản ánh tiền sử dinh dưỡng (dinh dưỡng trong quá khứ). Đây là chỉ tiêu tốt để đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế xã hộ i [12], [52]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ SDD thể thấp còi là 41,5%. Tỷ lệ này cao hơn nhiều so với tỷ lệ SDD chung trong toàn quốc năm 2006 (31,9%), tỷ lệ SDD tại Thái Nguyên năm 2006 (30,2%) và cao hơn tỷ lệ suy dinh dưỡng chung của các tỉnh vùng Đông Bắc (36,2%), Tây bắc (37,6%) [35]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của một số tác giả nghiên cứu ở các địa phương khác như ở Hà Giang, Lai Châu, Đăclắk [35], Lao Cai [1], vùng nông thôn ở Nigeria năm 2003 (42,9%) [64], vùng nông thôn ở Burkina Paso năm 2003 (41,1%) [64]. Tỷ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi cũng cao hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở một số các nước như: Aydin, Thổ Nhĩ Kỳ năm 2007 (10,9%) [45], vùng nông thôn ở Colombia năm 2005 (17,1%) [64], vùng nông thôn ở Morocco năm 2004 (23,6%), Belen, Peru năm 2007 (26,6%) [41]. Tuy nhiên kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu ở vùng sa mạc của Tây Rajasthan (2006) là 53% [61], phía Tây của Uganda (2006) là 55% [40], Luangprabang, Lào (2007) là 65% [59]. Trẻ em sống trong gia đình nghèo còn nhiều thiệt thòi trong việc được nuôi dưỡng tốt. Văn hoá của người mẹ biểu hiện khả năng nhận thức khoa học, hiểu biết và thực hành dinh dưỡng. Nghề nghiệp của người mẹ thường xuyên ảnh hưởng đến tình trạng dinh dưỡng của con, bởi lẽ nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến kinh tế, văn hoá và cơ hội giao tiếp của gia đình. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.1 cho thấy, tỷ lệ hộ nghèo là cao (45,8%), trình độ học vấn của các bà mẹ thấp, chủ yếu là học hết tiểu học (67,2%) và tỷ lệ mù chữ, biết đọc biết viết còn khá cao (14,0%). Bên cạnh đó các bà mẹ làm ruộng, làm chè là chiếm đa số (94,6%). Điều này lý giải tại sao tỷ lệ SDD thể thấp còi trong nghiên cứu của chúng tôi lại cao như vậy. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 45 Chiều cao theo tuổi là thước đo phản ánh tình trạng SDD mạn tính hay tình trạng thiếu protein kéo dài. Nguyên nhân chính thường là do cân nặng sơ sinh lúc đẻ thấp, trẻ ăn sam quá sớm, trẻ mắc các bệnh tiêu chảy. Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ngày càng được chú ý vì ý nghĩa sức khoẻ cộng đồng. Quan sát hiện tượng gia tốc tăng trưởng chiều cao ở nhiều nước (bắt đầu từ thế kỷ XX) người ta nhận thấy giai đoạn tăng trưởng của trẻ em trước tuổi học đường có ý nghĩa quyết định, dù những trẻ thấp còi có giai đoạn phát triển bù sau đó, nhưng ở những nơi tỷ lệ SDD thấp còi ở trẻ em cao thì chiều cao trung bình ở người trưởng thành thấp hơn so với những nơi có mức SDD thể thấp còi thấp. - Suy dinh dưỡng thể gầy còm Suy dinh dưỡng thể gầy còm (cân nặng theo chiều cao thấp) thể hiện tình trạng thiếu ăn gần đây, mang tính chất cấp tính. Tỷ lệ SDD thể gầy còm ở các nước nghèo, nếu không có sự khan hiếm thực phẩm thì tỷ lệ này thường dừng ở mức 5%, tỷ lệ này từ 10 - 14% là cao và trên 15% là rất cao [5]. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi SDD cấp tính trong nghiên cứu của chúng tôi là 8,4%, cao hơn so với mức chung trong toàn quốc (7,2%) và Thái Nguyên là 6,8% [35]. So với kết quả nghiên cứu của một số nghiên cứu khác thì tỷ lệ SDD thể gầy còm ở trẻ em dưới năm tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi tương tự như tỷ lệ suy dinh dưỡng tại Hải Dương (8,4%), Bắc Cạn (8,9%), Bình Định (8,4%), Hoà Bình (8,7%), Lao Cai (8,4%) [1]. Nếu so sánh kết quả nghiên cứu của chúng tôi với kết quả nghiên cứu tại những vùng khó khăn của một số nước như ở Belen, Peru (26,6%) [41], vùng sa mạc của Tây Rajasthan, Ấn Độ (28%) [61], thì tỷ lệ SDD thể gày còm trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn rất nhiều. SDD cân nặng theo tuổi phản ánh tức thì hậu quả tình trạng không tăng cân hoặc sút cân do những vấn đề sức khoẻ và ăn uống của trẻ em. Xét theo diễn biến của những năm qua thì chỉ tiêu này giảm nhanh trên phạm vi toàn quốc, song song với sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. - Suy dinh dưỡng theo giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 46 Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ SDD thể nhẹ cân và thể thấp còi ở trẻ gái cao hơn trẻ trai (38,7% và 32,2%); (42,0% và 41,4%). Trong đó chỉ có SDD thể nhẹ cân là có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi không phù hợp với kết quả nghiên cứu của Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn tại 4 xã tỉnh Hà Tây [4], Đinh Thanh Huề ở Hải Chánh, Hải Lăng, QuảngTrị [7], Phạm Thị Lệ Thu tại Phú Bình, Thái Nguyên [23]. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của chúng tôi lại phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đàm Khải Hoàn và CS trong nghiên cứu về thực trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi ở một số khu vực miền núi phía Bắc [6], cũng như kết quả nghiên cứu của Li. Y và CS ở cùng sâu,vùng xa, Luxi, Trung Quốc [50] và kết quả nghiên cứu của Majlesi F, Nikpoor B, Golestan B, Sadre F ở Iran [53]. Điều này có lẽ do địa điểm điều tra của chúng tôi là miền núi và đối tượng điều tra chủ yếu là người dân tộc thiểu số. Phải chăng tư tưởng trọng nam khinh nữ ở đây đã dẫn đến sự phân biệt đối xử trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giữa trẻ trai và trẻ gái. Cần có những nghiên cứu tiếp theo về vấn đề này. - Suy dinh dưỡng theo dân tộc Đề cập đến SDD trẻ em theo cấu trúc dân tộc, kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dân tộc thiểu số cao hơn tỷ lệ SDD trẻ em người kinh ở thể nhẹ cân (p < 0,05). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước như: Đàm Thị Tuyết ở ba xã tại Bắc Cạn và Thái Nguyên [29], kết quả nghiên cứu của Phengxay M ở Luangprabang, Lào [59], Li Y, Hotta M và CS ở Luxi, Trung Quốc [50]. - Suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng theo nhóm tuổi của chúng tôi chủ yếu gặp ở nhóm tuổi 25 - 48 tháng tuổi. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả khác: Nguyễn Hải Anh ở Lào Cai [1], Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn ở Hà Tây [4], Phạm Thị Lệ Thu ở Thái Nguyên [23], Nguyễn Trần Tuấn ở Hà Giang [27]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 47 Theo một số tác giả thì ở lứa tuổi này trẻ phát triển nhanh, đòi hỏi nhu cầu năng lượng cao vừa để cho quá trình phát triển vừa để cho các hoạt động vận cơ tăng lên nhưng quá trình cung cấp thì lại thiếu nhiều. Có thể có nhiều lý do, nhưng ở tuổi này trẻ em it được chăm sóc hơn, bà mẹ quan niệm là con đã lớn nên chế độ ăn như người lớn, nhiều trẻ em sau cai sữa có chế độ ăn không hợp lý, tỷ lệ bệnh nhiễm trùng tăng cao do vậy đã làm tăng tỷ lệ SDD. Vì thế, trong chương trình phòng chống suy dinh dưõng cho trẻ em phải có biện pháp dự phòng ngay khi trẻ dưới 6 tháng tuổi và các biện pháp phục hồi dinh dưỡng cũng cần chú ý hơn cho trẻ em 25 - 48 tháng tuổi. 4.1.2. Khẩu phần dinh dưỡng của trẻ Để khẩu phần ăn của trẻ cân đối và hợp lý cần có đủ đại diện của bốn nhóm thức ăn cơ bản với tỷ lệ cân đối và thích hợp [32]. Kết quả nghiên cứu khẩu phần ăn của trẻ tại điểm điều tra được trình bày ở bảng 3.8, bảng 3.9, bảng 3.10. Bảng 3.8 cho thấy khẩu phần ăn của trẻ chủ yếu là gạo và rau xanh. Vẫn biết các sản phẩm như thịt, cá, trứng, sữa là những sản phẩm rất tốt cho sự tăng trưởng của trẻ nhưng với những vùng nông thôn, nhất là nông thôn miền núi với tỷ lệ đói nghèo còn cao như tại điểm nghiên cứu thì không phải lúc nào cũng có tiền để mua hoặc có sẵn để mua. Vì vậy mà những thức ăn đó ít xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của trẻ. Bên cạnh đó, các thức ăn giàu đạm có nguồn gốc thực vật như đậu đỗ các loại là một loại thực phẩm rẻ tiền và cũng không phải là loại khan hiểm ở điểm nghiên cứu, nhưng số trẻ không bao giờ được ăn các loại đậu đỗ trong tuần cũng có tới 15%. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh ở Lào Cai [1]. Tuy nhiên các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa... và đậu đỗ các loại được các bà mẹ sử dụng trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với kết quả nghiên cứu của Ngô Văn Tiến ở Đống Đa, Hà Nội [25]. Do cơ cấu bữa ăn như vậy nên giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ ở nhóm trẻ SDD thấp hơn về số lượng và mất cân bằng hơn về cơ cấu chất lượng so với nhóm trẻ bình thường (bảng 3.9), thể hiện chủ yếu ở hàm lượng protit, năng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 48 lượng khẩu phần và hàm lượng Ca. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Xét về tính cân đối giữa các chất sinh năng luợng (bảng 3.10) thấy rằng trong khẩu phần ăn của cả nhóm trẻ bình thường và nhóm trẻ SDD đều có ít lipit, năng lượng do lipit chỉ chiếm 10 - 11%, trong khi đó nhu cầu đề nghị là 15 - 25%, protit động vật/ protit tổng số cũng nghèo, chỉ đạt 0,33 - 0,35 so với nhu cầu đề nghị là 0,5. Như vậy, so với nhu cầu đề nghị của Viện Dinh dưỡng thì khẩu phần ăn của trẻ em ở điểm điều tra chủ yếu là đói năng lượng và đói protit động vật. Sự thiếu hụt này diễn ra ở cả nhóm bình thường và nhóm SDD, trong đó nhóm SDD thiếu hụt nhiều hơn. Đặc điểm khẩu phần dinh dưỡng luôn là mối quan tâm của nhiều tác giả khi đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em. Cơ cấu bữa ăn của trẻ em ở một số nước đang phát triển và nông thôn Việt Nam chủ yếu là chất bột dẫn tới khẩu phần ăn đói cả protit và năng lượng là nguyên nhân làm tăng tỷ lệ SDD. Kết quả nghiên cứu về khẩu phần ăn trẻ em của chúng tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu của một số tác giả như: Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan [8], Phạm Ngọc Khái [9], Hồ Quang Trung [26]. Qua nghiên cứu này chúng tôi cho rằng việc tuyên truyền dinh dưỡng cho các bà mẹ về lựa chọn, chế biến thức ăn cho trẻ phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương là hết sức cần thiết và đặc biệt phải có những biện pháp can thiệp để nâng cao chất lượng khẩu phần cho trẻ không phải chỉ để phục hồi dinh dưỡng mà phải phòng SDD cho trẻ em ở cộng đồng. 4.2. Các yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em - Yếu tố kinh tế văn hoá xã hội và gia đình Yếu tố kinh tế hộ gia đình phản ánh sự đáp ứng đủ hay không đủ nhu cầu dinh dưỡng của trẻ và các nhu cầu khác. Trẻ em có quyền đựơc nuôi dưỡng và chăm sóc tốt nhất để có thể đạt tới chỉ số tối ưu về sức khoẻ và dinh dưỡng; người mẹ cũng có quyền được chăm sóc dinh dưỡng hợp lý và có quyền quyết định cách nuôi dưỡng trẻ một cách đúng đắn nhất. Những điều này đã được nêu trong'' Tuyên ngôn về quyền trẻ em''. Tuy nhiên, việc thực hiện quyền đó còn nhiều hạn chế, trẻ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 49 em sống trong gia đình nghèo còn nhiều thiệt thòi trong việc được nuôi dưỡng tốt. Một số nghiên cứu thực hiện ở nhiều vùng khác nhau đều cho thấy thiếu lương thực hộ gia đình ảnh hưởng lớn đến tình trạng dinh dưỡng của trẻ [32], [13]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ thuộc những gia đình nghèo có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao hơn nhóm trẻ mà gia đình đủ ăn là 1,69 lần và khi phân tích hồi qui logistic thì đây vẫn là yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng thể nhẹ cân của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với các nghiên cứu ở Lào Cai [1], ở Phú Bình, Thái Nguyên [23]. Nhiều nghiên cứu của các tác giả ở một số nước như: Odunayo S. I ở Nigeria [58], Li Y ở Trung quốc [47], Sungh M. B ở Ấn Độ [61], Kikafunda ở Uganda [47] đều đưa ra nhân định, thu nhập gia đình thấp là yếu tố nguy cơ đối với SDD trẻ em. Bên cạnh đó, một bộ phận gia đình không nghèo nhưng vẫn có trẻ bị suy dinh dưỡng, điều này gợi ý cho các phân tích về sử dụng thu nhập ở hộ gia đình cũng cần được quan tâm. Thực tế cho thấy rằng khẩu phần ăn của trẻ phụ thuộc vào khẩu phần ăn gia đình, ở những vùng có tỷ lệ suy dinh dưỡng trên dưới 60% thì thường có trên 50% hộ gia đình thiếu ăn và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến SDD trẻ em là đói nghèo [4]. Như vậy, chương trình phòng chống SDD phải được xã hội hoá cao, gắn liền với chương trình xoá đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình văn hoá mới (văn hoá nuôi con). Dân tộc của mẹ với SDD của con. Mỗi một dân tộc có một phong tục, tập quán riêng về ăn uống và nuôi con. Những quan niệm về văn hoá có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em nói chung và dinh dưỡng cho trẻ em nói riêng. Có những phong tục có lợi cho dinh dưỡng của trẻ em như cho trẻ sơ sinh bú sớm, bú kéo dài, nuôi con bằng sữa mẹ. Kết quả nghiên cứu ở trẻ em dân tộc Tày, dân tộc H'Mông tại khu vực miền núi phía Bắc đã ghi nhân điều này [27]. Tuy nhiên, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy con của các bà mẹ dân tộc thiểu số có nguy cơ SDD cao hơn con của các bà mẹ là người kinh [1], [29]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.13 cho thấy không có sự liên quan giữa dân tộc của mẹ với tình trạng SDD của trẻ. Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với kết Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 50 quả nghiên cứu của Nguyễn Trần Tuấn ở Vị Xuyên Hà Giang [27]. Lý giải vấn đề trên có thể thấy rằng tại địa điểm chúng tôi nghiên cứu, tỷ lệ bà mẹ là người dân tộc thiểu số và bà mẹ là người dân tộc kinh chênh nhau không nhiều (52,9%; 47,1%), hơn nữa, các hộ này sống xen kẽ nhau, không có sự phân vùng vì thế có lẽ có sự tương đồng về mức sống thấp, thiếu kiến thức và tập quán chăm sóc trẻ giữa các dân tộc tại địa bàn nghiên cứu. Tuy nhiên, để khẳng định vấn đề này đòi hỏi cần có nghiên cứu tiếp theo. Tuổi của mẹ và SDD nhẹ cân của con. Theo Tổ chức Y tế Thế giới thì tuổi sinh đẻ của người phụ nữ tốt nhất là từ 25 - 35 tuổi, đó là lứa tuổi người phụ nữ hoàn thiện về giải phẫu, tâm lý, do vậy việc mang thai, nuôi duỡng con sẽ tốt hơn. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.1 cho thấy tỷ lệ bà mẹ từ 25-35 tuổi là cao (79,9%). Có lẽ chính điều này dẫn đến khi phân tích yếu tố này với tình trạng SDD của trẻ ở bảng 3.14 không thấy sự liên quan giữa tuổi của mẹ với tình trạng SDD của trẻ. Số con trong gia đình và SDD của con. Nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng trẻ em Việt Nam như nghiên cứu của Đinh Thanh Huề về tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị [7], nghiên cứu của Nguyễn Công Khẩn, Lê Danh Tuyên, Phạm Văn Hoan, Trần Xuân Ngọc, Tr ương Hồng Sơn về tiến triển suy dinh dưỡng trẻ em dưới năm tuổi trong toàn quốc từ năm 1990 đến năm 2004 [13], cho thấy số con trong gia đình là yếu tố liên quan đến tình trạng SDD của trẻ. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này chúng tôi thấy không có sự liên quan giữa số con trong gia đình với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Phải chăng tỷ lệ sinh con thứ ba ít nên đã ảnh hưởng đến kết quả này. - Yếu tố chăm sóc. Bú sớm sau đẻ. Sữa mẹ là nguồn thức ăn quí giá và rất quan trọng khi các chức năng tiêu hoá, hấp thụ và chuyển hoá các chất của trẻ chưa hoàn thiện. Theo khuyến cáo của WHO và UNICEF thì cho trẻ càng bú sớm càng tốt. Vì sữa mẹ tiết ra theo phản xạ, bú sớm có tác dụng kích thích bài tết sữa non. Trẻ được bú sữa non sẽ phòng bệnh được tốt. Từ ngàn đời nay, các bà mẹ Việt Nam đều mong muốn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 51 được nuôi con bằng chính dòng sữa của mình, đó là một điều phù hợp với tập quán nuôi con và đúng khoa học. Đặc biệt là phong tục cho bú sớm của các bà mẹ người dân tộc tại khu vực miền núi phía Bắc đã được ghi nhận [19],[31]. Chính vì vậy mà tỷ lệ trẻ được bú sớm trong nghiên cứu của chúng tôi rất cao (94,0%). Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.19 không thấy có sự liên quan giữa bú sớm với SDD nhẹ cân của trẻ. Trong nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng tỷ lệ SDD ở cả 3 thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm đều tăng dần theo tuổi và đỉnh của nó là 25 - 48 tháng. Cho con bú mẹ sớm sau đẻ có tác dụng phòng SDD trong giai đoạn đầu, còn SDD ở những giai đoạn sau phụ thuộc nhiều vào yếu tố ăn bổ sung và tình trạng bệnh tật của trẻ. Ăn bổ sung và SDD nhẹ cân. Ăn bổ sung hợp lý là phải hợp lý cả về thời gian và chất lượng bữa ăn. Thời kỳ bắt đầu ăn bổ sung cho đến khi cai sữa là thời kỳ đe dọa SDD nhất đối với trẻ em. Cho trẻ ăn bổ sung sớm là không có lợi cho sức khoẻ của trẻ vì trước 6 tháng tuổi trẻ chưa cần đến thức ăn ngoài sữa mẹ, cho trẻ ăn khiến cho trẻ bú ít đi, sữa được sản sinh ra ít hơn và trẻ mất đi nguồn dinh dưỡng quí giá từ sữa mẹ. Hơn nữa, bộ máy tiêu hoá của trẻ chưa hoàn chỉnh vì vậy cho trẻ ăn bổ sung sớm trẻ rất dẽ bị tiêu chảy. Mặt khác, nếu cho trẻ ăn bổ sung muộn nguồn sữa mẹ không đủ cung cấp năng lượng cho trẻ vì vậy trẻ sẽ bị thiếu năng lượng. Theo khuyến cáo thời điểm cho trẻ ăn bổ sung hợp lý nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Tuy nhiên nếu bà mẹ không đủ sữa hoặc phải đi làm sớm không có điều kiện cho trẻ bú sữa mẹ thì sớm nhất từ tháng thứ 5 trẻ sẽ được ăn bổ sung. Từ tháng tuổi này, thực hành nuôi dưỡng trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với suy dinh dưỡng. Thức ăn bổ sung cho trẻ cần phải dựa trên nguyên tắc cho trẻ ăn từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều tập cho trẻ quen dần với thức ăn mới và phải đảm bảo đủ 4 thành phần trong bữa ăn của trẻ. Nhiều bà mẹ chỉ cho trẻ ǎn bột muối, thức ǎn bổ sung (dặm) thiếu dầu mỡ, thức ǎn động vật, rau xanh, hoa quả. Đây là những tập quán nuôi dưỡng chưa hợp lý cần được khắc phục. Mặt khác, để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, trẻ cần được ǎn nhiều bữa trong ngày với trẻ nhỏ không thể ǎn một lần với Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 52 khối lượng lớn như trẻ lớn hoặc người lớn. Điều này cũng liên quan đến vấn đề chǎm sóc trẻ. Nước ta từ những năm 1975 trở lại đây, vấn đề khẩu phần ăn của trẻ được quan tâm hơn. Trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay phần lớn các gia đình đã có đủ lương thực thực phẩm trong gia đình, nhưng khẩu phần ăn của trẻ vẫn bị thiếu về số lượng và chất lượng. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.8, 3.9, 3.10 cho thấy khẩu phần ăn của trẻ chủ yếu là gạo và rau xanh, đói năng lượng và đói protit động vật. Chính chế độ ăn không hợp lý này có thể là một trong số rất nhiều yếu tố nguy cơ gây SDD nhẹ cân ở điểm nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.18, 3.19 cho thấy: trẻ có thời gian ăn bổ sung không đúng thời gian có nguy cơ bị SDD cao gấp 1,95 lần nhóm trẻ đựơc ăn bổ sung đúng thời gian. Nhóm trẻ không được ăn đủ 4 nhóm thực phẩm có nguy cơ bị SDD nhẹ cân cao gấp 2,09 lần so vói nhóm trẻ được ăn bổ sung với đủ 4 nhóm thực phẩm. Khi phân tích hồi qui logistic thì thời gian và thành phần thức ăn bổ sung vẫn là yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ. Kết quả nghiên cứu này cũng trùng hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hải Anh ở Lao Cai [1], Phạm Thị Lệ Thu ở Thái Nguyên [23], Hoàng Thị Liên, Nguyễn Hữu Kỳ [14]. Một số nghiên cứu của các tác giả : Odunayo S. I [58], phengxay M [59], Casapia M, Kikafunda J. K [41] đều cho rằng ăn bổ sung không phù hợp, không hợp lý là yếu tố nguy cơ của SDD ở trẻ em. Thời gian cai sữa với SDD nhẹ cân. Thời gian cai sữa cũng có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng dinh dưỡng của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy nhóm trẻ cai sữa không đúng độ tuổi thì nguy cơ bị SDD cao gấp 2,53 lần so với nhóm trẻ được cai sữa đúng độ tuổi, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01) và khi phân tich hồi qui logistic thì thời gian cai sữa vẫn là yếu tố nguy cơ của SDD nhẹ cân của trẻ. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của một số tác giả khác: Phạm Thị Lệ Thu [23], Dương Quang Minh, PhanThị Liên Hoa [16]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 53 - Yếu tố cá nhân với SDD nhẹ cân của trẻ Cân nặng lúc đẻ với SDD nhẹ cân. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.22 và bảng 3.25 cho thấy tỷ lệ SDD nhẹ cân ở nhóm trẻ có cân nặng lúc đẻ < 2500g cao gấp 2.58 lần so với nhóm trẻ có cân nặng lúc đẻ ≥ 2500g, sự khác biệt nay có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Trẻ sơ sinh nhẹ cân do cơ thể yếu ớt, khả năng phát triển thường chậm hơn, kết hợp với trẻ thường hay mắc các bệnh nhiễm khuẩn, chính những yếu tố này làm cho tỷ lệ suy dinh dưỡng của nhóm trẻ này tăng lên. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp với kết quả nhiên cứu của một số tác giả khác: Đàm Khải Hoàn và CS [6], Đinh Thanh Huề [7], Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan [8], Lê Danh Tuyên [30]. Chế độ ǎn uống của người mẹ mang thai có vai trò quan trọng quyết định đối với sự phát triển của thai nhi. Nếu người mẹ được ǎn uống tốt, đầy đủ các chất dinh dưỡng thì người mẹ sẽ lên cân tốt. Trong suốt thời kỳ có thai, người mẹ cần tǎng được từ 10kg đến 12 kg (trong đó, 3 tháng đầu tǎng 1kg, 3 tháng giữa tǎng 4 - 5kg, 3 tháng cuối tǎng 5-6 kg). Tǎng cân tốt, người mẹ sẽ tích luỹ mỡ là nguồn dự trữ để tạo sữa sau khi sinh. Những trường hợp người mẹ bị thiếu ǎn hoặc ǎn uống kiêng khem không hợp lý chính là nguyên nhân của suy dinh dưỡng trong bào thai, trẻ đẻ ra có cân nặng thấp dưới 2500g. Như vậy, chăm sóc sức khoẻ bà mẹ có thai đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm tình trạng SDD ở trẻ em. Nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính và SDD có mối liên quan tương hỗ, trẻ mắc NKHHC dễ bị SDD, ngược lại trẻ bị SDD bị giảm sức đề kháng đối với các tác nhân gây bệnh nên dễ bị mắc NKHHC và khi bị NKHHC càng làm cho trẻ bị SDD nặng lên. Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.24 và bảng 3.25 cho thấy nhóm trẻ bị NKHHC có nguy cơ bị SDD cao gấp 1,67 lần so với nhóm trẻ không bị NKHHC, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,01). Kết quả nghiên cứu này cũng phù hợp với một số nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước như: Nguyễn Hải Anh [1], Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan [8], Majlesi F, Nikpoor B, Golestan B, Sadre F [53], Kikafunda. J.K, Sunguya. B.F [47], Casapía. M [41]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 54 Nguyên nhân của SDD là phối hợp của nguyên nhân trực tiếp là ǎn uống, bệnh tật đến các yếu tố về chǎm súc và nguyên nhân gốc rễ là sự nghèo đói. Tuy vậy, mức độ tác động của các yếu tố khác nhau theo vùng: ở thành thị vấn đề thiếu ǎn không còn phổ biến và chất lượng chǎm sóc trẻ tốt hơn, trong khi nhiều địa phương ở khu vực nông thôn, miền núi thì vấn đề chǎm sóc, bệnh tật và nuôi dưỡng trẻ còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở bảng 3.26 cho thấy trong các yếu tố nguy cơ của suy dinh dưỡng thì yếu tố cá nhân của trẻ, yếu tố chăm sóc là có sự tác động cao hơn cả đối với tình trạng SDD của trẻ. Điều này đòi hỏi các chiến lược tác động tập chung hơn vào hoạt động chăm sóc trẻ cùng với việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng của người mẹ trước và trong khi có thai cũng như sau đẻ, nâng cao thực hành dinh dưỡng và phòng chống các bệnh nhiễm khuẩn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 55 KẾT LUẬN 1. Tỷ lệ suy dinh dƣỡng của trẻ em dƣới 5 tuổi tại địa điểm nghiên cứu - Tỷ lệ SDD của trẻ em trong nghiên cứu ở mức rất cao: Thể nhẹ cân (W/A) là 35,4%, thể thấp còi (H/W) là 41,5%, thể gầy còm (W/H) là 8,4%. SDD mức độ nhẹ là chủ yếu gặp ở thể nhẹ cân, thấp còi: SDD độ I thể nhẹ cân là 29,6%, thể thấp còi là 27,5%. Độ tuổi có tỷ lệ SDD cao ở nhóm tuổi 13 - 48 tháng tuổi. - Ở thể nhẹ cân, tỷ lệ SDD trẻ gái cao hơn trẻ trai, ở trẻ em người dân tộc thiểu số cao hơn trẻ em người kinh. 2. Một số yếu tố nguy cơ đối với suy dinh dƣỡng thể nhẹ cân của trẻ em. - Cân nặng lúc đẻ thấp [OR= 2,58 (1,56 - 4,23)]. - Thời gian cai sữa không đúng [OR= 2,55 (1,74 - 3,74)]. - Chất lượng thức ăn bổ sung không đảm bảo [OR= 2,07 (1,46 - 2,93)]. - Thời gian ăn bổ sung không đúng [OR=1,85 (1,2 - 2,85)]. - Nhiễm khuẩn hô hấp cấp [OR= 1,67 (1,13 - 2,53)]. - Kinh tế gia đình nghèo [OR=1,69 (1,23 - 2,34)]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 KHUYẾN NGHỊ Với kết quả điều tra thu thu được, chúng tôi có một số khuyến nghị như sau: - Tiếp tục làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ bà mẹ có thai, hạn chế cân nặng thấp lúc đẻ. - Nâng cao kiến thức, kỹ năng chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. - Tiếp tục thực hiện can thiệp dinh dưỡng cho trẻ bị SDD. - Tiếp tục thực hiện chương trình xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Nguyễn Thị Hải Anh (2005), Mô tả tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi tỉnh Lào Cai - Năm 2005 , Luận văn thạc sỹ y tế công cộng, Trường Đại học Y tế công cộng. 2. Bộ Y tế - Viện Dinh dưỡng (2000), Bảng dinh dưỡng thực phẩm Việt Nam, Nxb y học, Hà Nội, tr. 7, 12-20. 3. Nguyễn Thị Ngọc Bảo (2007), Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan của trẻ em dưới 5 tuổi ở nông thôn, Tạp chí thông tin Y Dược số 4/2007, Tr.4. 4. Phan Lê Thu Hằng, Lê Thanh Sơn (2004), Thực trạng một số yếu tố liên quan tới tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 4 xã tỉnh Hà Tây, Tạp chí Y học thực hành, số 4 (478), tr. 39. 5. Phạm Văn Hoan, Nguyễn Thị Lâm (tài liệu dịch, 1998), Hướng dẫn đánh giá tình hình dinh dưỡng và thực phẩm ở một cộng đồng, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr. 12, 17, 68 -71. 6. Đàm Khải Hoàn, Nguyễn Thị Hương Nga, Hạc Văn Vinh, Nguyễn Ngọc Diệp và cộng sự (1999), Thực trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi ở một số khu vực miền núi phía Bắc, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1999, tập X, Nhà xuất bản Y học, tr. 280-281. 7. Đinh Thanh Huề (2003), Tình hình SDD trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Hải Chánh, Hải Lăng, Quảng Trị, Tạp chí Y học dự phòng số 4 (68) 2004, tr.72. 8. Vũ Thị Thanh Hương, Phạm Văn Hoan (2007), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi huyện Sóc Sơn- Hà Nội năm 2001- 2006 và một số yếu tố liên quan, Tạp chí Y học thực hành số 3 (2007), tr. 89-90. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 9. Phạm Ngọc Khái (1995), Thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng ở trẻ em nông thôn Thái Bình và hiệu quả của một số biện pháp can thiệp tại cộng đồng , Luận án phó tiến sĩ khoa học Y Dược, Trường Đại học Y Hà Nội. 10. Hà Huy Khôi, Hoàng Thị Vân, Lê Bạch Mai và CS (1996), Tình hình và các yếu tố nguy cơ của thiếu máu dinh dưỡng ở Việt Nam, Công trình hội nghị khoa học tại Viện Dinh dưỡng quốc gia 8-9/10/1996, Nhà xuất bản Y học, tr. 71 -79. 11. Hà Huy Khôi, Nguyễn Công Khẩn (1997), Chiến lược phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng, Hà Nội. 12. Hà Huy Khôi (1998), Góp phần xây dựng đường lối dinh dưỡng ở Việt Nam, Nhà xuất bản Y học, tr. 127 - 150. 13. Nguyễn Công Khẩn, Lê Danh Tuyên, Phạm Văn Hoan, Trần Xuân Ngọc, Trương Hồng Sơn (2004), Tiến triển suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi từ năm 1990- 2004, Tạp chí Dinh dưỡng và thực phẩm, tập 1- số 1- tháng 12 năm 2005, tr.17-18. 14. Hoàng Thị Liên, Nguyễn Hữu Kỳ (2003), Nghiên cứu tình hình và một số yếu tố ảnh hưởng đến suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi, Tạp chí Y học Việt Nam, số 3/2003. Tr.14-15. 15. Trần Chí Liêm (2007), Đánh giá thực hiện Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng giai đoạn 2001-2005 và định hướng kế hoạch đến năm 2010, Tạp chí Thông tin Y Dược, số 4/2007, tr. 2-3. 16. Dương Quang Minh, Phan Thị Liên Hoa và CS (2000), Tình trạng suy dinh dưỡng và một số yếu tố nguy cơ ở trẻ em dưới 5 tuổi tại Thừa Thiên Huế, 1999, Tạp chí Y học dự phòng tập X, số 2 (44), 2000, tr. 39 -42. 17. Nguyễn Xuân Ninh, Hoàng Khải Lập và CS (2004), Hiệu quả bổ sung bột dinh dưỡng - giàu vi chất trên trẻ nhỏ, Đề tài nhánh cấp nhà nước KC - 10.05 giai đoạn 2000 - 2004, Viện Dinh dưỡng Hà Nội. 18. Nguyễn Xuân Ninh (2006), Tình trạng vi chất dinh dưỡng và tăng trưởng ở trẻ em Việt Nam, Tạp chí Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, tập 2 - số 1 (2006). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 19. Tạ Thị Thanh Phương, Nguyễn Thành Trung và cộng sự (2000), Nghiên cứu thực trạng công tác CSSKBĐ cho trẻ em tại xã Cổ Lũng, Phú Lương, Thái Nguyên, Nội san khoa học công nghệ Y - Dược, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, (4), tr. 72-83. 20. Trương Thị Sương, Nguyễn Tấn Thương và CS (2000), Một vài nhận xét về tình hình bệnh tật trẻ em vùng nông thôn tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Y học thực hành (391), tr. 52 - 56. 21. Hà Xuân Sơn (2005), Đánh giá hiệu quả phục hồi dinh dưỡng trẻ em bằng giáo dục dinh dưỡng cộng đồng cho các bà mẹ ở Nga My và Tân Kim, Phú Bình, Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên. 22. Lê Thị Thêm (2006), Một phần tư trẻ em trên thế giới thiếu cân trầm trọng, Dân số và phát triển, số 5 (62)/2006, Tr. 29-30. 23. Phạm Thị Lệ Thu (2001), Đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ tại xã Úc Kỳ huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Thái Nguyên. 24. Đinh Văn Thức, Nguyễn Thế Hường (2000), Tỷ lệ suy dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan tại hai xã Đặng Cương và Quốc Tuấn, huyện An Hải, Hải Phòng năm 2000, Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học Nhi khoa. NXB Y học, Hà nội, tr. 51-56. 25. Ngô Văn Tiến (2000), Khẩu phần ăn của trẻ 13 - 36 tháng tuổi và tập tính nuôi con của bà mẹ ở phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Hà Nội, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ y khoa, Trường Đại học Y Hà Nôi, tr.18-26. 26. Hồ Quang Trung (1999), Tình trạng dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi với các điều kiện kinh tế xã hội tại xã Văn Khúc - Huyện Sông Thao tỉnh Phú Thọ, Luận văn thạc sỹ dinh dưỡng cộng đồng, Trường Đại học Y Hà Nội 27. Nguyễn Trần Tuấn (2003), Nghiên cứu thực trạng dinh dưỡng, bệnh tật và một số yếu tố liên quan ở bà mẹ và trẻ em dưới 5 tuổi tại xã Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 28. Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Khải Lập (2004), Nghiên cứu tình trạng sức khoẻ, bệnh tật và dinh dưỡng của phụ nữ và trẻ em miền núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ, Mã số B 2002-04-27. 29. Đàm Thị Tuyết (1999), Thực trạng suy dinh dưỡng và các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại ba xã tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr. 66 - 67. 30. Lê Danh Tuyên (2005), Đặc điểm dịch tế học và một số yếu tố nguy cơ dinh dưỡng thể thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi ở một số vùng sinh thái khác nhau ở nước ta hiên nay, Luận văn tiến sỹ khoa học chuyên ngành dịch tễ học, Viện vệ sinh dịch tễ Trung Ương. 31. Nguyễn Thành Trung (2007), Giáo trình chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và trẻ em, Tài liệu giảng dạy sau đại học, NXB Y học, Hà Nội. 32. Trường Đại học Y khoa Hà Nội - Bộ môn Nhi, Bài giảng nhi khoa, NXB Y học, Hà Nội. 33. Trường Đại học Y Thái Nguyên(2007), Dinh dưỡng và an toàn thực phẩm, NXB Y học, Hà Nội, tr.11. 34. Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Tổng cục thống kê (2001), Tình trạng dinh dưỡng trẻ em và bà mẹ Việt Nam năm 2000, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội. 35. Viện Dinh dưỡng - Tổng Cục Thống Kê (2007), Kết quả điều tra theo dõi tỷ lệ SDD trẻ em các tỉnh năm 2006, Hội nghị dinh dưỡng toàn quốc năm 2007. 36. Viện Dinh dưỡng Quốc gia - Tổng cục thống kê (2008), Kết quả điều tra theo dõi tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em các tỉnh năm 2007 , Hội nghị Dinh dưỡng toàn quốc năm 2008. Tài liệu nƣớc ngoài 37. Allen L.H. (2002): Iron supplements: Scientific Issues concerning Efficacy and Implications for Research and Programs. J. Ntr. 132:813S - 819S, 2002. 38. Alasfoor D., Elsayed M. K., Al - Quasmi A. M., Malankar P., Prakash N .(2007), Protein - energy malnutrition among preschool children in Oman, East Mediterr Health J, 2007 Sep- Oct; 13 (5): 1022 - 30. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 39. Al - Hashem F. M. (2008), The prevalence of malnutrition among high and low altitude preschool children of southwestern Saudia Arabia, Saudi Med J, 2008 Jan; 29 (1): 116 - 21. 40. Bridge A., Kipp W., Raine K., Konde - Lule J. (2006), Nutritional status and food consumption patterns of young children living in western Uganda, East Afr Med J, 2006 Nov; 83 (11): 619 - 25. 41. Casapia M., Joseph S. A., Nunez C, Rahme E., Gyorkos T. W. (2007), Paratise and malternal risk factors for malnutrition in preschool - age children in Belen, Peru using the new WHO Child Growth Standards, Br J, 2007 Dec; 98 (6): 1259 - 66. Epub 2007 jul 26. 42. DHS (2003), Final report, Table 10.7, p. 165. 43. DHS (2004), Final report, table 23, P.33. 44. Diouf S., Camara B., et al (2000), Protein - energy malnutrition in children less than five years old in a rural zone in Senegal (khombole), Dakar Med. 2000; 45 (1): 48 - 50 45. Ergin F., Okyay P., Atasoylu G., Beser E. (2007), Nutritional status and risk factor of chronic malnutrition in children under five years of age in Aydin, a western city of Turky, Turk J Pediatr, 2007 Jul - Sep - pub; 49(3): 283-9. 46. http:// WWW. Children. Org/Ares/Malnutrition/Last Upda. May 2007. 47. Kikafunda J. K., Walker A. F., Collett D., Tumwine J. K. (1998), Risk factors for early childhood malnutrition in Uganda, Pediatr. 1998 Oct; 102 (4): E45. 48. Li Y., Guo G., Shi A., Li Y., Anme T., Ushijima H., (1999), Prevalence and correlates of malnutrition among children in rural minority areas of China, Pediatr Int. 1999 Oct; 41 (5): 549 - 56. 49. Lisa C.Smith and Lawrence Haddad (2000), Overcoming Child Malnutrition in Developing countries, Past Achievements and future choices, International Food Policy Research Institute, Washington DC, 2/2000. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 50. Li Y., Hotta M., Shi A., Li Z., et al (2007), Malnutrition improvement for infants under 18 months old of Dal minority in Luxi, China, Pediatr Int. 2007 Apr; 49 (2): 273 - 9. 51. Mercedes de onis, Eward A. Frongillo and Monika Blossner (2000), Is malnutrition declining? An analysis of change in levels of child malnutrition since 1980, Bull, of the WHO 78(10), WHO, tr. 1222-1223. 52. MICS (2000), Reanalyzed by UNICEF HQ. 53. Majlesi F., Nikpoor B., Golestan B., Sadre F. (2001), Growth chart study in children under 5 years old in Rural Area of Khoramabad province, Iranian. J. Publ. Health, Vol.30, Nos. 3-4, P. 07-110, 2001. 54. National Family Health Survey (NFHS) (2000). 55. National Nutrition Survey (2001-2002), Final report(Draft), P.41-2. 56. National Socio-Economic Survey (SUSENAS) (2003), Table 16, P.86-88.. 57. Nestel P., Davidsson L. (2002), Anemia, iron deficiency, and iron deficiency anemia, Washington DC, INACG, 2002. 58. Odunayo S. I., Oyewole A. O. (2006), Risk factors for malnutrition among rural Nigerian children, Asia Pac J Clin Nutr.2006 - Pu; 15 (4): 491-5. 59. Phengxay M., All M., Yagyu F., et al (2007), Risk factors for protein-energy malnutrition in children under 5 years: Study from Luangprabang province, Laos, Pediatr Int. 2007 Apr; 49 (2): 260 - 5. 60. Staubli A. F., Audo P., Davidsson L., et al (2001): Prevalence of iron deficiency, with and without concurrent anemia, in population groups with high prevalence of malaria and other infections: a study in cute d'lvoire, Am J Clin Nutr 2001; 74: 776-782. 61. Singh M. B., Fotedar R., et al (2006), Studies on the nutritional status of children aged 0 - 5 years in a drought - effected desert area of western Rajasthan, India, Public Health Nutr. 2006 Dec; 9 (8): 961 - 7. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 62. Sunguya B. F., Koola J. I., Atkinson S. (2006), Infections associated with severe malnutrition among hospitalised children in East Africa, Tazan health Res Bull. 2006 Sep; 8 (3): 189 - 92. 63. UNICEF. The state of the World's Chidren 1995, 1998, 1999, 2000. UNICEF New York, NY, USA. 64. WHO (2007), World health statistics 2007 presents the most recent heath statistics for WHO's 193 Member states, http:// www.who.int/nutgrowthdb/print.htm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 phô lôc PhiÕu pháng vÊn bµ mÑ cã con d•íi 5 tuæi Xãm/ b¶n: ..................................................... M· phiÕu :………………… X·: .................................................................. Ngµy ®iÒu tra: ……/ /200 HuyÖn Phó L•¬ng - TØnh Th¸i Nguyªn A. Th«ng tin c¸ nh©n St t C©u hái C©u tr¶ lêi A1 Hä vµ tªn cña bµ mÑ ®•îc pháng vÊn: ................................................... A2 ChÞ sinh n¨m nµo (n¨m d•¬ng lÞch)? 19................. A3 ChÞ lµm nghÒ g× lµ chÝnh? (nghÒ chÝnh lµ nghÒ chiÕm nhiÒu thêi gian nhÊt) 1. Lµm ruéng/ lµm chÌ 2. Gi¸o viªn 3. C¸n bé x·/®oµn thÓ 4. C«ng chøc, viªn chøc 5. Bu«n b¸n 6. Thî thñ c«ng (thî may, ®an l¸t...) 7. Néi trî/ kh«ng cã viÖc lµm 8. Kh¸c (lµ g×?):………… A4 ChÞ ®· häc hÕt líp mÊy ? Líp …………. A5 ChÞ lµ ng•êi d©n téc g× ? 1. Kinh 2. S¸n ChÝ 3. Cao Lan 4. D©n téc kh¸c (lµ g× ?)… A6 ChÞ cã mÊy con? MÊy trÎ d•íi 5 tuæi? Sè con:……………………… Sè con d•íi 5 tuæi:………… Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 B. Th«ng tin vÒ hé gia ®×nh Stt C©u hái C©u tr¶ lêi B1 N¨m 2005 gia ®×nh chÞ ®•îc xÕp lo¹i kinh tÕ g×? (nÕu ng•êi tr¶ lêi kh«ng biÕt, hái tr•ëng xãm) ChuÈn nghÌo 2005: ≤ 200.000®/ ng•êi/ th¸ng 1. NghÌo 2. Trung b×nh 3. Kh¸ B2 Gia ®×nh chÞ ®ang sèng hiÖn cã mÊy ng•êi? (KÓ c¶ «ng bµ, anh em nÕu cïng sèng chung d•íi 1 m¸i nhµ, ¨n cïng m©m Ýt nhÊt 1 b÷a/ ngµy) .............................................. ng•êi C. thùc hµnh nu«i d•ìng vµ ch¨m sãc trÎ PhÇn nµy, t«i sÏ hái chÞ vÒ nh÷ng viÖc chÞ ®· lµm trong qu¸ tr×nh mang thai, nu«i d•ìng vµ ch¨m sãc ch¸u nhá nhÊt cña chÞ (tªn trÎ............................................ ngµy sinh:....................) Thùc hµnh nu«i d•ìng vµ theo dâi sù ph¸t triÓn cña trÎ Stt C©u hái C©u tr¶ lêi C1 Khi sinh, ch¸u ®•îc mÊy c©n? ........................ Kg 0. Kh«ng c©n 9. Kh«ng nhí C2 Sau khi ®Î ch¸u ®•îc bao l©u th× chÞ cho ch¸u bó? ………. giê 9. Kh«ng nhí C3 Tr•íc khi bó mÑ lÇn ®Çu, chÞ cã cho ch¸u uèng bÊt cø thø g× kh«ng? 1. Cã 2. Kh«ng 9. Kh«ng nhí C4 HiÖn t¹i chÞ cßn cho ch¸u bó kh«ng? 1. §ang cho con bó 2. §· cai s÷a C5 ChÞ cai s÷a cho ch¸u khi ch¸u ®•îc bao nhiªu th¸ng tuæi? .………....... th¸ng ……...... ngµy . C6 ChØ hái bµ mÑ cã con tõ 7 th¸ng trë lªn Trong 6 th¸ng ®Çu, ngoµi s÷a mÑ chÞ cã cho ch¸u ¨n hoÆc uèng thªm bÊt cø thø g× kh«ng? (kÓ c¶ n•íc läc, trõ tr•êng hîp èm ph¶i uèng thuèc) 1. Cã, thø g×?............................... 2. Kh«ng 3. Kh«ng nhí C7 ChÞ ®· cho ch¸u ¨n bæ sung (¨n sam) ch•a? (¨n bæ sung lµ ¨n thªm bét/ ch¸o...) 1. ¡n råi 2. Ch•a ¨n C8 NÕu ch¸u ®· ¨n sam, chÞ cho ch¸u ¨n khi ch¸u ®•îc mÊy th¸ng ? ………........... th¸ng ……......... ngµy C9 Lo¹i thøc ¨n ®Çu tiªn chÞ cho trÎ ¨n bæ sung lµ g×? 1. S÷a bét 2. N•íc hoa qu¶ 3. N•íc c¬m 5. Ch¸o 6. C¬m nh ¸ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 4. Bét 7. C¬m 8.Kh¸c....... ........ C10 HiÖn t¹i chÞ cho ch¸u ¨n lo¹i thøc ¨n g×? 1. Bét 2. Ch¸o 3. C¬m nhai 4. C¬m 5. Bét/ ch¸o ¨n liÒn (ghi râ......) C11 Tõ giê nµy ngµy h«m qua ®Õn b©y giê ch¸u ®•îc ¨n mÊy b÷a? (chØ tÝnh b÷a ¨n bæ sung, kh«ng tÝnh b÷a bó) ..............................................B÷a C12 ChÞ cho ch¸u ¨n nh÷ng g× trong nh÷ng b÷a ®ã? 1. G¹o, ng«, khoai 2. ThÞt, c ,¸ trøng 3. T«m, cua, èc 4. C¸c lo¹i ®Ëu ®ç 5. C¸c lo¹i rau 6. C¸c lo¹i qu¶ 7. DÇu, mì, l¹c, võng 8. §•êng, b¸nh, kÑo 9.S÷a t- •¬i,s÷a bét, C13. TÇn xuÊt tiªu thô thùc phÈm trong tuÇn qua cña trÎ (ChØ hái nh÷ng trÎ ®· ¨n sam: bét, ch¸o, c¬m) Tªn thùc phÈm 3. Th•êng xuyªn (≥ 1 lÇn/ ngµy) 2. ThØnh tho¶ng (2 -3 lÇn/tuÇn) 1. HiÕm khi (1 lÇn/tuÇn) 0. Kh«ng ¨n M· G¹o Ng«, khoai §Ëu ®ç c¸c lo¹i ThÞt c¸c lo¹i C¸ Trøng Gan T«m, cua Rau xanh Qu¶ chÝn S÷a bét, s÷a t•¬i DÇu Mì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 M× chÝnh N•íc x•¬ng C14. Hái ghi khÈu phÇn ¨n cña trÎ 24 giê qua (ChØ hái nh÷ng trÎ ®· ¨n sam: bét, ch¸o, c¬m) B÷a ¨n (giê) Tªn mãn ¨n Tªn thùc phÈm Sè l•îng vµ ®¬n vÞ ®o l•êng Träng l•îng qui ra sèng (g) Nguån gèc (1. Mua 2. Tù SX) Xin c¶m ¬n chÞ ®· tr¶ lêi nh÷ng c©u hái cña chóng t«i Gi¸m s¸t viªn §iÒu tra viªn Ng•êi ®•îc pháng vÊn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 PhiÕu ®iÒu tra vÒ t×nh tr¹ng dinh d•ìng trÎ em ®•¬i 5 tuæi Xãm/ b¶n: ..................................................... M· phiÕu :………………… X·: .................................................................. Ngµy ®iÒu tra: ……/… /200 HuyÖn Phó L•¬ng - TØnh Th¸i Nguyªn 1. Hä vµ tªn bµ mÑ……………………Ngµy sinh……….Sè con d­íi 5 tuæi…. 2.T×nh tr¹ng dinh d•ìng con ( §iÒu tra toµn bé c¸c con d•íi 5 tuæi cña bµ mÑ) STT Hä vµ tªn con Giíi Ngµy sinh C©n nÆng chiÒu cao C©n nÆng s¬ sinh Hái Håi cøu 1 2 3 3. T×nh tr¹ng bÖnh tËt (BÖnh trong 2 tuÇn qua: Ghi sè ngµy, bÖnh hiÖn t¹i: ®¸nh dÊu X) STT Hä tªn con Tiªu ch¶y NKHHC BÖnh kh¸c 2 tuÇn HiÖn t¹i 2 tuÇn HiÖn t¹i 2 tuÇn HiÖn t¹i 1 2 3 Ghi chó: BÖnh kh¸c ( ghi râ): 1....................................... 2....................................... X¸c nhËn ®Þa ph•¬ng (Ký tªn, ®ãng dÊu) §iÒu tra viªn (Ký vµ ghi râ hä tªn) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến PGS.TS. Nguyễn Văn Sơn, người thầy đã truyền thụ những kiến thức, kinh nghiệm quý báu, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Nguyễn Minh Tuấn, chủ nhiệm đề tài cấp bộ mã số B2006 - TN05 - 02 đã cung cấp một phần số liệu để tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin trân trọng cảm ơn Đảng uỷ, Ban Giám hiệu, khoa Sau đại học Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn bộ môn Y học cộng đồng Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên cùng các bạn đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới UBND, Trạm y tế, cộng tác viên, các bà mẹ, các cháu của xã Phú Đô, xã Yên Lạc đã tạo điều kiện và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu. Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè đã dành cho tôi sự quan tâm chăm sóc, khuyến khích, động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Thái Nguyên ngày 17/5/2008 Học viên Lương Thị Thu Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BĐBV Biết đọc biết viết CS Cộng sự DD Dinh dưỡng DT Dân tộc ĐV Động vật H/A Chiều cao theo tuổi (Height for Age) KTXH Kinh tế xã hội NCHS Trung tâm quốc gia về thống kê sức khoẻ của Hoa Kỳ (National Center for Health Statistics) NKHHC Nhiễm khuẩn hô hấp cấp OR Tỉ suất chênh ( Odd - Ratio) THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation) SDD Suy dinh dưỡng TTDD Tình trạng dinh dưỡng TĐVH Trình độ văn hoá TV Thực vật UNICEF Qũi nhi đồng Liên hiệp quốc(United Nation Children's Fund) W/A Cân nặng theo tuổi (Weight for Age) WHO Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) W/ H Cân nặng theo chiều cao (Weight for Height) Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng Tên Bảng Trang 3.1 Thông tin chung 26 3.2 Thông tin về trẻ em dưới 5 tuổi 27 3.3 Tỷ lệ suy dinh dưỡng chung 28 3.4 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo lứa tuổi 28 3.5 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo giới 29 3.6 Tỷ lệ suy dinh dưỡng theo dân tộc 29 3.7 Mức độ suy dinh dưỡng 30 3.8 Tần xuất tiêu thụ lương thực, thực phẩm trong tuần qua của trẻ 31 3.9 Giá trị dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ 32 3.10 Tính cân đối trong khẩu phần ăn của trẻ 33 3.11 Kinh tế gia đình và SDD nhẹ cân của trẻ 34 3.12 Trình độ văn hoá của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ 34 3.13 Dân tộc của mẹ và SDD nhẹ cân của trẻ 35 3.14 Tuổi của mẹ khi mang thai và SDD nhẹ cân của trẻ 35 3.15 Quy mô gia đình với SDD nhẹ cân của trẻ 35 3.16 Mô hình hồi qui về các yếu tố KTXH và gia đình 36 3.17 Bú sớm sau đẻ với SDD nhẹ cân của trẻ 37 3.18 Thời gian ăn bổ sung với SDD nhẹ cân của trẻ 37 3.19 Thành phần thức ăn bổ sung với SDD nhẹ cân của trẻ 38 3.20 Thời gian cai sữa với SDD nhẹ cân của trẻ 38 3.21 Mô hình hồi qui về các yếu tố chăm sóc và SDD thể nhẹ cân 39 3.22 Cân nặng lúc đẻ của trẻ với SDD nhẹ cân của trẻ 40 3.23 Tiêu chảy trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ 41 3.24 NKHH trong 2 tuần qua với SDD nhẹ cân của trẻ 41 3.25 Mô hình hồi qui về các yếu tố cá nhân và SDD thể nhẹ cân 41 3.26 Mô hình hồi qui các yếu tố nguy cơ của SDD thể nhẹ cân 42 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 MỤC LỤC Nội dung Trang LỜI CẢM ƠN NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Đặt vấn đề 1 Chƣơng 1: Tổng quan 3 1.1. Khái niệm chung về dinh dưỡng 3 1.1.1. Dinh dưỡng 3 1.1.2. Tình trạng dinh dưỡng 3 1.1.3. Suy dinh dưỡng 3 1.1.4. Nguyên nhân và các yếu tố liên quan đến tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 6 1.2. Phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 10 1.3. Phương pháp đánh giá khẩu phần dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi 11 1.4. Tình hình suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi 13 1.5. Một số đặc điểm về địa điểm nghiên cứu 18 Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 20 2.1. Đối tượng và địa điểm nghiên cứu 20 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 2.2. Thời gian nghiên cứu 20 2.3. Phương pháp nghiên cứu 20 Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 26 3.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu 26 3.2. Tỷ lệ suy dinh dưỡng 28 3.3. Khẩu phần dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi 31 3.4. Các yếu tố nguy cơ gây suy dinh dưỡng 34 Chƣơng 4: Bàn luận 43 4.1. Thực trạng suy dinh dưỡng và khẩu phần dinh dưỡng của trẻ em 43 4.2. Các yếu tố nguy cơ của tình trạng suy dinh dưỡng nhẹ cân ở trẻ em 49 Kết luận 56 Khuyến nghị 57 Tài liệu tham khảo 58 - 64 Phụ lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLV_08_Y_YHDP_LTTH.pdf
Tài liệu liên quan