Luận văn Nghiên cứu thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An: 1 LỜI MỞ ĐẦU 1) Sự cần thiết của đề tài Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải có những thước đo tài chính và phi tài chính. Những thước đo truyền thống như: lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total asset –ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), ...v.v được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh thì ngoài mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp còn theo đuổi mục tiêu giá trị, vì vậy, sử dụng...

pdf87 trang | Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1073 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 LỜI MỞ ĐẦU 1) Sự cần thiết của đề tài Môi trường kinh doanh của Việt Nam luôn thay đổi trong suốt những năm gần đây. Các nhà quản lý doanh nghiệp phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh ngày càng cao và phức tạp. Vì vậy, yêu cầu cần phải có những đổi mới trong việc quản lý và kinh doanh, đặc biệt là công việc đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Để đo lường thành quả hoạt động của doanh nghiệp cần phải có những thước đo tài chính và phi tài chính. Những thước đo truyền thống như: lợi nhuận, vòng quay hàng tồn kho (Inventory Turnover), vòng quay tài sản, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return on total asset –ROA), tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on equity – ROE), thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS), ...v.v được các nhà quản lý sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh thì ngoài mục tiêu lợi nhuận doanh nghiệp còn theo đuổi mục tiêu giá trị, vì vậy, sử dụng các thước đo truyền thống trên để đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp đã bộc lộ một số hạn chế: Thứ nhất, hầu hết các thước đo truyền thống không tính đến chi phí sử dụng vốn, đặc biệt là chi phí sử dụng vốn chủ - là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn vào hoạt động kinh doanh. Vì vậy, chúng chưa chỉ ra được liệu rằng doanh nghiệp có tạo ra giá trị cho mình và cổ đông hay không. Thứ hai, cơ sở để xác định các thước đo truyền thống đều dựa trên số liệu kế toán. Nhưng số liệu kế toán được ghi nhận lại dựa trên một số giả định và tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, vì vậy, sẽ dẫn đến một số hạn chế như: hạn chế trong việc xác định lợi nhuận, hạn chế trong việc phản ánh vốn đầu tư,....v.v. Đặc biệt nhà quản lý có thể thông qua đó để bóp méo số liệu kế toán phục vụ cho mục đích của mình. Thứ ba, để theo đuổi mục tiêu giá trị thì các thước đo truyền thống không thích hợp vì chúng chủ yếu sử dụng số liệu quá khứ trên báo cáo kế toán, trong khi để tính chính xác giá trị mà doanh nghiệp tạo ra thì phải tính theo giá trị thị trường. 2 Sử dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động sẽ khắc phục được những hạn chế vốn có của các thước đo truyền thống, giúp cho các nhà quản lý cũng như những nhà đầu tư biết được giá trị thật sự được tạo ra từ thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi được xây dựng, tính toán một cách chính xác, khách quan thì EVA sẽ là người dẫn đường cho các nhà quản lý, các nhà đầu tư và cổ đông đánh giá về sự thành công trong tương lai của một doanh nghiệp. Ngoài ra, EVA còn là thước đo tốt nhất để đánh giá và khen thưởng cho những nhà quản lý các bộ phận, giúp cho các nhà quản lý bộ phận hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhận diện thước đo EVA là một thước đo thành quả hoạt động hữu hiệu nhất và áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp ở Việt Nam. Khi giai đoạn thị trường phát triển mạnh như hiện nay thì việc nhận diện và việc vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An nói riêng là yêu cầu cần thiết. 2) Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là : - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo EVA: + Tổng quan về thước đo EVA. + Vận dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động. + Kết hợp EVA với ABC vào việc đánh giá thành quả hoạt động. - Phân tích thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. - Vận dụng thước đo EVA và kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 3) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là thước đo EVA Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 3 4) Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu vận dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, quy nạp, diễn dịch, kết hợp giữa phân tích lý luận với thực tiễn để làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu. 5) Những đóng góp của luận văn Về cơ sở lý luận: luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến thước đo EVA, kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động doanh nghiệp. Về ý nghĩa thực tiễn: (1) Đánh giá xem Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An có tạo ra giá trị cho các cổ đông hay không, (2) Đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An bằng các thước đo truyền thống như lợi nhuận, ROI, EPS, v.v... và thước đo thành quả hoạt động mới là EVA, (3) Kết hợp thước đo EVA với ABC để đánh giá thành quả hoạt động Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. BỐ CỤC CỦA LUẬN VĂN - CHƯƠNG 1: Cở sở lý luận về thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added – EVA) - CHƯƠNG 2: Thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An - CHƯƠNG 3: Vận dụng giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA) trong việc đánh giá thành hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM (ECONOMIC VALUE ADDED – EVA) 1.1 TỔNG QUAN VỀ THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM (ECONOMIC VALUE ADDED – EVA) 1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thước đo EVA Thuật ngữ giá trị kinh tế tăng thêm (Economic Value Added-EVA) xuất hiện từ rất sớm vào năm 1989 (Finegan, 1989). Tuy nhiên, nó nhận được ít sự quan tâm cho đến tháng 9/1993 khi bài báo trong tạp chí Fortune (Tully, 1993) giới thiệu chi tiết khái niệm EVA, được xây dựng bởi công ty tư vấn Stern Stewart, và việc vận dụng thành công trong các tập đoàn lớn ở Mỹ. Tiếp sau thành công của bài báo trong tạp chí Fortune viết về EVA như là một thước đo thành quả hoạt động mới thì hàng loạt các nghiên cứu liên quan đến EVA đã được công bố ví dụ: Walbert, 1993; Birchard, 1994; Brossy and Balkcom, 1994; McConville, 1994; Bennett, 1995; Ochsner, 1995; Stewart, 1995; Birchard, 1996; Davies, 1996; Gapenski, 1996; Lehn and Makhija, 1996. Mặc dù EVA là thước đo tài chính khá mới, tuy nhiên nền tảng khái niệm của nó thì không mới, nó có nguồn gốc từ khái niệm lợi nhuận còn lại (Residual Income - RI) mà nhiều doanh nghiệp đã sử dụng trước đây. Điển hình là công ty General Electric (GE) đã sử dụng RI trong những năm 1950-1960 để đánh giá thành quả hoạt động. GE định nghĩa RI như là “sự chênh lệch giữa lợi nhuận thuần và chi phí sử dụng vốn, nó là phần thặng dư của lợi nhuận thuần sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn” (Salomons, 1965). Công ty Stern Stewart được coi là người sáng lập đầu tiên công thức EVA – cho đến nay đã tư vấn cho hơn 200 doanh nghiệp thực hiện, áp dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động và xây dựng chính sách khuyến khích khen thưởng (Stern Stewart & Co., 1997). Danh sách một số công ty tại Hoa Kỳ áp dụng EVA như: Allied Holdings, Briggs & Stratton, Coca Cola, CSX, Dun & Bradstreet, Eli 5 Lilly, Federal-Mogul, Georgiaa-Pacific, Monsanto, Olin, R.R. Donnelley, Sprint, SPX, Toys R Us, and Whirlpool. Tính ưu việt của EVA ngày càng được khẳng định và nó không chỉ giới hạn đối với các công ty ở Hoa Kỳ, mà còn lan rộng sang các công ty ở Châu Âu như: Anh, Đức, New Zealand….v.v. 1.1.2 Sự cần thiết vận dụng thước đo EVA Các thước đo truyền thống đánh giá hoạt động của doanh nghiệp trên nhiều khía cạnh khác nhau và thoả mãn nhu cầu cho nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp thì kết quả đánh giá mà các các thước đo đưa ra là khác nhau hay thậm chí là trái ngược nhau. Điều này làm các nhà quản lý phải đối mặt với thách thức lớn hơn trong việc đưa ra quyết định phù hợp. Các nhà đầu tư cũng quan tâm đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp như các nhà quản lý, nhưng quan trọng hơn cả là họ muốn biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra có thu nhập thật sự là bao nhiêu sau khi tính đến chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn đầu tư. Cần có một thước đo có thể cho các nhà đầu tư cũng như các nhà quản lý thấy được giá trị thực sự của doanh nghiệp và lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra có tạo ra tiền cho cổ đông hay không. Thước đo EVA là thước đo duy nhất giải quyết được các vấn đề trên. Ngoài ra nó còn là cở sở khen thưởng các nhà quản lý phù hợp với thành quả mà họ mang lại cho doanh nghiệp. Có nhiều bằng chứng được các học giả nghiên cứu chỉ ra rằng: khi sử dụng thước đo EVA trong việc đánh giá thành quả hoạt động như là một bộ phận cấu thành trong hệ thống quản lý giá trị của doanh nghiệp thì sẽ duy trì được sự ổn định và tạo động lực cho các nhà quản lý (Fortune, 1993). Như vậy sử dụng EVA sẽ giúp nhà quản lý hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp là tạo ra giá trị cho cổ đông. Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng việc sử dụng thước đo EVA có thể ảnh hưởng đến giá cổ phiếu. Ví dụ: giá cổ phiếu của CSX tăng từ 28 USD lên 75 USD từ giữa 1988 và 1993 (Tully, 1993). Như John Blystone “Trong nửa đầu năm 1996. . . Chúng tôi đã tạo ra đồng 135 triệu cho các cổ đông của chúng tôi, tăng 67%. . .” 6 (Stern Stewart & Co, 1996). Eli Lilly cũng có kết quả tương tự, khi áp dụng EVA giá cả các cổ phiếu tăng 105% trong một năm (Davies, 1996). 1.1.3 Khái niệm Giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA) là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn. Cơ sở để tính chi phí sử dụng vốn là lãi suất sử dụng vốn và số vốn sử dụng. Dưới góc độ tài chính thì lãi suất sử dụng vốn được xác định từ thị trường vốn. Đối với nhà đầu tư là người cung cấp vốn cho doanh nghiệp thì lãi suất sử dụng vốn là tỷ suất sinh lời mà nhà đầu tư đòi hỏi khi cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Mức sinh lời này phải tương ứng với mức độ rủi ro mà nhà đầu tư có khả năng gặp phải khi cung cấp vốn. Doanh nghiệp là người sử dụng nguồn tài trợ thì lãi suất sử dụng vốn là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu cần phải đạt được để đảm bảo duy trì tỷ suất lợi nhuận trên vốn và tạo ra giá trị tăng thêm cho cổ đông. Lãi suất sử dụng vốn phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố: tính mạo hiểm của việc sử dụng vốn, lãi suất của các khoản nợ phải trả, cấu trúc vốn của doanh nghiệp, chính sách phân phối lợi nhuận…Vì vậy, khi tính toán lãi suất sử dụng vốn cần phải lượng hoá được lãi suất bình quân của tất cả các nguồn tài trợ (WACC). Vốn đầu tư là số vốn doanh nghiệp cần phải có để thực hiện hoạt động đầu tư hay hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Về nguyên tắc thì vốn đầu tư nên được xác định theo giá thị trường. Cũng giống như cách tính toán các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động truyền thống khác, số liệu kế toán là số liệu ban đầu sử dụng cho việc xác định giá trị kinh tế tăng thêm. Tuy nhiên, số liệu kế toán được lập dựa trên một số giả định và tuân thủ theo các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận, vì vậy có sự khác biệt với lý thuyết tài chính: giữa giá trị theo sổ sách kế toán và giá trị thị trường của các loại tài sản và nguồn vốn; lợi nhuận trên Báo cáo kế toán khác biệt với số tiền 7 tạo ra cho cổ đông và nó dễ dàng bị thay đổi. Vì vậy, khi tính EVA cần thiết phải thực hiện một số điều chỉnh để giảm sự khác biệt này. 1.2 VẬN DỤNG THƯỚC ĐO EVA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG. Để hiểu rõ hơn về phương pháp và cách tính EVA chúng ta cần phải phân biệt nó với một số thước đo thành quả hoạt động khác và giữa thước đo thành quả hoạt động với thước đo giá trị doanh nghiệp (wealth metric). Thành quả hoạt động mà tác giả đề cập trong đề tài là kết quả cuối cùng của tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Thước đo thành quả hoạt động đề cập dưới góc độ kiểm soát, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ (ROE); tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), lợi nhuận còn lại (RI), giá trị kinh tế tăng thêm (EVA). Thước đo giá trị doanh nghiệp sử dụng để định giá doanh nghiệp như giá trị thị trường của vốn chủ hoặc hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập (P/E). Tuy nhiên, trong dài hạn thì hai thước đo này có mỗi liên hệ với nhau và thước đo thành quả hoạt động ảnh hưởng tới triển vọng sự gia tăng giá trị doanh nghiệp trong tương lai. 1.2.1 Một số thước đo thành quả hoạt động truyền thống. Các thước đo có thể có mối quan hệ với nhau. Mô hình Dupont có thể triển khai các quan hệ phức tạp gồm nhiều thước đo tác động lẫn nhau và nhờ đó đã chỉ ra được các yếu tố tài sản, nguồn vốn, vốn đầu tư, doanh thu, lợi nhuận…và ảnh hưởng của chúng tới kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. 8 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (ROS) Vòng quay VĐT Lợi nhuận ròng CP quản lý, BH Doanh thu Vốn đầu tư Doanh thu Chi phí Vốn luân chuyển thuần Nợ ngắn hạn không chịu lãi Tài sản ngắn hạn Giá thành Doanh thu Tài sản cố định ROE Vốn cổ phần Tổng tài sản : ÷ x ÷ - + - + Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân tích Dupont 1.2.1.1 Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ( Return on Investment-ROI) ROI được phát triển bởi công ty DuPont Power trong những năm đầu 1900 để quản lý doanh nghiệp một cách thống nhất (Johnson&Kaplan, 1987). ROI là tỷ số giữa thu nhập thuần trên vốn đầu tư đã bỏ ra. Ngoài ra ROI còn được phân tích là tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu với vòng quay của doanh thu trên vốn đã sử dụng (mô hình Du-Pont). Mô hình Du-Pont là mô hình đo lường thành quả tài chính truyền thống dựa trên các khái niệm về thu nhập kế toán. Nhiều ý kiến Formatted: Font: 15 pt Formatted: Font: 14 pt 9 cho rằng mô hình tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) là một chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động hoàn hảo. Tất cả các hoạt động trong một tổ chức đều được biểu hiện qua mô hình Du-pont này. Với việc phân tích nhấn mạnh nhiều vào sự phụ thuộc của chỉ số tài chính dựa trên bốn khía cạnh liên quan đến tài chính doanh nghiệp: Lợi nhuận, khả năng thanh toán, cấu trúc vốn, hoạt động. Công thức ROI Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu ROI = Vốn đầu tư = Doanh thu X Vốn đầu tư ROI = = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu X Số lần vòng quay vốn Xác định lợi nhuận và vốn đầu tư - Lợi nhuận: Lợi nhuận sử dụng trong cơ cấu xác định chỉ tiêu ROI là lợi nhuận thuần trước thuế Lý do sử dụng chỉ tiêu này là để phù hợp với doanh thu và vốn đầu tư đã tạo ra nó, và để làm cơ sở xác định số lần quay vòng vốn. - Vốn đầu tư: Có hai quan điểm tiếp cận vốn đầu tư dưới góc độ doanh nghiệp. Một là: vốn đầu tư xác đinh giai đoạn trước khi tái đầu tư theo cách này vốn đầu tư bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ dài. Hai là: vốn đầu tư được xác định tại mỗi thời điểm sau giai đoạn đầu tư ban đầu được gọi là giai đoạn “sau khi có hoạt động tái đầu tư” trong trường hợp này vốn đầu tư bao gồm nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu Một số ưu điểm và hạn chế của chỉ tiêu ROI Ưu điểm cơ bản của việc sử dụng chỉ tiêu ROI là có xét đến vốn đầu tư. ROI được sử dụng để đánh giá thành quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và các doanh nghiệp có quy mô vốn khác nhau để xem nơi nào đạt hiệu quả cao nhất, làm cơ sở đánh giá thành quả hoạt động. Ngoài ra, ROI còn được sử dụng để tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động nhằm đưa ra giải pháp để kết quả hoạt động tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư. 10 Mặc dù thước đo hoàn vốn đầu tư ROI có nhiều ưu điểm và được các nhà quản trị sử dụng rộng rãi trong việc đánh giá thành quả hoạt động, nhưng nó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau: - ROI có khuynh hướng chú trọng đến mục tiêu ngắn hạn hơn là dài hạn, do vậy, nếu nhà quản trị chỉ quan tâm đến ROI có thể bỏ qua nhiều cơ hội đầu tư mà kết quả của chúng thể hiện trong dài hạn. - Sử dụng ROI để đánh giá các bộ phận và khen thưởng sẽ làm cho các nhà quản lý bộ phận chỉ quan tâm đến lợi ích của bộ phận, của cá nhân mà không hướng mục tiêu của bộ phận vào mục tiêu chung của toàn doanh nghiệp. - ROI có thể không hoàn toàn chịu sự điều hành của nhà quản trị cấp cơ sở, vì chỉ có trung tâm đầu tư cấp cao có quyền điều tiết ROI. - ROI là số tương đối nên không lượng hoá được mức độ tăng thêm tuyệt đối là bao nhiêu. - ROI không phù hợp với mô hình vận động của dòng tiền khi sử dụng trong phân tích vốn đầu tư. 1.2.1.2. Lợi nhuận còn lại (Residual Income – RI) Lợi nhuận còn lại là khoản thu nhập của bộ phận hay toàn doanh nghiệp sau khi trừ đi chi phí sử dụng vốn đã đầu tư vào bộ phận đó. Chỉ tiêu này nhấn mạnh đến khả năng tạo thu nhập vượt trên chi phí vốn đã đầu tư vào một bộ phận hay toàn doanh nghiệp Công thức tính của RI Lợi nhuận còn lại (RI) = Lợi nhuận trước thuế - (Vốn đầu tư x Tỷ suất sinh lời đòi hỏi) Chỉ tiêu RI là số tuyệt đối, nó cho biết thu nhập đạt được bao nhiêu sau khi trừ đi các khoản chi phí sử dụng vốn đã đầu tư để có được thu nhập trên. Ưu điểm, hạn chế của chỉ tiêu RI: Ưu điểm của RI đo lường bằng số tuyệt đối nên thường được dùng để bổ sung hạn chế của chỉ tiêu ROI trong việc đánh giá thành quả của trung tâm đầu tư. Nhưng vì là số tuyệt đối nên chỉ tiêu này không thể được sử dụng để đánh giá thành quả của các trung tâm có quy mô khác nhau. 11 Ví dụ minh hoạ 1: Giả sử Công ty X có cơ hội đầu tư mới với vốn đầu tư là 500.000.000 đ và hy vọng mà sẽ đem lại mức lợi nhuận 90.000.000 đ. Nhà quản lý có chấp nhận cơ hội đầu tư này không? Nếu cơ hội đầu tư này được chấp nhận thì lợi ích tổng thể của Công ty sẽ thế nào, nếu lãi suất sử dụng vốn bình quân của Công ty là 15%? Bảng 1.1 - Đánh giá kết quả thực hiện theo ROI và RI Đơn vị tính: 1000đ Hiện tại Dự án mới Tổng cộng Lợi nhuận 400.000 90.000 490.000 Vốn đầu tư 2.000.0000 500.000 2.500.000 Đánh giá kết quả thực hiện theo ROI 20% 18% 19,6% Đánh giá kết quả thực hiện theo RI 100.000 15.000 115.000 Trong trường hợp này nhà quản lý đối diện với việc xem có chấp nhận hay từ chối một dự án mới có kết quả dự kiến: Lợi nhuận dự kiến là 90.000 nghìn đồng, vốn đầu tư 500.000 nghìn đồng, ROI dự án mới là 18% < 20% là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư mà nhà quản lý bộ phận này đang thực hiện được. Nếu chấp nhận đầu tư dự án này, nhà quản lý chỉ đạt được kết quả là ROI của bộ phận là 19,6% < 20% khi chưa thực hiện dự án. Như vậy, khả năng từ chối dự án thường được nhà quản lý lựa chọn khi sử dụng chỉ tiêu này để đánh giá thành quả hoạt động. Ngược lại, nếu dựa vào chỉ tiêu RI để đánh giá thì người quản lý bộ phận sẽ chấp nhận dự án mới này, bởi vì điều nhà quản lý bộ phận quan tâm là lợi nhuận còn lại có tăng hay không. Hay nói cách khác, bất kỳ một dự án nào có thể cung cấp một tỷ lệ hoàn vốn lớn hơn tỷ suất sinh lời đòi hỏi (15%) đều có thể được chấp nhận. Như vậy, chấp nhận dự án mới sẽ làm tăng lợi nhuận còn lại và qua đó phản ánh chính xác hơn thành quả của người quản lý. Mặc dù ROI của bộ phận có thể giảm khi chấp nhận dự án đầu tư mới, tuy nhiên việc thực hiên dự án mới sẽ làm tăng lợi nhuận của toàn doanh nghiệp. 12 Tuy nhiên, lợi nhuận còn lại (RI) cũng có một số hạn chế, nó không thể sử dụng để so sánh hiệu quả hoạt động của các bộ phận có quy mô khác nhau do có khuynh hướng nghiêng về các trung tâm đầu tư có nhiều nguồn lực hơn. Ví dụ minh hoạ 2: Bảng 1.2 Đánh giá các bộ phận Bộ phận C Bộ phận D Lợi nhuận 3.600.000 8.100.000 Vốn đầu tư 20.000.000 45.000.000 Tỷ suất sinh lời đòi hỏi 15% 15% Chi phí sử dụng vốn 3.000.000 6.750.000 Lợi nhuận còn lại 600.000 1.350.000 Thu nhập của bộ phận D lớn hơn bộ phận C, đơn giản là do vốn đầu tư ở bộ phận D lớn hơn bộ phận C Tóm lại, không phải ROI, cũng không phải lợi nhuận còn lại (RI) cung cấp thông tin phù hợp nhất để đánh giá thành quả hoạt động. Nếu sử dụng ROI để đánh giá thành quả hoạt động có thể làm cản trở việc hướng đến mục tiêu chung. Còn sử dụng một mình chỉ tiêu lợi nhuận còn lại (RI) không thể so sánh hiệu quả giữa các trung tâm đầu tư có quy mô khác nhau. 1.2.2 Phương pháp xác định EVA EVA = NOPAT – (TC x WACC) Với: - NOPAT: Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế - TC: Total capital – Vốn đầu tư - WACC: Lãi suất sử dụng vốn bình quân Như chúng ta đã trình bày ở trên, cơ sở cho việc xác định giá trị kinh tế tăng thêm là số liệu kế toán. Như vậy khi tính EVA chúng ta có thể sử dụng số liệu trên Báo cáo tài chính 1.2.2.1 Tính EVA dựa trên số liệu kế toán Có bốn bước để tính EVA: Bước 1: Tính lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế (Net Operating Profit after tax - NOPAT) 13 Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế (Net Operating Profit after tax - NOPAT) của một doanh nghiệp được lấy từ Báo cáo xác định kết quả kinh doanh. NOPAT = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất thuế TNDN) Bước 2: Tính vốn đầu tư (Total Invested capital – TC) Chúng ta tính vốn đầu tư dựa vào số liệu Bảng cân đối kế toán trong kỳ, đơn giản đó chính là tổng tài sản của doanh nghiệp. Bước 3: Xác định lãi suất sử dụng vốn bình quân (Weighted Average Cost of Capital – WACC) Lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) được xác định theo tỷ lệ phần trăm (%), chính là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư tối thiểu cần phải đạt được khi sử dụng nguồn tại trợ. Để tính WACC, chúng ta cần tính lãi suất sử dụng nợ và lãi suất sử dụng vốn chủ sở hữu . Lãi suất sử dụng vốn bình quân WACC = Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế X Tỷ trọng nợ trong tổng vốn đầu tư + Lãi suất sử dụng vốn chủ x Tỷ trọng vốn chủ trong tổng vốn đầu tư hay * d d e e p pWACC r xW r xW r xW= + + Với : rd* : Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế Wd : Tỷ trọng nợ vay trong cấu trúc vốn re : Lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường We: Tỷ trọng vốn cổ phần thường trong cấu trúc vốn rp : Lãi suất sử dụng vốn cổ phần ưu đãi Wp : Tỷ trọng vốn cổ phần ưu đãi trong cấu trúc vốn Lãi suất sử dụng nợ vay Một trong những ưu thế sử dụng nợ vay so với các nguồn tài trợ bên ngoài khác là tiền lãi vay phải trả được trừ ra trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp 14 (lá chắn thuế). Do lãi vay được khấu trừ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp nên lãi suất sử dụng nợ vay cần được tính sau thuế - Lãi suất sử dụng nợ vay trước thuế (rd) - Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế (rd*) * d dr r (1 T)= − T: là thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp Như vậy, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp làm giảm đáng kể lãi suất sử dụng nợ vay, và lãi suất sử dụng nợ vay tỷ lệ thuận với thuế suất thuế thu nhập. Nhưng khi doanh nghiệp bị thua lỗ thì lãi suất sử dụng nợ vay trước và sau thuế bằng nhau, vì khi đó doanh nghiệp không thể giảm chi phí này ra khỏi “lợi nhuận”. Lãi suất sử dụng vốn chủ - Lãi suất sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (rp) Lãi suất sử dụng vốn cổ phần ưu đãi (rp) được xác định theo mức chi trả hàng năm cho các cổ đông ưu đãi. Cổ tức cổ phần ưu đãi rp = Pp x (1- %chi phí phát hành cổ phần ưu đãi) Với: Pp là giá bán cổ phiếu ưu đãi - Lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường (re) Có nhiều cách để tính lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường. Trên thực tế mô hình CAPM thường được áp dụng ( )e f m fr r r r= +β − Trong đó: rf : Tỷ suất sinh lời phi rủi ro rm: Tỷ suất sinh lời kỳ vọng của thị trường β : Hệ số rủi ro Lãi suất sử dụng vốn cổ phần thường là tỷ suất sinh lời đòi hỏi mà nhà đầu tư sẽ có được để bù đắp rủi ro có khả năng xảy ra. Tỷ suất sinh lời đòi hỏi của các nhà đầu tư phụ thuộc vào mức độ rủi ro của cổ phiếu doanh nghiệp so với thị trường. Hệ số Beta (β ) là hệ số đo lường rủi ro của thị trường. Hệ số Beta (β ) cao thì rủi ro cao 15 hơn vì vậy tỷ suất sinh lời đòi hỏi cao hơn và ngược lại. Như vậy, tỷ suất sinh lời đòi hỏi là cái mà nhà đầu tư muốn nhận được còn trên góc độ doanh nghiệp nó chính là lãi suất sử dụng vốn (doanh nghiệp sử dụng vốn của nhà đầu tư và kỳ vọng sẽ thu được lợi nhuận cao hơn để trả cho nhà đầu tư và tái đầu tư). Một số Beta (β )> 1 chỉ ra rằng cổ phiếu đó có độ nhạy hơn, rủi ro hơn thị trường. - Cấu trúc vốn doanh nghiệp: Cấu trúc vốn doanh nghiệp ảnh hưởng tới lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) của doanh nghiệp. Có hai quan điểm tiếp cận khi xác định giá trị từng nguồn vốn: + Quan điểm doanh nghiệp là một thực thể kinh tế đang hoạt động thì cả chủ nợ và cổ đông hiện tại thường chỉ quan tâm tới giá trị sổ sách từng nguồn vốn và tỷ trọng từng nguồn vốn theo nguyên tắc bảo toàn vốn. + Quan điểm cổ đông và các nhà đầu tư tương lai thì giá trị doanh nghiệp cần được xác định theo giá thị trường: Các khoản nợ và cổ phiếu cần căn cứ vào giá thị trường tại từng thời điểm xác định. Quan điểm này phù hợp hơn trong việc tính tỷ trọng vốn. Như vậy WACC tính theo tỷ trọng vốn theo giá trị sổ sách kế toán công ty sẽ đảm bảo nguyên tắc phù hợp và nhất quán khi so sánh. Tuy nhiên, WACC tính theo giá trị sổ sách bỏ qua chi phí cơ hội của việc sử dụng lợi nhuận tái đầu tư của nhà đầu tư hiện tại cũng như những khoản đầu tư mới trong tương lai. Bước 4: Xác định giá trị kinh tế tăng thêm (Economic value added – EVA) EVA = NOPAT – (TC x WACC) Ở bước 4 này chúng ta tính được EVA của doanh nghiệp chỉ đơn giản dựa vào các số liệu trên Báo cáo tài chính do kế toán cung cấp. Cách tính này đơn giản, dễ tính toán và phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp. Ưu điểm của EVA theo cách tính này đã khắc phục được một số hạn chế của các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động truyền thống như: lợi nhuận, ROI, ROE, RI…..v.v. Tuy nhiên những hạn chế vốn có khi sử dụng các chỉ tiêu này để đo lường thu nhập thực cho doanh nghiệp cũng như cổ đông chính là những hạn chế của số liệu kế toán. 16 1.2.2.2 Tính EVA sau khi đã điều chính các số liệu kế toán EVA phụ thuộc vào 3 nhân tố chính i)- Lợi nhuận; ii)- Vốn đầu tư; iii)- lãi suất sử dụng vốn, điều chỉnh một trong 3 nhân tố này hoặc đồng thời chúng ta cũng thu được EVA khác nhau. Để xác định được EVA liệu có tạo ra giá trị tăng thêm thực sự cho các cổ đông hay không đòi hỏi cần thực hiện một số điều chỉnh sự khác biệt của số liệu kế toán với các quan điểm tài chính. Có hai sự khác biệt cơ bản 1) Quan điểm khác biệt trong ghi nhận và xác định “vốn đầu tư” cần phải điều chỉnh để xác định được thu nhập thực sự từ mỗi đồng vốn bỏ ra cho các nhà đầu tư 2) Quan điểm khác biệt trong cách ghi nhận cơ sở dồn tích với cơ sở tiền mặt và cần phải điều chỉnh sang cơ sở tiền mặt để thấy được thu nhập; chi phí thực tế phát sinh. Việc điều chỉnh cũng phải đảm bảo nguyên tắc phù hợp giữa bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh: Tài sản giảm hoặc nợ tăng thì chi phí tăng, lợi nhuận giảm hoặc ngược lại. Các bước điều chỉnh bắt đầu từ việc xác định lại vốn đầu tư trên bảng cân đối kế toán: Những khoản mục nào không hoặc ít tạo ra thu nhập cần phải loại bỏ khỏi vốn đầu tư; thêm vào những khoản mục nào chưa được phản ánh đúng trên bảng cân đối kế toán như là vốn đầu tư. Tiếp đến cần phải điều chỉnh lại lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh bằng cách loại bỏ những khoản chi phí được ghi nhận vào trong kỳ mà thực chất đó là những khoản đầu tư và cuối cùng cần phải điều chỉnh giảm những khoản chi phí được phân bổ trong kỳ mà thực tế chưa phát sinh. a/. Một số khoản mục không được coi là vốn đầu tư phải trừ ra gồm Trên Bảng cân đối kế toán có nhiều khoản mục không phải là vốn đầu tư của doanh nghiệp. Như vậy, chúng ta lấy tổng tài sản trừ đi những khoản mục không phải là vốn đầu tư bên cột nguồn vốn trên Bảng cân đối kế toán gồm: - Các khoản nợ không phát sinh lãi: Các khoản khách hàng ứng trước, phải trả người bán, thuế phải nộp, nợ lương, nợ khác…. Lý do không tính các khoản mục 17 này trong việc xác định vốn đầu tư chính là các khoản nợ không phát sinh lãi là những khoản nợ có thời hạn ngắn, thời gian chi trả thường không cố định, doanh nghiệp thường phải dự phòng một số tiền nhất định để chi trả cho các nghĩa vụ nợ này. Vì vậy, có rất ít mối liên hệ giữa các khoản mục này với việc tạo ra thu nhập. - Các quỹ của doanh nghiệp: Theo chế độ kế toán hiện hành của Việt Nam lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp phải được trích lập các quỹ theo quy định: Quỹ đầu tư phát triển; quỹ dự phòng tài chính; quỹ trợ cấp việc làm, quỹ khen thưởng phúc lợi. Số lợi nhuận còn lại mới được chi trả cổ tức hoặc giữ lại sử dụng tái đầu tư. Vì vậy, số dư khoản mục các quỹ dự trữ này là số tiền chưa được sử dụng để tái đầu tư, chưa tạo ra thu nhập cho doanh nghiệp. Do đó, khi xác định vốn đầu tư thì các quỹ dự trữ này cũng phải được loại trừ. Cũng có quan điểm khác giải thích việc phải loại trừ các khoản nợ không phát sinh lãi và các quỹ dự trữ xuất phát từ quan điểm vốn luân chuyển. Tổng tài sản có thể bị thổi phồng nếu các khoản nợ chiếm dụng tăng lên, các khoản nợ nội bộ tăng lên. Nhà quản lý có thể bóp méo số liệu khi sử dụng kỹ thuật tính toán vốn đầu tư theo cách ghi nhận kế toán để điều chỉnh thành quả hoạt động của mình như đã từng làm với các chỉ tiêu ROI, ROA, ROS… b/. Một số khoản mục chi phí cần được vốn hoá ngược lại vào vốn đầu tư đồng thời phải điều chỉnh tăng lợi nhuận trên báo cáo kết quả kinh doanh - Điều chỉnh các khoản mục ngoài bảng cân đối kế toán: Các khoản nợ tương đương tài sản cần được vốn hoá thay vì ghi nhận tất cả vào chi phí trong kỳ, mục tiêu của chúng ta là biết được những khoản đầu tư hay những khoản nợ mà nó không thể hiện trên Bảng cân đối kế toán hiện hành (tiền thuê hoạt động, chi phí nghiên cứu phát triển). + Chi phí nghiên cứu phát triển: Theo Chuẩn mực 04 “Tài sản cố định vô hình” thì toàn bộ chi phí nghiên cứu không được ghi nhận là TSCĐ vô hình mà được ghi nhận là chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, chúng ta cần phải vốn hoá những chi phí này và coi nó như những khoản đầu tư. Khi đó NOPAT phải điều chỉnh giảm khoản chi phí nghiên cứu đã ghi nhận. 18 + Chi phí thuê hoạt động: Theo Chuẩn mực số 06 “Thuê tài sản” thì những tài sản thuê hoạt động được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán tại đơn vị đi thuê và khoản thanh toán tiền thuê hoạt động sẽ được ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh cho suốt thời hạn thuê tài sản. Trước khi thực hiện điều chỉnh phần tiền lãi trong tiền thuê hoạt động, chúng ta cần phải thống nhất rằng lợi nhuận kinh tế xem thuê hoạt động và thuê vốn là như nhau. Theo quan điểm kinh tế chúng ta coi tài sản thuê hoạt động như một tài sản mà nó được đầu tư đi kèm với nghĩa vụ nợ. Nói cách khác, cần phải coi thuê hoạt động như thuê tài chính và phản ánh tài sản đi thuê trên bảng cân đối kế toán giống như một khoản đầu tư. Khi đó, NOPAT phải điều chỉnh giảm phần tiền lãi thuê hoạt động ra khỏi chi phí thuê hoạt động đã ghi nhận trong kỳ. Tiền thuê hoạt động doanh nghiệp phải trả trong tương lai được chiết khấu về hiện tại chính là vốn đầu tư cần thiết mà doanh nghiệp phải chi ra để có tài sản hoạt động. Chi phí thuê hoạt động hàng năm đối với đơn vị cho thuê gồm hai phần:phần bù đắp khấu hao và phần lợi nhuận thu được hàng năm được xác định bằng tỷ lệ sinh lời đòi hỏi nhân với giá trị đầu tư. Vì vậy, đối với đơn vị đi thuê cần phải phản ánh giá trị đầu tư tài sản cho thuê trên bảng cân đối kế toán và phần lợi nhuận của bên cho thuê cần đươc coi là tiền lãi thuê vốn. - Điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán: Các tài sản sụt giảm hay các khoản nợ tăng lên do thực hiện việc ghi nhận trước của kế toán trong khi thực tế chưa xảy ra ảnh hưởng đến vốn đầu tư và lợi nhuận: + Các khoản dự phòng: Theo chế độ kế toán Việt Nam hiện hành thì lập dự phòng là ước tính kế toán xác định mức giảm giá của các khoản mục có thể xảy ra cho niên độ kế toán tiếp theo và được phản ánh trong kỳ hiện tại. Nếu khoản trích lập dự phòng mà thực tế chưa xảy ra sẽ ảnh hưởng tới cả Bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh. Vì khi thực hiện trích lập dự phòng, các tài khoản tài sản bị ghi giảm theo làm giảm vốn đầu tư. Mặt khác, giá trị trích lập thường được phản ánh vào chi phí trong kỳ và làm giảm lợi nhuận trong kỳ kế toán đó. Vì vậy, trong kỳ kế toán quản trị cần thiết phải đánh giá xem liệu rằng mức trích lập dự 19 phòng có phù hợp hay không và nó có xảy ra hay không từ đó có các điều chỉnh sao cho phù hợp với mục tiêu quản trị của mình. + Các khoản trích trước: là việc phản ánh trước trong kỳ kế toán khoản chi phí nào đó theo ước tính. Vì vậy cần thiết phải điều chỉnh tăng vốn đầu tư và tăng lợi nhuận đúng bằng số dư các khoản chi phí trích trước trên bảng cân đối kế toán. + Thuế thu nhập doanh nghiệp: Khi tính NOPAT, chúng ta lấy lợi nhuận trước lãi vay và thuế đã điều chỉnh trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, chúng ta chỉ trừ số thuế mà doanh nghiệp thực sự trả bằng tiền mặt vì quan điểm kinh tế dựa trên cơ sở dòng tiền thực thu, thực chi. Số tiền thuế mà doanh nghiệp trả thì khác với số tiền mà họ ghi nhận là chi phí thuế. Điểm chính khi chỉ tính thuế mà doanh nghiệp thực sự trả bằng tiền mặt là để biết được lợi nhuận thực tế được tạo ra từ các khoản đầu tư bằng tiền thực sự. Như vậy, EVA khác RI bởi số liệu kế toán để tính EVA sẽ thực hiện những điều chỉnh như trên. Ngoài ra, chỉ tiêu lợi nhuận để tính EVA là lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế, còn RI sử dụng lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, để tính chi phí sử dụng vốn thì EVA sử dụng lãi suất sử dụng vốn trung bình, còn RI sử dụng tỷ suất sinh lời đói hỏi của nhà đầu tư. 20 Bảng 1.3 - Bảng phân tích ảnh hưởng của các khoản mục Báo cáo KQKD Bảng CĐKT Điều chỉnh STT Chỉ tiêu ảnh hưởng Quan điểm khác biệt giữa kế toán và tài chính Doanh thu Chi phí Tài sản nguồn vốn Lợi nhuận Vốn đầu tư 1 Các quỹ dự trữ Không được coi là vốn đầu tư cần phải trừ ra khỏi bảng cân đối kế toán khi tính vốn đầu tư + + - 2 Các khoản nợ không phát sinh lãi Không được coi là vốn đầu tư cầnphải trừ ra khỏi bảng cân đối kế toán khi tính vốn đầu tư + + - 3 Các khoản trích trước Chưa được coi là sự chi ra của vốn đầu tư + + + 4 Chi phí nghiên cứu phát triển Là vốn đầu tư phải được vốn hoá ghi nhận trên bảng cân đối kế toán + - + + 5 Chi phí thuê hoạt động Tài sản ngoài bảng là vốn đầu tư ghi nhận trên bảng cân đối kế toán + + + 6 Các khoản dự phòng Chưa được coi là sự chi ra của vốn đầu tư + - + + 7 Chi phí thuế thu nhập hoãn lại Chưa được coi là sự chi ra bằng tiền cần phải trừ ra khỏi báo cáo kết quả kinh doanh + + + + Vốn đầu tư (TC) = Tổng tài sản trên bảng cân đối kế toán – Số dư nợ không phát sinh lãi – Các quỹ dự trữ + Vốn hoá (chi phí nghiên cứu, phát triển; tiềnthuê hoạt động) + số dư dự phòng 21 NOPAT = Lợi nhuận sau thuế + lãi vay x ( 1- thuế suất)+ dự phòng + chi phí trích trước + chi phí R& D + tiền lãi thuê hoạt động x ( 1- thuế suất ) + thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ Ví dụ minh hoạ 3 Bảng 1.4 - Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2005 của công ty X ĐVT: 1.000.000 đồng STT Chỉ tiêu Số tiền 1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.752 3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 30.752 4 Gía vốn hàng bán 20.203 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 10.549 Doanh thu hoạt động tài chính 384 Trong đó: Tiền lãi NH Thu nhập được chia từ việc góp vốn 12 372 Chi phí tài chính 629 Trong đó: Chi phí lãi vay 629 Chi phí bán hàng 2.453 Chi phí quản lý doanh nghiệp 4.051 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 3.800 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 3800 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 884 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại 180 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2736 Lãi cơ bản trên cổ phiếu ( 100.000 CP) 0,02736 22 Bảng 1.5 - Bảng cân đối kế toán năm 2005 của công ty X ĐVT: 1.000.000 đồng A- Tài sản ngắn hạn X A-Nợ phải trả 27.821 I- Tiền và các khoản tương đương X I- Nợ ngắn hạn 15.476 1. Tiền mặt 2. Tiền gửi ngân hàng X X 1. Vay ngắn hạn 3.001 II- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn X 2. Phải trả người bán 11.132 …….. X 3. Chi phí phải trả 1.343 III- Các khoản phải thu ngắn hạn 1. Phải thu khách hàng 2. Dự phòng phải thu khó đòi X X (300) IV- Hàng tồn kho X V- Tài sản ngắn hạn khác X II- Nợ dài hạn 12.346 1. Vay dài hạn 9.396 2. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 2.950 B- Tài sản dài hạn X B- Nguồn vốn chủ sở hữu 26.080 I- Các khoản phải thu dài hạn X II- Tài sản cố định X III- Bất động sản đầu tư X IV- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn X Tổng tài sản 53.902 Tổng nguồn vốn 53.902 - Cuối năm 2005 Công ty X lập dự phòng nợ phải thu khó đòi 300 triệu đồng. - Công ty X thuê hoạt động một tài sản có thời gian thuê 6 năm, số tiền thuê công ty cần thanh toán trong trong mỗi năm như sau: 23 ĐVT: 1.000.000 đồng STT Năm Thuê hoạt động Tiền thuê phải trả hàng năm Hiện giá (PV) 1 2005 5.664 5.149 2 2006 3.411 2.819 3 2007 1.897 1.425 4 2008 1.509 1.031 5 2009 791 491 6 Năm cuối 1.685 951 Tổng 14.957 11.886 Tính EVA của Công ty X khi chưa thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán Bước 1: Tính lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế (Net Operating Profit after tax - NOPAT) của công ty X Bảng 1.6 - Lợi nhuận sau thuế và trước lãi vay của Công ty X ĐVT: 1.000.000 đồng 1 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2.736 2 Chi phí lãi vay sau thuế = lãi vay trước thuế x ( 1- thuế suất) 427,72 3 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 3.164 Bước 2: Tính vốn đầu tư (TC) Từ Bảng cân đối kế toán ta tính được tổng vốn đầu tư của công ty X là : 53.902 triệu đồng Bước 3: Tính lãi suất sử dụng vốn bình quân của công ty X - Lãi suất sử dụng nợ vay Lãi suất dụng nợ vay trước thuế của doanh nghiệp X là 10%. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 32% Lãi suất sử dụng nợ vay sau thuế là: 10%x 68%=6,8% - Lãi suất sử dụng vốn chủ 24 Trong ví dụ, công ty X tính tỷ suất phi rủi ro dựa vào lãi suất hai năm của trái phiếu chính phủ là 5%, và hệ số Beta (β ) của công ty X vào cuối năm tài chính là 1,15. Chi phí sử dụng vốn = 5% + (1,15% x 5%) = 10,75% Bảng 1.7 – Cấu trúc vốn Công ty X STT Chỉ tiêu Giá trị Tỷ trọng Lãi suất sử dụng vốn 1 Vốn chủ sở hữu 26.080 0,48 10,75% 2 Nợ phải trả 27.821 0,52 6,80% 3 Tổng vốn 53.901 1 4 Lãi suất sử dụng vốn bình quân 8,71% Bước 4: Tinh EVA = NOPAT – (TC x WACC) EVA= 3.164 – (53.902*8,71%) = -1.532 triệu đồng Bảng 1.8 - EVA của Công ty X dựa trên số liệu sổ sách kế toán ĐVT: 1.000.000 đồng STT Chỉ tiêu Lợi nhuận (NOPAT) 1 Lợi nhuận trước thuế 3.800 2 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 3.164 3 Vốn đầu tư 53.902 4 Tỷ suất sinh lời đòi hỏi 10% 5 Lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) % 8,7% 6 Chi phí sử dụng vốn bình quân (6=3x5) 4.695 7 RI (7=1-3x4) -1.590 8 EVA (8=2-6) -1.532 9 EVA trên vốn đầu tư (%) (9=8:3) -2,8% 10 ROI (%) (10=2:3) 5,9% 25 Tính EVA của Công ty X khi thực hiện điều chỉnh số liệu kế toán Chúng ta vẫn thực hiện tính EVA như bốn bước trên, tuy nhiên cần thực hiện điều chỉnh NOPAT và vốn đầu tư Bảng 1. 9 - Điều chỉnh vốn đầu tư và lợi nhuận thuần Chỉ tiêu Vốn đầu tư (TC) Lợi nhuận (NOPAT) Vốn đầu tư ( bảng cân đối kế toán) 53.902 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế (NOPAT) 3.164 Trừ các khoản 12.475 0 1. Các quỹ 2. Các khoản vay không phát sinh lãi 12.475 Cộng các khoản 12.366 1.288 3. Chi phí nghiên cứu phát triển - - 4. Thuê hoạt động 11.886 808 5. Các khoản sự phòng 300 300 6. Chi phí trích trước - 7. Thuế thu nhập hoãn lại 180 180 Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh 53.793 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế sau khi điều chỉnh 4.452 a) Điều chỉnh NOPAT Lợi nhuận trước lãi vay và sau thuế + Dự phòng những khoản nợ phải thu khó đòi: 300 triệu đồng + Chi phí lãi tiền thuê hoạt động sau thuế : 1.188 x ( 1-32%)= 808 triệu đồng. + Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả: 180 triệu đồng Chi phí lãi thuê hoạt động trước thuế = 10% x 11.886 = 1.188 triệu đồng Trong ví dụ trên chúng ta sử dụng tỷ lệ chiết khấu là 10% để quy nghĩa vụ phải trả trong tương lai về hiện tại là 11.866 triệu đồng. Như đã giải thích ở trên, giá trị 26 tương lai của khoản tiền thuê được chiết khấu về hiện tại (PV) sử dụng lãi suất vay được tính từ các báo cáo của doanh nghiệp trong việc thuê vốn. b) Điều chỉnh vốn đầu tư - Điều chỉnh giảm những khoản mục không phải là vốn đầu tư Phải trả người bán 11.132 triệu đồng và chi phí phải trả 1.343 triệu đồng. - Điều chỉnh ngoài bảng cân đối kế toán Công ty X có nhiều tài sản thuê hoạt động mà về phương diện kinh tế nó tương đương với thuê vốn dài hạn và vì vậy, được trình bày là một nghĩa vụ nợ (chúng ta đã tính hiện giá của những khoản nợ là 11.866 triệu đồng). - Điều chỉnh trong bảng cân đối kế toán: +Công ty X có dự phòng phải thu khó đòi cuối năm là 300 triệu đồng vì vậy phải ghi tăng vốn đầu tư 300 triệu đồng. + Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lãi phải trả chưa trả: 180 triệu đồng. Bảng 1.10 - EVA của Công ty X khi đã điều chỉnh số liệu kế toán STT Chỉ tiêu Cách tính Lợi nhuận (NOPAT) 1 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế sau khi điều chỉnh 4.452 2 Vốn đầu tư sau khi điều chỉnh 53.793 3 Lãi suất sử dụng vốn bình quân (WACC) % 8,7% 4 Chi phí sử dụng vốn bình quân 4 = 2x3 4.686 5 EVA 5 = 1-4 -234 6 EVA trên vốn đầu tư (%) 6 = 5:1 -0,4% 7 ROI (%) 7 = 1:2 8,3% Qua ví dụ trên ta nhận thấy rằng : mặc dù lợi nhuận trước lãi vay sau thuế trong kỳ là 3.164 triệu đồng, ROI > 0 , tuy nhiên EVA lại là số âm. Điều đó chứng tỏ rằng doanh nghiệp X đang thâm dụng vào vốn. Tuy nhiên, theo Bảng 1.8 nếu EVA chưa điều chỉnh thì mức sụt giảm giá trị là -1.532 triệu đồng nhiều hơn EVA 27 khi đã điều chỉnh số liệu kế toán là -234 (Bảng 1.10). Đây chính là sự khác biệt do hạn chế của số liệu kế toán. 1.2.3 Ưu điểm và nhược điểm của thước đo EVA 1.2.3.1 Ưu điểm của EVA - Giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) là thước đo thành quả hoạt động của doanh nghiệp, EVA có thể khắc phục nhược điểm của các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động truyền thống như lợi nhuận, ROI, RI,…..v.v. Một khía cạnh quan trọng là hầu hết các chỉ tiêu đánh giá thành quả truyền thống không tính tới chi phí sử dụng vốn. EVA có tính đến chi phí sử dụng vốn và EVA chỉ ra rằng sự tăng trưởng thì không miễn phí và xác định chi phí cho việc sử dụng nguồn vốn để tạo nên tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp. - EVA được xem như thước đo thành quả hoạt động, nó giúp những nhà quản lý biết được làm như thế nào để tạo nên giá trị tăng thêm. Các nhà quản lý có thể tạo ra giá trị tăng thêm bằng cách tăng vốn đầu tư để tạo ra lợi nhuận vượt qua chi phí sử dụng vốn; hoặc bằng cách giảm vốn đầu tư để giảm chi phí sử dụng vốn trong khi lợi nhuận giảm ít hơn, hoặc bằng cách tăng lợi nhuận bằng cách tăng doanh thu hoặc giảm chi phí hay giảm chi phí sử dụng vốn. - EVA là thước đo tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên quan điểm kinh tế, khi sử dụng số liệu trên Báo cáo tài chính để tính EVA chúng ta đã thực hiện những điều chỉnh vì vậy sẽ tránh được những sai lầm do ý muốn chủ quan của kế toán, vì một mục đích nào đó bóp méo số liệu kế toán để thổi phồng kết quả của bộ phận do mình phụ trách. 1.2.3.2 Nhược điểm của EVA - Nếu không thực hiện những điều chỉnh khi tính EVA thì EVA khó tránh khỏi những sai sót. Ví dụ như NOPAT là lợi nhuận hoạt động sau khấu hao, nếu một doanh nghiệp không tái đầu tư vốn để duy trì máy móc và thiết bị, giữ những máy móc thiết bị đã lỗi thời trên bảng cân đối kế toán, lúc này chi phí khấu hao không đươc nhận diện, nó có thể làm tăng tăng NOPAT. 28 - Bởi vì EVA được tính dựa trên vốn đầu tư, vì vậy những doanh nghiệp nào có giá trị tạo ra phần lớn từ những tài sản hữu hình thì sử dụng EVA phù hợp hơn. EVA sử dụng tốt nhất trong các ngành công nghiệp truyền thống bởi tỷ trọng tài sản cố định lớn. Vì vậy, nó ít phù hợp đối với những doanh nghiệp nào có giá trị tài sản vô hình lớn. Như vậy EVA bộc lộ những giới hạn khi sử dụng trong những ngành công nghệ cao hay những ngành dịch vụ. - EVA có nhược điểm khi sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn, EVA là thước đo quá khứ: Lợi nhuận kinh tế cuối năm sẽ không nhất thiết phải cung cấp một cái nhìn sâu sắc về hiệu quả hoạt động trong tương lai. Nếu một doanh nghiệp trong giai đoạn thực hiện đầu tư, lợi nhuận kinh tế ngay lập tức sẽ thấp (do có chi phí sử dụng vốn đầu tư cơ bản cao hơn), nhưng dự kiến trong tương lai sẽ mang lại lợi nhuận kinh tế cao, vì vậy không sử dụng EVA để đánh giá hiệu quả hoạt động của một doanh nghiệp trong ngắn hạn. Hơn nữa, khi xác định giá trị được tạo ra cho doanh nghiệp và các cổ đông EVA ngoài việc thúc đẩy cải tiến hiệu năng quản lý thì chưa có bằng chứng nào chứng minh được EVA giúp các nhà quản lý cải thiện hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp hay của các bộ phận. 1.3 KẾT HỢP EVA VỚI HỆ THỐNG PHÂN BỔ CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG (ABC-ACTIVITIES BASED COSTING) TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG 1.3.1 Sự cần thiết kết hợp EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động EVA là thước đo hữu hiệu để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Tuy nhiên, thước đo EVA chỉ có thể đánh giá kết quả sau khi đã thực hiện, cho chúng ta biết được kết quả thực hiện là tốt hay xấu, và có tạo ra giá trị kinh tế tăng thêm hay không. Vậy làm thế nào để tạo ra giá trị kinh tế và làm tăng thêm giá trị kinh tế cho doanh nghiệp? Một trong những công cụ có thể phát huy tác dụng của thước đo EVA chính là sử dụng thước đo này kết hợp với hệ thống phân bổ chi phí dựa trên cơ sở hoạt động (ABC). Mô hình ABC xuất phát từ ý tưởng đơn giản: thiết kế, sản xuất, phân phối sản phẩm dịch vụ đều liên quan đến một số hoạt động nhất 29 định nào đó. Mỗi hoạt động này đều tiêu dùng một số nguồn lực nhất định và mỗi sản phẩm đều được tạo ra từ một số hoạt động nào đó. Vì vậy, sau khi xác định các hoạt động trong công ty, thì chi phí được xem xét cho từng hoạt động. Sau đó chi phí được ghi nhận và phân bổ từ mỗi hoạt động tới từng sản phẩm. Ý tưởng cơ bản chính là sử dụng tính ưu việt của phương pháp phân bổ chi phí theo ABC để tiến hành phân bổ chi phí sử dụng vốn cho từng hoạt động. Từ đó không những giúp nhà quản lý cải thiện hiệu quả sản xuất mà còn cải thiện hiệu quả sử dụng các nguồn lực qua việc: - Phân bổ nguồn lực tới các bộ phận, hoạt động hay sản phẩm có khả năng tạo ra nhiều giá trị tăng thêm nhất trong điều kiện giới hạn nguồn lực. - Duy trì hợp lý hạn mức hàng tồn kho, giảm vốn ứ đọng không cần thiết, không tạo ra giá trị. - Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn thông qua việc rút ngắn thời gian vòng quay các khoản phải thu từ đó giảm chi phí sử dụng vốn. Luận văn giới thiệu hệ thống đánh giá thành quả hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa EVA với ABC. Tác giả đề xuất kết hợp EVA với ABC thành công cụ hỗ trợ quản lý chi phí và vốn. Công cụ này không chỉ xem xét tỷ lệ nguồn lực được sử dụng (giống phương pháp ABC) mà còn theo dõi nguồn vốn được cung cấp. Có thể kiểm tra được chi phí cho mỗi hoạt động ngay tại giai đoạn đầu tiên khi so sánh giữa việc ứng dụng riêng ABC và hệ thống kết hợp này. Thông tin về vốn của doanh nghiệp sẽ chuyển đổi thành chi phí sử dụng vốn thông qua phương pháp phân tích mới này. Nó được gọi là phương pháp phân tích chi phí sử dụng vốn chung theo cơ sở hoạt động (Activity-Capital Dependence Analysis – ACD). Những thay đổi chi phí cuối cùng của sản phẩm làm cho giá thành toàn bộ của sản sản phẩm (bao gồm cả chi phí sử dụng vốn) thay đổi và có thể tác động tới giá bán sản phẩm, chiến lược và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp cần được xem xét khi sử dụng kết hợp giữa EVA với ABC trong việc đánh giá thành quả hoạt động. 30 1.3.2 Phương pháp thực hiện Các bước vận dụng kết hợp EVA với ABC tương tự như việc chỉ vận dụng mô hình ABC. Điểm khác biệt chính là việc xác định chi phí sử dụng vốn cho mỗi hoạt động (Bước 4) và kỹ thuật phân tích chi phí sử dụng vốn cho mỗi hoạt động dựa trên mối liên hệ giữa các khoản mục trên bảng cân đối kế toán với từng hoạt động hay khoản mục chi phí. Nó sẽ được trình bày chi tiết hơn trong chương 3, trong khi các bước còn lại của quy trình kết hợp được phân tích ở dưới đây: Bước 1: Đánh giá khái quát về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hầu hết các thông tin về tài chính đều chứa đựng trong bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bước 2: Xác định các hoạt động sản xuất chính – phân nhóm chi phí Xác định các hoạt động chính trong quá trình sản xuất và kinh doanh thông qua việc sử dụng các nguồn lực cho các hoạt động hoặc số vốn đầu tư được phân bổ cho từng hoạt động. Bước 3: Xác định các chi phí sản xuất cho mỗi hoạt động. Tính toán chi phí sản xuất cho từng hoạt động giống như phương pháp tập hợp chi phí theo mô hình ABC. Điểm khác biệt là chi phí chung, chi phí quản lý, chi phí bán hàng cũng cần được phân bổ cho từng hoạt động. Bước 4: Xác định chi phí sử dụng vốn cho từng hoạt động sử dụng công cụ phân tích vốn chung (Activity-Capital Dependence Analysis – ACD) Đây là điểm mới so với phương pháp ABC truyền thống. Mỗi trung tâm hoạt động không chỉ chi tiêu các yếu tố đầu vào mà còn cả vốn đầu tư. Chi phí được tập hợp cho từng trung tâm hoạt động sẽ cao hơn trong hệ thống ABC. Kết quả là, ABC có xu hướng đánh giá thấp hơn đối tượng chịu phí. Khi kết hợp EVA với ABC sẽ xác định cả chi phí sử dụng vốn cho từng trung tâm hoạt động có sử dụng vốn đầu tư hoặc thuê vốn. Thông tin về chi phí vốn được xác định từ bảng cân đối kế toán. Sau đó nó được cộng thêm vào chi phí được tính toán theo hệ thống ABC. Bước 5: Tính chi phí sản phẩm: 31 Sau khi phân bổ chi phí cho từng hoạt động, chi phí quản lý, chi phí bán hàng và chi phí sử dụng vốn được tính cho sản phẩm. 32 KẾT LUẬN CHƯƠNG I Chương 1 hệ thống hoá những lý luận liên quan đến thước đo giá trị kinh tế tăng thêm – EVA làm cơ sở lý luận nghiên cứu cho các chương sau. Khi xem xét vai trò cũng như những ưu điểm của EVA chúng ta có thể khẳng định EVA là thước đo thành quả hoạt động hữu hiệu nhất, nó khắc phục được nhược điểm của các thước đo truyền thống, chỉ cho nhà quản lý thấy được một thước đo duy nhất để đánh giá thành quả hoạt động của doanh nghiệp. Nhờ đó mà các nhà quản lý có thể ra quyết định một cách kịp thời và chính xác. EVA không chỉ giúp cho các nhà quản lý mà còn giúp cho các nhà đầu tư trong việc ra các quyết định. Khi sử dụng EVA trong các báo cáo, các doanh nghiệp có thể giúp nhà đầu tư giảm bớt sai lầm trong đánh giá, vì EVA có xét đến chi phí cơ hội khi sử dụng vốn và việc thực hiện những điều chỉnh các số liệu kế toán cho phù hợp với quan điểm kinh tế sẽ tránh được sự bóp méo số liệu kế toán do ý muốn chủ quan của nhà kế toán. Bên cạnh đó, kết hợp thước đo EVA với ABC để đánh thành quả hoạt động của doanh nghiệp có thể phát huy tác dụng của thước đo EVA. Điểm nổi bật khi kết hợp EVA với ABC là: chi phí sử dụng vốn cũng được phân bổ cho từng hoạt động. Việc chia nhỏ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thành từng hoạt động hay công đoạn không những giúp nhà quản lý xác định chính xác chi phí từng loại sản phẩm mà còn chỉ cho họ thấy được hoạt động nào tạo ra giá trị tăng thêm cần phải duy trì hoạt động, hoạt động nào không tạo ra giá trị tăng thêm cần phải cải thiện. Thước đo EVA kết hợp với ABC là công cụ phản ánh chi phí sản phẩm chính xác và đầy đủ nhất cho các nhà quản lý. 33 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty Quá trình phát triển - Trước năm 1975, Tường An là cơ sở sản xuất dầu ăn nhỏ với tên gọi Tường An, công ty do một người Hoa làm chủ. Sau ngày 30/04/1975, cơ sở được nhà nước tiếp quản và chuyển tên thành Xí Nghiệp Công quản Dầu ăn Tường An Công ty. - 20/11/1977, Bộ lương thực thực phẩm ra quyết định số 3008/LTTP-TC chuyển Xí Nghiệp Công quản Dầu ăn Tường An thành Xí nghiệp công nghiệp quốc doanh trực thuộc Công ty dầu thực vật miền Nam. Tiếp theo đó là Nhà máy dầu Tường An trực thuộc Công ty dầu thực vật Hương Liệu Mỹ phẩm Việt Nam. - Nhà máy dầu Tường An được cổ phần hoá theo quyết định số 42/2004/QĐ-BCN ngày 04 tháng 06 năm 2004 của Bộ Công nghiệp, ngày 01 tháng 10 năm 2004 chính thức trở thành Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An với Vốn điều lệ là 189.802.000.000 đồng. - Cổ phiếu của công ty được cấp phép niêm yết tại Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM vào ngày 06/12/2006. Số lượng cổ phiếu niêm yết là 18.980.200 cổ phiếu. Cổ phiếu của công ty chính thức được giao dịch trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP.HCM từ ngày 26/12/2006. - Tháng 11/2008 Công ty chính thức đưa nhà máy dầu Phú Mỹ đi vào hoạt động. Đây là một trong những nhà máy có công suất lớn và công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội. Ngành nghề kinh doanh 34 - Sản xuất, mua bán và xuất nhập khẩu các sản phẩm chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các loại hạt có dầu, thạch dừa. - Sản xuất, mua bán các loại bao bì đóng gói. - Mua bán, xuất nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến ngành dầu thực vật. - Cho thuê mặt bằng, nhà xưởng. - Sản xuất, mua bán các loại gia vị ngành chế biến thực phẩm, nước chấm, nước sốt (không sản xuất tại trụ sở). - Sản xuất, mua bán các loại sản phẩm mì ăn liền (mì, bún, phở, bánh đa, cháo ăn liền). - Đại lý mua bán, ký gửi hàng hoá. - Kinh doanh khu vui chơi giải trí (Không hoạt động tại trụ sở). - Hoạt động sinh hoạt văn hoá (tổ chức giao lưu, gặp mặt) - Kinh doanh nhà ở (xây dựng nhà ở để bán hay cho thuê). Quy mô hoạt động kinh doanh - Tên đơn vị: Công Ty Cổ Phần Dầu Thực Vật Tường An - Tên viết tắt: Dầu Tường An - Tên tiếng Anh: Tuong An Vegetable Oil Joint Stock Company - Ngày thành lập: 20/11/1977, chuyển sang Công ty Cổ phần từ ngày 01/10/2004 - Địa chỉ: 48/5 Phan Huy Ích, Phường 15, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh. - Điện thọai: (84.8) 8153972 - 8153941 - 8153950 – 8151102 - Fax: (84.8) 8153649 - 8157095 Năng lực sản xuất: Sau hơn 30 năm liên tục đầu tư xây dựng và phát triển, đến nay với hệ thống máy móc thiết bị hiện đại và công nghệ sản xuất tiên tiến, Tường An đạt tổng công suất 130.000 tấn/năm, gồm 3 Nhà máy sản xuất: 1. Nhà máy dầu Tường An Địa chỉ: 48/5 Phan Huy Ích, P. 15, Q. Tân Bình, Tp. HCM. 35 Điện thọai: (84.8) 8 153 972 - 8 153 941 - 8 153 950 - 8 151 102 Fax: (84.8) 8 153 649 - 8 157 095 2. Nhà máy dầu Vinh Địa chỉ: 153 Nguyễn Viết Xuân, P. Hưng Dũng, Tp. Vinh, Nghệ An. Điện thọai: (84.38) 8 33 898 - 8 38 999 Fax: (84.38) 8 35 353 3. Nhà máy dầu Phú Mỹ Địa chỉ: Khu công nghiệp Phú Mỹ 1, Huyện Tân Thành, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu Thị trường xuất khẩu chính: Nhật Bản, Trung Đông, Đông Âu, Hồng Kông, Đài Loan,... Mạng lưới phân phối: Mạng lưới phân phối của Tường An với hơn 200 nhà phân phối và đại lý tiêu thụ sản phẩm, 100 khách hàng sản xuất công nghiệp và 400 siêu thị, nhà hàng, quán ăn, trường học, nhà trẻ,... được xây dựng rộng khắp 64 tỉnh thành trên cả nước. Các Chi nhánh và Văn phòng Đại diện: 1. Chi nhánh miền Bắc Địa chỉ: Số 916 Bạch Đằng, P.Thanh Lương, Q.Hai Bà Trưng, Tp.HN. Điện thọai: (84.04) 9 843 404 2. Chi nhánh miền Trung Địa chỉ: Số 54 - 58 Lê Trọng Tấn, Xã Hoà Phát, Huyện Hoà Vang, Tp.Đà Nẵng. Điện thọai: (84.0511) 682 938 3. Văn phòng đại diện miền Tây Địa chỉ: Số 108/95/16 Nguyễn Việt Hồng, P.An Phú, Q.Ninh Kiều, Tp.Cần Thơ. Điện thọai: (84.071) 831 818 - 731 647 Mục tiêu chất lượng: 36 Đối với Tường An, mục tiêu quan trọng nhất là không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng tốt nhất mọi yêu cầu của khách hàng. Tháng 06/2000, Tường An là một trong những doanh nghiệp đầu tiên ở Việt Nam được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh và Quacert - Việt Nam cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001 phiên bản năm 2000 mới nhất hiện nay. Áp dụng và duy trì hiệu quả hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 phiên bản năm 2000 chính là lời cam kết của Tường An về việc đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, mang lại sự thỏa mãn cao nhất cho người tiêu dùng. Các sản phẩm dầu ăn của Tường An hiện nay rất phong phú và đa dạng về tính chất và công dụng sản phẩm: - Các sản phẩm truyền thống gồm có dầu Cooking, dầu Vạn Thọ, dầu Mè, dầu Nành, dầu Phộng, Margarine, Shortening. Thông dụng nhất là các loại dầu thực phẩm hỗn hợp (dầu Cooking, dầu Vạn Thọ) chuyên dùng để chiên rán, xào nấu, chế biến các món ăn. Nhóm sản phẩm dầu ăn cao cấp có giá trị dinh dưỡng cao như dầu Mè, dầu Nành, dầu Phộng thích hợp cho các món salad, ướp thịt cá, cho vào thức ăn trẻ em,... - Ngoài ra, Tường An là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam nghiên cứu đưa ra thị trường dòng sản phẩm có bổ sung các vi chất dinh dưỡng: dầu dinh dưỡng Vio bổ sung DHA và vitamin A, E chiết xuất từ dầu gấc chuyên dành cho trẻ em và dầu Season bổ sung vitamin A, D thích hợp cho mọi độ tuổi. Thông tin chi tiết về cơ cấu cổ đông - Cơ cấu vốn điều lệ tại ngày 23/03/2009 - Mệnh giá cổ phần là 10.000 đồng/1 cổ phần - Số lượng cổ phiếu là 18.980.200 cổ phiếu 37 Bảng 2.1- Cơ cấu cổ đông Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An Số cổ phần sở hữu Thành phần sở hữu 12/03/2008 Tỷ lệ 23/3/2009 Tỷ lệ 1. Cổ đông nhà nước 9.679.900 51% 9.679.900 51% 2. Cổ đông bên ngoài 3.526.320 18,58% 2.894.490 33,75% 3. Cổ đông nước ngoài 5.773.980 15,25% Tổng cộng 18.980.200 100% 18.980.200 100% Nguồn: Báo cáo thường niên Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An năm 2008 Công ty dầu thực vật Hương liệu Mỹ Phẩm Việt Nam (VOCARIMEX) là doanh nghiệp nhà nước được thành lập ngày 27/05/1995, ngày 12/12/2004 chuyển Công ty sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con. Là công ty mẹ của Công ty cổ phần dầu thực vật Tường An theo quyết định số 175/2004/QĐ-BCN ngày 23 tháng 12 năm 2004 của Bộ Công nghiệp. Hiện đang nắm giữ 51% vốn cổ phần của Công ty Cổ phần Dầu thực vật Tường An. 2.1.2 Tổ chức bộ máy quản lý Công ty Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An 38 PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ BAN KIỂM SOÁT TỔNG GIÁM ĐỐC BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC GIÁM ĐỐC NM DẦU TƯỜNG AN GIÁM ĐỐC CN MIỀN BẮC GIÁM ĐỐC KINH DOANH GIÁM ĐỐC NHÂN SỰ GIÁM ĐỐC KẾ HOẠCH KỸ THUẬT GIÁM ĐỐC TÀI CHÍNH KT TRƯỞNG GIÁM ĐỐC NM DẦU VINH GIÁM ĐỐCC NM DẦU PHÚ MỸ GIÁM ĐỐC CN MIỀN TRUNG TRƯỞNG VP ĐẠI DIỆN MIỀN TÂY PHÒNG LĐTL PHÒNG HCQT P.KẾ HOẠCH P. KỸ THUẬT P. CLSP P. NCSPM P.CUNG ỨNG XNK P. BAN HANG P. ĐIỀU PHỐI CN P. MARKETING P.TÀI CHÍNH P. KẾ TOÁN P. IT 39 2.1.3 Tổ chức kế toán tại Công ty Chế độ kế toán áp dụng : Công ty áp dụng Luật kế toán Việt Nam, chuẩn mực kế toán Việt Nam, Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 Chính sách kế toán áp dụng : 1. Cơ sở lập Báo cáo tài chính: theo cơ sở dồn tích 2. Tiền và tương đương tiền Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời gian thu hồi hoặc đáo hạn không quá 3 tháng kể từ ngày mua, dễ dàng chuyển đổi thành một lượng tiền xác định cũng như không có nhiều rủi ro trong việc chuyển đổi. 3. Hàng tồn kho Hàng tồn kho được xác định trên cơ sở giá gốc. Gía gốc hàng tồn kho gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở hiện tại. Gía gốc hàng tồn kho được tính theo phương pháp bình quân gia quyền và được hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho được ghi nhận khi giá gốc lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được. Gía trị thuần có thể thực hiện được là giá bán ước tính của hàng tồn kho trừ chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng. 4. Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác Các khoản phải thu thương mại và phải thu khác được ghi nhận theo hoá đơn, chứng từ. Dự phòng phải thu khó đòi được lập cho từng khoản nợ căn cứ vào đánh giá cụ thể về khả năng thu hồi của những khoản nợ. 5. Tài sản cố định hữu hình 40 Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ hao mòn luỹ kế. Nguyên giá tài sản cố định bao gồm toàn bộ chi phí mà Công ty phải bỏ ra để có được tài sản cố định tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng, Các chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu chỉ được ghi tăng nguyên giá tài sản cố định nếu các chi phí này chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó, Các chi phí không thoả mãn điều kiện trên được ghi nhận là chi phí phát sinh trong kỳ. Khi tài sản cố định được bán thanh lý, nguyên giá và khấu hao luỹ kế được xoá sổ, và bất cứ khoản lãi, lỗ nào phát sinh do việc thanh lý đều được tính vào thu nhập hay chi phí phát sinh trong kỳ. Tài sản cố định được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trên thời gian hữu dụng ước tính. Số năm khấu hao của các tài sản cố định chi tiết như sau: Loại tài sản cố định Số năm Nhà cửa vật kiến trúc 5-20 năm Máy móc và thiết bị 5-12 năm Phương tiện vận tải, truyền dẫn 7-10 năm Thiết bị, dụng cụ quản lý 2-7 năm 6. Tài sản cố định vô hình Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất là toàn bộ chi phí thực tế Công ty đã chi ra có liên quan trực tiếp đến đất sử dụng, bao gồm: tiền chi ra để có quyền sử dụng đất, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, san lắp mặt bằng, lệ phí trước bạ…..Quyền sử dụng đất được khấu hao trong 10 năm. Quyền sử dụng đất là tiền thuê đất Công ty trả một lần cho nhiều năm và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại KCN Phú Mỹ 1 (Bà Rịa- Vũng Tàu). Quyền sử dụng đất được khấu hao theo thời gian còn lại tính từ khi dự án đi vào hoạt động. Phần mềm máy tính 41 Phần mềm máy tính là toàn bộ các chi phí mà Công ty đã chi ra tính đến thời điểm đưa phầm mềm vào sử dụng. Phầm mềm máy tính được khấu hao trong 3 năm. 7. Chi phí đi vay Chi phí đi vay được ghi nhận vào chi phí trong kỳ. Trường hợp chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang cần có một thời gian đủ dài (trên 12 tháng) để có thể đưa vào sử dụng theo mục đích định trước hoặc bán thì chi phí này được vốn hoá. Đối với các khoản vốn vay chung trong đó có sử dụng cho mục đích đầu tư xây dựng hoặc sản xuất tài sản dở dang thì chi phí đi vay vốn hoá được xác định theo tỷ lệ vốn hoá đối với chi phí luỹ kế bình quân gia quyền phát sinh cho việc đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản đó. Tỷ lệ vốn hoá được tính theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay chưa trả trong kỳ, ngoại trừ các khoản vay riêng biệt phục vụ cho mục đích hình thành tài sản cụ thể. Trong năm 2008, một số tài sản hoàn thành từ xây dựng cơ bản đưa vào sử dụng, phát sinh chi phí lãi vay không được vốn hoá là 1.863.889.032 đồng. 8. Đầu tư tài chính Các khoản đầu tư vào chứng khoán được ghi nhận theo giá gốc. Dự phòng giảm giá chứng khoán được lập cho từng loại chứng khoán được mua bán trên thị trường và có giá thị trường giảm so với giá hạch toán trên sổ sách. Khi thanh lý một khoản đầu tư, phần chênh lệch giữa giá trị thanh lý thuần và giá trị ghi sổ được hạch toán vào thu nhập hay chi phí trong kỳ. 9. Chi phí trả trước dài hạn Khoản lợi thế doanh nghiệp được ghi nhận theo số liệu Biên bản xác định giá trị doanh nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 09 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp ngày 11 tháng 05 năm 2004 được hạch toán vào chi phí trả trước dài hạn và phân bổ vào chi phí kinh doanh 10. Trích lập quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm 42 Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm được dùng để chi trả trợ cấp thôi việc, mất việc. Mức trích quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm là 3% quỹ lương làm cơ sở đóng bảo hiểm xã hội và được hạch toán vào chi phí trong kỳ. Trường hợp quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm không đủ để chi trợ cấp cho người lao động thôi việc, mất việc trong kỳ thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí. 11. Nguồn vốn kinh doanh - quỹ Nguồn vốn kinh doanh của công ty bao gồm: - Vốn đầu tư của chủ sở hữu: được ghi nhận theo số thực tế đã đầu tư của các cổ đông. - Vốn khác: hình thành do bổ sung từ kết quả hoạt động kinh doanh, giá trị các tài sản được tặng, biếu, tài trợ và đánh giá lại tài sản. Các quỹ được trích lập theo điều lệ công ty: - Quỹ dự trữ bổ xung vốn lưu động: 5% lợi nhuận sau thuế - Quỹ đầu tư phát triển: 10% lợi nhuận sau thuế - Quỹ khen thưởng phúc lợi: 5% lợi nhuận sau thuế 12. Chính sách cổ tức Cổ tức được ghi nhận là khoản nợ phải trả trong kỳ theo mức cổ tức được công bố. 13. Thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 28% trên thu nhập chịu thuế. Công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 2 năm kể từ năm bắt đầu kinh doanh có lãi (năm 2005, năm 2006) và giảm 50% trong 2 năm tiếp theo (năm 2007, năm 2008). Đối với phần ưu đãi 50% thuế thu nhập doanh nghiệp do niêm yết trên thị trường chứng khoán trước ngày 31 tháng 12 năm 2006, Công ty không được gộp chung với chế độ ưu đãi giảm 50% do cổ phần hoá thành miễn thuế thu nhập doanh nghiệp 100% trong năm 2007, năm 2008 như công văn số 11650/CT-TTHT ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Cục thuế TP.HCM. 43 Vì vậy, trong năm 2008 công ty đã kê khai bổ sung thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2007 do chưa được giảm 50% với số tiền là 18.251.537.418 VNĐ. Tuy nhiên theo công văn số 546CT/TTHT năm 2009 về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Cục thuế TP.HCM đối với tổ chức niêm yết chứng khoán lần đầu thì Bộ tài chính đang nghiên cứu để có hướng dẫn cụ thể đối với Công ty cổ phần có chứng khoán niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán trước ngày 01/01/2001. 14. Nguyên tắc chuyển đổi ngoại tệ Các nghiệp vụ phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi theo tỷ giá tại ngày phát sinh nghiệp vụ. Số dư các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được quy đổi theo tỷ giá quy đổi tại ngày cuối kỳ. Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ được ghi nhận vào thu nhập hoặc chi phí trong kỳ. 15. Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Khi bán hàng hoá, thành phẩm, doanh thu được ghi nhận khi phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với việc sở hữu hàng hoá đó được chuyển giao cho người mua và không còn tồn tại yếu tố không chắc chắn đáng kể liên quan đến việc thanh toán tiền, chi phí kèm theo hoặc khả năng hàng bán bị trả lại. Tiền lãi, cổ tức, lợi nhuận được chia được ghi nhận khi công ty có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch và doanh thu được xác định tương đối chắc chắn. Tiền lãi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất từng kỳ. Cổ tức và lợi nhuận được chia được ghi nhận khi cổ đông được quyền nhận cổ tức hoặc các bên tham gia góp vốn được quyền nhận lợi nhuận từ việc góp vốn. 16. Bên liên quan Các bên được coi là liên quan nếu một bên có khả năng kiểm soát hoặc có ảnh hưởng đáng kể đối với bên kia trong việc ra quyết định các chính sách tài chính và hoạt động. Tổ chức bộ máy kế toán 44 Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy kế toán Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An Ghi chú: - NVL: Nguyên vật liệu - NH: Ngân hàng Giám đốc tài chính Kế toán trưởng Công ty Kế toán tổng hợp Kế toán quản trị Kế toán giá thành Kế toán thuế Kế toán phải trả Kế toán NVL Kế toán nợ phải thu Kế toán NH Kế toán Tiền mặt Thủ Quỹ Kế toán chi nhánh 45 Kế toán trưởng là người đứng đầu phòng kế toán, chịu trách nhiệm điều hành chung và có quyền quyết định các vấn đề liên quan thuộc thẩm quyền. Giúp việc cho kế toán trưởng có kế toán tổng hợp, kế toán quản trị và các nhân viên kế toán, mỗi nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành riêng. Kế toán chi nhánh theo dõi và quản lý bộ phận kế toán Chi nhánh về mặt hạch toán kế toán. 2.1.4 Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An 2.1.4.1 Các nhóm sản phẩm của Công ty Trải qua hơn 30 năm xây dựng và phát triển, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước, hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới Công ty không ngừng đầu tư đổi mới hệ thống dây chuyền thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Hiện nay, Công ty Cổ phần Tường An đang sử dụng dây chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại tương đương với thiết bị và công nghệ đang được sử dụng tại Châu Âu, Mỹ, Nhật. - Công nghệ tinh luyện dầu thực vật: Quy trình công nghệ sản xuất được thực hiện theo phương pháp tinh luyện vật lý hoặc hoá học tuỳ thuộc chủng loại, chất lượng vật liệu. Công nghệ sản xuất hoàn chỉnh và liên tục từ nguyên vật liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra qua các công đoạn trung hoà, tẩy màu, khử mùi. - Công nghệ tách phân đoạn dầu cọ tinh luyện: Hiện công ty đang đầu tư tại Nhà máy dầu Phú Mỹ 01 dây chuyền thiết bị tách phân đoạn dầu cọ công suất 400 tấn/ngày. Khi áp dụng công nghệ này sẽ được các sản phẩm dầu đặc có điểm tan chảy mong muốn nhưng không làm biến đổi bản chất tự nhiên của dầu thực vật. - Như vậy từ những nguyên vật liệu đầu vào qua các quy trình công nghệ sản xuất tiến tiến, Công ty Cổ phần Tường An hiện nay đã tạo ra các nhóm sản phẩm: + Nhóm dầu chiên xào: dầu Cooking, Vạn Thọ, Dầu Dừa, Dầu Olein + Nhóm dầu cao cấp: Dầu nành, Dầu Mè, Dầu Phộng. + Nhóm dầu dinh dưỡng: VIO, Dầu Season + Nhóm dầu đặc: Shortening, Palm, Magarine Nguyên vật liệu để sản xuất các nhóm sản phẩm của công ty CP Dầu thực vật Tường An được cung cấp từ 2 nguồn chính: nhập khẩu (dầu cọ và dầu nành) và thu 46 mua từ các đơn vị ép dầu trong nước (dầu mè, dầu phộng, dầu dừa). Công ty Dầu Thực vật Hương liệu mỹ phẩm VN (VOCARIMEX) là nhà cung cấp nguyên vật liệu đầu vào chính cho Công ty CP Dầu thực vật Tường An, và cũng là cổ đông chiếm cổ phần chi phối 51% tại Công ty CP Dầu thực vật Tường An. Giá dầu nguyên liệu trên thị trường thế giới thường xuyên biến động ảnh hưởng đến giá nguyên liệu. Nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng 85-90% giá thành sản phẩm dầu ăn nên sự tăng giảm giá nguyên vật liệu – đặc biệt là nguyên liệu, ảnh hưởng đến tình hình sản xuất và doanh thu của Công ty. Với hệ thống dây chuyền thiết bị sản xuất hiện đại, công ty tiết kiệm các chi phí đầu vào như: nguyên vật liệu, lao động…..Công ty đã thiết lập bộ định mức kỹ thuật chi tiết cho từng sản phẩm nhằm kiểm soát được nguyên vật liệu tiêu hao trong từng sản phẩm sản xuất ra. Công ty áp dụng quy trình mua hàng theo tiêu chuẩn ISO, chi phí mua hàng được kiểm soát chặt chẽ ngay từ khâu mua nguyên vật liêu. Các báo cáo quản trị đối với chi phí sản xuất được bộ phận kế toán quản trị lập và những người có trách nhiệm liên quan xem xét thường xuyên. Hiện nay Công ty vẫn đang tính giá thành theo phương pháp truyền thống, giá thành sản phẩm gồm các chi phí trực tiếp: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung. Trong đó chi phí nguyên vật chiếm tỷ trọng 85-90% giá thành sản phẩm và chi phí chung chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ từ 1%- 2% giá bán. Tuy nhiên, khi định giá bán thì bộ phận kế toán quản trị cũng đã tính toán dựa trên giá thành toàn bộ nghĩa là: ngoài chi phí trực tiếp thì còn có chi phí gián tiếp là chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp chiếm tỷ trong khá lớn từ 5-9% doanh thu hàng năm của Công ty. Và tiêu thức để phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà Công ty sử dụng trong các năm qua là căn cứ trên tỷ lệ doanh thu của từng sản phẩm trên tổng doanh thu. Công ty có nhiều sản phẩm khác nhau, tuy nhiên đều sử dụng chung một dây chuyền sản xuất. Các sản phẩm trong một nhóm ngoài việc được sản xuất chung một dây chuyền, nguyên vật liệu thì điểm khác nhau chính là tỷ trọng nguyên vật 47 liệu cũng như kỹ thuật hay công thức pha chế. Vì vậy, những sản phẩm có tính năng tương tự sẽ được xếp vào cùng một nhóm. Điểm khác biệt chính giữa mỗi nhóm sản phẩm là các nguyên vật liệu đầu vào, tỷ trọng và kỹ thuật pha chế, các nhóm đối tượng khách hàng khác nhau. Như đã trình bày ở trên, Công ty gồm có 4 nhóm sản phẩm chính. Tuy nhiên, để đơn giản, tác giả thu gọn số liệu thành 3 nhóm sản phẩm để minh hoạ cho việc phân bổ chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp mà bộ phận kế toán quản trị Công ty đang thực hiện. Do tỷ trọng, đặc tính của nhóm dầu đặc và dầu dinh dưỡng nhỏ và tương đương. Số liệu sử dụng trong phân tích dựa vào số liệu tài chính và kết quả sản xuất năm 2006 của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. Bảng 2.2 - Doanh thu, chi phí, lợi nhuận của các nhóm sản phẩm năm 2006 Nhóm sản phẩm Nhóm dầu chiên xào Nhóm dầu cao cấp Nhóm dầu đặc, dinh dưỡng Cộng Doanh thu bán hàng 1.170.748 138.592 206.129 1.515.469 Chi phí trực tiếp 1.082.942 119.189 179.539 1.381.670 Chi phí quản lý 15.518 1.837 2.732 20.087 Chi phí bán hàng 65.541 7.759 11.540 84.839 Lợi nhuận trước thuế 6.747 9.807 12.318 28.873 Lợi nhuận sau thuế 6.747 9.807 12.318 28.873 Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An năm 2006 2.1.4.2 Tình hình kinh doanh giai đoạn 2005 -2008 Khi phân tích và đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần Tường An tác giả sử dụng số liệu từ 2005 đến năm 2008. Đây chính là thời kỳ chuyển giao và hội nhập của Công ty Cổ phần Tường An, kể từ tháng 10/2004 khi nhà máy dầu Tường An chuyển sang hình thức Công ty Cổ phần, và chính thức niêm yết cổ phiếu tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM vào 06/12/2006. Từ Báo cáo tài chính các năm 2005-2008 của Công ty Cổ phần Tường An tác giả trình bày lại thành các bảng Báo cáo kết quả kinh doanh và Bảng cân đối kế toán tóm tắt các năm 2005-2008 (Bảng 2.3 và Bảng 2.4) để tiện cho việc tính toán và phân tích thành 48 quả hoạt động, cũng như tình hình tăng giảm của tài sản, nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tường An. Đồng thời từ hai bảng này, tác giả tính cấu trúc vốn sổ sách của Công ty Cổ phần Tường An - được trình bày trong Bảng 2.5 Bảng 2.3 - Kết quả sản xuất kinh doanh các năm 2005-2008 ĐVT: 1.000.000 đ 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Giá trị % DT Giá trị % DT Giá trị % DT Giá trị % DT Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.181.594 1.515.469 2.554.228 2.959.678 Giá vốn hàng bán 1.053.047 89% 1.381.676 91% 2.342.189 92% 2.804.703 95 % Thu nhập hoạt động tài chính ròng 17.216 15.428 22.440 (20.106) trong đó lãi vay - 440 - 1.864 Thu nhập khác ròng 531 1.397 482 10.615 Chi phí bán hàng 89.850 8% 84.839 6 % 80.478 3 % 104.050 4 % Chi phí quản lý doanh nghiệp 16.364 1% 20.087 1 % 28.772 1% 27.093 1 % Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 40.080 3 % 45.693 3 % 125.712 5 % 14.340 0,5% Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - - - - - 2.502 0,1% Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - - - - - - - Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 40.080 3 % 45.693 3 % 125.712 5% 11.838 0,4% Nguồn:Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An 49 Bàng 2.4 - Bảng cân đối kế toán tóm tắt 2005 -2008 ĐVT: 1.000.000 đ NIÊN ĐỘ KẾ TOÁN CHỈ TIÊU 2005 2006 2007 2008 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 144.770 263.111 551.396 405.554 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 42.571 115.279 364.229 80.084 2 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 180.000 - 50.000 - 3 Các khoản phải thu ngắn hạn 21.865 28.062 28.187 29.147 Trong đó dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (82) - - - 4 Hàng tồn kho 76.657 115.082 151.885 269.484 Trong đó dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - - (7.702) 5 Tài sản ngắn hạn khác 3.677 4.689 7.096 26.838 Trong đó chi phí trả trước ngắn hạn 698 2.314 365 878 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 103.058 284.298 235.665 281.412 1 Các khoản phải thu dài hạn - - - - 2 Tài sản cố định 101.682 152.314 225.499 275.710 Tài sản cố định hữu hình 63.393 51.516 44.432 135.287 Nguyên giá 160.613 160.775 164.666 273.469 Giá trị hao mòn lũy kế (97.219) (109.259) (120.234) (138.183) Tài sản cố định vô hình 35.068 34.111 21.323 20.681 Nguyên giá 38.570 39.150 23.809 23.809 Giá trị hao mòn lũy kế (3.502) (5.040) (2.486) (3.128) Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 3.220 66.687 159.744 119.742 3 Bất động sản đầu tư - - - - 4 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1.376 131.984 1.984 1.610 Trong đó dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn - - - (274) 5 Tài sản dài hạn khác - - 8.182 4.091 Chi phí trả trước dài hạn - - 8.182 4.091 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 427.828 547.409 837.061 686.965 A - NỢ PHẢI TRẢ 186.293 283.303 475.621 377.704 1 Nợ ngắn hạn 172.051 251.401 394.821 299.227 Vay và nợ ngắn hạn - - 22.651 23.104 Phải trả người bán 110.769 187.985 316.247 238.127 Người mua trả tiền trước 17.674 8.082 3.991 4.542 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 1.662 4.098 4.647 3.826 Phải trả người lao động 32.459 35.899 25.377 19.352 Chi phí phải trả 593 - - 324 Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 8.893 15.337 21.908 9.952 2 Nợ dài hạn 14.242 31.902 80.800 78.477 Phải trả dài hạn khác 160 160 160 60 Vay và nợ dài hạn 14.019 31.615 80.463 78.154 Thuế thu nhập hoãn lại phải trả - - - - Trong đó dự phòng trợ cấp mất việc làm 63 127 177 263 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 241.535 264.105 361.440 309.261 1 Vốn chủ sở hữu 234.293 255.565 353.840 306.855 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 189.802 189.802 189.802 189.802 Quỹ đầu tư phát triển 16.239 32.323 77.747 62.931 50 Quỹ dự phòng tài chính 1.997 3.642 8.102 8.102 Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu - - - 467 Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 26.255 29.798 78.189 45.553 2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 7.242 8.541 7.600 2.406 Quỹ khen thưởng, phúc lợi 7.242 8.541 7.600 2.406 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 427.828 547.409 837.061 686.965 Nguồn : Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An các năm 2005-2008 Bảng 2.5 - Cấu trúc vốn theo giá trị sổ sách kế toán 2005 2006 2007 2008 Chỉ tiêu Giá trị sổ sách Tỷ trọng Giá trị sổ sách Tỷ trọng Giá trị sổ sách Tỷ trọng Giá trị sổ sách Tỷ trọng Vốn cổ phần 189.802 189.802 89.802 189.802 Lợi nhuận giữ lại 26.255 29.798 78.189 45.553 Các quỹ 25.478 44.506 93.449 73.907 Cộng vốn chủ 241.535 56% 264.105 48% 361.440 43% 309.261 45% Nợ ngắn hạn 172.051 40% 251.401 46% 394.821 47% 299.227 44% Nợ dài hạn 14.242 4% 31.902 6% 80.800 10% 78.477 11% Cộng nợ 186.293 44% 283.303 52% 475.621 57% 377.704 55% Vốn đầu tư 427.828 547.409 837.061 686.965 Nguồn : Báo cáo tài chính các năm 2005-2008 51 2.2 ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 2.2.1 Đánh giá thành quả hoạt động tại Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An Để đánh giá thành quả hoạt động, Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An đã sử dụng một số chỉ tiêu sau: Bảng 2.6 - Các chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.181.594 1.515.469 2.554.228 2.959.678 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 40.080 45.693 125.712 11.838 Cộng: lãi vay - 440 - 1.864 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.133 125.712 13.702 Vốn đầu tư bình quân 427.828 487.618 692.235 762.013 Số cổ phần thường 18.980.200 18.980.200 18.980.200 18.980.200 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần ( ROS) 3,39% 3,02% 4,92% 0,40% Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 9,29% 17,30% 34,78% 3,83% Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư ( ROI) 9,37% 9,46% 18,16% 1,80% Thu nhập /cổ phiếu (EPS) (đồng) 2.407 6.624 624 Nguồn: Báo cáo thường niên các năm 2005-2008 52 Năm Chênh lêch So 2006 với 2005 So 2007 với 2006 So 2008 với 2007 Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Giá trị Tỷ lệ Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.181.594 1.515.469 2.554.228 2.959.678 333.876 128% 1.038.759 169% 405.449 116% Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 40.080 45.693 125.712 11.838 5.613 114% 80.020 275% (113.874) 9% Cộng: lãi vay - 440 - 1.864 Lợi nhuận trước lãi vay sau thuế 40.080 46.133 125.712 13.702 6.054 115% 79.579 272% (112.010) 11% Vốn đầu tư bình quân 427.828 487.618 692.235 762.013 59.791 114% 204.617 142% 69.778 110% Số cổ phần thường 18.980.200 18.980.200 18.980.200 18.980.200 Lợi nhuận sau thuế/ Doanh thu thuần (ROS) 3,39% 3,02% 4,92% 0,40% Lợi nhuận sau thuế/ Vốn chủ sở hữu (ROE) 9,29% 17,30% 34,78% 3,83% Thu nhập /Vốn đầu tư (ROI) 9,37% 9,46% 18,16% 1,80% Thu nhập /cổ phiếu ( EPS) ( đồng) 2.407 6.624 623 Bảng 2.7 - So sánh thành quả hoạt động 53 Đánh giá thành quả hoạt động Qua số liệu kết quả kinh doanh giai đoạn từ 2005 – 2008 chúng ta nhận thấy rằng Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An vẫn đang trên đà tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên mức độ tăng trưởng và phát triển có thay đổi theo từng năm. Sự gia tăng lượng vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chứng tỏ tiềm năng phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và được các nhà đầu tư cũng như nhà quản lý hết sức kỳ vọng. Mức tăng vốn đầu tư dao động trên 10%/năm, cá biệt năm 2007 vốn đầu tư bình quân tăng 204 tỷ đồng tương đương 42% so với năm 2006, trong đó có một phần vốn đầu tư cho việc mở rộng môt nhà máy chế biến dầu ở Phú Mĩ – Bà Rịa Vũng Tàu. Cùng với việc tăng vốn đầu tư thì doanh thu cũng tăng cao trong giai đoạn này. Giá trị tăng doanh thu tăng gấp 5 đến 6 lần vốn đầu tư tăng thêm. Một trong những lý do lý giải điều này là doanh nghiệp đang trên đà phát triển về quy mô sản xuất và mở rộng thị trường kinh doanh trong và ngoài nước. Phân tích xu hướng biến động của bốn chỉ tiêu : lợi nhuận, ROS, ROI, ROE (Bảng 2.6) chúng ta thấy các chỉ tiêu đều có xu hướng tăng lên từ năm 2005-2007 và giảm xuống năm 2008. Riêng năm 2006, ROS giảm từ 3,39% (năm 2005) xuống còn 3,02% trong khi các chỉ tiêu khác đều tăng. Lợi nhuận Chỉ tiêu lợi nhuận của Công ty đều tăng qua các năm 2005-2007, lợi nhuận năm 2006 là gần 46 tỷ đồng, như vậy tăng gần 6 tỷ đồng tương đương 114% so với năm 2005; đặc biệt năm 2007 lợi nhuận tăng 80 tỷ đồng tương đương 275% so với năm 2006. Tuy nhiên, năm 2008 lợi nhuận giảm 113 tỷ đồng tương đương 9% so với năm 2007. Tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) - Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời trên doanh thu (ROS) của Công ty cũng đều tăng các năm 2005 -2007, Công ty thu được 3-5 đồng lợi nhuận khi thực hiện được 100 đồng doanh thu. Tuy nhiên đến năm 2008 công ty chỉ thu được 0,4 đồng lợi nhuận 54 cho việc thực hiện 100 đồng doanh thu. Đây là mức sụt giảm lợi nhuận đáng kể trong khi doanh thu và vốn đầu tư vẫn tăng cao. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (Return on Investment-ROI) ROI được Công ty Cổ phần Tường An sử dụng để đánh giá khả năng sinh lời của doanh thu và hiệu quả của việc sử dụng vốn qua các năm. Công ty sử dụng chỉ tiêu ROI để đánh giá cả ba yếu tố: doanh thu, chi phí, vốn đầu tư. Ngoài ra, Công ty còn sử dụng ROI để tìm ra các nhân tố tác động đến thành quả hoạt động, nhằm tìm ra giải pháp để kết quả hoạt động tốt hơn. Đó là các biện pháp cải thiện doanh thu, kiểm soát chi phí hay tính lại cơ cấu vốn đầu tư. ROI tăng dần qua các năm, tuy nhiên giảm mạnh năm 2008. ROI của Công ty Cổ phần Tường An năm 2008 đạt 1,8% cho thấy 100 đồng vốn đầu tư năm 2008 sẽ mang lại 1,8 đồng lợi nhuận. Năm 2007 ROI là 18,16% cho thấy 100 đồng đầu tư năm 2008 sẽ mang lại18,16 đồng lợi nhuận, như vậy ROI năm 2008 giảm 16.36% so với năm 2007. ROI của Công ty Cổ phần Tường An năm 2008 thấp là do 2 nguyên nhân: lợi nhuận năm 2008 thấp làm cho ROI thấp, và do công ty tăng đầu tư máy móc thiết bị, đầu tư nhà máy mới Nhà máy Dầu Phú Mỹ và di dời Nhà máy dầu Tường An. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (Return on Equity ratio –ROE) Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo thu nhập cho các cổ đông của Công ty. Khi tính ROE, Công ty cũng lấy các chỉ tiêu lợi nhuận trên Báo cáo xác định kết quả kinh doanh và chỉ tiêu vốn cổ phần trên Bảng cân đối kế toán. Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên đến năm 2008 giảm mạnh. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần của Công ty năm 2008 là 3,83% thấp hơn năm 2007 là 34,78% (giảm 30,95%). Nguyên nhân là do lợi nhuận trong năm 2008 giảm mạnh khoảng 113,873 tỷ đồng (lợi nhuận năm 2007 là 125,712 tỷ đồng) Chỉ tiêu ROE phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ đứng trên quan điểm vốn cổ đông. Vốn chủ sở hữu của Công ty tăng lên chủ yếu do lợi nhuận giữ lại, chỉ tiêu ROE của công ty tăng qua các năm 2005-2006-2007 chứng tỏ hiệu quả kinh 55 doanh cao, nhưng chỉ tiêu ROE năm 2008 giảm mạnh chứng tỏ là hiệu quả kinh doanh 2008 thấp. Nếu như cả hai chỉ tiêu ROI, ROE đều cho thấy khả năng sinh lời của vốn đầu tư Công ty qua các năm thì chỉ tiêu EPS thường được sự dụng để tính thu nhập cho mỗi cổ phần. Chỉ tiêu này thường được công bố trên các báo cáo tài chính, báo cáo thường niên của Công ty. Tương tự như ROE, tuy nhiên EPS chỉ cho cổ đông Công ty thấy được thu nhập trên mỗi cổ phần là một số tuyệt đối, còn ROE là số tương đối (%). Thu nhập mỗi cổ phần (Earning per share- EPS) Kể từ khi cổ phần hoá năm 2004, Công ty luôn làm tăng thu nhập trên mỗi cổ phần cho cổ đông. Tuy nhiên, thu nhập trên mỗi cổ phần giảm mạnh vào năm 2008. Năm 2008 Công ty Cổ phần Tường An có thu nhập trên mỗi cổ phần là 624 đồng thấp hơn năm 2007 là 6.624 đồng/1 cổ phần, giảm 6000 đồng /1 cổ phần - Nếu đi sâu vào phân tích các nguyên nhân làm cho lợi nhuận cũng như các chỉ tiêu đo lường hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 sụt giảm nghiêm trọng theo như giải trình của Ban giám đốc thì tập trung ở một số nguyên nhân sau: Năm 2008, tuy tình hình kinh tế có nhiều biến động phức tạp nhưng Công ty vẫn nỗ lực sản xuất có lãi, lợi nhuận sau thuế năm 2008 là 11,838 tỷ đồng. Doanh thu thuần năm 2008 tăng 405,449 tỷ (tăng15,87%) so với năm 2007, tuy nhiên lợi nhuận giảm 113,874 tỷ đồng tương đương giảm 90,6% so với năm 2007 là do: + Giá nguyên liệu biến động, đặc biệt giá nguyên liệu giảm mạnh trong năm 2008 khiến cho những hợp đồng mua nguyên vật liệu đã ký kết trước đó và nguyên vật liệu tồn kho có giá mua cao làm tăng giá thành sản phẩm trong khi giá bán phải giảm theo thị trường đảm bảo khả năng cạnh tranh là nguyên nhân chính dẫn đến lợi nhuận giảm. + Tỳ giá VND/USD tăng cao và lãi suất vay vốn tăng đột biến ảnh hưởng đến chi phí lãi vay phục vụ cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản và sản xuất kinh doanh. 56 + Các chi phí khác tăng như: chi phí bán hàng tăng 29,29%, chi phí nhân công và chi phí sản xuất chung tăng cao so với năm 2007. Tuy nhiên, chỉ dựa vào việc phân tích để xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thôi là chưa đủ. Với vai trò là chủ sở hữu các cổ đông luôn muốn các nhà quản lý phải thực thi công việc kinh doanh của bộ phận mình một cách hiệu quả, mang lại thu nhập thực sự cho mình cho dù gặp bất kỳ nguyên nhân hay điều kiện khách quan nào. Còn với vai trò là người quản lý, ban giám đốc muốn tìm ra được các biện pháp, cách thực thực hiện làm sao cho việc đầu tư, kinh doanh của mình có hiệu quả. Thông qua các chỉ tiêu ROE, ROS, ROI, EPS nhà quản lý muốn tìm ra đáp số cho lời giải bài toán “đồng tiền” không chỉ trong ngắn hạn mà trong cả dài hạn, trong cả việc lập các kế hoạch chiến lược hay thẩm định các dự án đầu tư. Trong các chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thì ROI được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong các báo cáo tài chính cũng như các báo cáo quản trị của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An, không chỉ vì lý do chỉ tiêu này dễ tính toán, dễ sử dụng để phân tích và cho thấy được mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi một trong các nhân tố cấu thành nên chỉ tiêu ROI sẽ làm thay đổi kết quả của ROI và vì vậy, nhà quản lý có thể can thiệp một cách chủ động nhằm đạt được mục đích của mình. 2.2.2 Ưu điểm và những hạn chế trong việc sử dụng các chỉ tiêu đánh giá thành hoạt động của Công ty Cổ phần Tường An Ưu điểm Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh Công ty chủ yếu dựa trên chỉ tiêu lợi nhuận: lợi nhuận là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí. Vì việc ghi nhận doanh thu và chi phí có ảnh hưởng quyết định đến báo cáo lợi nhuận của doanh nghiệp trong một kỳ, cơ sở kế toán dồn tích được xem là một nguyên tắc cơ bản đối với việc xác định lợi nhuận của Công ty. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh đầy đủ các giao dịch kinh tế trong kỳ và từ đó cho thấy tình trạng tài sản, nguồn vốn, và kết quả kinh doanh của Công ty một cách đầy đủ, hợp lý. Hơn nữa, 57 do không có sự trùng hợp giữa lượng tiền thu vào với doanh thu trong kỳ và tồn tại chênh lệch giữa chi phí ghi nhận với lượng tiền chi ra trong một kỳ, kế toán theo cơ sở dồn tích cho phép theo dõi các giao dịch kéo dài qua các kỳ khác nhau, như nợ phải thu, nợ phải trả, khấu hao, dự phòng,…Chỉ tiêu này sẽ giúp cho các nhà quản lý biết được chính xác hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm, qua đó có thể có được những chiến lược để cải thiện và làm tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Những hạn chế Bên cạnh những ưu điểm, thì chỉ tiêu đánh giá thành quả hoạt động mà Công ty đang sử dụng còn có những hạn chế: - Hạn chế đầu tiên là: các chỉ tiêu mà Công ty đang sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động đều không tính đầy đủ chi phí sử dụng vốn, ngoài chi phí lãi vay thì chi phí sử dụng vốn của các nhà đầu tư không được tính đến. Vì vậy, kết quả phản ánh của các chỉ tiêu chưa chỉ ra được là doanh nghiệp có thực sự tạo ra được thu nhập cho các cổ đông hay không. Như vậy khoản lợi nhuận mà Công ty thể hiện trên các báo cáo tài chính hàng năm chưa phản ánh đúng lợi nhuận thực tế do quá trình hoạt động tạo ra. Ngoài ra, do chi phí sử dụng vốn chưa được phân bổ cho các bộ phận, các hoạt động, các sản phẩm, vì vậy, nhà quản lý khó có thể đưa ra các quyết định kinh doanh phù hợp. - Hạn chế thứ hai là: cơ sở để xác định các chỉ tiêu dùng cho việc đánh giá thành quả hoạt động đều dựa trên số liệu kế toán (Bảng cân đối kế toán và Báo cáo kết quả kinh doanh). Trong khi số liệu kế toán được ghi nhận lại tuân thủ các nguyên tắc kế toán chung, với tính linh hoạt của các chuẩn mực và chế độ kế toán thì các nhà quản lý có thể bóp méo số liệu kế toán, thực hiện các Báo cáo theo nhiều hướng khác nhau để mang lại lợi ích cho Công ty nhằm thu hút vốn đầu tư trên thị trường, hoặc mang lại lợi ích cho chính các nhà quản lý do tiền thưởng được tính trên thành quả hoạt động. - Hạn chế thứ ba là: do kế toán tuân thủ việc ghi nhận theo cơ sở dồn tích, không gắn với sự biến động của dòng tiền, việc ghi nhận doanh thu và chi phí 58 không dựa vào dòng tiền thực tế thu vào hay chi ra mà dựa vào thời điểm phát sinh, vì vậy không cho thấy được lợi nhuận bằng tiền thực tế được tạo ra từ hoạt động của Công ty. Tại mỗi thời điểm đánh giá kết quả thì việc dựa trên số liệu được ghi nhận theo cở sở tiền mặt sẽ chính xác hơn. Như vậy việc tuân thủ các nguyên tắc kế toán đã dẫn đến một số hạn chế: + Hạn chế trong việc gi nhận doanh thu và chi phí, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận. + Hạn chế trong việc phản ánh và trình bày vốn đầu tư trên Bảng cân đối kế toán. Vốn đầu tư được Công ty sử dụng để tính các chỉ tiêu chính là tổng tài sản của Công ty trên Bảng cân đối kế toán, như vậy sẽ không phản ánh đúng vốn đầu tư, vì có những khoản mục trên Bảng cân đối kế toán thực tế không phải là những khoản đầu tư, ví dụ như: những khoản chiếm dụng vốn của người bán, của nhà nước, của công nhân viên, ….v.v + Hạn chế trong việc sử dụng giá trị sổ sách để đánh giá thay vì giá trị thị trường Một thước đo tổng hợp sử dụng để đánh giá thành quả hoạt động có tính đến chi phí sử dụng vốn và điều chỉnh những khác biệt về cơ sở tiền sẽ chỉ cho các nhà quản lý cũng như các cổ đông biết được doanh nghiệp có tạo ra và làm tăng thêm giá trị thực sự cho các cổ đông hay không. Bên cạnh đó, cần coi chi phí sử dụng vốn như là một loại chi phí gắn liền với sản phẩm. Mô hình đánh giá thành quả hoạt động có sự kết hợp giữa EVA với ABC không những có thể giúp nhà quản lý biết được thành hoạt động của doanh nghiệp mà còn chỉ ra được cách thức phân bổ các nguồn lực sao cho hiệu quả và sử dụng nguồn lực sao cho tối ưu. 59 KẾT LUẬN CHƯƠNG II Công ty Cổ phần dầu thực Tường An là một trong những Công ty hàng đầu trong ngành dầu thực vật Việt Nam về sản lượng và chủng loại sản phẩm. Sản phẩm của Công ty luôn được người tiêu dùng tín nhiệm và bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao và thương hiệu mạnh. Công ty luôn nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động để làm tăng giá trị của Công ty và mang lại lợi ích cao nhất cho cổ đông. Qua thực trạng về đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực Tường An, chúng ta nhận thấy rằng Công ty đã sử dụng rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá thành quả hoạt động, vì vậy có thể đánh giá một cách toàn diện và kịp thời về tình hình tài sản, nguồn vốn và thành quả hoạt động của Công ty Tuy nhiên, các chỉ tiêu mà Công ty đang sử dụng trong việc đánh giá thành quả hoạt động còn có những nhược điểm. Đó là việc tính toán các chỉ tiêu hoàn toàn dựa trên số liệu kế toán và các chỉ tiêu này không tính đến chi phí sử dụng vốn. Bên cạnh đó, các chỉ tiêu mà Công ty đang sử dụng cũng chưa cho các cổ đông thấy được thu nhập thực tế mà Công ty tạo ra họ. Qua nghiên cứu thước đo EVA, cùng những ưu điểm mà thước đo EVA mang lại, chúng ta nhận thấy cần thiết phải vận dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An. 60 CHƯƠNG 3 VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 3.1 YÊU CẦU VẬN DỤNG THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ KINH TẾ TĂNG THÊM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN Tham khảo một số nghiên cứu về việc vận dụng EVA của các nhà kinh tế trên thế giới cùng với việc phân tích lý luận và thực tiễn trong các chương trên, tác giả thấy rằng: việc ứng dụng thước đo EVA để đánh giá thành quả hoạt động tại các Công ty nói chung và Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An nói riêng là cần thiết nhằm giải quyết những vấn đề sau: Đánh giá thành quả hoạt động của Công ty Cổ phần dầu thực vật Tường An Khi sử dụng EVA đánh giá thành quả hoạt động, ngoài việc tối đa hoá lợi nhuận, các nhà quản lý Công ty Cổ phần Tường An sẽ quan tâm đến việc vốn đầu tư có tạo ra thu nhập cho nhà đầu tư hay không? Trong nhiều trường hợp thì lợi nhuận của công ty tương đối cao nhưng giá trị công ty thì sụt giảm, các chỉ tiêu đo lường truyền thống mà Công ty sử dụng khi đánh giá thành quả hoạt động không cho họ thấy được sự khác biệt này, nguyên nhân là do các thước đo mà Công ty sử dụng không tính đến chi phí cho việc sử dụng vốn. Bên cạnh đó, số liệu Công ty sử dụng để tính toán các chỉ tiêu chủ yếu dựa trên các báo cáo kế toán vì vậy có thể dẫn đến những sai lệch . Ứng dụng thước đo EVA sẽ khắc phục được nhược điểm trên bởi vì EVA có tính đến chi phí sử dụng vốn, ngoài ra số liệu sử dụng để tính EVA lấy trên Báo cáo tài chính sẽ thực hiện những điều chỉnh cho phù hợp với quan điểm kinh tế và hạn chế được phần lớn ý muốn bóp méo số liệu kế toán của các nhà quản lý. Thước đo EVA giúp nhà quản lý đo lường giá trị thống nhất dựa trên quan điểm kinh tế. Dựa vào công thức tính EVA, nhà quản lý Công ty Cổ phần Tường An biết được làm như thế nào để tạo nên giá trị tăng thêm: tăng vốn đầu tư để tạo ra 61 lợi nhuận vượt qua chi phí sử dụng vốn; hoặc bằng cách giảm vốn đầu tư để giảm chi phí sử dụng vốn trong khi lợi nhuận giảm ít hơn, cuối cùng có thể tăng lợi nhuận trong khi vốn đầu tư không thay đổi. Thiết lập chính sách khen thưởng Hiện tại, Công ty Cổ phần Tường An vẫn sử dụng chỉ tiêu ROI để đưa ra mức khen thưởng cho cá nhân hay các bộ phận. Tuy nhiên, điểm hạn chế của chỉ tiêu ROI thường được các nhà quản lý sử dụng để thổi phồng kết quả hơn là hiệu quả, một số trường hợp khác các nhà quản lý bộ phận sẽ không chấp nhận đầu tư những dự án mới có ROI thấp hơn cho dù nó có tạo ra hay làm tăng thêm giá trị cho tổ chức hay không. Theo đó, nguồn vốn sẽ không được sử dụng một cách tối ưu. Sử dụng EVA thay cho ROI để khen thưởng cho nhà quản lý sẽ thúc đẩy nhà quản lý Công ty chấp nhận bất kỳ dự án đầu tư nào mà có lợi nhuận lớn hơn chi phí sử dụng vốn. Kết hợp với các công cụ quản lý hiện đại cải thiện thành quả hoạt động Ngoài việc là một thước đo thành quả hoạt động của các bộ phận, đơn vị hay tổ chức, thì EVA cũng được coi là một bộ phận cấu thành hệ thống quản lý giá trị trong các tổ chức. Khi kết hợp thước đo này với các phương pháp quản lý hiện đại như phương pháp ABC sẽ giúp nhà quản trị không chỉ dừng lại ở việc đánh giá thành quả hoạt động mà hệ thống này còn cung cấp thông tin về nguyên nhân nguồn gốc các hoạt động làm thay đổi giá trị của doanh nghiệp. Từ đó, giúp nhà quản trị đưa ra các biện pháp phù hợp cải thiện thành quả hoạt động của Công ty trong tương lai. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ phần dầu thưc vật Tường An nói riêng thì việc theo đuổi một hệ thống quản lý theo “giá trị” là cần thiết, và hơn hết họ cần một hệ thống quản lý hiện đại, có khả năng đáp ứng được công việc sản xuất kinh doanh ngày càng đỏi hỏi nhiều sự thay đổi. Là một công ty cổ phần với mục tiêu là tối đa hoá giá trị cho các cổ đông cùng với chiến lược kinh doanh trong dài hạn là hướng về xuất khẩu thì sức ép cạnh tranh 62 đối với Công ty Cổ phần dầu thưc vật Tường An là rất lớn, khả năng tạo ra giá trị và tăng thêm giá trị cho các cổ đông là cần thiết. Vận dụng thước đo giá trị kinh tế tăng thêm (EVA) trong việc đánh giá quả hoạt động sẽ thực sự có ích đối với Công ty Cổ phần dầu Tường An và các cổ đông hiện tại cũng như tương lai. Sau khi nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thành quả đạt được khi vận dụng EVA của một số công ty so sánh với điều kiện thực tế tại Công ty Cổ phần dầu Tường An mục tiêu nghiên cứu của tác giả muốn trả lời 3 câu hỏi sau: 1. Kiểm tra xem Công ty cổ phần dầu Tường An có tạo ra giá trị cho các cổ đông không. 2. Tính thành quả hoạt động của Công ty cổ phần dầu Tường An bằng các thước đo truyền thống như ROI và thước đo mới như EVA. 3. Kết hợp thước đo EVA với ABC thành môt hệ thống đánh giá thành quả hoạt động của Công ty cổ phần dầu Tường An. Cơ sở dữ liệu: Số liệu tài chính được sử dụng cho việc nghiên cứu từ năm 2005 (bắt đầu cổ phần hoá) đến năm 2008, dữ liệu vốn hoá thị trường được tính từ khi bắt đầu có thị trường chứng khoán tại Việt Nam tháng 07/2000 tới 07/2008. 3.2 VẬN DỤNG THƯỚC ĐO EVA TRONG VIỆC ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ HOẠT ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN 3.2.1 Cơ sở dữ liệu và mô hình lựa chọn. - Để tính EVA chúng ta cần phải tính 3 nhân tố sau: (i) Lợi nhuận hoạt động trước lãi vay và sau thuế, (ii) vốn đầu tư, (iii) và lãi suất sử dụng vốn bình quân dựa vào công thức CAPM. - Để tính thu nhập thị trường trong dài hạn thu nhập bình quân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfdanh_gia_thanh_qua_hoat_dong_tai_cong_ty_co_phan_dau_thuc_vat_tuong_an.pdf
Tài liệu liên quan