Tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần hoá học cây xuyên tâm thảo (canscora lucidissima) họ long đởm (gentianaceae) ở Cao Bằng: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ YÊN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CÂY XUYÊN TÂM THẢO (CANSCORA LUCIDISSIMA)
HỌ LONG ĐỞM (GENTIANACEAE) Ở CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ YÊN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CÂY XUYÊN TÂM THẢO (CANSCORA LUCIDISSIMA)
HỌ LONG ĐỞM (GENTIANACEAE) Ở CAO BẰNG
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ
Mã số: 60.44.27
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN THỈNH
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Hoàng Thị Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ...
139 trang |
Chia sẻ: hunglv | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu thành phần hoá học cây xuyên tâm thảo (canscora lucidissima) họ long đởm (gentianaceae) ở Cao Bằng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ YÊN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CÂY XUYÊN TÂM THẢO (CANSCORA LUCIDISSIMA)
HỌ LONG ĐỞM (GENTIANACEAE) Ở CAO BẰNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG THỊ YÊN
NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HOÁ HỌC
CÂY XUYÊN TÂM THẢO (CANSCORA LUCIDISSIMA)
HỌ LONG ĐỞM (GENTIANACEAE) Ở CAO BẰNG
Chuyên ngành: Hoá hữu cơ
Mã số: 60.44.27
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HOÁ HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM VĂN THỈNH
Thái Nguyên, năm 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số
liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Hoàng Thị Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Luận văn được hoàn thành tại phòng thí nghiệm khoa Hóa học cơ
trường Đại học sư phạm Thái Nguyên
Tôi xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc của mình tới PGS.TS
Phạm Văn Thỉnh - Người thầy đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn .
Tôi xin chân trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Quyết Tiến, TS. Phạm Thị
Hồng Minh, Th.S. Vũ Anh Tuấn những người thầy đã động viên và giúp đỡ
từng bước đi của tôi trong quá trình nghiên cứu thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Hoá - Trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên, phòng hoạt chất sinh học của trường Đại học Y Thái
Nguyên, các thầy cô ở phòng HCSH -Viện KH và CNVN, phòng nghiên cứu
cấu trúc - Viện Hóa học đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để
tôi hoàn thành các kế hoạch nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, khoa Sau Đại học trưòng Đại
học Sư phạm Thái Nguyên- Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm luận văn.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2010
Tác giả
Hoàng Thị Yên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN CÁC THỰC VẬT CHI CANSCORA VÀ
THÀNH PHẦN HOÁ HỌC CỦA NÓ ......................................................... 3
1.1. Khái quát vÒ các thực vật chi Canscora ............................................... 3
1.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây xuyên tâm thảo (Canscora
lucidissima Hand- Mazz) .............................................................................. 4
1.3. Những nghiên cứu hoá thực vật chi canscora ...................................... 5
1.3.1. Các hợp chất có khung flavonoit ................................................... 6
1.3.2. Các hợp chất khung steroit ............................................................ 6
I.3.3. Các hợp chất có khung triterpenoit ................................................ 8
1.3.4. Các hợp chất khung xanthon ......................................................... 9
1.3.5. Một số hợp chất khác .................................................................. 14
1.4. Nghiên cứu hoá thực vật loài Canscora lucidissima .......................... 15
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng các thực vật chi Canscora ............... 16
1.6. Những nghiên cứu và ứng dụng cây xuyên tâm thảo trong nước........ 18
CHƢƠNG 2: PHẦN THỰC NGHIỆM ..................................................... 19
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................ 19
2.1.1.Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu. 19
2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết cây xuyên tâm
thảo ....................................................................................................... 20
2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất 20
2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu ........................................... 21
2.2.1. Dụng cụ, hoá chất ....................................................................... 21
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu ..................................................................... 22
2.3.1. Thu nhận các dịch chiết .............................................................. 22
2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết ................................................ 24
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2.3.3. Thử hoạt tính sinh học ................................................................ 27
2.4. Phân lập và tinh chế các chất ............................................................. 29
2.4.1. Cặn dịch chiết n-hexan của cây xuyên tâm thảo (C. H) ............... 30
2.4.2. Cặn chiết etylaxetat (CE) ............................................................ 32
CHƢƠNG 3: THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ......................... 34
3.1. Nguyên tắc chung .............................................................................. 34
3.2. Phân tích định tính và phát hiện các nhóm chất trong các dịch chiết
khác nhau ................................................................................................. 34
3.3. Phân lập và nhận dạng các chất có trong các dịch chiết khác nhau của
cây xuyên tâm thảo ................................................................................... 35
3.3.1. Ancol no mạch dài nonacosan-1-ol (CH.1) ................................. 35
3.3.2. β-Sitosterol hay stigmast-5-en-3-ol (C29H50O) (CH.2) ................ 36
3.3.3. 1-Hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (CH.3) .............................. 38
3.3.4. 1-Hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (CH.4) .................................. 47
3.3.5. 1,7-Đihiđroxy-3-methoxy xanthon (E1) ...................................... 52
3.3.6. 1,7-Đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon (E2) ................................ 59
3.4. Thử hoạt tính sinh học ....................................................................... 65
KẾT LUẬN ................................................................................................. 66
PHỤ LỤC.................................................................................................... 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
* Kí hiệu hoá học:
Me: Metyl
* Các phƣơng pháp sắc ký
CC : Column Chromatography (Sắc ký cột)
TLC : Thin-layer Chromatography (Sắc ký lớp mỏng)
SKLM : Sắc ký lớp mỏng
* Các phƣơng pháp phổ
MS : Mass Spectrometry (Phổ khối lượng)
FT-IR : Fourier Transform Infrared Spectroscopy
(Phổ hồng ngoại biến đổi Fourie)
NMR : Nuclear Magnetic Resonance Spectroscopy
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân)
1
H-NMR : Proton Magnetic Resonance Spectrometry
(Phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton)
13
C-NMR : Phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13
DEPT : Distortionless Enhancement by Polarisation Transfer
HSQC : Heteronuclear Single - Quantum Coherence
HMBC : Heteronuclear multiple - Bond Correlation
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Khối lượng các cặn chiết thu được từ các phân đoạn cây xuyên tâm
thảo ...................................................................................................... 24
Bảng 2.2 . Kết quả định tính các nhóm chất trong cây xuyên tâm thảo ......... 26
Bảng 2.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết thô từ cây xuyên tâm
thảo ...................................................................................................... 29
Bảng 3.1. Số liệu phổ 13C-NMR của chất CH.2 phân lập từ cây xuyên tâm
thảo và phổ β-sitosterol [17] ................................................................ 37
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR và các tương tác xa trong CH.3 ........................ 40
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR và các tương tác xa của 1-hiđroxy-3,5-
đimethoxyxanthon (CH.4) .................................................................... 48
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR, DEPT và tương tác xa của 1,7-đihyđroxy-3-
methoxy xanthon (E1) ......................................................................... 53
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR, DEPT và các tương tác xa của 1,7-đihyđroxy-
3,6-đimethoxy xanthon ........................................................................ 60
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang
Hình 1.1. Hình ảnh cây xuyên tâm thảo (Canscora lucidissima) ..................... 5
Hình 2.1: Đường kính vùng ức chế xung quanh giếng thạch (mm) theo
phương pháp khuyếch tán trên giếng thạch ................................................... 28
Hình 3.1. Phổ 1 H-NMR của 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon ................ 42
Hình 3.2. Phổ 1 3C-NMR của 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon ............... 43
Hình 3.3. Phổ DEPT của 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxyxanthon ...................... 44
Hình 3.4. Phổ HSQC của 1-hidroxy-3,7,8-trimethoxyxanthon ..................... 45
Hình 3.5. Phổ HMBC của 1-hidroxy-3,7,8-trimethoxyxanthon ................... 46
Hình 3.6. Phổ 1 H-NMR của 1-hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon ................... 49
Hình 3.7. Phổ 1 3C-NMR của 1-hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon .................. 50
Hình 3.8. Phổ DEPT của 1-hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon ........................ 51
Hình 3.9. Phổ IR của 1,7-Đihiđroxy-3-methoxy xanthon ........................... 54
Hình 3.10. Phổ 1 H-NMR của 1,7-đihiđroxy-3-methoxyxanthon ................ 55
Hình 3.11. Phổ 13 C-NMR của 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon .............. 56
Hình 3.12. Phổ DEPT của 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon .................... 57
Hình 3.13. Phổ HMBC của 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon .................. 58
Hình 3.14. Phổ 1H-NMR của 1,7-đihyđroxy-3,6-đimethoxy xanthon......... 61
Hình 3.15. Phổ 13C-NMR của 1,7- đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon ........ 62
Hình 3.16. Phổ DEPT của 1,7-đihyđroxy-3,6-đimethoxy xanthon ................ 63
Hình 3.17. Phổ HMBC của 1,7-đihyđroxy-3,6-đimethoxy xanthon .............. 64
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, gió mùa, mưa thuận, gió
hoà nên hệ thực vật rất phong phú và đa dạng với nhiều loài thực vật là
những loại dược liệu quí. Từ thời xa xưa, trước khi sự ra đời của thuốc tây
cha ông ta đã biết sử dụng nhiều loại cây cỏ trong tự nhiên làm thuốc chữa
bệnh, rất nhiều loại bệnh tật đã được chữa khỏi nhờ các loại cây cỏ. Những
thực vật này đóng vai trò hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày của
con người.
Từ nhiều thế kỷ nay những hợp chất thiên nhiên được phân lập từ cây
cỏ đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều ngành như ngành công nghiệp,
nông nghiệp, chúng được dùng để sản xuất thuốc chữa bệnh, thuốc bảo vệ
thực vật, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp thực phẩm và mỹ phẩm ...
Ngày nay công nghệ tổng hợp hoá dược đã phát triển mạnh mẽ, tạo
ra các biệt dược khác nhau sử dụng trong công tác phòng, chữa bệnh. Điều
đó đã góp phần làm tăng tuổi thọ con người, nhưng không vì thế mà việc
sử dụng các loại cây cỏ trong chữa bệnh giảm đi, mà nhu cầu sử dụng
chúng theo cách cổ truyền hay từ các hợp chất nguồn gốc tự nhiên có xu
hướng ngày càng tăng đã chiếm một vị trí quan trọng trong nền y học. Trong
chúng có chứa những biệt dược rất khó tổng hợp, đã được khoa học hiện
đại soi sáng. Mặt khác việc dùng thuốc nam trong chữa bệnh hầu như
không gây ra tác dụng phụ.
Việc sử dụng các thảo dược dù chỉ là một loại dược liệu nhưng lại là
hỗn hợp của nhiều hợp chất khác nhau và trong mọi trường hợp hầu hết đều
chưa xác định rõ hoạt chất của từng chất. Vì vậy, những bài thuốc sử dụng
thảo dược là đối tượng để cho các nhà khoa học nghiên cứu một cách đầy đủ
về bản chất các hoạt chất có trong cây cỏ thiên nhiên. Từ đó định hướng cho
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
việc nghiên cứu, chiết xuất để tìm ra các loại thuốc mới hay bằng con đường
tổng hợp để tạo ra những chất có hoạt chất trong việc chữa trị nhiều loại bệnh.
Chính vì vậy việc nghiên cứu thành phần hóa học từ những cây cỏ thiên nhiên
có một ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao.
Nghiên cứu cây thuốc giúp cho chúng ta hiểu rõ về thành phần, cấu trúc
hóa học, hoạt tính sinh học và tác dụng dược lí của cây thuốc. Trên cơ sở các
nghiên cứu đó có thể tạo ra chất mới có hoạt tính sinh học cao có vai trò và là
một tiềm năng to lớn trong sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ và phòng chống các
loại bệnh tật phục vụ cho nhân dân.
Cây xuyên tâm thảo có tên khoa học là Canscora lucidissima thuộc họ
Long đởm (Gentianaceae) là loại thực vật mọc hoang ở Việt Nam, từ lâu cây
đã được sử dụng trong y học dân gian để chữa trị một số bệnh như ho do phế
nhiệt, viêm gan, đau ngực, đau dạ dày, thanh nhiệt, đòn ngã ứ máu, chữa bệnh
tim. Đây là bài thuốc độc vị khá độc đáo. Mặc dù vậy ở nước ta mới chỉ có
một số tài liệu giới thiệu tác dụng của cây xuyên tâm thảo, còn những hiểu
biết về thành phần hoá học và những hoạt tính sinh học của chúng hầu như
chưa có công trình nào nghiên cứu và thực vật này cũng chưa có tên trong các
sách cây thuốc ở Việt Nam.
Vì vậy, chúng tôi chọn cây xuyên tâm thảo làm đối tượng nghiên cứu, với
mục đích nhằm góp phần làm rõ thêm những hiểu biết về thành phần hoá học
cũng như hoạt tính sinh học của cây. Từ đó tạo thuận lợi cho việc sử dụng cây làm
dược liệu trong chữa bệnh và làm tăng thêm kho tàng tri thức về cây thuốc cổ
truyền Việt Nam với đề tài “Nghiên cứu thành phần hoá học cây xuyên tâm
thảo (Canscora lucidissima) họ Long đởm (Gentianaceae) ở Cao Bằng”.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
CHƢƠNG I: TỔNG QUAN
CÁC THỰC VẬT CHI CANSCORA VÀ THÀNH PHẦN
HOÁ HỌC CỦA NÓ
1.1. Khái quát vÒ các thực vật chi Canscora
Các thực vật chi Canscora, thuộc họ Long đởm (Gentianaceae) là loại
cây thân thảo, thường là loại cây thân rễ, có các nốt sần ở rễ. Cây mọc vào
tháng 2 -3, các lá đơn mọc đối, ra hoa vào tháng 9 - 10 và thu hoạch vào tháng
10-12 hàng năm. Thực vật chi Canscora gặp ở các vùng có khí hậu nhiệt đới
của Châu Phi, Châu Á, đặc biệt là ở Nepal, Ấn Độ, Srilanka, Malaixia,
Ôxtrâylia,Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Inđonexia và Philippines.
Chi Canscora gồm khoảng 30 loài [39].
Theo tài liệu của trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam, ở nước ta chi
Canscora có 8 loài: C. andrograpioide, C. carinata, C. gracili, C. lucidissia,
C.macrocalyx, C.petelotii, C.decussata và C.diffua. Trong đó 3 loài thường nói đến
C. decussata, C. diffua và C.lucidissima [36].
Loài Canscora decussata Schult tên tiếng việt gọi là cỏ can chéo hay cỏ
bươm bướm, loài này mọc phổ biến ở nhiều nước có vùng khí hậu nhiệt đới
của Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam ... Ở nước ta gặp nhiều ở
vùng núi Tam Đảo, Khánh Hoà. Cây mọc hoang dọc đường đi ở vùng núi [37].
Loài Canscora diffusa Vahl gọi là cỏ can tràn hay cỏ bươm bướm tràn,
loài này gặp ở các vùng nhiệt đới của Châu Phi, Châu Á, đặc biệt là ở Nepal,
Ấn Độ, Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Inđonexia, Philippines và ở nhiệt đới
Australia. Ở nước ta có mọc nhiều ở các tỉnh Nam Bộ. Cây mọc ở ruộng vào
tháng 2-3 ra hoa quả tháng 12 [38].
Loài Canscora lucidissima Hand-Mazz tên tiếng việt là xuyên tâm
thảo, loài thực vật này gặp phổ biến ở Trung Quốc (Quảng Tây, Quý Châu),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Ấn Độ, Việt Nam. Ở nước ta chúng phổ biến ở các tỉnh niềm núi vùng Đông
Bắc như Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn và một số nơi khác có núi đá vôi .
Năm 2003 Nguyễn Tiến Hiệp và các cộng sự đã phát hiện thấy loài Canscora
lucidissima có ở các đảo thuộc Vịnh Hạ Long tỉnh Quảng Ninh [34], [40].
1.2. Đặc điểm sinh trƣởng và phát triển của cây xuyên tâm thảo (Canscora
lucidissima Hand- Mazz)
Cây xuyên tâm thảo là cây thân thảo mọc hàng năm, cao 30cm, thân rễ,
rễ có những nốt sần, phân nhánh lưỡng phân, nhánh mảnh.
Lá mọc đối, các lá ở trên dính nhau từng cặp một thành bản tròn, có
đường kính 1-2cm, mặt dưới màu lục trắng cuống xuyên qua tâm lá giống như
các lá hoa.
Hoa ở ngọn các nhánh, có lá bắc; hoa nhỏ, màu vàng trắng, có cuống
hoa; đài hình ống, 3 - 5 thùy hình tam giác, tràng hình ống với 5 cánh; bầu
trên, hình tròn.
Quả nang hình cầu, hạt nhiều, thuộc loại thực vật hạt kín.
Cây mọc trên đất giàu mùn ở hốc đá vôi, vách đá ẩm nhiều mùn, dưới
tán cây rậm, mọc vào tháng 2 - 3, ra hoa tháng 9-10 và thu hoạch tốt nhất vào
tháng 10 -11 thời kỳ này trên cây có cả hoa già lẫn quả non [33], [39].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Hình 1.1. Hình ảnh cây xuyên tâm thảo (Canscora lucidissima)
1.3. Những nghiên cứu hoá thực vật chi canscora
Cho đến nay đã có 4 loài thực vật chi Canscora (C.lucidisima, C.
decussata, C. diffusa và C. cachanlahuen) được nghiên cứu hoá thực vật, sử
dụng các phương pháp sắc kí người ta đã phân lập được các chất kết tinh tinh
khiết. Các chất tinh khiết phân lập ra được xác định những hằng số vật lý đặc
trưng: Màu sắc, mùi vị, hệ số Rf, điểm nóng chảy và các phương pháp quang
phổ hiện đại. Người ta đã phân lập và nhận dạng được 49 chất thuộc các nhóm
chất khác nhau điển hình là: Các flavonoit, steroit, tritecpenoit, xanthon, cumarin và
hợp chất poliphenol.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
1.3.1. Các hợp chất có khung flavonoit
Từ thực vật Canscora diffusa người ta đã phân lập được 2 hợp chất flavan
và người ta xác định thức cấu tạo của chúng là 5,7-đihyđroxy-3',4'-đimethoxy
flavan tên thông thường là điffutidin (1) và 7-hiđroxy-3',4'- đimethoxy flavan-5-
O-β-D-glucopyranozit và gọi là điffutin (2) [6]. O
OMe
OMe
OH
HO
(1)
5,7-Đihyđroxy-3',4'đimethoxy flavan
OO
OH
O
Me
O
Me
HO
HO O
HO
OH
(2)
7-Hiđroxy-3',4'- đimethoxy flavan-5-O-β-D-glucopyranozit
1.3.2. Các hợp chất khung steroit
Từ dịch chiết n-hexan của thân, lá và hoa của thực vật Canscora
decussata ở Ấn Độ. Shibnath Ghosal cùng các cộng sự bằng phương pháp
sắc kí hấp thụ đã phân lập được 3 hợp chất có khung steroit và xác định cấu
trúc của chúng là campesterol hay 24(R,S)-methylcholesterol (C28H48O) (3),
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
β-sitosterol hay stigmast-5-en-3-ol (C29H50O) (4) và stigmasterol hay
stigmasta-5,22-đien-3β-ol (C29H48O) (5) [9].
Me
Me
Me
HO
3
5
810
12
14 15
17
20
22
23
24
18
19
21
Me
Me
Me
25
26
27
28
(3)
Campesterol
Me
Me
Me
HO
Me
Me
Me
3
5
810
12
14 15
17
20
22
23
24
25
28
18
19
21
26
27
29
(4)
β-Sitosterol
Me
Me
Me
HO
Me
Me
Me
3
5
810
12
14 15
17
20
22
23
24
25
28
18
19
21
26
27
29
(5)
Stigmasterol
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
I.3.3. Các hợp chất có khung triterpenoit
Năm 1972 từ dịch chiết n-hexan của thân, lá và hoa của thực vật Canscora
decussata ở Ấn Độ. Shibnath Ghosal, Ratan K Chaudhuri và Amar Nath đã
phân lập và nhận dạng được 5 triterpenoit. Các hợp chất tritecpenoit này
thuộc hai kiểu khung olean, lannostan và các tác giả xác định công thức cấu
tạo của chúng là fridelan-3-on tên thường gọi friedelin C30H50O (6); olean-12-
en-3-β-ol hay β-amyrin (C30H50O) (7); friedelan-3-β-ol (C30H52O) (8);
tirucalla-8,22-đien-3-on (C30H48O) (9) và lanosta-8,24-đien-3,22-đion hay
canscorađion (C30H46O2 ) (10) [6], [9], [10].
Me
Me
Me
Me
Me
Me
Me
Me
O
(6)
Fridelan-3-on
MeMeMe
Me
Me Me
HO
MeMe
(7)
Olean-12-en-3β-ol
Me
Me
Me
Me
Me
Me
Me
Me
HO
(8)
Friedelan-3β-ol
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
Me Me
Me
Me
MeMe
Me
Me
O
(9)
Tirucalla-8,22-đien-3-on
O
Me Me
Me
Me
Me
Me
O
Me
Me
(10)
Lanosta-8,24-đien-3,22-đion
1.3.4. Các hợp chất khung xanthon
Trong số các chất đã phân lập được từ 4 loài thuộc chi Canscora thì
cấu trúc các hợp chất xanthon được tìm thấy nhiều nhất . Chủ yếu là cấu trúc
xanthon chứa các nhóm thế OH, OCH3, gốc glycozit ở các vị trí khác nhau
của khung xanthon.
Từ rễ loài thực vật Canscora decussata Schult năm 1970, R K.
Chaudhljri và S Ghosal ở trường Đại học dược Banaras Hindu, Varanasi-5
Ấn Độ đã phân lập và nhận dạng được 12 hợp chất xanthon. Dựa vào kết quả
phân tích các phổ UV, NMR, MS các tác giả đã xác định công thức cấu tạo
của chúng đó là: 1-hyđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (11); 1,5-đihyđroxy-3-
methoxy xanthon (12); 1,3,5,6-tetrahyđroxy xanthon (13); 1,3,5-trihyđroxy-6-
methoxy xanthon (14); 1,3,8-trihyđroxy-7-methoxy xanthon (15); 1,8-đihyđroxy-
3,7-đimethoxy xanthon (16); 1-hyđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (17);
1,3,7,8-tetrahyđroxy xanthon (18); 1-hyđroxy-3,6,7,8-tetramethoxy xanthon (19);
1,8-đihyđroxy-3,6,7-trimethoxy xanthon (20); 1,3,8-trihyđroxy-6,7-
đimethoxy xanthon (21) và 1,3,6,7,8- pentahyđroxy xanthon (22) [7].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
O
OOR1
R2O
OR3
O
OOR1
OR4R2O
OR3
R1 = H; R2 = R3 = Me; (11)
R1 = R3 = H; R2 = Me (12)
R1 = R2 = R3 = R4 = H (13)
R1 = R2 = R3 = H; R4 = Me (14)
O
OOR1
R2O
OR3
OR4
O
O1
R2
OR4
OR5
OR3
R1 = R2 = R4 = H; R3 = Me (15)
R1 = R4 = H; R2 = R3 = Me (16)
R1 = H; R2 = R3 = R4 = Me (17)
R1 = R2 = R3 = R4 = H (18)
R1= H; R2 =R3 = R4 = R5 = Me (19)
R1= R5 = H; R2 = R3 = R4 = Me (20)
R1 = R2 = R5 = H; R3 = R4 = Me (21)
R1 = R2 = R3 = R4 = R5 = H (22)
Từ hoa tươi loài thực vật Canscora decussata ở Ấn Độ năm 1978,
Shibnath và các cộng sự phân lập được một xanthon và người ta xác định cấu
trúc của chúng là 3,6-đihyđroxy-1,5,7-trimethoxy xanthon (23) [5], [6], [11].
O
OOMe
OMe
HO OH
OMe
(23)
3,6- Đihydroxy-1,5,7-trimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11
Theo tài liệu [6], [15] người ta đã tách từ thực vật Canscora decussata
được 1 hợp chất thuộc nhóm xanthon và các tác giả đã đề nghị cấu trúc của nó
là 1,2,3,4,6,8-hexamethoxy xanthon (24).
(24)
1,2,3,4,6,8-Hexamethoxy xanthon
Ngoài ra từ thực vật Canscora decussata người ta còn tách được 7 hợp
chất xanthon nhóm thế ở các vị trí 1,3,6,7; 1,2,6,8; 1,3,5,6 và 7 hợp chất
xanthon nhóm thế ở các vị trí 1,3,5,6,7 của khung xanthon. Các hợp chất này
có đặc điểm chung giống nhau chỉ khác nhau về vị trí các nhóm thế và các
tác giả đã xác định cấu trúc của các xanthon đó là:1,3,6,7-tetrahyđroxy
xanthon (25); 1,6,8-trihyđroxy-2-methoxy xanthon (26); 1,8-đihyđroxy-2,6-
đimethoxy xanthon (27); 1,5,6-trihyđroxy-3-methoxy xanthon (28); 1,3,6-trihyđroxy-5-
methoxy xanthon (29); 1,6-trihyđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (30); 1-hyđroxy-3,5,6-
trimethoxy xanthon (31); 1,6,7-trihyđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (32); 1,5,7-trihyđroxy-
3,6-methoxy xanthon (33); 1,5,6-trihyđroxy-3,7-đimethoxy xanthon (34); 1,3,5-trihyđroxy-
6,7-đimethoxy xanthon (35); 1,7-đihyđroxy-3,5,6-trimethoxy xanthon (36); 1,5-đihyđroxy-
3,6,7-trimethoxy xanthon (37) và 1-hyđroxy-3,5,6,7-tetramethoxy xanthon (38)
[6], [8], [11], [18], [19], [25].
O
OH
HO
OH
O
OH
(25)
1,3,6,7-Tetrahiđroxy xanthon
O
OOMe
MeO
OMe
OMe
OMe
MeO
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12 O
OOR1
OR3
OR4
R2O
R1 = R3 = R4 = H; R2 = Me (26)
R1 = R4 = H; R2 = R3 = Me (27)
O
OOR1
OR4R2O
OR3
R1 = R3 = R4 = H; R2 = Me (28)
R1 = R2 = R4 = H; R3 = Me (29)
R1 = R4 = H; R2 =R3 = Me (30)
R1 = H; R2 = R3 = R4 = Me (31)
O
OOR1
OR42O
OR3
OR5
R1 = R4 = R5 = H; R2 = R3 = Me (32)
R1 = R3 = R5 = H; R2 = R4 = Me (33)
R1 = R3 = R4 = H; R2 = R5 = Me (34)
R1 = R2 = R3 = H; R4 = R5 = Me (35)
R1 = R5 = H; R2 = R3 == R4 = Me (36)
R1 = R3 = H; R2 = R4 = R5 = Me (37)
R1 = H; R2 = R3 = R4 = R5 = Me (38)
Năm1984, Kanamori và các cộng sự đã tách từ thực vật Canscora
cachanlahuen được 1 xanthon có cấu trúc là 8-hiroxy-1,2,6-trimethoxy
xanthon tên thường gọi decussatin (39) [6], [24].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13 O
OOMe
OMe
MeO
OH
(39)
8-Hiđroxy-1,2,6-trimethoxy xanthon
Từ loài canscora decussata người ta đã tách được 6 hợp chất là dẫn xuất
xanthon có chứa gốc đường dạng xanthon-glycozit. Các chất sau khi được
phân lập, người ta làm rõ cấu trúc của nó và xác định công thức cấu tạo chúng
là 1,3,6,7-tetrahyđroxy xanthon -2-β-D-glucopyranozit (hay mangiferin) (40);
1,3,5,6-tetrahyđroxyxanthon-2-β-D-glucopyranozit(41); 1,6-đihyđroxy-3,7-đimethoxy
xanthon-5-O-β-D-glucopyranozit (42); 1,6-đihydroxy-3,5-đimethoxy xanthon
-7-O- β - D-glucopyranozit (43); 3-hyđroxy-5-methoxy xanthon -1-O-
glucopyranozit (44) và 5-hiđroxy-1-methoxy xanthon -3-O-rutinozit (45) [6], [7],
[8], [11], [12].
O
OH
HO
O
OH
O
HO
HO
HO
O OH
OH
(40)
1,3,6,7-Tetrahyđroxyxanthon -2-β-D-
glucopyranozit ( hay mangiferin)
O
OH
HO
OH
O
OH
OH
O
HO
HO
HO
O
(41)
1,3,5,6-Tetrahyđroxyxanthon -2-β-
D- glucopyranozit
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14
OH O
O
Me
O OH
O
O
HO
O
OHOH
HO
Me
(42)
1,6-Đihyđroxy-3,7-đimethoxyxanthon -
5-O-β-D-glucopyranozit
OH O
O
Me
O OH
O
HO
O
OH
OH
OH
O
Me
(43
1,6-Đihydroxy-3,5-đimethoxy
xanthon -7-O- β - D-glucopyranozit
O
O
O
Me
O
OH
HO
O
HO
HO
HO
(44)
3-Hyđroxy-5-methoxy xanthon -1-O-
glucopyranozit
O
OMe
O
OH
O
O
O
OH
HO
O
HO
OH
HO
OH
Me
(45)
5-Hiđroxy-1-methoxy xanthon -3-O-
rutinozit
1.3.5. Một số hợp chất khác
Theo tài liệu [7] từ thực vật Canscora decussata, người ta tách được một
hợp chất poliphenol chúng có cấu trúc là 3-hiđroxybenzyl-2,4,6-trihyđroxy
benzylxeton (46).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15
HO
O
OH
OH
OH
(46)
3-Hiđroxybenzyl-2,4,6-trihyđroxybenzyl xeton
Năm 1976, Ghosal S và các cộng sự từ thực vật Canscora decussata đã
tách và nhận dạng được một hợp chất lacton có cấu trúc là loliolide (47) [13].
O
Me
O
Me
HO
Me
(47)
Loliolide
Từ dịch chiết metanol của canscora decussata, Neeraj K cùng các cộng
sự đã phân lập được một hợp chất cumarin và xác định chúng có cấu trúc là 7-
hiđroxy-6-methoxy cumarin tên thường gọi scopoletin (48) [28].
O
O
HO
O
Me
(48)
7-Hiđroxy-6-methoxy cumarin
1.4. Nghiên cứu hoá thực vật loài Canscora lucidissima
Từ loài thực Canscora lucidissima, dựa vào các phương pháp sắc kí đã phân
lập và nhận dạng được 5 hợp chất xanthon, người ta xác định chúng có cấu trúc là
1-hyđroxy-3,5-đimethoxyxanthon (11); 1-hyđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon(17);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16
1,6-đihyđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (30); 1-hyđroxy-3,5,6-trihyđroxy xanthon
(31) và 1,8-đihyđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (49) [23], [24].
O
OH
MeO
OMe
OHO
(49)
1,8-Đihiđroxy-3,5- đimethoxy xanthon
1.5. Tình hình nghiên cứu ứng dụng các thực vật chi Canscora
Ở mục 1.3 và 1.4 đề cập đến những nghiên cứu hoá thực vật của chi
Canscora đã chỉ ra tính đa dạng về thành phần hoá học của chúng bao gồm:
Các flavan, tritecpenoit, sterol, poliphenol, cumarin, lacton và xanthon với
cấu trúc rất phong phú và đa dạng.
Các thực vật chi Canscora chủ yếu chứa nhóm chất xanthon và các
hợp chất này là một loại dược liệu quý có hoạt tính chống oxy hóa cao, nhiều
loại xanthon và những dẫn xuất của chúng đã được chứng minh có đặc tính
kháng nấm và kháng vi khuẩn, có tác dụng làm giảm cholesterol, bảo vệ tế
bào gan, ức chế những tế bào ung bướu. Vì vậy được xem là một loại chất có
tác dụng kháng ung thư; Có tác dụng làm gảm đau nên được dùng để điều trị
điều trị những chứng đau viêm, làm hạ nhiệt độ cơ thể khi bị sốt; Có tác động
kháng dị ứng, rõ rệt nhất là những dị ứng xảy ra trong ruột; Các hợp chất
xanthon được xem là “ứng viên tiềm năng” trong việc chữa trị những chứng
bệnh Parkinson và Alzheimer [42].
Có nhiều loài thực vật thuộc chi Canscora thường có vị đắng được sử
dụng làm thuốc trong y học dân gian, trong đó có 3 loài được dùng phổ biến
nhất là C. decussata, C. diffusa và C. lucidissima.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
17
Loài Canscora diffusa toàn cây được dùng làm thuốc nhuận tràng, bồi
bổ thần kinh [36]. Các chất chiết xuất từ loài Canscora diffusa được dùng để
chữa các bệnh: Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, suy nhược thần kinh, người làm
việc trí óc căng thẳng suy giảm giảm trí nhớ và độ minh mẫn. Hợp chất
điffutin (2) tách từ thực vật canscora diffusa có tác dụng chống lại stress, mất
ngủ, giảm trí nhớ và độ minh mẫn [32].
Rễ của loài Canscora decussata Schult có những tính chất đắng và bổ.
Cây có tác dụng nhuận tràng, bổ thần kinh, trấn kinh, an thần [35]. Ở Ấn Độ
dịch cây tươi dùng trị bệnh tâm thần, động kinh, suy nhược thần kinh [30],
[35]. Hợp chất mangiferin (40) tách được từ thực vật Canscora decussata
được sử dụng trong mỹ phẩm có tác dụng bảo vệ da chống lại các tia cực tím
bức xạ [41], mangiferin nhóm dược lý chữa bệnh da liễu [33], mangiferin
được sử dụng trong y học ở nhiều nước trên thế giới như chống oxy hoá,
kháng viêm, kháng virus, tăng cường miễn dịch, giảm đau. Thực tế cho thấy,
mangiferin có tác động kháng virus Herpes, chống lão hoá tế bào thần kinh, tế
bào gan, suy giảm trí nhớ, ức chế chuyển glucogen thành glucozơ, giảm nguy
cơ tiểu đường [32].
Các xanthon nhóm thế ở các vị trí 1,3,5,6,7 và 1,3,6,7,8 của khung
xanthon phân lập từ Canscora decussata có khả năng chống vi khuẩn lao đặc
biệt các xanthon có nhóm OH ở các vị trí 1,3 và 6 hoặc 8 có khả năng chống
vi khuẩn lao tốt hơn so với xanthon nhóm thế ở các vị trí khác [26].
Loài Canscora lucidissima Hand-Mazz cây có vị đắng, tính mát có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết chỉ thống. Ở Trung Quốc người ta sử
dụng làm thuốc chữa ho do phế nhiệt, viêm gan, đau ngực, đau dạ dày, rắn
cắn, đòn ngã ứ máu [40], [43].
Y cổ truyền Trung Quốc đã tiến hành thí nghiệm và rút ra kết luận
hợp chất 1,6-đihydroxy-3,5-đimethoxy xanthon (30) tách được từ thực vật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
18
Canscora lucidissima có tác dụng kháng viêm rất tốt [29].
Ở Trung Quốc, tác giả He Q cùng các cộng sự nghiên cứu ba hợp chất
xanthon (1-hyđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (11); 1-hyđroxy-3,7,8- trimethoxy
xanthon (17) và 1,8 - đihyđroxy - 3,5- đimethoxy xanthon (49) tách từ loài thực
vật Canscora lucidissima có tác dụng làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc rối loạn
nhịp tâm thất và thời gian phát bệnh, bảo vệ bệnh thiếu máu cơ tim cục bộ gây
ra bởi rối loạn nhịp tim, làm giảm tổn thương cơ tim (thí nghiệm nghiên cứu
được thử nghiệm trên cơ thể chuột cống) [23], [24].
1.6. Những nghiên cứu và ứng dụng cây xuyên tâm thảo trong nƣớc
Ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nghiên cứu nào về thành phần
hoá học cây xuyên tâm thảo, ngoại trừ một số tài liệu giới thiệu về tác dụng
dược lý của cây như: Cây có tác dụng kháng viêm rất tốt được dùng để điều
trị viêm gan, vàng da, đau dạ dày, đòn ngã ứ máu, giảm đau, rắn cắn, chữa
bệnh tim [40], [43].
Ở nước ta theo kinh nghiệm dân gian, đã từ lâu cây được sử dụng làm
thuốc chữa bệnh và một số bài thuốc cụ thể từ cây xuyên tâm thảo là:
1. Chữa đinh nhọt, rắn cắn: Cây tươi một nắm, rửa sạch, giã nát đáp
vào nơi sưng đau, vết cắn và thay mới 2 lần/ngày.
2. Đau do va đập (đòn ngã ứ máu): Cây tươi một nắm, giã nát, sao nóng
đắp vào chỗ đau và vắt lấy nước cốt hoà với nước sôi để nguội uống 1cốc/ lần,
3 lần/ ngày hoặc ngâm rượi uống 1 ly nhỏ/ 1lần, 3 lần/ ngày, uống sau bữa ăn.
3. Đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, máu cam: Cây khô 10-15 gam/
ngày sắc nước uống, nếu cây tươi dùng lượng gấp đôi.
4. Chữa bệnh tim: Cây khô 10-15 gam / ngày đun nước uống hàng ngày
mỗi đợt điều trị uống từ 1-2 tháng.
Ngoài ra nhân dân còn dùng cây để sắc nước uống hàng ngày có tác
dụng thanh nhiệt, giải độc và khi cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém. Liều dùng 10-
15 gam cây khô/ ngày.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19
CHƢƠNG 2
PHẦN THỰC NGHIỆM
Cây xuyên tâm thảo là cây thuốc được sử dụng trong y học dân gian
Việt Nam để chữa trị một số bệnh như ho do phế nhiệt, thanh nhiệt, giải độc,
đinh nhọt, rắn cắn, đau ngực, đòn ngã ứ máu, chữa bệnh tim [38].
Ở nước ta chỉ có một số tài liệu giới thiệu về tác dụng dược lý của cây,
còn những hiểu biết về thành phần hoá học của cây này hầu như chưa được
nghiên cứu, thậm chí cây xuyên tâm thảo còn chưa có tên trong các sách cây
thuốc ở Việt Nam. Vì vậy chúng tôi chọn cây xuyên tâm thảo làm đối tượng
nghiên cứu.
Nhiệm vụ của luận văn là phân lập và xác định cấu trúc hoá học của
một số chất trong cây xuyên tâm thảo thu hoạch ở Cao Bằng bằng các phương
pháp vật lý, hoá học hiện đại.
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
2.1.1.Thu mẫu cây, xác định tên khoa học và phương pháp xử lý mẫu.
Nguyên liệu để nghiên cứu là toàn bộ cây phần trên mặt đất của thực
vật xuyên tâm thảo. Mẫu cây tươi được thu hái vào tháng 10/2009 tại huyện
Quảng Uyên tỉnh Cao Bằng.
Mẫu cây đem nghiên cứu hoá thực vật đã được TS. Lê Ngọc Công
(khoa Sinh trường Đại học sư phạm Thái Nguyên) giám định có tên khoa học
là Canscora lucidissima Hand – Mazz. Ngoài ra còn có tên gọi theo địa
phương là xuyên rim, xuyên tim.
Bộ phận mẫu được hong khô ở nơi thoáng mát, sau đó sấy ở nhiệt độ
50
0
C- 60
0C tới khi khô hoàn toàn. Mẫu khô đem nghiền nhỏ, cho vào bình
ngâm chiết với metanol ở nhiệt độ phòng, dịch chiết được thu gom lại và cất
cô bằng máy cất quay với áp suất giảm.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
20
Sau khi cất loại dung môi dưới áp suất giảm, xác định khối lượng cặn
chiết thu được. Sau đó thêm nước vào cặn rồi lần lượt chiết bằng các dung
môi có độ phân cực tăng dần theo thứ tự: n-hexan, etyl axetat, n-butanol. Phần
còn lại là cặn tiếp tục được cô cạn rồi hòa tan vào metanol. Các dịch chiết
được làm khan bằng Na2SO4 rồi cất kiệt dung môi bằng thiết bị cất quay ở
nhiệt độ 600C dưới áp suất thấp, thu được các cặn thô.
Các cặn thô được phân chia bằng sắc kí cột với các hệ dung môi rửa
giải có độ phân cực tăng dần để phân ly các chất có độ phân cực gần như
nhau, sau đó dùng cách kết tinh phân đoạn và kết tinh lại trong hệ dung môi
thích hợp hoặc tách trên sắc ký cột lặp lại nhiều lần v.v... để được chất tinh khiết.
Quá trình nghiên cứu sẽ nêu chi tiết ở phần thực nghiệm.
2.1.2. Phương pháp phân lập các hợp chất từ các dịch chiết cây xuyên tâm thảo
Để phân lập được những hợp chất sạch từ các dịch thô khác nhau của
cây xuyên tâm thảo chúng tôi phối hợp sử dụng các phương pháp sắc kí và kết
tinh lại trong dung môi thích hợp, các phương pháp gồm:
- Sắc kí lớp mỏng (SKLM).
- Sắc kí cột thường.
- Kết tinh phân đoạn và kết tinh lại.
2.1.3. Phương pháp khảo sát và xác định cấu trúc hoá học các hợp chất
Các chất phân lập được ở dạng tinh khiết là đối tượng để khảo sát
các tính chất vật lý đặc trưng như: Màu sắc, dạng thù hình, R f, điểm nóng
chảy v.v... khi các chất đủ sạch sẽ tiến hành ghi các phổ phổ hồng ngoại
(FT-IR), phổ khối lượng (ESI-MS), phổ cộng hưởng từ hạt nhân proton
(
1
H-NMR), phổ cộng hưởng từ hạt nhân cacbon-13 (13C-NMR), các kỹ
thuật phổ một chiều (1D-NMR) và phổ hai chiều (2D-NMR) tuỳ theo chất
cụ thể. Các số liệu phổ thực nghiệm của các chất sạch được dùng để nhận
dạng cấu trúc hoá học của chúng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
2.2. Dụng cụ, hoá chất và thiết bị nghiên cứu
2.2.1. Dụng cụ, hoá chất
Các dung môi để ngâm chiết mẫu đều dùng loại tinh khiết (pure), khi
dùng cho các loại sắc ký cột, sắc ký bản mỏng hay dùng trong phân tích đều
phải sử dụng loại tinh khiết phân tích (PA).
Sắc kí cột được tiến hành trên cột với chất hấp phụ silicagel Merck 60
pha thường có cỡ hạt 70 - 230 mesh (0,040 – 0,063 mm)
Sắc kí lớp mỏng dùng tấm mỏng đế nhôm DC - Alufolien Kiesegel 60
F254 Art.5554 tráng sẵn, độ dày 0,2mm được sử dụng để xác định sơ bộ số
thành phần có trong các dịch chiết, các phân đoạn chạy cột và kiểm tra sơ bộ
độ sạch của sản phẩm thu được.
Các hệ dung môi triển khai SKLM:
STT Hệ dung môi Tỷ lệ thể tích Kí hiệu
1 n-Hexan - EtOAc (9:1) hệ A
2 n-Hexan - EtOAc (4 : 1) hệ B
3 n-Hexan - EtOAc (1 : 1) hệ C
4 Clorofom - MeOH (9 : 1) hệ D
5 Clorofom - MeOH (5 :1) hệ E
Các sắc ký lớp mỏng (SKLM) được soi dưới đèn tử ngoại ở bước sóng
= 254 nm – 365 nm, phun thuốc thử vanilin 1% - H2SO4 5% trong dung
dịch etanol, sấy ở trên 100oC hoặc thử bằng hơi iođ, amoniac, sau đó quan sát
màu để phát hiện các hợp chất.
Các giá trị Rf trong hệ dung môi triển khai theo biểu thức:
Chiều dài di chuyển chất thử
Rf =
Chiều dài di chuyển của dung môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
2.2.2. Thiết bị nghiên cứu
- Nhiệt độ nóng chảy đo trên kính hiển vi Boetus hoặc trên máy
Electrothermal IA-9200 (Viện Hoá học - Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam).
- Phổ hồng ngoại ghi trên máy IMPACT - 410 (khoa Hoá trường Đại
học sư phạm Thái Nguyên) dưới dạng viên nén KBr.
- Phổ 1H-NMR và 13C-NMR ghi trên máy Bruker 500MHz AVANCE,
chuẩn nội TMS, dung môi CDCl3, DMSO.
- Phổ ESI-MS (Phổ khối với đầu dò MSD (LC-MSD-Trap-SL) sử dụng
mode ESI và đầu dò DAD (Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam)
2.3. Thu nhận các dịch chiết từ cây xuyên tâm thảo
2.3.1. Thu nhận các dịch chiết
Mẫu cây tươi mới thu hái được sấy khô đem nghiền nhỏ rồi ngâm kiệt
với metanol ở nhiệt độ phòng cho đến khi nhạt màu. Dịch chiết được cất loại
dung môi bằng thiết bị cất quay ở nhiệt độ 50-600C dưới áp suất thấp. Cặn
dịch chiết metanol sau khi thêm nước được chiết lần lượt với n-hexan,
etylaxetat, n-butanol, metanol. Các dịch chiết phân đoạn, được làm khô bằng
Na2SO4 khan, sau đó cất đến hết hoàn toàn dung môi ở áp suất giảm, thu được
các cặn chiết tương ứng.
Việc thu nhận các dịch chiết và phân lập các chất từ cây xuyên tâm
thảo được tiến hành theo sơ đồ 2.1
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ ngâm chiết và phân lập các chất từ cây xuyên tâm thảo
( Canscora lucidissima Hand - Mazz )
Mẫu khô nghiền nhỏ
Cặn
n- hexan
(C.H)
Cặn tổng metanol
CH.1
Etylaxetat
1. MeOH
2. Cất loại dung môi
dưới áp suất giảm
+ H2O
Lắc chiết phân đoạn
n-hexan
Sắc kí cột Sắc kí cột
n-butanol
Cặn
Etylaxetat
(C.E)
Cặn
n- butanol
(C.B)
CH.2 CH.3 CH.4 E1 E2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
Các phân đoạn dịch chiết nói trên được làm khan bằng Na2SO4, lọc rồi
cất kiệt dung môi bằng thiết bị cất quay ở nhiệt độ 600C dưới áp suất giảm,
cặn được sấy khô và cân đến khối lượng không đổi.
Như vậy từ cây xuyên tâm thảo sẽ có 3 loại cặn chiết được ký hiệu là:
C. H C. E C. B
C.H: Cặn chiết n- hexan
C.E: Cặn chiết etylaxetat
C.B: Cặn chiết n -butanol của cây xuyên tâm thảo.
Kết quả thu nhận các dịch chiết từ cây xuyên tâm thảo được nêu trong
bảng 2.1
Bảng 2.1. Khối lƣợng các cặn chiết thu đƣợc từ các phân đoạn
cây xuyên tâm thảo
Mẫu thu vào
tháng 10/2009
Khối lượng
mẫu khô (g)
Khối lượng cặn chiết thu được (g)
C. H C. E C. B
Toàn bộ phần trên
mặt đất của cây
850 15,0 18,0 10
2.3.2. Khảo sát định tính các dịch chiết
2.3.2.1. Phát hiện các hợp chất steroit
Lấy 0,01g cặn của các phân đoạn, thêm 2ml dung dịch NaOH 10% đun
cách thuỷ đến khô. Hoà tan cặn trong 3ml clorofom - lấy dịch clorofom để
làm phản ứng định tính các steroit và thuốc thử Lieberman - Bourchardt (gồm
hỗn hợp 1ml anhyđric acetic + 1ml clorofom để lạnh ở 00C, sau đó cho thêm
1 giọt H2SO4 (đậm đặc). Lấy 1ml dịch clorofom rồi thêm 1 giọt thuốc thử,
dung dịch xuất hiện màu xanh trong 1 thời gian là phản ứng dương tính.
2.3.2.2. Phát hiện các ancaloit
Lấy 0.01g cặn các phân đoạn, thêm 5ml HCl, khuấy đều, lọc qua giấy
lọc, lấy vào 3 ống nghiệm, mỗi ống 1ml nước lọc axit.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
Ống (1): 1 - 2 giọt dung dịch thuốc thử Wagner, nếu có nhiều kết tủa là
phản ứng dương tính.
Ống (2): 1 - 2 giọt thuốc thử Dragendorf, nếu xuất hiện màu da cam là
phản ứng dương tính.
Ống (3): 3 - 5 giọt thuốc thử Mayer, nếu xuất hiện tủa trắng là phản ứng
dương tính.
2.3.2.3. Phát hiện các flavonoit
Lấy 0,01g cặn của các phân đoạn, thêm 10ml metanol, đun nóng cho
tan và lọc qua giấy lọc. Lấy 2ml nước lọc vào ống nghiệm, thêm một ít bột
magiê (Mg) hoặc Zn, sau đó cho vào 5 giọt HCl đậm đặc, đun trong bình cách
thuỷ vài phút. Dung dịch xuất hiện màu đỏ, hoặc màu hồng là phản ứng
dương tính với các flavonoit.
2.3.2.4. Phát hiện các cumarin
Dịch để thử định tính được chuẩn bị như mục 2.3.2.1. Lấy vào 2 ống
nghiệm, mỗi ống 2ml dịch thử cho vào một trong 2 ống đó 0,5ml dung dịch
NaOH 10%. Đun cách thuỷ cả hai ống trên đến sôi, để nguội rồi mỗi ống cho
thêm 4ml nước cất. Nếu chất lỏng ở ống có kiềm trong hơn ở ống không kiềm
có thể xem là phản ứng dương tính, nếu đem axit hoá ống có kiềm bằng một
vài giọt HCl đậm đặc sẽ làm cho dịch đang trong xuất hiện vẩn đục và có thể
tạo ra tủa là phản ứng dương tính.
Ngoài ra có thể làm phản ứng điazo hoá với axit sulfanilic trong môi
trường axit, nếu cho màu da cam đến cam nhạt, sẽ là dương tính cho cumarin.
2.3.2.5. Định tính các glycozit tim
Chuẩn bị dịch thử định tính cũng làm như mục 2.3.2.1.
Phản ứng Keller - Kilian: Thuốc thử gồm 2 dung dịch.
Dung dịch 1: 100ml axit axetic loãng + 1ml FeCl3 5%
Dung dịch 2: 100ml axit H2SO4 đậm đặc + 1ml FeCl3 5%
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Cách tiến hành: lấy 0,01g cặn các dịch chiết cho vào ống nghiệm thêm
vào 1ml dung dịch 1, lắc đều cho tan hết, nghiêng ống nghiệm và cho từ từ
1ml dung dịch 2 theo thành ống nghiệm, quan sát sự xuất hiện của màu đỏ
hay nâu đỏ, giữa hai lớp chất lỏng. Nếu không xuất hiện màu là phản ứng âm
tính với các glycosit tim.
2.3.2.6. Định tính các saponin
Chuẩn bị dịch thử như ở mục 2.3.2.1. lấy 2 ống nghiệm mỗi ống cho
2ml dịch thử. Ống 1 cho 1ml HCl loãng, ống 2 cho 1 ml NaOH loãng rồi bịt
miệng ống nghiệm, lắc trong vòng 5 phút theo chiều dọc, quan sát sự xuất
hiện và mức độ bền vững của bọt. Nếu bọt cao quá 3 - 4 cm và bền trên 15
phút là phản ứng dương tính.
2.3.2.7. Định tính các đường khử .
Lấy 0.01g cặn các phân đoạn, hoà tan trong cồn, dung dịch thu được
đem trộn với dung dịch thuốc thử Felinh theo tỉ lệ 1-1, đun sôi 2-3 phút. Nếu
có kết tủa da cam của Cu2O thì chứng tỏ có mặt của đường.
Kết quả phân tích định tính các nhóm chất trong cây xuyên tâm thảo
được nêu trong bảng 2.2.
Bảng 2.2 . Kết quả định tính các nhóm chất trong cây xuyên tâm thảo
STT Nhóm chất Thuốc thử Hiện tượng
Toàn
cây
1 Steroit Lieberman-Bourchard Màu xanh vàng +
2 Ancaloit Dragendorff Vàng da cam -
3
Flavonoit Zn(Mg) + HCl
Dung dịch nhạt màu dẫn
đến màu đỏ nhạt
+
4 Poliphenol (FeCl3+K3[Fe(CN)6])1% Xanh thẫm +
5 Cumarin Axit và kiềm Có kết tủa +
6 Glycozit tim
FeCl3 trong CH3COOH +
H2SO4đ
Vàng nâu rõ +
7 Saponin Phản ứng tạo bọt Bọt bền trong NaOH _
8 Đường khử Felinh Cho kết tủa màu đỏ gạch +
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
Chú giải : + : Phản ứng dương tính.
- : Phản ứng âm tính.
2.3.3. Thử hoạt tính sinh học
Thử hoạt tính vi sinh vật kiểm định theo phương pháp khuyếch tán trên
giếng thạch, sử dụng khoang giấy lọc tẩm chất thử theo nồng độ tiêu chuẩn
của bộ môn Vi sinh trường Đại học Y Thái Nguyên.
Các chủng vi sinh vật thử gồm đại diện các nhóm:
Vi khuẩn: Gr (-) Escherichia coli (thực khuẩn đường ruột).
Vi khuẩn: Gr (+) Staphylococcus auresu (tụ cầu vàng).
Vi khuẩn: Salmonella spp (thương hàn).
Vi khuẩn: Shigella spp (lỵ trực khuẩn).
Vi khuẩn: Streptococcus pyogenes (liên cầu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
Hình 2.1: Đƣờng kính vùng ức chế xung quanh giếng thạch (mm)
theo phƣơng pháp khuyếch tán trên giếng thạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
Bảng 2.3. Kết quả thử hoạt tính sinh học của dịch chiết thô từ cây xuyên
tâm thảo
Dịch
chiết
Đường kính vùng ức chế xung quanh giếng thạch
Escherichia
coli.
Staphylococcus
auresu
Salmonella
spp Shigella spp
Strepto
coccus
pyogenes
ĐK
(mm)
Hoạt
tính
ĐK
(mm)
Hoạt
tính
ĐK
(mm)
Hoạt
tính
ĐK
(mm)
Hoạt
tính
ĐK
(mm)
Hoạt
tính
Cặn
Tổng 18
+
22
+
17
+
20
+
19
+
Ghi chú: ĐK : Đường kính
Dấu (+): là phản ứng có hoạt tính
Dấu (-) : là phản ứng không có hoạt tính
2.4. Phân lập và tinh chế các chất
Các dịch chiết từ cây xuyên tâm thảo đều là những hỗn hợp phức tạp
chứa các hợp chất khác nhau. Để phân lập từng chất ra khỏi hỗn hợp đã sử
dụng các phương pháp sắc kí cột, chất hấp phụ dùng là silicagel Merck 60
pha thường có cỡ hạt 0,040 – 0,063 mm, các hệ dung môi rửa giải thích hợp
và thường phải lặp lại nhiều lần. Việc tinh chế các chất thường dùng
phuơng pháp kết tinh lại trong dung môi hoặc hệ dung môi thích hợp. Nhờ
cách làm đó đã thu được các đơn chất có độ tinh khiết cao, đáp ứng các yêu
cầu để khảo sát tính chất hoá lý và xác định quang phổ của chúng.
Phân lập và tinh chế các chất từ cây xuyên tâm thảo được thực hiện
theo sơ đồ 2.1.
Bằng phương pháp phân lập trên, từ dịch chiết bằng n-hexan của cây
xuyên tâm thảo chúng tôi đã thu được 4 hợp chất sạch dùng để xác định
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
cấu trúc hoá học bao gồm: 1ancol no mạch dài, 1steroit và 2 xanthon. Từ
dịch chiết etylaxetat phân lập được 2 xanthon sạch.
2.4.1. Cặn dịch chiết n-hexan của cây xuyên tâm thảo (C. H)
Lấy 5g cặn chiết n-hexan đem tách trên cột silicagel pha thường có cỡ
hạt 0,040 - 0,063 mm, rửa giải cột bằng hệ dung môi clorofom: n-hexan theo
tỷ lệ tăng dần độ phân cực từ 0 -100% clorofom. Dịch rửa giải thoát ra từ cột
được thu ở những khoảng cách nhỏ (5÷10 ml/ phân đoạn). Kiểm tra cặn thu
được bằng sắc ký lớp mỏng và hiện màu bằng đèn tử ngoại ở bước sóng =
254 nm -365 nm, phun thuốc thử vanilin 1 % - H2SO4 10% trong dung dịch
etanol, sấy 5 phút trên 100oC hoặc thử bằng hơi iod, hơi amoniac, sau đó quan
sát màu. Các phân đoạn giống nhau được dồn lại rồi đem cất loại dung môi
thu được 4 chất sạch bao gồm 1ancol no mạch dài (CH.1), 1 steroit (CH.2) và
2 xanthon (CH.3, CH.4).
2.4.1.1. Ancol no mạch dài nonacosan-1-ol (CH.1)
Rửa giải cột bằng hệ dung môi n-hexan : clorofom theo tỉ lệ (8:2) thu
được tinh thể rắn, không màu, có khối lượng 7 mg, Rf A= 0,8, nhiệt độ nóng
chảy 84÷850C.
Phổ FT-IR (KBr), νmax (cm
-1): 3288,77 (rộng); 2914,58; 2849,00 và 1467,97.
Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3 & MeOD), (ppm): 3,57 (2H, t); 1,54
(2H, t); 0,88 (3H, t); 1,26 đến 1,3 ( 52H, m).
2.4.1.2. - Sitosterol (CH.2)
Tiếp tục rửa giải cột bằng hệ dung môi n-hexan:clorofom theo tỉ lệ
(7: 3) thu được tinh thể hình kim, không màu, có khối lượng 10 mg, Rf B =
0,55 và nhiệt độ nóng chảy 138 ÷ 1400C.
Phổ 1H-NMR (500 MHz, CDCl3); (ppm): 0,68 (3H, s, Me-18); 1,01
(3H, s, 19-Me); 2 cụm doublet H tại 0,81 và 0,88 (23H, d, J 7,7Hz, Me-26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
và Me-27); 0,83 (3H, t, 7.32 Hz, Me-29); 0,92 (3H, d, J 10 Hz, Me-21); 3,6
(1H, m, H-3); 5,4 (1H, d, J= 5Hz, H-6).
Phổ 13C-NMR (125 MHz, CDCl3); (ppm): 140,78 (s, C-5); 121,73
(d, C-6); 71,84 (d, C-3); 56,8 (d, C-14); 56,10 (d, C-17); 50,17 (d, C-9); 45,87
(d, C-24); 42,35 (s, C-13); 42,32 (t, C-4); 39,81 (t, C-12); 37,28 (t, C-1); 36,52
(s, C-10); 36,16 (d, C-20); 31,68 (d, C-8); 31,93 (t, C-7); 33,91 (t, C-2); 29,2
(d, C-25); 28,26 (t, C-16); 26,14 (t, C-23); 24,31 (t, C-15); 21,11 (t, C-11); 18,8
(q, C-26); 19,41 (q, C-19); 19,05 (q, C-27); 18,80 (q, C-21); 11,88 (q, C-29);
11,99 (q, C-18); 23.1 (t, C-28).
2.4.1.3. 1-Hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (CH.3)
Tiếp tục rửa giải cột bằng hệ dung môi n-hexan: clorofom theo tỉ lệ (6:4)
thu được khối rắn những tinh thể màu vàng nhạt. Khối chất rắn này tiếp tục
được tinh chế lại trên cột silicagel cỡ hạt nhỏ 0,040 – 0,063mm, rửa giải cột
bằng hệ dung môi n-hexan: clorofom theo tỉ lệ (6:4) thu được những tinh thể hình
kim, màu vàng nhạt, có khối lượng 25 mg, RfC = 0,84, nóng chảy ở 148÷149
0
C.
Phổ FT-IR (KBr); νmax (cm
-1): 3084,61 yếu; 2951,53; 2841,58; 1661,15;
1601,35; 1489,48.
PHổ 1H- NMR (500MHz, CDCl3); (ppm): 3.86 (3H, s); 3,91 (3H, s);
3,99 (3H, s); 6,28 (1H, d, J=1,28); 6,30 (1H, d, J=1,69); 7,13 (1H, d, J =9,19);
7,32 (1H, t) và 13,23 (1- OH).
Phổ 13C-NMR (125MHz, CDCl3); (δ ppm): 163,79 (C-1); 96,84 (C-2, CH);
166,37 (C-3); 91,97(C-4); 148,86 (C-5); 112,7 (C-6); 149,24 (C-7); 148,86 (C-8);
181,12 (C-9); 104,40(C-10); 157,09 (C-11); 150,96 (C-12); 115,70 (C-13); 55,14
(3- OCH3); 57,13 (7-OCH3) và 61,72 (8-OCH3).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
2.4.1.4. 1-Hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (CH.4)
Tiếp tục rửa giải cột bằng hệ dung môi n-hexan: clorofom theo tỉ lệ
(5:5) thu được tinh thể màu vàng. Tinh thể này, tách lặp lại trên cột silicagel,
hệ dung môi rửa giải n-hexan: clorofom theo tỉ lệ (1:1), thu được những tinh
thể hình kim, màu vàng nhạt, có khối lượng 35 mg, Rf C = 0,82, nóng chảy ở
173 ÷ 174
0
C.
Phổ FT-IR (KBr); νmax (cm
-1): 3084,61; 2976,60 yếu; 1661,15; 1576,28;
1497,20 mạnh.
PHổ 1H- NMR (500MHz, CDCl3); (ppm): 3,83 (3H, d); 3,94 (3H, s);
6,25(1H, d, J =1,25); 6,40 (1H, d, J = 2,13) ; 7,11 (1H, d, J = 7,91); 7,19(1H,
t); 7,67(1H, m) và 12,73 (1H, s).
Phổ 13C-NMR (125MHz, CDCl3); (δ ppm): 163,07 (C-1); 97,35 (C-2);
166,50 (C-3); 92,48(C-4); 148,06 (C-5); 115,39 (C-6); 116,38 (C-7); 123,33
(C-8); 180,46 (C-9); 103,67 (C-10); 157,33 (C-11); 145,99 (C-12); 121,22
(C-13); 55, 68 (3- OCH3) và 56,18 (5-OCH3).
2.4.2. Cặn chiết etylaxetat (CE)
Lấy 8 g cặn thô EtOAc tách trên cột silicagel pha thường có cỡ hạt
0,040 – 0,063 mm. Rửa giải cột bằng hệ dung môi metanol-clorofom với tỉ lệ
tăng dần theo độ phân cực (0-100% metanol), dịch rửa giải thoát ra từ cột
được thu ở những khoảng cách nhỏ (510ml/phân đoạn). Kiểm tra cặn thu
được bằng sắc ký lớp mỏng và hiện màu bằng đèn tử ngoại ở bước sóng =
254 nm – 365 nm, phun thuốc thử vanilin 1% - H2SO4 10% trong dung dịch
etanol, hơ nóng 5 phút trên 100oC hoặc hơ bằng hơi iod, hơi amoniac, sau đó
quan sát màu. Các phân đoạn giống nhau được dồn lại rồi đem cất loại dung
môi, thu được 2 xanthon kí hiệu E1 và E2.
2.4.2.1. 1,7-Đihyđroxy-3-methoxy xanthon (E1)
Rửa giải cột bằng hệ dung môi metanol - clorofom theo tỷ lệ 2:98 thu
được chất rắn, màu vàng, có khối lượng 50mg. Lượng chất rắn này tiếp tục
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
được tinh chế lại trên cột silicagel với hệ dung môi rửa giải là n-hexan :
EtOAc theo tỷ lệ (1:1) thu được chất rắn vô định hình, màu vàng, khối
lượng 10 mg, RfC= 0,72 và có nhiệt độ nóng chảy ở 273
0
C ÷ 275
0
C.
Phổ FT-IR (KBr); νmax (cm
-1
): 3363,95 vân tù; 3102,47; 1667,83; 1573,19
và 1502,83.
PHổ 1H- NMR (500MHz, DMSO); (ppm): 3,89 (3H, s); 6,38 (dd, j=3,3;
2,3); 6,63 (dd, j=3,3; 2,3); 7,26 (t, j=6,40; 7,7); 7,32 (dd, j=1,57; 1,57); 7,56
(dd, j=1,57; 1,66) và 12,85 (1H, s).
Phổ 13C-NMR (125MHz, DMSO); (δ ppm): 162,49 (C-1); 97,02 ; (C-
2); 166,45 (C-3); 92,65 (C-4); 124,2 (C-5); 120,7 (C-6); 144,9 (C-7); 114,5
(C8); 180,41 (C-9); 102,96 (C-10); 157,08 (C-11); 146,21(C-12); 120,86 (C-
13) và 56,10 (3- OCH3 ).
2.4.2.2. 1,7-Đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon (E2)
Thay đổi hệ dung môi rửa giải cột metanol - clorfom theo tỷ lệ 5:95 thu
được khối chất rắn, vô định hình. Khối chất rắn này lại tinh chế trên cột
silicagel, hệ dung môi rửa giải cột là metanol-clorofom theo tỷ lệ 2-98 thu
được 13 mg chất rắn màu, màu vàng nâu, nóng chảy ở 237÷2400C, có Rf C = 0,66.
Phổ FT-IR (KBr); νmax(cm
-1
): 3307,33; 3244,36; 1663,18; 1604,40 và
1566,07.
PHổ 1H- NMR (500MHz, CDCl3); (ppm): 3,87 (3H, s); 3,94 (3H, s);
6,37 (1H, d, J=2,2); 6,55 (1H, d, J=2,2);7,13 (1H, s) và 7,39 (1H, s).
Phổ 13C-NMR (125MHz, DMSO); (δppm): 162,34 (C-1); 96,62 (C-2);
165,67 (C-3); 92,34 (C-4); 100,04 (C-5); 155,26 (C-6); 144,4 (C-7); 107,44
(C-8); 179,13 (C-9); 102,53 (C-10); 157,17 (C-11); 150,92 (C-12); 112,57
(C-13); 55,96 (3- OCH3) và 56,32 (6- OCH3)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
CHƢƠNG 3
THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Nguyên tắc chung
Để phân lập được các hợp chất trong bất kỳ một loại thực vật nào phải
không làm ảnh hưởng tới thành phần hoá học có trong nó. Vì thế trước khi
ngâm chiết bằng dung môi hữu cơ, mẫu thực vật phải được diệt men ngay sau
khi thu mẫu và sấy khô ở điều kiện thích hợp.
Về nguyên tắc việc ngâm chiết mẫu thực vật có thể tiến hành theo hai
cách phổ biến sau.
Cách 1: Chiết và phân lập các hợp chất từ mẫu thực vật bằng các loại
dung môi có độ phân cực tăng dần: Ete dầu hỏa hoặc n-hexan, clorofom,
etylaxetat, metanol hoặc etanol vv... Như vậy sẽ thu được các cặn chiết chứa
các chất có độ phân cực tương tự nhau.
Cách 2: Chiết cặn tổng bằng các ancol hay hệ dung môi ancol : nước,
sau đó sàng lọc các hợp chất bằng các loại dung môi có độ phân cực tăng
dần như phương pháp 1 để thu được các dịch chiết có chứa các hợp chất có
độ phân cực tương đối giống nhau.
Việc chiết mẫu thực vật xuyên tâm thảo được thực hiện theo cách
2 (sơ đồ 2.1)
3.2. Phân tích định tính và phát hiện các nhóm chất trong các dịch chiết
khác nhau
Dùng các thuốc thử đặc hiệu để phát hiện các nhóm hợp chất thiên
nhiên có hoạt tính sinh lý cao trong thực vật [3]. Kết quả xác định thành
phần định tính một số nhóm chất cơ bản trong cây xuyên tâm thảo đã nêu ra ở
bảng 2.2. Từ kết quả chỉ ra ở bảng này có thể nhận thấy trong cây xuyên tâm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
thảo có các chất cho phản ứng dương tính với các nhóm chất steroit, glicozit
tim, đường khử, cumarin, polyphenol và flavonoit.
3.3. Phân lập và nhận dạng các chất có trong các dịch chiết khác nhau
của cây xuyên tâm thảo
Các dịch chiết thu được từ cây xuyên tâm thảo là hỗn hợp phức tạp của
nhiều hợp chất hữu cơ. Việc tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp được thực
hiện trên cột silicagel pha thường với các hệ dung môi rửa giải thích hợp và
thường phải lặp lại một vài lần để thu được chúng ở dạng tinh khiết, đáp ứng
yêu cầu xác định cấu trúc hóa học.
Việc phân lập các chất có trong các dịch chiết khác nhau của cây xuyên
tâm thảo được thực hiện theo sơ đồ 2.1, dựa v. Các chất sạch có thể dùng để
xác định cấu trúc hoá học bao gồm: Ancol no mạch dài, steroit và các
xanthon.
3.3.1. Ancol no mạch dài nonacosan-1-ol (CH.1)
Tiến hành rửa giải cột sắc kí đối với cặn thô n-hexan thu được 7 mg
chất rắn vô định hình, màu trắng, khối lượng 7 mg, RfA= 0,8, nóng chảy
84÷85
0C, tan tốt trong n-hexan.
Phổ IR cho biết chất CH.1 có vân đặc trưng cho nhóm OH ở
3288,77cm
-1; vân đặc trưng cho liên kết C-H no ở 2914,85 và 2849,00 cm-1
mạnh. Chứng tỏ trong phân tử CH.1 có chứa nhóm OH, CH no.
Trong phổ 1H-NMR của chất này cho thấy tín hiệu triplet ứng với 3
proton H ở 0.88 ppm đặc trưng của nhóm CH3, tín hiệu singlet của nhóm OH
nằm trong vùng 7,42 ppm, ngoài ra còn có tín hiệu 3.57ppm ở dạng triplet đặc
trưng cho 2 proton của nhóm CH2 có liên kết với OH, phát hiện 2 proton cho tín
hiệu ở 1,54 ppm đó là proton của nhóm CH2 ở vị trí bên cạnh nhóm CH2OH.
Trên đường tích phân của phổ 1H-NMR cho thấy tín hiệu của 52 proton của
các nhóm CH2 cho các tín hiệu ở vùng từ 1,2-1,3 ppm. Như vậy ancol mạch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
dài có 59 proton liên kết với cacbon, trên phổ không thấy xuất hiện các proton
liên kết với cacbon chưa no.
Từ kết quả phân tích các phổ chúng tôi đề nghị công thức cấu tạo của
chất CH.1 là nonacosan-1-ol (C29H59OH)
OH
Nonacosan-1-ol
3.3.2. β-Sitosterol hay stigmast-5-en-3-ol (C29H50O) (CH.2)
Tiếp tục rửa giải sắc kí cột bằng hệ dung môi n-hexan:clorofom tỉ lệ
(7: 3) thu được chất tinh khiết CH.2.
Chất CH.2 là chất rắn, màu trắng kết tinh lại cho tinh thể hình kim (trong
n-hexan), có khối lượng 10 mg, RfB = 0,55, nóng chảy ở 138÷140
0C. Khi trộn
lẫn với β-sitosterol trong phòng thí nghiệm nhiệt độ nóng chảy không thay đổi.
Phổ IR, 1H-NMR và 13C-NMR cho thấy trong phân tử chỉ có một nhóm
OH tại vị trí C-3.
Phổ 1H-NMR cho δH-3α 3,6 ppm và δC-3 (71,84 ppm).
Thấy có một vân đôi C=C (phổ IR có vân hấp thụ 1650 cm-1 yếu; phổ 1H-
NM có δH 5,4 (1H, J = 5 Hz); phổ
13
C-NMR có δC 140,78 ppm và 121,73 ppm).
So sánh các số liệu phổ và các hằng số vật lí của chất CH.2 hoàn toàn
phù hợp với β-Sitosterol. (Độ dịch chuyển hoá học của các nguyên tử cacbon
chất CH.2 được nêu trong bảng 3.1).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Bảng 3.1. Số liệu phổ
13
C-NMR của chất CH.2 phân lập từ cây
xuyên tâm thảo và phổ β-sitosterol [17]
Chất CH.2 β-Sitosterol [17]
Vị trí C 13C-NMR (δC ppm) Vị trí C
13
C-NMR (δC ppm)
1 37,28 1 37,2
2 33,91 2 31,6
3 71,84 3 71,7
4 42,32 4 42,3
5 140,78 5 140,7
6 121,73 6 121,7
7 31,93 7 31,9
8 31,68 8 31,9
9 50,17 9 50,1
10 36,52 10 36,5
11 21,11 11 21,2
12 39,81 12 39,8
13 42,35 13 42,3
14 56,8 14 56,7
15 24,3 15 24,3
16 28,3 16 28,2
17 56,1 7 56,1
18 11,99 18 11,9
19 19,41 19 19,4
20 36,2 20 36,1
21 18,8 21 18,9
22 33,93 22 34,0
23 26,14 23 26,1
24 45,87 24 45,8
25 29,2 25 29,2
26 18,8 26 19,8
27 19,05 27 19,5
28 23,10 28 23,0
29 11,88 29 12,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
Dựa trên phân tích các số liệu phổ FT-IR, DEPT, NMR và tài liệu [17]
hợp chất CH.2 hoàn toàn phù hợp với cấu trúc của chất β-sitosterol.
Me
Me
Me
HO
Me
Me
Me
3
5
810
12
14 15
17
20
22
23
24
25
28
26
27
29
21
18
19
β-Sitosterol
3.3.3. 1-Hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (CH.3)
Chất CH.3 là những tinh thể màu vàng nhạt, Rf C= 0,84, nóng chảy ở
148÷149
0
C, có khối lượng 25 mg, tách được từ dịch chiết n-hexan, phân lập
bằng sắc kí cột silicagen, rửa giải cột bằng hệ dung môi n-hexan:clorofom theo tỉ
lệ (6:4).
Phân tích phổ FT-IR cho vân hấp thụ tại 3084,61cm-1 đặc trưng cho liên
kết CH thơm; 1661,15 cm-1 mạnh đặc trưng cho sự có mặt của nhóm cacbonyl
(C=O);1601,35 và 1489,48 cm
-1
đặc trưng cho dao động liên kết C=C thơm.
Chứng tỏ trong phân tử của chất CH.3 có nhóm cacbonyl (C=O), nhân benzen.
Phân tích phổ 13C-NMR (hình 3.2) và phổ DEPT (hình 3.3) cho biết
trong phân tử CH.3 có 16 nguyên tử cacbon trong đó có ba nhóm CH3, bốn
nhóm CH và chín nguyên tử cacbon bậc bốn.
Phân tích phổ 1H-NMR (hình 3.1) cho biết phân tử CH.3 có 14 proton,
cho thấy tín hiệu của một proton δH ở 13,23 ppm phân tử có nhóm OH nhưng
đứng gần nhóm C=O nên tạo liên kết hiđro nội phân tử. Phổ IR cũng cho các
thông tin phù hợp với nhận định này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
Phổ 13C-NMR trong vùng trường yếu có một tín hiệu δC ở 181,12 ppm
đó là tín hiệu cộng hưởng của cacbon bậc bốn (cacbon ở nhóm C=O). Nguyên
tử cacbon bậc bốn liên kết với nhóm hiđroxyl cho cộng hưởng ở 163,79 ppm
điều này cho phép kết luận nhóm OH liên kết với cacbon thuộc vòng benzen.
Mặt khác trên phổ HMBC (hình 3.5) cho thấy có tương tác xa của proton này
với C1, C2, C10. Ba nhóm CH3 đều cho cộng hưởng trong vùng trường mạnh
với (δC 61,72 ppm; δH 3,99 ppm), (δC 57,12 ppm; δH 3,91 ppm) và (δC 55,14
ppm; δH 3,86 ppm) điều này chứng tỏ 3 nhóm CH3 này đều thuộc các nhóm
OCH3 liên kết với cacbon vòng benzen. Bốn proton còn lại đều cộng hưởng ở
δH từ 6,28 đến 7,30 ppm điều đó chứng tỏ chúng đều là hiđro của các vòng
thơm A và C, các nguyên tử cacbon liên kết với các nguyên tử hiđro này cho
các tín hiệu δC ở 91,97; 96,84; 112,70; 120,42 ppm, điều đó một lần nữa chúng
tỏ các nhóm CH đều thuộc vòng thơm A, C. Tám nguyên tử cacbon bậc 4 cho
các tín hiệu ở các píc δC 163,78 (C-1); 166,37 (C-3); 149,24 (C7); 148,86 (C-8);
104,03 (C-10); 157,09 (C-11); 150,96 (C-12) và 115,70 (C-13) ppm. Độ dịch
chuyển hoá học của các nguyên tử cacbon, hiđro và các tương tác xa của chất
CH.3 được nêu trong bảng 3.2.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Bảng 3.2. Số liệu phổ NMR và các tƣơng tác xa trong CH.3
Vị trí δC
(ppm)
δH(ppm), J(Hz) Cn (13CNMR/
DEPT)
H→C
(HMBC)
1 163,79 - C -
2 96,84 6,28 (1H, d, J=1,28) CH 1, 3, 4, 10, 11
3 166,37 - - -
4 91.97 6,30 (1H, d, J=1,69) CH 1, 2, 3, 10, 11
5 112,7 7,13 (1H, d, J =9,19) CH 6, 7, 8, 12, 13
6 120,42 7,32 (1H, t) CH 5, 7, 8, 12, 13
7 149,24 - - -
8 148,86 - - -
9 181,12 - - -
10 104,4 - - -
11 157,1 - - -
12 150,96 - - -
13 115,7 - - -
3-OCH3 55,14 3,86 (3H) CH3 3
7-OCH3 57,13 3,91 (3H) CH3 7
8-OCH3 61,7 3,99 (3H) CH3 8
1-OH 13,23 - 1, 2, 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
Từ những thông tin thu được trên phổ hồng ngoại IR, phổ 1H-NMR,
13
C-NMR, DEPT, HMBC, HSQC và tài liêu [6], [7], [25] cho phép chúng tôi
quy kết cho hợp chất CH.3 là 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (C16H14O6).
O
OOH
H3CO
1
3
5
7
9
10
11 12
13
4
2
6
OCH3
OCH3
A B C
8
1-Hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
Hình 3.1. Phổ
1
H-NMR của 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Hình 3.2. Phổ
1 3
C-NMR của 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Hình 3.3. Phổ DEPT của 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxyxanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Hình 3.4. Phổ HSQC của 1-hidroxy-3,7,8-trimethoxyxanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
Hình 3.5. Phổ HMBC của 1-hidroxy-3,7,8-trimethoxyxanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
3.3.4. 1-Hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon (CH.4)
Chất CH.4 là chất rắn, màu vàng nhạt thu được từ dịch chiết n-hexan
của cây xuyên tâm thảo, được phân lập bằng sắc kí cột với chất hấp phụ
silicagel, hệ dung môi rửa giải là n-hexan:clorofom theo tỉ lệ (1:1), có khối
lượng 35mg, nhiệt độ nóng chảy ở 173÷1740C và RfC = 0,82.
Phân tích phổ 1H-NMR (hình 3.6), 13C-NMR (hình 3.7) và phổ IR của
nó có dạng tương tự như các phổ tương ứng của chất CH.3.
Phân tích phổ 13C-NMR và phổ DEPT (hình 3.8) cho biết phân tử CH.4
có 15 nguyên tử cacbon. Phổ DEPT cho thấy hợp chất CH.4 có 2 nhóm CH3,
5 nhóm metin (CH) và 8 nguyên tử cacbon bậc bốn. Như vậy chất CH.4 ít
hơn hợp chất CH.3 một nhóm OCH3 và 1 nguyên tử cacbon bậc bốn, nhưng
nhiều hơn hợp chất CH.3 một nhóm metin (CH). Như vậy công thức phân tử
của chất CH.4 là C15H12O5.
Trên cơ sở phân tích các phổ có thể suy ra cấu trúc phân tử của hợp
chất CH.4 tương tự CH.3, nhưng ở vòng C chỉ có một nhóm methoxy
(-OCH3) liên kết với cacbon C-5 còn ở vị trí C-6, C-7, C-8 không có nhóm
thế. Các nguyên tử hiđro ở các vị trí này lần lượt cộng hưởng ở các δH bằng
7,11; 7,19 và 7,67ppm còn C-6, C-7, C-8 có δC lần lượt là 115,4; 123,3 và
116,4 ppm. (các số liệu phổ NMR và các tương tác xa được trình bày ở bảng 3.3)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
Bảng 3.3. Số liệu phổ NMR và các tƣơng tác xa của 1-hiđroxy-3,5-
đimethoxyxanthon (CH.4)
Vị trí δC
(ppm)
δH(ppm), J(Hz) Cn (13C-NMR/
DEPT)
H→C
(HMBC)
1 163,07 - C -
2 97,35 6,25(1H, d, J =1,25) CH 1, 3, 4, 10, 11
3 166,5 - C -
4 92,48 6,40 (1H, d, J = 2,13) CH 1, 2, 3, 10, 11
5 148,1 - C -
6 115,4 7,11 (1H, d, J = 7,91) CH 5, 7, 8, 12, 13
7 123,3 7,19 (1H, t) CH 5, 6, 8, 12, 13
8 116,4 7,67 (1H, m) CH 5, 6, 7, 12, 13
9 180,5 - C -
10 103,7 - C -
11 157,3 - C -
12 146,0 - C -
13 121,2 - C -
3-OCH3 55,7 3,82 (3H) CH3 1
5-OCH3 56,18 3,94 (3H) CH3 5
1-OH - 12,74 - 1, 2, 10
Từ các lập luận trên, để thỏa mãn với các đặc trưng về phổ NMR cho phép
quy kết công thức cấu tạo của hợp chất CH.4 là 1-hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon.
O
OOH
H3CO
OCH3
1
3
5
7
8
9
10
11 12
13
4
2
6
A B C
1-Hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
Hình 3.6. Phổ
1
H-NMR của 1-hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
Hình 3.7. Phổ
1 3
C-NMR của 1-hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
Hình 3.8. Phổ DEPT của 1-hiđroxy-3,5-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
3.3.5. 1,7-Đihiđroxy-3-methoxy xanthon (E1)
Chất E1 là chất rắn màu vàng, thu được từ dịch chiết etylaxetat của cây
xuyên tâm thảo sau khi phân lập nhiều lần bằng các phương pháp sắc kí cột,
hệ dung môi rửa giải metanol - clorofom tỉ lệ (2:98), có khối lượng 10 mg,
Rf C= 0,72, nóng chảy ở 273 ÷ 275
0
C.
Phổ IR cho vân hấp thụ ở 3363,95 cm-1 đặc trưng cho nhóm OH tham
gia liên kết hiđro giữa các phân tử, 1667,83 cm-1 cường độ mạnh đặc trưng
cho nhóm C=O có liên kết hiđro nội phân tử, tại 1573,19 và 1502,83 cm
-1
nói
lên sự có mặt của các vòng thơm trong phân tử E1 (hình 3.9).
Phổ 13C-NMR (hình 3.11) của nó xuất hiện 14 nguyên tử cacbon, trong
đó ở vùng trường yếu xuất hiện 1 nguyên tử cacbon với δC ở 180,41 ppm đặc
trưng đối với cacbon trong liên kết C=O. Trong vùng trường trung bình xuất
hiện 12 píc đặc trưng cho 2 vòng thơm A, C và ở vùng trường mạnh có 1 píc ở
56,01 ppm đặc trưng cho cacbon trong nhóm OCH3.
Phân tích phổ DEPT (hình 3.12) cho biết phân tử E1 có 14 nguyên tử
cacbon trong đó có 5 nhóm CH, một nhóm CH3 và tám nguyên tử cacbon bậc 4.
Trên phổ 1H-NMR (hình 3.10) cho biết phân tử có một proton cho tín
hiệu mạnh ở 12,85 ppm cho phép quy kết đó là hiđro của nhóm OH đã tham
gia liên kết hiđro nội phân tử với nhóm C=O, proton này cho tương tác xa với
C-1, C-2, C-10 (hình 3.13). Năm tín hiệu ứng với 5 proton liên kết với các
nguyên tử cacbon của vòng thơm ở các độ chuyển dịch hoá học δH ở 6,38;
6,63; 7,26; 7,32 và 7,56 ppm.
Từ các dữ kiện trên cho phép xây dựng công thức phân tử của nó là C14H10O5.
số liệu về phổ NMR và các tương tác xa của chất E1 được nêu ra ở bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
Bảng 3.4. Số liệu phổ NMR, DEPT và tƣơng tác xa của 1,7-
đihyđroxy-3- methoxy xanthon (E1)
Vị trí δC (ppm) δH (ppm)
Cn (
13
C-
NMR/
DEPT)
H→C
(HMBC)
1 162,5 - C -
2 97,0 6,63 (dd, j=3,3; 2,3) CH 1, 3, 4, 10, 11
3 166,5 - C -
4 92,65 6,38 (dd, j=3,3; 2,3) CH 1, 2, 3, 10, 11
5 124,2 7,26 (t, j=6,40; 7,7) CH 6, 7, 8, 12, 13
6 120,7 7,32 (dd, j=1,57; 1,57) CH 5, 7, 8, 12, 13
7 144,9 - C -
8 114,5 7,56 (dd, j=1,57; 1,66)- CH 5, 6, 7, 9,12, 13
9 180,4 C -
10 102,9 - C -
11 157,1 - C -
12 146,2 - C -
13 120,9 - C -
3-OCH3 56,1 3,89 (3H, s) CH3 3
1-OH - 12,85 - 1, 2, 10
7-OH - 11,05 - 7,8
Trên cơ sở số liệu thực nghiệm về các phổ NMR, DEPT, HSQC (hình
3.15), HMBC (hình 3.16) và tài liệu [6], [31] chúng tôi quy kết chất E1 là 1,7-
đihiđroxy-3-methoxy xanthon.
O
OOH
H3CO
OH
A CB
1,7-Đihiđroxy-3-methoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
Hình 3.9. Phổ IR của 1,7-Đihiđroxy-3-methoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
Hình 3.10. Phổ
1
H-NMR của 1,7-đihiđroxy-3-methoxyxanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Hình 3.11. Phổ
13
C-NMR của 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Hình 3.12. Phổ DEPT của 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Hình 3.13. Phổ HMBC của 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
3.3.6. 1,7-Đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon (E2)
Chất E2 được phân lập được từ cặn chiết etylaxetat, hệ dung môi rửa
giải là metanol - clorofom tỉ lệ là 5-95, chất rắn, màu vàng, có khối lượng 13
mg, nóng chảy ở 237÷2400C, Rf C = 0,66.
Phổ FT-IR cho vân hấp thụ mạnh ở 3307,33 cm-1 đặc trưng cho nhóm
OH tham gia vào liên kết hiđro giữa các phân tử; 1663,18 cm-1 đặc trưng cho
dao động của nhóm C=O; 1604,40 và 1566,07 cm
-1
đặc trưng cho dao động
của các vòng thơm.
Phổ 1H-NMR (hình 3.14) cho biết hợp chất E2 chỉ có 4 nguyên tử hiđro
liên kết trực tiếp với cacbon của vòng thơm ở các độ chuyển dịch hoá học δH
lần lượt là 7,39; 7,31; 6,55 và 6,37 ppm.
Phổ cộng hưởng từ hạt nhân 13C-NMR (hình 3.15) của chất E2 cho biết
chất này có 15 nguyên tử cacbon. Ở vùng trường yếu có δC ở 179,13 ppm đặc
trưng cho cộng hưởng của cacbon trong nhóm C=O. Ở vùng trường trung bình
có 12 tín hiệu của cacbon, tương ứng với cộng hưởng của 12 nguyên tử
cacbon thuộc các vòng thơm A và C, còn ở vùng trường mạnh có tín hiệu của
2 nguyên tử cacbon có δC là 55,96 ppm và 56,32 ppm đặc trưng cho 2 cacbon
thuộc nhóm OCH3.
Phổ DEPT (hình 3.16) cho biết phân tử E2 có 15 nguyên tử cacbon
trong đó có 2 nhóm CH3, 4 nhóm CH và chín nguyên tử cacbon bậc 4.
Các số liệu về phổ NMR, DEPT và các tương tác xa của chất E2 được nêu
ra ở bảng 3.4.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
Bảng 3.5. Số liệu phổ NMR, DEPT và các tƣơng tác xa của 1,7-đihyđroxy-
3,6-đimethoxy xanthon
Vị trí
δC
(ppm)
δH (ppm),
J (Hz)
Cn (
13
C-NMR/
DEPT)
H→C
(HMBC)
1 162,34 - C -
2 96,62 6,37 (1H, d, J=2,25) CH 1, 3, 4, 10, 11
3 165,67 - C -
4 92,34 6,55 (1H, d, J=2,21) CH 1, 2, 3, 10, 11
5 100,0 7,13 (1H, s) CH 6, 7, 8, 12, 13
6 155,3 - C -
7 144,4 - C -
8 107,4 7,39 (1H, s) CH 5, 6, 7,9, 12, 13
9 179,1 - C -
10 102,5 - C -
11 157,2 - C -
12 150,9 - C -
13 112,6 - C -
3-OCH3 56,0 3,87 (3H) CH3 3
6-OCH3 56,3 3,94 (3H) CH3 6
1-OH - 12,85 - 1, 2, 10
Kết hợp các phương pháp phổ NMR, phổ MS, phổ IR, DEPT, HSQC ,
HMBC (hình 3.17) và tài liệu [6], [30] chúng tôi xây dựng cấu trúc của chất
E2 là 1,7- đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon.
O
OOH
H3CO
OH
OCH3
A B C
1,7- Đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Hình 3.14. Phổ
1
H-NMR của 1,7-đihyđroxy-3,6-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
Hình 3.15. Phổ
13
C-NMR của 1,7- đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
Hình 3.16. Phổ DEPT của 1,7-đihyđroxy-3,6-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
Hình 3.17. Phổ HMBC của 1,7-đihyđroxy-3,6-đimethoxy xanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
3.4. Thử hoạt tính sinh học
Cặn chiết chất tổng số được chiết, tách bằng dung môi metanol. Sau khi
làm khô kiệt, loại bỏ hoàn toàn dung môi được gửi tới phòng thí nghiệm vi
sinh trường Đại học Y khoa Thái Nguyên để thử tác dụng sinh học của chúng.
Kết quả được nêu ở bảng 2.3 và hình 2.1 cho thấy cặn tổng thu được từ
dịch chiết cây xuyên tâm thảo có tác dụng kháng khuẩn với các vi khuẩn
khuẩn Staphylococcusauresu (tụ cầu vàng), Escherichia coli (thực khuẩn
đường ruột), Salmonella spp (thương hàn), Shigella spp (lỵ trực khuẩn),
Streptococcus pyogenes (liên cầu).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu sàng lọc hoá thực vật của cây xuyên tâm thảo đã
phát hiện thấy nhiều nhóm hợp chất thiên nhiên có hoạt tính sinh học cao
đó là steroit, đường khử, các flavonoit, các chất polyphenol, glycozit tim
và các chất xanthon.
2. Từ cây xuyên tâm thảo thu hoạch ở tỉnh Cao Bằng lần đầu tiên đã
phân lập được 6 chất và dựa vào các đặc trưng hoá lý, các số liệu phổ ESI-
MS, NMR, FT-IR, HSQC, HMBC đã nhận dạng được cấu trúc của 6 hợp chất
hữu cơ thuộc các nhóm ancol no mạch dài, steroit, xanthon
3. Phân tích các phổ IR, MS, NMR, DEPT, HSQC và HMBC các chất tinh
khiết được tách ra nói trên đã nhận dạng được chúng là: Nonacosan-1-ol
(CH1); β-sitosterol (CH-2); 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (CH-3); 1-hiđroxy-
3,5-đimethoxy xanthon (CH-4); 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon (E-1) và 1,7-
đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon (E-2). Trong đó các chất E-1, E-2 là chất lần đầu
phân lập được từ thực vật Canscora lucidissima ở tỉnh Cao Bằng.
4. Từ dịch chiết tổng của cây xuyên tâm thảo có tác dụng kháng các
khuẩn Staphylococcusauresu (tụ cầu vàng), E.coli (thực khuẩn đường ruột),
Salmonella spp (thương hàn), Shigella spp (lỵ trực khuẩn), Streptococcus
pyogenes (liên cầu).
KIẾN NGHỊ
Cây xuyên tâm thảo là một cây thuốc quý, có nhiều tác dụng trong y
học. Vì vậy tôi đề nghị với các cấp có thẩm quyền tiếp tục cho nghiên cứu
một cách sâu rộng hơn về cây xuyên tâm thảo nhằm phục vụ tốt trong đời
sống nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN
Phạm văn Thỉnh – Hoàng Thị Yên
"Các xanthon phân lập từ cây xuyên tâm thảo (Canscora lucidissima)”
Tạp chí Khoa học công nghệ Đại học Thái Nguyên trang 77-81, tập 70,
số 80, 2010
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tiếng việt
1. Nguyễn Tiến Bân (2002), Danh mục thực vật Việt Nam, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội.
2. Phạm Hoàng Hộ (2003), “Cây cỏ Việt Nam” NXB Trẻ Tp HCM
3. Nguyễn Văn Đàn (1997), Các phương pháp nghiên cứu cây thuốc,
Nxb Y-Dược, TP Hồ Chí Minh .
4. Nguyễn Thị Hương Giang, Đào Văn Phan, "Nghiên cứu cơ chế hạ
glucose máu của mangiferin chiết xuất từ cây tri mẫu ( anemarrhena
asphodeloides Bunge)", 2004/Tập 30/Số 4 trang 8-14
5. Ngô Đức Trọng (2008), luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu hoá học và nhận
dạng một số nhóm chất trong cây chó đẻ răng cưa Phyllathus urinaria
L.,Euphorbiaceae”,
II. Tài liệu tiếng Anh
6. Chapman & Hall/CRC, DNP on CD – ROM, 1982-2006.
7. R. K. Chudhljri and S. Ghosal “ Xanthones of Canscora decussata
Schult”.Phytochemistry 1971, 10, pp 2425- 2432.
8. Shibnath Ghosal and Ratan Kumar Chaudhuiu, “New tetraoxygenated
xanthones of Canscora decussata Schult”. Phytochemistry 1973, 12, pp
2035-2038
9. Shibnath Ghosal, Ratan K. chaudhuri and Amar Nath. “Lanostane triterpenes
of Canscora decussata”. Phytochemistry 1973, 12, pp 1763-1766.
10 Ghosal S, Chaudhuri RK, Nath A. “Chemical constituents of the roots of
Canscora decussata”. Part II. J.Chem Soc 1971; 48; 589-592
11. Shibnath Ghosal and Kanika Biswas.“Two new 1,3,5,6,7-
pentaoxygenated xanthones from Canscora decussata”.
Phytochemistry 1979, 18, pp1029- 1031.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
12. Shibnath Ghosal, Rama Ballava P.S. Chauhan, Kanika Biswas and Ratan
K. Chaudhuri. "New1,3,5-trioxygenated xanthones in Canscora
decussata". Phytochemistry 1976,15, pp 1041-1043
13. Ghosal S, Singh AK, Chaudhuri RK. “Chemical constituents of
Gentianaceae XX: Natural occurrence of (-) loliolide in Canscora
decussata”. J Pharm Sci 1976; 65; 1549-1551
14. Ghosal, S. et al., J . Pharm. Sci., 1973, 62, 137-138
15. Ghosal, S. et al., J. Indian Chem. Soc, 1971, 48, 589
16 Bhattacharya SK, Ghosal S, Chaudhuri RK, Sanyal AK. C. decussata
(Gentianaceae) Xanthones 3 Pharmacological Studies. J Pharm. Sci
1972; 61;1838-1849.
17. Goat J.L., Akihisa T. (1997), “Analysis of steroit frest ed”,
Phytochemistry, pp.324.
18. Ghosal S, Chaudhuri RK, Nath A. “Chemical constituents of
Gentianaceae IV New Xanthone of Canscora decussata”. J Pharm Sci
1973; 62;137-139.
19. Ghosal S, Biswas K, Chaudhuri RK. “Chemical constituents of
Gentianaceae part 22, structure of new 1, 3, 5-tri and 1, 3, 5, 6, 7-penta
oxygenated xanthones Canscora decussata Schult”. J Pharm Sci
1977;14;1597-1605
20. Babita Madan, B.C.Mandal, Sarvesh Kumar and B. Shosh, "Canscora
decussata (Roxb.) Schult. (Gentianaceae) inhibits LPS-induced
expression of ICAM-1 and E-selectin on endothelial cells and
carageenan-induced paw-edema in rats". Journal of
Ethnopharmacology, 2003; 89; pp 211-216
21. Kanamori, H. et al., Chem. Pharm. Bull., 1984; 32; 2290
22. Ho Ting Nung ( 1988), "Flora seipublicae popularis sinacae", tập 2.
Saence press.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
23. He Q, HeL, Xu, Deng B. " Effect of xanthone from Canscora
lucidissima on cultured myocytes anoxia-reoxygenation injuries",
Zhong Yao Cai 2000, Jul;23(7):399-401
24. He Q, He Q, Xu S, Peng B. " Mechanism of Canscora lucidissima xanthones
against arrhythmia induced by myocardial ischemia-reperfusion in rats"
Zhongguo Zhong Yao Za Zhi 1998 Sep;23(9):556-557
25. Hong.D, “trihyđroxyxanthone in plant canscora decussata”.
Phytochemistry, 2004, Vol.60, pp 2293-2300
26 Ghosal S, Biswas K, Chaudhuri RK. “Chemical constituents of
Gentianaceae XXIV: Anti-mycobacterium tuberculosis activity of
naturally occurring xanthones and synthetic analogs”
J Pharm Sci 1978; 67; 721-722.
27 Madan B, Mandal BC, Kumar S, Ghosh B. Canscora decussata (Roxb.)
Schult. (Gentianaceae) inhibits LPS-induced expression of ICAM-1 and
E-selectin on endothelial cells and carageenan-induced paw-edema in
rats. J. Ethnopharma 2003;89;211-216.
28 Neeraj K. Sethiya , Alok Nahata , V. K. Dixit
"Simultaneous spectrofluorimetric determination of scopoletin and
mangiferin in a methanolic extract of Canscora decussata Schult".
Asian journal of traditional medicines 2008 3 (6); pp 224-229
29. Yang Dong Mei, Shi Bo Xu "Journal of Guangdong University of
Pharmacy". 2001; 3; vol.19
30 Devendra K, Bhardwaj, Rakeesh K, Jain and Chander K.Mehta.
"1-Hidroxy-3,7-dimethoxy-6-acetoxyxanthone,1 new xanthone from
Lawsonia inermis"
Phytochemistry, 1978, Vol.17, pp 1400- 1410
31 Yukinobu Ikeya, Ko Sugama, Minoru and Hiroshi Mitsuhashi
"Two xanthones from Polygala tenuifolia"
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
Phytochemistry, 1991, Vol.30, No.6, pp 2061- 2065
III. Các trang web
32. http:/www.freshpatents.com/Pharmaceutical-canscora-diffusa-
containing- composition-dt20080814ptan20080193567.php
33. Magiferin - Thuốc biệt dược điều trị bệnh da liễu
34. Sinh học Việt Nam,
go=page&name=Pag es1&pid=76
35. Thầy thuốc của bạn,
36. Trung tâm dữ liệu thực vật Việt Nam.
htpp//www.botanyvn.com/cnt.asp?param=edir&list=species&fl=C&pg=7
35. Vietgle-Tri thức việt-Canscora decussata.
36. Vietgle-Tri thức việt-Canscora diffusa.
39. Vietgle -Tri thức việt-Canscora.
40. Vietgle -Tri thức việt-Canscora lucidissima.
41. Ứng dụng của Mangiferin trong mỹ phẩm.
ferin&stemming=on, ngày 03/5/2008
42. Ứng dụng của các xanthon.
41. Y học cổ truyền Tuệ Tĩnh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
PHỤ LỤC
I. Phổ chất Nonacosan-1-ol C 29H59OH (CH-1)
Phổ IR ........................................................................
Phổ 1H-NMR ......................................................................
73
84
II. Phổ chất chất -Sitosterol (CH-2) C 29H50O (CH-2)
Phổ 1H-NMR .......................................................................
Phổ 13C-NMR .....................................................................
Phổ DEPT ...........................................................................
76
79
81
III. Phổ chất 1-hiđroxy-3,7,8-trimethoxy xanthon (CH.3)
Phổ IR ..............................................................................................
Phổ 1H-NMR ......................................................................
Phổ 13C-NMR .....................................................................
Phổ DEPT ............................................................................
Phổ HSQC ...........................................................................
Phổ HMBC
83
84
87
90
91
93
IV Phổ chất 1-hiđroxy-3,5,-đimethoxy xanthon (CH.4)
Phổ IR ..............................................................................................
Phổ 1H-NMR ......................................................................
Phổ 13C-NMR .....................................................................
Phổ DEPT ............................................................................
95
96
99
102
V Phổ chất 1,7-đihiđroxy-3-methoxy xanthon (E1)
Phổ 1H-NMR ......................................................................
Phổ 13C-NMR ......................................................................
Phổ DEPT ............................................................................
Phổ HSQC ...........................................................................
Phổ HMBC ....................................................................................
104
107
110
112
114
VI Phổ chất 1,7-đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon (E2)
Phổ IR .........................................................................................
Phổ 1H-NMR ......................................................................
Phổ 13C-NMR ......................................................................
Phổ DEPT ............................................................................
Phổ HSQC ...........................................................................
Phổ HMBC ....................................................................................
116
117
120
123
125
127
VII. Kết quả thử hoạt tính kháng khuẩn của dịch chiết tổng từ
cây xuyên tâm thảo
130
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
I. Phổ chất nonacosan-1-ol (C29H59OH)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
II. Phổ chất β-Sitosterol hay stigmast-5-en-3-ol (C29H50O) (CH.2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
III. Phổ chất 1-hiđroxy-3,7,8-trihiđroxy xanthon (CH.3)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
95
IV. Phổ chất 1-hiđroxy-3,5-đihiđroxy xanthon (CH.4)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
96
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
97
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
99
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
100
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
101
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
102
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
103
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
104
V. Phổ chất 1,7- đihiđroxy-3-methoxyxanthon
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
105
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
106
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
107
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
108
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
109
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
110
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
111
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
112
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
113
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
114
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
115
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
116
VI. Phổ chất 1,7-đihiđroxy-3,6-đimethoxy xanthon (E2)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
117
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
118
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
119
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
120
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
121
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
122
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
123
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
124
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
125
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
126
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
127
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
128
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
129
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
130
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LV2010_SP_HoangthiYen.pdf