Luận văn Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã

Tài liệu Luận văn Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã: Luận văn Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã Lời nói đầu Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, đã và đang thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng từng bước cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại, làm việc, vui chơi giải trí, cũng ngày một tăng lên. Nền tảng để thực hiện những nhu cầu trên đó phải là đất đại, như vậy đất đai là đối tượng trung tâm của con người, là tài sản vô cùng quý giá là nền tảng căn bản để cho con người thực hiện mọi ý đồ. Hiện nay hoạt động của hoạt động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường cộng với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã và đang làm cho nhu cầu về sử dụng đất tăng cao, đất đai ở nhiều nơi đã sử dụng quá mức, sai mục đích, làm cho đất ngày bị thoái hoá. Vậy để đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng bền vững thì nhà nước phải đề ra nhiều chính sách về đất đai, mà một trong những chính sách đó, đó là"...

pdf69 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Luận văn Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã Lời nói đầu Nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường, đã và đang thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển nhanh chóng từng bước cải thiện và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, làm cho nhu cầu về ăn uống, ở, đi lại, làm việc, vui chơi giải trí, cũng ngày một tăng lên. Nền tảng để thực hiện những nhu cầu trên đó phải là đất đại, như vậy đất đai là đối tượng trung tâm của con người, là tài sản vô cùng quý giá là nền tảng căn bản để cho con người thực hiện mọi ý đồ. Hiện nay hoạt động của hoạt động của nền kinh tế theo cơ chế thị trường cộng với xu hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã và đang làm cho nhu cầu về sử dụng đất tăng cao, đất đai ở nhiều nơi đã sử dụng quá mức, sai mục đích, làm cho đất ngày bị thoái hoá. Vậy để đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển theo hướng bền vững thì nhà nước phải đề ra nhiều chính sách về đất đai, mà một trong những chính sách đó, đó là" quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương", đây là một vấn đề bức xúc hiện nayt bởi vì quy hoạch kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho nhà nước quản lý tốt quỹ đất của mình mà còn định hướng sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả về mặt kinh tế góp phần tích cực vào công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Là sinh viên ngành kinh tế và quản lý địa chính, bằng kiến thức đã học được ở trường em xin được nghiên cứu đề tài " nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã" Đề tài được trình bày gồm ba phần chính như sau: Chương I : Cơ sở lý luận của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Chương II : Nội dung của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, ứng dụng vào hai xã tác đoạn và Khuất xá - huyện lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Chương III : Những giải pháp thực hiện. Chương I Cơ sở lý luận của Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. I. Khái niệm vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết của việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. 1. Khái niệm: Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các biện pháp của nhà nước (thể hiện đồng thời 3 tính chất kinh tế, kỷ luật và pháp chế) về tổ chức và quản lý sử dụng đất đai đầy đủ có hiệu quả cao nhất, thông qua việc phân bổ quỹ đất đai và tổ chức sử dụng đất như vật liệu san xuất, nhằm nâng cao sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và môi trường, 2. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết phải lập quy hoạch. Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất dữ một vai trò rất quan trọng, sự quan trọng đó thể hiện: + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp quan trọng của Nhà nước trong việc tổ chức quản lý và kế hoạch sử dụng quỹ đất một cách tiết kiệm và khoa học. Bởi vì quy hoạch sử dụng đất sẽ thống kê được từng loại đất từ đó cấp giấy chứng nhận tới chủ sử dụng, lên kế hoạch sử dụng đất cho từng vùng, thông qua đó Nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ đồng thời định hướng cho người sử dụng, sử dụng tiết kiệm và sử dụng quỹ đất, đúng mục đích và trong sạch trong môi trường. + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một bước đột phá nhằm mục đích thúc đẩy quá trình lập bản đồ sử dụng đất trên toàn quốc cũng như cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ đó làm căn cứ định ra các loại giá cho các loại đất một cách chính xác, kịp thời. + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho quá trình quản lý được tốt mà còn bố trí sắp xếp kế hoạch sử dụng các loại đất một cách khoa học, một cách khoa học, tận dụng hết tiềm năng của đất, tránh hoang hoá hoặc sử dụng quá mức, đảm bảo cho đời sống kinh tế được ổn định và trong sạch cho môi trường. + Quy hoach, kế hoạch sẽ giúp cho tâm lý người sử dụng được vững vàng và họ an tâm đầu tư sản xuất làm nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội trong một thời gianạch, kế hoạch sử dụng đất không những giúp cho quá trình quản lý được tốt mà còn bố trí sắp xếp kế hoạch sử dụng các loại đất một cách khoa học, một cách khoa học, tận dụng hết tiềm năng của đất, tránh hoang hoá hoặc sử dụng quá mức, đảm bảo cho đời sống kinh tế được ổn định và trong sạch cho môi trường. + Quy hoạch, kế hoạch sẽ giúp cho tâm lý người sử dụng được vững vàng và họ an tâm đầu tư sản xuất làm nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội trong một thời gian ổn định lâu dài. Công tác lập kế hoạch sư dụng đất đai có một ý nghĩa vô cùng to lớn nhất là thời điểm nền kinh tế hiện nay. Bởi vì ở Việt Nam ta, phần lớn là diện tích đất lâm nghiệp và thuỷ sản, còn đất đô thị lại chiếm tỉ lệ nhỏ, hiện nay xu hướng đô thị hoá ngày một tăng, do đó quy hoạch kế hoạch là căn cứ quan trọng để nhà nước có biện pháp hạn chế sử dụng đất trái mục đích quy định. + Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sẽ là căn cứ lâu dài và quan trọng cho các ngành, các vùng bố trí tổ chức sử dụng hợp lý quỹ đất đảm bảo tính hiệu quả kinh tê, trong sạch cho môi trường. + Sự cần thiết phải lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải thực hiện đồng thời cả hai chức năng: Điều chỉnh các mối quan hệ về đất đai và tổ chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường. Từ những chức năng như vậy cho ta thấy việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai có tầm quan trọng không chổ cho trước mặt mà cả lâu dài. Căn cứ vào đặc điểm của điều kiện tự nhiên, phương hướng, nhiệm vụ mà mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của mỗi vùng, lãnh thổ, quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhầm định hướng cho các cấp, các ngành trên địa bàn lập quy hoạch sử dụng đất đai một cách chi tiết; xác lập ổn định về mặt pháp lý cho công tác quản lý nhà đất nước về đất đai, làm cơ sở để tiến hành giao cấp đất và đầu tư để phát triển sản xuất, đảm bảo an ninh, lương thực, phục vụ các nhu cầu dân sinh, văn hoá - XH. Quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế được sự chồng chéo trong quản lý, gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tuỳ tiện - làm giảm sút nghiêm trọng quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp, lâm nghiệp (Đặc biệt là diện tích trồng lúa và đất lâm nghiệp có rừng); Ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất, phá vỡ sự cân bằng sinh thái gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những tổn thất hoặc kìm hãm sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội và hậu quả khó lường về tình hình bất ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, ở từng địa phương, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển sang nền kinh tế thị trường. II. Đặc điểm về các căn cứ để xây dựng quy hoạch: 1. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất. Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính Lịch Sử - Xã hội, tính khống chế vĩ mô, tính chỉ đạo, tính tổng hợp trung và dài hạn là bộ phận hợp thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân. Các đặc điểm đó được thể hiện: + Tính lịch sử phát triển của xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi hình thái kinh tế xã hội đều có một phương thức sản xuất của xã hội thể hiện theo hai mặt: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, luôn nẩy sinh quan hệ giữa người với đất đai như điều tra, đo đạc, khoanh định, thiết kế…, cũng như quan hệ giữa người với người (xác nhận văn bản về quyền sở hữu và quyền sử dụng). Quy hoạch sử dụng đất thể hiện đồng thời là yếu tố thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất vừa là yếu tó thúc đẩy các mối quan hệ sản xuất, vì vậy nó luôn là một bộ phận của phương thức sản xuất. Tuy nhiên, trong xã hội phân chia giai cấp, quy hoạch sử dụng đất đai mang tính tự phát, hướng tới mục tiêu vì lợi nhuận tối đa và nặng về mặt pháp lý (là phương tiện mở rộng, cũng cố, bảo vệ quyền tư hữu đất đai: phân chia, tập trung đất đai để mua bán, phát canh thu tô…). ở nước ta, quy hoạch sử dụng đất đai phục vụ nhu cầu của nước sử dụng đất và quyền lợi của toàn xã hội; góp phần tích cực thay đổi quan hệ sản xuất ở nông thôn; nhằm sử dụng, bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sản xuất xã hội: Đặc biệt, trong nền kinh tế thị trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẩn nội tại của từng lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường nẩy sinh trong quá trình sử dụng đất, cũng như mâu thuẩn giữa các lợi ích trên với nhau. - Tính tổng hợp: Tính tổng hợp biểu hiện ở hai mặt: Đối tượng của quy hoạch là khai thác, sử dụng, cải tạo, bảo vệ… toàn bộ tài nguyên đất cho nhu cầu của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực khoa học xã hội, dân số và đất đai, sản xuất nông, công nghiệp, môi trường sinh thái… Với đặc điểm này, quy hoạch lãnh trách nhiệm tổng hợp toàn bộ nhu cầu sử dụng đất; điều hoà các mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực; xác định và điều phối phương hướng, phương thức phân bố, sử dụng đất phù hợp với mcụ tiêu kinh tế - Xã hội, bảo đảm cho nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững, đạt tốc độ cao và ổn định. - Tính dài hạn. Căn cứ vào dự báo xu thế biến động dài hạn của những yếu tố kinh tế xã hội quan trọng như: Sự thay đổi về nhân khẩu, tiến bộ kỹ thuật, đô thị hoá, công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp…, từ đó cần phải xác định quy hoạch trang và dài hạn về sử dụng đất, đề ra các phương hướng, chính sách và biện pháp có tính chiến lược, tạo căn cứ khoa học cho việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất hàng năm và ngắn hạn. Quy hoạch sử dụng đất đai thường trên 10 năm đến 20 năm hoặc lâu hơn. - Tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mô: Với đặc tính trang và dài hạn, quy hoạch sử dụng đất chỉ dự báo trước được các xu thế thay đổi, phương hướng, mục tiêu, cơ cấu và phân bổ sử dụng đất, vì vậy quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch mang tính chiến lược, các chỉ tiêu của quy hoạch mang tính chỉ đạo vĩ mô, tính phương hướng và khái lược về sử dụng đất của các ngành. Do thời gian dự báo tương đối dài, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố kinh tế - xã hội khó xác định, nên chỉ tiêu quy hoạch càng khái lược hoá, quy hoạch sẽ càng ổn định. - Tính chính sách: Quy hoạch sử dụng đất đai thể hiện rất mạnh đặc tính chính trị và chính sách xã hội, khi xây dựng phương án phải quán triệt các chính sách và quy định có liên quan đến đất đai của đảng và nhà nước, đảm bảo thực hiện cụ thể trên mặt bằng đất đai các mục tiêu phát triển nền kinh tế quốc dân, phát triển ổn định kế hoạch kinh tế xã hội ; tuân thủ các quy định, các chỉ tiêu khống chế về dân số, đất đai và môi trường sinh thái. - Tính khả biến. Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó dự đoán được quy hoạch sử dụg đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến đổi hiện trạng sử dụng đất sang trạng thái mới thích hợp với việc phát triển nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Quy hoạch sử dụng đất đai luôn là quy hoạch động một quá trình lặp lại theo chiều xoắn ốc - "quy hoạch - thực hiện - quy hoạch lại hoặc chỉnh lý - tiếp tục thực hiện…" với chất lượng, mức độ hoàn thiện và tính phù hợp ngày càng cao. 2. Những căn cứ trước khi lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. 2.1. Những căn cứ pháp lý. Ta biết rằng, quy hoạch là một phần của luật, ở một chế độ chính trị khác nhau thì mục đích, cách thức quy hoạch cũng khác nhau, nghĩa là quy hoạch chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ chính trị đương thời. ở nước ta trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ sang công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp đã và đang gây áp lực ngày càng lớn đối với đất đai ( bình quân mỗi năm phải chuyển khoảng 30.000ha đất nông nghiệp lâm nghiệp có rừng sang mục đích khác). Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được do đó việc sử dụng hợp lý đất đai liên quan chặt chẽ tới mọi hoạt động của từng ngành, từng lĩnh vực, quyết định đến hiệu quả sản xuất và sự sống còn của từng người cũng như vận mệnh của cả quốc gia. Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc, cần được quan tâm hàng đầu. ý chí của toàn Đảng, toàn dân về vấn đề đất đai được thể hiện trong hệ thống các văn bản pháp luậtn như hiến pháp, luật và các văn bản giới luật. - Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã khẳng định: " đất đai thuộc sử hữu toàn dân". Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật, bảo đảm sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả. Chương II, điều 18. - Điều 1 luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ: " đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý"; Điều 13 luật đất đai xác định rõ một trong những nội dung quản lý Nhà nứoc về đất đai là " Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất". Điều 19 luật đật đai khẳng định " Căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt". - nghị quyết số 01/1997/QH9 Quốc hội khoá 9, ky họp thứ 11 (tháng 4/1997) về kế hoạch sử dụng đất cả nước năm 2000 và đẩy mạnh công tác quy hoạch sử dụng đất các cấp trong cả nước. Về trách nhiệm của người lập quy hoạch, điều 16 luật đất đai năm 1993 quy định rõ cho các cấp theo lãnh thổ, theo ngành cũng như trách nhiệm của ngành địa chính. Điều 17 (luật đất đai năm 1993) đã quy định nội dung tổng quát của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Điều 18 (luật đất đai năm 1993) đã quy định thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai cụ thể là: Quốc hội quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước; Chính phủ xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; uỷ ban nhân dân cấp trên xét duyệt quy hoạch sủ dụng đất đai của uỷ ban nhâ dân cấp giới trực tiếp. Ngoài ra còn có các văn bản giới luật cũng như các văn bản, ngành trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến vai trò, ý nghĩa căn cứ, nội dung và hướng dẫn phương pháp lấp quy hoạch sử dụng đất như : Nghị định 404/CP, ngày 7//11/1979; Nghị định 34/CP ngày 13/4/1994; chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995; chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/96; thông tư 106/QHKH/RĐ, ngày 15/4/1991; công văn 503/CV - Đc, 10/9/97... Những quy định này được nhà nước đưa ra nhằm đôn đốc hệ thống quản lý nhà nước đối với việc quản lý tài nguyên quý giá của một quốc gia ( đất đai), đồng thời tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên này. Để thực hiện tốt các quy định này, chúng ta cần phải quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trên phạm vi toàn quốc lấy căn cú pháp lý làm mốc cho mọi sự khởi đầu. 2.2. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. a. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên, thiên nhiên. - Về điều kiện tự nhiên cần phải làm rõ vị trí địa lý của vùng lập quy hoạch địa hình, đại mạo (đặc điểm kiến tạo địa hình, đánh giá sự ảnh hưởng của nó đến việc phát triển kinh tế xã hội; làm rõ tình hình khí hậu, đánh giá kỹ càng sự thích nghi cho việc pháp triển những ngành nào; Đánh giá tình hình thuỷ văn để khi quy hoạch có thể bố trí hệ thống thuỷ lợi cho phù hợp, tốt hay chưa tốt để khắc phục. Tài nguyên thiên nhiên là tiềm năng tự nhiên của vùng, cần phải tìm hiểu rõ những tài nguyên như; Tài nguyên đất (nguồn gốc phát sinh, quá trình hình thành...); Tài nguyên nước (nguồn gốc, mặn, ngọt, vị trí nguồn nước phục vụ cho sản xuất, sinh hoạt...); tài nguyên rừng ( Điện tích, phân bổ, trữ lượng, các loại rừng...); Tài nguyên biển (các eo, vịnh, chiều dài bờ biển, nguồn lợi, đặc điểm sinh vật biển...); Tài nguyên nhân văn ; lịch sử hình thành và phát triển, vấn đề tôn giáo, dân tộc có các danh nhân, các lễ hội, phong tục tập quán truyền thống. - Đánh giá về cảnh quan môi trường. Đặc điểm điều kiện cảch quan, tình hình môi trường chung, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ở nhiều môi trường không khí, đất đai, nguồn nước và đề ra giải pháp hạn chế, khắc phục. b. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội. + Kinh tế phải làm rõ mức tăng trưởng kinh tế, thực trạng phát triển các ngành; xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo khu vực và theo lãnh thổ. Căn cứ vào những ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, xây dựng cơ bản, dịch vụ - thương mại, du lịch, các công trình cơ sở hạ tậng. + Thực trạng phát triển các đô thị và khu dân cư nông thôn bao gồm hình thức định cư, loại, số, vị trí phân bổ và đặc điểm phát triển ( ý nghĩa, vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ, khả năng phát triển, mở rộng...) của các thành phố, thị xã, thị trấn, thị tứ, cụm, điểm kinh tế đặc thù và khu dân cư nông thôn. - Dân số, lao động, việc làm và mức sống. Về số dân căn cứ vào tổng dân số cơ cấu, ( theo dân tộc, nông nghiệp - phi công nghiệp, đô thị - nông thôn), đặc điểm phân bố, tỷ lệ tăng dân số, tăng tự nhiên và cơ học. - Lao động việc làm, căn cứ vào tổng lao động, tỷ lệ lao động so với tổng dân số cơ cấu ( theo ngành lĩnh vực, độ tuổi, giới tính, dân tộc), đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm. - Thu nhập mức sống so sánh theo các khu vực ( thành thị, nông thông) loại hộ nguồn thu nhập, mức thu nhập bình quân năm của hộ, đầu người, mức sống, cân đối thu chi... - Từ đó đánh giá chung rồi rút ra căn cứ quan trọng đó là nhu cầu sử dụng đất của vùng. Định ra kế hoạch sử dụng đất trong tương lai. 2.3. Căn cứ vào thực trạng và quản lý đất của vùng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. a. Thực trạng quản lý và sử dụng đất. Khái quát tình hình quản lý quỹ đất của vùng. - Phản ánh tình hình địa giới hành chính ( danh giới, mốc giới, thực hiện chỉ thị 364/CP). Tình hình đo đạc lập bản đồ, tình hình giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất cấp giấy CNQSDĐ, thực hiện chỉ thị 245/CP; tình hình giải quyết tranh chấp, khiếu nại, khiếu tố, tình hình điều tra quy hoạch sử dụng đất làm căn cứ trước khi làm quy hoạch. - Phản ánh hiện trạng sử dụng đất (diện tích, cơ cấu, mức độ phù hợp, mức độ hợp lý, hiệu qủa, những tồn tại và bất cập, các giải pháp khác đã thực hiện...), nhu cầu sử dụng đất trên địa bàn trong tương lai b. Căn cứ vao mục phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một căn cứ quan trọng để các nhà quản lý quy hoạch dựa vào để sử dụng đất lâu dài ( 5 năm - 10 năm). Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của vùng lập quy hoạch sẽ cho ta biết các chỉ tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường mà vùng đã đề ra về kinh tế cần phải nắm chắc các chỉ tiêu về: Cơ cấu kinh tê, cơ cấu ngành kinh tê, định hướng phát triển như thế nào mức thu nhập GDP của các ngành trong năm là bao nhiêu nhằm mục tiêu là xác định nhu cầu sử dụng đất của một ngành Về xã hội, cần phải biết mục tiêu phấn đấu để phát triển cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm ) tỷ lệ quy mô tăng dân số thu nhập bình quân đầu người/ năm. v..v.. mục tiêu nhằm xác định nhu cầu đất đai cho xây dựng các công trình xã hội. Về môi trường: Cần phải đánh giá môi trường hiện trạng và các mục tiêu cần đạt được về môi trường, để quy hoạch các vùng đất phù hợp vùng đất đai phục vụ cho nhu cầu hộ của môi trường. Từ những căn cứ đó chúng ta tính toán và lập ra nhu cầu sử dụng các loại đất cho các ngành trong thời gian lâu dài để đạt được mục tiêu mà vùng đã đề ra và cũng để đảm bảo tính hiệu quả trong quy hoạch. Trên đây là những căn cứ chủ yếu trước khi lập kế hoạch cho một vùng nào đó. 3. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch khác. a. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch tổng thể. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp các căn cứ khoa học và việc xây dựng các kế hoach phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ tập phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu, còn đối tượng nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cư vào yêu cầu của phát triển kinh tế, xã hội, điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, xây quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý. Như vậy quy họach tổng hợp chuyển ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. b. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với dự báo và chiến lược dài hạn sử dụng đất đai. Dự báo sử dụng tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là dự báo tài nguyên đất và các dự báo khoa học kỹ thuật khác, cũng như số liệu về quản lý đất đai là cơ sở để lập quy hoạch, kế hoạch và thiết kế công trình. Tuy nhiên cần hạn chế sự chồng chéo các biện pháp khi lập dự báo, xây dựng quy hoạch, kế hoạch, cũng như trong công tác điều tra, khảo sát. Việc phức tạp các vấn đề sẽ làm nẩy sinh những chi phí không cần thiết về lao động và vật tư, đồng thời gây cản trở cho việc thực hiện các dự án quan trọng và bức xúc hơn trong cuộc sống. c. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch phát triển nông nghiệp. Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp, để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, gía trị sản phẩm. Trong một thời gian với tốc độ và tỉ lệ nhất định. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên yêu cầu và dự báo của ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Mối quan hệ này là mối quan hệ qua lại vô cùng mật thiết và không thể thay thế lẫn nhau. d. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành đô thị sắp xếp một cách hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển đô thị được hài hoà và trật tự, tạo ra những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên trong quy hoạch đô thị cùng với việc bố trí cụ thể khoanh đất dùng cho dự án, sẽ giải quyết cả vấn đề tổ chức và sắp xếp tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai cũng như bố cục không gian (hệ thống đô thị) trong khu vực quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự cục bộ, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng trong quy hoạch đồ thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng đất đai, quy hoạch sử dụng và phát triển đô thị e. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế của quy hoạch sử dụng đất đai. Quan hệ giữa chúng là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian và thời gian ở cùng một khu vực cụ thể tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ rệt về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: một bên là sự sắp xếp chiến thuật cụ thể cục bộ (quy hoạch ngành); Một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất đai). f. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai cả nước với quy hoạch sử dụng đất đai của địa phương cùng hợp thành một hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai hoàn chỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai ở các địa phương ( tỉnh, huyện, xã). Quy hoạch sử dụng đất đai cả nước chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh, Quy hoạch cấp huyện xây dựng trên quy hoạch cấp tỉnh; Quy hoạch sử dụng đất đai ở địa phương là phần tiếp theo, là căn cứ để chỉnh sửa, bổ sung và hoàn thiện quy hoạch sử dụng đất đai cả nước. III. Nội dung của việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất . 1. trình tự nội dung các bước lập quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đai. 1.1. Chuẩn bị điều tra cơ bản: Điều tra cơ bản nhằm thu thập các thông tin tài liệu, số liệu và bản đồ phục vụ cho quy hoạch sử dụng đất. Thu thập thông tin là thu thập những tài liệu mang lại những thông tin như: Thống kê số lượng và chất lượng đất, định mức sử dụng đất, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường, kinh tế - xã hội, các loại bản đồ (bản đồ địa hình, bản hiện trạng sử dụng đất). Để thực hiện công việc này chúng ta phải điều tra thu thập các thông tin từ các ngành khác viết về vùng đất này, tiến hành khảo sát thực đại địa tăng thêm sự phong phú cho nguồn thông tin. Sau đó chúng ta tiến hành phân loại, đánh giá các thông tin, xác định rõ nội dụng và địa điểm cần khảo sát 1.2. Phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. 1.2.1. Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên. a. Vị trí địa lý: Cần phải phân tích làm rõ các vấn đề; Vị trí địa lý so với các trục giao thông chính, các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá quan trọng trong khu vực; toạ độ địa lý, giáp ranh; các lợi thế, hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển kinh tế - xã hội và sử dụng đất đai. b. Đặc điểm địa hình, đại mạo: Cần phải phân tích làm rõ các vấn đề sau: Kiến tạo chung về địa mạo; xu hướng địa hình hướng, cấp độ dốc...; Đặc điểm phần tiểu vùng theo yếu tố độ cao ( trũng, bằng, bán sơn địa, đồi núi cao...); Các lợi thế, hạn chế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai. c. Đặc điểm khí hậu: Cần phải phân tích làm rõ: Nhiệt độ trung bình năm, tháng cao nhất, thấp nhất, tổng tính ôn...; nắng: số ngày, giờ nắng trung bình năm, theo mùa, tháng..., Mưa; mùa mưa, lượng mưa trung bình năm - tháng cao nhất, thấp nhất... độ ẩm: bình quân, cao nhất, thấp nhất, trung bình năm, tháng... đặc điểm gío, giông bão, lũ lụt, sương muối, sưng mù...; các ưu thế, hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. d. Chế độ thuỷ văn: Cần làm rõ: hệ thống lưu vực, mạng lưới sông suối, ao hồ, đập: điểm đầu, điểm cuối, chiều dài chiều rộng, dung tích...; chế độ thuỷ văn thuỷ triều, nhật triều, lưu lượng tốc độ dòng chảy quy luật diễn biến..., các ưu thế hạn chế của yếu tố thuỷ văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất. 1.2.2. Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường. a. Tài nguyên đất: Phân tích làm rõ nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành; đăc điểm phân bố, mức độ tập trung trên lãnh thổ; các tính chất đặc trưng về lý tính, hoá tính, khả năng sử dụng theo các tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết; mức độ đã khai thác sử dụng các loại đất chính; mức độ sói mòn đất, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn... và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì của đất. b. Tài nguyên rừng: Cần làm rõ nguồn nước, vị trí nguồn nước, chất lượng nước khả năng khai thác phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt (theo mùa, khu vực trong năm), nguồn nước ngầm, nước mạnh: phân tích độ sâu, chất lượng nước, khả năng, hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng phục vụ cho sản xuất sinh hoạt. c. Tài nguyên rừng. Khái quát chung về tài nguyên rừng ( diện tích, phân bổ trữ lượng các loại rừng..) đặc điểm thảm thực vật, động vật rừng, các loại quý hiếm và được trong sách đỏ, yêu cầu bảo vệ nguồn ghen động vật thực vật rừng, khả năng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh. d. Tài nguyên biển. Nêu rõ số eo biển vịnh và chiều dài bờ biển; các ngư trường, nguồn lợi biển; đặc điểm sinh vật biển; yêu cầu bảo vệ, khả năng khai thác sử dụng ... e. Tài nguyên khoáng sản. Các loại khoáng sản chính ( các loại quặng, than đá...); Nguồn vật liệu xây dựng ( đá ốp lát, đá vôi, đá ong, cát sét, làm gạch ngói...); nguồn nước khoáng, than bùn... Đối với các loại tài nguyên khoáng sản cần chỉ rõ vị trí phân bố, tình hình và khả năng khai thác sử dụng (diện tích, sản lượng, chất thải..). f. Tài nguyên nhân văn. Làm rõ lịch sử hình thành và phát triển: Vấn đề tôn giáo dân tộc và các danh nhân: Các lễ hội và phong tục, tập quán truyền thống; các di tích lịch sử văn hóa. Các ngành nghề truyền thống, tập quán sản xuất và kinh doanh... yêu cầu bảo vệ tôn tạo và lợi thế khai thác trong phát triển kinh tế - xã hội. g. cảnh quan môi trường. Nêu rõ về đặc điểm điều kiện về cảnh quan (các loại cảnh quan, vị trí phân bố, sự biến dạng, ưu thế khai thác cho mục đích du lịch - sinh thái, bảo vệ thiên nhiên và môi trường); tình trạng môi trường chung, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi trường không khí, nguồn nước các đất đai và các giải pháp,hạn chế, khắc phục. 1.2.3. Phân tích thực trạng phát triển kinh tế xã hội. a. Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực: Xem xét quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế, tốc độ phát triển bình quân tổng thu nhập, năng xuất, sản lượng, loại sản phẩm và áp lực đối với việc sử dụng đất đai... của các ngành: nông lâm - ngư nghiệp; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; dịch vụ - du lịch và các ngành nghề khác. b. Phân tích đặc điểm về dân số lao động, việc làm và mức sống: Dân số: Nêu rõ tổng số dân, cơ cấu theo nông nghiệp, phi nông nghiệp, theo đô thị - Nông thôn, đặc điểm phân bố, tỷ lệ tăng dân số, tăng tự nhiên và cơ học, quy mô hình quân căn hộ...; Lao động và việc làm : Làm rõ tổng số lao động tỷ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực - độ tuổi - giới tính - dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm... Thu nhập và mức sống của các loại hộ: Nguồn thu nhập chính, phụ, mức thu nhập bình quân năm của hộ đầu người, cân đối thu chi... áp lực đối với việc sử dụng đất đai. c. Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư: Làm rõ các hình thức định cư, hệ thống khu dân cư ( Loại, số lượng và đặc điểm phân bố); phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển, mở rộng...; áp lực đối với việc sử dụng đất đai ra sao. d. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. Nêu rõ hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng, giao thông, thủy lợi; Xây dựng cơ bản và các công trình về du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng...; ( Loại công trình kỹ thuật cần làm rõ chức năng, cấp, chiều dài, chiều rộng...; diện tích chiếm đất; vị trí phân bố; mức độ hợp lý; hiệu quả sử dụng...); Làm rõ áp lực của nó đối với việc sử dụng đất đai. 1.3. Đánh giá tình hình quản lý, phân tích hiện trạng sử dụng đất và dự bó nhu cầu về đất đai phục cho phát triển kinh tế xã hội:. 1.3.1. Đánh giá tình hình quản lý đất đai: Nêu rõ tình hình quản lý nhà nước về đất đai của thời kỳ trước khi ban hành luật đất đai năm 1993 và thời kỳ sau luật đất đai năm 1993 đến nay, bao gồm xem xét quá trình thực hiện chỉ thị 364/CP về lập danh giới, mộc giới, tình hình đo đạc và lập bản đồ, địa chính, tình hình giao đất cho thuê đất, thu hồi đất, cấp giấy CNQSDĐ thực hiện chỉ thị số 245/CP; tình hình giải quyết những tranh chấp khiếu nại của từng vùng điều tra quy hoạch đất đai như thế nào. 1.3.2.Phân tích hiện trạng sử dụng đất. a. phân tích loại hình sử dụng đất. Sau khi điều tra phân loại hiện trạng sử dụngd đất đai, tuỳ thuộc vào từng loại hình sử dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu sau: - Diện tích, tỷ lệ (%) so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đất đang sử dụng và diện tích của loại đất chính (đất nông nghiệp, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng). - Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn, lãnh thổ. - Bình quân diện tích đất trên đầu người ( chọn chỉ trên phù hợp). b. Phân tích hiệu quả sử dụng đất đai. Hiệu quả sử dụng đất đai biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau. c. Phân tích hiệu quả sản xuất của đất đai. Hiệu quả sản xuất của đất đai được biểu thị bằng năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai (phân ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế). Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất đai sau: T l SD(%) Tng din tích t ai - din tícht CSD Tng din tích t ai = Din tích ca loi t (t (NN,LN,CD) T l SD loi t (%) = Tng din tích gieo trng trong nm Din tích cây hàng nm (t canh tác) = H s s dng t canh tác che ph (%) (HQu v MT) DT tLN có rng + t cây lâu nm Tng din tích t ai = Của các thuộc tính tự nhiên của đất đai với mục đích đang sử dụng (Căn cứ hợp lý của việc sử dụng đất đai). Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào các tính chất của đất đai để lựa chọn mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích nghi của đất. Như mảnh đất đó sử dụng vào mục đích gì là thích hợp nhất; mảnh đất đó sử dụng vào mục đích được lựa chọn thì mức độ thích nghi và hiệu quả ra sao ?; có những yếu tố hạn chế gì đối với mục đích sử dụng đã lựa chọn... e. Phân tích tổng hợp hiện trạng và biến động đất đai: Đó là những vấn đề tổng hợp cần phân tích bỏ xung bao gồm: - Tính hợp lý để cơ cấu sử dụng đất đai so với quy luật biến đổi, nguyên nhân và giải pháp điêu chỉnh. - Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ phát huy tiềm năng đất đai của địa phương những mâu thuẫn giữa người và đất. Sn lng (GTSL)mt loi cy trng NS t ai Din tích t cây trng ó = Giá tr tng sn lng N,L, Ng Giá tr tng sn lng Ca n v DT t NN Din tích t nông nghip = Giá tr sn lng cây trng Sn lng (GTSL) ca n v DT giao t trng Din tích t gieo trng = Giá tr sn lng SP thu sn Sn l ng (GTSL) n v DT Mt nc Din tích mt nc = Tng GTSLcây trng nông nghip Sn lng (GTSL) Ngành Trng trt n v DT t nông N Din tích t nông nghip = Tng GTSL cây trng công nghip GTSL cây Công nghip ca n v DT t trng cây CN Din tích trng cây công nghip = - Hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường của việc sử dụng đất đai, sự thống nhất 3 lợi ích, hiệu quả trước mắt và lâu dài. - Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm và bài học về sử dụng đất đai. - Mức độ rửa trôi, xói mòn các nguyên nhân, biện pháp ngừa, ngăn chặn. - Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu không khí, các nguyên nhân chính và biện pháp khắc phục, hạn chế. - Mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội hiện tại, tương lai của các loại đất, khu dân cư, đất xây dựng công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lơi, điện, nước... - Trình độ về hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất so với các vùng tương tự, phân tích nguyên nhân. - Biến động sử dụng các loại đất đai của thời kỳ trước quy hoạch từ 5 năm - 10 năm: quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động, biện pháp bảo vệ và giữ ổn định, diện tích đất đai (đặc biệt là đất canh tác). - Biến động sản lượng nông nghiệp, nguyên nhân và giải pháp khắc phục. - Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai tình trạng về vốn, vật tư, đầu tư về khoa học kỹ thuật... 1.3.3. Dự báo nhu cầu về đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội. a. Dự báo tình hình dân số. Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch đất đai là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên , nguồn đất đai nhằm giải quyết đất đai giữa người và đất. Dân sô luôn có xu hướng ra tăng cùng với sự gia tăng dân số và sự gia tăng về nhu cầu xã hội và đòi hỏi nhu cầu đất ngày càng lớn. Trong khi đó diện tích và sức tải dân số của đất đai có hạn mâu thuẫn giữa người và đất ngày càng thêm gay gắt. Vì vậy dự báo về dân số có ý nghĩa quan trọng và là tiền đề của quy hoạch sử dụng đất đai. Khi quy hoạch sử dụng đất đai, chỉ tiêu dự báo đầu tiên về dân số là chỉ tiêu dự báo dân số phi nông nghiệp. Đây là một chỉ tiêu đưa ra nhằm dự báo để khống chế tầm vĩ mô về quy mô dân sô. Để xác định dân số phi nông nghiệp cần dựa vào công thức tính sau: Nn = N0 (1 + k)n Trong đó: Nn : số dân dự báo ở năm định kỳ quy hoạch. N0 :Số dân hiện trạng (ở thời điểm lần quy hoạch K : tỷ lệ tăng dân số bình quân. n: thời hạn ( số năm ) định hình quy hoạch. Bên cạnh đó sự gia tăng dân sô còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau: di chuyển dân, từ vùng nông thôn và đô thị, từ vùn này sang vùng khác còn gọi là sự tăng dân số theo cơ học. Công thức tính: Nn = N0 [(1 +( k  D)]n Trong đó : Nn : số dân dự báo ở năm định kỳ quy hoạch. N0 :Số dân hiện trạng (ở thời điểm cần quy hoạch K: Tỷ lệ tăng dân số bình quân. D: Tỷ lệ tăng dân số cơ học với dấu (+) số dân nhập cư cao hơn số dân di cư, (- ) ngược lại. n: thời gian (số năm) định hình quy hoạch. Dân số nông nghiệp có thể dự báo trực tiếp bằng các phương pháp nêu trên, cũng có thể dự báo kết quả dự báo tổng số dân và dân số nông nghiệp. b. Dự báo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một dự báo quan trọng, để làm căn cứ cho việc lập quy hoạch lâu dài và kế hoạch sử dụng đất hợp lý phục vụ tốt cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Đây là những chỉ tiêu mà cơ quan quản lý nơi vùng quy hoạch đề ra để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Dự báo mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đó là dự báo những mục tiêu đề ra của vùng rồi căn cứ vào quỹ đất để quy hoạch, phân bổ quỹ đất sao cho đáp ứng được hài hoà nhu cầu sử dụng đất ví dụ như: về mặt kinh tế cần phải xem xét cơ cấu các ngành kinh tế, mục tiêu đề ra là cần cơ cấu phát triển ngành gì , mở rộng hay thu hẹp. Cần nâng cấp bao nhiêu nhà máy nước phục vụ cho tưới tiêu xây dựng bao nhiêu trụ sở, nhà cửa, giao thông, điện nước phục vụ phát triển sản xuất về xã hội còn phải chú ý đến mức tăng dân số, bố trí phát triển cơ sở hạ tầng, giáo dục, chăm sóc sức khoẻ..., mục tiêu giữ gìn bảo vệ cảnh quan môi trường hạn chế tốc độ hại thải ra cho môi trường từ những mục tiêu đó các nhà quy hoạch lập ra các chỉ tiêu phát triển của từng ngành, từng thành phần kinh tế, bố chí sử dụng đất hợp lý đáp ứng nhu cầu tối đa cho ngành này đảm bảo tiết kiệm được quỹ đất, sử dụng hiệu quả năng suất đất đồng thời đảm bảo sự trong sạch cho môi trường. c. Dự báo nhu cầu đất đai. Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành được xác định căn cứ vào mục tiêu yêu cầu phát triển từng ngành, khả năng đầu tư trong các giai đoạn và quỹ đất hiện có của địa phương. Các ngành dự báo nhu cầu sử dụng đất của mình sẽ phù hợp hơn. Nhưng lại mang tính phiến diện cục bộ, dễ bị chồng chéo mục đích sử dụng giữa các ngành trên cùng một khu đất. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai và căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành, sẽ tổng hợp, kiểm tra, chỉnh lý điều hoà và cân đối trong nội bộ các ngành nông nghiệp, phi công nghiệp và giữa các ngành ( theo mục đích sử dụng) tuỳ theo đặc điểm quỹ đất có của địa phương. * Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp. Thực trạng triển khai đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau do ( lấy làm đất ở, chuyển sang mục đích chuyên dùng bị thoái hoá...). Trong khi đó dân số lại tăng quá nhanh nhưng tiềm đất đai có thể khái thác đưa vào sản xuất nông nghiệp rất hạn chế. Vì vậy việc dự báo nhu cầu sử dụng đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào lực lượng lao động nông nghiệp hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng yêu cầu đáp ứng đủ diện tích cho một lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội. Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích do nhu cầu xã hội. Diện tích các loại đất nông nghiệp dự báo ở năm định hình quy hoạch được tính theo công thức sau: SNQ = SNH - S NC+ SNK Trong đó SNQ: Đất nông nghiệp năm quy hoạch SNH : Đất nông nghiệp năm hiện trạng S NC : Đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy hoạch SNK : Đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ. + Dựa vào diện tích đất cây hàng năm: diện tích đất canh tác được dự báo dựa vào 2 căn cứ: Hiện trạng loại cây trồng (chủng loại nông sản), tổng sản lượng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây. Số lượng các loại nông sản cần đạt theo các mục tiêu quy hoạch dự báo năn suất và diện tích đất canh tác cần có. Dự báo diện tích các loại cây trồng theo công thức Wi Trong đó: Si : Diện tích cây trồng i theo quy hoạch Wi : Nhu cầu nông sản i theo quy hoạch Pi : Năng suất cây trồng i dự báo theo quy hoạch. + Dự báo diện tích cây lâu năm và cây ăn quả. - Căn cứ vào kết quả đánh giá tính thích nghi của đất và số diện tích thích nghi với cây lâu năm nhưng chưa đựơc khai thác sử dụng. Wi Si = Pi - Căn cứ vào nhu cầu các loại sản phẩm cây lâu năm và cây ăn quả của địa phương, vùng. Năng suất dự báo được xây dựng căn cứ vào giống cây trồng độ tuổi, quản lý và sản xuất kinh doanh. - Diện tích cây lâu năm và cây ăn quả bằng tổng lượng sản phẩm ( hàng hoá) chia cho năng suất dự tính. + Dự báo diện tích đất đồng cỏ - chăn thả: Diện tích đất đồng cỏ chăn thả dựa vào những căn cứ và kết quả đánh giá và tính thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng. Từ lượng nhu cầu sản phẩm sẽ tính được số đầu con gia súc cùng với số lượng con gia súc trên một đơn vị diện tích sẽ tính được nhu cầu diện tích đồng cỏ sức tải gia súc có thể tính như sau: + Dự báo diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích mức mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thuỷ sản ngoài ra còn tính đến nhu cầu về loại sản phẩm này, yêu cầu thị trường, giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất. * Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp. Diện tích đất lâm nghiệp được dự báo vào hai căn cứ sau: - Kết quả đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng. - Yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội (nhu cầu về lâm sản) kết hợp với bảo vệ đất đai và môi trường sinh thái. Sn lng c (kg/ha) * T l s dng lng c Sc Ti (GS)(con/ha)= S ngày chn th * Lng tng(kg/con/ngày) Diện tích đất nông nghiệp cần phát triển được xem xét cụ thể với từng loại rừng ( rừng đặc dạng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất) và được dự báo trong công thức sau: SRQ = SRH - SRC + SRT Trong đó SRQ : Diện tích rừng năm quy hoạch SRH : Diện tích rừng mặn hiện trạng SRC : Diện tích rừng chuyên mục đích trong thời kỳ SRT : Diện tích rừng trồng mới và khoanh nuôi tái sinh trong thời kỳ. Do điều kiện tự nhiên của các vùng rất khác nhau, vì vậy diện tích rừng được xác định, phải phù hợp với tình hình cụ thể của khu vực. * Dự báo nhu cầu đất phi nông nghiệp. + Dự báo nhu cầu đất phát triển đô thị: Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến việc xác định nhu cầu đất để phát triển đô thị: Số dân và mật độ số dân, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện cơ sở hạ tầng tính lịch sử đặc điểm các tụ điểm dân cư, các điều kiện địa hình, địa chất, thuỷ văn... Nhu cầu đất dùng cho phát triển đô thị được xác định theo công thức sau: Z = N x P. Trong đó: Z: diện tích đất phát triển đô thị N: Số dân thành thị P : Định mức dùng đất cho một khẩu đô thị năm quy hoạch. Đối với các đô thị nhỏ khi xác định diện tích đất dùng xây dựng nhà ở cho dân, có căn cứ vào số hộ có nhu cầu và định mức diện tích đất cho một hộ. Số người tăng trong thời kỳ quy hoạch bằng số dân gia tăng chia số khẩu bình quân trong mỗi hộ. + Dự báo nhu cầu đất khu dân cư nông thôn. Tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn (bao gồm: Diện tích đất ở, đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt cho dân cư nông thôn) ở năm định hình quy hoạch ( hay của từng giai đoạn dự báo) được xác định cho toàn đơn vị xã hoặc tính riêng cho từn khu dân cư. Công thức tính tổng quát như sau: P = P1 + P2 Trong đó: ( i là đơn vị tính (năm) n là số năm định hình quy hoạch) P - tổng diện tích đất khu dân cư nông thôn P1 - diện tích đất ở và các công trình hành chính phúc lợi công cộng. P2 - diện tích đất xây dựng các công trình phục vụ sản xuất năm trong ranh giới khu dân cư a- định mức đất cho từng loại hộ của địa phương H - số hộ theo từng loại ở năm quy hoạch R - định mức diện tích các công trình công cộng và cây xanh cho người dân. N - số dân trong khu dân cư năm quy hoạch. K - tỷ lệ hợp lý diện tích chiếm đất làm đường đi trong khu dân cư. m- số đơn vị tính cho công trình xây dựng ( tổng sản phẩm, con gia súc, đơn vị công suất...) Q - định mức diện tích cho một đơn vị tính.    n i mQP 1 2      n i n i KRNaHP 1 1 1 )( + Dự báo như cầu đất phát triển công nghiệp. Các loại hình công nghiệp khá đa dạng như: khu cụm công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế suất, các khu công nghiệp đặc thù về khai thác quặng, dầu mỏ, than đá, luyện kim, điện lực, các công trình, dự án phát triển công nghiệp, các xí nghiệp, nhà máy biệt lập..., nằm trong hoặc ngoài khu dân cư. Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các khu công nghiệp độc lập, các công trình, dự án công nghiệp nằm xen xẻ trong các khu dân cư..., được xác định căn cứ theo quy hoạch công nghiệp do các đơn vị chuyên ngành thực hiện. + Dự báo nhu cầu đất phát triển giao thông: Nhu cầu đất giao thông bao gồm đất dùng để xây dựng đường sắt, đường bộ, sân bay, hải cảng..., do đó các đơn vị chuyên ngành lập dự báo vào quy hoạch phát triển của ngành, chủ yếu là sử dụng các quy định về chỉ tiêu định mức chiếm đất của từng ngành. Diện tích đất cần dùng cho phát triển giao thông cũng có thể được xác định căn cứ vào mối tương quan thuận giữa lưu lượng hoá vận chuyển trong năm và diện tích chiếm đất của mạng lưới đường. + Dự báo nhu cầu phát triển thuỷ lợi. Diện tích đất dùng cho thuỷ lợi được xác định căn cứ vào quy hoạch và dự báo nhu cầu đất của ngành. Ngoài ra có thể tính dựa theo các số liệu thống kê bình quân tỷ lệ đất thuỷ lợi đặc trưng cho từng khu vực trong nhiều năm; theo tiểu chuẩn, bố cục và diện tích chiếm đất của các công trình thuỷ lợi hiện có. 2. Xây dựng các phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất a. xây dựng phương án quy hoạch. Cần phải xây dựng quy hoạch một cách chi tiết đối với các loại đất: - Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp. - Đất dùng cho sản xuất và bảo vệ lâm nghiệp. - Đất xây dựng đô thị, thị trấn. - Đất khu dân cư nông thôn. - Đất chuyên dùng. Cần phải đề xuất các phương án cụ thể về vị trí phân bổ, hình thể, diện tích các khu đất trên. + Xây dựng biểu, bảng và bản đồ cho vùng quy hoạch. + Việc báo cáo thuyết minh hội thảo và hoàn chỉnh tài liệu. b. Xây dựng kế hoạch sử dụng đất. Nhằm kế hoạch sử dụng từng loại đất đai cho các giai đoạn nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành các tổ chức và cá nhân trên địa bàn quy hoạch đồng thời đánh giá hiệu qủa và đề ra các giải pháp thực hiện quy hoạch. Trình tự thực hiện + Tổng hợp nhu cầu sử dụng từng loaị đất đai của các ngành, tổ chức, cá nhân theo từng giai đoạn kế hoạch. + Cân đối quỹ đất đai cho từng giai đoạn kế hoạch theo phương án quy hoạch sử dụng đất đai. + Xây dựng kế hoạch chi tiết sử dụng các loại đất đai, lập biểu chu chuyển, biểu phân bổ 6 loại đất chính. IV. Các phương pháp xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất. 1. Phương pháp phân tích định tính và định lượng. Phương pháp này đó là việc phán đoán mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển kinh tế - xã hội với sử dụng đất trên cơ sở tư liệu được điều tra và sử lý. Phân tích định lượng dựa trên phương pháp số học để lượng hoá mối quan hệ hỗ trên xây dựng quy hoạch tổng thể sử dụng đất cần kết hợp chặt chẽ giữa phân tích định tính và phân tích định lượng. 2. Các phương pháp phân tích vi mô và vĩ mô. Phân tích vĩ mô là nghiên cứu sử dụng đất trên đại bàn cơ sở tổng thể toàn bộ nền kinh tế quốc dân và xã hội ở phảm vi tương đối rộng phân tích vĩ mô được thực hiện với đối tượng nghiên cứu là sử dụng đất mang tính cục bộ của từng khu vực hoặc từng ngành nhằm xác định mối quan hệ giữa sự thay đổn động thái sử dụng đất với các nhân tố hạn chế. Quy hoạch sử dụng đất tổng thể bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược của quy hoạch tổng thể, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của các đối tượng sử dụng đất cụ thể hoá, làm sâu thêm, hoàn thiện và tối ưu hoá quy họach. Quy hoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết khống chế vĩ mô, vừa giải quyết các vấn đề vĩ mô, tạo điều kiện xử lý tốt quan hệ toàn cục về cục bộ. 3. Phương pháp cân bằng tương đối. Quá trình xây dựng và thực thi quy hoạch tổng thể sử dụng đất là quá trình diễm thể của hệ thống sử dụng đất dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đến sự không cân bằng của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới. Thông qua điều tiết khống chế vĩ mô, thực hiện sự cân bằng tương đối về tình trạng sử dụng đất ở một thời điểm nào đó. Theo đà phát triển kinh tế xã hội, sẽ nảy sinh sự mất cân bằng mới về cung cầu đối với sử dụng đất. Do đó quy hoạch một quy động sự mất cân bằng trong khi sử dụng đất đai luôn được điều chỉnh và các vấn đề được sử lý nhờ phương pháp phân tích động. 4. Các phương pháp phân tích động. Công nghệ thông tin học trong quy hoạch sử dụng đất. áp dụng các phương pháp toán kinh tế và dự báo trong quy hoạch đất đai là quá trình sáng tạo phức tạp và quy hoạch đất đai là quá trình sáng tạo phức tạp và lại rất nhiều đất đai là quá trình sáng tạo phức tạp và lại rất cần thết. Việc áp dụng một cachs máy móc. Các mô hình toán kinh tế nói chung có thể làm đơn giản hoá hoặc xoá bỏ tính đặc thù của bài toàn, đặc khi thiếu các mô hình tương ứng phù hợp quy với quy hoạch đất đai. Có thể dự báo dựa vào các loại mô hình gồm: dự báo phân bổ loại đất; dự báo sử dụng đất cụ thể; dự báo tổng hợp phân bổ và sử dụng đất. Tính toán và chu chuyển đất từ loại đất này sang loại đất khác để tăng chất lượng và giá trị của đất đai. Trong quy hoạch sử dụng đất đai các cấp, việc ứng dụng công nghệ tin học và kỹ thuật tiên tiến như hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một yêu cầu cấp bách . Công nghệ tin học cho phép tạo ra những thay đổi và bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng các loại bản đồ phực vụ quy hoạch, hỗ trợ trong việc lập và hiệu chỉnh và phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai. Chương II nội dung của việc quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ứng dụng vào hai xã Tú Đoạn và xã Khuất Xá - Huyện Lộc Bình - tỉnh Lạng Sơn I. những quy định chung về mặt pháp lý và đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của hai xã Tú Đoạn và Khuất Xá. 1. Những quy định pháp lý trước khi lập quy hoạch, kế hoạch. Lạng sơn là một tỉnh nằm ở phía bắc của tổ quốc vùng đất ở đây có địa hình đồi núi tương đối hiểm trở, là nơi có khá nhiều dân tộc khác nhau sinh sống. Xét vào tình hình hiện nay tình trạng chặt phá rừng để sử dụng đất diễn ra khá nghiêm trọng. Về mùa mưa gây ra hiện tượng bào mòn sạt lở và lụt lội, làm cho đất đai bị hạn hán về mùa hạ năng suất cây trồng giảm sút, tình hình sử dụng đất ngày càng bất hợp lý. Để khắc phục tình trạng này đòi hỏi tỉnh Lạng Sơn phải quy hoạch kế hoạch sử dụng đất mục đích đưa người sử dụng, sử dụng hợp lý tài nguyên đất bảo vệ và tiết kiệm quỹ đất đảm bảo hiệu quả kinh tế và trong sạch môi trường. Chính bởi lẽ đó ngày 21 - 11- 1998 UBND Tỉnh Lạng Sơn ra chỉ thị số 15 / CT- UB hướng dẫn việc quy hoạch kế hoạch sử dụng đất trong toàn tỉnh. Quyết định số 409 QĐ - UB nhân dân huyện lộc bình và sự đồng ý của sở địa chính Tỉnh Lạng Sơn là căn cứ để các nhà quy hoạch tiến hành triển khai đồng thời căn cứ vào luật đất đai điều 17 quy định nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai bao gồm: về nội dung quy hoạch sử dụng đất đai: Khoanh định các loại đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng của từng địa phương. Điều chỉnh và khẳng định nói trên cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong phạm vi cả nước. Nội dung của kế hoạch sử dụng đất đai bao gồm Khoanh định việc sử dụng từng loại đất trong từng thời kỳ kế hoạch. Điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất đai cho phù hợp với quy hoạch. Những căn cứ trên là những căn cứ cơ bản, thể hiện tính quản lý chặt chẽ của nhà nước đồng thời định hướng cho người quy hoạch, quy hoạch đứng mục đích đúng đối tượng, sớm đưa đất đai tới tay người sử dụng đồng thời là ngươi bảo vệ vốn tài nguyên quý giá cho đất nước. 2. Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của hai xã Tú Đoạn và xã Khuất xá: 2.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên. A. Điều kiên tự nhiên. a. Vị trí địa lý: Xá Khuất Xá và xã Tú Đoạn đều nằm ở phía đông Nam của huyên Lục Bình. Cả hai xã đều có trục đường 4B đi qua, và cũng theo trục đường này thì xã Khuất Xá cách trung tâm huyện là 12 km còn xã Tú Đoạn chỉ cách 6 km mà thôi, ngoài ra hai xã này còn đi lại giao lứu với nhau, với các xã khác bằng các con đường liên thôn, liên xã như đường khuôi khỉn - đường Tam Gia và đường Tỉnh Bắn. Xã Khất xá có tổng diện tích tự nhiên là 2.680 ha, dân số 4.602 người còn xã Tú Đoạn có tổng diện tích là 5.814 người. Điều này cho chúng ta thấy diện tích đất trên đầu người của xã Khuất Xá nhiều hơn diện tích đất trên đầu người của xã Tú Đoạn. về giáp giới của hai xã: + Xã Tú Đoạn - Phía Bắc giáp với xã Yên Khoái - Phía Nam giáp với các xã: Quan Bản, Đông Quan, Sân Viên. - Phía Tây Giáp với xã Hữu khánh thị trấn Lộc Bình. - Phía Đông giáp với xã Khuất xá. + Xã Khuất Xá: - Phía Bắc Giáp với yên Khoái. - Phía Nam Giáp với các xã: Tú Đoạn, Sài viên. - Phía Đông giáp với các xã Tú Mịch, Tỉnh Bắc - Phía Tây giáp xã Tú Đoạn. Nhìn Chung xã Khuất Xá và Tú Đoạn có vị trí địa lý tương đối thuận lợi xét trên góc độ giao lưu kinh tế với bên ngoài. Với tiềm năng đất đai màu mỡ cùng với truyền thống canh tác sản xuất cho phép hai xã này bố trí sử dụng đất đai và cây trồng hợp lý, hướng vào mục tiêu phát triển kinh tế phát huy lợi thế cây trồng giữa hai xã nói riêng và giữa khác nói chung, riêng xã Khuất Xá phải mở rộng diện tích sử dụng, phát huy những loại cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao để nâng cao lợi thế trên thị trường. Bởi vì xã này ở xa trung tâm, đồng thời dân số lại ít. b. Địa hình. Nhìn chung địa hình của hai xã la địa hình đồi núi, nằm trong lưu vực sông kỳ cùng, độ cao trung bình so với mực nước biển là: 355m và thấp nhất là 120 m. Cao nhất là 404 - 616m như vậy chứng tỏ rằng địa hình khá dốc. Để đánh giá địa hình chúng ta cần phân ra làm 3 loại đó là: Địa hình đồi núi đất, địa hình đồi thoải, địa hình thung lũng bằng. - Địa hình đồi núi đất. Đối với xã Khuất Xá địa hình này có độ cao trung bình là 400 - 450m, phân bố tập trung ở phía Nam xã. Còn xã Tú Đoạn địa hình này có độ cao trung bình thấp hơn xã Khuất Xá ( 300 - 400m) phân bố laị tập trung ở phía Bắc Xã. Nhìn chung hai xã, phần lớn đất có độ dốc trên 250 xen kẽ là các bãi bằng, thung lũng hẹp, dốc thoải dưới 200 là chân sườn đồi. Trên dạng địa hình này chỉ thích hợp cho sử dụng vào Lâm nghiệp, kết hợp nông lâm vì độ dốc cao dễ bị rửa trôi, xói mòn. Riêng trên bãi bằng và sườn thoải, có độ dốc thấp, thích hợp để phát triển cây ngắn ngày như hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm. Vùng địa hình này xã Tú Đoạn có diện tích 400 ha chiếm 15,64% diện tích tự nhiên của xã, nhưng với xã Khuất Xá địa hình này có diện tích chiếm 950 ha chiếm 35,45% diện tích đất tự nhiên của xã. Nhiều hơn xã Tú Đoạn. Dạng địa hình đồi thoải. Dạng địa hình này có độ cao trung bình là 250 - 300 m có độ dốc nhỏ hơn 1500, dạng địa hình này rất thích hợp cho sử dụng vào Nông - Lâm kết hợp, sườn đồi thoải, độ dốc thích hợp phát triển cây ngắn ngày như hoa màu, cây công nghiệp và cây ăn quả hoặc trồng rừng. Vùng địa hình này chiếm 34,7% diện tích đất tự nhiên của xã Khuất Xá bao gồm 930 ha nằm ở phía Bắc của xã còn xã Tú Đoạn có khoảng 1.300 ha chiếm 50,82% diện tích đất tự nhiên được phân bổ ở phía Nam của xã. + Dạng địa hình thung lũng bằng. Dạng địa hình này có độ cao trung bình là 200 m, phân bố dọc theo sông kỳ cùng và một phần xen kẻ với địa hình đồi núi, có độ dốc <80. Đất ở đây chủ yếu là đất phù xa do đó rất thích hợp cho việc trồng cây lúa nước xen kẻ đất trồng màu. Loại đại hình này xã Khuất Xá có khoản 800 ha chiếm 29,85% diện tích tự nhiên của xã, còn xã Tú Đoạn có khoảng 858 ha chiếm 33,54% diệnt ích đất tự nhiên của xã. Như vậy về địa hình của hai xã gần như tương tự nhau, nhưng địa hình của xã Tú Đoạn có nhiều thuận lợi hơn, diện tích đồi núi chiếm ít còn diện tích đồng bằng lại khá nhiều so với xã Khuất Xá, như vậy xã Khuất Xá có diện tích đồi núi khá nhiều và rất dốc do đó nên cần thiết triển khai trồng rừng bảo vệ đất và phát triển kinh tế bằng lâm sản, cây công nghiệp lâu năm. c. Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn + Chế độ nhiệt. Nhìn chung chế độ nhiệt của hai xã là giống nhau cụ thể nhiệt độ trung bình cả năm là 21,10. Nền nhiệt phân hoá trong năm theo 2 mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm từ tháng năm đến tháng 9 và mùa khô lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là 27,10 (Tháng 7), tháng lạnh nhất 13,1 0 ( tháng 1). Tổng tích ôn hàng năm đạt 7.7000. Số giờ nắng trung thích hợp cho cây ăn quả nhiệt đới và á nhiệt đới như quýt, hồng, nhãn, vải thiều.. Đặc biệt biên độ như đêm trong vùng tương đối lớn (khoảng 7,90C) tạo ra sự tích luỹ đường ở trong quả cao hơn một số vùng khác. + Chế độ ẩm Nhìn chung lượng mức trung bình hàng năm của hai xã là 1349 mm, phân bố không đều. Lượng mưa từ tháng 5 đến tháng 9 chiếm 76% tổng lượng mưa trong năm. Về mùa mưa thường gây ra sự rửa trôi bào mòn đất ở vùng đồi núi và sự lở ở bờ sông. Những yếu tố này cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất như phục hồi vốn rừng và chế độ canh tác hợp lý. Mùa khô có khoảng 26 - 30 ngày mưa phùn phân bố từ tháng 12 đến tháng 3, mưa phùn có ảnh hưởng tích cực tới việc cải thiện chế độ ẩm trong mùa khô. Mỗi năm lượng bốc hơi bình quân khoảng 800 - 1000 mm. Diễn biến không đều theo mùa. Mùa khô lạnh lượng bốc hơi thường cao hơn mùa mưa 2 - 7 lần, đây là yếu tố chính gây nên tình trạng khô hạn trong vụ đông xuân. Ngoài ra còn ảnh hưởng xấu đến đàn gia xúc do thiếu thức ăn và đời sống sinh hoạt của dân cư do thiếu nước sinh hoạt. Trong mùa nóng dung lượng bốc hơi cao nhưng thường xấp xỉ hoặc thấp hơn lượng mưa nên chế độ ẩm được cải thiện, đảm bảo điều kiện cho sản xuất và đời sống. Độ ẩm không khí bình quân cả năm là 82% dao động từ 77 - 85%. Nhình chung chế độ ẩm tương đối khá tuy nhiên cần chú ý đến thời kỳ khô hạn để có những giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất như biện pháp thuỷ lợi, bố trí mùa vụ thích hợp, lựa chọn giống chịu hạn... Ngoài ra cần phải đề phòng hiện tượng mưa đá vào các tháng 4, 5, 9, 10 gây tổn hại cho cây trồng ngắn ngày như lúa, thuốc lá... Vì khi ở vùng đồi núi cao còn phải chịu hiện tượng sương muối tuy nhiên xuất hiện không nhiều ( Tháng 12 bình quân có 0,8 ngày, tháng 1 bình quân có 1,3 ngày) B. Các nguồn tài nguyên. a.Tài nguyên đất Theo kết qủa điều tra thể những và tổng hợp các tài liệu hiện có. Cho biết xã Tú Đoạn và Khuất Xá hiện có 5 loại đất chính sau: + Đất lúa nước vùng đồi núi (đất Faralít biến đổi do tròng lúa nước). Diện tích khoảng 120 ha xã Khuất Xá phân bố chủ yếu ở các thôn Pán Pé, Khồn Trang, Pò Loỏng. ở xã Tú Đoạn phân bố ở thôn Nà Già. + Đất thung lũng (LUX) có tầng giầy 120 cm, sâu 30 cm chưa có giây phân bổ chủ yếu ở thôn Tằm Chả thuộc xã Khuất Xá diện tích khoảng 20 ha. Còn ở xã Tú Đoạn lại không có loại đất này mà là đất lúa nước trên sản phẩn dốc tụ (Ldx 2/8) có tầng dày 120 cm sâu 30 cm chưa có giây. phân bố chủ yếu ở thôn Khồn Mới, Phía Đông Bắc giáp khuyất xá giáp Khuất Xá diện tích khoảng 20 ha + Đất phù sa được bồi (Pbx) được phân bố dọc theo sông kỳ cùng, đất này được dùng nhiều cho trồng lúa và hoa màu. Đất có phản ứng chua PHkcl 4,5 – 4,8. Thành phần cơ giới thịt nhẹ, hàn lượng mùn trung bình, lân và kali dễ tiêu đều nghèo. Loại đất này xã Khuất Xá có diện tích khoảng 600 ha, nằm ở các thôn: Khôn Mui, Khôn Mỏ, Bản Chu, Bản Cảng, Nặm Lè; còn ở xã Tú Đoạn lại ít hơn và chỉ có khoảng 300 ha, thuộc các thôn: Khôn Mới, Bản Quyền, Bản Quấn, Bản Bằng, Pó Mới. + Đất phù sa trên nền Feralít (P/Fx). Đất loại này có thành phần cơ giới thịt nhẹ đến thịt trung bình. Đất có phản ứng chua, PH/cl 4,35 – 4,6. Hàn lượng mùn nghèo đến rất nghèo (0,45 – 1,08%) lân dễ tiêu có từ trung bình đến khá (4,1 – 10mg/100g đất) loại đất này hiện tại đang sử dụng trồng lúa. ở xã Khuất Xá đất này chiếm 300ha, khoảng 19% phân bố rải rác ở các thôn Pán Pé, Khồn Trang, Pò Loỏng. Còn ở xã Tú Đoạn chiếm 19,55% gồm 500ha, phân bố ở các thôn Pò Ngà, Pò Khừa, Pò Qua, Sì Nghiền, Bản Bằng, Pò Lọi, Pò coóc, Bản Cạo, Bản Tấu, Rinh Chùa, Bản Mới, Nà Già. + Đất đỏ vàng trên đá sét (phiên thạch sét, phấn sa). Phân tích tầng mặt (0 – 30cm) của các mẫu đất cho thấy đất có mầu nâu sẩm, tươi xốp, thành phần cơ giới thịt trung bình. Đất chua vừa PHkcl từ 4,5 – 5,5 tổng số nghèo (0,04 – 0,07%) hàn lượng mùn rất nghèo ( 0,15 – 0,6%) lân và kali dễ tiêu rất nghèo (lân 1,5 – 2,8mg/ 100g đất). Trên loại đất này hiện nhân dân đang sử dụng trồng hoa màu nhưng chủ yếu là trồng rừng và còn một phần diện tích chưa sử dụng. Loại đất này xã Khuất Xá có 1.640ha chiếm 62% phân bố ở các bản PòLoỏng, Bản Lải, Pàn Pé. Còn xã Tú Đoạn có 1.718 ha chiếm 7,16%, được phân bố tập trung ở các thôn: Pò Ngoà, Pò Khưa, Pò Qua, Sì Nghiều, Khôn Mới, Bản Cạo, Bản Tấu, Phai Sen, Rinh chùa, Bản Mới, Nà Già. * Nhìn chung đặc điểm thổ nhưỡng của hai xã có phần tương tự nhau do đó cần phải có giải pháp như đất bằng có độ dốc thấp, độ phì tự nhiên trung bình đến khá, thành phần cơ giới đa phần từ trung bình đến nặng, tầng dầy trên 30 cm chưa có cứng rắn. Các loại đất này chỉ thích hợp với các loại đất lương thực, thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, vậy trong tương lai ưu tiên trồng cây hàng năm hạn chế sử dụng các loại đất này vào mục đích phi nông nghiệp. Còn các loại đất đồi núi (ở độ dốc < 150 tầng dầy 70 cm), cần ưu tiên trồng cây lâu năm, cây ăn quả. Những diện tích đồi còn lại chủ yếu thích hợp với phát triển nông lâm kết hợp (ở độ dốc 250 b. Tài nguyên nước. Nhìn chung cả hai xã đều có nguồn nước mặn khá dồi dào với chất lượng tương đối tốt mật độ sông suối trong xã: Khuất Xá (0,88 km/km2),//các đoạn (0,80km/km2), trên địa bàn xã có sông kỳ cùng chảy qua với chiều dài 12 km; xã Khuất Xá là 18km. Sông có lưu lượng lớn nhất Qmax = 4520 m3/s Lưu lượng trung bình Q0 = 30,6 m3/s Lưu lượng nhiệt Qk = 1,4 – 1,5 m3/s - Nước ngầm: nguồn nước ngầm chưa được thăm dò nhưng nhìn chung hệ thống sông suối của hai xã là khá và phân bố tương đối đồng đêù, đủ để cung cấp nước cho tưới lúa, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp và phục vụ nước sinh hoạt cho nhân dân. c. Tài nguyên rừng. Nhìn chung diện tích rừng của hai xã đã tăng lên đáng kể, kể từ khi có chính sách giao đất giao rừng, phần lớn diện tích rừng ở đây là rừng tái sinh phục hồi và một phần trồng mới; xã Tú Đoạn là 1..16237 ha. Thảm thực vật chủ yếu là cây thông, sau sau, sa mộc, bạch đàn, kẹo...(rừng trồng). Tỉ lệ đất có rừng của xã Tú Đoạn là 45,0% diện tích đất tự nhiên; xã Khuất Xá là 39% diện tích đất tự nhiên. d. Cảnh quan môi trường. Để đảm bảo yêu cầu an toàn sinh thái và cải thiện tích cực điều kiện cảnh quan môi trường trong quy hoạch sử dụng đất phải chú trọng phục hồi diện tích rừng. Nhất là xã Khuất Xá có đất rừng chiếm 39% đất tự nhiên tức là chiếm trên 600 ha đất trống đồi núi trọc cần phải quan tâm việc trồng rừng hơn là xã Tú Đoạn với diện tích đất rưngf là 45% diện tích đất tự nhiên có khoảng 300 ha diện tích đất trống đồi núi trọc do đó cầm phải tích cực hoàn thiện nốt công tác bảo vệ cảnh quan môi trường. Tóm lại: với điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên của hai xã, khi quy hoạch mới cần phải lưu ý một số vấn đề sau. Cả hai xã đều có thung lũng cánh đồng lúa nước dọc theo sông kỳ cùng. Đây là nguồn tài nguyên quý giá,vì vậy khi sử dụng đất đai cần phải chú trọng bảo vệ, hạn chế tối đa trong việc chuyển sang sử dụng vào mục đích khác. Đất đồi núi dốc chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấy đất đai của hai xã. Do vậy trong quy hoạch sử dụng đất cần đảm bảo yêu cầu bảo vệ đất, chống sói mòn, đặc biệt trên diện tích đang bố trí sử dụng vào canh tác nông nghiệp. Chế độ khí hậu mang lại khả năng thích nghi với nhiều loại cây (nhiệt đới, á nhiệt đới) mà vật nuôi đa dạng, nhiệt độ ở đây cho phép gieo trồng nhiều vụ cây ngắn ngày trong năm. Trong quy hoạch sử dụng mới cần phát huy lợi thế vì cây trồng của từng xã sao cho tận dụng hết tiềm năng đất của từng xã mà không ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của từng xã và đảm bảo tốt cho cảnh quan và môi trường. 2.2. Phân tích thực trạng kinh tế – xã hội của hai xã. 2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Cùng với việc phát triển kinh tế của tỉnh, huyện trong thời kỳ đổi mới kinh tế. Nhìn chung những năm qua kinh tế của hai xã đã có sự tăng trưởng trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp. Các hoạt động dịch vụ sản xuất, khuyến nông, khuyến nông đã và đang được đẩy mạnh theo hướng sản xuất hàng hoá. Kỹ thuật về giống được áp dụng ngày càng phổ biến và đã góp phần nâng cao hiểu quả sản xuất và hiểu quả sử dụng đất, kết quả cụ thể cho thấy. Sản xuất lương thực: những năm qua cả hai xã đã đẩy mạnh đều tư,t thâm canh, sản xuất lương thức đã khẳng định vị trí quan trọng trong ngành trồng trọt. Các loại giống lúa lai Trung Quốc như Q2, Q5, kim cương, tạm nông... đã được áp dụng và mang lại hiệu quản kinh tế cao, các loại giống ngô TSP1, Q2, DK888, Biosid9698... đã góp phần nâng cao lương thực. Bảng thể hiện tình hình biến động sản xuất của hai xã giai đoạn 1999 - 2000 STT Các chỉ tiêu Đơn vị tính 1995 2000 I. Trồng trọt Tú Đoạn Khuất Xá Tú Đoạn Khuất Xá 1. Lúa hai vụ a. diện tích Ha 407,69 528 168,4 520 b. sản lượng Tấn 1.221 1555 656,76 1547 2. Trồng màu a. diện tích Ha 102,24 133,8 173,89 134 b. sản lượng Tấn 3521,5 901 4.789,88 947 3. Thuốc lá a. diện tích Ha 25 69 114,51 126,8 b. sản lượng Tấn 25 75 154,59 152 II. Chăn nuôi a. Trâu Con 1.305 1450 1352 1730 b. Bò - 78 70 138 150 c. Lợn thịt - 1.750 1600 2050 1800 d. Gia cầm - 27.000 17.500 32000 17000 e. sản lượng Tấn 87,5 80 10,25 900 III. Tổng sản lượng quy thóc Tấn 3320 1864 3800 1968 a. Bình quân lương thực /đầu người 1 năm kg/người 571 405,04 653,59 425,97 Đối với Khuất Xá từ năm 1995 – 2000 diện tích gieo trồng cây lương thực không tăng, năng suất sản lượng có sự gia tăng nhỏ. Ngược lại xã Tú Đoạn diện tích gieo trồng cây lương thực tăng 51,85% năng suất lương thực chỉ tăng 65,60%. Tổng sản lượng quy thóc của xã Khuất Xá năm 2000 với diện tích 630 ha là 1.968 tấn, diện tích gieo trồng của hai loại cây trồng chính là lúa và ngô từ năm 1995 – 1999 không tăng nhưng tổng sản lượng quy ra thóc tăng 104 tấn. Tổng sản lượng quy ra thóc cuả xã Tú Đoạn lại tăng lớn hơn xã Khuất Xá thể hiện trên diện tích sản xuất là 630 ha mà tổng thu nhập là 3.946 tấn, diện tích của hai loại cây trồng chính tăng cao 1.563,1 tấn điều này cho thấy khả năng cạnh tranh đầu tư thâm canh và kinh nghiệm sản xuất của xã Tú Đoạnh có bước tiến chuyển cao hơn xã Khuất Xá. Ngoài sản xuất cây lương thực ra trên địa bàn hai xã còn trồng thêm một số cây công nghiệp như thuốc lá diện tích trồng hàng năm là 240 – 300 ha, đây là sản phẩm truyền thống ở đây. Một số cây công nghiệp như đậu tương, lạc, mía cũng được trồng phổ biến ở đây và góp phần làm tăng thêm thu nhập đáng kể cho hai xã. Cây ăn quả như mơ, mận, vải, cam, quýt..., chủ yếu trồng trong vườn tập, mô hình vườn chưa được đầu tư thâm canh nhiều. Một vài năm gần đây mô hình trang trại trồng cây ăn quả đã được đầu tư phá triển. Hiện nay xã Tú Đoạn có 10 ha đất trồng cây ăn quả ở dạng vườn... còn ở xã Khuất Xá lại ít hơn và chỉ có 7,06 ha. + Tình hình chăn nuôi: Mấy năm gần đây chăn nuối đã có xu hướng phát triển đến năm 2000 xã Khuấ Xá có 1.730 con trâu, 150 con bò, gia cầm có 17.000 con, đàn lợn có1.800 con. Xã Tú Đoạn có ít hơn, đàn trâu có 1.352 con, bò có 125 con, gia cầm có 32000 con, đàn lợn có 2050 con. Nói chung quy mô đàn gia súc đáp ứng đủ nhu cầu cày kéo trên địa bàn, nhịp độ tăng trưởng bình quân năm là 3,62%/ năm, số liệu (1995 – 2000). Nhìn chung đàn gia súc, gia cần, lợn đang đi vào sản xuất chất lượng phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt con người, xã Tú Đoạn có số lượng gia cầm, lợn nhiều hơn xã Khuất Xá đây cũng thể hiện lợi thế về địa hình kinh nghiệm sản xuất và nhạy bén về thị trường cần phải phát huy. + Tình hình lâm nghiệp. Nhìn chung theo nghị định 02 của chính phủ đến năm 2000 diện tích giao đất gây rừng của xã Khuất Xá đạt 1.688 ha chiếm 63% diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất rừng hiện tại là 1.052ha chiếm khoảng 39% diện tích đất tự nhiên. Xã Tú Đoạn tuy ít diện tích đồi núi hơn nhưng cũng giao được1.530 ha chiếm 60% diện tích tự nhiên. Diện tích đất có rừng hiện tại là 1.162,37 ha chiếm khoảng 45% diện tích tự nhiên. Cần khuyến khích trồng rừng nhiều hơn nữa. 2.2.2. Dân số, lao động việc làm và mức sống dân cư. a. Về dân số: Tính đến tháng 8 năm 2000 xã Khuất Xá có 4.062 người trong đó dân tộc tày1.8,3 người chiếm 39,4% dân tộc nùng có 2.727 người chiếm 59,26%, còn lại dân tộc khác 62 người chiếm 1,34%. Còn xã Tú Đoạn có 5.814 người trong đó dân tộc tày có 3.220 người chiếm 55,38%, dân tộc nùng có 2.566 người chiếm 44,113% còn lại dân tộc khác có 28 người chiếm 0,49%. Mật độ dân số trung bình của xã này là 229 người/ km2 xã Khất Xá thấp hơn và chỉ có: 173 người/ km2. Căn cứ vào bảng tình hình phát triển dân số từ 1995 – 2000 của hai xã cho ta thấy: Tính đến tháng 8/ 2000 xã Khuất Xá có tổng số nhân khẩu là 4.602 người tổng số hộ 837 hộ so với năm 1995 số khẩu tăng thêm 275 người và 66 hộ so với năm 95 số khẩu tăng thêm 275 người và 66 hộ, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm dần qua các năm từ 1,15% năm 1997 xuống 1,47% năm 2000. Bình quân nhân khẩu trong một hộ năm 2000 là 5,5 người / hộ. Số cặp vợ chồng kết hôn hàng năm trung bình là 14 cặp. Còn đối với xã Tú Đoạn tính đến tháng 6 năm 2000 tổng số nhân khẩu toàn xã là 5.814 người, tổng số hộ 1.079 hộ so với năm 95 số khẩu tăng thêm 187 người và 104 hộ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng giảm dần từ 2,77% năm 95 số khẩu tăng thêm là 487 người là 104 hộ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên cũng giảm dầntừ 2,77% năm 1995 suống 1,47% vào năm 2000 là 5,39 người, số cặp vợ chồng kết hôn trung bình là 39 cặp. a. Lao động việc làm Theo số liệu thống kê được từ hai xã cho ta thấy được rằng: xã Tú Đoạn tính đến năm 2000 có 3.081 lao động chiếm 53% dân số. Tú đoạn là một xã thuần nông, nghề phụ chưa có, một số lao động làm việc ở khu mỏ than Na Dương hoặc các việc khác nhưng chỉ mang tính mùa vụ lúc nông nhàn. Bình quân 4,7 lao động/ Ha đất nông nghiệp. Đối với với xã Khuất Xá số lao động phải ít hơn xã Tú Đoạn và chỉ có 2.306 người chiếm 50% dân số, về việc làm cũng tương tự như xã Tú Đạm, bình quân 2.306 người chiếm 50% dân số, về việc làm cũng tương tự như xã Tú Đoạn, bình quân 2,8 lao động/ ha đất nông nghiêp. c.Thu nhập và mức sống Từ số lượng lao động và việc làm cụ thể đã nêu cho chúng ta thấy thu nhập thực tế vào sản xuất là rất thấp, chủ yếu dựa vào các vốn vay ngân hàng, các chương trình dự án, các chương trình xoá đói, giảm nghèo, hoạt động tín dụng chính những điều này đã nâng cao đáng kể phần thu nhập cho nhân dân ở đây. Xã Tú Đoan giá trị snr xuất năm 2000 là 4.886,322 triệu đồng trong đó : - Trồng trọt 3.423,322 - Chăn nuôi: 1.163 triệu đồng - Lâm nghiệp: 300 triệu đồng Bình quân giá trị sản xuất / người trong năm đạt 840.441 đồng. Thu nhập bình quân đầu người tương đối đều tuy nhiên xã vẫn còn 95 hộ nghèo, 44 hộ đói nguyên nhân là do thiếu vốn đầu tư. Xã Khuất Xá tình hình này ngày càng gay cấn, trong xã còn có 14 hộ nghèo chiến 17% số hộ trong toàn xã, lao động cả hai xã đang theo lối cổ truyền mang tính độc canh. Cần thiết vay vốn để đầu tư khâu kỹ thuật, điện, nước để khắc phục khâu thuỷ lợi góp phần tăng hiểu quả sản xuất. + Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư: xã Khuất xá, toàn xã có 13 thôn, xóm. Trong đó có hai xóm vùng 2 ( lai ngoà, Pò Qua). Thôn đông nhất trên 200 hộ thôn bản Chu, thôn ít nhất là Pò Ngoà 19 hộ. Xã Tú Đoạn lai nhiều hơn toàn xã có 12 thôn, xóm, thôn đông nhất 1/5 hộ ( thêm bản mới) thôn ít nhất Pò khưa có 26 hộ. Nhìn chung dân cư của hai xã phân bố theo bảng làng và gần nơi có nguồn nước. Ngoài ra sự phân bố dân cư còn gắn với dòng tộc của cộng đồng các dân tộc ở địa phương mang tính lịch sử lâu đời. 2.2.3. Phân tích thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng. a. Giao thông. Xã Tú Đoạn và xã Khuất Xá đều có trục giao thông chính chạy qua đó là hương lộ Khuôi khỉn - Bản chắt. Hương lộ này chất lượng cần ké. Ngoài ra còn có đường chiến lược (395) rải từ biên giới chạy qua xã Khuất xá là 3 km chạy qua xã Tụ Đoạnh là 4 km. Còn lại các đường dân sinh khá dầy đủ nhưng chất lượng còn kém, nhất là con đường nối hai xóm vùng 2 là Bản Lải và Pó Ngoà của xã Khuất Xá. b. Y tế Xã Tú Đoạn hiên tại chưa có trạm xá, việc khám chữa bệnh còn dựa vào phòng làm việc của uỷ ban xã, hiện nay xã đã có 2 y sỹ, 2 y tá, ngoài ra hầu hết các thôn bản đều có y tá cộng đồng. Nhưng với xã Khuất xá lại tiến bộ hơn vì đã mới xây dựng được một trạm xá ở thôn Bản Chu theo chương trình vốn 135, diện tích trạm lại quá chật hẹp (80m2) các phòng điều trị bệnh nhân chưa có. Hiện nay xã đã có y tá cộng đồng, chính vì vậy mà công tác tuyên truyền, vận động nhân dân phòng chống các loại dịch bệnh và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn được quan tâm kịp thời. c. Giáo dục Xã Khuất xá hiện có một trường học cấp I, II ở Bản Chu và có 8 phân trường phân theo các cụm thôn xóm. Tổng số học sinh hiện tại là 1037 em, trong đó có 189 em học cấp II, có 32 phòng thi và 26 phòng đang xuống cấp nghiêm trọng so với xã Khất xá thì xã Tú Đoạn có tiến bộ hơn, xã đã có 2 trường học cấp I, II tập trung ở thôn Rinh chùa và thôn Sì Ngiều, 5 trường phân theo cụm thôn xóm. Tổng số học sinh là 1.660 em, có 528 học sinh cấp II, có 24 phòng học và 41 thầy cô giáo, trong 24 phòng học thì có 8 phòng học chất lượng rất thấp. Nhìn chung cả hai xã về cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dậy còn thiếu nhiều. Sân chơi, cây xanh, các khu thể thao cho các em còn thiếu, nơi ăn cho các thầy cô giáo ở xa còn thiếu, đi lại thì xa xôi, khó khăn do đó chất lượng giảng dậy sẽ có sự sút kém. d. Thông tin văn hoá. Cả hai xã mới xây dựng được nhà văn hoá, bưu điện xã phực vụ thông tin báo chí trong xã. Một số hộ kinh tế khá đã mua sắm được ti vi, số còn lại là đài radio. Phong trào văn hoá văn nghệ ở đây chưa được phát triển sâu rộng, đài truyền thanh cũng chưa có. e. Điện thắp sáng và xây dựng. Nhân dân đã đóng góp xây dựng đường hạ thế 0,4 KV đến nay xã Khất xá có 11/13 thôn đã có điện, 96% số hộ trong xã đã có điện dùng sinh hoạt. Còn xã Tú Đoạnh đến nay có 19/21 thôn đã có điện, 88,7% số hộ trong xã đã có điện dùng sinh hoạt. + Thuỷ lợi: - Tiền năng đất đai của cả hai xã còn nhiều, có khả năng phát triển. - Tình hình an ninh và vấn đề giao đất đã ổn định nhân dân an tâm bán hàng , bán đất làm ăn tránh được sự du canh du cư. - Trong sản xuất nông nghiệp nhân dân đã mạnh dạn thay đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật từng bước đưa giống lúa mới, ngô mới vào sản xuất, thực hiện thâm canh, tăng vụ. +Khó khăn. - Điều kiện đất đai ở địa hình đồi núi dốc dễ bị cằn cội do sói mòn, đất trồng cây hàng năm không nhiều. - Cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi còn thiếu nhiều và chất lượng lại thấp, các trạm bơm bị hỏng, chưa được nâng cấp sửa chữa được xây dựng kiên cố do vậy nước không nhiều.. - Cơ sở hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi còn thiếu nhiều và chất lượng lại thấp, các trạm bơm bị hỏng, chưa được nâng cấp sửa chữa, các tuyến mương chưa được xây dựng kiên cố do vậy nước không đủ tưới cho sản xuất, dẫn đến năng suất sản lượng cây trồng còn thấp, đất đai chưa được bảo dưỡng tốt. - Trình độ tiếp thu và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất và cuộc sống còn hạn chế, thu nhập thấp nên thiếu vốn đầu tư cho sản xuất vì vậy tỷ lệ đói nghèo còn cao. II. Tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất. 1. Phân tích tình hình quản lý đất đai hai xã. a. Công tác điều tra đo đạc lập bản đồ địa chính. Từ ngày có luật đất đai 1993 đến nay thì công tác điều tra đo đạc bản đồ của hai xã mới được thực hiện làm được một lần vào năm 1995 theo chương trình kiểm kê đất ( 382 của tổng cục địa chính) ở tỷ lệ 1: 10.000 và bản đồ giải thửa tỉ lệ 1: 2000, riêng xã khuất xá chưa có bản đồ này. b. Công tác giao đất. Từ năm 1995 đến tháng 8 năm 2000 xã Tú Đoạn đã giao được 661 ha đất nông nghiệp với (1.074 giấy) còn xã Khuất Xá và 827,823 đất nông nghiệp, cấp 420 giấy cho các hộ gia đình, công tác giao đất, giao rừng tính đến cuối năm 2000 xã Khuất Xá đã giao đựơc 1.052 ha. Tổng diện tích đã giao cho hộ gia đình và các tổ chức khác là 1.966 ha chiếm 73,36% so với tổng diện tích tự nhiên. Vấn đề này xã Tú Đoạn đã giao được 1.162 ha, trong đó đất trồng rừng là 1.042 ha. Tổng diện tích đã giao cho hộ gia đình và các tổ chức khác 1.900 ha chiếm 74,28% so với tổng diện tích tự nhiên. c. Công tác thanh tra, giải quyết các khiếu nại, tranh chấp đất đai. Đây là một nhiệm vụ thường xuyên của công tác địa chính. ở hai xã này số đơn thư khiếu nại tranh chấp đất đai không nhiều. Phần nhiều là tranh chấp đất nông và lâm nghiệp, nguồn tranh chất mang tính lịch sử ( tranh chấp đòi lại đất ông cha). Vì vậy việc giải quyết cần phải có thời gian cộng với sự chỉ đạo của các cấp, các ngành. d. Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Lập quy hoạch sử dụng đất đai xã từ trước tới nay chưa làm được, về nội dung lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm mới chỉ làm được trong phạm vi hẹp đó là đất nông nghiệp. * Tóm lại: Mấy năm gần đây việc sử dụng đất đai của hai xã đã đi vào nề nếp. Hiện nay hai xã đang tiếp tục dà soát để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nông, lâm nghiệp cho các hộ gia đình, và các tổ chức xây dựng trên địa bàn hai xã. 2. Hiện trạng sử dụng đất năm 2000 của từng xã. Xã Khuất Xá có diện tích tự nhiên 2.680 ha. Diện tích đã sử dụng vào mục đích kinh tế - xã hội là 1.966 ha chiếm 73,36% tổng quỹ đất của xã trong đó: - Nhà nước quản lý 2,92 ha chiếm 0,11%. - Tư nhân quản lý 1.884,92 ha chiếm 70,33%. - Các tổ chức kinh tế khác quản lý 72,42 ha chiếm 2,70%. - Đất chưa phân phối sử dụng 714,74 ha chiếm 26,67%. Đối với xã Tú Đoạn: Tổng diện tích 2.558 ha, diện tích đã sử dụng vào các mục đích kinh tế - xã hội là 1.899,78 ha chiếm 74,27% tổng quỹ đất xã.Trong đó: - Nhà nước quản lý 56,41 ha chiếm 0,21% diện tích tự nhiên. - Tư nhân quản lý 1.782,99 ha chiếm 69,70%. - Các tổ chức kinh tế khác quản lý mà 25,79 ha chiếm 1,01%. - Các tổ chức khác 34,59 ha chiếm 1,35%. - Đất chưa phân phối sử dụng 658,22 ha chiếm 25,73%. a. Đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của xã Tú Đoạn là 661,18 ha chiếm 25,85% diện tích tự nhiên, bình quân diện tích đầu người 1.130 m2. Bên cạnh đó xã Khuất Xá có diện tích nông nghiệp đang sử dụng là 827,80 ha chiếm 30,89% diện tích tự nhiên so với xã Tú Đoạn, diện tích đất nông nghiệp trên đầu người là 1.790 m2 so với bình quân trung của huyện 1.340 m2 cao hơn 450 m2. Đất trồng cây hàng năm: Cây lúa là cây lương thực chủ yếu của hai xã, song năng suất, chất lượng vẫn chưa cao. Xã Tú Đoạn: Diện tích loại đất này là 545,15 ha chiếm 82,45% diện tích đất nông nghiệp, trong đó đất trồng lúa 528 ha chiếm 96,85% diện tích đất trồng cây hàng năm. Tổng diện tích gieo trồng 640 ha, trong đó vụ mùa là 410 ha, vụ xuân là 110 ha năng suất đại trà bình quân là 39 tạ / ha, xã Khuất Xá: Diện tích loại đất này 715,57 ha chiếm 86,44%, đất trồng lúa 582,23 chiếm 81,37% diện tích cây hàng năm, tổng diện tích cây gieo trồng trong đó vụ mùa 410 ha, vụ xuân 110 ha năng xuất bình quân đại trà là 33,5 tạ/ ha. Nhận xét: tuy diện tích đất hàng năm của hai xã tương đương nhau nhưng năn suất cây trồng của xã Khuất Xá - Cao hơn xã Tú Đoạn. Hệ số sủ dụng đất của xã Khuất Xá 1,45 lần, thấp hơn xã Tú Đoạn có hệ số 1,8 lần, Điều này cũng cho ta thấy được năng suất cây trồng của xã khuất xá. Trong khi đó hệ số quay vòng đất của xã Tú Đoạn lại ở mức cao trong huyện, ngược lại xã khuất của hai xã là giống nhau ở chế độ chỉ chọn vụ mùa làm vụ chính còn lại vụ đông xuân thường bỏ hoang do thiếu nước. Xã Khuất Xá có diện tích đất mầu 128,34 ha chiếm 17,94% đất hàng năm, cây trồng chủ yếu là thuốc lá, diện tích gieo trồng từ 100 - 120 ha, còn lại là các loại cây màu khác. Xã Tú Đoạn về loại cây trồng cũng tương tự, với diện tích mầu là 17,5 ha chiếm 3,15% đất cây hàng năm. Như vậy cả hai xã nhất là xã Tú Đoạn phải đưa cây trồng cạn (như ngô, đậu đỗ, khoai tây, rau các loại) vào cơ cấu vụ đông xuân nhằm tăng hệ số sử dụng đất, mở rộng diện tích trồng màu. b. Đất lâm nghiệp có rừng. - Cho đến nay khi thực hiện nghị định 02 của chính phủ cả hai xã đã giao được 2.214,37 ha trong đó có 10 ha đất rừng tự nhiên và 1024 ha đất trồng rừng, riêng xã Tú Đoạn có 1.162,37 ha là đất trồng rừng. Đất có rừng hiện nay của xã Tú Đoạn là 1.162,37 chiếm 45,44% nhiều hơn xã khuất xá. Tuy mới phát động trồng rừng phòng hộ, rừng mới được phục hồi dần, xong trử lượng và chất lượng còn rất kém, tuy nhiên trong tương lai ở khu vực đồi có độ dốc 1m gần nguồn nước tưới, thì đất rừng bặch đàn sẽ thay thế bằng cây ăn quả. Tuy vậy độ che phủ thảm thực vật của hai xã là chưa đật yêu cầu môi sinh; xã Khuất Xá chiếm 39%, xã Tú Đoạn chiếm 45,44%, ở các tỉnh miền núi thì tỷ lệ này cần phải được nâng cao từ 50 - 60% mới đảm bảo mức an toàn sinh thái. c. Đất chuyên dùng: + Đất xây dựng: - Xã khuất xá chỉ có 2,35 ha diện tích đất xây dựng chiếm 3,21% diện tích đất chuyên dùng và chiếm 0,09% diện tích tự nhiên. So với xã Tú Đoạn, xã này có 15,85 ha diện tích đất xây dựng chiếm 16,57% diện tích đất chueyen dùng và 0,62% diện tích tự nhiên ( trong đó đất xây dựng các công trình phúc lợi xã chỉ có 5,85 ha chiếm 0,23% diện tích tự nhiên). Nhưng tuy xã Tú Đoạn có nhích hơn xã Khuất Xá, nhưng cơ cấu đất phản ánh diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi của hai xã chiếm một tỉ lệ rất nhỏ; các công trình còn thiếu nhiều như: Đất xây dựng trạm y tế xã còn chật hẹp, đất xây dựng trường học chưa đủ để phục vụ điều kiện vui chơi cho các em, đất phục vụ cho xây dựng trụ sở, nhà văn hoá xã thiếu thậm chí xã Khuất Xá chưa xây dựng nhà văn hoá. + Đất giao thông. - xã Khuất Xá có diện tích 53 ha chiếm 72,36% diện tích đất chuyên dùng và chiếm 1,98% diện tích đất tự nhiên, so với xã Tú Đoạn, toàn xã có 53 ha chiếm 55,42% dân tộc đất chuyên dùng và 2,07% so với diện tích tự nhiên. Như vậy xã khuất xá về giao thông đi lại có nhích hơn xã Tú Đoạn nhưng nhìn chung cả hai xã còn thiếu và yếu về hệ thống giao thông vì vậy giao thông đang gặp khó khăn. + Đất thủy lợi. - Xã Tú Đoàn có diện tích đất thuỷ lợi là 25,79 ha chiếm 26,97% diện tích đất chuyên dùng. Nếu so với chỉ tiêu tối thiểu tỷ lệ đất thuỷ lợi trên đất canh tác phải đạt 5% trở lên thì tỷ lệ đất này của xã đạt 4,73%. Ngay kịch hơn nữa xã Khuất Xá tổng diện tích này chỉ có 10 ha chiếm 13,65 % diện tích đất chuyên dùng, tỷ lệ đất thuỷ lợi trên đất canh tác mới đạt 1,4% đây là điều đáng báo động. Nhìn chung hệ thống Khuất Xá kênh mương của hai xã đã có nhưng các phai đập đang trên đà xuống cấp, cần phải có biện pháp nâng cao hệ thống kênh mương phục vụ tốt công tác tưới tiêu hiện nay của cả hai xã nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất. + Đất nghĩa trang, nghĩa địa. Nhìn chung cả hai xã chưa có đất nghĩa trong nghĩa địa đất này thường nằm lẫn trong đất nông lâm nghiệp cần phải có quy hoạch. d. Đất ở nông thôn. - Cho đến nay năm 2000 đất khu dân cư nông thôn của xã tú Đoạn là 115,03 ha trong đó đất ở là 15,81 ha, vườn 99,22 ha, bình đất ở vung nông thôn của xã đạt 150 m2 / hộ, đất khu dân cư là 1.002 m2/ hộ riêng xã Khuất Xá có 122,37 ha chiếm 4,57 % đất tự nhiên, trong đó đất vườn tạp 100,37 ha. Bình quân đất ở vùng nông thôn của xã đạt 263 m2/ hộ, đất khu dân cư là 1.460 m2/ hộ như vậy đất khu dân cư nông thôn ở xã khuất xá nhiều hơn xã tú Đoạn ở đất vườn. e. Đất chưa sử dụng. - Diện tích đất này của xã khuất xá tính đến năm 2000 la 704,74 ha chiếm 26,30% diện tích tự nhiên, trong khi đó ở xã Tú Đoạn là 623 ha chiếm 24,25% diện tích tự nhiên, trong đó đất bằng chưa sử dụng là 49 ha chiếm 7,87 % đất chưa sử dụng, còn xã Khuất Xá diện tích đất bằng chỉ có 10 ha chiếm 1,42% đất chưa sử dụng. Như vậy tiềm năng phát triển lâm nghiệp của xã Khuất Xá có ưu thế hơn xã Tú Đoạn. Rễ sông suối xã Khuất Xá có 58 ha chiếm 8,23% dt đất này, còn xã Tú Đoạn có 205 ha chiếm 32,91%. Đây là một điều thuận lợi cho xã Tú Đoạn 3. Tình hình biến động của hai xã từ năm 1995 - 2000. + Xã Khuất Xá tổng diện tích tự nhiên giảm 640 ha do điều chỉnh ranh giới theo chỉ thị 364 CT, riêng xã Tú Đoạn lại không có biến động. + Đất nông nghiệp: Nhìn chung cả hai xã trong mấy năm qua đất nông nghiệp không biến động, riêng xã Tú Đoạn tăng thêm 10 ha đất trồng cây ăn quả. + Đất lâm nghiệp nhìn chung cả hai xã đều có xu hướng tăng loại đất này cụ thể xã Tú Đoạn từ 1.149,37 ha năm 1995 lên 1,162,37 ha năm 2000; xã Khuất Xá từ 279,62 ha lên 1.052,22 lượng tăng này khá lớn, Một phần là do xã trồng rừng thêm một phần là do công tác thống kê năm 1995 là chưa chuẩn. + Đất chuyên dùng: - Đất xây dụng của xã Tú Đoạnh có 5, 85 ha năm 1995 tăng lên 15,85 ha do chuyển đất an ninh quốc phòng sang. Xã Khuất Xá có 22,2 ha năm 1995 xuống 2,35 ha giảm 19,85 ha nguyên nhân do công tác thống kê chưa chuẩn. - Đất chuyên dùng khác của xã Khuất Xá là 2,5 ha giảm xuống còn 0,42 vào năm 2000. Đây là đất đình chùa do công tác thống kê trước kia tính cả diện tích khoanh bao các công trình này nên diện tích lớn hơn thực tế. Đất nguyên vật ( đóng gói) của xã Tú Đoạn cũng tăng 1 ha. Nhận xét chung Qua quá trình phân tích, đánh giá tình hình về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cho chúng ta nhận xét rằng: Về điều kiện tự nhiên cho thấy xã khuất xã có địa hình dốc hơn xã tú đoạn, diện tích rừng chiếm nhiều hơn, diện tích đồng bằng lại chiếm ít hơn xã tú Đoạn, Đặc biệt là diện tích trồng rừng phòng hộ chống sói mòn hay là trồng cây lâu năm (cây ăn quả) của xã tú Đoạn lại chiếm ưu thế hơn hẳn. Mặt khác xã tú Đoạn có lợi thế về vị trí địa lý hơn xã khuất xã ở chỗ: xã làng gần trung tâm huyện, do đó có khả năng thích ứng với thị trường nhanh hơn chính vì vậy mà ngoài sự trồng lúa xã này còn trồng rất nhiều rau màu đặc biệt là đậu các loại mà xã khuất xá chưa làm được. Chính những lợi thế này khi quy hoạch cần phải lựa chọn trồng cây công nghiệp (ăn quả) hay là trồng lúa, hay trồng rừng theo dự án 327..., còn tuỳ thuộc vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của xã này và khả năng thực thi được của xã. Riêng xã khuất xá với điều kiện tự nhiên như vậy đòi hỏi trước hết xã cần phải trồng rừng, phát triển lâm nghiệp, sau đó phát huy trồng cây lương thực để xoá đói giảm nghèo tức là tăng thu nhập trước mắt, đồng thời cũng phải bố trí cho khéo léo diện tích đất ở nông thôn và đất giao thông, thuỷ lợi hướng tiết kiệm diện tích đất đồng bằng ( nông nghiệp). Về kinh tế xã hội cho thấy xã Tú Đoạn cũng hơn hẳn xã Khuất Xá về lương thực, thực phảm, tuy rằng diện tích đất trên đầu người là ít hơn xã khuất Xá, điều đó khẳng định rằng; xã khuất xá đang gặp rất nhiều khó khăn, nhất là bước đột phá về năng suất cây trồng trong nông nghiệp khi đó mới nâng cao sản lượng lương thực đầu người được . Điều đó những khác biệt lớn nhất của hai xã, khi quy hoạch cấp xã phải để ý sự khác biệt của mỗi xã để có hướng quy hoạch cho phù hợp III. Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch Sử dụng đất của hai xã 3.1 Định hướng phát triển kinh tế xã hội. Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư vốn, lao động để phát triển các loại cây trồng thích hợp của địa phương, tăng thêm giá trị sản phẩm Tiếp tục đầu tư xây dựng Khuất Xá kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Thực hiện tốt chương trình xoá đói giảm nghèo xuống 10% nâng cao thu nhập cải thiện đời sống nhân dân. Huy động trẻ trong độ tuổi đi học 95%. Thực hiện chương trình phổ cập giáo dục tiểu học. Làm tốt công tác dân số Khuất Xá kế hoạch hoá gia đình, giảm tỷ lệ dân số hàng năm xuống ở mức 1,2%. - Hoàn chỉnh cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. - Từng bước thực hiện tốt các chế độ đối với hộ chính sách . - Tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước bằng pháp luật, xây dựng chính quyền xã vững mạnh đủ đáp ứng yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới. Để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra hai xã đã cụ thể hoá bằng các công việc thiết thực như sau: Đối với xã Khuất Xá vì địa hình đồi núi do đó cần đầu tư phát triển sản xuất nông - lâm Khuất Xá kết hợp và chăn nuôi hộ gia đình. Về trồng trọt cần phải đưa các loại giống mới có năng xuất cao. áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu mùa vụ, tăng diện tích trồng lúa vụ lên 2 vụ. Mở rộng diện tích đất trồng cây ăn quả có giá trị cao. Muốn thực hiện tất trước hết phải nâng cấp và mở rộng các hệ thông Khuất Xá kênh mương, nâng cấp để chắn nước. Về lâm nghiệp; cần có biện pháp trồng rừng hợp lý và tổ chức bảo vệ vốn rừng tự nhiên và rừng trồng, từng bước huấn luyện bà con về kỷ thuật trồng cây ăn quả, tổ chức lấy giống, ươm cây giống cho bà con và tổ chức tiêu thụ khi đến ngày thu hoạch để cho bà co an tâm sản xuất. Về chăn nuôi: khuyến khích bà con mở rộng chăn nuôi gia súc, tận dụng vốn có tự nhiên và gia tăng số lượng gia cầm khuyến khích bà con bằng cách tổ chức tiêu thụ thực phẩm cho bà con, chú trọng tới công tác thú y chống dịch bệnh hình thành tổ thú y ở xã. Tiến tới nâng cấp, mở rộng hệ thống trường học, sân vận động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao nhằm đảm bảo 100%. Các em trong xã đi học, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng và văn hoá văn nghệ, tích cực tuyên truyền thực hiện tốt dân số Khuất Xá kế hoạch hoá gia đình, thường xuyên chăm lo tới nhân dân nhất là các đối tượng chính sách. Động viên thăm hỏi, khuyến khích vay vốn phát triển sản xuất Hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh cho nhân dân. Không ngừng xây dựng chính quyền xã vững mạnh, đủ sức lãnh đạo nhân dân. + Xã Tú Đoạn. Tiếp tục phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, đưa diện tích trồng cây công nghiệp ngày một tăng, không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật như: giống cây trồng, cơ cấu mùa vụ, cơ giới hoá trong kỹ thuật canh tác cũng như khâu thủy lợi.., nhằm đưa nền kinh tế của xã đuổi kịp với các xã khác trong khu vực, từng bước giải quyết tốt khâu đói nghèo, khuyến khích bà con vay vốn để đầu tư phát triển sản xuất hướng vào sản phẩm hàng hoá. Xây dựng kinh tế hộ gia đình nhằm hoà nhập vào nền kinh tế thị trường. Thực hiện các biện pháp mở rộng nâng cấp hệ thống tưới tiêu trong xã để đưa diện tích trồng lúa từ 2 vụ đến 3 vụ. Tiếp tục phát huy lợi thế về đất trồng cây ăn quả của xã chuyển đất rừng thưa kém hiệu quả sang đất trồng cây ăn quả , tận dụng diện tích gò đồi và thung lũng trồng xen kẽ một số cây công nghiệp ngắn ngày như mía, khoai tây..., - Nâng cấp làm mới nhà văn hoá, sân vận động, mở mang trường học cũng như trạm xã ở thôn, ấp, bản nhằm nâng cao trình độ dân trí và bảo đảm sức khoẻ, văn hoá cho bà con nhân dân. Tích cực tuyên truyền cho bà con về Khuất Xá kế hoạch nhằm giảm số dân tới mức cần thiết. Phát huy sức mạnh tập thể, nhà nước và nhân dân cùng làm, ra sức sản xuất và bảo vệ nguồn tài sản cho xã hội, mở mang lưới điện đưa thông tin văn hoá tới từng áp bản, nâng cấp, mở mang đường giao thông phục vụ cho quá trình vận chuyển hàng hoá cho bà con. Đó là mục tiêu chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội mà hai xã đã vạch ra cho các nhà làm quy hoạch. 3.2. Định hướng sử dụng đất của hai xã trong những năm tới và dự báo các nhân tố ảnh hưởng. 3.2.1. Định hướng sử dụng đất của hai xã. a. Định hướng sử dụng đất ở. - Tận dụng các lô đất đồi núi, gần đường giao thông tiện nguồn nước sinh hoạt để chuyển sang làm đất ở. Hạn chế chuyển đất nông nghiệp sang làm đất ở nhất là đất trồng lúa. - Tiêu chuẩn mới giao cấp bình quân 200 m2 / hộ. b. định hướng sử dụng đất chuyên dùng.  Đất xây dựng: + Đất trường học Nhìn chung cả hai xã còn thiếu trường và yếu kém về chất lượng giảng dạy. Chỉ tiêu đất trường học mà Bộ giáo dục, đào tạo quy định là 18 m2 / 1 học sinh nhưng ở xã Khuất Xá chỉ có 9,2 m2 / 1 học sinh, xã Tú Đoạn chỉ có 15 m2/ 1 học sinh do vậy định hướng trong những năm tiếp theo của hai xã là mở rộng trường học đảm bảo đủ chỉ tiêu 18 m2 / 1 học sinh. Riêng xã Tú Đoạn đã định hướng lâu dài khi đủ số học sinh sẽ quy hoạch một phân trường cấp III cho cụm xã phía nam huyện, thuộc thôn Rinh chùa của xã với diện tích la 2 - 3 ha. Về trường mẫu giáo hiệntạ cả hai xã chỉ có 6 lớp mẫu giáo, mỗi xã chỉ có 3 lớp chưa đáp ứng đủ nhu cầu giáo dục do vậy, để tạo điều kiện cho các chấu được nuôi dạy thì cứ mỗi thôn hoặc 2 đến 3 thôn xóm gần nhau thành lập một lớp mẫu giáo chung. + Đất trạm xã: Hiện tại xã Tú Đoạn chưa có trạm xá, định hướng sẽ quy hoạch gần UBND xã, cạnh Hồ Khuổi Dân, xã thôn chùa Rinh. Ngoài ra các cụm thôn xóm mở dịch vụ, trung tâm bán thuốc, khám chữa bệnh cho nhân dân. Đối với xã khuất xá tuy đã có trạm xá nhưng diện tích lại quá nhỏ vì vậy định hướng sẽ huyển về gần UBND xã canh đường lên xã, thôn bản chu. Ngoài ra còn mở các trung tâm khám chữa bệnh ở những cụm xóm. + Đất văn hoá thể thao: Hiện tại xã Khuất Xá chưa có sân vận động và và khu văn hoá thể thao vì vậy dự kiến quy hoạch một số sân vận động ở khu trung tâm Bản Chu, diện tích từ 0,5 - 1,0 ha Nhà văn hoá, bưu điện xây dựng cạnh UBND xã. Riêng xã Tú Đoạn tuy đã có đất này nhưng còn chật hẹp, chưa có dự kiến mở rộng, bưu điện. Nhà văn hoá sẽ xây dựng cạnh UBND xã. Trong tương lai khu hồ khuổi Dân sẽ quy hoạch thành khu du lịch sinh thái và vui chơi giải trí của huyện. Quy hoạch chợ, cả hai xã đều dự kiến quy hoạch cạnh UBND xã.  Đất giao thông. - Nhìn chung hệ thống giao thông đi lại của hai xã còn rất kém, qua sông chưa có cầu, phà. Vì vậy trong tương lai tới cả hai xã đều xây dựng cầu qua sông kỳ cùng nối liền với các xã khác, ở xã Tú Đoạn sẽ xây dựng tại thôn Bình Chùa - Bản Bằng. ở xã Khuất Xá sẽ xây dựng ở thôn Bản Cảng - Bản Chu. Cả hai xã đều phải mở rộng, nâng cấp tất cả các yếu tố đường hiện có.  Đất thuỷ lợi. Hiện tại các trạm bơm của cả hai xã đang xuống cấp nghiêm trọng do đó nưới tưới tiêu còn thiếu nhiều, đất canh tác nhiều nơi bị bỏ hoang. Trong tương lai cần cải tạo và nâng cấp các Công trình hiện có và xây dựng mới một số mương, phà ở các thôn từng bước tiến tới kiên cố hoá các công trình thủy lợi.  Đất nghĩa trang nghĩa địa. Như ta đã biết cả hai xã đều chưa có nghĩa trong, nghĩa địa, dự định sẽ quy hoạch nghĩa trang tưởng niệm các liệt sỹ tại khu đông cây gạo (bản chu) thuộc xã Khuất Xá và tại UBND xã Tú Đoạn. c. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp. - Đất ruộng ở khu vực đò qua, Bản Mời, Bản Cạo, Nà Già, Bản Bằng thuộc xã Tú Đoạn và thôn Pán Pé, Khôn trong, khôn Ma thuộc xã Khuất Xá từ 1 vụ lúa đưa lên trồng hai vụ lúa. - Đất ruộng 1vụ lúa ở các thôn thuộc xã Tú Đoạn Lên làm 2 vụ lúa hoặc 1 vụ lúa 1 vụ thuốc, còn thôn Bản chu, Pò Loỏng thuộc xã Khuất Xá từ 2 vụ bấp bênh lên làm 2 vụ chắc ăn. - Đất 1 vụ lúa thiếu nước thuộc xã Tú Đoạn sẽ chuyển sang 1 phần trồng cây ăn quả. Vụ đông xuân cả hai xã đều trồng rau màu như khoai tây ngô, rau xanh. d. Định hướng sử dụng đất lâm nghiệp. - Đất đồi núi ở phía xã ở các xóm Nặm Lè, Pò Loỏng, bản Lải, Pò Ngoà thuộc xã Khuất Xá và đất đồi núi nằm phía Bắc xã Tú Đoạn gồm xóm pò Ngoà, Pò Khưa, số nhiều đều chuyển sang trồng rừng đưa độ che phủ từ 39% lên 60% trong 10 năm tới. Riêng xã khuất xá một phần diện tích khoảng 150 -200 ha sẽ chuyển sang trồng cây ăn quả. Vì đất ở đây có độ dốc < hoặc = 80 mà tầng đất canh tác lại dùng > hoặc bằng 1m gồm nước tưới. e. Định hướng sử dụng đất chưa sử dụng. Đất bằng ở sông Kỳ Cùng sẽ chuyển sang đồng cỏ chăn thả. Đất hoang đồi ở khu vực thôn bản Mới, Chùa Rinh, Nà Già Bản Quấn thuộc xã Tú Đoạn, và thôn Nặm Lè, Bản Lãi, Pò Ngoà, Khôn Trang, Pò Loảng, Pán Pé, Tằm Chả thuộc xã Khuất Xá sẽ được chuyển sang đồng cỏ chăn thả. Đất có độ dốc > hoặc bằng 150 không có điều kiện nước tưới sẽ chuyển sang trồng rừng, ở những thôn bản Cạo, Pò Loi, Rinh Chùa,... 3.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng quy hoạch có thể dự báo . a. Dự báo dân số, hộ gia đình. Để đảm bảo chỉ tiêu phát triển kinh tế, trong giai đoạn tới cả hại xã quyết tâm hạ tỷ lệ tăng dân sô xuống mức đề ra, đưa tỷ lệ này xuống cong 1,2%. - - Dự báo tới năm 2000 tỷ lệ tăng dân số của xã Khuất Xá là 1,47% tổng nhân khẩu toàn xã là 4624 người vf 838 hộ xã Tú Đoạn tỷ lệ tăng dân số là 1,26%, tổng nhân khẩu toàn xã là 5852 người và 1.102 hộ. - Dự báo năm 2010 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của xã Tú Đoạn là 1,2% tổng nhân khẩu toàn xã là 6612 người và 1227 hộ, riêng xã khuất xá tỷ lệ này là 1,2%, tổng nhân khẩu toàn xã là 5852 người và 946 hộ. b. Dự báo số hộ có nhu cầu đất ở. Tháng 8 năm 2000 xã Khuất Xá có 4.602 người và 837 hộ, quy mô hộ trung bình là 5,5 người/hộ đến năm 2010 dự báo sẽ có 5.224 người và quy mô hộ trung bình vẫn giữ là 5,5 người/ hộ thì số hộ phát sinh tăng thêm 109 hộ trong đó có số hộ thừa kế 9 hộ, số hộ cần chuyển mục đích từ các loại đất khác sang đất ở là 100 hộ trong đó số hộ tự giãn là 41 hộ chiếm 41%, giao cấp mới 59 hộ chiếm 59%. Tiêu chuẩn chuyển sang đất ở là 200m2/ hộ. Như vậy đất ở sẽ tăng 2,16 ha. Dự báo đến năm 2010 diện tích đất ở sẽ là 24,16 ha. Xã Tú Đoạn tháng 6/2000 có 5.814 người và 1.079 hộ, quy mô hộ trung bình là 5,39 người/ hộ. Đến năm 2010 dự báo sẽ 6.612 người và với quy mô trung bình vẫn giữ nguyên thì số hộ phát sinh 148 hộ trong đó số hộ kế thừa là 7 hộ, số hộ cần chuyển mục đích là 141 hộ. Trong đó số hộ tự giãn là 65 hộ giao cấp mới 76 hộ. Với tiêu chuẩn chuyển sang đất ở là 200m2/ hộ thì diện tích đất sẽ tăng 2,98 ha. Dự báo đến năm 2010 diện tích đất ở của xã là 18,79 ha. 3.3. Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch cho hai xã Tú Đoạn và Khuất Xá. Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, định hướng quy hoạch của các ngành và dự báo nhu cầu sử dụng đất. Từ đó ta xây dựng quy hoạch kế hoạch sử dụng đất cho hai xã với nội dung quy hoạch, kế hoạch cụ thể sau: 3.3.1. Lập phương án quy hoạch sử dụng đất. a. Quy hoạch đất ở nông thôn. Với tiêu chuẩn là 1 hộ chỉ được 200 m2 đất ở thì xã Khuất Xá sẽ tăng diện tích đất ở lên là: 2,16 ha trong đó có 0,16 ha đất một vụ lúa. 0,68 ha đất màu; 0,82 ha đất vườn, 0,46 ha đất rừng trồng và 0,04 ha đất đồi núi chưa sử dụng. Đối với xã Tú Đoạn: Với tiêu chuẩn cho phép diện tích đất ở của xã sẽ tăng 2,98 ha trong đó có 0,08 ha đất một vụ lúa, 0,9 ha đất màu, 1,3 đất vườn tạp, 0,56 ha đất rừng trồng, 0,19 ha đất đồi núi không sử dụng. b. Quy hoạch đất chuyên dùng . * Đất xây dựng + Đất trường học của hai xã được quy hoạch như sau: Để đảm bảo diện tích 18 m2/ 1 học sinh thì xã Khuất Xá cần mở rộng trường cấp I, II, ở bản Chu ra 3000 m2; mở

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfLuận văn- Nghiên cứu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp xã.pdf
Tài liệu liên quan