Tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hoá Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển: ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ HOÀI
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ HOÀI
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Chuyên Ngành: Lâm nghiệp
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng hẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Sơn
Thái Nguyên, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một
công trình nào khác.
Tác giả
Phạm Thị Hoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành lâm học tại
trư...
126 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1189 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hoá Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ HOÀI
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Thái Nguyên, 2008
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
PHẠM THỊ HOÀI
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT
CỦA HUYỆN ĐỊNH HOÁ THÁI NGUYÊN VÀ ĐỀ XUẤT
CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
Chuyên Ngành: Lâm nghiệp
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng hẫn khoa học: TS. Nguyễn Huy Sơn
Thái Nguyên, 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa có ai công bố trong một
công trình nào khác.
Tác giả
Phạm Thị Hoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành chương trình đào tạo cao học chuyên ngành lâm học tại
trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, nhằm vận dụng kiến thức đã được học
vào thực tiễn sản xuất, được sự nhất trí của trường Đại học Nông Lâm, khoa Sau
đại học, tôi thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất của huyện Định Hoá – Thái
Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển”
Sau thời gian thực tập hết sức khẩn trương và nghiêm túc, với sự cố gắng
của bản thân và sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Huy Sơn, các
thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp, đến nay luận văn đã hoàn thành.
Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau đại
học, các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp đã giúp đỡ trong quá trình học tập.
Tác giả xin đặc biệt cảm ơn: TS. Nguyễn Huy Sơn đã giành nhiều thời gian quý
báu tận tình hướng dẫn chỉ bảo những kiến thức về chuyên môn thiết thực và
giúp đỡ tác giả trong quá trình thực tập và hoàn thành luận văn
Trong quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được sự
quan tâm giúp đỡ của các cán bộ Phòng Nông Nghiệp, Phòng Thống Kê, Trạm
Khuyến Nông, Hạt Kiểm Lâm, Ban quản lý rừng phòng hộ huyện Định Hoá, tỉnh
Thái Nguyên cùng các bạn bè đồng nghiệp và các cán bộ địa phương nơi tác giả
thực hiện nghiên cứu. Nhân dịp này tác giả xin chân thành cảm ơn về sự giúp đỡ có
hiệu quả đó.
Mặc dù bản thân đã có nhiều cố gắng, gia đình khuyến khích động viên,
song do thời gian có hạn, năng lực bản thân cũng như các thông tin về đối tượng
nghiên cứu còn nhiều hạn chế, nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót nhất
định. Tác giả kính mong nhận được ý kiến đóng góp xây dựng của các thầy cô giáo,
các nhà khoa học và đồng nghiệp.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2008
Tác giả
Phạm Thị Hoài
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iii
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chƣơng I. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
1.1 Trên thế giới 3
1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa 3
1.1.2. Những nghiên cứu về giống 4
1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ 4
1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng
suất rừng trồng
5
1.1.5. Nghiên cứu về chính sách, thị trường 5
1.2. Ở Việt Nam 7
1.2.1. Nghiên cứu về lập địa 8
1.2.2. Nghiên cứu về giống 9
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm đất 10
1.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến năng suất rừng
trồng
11
1.2.5. Nghiên ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng 13
1.2.6. Nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường 15
1.3. Đánh giá chung 16
Chƣơng 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
HUYỆN ĐỊNH HOÁ
18
2.1. Điều kiện tự nhiên 18
2.1.1. Vị trí địa lý 18
2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn 18
2.1.3. Đặc điểm địa hình 19
2.1.4. Tài nguyên đất đai 19
2.1.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng 21
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
iv
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 22
2.2.1. Dân số và lao động 22
2.2.2. Cơ cấu tổ chức ngành Lâm nghiệp của huyện Định Hóa 23
2.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng 23
2.2.4. Văn hóa – giáo dục 24
2.2.5. Thu nhập và đời sống 24
Chƣơng 3. MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
26
3.1. Mục tiêu nghiên cứu 26
3.1.1. Mục tiêu chung 26
3.1.2. Mục tiêu cụ thể 26
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 26
3.3. Nội dung nghiên cứu 27
3.3.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện
Định Hóa
27
3.3.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất ở huyện
Định Hoá
27
3.3.3. Thị trường, chế biến và sử dụng lâm sản của huyện 27
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát
triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá
27
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất
ở huyện Định Hoá
27
3.4. Phương pháp nghiên cứu 28
3.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài 28
3.4.2. Phương pháp nghiên cứu tổng quát. 28
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 29
Chƣơng 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất 35
4.1.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng sản xuất 35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
v
4.1.2. Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây trồng rừng sản xuất ở
Huyện Định Hóa
36
4.1.3. Diện tích rừng trồng và rừng sản xuất ở huyện Đinh Hóa 39
4.2. Tổng kết đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất trong huyện 43
4.2.1. Loài cây 43
4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong các mô hình 45
4.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình 48
4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô
hình điển hình.
49
4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế 49
4.2.4.2. Đánh giá về hiệu quả xã hội 54
4.2.4.3. Đánh gía hiệu quả môi trường 55
4.2.4.4. Đánh giá hiệu quả tổng hợp 56
4.3. Tình hình chế biến sử dụng gỗ và thị trường tiêu thụ sản phẩm. 57
4.3.1. Tình hình chế biến sử dụng gỗ 56
4.3.2. Thị trường lâm sản rừng trồng huyện Định Hoá-Thái Nguyên 59
4.4. Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách và thị trường tới phát
triển rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá
60
4.4.1. Ảnh hưởng của các chính sách tới phát triển rừng trồng sản
xuất ở huyện Định Hóa
60
4.4.2. Đánh giá ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng
trồng sản xuất huyện Định Hoá-Thái Nguyên
81
4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng RSX ở huyện
Định Hoá.
84
4.5.1. Những quan điểm và định hướng chung 84
4.5.2. Các giải pháp về kỹ thuật 85
4.5.3. Các giải pháp về chính sách và thể chế 87
4.5.4. Các giải pháp về kinh tế- xã hội 90
4.5.5. Các giải pháp về thông tin, tuyên truyền và phổ cập 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vi
Chƣơng 5. KẾT LUẬN TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 94
5.1. Kết luận 94
5.1.1. Quá trình phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hoá 94
5.1.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất điển hình 94
5.1.3. Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển rừng trồng sản xuất 95
5.1.4. Ảnh hưởng của thị trường tới phát triển rừng trồng sản xuất. 95
5.1.5. Một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện 96
5.2. Tồn tại 96
5.3. Kiến nghị 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
PHỤ LỤC 105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Hvn Chiều cao vút ngọn
D1.3 Đường kính thân cây tịa vị trí 1,3m
Dt Đường kính tán
H Chiều cao trung bình
D Đường kính trung bình
OTC Ô tiêu chuẩn
∆D Tăng trưởng bình quân hàng năm về đường kính
∆H Tăng trưởng bình quân hàng năm về chiều cao
FAO Tổ chức Nông lương quốc tế
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
NPV Giá trị lợi nhuận ròng
BCR Tỷ suất thu nhập và chi phí
IRR Tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ
Ect Hiệu quả tổng hợp của các mô hình
RSX Rừng sản xuất
TBKT Tiến bộ kỹ thuật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Nội dung Trang
2.1 Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2006 23
3.1 Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất 30
3.2 Thang điểm, độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng 30
3.3 Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng 31
4.1 Nguồn vốn đầu tư trồng rừng sản xuất ở huyện Định Hóa 37
4.2 Cơ cấu cây trồng và sản phẩm trồng rừng sản xuất 38
4.3 Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo huyện ở Tỉnh
Thái Nguyên
39
4.4 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Huyện Định Hóa 40
4.5 Diện tích rừng và đất lâm nghiệp huyện phân theo chức năng 41
4.6 Diện tích đất rừng huyện Định Hóa chia theo xã 42
4.7 Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng ở Định Hóa 44
4.8 Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong các mô hình 46
4.9 Sinh trưởng và đánh giá trữ lượng cây trồng 48
4.10 Tổng chi phí 1 ha rừng trồng trong các mô hình đến hết chu
kỳ kinh doanh
50
4.11 Bảng dự toán thu nhập 01 ha rừng trồng trong các mô hình 51
4.12 Bảng cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng trong
các mô hình.
52
4.13 Biểu dự đoán kết quả kinh tế cho 1 ha rừng trồng trong các
mô hình
53
4.14 Mức độ tham gia của người dân vào hoạt động lâm nghiệp 54
4.15 Điểm đo khả năng phòng hộ của các mô hình 56
4.16 Chỉ số hiệu quả tổng hợp của các mô hình 57
4.17 Kết quả điều tra, khảo sát một số cơ sở chế biến và sử dụng
gỗ rừng trồng của huyện Định Hoá-Thái Nguyên
58
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ix
4.18 Diện tích đất lâm nghiệp đã giao ở tỉnh Thái Nguyên, Huyện Định
Hoá
73
4.19 Ảnh hưởng của giao đất giao rừng tới phát triển trồng RSX 74
4.20 Những đặc trưng cơ bản của mô hình chủ rừng tự tổ chức trồng
RSX trên đất được giao hoặc thuê
76
4.21 Đặc điểm của mô hình chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng RSX 79
4.22 Tiêu chí và nội dung cơ bản trong phương án tổ chức trồng
RSX theo mô hình chủ rừng liên kết với các hộ gia đình trồng
RSX
80
4.23 Phân loại nguyên liệu, sản phẩm gắn với thị trường 82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
x
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ Nội dung Trang
3.1 Trình tự các bước nghiên cứu đề tài 29
4.1 Các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất huyện Định Hoá-
Thái Nguyên
83
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở Việt Nam, năm 1945 diện tích rừng có tới 14,4 triệu ha, độ che phủ của
rừng chiếm 43%, năm 1995 chỉ còn 9,3ha chiếm 28,2%. Trung bình từ năm
1945-1995 mỗi năm nước ta mất đi hơn 100.000ha. Theo thống kê của bộ
NN&PTNT tính đến ngày 31/12/2007 diện tích rừng nước ta đã tăng lên gần
12,84 triệu ha, độ che phủ của rừng chiếm khoảng 38,2% [1]. Tuy diện tích và
độ che phủ của rừng đã tăng lên đáng kể nhưng chất lượng rừng rất thấp. Tính
đến ngày 31/12/2007 diện tích rừng trồng của cả nước cũng chỉ có hơn 2,5 triệu
ha, dù có được thâm canh tăng năng suất nhưng cũng không đáp ứng được nhu
cầu của sản xuất hiện nay. Theo dự báo của ngành giấy đến năm 2010 nhu cầu
sử dụng giấy trong nước là 1.286.000tấn/năm và đến năm 2020 là 3.420.000
tấn/năm, mục tiêu xuất khẩu bột giấy đến năm 2010 là 760.000tấn/năm. Vì vậy,
hàng loạt dự án xây dựng mới cũng như nâng cấp các nhà máy sản xuất bột giấy
đã và đang được xem xét để phê duyệt như nhà máy bột giấy Thanh Hóa
60.000tấn bột/năm. Nhà máy giấy Bãi Bằng đã được nâng cấp giai đoạn 1 từ
55.000 tấn giấy/năm lên 100.000 tấn giấy/năm, nhưng dự kiến giai đoạn 2 sẽ là
200.000tấn giấy/năm.
Để thay thế gỗ rừng tự nhiên bằng gỗ rừng trồng, đáp ứng nhu cầu sử
dụng trong nước và xuất khẩu, từ năm 2003 đến nay Tổng Công ty Lâm nghiệp
đã được đầu tư xây dựng 3 nhà máy chế biến ván nhân tạo, trong đó nhà máy
ván MDF Gia Lai có công suất là 54.000m3/năm, nhà máy ván dăm Thái
Nguyên có công suất là 16.500m3/năm và nhà máy MDF Quảng Trị có công suất
là 60.000m3/năm.
Đặc biệt, từ năm 1998 trở lại đây kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ của nước ta
tăng trưởng khá nhanh, chỉ riêng năm 2003 đã đạt trên 560 triệu USD, nhưng
năm 2004 đã tăng lên gần 1,2 tỷ USD và năm 2005 sẽ đạt trên 1,5 tỷ USD (Đặng
Đình Bôi, 2005) [2]. Đó là những thành tựu hết sức to lớn của ngành công
nghiệp chế biến gỗ nước ta trong những năm qua và có nhiều triển vọng trong
những năm tới. Tuy nhiên, phần lớn gỗ nguyên liệu cho chế biến đồ mộc xuất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
khẩu đều phải nhập khẩu từ nước ngoài (Viện Điều tra quy hoạch rừng, 2005)
[42].
Như vậy, nhu cầu về gỗ nguyên liệu sử dụng trong nước cũng như cho sản
xuất các mặt hàng xuất khẩu từ nay đến năm 2010 và 2020 là rất lớn, để góp
phần vào phát triển chung của nền kinh tế quốc dân thì công tác trồng rừng sản
xuất là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Chính vì vậy, mỗi địa phương cần
phải rà soát, đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất tại địa phương của mình
làm cơ sở đề xuất các giải pháp phát triển nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng gỗ rừng trồng.
Định Hoá là một huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, nơi có nhiều diện
tích rừng trồng sản xuất được xây dựng trong thời gian qua. Theo số liệu thống
kê của tỉnh từ đầu năm 2007 toàn huyện Định Hoá có 24.791,9ha đất có rừng.
Trong đó, rừng tự nhiên là 17.150,1ha, rừng trồng là 7.641,8ha. Ngoài ra, huyện
còn có 6.496,1ha đất chưa có rừng. Tại đây các mô hình trồng rừng sản xuất
cũng đã hình thành và khá đa dạng, trong đó đặc biệt chú trọng đến các mô hình
dự án 661, xây dựng với nhiều quan điểm mới, thu hút được nhiều đối tượng
tham gia vào công tác phát triển rừng góp phần xoá đói giảm nghèo, giải quyết
các vấn đề xã hội của huyện. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình
đánh giá một cách toàn diện và có hệ thống về rừng trồng sản xuất tại huyện
Định Hoá. Việc đánh giá kết quả trồng rừng sản xuất nhằm rút ra được các bài
học kinh nghiệm và mô hình có triển vọng là rất cần thiết. Đây chính là lý do
thực hiện đề tài “Nghiên cứu thực trạng rừng trồng sản xuất tại huyện Định
Hoá Thái Nguyên và đề xuất các giải pháp phát triển”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Trồng rừng là 1 môn khoa học quan trọng trong công tác xây dựng rừng,
nên các nhà khoa học ở các nước trên thế giới đã quan tâm nghiên cứu từ rất
sớm, có thể điểm qua 1 số công trình nghiên cứu điển hình thuộc các chuyên đề
sau đây:
1.1.1. Những nghiên cứu về lập địa
Tập hợp kết quả nghiên cứu ở các nước vùng nhiệt đới, tổ chức Nông
lương Quốc tế (FAO, 1984) đã chỉ ra rằng khả năng sinh trưởng của rừng trồng,
đặc biệt là rừng trồng nguyên liệu công nghiệp phụ thuộc rất rõ vào bốn nhân tố
chủ yếu liên quan đến điều kiện lập địa là: 1) khí hậu, 2) địa hình, 3) loại đất, 4)
hiện trạng thực bì. Điển hình là các công trình nghiên cứu của Laurie (1974),
Julian Evans (1974 và 1992), Pandey (1983), Golcalves J.L.M và cộng sự
(2004).
Khi nghiên cứu đặc điểm đất ở Châu Phi, Laurie, Lulian Evans (1974)
[48] cho rằng đất đai ở vùng nhiệt đới rất khác nhau về độ dầy tầng đất, cấu trúc
vật lý đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng khoáng, phản ứng của đất (độ pH) và
nồng độ muối. Vì thế, khả năng sinh trưởng của rừng trồng trên các loại đất ấy
cũng khác nhau. Khi đánh giá khả năng sinh trưởng của loài Thông P. patula ở
Swaziland, Evans, J (1974) [48] đã chứng minh khả năng sinh trưởng về chiều
cao của loài cây này có quan hệ khá chặt (R=0.81) với các yếu tố địa hình và đất
đai.
Khảo sát rừng trồng ở các điều kiện lập địa khác nhau, Pandey (1983)
[58] đã chỉ cho thấy Bạch đàn E. camaldulensis trồng ở vùng nhiệt đới khô với
chu kỳ kinh doanh từ 10-20 năm thường chỉ đạt từ 5-10m3/ha/năm, nhưng ở
vùng nhiệt đới ẩm thì có thể đạt tới 30m3/ha/năm. Rõ ràng điều kiện lập địa khác
nhau thì năng suất rừng trồng cũng khác nhau rõ rệt.
Khi nghiên cứu về sản lượng rừng trồng Bạch đàn ở Brazil, Golcalves
J.L.M và cộng sự (2004) [51] cho rằng năng suất rừng trồng là sự “kết hôn”
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
thích hợp giữa kiểu gen với điều kiện lập địa và kỹ thuật canh tác. Ngoài ra, tác
giả còn chỉ cho thấy giới hạn của sản lượng rừng có liên quan đến các yếu tố
môi trường theo thứ tự mức độ quan trọng sau đây: nước > dinh dưỡng > độ sâu
tầng đất.
Thông qua một số công trình nghiên cứu trên cho thấy việc xác định điều
kiện lập địa phù hợp với từng loài cây trồng là rất cần thiết, đó là một trong
những yếu tố quan trọng quyết định năng suất và chất lượng rừng trồng.
1.1.2. Những nghiên cứu về giống
Giống là một vấn đề quan trọng bậc nhất để nâng cao năng suất rừng
trồng nên nhiều nước trên thế giới đã đi trước chúng ta nhiều năm về vấn đề cải
thiện giống cây rừng và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điển hình như ở
Công Gô, bằng phương pháp lai nhân tạo đã tạo ra giống Bạch đàn lai
(Eucalyptus hybrids) có năng suất đạt 35m3/ha/năm ở giai đoạn tuổi 7. Bằng con
đường chọn lọc nhân tạo, Brazil đã chọn được giống Eucalyptus grandis đạt tới
55m
3/ha/năm sau 7 năm trồng, ở Swaziland cũng đã chọn đựơc giống Pinus
patala sau 15 năm tuổi đạt 19m3/ha/năm (Pandey, 1983) [58]. Ở Zimbabwe
cũng đã chọn được giống E. grandis đạt từ 35-40m3/ha/năm, giống E. urophylla
đạt trung bình tới 55m3/ha/năm, có nơi lên đến 70m3/ha/năm (Campinhos và
Ikenmori, 1988) [46].
1.1.3. Những nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ
Mật độ trồng rừng ban đầu là một trong những biện pháp kỹ thuật lâm
sinh quan trọng có ảnh hưởng khá rõ đến năng suất rừng trồng. Vấn đề này đã có
rất nhiều công trình nghiên cứu với nhiều loài cây khác nhau trên các dạng lập
địa khác nhau, điển hình như: Công trình nghiên cứu của Evans, J.(1992)[49],
tác giả đã bố trí 4 công thức mật độ trồng khác nhau ( 2985 ;1680 ;1075 và 750
cây/ha) cho Bạch đàn E.deglupta ở Papua New Guinea, số liệu thu được sau 5
năm trồng cho thấy đường kính bình quân của các công thức thí nghiệm tăng
theo chiều giảm của mật độ, nhưng tổng tiết diện ngang (G) lại tăng theo chiều
tăng của mật độ, có nghĩa là rừng trồng ở mật độ thấp tuy tăng trưởng về đường
kính cao hơn nhưng trữ lượng gỗ cây đứng của rừng vẫn nhỏ hơn những công
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
thức trồng mật độ cao. Tại Malaysia năm (1995) người ta tiến hành xây dựng
rừng hỗn loài nhiều tầng trên 3 đối tượng: rừng tự nhiên, rừng Keo tai tượng và
rừng Tếch với 23 loài bản địa có giá trị, trồng theo băng có chiều rộng khác
nhau (10m, 20m, 30m, 40m) và phương thức hỗn giao khác nhau. Kết quả cho
thấy khả năng sinh trưởng chiều cao tốt ở băng 10m và 40m.
Như vậy, mật độ trồng ảnh hưởng khá rõ đến năng suất, chất lượng sản
phẩm và chu kỳ kinh doanh, vì thế cần phải căn cứ vào mục tiêu kinh doanh cụ
thể để xác định mật độ trồng cho thích hợp.
1.1.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của bón phân đến sinh trưởng và năng suất
rừng trồng.
Bón phân cho cây trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật thâm canh
nhằm nâng cao năng suất chất lượng rừng trồng đã được nhiều nhà khoa học
trên thế giới quan tâm, điển hình như công trình nghiên cứu của Mello (1976)
[56] ở Brazil cho thấy Bạch đàn (Eucalyptus) sinh trưởng khá tốt ở công thức
không bón phân, nếu bón NPK thì năng suất rừng trồng có thể tăng lên trên
50%. Trong một công trình nghiên cứu khác ở South Africa của Schonau
(1985)[59] về vấn đề phân bón cho bạch đàn Eucalyptus grandis đã cho thấy
công thức bón 150gNPK/gốc với tỷ lệ N :P :K= 3 :2 :1 có thể nâng chiều cao
trung bình của rừng trồng lên gấp 2 lần sau năm thứ nhất.
Đối với Thông P. caribeae ở Colombia, Bolstad và cộng sự (1988)[45]
cũng đã tìm thấy một vài loại phân có phản ứng tích cực mang lại hiệu quả rõ rệt
cho rừng trồng như Potassium, Phosphate, Boron và Magnesium. Khi nghiên
cứu phân bón cho rừng Thông P.caribeae ở CuBa, Herrero và cộng sự (1988)
[52] cũng cho thấy bón Phosphate đã nâng sản lượng từ 56m3 lên 69m3/ha sau
13 năm trồng.
1.1.5. Nghiên cứu về chính sách và thị trường
Hiệu quả của công tác trồng rừng sản xuất trong đó hiệu quả về kinh tế là
chủ yếu. Sản phẩm rừng trồng phải có được thị trường, phục vụ được cả mục
tiêu trước mắt cũng như lâu dài. Đồng thời phương thức canh tác phải phù hợp
với kiến thức bản địa và dễ áp dụng với người dân. Theo nghiên cứu của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Thomas Enters và Patrick B. Durst (2004) [60], để phát triển trồng rừng sản xuất
đạt hiệu quả kinh tế cao, ngoài sự tập trung đầu tư về kinh tế và kỹ thuật còn
phải nghiên cứu những vấn đề có liên quan đến chính sách và thị trường. Nhận
biết được 2 vấn đề then chốt, đóng vai trò quyết định đối với quá trình sản xuất
nên tại các nước phát triển như Mỹ, Canada, Nhật... nghiên cứu kinh tế lâm
nghiệp ở cấp quốc gia hiện nay được tập trung vào thị trường và khả năng cạnh
tranh của sản phẩm. Trên quan điểm “Thị trường là chìa khoá của quá trình sản
xuất”, các nhà kinh tế lâm nghiệp phân tích rằng, chính thị trường sẽ trả lời câu
hỏi sẽ phải sản xuất cái gì và sản xuất cho ai? Khi thị trường có nhu cầu và lợi
ích của người sản xuất được đảm bảo thì sẽ thúc đẩy được sản xuất phát triển tạo
ra sản phẩm hàng hoá.
Dựa trên việc phân tích và đánh giá tình hình thực tế trong những năm
qua Liu Jinlong (2004) [54] đã đưa ra một số công cụ chủ đạo khuyết khích tư
nhân phát triển trồng rừng như:
- Rừng và đất rừng cần được tư nhân hoá.
- Ký hợp đồng hoặc cho tư nhân thuê đất lâm nghiệp của nhà nước.
- Giảm thuế đánh vào các lâm sản.
- Đầu tư tái chính cho tư nhân trồng rừng.
- Phát triển quan hệ hợp tác giữa các công ty với người dân để phát triển
trồng rừng.
Những công cụ mà tác giả đề xuất tương đối toàn diện từ khâu quản lý
chung về vấn đề đất đai, thuế và cả mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người
dân. Có thể nói đây không chỉ là những đòn bẩy thúc đẩy tư nhân tham gia trồng
rừng mà còn gợi ý những định hướng quan trọng cho phát triển rừng trồng sản
xuất tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
Các tác giả trên thế giới cũng quan tâm nhiều đến các hình thức khuyến
khích trồng rừng. Điển hình có những nghiên cứu của Narong Mahanop (2004)
[57] ở Thailand, Ashadi và Nina Mindawati (2004)[44] ở Indonesia... Qua
những nghiên cứu của mình, các tác giả cho biết hiện nay 3 vấn đề được xem là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
quan trọng, khuyến khích người dân tham gia trồng rừng tại các quốc gia Đông
Nam Á chính là:
- Quy định rõ ràng về quyền sử dụng đất.
- Quy định rõ đối tượng hưởng lợi từ trồng rừng.
- Nâng cao hiểu biết và nắm bắt kỹ thuật của người dân.
Đây cũng là những vấn đề mà các nước trong khu vực, trong đó có Việt
Nam đã và đang quan tâm giải quyết để thu hút nhiều thành phần tham gia trồng
rừng sản xuất, đặc biệt là khơi thông nguồn vốn tư nhân, vốn đầu tư trực tiếp từ
nước ngoài cho trồng rừng. Vì vậy, quan điểm chung để phát triển trồng rừng
sản xuất có hiệu quả kinh tế cao là trồng rừng cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến và xuất khẩu với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và đa
dạng hoá các hình thức sở hữu trong mỗi loại hình tổ chức kinh doanh sản xuất
rừng trồng.
Tóm lại : Điểm qua những vấn đề nghiên cứu trên thế giới có liên quan cho thấy
có rất nhiều công trình nghiên cứu khá sâu và công phu. Tuy các công trình
nghiên cứu ở các nước trên thế giới đã giải quyết khá đầy đủ các vấn đề có liên
quan, nhưng hầu hết các công trình được nghiên cứu trong những hoàn cảnh
sinh thái và các điều kiện kinh tế kỹ thuật hết sức khác nhau nên không thể ứng
dụng một cách máy móc vào điều kiện cụ thể của nước ta nói chung cũng như ở
Định Hoá nói riêng.
1.2. Ở Việt Nam
Ngành lâm nghiệp nước ta đã có những đổi mới đáng kể trong những năm
qua. Cùng với những đổi mới về công tác quản lý, các hoạt động nghiên cứu
khoa học về xây dựng và phát triển rừng cũng được quan tâm. Các chương trình
dự án trồng rừng với quy mô lớn được thực hiện trên khắp cả nước với nhiều mô
hình rừng trồng sản xuất được thử nghiệm và phát triển, nhiều biện pháp kỹ
thuật đã được đúc rút và xây dựng quy trình, quy phạm phục vụ đắc lực cho
công tác trồng rừng, trong đó có trồng rừng sản xuất. Có thể kể đến một số công
trình nghiên cứu, đánh giá liên quan tới trồng rừng ở nước ta thuộc các lĩnh vực
sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
1.2.1. Nghiên cứu về lập địa
Vấn đề xác định điều kiện lập địa thích hợp cho các loài cây trồng ở nước
ta trong những năm gần đây đã được chú ý và đã được đề cập đến ở các mức độ
khác nhau, nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự
(1994) [32], khi đánh giá tiềm năng sản xuất đất lâm nghiệp vùng Đông Nam
Bộ, các tác giả căn cứ vào 3 nội dung cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau
là đơn vị sử dụng đất, tiềm năng sản xuất của đất và độ thích hợp của cây trồng.
Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng vùng Đông Nam Bộ có tiềm năng sản xuất
kinh doanh lâm nghiệp khá lớn, diện tích đất thích hợp để phát triển các loài cây
lâm nghiệp chiếm từ 70-80%. Đặc biệt, thích hợp để phát triển các loài cây cung
cấp gỗ công nghiệp như một số loài Bạch đàn (Eucalyptus) và Keo (Acacia).
Ngoài ra, vùng Đông Nam Bộ còn thích hợp để trồng rừng gỗ lớn như Tếch
(Tectona grandis), Sao (Hopea odorata) và Dầu nước (D.alatus). Khi nghiên
cứu tiêu chuẩn phân chia lập địa cho rừng trồng công nghiệp tại một số vùng
sinh thái ở Việt Nam, Ngô Đình Quế và cộng sự (2001) [26] cũng đã nhận định
có 4 yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của rừng trồng công
nghiệp, bao gồm: 1) đá mẹ và các loại đất; 2)độ dày tầng đất và tỷ lệ đá lẫn; 3)
độ dốc; 4)thảm thực vật chỉ thị. Khi nghiên cứu đánh giá đất lâm nghiệp cấp xã
để phục vụ trồng rừng, Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2003) [34] cũng đã xây dựng
được bộ tiêu chí và chỉ tiêu đánh giá gồm 6 tiêu chí và 24 chỉ tiêu về điều kiện
tự nhiên và 5 tiêu chí về điều kiện kinh tế xã hội.
Nghiên cứu trồng rừng Keo lai trên các loại đất khác nhau ở vùng Đông
Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2004)[5]cũng đã chỉ ra rằng mặc dù cũng
đã được áp dụng các biện pháp thâm canh như nhau, nhưng trên đất nâu đỏ Keo
lai sinh trưởng tốt hơn trên đất xám phù sa cổ. Khi đánh giá năng suất rừng
trồng Bạch đàn (E. urophylla) trên 3 loại đất khác nhau ở khu vực Tây Nguyên,
Nguyễn Huy Sơn và cộng sự (2004) [36] cũng có nhận xét tương tự, trên đất
xám granis ở An Khê và K’Bang rừng trồng E urophylla sau 4-5 năm tuổi có
thể đạt từ 20-24m3/ha/năm, nhưng trên đất nâu đỏ phát triển trên đá macma acid
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
ở Mang Yang sau 6 năm tuổi chỉ đạt 12m3/ha/năm, trên đất đỏ bazal thoái hoá ở
Pleiku sau 4 năm tuổi cũng chỉ đạt 11m3/ha/năm.
Như vậy, xác định điều kiện lập địa thích hợp cho trồng rừng nói chung
là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng để nâng cao năng suất rừng
trồng.
1.2.2. Nghiên cứu về giống
Công tác giống cây rừng trong những năm gần đây phục vụ cho sản xuất
trên phạm vi cả nước đã đạt được những kết quả rõ rệt, điển hình là những công
trình trong nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên cứu giống cây rừng thuộc Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Đặc biệt là những công trình nghiên cứu của
các tác giả Lê Đình Khả (1999) [14], Nguyễn Hoàng Nghĩa (2001) [19] đã
nghiên cứu tuyển chọn các dòng Keo lai tự nhiên, Bạch đàn có năng suất cao và
khả năng kháng bệnh. Hơn nữa, đã lai giống nhân tạo thành công cho các loài
Keo và Bạch đàn, kết quả đã chọn tạo ra các dòng lai có khả năng sinh trưởng
gấp từ 1.5-2.5 lần các giống bố mẹ, năng xuất rừng trồng thử nghiệm ở một số
vùng đạt từ 20-30m3/ha/năm, có nơi đạt tới 40m3/ha/năm.
Từ năm 1986 đến nay tập đoàn cây trồng rừng đã phong phú và đa dạng
hơn, phục vụ cho nhiều mục đích kinh doanh khác nhau, đặc biệt là việc nâng
cao chất lượng giống cây bản địa được ưu tiên hàng đầu phục vụ chương trình
327 và 661.
Qua nhiều năm nghiên cứu, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổng
hợp và đề xuất được 100 loài cây bản địa phục vụ các chương trình trồng rừng,
trong đó có nhiều loài đã được đưa và sản xuất đại trà và có quy mô lớn như:
Quế, Mỡ, trẩu, Sở, Thông đuôi ngựa, Samu... nhiều loài khác với quy mô nhỏ
hơn như Lim xẹt, Lát hoa, Giổi xanh, Dó giấy... (Viện KHLN Việt Nam, 2002)
[41].
Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hom cành cây Luồng Thanh Hóa thành
công của Lê Quang Liên (1991) [15] đã nâng cao hệ số nhân giống phục vụ sản
xuất. Đặc biệt, tác giả đã di thực thành công cây Luồng từ Thanh Hóa ra 1 số
tỉnh phía Bắc như: Phú Thọ, Hòa Bình,... đã bổ sung thêm loài cây trồng trong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
cơ cấu các loài cây nguyên liệu giấy phục vụ nhà máy giấy Bãi Bằng, đồng thời
là loài cây xóa đói giảm nghèo cho đồng bào ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
Trong khoảng 10 năm trở lại đây công tác nghiên cứu giống cây rừng ở
nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhiều giống TBKT và giống quốc
gia đã được công nhận, khả năng sinh trưởng của các giống này vượt trội từ 50-
100% về thể tích so với các giống bố mẹ. Đặc biệt, gần đây nhiều tác giả đã đi
sâu chọn giống theo hướng chất lượng. Trên cơ sở các giống có khả năng sinh
trưởng nhanh, các tác giả tiếp tục chọn giống theo hướng kháng bệnh, điển hình
là công trình nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Nghĩa (2000) [18] đã chọn được 2
dòng Bạch đàn là MS16 và MS23 và đã được công nhận là giống TBKT. Song
song với việc chọn giống, các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật nhân giống vô tính nhằm duy trì đặc điểm phẩm chất của cây mẹ đã lựa
chọn phục vụ sản xuất có hiệu quả hơn.
Hiện nay hầu hết các vùng kinh tế trọng điểm đều có vườn ươm công
nghiệp với quy mô sản xuất hàng triệu cây một năm. Những thành công trong
công tác nghiên cứu giống cây rừng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển rừng trồng sản xuất ở nước ta trong những năm qua. Tuy nhiên, những
giống cây mới có năng suất cao chủ yếu được thử nghiệm và phát triển chủ yếu
ở một số tỉnh của các vùng như Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ
và Tây Nguyên. Đối với vùng núi phía Bắc, trong đó có Định Hoá (Thái
Nguyên) mới chỉ được phát triển trong phạm vi hẹp. Vì vậy, đưa nhanh những
giống mới và kỹ thuật nhân giống vô tính vào sản xuất là rất cần thiết nhằm
nâng cao năng suất và hiệu quả công tác trồng rừng, thu hút nhiều thành phần
kinh tế vào xây dựng rừng. Đây cũng là mong muốn và là chủ trương của chính
quyền địa phương các cấp ở Thái Nguyên nói chung và huyện Định Hóa nói
riêng.
1.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của biện pháp làm đất
Trong những năm gần đây, việc áp dụng cơ giới trong trồng rừng, nhất là
trồng rừng công nghiệp đã được các nhà lâm học quan tâm, điển hình là công
trình nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm và cộng sự (2001) [33], thông qua thí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
nghiệm cày ngầm để trồng Bạch đàn uro trên đất thoái hoá ở Phù Ninh (Phú
Thọ), tác giả cho thấy năng suất của rừng Bạch đàn được trồng trên đất cày
ngầm cao hơn nhiều so với nơi làm đất bằng thủ công, sau 8 tuổi ở nơi làm đất
bằng cày ngầm trữ lượng cây đứng của Bạch đàn uro có thể đạt 16m3/ha/năm,
nhưng nơi làm đất bằng thủ công chỉ đạt 5m3/ha/năm. Ngược lại, trên đất dốc
chưa bị thoái hoá ở Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự (2005) [6] đã
thử nghiệm 2 phương pháp làm đất thủ công và cơ giới để trồng rừng Keo lai,
kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của Keo lai ở phương pháp làm đất thủ
công lại tốt hơn phương pháp làm đất cơ giới, sau 3 năm tuổi ở công thức làm
đất cơ giới chỉ đạt từ 8,74-8,87cm về đường kính và 9,82-9,92m về chiều cao,
nhưng ở công thức làm đất thủ công lại đạt với các trị số tương ứng là 9,40-
10,38cm và 11,33-11,71m. Tác giả có nhận xét rằng trên đất dốc còn tơi xốp, sử
dụng cơ giới để xử lý thực bì, san ủi gốc cây và cày toàn diện sẽ làm cho đất bị
xói mòn, rửa trôi và thúc đẩy quá trình thoái hoá nhanh hơn. Vì vậy, phải tuỳ
thuộc vào điều kiện đất đai và địa hình để xác định phương pháp làm đất thích
hợp.
1.2.4. Nghiên cứu ảnh của phân bón đến năng suất rừng trồng
Bón phân cho cây rừng cũng là một trong những biện pháp thâm canh ở
nước ta đã được áp dụng trong khoảng 10-15 năm trở lại đây, bón phân nhằm bổ
sung dinh dưỡng cho đất và hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng nhanh trong giai
đoạn đầu. Đặc biệt, bón phân chuồng không những cải thiện được hoá tính mà
còn cải thiện được lý tính của đất, nổi bật là công trình bón phân cho Keo lai ở
Cẩm Quỳ (Ba vì-Hà Tây cũ) của Lê Đình Khả và cộng sự (1999) [14]. Ngày nay
do nguồn phân hữu cơ có hạn, để bón cho rừng trồng thông thường là các loại
phân khoáng tổng hợp như NPK, supe lân hoặc phân vi sinh hữu cơ... và thường
được dùng để bón lót và bón thúc cho rừng trồng trong từ 1-2năm đầu, có thể
điểm qua một số công trình nổi bật nhất trong thời gian gần đây như công trình
nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (2001) [33], tác giả đã bố trí 14 công thức phân
khác nhau cho Keo lai trồng trên đất phù sa cổ ở Đông Nam Bộ, sau 2 năm tuổi
kết quả cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt nhất ở những công thức bón từ 150-
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
200gNPK kết hợp với 100g phân vi sinh, trữ lượng cây đứng có thể đạt tới
26m
3
/ha/năm. Tiếp theo là công trình nghiên cứu của Nguyễn Đình Hải (2003)
[8] đã bố trí 8 công thức thí nghiệm bón lót khác nhau cho 3 giống Thông
Caribeae (P. caribaea var bahamensis -1167; P.caribaea var hondurensis-1160
Và P. caribaea var hondurensis - giống Đại Lải) trên đất nghèo xấu ở Cẩm Quỳ
(Ba Vì-Hà Tây cũ), kết quả thí nghiệm cho thấy sau từ 14-36 tháng tuổi cả 3
giống Thông trên đều sinh trưởng tốt ở công thức bón phân 200gP2O5/gốc. Trên
đất phèn chua ở Thạnh Hoá (Long An) Phạm Thế Dũng (2003) [3], cũng đã thử
nghiệm các công thức bón lót khác nhau cho các loài Bạch đàn E. camaldulensis
và E. tereticornis, kết quả cho thấy phân bón có ảnh hưởng khá rõ rệt đến sinh
trưởng của cả 2 loài Bạch đàn nói trên, đặc biệt ở công thức bón phân từ 50-
100gNPK kết hợp với 50-100gP/gốc đã làm tăng lượng sinh trưởng về chiều cao
từ 31-36% so với đối chứng ở giai đoạn 3,5 tuổi. Trong một thí nghiệm khác với
Keo lai trồng trên đất feralit vàng xám ở Tân Lập (Bình Phước), Phạm Thế
Dũng (2004) [4] cũng đã cho thấy Keo lai sinh trưởng tốt ở công thức bón lót
gồm 100g NPK kết hợp với 500g vi sinh Sông Gianh/Gốc.
Khảo sát 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Bạch đàn uro từ 1,5-5 tuổi trên 6
địa điểm khác nhau, Nguyễn Đức Minh và cộng sự (2004) [16] đã chỉ ra rằng
hiệu lực của phân NPK bao giờ cũng cao hơn phân vi sinh hữu cơ hoặc supe lân
bón riêng rẽ, bón 300gNPK/gốc có hiệu lực cao hơn bón 200gNPK/gốc và
100gNPK/gốc. Tương tự như vậy, khảo sát 14 ô tiêu chuẩn của rừng trồng Keo
lai từ 1,5-5,5 năm tuổi ở 5 tỉnh khác nhau, tác giả cho thấy rừng trồng Keo lai
đựơc bón lót 100gNPK/gốc và bón thúc 100gNPK/gốc vào năm thứ 2 cho lượng
tăng trưởng cao hơn rừng chỉ bón lót.
Ngô Đình Quế và cộng sự (2004) [27] đã tập hợp các công trình nghiên
cứu trước đây và nghiên cứu bổ xung đã xây dựng được quy phạm kỹ thuật bón
phân cho 4 loài cây chủ yếu là Keo lai, Bạch đàn uro, Thông nhựa và Dầu nước.
Ngoài ra, Lê Quốc Huy (2002) [13] cũng đã nghiên cứu hoàn thiện công nghệ
chế biến chế phẩm Rhizobium cho Keo lai, Keo tai tượng trong vườn ươm và
rừng non nhằm nâng cao chất lượng cây con và năng suất rừng trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Gần đây nhất là công trình “Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ
để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn Huy Sơn (2006) [37] đã
xây dựng thí nghiệm trồng rừng thâm canh Keo lai ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên
trong đó có thí nghiệm bón lót và bón thúc năm thứ 2 gồm: 100g NPK(5:10:3) +
400g VS+50g vôi bột/gốc, dự đoán sau 7-8 năm có thể đạt từ 25-30m3/ha/năm.
Cũng ở Đồng Hỷ - Thái Nguyên với một số loài Bạch đàn bón: 200g
NPK(5:10:3) + 100VS + 50g vôi bột/hố, dự đoán sau 7-8 năm tuổi có thể đạt 25-
30m
3
/ha/năm.
Như vậy, bón phân cho rừng trồng là một trong những biện pháp kỹ thuật
thâm canh đã được tập trung nghiên cứu nhiều, hầu hết các tác giả đều thống
nhất rằng phân bón có ảnh hưởng khá rõ rệt đến khả năng sinh trưởng của các
loài cây trồng, nhất là các loài cây trồng rừng nguyên liệu công nghiệp. Tuy
nhiên, mỗi loài cây trên mỗi dạng lập địa có nhu cầu phân bón khác nhau.
1.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ đến năng suất rừng trồng
Mật độ là một trong những yếu tố quyết định năng suất của rừng trồng,
Mật độ quá cao sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, nhưng mật độ thấp
sẽ lãng phí đất, phải tốn công chăm sóc và diệt cỏ dại. Hơn nữa, mật độ thấp
cành nhánh phát triển mạnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng gỗ nguyên liệu. Mật
độ trồng ban đầu như thế nào thì có hiệu quả nhất? Vấn đề này phải căn cứ vào
mục đích trồng rừng, đồng thời tuỳ thuộc vào lập địa nơi gây trồng. Tuy nhiên,
vấn đề này ở trong nước vẫn còn ít các công trình nghiên cứu, theo kinh nghiệm
ở một số công ty trồng rừng nguyên liệu hiện nay thường trồng từ 1660-2500
cây/ha đối với các loài cây mọc nhanh và trung bình, mật độ này đã phải là tối
ưu chưa? Câu hỏi này vẫn chưa có câu trả lời một cách có khoa học. Khi đánh
giá rừng trồng Keo lai ở vùng Đông Nam Bộ, Phạm Thế Dũng và cộng sự
(2004) [5] đã khảo sát trên 4 mô hình có mật độ trồng ban đầu khác nhau là:
952; 1111; 1142 và 1666 cây/ha, kết quả phân tích cho thấy sau 3 năm trồng
năng suất cao nhất ở rừng có mật độ 1666cây/ha (21m3/ha/năm), năng suất thấp
nhất ở rừng có mật độ 952cây/ha (9,7m3/ha/năm). Tác giả cho rằng đối với Keo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
lai ở vùng Đông Nam Bộ nên trồng mật độ từ 1111-1666cây/ha là thích hợp
nhất.
Quy trình kỹ thuật trồng rừng thâm canh cung cấp nguyên liệu giấy ở các
tỉnh miền núi phía Bắc đã quy định cho một số loài Thông, Keo lá to và Bồ Đề
mật độ trồng từ 1200-1500cây/ha, Bạch đàn là 1000cây/ha, quy trình trồng rừng
thâm canh Bạch đàn E. urophylla cũng quy định mật độ trồng từ 1110-
1660cây/ha. Quy phạm kỹ thuật trồng rừng Tếch quy định trồng thuần loài từ
200-2500cây/ha, trồng xen có thể trồng từ 1000-1250cây/ha (Vụ
KHCN&CLSP) (2001) [43]. Tuy các quy trình quy phạm trên đây đã quy định
các loại mật độ cụ thể cho một số loại rừng trồng thâm canh, nhưng cũng chỉ
mang tính chất tạm thời, nó còn phụ thuộc rất nhiều vào từng loại đất và từng
loại giống mới đã được cải thiện và bổ sung,...
Để xác định mật độ trồng thích hợp trên loại đất Feralit phát triển trên
phiến thạch sét ở khu vực Bắc Trung Bộ là công trình “Nghiên cứu các giải pháp
khoa học công nghệ để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu” của Nguyễn
Huy Sơn (2006) [37] đã bố trí thí nghiệm 3 loại mật độ: 1330cây/ha (3x2,5m);
1660cây/ha (3x2m) và 2500cây/ha (2x2m), giống hỗn hợp của các dòng Keo lai
BV5; BV10 và BV33, nhân giống bằng phương pháp giâm hom. Qua thống kê
sau 1 năm trồng tỷ lệ sống khá cao, đạt từ 98% - 100%, sau 2 năm tỷ lệ sống ở
các công thức thí nghiệm đều giảm những vẫn đạt từ 91,67%- 93,52%. Số liệu
sinh truởng và kết quả phân tích phương sai cho thấy sau 1 năm mật độ trồng đã
bắt đầu có ảnh hưởng rõ đến khả năng sinh trưởng cả về đường kính, chiều cao
và đường kính tán của Keo lai (Ftt>F05), sau 2 năm tuổi sự ảnh hưởng này càng
thể hiện rõ hơn (Ftt>F05), tốt nhất thuộc về mật độ 1330cây/ha, tiếp theo ở mật
độ 1660cây/ha và kém nhất ở mật độ 2500cây/ha. Cũng nghiên cứu vê mật độ
trồng rừng với mục tiêu nguyên liệu dăm giấy, Nguyễn Huy Sơn (2006) [37] đã
bố trí thí nghiệm mật độ trên đất phù sa cổ tại Đồng Nơ (Bình Phước) gồm 3
công thức: 1100cây/ha (3x3m), 1660cây/ha (3x2m), 2220cây/ha (3x1,5m), cây
con được nhân giống bằng phương pháp giâm hom hỗn hợp của các dòng TB03
và TB12 với tỷ lệ 1:1:1:1. Xử lý thực bì và làm đất băng phương pháp cơ giới,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
cày toàn diện sâu 25cm, cày rạch hàng sâu 40cm, bón lót đồng nhất 200g
NPK+100g vi sinh. Sau 24 tháng tuổi tỷ lệ sống giữa các công thức mật độ biến
động từ 86,46-97,90%. Cao nhất ở mật độ 1100cây/ha và giảm dần theo chiều
tăng của mật độ, thấp nhất ở mật độ 2220cây/ha. Khả năng sinh trưởng đường
kính và chiều cao giữa các công thức mật độ sau 24 tháng tuổi đã khác nhau rõ
rệt (Ft>F05), cao nhất ở mật độ 1100cây/ha với đường kính đạt 7,72cm, chiều
cao 8,79m, tiếp theo là mật độ 1660cây/ha có các trị số tương ứng là 6,46cm và
7,40m, thấp nhất là mật độ 2220cây/ha có các trị số tương ứng là 5,58cm và
7,12m. Như vậy, mật độ có ảnh hưởng khá rõ đến khả năng sinh trưởng và năng
suất rừng trồng.
1.2.6. Nghiên cứu về chính sách, kinh tế và thị trường
Cùng với đổi mới chiến lược phát triển lâm nghiệp, chính phủ đã ban
hành hàng loạt cách chính sách về quản lý rừng như Luật đất đai, Luật bảo vệ
và Phát triển rừng, các nghị định 01/CP [20], 163CP [22] về giao đất và cho
thuê đất lâm nghiệp; các chính sách về đầu tư tín dụng như luật khuyến khích
đầu tư trong nước, nghị định 43/1999/NĐ-CP, nghị định 50/1999/NĐ-CP, tín
dụng ưu đãi, tín dụng thương mại, chính sách thuế, chính sách hưởng lợi.... các
chính sách trên đã có tác động mạnh tới phát triển sản xuất lâm nghiệp, đặc biệt
là trồng rừng sản xuất.
Nhìn chung những nghiên cứu về chính sách phát triển rừng trồng sản
xuất ở Việt Nam trong thời gian gần đây đã được quan tâm nhiều hơn, song
cũng mới chỉ quan tâm tập trung vào một số vấn đề như: phân tích và đánh giá
hiệu quả kinh tế của cây trồng, sử dụng đất lâm nghiệp và một số nghiên cứu
nhỏ về thị trường. Có thể kể đến một số nghiên cứu điển hình của các tác giả sau
đây:
Đánh giá hiệu quả giao đất giao rừng ở Thanh Hoá, Võ Nguyên Huân
(1997) [12] đã xác định được các loại hình sản xuất và đưa ra các giải pháp
nhằm phát huy nội lực của chủ rừng trong sử dụng và quản lý rừng bền vững.
Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra những khó khăn và hạn chế của chính sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
giao đất khoán rừng đồng thời đề xuất các khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
giao đất và khoán bảo vệ rừng.
Nghiên cứu rà soát các chính sách liên quan đến rừng như chính sách về
đất đai, đầu tư tín dụng. Phạm Xuân Phương (2003) [23] cũng đã chỉ rõ các chủ
trương và chính sách là rất kịp thời và có ý nghĩa, nhưng trong quá trình triển
khai còn nhiều bất cập. Tác giả cũng định hướng hoàn thiện các chính sách để
có quy hoạch tổng thể cho vùng trồng rừng nguyên liệu, chủ rừng có thể vay vốn
trồng rừng đảm bảo có lợi nhuận, đảm bảo rừng được trồng với tập đoàn giống
tốt.
Đánh giá thực trạng trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến
gỗ và lâm sản trong thời gian qua Nguyễn xuân Quát và cộng sự (2003) [24] đã
nêu ra được những khó khăn, thuận lợi của công tác trồng rừng phục vụ công
nghiệp chế biến gỗ và lâm sản.
Thị trường lâm sản cũng được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu vì đây là
vấn đề có quan hệ mật thiết với sản phẩm trồng rừng, có thể điểm qua một số
công trình nghiên cứu như sau:
Trong nghiên cứu về thị trường lâm sản rừng trồng miền núi phía Bắc, Võ
Đại Hải (2004; 2005a, 2005b) [9; 10; 11] đã chỉ ra rằng, để phát triển thị trường
lâm sản rừng trồng cần phát triển công nghệ chế biến lâm sản cũng như hình
thành được những phương thức kinh doanh liên kết giữa người dân và các xí
nghiệp lâm nghiệp.
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả kinh tế của rừng trồng thâm canh Keo lai
của Đoàn Hoài Nam (2006) [17] ở một số vùng sản xuất kinh tế lâm nghiệp như
Bình Dương, Quảng Trị, Gia Lai, Thái Nguyên, kết quả cho thấy tỷ xuất thu hồi
vốn nội bộ IRR nằm trong khoảng từ 2,56- 3,23%, như vậy IRR tính toán được
ở các tỉnh lớn hơn 3 lần lãi suất vay đầu tư ưu đãi (5,4%), như vậy, việc kinh
doanh rừng trồng Keo lai ở địa bàn nghiên cứu là có lãi.
1.3. Đánh giá chung.
Điểm qua các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến
vấn đề nghiên cứu có thể rút ra được một số nhận xét sau đây:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Các công trình nghiên cứu trên thế giới được triển khai tương đối toàn
diện và có quy mô lớn trên tất cả các lĩnh vực từ khâu kỹ thuật cho tới kinh tế-
chính sách, nhiều nghiên cứu về chọn tạo giống, kỹ thuật trồng, sinh trưởng và
sản lượng rừng đã được tiến hành đồng bộ tạo cơ sở khoa học cho phát triển
trồng rừng sản xuất ở các nước, đặc biệt với quy mô công nghiệp, góp phần ổn
định sản xuất, nâng cao đời sống người dân và phát triển kinh tế xã hội từ nhiều
năm nay.
Ở nước ta nghiên cứu phát triển trồng rừng sản xuất mới được thực sự
quan tâm trong khoảng 10 năm gần đây, nhất là từ khi chúng ta thực hiện chủ
trương đóng cửa rừng tự nhiên, phát triển các nhà máy giấy và các khu công
nghiệp lớn. Các công trình nghiên cứu trong các năm qua cũng đã khá toàn diện
về các lĩnh vực, từ nghiên cứu chọn, tạo giống cho tới các biện pháp kỹ thuật
gây trồng, chính sách và thị trường nhằm thúc đẩy sự phát triển rừng trồng sản
xuất. Đặc biệt, chương trình 327 triển khai từ đầu thập niên 90 của thế kỷ trước
cho đến chương trình 5 triệu ha rừng. Hơn nữa, do nhu cầu sản xuất phát triển
rừng kinh tế, thời gian vừa qua Chính phủ đã chỉ đạo Bộ NN và PTNT tiến hành
rà soát 3 loại rừng, chuyển đổi một số diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng sang
rừng sản xuất. Tuy nhiên, để có cơ sở phát triển rừng sản xuất trong thời gian
tới, các địa phương cần phải đánh giá thực trạng rừng trồng sản xuất của địa
phương làm cơ sở định hướng phát triển có hiệu quả hơn. Vì vậy, việc “Nghiên
cứu thực trạng rừng trồng sản xuất tại Huyện Định Hóa-Thái Nguyên và đề
xuất các giải pháp phát triển" nhằm góp phần làm cơ sở định hướng và thúc
đẩy trồng rừng sản xuất phát triển trên địa bàn huyện Định Hóa nói riêng và tỉnh
Thái Nguyên nói chung có hiệu quả hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Chƣơng 2
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI
HUYỆN ĐỊNH HOÁ
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
Định Hoá là một huyện Miền núi của tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố
Thái Nguyên 50 km về phía Tây - Bắc.Toạ độ địa lý từ 24005' đến 24040' độ vĩ
Bắc và từ 185005' đến 185080' độ kinh Đông. Phía Bắc giáp huyện Chợ Đồn
(tỉnh Bắc Kạn); phía Đông giáp huyện Chợ Mới (tỉnh Bắc Kạn); phía Nam giáp
huyện Phú Lương và huyện Đại Từ; phía Tây giáp huyện Yên Sơn và huyện Sơn
Dương (tỉnh Tuyên Quang).
2.1.2. Khí hậu, thuỷ văn
Khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: mùa
mưa và mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau. Số ngày mưa trung bình hàng năm là 137 ngày, lượng
mưa trung bình 1.700mm/năm, chủ yếu tập trung trong khoảng thời gian từ
tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Tất cả sông suối ở huyện đều có chế độ lũ vào
mùa hè, trong đó lũ tập trung vào tháng 7 và tháng 8. Lưu lượng dòng chảy cao
nhất đạt được vào khoảng tháng 7 và tháng 8, nhỏ nhất vào tháng 3. Tại các
vùng núi thấp, modul dòng chảy là 20 - 30 lít/s.
Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,50C, nhiệt độ cao tuyệt đối
39,5
0C (tháng 6), và thấp tuyệt đối 30C (tháng 01). Mùa khô thường có sương
muối và rét đậm kéo dài, đặc biệt là từ tháng 11 năm trước đến tháng 01 năm
sau, gây ảnh hưởng xấu đến cây trồng và vật nuôi. Nhìn chung, chế độ nhiệt
thích hợp với các loại cây lâm nghiệp như: Keo lai, Mỡ, Trám,…
Độ ẩm tương đối cao trung bình 80,7%, số giờ nắng trong năm trung bình
1.360 giờ, lượng nước bốc hơi hàng năm khoảng 980mm.
Huyện Định Hóa nằm trong vùng có chế độ gió mùa, mùa hè có gió đông
và mùa đông có gió bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 1,8m/s, trong các tháng
mùa mưa thường có gió mạnh, gió giật.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
2.1.3. Đặc điểm địa hình
Địa hình của huyện Định Hoá khá phức tạp, phân làm hai vùng: phía Bắc
thuộc vùng núi cao, các dãy núi chạy từ Tây Bắc xuống Đông Nam, có độ dốc
khá lớn, trong đó dãy núi đá vôi có độ cao từ 200 - 400m so với mặt nước biển,
ruộng đất ít; phía Nam là vùng núi thấp, có độ cao từ 50- 200m, độ dốc nhỏ hơn,
còn nhiều rừng tự nhiên và những cánh đồng rộng, đất đai phì nhiêu.
Vùng núi cao gồm các xã: Linh Thông, Quy Kỳ, Lam Vỹ, Tân Thịnh và Bảo
Linh.
Vùng núi thấp gồm các xã: Tân Dương, Đồng Thịnh, Định Biên, Trung
Hội, Phượng Tiến, Bảo Cường, Phú Tiến, Bộc Nhiêu, Trung Lương, Bình Yên,
Sơn Phú, Bình Thành, Điềm Mặc, Phú Đình, Thanh Định, Kim Sơn, Kim
Phượng, Phúc Chu và thị trấn Chợ Chu.
Sông, suối ở huyện Định Hoá có nhiều nhưng nhỏ, không có giá trị giao thông
đường thuỷ, song được phân bổ đều trên địa bàn nên đã đóng vai trò quan trọng
trong việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Tài nguyên đất đai
Tổng diện tích tự nhiên: 52.272ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp có
10.404,54ha; đất lâm nghiệp có 30.230,93ha, đất phi nông nghiệp có 2.758,1ha,
đất chưa sử dụng là 8.878,66ha.
Dựa trên cơ sở tài nguyên đất và bản đồ thổ nhưỡng, huyện Định Hoá có
6 nhóm đất với 11 loại đất chính như sau:
- Nhóm đất: nhóm đất phù sa (Fluvisols), nhóm đất dốc tụ (Gleysois),
nhóm đất đen và nâu thẫm (Luvisois), nhóm đất vàng xám (Acrisols), nhóm đất
đỏ và nâu vàng (Ferralsols) và nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).
- Loại đất: có 11 loại đất:
+ Đất phù sa không được bồi: phân bố dọc theo các triền sông, tập trung ở các
xã: Lam vỹ, Kim Phượng, Tân Dương, thị trấn Chợ Chu, Đồng Thịnh, Bảo
Cường. Đây là loại đất tốt, thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp và cây màu ngắn
ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
+ Đất phù sa ngòi suối: phân bố dọc theo triền suối, là loại đất tốt, có
thành phần cơ giới nhẹ, có phản ứng chua đến ít chua, hàm lượng mùn từ trung
bình đến nghèo, rất thích hợp với việc trồng các giống lúa mới và rau màu, phân
bố tập trung ở các xã: Lam Vỹ, Phúc Chu, Kim Sơn, Điềm Mặc, Phú Tiến, Sơn
Phú, Phú Đình, Bình Thành.
+ Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: chủ yếu dọc theo các khe suối và
các thung lũng đá vôi, có độ phì tương đối khá, có phản ứng chua. Hiện nay
phần lớn diện tích này đã được sử dụng trồng cây công nghiệp, phân bố ở hầu
hết các xã.
+ Đất nâu đỏ trên đá macma trung tính và bazơ: là loại đất khá tốt, giàu
dinh dưỡng, kết cấu xốp, thành phần cơ giới nặng, ít chua. Đất rất thích hợp cho
trồng cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả, ở những nơi độ dốc lớn thích hợp
với việc trồng cây đặc sản (Trám, Quế). Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu
ở các xã: Linh Thông, Lam Vỹ, Bảo Linh, Trung Hội, Sơn Phú, Bình Thành.
+ Đất đỏ vàng trên đá biến chất: có cấu trúc tơi, xốp, thành phần cơ giới
thịt nặng đến sét, có tính chua. Hiện nay đất này chủ yếu được trồng rừng, phân
bố ở các xã: Quy Kỳ, Tân Thịnh, Tân Dương, Phượng Tiến, Bộc Nhiêu.
+ Đất đỏ vàng trên đá phiến thạch: kém tơi xốp, tính chua, có thành phần
cơ giới từ trung bình đến thịt nặng. Hiện nay đất này chủ yếu là trồng rừng, phân
bố ở hầu hết các xã.
+ Đất vàng đỏ trên đá macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua, thành
phần cơ giới thịt nặng đến sét, thích hợp với nhiều loại cây khác nhau như: Keo,
Tre Luồng, Trám... Hiện trạng chủ yếu là rừng, phân bố ở hầu hết các xã.
+ Đất vàng nhạt trên đá cát: có thành phần cơ giới từ cát pha đến thịt nhẹ,
đất cứng chặt, không có kết cấu, giữ ẩm kém, nghèo dinh dưỡng. Hiện trạng chủ
yếu là rừng cây bụi và rừng tái sinh, phân bố tập trung ở các xã: Bảo Linh,
Thanh Định, Định Biên, Bình Thành.
+ Đất nâu vàng trên phù sa cổ: thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến trung
bình,có phản ứng chua, nghèo dinh dưỡng, thích hợp trồng các loại cây lâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
nghiệp và công nghiệp ngắn ngày, cây đậu, đỗ, loại đất này phân bố rải rác ở các
xã.
+ Đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit: có cấu trúc tơi xốp, tính chua,
hàm lượng dinh dưỡng khá, phân bố tập trung ở xã Phú Đình.
+ Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: có hàm lượng dinh dưỡng khá, hiện
đang sử dụng trồng lúa, phân bố ở các xã: Bình Yên, Thanh Định, Sơn Phú, Phú
Đình, Bình Thành.
Tóm lại, tài nguyên đất đai của huyện Định Hoá tương đối phong phú và đa
dạng về loại hình thổ nhưỡng, do đó cho phép phát triển đa dạng về chủng loại
cây trồng. Hạn chế chủ yếu của đất đai là độ dốc cao trên 25% chiếm khoảng
40%, diện tích đất bị rửa trôi, xói mòn, tầng đất mỏng, đất chua, nghèo lân,
kali... khá lớn, chiếm khoảng 65% tổng diện tích đất.
Với đặc điểm trên, trong quá trình khai thác sử dụng đất vào sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp cần phải tận dụng triệt để các diện tích đất thích hợp, tăng
cường các biện pháp nâng cao độ phì nhiêu của đất bằng các biện pháp kỹ thuật
tổng hợp, tăng cường các biện pháp kỹ thuật để xây dựng rừng có hiệu quả kinh
tế hơn.
2.1.5. Hiện trạng đất đai và tài nguyên Rừng
2.1.5.1. Hiện trạng đất đai
Tổng diện tích đất tự nhiên toàn huyện là 52.272,23ha, trong đó điện tích
đất Lâm Nghiệp 31.288,00 ha, chiếm 59,9 % diện tích đất tự nhiên .Trong tổng
số 24.791,9ha đất có rừng thì diện tích rừng tự nhiên là 17.150,1ha (chiếm 69,1
% diện tích đất có rừng) và diện tích rừng trồng là 7.641,8 ha (chiếm 30,8 diện
tích đất có rừng). Diện tích đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là
6.491,6ha. Qua đây chúng ta có thể thấy mảng rừng sản xuất ở Định Hóa cũng
khá phát triển, Diện tích đất trống còn nhiều và đây cũng là cơ hội và tiềm năng
cho phát triển rừng, trong đó có rừng trồng sản xuất.
2.1.5.2. Thực vật rừng
- Rừng tự nhiên:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Tổ thành loài khá phong phú với trên 50 loài cây gỗ . Tuy nhiên, do khai
thác quá mức và không hợp lý trong nhiều thập kỷ qua nên hiện nay chỉ còn tập
trung chủ yếu trong các khu rừng phòng hộ ở xã Quy Kỳ, Rừng đặc dụng ở xã
Bảo Linh và xã Phú Đình.
- Rừng trồng
Các loài cây trồng rừng chủ yếu là những loài cây nhập nội, sinh trưởng
nhanh, cung cấp gỗ nguyên liệu giấy, trụ mỏ hoặc làm ván ghép thanh như: Các
loài Keo, Bạc đàn… và một số loài cây bản địa như Kháo, Muồng đen, Lát hoa,
Mỡ…
2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
2.2.1. Dân số và lao động
Huyện Định Hoá có 23 đơn vị hành chính cấp xã và 01 thị trấn, trong đó
có 3 xã vùng cao, 2 xã miền núi khu vực III. Cộng đồng dân tộc sinh sống tại
huyện Định Hoá gồm có 8 dân tộc, trong đó chủ yếu là các dân tộc Kinh, Tày,
Nùng. Hệ thống giáo dục từ Mầm non đến Trung học phổ thông được quan tâm,
toàn huyện đã hoàn thành phổ cập giáo dục Tiểu học và xoá mù chữ năm 1995.
Tuy nhiên, lực lượng lao động được đào tạo chuyên nghiệp có tỷ lệ còn hạn chế,
điều này có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của huyện.
Tại thời điểm năm 2006, dân số huyện Định Hoá là 89.644 người, mật độ
dân số trung bình 171 người/km2. Tổng số hộ toàn huyện là 22.077 hộ. Bình
quân mỗi hộ có 4,06 nhân khẩu.
Khu vực nông thôn có 20.371 hộ với 83.574 nhân khẩu, chiếm 92,3%
tổng số hộ và 93,2% nhân khẩu toàn huyện. Tổng số lao động trong nông thôn
toàn huyện là 46.555 lao động, chiếm 55,7% dân số nông thôn và 93,1% tổng số
lao động toàn huyện, đây là một tỷ lệ rất cao. Số lao động nông nghiệp là 45.255
lao động, chiếm 90,5% tổng số lao động toàn huyện. Số lao động trong ngành
công nghiệp chỉ chiếm 3% và ngành dịch vụ là 6,5%. Điều đó cho thấy số lao
động trong nông thôn có sự chênh lệch lớn giữa ngành nông nghiệp với các
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
ngành khác, thể hiện tính thiếu hiệu quả trong cơ cấu lao động toàn huyện nói
chung và trong nông thôn nói riêng.
Bảng 2.1. Nhân khẩu và lao động của huyện Định Hóa năm 2006
Chỉ tiêu Số hộ Nhân khẩu Lao động
Số lượng
(Hộ)
Cơ cấu
(%)
Số Lượng
(Khẩu)
Cơ cấu
(%)
Số
Lượng
(L.Đ)
Cơ cấu
(%)
Toàn huyện 22.077 100,0 89.644 100,0 50.005 100,0
1. Chia theo khu
vực:
- Khu vực Thị trấn 1.706 7,7 6.070 6,8 3.450 6,9
- Nông thôn 20.371 92,3 83.574 93,2 46.555 93,1
2. Chia theo ngành:
- Nông, lâm nghiệp,
thuỷ sản
19.648 89,0 79.783 89,0 45.255 90,5
- Công nghiệp, xây
dựng
662 3,0 2.689 3,0 1.500 3,0
-Thương nghiệp,
dịch vụ
1.767 8,0 7.172 8,0 3.250 6,5
2.2.2. Cơ cấu tổ chức ngành Lâm nghiệp của huyện Định Hóa
Gồm 01 Ban quản lý rừng phòng hộ Định Hóa, Lâm trường Định Hóa và
các cơ quan quản lý Nhà nước và hành chính sự nghiệp khác có liên quan đến
phát triển lâm nghiệp của huyện gồm Hạt kiểm lâm huyện, Phòng Nông nghiệp
huyện, Trạm khuyến nông huyện.
2.2.3. Giao thông và cơ sở hạ tầng
Trong những năm gần đây, hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện đang được
từng bước phát triển mạnh mẽ.
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm có tỉnh lộ 254, 264, các
đường giao thông liên xã với 80% được giải nhựa , đường ôtô đã vươn được tới
trung tâm của toàn bộ 24/24 xã, thị trấn. Các tuyến đường liên thôn, đường nội
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
thị đang dần được hoàn chỉnh. Đây cũng là một yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh
công tác thông tin tuyên truyền, học tập và trao đổi kinh nghiệm sản xuất trong
nhân dân cũng như mở rộng thị trường nông lâm sản trong và ngoài huyện.
Hệ thống điện lưới quốc gia có mặt ở toàn bộ 24/24 xã, thị trấn, hiện toàn
huyện có 89% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, một thế mạnh có thể khai
thác phục vụ tưới tiêu và sản xuất nông, lâm nghiệp.
2.2.4. Văn hóa – giáo dục
Hiện nay, 100% số xã ở Định Hóa đã có trường học kiên cố, mạng lưới y
tế trong huyện có trung tâm y tế và các trạm y tế ở 24/24 xã, thị trấn .
2.2.5. Thu nhập và đời sống
Tổng sản lượng lương thực năm 2006 quy ra thóc toàn huyện đạt 24.854
tấn, sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2000 là 155,5kg nhưng năm
2004 tăng lên 228kg/người. Toàn huyện vẫn còn trên 1000 hộ nghèo, chiếm
khoảng 8%.
* Nhận xét và đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - Xã hội khu
vực nghiên cứu:
- Những yếu tố thuận lợi:
+ Trong cách mạng và kháng chiến, Định Hoá là một trong những trung
tâm của khu giải phóng Việt bắc và là ATK- Thủ đô kháng chiến của cả nước.
Những năm trở lại đây, huyện được sự quan tâm của Trung ương và tỉnh Thái
Nguyên bằng các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, nhất là các dự
án trồng rừng.
+ Định Hoá có nhiều di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến, có môi
trường trong lành, hệ sinh thái đa dạng, có nhiều cảnh đẹp như thác Khuôn Lát,
Hồ Bảo Linh, Chùa Hang... Nhân dân Định Hoá còn giữ được nhiều nét tinh hoa
của văn hoá truyền thống các dân tộc. Nếu có sự đầu tư tập trung, có trọng tâm,
trọng điểm và bảo vệ rừng đặc dụng tốt thì sẽ phát huy được tiềm năng du lịch
tham quan di tích và du lịch sinh thái.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
+ Định Hóa là một huyện có tiềm năng về sản xuất lâm nghiệp. Điều kiện
khí hậu, đất đai và địa hình rất thuận lợi cho sự phát triển của nhiều loại cây
trồng, nhất là cây ăn quả và cây lâm nghiệp.
+ Có lực lượng lao động dồi dào và chưa được sử dụng hết, có truyền
thống sản xuất nông lâm nghiệp lâu đời.
+ Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp đã và đang được củng cố, kiện toàn.
Ban quản lý rừng phòng hộ đã có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tổ chức sản
xuất lâm nghiệp trên địa bàn.
+ Tiếp cận với khoa học kỹ thuật: được hỗ trợ kinh nghiệm từ các dự án
đầu tư phát triển lâm nghiệp như : PAM, dự án 327; dự án 661. Dự án trồng
rừng theo vốn vay ưu đãi.
+ Diện tích đất chưa có rừng còn nhiều, có tiềm năng phát triển nông lâm
nghiệp nhất là trồng rừng sản xuất.
- Những yếu tố hạn chế:
+ Mặc dù diện tích rừng trồng sản xuất của huyện Định Hóa khá lớn
nhưng chủ yếu mới được phát triển trong những năm gần đây nên loài cây, mô
hình rừng trồng,… đang trong quá trình thử nghiệm và xây dựng. Diện tích rừng
đến tuổi khai thác rất ít nên vấn đề chế biến gỗ chưa phát triển.
+ Trong những năm gần đây, kinh tế của huyện Định Hóa khá phát triển
phần lớn là nhờ cây lương thực và cây ăn quả, hiện tượng khai thác chế biến lâm
sản đã giảm đáng kể nhưng sự chú ý vào hoạt động trồng rừng sản xuất chưa
cao.
+ Đời sống một bộ phận người dân còn nghèo (Toàn huyện còn trên 1000
hộ nghèo), nhiều hộ đầu tư vốn vào chăn nuôi nhưng do dịch bệnh kéo dài, thị
trường bấp bênh, ảnh hưởng tới đời sống hàng ngày,…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Chƣơng 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƢỢNG, GIỚI HẠN, NỘI DUNG
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
3.1.1. Mục tiêu chung
Đánh giá được thực trạng tình hình sản xuất lâm nghiệp trên địa bàn
huyện Định Hóa (Thái Nguyên) làm cơ sở xây dựng kế hoạch phát triển trong
thời gian tới nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả của rừng trồng sản xuất góp
phần nâng cao đời sống của nhân dân địa phương.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được hiệu quả của một số mô hình điển hình và ảnh hưởng của
một số chính sách đến phát triển rừng trồng sản xuất tại huyện Định Hoá-Thái
Nguyên.
- Đề xuất được một số giải pháp phát triển rừng trồng sản xuất có hiệu quả
hơn.
3.2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rừng trồng sản xuất trong địa bàn huyện Định Hoá-Thái Nguyên.
- Các cơ sở chế biến và thị trường tiêu thụ lâm sản trên địa bàn huyện
Định Hoá.
3.2.2. Phạm vi nghiên cứu
* Về nội dung:
- Đánh giá kết quả trồng rừng sản xuất trong những năm qua của huyện
Định Hoá.
- Đánh giá tình hình sử dụng, chế biến và thị trường lâm sản trong phạm
vi huyện Định Hoá.
- Đánh giá ảnh hưởng của các chính sách đến phát triển lâm sản ở huyện
Định Hoá.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của rừng trồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
* Về không gian:
- Trong phạm vi huyện Định Hoá- tỉnh thái Nguyên
3.3. Nội dung nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu trên, đề tài đặt ra các nội dung nghiên cứu chính sau
đây.
3.3.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hóa
- Các giai đoạn phát triển trồng rừng sản xuất
- Nguồn vốn và mục tiêu trồng rừng sản xuất.
- Diện tích rừng trồng sản xuất đã đạt được qua các giai đoạn.
3.3.2. Tổng kết đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá.
- Loài cây trồng rừng sản xuất
- Các biện pháp kỹ thuật trồng rừng sản xuất.
- Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
3.3.3. Thị trường, chế biến và sử dụng lâm sản của huyện.
- Tình hình chế biến và sử dụng lâm sản.
- Nhu cầu của thị trường mua bán Lâm sản.
3.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của chính sách và thị trường tới phát triển rừng
trồng sản xuất ở huyện Định Hoá.
- Ảnh hưởng của chính sách đã có tới phát triển rừng trồng sản xuất.
- Ảnh hưởng của thị trường lâm sản đến phát triển rừng trồng sản xuất.
3.3.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển trồng rừng sản xuất ở huyện
Định Hoá.
- Giải pháp về khoa học - kỹ thuật
- Giải pháp về chính sách và thể chế.
- Giải pháp về kinh tế xã hội.
- Giải pháp về thông tin, tuyên truyền phổ cập.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
3.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
3.4.1. Quan điểm nghiên cứu và cách tiếp cận của đề tài
- Do đối tượng nghiên cứu là rừng trồng sản xuất nên đề tài sẽ xem xét
chủ yếu về mặt năng suất lâm sản và hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, với quan điểm
phát triển bền vững thì trồng rừng sản xuất phải đem lại hiệu quả kinh tế nhưng
cũng phải đáp ứng được cả yêu cầu về mặt xã hội và môi trường sinh thái.
- Nghiên cứu phát triển rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hoá-Thái
Nguyên không chỉ xem xét và chú ý tới khâu trồng rừng mà cần phải xem xét và
nghiên cứu cả các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm mà rừng trồng tạo ra vì
các khâu này có quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau trong chuỗi hành
trình sản xuất hàng hóa.
3.4.2.Phương pháp nghiên cứu tổng quát.
Sử dụng phương pháp kế thừa tài liệu kết hợp với phương pháp phỏng
vấn và phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia để thu thập các thông tin
có liên quan. Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến điển hình với phương
pháp điều tra ô tiêu chuẩn tạm thời để định lượng các chỉ tiêu cần thiết. Xử lý và
phân tích số liệu theo phương pháp thống kê toán học có sự trợ giúp của các
phần mềm Exel.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Sơ đồ 3.1: Trình tự các bước nghiên cứu đề tài
3.4.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
3.4.3.1. Tình hiểu quá trình trồng rừng sản xuất sử dụng các phương pháp sau:
- Kế thừa tài liệu của các cơ quan quản lý các cấp có liên quan.
- Phỏng vấn cán bộ quản lý các cấp và những người trực tiếp sản xuất.
3.4.3.2. Tổng kết và đánh giá các mô hình rừng trồng sản xuất sử dụng các
phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra khảo sát kết hợp với phương pháp điều tra ÔTC
điển hình, diện tích ÔTC = 500m2.
- Sử dụng phương pháp thống kê kết hợp với phương pháp phỏng vấn để
tập hợp các mô hình đã có, các loài cây, giống cây đã sử dụng trong sản xuất,
diện tích đã trồng, các xưởng chế biến.
Thu thập thông tin
Tài liệu, số liệu
Tìm hiểu quá
trình trồng
RSX của
huyện
Tổng kết
đánh giá
các mô
hình
Đánh giá
ảnh hưởng
của chính
sách và thị
trường
Tình hình
chế biến và
sử dụng
lâm sản
Xử lý số liệu, phân tích
và đánh giá
Đề xuất giải pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
- Sử dụng phương pháp kế thừa kết hợp với phương pháp phỏng vấn để
tìm hiểu về kỹ thuật lâm sinh đã áp dụng trong sản xuất.
- Đo đếm các chỉ tiêu sinh trưởng của toàn bộ số cây trong ÔTC, mỗi mô
hình trồng rừng sản xuất điều tra 3 ÔTC ở cấp tuổi cao nhất.
- Các chỉ tiêu thu thập trong ÔTC gồm D1.3(cm); Hvn(m); Dt(m); tỷ lệ
sống, chất lượng sinh trưởng ( tốt, trung bình, xấu)
- Đánh giá khả năng phòng hộ của cây rừng dựa vào cấp phòng hộ sử
dụng phương pháp cho điểm các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến xói mòn gồm:
Độ dốc (kí hiệu là B); thành phần cơ giới (kí hiệu là C). (Nguyễn Xuân Quát đề
xuất năm 2002).
+ Độ dốc (B) và thành phần cơ giới đất (C) được xác định theo bảng 2.1
Bảng 3.1. Thang điểm độ dốc và thành phần cơ giới đất
Nhân
tố
Độ dốc (B) Thành phần cơ giới đất (C)
<8
0
8-15
0
15-25
0
25-35
0
>35
0 Nhẹ Trung bình Nặng
Điểm 10 15 20 25 30 10 20 30
Độ dốc càng lớn, thành phần cơ giới nặng thì điểm càng cao và ngược lại.
+ Khả năng chống xói mòn: Độ tàn che và độ che phủ (ký hiệu A) được
cho điểm tổng hợp ở bảng 2.2:
Bảng 3.2. Thang điểm, độ tàn che và độ che phủ của rừng trồng
Độ tàn che
Độ che phủ
0,9
< 0,3 2
0,3-0,5 4 4
0,5-0,7 6 6 6
0,7-0,9 8 8 8 8
>0,9 10 10 10 10 10
Độ tàn che và độ che phủ của rừng càng lớn thì khả năng chống xói mòn càng
cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
+ Cấp phòng hộ theo bảng 2.3.
Bảng 3.3. Tổng hợp điểm cấp phòng hộ rừng trồng
Cấp phòng hộ Rất tốt Tốt Trung bình Kém Rất kém
B + C - A
Điểm
<15 15-30 30-40 40-55 ≥55
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình điển hình theo phương pháp
phân tích kinh tế động.
3.4.3.3. Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách, thị trường và chế
biến lâm sản
Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của chính sách được chia làm 2 bước:
Bước 1: Tổng luận và phân tích các chính sách hiện có liên quan đến phát
triển trồng rừng sản xuất tại huyện Định Hoá-Thái Nguyên.
Bước 2: Trên cơ sở phân tích các chính sách, tiến hành khảo sát thực địa
để xem xét những tác động tích cực và những mặt còn hạn chế đối với phát triển
trồng rừng sản xuất ở địa phương. Các chính sách quan trọng được phân tích
gồm:
- Phân tích chính sách về quản lý rừng.
- Phân tích chính sách về đất đai.
- Phân tích chính sách về thuế, đầu tư và tín dụng.
- Chính sách khai thác, vận chuyển và thị trường lâm sản.
- Chính sách khác có liên quan như: các dự án quốc tế và trong nước,
chính sách của tỉnh,…
- Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của thị trường và chế biến lâm sản:
- Phân tích các kênh tiêu thụ sản phẩm rừng trồng sản xuất thông qua điều
tra khảo sát các đối tượng có liên quan như các chủ rừng (hộ gia đình, lâm
trường…) tư thương, công ty cung ứng và vận chuyển lâm sản, các nhà máy, xí
nghiệp và xưởng chế biến… các vấn đề được quan tâm là giá cả, nguồn nguyên
liệu, công nghệ chế biến, cơ sở hạ tầng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
3.4.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
Các số liệu thu thập sẽ được tính toán và xử lý trên các phần mềm máy vi
tính thông dụng
+ Trị số trung bình được tính theo số trung bình cộng
X là trị số trung bình
xi là giá trị của các cá thể theo i
n là dung lượng mẫu
- Hệ số biến động được tính theo công thức 100% Xtb
S
S
- Phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế các mô hình theo phương pháp
động như sau:
+ Giá trị lợi nhuận ròng (NPV - net present value)
NPV là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của
các hoạt động sản xuất trong các mô hình, sau khi đã chiết khấu để quy về thời
điểm hiện tại và được tính theo công thức (1):
n
t
tr
CtBt
NPV
0 )1(
(1)
Trong đó:
- NPV: Giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng).
- Bt: Giá trị thu nhập ở năm t (đồng).
- Cây trồng: Giá trị chi phí ở năm t (đồng).
- t: Thời gian thực hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0 đến năm t.
NPV: Dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình có quy mô đầu tư, kết cấu
giống nhau, mô hình nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn hơn. Chỉ tiêu này nói lên
được quy mô lợi nhuận về mặt số lượng, nếu NPV > 0 thì mô hình có hiệu quả.
Ngược lại, chỉ tiêu này nói lên mức độ (độ lớn) của các chi phí đạt được NPV,
chưa cho biết được mức độ đầu tư.
X =
∑xi
n
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
+ Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR-bennefits to cost ratio)
BCR là tỷ số sinh lãi thực tế, nó phản ánh mức độ đầu tư và cho biết mức
thu nhập trên một đơn vị chi phí sản xuất và được tính theo công thức (2):
CPV
BPV
r
C
r
Bt
BCR
n
t
t
t
n
t
t
0
0
)1(
)1(
(2)
Trong đó:
- BCR: là tỷ suất giữa lợi nhuận và chi phí (đ/đ)
- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đ)
- CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đ)
Dùng BCR để đánh giá hiệu quả đầu tư cho các mô hình, mô hình nào có BCR
> 1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược
lại.
+ Tỷ lệ thu hồi vốn nộ bộ (IRR - internal rete of return)
IRR là chỉ tiêu đánh giá khả năng thu hồi vốn IRR là tỷ lệ chiết khấu khi tỷ lệ
này làm cho NPV = 0 tức là:
n
t
t
tt
r
CB
0
0
)1(
thì R = IRR
IRR được tính theo (%) được dùng để đánh giá hiệu quả kinh tế, mô hình nào có
IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao.
Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 5,4%/năm.
* Phương pháp tính hiệu quả tổng hợp của các mô hình
Để đánh giá hiệu quả tổng hợp áp dụng phương pháp tính chỉ tiêu hiệu quả canh
tác:
Ect = effective indicator of farming system của Rola W.P. (1994)
(max)
( 1
f
f
Ect
hoặc
1
(min)
f
f
+ …+(
(max)f
f n
hoặc
n
fn
f
:)
(min)
Ect: chỉ số hiệu quả tổng hợp; Ect = 1 thì mô hình có hiệu quả tổng hợp cao,
nghĩa là mô hình có hiệu quả kinh tế, xã hội, sinh thái cao nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
f: là các chỉ tiêu tham gia tính toán: giá trị hiện tại lợi nhuận ròng, tỷ số
giữa thu nhập và chi phí ròng tỷ lệ lãi suất hồi quy, khả năng đầu tư tính theo
mức chi phí của mỗi mô hình rừng trồng, tổng thu nhập của mỗi mô hình, hiệu
quả giải quyết việc tính bằng số ngày công lao động đầu tư vào mỗi mô hình,
hiệu quả phòng hộ của mỗi mô hình.
n: là số lượng các chỉ tiêu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Chƣơng 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Tìm hiểu quá trình phát triển rừng trồng sản xuất
4.1.1. Các giai đoạn phát triển rừng trồng sản xuất
Công tác trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất ở Định Hóa nói
riêng có thể chia thành 03 giai đoạn như sau:
- Giai đoạn trước 1993: Trong giai đoạn này công tác trồng rừng sản xuất
được thực hiện theo kế hoạch nhà nước giao, quy mô trồng rừng nhìn chung nhỏ
với mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc là chủ yếu, mục tiêu trồng rừng phòng
hộ và sản xuất lúc này chưa được đặt ra. Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm
nghiệp của huyện được giao toàn bộ cho Lâm trường Định Hóa quản lý. Nguồn
vốn trồng rừng giai đoạn này chủ yếu là từ ngân sách nhà nước cấp theo kế
hoạch hàng năm từ Bộ Lâm Nghiệp cũ.
- Giai đoạn từ 1993 đến 1998
Thời kỳ đầu của giai đoạn này (1993-1995): rừng trồng sản xuất được xây
dựng trên quy mô nhỏ, được thực hiện chủ yếu bởi Lâm Trường Định Hóa từ
nguồn vốn vay ưu đãi. Chương trình 327 (1993-1998) được thực hiện trên địa
bàn 14 xã của huyện theo Quyết định 617/CT ngày 21/6/1993 của chủ tịch
UBND tỉnh Bắc Thái nay là tỉnh Thái Nguyên về việc phê duyệt dự án 327.
Công tác trồng rừng trong giai đoạn đầu của chương trình 327 chủ yếu tập
chung vào các loài cây như Bạch đàn trắng (E.camaldulensis), Keo lá tràm
(Acacia auriculiformis). Sau khi có điều chỉnh bổ sung, rừng trồng được xây
dựng theo phương thức hỗn giao giữa các cây bản địa gỗ lớn, cây lấy quả, cây
đặc sản. Các loài cây trồng chính bao gồm Lát hoa (Chukrasia tabularis
A.Fuss ), Trám trắng (Canarium album), Muồng đen… Cây phù trợ là Keo lá
tràm (Acacia auriculiformis) với diện tích trồng dự án đã đạt được 1.014ha.
Chương trình trồng rừng PAM 5322 “Phát triển lâm nghiệp hộ gia đình tại
5 tỉnh Đông Bắc Việt Nam” do Tổ chức Nông lương Quốc tế (FAO) tài trợ thực
hiện trong những năm 1997-2000. Mục tiêu chính của dự án là cải thiện đời
sống của đồng bào dân tộc cũng như các nhóm người nghèo trong vùng dự án.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Dự án PAM 5322 đã có những đóng góp nhất định cho công tác trồng rừng của
huyện Định Hóa. Diện tích rừng trồng dự án đã đạt được 2.025ha. Các cây trồng
rừng chính là Bạch đàn liễu (Eucalyptus tereticornic) , Keo tai tượng (Acacia
mangium), Trám trắng (Canarium album) với phương thức trồng thuần loài và
hỗn loài. Với mỗi ha rừng trồng rừng trồng, người dân được nhận 350 kg gạo và
giống cây con, phân bón để trồng rừng.
- Giai đoạn từ 1998 đến nay
Trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện thực sự được chú ý và tập trung
đầu tư trong những năm gần đây, đặc biệt là từ khi có Dự án trồng mới 5 triệu ha
rừng theo quyết định 661 của Chính phủ, gọi tắt là dự án 661. Loài cây trồng
chính là Mỡ (Manglietia conifera), Keo Tai Tượng (Acacia mangium), Keo lai
(Acacia mangium x Acacia auriculiformis), Lâm trường Định Hóa đã đưa vào
trồng loài Keo lai năng suất cao đã qua khảo nghiệm và được nhân giống bằng
phương pháp giâm hom, hứa hẹn cho năng suất cao, chất lượng tốt, diện tích đã
trồng là 3.126ha.
4.1.2. Nguồn vốn, mục tiêu và cơ cấu cây trồng rừng sản xuất ở Huyện Định
Hóa
4.1.2.1. Nguồn vốn và mục tiêu
Số liệu bảng 4.1 cho thấy nguồn vốn trồng rừng sản xuất ở huyện Định
Hóa cũng khá đa dạng và bao gồm 6 nhóm nguồn vốn đầu tư chủ yếu. Tuy
nhiên, nguồn vốn lớn và tập trung nhất cho trồng rừng sản xuất ở huyện Định
Hóa là vốn vay ưu đãi của quỹ hỗ trợ phát triển chi nhánh Ngân hàng chính
sách, chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp Thái Nguyên. Nguồn vốn này được đầu
tư dựa trên các dự án trồng rừng kinh tế của lâm trường Định Hóa. Bên cạnh các
nguồn vốn khác trong nước như vốn ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch
trồng rừng hàng năm (giai đoạn trước năm 1990) và vốn của chương trình 327
(giai đoạn 1993-1995), dự án 661 (giai đoạn 1998-2005 và 2006-2010) đã tạo ra
những tiền đề hết sức quan trọng cho phát triển rừng trồng sản xuất.
Trong 3 giai đoạn phát triển rừng trồng nói trên thì số lượng nguồn vốn
tăng theo thời gian. Giai đoạn trước năm 1993 chỉ có 1 nguồn vốn từ ngân sách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
nhà nước. Giai đoạn từ năm 1993-1998 đã có 2 nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1998
đến nay có 3 nguồn vốn đầu tư. Đặc biệt chú ý nguồn vốn tư nhân ở giai đoạn 3
đầu tư khá hiệu quả. Bởi vì tiền của cá nhân bỏ ra, họ phải tính toán làm sao
trồng rừng có hiệu quả nhất.
Bảng 4.1: Nguồn vốn đầu tư và mục tiêu trồng rừng sản xuất
Thời gian Nguồn vốn Vùng trồng
( xã)
Mục tiêu
Trước 1993 - Vốn ngân sách Nhà nước
(trước chương trình 327)
Rải rác ở các xã
trong huyện
- Phòng hộ là
chủ yếu
1993-1998 - Vốn ngân sách 327
(giai đoạn đầu)
-Vốn dự án PAM
5322
Rải rác ở các xã ở
các xã trong huyện
Tại 3 xã vùng cao:
Quy Kỳ; Bảo Linh;
Tân Thịnh
- Phòng hộ
- Sản xuất gỗ
1998- nay - Vốn dự án 661
- Vốn vay, tín dụng(Chủ yếu
do lâm trường đứng ra vay
- Nguồn vốn tư nhân
Tại 16 xã trong
huyện
Rải rác ở các xã
Bình Thành; Tân
Dương; Tân Thịnh;
Quy kỳ.
Phú Tiến; Tân
Thịnh; Phượng
Tiến, Quy kỳ, Bảo
Linh
- Sản xuất gỗ và
Lâm sản ngoài
gỗ
4.1.2.2. Cơ cấu loài cây trồng
Qua điều tra, khảo sát ở huyện Định Hóa cho thấy cơ cấu loài cây và sản
phẩm trồng rừng sản xuất trong 3 giai đoạn như sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Bảng 4.2: Cơ cấu cây trồng và sản phẩm trồng rừng sản xuất
Giai
đoạn
Cơ cấu loài cây Sản phẩm trồng rừng sản xuất
Trước
1993
- Bạch đàn liễu (Eucalyptus exserta)
- Lim xanh (Erythrophloeum fordii )
- Lát hoa (Chukrasia tabularis)
- Bồ đề (Styrax tonkinensis)
- Muồng đen (Cassia Siamea)
- Tre, Nứa,…
- Nguyên liệu giấy
- Vật liệu xây dựng
- Gỗ gia dụng
Từ
1993-
1998
Bạch đàn trắng (Eucalyptus
camaldulensis )
Keo lá tràm (Acacia auriculiformis)
Lát hoa, (Chukrasia tabularis)
Trám trắng (Canarium album)
Tre, Nứa, Luồng,…
- Vật liệu xây dựng
- Gỗ trụ mỏ
- Gỗ gia dụng
- Nguyên liệu giấy
- Thực phẩm
Từ
1998-
nay
- Mỡ (Manglietia conifera)
- Keo lai (Acacia mangium x Acacia
auriculiformis)
- Keo Tai tượng (Acacia mangium)
- Keo Lá tràm (Acacia auriculiformis)
- Trám trắng (Canarium album)
- Bạch Đàn trắng (Eucalyptus
camaldulensis )
- Tre, Nứa, Luồng,…
- Vật liệu xây dựng
- Gỗ trụ mỏ
- Gỗ gia dụng
- Nguyên liệu giấy
- Thực phẩm
Qua các giai đoạn phát triển cho thấy sản phẩm từ rừng trồng ngày càng
đa dạng hơn, loài cây trồng tăng và cũng đa dạng hơn cụ thể như sau: Trước giai
đoạn 1993 cây trồng chủ yếu là Bạch đàn liễu, Lim xanh, Lát hoa, Bồ đề,
Muồng đen, Tre, Nứa,…sản phẩm là gỗ gia dụng, gỗ xây dựng. Giai đoạn từ
1993-1998 cơ cấu loài cây trồng là Bạch đàn Trắng, Keo lá tràm, Lát hoa, Trám
trắng, Tre, Nứa, sản phẩm cung cấp từ rừng trồng gồm: Gỗ gia dụng, gỗ xây
dựng, gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm và trám quả. Từ giai đoạn 1998 đến nay
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
loài cây trồng của huyện đa dạng hơn rất nhiều gồm các loài cây như: Mỡ; Keo
lai, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Trám trắng, Bạch đàn trắng, Tre, Nứa, Luồng,
sản phẩm cũng phong phú và đa dạng hơn.
4.1.3. Diện tích rừng trồng sản xuất ở huyện Định Hóa
Diện tích rừng trồng cũng như rừng trồng sản xuất của huyện Định Hóa
được trình bầy trong bảng 4.3.
Bảng 4.3: Tổng hợp diện tích và độ che phủ rừng theo từng huyện
trong tỉnh Thái Nguyên
Huyện
Diện tích
Tự nhiên
( ha)
Diện tích
rừng
tự nhiên
( ha)
Diện tích
rừng trồng
( ha)
Diện tích
đất trống
quy
hoạch
cho LN
( ha)
Độ che
phủ rừng
(%)
1. TP Thái Nguyên 17.707,5 0,0 2.997,8 0,0 17,00
2.Phú Lương 36.881,6 6.608,2 9.890,0 1.316,0 45,00
3.Phổ Yên 25.667,6 779,0 6.588,6 0,0 28,7
4.Võ Nhai 84.510,4 50.541,2 5.585,7 7.890,7 66,41
5. Đại Từ 57.790,0 16.750,5 11.064,1 572,0 48,13
6. Phú Bình 24.936,1 0,0 6.229,9 0,0 25,00
7. Đồng Hỷ 46.020,7 9.828,4 11.658,2 5.277,4 46,70
8.TX Sông công 8.364,0 65,0 1.727,2 8,2 21,43
9. Định Hoá 52.272,2 17.150,1 7.641,8 6.496,1 47,43
Toàn tỉnh 354.150,2 101.722,4 63.383,3 21.560,4 46,62
(Nguồn UBND tỉnh Thái Nguyên, Diện tích rừng và đất Lâm Nghiệp - 2006)
Theo số liệu bảng 4.3, Định Hóa là huyện miền núi có diện tích tự nhiên
lớn đứng thứ 3 trong tỉnh (52.272,2ha), chiếm 14,8% diện tích toàn tỉnh. Diện
tích rừng tự nhiên huyện Định Hóa là 17.150,1ha đứng thứ 2 sau huyện Võ Nhai
(50.541,2ha). Định Hóa là huyện có diện tích rừng trồng khá lớn (7.641,8ha).
Diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp của huyện Định Hóa đứng thứ 2
của tỉnh (6.496,1ha), chiếm 30,1% tổng diện tích đất trống quy hoạch cho lâm
nghiệp của tỉnh Thái Nguyên. Độ che phủ rừng của huyện cũng đứng thứ 2 của
toàn tỉnh (47,43%) đã vượt tiêu chí về độ che phủ rừng toàn quốc tới năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
(43-44%), với tất cả những ưu thế này, có thể nói Định Hóa thực sự là một
huyện hứa hẹn cho phát triển trồng rừng sản xuất.
Bảng 4.4: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp Huyện Định Hóa
Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)
Diện tích tự nhiên 52.272,23 100
I. Đất có rừng 24.791,90 47,4
A. Rừng tự nhiên 17.150,10 69,2
1. Rừng gỗ 16.912,52 68,2
2. Rừng tre nứa 237,58 0,96
B. Rừng trồng 7.641,8 30,8
1. Rừng trồng có trữ lượng 1.215,6 15,9
2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 6.426,2 84,1
3. Cây đặc sản 0 0
II. Đất không rừng QH cho lâm nghiệp 6.496,1 12,4
III. Đất khác 20.984,2 40,1
(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2006)
Số liệu bảng 4.4 cho thấy, diện tích đất có rừng của huyện Định Hóa là
24.791,90ha, chiếm 47,4% tổng diện tích toàn huyện. Trong đó, diện tích rừng
trồng là 7.641,8ha, chiếm 30,8% tổng diện tích đất có rừng. Đây thực sự là một
ưu thế cho phát triển trồng rừng nói chung và trồng rừng sản xuất nói riêng của
địa phương, với 6.426,2ha rừng còn non (chưa có trữ lượng) chứng tỏ sự quan
tâm chú trọng đầu tư cho trồng rừng của huyện đang tăng mạnh trong những
năm gần đây. Thêm vào đó, quỹ đất quy hoạch cho lâm nghiệp còn 6.496,1ha
đất trống (chiếm 12,4%) tổng quỹ đất của toàn huyện, đây vừa là thế mạnh và là
tiềm năng cho phát triển lâm nghiệp trong vùng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Bảng 4.5: Diện tích rừng và đất lâm nghiệp của huyện phân theo chức năng
Loại đất, loại rừng Tổng diện
tích
Phân theo chức năng
Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất
Diện tích tự nhiên 52.272,23
I. Đất có rừng 24.791,90 7.222,62 8.899,50 8.669,78
A. Rừng tự nhiên 17.150,10 4.753,42 5.989,60 6.407,08
1. Rừng gỗ 16.912,52 4.723,12 5.971,18 6.218.22
2. Rừng tre nứa 237,58 85,59 51,28 100,71
B. Rừng trồng 7.641,8 2.469,20 2.909,90 2.262,70
1. Rừng trồng có trữ lượng 1.215,6 285,89 412,15 517,56
2. Rừng trồng chưa có trữ lượng 6.426,2 2.183,31 2.497,75 1.745,14
3. Cây đặc sản 0 0 0 0
II. Đất không rừng QH cho lâm
nghiệp
6.496,1 1.782,10 1.891,21 2.822,79
III. Đất khác 20.984,2
(Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2006)
Số liệu bảng 4.5 cho thấy tổng số 24.791,90ha đất có rừng, diện tích rừng
đặc dụng, phòng hộ, sản xuất không có sự khác biệt nhiều lắm (7.222,62ha rừng
đặc dụng, 8.899,50ha rừng phòng hộ và 8.669,78ha rừng sản xuất). Diện tích
rừng trồng phân theo chức năng như sau: 2.469,20ha rừng đặc dụng, rừng sản
xuất là 2.262,70ha và diện tích nhiều nhất là rừng phòng hộ là 2.909,90ha.
Ngoài 517,56ha rừng trồng sản xuất sắp cho thu hoạch, toàn huyện còn
1.745,14ha rừng trồng sản xuất chưa có trữ lượng. Định Hóa cũng dành lượng
lớn quỹ đất cho phát triển lâm nghiệp, đặc biệt là rừng trồng sản xuất 2.822,79ha
(chiếm 43,5% tổng diện tích đất trống quy hoạch cho lâm nghiệp).
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tại các xã của huyện được trình bầy trong
bảng 4.6.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Bảng 4.6: Diện tích đất rừng huyện Định Hóa chia theo xã
Xã
Diện tích
tự nhiên
(ha)
Rừng tự
nhiên
(ha)
Rừng
trồng
(ha)
Đất không
rừng(QH cho
lâm nghiệp
(ha)
Độ che
phủ rừng
(%)
1. Bảo linh 2.760,00 806,72 808,2 126,2 58,5
2. Phú tiến 1.478,68 779,3 128,6 85,6 61,4
3. Kim Sơn 920,00 245,8 126,15 103,5 40,3
4. Phúc Chu 1.350,00 391,9 133,06 41.9 38,9
5. Trung Hội 1.258,15 479,4 29,1 52,6 40,4
6.Trung Lương 1.360,00 466,3 75,1 97,2 39,8
7. Bình Yên 745,00 151,0 20,3
8. Điềm Mạc 1.727,00 530,1 328,0 145,0 49,7
9. Phú Đình 2.990,00 1.057,9 250,09 150,1 43,7
10.Bình Thành 2.820,00 352,00 529,56 298.2 31,3
11. Sơn Phú 1.524,00 237,00 192,97 215,6 28,2
12.Đồng Thịnh 1.279,00 308,4 95,43 102,4 31,6
13. Định Biên 695,20 178,8 71,02 89,3 36
14.Thanh Định 1.804,00 774,9 27,7 78,1 44,5
15.Bảo Cường 981,00 240,6 47,12 98,3 29,3
16. Lam Vĩ 4.200,00 2591,1 368,7 797,9 70,5
17.Kim Phượng 1.495,00 788,9 44,04 55,7
18.Tân Dương 2.100,00 774,4 238,96 383.7 48,2
19. Linh Thông 2.720,00 1.510,7 658,87 103,5 79,8
20. Tân Thịnh 5.700,00 3.631,5 114,57 1.003,3 65,7
21. Bộc Nhiêu 2.590,00 978 250,6 37,8
22.TT Chợ Chu 446,80 90,5 2,0 20,7
23.Phượng Tiến 2.170,00 1.019,5 8,2 403,5 47,4
24. Quy Kỳ 7.158,40 2.651,5 1.568,54 1.869,6 58,9
Toàn huyện 52.272,2 17.150,1 7.641,8 6.496,1
(Nguồn UBND tỉnh Thái Nguyên năm 2006)
Qua số liệu bảng 4.6, cho thấy các xã có diện tích rừng trồng lớn là: Quy
Kỳ với 1.020,4 ha; Bảo Linh với 808,2 ha ; Linh Thông với 658,87 ha; Bình
Thành với 529,56 ha;… trong 6.496,1 ha đất không có rừng quy hoạch cho lâm
nghiệp, các xã còn nhiều diện tích đất trống có thể trồng rừng như xã: Quy Kỳ
với 1.869,6 ha; Tân Thịnh với 1.003,3 ha; Lam Vĩ với 797,9 ha;… Độ che phủ
rừng của huyện tuy không đều nhưng cũng khá cao: 14/24 xã có độ che phủ từ
40% trở lên, một số xã có độ che phủ trên 65% như Linh Thông (79,8% ), Lam
Vĩ ( 70,5%), Tân Thịnh (65,7%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Nhận xét chung:
Trồng rừng sản xuất theo hướng tăng năng suất tại tỉnh Thái Nguyên nói
chung và huyện Định Hóa nói riêng đã thực sự được sự quan tâm chú ý, đặc biệt
là từ khi có dự án 661..
Công tác triển khai thực hiện trồng rừng trong thực tế sản xuất đạt được
những kết quả khả quan, việc lựa chọn cơ cấu cây trồng rừng bước đầu đã theo
định hướng sản phẩm, đã căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương để chọn
loài và chọn giống. Trước giai đoạn 1995 chủ yếu là các loài cây như: Bạch đàn
trắng , Keo lá tràm… với giống chưa được cải thiện, cho năng xuất kém. Sau
năm 1995 có giống mới được cải thiện thì trồng rừng bán thâm canh được quan
tâm, nên năng suất cao hơn như Keo lai. Hiện tại Định Hóa là một trong những
vùng tiềm năng cung cấp nguyên liệu dăm, giấy và sắp tới là cung cấp nguyên
liệu ván ghép thanh cho nhà máy ván ghép thanh của công ty Lâm nghiệp Thái
Nguyên.
Với diện tích rừng trồng sản xuất hiện có là 2.262,70ha và quỹ đất dành
cho trồng rừng sản xuất là 2.822,79 ha, đây là tiềm năng thúc đẩy sự phát triển
kinh tế lâm nghiệp của huyện trong những năm tiếp theo.
4.2. Tổng kết đánh giá các mô hình trồng rừng sản xuất trong huyện.
4.2.1. Loài cây.
Các loài cây có mặt trong rừng trồng của huyện Định Hóa bao gồm cả
những loài cây gỗ sinh trưởng nhanh, cung cấp gỗ nhỏ và củi cùng với những
loài cây gỗ lớn, được thể hiện qua bảng 4.7.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Bảng 4.7. Danh mục các loài cây được đưa vào trồng rừng ở Định Hóa
Mục tiêu
Các giai đoạn
Cung cấp
gỗ lớn
Cung cấp gỗ nhỏ và vừa Ngoài gỗ
Trước 1993 - Lim xanh
(Erythrophloeum fordii )
- Lát hoa (Chukrasia
tabularis)
- Bồ đề (Styrax
tonkinensis)
- Muồng đen (Cassia
siamea)
- Bạch đàn (Eucalyptus)
- Trám quả,
- Tre, Nứa
Từ 1993-
1998
- Trám trắng, (Canarium
album)
- Lát hoa (Chukrasia
tabularis A.Fuss )
- Bạch đàn (Eucalyptus)
- Keo lá tràm(Acacia
auriculiformis)
- Keo tai tượng (Acacia
mangium)
-Trám quả
-Tre
- Luồng
- Dùng
phấn
Từ 1998- nay - Trám trắng, (Canarium
album)
- Các loại Keo (Acacia)
-Bạch đàn uro
(Eucalyptus)
- Mỡ (Manglietia
conifera)
- Trám quả
- Tre măng
- Luồng
Theo danh mục các loài cây trong bảng 4.7 có thể thấy trước và sau năm
1993, các loài như Lim xanh, Lát hoa, Mỡ, Bồ đề, Muồng đen,... đều được trồng
với mục đích cung cấp gỗ lớn. Tuy nhiên trong thực tế, những loài này sinh
trưởng chậm nên được trồng trong diện tích rừng phòng hộ, trồng cây phân tán
hoặc trên diện nhỏ. Từ năm 1993 đến 1998 loài cây được đưa vào trồng rừng
chủ yếu là gỗ và gỗ nhỏ phục vụ nhu cầu trụ mỏ, nguyên liệu giấy như Keo,
Bạch đàn, điều đó cho thấy rằng đã bắt đầu tầp trung vào trồng rừng sản xuất từ
1998 đến nay số lượng loài cây trồng với mục đích kinh doanh gỗ nhỏ làm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
nguyên liệu đã được tăng lên chủ yếu tập trung vào 3 loài cây chính là Keo, Mỡ
và Bạch đàn, là những loài cây sinh trưởng nhanh. Qua đây, cho thấy rằng việc
tập trung vào trồng rừng sản xuất đã được chú ý vào những năm gần đây. Ngoài
ra, sản phẩm lâm sản ngoài gỗ cũng đã được người dân dử dụng cho việc sinh
hoạt hàng ngày.
4.2.2. Các biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trong các mô hình
Vì các mô hình mới trồng trong giai đoạn gần đây, rừng chưa có trữ lượng
nên không thể đánh giá được hiệu quả kinh tế cũng như các biện pháp kỹ thuật,
nên trong phạm vi nghiên cứu này chỉ tổng kết các biện pháp kỹ thuật gây trồng
của một số mô hình đã có trữ lượng, có thể khai thác đưa vào sử dụng, các biện
pháp kỹ thuật áp dụng cho 3 loài cây chính được thể hiện ở bảng 4.8.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Bảng 4.8: Biện pháp kỹ thuật lâm sinh áp dụng trong các mô hình
TT Nội dung công việc Biện pháp cụ thể
1 Xử lý thực bì Phát dọn toàn diện, đốt
2 Làm đất, cuốc hố Làm thủ công, cục bộ.
- Thời gian làm đất trước khi trồng 2-3 ngày.
- Kích thước hố 30x30x30 cm.
3 Loài cây, phương
thức và mật độ trồng
- Mỡ trồng thuần loài, mật độ 2.220cây /ha.
- Keo lai, trồng thuần loài, mật độ 2.220 cây/ha.
- Keo tai tượng thuần loài, mật độ 2.220 cây/ha.
4 Nguồn giống -Keo lai: giống BV10; BV16 và BV32 giâm hom.
Nguồn giống: Viện KHLN
- Mỡ: cây con từ hạt đã qua chọn lọc.
-Keo Tai Tượng : Giống ST.51.01 cây con tạo từ hạt,
nguồn giống từ Lâm trường La Ngà - Đồng Nai.
7 Bón phân Đối với dự án 661:Bón lót 100g NPK 5:10:3 và 100g
phân vi sinh.
Đối với Lâm trường Định Hóa:Bón lót 100g NPK
5:10:3
và bón thúc 100g NPK 5:10:3
9 Chăm sóc Năm 1: Chăm sóc 2 lần ( tháng 7 và tháng 11)
Năm 2 và 3: chăm sóc 2 lần vào các tháng 4-5; 10-11.
10 Khai thác Khai thác trắng
.
Kết quả thống kê ở bảng 4.8 cho thấy:
- Xử lý thực bì theo phương thức phát dọn toàn diện trước khi trồng 1
tháng; làm đất đào hố cục bộ sử dụng phương pháp thủ công theo đường đồng
mức, kích thước hố 30x30x30cm cho hầu hết các loài cây. Đối với rừng trồng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
trồng rừng dự án 661, trong khi phát dọn còn giữ lại những loài cây bản địa tái
sinh để phát triển rừng trồng hỗn loài.
- Giống cây trồng: Trước năm 1998, các loài được trồng bằng cây con tạo
ra từ hạt với nguồn giống xô bồ, chưa được cải thiện. Từ năm 1998 đến nay cây
giống được kiểm soát kỹ càng hơn, sử dụng các giống đã được công nhận là
giống TBKT như Keo Lai BV10; BV16 và BV32 sản xuất băng phương pháp
giâm hom và phương pháp tạo cây con từ hạt. Keo tai tượng ST.51.01, tạo cây
con từ hạt cũng có xuất xứ rõ ràng và đã được chọn lọc. Tuy nhiên, mới chỉ tập
trung vào các loại giống Keo, còn các loài khác thì giống vẫn chưa được cải
thiện như Mỡ…
- Kỹ thuật trồng: chủ yếu trồng rừng bằng cây con có bầu, trồng vào đầu
mùa mưa (vụ Hè-Thu). Cuốc hố quy định là 30cmx30cmx30cm nhưng thực tế
chỉ đạt 25x25x25cm. Bón lót thường sử dụng loại phân NPK tổng hợp, bón lót
mỗi hố 100g và bón thúc năm thứ 2: 100g.
- Kỹ thuật chăm sóc: mỗi năm chăm sóc 2 lần, chủ yếu là phát dọn thực bì
toàn diện, xới xáo quanh gốc mỗi năm 1 lần. vấn đề phòng chống sâu bệnh chưa
được quan tâm.
Nhìn chung, các biện pháp kỹ thuật đang được sử dụng tuy mới chỉ là
những kỹ thuật cơ bản nhưng cũng đã cho thấy hoạt động trồng rừng sản xuất
của huyện Định Hóa có những nỗ lực rõ rệt, chuyển dần từ quảng canh sang bán
thâm canh hoặc thâm canh. Có thể thấy rõ bước chuyển này từ sau 1998, bắt đầu
từ dự án trồng rừng sản xuất dự án 661. Về công tác giống, đã sử dụng các giống
đã được chọn lọc và công nhận là giống TBKT và giống Quốc gia. Suất đầu tư
trồng rừng cũng cao hơn từ khâu xử lý thực bì, làm đất, bón phân cho tới chăm
sóc. Những nội dung kỹ thuật trồng rừng đang áp dụng hiện nay mới chỉ đáp
ứng được những yêu cầu tối thiểu trong trồng rừng. Vấn đề này đặt ra một thách
thức khá lớn cho trồng rừng sản xuất của huyện Định Hóa nói riêng và trồng
rừng kinh tế nói chung, đòi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể hơn nữa để có
thể áp dụng cho từng đối tượng loài cây và lập địa cụ thể sao cho có hiệu quả
nhất.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
4.2.3. Tình hình sinh trưởng và năng suất của các mô hình điển hình.
Kết quả điều tra cho thấy, trồng rừng sản xuất ở Định Hoá hiện nay mới
chỉ tập trung vào các loài cây chủ yếu như: Keo lai, Keo tai tượng, Mỡ, với mục
tiêu chính là cung cấp gỗ trụ mỏ, nguyên liệu giấy, dăm, bao bì,…Một số mô
hình mới được triển khai trên diện hẹp và vẫn trong giai đoạn thử nghiệm như:
Vối thuốc, Trám trắng, Dùng phấn,…với phương thức trồng thuần loài hay hỗn
loài. Cũng từ khảo sát thực tế cho thấy trên địa bàn hiện có 3 mô hình đã có trữ
lượng phổ biến và đang có xu hướng nhân rộng:
+ Keo lai trồng thuần loài (7 năm tuổi).
+ Mỡ thuần loài (10 năm tuổi).
+ Keo tai tượng thuần loài (8 năm tuổi).
Các mô hình này đã có được vị trí và vai trò nhất định trong phát triển lâm
nghiệp và kinh tế xã hội của huyện, do đó trong phạm vi nghiên cứu này sẽ đi
sâu vào đánh giá hiệu quả của 03 mô hình này.
Từ các số liệu điều tra và tính toán, kết quả về sinh trưởng cũng như trữ
lượng cây đứng của các mô hình điển hình đã được tổng hợp ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Sinh trưởng và đánh giá trữ lượng cây trồng
STT Mô hình
Tuổi
cây
Số
cây/ha
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
Dt
(m)
M
(m3/ha)
∆M
(m3/ha/năm)
1 Keo lai thuần 7 1723 12,13 17,15 2,36 166,82 23,80
2 Mỡ thuần 10 1330 12,09 16,74 2,45 128,26 12,09
3 Keo tai tượng
thuần loài
8 1570 12,92 17,90 3,91 184,66 23,08
Qua kết quả bảng 4.9 cho thấy: Sinh trưởng đường kính của Keo lai
thuần loài tuổi 7 có D1.3 = 12,13(cm). Mỡ trồng thuần loài tuổi 10 có D1.3=
12,09(cm), và Keo tai tượng tuổi 8 có D1.3= 12,92(cm). Sinh trưởng chiều cao
của các loài cây trong mô hình cụ thể như sau: Keo lai có Hvn= 17,15(m), Mỡ
thuần loài có Hvn= 16,74(m), Keo tai tượng có Hvn= 17,90(m).
Thông qua các chỉ tiêu đường kính tán có thể dự đoán khả năng cải thiện
điều kiện sinh thái môi trường bởi đây là nhân tố quyết định đến khả năng giữ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
nước của rừng. Sinh trưởng đường kính tán của loài Keo tai tượng là lớn nhất
(3,91m). Mỡ trồng thuần loài có sức sinh trưởng đường kính tán là (2,45m) và
Keo lai là (2,36m). Keo tai tượng vốn là loài có tán rộng nên khả năng sinh
trưởng đường kính tán của Keo tai tượng lại cao hơn Keo lai.
4.2.4. Đánh giá hiệu quả kinh tế-xã hội và môi trường của các mô hình điển
hình.
4.2.4.1. Đánh giá hiệu quả kinh tế.
* Dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng của các mô hình
Việc xác định kinh phí đầu tư cho một ha rừng trồng bao gồm các loại chi
phí trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng trồng từ năm thứ nhất cho đến hết chu kỳ kinh
doanh. Căn cứ vào định mức trồng rừng của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển
Nông Thôn, căn cứ vào quyết định số 149/1998-QĐ TTg ngày 21 tháng 8 năm
1998 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt dự án quy hoạch phát triển
Lâm Nghiệp vùng gỗ trụ mỏ Đông Bắc đến năm 2010 từ nguồn vốn vay ưu đãi
của Chính Phủ với lãi xuất 0.45%/tháng ( 5,4%/năm), căn cứ vào các số liệu, tài
liệu thu thập từ thực tế sản xuất kinh doanh trồng rừng và nhiều tài liệu liên
quan khác.
Đề tài tiến hành tính tổng chí phí gồm cả lãi vay ngân hàng cho một ha rừng
trồng cho cả 3 loài cây đến hết chu kỳ kinh doanh theo lãi xuất quy định nêu
trên, kết quả được thể hiện tại bảng 4.10.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Bảng: 4.10. Tổng chi phí 1 ha rừng trồng trong các mô hình
đến hết chu kỳ kinh doanh
Mô hình Năm Dự toán
(đồng)
Lãi
xuất
Số
tháng
Trả lãi
(đồng)
Cộng
(đồng)
Keo
Lai
1 7,511,082 0,45% 84 2,839,188 10,350,270
2 1,599,948 0,45% 72 518,383 2,118,331
3 596,780 0,45% 60 161,131 757,911
4 100,000 0,45% 48 21,600 121,600
5 100,000 0,45% 36 16,200 116,200
6 100,000 0,45% 24 10,800 110,800
7 100,000 0,45% 12 5,400 105,400
Dự phòng 1,010,780 0,45% 12 54,582 1,065,362
Tổng 11,118,590 3,627,284 14,745,874
Mỡ
1 7,500,266 0,45% 120 4,050,143 11,550,409
2 2,147,408 0,45% 108 1,043,640 3,191,048
3 753,042 0,45% 96 325,314 1,078,356
4 100,000 0,45% 84 37,800 137,800
5 100,000 0,45% 72 32,400 132,400
6 100,000 0,45% 60 27,000 127,000
7 100,000 0,45% 48 21,600 121,600
8 100,000 0,45% 36 16,200 116,200
9 100,000 0,45% 24 10,800 110,800
10 100,000 0,45% 12 5,400 105,400
Dự phòng 1,110,716 0,45% 12 59,978 1,170,694
Tổng 12,211,432 5,630,275 17,841,707
Keo
Tai
tƣợng
1 7,810,616 0,45% 96 3,374,186 11,184,802
2 2,332,668 0,45% 84 881,748 3,214,416
3 818,302 0,45% 72 265,129 1,083,431
4 100,000 0,45% 60 27,000 127,000
5 100,000 0,45% 48 21,600 121,600
6 100,000 0,45% 36 16,200 116,200
7 100,000 0,45% 24 10,800 110,800
8 100,000 0,45% 12 5,400 105,400
Dự phòng 1,166,158 0,45% 12 62,972 1,229,130
Tổng 12,627,744 4,665,035 17,292,779
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Qua bảng 4.10. cho thấy tổng dự toán chi phí cho 1 ha rừng trồng trong
các mô hình đến hết chu kỳ kinh doanh như sau: Mô hình Keo lai tổng dự toán
với chu kỳ 7 năm chi phí ít nhất là: 14,745,874đ/ha, tiếp đến là mô hình Keo tai
tượng chu kỳ 8 năm là: 17,292,779đ/ha, chi phí cao nhất là mô hình Mỡ chu kỳ
10 năm là: 17,841,707đ/ha.
* Dự toán thu nhập một ha rừng trồng trong các mô hình
Căn cứ vào quyết định số 917QĐ/TCT – LN ngày 28/9/2006 của Tổng
công ty Lâm nghiệp Việt Nam về việc cấp phép khai thác rừng trồng kinh tế các
đơn vị thuộc Tổng công ty Lâm nghiệp, căn cứ vào biểu tính phân loại sản phẩm
và giá đơn vị thực tế của từng loại sản phẩm đính kèm văn bản số 488/CT-KT
ngày 6/9/2004, để xây dựng tính thu nhập cho 1ha rừng trồng trong các mô hình
và được tổng hợp ở bảng 4.11.
Bảng 4.11. Bảng tính thu nhập cho 01ha rừng trồng của các mô hình
Sản phẩm Đơn vị
tính
Số
lượng
Đơn giá
(đồng)
Thành tiền
(đồng)
I. Mô hình Keo lai thuần loài 166,82
- Trữ lượng gỗ cây đứng M3/ha 150,13
- Gỗ thương phẩm (72%) M3/ha 120,10 500.000 60,050,000
- Củi (18%) ster 30,03 75.000 2,252,250
Tổng thu 62,302,250
II. Mô hình Mỡ thuần loài 128,26
- Trữ lượng gỗ cây đứng M3/ha 109,02
- Gỗ thương phẩm (66%) M3/ha 84,65 650.000 55,022,500
- Củi (19%) ster 24,37 75.000 1,827,750
Tổng thu 56,850,250
III. Mô hình Keo tai tƣợng 184,66
- Trữ lượng gỗ cây đứng M3/ha 166,19
- Gỗ thương phẩm (75%) M3/ha 138,49 550.000 76,169,500
- Củi (15%) ster 27,7 75.000 2,077,500
Tổng thu 78,247,000
Từ kết quả dự toán tổng chi phí và thu nhập cho 1 ha rừng trồng trong 3
mô hình ở khu vực nghiên cứu được tổng hợp ở các bảng 4.11. Đề tài tiến hành
cân đối thu chi cho 1ha rừng trồng và được tổng hợp ở bảng 4.12.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
Bảng 4.12. Bảng cân đối thu nhập và chi phí cho 1 ha rừng trồng
trong các mô hình.
(Đơn vị tính: đồng)
Mô hình Tổng thu
n
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc36.pdf