Tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn – huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên: BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRIỆU VĂN THU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN
QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRIỆU VĂN THU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN
QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HÀM
THÁI NGUYÊN - 2008
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BYT : Bộ Y tế
BOD :Biologcal Oygen Demand
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
CBVC : Cán bộ viên chức
ĐHYKTN : Đại học Y khoa Thái Nguyên
HHKK : Hoá học không khí
HVS : Hợp vệ sinh
ILO : Tổ chức lao động thế giới
KST : Ký sinh trùng
K : Hiểu biết (Knowledge)
NC : Nghiên cứu
NXB : Nhà xuất ...
64 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1230 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các hộ gia đình chăn nuôi lợn quy mô nhỏ tại xã Kha Sơn – huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRIỆU VĂN THU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN
QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN - 2008
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y KHOA - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRIỆU VĂN THU
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ
MÔI TRƢỜNG Ở CÁC HỘ GIA ĐÌNH CHĂN NUÔI LỢN
QUY MÔ NHỎ TẠI XÃ KHA SƠN – HUYỆN PHÚ BÌNH
TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Y học dự phòng
Mã số: 60 72 73
LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. ĐỖ HÀM
THÁI NGUYÊN - 2008
CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN
BYT : Bộ Y tế
BOD :Biologcal Oygen Demand
CSSKBĐ : Chăm sóc sức khoẻ ban đầu
CBVC : Cán bộ viên chức
ĐHYKTN : Đại học Y khoa Thái Nguyên
HHKK : Hoá học không khí
HVS : Hợp vệ sinh
ILO : Tổ chức lao động thế giới
KST : Ký sinh trùng
K : Hiểu biết (Knowledge)
NC : Nghiên cứu
NXB : Nhà xuất bản
ÔNHHKK : Ô nhiễm hoá học không khí
P : Thực hành (Pratice)
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thông
Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa sau đại học và các
Bộ môn Trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã giúp đỡ tạo điều kiện tốt
nhất cho tôi được học tập và nghiên cứu trong những năm tháng vừa qua.
Tôi xin chân thàng cảm ơn PGS - TS Đỗ Văn Hàm - Trưởng bộ môn
Sức Khoẻ nghề nghiệp, Trường đại học Y khoa Thái Nguyên - người Thầy đã
trực tiếp hướng dẫn , giúp đỡ tôi trong suốt hơn 2 năm học tập và nghiên cứu
tại nhà trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Thầy giáo, Cô giáo các bộ môn của
trường Đại học y khoa Thái Nguyên đã tận tình giảng dạy, góp ý giúp đỡ tôi
trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ
ban nhân dân xã Kha Sơn và tập thể cán bộ Trạm y tế xã Kha Sơn đã hỗ trợ
giúp đỡ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực hiện đề tài
Tôi chân thành cảm ơn Trung tâm y tế huyện Võ Nhai, gia đình cùng
tập thể anh chị em học viên lớp cao học khoá 10 đã động viên ủng hộ giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Thái Nguyên ngày 22 tháng 10 năm 2008
Tác giả
Triệu Văn Thu
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương1 : Tổng quan 3
1.1. Những vấn đề cơ bản về môi trường và ô nhiễm môi trường 3
1.2. Các tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp nói
chung và trong chăn nuôi gia súc gia cầm nói riêng
5
1.3. Các bệnh thường gặp trong lao động nông nghiệp 8
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước 10
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 14
2.1 . Đối tượng nghiên cứu 14
2.2. Địa điểm nghiên cứu 14
2.3. Thời gian nghiên cứu 14
2.4. Phương pháp nghiên cứu 14
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 23
3.1. Các chỉ số chung về đối tượng nghiên cứu 23
3.2. Thực trạng một số yếu tố ô nhiễm môi trường 27
3.3. Một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường 34
Chương 4: Bàn luận 37
4.1. Các thông số chung về đối tượng nghiên cứu 37
4.2.Thực trạng ô nhiễm môi trường 38
4.3. Một số yếu tố liên quan đến môi trường 43
KẾT LUẬN 46
KHUYẾN NGHỊ 47
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi 23
Bảng 3.2. Nghề nghiệp khác của chủ hộ 24
Bảng 3.3. Phân bổ tuổi, nghề của chủ hộ 25
Bảng 3.4. Số con lợn chăn nuôi thường xuyên 26
Bảng 3.5. Loại thức ăn để chăn nuôi trong gia đình 26
Bảng 3.6. Hình thức thu gom phân, nước thải 27
Bảng 3.7. Nơi thải nước rửa chuồng trại 27
Bảng 3.8. Lượng nước uống, tắm rửa cung cấp cho đàn gia súc 28
Bảng 3.9. Các nguồn cung cấp nước cho chăn nuôi lợn 29
Bảng 3.10. Vị trí đặt chuồng gia súc tại các hộ gia đình 29
Bảng 3.11. Hướng đặt chuồng gia súc so với nhà ở của chủ hộ 30
Bảng 3.12. Thực trạng sử dụng phân gia súc của người dân 30
Bảng 3.13. Vi khí hậu môi trường 31
Bảng 3.14. Hàm lượng hơi khí độc trong không khí (n = 60) 32
Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm và phân loại trứng giun trong đất 32
Bảng 3.16. Chỉ số trứng giun trong các mẫu đất 33
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ và xử lý
phân hợp vệ sinh (HVS)
34
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số lợn chăn nuôi thường xuyên và ô
nhiễm hoá học không khí (HHKK)
34
Bảng 3.19: Mối liên quan giữa loại thức ăn để chăn nuôi và ô nhiễm
hoá học không khí
35
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hình thức xử lý phân và ô nhiễm ký
sinh trùng trong đất
35
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hướng làm chuồng gia súc và ô
nhiễm hoá học không khí
36
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của chủ hộ 23
Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của chủ hộ 24
Biểu đồ 3.3. Tuổi nghề của chủ hộ 25
Biểu đồ 3.4. Lượng nước sử dụng chăn nuôi lợn 28
Biểu đồ 3.5.Vi khí hậu môi trường 31
Biểu đồ 3.6. Chỉ số trứng giun trong 1000gam đất 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là một nước có tỷ lệ phát triển nông nghiệp chiếm tới 80%.
Từ việc chủ yếu là nghề trồng cây lương thực trước đây, ngày nay việc gia
tăng sản lượng thực phẩm từ chăn nuôi gia súc trong nông nghiệp cũng đã
đem lại những bước tiến mới trong nông nghiệp. Nó đã đem lại hiệu quả kinh
tế cao góp phần làm chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, đồng thời cải thiện
đáng kể đời sống kinh tế của bà con nông dân.Tuy nhiên cũng như sự phát
triển tự phát từ các việc chăn nuôi gia súc một cách tràn lan, ồ ạt trong điêù
kiện người nông dân thiếu vốn, thiếu hiểu biết trong chăn nuôi gia súc đã làm
cho tình trạng ô nhiễm môi trường trở nên trầm trọng ảnh hưởng xấu tới sức
khoẻ cộng đồng nói chung và những người trực tiếp chăn nuôi gia súc nói
riênglàng nghề [1], [3], [14], [15], [16], [22].
Theo WHO [11], [12], [47] có tới trên 50 bệnh truyền nhiễm có nguồn
gốc từ phân người và gia súc. Hiện nay tỉ lệ các bệnh dịch từ gia súc, gia cầm
đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới. Nếu vấn đề này không được giải
quyết triệt để sẽ gây ô nhiễm môi trường và tác động nghiêm trọng, ảnh
hưởng xấu đến sức khoẻ cộng đồng đặc biệt là những người trực tiếp chăn
nuôi gia súc, gia cầm. Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp đang phát
triển mạnh mẽ, tỉ lệ các hộ gia đình có chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm
ngày càng nhiều, hơn nữa tỉ lệ các trang trại cũng ngày một gia tăng. Đây có
thể là nguồn truyền nhiễm của nhiều bệnh ra môi trường, cộng đồng nếu
không được xử lý đúng quy trình và đảm bảo an toàn [21], [27], [28].
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi có 8 huyện thị và một thành phố có
nhiều đồng bào dân tộc sinh sống. Cơ cấu kinh tế phát triển nông nghiệp luôn
ở mức cao tại các huyện như Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Đồng
Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá....Nền kinh tế phát triển nông nghiệp là chủ yếu trong
đó việc phát triển chăn nuôi đàn gia súc đang được bà con nhân dân áp dụng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Các chất thải như phân gia súc và các chất
thải từ chăn nuôi không được xử lý đã gây tác động xấu đến môi trường và
ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ người chăn nuôi gia súc. Vấn đề này
vẫn còn ít đề tài nghiên cứu một cách đầy đủ và hệ thống vì vậy chúng tôi
nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu thực trạng một số yếu tố môi trường ở các
hộ gia đình chăn nuôi lợn qui mô nhỏ tại xã Kha Sơn - huyện Phú Bình -
Thái Nguyên” nhằm 2 mục tiêu:
1. Đánh giá mức độ ô nhiễm một số yếu tố môi trƣờng tại các hộ
chăn nuôi lợn qui mô nhỏ.
2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng tại các hộ
chăn nuôi lợn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Chƣơng 1. TỔNG QUAN
1.1. Những vấn đề cơ bản về môi trƣờng và ô nhiễm môi trƣờng
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Danh từ môi trường và nơi ở là để nói đến một địa danh nhất định, ở đó
có sinh vật sống. Môi trường bao gồm tất cả các nhân tố vật lý, hoá học và
sinh học tại một khu vực nào đó.
Đối với con người, môi trường sống bao gồm tất cả môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội. Khái niệm môi trường được phát triển và mở
rộng dần tuỳ theo sự phát triển của nền kinh tế, văn hoá xã hội của mỗi dân
tộc quốc gia trong mỗi thời kỳ lịch sử khác nhau. Như các tác giả phương tây
đã định nghĩa “môi trường là một nơi đáng chú ý, thể hiện các màu sắc của
một thời kỳ hay một xã hội”. Hay như một số tác giả của các nước đang phát
triển định nghĩa môi trường là “Tổng di sản của hành tinh và tổng của tất cả
các tài nguyên”. Thực ra đến nay hai khái niệm này được coi là chưa đầy đủ
mà phải hiểu môi trường gắn với tài nguyên, môi trường với phát triển kinh
tế, văn hoá, xã hội [15], [38].
1.1.2. Vấn đề ô nhiễm môi trường
Ngày nay ô nhiễm môi trường đã trở thành vấn đề nóng bỏng. Hiện
tượng trái đất đang ngày một nóng lên do hiệu ứng nhà kính và lỗ thủng tầng
ô zôn. Hiện tượng mực nước biển dâng cao, trái đất đang ngày một nóng lên
mà con người không thể kiểm soát được là những vấn đề đáng lo ngại [10].
Sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội luôn đi kèm với những bất lợi phát sinh
từ môi trường do có sự tác động lẫn nhau giữa môi trường tự nhiên và xã hội.
Hàng năm hạn hán, bão lụt, sạt lở đất... xảy ra thường xuyên trên thế giới
ngày càng tăng gây ra tình trạng mất cân bằng sinh thái. Hiện tượng thiếu
nước dùng cho ăn uống, sinh hoạt đang là nỗi bức súc của nhiều quốc gia trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
thế giới [40]. Các loại rác thải công nghiệp, nông nghiệp và trong sinh hoạt
ngày càng gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nặng nề. Đặc biệt với các
nước đang phát triển và chậm phát triển thì vấn đề xử lý phân do người và gia
súc gia cầm thải ra là một vấn đề còn gặp rất nhiều khó khăn [15].
Ở Viêt Nam vấn đề xử lý phân người và gia súc còn nhiều bất cập.
Theo cục trồng trọt (Bộ NG&PTNT), chất thải từ hệ thống chăn nuôi đang
gây ảnh hưởng lớn tới môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, lượng
chất thải rắn được xử lý chỉ chiếm chưa đầy một nửa, số còn lại được thải trực
tiếp ra môi trường. Cụ thể với chất thải rắn, tổng lượng phân tươi lưu trữ là
26%, sử dụng làm hầm bioga 21%, thải ra đất và nguồn nước là 19%, dùng để
ủ 10%. Còn đối với chất thải lỏng có tới 60% được thải trực tiếp ra đất và
nguồn nước, 12% thải trực tiếp vào ao cá, chỉ có 25% được sử dụng làm hầm
bioga.
Bên cạnh đó, tình trạng 80% tổng số lợn giết thịt được giết mổ tại các
cơ sở không đủ điều kiện hiện nay đang tiềm ẩn nguy cơ mất vệ sinh an toàn
thực phẩm và ô nhiễm môi trường. Chất thải từ các lò mổ nhỏ lẻ này được
thải trực tiếp ra nguồn nước và hệ thống thoát nước công cộng càng làm cho ô
nhiễm môi trường trở nên trầm trọng.
Do nước ta có tới 80% dân số làm nông nghiệp trong khi đó điều kiện
sống của người dân còn nghèo. Việc để các chất thải của người và gia súc thải
bừa bãi ra môi trường là rất phổ biến. Đây là một trong những nguyên nhân
chủ yếu làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí của khu vực nông
thôn [4], [6], [9].
Hiện nay đại bộ phận nông dân là những hộ cá thể làm ăn với qui mô
nhỏ lẻ có tính chất tự phát. Nông dân không chỉ đơn thuần trồng lúa và hoa
màu nữa mà đã có chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu vật nuôi và cây trồng. Lao
động chăn nuôi gia súc, gia cầm là một trong những dạng lao động đặc thù
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
của lao động nông nghiệp với nhiều tác hại nghề nghiệp. Đó là vấn đề môi
trường lao động không thuận lợi về vi khí hậu, hơi khí độc hại Amoniac
(NH3), hydrosulfua (H2S), khí cabondioxyt (CO2), bụi tổng hợp, lao động thủ
công nặng nhọc còn chiếm tỷ lệ cao, nguy cơ chấn thương khi chăm sóc gia
súc, nguy cơ lây nhiễm cao bởi vi sinh vật và các yếu tố sinh học có hại [12].
Đó là những yếu tố vừa gây ô nhiễm cho môi trường vừa ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ người nông dân chăn nuôi gia súc [18], [19], [32], [33], [37].
1.2. Các tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp nói chung và
trong chăn nuôi gia súc gia cầm nói riêng
Các tác hại nghề nghiệp trong lao động nông nghiệp nước ta bao gồm:
1.2.1. Lao động ngoài trời phụ thuộc vào thiên nhiên
Sự phụ thuộc vào điều kiện thiên nhiên cao như các yếu tố vi khí hậu
trong môi trường lao động: nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, bức xạ nhiệt có ảnh
hưởng không nhỏ tới sức khoẻ. Nhiệt độ cao làm cho thoát nhiệt khó khăn, dễ
gây tích nhiệt hoặc mất quá nhiều mồ hôi kèm theo mất muối khoáng gây cản
trở cân bằng thể dịch, mặt khác tiêu hao năng lượng thường là rất lớn, có khi
tới 4000 Kcalo.
Trong chăn nuôi, môi trường không khí trong sạch, thích hợp sẽ ảnh
hưởng tốt tới sinh họat và sức khỏe của người lao động, ngược lại khi môi
trường không khí khắc nghiệt sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người
lao động. Không khí dễ thay đổi và chịu tác động của nhiều yếu tố như: ánh
sáng, nhiệt độ, không khí, ẩm độ, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, bụi, khói và các
vi sinh vật trong không khí [2], [29], [31].
Không khí trong môi trường xung quanh nơi người lao động làm việc
nếu nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới cơ thể, làm cho
quá trình trao đổi nhiệt diễn ra không bình thường, gây nên quá trình rối loạn
về sinh lý của cơ thể, dẫn tới rối loạn quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.2.2. Lao động thủ công đơn giản và tiếp xúc với nhiều yếu tố độc hại
Ở Việt Nam người lao động nông nghiệp nông thôn chủ yếu là lao động
thủ công đơn giản. Do điều kiện kinh tế có hạn, trình độ hiểu biết về chuyên
môn khoa học kỹ thuật thấp kém mà người lao động chủ yếu lao động trực
tiếp bằng chân tay và sức lao động cơ thể. Họ ít có điều kiện mua sắm máy
móc, phương tiện phòng hộ vì vậy họ phải trực tiếp tiếp xúc với môi trường
lao động chứa nhiều loại vi sinh vật gây bệnh từ phân người, gia súc và gia
cầm chưa được xử lí. Các loại nấm, kí sinh trùng gây bệnh tồn tại ở môi
trường và tiếp cận với người lao động dễ gây bệnh [2], [44], [45], [46], [50],
[52], [56], [57].
Việc chăn nuôi ngày càng phát triển nước ta đã cung cấp phần lớn nhu
cầu thịt cho nhân dân ta, đảm bảo cung cấp cho thị trường trong và ngoài
nước. Tuy nhiên nghề chăn nuôi là loại lao động phổ thông, tiếp xúc trực tiếp
cho nên có thể lây một số bệnh có nguồn gốc từ động vật sang người như
bệnh than, cúm, lợn tai xanh, giun sán… Tình trạng ô nhiễm môi trường do
chăn nuôi cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe người chăn nuôi. Các sản
phẩm phân giải từ phân, nước thải của gia súc, gia cầm làm ô nhiễm môi
trường sống và nơi làm việc vẫn chưa khống chế được [17], [24], [30], [34],
[35], [36].
Nghề nông ở nước ta cũng có thể bị nhiễm bệnh tật như các nghề khác
do tính chất công việc. Tuy nhiên cũng có rất nhiều bệnh mang tính đặc thù
cần lưu ý như bệnh cúm gà, bệnh nhiễm ký sinh trùng, viêm da tiếp xúc, bệnh
ấu trùng, sán… lây từ gia súc, gia cầm sang người [39], [40], [42], [43], [51].
Người nông dân cũng có thể bị say nắng, say nóng cũng như mắc một
số các bệnh mạn tính khác nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời đặc biệt
là các bệnh có liên quan đến môi trường lao động sản xuất nhỏ ở nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Trong tài liệu về tác hại nghề nghiệp của trung tâm thông tin về An
toàn - Sức khoẻ nghề nghiệp quốc tế của tổ chức lao động quốc tế (ILO), công
nhân chăn nuôi gia súc gia cầm do chịu ảnh hưởng của tác hại môi trường bụi
cao ( cả bụi hữu cơ và vô cơ) [11]. Những người chăn nuôi gia súc gia cầm do
chịu ảnh hưởng của môi trường bụi, tiếp súc với hơi khí độc hại và có mức ô
nhiễm vi sinh vật cao đã làm nảy sinh các bệnh viêm nhiễm cấp tính và mạn
tính cơ quan hô hấp, các bệnh hệ miễn dịch như viêm mũi họng dị ứng, hen,
viêm phổi quá mẫn [12].
Một số những yếu tố có tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ
của người nông dân chăn nuôi gia súc, gia cầm phải kể đến là nhiệt độ, độ ẩm
không khí, gió, áp suất không khí, bức xạ mặt trời, khí CO2, khí NH3.
1.2.2.1. Ảnh hưởng của khí CO2
Trong tự nhiên khí CO2 là sản phẩm của quá trình đốt cháy, lên men,
oxy hoá khử, phân giải chất hữu cơ. Hiện nay ước tính ở nước ta có tới 17
triệu tấn CO2 được thải ra do hoạt động của các hộ nông nghiệp nông thôn,
đây cũng là nguồn gây ô nhiễm môi trường không nhỏ so với các khu công
nghiệp và khu đô thị [15].
Trong tự nhiên hàm lượng CO2 ít biến động thường từ 0,03 – 0,04%.
Song ở các chuồng nuôi không đảm bảo kỹ thuật: lầy lội, ẩm ướt, kín
gió…lượng CO2 tăng cao do sự phân giải của vi sinh vật với các chất thải và
sự thải ra qua hô hấp của gia súc [15].
1.2.2.2. Ảnh hưởng của khí NH3
NH3 là chất không màu, có mùi khai, có tác dụng kích thích mạnh niêm
mạc đường hô hấp, niêm mạc mắt. Là sản phẩm phân giải của các hợp chất
hữu cơ và vô cơ có chứa Nitơ đặc biệt là urê
* Tác hại của NH3 đối với cơ thể:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Hoà tan vào niêm mạc đường hô hấp, đường tiêu hoá và niêm mạc mắt
gây kích thích trực tiểp lên các niêm mạc, gây co khí quản, viêm phổi, viêm
phế nang.
NH3 vào máu làm hàm lượng kiềm dự trữ trong máu tăng lên làm pH
máu thay đổi, cơ thể trúng độc kiềm, kích thích thần kinh trung ương gây tê
liệt hô hấp, co giật toàn thân.
NH3 + Hb tạo ra hêmatin làm mất khả năng vận chuyển O2 của Hb, gây
thiếu ô xy nghiêm trọng cho cơ thể.
* Phòng tránh nhiễm độc NH3 cho người lao động:
Thường xuyên vệ sinh chuồng trại, tạo môi trường thông thoáng khu
vực chăn nuôi. Ngoài ra cần làm chuồng gia xúc về hướng bắc so với hướng
của nhà ở và phải cách xa nhà ít nhất 10m trở lên..
1.3. Các bệnh thƣờng gặp trong lao động nông nghiệp
Lao động nông nghiệp là một trong những loại hình lao động thủ công
đơn giản tuy nhiên cũng rất nặng nhọc vì phải tiếp xúc với nhiều yếu tố độc
hại có hại cho sức khoẻ đem lại từ môi trường lao động. Có nhiều loại bệnh
người nông dân mắc phải do nghề nghiệp của họ đem lại. Những nhóm bệnh
này thường mang tính đặc thù do người nông dân thường xuyên tiếp xúc với
công việc hàng ngày.
1.3.1.Các bệnh thường gặp do vi khí hậu
Lao động trong điều kiện ngoài trời có thể bị say nắng, say nóng do ánh
nắng mặt trời (các tia bức xạ). Mất nước điện giải do nhiệt độ cao dẫn đến
việc người lao động mất nhiều mồ hôi không bù đắp kịp. Các bệnh sạm da,
rộp da do nắng nóng... cũng thường xảy ra.
1.3.2.Các bệnh thường gặp do ô nhiễm không khí nơi làm việc
Các loại hơi khí độc hại như amoniac (NH3), hydrosulfua (H2S), Khí
Carbondioxyt (CO2), bụi hữu cơ. Đó là các biểu hiện ngứa mũi, ngứa mắt,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
ngứa họng, khó chịu vì mùi, hắt hơi đau họng... Theo nghiên cứu của nhóm
tác giả Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình, Khúc Xuyền và cộng sự thì có tới 30-
40% người lao động chăn nuôi gia súc có các biểu hiện bệnh trên. Những
triệu chứng về thần kinh như nhức đầu, buồn nôn hoa mắt chóng mặt và mệt
mỏi chiếm tới 20-30%. Theo nghiên cứu môi trường lao động và sức khoẻ
bệnh tật nông dân chăm sóc gia cầm của một số vùng tại Thái Nguyên của
nhóm tác giả Nguyễn Đức Trọng, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa cho thấy
mô hình bệnh tật nông dân chủ yếu là các bệnh có liên quan đến tình trạng ô
nhiễm môi trường xen lẫn với bệnh tật của cộng đồng chậm phát triển [51].
Tỷ lệ mắc các bệnh về mắt 16-37%, bệnh mũi họng 73-77%. Hai nhóm bệnh
khác tim mạch 14-15%, bệnh hô hấp 11-12% [51].
1.3.3. Các bệnh thường gặp do hoá chất dùng trong nông nghiệp
Ngày nay cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, năng suất vật nuôi
cây trồng cũng nhờ đó mà có năng suất cao [21]. Tuy nhiên việc sử dụng các
loại phân bón hoá học với một số lượng lớn và phải dùng rất nhiều loại hoá
chất bảo vệ thực vật đã làm cho môi trường bị ô nhiễm trầm trọng. Người
nông dân do phải làm việc, tiếp xúc thường xuyên trong một môi trường như
vậy, nên đã mắc một số bệnh liên quan đến những yếu tố độc hại này như các
bệnh về hô hấp: viêm phế quản cấp, mạn, viêm da... Người nông dân cũng có
thể gặp các bệnh về máu như ung thư xương tuỷ, sơ gan, ung thư gan [12].
Một số loại hoá chất về lâu dài có thể ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản
như gây vô sinh, quái thai như sự ảnh hưởng của các loại thuốc diệt cỏ, thuốc
diệt côn trùng...[7], [20], [23]. Ngoài ra một số hoá chất còn gây ảnh hưởng
tới di truyền, thần kinh, miễn dịch.
1.3.4. Các bệnh thường gặp do các loại vi sinh vật gây ra
Bệnh nhiễm ký sinh trùng là những bệnh thường gặp nhất của nhà nông
như các viêm nhiễm ngoài da do nấm, ấu trùng sán vịt, nhiễm ấu trùng một số
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
loại ký sinh trùng ký sinh ở vật nuôi như chó, mèo, trâu bò...Các bệnh đường
ruột như tả, lỵ, thương hàn cũng dễ mắc do phải thường xuyên tiếp xúc với
các tác nhân gây bệnh đường ruột. Hiện nay dịch lợn mắc bệnh tai xanh cũng
là vấn đề đáng lo ngại đến sức khỏe của người chăn nuôi. Nó vừa gây thiệt
hại về kinh tế cho bà con nông dân vừa đe dọa đến sức khỏe của người chăn
nuôi. Tuy bệnh tai xanh không lây sang người nhưng bệnh tai xanh làm suy
giảm miễn dịch của lợn làm cho đàn lợn dễ bị nhiễm liên cầu lợn
(Streptococcus suis) mà bệnh liên cầu lợn lại lây sang người. Ở việt Nam 10
năm gần đây đã xuất hiện bệnh này. Trước năm 1998 mỗi năm chỉ có một vài
ca. Từ năm 1999 đến năm 2003 mỗi năm có 13 ca, nhưng đến tháng 7 năm
2008 tổng số bệnh nhân nhiễm liên cầu lợn nhập viện vào bệnh viện Nhiệt đới
Thành phố Hồ Chí Minh đã lên tới 230 người. Đây là bệnh rất nguy hiểm cần
phải phòng tránh.
Ngoài ra người nông dân cũng dễ mắc một số bệnh như dị ứng với côn
trùng, phấn hoa gây mề đay hoặc co thắt phế quản [11].
1.4. Một số nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Ngành nông nghiệp đặc biệt là thú y đã phát triển từ lâu trên thế giới do
vậy đã có nhiều công trình nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ của nhà
nông. Môi trường nông nghiệp, nông thôn bị ô nhiễm không giải quyết được
xẩy ra ở hầu hết các nước có nền kinh tế dựa vào sản xuất nông nghiệp là chủ
yếu. Từ thế kỷ 17 người ta đã biết nhiều bệnh có thể lây từ gia cầm, gia súc ở
các trang trại tại nước Anh. Năm 1968 người ta đã nhận thấy nhiều nông dân
chăn nuôi gà bị nhiễm trùng đường hô hấp và chữa bằng các loại kháng sinh
thông thường không khỏi. Ngày nay chúng ta biết lý do này là do người lao
động chăn nuôi bị nhiễm nấm nên các kháng sinh thông thường không có tác
dụng. Theo thông báo của cơ quan quản lý xuất nhập khẩu lương thực và thực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
phẩm Cộng đồng châu Âu vào năm 2004, về lý do không nhập khẩu thịt bò tại
Mỹ là do khả năng lây nhiễm bệnh bò điên và bệnh do Listeria. Vấn đề này
được phát hiện từ thông báo các ca bệnh của người chăn nuôi tại Mỹ. Khoảng
4 năm nay bệnh cúm gia cầm đang hoành hành và có nguy cơ phát thành dịch
lớn tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Indonesia, Việt Nam và nhiều
nước châu Âu. Để giải quyết các vấn đề trên, việc làm sạch môi trường chăn
nuôi được các tác giả đặt lên hàng đầu.
Theo nghiên cứu của Washburn (1992), nếu gia cầm bị nhốt với mật độ
cao, thức ăn không đầy đủ dinh dưỡng, độ ẩm không khí và chất độn trong
chuồng cao làm cho tỷ lệ mắc bệnh nhiễm trùng ở gia súc tăng lên.
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Việt Nam là một trong những nước sống bằng nền văn minh lương
thực thực vật, nên nông nghiệp và nông thôn chiếm một tỷ trọng đáng kể
trong nền kinh tế quốc dân. Các công trình nghiên cứu về môi trường lao
động nông thôn, nông nghiệp đã được nhiều tác giả nghiên cứu. Các tác giả
Nguyễn Đức Trọng, Nông Thanh Sơn, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa ( 2002 - 2007)
[51], đã đặt vấn đề nghiên cứu nhiều về môi trường lao động và sức khoẻ của
những người chăn nuôi. Các công trình nghiên cứu về môi trường và sức khoẻ
của các đối tượng lao động nông nghiệp, nông thôn khác cũng được nhiều tác
giả ở Thái Nguyên, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ…đề cập rất
nhiều. Tại Thái Nguyên, theo nghiên cứu của Từ Quang Hiển (1995) [21] cho
thấy tỷ lệ nhiễm trùng trong chăn nuôi luôn gắn liền với vệ sinh chuồng trại,
chăm sóc, nuôi dưỡng.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Duy Hoan, Nguyễn Quang Tuyên,
Nguyễn Văn Quang (1998) khẳng định: bệnh cầu trùng gây bệnh nặng ở gà
con, gà lớn thường mang bệnh ở dạng mạn tính và là nguồn gieo rắc cho môi
trường [24]. Tỉ lệ mắc các bệnh này ở gà tăng lên vào những tháng nóng ẩm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12
của mùa xuân và mùa thu, đây là điều kiện môi trường dễ gây bệnh dịch cho
gia súc, gia cầm, do vậy người chăm sóc gia cầm cần phải biết được để phòng
chống bệnh cho gia súc, gia cầm đồng thời bảo vệ sức khoẻ cho bản thân [30].
Nước ta thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, có điều kiện khí hậu nóng
ẩm, trứng sán có thể phát triển thành mao ấu quanh năm. Theo nghiên cứu của
Nguyễn Thị Kim Lan ( 1999), tỷ lệ lợn bị nhiễm sán nhiều nhất vào vụ hè thu
và nhiệt độ thích hợp cho các loại sán phát triển vào 18 – 350 ( Theo nghiên
cứu của Lê Văn Nam, 2004). Chính vì vậy người chăn nuôi gia súc, gia cầm
cần có thái độ nhìn nhận vấn đề này một cách cụ thể để phòng lây sang người.
Bên cạnh các yếu tố nhiệt độ có ảnh hưởng, còn phải kể đến các yếu tố
về ẩm độ bởi ẩm độ là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của
gia súc. Khi độ ẩm tăng làm cho chất độn trong chuồng dễ ẩm thấp, thức ăn
dễ bị ẩm mốc làm ảnh hưởng xấu tới người chăn nuôi gia súc.
Cũng còn phải kể tới là một số chất độc trong môi trường chuồng nuôi
như NH3, NH3 có được là do vi khuẩn trong chuồng nuôi phân huỷ axit uric
trong phân và chất độn trong chuồng làm tổn thương đến hệ hô hấp của lợn,
tăng khả năng nhiễm bệnh của người chăm sóc chúng.
Theo nghiên cứu của Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình, Phạm Thị Ngọc,
Khúc Xuyền về tác hại nghề nghiệp của người chăn nuôi gia súc gia cầm cho
thấy có tỷ lệ cao mắc các bệnh đường hô hấp viêm tai mũi họng cấp và mạn
tính: Viêm mũi dị ứng 58,9- 60,1% ở những người chăn nuôi. Người chăn
nuôi gà có tỷ lệ sạm da là 16,8%, người chăn nuôi gia súc có tỷ lệ viêm da dị
ứng 20,9%, viêm quanh móng 9,8% [6].
Theo Phạm Thị Hiển tỷ lệ nhiễm trứng giun trong đất tại xã Nam Hòa
huyện Đồng Hỷ có tỷ lệ là 55,50% đây là một xã cũng giáp với Phú Bình.
Trong khi đó tỷ lệ nhiễm giun đũa ở người tại xã Nam Hòa là 57,76%.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13
Nhóm tác giả Nguyễn Đức Trọng, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa
qua nghiên cứu môi trường lao động và sức khoẻ, bệnh tật nông dân ở một số
vùng tại Thái Nguyên cũng cho thấy một số bệnh chiếm tỷ lệ cao trong nông
dân đó là: bệnh tai mũi họng 73-77%, bệnh mắt 16-37%, bệnh tim mạch 14-
15%, bệnh hô hấp từ 11-12,5%.
Theo nghiên cứu của tác giả Đỗ Hàm người lao động chăn nuôi gia súc,
gia cầm còn dễ mắc phải một số bệnh do vi sinh vật gây ra như bệnh than hay
gặp ở những nông dân nuôi trâu bò khi gia súc bị bệnh, bệnh leptospira gặp ở
những người tiếp xúc với gia súc bị bệnh sẽ bị lây qua đất hoặc nước tiểu của
gia súc [12].
Một số nghiên cứu mới đây cho thấy, chất thải chăn nuôi có mức BOD
cao hơn tiêu chuẩn cho phép 500mg/l, có chứa số lượng vi khuẩn E. Coli và
trứng ký sinh trùng ở mức cao quá mức cho phép nhiều lần. Lượng vi khuẩn
tăng nhanh trong nước ngầm, 100% mẫu rau xanh có xử dụng chất thải chăn
nuôi làm phân bón đều có E.Coli. (Báo hợp tác kinh tế Việt Nam ngày
10/10/2007)
Cùng nghiên cứu với chúng tôi tại xã Kha Sơn huyện Phú Bình tác giả
Nguyễn Xuân Nguyên đã nghiên cứu về sức khỏe bệnh tật và một số yếu tố
liên quan của những người chăn nuôi lợn cho thấy tỷ lệ mắc một số bệnh như
sau: tỷ lệ mắc các bệnh về hô hấp là 54,60%, tỷ lệ mắc bệnh về tiêu hóa là
27,80%, tỷ lệ mắc bệnh về da liễu là 56,60%, tỷ lệ mắc các bệnh về mắt là
33,40%, tỷ lệ mắc bệnh tai mũi họng là 65,10%.
Trong nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ người chăn nuôi lợn mắc bệnh
chủ yếu có liên quan đến vấn đề ô nhiễm môi trường khu vực chăn nuôi như
liên quan với vị trí đặt chuồng gia súc, cách sử lý phân gia súc, có hoặc không
sử dụng bảo hộ lao động…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
- Các hộ gia đình có chăn nuôi lợn quy mô từ 20 con lợn trở lên, có thời
gian chăn nuôi ít nhất là hai năm.
- Các chủ hộ của các gia đình chăn nuôi lợn: chọn chủ hộ nhưng họ
phải là người tham gia làm các công việc chăn nuôi trên 4 giờ/ ngày
- Một số yếu tố môi trường tại hộ gia đình chăn nuôi lợn : vi khí hậu
bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió. Yếu tố hoá học chỉ điểm sự ô nhiễm
không khí bao gồm khí NH3, CO2. Yếu tố ô nhiễm ký sinh trùng trong đất xét
nghiệm đất tìm trứng giun đũa, tóc, móc trong đất.
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Địa điểm nghiên cứu được chọn chủ đích là xã Kha Sơn huyện Phú
Bình. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh Thái Nguyên, gồm 23 xã và
một thị trấn. Huyện có tỷ lệ các hộ gia đình chăn nuôi lợn chiếm 70 - 80%,
các hộ gia đình chăn nuôi từ 20 con trở lên chiếm tỷ lệ 10 - 12 %.
Xã Kha Sơn được chọn nghiên cứu mang tính đại diện vì có tỷ lệ hộ
chăn nuôi vào loại trung bình của huyện: xã có diện tích 1041 ha, có số dân là
1900 hộ, số hộ chăn nuôi lợn là 1615 hộ, trong đó số hộ có chăn nuôi lợn từ
20 con trở lên là 183 hộ, chiếm tỷ lệ 11,5%. Xã Kha Sơn phía Bắc giáp thị
trấn Hương Sơn - Phú Bình, phía Nam giáp xã Thanh Vân - Hiệp Hoà - Bắc
Giang, phía Đông giáp xã Thanh Ninh - Phú Bình, phía Tây giáp xã Đồng
Tân - Hiệp Hoà - Bắc Giang.
2.3. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 6 năm 2007 đến tháng 6 năm 2008. Đây là thời điểm xuân hè,
sẽ so sánh với các số liệu và điều kiện mùa theo đúng thời điểm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp, thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu mô tả, thiết kế nghiên cứu cắt ngang [13].
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu
Mô tả hộ và chủ hộ:
Cỡ mẫu mô tả hộ và chủ hộ được tính theo công thức ước tính trên tỷ lệ
bị ảnh hưởng sức khoẻ của quần thể trong nghiên cứu:
n = z
2
(1- /2) p(1-p)/ d
2
Trong đó: n: là cỡ mẫu nghiên cứu.
p: là tỷ lệ hộ gia đình có thay đổi về ô nhiễm môi trường do canh
tác nông nghiệp. Theo các nghiên cứu của các tác giả khu vực là
khoảng 10% (Massud - điều tra tại Phú Nham - Phú Thọ 1997 -
1998).
: Mức ý nghĩa thống kê = 5% như vậy z(1-/2) = 1,96.
d: ấn định = 0,05.
Thay số ta có: n = 139 hộ gia đình, làm tròn số sẽ là 140 hộ để điều tra
phỏng vấn kết hợp với hồi cứu các vấn đề liên quan. Tuy nhiên trong quá
trình nghiên cứu chúng tôi thấy toàn bộ 182 hộ chăn nuôi lợn với số lượng từ
20 con trở lên trong xã đều đảm bảo tiêu chuẩn cho việc chọn mẫu, do vậy
chúng tôi đưa toàn bộ số này vào mẫu nghiên cứu ( coi như mẫu toàn bộ).
Chọn mẫu cho xét nghiệm:
Chọn mẫu xét nghiệm hoá học không khí, vi khí hậu, ký sinh trùng môi
trường:
- Xét nghiệm chất hoá học ô nhiễm không khí NH3, CO2 và vi khí hậu:
Chúng tôi ấn định số mẫu xét nghiệm là 60 do vậy nhóm nghiên cứu đã chọn
ngẫu nhiên 60 hộ trong 182 hộ đã phỏng vấn điều tra theo cách bốc thăm trên
danh sách đã có để đo các yếu tố vi khí hậu, xét nghiệm NH3, CO2 và ký sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
trùng. Mỗi hộ lấy 2 mẫu không khí ở 2 vị trí khác nhau là cửa nhà, cạnh
chuồng gia súc để xét nghiệm NH3 và CO2: mẫu trong nhà, được lấy ở vị trí
cách ngưỡng cửa 50cm phía trong (tránh tác động của gió bên ngoài song vẫn
đảm bảo về vị trí). Mẫu cạnh chuồng gia súc lấy mẫu ở gần cửa chuồng lợn
(50 cm về phía trước cửa, nơi người lao động đứng chăm sóc lợn). Các mẫu
đo vi khí hậu, được lấy như mẫu để xét nghiệm hóa học để đánh giá độ ẩm,
nhiệt độ, tốc độ gió, sau đó tính ra chỉ số nhiệt độ hiệu dụng.
- Xét nghiệm trứng giun: cũng chọn ngẫu nhiên 60 hộ trong 182 hộ đã
phỏng vấn điều tra để xét nghiệm phân tìm trứng giun đũa, giun tóc, giun móc
ở trong đất. Mỗi hộ lấy 3 mẫu đất ở 3 vị trí khác nhau để xét nghiệm : mẫu
trong nhà, mẫu ngoài sân, mẫu sát gần chuồng lợn. Đây là cách làm theo quy
định để đánh giá nguồn gốc trứng giun là từ phân người hay phân lợn, phân
chó...Nếu số trứng cao nhất từ chuồng lợn rồi mới đến các nơi khác thì nguồn
trứng giun từ lợn là chính. Nếu số trứng cao nhất từ cửa nhà vệ sinh (hố xí)
rồi mới đến các nơi khác thì nguồn trứng giun từ người là chính...
2.4.3. Chỉ tiêu nghiên cứu
2.4.3.1. Các thông số chung về đối tượng nghiên cứu
- Trình độ về học vấn:
+ Mù chữ: là những người không biết đọc, biết viết.
+ Biết đọc, biết viết là những người học chưa hết lớp 4/10 hoặc
5/12
+ Tiểu học là những người đã học hết lớp 4/10 hoặc 5/12
+ Trung học cơ sở là những người đã học hết lớp 7/10 hoặc lớp
9/12
+ Phổ thông trung học là những người đã học hết lớp 10 hoặc
lớp12
- Phân bố độ tuổi, giới của chủ hộ chăn nuôi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
- Nghề phụ khác ( kết hợp) của người chăn nuôi
2.4.3.2.Các chỉ số xét nghiệm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường
- Chỉ số trứng giun trong đất tại các hộ chăn nuôi.
Tiêu chuẩn đánh giá:
+ <100 trứng giun/1000g đất: Bình thường
+ Từ 100 – 300 trướng giun/ 1000g đất: Ô nhiễm
+ >300 trướng giun/ 1000g đất: Ô nhiễm nặng
- Các chỉ số về vi khí hậu: nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, tốc độ
gió, Webb. Tiêu chuẩn không khí bình thường, phù hợp với sức khỏe
khi: nhiệt độ dao động từ 180C đến 200C về mùa đông, từ 200C đến
22
0C về mùa hè. Độ ẩm dưới 80%. Tốc độ gió dao động từ 0,3 đến 0,5
m/s. Chỉ số Webb 23 – 25.
- Một số chất hoá học trong không khí như NH3, CO2 tại các hộ có
chăn nuôi gia súc. Tiêu chuẩn cho phép của các chất chỉ điểm ô nhiễm: NH3
là 0,001 mg/lít, CO2 là 0,02 mg/lít
2.4.3.3. Các yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường
- Số lợn trong chuồng nuôi. Số lợn nuôi càng nhiều thì khả năng ô
nhiễm môi trường càng cao và ngược lại.
- Loại thức ăn sử dụng trong chăn nuôi gia súc. Thức ăn là cám hỗn
hợp ( tổng hợp thường dễ tiêu hóa và ít sản phẩm trung gian gây ô nhiễm).
Thức ăn cho lợn do người dân sử dụng có sự pha trộn riêng bao gồm nhiều
thành phần hữu cơ thường không ổn định và có nhiều sản phẩm gây ô nhiễm
môi trường, gây mùi khó chịu.
- Các chỉ số về sử dụng nước: chỉ số về số lượng nước rửa chuồng trại
và cho gia súc để ăn uống, tắm [53], [55].
- Loại hình thu gom phân gia súc là cơ hội để tạo ra sự phát tán các chất
ô nhiễm môi trường và gây hại cho sức khỏe cộng đồng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
- Vị trí và hướng đặt chuồng gia súc so với nhà ở, khoảng cách của
chuồng gia súc so với khu nhà ở.
- Điều kiện chăm sóc gia súc: chế độ ăn uống, vệ sinh chuồng trại.
- Cách thức và mục đích xử lí chất thải bỏ của gia súc.
- Quy định tiêu chuẩn sử lý phân hợp vệ sinh là hộ có quá trình thu gom
đúng kỹ thuật, không gây ô nhiễm, không hở để côn trùng có chỗ cư trú,
không gây mùi ra xung quanh và được ủ đúng kỹ thuật, đúng thời gian mới
đem ra sử dụng hoặc sử dụng làm khí đốt (biogas).
2.4.4. Các bước tổ chức nghiên cứu
Bước 1: Xây dựng đề cương, kế hoạch nghiên cứu: từ tháng 10 / 2007
đến tháng 12 / 2007.
Bước 2: Nghiên cứu triển khai: bao gồm mô tả thực trạng điều kiện môi
trường lao động, một số yếu tố nguy cơ ô nhiễm môi trường tại khu vực
nghiên cứu.
Công cụ thu thập thông tin là bộ câu hỏi kết hợp với quan sát, xét
nghiệm các yếu tố môi trường tại các chuồng trại, gia đình.
Cách tiếp cận nghiên cứu triển khai: tiếp cận cộng đồng, tập thể nhóm
nghiên cứu làm việc với địa phương (Phòng Y tế huyện Phú Bình, UBND xã
Kha Sơn, Trạm y tế xã Kha Sơn) về các bước thực hiện, tiến hành nghiên cứu
để giải quyết các vấn đề khoa học và y đức trong toàn bộ quá trình thực hiện
đề tài luận văn.
2.4.5. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.4.5.1.Xét nghiệm các chỉ số trong môi trường theo thường quy kỹ
thuật của Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (2002) [57]. Các kỹ
thuật xét nghiệm được tiến hành tại bộ môn Sức khoẻ nghề nghiệp, Bộ môn
Ký sinh trùng của Trường ĐHYK TN. Một số kỹ thuật sau đây đã được tiến
hành trong nghiên cứu:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
Kỹ thuật lấy đất và làm xét nghiệm được tiến hành như sau:
Mẫu đất được lấy bằng cách dùng chổi quét nhẹ trên mặt của đất, đất
được nhặt bỏ rác rưởi, đá sỏi rồi cho vào túi ni lông khoảng 20 đến 30 gam có
ghi rõ địa chỉ từng nhà, loại mẫu đất vào một tờ giấy nhỏ kẹp trong miệng túi
để tránh nếu gặp mưa không ướt. Các mẫu đất được tập trung mang về làm
xét nghiệm tại bộ môn Ký sinh trùng trường đại học Y- Dược Thái Nguyên.
Khi xét nghiệm mẫu đất phải cân vì đây là kỹ thuật kèm theo định lượng. Cân
10 gam đất trộn với 6 gam muối ăn (NaCL) rang khô, không giã nhỏ, trộn
muối rang vào với đất thật đều trong bình nón có thể tích 100ml (miệng của
bình nón có đường kính nhỏ hơn lam kính). Trộn như vậy làm cho đất khô và
tơi xốp. Đổ vào bình nón 10ml dung dịch muối Natrinitrat bão hòa (NaNO2),
dùng que tre dài 20cm quấy đều cho tan đất và cho tan những bột bẩn nổi lên
trên. Sau đó đổ tiếp dung dịch muối Natrinitrat bão hòa cho đầy tràn miệng
bình nón làm cho phần đất bẩn nổi lên trong bình nón bị trào ra khỏi bình
(đây là bước rửa đất) bước này làm nhanh trong 2 phút đầu khi chứng giun
chưa kịp nổi. Nếu không rửa đất thì khi đặt lam kính lên trên miệng bình nón,
chờ một giờ sau nhấc ra để soi sẽ thấy trên lam kính toàn bọt đất bẩn tối đen
không nhìn được chứng giun, sau khi rửa xong đất, đổ tiếp dung dịch muối
Natinitat bão hòa cho đầy miệng bình, hơi vồng lên một chút rồi đặt lam kính
đã đánh dấu số thứ tự lên trên miệng bình. Chờ một giờ sau nhấc lam kính ra
soi tìm, đếm số trứng giun đũa, tóc, móc trong một mẫu đất.
Kỹ thuật lấy mẫu vi khí hậu được tiến hành như sau:
Các mẫu đo vi khí hậu được lấy theo các vị trí trong và ngoài nhà theo
quy định thường quy kỹ thuật của Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường
(2002). Kỹ thuật phân tích được tiến hành theo phương pháp hóa phân tích kết
hợp với phép đo quang tại phòng xét nghiệm môi trường của Trường Đại học
Y dược Thái Nguyên [4], [57].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Kỹ thuật lấy mẫu không khí và làm xét nghiệm được tiến hành như sau:
* Đối với CO2 : Dùng phương pháp hấp thụ bằng barit
Về nguyên tắc là carbon dyoxyt tạo thành tủa baricarbonat
CO2 + BaCO3 = BaCO3 + H2O
Dựa vào nguyên tắc trên cho không khí có CO2 tác dụng với một lượng
Bari hydroxyt, chuẩn độ lại lượng Bari hydroxyt thừa bằng axit oxalic. Biết
được lượng Bari hydroxyt thừa sẽ tính được lượng Barihydroxyt đã tác dụng
và do đó tính được nồng độ CO2 trong không khí.
Về qui định chung :
+ Nước cất theo tiêu chuẩn Việt Nam 2117-77
+ Hóa chất theo tiêu chuẩn Việt Nam 1058-78
+ Cân phân tích có độ chính xác 0,1%, sai số dao động cho phép trong
phạm vi ± 5%
Về dụng cụ hóa chất:
+ Dụng cụ: Chai 1000ml, 500ml, nút thủy tinh (rửa sạch ngâm vào
dung dịch sulfochromic 5 giờ, sau rửa lại, tráng nước cất, sấy khô để nguội và
đậy nút ngay). Bơm cao su 100ml. Buret 25ml. Pipet 5ml, 10ml, 20ml.
+ Hóa chất: Barihydroxyt Ba(OH)2.2H2O; Bariclorid ; Axit oxalic
H2C2O4 .2H2O; Phenolphtalein.
Tính kết quả : nồng độ CO2 trong không khí được tính theo công thức:
(N-n) . 0,1.b.1000
C =
a . (V-v)
Trong đó:
C : Nồng độ CO2 trong không khí
V: Thể tích chai (ml)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
v : Thể tích dung dịch Barit cho vào chai (ml)
a : Thể tích dung dịch Barit đã hấp thụ CO2 đem chuẩn độ (10ml)
b : Thể tích dung dịch Barit cho vào chai (20ml)
N : Thể tích dung dịch axit oxalic đem chuẩn độ 10ml dung dịch barit
đối chứng
* Đối với amoniac (NH3)
Về nguyên tắc : Khi cho NH3 tác dụng với thuốc thử Nessler được một
hợp chất màu vàng và nếu nồng độ amoniac cao thì sẽ có màu nâu đục.
Độ nhạy của phương pháp này là 0,001mg trong 10ml dung dịch.
Phương pháp này bị hydrogen sulfit và formaldehyd gây trở ngại.
Về dụng cụ :
+ Bình hút
+ Ống hấp thụ
+ Pipet 1, 5, 10ml
+ Ống nghiệm so màu
Về thuốc thử :
+ Nước cất để pha thuốc thử phải không được có amoniac
+ Dung dịch hấp thị axitsulfuric N/100
+ Dung dịch tiêu chuẩn
+ Thuốc thử Nessler
Cuối cùng là lấy mẫu, phân tích và tính kết quả như sau:
Nồng độ amoniac trong không khí được tính theo công thức sau:
a.b
C =
v.Vo
Trong đó :
C : Nồng độ amoniac trong không khí (mg/l)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
a : Hàm lượng amoniac trong ống thang mẫu
b : Tổng thể tích dung dịch hấp thụ (ml)
v : Thể tích dung dịch hấp thụ lấy ra phân tích
V0 : Thể tích không khí lấy mẫu quy về điều kiện tiêu chuẩn
Nồng độ NH3 cho phép trong không khí nơi làm việc là 0,020mg/l
2.4.5.2. Phỏng vấn, quan sát: tại các hộ có chăn nuôi lợn theo mẫu
phiếu được in sẵn, phiếu được nhóm nghiên cứu xây dựng theo đúng quy
trình và yêu cầu của luận văn, phiếu xây dựng xong được thử nghiệm tại các
hộ gia đình có chăn nuôi, chỉnh lý trước khi in thành phiếu chính thức sau khi
đã có hiệu chỉnh của các chuyên gia chuyên ngành.
Nhóm điều tra bao gồm các bác sĩ là học viên cao học, cán bộ bộ môn
Sức khỏe nghề nghiệp, cán bộ trạm y tế xã, các nhân viên y tế thôn bản.
Nhóm điều tra đã được tập huấn rất kỹ phiếu phỏng vấn sau đó mới tiến hành
cho điều tra toàn thể.
2.4.6. Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu
Theo phương pháp thống kê y học trên phần mền tin học EPIDATA 3.2
và SPSS 10.0.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Các thông số chung về đối tƣợng nghiên cứu
Bảng 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ chăn nuôi
Học vấn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Mù chữ, biết đọc, biết
viết
0 0
Tiểu học 4 2,20
Trung học cơ sở 145 79,67
Trung học phổ thông
trở lên
33 18,13
Tổng 182 100
Nhận xét:
Trình độ học vấn của người dân chủ yếu từ bậc trung học cơ sở trở
xuống (81,87 %)
0 2.2
79.7
18.1
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Mù chữ Tiểu học THCS THPT
Biểu đồ 3.1: Trình độ học vấn của chủ hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Bảng 3.2. Nghề nghiệp khác của chủ hộ
Nghề nghiệp Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Làm ruộng 172 94,50
Cán bộ viên chức 3 1,65
Buôn bán 4 2,20
Nghề khác 3 1,65
Tổng 182 100
Nhận xét:
- Ngoài nghề nuôi lợn, có tới 94,50% các chủ hộ gia đình nuôi lợn tại địa
điểm nghiên cứu có nghề nghiệp khác là làm ruộng (nghề nông).
- Số cán bộ viên chức, buôn bán, nội trợ hoặc nghề khác chỉ chiếm 5,5 %
94.5
1.6 2.2 1.6
0
20
40
60
80
100
Làm
ruộng
CBVC Buôn
bán
Nghề
khác
Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp khác của chủ hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Bảng 3.3. Phân bố tuổi nghề của chủ hộ
Tuổi nghề Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Dưới 5 năm 32 17,58
Từ 5 – < 10 năm 51 28,02
Từ 10- < 15 năm 60 32,98
Từ 15- < 20 năm 28 15,38
Trên 20 năm 11 6,04
Nhận xét:
- Phần lớn các hộ gia đình có tuổi nghề (thời gian nuôi lợn) từ 5 năm trở lên
chiếm 82,42 %
17,6
28
33
15,4
6
<5 năm
5- <10 năm
10 -<15 năm
15- <20 năm
Trên 20 năm
Biểu đồ 3.3. Tuổi nghề của chủ hộ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Bảng 3.4. Số lợn chăn nuôi thường xuyên trong chuồng
Số lợn nuôi Số lƣợng Tỷ lệ (%)
20 - < 30 con 142 78,03
30 - < 40 con 18 9,89
40 - < 50 con 12 6,59
≥ 50 con 10 5,49
Nhận xét:
Đa số các hộ có số lợn thường xuyên chăn nuôi trong chuồng từ 20 đến
30 con (78,03%), trên 5% số hộ thường xuyên có số lợn >50 con trong
chuồng.
Bảng 3.5. Loại thức ăn để chăn nuôi trong gia đình
Số lợn Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Thức ăn hỗn hợp 104 57,14
Rau kết hợp cám 78 42,86
Tổng 182 100
Nhận xét:
Loại thức ăn được các hộ sử dụng chăn nuôi lợn là thức ăn hỗn hợp
(57,14%) hoặc rau cám kết hợp (42,86%).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
3.2. Thực trạng một số yếu tố ô nhiễm môi trƣờng
Bảng 3.6. Hình thức thu gom phân, nước thải
Loại hình Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Hầm Bioga
Có biogas 54 29,67
Không có biogas 128 70,33
Hố gom phân
Có hố gom phân 124 68,13
Không gom phân 58 31,87
Rãnh nước thải
Có rãnh nước thải 92 50,55
Không có rãnh nước thải 90 49,45
Nhận xét:
Tỷ lệ hộ gia đình xử lý phân lợn bằng bể biogas là 29,67 %, đa số là xử
lý bằng hố gom phân (làm phân bón ruộng) là 68,13%
Bảng 3.7. Nơi thải nước rửa chuồng trại
Vị trí Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Đổ ra ao, hồ 85 46,70
Đổ vào hố thu gom 73 40,11
Đổ ra vườn 21 11,54
Khác 3 1,65
Nhận xét:
Hơn một nửa số hộ gia đình nuôi lợn thải trực tiếp nước rửa chuồng,
trại ra ao, hồ hoặc ra vườn (58,24%), 40,11 % số hộ có hố chứa nước thải.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Bảng 3.8. Lượng nước uống, tắm rửa cung cấp cho đàn gia súc
Số lƣợng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
< 500 lít 55 30,22
500 - < 1000 lít 42 23,08
1000 - < 1500 lít 61 33,52
1500 - < 2000 lít 24 13,19
Nhận xét:
Có tới 30,22% số hộ chăn nuôi không dùng đủ lượng nước tối thiểu
nhằm đảm bảo vệ sinh (500 lít/ngày) để cung cấp cho đàn lợn uống, tắm rửa
và vệ sinh chuồng trại.
30,2
23,1
33,6
13,2
0
5
10
15
20
25
30
35
<500 lit 500 -
<1000lit
1000 -
<1500lit
1500 -
<2000 lit
Biểu đồ 3.4. Lượng nước sử dụng chăn nuôi lợn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Bảng 3.9. Các nguồn cung cấp nước cho chăn nuôi lợn.
Loại nƣớc Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Nước giếng khoan 96 52,75
Nước giếng khơi 84 46,15
Nước máy 1 0,55
Bể chứa nước 1 0,55
Nhận xét:
Đa số các hộ chăn nuôi sử dụng nước giếng khoan và giếng khơi để
phục vụ cho chăn nuôi đàn lợn (98,90%).
Bảng 3.10. Vị trí đặt chuồng gia súc tại các hộ gia đình
Vị trí Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Cách nhà < 5 m 11 6,04
Cách nhà 5 - <10 m 67 36,81
Cách nhà từ 10m trở lên 104 57,15
Nhận xét:
Còn 42,85% hộ chăn nuôi làm chuồng lợn gần nhà (<10m) trong đó
6,04% làm chuồng lợn chỉ cách nhà < 5 m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
Bảng 3.11. Hướng đặt chuồng gia súc so với nhà ở của chủ hộ
Hƣớng Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Đông 56 30,78
Tây 47 25,82
Nam 65 35,71
Bắc 14 7,69
Nhận xét:
Các hộ nuôi lợn làm chuồng lợn theo hướng về phía Nam so với nhà ở
là 35,71%, theo hướng về phía Đông là 30,78%, theo hướng về phía Tây là
25,82%. Chỉ có 7,69% số hộ làm theo hướng về phía Bắc.
Bảng 3.12. Thực trạng sử dụng phân gia súc của người dân
Mục đích Số lƣợng Tỷ lệ (%)
Dùng bón cho ruộng, vườn 117 64,29
Làm nguồn nhiên liệu cho chất đốt 54 29,67
Thả ra ao 11 6,04
Nhận xét:
Đa số các hộ dùng phân lợn làm phân bón ruộng và trồng rau
(64,29%), số hộ có bể biogas sử dụng phân làm nguyên liệu cho chất đốt
(29,67%), số còn lại thải phân ra ao hồ xung quanh (6,04%)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Bảng 3.13. Vi khí hậu môi trường
Địa điểm
Vi khí hậu
Cửa chuồng
gia súc
Tại cửa nhà
Tiêu
chuẩn
cho phép
p
X SD X SD
Nhiệt độ khô (0C) 19,33 2,58 19,04 2,63 18-20 >0,05
Độ ẩm không khí (%) 69,50 11,75 71,23 11,85 ≤ 80 >0,05
Vận tốc gió (m/s) 0,34 0,1 0,29 0,1 0,4 – 0,5 >0,05
Nhiệt độ Webb (0C) 16,44 2,17 16,33 2,27 23 – 25 >0,05
(Tiêu chuẩn vệ sinh theo TCVN 5508 – 1991)
Nhận xét:
- Các kết quả đo vi khí hậu tại địa điểm nghiên cứu cho thấy các chỉ số
đều nằm trong giới hạn cho phép.
- Không có sự khác biệt trong từng chỉ số khi đo vi khí hậu ở 2 vị trí
khác nhau.
2,58
11,75
0,1
2,17 2,63
11,85
0,1
2,27
0
2
4
6
8
10
12
Cửa chuống gia súc Tại cửa nhà
Nhiệt độ không khí Độ ẩm không khí (%)
Vận tốc gió (m/s) Nhiệt độ Webb
Biểu đồ3.5. Vi khí hậu môi trường
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Bảng 3.14. Hàm lượng hơi khí độc trong không khí (n=60)
Thời điểm
Hơi khí
Tại
cửa nhà
Cạnh
chuồng lợn
Tiêu
chuẩn
cho
phép
(mg/lit)
p
X SD X SD
Hàm lượng NH3 0,0031 0,0009 0,0033 0,001
0,001 >0,05
Hàm lượng CO2 1,04 0,1 0,94 0,1
0,02 <0,001
Nhận xét:
Hàm lượng NH3 và CO2 đo tại cửa nhà và cạnh chuồng lợn đều vượt
quá tiêu chuẩn cho phép của BYT đặc biệt là hàm lượng khí CO2 tuy nhiên sự
khác biệt về hàm lượng NH3 giữa 2 vị trí tại cửa nhà và cạnh chuồng lợn là
không có ý nghĩa (p>0,05).
Bảng 3.15. Kết quả xét nghiệm và phân loại trứng giun trong đất
Xét nghiệm Số lƣợng (số hộ) Tỷ lệ (%)
Không có trứng giun 30 50,00
Trứng giun đũa 13 21,67
Trứng giun móc 16 26,67
Cả 2 loại
(giun đũa + giun móc)
1 1,66
Nhận xét:
50% số mẫu đất làm xét nghiệm trứng giun cho kết quả (+) trong đó
21,67% mẫu có trứng giun đũa, 26,67% mẫu có trứng giun móc, 1,66% có cả
2 loại trứng giun trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
Bảng 3.16. Chỉ số trứng giun trong các mẫu đất
Kết quả
Vị trí lấy mẫu đất
Số trứng giun
/10g đất
Số trứng giun
/1000g đất
Trứng
giun đũa
Trứng
giun móc
Trứng
giun đũa
Trứng
giun móc
Đất ở cửa chuồng lợn. 4 5 13,33±34,57 16,67±37,90
Đất cách chuồng lợn 5 -
10 m về phía sân nhà.
9 12 30,0± 46,60 40,0±49,82
Đất ở tại cửa nhà. 3 3 10,0±30,51 10,0±30,51
Chung 3 mẫu 36 113,33 ± 34,57
Nhận xét:
Chỉ số xét nghiệm trứng giun chung là 113,33 ± 34,57 trứng giun/
1000g đất.
13,33
30
10
16,67
40
10
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Trứng giun đũa Trứng giun móc
Đất ở cửa chuồng lợn
Đất cách chuồng lợn 5-10m về phía sân nhà
Đất ở tại cửa nhà
Biểu đồ 3.6. Chỉ số trứng giun /1000g đất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
3.3. Một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa trình độ học vấn của chủ hộ và xử lý phân
hợp vệ sinh (HVS)
Xử lý phân
Học vấn
Không HVS HVS p
Tiểu học ( 4 ) 2 2
p>0,05 Trung học cơ sở ( 145) 94 51
Trung học phổ thông trở lên (33) 19 14
Nhận xét: Các chủ hộ chăn nuôi có trình độ học vấn từ bậc THCS trở xuống
có tỷ lệ sử lý phân không hợp vệ sinh cao hơn chủ hộ chăn nuôi
có trình độ học vấn từ bậc THPT trở lên.
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa số lợn chăn nuôi thường xuyên và ô nhiễm
hoá học không khí (HHKK)
Hoá học không khí
Số lợn
Số hộ ô nhiễm
Số hộ không
ô nhiễm
Số lượng % Số lượng %
20 - 30 con (39) (1) 7 17,95 32 82,03
30 - 40 con (10) (2) 4 40,00 6 60,00
40 - 50 con (4) (3) 2 50,00 2 50,00
≥ 50 con (7) (4) 3 42,86 4 57,14
Tổng (60) 16 26,70 44 73,30
p p 1&2<0,05, p 1&3<0,05, p 1&4<0,05
Nhận xét: Tỷ lệ ô nhiễm hóa học không khí phân bố cao hơn ( gấp 2,4 đến 2,8
lần) ở những hộ có số lợn thường xuyên trong chuồng từ 30 con trở lên
có ý nghĩa thống kê với p < 0,05
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
Bảng 3.19. Mối liên quan giữa loại thức ăn để chăn nuôi và ô nhiễm hoá
học không khí
Hoá học không khí
Loại thức ăn
Số hộ ô nhiễm Số hộ không ô nhiễm
Số lượng % Số lượng %
Thức ăn hỗn hợp (31) 14 45,20 17 54,80
Rau kết hợp cám (29) 27 91,10 2 6,90
Tổng (60) 41 68,33 19 31,67
p <0,05
Nhận xét: Tỷ lệ ô nhiễm hóa học không khí phân bố cao hơn ở những hộ cho
lợn ăn rau kết hợp cám (p<0,05).
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa hình thức xử lý phân và ô nhiễm ký sinh
trùng (KST) trong đất
KST
Xử lý phân
Ô nhiễm Không ô nhiễm
Số lượng % Số lượng %
Bể biogas (18) 3 16,70 15 83,30
Hố thu gom phân (39) 6 15,40 33 84,60
Không xử lý (3) 3 100,00 0 0,00
Tổng (60) 12 20,00 48 80,00
p <0,01
Nhận xét:
Tất cả các hộ chăn không có hình thức xử lý phân đều bị ô nhiễm KST trong
đất. Số hộ dùng bể Biogas xử lý phân lợn có tỷ lệ ô nhiễm thấp nhất (p<0,01)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
Bảng 3.21. Mối liên quan giữa hướng làm chuồng gia súc và ô nhiễm hoá
học không khí.
HHKK
Hƣớng
Có ô nhiễm Không ô nhiễm
Số lượng % Số lượng %
Nam (n=36) (1) 30 83,33 6 16,67
Tây (n = 8) (2) 3 37,50 5 62,50
Đông (n = 7) (3) 4 57,14 3 42,86
Bắc (n = 9) (4) 4 44,44 5 55,56
Tổng (60) 41 68,33 19 31,67
p 1 &2<0,05, p 1&3<0,05, p 1&4<0,05
p 3&2 <0,05, p 1&3<0,05, p 3&4<0,05
Nhận xét:
Tỷ lệ ô nhiễm hóa học không khí tập trung cao hơn ở những hộ làm
chuồng gia súc theo hướng Nam so với hướng nhà so với các hướng khác
(p<0,05)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Chƣơng 4: BÀN LUẬN
4.1.Các thông số chung về đối tƣợng nghiên cứu
Nhìn chung tốc độ học vấn của người dân chăn nuôi hộ qui mô nhỏ vào
loại trung bình (79,67% có trình độ trung học cơ sở ). So sánh với nông dân
các vùng ở Hà Nội, Nam Định (Nguyễn Tất Hà - Trần Quang Toàn 2007), thì
trình độ học vấn của người dân ở Kha Sơn Phú Bình là tương tự (65 – 82%).
So với đồng bằng Sông Cửu Long và Tây Nguyên (Bùi Vĩnh Diện, Trương
Đình Bắc 2007) thì trình độ học vấn của người nông dân Kha Sơn Phú Bình
cao hơn khu vực Tây Nguyên và Miền Tây Nam Bộ, trình độ học vấn chủ yếu
là tiểu học, mù chữ (30 - 40%). Với trình độ học vấn này người dân có đủ
điều kiện tiếp thu kiến thức cải thiện hành vi bảo vệ môi trường.
Về nghề nghiệp làm thêm của các chủ hộ cho thấy, sự gắn kết giữa
nghề làm ruộng và chăn nuôi (94,50%) là điều kiện cơ bản để họ có cơ sở
phát triển cả hai loại hình công việc. Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước
ta thì việc kết hợp các mô hình nông nghiệp sinh thái ví dụ
như:VAC,VACR... là sự đảm bảo cho sự vững chắc về an ninh lương thực,
kinh tế hộ gia đình. Nếu tận dụng tốt thì không những nâng cao được năng
suất lao động mà còn có thế góp phần cải thiện môi trường một cách tốt hơn.
Đa số các chủ hộ đều có tuổi nghề chăn nuôi trên 5 năm. Chứng tỏ việc
chăn nuôi đã trở thành một nghề nghiệp tương đối ổn định của người dân. Sự
chăn nuôi mang tính chất chuyên canh rõ là cơ hội cho người dân thực hiện
tốt các kỹ thuật chăn nuôi đồng thời họ cũng chuyên tâm chăm sóc bảo vệ
môi trường sống cho chính mình và cộng đồng.
Về số lợn được chăn nuôi ở mức trên 20 con thường xuyên trong
chuồng (hộ gia đình) cho thấy mức độ có khả năng gây ô nhiễm môi trường là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
rất cao nếu không sử lý các chất thải theo đúng qui trình vệ sinh.Về mặt kỹ
thuật thì số lượng lợn được chăn nuôi thường xuyên như thế này cũng đủ điều
kiện để đảm bảo hoạt động cho hầm Bioga qui mô nhỏ. Nếu người nông dân
không sử dụng phân chăm bón hoa màu thì họ có thể sử dụng thành chất đốt
vừa đảm bảo giảm thiểu ô nhiễm môi trường vừa tăng thêm nguồn lợi kinh tế
(Khuyến cáo của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên 2003).
Kết quả nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi, cho thấy có tới gần 60% người
chăn nuôi sử dụng thức ăn hỗn hợp.Trong khi các loại thức ăn khác có tỷ lệ
thấp hơn. Đây là loại thức ăn mà lợn sử dụng có khả năng làm tăng ô nhiễm
môi trường bởi nhiều sản phẩm chuyển hoá trung gian. Sự gia tăng ô nhiễm
môi trường ở đây chủ yếu là do vi sinh vật phân giải phân tạo ra các loại hơi
khí độc như NH3, Indol, Scarton (Nguyễn Quang Tuyên và cộng sự 2001).
Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của chúng tôi vì hàm lượng NH3 trong
không khí là tương đối cao trong các mẫu xét nghiệm. Một số nghiên cứu của
các tác giả khác cũng cho nghiên cứu tương tự [21], [24], [33], [34]
4.2.Thực trạng ô nhiễm môi trƣờng
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.6 cho thấy tỷ lệ các hộ chăn nuôi không có
hầm bioga, không có hố gom phân, không có rãnh nước thải (32 – 70%) là
khá cao. Kết quả nghiên cứu của tôi cũng tương tự như kết quả nghiên cứu
của Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, Nguyễn Đức Trọng tại Thành Phố Thái Nguyên
2005. Vào thời điểm 2005 các hộ chăn nuôi gia súc gia cầm ở Thái Nguyên
có tỷ lệ gom phân nước thải không tốt từ 25 – 65% tuy có thấp hơn chúng tôi
một chút song sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P > 0,05). Tuy nhiên
do phát triển kinh tế xã hội qua 3 năm thì việc có gia tăng hình thức xử lý
gom phân và nước thải trong nghiên cứu của chúng tôi là không tốt. Đáng lẽ
ra tỷ lệ này phải giảm đi, song có lẽ do các yếu tố văn hoá xã hội ở khu vực
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
xã Kha Sơn có mặt bằng thấp hơn nên các hành vi vệ sinh cũng chưa được cải
thiện nhiều.
Tỷ lệ 40,11% các hộ có hố thu gom nước rửa chuồng trại là tương đối
thấp. Đặc biệt là hiện tượng thải lung tung ra ao hồ, vườn, gần 60% là hình
thức xử lý rất mất vệ sinh, gây ô nhiễm môi trường và làm hỏng môi trường
sinh thái [15], [37]. Trong công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng các nhà
vệ sinh học cần lưu ý khuyến cáo người dân thu gom, xử lý phân, nước rửa
chuồng trại....một cách nghiêm túc hơn.
Về nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt, chăn nuôi cho thấy một tỷ lệ không
an toàn. Về mặt vệ sinh môi trường nước (98,90% sử dụng nước giếng khoan và
giếng khơi). Chăn nuôi là một nghề được người dân xã Kha Sơn chọn lựa từ nhiều
năm qua nên sự tích luỹ các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất, nước là điều
chắc chắn.Với hiệu ứng như vây thì tỷ lệ 46,15% xử dụng nước giếng khơi của
các hộ gia đình là hết sức đáng lưu tâm. Với tỷ lệ gần một nửa số hộ dùng nước có
nguy cơ bị ô nhiễm sẽ là vấn đề sức khoẻ cộng đồng đáng quan ngại mà nhiều tác
giả đã khuyến cáo [35], [36], [54], [55].
Về vị trí đặt chuồng gia xúc tại các hộ gia đình cũng cho thấy một tỷ lệ
không an toàn đáng quan ngại. Có tới gần 43% các hộ có chuồng gia súc cách
nhà chưa đến 10m. Với khoảng cách này thì sự ô nhiễm ở chuồng gia súc sẽ
lan toả vào nơi sinh sống một cách dễ dàng đặc biệt là các hơi khí độc. Trong
nghiên cứu của chúng tôi cho thấy hàm lượng hơi khí độc đều cao hơn tiêu
chuẩn cho phép chứng tỏ các chất gây nhiễm từ phân đã khuyếch tán vào nơi
ở của các hộ gia đình chăn nuôi. Các kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đức
Trọng, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa 2005, Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình, Phạm
Thị Ngọc 2007... cũng cho kết quả tương tự. (Đồng Bằng Bắc Bộ 44,2%).
Nhìn chung các tác giả đều dự đoán sự gia tăng các bệnh do ô nhiễm môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
trường bởi nguyên nhân này là khá rõ ràng. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn
Xuân Nguyên cùng thời điểm và điạ điểm nghiên cứu của chúng tôi cũng cho
thấy tỷ lệ các bệnh da liễu, mũi họng đều cao hơn so với cộng đồng dân cư
khác. Một đặc điểm khá nguy hại khác đó là có tới 66,5% các hộ đặt chuồng
trại gia súc ở hướng đông và nam so với nhà ở. Việc đặt chuồng gia súc như
vậy là hết sức nguy hiểm vì đa số các hơi khí độc gây ô nhiễm môi trường sẽ
khuyếch tán một cách dễ dàng tới nơi người ở bởi lẽ gió chủ đạo ở khu vực
này là gió đông nam. Nếu kết hợp hướng gió với khoảng cách của chuồng quá
gần nhà thì khả năng gây ô nhiễm môi trường là rất lớn. Khả năng gây ô
nhiễm môi trường do tác động đã được nhiều tác giả đưa ra nhiều năm qua
[10], [14], [15], [21], [27].
Với tỷ lệ hơn 70% các hộ gia đình dùng phân chăm bón hoa màu, đặc
biệt là đa số các hộ đều không chấp hành tốt quy trình xử lý phân trong đó đa
số là phân chưa ủ đúng thời gian thì khả năng gây ô nhiễm môi tường và ảnh
hưởng sức khoẻ cộng đồng sẽ là đương nhiên. Kết quả nghiên cứu của chúng
tôi cũng tương tự nhận xét của Nguyễn Huy Nga, Trương Đình Bắc, Trịnh
Hữu Vách....(2007). Qua nghiên cứu của các tác giả này cho thấy có tới hơn
60% các hộ gia đình không ủ phân gia súc, gia cầm theo đúng quy trình, mà
chủ yếu là chất đống sau đó đem sử dụng trực tiếp. Hậu quả này làm cho tỷ lệ
các bệnh tiêu hoá đặc biệt là các bệnh do kí sinh trùng ở mức độ cao qua các
kết quả nghiên cứu. Điều này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng
tôi là trứng kí sinh trùng đường ruột ô nhiễm đất. Trứng kí sinh trùng đường
ruột ô nhiễm khắp khu vực sống và làm việc của người dân, sẽ là yếu tố bất
lợi làm gia tăng tỷ lệ bệnh tiêu hoá, vì kí sinh trùng ô nhiễm thì các vi sinh vật
cũng có thể phát tán gây ô nhiễm nhiều trong cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.13 (thời điểm nghiên cứu là thời điểm xuân
hè) cho thấy đa số các yếu tố vi khí hậu môi trường đều nằm trong giới hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
cho phép. Sự chênh lệch nhiệt độ cũng như các yếu tố vi khí hậu khác giữa
cửa nhà và cửa chuồng gia súc là không đáng kể ( P > 0,05) theo dự đoán thì
các yếu tố vi khí hậu mùa hè sẽ là bất lợi, bởi mùa hè nóng nực sự chuyển
động của không khí cao hơn sẽ làm cho vi sinh vật phát triển, sự khuyếch tán
các chất ô nhiễm tăng bởi các chỉ số vi khí hậu mùa đông xuân (trong thời
gian nghiên cứu ) là không chênh lệch nhiều so với điều kiện ngoài trời thì về
mùa hè cũng sẽ có sự tương tự như vậy. Đa số các vi sinh vật hoại sinh phân
huỷ phân lợn đều là vi sinh vật ưa nhiệt do vậy khí hậu và thời tiết mùa hè sẽ
là điều kiện thuận lợi cho chúng phát triển gây ô nhiễm môi trường một cách
nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả ở Hà Nội và Thái
Nguyên cũng cho nhận xét tương tự như nhận xét của chúng tôi [15], [19],
[28], [32], [37], [46]. Trên thực tế các yếu tố vi khí hậu ở cộng đồng nông
thôn thường phụ thuộc vào thiên nhiên do vậy sự chi phối của thiên nhiên
quyết định vi khí hậu đặc thù của nhà ở chuồng trại. Những người làm công
tác vệ sinh cần có những khuyến cáo cụ thể để người dân triệt để sử dụng các
yếu tố thuận lợi về vi khí hậu đồng thời cũng tránh được những ảnh hưởng
xấu do khí hậu và thời tiết đem lại [10], [12].
Kết quả nghiên cứu về hàm lượng hơi khí độc trong không khí tại cộng
đồng, các hộ chăn nuôi xã Kha Sơn huyện Phú Bình cho thấy đã có sự ô
nhiễm nặng nề, 2 chất độc chỉ điểm về ô nhiễm môi trường không khí đó là
hàm lượng CO2 và NH3 đều vượt tiêu chuẩn cho phép từ 3 – 50 lần. Các kết
quả nghiên cứu của Tạ Tuyết Bình, Lê Gia Khải, Nguyễn Ngọc Ngà (2006),
Nguyễn Đức Trọng, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa (2007) cũng cho thấy sự ô
nhiễm các hơi khí độc của môi trường chăn nuôi gia súc gia cầm là đáng quan
tâm. Các tác giả đều cho rằng hàm lượng các chất độc cao hơn 3 – 10 lần tiêu
chuẩn cho phép đã trực tiếp ảnh hưởng làm gia tăng nhiều bệnh đã có sẵn ở
cộng đồng đặc biệt là các bệnh về hô hấp (30 – 70%). Nguyên do của sự gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
tăng tỷ lệ này rất có thể có vai trò kích thích nguy cơ quan trọng của các hơi
khí độc đã được xác định cùng thời điểm [12], [15].
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.15 cho thấy một nửa các số mẫu dương
tính với trứng giun đặc biệt là một tỷ lệ trứng giun móc khá cao (26,67%). Kết
quả này cho thấy đa số các môi trường sống của các hộ gia đình ở đây đang bị
ô nhiễm do phát tán trứng giun. Dù là trứng giun người hay trứng giun động
vật thì cũng là sự ô nhiễm môi trường bởi phân và như vậy rất có thể các vi
sinh vật gây bệnh đường tiêu hoá cũng đã phân tán ra môi trường sống của
cộng đồng gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khoẻ người chăn nuôi cũng như gia
đình của họ. Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Xuân Nguyên cho thấy tỷ lệ
mắc các bệnh tiêu hoá trong cộng đồng của những người chăn nuôi cao hơn
so với những người ở cộng đồng khác. Theo chúng tôi kết quả này cũng phù
hợp với thực trạng ô nhiễm môi trường do nhiễm bẩn phân. Kết quả nghiên
cứu về ô nhiễm chứng giun ở môi trường đất cũng cho thấy một sự cần thiết
phải tiến hành nghiên cứu sâu hơn, rộng hơn về các vi sinh vật gây bệnh
đường tiêu hoá cũng như các bệnh tật có liên quan ở cộng đồng những người
chăn nuôi để tìm ra sự liên quan, mối liên hệ logic về các quan hệ nhân quả.
Trên cơ sở các nghiên cứu toàn diện sẽ giúp cho các nhà quản lý hoạch định
một chương trình chăm sóc sức khoẻ phù hợp đối với cộng đồng.
Kết quả nghiên cứu về sự phát tán trứng giun theo khoảng cách (3.16)
cho thấy hàm lượng trứng giun ở các mẫu đất lấy xa cửa nhà cửa chuồng lợn
là rất cao (cả số trứng và chỉ số trứng giun) cho thấy rất có thể môi trường ô
nhiễm trứng giun ở đây là từ phân người. Theo quan sát của chúng tôi thì
người dân tại khu vực nghiên cứu thường trộn phân lợn và phân người thành
một hỗn hợp để chăm bón cây trồng, trong khi cả 2 loại phân này đều chưa
được ủ đúng quy trình, chưa đủ thời gian nên vấn đề ô nhiễm do hành vi này
là đương nhiên. Các kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Hiển và cộng sự năm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
1996 đến nay cũng cho nhận xét tương tự như kết quả nghiên cứu của chúng
tôi. Vấn đề này chắc cần phải có một thiết kế nghiên cứu khác và trên cơ sở
những hiểu biết sâu hơn các vấn đề sẽ được sáng tỏ hơn.
4.3. Một số liên quan đến yếu tố môi trƣờng
Các yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường tại các hộ chăn nuôi lợn
được trình qua các bảng 3.17 đến 3.21 cho thấy một bức tranh khá phong phú
về nhiều yếu tố làm gia tăng ô nhiễm môi trường của các hộ chăn nuôi lợn
mặc dù trong nghiên cứu này chúng tôi chưa có cơ hội tìm hiểu đầy đủ.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.17 cho thấy chưa có mối liên quan chặt
chẽ giữa trình độ học vấn của chủ hộ đối với việc xử lý phân hợp vệ sinh.
Điều này không phù hợp với các nghiên cứu trước đây về vấn đề này. Các
nghiên cứu của Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức ( 1996 -1998 ). Mai Đình
Đức, Nguyễn Huy Nga (2007) đều cho rằng việc xử lý phân không hợp vệ
sinh thường gắn liền với trình độ dân trí ở các khu vực. Theo chúng tôi vấn đề
xử lý phân ở khu vực Kha Sơn – Phú Bình phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác,
hơn nữa đây là khu vực tập trung dân cư nên ít nhiều sự ảnh hưởng, tác động
lẫn nhau đã quyết định sự hình thành các thói quen, hành vi vệ sinh môi
trường giống nhau.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.18 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ
giữa tổng số lợn nuôi trong chuồng thường xuyên với tình trạng ô nhiễm hoá
học môi trường không khí. Ở những hộ có số lượng lợn nuôi < 30 con chỉ có
17,95% bị ô nhiễm trong khi những hộ nuôi > 30 con thì tỷ lệ ô nhiễm lên tới
quá nửa ( 50 đến 60 % ).Tình trạng ô nhiễm và số lợn nuôi trong chuồng có
mối liên quan chặt chẽ khác nhau theo từng mức độ ( số lợn nuôi ).Tuy nhiên
đều có ý nghĩa thống kê ( P < 0,05 ), kết quả nghiên cứu của rất nhiều các tác
giả khác trong thời gian gần đây cũng đều cho nhận xét chung là số lượng gia
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
súc có vai trò làm gia tăng tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ( Nguyễn
Ngọc Ngà, Tạ Tuyết Bình 2006, Trần Thanh Hà, Phạm Thị Ngọc 2007,
Nguyễn Huy Nga 2007 ).
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.19 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa
thức ăn chăn nuôi với ô nhiễm hoá học môi trường không khí (P < 0,05 ).
Nguyên nhân của hiện tượng ô nhiễm này là do thức ăn chăn nuôi chứa nhiều
chất hữu cơ lợn không tiêu hoá hết thải ra ngoài môi trường. Phân chứa nhiều
chất hữu cơ sẽ bị vi sinh vật hoại sinh phân huỷ thành các hơi khí độc phát tán
vào không khí. Khả năng gây ô nhiễm môi trường do thức ăn là không tránh
khỏi vì chăn nuôi với quy mô càng lớn thì người dân càng sử dụng các loại
thức ăn kết hợp như thành phần và làm gia tăng khả năng ô nhiễm môi trường
không khí. Các nhà khoa học đều khuyến cáo rằng vấn đề cơ bản phải là giải
quyết ô nhiễm môi trường thông qua các kỹ thuật vệ sinh chứ không phải tác
động vào nguồn thức ăn.
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.20 cho thấy hình thức xử lý phân có liên
quan chặt chẽ với tình trạng ô nhiễm ký sinh trùng trong đất. Các hộ có hình
thức xử lý phân bằng hầm bioga và có hố gom phân thì tỷ lệ ô nhiễm ký sinh
trùng trong đất chỉ là ở mức độ 13- 15 % trong khi các hộ không xử lý phân
thì tỷ lệ này là 100% ( P < 0,01 ). Về mặt khoa học thì hình thức xử lý phân
bằng bioga có thể triệt tiêu hầu hết các vi sinh vật có hại, nếu phân được thu
gom thì khả năng phát tán ít hơn so với trường hợp không được thu gom. Kết
quả nghiên cứu của các tác giả Thái Nguyên và Hà Nội trong những năm gần
đây cho thấy sự phát tán trứng ký sinh trùng đường ruột trong đất có liên quan
chặt chẽ với hình thức xử lý phân và cũng cho nhận xét tương tự như kết quả
của chúng tôi ( Phạm Thị Hiển 1996 – 2007, Nguyễn Huy Nga, Nguyễn Thị
Hồng Tú, Trần Đắc Phú 2005 – 2007 ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Kết quả nghiên cứu ở bảng 3.21 cho thấy có mối liên quan chặt chẽ giữa
hướng đặt chuồng gia súc so với nhà ở và ô nhiễm hoá học không khí (P <
0,05 ). Đặc biệt là chuồng gia súc đặt ở hướng nam so với nhà đã làm cho tỷ
lệ ô nhiễm hoá học không khí môi trường sống lên tới trên 60%. Nguyên nhân
của hiện tượng ô nhiễm này là do sự khuyếch tán của các chất ô nhiễm phụ
thuộc vào tác động của gió và nhiệt độ môi trường, hầu hết các nhà khoa học
đều khuyến cáo về vấn đề này là phải đặt chuồng gia súc vào cuối chiều gió
chủ đạo của khu vực. Đồng thời với việc gia tăng khoảng cách càng xa nhà
càng tốt ( Đào Ngọc Phong 1990 – 2005, Trần Thị Hà, Tạ Tuyết Bình, Phạm
Thị Ngọc, Nguyễn Huy Nga 2007 ).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
KẾT LUẬN
Kết quả nghiên cứu về thực trạng một số yếu tố môi trường tại các hộ
gia đình của người chăn nuôi lợn qui mô nhỏ xã Kha Sơn, Huyện Phú Bình đã
thu được như sau:
1. Thực trạng mất vệ sinh và một số yếu tố môi trƣờng ô nhiễm vƣợt
tiêu chuẩn cho phép
- Tỷ lệ hộ gia đình thu gom, xử lý phân, chất thải chăn nuôi không hợp
vệ sinh là 63,18% (không có bể Biogas hoặc không có rãnh nước thải). Hơn
một nửa số hộ gia đình nuôi lợn thải trực tiếp nước rửa chuồng, trại ra ao, hồ
hoặc ra vườn (58,3%), số hộ có hố chứa nước thải (40,1 %), có tới 30,2% số
hộ chăn nuôi không dùng đủ lượng nước tối thiểu cho phép (500 lít/ngày) để
cung cấp cho đàn lợn uống, tắm rửa và vệ sinh chuồng trại.
- 42,85% các hộ đặt chuồng gia súc gần nhà (<10m ). 66,49% số hộ đặt
chuồng gia súc ở hướng Đông và hướng Nam.
- Tỷ lệ các hộ sử dụng phân không ủ đúng qui định để canh tác là
64,29%
- Tình trạng ô nhiễm hóa học môi trường không khí đã vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 3- 50 lần. Ô nhiễm ký sinh trùng xẩy ra ở 50% các hộ chăn nuôi
2. Có nhiều các yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trƣờng tại các hộ
chăn nuôi lợn là:
Số lợn thường xuyên nuôi trong chuồng cao( P<0,05 ) thức ăn nhiều
chất dinh dưỡng (P<0,05), xử lý phân (P<0,01), hướng đặt chuồng và khoảng
cách chuồng (P<0,05).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
KHUYẾN NGHỊ
1. Nhà nước nên có các chính sách hỗ trợ kinh tế, mở các lớp tập huấn an
toàn, vệ sinh, kỹ thuật chăn nuôi, xây dựng chuồng trại, xử lý chất thải
đúng tiêu chuẩn kỹ thuật cho nông dân.
2. Cần kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh môi trường khu vực chăn nuôi,
tốt nhất là qui hoạch những hộ chăn nuôi lại thành cụm để bảo đảm vệ sinh
môi trường.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tô Vân Anh (2005), “Kỹ Thuật ủ COMPOST từ rác thải hữu cơ”, Báo
cáo khoa học tóm tắt, NXB Y học Hà Nội Tr187-188.
2. Bộ Giáo dục Đào tạo (2001), “Bản đồ khí hậu Việt Nam”, NXB KHKT Hà
Nội, Tr18-48.
3. Bộ môn Vệ sinh Môi trường – Dịch tễ, Trường đại học Y Hà Nội (1998),
Dịch tễ học y học, NXB Y học Hà Nội Tr 45.
4. Bộ môn VSDT Trường Đại Học Y Bắc Thái (1994), Bài giảng thực hành
vệ sinh, NXB Y học Hà Nội, Tr.53-79.
5. Bộ y tế (1992), Sổ tay dịch tễ học cho cán bộ quản lý y tế huyện, NXB Y
học Hà Nội, tr 35-36.
6. Tạ Tuyết Bình, Nguyễn Ngọc Ngà, Lê Gia Khải (2006), “Ảnh hưởng của
H2S lên sức khỏe công nhân công ty Môi trường đô thị Hà Nội”, Kỷ
yếu công trình nghiên cứu khoa học , NXB Y học Hà Nội, Tr125
7. Trương Thùy Dương (2007), “Hiệu quả của can thiệp bảo vệ sức khỏe
người dân vùng chuyên canh rau tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật
tại Thái Nguyên năm 2005”, Báo cáo khoa học toàn văn, NXB Y học
Hà Nội, Tr 245
8. Nghiêm Kim Dung (2004), Nghiên cứu sức khoẻ bệnh tật của người dân
sống tiếp giáp vùng khai thác mỏ Mangan Cao Bằng, Luận văn Thạc
sỹ y học Đại học Y khoa Thái Nguyên ,Tr58 - 59
9. Nguyễn Văn Đức (1984), Nguồn gen giống lợn Móng Cái, NXB Lao động
& xã hội , Trang 55.
10. Đỗ Hàm (2001), Vi khí hậu nhà ở miền núi và một số bệnh thường gặp,
NXB Y học Hà Nội.
11. Đỗ Hàm (2007), Sức khoẻ nghề nghiệp, NXB Y học Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
12. Đỗ Hàm (2007), Vệ sinh lao động và bệnh nghề nghiệp, NXB Lao động
Xã hội, Tr.321
13. Đỗ Hàm (2007), Phương pháp luận trong nghiên cứu khoa học Y học,
NXB Y học Hà Nội.
14. Đỗ Hàm (2008), Hoá chất dùng trong nông nghiệp và sức khoẻ cộng
đồng, NXB Lao động Xã hội Hà Nội, Tr.35-48
15. Đỗ Hàm (2008), Vệ sinh môi trường & lao động, NXB Lao động Xã hội,
Tr.321
16. Đỗ Hàm (2007), “Một số bệnh thường gặp của nông dân vùng trồng rau
tiếp xúc với hóa chất bảo vệ thực vật tại Thái Nguyên ", Báo cáo khoa
học toàn văn, NXB Y học Hà Nội, Tr.239-243
17. Nguyễn Tất Hà, Trần Quang Toàn, Từ Hải Bằng, Bùi Văn Trường,
Nguyễn Văn Hữu (2007) “Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của bãi rác
đến sức khỏe khu dân cư xung quanh", Kỷ yếu công trình khoa học,
NXB Y học Hà Nội,Tr4-14
18. Trần Thanh Hà (2007) “Nghiên cứu điều kiện lao động trong chăn nuôi
gia súc, gia cầm”, Báo cáo khoa học toàn văn, NXB Y học Hà Nội,
Tr145 146
19. Trần Thanh Hà, Tạ Tuyết Bình, Phạm Thị Ngọc(2005), “Nghiên cứu tác
hại nghề nghiệp ở người chăn nuôi gia súc gia cầm”, Báo cáo khoa
học toàn văn, NXB Y học Hà Nội. Tr382 – 389.
20. Hoàng Hải (2007) “An toàn vệ sinh lao động và sức khỏe người dân canh
tác rau ở xã Yên Thường, Gia Lâm, Hà Nội”, Báo cáo khoa học toàn
văn, NXB Y học Hà Nội. Tr41 - 47
21. Từ Quang Hiển (1995), Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp
Hà Nội, Tr45- 49.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
22. Hội bảo vệ môi trường và thiên nhiên (2004), Việt Nam môi trường và
cuộc sống, NXB Chính trị Quốc gia.
23. Trần Thị Hoa, Nguyễn Thị Dư Loan, Đỗ Thành Trung, Nguyễn Đức Miên
(2005), “Thực trạng bảo quản, sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật tại
Bình Sơn – Sông Công – Thái Nguyên”, Báo cáo khoa học tóm tắt,
NXB Y học Hà Nội, Tr.285-286
24. Nguyễn Duy Hoan, Trần Thanh Vân (1998), Giáo trình chăn nuôi gia
cầm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, Tr 12-48
25. Nguyễn Hữu Hồng (1993), Bài giảng vi sinh y học, NXB Y học, Tr.44
26. Lê Thị Sông Hương (2005), “Đánh giá hiệu quả dự án cải thiện cung cấp
nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại An Dương, Hải
Phòng", Báo cáo khoa học toàn văn, NXB Y học, tr558 - 563
27. Hoàng Khải Lập và cộng sự (1996), “Điều tra cơ bản sinh thái môi trường
của nhân dân một số dân tộc miền núi phía bắc Việt Nam”, ĐTĐL Cấp
nhà nước KY-08, Tr25 - 26
28. Hoàng Khải Lập, Nông Thanh Sơn, Đồng Ngọc Đức và cộng sự “Báo cáo
toàn văn đề mục xác định các yếu tố nguy cơ đặc thù của môi trường
vùng núi tỉnh Thái Nguyên tác động đến sức khoẻ cộng đồng, đề xuất
và áp dụng các biện pháp can thiệp”, Báo cáo đề mục nghiên cứu khoa
học Trường đại học y khoa Thái Nguyên, NXB Y học Hà Nội, tr1 - 2;
15 - 25
29. Nguyên Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Hồng Tú, Đặng Đức Phú (2005),
“Thực trạng điều kiện lao động nữ trong sản xuất nông nghiệp tại Việt
Nam”, Báo cáo khoa học tóm tắt, NXB Y học Hà Nội Tr77-78
30. Nguyễn Tuyết Lan, Lê Thị Sông Hương và cộng sự, “Một số nhận xét về
chất lượng nước ăn uống và sinh hoạt tại các trạm cấp nước nông thôn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Hải Phòng”, Báo cáo Khoa học tóm tắt, NXB Y học Hà Nội. Tr.203-
204
31. Nguyễn Ngọc Ngà, Tạ Quang Bửu, Dương Khánh Vân (2005) “Tuổi cao
và khả năng lao động ở một số nhóm nghề”, Báo cáo khoa học tóm
tắt, NXB Y học Hà Nội. Tr88
32. Lưu Xuân Lý, Vi Hồng Nhân (1986), Phòng chống bệnh dịch nguy hiểm,
NXB Văn hóa dân tộc, tr34 - 36
33. Lê Hồng Mận (1985), Kỹ thuật về chăn nuôi lợn ở nông hộ, trang trại và
phòng chữa bệnh thường gặp, NXB Lao động – Xã hội, Tr.3
34. Lê Đình Minh (2007) “Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của bãi rác đến sức
khỏe khu dân cư xung quanh, xây dựng hướng dẫn vệ sinh bãi rác”,
Báo cáo khoa học toàn văn, NXB Y học Hà Nội, Tr 342 346
35. Đồng Trung Kiên và cộng sự (2004), “ Đánh giá hiệu quả dự án cải thiện
cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn tại huyện An
Dương Hải Phòng”, Báo cáo khoa học tóm tắt, NXB Y học Hà Nội
Tr.249
36. Nguyễn Huy Nga (2007) “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ở nông
thôn Việt nam, “ Báo cáo khoa học toàn văn, NXB Y học Hà Nội
Tr.347
37. Nguyễn Huy Nga và cộng sự (2001), Tài liệu hướng dẫn chăm sóc môi
trường cơ bản, NXB Y học Hà Nội , Tr50 - 51
38. Đào Ngọc Phong (1983), Môi trường và sức khoẻ con người, NXB Y học
Hà Nội . Tr5 - 32
39. Nguyễn Thanh Sơn, Nguyễn Kế Côi (2001), Chăn nuôi lợn trang trại,
NXB Lao động xã hội, Tr.36-125
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
40. Nông Thanh Sơn (2001), “Suy thoái môi trường nông thôn và những
thách thức mới trong chăm sóc sức khoẻ vùng nông thôn miền núi” Kỷ
yếu hội thảo sức khỏe môi trường. Thái Nguyên. Tr.65
41. Nguyễn Thị Hồng Tú (2001), Nâng cao sức khoẻ nơi làm việc, NXB Y
học Hà Nội. Tr 14 - 16.
42. Bùi Trần Tín (1986), Bệnh nhiệt thán và lợn đóng dấu, NXB Nông
thôn,Tr.7 - 12
43. Đào Văn Trung (1982), Biện pháp phòng và chống dịch tả lợn, NXB
Nông thôn, Tr.13 - 19
44. Đỗ Dương Thái (1974), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ở người,
NXB Y học, Tr.442 – 445.
45. Đỗ Dương Thái (1986), Bài giảng ký sinh trùng y học, NXB Y học,
Tr.187- 189
46. Đỗ Thùy Trang (2005), “Bệnh ngoài da ở những người có phơi nhiễm
nghề nghiệp với nước thải đô thị ở Nam Định Việt Nam”. Báo cáo
khoa học toàn văn, NXB Y học, Tr602 - 607
47. Dương Công Thuận, Trần Minh Châu (1984), Những bệnh cần phòng
chống gấp của vật nuôi, NXB Nông nghiệp, Tr64 - 65
48. Hoàng Văn Tiến (2004) “Nghiên cứu thực trạng môi trường và sự liên
quan giữa một số yếu tố nghề nghiệp với sức khoẻ bệnh tật của công
nhân mỏ than Na Dương, Lạng Sơn”, Luận văn Thạc sỹ Y học, Đại
học Y khoa Thái Nguyên. Tr.45
49. Lê Đức Thọ (2005) “Đánh giá kết quả sau can thiệp về sự thay đổi thái độ
hành vi của người dân làng nghề làm bún”, Báo cáo khoa học toàn
văn, NXB Y học Hà Nội . tr 558 - 593
50. Lê Văn Tạo (2007), Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở lợn, NXB
Lao động Xã hội, tr.31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
51. Nguyễn Đức Trọng, Đỗ Hàm, Nguyễn Thị Quỳnh Hoa, (2005) “Môi
trường lao động và sức khỏe bệnh tật nông dân chăm sóc gia cầm ở
một số vùng tại Thái Nguyên”, Báo cáo khoa học toàn văn, NXB Y
học 2005, tr163 – 166.
52. Trần Nguyên Truyền, Vũ Văn Đồng (2005) “Thực Trạng nhà vệ sinh trên
địa bàn Tỉnh Nghệ An”, Báo cáo khoa học tóm tắt, NXB Y học Hà
Nội Tr263
53. Nguyễn Thị Hồng Tú, Nguyễn Huy Nga, Trương Đình Bắc, Trần Đắc
Phú, Trịnh Hữu Vách (2007) “Đánh giá chất lượng nước sinh hoạt ở
nông thôn Việt Nam”, Báo cáo khoa học toàn văn, NXB Y học Hà
Nội, Tr 211-212
54. Trần Văn Tuấn, Phạm Đức Minh, Đào Ngọc Phong, Chu Văn Thăng, Nguyễn
Thị Tài (2005) “Hiện Trạng sử dụng nước sinh hoạt tại xã Vạn Phúc
huyện Thanh Trì, Hà Nội", Báo cáo Khoa Học tóm tắt, NXB Y học
Tr.209
55. TayphasavanhFengThong và cộng sự (2005),“Những yếu tố ảnh hưởng
đến tính không bền vững của chương trình cải thiện cung cấp nước và
vệ sinh môi trường ở nông thôn nghèo tại Lào”, Báo cáo khoa học tóm
tắt, NXB Y học Hà Nội , Tr. 219-220
56. Nguyễn Văn Trí (2006), Hỏi đáp về chăn nuôi lợn, NXB Lao động xã hội,
Tr.148 - 149
57. Viện Y học lao động và VSMT(2002), Thường qui kỹ thuật, NXB Y học
Hà Nội Tr 124- 217
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC TRẠNG MỘT SỐ YẾU TỐ Ô
NHIỄM MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG CỦA NGƯỜI CHĂN NUÔI LỢN
( Dùng phỏng vấn người có thời gian trực tiếp chăn nuôi lợn lâu nhất )
Phiếu số :.................
Xin các anh , chị ( ông / bà ) vui lòng trả lời một số câu hỏi sau đây :
Người được phỏng vấn :................................Tên chủ hộ :.....................
Xóm / thôn / bản ...................................................................................
Phương thức lao động trong chăn nuôi của chủ hộ :
Tự làm là chính Có Không
Thuê người khác làm là chính Có Không
I . Thông tin chung:
1. Tuổi , giới , học vấn , thời gian trực tiếp tham gia chăn nuôi lợn từ 4h/
ngày trở lên :
Tên Năm sinh
(1)
Giới
(2)
Trình độ
học vấn
(3)
Thời gian tiếp xúc
Dưới
4h/ngày
Trên
4h/ngày
2. Ông / bà cho biết nghề nghiệp khác của mình là làm gì?
1. Làm ruộng 2. Cán bộ viên chức 3. Buôn bán
4. Nội trợ 5. Khác
3. Ông bà làm nghề chăn nuôi lợn này đã được bao nhiêu năm?
1. Dưới 5 năm 2. Từ 6 đến dưới 10 năm
3. Từ 10 đến dưới 15 năm 4. Từ 15 đến dưới 20 năm
5. Trên 20 năm
II. Thực trạng một số yếu tố môi trường
4. Gia đình dùng biện pháp nào để xử lý nước thải
1. Hố Biogas 2. Không có hố Biogas
3. Có hố gom phân 4. Không gom phân
5.Có rãnh nước thải 6. Không có rãnh nước
5. Nước rửa chuồng trại gia đình thải ra đâu?
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1. Đổ ra ao hồ 2. Đổ vào hố thu gom
3. Đổ ra vườn 4. Khác
6. Gia đình xử dụng lượng nước để tắm rửa cho đàn gia xúc hàng ngày là bao
nhiêu?
1. Dưới 500 lít 2. Từ 500 đến dưới 1000 lít
3.Từ 1000 đến dưới 1500 lít 4. Từ 1500 đến dưới 2000 lít
4. Trên 2000 lít
7. Nguồn nước mà gia đình cung cấp cho gia xúc uống và tắm rửa là nguồn
nước nào ?
1. Nước giếng khoan 2. Nước giếng khơi
3. Nước máy 4. Nước mưa
5. Nguồn khác
8. Vị trí đặt chuồng gia xúc của gia đình
1. Cách nhà dưới 5m 2. Cách nhà 5 đến 10m
3. Cách nhà trên 10m
9. Hướng đặt chuồng gia xúc của gia đình?
1. Nam 2. Tây
3. Đông 4. Bắc
10. Gia đình xử dụng phân gia xúc để làm gì?
1.Dùng bón cho ruộng vườn 2. Làm nhiên liệu cho chất đốt
3.Thải ra ao hồ 4. Bán cho người khác
III. Một số yếu tố liên quan đến ô nhiễm môi trường
11. Gia đình thường xuyên nuôi trong chuồng bao nhiêu con lợn?
1. Từ 20 con đến < 30 con 2. Từ 30 đến dưới 40 con
3. Từ 40 đến dưới 50 con 4. Trên 50 con
12. Loại thức ăn để chăn nuôi của gia đình là gì?
1.Thức ăn hỗn hợp 2. Rau kết hợp với cám
3. Khác
Thái Nguyên, ngày tháng năm 200
Xác nhận Người được phỏng vấn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHIẾU ĐIỀU TRA PHỎNG VẤN THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH LÂY NHIỄM HIV/AIDS
NHẬN THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA CỘNG ĐỒNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG
CHỐNG HIV/AIDS TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN VÕ NHAI
Phiếu số:...................
Thông tin này chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu, giúp cho công tác phòng chống
những tác hại HIV/AIDS gây ra. Xin các anh, chị ( Ông/ bà ) vui lòng trả lời một số câu
hỏi sau đây:
Người được phỏng vấn:.................................................... Chức vụ.................................
Xóm/ thôn / bản...................................................................................................................
Thông tin chung:
1. Tuổi, giới, học vấn của người được phỏng vấn
Tên Năm sinh
( 1 )
Giới
( 2 )
Trình độ
học vấn
2. Nghề nghiệp của người được phỏng vấn:
2.1. Làm ruộng 2.2. Cán bộ viên chức 2.3. Buôn bán
2.4. Nội trợ 2.5. Khác
3. Lứa tuổi nào dễ bị nhiễm HIV nhất?
3.1. Dưới 13 tuổi 3.4. Từ 30 - 39 tuổi
3.2. Từ 13 - 19 tuổi 3.5. Trên 40 tuổi
3.3. Từ 20 - 29 tuổi
4. Tỷ lệ nhiễm HIV theo giới?
4.1. Nam nhiều hơn nữ 4.3. Nam bằng nữ
4.2. Nữ nhiều hơn nam 4.4. Cả 2
5. Trên địa bàn huyện Võ Nhai những xã, thị trấn nào có người nhiễm HIV?
5.1: .................... 5.2: ..................... 5.3: ........................ 5.4: .......................
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5.6: .................... 5.7: .................... 5.8: ........................ 5.9: .......................
5.10: .................. 5.11: .................. 5.12: ....................... 5.13: ......................
5.14: .................. 5.15: .....................
6. Theo ông, bà trong các xã có người nhiễm HIV trên xã nào có tỷ lệ người nhiễm HIV
cao nhất?
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
7 Ông, bà cho biết HIV là bệnh gì?
7.1. Là bệnh lây truyền 7.2. Không lây truyền 7.3. Không rõ
8. HIV lây truyền qua đường nào?
8.1. Đường máu 8.2. Đường tình dục
8.3. Mẹ truyền cho con 8.4. Không rõ
9. Hiểu biết về phòng bệnh và điều trị?
9.1: Hiểu biết tốt 9.2: Hiểu biết chưa tốt Không biết
10. Thái độ đối với người nhiễm HIV?
10.1: Giúp đỡ người nhiễm HIV 10.3: Không tỏ thái độ
10.2: Không giúp đỡ người có HIV
11. Ông, bà có tham gia vào công tác phòng chống HIV/AIDS không?
11.1: Có tham gia 11.2: Không tham gia 11.3: Không tỏ thái độ
12. Công tác phòng chống HIV là của ai
12.1. Của ngành y tế 12.2. Của Công an
12.3. Của các ngành khác 12.4. Của toàn xã hội
Thái Nguyên, ngày tháng năm 200
Xác nhận Người phỏng vấn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV_08_Y_DP_TVT.pdf