Tài liệu Luận văn Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh: TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU QUY LUẬT
THAY ĐỔI GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU
THUỘC NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC LÊ TRƯƠNG LINH THOẠI
Mã số SV: 4054275.
Lớp: Kinh tế nông nghiệp.
Khóa: 31.
CẦN THƠ – 2009
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy Trương Đông Lộc. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình chỉ dẫn
để em hoàn thành đề tài này. Kính chúc thầy cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt.
Cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn chân thành của mình đến tất cả các thầy
cô của trường Đại Học Cần Thơ, nhất là các thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh cùng các bạn học đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài
cũng như trong suốt 4 năm học tại trường. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức
khỏe. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công.
Cần thơ, ngày 28 ...
76 trang |
Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU QUY LUẬT
THAY ĐỔI GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU
THUỘC NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM
TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.
Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. TRƯƠNG ĐÔNG LỘC LÊ TRƯƠNG LINH THOẠI
Mã số SV: 4054275.
Lớp: Kinh tế nông nghiệp.
Khóa: 31.
CẦN THƠ – 2009
LỜI CẢM TẠ
Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy Trương Đông Lộc. Em xin chân thành cảm ơn thầy đã tận tình chỉ dẫn
để em hoàn thành đề tài này. Kính chúc thầy cùng gia đình sức khỏe, hạnh phúc
và thành đạt.
Cuối cùng, em xin gởi lời cảm ơn chân thành của mình đến tất cả các thầy
cô của trường Đại Học Cần Thơ, nhất là các thầy cô khoa Kinh Tế - Quản Trị
Kinh Doanh cùng các bạn học đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện đề tài
cũng như trong suốt 4 năm học tại trường. Kính chúc quý thầy cô dồi dào sức
khỏe. Chúc các bạn gặt hái được nhiều thành công.
Cần thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Lê Trương Linh Thoại.
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập
và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề
tài nghiên cứu khoa học nào.
Cần Thơ, ngày 28 tháng 04 năm 2009.
Sinh viên thực hiện
Lê Trương Linh Thoại.
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2009.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2009.
Giáo viên hướng dẫn
TS. Trương Đông Lộc.
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày tháng năm 2009.
Giáo viên phản biện.
DANH MỤC BIỂU BẢNG
Trang
Bảng 1: Kết quả chạy mô hình OLS của cổ phiếu AGF............................................30
Bảng 2: Kết quả chạy mô hình GARCH của cổ phiếu AGF ....................................31
Bảng 3: Kết quả chạy mô hình OLS của cổ phiếu BBC............................................33
Bảng 4: Kết quả chạy mô hình GARCH của cổ phiếu BBC .....................................34
Bảng 5: Kết quả chạy mô hình OLS của cổ phiếu CAN ...........................................36
Bảng 6: Kết quả chạy mô hình GARCH của cổ phiếu CAN.....................................37
Bảng 7: Kết quả chạy mô hình OLS của cổ phiếu NKD ...........................................39
Bảng 8: Kết quả chạy mô hình GARCH của cổ phiếu NKD ....................................40
Bảng 9: Kết quả chạy mô hình OLS của cổ phiếu VNM ..........................................42
Bảng 10: Kết quả chạy mô hình GARCH của cổ phiếu VNM ..................................43
Bảng 11: Tóm tắt kết quả nghiên cứu........................................................................44
DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 1: Sơ đồ tổ chức Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM .....................................22
Hình 2: Biểu đồ giá cổ phiếu AGF ............................................................................29
Hình 3: Biểu đồ giá cổ phiếu BBC ............................................................................32
Hình 4: Biểu đồ giá cổ phiếu CAN............................................................................35
Hình 5: Biểu đồ giá cổ phiếu NKD ...........................................................................38
Hình 6: Biểu đồ giá cổ phiếu VNM ...........................................................................41
MỤC LỤC
Trang
Chương 1: GIỚI THIỆU ...........................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung.............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3.1. Không gian ...................................................................................................2
1.3.2. Thời gian ......................................................................................................2
1.4. Cấu trúc của luận văn............................................................................................2
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......3
2.1. Phương pháp luận .................................................................................................3
2.1.1. Một số khái niệm..........................................................................................3
2.1.2. Các chỉ số thường gặp ..................................................................................5
2.2. Lược khảo tài liệu .................................................................................................7
2.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................7
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................7
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu .....................................................................7
Chương 3: TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ CÁC CỔ PHIẾU ĐƯỢC NGHIÊN CỨU .....................................10
3.1. Tổng quan TTCK Việt Nam ...............................................................................10
3.1.1. Sự ra đời của TTCK Việt Nam ..................................................................10
3.1.2. Chức năng cơ bản của TTCK.....................................................................11
3.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK.......................................................................12
3.1.4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK Việt Nam ............................15
3.1.5. Cấu trúc TTCK...........................................................................................16
3.2. Sở giao dịch chứng khoán TPHCM ....................................................................17
3.2.1 Quyền hạn và nghĩa vụ................................................................................17
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................19
3.2.3. Điều kiện công ty cổ phần được niêm yết cổ phiếu trên SGDCK
thành phố Hồ Chí Minh.............................................................................23
3.3. Tổng quan các cổ phiếu được nghiên cứu trong đề tài .......................................23
3.3.1. Cổ phiếu AGF ............................................................................................23
3.3.2. Cổ phiếu BBC ............................................................................................24
3.3.3. Cổ phiếu CAN ............................................................................................25
3.3.4. Cổ phiếu NKD............................................................................................26
3.3.5. Cổ phiếu VNM ...........................................................................................27
Chương 4: QUY LUẬT THAY ĐỔI GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU
THUỘC NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM..........................................29
4.1. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu AGF ............................................................29
4.2. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu BBC ............................................................32
4.3. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu CAN ............................................................35
4.4. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu NKD............................................................38
4.5. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu VNM ...........................................................41
Chương 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY
SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TTCK VIỆT NAM .........................46
5.1. Những hạn chế của quy luật thay đổi giá và TTCK VN ....................................46
5.2. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững TTCK VN............47
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..............................................................49
6.1. Kết luận ...............................................................................................................49
6.2. Kiến nghị.............................................................................................................49
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 1 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Chương 1
GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một
nước công nghiệp phát triển đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng cao của nền kinh tế. Do đó, Việt Nam cần có chính sách huy động tối đa
mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước cho đầu tư phát triển. Chính vì thế, việc
thành lập thị trường chứng khoán (TTCK) ở Việt Nam là một tất yếu khách quan,
nhất là khi Việt Nam bước vào tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Sau hơn tám năm hoạt động, TTCK đã phát huy được các chức năng của
mình đối với nền kinh tế, đồng thời có được những bước phát triển vượt bậc, đưa
Việt Nam trở thành một quốc gia năng động. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của
Trương Đông Lộc (2006) về TTCK ở Việt Nam thì đây vẫn là một thị trường không
hiệu quả tức là giá các cổ phiếu có thể dự báo được hay nói cách khác, nó tuân theo
những quy luật nhất định. Chẳng hạn như ảnh hưởng của ngày trong tuần đến giá cổ
phiếu; giá cổ phiếu trên thị trường OTC thường rẻ hơn trước khi được niêm yết…
Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về các hiện tượng mang tính quy luật
như nghiên cứu của Boudreaux (1995) về ảnh hưởng của tháng đến thị trường chứng
khoán ở 7 quốc gia: Đan Mạch, Pháp, Đức, Na-uy, Singapore/Maylasia, Tây Ban
Nha và Thụy Sĩ; nghiên cứu của Rosenberg (2004) về ảnh hưởng của tháng đến lợi
nhuận cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ. Tuy nhiên, theo sự hiểu biết của
em thì ở Việt Nam chưa có nghiên cứu nào về các quy luật được công bố. Vì vậy,
việc đưa ra một nghiên cứu về quy luật thay đổi giá là thật sự cần thiết bởi vì khi
hiểu được quy luật này, các nhà đầu tư sẽ có định hướng chính xác hơn trong việc
đầu tư của mình, do đó hạn chế được những rủi ro đáng tiếc. Với ý nghĩa thiết thực
như thế, em đã mạnh dạn chọn đề tài “Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ
phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm trên sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ
Chí Minh”.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 2 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực
phẩm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu sự phát triển của TTCK Việt Nam.
- Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực
phẩm trên sàn HOSE.
- Đề ra một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của
TTCK Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Không gian
Nghiên cứu 5 cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm được niêm yết tại sở
giao dịch chứng khoán TPHCM.
1.3.2. Thời gian
Số liệu thu thập là giá các cổ phiếu từ lúc được niêm yết đến hết ngày
31/12/2008.
1.4. Cấu trúc của luận văn
Chương 1: Giới thiệu.
Chương 2: Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam và các cổ phiếu
được nghiên cứu.
Chương 4: Quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực
phẩm.
Chương 5: Một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững TTCK
Việt Nam.
Chương 6: Kết luận và kiến nghị.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 3 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương hai tác giả sẽ nêu một số khái niệm về các thuật ngữ chuyên
dụng nhằm giúp người đọc hiểu được ý nghĩa của các thuật ngữ này; đồng thời cách
thức thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu cũng được tác giả mô tả một cách
cụ thể. Ngoài ra, các nghiên cứu trước đây có liên quan đến đề tài sẽ được trình bày
khái quát thông qua phần lược khảo tài liệu.
2.1. Phương pháp luận
2.1.1. Một số khái niệm
Thị trường chứng khoán: là nơi mua bán các loại giấy tờ có giá (còn gọi là
chứng khoán) một cách có tổ chức trong một hệ thống luật chặt chẽ. Thị trường
chứng khoán là nơi tập hợp những tổ chức chuyên nghiệp gọi là định chế tài chính
(công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, ngân hàng giám sát...) để vận hành và tổ chức các
hoạt động đặc biệt tạo ra cách dẫn và kênh dẫn an toàn từ người có vốn nhàn rỗi gọi
là nhà đầu tư đến nơi cần các lượng vốn lớn và dài hạn trong toàn xã hội.
Sở giao dịch chứng khoán: là nơi cung cấp địa điểm cho TTCK hoạt động.
Ở đây người mua và người bán sẽ gặp nhau cũng giống như chúng ta muốn mua
hàng thì phải đến chợ để mua. Có thể nói, hầu hết các giao dịch chủ yếu của TTCK
đều diễn ra tại sở giao dịch chứng khoán.
Chứng khoán: là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận quyền và lợi ích
hợp pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát
hành. Chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư và các loại
chứng khoán khác.
Vốn của công ty cổ phần được chia nhỏ thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ
phần.
Lưu ký chứng khoán: là việc gửi chứng chỉ chứng khoán như tờ cổ phiếu,
trái phiếu, hoặc các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sở hữu chứng khoán
vào hệ thống lưu ký. Chứng khoán đã lưu ký sẽ được ghi nhận vào tài khoản lưu ký
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 4 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
chứng khoán đứng tên nhà đầu tư. Khi chứng khoán được giao dịch, tài khoản của
nhà đầu tư sẽ được ghi tăng hoặc giảm mà không cần phải trao tay tờ chứng chỉ
chứng khoán. Lưu ký chứng khoán là bắt buộc trước khi muốn chứng khoán được
giao dịch qua sàn giao dịch của Trung tâm giao dịch chứng khoán, nó như một bước
khởi đầu nhằm tiện lợi và đơn giản hóa các thủ tục về sau.
Cổ phiếu: là chứng chỉ do công ty cổ phần phát hành xác nhận quyền sở hữu
cổ phần của người nắm giữ cổ phiếu trong công ty. Người sở hữu cổ phiếu là cổ
đông của công ty cổ phần. Cổ phiếu được chia thành hai loại là cổ phiếu ưu đãi và
cổ phiếu phổ thông.
Cổ phiếu ưu đãi: là cổ phiếu mà người sở hữu nó được hưởng cổ tức cố định
hàng năm, không phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Cổ đông
sở hữu cổ phiếu này sẽ được ưu tiên chia lợi tức trước và được ưu tiên chia tài sản
trong trường hợp công ty bị phá sản. Tuy nhiên, các cổ đông này sẽ bị hạn chế về
quyền lợi đó là không được quyền biểu quyết để quyết định chiến lược của công ty
tại đại hội đồng cổ đông.
Cổ phiếu phổ thông: đây là loại cổ phiếu mang tính rủi ro cao. Cổ tức của cổ
phiếu phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Cổ đông sở hữu cổ
phiếu này là người sau cùng được phân chia tài sản còn lại trong trường hợp công ty
bị phá sản. Tuy nhiên, các cổ đông này được xem là người chủ sở hữu công ty và
được quyền biểu quyết đối với các quyết định lớn của công ty.
Cổ tức: là khoản tiền hàng năm công ty cổ phần phân phối cho cổ đông như
là một khoản lãi. Việc chi trả cổ tức do hội đồng quản trị quyết định. Nếu trong năm,
công ty có lợi nhuận, thì cổ tức được trích ra từ khoản lợi nhuận đó. Trong một số
trường hợp công ty không có lợi nhuận trong năm, nhưng công ty vẫn chi trả cổ tức
từ khoản vay ngân hàng.
Tính thanh khoản: tính thanh khoản (tính lỏng) của một chứng khoán là khả
năng chuyển đổi chứng khoán đó sang tiền mặt trong một thời gian ngắn và không
có rủi ro sút giảm giá trị tiền tệ của chứng khoán đó. Tính lỏng của chứng khoán thể
hiện qua việc chứng khoán đó được mua bán, trao đổi trên thị trường.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 5 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Thị trường hiệu quả: là thị trường trong đó giá cả của chứng khoán đã phản
ánh đầy đủ, tức thời tất cả thông tin hiện có trên thị trường. Việc giá tăng hay giảm
là do thị trường phản ứng đối với các thông tin mới, mà thông tin mới thì không thể
dự báo được.
Thị trường không hiệu quả (thị trường hiệu quả ở mức độ yếu): là thị
trường mà ở đó giá cả của chứng khoán có thể dự báo được.
2.1.2. Các chỉ số thường gặp
2.1.2.1. Chỉ số EPS
Đây là phần lợi nhuận mà công ty phân bổ cho mỗi cổ phần thông thường
đang được lưu hành trên thị trường. EPS được sử dụng như một chỉ số thể hiện khả
năng kiếm lợi nhuận của doanh nghiệp, thường được tính bởi công thức:
EPS = (Thu nhập ròng - cổ tức cổ phiếu ưu đãi)/lượng cổ phiếu bình quân
đang lưu hành.
Vì lượng cổ phiếu thường xuyên thay đổi theo thời gian nên khi tính EPS, để
chính xác hơn, người ta sử dụng lượng cổ phiếu lưu hành bình quân trong kỳ. Tuy
nhiên, trên thực tế người ta thường hay đơn giản hóa việc tính toán bằng cách sử
dụng số cổ phiếu đang lưu hành vào thời điểm cuối kỳ.
EPS là bộ phận chủ yếu cấu thành tỷ lệ P/E, đồng thời hệ số này cũng được
coi là biến số quan trọng trong việc tính toán và so sánh giá cổ phiếu. Ví dụ, hai
doanh nghiệp có cùng tỷ lệ EPS nhưng một trong hai có thể có ít cổ phần hơn, tức là
doanh nghiệp này sử dụng vốn hiệu quả hơn. Nếu như các yếu tố khác là cân bằng
thì doanh nghiệp có ít cổ phần hơn sẽ tốt hơn doanh nghiệp còn lại. Tuy nhiên,
doanh nghiệp có thể lợi dụng các kỹ thuật tính toán để đưa ra EPS hấp dẫn, do đó
nhà đầu tư không nên dựa vào một thước đo tài chính duy nhất, mà nên kết hợp với
các bảng phân tích tài chính và các hệ số tài chính khác.
2.1.2.2. Chỉ số P/E
Đây là một trong những chỉ số phân tích quan trọng trong quyết định đầu tư
chứng khoán của nhà đầu tư. Thu nhập từ cổ phiếu sẽ có ảnh hưởng quyết định đến
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 6 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
giá thị trường của cổ phiếu đó. Hệ số P/E đo lường mối quan hệ giữa giá thị trường
và thu nhập của mỗi cổ phiếu (EPS), được tính bởi công thức:
EPS
PEP
Trong đó, giá thị trường P của cổ phiếu là giá mà cổ phiếu đang được mua
bán ở thời điểm hiện tại; thu nhập của mỗi cổ phiếu EPS là phần lợi nhuận ròng sau
thuế mà công ty chia cho các cổ đông, thường trong năm tài chính gần nhất.
Ví dụ: giá một cổ phiếu CAN là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3
đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (tức 60/3). Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20
đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/E giảm xuống còn 18 có nghĩa là
nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận.
2.1.2.3. Chỉ số P/B
Chỉ số P/B là tỷ lệ được sử dụng để so sánh giá của một cổ phiếu với giá trị
ghi sổ của cổ phiếu đó. Tỷ lệ này được tính toán bằng cách lấy giá đóng cửa hiện tại
của cổ phiếu chia cho giá trị ghi sổ tại quý gần nhất của cổ phiếu đó.
Công thức tính như sau:
Giá cổ phiếu
P/B =
Tổng giá trị tài sản – giá trị tài sản vô hình – nợ
Ví dụ: Giả sử một công ty có giá trị tài sản ghi nhận trên bảng cân đối kế toán
là 200 tỷ đồng, tổng nợ 150 tỷ đồng, như vậy giá trị ghi sổ của công ty là 50 tỷ .
Hiện tại công ty có 2 triệu cổ phiếu đang lưu hành, như vậy giá trị ghi sổ của mỗi cổ
phiếu là 25.000 đồng. Nếu giá thị trường của cổ phiếu đang là 75.000 đồng thì P/B
của cổ phiếu được tính như sau: P/B = 75.000/25.000 = 3.
2.1.2.4. Chỉ số P/S
Đây là xác suất an toàn trong kinh doanh (Tỷ số giá trên doanh thu thuần).
Trong kinh doanh nếu công ty nào có chỉ số P/S thấp thì cần phải có những chiến
lược hợp lý để tăng lợi nhuận. Nếu không, công ty sẽ gặp rất nhiều khó khăn trên thị
trường.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 7 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
2.2. Lược khảo tài liệu
Rosenberg (2004) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của tháng đến lợi nhuận cổ
phiếu trên thị trường chứng khoán Mỹ. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này
là giá của cổ phiếu theo thời gian với tần số ngày của các cổ phiếu được niêm yết
trên thị trường chứng khoán Mỹ từ tháng 7 năm 1962 đến tháng 12 năm 1993. Bằng
cách sử dụng mô hình kiểm định GARCH, tác giả đã kết luận rằng lợi nhuận của các
cổ phiếu trong nửa tháng cuối thì thấp hơn trong nửa tháng đầu, đồng thời cũng
chứng minh được sự ảnh hưởng của tháng có liên kết với chu kỳ kinh tế.
Boudreaux (1995) đã nghiên cứu sự ảnh hưởng của tháng đến thị trường
chứng khoán ở 7 quốc gia là Đan Mạch, Pháp, Đức, Na-uy, Singapore/Maylasia,
Tây Ban Nha và Thụy Sĩ. Số liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là giá thị
trường từ ngày 4 tháng 3 năm 1978 đến ngày 30 tháng 12 năm 1992, được cung cấp
từ CIP (Capital International Perspective), có trụ sở chính đặt tại Geneve, Thụy Sĩ.
Áp dụng kiểm định tự tương quan và kiểm định chuỗi, tác giả đã chứng minh được
thị trường của 3 trong 7 quốc gia được nghiên cứu là Đan Mạch, Na-uy và Đức chịu
ảnh hưởng tích cực của tháng còn sự ảnh hưởng tiêu cực của tháng được tìm thấy ở
thị trường Singapore/Malaysia. Đồng thời ông cũng chỉ ra rằng mặc dù ảnh hưởng
của tháng giêng có ý nghĩa nhưng nó không thể giải thích cho sự hiện diện của ảnh
hưởng tháng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Số liệu để nghiên cứu là giá theo ngày của 5 cổ phiếu từ khi được niêm yết
(năm 2005 trở về trước) đến hết ngày 31/12/2008, được thu thập từ website
của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Chứng Khoán Ngân
Hàng Đầu Tư và Phát Triển.
2.3.2. Phương pháp phân tích số liệu
Lợi nhuận của các cổ phiếu trong nghiên cứu này được tính toán từ giá đóng
cửa của các cổ phiếu. Lợi nhuận được tính như sau:
Rt = log (Pt) – log (Pt – 1) = log (Pt / Pt – 1)
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 8 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Trong đó :
Rt : lợi nhuận của cổ phiếu (ở đây được tính như phần trăm thay đổi
của giá).
Pt : giá đóng cửa của cổ phiếu tại thời điểm t.
Pt -1 : giá đóng cửa của cổ phiếu tại thời điểm t-1.
Mô hình OLS có dạng :
Rit = α1D1t + α2D2t + α3D3t + α4D4t + α5D5t + α6D6t + α7D7t + α8D8t
+ α9D9t + α10D10t + α11D11t + α12D12t + εt
Trong đó:
Ri: lợi nhuận của cổ phiếu i (i = 1 5).
εt : dư số
D1, D2, D3 … D12 là các biến giả được xác định như sau :
khácthángcác
thángchoD 0
11
1
khácthángcác
thángchoD 0
21
2
……...………………
khácthángcác
thángchoD 0
111
11
khácthángcác
thángchoD 0
121
12
Hạn chế của mô hình OLS là phần dư số thường không thỏa điều kiện của mô
hình. Do đó, nếu kết quả mô hình OLS đạt yêu cầu thì kết quả này sẽ được sử dụng
để nghiên cứu. Nếu không đạt yêu cầu, đề tài sẽ sử dụng thêm mô hình GARCH.
Mô hình GARCH ban đầu được giới thiệu bởi Engle năm 1982 sau đó được
Bollerslev tổng quát vào năm 1986. Mô hình GARCH đơn giản nhất là
GARCH(1,1). Mô hình này có dạng :
Rit = α1D1t + α2D2t + α3D3t + α4D4t + α5D5t + α6D6t + α7D7t + α8D8t
+ α9D9t + α10D10t + α11D11t + α12D12t + εt (1)
2
11 ttt hh (2)
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 9 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Trong đó :
(1) là phương trình kỳ vọng với biểu thức sai số
Ri: lợi nhuận của cổ phiếu i (i = 1 5).
εt : dư số
D1, D2, D3 … D12 là các biến giả được xác định như sau :
khácthángcác
thángchoD 0
11
1
khácthángcác
thángchoD 0
21
2
……...………………
khácthángcác
thángchoD 0
111
11
khácthángcác
thángchoD 0
121
12
(2) là phương trình phương sai có điều kiện, đây là một hàm gồm 3 biến :
Kỳ vọng :
Phần dư từ phương trình kỳ vọng: 2 1t
Phương sai dự báo ở giai đoạn trước: 1th
Sau khi chạy mô hình GARCH, tác giả sẽ so sánh kết quả với mô hình OLS.
Nếu mô hình GARCH cho kết quả tốt hơn thì kết quả này sẽ được chọn để nghiên
cứu.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 10 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
VÀ CÁC CỔ PHIẾU ĐƯỢC NGHIÊN CỨU.
Chương này sẽ giúp cho người đọc hiểu được những nét cơ bản về TTCK
Việt Nam, cụ thể là TTCK Việt Nam ra đời khi nào?, các chức năng cơ bản của
TTCK là gì?, chủ thể tham gia trên TTCK bao gồm những ai?, hoạt động của TTCK
Việt Nam tuân theo những nguyên tắc nào?… Đồng thời, chương 3 cũng giới thiệu
sơ lược về SGDCK TPHCM và các cổ phiếu được nghiên cứu trong đề tài.
3.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam
3.1.1. Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam
Để thực hiện mục tiêu đến năm 2020 phấn đấu đưa Việt Nam trở thành một
nước công nghiệp phát triển đòi hỏi trong nước phải có một nguồn vốn lớn để đáp
ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế. Vì vậy, Việt Nam cần phải có chính
sách huy động tối đa mọi nguồn lực tài chính trong và ngoài nước để chuyển các
nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế thành nguồn vốn đầu tư và thị trường chứng
khoán tất yếu sẽ ra đời vì nó giữ vai trò quan trọng đối với việc huy động vốn trung
và dài hạn cho hoạt động kinh tế.
Nhận thức rõ việc xây dựng thị trường chứng khoán là một nhiệm vụ chiến
lược có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tiến trình xây dựng và phát triển đất
nước, trước yêu cầu đổi mới và phát triển kinh tế, phù hợp với các điều kiện kinh tế-
chính trị và xã hội trong nước và xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, trên cơ sở tham
khảo có chọn lọc các kinh nghiệm và mô hình thị trường chứng khoán trên thế giới,
thị trường chứng khoán Việt Nam đã ra đời.
Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa
vào vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh ngày
20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 11 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
3.1.2. Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán
3.1.2.1. Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế
Khi các nhà đầu tư mua chứng khoán do các công ty phát hành, số tiền nhàn
rỗi của họ được đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và qua đó góp phần mở rộng
sản xuất xã hội. Thông qua TTCK, Chính phủ và các chính quyền ở địa phương
cũng huy động được các nguồn vốn cho mục đích sử dụng và đầu tư phát triển hạ
tầng kinh tế, phục vụ các nhu cầu chung cho xã hội.
3.1.2.2. Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng
TTCK cung cấp cho công chúng một môi trường đầu tư lành mạnh với các cơ
hội lựa chọn phong phú. Các loại chứng khoán trên thị trường rất khác nhau về tính
chất, thời hạn và độ rủi ro, cho phép các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hàng hóa
phù hợp với khả năng, mục tiêu và sở thích của mình.
3.1.2.3.Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán
Nhờ có TTCK các nhà đầu tư có thể chuyển đổi các chứng khoán họ sở hữu
thành tiền mặt hoặc các loại chứng khoán khác khi họ muốn. Khả năng thanh khoản
là một trong những đặc tính hấp dẫn của chứng khoán đối với người đầu tư. Đây là
yếu tố cho thấy tính linh hoạt, an toàn của vốn đầu tư. TTCK hoạt động càng năng
động và có hiệu quả thì tính thanh khoản của các chứng khoán giao dịch trên thị
trường càng cao.
3.1.2.4. Đánh giá hoạt động doanh nghiệp
Thông qua chứng khoán, hoạt động của các doanh nghiệp được phản ánh một
cách tổng hợp và chính xác, giúp cho việc đánh giá và so sánh hoạt động của các
doanh nghiệp được nhanh chóng và thuận lợi, từ đó cũng tạo một môi trường cạnh
tranh lành mạnh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, kích thích áp dụng công nghệ
mới, cải tiến sản phẩm.
3.1.2.5. Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế
vĩ mô
Các chỉ báo của TTCK phản ánh động thái của nền kinh tế một cách nhạy bén
và chính xác. Giá các chứng khoán tăng lên cho thấy đầu tư đang mở rộng, nền kinh
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 12 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
tế tăng trưởng, ngược lại giá chứng khoán giảm sẽ cho thấy các dấu hiệu tiêu cực
của nền kinh tế. Vì thế, TTCK được gọi là phong vũ biểu của nền kinh tế và là một
công cụ quan trọng giúp Chính phủ thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô. Thông
qua TTCK, Chính phủ có thể mua và bán trái phiếu Chính phủ để tạo ra nguồn thu
bù đắp thâm hụt ngân sách và quản lý lạm phát. Ngoài ra, Chính phủ cũng có thể sử
dụng một số chính sách, biện pháp tác động vào TTCK nhằm định hướng đầu tư
đảm bảo cho sự phát triển cân đối của nền kinh tế.
3.1.3. Các chủ thể tham gia TTCK
Các tổ chức và cá nhân tham gia TTCK có thể được chia thành 3 nhóm sau: chủ
thể phát hành, chủ thể đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.
3.1.3.1. Chủ thể phát hành
Chủ thể phát hành là người cung cấp chứng khoán - hàng hóa của thị trường
chứng khoán. Các chủ thể phát hành bao gồm: chính phủ, các doanh nghiệp và một
số tổ chức khác như các quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian…
- Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính
phủ, trái phiếu địa phương, trái phiếu công trình, tín phiếu kho bạc.
- Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.
- Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như trái phiếu,
các chứng chỉ thụ hưởng… phục vụ cho mục tiêu huy động vốn và phù hợp với đặc
thù hoạt động của họ theo luật định.
3.1.3.2. Nhà đầu tư
Là những người có vốn nhàn rỗi và có nhu cầu mua bán, trao đổi chứng
khoán trên TTCK nhằm kiếm lời. Các nhà đầu tư quyết định tham gia đầu tư vào
chứng khoán nhằm một số mục đích như hưởng lợi tức, hưởng lãi suất, hưởng chênh
lệch giá chứng khoán trên TTCK và nắm quyền quản lý kiểm soát tổ chức phát
hành. Các nhà đầu tư gồm: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.
Nhà đầu tư cá nhân: là các cá nhân và hộ gia đình, những người có vốn nhàn
rỗi tạm thời, tham gia mua bán trên TTCK với mục đích tìm kiếm lợi nhuận. Tuy
nhiên, trong đầu tư thì lợi nhuận lại luôn gắn với rủi ro, kỳ vọng lợi nhuận càng cao
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 13 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
thì chấp nhận rủi ro càng lớn. Chính vì vậy, các nhà đầu tư cá nhân luôn phải lựa
chọn các hình thức đầu tư phù hợp với khả năng cũng như mức độ chấp nhận rủi ro
của mình.
Nhà đầu tư có tổ chức: là các định chế đầu tư, thường xuyên mua bán chứng
khoán với số lượng lớn trên thị trường. Một số nhà đầu tư chuyên nghiệp chính trên
TTCK là các ngân hàng thương mại, công ty chứng khoán, công ty đầu tư, các công
ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ, các quỹ lương hưu và các quỹ bảo hiểm xã hội khác.
Đầu tư thông qua các tổ chức đầu tư có ưu điểm là có thể đa dạng hóa danh mục đầu
tư và các quyết định đầu tư được thực hiện bởi các chuyên gia có chuyên môn và
kinh nghiệm.
3.1.3.3. Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán
Cơ quan quản lý và giám sát hoạt động TTCK
Lịch sử hình thành và phát triển TTCK đã cho thấy, đầu tiên TTCK hình
thành một cách tự phát khi có sự xuất hiện của cổ phiếu và trái phiếu và hầu như
chưa có sự quản lý. Nhưng nhận thấy cần có sự bảo vệ lợi ích cho các nhà đầu tư và
đảm bảo sự hoạt động của thị trường được thông suốt, ổn định và an toàn, bản thân
các nhà kinh doanh CK và các quốc gia có TTCK hoạt động cho rằng cần phải có cơ
quan quản lý và giám sát về hoạt động phát hành và kinh doanh chứng khoán. Chính
vì vậy, cơ quan quản lý và giám sát TTCK đã ra đời.
Cơ quan quản lý và giám sát TTCK được hình thành dưới nhiều mô hình tổ
chức hoạt động khác nhau, có nước do các tổ chức tự quản thành lập, có nước cơ
quan này trực thuộc chính phủ, nhưng có nước lại có sự kết hợp quản lý giữa các tổ
chức tự quản và Nhà nước. Nhưng tựu chung lại, cơ quan quản lý Nhà nước về
TTCK do Chính phủ của các nước thành lập với mục đích bảo vệ lợi ích của người
đầu tư và bảo đảm cho TTCK hoạt động lành mạnh, an toàn và phát triển bền vững.
Từ những kinh nghiệm học tập được ở các nước có TTCK phát triển, với sự
vận dụng sáng tạo vào điều kiện và hoàn cảnh thực tế, Việt Nam đã thành lập cơ
quan quản lý Nhà nước về CK và TTCK trước khi TTCK Việt Nam ra đời, đó là Ủy
Ban Chứng Khoán Nhà Nước, thành lập theo Nghị định số 75 CP ngày 28/11/1996
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 14 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
của Chính phủ. Theo đó, Ủy Ban CK Nhà nước thực hiện chức năng quản lý Nhà
nước đối với TTCK ở Việt Nam.
Sở giao dịch chứng khoán
Sở giao dịch chứng khoán có vai trò vận hành TTCK thông qua bộ máy gồm
nhiều bộ phận khác nhau, có nhiệm vụ ban hành và giám sát việc thực hiện những
quy định điều chỉnh giao dịch chứng khoán, phát hành chứng khoán…trên cơ sở phù
hợp với các quy định của luật pháp và Ủy ban chứng khoán.
Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán
Hiệp hội các nhà kinh doanh CK là tổ chức tự quản của các công ty CK và
một số thành viên khác hoạt động trong ngành CK, được thành lập với mục đích bảo
vệ lợi ích cho các thành viên và các nhà đầu tư trên thị trường. Hiệp hội này thực
hiện một số chức năng sau:
- Đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực CK.
- Khuyến khích hoạt động đầu tư và kinh doanh CK.
- Ban hành và thực hiện các quy tắc tự điều hành trên cơ sở các quy định
pháp luật về CK hiện hành.
- Giải quyết tranh chấp giữa các thành viên.
- Tiêu chuẩn hóa các nguyên tắc và thông lệ trong ngành CK.
- Hợp tác với Chính phủ và các cơ quan khác để giải quyết các vấn đề có tác
động đến hoạt động kinh doanh CK.
Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán
Là tổ chức nhận lưu giữ các chứng khoán và tiến hành các nghiệp vụ thanh
toán bù trừ cho các giao dịch CK. Các ngân hàng thương mại, công ty CK đáp ứng
đủ điều kiện của Ủy ban CK sẽ thực hiện dịch vụ lưu ký và thanh toán bù trừ CK.
Các tổ chức hỗ trợ
Là các tổ chức được thành lập với mụch đích khuyến khích mở rộng và tăng
trưởng của TTCK thông qua các hoạt động như cho vay tiền để mua cổ phiếu và cho
vay CK để bán. Các tổ chức hỗ trợ CK ở các nước khác nhau có đặc điểm khác
nhau, có một số nước không cho phép thành lập loại hình tổ chức này.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 15 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Các công ty đánh giá hệ số tín nhiệm
Là công ty chuyên cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực thanh toán các khoản
vốn gốc và lãi đúng thời hạn và tiềm lực tài chính của tổ chức phát hành theo những
điều khoản đã cam kết của tổ chức phát hành đối với một đợt phát hành cụ thể.
3.1.4. Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của TTCK Việt Nam.
TTCK hoạt động theo các nguyên tắt cơ bản sau:
3.1.4.1. Nguyên tắc trung gian
Nguyên tắc này có nghĩa là các giao dịch chứng khoán được thực hiện thông
qua tổ chức trung gian là các công ty chứng khoán. Trên thị trường sơ cấp, các nhà
đầu tư không mua trực tiếp của nhà phát hành mà mua từ các nhà bảo lãnh phát
hành. Trên thị trường thứ cấp, thông qua các nghiệp vụ môi giới, kinh doanh, các
công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán giúp các khách hàng, hoặc kết nối các
khách hàng với nhau qua việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trên tài
khoản của mình.
3.1.4.2. Nguyên tắc đấu giá
Theo nguyên tắc này, giá cả trên TTCK phản ánh quan hệ cung cầu về chứng
khoán và thể hiện tương quan cạnh tranh giữa các công ty. Trên thị trường sơ cấp,
các nhà phát hành cạnh tranh với nhau để bán chứng khoán của mình cho các nhà
đầu tư, các nhà đầu tư được tự do lựa chọn các chứng khoán theo các mục tiêu của
mình. Trên thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư cũng cạnh tranh tự do để tìm kiếm cho
mình một lợi nhuận cao nhất, và giá cả được hình thành theo phương thức đấu giá.
3.1.4.3. Nguyên tắc công khai
Chứng khoán là loại hàng hoá trừu tượng nên TTCK phải được xây dựng trên
cơ sở hệ thống công bố thông tin tốt. Theo luật định, các tổ chức phát hành có nghĩa
vụ phải cung cấp thông tin đầy đủ theo chế độ thường xuyên và đột xuất thông qua
các phương tiện thông tin đại chúng, Sở giao dịch, các công ty chứng khoán và các
tổ chức có liên quan.
3.1.4.4. Nguyên tắc chịu sự giám sát của nhà nước
- Nhà nước tạo ra hành lang pháp lý cho sở giao dịch chứng khoán hoạt động.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 16 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Nhà nước kiểm tra, giám sát, hướng dẫn hoạt động của sở giao dịch chứng
khoán .
- Nhà nước xử lý tranh chấp, vi phạm trong hoạt động mua bán chứng khoán
tại sàn giao dịch.
3.1.5. Cấu trúc thị trường chứng khoán
Tùy theo mục đích nghiên cứu, cấu trúc của TTCK có thể được phân loại
theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên, thông thường ta có thể xem ba cách thức
cơ bản là phân loại theo sự luân chuyển các nguồn vốn, phân loại theo phương thức
hoạt động của thị trường và phân loại theo hàng hóa trên thị trường.
3.1.5.1. Phân loại theo sự luân chuyển các nguồn vốn
Theo cách thức này, TTCK được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường
thứ cấp.
Thị trường sơ cấp: là nơi phát hành lần đầu chứng khoán ra công chúng, tạo
vốn cho tổ chức phát hành thông qua việc bán chứng khoán cho các nhà đầu tư. Tại
đây, có sự chu chuyển tài chính trực tiếp đưa các khoản tiền nhàn rỗi tạm thời trong
dân chúng vào quá trình đầu tư, từ nguồn vốn ngắn hạn sang nguồn vốn dài hạn. Nó
tạo điều kiện cung cấp cho nền kinh tế nguồn vốn có thời gian sử dụng đáp ứng
được thời gian cần thiết của các khoản đầu tư. Thị trường sơ cấp có chức năng là
huy động vốn cho đầu tư, làm tăng thêm vốn đầu tư cho nền kinh tế. Có hai phương
pháp phát hành chứng khoán trên thị trường này là phát hành riêng lẻ và phát hành
công chúng.
Thị trường thứ cấp: là nơi diễn ra các giao dịch chứng khoán đã được phát
hành trên thị trường sơ cấp. Thị trường thứ cấp tạo điều kiện cho thị trường sơ cấp
phát triển, tăng tiềm năng huy động vốn của các tổ chức phát hành chứng khoán.
Trên TTCK vừa có giao dịch của thị trường sơ cấp, vừa có giao dịch của thị trường
thứ cấp.
3.1.5.2. Phân loại theo phương thức hoạt động của thị trường
TTCK được phân thành thị trường tập trung và phi tập trung.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 17 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Thị trường tập trung: là thị trường có địa điểm và thời gian mua bán rõ rệt,
giá cả được tính theo thể thức đấu giá công khai, có sự kiểm soát của hội đồng
chứng khoán. Thị trường chứng khoán tập trung chủ yếu được thể hiện bằng các sở
giao dịch chứng khoán.
Thị trường phi tập trung (thị trường OTC): thị trường này không có địa điểm
giao dịch chính thức như thị trường tập trung. Ở thị trường này, việc mua bán chứng
khoán dựa trên sự thỏa thuận giữa các nhà đầu tư.
3.1.5.3. Phân loại theo hàng hóa trên thị trường
Theo các loại hàng hóa được mua bán trên thị trường, người ta có thể phân
TTCK thành thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng
khoán phái sinh.
Thị trường cổ phiếu: là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu,
bao gồm cổ phiếu thường và cổ phiếu ưu đãi.
Thị trường trái phiếu: là thị trường mua bán và giao dịch các trái phiếu đã
được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị
và trái phiếu chính phủ.
Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh: là thị trường phát hành và
mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền,
hợp đồng quyền chọn.
3.2. Sở giao dịch chứng khoán TPHCM
3.2.1. Quyền hạn và nghĩa vụ
Sở Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh tiền thân là Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán TPHCM, được chuyển đổi theo Quyết định 599/QĐ-TTg
ngày 11/05/2007 của Thủ tướng Chính phủ.
Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM là pháp nhân thuộc sở hữu Nhà nước,
được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hoạt động
theo Luật Chứng khoán, Luật Doanh nghiệp, Điều lệ của Sở Giao dịch chứng khoán
và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Tên gọi đầy đủ: Sở Giao Dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 18 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Tên giao dịch quốc tế: Hochiminh Stock Exchange.
- Tên viết tắt: HOSE.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh có quyền hạn và nghĩa vụ như
sau:
Quyền hạn
- Ban hành các quy chế về niêm yết chứng khoán, giao dịch chứng khoán,
công bố thông tin và thành viên giao dịch sau khi được Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước chấp thuận.
- Tổ chức và điều hành hoạt động giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch
chứng khoán.
- Tạm ngừng, đình chỉ hoặc hủy bỏ giao dịch chứng khoán theo Quy chế giao
dịch chứng khoán của Sở giao dịch chứng khoán trong trường hợp cần thiết để bảo
vệ nhà đầu tư.
- Chấp thuận, huỷ bỏ niêm yết chứng khoán và giám sát việc duy trì điều kiện
niêm yết chứng khoán của các tổ chức niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán.
- Chấp thuận, huỷ bỏ tư cách thành viên giao dịch; giám sát hoạt động giao
dịch chứng khoán của các thành viên giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán.
- Cung cấp thông tin thị trường và các thông tin liên quan đến chứng khoán
niêm yết.
- Thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
- Làm trung gian hòa giải theo yêu cầu của thành viên giao dịch khi phát sinh
tranh chấp liên quan đến hoạt động giao dịch chứng khoán.
Nghĩa vụ
- Bảo đảm hoạt động giao dịch chứng khoán trên thị trường được tiến hành
công khai, công bằng, trật tự và hiệu quả.
- Thực hiện chế độ kế toán, kiểm toán, thống kê, nghĩa vụ tài chính theo quy
định của pháp luật.
- Thực hiện công bố thông tin về giao dịch chứng khoán, thông tin về tổ chức
niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán, thông tin về công ty chứng khoán, công ty
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 19 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
quản lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và thông tin giám
sát hoạt động của thị trường chứng khoán.
- Cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong công tác điều tra và phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật về chứng
khoán và thị trường chứng khoán.
- Phối hợp thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chứng
khoán và thị trường chứng khoán cho nhà đầu tư.
- Bồi thường thiệt hại cho thành viên giao dịch trong trường hợp Sở giao dịch
chứng khoán gây thiệt hại cho thành viên giao dịch, trừ trường hợp bất khả kháng.
3.2.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 20/07/2000, trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM đã chính thức
khai trương đi vào vận hành, và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày
28/07/2000.
Qua 8 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới,
Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM đã chính thức được Chính phủ ký Quyết
định số: 599/QĐ-TTg ngày 11/05/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán
TPHCM. Ngày 08/08/2007, SGDCK TPHCM đã chính thức được khai trương.Cho
đến nay, SGDCK TPHCM đã đạt những thành quả rất đáng khích lệ. Cụ thể các mặt
đạt được như sau:
Hoạt động quản lý niêm yết
Khi mới đi vào hoạt động, tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TPHCM chỉ
có 2 loại cổ phiếu (REE và SAM) và một số ít trái phiếu Chính phủ được niêm yết
giao dịch. Số lượng chứng khoán niêm yết đã tăng dần qua các năm. Tính đến ngày
31/12/2007, toàn thị trường đã có 507 loại chứng khoán được niêm yết, trong đó có
138 cổ phiếu với tổng giá trị vốn hóa đạt 365 ngàn tỷ đồng, đặc biệt có 6 doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia niêm yết; 03 chứng chỉ quỹ đầu tư với
khối lượng 171,4 triệu đơn vị và 366 trái phiếu các loại. Dự kiến thời gian tới, số
lượng cổ phiếu niêm yết tại SGDCK TPHCM sẽ tăng lên rất nhiều do Chính phủ đã
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 20 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
có chủ trương đưa cổ phiếu của một số tổng công ty lớn, các ngân hàng thương mại
quốc doanh cổ phần hóa vào niêm yết trên thị trường.
Hoạt động quản lý thành viên
Trước sự tăng trưởng của TTCK, số lượng công ty chứng khoán thành viên
của SGDCK TPHCM cũng không ngừng tăng về số lượng, quy mô và chất lượng
dịch vụ. Tính đến hết ngày 31/12/2007, toàn thị trường đã có 62 công ty chứng
khoán đăng ký làm thành viên của Sở với tổng số vốn đăng ký là 9.960 tỷ đồng. Các
thành viên hầu hết được cấp giấy phép hoạt động kinh doanh với các nghiệp vụ
gồm: môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành và tư vấn đầu tư.
Sự gia tăng nhanh chóng lượng cổ phiếu niêm yết trên thị trường đã thu hút
được thêm nhiều nhà đầu tư, trong cũng như ngoài nước, cá nhân cũng như có tổ
chức. Đến cuối năm 2006, số lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty
chứng khoán thành viên lên tới trên 106 ngàn tài khoản, thì cho đến hết năm 2007 số
lượng tài khoản của nhà đầu tư mở tại các công ty chứng khoán đã lên tới gần 298
ngàn tài khoản trong đó có trên 7 ngàn tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài.
Hoạt động quản lý giao dịch
SGDCK TPHCM đã thực hiện giao dịch khớp lệnh liên tục từ ngày
30/07/2007 và từng bước triển khai giao dịch nhập lệnh từ xa để đáp ứng với tình
hình thị trường đang phát triển. Tính đến ngày 31/12/2007, SGDCK TP.HCM đã
thực hiện được 1699 phiên giao dịch với khối lượng khoảng 4.225 triệu chứng
khoán và giá trị khoảng 384.452 tỷ đồng. Riêng trong năm 2007, khối lượng giao
dịch đạt khoảng gần 2.390 triệu chứng khoán với tổng giá trị giao dịch là 245.651 tỷ
đồng.
Hoạt động công bố thông tin thị trường
Hoạt động công bố thông tin thị trường chiếm vị trí khá quan trọng trong việc
xây dựng một thị trường chứng khoán hoạt động công khai, minh bạch nhằm tạo ra
một môi trường đầu tư công bằng, cung cấp kịp thời các thông tin, dữ liệu cần thiết
cho các nhà đầu tư. Nhận thức được điều đó, một mặt SGDCK TPHCM tăng cường,
kiểm tra giám sát việc thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin của công ty niêm yết,
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 21 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
mặt khác nâng cao chất lượng, nội dung và đa dạng hoá các phương tiện công bố
thông tin theo phương châm: đầy đủ, kịp thời, chính xác và dễ tiếp cận. Hiện nay các
thông tin về hoạt động chứng khoán và hoạt động của các tổ chức niêm yết được
công bố thông tin đúng theo quy định và qua nhiều phương tiện như: trang Web, bản
tin Thị trường Chứng khoán, màn hình điện tử đặt tại SGDCK TP.HCM và các công
ty chứng khoán thành viên, thông qua mạng Internet gửi đến các địa chỉ E-mail đăng
ký, Fax và các ấn phẩm thường niên của Sở. Trang thông tin điện tử của Sở GDCK
TPHCM mỗi ngày đang phục vụ nhu cầu thông tin của gần nửa triệu nhà đầu tư,
công ty chứng khoán và định chế tài chính cùng rất đông đảo người sử dụng Internet
quan tâm tới thị trường vốn, thị trường chứng khoán Việt Nam. Tính tới thời điểm
tháng 12/2007, địa chỉ đã tiếp nhận 14 triệu lượt truy cập.
Hoạt động đối ngoại
Trong hoạt động đối ngoại, SGDCK TPHCM đã thực hiện ký kết nhiều biên
bản hợp tác với SGDCK của các nước trên thế giới như SGDCK Luân Đôn, Thái
Lan, New York, Malaysia, Singapore, Cộng Hòa Czech, Warsaw (Ba Lan), Tokyo,
Hồng Kông trong các lĩnh vực về hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo cán bộ cho SGDCK
TPHCM, trao đổi thông tin giữa các SGDCK, đồng thời tạo điều kiện thực hiện
niêm yết chéo giữa các Sở trong tương lai.
TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh cùng với tăng trưởng cao của
nền kinh tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, sức hấp dẫn ngày càng tăng của
các nhà đầu tư quốc tế vào Việt Nam, chính sách cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà
nước gắn liền với hoạt động niêm yết…là những yếu tố bảo đảm sự phát triển bền
vững của TTCK Việt Nam. Trước những triển vọng trên, SGDCK TPHCM trong
tương lai sẽ triển khai thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Tạo điều kiện cho các loại hình doanh nghiệp cổ phần đủ điều kiện lên niêm
yết trên SGDCK nhằm tăng nguồn cung cho thị trường.
- Tăng cường và phát triển hệ thống công bố thông tin nhằm đảm bảo thông
tin công bố kịp thời. Giám sát việc công bố thông tin của các thành viên thị trường
đảm bảo tính minh bạch, đầy đủ.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 22 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Tăng cường công tác giám sát thị trường bằng việc hoàn thiện phần mềm
giám sát để theo dõi, phát hiện giao dịch nội gián, thao túng, lũng đoạn thị trường.
Tăng cường công tác thu thập thông tin, tin đồn.
- Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hiện đại đáp ứng yêu cầu của thị
trường và theo tiêu chuẩn quốc tế; đồng thời tiếp tục triển khai và hoàn tất thực hiện
việc giao dịch từ xa từ các thành viên đến Sở, tiến tới việc giao dịch không sàn trong
tương lai.
- Đề xuất các chính sách hợp lý để thị trường chứng khoán phát triển bền
vững, thu hút mọi nguồn lực trong nước và nguồn vốn nước ngoài.
- Tiếp tục ký biên bản hợp tác với các SGDCK trên thế giới; đồng thời tổ
chức và thực hiện các nội dung trong các biên bản hợp tác đã ký, đặc biệt phối hợp
với các SGDCK tổ chức thực hiện việc niêm yết chéo giữa các thị trường.
Để hiểu rõ hơn về cách thức tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch chứng
khoán TPHCM, chúng ta hãy cùng quan sát sơ đồ sau đây.
Hình 1: Sơ đồ tổ chức sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh.
P.QUẢN LÝ &
THẨM ĐỊNH
NIÊM YẾT
P.QUẢN LÝ
THÀNH VIÊN
P.GIÁM SÁT
GIAO DỊCH
P.THÔNG TIN
THỊ TRƯỜNG
P.CÔNG NGHỆ
THÔNG TIN
P.TÀI CHÍNH
& KẾ TOÁN
P.HỢP TÁC
QUỐC TẾ
P.TIẾP THỊ &
QUAN HỆ
CÔNG CHỨNG
PHÒNG
ĐẤU GIÁ
CỔ PHẦN
P.NHÂN SỰ
& ĐÀO TẠO
P.HÀNH CHÍNH
TỔNG HỢP
P. NGHIÊN CỨU
& PHÁT TRIỂN
PHÒNG
KIỂM SOÁT
NỘI BỘ
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁTHỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 23 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
3.2.3. Điều kiện công ty cổ phần được niêm yết cổ phiếu trên sở giao dịch
chứng khoán TPHCM
Theo Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/1/2007 quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Chứng khoán, công ty cổ phần được niêm yết cổ phiếu trên Sở
giao dịch Chứng khoán TP HCM phải đáp ứng các điều kiện chính sau đây:
- Là công ty cổ phần có vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết từ
80 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán;
- Hoạt động kinh doanh hai năm liền trước năm đăng ký niêm yết phải có lãi
và không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết;
- Không có các khoản nợ quá hạn chưa được dự phòng theo quy định của
pháp luật; công khai mọi khoản nợ đối với công ty của thành viên Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám
đốc, Kế toán trưởng, cổ đông lớn và những người có liên quan;
- Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty do ít nhất 100 cổ
đông nắm giữ;
- Cổ đông là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát, Giám đốc hoặc
Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc Phó Tổng Giám đốc và Kế toán trưởng của
công ty phải cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở hữu trong thời gian 6
tháng kể từ ngày niêm yết và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 6 tháng tiếp theo,
không tính số cổ phiếu thuộc sở hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm giữ;
- Có hồ sơ đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định.
3.3. Tổng quan các cổ phiếu được nghiên cứu trong đề tài.
3.3.1. Cổ phiếu AGF
3.3.1.1. Giới thiệu
- Tên tiếng Việt: công ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang.
- Tên tiếng Anh: An Giang Fisheries Import & Export Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: AGIFISH Co.
- Mã cổ phiếu: AGF
- Ngày niêm yết: 26/04/2002.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 24 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Ngày giao dịch chính thức: 02/05/2002.
- Vốn điều lệ: 128.592.880.000 đồng.
- Các chỉ số: P/E:1,99 ; P/S: 0,09 ; P/B: 0,35 ; EPS: 7280,97
- Địa chỉ: 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức, TP. Long Xuyên, Tỉnh
An Giang.
- Website: www.agifish.com
3.3.1.2. Hoạt động kinh doanh
Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất kinh doanh, chế biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh. Sản phẩm
chính của công ty là cá Tra và cá Basa đông lạnh. Sản phẩm cá Tra - cá Basa phi-lê
đông lạnh của Agifish chủ yếu được xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài như:
Mỹ, Hồng Kông, Châu Âu và các nước Đông Nam Á. Tổng sản lượng cá phi-lê
đông lạnh xuất khẩu của Agifish có mức tăng trưởng trung bình là 14%/năm.
Agifish tập trung mạnh vào chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Năm 2007 Agifish
cho ra mắt 20 sản phẩm mới được chế biến từ cá basa. Trong đó đặc biệt là sản
phẩm dầu Bio-diezel được chế biến từ mỡ cá Tra và cá Basa. Cho đến nay, Agifish
đã có gần 80 sản phẩm được chế biến từ cá Tra và cá Basa có mặt trên thị trường
xuất khẩu và trong nước. Agifish là thành viên của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu
Thuỷ sản Việt Nam. AGF thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản để cung cấp đầu
vào cho các nhà máy của mình và các nhà máy khác trong khu vực.
3.3.2. Cổ phiếu BBC
3.3.2.1. Giới thiệu
- Tên tiếng Việt: công ty Cổ Phần Bibica.
- Tên tiếng Anh: Bibica Corporation.
- Tên viết tắt: BIBICA
- Mã cổ phiếu: BBC
- Ngày niêm yết: 17/12/2001.
- Ngày giao dịch chính thức: 19/12/2001.
- Vốn điều lệ: 154.207.820.000 đồng.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 25 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Các chỉ số: P/E: 4,77 ; P/S: 0,34 ; P/B: 0,72 ; EPS: 2891,72
- Địa chỉ: 443 Lý Thường Kiệt, Phường 8, Quận Tân Bình, TPHCM.
- Website: www.bibica.com.vn
3.3.2.2. Hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần Bánh Kẹo Biên Hòa tiền thân là phân xưởng kẹo của nhà
máy Đường Biên Hòa được thành lập từ năm 1990. Công ty hoạt động chủ yếu trong
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo. Sản phẩm của công ty rất
đa dạng, bao gồm bánh kẹo các loại như: socola, bánh quy, snack, bánh bông lan
kem, bánh trung thu, kẹo cứng, kẹo mềm, kẹo dẻo... trong đó Hura, Chocola Bella,
Orienko, Zoo, Oẳn tù tì… là những sản phẩm chủ đạo của Công ty. Sản phẩm của
công ty đồng thời được tiêu thụ ở thị trường nội địa và nước ngoài (như: Mỹ, Đức,
Nam Phi,…), tuy nhiên thị trường chủ đạo của công ty trong những năm qua và định
hướng trong những năm tới vẫn là thị trường nội địa. Thương hiệu Bibica luôn được
bình chọn là “hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1997-2006; được chọn là
thương hiệu mạnh trong top 100 thương hiệu mạnh tại Việt Nam năm 2006 do báo
Sài Gòn tiếp thị tổ chức, đồng thời là 1 trong 500 thương hiệu nổi tiếng do Tạp chí
Việt Nam Business Forum thực hiện.
3.3.3. Cổ phiếu CAN
3.3.3.1. Giới thiệu
- Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Đồ Hộp Hạ Long.
- Tên tiếng Anh: Ha Long Canned Food Joint Stock Corporation.
- Tên viết tắt: CANFOCO
- Mã cổ phiếu: CAN
- Ngày niêm yết: 18/10/2001.
- Ngày giao dịch chính thức: 22/10/2001.
- Vốn điều lệ: 50.000.000.000 đồng.
- Các chỉ số: P/E: 4,80 ; P/S: 0,19 ; P/B: 0,65 ; EPS: 2082,93
- Địa chỉ: 43 Lê Lai, Quận Ngô Quyền, Thành Phố Hải Phòng.
- Website: www.halong-canfood.com.vn
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 26 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
3.3.3.2. Hoạt động kinh doanh
Công ty cổ phần Đồ Hộp Hạ Long (CAN) hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực
chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu các thực phẩm đóng hộp. Sản phẩm chính
của công ty bao gồm: đồ hộp, giò chả, xúc xích tiệt trùng, dầu gan cá, Agar-Agar,
trong đó các sản phẩm về đồ hộp chiếm tỉ trọng lớn nhất trong doanh thu của công
ty, 63%. Hiện nay, thị trường nội địa của CAN tập trung chủ yếu ở thị trường Miền
Bắc, riêng thị trường Hà Nội là 47%. Thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty là:
Áo, Đức, Nga, Nhật, Hồng Kông. Sản phẩm đồ hộp của Hạ Long đã 8 lần nhận
được danh hiệu Hàng Việt Nam Chất Lượng Cao do người tiêu dùng bình chọn.
Năm 2007, cùng với việc duy trì tiêu chuẩn HACCP, công ty triển khai thực hiện
quy trình quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO để mở rộng xuất khẩu sang thị
trường Mỹ, Đông Âu, Trung Đông.
3.3.4. Cổ phiếu NKD
3.3.4.1. Giới thiệu
- Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô Miền Bắc.
- Tên tiếng Anh: North Kinhdo Food Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: NORTH.KINHDO.
- Mã cổ phiếu: NKD.
- Ngày niêm yết: 02/12/2004.
- Ngày giao dịch chính thức: 15/12/2004.
- Vốn điều lệ: 100.797.820.000 đồng.
- Các chỉ số: P/E: 2,95 ; P/S: 0,43 ; P/B: 1,12 ; EPS: 7842,02.
- Địa chỉ: Km22, Quốc lộ 5, thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh
Hưng Yên.
3.3.4.2. Hoạt động kinh doanh
Công ty Cổ phần Chế biến Thực phẩm Kinh Đô Miền Bắc được thành lập
năm 2000 bởi các cổ đông sáng lập là thể nhân và Công ty TNHH Xây dựng và Chế
biến thực phẩm Kinh Đô. Sản phẩm chính của công ty là Bánh kẹo cao cấp các loại
bao gồm: Bánh Bakery, bánh Snack, bánh Cracker, Minirol & Layer Cake, bánh mì,
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 27 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
bánh trung thu, sản phẩm kẹo đường Chocolate, kẹo cứng, kẹo mềm... Công ty được
sử dụng tất cả những nhãn hiệu hàng hóa được đăng ký bởi Kinh Đô cho các sản
phẩm do Công ty sản xuất, Công ty cũng được thừa hưởng kinh nghiệm và các mối
quan hệ trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài từ Kinh Đô. Mặc dù chỉ mới
chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2001 nhưng Kinh Đô đã trở thành một tên
tuổi được nhiều người tiêu dùng phía Bắc biết đến và được ưa chuộng ở khu vực
phía Bắc.
3.3.5. Cổ phiếu VNM
3.3.5.1. Giới thiệu
- Tên tiếng Việt: Công Ty Cổ Phần sữa Việt Nam.
- Tên tiếng Anh: Viet Nam Dairy Products Joint Stock Company.
- Tên viết tắt: VINAMILK.
- Mã cổ phiếu: VNM.
- Ngày niêm yết: 28/12/2005.
- Ngày giao dịch chính thức: 19/01/2006.
- Vốn điều lệ: 1.752.756.700.000 đồng.
- Các chỉ số: P/E: 14,27; P/B: 3,39 ; EPS: 5359,59.
- Địa chỉ: 184 – 188 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TPHCM.
3.3.5.2. Hoạt động kinh doanh
Được thành lập năm 1976, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam hiện chiếm lĩnh
75% thị phần sữa tại Việt Nam. Hệ thống sản phẩm của Vinamilk phong phú và đa
dạng, hiện có trên 200 mặt hàng sữa và các sản phẩm từ sữa bao gồm: sữa đặc, sữa
tươi, kem, sữa chua, sữa bột và bột dinh dưỡng các loại, sữa đậu nành, nước ép trái
cây các loại... Hệ thống phân phối của Vinamilk hiện có 183 nhà phân phối, 94.000
điểm bán hàng phủ đều tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc. Thị trường tiêu thụ chủ
yếu của VINAMILK là thị trường trong nước chiếm 70% tổng doanh thu hàng năm
và kim ngạch xuất khẩu chiếm 30%. Sản phẩm Vinamilk được xuất khẩu sang nhiều
nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á… Tính
đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây dựng thêm
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 28 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
3 nhà máy mới. Vinamilk là thương hiệu thực phẩm số 1 của Việt Nam và liên tiếp
được bình chọn là sản phẩm đứng đầu topten “hàng Việt Nam chất lượng cao” 8
năm liền 1997-2004.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 29 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Chương 4
QUY LUẬT THAY ĐỔI GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU
THUỘC NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM.
Chương 4 sẽ tập trung nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu
AGF, BBC,CAN, NKD và VNM. Bằng cách sử dụng hai mô hình OLS và GARCH,
tác giả đã chứng minh giá cổ phiếu chịu sự ảnh hưởng của tháng, từ đó rút ra được
quy luật thay đổi giá của 5 cổ phiếu này.
4.1. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu AGF
Trước khi tìm hiểu về quy luật thay đổi giá của cổ phiếu AGF, chúng ta hãy
cùng quan sát sự biến động giá của cổ phiếu này từ năm 2002 đến năm 2008 qua đồ
thị sau đây.
Hình 2: Biểu đồ giá cổ phiếu AGF
Từ biểu đồ ta thấy giá cổ phiếu có chiều hướng tăng dần từ năm 2002 đến
năm 2006 và tăng mạnh trong giai đoạn 2006 – 2007, nhưng sau đó giá giảm dần và
giảm mạnh từ năm 2007 đến năm 2008, sau đó tăng nhẹ và tiếp tục giảm.
Đồ thị trên chỉ mô tả sự biến động giá cổ phiếu AGF, vậy quy luật thay đổi
giá của cổ phiếu này diễn ra như thế nào? Để hiểu rõ hơn điều này, chúng ta hãy
cùng phân tích kết quả chạy mô hình OLS được trình bày trong bảng 1.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
140000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 30 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 1: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH OLS CỦA CỔ PHIẾU AGF
Thứ tự Tháng Mô hình OLS
1 GIÊNG -0,0005(-0,5202)
2 HAI -0,0007(-0,6266)
3 BA 0,0009(0,9857)
4 TƯ 0,0005(0,4752)
5 NĂM 0,0004(0,4807)
6 SÁU -0,0003(-0,3548)
7 BẢY 0,0015(1,7359)b
8 TÁM -0,0013(-1,4370)
9 CHÍN -0,0003(-0,3646)
10 MƯỜI 0,0008(0,9090)
11 MƯỜI MỘT -0,0007(-0,7583)
12 MƯỜI HAI 0,0001(0,1321)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
557,1370a
Ghi chú: a, b có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; Giá trị thống kê t trong ngoặc đơn.
Nhận xét :
Kết quả ở bảng 1 cho thấy giá trị của tháng 7 có ý nghĩa ở mức 5% và biến
tháng 7 mang hệ số dương. Vậy giá cổ phiếu AGF sẽ tăng vào tháng 7 so với mức
bình quân chung. Tuy nhiên, sau khi kiểm định ARCH-LM với độ trễ là 1, ta thấy
phần dư số không thỏa điều kiện của mô hình, do đó tác giả đã thử kiểm định
ARCH-LM với các độ trễ 2, 3, 4, 5 và kết quả thu được là phần dư số vẫn không
thỏa điều kiện của mô hình. Vì vậy, cần phải chạy thêm mô hình GARCH để kiểm
tra sự ảnh hưởng của tháng đến giá cổ phiếu AGF.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 31 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 2: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH GARCH CỦA CỔ PHIẾU AGF
Thứ tự Tháng Mô hình GARCH
1 GIÊNG 0,0013(5,4469)a
2 HAI -0,0006(-1,2028)
3 BA 0,0005(0,8079)
4 TƯ -0,0013(-4,1683)a
5 NĂM 1,85E-05(0,0459)
6 SÁU 0,0005(1,6262)
7 BẢY 0,0023(8,5192)a
8 TÁM -0,0003(-0,5626)
9 CHÍN -0,0003(-0,4937)
10 MƯỜI 0,0003(0,7106)
11 MƯỜI MỘT 0,0003(0,6909)
12 MƯỜI HAI -3,29E-05(-0,0809)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
0,0547
Phương trình phương sai có điều kiện
14 3,47E-06(12,0233)a
15 ht-1 0,5845(27,9339)a
16 2 1t 0,5073(15,8399)a
Ghi chú : a có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Giá trị thống kê z trong ngoặc đơn.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 32 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Nhận xét:
Kết quả từ bảng 2 cho thấy giá trị của tháng giêng, tháng 4 và tháng 7 có ý
nghĩa ở mức 1%. Mặt khác, sau khi kiểm định ARCH-LM, ta thấy phần dư số thỏa
được điều kiện của mô hình.Vậy mô hình GARCH cho kết quả tốt hơn mô hình
OLS, do đó kết quả ở mô hình GARCH được chọn để nghiên cứu.
Theo kết quả thu được từ mô hình GARCH, ta thấy giá cổ phiếu tăng vào
tháng 1, tháng 7 do hệ số của biến tháng 1 và biến tháng 7 là dương; và giá sẽ giảm
vào tháng 4 do biến này mang hệ số âm.
4.2. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu BBC
Sự biến động giá của cổ phiếu BBC trong giai đoạn 2002 – 2008 được thể
hiện qua đồ thị sau.
Hình 3: Biểu đồ giá cổ phiếu BBC
Ta thấy giá cổ phiếu BBC giảm dần từ năm 2002 đến năm 2003, sau đó tăng
nhẹ và tương đối ổn định đến năm 2005. Giai đoạn 2005 – 2007 giá cổ phiếu biến
động mạnh và tăng cao nhất trong năm 2007, nhưng đến năm 2008 giá cổ phiếu
giảm mạnh, sau đó tăng nhẹ rồi tiếp tục giảm.
Kết quả thu được từ mô hình OLS trong bảng 3 sẽ giúp chúng ta thấy được sự
ảnh hưởng của tháng đến giá cổ phiếu BBC.
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 33 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 3: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH OLS CỦA CỔ PHIẾU BBC
Thứ tự Tháng Mô hình OLS
1 GIÊNG -0,0013(-1,2996)
2 HAI -0,0021(-1,9500)b
3 BA -0,0002(-0,2149)
4 TƯ 0,0008(0,8676)
5 NĂM 0,0023(2,5219)b
6 SÁU 0,0018(1,9398)c
7 BẢY 0,0013(1,4980)
8 TÁM -0,0028(-3,1549)a
9 CHÍN -0,0001(-0,1228)
10 MƯỜI 0,0010(1,1605)
11 MƯỜI MỘT -0,0005(-0,5275)
12 MƯỜI HAI -0,0004(-0,4699)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
542,2239a
Ghi chú: a, b,c có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%;
Giá trị thống kê t trong ngoặc đơn.
Nhận xét:
Kết quả ở bảng 3 cho thấy giá trị của tháng 2, tháng 5, tháng 6 và tháng 8 có
ý nghĩa ở mức 1%, 5% và 10%. Vậy các tháng này có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu
BBC. Do hệ số của biến tháng 5 và biến tháng 6 là dương nên giá cổ phiếu BBC sẽ
tăng vào tháng 5 và tháng 6. Ngược lại, giá cổ phiếu sẽ giảm vào tháng 2 và tháng 8
do hai biến tháng 2 và tháng 8 mang hệ số âm. Tuy nhiên, sau khi kiểm định ARCH-
LM với các độ trễ 1, 2, 3, 4, 5 ta thấy phần dư số không thỏa điều kiện của mô hình,
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 34 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
do đó cần phải chạy thêm mô hình GARCH để kiểm tra sự ảnh hưởng của tháng
đến giá cổ phiếu.
Bảng 4: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH GARCH CỦA CỔ PHIẾU BBC
Thứ tự Tháng Mô hình GARCH
1 GIÊNG -0,0003(-0,3470)
2 HAI -0,0014(-2,3041)b
3 BA 0,0004(0,5872)
4 TƯ -0,0018(-7,6887)a
5 NĂM 0,0017(2,5208)
6 SÁU 0,0007(1,3714)
7 BẢY 0,0017(3,4168)a
8 TÁM -0,0017(-2,7078)a
9 CHÍN -0,0001(0,1605)
10 MƯỜI 0,0005(0,7879)
11 MƯỜI MỘT 2,84E-05(0,0448)
12 MƯỜI HAI 7,40E-05(0,1323)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
0,1073
Phương trình phương sai có điều kiện
14 8,27E-06(11,1806)a
15 ht-1 0,5775(21,9130)a
16 2 1t 0,4098(11,0429)a
Ghi chú: a, b có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; Giá trị thống kê z trong ngoặc đơn.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 35 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Nhận xét :
Kết quả từ bảng 4 cho thấy giá trị của tháng 2, tháng 4, tháng 7 và tháng 8 có
ý nghĩa ở mức 1% và 5%. Mặt khác, phần dư số thỏa được điều kiện của mô
hình.Vậy mô hình GARCH cho kết quả tốt hơn mô hình OLS, do đó kết quả ở mô
hình GARCH được chọn để nghiên cứu.
Theo kết quả thu được từ mô hình GARCH ta thấy giá cổ phiếu tăng vào
tháng 7 do biến tháng 7 mang hệ số dương và giá sẽ giảm vào tháng 2, tháng 4,
tháng 8 do các biến này mang hệ số âm.
4.3. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu CAN
Đồ thị sau đây sẽ giúp chúng ta thấy được sự biến động giá của cổ phiếu
CAN từ năm 2002 đến năm 2008.
Hình 4: Biểu đồ giá cổ phiếu CAN
Ta thấy giá cổ phiếu CAN giảm dần từ năm 2002 đến năm 2003. Năm 2004,
giá có tăng, sau đó giảm nhẹ và tương đối ổn định đến đầu năm 2006. Trong giai
đoạn 2006 – 2008, giá cổ phiếu biến động mạnh. Giá tăng cao nhất trong năm 2007,
sau đó giảm mạnh cho đến đầu năm 2008 giá tăng nhẹ rồi tiếp tục giảm.
Phân tích kết quả chạy mô hình OLS trong bảng 5 sẽ giúp ta thấy được quy
luật thay đổi giá của cổ phiếu CAN.
0
10000
20000
30000
40000
50000
2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 36 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 5: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH OLS CỦA CỔ PHIẾU CAN
Thứ tự Tháng Mô hình OLS
1 GIÊNG -0,0002(-0,2008)
2 HAI -0,0016(-1,6391)
3 BA 0,0008(0,9748)
4 TƯ -0,0005(-0,5637)
5 NĂM 0,0016(1,9406)c
6 SÁU 0,0004(0,5362)
7 BẢY 0,0016(2,0682)b
8 TÁM -0,0005(-0,6524)
9 CHÍN -0,0017(-2,0786)b
10 MƯỜI 0,0004(0,4902)
11 MƯỜI MỘT -5,59E-05(-0,0716)
12 MƯỜI HAI 0,0007(0,8772)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
441,8141a
Ghi chú: a, b,c có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, 5% và 10%.
Giá trị thống kê t trong ngoặc đơn.
Nhận xét:
Kết quả ở bảng 5 cho thấy giá trị của tháng 5, tháng 7 và tháng 9 có ý nghĩa ở
mức 5% và 10%. Vậy các tháng này có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu CAN. Do hệ số
của biến tháng 5 và tháng 7 là dương nên giá của cổ phiếu sẽ tăng vào tháng 5 và
tháng 7. Vì biến tháng 9 có hệ số âm nên giá cổ phiếu sẽ giảm vào tháng 9. Tuy
nhiên, sau khi kiểm định ARCH-LM với các độ trễ là 1, 2, 3, 4, 5 ta thấy phần dư số
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 37 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
không thỏa điều kiện của mô hình, do đó cần phải chạy thêm mô hình GARCH để
kiểm tra sự ảnh hưởng của tháng đến giá cổ phiếu.
Bảng 6: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH GARCH CỦA CỔ PHIẾU CAN
Thứ tự Tháng Mô hình GARCH
1 GIÊNG -9,06E-05(-0,1432)
2 HAI -0,0006(-0,6749)
3 BA 0,0007(1,0514)
4 TƯ -0,0013(-3,0625)a
5 NĂM 0,0007(1,1695)
6 SÁU 0,0004(0,7263)
7 BẢY 0,0017(4,8723)b
8 TÁM -7,84E-05(-0,1309)
9 CHÍN -0,0013(-2,5409)b
10 MƯỜI 0,0005(1,0044)
11 MƯỜI MỘT -4,17E-05(-0,0748)
12 MƯỜI HAI 0,0002(0,4068)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
2,3416
Phương trình phương sai có điều kiện
14 3,75E-06(7,4369)a
15 ht-1 0,7565(42,5229)a
16 2 1t 0,4098(11,0429)a
Ghi chú: a, b có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; Giá trị thống kê z trong ngoặc đơn.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 38 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Nhận xét :
Kết quả từ bảng 6 cho thấy giá trị của tháng 7 và tháng 9 có ý nghĩa ở mức
1% và 5%. Mặt khác, phần dư số thỏa được điều kiện của mô hình.Vậy mô hình
GARCH cho kết quả tốt hơn mô hình OLS, do đó kết quả ở mô hình GARCH được
chọn để nghiên cứu.
Theo kết quả thu được từ mô hình GARCH ta thấy giá cổ phiếu tăng vào
tháng 7 và giảm vào tháng 9 so với mức bình quân chung.
4.4. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu NKD
Quan sát đồ thị dưới đây sẽ giúp chúng ta thấy được giá cổ phiếu NKD biến
động như thế nào trong giai đoạn 2004 – 2008.
Hình 5: Biểu đồ giá cổ phiếu NKD
Ta thấy sự biến động của giá cổ phiếu NKD tương đối ổn định trong giai
đoạn 2004 – 2006. Giá bắt đầu tăng từ cuối năm 2006 và tăng cao nhất trong năm
2007. Những tháng cuối năm 2007 đến năm 2008, giá cổ phiếu NKD biến động theo
chiều hướng giảm dần.
Để thấy sự ảnh hưởng của tháng đến giá cổ phiếu NKD, chúng ta hãy cùng
phân tích kết quả thu được từ mô hình OLS trong bảng 7.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
15
/12
/20
04
15
/03
/20
05
15
/06
/20
05
15
/09
/20
05
15
/12
/20
05
15
/03
/20
06
15
/06
/20
06
15
/09
/20
06
15
/12
/20
06
15
/03
/20
07
15
/06
/20
07
15
/09
/20
07
15
/12
/20
07
15
/03
/20
08
15
/06
/20
08
15
/09
/20
08
15
/12
/20
08
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 39 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 7: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH OLS CỦA CỔ PHIẾU NKD
Thứ tự Tháng Mô hình OLS
1 GIÊNG -0,0016-(1,2531)
2 HAI 0,0022(1,4337)
3 BA -0,0015(-1,1654)
4 TƯ -0,0002(-0,1639)
5 NĂM -1,68E-06(-0,0013)
6 SÁU 0,0001(0,0939)
7 BẢY 0,0014(1,1366)
8 TÁM -0,0036(-2,9186)a
9 CHÍN 0,0006(0,4245)
10 MƯỜI 0,0018(1,4037)
11 MƯỜI MỘT 0,0003(0,2417)
12 MƯỜI HAI -0,0011(-0,9003)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
60,0197
Ghi chú: a có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Giá trị thống kê t trong ngoặc đơn.
Nhận xét :
Kết quả ở bảng 7 cho thấy giá trị của tháng 8 có ý nghĩa ở mức 1%. Vậy
tháng 8 có ảnh hưởng đến giá cổ phiếu NKD, hay nói cách khác giá cổ phiếu này sẽ
giảm vào tháng 8 do biến tháng 8 mang hệ số âm. Tuy nhiên, sau khi kiểm định
ARCH-LM với các độ trễ là 1, 2, 3, 4, 5 ta thấy phần dư số không thỏa điều kiện của
mô hình, do đó cần phải chạy thêm mô hình GARCH để kiểm tra sự ảnh hưởng của
tháng đến giá cổ phiếu.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 40 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 8: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH GARCH CỦA CỔ PHIẾU NKD
Thứ tự Tháng Mô hình GARCH
1 GIÊNG -0,0005(-0,9414)
2 HAI 0,0002(0,4742)
3 BA -0,0015(-2,6589)a
4 TƯ -0,0023(-6,7768)a
5 NĂM -0,0004(-0,5660)
6 SÁU 0,0006(2,0337)b
7 BẢY -0,0009(-2,2580)b
8 TÁM -0,0012(-1,9849)b
9 CHÍN -0,0022(-3,7678)a
10 MƯỜI -0,0003(-0,2755)
11 MƯỜI MỘT 0,0003(0,2487)
12 MƯỜI HAI -0,0003(-0,3391)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
0,0004
Phương trình phương sai có điều kiện
14 8,95E-07(2,9237)a
15 ht-1 0,6994(42,1321)a
16 2 1t 0,4126(12,9814)a
Ghi chú: a, b có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; Giá trị thống kê z trong ngoặc đơn.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 41 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Nhận xét :
Kết quả từ bảng 8 cho thấy giá trị của tháng 3, tháng 4, tháng 6, tháng 7,
tháng 8 và tháng 9 có ý nghĩa ở mức 1% và 5%. Mặt khác, phần dư số thỏa được
điều kiện của mô hình.Vậy mô hình GARCH cho kết quả tốt hơn mô hình OLS, do
đó kết quả ở mô hình GARCH được chọn để nghiên cứu.
Do biến tháng 6 mang hệ số dương nên giá cổ phiếu sẽ tăng vào tháng 6.
Ngược lại, giá sẽ giảm vào tháng 3, tháng 4, tháng 7, tháng 8 và tháng 9 do hệ số
của các biến này là âm.
4.5. Quy luật thay đổi giá của cổ phiếu VNM
Giống như 4 cổ phiếu trên, sự biến động giá của cổ phiếu VNM trong giai
đoạn 2006 - 2008 cũng được thể hiện qua đồ thị sau đây.
Hình 6: Biểu đồ giá cổ phiếu VNM
Ta thấy giá cổ phiếu VNM biến động theo chiều hướng tăng dần và tăng cao
nhất trong năm 2007, sau đó giá có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao đến đầu năm
2008. Trong năm 2008, giá có tăng nhẹ nhưng nhìn chung lại biến động theo hướng
giảm dần.
Trên đây là sự biến động của giá cổ phiếu VNM và tiếp theo chúng ta sẽ thấy
được quy luật thay đổi giá của cổ phiếu này thông qua việc phân tích kết quả mô
hình OLS được trình bày trong bảng 9.
0
50.000
100.000
150.000
200.000
250.000
19
/01
/20
06
19
/03
/20
06
19
/05
/20
06
19
/07
/20
06
19
/09
/20
06
19
/11
/20
06
19
/01
/20
07
19
/03
/20
07
19
/05
/20
07
19
/07
/20
07
19
/09
/20
07
19
/11
/20
07
19
/01
/20
08
19
/03
/20
08
19
/05
/20
08
19
/07
/20
08
19
/09
/20
08
19
/11
/20
08
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 42 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 9: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH OLS CỦA CỔ PHIẾU VNM
Thứ tự Tháng Mô hình OLS
1 GIÊNG -0,0026-(1,4468)
2 HAI -0,0011(-0,5668)
3 BA -0,0004(-0,2792)
4 TƯ -0,0024(-1,4256)
5 NĂM 0,0019(1,2228)
6 SÁU 0,0009(0,5560)
7 BẢY 0,0014(0,9251)
8 TÁM -0,0014(-0,8657)
9 CHÍN -0,0003(-0,1683)
10 MƯỜI 0,0016(1,0073)
11 MƯỜI MỘT -0,0007(-0,4622)
12 MƯỜI HAI -0,0016(-0,9791)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
157,8565a
Ghi chú: a có ý nghĩa thống kê ở mức 1%; Giá trị thống kê t trong ngoặc đơn.
Nhận xét :
Kết quả ở bảng 9 cho thấy không giá trị nào của các tháng có ý nghĩa ở mức
1%, 5% hay 10%. Vậy không có tháng nào ảnh hưởng đến giá cổ phiếu VNM. Bên
cạnh đó, sau khi kiểm định ARCH-LM với các độ trễ lần lượt là 1, 2, 3, 4, 5 ta thấy
phần dư số không thỏa điều kiện của mô hình, do đó cần phải chạy thêm mô hình
GARCH để kiểm tra sự ảnh hưởng của tháng đến giá cổ phiếu.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 43 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Bảng 10: KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH GARCH CỦA CỔ PHIẾU VNM
Thứ tự Tháng Mô hình GARCH
1 GIÊNG -0,0006(-0,3766)
2 HAI -0,0035(-2,8528)a
3 BA -0,0006(-0,4954)
4 TƯ -0,0022(-2,9194)a
5 NĂM 0,0025(2,1940)b
6 SÁU 0,0011(1,0366)
7 BẢY 0,0022(3,1861)a
8 TÁM -0,0004(-0,3080)
9 CHÍN -0,0006(-0,4500)
10 MƯỜI -3,53E-05(0,039)
11 MƯỜI MỘT -0,0010(-0,8241)
12 MƯỜI HAI 0,0003(0,2200)
13 Kiểm định ARCH-LM
(độ trễ là 1)
0,3195
Phương trình phương sai có điều kiện
14 8,96E-06(3,8499)a
15 ht-1 0,6365(13,3482)a
16 2 1t 0,3455(6,1024)a
Ghi chú: a, b có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và 5%; Giá trị thống kê z trong ngoặc đơn.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 44 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Nhận xét :
Kết quả từ bảng 10 cho thấy giá trị của tháng 2, tháng 4, tháng 5 và tháng 7
có ý nghĩa ở mức 1% và 5%. Mặt khác, phần dư số thỏa được điều kiện của mô
hình.Vậy mô hình GARCH cho kết quả tốt hơn mô hình OLS, do đó kết quả ở mô
hình GARCH được chọn để nghiên cứu.
Theo kết quả thu được từ mô hình GARCH ta thấy giá cổ phiếu tăng vào
tháng 5, tháng 7 do hai biến này mang hệ số dương; và giá sẽ giảm vào tháng 2,
tháng 4 vì hệ số của hai biến này là âm.
Bảng 11: TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cổ phiếuTháng AGF BBC CAN NKD VNM
GIÊNG ↑ x x x x
HAI x ↓ x x ↓
BA x x x ↓ x
TƯ ↓ ↓ ↓ ↓ ↓
NĂM x x x x ↑
SÁU x x x ↑ x
BẢY ↑ ↑ ↑ ↓ ↑
TÁM x ↓ x ↓ x
CHÍN x x ↓ ↓ x
MƯỜI x x x x x
MƯỜI MỘT x x x x x
MƯỜI HAI x x x x x
Ghi chú: ↑ tăng; ↓ giảm; x không ảnh hưởng
Kết luận:
Chương 4 đã cho ta thấy được quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu, cụ thể
là giá cổ phiếu AGF sẽ tăng vào tháng 1 và tháng 7, giảm giá vào tháng 4; cổ phiếu
BBC tăng giá vào tháng 7 và giảm giá vào tháng 2, tháng 4, tháng 8; cổ phiếu CAN
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 45 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
tăng giá vào tháng 7 và giảm giá vào tháng 4, tháng 9; cổ phiếu NKD tăng giá vào
tháng 6 và giảm giá vào tháng 3, tháng 4, tháng 7, tháng 8, tháng 9; cổ phiếu VNM
tăng giá vào tháng 5, tháng 7 và giảm giá vào tháng 2, tháng 4. Tuy sự tăng và giảm
giá của mỗi cổ phiếu là khác nhau nhưng nhìn chung giá của 5 cổ phiếu đều giảm
vào tháng 4 và tăng vào tháng 7 (trừ cổ phiếu NKD giảm giá vào tháng 7). Theo bài
viết của Trần Ngọc Thơ và Hồ Quốc Tuấn (2007) về chu kỳ chứng khoán thì thị
trường trong các năm 2005 và 2006 đều ở xu hướng giảm giá vào tháng 4. Điều này
cho thấy giá các cổ phiếu được chọn nghiên cứu trong đề tài phần nào cũng tuân
theo quy luật chung của toàn thị trường.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 46 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Chương 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TTCK VIỆT NAM
Sau khi nghiên cứu về các cổ phiếu và TTCK Việt Nam, tác giả nhận thấy
mặc dù giá của các cổ phiếu đều tuân theo quy luật nhất định nhưng đó chưa hẳn là
điều tốt, đồng thời cũng thấy rằng bên cạnh những thành tựu đạt được thì TTCK
Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần phải khắc phục. Do đó, trong chương này,
ngoài việc chỉ ra một vài hạn chế tiêu biểu của TTCK Việt Nam và của quy luật thay
đổi giá, tác giả sẽ nêu một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển bền
vững TTCK Việt Nam.
5.1. Những hạn chế của quy luật thay đổi giá và TTCK Việt Nam.
- Bên cạnh giúp các nhà đầu tư có định hướng đầu tư chính xác hơn thì quy
luật thay đổi giá cũng gây ra những tác động không tốt. Chẳng hạn như giá tăng quá
cao thì dễ tạo bong bóng giá chứng khoán, còn giá giảm nhiều sẽ tạo tâm lý ức chế
cho nhà đầu tư.
- Đầu tư CK luôn là phương thức đầu tư hiệu quả với những khoản lợi nhuận
lớn. Tuy nhiên, TTCK cũng là nơi chứa đựng rất nhiều rủi ro. Ở Việt Nam, trình độ
và kinh nghiệm của các nhà đầu tư còn nhiều hạn chế. Số lượng các nhà đầu tư thật
sự được đào tạo để đủ sức đứng trên “sân chơi” chứng khoán thì không nhiều hay
không muốn nói là quá ít. Đa phần vì thiếu kinh nghiệm, trình độ nên nhiều người
đầu tư theo tin đồn, theo tâm lý đám đông. Hội chứng tâm lý đám đông rất dễ nhận
thấy khi các nhà đầu tư lao vào mua cho bằng được cổ phiếu khi bảng CK xanh,
nhưng họ cũng lại luôn hoài nghi một khi bảng CK biến thành màu đỏ rồi hoảng
loạn bán tháo trong thất vọng. Mặt khác, khá nhiều nhà đầu tư hành động theo cảm
tính, họ mua cổ phiếu của một công ty chỉ vì họ thích sản phẩm của công ty đó, còn
những công ty mới thì họ không quan tâm. Tóm lại, các nhà đầu tư nước ta dường
như xem chứng khoán là một trò Casino, chỉ trông vào mai rủi chứ không phân tích
một cách rõ ràng, sâu sắc.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 47 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Trên TTCK nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng đều có hiện tượng
thông tin bất cân xứng. Hiện tượng này xảy ra khi các doanh nghiệp che giấu những
thông tin bất lợi, thổi phồng các thông tin có lợi; thông tin nội bộ bị rò rỉ; một số kẻ
xấu tung tin thất thiệt làm cho giá cổ phiếu của công ty nào đó bị sụt giảm…Có thể
nói thông tin ở bất kỳ TTCK nào cũng đóng vai trò rất quan trọng, do đó tình trạng
bất cân xứng về thông tin sẽ dẫn đến việc các nhà đầu tư đưa ra các quyết định đầu
tư không chính xác, gây cung cầu ảo, tạo nên những nguy cơ sụp đổ thị trường.
- Quy mô TTCK còn quá nhỏ bé cả về cung và cầu, hàng hoá trên TTCK ít về
số lượng và nghèo nàn về chủng loại. Hiện nay hàng hoá chủ yếu là cổ phiếu, trái
phiếu và Chứng chỉ quỹ đầu tư. Thị trường trái phiếu Chính phủ đơn điệu với cách
thức phát hành đơn giản, chưa thường xuyên, giao dịch thứ cấp chưa phát triển, thị
trường trái phiếu công ty rất sơ khai.
- Hệ thống giám sát hoạt động của TTCK đã được thiết lập nhưng hoạt động
chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó năng lực giám sát, các chế tài cưỡng chế hành vi
vi phạm còn hạn chế. Công tác phổ biến, quán triệt các quy chế chính sách đối với
hoạt động của TTCK tuy đã được tổ chức thực hiện nhưng chưa được sâu rộng nên
ý thức chấp hành chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chưa có nhiều kinh
nghiệm, chưa nắm chắc nghiệp vụ nên kết quả kiểm tra còn hạn chế.
5.2. Một số giải pháp góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững TTCK VN
- Trước những tác động tiêu cực của quy luật thay đổi giá, chúng ta cần phải
quan tâm để hạn chế tác động tiêu cực này. Theo bài viết của Trần Ngọc Thơ và Hồ
Quốc Tuấn về chu kỳ chứng khoán thì một trong những biện pháp có thể nghĩ đến là
thực hiện bán khống. “Một số nghiên cứu ở các thị trường Mỹ và Canada đã cho
thấy bán khống có quan hệ thuận chiều với tính thanh khoản của thị trường, mà theo
một số lý thuyết thì tính thanh khoản càng cao, tính bất ổn giá cổ phiếu sẽ được
giảm đi. Mặt khác, bán khống sẽ làm giảm sức ì cứ cố gắng kéo giá lên mãi (giá lên
không hợp lý sẽ có người đi bán khống tạo lực kéo giá xuống). Nhìn chung, về mặt
lý thuyết, cho phép bán khống sẽ giảm gánh nặng cứ phải cảnh báo thị trường đang
quá nóng hay giá chứng khoán đang quá thấp” [3, tr.44].
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 48 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Thực hiện các giải pháp tăng cung hàng hoá có uy tín, chất lượng cao, lựa
chọn một số doanh nghiệp lớn, ngân hàng thương mại cổ phần, doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài niêm yết trên TTCK. Ban hành cơ chế thích hợp để phần lớn trái
phiếu Chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu công trình được niêm yết để
phát hành trên TTCK.
- Nâng cao kiến thức về chứng khoán cho các nhà đầu tư để hạn chế áp lực
tâm lý đám đông, đồng thời góp phần tránh được một số rủi ro đáng tiếc.
- Để hạn chế hiện tượng thông tin bất cân xứng, cần phải nâng cao các chuẩn
mực trong việc công bố thông tin. Thông tin phải công khai, minh bạch, kịp thời để
đảm bảo tính công bằng, bảo vệ công chúng đầu tư.
- Tăng cường hệ thống giám sát, xử lý nghiêm những hành vi gian lận, vi
phạm pháp luật trong kinh doanh chứng khoán.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 49 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
Chương 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. Kết luận
Đề tài tuy ngắn ngủi nhưng nó đã giúp người đọc có được cái nhìn tổng quan
về sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và thị trường chứng
khoán Việt Nam nói chung. Bên cạnh đó, đề tài còn nghiên cứu quy luật thay đổi giá
của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu là
giá đóng cửa của các cổ phiếu từ khi được niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán
TPHCM (năm 2005 trở về trước) đến hết ngày 31/12/2008. Bằng cách sử dụng mô
hình OLS và mô hình GARCH, đề tài đã chứng minh cho người đọc thấy được sự
ảnh hưởng của tháng đến giá cổ phiếu, từ đó rút ra quy luật thay đổi giá của 5 cổ
phiếu AGF, BBC, CAN, NKD và VNM. Mặc dù sự thay đổi giá của mỗi cổ phiếu là
khác nhau, chẳng hạn cổ phiếu BBC tăng giá vào tháng 7, giảm giá vào tháng 2,
tháng 4 và tháng 8; còn cổ phiếu VNM tăng giá vào tháng 5 và tháng 7, giảm giá
vào tháng 2 và tháng 4. Nhưng nhìn chung cả 5 loại cổ phiếu này đều giảm giá vào
tháng 4 và tăng giá vào tháng 7. Có thể nói, quy luật thay đổi giá sẽ giúp các nhà đầu
tư định hướng chính xác hơn trong việc đầu tư của mình, do đó hạn chế được những
rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.
Tuy nhiên, không có gì là hoàn hảo cả. Bên cạnh những tác động tích cực thì
quy luật thay đổi giá cũng gây ra những tác động tiêu cực. Vì vậy, tác giả đã nêu lên
giải pháp để hạn chế tác động này đó là cho phép bán khống. Giải pháp đưa ra dựa
trên bài viết của Trần Ngọc Thơ và Hồ Quốc Tuấn (2007) về chu kỳ chứng khoán.
Do đó, hạn chế của luận văn là tác giả chưa có được những giải pháp hiệu quả trước
sự thay đổi giá có tính quy luật của các cổ phiếu.
6.2. Kiến Nghị
Để TTCK Việt Nam ngày một phát triển tốt hơn, đề tài kiến nghị các cơ quan
chức năng cần thực hiện những vấn đề sau:
- Cho phép thực hiện bán khống để giảm gánh nặng cứ phải cảnh báo thị
trường đang quá nóng hay giá chứng khoán đang quá thấp.
Nghiên cứu quy luật thay đổi giá của các cổ phiếu thuộc ngành hàng thực phẩm...
GVHD: TS. Trương Đông Lộc 50 SVTH: Lê Trương Linh Thoại
- Xây dựng các website, các phương tiện truyền thông uy tín. Đảm bảo thông
tin được phát ra từ các phương tiện này là chính xác, minh bạch, công bằng.
- Nghiên cứu, ban hành cơ chế tài chính phù hợp đối với UBCK, SGDCK,
TTGDCK, TTLKCK để có thể thu hút, khuyến khích cán bộ có năng lực và chuyên
môn làm việc tại cơ quan quản lý, giám sát TTCK.
- Thực hiện tuyên truyền kiến thức về chứng khoán trên các phương tiện
thông tin truyền thông, tổ chức các trò chơi tìm hiểu về chứng khoán, mở các khóa
học ngắn hạn về đầu tư chứng khoán cho mọi đối tượng … nhằm mục đích tạo “sức
đề kháng” cho các nhà đầu tư khi tham gia vào “sân chơi” chứng khoán.
- Để hệ thống giám sát phát huy năng lực thì cần phải nâng cao hiệu quả giám
sát từ phía nhà nước, đồng thời tăng cường vai trò, kêu gọi sự tham gia của công
chúng đầu tư trong việc phát hiện các dấu hiệu vi phạm.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt:
1. Đào Công Bình, Minh Đức, (2007). Những quy luật của thị trường cổ
phiếu, Nhà xuất bản Trẻ.
2. Võ Thanh Long, Nguyễn Quang Hải, (2007). Diễn biến thị trường chứng
khoán tại Việt Nam, Nhà xuất bản Thanh Niên.
3. Trần Ngọc Thơ, Hồ Quốc Tuấn, (2007). Chu kỳ chứng khoán, Thời báo
kinh tế Sài Gòn, 7 (843), trang 43 – 44.
4. Bùi Văn Trịnh, Lưu Thanh Đức Hải, (1995). Giáo trình thị trường chứng
khoán, Tủ sách Đại Học Cần Thơ.
5. Nguyễn Hồng Vân, (2008). Các giải pháp thúc đẩy sự phát triển bền vững
thị trường chứng khoán Việt Nam, Luận văn thạc sĩ, Trường đại học kinh tế
TP.HCM
Tiếng Anh:
6. Boudreaux, Denis, (1995). The monthly effect in International Stock
Markets: Evidence and Implications, Journal of Financial and Strategic Decisions 8
(1), trang 15 – 20.
7. Rosenberg, Menahem, (2004). The monthly effect in stock returns and
conditional heteroscedasticity, The American Economists 48 (2), trang 67 – 72.
8. Trương Đông Lộc, (2006). Equitization and Stock-Market Development:
the case of Vietnam, Center of Development Studies, University of Groningen, the
Netherlands.
Các trang web:
9. 15.
10. 16.
11. 17.
12. 18.
13. 19.
14.
iPHỤ LỤC
Kết quả chạy mô hình OLS, GARCH và kiểm định ARCH-LM của các cổ
phiếu AGF, BBC, CAN, NKD, VNM.
1. Cổ phiếu AGF
1.1. Mô hình OLS
Dependent Variable: RE
Method: Least Squares
Date: 03/04/09 Time: 12:24
Sample (adjusted): 5/02/2002 12/30/2008
Included observations: 1664 after adjustments
Variable Coefficient Std. Error t-Statistic Prob.
D1 -0.000541 0.001040 -0.520158 0.6030
D2 -0.000710 0.001133 -0.626578 0.5310
D3 0.000949 0.000963 0.985663 0.3244
D4 0.000478 0.001005 0.475186 0.6347
D5 0.000446 0.000929 0.480695 0.6308
D6 -0.000326 0.000919 -0.354816 0.7228
D7 0.001543 0.000889 1.735858 0.0828
D8 -0.001277 0.000889 -1.437008 0.1509
D9 -0.000342 0.000938 -0.364630 0.7154
D10 0.000808 0.000889 0.909011 0.3635
D11 -0.000690 0.000910 -0.758328 0.4484
D12 0.000119 0.000898 0.132091 0.8949
R-squared 0.005294 Mean dependent var 6.36E-05
Adjusted R-squared -0.001329 S.D. dependent var 0.011096
S.E. of regression 0.011104 Akaike info criterion -6.155909
Sum squared resid 0.203675 Schwarz criterion -6.116844
Log likelihood 5133.716 Durbin-Watson stat 2.244387
ii
1.2. Mô hình GARCH
Dependent Variable: RE
Method: ML - ARCH (Marquardt) - Normal distribution
Date: 03/04/09 Time: 12:26
Sample (adjusted): 5/02/2002 12/30/2008
Included observations: 1664 after adjustments
Convergence achieved after 238 iterations
Variance backcast: ON
GARCH = C(13) + C(14)*RESID(-1)^2 + C(15)*GARCH(-1)
Coefficient Std. Error z-Statistic Prob.
D1 0.001267 0.000233 5.446898 0.0000
D2 -0.000566 0.000471 -1.202824 0.2290
D3 0.000469 0.000580 0.807986 0.4191
D4 -0.001299 0.000312 -4.168292 0.0000
D5 1.85E-05 0.000402 0.045954 0.9633
D6 0.000494 0.000304 1.626218 0.1039
D7 0.002250 0.000264 8.519187 0.0000
D8 -0.000254 0.000451 -0.562607 0.5737
D9 -0.000250 0.000507 -0.493709 0.6215
D10 0.000293 0.000412 0.710565 0.4774
D11 0.000285 0.000412 0.690907 0.4896
D12 -3.29E-05 0.000407 -0.080866 0.9355
Variance Equation
C 3.47E-06 2.89E-07 12.02329 0.0000
RESID(-1)^2 0.507288 0.032026 15.83985 0.0000
GARCH(-1) 0.584476 0.020923 27.93398 0.0000
R-squared -0.001269 Mean dependent var 6.36E-05
Adjusted R-squared -0.009770 S.D. dependent var 0.011096
S.E. of regress
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Luận văn- NGHIÊN CỨU QUY LUẬT THAY ĐỔI GIÁ CỦA CÁC CỔ PHIẾU THUỘC NGÀNH HÀNG THỰC PHẨM TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.pdf